Tin khắp nơi – 17/04/2020
Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ
Khi Covid-19 tiếp tục càn quét khắp nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hướng dẫn cho các thống đốc về việc mở cửa lại nền kinh tế trong những tháng tới.
Các hướng dẫn “Mở cửa trở lại nước Mỹ” phác thảo ba giai đoạn trong đó các bang có thể dần dần nới lỏng lệnh phong tỏa.
Trump nói virus corona đã ‘vượt đỉnh điểm’ ở Mỹ
Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất ‘nguy hiểm’
Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’
Ông Trump hứa với các thống đốc rằng họ sẽ tự xử lý quá trình này, với sự giúp đỡ từ chính phủ liên bang.
Hoa Kỳ hiện có 654.301 ca nhiễm và 32.186 ca tử vong do virus.
Ông Trump đã đề xuất một số bang có thể mở cửa trở lại trong tháng này.
Ông Trump đã nói gì trong cuộc họp báo?
Trong cuộc họp báo thường ngày vào thứ Năm, Tổng thống Trump tuyên bố “mặt trận tiếp theo trong cuộc chiến của chúng ta – mở cửa trở lại nước Mỹ”.
“Nước Mỹ muốn mở cửa và người Mỹ muốn mở cửa”, ông nói. “Việc đóng cửa quốc gia không phải là một giải pháp lâu dài bền vững.”
Ông nói rằng việc phong tỏa kéo dài có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Ông cảnh báo về một “sự gia tăng mạnh mẽ” trong lạm dụng ma túy, lạm dụng rượu, bệnh tim và các vấn đề “thể chất và tinh thần” khác.
Ông Trump nói với các phóng viên rằng những công dân khỏe mạnh sẽ có thể trở lại làm việc “khi điều kiện cho phép”. Ông nói rằng người Mỹ sẽ tiếp tục được kêu gọi duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và ở nhà nếu họ không khỏe.
Ông nói rằng việc mở lại nền kinh tế Mỹ sẽ được thực hiện “cẩn thận từng bước tại từng thời điểm” nhưng ông kêu gọi các thống đốc hành động “rất, rất nhanh, tùy thuộc vào những gì họ muốn làm”.
Kế hoạch này như thế nào?
Tài liệu hướng dẫn dài 18 trang của chính quyền Trump nêu chi tiết ba giai đoạn để mở cửa lại nền kinh tế, với mỗi giai đoạn kéo dài tối thiểu14 ngày. Các hướng dẫn đầy đủ có thể được xem ở đây.
Chúng bao gồm một số khuyến nghị trên cả ba giai đoạn bao gồm đảm bảo vệ sinh cá nhân và chủ lao động xây dựng các chính sách để thực thi giãn cách xã hội, xét nghiệm và truy vết các đối tượng nghi nhiễm.
Giai đoạn một: Bao gồm nhiều biện pháp hạn chế hiện tại như tránh đi lại không cần thiết và không tụ tập theo nhóm. Nhưng các địa điểm lớn như nhà hàng, nơi thờ phượng tôn giáo, và các khu thể thao “có thể hoạt động với các quy định nghiêm ngặt về khoảng cách”.
Giai đoạn hai: Nếu không có bằng chứng về sự bùng phát trở lại của virus, các di chuyển được coi là không thiết yếu được phép thực hiện. Các trường học có thể mở lại và các quán bar có thể hoạt động “với số lượng khách hạn chế”.
Giai đoạn ba: Các tiểu bang đang có chiều hướng giảm đối với số ca mắc và số người có triệu chứng có thể cho phép “tương tác công cộng” với khoảng cách vật lý quy định và số nhân viên đến sở làm không bị hạn chế. Việc thăm viếng các bệnh viện và nhà dưỡng lão có thể được tiếp tục, các quán bar có thể tăng sức chứa.
Một số khu vực có thể bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau thời gian đánh giá kéo dài ít nhất một tháng, theo hướng dẫn.
Ở những nơi có nhiều ca nhiễm hoặc khi số ca bắt đầu tăng, có thể cần nhiều thời gian hơn.
Điều phối viên của lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona Nhà Trắng, ông Deborah Birx, phát biểu tại cuộc họp hôm thứ Năm rằng khi các bang đã thực hiện qua ba giai đoạn này, họ có thể cho phép ngày càng nhiều nhân viên trở lại làm việc theo từng bước.
Giai đoạn ba sẽ là giai đoạn “bình thường mới” và vẫn sẽ bao gồm các đề xuất rằng những người dễ bị tổn thương nên tránh những nơi đông người.
Ông Trump đã nói gì với các thống đốc?
Tổng thống đã tranh luận với các thống đốc trong những ngày gần đây về thời điểm nới lỏng các lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại các doanh nghiệp – nhưng giờ đây ông thừa nhận rằng quyền hạn của ông bị giới hạn trong việc ban hành các hướng dẫn.
Trong cuộc gọi hôm thứ Năm, ông Trump đã nói với các thống đốc: “Quý vị sẽ là người chịu trách nhiệm.
“Các ông sẽ thực thi nó, chúng tôi sẽ giúp các ông,” ông nói thêm.
Hôm thứ Tư, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm phòng chống virus corona của Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết 24% các bang ở Mỹ không có ca mắc virus nào được báo cáo. Ông nói thêm rằng một nửa các tiểu bang Hoa Kỳ có ít hơn 2.500 ca.
Chính quyền Trump trước đó đã dự kiến lấy ngày 1/5 như mốc thời gian để mở cửa trở lại đất nươc, và vào thứ Tư, ông Trump cho biết một số bang có thể mở cửa sớm hơn thế.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế và thống đốc bang đã cảnh báo chống lại việc mở lại nền kinh tế quá sớm.
Hôm thứ Ba, ông Anthony Fauci, chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm, nói với hãng tin AP rằng thời điểm ngày 1/5 là “hơi lạc quan quá mức” đối với nhiều khu vực của đất nước, vì sẽ cần một hệ thống tốt để xét nghiệm và truy tìm các ca nghi nhiễm trước khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ.
Các thống đốc Hoa Kỳ nói gì?
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Năm rằng tiểu bang của ông sẽ vẫn thực hiện lệnh ở nhà cho đến ngày 15/5.
Giới chức trong tiểu bang, là tâm dịch ở Mỹ, cho biết tình hình đang có dấu hiệu ổn định trong tuần này, mặc dù vẫn có hàng trăm người chết mỗi ngày.
Các thống đốc bang Michigan, Ohio, Wisconsin, Minnesota, Illinois, Indiana và Kentucky đã tuyên bố họ sẽ hợp tác để mở cửa trở lại.
“Chúng tôi nhận ra rằng nền kinh tế của chúng tôi hoàn toàn dựa vào nhau và chúng tôi phải hợp tác để mở cửa trở lại cách an toàn, để những người lao động chăm chỉ có thể quay lại làm việc và các doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại,” họ nói trong một tuyên bố hôm thứ Năm.
Không có mốc thời gian được đưa ra, nhưng các thống đốc cho biết họ có kế hoạch mở cửa trở lại theo từng giai doạn đối với từng lĩnh vực của nền kinh tế.
Tại Michigan, nơi đã chứng kiến hơn 1.700 người chết vì virus, người dân đã phản đối các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của Thống đốc Gretchen Whitmer.
Vào thứ Tư, người dân đã xuống đường sau khi thống đốc tuyên bố lệnh ở nhà sẽ được gia hạn.
Các nước khác đang làm gì?
Đức đang nới lỏng các lệnh hạn chế, các cửa hàng có thể mở sớm nhất là vào tuần tới
Áo đã cho mở lại hàng ngàn cửa hàng
Pháp đã gia hạn phong tỏa đến ngày 11/5
Ý đang cho phép một số lượng giới hạn các cửa hàng được mở cửa trở lại ở các khu vực ít bị ảnh hưởng
Ấn Độ đã gia hạn phong tỏa đến ngày 3/5
Vương quốc Anh đã gia hạn phong tỏa trong ít nhất ba tuần nữa
Đan Mạch cho biết họ dự định sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa sớm hơn dự kiến ban đầu
Tây Ban Nha đã cho phép một số doanh nghiệp trở lại làm việc
Ba Lan sẽ bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào cuối tuần này
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52320860
Covid-19: Không ngạc nhiên
khi Tổng thống Donald Trump ‘cắt tài trợ’ WHO
Hành động của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không có gì đáng ngạc nhiên dù gây tranh cãi, các ý kiến nói với BBC News Tiếng Việt trong một chương trình bình luận, cập nhật về đại dịch Covid-19 hôm thứ Năm 16/04/2020.
Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Virus corona: Mỹ sẽ tạm dừng tài trợ cho WHO
Từ Austin, Texas, Hoa Kỳ, Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn, chuyên gia dịch tễ học và nhà phản biện độc lập về chính sách y tế, cộng đồng nói với BBC:
“Tôi không ngạc nhiên. Bởi trước đó đã thấy có những động thái rậm rịch phản ứng mạnh từ Tổng thống Trump và phong trào vận động đòi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, phải từ chức.
“Đồng thời, xét căn nguyên đại dịch COVID-19, thì trách nhiệm của WHO trong thụ động với chính phủ Trung Quốc, không làm tròn vai trò của cả một tổ chức chuyên môn về phòng chống dịch, đặc biệt không thúc đẩy thực thi nghiên cứu dịch tễ học ngay khi vụ dich khởi phát.
“WHO cũng chậm công bố đại dịch. Nhưng câu hỏi đặt ra là thế khi nào sẽ làm tốt hơn, và liệu có thể làm được? Bởi những chê trách hoạt động của WHO cũng đã xuất hiện từ nhiều năm nay rồi.”
‘Tôi cũng không ngạc nhiên’
Từ Paris, Pháp, nhà báo độc lập Tường An – Ca Dao đưa ra bình luận của mình về quyết định của Tổng thống Trump đối với WHO:
“Có ngạc nhiên hay không thì câu trả lời là không, bởi vì theo dõi những phản ứng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ trước tới nay, thì chúng ta thấy rằng ông có những quyết định khá triệt để, dứt khoát và đôi khi gây ra những cái bất ngờ.
“Nó bất ngờ đến độ mà bây giờ chúng ta không bất ngờ nữa, thí dụ như công việc đầu tiên ông lên nhậm chức là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), rồi ông cũng rút Mỹ ra khỏi COP-21, hiệp định về khí hậu, rồi ông dọa cắt những ngân khoản của NATO v.v…
“Thực ra, về quyết định này, trước đó ông cũng đã nói rồi và vừa qua ông đã thực hiện lời nói của ông, cũng như là ông sẽ cắt giảm ngân sách của Mỹ đóng góp cho WHO.
“Như bài nói chuyện của ông, ông nói rằng Mỹ đã đóng góp ngân khoản cho tổ chức y tế này là từ 400-500 triệu đôla hàng năm, trong khi Trung Quốc chỉ có 40 triệu, theo con số năm 2014, cho đến bây giờ con số này đã lên là 86 triệu. Nhưng mà dĩ nhiên vẫn còn thua Mỹ rất là nhiều.
“Tổ chức Y tế Thế giới đã không làm đúng nhiệm vụ của mình, thành ra quyết định của ông Trump là đúng. Nhưng mà cách giải quyết phải nói thêm.”
“Chúng ta biết rằng Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, là một người được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hậu thuẫn vào ghế lãnh đạo tổ chức này, cho nên chúng ta không lạ gì khi mà ông Tedros có những thái độ được cho là rất thân với Trung Quốc.
“Qua những phát biểu của ông Tedros một vài tuần sau khi ông lên nhậm chức là ông khen ông Tập Cận Bình, khen Trung Quốc.
Về vấn đề dịch virus khởi phát từ Vũ Hán này, chúng ta thấy WHO đã rất chậm chễ trong việc công bố đại dịch.
“Ông Tedros trong lần gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, đã khen ông Tập có những giải quyết rất là tốt, sau đó cũng lại khen Trung Quốc có những biện pháp rất là tốt, lại nói là nhờ Trung Quốc mà thế giới có thời gian để đối phó, và WHO cũng không lên tiếng kêu gọi đóng cửa biên giới, giới hạn v.v…”
Việt Nam nhìn nhận thế nào?
Từ Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nhà phân tích chính sách công từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra bình luận:
” Việt Nam có hai luồng ý kiến có thể coi là trái chiều. Thứ nhất, một số cũng giống như chia sẻ của nhà báo Tường An, cũng như bình luận quốc tế, cho rằng họ không ngạc nhiên trước quyết định của ông Donald Trump với tính cách và phản ứng của ông, cũng như với chính sách thiên về song phương hơn là đa phương. Cho nên những quyết định vừa rồi là không có gì ngạc nhiên.
“Tuy nhiên có một luồng dư luận thứ hai thì lại ủng hộ ý kiến của nhà tỷ phú công nghệ thông tin Bill Gates, cho rằng không nên làm việc đó, việc cắt tài trợ, vào lúc này, và có vẻ cũng ủng hộ ý kiến của ông Tổng thư ký Liên Hợp quốc đồng thuận ý kiến này.”
“Họ cho rằng thế giới đang nỗ lực chống dịch, trong đó có cả Mỹ và châu Âu, cũng như bây giờ đang lan sang các nước châu Mỹ La-tinh, rồi châu Phi, thì việc này cũng không nên. Bởi vì dù sao chăng nữa, trước hết nên tập trung vào chống dịch, bởi vì trong các chi phí của Tổ chức Y tế Thế giới, thì cũng có phần hỗ trợ cho những nước nghèo.
“Thực ra, theo quan điểm của tôi có thể ông Bill Gates nhìn từ khía cạnh làm từ thiện nhiều hơn, còn ông Tổng thư ký Liên Hợp quốc cho rằng bây giờ đang cấp bách lắm, chưa phải lúc bàn về việc này.
“Nhưng công bằng mà nói các quỹ hay các tổ chức Liên Hợp quốc đã phát huy vai trò rất tốt theo chức năng của mình, thí dụ Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã làm được một số việc, mở rộng tiêm chủng và phòng chống một số bệnh, dịch, nhưng mà hưởng lợi thì phần lớn là từ các nước nghèo. Cho nên các nước nghèo vẫn mong chờ những hỗ trợ này từ Tổ chức Y tế Thế giới.
“Tuy nhiên, trước phản ứng như thế này, có thể chúng ta phải quan sát thêm là sau đây hoặc là hết dịch thì có những gì thay đổi hay không. Trước hết là những phản ứng của các nước phát triển, nhưng tôi nghĩ rằng ngay cả những nước nghèo đã quen, hoặc đã từng và đang được nhận viện trợ từ WHO, thì cũng phải thay đổi quan điểm của mình.
“Thí dụ như là phải tranh thủ quan hệ song phương với Mỹ để hỗ trợ được trực tiếp từ Mỹ. Tôi thấy trong chống dịch này, Mỹ cũng hỗ trợ Việt Nam là 3 triệu đôla về phòng chống dịch, Mỹ đang hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 42 triệu đôla trong việc duy trì và phát triển, thì tôi nghĩ là các nước đang phát triển cũng phải thích nghi với những thay đổi trên thế giới, tức là chuyển nhanh từ cơ chế đa phương qua các tổ chức Liên Hợp quốc và phải sang cơ chế song phương, trong đó là có liên hệ trực tiếp với Mỹ…”
VN cần lưu ý gì thêm?
Từ Texas, nơi đang thăm viếng, nhà phản biện chính sách y tế, cộng đồng, TS. Bác sỹ Trần Tuấn nêu quan điểm:
“Còn với Việt Nam, cần nhất hiện nay là thực hiện các nghiên cứu để làm cơ sở cho điều chỉnh chính sách chống dịch.
Trong đó, cần thực hiện ngay điều tra xác định tỷ lệ dân chúng đã có kháng thể chống vi rút corona Vũ Hán, (SARS-CoV-2), nhằm biết được mức độ lây nhiễm trong cộng đồng đang cao thấp đến đâu, để dựa vào đó điều chỉnh chính sách phong tỏa cho phù hợp, và nhận định các tổn hại cũng như những khó khăn thực tế mà các nhóm nguy cơ cao đang gặp phải để có chính sách hỗ trợ phù hợp.
“Các nghiên cứu cộng đồng phải được thực hiện ngay. Trong khi chính phủ chưa triển khai được, thì các tổ chức khoa học độc lập nên phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu định hướng chính sách, phản biện chính sách.
“Tôi cho đây là cơ hội tốt để Việt Nam chứng minh với thế giới cách phòng chống dịch hiệu quả, bằng chiến lược xã hội hóa sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp, không chỉ là thực hiện biện pháp chính phủ đưa ra, mà còn thể hiện trong cả thực hiện nghiên cứu định hướng chính sách, phản biện chính sách.
“Tôi đã có đề nghị giới doanh nghiệp Việt Nam, trong đó với VinGroup, bên canh sản xuất máy thở cho mục tiêu thương mại, nên thực hiện trách nhiệm xã hội hỗ trợ nghiên cứu điều tra tình hình lây nhiễm trong cộng dồng và những tổn hại xã hội và sức khỏe do COVID-19 gây ra.
“Theo tôi sự phối hợp giữa giới doanh nghiệp, như cụ thể ở đây là doanh nghiệp VinGroup, với các tổ chức khoa học độc lập để thực hiện công việc trên là một điều tốt.”
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn chương trình bình luận, cập nhật về Covid-19 với những nội dung liên quan chủ đề trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52323717
Nhiều người Việt ủng hộ Mỹ dừng cấp ngân sách cho WHO
Băng Thanh
Theo VOA Việt Ngữ, quyết định tạm dừng cấp ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Mỹ đang nhận được sự ủng hộ mạnh từ công luận Việt Nam.
Vào hôm 14/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, ông đã ra lệnh cho chính phủ của ông tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Hoa Kỳ hiện là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, với hơn 400 triệu USD trong năm 2019, chiếm khoảng 15% ngân quỹ của tổ chức quốc tế này.
Chia sẻ với VOA, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, người đứng ra quyên góp cứu trợ cho những người nghèo và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại Việt Nam cho biết, bà “căm phẫn” những kẻ đã để cho dịch bệnh lan tràn và gây ra những hậu quả khôn lường trên sinh mạng và đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên toàn thế giới.
Tương tự, blogger Nguyễn Đình Ngọc cũng chia sẻ với VOA rằng, quyết định của Tổng thống Donald Trump là “hoàn toàn thỏa đáng” khi WHO đã “không làm tròn trách nhiệm” rất quan trọng của mình trong thời gian qua.
“Tình hình dịch chung trên toàn cầu đã thể hiện trên thực tế hôm nay là vai trò của tổ chức WHO là hoàn toàn chểnh mảng, vô trách nhiệm, để cho virus này từ một địa phương là Vũ Hán của Trung Quốc lan rộng ra toàn thế giới”, ông Nguyễn Đình Ngọc nói với VOA.
Về việc vì sao người Việt ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Tổng thống Mỹ khi tạm dừng cấp ngân sách cho WHO, doanh nhân Lê Hoài Anh nói với VOA rằng, tâm lý “bài Trung” có thể là một phần, nhưng không hoàn toàn là nguyên nhân khiến người Việt ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ.
Bà nói với VOA: “Không ưa Trung Quốc thì lúc trước đã là không ưa rồi vì vấn đề biển đảo và những điều Trung Quốc làm ra đối với Việt Nam sau này như ô nhiễm môi trường chẳng hạn. Nhưng thực ra đại dịch này đã ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam nên càng làm cho họ ghét vì nguồn gốc bệnh là một, thứ hai nữa là chính vì cái không minh bạch thông tin (của Trung Quốc) làm cho dịch bệnh lây lan và ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống xã hội”.
Blogger Nguyễn Đình Ngọc thì cho rằng tình trạng “chống Trung Quốc” đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới trong thời gian đại dịch này, và sự ủng hộ của người Việt trong quyết định của Mỹ đối với WHO “hoàn toàn không mang tính chất thành kiến”.
Ông giải thích thêm: “Tâm lý chống Trung Quốc không chỉ là riêng người Việt Nam, mà là người ta chống lại cách hành xử kém văn minh, vô trách nhiệm của Trung Quốc trên toàn thế giới chứ không phải riêng Việt Nam, và người dân Việt Nam cũng hòa mình trong cái chính nghĩa đó”.
WHO đang đối mặt với làn sóng chỉ trích trên khắp thế giới, sau nhiều lần tuyên bố sai lầm theo thông tin từ chính quyền Trung Quốc về Covid-19. Ban đầu WHO tin theo lời nói dối của Bắc Kinh rằng dịch bệnh không lây lan từ người sang người mà chỉ lây từ động vật sang người. Ngày 23/1, WHO từ chối công nhận dịch cúm Vũ Hán là trường hợp khẩn cấp gây nguy hại cho sức khỏe của người dân thế giới. Mãi đến ngày 11/3, WHO mới tuyên bố virus Vũ Hán là “đại dịch toàn cầu”.
Tổng thống Trump từng lên án WHO sau khi tổ chức này “khuyên” Mỹ nên sớm gỡ bỏ những hạn chế đi lại đối với Trung Quốc khi dịch bệnh bùng phát trên thế giới.
Ông Trump viết trên Twitter ngày 7/4: “WHO đã mắc phải sai lầm thật sự nghiêm trọng. Họ chủ yếu được tài trợ bởi Mỹ, nhưng vì lý do nào đó lại lấy Trung Quốc làm trung tâm. Chúng tôi sẽ xem xét kĩ lưỡng việc đó. May mắn thay tôi đã từ chối lời khuyên của họ rằng nên sớm mở cửa biên giới của chúng ta với Trung Quốc. Tại sao họ lại đưa ra cho chúng ta một khuyến nghị sai lầm như vậy?”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-nguoi-viet-ung-ho-my-dung-cap-ngan-sach-cho-who.html
Người Việt ở Mỹ ‘cảm ơn quê hương thứ hai’ về tiền cứu trợ Covid-19
Băng Thanh
Trong tuần qua, người Việt tại Hoa Kỳ cũng như hàng triệu người Mỹ đã nhận được tiền cứu trợ dịch bệnh Covid-19 từ chính phủ Mỹ thông qua tài khoản ngân hàng. Đối với nhiều người, số tiền tuy không lớn, nhưng vô cùng có ý nghĩa.
Bà Quan Thị Liên Kiều, một cư dân sống ở thành phố Garden Grove, tiểu bang California, hôm 16/4 cho VOA biết bà và con trai vừa nhận tổng cộng 1.700 USD tiền cứu trợ.
Bà Kiều cho biết những người thân và bạn bè của bà cũng nhận được tiền cứu trợ với cảm xúc vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng: “Rất nhiều người thật hân hoan nhận check 1.200 USD/người lớn và 500 USD cho trẻ em dưới 17 tuổi”.
Từ San Jose, bà Tú Đỗ, một phụ nữ từ Việt Nam mới sang định cư và hiện ở nhà nuôi con nhỏ, cho VOA biết: “Tôi thấy việc chính phủ hỗ trợ cho dân trong thời buổi bệnh dịch như thế này là rất tốt vì có những gia đình rất khó khăn, không đi làm được, không có tiền trang trải cuộc sống. Có hơn một ngàn đô như vậy để lo tạm thời thì rất tốt”.
Ông Nguyễn Hiếu, một cư dân ở thành phố Little Rock, bang Arkansas, cho VOA biết ông không thuộc diện nhận trợ cấp của chính phủ, nhưng nhận định rằng: “Tổng Thống Trump đã làm rất tốt để giúp người dân Hoa Kỳ và các doanh nghiệp trong lúc nguy nan”.
Bà Cao Tuyết Vân, một phụ nữ về hưu ở bang Oklahoma, cho VOA biết bà vừa mừng nhưng cũng vừa lo cho gói cứu trợ khẩn cấp này, mừng là vì người dân được thêm một ít tiền, nhưng lo là vì chính phủ chi ra nhiều hơn và có thể dẫn đến cảnh nợ nần, thâm hụt ngân sách.
Vào cuối tháng 3/2020, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thành luật gói cứu trợ khẩn cấp cho gia đình và doanh nghiệp trị giá hơn 2.000 tỷ USD, theo đó mỗi cá nhân có thu nhập từ 75.000 USD trở xuống sẽ nhận được 1.200 USD tiền cứu trợ, và những cặp vợ chồng có mức thu nhập từ 150.000 USD trở xuống sẽ nhận được 2.400 USD và thêm 500 USD cho mỗi người con dưới 17 tuổi.
Bà Carolyn Trần, ở North California chia sẻ với VOA: “Khoản tiền cứu trợ này mang lại sự tự tin trong lòng người dân vì trong bất cứ hoàn cảnh nào, chính phủ cũng vì dân, làm việc cho dân, và sẵn sàng có những phương án tốt nhất có thể để giúp cho dân trong lúc gặp khó khăn”.
Bà Liên Kiều chia sẻ: “Chúng tôi, những di dân, rất cảm ơn người Mỹ. Bà con đi làm đã đóng thuế, nay lúc hoạn nạn, chính phủ cưu mang, giúp đỡ chúng tôi. Cảm ơn nước Mỹ, quê hương thứ hai của chúng tôi, vì sự sẻ chia trong hoàn cảnh khó khăn!”.
Theo VOA Việt Ngữ
Băng Thanh biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-viet-o-my-cam-on-que-huong-thu-hai-ve-tien-cuu-tro-covid-19.html
Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump
Bùi Văn PhúGửi đến BBC từ California
Thế giới chống virus corona
Chống chọi virus corona bằng lòng hảo tâm
Giáo hoàng Francis thúc giục mọi người đừng để ‘sợ hãi lấn át’
Ông Boris Johnson xuất viện, Anh ‘bị dịch bệnh nặng’
VN sắp qua 15 ngày cách ly, nhân viên Samsung bị dương tính
Một tháng qua, virus corona (Covid-19) đã làm cho kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới suy sụp.
Virus corona và viễn cảnh kinh tế Việt Nam
Virus corona: Kinh tế Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ
Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?
Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19
Với bệnh dịch lan tràn, ở Mỹ đã có 700 nghìn ca bệnh và 35 nghìn tử vong. Thế giới có hơn 2 triệu ca nhiễm, 144 nghìn tử vong. Ngoài Hoa Kỳ, châu Âu cũng có số ca nhiễm và tử vong cao.
Từ giữa tháng Ba chính quyền liên bang Mỹ có lệnh cấm tụ họp trên 10 người. Ngay sau đó nhiều tiểu bang ban hành lệnh cấm túc. Mọi người ở nhà. Ra đường cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 mét xa nhau.
Các hãng xưởng, cơ sở thương mại không phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân đều đóng cửa. Chỉ còn siêu thị, trung tâm y tế, bệnh viện và một số dịch vụ giới hạn mở cửa.
Rất nhiều người đang có việc làm bỗng dưng phải nghỉ. Mức thất nghiệp tại Hoa Kỳ vào tháng 3/2020 đang ở mức 3.5%, thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ qua, sang giữa tháng 4 lên hơn 10%, với 22 triệu người đã khai thất nghiệp trong bốn tuần lễ qua.
Khi khủng hoảng bệnh dịch bắt đầu bùng phát, chính phủ Mỹ, nghĩa là quốc hội làm luật và tổng thống ký ban hành, đã chi ngay hơn 8 tỉ đô la cho việc phòng chống sự lây lan của Covid-19 mà tôi xin gọi theo kiểu Việt Nam là ‘Cô Vi’.
Luật cứu nguy kinh tế
Đầu tháng này chính phủ Trump ban hành luật cứu nguy kinh tế, tên tắt là CARES (The Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act) để chi ra tất cả 2 nghìn 200 tỉ đô la.
Khoảng 175 triệu dân sẽ nhận được tiền trợ giúp của chính phủ trong thời kỳ khó khăn.
Số tiền dân nhận được, căn bản là 1200 đôla cho một người có mức thu nhập AGI (Adjusted Gross Income) 75 nghìn đô la một năm hay ít hơn, tức là số thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản chi tiêu như trả nợ học phí, tiền bỏ vào quỹ hưu trí IRA hay tiền bỏ vào quỹ y tế HSA.
Theo tôi tìm hiểu, trong một gia đình Mỹ, hay Mỹ gốc Việt, hai vợ chồng khai thuế chung, với mức dưới 150 nghìn đôla một năm sẽ nhận được 2400 đôla. Nếu có con dưới 17 tuổi, mỗi trẻ sẽ nhận được 500 đôla.
Nếu mức lương AGI của một người cao hơn 75 nghìn và thấp hơn 99 nghìn đôla, số tiền nhận được sẽ ít đi 5 đôla cho mỗi 100 đôla thu nhập cao hơn 75 nghìn.
Thí dụ với thu nhập AGI là 75.100 đôla thì người đó sẽ nhận được 1195 đôla trợ giúp. Nếu là 75.200 đôla thỉ chỉ nhận 1190 đôla trợ cấp.
Cho đến mức thu nhập AGI 99 nghìn đô la hay cao hơn cho một người, 198 nghìn cho hai vợ chồng, thì sẽ không nhận được tiền trợ cấp.
Hơn 60 triệu người đã nhận được số tiền này chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân, nếu đã khai thuế năm 2018 hay 2019 và trong hồ sơ có để sẵn số tài khoản ngân hàng.
Trong những tuần tới đến lượt những người hưu trí, mà không khai thuế mỗi năm, sẽ nhận được tiền trợ cấp.
Những ai làm hồ sơ thuế không ghi số tài khoản ngân hàng thì chính phủ sẽ gửi ngân phiếu đến nhà, nhưng phải chờ ít ngày nữa mới nhận được.
Đặc biệt lần này chi phiếu từ bộ ngân khố gửi ra sẽ có chữ ký của Tổng thống Donald Trump bên góc trái. Một sự kiện chưa bao giờ có trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch, đến tháng 9 thì tất cả mọi người dân sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ từ luật CARES.
Với 22 triệu người vừa mất việc và đã khai xin trợ cấp thất nghiệp, ngoài tiền thất nghiệp tính theo thời gian làm việc, mức lương trung bình và tùy từng tiểu bang thì mỗi người còn nhận được thêm khoản tiền 600 đôla mỗi tuần.
Thí dụ tiền thất nghiệp của một cư dân California bình thường từ 40 đến tối đa 450 đôla một tuần, nay cộng thêm 600 đôla theo luật CARES thì một người thất nghiệp sẽ nhận một tuần từ 640 đến 1050 đôla.
Trước khi có khủng hoảng, người mất việc được tiền thất nghiệp trong 26 tuần, với luật cứu nguy kinh tế sẽ được nhận đến 39 tuần.
Ngân sách cho luật cứu nguy chi nhiều nhất là trợ giúp trực tiếp đến cho dân, 603 tỉ đôla hay 30% ngân sách CARES.
Các tập đoàn thương mại lớn nhận được 500 tỉ đôla, 25% ngân sách CARES, là tiền các đại công ti được vay, hay giúp các hãng máy bay tiếp tục trả lương, trả bảo hiểm cho nhân viên.
Giới tiểu thương nhận được 377 tỉ đôla trợ giúp, 19% của CARES, qua các khoản cho vay dễ dàng, không phải trả món nợ đang có và có tiền để giúp duy trì cũng như phục hồi cơ sở.
Chính quyền tiểu bang và các cấp địa phương được 340 tỉ đôla, 17% ngân sách cứu nguy, để đối phó với nạn dịch và các chi phí liên quan đến giáo dục, từ đại học xuống đến lớp mẫu giáo như việc thiết lập các chương trình học trực tuyến.
Chăm sóc sức khoẻ, giúp đỡ dân
Dịch vụ công cộng nhận 9%, khoảng 180 tỉ đôla, chi cho các bệnh viện công, chi cho việc chăm sóc sức khoẻ cựu chiến binh, lập kho dự trữ trang thiết bị y tế, cung cấp thực phẩm cho trẻ em.
Với luật CARES, đời sống kinh tế, xã hội của người dân đã được chính phủ quan tâm giúp đỡ.
Câu hỏi chủ yếu đặt ra là khi đã mở cửa sinh hoạt đời sống trở lại, từ từ và có kiểm soát để phòng bịnh dịch tái bùng phát, khi đó người dân có chi tiêu ngay số tiền trợ cấp đã nhận được để giúp phục hồi kinh tế.
Năm 2008-09 cũng vì khủng hoảng kinh tế tài chánh, chính phủ của Tổng thống George W. Bush (con) rồi sang đến thời Tổng thống Barack Obama cũng có những gói kích thích kinh tế, nhưng người dân không trực tiếp nhận được nhiều tiền trợ cấp như hiện nay, mà đa phần qua hình thức giảm thuế. Dân không có tiền tiêu xài ngay nên kinh tế khi đó đã không phục hồi nhanh như mong muốn.
Lần này, với ngân sách cho CARES gấp đôi ngân sách kích thích kinh tế trước đây, không ai ngoài Tổng thống Donald Trump là người mong cho kinh tế sớm phục hồi để được lòng dân trong ngày bầu cử 3/11 tới đây.
Trong 40 năm qua, với bảy tổng thống Mỹ chỉ có hai trụ lại ở Tòa Bạch Ốc một nhiệm kỳ. Đó là tổng thống Jimmy Carter và tổng thống George W.H. Bush (cha) không tái đắc cử vì kinh tế năm họ tái tranh cử chỉ có một màu xám xịt.
Điều đó có xảy ra trong vài tháng tới trong năm tranh cử lần này hay không thì khó tiên đoán, vì bài học kinh tế căn bản nhập môn gọi: “Economy is state of mind”, người dân vui có tiền thì mua sắm, tiêu dùng thì kinh tế sẽ mầu hồng. Còn băn khoăn lo lắng thì kinh tế sẽ ảm đạm.
Trước mắt ta thấy rõ là ngoài việc tung ra các khoản cứu trợ Tổng thống Trump muốn nới lỏng các giới hạn phòng ngừa Covid-19 bắt đầu từ ngày 1/5 với mục tiêu đưa nước Mỹ trở lại đời sống bình thường càng sớm càng tốt.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52323903
Quỹ hỗ trợ cơ sở kinh doanh nhỏ (SBA) cạn tiền
Tin Washington DC – Quỹ cho vay hỗ trợ cơ sở kinh doanh nhỏ đã chạm mốc 349 tỷ Mỹ kim vào thứ Năm, 16 tháng 4, và hiện đã cạn tiền. Trong khi đó, các lãnh đạo Cộng Hòa và Dân Chủ vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc làm cách nào để khôi phục chương trình này.
Trang web của Cơ quan quản lý cơ sở kinh doanh nhỏ, gọi tắt là SBA, viết rằng cơ quan này không thể tiếp tục nhận đơn xin vay tiền từ chương trình Paycheck Protection, do không còn ngân sách. Chương trình cho vay ưu đãi Paycheck Protection có ngân quỹ 349 tỷ Mỹ kim, hoạt động theo nguyên tắc người đến trước sẽ được cấp tiền trước.
Vào thứ Tư, SBA thông báo hơn 1.3 triệu đơn xin vay tiền đã được chấp thuận, có giá trị tổng cộng hơn 269 tỷ Mỹ kim. Đến sáng thứ Năm, chương trình này dùng hết số tiền 349 tỷ Mỹ kim được cấp. Các phụ tá của Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer và Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận với Bộ Ngân Khố vào thứ Năm, để tìm cách duy trì chương trình cho vay.
Tốc độ cạn kiệt nhanh chóng của số tiền 349 tỷ Mỹ kim cho thấy độ nghiêm trọng của lệnh đóng cửa kinh tế đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ trên toàn Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia, cơ sở kinh doanh nhỏ là xương sống của nền kinh tế Hoa Kỳ, thuê mướn 47% lực lượng lao động.
Tại các khu vực đắt đỏ, trung bình một cửa tiệm nhỏ chỉ có đủ tiền mặt để chịu đựng chi phí trong 2 đến 3 tuần. Do đó, các chuyên gia cho rằng các nhà lập pháp nên hiểu được áp lực hiện nay đối với người dân, và nên nhanh chóng cấp thêm tiền cho chương trình hỗ trợ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/quy-ho-tro-co-so-kinh-doanh-nho-sba-can-tien/
Hàng ngàn người biểu tình phản đối lệnh phong tỏa diễn hành đến tòa nhà Quốc Hội Michigan
Vào hôm thứ tư (15/4), hàng ngàn người biểu tình đã tiến đến tòa nhà quốc hội Michigan Capitol ở Lansing, Michigan, để phản đối lệnh yêu cầu ở nhà của thống đốc Gretchen Whitmer. Cuộc biểu tình trên có tên là “Cuộc vận động Gridlock”, được tổ chức bởi Liên minh Bảo thủ Michigan và Quỹ Tự do Michigan.
Người biểu tình được khuyến khích gây tắc nghẽn giao thông, bấm còi và đặt các thông điệp trên xe hơi của họ. Trên mạng xã hội Facebook, những người tổ chức yêu cầu họ không nên đậu xe hay đi bộ, mà phải ở yên trong xe.
Bà Marian Sheridan, nhà đồng sáng lập Liên minh Bảo thủ Michigan cho biết, họ vừa có thể thực hiện biểu tình vừa tuân thủ các hướng dẫn về khoảng cách xã hội. Nhiều công dân đang cảm thấy mệt mỏi vì
bị đối xử như những đứa trẻ, với tư cách là những người trưởng thành, họ biết cần phải làm gì để giữ an toàn. Vô số người đã bình luận trên trang facebook của ban tổ chức về cuộc biểu tình trên, cả theo hướng ủng hộ lẫn phản đối.
Trong cuộc họp báo vào hôm thứ tư, bà thống đốc Whitmer trực tiếp bày tỏ sự cảm thông đối với sự tức giận của người dân. Tuy nhiên, bà đề cập đến các nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người bị mất đi người thân vì virus, và cho biết những người biểu tình cần phải hiểu căn bệnh trên có thể lây lan dễ dàng như thế nào. Bà cũng bày tỏ sự thất vọng khi người dân tụ tập bên ngoài và không đeo khẩu trang, khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh gia tăng.
Cảnh sát cho biết, có khoảng từ 3,000 đến 4,000 người tham gia biểu tình trong tình trạng ôn hòa và tuân thủ quy định khoảng cách xã hội (BBT)
New York sẽ tiếp tục đóng cửa đến hết ngày 15 tháng 5
Tin New York City – Thống Đốc New York Andrew Cuomo vào thứ Năm, 16 tháng 4, tuyên bố do tình hình dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm, mọi cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ phải tiếp tục đóng cửa, và người dân vẫn phải ở nhà ít nhất đến hết ngày 15 tháng 5. Quyết định này được đưa ra trong lúc ông Cuomo và các thống đốc khác trong khu vực đang tìm cách hợp tác để mở cửa lại nền kinh tế tiểu bang.
Vào thứ Năm, New York báo cáo 606 ca tử vong, giảm bớt so với 752 trường hợp vào 1 ngày trước đó. Tương tự, số người phải vào khu chăm sóc đặc biệt ICU cũng lần đầu tiên giảm đáng kể, theo ông Cuomo cho biết.
Thống đốc New York khẳng định tiểu bang cần duy trì các biện pháp kiểm soát hiện tại. Ông Cuomo nói mọi người cần có sự chắc chắn trước khi lên kế hoạch, và ông cần hợp tác với các tiểu bang khác. Do đó, New York sẽ tiếp tục đóng cửa thêm 1 tháng nữa, và các quyết định kế tiếp sẽ tùy thuộc vào dữ liệu khi đó.
Tiểu bang Connecticut mới đây đã thông báo sẽ đóng cửa đến hết ngày 20 tháng 5.
Trước đó vào thứ Tư, Thống Đốc Cuomo đã ký sắc lệnh yêu cầu người dân New York phải đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và khi sử dụng xe bus hay các loại xe chở thuê. Lệnh sẽ có hiệu lực từ 8 giờ tối thứ Sáu.
Trong khi đó, tổng thống Trump đã nói với các thống đốc tiểu bang rằng họ có sự lựa chọn mở cửa trở lại trước ngày 1 tháng 05 nếu họ muốn, và nói rõ rằng tổng thống sẽ không ép buộc các thống đốc phải theo ý của tổng thống về thời điểm mở cửa kinh tế trở lại. (BBT)
https://www.sbtn.tv/new-york-se-tiep-tuc-dong-cua-den-het-ngay-15-thang-5/
Bản tin COVID-19
Mỹ: Hướng dẫn mới đề nghị các bang mở cửa lại trong 3 giai đoạn
Các chỉ dẫn của Tổng thống Donald Trump về việc tái mở cửa kinh tế Mỹ giữa đại dịch corona cho thấy một kế hoạch gồm 3 giai đoạn cho phép một số tiểu bang bắt đầu sớm nhất là trong tháng này dỡ bỏ bớt các hạn chế phong toả sự lây lan của COVID-19.
Giai đoạn đầu, các cơ sở làm ăn như nhà hàng và rạp chiếu phim có thể hoạt động trở lại với quy định giữ khoảng cách xã hội nghiêm ngặt, theo văn bản Reuters có được. Các chuyến du hành không khẩn thiết có thể được tái tục và trường học có thể mở cửa lại trong giai đoạn hai.
Ở giai đoạn ba, những người dễ bị ảnh hưởng về mặt y tế có thể tái tục các sinh hoạt giao tiếp công cộng.
Tờ New York Times loan tin ông Trump đã nói với thống đốc các bang rằng một số tiểu bang có thể mở cửa lại trước ngày 1/5 hay sớm hơn. Ông dự kiến cũng sớm loan báo kế hoạch thuê mướn lao động giúp theo dõi sự lây lan của dịch bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cùng ngày cho hay sẽ ban hành chỉ dẫn cho các nước vào tuần tới về cách nới lỏng các hạn chế vì dịch bệnh.
Viện dưỡng lão ‘điêu đứng’ vì corona
Số tử vong vì virus corona tại một viện dưỡng lão ở miền Bắc New Jersey tăng vọt, với 18 thi thể đang nằm trong ‘nhà quàn tạm’ trong hai ngày liên tiếp đầu tuần này.
Số thi thể vừa kể nằm trong số 68 ca thiệt mạng liên quan tới viện dưỡng lão này.
Hơn 100 cư dân và nhân viên tại đây xét nghiệm dương tính với virus corona, tờ Times loan tin.
Tại New Jersey, tính tới hết ngày 16/4, có 471 cư dân trong các cơ sở chăm sóc dài hạn tử vong và 358 trên 375 cơ sở của bang báo cáo có người nhiễm COVID-19.
Trong khi đó, một viện dưỡng lão khác ở bang California báo cáo có 154 ca nhiễm virus corona, 8 cư dân tại đây đã thiệt mạng trong đợt bùng phát dịch khiến chính quyền địa phương phải sửa soạn di tản những người sống trong viện dưỡng lão này nếu không duy trì được lượng nhân viên thích hợp.
Trung tâm chăm sóc sức khoẻ Redwood Springs ở Visalia cho biết có 106 cư dân và 48 nhân viên xét nghiệm dương tính COVID-19.
13 người chết trong đợt bùng phát virus corona khiến 70 cư dân và nhân viên Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Gateway ở Hayward, Vùng Vịnh San Francisco, miền Bắc bang California.
Nhật, Anh gia hạn tình trạng khẩn cấp
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 16/4 mở rộng tình trạng khẩn cấp ra toàn quốc và keo dài tới ngày 6/5 để ngăn sự lây lan virus corona.
Trong tháng rồi, số ca nhiễm tại Nhật tăng mạnh lên hơn 8.600, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Tại Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab, người tạm thay thế cho Thủ tướng Boris Johnson trong lúc ông Johnson đang phục hồi từ COVID-19, ngày 16/4 loan báo tình trạng phong toả toàn quốc được triển hạn thêm ít nhất 3 tuần nữa.
Anh là nước đứng thứ năm thế giới về số tử vong vì virus corona, sau Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Pháp.
Châu Âu
Đan Mạch, Ý, Đức và Tây Ban Nha nằm trong số các nước tỏ dấu muốn bắt đầu dỡ bỏ hạn chế để cho phép người dân trở lại cuộc sống thường lệ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tính cho phép một số trường học mở cửa lại bắt đầu từ ngày 4/5, sau các kế hoạch tương tự tại các nước khác ở châu Âu.
Châu Âu nằm trong số các nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19. Số ca nhiễm tăng gần gấp đôi trong mười ngày qua, lên gần 1 triệu. Số tử vong lên thành 80.000.
G-7
Toà Bạch Ốc cho hay lãnh đạo G7 trong cuộc họp trực tuyến ngày 16/4 nhất trí tiếp tục ‘thực hiện tất cả biện pháp cần thiết để đảm bảo một sự đáp ứng toàn cầu vững mạnh và phối hợp” với COVID-19.
Mexico
Mexico ngày 16/4 loan báo một số khu vực trong nước có thể tái tục sinh hoạt thông thường sớm nhất vào ngày 17/5. Đây là một trong những nước châu Mỹ Latin đầu tiên tiết lộ kết hoạch tái mở cửa.
Canada
Ở Canada, Thủ tướng Justin Trudeau nói nước ông chưa sẵn sàng nới lỏng các hạn chế và kêu gọi dân chúng kiên nhẫn.
WHO
Cựu Tổng thống Jimmy Carter và tỷ phú Mỹ Bill Gates chỉ trích Tổng thống Trump về quyết định ngưng tài trợ Tổ chức Y tế Thế giới.
Vài giờ sau khi phê phán hành động của ông Trump, tỷ phú Gates, một nhà cấp quỹ chính cho WHO, loan báo đóng góp thêm 150 triệu đô la cho cuộc chiến chống COVID-19, theo tờ Politico.
Mỹ đóng góp nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la trong năm 2019, chiếm khoảng 15% ngân sách của WHO.
Ông Trump tố cáo WHO không thu thập báo cáo độc lập về virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, mà chỉ dựa vào phúc trình của Bắc Kinh vốn bị xem là không trung thực.
Hoa Kỳ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch corona, chiếm hơn 640.000 ca nhiễm trong số hơn 2 triệu ca trên toàn cầu, tính tới ngày 16/4, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Virus trên tàu sân bay Mỹ Roosevelt từ đâu?
Giới chức quân sự Mỹ ngày càng chắc chắn rằng đợt bùng phát virus corona tháng trước trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có liên quan tới các máy bay ra vô tàu này hơn là liên hệ tới chuyến thăm của tàu tới Việt Nam, theo Wall Street Journal (WSJ) ngày 16/4.
Hơn 600 thành viên thuỷ thủ đoàn bị nhiễm COVID-19, một người tử vong. Năm người đang nằm bệnh viện và một người bị đưa vào phòng cấp cứu hồi sức tại Bệnh viện Hải quân Mỹ ở Guam hôm 14/4.
Tàu Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng từ hôm 4-9/3. Sau khi rời Việt Nam, các thuỷ thủ bắt đầu có triệu chứng và xét nghiệm dương tính với virus corona.
WSJ dẫn nguồn tin các giới chức quân sự Mỹ cho biết không thành viên nào trong thuỷ thủ đoàn gần 5.000 người có biểu hiện bị nhiễm virus cho tới ngày 24 hay 25/3, hơn hai tuần sau chuyến thăm Đà Nẵng. Thời điểm phát bệnh cho thấy nguồn lây có thể từ một loạt các chuyến bay từ Việt Nam, Nhật và Philippines ra vào tàu.
Các tàu sân bay Mỹ thường có hàng chục máy bay trên tàu cùng với đội bay và phi công tham gia các sứ mạng trên không.
Các ca nhiễm đầu tiên trên tàu xuất hiện giữa những thành viên của đội bay, các giới chức được WSJ dẫn lời cho hay.
Hải quân Mỹ vẫn đang điều tra nguyên nhân gây bùng phát dịch trên tàu sân bay này.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BA%A3n-tin-covid-19/5375512.html
Virus corona- Mỹ: Hơn 4500 người chết trong 24 giờ qua, TT Trump thông báo kế hoạch tái khởi động kinh tế
Trọng Nghĩa
Hoa Kỳ vượt ngưỡng 30.000 người chết vì virus corona, theo thống kê sáng nay của Đại học Johns Hopkins. Chỉ riêng trong vòng 24 giờ, tính đến chiều hôm qua, 16/04, đã có tới 4591 người chết, gấp đôi so với ngày hôm trước.
Số ca nhiễm đã vượt 670.000 người. Bang New York vẫn là nơi bị nặng nề nhất, dù số ca tử vong trong một ngày liên tục giảm từ 10 ngày nay. Tuy nhiên, hôm qua, thống đốc tiểu Andrew Cuomo vẫn quyết định kéo dài lệnh phong tỏa cho đến ngày 15/05. Quyết định kéo dài thời gian phong tỏa cũng được một số bang khác ở miền Đông nước Mỹ thực hiện.
Trong bối cảnh đó, hôm qua, tổng thống Donald Trump đã trình bày kế hoạch khởi động lại các hoạt động kinh tế nhưng không đưa ra lịch trình rõ ràng. Bản kế hoạch gồm 3 giai đoạn, nhưng thực hiện hay không là do các thống đốc các tiểu bang quyết định.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tường thuật từ Washington :
Donald Trump đã đặt tên cho kế hoạch của ông là mở cửa lại nước Mỹ – Opening up America Again, một cái tên tựa như khẩu hiệu tranh cử của ông.
Lịch trình của Nhà Trắng là mở cửa lại kinh tế dần dần và thận trọng. Hôm thứ Hai vừa qua, tổng thống khẳng định là ông hoàn toàn có thẩm quyền buộc các tiểu bang dỡ bỏ biện pháp phong tỏa. Thế nhưng, rốt cuộc ông phải công nhận: Chính các thống đốc tiểu bang sẽ nắm trong tay việc thực hiện chiến lược dỡ bỏ này.
Ông nói: “Chúng tôi khuyến cáo một số điểm mà việc thực hiện sẽ tùy theo mong muốn của các thống đốc”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Nếu thấy có điều gì không tốt thì chúng tôi sẽ nêu lên một cách mạnh mẽ”.
Cụ thể thì kế hoạch dự trù 3 giai đoạn, thực hiện theo những tiêu chí rõ ràng và có thể kiểm tra được.
Ông tóm lược như sau: “Chúng ta không mở cửa cùng một lúc, một cách đột ngột, mà theo từng bước thận trọng”, trước khi cam đoan rằng nước Mỹ sẽ trở lại với định mệnh huy hoàng của mình.
Nhân viên tàu bệnh viện Mercy của Mỹ nhiễm virus corona
Hải quân Mỹ chuyển 126 nhân viên y tế ra khỏi tàu bệnh viện neo ở Los Angeles sau khi 7 người trong số này bị dương tính với COVID-19, một giới chức cho hay.
Nhân viên tàu USNS Mercy được đưa đến một căn cứ gần đó và đang được cách ly. Cho đến nay không có người nào phải nhập viện, trung úy Rochelle Rieger thuộc Hạm đội 3 nói.
Hiện chưa rõ ở đâu và khi nào các thủy thủ bị lây nhiễm, ông Rieger nói.
Tàu rời San Diego ngày 23/3, tất cả mọi người đều được kiểm tra sức khoẻ trước khi lên tàu, ông Rieger nói. Tàu đến Los Angeles 4 ngày sau đó để trợ giúp giữa đại dịch bằng cách nhận bệnh nhân không bị nhiễm virus từ các bệnh viện để các bệnh viện trên bờ tập trung chữa trị COVID-19.
Không người nào trong số hơn 1.000 người trên tàu được phép rời tàu kể từ khi rời khỏi San Diego.
Ca nhiễm corona đầu tiên xuất hiện vào tuần trước khi tàu chuẩn bị nhận những bệnh nhân lớn tuổi từ những nhà dưỡng lão tại Los Angeles để bảo vệ họ khỏi bị phơi nhiễm COVID-19.
Cho đến nay con tàu với 1.000 giường chỉ mới nhận có 20 bệnh nhân từ các bệnh viện và không ai dương tính với virus corona hay có triệu chứng nhiễm bệnh ông Rieger nói.
Hai trong số nhân viên y tế của tàu dương tính với virus đã tiếp xúc với một số nhỏ bệnh nhân nhưng họ đều mặc quần áo bảo hộ đầy đủ kế cả găng tay, khẩu trang N95 và kính đeo mắt.
Việc di chuyển 126 thủy thủ không ảnh hưởng đến khả năng con tàu chữa trị bệnh nhân, ông Rieger cho hay.
Hải quân cũng dự trù phái một số nhân viên đã được kiểm tra và hoàn tất thời gian cách ly 14 ngày đến làm việc tại các cơ sở y tế Los Angeles nhưng việc này chưa xảy ra, ông Rieger nói.
Đầu tuần này, nhà chức trách y tế quận hạt Los Angeles báo cáo có 9.420 người nhiễm virus corona và 320 người chết.
Covid-19: Washington nghi ngờ đại dịch xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Tú Anh
Các nước Tây phương nghi ngờ Trung Quốc che giấu nhiều sự thật về đại dịch Covid-19. Hoa Kỳ dường như không loại trừ khả năng siêu vi corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Anh, Pháp đòi Bắc Kinh phải làm sáng tỏ một số vấn đề.
Hoa Kỳ mở điều tra tìm hiểu nguồn cội siêu vi corona, virus đã giết chết 140 ngàn người trên thế giới tính đến ngày 16/04/2020. Trả lời đài FoxNews tối thứ Năm, ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết đang điều tra sâu rộng, không loại trừ một giả thuyết nào về việc siêu vi lây lan khắp địa cầu và gây ra thảm họa khủng khiếp như vậy.
Một ngày trước, nhật báo Washington Post khẳng định là đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, cách nay hai năm, sau khi thăm một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, đã báo động bộ Ngoại Giao về tình trạng thiếu an toàn của viện nghiên cứu này. Theo tin riêng của FoxNew, siêu vi corona gây đại dịch lần này có nguồn gốc tự nhiên chứ không phải nhân tạo. Thứ hai là siêu vi lọt ra bên ngoài từ viện nghiên cứu thiếu an toàn này là do sơ suất của con người chứ không phải do cố tình. Ngoại trưởng Mỹ không phủ nhận hai tin này.
Cùng thời điểm, từ Luân Đôn, thủ tướng Anh Boris Johnson, đang trong giai đoạn hồi sức, cáo buộc Bắc Kinh che giấu sự thật : Trung Quốc sẽ phải trả lời “một số câu hỏi hóc búa” về sự xuất phát của siêu vi và lý do vì sao virus corona không bị ngăn chặn sớm.
Theo AFP, Paris dường như đồng tình với quan điểm của Washington và Luân Đôn. Trong một bài phỏng vấn dài trên nhật báo kinh tế Anh Financial Times cũng vào ngày hôm thứ Năm 16/04, tổng thống Pháp cho rằng có nhiều “mảng tối” trong cách Trung Quốc đối phó với dịch, “có nhiều chuyện xảy ra mà chúng ta không biết“. Kêu gọi công luận đừng “ngây thơ” tin vào thông tin tuyên truyền về hiệu năng chống dịch của chế độ độc tài, tổng thống Emmanuel Macron giải thích là “trong chế độ dân chủ với các quyền tự do thông tin và ngôn luận, việc quản lý khủng hoảng diễn ra trong minh bạch và có tranh luận”.
Trước những lời công kích của Tây phương, Bắc Kinh kêu gọi quốc tế “đoàn kết” chống dịch. Tối hôm qua, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng bảo vệ Bắc Kinh, chỉ trích những lời cáo buộc Trung Quốc là “thiếu xây dựng”.
Nghị sĩ Hoa Kỳ: Che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ là hành vi tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại
Vũ Dương
Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Michael McCaul – hiện là dân biểu khu vực bầu cử số 10 của tiểu bang Texas và là Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện, hôm thứ năm (ngày 16/4) nói rằng hành vi che đậy dịch bệnh của ĐCSTQ đã khiến đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra khắp thế giới. Ông chỉ thẳng rằng đây là “sự che giấu tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại”.
Nghị sĩ Michael McCaul là thành viên của Đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, tại một cuộc phỏng vấn với “Mục tin tức Hoa Kỳ” của Fox News, đã chia sẻ rằng cuộc điều tra do Ủy ban Đối ngoại thực hiện đã vén mở một loạt các sự kiện xoay quanh nguồn gốc của virus.
“Chúng ta biết rằng virus này xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 12, nhưng trên thực tế có thể truy nguyên từ giữa tháng 11”, ông McCaul nói, “Khi 8 bác sĩ đưa ra cảnh báo về một loại virus chí mạng hơn so với các chủng loại trước đó. Hành động đầu tiên của chính quyền Trung Quốc là bắt giữ những bác sĩ này và sau đó thả họ ra. Sau đó, chính quyền đã vào phòng thí nghiệm, tiêu hủy các mẫu vật trong phòng thí nghiệm, cố gắng che đậy thông tin và ngăn cản cuộc điều tra”.
Ông McCaul nói rằng đến tháng 1, các nhân viên y tế ở Vũ Hán cùng nhiều bác sĩ và Đài Loan đều đưa ra cảnh báo đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong một phần của những ghi chép nội bộ của ĐCSTQ mà chúng tôi vừa mới phát hiện được, cũng có đề cập rằng virus có thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, sau khi tin tức được báo lên WHO, ngay cả khi đã có đủ bằng chứng đáng tin cậy, WHO lại bế tắc về việc có nên đưa ra thông báo khẩn cấp với cộng đồng quốc tế hay không. Cuối cùng dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Tedros Adhanom, WHO đã quyết định không đưa ra cảnh báo, khiến cho đại dịch bùng phát trên khắp thế giới”.
Nghị sĩ McCaul nói với người dẫn chương trình Ed Henry rằng tình hình khi đó ở Trung Quốc lại trùng với Tết Nguyên đán, vậy nên 5 triệu người đã rời Vũ Hán đi du lịch khắp Trung Quốc, và sau đó lại có hàng triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
“Dịch bệnh này vốn dĩ hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nhưng bây giờ chúng ta lại gặp phải một đại dịch mang tính toàn cầu như vậy”, ông McCall nói.
Fox News trước đó cũng đăng rằng, có nguồn tin chỉ ra nguồn gốc của virus có thể là chủng virus tự nhiên đang được nghiên cứu, từ loài dơi lây cho nhân viên của phòng thí nghiệm, rồi mới bắt đầu lây lan trong cộng đồng người dân sinh sống ở Vũ Hán.
Hiện tại, nhiều nguồn tin khác nhau đều chỉ ra rằng ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc che giấu đại quy mô về dữ liệu và thông tin liên quan đến mầm bệnh chết người này. Một nhân sĩ thạo tin khi tiếp nhận phỏng vấn của Fox News đã chỉ ra rằng đây có thể là “cái giá phải trả đắt nhất từ xưa đến nay chỉ vì hành vi che giấu sự thật của một bộ máy chính quyền quốc gia”.
Theo Ye Ziwei, epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
Bà Melania Trump nói người Mỹ cầu nguyện cho Thủ tướng Anh cùng hôn thê của ông
Hải Lam
Nhà Trắng hôm 16/4 cho biết, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã gọi điện cho bà Carrie Symonds, vị hôn thê đang mang thai của Thủ tướng Anh, cầu chúc cho hai người sớm hồi phục sau khi bị ảnh hưởng từ dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Phu nhân Trump đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến bà Symonds và Thủ tướng Johnson, và nói thêm rằng người Mỹ đang cầu nguyện cho hai người sớm hồi phục”, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 12/4 đã xuất viện ở London và đang trong quá trình hồi phục. Hôm 4/4, bà Symonds viết trên Twitter rằng, bà có những triệu chứng của viêm phổi Vũ Hán nhưng sau 1
tuần nghỉ ngơi, bà đã cảm thấy khỏe hơn và đang hồi phục. Theo Telegraph, hôm 13/4, ông Johnson đã cùng hôn thê Symonds và chó cưng Dilyn đi dạo một đoạn ngắn trong sân của dinh thự Chequers.
Facebook sửa sai sót hiển thị quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Bộ Thông tin và Truyền thông Chính phủ Hà Nội đã yêu cầu Facebook hiển thị tên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa lên bản đồ của Việt Nam và xóa tên hai quần đảo này trên bản đồ Trung Quốc sau khi bị người dùng phát hiện trong mục tạo quảng cáo.
Theo thông tin từ truyền thông trong nước loan đi, vào ngày 16 tháng 4, Bộ thông tin và Truyền thông đã yêu cầu Facebook hiển thị tên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sau khi bị người dùng phát hiện Facebook cho hiển thị hai quần đảo này vào khu vực Trung Quốc và biến mất khi xác định khu vực Việt Nam trong phần tạo quảng cáo. Vì lý do đó, ứng dụng Facebook trên App Store của Apple đã nhận “bão một sao” từ người dùng Việt Nam, đưa mức đánh giá xuống còn “2,9 sao”.
Facebook sau đó đã xin lỗi và xóa tên hai quần đảo này khỏi cả bản đồ Việt Nam và Trung Quốc với lập luận là “giữ quan điểm trung lập”. Hàng loạt người dùng lên tiếng phản đối lập luận này với bình luận: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Yêu cầu Facebook ‘đưa’ hai quần đảo này lại bản đồ Việt Nam”. Đến chiều 16 tháng 4, Facebook tiếp tục ra thông báo xin lỗi người dùng và đã sửa sai sót lỗi kỹ thuật.
Cũng tin liên quan, sau khi một số tài khoản trên Facebook lan truyền thông tin về việc Bamboo Airways đã bán 49% cổ phần cho Trung Quốc từ một trang web không rõ nguồn gốc, đại diện hãng máy bay này đã lên tiếng khẳng định nội dung này là giả mạo.
Bamboo Airways cho biết, danh sách cổ đông của hãng hiện nay không có bất cứ nhà đầu từ nào mang quốc tịch Trung Quốc hay bất cứ cổ đông nào là tổ chức có vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Đồng thời, trang web tung tin bị cho là giả từng được nêu đích danh như một trong những trang tin thường xuyên tung tin giả, tin xấu gây hoang mang dư luận và dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như thương hiệu của Bamboo Airways.
Giới chức Mỹ đưa ra đề nghị khiến phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Trung Quốc nín lặng
Vũ Dương
Ngày 9/4, bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố “Người dân Trung Quốc được hưởng quyền tự do ngôn luận”. Phát biểu này đã khiến Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Brendan Carr phải tham gia thảo luận.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cùng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã có một trận “đại khẩu chiến” với chủ đề về nguồn gốc của virus và sự tự do thông tin, kể từ tháng 3 năm nay trên Twitter, khởi nguồn từ việc ĐCSTQ đã che giấu thông tin dịch bệnh.
Đến ngày 9/4, cùng ngày với tuyên bố của bà Hoa Xuân Oánh, ông Brendan Carr đã hỏi bà trên Twitter về việc ông muốn nói chuyện với những người sau: giám đốc khoa cấp cứu của bệnh viện Trung ương Vũ Hán Ngải Phân, nhà báo công dân Trần Thu Thực, Phương Bân, cựu phát thanh viên của đài truyền hình CCTV Lý Trạch Hoa, nhân sĩ dân quyền Trung Quốc Hứa Chí Vĩnh, doanh nhân Nhậm Chí Cường, giáo sư luật học Hứa Chương Nhuận, bác sĩ chủ trị của khoa Trung tâm Ung bướu bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán Tạ Lâm Ca …
Ông Brendan Carr cũng yêu cầu chính quyền ĐCSTQ công bố đầy đủ chi tiết trường hợp của bác sĩ nhãn khoa của bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán Lý Văn Lượng – người đã dũng cảm đứng ra “thổi còi” về nguy cơ lây lan của dịch bệnh chết người này, kết quả việc anh đã bị cảnh sát bắt giải đi ngay trong đêm và buộc phải rút lại những lời cảnh báo, cuối cùng anh đã chết vì dịch bệnh.
Sau khi trì hoãn 5 ngày, đến ngày 15/4, bà Hoa Xuân Oánh cuối cùng đã trả lời câu hỏi của ông Brendan Carr. Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh đã nói hớ rằng có thấy ông Brendan Car đưa ra những họ tên của nhiều người Trung Quốc muốn chuyện trò như vậy, bà rất hoan nghênh ông đến thăm Vũ Hán, đồng thời nhấn mạnh “Vũ Hán chống dịch thành công là sự thật, hoàn toàn không phải chuyện hư cấu”.
Bà còn bất chấp tất cả mà cất lời khen ngợi ĐCSTQ đã “đặt mạng người lên trên hết thảy”, đã cho phép mỗi bệnh nhân được “điều trị sớm nhất có thể”, rằng điều này đã giúp cho ĐCSTQ giành được “tỷ lệ ủng hộ cao nhất trên thế giới”.
Ông Brendan Carr đã đáp lời bà Hoa Xuân Oánh rằng ông rất vui vì bà Hoa Xuân Oánh đã nhìn thấy tên của những người bất đồng chính kiến này. Đồng thời, ông cũng rất vui vì bà đã khẳng định với thế giới rằng những người này chỉ vì nói ra sự thật về sự tàn bạo của chế độ ĐCSTQ mà đã bị biến mất. Ông hỏi thêm rằng, “Có thể phiền bà khiến họ không bị mất tích để chúng tôi có thể trò chuyện với nhau hay không?”, câu hỏi này của ông đến nay vẫn chưa nhận được trả lời.
Từ những dữ liệu công khai cho thấy virus ĐCSTQ (virus corona chủng mới) đã bùng phát đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào mùa đông năm 2019, đến đầu năm 2020 đã nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới và cuối cùng trở thành đại dịch mang tính toàn cầu. Tính đến ngày 15/4/2020, cả thế giới đã có hơn 2 triệu ca lây nhiễm được xác nhận và hơn 110.000 bệnh nhân đã chết.
Virus này có khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng đến thời điểm này, ĐCSTQ vẫn đang cố gắng che giấu dữ liệu thực sự của dịch bệnh. Vì lý do này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus ngày 7 tháng 4 đã đăng tải trên Twitter rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để chống lại dịch bệnh, nhưng phía Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cho công dân quyền tự do ngôn luận và công khai tất cả các thông tin về dịch bệnh để xã hội quốc tế có thể nắm bắt được tình hình mà đưa ra phương sách ứng phó càng sớm càng tốt. Bất ngờ là những ngôn luận này lại khiến ĐCSTQ tức giận và triển khai một cuộc khẩu chiến vu oan giá họa cho Mỹ và các nước khác.
Theo Secret China – Vũ Dương dịch và biên tập
Sau TQ,Mỹ thúc đẩy chiến lược dự trữ năng lượng quốc gia
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của các nước, nhất là giá dầu thô đang xuống mức thấp kỷ lục trong hơn 10 năm qua. Nhiều nước đã đưa ra các biện pháp tăng cường dự trữ năng lượng quốc gia.
Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ sẽ mua tới 30 triệu thùng dầu thô cho kho dự trữ dầu mỏ chiến lược SPR vào cuối tháng 6/2020, đây là bước đầu tiên trong chỉ thị lấp đầy kho dự trữ khẩn cấp của Tổng thống Trump để hỗ trợ các nhà sản xuất dầu mỏ trong nước. Khu dự trữ này trong các hang động trên bờ biển Texas và Louisiana có công suất chứa 77 triệu thùng. Bộ Năng lượng cho biết, ba mươi triệu thùng dầu mua đầu tiên sẽ là cả dầu thô ngọt và chua, và sẽ tập trung vào mua từ các nhà sản xuất quy mô vừa và nhỏ có chưa tới 5.000 nhân viên. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ Dan Brouillette cho biết, khoản tiền mua 77 triệu thùng sẽ phải được ủy thác theo luật kích thích mới và đợt mua dầu dự trữ thứ hai có thể diễn ra trong 60 tới 90 ngày.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn cung năng lượng, Tổng thống Mỹ D. Trump đã quyết định tái khởi động việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL trong quí năm 2020. Với chiều dài 1900 km và công suất hơn 800 nghìn thùng/ngày, đường ống này sẽ đưa dầu từ tỉnh Alberta, Canada đến các nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico vào năm 2023.
Đường ống Keystone XL là mắt xích quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng của Mỹ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu từ Trung Đông và Nga. Dầu Canada có thành phần gần giống Venezuela và phù hợp với công nghệ kỹ thuật hiện có tại các nhà máy lọc dầu Vịnh Mexico. Cùng với việc thôn tính Venezuela trong tương lai, đường ống dẫn dầu từ Canada sẽ giúp tăng đáng kể khả năng thao túng thị trường dầu mỏ toàn cầu của Mỹ, không phụ thuộc vào tình hình Trung Đông và Nga. Hơn nữa, khi đã nắm được 2 cơ sở tài nguyên quan trọng, Mỹ có khả năng giảm sự phụ thuộc vào dầu đá phiến.
Trước đó, khi giá dầu thô trên thế giới chạm đáy chưa đến 28 USD/thùng trong ngày 02/4/2020, Trung Quốc cũng bắt đầu ồ ạt mua dầu thô dự trữ. Chính quyền Bắc Kinh yêu cầu các cơ quan chính phủ phối hợp để nhanh chóng bơm đầy các kho dầu dự trữ, đồng thời sử dụng một số công cụ tài chính cần thiết nhằm mua ồ ạt dầu thô với giá rẻ như hiện nay. Ngoài các kho dự trữ nhà nước, Trung Quốc cũng tận dụng các kho thương mại để trữ dầu, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong nước bơm đầy bể chứa. Mục tiêu ban đầu của Bắc Kinh là tăng lượng dầu trong kho dự trữ chiến lược lên tương đương 90 ngày nhập khẩu và sẽ mở rộng ra thành 180 ngày nhập khẩu nếu tính cả dự trữ thương mại. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc SIA Energy và Wood Mackenzie ước tính Trung Quốc có thể bổ sung 80-100 triệu thùng dầu vào kho dự trữ trong năm nay. Tính đến ngày 31/3, quốc gia này sở hữu khoảng 996 triệu thùng dầu dự trữ tại các kho chiến lược và thương mại.
Được biết, dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ (SPR) là kho dự trữ dầu mỏ khẩn cấp, được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ duy trì. Đây là nguồn cung ứng dầu mỏ khẩn cấp lớn nhất trên thế giới với khả năng tích trữ lên đến 727 triệu thùng dầu (115.600.000 m3). Theo số lượng dự trữ hiện thời được mô tả trên trang mạng SPR, tính đến ngày 12/10/2012, lượng dự trữ là 694,9 triệu thùng (110.480.000 m3). Số lượng dầu này đủ dùng cho 36 ngày theo mức độ tiêu thụ dầu mỗi ngày hiện nay của Mỹ là 19,5 triệu thùng một ngày (3.100.000 m3/ngày). Việc thu mua dầu thô được tiếp tục trở lại vào tháng 1 năm 2009 bằng tiền thu nhập sẵn có từ việc bán dầu khẩn cấp đối phó trận bão Katrina năm 2005. Mỹ bắt đầu dự trữ dầu mỏ vào năm 1975 sau khi nguồn cung cấp dầu mỏ bị cắt trong suốt thời gian xảy ra vụ cấm vận dầu mỏ năm 1973-1974. Mục đích dự trữ dầu mỏ của Hoa Kỳ là để giảm thiểu tình trạng nguồn cung ứng dầu mỏ tạm thời bị gián đoạn. Theo World Factbook, Hoa Kỳ nhập cảng tổng số 12 triệu thùng dầu (1.900.000 m3) một ngày (MMbd), vì vậy kho tích trữ dầu của Hoa Kỳ chứa nguồn cung cấp dầu là 58 ngày. Tuy nhiên, khả năng rút dầu tối đa từ kho dự trữ dầu chỉ là 4,4 triệu thùng (700.000 m3) một ngày, như vậy kho dự trữ có thể cung ứng dầu kéo dài đến trên 160 ngày.
http://biendong.net/bien-dong/34163-sau-tq-my-thuc-day-chien-luoc-du-tru-nang-luong-quoc-gia.html
Cựu bộ trưởng tư pháp Canada: ĐCSTQ không thể tiếp tục thoát tội lần này!
Quý Khải
Thế giới phải buộc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về việc che đậy thông tin về dịch Covid-19, cựu bộ trưởng tư pháp Canada kiêm chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg, ông Irwin Cotler tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với The Jerusalem Post hôm thứ Ba (14/4).
Ông Cotler đã lên tiếng chỉ trích “thứ văn hóa tội phạm, tham nhũng nhưng luôn thoát tội bấy lâu nay của ĐCSTQ”.
The Jerusalem Post bình luận: “Khả năng thoát tội trường kỳ, cộng với việc thế giới không làm gì mấy để đối phó với một loạt các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ – từ việc trở thành chính quyền bỏ tù các nhà báo mạnh tay nhất thế giới, đến việc giam giữ người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, cho đến việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông, bên cạnh nhiều việc khác – đã trải thảm đỏ cho những hành vi khiến đại dịch toàn cầu này trở nên tồi tệ hơn so với khi Trung Quốc là một xã hội cởi mở”.
Tờ báo này trích dẫn phát biểu của ông Cotler: “Những gì chúng ta thấy [ở ĐCSTQ] chính là một thứ văn hóa tội phạm và tham nhũng, họ phải chịu trách nhiệm cho việc lây lan của đại dịch Covid-19 bởi các hành vi đàn áp của họ như kiềm tỏa thông tin; bịt miệng và thậm chí bỏ tù các bác sĩ và nhà bất đồng chính kiến; bên cạnh đó là một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch toàn cầu”.
“Hành vi của ĐCSTQ gây nguy hiểm cho cả công dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.”
Ông Irwin Cotler, cựu bộ trưởng tư pháp Canada kiêm chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg.“Đây là khoảnh khắc Chernobyl của Trung Quốc. Đây là vết thương do tự họ gây ra”.
Ông Cotler cho biết tờ Báo chí Tự do Hồng Kông (Hong Kong Free Press) đã đăng tải một bức thư ngỏ có chữ ký của ông và hơn một trăm nhân vật nổi tiếng khác, các nhà phân tích chính sách và các học giả Trung Quốc – những người bày tỏ sự ủng hộ dành cho “những người anh hùng thực sự, những người dám đánh đổi mạng sống vì một Trung Quốc tự do và cởi mở”.
Vị luật sư nổi tiếng nhấn mạnh sự khác biệt giữa người dân Trung Quốc vô tội đáng thương và chính quyền ĐCSTQ độc tài tàn bạo.
Ông Cotler đã từng có một khoảng thời gian dài tư vấn pháp lý cho các tù nhân chính trị và những người bất đồng chính kiến, bao gồm hai người refusenik [1] là Natan Sharansky và Yuli Edelstein, cũng như cựu tổng thống Nelson Mandela ở Nam Phi.
Ông Colter từng đại diện cho nhiều người bị đàn áp ở Trung Quốc trong 20 năm qua, trong đó có một đồng nghiệp cũ của ông tại Đại học McGill, Giáo sư Trương Côn Lôn (Zhang Kunlun). Giáo sư Trương là một người Canada gốc Hoa, và là một học viên Pháp Luân Công, môn khí công tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn được yêu chuộng ở Canada và nhiều nước, nhưng bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999 đến nay. Trong một lần đến thăm Trung Quốc, Giáo sư Trương đã bị bắt giữ, tra tấn và chỉ được thả ra một năm sau đó.
“Nó cho thấy sự tàn khốc của chính quyền này”, ông Cot Cotler nói.
Ông Cotler tỏ ra lạc quan rằng lần này cộng đồng quốc tế sẽ có hành động đối với ĐCSTQ, vì dịch virus Vũ Hán đã gây ra hậu quả tàn khốc trên toàn thế giới.
“Tôi nghĩ dịch bệnh lần này sẽ trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế, rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không thể được phép tự tung tự tác nữa”, ông nói. “Chúng ta không thể tiếp tục phớt lờ, càng không thể nuông chiều nền văn hóa tội phạm và tham nhũng này. Phải chấm dứt để cho họ thoát tội. Phải đưa kẻ vi phạm nhân quyền ra trước công lý”.
Chú thích của người dịch:
[1] Refusenik (Tiếng Nga: отказник, otkaznik, gốc từ chữ “отказ”, otkaz “refusal” nghĩa là “từ chối”) là một thuật ngữ không chính thức để chỉ các cá nhân, điển hình nhưng không chỉ riêng là người Xô Viết Do Thái, họ là những người bị từ chối, không được cho phép di cư ra nước ngoài bởi chính quyền Liên Bang Xô Viết và một số nước Đông Âu trước đây. Thuật ngữ refusenik bắt nguồn từ từ “refusal” (“từ chối”) sau này được lưu truyền để chỉ tất cả những người di cư khỏi các chính quyền Xô Viết. Theo thời gian, từ “refusenik” đi vào từ điển tiếng Anh, được dùng để chỉ bất cứ người nào có hành động biểu tình phản đối hay kháng nghị. (Theo Đọt Chuối Non).
Tham khảo The Jerusalem Post
Quý Khải dịch & biên tập
WHO lại lộ thêm dấu hiệu bao che cho Trung Quốc?
Vũ Dương
Danh mục chương trình nghị sự của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) khiến giới quan sát hoài nghi về ý đồ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tránh liên đới với đại dịch.
Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) mỗi năm một lần sẽ được tổ chức tại Geneva vào tháng 5 năm nay, nhưng danh mục chương trình nghị sự được công bố đầu tháng này lại không đưa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán làm chủ đề bàn thảo. Ngoài ra, bảng danh sách này đã bị xóa ngay sau khi được công bố trên trang web chính thức chưa được bao lâu. Cộng thêm lập trường thân ĐCSTQ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khiến tất các giới quan tâm đặt câu hỏi, rằng liệu đến lúc đó WHO có bàn thảo về đại dịch Vũ Hán hay không?
Theo nguồn tin từ trang CNA, ngày 6/4 WHO đã công bố danh mục chương trình nghị sự tạm thời của Diễn đàn Y tế Thế giới được WHO phê duyệt vào tháng 2, diễn đàn sẽ kéo dài 4 ngày từ ngày 17 đến 21/5. Khi đó, danh mục chương trình nghị sự được chia thành bốn vấn đề chính, bao gồm bảo hiểm y tế toàn cầu, cách bảo vệ người dân trong trường hợp khẩn cấp, cải thiện phúc lợi y tế và làm sao để WHO có thể hỗ trợ cho nhiều quốc gia hơn.
Đứng trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên khắp thế giới, đối diện với hơn 2 triệu người bị lây nhiễm, đối diện với cái chết của hơn 100.000 người và thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu, đại dịch chắc chắn phải là chủ đề thảo luận quan trọng nhất đối với WHA vào tháng tới.
Tuy nhiên đến tận bây giờ, danh mục chương trình nghị sự của WHA vẫn chưa thấy nội dung liên quan đến vấn đề đại dịch bùng nổ do sự giấu giếm thông tin của ĐCSTQ, hơn nữa danh mục chương trình nghị sự đã bị rút lại ngay sau khi được công bố trên trang web chính thức chưa được bao lâu, khiến nhiều người thắc mắc liệu diễn đàn WHA năm nay có xem đại dịch viêm phổi Vũ Hán là chủ đề chính để bàn thảo hay không?
Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump đã nhiều lần công khai lên án sự thất trách cũng như bưng bít lấp liếm cho ĐCSTQ của WHO. Tổng thống Trump đã quyết định ngừng việc tài trợ và buộc ĐCSTQ cùng WHO phải chịu trách nhiệm cho sự bùng phát của trận đại dịch lần này.
Theo Lưu Diệu, BLdaily
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/khac/who-lai-lo-them-dau-hieu-bao-che-cho-trung-quoc.html
Mỹ ngưng tài trợ, ảnh hưởng WHO ra sao?
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngưng tài trợ Tổ chức Y tế Thế giới, tước bỏ nguồn tài trợ lớn nhất của tổ chức này, có thể có những hậu quả xa hơn nữa trong những nỗ lực chống bệnh tật và làm cho việc chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn.
Lệnh của ông Trump xoáy vào cách thức đáp ứng của tổ chức này đối với đại dịch virus corona, và ông không phải là người duy nhất chỉ trích những hành động và những lời tuyên bố của tổ chức này.
Một số nước đã bất bình với những nỗ lực của WHO vào lúc dịch bệnh COVID-19 lây lan, thất bại trong việc báo cáo về bùng phát hay bất cần những qui luật quốc tế.
Tuy nhiên WHO chịu trách nhiệm nhiều hơn là ứng phó với dịch bệnh, và hiện nay đang gặp khó khăn về tài chánh vì đang kẹt trong cuộc tranh chấp chính trị tại Mỹ.
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về tổ chức này.
Tổ chức Y tế Thế giới làm gì?
Được thành lập sau Thế chiến Thứ hai trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc, tổ chức có trụ sở tại Geneva với khoảng 7.000 nhân viên tại 150 văn phòng tên toàn thế giới, không có quyền hành trực tiếp đối với các nước thành viên. Thay vào đó, tổ chức là một cơ quan lãnh đạo quốc tế trong lãnh vực y tế công cộng bằng cách báo động cho thế giới về những đe dọa, chống dịch bệnh, đưa ra chính sách và cải thiện việc tiếp cận với chăm sóc y tế.
Trong trường hợp khẩn cấp như virus corona, WHO được xem như một trung tâm phối hợp—hướng dẫn chế ngự, tuyên bố khẩn cấp và đưa ra khuyến nghị–với các nước chia sẻ thông tin để giúp các nhà khoa học giải quyết dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên dù WHO có ảnh hưởng rộng rãi, cơ quan này thiếu quyền thực thi và chịu những áp lực về ngân sách và chính trị, đặc biệt là từ các cường quốc như Mỹ và Trung Quốc và những nhà tài trợ như Gates Foundation.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres bênh vực WHO trong một tuyên bố ngày 14/4, nói rằng tổ chức này “phải được hỗ trợ, vì tổ chức tuyệt đối cần thiết trong nỗ lực của thế giới thắng trong cuộc chiến chống COVID-19.”
Ông nói đây “không phải là lúc giảm nguồn lực đối với những hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới hay bất cứ cơ quan nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống virus.”
WHO được tài trợ như thế nào?
Tài trợ đến từ các nước thành viên và các tổ chức tư. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, chiếm 14,67% ngân sách.
Tiền đóng góp của các thành viên chỉ bằng chừng một phần tư số tiền Mỹ hiến tặng cho WHO; khoản tiền này được tính tương đối căn cứ trên sự giàu có và dân số. Số còn lại đến từ các đóng góp tự nguyện và số lượng có thể thay đổi theo từng năm.
Trong năm 2019, Mỹ đóng góp khoảng 553 triệu đô la. Ngân sách mỗi hai năm của WHO khoảng 6,3 tỉ đô la trong hai năm 2018-2019.
Hầu hết tiền của Mỹ dành cho những chương trình như xóa bệnh bại liệt, phát triển vaccine và tăng cường tiếp cận với những dịch vụ y tế và dinh dưỡng trọng yếu. Chỉ có 2,97% tiền đóng góp của Mỹ dành cho các hoạt động khẩn cấp, và 2,33% dành cho phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh bùng phát.
Ông Lawrence O. Gostin, giám đốc Viện O’Neill về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói khoảng 70% tiền tài trợ của Mỹ dành cho những chương trình cột mốc như bệnh AIDS, những chương trình sức khỏe tâm thần, phòng ngừa ung thư và bệnh tim.
“Ưu tiên cao nhất là kiểm soát và chuẩn bị dịch bệnh,” ông nói, “Nhưng đây thực sự là điều ít quan trọng nhất WHO đã làm trong lịch sử.”
Đóng góp của Mỹ cao gấp đôi nước đóng góp lớn kế tiếp là Anh. Số tiền Anh góp chiếm khoảng 7,79% ngân sách WHO, Quỹ Bill và Linda Gates đóng góp vào 9,76% ngân sách của WHO.
Tại sao ông Trump và những người khác chỉ trích WHO?
Tổng thống cáo buộc WHO phản ứng chậm trễ đối với đe đọa của virus corona và thiếu chỉ trích Trung Quốc. (Ông Trump cũng bị chỉ trích như thế. Ông đã được cảnh báo về khả năng xảy ra đại dịch từ tháng 1 và ông cũng liên tiếp ca ngợi chính phủ Trung Quốc về cách thức đối phó với virus.)
WHO cương quyết khuyến nghị chống lại hạn chế đi lại, cho rằng không hữu hiệu mà lại có thể ngăn chặn những nguồn lực cần thiết gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên ông Trump thường xuyên đề cập đến quyết định của ông hạn chế đến Trung Quốc vào cuối tháng 1 là bằng chứng rằng ông xem đe dọa của virus là nghiêm trọng.
Tuy nhiên ông Trump không phải là người duy nhất chỉ trích WHO. Một số chuyên gia nói rằng WHO chậm tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng và quá tin vào chính phủ Trung Quốc vì nước này ngày càng có ảnh hưởng đối với WHO. Bắc Kinh lúc đầu đã cố gắng che giấu phạm vi dịch bệnh bùng phát.
Ông Gostin nói tổ chức này đã lung lay vì những lý do cơ cấu và chính trị và hậu quả là rất dè dặt.
Ông Gostin nói “Chúng ta cần xây dựng một tổ chức khác có nguồn lực dồi dào và luôn luôn có hậu thuẫn chính trị khi nói lên sự thật trước sức mạnh và lên tiếng với các nước không có thái độ đúng đắn.”
“Sự kiện Tổng thống Trump giữ hay ngưng tài trợ thì đúng là một ví dụ quan trọng của nguyên nhân tại sao chúng ta trong tình trạng rối bời này,” ông nói. “Ông Tổng giám đốc lo ngại là bất cứ lúc nào ông đưa ra một quyết định sai lầm, thì họ sẽ rút hay cắt tài trợ cho cơ quan vì lý do chính trị,”
WHO nói gì và làm gì về virus corona?
Trong suốt tháng 1, WHO đưa ra khuyến nghị về sự nguy hiểm của virus. Từ ngày 22/1 về sau, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, hầu như họp báo hàng ngày để cảnh báo thế giới là virus đang lây lan, và cửa sổ cơ hội để chặn đứng virus đã đóng.
Tuy nhiên tổ chức này lúc đầu đã ngần ngại công bố khẩn cấp y tế toàn cầu ngay cả khi virus lây lan bên ngoài Trung Quốc.
“Đây là tình trạng khẩn cấp tại Trung Quốc, nhưng chưa thành khẩn cấp y tế toàn cầu,” Tiến sĩ Tedros nói ngày 23/1. “Có thể chưa đến như thế.”
Vào ngày 30/1, WHO ra tuyên bố chính thức, yếu tố vốn thường khiến cho các chính phủ có hành động. Không lâu sau đó Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo người Mỹ tránh đến Trung Quốc.
Trong nhiều tuần lễ WHO ban hành hướng dẫn và cảnh báo, chính thức công bố dịch bệnh bùng phát là một đại dịch vào ngày 11/3, kêu gọi các chính phủ cùng nhau làm việc để chống virus.
Các chỉ trích nói rằng cả hai tuyên bố của WHO đều quá trễ và những quyết định sớm có thể đã động viên được các chính phủ nhanh chóng hơn.
rong khi WHO có ý định phối hợp đáp ứng toàn cầu, nhưng không mấy được sự đoàn kết trên thế giới, chứng tỏ quyền lực hạn chế của tổ chức. Tổ chức có kế hoạch nhưng ít quốc gia tuân theo.
Ông Gostin nói trong dài hạn, quyết định của Tổng thống Trump cắt tài trợ WHO có thể đưa đến việc tái cơ cấu WHO, với giới lãnh đạo quốc tế mới, liên minh y tế mới, và kiểm soát lớn hơn đối với ngân sách của tổ chức này.
Ông nói Hoa Kỳ cũng đã là “một cái gai bên hông” WHO trong nhiều năm, ngăn chặn những nỗ lực của tổ chức tiếp cận thuốc men hay hạ giảm những kế hoạch hành động toàn cầu về di dân và người tị nạn.
“Tôi nhìn vào việc này như một đám cháy rừng không kiểm soát được, bởi vì, trong trường hợp này, Tổng thống Mỹ, đã khai quang các bụi rậm và cho phép cây mới mọc lên, ông nói.
Tuy nhiên ông nói thêm “Tôi nghĩ Tổng thống Trump trong hành động này đã đi quá xa.”
“Việc này sẽ xói mòn đáng kể ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và y tế toàn cầu và các vấn đề quốc tế giữa dịch bệnh chưa từng có trước đây,” ông nói. “Chúng ta sẽ mất tiếng nói, ngay cả đối với đồng minh của chúng ta. Tôi nghĩ chúng ta không có tiếng nói gì thêm về việc chuyện này sẽ diễn tiến ra sao.”
(Nguồn New York Times)
Tổng giám đốc WHO đối mặt sức ép từ chức vì ‘tin tưởng chính sách giấu dịch của Trung Quốc’
Quý Khải
Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đang đứng trước sức ép phải từ chức do bị cáo buộc luôn tin tưởng mà không chất vấn các số liệu đáng ngờ được chính quyền Trung Quốc cung cấp về bệnh dịch tại nước này
Bài viết trên tờ Metro của Anh ngày 7/4 cho hay, tại giai đoạn đầu bệnh dịch bùng phát, ông Tedros đã hết lời ca ngợi “tính minh bạch” trong phản ứng của chính quyền Trung Quốc, bất chấp dấu hiệu cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực bịt miệng các bác sĩ cố gắng cảnh báo sớm công chúng trên mạng xã hội.
Đầu tháng Hai, ông Tedros kêu gọi các nước khác không áp lệnh cấm nhập cảnh bất chấp số ca nhiễm virus Vũ Hán ở Trung Quốc tăng vọt lên hàng chục nghìn người, viện cớ các biện pháp phong tỏa trong ngoài Vũ Hán đã đủ hiệu lực.
Cùng tháng, sau khi gửi nhân viên WHO đến Trung Quốc đánh giá mức độ bệnh dịch bùng phát, ông Tedros kết luận với các nỗ lực kiềm tỏa dịch Covid-19 trong nước Trung Quốc đã “cho toàn thế giới đủ thời gian chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh”.
Theo sau báo cáo của CIA về “việc che đậy quy mô lớn” tình hình bệnh dịch của Trung Quốc tại nội địa, một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi ông Tedros từ chức.
Trả lời phỏng vấn với Fox News hôm thứ Hai (13/4), thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Martha McSally nói:
“Ông Tedros đã lừa dối thế giới. Sự lừa dối này được đánh đổi bằng mạng người”.
Đầu tháng, phó thủ tướng Nhật Bản cho rằng WHO nên đổi tên thành “Tổ chức Y tế Trung Quốc” (Chinese Health Organization), theo sau các hành vi bám gót các tuyên truyền của nước này. Bà viện dẫn bản kiến nghị trên trang Change.org yêu cầu ông Tedros từ chức, hiện thu thập được gần 1 triệu chữ ký đồng thuận.
Trung Quốc báo cáo 82.000 ca nhiễm và 3.300 ca tử vong do Covid-19, thấp hơn so cả Tây Ban Nha, Ý và Hoa Kỳ.
Nước Anh, với dân số ít hơn 5% của Trung Quốc, cũng báo cáo lên đến 51.608 trường hợp – tương đương 2/3 tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc.
Số liệu chính thức của Trung Quốc công bố khoảng 2.500 người tử vong do virus tại tâm dịch Vũ Hán, tuy nhiên báo cáo địa phương cho biết có tới 500 lọ đựng tro cốt được chuyển tới các nhà hỏa táng chỉ trong một ngày. Và việc này kéo dài nhiều ngày liền. Ngay cả trong hôm nay (17/4), khi Vũ Hán thông báo điều chỉnh số ca tử vong lên gấp rưỡi con số ban đầu, đạt mức hơn 3.800, thì con số này vẫn là quá nhỏ và không phản ánh đúng sự thực.
Hãng tin Bloomberg và New York Times cũng báo cáo vào tuần trước, trong nhiều tháng CIA đã cảnh báo Nhà Trắng rằng các quan chức Trung Quốc đang báo cáo rất thấp số ca nhiễm và tử vong.
Hậu quả, khi không có số liệu chân thực từ địa điểm bùng phát dịch đầu tiên, các nhà khoa học trên thế giới không có cách nào nghiên cứu ảnh hưởng của Covid-19 cho đến khi virus đến tàn phá đất nước của họ.
Ban đầu, các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán chỉ được ghi nhận nếu bệnh nhân xuất hiện bốn triệu chứng cụ thể, bao gồm viêm phổi được xác nhận bằng hình ảnh X-quang, từng đi đến hoặc tiếp xúc gián tiếp với chợ Vũ Hán trong vòng hai tuần trước đó. Chính quyền Trung Quốc mới chỉ bắt đầu ghi nhận các ca nhiễm không triệu chứng vào tuần trước.
Việc thống kê số lượng ca nhiễm và tử vong hàng ngày bắt đầu vào tháng Giêng, mặc dù ca nhiễm được ghi nhận sớm nhất là vào ngày 1/12/2019.
South China Morning Post, một tờ báo Hồng Kông, tuyên bố từng được xem các tài liệu của chính phủ cho thấy bệnh nhân đầu tiên được xác nhận nhiễm vi rút này là vào ngày 17/11.
Việc không thống kê những người nhiễm không triệu chứng có thể đã giúp virus này lan rộng trên toàn cầu. Tuy vậy, WHO vẫn khuyên các nước không ban hành lệnh cấm nhập cảnh.
Đồng thời, TS Tedros vẫn không có ý kiến gì về việc ĐCSTQ che giấu bệnh dịch và đến tận ngày 20/3 gần đây, ông còn ca ngợi “thành tích đáng kinh ngạc” của Trung Quốc sau khi chính quyền này báo cáo họ lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới, vốn cũng là một tuyên bố mang tính tuyên truyền và nhiều khả năng không xác thực.
Các nhà vận động nhân quyền bày tỏ quan ngại về sự tàn bạo trong việc áp lệnh phong tỏa của của chính quyền Trung Quốc.
Larry Gostin, giáo sư luật y tế công cộng, người chỉ đạo một viện nghiên cứu trực thuộc WHO, nói với tờ Telegraph ngày 10/4 rằng: “[Trung Quốc] đã trì hoãn trong ba đến bốn tuần trước khi báo cáo một loại virus mới cho WHO, việc này có thể đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng trên toàn cầu”.
“Hồ sơ chống dịch của họ không xứng đáng được khen ngợi”.
Trung Quốc phủ nhận việc làm giả số liệu thống kê Covid-19, họ còn cáo buộc tình báo Hoa Kỳ về các báo cáo bịa đặt.
Theo Metro
Ngọc Mai dịch & biên tập
Cựu quan chức Quốc phòng Mỹ ủng hộ chuyên gia Đài Loan làm Tổng giám đốc WHO
Hải Lam
Cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Joseph Bosco cho rằng chuyên gia y tế Đài Loan là ứng cử viên thích hợp đảm nhận vai trò Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trong bài viết gửi tờ The Hill đăng hôm 14/4, ông Bosco đề cập đến việc Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sẽ họp và đề cử Tổng giám đốc mới của WHO vào tháng 5.
“Ứng cử viên thích hợp có thể nằm trong nhóm chuyên gia của Đài Loan, bao gồm cả các quan chức của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã phát hiện và báo cáo cho WHO những dấu hiệu đáng lo ngại từ Vũ Hán”, ông Bosco viết. Tuy nhiên, WHO lại phớt lờ cảnh báo này của Đài Loan.
Theo cựu quan chức Quốc phòng Mỹ, Tổng giám đốc WHO đương nhiệm Tedros dường như thông đồng với Trung Quốc cả trước và trong thời kỳ dịch bệnh. Ông Tedros bị chỉ trích là “cái loa phát thanh” của chính quyền Trung Quốc khi đưa ra những tuyên bố giống Bắc Kinh, ngăn cản Đài Loan ra khỏi WHO và gần đây còn cáo buộc hòn đảo phân biệt chủng tộc đối với ông.
“Tedros cần được thay thế bởi một chuyên gia y tế công cộng có kinh nghiệm về đại dịch và miễn dịch với các thủ đoạn chính trị hóa Trung Quốc”, ông Bosco nhận định.
Ông Bosco còn ca ngợi Đài Loan trong việc ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Ông cho biết, mặc dù Bắc Kinh và WHO đã phát tán những thông tin sai lệch và thiếu minh bạch ngay từ đầu, nhưng Đài Loan vẫn sớm đưa ra những biện pháp kiểm soát dịch bệnh dựa trên kinh nghiệm của mình.
Kết quả là, mặc dù ngay sát Trung Quốc, nhưng tới nay, Đài Loan mới chỉ ghi nhận gần 400 ca mắc viêm phổi Vũ Hán, trong đó hầu hết là các trường hợp nhập khẩu. Khi đại dịch đã lan ra hơn 200 nước trên thế giới, thì Đài Loan thậm chí còn có thể quyên tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có 2 triệu khẩu trang tặng cho Mỹ.
Một kinh nghiệm chống Covid-19 của Đài Loan được chia sẻ gần đây là: Đừng tin vào dữ liệu của Trung Quốc.
Hôm 14/4, Tổng thống Trump thông báo tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch Covid-19. Các nhà phân tích cho biết nếu Mỹ – nước đóng góp ngân sách lớn nhất cho WHO – chấm dứt tài trợ, thì nhiều khả năng cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc này sẽ phải giải thể.
Ông Bosco nhận định, Tổng thống Trump có thể tận dụng điều này để thành lập một tổ chức thay thế, hoặc yêu cầu WHO cho phép Đài Loan trở thành thành viên.
G7 kêu gọi xem xét và cải cách WHO
Hải Lam
Nhà Trắng cho biết lãnh đạo các nước G7 hôm 16/4 bày tỏ sự ủng hộ với lập trường của Tổng thống Trump với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời kêu gọi xem xét kỹ lưỡng và cải cách quy trình làm việc của cơ quan này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 16/4 đã chủ trì cuộc họp qua video với các lãnh đạo đến từ nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.
“Các nhà lãnh đạo nhận thấy các quốc gia G7 hàng năm đóng góp hơn 1 tỷ USD cho WHO, và phần lớn cuộc họp tập trung vào sự thiếu minh bạch và việc xử lý thường xuyên có sai sót của WHO trong đại
dịch. Các nhà lãnh đạo kêu gọi xem xét kỹ lưỡng và cải cách quy trình làm việc” của WHO, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp.
Cũng theo Nhà Trắng, các lãnh đạo của nhóm G7 cam kết phối hợp thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và nhân đạo do dịch Covid-19 gây ra.
Tổng thống Trump hôm 14/4 thông báo tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch Covid-19. Ông Trump nói rằng WHO đã quảng bá cho “thông tin giả dối” của chính quyền Trung Quốc.
Quyết định dừng tài trợ cho WHO của ông chủ Nhà Trắng đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà lập pháp Mỹ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/g7-keu-goi-xem-xet-va-cai-cach-who.html
Virus Vũ Hán 17/4: Anh kéo dài lệnh phong tỏa thêm ít nhất 3 tuần
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h30 ngày 17/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.179.905 ca nhiễm, trong đó 145.410 người đã tử vong và 546.743 người khỏi bệnh.
Hiện Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 677.056 ca nhiễm và 34.580 ca tử vong. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất từ dịch bệnh.
Hai vùng dịch lớn tiếp theo trên thế giới là Tây Ban Nha và Ý. Đây cũng là 2 ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Tại châu Á, 3 vùng dịch lớn nhất là Trung Quốc, Iran và Ấn Độ.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 23.000 ca nhiễm nCov, hơn 1.000 người đã tử vong. Philippines hiện là ổ dịch lớn nhất khu vực, trong khi Indonesia là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất. Indonesia đã vượt Malaysia trở thành vùng dịch lớn thứ 2 trong khu vực.
VnExpress cho biết, 6h ngày 17/4, Bộ Y tế Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV. Hiện Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật về dịch viêm phổi Vũ Hán:
Anh kéo dài lệnh phong tỏa thêm ít nhất 3 tuần
Reuters cho hay, Ngoại trưởng Dominic Raab hôm 16/4 thông báo Anh gia hạn lệnh phong tỏa thêm ít nhất 3 tuần.
“Nới lỏng bất cứ biện pháp hiện tại nào có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế”, ông Raab nói.
Theo lệnh hạn chế của chính phủ Anh, người dân không phép ra ngoài, trừ khi đi mua sắm các nhu yếu phẩm hoặc đi khám chữa bệnh. Người dân được phép tập thể dục ở nơi công cộng mỗi ngày một lần và có thể đi công tác nếu không thể làm việc tại nhà.
Thủ tướng Canada: Đóng cửa biên giới với Mỹ vẫn còn kéo dài
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 16/4 thông báo, việc đóng cửa biên giới với Mỹ vẫn còn kéo dài trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.
Reuters cho biết, Washington và Ottawa hồi tháng 3 đã thống nhất tạm thời đóng cửa biên giới đối với “các hoạt động qua lại không cần thiết”.
Bulgaria phong tỏa thủ đô Sofia
Theo Reuters, Bộ trưởng Y tế Bulgaria thông báo thủ đô Sofia bị phong tỏa từ ngày 17/4 để ngăn sự lây lan của dịch Covid-19 sau khi số ca bệnh ở nước này tăng vọt trong 2 ngày qua.
Bộ trưởng Y tế Kiril Ananiev cho biết người dân không được phép đến và rời khỏi thủ đô Sofia, nơi có khoảng 2 triệu người sinh sống, cho đến khi có thông báo mới. Việc vận chuyển hàng hóa và những người phải đi công tác hay cần đến bệnh viện sẽ được miễn trừ.
Slovenia nới phong tỏa từ ngày 20/4
Chính phủ Slovenia cuối ngày 16/4 cho biết, bắt đầu từ ngày 20/4, nước này sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa được áp dụng hồi giữa tháng 3 để ngăn dịch Covid-19 lây lan.
Reuters đưa tin, Slovenia đã đóng cửa tất cả các cửa hàng, ngoại trừ các cửa hàng thực phẩm và dược phẩm. Một thông báo của chính phủ cho biết, hầu hết các cửa hàng, bao gồm cả những nơi bán đồ nội thất, xe hơi, xe đạp và vật liệu xây dựng cũng như các trung tâm dịch vụ xe hơi sẽ được mở lại từ ngày 20/4.
Các tiệm làm đẹp và trung tâm chăm sóc thú cưng sẽ mở lại vào ngày 4/5.
Các trường học, thư viện và các địa điểm văn hóa vẫn đóng cửa, trong khi giao thông công cộng tiếp tục bị đình chỉ.
Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi đi mua sắm và không được phép giao tiếp ở nơi công cộng. Người dân cũng không được phép rời khỏi thành phố của họ trừ khi đi làm, đi khám bệnh hoặc giải quyết một số tình huống đặc biệt khác.
Albania phạt 2 – 8 năm tù với người không tuân thủ biện pháp kiểm dịch
Reuters đưa tin, Albania đã sửa đổi bộ luật hình sự vào hôm 16/4, cho phép phạt tù từ 2 – 8 năm đối với những người vi phạm các biện pháp kiểm dịch và tự cách ly khi nước này chuẩn bị mở cửa lại nền kinh tế.
Đầu tuần này, Albania đã áp lệnh phong tỏa các ngày trong tuần (trừ thứ Bảy, Chủ nhật) từ 17h30 đến 5h ngày hôm sau, cho phép một người trong mỗi gia đình được mua sắm trong 90 phút. Một số ngành vẫn tiếp tục làm việc.
Bồ Đào Nha gia hạn lệnh phong tỏa
Thủ tướng Antonio Costa cho biết người dân tiếp tục làm việc từ xa trong tháng tới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng ông nói rằng các dịch vụ công cộng nên được mở lại, trong đó có các trung tâm chăm sóc trẻ em.
Reuters đưa tin, Bồ Đào Nha hôm 16/4 thông báo gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc 15 ngày và cam kết sẽ cung cấp thêm các thiết bị bảo hộ và dần mở lại các doanh nghiệp nếu tốc độ lây lan của dịch Covid-19 tiếp tục chậm lại.
Ba Lan đóng cửa biên giới ít nhất tới 3/5
Reuters cho hay, Thủ tướng Mateusz Morawiecki hôm 16/4 cho biết biên giới Ba Lan tiếp tục đóng cửa đến ít nhất 3/5. Nước này sẽ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế từ ngày 20/4.
Mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-17-4-anh-keo-dai-lenh-phong-toa-them-it-nhat-3-tuan.html
Virus corona: Ba điểm bất thường làm giới chống dịch chới với
Mai Vân
Virus Sars-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 đã gây không ít bất ngờ cho giới y tế cũng như khoa học, khiến cho việc đối phó không đơn giản chút nào. Thêm vào đó, những thông tin cố tình không chính xác từ tâm dịch, như tại Trung Quốc chẳng hạn, đã làm cho công cuộc chống dịch ban đầu thiếu hiệu quả.
Nhật báo Pháp Le Figaro ngày 16/04/2020 ghi nhận ba điểm khác thường của virus corona chủng mới đang khiến giới nghiên cứu lo ngại, và đã phá hoại một số nỗ lực chống dịch của các chính phủ vốn dựa trên các hiểu biết hiện có về virus.
Cách đây khoảng 10 năm, một chuyên gia Mỹ về bệnh truyền nhiễm, Kent Sepkowitz, có nói đến “tính chất dự đoán được về bản chất khó lường của các yếu tố gây nhiễm”.
Giáo sư Anne-Claude Crémieux, cũng là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, tác giả một biên khảo về dịch cúm và các cuộc khủng hoảng y tế (Gouverner l’imprévisible: Pandémie grippale, Sras, crises sanitaire – Lavoisier, 2009) cũng nhắc lại ý này: “Người ta luôn ngạc nhiên khi một yếu tố gây nhiễm mới xuất hiện, vấn đề là phản ứng ra sao trước những ngạc nhiên đó”. Chuyên gia Anne-Claude Crémieux thuộc “Nhóm Covid” tại Viện Hàn Lâm Y Học Pháp.
Và những điều bất ngờ liên quan đến virus gây bệnh Covid-19 không thiếu và chính những cách vận hành khác thường của virus đã giải thích vì sao sau này, khi nhìn lại thì một số quyết định chống dịch lúc ban đầu của nhiều chính quyền dường như là những sai lầm.
Lây lan nhanh và rộng
Điểm ngạc nhiên thứ nhất là mức độ lây lan rộng và nhanh của virus Sars-CoV-2. Đây không phải là điều đương nhiên và những dữ liệu đầu tiên không cho thấy khả năng lây nhiễm rộng như thế. Sai lầm của giới chống dịch là đã tin chắc rằng phần chủ yếu của dịch Covid-19 sẽ được khoanh lại và được
kiểm soát ở Trung Quốc. Virus Mers-CoV, một loại virus corona xuất hiện ở Ả Rập Xê Út năm 2012, đã không lan ra thế giới, mà chỉ bó khuôn dai dẳng ở Trung Đông.
Cũng phải nói là lỗi không hoàn toàn đến từ các chuyên gia. Phải thấy là các số liệu chính thức (không cao lắm) của Trung Quốc có thể tạo ra ảo tưởng là dịch bệnh có thể được khống chế dễ dàng.
Thế nhưng, theo Le Figaro, chỉ có những người biết rõ Trung Quốc là không bị lầm. Giáo sư Christian Géraut, thành viên Viện Hàn Lâm Y Học giải thích: “Tôi đã nhiều lần tham gia các đoàn nghiên cứu tại Trung Quốc. Khi tôi thấy hình ảnh về những gì xẩy ra ở Vũ Hán, tôi biết ngay là tình hình nghiêm trọng hơn là những gì người ta nói”. Thông tín viên của Le Figaro ở châu Á, Sébastien Falletti, rất quen thuộc với những phát biểu của Trung Quốc, đã từng nhận định như sau về về số liệu chính thức của Bắc Kinh: “Tôi không tin… vì đó là số liệu chính thức!”.
Quá nhiều ca không có triệu chứng
Điều ngạc nhiên thứ hai cũng liên quan đến điều thứ nhất. Đó là suy nghĩ cho rằng con virus corona này, cũng như người anh em họ virus Sars hồi năm 2003, chỉ lan truyền qua những người có triệu chứng. Nói cách khác là người ta có thể nhanh chóng chặn đứng dây chuyền lây nhiễm chung quanh một trường hợp đã được nhận dạng.
Chiến lược gia tăng xét nghiệm nơi những người đã tiếp xúc với một người bị nhiễm virus để có thể khoanh lại sự lây lan, tạo ảo tưởng cho giới y tế là họ đã khống chế được tình hình trong khi thực tế đã vượt tầm kiểm soát.
Theo Giáo sư Jeanne Brugère-Picoux, chuyên gia về bệnh lây nhiễm từ động vật sang người của Nhóm Covid: « Chiến lược đó đã hữu hiệu vào năm 2003, nhưng vào thời đó người Trung Quốc đã không đến Pháp đông đảo như ngày nay, và cũng không dễ dàng như ngày nay”. Sự tồn tại của những ca mang virus nhưng không có triệu chứng hay ít triệu chứng, nhưng lại có khả năng lây nhiễm, đã làm vỡ toang kế hoạch chống Covid-19 dựa trên chiến lược chống Sars vào năm 2003, vốn rất có hiệu quả.
“Tuổi thọ” của kháng thể Covid-19 rất ngắn
Cuối cùng, yếu tố ngạc nhiên thứ ba của Sars-CoV-2 vừa xuất hiện trên tờ báo lớn của Ý, La Repubblica. Ngày 12/04, Giáo sư Jean-François Delfraissy, chủ tịch Hội đồng Khoa Học Pháp đã tiết lộ một thông tin quan trọng: “Virus corona (chủng mới) rất đặc biệt. Chúng tôi đã phát hiện là thời gian sinh tồn của các kháng thể Covid-19 rất ngắn. Và chúng tôi ghi nhận là ngày càng có nhiều ca tái nhiễm trong số những người đã một lần bị nhiễm bệnh trước đó”.
Theo Le Figaro, nếu như vậy là cả tòa nhà dựa trên các “chứng chỉ miễn dịch” sụp đổ, với hệ quả là việc chấm dứt phong tỏa sẽ không dễ dàng do nguy cơ tái nhiễm. Và vấn đề mọi người phải đeo khẩu trang sẽ được đặt ra.
Quyên góp 17,9 triệu bảng, đại úy Tom Moore, 99 tuổi, làm thế giới kính phục
Ông Tom Moore ban đầu chỉ hy vọng quyên 1.000 bảng
Một cựu chiến binh người Anh 99 tuổi, trong mùa dịch Covid-19, đã giúp quyên góp được số tiền khổng lồ, 17,9 triệu bảng tới nay, với việc đi bộ trong vườn.
Covid-19: Không ngạc nhiên khi Tổng thống Donald Trump ‘cắt tài trợ’ WHO
Covid-19: Hokkaido lại ban bố tình trạng khẩn cấp
Hoàng tử Anh William bày tỏ lòng kính phục, gọi đại úy Tom Moore là “huyền thoại đích thực”.
Ông Tom Moore ban đầu chỉ hy vọng quyên 1.000 bảng cho hệ thống y tế nhà nước NHS, với thử thách đi bộ 100 vòng trong vườn trước ngày sinh nhật 100 tuổi hôm 30/4.
Một vòng đi bộ trong vườn nhà ông Tom Moore ở Marston Moretaine, Bedfordshire, dài khoảng 25 mét.
Ông đã hoàn thành 100 vòng, vào ngày thứ Năm.
Là người vùng Tây Yorkshire, ông Tom Moore học ngành kỹ sư rồi gia nhập quân Anh trong Thế chiến Hai, phục vụ ở Ấn Độ và Miến Điện.
Nhưng người dân Anh và thế giới đã cảm động trước hình ảnh cụ ông trong mùa dịch, và đã góp tới 17,9 triệu bảng tới hôm nay.
890.000 người đã góp tiền để ủng hộ ông.
Số tiền ông quyên được sẽ dành tất cả cho hệ thống y tế nhà nước Anh.
Hoàng tử Anh William nói: “Thật tuyệt vời khi mọi người được truyền cảm hứng vì câu chuyện và quyết tâm của cụ.”
500.000 người đã ký đơn kêu gọi nước Anh phong tước hiệp sĩ cho ông Tom Moore.
Từ 12 năm qua, ông Tom Moore sống cùng với con gái, Hannah.
Bà Hannah nói cha của bà thường thức dậy sớm, đưa chó ra khỏi nhà, và ngồi đọc báo.
“Chúng tôi không ngờ câu chuyện của ông lại chinh phục trái tim đất nước,” bà xúc động.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52325673
Viện nghiên cứu Anh: TQ nên phải bồi thường 4.000 tỷ USD
Báo cáo của Viện Henry Jackson nói rằng cần phải yêu cầu Trung Quốc trả giá thật lớn cho sự tàn phá thảm khốc thế giới vì dịch COVID-19.
Theo báo cáo được công bố gần đây của viện nghiên cứu Anh Henry Jackson (HJS, Henry Jackson Society), không còn nghi ngờ gì về lỗi cố ý của Chính phủ Trung Quốc và ĐCSTQ, họ không chỉ phải chịu trách nhiệm với thế giới về những thiệt hại kinh tế mà còn phải chịu trách nhiệm cho vô số bất ổn xã hội một cách nghiêm trọng. Họ phải bồi thường đầy đủ.
Hiệp hội Henry Jackson đã kêu gọi thế giới cùng đưa ra một báo cáo chung, nhằm áp dụng các biện pháp pháp luật đối với những cá nhân và tổ chức đã gây ra thảm họa viêm phổi:
“Bồi thường virus corona? Đánh giá về khả năng phạm tội của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các biện pháp ứng phó pháp lý” (Coronavirus compensation? Assessing China’s potential culpability and avenues of legal response), nhằm thúc giục Chính phủ Trung Quốc phải chấp nhận các chế tài trừng phạt toàn diện theo luật pháp quốc tế.
Trong video báo cáo của Viện Henry Jackson có đoạn: “Nếu một công ty gây ra ô nhiễm, chúng ta hy vọng họ có thể khắc phục hậu quả. Nguyên nhân viêm phổi lây lan chính là sự sai trái trong việc che đậy và dối trá của chính quyền Trung Quốc. Cho đến hiện tại, các nền kinh tế phát triển nhất thế giới đã tiêu tốn 3.200 tỷ Bảng Anh để dọn dẹp cục diện hỗn loạn. Nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra, thế giới nên nghiên cứu thảo luận các hành động pháp lý áp dụng đối với Trung Quốc.”
Ông Mendoza: Có đủ bằng chứng để kiện Trung Quốc và ĐCSTQ
Chính quyền Trung Quốc gọi báo cáo của Viện Henry Jackson là “Lại thêm một trường hợp ‘công kích Trung Quốc’”. Gần đây, tiến sĩ Alan Mendoza, thành viên ban giám đốc của Viện Henry Jackson (và cũng là đồng tác giả báo cáo), trong một chương trình trên đài Talk Radio của Anh quốc, đã bất ngờ công bố một bộ số liệu thể hiện tình trạng tài chính đau lòng để bác bỏ cáo buộc trên của ĐCSTQ. Ông Mendoza nói rằng Viện Henry Jackson chỉ đang cố gắng “phản ánh và đưa ra giải pháp cho các vấn đề pháp luật và bồi thường do sai trái và che giấu của Trung Quốc, để cùng tiến hành xem xét.” “Virus rốt cuộc lan truyền ra toàn thế giới bằng cách nào?”, ông đặt câu hỏi.
Khi được hỏi có nên chăng lấy việc bùng phát virus để đổ lỗi cho một quốc gia hoặc một đảng cầm quyền của một quốc gia nào đó, ông Mendoza chỉ ra rằng sau khi dịch SARS và hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) bùng phát, các quốc gia châu Á khác đều đã có các biện pháp bảo vệ thích hợp và chu đáo, duy chỉ có ĐCSTQ đã bỏ qua tất cả các thỏa thuận và hiệp ước quốc tế. Đảng này đã cố tình che giấu bằng chứng về khả năng tiềm ẩn có thể lây nhiễm từ người sang người của virus corona chủng mới vào tháng 11, 12 (thời gian bắt đầu bùng phát viêm phổi). Chính quyền ĐCSTQ không chỉ giữ bí mật việc phát hiện virus mà còn dùng các biện pháp đe dọa và truyền bá thông tin sai lệch để đánh lừa người dân, khiến hàng triệu người nhiễm rời khỏi Vũ Hán, lan truyền cho cả nước Trung Quốc và ra toàn thế giới, gây hậu quả thảm khốc. Ông Mendoza còn chỉ ra: “Nếu ĐCSTQ có thể hành động từ sớm, dịch bệnh toàn cầu sẽ không bao giờ xảy ra.”
Ông mô tả cách ĐCSTQ dùng những lời dối trá để đánh lừa và thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khiến tổ chức này không thể làm tròn trách nhiệm như sau: “Các điều lệ y tế quốc tế (IHR, International Health Regulations) đáng ra đang từng bước hoàn thiện, nhưng cơ chế bảo vệ chúng ta và gia đình một cách hiệu quả đã hoàn toàn bị bỏ qua”, WHO đã “bị vô hiệu hóa”. Ông nói rằng điều này khiến trong tâm càng khẳng định kẻ đầu sỏ chính là ĐCSTQ.
Mặc dù lo lắng có thể sẽ xuất hiện những kẻ “bợ đỡ” chính quyền ĐCSTQ, nhưng Mendoza và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng họ có thể tìm kiếm bồi thường hợp pháp thông qua 10 kênh, và kêu gọi các cá nhân, công ty và các quốc gia đưa ĐCSTQ ra pháp luật, lấy lại công lý.
Ông bổ sung thêm, “Mặc dù chính phủ các quốc gia chúng ta phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh đối với chính đất nước mình, nhưng oan có đầu, nợ có chủ.” Ông nói, “Không thể khơi dậy sự chú ý của quốc tế, rồi cũng không thể lấy lại được công lý, chúng tôi không cho phép điều đó xảy ra.” Ông và các đồng nghiệp hy vọng nhìn thấy không chỉ là Trung Quốc thừa nhận tội lỗi “trước những tổn thất quá nặng nề, chúng tôi muốn không chỉ như vậy. Nếu như có bằng chứng xác thực chỉ ra Trung Quốc, thì phải buộc chính quyền ĐCSTQ chịu trách nhiệm.”
Không phải là không thể hành động chống lại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới – một quốc gia đáng sợ với số dân đông nhất. Mendoza cho rằng có thể thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tòa án Công lý Quốc tế ICJ, Tòa án Trọng tài thường trực PCA và Hiệp ước đầu tư song phương… để truy tìm các hành vi vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế, che giấu sự thật, cố ý làm sai lệch báo cáo… của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng, “Các kênh đã được xác định, tiếp theo chúng tôi sẽ bắt đầu điều tra”. Ông nói rằng, ngay cả khi quá trình này có thể phải mất vài năm, ông cũng không ngần ngại, “Đối với người Trung Quốc đây là một bài học hữu ích vô hại.”
Henderson: “Trung Quốc nên bồi thường 4.000 tỷ USD”
Matthew Henderson (đồng tác giả của báo cáo), nhà cựu ngoại giao Anh ở Trung Quốc. Ảnh: Viện Henry Jackson
Matthew Henderson (đồng tác giả của báo cáo), nhà cựu ngoại giao Anh ở Trung Quốc, đã đề cập đến đoạn video “Wake Up Australia” và kêu gọi gây áp lực với Trung Quốc để yêu cầu ĐCSTQ phải bị trừng phạt vì “sai trái và che đậy” dẫn đến thảm họa toàn cầu. Ông nói “nó giống như một cuộc chiến tranh”, nhận thấy rằng khi dịch bệnh lan rộng, thiệt hại kinh tế sẽ tăng lên gấp bội. Ông nói: “Một số thiệt hại bạn có thể đo lường được, nhưng một số khác không thể ước tính, cái giá phải trả quá đắt, chẳng hạn như vấn đề cảm xúc bất an, vấn đề tâm lý, cái chết, bệnh tật, thất nghiệp, gián đoạn học đường, gia đình tan vỡ, v.v. Những vấn đề này đã bùng nổ trên toàn cầu, mọi người đều khó có thể đối phó với chúng, bởi vì họ đã không cho chúng ta thời gian để chuẩn bị.”
Ông và các đồng nghiệp – đồng tác giả của báo cáo đã đòi bồi thường hơn 4.000 tỷ USD từ Trung Quốc và ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi thế giới áp dụng hành động thống nhất để thảo luận về một tuyên bố chung. Ông hỏi: “Có bao nhiêu người sẵn sàng thúc đẩy sự kêu gọi này? Chúng ta và xã hội của chúng ta đã phải chịu đựng sự tấn công của bệnh dịch khủng khiếp này. Viêm phổi này rốt cuộc là gì? Làm thế nào chúng ta có thể tự bảo vệ mình khỏi nó?” Ông bày tỏ sự không hài lòng với việc Chính phủ Trung Quốc che giấu dữ liệu quan trọng khiến các nhà khoa học hàng đầu thế giới mất cơ hội phát hiện virus, “Trung Quốc chỉ không muốn giao nó ra.”
Ông Henderson chỉ ra rằng vẫn còn những vấn đề đạo đức liên quan đến sống chết. Trung Quốc không biết xấu hổ coi rẻ mình bất chấp luật pháp quốc tế mà họ đã ký kết, và bây giờ họ nên bị chế ước bởi các điều luật này. Ông nói thêm: “Có một vấn đề đạo đức ở đây. Đối thủ của chúng ta không kiêng nể gì pháp luật, họ chỉ lợi dụng pháp luật để kiểm soát người dân, hoành hành ngang ngược.”
Điều khiến Henderson thất vọng là mặc dù Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, nhưng họ đã vi phạm luật pháp ở cấp độ quốc tế một cách trắng trợn và tiếp tục vẫn không bị trừng phạt. Ông trích dẫn, ví dụ, tại sao gần đây có quan chức Trung Quốc đã được bổ nhiệm làm thành viên Nhóm Tư vấn Hội đồng Nhân quyền? “Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng”, ông nói.
Ông đề nghị khẩn cấp thành lập một liên minh quốc gia chống lại Chính phủ Trung Quốc. Ông nói: “Giống như trong bóng đá, chúng ta phải phòng thủ thành hàng và không để đối phương lọt qua trung tuyến.”
Bước đầu tiên chính là tạm dừng các hoạt động thương mại với Trung Quốc
Cho dù đó là Henderson hay Mendoza, cả hai đều kêu gọi tất cả các quốc gia tiếp tục ngừng liên hệ với Trung Quốc trong các lĩnh vực do dịch viêm phổi. Henderson nói: “Chúng ta đã quá nhân nhượng với Trung Quốc, đã đến lúc phải thức tỉnh. Thế giới lệ thuộc trầm trọng vào sản xuất của Trung Quốc, nơi có nguy cơ và rủi ro cao. Nhiều quốc gia không thể tự kiểm soát dây chuyền sản xuất, cũng không thể tự sản xuất nguyên vật liệu.” Ông còn liệt kê các nhược điểm như tỷ lệ thất nghiệp cao và trình độ kỹ thuật thấp ở các quốc gia này. “Bây giờ chúng ta thấy đại dịch viêm phổi đã ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại toàn cầu, chúng ta cũng nên trầm tĩnh lại để suy nghĩ.”
Trong quan hệ tương lai với Trung Quốc liên quan đến sử dụng mạng 5G của Huawei, ông Henderson khẳng định rằng không nên “hy sinh” an ninh quốc gia. Ông còn phê bình việc các nước châu Âu “bị hạn chế vào” “một nước mạnh đối địch”, và phụ thuộc vào Trung Quốc để tăng trưởng kinh tế trong vài năm qua. Ông nhấn mạnh rằng “đây rõ ràng không phải là một kế hoạch dài hạn” và kêu gọi các nước châu Âu nhìn lại căn bản sự phát triển của chính mình và bảo vệ “tài sản quốc gia quý giá”. Ông hối hận về việc trao quyền sở hữu trí tuệ cho Trung Quốc. Ông nói: “Ở các quốc gia như chúng ta, trước đây chúng ta đã tồn tại bằng cách kinh doanh hiệu quả dựa vào lợi thế từ các phát minh và đổi mới. Bây giờ chúng ta lại từ bỏ tất cả.”
Khi nói đến Trung Quốc đã công nhiên coi thường các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trong việc xử lý dịch viêm phổi, Henderson kêu gọi nhóm G7 và các đồng minh phối hợp để xây dựng chính sách mới. “Chúng ta cần đưa ra các chế định phù hợp với quy tắc lợi ích của chúng ta. Nếu Trung Quốc không hợp tác, chúng ta nên phản hồi như thế nào, vấn đề này cũng cần được giải quyết.”
Ông nhấn mạnh: “Tôi không nói phải kiềm chế (Trung Quốc), nhưng đối với điều này (chúng ta) cần thức tỉnh.”
Áp lực ngày càng gia tăng lên chính quyền Trung Quốc do chính cách mà quốc gia này xử lý dịch viêm phổi. Gần đây, Chính phủ Anh cũng đã thừa nhận trên The Mail on Sunday rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với “báo ứng” vì cách mà họ áp dụng trong việc giải quyết dịch bệnh và có khả năng trở thành một “quốc gia bất hảo”. Thủ tướng Boris Johnson cũng phải đối mặt với áp lực “từ bỏ thỏa thuận 5G với Huawei.”
Một số cư dân ở Florida và Texas, Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện chính quyền ĐCSTQ, yêu cầu phải bồi thường 20.000 tỷ đô la, cho rằng viêm phổi là “vũ khí sinh hóa học chiến tranh” do Viện Khoa học Virus Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chế tạo.
Chắc chắn sẽ có nhiều quốc gia làm theo
Các thành viên của Viện Henry Jackson nhấn mạnh trong tóm tắt báo cáo rằng: “Mặc dù các quốc gia chuyên chế thường vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, nhưng mọi người đều có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc dựa trên trật tự quốc tế, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng không ngoại lệ. Trung Quốc cũng như các quốc gia dân chủ Tây phương đều phải dựa vào hình thức điều ước, công ước, điều lệ, v.v. tuân thủ luật pháp quốc tế.”
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34175-vien-nghien-cuu-anh-tq-nen-phai-boi-thuong-4000-ty-usd.html
Chuyên gia kêu gọi Thủ tướng Anh nên theo cách của ông Trump, ngừng tài trợ cho WHO
Triệu Hằng
Một viện nghiên cứu của Anh đã kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson đình chỉ nguồn kinh phí đã tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo sau động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tờ báo The Express hôm 15/4 dẫn lời ông Christopher Snowdon, người đứng đầu ngành kinh tế học ứng dụng tại Viện kinh tế cho biết: “Đại dịch virus corona đã cho thấy WHO cần được cải tổ hoặc thay thế”.
“Là nhà tài trợ lớn thứ hai cho tổ chức này, nước Anh nên nối tiếp Mỹ. Năm 2018, Anh đã trao cho WHO 200 triệu USD, tương đương hàng tỷ khẩu trang hoặc hàng ngàn máy trợ thở ICU”, ông Snowdon cho biết.
“Cần phải làm rõ rằng vai trò lãnh đạo WHO phải được thay thế và cơ quan này phải quay trở lại nhiệm vụ cốt lõi của mình là giải quyết dịch bệnh bằng sự minh bạch, trung thực và chuyên tâm”, ông Snowdon nói.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã trở thành nhà lãnh đạo phương Tây đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán khi vào ngày 27/3, ông công bố ông nhiễm nCoV. Ông nhập viện ngày 7/4 và được chuyển ngay vào khoa chăm sóc đặc biệt sau khi ho và sốt liên tục 10 ngày. Ngày 12/4, ông xuất viện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/4 cho biết ông đã chỉ đạo cho chính phủ của ông tạm ngừng tài trợ cho WHO.
Covid-19 : Pháp có tổng cộng 18.000 ca tử vong cho dù số ca nhập viện giảm
Tú Anh
Theo số liệu ghi nhận tối thứ Năm 16/04/2020, trong số 2,1 triệu ca lây nhiễm siêu vi corona trên thế giới, Pháp chiếm 108.000 ca với số tử vong là 17.900 người.
Trong cuộc họp báo tổng kết hàng ngày, tổng giám đốc Tổng cục Y tế Pháp chiều hôm qua cho biết đã có “một làn gió hy vọng”. Số bệnh nhân đang được cấp cứu trong phòng hồi sức giảm liên tục trong 8 ngày qua. Con số này hiện giờ là 6.280 người. Và lần đầu tiên trong hai ngày liên tiếp, số bệnh nhân nhập viện cũng giảm. Tuy nhiên, các biện pháp giới hạn đi lại và sinh hoạt tiếp tục phải được chấp hành cho đến ngày 11/05, cho dù thị trưởng ở một số thành phố mở cửa công viên để dân chúng, nhất là trẻ con, có không gian đi dạo.
Covid-19 vẫn còn lây lan rất mạnh. Một “nạn nhân biểu tượng” là hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải Quân Pháp, Charles De Gaulle. Trong số 1.767 thủy thủ được xét nghiệm, có 668 người bị nhiễm siêu vi corona. 31 ca đang nằm viện, trong đó có một trường hợp “nghiêm trọng”. Đây chỉ là tổng kết tạm thời bởi vì 30% thủy thủ còn lại đang chờ kết quả trong ngày hôm nay.
Florence Parly, bộ trưởng Quân Lực phải ra điều trần trước Tiểu ban Quốc phòng của Quốc Hội vào chiều nay. Các dân biểu Pháp muốn biết vì sao và bằng cách nào các thủy thủ nhiễm bệnh và “soái hạm” của Hải Quân phải neo ở quân cảng Toulon.
Quan hệ ngoại giao Pháp-Trung Quốc sau đại dịch Covid-19
Thanh Hà
Pháp cần nhắc nhở Trung Quốc để nguyên tắc của Bắc Kinh “Không can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia khác” không chỉ là một khẩu hiệu trống rỗng. Trên đây là nhận định của nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị IEP Lyon về quan hệ Paris – Bắc Kinh một khi dịch Covid-19 đi qua.
Đại dịch Covid-19 làm dấy lên câu hỏi Trung Quốc có còn là một đối tác đáng tin cậy của thế giới nữa hay không ? Không chỉ bị cáo buộc che giấu sự thật về một loại siêu vi chủng mới gây viêm phổi cấp tính, ru ngủ Tổ Chức Y Tế Thế Giới về sức công phá của virus corona mà Bắc Kinh còn lao vào một cuộc chiến tuyên truyền từ việc nêu ra thuyết virus corona do quân đội Mỹ cấy vào Vũ Hán đến lời vu cáo một số chính khách của Pháp về hùa với Đài Loan thóa mạ tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới vì màu da của ông…
Một số nhà ngoại giao Trung Quốc hàng đầu ở Bắc Kinh và hải ngoại một mặt lên án phương Tây bóp méo sự thật về dịch Covid-19 mặt khác trực diện chỉ trích Âu, Mỹ vô nhân đạo, để người già chết trong cô đơn và đói lạnh, kém cỏi trong việc đối phó với dịch bệnh. Tại Bắc Kinh, chính quyền dùng khẩu trang và trang thiết bị y tế để đo lường mức độ lệ thuộc của thế giới vào Trung Quốc.
Câu hỏi được đặt ra là một khi thế giới kềm tỏa được virus corona quan hệ giữa Pháp nói riêng, phương Tây nói chung với Bắc Kinh sẽ đi về đâu ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Lyon.
RFI : Kính chào giáo sư Corcuff cảm ơn ông tham gia vào chương trình của chúng tôi.
Stéphane Corcuff : Trước hết cho tôi gửi lời kính chào thính giả của RFI Việt ngữ, tôi rất hân hạnh được nói chuyện trên đài. Trả lời câu hỏi của chị, sự thực là tôi không mấy lạc quan về mối quan hệ giữa Paris với Bắc Kinh trong tương lai. Trung Quốc là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp. Có điều, khi cần lên tiếng thì Paris thường nấp dưới bóng của Liên Hiệp Châu Âu. Trung Quốc là một thách thức trong giai đoạn hậu Covid-19. Điều quan trọng là ngay từ bây giờ chúng ta phải xác định về mối quan hệ trong tương lai với Bắc Kinh, tức là đòi Trung Quốc phải đối mặt với quá khứ, phải giải thích về những gì đã xảy ra trong những tháng vừa qua từ khi virus corona bùng phát, về những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng y tế tại quốc gia này và cách Bắc Kinh giải quyết dịch bệnh. Quốc tế cần xác định được rằng liệu có bị Trung Quốc lừa dối hay không và phương Tây cần phải làm những gì để có được một mối quan hệ lành mạnh hơn, ổn định hơn, bền vững hơi với quốc gia này.
RFI : Còn bang giao giữa Pháp với Trung Quốc thì sao thưa giáo sư ?
Stéphane Corcuff : Tôi thực sự lo ngại về quyết tâm, về khả năng thực sự của Pháp khi cần nói với Trung Quốc những gì cần thiết. Đó là Bắc Kinh phải ngừng ru ngủ chúng ta, ngừng xem Paris như một đối tác thuộc hàng thứ yếu chỉ để mua vào hàng rẻ Trung Quốc. Bắc Kinh cần hiểu rằng đã đến lúc phải tôn trọng nước Pháp, tôn trọng nếp sống của một đất nước dân chủ. Pháp cần nhắc nhở để Bắc Kinh không thể can thiệp vào công việc nội bộ của Pháp. Đây là một nguyên tắc hàng đầu luôn được ngành ngoại giao Trung Quốc nhắc đến. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không được chi phối các quyết định của Paris về biển Hoa Đông, Biển Đông, về châu Phi hay trong các chương trình hợp tác quốc tế. Không có lý do gì để Trung Quốc áp đặt hành trình các chuyến bay từ Pháp tới Đài Loan, hay bắt các hãng hàng không quốc tế trong đó có Pháp phải gọi Đài Bắc là Đài Bắc Trung Hoa. Tất cả những yếu tố đó thuộc về chủ quyền của nước Pháp không một ai được phép can thiệp.
RFI : Vậy Paris có thể làm được những gì để giữ khoảng cách với Bắc Kinh cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế khi biết rằng, hiện nay chẳng hạn Trung Quốc là nguồn cung cấp khẩu trang cần thiết nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 ?
Stéphane Corcuff : Trong những điều kiện bình thường, đúng là không dễ để tách rời khỏi Trung Quốc bởi có rất nhiều thỏa thuận ràng buộc đôi bên và hơn thế nữa về mặt lý tưởng, Pháp vốn có lập trường thân Hoa lục. Có điều với năm tháng, Pháp đã « mở cửa cho cáo vào nhà » và giờ đây đã đến lúc chúng ta phải thận trọng hơn với Trung Quốc. Covid-19 đang làm thay đổi tình thế. Bắc Kinh đang nỗ lực tuyên truyền để mọi người quên đi rằng virus corona xuất phát từ Vũ Hán, và chúng ta thấy là chiến dịch tuyên truyền đó không có hiệu quả. Quốc tế cần nắm lấy thời khắc lịch sử này để lấy cân bằng lại bang giao với Trung Quốc. Cái may của chúng ta ở đây là ngay cả đến giờ phút này Bắc Kinh vẫn muốn lừa gạt thiên hạ, tôi muốn nói đến hình ảnh những lô hàng kém chất lượng Trung Quốc bán cho châu Âu trong lúc mà châu Âu đang phải ráo riết đối mặt với đại dịch. Trong khi đó Đài Loan hay Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp khẩu trang và trang thiết bị y tế có uy tín. Tôi cho rằng Covid-19 là một điểm khởi đầu mới đem lại một tầm nhìn mới về quan hệ quốc tế.
RFI : Xin một câu hỏi chót : ngày càng có nhiều tiếng nói đòi Trung Quốc phải « bồi thường » về những thiệt hại virus corona gây nên, hay trừng phạt Bắc Kinh đã che giấu thông tin về mối nguy hiểm Covid-19 có thể gây nên. Cộng đồng quốc tế có thể trừng phạt Trung Quốc được hay không ?
Stéphane Corcuff : Không, cho tới giờ phút này, tôi không tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Đành rằng khủng hoảng đã xuất phát từ Trung Quốc nhưng đừng quên rằng người dân Trung Quốc đã trả cái giá đắt, cho dù chúng ta đều biết số người thiệt mạng thật sự cao hơn các báo cáo chính thức của Bắc Kinh rất nhiều. Bất luận số người chết là bao nhiêu tại Trung Quốc, dân Trung Quốc cũng là những nạn nhân đầu tiên của virus corona. Thứ nữa, kiện cáo hay đòi Trung Quốc bồi thường về tài chính là điều vô ích bởi thứ nhất là kinh tế của Trung Quốc và thế giới lệ thuộc vào lẫn nhau, thứ hai là không có một định chế pháp lý quốc tế nào có thẩm quyền để đòi phạt Trung Quốc cả. Lao vào tranh cãi đó là đi lầm đường và cũng đừng quên rằng, Trung Quốc có tính thù dai và tới nay Bắc Kinh chưa từng bỏ qua quá khứ (trong khi đó thì những nước cựu thù như Pháp với Việt Nam hay Việt Nam với Mỹ đã sang trang quá khứ để hợp tác vì một tương lai chung). Dồn Bắc Kinh vào chân tường chẳng giải quyết được việc gì. Điều mà cộng đồng quốc tế phải làm đó là luôn luôn nói lên sự thật về khủng hoảng, về virus corona, về tầm mức nghiêm trọng và trách nhiệm của các quốc gia trước đại dịch. Không thể chối cãi rằng dịch bệnh đã xuất phát từ Vũ Hán và Trung Quốc không thể bắt cộng đồng quốc tế chấp nhận bất kỳ một giả thuyết nào khác. Kế tới là thế giới cần lập tức ngăn chặn Trung Quốc mở chiến dịch tuyên truyền, thâu tóm các định chế đa quốc gia như đã thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Chúng ta thấy rõ là hành động này đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của hàng triệu con người. Đó là điều mà Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải chịu trách nhiệm.
‘Con virus đáng sợ’ của Trung Quốc, bài viết cũ làm người Pháp lo ngại
Thụy My
« Một con virus đáng lo sợ được tạo ra tại Trung Quốc », đó là tựa đề một bài báo đăng trên tờ Le Parisien cách đây bảy năm, vào ngày 05/05/2013, được độc giả truy cập rất nhiều từ vài tuần qua và phổ biến cho nhau trên mạng xã hội, kể cả ở Việt Nam, đến nỗi tòa soạn cách đây mấy hôm phải cập nhật thêm phần giới thiệu vào, và viết hẳn một bài mới để nói rõ bối cảnh.
Nội dung bài viết mang tên tác giả Claudine Proust như sau :
Một con virus đáng sợ được tạo ra tại Trung Quốc
Các nhà khoa học cảnh báo về việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một con virus loại cúm gà rất nguy hại.
Hữu ích hay nguy hiểm ? Cộng đồng khoa học thế giới rúng động từ khi tạp chí Mỹ Science loan tin các nhà sinh học Trung Quốc lai tạo ra một con virus nguy hại. Trong lúc Trung Quốc phải chiến đấu với dịch cúm gà không biết đến lần thứ bao nhiêu, một nhóm nghiên cứu của trường đại học nông nghiệp Cam Túc lại cho ra đời một con virus mới, trộn lẫn gien H5N1 với H1N1.
Virus H5N1 đã lây nhiễm cho 628 người từ năm 2003 với tỉ lệ tử vong lên đến 60%, có thể lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người. Còn virus H1N1, xuất hiện ở Mêhicô năm 2009, không gây tử vong nhiều hơn cúm thường nhưng lây lan rất mạnh. Con virus này có thể đã khiến 1/5 dân số thế giới bị nhiễm trong đại dịch vào năm đó, giết chết 18.000 người.
Mục tiêu thí nghiệm không rõ ràng
Con virus lai tạo tại Trung Quốc mang tính chất tệ hại nhất của cả hai, với đặc điểm đáng ngại là có thể dễ dàng lây giữa hai con chuột lang với nhau, qua đường hô hấp, chẳng hạn qua một cái hắt hơi. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết luận : con virus H5N1 độc hại chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú.
« Có nên can thiệp vào thế giới tự nhiên chỉ để chứng minh điều đó hay không ? » – các chuyên gia tức giận. Đây là việc không đáng làm so với những rủi ro phải gánh lấy. Chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ, một ý đồ xấu là một con virus biến đổi gien loại này có thể dễ dàng « nhiễm độc cho con người, gây ra từ 100.000 đến 100 triệu cái chết » – theo ước tính của Simon Wain Hobson ở Viện Pasteur.
Tòa soạn Le Parisien ngày 13/04/2020 phải cho đăng một bài mới mang tựa đề « Virus đáng lo sợ tạo ra tại Trung Quốc : Năm câu hỏi về bài báo mà bạn đọc đang hoang mang ». Nội dung như sau :
Từ vài ngày qua, một trong số các bài báo của chúng tôi nói về một con virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc năm 2013, đã gây chú ý và lo ngại cho nhiều cư dân mạng.
‘’Đây có đúng là một bài viết của quý báo hay là fake ?’’, ‘’Bài này có từ năm 2013 ! Họ đã chế thêm những thứ khốn kiếp nào nữa ?’’, ‘’Có căn cứ để đặt câu hỏi, nếu thêm vào sự kiện các virus này được trữ trong phòng thí nghiệm P4 duy nhất của Trung Quốc ở Vũ Hán’’… »
Bài báo đã được đọc rất nhiều trong những ngày gần đây và đôi khi được những trang khác đăng lại. Thông tin này dù có thực, cũng cần đặt lại trong bối cảnh cụ thể, để không liên hệ với con virus corona chủng mới xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019.
Bài viết nói về điều gì ?
Bài báo đề ngày 05/05/2013 trong Le Parisien, nêu ra cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học chia sẻ lo ngại về việc Trung Quốc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus bao gồm các đặc tính của virus cúm A H1N1 (xuất xứ một phần từ loài vật, có thể lây từ người sang người) và virus H5N1 (xuất xứ loài vật, lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người).
Thông tin này là đúng, như cựu nhà báo Claudine Proust của chúng tôi chuyên viết về y tế đã xác nhận. « Đề tài này có thể từ một bản tin của AFP », có thêm giải thích của nhà vi trùng học Jean-Claude Manuguerra, nay là người chịu trách nhiệm đơn vị can thiệp sinh học khẩn cấp (CIBU) của Viện Pasteur.
Tuy nhiên Le Parisien không phải là tờ báo duy nhất đưa tin này, mà thông tin còn có trên trang web của France Info, Futura Sciences hay Le Quotidien du Médecin.
Việc lai tạo này liệu có liên quan đến virus corona chủng mới ?
Nhà sinh học Mỹ Richard H.Ebright, là người có tham gia trong số các nhà khoa học chỉ trích nghiên cứu trên, trả lời là không. « Không có quan hệ nào giữa con virus lai tạo H5N1-H1N1 và SARS-CoV-2 (tên khoa học của virus corona chủng mới). Hai con virus này thuộc những ngành (phyla) khác nhau. Chúng khác xa như trùng đất với con người » – giám đốc phòng thí nghiệm của Waksman Institute of Microbiology ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ bình luận.
Các cư dân mạng khác cho rằng, nếu có khả năng lai tạo ra con virus mới giữa hai chủng virus như thế, thì SARS-CoV-2 cũng có thể là virus do con người tạo ra.
Trên thực tế, tất cả cho thấy virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. Một công trình đăng trên tạp chí Nature ngày 17/3 do các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh, Úc tiến hành, kết luận rằng « SARS-CoV-2 không phải là sản phẩm của phòng thí nghiệm hay một con virus được cố ý tạo ra ».
Tiến sĩ Etienne Simon-Loriere của Viện Pasteur cho biết một trong những bằng chứng là « không có một dấu vết nào trong bộ gien của SARS-CoV-2 giống với một mã di truyền nhân tạo ». Cách thức mà con virus bám vào các thụ thể để xâm nhập vào tế bào, cũng khác hẳn với các virus SARS mà phòng thí nghiệm biết được.
Ông nói : « Nếu nó do con người tạo ra, thì họ đã cóp lại những virus SARS cũ. Người ta không thể sáng chế ra cách thức độc đáo này để bám vào thụ thể tế bào con người. Bộ gien thì tất cả đều có, người ta giải mã tại tất cả các nước, nhưng không có yếu tố nào cho thấy có dấu vết bàn tay con người. Không có dấu hiệu nhân bản vô tính hay tổng hợp ».
Cuộc thí nghiệm năm 2013 liên quan đến vấn đề gì ?
Nghiên cứu này trộn lẫn chất liệu di truyền của virus cúm gà H5N1 với virus gây đại dịch H1N1 để sản sinh ra một loại « virus tái tổ hợp ». Nó được tiến hành bởi một ê-kíp Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân (Harbin), trực thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc ở miền đông bắc (cách Vũ Hán hơn 2.200 km).
Nghiên cứu cho thấy con virus lai tạo lây nhiễm « rất dễ dàng giữa hai con chuột lang, thông qua đường hô hấp », « chẳng hạn chỉ cần một cái hắt hơi ». Các nhà nghiên cứu kết luận virus H5N1 (lây từ chim, gia cầm sang người) chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú với nhau. Điều đáng sợ là virus H5N1 gây chết người dữ dội hơn so với H1N1. Kết quả nghiên cứu này trước hết được tạp chí Nature đăng lên vào tháng 5/2013, vài tuần sau được tạp chí Science đưa lại.
Tác động của nghiên cứu này như thế nào ?
Tranh cãi đã nổ ra với các nhà khoa học khác, nhất là tại Viện Pasteur Pháp và trường đại học Queen Mary ở Luân Đôn, với nhận định một nghiên cứu như vậy chẳng giúp học hỏi được gì mới nhưng lại gây rủi ro rất lớn, và như vậy là vô dụng. Theo nhà nghiên cứu Simon Wain Hobson, Viện Pasteur thì chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ hay ý đồ xấu là con virus loại này có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người, khiến 100.000 đến 100 triệu người tử vong.
Nhưng theo ông Etienne Simon-Loriere, rủi ro rất thấp do « được tiến hành trong một phòng thí nghiệm với các điều kiện khắt khe để tránh tối đa nguy cơ virus thoát ra bên ngoài ». Và từ đó đến nay, đã có những quy định mới tại một số phòng thí nghiệm, buộc phải được các hội đồng khoa học và chuyên gia bên ngoài chấp thuận trước khi tiến hành các thí nghiệm loại này.
Sau các tranh cãi, đa số chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các loại virus khác và các loài vật khác, chứ không nhất thiết với các « virus tái tổ hợp ». Một số nghiên cứu việc lây lan virus H7N9 thông qua giọt bắn giữa loài chồn, và lợi ích của vaccine chống H7N9 trên loài hữu nhũ.
Tạo ra virus là chuyện thường tình ?
Vâng, nhưng việc này luôn có rất nhiều quy định để bảo đảm an toàn. Việc xem xét virus, thay đổi thành phần… nằm trong phạm vi công việc của các nhà nghiên cứu. Ngược lại, ít có chuyện đi quá xa như thế, tạo ra những con virus nguy hiểm chết người. Ông Etienne Simon-Loriere nói rõ : « Tại Viện Pasteur, chúng tôi chưa bao giờ tiến hành những việc tương tự ».
Cần ghi nhận rằng việc lai tạo ra con virus H1N1-H5N1 nằm trong bối cảnh việc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus giết người và có độ lây nhiễm rất cao, được mệnh danh là « Frankenvirus » (virus Frankenstein), gây tranh cãi dữ dội.
Ghi chú của RFI Tiếng Việt : Bài viết trên đây của Le Parisien được đăng trước khi có thông tin của Fox News ngày 15/04/2020 về virus corona chủng mới lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do sơ xuất. Ngay sau đó tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang điều tra về nghi vấn này.
Nam danh ca Pháp Christophe qua đời
Thanh Phương
Nam danh ca Pháp Christophe, tác giả của những ca khúc bất hủ « Aline » hay « Les mots bleus » vừa qua đời đêm qua, 16/04/2020, thọ 74 tuổi, theo thông báo của gia đình với hãng tin AFP. Bà Véronique Bevilacqua, vợ của Christophe, cho biết ông qua đời vì bệnh khí thủng (emphysème) một căn bệnh về phổi.
Ngay khi có tin Christophe phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, giới nghệ sĩ ở Pháp đã bày tỏ xúc động, chúc ông chóng bình phục, trong đó có Michel Ponareff, một trong những nam danh ca cùng thời yéyé với ông.
Mặc dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa, những lời chúc đã không trở thành hiện thực. Christophe đã không đủ sức để chống chọi với cơn bạo bệnh.
Sinh năm 1945, Christophe, tên thật là Daniel Bevilacqua, xuất thân từ một gia đình người Ý nhập cư vào Pháp. Nổi danh từ thập niên 1960, Christophe đã nhanh chóng thoát ra khỏi hình ảnh của một thần tượng thời sixties, để đi theo con đường âm nhạc của riêng ông.
Mê điện ảnh, mê sưu tập dĩa, chuyên sống về đêm, Christophe còn nổi tiếng là một nghệ sĩ rất cầu toàn và cũng cởi mở với những xu hướng nghệ thuật mới, luôn luôn canh tân âm nhạc của ông. Nhạc của Christophe cho tới nay vẫn không bị lỗi thời, bằng chứng là hai album mới nhất của ông ra năm ngoái, “Christophe, etc”, vol 1 và vol 2, đã được công chúng tán thưởng nồng nhiệt, nhất là vì trong đó Christophe song ca với các ca sĩ đủ mọi thế hệ để trình bày lại các ca khúc tiêu biểu của ông.
Trước khi bệnh trở nặng phải nhập viện, dù đã ở tuổi 74, Christophe đã dự kiến tiếp tục lưu diễn tại Pháp, nhưng do tình hình dịch Covid-19, ông đã phải dời lại các buổi biểu diễn.
Nhạc sĩ Jean-Michel Jarre, người viết lời hai ca khúc « Les Mots Bleus » và « Paradis Perdus » cho Christophe, ca ngợi ông là « một trong những ca sĩ lớn nhất của Pháp. Đối với Jean-Michel Jarrre, Christophe còn hơn là một nhạc sĩ, mà là một người thợ may của âm nhạc. Đó là một nhân vật có một không hai »
Trên mạng Twitter, bộ trưởng Văn Hóa Pháp Franck Riester viết : « Với sự ra đi của Christophe, âm nhạc Pháp mất đi một phần tâm hồn của mình ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200417-nam-danh-ca-ph%C3%A1p-christophe-qua-%C4%91%E1%BB%9Di
Mercedes F1 phát triển máy hỗ trợ hô hấp mới để chống lại coronavirus
Một phiên bản mới của máy hỗ trợ hô hấp có thể giúp bệnh nhân coronavirus được phát triển trong vòng chưa đầy một tuần bởi một nhóm liên quan đến Mercedes Formula One và đang được thử nghiệm tại các bệnh viện Luân Đôn.
Các thiết bị Thở áp lực dương liên tục (CPAP) được sử dụng ở Trung Cộng và Ý để cung cấp không khí và oxygen cho phổi của bệnh nhân để giúp họ thở mà không cần dùng máy thở.
CPAP mới được phê duyệt bởi cơ quan quản lý có liên quan, và giờ đây hàng trăm máy sẽ được chuyển đến bệnh viện của đại học University College London để thử nghiệm, trước khi được dùng tại các bệnh viện khác. Thiết bị hỗ trợ hô hấp mới được phát triển bởi các kỹ sư và bác sĩ lâm sàng tại UCLH hợp tác với Mercedes-AMG High Performance Powertrains.
Khi được hỏi về nguy cơ đối với các nhân viên chăm sóc sức khỏe khi sử dụng CPAP vì các giọt bị ô nhiễm có thể thoát ra khỏi thiết bị, Giáo sư Rebecca Shipley, Giám đốc Viện Kỹ thuật Y tế UCL, nói với BBC rằng rủi ro là rất thấp nếu những nhân viên đó mặc thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp. Việc phát triển thiết bị mới chỉ mất chưa đầy 100 giờ từ cuộc họp ban đầu đến khi sản xuất thiết bị đầu tiên. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mercedes-f1-phat-trien-may-ho-tro-ho-hap-moi-de-chong-lai-coronavirus/
Covid-19 – Tây Ban Nha : Số ca tử vong trên thực tế cao hơn số liệu chính thức
Thu Hằng
Tây Ban Nha là nước bị dịch Covid-19 tác động nặng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Ý), với 19.500 người chết tính từ đầu mùa dịch, tăng thêm 585 ca trong vòng 24 giờ, theo số liệu ngày hôm nay, 17/04/2020. Tuy nhiên, hai vùng Madrid và Catalunya nghi ngờ số liệu do chính phủ công bố.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau cho biết thêm chi tiết :
« Thực sự có bao nhiêu người chết vì đại dịch Covid-19 ? Câu hỏi được đặt ra từ một tuần nay trong khi nhiều nhà dịch tễ học cho rằng số liệu chính thức thấp hơn nhiều so với thực tế vì chỉ có những ca tử vong ở bệnh viện được thống kê.
Cuộc tranh luận trở nên rõ nét hơn vì hai vùng Catalunya và Madrid, vốn bị dịch tác động nghiêm trọng nhất, nêu cùng một vấn đề khi phản đối số liệu thống kê của trung ương. Chính quyền vùng Catalunya khẳng định số người chết ở nhà và trong các trung tâm dưỡng lão đã không được tính trong thống kê tử vong. Chính quyền vùng Madrid cũng đề cập đến vấn đề này và có cùng ý kiến với vùng Catalunya khi cho rằng có ít nhất 3.000 ca tử vong không được gộp vào số liệu chính thức.
Ông Fernando Simón, giám đốc Trung tâm cấp cứu dịch tễ, hiện là người chịu trách nhiệm điều phối dịch Covid-19, đính chính rằng số ca tử vong chính thức chỉ gồm những người đã được xét nghiệm nhiễm Covid-19 trước đó.
Tại cả hai vùng Catalunya và Madrid, người dân khẳng định rằng có những người tử vong, về mặt chính thức, không được coi là do virus corona, nhưng trên thực tế họ có cùng triệu chứng nên phải được xếp là nạn nhân của đại dịch ».
Châu Âu vẫn trong tâm bão
Tính đến tối 16/04, châu Âu đã vượt qua ngưỡng 90.000 người chết, chiếm hơn 65% tổng số ca tử vong trên thế giới, trong đó có 22.170 ca tại Ý. Dù có « một số dấu hiệu đáng khích lệ » tại một số nước, nhưng châu Âu vẫn nằm trong tâm bão, theo nhận định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chi nhánh châu Âu.
Trong khi một số nước như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Áo … bắt đầu tính đến dần đến việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, Anh Quốc, nơi có 13.279 người chết vì virus corona (chỉ tính riêng số liệu của bệnh viện), sẽ tiếp tục phong tỏa thêm ba tuần, đến hết ngày 08/05, vì theo bộ trưởng Y Tế Anh, hiện giờ « còn quá sớm để thay đổi ».
Thủ đô Sofia của Bulgari cũng bị phong tỏa kể từ ngày 17/04 cho đến khi có lệnh mới. Phần lớn số ca nhiễm bệnh (tổng cộng 800 ca) và tử vong (38 ca) đều được được ghi nhận ở Sofia.
Bỉ, với 11,5 triệu dân, được coi là một trong những nước có tỉ lệ tử vong/số dân cao nhất (419 ca tử vong/triệu dân). Giải thích về số liệu này, thủ tướng Bỉ khẳng định chính phủ minh bạch và gộp tất cả các ca tử vong ghi nhận ở bệnh viện và các viện dưỡng lão : Tính đến tối 16/04, con số này đã lên đến 4.857 người.
Nhà báo Ý: Tại sao người Ý tức giận và muốn Trung Quốc đền bù ‘thiệt hại’ do virus gây ra?
Duy Nghĩa
Trong một blog cá nhân được đăng gần đây trên ‘The Quint’, nhà báo Francesca Marino đã thể hiện sự tức giận của người Ý trước sự lừa dối của Trung Quốc liên quan đến virus corona, và yêu cầu Bắc Kinh phải bồi thường ‘thiệt hại chiến tranh’.
Là một nhà báo Ý, chuyên gia về Nam Á, người đã viết cuốn sách ‘Apocalypse Pakistan’ [Tạm dịch: ‘Ngày tận thế Pakistan’], bà Marino cho rằng người dân Ý ‘không thể chịu đựng’ Trung Quốc thêm được nữa.
“Thẳng thắn mà nói, không những Ý với tư cách là một quốc gia, người Ý với tư cách là người dân, bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona, mà tất cả còn phải đối mặt với ‘sự tuyên truyền kinh tởm’ về Trung Quốc”, bà Marino nhận xét.
Bà Marino nêu rõ bà không đồng ý với những tuyên bố của Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio, biệt danh là Giggino, khi ông này đã chia sẻ những bài viết nhiệt tình trên tài khoản Facebook của mình về các bác sĩ và các vật tư y tế Trung Quốc đến Ý.
“Có lẽ, vì ông ấy không biết tiếng Anh, và thậm chí tiếng Ý của ông ta không tốt lắm, ông ta thực sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, bà Marino giải thích và nhấn mạnh: “Một chiến dịch được phối hợp đã lan rộng, một lần nữa thông qua Facebook, với ‘những người Ý’ (phần lớn là người Trung Quốc trá hình để phá hoại), đã chia sẻ các bài đăng, ca ngợi Trung Quốc và sự giúp đỡ của họ cho Ý”.
‘Chiến lược Trung Quốc’ là gì?
Theo bà Marino, chiến lược của Trung Quốc càng trở nên rõ ràng một vài ngày sau đó. Ông Triệu Lập Kiên, từng là Đại sứ Trung Quốc ở Pakistan trong nhiều năm, phụ trách tuyên truyền cho Hành lang Kinh tế Trung Quốc Pakistan (CPEC), đã đăng một video clip lên trang mạng Twitter, viết rằng: “Tại Rome, quốc ca Trung Quốc đã vang lên và một số người Ý đã hô vang ‘Cảm ơn, Trung Quốc’ trên ban công của mình, hàng xóm của họ vỗ tay theo. Chống lại Covid-19, nhân loại sống trong một cộng đồng có tương lai chung! Ý là một quốc gia anh hùng. Tại thời điểm khó khăn này, người Trung Quốc sát cánh cùng với Ý”.
Bà Marino khẳng định “âm thanh trong video clip này rõ ràng là giả, và thậm chí không phải là tốt. Bên cạnh đó, ngay cả một người Ý [bình thường] cũng không chắc biết đến quốc ca Trung Quốc. Vụ lừa đảo đã bị chỉ trích trên twitter, tuy nhiên chiến dịch tuyên truyền vẫn tiếp tục”.
Dân Ý tức giận
Theo bà Marino, do chiến lược nhằm giành được ‘sự biết ơn’ của người dân Ý không tạo được tiếng vang, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện một loại các chiến dịch khác.
Thực tế là một vài ngày sau, Thời báo Toàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận khét tiếng diều hâu của chính quyền Bắc Kinh, đã đăng trên Twitter nội dung rằng: “Theo các báo cáo, Ý có thể đã bị dịch viêm phổi không rõ nguyên nhân vào đầu tháng 11 và tháng 12/2019, với các triệu chứng nghi ngờ cao của Covid-19”.
Cho rằng đây hoàn toàn là những lời bịa đặt, bà Marino chất vấn và nêu rõ: “Các báo cáo nào? Từ đâu ra? Ai viết? viết bởi ‘các chuyên gia’, bao gồm nhiều người Ý ‘được trả tiền’ bởi Bắc Kinh? Và nếu đúng, có phải chúng ta đang nói về những vụ việc được lan truyền bởi hàng ngàn khách du lịch Trung Quốc đến Ý mỗi lần trong năm, vì Bắc Kinh trong những tháng đó đã im lặng về virus đã ảnh hưởng đến Vũ Hán?”.
Thêm vào đó, bà Marino cho hay một số bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc tế bắt đầu phụ họa cho chính quyền Bắc Kinh, khi viết: “Người Ý rất biết ơn người Trung Quốc. Ở Ý, Trung Quốc không còn được coi là quốc gia mà virus bắt nguồn từ đó nữa”.
“Như tôi đã nói, không thể chịu đựng thêm được nữa. Người Ý không phải là những kẻ ngu ngốc dễ hài lòng, như các phóng viên quốc tế thích mô tả”, bà Marino chỉ trích, và nêu rõ: “Sự thật là, chúng tôi đang tức giận. Và chúng tôi tức giận vì sự im lặng vô đạo đức của Trung Quốc về nó”.
Theo bà Marino, rất nhiều người Ý tức giận vì thực tế là các bác sĩ và nhà báo Trung Quốc đã phải vào tù khi họ cố gắng cảnh báo cho phần còn lại của thế giới.
“Chúng tôi tức giận vì mọi người đang chết như ruồi, vì bệnh viện của chúng tôi đã chật kín và các bác sĩ, y tá không thể đối mặt với tình trạng cấp cứu được nữa. Chúng tôi tức giận vì chúng tôi bị phong tỏa, và trong khi chúng tôi cố gắng đối phó với nó, chúng tôi cũng phải chịu đựng ông Triệu Lập Kiên và những người thuộc loại như ông ấy, xúc phạm chúng tôi với quốc ca Trung Quốc, và những lời nói xấu xa của họ”, bà Marino lên án mạnh mẽ.
Chiến lược của Trung Quốc khiến thế giới phải ‘phụ thuộc’ vào họ
Bà Marino cho hay bà cảm thấy bực tức khi các đồng nghiệp nói với bà rằng Milan đã trở nên giống [thành phố] Gwadar [ở Pakistan], với những lá cờ Trung Quốc phất phới tại các bệnh viện, cùng với những người Ý.
“Một cái gì đó tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ nhìn thấy trong cuộc sống của tôi. Và điều tồi tệ nhất là, nhiều người giả vờ không nhận ra và không hiểu. Nhiều người giả vờ không nhận ra rằng [virus] đến từ một nơi rất xa, và là một phần của một chiến lược rõ ràng đằng sau các động thái của Bắc Kinh”, bà Marino chia sẻ.
Theo bà Marino, “rõ ràng, đó là cùng một chiến lược, đằng sau Sáng kiến Vành Đai và Con đường (BRI) và Hành lang Kinh tế Trung Quốc Pakistan (CPEC). [Trung Quốc] tạo ra nhu cầu, sau đó kiếm tiền với việc đáp ứng nhu cầu, và khiến các quốc gia và mọi người phụ thuộc vào họ”.
Bà Marino lưu ý “hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus corona hiện phụ thuộc vào nguồn cung cấp [thiết bị và vật tư y tế] do Trung Quốc sản xuất, và Bắc Kinh đang cố gắng mua ‘sự im lặng’ của thế giới bằng tiền, quà tặng, và cố gắng đổ lỗi cho các quốc gia khác về đại dịch. Chiến lược này bao gồm việc mua chuộc các chính trị gia, các nhà ngoại giao, các học giả, nhà báo, thuê những kẻ giả danh, để truyền bá tin tức giả hoặc tin tức có vẻ thích hợp”.
Cuối cùng, cho rằng thế giới “không được để Trung Quốc hưởng lợi từ virus Vũ Hán” và “virus này đã lan truyền trên phần còn lại của thế giới bởi những thất bại cố hữu của chế độ Bắc Kinh: thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, chiến lược kinh tế hung hăng, toan tính đế quốc”, bà Marino kêu gọi: “Chúng ta cần buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thiệt hại, đền bù kinh tế và tinh thần. Chúng ta cần yêu cầu [Bắc Kinh đền bù] thiệt hại chiến tranh, bởi vì nó là cái gì khác nếu không phải là một cuộc chiến?”.
Theo The Quint
Duy Nghĩa dịch và biên tập
Virus corona: Tổng thống Nga Putin thông báo hoãn lễ duyệt binh 9/5
Minh Anh
Dịch Covid-19 một lần nữa làm đảo lộn lịch trình chính trị và ngoại giao của tổng thống Vladimir Putin. Nước Nga hôm nay 17/04/2020 cho biết đã có 32.008 người nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4.000 ca mới trong vòng 24 giờ. Tổng số người chết là 273, tức có thêm 41 ca tử vong mới.
Matxcơva vẫn là ổ dịch chính. Về lý thuyết, Matxcơva sẽ đạt đỉnh dịch trong vòng 2-3 tuần sắp tới. Trong bối cảnh này, tổng thống Nga, Vladimir Putin thông báo hoãn lễ duyệt binh ngày 9/5 mừng ngày thắng Đức Quốc Xã, cho dù lễ kỷ niệm năm nay có một ý nghĩa quan trọng đối với nguyên thủ Nga và ông mong muốn mời các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot, giải thích:
“Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng có vài tuần, lịch trình dự kiến của ông Vladimir Putin bị đảo lộn vì dịch bệnh virus corona. Đầu tiên, tổng thống Nga buộc phải hoãn cuộc trưng cầu dân ý ngày 22/4 về dự án cải tổ Hiến Pháp – một cuộc bỏ phiếu về mặt lý thuyết cho phép ông tại quyền đến tận năm 2036. Giờ thì đến một sự kiện khác của Nga trong năm cũng bị xem xét lại bởi vì nguyên thủ Nga muốn nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức để khẳng định đất nước đã tìm lại được vị thế cường quốc quân sự và chiến lược.
Tối thứ Năm, 16/4, Vladimir Putin tuyên bố: “Ngày 9/5 đối với chúng ta là một ngày thiêng liêng”, và ông nói thêm rằng “sự sống của mỗi người dân là vô giá” để biện minh cho quyết định trên. Như vậy, điện Kremlin đã chính thức đáp ứng lời đề nghị của các hiệp hội cựu chiến binh đòi hoãn cuộc diễu binh.
Lễ kỷ niệm bị hoãn chứ không bị hủy. Vladimir Putin chưa cho biết ngày cụ thể nào. Tại thủ đô nước Nga, người ta dự đoán nhiều khả năng: Lễ diễu binh có thể sẽ được tổ chức vào tháng Sáu hay vào mùa thu tới đây. Trong số những ngày thường được nhắc đến nhiều nhất, có ngày 3/9, đánh dấu Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt chính thức – ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng, hay như ngày 7/11, không phải lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười mà là lễ kỷ niệm cuộc diễn binh trên Quảng trường Đỏ năm 1941. Khi ấy, các đạo quân phát xít Đức chỉ cách điện Kremlin tầm hai chục km”.
Virus corona: Vũ Hán điều chỉnh số ca tử vong, tăng lên gần gấp đôi
Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh virus corona được báo cáo đầu tiên, đã điều chỉnh số ca tử vong, để thêm 1.290 người.
Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất ‘nguy hiểm’
Đại tướng Mỹ ‘không chắc chắn về nguồn gốc virus corona ở Trung Quốc’
Trump nói virus corona đã ‘vượt đỉnh điểm’ ở Mỹ
Như vậy số ca tử vong ở Vũ Hán đã tăng từ 2579 ca công bố trước đó lên 3.869 ca, nhiều hơn 1.290 trường hợp so với số liệu trước đó.
Số người mắc bệnh cũng tăng thêm 325 trường hợp từ 50.008 lên 50.333.
Ngày 17/4, giới chức thành phố Vũ Hán (thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã công bố những thay đổi số liệu liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Chính quyền Vũ Hán nói số liệu gia tăng chủ yếu vì nhiều người đã chết ở nhà trong giai đoạn đầu của bệnh dịch.
“Trong giai đoạn đầu của dịch, các bệnh viện không đủ khả năng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân, một số lượng nhỏ bệnh viện không kết nối với hệ thống thông tin ngăn ngừa và kiểm soát, nhiều bệnh viện bị quá tải.”
“Các yếu tố này góp phần dẫn tới việc báo cáo muộn, không báo cáo và báo cáo sai,” giới chức nói.
Xi Chen, một giảng viên ở Đại học Yale, Hoa Kỳ, nói ông không ngạc nhiên khi có sự điều chỉnh thống kê ở Vũ Hán.
“Vũ Hán là tâm dịch đầu tiên, và so với các tâm dịch sau này, người dân ở Vũ Hán hồi tháng Giêng biết ít hơn về con virus mới lạ.”
“Hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương không được chuẩn bị cho bệnh dịch lớn như vậy, thể hiện qua phản ứng muộn, số lượng lớn nhân viên y tế bị nhiễm, thiếu đồ xét nghiệm…” ông nói.
Sau khi điều chỉnh tỷ lệ tử vong ở thành phố này đang là 7,68%, cao hơn 2,53% so với số liệu đã công bố trước đó là 5,15%.
Ông Chen nói tỉ lệ tử vong mới gần hơn với New York.
Hiện tỷ lệ tử vong trên ca nhiễm tại New York đang được ghi nhận là 7,1% với 16.106 ca tử vong trong tổng số 226.198 ca mắc bệnh.
“New York và Vũ Hán có nhiều điểm chung, như phụ thuộc giao thông công cộng, mật độ dân số cao, phản ứng y tế công cộng thì muộn,” ông nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52325668
Chia rẽ trong ASEAN, nhiều nước ngừng xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu gạo từ VN gia tăng
Lục Du
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan nhanh chóng ở Đông Nam Á đã làm bộc lộ sự chia rẽ giữa các nước trong khu vực về vấn đề an ninh lương thực, nhất là khi các nước thiên về trồng lúa đã ngưng xuất khẩu gạo.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, lệnh phong tỏa để chống dịch Covid-19 được áp dụng vào ngày 3/4 đã khiến người dân nước này tích trữ gạo vì lo sợ không biết khi nào tình trạng mà họ đang gặp sẽ kết thúc. Trong khi đó, Việt Nam, nước xuất khẩu gạo xếp sau Thái Lan, đã cấm xuất mặt hàng này từ ngày 24/3, và quốc gia kế tiếp thực hiện điều tương tự là Campuchia.
Quyết định ngưng xuất khẩu gạo của những nước trồng lúa hàng đầu khu vực đã làm các nước nhập khẩu lo ngại và khiến các quan chức cấp cao của ASEAN phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào đầu tháng này để tìm cách đảm bảo nguồn cung lương thực trong khối.
“Về cơ bản, chúng tôi đã thống nhất rằng các quốc gia ASEAN nên giữ trạng thái mở về thương mại để cho phép tất cả các thành viên tiếp cận với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm”, bà Oramon Sapthaweetham, Tổng giám đốc Cơ quan phán thương mại Thái Lan, nói với Nikkei về kết quả cuộc họp.
“Tuy nhiên, mỗi quốc gia nên có quyền riêng trong việc thực hiện bất kỳ hành động nào để đảm bảo an ninh lương thực của mình, như cách Việt Nam đã làm. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần thêm thời gian để đạt được thỏa thuận”, bà Oramon nói thêm.
Việt Nam đã thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo gạo cho tiêu dùng trong nước. Mặc dù các công ty xuất khẩu và ngành công nghiệp trong nước yêu cầu gỡ bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế, nhưng vào ngày 10/4, Bộ Tài chính Việt Nam đề nghị gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo cho đến ngày 15/6 nhằm đảm bảo lượng gạo dự trữ quốc gia, dự kiến sẽ dự trữ khoảng 190.000 tấn. Việc này được thực hiện sau khi chính phủ đặt ra hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo.
Campuchia là nước tiếp theo có quyết định tương tự Việt Nam. Điều này đã khiến những nước nhập khẩu gạo trong khu vực lo lắng, đặc biệt là Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất ASEAN. Philippines đã nhập tới 2,9 triệu tấn gạo vào năm ngoái, và đang có kế hoạch nhập khoảng 2,5 triệu tấn gạo trong năm nay. Gạo mà Philippines nhập chủ yếu từ Việt Nam.
“Ít nhất 200.000 đến 500.000 tấn gạo hiện đang bị giữ tại các cảng ở Việt Nam và Campuchia, những chuyến hàng bị trì hoãn này đã gây ra thiếu hụt nguồn cung ở một số nước”, một thương nhân ở Singapore cho biết.
Gạo không chỉ là mặt hàng thiết yếu ở các nước ASEAN, mà còn là mặt hàng mang tính chính trị và tâm lý, đặc biệt đối với các nước nhập khẩu như Philippines và Indonesia, hai điểm nóng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở thời điểm hiện tại. Chính phủ của hai nước này đang phải đối mặt với áp lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và giữ lạm phát ở mức thấp.
Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, William Dar, đã viết thư cho người đồng cấp Việt Nam vào cuối tháng Ba đề nghị đảm bảo việc tiếp tục kế hoạch bán gạo cho Manila.
Không chỉ Philippines, các nước ASEAN khác cũng cảm thấy sức nóng đối với vấn đề lương thực trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát và chưa biết khi nào sẽ dừng lại.
Năm nay, hạn hán nghiêm trọng ở Thái Lan và Việt Nam, cũng như nhu cầu mua gạo tăng mạnh ở khu vực châu Á, đã khiến giá của mặt hàng này được đẩy lên mức cao nhất trong 7 năm qua. Vì thế, các nhà xuất khẩu Thái Lan tỏ ra chần chừ đối với việc đưa ra cam kết đáp ứng các đơn hàng của Philippines sau khi Việt Nam, nhà cung cấp gạo truyền thống của Manila, ngưng xuất khẩu gạo.
Mặc dù Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Lê Quốc Doanh, cho biết Hà Nội sẽ tôn trọng các cam kết xuất khẩu gạo của mình sang Philippines, nhưng nhiều khả năng Việt Nam khó có thể giao hàng đúng hạn cho Manila khi các đơn đặt hàng mà họ nhận được từ phía Trung Quốc tăng vọt.
Nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ Việt Nam tăng 595% lên 66.000 tấn trong hai tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, xu hướng nhập khẩu cũng tăng từ các thị trường khác, như Iraq, Malaysia, Pháp, Đài Loan, Sénégal và Nga.
Điều đó đã buộc Manila phải tìm kiếm nguồn cung gạo từ Myanmar, nhưng chính phủ nước này cũng đã quyết định ngừng xuất khẩu gạo, khiến Philippines khó có thể đảm bảo nguồn cung cấp ngay lập tức cho mặt hàng thiết yếu.
Đối với Indonesia, mặc dù chính phủ đảo quốc cho biết họ có 3,5 triệu tấn gạo dự trữ, nhưng tháng trước họ vẫn để ngỏ khả năng nhập khẩu gạo nếu tình hình dịch bệnh khiến giá của loại mặt hàng này tăng. Indonesia đã nhập khẩu 600.000 tấn gạo vào năm ngoái và dự báo sẽ nhập khoảng 1 triệu tấn trong năm nay, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Ấn Độ, cũng phải đối mặt với những rào cản thương mại khi nước này phong tỏa đất nước và dẫn tới việc ngưng hoàn toàn hoạt động xuất khẩu gạo. Quốc gia Nam Á đã xuất khẩu 9,8 triệu tấn gạo trong năm ngoái.
“Các nước nhập khẩu gạo đang phải vật lộn để có được gạo vào thời điểm này và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu dịch bệnh kéo dài thêm một vài tháng kể từ bây giờ”, một thương nhân ở Bangkok nói.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bày tỏ quan ngại về vấn đề an ninh lương thực trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN qua video được tổ chức vào thứ Ba.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến an ninh lương thực trong giai đoạn phong tỏa [vì dịch bệnh] này”, ông Duterte nói. “Ưu tiên cấp bách nhất của chúng tôi là đảm bảo cung cấp đủ gạo cho người dân”.
Lãnh đạo Philippines nhấn mạnh rằng ASEAN cần phải “mở cửa cho thương mại, dù có khủng hoảng hay không, vì không một quốc gia nào có thể đứng một mình”.
“Chúng ta hãy đảm bảo liên tục chuỗi cung ứng và dòng hàng hóa vận động bình thường trong khu vực của chúng ta”, ông Duterte đề nghị.
Theo Nikkei,
Lục Du dịch và biên tập.
Nếu Đài Loan gia nhập WHO, thế giới có thể đã sớm biết thông tin quan trọng về dịch bệnh
Vũ Dương
Ông Hồng Trung Minh, phó giám đốc Văn phòng Trung Hoa Dân Quốc tại Atlanta, đã gửi thư khiếu nại lên trang tin “Global Atlanta” và kêu gọi cho Đài Loan gia nhập WHO. Biên tập viên của tờ báo này trích dẫn ý kiến chuyên gia rằng nếu Đài Loan là thành viên của WHO, thế giới đã có thể sớm biết được rằng virus ĐCSTQ (viêm phổi Vũ Hán) có tính lây nhiễm từ người sang người.
Theo nguồn tin từ CNA (Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan), ở phần đầu của nội dung thư khiếu nại được đăng trên trang “Global Atlanta” ban biên tập đã đặc biệt chỉ ra rằng trong 10 năm qua, Đài Loan vẫn luôn cố gắng để trở thành thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng đã vấp phải phản đối mạnh mẽ từ phía ĐCSTQ.
Biên tập viên Trevor Williams chỉ ra rằng khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc, Đài Loan đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại trừ khỏi danh sách các nước quan trọng cần được thông báo đầu tiên. WHO cũng không chút mảy may quan tâm đến lời cảnh cáo về tính lây nhiễm của virus mà Đài Loan đưa ra. Bộ phận chuyên gia nhận định, nếu Đài Loan là thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới, thế giới có thể biết rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán có tính lây nhiễm từ người sang người sớm hơn hai tuần.
Ông Williams nói rằng Hoa Kỳ gần đây đã tỏ rõ thái độ không hài lòng với phương cách xử lý dịch bệnh của WHO và tuyên bố sẽ ngừng hỗ trợ tài chính. Ông cũng đề cập rằng phản ứng tích cực của Đài Loan đối với tình hình dịch bệnh đã nhận được sự khen ngợi của cả thế giới. Mặc dù xét về mặt địa lý Đài Loan rất gần với Trung Quốc và người dân hai bên luôn qua lại với nhau trong việc làm ăn, nhưng Đài Loan có chưa đến 400 ca lây nhiễm và chỉ có 6 trường hợp tử vong. Đài Loan cũng quyên góp hàng triệu khẩu trang và thiết bị phòng hộ cá nhân cho các nước khác.
Trong thư khiếu nại của mình, ông Hồng Trung Minh bày tỏ rằng Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp báo ở Geneva vào ngày 8 tháng 4 đã vô căn cứ buộc tội chính phủ Đài Loan kích động người dân Đài Loan bôi nhọ ông. Những lời dối trá mang tính quy chụp vô căn cứ này của ông Tedros khiến mọi người không khỏi lấy làm tiếc nuối. Chính phủ Đài Loan xưa nay đều luôn lên án mọi hình thức kỳ thị phân biệt đối xử. 23 triệu người dân ở Đài Loan đã phải chịu sự phân biệt nghiêm trọng của WHO về mặt chính trị trong một thời gian dài, hơn ai hết chính phủ Đài Loan hiểu được cảm giác bị kỳ thị là thế nào.
Ông chỉ ra rằng cộng đồng quốc tế nên theo dõi các biện pháp của WHO và nhóm lãnh đạo của tổ chức này trong việc đối phó với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Những lời cáo buộc vô căn của ông Tedros đã làm tổn hại nghiêm trọng chính phủ và người dân Đài Loan. Chính phủ Đài Loan yêu cầu ông hãy lập tức cải chính ngôn luận, trả lại sự trong sạch và xin lỗi người dân Đài Loan.
Thư khiếu nại cũng tường thuật chi tiết về thái độ và phản ứng phòng dịch hữu hiệu của Đài Loan. Mặc dù bị Tổ chức Y tế Thế giới cho ra rìa, nhưng Đài Loan vẫn tích cực hành động trong việc hỗ trợ cộng đồng quốc tế giải quyết tình hình nghiêm trọng, gửi tặng vật tư trọng yếu và nhu yếu phẩm cần thiết cho các nước đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.
Trong thư cũng nói rằng việc gia nhập vào WHO sẽ cho phép Đài Loan chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình với thế giới một cách hiệu quả và có những đóng góp tích cực hơn trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh. Đài Loan mong được hợp tác với các nước khác để mau chóng chấm dứt đại dịch này càng sớm càng tốt.
Theo Zhong Yuan, epochtimes.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
Virus corona: Kinh tế Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ
Nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ trong quý đầu tiên của năm, do dịch Covid-19 buộc các nhà máy và doanh nghiệp phải đóng cửa.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy giảm 6,8% theo dữ liệu chính thức được công bố thứ Sáu 16/4.
Thiệt hại tài chính mà virus corona hiện gây ra cho kinh tế Trung Quốc sẽ là mối lo ngại rất lớn đối với các quốc gia khác.
Virus corona: Trump tiết lộ kế hoạch ba giai đoạn mở cửa trở lại nước Mỹ
Đài Loan bác bỏ chỉ trích của Tổng Giám đốc WHO, người được TQ bảo vệ
Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?
Trung Quốc là một cường quốc kinh tế với tư cách là người tiêu dùng đồng thời là nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ chính.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến nền kinh tế của mình bị suy giảm trong ba tháng đầu năm kể từ khi bắt đầu ghi số liệu hàng quý vào năm 1992.
“Sự suy giảm GDP từ tháng Giêng đến tháng Ba sẽ chuyển thành tổn thất thu nhập vĩnh viễn, được thể hiện trong các vụ phá sản của các công ty nhỏ và người lao động mất việc làm,” Yue Su tại nhóm nghiên cứu the Economist Intelligence Unit, nói.
Năm ngoái, Trung Quốc chứng kiến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở mức 6,4% trong quý đầu tiên, giai đoạn mà nước này bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% mỗi năm, mặc dù các chuyên gia thường xuyên đặt câu hỏi về tính chính xác của các dữ liệu này.
Nền kinh tế của Trung Quốc đã bị đình trệ trong ba tháng đầu năm khi nước này đưa ra các biện pháp phong tỏa và xét nghiệm quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của virus vào cuối tháng Giêng.
Kết quả là, các nhà kinh tế đã dự đoán con số ảm đạm, nhưng dữ liệu chính thức còn tệ hơn dự kiến.
Phân tích: Mức tăng trưởng 6% bị xóa sổ
Robin Brant, BBC News, Thượng Hải
Sự suy giảm lớn cho thấy tác động sâu sắc của dịch virus corna và phản ứng hà khắc của chính phủ đối với sự việc này, đã ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nó xóa sổ tăng trưởng kinh tế 6% của Trung Quốc được ghi nhận vào cuối năm ngoái.
Bắc Kinh cho hay một kế hoạch kích thích kinh tế sâu rộng đang diễn ra khi họ cố gắng ổn định nền kinh tế và phục hồi. Đầu tuần này, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân, cho hay rằng nước này sẽ “mở rộng nhu cầu trong nước”.
Nhưng sự chậm lại trong phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu là một vấn đề quan trọng vì xuất khẩu vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tế Trung Quốc. Nếu điều này xảy ra, sẽ không có một sự phục hồi nhanh chóng.
Hôm thứ Năm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tránh được suy thoái nhưng chỉ tăng 1,2% trong năm nay. Số liệu việc làm được công bố gần đây cho thấy con số thất nghiệp chính thức do chính phủ công bố đã tăng mạnh, số lượng lao động trong các công ty liên quan đến thương mại xuất khẩu giảm nhiều nhất.
Trung Quốc đã tiết lộ một loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính để giảm bớt tác động của sự suy giảm, nhưng không cùng quy mô như các nền kinh tế lớn khác.
Louis Kuijs, nhà phân tích của Oxford Economics, cho biết: “Chúng tôi không mong đợi sự kích thích tăng trưởng ở quy mô lớn, vì điều này vẫn không phổ biến ở Bắc Kinh. Thay vào đó, chúng tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ chấp nhận tăng trưởng thấp trong năm nay, dựa trên triển vọng tốt đẹp hơn cho năm 2021”.
Kể từ tháng Ba, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép các nhà máy tiếp tục sản xuất và các doanh nghiệp mở cửa trở lại, nhưng đây là một quá trình dần dần để trở lại mức trước khi bị phong tỏa.
Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy và xưởng sản xuất của mình để tăng trưởng kinh tế và được mệnh danh là “nhà máy của thế giới”.
Đông Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại và người tiêu dùng sản phẩm của mình.
Thị trường chứng khoán trong khu vực cho thấy phản ứng đa chiều với dữ liệu kinh tế của Trung Quốc, với chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,9%.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã tăng 2,5% vào thứ Sáu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ kế hoạch nới lỏng các lệnh phong tỏa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52320862
Bắc Kinh gặp khủng hoảng ngoại giao vì châu Phi nổi giận
Bắc Kinh đang gặp phải một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng ở châu Phi sau khi những bài báo về tình trạng kỳ thị người châu Phi ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 gây phẫn nỗ trên khắp lục địa đen.
Tuần trước, các sinh viên và công dân châu Phi ở TP Quảng Châu bị ép phải xét nghiệm COVID-19 và tự cách ly 14 ngày, bất kể họ có đi nước nào gần đây hay không. Các sự việc xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai.
Nhiều người châu Phi ở Quảng Châu rơi vào cảnh vô gia cư, phải ngủ và lang thang trên đường phố sau khi bị chủ nhà đuổi ra đường và khách sạn từ chối nhận.
Tại châu Phi, các chính phủ, cơ quan báo chí và người dân đang tỏ thái độ giận dữ trước tình trạng gia tăng tư tưởng kỳ thị người nước ngoài ở Trung Quốc. Nhiều đoạn phim ghi lại cảnh tượng người châu Phi bị cảnh sát Trung Quốc trấn áp trên phố, người châu Phi phải ngủ trên vỉa hè hoặc bị nhốt trong nhà đã được đưa lên mạng xã hội.
Cộng đồng người châu Phi ở Quảng Châu, Trung Quốc, đang vô cùng căng thẳng và lo lắng sau khi nhiều người bị các chủ nhà hoặc khách sạn từ chối trong bối cảnh Bắc Kinh lo ngại đợt bùng phát dịch COVID – 19 thứ hai có thể xảy ra tại quốc gia đông dân nhất hành tinh này.
Hôm 11/4, trang bìa của tờ báo lớn nhất Kenya đăng dòng tit: “Người Kenya ở Trung Quốc: Hãy cứu chúng tôi từ địa ngục”. Một nghị sĩ nước này kêu gọi các công dân Trung Quốc rời khỏi Kenya ngay lập tức. Các đài truyền hình ở Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng đăng nhiều bài về tình trạng công dân của họ bị đối xử không đúng ở Trung Quốc.
Những sự việc này có thể làm hỏng các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi. Trong vài năm gần đây, các quốc gia châu Phi trở thành đối tác thương mại và ngoại giao chính của Bắc Kinh. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với châu Phi đạt 208 tỷ USD trong năm 2019, theo số liệu chính thức của hải quan Trung Quốc.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 12/4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phủ nhận chuyện nước này đang kỳ thị người nước ngoài.
“Chúng tôi vẫn đang đối diện với nhiều nguy cơ lớn về số ca nhiễm nhập về từ nước ngoài và sự tái bùng phát trong nước. Khi đại dịch lây lan khắp thế giới, các ca từ bên ngoài về đang gây sức ép ngày càng tăng”, ông Triệu nói.
“Tất cả người nước ngoài đều được đối xử như nhau. Chúng tôi phản đối sự đối xử phân biệt và không tha thứ cho sự kỳ thị”, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định.
Nhiều nước triệu đại sứ
Các nước châu Phi thường bị được đánh giá là đối tác có vị thế yếu hơn trong quan hệ với Bắc Kinh. Giới chức Mỹ nhiều lần cảnh báo châu phi hãy cẩn thận với cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc, trong đó các nước bị buộc phải trao những tài sản quan trọng hoặc hy sinh chủ quyền để bù đắp cho khoản nợ họ không thể trả nổi.
Nhưng trong những ngày gần đây, các chính phủ châu Phi rất nhanh chóng yêu cầu Bắc Kinh trả lời về cách đối xử với công dân của họ.
Ngày 11/4, nghị sĩ Nigeria Oloye Akin Alabi đăng một video lên Twitter ghi lại cảnh Đại sứ Trung Quốc tại Nigeria, Zhou Pingjian, bị một chính trị gia Nigeria chất vấn về tình trạng đối xử không đúng mực với người châu Phi ở Quảng Châu.
Trong cuộc trao đổi này, Đại sứ Zhou được cho xem nhiều đoạn phim về cảnh người châu Phi bị đối xử bất công ở Trung Quốc. Nghị sĩ Oloye đăng video cùng thông điệp kêu gọi chính phủ nước này “không được tha thứ cho tình trạng đối xử bất công với người Nigeria ở Trung Quốc”.
Các chính phủ Uganda và Ghana cũng được báo cáo là đã triệu tập các đại sứ Trung Quốc đến để nói về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Nam Phi, nước đang làm chủ tịch Liên minh châu Phi, nói rằng họ “quan ngại sâu sắc” trước các báo cáo.
Cũng trong ngày 11/4, Moussa Faki Mahamat, chủ tịch Uỷ ban liên minh châu Phi, viết trên Twitter rằng ông đã mời Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh đến để nói về những cáo buộc phân biệt đối xử.
Ngày 12/4, tờ Thời báo Hoàn cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết nói rằng “những bài viết gây sốt trên báo chí phương Tây cáo buộc người châu Phi bị phân biệt đối xử ở thành phố (Quảng Châu) đã bị một số báo chí phương Tây lợi dụng để kích động các vấn đề giữa Trung Quốc và các nước châu Phi”.
Cho đến nay, hầu hết người châu Phi ở Quảng Châu bị đuổi ra đường đã tìm được chỗ trú ẩn. Nhiều nhóm tình nguyện viên đã tập hợp trên mạng xã hội để kết nối người châu Phi, chủ yếu là sinh viên và doanh nhân, với các chủ nhà trọ và khách sạn vẫn chấp nhận người nước ngoài. Nhiều người khác đã được chính quyền gom lại để đưa vào khách sạn được chỉ định làm nơi cách ly, CNN dẫn lời các tình nguyện viên ở Quảng Châu cho biết.
Hannah Ryder, một người Kenya gốc Anh từng làm việc cho cơ quan của Liên Hợp quốc ở Trung Quốc và nay đang là CEO của một công ty ở Bắc Kinh, cho rằng những vụ việc như thế này sẽ tác động rất lớn đến cách nhìn của châu Phi với Trung Quốc.
“Nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn việc người dân phải ngủ trên đường phố. Những vấn đề đó có thể gây tác động tiêu cực đến các quan hệ quốc tế, thương mại và ngoại giao”, bà Ryder nhận định.
“Vì Trung Quốc là nước đầu tiên đối đầu và phục hồi từ COVID-19, thế giới có thể học nhiều từ kinh nghiệm của họ”, bà nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34166-bac-kinh-gap-khung-hoang-ngoai-giao-vi-chau-phi-noi-gian.html
TQ gia tăng hoạt động giám sát trong không phận của Nhật Bản
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (9/4) công bố báo cáo cho biết, Không quân Nhật Bản gần 950 lần điều tiêm kích đánh chặn các máy bay quân sự Nga và Trung Quốc trong năm tài khóa 2019.
Trong năm tài khóa 2019 kéo dài từ ngày 1/4/2019 – 31/3/2020, lực lượng phòng không Nhật Bản (JASDF) đã 675 lần điều động tiêm kích lên đường đánh chặn các máy bay của lực lượng không quân (PLAAF) và không hải quân (PLANAF) của Trung Quốc. Theo đó, với 675 lần JASDF điều động tiêm kích đánh chặn các máy bay quân sự của PLAAF /PLANAF cho thấy so với năm trước, con số này đã tăng 5,8%. Bên cạnh đó, JASDF đã 268 lần điều động chiến đấu cơ chặn đường các máy bay quân sự Nga. Con số này trong năm 2018 là 343 lần và năm 2017 là 390 lần.
Theo số liệu thống kê, vào năm tài khóa 2018, số lần JASDF điều máy bay đánh chặn các máy bay nước ngoài là 999 lần. Kỷ lục nhất của JASDF là vào năm 2016 khi 1.168 lần điều tiêm kích đánh chặn máy bay nước ngoài. Trong tổng số 1.168 lần, JASDF điều tiêm kích đánh chặn máy bay của PLAAF và PLANAF tới 851. Con số này trong năm 2017 và 2018 lần lượt là 500 và 638.
Giới chức Nhật Bản cho biết các máy bay quân sự Nga tiến hành hoạt động chủ yếu dọc vành đai phía đông trên biển Nhật Bản và phía bắc Hokkaido. Các máy bay ném bom tầm xa của Nga bao gồm oanh tạc cơ chiến lược Tupolev Tu-95MS thường bay vòng qua các đảo chính của Nhật Bản trong sứ mệnh tuần tra tầm xa. Trong khi đó, máy bay do thám Y-9 của Trung Quốc tăng cường hoạt động trinh sát ở khu vực không phận quốc tế nằm giữa các đảo Okinawa và Miyako trên biển Hoa Đông, bởi đây được xem là cửa ngõ để hải quân Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương. Để ngăn chặn máy bay Trung Quốc và Nga, JASDF chủ yếu điều động các chiến đấu cơ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Mitsubishi F-15J/Kai, máy bay đa nhiệm F-2 vốn là một phiên bản của dòng F-16 cùng chiến đấu cơ F-4EJ/RF-4 Phantom II tham gia đánh chặn máy bay nước ngoài.
Được biết, Trung Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, khu vực này là một bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp hòa bình, mà trong đó trực tiếp là đàm phán song phương giữa hai bên để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận gác lại tranh chấp, để giải quyết khi có điều kiện chín mùi và đưa ra cam kết không có các hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực này. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã có nhiều hành động đơn phương nhằm củng cố chứng cứ pháp lý, tuyên truyền chủ quyền, áp đặt các biện pháp quản lý… tại quần đảo Điếu
Ngư/Senkaku khiến căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước gia tăng và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đi vào bế tắc.
Để đáp trả và bảo vệ chủ quyền, Chính phủ Nhật Bản nhiều lần tái khẳng định Điếu Ngư/Senkakunthuộc chủ quyền của Nhật Bản và trên thực tế, khu vực này đang thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản; quần đảo Điếu Ngư/Senkaku không tồn tại tranh chấp; Nhật Bản sẵn sàng giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Hiến chương Liên hợp quốc. Thời gian gần đây, để đối phó với các hành động cứng rắn của Trung Quốc ở Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo an toàn cho ngư dân khi đánh bắt cá trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, Nhật Bản sẽ tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của nước này trước các tuyên bố và hành động cứng rắn đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku; tích cực ủng hộ và tăng cường ngoại giao với một số nước ASEAN tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông để tạo ra một thế trận thống nhất, đối phó với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không những vậy, Nhật Bản còn đang tiếp tục cung cố chứng cứ và hồ sơ pháp lý, sẵn sàng đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra Tòa Trọng tài liên quan. Đồng thời, Lực lượng tuần duyên của Nhật Bản sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác, đánh bắt hải sản trong khu vực chủ quyền của mình ở Hoa Đông.
Trong khi đó, Nga và Nhật Bản tồn tại tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc. Các hòn đảo tranh chấp bị Hồng quân Liên Xô chiếm vào giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, hiện dưới quyền kiểm soát của Nga như là Quận Nam Kuril thuộc Sakhalin, tuy nhiên Nhật Bản vẫn tuyên bố chủ quyền và coi đây là một phần của Phó tỉnh Nemuro thuộc tỉnh Hokkaidō. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ra Sách trắng về chủ quyền đối với các hòn đảo trên ; cho biết Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam không áp dụng cho Lãnh thổ Phương Bắc vì những hòn đảo này chưa bao giờ thuộc về Nga ngay cả trước những năm 1904-1905. Trong Hiệp ước năm 1855 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Nga đã tuyên bố đây là các lãnh thổ không tranh chấp thuộc về Nhật Bản. Vì vậy, các hòn đảo trên không thuộc về Nhật Bản “do bạo lực và lòng tham”. Mặc dù theo Điều (2c) của Hiệp ước San Francisco năm 1951, Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Kuril, nhưng Hiệp ước đã không áp dụng đối với các đảo Kunashiri, Etorofu, Shikotan và Habomai vì chúng không được liệt kê trong Quần đảo Kuril. Ngoài ra, Liên Xô đã không ký vào hiệp ước San Francisco.
Các quy đinh mới về xuất cảng của Trung Cộng ngăn hàng hóa y tế chống coronavirus đến Hoa Kỳ
Theo các công ty và bản ghi nhớ ngoại giao của Hoa Kỳ, các quy định mới về xuất cảng của Trung Cộng đã ngăn chặn khẩu trang, bộ dụng cụ thử nghiệm và các thiết bị y tế để chống lại coronavirus được chuyển giao cho các công ty Hoa Kỳ.
Một số nhà cung cấp và môi giới cho biết một số lượng lớn thiết bị bảo vệ quan trọng và các hàng hóa y tế khác đang được trữ trong các nhà kho trên khắp Trung Cộng, nhưng không thể nhận được giấy phép xuất cảng cần thiết.
Theo một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao được Wall Street Journal xem qua, nhà sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe PerkinElmer, có trụ sở tại Massachusetts, không thể vận chuyển 1.4 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19, từ nhà máy của họ ở Tô Châu vì họ không có chứng nhận theo quy định mới.
Một bản ghi nhớ thứ hai cho biết một phó thị trưởng Thượng Hải thông báo với công ty 3M có trụ sở tại Minnesota rằng thành phố này “phụ thuộc vào mặt nạ N-95 của 3M sản xuất tại địa phương cho các nỗ lực phòng ngừa Covid-19, và hiện đang thiếu các nguồn hàng thay thế khác”.
PerkinElmer cho biết họ đang làm việc với chính quyền Trung Cộng để cấp giấy phép xuất cảng cho bộ dụng cụ thử nghiệm. Các chính sách mới được ban hành trong tháng này, và các viên chức Trung Cộng cho biết họ muốn bảo đảm chất lượng của các sản phẩm y tế xuất cảng và bảo đảm hàng hóa cần thiết không bị vận chuyển ra khỏi Trung Cộng.
Các nhà cung cấp, môi giới và bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao cho rằng thay vào đó, các chính sách này tạo ra các nút chặn tại thời điểm cần thiết khẩn cấp. (BBT)
Quan chức TQ: Sau 2020, Trung Quốc có thể sẽ như Triều Tiên
Vũ Dương
Do chịu tác động của dịch bệnh nền kinh tế của Trung Quốc rơi vào cảnh tiêu điều, số lượng người thất nghiệp tăng vọt. Theo con số thống kê chính thức từ phía nhà nước Trung Quốc, tháng 2 năm nay tỷ lệ thất nghiệp đạt 6,2%, mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng số người thất nghiệp thực tế cao hơn nhiều so với số liệu thống kê chính thức. Có thể có tới 200 triệu người đang phải đối mặt với rủi ro thất nghiệp. Có quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi tiếp nhận phỏng vấn của trang Soundofhope đã trả lời rằng sau đại dịch năm 2020 này, Trung Quốc sẽ quay trở lại thời đại của 30 năm trước, thậm chí sẽ giống như Triều Tiên hiện giờ.
200 triệu người đối mặt với thất nghiệp
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lan rộng khắp thế giới, việc rút vốn đầu tư của nước ngoài gia tăng, lượng lớn các đơn đặt hàng của nước ngoài đã “bốc hơi” cộng thêm tiêu dùng trong nước bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, kéo theo đó là làn sóng thất nghiệp trên quy mô lớn.
Gần đây, có nhiều đoạn video cho thấy dưới áp lực phá sản, nhiều chủ doanh nghiệp đã tức giận đập phá máy móc và thậm chí phóng hỏa thiêu rụi nhà máy để lấy tiền bảo hiểm. Có video cho thấy ở khu vực nào đó thuộc miền nam Trung Quốc, những người thất nghiệp chen chúc chật kín cả đường lớn.
Vào tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp thành thị được nhà nước Trung Quốc chính thức công bố là 6,2%, lập kỷ lục lịch sử, cao hơn con số 5,3% trong tháng 1 và 5,2% vào tháng 12 năm ngoái. Nghĩa là Trung Quốc đã có hơn 5 triệu người mất việc trong 2 tháng qua. Tiếp theo còn có 8,7 triệu sinh viên mới tốt nghiệp, họ cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan không biết sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng, hầu hết các chuyên gia đều cùng chung nhận định rằng số liệu thống kê chính thức của ĐCSTQ là không đáng tin cậy. Tạ Đàm, giáo sư tại học viện Thương mại Aiken thuộc Đại học South Carolina, ước tính rằng khoảng 200 triệu người ở Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro thất nghiệp.
“Trung Quốc ước tính có khoảng 800 triệu người trong độ tuổi lao động. Nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ đang rơi vào cảnh khó khăn, còn các tiểu thương, người bán hàng rong, hoặc những người kinh doanh cá thể hoặc kinh doanh hộ gia đình, tính sơ thì ít nhất cũng từ 60 triệu đến 100 triệu người. Virus đã gây ra cơn bão thất nghiệp, có thể khiến 200 triệu trong số 800 triệu người này mất việc, tương đương gần 25%”, ông Tạ chia sẻ.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang Soundofhope gần đây, một quan chức giấu tên của chính quyền Trung Quốc cho rằng tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 của Trung Quốc ít nhất vào khoảng 25-30%. Vào tháng 3 năm nay, tỷ lệ thất nghiệp có thể đã lên tới 40-45%.
Ông dựa theo tỷ lệ việc làm được công bố chính thức chia cho tỷ lệ lao động của tổng dân số để tính toán tỷ lệ thất nghiệp của mấy năm trước, và dữ liệu thu được là khoảng 24%. Năm nay do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, biên độ chênh lệch sẽ tăng vọt. Hơn nữa, ở đây còn không bao gồm những người lao động ở thôn quê. Ở Trung Quốc, những người sống ở thôn quê không có việc làm về cơ bản không được đưa vào bảng danh sách thất nghiệp của chính quyền.
Mục đích của ĐCSTQ là để người dân sống một cuộc sống khó khăn, để người dân không có tiền và phải chật vật tìm kiếm miếng ăn, như vậy người dân không còn lòng dạ nào để đứng lên phản đối chính quyền nữa.
Một quan chức giấu tên của chính quyền Trung Quốc
Ông cũng nói về sự tham nhũng của các quan chức ĐCSTQ. Trung Quốc có 17 gia tộc có tổng số tài sản hơn 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Tất cả tài sản và tài nguyên của Trung Quốc đều đã bị những gia đình quyền quý cướp đoạt. Các gia đình quyền quý chỉ biết sống những ngày tháng xa hoa trụy lạc, người dân chỉ cần có miếng cơm ăn là đủ, đây là hiện trạng đáng khinh trong thể chế ĐCSTQ.
Ông nói rằng trên thực tế, chỉ riêng tài sản của bất kỳ một gia đình quyền quý nào đều đủ để thực hiện chăm sóc y tế miễn phí cho tất cả mọi người dân.
Các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn
Gần đây, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã liên tiếp tuyên bố rằng họ đang xem xét di dời các doanh nghiệp và rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc. Ông nói rằng thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất là công nhân và nhân viên văn phòng. Tất cả họ đều sẽ phải thất nghiệp, theo sau đó là các vấn đề xã hội sẽ dồn dập kéo đến.
“Những người này họ đã làm việc bạt mạng ở thành phố trong nhiều năm như vậy. Cuối cùng bị mất việc. Họ sẽ nhanh chóng đổ dồn sang các quận nhỏ để giành giật miếng cơm manh áo. Đồng thời, rất nhiều những người này đều đang mua nhà trả góp ở thành phố. Một khi họ mất việc, không có tiền để chi trả các khoản trả góp nữa, cả thành phố rất mau sẽ thành một mớ hỗn loạn”, quan chức Trung Quốc nói với Soundofhope.
“Bạn thử nghĩ xem, tất cả họ còn phải ăn, con cái còn phải đi học, và còn phải chi trả các khoản trả góp. Giờ họ thất nghiệp cả rồi, làm sao để sinh tồn đây? Rồi thành phố sẽ là nơi rơi vào cảnh hỗn loạn trước tiên, sau đó mới đến nông thôn”… “Cục diện ổn định mà ĐCSTQ dùng đủ trăm phương nghìn kế tạo ra trong hàng chục năm nay rất mau sẽ đổ sông đổ biển. Năm 2020 sẽ là một mùa đông lạnh lẽo quanh năm. Sau năm 2020, chúng ta sẽ quay về hiện trạng của 30 năm trước, thậm chí trở về ‘sẽ giống như Triều Tiên”.
Ông Đường Tịnh Viễn, một chuyên gia phân tích bình luận về các vấn đề thời sự hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ, tin rằng vấn đề việc làm có thể dẫn đến một loạt các cuộc khủng hoảng xã hội, bao gồm ngành bất động sản, ngành ngân hàng và khủng hoảng an sinh xã hội, cuối cùng có thể trở thành cuộc khủng hoảng cầm quyền của ĐCSTQ.
Theo Văn Huệ, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-tq-sau-2020-trung-quoc-co-the-se-nhu-bac-trieu-tien.html
Virus Vũ Hán đã lan từ Trung Quốc ra thế giới qua ‘Con đường tơ lụa mới’
Triệu Hằng
Các nền dân chủ phương Tây có thể thua trong cuộc chiến tuyên truyền virus corona, nhưng Trung Quốc chưa chắc đã thắng, theo nhận định của học giả Salvatore Babones, Đại học Sydney, đăng trên tờ Foreign Policy ngày 6/4.
Nói về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ý thì phải quay lại Con đường Tơ lụa, tuyến đường bộ được các thương nhân trao đổi hàng hóa đã hình thành từ thế kỷ 13.
Hai anh em Niccolò và Maffeo Polo, thương gia người Venice (Ý) đã tới Bắc Kinh vào năm 1266. Họ trở thành những người Tây Âu đầu tiên tới thăm Trung Quốc. Năm 1271, họ lại thực hiện hành trình này và mang theo con trai của ông Niccolò là Marco Polo. Những nhà thám hiểm đi dọc Con đường Tơ lụa xuyên Trung Á tới Trung Quốc, và hành trình trở về của họ là bằng đường biển, tới Sumatra, Sri Lanka và có ghé qua Gujarat.
Ngày nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc tung ra một tấm bản đồ gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI), còn được gọi là “Con đường tơ lụa mới”, bao gồm một kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông do Trung Quốc quy hoạch và kết nối nó tới châu Âu, châu Phi và phần còn lại của châu Á.
Dịch hạch ‘Cái chết đen’
Gần nửa thế kỷ sau khi nhà Polo trở về Ý từ chuyến đi Trung Quốc, một trận dịch hạch bùng phát và di chuyển theo những tuyến đường mà những thương nhân Ý đã đi, để tới phương Tây, nơi đây căn bệnh được gọi là Cái chết đen.
Dịch hạch được cho là đã lan truyền trên cả đường bộ lẫn đường biển, bắt nguồn từ Trung Quốc và theo các tuyến đường thương mại để đến châu Âu và Trung Đông. Cả hai tuyến đều hội tụ ở Ý, nơi dịch hạch làm chết 75% dân số ở một số khu vực.
Trong dịch bệnh này, các thương nhân quốc tế trên khắp miền bắc nước Ý có thể đóng một vai trò trong việc truyền bệnh sang phần còn lại của châu Âu.
Giống như Cái chết đen, virus corona hiện đã lấy đi sinh mạng của nhiều người bên ngoài Trung Quốc. Các nước châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, thậm chí cả quốc gia giàu có như Thụy Sĩ đã cho thấy họ không thể khống chế virus. Hoa Kỳ cũng chao đảo bởi virus này.
Con đường tơ lụa ‘sức khỏe’ của Trung Quốc
Khi virus corona tàn phá phương Tây, chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc thêu dệt những bài tuyên truyền rằng họ đã dập tắt dịch bệnh. Bắc Kinh tranh thủ thời điểm các đối tác liên minh châu Âu chưa kịp giúp đỡ Ý, đã gửi khẩu trang, mặt nạ phòng độc, thậm chí cả các bác sĩ chuyên khoa tới quê hương của Marco Polo.
Ba năm trước, tại một hội nghị BRI, Trung Quốc tuyên bố về một “con đường tơ lụa sức khỏe” kết nối châu Âu với Trung Quốc. Trong khi nCoV lan khỏi Trung Quốc dọc theo các tuyến BRI, thì cũng chính hành lang giao thông đó đang được Trung Quốc sử dụng để vận chuyển thiết bị y tế hỗ trợ cho các đối tác nhằm định vị là người lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tờ Forber cho biết, vào ngày 21/3 một chuyến tàu chở 110.000 khẩu trang y tế và 775 bộ trang phục bảo hộ đã khởi hành từ Nghĩa Ô (Yiwu), ở phía Đông Trung Quốc, đi đến Tây Ban Nha nơi gánh chịu thiệt hại nặng vì virus, cách đó 17 ngày đường và 13.000 km.
Năm 2019, khi thủ tướng Ý Giuseppe Conte đưa nước Ý gia nhập BRI, có lẽ lúc đó ông hy vọng một làn sóng đầu tư của Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế xuống dốc của đất nước. Cuối cùng, ông đã đối mặt với một sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là Covid-19. Nó đã thực sự hình thành một “Con đường tơ lụa mới”.
Việc Ý trở thành nước đầu tiên trong số các nền kinh tế phát triển tham gia BRI cũng đã khiến nhiều đồng minh phương Tây lo ngại. Theo BBC, có 29 thỏa thuận với tổng trị giá 2,5 tỷ euro đã được ký kết trong chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Rome.
Trung Quốc giấu dịch Covid-19 như giấu dịch SARS
Không ai biết chắc chắn về nguồn gốc của virus corona, nhưng căn bệnh này dường như lần đầu tiên lây lan ở một khu chợ bán thực phẩm tươi sống ở Vũ Hán. Vào năm 2002, dịch SARS (SARS-CoV-1) cũng gây ra một căn bệnh đường hô hấp, cùng họ với virus corona gây dịch Covid-19 (SARS-CoV-2), dường như cũng phát sinh từ các chợ này.
Khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện dịch SARS vào năm 2003, họ đã giấu bí mật này trong hai tuần, trong khi đó người dân tỏa đi khắp đất nước cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giống như cách mà họ đã che giấu dịch Covid-19 vào 17 năm sau.
Trong dịch SARS năm đó cũng có một “người hùng bi thảm” như trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng đã tử vong vì nhiễm nCoV, đó là tài xế xe cứu thương Fan Xinde, nhân viên y tế đầu tiên chết vì tiếp xúc với bệnh nhân SARS.
‘Virus có thể là thế lực tự nhiên’
Học giả Salvatore Babones trong bài phân tích của mình cho rằng “con virus corona” này có thể là thế lực tự nhiên, nhưng “đại dịch” viêm phổi Vũ Hán dường như là do chính quyền Trung Quốc gây ra.
Nhằm đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đang bận rộn để biến đại dịch virus corona thành lợi thế tuyên truyền bằng cách cung cấp viện trợ cho các quốc gia bị virus tấn công và tung hô cái gọi là “sự thành công” của mình trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Trên thực tế, ĐCSTQ đã xuất khẩu cái gọi là biện pháp kiểm soát cực đoan vì sức khỏe cộng đồng thông qua “Đồng thuận Bắc Kinh”, “mô hình Trung Quốc” của một chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị mà nó đã phát tán kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009.
Vẫn còn quá sớm để biết được liệu cuộc chiến tuyên truyền virus corona của Trung Quốc có mang lại kết quả hay không. Trung Quốc có thể có một số thành công ở các nước chống phương Tây như Serbia và Iran, nhưng nhiều người Ý đã nghi ngờ về sự chân thành của Trung Quốc đối với tình cảnh của họ.
Theo Salvatore Babones / Foreign Policy
Triệu Hằng dịch và biên tập
Cư dân Hồ Bắc: ‘Ngày Quốc tang tưởng niệm’ chỉ là lừa dối
Quý Khải
Tại Vũ Hán, tâm điểm đại dịch virus, người dân đã phải chịu đựng sự khủng khiếp trong hơn 70 ngày, họ tin rằng các quan chức đã báo cáo giảm số người chết ít nhất mười lần để giữ thể diện. Khi chính quyền Trung Quốc gần đây tổ chức một ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân viêm phổi Vũ Hán hôm 4/4, ông Gao, một cư dân tỉnh Hồ Bắc, đã chia sẻ suy nghĩ của mình với tờ The Epoch Times.
Dưới đây là toàn văn đoạn hội thoại:
***
Ông Gao: Họ giả vờ tôn trọng sự sống. Đó là một chiến thuật để đánh lừa mọi người.
Phóng viên (PV): Người dân Trung Quốc nghĩ gì về lễ tưởng niệm này?
Ông Gao: Thật ra, rất nhiều người thờ ơ. Họ thực sự không quan tâm. Hầu hết mọi người đang tê liệt trước dịch bệnh. Ai quan tâm đến lễ tang, đến tiếng kèn báo động đau buồn đâu? Không ai cả.
Ông Gao: Nó không chỉ xảy ra bây giờ. Việc này đã diễn ra trong nhiều thập niên. Chừng nào sự sống vẫn tiếp diễn, họ sẽ không quan tâm miễn là bi kịch không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Ít nhất 90 phần trăm người dân ở nông thôn sống cuộc sống của họ như vậy. Đó là một phần đáng sợ của chính quyền chuyên chế này. Sáng nay tôi đã nói với anh trai tôi phải cẩn thận khi ra ngoài. Anh ấy là một lái xe taxi. Tôi bảo anh nhớ kỹ phải đeo khẩu trang và mang theo nước sát trùng. Nhưng anh ấy không quan tâm. Anh ấy hoàn toàn phớt lờ điều đó. Tôi có thể làm gì bây giờ?
Phóng viên: Những người có triệu chứng sẽ tự biết phải cẩn trọng, và mọi người cũng sẽ để ý khi thấy họ. Nhưng, theo tôi biết cũng có những người nhiễm virus Vũ Hán nhưng không có triệu chứng.
Ông Gao: Đúng rồi, điều này thật đáng sợ. Bất cứ khi nào tôi nhớ lại đứa trẻ đột ngột qua đời vào ngày 28/1, mà hoàn toàn không có triệu chứng gì trước khi chết, tôi lại cảm thấy ớn lạnh rùng mình. Thật kinh khủng. Có những bài đăng trên mạng nói rằng không có cách nào bảo vệ bản thân khỏi những người không có triệu chứng. Bệnh của họ cũng không có những triệu chứng xấu đi rõ rệt, đến lúc thì họ đột nhiên tử vong. Thật đáng sợ.
PV: Ông nghĩ sao về việc bác sĩ Lý Văn Lượng được vinh danh là liệt sĩ?
Ông Gao: Ngay cả trong một chế độ chuyên chế, các quan chức hàng đầu cũng phải thỏa hiệp và tìm sự cân bằng trong một số vấn đề nhạy cảm mà công chúng thể hiện mạnh mẽ sự bất bình của họ. Nhưng những kẻ độc tài sẽ cần đến một số người thế tội. Trên thực tế, nhiều người dân cũng giống như anh và tôi, họ biết một chế độ chuyên chế là như thế nào. Họ hiểu sâu sắc điều đó: chế độ này về bản chất là lừa dối”.
Ông Gao: Những người có đầu óc giản đơn tin rằng người xấu ở đâu cũng có, chứ không nhất định là chính quyền chuyên chế [muốn làm điều xấu]. Họ nghĩ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn có làm những điều tốt. Như vậy, ĐCSTQ đã đánh lừa được một số người ở một mức độ nhất định. Ngày quốc tang này cũng nhằm mục đích tương tự. Nó không phải là thật. Việc này được bày ra để đánh lừa những người có đầu óc đơn giản, khiến họ tin rằng có thể chính quyền vẫn còn quan tâm đến họ.
Ông Gao: Người dân tỉnh Hồ Bắc không được phép đến Bắc Kinh. Thượng Hải và Quảng Châu cũng thiết lập biện pháp phong tỏa [đi lại] tương tự thủ đô, nhưng người dân Hồ Bắc vẫn có thể đến hai thành phố này. Tuy nhiên, Bắc Kinh, trung tâm của giới lãnh đạo Đảng, lại chặn không cho chúng tôi vào. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là họ đang cố gắng bảo vệ tính mạng của các lãnh đạo Đảng. Một sự tương phản rõ rệt được thể hiện ở đây. Nhưng người dân thì lại được thông báo rằng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc, và tỷ lệ lây nhiễm đã giảm xuống bằng không. Và mọi người không chú ý đến [nguy cơ] lây nhiễm từ các ca không triệu chứng. Họ chỉ đeo khẩu trang khi vào thành phố. Cái gọi là biện pháp phòng ngừa này là một hình thức bề mặt. Điều này thật đáng sợ.
Ông Gao: Việc chính quyền tuyên bố số ca lây nhiễm bằng không, việc kêu gọi người dân trở lại làm việc, và việc tuyên bố rằng dịch bệnh đã được phòng ngừa và ngăn chặn, tất cả chỉ để đánh lừa mọi người. Mục đích là để khởi động lại việc sản xuất và đảm bảo các mục tiêu chính trị. Nhưng đối với chính quyền này mà nói, cư dân Hồ Bắc lại bị cấm đi đến Bắc Kinh. Vì vậy, việc này không phải là vì lo cho cuộc sống của người dân, mà là vì bản thân chính quyền. Chế độ này đã nỗ lực hết sức để bảo vệ bản thân nó.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cu-dan-ho-bac-ngay-quoc-tang-tuong-niem-chi-la-lua-doi.html
Bồi thường năm Canh Tý: ĐCSTQ có phải đối mặt với Liên quân 80 nước?
Vũ Dương
Dịch viêm phổi Vũ Hán đang lây lan khắp thế giới, với hơn 200 quốc gia và khu vực thất thủ. Nhiều quốc gia đang dấy lên làn sóng yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại với những khoản tiền ước tính lên đến hàng ngàn tỷ USD.
Trong một bài phân tích đăng trên Secret China ngày 11/4, nhà bình luận các vấn đề quốc tế, ông Trần Phá Không (Chen Pokong) cho biết cơ sở pháp lý để các quốc gia yêu cầu Trung Quốc bồi thường là hai văn bản của Liên Hợp Quốc, bao gồm “Các Quy định Y tế Quốc tế” (International Health Regulations) và “Trách nhiệm của các nước đối với những hành vi sai trái có tính quốc tế” (Responsibility of States for Internationally Wrongful Acts).
“Các Quy định Y tế Quốc tế” có nêu: Các quốc gia thành viên cần thông báo một cách chân thực, kịp thời và hiệu quả cho Tổ chức Y tế Thế giới các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Quốc gia nào vi phạm nghĩa vụ này sẽ phải chịu trách nhiệm, trong đó bao gồm việc bồi thường tài chính và kinh tế cho các quốc gia bị thiệt hại.
Trong khi đó, Điều 31 của Đạo luật “Trách nhiệm của các nước đối với những hành vi sai trái có tính quốc tế” quy định rằng các quốc gia thành viên sẽ phải bồi thường đầy đủ những thiệt hại về vật chất và tinh thần do các hành vi sai trái mà họ gây ra.
Đứng trước yêu cầu bồi thường từ cộng đồng quốc tế, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ ứng phó thế nào? Theo ông Trần, Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng theo một trong năm tình huống dưới đây:
Thứ nhất: Lấp liếm & phủ nhận
Theo ông Trần, dựa trên bản chất của ĐCSTQ, họ sẽ không chịu thừa nhận rằng virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ sẽ tìm đủ mọi cách để lảng tránh các chủ đề mà cộng đồng quốc tế đưa ra nhằm điều tra về sự bùng phát virus corona ở đại lục. Đầu tháng 1 năm nay, một số chính quyền địa phương đã được yêu cầu phải tiêu hủy các dữ liệu liên quan đến dịch COVID-19.
Thứ hai: Xin lỗi & xử phạt nội bộ
Nếu áp lực quốc tế quá lớn, ông Trần cho rằng ĐCSTQ thể sẽ tìm ra một nhóm những “con dê thế tội” trong nội bộ, chẳng hạn như nhóm 4 người phụ nữ là các nhà nghiên cứu virus và dịch bệnh của Trung Quốc, gồm: Vương Diên Dật, Thạch Chính Lệ, Trần Vy, Khâu Hương Quả. Những người này bị cư dân mạng đặt biệt danh là “bốn nàng virus chúa”. Sau đó Bắc Kinh sẽ công bố xử phạt những người này như một lời xin lỗi mang tính biểu tượng để dập tắt sự phẫn nộ của thế giới, theo nhận định của ông Trần.
Thứ ba: Xin lỗi & bồi thường thiệt hại
Ông Trần cho biết, nếu áp lực quốc tế tiếp tục gia tăng, điều đó sẽ khiến cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ cũng leo thang. Ông nhận định, phe cởi mở và cải cách như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Kỳ Sơn… có thể sẽ đánh bại phe cực tả và cứng nhắc như Tập Cận Bình, Vương Hộ Ninh, Lật Chiến Thư…
Là người phải chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong đại dịch, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải xuống đài, theo ý kiến của ông Trần. Nhà bình luận gốc Hoa cũng cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phải chân thành xin lỗi cộng đồng quốc tế, nghiêm túc đối đãi với các vụ kiện bồi thường, và thúc đẩy những cải cách chính trị theo xu hướng của thời đại, xây dựng lại mối quan hệ từ đầu với thế giới văn minh.
Thứ tư: Chiến tranh Lạnh
Nhà bình luận Trần Phá Không cho rằng, nếu các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ luôn bị chi phối bởi phe cực tả và cứng nhắc, hoàn toàn phớt lờ những lời khiển trách và kêu gọi bồi thường của cộng đồng quốc tế, không quan tâm đến việc bị thế giới cô lập, thì khả năng chiến tranh Lạnh sẽ xảy ra và leo thang về mọi mặt.
Ông Trần cho biết cuộc chiến tranh Lạnh lần này sẽ hoàn toàn khác với chiến tranh Lạnh ở thế kỷ trước. Thời đó, chiến tranh Lạnh là cuộc đối đầu giữa phương Đông và phương Tây, giữa thế giới tự do do Hoa Kỳ đứng đầu và các nước theo chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Lần này, đó sẽ là một quốc gia đối chọi với cả thế giới, tức là ĐCSTQ phải chống lại toàn thế giới. Các đồng minh của Trung Quốc như Nga, Triều Tiên, Pakistan, Iran,… đều đã trở thành nạn nhân của trận đại dịch, nên cũng buộc phải chống lại ĐCSTQ.
Thứ năm: Chiến tranh
Nếu ĐCSTQ không chỉ chối bỏ trách nhiệm, tiếp tục sử dụng đủ loại chiêu trò để gây thiệt hại cho các nước, tiếp tục khiêu khích Đài Loan, bành trướng ở Biển Đông, gây hấn với các nước trong khu vực, vậy thì khả năng sẽ có một cuộc chiến tranh thực sự xảy ra. Đó sẽ không chỉ là chiến tranh Trung-Mỹ hay chiến tranh Trung-Đài-Mỹ, mà là cuộc chiến giữa ĐCSTQ và nhiều quốc gia khác, có thể nói đây
là cuộc đối đầu giữa ĐCSTQ với cả thế giới. Thất bại của cuộc chiến là điều mà ĐCSTQ không thể tránh khỏi, và khoản bồi thường ĐCSTQ phải trả còn lớn hơn gấp bội, theo ông Trần Phá Không.
Năm 1899, triều đại nhà Thanh đã lợi dụng “Nghĩa Hòa đoàn”, một phong trào bạo lực để chống lại các thế lực nước ngoài, dẫn đến các vụ tấn công các đại sứ quán, tiêu diệt các đặc phái viên và giết chết các nhà truyền giáo nước ngoài và giáo dân Trung Quốc. Kết quả là vào năm Canh Tý 1900, liên quân 8 nước gồm Nhật, Nga, Đế quốc Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Ý, Đế quốc Áo-Hung, đã chinh phạt Trung Quốc.
Năm 2020 giờ đây lại là năm Canh Tý, nếu chiến tranh xảy ra, điều mà ĐCSTQ phải đối mặt sẽ không chỉ là Liên quân Tám nước, mà có thể là liên quân lên đến 80 nước hoặc thậm chí 110 nước.
“Khoản đòi bồi thường” năm Canh Tý có nguy cơ xảy ra một lần nữa. Sự tương đồng của lịch sử thật khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, ông Trần bình luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/boi-thuong-nam-canh-ty-dcstq-co-phai-doi-mat-voi-lien-quan-80-nuoc.html
Trung Quốc đã mua 50 triệu tấn gạo trên thế giới
Phụng Minh
Trong khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan tràn trên toàn thế giới, chính phủ Trung Quốc không chỉ “quét sạch” khẩu trang và các vật tư y tế trên toàn cầu mà còn có dấu hiệu thu gom lương thực, thực phẩm.
Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan cho biết, vào cuối tháng 3, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gom được 50 triệu tấn gạo trên toàn thế giới.
Ngày 14/4, Viện hành chính Đài Loan đã tổ chức một cuộc họp báo về kế hoạch giải cứu để “hỗ trợ những khó khăn của nông dân”.
Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan Trần Cát Trọng cho biết tại cuộc họp, rằng ĐCSTQ đã mua 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3. Ông Trần nói thêm rằng nhiều nước trên thế giới hiện đang hạn chế xuất khẩu nông sản, bao gồm tăng thuế xuất khẩu và hạn chế hạn ngạch xuất khẩu. Trong số đó, Ấn Độ, Campuchia, Myanmar và Việt Nam đã thay đổi hạn ngạch xuất khẩu để hạn chế bán ra. Kazakhstan, Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lúa mì lớn và hiện đều đã dừng xuất khẩu.
Ông cũng cho biết, các nước Đông Nam Á đã áp dụng việc kiểm soát hoặc mua số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, trước đó ĐCSTQ đã mua được một lượng lớn 50 triệu tấn gạo trên khắp thế giới vào cuối tháng 3. Động thái này có thể khiến giá ngũ cốc toàn cầu tăng.
Ngưu Phượng Thụy, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Đô thị của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng động thái này là do các doanh nhân Trung Quốc nhân tình hình dịch bệnh mà tích trữ thực phẩm, thu lợi nhuận khổng lồ.
Nói với đài Á Châu Tự do vào ngày 15/4, Ngưu Phượng Thụy lý giải, vì Trung Quốc đã trải qua nạn đói trong quá khứ và nhiều người vẫn còn ký ức sợ hãi từ nạn đói đó nên họ tích trữ thực phẩm và các thương nhân đã lợi dụng tâm lý đó của người dân mà mua sẵn một lượng lớn lương thực, thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều người sử dụng mạng đã bắt đầu liên kết sự kiện này với việc thu gom khẩu trang và các vật tư y tế phòng chống dịch của ĐCSTQ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu việc thu gom lương thực cũng là bắt nguồn từ chỉ đạo của ĐCSTQ.
Hiện tại, dịch virus Vũ Hán đã bùng phát được hơn 3 tháng. Khi bắt đầu bùng nổ, một mặt ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, mặt khác thông qua các đại sứ quán và lãnh sự quán của ĐCSTQ ở nước ngoài phát động cái gọi là phong trào ủng hộ, đồng thời sử dụng các công ty Trung Quốc ở nước ngoài để thu gom vật tư y tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới rồi chuyển về Trung Quốc. Do đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã trở nên thụ động, thiếu thốn các trang thiết bị y tế thiết yếu khi dịch bệnh lan tới nước họ.
Hiện nay, dịch bệnh vẫn đang lan rộng khắp nơi. Tình trạng thiếu lương thực đang là mối nguy tiềm ẩn đe dọa thế giới. Tổ chức Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo vào cuối tháng 3 rằng, nếu các quốc gia không thể ứng phó đúng với dịch bệnh, thế giới sẽ đối mặt với khủng hoảng thiếu lương thực Trung Quốc là nhà nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Năm 2018, nhập khẩu nông sản của nước này đạt 137,1 tỷ USD. Tình trạng thiếu lương thực toàn cầu nếu xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.
Theo nguồn tin của NTDTV, một tài liệu mật do Văn phòng Đảng Ủy Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc ban hành đã bị lộ ra ngoài vào ngày 1/4. Trong đó kêu gọi các quan chức địa phương bắt đầu “toàn lực trữ bị”
(toàn lực dự trữ) lương thực, thịt dê bò và dầu, muối cùng các vật tư sinh hoạt. Đồng thời ghi: “Hãy chắc chắn rằng mỗi hộ gia đình dự trữ đủ 3 đến 6 tháng thực phẩm để dùng dần trong trường hợp cần thiết”.
Đồng thời, nhiều tỉnh ở Trung Quốc có hiện tượng người dân đổ xô đi mua thực phẩm và dầu ăn. Mặc dù các quan chức ĐCSTQ đã nhiều lần bác bỏ tin đồn, việc mua bán vẫn tiếp tục.
Và như để càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn, tuyết đã bất ngờ rơi ở nhiều vùng của Trung Quốc vào giữa tháng 4, đe dọa mùa màng thất bát. Cùng với cuộc xâm lược của “sát thủ ngũ cốc” sâu keo (tên khoa học là Spodoptera frugiperda) và thảm họa châu chấu đang đến gần, viễn cảnh khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc ngày càng có nguy cơ trở thành sự thật hơn.
Theo Li Yun, NTDTV
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/trung-quoc-da-mua-50-trieu-tan-gao-tren-the-gioi.html
Ngoại giao Trung Quốc ngạo mạn vì những tham vọng quá cỡ của Tập Cận Bình
Minh Anh
Xưa kia nổi tiếng là khiêm tốn và nhã nhặn, các nhà ngoại giao Trung Quốc nay bỗng trở nên hung hăng và đôi khi thô lỗ. Vì sao ngành ngoại giao Trung Quốc lại có những thay đổi đột ngột như thế? Le Figaro đặt câu hỏi: Phải chăng thái độ ngạo mạn đó của nền ngoại giao Trung Quốc phản ảnh rõ những tham vọng quá cỡ của ông Tập Cận Bình?
Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc ở Paris để bày tỏ bất bình về những phát biểu gây tranh cãi. Washington, Luân Đôn rồi đến Paris lần lượt lên tiếng nghi ngờ và đòi điều tra về nguồn gốc dịch bệnh virus corona. Ấn Độ đòi Trung Quốc bồi thường hàng ngàn tỷ đô la. Bắc Kinh bị tố cáo che giấu thông tin và thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO khiến dịch bệnh lan rộng và thế giới không kịp phản ứng gây thiệt hại to lớn về nhân mạng và kinh tế …
Trung Quốc bị chỉ trích dồn dập từ tứ phía. Chuyện gì đã xảy ra? Bà Marie Holzman, nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng tất cả những sự việc này cho thấy rõ có một sự thay đổi cứng rắn, thô bạo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt có liên quan đến đường lối chính sách do Tập Cận Bình đề ra.
Nhà Trung Quốc học nhắc lại, về mặt nguyên tắc, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì phải biết cách nói chuyện với mọi người, luôn cởi mở, ưu tiên đối thoại, thảo luận và nếu có thể thì giải quyết các xung đột. Những đức tính này của một nhà ngoại giao đã được những bậc cha ông của chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một cách khôn khéo.
Thế nên, thế giới mới biết đến một Chu Ân Lai, cố thủ tướng và cũng là ngoại trưởng thời Mao Trạch Đông, người đã kiến tạo nền ngoại giao “bóng bàn” cho phép Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại bang giao ngay giữa lòng chiến tranh lạnh. Hay Đặng Tiểu Bình, người đưa đất nước đi lên nhưng tránh mọi sự ngạo mạn. Những chính khách uyên thâm này hiểu rằng vị thế và sự rộng lớn của đất nước, thế mạnh mà Trung Quốc có thể tác động trên quy mô toàn cầu có nguy cơ gây lo ngại cho những người cùng thời, gần hay xa.
Chỉ có điều những lời khuyên dạy này của các bậc tiền bối đã bị ông Tập Cận Bình nhanh chóng bỏ rơi. Khá kín tiếng khi mới lên cầm quyền, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã nhanh chóng để rớt mặt nạ và tỏ rõ tham vọng toàn cầu mà dự án Con Đường Tơ Lụa Mới là một ví dụ điển hình.
Hơn thế nữa, Bắc Kinh không cần che giấu hình ảnh về cách thức chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiên theo kiểu thực dân mới. Những nỗ lực “quyền lực mềm” của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào để thế giới chấp nhận văn hóa, điện ảnh, thư pháp (nghệ thuật viết chữ), khí công và nhiều giá trị văn hóa khác của Trung Quốc cũng bị bỏ rơi.
Giờ đây, thay cho những lời nói khiêm tốn và nhã nhặn cần phải có, các nhà ngoại giao Trung Quốc trở nên hung hăng và không ngần ngại có những lời chỉ trích dối trá ngay khi được chính phủ bật đèn xanh. Nội dung, giọng điệu, thời điểm, tất cả đều được chỉ đạo từ xa, từ thượng tầng lãnh đạo mà ông Tập Cận Bình là người chủ trì.
Thói ngạo mạn này của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ thái độ hai mặt của ông Tập Cận Bình: Lời lẽ hòa dịu khi công du nước ngoài, nhưng khi ở trong nước thì lại cứng rắn và dữ dội không giới hạn.
Chỉ có điều, ngòi lửa đã được châm khắp nơi và giờ đây ngành ngoại giao Trung Quốc phải ra sức dập tắt, không chỉ ở Paris và một số nước phương Tây, mà cả ở những nước châu Phi đối tác quan trọng!
Chiến dịch ngoại giao
hậu Covid-19 của Trung Quốc bị phản công
Anh Vũ
Nhiều nước trên thế giới đang dồn hết sức cho cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời lo mở mặt trận mới thời kỳ hậu Covid-19. Còn Trung Quốc, dường như vừa thoát nạn, đã bước ngay vào thời kỳ sau dịch bằng một chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng với bên ngoài.
Đây cũng là sự kiện chính của nhật báo Le Figaro với hàng tựa trang nhất : « Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc làm phần còn lại của thế giới khó chịu ». Tờ báo dành 2 trang « Sự kiện » nói về Trung Quốc, cho thấy một thực tế là « từ Đài Loan đến châu Phi, qua châu Âu, chính sách ngoại giao hậu virus corona của cường quốc thứ 2 thế giới đang vấp phải trở ngại ngày càng lớn, vào lúc mà Trung Quốc đang muốn viết lại lịch sử đại dịch bùng lên từ Vũ Hán, theo cách có lợi cho họ ».
Le Figaro ghi nhận từ nhiều tuần nay, Bắc Kinh ra sức tán dương tính hiệu quả của « mô hình Trung Quốc » trong chống dịch bằng cách nhấn vào nỗi đau của các nước phương Tây đang ngập chìm trong Covid-19. Nhưng tờ báo cũng nhận thấy cuộc tấn công ngoại giao đó của Trung Quốc không những khó thuyết phục được ai mà còn đang bị công dân mạng và chính giới phản công dữ dội.
Bắt đầu là cuộc chiến trên mạng xã hội ở Đông Nam Á, được khởi phát từ sau khi các cư dân mạng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc ồ ạt « ném đá » vào một ngôi sao người mẫu Thái, cô Weeraya Sukaram, vì đã tung lên mạng xã hội giả thuyết cho rằng virus corona có xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ngay lập tức, từ Bangkok đến Đài Loan qua Hồng Kông, giới trẻ ủng hộ dân chủ liên kết với nhau qua mạng xã hội lao vào « ứng cứu » cô người mẫu Thái nổi tiếng đang bị người Trung Quốc tấn công.
Họ lập thành một mặt trận lấy tên gọi « Liên minh trà sữa », lấy cảm hứng từ thức uống đang rất thịnh hành trong giới trẻ đô thị châu Á. « Liên minh trà sữa » chủ trương chống Trung Quốc quyết liệt và lôi cuốn rất đông giới trẻ Thái Lan cũng như các nước khác trong vùng hưởng ứng.
Le Figaro nhận định « thái độ dè chừng của giới trẻ Thái là dấu hiệu cho thấy giới hạn của « quyền lực mềm » Trung Hoa đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, khu vực chiến lược trong « Con đường tơ lụa mới » của Tập Cận Bình » và cũng là một mắt xích trong cuộc chiến giành ảnh hưởng với nước Mỹ của tổng thống Donald Trump.
Sebastian Strangio, một chuyên gia thuộc đại học báo chí Yale Hoa Kỳ được tờ báo trích dẫn, nhận xét: « Dịch bệnh làm bùng phát tâm lý bài Trung Quốc đã tiềm ẩn trong dân chúng ASEAN ».
Thất bại của chính sách đánh bóng lại hình ảnh
Ở cấp độ quốc gia, Le Figaro nhận thấy, những ngày qua ngoại giao Trung Quốc liên tiếp nhận được những thất bại.
Chẳng hạn ngoại trưởng Pháp cho triệu mời đại sứ tại Paris để phản đối về những phát ngôn, nhận xét không đúng mực về cách xử lý dịch của Pháp. Đồng nhiệm Kazakhstan cũng lên tiếng cảnh cáo Bắc Kinh về thái độ ngạo mạn tương tự. Hàng loạt nước châu Phi cũng lên án Trung Quốc « kỳ thị chủng tộc » đối với kiều dân của họ ở Quảng Đông dưới cớ kiểm soát dịch Covid-19 …
Theo các chuyên gia chính trị được tờ báo trích dẫn thì chiến dịch tấn công ngoại giao của Trung Quốc nhằm xóa đi phần trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để dịch bùng phát, đi kèm theo đó là mục tiêu đối nội để khẳng định tính vượt trội của chế độ độc đảng dưới sự dẫn dắt của Tập Cận Bình. Hôm 23/02, ông Tập từng tuyên bố : « Cuộc khủng hoảng này một lần nữa cho thấy ưu thế hơn hẳn của hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc thù Trung Quốc ». Nhà nghiên cứu chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định : « Trận dịch đã củng cố quyền lực của Tập Cận Bình, nhờ việc tuyên truyền dựng lên huyền thoại Trung Quốc cứu cả thế giới bằng cách nhấn vào cảnh bấn loạn của phương Tây ».
Tuy nhiên, theo tờ báo, những phát giác mới nhất cho thấy các lãnh đạo Trung Quốc đã biết nguy cơ dịch từ ngày 14 tháng Giêng nhưng không báo động cho dân chúng, trong suốt 6 ngày để mặc cho Vũ Hán tổ chức bữa tiệc tập thể tập trung hàng nghìn người và dẫn đến dịch bùng lên rồi lây lan ra khắp thế giới như bây giờ.
Theo một hướng phân tích khác của Le Figaro, chiến dịch ngoại giao khẩu trang, thiết bị y tế, hỗ trợ nhân viên y tế của Bắc Kinh đối với các nước phương Tây đang gặp khó khăn dịch bệnh còn có một mục đích vụ lợi khác. « Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc cuộc khủng hoảng dịch bệnh này có thể kéo theo khủng hoảng kinh tế xã hội, chính trị ở trong nước, nhất là khi nước ngoài giảm đầu tư vào Trung Quốc », chuyên gia Chen nhận định. Nếu Bắc Kinh tạo dựng được hình ảnh đẹp với bên ngoài thì sẽ giảm bớt được nguy cơ đó.
Bài báo nhấn mạnh, chế độ Bắc Kinh đang chuẩn bị hứng cú sốc mạnh về kinh tế trong những tháng tới với nạn thất nghiệp, phá sản hàng loạt, bên cạnh đó là mối đe dọa xảy ra làn sóng virus corona thứ 2. Việc các nước xem lại chức năng « công xưởng thế giới » của Trung Quốc sẽ là điều đáng sợ nhất trong mắt các « ông quan đỏ ». Vì thế mà « quyền lực mềm » sẽ là thách thức chiến lược đối với Trung Quốc lúc này.
Thế giới đốn củi ba năm đốt 1 giờ vì Covid-19
Song song với cuộc chiến chống Covid-19, một mặt trận thứ 2 đang mở ra khắp thế giới không kém phần khốc liệt là kinh tế. Nhật báo Công giáo La Croix có bài « Nhiều tỷ để giảm sốc ».
Khắp nơi trên thế giới, các nước đều đang đôn đáo tìm mọi cách để huy động hàng tỷ đô la, cố cứu nền kinh tế đang dính bẫy trong khủng hoảng virus corona. Những ngày qua, chính phủ ở khắp nơi liên tục thông báo về các nguồn tài chính, trợ giúp trực tiếp các doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm …
La Croix ghi nhận « Người ta không thể tính phải cần bao nhiêu lít nước khi dập tắt một vụ hỏa hoạn ». Đối phó với mức độ tràn lan nhanh chóng của virus corona và hoạt động kinh tế bị đình lại vì phong tỏa trên khắp hành tinh, các kế hoạch hỗ trợ, từ các hộ gia đình cho đến các doanh nghiệp, đã lên tới số tiền hàng tỷ tỷ. Thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1930.
La Croix cho biết hành động đầu tiên là từ các ngân hàng trung ương. Tất cả các ngân hàng của các nước mới trỗi dậy cũng như đã phát triển, từ Hoa Kỳ cho đến khu vực đồng euro đều đồng loạt có những hành động khẩn cấp mạnh mẽ hơn rất nhiều thời khủng hoảng tài chính 2008, sẵn sàng tung nhiều nghìn tỷ euro để mua trái phiếu, cổ phần nhằm giữ cho lãi suất vay tiền trên thị trường tài chính không quá cao.
Bên cạnh đó, các công ty, hộ gia đình còn phải được hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Con số này cũng lại là hàng nghìn tỷ. Đúng là cả thế giới đang trong tình cảnh đốn củi bao nhiêu năm nay phải mang đốt trong một giờ.
Cũng trong chủ đề kinh tế, nhật báo Les Echos chạy tựa lớn « Một thế giới không du lịch ». Tờ báo cho biết, ngành du lịch chiếm tỷ trọng 10% GDP của thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Năm nay dự tính lượng du khách sẽ giảm từ 20 đến 30%. Kéo theo đó là rất nghiều ngành nghề ăn theo du lịch như nhà hàng, khách sạn, du thuyền, hàng không … cũng điêu đứng. Hàng loạt nước đang tính đến các giải pháp hậu Covid để cứu ngành công nghiệp không khói.
Trong khi đó, Libéation ghi nhận một cách hình ảnh : « Tại Hoa Kỳ, thất nghiệp vẫn không ngừng lây lan ». Tờ báo cho biết : « Với khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 kéo theo, tỷ lệ thấy nghiệp ở Mỹ đang từ 3,5% trong tháng Hai đã lên tới 20% trong nhưng tuần tới ». Theo những kịch bản tồi tệ thì tỷ lệ này có thể đạt đỉnh ở mức hơn 32%. Phụ nữ, người gốc Phi và dân nói tiếng Tây Ban Nha là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Virus corona lan nhanh ở Singapore
Thu Hằng
Singapore đang phải đối phó làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, mạnh hơn và lan rộng hơn lần trước. Với 728 ca nhiễm mới chỉ trong vòng 24 giờ (con số cao kỷ lục), theo số liệu tối 16/04/2020, tổng số ca nhiễm tại đảo quốc đã tăng lên thành 4.427 người và 10 ca tử vong.
Thông cáo của bộ Y Tế Singapore cho biết khoảng 90% số ca nhiễm mới là người sống trong ký túc xá và là « người (nước ngoài) có giấy phép lao động ». Khoảng 200.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Singapore, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và sống trong 43 khu ký túc xá.
Theo số liệu của bộ Y Tế được AFP trích dẫn, Singapore đã áp dụng chiến lược kiểm tra nghiêm ngặt, truy xuất những người từng liên lạc với trường hợp bị nhiễm, đóng cửa một số nhà máy, nhưng vẫn không ngăn được mức độ lây lan rộng của virus corona kể từ đầu tháng Tư.
Với 407 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, Indonesia hiện có 5.923 người nhiễm virus corona và trở thành nước có nhiều ca nhiễm nhất ở Đông Nam Á, vượt qua Philippines. Theo bộ trưởng Y Tế Achmad Yurianto, Indonesia có thêm 24 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 420 người, theo số liệu ngày 17/04.
Còn tại Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte dọa sẽ áp dụng thiết quân luật để ngăn người dân Manila vi phạm các biện pháp phong tỏa chống dịch, trong bối cảnh Philippines có 5.878 ca nhiễm bệnh và 387 người chết, tính đến ngày 17/04.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200417-virus-corona-lan-nhanh-%E1%BB%9F-singapore