Tin khắp nơi – 10/04/2020
Mỹ đòi hủy giấy phép hoạt động
của China Telecom, viện lý do an ninh
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cùng nhiều cơ quan liên bang khác đang yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên Bang (FCC) hủy giấy phép hoạt động của China Telecom tại Hoa Kỳ.
Đài CNBC của Mỹ tường thuật rằng lý do được các cơ quan Mỹ nêu ra là những “rủi ro an ninh quốc gia không thể chấp nhận được”.
Tập đoàn China Telecom của nhà nước Trung Quốc là một trong các hệ thống mạng di động và băng rộng lớn nhất nước.
Bộ Tư pháp Mỹ cùng một số cơ quan liên bang khác – kể cả Bộ Ngoại giao muốn FCC rút lại giấy phép cho phép China Telecom cung cấp các dịch vụ viễn thông đến và đi từ Hoa Kỳ.
Ông John Demers, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, nói :
“An ninh quốc gia và sự an toàn của các dữ kiện riêng tư nhất của chúng ta tùy thuộc vào sự chọn lựa các đối tác đáng tin cậy từ các nước chia sẻ các giá trị của chúng ta cũng như những hoài bão của chúng ta cho nhân loại. Hành động ngày hôm nay chỉ là một bước kế tiếp trong việc bảo đảm an ninh cho của các hệ thống viễn thông của Mỹ.”
China Telecom-Châu Mỹ bán dịch vụ di động cho khách hàng Trung Quốc sinh sống hoặc du lịch ở Hoa Kỳ. Tập đoàn này được FCC cấp phép hoạt động từ năm 2007 nhưng Bộ Tư pháp Mỹ nói tập đoàn này không tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hiện hành với Bộ.
Các cơ quan chính phủ Mỹ nói để China Telecom tiếp tục hoạt động sẽ phương hại tới an ninh quốc gia và việc thực thi pháp luật. Họ cáo buộc China Telecom che đậy sự thực với chính phủ và công chúng Mỹ, và bày tỏ lo ngại về “vai trò của Trung Quốc trong các hoạt động xấu trên mạng nhắm vào Hoa Kỳ. Mặt khác cho rằng China Telecom dễ dàng bị Bắc Kinh “khai thác, gây ảnh hưởng và kiểm soát.”
Lời kêu gọi đòi hủy giấy phép hoạt động của China Telecom là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc chiến tranh thương mại và công nghệ với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực viễn thông.
Trước đó, Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen tập đoàn sản xuất thiết bị mạng lớn nhất thế giới – Huawei, và hạn chế tập đoàn tiếp cận công nghệ của Mỹ. Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể dùng các thiết bị của Huawei để thu thập tin tức tình báo”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối ‘bất kỳ hành động nào của Mỹ nhằm tước bỏ giấy phép của China Telecom cung cấp dịch vụ viễn thông.
Trang mạng Iran News dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Zhao Lijian, nói Mỹ “nên ngưng chính trị hóa” các vấn đề thương mại.
Ông Trump thâu tóm quyền hành
để chống đại dịch corona ra sao?
Chỉ trong vài tuần lễ, Tổng thống Donald Trump đã có được những quyền hạn và ảnh hưởng đặc biệt vào thời điểm có cuộc khủng hoảng quốc gia.
Trong cuộc chiến chống COVID-19, ông Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia giúp ông có thể điều động các tàu bệnh viện đến New York và Los Angeles, buộc các hãng sản xuất ô-tô phải sản xuất máy thở và giảm bớt các qui luật về vaccine và chữa trị.
Những việc này và các bước khác được ca ngợi là những biện pháp y tế công cộng thiết yếu, nhưng với cái giá phải trả về tự do dân sự và sự quản trị dân chủ.
Sau nhiều năm bất bình trong việc ngăn chặn di dân bất hợp pháp đến từ Mexico và Trung Mỹ, chính quyền hiện có quyền bắt giữ và trục xuất ngay những di dân không giấy tờ căn cứ trên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của công chúng.
Và trong một dấu hiệu cho thấy chính quyền của ông có thể chi hàng ngàn tỉ đô la nếu thấy thích hợp để đối phó với cuộc khủng hoảng virus corona nhưng bớt bị giám sát của Quốc hội và những tổ chức theo dõi chính phủ, ông Trump đang phát động một cuộc tấn công chống lại một mạng lưới các tổng thanh tra liên bang để làm suy yếu những cuộc thanh tra và nhiệm vụ của họ.
Bà Kimberly Wehle, giáo sư luật thỉnh giảng tại Trường đại học American ở Washington D.C, nói việc cách chức hai thanh tra mới đây dường như là một nỗ lực “củng cố quyền hành” trong tình trạng khẩn cấp.
“Đây là một đòn giáng chí mạng vào nguyên tắc pháp trị và trách nhiệm của chính phủ,” bà Wehle nói. “Các tổng thanh tra tồn tại là để bảo vệ công chúng khỏi bị lừa dối, phí phạm và lạm quyền.”
Các học giả hiến pháp bảo thủ nói ông Trump đã cẩn thận tránh viện dẫn bất cứ quyền hiến định chính yếu nào trong việc đối đầu với dịch bệnh.
Ông Saikrishna Prakash, giáo sư luật hiến pháp trường Luật Đại học Virginia, nói ông Trump đã áp dụng một “ý niệm rất truyền thống” của quyền hành chánh, dựa phần lớn vào quyền lục do Quốc hội trao cho ông.
“Theo như chỗ tôi có thể nói được, ông Trump không cố sức đọc Hiến pháp khi Hiến pháp đã cho ông nhiều quyền hạn,” ông Prakash nói.
Dù đặc biệt nhưng hành động của chính quyền ông Trump không đáng kể so với những bước các chính phủ chuyên chế trên thế giới thực hiện.
Tại Hungary, một chính phủ được xem là dân chủ tại Châu Âu, Thủ tướng hiện đang điều hành đất nước bằng sắc lệnh để chống dịch COVID-19, nhờ vào một đạo luật được Quốc hội thông qua mới đây.
Tại Anh, chính phủ được quyền đóng cửa biên giới và bắt giữ những ai bị nghi nhiễm virus.
Trong khi ông Trump cho tới nay chống lại lời kêu gọi đóng cửa toàn quốc và những biện pháp cực đoan khác, ông đã viện dẫn những công cụ do Quốc hội trao cho. Trong số đó có Luật Khẩn cấp Quốc gia năm 1976, cho phép Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và tận dụng thêm 136 đạo luật khác nữa.
Trong khi những hành động này, cùng các biện pháp khác của các tiểu bang, lên đến mức mở rộng quyền hạn của chính phủ và gây nên những quan ngại về các quyền dân sự nhưng chưa gặp bất kỳ chống đối nào cả.
Trong thời kỳ chiến tranh hay thiên tai dịch họa, người Mỹ theo truyền thống đều đứng sau lưng Tổng thống và cho phép ông viện dẫn những quyền hạn đặc biệt, như là Tổng thống Abraham Lincohn ngưng áp dụng cơ chế pháp luật bảo hộ quyền nhân thân habeas corpus, và Tổng thống Franklin D. Roosevelt đưa người Mỹ gốc Nhật vào các trại tập trung trong Thế chiến Thứ hai.
Tuy vậy, một số người cảnh báo là Tổng thống đang lợi dụng thời kỳ khủng hoảng để nới rộng quyền hạn để tiến hành những chính sách gây tranh cãi.
“COVID-19 là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe công chúng, nhưng không nên được dùng để đe dọa các quyền tự do dân sự hay chính phủ dân chủ,” ông Nick Robinson, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế Luật Bất vụ lợi nói. Trung tâm này theo dõi những vụ vi phạm quyền tự do dân sự trên toàn thế giới.
Lo ngại về những quyền hạn mới có thể tồn tại lâu hơn không phải là vô căn cứ.
Sau những cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, chính quyền Tổng thống George W. Bush nắm giữ quyền theo dõi rộng rãi và những quyền về an ninh quốc gia khác. Quốc hội và tòa án phải mất nhiều năm để hành pháp rời bỏ những quyền này.
Di trú
Không lĩnh vực nào mà những quyền khẩn cấp mới xác lập của chính quyền lại có ảnh hưởng trực tiếp hơn là vấn đề di trú.
Tháng trước, chính quyền hạn chế đi lại không cần thiết qua biên giới với Mexico và Canada nhân danh sức khỏe của công chúng.
“Các giới chức y tế hàng đầu của đất nước chúng ta đặc biệt quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân do hành động vượt biên giới đông đảo không kiểm soát được,” ông Trump nói.
Trong khi Quốc hội bác bỏ đề nghị của chính quyền ngưng bảo vệ những người xin tị nạn, chính quyền tìm cách khác để hạn chế những đơn xin tị nạn thông qua chỉ định của CDC là những di dân bất hơp pháp là “mối đe dọa đối với sức khỏe của công chúng.”
Chỉ định này giúp chính phủ bỏ một chính sách có từ lâu yêu cầu chớ trả những người xin tị nạn về nước, nơi họ có thể bị đàn áp, theo như bà Sarah Pierce thuộc Viện Chính sách Di trú.
Hiện nay hầu như tất cả di dân Trung Mỹ bị bắt tại biên giới Mỹ đều bị trục xuất nhanh chóng về nước mà không cần phải gặp nhân viên di trú, trong khi con số trẻ em không có người đi kèm bị trả về ngày càng tăng, mà có lúc các em được giao cho người giám hộ hay thân nhân trong gia đình.
Bà Pierce nói những hạn chế tại biên giới liên hệ đến COVID-19 sẽ khó bị rút lại dù cho sau khi cuộc khủng hoảng chấm dứt.
“Đây là điều chính quyền đã cố gắng thi hành từ rất lâu,” bà Pierce nói. “Tôi không kỳ vọng chính quyền rút lại những hạn chế này.”
Ông John Malcolm thuộc tổ chức Heritage Foundation bảo thủ bác bỏ quan niệm là hành động của ông Trump có động cơ chính trị.
Ông nói “Theo tôi, không có gì nghi ngờ về việc Tổng thống và các thống đốc đang nỗ lực phản ứng đối với một tình trạng rất khó khăn.”
Quyền giam giữ vô thời hạn
Khi tiến đến việc ban hành gói trợ cấp liên hệ đến virus corona trị giá 2.200 tỉ đô la trong tháng trước, Bộ Tư pháp yêu cầu Quốc hội trao cho những quyền khẩn cấp khiến cho những người bênh vực các quyền tự do phải báo động.
Một đề nghị cho phép các thẩm phán ngưng các thủ tục tố tụng trong tình trạng khẩn cấp. Một đề nghị khác cho phép Sở Trại giam được giữ tù nhân vô hạn định trong tình trạng khẩn cấp.
Ông Robinson nói điều làm cho biện pháp được đề nghị giữ tù nhân là “nguy hiểm” vì có thể được sử dụng trong tương lai.
Phát ngôn viên Bộ Tư pháp nói biện pháp được đề nghị là một phần của “các khuyến nghị đang được soạn thảo” để đáp ứng yêu cầu của Quốc hội và “không trao đổi ý kiến với ngành hành pháp.”
Thách thức các tổng thanh tra
Từ lâu là một người chỉ trích các tố chức giám sát chính phủ, ông Trump dùng cuộc khủng hoảng để hành xử quyền hành đối với các tổng thanh tra độc lập được bổ nhiệm để bảo đảm tính minh bạch của chính phủ.
Tháng trước, ông Trump thề quyết là chính quyền ông sẽ không hợp tác với điều khoản minh bạch của gói cứu trợ corona 2.200 tỷ đô la mà ông đã ký.
Hiến pháp có điều khoản qui định là Tổng thống ‘sẽ đảm bảo là luật pháp được thi hành một cách trung thực.’
Trong vòng 4 ngày, ông Trump đã cách chức hai tổng thanh tra và công khai chỉ trích nặng nề người thứ ba.
Ông Trump hai lần chỉ trích cơ quan giám sát Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh liên quan tới báo cáo về việc chậm trễ xét nghiệm và thiếu hụt trang bị tại các bệnh viện. Ông gọi báo cáo là “giả hiệu” và nghi ngờ về tính không thiên vị của tổng thanh tra.
Virus corona : Số ca nhiễm bệnh và tử vong tại Mỹ
tiếp tục tăng hàng ngàn
Anh Vũ
Hoa Kỳ ghi nhận 1.783 người chết vì Covid-19 trong vòng 24 giờ, theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tập hợp lúc 20 giờ 30, giờ địa phương, ngày 09/04/2020.
Với con số tử vong này, thấp hơn so với con số hơn 1.900 người của ngày hôm trước, tổng số người thiệt mạng tại Mỹ từ đầu dịch là 16.478. Như vậy, Mỹ chỉ đứng sau Ý về số lượng người chết do virus corona. Về số người nhiễm virus, riêng Hoa Kỳ chiếm hơn 1/4 tổng số trên thế giới. Mỹ có hơn 460 nghìn ca nhiễm, vẫn theo số liệu do Đại học Johns Hopkins cập nhật.
Bang New York vẫn tiếp tục là tâm dịch của nước Mỹ với hơn 7.000 người chết. Số ca tử vong của bang hôm qua lại đạt mức kỷ mục mới, 779 người trong 24 giờ. Duy chỉ có số người phải nhập viện hôm qua là giảm mạnh. Theo thống đốc bang Andrew Cuomo, hiện có khoảng 18 nghìn người phải nhập viện ở New York, trong khi các bệnh viện của bang giờ có khả năng tiếp nhận 90 nghìn bệnh nhân.
Diễn biến tích cực này giúp giải tỏa phần nào căng thẳng cho các bệnh viện của bang New York, vốn bị quá tải và rơi vào tình trạng thiếu thiết bị y tế trầm trọng trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên, chính quyền bang vẫn hết sức cảnh giác với diễn tiến của dịch. Ở một số bang từng có hàng nghìn người thiệt mạng vì Covid-19 như New Jersey, Louisiana hay Michigan, tình hình lây nhiễm cũng bắt đầu có dấu hiệu dịu xuống. Chính quyền các bang này nhận thấy dường như các quy định « giãn cách xã hội » bắt đầu có hiệu quả.
Trong khi đó, tổng thống Donald Trump tỏ ra sốt ruột muốn giải tỏa các lệnh hạn chế để cứu vãn nền kinh tế. Bộ trưởng Kinh Tế Tài Chính Mỹ hôm qua đã khẳng định, các công ty chắc chắn có thể « khởi động lại » vào tháng 5. Nhưng các chuyên gia cảnh báo, dù tình hình dịch có lắng dịu thì cũng không có nghĩa là virus corona đã biến mất, làn sóng dịch thứ 2 có thể trở lại bất cứ lúc nào.
Mỹ: Tử vong covid sắp đạt đỉnh;
New York nhiều ca nhiễm nhất thế giới
Ít nhất có 16.686 người chết vì COVID-19 ở Hoa Kỳ – gần phân nửa là ở New York. Trong tổng số 466.299 ca nhiễm được xác nhận trên toàn quốc, khoảng 162.000 trường hợp là ở New York , đài CNN trích dẫn các số liệu của Đại học Johns Hopkins vào sáng ngày 10/4/20 cho biết.
Số ca tử vong hàng ngày tại Hoa Kỳ sẽ lên tới đỉnh vào khoảng ngày Chủ nhật tuần này, theo mô hình của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại Học Washington ở Seattle.
Ước lượng 60.415 người sẽ chết vì dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ vào tháng 8 năm nay, nếu các chính sách giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì cho tới tháng Năm. Con số dự báo vừa kể đã giảm so với con số 82.000 được dự đoán hồi đầu tuần này.
Bản tin của CNN và BBC đều cho rằng tiểu bang New York giờ có số ca nhiễm cao nhất, so với bất kỳ nước nào.
BBC đưa tin số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận đã tăng vọt 10.000 ca lên tới tổng cộng 159.937 ca, đặt New York trên Tây Ban Nha với 153.000 ca, và Ý, 143.000 ca.
Trung Quốc, nơi virus Corona xuất phát hồi năm ngoái, ghi nhận tất cả 82.000 ca.
Hoa Kỳ báo cáo hơn 463.000 ca nhiễm, gần 16.700 ca tử vong. Trên toàn cầu số ca nhiễm đã vượt qua 1,6 triệu ca, với hơn 96.000 ca tử vong, theo báo NYT vào sáng ngày 10/4, mặc dù số liệu này thay đổi từng giờ.
Mặc dù thành phố New York bây giờ dẫn đầu thế giới về số các ca nhiễm, nhưng số tử vong ở New York, 7000 ca, vẫn thấp hơn Tây Ban Nha (15.500 ca), và Ý (18.000 ca). Số tử vong ở Trung Quốc do nhà nước TQ đưa ra là 3.300 ca.
Số tử vong tại New York trong ngày thứ Tư tăng 799 ca, số cao kỷ lục trong 3 ngày liên tiếp. Tuy nhiên con số các bệnh nhân nhập viện tại New York đã giảm trong hai ngày liên tiếp, còn 200 ca.
Thống đốc New York Andrew Cuomo nói đây là dấu hiệu cho thấy biện pháp giãn cách xã hội mang lại kết quả. Ông mô tả vụ bột phát dịch Covid-19 là một “vụ nổ không tiếng vang vọng trong mọi tầng lớp xã hội, mà nạn nhân bị chọn một cách ngẫu nhiên, tương tự như trong vụ khủng bố ngày 11/9.”
“Hy vọng là chúng ta sẽ mở cửa lại, sớm, sớm, rất sớm. Tôi hy vọng thế”.
Tổng Thống Donald Trump
TT Trump muốn sớm mở cửa kinh tế
Đối mặt với nạn thất nghiệp phi mã, thị trường chứng khoán chao đảo, chính phủ của TT Trump đang thúc đẩy để sớm mở cửa kinh tế, có thể vào ngày 1/5, theo báo Washington Post.
Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng chấm dứt tình trạng phong tỏa sớm có thể mang tới thảm họa cho Mỹ, nước đang đứng đầu thế giới về con số ca nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm, hôm thứ Sáu nói trước khi mở cửa lại, ông muốn thấy ‘có dấu hiệu rõ rệt’ là nước Mỹ ‘rõ ràng đang đi đúng hướng, và tiến vững chắc theo hướng đó’.
Đài CNN dẫn lời BS Fauci:
“Con virus sẽ quyết định mở cửa kinh tế lúc nào thì phù hợp.”
Ông khuyến cáo nước Mỹ chớ nên ngưng các biện pháp giãn cách xã hội một cách quá vội vã, bởi vì làm như vậy, kể như “chúng ta sẽ lại rơi lại vào tình thế cũ”.
Hôm thứ Năm, TT Trump nói tại một cuộc họp báo “hy vọng là chúng ta sẽ mở cửa lại, sớm, sớm, rất sớm. Tôi hy vọng thế”.
Đa số các chuyên gia y tế đều nhấn mạnh rằng trước khi đưa công nhân viên trở lại làm việc, phải nới rộng chương trình xét Covid-19, hơn xa những gì đang làm nếu muốn tránh các vụ lây nhiễm bùng phát trở lại.
Nhưng TT Trump nói chương trình xét nghiệm rộng rãi “sẽ không bao giờ xảy ra” tại Hoa Kỳ.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, TT Trump nói sự kiện 2 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm là một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống đại dịch toàn cầu do virus SARS-CoV2 gây ra.
Tuy nhiên 2 triệu người được xét nghiệm tương đương với .61% dân số Mỹ gồm 330 triệu người, không thấm vào đâu so với các nước khác, như Ý (1.4%), hay Nam Triều Tiên (0.9%),
Trả lời câu hỏi liệu chính phủ của ông có tính mở cửa lại nền kinh tế mà không có một chương trình xét nghiệm tương đối đầy đủ hay không, TT Trump nói chương trình đó ‘có thì tốt’ nhưng ‘không cần thiết’.
https://www.voatiengviet.com/a/covid19-tai-hoa-ky-ty-le-tu-vong-sap-dat-dinh/5367296.html
Virus corona:
New York tăng tốc đào hố chôn tập thể
Hoạt động chôn cất tại đảo Hart đã tăng đột biến trong đại dịch, từ một ngày mỗi tuần tăng lên năm ngày mỗi tuần, theo Cơ quan quản lý nhà tù của New York.
Tiểu bang New York hiện có số ca nhiễm cao hơn bất cứ quốc gia nào ngoài Mỹ, theo số liệu thống kê mới nhất.
Video không ảnh cho thấy công nhân đang dùng thang để leo xuống hố lớn nơi các quan tài được xếp để chuẩn bị chôn.
Những hình ảnh trên đây được chụp tại đảo Hart ở vùng đầm phá bên ngoài khu Bronx, vốn đã được giới chức thành phố sử dụng làm nơi chôn tập thể cho những người không bà con thân thích, hoặc những gia đình không thể trang trải cho việc chôn cất bình thường.
Hoạt động chôn cất tại đây đã tăng đột biến trong đại dịch, từ một ngày mỗi tuần tăng lên năm ngày mỗi tuần, theo Cơ quan quản lý nhà tù của New York.
Tù nhân tại trại giam trên đảo Rikers thường được huy động để thực hiện việc chôn cất, nhưng do khối lượng công việc tăng nhanh nên người ta đã phải thuê nhà thầu.
Thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio, hồi đầu tuần nói rằng các nghĩa trang công cộng ở thành phố có thể được sử dụng để chôn cất nạn nhân của đại dịch.
“Hiển nhiên trước đây chúng ta sử dụng đảo Hart,” ông nói.
Số người chết ở tiểu bang New York tăng thêm 799 người vào hôm thứ Tư, con số cao kỷ lục trong ngày thứ ba liên tiếp.
Những hình ảnh cho thấy công nhân mặc đồ bảo hộ kín mít đang chôn các quan tài ở một khu chôn tập thể tại thành phố New York.
Số ca nhiễm Covid-19 tại tiểu bang này tăng thêm 10.000 vào hôm thứ Năm, nâng tổng số ca dương tính lên 159.937, xếp trên Tây Ban Nha (153.000) và Ý (143.000).
Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch cúm hồi năm rồi, báo cáo có 82.000 ca bệnh.
Tính tổng thể, toàn nước Mỹ có 462.000 ca dương tính và số tử vong lên gần 16.500 người. Cả thế giới hiện có 1,6 triệu người nhiễm bệnh và 95.000 người chết.
Dù dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19, New York lại có số người chết (7.000) thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha (15.500) và Ý (18.000), nhưng lại cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc (3.300).
Tuy nhiên, Thống đốc Andrew Cuomo trấn an tinh thần dân chúng bằng việc đưa ra con số ca mới nhập viện tại New York đã giảm trong ngày thứ hai liên tiếp, chỉ 200 ca.
Ông nói rằng đây là dấu hiệu cho thấy biện pháp giãn cách xã hội đã phát huy tác dụng. Ông còn đánh giá trận đại dịch này “là vụ nổ thầm lặng trong lòng xã hội với tính chất tàn bạo, khốc liệt như những gì chúng ta đã thấy trong vụ khủng bố 11/9.”
Một tia hy vọng khác cũng được nhen lên khi con số người chết trên toàn quốc vào hôm thứ Năm đã giảm xuống.
Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên trụ cột trong ban phòng chống Covid-19 của Nhà Trắng, nói trong chương trình NBC News’ Today hôm thứ Năm rằng tổng số người chết chung cuộc của nước Mỹ “có vẻ sẽ vào khoảng 60.000”.
Hồi cuối tháng Ba, bác sĩ Fauci dự báo “khoảng 100.000 đến 200.000” người có thể chết do Covid-19.
Con số dự báo 60.000 là ngang với mức đỉnh của tổng số người chết do cúm mùa tại Mỹ từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020, theo số liệu chính phủ.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Mike Pence hôm thứ Năm nhấn mạnh rằng Covid-19 lây lan cao gấp khoảng ba lần so với cúm mùa.
Nhà Trắng trước đó đã chia sẻ con số dự báo 2,2 triệu người Mỹ có thể chết do virus corona chủng mới nếu không có hành động kịp thời.
Lệnh cấm rời khỏi nhà hiện đã buộc các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực thiết yếu tại 42 tiểu bang phải đóng cửa, từ đó khiến nền kinh tế Mỹ chững lại một cách trầm trọng.
Số liệu mới công bố hôm thứ Năm cho thấy số người đăng ký thất nghiệp lên tới 6 triệu trong tuần thứ hai liên tiếp, nâng tổng số người mất việc trong ba tuần qua lên 16,8 triệu.
Thành phố Chicago đã bắt đầu áp dụng lệnh cấm bán rượu từ 21 giờ đêm vào hôm thứ Năm nhằm hạn chế dân vi phạm lệnh cấm tập trung đông người.
Biện pháp này, dự kiến kéo dài đến ngày 30.4, được đưa ra sau khi giới chức ngành y tế hồi đầu tuần cho biết người da đen tại Chicago chiếm tới phân nửa số ca nhiễm của công dân thành phố và chiếm tới 70% số người chết, dù sắc dân này chỉ chiếm 30% dân số thành phố.
“Chúng tôi phải ban lệnh cấm này bởi có quá nhiều cá nhân và doanh nghiệp vi phạm lệnh cấm rời nhà,” Thị trưởng Lori Lightfoot nói hôm thứ Tư.
New York: thành phố không bao giờ ngủ thành thị trấn ma
Tử vong tại tiểu bang New York vượt quá 3.500
Virus corona: New York cảnh báo sẽ thiếu hụt y tế nghiêm trọng trong vòng 10 ngày
Tội phạm xả súng cũng đã khiến 7 người chết và 14 người bị thương hôm thứ Ba, một diễn biến mà giới chức thành phố nói là không thể tha thứ được trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
“Những giường cấp cứu lẽ ra dành cho các bà cụ, hoặc những người đang trong tình trạng nguy kịch do dịch bệnh, giờ lại phải dành cho nạn nhân của súng ống,” quan chức cảnh sát Charlie Beck nói.
Số liệu từ Louisiana, Mississippi, Michigan, Wisconsin và New York cho thấy sự chênh lệch tương tự nhau về lây nhiễm virus corona giữa các sắc dân.
Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Joe Biden, hôm thứ Năm đã hưởng ứng lời kêu gọi công bố các dữ liệu sâu rộng về dịch bệnh xét theo sắc tộc.
Ông nói con số này có thể giúp soi chiếu về tình trạng bất bình đẳng cũng như tác động của “kì thị chủng tộc mang tính cấu trúc hệ thống”.
Giữa lúc đó, một tòa án đã ngăn cản một phần lệnh tạm thời cấm phá thai được tiểu bang Texas ban hành hồi tháng trước như một biện pháp chống dịch bệnh.
Lệnh cấm các thủ thuật y tế “không cần thiết” nhằm dành nguồn lực y tế để chống dịch, Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang cho biết hồi tháng Ba.
Tuy nhiên, thẩm phán Judge Yaekel, một người được ông George W Bush bổ nhiệm, đã ra phán quyết ngăn cản lệnh cấm này hôm thứ Năm.
“Ít nhất thì đây là một gánh nặng quá mức đối với quyền được phá thai sớm của phụ nữ,” ông viết trong phán quyết.
Các tiểu bang Alabama, Iowa, Ohio và Oklahoma cũng ban lệnh tạm thời cấm phá thai tương tự.
Trong khi vẫn chưa có vắc xin phòng Covid-19, các xung đột văn hóa trong lòng nước Mỹ cũng cho thấy rất khó để chữa trị.
Hiện nay có nhiều tranh cãi pháp lý liên quan đến việc có nên đóng cửa các tiệm bán súng trong đại dịch, và liệu có nên đưa nghi lễ tôn giáo vào danh sách miễn áp dụng lệnh cấm tập trung đông người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52225754
Số ca nhập viện vì virus Vũ Hán ở New York giảm
Hương Thảo
Vào ngày 9/4, các quan chức Mỹ cho biết, New York hiện có 200 bệnh nhân bị viêm phổi Vũ Hán nhập viện, được cho là số lượng nhập viện hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 18/3.
“Tỷ lệ nhập viện đang giảm”, thống đốc New York, Andrew Cuomo nói với các phóng viên ở Albany.
Chỉ có 84 bệnh nhân được đưa vào các phòng chăm sóc đặc biệt trong 24 giờ qua, con số thấp nhất được thấy kể từ giữa tháng 3.
Thống đốc Cuomo cho biết, việc giảm số người nhập viện không có nghĩa là các biện pháp cách ly xã hội có thể được nới lỏng, đồng thời ông cảnh báo về một làn sóng ca mắc bệnh cao thứ hai có thể xảy ra.
Thị trưởng thành phố New York, ông Bill de Blasio cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 9/4 rằng, một số hạn chế của thành phố có thể được dỡ bỏ vào tháng 5. Tuy nhiên, ông cũng cho biết việc nới lỏng các hạn chế có thể dẫn đến virus nhanh chóng lây lan trở lại.
Hiện New York là tiểu bang chịu ảnh hưởng nhất bởi dịch Covid-19 ở Mỹ.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-ca-nhap-vien-vi-virus-vu-han-o-new-york-giam.html
Một thủy thủ nhiễm COVID-19 của Hàng Không
Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt phải vào cấp cứu
Tin Washington DC – Theo Reuters dẫn thông báo hôm thứ Năm, 9 tháng 4, của Hải quân Hoa Kỳ, một thủy thủ của hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt đã phải vào khu chăm sóc đặc biệt ICU tại đảo Guam, sau khi có xét nghiệm dương tính với coronavirus vào cuối tháng trước. Trong khi đó, số ca nhiễm bệnh trên tàu đã tăng hơn 400 người.
Trước đó vào thứ Ba, quyền Bộ Trưởng Hải Quân Thomas Modly đã từ chức sau khi bị chỉ trích vì đã sa thải và chế nhạo hạm trưởng Brett Crozier của hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt, người đã viết thư thúc giục Hải quân hành động để ngăn chận đà lây lan coronavirus trên tàu.
Trong thông cáo hôm thứ Năm, Hải quân cho biết người thủy thủ có bệnh tình trở nặng đã được đưa vào bệnh viện Hải quân trên đảo Guam, và người này trước đó đang thực hiện thời gian cách ly 14 ngày sau khi rời tàu.
Một viên chức ẩn danh cho biết người thủy thủ được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh và đã được hồi sức cấp cứu CPR. Người này hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Số lượng các ca nhiễm bệnh trên tàu Roosevelt đến thứ Năm là 416 người, tăng nhanh so với con số 286 người được Hải quân báo cáo vào thứ Tư.
Tướng Không quân John Hyten, phó chủ tịch Bộ Tư Lệnh Liên Quân, nói rằng quân đội cần chuẩn bị cho khả năng số người bệnh trên hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt tiếp tục tăng cao. Theo hãng Reuters, tổng cộng 4 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã phát hiện các trường hợp nhiễm coronavirus, bao gồm cả hàng không mẫu hạm hạt nhân USS Nimitz (Ngô Bảo)
Viện Y tế Quốc gia Mỹ
bắt đầu thử thuốc sốt rét trị COVID-19
Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (NIH) ngày 9/4 loan báo đang thử thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để điều trị COVID-19, vài ngày sau khi một số bác sĩ Mỹ cho biết đang dùng thuốc này cho các bệnh nhân bị nhiễm virus corona mà không có bằng chứng là hiệu quả.
Việc dùng loại thuốc này đang ngày càng gia tăng khi Mỹ nhanh chóng trở thành tâm điểm của đại dịch corona.
Cuộc nghiên cứu của NIH sẽ đánh giá độ an toàn và hiệu quả của hydroxychloroquine và được thực hiện bởi Viện Tim, Phổi, Máu (NHLBI) thuộc NIH.
Thuốc này trước nay được dùng để chữa sốt rét và các bệnh về khớp như viêm khớp. Phản ứng phụ có thể bao gồm mất thị lực và các vấn đề tim mạch.
Thuốc hydroxychloroquine dù được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cho phép dùng khẩn cấp nhưng chưa được chấp thuận như một liều thuốc chữa trị COVID-19.
Các hãng bào chế thuốc trên thế giới đang chạy đua phát triển thuốc trị và ngừa virus corona.
Chủ tiệm nail gốc Việt tặng
hàng trăm nghìn đồ bảo hộ để ‘trả ơn’ nước Mỹ
Băng Thanh
Nhiều chủ tiệm nail gốc Việt ở miền nam California đã “trả ơn” nước Mỹ bằng cách tặng hàng trăm nghìn đồ bảo hộ như khẩu trang và găng tay để giúp đỡ các nhân viên y tế chống virus Vũ Hán.
Ông Ted Nguyễn, viên chức của chính quyền quận Cam, một trong những người đồng tổ chức chiến dịch quyên góp này, nói với VOA Việt Ngữ rằng nhóm của ông bắt đầu cuộc vận động vì thấy nhu cầu cấp thiết về vật dụng phòng hộ từ các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán.
“Trong một tuần thôi, các tiệm nail và những nhà cung cấp tặng 120 ngàn khẩu trang và 300 ngàn găng tay cho 25 bệnh viện và phòng khám y tế ở miền nam California”, ông Ted nói với VOA Việt Ngữ.
Ngoài ra, ông Ted cho biết các nhà hảo tâm cũng đã tặng 10 nghìn chai nước rửa tay diệt khuẩn cho các cơ sở y tế ở tiểu bang California.
Ông Ted chia sẻ rằng mặc dù dịch Covid-19 đã “tác động lớn” đến tiệm nail và nhà hàng của người Mỹ gốc Việt khiến họ “thực sự khó khăn và chật vật để sống còn”, nên ông “không lời nào” có thể bày tỏ được lòng biết ơn đối với sự hậu thuẫn lớn của các chủ tiệm nail gốc Việt dành cho các y, bác sĩ đang nỗ lực chống virus Vũ Hán.
Ông Ted chia sẻ rằng ông được cha mẹ đưa tới Mỹ định cư khi mới 5 tuổi và những đồ bảo hộ mà hôm nay ông quyên góp được, là “tấm lòng” của những người gốc Việt “trả ơn” nước Mỹ vì quốc gia này đã tạo điều kiện cho họ được sinh sống, học tập và thành công khi rời xa quê hương.
“Mình là người Mỹ gốc Việt, bao giờ cũng có tấm lòng Việt Nam và mình vượt qua khó khăn để qua Mỹ nên giờ là thời gian để trả ơn người Mỹ”, ông chia sẻ.
Theo VOA Việt Ngữ
Băng Thanh biên tập
Hoa Kỳ có thêm
6.6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần qua
Tin Washington DC – Số lượng người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng ở mức kỷ lục, nâng tổng số người cần trợ cấp lên đến gần 17 triệu người, kể từ khi dịch Covid-19 làm đóng băng phần lớn nền kinh tế Hoa Kỳ.
Bộ Lao Động vào thứ Năm, 9 tháng 4, cho biết thêm 6.6 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần lễ kết thúc ngày 4 tháng 4, gần bằng con số kỷ lục của tuần lễ trước đó là 6.9 triệu người. Nhiều tiểu bang đang bị tràn ngập bởi số lượng đơn khổng lồ và vẫn đang làm việc để giải quyết giấy tờ tồn đọng, do đó, số người xin trợ cấp thất nghiệp trên thực tế có thể còn cao hơn. Ngoài ra, dữ kiện thống kê cho thấy số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp đã tăng từ 4.4 triệu lên 7.5 triệu vào tuần lễ kết thúc ngày 28 tháng 3, vượt qua kỷ lục năm 2009, cũng là giai đoạn cuối cuộc khủng hoảng tài chính.
Việc số người thất nghiệp ngày một tăng cao đang làm tắt dần niềm hy vọng rằng kinh tế Mỹ sẽ hồi phục một khi dịch Covid-19 được khống chế và các hãng xưởng hoạt động trở lại. Người Mỹ đang ngày càng mất niềm tin vào nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu.
Chỉ số niềm tin của người tiêu thụ đã giảm mạnh trong tháng 4, theo báo cáo được Đại học Michigan công bố hôm thứ Năm. Hiện chưa rõ khi nào số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ lên đến đỉnh điểm, tuy nhiên, các dấu hiệu hiện nay cho thấy con số này sẽ tăng thêm trong các tuần sắp tới. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-co-them-6-6-trieu-don-xin-tro-cap-that-nghiep-trong-tuan-qua/
Kế hoạch cứu trợ COVID-19 bế tắc
tại Thượng Viện do tranh chấp giữa hai đảng
Tin Washington DC – Một kế hoạch cứu trợ Covid-19 đang bế tắc tại Thượng Viện vào thứ Năm, 9 tháng 4, sau khi đảng Dân Chủ và Cộng Hòa mâu thuẫn về các đề nghị riêng của mỗi bên.
Đảng Dân Chủ đã cản trở các nỗ lực của đảng Cộng Hòa trong việc bỏ phiếu để cấp tiền thêm cho một quỹ hỗ trợ cơ sở kinh doanh nhỏ, do phía Dân Chủ muốn ngân quỹ này phải bao gồm cả các bệnh viện và chính quyền địa phương.
Đáp lại, phía Cộng Hòa đã chận một nghị quyết khác của phe Dân Chủ, với lý do rằng công việc khẩn cấp hiện nay là phải phê chuẩn quỹ hỗ trợ cơ sở kinh doanh nhỏ, còn các vấn đề khác có thể giải quyết sau.
Lên tiếng tại Thượng Viện, Lãnh đạo đa số Mitch McConnell nói các cơ sở kinh doanh nhỏ đang cần hỗ trợ ngay lập tức, và các nhà lập pháp Dân Chủ không nên giữ người lao động Hoa Kỳ làm con tin chính trị cho họ.
Chương trình Paycheck Protection được tung ra vào gần 1 tuần trước, cung cấp các khoản cho vay ưu đãi cho các cơ sở kinh doanh nhỏ, để các cơ sở này có thể tồn tại vượt qua dịch Covid-19. Từ khi khởi động đến nay, chương trình Paycheck Protection hoạt động khá suôn sẻ, và Bộ Ngân Khố vào thứ Ba đã yêu cầu Quốc Hội cấp thêm 250 tỷ Mỹ kim để duy trì chương trình.
Đảng Dân Chủ ban đầu tỏ ra ủng hộ khi chương trình được phê chuẩn vào tháng trước. Tuy nhiên đến nay, phía Dân Chủ muốn ngân quỹ cho vay phải được cấp cho cả các bệnh viện và chính quyền tiểu bang. Ngoài ra, đảng Dân Chủ muốn rằng 125 tỷ trong số 250 tỷ Mỹ kim được Bộ Ngân Khố yêu cầu phải được dành riêng cho các cơ sở thuộc sở hữu của người thiểu số, phụ nữ, và cựu quân nhân. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ke-hoach-cuu-tro-covid-19-be-tac-tai-thuong-vien-do-tranh-chap-giua-hai-dang/
Nghị sĩ Mỹ: Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm
vì gian dối về Covid-19
Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên Fox News, Hạ nghị sĩ Chris Smith, thành viên cấp cao Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã đề xuất một số biện pháp nhằm buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu Covid-19.
Là dân biểu đại diện cho tiểu bang New Jersey, đồng thời là thành viên của Ủy ban hành pháp của Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc, ông Smith chỉ ra thực tế là Bắc Kinh đã sớm tìm cách “kiểm soát thiệt hại” sau khi dịch cúm vũ Hán bùng phát vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, việc “kiểm soát thiệt hại” đó không phải là nhằm giảm bớt tổn thất về sinh mạng con người, mà là để bảo vệ “cái danh” của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Ông Smith viết: “Việc kiểm soát thiệt hại đó đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng trên toàn cầu, ngăn cản thế giới nắm chắc thời điểm vàng để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, trong khi Trung Quốc tiếp tục chiến dịch ngoại giao hình ảnh, trao đổi thuốc men để gây ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế, đồng thời đe dọa cắt giảm dược phẩm cho các nước không ủng hộ luận điệu sai trái của họ, trong đó có Hoa Kỳ”.
Một báo cáo của cộng đồng tình báo gần đây xác nhận rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra những thông tin sai lệch từ đầu tháng 11/2019, khi nói dối rằng dịch virus mới là một dịch bệnh nghiêm trọng nhưng không lây nhiễm, và có thể dễ dàng khống chế tại Vũ Hán – nơi khởi nguồn. “Điều đó hoàn toàn là giả dối”, ông Smith viết.
Cũng theo hồ sơ tình báo này, Trung Quốc đã báo cáo sai lệch, hạ giảm tính nghiêm trọng của virus corona trước Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này khiến WHO không còn bận tâm đến các dữ liệu chính xác hơn được Đài Loan đệ trình vào tháng 12 năm ngoái. Dựa trên thông tin sai lệch do Trung Quốc cung cấp, WHO ban đầu cho rằng không cần thiết phải đưa ra các biện pháp hạn chế đi lại, khiến thế giới bỏ lỡ khoảng ‘thời gian vàng’ để kiểm soát dịch bệnh.
“Bây giờ chúng ta đang phải đối mặt với một đại dịch chết người và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, mà nguyên nhân đến từ sự xuyên tạc và sức ảnh hưởng thâm hiểm của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế như WHO”, ông Smith nhấn mạnh.
Theo nghị sỹ Smith, các cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc xuyên tạc bản chất của virus corona đối với WHO.
Nhằm buộc giới lãnh đạo Trung Quốc lãnh trách nhiệm, ông Smith cho rằng cần điều tra diễn biến của dịch cúm Vũ Hán, cũng như ảnh hưởng của Bắc Kinh tại WHO. Ông cho biết Trung Quốc có sức ảnh hưởng quá lớn tại WHO và hiện đang đồng thời đứng đầu 4 cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc.
“Cộng đồng thế giới phải bắt đầu đánh giá lại vai trò của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, để bắt đầu quá trình luận tội”, ông Smith kêu gọi.
Ngoài ra, ông Smith cũng yêu cầu Nghị viện Mỹ phải tìm cách kiềm chế các động thái gây ảnh hưởng của Trung Quốc.
Năm ngoái, ông Smith cùng hạ nghị sĩ Henry Cuellar (tiểu bang Texas) đã giới thiệu dự luật HR 1811, nhằm ngăn chặn Bắc Kinh hối lộ các nước dân chủ. Dự luật này, được đồng bảo trợ bởi 10 nghị sĩ, nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng rằng, nhân dân Trung Quốc vô tội và nền văn hóa Trung Hoa huy hoàng là không đồng nghĩa với chính quyền tàn bạo của họ.
Hạ nghị sĩ Smith cũng đã giới thiệu dự luật HR 1542, trong đó lên án các quan chức Trung Quốc đồng lõa trong việc trong sản xuất [thuốc giảm đau gây nghiện] fentanyl, rồi xuất khẩu sang Mỹ. Bởi chúng ta đã phát hiện ra rằng các nhà máy fentanyl của Trung Quốc cũng kiêm việc sản xuất dược phẩm xuất khẩu. Và khi nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của chúng ta ngoài Trung Quốc càng trở nên rõ ràng và cần thiết, chúng ta cần phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp Trung Quốc không góp phần châm ngòi cho một đại dịch opiod, khiến hàng trăm nghìn dân Mỹ bị nghiện.
Dự luật này có sự ủng hộ từ lưỡng đảng và được 13 thành viên khác của Hạ viện đồng bảo trợ.
Theo ông Smith, Mỹ có thể sử dụng Đạo luật nhân quyền Magnitsky toàn cầu nhắm vào các quan chức an ninh Trung Quốc, những người đã đàn áp các nhà báo và những người tiết lộ thông tin sớm (người thổi còi) về dịch bệnh Vũ Hán.
Ở Quốc hội, tại Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos – một cơ quan do ông Smith đồng chủ tịch, ông cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục phơi bày việc bức hại nhân quyền một cách có hệ thống và dai dẳng của chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc chèn ép quyền tự do báo chí và tự do thông tin, vốn là tác nhân gây ra trận đại dịch y tế toàn cầu hiện tại.
Cuối cùng, ông Smith kết luận rằng khi cuộc khủng hoảng Covid-19 này qua đi, cần phải có một sự suy xét nghiêm túc về vấn đề này. Nói cách khác, nội bộ chính phủ Mỹ phải bỏ qua thói quen chỉ trích lẫn nhau mang tính đảng phái, “để cùng tập trung nhìn vào thủ phạm chịu trách nhiệm căn bản gây khởi phát đại dịch này – đó là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-chris-smith-bac-kinh-phai-chiu-trach-nhiem-vi-gian-doi-ve-covid-19.html
Tiến sĩ Mỹ: Cần đặt vấn đề mổ cướp nội tạng
trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
Lục Du
Cảnh sát và bác sĩ thông đồng mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công (ảnh chụp màn hình từ video Hôm 4/4, tạp chí Epoch Times đã cho công bố bài viết của Tiến sĩ Torsten Trey, sáng lập viên và giám đốc điều hành của Hiệp hội các bác sĩ chống mổ cướp nội tạng (DAFOH). Trong bài viết ông Torsten đã bày tỏ quan điểm rằng Mỹ cần giữ vững các giá trị cốt lõi về nhân quyền mà nơi đây đề cao và nên đặt vấn đề về nạn mổ cướp nội tạng trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Theo Tiến sĩ Torsten, khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, một số sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây đã làm nổi lên các tranh luận trong thời gian dài trong xã hội Mỹ về vấn đề đạo đức và tự do thương mại, nhân quyền và trách nhiệm của các tập đoàn Mỹ.
Thông qua các báo cáo của giới truyền thông có thể thấy, trong các cuộc tranh luận được Tiến sĩ Torsen nói tới, có nhiều ý kiến cho rằng Washington cần ràng buộc vấn đề nhân quyền trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, vì chính quyền Trung Quốc có “thâm niên” vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của con người khi tiếp tục các cuộc đàn áp mà nó nhắm vào người dân chỉ nhằm mục đích duy trì quyền lực tuyệt đối.
Vào tháng 10/2019, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Liên đoàn bóng rổ Hoa Kỳ (NBA) phải sa thải Tổng giám đốc của câu lạc bộ Houston Rockets vì công khai ủng hộ các cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông. Tiến sĩ Torsten cho rằng, hành động này của Bắc Kinh đã thách thức một trong những giá trị cốt lõi của một xã hội tự do và dân chủ như Mỹ, và thách thức quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền cơ bản của con người.
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần lấn lướt phương Tây thông qua các yêu cầu tương tự. Theo người đồng sáng lập DAFOH, có nhiều ví dụ minh chứng cho điều này. Có không ít các tập đoàn của nhiều nước phương Tây chấp nhận cúi đầu trước sự kiểm duyệt của Trung Quốc chỉ bởi họ đặt lợi nhuận kinh tế lên trên các nguyên tắc của mình.
Cũng vào cuối năm ngoái, một Phái đoàn Nghị viện lưỡng đảng do Dân biểu Mỹ Sean Patrick Maloney dẫn đầu đã bị chính quyền Trung Quốc từ chối cho nhập cảnh khi Bắc Kinh biết rằng phái đoàn của ông Sean có ý định đến thăm Đài Loan.
Rõ ràng những giá trị cốt lõi mà các tập đoàn Hoa Kỳ theo đuổi và các nguyên tắc dân chủ của chúng ta là đúng đắn và cần phải được bảo vệ. “Làm sao các cuộc đàm phán thương mại của chúng ta có thể được coi là thành công nếu các nguyên tắc và giá trị cốt lõi của chúng ta bị hi sinh để đổi lấy sự thuận lợi trong các cuộc thảo luận với chính quyền Trung Quốc?”, Tiến sĩ Torsten nêu ý kiến và đặt câu hỏi.
Ông Torsten tiếp tục nêu quan điểm, mặc dù chúng ta không thể thay đổi chính sách của quốc gia khác, nhưng chúng ta có quyền quyết định giới hạn thỏa hiệp đối với các giá trị đạo đức và các nguyên tắc của mình. Trong bối cảnh này, một chủ đề đang càng ngày càng được thừa nhận xứng đáng đưa ra xem xét trong các cuộc thảo luận giữa hai phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ – Trung, đó là vấn đề mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm.
Vào năm 2006, cộng đồng quốc tế lần đầu tiên biết tới câu chuyện chính quyền Trung Quốc dung túng cho các hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm. Kể từ đó, các cuộc điều tra độc lập đã tìm kiếm được nhiều bằng chứng đáng tin cậy về hoạt động vô nhân tính này. Tiến sĩ Torsten là người đồng biên tập của cuốn sách “Nội tạng được nhà nước bảo trợ: Việc lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc” chia sẻ: Mặc dù đây là một tội ác ghê tởm đối với nhân loại nhưng không hiểu sao chưa có nhiều phản ứng từ cộng động quốc tế để ngăn chặn tội ác này.
Một kiến nghị toàn cầu kêu gọi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc can thiệp để ngăn chặn nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc đã thu thập được hơn 3 triệu chữ ký trong vòng 6 năm. Tuy nhiên, mãi cho tới tháng 9/2019, sau hơn một thập niên, báo cáo về hoạt động mổ cướp nội tạng mới lần đầu tiên được trình bày tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc từ khi thành lập cho tới nay hoạt động chủ yếu dựa vào tạng có nguồn gốc phi đạo đức. Năm 2005, chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận hệ thống ghép tạng của nó sử dụng nội tạng của các tù nhân bị xử tử, tuy nhiên, cho đến hiện tại, họ luôn phủ nhận việc sử dụng nội tạng của các tù nhân lương tâm là các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ hay những tù nhân lương tâm khác, ông Torsten cho hay.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuyên bố, bắt đầu từ tháng 1/2015, Trung Quốc sẽ không còn sử dụng nội tạng từ các tử tù nữa và sẽ chỉ dựa vào nguồn tạng được hiến tự nguyện. Tuy nhiên, một báo cáo khoa học công bố trên tạp chí BMC Medical Ethics vào cuối năm 2019 cho biết, dựa trên việc phân tích dữ liệu hiến tạng do bản thân chính phủ Trung Quốc cung cấp, đã có những nghi ngờ lớn đối với tuyên bố cải cách hệ thống ghép tạng của Bắc Kinh. Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra những lỗi sai có tính hệ thống, cách thao tác có vấn đề đối với dữ liệu cấy ghép tạng, cũng như sự mập mờ trong cách phân loại những người hiến tạng tự nguyện trong bộ dữ liệu mà chính quyền Trung Quốc công bố.
Vào tháng 6/2019, một phiên tòa nhân dân độc lập đã được lập nên ở Anh để đưa ra phán quyết đối với nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Chủ tọa của phiên tòa là cựu công tố viên tại Toà án Hình sự Quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Nam Tư cũ, ông Geoffrey Nice, đã xem xét một cách có hệ thống các kết quả nghiên cứu và thực hiện hơn 50 cuộc phỏng vấn với các nhân chứng và chuyên gia. Cuối cùng các thành viên của phiên tòa kết luận: việc cướp mổ nội tạng các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài với số lượng lớn nạn nhân bị lấy đi nội tạng, trong đó đa số là các học viên Pháp Luân Công.
Tòa án này cũng xem xét bằng chứng từ một bộ phim tài liệu của Hàn Quốc được công chiếu lần đầu tiên vào tháng 11/2017. Phim tài liệu cho thấy một nhân vật đóng vai người mua tạng với camera giấu kín đã tới Bệnh viện Trung tâm thứ nhất của thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, để hỏi mua tạng, một y tá nói với người đàn ông này rằng “với 10.000 USD anh sẽ có thể nhận được tạng trong 2 ngày”.
Ông Geoffrey Nice đã kết luận tại Toà án rằng: “việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức là một tội ác mà không tội ác nào so sánh được với nó, thậm chí nó còn khủng khiếp hơn các tội ác giết người hàng loạt xảy ra trong thế kỷ trước ở Trung Quốc”.
Ông Torsten nhìn nhận, cộng đồng y tế có trách nhiệm trong việc đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế về y đức. Nhưng toàn bộ xã hội chúng ta phải có trách nhiệm lên tiếng chống lại cách hành xử tàn bạo đối với nhân quyền, đặc biệt là đối với các hành vi tội ác chống lại loài người đã được luật quốc tế chế định.
Chúng tôi tin rằng các nhà đàm phán thương mại và cộng đồng doanh nghiệp Mỹ sẽ không quên vấn đề về quyền con người trong các cuộc đàm phán với chính quyền Trung Quốc và tránh làm tổn hại đến các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc của chúng ta, Tiến sĩ Torsten viết.
Mỹ có quyền ‘mua giật’ hàng y tế
của các nước đồng minh?
Chính phủ Mỹ có quyền yêu cầu các công ty sản xuất vật tư y tế của Mỹ đóng ở nước ngoài phải bán hàng cho Mỹ thay vì bán cho các nước khác nếu hợp đồng mua bán với các nước này không chặt chẽ mặc dù việc ‘mua giật’ này về mặt đạo đức là ‘không đúng’, một nhà quan sát nói với VOA.
Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa rõ là có thật sự đã xảy ra việc Mỹ ‘tranh cướp’ hàng khẩu trang và vật tư y tế mà các nước mua từ công ty Mỹ đóng ở Trung Quốc hay không. Lần lượt Pháp, Đức và Brazil đã tố cáo Mỹ về việc này nhưng phía Mỹ đều bác bỏ.
Phải bán cho chính phủ Mỹ?
Trao đổi với VOA, GS-TS Khương Hữu Lộc, người giảng dạy chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Keller Graduate School of Management, giải thích rằng trong điều kiện bình thường của thị trường tự do thì các hãng may khẩu trang và sản xuất vật tư y tế, dù thuộc sở hữu của người Mỹ, có toàn quyền quyết định bán hàng cho ai.
Hiện giờ, Mỹ và các nước châu Âu vốn đang bị dịch Covid-19 hoành hành đang gặp khủng hoảng về trang thiết bị y tế để chữa trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, bao gồm khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ và máy thở. Do đó, đã xảy sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tiểu bang của Mỹ cũng như giữa Mỹ và các nước để tranh thủ nguồn cung từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Lộc chỉ ra rằng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) được thông qua trong lúc nước Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên từ thập niên 50 cho phép Tổng thống Donald Trump có quyền chỉ đạo các hãng xưởng của Mỹ phải sản xuất những mặt hàng nào và phân phối như thế nào trong tình trạng khủng hoảng.
Ông Trump đã vận dụng điều luật này hôm 4/4 để đình chỉ việc xuất khẩu khẩu trang và trang thiết bị bảo hộ y tế cá nhân (PPE) ra nước ngoài và yêu cầu tập trung tất cả những mặt hàng thiết yếu này để phục vụ cho nhu cầu chống dịch corona trong nước.
Tiến sĩ Lộc giải thích rằng điều luật này không chỉ áp dụng với các công ty Mỹ tại nội địa mà còn đối với các công ty Mỹ đầu tư ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, ‘miễn là phía Mỹ nắm đa số cổ phần’.
Cho nên, những mặt hàng y tế mà Pháp, Đức, Brazil cáo buộc Mỹ ‘hớt tay trên’ của họ thì FEMA (Cơ quan Quản lý Tình trạng Thảm họa Mỹ) ‘có quyền ưu tiên mua’ từ các công ty Mỹ đóng tại Trung Quốc để bổ sung vào Kho dự trữ Quốc gia.
Chi tiết hợp đồng
Tuy nhiên, Giáo sư Lộc cho rằng ‘mua giật là không phù hợp với thông lệ mua bán quốc tế’.
“Một khi anh đã nhận hợp đồng thì anh không thể vi phạm,” ông giải thích.
Mặc dù vậy, ông nói nếu quả thật Mỹ có chèn ép để ‘nẫng tay trên’ hàng của các nước đồng minh thì điều này vẫn có thể biện hộ được nếu hợp đồng mua bán của các nước này không quy định chặt chẽ.
Theo phân tích của vị giáo sư có nhiều năm làm việc cho các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ thì hàng hóa giao thương quốc tế có hai dạng là ‘FOB shipping point’ (điểm đóng hàng) và ‘FOB destination’ (điểm đến).
Nếu hàng hóa được mua theo dạng ‘shipping point’ thì ngay khi hàng được chuyển lên máy bay thì dù máy bay chưa cất cánh hàng hóa đó vẫn được xem là thuộc sở hữu của bên mua, ông Lộc nói. Do đó, Mỹ không được mua lại những hàng này cho dù có trả giá cao hơn gấp nhiều lần.
Còn nếu trong trường hợp ‘FOB destination’ thì chừng nào hàng hóa bay về đến quốc gia bên mua và được ký nhận thì mới được xem là hàng của nước đó. Lúc hàng hóa đang được chuyển lên máy bay ở đầu xuất phát thì bên thứ ba có thể hỏi mua được, ông Lộc nói thêm.
Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải tính đến việc trả tiền trước hay trả sau; hợp đồng có hủy được hay không hủy được nữa, cũng theo lời ông Lộc.
Chính vì vậy, nếu hợp đồng của các nước Pháp, Đức, Brazil với nhà cung cấp đóng ở Trung Quốc mà Mỹ nắm đa số cổ phần có điều khoản cho hủy hợp đồng, có quy định trả tiền sau và theo kiểu ‘FOB destination’ thì FEMA có quyền viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để buộc các hãng Mỹ bán lại cho FEMA, ông nói.
Dồn dập cáo buộc
Trước đó, lãnh đạo vùng Ile-de-France bao gồm thủ đô Paris của Pháp, bà Valérie Pécresse, đã nói trên đài truyền hình LCI rằng phía Mỹ đã ‘trả bằng tiền mặt, trả trước, số tiền nhiều hơn gấp ba, gấp bốn lần số tiền mà Pháp hứa trả cho Trung Quốc sau khi nhận được hàng để ‘nẫng tay trên’ một lô hàng khẩu trang mà Trung Quốc đã hứa bán cho Pháp và đã được đưa lên máy bay để lên đường tới Pháp.
Cuối cùng, phía Pháp cũng giành được một lô hàng gồm 1,5 triệu chiếc khẩu trang nhờ vào sự giúp đỡ của các Hoa kiều ở Pháp, bà Pécresse cho biết.
Cáo buộc này của Pháp đã bị quan chức cao cấp giấu tên trong chính quyền Mỹ bác bỏ, hãng tin AFP cho biết. Tuy nhiên, ngoài bà Pécresse, cũng có hai lãnh đạo vùng khác của Pháp đưa ra lời cáo buộc tương tự.
Thẳng thừng hơn, phía Đức còn cáo buộc Mỹ là ‘cướp biển thời hiện đại’. Tờ Guardian của Anh cho biết ông Andreas Geisel, bộ trưởng nội vụ của bang Berlin, cho biết một lô hàng gồm 200.000 chiếc khẩu trang N95 mà bang này mua để trang bị cho cảnh sát đã ‘chuyển từ máy bay này sang máy bay kia’ ở Thái Lan trong khi trên đường đến Đức và sau đó chuyển hướng đi Mỹ.
Ông Geisel gọi hành động là ‘cướp biển thời hiện đại’ và kêu gọi chính quyền Đức yêu cầu Washington tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế. “Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu như thế này cũng không nên có cách làm theo kiểu miền Tây hoang dã được,” ông được Guardian dẫn lời nói.
Số khẩu trang này được cho là phía Trung Quốc sản xuất cho công ty Mỹ 3M, nhưng công ty này sau đó ra tuyên bố cho biết ‘họ không có bằng chứng cho thấy số khẩu trang này đã bị giành giật’ và trong hồ sơ của họ ‘không có đơn hàng nào như thế từ phía Đức để trang bị cho cảnh sát’.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/4 đã phản bác lại Đức và nói rằng ‘không có hành động ăn cướp nào cả’. Đại sứ quán Mỹ ở Thái Lan cũng nói rằng họ ‘không biết gì về lô hàng này’.
Còn về phía Brazil, Bộ trưởng Y tế nước này, ông Luiz Henrique Mandetta, tuần trước tố cáo Trung Quốc bỏ rơi một số đơn đặt hàng thiết bị y tế của Brazil khi chính phủ Mỹ gửi hơn 20 máy bay chở hàng tới Trung Quốc mua các sản phẩm này.
Truyền thông Brazil loan tin rằng chuyến hàng y cụ trực chỉ tới bang Bahia của Brazil đã bị chuyển hướng về Mỹ tại một điểm quá cảnh ở Miami, Hoa Kỳ, sau khi lô hàng này được trả giá cao hơn.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại Brazil ngày 7/4 đã bác bỏ cáo buộc này của phía Brazil.
“Chính phủ Mỹ không mua cũng không ngăn trở vật phẩm chở tới Brazil. Các tin tức đó là thất thiệt. Chúng tôi đang điều tra,” đại sứ Mỹ Todd Chapman nói với báo giới.
Virus corona :
Hội Đồng Bảo An cố vượt qua sự chia rẽ
Thanh Phương
Hôm qua, 09/10/2020, lần đầu tiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có một cuộc họp bàn về dịch Covid-19. Cuộc họp qua video diễn ra vào lúc định chế này đang bị chia rẽ nặng nề từ nhiều tuần qua về cách đối phó với đại dịch toàn cầu.
Sở dĩ cho đến nay Hội Đồng Bảo An mới họp được về dịch Covid-19, đó là do bất đồng về vấn đề từ ngữ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thành viên thường trực. Washington vẫn đòi là trong các văn bản chính thức phải ghi rõ nguồn gốc của virus là từ Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận điều này. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) nhấn mạnh rằng « mọi hành vi gán ghép và chính trị hóa đều phải bị bác bỏ ». Đó là chưa kể cho tới nay, Trung Quốc vẫn không muốn có sự can dự của Hội Đồng Bảo An vào việc chống dịch virus corona, cho rằng việc này không thuộc thẩm quyền của Hội Đồng.
Là một thành viên không thường trực và là quốc gia đã đề xuất cuộc họp đầu tiên này, nước Đức, qua lời đại sứ Christoph Heusgen, đã chỉ trích nặng nề Hội Đồng Bảo An về sự im lặng của định chế này trong suốt nhiều tuần qua.
Cuộc họp hôm qua chính là dịp để Hội Đồng Bảo An vượt qua sự chia rẽ giữa các thành viên. Ngay trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã thúc giục các thành viên Hội Đồng Bảo An phải đoàn kết với nhau để đối phó với dịch Covid-19, vì đối với ông đây « cuộc chiến của cả một thế hệ » và cũng là lý do tồn tại của chính Liên Hiệp Quốc. Ông Guterres nói: « Để chiến thắng dịch bệnh, chúng ta phải làm việc chung với nhau, có nghĩa là phải tăng cường sự đoàn kết ». Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 tuy là một cuộc khủng hoảng về y tế, nhưng đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới, mà nhiệm vụ của Hội Đồng Bảo An chính là bảo đảm những điều đó.
Thế nhưng sau cuộc họp kín kéo dài 3 tiếng đồng hồ, 15 thành viên Hội Đồng Bảo An chưa thông qua một nghị quyết nào, mà chỉ ra được một tuyên bố ngắn ngọn với vài dòng, khẳng định sự « ủng hộ » của họ đối với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Không chỉ có đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Hội Đồng Bảo An còn bị chia rẽ giữa các thành viên thường trực với các thành viên không thường trực. Năm thành viên thường trực, với sự điều phối của Pháp, đang bàn với nhau về một dự thảo nghị quyết ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn trên toàn thế giới để toàn cầu tập trung chống đại dịch, do tổng thư ký Guterres đưa ra vào tháng trước. Nhưng bên cạnh đó, 10 thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An (trong đó có Việt Nam) lại đưa ra dự thảo nghị quyết thứ hai với nội dung tương tự. Đây là một sự chia rẽ rất hiếm khi thấy trong nội bộ định chế này và đây cũng là cách để họ gây áp lực lên 5 đại cường.
Nhưng trước khi thương lượng giữa toàn bộ 15 thành viên Hội Đồng Bảo An thì phải giải quyết bất đồng giữa 5 thành viên thường trực. Theo hãng tin AFP, Pháp vẫn hy vọng sẽ sớm tổ chức được một cuộc họp thượng đỉnh (qua video) giữa lãnh đạo của năm nước này để tìm ra đồng thuận.
Nhưng dù là văn bản nghị quyết nào đi nữa, thì điểm mấu chốt vẫn là làm sao giải hòa được Hoa Kỳ với Trung Quốc, một điều không phải là đơn giản, trong bối cảnh mà chính quyền Donald Trump vẫn cáo buộc Bắc Kinh che giấu thông tin về dịch Covid-19 ở nước này.
Virus corona: ‘Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất
kể từ đại suy thoái những năm 1930′
Đại dịch corona sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên ‘vô cùng tiêu cực’ trong năm nay, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.
Bà Kristalina Georgieva cho biết thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930.
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi chấm dứt ‘chính trị hóa’ virus
Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất
Bà dự đoán rằng năm 2021 sẽ chỉ phục hồi một phần.
Lệnh phong tỏa do các chính phủ đặt ra đã buộc nhiều công ty phải đóng cửa và sa thải nhân viên.
Đầu tuần này, một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết 81% lực lượng lao động trên thế giới gồm 3,3 tỷ người đã phải đối mặt với nơi họ làm việc bị đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn vì vụ dịch.
Bà Georgieva, giám đốc điều hành của IMF, đã đưa ra đánh giá ảm đạm của mình trước cuộc họp của IMF và World Bank vào tuần tới.
Các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển sẽ bị tác động nặng nề nhất, bà nói, đòi hỏi hàng trăm tỷ đô la viện trợ nước ngoài.
“Chỉ ba tháng trước, chúng tôi dự kiến tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tích cực ở hơn 160 quốc gia thành viên vào năm 2020,” bà nói.
“Hôm nay, con số đó đã bị đảo ngược: chúng tôi hiện dự đoán rằng hơn 170 quốc gia sẽ có mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tiêu cực trong năm nay.”
Bà nói thêm: “Trên thực tế, chúng tôi dự đoán sự sụp đổ kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái”.
Bà Georgieva nói rằng nếu đại dịch hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2020, IMF dự kiến kinh tế sẽ phục hồi một phần vào năm tới. Nhưng bà cảnh báo rằng tình hình cũng có thể xấu đi.
“Tôi nhấn mạnh có sự không chắc chắn vô cùng lớn về triển vọng phục hồi. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả thời gian xảy ra đại dịch”, bà nói.
Ý kiến của bà được đưa ra khi Mỹ cho hay số người Mỹ tìm kiếm trợ cấp thất nghiệp đã tăng trong tuần thứ ba thêm 6,6 triệu, nâng tổng số người cần trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ trong thời điểm này lên hơn 16 triệu người..
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tung ra thêm khoản vay 2,3 nghìn tỷ đô la vì các lệnh cấm nhằm ngăn chặn dịch lây lan đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và đẩy khoảng 95% dân số Mỹ vào cảnh công ty họ đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần.
Trong một động thái riêng biệt, tổ chức từ thiện Oxfam có trụ sở tại Vương quốc Anh cảnh báo rằng sự sụp đổ kinh tế từ vụ dịch Covid-19 có thể đẩy thêm hơn nửa tỷ người rơi vào tình trạng nghèo đói.
Vào thời điểm đại dịch kết thúc, Oxfam dự đoán, một nửa dân số thế giới gồm 7,8 tỷ người có thể sống trong nghèo đói.
Hôm thứ Năm, sau các cuộc đàm phán kéo dài, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý gói hỗ trợ kinh tế trị giá 500 tỷ euro các thành viên của khối bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp phong tỏa.
Ủy ban châu Âu trước đó cho biết, mục tiêu của họ là phối hợp để xây dựng một “lộ trình” nhằm thoát khỏi các biện pháp phong tỏa.
Đầu tuần này, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo rằng đại dịch gây ra “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” kể từ Thế chiến thứ hai.
Tổ chức này cho biết vụ dịch dự kiến sẽ lấy đi 6,7% số giờ làm việc trên toàn thế giới trong quý II năm 2020 – tương đương với 195 triệu lao động toàn thời gian mất việc.
Tháng trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mất nhiều năm để phục hồi.
Tổng thư ký Angel Gurría nói rằng các nền kinh tế đang chịu một cú sốc lớn hơn cả sau vụ khủng bố 11/9 năm 2001 hoặc cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52241017
Có 3 biến thể virus corona
Triệu Hằng
Có 3 loại virus corona gây chết người đang lan tràn khắp thế giới và Mỹ đang chao đảo bởi virus nguyên gốc Trung Quốc là type A.
Tờ Daily Mail hôm 9/4 thông tin, các nhà nghiên cứu Đại học Cambridge (Anh) đã lập bản đồ lịch sử di truyền của bệnh lây nhiễm từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 và họ nhận thấy virus corona có 3 biến thể riêng biệt nhưng liên quan chặt chẽ với nhau.
Phân tích các chủng này cho thấy, type A, virus được cho rằng đã lây sang người từ dơi thông qua tê tê không hẳn là loại phổ biến ở Trung Quốc, mà là type B.
Sự bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc có thể do type A, được coi là “rễ” của dịch bệnh. Type A có 2 cụm phụ, cụm thứ nhất được gọi là T-allele, có trong những người Mỹ đã sống ở Vũ Hán. Cụm phụ thứ hai được gọi là C-allele.
Type A phổ biến ở Úc và Mỹ, nơi đã ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm Covid-19.
2/3 mẫu phẩm người Mỹ được sử dụng trong nghiên cứu từ các bệnh nhân ở Bờ Tây, không phải ở New York, mang type A.
Các biến thể virus corona lây lan khắp thế giới (ảnh chụp màn hình bài báo của tờ dailymail).
Tiến sĩ Peter Forster và nhóm nghiên cứu nhận thấy nước Anh chủ yếu bị tấn công bởi type B, với 3/4 mẫu phẩm xét nghiệm mang chủng này. Type B cũng vượt trội ở Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Bỉ và Hà Lan.
Biến thể khác là type C, “con” của type B và lan sang châu Âu qua Singapore.
Nghiên cứu phát hiện điều lạ là type A đã lây lan qua Bờ Tây Hoa Kỳ nhưng type B mới là loại phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu cho rằng virus được gọi là SARS-CoV-2 đã không ngừng biến đổi để đánh bại sức đề kháng của các hệ thống miễn dịch trong các quần thể khác nhau.
Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu này dựa trên phạm vi quá nhỏ, chỉ truy vết trên 160 mẫu phẩm bệnh nhân trên khắp thế giới, bao gồm nhiều trường hợp đầu tiên ở châu Âu và Mỹ, nên chưa thể rút ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào.
Tuy nhiên, bên ngoài Vũ Hán và trong cơ thể của nhiều người từ các địa phương khác nhau, virus đã biến đổi nhanh hơn rất nhiều. Điều này cho thấy nó đã thích nghi và cố gắng sống sót chống lại các kháng thể giữa các quần thể khác nhau.
Tiến sĩ Forster cho biết, chủng B đã “sống và kích hoạt” kể từ đêm Giáng sinh. Điều đó có nghĩa là virus đã biến đổi trước khi Trung Quốc ghi nhận bất kỳ ca nhiễm Covid nào.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-3-bien-the-virus-corona.html
Virus Vũ Hán: Trận ‘đại hồng thuỷ’
đe doạ người lao động thế giới
Cơn sóng thất nghiệp sẽ dâng trào cuốn thêm 25 triệu người thất nghiệp. Thời kỳ đen tối đang chờ đợi những người lao động trên toàn cầu. Trong chưa đầy ba tháng, virus Vũ Hán cướp đi việc làm của hàng chục triệu người lao động trên thế giới và châu Á là nơi bị nặng nhất. Đó là khái lược báo cáo mới nhất của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), công bố hôm 7/4/2020.
Hôm 8/4, từ Paris Đài phát thanh quốc tế Pháp có một bài phân tích sắc sảo về “trận đại hồng thủy đe dọa 1,25 tỷ người lao động thế giới”.
Đại dịch đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy, từ sau Thế Chiến Thứ Hai và tác động sâu rộng đến thị trường lao động toàn cầu. Dưới hình thức này hay một hình thức khác, virus Vũ Hán ảnh hưởng đến 80% người trong tuổi lao động trên thế giới. Nghiêm trọng hơn nữa, 1,25 tỷ người làm công ăn lương trên toàn cầu bị đe dọa mất việc hoặc giảm lương. Đại dịch không chỉ cướp đi sinh mạng của hơn 95.000 người tới nay mà còn đe dọa làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng về xã hội khắp 5 châu: xóa sổ 198 triệu việc làm (tính theo mức 48 giờ làm việc mỗi tuần). Nhìn theo từng khu vực, báo cáo của ILO cho thấy châu Á – Thái Bình Dương bị tác hại nghiêm trọng nhất. Đây là nơi mà trong quý hai 2020 sẽ có tới khoảng 125 triệu lao động mất việc làm. Để so sánh, con số này ở châu Âu là 20 triệu.
Chưa ai biết lúc nào đại dịch kết thúc, nhưng điều đáng quan ngại hơn là chỉ tính đến thời điểm này, thì tác hại của virus Vũ Hán đã lớn hơn cả so với thời kỳ khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Báo cáo của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế được công bố vào lúc các quốc gia trên thế giới dồn dập bơm tiền cứu nguy kinh tế. Nhật Bản hỗ trợ kinh tế tương đương 20% GDP. Mỹ 2.000 tỷ đô la, Đức 1.000 tỷ euro… Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh bất chấp những biện pháp thuộc loại “vũ khí hạng nặng” của các ngân hàng trung ương của Liên Hiệp Châu Âu hay của Hoa Kỳ.
Bên cạnh cuộc chạy đua với thời gian để cứu mạng người, để tìm thuốc và vắc-xin phòng chống virus corona, thế giới phải đóng vai trò của những người lính cứu hỏa để cứu vãn cỗ máy kinh tế. GDP của Pháp, nền kinh tế thứ nhì trong Liên Hiệp Châu Âu, giảm 6 % trong ba tháng đầu năm 2020 theo thống
kê của Ngân hàng Trung ương Pháp. Sau ba tuần lễ bị phong tỏa đã có tới 5,8 triệu người lao động Pháp mất việc và phải đăng ký tạm thất nghiệp nhằm bảo đảm duy trì được 80% thu nhập.
Chạy đua với thời gian cứu nguy kinh tế
Tại Đức, một nửa triệu công ty lớn, nhỏ cũng cho nhân viên nghỉ việc vì lý do « kỹ thuật ». Con số này cao gấp 20 lần trong tháng đầu tiên hồi khủng hoảng 2008. Nhìn sang Anh Quốc gần một triệu người lao động mất việc trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020 và con số này cao gấp 10 lần so với bình thường.
Tại Hoa Kỳ, cũng trong hai tuần lễ cuối tháng 3/2020, đại dịch đã đẩy 10 triệu người ra khỏi thị trường lao động, và số này phải ghi danh lãnh tiền thất nghiệp. Nhìn đến Trung Quốc điểm khởi đầu của dịch, thống kê chính thức không đả động đến số người thất nghiệp, nhưng nhìn nhận rằng trong tháng 2 và 3/2020 chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 13,5 %, kim ngạch xuất khẩu giảm gần 16 % còn chỉ số tiêu thụ nội địa thì giảm đi mất 1/5 so với cùng thời kỳ năm ngoái. Ngần ấy dấu hiệu đủ cho thấy thị trường lao động tại quốc gia đông dân nhất địa cầu này không thể tươi sáng.
Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng, Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi thế giới nhanh chóng hành động để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng kéo theo sóng thần “đại họa” về xã hội.
Đề xuất biện pháp “Vực dậy nền kinh tế sau đại dịch” trong nước
Khẳng định tăng trưởng 6,8% cả năm như đề ra là mục tiêu rất khó khăn, song Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết, nếu dịch được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020 thì tăng trưởng GDP cả năm đều đạt trên 5%.
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế doanh nghiệp với con số lên tới 80.200 tỷ đồng.
Đề xuất miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chi ngân sách nhà nước, bị ảnh hưởng bởi đại dịch trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng.
Về phần tín dụng bàn tới cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).
Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch…
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh những khó khăn, vẫn có những cơ hội cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết thế giới đang có nhu cầu rất lớn về khẩu trang kháng khuẩn, trong khi năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể sản xuất ngay 100 triệu chiếc mỗi ngày và có thể tăng lên nữa…
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-tran-dai-hong-thuy-de-doa-nguoi-lao-dong-the-gioi.html
Kiến nghị Tổng Giám đốc WHO từ chức!
Tính đến ngày 9 tháng 4, đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi ông Tedros từ chức trên trang mạng change.org được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt, đã thu hút được hơn 775.000 chữ ký của cộng đồng quốc tế.
Osuka Yip, tác giả của đơn kiến nghị này cho rằng ông Tedros đã quá tin tưởng thông tin do chính quyền Trung Quốc đưa ra về dịch bệnh mà không chủ động lên kế hoạch độc lập để điều tra và xác minh số ca tử vong và lây nhiễm của Hoa Lục. Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới phải đóng vai trò trung lập trong vấn đề chính trị.
Trước vấn đề trên, bác sĩ Phạm Nhật An trong cuộc phỏng vấn cùng RFA cho biết ý kiến cá nhân của mình rằng lần này, phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về dịch Covid-19 có phần chậm chạp:
“Theo ý kiến cá nhân và một số trao đổi với các đồng nghiệp ở đây thì thấy Tổ chức Y tế Thế giới lần này phản ứng không được hiệu quả lắm và cũng không kịp thời lắm. Cho nên nhiều người nói tổ chức y tế thế giới hiện nay có chức năng và hiệu lực kém hơn trước.
Vai trò dẫn dắt trong việc phòng chống dịch trong đợt này rõ ràng được nhận thấy là chưa có hiệu quả tốt. Việc xử lý của mỗi nước nó khác nhau và hiệu quả nó khác nhau; trong điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới người ta cho rằng đã cảnh báo dịch muộn và đưa hướng dẫn chung muộn, vì Tổ chức Y tế Thế giới từ xưa đến nay họ vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Lần này nghe rằng họ chưa làm tốt cho đợt dịch này.”
Theo nhận định của ông An, trong đợt này WHO chưa theo kịp yêu cầu trong trọng trách dẫn dắt hệ thống y tế của thế giới một cách kịp thời, hiệu quả. Lý do vì trước khi có công bố đại dịch rất lâu, trong giới y tế đã có thông tin từ một nhà khoa học cảnh báo trước về nguy cơ lây lan của dịch bệnh.
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho rằng với vai trò của tổng giám đốc một tổ chức y tế, ông Tedros cần phải tập trung vào vấn đề quan trọng nhất là y tế và sức khỏe toàn cầu và không thể đem sức ép của chính trị từ bất cứ quốc gia nào để lấy lý do cho việc không công bố thông tin về đại dịch kịp thời:
“Có rất nhiều nguồn tin cho rằng tổ chức này (WHO) họ cũng bị sức ép chính trị từ phía chính quyền Trung Quốc, nên mọi việc họ làm từ ngày xảy ra dịch virus Vũ Hán đến nay họ đều có vẻ né tránh và bao che cho việc chính quyền cộng sản Trung Quốc và trách nhiệm của Trung Quốc. Do vậy, tôi nghĩ rằng nó là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc thông tin không đúng và gây nên cho tình hình (đại dịch) hiện nay.”
Đồng tình, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đặt dấu chấm hỏi cho việc ông Tedros thiên vị với phía Trung Quốc và đi theo những nhận định từ chính quyền nước này khi tuyên bố những thông tin về dịch Covid-19:
“Theo quan sát, ông Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới từ lúc đầu khi lộ ra thông tin của dịch Covid-19 này, rất nhiều người trong đó có tôi cũng đặt dấu hỏi to là vì sao mà Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới có vẻ như thiên vị với Trung Quốc và thông đồng với phía Trung Quốc trong việc nhận định về cái dịch này. Thậm chí kể cả khuyến cáo cần thiết, tuyên bố về mức độ nguy hiểm của nạn cúm cũng rất chậm chạp cũng những các biện pháp để hạn chế lây lan của cái dịch này.”
Theo ý kiến ông Tạo, Tổng Giám đốc WHO đã đưa ra các nhận định khuyến cáo sai lầm, như khi ông Tedros đã không tán thành việc Hoa Kỳ ra tuyên bố đóng cửa biên giới với một số nước để ngăn chặn việc lây nhiễm. Tiếp theo là vấn đề đặt tên cho coronavirus chủng mới, ông Tedros đã có phần lúng túng khi phải đổi tên dịch bệnh này vài lần trước khi quyết định với tên chính thức là Covid-19 như hiện nay:
“Đặc biệt là chuyện tên của con virus, ông ấy lúng túng phải đổi tên 2-3 lần, tránh né việc nó xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tại aso phải tránh né? Một trong những lý do đưa ra là vì như vậy là kỳ thị, cái đấy chỉ xảy ra một lần thôi. Nhưng trong lịch sử có dịch cúm Tây Ban Nha, hay Ebola (châu Phi)…v.v. đều có tên từ địa phương, quốc gia, vùng miền, nhưng dứt khoát tránh né, không đụng đến Trung Quốc và đặt tên rất quái đản, khó nhớ.”
Về chiến dịch yêu cầu Tổng Giám đốc WHO Tedros từ chức, nhà hoạt động Lã Việt Dũng cho biết ông cũng băn khoăn về vấn đề này:
“Tôi có cảm giác rằng đây là một tổ chức gần như nó chỉ mang tính khuyến cáo ở cộng đồng. Đây là việc mà rất nhiều người muốn ông (Tổng Giám đốc) từ chức, nhưng mà tôi cũng băn khoăn việc ông có nên từ chức hay không hay ông ấy có chịu từ chức hay không; liệu việc ông ấy từ chức sẽ có một tác dụng to lớn nào hay không.”
Còn theo nhà báo Võ Văn Tạo, ông Tedros nên từ chức khi có rất nhiều người trong cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối vai trò của ông. Cũng theo ông Tạo, vai trò của ông Tedros trong cương vị của một tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới lần này yếu kém trong phương thức phòng chống lây nhiễm dịch bệnh và tuyên bố thông tin về đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc còn rất chậm chạp:
“Đặc biệt, chính trị là việc của chính trị, nhưng ông Tổng GĐ Tổ chức Y tế Thế giới không phải là nhà chính trị; ông ấy có chuyên môn là một nhà khoa học, nên phải có tính nhanh nhẹn và chính xác. Về chuyên môn như thế, tôi chor ằng ông ấy không đạt được. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều nước hiện nay cũng chịu hậu quả rất nặng nề do cái cách làm việc của ông Tổng GĐ của Tổ chức Y tế Thế giới này.
Tôi có quan sát thông tin của truyền thông cả nước ngoài và Việt Nam đưa tin, tôi nghĩ ông này không minh bạch trong việc thông báo thông tin về cái dịch này xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc”
Theo nguồn thông tin của của trang báo Ethiopia Nege thuộc quốc gia Ethiopia, nơi sinh ra của ông Tedros Adhanim Ghebreyesus, ông Tedros từng nắm chức kiến trúc sư trưởng của đảng cộng sản Ethiopia Tigray People’s Liberation Front (TPLF) (tạm dịch Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray). Chế độ độc tài của đảng cộng sản TPLF đã bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án cho tội ác chống lại loại người và sự tàn bạo đối với người dân Ethiopia trong 27 năm cầm quyền.
Chính vì lẽ đó, trong cuộc vận động tranh cử chức Tổng Giám đốc WHO vào năm 2017 của ông Tedros, đã có rất nhiều người, nhất là những cộng đồng dân tộc Ethiopia đã trực tiếp bị ảnh hưởng dưới quyền của Đảng Cộng sản TPLF, lên tiếng phản đối; trong đó, có bức thư của nhóm tổ chức dân sự phi lợi nhuận Amhara Professionals Union (APU) tại Washington DC, gồm các thành viên có gốc gác của nhóm dân tộc Amhara thuộc quốc gia Ethiopia, nêu lên những lý do vì sao không nên đề cử ông Tedros vào chức Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các mục trong bức thư này có kể đến vai trò của ông Tedros khi còn nắm quyền trong Đảng Cộng sản TPLF.
Tại sao thế giới lại hoài nghi
‘thành công’ của Trung Quốc trong dịch Covid-19?
Hải Lam
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm và tử vong mới vì Covid-19 được giới chức Trung Quốc công bố ở mức khá thấp, cho thấy dường như nước này đã khống chế được dịch bệnh. Điều đáng chú ý là, sáng 7/4, lần đầu tiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh công bố không có ca tử vong mới nào. Sáng 8/4, thành phố Vũ Hán chấm dứt 76 ngày phong tỏa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nghi vấn về các con số của Trung Quốc.
Trong nhiều tháng nay, hầu như vào mỗi sáng, Trung Quốc lại công bố những con số mới nhất về dịch Covid-19. Tính đến hết ngày 9/4, Trung Quốc ghi nhận 81.865 ca nhiễm và 3.335 ca tử vong.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã ca ngợi Trung Quốc vì “tốc độ phát hiện dịch” và “sự cam kết minh bạch”. Bất chấp những lời khen nồng ấm mà WHO dành cho chính quyền Bắc Kinh, nhiều quan chức trên thế giới bày tỏ hoài nghi về tính chính xác của những con số mà giới chức Trung Quốc hàng ngày báo cáo, trong đó có Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong khi các ca bệnh và tử vong vì Covid-19 trên thế giới đang gia tăng, một số nước dường như đang tìm đến Trung Quốc để có được câu trả lời về cách “làm phẳng đường cong”. Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về việc chính quyền Bắc Kinh đã không trung thực về mức độ lây nhiễm và tử vong. Vậy sự nghi ngờ này đến từ đâu? Theo BBC, một phần liên quan đến những gì trong quá khứ, phần khác là sự thiếu minh bạch của chính quyền Bắc Kinh.
Lịch sử che giấu dữ liệu
Chính quyền Trung Quốc đã có tai tiếng trong việc cung cấp số liệu. BBC bình luận, điều này đặc biệt đúng với dữ liệu về nền kinh tế của Trung Quốc, được coi là thước đo thành tựu của đất nước và của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Không giống như hầu hết các quốc gia khác, số liệu GDP hàng quý của Trung Quốc từ lâu đã được coi là một chỉ dẫn hơn là sự phản ánh chính xác về hiệu quả kinh tế.
Trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6% vào năm 2020. Trong nhiều năm, dự báo gần như luôn đạt được, hầu như không có sai sót nào. Nhưng có rất ít nhà kinh tế bên ngoài Trung Quốc tin vào các con số này.
Nhiều người cho rằng mức tăng trưởng kinh tế thật của Trung Quốc chỉ bằng một nửa con số công bố.Nếu Trung Quốc liên tục bị cáo buộc không minh bạch thông tin về một thứ quan trọng như GDP, thì cũng không khó hiểu vì sao nhiều người cho rằng chính quyền nước này cũng sẽ làm thế với đại dịch Covid-19.
Thiếu minh bạch ngay từ đầu
Trong những ngày đầu, Bí thư đảng của tỉnh Hồ Bắc, ông Ứng Dũng, đã thúc giục các quan chức trong tỉnh, nơi dịch bệnh khởi phát, là phải “che giấu và ngăn chặn tình trạng chểnh mảng”.
“Chúng ta biết rằng loại virus này bắt đầu xuất hiện tại Vũ Hán vào cuối 12/2019. Thế nhưng, có một điều ai cũng biết là, Trung Quốc đã thực sự che giấu dịch bệnh, che giấu sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của dịch trong giai đoạn đầu”, theo phóng viên Robin Brant của BBC.
Thị trưởng Vũ Hán đã thừa nhận chậm trễ xử lý trong tháng 1, khi có khoảng 100 trường hợp được xác nhận, đến 23/1, là lúc chính quyền áp lệnh phong tỏa cả thành phố.
Trung Quốc đã báo cáo về nCov cho WHO vào ngày 31/12. Tuy nhiên, vào cùng lúc đó bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp của mình về sự bùng phát của một loại virus giống virus Sars, đã bị cảnh sát triệu tập. Anh là một trong số các bác sĩ đầu tiên lên tiếng về dịch bệnh bị chính quyền Bắc Kinh bịt miệng. Anh đã qua đời vào đầu tháng 2 vì chính loại virus này.
Vài tuần trước, vào lúc ông Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên tới Vũ Hán kể từ khi dịch bệnh bùng phát, thông kê chính thức đã công bố không có trường hợp mới nào nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, ngoại trừ tỉnh Hồ Bắc.
Trong khoảng thời gian đó, hãng tin Kyodo News của Nhật tường thuật những lo ngại của một bác sỹ giấu tên trong thành phố Vũ Hán. Vị bác sĩ này nói rằng các quan chức yêu cầu ông và những người khác không được báo cáo các ca nhiễm mới vào số liệu chính thức.
Theo hãng tin Bloomberg, một số quan chức trong chính phủ Mỹ điều tra cụ thể hơn. Báo cáo từ các quan chức tình báo gửi Nhà Trắng kết luận rằng, Trung Quốc “cố tình không công bố đầy đủ” và các số liệu là “giả”.
Vậy lý do khiến chính quyền Bắc Kinh che giấu dịch là gì?
Theo phóng viên Robin Brant là có nhiều nguyên nhân: có thể là để che giấu công chúng về một cuộc khủng hoảng y tế sắp xảy ra, để ngăn chặn cơn hoảng loạn hoặc có lẽ là để kiểm soát tin tức với hy vọng tình hình sẽ không leo thang và sẽ không bao giờ bị tiết lộ hoàn toàn.
Ngay cả khi dữ liệu mà giới chức Trung Quốc công bố được cho là xác thực, thì vẫn còn tồn tại những nghi vấn khác.
Từ tháng 1 tới đầu tháng 3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã 7 lần đưa ra định nghĩa về việc nhiễm Covid-19.
Giáo sư Ben Cowling từ Trường Y tế Công thuộc Đại học Hồng Kông nói với phóng viên của BBC rằng, việc xét nghiệm ban đầu chỉ tập trung vào các ca viêm phổi nặng nhất liên quan khu chợ phát dịch ở Vũ Hán. Ông cho rằng có thể có tới 232.000 ca nhiễm nếu các định nghĩa sau này được dùng ngay từ đầu, gấp gần 3 lần con số được giới chức Trung Quốc báo cáo đến nay.
Ở giai đoạn tiếp, có những trường hợp nhiễm bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng. Cho đến tuần trước, Trung Quốc vẫn không tính số ca bệnh như vậy, ngay cả khi những người nhiễm đã được phát hiện và xác nhận.
Giáo sư Cowling nói thêm, ổ dịch trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản cho thấy tỷ lệ các trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng không có triệu chứng chiếm khoảng 20%.
Tập Cận Bình và các quan chức thân cận xung quanh ông đã bắt đầu cố gắng “sửa chữa” để nâng cao vị thế và danh tiếng.
Tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, các địa phương phải minh bạch trong công bố thông tin.
Bác sĩ Lý Văn Lượng và những người đầu tiên lên tiếng cảnh báo công chúng về dịch bệnh nhưng sau đó đã qua đời được trao tặng danh hiệu “liệt sĩ quốc gia”.
Vài tuần sau khi phong tỏa Vũ Hán, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đích thân chủ trì cuộc họp trong tuần đầu tiên của tháng 1, dù điều này không được báo cáo trong thời điểm trước đó.
Trung Quốc đã gửi đồ bảo hộ y tế cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Ý và đồng minh Serbia. Tuy nhiên, không ít quốc gia phản hồi rằng lô hàng của Trung Quốc không đạt chuẩn.
Gần đây, chính phủ Trung Quốc tuyên bố hoàn thành giai đoạn đầu thử nghiệm vắc xin trên người.
Phóng viên của BBC bình luận, dù dữ liệu có chính xác hay không, thì dường như trên bề mặt Trung Quốc đã vượt qua thời gian khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng. Trung Quốc, nước đã “sinh ra” đại dịch toàn cầu này, giờ đây lại muốn là nước “kết thúc” đại dịch.
Theo BBC
Hải Lam dịch và biên tập
Dịch corona: Những diễn tiến mới
Số người nhiễm virus corona trên toàn cầu được báo cáo vượt quá 1,5 triệu và số tử vong tăng lên trên 89.400 người, tính tới ngày 9/4.
Số tử vong tăng vọt ở Anh, ở New York (Mỹ), các ca nhiễm mới tăng tại Nhật và các thành phố đông dân ở Ấn Độ cho thấy cuộc chiến chống virus corona còn lâu mới chấm dứt.
Châu Âu
Tây Ban Nha báo cáo thêm 683 người chết, nâng tổng số tử vong vì virus corona tại nước này lên hơn 15.200 người. Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo lệnh phong toả toàn quốc có thể kéo dài tới tháng 5 dù ông nói số tử vong có chậm lại và dịch trong nước có thể sẽ sớm vượt qua thời điểm tệ hại.
Nga báo cáo số ca nhiễm trong một ngày tăng kỷ lục, nâng tổng số người bị nhiễm corona tại Nga lên hơn 10 ngàn, một ngày sau khi Tổng thống Putin tuyên bố những tuần sắp tới là những tuần lễ quyết định trong cuộc chiến COVID-19.
Thủ tướng Anh Boris Johnson được đưa ra khỏi khu cấp cứu hồi sức sau 3 đêm nằm ở đó điều trị. Nước Anh ghi nhận thêm 881 ca tử vong, nâng tổng số thiệt mạng vì virus corona ở Anh lên gần 8.000 người.
Châu Mỹ
Toà Bạch Ốc dự kiến sẽ sớm loan báo một lực lượng đặc nhiệm thứ nhì ứng phó với virus corona, toán này có nhiệm vụ đưa nền kinh tế trở lại hoạt động khi đúng thời điểm.
Thượng viện Mỹ không thông qua được gói hỗ trợ bổ sung thêm 250 tỷ đô la giúp các doanh nghiệp nhỏ vì các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hoà ngăn chặn những đề nghị của đôi bên.
Bang New York báo cáo có thêm 799 người chết vì virus corona. Đây là ngày thứ ba liên tiếp tiểu bang này có số tử vong cao kỷ lục. Trên 7.000 người đã thiệt mạng tại bang này, chiếm gần phân nửa trên tổng số khoảng 16.000 ca tử vong tại Mỹ trong đại dịch COVID-19.
Số tử vong vì virus corona ở Canada dự kiến sẽ tăng từ mức hiện tại là 435 lên tới 22.000 lúc đại dịch kết thúc, trong khi kinh tế Canada tháng rồi mất 1 triệu việc làm, số cao kỷ lục.
Châu Á
Lần đầu tiên Nhật ghi nhận có thêm hơn 500 ca nhiễm, chiều hướng gia tăng đáng ngại vì đây là quốc gia có dân số già nhất thế giới và COVID-19 có thể đặc biệt nguy kịch ở người cao tuổi. Tổng số ca nhiễm virus corona tại Nhật tính tới 9/4 là hơn 5.300, chưa có dấu hiệu giảm bớt dù tình trạng khẩn cấp đã được ban hành ở Tokyo và 6 khu vực khác.
Việt Nam nói hơn 1.000 nhân viên y tế và 14.400 người khác liên quan tới ổ dịch ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho kết quả âm tính với virus corona.
Singapore ngày 9/4 xác nhận thêm 287 ca nhiễm COVID-19, số cao nhất trong vòng một ngày.
Kinh tế
Đại dịch corona sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu ‘tiêu cực mạnh’ trong năm nay, khơi mào sự suy yếu tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái của thập niên 30 và chỉ phục hồi một phần nào vào năm tới, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuyên bố.
16,8 triệu người Mỹ mất công ăn việc làm chỉ trong 3 tuần nay, con số cho thấy ảnh hưởng nặng nề từ dịch corona.
Khuyến cáo
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Anthony Fauci, dập tắt hy vọng rằng mùa xuân tiết trời ấm áp hơn sẽ giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng corona.
“Quý vị phải cho rằng virus này sẽ tiếp tục công việc của nó.”
Covid-19 : Eurozone đạt đồng thuận về kế hoạch
500 tỷ euro khắc phục hậu quả khủng hoảng
Thanh Hà
Sau ba ngày họp, tối 09/04/2020 bộ trưởng Tài Chính khu vực đồng Euro đưa ra một giải pháp chung đối phó với hậu quả kinh tế Covid-19. Các bên đã thuyết phục được Hà Lan đồng ý về một kế hoạch khẩn cấp 500 tỷ euro và một quỹ hỗ trợ 19 thành viên Eurozone trong tương lai.
Các cuộc họp trong hai ngày 07 và 08/04 diễn ra trong bầu không khí rất căng thẳng, nên các bên phải họp lại vào chiều tối hôm qua. Cuối cùng, Pháp và Đức ủng hộ quan điểm của các nước thành viên đang bị virus corona hoành hành như Ý và Tây Ban Nha, thuyết phục Hà Lan cấp bách đưa ra một kế hoạch cứu nguy kinh tế châu Âu. Kế hoạch này sẽ còn phải được nguyên thủ và thủ tướng các nước tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua. Tuy nhiên, thỏa thuận các bên vừa đạt được bao gồm ba trục chính như giải thích sau đây của thông tín viên RFI Pierre Bénazet từ Bruxelles :
“Dưới sự chủ trì của Đức và Pháp, một nhóm nước đã thuyết phục thành công Hà Lan từ bỏ yêu cầu gắn việc hỗ trợ tài chính công với những điều kiện khắt khe. Đó là những điều kiện mà các nước Nam Âu nhìn nhận như là một hình thức bảo hộ kinh tế. Điều này cho phép kích hoạt Cơ Chế Bình Ổn Tài Chính Châu Âu (EMS).
Trong khuôn khổ cơ chế này, các nước trong khu vực đồng Euro có thể vay nợ lên tới 240 tỷ euro, để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh. Ngoài ra, Ủy Ban Châu Âu sẽ huy động 100 tỷ euro cho quỹ hỗ trợ thất nghiệp tạm thời nhằm duy trì công ăn việc làm tại các nước châu Âu, còn Ngân Hàng Đầu Tư Châu
Âu sẽ huy động 200 tỷ để hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với bộ trưởng Tài Chính Pháp, điểm quan trọng nhất của thỏa thuận là dự trù thiết lập một công cụ tài chính mới với sự chấp thuận của Đức và Pháp. Theo ông, công cụ này sẽ cho phép phát hành tạm thời vào thời điểm nhất định các trái phiếu vay nợ lên tới gần 500 tỷ euro“.
Tình hình sức khỏe của thủ tướng Boris Johnson
“đang cải thiện” trong phòng chăm sóc đặc biệt
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Tư (8/4), Bộ trưởng Bộ tài chính Rishi Sunak cho biết tình trạng sức khỏe của thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson đang được cải thiện, và ông có thể ngồi dậy trò chuyện với các nhân viên bệnh viên, nhưng ông Johnson vẫn đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt và chống chọi với COVID-19.
Vào tối hôm Chủ nhật (5/4), ông Johnson được đưa vào bệnh viện St Thomas với thân nhiệt cao cùng cơn ho dai dẳng, và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt vào hôm thứ Hai (6/4). Nhà lãnh đạo người Anh Quốc 55 tuổi, người thử nghiệm dương tính với coronavirus mới gần hai tuần trước, được hỗ trợ oxygen nhưng chưa đeo máy thở.
Trong khi ông dưỡng bệnh, đất nước đang bước vào giai đoạn chết người nhất của dịch bệnh và chính phủ đang cân nhắc thời điểm dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa đang tàn phá nền kinh tế. Tổng số ca tử vong tại bệnh viện ở Anh Quốc do COVID-19 tăng thêm 938, mức kỷ lục hàng ngày, lên 7,097 tính đến 1600 GMT ngày 7 tháng 4. Nhưng theo ông Stephen Powis, giám đốc y tế của Dịch vụ Y tế Quốc gia, số ca nhiễm bệnh mới và nhập viện đang bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Người được chỉ định tạm thay cho ông Johnson, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dominic Raab, sẽ chủ trì một cuộc họp vào hôm thứ Năm để thảo luận về cách đối phó với một bản đánh giá các biện pháp phong tỏa.
Hiến pháp bất thành văn của Anh Quốc, một tập hợp các tiền lệ đôi khi cổ xưa và mâu thuẫn, không đưa ra “kế hoạch B” rõ ràng, chính thức trong trường hợp một thủ tướng mất khả năng cầm quyền. Về căn bản, các quyết định phải được đưa ra bởi toàn thể nội các. (BBT)
Pháp gia hạn lệnh phong tỏa khi số người tử vong
do coronavirus đạt gần 11,000
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Tư (8/4), Pháp báo cáo một số dữ kiện khả quan liên quan đến coronavirus, với tốc độ gia tăng tử vong tại bệnh viện chậm lại, nhưng dinh tổng thống cho biết lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm mục đích ngăn chặn căn bệnh này vẫn sẽ được kéo dài. Lệnh phong tỏa, có hiệu lực vào ngày 17 tháng 3 và được gia hạn một lần, giờ đây sẽ tiếp tục được áp dụng sau ngày 15 tháng 4, một hành động được nhiều người dự đoán.
Dinh tổng thống cho biết tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ phát biểu trước toàn quốc về tình hình coronavirus mới vào hôm tối thứ Hai (13/4). Trước đó trong cùng ngày, Thủ tướng Edouard Philippe cho biết việc phong tỏa giúp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, nhưng nhấn mạnh rằng hiện vẫn chưa phải lúc để dỡ bỏ các hạn chế.
Khi phát biểu trong một cuộc họp báo, giám đốc cơ quan y tế quốc gia Jerome Salomon cho biết số người thiệt mạng vì nhiễm coronavirus tại các bệnh viện ở Pháp tăng 8% trong một ngày – so với 9% vào hôm thứ ba và 10% vào hôm thứ hai – lên tổng số 7,632. Nhưng ông cho biết thêm rằng số liệu của ngày là không đầy đủ vì, do vấn đề kỹ thuật, chính quyền không thể thu thập dữ kiện của các viện dưỡng lão, chiếm hơn 30% tổng số ca tử vong.
Tổng số người thiệt mạng, bao gồm cả ở các nhà dưỡng lão vào hôm thứ ba, tăng 5% ở mức 10,869. Ông Salomon cũng cho rằng rằng tỷ lệ nhập viện mới vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt, gần như không đổi ở mức 0.2%, đang giảm trong ngày thứ chín liên tiếp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phap-gia-han-lenh-phong-toa-khi-so-nguoi-tu-vong-do-coronavirus-dat-gan-11000/
Virus corona : Tia hy vọng đầu tiên tại Pháp
Thanh Phương
Tại Pháp, số người chết vì dịch Covid-19 tiếp tục tăng nhanh. Tính đến chiều qua, 09/04/2020, tổng số ca tử vong đã lên đến ít nhất 12.210 người, trong đó có 8.044 người chết trong các bệnh viện, tức là tăng thêm 412 ca trong vòng 24 tiếng đồng hố. Số ca tử vong còn lại, 4.166 người, phần lớn là ở các viện dưỡng lão.
Tuy nhiên, một tia hy vọng bắt đầu lóe lên, bởi vì lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Pháp, hôm qua, số bệnh nhân phải nằm trong phòng hồi sức đã giảm đi, còn 7.066, tức là ít hơn 82 người so với hôm thứ Tư.
Như vậy là áp lực lên hệ thống y tế Pháp đã giảm bớt chút ít, cho nên lãnh đạo Tổng Cục Y Tế Jérôme Salomon hôm qua cho rằng « chúng ta đang dần dần kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh ». Tuy nhiên, giáo sư Salomon kêu gọi dân Pháp vẫn hết sức thận trọng, tuân thủ nghiêm chỉnh lệnh phong tỏa và các động tác phòng ngừa, nhất là phải rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu một mét với nhau.
Vào trước những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh và bắt đầu kỳ nghỉ mùa Xuân đối với một số vùng, nhà chức trách lo ngại là dân Pháp sẽ không chấp hành tốt lệnh phong tỏa toàn quốc. Cho nên, lực lượng cảnh sát sẽ gia tăng kiểm tra để ngăn chận người dân rời khỏi nơi cư trú đến những vùng nghỉ mát.
Macron tiếp tục tham vấn
Hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron đã bất ngờ đến thăm vị giáo sư đang gây nhiều tranh cãi Didier Raoult ở Marseille. Ông Raoult là người vẫn khẳng định thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine rất có hiệu quả trong việc điều trị virus corona, trong khi nhiều chuyên gia khác cho rằng chưa có gì bảo đảm chắc chắn về tác dụng của thuốc này. Theo nhận định của hãng tin AFP, cuộc gặp với giáo sư Raoult cho thấy tổng thống Macron muốn tham khảo ý kiến rộng rãi trước khi lấy các quyết định mới về khủng hoảng dịch bệnh.
Cũng trong khuôn khổ các cuộc tham vấn đó, tổng thống Emmanuel Macron sáng nay đã hội đàm qua video hoặc điệm đàm với các lãnh đạo châu Âu có cùng xu hướng chính trị trong nhóm mang tên Renew Europe, mà đảng Cộng Hòa Tiến Bước của ông là một thành viên. Sau đó, vào cuối buổi sáng, ông Macron cùng với thủ tướng Edouard Philippe và một số bộ trưởng họp từ xa với đại diện các công đoàn và tổ chức của giới chủ.
Các cuộc tham vấn này diễn ra vào lúc tổng thống Macron đang chuẩn bị ngỏ lời với người dân Pháp vào tối thứ Hai tuần tới. Trong bài phát biểu này, ông sẽ thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc được triển hạn thêm bao nhiêu ngày, đồng thời điểm qua tình hình dịch bệnh tại Pháp.
Virus corona : Pháp thông báo kế hoạch khẩn cấp
100 tỷ euro hỗ trợ các doanh nghiệp
Thanh Hà
Tác động kinh tế dỊch virus corona gây nên càng lúc càng đè nặng lên nước Pháp, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire ngày 10/04/2020 nêu lên khả năng GDP của Pháp giảm 6 % cho cả năm 2020 và cảnh báo phải mất nhiều thời gian kinh tế mới có thể phục hồi. Trong bối cảnh này, Paris quyết định “nhân lên gấp bội” kế hoạch khẩn cấp hỗ trợ kinh tế.
Gói hỗ trợ kinh tế 100 tỷ euro được chính phủ thông báo dự trù 20 tỷ để tài trợ cho các doanh nghiệp giữ lực lương nhân viên theo chế độ “thất nghiệp bán phần” đồng thời hoãn thời hạn các doanh nghiệp phải nộp thuế và các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xã hội. 7 tỷ được dành để tài trợ cho các bệnh viện đang phải đối đầu với dịch Covid-19.
Phần lớn gói hỗ trợ 100 tỷ nói trên theo giải thích của bộ trưởng Ngân Sách Pháp Gérald Darmanin nhằm “tránh để các doanh nghiệp của Pháp bị phá sản”. Bên cạnh kế hoạch khẩn cấp nói trên, Paris còn đứng ra bảo đảm đến 1.000 tỷ euro tín dụng ngân hàng cho các công ty nhỏ và rất nhỏ của Pháp.
Với kế hoạch vừa được thông báo, thâm hụt ngân sách của Nhà nước năm nay lên tới 7,6 % GDP và nợ công sẽ tương đương với 112 % tổng sản phẩm nội địa.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Kristalina Georgieva, hôm qua nhìn nhận : dịch Covid-19 sẽ kéo theo những tác hại về kinh tế “tai hại hơn cả những gì đã diễn ra từ sau cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 tới nay”. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, trong ba tuần qua đã có thêm 16,8 triệu người lao động mất việc.
Kinh nghiệm của Đức trong cứu trợ nền kinh tế
trước các tác động của dịch Covid-19
Đức là một trong những nước châu Âu đang hứng chịu dịch Covid-19. Để nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Đức dự định sẽ thiết lập một Quỹ bình ổn kinh tế với quy mô hơn 100 tỷ EUR. Quỹ bình ổn này sẽ bao gồm một gói bảo lãnh chính phủ cho khoản vay ngân hàng lên tới 400 tỷ EUR. Ngoài ra, sẽ có các chương trình cho vay không giới hạn thông qua ngân hàng tái thiết Đức KfW.
Đại dịch Covid-19 đã thực sự làm tê liệt cuộc sống thường ngày của người dân Đức. Các cửa hàng đóng cửa, các khu phố không một bóng người, trường học và nhà trẻ không hoạt động, người lao động thì buộc phải nghỉ phép để ở nhà phòng dịch; các chuỗi cung ứng bị gián đoạn; thị trường đóng băng, còn các bệnh viện thì luôn trong tình trạng quá tải… Tất cả đang đè nặng lên nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế và Chính phủ liên bang Đức đã dự tính tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Đức, trong khi Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức DIHK cảnh báo “một làn sóng phá sản với quy mô không thể tưởng tượng được”.
Để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, Chính phủ Đức đã đưa ra các giải pháp cứu trợ dành cho doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ sẽ được Chính phủ hỗ trợ tài chính trực tiếp. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, người kinh doanh tự do, nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, các điều dưỡng viên… những người không nằm trong diện được vay vốn sẽ được nhận trực tiếp từ 9.000 – 15.000 EUR trong vòng 3 tháng.
Chính phủ Đức dành cho nhóm đối tượng này một khoản cứu trợ lên tới 50 tỷ EUR. Các thủ tục hành chính phải được tiến hành một cách nhanh chóng và đơn giản. Nhóm đối tượng này chỉ cần chứng minh rằng, cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 đã khiến họ mất khả năng thanh toán. Đối với doanh nghiệp vừa và lớn, Chính phủ Đức dự định sẽ thiết lập một Quỹ bình ổn kinh tế với quy mô hơn 100 tỷ EUR. Quỹ bình ổn này sẽ bao gồm một gói bảo lãnh chính phủ cho khoản vay ngân hàng lên tới 400 tỷ EUR. Ngoài ra, sẽ có các chương trình cho vay không giới hạn thông qua ngân hàng tái thiết Đức KfW. Các công ty lớn như Lufthansa nếu cần có thể được cứu bằng cách bán cổ phần cho Chính phủ Đức.
Chính phủ liên bang sẵn sàng cung cấp cho họ các gói bảo lãnh giá trị hàng tỷ EUR và tiếp quản các khoản nợ hiện tại. Khi cuộc khủng hoảng này qua đi, các doanh nghiệp này sẽ lại được tư nhân hóa. Các công ty tại Đức cũng được phép nộp chậm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính của Đức dự tính sẽ phải chi một khoản cứu trợ khoảng 122,8 tỷ EUR riêng trong năm 2020. Ngoài ra, khoản thu ngân sách của chính phủ cũng sẽ giảm đi 33,5 tỷ EUR tiền thuế doanh nghiệp. Như vậy, tổng gói cứu trợ sẽ lên tới 156 tỷ EUR để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đối với người thuê nhà, họ sẽ được hỗ trợ để thanh toán tiền thuê nhà trong khoảng thời gian từ 01.04 tới 30.09.20. Điều kiện bắt buộc là người thuê nhà bị cấm không được hủy hợp đồng thuê nhà và thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đầy đủ. Việc chứng minh việc mất khả năng thanh toán tiền nhà của người thuê nhà cũng được đơn giản hóa rất nhiều.
Phương thức chống lại việc thất nghiệp hàng loạt: Khi các doanh nghiệp không còn có công việc để giao cho nhân viên nữa, họ có thể chuyển sang chế độ Kurzarbeit “rút ngắn thời gian làm việc“ dành cho nhân viên của họ. Bộ Lao động Đức sẽ chi trả 60% tiền lương đối với người lao động không có con và 67% đối với người lao động có con. Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả các khoản tiền trợ cấp xã hội. Doanh
nghiệp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp này, nếu hơn 10% tổng số nhân viên bị buộc phải nghỉ việc. Điều này cũng được áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động theo mùa vụ.
Chính phủ Đức dự tính sẽ có khoảng 2,15 triệu người sẽ được cấp khoản cứu trợ này, tương đương với 10,05 tỷ EUR, đặc biệt trong các ngành như công nghiệp cơ khí, điện tử và ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Trong vòng 6 tháng tới, quy trình xét hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp sẽ tạm thời bỏ qua phần kiểm tra tài sản và kiểm tra mức thanh toán tiền nhà hàng tháng.
Chính phủ Đức ước tính sẽ có thêm khoảng 1,2 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp, tương đương với 10 tỷ EUR. Việc xem xét cấp các khoản tiền trợ cấp dành cho trẻ em cũng sẽ được đơn giản hóa. Nếu các bố mẹ buộc phải nghỉ ở nhà để trông con thì cũng sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ. Các hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ. Chính phủ sẽ cung cấp hơn 3 tỷ EUR cho các bệnh viện, tạo mọi điều kiện để giúp việc phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ liên bang được hiệu quả và nhanh chóng; nới lỏng luật phá sản; tổ chức các cuộc họp Chính phủ trực tuyến và nới lỏng luật lao động quy định về thời gian làm việc, đặc biệt cho các ngành công nghiệp quan trọng.
Covid-19 : Nhân viên y tế Ý trả giá đắt
Thanh Hà
Với 18.279 người thiệt mạng vì Covid-19 tính đến ngày 09/04/2020, Ý là quốc gia có số người tử vong vì virus corona cao nhất thế giới và nhân viên y tế tại quốc gia này đang trả giá đắt. Cơ quan quản lý giới y khoa tại Ý thông báo cho tới nay, có 99 bác sĩ chuyên khoa và đa khoa đã thiệt mạng trong mùa dịch Covid-19.
Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma cho biết thêm :
“Tương tự như nhân viên cứu hộ đào bới những đống gạch đổ nát để cứu người bằng mọi giá sau một trận động đất, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Ý, khoảng một trăm bác sĩ, chuyên gia trên tuyến đầu tại các bệnh viện và kể cả các bác sĩ gia đình đi thăm bệnh nhân tại nhà, đã bị virus corona cướp đi sinh mạng. Phần lớn nạn nhân là nam giới, tuổi trung bình trên 60 và làm việc tại miền bắc nước Ý. Giờ đây, họ được tuyên dương như những vị anh hùng. Tương tự như vậy, trong số các y tá cũng đã có 27 người thiệt mạng. Những người này tử vong trong khi nước Ý không có trang thiết bị bảo hộ cá nhân.
Các cơ quan đặc trách phân phối khẩu trang, găng tay, kính và quần áo bảo hộ khẳng định là giờ đây sẽ cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho nhân viên y tế. Dù vậy, danh sách những người thiệt mạng có nguy cơ sẽ dài hơn nữa trong những ngày tới đây.”
Tây Ban Nha : Số ca tử vong giảm xuống mức thấp nhất từ hôm 24/03/2020
Tây Ban Nha phải chăng đã vượt qua đỉnh dịch ? Madrid ngày 10/04/2020 thông báo trong 24 giờ qua đã có thêm 605 người tử vong. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát hồi tuần cuối tháng 3/2020.
Tổng số người thiệt mạng tại Tây Ban Nha tính tới hôm nay lên đến 15.843 người và đã có trên 157.000 ca dương tính với virus corona. Trước mắt, thủ tướng Pedro Sanchez thiên về giả thuyết kéo dài thời hạn phong tỏa sau ngày 25/04/2020.
Đời tỷ phú Nga Pugachev:
Putin, tiền bạc và những lời dọa giết
Ahmen KhawajaBBC Stories
Họ ở toà lâu đài ở miền nam nước Pháp và có nhà ở khắp nơi trên thế giới.
Đó là một cuộc sống thơ mộng vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ ai.
Nữ Công tước Alexandra Tolstoy, một phụ nữ người Anh quý phái, đã có giấc mơ hóa hiện thực khi cô đem lòng yêu người đàn ông trong mộng vào năm 2008, một nhà tài phiệt uy quyền và là một trong những người giàu có nhất nước Nga, Sergei Pugachev.
Nga phải ‘giải thích’ về vụ đánh độc Skripal
Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh
Cựu tài phiệt Nga Khodorkovsky ra tù
Nhưng rồi sau đó, mọi thứ trở thành một cơn ác mộng.
Câu chuyện bắt đầu hồi năm năm về trước, tại London, khi hai người sống một cuộc sống xa hoa mà nhiều người mơ ước trong căn nhà ở khu vực Chelsea cùng ba con nhỏ.
“Chúng tôi có một trợ lý riêng, hai tài xế, hai người giúp việc nhà, một bảo mẫu, thêm một bảo mẫu người Nga, và một gia sư người Pháp để lo dạy bọn trẻ,” Alexandra nói khi cô hướng dẫn tham quan một vòng căn nhà.
“Chúng tôi chuyển tới đây ngay sau khi tôi sinh đứa con đầu lòng. Rồi chúng tôi mua căn nhà kế bên.”
Trước đó, cô đã có một tuổi thơ với rất nhiều đặc quyền: cha cô là bà con xa với đại văn hào Leo Tolstoy, và Alexandra được đi học ở một trường nội trú thuộc hàng tinh hoa, rồi sau vào làm việc tại khu tài chính của London.
Nhưng cô nhanh chóng bỏ việc và khởi nghiệp bằng một công ty lữ hành chuyên khai thác thị trường Liên Xô cũ, Turkmenistan và Kyrgyzstan, và cô kết hôn với một chồng Cossack rất giỏi cưỡi ngựa.
Đáng tiếc là cuộc sống đó không kéo dài.
Vài năm sau, khi Alexandra và chồng đang phải vật lộn trang trải cuộc sống thì Sergei Pugachev, chàng hiệp sỹ, xuất hiện trong bộ giáp trụ toả sáng.
Hai người gặp nhau lần đầu tiên khi Alexandra được thuê để dạy tiếng Anh cho ông.
‘Như có luồng điện chạy qua’
Một bức ảnh được lồng khung cho thấy cái nhìn thoáng qua về người đàn ông này.
Sergei Pugachev trong tấm ảnh đứng bên trái Tolstoy, cặp mắt xanh thẳm, râu ria tỉa gọn gàng.
Cặp đôi trông thoải mái, rám nắng trong một kỳ nghỉ, mỉm cười thư giãn và mặc đồ linen trắng.
“Khi tôi gặp Sergei, cảm giác như có luồng điện chạy qua vậy. Tôi yêu anh ấy,” Tolstoy nói. “Thật là vô cùng lãng mạn, tôi chưa bao giờ cảm thấy gắn bó như thế với bất kỳ người nào.”
Cuộc sống trên những chuyến bay riêng
Lúc ban đầu, Tolstoy nói, cuộc đời không thể nào tuyệt vời hơn thế.
Trong vòng một năm kể từ khi gặp gỡ, cô sinh đứa con đầu lòng và gia đình vừa hình thành đã sống một đời sống xa hoa giữa Moscow, London và Paris.
“Anh ấy đưa thẻ tín dụng cho tôi đi mua sắm. Tôi thích làm gì thì làm,” cô nói. “Tôi có phi cơ riêng. Tôi chỉ việc xách va ly là đi thôi.”
Cặp đôi dành thời gian sống qua lại giữa rất nhiều các bất động sản khác nhau, trong đó có một ngôi nhà trị giá 12 triệu bảng ở khu Battersea của London, một dinh thự năm trên 200 acre tại Hertfordshire, Anh Quốc, và một biệt thự trước bãi biển ở vùng Caribbe trị giá 40 triệu đô la Mỹ.
Nhưng rồi thời gian trôi đi, tình hình ở Nga thay đổi.
Tổng thống Vladimir Putin trở nên thù nghịch với các nhà tài phiệt từng là đồng minh của mình như Sergei Pugachev.
‘Nhà băng của Putin’
Sergei Pugachev kiếm được bộn tiền với khối tài sản 15 tỷ đô la từ nước Nga thời hậu cộng sản.
Ông sở hữu một mỏ than, các xưởng đóng tàu, các nhãn hiệu thời trang và thậm chí sở hữu cả một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Nga.
Ông nói rằng ông thân thiết với Tổng thống Nga – họ đi nghỉ với nhau “mọi lúc” – và sau khi cho chính phủ vay nợ, ông được gắn biệt danh là ‘nhà băng của Putin’.
Nhưng Pugachev nói rằng Putin không chấp nhận quan hệ của ông với Alexandra Tolstoy.
“Ông Putin đã rất ngạc nhiên,” ông Pugachev nói. “[Ông ấy nói] ‘Tại sao? Cô ta là người Anh. Lạ lùng. Có 140 triệu người ở Nga kia mà, thật là một ý tưởng điên rồ.'”
‘Chúng tôi có thể chặt đứt ngón tay con trai ông’
Vào năm 2006, Nga thông qua luật cho phép các điệp viên của Nga giết kẻ thù của quốc gia ở nước ngoài, và không bao lâu sau, Nga nhắm sự chú ý tới Pugachev và hàng tỷ đô la của ông.
Vào năm 2008, ngân hàng của Pugachev gặp chuyện và được Nhà nước Nga cứu với một khoản vay trị giá một tỷ đô la. Nhưng dù được cứu trợ, ngân hàng này vẫn bị sụp đổ sau đó hai năm.
Pugachev nói ông đã bán ngân hàng này từ những năm trước, nhưng Nga không đồng ý.
Tại toà, ông Pugachev bị quy trách nhiệm về các khoản thua lỗ của ngân hàng và ông đã nhanh chóng bỏ chạy khỏi Nga.
Pugachev nói ông bị Cơ quan Bảo hiểm Ký quỹ của Nga (Deposit Insurance Agency – DIA) đe doạ. Cơ quan này đòi ông trả khoản vay ngân hàng trị giá một tỷ đô la.
“Họ mời tôi đến một nhà hàng. Họ nói, ‘Thế này, ông phải trả 350 triệu đô la, nếu không chúng tôi sẽ giết chết ông hoặc gia đình ông. Nếu ông muốn, chúng tôi có thể chặt đứt ngón tay con trai ông rồi gửi đi,'” Pugachev nói.
DIA nói không có chuyện đó, nhưng điều chắc chắn có là ông Pugachev không chịu trả lại tiền.
Trong những năm tiếp theo, các kẻ thù của nhà nước Nga tiếp tục ‘rớt đài’.
Những kẻ thù nổi tiếng của nhà nước
Năm 2012, gương mặt lưu vong người Nga giàu có, Alexander Perepilichny, chết đột ngột khi đang chạy bộ ở gần dinh thự riêng tại Surrey, ngoại ô London.
Năm 2013, Boris Berezovsky, một người đối lập với Tổng thống Putin, được phát hiện là đã chết tại nhà riêng ở Ascot, cũng ở Anh.
Năm 2015, một chính trị gia đối lập hàng đầu của Nga, Boris Nemtsov, bị bắn chết ở Moscow.
Đối đầu
Nhà nước Nga siết vòng vây đối với Sergei Pugachev và vào năm 2015 đã sử dụng toà án Anh để theo đuổi ông cùng khoản tiền 1 tỷ đô la Mỹ.
Ông Pugachev bị quy trách nhiệm về các khoản thua lỗ của ngân hàng – người ta nói rằng khoản tiền cứu trợ này đã được trả vào một tài khoản ở ngân hàng Thuỵ Sỹ rồi được chuyển lòng vòng cho tới khi toàn bộ khoản 1 tỷ đô la bốc hơi mất.
Tài sản của Pugachev bị phong toả trên toàn cầu, và ông bị tịch thu các passport.
Bỏ chạy đến lâu đài riêng tại Pháp, ông Pugachev nay đối đầu với nhà nước Nga; ông kiện nhà nước về các khoản thất thoát, thua lỗ trong tài sản kinh doanh của ông.
‘Tôi cảm thấy quá bức bách, như bị cầm tù và bị cô lập’
Với việc người tình triền miên phải trốn tránh và gia đình lúc nào cũng bị theo dõi, Tolstoy bắt đầu cảm thấy mình và các con không được an toàn.
Đến 2016, quan hệ của cô với cha những đứa trẻ đã rơi vào mức bị áp lực tới không thể chịu nổi.
Khi Pugachev đề nghị Tolstoy mang ba đứa con chung chuyển hẳn sang Pháp để cả nhà sống bên nhau như một gia đình, Tolstoy thấy ngần ngại. Cô không thể làm vậy.
“Sergei có mang một trong những thiết bị nổ theo người khi anh ấy tấn công tôi,” cô nói. “Anh ấy nhốt các con vào một phòng, tách tôi ra khỏi bọn trẻ và khoá nghiến hộ chiếu của tôi và của các con vào két sắt của anh ấy.”
“Có cái gì đó trong tôi vụt hiện lên trong tôi đợt cuối tuần đó – tôi biết rằng chúng tôi không an toàn.”
Đến mùa xuân 2016, cô đột ngột đem các con rời khỏi toà lâu đài, và họ không bao giờ trở lại.
Từ thời điểm đó, cô nói, cả cô và bọn trẻ đều bị cắt đứt nguồn tài chính.
“Có những người nhìn tôi và nói, ‘Cuộc sống của cô thật là dễ dàng, cô có những đứa con may mắn, những đứa trẻ được hưởng đặc quyền,'” cô nói, mắt rưng rưng lệ.
“Chúng không hề may mắn. Những đứa trẻ được hưởng đặc quyền nhiều nhất là những đứa trẻ được sống trong một gia đình an toàn, yên ấm, hạnh phúc bên nhau.”
Tolstoy nói nhà nước Nga đã tịch thu ngôi nhà của gia đình và đem bán ra thị trường. Cô nói họ muốn đạt một dàn xếp với cô, theo đó cô được ở lại căn nhà đó trong một năm nếu cô đồng ý “không đòi bất kỳ trợ cấp gì từ Sergei và không đòi khoản nợ.”
“Tôi hoặc là phải ký vào thoả thuận, hoặc là phải ra khỏi nhà vào ngày hôm sau,” cô nói.
“Nỗi sợ tồi tệ nhất của tôi là chúng tôi không có tiền, cũng không có nơi nào để sống. Quả là một cơn ác mộng.”
Quan hệ Anh – Nga xấu đi
Đến 2018, sau vụ đầu độc nổi tiếng nhắm vào Sergei Skripal, một cựu điệp viên nhị trùng người Nga ở Anh, một loạt những cái chết ở Anh trong vòng hai thập niên qua đã được rà soát lại.
Bộ Nội vụ được yêu cầu xét lại 14 vụ, trong đó nguyên nhân cái chết rất đa dạng, từ truỵ tim đến tự vẫn, tai nạn, cho đến chết vì nguyên nhân tự nhiên.
Nhưng một số người cho rằng đó là những vụ giết người trên đường phố nước Anh, do nước Nga tài trợ.
Quan hệ giữa Anh và Nga rớt xuống mức rất thấp.
‘Tôi chỉ còn 70 triệu đô la cuối cùng’
Giờ đây, Pugachev sống một mình trong lâu đài riêng tại Pháp – một quyết định mà ông nói là nước Nga đã buộc ông phải chọn – và nói ông chỉ còn 70 triệu đô la cuối cùng.
“Tôi yêu các con mình và thực sự hy vọng trong tương lai gần, các con tôi sẽ được hạnh phúc bên cha, và mọi thứ sẽ ổn,” ông nói.
Trong lúc đó, Alexandra Tolstoy dành nhiều thời gian nhất ở mức có thể tại căn nhà của mình ở Oxfordshire cùng các con, những đứa trẻ đã chưa được gặp cha lần nào kể từ 2016 tới nay.
“Tôi sẽ nói với chúng rằng cha đang phải xử lý tình thế hiện thời, và ‘có lẽ là khi các con lớn hơn, các con có thể tự đi tìm cha,'” cô nói.
Tolstoy đã gây dựng lại hoạt động kinh doanh lữ hành, dẫn các đoàn thám hiểm trên lưng ngựa đi khắp Kyrgyzstan và thường xuyên tới Nga.
“Tôi vô cùng yêu nước Nga,” cô nói. “Kỳ quặc là mối quan hệ của tôi với chính phủ Nga lại tốt hơn là quan hệ của họ với Sergei.”
Cô cũng vứt bỏ những thứ xa hoa của cuộc sống trước kia.
“Thực sự là bây giờ tôi ghét tất cả những thứ đó. Chúng gắn với một cuộc sống mà tôi không thích,” Tolstoy nói.
“Tôi có cả một cuộc đời phía trước. Tôi có thể quay trở lại với những thứ tôi yêu thích, và đây mới đúng là tôi.”
“Sergei luôn nghĩ rằng tôi thiết cốt muốn bên anh ấy và tiền của anh ấy, cho nên tôi sẽ đi theo anh ấy,” Tolstoy nói.
“Thực sự thì tôi đã trải qua giai đoạn đó. Tôi đủ mạnh mẽ để vượt qua.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52233320
Nhật Bản hỗ trợ cho các công ty rời khỏi Trung Cộng
qua gói kích thích kinh tế trong đại dịch coronavirus
Nhật Bản dành 2.2 tỷ mỹ kim cho gói kích thích kinh tế kỷ lục, và một phần tiền của gói kinh tế này là để giúp các nhà sản xuất của họ chuyển khâu sản xuất ra khỏi Trung Cộng khi coronavirus phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
Theo thông tin chi tiết của kế hoạch được đăng trực tuyến, ngân sách bổ sung, được dùng để cố gắng bù đắp các tác động tàn phá của đại dịch, bao gồm 220 tỷ yên (2 tỷ mỹ kim) để các công ty chuyển khâu sản xuất trở lại Nhật Bản và 23.5 tỷ yên cho những công ty tìm cách chuyển khâu sản xuất sang các nước khác. Hành động này trùng hợp với lễ kỷ niệm mối quan hệ thân thiện giữa hai quốc gia.
Theo kế hoạch, chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp quốc gia tới Nhật Bản vào đầu tháng này. Nhưng chuyến thăm kỷ niệm đầu tiên trong một thập niên bị trì hoãn một tháng trước trong bối cảnh virus lan truyền và hiện vẫn chưa có ngày mới nào được ấn định.
Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản trong các tình huống thông thường, nhưng lượng nhập cảng từ Trung Cộng giảm gần một nửa trong tháng 2 khi dịch bệnh đóng cửa các nhà máy, khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu hụt các thành phần cần thiết. Tình trạng này nối lại các cuộc họp về việc các công ty Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào Trung Cộng như một cơ sở sản xuất.
Hồi tháng trước, hội đồng của chính phủ về đầu tư trong tương lai thảo luận về nhu cầu chuyển khâu sản xuất các sản phẩm có giá trị cao về Nhật Bản và để khâu sản xuất các hàng hóa khác được đa dạng hóa trên khắp Đông Nam Á (BBT)
Cựu quan chức đào tẩu cảnh báo số người tử vong
vì Covid-19 ở Triều Tiên có thể lên tới 3 triệu
Hải Lam
Ông Kim Myong, cựu quan chức cấp cao đã đào tẩu khỏi Triều Tiên nghi ngờ tuyên bố “sạch bóng Covid-19” của Bình Nhưỡng và cảnh báo số người tử vong ở nước này vì virus Vũ Hán có thể lên tới 3 triệu.
Trong một bài viết cho Ủy ban Nhân quyền có trụ sở tại Mỹ được đăng hôm 9/4, ông Myong cho biết số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tại Triều Tiên có thể “vượt qua sức tưởng tượng”.
Ông nói thêm: “Hệ thống y tế của Triều Tiên rất mong manh và không ổn định. Người dân Triều Tiên từ lâu đã bị suy dinh dưỡng mãn tính, sức khỏe kém và khả năng miễn dịch kém”.
Ngoài ra, Triều Tiên còn rất gần với Trung Quốc về mặt địa lý, có quan hệ giao thương chặt chẽ với quốc gia khởi phát Covid-19 này.
“Do đó, sẽ không có gì là nói quá khi khẳng định rằng Triều Tiên dễ bị tấn công hơn nhiều trước Covid-19 so với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”, cựu quan chức Kim Myong cho biết.
Ông Myong còn cảnh báo, số người chết vì Covid-19 tại Triều Tiên có thể lên tới 3 triệu người giống nạn đói kéo dài từ năm 1994 đến năm 1998. Ông Myong đã sống ở Triều Tiên vào khoảng thời gian đó.
Cựu quan chức đào tẩu khỏi Triều Tiên cho rằng, chính quyền Bình Nhưỡng không tiết lộ sự thật về dịch Covid-19 vì còn phải bảo vệ mối quan hệ với Trung Quốc. Triều Tiên đang bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt quốc tế, do đó, Kim Jong-un có thể cho rằng ông không có ai để trông cậy ngoài Tập Cận Bình và Trung Quốc
Mặt khác, chính quyền Bắc Kinh đang phải hứng nhiều chỉ trích về việc che giấu dịch và phát tán tin giả về nguồn gốc của nCov. Nếu Triều Tiên, nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, công khai minh bạch số liệu thực tế về dịch Covid-19 thì đây sẽ là một bằng chứng thuyết phục cho thấy đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc và điều này sẽ làm mất mặt ông Tập Cận Bình.
Ông Myong nói thêm, Kim Jong-un che giấu dịch Covid-19 giống như cha ông là Kim Jong-il đã che giấu tình hình nghiêm trọng của nạn đói vào những năm 90. Kim Jong-un lừa dối dân chúng vì sợ rằng người dân sẽ chống lại ông ta nếu họ biết con số nhiễm bệnh và tử vong thực sự.
“Đối với Kim Jong-un, việc để hàng trăm, hàng nghìn hoặc thậm chí hàng chục nghìn người Triều Tiên chết vì dịch bệnh như những nô lệ không có giá trị gì cũng chẳng sao”, ông Myong cho biết.
Theo ông, một lý do nữa khiến chính quyền Kim Jong-un giấu dịch là vì ông ta muốn tiếp tục khiêu khích Mỹ bằng các vụ thử tên lửa và không phải chịu trách nhiệm về các hành động quân sự.
Ông Myong đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Triều Tiên chia sẻ thông tin một cách minh bạch và chấp nhận các viện trợ nước ngoài để cứu sống người dân.
Theo Mirror, hôm 2/4, quan chức y tế Triều Tiên tuyên bố Covid-19 chưa xuất hiện tại nước này, dù nước láng giềng là Trung Quốc đã báo cáo hàng chục nghìn ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế hoài nghi về tuyên bố của Bình Nhưỡng.
Trước đó, có nguồn tin tiết lộ bệnh nhân đầu tiên nhiễm Covid-19 ở Triều Tiên đã bị xử bắn và gần 200 binh sĩ Triều Tiên đã tử vong do COVID-19 trong tháng 1 và tháng 2. Tuy nhiên, các thông tin trên vẫn chưa được xác minh.
Virus corona : Số ca nhiễm tại Hàn Quốc
xuống thấp nhất từ đầu dịch
Anh Vũ
Theo Yonhap, số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát mạnh (20/02) đã giảm xuống dưới ngưỡng 30 người, thành phố Daegu, ổ dịch chính, không ghi nhận thêm ca nhiễm nào.
Theo số liệu của Cơ Quan Kiểm Soát Bệnh Tật Hàn Quốc, ngày hôm qua, 09/04/2020, cả nước chỉ phát hiện thêm 27 ca nhiễm virus, so với hôm trước là 39 ca. Tổng số người nhiễm của Hàn Quốc đến nay là 10.450, trong đó riêng Daegu ghi nhận 6800 ca. Số người chết vì Covid-19 đến nay được thống kê là 208 trên cả nước.
Dịch virus corona bùng phát từ Daegu và lan nhanh trên cả nước từ hồi giữa tháng Hai. Vào thời điểm cao nhất ngày 29/02, Hàn Quốc có 909 ca nhiễm mới. Một tuần trở lại đây, mỗi ngày nước này trung bình ghi nhận có thêm 50 ca.
Trước tình hình dịch lay lan nhanh chóng, chính phủ Hàn Quốc đã cho tiến hành xét nghiệm tầm soát người bệnh rộng khắp song song với các biện pháp « giãn cách xã hội » nghiêm ngặt và kiểm soát chặt biên giới. Theo Yonhap, từ đầu dịch đến giờ, tại Hàn Quốc đã có hơn 500 nghìn người được xét nghiệm Covid-19.
Mặc dù có dấu hiệu dịch lắng dịu, cơ quan y tế Hàn Quốc vẫn rất cảnh giác với làn sóng dịch mới có thể đến từ nước ngoài. Các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì.
Trung Quốc siết chặt cửa khẩu biên giới
với Việt Nam để kiểm soát dịch
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa gửi công hàm thông báo sẽ tăng cường quản lý, siết chặt việc nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam để kiểm soát dịch COVID-19.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 9/4 cho hay cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau đó cũng đưa ra thông báo sẽ tăng cường quản lý dịch bệnh từ nước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thuỷ.
Ngoài cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Bằng Tường), cửa khẩu Đông Hưng; các cửa khẩu khác gồm cửa khẩu đường sắt Bằng Tường, cửa khẩu Thủy Khẩu (huyện Long Châu), cửa khẩu Ái Điểm (huyện Ninh Minh), cửa khẩu Động Trung (Khu Phòng Thành), lối mở Pò Chài (Bằng Tường), lối mở Lũng Vài (Bằng Tường), cầu phao tạm km3+4 (Đông Hưng), lối mở Nà Ráy (Tịnh Tây) chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa; tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác, thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt đối với hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Tại các cửa khẩu đường bộ, người từ nước thứ 3 sẽ bị cấm thông hành.
Hạ thủy Type-075:
Năng lực tác của Hải quân TQ được cải thiện lớn
Diễn đàn Sinodefenceforum (06/4) cho biết, Trung Quốc đã hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng lớp Type-075 thứ hai tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Với việc sở hữu 2 siêu tàu đổ bộ cỡ lớn, năng lực tác chiến biển xa của Trung Quốc sẽ được cải thiện lớn.
Trên các trang diễn đàn quân sự của Trung Quốc đăng tải hình ảnh được cho là chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng thứ 2 thuộc lớp Type-075 của Trung Quốc vừa được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Hỗ Đông Trung Hoa (Hudong Zhonghua) tại Thượng Hải.
Type-075 được đánh giá là siêu tàu đổ bộ trực thăng, có khả năng tác chiến biển xa. Tàu dài 250m, chiều rộng 30m, mớn nước 8m, lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn, có thể di chuyển với vận tốc tối đa khoảng 23 hải lý trên giờ tương đương với khoảng 42,5 km/h. Tàu có khả năng mang 30 trực thăng các loại trong khoang chứa phía trong, ngoài ra có 4 thang máy nâng hạ để phục vụ việc đưa máy bay từ trong ra ngoài mặt boong. Thời báo Hoàn Cầu cho biết, Type-075 sẽ được trang bị các loại trực thăng chiến đấu Z-8 và Z-9, xa hơn là loại trực thăng Z-20 (nhiều chuyên gia cho đây là mẫu copy của trực thăng MH-60 của Mỹ). Cả hai loại trực thăng Z-8 và Z-9 đều có khả năng tác chiến đa nhiệm, tấn công tàu chiến và cả đất liền. Đặc biệt, Z-9 còn có thể phóng tên lửa đối không và tích hợp cả khả năng săn tàu ngầm. Chính vì thế, tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng Z-8 hay Z-9 có thể được triển khai cho các hoạt động tấn công đảo, đổ bộ tấn công quy mô lớn vào đất liền. Bên cạnh đó do vẫn được thiết kế với khoang đổ bộ ngập nước, Type 075 còn có khả năng triển khai lính thủy đánh bộ theo cách truyền thống thông qua xuồng đệm khí và xe thiết giáp lội nước.
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng với việc hạ thủy tàu Type-075 thứ hai, hải quân Trung Quốc sẽ xây dựng hạm đội tác chiến biển xa hiện đại gồm tàu sân bay, tàu đổ bộ Type-071, tàu đổ bộ Type-975, tàu ngầm hạt nhân, tàu khu trục đa năng Type-055, tàu khu trục hạm phòng không Type-052C/D và tàu tàu tiếp vận hạng nặng Type-901. Đội hình tác chiến trên sẽ có trách nhiệm đổ quân kiểm soát các khu vực bờ biển và lãnh thổ đối phương, sau khi hải quân và không quân trên hạm sử dụng hỏa lực pháo và tiêm kích “làm mềm” chiến trường. Các biên đội tàu sân bay trực thăng và tàu đổ bộ hạng nặng có thể hoạt động độc lập hoặc tác chiến hiệp đồng với nhóm tác chiến tàu sân bay. Khu trục hạm đa năng Type 055 sẽ đảm nhận chức năng phòng không tầm xa, đối phó với chiến hạm đối phương nhờ 112 ống phóng thẳng đứng mang nhiều loại tên lửa khác nhau; nhiệm vụ phòng không được hỗ trợ bởi tàu khu trục Type 052C/D; các loại tàu tiếp vận hạng nặng như Type 901 đóng vai trò quan trọng chuyên chở nhiên liệu, vũ khí và nhu yếu phẩm để cung cấp cho các tàu chiến khác.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển lực lượng hải quân. Hải quân đã được mở rộng với tốc độ đầy ấn tượng, trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới tính về số lượng tàu. Năm 2016, Hải quân Trung Quốc đã đưa 18 tàu vào hoạt động, trong khi đó Hải quân Mỹ mới chỉ có 5 tàu. Chất lượng tàu của PLA cũng đã được cải thiện: Theo ghi nhận của tổ chức RAND, hơn 70% hạm đội của PLA có thể được xếp vào loại hiện đại trong năm 2017, tăng so với mức dưới 50% trong năm 2010. Các chuyên gia cho biết với quân số ước tính 250.000 binh sĩ đang tại ngũ, Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiếm ưu thế tại các vùng biển gần Trung Quốc và đang tiến hành nhiều hoạt động hơn ở những vùng biển xa hơn. Một trong những ưu tiên của Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa quân sự là trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay. Trung Quốc có hai tàu sân bay, trong khi đó Mỹ có 11 tàu. Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang được chế tạo trong nước và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ, hải quân Trung Quốc có tổng số 300 tàu, nhiều hơn so với 290 tàu của hải quân Mỹ. Số lượng tàu chiến Trung Quốc vượt quá thành phần của Hải quân Hoa Kỳ đến 13 đơn vị. Con số này tính đến số lượng tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục,chiến hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ. Hiện giờ hạm đội Trung Quốc, theo số liệu của CSIS, có nhiều tàu hơn Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh cộng lại. Hạm đội của Bắc Kinh bao gồm 23 tàu khu trục, 59 chiến hạm, 37 tàu hộ tống và 76 tàu ngầm, bao gồm cả tàu hạt nhân. Việc xây tăng cường lực lượng chính của Trung Quốc tập trung vào tàu trên mặt nước.
Tuy nhiên, cấu trúc của hạm đôi hải quân hai nước rất khác biệt. Washington có tới gần 2 tá tàu sân bay+ tàu đổ bộ trực thăng phục vụ tác chiến tầm xa, trong khi đó 1/3 hạm đội của hải quân Trung Quốc là các tàu tên lửa cỡ nhỏ phục vụ tuần tra ven biển. Đội tàu cỡ nhỏ này giúp hải quân Trung Quốc bảo vệ vùng ven biển rộng lớn, nhiệm vụ của chúng còn là các đảo và dãy đảo nhân tạo Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép trên Biển Đông. Ở vùng biển này, hải quân Trung Quốc được hỗ trợ bởi đội ngũ dân quân biển.
Vụ tàu Hải cảnh TQ đâm tàu cá Việt Nam:
Bắc Kinh đang chống đối cả cộng đồng quốc tế
Việc Trung Quốc điều tàu Hải Cảnh ngang nhiên đâm chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vấp phải sự chỉ trích, lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang ngược, bao biện, lấp liếm cho những hành vi sai trái của mình.
Khoảng 3h ngày 02/4, tàu cá QNg 90617 TS công suất 420 CV của ông Trần Hồng Thọ (33 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng NGãi) đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. 8 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ suốt 15 tiếng đồng hồ. Sáng cùng ngày, nhận được tin báo, các tàu cá QNg 90929 TS của ông Nguyễn Thanh Linh, QNg 90045 TS của ông Đặng Tằm và QNg 90399 TS của ông Đặng Dũng liền chạy đến cứu và bị tàu Trung Quốc truy đuổi. Tàu của ông Linh và ông Dũng bị bắt, lai dắt về khu vực tàu QNg 90617 TS lâm nạn. Khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá của ông Linh, ông Dũng và thả cho họ về.
Cộng đồng quốc tế chỉ trích
Bộ Ngoại giao Mỹ (06/4) ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc về thông tin Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Đây là vụ việc mới nhất trong loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”; nhấn mạnh cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc đã bị Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc hồi tháng 7-2016 xem là tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Chính phủ Mỹ cũng có chung quan điểm này; đồng thời kêu gọi Trung Quốc tập trung hỗ trợ cộng đồng quốc tế chống đại dịch toàn cầu, chấm dứt việc lợi dụng sự mất tập trung hoặc khả năng dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng các yêu sách trái pháp luật trên Biển Đông.
Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia Quỹ Nghiên cứu Á-Âu của Nga Grigory Trofimchuk (07/4) khẳng định dư luận đã lên án hành vi không phù hợp của các tàu TQ khi đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam; cho rằng phía TQ cần kiềm chế và tránh những hành động tương tự, đồng thời bình tĩnh giải quyết thỏa đáng
các vấn đề tồn tại bằng biện pháp hòa bình; nhận định vụ việc diễn ra trong bối cảnh tình hình bất ổn trên phạm vi toàn cầu đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, điều này có thể làm các vấn đề Biển Đông thêm trầm trọng; nhấn mạnh những hành động tương tự sẽ được giới nghiên cứu chú ý và cần phải bị lên án tại các hội thảo, diễn đàn quốc tế về Biển Đông. Trong mọi trường hợp, Việt Nam không đơn độc trong vấn Biển Đông, cộng đồng quốc tế sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Hiện Việt Nam có thể tận dụng tối đa các công cụ quốc tế của mình, trong đó có vị thế của một nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phát huy hơn nữa cơ chế hợp tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là khi Việt Nam giữ chức Chủ tịch luân phiên trong năm nay.
Giáo sư Vladimir Kolotov (Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg, Nga)nhận định, TQ đang lợi dụng việc nhiều quốc gia trên thế giới đang phải dồn lực chống đại dịch COVID-19 để gia tăng ảnh hưởng ở Biển Đông. Việc tàu Hải cảnh TQ ngang nhiên đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thực hiện hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam là một minh chứng cho điều này. Giáo sư Kolotov cũng khuyến cáo các nước trong khu vực cần cảnh giác về làn sóng leo thang căng thẳng mới ở Biển Đông, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Trung Quốc ngang ngược, phách lối
Khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc liên quan tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ (06/4) bày tỏ quan ngại sâu sắc liên quan vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam, Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để tăng cường hoạt động phi pháp trên Biển Đông, ngang nhiên đưa vào sử dụng 02 trạm nghiên cứu khoa học ở đá Chữ Thập, đá Subi và nhắc tới Phán quyết của Tòa Trọng tài (12/7/2016), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (07/4) ngang ngược cho rằng: “Về vụ chìm tàu đánh cá Việt Nam tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) gần đây, Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm nhất quán liên quan vụ việc trên. Quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của Trung Quốc. Việc Trung Quốc triển khai các hoạt động liên quan trong lãnh thổ của mình là hợp pháp và nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Đảo, đá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã chính thức được khai trương trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và đá Subi là có lợi cho việc tăng cường giám sát và nghiên cứu về sinh thái thực vật, môi trường địa chất, sinh thái biển cho các rạn san hô ở Trường Sa, cũng có lợi cho việc cung cấp thêm sản phẩm công cộng cho các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng vụ kiện trọng tài Biển Đông và cái gọi là phán quyết của Tòa trọng tài là bất hợp pháp và không hợp lệ; lập trường nhất quán của Trung Quốc là không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận, không tiếp nhận cái gọi là phán quyết của Tòa. Lập trường nhất quán của Trung Quốc là phù hợp với luật pháp quốc tế. Hiện tại, các nước trên thế giới đang trong giai đoạn quan trọng nỗ lực chung để chống lại dịch bệnh. Trung Quốc vừa tích cực tiến hành phòng chống dịch bệnh trong nước, vừa nỗ lực hết sức để hỗ trợ và giúp đỡ các quốc gia khác cần chống lại dịch bệnh và được cộng đồng quốc tế ca ngợi. Trong tình huống này, Mỹ không chỉ thường xuyên gửi tàu chiến và máy bay để khuấy động các vấn đề ở Biển Đông, xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, mà còn lợi dụng các sự kiện hàng hải có liên quan để gây rối, bóp méo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển để bác bỏ chủ trương hợp pháp của Trung Quốc. Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng việc liên hệ tình hình dịch bệnh với các vấn đề hàng hải, mà nên tằng cường các hoạt động có lợi cho việc phòng chống dịch bệnh ở Mỹ.”
Trước đó, Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4, khi phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc tàu cá Việt Nam bị chìm sau va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra những lời phát ngôn dối trá, lừa đảo cho rằng: “Vào sáng 2/4, một tàu hải cảnh Trung Quốc trong cuộc tuần tra định kỳ phát hiện tàu cá Việt Nam đánh bắt cá bất hợp pháp ở ngoài khơi quần đảo Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp) và ngay lập tức kêu gọi con tàu rời đi. Tàu cá Việt Nam từ chối rời đi và bất ngờ chuyển hướng về phía tàu Trung Quốc. Mặc dù tàu hải cảnh của Trung Quốc đã cố hết sức để tránh, nhưng vẫn bị tàu cá Việt Nam đâm vào mũi tàu. Tàu cá Việt Nam sau đó bị ngập nước và chìm. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chiến dịch giải cứu và cả 8 ngư dân Việt Nam đã được giải cứu mà không có bất cứ thương tích nào. Tàu hải cảnh Trung Quốc sau đó đã để ngư dân Việt Nam rời đi sau khi hoàn thành thủ tục điều tra và thu thập bằng chứng cần thiết”. Không chỉ dừng lại ở đó, trong tuyên bố sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cáo buộc “tàu đánh cá Việt Nam có thời điểm thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải và nội thủy của ‘quần đảo Tây Sa’ của Trung Quốc để đánh bắt cá”. Bà Hoa còn ngang nhiên khẳng định “tàu cá Việt Nam phớt lờ và thậm chí có hành động nguy hiểm để chống lại việc thực thi pháp luật của Trung
Quốc. Phía Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc với Việt Nam về vấn đề này, yêu cầu Việt Nam thông báo với ngư dân của mình và điều chỉnh hoạt động đánh cá của họ để đảm bảo không tái phạm việc xâm phạm vùng biển liên quan tới quần đảo Tây Sa của Trung Quốc hoặc thực hiện các hành động nguy hiểm chống lại lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc”.
Ngoài ra, Người phát ngôn của Cục Hải cảnh Trung Quốc Trương Quân (03/4) cũng phát biểu với giọng điệu đổi trắng thay đen, ngụy biện, vu cáo trắng trợn khi cho rằng: “Sáng sớm ngày 2/4, tàu cá Việt Nam QNG-90617TS đã “xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam)” để đánh bắt cá. Tàu Hải cảnh 4031 của Trung Quốc đã “tiến hành cảnh báo để xua đuổi. Tàu đánh cá Việt Nam đã từ chối rời đi và đã có những hành động nguy hiểm nhiều lần rồi bị chìm sau khi đâm vào tàu Hải cảnh 4301”. Hải cảnh Trung Quốc còn dựng nên màn kịch “các thuyền viên tàu đánh cá Việt Nam thú nhận đã xâm nhập trái phép vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc và thực hiện các di chuyển nguy hiểm”. Trương Quân còn dọa dẫm: “Gần đây, các tàu đánh cá Việt Nam thường xuyên xâm nhập vùng biển Tây Sa của Trung Quốc (Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) để thực hiện các hoạt động xâm ngư. Chúng tôi kêu gọi phía Việt Nam thực hiện các biện pháp để tránh các sự cố tương tự xảy ra. Hải cảnh Trung Quốc sẽ tăng cường hơn nữa sự kiểm soát và điều tra, trừng phạt các hoạt động bất hợp pháp theo quy định của pháp luật Trung Quốc”.
Giới học giả Việt Nam
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt – thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhấn mạnh, phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh là sự bịa đặt, đổi trắng thay đen trắng trợn; câu trả lời của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hết sức ngược ngạo, bất chấp sự thật và thiếu thiện chí; khẳng định không có chuyện tàu cá nhỏ lại đi đâm tàu chấp pháp có vũ trang của Trung Quốc. Ông Hoàng Việt cho rằng Trung Quốc đã hành xử như vùng biển này thuộc “ao nhà” của mình, bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển, bất chấp những tuyên bố cũng như các văn bản mà các lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia ký kết như DOC năm 2002, Thoả thuận chung giải quyết các tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2011. Một mặt, chúng ta cần thông qua mọi con đường ngoại giao để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng những văn bản mà Trung Quốc đã tham gia. Mặt khác, chúng ta cần đưa ra công luận thế giới những hành vi sai trái này của Trung Quốc bởi dư luận quốc tế chắc chắn tạo sức ép nhất định tới Trung Quốc. Đặc biệt, chúng ta cũng cần nâng cao năng lực của các cơ quan chấp pháp biển của mình như Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm ngư để có thể góp phần bảo vệ ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một điều cũng hết sức lưu ý, hiện nay thông tin từ trang SCSPI của Trung Quốc cáo buộc một số tàu cá của Việt Nam đánh bắt vượt khu vực biển thuộc chủ quyền. Nếu vậy, chúng ta cũng cần tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân biết sự nguy hiểm nếu ngư dân lưu thông ngoài khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nếu trong phạm vi thì chúng ta có quyền đánh bắt theo quy định của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc chấm dứt các hành động ngang ngược, vô lối của Trung Quốc ở Hoàng Sa không phải là một vấn đề đơn giản. Bằng chứng là năm nào cũng có tàu của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, đâm chìm ở Hoàng Sa. Thế và lực của Trung Quốc ngày càng mạnh. Do đó, họ luôn có dã tâm dùng sức mạnh để cưỡng đoạt các quyền lợi trên khu vực Biển Đông. Giải pháp tổng thể là chúng ta phải tăng cường thực lực về mọi mặt như kinh tế biển, quốc phòng…, cũng như phát triển các quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, qua đó mới có thể ngăn chặn được âm mưu đê hèn và dã tâm của Trung Quốc. Qua sự việc 8 ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công mới đây, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phản đối kịch liệt, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công, đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Quảng ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát biển cũng cần tăng cường tuần tra, giám sát nhằm kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, chuyên gia kinh tế và chính sách công nhận định, các tuyên bố, phát ngôn của Trung Quốc mấy lần đưa ra đều mâu thuẫn nhau và họ hình như đang giấu giếm ý đồ gì khác. Theo tôi, Việt Nam đã phản ứng kịp thời và đúng mực, còn Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch Covid-19, khi Mỹ đang bận chống dịch, để gây căng thẳng như phép thử quan hệ.
Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh và Người phát ngôn Hải cảnh Trung Quốc Trương Quân đều tuyên bố tàu cá Việt Nam QNG 90617 TS tự đâm vào mũi tàu hải cảnh 4301 của Trung Quốc ở Hoàng Sa nên bị chìm. Dù giọng điệu vô cùng quen thuộc qua các năm nhưng mức độ
tráo trở đổi trắng thay đen, vừa ăn cướp vừa la làng của phía người có trách nhiệm nhà cầm quyền Trung Quốc khiến nhiều người dân Việt Nam kinh hãi và phẫn nộ. Tàu gỗ của ngư dân Việt Nam sao có thể đâm vào tàu vỏ sắt của hải cảnh Trung Quốc theo kiểu tự sát để rồi “tự chìm” và để phía Trung Quốc “ nhân đạo” vớt lên? Việc Hải Cảnh Trung Quốc vi phạm “Công ước phòng tránh nguy cơ va đụng trên biển” mà Trung Quốc cũng là một quốc gia thành viên và việc Hải Cảnh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và vùng tài phán của Việt Nam nhưng lại áp đặt luật của Trung Quốc, yêu cầu và ép buộc ngư dân Việt Nam ký biên bản bằng tiếng Trung Quốc, không mời phiên dịch giải thích rõ nội dung. Với việc làm trái qui định này, Hải cảnh Trung Quốc sai cả pháp luật của Trung Quốc, luật Việt Nam lẫn thông lệ quốc tế, những biên bản vi phạm trái pháp luật như vậy hoàn toàn không có giá trị pháp lý . Ngoài ra, mặc dù Tòa án trọng tài quốc tế đã ra phán quyết không công nhạn phần lãnh hải 12 hải lý gắn với các đảo trên Biển Đông, vùng biển ngư dân đánh bắt cá thuộc hải phận và quyền tài phán của Việt Nam theo luật Biển quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn cố ý vi phạm, cố ý tạo vùng xám biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp, nhận vơ ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân Việt Nam là lãnh hải của mình.
Trung Cộng tìm cách kiểm soát những người
mang mầm bệnh coronavirus không có triệu chứng
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm thứ Tư (8/4), Trung Cộng công bố các biện pháp mới để cố gắng ngăn chặn những người mang mầm bệnh coronavirus không có triệu chứng gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai, khi nước này báo cáo một thêm một vài trường hợp mới được xác nhận.
Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết vào hôm thứ Tư (8/4), Trung Cộng báo cáo 63 trường hợp mới được xác nhận, tăng từ 62 một ngày trước đó. Trong đó, 61 người là khách du lịch đến từ nơi khác, nâng tổng số trường hợp được xác nhận tại Trung Cộng lên 81,865. Trong khi các ca nhiễm mới giảm từ mức cao điểm vào tháng 2 sau khi Trung Cộng phong tỏa một số thành phố và áp đặt các hạn chế du lịch nghiêm ngặt.
Các nhà chức trách kêu gọi tiếp tục cảnh giác giữa những nỗi lo về một làn sóng lây nhiễm mới. Ngoài việc hạn chế một lượng khách du lịch bị nhiễm bệnh từ nước ngoài, Trung Cộng còn phải kiểm soát những người mang virus mà không có triệu chứng lâm sàng như sốt hoặc ho.
Trung Cộng báo cáo 56 trường hợp mới không có triệu chứng vào hôm thứ Tư, nâng tổng số trường hợp thuộc loại này lên 657 kể từ khi dữ kiện về các ca lây nhiễm này được công bố hàng ngày từ ngày 1 tháng Tư.
Vào hôm thứ Tư (8/4), Quốc vụ viện công bố các luật mới để kiểm soát người mang mầm bệnh coronavirus không có triệu chứng, hoặc theo một số cơ quan truyền thông nhà nước mô tả là “những người mang mầm bệnh thầm lặng”. (BBT)
Nới lỏng phong tỏa,
cư dân Vũ Hán băn khoăn về tương lai
Hương Thảo
Li Xiaoli đã làm việc chăm chỉ trong những ngày gần đây tại đại lý xe hơi mà cô sở hữu ở Vũ Hán và đảm bảo rằng cô có đủ chất khử trùng cùng đồ bảo hộ để mở cửa lại công ty.
Thành phố Vũ Hán vào ngày 8/4 đã gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Mọi người sẽ được phép rời khỏi thành phố thông qua đường bộ, đường sắt và đường hàng không, và nhiều doanh nghiệp không thiết yếu đã được mở cửa trở lại.
“Khi tôi nghe nói về việc dỡ bỏ phong tỏa, tôi không thực sự cảm thấy hạnh phúc”, Guo Jing, người điều hành một đường dây nóng dành cho phụ nữ bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc cho biết. “Tôi thực sự cảm thấy rất lo lắng. Có nhiều vấn đề mà chúng tôi không chắc có thể giải quyết được: việc làm, các bệnh nhân khỏi bệnh sẽ tiếp tục gặp phải những di chứng lâu dài, và đối với những người đã chết, chúng tôi sẽ tưởng nhớ họ như thế nào?”.
Vẫn còn đó những dấu hiệu nhắc nhở rằng cuộc chiến chống virus Vũ Hán ở Trung Quốc còn lâu mới kết thúc. Các rào chắn cao bao quanh nhiều khu nhà ở, với các biển báo được dán ở cổng yêu cầu mọi người hiển thị mã sức khỏe màu xanh lá cây trên điện thoại di động hoặc xuất trình các giấy tờ cho thấy lý do hợp lệ để ra ngoài. Có rất ít bằng chứng cho thấy những hạn chế đó sẽ sớm được nới lỏng. Mặc dù các cửa hàng và nhà hàng đã bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp Trung Quốc, hàng ngàn cửa hàng khác vẫn đóng cửa ở Vũ Hán.
“Tất nhiên vẫn có những áp lực lớn”, Li nói, và cho biết thêm rằng cô thấy mình may mắn vì cô có thể tiếp tục trả lương trong suốt thời gian phong tỏa thành phố.
Vào tuần trước, một bức thư của hơn 160 khách sạn yêu cầu chính quyền Vũ Hán giảm phí cho thuê, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tiền lương được công bố trực tuyến.
Bức thư cho biết, ngay sau khi phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1, các bữa tối đoàn viên truyền thống dịp năm mới đặt ở khách sạn cũng bị hủy bỏ đã làm thiệt hại khoảng 1 tỷ nhân dân tệ trong một ngày. Bức thư nói rằng virus Vũ Hán và hậu quả của nó đã đặt ra “mối đe dọa phải đóng cửa” đối với hơn 80.000 doanh nghiệp.
Kuang Li, giáo viên tiếng Anh cho biết anh dự định ở nhà lâu hơn khi Vũ Hán gỡ bỏ lệnh phong tỏa cho đến khi anh được yêu cầu trở lại làm việc.
“Với tôi, tôi vẫn sợ virus, và tôi cảm thấy bên ngoài vẫn không an toàn”, Kuang Li cho biết.
Tổn thương chỉ mới bắt đầu
Tổn thương tinh thần và sự kỳ thị xã hội mà những bệnh nhân đã hồi phục và cư dân Vũ Hán phải đối mặt cũng là những vấn đề dai dẳng. Nhiều người mà phóng viên Reuters phỏng vấn trên đường phố Vũ Hán trong tuần qua đã khóc trong khi kể lại trải nghiệm của họ.
Người dân đã tìm cách đối phó với việc phong tỏa theo nhiều cách khác nhau, một số đắm mình vào những sở thích như nấu ăn, những người khác hàng ngày tham gia vào các cuộc cầu nguyện trực tuyến. Hoảng loạn, sợ hãi và bất lực là những cảm xúc phổ biến.
Du Mingjun, người thiết lập một đường dây nóng về sức khỏe tâm thần 24 giờ khi Vũ Hán bị phong tỏa, cho biết cô đã nhận được khoảng 2.300 cuộc gọi, một số đến từ nhân viên y tế, nhưng hầu hết là đến từ những người dân bình thường đã bị cách ly. Cô dự định sẽ tiếp tục công việc này trong một thời gian dài nữa.
“Đối với một số nhóm người, tổn thương có thể chỉ mới bắt đầu”, cô cho biết.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/noi-long-phong-toa-cu-dan-vu-han-ban-khoan-ve-tuong-lai.html
Công nhân xây dựng bệnh viện tại Vũ Hán
nói họ bị ‘ăn chặn’ tiền
Hương Thảo
Vào cuối tháng 1, chính quyền thành phố Vũ Hán tuyên bố họ sẽ xây dựng hai bệnh viện dã chiến Lôi Thần Sơn và Hỏa Thần Sơn để chữa trị cho các bệnh nhân địa phương bị nhiễm virus Vũ Hán. Tuy nhiên, các công nhân xây dựng hai bệnh viện này chia sẻ rằng, họ đã bị chính quyền bóc lột và đàn áp.
Trong một bài báo được xuất bản vào ngày 6/4 của Đài Á Châu Tự Do (RFA), hai công nhân tham gia xây dựng bệnh viện Lôi Thần Sơn cho biết, họ rất bức xúc về khoản thanh toán ít ỏi mà họ nhận được khi xây dựng bệnh viện và cách họ bị chính quyền địa phương phớt lờ khi họ cố gắng lên tiếng về việc bị ngược đãi.
“Trong hai ngày qua, [Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc] CCTV đã chiếu những câu chuyện [về công nhân xây dựng bệnh viện dã chiến],… nhưng hai người được họ phỏng vấn là giả. Họ không đại diện cho chúng tôi, chúng tôi đã bị đối xử bất công”, Zhu, đến từ thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc nói với RFA.Zhu cho biết nhiều đồng nghiệp của anh đã kiến nghị chính quyền bồi thường thích đáng, nhưng cảnh sát đã trấn áp họ.
“Cảnh sát địa phương đã bắt những công nhân tham gia kiến nghị và giam họ trong vài giờ”, anh nói.
“Chúng tôi đã cố gắng kiến nghị các vấn đề của chúng tôi với chính quyền thành phố. Chúng tôi đã đến gần cửa trước của tòa nhà chính quyền, nhưng cảnh sát đã đánh chúng tôi bằng dùi cui và dùi cui điện”, Zhu cho biết.
Zhu kể rằng người quản đốc đã tuyển anh, ông Xiao nói với anh rằng những công nhân như anh được trả khoảng 500 đến 800 nhân dân tệ (khoảng 70 đến 113 USD) mỗi ngày cho công việc xây dựng. Tuy nhiên, Xiao nói rằng công ty môi giới lao động mà ông làm việc đã kiếm được 1.000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD) hoa hồng từ mỗi công nhân. Lao động cho dự án này được thuê bởi các nhà thầu bên thứ ba.
Tương tự, ông Chen, một công nhân xây dựng và là cư dân tỉnh Hồ Bắc nói với RFA rằng ông và một số công nhân đang làm việc tại tỉnh Quảng Đông thì thấy một thông báo tuyển dụng xây dựng bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán vào giữa tháng 2. Sau 10 ngày tham gia xây dựng bệnh viện Lôi Thần Sơn, Chen cho biết ông và các đồng nghiệp đã nhận được tổng số tiền thanh toán chỉ khoảng 5.000 nhân dân tệ (khoảng 706 USD).
Ông Chen phàn nàn rằng ông và các đồng nghiệp đã bị cách ly trong hơn một tháng xây dựng, không thể rời khỏi nơi ở tạm và chỉ được phép đến công trường để làm việc.
Chen cho biết, ông và các công nhân khác đã gửi bản kiến nghị họ bị ngược đãi tới chính quyền Vũ Hán và Tổng công ty kỹ thuật xây dựng thứ ba Trung Quốc, một công ty nhà nước được giao nhiệm vụ xây dựng hai bệnh viện dã chiến, nhưng không bên nào trả lời về đơn kiến nghị của họ.
Chen cho biết, sau khi kiến nghị, họ đã được giao việc tạm thời tại các công trường xây dựng khác của Tổng công ty kỹ thuật xây dựng thứ ba Trung Quốc. Đồng thời, ông đã nhìn thấy bảng lương cho công nhân tại Lôi Thần Sơn, trong đó ghi rằng họ được trả 2.700 nhân dân tệ (khoảng 140 USD) mỗi ngày. Chen nói rằng ông không biết chuyện gì đã xảy ra với số tiền mà họ lẽ ra phải được nhận.
RFA trích dẫn từ một nguồn tin giấu tên cho biết, cảnh sát địa phương đã đến nơi tạm trú của công nhân, và yêu cầu họ không được nói chuyện với các nhà báo nước ngoài.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-nhan-xay-dung-benh-vien-tai-vu-han-noi-ho-bi-an-chan-tien.html
Covid-19 giúp Trung Quốc và Vatican xích lại với nhau
Trọng Nghĩa
Dịch Covid-19 có một hệ quả bất ngờ là đưa Trung Quốc xích lại gần Vatican. Tòa Thánh đã nhận được trang bị y tế do Trung Quốc gởi đến vài tuần sau khi Vatican gởi khẩu trang đến Bắc Kinh. Theo số liệu của đại học Mỹ Johns Hopkins, Vatican bị 8 ca nhiễm virus corona, trong đó có 2 ca đã khỏi bệnh. Trong một thông cáo hôm qua, 09/04/2020, Tòa Thánh đã gởi lời cảm ơn đến Bắc Kinh.
Thông tín viên RFI tại Roma, Eric Sénanque, tường trình:
Hơn 500.000 khẩu trang loại dùng một lần, 27.000 găng tay phẫu thuật, 8.000 bộ quần áo và 6.000 cặp kính bảo hộ : Nhà Thuốc (tức cơ quan dược phẩm) của Vatican trong những ngày này đầy ắp những món hàng đến từ Trung Quốc.
Chuyến hàng đầu tiên đến cách đây 15 ngày nhờ hoạt động quyên góp của những người Công Giáo Trung Quốc với sự trợ giúp của hội Chữ Thập Đỏ tại chỗ. Hiệp hội Tiến Đức Công Ích (Jinde Charities), mạng lưới các hội từ thiện gắn liền với Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc, có vai trò trung gian trong việc này.
Trung Quốc và Vatican không còn quan hệ ngoại giao từ năm 1951, nhưng Bắc Kinh và Roma, trong những năm gần đây, và đặc biệt là từ thời giáo hoàng Phanxicô, đã có những bước xích lại gần nhau. Đại dịch Covid-19 có dấu hiệu làm hai bên càng gần nhau thêm. Vào đầu tháng 2, trong lúc Trung Quốc là tâm dịch chính, Nhà Thuốc của Vatican đã cho gửi hơn 600.000 khẩu trang sang Trung Quốc.
Lần này, khẩu trang đến từ Trung Quốc đã được phân phát cho các bệnh viện Ý. Tòa Thánh vào hôm qua, 09/04, đã hoan nghênh “một cử chỉ hào phóng” và cám ơn người Công Giáo Trung Quốc, các định chế và tất cả các công dân khác ở Trung Quốc về sáng kiến nhân đạo này. Vatican đồng thời xác nhận lòng tôn trọng và những lời cầu nguyện của giáo hoàng dành cho họ.
Philippines điều chỉnh
chính sách Biển Đông, điều gì sẽ đến?
Dưới thời Tổng thống Benigno Aquino III lãnh đạo, Philippines theo đuổi chính sách “cứng rắn” trong vấn đề Biển Đông, chủ động khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) và củng cố liên minh với Mỹ nhằm ngăn chặn Bắc Kinh xâm phạm các lợi ích của quốc gia. Khi đó, Philippines là nước “đi đầu” trong đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2016, khi Thị trưởng thành phố Davao là ông Rodrigo Duterte trúng cử Tổng thống Philippines nhiệm kỳ 2016 – 2022, chính sách Biển Đông của nước này đã có sự điều chỉnh theo hướng “ngả” về phía Trung Quốc nhiều hơn. Theo đó, trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 18 – 21/10/2016, Tổng thống Duterte đã có những bước đi nhằm “phá băng” quan hệ hai nước và từ sau chuyến thăm đó đến nay, ông Duterte còn đến thăm Trung Quốc 4 lần nữa. Trong cả 4 lần sau đó, vấn đề Biển Đông được hai bên cho rằng “không phải là trở ngại trong mối quan hệ giữa hai nước”.
Vậy, chính quyền của ông Duterte đã điều chỉnh chính sách Biển Đông như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc?
Khác với chính quyền tiền nhiệm, Chính quyền Philippines dưới thời Tổng thống Duterte đã thay đổi nhận thức trong vấn đề Biển Đông khi không coi vấn đề này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Theo tính toán của ông Duterte, việc Philippines tạm gác đòi hỏi chủ quyền ở bãi cạn Scarborough là “chi phí nhỏ” để đổi lấy những lợi ích lớn hơn, tức là “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”. Theo đó, Manila có thể “ngầm” chấp nhận việc Trung Quốc kiểm soát thực tế ở bãi cạn Scarborough (vì cũng khó có khả năng đẩy các lực lượng của Trung Quốc ra khỏi bãi cạn), nhưng đổi lại, ngư dân của Philippines vẫn được đánh bắt hải sản bình thường ở khu vực này. Tiếp theo, hai nước có thể “hạ cánh mềm” trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vì quan hệ Trung – Phi không chỉ bó hẹp xung quanh vấn đề này, mà còn có thể hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực rộng rãi hơn như phát triển kinh tế, tái thiết cơ sở hạ tầng, phòng chống tội phạm có tổ chức, chống khủng bố quốc tế… Hơn nữa, giảm căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tạo cơ hội hợp tác và làm giảm nguy cơ từ bên ngoài, tạo điều kiện để Manila tập trung vào xử lý các vấn đề bên trong, như chống tội phạm ma tuý, tham nhũng và phát triển kinh tế.
Trên thực tế, những diễn biến trong 4 năm qua cho thấy, chính quyền Philippines đã có sự điều chỉnh cả về mục tiêu, thứ tự ưu tiên và biện pháp triển khai chính sách Biển Đông để đổi lấy quan hệ ổn định với Trung Quốc, tạo cơ hội cho phát triển kinh tế và nâng cao cuộc sống cho người dân. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2016, Tổng thống Duterte không “đả động” gì đến vụ kiện Biển Đông được PCA ra phán quyết, mà để phía Trung Quốc chủ động nêu trước rồi trao đổi lại. Ông tuyên bố, phán quyết của PCA chỉ là “vấn đề song phương” giữa Philippines với Trung Quốc và sẽ không nêu vấn đề Biển Đông tại bất cứ diễn đàn quốc tế nào, kể cả diễn đàn của ASEAN. Được như ý, phía Trung Quốc liền cam kết cung cấp khoản tín dụng 9 tỷ USD cho Philippines và ký kết với ông Duterte các thỏa thuận hợp tác kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng ở Philippines trị giá hơn 15 tỷ USD. Trong tuyên bố chung của chuyến thăm cũng nêu, Biển Đông chỉ là một phần trong tổng thể quan hệ Phi – Trung, hai bên cam kết “tham vấn song phương”, giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và đàm phán bởi “các nước có chủ quyền liên quan trực tiếp” và tiếp tục thảo luận các biện pháp xây dựng lòng tin. Tuy Manila vẫn còn nhớ ‘cài” một câu rằng, tiếp cận song phương không có nghĩa là từ bỏ đa phương và trong trường hợp “không phương hại đến các cơ chế khác”. Sau chuyến thăm trên, người ta thấy ngư dân Philippines đã quay lại đánh bắt cá ở Scarborough mà không bị tàu thuyền Trung Quốc ngăn cản. Tại Hội nghị cơ chế tham vấn Philippines – Trung Quốc về Biển Đông (BCM) lần thứ 2 được tổ chức tại Manila tháng 02/2018, hai bên một lần nữa khẳng địnhtranh chấp Biển Đông không phải là toàn bộ của quan hệ Trung – Phi.
Những điều chỉnh trong chính sách Biển Đông của Chính quyền Duteter đối với Trung Quốc đã đem lại cho Philippines một số lợi ích kinh tế quan trọng, như giành được nhiều hợp đồng kinh tế lớn để phát triển cơ sở hạ tầng ven biển; ký hợp đồng khai thác dầu khí tại lô SC57, có diện tích 720.000ha ở biển Tây Philippines do Công ty dầu mỏ quốc gia Philippines kết hợp với Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) khai thác, giúp cho nước này giải quyết tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng. Ông Duteter “khấp khởi” mừng rằng không lâu nữa, quốc đảo của mình sẽ thành “con Rồng” mới ở châu Á.
Thế thì, đâu là nguyên nhân chính khiến Chính quyền Duterte có sự điều chỉnh như trên?
Thứ nhất, phải nói ông Duterte là người có tư tưởng “cánh tả” chống đế quốc. Ông đã từng học chính trị từ người thầy Jose Maria Sison, người sau đó sáng lập ra Đảng Cộng sản Philippines. Ông cũng từng bất mãn với di sản thực dân ở Philippines và cho rằng, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã dính líu vào việc giúp nghi phạm người Mỹ tên là Meiring đào tẩu khỏi Philippines sau khi gây ra vụ nổ ở khách sạn tại thành phố Davao năm 2002. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn một chút, sẽ thấy ông Duterte là một chính trị gia thực dụng. Những phát biểu hay “gây sốc” dư luận của ông có vẻ như là “trò giải trí” nhưng ẩn chứa bên trong là sự dày dạn kinh nghiệm chính trường. Khác với những đời tổng thống trước đó thường có phong thái chính khách “sa lông” vì đều xuất phát từ tầng lớp tinh hoa, ông Duterte lại tỏ ra có tác
phong giản dị, gần dân. Ông thường khéo léo né tránh những câu hỏi mà ông cảm thấy thiếu tế nhị và bất chấp tâm lý phản đối Trung Quốc còn phổ biến trong nước, ông Duterte vẫn kiên quyết chủ trương đối thoại trực tiếp và tránh xung đột với Bắc Kinh. Điều đó cho thấy, ông Duterte đang nỗ lực tạo sự “cân bằng” trong quan hệ với các nước lớn thông qua kỹ năng xử lý tình huống của riêng ông để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi ích kinh tế.
Thứ hai, sự điều chỉnh theo hướng “cân bằng” chính sách đối ngoại của Chính quyền Duterte còn xuất phát từ những cam kết nửa vời của Mỹ trong việc bảo vệ và hỗ trợ Philippines phát triển. Ông Duterte từng chỉ trích mạnh mẽ khía cạnh hợp tác quân sự với Mỹ, cho rằng Mỹ không thực hiện nghĩa vụ của hiệp ước liên minh trong trường hợp Philippines bị tấn công. Mục tiêu của Philippines liên minh với Mỹ là để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có chủ quyền lãnh thổ, nhưng sự hiện diện của Mỹ ở Philippines đã hầu như không có tác dụng gì khi Trung Quốc xâm chiếm bãi cạn Scarborough của nước này, ngược lại, còn phần nào làm cho người Philippines cảm thấy bị đối xử như “thuộc địa” của Mỹ. Ở quốc đảo này vẫn không thiếu những thành phần dân tộc chủ nghĩa, không muốn Philippines phụ thuộc quá lớn vào Mỹ và ông Duterte không phải là ngoại lệ.
Thứ ba, trong khi Trung Quốc ủng hộ chính sách ổn định trật tự trong nước của Tổng thống Duterte thì Mỹ và phương Tây lại chỉ trích gay gắt. Ngay sau khi đắc cử Tổng thống, ông Duterte đã đàm phán hòa giải với lực lượng Hồi giáo ly khai Monro và phát động chiến dịch “mạnh tay” chống tội phạm ma túy. Nhưng Mỹ và phương Tây đồng thanh phê phán cách thức Manila hành quyết tội phạm ma túy không qua xét xử là “vi phạm nhân quyền”. Ngược lại, Trung Quốc ủng hộ và giúp Manila xây dựng một trung tâm cai nghiện có thể chứa 10.000 người. Giới phân tích ở Philippines cho rằng, việc Mỹ chỉ trích cuộc “chiến tranh nhân dân” chống ma túy của Manila thể hiện sự can thiệp quá sâu vào các vấn đề nội bộ của Philippines cũng như thẩm quyền và chức trách của Tổng thống, vượt quá phạm vi hiệp ước liên minh giữa hai nước.
Thứ tư, Philippines muốn giảm căng thẳng với Trung Quốc để thực hiện tốt vai trò nước Chủ tịch ASEAN năm 2017 và nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2021. Nhiệm vụ chính của nước điều phối quan hệ ASEAN với các nước đối tác đối thoại là đại diện cho ASEAN thúc đẩy phát triển quan hệ, nên giảm căng thẳng với Trung Quốc sẽ thuận lợi cho Philippines trong việc cân bằng nghị trình Biển Đông trong số nhiều vấn đề quan trọng của ASEAN và quan hệ ASEAN – Trung Quốc.
Từ sự điều chỉnh chính sách Biển Đông của Chính quyền Tổng thống Duteter và nguyên nhân của sự điều chỉnh đó đặt ra câu hỏi là nó sẽ có tác động như thế nào đến tình hình Biển Đông?
Cần khẳng định: việc Manila điều chỉnh chính sách Biển Đông theo xu hướng trên đã và sẽ làm thay đổi lớn đến tình hình Biển Đông. Cụ thể:
Một là, điều chỉnh chính sách Biển Đông của Chính quyềnDuterte đã tạo ra sự dịch chuyển địa – chính trị ở khu vực theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Quan hệ Phi – Trung “đảo chiều” từ đối đầu sang đối thoại, từ căng thẳng sang hòa dịu sẽ tạo ra “hiệu ứng domino” ở khu vực. Các nước khác có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng có thể vì lợi ích kinh tế mà sẽ thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh, qua đó giúp Trung Quốc giành thắng lợi trong chiến thuật “bẻ đũa từng chiếc” đối với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Ngược lại, quan hệ Manila – Washington có chiều hướng căng thẳng lên, điều này thể hiện rõ qua việc gần đây nhất, ngày 11/02/2020, Manila chính thức thông báo sẽ hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng quân sự (VFA) với Mỹ. Việc làm này sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục triển khai các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.
Hai là, điều chỉnh chính sách Biển Đông của Philippines tạo ra “cú sốc” ngắn hạn cho những nước muốn kiềm chế Trung Quốc. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực ngày càng tăng là nhân tố thúc đẩy các nước trong khu vực lựa chọn hợp tác hơn là kiềm chế Trung Quốc. Nhưng, sự chuyển dịch của Philippines đồng nghĩa với lợi ích và vai trò của các nước muốn kiềm chế Trung Quốc, tiêu biểu là Mỹ, sẽ bị thu hẹp vì Philippines án ngữ ở chuỗi đảo thứ nhất bao quanh Biển Đông, trong khi Biển Đông là vấn đề an ninh trung tâm hiện nay, là phép thử cho sức mạnh và cam kết của Mỹ đối với khu vực. Do đó, các nước như Mỹ, Nhật Bản hoặc Australia phải tính toán lại khía cạnh kiềm chế Trung Quốc trong tổng thể chính sách khu vực của họ.
Ba là, sự điều chỉnh chính sách Biển Đông của Tổng thống Duterte sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong tiến trình đàm phán COC, Trung Quốc yêu cầu các nước ASEAN không được hợp tác khai thác dầu khí chung với một nước thứ ba ngoài Trung Quốc; không được tập trận chung với các nước bên ngoài khu vực nếu không có sự đồng ý của Trung Quốc; không được đưa Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) vào trong
đàm phán COC. Không những thế, Trung Quốc còn yêu cầu nếu COC ra đời thì phạm vi điều chỉnh không bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo nhân tạo mà nước này đã và đang xây dựng, cũng như bãi cạn Scarborough của Philippines. Đây là những yêu cầu quá ngang ngược và phi lý, nhưng đáng tiếc là Chính quyền Duterte do theo đuổi chính sách “gác lại tranh chấp, giành các hợp đồng kinh tế” và chiến lược “xây dựng, xây dựng, xây dựng” với nguồn tài trợ vốn từ Trung Quốc, nên đã phớt lờ và giữ im lặng trong vấn đề này.
Đối với Việt Nam, sự điều chỉnh chính sách Biển Đông của Manila sẽ làm tăng nguy cơ tranh chấp chủ quyền giữa các bên tại các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam ở quần đảo này và các vùng phụ cận. Sau khi Philippines điều chỉnh chính sách Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong ASEAN kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biển này. Sự chia rẽ lập trường của các nước ASEAN sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc có lợi thế trong việc thực hiện âm mưu, ý đồ của họ ở Biển Đông.
Có điều cần nói thêm là, mặc dù có những bước đi “hòa dịu” với Trung Quốc, gây “xáo trộn” phần nào quan hệ với Mỹ và làm thay đổi “cán cân” lực lượng ở Biển Đông, nhưng ông Duterte cũng đang gặp phải những trở ngại nhất định trong thực thi chính sách của mình.
Thứ nhất, cho dù đã có bước đi “phá băng” quan hệ với Trung Quốc, nhưng theo Thẩm phán Philippines Antonio Carpio, nếu đi quá xa, nhất là “nhượng” chủ quyền bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc thì Tổng thống Duterte sẽ bị quy kết là vi phạm hiến pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến “chiếc ghế” Tổng thống nên ông Duterte sẽ phải cân nhắc kỹ càng. Ngoài ra, các dự án “khai thác chung” với Trung Quốc ở những vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines phải phù hợp với nội luật của Philippines vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này không chồng lấn với EEZ của Trung Quốc, trong khi Hiến pháp Philippines coi EEZ của nước này là một phần lãnh thổ quốc gia cần được bảo vệ. Dù ai là Tổng thống Philippines thì cũng đều phải xử lý vấn đề này.
Thứ hai, Chính quyền Duterte chủ trương “gác” lại tranh cãi về pháp lý nhưng không thể bỏ qua hoàn toàn phán quyết của PCA, bởi ở trong nước, các lãnh đạo chủ chốt của Philippines như các cựu Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện, Tòa án tối cao, Bộ trưởng các bộ, ngành liên quan và cả đông đảo dân chúng đều ủng hộ vụ kiện. Ngoài nước, Mỹ và các nước đối tác chiến lược khác của Philippines như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và các thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) cũng ủng hộ. Vì vậy, ôngDuterte không thể dễ dàng phớt lờ kết quả của vụ kiện.
Thứ ba, các phát biểu và động thái “bài Mỹ” của Tổng thống Duterte khiến cho quan hệ Mỹ – Phi biến động, nhưng Philippines chưa thể cắt đứt quan hệ đồng minh với Mỹ vì Manila có mối quan hệ khá chặt chẽ về kinh tế, quân sự và xã hội với Washington, trong khi Mỹ cũng sẽ gây áp lực nếu Philippines tiến gần quá với Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai và là đối tác viện trợ quân sự lớn nhất của Philippines. Trong khi đó, nguồn vốn FDI trên thực tế đổ vào Philippines từ Trung Quốc không đáng kể cho dù nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết. Bên cạnh đó, Philippines là mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên minh ở khu vực, trong “Sáng kiến An ninh biển Đông Nam Á” và vẫn là “đồng minh ngoài NATO” của Mỹ. Hơn 1,8 triệu người Phi đang sinh sống ở Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng trong nước. Những phát biểu “gây sốc” của ông Duterte có thể ví như trường hợp Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi uy tín của Mỹ ở Philippines vẫn còn rất cao. Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte năm 2016, có tới 92% người dân Philippines được hỏi vẫn tin tưởng vào Mỹ. Do đó, quan hệ Phi – Mỹ dù có biến động nhưng chưa thể “đổ vỡ” trong “ngày một ngày hai”.
Thứ tư, Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Philippines để “làm mờ” phán quyết của PCA nhưng vẫn còn rất cảnh giác với nước này. Mặc dù Philippines có động thái “tách” khỏi Mỹ là tín hiệu tích cực cho Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn thận trọng xem khả năng Manila có thể đi xa đến mức độ nào. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh sẵn sàng thỏa hiệp vấn đề đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough, nhưng như vậy không có nghĩa là họ không sẵn sàng triển khai cải tạo bãi cạn Scarborough. Có người còn nhận định: Trung Quốc và Philippines có thể dựa vào các hiệp định trước thời kỳ Chính quyền Aquino III để đàm phán. Trung Quốc có thể cho ngư dân Philippines đánh bắt cá ở xung quanh bãi cạn Scarborough nhưng sẽ đi kèm với thoả thuận “khai thác chung” ở Biển Đông. Vì thế, nghi kị của Bắc Kinh về thực tâm của ông Duterte cũng ảnh hưởng đến tiến độ cải thiện quan hệ Trung – Phi nói chung và việc Manila điều chỉnh chính sách Biển Đông nói riêng.
Như vậy, kể từ năm 2016 đến nay, Chính quyền Tổng thống Duterte đã và đang có những bước đi trong điều chỉnh chính sách Biển Đông theo hướng cân bằng hơn so với chính quyền tiền nhiệm, thể hiện qua việc gác lại phán quyết của PCA, đàm phán song phương với Trung Quốc và tìm cách “tách” khỏi Mỹ để tỏ thiện chí với Trung Quốc. Sự điều chỉnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau cả ở trong, ngoài nước và mang đến những tác động nhất định đối với khu vực và Biển Đông, trong đó Trung Quốc sẽ có được nhiều “lợi thế” hơn ở Biển Đông. Song, cả Trung Quốc và Philippines đều thực dụng, đều có tính toán, đều đặt bài toán lợi ích riêng lên trên hết, vì thế khu vực này sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp và khó lường trước các bước đi của hai nước.
http://biendong.net/bien-dong/34020-philippines-dieu-chinh-chinh-sach-bien-dong-dieu-gi-se-den.html
Ấn Độ sẽ bàn giao tàu ngầm lớp Project 877
do Liên Xô chế tạo cho Myanmar
Hãng tin TASS dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự nói Ấn Độ đã chuẩn bị bàn giao INS Sindhuvir, tàu ngầm lớp Project 877 (Kilo) do Liên Xô chế tạo cho hải quân Myanmar.
Theo thông tin trên, Ấn Độ đã chuẩn bị bàn giao tàu ngầm lớp Project 877 cho Myanmar. Nguồn tin trên cho biết, việc sửa chữa tàu ngầm đã được hoàn tất trong tháng 2 ở Ấn Độ. Đây chỉ là vấn đề thời gian, cộng thêm việc đào tạo thủy thủ đoàn trước khi tàu được bàn giao cho hải quân Myanmar. Tuy nhiên, các điều khoản về việc bàn giao tàu ngầm Myanmar chưa rõ ràng hoặc chưa được tiết lộ. Trong khi đó, cũng có thông tin cho rằng Myanmar sẽ thuê tàu ngầm trên của Ấn Độ.
Từ lâu, Myanmar vẫn nổi tiếng là bí mật trong các kế hoạch mua sắm quân sự và chỉ tiết lộ ở những giờ phút cuối cùng trước khi ra quyết định. Chính điều này đã khiến người ta chỉ có thể “sốc và ngỡ ngàng” khi thấy dáng dấp tàu chiến khổng lồ hay loại tên lửa hiện đại lần đầu xuất hiện trong hàng ngũ Quân đội Myanmar. Riêng với lực lượng hải quân, có thể nói Myanmar trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây khiến người ta đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác “không kịp trở tay”.
Hải quân Myanmar được thành lập không phải là quá sớm trong khu vực – ngày 24/12/1947 với vốn liếng ban đầu có 700 người với một chiến hạm 2.000 tấn của Anh và 3-4 tàu đổ bộ nhỏ. Từ đó tới tận những năm 1990, Hải quân Myanmar không được đánh giá cao ở khu vực về cả vai trò trong hoạt động gìn giữ an ninh quốc gia và số lượng tàu bè các loại. Sự thay đổi trang bị trong Hải quân Myanmar suốt 60 năm không quá mạnh mẽ, họ đa phần mua lại những tàu tuần tra nhỏ từ Mỹ, Australia, Singapore và cả Trung Quốc. Nếu so với tầm vóc của Hải quân Thái Lan, Indonesia hay Malaysia, Hải quân Myanmar lúc đó chắc không có gì đáng để bận tâm tới. Dẫu vậy, kể từ năm 2010, mọi thứ bắt đầu thay đổi, Hải quân Myanmar không hiểu từ bao giờ, khi nào đã khởi động kế hoạch hiện đại hóa quy mô bằng tiềm lực của mình. Có thể nói, họ “leo thần tốc, một phát” lên top đầu khu vực. Những khinh hạm tối tân nhất của Hải quân Myanmar, bao gồm chiếc UMS Sinbyushin số hiệu F14 lớp Kyan Sittha và tàu UMS Tabinshwehti số hiệu 773. Chiếc UMS Tabinshwehti được coi là hình mẫu của một tàu hộ vệ 1.000 tấn tàng hình nhưng rất toàn diện. Tàu hộ vệ UMS Anawratha số hiệu F771 khai hỏa tên lửa hành trình chống hạm cận âm C-802 trong khoa mục thực binh bắn đạn thật, lớp tàu này có lượng giãn nước 1.105 tấn, chiều dài 77 m, tích hợp hệ thống vũ khí – điện tử xuất xứ Trung Quốc, Israel và Nga. Cặp khinh hạm 3.000 tấn tối tân nhất của Hải quân Myanmar, chiếc UMS Kyan Sittha (F12) và UMS Sinbyushin (F14), Hải quân Myanmar đã lựa chọn phương án tự thiết kế, thi công tàu hộ vệ 3.000 tấn thay vì đi mua như nhiều nước Đông Nam Á khác. Trong biên chế Hải quân Myanmar còn có cả những tàu tên lửa tấn công nhanh với lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn, trong đó lớp FAC-M được đánh giá rất cao với thiết kế tối ưu cho tán xạ sóng radar, đi kèm dàn hỏa lực mạnh mẽ và thiết bị điện tử rất tinh vi.
Việc Myanmar quyết định mua tàu ngầm của Ấn Độ sẽ là bước đột phá mới về việc tăng cường năng lực quốc phòng của nước này. Theo nhận định của Đô đốc Prachachart Sirisawat, Giám đốc Văn phòng quản lý mua sắm của Hải quân Thái Lan, Myanmar lên kế hoạch sử dụng tàu ngầm để “đảm bảo an ninh và bảo vệ lợi ích trên biển”.
Được biết, Project 877EKM là tàu ngầm diesel – điện cỡ lớn được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Đây là loại tàu ngầm diesel – điện mang tên lửa Club-S. Tàu Project 877EKM có lượng choán nước khi nổi 2.300 tấn và lượng choán nước đầy tải khi lặn 3.950 tấn; tàu dài 72,6m, đường kính 9,9m, mớn nước 6,3m, tốc độ tối đa khi lặn 17 hải lý/h, tầm hoạt động khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h) 6.000 hải lý, tầm hoạt động khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm
3 hải lý/h) 400 hải lý, độ sâu hoạt động tối đa 300m, độ sâu hoạt động thông thường 250m, dự trữ hành trình 45 ngày và thủy thủ đoàn gồm 52 người, trong đó có 13 sĩ quan.
Project 877EKM được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi nhằm bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ bờ biển cũng như các tuyến đường biển đồng thời làm nhiệm vụ trinh sát và tuần tiễu. Đây đươc coi là một trong những loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất trên thế giới. Tàu được thiết kế chia thành nhiều khoang nhằm tăng khả năng sống sót khi bị tấn công, trong đó, hệ thống chỉ huy, kiểm soát hỏa lực được tích hợp trong phòng điều khiển chính, tách biệt hoàn toàn so với các khoang khác. Tàu được trang bị 6 ống phóng cỡ 533mm đặt ở phía mũi tàu có thể bắn các loại ngư lôi, mìn và tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Những hệ thống này bao gồm một hệ thống đạo hang cỡ nhỏ giúp cho tàu hoạt động liên tục dưới nước trong thời gian dài và các loại vũ khí bắn từ dưới nước cùng một hệ thống quản lý thông tin tác chiến tự động mới để kiểm soát toàn bộ các loại vũ khí trang bị trên tàu, bao gồm như lôi và tên lửa, giúp các sĩ quan chỉ huy ra mệnh lệnh tác chiến một cách dễ dàng. Số vũ khí tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn. Thông thường, 6 quả ngư lôi được lắp sẵn trong ống phóng, 12 quả khác lắp sẵn trên giá và sẽ được nạp tự động bằng máy nạp tốc độ cao. Tàu có thể phóng đạn để tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu. Tàu 877EKM có thể dung ngư lôi TEST-71MKE TV sử dụng hệ thống đầu dò bằng sonar chủ động với hệ thống điều khiển bằng TV cho phép người điều khiển có thể bỏ mục tiêu này, diệt mục tiêu khác trong quá trình điều khiển, ngư lôi nặng 1,820 kg mang theo 205 kg thuốc nổ mạnh. Ngoài ra, tàu cũng có thể sử dụng ngư lôi UGTS nặng 2,200 kg với 200 kg thuốc nổ, tầm bắn tới 40 km, độ sâu tiến công có thể lên tới 500m. Hiện nay, các tàu Kilo-877 của Ấn Độ được trang bị tên lửa hành trình hạm đối đất Novator 3M-14, một phần của hệ thống Club-S, có tầm bắn 275 km, mang theo đầu đạn nặng 499 kg. Để bảo vệ tàu khi đi nổi trước các cuộc tấn công từ trên không, một cơ cấu phóng cùng 6 đạn Igla cũng được lắp đặt.
Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga, sau đó là Angiêri, Ba Lan, Rumani, lran, Trung Quốc, lnđônêxia, Venezuela, và Việt Nam. Ngay sau khi chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên được hạ thuỷ, Ấn Độ đã đê nghị mua một chiếc. Năm 1983, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 6 chiếc, rồi tăng lên 10 chiếc, nhưng do vấn đề về tài chính, cuối cùng quyết đ!nh mua 8 chiếc. Chiếc tàu đầu tiên số hiệu S55 Sindhughosh được chuyển giao và đưa vào trang bị cho Hải quân Ấn Độ năm 1986 và chiếc cuối cùng được chuyển giao vào tháng 1 2/1 990. Tháng 5/1997, Ấn Độ tiếp tục ký hợp đồng đặt mua thêm 2 tàu Project 877. Cho tới nay, Ấn Độ đã mua tổng số 10 tàu ngầm lớp Kilo Project 877 của Nga. Số hiệu tàu ngầm lớp Kilo mà Ấn Độ mua của Nga từ S55 tới S64. Tàu ngầm Project 877EKM, số hiệu S64 Sindhushastra là tàu cuối cùng trong loạt 10 tàu ngầm lớp Kilo được chuyển giao và đưa vào trang bị cho Hải quân Ấn Độ tháng 7/2000. Tháng 8/2000, Nhà máy đóng tàu Zvezdochka, ở Severodvink (Nga) đã bắt đầu bảo dưỡng và hiện đại hoá tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM, Sinduratra. Năm 1999, Ấn Độ cũng đã tiến hành hiện đại hoá tàu ngầm lớp Kilo, Sinduvir đầu tiên ở nhà máy đóng tàu Zvezdochka, ở Severodvink này. Project 877EKM, Sinduratra là tàu ngầm lớp Kilo thứ hai của Ấn Độ sẽ được trang bị thêm 4 tên lửa ZM-54EI, một phần của tồ hợp tên lửa chống tàu Club-S mới nhất, tầm bắn 300 km.