Tin Việt Nam – 16/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 16/03/2020

Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Tư bị ‘sách nhiễu’

Hôm 16/03, năm thành viên trong gia đình nhà hoạt động vì quyền đất đai Trịnh Bá Tư ở tỉnh Hòa Bình bị chính quyền địa phương gửi giấy mời lên công an để “kiểm tra hộ khẩu.”

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư cho VOA biết đây là hành động “trả thù” của công an sau khi các thành viên của gia đình anh đã liên tục loan tin qua mạng xã hội và gặp gỡ giới ngoại giao Hoa Kỳ sau vụ đụng độ giữa người dân và chính quyền vì quyền lợi đất đai ở Đồng Tâm vào tháng 1/2020.

Từ xã Ngọc Lương, quận Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, anh Trịnh Bá Tư, nói:

“Trước và sau khi diễn ra biến cố Đồng Tâm hôm 09/01 thì an ninh ở Hà Nội và Hòa Bình đã tiến hành canh giữ và giám sát gia đình tôi. Từ 09/01 thì họ liên tục sách nhiễu gia đình tôi.”

Trước và sau khi diễn ra biến cố Đồng Tâm hôm 09/01 thì an ninh ở Hà Nội và Hòa Bình đã tiến hành canh giữ và giám sát gia đình tôi.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư

VOA Tiếng Việt chưa liên lạc được với công an xã Ngọc Lương để tìm hiểu thêm về các cáo buộc sách nhiễu của chính quyền đối với gia đình anh Trịnh Bá Tư.

Anh Trịnh Bá Tư cho VOA biết:

“Sáng nay thì họ gửi giấy thông báo mời 5 gia đình nhà tôi đến trụ sở công an xã Ngọc Lương để làm việc. Tuy nhiên gia đình tôi đã từ chối.

Đoạn video mà gia đình anh Trịnh Bá Tư ghi lại trên trang Facebook cho thấy các công viên đọc giấy mời, đọc biên bản và họ ra về trong ôn hòa.

XEM THÊM:

Đại diện Sứ quán Mỹ nghe tường trình vụ Đồng Tâm

Hôm 6/2, đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội có cuộc họp với nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, anh của anh Trịnh Bá Tư, để nghe tường thuật chi tiết về cuộc đột kích xảy ra tại Đồng Tâm vào ngày 09/01 và nhận đơn kêu cứu từ bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình – người được xem “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm đã bị thiệt mạng trong cuộc bố ráp.

Vụ đột kích đã khiến cho ít nhất 4 người thiệt mạng, bao gồm ông Lê Đình Kình và 3 công an thiệt mạng.

Anh Trịnh Bá Tư cho biết thêm:

“Trước đó họ có nhiều hành động khiêu khích đánh đập và bắt giữ anh Trịnh Bá Phương và cho côn đồ đi theo tôi.

“Mục đích của họ là gài bẫy để bắt giữ người tranh đấu. Họ có thể dàn dựng để bắt giữ những người trong gia đình tôi.”

Sau vụ đột kích, Công an Hà Nội ngày 13/01 ra quyết định khởi tố 22 người dân Đồng Tâm đã bị bắt giam, theo sau quyết định khởi tố của Bộ Công an đối với họ về 3 tội danh “giết người; tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép; và chống người thi hành công vụ”.

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam cho phép tiến hành một cuộc điều tra độc về vụ tranh chấp đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm.

https://www.voatiengviet.com/a/gia-dinh-nha-hoat-dong-trinh-ba-tu-bi-sach-nhieu/5330659.html

 

Cựu lãnh đạo Công an tỉnh Sơn la bị truy tố tội đưa hối lộ

Một Phó phòng Công an tỉnh Sơn La bị khởi tố và bắt tạm giam về tội đưa hối lộ 1 tỷ đồng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Truyền thông trong nước, vào ngày 16/3, dẫn nguồn từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La cho biết thông tin vừa nêu.

Tin cho biết Công an tỉnh Sơn La vào hôm 13/3 đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với cựu Thượng tá Nguyễn Minh Khoa, sinh năm 1972, cựu Phó phòng An ninh chính trị nội bộ – PA03, công an tỉnh Sơn La.

Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Minh Khoa được xác nhận đã đưa hối lộ 1 tỷ đồng cho ông Lò Văn Huynh, là Phó Chủ tịch hội đồng thi kỳ thi THPT năm 2018 ở tỉnh Sơn La. Mục đích để giúp đỡ nâng điểm cho tổng cộng 5 thí sinh.

Bị cáo Lò Văn Huynh, tại phiên sơ thẩm hồi tháng 10/2019 khai báo đã nhận 1 tỷ đồng từ ông Nguyễn Minh Khoa để nâng điểm cho 2 thí sinh. Tuy nhiên, sau phiên tòa, ông Huynh đã đổi lời khai rằng đã không thỏa thuận hay nhận tiền từ ông Khoa.

Cựu Thượng tá Nguyễn Minh Khoa được nói rằng trong quá trình điều tra đã khẳng định không thỏa thuận hay đưa tiền cho bị can Lò Văn Huynh. Do đó, Công an tỉnh Sơn La ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Khoa để tiếp tục điều tra vụ việc.

Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tước quân tịch đối với Thượng tá Nguyễn Minh Khoa, trước khi Công an tỉnh Sơn La ban hành lệnh khởi tố và bắt tạm giam ông.

Trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi THPT 2018 ở tỉnh Sơn La, đã có 8 bị can bị truy tố. Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh đề nghị truy tố 11 bị can.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-leader-sonla-police-prosecuted-of-bibery-charge-03162020091218.html

 

Hàng loạt sai phạm về quản lý rừng

và đất rừng tại Đắk Nông và Lạng Sơn

Giới chức hai tỉnh Đắk Nông và Lạng Sơn xác định những vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Truyền thông trong nước loan tin hôm 16 tháng 3 cho biết như vừa nêu.

Cụ thể tại tỉnh Đắk Nông, Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Thương mại Nguyên Vũ do bà Nguyễn Thị Kim Thoa làm giám đốc và bà này là vợ đại tá Lương Ngọc Lếp thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, phó giám đốc công an tỉnh Đắk Nông về hưu năm 2017. Vào năm 2016 công ty Nguyên Vũ được giao hơn 162 hecta rừng và đất rừng, trong đó có 156 hecta rừng thông nằm dọc quốc lộ 28 xã Quảng Sơn để quản lý khai thác nhựa thông, trồng bơ và chăm sóc rừng trồng nhưng sau thời gian chưa đến 2 năm, phần lớn rừng thông bị chết khô, đất rừng bị cắt xén và mua bán trao tay trái quy định.

Theo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, tính đến thời điểm thanh tra ngày 18/8/2017 công ty chưa thực hiện việc trồng bơ theo quy hoạch ban đầu, diện tích rừng liên tục bị giảm, đoàn thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát hiện diện tích rừng giảm gần 22%, khoảng gần 35 hecta và diện tích rừng tiếp tục giảm vào năm 2018 thêm 23%.

Công ty này còn chậm xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng và vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quyết định thu hồi toàn bộ diện tích rừng hơn 162 hecta đã bàn giao cho công ty này.

Tại tỉnh Lạng Sơn, Thanh tra công tác quản lý nhà nước tại một số xã, thị trấn thuộc các huyện Văn Lãng, Cao Lộc, Hữu Lũng… cũng phát hiện hàng loạt sai phạm về quản lý và sử dụng đất đai sai quy định.

Thanh tra tỉnh Lạng Sơn yêu cầu chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện Văn Lãng, Cao Lộc, Hữu Lũng… khắc phục các sai phạm về đất đai và thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý theo mức độ vi phạm. Đồng thời, thanh tra kiến nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các chủ tịch kiểm điểm làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm.

Ngoài việc đề nghị kiểm điểm sai phạm và xử lý trách nhiệm, cơ quan thanh tra chuyển toàn bộ hồ sơ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/much-wrong-doing-in-on-land-use-in-dak-nong-and-lang-son-03162020091529.html

 

Lâm Đồng đình chỉ

dự án xâm hại di tích quốc gia, phá rừng phòng hộ

Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vào ngày 15/3 đã đình chỉ thi công dự án Khu điều dưỡng, nghỉ dưỡng và an dưỡng cao cấp Hồng Đức vì chủ đầu đã đốn hạ gần 3.000m2 rừng phòng hộ trong quá trình xây dựng và có đến 17/18 công trình sai nội dung giấy phép và bản vẽ thiết kế.

Báo trong nước loan tin ngày 16/3, trích nội dung văn bản Ủy ban tỉnh Lâm Đồng.

Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Hồng Đức do Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hồng Đức làm chủ đầu tư. Dự án nằm tại Khu du lịch và di tích quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Trong văn bản, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Hồng Đức phải khẩn trương tháo dỡ các công trình, hạng mục công trình đã đầu tư, xây dựng không phù hợp với giấy phép đã cấp.

Bên cạnh đó, Công ty Hồng Đức cũng phải bồi thường giá trị tài nguyên rừng đối với số lâm sản đã chặt hạ trái phép.

Cụ thể, theo kết quả kiểm tra của Hạt Kiểm lâm Đà Lạt, Công ty Hồng Đức chỉ được sử dụng rừng để xây dựng 5 biệt thự trong 1.300m2, nhưng công ty đã san ủi làm biến dạng địa hình, chặt phá cây rừng trên diện tích hơn 4.200m2 rừng phòng hộ.

Văn bản UBND tỉnh Lâm Đồng nêu rõ trong thời hạn 60 ngày công ty Hồng Đức phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế theo quy định.

Nếu bị cơ quan chức năng từ chối cấp phép, doanh nghiệp phải tháo dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm theo giấy phép xây dựng và thiết kế được duyệt.

Vẫn tin liên quan, ông Lê Văn Ninh – Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn vào ngày 16/3 đã xác nhận với báo chí trong nước sẽ tiến hành tháo dỡ công trình vừa xây dựng của Công ty Đại Hùng Phong vì xây dựng trái phép, xâm lấn đất quy hoạch quốc phòng ở Hang Câu.

Được biết, phía cơ quan chức năng huyện đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ trước ngày 10/3 nhưng đến nay phía công ty vẫn chưa thực hiện. Vì vậy, chính quyền sẽ cưỡng chế tháo dỡ công trình này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lam-dong-suspend-project-of-trespassing-national-relics-03162020101914.html

 

Quảng Ngãi: Cảnh sát cơ động

bắt giữ hàng chục người dân giữa dịch COVID-19

Hôm 13-3-2020, hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị khiên chắn, dùi cui, chó nghiệp vụ tiến vào thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi để giải tán người dân đang án ngữ ở bãi rác ngăn cản không cho xe rác vào đổ. Người dân địa phương cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua điện thoại hôm 16/3.

Các đoạn clip phát trực tiếp vào sáng 13-3 cho thấy xô xát giữa cơ quan chức năng và người dân. Người dân địa phương cho Đài Á Châu Tự Do biết có khoảng 20 người đã bị bắt giữ, một số người đã được thả ra sau đó. Tuy nhiên, người dân không cho biết cụ thể còn bao nhiêu người vẫn đang bị tạm giữ.

Một người dân địa phương thuật lại vụ việc với phóng viên vào chiều 16 tháng 3 như sau:

Trước đó vào ngày 8 tháng 3, người ta đã cho lực lượng vô như vậy rồi.

Trước ngày 13 tháng 3 có hai ngày, họ cho lực lượng vào thì đơn giản là người dân nói là không có văn bản giấy tờ gì hết, kêu là tại sao nhà máy chở cái gì lên nhưng mà không nói rõ là là đã chở cái gì.

Trong khi người dân đã đưa đơn ra Trung ương rồi và đang đợi Trung ương giải quyết.

Vấn đề đó đang tranh chấp mà nhưng mà người ta vẫn đưa vào, những lần trước thì không có ẩu đả gì, người dân chỉ đứng đó để quan sát tại sao chở đồ lên như vậy thôi ngày 13 thì như vậy.”

Phóng viên gọi cho số điện thoại của Ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ thì một cán bộ bắt máy, cho biết không biết vụ việc này và đề nghị lên trực tiếp ủy ban để làm việc chứ không làm việc qua điện thoại.

Theo người dân, vụ việc bắt đầu vào năm 2018 khi nhà máy xử lý rác thải MD hoạt động xả khói, xả thải trực tiếp ra đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường và vị trí của nhà máy chỉ cách khu dân cư 500 mét.
Vì vậy người dân đã thiết lập rào chắn ngăn chặn các xe rác tiếp tục đem rác thải đến đổ ở đây từ đó cho đến nay.

Trong buổi đối thoại của chính quyền với người dân xã Phổ Thạnh hồi tháng 9 năm 2019, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho biết, những cán bộ liên quan đến sai phạm ở nhà máy xử lý rác thải MD đã bị kỷ luật.

Đồng thời ông Chữ gửi lời xin lỗi đến người dân. Khẳng định không có chuyện chở rác thải ở địa phương khác về nhà máy rác thải MD để xử lý như tin đồn, theo mạng báo Tuổi trẻ loan tin.

Tuy nhiên người dân không đồng ý cho nhà máy hoạt động lại để xử lý 22,500 mét khối rác thải còn tồn đọng và di dời nhà máy vào năm 2020 mà yêu cầu phải di dời ngay lập tức.

Một số ý kiến khác đồng ý với phương án này nhưng đề nghị phải có sự giám sát chặt chẽ của người dân.

Mới đây, ngày 16 tháng 3 năm 2020, báo Tài Nguyên Môi trường cho hay UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chấp thuận phương án xử lý 22,500 m3 rác thải tồn đọng tại bãi chôn lấp thôn La Vân theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, phương án do cơ quan này đề xuất là, việc xử lý 22,500 m3 rác thải tồn đọng tại bãi chôn lấp thôn La Vân sẽ được tiến hành tại chỗ theo quy trình xử lý 5 bước trong vòng 20 tháng.

Với phương án này, lượng rác tồn đọng tại thôn La Vân (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) không chuyển đi nơi khác để xử lý vì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển.

Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi cũng đề xuất thiết lập 1 trạm quan trắc môi trường tại Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Đức Phổ; thuê đơn vị có chức năng đảm bảo năng lực, thiết bị để tổ chức đo đạc, lấy mẫu; thành lập tổ giám sát cộng đồng, gồm đại diện UBND huyện Đức Phổ, Đảng ủy, UBND xã Phổ Thạnh, các tổ chức đoàn thể của địa phương và đại diện người dân.

Tuy nhiên, nhiều người dân ở làng chài Sa Huỳnh, thôn La Vân đến đây vẫn hoài nghi về biện pháp xử lý của chính quyền.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-ngai-about-20-arrested-in-an-enviroment-protest-03162020085603.html

 

Việt Nam có tổng cộng 60 ca nhiễm COVID-19,

2 trường hợp diễn biến nặng

Tính đến tối ngày 16 tháng 3, Việt Nam báo cáo tổng ca nhiễm COVID- 19 trong nước là 59 trường hợp.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, hai ca nhiễm mới gồm 1 bệnh nhân 26 tuổi ở quận Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân số 58 là nữ du học sinh tại Pháp trở về nước hôm qua, 15 tháng 3. Ca thứ hai được đánh số 59 là một bệnh nhân nữ 30 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội. Cô này là nữ tiếp viên trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam hôm 2 tháng 3. Ca số 60 là nam giới, 29 tuổi, quốc tịch Pháp. Người này bay từ Paris tới Nội Bài hôm 9/3 và đã đi du lịch một số nơi tại miền Bắc Việt Nam trước khi được phát hiện bệnh vào ngày 15/3.

Tin mới nhất vào chiều ngày 16 tháng 3 cho biết có 2 bệnh nhân COVID-19 có diễn biến nặng. Cả hai đang điều trị tại Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương, Cơ sở 2 ở Đông Anh, Hà Nội và phải thở bằng máy. Một người là nữ, 64 tuổi, bác của bệnh nhân số 17, và được xác nhận nhiễm COVID-19 từ cô bệnh nhân số 17 đi du lịch sang Anh, Pháp, Ý về Hà Nội. Bệnh nhân kia là một người đàn ông quốc tịch Anh, 69 tuổi.

Vào sáng ngày 16 tháng 3, các chuyên gia y tế đầu ngành của Việt Nam đã có buổi hội chẩn trực tuyến để điều trị bệnh cho hai người nhiễm COVID-19 vừa nêu.

Trước đó vào trưa ngày 15 tháng 3, Đội Cơ động Phản ứng Nhanh của Bệnh Viện Bạch Mai cũng đến tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Cơ sở 2 để hội chẩn điều trị cho bệnh nhân người Anh.

Về tình trạng của hai bệnh nhân COVID-19 này, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Bệnh Viện Bạch Mai nói rõ bệnh nhân người Anh vẫn đang trong tình trạng nặng. Còn nữ bệnh nhân người Việt vẫn đang suy hô hấp, tổn thương phổi nặng và phải lọc máu liên tục.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-coronavirus-case-rise-to-59-two-in-serious-condition-03162020091226.html

 

Cách ly 2 tổ bay có bệnh nhân Covid-19 số 54

Sau khi hành khách quốc tịch Latvia, đã di chuyển trên 2 chuyến bay của Bamboo Airways từ Tân Sơn Nhất đi Phú Quốc và ngược lại bị xác định dương tính Covid-19, ngày 16/3 Bamboo Airways cho biết hai tổ bay đã được cách ly tập trung.

Truyền thông trong nước loan tin này cùng ngày và cho biết thêm rằng, hành khách người Latvia, được xác định là bệnh nhân thứ 54, đã di chuyển trên 2 chuyến bay QH1521 từ TPHCM đến Phú Quốc vào ngày 9/3 và QH1524 từ Phú Quốc về TPHCM ngày 13/3.

Đến ngày 14/3, hành khách này có những triệu chứng sốt, ho và đã đến bệnh viện bệnh nhiệt đới kiểm tra. Kết quả phát hiện người này dương tính Covid-19 và hiện đang được cách ly tại bệnh viện.

Ngày 15/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đã kêu gọi toàn bộ hành khách trên các chuyến bay bay cùng với bệnh nhân Latvia dương tính liên hệ các cơ quan y tế để kiểm tra sức khỏe.

Cũng hôm 15/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo quy định toàn bộ hành khách đến từ 31 quốc gia có dịch đều sẽ phải cách ly tập trung đủ 14 ngày.

31 quốc gia gồm Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstien, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Nauy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh và North Ireland, Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran.

Cũng tin liên quan, ngày 16/3 Chính phủ Việt Nam yêu cầu người nước ngoài tại Việt Nam cũng như người Việt Nam đều phải đeo khẩu trang tại các nơi tập trung đông người như siêu thị, sân bay và các địa điểm đón tàu, xe công cộng.

Tại TPHCM, Sở Y tế trong cùng ngày cũng tổ chức diễn tập tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến ở Cần Giờ.

Đây là bệnh viện dã chiến thứ hai sau khi bệnh viện ở Củ Chi đã được đưa vào sử dụng. Đại diện Sở Y tế cho biết bệnh viện ở Cần Giờ sẽ giảm tải cho bệnh viện Bệnh nhiệt đới đồng thời giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo khi số người nhiễm tại Việt Nam đang tăng mỗi ngày.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bamboo-flight-crews-relating-54th-case-being-quarantined-03162020084315.html

 

Dịch bệnh COVID – 19:

Hơn 200 người đã có tiếp xúc với bệnh nhân số 54

Giới chức tỉnh Kiên Giang vào ngày 16/3 cho báo chí trong nước biết tỉnh này đã xác định được ít nhất 210 người có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 54 nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh COVID – 19. Tỉnh đồng thời đã phong toả toàn bộ khách sạn nơi bệnh nhân đã lưu trú 5 ngày, lập danh sách những người từng tiếp xúc, kêu gọi người dân bình tĩnh.

Bệnh nhân số 54 là một người nước ngoài từ Tây Ban Nha bay đến thành phố Hồ Chí Minh cùng vợ hôm 8/3. Sau đó hai người đi Phú Quốc hôm 9/3 và lưu lại tại đây đến ngày 13/3 thì quay lại thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân này có dấu hiệu sốt và được lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện các Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh hôm 14/3. Kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 được xác nhận hôm 15/3.

Theo báo cáo của trung tâm y tế huyện Phú Quốc được truyền thông trong nước trích nguồn, có tổng số 85 người trên chuyến bay của bệnh nhân số 54 từ TP HCM ra Phú Quốc; 81 người tiếp xúc với bệnh nhân trên chuyến bay từ Phú Quốc về lại TP HCM. Ngoài ra, còn có 32 người tại khách sạn ở Phú Quốc nơi khách lưu trú và 12 người là nhân viên sân bay, công an cửa khẩu.

Tiền Phong trích lời của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Quốc cho biết giới chức y tế địa phương đã đưa được 70 người trong số 210 người đi cách ly, và đang tiếp tục rà soát đưa số người còn lại vào cách ly. Tuy nhiên, hiện có nhiều người trong số này đã đến những địa phương khác.

Trong khi đó, vào cùng ngày 16/3, giới chức Y tế tỉnh Quảng Ninh bác bỏ thông tin cho rằng Bệnh viện Lao và Phổi của tỉnh này đang bị phong toả sau khi tiếp nhận bệnh nhân số 52.

Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết thông tin này đã gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng tới công tác phòng chống dịch ở địa phương.

Ông Diện cho biết Bệnh viện cách ly số 2 của tỉnh có cùng khuôn viên và lối đi với Bệnh viện Lao và Phổi. Để kiểm soát tối đa công tác phòng ngừa lây nhiễm COVID – 19, Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị từ ngày 14/3. Những bệnh nhân này được đề nghị đến các bệnh viện khác trong tỉnh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-than-200-people-had-some-contact-with-patien-no-54-03162020081055.html

 

Việt Nam bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi đông người

Hôm 16/3/2020, người dân và du khách tại Việt Nam thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi đông người trong nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ.

“Từ ngày 16/03/2020, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng…),” Văn phòng Chính phủ ngày 14/03 ra thông báo.

Truyền thông Việt Nam trích thông báo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: “Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ngành hàng không, các hãng hàng không phát miễn phí khẩu trang cho hành khách trong trường hợp hành khách chưa có khẩu trang, kể cả hành khách người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và khi vào nhà ga.”

XEM THÊM:

Việt Nam tạm cấm nhập cảnh công dân nhiều nước châu Âu để chặn Corona

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 14/3 cho biết Việt Nam sẽ tạm dừng cấp thị thực tại cửa khẩu cho tất cả người nước ngoài, “không phân biệt quốc gia và vùng lãnh thổ” và tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh quốc) trong vòng 14 ngày.

Tính đến 16/03, Việt Nam đã ghi nhận 60 trường hợp mắc COVID-19. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 42.956 người, trong đó có 2.227 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 8.318 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 32.411 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Báo Thanh Niên cho biết trong giai đoạn 1, nguồn lây bệnh chủ yếu là những người Việt Nam hoặc nước ngoài đến từ Trung Quốc, thì 37 ca bệnh mới trong đợt 2 của dịch Covid-19 tại Việt Nam chủ yếu là những người đến Việt Nam từ các nước châu Âu và Mỹ.

Riêng các ca bệnh do những người Việt Nam trở về từ Anh hoặc người nước ngoài đến Việt Nam từ Anh đã là 24 người, chiếm tới hơn 58% số ca nhiễm

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-bat-buoc-deo-khau-trang-tai-noi-dong-ngui/5330482.html

 

COVID – 19: Công an điều tra lịch trình

của bệnh nhân “siêu lây nhiễm” thứ 34 ở Bình Thuận

Công an tỉnh Bình Thuận đã phải vào cuộc điều tra lịch trình và những tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm COVID – 19 thứ 34 ở tỉnh Bình Thuận kể từ sau khi người này từ Mỹ về sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh hôm 2/3. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 16/3.

Đây là người được báo chí trong nước gọi là bệnh nhân “siêu lây nhiễm” vì cho đến lúc này đã có ít nhất 10 người được xác định bị lây virus gây bệnh COVID – 19 từ bệnh nhân này.

Đồng thời báo chí trong nước cũng xác định bệnh nhân này đã nói dối về lịch trình của mình sau khi từ Mỹ về Việt Nam khi khai báo là đã không có tham gia hoạt động cộng đồng nào.

Vào ngày 16/3, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản báo cáo về sinh hoạt cộng đồng của bệnh nhân thứ 34 hôm 8/3 dựa trên các báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận và sở Y tế. Theo đó, không có lãnh đạo tỉnh, hay sở, ngành nào liên quan đến các buổi sinh hoạt của Hội nữ doanh nhân tỉnh Bình Thuận hôm 7 và 8/3.

Đồng thời, vào cùng ngày 16/3, Trung tâm Y tế thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết đã xác định thêm 7 người đã có liên quan với bệnh nhân thứ 34. Đó là chủ quán bún và một nhân viên quán nơi bệnh nhân đã đến ăn hôm 2/3. Ngoài ra còn có 5 người khác có liên quan tiếp xúc với chủ quán. Tuy nhiên đã gần 14 ngày kể từ khi có tiếp xúc nên giới chức y tế tỉnh Đồng Nai chỉ tiếp tục giám sát, cách ly, theo dõi tại nhà với cả 7 người này.

Truyền thông trong nước cho biết UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục giao công an tỉnh khai thác dữ liệu từ camera khu vực tiệc cưới ngày 5/3 và khu vực quán cà phê ngày 7/3 để xác định bệnh nhân 34 có tham dự hay không.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-police-probe-close-contact-of-patient-no-34-03162020081951.html

 

Bốn tàu du lịch đường sông của Campuchia

 bị từ chối nhập cảng tại Việt Nam

Việt Nam từ chối không cho 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia cập bến Việt Nam vì lo sợ lây lan dịch COVID-19 .

Tin do mạng báo Khmer Times loan đi ngày 16 tháng 3. Tin nói rõ Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra lệnh cho các quan chức chính quyền Phnom Penh can thiệp giải quyết vấn đề 4 tàu du lịch đường sông của Campuchia đang bị kẹt ở biên giới với Việt Nam.

Cụ thể tin cho biết, sau khi ông Phan Sobin, chủ sở hữu của một trong những tàu du lịch nói trên, đăng trên Facebook thông tin bốn tàu của Campuchia bị từ chối cập cảng Việt Nam, ông Hun Sen đã phản hồi trên Facebook của mình bằng việc ra lệnh cho Bộ trưởng Công trình Công cộng Sun Chanthol ngay lập tức can thiệp giúp bốn tàu này.

Người phát ngôn của Bộ Công trình Công cộng, ông Heang Sotheavuth cho biết hiện đang đàm phán với phía Việt Nam, yêu cầu cho phép các tàu cập cảng tại Việt Nam.

Ông Sotheavuth nói có 70 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn, với khoảng 7 quốc tịch, hiện đang ở trên bốn tàu vừa nệu gồm Mỹ, Pháp, Nga, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Canada và Campuchia. Hầu hết các hành khách là người Pháp và Đan  Mạch.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/four-cambodian-river-cruise-vessels-denied-docking-in-vietnam-03162020095834.html

 

Bất chấp dịch coronavirus bùng phát,

chợ động vật hoang dã vẫn hoạt động

Một chợ động vật hoang dã ở Việt Nam bán bò sát, rái cá và động vật gặm nhấm đã làm dấy lên lo lắng xuất hiện những căn bệnh mới, sau khi dịch coronavirus từ Trung Cộng bùng phát.

Chợ này được gọi là chợ chim Thanh Hoa, bao gồm 50 quầy hàng trải dài dọc một con đường nằm ở ngoại ô Saigon. Những con thú ở đây được giết mổ và nấu sống cho khách hàng.

Người mua cảm thấy không thể chịu được do mùi hôi thối của phân chim và thức ăn. Những con chim sống được nhốt trong lồng và có những con chân bị buộc thành chùm. Người bán cũng khâu mắt, dán mỏ, bẻ gãy cánh, nhổ lông và sử dụng bình gas nhỏ để nhanh chóng nấu sống chúng. Bên cạnh các loài chim, người mua còn rất dễ tìm thấy rùa, rắn, rái cá, thỏ, chuột và gia cầm.

Một thương nhân cho biết ông cung cấp khoảng 70kg chim mỗi sáng, và bán được khoảng 80,000 con (tương đương 16 tấn) mỗi năm.

Theo tờ Daily Star, Trung Cộng đã cấm bán và ăn động vật hoang dã để cố gắng kiểm soát dịch coronavirus. Coronavirus được cho là có nguồn gốc tại một chợ tương tự ở Vũ Hán, Trung Cộng.

Các tổ chức từ thiện động vật cảnh báo buôn bán động vật hoang dã có thể châm ngòi cho một loại virus mới, và kêu gọi lệnh cấm toàn cầu ngay lập tức đối với các chợ động vật hoang dã. Nhưng tại chợ Thanh Hoa và hàng trăm chợ tương tự khác trên khắp thế giới, việc buôn bán vẫn tiếp tục. Ngay cả những con chó dại được đem ra giao dịch.

Coronavirus là bệnh dịch mới nhất được cho là có nguồn gốc từ động vật. Trước đó, vào năm 2002, dịch SARS cũng bắt nguồn từ một khu chợ ở Quảng Đông, miền nam Trung Cộng.(BBT)

https://www.sbtn.tv/bat-chap-dich-coronavirus-bung-phat-cho-dong-vat-hoang-da-van-hoat-dong/

 

Công an làm việc

với 654 trường hợp đưa tin COVID-19

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an cho biết công an các địa phương cả nước đã xác minh, làm việc với hơn 650 trường hợp bị cho đã “đưa tin sai sự thật” liên quan đến tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra ở Việt Nam. Trong tổng số hơn 650 trường hợp phải làm việc, có 146 người đã bị xử phạt hành chính.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 16/3, dẫn nhận định của Bộ Công an rằng các thế lực thù địch, phản động, các đối tượng bất mãn chính trị trong và ngoài nước đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành địa phương.

Một số thông tin khác bị cho là kích động người dân đình công, ngừng buôn bán, tích trữ lương thực, thực phẩm.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công an Việt Nam khẳng định nhiều tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đã chi hàng chục ngàn USD để chạy quảng cáo trên Facebook các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh ở Việt Nam nhằm công kích Chính phủ Việt Nam bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch.

Theo thống kê của Bộ Công an, kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19 trên không gian mạng đã có gần 300 ngàn tin, bài viết trên các trang tin điện tử, blog, diễn đàn; và gần 600 ngàn tin, bài, video clip đã đăng trên mạng xã hội có liên quan đến dịch bệnh. Bộ Công an khẳng định nhiều tin và bài viết có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật thu hút hàng triệu bình luận, chia sẻ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-reported-654-cases-of-disseminating-COVID-19-fake-news-03162020092815.html

 

Virus corona: Việt Nam cần làm gì

khi dịch viêm phổ Vũ Hán lan ra cộng đồng?

Hoàng Kim Phúc và Nguyễn Duy ĐôngGửi cho BBC News Tiếng Việt từ TP Oxford, Anh Quốc

Cho tới hôm nay, 15-03-2020, số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu là 16.8882 với 6.492 tử vong và trong lúc dịch đang lan rộng tại châu Âu và Mỹ thì tại gốc của nó là Trung Quốc, dịch đang đi xuống nhưng không có gì đảm bảo sẽ không tái nhiễm khi gia tăng lại các tương tác cộng đồng.

Tỉnh Oxford với hơn 700,000 dân với 24 ca được phát hiện hôm nay đã dẫn đầu tỷ lệ nhiễm của liên hiệp Anh, tất cả là do du lịch và trao đổi khoa học và sinh viên quốc tế, dù các đối tượng tới Oxford hầu hết thuộc lớp khá giả từ châu Á.

Trong khi đó tại Việt nam, tâm tư mạng xã hội như một con tinh tinh vừa hân hoan vỗ bộ ngực vạm vỡ vì 16 ca nhiễm đầu tiên khỏi bệnh, đã chuyển sang hoảng loạn chỉ sau một đêm do xuất hiện em 17, “đồng chí” 21 và các “đồng chí” khác.

Lạc quan sớm hay bi quan đều không giúp gì trong cuộc chiến phức tạp chống con virus được gọi là siêu đẳng này (brilliant virus). Cái xã hội cần là sự bình tĩnh, không kỳ thị, thông tin trung thực và kế hoạch chống dịch khoa học.

2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ

Virus corona: Covid-19 ‘có thể giúp Đảng Cộng sản Việt Nam cải tổ’

Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?

Covid-19: Nước Đức điềm tĩnh, người Việt vẫn hoang mang

Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm

Covid-19: Tự cách ly thế nào khi sống chung với người khác?

Dịch đã vào cộng đồng

Câu hỏi mà triệu người Việt nam muốn biết là hiện nay dịch ở Việt nam thực sự đến đâu. Ngắn gọn mà nói, dịch đã âm thầm vào cộng đồng và đường đi của nó, bất chấp những cố gắng đáng kể của ngành y tế, là từ chính đặc điểm dịch tễ hiểm hóc của con virus này kết hợp với tập quán xã hội của Việt nam.

2019-nCoV hoặc Covid-19 hay dân nôm na gọi là Cúm Vũ Hán có đặc điểm gây bệnh nhẹ, thậm chí nhiều ca nhiễm không biểu hiện bệnh lí cho khoảng 80% bệnh nhân mặc dù các bệnh nhân này vẫn có khả năng lây nhiễm tiếp và trình tự gene (RNA) của virus họ mang không khác gì với virus nhiễm gần 20% còn lại, tức là vẫn cùng dòng.

Ở Việt nam, một số đông người Việt từ lâu đã có tập quán tự mua thuốc điều trị cho các diễn biến sức khỏe thông thường. Khi nhiễm Covid-19, đa số bệnh nhân đã khỏi dù là do không biểu hiện bệnh hay do tự điều trị, nhưng họ có thể đã truyền bệnh cho gia đình và cộng đồng nếu họ không phải là những người có hiểu biết về tự cách ly và bệnh truyền nhiễm.

Chỉ những ca có bệnh lý nền mãn tính liên quan tới hệ hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi chiếm khoảng 15% sẽ chuyển viêm phổi và có 2-6% tử vong tùy điều kiện điều trị. Những ca như vậy thường bị bỏ qua do những bất cập về trình độ xét nghiệm, tầng lớp xã hội và cả những lí do khác tương tự nhiều ca sốt xuất huyết tử vong khi bùng dịch tại Việt nam trong quá khứ.

Vùng cách ly

Quarantine là từ xuất hiện sau năm 1343 để luật hóa việc cách ly một quần thể địa phương với xung quanh để ngăn dịch hạch (Black death-Croatia) và từ đó biện pháp này được các quốc gia sử dụng khi có dịch bệnh mặc dù việc lựa chọn hình thức cụ thể sẽ phụ thuộc đặc điểm thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, trình độ luật pháp và nhân quyền ở mỗi nước.

Trong vụ dịch này, ở những nước giàu hơn, trình độ liên lạc và điều kiện tư gia đảm bảo, cách ly tại nhà là lí tưởng để ngăn chặn Cúm Vũ Hán vì dân cư trong khu vực dịch được chính quyền hỗ trợ cả Y tế và kinh tế cộng với trình độ nhận thức cao nên đa phần tự giác tuân thủ các quyết định cách ly của chính quyền. Lựa chọn này càng hợp lý khi giới khoa học thực sự không biết khi nào thì dịch sẽ kết thúc và ước tính miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được khi 60-80% dân số đã nhiễm vì chưa có vaccine trợ chiến vậy nên dù cho cố gắng để giảm tốc lây nhiễm không một hệ thống Y tế và nền kinh tế nào chịu nổi nếu kéo hết đến bệnh viện.

Tuy nhiên, cách ly tại nhà sẽ không thể áp dụng một cách đồng nhất tại Việt Nam với hàng vạn gia đình tại những vùng biên mậu, vùng sâu, vùng xa khi lao động chính có thể đã đem mầm bệnh về nhà mình sau đó đi làm xa để lại trẻ em và người già tại địa phương. Thành phần dân cư này cần được chăm sóc và tập trung tại các điểm làng, bản khi xảy dịch để tránh xảy ra các thảm kịch nhân đạo trong những căn nhà hẻo lánh và tồi tàn của họ, nơi rất khó khăn về liên lạc, cấp cứu và các hỗ trợ khác.

Trong những khu vực khá giả hơn ở Việt nam, đã bắt gặp sự thiếu hiểu biết và ý thức tự giác thấp kém ở bất kể giai tầng xã hội nào và vì thế khó đảm bảo cách ly tại nhà sẽ thành công nếu không đi kèm chế tài nghiêm khắc.

Việt nam có 11% dân số sống ở mức nghèo đói và phải vật lộn sinh nhai từng ngày, họ chắc chắn sẽ phải làm mọi cách để kiếm sống bất chấp dịch bệnh và như thế biện pháp khai báo Y tế toàn dân tiềm ẩn một thất bại nhìn thấy trừ khi nhận thức của quần chúng thay đổi để tính tự giác tăng lên. Khai báo Y tế cũng sẽ rất khó áp dụng với nhiều nhóm người Trung Quốc sống lang bạt rộng khắp các tỉnh phía Nam làm nghề buôn nông sản để chuyển về Trung Quốc hay các nhóm người buôn lậu, làm ăn xuyên biên giới Việt, Miên, Lào và Trung.

Mặc dù Trung Quốc đang quảng bá mô hình cách ly Vũ Hán như một chiến thắng của hệ thống chính trị khi dịch ở đây đã được kiểm soát nhưng Covid-19 đã cho thấy ở hệ thống chính tri này lúc lâm dịch hoàn toàn không tồn tại một niềm tin nào giữa chính quyền và nhân dân dẫn tới chính quyền khai triển các biện pháp cách ly hà khắc như thời trung cổ và nhận lại là sự oán hận ngút trời của cả chục triệu người bị xem như ôn dịch trên chính quê hương mình. Vậy mà, dịch vẫn hoành hành mất kiểm soát trước khi chính quyền áp dụng khóa cửa giam cầm người dân trong nhà họ và mô hình toán ước tính 20% dân Vũ Hán đã nhiễm bệnh.

Đóng cửa trường học

Tại Việt nam, quyết định đóng cửa trường học là đúng đắn mặc dù đã có những quan điểm sai lầm ngay từ giới y tế, khoa bảng rằng Cúm Vũ Hán gây bệnh rất nhẹ và thoảng qua đối với trẻ em nên không cần đóng cửa trường học đặc biệt khi thấy một số nước phát triển lưỡng lự trước các quyết định này.

Các nước phát triển đang cân nhắc giữa thiệt hại về kinh tế khi cha mẹ phải ở nhà trông trẻ khi đại dịch kéo dài nhưng ẩn sau đó là đa phần các gia đình phương Tây, trẻ em không sống cùng ông bà và cha mẹ trong độ tuổi lao động theo lý thuyết là chống chọi tốt với Covid-19 nên hậu quả có thể kiểm soát.

Trẻ em ở Việt nam với một tỷ lệ lớn sống cùng hay có những liên hệ mật thiết với ông bà, đến trường chắc chắn sẽ mang bệnh về cho cộng đồng cao tuổi và đó sẽ là thảm họa.

Vậy có thể làm gì

Việt nam với khí hậu nóng ẩm thực tế đã giúp ích làm chậm mức lây lan của Covid-19, tuy nhiên điều mong manh này sẽ mất đi khi tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng tăng lên đồng thời việc sử dụng rộng khắp máy điều hòa ở nước nhiệt đới có thể mang đến một tác động truyền nhiễm mới và cuối cùng điều tồi tệ nhất cần nhớ rằng đại dịch cúm lợn 2009 (swine flu) đã xảy ra suốt mùa hè gây chết hơn 18.000 người.

Xác định đường truyền qua hiệu thuốc: Một biện pháp cần phải tiến hành trên cả nước thông qua một sắc lệnh hành chính và chế tài nghiêm ngặt, giống như kiểu phát hiện bán ngoại tệ tại các cửa hàng vàng mà chính quyền đã từng ráo riết tiến hành, nhưng ở đây là bắt buộc các cửa hàng bán thuốc phải lấy số liệu của các khách hàng mua thuốc cảm cúm, ho, giảm đau, giảm sốt và ghi số chứng minh thư. Tờ khai mẫu với bốn thứ tiếng Việt, Anh, Trung, Hàn bao gồm tên, tuổi, điện thoại, địa chỉ, triệu chứng bệnh để chọn bao gồm ho, sốt, đau người, khó thở… sẽ được chính quyền xã, phường photocopy phát cho các hiệu thuốc trong khu vực và thu, đổi lại mỗi 24h. Bệnh nhân có thể nói dối để thoát điều tra Y tế toàn dân nhưng họ sẽ phải mua thuốc cảm cúm để tự điều trị.

Xét nghiệm hàng loạt: Từ thực tế dập dịch hiệu quả của Hàn Quốc, yếu tố chẩn đoán nhanh và nhiều trở thành yếu tố quan trọng nhất để khoanh dịch, cách ly và điều trị do đó Anh, Mỹ, Pháp, Đức … đều đang ráo riết thực hiện. Đây chính là thời điểm VN bắt buộc phải sàng lọc xét nghiệm miễn phí hàng loạt ở các tỉnh có bệnh nhân. Lưu ý rằng ngay cả trong vùng dịch ở Hàn Quốc, sàng lọc cộng đồng chỉ cho thấy tỷ lệ dương tính tin cậy là 1-2% vậy nên chỉ một số ca lẻ tẻ xuất hiện đột ngột trong cộng đồng cũng đủ báo hiệu một cơn bão rất gần.

Cách ly cấp xã và nhỏ hơn: Trong bài viết trước “2019-nCov: VN cần mô hình cách ly để y tế không sụp đổ nếu dịch lan ra“, tác giả đã nhấn mạnh phải cầm chân dịch tại mỗi địa phương ở mức xã và chỉ những ca biến chứng nặng là cần chuyển tới bệnh viên dã chiến hay tuyến trên lân cận, với diễn biến đã xảy ra tại Vũ Hán, đang xảy ra tại Daegu, Lombardy và quan điểm của trưởng cố vấn khoa học thủ tướng Anh là ca nhiễm rải đều là hy vọng của UK, chứng tỏ đó là con đường đúng mà Việt nam phải giữ và hoàn thiện.

Chế tài bỏ cách ly: Nếu người được phép cách ly tại nhà tự ý bỏ cách ly trước 14 ngày, sẽ bị đưa thông tin lên truyền thông địa phương để nhận dạng kèm theo hình phạt hành chính nặng nề mà công an địa phương được hưởng 50%, thậm chí truy tố nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Dùng công nghệ: Học tập Hàn Quốc, Singapore các ứng dụng smart phone, tin nhắn để tăng tương tác, cảnh báo vùng bệnh.

Quỹ khẩn cấp quốc gia: Trợ cấp mức cao nhất cho những bệnh nhân cách ly có hoàn cảnh đặc biệt, từ hộ nghèo và vùng nghèo dù là cách ly tại nhà hay tại khu cách ly.

Điều chỉnh luật: Mở rộng luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 với Covid-19 để chống kỳ thị. Truyền thông và hệ thống chính quyền địa phương trong nước đã và đang dẫn dắt cảm xúc của người dân từ chủ quan, lạc quan tếu tới khiếp sợ hoảng loạn. Điều này có thể dẫn tới sự kỳ thị tàn nhẫn của xã hội với người bệnh như đã xảy ra tại Trung Quốc, cùng với nỗ lực giấu bệnh của người bị nhiễm, cuối cùng cả xã hội sẽ trả giá nặng nề cho thực tế đó.

Minh bạch để xây dựng niềm tin: Việt Nam cần học tập mô hình của UK và Hàn Quốc, khi các quan chức Y tế và chính quyền liên tục liên hệ trực tuyến với cộng đồng để thảo luận và giải đáp thắc mắc dựa trên các số liệu và thông tin cập nhật hàng ngày, tạo truy cập online 24/24 tình hình sinh hoạt trong các khu cách ly. Từ hậu quả kinh hoàng của Trung Quốc trong việc giấu dịch đặc biệt khi trình độ thông tin của người Việt trong và ngoài nước hiện rất cao, chỉ có sự thật mới có thể đoàn kết xã hội nhằm tạo dựng niềm tin, huy động trí tuệ và sự cảm thông để đưa Việt nam đi qua hoạn nạn này.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Duy Đông ở Reading và tiến sỹ Hoàng Kim Phúc (Y học Nhiệt đới), người từng làm việc ĐH Oxford, và hiện đang tiến hành các nghiên cứu về dịch tễ học cùng công ty tư nhân ở Anh và Việt Nam.

Bài đã đăng của tác giả Hoàng Kim Phúc khi dịch virus corona mới nổ ra ở Trung Quốc: 2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51903709

 

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ở đâu

trong đại dịch COVID-19?

Cao Nguyên

Sau gần 2 tháng kể từ ngày Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh do virus COVID-19, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn “mất tăm”, chưa có bất kì phát biểu hay chỉ đạo nào về đại dịch này.

Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trên truyền thông là vào sáng 27/2, khi ông tiếp đại sứ các nước: Vương quốc Campuchia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Bolivariana Venezuela, Cộng hòa Hy Lạp, Cộng hòa Paraguay, Đại Công quốc, Cộng hòa Paraguay, Vương quốc Hashemite Jordan đến trình Quốc thư.

Trong khi đó, Điều 86 Hiến pháp Việt Nam quy định “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”

Không xuất hiện vì không có nhiệm vụ

Ông Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động chính trị xã hội ở Hà Nội nói với RFA rằng không chỉ có ông, mà rất nhiều người dân trong nước đang thắc mắc liệu người đứng đầu đất nước đang ở đâu trong thời điểm cả nước phải chống chọi với dịch bệnh như thế này:

“Tôi có thấy thông tin là ông Nguyễn Phú Trọng đã rất lâu rồi không thấy xuất hiện trên truyền thông cũng như các hoạt động của nhà nước, đây là việc mà tôi cũng rất là thắc mắc. Với cương vị vừa là Tổng bí thư đảng Cộng Sản, vừa là Chủ tịch nước thì đáng lý ra khi có các tình hình nguy cấp của đất nước như vấn đề dịch bệnh này thì những người đứng đầu Đảng phải có tiếng nói và có các hoạt động.

Chứ hiện tại bây giờ, nhân dân cũng như là các cơ quan báo khí đều rất thắc mắc là tại sao với vai trò với cương vị như vậy mà ông ấy lại không xuất hiện. Tất nhiên là người đứng đầu Đảng và Nhà nước cũng có thể ốm đau, cũng có thể có những vấn đề cá nhân. Nhưng mà một đất nước thì không thể thiếu vắng người lãnh đạo và phải có cơ chế để thay thế.

Cho đến bây giờ thì chúng ta chỉ thấy có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như là các thành viên ở trong Chính phủ đang gồng mình, vật lộn để chống chọi với cơn dịch bệnh. Đó là điều mà rất nhiều người cũng đang thắc mắc.”

Ông Lê Hoàng, một người dân ở Hà Nội nói rằng hiện nay chỉ có ông Nguyễn Xuân Phúc đứng ra chỉ đạo tất cả công tác chống dịch COVID-19:

“Có nhiều người cũng đặt câu hỏi nhưng cũng chưa xác định được như thế nào. Ngay bây giờ ông ấy tránh đi như thế thì ông Nguyễn Xuân Phúc phải đứng ra để đương đầu.

Cũng chưa hiểu vì sao khi mà dịch Corona như thế này mà ông ấy lại không có một cái tăm hơi gì cả.”

Theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp thì việc ông Trọng không xuất hiện cũng không quan trọng vì “chống dịch” là nhiệm vụ của bên Hành pháp, mà Thủ tướng là người đứng đầu:

“Các văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp Việt Nam thì quy định không quy định những điều đấy. Những việc đó là của Hành pháp, tức là ông Thủ tướng là người đứng đầu Hành pháp chứ không phải Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước là nguyên thủ thì thực hiện ở mức độ hình thức và lễ tân, chứ không không phải là người đứng đầu hệ thống Hành pháp quốc gia Việt Nam, cho nên không quan trọng lắm.

Cái việc ông ấy đi ra thăm người ốm, hay đi ra thăm các nơi có thiên tai ở đồng bằng sông Cửu Long thì cũng rất tốt nhưng đó không phải là nhiệm vụ của ông ấy.

Thế còn với vai trò là Tổng bí thư cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, hệ thống một đảng, tất nhiên về mặt tình cảm thì viện lý do sức khỏe mà chưa làm được hết tất cả các việc thì người ta phải thắc mắc, và người ta cũng buồn thay.”

Theo Hiến pháp, Chủ tịch nước có 6 nhiệm vụ và quyền hạn chính. Trong đó nhiệm vụ thứ năm ghi cụ thể ‘… công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. ‘

Sức khoẻ yếu nhưng vẫn muốn quyết định nhân sự khoá tới

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng “mất tích” trong lúc đất nước “gặp chuyện”. Hồi năm 2019, ông Trọng cũng giữ im lặng trong suốt hơn 3 tháng trời Trung Quốc cho tàu thăm dò Hải Dương 8 vào gần khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đánh giá rằng sở dĩ ông Trọng lâu nay không thể xuất hiện trước công chúng quá nhiều là do sức khoẻ yếu:

“Ông ấy đang ốm mà. Ông ấy đang hồi phục chậm nên đã xin phép làm việc ít đi. Lần trước cái vụ Tư Chính thì ông ấy có nói trong Hội nghị Trung ương thôi chứ không có nói ở ngoài. Còn bây giờ chuyện dịch bệnh thì chỉ có Thủ tướng nói thôi chứ Chủ tịch Quốc hội cũng chưa thấy nói gì. Chắc là họ phân công nhau.

Còn việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ của Chủ tịch nước rõ ràng đến đây là chưa được tốt. Bởi vì Chủ chủ tịch nước hiện nay ông ấy đã bỏ bớt một số việc.

Bây giờ ông ấy hồi phục chưa tốt cho nên ông ấy đã giao bớt một số việc cho Phó Chủ tịch nước theo hình thức nội bộ, thì bà Phó Chủ tịch nước cũng đã mấy lần bổ nhiệm các Đại sứ bậc 1 bậc 2, rồi duyệt các danh sách bổ nhiệm các Đại sứ mới. Ông ấy hoàn toàn giao quyền cho Phó Chủ tịch nước ký một số công bố, một số luật, pháp lệnh, quyết định của nhà nước.”

Ông Nguyễn Lân Thắng cũng cho rằng do sức khoẻ ông Trọng đang yếu, không thể xuất hiện trước công chúng nhiều, nhưng ông ấy vẫn muốn giữ vai trò quyết định nhân sự cho Đại hội đảng 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021, nên vẫn cố giữ hai ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước:

“Tôi phán đoán là do cái tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng đang rất là tệ. Bởi vì chúng ta biết những thông tin rằng là ông ấy bị đột quỵ, bị những vấn đề về sức khỏe, rất là run rẩy khi mà xuất hiện trên truyền thông từ lâu rồi.

Vậy nhưng có lẽ là ông Trọng vẫn đang cố gắng níu kéo để có một vị trí quyền lực, cũng như là có một vai trò quyết định trong Đại Hội sắp tới, cho nên ông ấy tìm cách tránh truyền thông và tránh công luận.”

Tin đồn ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ bắt đầu từ hôm 14/4/2019, trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang.

Người phát ngôn của Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng sau đó trả lời báo chí rằng do: “Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”

Đến ngày 14/5/2019, ông Trọng xuất hiện trở lại trên truyền thông nhà nước khi ông đang chủ trì buổi họp các ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Trọng chỉ đạo cũng không làm thay đổi tình hình dịch bệnh

Là cư dân Hà Nội, cả ông Thắng và ông Hoàng đều nhận định việc đối phó, chống dịch của chính quyền Hà Nội nhìn chung là tốt. Và dù ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước không xuất hiện thì cũng không làm thay đổi được tình hình thực tế. Ông Thắng nói:

“Nếu như ông Trọng có xuất hiện trước công chúng, hoặc có những chỉ đạo nào đó về việc dập dịch này thì cũng cũng không có tác dụng gì nhiều. Nhưng mà nó có một tác dụng là làm cho người dân cũng như là hệ thống chính quyền họ thấy được vai trò lãnh đạo họ, cũng như thấy được vị trí của ông Trọng nó còn có tác dụng. Chứ bây giờ tiếng kêu oán thán, trách móc đối với ông Trọng rất cao.”

Ông Lê Hoàng đánh giá:

“Thực ra tình hình ở Việt Nam thì ai thì cũng thế thôi. Trong đảng họ làm cái gì thì cũng có quy trình cả, chứ không có ai chịu trách nhiệm riêng cả. Nhưng ở Việt Nam họ cũng làm cách ly các thứ tương đối tốt. Tôi ủng hộ.”

Ông Hà Hoàng Hợp lí giải nguyên do mà Việt Nam được đánh giá là chống dịch một cách khá hiệu quả là vì thể chế độc đảng, Chính quyền có thể tận dụng tối đa tất cả mọi nguồi lực từ xã hội:

“Cái việc mà bên hành chính và thể chế tính chính trị ở Việt Nam nằm dưới sự điều khiển của một đảng duy nhất, cho nên việc tổ chức các việc phòng dịch chống dịch hiện nay có thuận lợi. Đó là chính phủ có thể huy động mọi nguồn lực có sẵn của đất nước này để tập trung vào chống dịch.

Cái thuận lợi thứ hai là Chính phủ Việt Nam từ năm 2002 đã áp dụng cái bộ quy tắc dịch tễ của Mỹ vào Việt Nam, cho nên có thể tham khảo học tập và áp dụng trong hoàn cảnh ở Việt Nam.

Thứ ba là trong khi thực hiện thực hiện các biện pháp phòng dịch, Chính phủ đã tạo ra nỗi sợ cho người dân sợ rằng cái virus này rất nguy hiểm, nó sẽ giết người nhiều như là ở bên Trung Quốc, Ý… Và ở đây nó có sự nhất trí giữa Chính phủ và và người dân là phải cố mà chống.”

Tính đến tối ngày 16  tháng 3, Việt Nam có tổng cộng 61 ca nhiễm COVID-19. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Hà Nội lên tiếng tại cuộc họp  thường trực chính phủ, rằng đây là giai đoạn vàng trong phòng chống, hạn chế lây nhiễm dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ông cho rằng cần phát động đợt thi đua đặc biệt trong ngành y tế và các lực lượng liên quan để có thể ngăn chặn dịch hiệu quả.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-is-the-president-in-covid-19-crisis-03162020103320.html

 

ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC chiều 16/3:

 Cách ly 159 người về từ châu Âu;

Đà Nẵng lập 7 chốt kiểm soát người vào thành phố

Khôi Minh

Kính chào quý vị đến với ĐIỂM TIN TRONG NƯỚC chiều ngày 16/3 của báo Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay xin gửi tới quý độc giả những nội dung chính như sau:

Bệnh nhân 19 diễn biến nặng, phải lọc máu liên tục

Sáng 16/3, Bộ Y tế thông báo ca thứ 19 đang có diễn biến nặng, tổn thương phổi, được lọc máu liên tục và phải thở máy.

Báo Vietnamnet thông tin, ca thứ 19 dương tính COVID-19 là nữ bệnh nhân người Việt, 64 tuổi (bác của bệnh nhân thứ 17). Bệnh nhân có tiền sử rối loạn tiền đình. Từ cuối giờ chiều ngày 15/3, bệnh nhân có triệu chứng khó thở tăng lên.

Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân biểu hiện suy hô hấp tăng. Hiện bệnh nhân đang suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, được lọc máu liên tục, tình trạng nặng.

Tính đến tối 15/3, Việt Nam có 57 ca COVID-19 trong đó 41 người đang điều trị. Trong các bệnh nhân mới, trừ 1 ca về từ Hàn Quốc, các ca còn lại xâm nhập từ châu Âu và Mỹ gồm 17 người nước ngoài, còn lại là người Việt Nam.

Cách ly 159 người về từ châu Âu

Sáng nay 16/3, 159 người trên 3 chuyến bay từ châu Âu hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), đã được đưa đi cách ly.

Cụ thể theoTTXVN, chuyến bay VN54 cất cánh từ London (Anh) chở theo 97 hành khách là công dân Việt Nam; VN18 cất cánh từ Paris (Pháp) chở theo 43 hành khách là công dân Việt Nam; VN36 cất cánh từ Frankfurt (Đức) chở theo 18 hành khách là công dân Việt Nam và 1 khách nước ngoài.

Khi máy bay hạ cánh, tất cả 159 hành khách trên 3 chuyến bay được đưa về cách ly tại Trường Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh và một số khu vực.

Đà Nẵng lập 7 chốt kiểm soát người vào thành phố

Sáng nay 16/3, Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, đã lập 7 điểm chốt chặn tại các khu vực cửa ngõ ra vào TP.

Theo báo Pháp Luật TP. HCM, 7 điểm chốt này gồm: Điểm cuối đường Trường Sa; cuối đường Trần Đại Nghĩa (quận Ngũ Hành Sơn); chân đèo Hải Vân và phía nam hầm Hải Vân (quận Liên Chiểu); cửa ô Hòa Nhơn và cửa ô Hòa Phước (huyện Hòa Vang); ga Đà Nẵng (quận Thanh Khê).

Mở cửa bệnh viện chuyên điều trị COVID-19 ở TP. HCM

Báo Zing cho biết, Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ (tên gọi trước đây là Bệnh viện huyện Cần Giờ) đã chuyển đổi chức năng một phần cơ sở vật chất hiện hữu trở thành Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.

Bệnh viện được lắp đặt 20 tivi 40 inch tại các phòng chức năng và phòng bệnh nhân (ảnh: Zing).

Đây là bệnh viện chuyên cách ly, điều trị COVID-19 với quy mô 300 giường. Nơi này sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp nghi nhiễm để khám và điều trị từ ngày 16/3.

Doanh nghiệp tăng giá mua vàng 300.000 đồng

Báo VnExpress đưa tin, vào 9h sáng ngày 16/3, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giao dịch ở mức 45,8-46,6 triệu đồng, tăng 300.000 đồng chiều mua còn chiều bán đứng yên so với cuối tuần. Mặc dù biên độ mua bán đã thu hẹp hơn phiên liền trước, nhưng hiện vẫn ở mức tương đối cao 800.000 đồng mỗi lượng.

Cùng lúc, tại các doanh nghiệp khác như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC cũng tăng mạnh. Mỗi lượng vàng miếng SJC bán ra là 46,8 triệu đồng, giữ nguyên so với phiên trước, còn mua vào là 45,8 triệu đồng, tăng hơn 200.000 đồng. Chênh lệch mỗi lượng vàng tại đây lên đến một triệu đồng.

Trên thế giới, lúc 9h05 cùng ngày (giờ Hà Nội), mỗi ounce giao dịch quanh mốc 1.532 USD, hạ 44 USD so với đỉnh cao ghi được trước đó một tiếng. Quy đổi ra tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới hiện tương đương 43 triệu đồng.

Chuyên mục kính chúc quý độc giả nhiều an lành và may mắn!

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-16-3-cach-ly-159-nguoi-ve-tu-chau-au-da-nang-lap-7-chot-kiem-soat-nguoi-vao-thanh-pho.html