Tin Việt Nam – 23/03/2020
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khuyên con ở lại Mỹ,
‘tích trữ’ đồ ăn ba tháng
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hôm 23/3 cho biết đã khuyên con trai ông ở lại Mỹ, “tích trữ thức ăn đến hết tháng Sáu” và “ở yên” trong nhà, để tránh bị lây nhiễm virus Corona, theo báo chí trong nước.
Lãnh đạo thủ đô của Việt Nam cho biết trong một cuộc họp rằng con trai ông đang du học tại “vùng dịch nặng nhất của nước Mỹ”, theo trang tin Zing News. Tuy nhiên, ông Chung không tiết lộ cụ thể.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ, các tiểu bang hiện chịu tác động nặng nề bởi virus Corona ở Hoa Kỳ gồm có New York, Washington, California và New Jersey.
XEM THÊM:Người gốc Việt đầu tiên tử vong vì virus Corona ở Mỹ
Chính quyền những nơi này cũng đã yêu cầu người dân “ở yên trong nhà”, tránh ra đường để ngăn COVID-19 lây lan.
Ngoài ra, các quan chức, trong đó có Tổng thống Trump, cũng khuyên người dân không nên đổ xô đi mua tích trữ lương thực, thực phẩm, vì Hoa Kỳ đảm bảo nguồn cung.
Theo Reuters, các ca nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán trên toàn nước Mỹ đã tăng lên ít nhất 32.000 ca và hơn 415 người tử vong.
Còn tại Việt Nam, tính tới ngày 23/3, đã có ít nhất 123 ca nhiễm virus Corona, trong đó có sinh viên đi du học trở về nước, và chưa có ai tử vong.
Cổng thông tin chính phủ Việt Nam hôm 23/3 kêu gọi công dân “hạn chế tối đa đi lại giữa các nước và về Việt Nam”, trong bối cảnh nhiều người Việt từ nước ngoài đổ về nước mấy ngày qua.
VPG News cũng cho biết thêm rằng “nhiều hành khách là công dân Việt Nam bị ‘kẹt’ tại các sân bay quốc tế vì “nhiều nước/vùng lãnh thổ đã tiến hành hạn chế hoặc đóng cửa các đường bay quốc tế, không cho quá cảnh”.
Việt Nam báo cáo 123 ca bệnh COVID-19
Cập nhật lúc 10:30 tối ngày 23/3/2020
Bộ Y Tế Việt Nam vào chiều tối ngày 23 tháng 3 báo cáo có thêm 10 trường hợp dương tính với virus corona chủng mới xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, nâng tổng số ca tại Việt Nam lên 123 trường hợp, trong số này có 1 bác sĩ.
Bác sĩ bệnh nhân COVID-19 được đánh số 116 là nam bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, năm nay 29 tuổi.
Bác sĩ này tham gia chống dịch COVID-19 từ ngày 31-1 với các công việc: Khám sàng lọc các bệnh nhân nghi COVID-19 đến Bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng.
Đến ngày 19-3, người này xuất hiện triệu chứng đau rát họng và thêm triệu chứng ho, đau mỏi cơ, sốt vào ngày hôm sau.
Ngày 21-3, bệnh nhân tự cách ly tại khu vực đệm của khoa Cấp cứu, được xét nghiệm cho kết quả xét nghiệm tại bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam có 3 nhân viên y tế tại Hà Nội bị dương tính với COVID-19.
Hai trường hợp thứ 117 và 118 là người Việt lao động tại Campuchia trở về qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh và được cách ly tại bệnh viện đa khoa tỉnh.
Ca 119 và 120 là 2 người quốc tịch Mỹ và Canada đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ca 121 cũng sinh sống tại TPHCM và trở về hôm 18-3 từ New York, Mỹ và 2 ngày sau có triệu chứng ho, sốt.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam vào sáng ngày 23 tháng 3 cho biết hiện có 3 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực. Tám bệnh nhân có diễn biến nặng hơn trước; số còn lại sức khỏe ổn định. Đã có 18 trường hợp có kết quả âm tính lần 1.
Việt Nam có 121 ca nhiễm Covid-19,
thêm bệnh nhân quốc tịch Mỹ
Tính đến chiều ngày 23/03, Việt Nam có 121 ca nhiễm Covid-19, trong đó có thêm một ca là người Mỹ.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết bệnh nhân thứ 119 là công dân Mỹ, nam, 29 tuổi, trú tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 01/3 đến ngày 15/3/2020, bệnh nhân này thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và về lại Việt Nam ngày 15/3/2020.
Hai bệnh nhân khác có quốc tịch Mỹ hiện đang điều trị tại Việt Nam là một phụ nữ 50 tuổi, trú tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, và một người đàn ông, 41 tuổi, lấy vợ tại TP. Đà Nẵng.
Trong số 8 bệnh nhân được xác nhận dương tính Covid-19 trong ngày 23/03 có nam bác sỹ Việt Nam, 29 tuổi, làm việc tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Bác sĩ này tham gia chống dịch COVID-19 từ 31/1/2020 với các công việc: Khám sàng lọc các bệnh nhân nghi COVID-19, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng, theo Cổng Thông tin Chính phủ.
Chỉ đạo cuộc họp vào chiều ngày 23/03, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, kêu gọi toàn hệ thống “khẩn trương” ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.
“Cả hệ thống vào cuộc mạnh mẽ, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, rà soát các trường hợp nghi ngờ, tiến hành xét nghiệm nhanh để phân loại, khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh với tinh thần khẩn trương, khẩn trương hơn nữa,” ông Đam được báo chí trong nước trích lời, nói.
Cổng thông tin Chính phủ dẫn số liệu từ Ban chỉ đạo cho biết tính đến 23/03 tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khoẻ là 52.790 người, trong đó có 1.376 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 21.119 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 30.295 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Cũng hôm 23/03, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc loan báo cuộc vận động hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 đến nay đã nhận được 305 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân ủng hộ.
Bộ Y tế cảnh báo không tự dùng thuốc sốt rét
để phòng chống COVID-19
Một người dân vừa bị nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc do tự ý uống 10 viên thuốc trị sốt rét Cloroquin Phosphat để phòng dịch COVID-19. Báo trong nước loan tin ngày 23/3.
Tin cho biết, sau khi uống thuốc, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện huyện cấp cứu do có dấu hiệu ngộ độc, mặt đỏ bừng, mắt nhìn mờ, run tay.
Từ đó bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và được điều trị kịp thời, hiện sức khỏe đã ổn định.
Theo thông tin được truyền thông trong nước loan tải, gần đây giá thuốc điều trị sốt rét chứa chloroquin/hydroxychloroquin tăng cao do người dân tự ý đi mua thuốc khi có thông tin thuốc trên được sử dụng để dự phòng, điều trị COVID-19.
Ngay sau đó, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế đã gửi công văn hoả tốc đến các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc về việc đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong đó giải thích các thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin là thuốc kê đơn chỉ được sử dụng khi có chỉ định, theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính, diệt amíp ngoài ruột, điều trị viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, da nhạy cảm với ánh sáng, chưa có chỉ định để điều trị COVID-19 do Bộ Y tế phê duyệt.
Vì vậy, đề nghị người dân không tự ý mua thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin để điều trị, dự phòng COVID-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do thuốc có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, thực hiện theo Thông tư 52 của Bộ Y tế, cá nhà thuốc chỉ được bán thuốc chứa hoạt chất chloroquin/hydroxychloroquin và các thuốc kê đơn khi người mua có đơn thuốc theo quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Khó khăn trong việc cách ly do COVID-19 ở Việt Nam
Theo Tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, được truyền thông trong nước dẫn lời ngày 23/3, trong số du học sinh Việt Nam của những gia đình có điều kiện từ khu vực châu Âu trở về, có một số thiếu hợp tác với cơ quan chức năng. Do đó phía cơ quan chức năng phải dùng công an, an ninh cưỡng chế lên xe về các địa điểm cách ly.
Bộ Tư lệnh thủ đô đề nghị trước mắt không cách ly người Việt Nam tại các khách sạn, trừ người có hộ chiếu công vụ, khách quốc tế và chuyên gia, mà nên cách ly tại các đơn vị quân đội, bệnh viện dã chiến, khu lưu trú, ký túc xá…. Lý do vì không đủ nhân lực hàng ngày đến các khách sạn kiểm tra sức khoẻ, kiểm soát người bị cách ly và đề phòng lây nhiễm chéo.
Đó là những phát biểu của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt tại cuộc họp trực tuyến phòng chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng với các đơn vị trong toàn quân sáng 23/3.
Cũng tại cuộc họp này, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Kiên (Cục trưởng Quân y) cho biết, tại các cơ sở cách ly trong Quân đội vừa qua có hiện tượng gia đình tiếp tế lương thực cho người bên trong. Đồ ăn sau đó được mọi người chia sẻ cho nhau, hoặc tụ tập ăn uống không đúng vị trí quy định. Ngoài tụ tập ăn uống, một số người trong khu cách ly còn tụ tập đánh bài, đánh cờ, tổ chức các hoạt động giải trí, thể dục, thể thao tự phát gây nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao trong cộng đồng cách ly.
Bến Tre cách ly hơn 1.500 người dân
sau ca nhiễm COVID-19 đầu tiên,
TP. Hồ Chí Minh phong toả 5 thánh đường Hồi giáo
Giới chức tỉnh Bến Tre hôm 23/3 quyết định cách ly 450 hộ dân với 1.588 nhân khẩu tại ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại sau khi một người dân đầu tiên ở đây được xác định dương tính với COVID-19 hôm 22/3.
Theo quyết định được ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre ký hôm 23/3, các hộ dân này sẽ được cách ly bắt đầu từ 13 giờ ngày 23/3 đến 13 gờ ngày 20/4.
Theo truyền thông trong nước, bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của Bến Tre là một bệnh nhân nữ bay từ Malaysia về Việt Nam hôm 17/3. Người này được lấy máu xét nghiệm hôm 21/3 và cho kết quả dương tính hôm 22/3.
HIện cô gái cùng mẹ và người bạn đã lái xe đưa cô về nhà đã được cách ly tại Trung tâm y tế huyện Bình Đại.
Xe khách chở bệnh nhân từ TP. Hồ Chí Minh về bến xe Bình Đại ngày 19/3 cũng đã ngưng hoạt động, theo thông báo của ông Cao Văn Trọng.
Tỉnh Bến Tre yêu cầu những người tiếp xúc với bệnh nhân tự giác đến cơ quan chức năng khai báo y tế để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.
Trong những ngày qua, Việt Nam ghi nhận một loạt các ca nhiễm COVID-19 là người trở về từ Malaysia, nước đang phải đối phó với hàng trăm ca nhiễm COVID-19 liên quan đến sự kiện tôn giáo quy tụ khoảng 16.000 người từ nhiều nước hồi cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua.
Sau sự kiện này, Việt Nam cũng ghi nhận có ít nhất 3 trường hợp đã tham gia sự kiện và nhiễm COVID-19. Trong số này có 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 100 ở thành phố Hồ Chí Minh.
Để đề phòng dịch bệnh lây lan, TP Hồ Chí Minh vào ngày 23/3 đã quyết định phong toả 5 thánh đường Hồi Giáo ở quận 1, quận 8, Phú Nhuận cùng 140 hộ dân (gồm 725 người) vì bệnh nhân số 100.
VnExpress trích lời ông Trần Quang Thảo, Chủ tịch UBND quận 8 cho biết, bệnh nhân số 100, 55 tuổi, từ Malaysia về Việt Nam đầu tháng 3 nhưng đến ngày 17/3, quận mới được các cơ quan chức năng thông báo ông này có nguy cơ cao nhiễm corona virus. Quận 8 sau đó đã phong toả khu vực và đưa ông này đi cách ly.
Giới chức Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho báo chí trong nước biết, đến lúc này thành phố đã xác định được 44 người bao gồm bệnh nhân số 100 từng tham gia lễ hội ở Malaysia và toàn bộ 44 người này đã được cách ly.
Tỉnh Nghệ An từ chối
nhận dân ngoại tỉnh vì hết chỗ cách ly
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ loan tin, ngày 21 tháng 3 năm 2020, ông Bùi Đình Long, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra thông báo tạm dừng tiếp nhận công dân trở về từ cửa qua Cầu Treo, thuộc tỉnh Hà Tĩnh, và các địa bàn khác không thuộc tỉnh Nghệ An. Hành động này sẽ được bắt đầu thực hiện từ lúc 3 giờ chiều cùng ngày 21 tháng 3.
Tỉnh Nghệ An giải thích nguyên nhân của quyết định trên là do vừa qua công dân Việt Nam trở về với số lượng nhiều, khiến các cơ sở cách ly tập trung tại tỉnh này đã hết chỗ, vượt quá khả năng đáp ứng của tỉnh. Vì vậy, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An sẽ chỉ tiếp nhận công dân trở về tại các cửa qua trên địa bàn của tỉnh. Phía sở Y tế tỉnh Nghệ An cho biết, tính đến ngày 20 tháng 3, đã có 1,300 người đang phải cách ly, theo dõi, trong đó số người cách ly tại nơi ở là 844 người; số người cách ly tại các bệnh viện cấp huyện là 71 người, và bệnh viện cấp tỉnh là 10 người; và có 400 người phải cách ly tập trung.
AN
https://www.sbtn.tv/tinh-nghe-an-tu-choi-nhan-dan-ngoai-tinh-vi-het-cho-cach-ly/
Virus corona:
Việt Nam tiếp tục biện pháp cách ly 4 khu vực
Thu Hằng
Số lượng người nhiễm virus corona không ngừng tăng tại Việt Nam những ngày gần đây, với 121 trường hợp, tính đến chiều 23/03/2020. Đa số là người ở nước ngoài nhập cảnh. Tình trạng người nhà tập trung để « tiếp tế » dẫn đến nguy cơ lây chéo. Số ca nhiễm mới dự kiến sẽ còn tăng trong những ngày tới. Hiện có 645 người bị nghi nhiễm virus. Chính phủ Việt Nam tiếp tục tăng cường biện pháp cách ly 4 khu vực.
Báo cáo tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/03, phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam, dự đoán « sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước, nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh ». Tình hình đã có nhiều điểm mới, buộc chính phủ tìm kiếm những giải pháp cụ thể phù hợp hơn. Theo phó thủ tướng Vũ Đức Đam, để tránh gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị, ngoài việc tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh, cần phải chú trọng hơn đến biện pháp cách ly, được triển khai thành bốn khu vực tập trung tại doanh trại, cơ sở y tế, đơn vị lưu trú và gia đình.
Trả lời RFI, bác sĩ Trường Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, giải thích : « Bốn phương án này có từ khá lâu. Trước hết là mình cách ly những người từ vùng dịch về, ngay khi bước xuống sân bay. Nếu lọt lưới sân bay thì sẽ cách ly ở nơi đã đến. Sau đó sẽ cách ly những người đã tiếp xúc với những người đã đến, chia ra làm hai bước khác nhau sau đó.
Thông thường, chúng ta biết nguồn lây nội tại ở Việt Nam là rất thấp, cho nên mình phải tìm nguồn lây từ ở nước ngoài về, mà hiện nay chính là những người đi từ máy bay xuống. Cho nên phải ngăn và cách ly những người đó lại và theo dõi đủ 14 ngày. Nếu một người nào đó, trong 14 ngày này mà xuất hiện triệu chứng và xét nghiệm dương tính thì sẽ tìm thêm những người đi chung máy bay mà đã thoát khỏi lưới ở sân bay, rồi thông báo, tiếp tục tìm những người đó để đi cách ly, rồi thông báo cho những người đã tiếp xúc với những người đó – ở vòng hai. Rồi thông báo cho những người ở vòng hai đó có tiếp xúc với những người ở vòng ba hay không và cứ tiếp tục theo quy trình như vậy để làm sao mà không người nào mang mầm bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam để phát tán và lây lan cho người khác ở Việt Nam.
Thứ hai, nếu một người nào đó lọt vào một khu vực mà mình chưa biết thì mình cũng giới hạn đi lại đối với khu vực đó cho đủ 28 ngày hoặc 14 ngày. Những người trong khu vực đó, nếu có tiếp xúc rất gần với người phát triệu chứng sau khi được phát hiện, thì những người đó cũng phải đi cách ly và làm xét nghiệm.
Chỉ có cách này mới có thể giảm bớt khả năng virus lây lan ra ngoài môi trường, chứ không còn cách nào khác ».
Hàng ngàn người Việt Nam từ nước ngoài về nước
trong 2 ngày 22 và 23/3
Tin được lãnh đạo của bốn cảng hàng không nêu trên thông báo với truyền thông trong nước và được cập nhật thông tin vào ngày 23/3.
Theo tin từ lãnh đạo sân bay quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà thì, tối 22/3, hai chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airline số hiệu VN 321 và VN 301 từ sân bay Tokyo và Osaka đã đưa 412 công dân Việt Nam từ NHật bản về nước.
Các công dân VN trên hai chuyến bay này được đi theo phân luồng riêng biệt, thực hiện khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt trước khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. Đến sang 23/3, sức khoẻ của họ đều được cho biết là ổn định.
Ngày 23/3, tin từ giám đốc sân bay quốc tế Cần Thơ cho hay, sân bay Cần Thơ đón một chuyến bay từ Úc, đưa hơn 200 công dân về nước.
Như vậy, tính từ ngày 18.3 đến 23/3, sân bay Cần Thơ đã đón hơn 6 chuyến bay đưa hơn 1 ngàn công dân về nước.
Trong đó, chuyến bay từ Anh về Cần Thơ sáng 18/3 có 4 ca nhiễm Covid-19 và 2 trường hợp dương tính khác cũng đã được phát hiện trên chuyến bay AK575 từ Malaysia về Việt Nam. Hiện 6 ca nhiễm Covid-19 đang được cách ly tại tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp.
Riêng tại sân bay Nội Bài trong ngày 23/3 đã đón khoảng 276 hành khách.
Số khách trên về VN trên các chuyến bay từ Hong Kong, Nhật Bản và Bangkok và tất cả họ đều là người Việt Nam. Trong ngày 22/3, sân bay quốc tế Nội Bài cũng đã đón 1.712 khách Việt Nam nhập cảnh.
Trong cùng ngày, hai chuyến bay của Vietnam Airlines từ Headthrow (Anh) và Frankfurt (Đức) chở theo 608 khách đã chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đôn, thay vì như dự kiến sẽ đáp xuống sân bay Nội Bài.
608 khách đều là người Việt Nam và đều được kiểm tra thân nhiệt, thực hiện các thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh.
Trước đó, TTXVN đã đưa tin từ 0h ngày 22/3, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, tạm dừng nhập cảnh vì lý do dịch bệnh đối với tất cả các trường hợp mang Giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với trường hợp nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt như khách nước ngoài tham dự, phục vụ các hoạt động đối ngoại quan trọng; chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao…, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện việc cấp thị thực (nếu cần) và các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế bắt buộc tại khu vực riêng và được cách ly phù hợp tại cơ sở lưu trú theo đúng quy định.
Các cửa hàng Việt Nam tại Czech
cung cấp thực phẩm và khẩu trang miễn phí
Kể từ khi các biện pháp chống coronavirus khẩn cấp được áp dụng, các cửa hàng Việt Nam trên khắp Cộng hòa Czech đã cung cấp bữa ăn nhẹ cho nhân viên dịch vụ y tế và cấp cứu. Hàng trăm chủ cửa hàng và nhà hàng treo những tấm bảng có hình trái tim màu đỏ để cho biết họ đang tham gia vào hành động đoàn kết này. Không chỉ vậy, có nơi còn tặng khẩu trang cho mỗi một khách hàng của họ.
Người Việt Nam là một trong những nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất và phổ biến nhất ở Cộng hòa Czech. Nhiều người đến đây vào những năm 1970s hoặc 1980s, khi cộng sản Việt Nam gởi công nhân lao động
qua nước này cũng như các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác lúc bấy giờ để làm việc trả nợ chiến tranh cho nhà cầm quyền. Khi Bức màn sắt biến mất, nhiều người chọn ở lại thay vì trở về Việt Nam. Những đứa con sinh ra ở Czech của họ hiện đang làm việc trên tất cả các lĩnh vực. Phần lớn các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng nông sản trên khắp đất nước này là của người Việt Nam. Trong những năm gần đây, có một loạt các tiệm Phở Việt Nam được mở ở Prague và các thành phố lớn khác. Theo Radio Prague International đưa tin, trong đợt bùng phát dịch bệnh coronavirus, các cửa hàng tạp hóa do người Việt điều hành đang cung cấp khẩu trang cho khách hàng và người qua đường. Trang web Làm cha mẹ tại cộng hòa Czech cũng chuyển hàng ngàn chiếc khẩu trang đến các bệnh viện và phòng khám, số khẩu trang này được may bởi khoảng 200 thành viên của nhóm.
Đáng buồn thay, truyền thông Czech đưa tin rằng kể từ khi bùng phát dịch coronavirus, người dân châu Á đã gặp phải sự kỳ thị trong môi trường công cộng, đây là một hiện tượng đáng tiếc hầu như không chỉ có ở riêng Cộng Hòa Czech. Có lẽ thiện chí trên của cộng đồng người Việt sẽ giúp ích trong cuộc chiến chống kỳ thị chủng tộc.
BTT
https://www.sbtn.tv/cac-cua-hang-viet-nam-tai-czech-cung-cap-thuc-pham-va-khau-trang-mien-phi/
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
kêu gọi dân chống dịch COVID-19
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 43 hôm 23/3, lên tiếng kêu gọi toàn dân chống dịch.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết cụ thể bà Ngân kêu gọi, chung tay thực hiện các biện pháp phòng dịch có hiệu quả, người người chống dịch, nhà nhà chống dịch, mỗi nhà là một pháo đài để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam đã kiểm soát dịch giai đoạn đầu và hiện nay tiếp tục kiểm soát ở thế chủ động, ngăn chặn lây lan…
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng gửi lời cám ơn đến các y bác sĩ, nhân viên y tế, các nhà khoa học, chiến sĩ quân đội, công an… trong tuyến đầu chống dịch.
Bà Ngân cũng đề nghị khi họp phải đeo khẩu trang, tăng cường làm việc trực tuyến, người trên 60 tuổi phải ở nhà…
Cũng trong ngày 23/3 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng trong thời gian tới rất cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi và một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người…
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị có 3 vòng làm việc cần thực hiện tốt: Kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh; tiếp tục cách ly tập trung dù tốn kém; có phương thức cách ly chặt chẽ tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế, không để lây ra cộng đồng.
Virus corona: Việt Nam chuẩn bị
cho môi trường quốc gia, quốc tế thay đổi?
Việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng ‘tái xuất’ cùng với việc Bộ Chính trị của ĐCS nhóm họp về ứng phó đại dịch Covid-19 được cho là một việc làm ‘muộn còn hơn không’ và phần nào giải tỏa được thắc mắc, băn khoăn của công chúng và dư luận, theo một nhà phân tích chính trị từ Hà Nội.
Việt Nam: Lãnh đạo chính trị bị giới ‘chuyên viên’ làm khó?
Ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý cách chức vụ cũ của ông Lê Thanh Hải
Đại dịch do virus corona gây ra cũng có thể khiến Việt Nam tái tư duy về nhận thức luận trong quan hệ với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn qua bút đàm với BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, từ Viện các Vấn đề Phát triển, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, trước hết nói về việc tái xuất của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng: Cuộc họp Bộ Chính trị được đón đợi đã diễn ra hôm 20/3. Muộn còn hơn không.
Việc suốt hơn hai tháng qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện, không có một tuyên bố nào về chống dịch bệnh được nhiều giới ở Việt Nam, kể cả thường dân lẫn xã hội dân sự cho là hiện tượng không bình thường. Tuyên bố của ông Trọng, phần nào giải toả được bức xúc này.
Thông thường, sự nhậy cảm, thái độ và những quyết sách kịp thời của các nhà lãnh đạo đối với những vấn đề lớn và phức tạp của quốc gia như đại dịch Covid-19 là cực kỳ hệ trọng. Nó sẽ xác lập được niềm tin của quần chúng vào vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước, điều hết sức cần thiết để đưa đất nước vượt qua những tình thế phức tạp và hiểm nghèo như hiện nay”.
‘Tuần lễ vàng’ Covid-19?
Riêng đối với lời kêu gọi đóng góp nguồn lực thì tuyên bố của ông Trọng về chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất chống dịch, cũng như phát biểu trước đó của Thủ tướng Phúc tại lễ phát động toàn dân chống dịch khiến tôi nhớ lại ‘Tuần lễ vàng’ ngày xưa. Bối cảnh lịch sử có thể khác nhau, nhưng truyền thống tương thân tương ái của người Việt thì thời nào cũng có.
Tuy nhiên, việc huy động dân đóng góp tài chính và hiện vật vào lúc này đứng trước một số nan đề. Thứ nhất, người dân lẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bươn chải hết sức khó khăn do đại dịch.
Không ai dám đòi hỏi chính quyền phải bỏ ra hàng trăm tỷ, ngàn tỷ usd như mấy nước kia, nhưng giờ là lúc đang căng thẳng hơn cả chiến tranh, mà lòng người thì lại bất an, không như thời ‘Tuần lễ vàng’ đâu.
Thứ hai, quy luật chiến tranh và quy luật thời bình vốn khác nhau. Người dân nay đã/đang bị chấn động bởi nhiều biến cố thời hậu chiến, vết thương mới chồng lên vết sẹo cũ. Nhất là phong trào dân oan trong mấy năm gần đây trải dài từ thành phố đến làng quê là thực tế không thể xem thường, sẽ tác động không nhỏ tới sự hưởng ứng của người dân.
Thứ ba, hiện nay, niềm tin của dân vào bộ máy chính quyền các cấp, vào các cán bộ của đảng và nhà nước có nhiều biểu hiện giảm sút do nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực của số không ít cán bộ đảng viên trong hệ thống công quyền gây ra.
Thứ tư, vận động dân quyên góp, phải được tiến hành song song với việc khắc phục hậu quả lâu dài về mọi mặt đối với người dân khi kinh tế quốc nội và quốc tế có thể đi vào chu kỳ khủng hoảng sâu. Lòng dân sẽ là thước đo cuối cùng về kết quả của mọi cuộc vận động”.
‘Thoát Trung, giãn Trung’ có khả thi?
BBC: Cũng có ý kiến cho rằng Covid-19 là cơ hội để Việt Nam có thể ‘thoát Trung’ và ‘giãn Trung’, Tiến sỹ có đồng ý không? Nếu có điều này có khả thi không?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Vấn đề ‘giãn Trung’ hay ‘thoát Trung’ không phải là đòi hỏi mới. Nó là câu chuyện bức bách đã xuất hiện từ lâu trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam thời hội nhập. Nhưng nó cũng không chỉ là câu chuyện bức bách của riêng một mình Việt Nam.
Hãy nhìn Italy “lún” quá sâu vào “con đường tơ lụa” của Bắc Kinh và đã “dính chưởng” khủng khiếp như thế nào! Đó là bài học cho mọi quốc gia. Italy từng cho phép 100.000 công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán và Ôn Châu đến Italy làm việc trong các nhà máy, những người này di chuyển giữa Vũ Hán và Bắc Italy. Phải chăng chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi miền Bắc Italy hiện là điểm nóng của Âu châu về bùng phát dịch?
Tuy nhiên, nan đề ‘thoát Trung’ đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có đáp án khả thi, đối với cả Việt Nam lẫn thế giới. Nó lưỡng nan ở tầm vĩ mô, cả quốc nội lẫn quốc tế, trên cả lĩnh vực kinh tế lẫn địa-chính trị, nó bất an như chính câu hỏi “to be or not to be”. Nó phản ánh trạng thái bế tắc, dằn vặt trên nhiều phương diện trong toàn các xã hội.
Bản thân một số nước châu Âu cũng bị Trung Quốc ràng buộc bằng các mối lợi kinh tế. Riêng Việt Nam, vì nhiều lý do, vấn đề này càng cần phải được đặt ra như một ưu tiên cao hơn các nước khác.
Covid-19 mở ra cơ hội mới và rất có thể là cơ hội cuối cùng cho cả nước, từ người dân đến lãnh đạo Việt Nam bắt tay vào những hành động cụ thể. Chưa đề cập đến việc thoát những cái lớn, mà trước mắt, nên ưu tiên dứt điểm vấn đề buôn bán nhỏ lẻ qua biên giới, mà thực chất là một hình thức “cống nạp” các tài sản quốc gia thời hiện đại”.
Thái độ hợp lý?
BBC: Vừa rồi có ý kiến nói Việt Nam đã đối đầu với Covid-19 đầy tự tin. Tiến sỹ có bình luận như thế nào?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Những kết quả bước đầu ở Việt Nam trong việc cô lập, cách ly hay tuyên bố chế tạo được những “bộ kít” mới trong xét nghiệm là đáng ghi nhận.
Trong mấy năm gần đây, ngành Y tế Việt Nam đã có sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực y tế cộng đồng, dịch tễ học và được sự giúp sức đáng kể của Hoa Kỳ trong việc tổ chức hệ thống các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Các Trung tâm này cùng đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo đã và đang phát huy tác dụng trong việc phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, đó là thời kỳ Việt Nam dồn lực cứu chữa chỉ cho 16 người nhiễm bệnh. Nếu mai đây, Covid-19 lan rộng ra cả nước với hàng trăm, hàng ngàn phơi nhiễm thì câu chuyện không giống như xử lý 16 người nữa.
Vì vậy, nếu ai đó lạc quan thái quá lúc này để các bạn cho là “ngạo nghễ” là điều không đáng có. Kinh Thánh dạy: “Kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt… Khôn ngoan đến với người khiêm nhường”.
Ngay cả ý kiến của những người có trách nhiệm ở các nước khác nhau, cũng thấy có những mâu thuẫn. Có những đánh giá khá tự tin, khá lạc quan, trong khi lại có các nhận xét cho rằng, không biết chúng ta có vượt qua được nạn dịch hay không. Riêng điều này đủ nói lên tính phức tạp của đại dịch này.
Tái tư duy về nhận thức luận thế nào?
BBC: Cuộc chiến đấu đối phó với Covid-19 trên toàn cầu và khu vực vẫn đang diễn ra và chưa chấm dứt, tuy nhiên có điều gì mà các quốc gia và kể cả người dân ngay lúc này cần tái tư duy về mặt nhận thức luận (chính trị, xã hội, nhân văn, tâm lý, địa chính trị… ) hay không? Nếu có thì nhận thức mới hàng đầu và quan trọng nhất ấy sẽ phải là gì?
TS. Đinh Hoàng Thắng: Theo nhiều dự báo, thế giới sau Covid-19 sẽ là một thế giới khác. Cuộc sống sau đại dịch chắc chắn sẽ thay đổi, khó quay lại như trước đây.
“Trời sập” vốn là một thành ngữ dân gian, nhưng thời Covid-19 có thể bổ túc thêm vào thành ngữ này nhiều nội hàm mới. Bạn phải chấp nhận một số quy định mà trước đây, bạn nghĩ chỉ khi “Trời sập” mới có thể xẩy ra.
Trước đây, bạn khó hình dung, triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở thành điều bình thường ở mọi quốc gia? Hơn thế nữa, nó còn là một bước chuyển từ giám sát “trên bề mặt da” sang giám sát “dưới bề mặt da” (Xem ta có bị sốt hay không). Nếu các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, “người của nhà nước” sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình.
Các lý thuyết gia rồi sẽ ra các đầu sách liên quan đến quá trình tái tư duy về mặt nhận thức luận.
Các lý thuyết gia rồi sẽ ra các đầu sách liên quan đến quá trình tái tư duy về mặt nhận thức luận. Từ “Virus Vũ Hán” đến “Covid-19” có lẽ là khủng hoảng lớn nhất đối với thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và các chính phủ đưa ra trong thời gian tới sẽ định hình diện mạo thế giới tương lai. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng lớn mà còn cả kinh tế và chính trị, tôn giáo và văn hóa…
Có thể chia sẻ với Yuval Harari, trong khủng hoảng, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Thứ nhất là chọn lựa giữa sự giám sát độc tài hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu. Thay vì xây dựng một chế độ giám sát công dân, hiện vẫn chưa quá muộn để gây dựng niềm tin của người dân vào khoa học, chính quyền và báo chí.
Hẳn nhiên, nên tận dụng sức mạnh của công nghệ, nhưng công nghệ phải nhằm mục đích gia tăng sức mạnh cho người dân. Covid-19 đặt ra những vấn đề vượt khỏi các chuẩn mức cũ trên mọi địa hạt, từ chính trị, kinh tế đến đạo đức, tôn giáo.
Nếu bàn về nhận thức mới hàng đầu và quan trọng nhất đối với Việt Nam thì có thể tóm tắt: i) Đại hội Đảng 13 tới đây sẽ là cột mốc lịch sử đáng nhớ nếu vượt thoát được cách chuẩn bị và tiến hành như xưa nay; ii) Chính phủ sẽ thiết lập phương án toàn diện cho giai đoạn “hậu Covid-19” ngay trong thời gian tập trung chống dịch; iii) Cả nước bắt tay chuẩn bị đối phó với một môi trường quốc gia và quốc tế thay đổi.
Khi môi trường thay đổi thì các hệ thống nhỏ và hệ thống lớn trong môi trường ấy chắc chắn sẽ không thể vận hành theo kiểu cũ. Đặc biệt, tính vượt trội của hệ thống lúc ấy sẽ hoàn toàn khác trước. Từ quan niệm truyền thống về địa-chính trị đến thể chế, từ tâm lý xã hội đến hành vi của mỗi cá thể… Tất cả, nếu muốn tồn tại, chứ chưa nói đến phát triển, đều phải thay đổi tận gốc rễ”.
TS. Đinh Hoàng Thắng, từng là Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoai giao Việt Nam, ông hiện là Giám đốc ban Thông tin và Hợp tác Quốc tế, Viện các vấn đề Phát triển, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta).
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52004650
Virus corona: Người Việt ở Ba Lan
cố xoay xở và hỗ trợ nhau trong đại dịch
Kiều Kim ÁnhViết từ Warsaw, Ba Lan
Ba Lan tính đến ngày 22/03 đã có thêm 111 ca dương tính với virus Corona nâng tổng số ca nhiễm lên 649 người với 7 trường hợp tử vong. Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm vào ngày 4/03 đã phục hồi và xuất viện.
Ghi chép ở Berlin: Người Đức muốn ăn phở VN để ‘chống virus Vũ Hán’
Virus corona: Mạng xã hội tranh cãi về ‘Việt Kiều’ và ‘nước nào giỏi hơn’
Hôm 21/03, Tổng thống Andrzej Duda đã phát đi hiệu triệu trên truyền hình:
“Chúng ta đang đứng trước một trong những thách thức lớn nhất của những thập niên vừa qua”. Ông nhấn mạnh rằng: “Phía trước chúng ta là thời khắc quyết định”. Ông kêu gọi tất cả mọi người hãy tập trung toàn lực, hãy siết chặt kỉ cương hơn và khuyến cáo tất cả người dân hãy ngồi ở nhà.
Từ ngày 15/03, Ba Lan cũng đã quyết định đóng cửa biên giới với người nước ngoài sau khi nhận thấy tình hình virus Corona có tiến triển ngày càng phức tạp.
Trước đó, ngày 12/03, Bộ Giáo dục Ba Lan cũng quyết định đóng cửa tất cả các trường học và các sự kiện tụ tập đông người.
Lo sợ sự ảnh hưởng nặng nề của dịch virus Covid tới kinh tế, ngày 18/03, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đưa ra một kế hoạch hành động ‘chống khủng hoảng’ cho nền kinh tế quốc gia. Tấm lá chắn chống khủng hoảng này dựa vào một lượng tài trợ lớn để bơm vào tài chính quốc gia, tổng chương trình sẽ có khoảng 212 tỷ złoty (tương đương với 46 tỷ euro).
Ba Lan cũng đã thực hiện thành công chiến dịch đưa công dân về nước từ các quốc gia khác với khẩu hiệu “LOT do domu” (Chuyến bay về nhà , lấy tên hãng hàng không quốc gia LOT). Các số liệu nói có tổng cộng khoảng 150.000 người Ba Lan hồi hương trong dịp này.
Tình hình của người Việt Nam ở Ba Lan
Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan với số lượng khoảng vài chục ngàn người cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này.
Theo những gì tôi quan sát, dân Việt Nam ở Ba Lan chủ yếu sống bằng nghề buôn bán quần áo, kinh doanh nhà hàng và làm nail, và bên cạnh đó hiện có một số lượng du học sinh, nghiên cứu sinh.
Trung tâm Wolka Kosowska gần Warsaw, nơi tập trung rất đông các thương gia người Việt cũng đã có quyết định đóng cửa vào ngày 16/03.
Nguồn hàng của trung tâm chủ yếu là hàng hóa quần áo, giày dép lấy nguồn hàng từ Ý, Pháp, Trung Quốc và Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên của dịch bệnh ở Trung Quốc, hoạt động kinh doanh của các công ty đã bị ảnh hưởng rất nặng nề do khó khăn về việc lưu thông hàng hóa.
Theo ông Nguyễn Hoàng Tuyển, UVBCH Hội người Việt Nam tại Ba Lan, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Vinatapol thì số lượng công ty ở trung tâm Wolska Kosowska có khoảng 2500 công ty bao gồm các công ty của Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan.
Cũng theo ông Tuyển, số lượng quán ăn và tiệm nail của người Việt riêng tại tỉnh Mazowiecki lần lượt khoảng 600 nhà hàng và 250 tiệm nail.
Một số nhà hàng hiện nay đã đóng cửa, một số khác vẫn hoạt động thì phục vụ mang thức ăn về nhà (na wynos).
Đây là thời điểm rất khó khăn cho cộng đồng người tại Ba lan. Hầu như tất cả các hoạt động phải chững lại. Cuộc sống vẫn phải tồn tại, vẫn phải ăn uống, trả các sinh hoạt phí. Trẻ em được nghỉ học ở nhà cũng tạo nên một gánh nặng cho gia đình.
Tính đến trước khi lệnh đóng cửa biên giới tại Ba Lan, cũng giống như nhiều quốc gia khác, một lượng lớn người Việt Nam tại Ba Lan cũng đã hồi hương về Việt Nam.
Công tác chuẩn bị đối phó của người Việt tại Ba Lan
Ngày 31/01/2020, Ban Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan phòng chống dịch viêm phổi cấp chủng virus corona mới đã được thành lập. Tính đến ngày 21.3.2020, Ban đã đưa ra tám thông báo đến cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan. Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cũng đã gửi các thông báo tới cộng đồng.
Việc truyền thông để chia sẻ những thông tin liên quan đến tình hình virus corona đã được đẩy mạnh mẽ thông qua kênh chính thức là báo Quê Việt, đặc biệt là thông qua các nhóm trên Facebook.
Các tổ chức thiện nguyện cũng đã được thành lập để ủng hộ công tác phòng chống dịch ở trong nước cũng như hỗ trợ những trường hợp người Việt khó khăn tại Ba Lan. Hội Người Việt Nam ở Ba Lan và tổ chức thiện nguyện của nhóm anh Phan Châu Thành đã gửi nhiều đợt khẩu trang và vật tư ủng hộ trong nước.
Khi dịch bệnh diễn ra phức tạp, rất nhiều quán ăn người Việt cũng đã tham gia cung cấp các suất ăn miễn phí cho các bệnh viện và bác sỹ tại Ba Lan. Hoạt động tốt đẹp này đã được báo đài Ba Lan đăng tin.
Những lo lắng của người Việt
Trước tình hình dịch bệnh tiến triển rất xấu tại khu vực châu Âu, người Việt tại Ba Lan cũng đang rất lo lắng cho bản thân mình.
Trên những diễn đàn mạng xã hội, các bài viết liên quan đến tình hình dịch bệnh có hàng ngàn lượt like và hàng trăm lượt chia sẻ. Đa số bày tỏ những lo lắng về việc lây nhiễm dịch bệnh và giải pháp để đối phó.
Những băn khoăn về việc đáp ứng chất lượng và số lượng của các bệnh viện Ba Lan, những nỗi lo về sự phân biệt đối xử trong việc chữa trị đối với người nhập cư là nội dung được rất nhiều người Việt đặt câu hỏi trên các diễn đàn.
Tôi nhận thấy những khác biệt về văn hóa, sự hạn chế về ngoại ngữ của nhiều người Việt sinh sống tại Ba Lan được cho là một nỗi lo lớn khi dịch bệnh đang rất phức tạp. Cũng đã có những chia sẻ về sự kì thị của người dân Ba Lan đối với người châu Á nói chung và cho người Việt Nam nói riêng.
Một phụ nữ người Việt gần đây đã bị kì thị bằng những ngôn ngữ và hành động không hay của một nhóm thiếu niên Ba Lan. Thế nhưng, sau khi clip được chia sẻ trên mạng, người dân và báo chí Ba Lan cũng đã đưa tin đồng thời lên án vụ việc.
Tính đến ngày 21/03, theo thông tin không chính thức đăng trên Facebook đã có 2 người Việt tại Ba Lan bị nhiễm Covid-19. Trong cộng đồng, đã xuất hiện tin nhắn về một gia đình doanh nhân người Việt nhiễm bệnh được truyền tải qua Facebook của một tài khoản nặc danh. Nhưng đến chiều cùng ngày, đại diện gia đình đã có thông tin phản bác và khẳng định gia đình mình mọi người đều khỏe mạnh.
Người Việt Nam tại Ba Lan nên làm gì lúc này?
Chính phủ Ba Lan kêu gọi người dân nếu không có việc thì nên ở trong nhà trong lúc này. Những người bị cách ly nếu vi phạm có thể bị phạt 30000 zł, hoặc phạt tù đến 5 năm.
Cộng đồng người Việt cũng kêu gọi người Việt tuân thủ các khuyến cáo và yêu cầu của chính phủ Ba Lan.
Ông Nguyễn Hoàng Tuyển cho tôi biết, trước tình hình dịch bệnh này, mọi người hãy cẩn trọng nhưng không nên quá hoang mang, hãy chăm sóc bản thân mình, tránh việc đi lại và gặp gỡ người khác.
Báo Ba Lan viết rằng hôm ngày 18/03 một bác sỹ ở vùng Silesia (Slask) giáo sư Wojcieck Rokita bị nhiễm Covid-19 đã tự tử. Một số tờ báo như Polityka nêu giả thuyết ông nhận quá nhiều chỉ trích từ cộng đồng dân địa phương vì bỏ tự cách ly sớm hơn hạn định. Năm nay 54 tuổi, ông bác sỹ Ba Lan đi nghỉ đông ở nước ngoài về bị nghi nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe lúc nhập viện thì tốt. Hiện nhà chức trách đang điều tra xem có phải chỉ trích của cộng đồng là nguyên chính dẫn đến quyết định tự tử của ông.
Có thể nói lúc này, cả nhân loại đang cùng trên một con thuyền trước sóng dữ của biển cả. Sống ở Ba Lan, tôi chứng kiến những gì đang diễn ra vì dịch virus corona, và chợt nghĩ chúng ta hãy tạo một bầu không khí yêu thương, thông cảm, không kì thị phân biệt để chúng ta có thể vượt qua được cơn bão tố này.
Dịch bệnh xét cho cùng thật đáng lo ngại nhưng về lâu dài không đáng sợ bằng sự chia rẽ, nghi kị và sự tổn thương lẫn nhau.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Kiều Kim Ánh hiện sống và làm việc tại Warsaw, Ba Lan.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52003157
Trung Quốc ồ ạt mua gạo của Việt Nam
giữa mùa dịch Covid-19
Trung Quốc đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, sau hai năm trầm lắng.
Giải thích về hiện tượng Trung Quốc đổ xô mua gạo của Việt Nam, giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ, nói với VOA:
“Trước đây Trung Quốc xả kho dự trữ gạo cũ, bán ra giá rẻ nên Việt Nam bán gạo qua không được. Khi họ bán hết gạo cũ thì gặp ngay vụ cúm [Covid-19] – tôi nghĩ sản xuất của họ cũng bị trở ngại phần nào – vì vậy họ muốn trám vô phần thiếu trong kho dự trữ và đáp ứng nhu cầu xã hội đang cần.”
Khi họ bán hết gạo cũ thì gặp ngay vụ cúm [Covid-19] vì vậy họ muốn trám vô phần thiếu trong kho dự trữ và đáp ứng nhu cầu xã hội đang cần.
GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Nam Cần Thơ
Báo Dân trí trích số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hôm 22/03 cho biết trong 2 tháng đầu năm 2020, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu đôla.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia thâm niên về cây lúa Việt Nam, cho VOA biết thêm:
“Ông Trung Quốc không giờ sản xuất đủ cho ổng ăn. Mỗi năm ổng phải trám lại lượng gạo cũ bán ra, mà trong nước lại không sản xuất đủ cho nên dứt khoát là họ phải mua thêm. Mỗi năm Trung Quốc mua của Việt Nam qua đường tiểu ngạch không chính thức ít nhất là 500 ngàn tấn.”
Giá gạo Thái Lan và Việt Nam tăng kỷ lục vì dịch COVID-19
Trang VietnamBiz trích lời ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho hay dịch bệnh do Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường lớn nhất thế giới này.
Trang này loan tin: “Xuất khẩu gạo [Việt Nam] năm 2020 dự báo sẽ là điểm sáng giữa đại dịch Covid-19.”
Tuy nhiên, trang này dẫn lời ông Nam thừa nhận việc gạo Việt Nam bị Trung Quốc ép giá. Ông nói: “Lâu nay, chúng ta vào thị trường Trung Quốc là bán cái mình có nên thường xuyên bị ép giá.”
Được hỏi liệu việc xuất khẩu quá nhiều gạo qua Trung Quốc và các nước có ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam hay không, giáo sư Võ Tòng Xuân nói:
“Không bao giờ! Gạo của chúng ta rất nhiều. Mình chỉ cần sản xuất trong vòng 3 tháng là có 1 vụ mới. Không có ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực của chúng ta.”
Khởi tố 8 người phản đối tập trung rác thải
tại Đức Phổ, Quảng Ngãi
Công an thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào ngày 23/3, cho biết đã khởi tố 8 người dân tại địa phương dưới tội danh “chống người thi hành công vụ”, và Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Đức Phổ đã phê duyệt quyết định khởi tố vừa nêu.
Công an thị xã Đức Phổ cho báo giới biết 8 người bị khởi tố bao gồm Nguyễn Thị Tám, Phạm Thị Hường, Hồ Ngọc Sơn, Bùi Thị Hảo, Phạm Thị Tươi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Phạm Tấn Khoa và Võ Tấn Hòa. Cả 8 người đều cư trú tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ. Nguyên nhân họ bị khởi tố được nói là do tham gia ngăn chặn, đập phá tài sản và làm công an bị thương trong vụ việc người dân phản đối nhà máy xử lý rác MD xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường, xảy ra hôm 13/3.
Vào sáng ngày 13/3, các đoạn clip được phát trực tiếp trên mạng xã hội cho thấy một cuộc xô xát xảy ra giữa hàng trăm cảnh sát cơ động với người dân thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Người dân địa phương, vào ngày 16/3 cho Đài Á Châu Tự Do biết đã có khoảng 20 người bị bắt giữ sau cuộc xô xát này và một số người được thả ra sau đó.
Vụ việc được người dân địa phương nói đã bắt đầu từ năm 2018 khi nhà máy xử lý rác thải MD hoạt động xả khói, xả thải trực tiếp ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và vị trí của nhà máy chỉ cách khu dân cư 500 mét. Do đó, người dân đã lập rào chắn ngăn chặn các xe rác tiếp tục đem rác thải đến đổ ở đây từ đó cho đến nay.
Chính quyền và người dân địa phương vẫn chưa có sự đồng thuận trong phương án xử lý rác thải của nhà máy MD. Người dân đã đưa đơn ra Trung ương và đang đợi Trung ương giải quyết.
Tuy nhiên, vào đầu trung tuần tháng 3, người dân địa phương tập trung phản đối không cho các xe rác tiếp tục vào đổ tại nhà máy MD. Từ ngày 8/3, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi đã huy động hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị khiên chắn, dùi cui, chó nghiệp vụ đến giải tán đám đông và đã xảy ra xô xát hôm 13/3.
Viện kiểm sát rút kinh nghiệm
sau vụ bồi thường oan vụ án giết người
Lãnh đạo Viện kiểm sát Nhân dân tối cao vào ngày 23/3 vừa quyết định rút kinh nghiệm toàn ngành liên quan đến việc bồi thường oan sai một vụ án giết người cướp tài sản xảy ra vào năm 1994 tại tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường nhưng lãnh đạo tỉnh chưa có sự phân công cụ thể đơn vị nào làm đầu mối tham mưu, đề xuất lãnh đạo xem xét, giải quyết yêu cầu bồi thường. Hệ quả có đến hai đơn vị tham mưu, đề xuất với Viện trưởng ở hai thời điểm khác nhau, hai công văn cùng nội dung, xử lý đơn yêu cầu bồi thường nhưng lại có hai quan điểm xử lý khác nhau.
Một công văn thì cho rằng đây là trường hợp oan cần được xem xét giải quyết bồi thường và trách nhiệm bồi thường thuộc về VKS tỉnh. Một công văn thì hướng dẫn đương sự trong vụ việc trên viết lại đơn theo quy trình giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự gửi cơ quan công an điều tra tỉnh giải quyết. Điều này dẫn đến việc đơn yêu cầu bồi thường của người bị oan không được thụ lý giải quyết theo quy định và kéo dài.
Do đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định cơ quan có trách nhiệm bồi thường oan cho năm công dân trong vụ án trên là viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai theo quy định điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Trước đó, vào ngày 31/7/1994 công an huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nhận được tin báo của bà Đặng Thị Nở về việc chồng bà là ông Nguyễn Duy Linh làm nghề chích thuốc và bán thuốc Tây dạo đã bị mất tích từ ngày 27/6/1994. Qua điều tra xét nghiệm cơ quan điều tra xác định ông Linh tử vong do bị giết để cướp tài sản và công an huyện quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam đối với 5 bị can. Tuy nhiên cuối năm 1994 cơ quan điều tra cũng ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm.
Năm công dân này cho rằng chưa nhận được quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Từ đó, họ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền minh oan, xin lỗi công khai và bồi thường theo quy định pháp luật nhưng đến nay cả năm người đều khẳng định chỉ nhận được quyết định hủy bỏ tạm giam.
Việt Nam: Lãnh đạo chính trị
bị giới ‘chuyên viên’ làm khó?
LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC từ Hà Nội
Lâu nay đã có nhiều ý kiến phản ánh về năng lực lập pháp của Quốc hội Việt Nam, tồn tại nhiều bất cập, khiến cho chất lượng làm luật thấp.
Nguyên nhân thì có nhiều, ví như sâu xa thì do việc tổ chức bầu cử ứng cử chưa hoàn toàn tự do dân chủ để cử tri lựa chọn người xứng đáng có năng lực.
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
Quốc hội Việt Nam góp phần cản trở nền kinh tế?
Dịch COVID-19 cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?
Hoặc tình trạng đại biểu kiêm nhiệm chiếm tới 65% trong đó đại đa số là cán bộ Hành pháp lại kiêm nhiệm đại biểu Lập pháp.Thời gian họp mỗi năm chỉ khoảng hai tháng tập trung là quá ngắn làm giảm vai trò sức sống của cơ quan lập pháp trong đời sống quốc gia.
Cùng với đó là tình trạng hành chính hóa hoạt động của Quốc hội thông qua các Đoàn đại biểu mỗi tỉnh và các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội.
Khiến cho Đại biểu bị quản lý phụ thuộc làm mất đi tính tự chủ linh hoạt và ý chí chủ động của người vốn được bầu bởi cử tri.
Bộ phận giúp việc hay cản trở?
Nhưng còn có một nguyên nhân quan trọng góp phần khiến cho năng lực lập pháp của Quốc hội còn thấp mà lâu nay chưa được chỉ ra đánh giá.
Đó là vấn đề thuộc về năng lực của bộ phận giúp việc, năng lực của bộ phận chuyên viên văn phòng, đây là cái hợp thành tổng thể cái chung là năng lực lập pháp, tạo ra các sản phẩm là văn bản pháp luật.Lâu nay nhiều ban ngành đã kêu ca về tình trạng chồng chéo của các quy định pháp luật, giữa các văn bản tồn tại những điểm không ăn khớp thống nhất.
Bài ‘Chồng chéo, xung đột pháp luật: Bài toán khó cần được xử lý’ trên trang Quochoi.vn cho biết, tình trạng chồng chéo xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật đang gây nhiều khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và cả các cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.
Bài báo cho biết, tại cuộc họp Chính phủ hồi tháng 8 năm 2018 về chuyên đề xây dựng pháp luật, các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng và nhiều vị “tư lệnh” các ngành giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, công thương, y tế và đại diện các Ủy ban của Quốc hội đều nhận định tình trạng chồng chéo, xung đột pháp luật là vấn đề lớn, cản trở sự phát triển hiện nay.
Cho rằng thực tế có tình trạng các luật mâu thuẫn, không biết áp dụng theo luật nào, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, khi có sự xung đột giữa các luật thì trách nhiệm của Chính phủ là trình Quốc hội có Nghị quyết xác định chọn áp dụng luật.
Năm 2018 Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ gồm 16 thành viên đã trình một báo cáo đề nghị chỉnh sửa 9 luật.
Đó là các luật gồm: Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Khi rà soát 9 văn bản luật này kết quả cho thấy có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8 vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do quy định bất hợp lý.
Tháng 12 năm 2019 Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng, có sự tham gia của các bộ, cơ quan liên quan để rà soát những quy định pháp luật chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.
Trước đó tại các kỳ họp Quốc hội, tình trạng chồng chéo các quy định pháp luật cũng đã nhiều lần được đề cập tìm cách khắc phục xử lýVấn đề này xem ra ngày một phức tạp và chiếm một thời lượng nghị sự lớn của cả Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành.Làm đúng việcTôi cho rằng việc sửa chữa các lỗi chồng chéo này là công việc của các chuyên viên pháp lý và bộ phận giúp việc trong soạn thảo kỹ thuật văn bản.
Trong hoạt động lập pháp, cần tách bạch giữa các nội dung lớn cần thảo luận và biểu quyết với các vấn đề kỹ thuật câu chữ chuyên môn.Các nhà làm luật không nên để bị gây khó bởi những vấn đề kỹ thuật mà họ vốn không thạo.
Khi Đại biểu có ý kiến sửa đổi thì cơ quan tiếp thu không đề nghị Đại biểu viết lại cả điều luật theo như ý muốn, vì như thế là tạo áp lực gây khó cho Đại biểu bằng kỹ thuật lập pháp mà họ không biết.
Đối với việc xử lý các chồng chéo pháp luật hiện nay, lãnh đạo chính trị không nên sa đà vào công việc của các chuyên viên pháp lý. Đây cũng là cái dở của lãnh đạo kỹ trị, những người đi từ thấp lên cao trong bộ máy hành chính, bị lối nhận thức cũ trói buộc khi đã ở cương vị khác.
Hoặc do giữ mối quan hệ thân thiết với đội ngũ chuyên viên pháp lý và cán bộ bậc trung trong hệ thống bộ máy, khiến cho lãnh đạo chính trị bị chi phối nhầm tưởng về những vấn đề quan trọng cần giải quyết của quốc gia.
Cần xác lập thật rõ và khoa học quy trình làm luật, công việc của lãnh đạo chính trị là xác định các nội dung vấn đề lớn mà các Đại biểu Quốc hội đại diện cho các nhóm thành phần dân chúng tranh luận và đã biểu quyết, khi đã có kết quả rồi thì giao cho bộ phận chuyên viên pháp lý, kỹ thuật văn bản soạn thành các câu chữ điều luật.
Tình trạng quy định chồng chéo hiện nay cho thấy bộ phận văn phòng giúp việc của cả cơ quan trình dự án luật lẫn cơ quan thẩm định thông qua đều đã không làm tốt khâu nghiên cứu và kỹ thuật lập pháp.
Điều này cho thấy sự đầu tư hoặc năng lực của bộ phận này chưa cao.
Nay đứng trước tình trạng như vậy cần đánh giá lại bộ máy giúp việc, chuyên viên pháp lý.
Kiểm tra đánh giá xem đội ngũ này đã làm việc tốt chưa, có lười nhác cẩu thả không, có phải do lương thấp và chi phí đài thọ cho soạn thảo văn bản luật quá ít ỏi nên thiếu chuyên tâm?
Có hay không việc các chuyên viên văn phòng áp lực với đại biểu và các lãnh đạo chính trị bằng các thủ thuật lề thói của bộ máy quan liêu của mình?
Môi trường lập pháp đáng lo ngại
Nhiều người có năng lực phẩm chất và tâm huyết nhưng lại không thể được bầu trở thành Đại biểu Quốc hội.
Họ đành phải bộc lộ năng lực của mình qua phương tiện truyền thông xã hội báo chí.
Họ trở thành những trí thức dân sự luận bàn các vấn đề xã hội, nói lên ý chí nguyện vọng của các nhóm dân chúng khác nhau, là người khai mở và giúp đỡ người dân cũng như các ban ngành nhà nước về các sự vụ bằng tri kiến của mình.
Trong khi đó đáng tiếc, nhiều vị Đại biểu Quốc hội thiếu tri kiến tâm huyết, chẳng thiết tha gì với cương vị, chẳng thấy có tiếng nói trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội.
Hay là các vị đó cho rằng chỉ nói đúng nơi đúng lúc, nói trong các hội nghị, vậy thì báo chí và mạng xã hội thì sao?
Các Đại biểu đó còn không muốn làm sao để tạo ra hiệu lực hiệu quả cho ý kiến của mình.Đâu đó chỉ có một số ít Đại biểu là mạnh dạn gai góc luận bàn nhiều vấn đề thời sự của đất nước.
Đành rằng không phải lĩnh vực chuyên môn nào Đại biểu cũng biết, ví như các vấn đề khoa học chuyên môn sâu thì không biết, nhưng Đại biểu phải biết về tổ chức bộ máy nhà nước, về trách nhiệm quyền hành, về phân công vai trò trách nhiệm.
Như thế là đủ để lên tiếng giúp công luận thấy được ai phải giải quyết và chịu trách nhiệm về vấn đề gì. Nếu có đội ngũ thư ký giúp việc hoặc chuyên gia hỗ trợ tốt thì có thể đi sâu hơn nữa vào luận bàn các vấn đề.
Cho nên tựu chung lại Quốc hội và Chính phủ cần kiểm tra đánh giá lại năng lực của bộ phận giúp việc, cải tổ phương thức tổ chức hoạt động để nâng cao năng lực lập pháp.
Bên cạnh đó phải tiến hành bầu cử ứng cử hoàn toàn tự do công bằng để cử tri lựa chọn, hoặc ít nhất thì phải dành một số ghế nhất định cho những ứng viên độc lập là người có năng lực thực sự ngoài xã hội.
Bài thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52004387
ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC chiều 23/3:
Bộ Y tế ghi nhận ‘bệnh nhân 122’ ở Đà Nẵng,
Nông thuỷ sản Việt xuất khẩu sang Nhật tăng
Khôi Minh
Kính chào quý vị đến với ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC chiều ngày 23/3 của báo Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay có những nội dung chính như sau:
Bộ Y tế ghi nhận ‘bệnh nhân 122’ ở Đà Nẵng
Tối 23/3, Bộ Y tế ghi nhận “bệnh nhân 122” dương tính với virus Vũ Hán, đây là ca thứ 9 được xác nhận trong ngày.
“Bệnh nhân 122” là nhân viên quán rượu tại Bangkok, Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người không đeo khẩu trang. Ngày 17/3, cô đến quán bar ở Bangkok thăm bạn. Ngày 20/3, cô đi taxi đến sân bay quốc tế Suvarnabhumi, lên chuyến bay số hiệu TG947 về Đà Nẵng.
Ngay sau khi làm thủ tục nhập cảnh, cô được đưa tới cách ly tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng. Ngày 21 và 22/3, cô sinh hoạt bình thường trong khu vực cách ly, ngày 23/3 được phát hiện dương tính virus Vũ Hán. (Xem chi tiết)
Nông thuỷ sản Việt xuất khẩu sang Nhật tăng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, một nửa là xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật, tăng 6%.
Nhóm hàng nông, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu 248,3 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số này, rau quả tăng mạnh nhất với 21,1 triệu USD, tăng 25%, tiếp đến là hạt điều tăng 19,1%, hàng thủy sản tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy Nhật ngày càng có xu hướng chuộng hàng nông sản Việt Nam.
Bến tre cách ly gần 1.560 người
Trưa ngày 23/3, tỉnh Bến Tre phải cách ly cả một ấp với 1.588 người khi một cô gái 17 tuổi nhiễm virus Vũ Hán từ Malaysia về.
Ông Cao Văn Trọng – Chủ tịch tỉnh Bến Tre xác nhận, đã cách ly 1.588 nhân khẩu tại ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại để phòng chống dịch. Thời gian từ 13h ngày 23/3 đến 13 giờ ngày 20/4/2020. (Xem chi tiết).
SeAMobile New – ứng dụng ngân hàng đa tiện ích
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) vừa hợp tác, phát triển ứng dụng ngân hàng đa tiện ích SeAMobile New dành cho các thiết bị di động.
Ứng dụng cho phép thanh toán trực tuyến hóa đơn điện, nước, Internet, bảo hiểm, truyền hình… giúp người dùng giải quyết các loại hóa đơn một cách dễ dàng.
Chuyên mục kính chúc quý độc giả nhiều an lành và may mắn!