Tin khắp nơi – 12/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 12/03/2020

Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội nỗ lực tìm cách

hỗ trợ kinh tế trước ảnh hưởng của dịch bệnh

Tin Washington DC – Đề nghị của Tổng Thống Trump về việc tạm ngừng đánh thuế tiền lương để thúc đẩy kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh đã bị phớt lờ tại Quốc Hội. Trong khi đó, các chính trị gia lưỡng đảng lại ưa chuộng các biện pháp mang tính tập trung cao hơn, hỗ trợ những người lao động làm việc theo giờ và ngành du lịch vốn đang bị khủng hoảng trầm trọng. Bộ Trưởng Ngân Khố Steve Mnuchin vào thứ Ba, 10 tháng 3, đã gặp Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi để tìm cách đàm phán về chính sách kinh tế.

Cả hai viện Quốc Hội đang sắp bắt đầu kỳ nghỉ dài 1 tuần theo lịch trình, khiến các nhà lập pháp không còn nhiều thời gian để ban hành các chính sách thúc đẩy kinh tế. Bà Pelosi nói bà và ông Mnuchin đang tìm kiếm những mục tiêu chung để hai phía có thể làm việc cùng nhau. Tuy nhiên, bà Pelosi không cho biết liệu hai bên có đạt tiến triển về bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Hạ Viện đang chuẩn bị bỏ phiếu cho một số dự luật trước khi viện này rời Washington vào thứ Năm, nhiều khả năng là một dự luật hỗ trợ người lao động. Vào chiều thứ Ba, Tổng Thống Trump nói rằng ông muốn tạm ngừng đánh thuế tiền lương đến hết ngày 31 tháng 12, và hiện đang thảo luận với đảng Cộng Hòa xem đề nghị này có được ủng hộ hay không.

Chính phủ cũng muốn hỗ trợ những người lao động không được trả tiền nghỉ bệnh, đồng thời sử dụng các luật thuế để giúp đỡ các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa, cùng những ngành thương mại bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-va-quoc-hoi-no-luc-tim-cach-ho-tro-kinh-te-truoc-anh-huong-cua-dich-benh/

 

Washington xem các hành động nhằm

thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh

gia tăng số ca nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ

Tin từ Washington, D.C. – Trong lúc các trường hợp nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng, Tòa Bạch Ốc và Quốc hội đã thảo luận để tìm ra các biện pháp củng cố nền kinh tế Hoa Kỳ và tiền lương của người dân nhằm chống lại tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu về một thỏa thuận rõ ràng nào.

Sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tại Hoa Kỳ đã khiến các viên chức y tế lo ngại và thúc đẩy Quốc hội kêu gọi hành động nhằm mở rộng xét nghiệm và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế. Gần ba phần tư các tiểu bang Hoa Kỳ đã xác nhận các trường hợp COVID-19. Đại học Johns Hopkins cho biết số ca mắc bệnh trong nước tại thời điểm này là 1,025, với 28 người đã tử vong.

Thống đốc tiểu bang Washington khuyến cáo rằng có khả năng Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với hàng chục ngàn trường hợp nhiễm bệnh nữa nếu chính phủ không đưa ra “những biện pháp thật sự”, còn thống đốc New York đã điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia như một biện pháp ngăn chặn ở vùng ngoại ô thành phố New York.

Trong khi đó, chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng trở lại trong niềm hy vọng rằng gói viện trợ từ chính phủ sẽ vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, tại châu Á, vào hôm thứ Tư, cổ phiếu châu Á và sàn giao dịch Wall Street lại giảm khi sự hoài nghi ngày càng tăng về kế hoạch kinh tế của Hoa Kỳ.

Một biện pháp chính mà chính quyền Tổng Thống Trump đề nghị là cắt giảm thuế lương bổng, nhưng phạm vi và thời gian của đề nghị này vẫn chưa được định rõ. Các viên chức Tòa Bạch Ốc cũng cho biết chính quyền có thể đưa ra lệnh hành pháp để giúp đỡ các công ty nhỏ và công nhân, bao gồm cả những người không được nghỉ phép có lương. Tổng Thống Trump dự kiến sẽ gặp các giám đốc điều hành ngân hàng tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Tư (11 tháng 3). (BBT)

https://www.sbtn.tv/washington-xem-xet-cac-hanh-dong-nham-thuc-day-kinh-te-trong-boi-canh-gia-tang-so-ca-nhiem-coronavirus-tai-hoa-ky/

 

Đại học Harvard khuyến cáo học sinh

rời khỏi ký túc xá và nghỉ đến hết học kỳ

Vào hôm thứ ba (10 tháng 3), Đại học Harvard đã chuyển sang mô hình dạy học online do dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, Harvard đã thực hiện một biện pháp nghiêm khắc hơn để phòng bệnh. Nhà trường đã gia hạn đến ngày 15 tháng 3 để sinh viên rời khỏi ký túc xá, đồng thời yêu cầu họ nghỉ cho đến hết học kỳ.

Harvard vẫn chưa quyết định liệu họ có hoàn lại tiền cho các sinh viên đang sinh sống trong ký túc xá hay không, nói rằng “nhà trường vẫn đang xem xét các khoản lệ phí của sinh viên, và ưu tiên hiện tại là đưa sinh viên về nhà an toàn.”

Ngày càng có nhiều trường đại học hủy bỏ các lớp học trực tiếp vì sự bùng phát của coronavirus, bao gồm Columbia University, Rice, Stanford, Hofstra, Fordham, Princeton, University of California, Berkeley, và University of Washington. Một số những trường nói trên vẫn đang tổ chức các sự kiện thể thao và mở cửa các phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Trong khi đó, Đại học Yale, Stanford, Princeton, MIT đều đã gửi email yêu cầu sinh viên đừng trở lại trường sau kỳ nghỉ xuân. Đối với các sinh viên đang học nội trú tại trường, họ sẽ phải dọn ra vào ngày thứ bảy (14 tháng 03) là trễ nhất. Phần còn lại của học kỳ sẽ được dạy online.

UCLA, UC Riverside và USC cũng quyết định cung cấp dạy online cho sinh viên. Mỗi trường này sẽ có thời khóa biểu trở lại trường khác nhau. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dai-hoc-harvard-khuyen-cao-hoc-sinh-roi-khoi-ky-tuc-xa-va-nghi-den-het-hoc-ky/

 

TT Trump hạn chế du hành từ Châu Âu,

TQ nói dịch Covid-19 có thể chấm dứt vào tháng Sáu

Khách du lịch vội vã dàn xếp lại các chuyến bay và thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo hôm thứ Năm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hạ lệnh áp đặt lệnh hạn chế du hành sâu rộng từ châu Âu, giáng một đòn nặng xuống các hãng hàng không vốn đã bị vùi dập, và nâng cao mức báo động về dịch corona trên toàn cầu.

Nhưng Trung Quốc, điểm khởi phát dịch corona, nói rằng dịch bệnh này đã qua khỏi đỉnh điểm của nó và sẽ chấm dứt lây lan vào tháng 6 nếu các nước khác áp dụng những biện pháp kiềm hãm dịch một cách triệt để như chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh đã làm.

Ông Trump thoạt tiên đã cố làm giảm nhẹ những rủi ro đối với Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng, nhưng khi dịch bệnh bùng nổ từ Iran sang Ý tới Tây Ban Nha, ông quyết định hạn chế du hành từ lục địa Châu Âu trong 30 ngày.

“Chúng tôi đang huy động toàn bộ quyền lực của chính phủ liên bang và khu vực tư nhân để bảo vệ người dân Mỹ, ông Trump nói trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp từ Phòng Bầu dục hôm thứ Tư 11/3.

Quyết định của ông Trump đã khiến các thị trường chứng khoán chao đảo, cổ phiếu Châu Âu tuột dốc xuống mức thấp nhất tính từ 4 tháng qua trong khi giá dầu cũng giảm mạnh.

Khách du lịch tranh nhau đổ xô ra phi trường để đáp các chuyến bay cuối cùng về lại Hoa Kỳ.

Vụ bộc phát đã làm gián đoạn các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, thể thao và giải trí trên khắp thế giới. Nhưng đà lây lan của Covid-19 tại tâm dịch Vũ Hán, nơi bệnh khởi phát, đã chậm lại đáng kể giữa lúc giới hữu trách áp dụng các biện pháp gắt gao để hạn chế tối đa các sự đi lại, trong đó có việc phong toả toàn bộ thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tình Hồ Bắc.

Hôm thứ Tư, Hồ Bắc ghi nhận vỏn vẹn 9 ca lây nhiễm mới, lần đầu tiên số ca lây nhiễm giảm xuống dưới 10 ca. Ngoài tỉnh Hồ Bắc, Hoa lục báo cáo 7 ca nhiễm mới, trong số này 6 ca là nhập từ nước ngoài.

Ông Mi Feng, người phát ngôn của Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói:

“Đỉnh điểm củs dịch bệnh đã qua đi đối với Trung Quốc, ông Mi-Feng,”

Dịch bệnh sẽ kết thúc vào tháng 6?

Cố vấn y tế cấp cao của chính quyền Trung Quốc, nhà dịch tễ học Zhong Nanshan, 83 tuổi, nổi tiếng vì đã giúp khống chế dịch SARS hồi năm 2003, nói rằng cuộc khủng hoảng có thể chấm dứt vào giữa năm nay.

Ông nói nếu tất cả các nước có thể huy động toàn lực, thì dịch Covid-19 sẽ bị khống chế vào tháng Sáu. Ông nói thêm rằng nếu môt số quốc gia không xử lý nghiêm ngặt và mạnh mẽ can thiệp, thì dịch sẽ kéo dài hơn.

Virus Covid-19 đã lây nhiễm sang 126.000 người trên khắp thế giới, đại đa số là ở Trung Quốc, giết chết 4.624 người, theo số liệu của Trung Quốc.

Lệnh hạn chế du hành do Tổng Thống Trump bất ngờ đưa ra sẽ được áp dụng cho 26 quốc gia châu Âu sẽ bắt đầu từ nửa đêm ngày thứ Sáu 13/3. Lệnh này không áp dụng đối với vương quốc Anh, hoặc đối với những công dân Mỹ “đã trải qua các thủ tục sàng lọc thích hợp”, ông Trump nói.

Sau khi gây hoang mang khi đề nghị thương mại với châu Âu cũng sẽ tạm ngưng, ông Trump đã đính chính rằng thương mại trên mạng sẽ không bị ảnh hưởng.

EU bất bình

Khối EU gồm 27 nước thành viên, bày tỏ bất bình về lệnh cấm du hành của Tổng Thống Trump. Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel nói trong một tuyên bố:

“Liên hiệp Châu Âu lên án việc quyết định của Mỹ được áp dụng một cách đơn phương, không hề tham khảo ý kiến của chúng tôi.”

Các thị trường chứng khoán tuột dốc, đặc biệt tác động tới giá cổ phiếu các ngành du lịch, hàng không và giải trí.

Tại thành phố Seattle và vùng phụ cận, tâm dịch corona tại Hoa Kỳ, các trường học đóng cửa trong 2 tuần lễ.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-han-che-du-hanh-tu-chau-au-tq-noi-dich-se-cham-dut-vao-thang-sau/5325983.html

Chứng khoán Mỹ lao dốc

sau cú sốc về lệnh cấm du hành từ Châu Âu

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq, hôm thứ Năm 12/3 tuột dốc, sụt giá xuống dưới mức 20% thấp hơn so với cao điểm vào lúc đóng cửa ngày 19/2, vượt ngưỡng để rơi vào thị trường gấu sau hành động gây sốc của Tổng thống Donald Trump, ban hành lệnh cấm du hành từ châu Âu.

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones .DJI giảm 1.368,51 điểm, tương đương với 5,81%, vào lúc mở cửa ở mức 22.184,71.

Chỉ số S&P 500 .SPX mất 110,52 điểm vào lúc mở cửa, còn 2.630,86 điểm, tương đương với tỷ lệ giảm 4,03%.

Chỉ số tổng hợp Nasdaq .IXIC mất 553,47 điểm tương đương với 6,96%, xuống còn 7.398,58 điểm vào lúc thị trường mở cửa.

https://www.voatiengviet.com/a/chung-khoan-my-lao-doc-sau-cu-soc-ve-lenh-cam-du-hanh-tu-chau-au/5326140.html

 

Đài CBS tạm thời đóng cửa văn phòng

vì 2 nhân viên nhiễm COVID-19

Hải Lam

CBS, Đài truyền hình nổi tiếng của Mỹ sẽ tạm thời đóng cửa hai văn phòng ở Manhattan và cho nhân viên làm việc tại nhà sau khi hai người làm việc cho hãng này dương tính với nCov hôm 11/3.

Chủ tịch CBS News, bà Susan Zirinsky cho biết: “Tất cả nhân viên buộc phải làm việc từ xa trong hai ngày tới”.

Đài truyền hình sẽ đóng cửa 2 cơ sở của Bờ Đông – Trung tâm Phát sóng CBS, tại 524 West 57th Street, và cơ sở gần đó tại 555 West 57th Street – để khử trùng

Trụ sở ở New York của CBS gồm 2 cơ sở riêng biệt nằm trên đường 57 ở Khu Tây Manhattan, trong đó một văn phòng chủ yếu dành cho các nhân viên của chương trình 60 Minutes. Hai nhân viên bị nhiễm nCoV làm việc tại cả hai toà nhà, song đài này không tiết lộ chi tiết về các nhân viên nhiễm bệnh.

“Chúng tôi đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc này và mong mọi người yên tâm rằng chúng tôi đang thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết”, bà Susan Zirinsky cho biết và nói thêm những người từng tiếp xúc gần với hai nhân viên nhiễm nCoV được yêu cầu tự cách ly tại nhà trong 14 ngày.

Theo New York Post

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-cbs-tam-thoi-dong-cua-van-phong-vi-2-nhan-vien-nhiem-covid-19.html

 

Vợ chồng tài tử Hollywood Tom Hanks nhiễm COVID-19

Triệu Hằng

VOX ngày 11/3 thông tin, một trong những ngôi sao lớn nhất Hollywood, Tom Hanks, đã công bố ông và vợ mình là Rita Wilson, đều có kết quả dương tính với COVID-19.

Trong một thông điệp đăng tải trên Instagram hôm 11/3 (giờ Mỹ), Tom Hanks viết:

“Xin chào các bạn. Rita và tôi đang ở đây, tại Úc. Chúng tôi cảm thấy có chút mệt mỏi, giống như bị cảm lạnh và nhức mỏi cơ thể. Rita thi thoảng chịu những cơn lạnh run, đến và đi. Để hành xử một cách đúng đắn, như thế giới đang cần mỗi chúng ta lúc này, chúng tôi đã xét nghiệm virus corona và phát hiện dương tính”.

Nam diễn viên 63 tuổi cũng cho hay, ông và vợ sẽ “được xét nghiệm thêm, theo dõi và cách ly theo yêu cầu về an toàn và sức khỏe cộng đồng”.

Tài tử Mỹ cho biết ông sẽ thường xuyên cập nhật thông tin cho thế giới biết.

Cuối thông điệp của mình, Hank nhắn nhủ người hâm mộ: “Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân”.

Tom Hanks gần đây được đề cử Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai Fred Rogers trong phim ‘A Beautiful Day in the Neighborhood’ (Tựa Việt: Một ngày đẹp đẽ trong khu phố).

Theo Bộ Y tế Úc, vào thứ Tư (11/3), nước này ghi nhận 100 trường hợp nhiễm COVID-19, và 3 trường hợp tử vong.

Theo VOX

Triệu Hằng dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/vo-chong-tai-tu-hollywood-tom-hanks-nhiem-covid-19.html

 

NYT gọi Nga Nguyễn, chị của ‘bệnh nhân 17’

là ‘bệnh nhân số 0’ của làng mốt thế giới

Hai cô con gái của một đại gia Việt Nam đã trở thành tâm điểm chỉ trích của công luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế sau khi một trong hai chính thức trở thành “bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17” trong cuộc họp báo khẩn ở Hà Nội vào giữa đêm 6/3.

Tờ báo nổi tiếng New York Times hôm 11/3 gọi tên cô Nga Nguyễn, 27 tuổi, chị gái của “bệnh nhân thứ 17” Nguyễn Hồng Nhung (N. H. N – 26 tuổi), là “bệnh nhân số 0” của làng thời trang thế giới sau khi hai chị em cô bị phát hiện dương tính với virus corona sau khi trở về từ hai lễ hội thời trang nổi tiếng của hãng Gucci ở Milan, Ý, và của hãng Saint Lauren ở Paris, Pháp.

Tờ báo của Mỹ mô tả Nga Nguyễn là con gái của “một ông trùm về thép” ở Hà Nội, có bằng khoa học chính trị tại Đại học King ở London và từng làm việc trong bộ phận mỹ phẩm và nước hoa của hãng Louis Vouitton trước khi về làm cho công ty gia đình.

Trong khi đó, vào cùng ngày (11/3) tại Việt Nam, một đại diện của Bộ Công an – Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, nói với báo giới rằng cô em gái N. H. N đã sử dụng hai hộ chiếu trong chuyến đi và dùng hộ chiếu Việt Nam khi trở về để “qua mặt” công an cửa khẩu.

Những ngày qua, N. H. N. hay Nhung Nguyễn là một trong những cái tên được nhắc đến và chịu nhiều chỉ trích nhất trong cộng đồng mạng tại Việt Nam, bên cạnh “bệnh nhân số 21” là một Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ca nhiễm thứ 17 được Hà Nội công bố trong cuộc họp báo khẩn vào lúc gần nửa đêm, trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngày thứ 22 không có báo cáo về ca nhiễm bệnh mới và đang chuẩn bị để công bố “hết dịch”.

Ngay lập tức, “búa rìu” dư luận đã trút xuống cô gái được đánh số 17 này. Nhiều ý kiến trên mạng thậm chí còn đòi “giết” hoặc đem cô gái này ra truy tố hình sự.

Trả lời phỏng vấn với New York Time qua điện thoại, cô Nga Nguyễn nói rằng “Họ nói tôi đã về nước, rằng tôi biết mình bị nhiễm bệnh khi đến các show diễn, không điều nào là đúng cả”.

Tin cho hay cô Nga Nguyễn hiện đã trở về London sau khi tham dự các sự kiện thời trang trên. Còn cô em gái “số 17” đã bay trở về Hà Nội vào ngày 2/3 trên chuyến bay của Vietnam Airlines VN00054 và ngồi cùng khoang hạng thương gia với một số quan chức trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu.

“Họ nói tôi hư hỏng bởi vì tôi mắc áo xẻ ngực trong một tấm ảnh, rằng đó là lý do virus bị tôi thu hút, rằng đây là lúc mà đám người tham lam trong giới thời trang cần phải dừng lại và suy nghĩ”, cô Nga Nguyễn phân trần với New York Times.

Tờ báo Mỹ cho biết cô gái mà tờ báo này gọi là “người thừa kế” đã hai lần dự Met Gala và chụp ảnh tại nhiều sự kiện cùng với những ngôi sao thời trang hàng đầu thế giới như Naomi Campbell, Anna Dello Russo, Jonathan Newhouse và Virgil Abloh.

Cô Nga Nguyễn đã đến tham dự sự kiện thời trang trong tư cách là “bạn của Gucci” và cô không hề biết mình bị nhiễm virus trong thời gian này.

Cô Nga Nguyễn cho biết thêm rằng sau khi phát hiện bị nhiễm virus corona, cô đã thông báo với những người mà cô tiếp xúc tại sự kiện của Gucci và Saint Laurent cũng như bạn bè, gia đình, người trang điểm và thợ chụp ảnh.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tài khoản Facebook “Nhung Nguyen” của “bệnh nhân số 17” đã bị khoá lại sau làn sóng chỉ trích của cộng đồng mạng vì tội “phá hỏng nỗ lực của cả nước” trong việc kiềm chế dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến lên án, không ít ý kiến cho rằng việc đánh số 17 cho cô N. H. N. đã biến cô trở thành một “tội đồ” gieo rắc dịch bệnh chết người giống như “bệnh nhân số 31” ở Hàn Quốc, trong khi không có cơ sở để khẳng định rằng ai đã lây bệnh cho ai trong chuyến bay của Vietnam Airlines từ Anh về Việt Nam.

Trong khi đó, thông tin về các trường hợp dương tính khác, đặc biệt là “bệnh nhân số 21” – GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, một thành viên trong đoàn công tác với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng – lại ít bị “mổ xẻ” trên báo chí chính thống như trường hợp “số 17”, mặc dù trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin “gây sốc” về cuộc sống riêng tư xa hoa của ông và cho thấy ông đã không khai báo trung thực với cơ quan chức năng khi trở về Việt Nam.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ông Thuấn cũng có thể là “nguồn lây nhiễm dịch bệnh” chứ không chỉ riêng “bệnh nhân số 17”.

Ngoài ra, việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không bị đưa đi cách ly tập trung như những người ngồi cùng khoang với “bệnh nhân số 17” cũng đã bị cộng đồng mạng chỉ trích mạnh mẽ, khiến báo chí phải thông tin về “kết quả âm tính” của ông đối với loại virus chết người.

“Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ Hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường”, ông Dũng được báo chí trích lời cho biết vào ngày 12/3.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%8B-em-rich-kids-vi%E1%BB%87t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%A0nh-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-s%E1%BB%91-0-l%C3%A0ng-m%E1%BB%91t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-g%C3%A1n-t%E1%BB%99i-d%C3%B9ng-2-h%E1%BB%99-chi%E1%BA%BFu-%C4%91%E1%BB%83-tho%C3%A1t-ki%E1%BB%83m-d%E1%BB%8Bch/5325971.html

 

Thương xá Việt ở Mỹ khốn đốn

vì tin đồn về virus corona

Khu thương xá nhộn nhịp nhất của người Việt ở miền Đông Hoa Kỳ nằm ở tiểu bang Virginia lâm vào cảnh ‘mất khách’ sau khi người Việt trong vùng truyền tai nhau một thông tin không đưa ra căn cứ rằng có người làm việc ở đây bị nhiễm Covid-19.

Chính quyền tiểu bang Virginia sáng ngày 11/3 công bố hiện bang này có 9 người bị nhiễm virus corona.

Hiện giờ, theo tìm hiểu của VOA, thì các thông tin trên Facebook về người nhiễm virus corona ở Eden Center đã hoàn toàn biến mất.

Khách hàng bỏ chạy

Thông tin lan truyền trên Facebook về việc khu Eden có người nhiễm COVID-19 đính kèm hình chụp tiệm mì La Cay Chợ Lớn và tiệm Thanh Sơn Tofu làm hình ảnh minh họa.

Trao đổi với VOA, bà Kim Tô, chủ tiệm mì La Cay Chợ Lớn trong khu Eden, nói bà ‘bức xúc tột đỉnh’ với cái mà bà gọi là ‘tin vịt’.

“Tiệm của tôi không còn khách nữa vì khách hàng giờ đây họ rất là cẩn thận,” bà cho biết. “Hết trơn cả khu Eden, buôn bán gì cũng không có khách. Từ sáng cho đến tối chỉ có lưa thưa vài ba người.”

“Tôi đang buôn bán làm ăn rõ ràng đâu đó đàng hoàng, rất là đông khách. Đùng một cái tự nhiên người ta xa lánh tiệm của tôi và xa lánh Eden,” bà nói.

“Người ta đâu biết chi phí mỗi ngày của chúng tôi rất là nặng đâu,” bà bức xúc và nói thêm rằng bà suy đoán ‘chắc có ai đó ghen ăn tức ở với tụi tôi’.

Theo lời bà Kim, chủ sở hữu của Eden Center, khu thương xá có nhiều nhà hàng, cửa hàng, chợ búa và cơ sở dịch vụ của người Việt, đã làm việc với nhà chức trách Mỹ để truy tìm kẻ loan ‘tin đồn’ và họ cho biết sẽ kiện người này ra tòa.

“Tụi tôi đang nhờ cơ quan chức năng điều tra cho ra kẻ nào đã vu khống,” bà nói thêm.

Bà Kim cũng cho biết là cho đến chiều ngày 11/3, tức là một ngày sau khi tin đồn được loan ra, dù ban quản lý khu thương xá đã có nhiều nỗ lực đính chính, tình hình kinh doanh của các tiểu thương ở đây ‘vẫn rất ảm đạm’.

“Buôn bán có đỡ hơn một chút nhưng vẫn còn chậm lắm,” bà nói. “Vẫn còn những người người ta chưa nhận được thông tin chính xác người ta vẫn còn e ngại hoặc người ta đi ăn quán khác cho chắc ăn.”

‘Đừng nghe tin đồn’

Trên trang cá nhân của mình, ông Bobby Lý Bảo, chủ tịch cộng đồng người Việt ở vùng thủ đô Washington D.C., Virginia, Maryland, đã đăng dòng trạng thái bác bỏ ‘tin đồn’ và bày tỏ ủng hộ cho tiểu thương bị ảnh hưởng ở đây.

“Đã có rất nhiều tin đồn trên Facebook rằng có ai đó làm việc ở Eden đã bị dính virus corona. Đó là tin thất thiệt chỉ dựa vào lời đồn thổi. Không có gì được xác nhận cả. Tôi đã nói chuyện điện thoại cả ngày với ban quản lý khu Eden và một số người đã đăng tải tin tức chưa được kiểm chứng này. Họ đã xóa tin này trên trang của họ nhưng đã gây ra thiệt hại rồi,” ông Bảo viết trên Facebook.

Ông kêu gọi cộng đồng ‘đừng thêm dầu vào lửa với những tin đồn thất thiệt’ và cho biết ông sẽ đến ăn trưa tại tiệm mì La Cay Chợ Lớn để ủng hộ tiệm này.

Trong thông cáo được phát đi, ông Alan Frank, phó chủ tịch cao cấp của Capital Commercial Properties, công ty sở hữu và điều hành Eden Center, đã bác bỏ tin nói trung tâm Eden có người nhiễm virus corona.

“Chúng tôi muốn mọi người biết rằng chưa hề có bất cứ ca nhiễm virus corona ở Eden Center hay ở thành phố Falls Church (nơi tọa lạc Eden Center). Ban quản lý Eden Center đang làm việc mỗi ngày để giúp cho các tiểu thương thuê mặt bằng và khách hàng đến đây được an toàn nhất có thể,” thông cáo viết.

Ông Frank cũng kêu gọi mọi người ‘nghe tin từ chính quyền chứ không phải những thông tin đăng trên Facebook’.

Ông cho biết Eden Center đã cho để những chỗ rửa tay khô trên khắp khu thương xá và cho nhân viên lau chùi, khử trùng thường xuyên các lối đi, hành lang, nhà vệ sinh, tay nắm cửa và các cửa ra vào ở khu thương xá.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, rồi dần dà lây lan sang nhiều nước trên thế giới, trên mạng xã hội Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều thông tin không được kiểm chứng về con số người nhiễm, con số người chết, hay đưa tin về người nhiễm, người chết ở đâu đó, làm cho nhiều người lo lắng.

Tại Việt Nam, chính quyền cũng đe dọa sẽ ‘xử lý hình sự’ những người đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội về tình hình dịch bệnh Covid-19, theo chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống dịch Covid-19 được truyền thông trong nước đăng tải hôm 11/3.

https://www.voatiengviet.com/a/th%C6%B0%C6%A1ng-x%C3%A1-vi%E1%BB%87t-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-kh%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BB%91n-v%C3%AC-tin-%C4%91%E1%BB%93n-v%E1%BB%81-virus-corona/5325149.html

 

Tổng thống Trump ủng hộ ứng cử viên

đối thủ cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Sessions

Tin từ Washington – Hôm thứ Ba (10/03/2020), để đáp trả nỗ lực giành lại chiếc ghế trong Thượng viện của cựu bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions, tổng thống Trump lên tiếng ủng hộ ứng cử viên đối thủ của ông Sessions là Tommy Tuberville trong cuộc tranh cử vị trí thượng nghị sĩ tiểu bang Alambama.  Trong cuộc tranh cử tổng thống 2016, ông Sessions là một trong những thành viên quốc hội đầu tiên ủng hộ tổng thống Trump. Sau chiến thắng, tổng thống chọn ông Sessions làm bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tổng thống Trump và cựu bộ trưởng tư pháp ngày càng căng thẳng sau khi ông Sessions thoái lui khỏi cuộc điều tra của FBI về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Sau này tổng thống Trump gọi sự lựa chọn ông Sessions cho chức bộ trưởng Tư pháp là sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông. Vào ngày 31/03 tới đây, ông Sessions sẽ đối đầu với ông Tuberville, một cựu huấn luyện viên bóng bầu dục đại học Auburn, để giành được đề cử của đảng Cộng hòa cho chức thượng nghị sĩ Alabama, và sau đó tranh cử với thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Dân chủ, ông Doug Jones vào tháng 11/2020. Ông Jones là đảng viên Dân chủ đầu tiên giành được ghế thượng nghị sĩ Alabama trong 25 năm qua.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ung-ho-ung-cu-vien-doi-thu-cuu-bo-truong-tu-phap-sessions/

 

Joe Biden vượt xa đối thủ Sanders

trong cuộc đua đề cử của đảng Dân chủ

Joe Biden củng cố vị trí ứng cử viên hàng đầu của mình trong cuộc đua của đảng Dân chủ để chọn người đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Cựu phó tổng thống thắng tiểu bang Michigan, nơi có số phiếu đại biểu lớn nhất trong cuộc bầu cử sơ bộ hôm 10/3, mở rộng vị trí dẫn đầu của ông với thượng nghị sĩ chính Bernie Sanders.

Năm tiểu bang khác – Washington, Missouri, Mississippi, Idaho và North Dakota – cũng bỏ phiếu sơ bộ hôm thứ Ba.

Ông Biden cũng thắng ông Sanders ở các tiểu bang Missouri, Mississippi và Idaho.Ông Sanders thắng tiểu bang North Dakota, và kết quả cuối của tiểu bang Washington vẫn chưa có tính đến sáng thứ Năm.

Cột mốc bầu cử lớn tiếp theo của đảng Dân chủ là tuần sau, với 577 phiếu đại biểu.

Để được đề cử, một ứng cử viên cần đạt được 1.991 phiếu đại biểu. Trước cuộc bỏ phiếu hôm 10/3, ông Biden đã có 648 phiếu so với 563 của ông Sanders.

Cựu phó tổng thống bị tụt lại sau các đối thủ Dân chủ ở những tiểu bang bỏ phiếu sớm, nhưng đã vượt lên và dẫn đầu sau những chiến thắng lớn hôm Siêu thứ ba (3/3) và được sự ủng hộ của một số đối thủ bỏ cuộc.

Biden có thông điệp gì?

Chiến dịch tranh cử của Joe Biden vào đầu mùa bầu cử sơ bộ trong tháng Hai tưởng chừng đã thất bại.

Cựu phó tổng thống, 77 tuổi, lúc đó đứng thứ tư trong bầu cử sơ bộ của Iowa và thứ năm trong bầu cử sơ bộ tiểu bang New Hampshire.

Nhưng đến tiểu bang South Carolina – nơi ông giành chiến thắng nhờ sự hỗ trợ lớn của cộng đồng người Mỹ gốc Phi – và vào ngày Siêu Thứ Ba 3/3, đã thắng 10 trong số 14 bang tham dự bầu cử, đoạt vị trí dẫn đầu đáng kể trước thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont.

Đây có phải là bắt đầu của kết thúc cho Sanders?

Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ

Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?

Cuộc đua vào Nhà Trắng lần thứ ba của Joe Biden

Nhờ giới ủng hộ từ Philadelphia tối thứ Ba, ông Biden nói, mà đảng Dân chủ, trong đó có người ủng hộ Bernie Sanders, có thể đánh bại Donald Trump.

“Đây không chỉ là một sự trở lại của chiến dịch tranh cử,” ông nói. “Mà là sự trở lại cho linh hồn của quốc gia.”

“Tối nay, chúng ta đã tiến một bước gần hơn đến việc khôi phục sự đàng hoàng và danh dự cho Nhà Trắng”, ông Biden nói thêm.

“Chúng ta phải tiếp tục dẫn đầu thế giới”, cựu phó tổng thống nói. “Chính sách nước Mỹ trên hết của Donald Trump đã khiến nước Mỹ bị đơn độc.”

Thượng nghị sĩ Sanders, 78 tuổi, được sự ủng hộ rộng rãi của các cử tri trẻ tuổi, nhưng cho đến nay đã thất bại trong việc biến điều đó thành thành công trong việ đạt được phiếu đại biểu.

Bắt đầu của kết thúc?

Phân tích của Anthony Zurcher

Mississippi là tiểu bang đầu tiên dồn phiếu cho Biden hôm thứ Ba, và đó chỉ là ví dụ mới nhất về sức mạnh chiến dịch tranh cử của ông – cũng là một lý do khác khiến cựu phó tổng thống dường như đang là người làm chủ tình hình trong mùa bầu cử sơ bộ.

Giống South Carolina, tiểu bang khởi đầu sự phục hưng chính trị của Biden, hơn 60% cử tri của Mississippi là người da đen. Và, giống South Carolina, cựu phó tổng thống đã thống trị thành phần cử tri da đen này, ở mức 86-11.

Điệp khúc ứng cử viên đảng Dân chủ không thể giành được đề cử mà không có sự ủng hộ của cử tri da đen, phần nào bị nghi ngờ sau chiến thắng thống trị của Sanders ở Nevada, giờ đây dường như lại là một quy tắc sắt.

Bốn năm trước, Michigan mang lại cho Bernie Sanders một chiến thắng bất ngờ, mang hơi thở mới vào cuộc vận động đang gặp khó khăn. Nhưng lần này, những tiểu bang miền Trung Tây có thể đánh dấu khởi đầu sự kết thúc cho chiến dịch tranh cử của Sanders.

Trừ khi có những thay đổi lớn trong cuộc đua, điều này có vẻ khó xảy ra. Với mỗi tiểu bang bị đánh bại, Sanders sẽ tụt xa hơn về phía sau – và sự dẫn đầu của ông càng không thể xảy ra.

 

Đảng Dân chủ có lựa chọn nào?

Đảng Dân chủ đã có một cuộc tranh luận nội bộ kéo dài nhằm quyết định ứng cử viên nào có cơ hội tốt nhất để khước từ Donald Trump nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng vào mùa thu này.

Từng là một cánh cuộc đua đông đúc với hơn hai chục người, được ca ngợi là có nhiều phụ nữ và các ứng cử viên da màu, cuộc đua của Dân chủ rốt cục là cuộc đua giữa hai người đàn ông da trắng cao tuổi.

Biden, một người ôn hòa, và Sanders, một ứng cử viên cánh tả kiên định, đưa ra những tầm nhìn hoàn toàn khác biệt cho tương lai của nước Mỹ.

Ông Biden thể hiện mình là một người thực dụng ”có thể được bầu”, người có thể mang lại sự thay đổi một cách tiệm tiến và khôi phục sự đàng hoàng sau nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Giới chỉ trích ông Biden nói rằng chiến dịch tranh cử của ông không hấp dẫn, và ông mang quá nhiều hành lý chính trị từ sự nghiệp cả đời như một người trong cuộc ở Washington.

Giới chỉ trích Sanders nói rằng ông ta có quá nhiều quan điểm cực đoan để có thể thu hút được các cử tri chưa quyết định cần có để giành được Nhà Trắng.

Sanders đang có kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế Mỹ với một nghìn tỷ đôla, kế hoạch đánh thuế cao hơn trên mọi thứ từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục.

Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump đưa ra một tuyên bố hôm thứ Ba, nói rằng cả hai đối thủ cho đề cử của đảng Dân chủ là “hai mặt của cùng một đồng tiền”.

“Ứng cử viên đảng Dân chủ cho chức tổng thống sẽ điều hành một chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa bất kể tên xuất hiện trên lá phiếu”, tuyên bố kết thúc với câu: “Tổng thống Trump đang trên đà được tái đắc cử không thể ngăn cản được.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51829688

 

Sau khi chuẩn bị xong đối sách chống lại Iran,

quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Trung Đông

Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút một số lượng nhỏ binh sĩ ra khỏi Trung Đông sau khi kết luận rằng mối đe dọa tấn công từ Iran đã lắng xuống. Khoảng 1,000 binh sĩ được bố trí ở Kuwait sau cuộc không kích giết chết tướng Qassem Soleimani của Iran, đã rời khỏi khu vực này trong vòng hai tuần qua. Thêm 2,000 binh sĩ của cùng một lữ đoàn cũng sẽ rời khỏi khu vực trong những tuần tới. Họ là lực lượng đầu tiên rút về kể từ khi chiến sự gia tăng căng thẳng hồi tháng 01/2020, cho thấy các viên chức Hoa Kỳ tự tin rằng căng thẳng trong khu vực đã bắt đầu giảm.

Trong hai tháng kể từ khi tướng Soleimani chết và các cuộc tấn công trả đũa của Iran, sự bùng phát bạo lực mà nhiều viên chức Hoa Kỳ lo lắng đã không xảy ra. Hiện tại họ tự tin rằng khả năng xảy ra các cuộc tấn công tiềm tàng liên quan đến cái chết của tướng Iran đã trôi qua. Hơn nữa, Iran đang phải đối mặt với một mối đe dọa cấp thiết hơn, chiến đấu với một trong những đợt bùng phát nguy hiểm nhất của coronavirus bên ngoài Trung Cộng. Tính đến thứ Hai (09/03/2020), ít nhất 194 người Iran, bao gồm hai thành viên của Quốc hội Iran đã chết và gần 7,000 người được báo cáo nhiễm virus. Một số viên chức Ngũ Giác Đài kết luận rằng coronavirus đã ảnh hưởng đến khả năng Iran đáp trả lại cuộc không kích của Hoa Kỳ hồi tháng 01/2020.

Quân đội Hoa Kỳ cũng bắt đầu rời khỏi Afghanistan, đồng nghĩa với số  binh sĩ Hoa Kỳ ở đó sẽ giảm từ 13,000 còn khoảng 8,600 quân, nhằm thực hiện cam kết với một thỏa thuận mà Hoa Kỳ-Taliban vừa ký gần đây.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/sau-khi-chuan-bi-xong-doi-sach-chong-lai-iran-quan-doi-hoa-ky-bat-dau-rut-quan-khoi-trung-dong/

 

Ba quân nhân, 2 Mỹ, một Anh

thiệt mạng trong vụ tấn công ở Iraq

Một người Anh, hai người Mỹ đã thiệt mạng và khoảng một chục người bị thương trong một vụ tấn công bằng tên lửa nhắm vào căn cứ quân sự Taji của Iraq ở phía bắc Baghdad hôm thứ Tư, các quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters với điều kiện được giấu tên.

Liên quân quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Iraq cho biết căn cứ quân sự Taji đã trúng 18 quả rocket Katyusha 107 mm, và hình như rocket đã được phóng đi từ một chiếc xe tải. Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo đang tiến hành điều tra vụ tấn công.

Hãng tin Reuters dẫn lời các giới chức cảnh báo số người chết có thể còn tăng cao vì một số nạn nhân bị thương đang trong tình trạng nguy kịch. Họ nói hãy còn quá sớm để có thể quy trách nhiệm cho ai hoặc nhóm nào.

Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các lực lượng dân quân thân Iran phải chịu trách nhiệm, cũng có thể châm ngòi cho một đợt đối đầu quân sự mới giữa Hoa Kỳ và Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết đã nói chuyện với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, và hai ông đồng ý rằng những kẻ đã thực hiện cuộc tấn công sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Căng thẳng quân sự giữa Iran và Mỹ đã leo thang trước đó, dẫn tới cuộc tấn công của Mỹ hồi tháng 1 năm nay, giết chết ông Qassem Soleimani, tướng lãnh hàng đầu của Iran.

Iran nhanh chóng đáp trả bằng cách bắn tên lửa vào một căn cứ ở Iraq, nơi đồn trú của các quân nhân Mỹ, khiến hơn 100 người bị chấn thương não.

Ông Pompeo lúc đó lập luận rằng giết Soleimani là điều cần thiết để răn đe các nhóm được Iran hậu thuẫn chớ thực hiện các cuộc tấn công khác nữa.

https://www.voatiengviet.com/a/ba-quan-nhan-2-my-1-anh-thiet-mang-trong-v%E1%BB%A5-tan-cong-o-iraq/5326302.html

 

Việt Nam trong nhóm nhận 37 triệu đôla

chống Corona của Mỹ

Chính phủ Mỹ mới thông báo cung cấp hỗ trợ khẩn cấp trị giá 37 triệu đôla để giúp Việt Nam và hơn 20 nước đối phó với sự lây lan của chủng virus Corona mới (COVID-19).

Đây là một phần của khoản ngân quỹ lên tới 100 triệu đôla mà Mỹ cam kết tháng trước nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại 25 nước Hoa Kỳ nói là “ưu tiên” trên thế giới.

Ngoài Việt Nam, có nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với dịch bệnh do virus Corona gây ra, như Thái Lan và Campuchia, cũng nhận được khoản hỗ trợ nhiều triệu đôla lấy từ Quỹ Dự trữ Khẩn cấp để phòng chống các bệnh lây nhiễm của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

Hoa Kỳ thông báo khoản hỗ trợ trên gần một tháng sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đưa Việt Nam khỏi danh sách của Mỹ về các nước đang phát triển.

Một phát ngôn viên của USAID nói với VOA Việt Ngữ rằng “tại Việt Nam, sự gia tăng tương tác giữa người và vật nuôi, các thay đổi về môi trường, sự gia tăng đi lại và thương mại quốc tế và việc thay đổi mục đích sử dụng đất đã nâng nguy cơ từ các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh có nguồn gốc từ động vật lây nhiễm sang người”.

XEM THÊM:

Anh khuyến cáo công dân bay cùng chuyến với ‘bệnh nhân 17’ người Việt

Người phát ngôn này nói thêm rằng “chính vì các lý do đó, nên USAID đã làm việc với chính phủ Việt Nam để tăng cường hệ thống phản ứng, lập kế hoạch và giám sát bệnh tật của nước này”.

USAID cho biết rằng cơ quan này đã “hỗ trợ Việt Nam trong hơn 10 năm qua nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa do bệnh dịch gây ra”.

Cơ quan chuyên trách về viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ nhận định rằng “việc đối phó kịp thời và quyết liệt của chính phủ Việt Nam đối với mối đe dọa từ nCoV cho thấy tác động của các nỗ lực tăng cường khả năng của USAID”.

Phát ngôn viên của USAID nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng nỗ lực của cơ quan này ở Việt Nam “đã mang lại một số thành công trong những năm qua” như thiết lập mạng lưới phòng thí nghiệm, các kỹ thuật chuẩn đoán mới cũng như hệ thống trực tuyến để thông báo các ca lây nhiễm.

Chủng virus Corona mới, vốn đang gây chết chóc, lây nhiễm và quan ngại trên toàn thế giới, được cho là xuất phát từ một khu chợ buôn bán động vật sống ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

XEM THÊM:

Hàn Quốc đưa ‘nhóm phản ứng nhanh’ tới giúp công dân bị Việt Nam cách ly

Ngày 12/3, Bộ Y tế của Việt Nam, quốc gia láng giềng của Trung Quốc, ghi nhận 5 người liên quan đến “bệnh nhân 34” đã nhiễm COVID-19 ở tỉnh Bình Thuận, nâng số ca lây từ nguồn này lên 8 ca và tổng số bệnh nhân ở Việt Nam lên 44, trong đó có nhiều người nước ngoài, nhất là công dân Anh bị nhiễm từ “bệnh nhân 17”.

Tới ngày 12/3, Việt Nam đã ghi nhận 44 ca nhiễm COVID-19.

“Bệnh nhân 34” là một công dân Việt Nam từng tới thăm Hoa Kỳ và có quá cảnh ở Hàn Quốc, nơi có nhiều ca lây nhiễm COVID-19 trong giáo phái Tân Thiên Địa.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh của Mỹ, tới ngày 12/3, Hoa Kỳ đã ghi nhận gần 940 ca dương tính với COVID-19, và đã có 29 người tử vong.

Tổng thống Trump tối 11/3 đã có bài phát biểu bất ngờ, được truyền hình trực tiếp từ Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng, thông báo cấm toàn bộ các hoạt động đi lại từ châu Âu (trừ Anh) vào Mỹ trong vòng 30 ngày, trong một nỗ lực “đối đầu với virus từ nước ngoài” mà ông nói là “toàn diện và quyết liệt nhất trong lịch sử hiện đại”.

“Đối với phần lớn người dân Mỹ: Nguy cơ rất, rất thấp. Những người trẻ và khỏe mạnh có thể hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng nếu họ nhiễm virus. Nhóm có nguy cơ cao nhất là những người cao tuổi, đã có tiền sử bệnh tật. Những người cao tuổi cần phải hết sức, hết sức cẩn trọng”, ông Trump nói.

https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-trong-nh%C3%B3m-nh%E1%BA%ADn-37-tri%E1%BB%87u-%C4%91%C3%B4la-ch%E1%BB%91ng-corona-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9/5325899.html

 

Cảnh sát Venezuela chặn cuộc biểu tình

do lãnh đạo phe đối lập dẫn đầu bằng hơi cay

Tin từ CARACAS, Venezuela – Vào hôm thứ ba (10/3), Lực lượng an ninh Venezuela sử dụng hơi cay để ngăn chặn những người biểu tình được dẫn đầu bởi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tiến vào cơ quan lập pháp quốc gia, nơi các nhà lập pháp thân chính phủ chiếm quyền kiểm soát vào tháng 1.

Cuộc diễn hành, với sự tham dự của hàng ngàn người biểu tình đối lập, chỉ tiến được một vài dãy nhà tới quốc hội ở trung tâm thành phố Caracas trước khi một nhóm cảnh sát chống bạo động chắn ngang đường và bắt đầu bắn hơi cay để giải tán đám đông. Sau đó, các nhà lập pháp của phe đối lập tổ chức một buổi gặp gỡ ở quận Las Mercedes gần đó.

Trong nhiều tuần, ông Guaido thúc giục người Venezuela tham gia diễn hành như một cách để hồi sinh các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro, người mà Washington tìm cách lật đổ thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế. Các cuộc biểu tình tăng mạnh vào năm 2019 nhưng suy yếu dần khi Đảng Xã hội lên nắm quyền.

Sự kiện hôm thứ ba là cuộc diễn hành đầu tiên của phe đối lập kể từ khi ông Guaido trở lại vào ngày 11 tháng 2 từ chuyến công du ngoại giao, bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc. Cuộc diễn hành này đánh dấu một thử thách khác về năng lực của ông Guaido trong việc huy động những người ủng hộ, những người ngày càng mệt mỏi với việc ông không thể lật đổ ông Maduro, bất chấp chương trình trừng phạt của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài của Venezuela. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-venezuela-chan-cuoc-bieu-tinh-do-lanh-dao-phe-doi-lap-dan-dau-bang-hoi-cay/

 

COVID – 19: WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu,

hơn 126.000 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới

Dịch bệnh COVID – 19 hiện đã lan ra hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 126.000 người nhiễm bệnh và khoảng 4.600 người tử vong, tính đến ngày 12/3.

Vào ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới đã phải tuyên bố đại dịch COVID -19. Đây là mức cao nhất mà WHO ghi nhận với một bệnh dịch.

Tại cuộc họp báo hôm 11/3, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “WHO đã luôn đánh giá dịch bệnh này và chúng tôi hết sức lo ngại cả về các cấp độ lây lan báo động, mức độ nghiêm trọng lẫn việc không có phản ứng ở mức đáng lo ngại. Chính vì thế chúng tôi đưa ra đánh giá COVID – 19 là một đại dịch”.

Mặc dù vậy, người đứng đầu WHO cũng trấn an mọi người rằng tình hình không vô vọng và các nước vẫn có thể kiểm soát được tình hình.

Tính đến ngày 12/3, Trung Quốc, nước xuất phát dịch bệnh đã ghi nhận tổng cộng 80.793 ca bệnh với số người tử vong là 3.169 ca. Số người nhiễm mới trong ngày là 15 ca, thấp hơn con số 24 ca của ngày trước đó.

Ý tiếp tục có thêm nhiều ca tử vong mới. Chỉ trong vòng 24 giờ, nước Ý đã ghi nhận thêm 196 ca tử vong, đưa số người chết về dịch bệnh ở Ý lên 827 ca. Số người nhiễm bệnh ở Ý là hơn 12.000 người.

Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 114 ca bệnh mới và 6 ca tử vong, đưa số ca nhiễm bệnh ở quốc gia này lên hơn 7.800 người và số tử vong lên 66 ca.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/3 đã có thông điệp đặc biệt về dịch bệnh COVID – 19 và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cấm nhập cảnh khách từ EU vào Mỹ trong vòng 30 ngày bắt đầu từ ngày 13/3. Anh hiện không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/who-announce-coronavirus-pandemic-03122020081112.html

 

Virus corona: Trước thách thức toàn cầu,

liệu thế giới có chung sức đối phó?

Thanh Hà

Thách thức toàn cầu đòi hỏi toàn cầu chung sức đối phó. Điều đơn giản này dường như rất khó áp dụng trên thực tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch virus corona đã trở thành « đại dịch » : Liên Hiệp Châu Âu hầu như « quên » Ý, trong lúc hệ thống y tế nước này bị quá tải với hơn 12.000 bệnh nhân nhiễm virus corona, hơn 800 người đã thiệt mạng.

Hoa Kỳ dù là đồng minh thân thiết nhất của châu Âu, nhưng không ngần ngại đóng cửa đối với các công dân của khối Schengen. Dịch Covid-19 đang thách thức liên minh chặt chẽ giữa hai bờ Đại Tây Dương và ngay cả giữa các thành viên của Liên Âu.

Từ cả tuần nay, đại sứ Ý bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức kêu gọi 26 thành viên còn lại trong khối hỗ trợ, cung cấp khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ y tế. Ngoại trưởng Luigi di Maio hoài công nhắc nhở các đối tác rằng, nước Ý sẽ “không bao giờ quên những quốc gia nào sát cánh với mình trong thời điểm khó khăn này“. Thế nhưng, tất cả đều im lặng, từ Paris cho đến Berlin. Cuối cùng, mãi ở tận rất xa châu Âu, chỉ có Trung Quốc hồi âm. Bắc Kinh thông báo sẵn sàng cung ứng cho Ý 1.000 máy trợ thở, 100.000 khẩu trang và 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, trong lúc Pháp và Đức cấm các công ty dược phẩm và các nhà cung cấp xuất khẩu trang thiết bị y tế để dành ưu tiên cho nhu cầu trong nước.

Ở thượng tầng quyền lực tại Bruxelles, từ chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đến chủ tịch Ủy Ban Châu Âu liên tục hô hào “đoàn kết“, đề cao những biện pháp “phối hợp chặt chẽ” giữa 27 thành viên trong khối để đối phó với dịch bệnh, nhưng virus corona đang chứng minh điều ngược lại, đó là trong cơn tai biến, các thành viên châu Âu “mạnh ai nấy lo“. Thái độ ích kỷ đó từng được thể hiện trong chính sách đón nhận người nhập cư của châu Âu. Giới quan sát không quên nhắc lại lại cũng chính thái độ ích kỷ đó đã đưa đảng dân túy Ligua và lãnh đạo đảng này là ông Matteo Salvini chia sẻ quyền lực với thủ tướng Giuseppe Conte.

Sức công phá về mặt chính trị của virus corona không dừng lại ở đây. Dịch Covid-19 còn thách thức luôn cả liên minh giữa hai bờ Đại Tây Dương sau khi tổng thống Hoa Kỳ vừa tuyên bố cấm công dân châu Âu đặt chân sang Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày. Áp lực trong nước càng lớn, Donald Trump càng phải chứng tỏ quyết liệt. Thứ nhất ông gọi virus corona là “virus của nước ngoài“. Ngoại trưởng Mỹ thậm chí còn khiến Bắc Kinh nổi dóa khi gọi đây là siêu vi Vũ Hán hay virus Trung Quốc. Nhưng sau khi được báo động là châu Âu đang trở thành “ổ dịch” của thế giới, Hoa Kỳ chuyển hướng tấn công, nhắm vào các đồng minh châu Âu. Thứ hai, là không thông báo trước, không phối hợp hay tham khảo các đối tác châu Âu, tổng thống Trump đơn phương quyết định tạm thời cấm cửa công dân châu Âu muốn đặt chân vào Mỹ. Biện pháp này không hơn không kém là một bức tường vô hình để nước Mỹ tự vệ.

Cách biệt với thế giới để tự vệ luôn là kim chỉ nam trong chính sách của Donald Trump.

Theo phân tích của giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ông Pascal Boniface, liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng đang bị dịch Covid-19 đe dọa. Trong tất cả các lĩnh vực, từ quốc phòng đến thương mại, tổng thống Trump luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi của những người bỏ phiếu cho ông. Điều này một lần nữa đã được chứng minh với khủng hoảng về y tế lần này. Việc tổng thống Mỹ không đưa nước Anh vào danh “sách đen” là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Donald Trump không mảy may quan tâm đến sức khỏe của người dân Mỹ, nhắm mắt trước mối đe dọa nổ ra một cuộc khủng hoảng về y tế. Ông chỉ lo là dịch Covid-19 phá hoại kinh tế Hoa Kỳ vốn đang rất tươi sáng, và virus corona là một trở ngại trên con đường tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai.

Đối với cả nội bộ 27 nước khối Liên Hiệp Châu Âu và trục Washington – Bruxelles, hơn bao giờ hết các bên cần chứng minh rằng, những cụm từ như “đoàn kết“, “liên đới” không chỉ là những lời nói suông.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200312-virus-corona-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-li%E1%BB%87u-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B9ng-chung-s%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3

 

Virus corona:

Các nước đang làm gì để chấm dứt dịch bệnh

Reality CheckBBC News

Các nước khắp thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tìm cách chấm dứt dịch virus corona.

Đến nay, hầu hết các ca bệnh là ở Trung Quốc – các nước còn lại đang ở các giai đoạn khác nhau của dịch bệnh.

Virus corona và viễn cảnh kinh tế Việt Nam

Covid-19: Mạng xã hội Việt Nam, những ngày nóng dịch

Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng

Covid-19: Chuyện bệnh nhân người Anh đang cách ly ở Hà Nội

Họ đang làm gì để kiềm chế dịch bệnh?

Xét nghiệm

Có sự khác biệt đáng kể về số lượng người đang được xét nghiệm coronavirus trên toàn thế giới.

Hàn Quốc thực hiện khoảng 4.000 xét nghiệm nghiệm trên một triệu người trong thời gian từ 3/1 đến 11/3, trong khi Hoa Kỳ chỉ thực hiện 26 xét nghiệm trên một triệu người.

Ý thực hiện khoảng 1.000 xét nghiệm trên một triệu tính đến ngày 10/3 so với 400 mỗi một triệu người ở Anh cho đến cùng ngày.

Con số này tính trung bình khoảng 1.500 mỗi ngày ở Anh, nhưng đang có kế hoạch tăng mức này lên 10.000 mỗi ngày bằng cách cung cấp thêm phòng thí nghiệm dành cho việc xét nghiệm.

Có một vài lý do khác nhau cho sự khác biệt về mức độ xét nghiệm trên toàn thế giới. Một yếu tố là năng lực trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các quốc gia khác nhau, bao gồm có bao nhiêu phòng xét nghiệm phù hợp.

Bản đồ virus corona trên toàn cầu: tính tới ngày 9 tháng 3, 2020

Bản đồ này dựa trên số liệu cung cấp bởi Tổ chức Y tế Thế giới và có thể không thể hiện số liệu mới nhất cho mỗi quốc gia.

Tổng số ca được xác nhận Tổng số ca tử vong
106.893 3.640

Số ca bị lây nhiễm100.00010.0001.00010010

Số ca bị lây nhiễm Số ca tử vong
Trung Quốc 80.814 3.099
Hàn Quốc 7.134 50
Iran 6.566 194
Italy 5.883 234
Pháp 939 11
Đức 847
Con tàu Diamond Princess 696 6
Tây Ban Nha 589 10
Nhật Bản 455 6
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 277 3
Thụy Sĩ 264 2
Hoa Kỳ 213 11
Hà Lan 188 1
Bỉ 169
Thụy Điển 161
Na Uy 147
Singapore 138
Áo 102
Malaysia 93
Bahrain 79
Úc 77 3
Hy Lạp 66 1
Kuwait 62
Canada 57
Iraq 54 4
Thái Lan 50 1
Ai Cập 48
Iceland 45
Đài Loan 45 1
UAE 45
Ấn Độ 34
Đan Mạch 31
Lebanon 28
San Marino 27 1
Cộng hòa Czech 26
Israel 25
Phần Lan 23
Việt Nam 21
Bồ Đào Nha 21
Bờ Tây 19
Brazil 19
Ireland 19
Algeria 17
Oman 16
Slovakia 16
Ecuador 14
Romania 13
Georgia 12
Qatar 12
Slovenia 12
Croatia 11
Saudi Arabia 11
Estonia 10
Azerbaijan 9
Argentina 9 1
Hungary 7
Mexico 7
Nga 7
Belarus 6
Philippines 6 1
Ba Lan 6
Indonesia 6
Peru 6
New Zealand 5
Pakistan 5
Guiana thuộc Pháp 5
Costa Rica 5
Chile 5
Afghanistan 4
Senegal 4
Macedonia 3
Bangladesh 3
Malta 3
Campuchia 2
Cameroon 2
Luxembourg 2
Morocco 2
Con tàu Diamond Princess 2
Nam Phi 2
Maldives 2
Martinique 2
Bulgaria 2
Bosnia and Herzegovina 2
Moldova 1
Armenia 1
Colombia 1
Dominican Republic 1
Gibraltar 1
Vatican 1
Jordan 1
Latvia 1
Liechtenstein 1
Lithuania 1
Andorra 1
Bhutan 1
Monaco 1
Nepal 1
Nigeria 1
Saint Barthélemy 1
Serbia 1
Sri Lanka 1
Togo 1
Tunisia 1
Ukraine 1
Đảo Faroe 1

Xem thêm

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Lần cuối cập nhật vào ngày 07:00:00 GMT+7, 9/3/2020.

Lấy thí dụ Vương quốc Anh – nước này có 12 phòng xét nghiệm giám sát bệnh truyền nhiễm do các cơ quan y tế công cộng điều hành, và hiện đang có kế hoạch biến các phòng thí nghiệm tại bệnh viện của NHS thành những nơi có thể làm xét nghiệm. Nhưng Hoa Kỳ, nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe phân mảnh hơn, hoạt động chậm hơn – nó cũng có 12 phòng thí nghiệm phù hợp, mặc dù dân số nhiều gấp năm lần so với Vương quốc Anh. Trong khi Hàn Quốc đã cung cấp một số lượng cơ sở xét nghiệm lớn hơn nhiều.

Sự lây lan bệnh dịch nghiêm trọng ra sao là một yếu tố khác.

Vương quốc Anh hiện chỉ kiểm tra những người có triệu chứng nếu họ đã đến một quốc gia có nguy cơ cao hoặc biết rằng họ đã tiếp xúc với một người bị nhiễm virus corona.

Quốc gia này cũng có kế hoạch xét nghiệm “giám sát” kỹ thêm với những người có triệu chứng hô hấp tại một trong các mạng lưới bác sĩ gia đình được chỉ định, ngay cả khi họ không đáp ứng các tiêu chí thử nghiệ. Điều này là để thử và đánh giá xem có nhiều người nhiễm bị bỏ qua bởi các tiêu chí của họ hay không.

Ý, một nước có rất nhiều ca nhiễm, đã xét nghiệm người thuộc nhiều thành phần hơn Vương quốc Anh, bao gồm cả người không có bất kỳ triệu chứng nào ở khu vực có nguy cơ cao.

Và Hàn Quốc, nơi trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất bên ngoài Trung Quốc, đã quyết định tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.

Đo thân nhiệt ở sân bay

Một số nước thực hiện kiểm tra thân nhiệt ở sân bay và các trung tâm vận tải khác – số khác thì không.

Bộ Y tế Anh cho biết họ đã giới thiệu chương trình “giám sát nâng cao” cho các hành khách tới các nước như Trung Quốc, Iran, Nhật Bản và Malaysia, nhưng không đo thân nhiệt.

“Các chuyên gia đề xuất rằng kiểm tra lâm sàng đầu vào (ví dụ kiểm tra thân nhiệt) chỉ có tác dụng rất hạn chế và chỉ phát hiện một số ít trường hợp,” bộ này nói.

“Đó là do các triệu chứng thường không xuất hiện cho tới từ năm đến bảy ngày, và đôi khi lên tới 14 ngày.”

Giám sát nâng cao có nghĩa là có nhân viên y tế tại các sân bay để đáp ứng các chuyến bay trực tiếp từ các điểm nóng, cung cấp thông tin về các triệu chứng cho hành khách và khuyến khích họ thông báo nếu họ cảm thấy không khỏe.

Giới chuyên gia nói rằng những mô phỏng kiểm tra nhiệt độ tại các sân bay chỉ phát hiện được hơn một nửa các hành khách nhiễm virus corona.

Các sân bay tại Ý đã kiểm tra nhiệt độ hành khách từ đầu tháng Hai, và cũng thực hiện xét nghiệm tại các ga tàu. Nhiệt kế là thứ phổ biến tại các sân bay ở châu Á.

Mỹ không cho phép công dân nước ngoài vào Mỹ nếu vừa từ đến Trung Quốc hoặc Iran trong 14 ngày trước.

Hành khách đến 11 sân bay của Mỹ, nơi có đường bay thẳng từ Trung Quốc, được kiểm tra xem có sốt, ho hay hơi thở ngắn hay không.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cũng khuyến nghị những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên hoãn mọi chuyến du lịch bằng tàu biển.

Đóng cửa trường học

Cơ quan giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc Unesco cho biết 14 quốc gia đã đóng cửa trường học trên toàn quốc, trong khi 13 quốc gia khác đã đóng cửa một số trường học.

Trường học bị đóng cửa trong các khoảng thời gian khác nhau, Nhật Bản, ví dụ, là cho tới hết năm học này, tức là cuối tháng Ba.

Nhật ra thông báo nói trên vào 27/2, khi nước này ghi nhận 186 ca nhiễm.

Ý đã đóng cửa toàn bộ các trường học cho tới 3/4. Nước này thông báo đóng cửa trường học ban đầu vào 4/3 khi có 2.500 ca nhiễm.

Tây Ban Nha đã đóng cửa toàn bộ các trường học ở Madrid.

Ở Anh và Đức, một vài trường học bị đóng cửa tạm thời để thực hiện tổng vệ sinh sau khi một số nhân viên và học sinh xét nghiệm dương tính với virus corona hoặc mới quay về từ các khu vực có nguy cơ cao.

Pháp đóng cửa các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường học 15 ngày từ 9/3 tại hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh – là Brittany và Oise phía bắc Paris.

Các buổi hòa nhạc và sự kiện thể thao bị hủy bỏ

Một loạt các sự kiện thể thao bị hủy hoặc diễn ra trong các sân vận động hoang vắng.

Giải bóng bầu dục Rugby Union’s Six Nations dự kiến diễn ra vào 14/3 giữa Ý, Anh, Pháp và Ireland đã bị hoãn.

Giải quần vợt Indian Wells ở California đã bị hủy sau khi Coachella Valley thông báo tình trạng y tế khẩn cấp. Giải này bị hủy bỏ ngay trước khi các trận đấu ở vòng loại bắt đầu vào 9/3 – toàn giải đấu dự định bắt đầu vào thứ Tư.

Giải chạy Barcelona bị dời từ 15/3 sang 25/10.

Liên đoàn Bóng đá Ý đã hoãn mọi trận đấu cho tới 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thụy Sỹ đóng cửa cho tới 23/3 và một loạt các trận đấu bóng đá khác, đặc biệt giữa các đội từ các nước khác nhau, đã phải chơi sau các cánh cửa đóng kín.

Trong khi đó, Bộ trưởng Olympics của Nhật Bản Seiko Hashimoto cho hay mọi thứ đã được thực hiện để cho phép các trận đấu diễn ra vào 24/7.

Sau đó ông nói thêm rằng hợp đồng với Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ cho phép các trận đấu được hoãn cho tới cuối năm nay, nếu cần thiết.

Đóng cửa bảo tàng và các khu vui chơi

Một số khu vui chơi nổi tiếng nhất thế giới đã phải đóng cửa, hạn chế khách vào hoặc báo cho khách cần hạn chế tiếp xúc gần với nhau.

Khu nghỉ dưỡng Disney rộng lớn ở Thượng Hải chỉ mở cửa lại một phần vào thứ Hai sau khi đóng cửa hơn một tháng. Nhưng khu Disneyland ở Hong Kong và các công viên Disney ở Nhật Bản vẫn đóng cửa

Bảo tàng và các điểm vui chơi giải trí bị đóng cửa ở các nước khác ở châu Á.

Các địa điểm du lịch trên khắp nước Ý bị đóng cửa tạm thời. Ở Rome, Coliseum và các điểm thăm quan khác bị đóng cửa cho tới 3/4.

Tại Pháp, bảo tàng Lovre ở Paris bị đóng cửa từ đầu tháng Ba do nhân viên sợ virus lây lan. Bảo tàng hiện đã được mở cửa trở lại nhưng yêu cầu du khách không tới nếu cảm thấy không khỏe, hoặc nếu họ đến từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Tháp Eiffel yêu cầu khách chỉ dùng thẻ để trả tiền vé hoặc mua vé online. Disneyland Paris vẫn mở cửa, dù một nhân viên đã xét nghiệm dương tính với virus hôm cuối tuần.

Ả Rập Saudi tạm thời đóng cửa đối với những người hành hương muốn thăm các khu thánh lễ, và Iraq ban lệnh hạn chế vào các khu vực tôn giáo.

Cách ly

Cách ly là một biện pháp khác mà các quốc gia khác đang thực hiện, học theo ví dụ của Trung Quốc nơi thực hiện cách ly trên diện rộng.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã yêu cầu người dân ở nhà và phải xin phép khi cần di chuyển.

Sẽ có các biện pháp kiểm tra ở các tuyến đường bộ và nhà ga.

Các biện pháp này chỉ mới được thực hiện do đó còn quá sớm để nói nó hiệu quả đến đâu.

Iran đã hạn chế di chuyển giữa các thành phố lớn. Những người không phải cư dân Iran thì không được vào nước này. Nhưng chính phủ chưa đóng cửa thành phố thánh Qom, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.

Điều này vấp phải nhiều chỉ trích. Người phát ngôn của Quốc hội, Masoud Pezeshkian, đồng thời cũng là một bác sỹ, nói: “Nếu tôi là bộ trưởng y tế, tôi sẽ cho cách ly Qom ngay từ ngày đầu tiên.”

Hôm thứ Ba, Iran thông báo 53 ca tử vong trong vòng 24 giờ – số tử vong cao nhất trong một ngày kể tử khi dịch virus corona bùng phát ở nước này.

Ở Nam Hàn, chính quyền đã cách ly hai khu nhà ở thành phố Daegu, nơi có tới 3/4 ca nhiễm trên toàn nước này. Nhiều thành viên của Nhà thờ Chúa Jesus Shincheonji, một nhóm tôn giáo tại vùng tâm dịch, hiện đang sống ở khu nhà này.

Tại Bắc Hàn, chính phủ đã cách ly 380 người nước ngoài, chủ yếu là các nhà ngoại giao ở Bình Nhưỡng – hơn một tháng qua, trong khu nhà của họ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51831919

 

Dịch COVID-19 với người nổi tiếng

Thiện Lan

Vali thiết kế và kính thời trang sang trọng là những loại mặt hàng xa xỉ mà người ta sẽ mong đợi để xem một người nổi tiếng mang trên các chuyến bay đường dài. Nhưng sau sự bùng phát của COVID-19, những người nổi tiếng khi bay trên hạng thương gia đang trở nên quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe hơn là vẻ bề ngoài quyến rũ.

Hôm 3/3, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã lên tiếng cảnh báo người Mỹ nên bắt đầu chuẩn bị cho dịch bệnh, trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng “có nhiều dấu hiệu cho thấy thế giới sẽ sớm bước vào giai đoạn đại dịch”.

Khi virus tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, những người nổi tiếng đã chia sẻ trên mạng xã hội cách họ tự bảo vệ mình khi đi du lịch.

Naomi Campbell

Hôm 5/3, người mẫu Anh đã chia sẻ một bức ảnh cô đeo găng tay cao su màu hồng và nói với 8,5 triệu người theo dõi cô rằng “hãy cẩn trọng”.

Campbell viết:”Đừng quên đeo găng tay”.

Gwyneth Paltrow

Vào hôm 4/3, Gwyneth Paltrow đã chia sẻ bức ảnh chụp cô đeo khẩu trang trong chuyến bay tới Paris cho Tuần lễ thời trang.

Paltrow cũng đề cập đến bộ phim Contagion năm 2011 mà cô đóng vai chính đề cập đến một loại virus chết người càn quét thế giới.

“Tôi đã từng tham gia bộ phim này. Giữ an toàn. Đừng bắt tay. Rửa tay thường xuyên”, cô viết.

Kate Hudson

Kate Hudson đã đăng một bức ảnh chụp cô đeo khẩu trang lên tài khoản Instagram của mình cùng chú thích: “Du lịch. 2020”.

Những fan của cô nhanh chóng chỉ ra rằng, khẩu trang cô đeo có thể không phải là loại phù hợp, một người nhận xét: “Nếu cô lo lắng về corona… chỉ khẩu trang N95 mới bảo vệ được. Nó cũng không làm gì được nhiều”.

Bella Hadid

Siêu mẫu Bella Hadid đã chia sẻ bức ảnh chụp cô đeo khẩu trang với 28,8 triệu người theo dõi khi trên đường đến Tuần lễ thời trang vào hôm 2/3.

Người mẫu rất chú ý đến sức khỏe khi cô rời Milan đến Paris trong lúc dịch COVID-19 đang bùng phát ở nhiều nơi thuộc Ý.

Cô gái 23 tuổi cũng chia sẻ video trên Instagram cho thấy cô ngồi trên máy bay với khẩu trang. “Tới thành phố tiếp theo”, cô chú thích trên video.

Selena Gomez

Vào hôm 4/3, Selena Gomez đã chia sẻ một loạt các bức ảnh ghi lại những chuyến đi gần đây của cô đến thành phố Chicago thuộc tiểu bang Illinois, Mỹ với mẹ của mình là bà Mandy Teefey.

Nữ ca sĩ đã đăng năm hình ảnh từ chuyến đi cùng với chú thích: “Tôi và mẹ đi du lịch. Chúng tôi đã có những bức ảnh tuyệt vời”.

Eva Longoria

Đầu tuần này, Eva Longoria đã đăng một video lên trang Instagram của mình để an ủi 7,7 triệu người theo dõi sau khi nhận được vô số tin nhắn liên quan đến chuyến du lịch gần đây của cô đến Ý.

“Tôi đang quay tại một thị trấn nhỏ ở Ý. Tôi ở một nơi gần phía bắc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm”, cô nói trong clip.

“Mọi người gọi điện và nhắn tin cho tôi và nói về virus ở phía bắc nước Ý. Rất buồn, nhưng chúng tôi cách xa nơi đó”.

Theo Independent

Thiện Lan dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-covid-19-voi-nguoi-noi-tieng.html

 

Virus corona: Liên Hiệp Châu Âu bất bình

vì quyết định của Trump

Thanh Phương

Hôm nay, 12/03/2020, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố Liên Hiệp Châu Âu không tán đồng quyết định của tổng thống Trump cấm nhập cảnh nước Mỹ trong 30 ngày đối với mọi hành khách từ châu Âu, một quyết định được đưa ra một cách đơn phương và không có sự tham khảo với các nước châu Âu.

Trong bản thông cáo, hai lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh : « Dịch virus corona là một khủng hoảng toàn cầu, chứ không ở riêng một châu lục, cho nên cần phải có sự hợp tác hơn là một hành động đơn phương ». Họ khẳng định là Liên Hiệp Châu Âu đang thi hành các biện pháp mạnh để kềm chế đà lây lan của dịch bệnh.

Trước đó, trên mạng Twitter, ông Charles Michel thông báo Liên Hiệp Châu Âu sẽ thẩm định tình hình để cố tránh những tác hại kinh tế từ quyết định của tổng thống Trump

Trước mắt, hãng tin AFP cho biết, lệnh cấm của tổng thống Trump là một « thảm họa » đối với các công ty du lịch Pháp, vì nó có thể liên quan đến 100.000 khách đi du lịch theo nhóm sang Mỹ trong tháng 3 và tháng 4, theo lời ông René-Marc Chikli, chủ tịch SETO, liên đoàn các công ty du lịch theo đoàn. Về phần chủ tịch tổ chức Entreprises du Voyage, đại diện các hãng du lịch tại Pháp, Jean-Pierre Mas, ông thẩm định là sẽ có từ 300 000 đến 400 000 người Pháp dự trù sang Hoa Kỳ trong 3 tháng tới để du lịch hoặc làm việc.

Ngoài quyết định của tổng thống Trump cấm nhập cảnh đối với những người từ châu Âu, bộ Ngoại Giao Mỹ còn kêu gọi công dân nước này không nên ra nước ngoài trong lúc này. Ông Roland Héguy, chủ tịch UMIH, tổ chức chính của các khách sạn và nhà hàng tại Pháp, lo ngại người Mỹ sẽ không đến Pháp nữa, trong khi họ vẫn chiếm số đông nhất trong tổng số du khách ngoại quốc đến Paris và vùng phụ cận năm ngoái.

Theo UMIH, do tác động của dịch Covid-19, số khách của các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê đã sụt giảm 95% và doanh số bị mất trung bình là 40%, thậm chí mất tới 80% tại các vùng bị dịch nặng nhất.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200312-virus-corona-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%E1%BA%A5t-b%C3%ACnh-v%C3%AC-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-trump

 

Khủng hoảng di dân: Liên Hiệp Châu Âu,

một “ông hoàng bị tước vũ khí”

Minh Anh

Dòng người tị nạn ồ ạt đổ về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp làm cho mối quan hệ giữa Ankara và Bruxelles trở nên căng thẳng, bất chấp cuộc gặp giữa tổng thống Recep Tayyip Erdogan với các lãnh đạo châu Âu ngày 09/3/2020.

Cuộc khủng hoảng di dân này một lần nữa cho thấy rõ sự bất lực của khối Liên Hiệp 27 nước thành viên trong việc tìm kiếm một chiến lược chung về chính sách di dân và tiếp nhận người tị nạn.

Sau nhiều lần đe dọa, ngày 27/02/2020, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo mở cửa biên giới phía bắc cho người tị nạn. Hình ảnh hàng chục ngàn người ùn ùn đổ về vùng biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp và cảnh xô xát dữ dội giữa những người di dân tìm cách vượt sông Evros với cảnh sát biên phòng Hy Lạp làm khơi dậy cơn “ác mộng” khủng hoảng di dân năm 2015, khi từng đoàn người đông đảo lũ lượt kéo về các nước biên giới Liên Hiệp Châu Âu.

TT. Erdogan: “Trùm bắt bí”?

Ông Didier Billion, chuyên gia về thế giới Ả Rập, viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trên đài phát thanh France Culture nhận định rằng sức ép quân sự của Nga và Syria ngày càng gia tăng tại vùng Idleb, Syria nằm sát biên giới đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ, sự lạnh nhạt của Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO trước lời kêu gọi hỗ trợ của Ankara giải thích phần nào cho quyết định trên của ông Erdogan. Một hành động mà Liên Hiệp Châu Âu giờ chỉ trích là “bắt chẹt, vô đạo đức, vô nhân đạo…”

Vào tháng 9/2018, có một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga liên quan đến vùng Idleb, đó chính là thỏa thuận Sotchi. Ông Erdogan chấp nhận chịu trách nhiệm việc phi quân sự hóa vùng này, nghĩa là phải rút hết vũ khí hạng nặng từ quân thánh chiến. Ông ấy tự cho mình là quan trọng, ông ấy có phần hơi phô trương cơ bắp, bởi vì chẳng cần phải ra vẻ am hiểu chính trị để có thể biết rằng đây là một nhiệm vụ bất khả thi. Ở đây, ông Erdogan đã bị Putin ‘xỏ mũi’.

Mục tiêu đặt ra là làm thế nào có được một vai trò trong các cuộc đàm phán tìm giải pháp chính trị, nỗi ám ảnh duy nhất của ông Erdogan, chính là không bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Chỉ có điều khi chúng ta nhìn kỹ, các cuộc gặp với ông Putin chẳng khác gì một ván cờ vua mà Putin đã dẫn trước 3-4 nước, còn ông Erdogan thì cứ thế lao theo như một con cừu non. Ở đây, có một kiểu trò lừa bịp và ông Erdogan đã để cho bị ‘giật dây’. Điều này còn làm cho mọi việc thêm phức tạp.

Việc không quân Nga và Syria tăng cường không kích vào vùng Idleb, thì cho là để tiêu diệt quân thánh chiến, nhưng điều đó đã dẫn đến việc bùng phát các đợt di dân về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.”

Liên Hiệp Châu Âu trách Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng thỏa thuận được ký vào tháng 3/2016. Văn bản này được ký vào thời điểm châu Âu vật vã đối phó với làn sóng người tị nạn chưa từng có trong năm 2015. Theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận kềm giữ dòng người tị nạn ngay trên chính lãnh thổ của mình, để đổi lấy một khoản hỗ trợ tài chính là 6 tỷ euro.

Chỉ có điều từ 5 năm qua, nếu như làn sóng di dân bớt tràn vào châu Âu, thì số tiền cam kết đó mới được chi ra có một nửa. Vì sao như vậy? Ông Didier Billion giải thích tiếp:

Số tiền được thông qua trong thỏa thuận tháng 3/2016 là khoảng 6 tỷ euro nhưng với một điều khoản đặc biệt. Nghĩa là số tiền này được đổ cho những dự án cụ thể, được chi thẳng cho các tổ chức phi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, những tổ chức nào có những dự án hội nhập cho người tị nạn Syria. Thế nên, chính phủ Thổ không nhận được một xu nào từ số tiền này (…). Hiện tại người ta ước tính gần ba tỷ euro đã được chi trả, do vậy, ông Erdogan cho rằng vẫn còn 3 tỷ phải trả cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn nữa, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ còn đưa ra con số, mà bản thân tôi vẫn chưa thẩm định được do tính chất mập mờ, không rõ ràng. Chính quyền Ankara nói rằng đã phải chi ra hơn 25 tỷ đô la cho người tị nạn, trong đó hết 15 tỷ là từ ngân sách Nhà nước. Con số này có thể là hơi bị phóng đại nhưng quả thật là chính Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý tiếp nhận 3,6 triệu di dân, trong khi dân số Thổ Nhĩ Kỳ là 80 triệu dân. Một con số quả thật là quá lớn.”

Liên Hiệp Châu Âu: “Chúa phủi tay”?

Giờ đây, châu Âu la hoảng là “thỏa thuận 2016 đã chết” và chỉ trích Ankara sử dụng người tị nạn như là một vũ khí, một công cụ chính trị để phục vụ cho mục tiêu đối nội. Về điểm này, hầu hết giới chuyên gia Pháp đều đồng tình. Trong cuộc bầu cử địa phương mùa xuân năm 2019, đảng cầm quyền của tổng thống Erdogan đã để mất hai thành phố lớn là Ankara và Istanbul vào tay phe đối lập.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của IRIS không quên nhắc lại rằng cho đến thời điểm đó, đại bộ phận người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều tỏ tình liên đới và tiếp đón người tị nạn. Đây thật sự là một bài học về tình người dành cho khối 28, giờ là 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Câu hỏi đặt ra: Đâu là giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân? Ông Didier Billion cho rằng có hai kiểu giải đáp. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền tổng thống Erdogan dự tính sẽ cho hồi hương số người tị nạn Syria. Điều này được giải thích qua chiến dịch quân sự “Nguồn Hòa Bình” của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria hồi tháng 10/2019 với kết quả là một dải lãnh thổ “an toàn” được thành lập dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria.

Lời giải thứ hai nằm ở phía châu Âu và đây chính là điểm gây bất đồng: Tổng thống Erdogan chỉ trích Liên Hiệp Châu Âu hành xử vô trách nhiệm. Chuyên gia Pháp giải thích vì sao:

Cách trả lời thứ hai chính là Liên Hiệp Châu Âu. Về điểm này, ông Erdogan đã có lý khi cho rằng châu Âu có phần nào phủi tay, không muốn gánh vác trách nhiệm về hồ sơ di dân mà thỏa thuận 2016 cho phép họ đổ vấy ra đấy rồi không thèm quan tâm đến nữa.

Chỉ có điều là hiện tại vấn đề này lại nảy sinh và khiến các định chế châu Âu hoảng loạn. Chúng ta thấy là hôm thứ Ba, 03/3/2020, các lãnh đạo châu Âu đã đến vùng biên giới Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì một điều chắc chắn là chính phủ Hy Lạp không thể nào một mình đối phó với dòng người tị nạn ồ ạt như thế, trong khi mà đất nước này đang bị suy yếu do gặp khó khăn về kinh tế.

Đúng là có việc ông Erdogan thao túng chính trị, điều này hoàn toàn đáng chê trách nhưng về mặt cơ bản, chúng ta phải hiểu là Liên Hiệp Châu Âu đã không làm tròn trọng trách của mình”.

Liên Hiệp Châu Âu: “Một ông hoàng không có thực quyền”?

Cũng trên đài France Culture, ông Yves Pascouau, nghiên cứu sinh về công pháp, giám đốc chương trình châu Âu thuộc hiệp hội Res Publica thẳng thắn phê phán các lãnh đạo của châu Âu thiếu một tầm nhìn chiến lược dài hạn. “Các nước thành viên của Liên Hiệp lẽ ra đã phải dự trù trước những cơ chế cho phép chuẩn bị bước kế tiếp”. Điều này giải thích vì sao Bruxelles xử lý lúng túng theo kiểu “chắp vá” như nhận xét của ông Didier Billion.

Chúng ta không thể nào biến Liên Hiệp Châu Âu thành một pháo đài. Dù gì đi chăng nữa, điều này sẽ làm suy yếu các dự án của Liên Hiệp và nhất là hồ sơ di dân. Chúng ta hiểu rất rõ là nếu chúng ta có thể ngăn chận ở chỗ này, thì họ sẽ tìm được một lối khác để đi, qua ngả đường núi chẳng hạn.

Đây là một khu vực khá phức tạp để giám sát. Chúng ta không thể nào đặt một cảnh sát, một quân nhân cho mỗi 50m. Tình hình hiện nay khó có thể giữ được khi chúng ta nhìn thấy các hình ảnh video đến từ các điểm bị chận. Trên thực tế, giải pháp không còn là chuyện an ninh nữa, mà là vấn đề chính trị. Và một lần nữa chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm.”

Thiếu chiến lược, nội bộ bị chia rẽ thành hai khối Đông – Trung Âu đối lập với Tây Âu. Trong hoàn cảnh này, Liên Hiệp Châu Âu chẳng khác gì như một “ông hoàng bị tước kiếm”, chỉ có thể làm được những gì có thể. Một lần nữa, chuyên gia Didier Billion chỉ trích mạnh mẽ thái độ thụ động của các nhà lãnh đạo châu Âu. Một thái độ mà theo ông đã gây ra những tác động tiêu cực đối với uy tín của cả khối trên trường quốc tế trong nhiều hồ sơ lớn, nhất là tại Syria.

Tôi thật sự nghĩ rằng đã quá trễ cho một giải pháp chính trị về cuộc xung đột ở Syria. Liên Hiệp Châu Âu đã bị mất uy tín. Chuỗi sai lầm do các nhà lãnh đạo tích tụ đặt chúng ta vào thế người xem. Chúng ta không thể nào gây áp lực cho bất kỳ một yếu tố nào mang tính thời sự. Bởi vì ở phía bên kia, đã có giải pháp chính trị và quân sự cho Syria. Và hệ quả gây ra chính là vấn đề người tị nạn.

Vì thế ông Erdogan mới nghĩ rằng ông có thể gây áp lực với Liên Hiệp Châu Âu vì những lý do mà chúng ta đã đề cập đến. Ông cho rằng không có lý do gì Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu hết mọi gánh nặng người tị nạn. Do vậy, kể từ giờ, dù là cách làm đáng chê trách, ông yêu cầu châu Âu phải chịu hết toàn bộ trách nhiệm”.

Và trong cuộc khủng hoảng di dân lần này, Liên Hiệp Châu Âu chỉ còn cách duy nhất là gởi các nhóm binh lính biên phòng của cơ quan Frontex đến hỗ trợ các đồng nghiệp Hy Lạp, huy động các nguồn tài chính để trợ giúp Athens xử lý tình huống, gởi thêm lều trại và chăn màn để đáp ứng khẩn cấp nhân đạo, rồi mới có thể thiết lập một hệ thống xử lý khủng hoảng.

Với ông Yves Pascouau, sự việc còn thấy rõ một thực tế phũ phàng. “Liên Hiệp Châu Âu không là một tác nhân đối ngoại, nên không có khả năng xử lý ngay từ gốc rễ của sự việc, và chỉ còn cách giải quyết hậu quả. Liên Hiệp Châu Âu không có một tầm quan trọng nào trong cuộc chiến Syria bởi vì không hề có các tác nhân châu Âu nào trong các bàn đàm phán. Liên Hiệp Châu Âu đành phải xử lý hậu quả và trong trường hợp cụ thể này, họ xử lý rất tồi, thậm chí còn vi phạm cả luật quốc tế, những hệ quả của cuộc xung đột Syria chính là dòng người tị nạn”.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200312-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-di-d%C3%A2n-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Đông Âu không “hoảng loạn” vì Covid-19

Trong thời điểm này, đa số người dân các quốc gia Đông Âu vẫn đi lại, sinh hoạt khá bình thường. Đa số họ vẫn “bình tĩnh và tiếp tục sống”.

Những ngày qua, châu Âu đang trở thành tâm điểm của dịch Covid-19 với những diễn biến rất nhanh và phức tạp. Hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ đã được lãnh đạo Liên minh châu (EU) và cả chính quyền các nước thực hiện, nổi bật là lệnh phong tỏa chưa từng có tiền lệ tại Italia hay việc giới chức EU lập quỹ 25 tỷ euro để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trước dịch bệnh Covid-19.

Ở ngay tại điểm nóng của dịch bệnh, Đông Âu – một nền kinh tế chỉ được đánh giá thấp kém hơn rất nhiều so với phía bên kia của châu Âu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của dịch Covid-19 với một tâm lý sẵn sàng, không hoảng loạn.

Đông Âu trong cơn bão “Covid-19”

Khu vực Đông Âu, nơi được cho là có tiềm lực kinh tế yếu hơn nửa bên kia châu Âu cũng đang căng mình ứng phó với dịch Covid-19. Ngay từ thời điểm Italia phát hiện các ca nhiễm đầu tiên thì các nước trong khối Đông Âu đã lên các kịch bản ứng phó nếu dịch Covid-19 tràn sang.

Từ giữa tháng 2, Romania là quốc gia đầu tiên trong khối công bố trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 và nước này đã kích hoạt hệ thống ứng phó với các tình huống khẩn cấp với dịch Covid-19 đồng thời phối hợp với các quốc gia thành viên trong khối để có giải pháp hỗ trợ lẫn nhau. Tiếp đó,

một loạt các hành động mạnh mẽ hơn của các quốc gia láng giềng Romania nhằm ứng phó với dịch bệnh.

Dịch Covid-19 hiện đã lan rộng trên khắp châu Âu với tâm điểm là Italia, Đông Âu cũng không phải ngoại lệ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, điều này đã được giới chuyên gia cảnh báo trước đó. Với việc chủ động lên phương án phòng chống từ trước khi có dịch nên tới nay số người lây nhiễm virus Sars-Cov-2 trong khu vực này không tăng đáng kể.

Ví dụ như Cộng hòa Séc trong ngày 11/3 tăng 30 ca, trong tổng số 91ca nhiễm; Romania đến nay xác nhận có 35 trường hợp dương tính; Ba lan là 25 trường hợp và mới đây Bulgaria xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 ( trong 7 trường hợp xác định dương tính với virus) …

Các biện pháp phòng chống được Chính phủ các nước Đông Âu đưa ra khá mạnh mẽ từ việc tăng cường các biện pháp kiểm soát y tế tại các khu vực biên giới, các nhà ga, sân bay; cấm các chuyến bay đến và đi từ các vùng tâm dịch, thậm chí nếu thấy những biến động bất thường thì đều ra quyết định tạm đóng cửa các trường học để phòng tránh lây lan dịch bệnh.

Một số trường học phải đóng cửa vì dịch Covid-19.

Sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân khu vực Đông Âu cũng đang có nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Số ít có tâm lý hoang mang lo lắng, họ tích trữ lương thực trong nhiều tuần và hạn chế ra khỏi nhà trừ trường hợp bắt buộc; nhưng phần đông thì vẫn giữ được sự bình tĩnh cần thiết để ứng phó với dịch bệnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên VOV, tại các khu vực giao thông công cộng tại nhiều nơi như nhà ga, bến tàu, trạm xe buýt… lưu lượng người tham gia giao thông tuy có ít hơn so với thời điểm trước khi bùng phát dịch nhưng vào các khung giờ cao điểm thì vẫn khá đông người đi lại dù diễn biến dịch đang rất phức tạp. Đó có lẽ không phải là tâm lý chủ quan mà là sự bình tĩnh của một “Đông Âu” trong cơn đại dịch.

Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này, các quốc gia Đông Âu nói riêng và châu Âu nói chung đều xác định mỗi người dân là một mắt xích quan trọng trong việc xử lý dịch bệnh. Chính phủ khuyến khích ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng chống dịch như việc tự cách ly, chủ động thông báo tới hệ thống y tế cơ sở để có biện pháp phòng chống kịp thời.

Việc mua sắm tại các siêu thị vẫn diễn ra bình thường.

Những hệ lụy của “sự hoảng loạn”

Các nhà lãnh đạo khối này cho rằng “sự hoảng loạn” không giảm đi số ca nhiễm mà còn có thể kéo theo những hệ lụy khác. Trước hết là sự quá tải ở các bệnh viện. Hiện nay nhiều quốc gia Đông Âu vẫn đang phải gồng mình ứng phó với dịch cúm mùa. Mà theo nhiều người cho rằng số người tử vong hàng năm do dịch cúm gây ra cao gấp nhiều lần so với dịch Covid-19.

Tuy nhiên, nếu tình hình dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp thì tình trạng quá tải trong các bệnh viện là thách thức đặt ra cho ngành y tế ở các quốc gia này. Tiếp đó, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, các chuyên gia cho rằng: Nền kinh tế khu vực Đông Âu – vốn đã được coi là nền kinh tế thua kém hơn so với nửa còn lại của châu Âu, có khả năng rơi vào suy thoái bởi các hoạt động kinh tế cầm chừng, thậm chí những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu sẽ không thể cầm cự được, buộc phải ngừng hoạt động và sa thải nhân công.

Bên cạnh đó, nhu cầu tích trữ tăng cao cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả leo thang ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Một vấn đề nữa cần đặt ra là tâm lý hoảng loạn trước đại dịch cũng khiến người dân không đủ “tỉnh táo” để xử lý các nguồn thông tin. Khi con người bị “loạn” trong ma trận thông tin, nhất là nguồn tin không chính xác thì chắc chắn những nguy cơ tiềm ẩn khác sẽ xuất hiện.

Do vậy, việc cập nhật đầy đủ các thông tin dịch bệnh cho người dân được lãnh đạo các quốc gia khu vực Đông Âu xác định là yếu tố then chốt, làm giảm khả năng lây nhiễm cũng như tạo sự ổn định tâm lý người dân trong việc phòng tránh dịch bệnh và  tránh sự hoảng loạn.

Nhiều quốc gia như Séc, Hungary, Romania… đã công bố các đường dây nóng cho người dân để hỗ trợ, tư vấn và xử lý các tình huống khẩn cấp. Các cơ quan truyền thông báo chí đã bắt đầu đưa thông tin thận trọng hơn, tránh đưa những bài viết có tính chất quá tiêu cực, câu view sẽ làm ảnh hưởng tâm lý chung của xã hội.

Trong thời điểm này, đa số người dân các quốc gia Đông Âu vẫn đi lại, sinh hoạt khá bình thường, gần như không ai đeo khẩu trang và đa số họ vẫn sống theo khẩu hiệu “Keep calm and carry on” nghĩa là “Bình tĩnh và tiếp tục sống”

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33474-dong-au-khong-hoang-loan-vi-covid-19.html

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng

việc đóng cửa biên giới với Ý Đại Lợi

 là một quyết định tồi tệ

Tin từ Paris, Pháp – Vào hôm thứ Ba (10 tháng 3), tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Slovenia và Áo đã đưa ra “một quyết định tồi tệ” khi hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại với nước láng giềng Ý Đại Lợi. Bình luận này được ông Macron đưa ra sau cuộc đàm phán khủng hoảng về coronavirus với các nhà lãnh đạo EU trong một cuộc hội đàm bằng video.

Hôm thứ Ba, Slovenia cho biết họ sẽ đóng cửa biên giới dài 232 cây số với Ý, trong khi Áo ra lệnh dừng các chuyến bay và hỏa xa đến đất nước bị virus tấn công nặng nhất bên ngoài Trung Cộng. Theo ông Macron, dù có chung đường biên giới dài với Ý, Pháp vẫn chưa cần các biện pháp ngăn chặn quyết liệt như những gì đang được thực hiện ở Ý hoặc Trung Cộng. Tuy nhiên ông Macron cho biết thêm, nếu mai này có lý do để Pháp nên áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn, nước này sẽ thực hiện chúng. Ông Macron cho rằng việc thực hiện “các biện pháp không cân xứng” có thể “phản tác dụng” khi Pháp “chỉ mới ở điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng”.

Tổng thống Pháp nhấn mạnh rằng sẽ “hiệu quả hơn nhiều” nếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở các khu vực đã chịu ảnh hưởng của virus. Hôm thứ Ba, Ý trải qua “ngày chết chóc” nhất của dịch coronavirus, ghi nhận số ca tử vong tăng 168, nâng tổng số ca tử vong lên 631 người, và 10,149 người nhiễm bệnh.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-emmanuel-macron-cho-rang-viec-dong-cua-bien-gioi-voi-y-dai-loi-la-mot-quyet-dinh-toi-te/

 

Virus corona: Tổng thống Pháp

sẽ chính thức phát biểu tối nay

Thanh Phương

Trong bối cảnh số ca lây nhiễm Covid-19 và số ca tử vong tiếp tục tăng nhanh tại Pháp, tổng thống Emmanuel Macron lần đầu tiên sẽ chính thức nói chuyện với dân Pháp về chủ đề này, tối nay, 12/03/2020, trong một tuyên bố long trọng được truyền hình trực tiếp.

Theo lời phát ngôn viên chính phủ Pháp, Sibeth Ndiaye, trong bài phát biểu tối nay, tổng thống Macron sẽ cố trấn an người dân về cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có ở Pháp.

Trong khi đó, sáng nay, thủ tướng Edouard Philippe, cùng với 5 bộ trưởng, sẽ tiếp tại phủ thủ tướng các chủ tịch hai viện của Quốc Hội Pháp, cũng như lãnh đạo các khối nghị sĩ, cùng với lãnh đạo các chính đảng, các hiệp hội dân biểu địa phương.

Các hoạt động nói trên của hai lãnh đạo cao nhất của cơ quan hành pháp cho thấy rất có thể sẽ có thông báo là nước Pháp chuyển sang giai đoạn 3 (stade 3), tức mức báo động cao nhất về dịch virus corona chủng mới, mà nay Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là đại dịch toàn cầu.

Theo thống kê mới nhất, tính đến tối qua, 11/03, ở Pháp, hiện có 2.281 người bị lây nhiễm virus corona chủng mới và 48 ca tử vong, tức là chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thêm gần 500 người bị lây nhiễm và 15 người chết.

Trong cuộc họp báo hàng ngày hôm qua, tổng cục trưởng tổng cục Y Tế Jérôme Salomon cảnh báo là virus lan truyền ngày càng nhanh tại ngày càng nhiều vùng của Pháp. Ông không loại trừ một kịch bản tương tự như nước Ý.

Một ổ dịch mới vừa bùng phát ở vùng Montpellier, cho nên, theo thông báo của bộ trưởng Y Tế Olivier Véran, các nhà trẻ và trường học ở khu vực phía đông thành phố này sẽ đóng cửa và mọi cuộc tập hợp trên 50 người tại khu vực sẽ bị cấm, trừ phi đó là những sự kiện thiết yếu về mặt kinh tế, công dân và xã hội. Còn tại đảo Corse, nơi đã có 15 người bị lây nhiễm Covid-19, toàn bộ các trường học sẽ đóng cửa cho đến ngày 29/03.

Chính phủ Pháp đang kêu gọi những nhân viên y tế dự bị, kể cả các sinh viên y khoa, tình nguyện tăng cường cho đội ngũ phòng chống dịch.

Vào Chủ Nhật tới, cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hội đồng các thành phố, thị trấn, xã. Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran hôm qua thông báo là các phòng phiếu sẽ có nước khử trùng cho cử tri sử dụng, khi vào phòng phiếu và khi ra khỏi phòng phiếu. Ông cũng khuyên cử tri nên đem theo cây viết riêng, để ký tên sau khi bỏ phiếu.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200312-virus-corona-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-ph%C3%A1t-bi%E1%BB%83u-t%E1%BB%91i-nay

 

Sinh thái: Quan tâm hàng đầu của cử tri Pháp

trong bầu cử xã – thành phố 2020

Trọng Thành

Ngày 15/03/2020, nước Pháp sẽ bỏ phiếu vòng một bầu cử cấp xã – thành phố. Chủ đề nổi lên hàng đầu trong cuộc tranh cử địa phương diễn ra 6 năm một lần nói trên là sinh thái. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu với quý vị một số thông tin về ”Sinh thái: Mối quan tâm hàng đầu của cử tri trong cuộc tranh cử cấp xã, phường tại Pháp năm 2020”.

1 – Tại sao nói sinh thái là vấn đề hàng đầu của cuộc tranh cử cấp xã – thành phố tại Pháp đầu năm 2020 này ?

Về chủ đề này, đài France Info ngày 10/03/2020 có bài tổng hợp đáng chú ý. Theo thăm dò dư luận của Odoxa-CGI, thực hiện hồi tháng 12/2019, được France Info dẫn lại, một phần ba cử tri Pháp muốn môi trường phải là một trong các ưu tiên của xã trưởng, thị trưởng, tương lai. Ông Jean-François Doridot, tổng giám đốc Viện Thăm dò Dư luận Ipsos-Public Affairs cho biết cụ thể: ”Theo các số liệu liên quan đến 120 thành phố, thị xã, có hơn 50 000 dân cư, thì vấn đề môi trường và cuộc chiến chống ô nhiễm là chủ đề thu hút sự chú ý thứ hai, chỉ đứng sau mối lo ngại về an ninh”.

Còn theo một thăm dò dư luận mới đây hơn, của Ifop, được công bố ngày Chủ Nhật 08/03, thì tiếp theo vấn đề an ninh đứng vị trí số một (61% quan tâm), là vệ sinh đô thị (61%), chống ô nhiễm (57%) và môi trường – biến đổi khí hậu (52%). Có đến gần một nửa người Pháp (48%) mong muốn một liên danh tranh cử của đảng Xanh (EELV – Europe, Ecologie, les Verts) dành thắng lợi tại địa phương mình, chống lại một đa số sít sao, có quan điểm ngược lại (52%). Hơn nữa, có đến hơn hai phần ba người Pháp (65%) tin tưởng là các ứng cử viên đảng Xanh – EELV có thể cải thiện tình hình địa phương, về mặt môi trường (cho dù 61% cho rằng ”cương lĩnh và giải pháp đưa ra ít khả thi”).

Hãng thông tấn Pháp AFP, hôm nay 12/03/2020, công bố kết quả một điều tra thú vị, liên quan đến các từ ngữ được sử dụng làm ”tên gọi của danh sách ứng cử viên” tại 134 thành phố, thị xã có hơn 50 000 dân cư. Có đến 132 ”tên gọi” của danh sách ứng cử viên (trên tổng số 1 200) trực tiếp liên quan đến Sinh thái. Theo bà Amélie Salmon, một cố vấn về truyền thông chính trị cho các dân biểu và ứng cử viên, thì ”tên gọi của danh ứng cử viên” là một dấu hiệu rất quan trọng, thể hiện cương lĩnh hành động của ứng cử viên.

Nhà cố vấn về truyền thông chính trị này nhấn mạnh là, sự hiện diện của những từ ngữ liên quan đến Sinh thái trong 132 tên gọi của danh sách ứng cử viên tương ứng với ”sự trông đợi rất lớn” từ phía cử tri về vấn đề xinh thái. Trông đợi này vốn đã được khẳng định trong cuộc bầu cử châu Âu, hồi năm ngoái, với kết quả là đảng môi trường Pháp EELV về thứ tư, với tổng cộng 13,5% phiếu bầu.

Do sự quan tâm của đông đảo cử tri, ngay cả các danh sách ứng cử viên cánh hữu truyền thống cũng ”đã buộc phải đề cập” đến chủ đề sinh thái trong cương lĩnh tranh cử (người đứng đầu Viện thăm dò Ipsos-Public Affairs). Trong khi đó, một số nhà quan sát ghi nhận, trong cương lĩnh tranh cử, gần như không có nhóm nào không đưa ra ít nhất một phần nội dung nhỏ liên quan đến môi trường.

2 – Từ khi nào vấn đề sinh thái trở nên mối quan tâm hàng đầu của cử tri ?

Năm 2019 được ghi nhận là một ”bước ngoặt” trong ý thức về sinh thái, môi trường của người Pháp, theo nhận định của ông Daniel Boy, giám đốc nghiên cứu Học viện Sciences Po, chuyên gia về các phong trào môi trường tại Pháp. Theo ông, ”trong truyền thống, môi trường thường đứng hạng cuối trong các quan tâm. Giờ đây, đối mặt với các hiểm họa đe dọa hành tinh, việc bảo vệ môi trường vọt lên vị trí của một trong các lo ngại hàng đầu của người Pháp”.

Nhà chính trị học nhắc lại là, trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019, tháng 5/2019, các thăm dò dư luận đã không dự đoán được sự trỗi dậy của đảng Xanh. Như chúng ta biết, các ứng cử viên môi trường Pháp đã đạt được tổng cộng 13,5% phiếu. Vẫn theo nhà chính trị học Daniel Boy, từ một năm trở lại đây, khí hậu Trái đất bị hâm nóng ngày càng trở nên một chủ đề nóng bỏng.

Đọc thêm – Phong trào Áo Vàng tháng 11/2018: ”Cuộc bùng nổ xã hội” đầu tiên tại Pháp vì vấn đề sinh thái

Mới đây, ngày 20/02, 1000 nhà khoa học đã đưa ra một tuyên bố chung, lên án thái độ thúc thủ của chính phủ Pháp, các nhà khoa học thậm chí còn ”hối thúc người dân có các hoạt động bất tuân dân sự”, và đầu tư cho các giải pháp khác, không thụ động chờ đợi ở chính quyền. Theo tổng giám đốc Viện thăm dò dư luận Ipsos – Public Affairs, quan tâm đến môi trường đã trở thành mối quan tâm thiết thân của 40% dân Pháp.

3 – Nhóm xã hội nào đặc biệt chú ý đến chủ đề sinh thái ?

Vẫn theo tổng giám đốc Viện thăm dò dư luận Ipsos – Public Affairs, được France Info trích dẫn, thì tình cảm hướng về sinh thái là mạnh hơn ở cử tri cánh tả, so với cử tri cánh hữu. Giới trung lưu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này so với các tầng lớp có đời sống khó khăn hơn. Tuổi tác cũng có một vai trò quan trọng. Giới trẻ quan tâm đến môi trường, nhiều hơn hẳn so với các thế hệ cao niên. 46% – 47% người dưới 35 tuổi là mối quan tâm hàng đầu. Tại Grenoble, một thành phố lớn miền trung nước Pháp, hơn 50% người trẻ có ý định bỏ phiếu cho Eric Piolle, đương kim thị trưởng thành phố (đảng Xanh – EELV). Tình hình tương tự tại Rouen, đảng Xanh cũng đứng đầu trong ý định bỏ phiếu của giới trẻ. Trả lời cho câu hỏi: ”Nếu bạn là xã trưởng (hay thị trưởng)”, thanh niên Pháp đưa ra rất nhiều ý tưởng, từ cổ vũ cho thực phẩm thuận tự nhiên, tổ chức các điểm ủ rác tại các chung cư, phủ xanh thành phố, phát triển các tuyến đường đi xe đạp, phân loại rác thải tại trường học…

4 – Những chủ đề cụ thể nào nổi bật trong các cương lĩnh tranh cử ?

Các chủ đề thu hút sự quan tâm hàng đầu tại các thành phố là xe đạp. Tại Pháp, tỉ lệ người sử dụng xe đạp nói chung để đi làm chỉ chiếm hơn 2%, thấp hơn nhiều so với một số nước châu Âu, như Đức 10%, Hà Lan, 29%. Nếu tính riêng về thành phố, Strasbourg, thành phố hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực này, tỉ lệ nói trên là 15%, so với 50% của Copenhagen, thành phố quán quân.

Phủ xanh thành phố cũng là một chủ đề trọng tâm khác đối với nhiều ứng cử viên. Bên cạnh đó, căng tin tập thể dùng thực phẩm sạch, hay thực phẩm được sản xuất không có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, cũng là một chủ đề nổi bật khác. Thực phẩm sạch xuất hiện trong cương lĩnh tranh cử của nhiều ứng cử viên. Tại Pháp, trung bình thực phẩm sạch chiếm gần 5% số thực phẩm bán ra. Theo luật mang tên ”Egalim”, tỉ lệ này sẽ phải tăng lên ít nhất 20% vào năm 2022. Tại nhiều địa phương, có nhiều sáng kiến thúc đẩy tăng tỉ lệ này tại các căng tin lên đến 50% hoặc hơn.

5 – Các ứng cử viên đảng Xanh có nhiều triển vọng đắc cử hay không ?

Vẫn theo thăm dò của Viện Ipsos – Public Affairs, đầu năm nay, uy tín của các chính trị gia môi trường tăng đến mức rất cao. Người đứng đầu đảng Xanh của Pháp Yannick Jadot được 20% ủng hộ, cựu bộ trưởng môi trường Nicolas Hulot được 51% đánh giá tích cực. Đảng Xanh có được lợi thế là đảng cánh tả xã hội dân chủ truyền thống suy yếu, nên nhiều phiếu bầu của các cử tri đảng này có thể được dồn cho đảng Xanh. Tuy nhiên, theo tổng giám đốc Ipsos, đảng Xanh cũng ”không phải là lực lượng chính trị độc quyền về lập trường sinh thái, đa số các chủ đề liên quan đến sinh thái, môi trường đã có mặt trong cương lĩnh tranh cử của nhiều nhóm ứng cử viên khác. Sức thu hút cử tri như vậy có thể lại tập trung vào các chủ đề khác, như an ninh, giao thông…”. Như vậy, chưa chắc là tỉ lệ ủng hộ cao trong các thăm dò dư luận đối với vấn đề sinh thái sẽ được chuyển thành kết quả bỏ phiếu. Đặc biệt là do giới trẻ, vốn ủng hộ cho sinh thái nhiều hơn, có thể sẽ không đi bầu đông đảo. Lo ngại của lớp trẻ là nguyện vọng của họ, thông qua lá phiếu, sẽ khó được các ứng cử viên một khi đắc cử biến thành hành động cụ thể.

Dù sao, đảng Xanh có thể giành thắng lợi tại nhiều thành phố lớn ở Pháp. Theo các thăm dò dư luận của Ipsos/Sopra Steria, bốn thành phố lớn có thể ngả về phía đảng Xanh là Rouen, Lyon, Besançon và Strasbourg. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, ngay cho dù tại một số địa phương, không hề có thành viên đảng Xanh nào lọt vào hội đồng cấp xã, thị xã, thành phố, thì vấn đề môi trường, sinh thái sẽ có ngày càng có vị trí quan trọng hơn, trong chính sách của các chính quyền xã, thành phố của nước Pháp sau cuộc bầu cử lần này.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200312-sinh-th%C3%A1i-quan-t%C3%A2m-h%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A7u-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%AD-tri-ph%C3%A1p-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-x%C3%A3-2020

 

Đức có thể nhiễm COVID-19

Hải Lam

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 11/3 cảnh báo 60 -70% dân số Đức có thể nhiễm nCov và nước này sẽ chi những khoản cần thiết để đối phó với dịch bệnh.

“Nếu dịch bệnh tiếp tục tồn tại và người dân không có miễn dịch, không có vắc-xin hay liệu pháp nào thì tỷ lệ rất cao dân số sẽ nhiễm bệnh, các chuyên gia cho rằng lên tới 60-70% dân số”, bà Merkel nói trong cuộc họp báo tại Berlin và cho biết chính phủ của bà sẽ “làm những gì cần thiết để đối phó” nếu điều này xảy ra.

Bà cho biết ưu tiên hàng đầu là làm chậm quá trình virus lây lan “nên tất cả các biện pháp chúng tôi đang thực hiện đều có ý nghĩa lớn vì chúng cho chúng tôi thêm thời gian. Tất cả những gì chúng tôi làm đều không vô ích”.

Thủ tướng Merkel khuyến cáo mọi người dân chú ý vệ sinh cá nhân và cẩn thận trong việc tiếp xúc với người khác, đề nghị không bắt tay khi chào hỏi mà thay vào đó là nhìn vào mắt đối phương.

Cũng trong ngày 11/3, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói rằng đóng cửa biên giới Đức để ngăn chặn virus corona lây lan sẽ không hiệu quả. Ông cho biết cách tiếp cận hiện tại của Đức đối với dịch COVID-19 là làm chậm sự lây lan của virus nhằm giảm thiểu gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-angela-merkel-canh-bao-70-dan-so-duc-co-the-nhiem-covid-19.html

 

Ý phong tỏa toàn quốc để phòng

chống coronavirus khi số người tử vong gia tăng

Tin từ ROME, Ý – Các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa, hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ và đường phố trống vắng trên khắp nước Ý vào hôm thứ ba, ngày đầu tiên của một cuộc phong tỏa chưa từng có trên toàn quốc, được áp đặt để làm chậm đợt bùng phát coronavirus nghiêm trọng nhất ở châu Âu.

Chỉ vài giờ sau khi những hạn chế mới có hiệu lực, các cơ quan y tế tuyên bố số người chết tăng thêm 168 và đạt đến 631, mức tăng lớn nhất kể từ khi bệnh truyền nhiễm này được công bố vào ngày 21/2. Tổng số trường hợp được xác nhận tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với gần đây, đạt 10,149 so với con số 9,172 trước đó, nhưng các viên chức khuyến cáo rằng khu vực tại tâm chấn, Lombardy, cung cấp dữ kiện không đầy đủ.

Chính phủ yêu cầu với tất cả người Ý ở nhà và tránh việc đi lại không cần thiết cho đến ngày 3 tháng 4, mở rộng triệt để các bước được thực hiện ở phần lớn phía bắc giàu có, tâm điểm của sự lây nhiễm.

Vào tối hôm thứ Hai (9/3), Thủ tướng Giuseppe Conte bất ngờ mở rộng vùng đỏ thành toàn bộ đất nước, đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất đối với một quốc gia phương Tây kể từ Thế chiến thứ hai. Hành động này khiến nhiều công ty nhỏ bị ảnh hưởng và lo sợ cho tương lai của họ.

Tuy nhiên, khu vực Lombardy thịnh vượng phía bắc, bao quanh thủ đô tài chính Milan của Ý, kêu gọi chính phủ đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa. (BBT)

https://www.sbtn.tv/y-phong-toa-toan-quoc-de-phong-chong-coronavirus-khi-so-nguoi-tu-vong-gia-tang/

 

Covid-19: Ý đóng cửa mọi cơ sở thương mại,

 trừ siêu thị và hiệu thuốc

Mai Vân

Thủ tướng Ý vào tối qua, 11/03/2020, thông báo: Tất cả cửa hàng ở Ý, ngoại trừ các nhà thuốc tây và siêu thị, sẽ phải đóng cửa trong vòng hai tuần lễ, tức cho đến ngày 03/04/2020, và không loại trừ khả năng các cơ sở thương mại sẽ tiếp tục bị đóng cửa sau thời điểm này.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố rất cứng rắn: Dịch bệnh lan rộng, phải có những biện pháp cô lập triệt để hơn. Sân bay Ciampino ở Roma sẽ đóng cửa kể từ thứ Sáu, 13/03.

Thông tín viên RFI tại Roma, Anne Le Nir, cho biết thêm chi tiết:

Người dân Ý sẽ phải sống trong các thành phố và làng mạc hoang vắng. Tất cả các cửa hàng sẽ bị đóng, ngoại trừ siêu thị, hiệu thuốc và sạp báo. Quán rượu, nhà hàng, cửa hàng bán thịt, cửa hàng quần áo, tiệm hớt tóc, nhà sách… đều đã đóng cửa từ tối hôm qua, thứ Tư.

Riêng các ngân hàng và bưu điện còn mở cửa. Các phương tiện chuyên chở công cộng cũng vẫn còn hoạt động. Nhưng dù có đi bộ, người dân vẫn bị cảnh sát và hiến binh kiểm tra, yêu cầu giải thích lý do đi lại.

Trong khả năng của mình, các xí nghiệp, cơ quan tư nhân hay Nhà nước sẽ cố cho nhân viên nghỉ việc, hoặc áp dụng phương thức làm việc từ xa. Để kinh tế không bị hoàn toàn ngưng trệ, các nhà máy vẫn có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, nhưng với điều kiện tất cả các biện pháp chống virus corona phải được bảo đảm.

Giữ khoảng cách an toàn là phương châm chủ đạo trong nỗ lực của nước Ý nhằm chống dịch Covid-19. Những người Ý mà chúng tôi đã gặp và hỏi là có chấp nhận những hy sinh mới đó hay không, tất cả đều trả lời đồng ý, vì đối với họ, phải ngăn chặn con virus gây nguy hiểm cho mọi người.

Ý : Số người tử vong tăng 31%

Tại Ý, số trường hợp bị lây nhiễm virus corona cho đến hết ngày 11/03 đã lên đến 12.462 người, trong lúc số tử vong vọt lên 827 ca, tăng 31% so với ngày hôm trước. Roma thông báo sẽ tháo khoán khẩn cấp 25 tỷ euro để hỗ trợ kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm này.

Ngoài Ý và Pháp, một số quốc gia khác ở châu Âu cũng có ca nhiễm virus vượt mức 1000. Tây Ban Nha hiện đang gây lo ngại: Số lượng người bị nhiễm ở vùng Madrid đã tăng vọt vào hôm qua 11/03, từ 782 ca lên 1.024. Tổng cộng Tây Ban Nha có gần 2000 ca nhiễm, với 47 trường hợp tử vong, trong đó 31 người ở riêng vùng thủ đô Madrid.

Đức dự đoán 70% dân có thể nhiễm virus

Còn tại Đức, hôm qua, thủ tướng Angela Merkel, trích dẫn giới chuyên gia, cảnh báo sẽ có đến 70% dân cư bị nhiễm virus vì chưa có vacxin và thuốc chữa trị. Berlin sẽ chi tiền cần thiết để chống dịch Covid-19. Cho đến hôm qua, 11/03, Đức có 1567 ca nhiễm, nhưng chỉ bị 3 trường hợp tử vong.

Hy Lạp, vào hôm nay 12/03 thông báo ca tử vong đầu tiên, một người dàn ông 66 tuổi, đã đến Israel vào cuối tháng 2. Hiện nước này chỉ có 98 ca nhiễm virus corona, nhưng ngay từ hôm 10/03, đã ra lệnh đóng cửa trường học trong hai tuần lễ hầu ngăn ngừa virus lây lan.

Trên nguyên tắc, vào hôm nay, ngọn lửa Thế vận được đốt lên ở Olympia, thuộc vùng Peloponèse, miền tây nam. Tuy nhiên, do lệnh cấm tụ tập đông người tại vùng này để phòng ngừa Covid-19, sự kiện này sẽ diễn ra không có khán giả.

Còn Đan Mạch hôm qua, cũng thông báo một loạt biện pháp ngăn chặn đà lây lan của virus corona, với hơn 500 người bị lây nhiễm : Đóng cửa trường học, thư viện, cấm tụ họp hơn 100 người, công chức được mời ở nhà. Thủ tướng Mette Frederiksen giải thích là virus lây lan quá nhanh cần có giải pháp triệt để. Các trường học sẽ chính thức đóng cửa kể từ thứ Hai trong vòng hai tuần lễ ; các thư viện, trung tâm văn hóa sẽ đóng cửa kể từ ngày mai, thứ Sáu, và những công chức, mà vai trò không thật cần thiết, thì được mời ở nhà cũng kể từ ngày mai.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200312-covid-19-%C3%BD-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-m%E1%BB%8Di-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-tr%E1%BB%AB-si%C3%AAu-th%E1%BB%8B-v%C3%A0-hi%E1%BB%87u-thu%E1%BB%91c

 

Số ca tử vong vì COVID-19 ở Ý tiếp tục tăng mạnh

Hải Lam

Ý ghi nhận thêm 196 ca tử vong, con số cao nhất trong một ngày kể khi dịch bệnh xuất hiện tại nước này, nâng tổng số người chết từ 631 lên 827.

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 11/3 cho hay, số ca nhiễm COVID-19 tăng từ 10.149 lên 12.462. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết khoảng 600 trường hợp nhiễm mới đã được xác nhận vào ngày 10/3 nhưng đến hôm 11/3 mới được báo cáo.

Người đứng đầu cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý cho biết thêm, 1.045 ca đã hoàn toàn hồi phục so với 1.004 ca của ngày trước đó. Bên cạnh đó, 1.028 người được chăm sóc đặc biệt so với 877 người được ghi nhận vào ngày hôm trước.

Người cao tuổi là đối tượng dễ nhiễm virus và Ý là nước có dân số già nhất châu Âu. 23% dân số nước này ở độ tuổi từ 65 trở lên. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là lý do tại sao tỷ lệ tử vong ở nước này là 6,6%, cao hơn nhiều so với những quốc gia khác.

Trước tình hình dịch bệnh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hôm 11/3 nói với các phóng viên rằng chính phủ sẽ phân bổ 25 tỷ euro (28,3 tỷ USD) để giúp giảm thiểu tác động của COVID-19 với nền kinh tế. Một tuần trước đó, ông ước tính chỉ cần 7,5 tỷ euro.

Ông Conte hôm 9/3 thông báo Ý áp lệnh cấm di chuyển toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà đến ngày 3/4.  Ngoài ra, mọi hoạt động tập trung đông người, bao gồm những trận thi đấu bóng đá thuộc giải Serie A và các sự kiện thể thao, trong khi toàn bộ trường học phải lập tức đóng cửa. Tuy nhiên, tàu hỏa và giao thông công cộng vẫn được duy trì, và các thống đốc vùng ở phía Bắc nước Ý đã thúc giục chính phủ siết chặt biện pháp kiểm dịch hơn nữa.

Thủ tướng Ý hôm 11/3 trả lời rằng, ông sẵn sàng hành động theo đề nghị của các nhà lãnh đạo phía Bắc, song các biện pháp mới, như đóng cửa các doanh nghiệp và cửa hàng, thì cần phải cân nhắc.

“Mục tiêu chính là bảo vệ sức khỏe của người dân, nhưng chúng ta phải tính đến việc có những lợi ích khác đang bị đe dọa. Chúng ta phải nhận thức được rằng có những quyền tự do dân sự đang bị vi phạm. Chúng ta phải luôn luôn hành động cẩn thận”, ông Conte cho biết.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/so-ca-tu-vong-vi-covid-19-o-y-tiep-tuc-tang-manh.html

 

Các công tố viên Hòa Lan cáo buộc Nga can thiệp

vào cuộc điều tra

MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines

Vào hôm thứ ba (10/3), các công tố viên Hòa Lan cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc điều tra về vụ bắn hạ chuyến bay MH17 và gây nghi vấn về việc xét xử bốn nghi can trong thảm họa này. Các công tố viên cho biết bắt đầu từ hôm thứ Hai (9/3), Moscow cố gắng truy tìm các nhân chứng trong phiên tòa ở Hòa Lan, khiến một số người lo sợ cho tính mạng của họ trong trường hợp họ được xác định.

Ba người Nga và một người Ukraine đang trong quá trình xét xử về vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines năm 2014 tại miền đông Ukraine do phiến quân kiểm soát, với toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 196 người Hòa Lan. Trong ngày thứ hai của phiên điều trần tại một tòa án cao cấp gần phi trường Schiphol của Amsterdam, công tố viên cho biết Nga cũng nhắm đến các điều tra viên ở một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Ngoài ra còn có những nỗ lực của tin tặc nhằm vào Ủy ban An toàn Hòa Lan, nơi đang điều tra thảm họa MH17. Phiên tòa được mở với sự vắng mặt của bốn nghi can – 3 công dân Nga Igor Girkin, Sergei Dubinsky, Oleg Pulatov và công dân Ukraine Leonid Kharchenko.

Các nhà điều tra quốc tế cho biết máy bay chở khách Boeing 777 bị trúng hỏa tiễn đất đối không BUK do Nga sản xuất, được bắn từ lãnh thổ của phiến quân thân Moscow đang chiến đấu với Kiev. Người thân của các nạn nhân nhiều lần kêu gọi phiên tòa xem xét vai trò của Nga trong sự việc, vì các nhà điều tra cho rằng nguyên nhân là do một hỏa tiễn do Nga sản xuất được bắn từ lãnh thổ ly khai của Ukraine.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/cac-cong-to-vien-hoa-lan-cao-buoc-nga-can-thiep-vao-cuoc-dieu-tra-mh17-cua-hang-hang-khong-malaysia-airlines/

 

Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới

bất chấp áp lực của Liên Minh Châu Âu

Tin từ ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm thứ Ba (10/3), Tổng thống Tayyip Erdogan cho biết ông sẽ không ngăn cản những di dân cố gắng vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào Hy Lạp bất chấp áp lực của EU, nhưng ông cũng tuyên bố một hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới tại Istanbul với các nhà lãnh đạo châu Âu để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Hàng chục ngàn di dân cố gắng tiến vào Hy Lạp, một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố vào ngày 28 tháng 2 rằng họ sẽ không còn giữ di dân trên lãnh thổ của họ như một phần của thỏa thuận năm 2016 với Brussels để đổi lấy viện trợ của EU cho những người tị nạn. Hy Lạp đưa quân đến khu vực biên giới, sử dụng hơi cay và vòi rồng chống lại di dân, nhưng áp lực vẫn tiếp diễn.

Hy Lạp cho biết họ ngăn chặn 963 di dân bất hợp pháp trong 24 giờ đến 6 giờ sáng hôm thứ ba và bắt giữ 52 người. Khi trò chuyện với các phóng viên trên máy bay trở về Thổ Nhĩ Kỳ sau khi thảo luận về cuộc khủng hoảng di dân vào hôm thứ Hai tại Brussels với các viên chức hàng đầu của EU, ông Erdogan lặp lại lời kêu gọi Hy Lạp thay đổi chiến thuật.

Những bình luận của ông sẽ làm sống lại những ký ức về cuộc khủng hoảng di dân 2015-16, khi hơn một triệu người, chủ yếu chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh và nghèo đói ở Trung Đông và châu Á, đến EU thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tho-nhi-ky-mo-cua-bien-gioi-bat-chap-ap-luc-cua-lien-minh-chau-au/

 

Tài trợ chuỗi cung ứng châu Á

Nguyễn Xuân Nghĩa

Từ 10 ngày qua, thế giới bị hoảng loạn về hậu quả của dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc và Á Châu rồi lan ra hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Nền kinh tế tương đối khả quan nhất là Hoa Kỳ cũng có triệu chứng hốt hoảng trong mấy ngày liền. Nhưng Châu Á còn là tâm điểm của chuỗi cung ứng vây quanh Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về một khía cạnh bất ngờ, đó là các nước tài trợ chuỗi cung ứng đó bằng gì?

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, ngoài hậu quả đột ngột từ trận chiến về giá dầu thô giữa Á Rập Xaođi với Liên bang Nga, thế giới vẫn chưa biết đại dịch từ vi khuẩn Covid-19 sẽ còn hoành hành bao lâu, với hiệu ứng gì cho các nền kinh tế Á Châu. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Ngoài khía cạnh nhân sinh khi toàn cầu có hơn 10 vạn người nhiễm bệnh, hơn bốn nghìn tử vong, mà ba phần tư là tại Trung Quốc, ta thấy dịch bệnh này đang thật sự là đại dịch vì lan ra 105 quốc gia và khu vực trên thế giới. Vì vậy, nếu các nước có hốt hỏang thì cũng là điều có thể hiểu được.

Châu Á không chỉ là tâm điểm của dịch bệnh từ đó lan ra toàn cầu. Khu vực này còn là tâm điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu, hay “global supply-chain” vây quanh Trung Quốc, có sản lượng thứ nhì thế giới.
-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Nói về kinh tế – vốn là chủ điểm của tiết mục chuyên đề này – Châu Á không chỉ là tâm điểm của dịch bệnh từ đó lan ra toàn cầu. Khu vực này còn là tâm điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu, hay “global supply-chain” vây quanh Trung Quốc, có sản lượng thứ nhì thế giới. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc thật sự bị đình đọng mà mọi nơi khác cũng đang bị ảnh hưởng, từ Á sang Âu. Các kỹ nghệ du dịch, vận tải, hàng không, v.v. bị tạm ngưng, mọi sinh hoạt có đông người đều bị tạm hoãn. Quan trọng nhất, việc sản xuất hàng hóa cơ phận cho chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị gián đoạn. Khi số cung lẫn cầu  đều giảm thì khu vực trung gian ở giữa là ngành tài trợ cung ứng phải hốt hoảng và thị trường tài chính bị dao động.

Chuỗi cung ứng toàn cầu

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đề nghị ông đi từng bước để giải thích lại cho thính giả của chúng ta, trước hết, thế nào là chuỗi cung ứng toàn cầu?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Khi các nền kinh tế hợp tác với nhau để tùy theo lợi thế tương đối của từng nơi về nhập lượng như nguyên liệu, kỹ thuật, hay phí tổn mà chế biến ra một sản phẩm hoàn tất rẻ nhất và tốt nhất hầu có thể bán ra toàn cầu, họ đã lập ra một chuỗi cung ứng. Thí dụ là nền kinh tế này bán nguyên nhiên vật liệu, nền kinh tế kia cung cấp nhân công có tay nghề, nền kinh tế khác thì có công nghệ hay thuật lý cao để cung cấp sản phẩm công nghiệp hay bán chế phẩm, rồi ráp thành một sản phẩm hoàn tất cho một nền kinh tế khác phân phối ra toàn cầu.

– Hãy ngĩ tới xe hơi Toyota hay Honda của Nhật, điện thoại Samsung của Hàn Quốc có nhiều cơ phận ráp chế tại Trung Quốc để bán ra ngoài. Châu Á tập trung hiện tượng hợp tác quốc tế đó quanh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, v.v. Điều đáng nói là đa số các nghiệp vụ sản xuất và thanh toán đó đều sử dụng Mỹ kim, dù sao vẫn là ngoại tệ phổ biến nhất.

Nguyên Lam: Tức là ông bước qua mặt bên kia, là đối giá tài chính của chuỗi cung ứng, có phải không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa vâng, và đấy mới là khía cạnh khó hiểu nhất mà lại có ảnh hưởng quốc tế bất ngờ vì liên hệ đến chính sách tiền tệ của nước Mỹ.

– Ngân hàng của các nước Á Châu kể trên tài trợ chuỗi cung ứng của họ chủ yếu bằng đô la Mỹ mà lại không dễ gì tìm ra. Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn và thiếu thanh khoản thì vấn đề của họ dội ngược về Hoa Kỳ, về các ngân hàng Mỹ và về định chế tài trợ sau cùng là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.

– Như chúng ta thấy khi Ngân hàng Trung ương Mỹ hạ lãi suất tới 50 điểm cơ bản vào hôm Thứ Ba mùng ba tuần trước mà lại gây hốt hoảng thì có lẽ thế giới có ba tâm điểm như ba vòng xoáy. Ở trong là tâm điểm của đại dịch từ Châu Á đang làm toàn cầu náo động mà chưa biết bao giờ dứt. Ở vòng ngoài là tâm điểm của chuỗi cung ứng cũng từ Châu Á đang bị đình trệ và gây ra suy trầm. Ngoài cùng là chuỗi cung ứng tài chính Á châu lại thiếu thanh khoản bằng đô la Mỹ.

Nguyên Lam: Như ông vừa nói, chuyện này khó hiểu thật! Nếu vậy, ta sẽ đi ngược từ vòng ngoài vào trong, từ tình hình kinh tế của Hoa Kỳ, ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta hãy nhìn trên toàn cảnh như thế này. Trong các nền kinh tế tiên tiến thì Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thống nhất đã có giai đoạn tăng trưởng lâu dài và khả quan nhất. Các nước trong khối Euro như Đức, Pháp, Ý, và nhất là Ý, lại không được như vậy và đang ở mé bờ khủng hoảng tài chính vì dịch bệnh. Vậy mà hôm Thứ Tư 11, nước Anh bất ngờ thông báo là cắt lãi suất 50 điểm tới 0,25% vì hiệu ứng đại dịch trên chuỗi cung ứng của họ.

– Khi so sánh thì kinh tế Hoa Kỳ vẫn có sức chịu đựng cao nhất, với nền kế toán tài chính an toàn hơn cả nên sẽ vượt qua khó khăn. Nhưng, đại dịch vẫn gây ra hốt hoảng như chúng ta đã thấy tuần qua khiến các cơ chế của Mỹ tranh luận về hai loại biện pháp tiền tệ và ngân sách để ứng phó. Tiền tệ là hạ lãi suất và bơm tiền, ngân sách là tăng chi và giảm thuế nhằm cấp cứu các thành phần bị nạn.

“Dựa lưng nỗi chết”

Nguyên Lam: Bây giờ các ngân hàng Á Châu lại trông chờ vào Hoa Kỳ để có thanh khoản cho chuỗi cung ứng của họ thì Ngân hàng Trung ương Mỹ nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi nghĩ đến chữ “dựa lưng nỗi chết”!

– Sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 rồi nạn Tổng suy trầm 2008-2009, các nền kinh tế Tây phương như Âu-Mỹ đều theo Nhật mà hạ lãi suất tới gần số không, thậm chí số âm, và gây lệch lạc cho kinh tế. Ngày nay, mức lãi suất đó vẫn còn quá thấp nên khó cắt thêm được, nếu kinh tế bị sa sút vì đại dịch.

– Vì vậy, chúng ta chứng kiến một nghịch lý ngay tại Hoa Kỳ. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump phàn nàn Ngân hàng Trung ương Mỹ là chậm hạ lãi suất để kích cầu, nhưng định chế này thật ra gần hết đất lùi với lãi suất quá thấp. Hậu quả là tuần qua, họ nói về biện pháp ngân sách là giảm thuế và tăng chi cho các đối tượng bị thiệt hại trong một thời gian nhất định. Mà ta đừng quên rằng các nước Tây phương theo chế độ dân chủ nên biện pháp ngân sách phải có sự phối hợp giữa Hành pháp với Lập pháp và đòi hỏi thời gian với sự đổi chác. Đấy là lúc các ngân hàng Á Châu gõ cửa vì thiếu thanh khoản bằng đô la.

Nguyên Lam: Thưa ông, nếu vậy thì mọi sự đều bế tắc hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hơn 10 năm qua, các Ngân hàng Trung ương Tây phương đều theo nhau hạ lãi suất tới số không nên gây lệch lạc như tôi vừa nói: Tiền nhiều mà rẻ chưa chắc đã giải quyết được nhu cầu kinh tế mà còn tạo ra lợi thế cho giới đầu tư cổ phiếu làm giới đầu tư trái phiếu bị thiệt vì phân lời thấp.

Sự hoảng loạn của viêc chen lấn mua hàng hóa còn nguy hơn dịch bệnh! Lý do là các hệ thống phân phối đó, như Costco, WalMart, Kroger, v.v… bán hàng tiêu dùng hay nhu yếu phẩm và “cái được” của họ không thể bù cho “cái mất” của quá nhiều ngành khá. Cứ xem lợi nhuận hay trị giá cổ phiếu của họ trong tháng qua thì rõ. Nhưng chính là sự hốt hoảng ấy mới càng gây thêm tổn thất kinh tế.
-Nguyễn Xuân Nghĩa

– Trong khi chờ đợi biện pháp ngân sách đạt sự đồng thuận chính trị tại Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể trở lại bài toán tài chính căn bản với các ngân hàng Á Châu để chuỗi cung ứng ở đây khỏi sụp đổ. Ấy là “nếu quý vị cần thanh khoản thì chúng tôi có nhiều cách bơm tiền cho vay với hai điều kiện dễ hiểu, 1/ là trả tiền lời cho cao chứ không là gần tới số không để rồi lại ỷ thế rẻ mà làm liều; 2/ phải có tài sản thế chấp thỏa đáng”.

Kết luận

Nguyên Lam: Câu chuyện này quả là phức tạp, nhưng Nguyên Lam vẫn phái xin ông nêu ra vài kết luận ở đây.

– Thứ nhất, chúng ta đang chứng kiến sự hốt hoảng của các nước vì đại dịch toàn cầu, lồng trong sự hốt hoảng về hậu quả kinh tế tài chính. Thứ hai, tâm điểm của đại dịch cũng là tâm điểm của chuỗi cung ứng kinh tế tại Á Châu. Nếu không khéo xử thì Châu Á sẽ bị khủng hoảng và thế giới càng bị lây. Thứ ba, các nước Tây phương theo chế độ dân chủ nên làm gì cũng phải có sự đồng thuận chính trị nên có thể gây ấn tượng sai là không dám triệt để như chế độ độc tài tại Bắc Kinh. Thứ tư, sau vụ Tổng suy trầm 2008-2009, lãnh đạo Trung Quốc cũng đã ào ạt bơm tiền bù cho sự hao hụt của các thị trường xuất khẩu mà rốt cuộc lại gây ra hiện tượng “ỷ thế làm liều” của các doanh nghiệp.

– Thứ năm, tôi xin nói tới sự hốt hoảng trong một quốc gia tiên tiến và có nền kinh tế vững mạnh nhất là Hoa Kỳ. Sau chương trình tuần trước, có một thính giả hỏi tôi là khi dân Mỹ chen nhau mua đồ tại hệ thống bách hóa Costco thì điều ấy có lợi gì không cho kinh tế Mỹ? Câu trả lời của tôi là sự hoảng loạn này còn nguy hơn dịch bệnh! Lý do là các hệ thống phân phối đó, như Costco, WalMart, Kroger, v.v… bán hàng tiêu dùng hay nhu yếu phẩm và “cái được” của họ không thể bù cho “cái mất” của quá nhiều ngành khác. Cứ xem lợi nhuận hay trị giá cổ phiếu của họ trong tháng qua thì rõ. Nhưng chính là sự hốt hoảng ấy mới càng gây thêm tổn thất kinh tế.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích vô cùng rắc rối của tuần này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/financing-the-asian-supply-chain-03112020122628.html

 

Nhật đóng chiến hạm mới

để theo dõi Trung Cộng và Bắc Hàn

asahi

Tin Tokyo, Nhật Bản – Quân đội Nhật vừa hạ thủy chiếc tàu săn tàu ngầm đầu tiên của nước này sau gần 30 năm, với nhiệm vụ chính là giám sát các tàu ngầm Trung Cộng hoạt động gần hoặc trong vùng biển Nhật Bản, đồng thời cũng đề phòng các tàu ngầm từ Bắc Hàn. Chiến hạm 2 tầng Aki được lực lượng Phòng vệ trên biển JMSDF công bố tại lễ hạ thủy vào ngày 15 tháng 1, tại xưởng đóng tàu Mitsui ở tỉnh Okayama, miền trung nước Nhật.

Chiến hạm này hiện đang được lắp đặt thiết bị trước khi bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển. Tàu Aki nặng 3,048 tấn, dài 67 mét, có chi phí đóng tàu là 205 triệu Mỹ kim. Aki là chiến hạm tuần duyên thứ 3 thuộc lớp Hibiki của Lực lượng JMSDF, được ra mắt sau chiến hạm trước đó đến gần 30 năm. Tàu Aki dự kiến sẽ đóng quân tại thành phố Kure ở tỉnh Hiroshima vào mùa xuân năm sau. Theo bình luận của các chuyên gia, quân đội Nhật Bản hiện nay có 2 mục tiêu chính là giám sát Trung Cộng và Bắc Hàn, và mục tiêu thứ 3 là lập bản đồ đáy biển để xác định các vùng nước sâu có thể được tàu ngầm sử dụng.

Trong những năm gần đây, Nhật đã vài lần phát hiện tàu ngầm nước ngoài hoạt động trong lãnh hải nước này. Tokyo không công bố xuất xứ các tàu ngầm lạ, nhưng giới quan sát tin rằng đây là các tàu ngầm Trung Cộng. Các tàu ngầm này thường xuất hiện trong vùng biển gần tỉnh Okinawa ở phía nam, gần eo biển Miyako dẫn vào Thái Bình Dương. Theo một ước tính gần đây, Trung Cộng được cho là có khả năng điều động khoảng 69 tàu ngầm

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/nhat-dong-chien-ham-moi-de-theo-doi-trung-cong-va-bac-han/

 

Virus corona :

Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?

Thụy My

Sau khi bùng nổ các ca nhiễm virus corona chủng mới, Hàn Quốc đã có những nỗ lực để làm giảm các trường hợp dương tính với Covid-19 đồng thời duy trì tỉ lệ tử vong tương đối thấp.

Đến hôm nay 12/03/2020, Hàn Quốc có 7.869 người bị nhiễm virus corona, đứng thứ tư trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 66 người chết so với ba nước đứng đầu lần lượt là Trung Quốc (3.169 tử vong), Ý (827), Iran (354). Hãng tin Pháp AFP đặt câu hỏi, phải chăng Hàn Quốc là hình mẫu nên theo trong cuộc chiến chống nạn dịch này ?

Seoul xử lý nạn dịch như thế nào ?

Ngược với Trung Quốc – đã chọn giải pháp cách ly ngay 50 triệu dân – Seoul sử dụng chiến lược phối hợp giữa việc thông tin cho công chúng với sự tham gia của cư dân và một chiến dịch xét nghiệm đại quy mô.

Người thân của tất cả những người bị dương tính được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.

Hành trình di chuyển của các bệnh nhân trước khi phát hiện dương tính đều được dựng lại thông qua hình ảnh từ các camera giám sát, việc sử dụng thẻ tín dụng hay định vị điện thoại thông minh, và công bố cho mọi người. Người dân nhận được các tin nhắn mỗi khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh mới ở gần nhà hoặc nơi làm việc.

Chiến lược này tất nhiên gây ra những tranh cãi về việc bảo vệ cuộc sống riêng tư, tuy nhiên cũng thúc đẩy nhiều người tự nguyện đi xét nghiệm.

Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm virus corona nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, với nhịp độ 10.000 trường hợp/ngày, nhờ đó có thể tấn công rất sớm vào các ổ dịch mới.

Làm thế nào Hàn Quốc có thể cho xét nghiệm nhiều như vậy ?

Cho đến hôm qua 11/3, số lượng xét nghiệm đã lên đến 220.000. Hàn Quốc có 500 dưỡng đường đã quen với tiến trình xét nghiệm, trong đó có khoảng 40 trạm xét nghiệm di động, để giảm thiểu các tiếp xúc giữa những người bệnh tiềm năng và nhân viên y tế.

Hàn Quốc cũng đã học được bài học từ những sai lầm của mình, nhất là tình trạng thiếu thốn các bộ xét nghiệm trong cuộc khủng hoảng dịch MERS (virus corona gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) năm 2015.

Thế nên nước này đã đẩy nhanh thủ tục đưa các bộ xét nghiệm ra thị trường, và chỉ vài tuần sau khi con virus corona xuất hiện tại Trung Quốc, Seoul đã bật đèn xanh cho việc cung ứng cho các dưỡng đường các bộ kit mới để xét nghiệm Covid-19 chỉ trong vòng sáu tiếng đồng hồ.

Dân chúng phản ứng ra sao ?

Chính quyền đã tung ra chiến dịch « giữ khoảng cách hoạt động xã hội », cổ vũ người dân ở nhà, tránh các cuộc tụ tập và giảm thiểu những tiếp xúc. Kết quả là có những khu phố lâu nay đông đúc bỗng vắng tanh, trong khi các tiệm buôn, nhà hàng phải vất vả trong việc thu hút khách hàng.

Số lượng các sự kiện thể thao, văn hóa bị hủy bỏ và việc đeo khẩu trang trở thành phổ biến, như chính phủ đã dự kiến. Seoul trông cậy và cư dân đặc biệt tôn trọng kỷ luật.

Vì sao số tử vong ở Hàn Quốc thấp như vậy ?

Không thể nào tính toán được cụ thể tỉ lệ tử vong do virus corona Vũ Hán, vì chỉ có thể thực hiện được một khi dịch bệnh kết thúc. Tuy vậy, quan sát các con số do chính phủ đưa ra, chúng ta nhận thấy tỉ lệ tử vong ở Hàn Quốc thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

AFP đưa ra nhiều nhân tố để giải thích. Chiến dịch xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh nhân, và quy mô rộng rãi của nó khiến cho có nhiều cơ hội nhận ra những người bị nhiễm virus nhưng chưa phát ra triệu chứng, hay có rất ít triệu chứng. Phát hiện được nhiều bệnh nhân hơn để điều trị, đương nhiên sẽ làm giảm đi tỉ lệ người bị chết vì bệnh này.

Ngoài ra, số người bị dương tính ở Hàn Quốc có một điểm chung : hầu hết là phụ nữ, và gần phân nửa trong số này dưới 40 tuổi. Chính quyền giải thích là trên 60% số ca bị nhiễm liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) thường bị coi là tà giáo. Đa số thành viên của giáo phái này là phụ nữ ở độ tuổi 20, 30.

Trong khi đó tỉ lệ tử vong vì virus corona tăng lên với tuổi tác, và những người trên 80 tuổi, đặc biệt là phái nam, có nguy cơ nhiều nhất.

Hàn Quốc là mô hình để noi theo ?

Masahiro Kami, Viện nghiên cứu chính sách y tế ở Tokyo cho rằng : « Xét nghiệm là biện pháp quan trọng ban đầu để kiểm soát virus. Như vậy đó là mô hình tốt cho tất cả các nước ».

Marylouise McLaws, trường đại học Nouvelle-Galles của Hàn Quốc nhận định : « Hàn Quốc đã hành động đúng đắn. Đối với các chính phủ, rất khó khăn khi phải quyết định dùng các biện pháp nghiêm khắc như vậy, thế nên họ thường ra tay rất trễ ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200312-virus-corona-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-nh%E1%BB%9D-%C4%91%C3%A2u

 

Khái quát những động thái, chính sách liên quan

vấn đề Biển Đông của Đài Loan trong 5 năm gần đây

Đài Loan là bên liên quan trực tiếp đến những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.Vì vậy, trong 5 năm qua Chính quyền Đài Bắc đã có nhiều động thái, chính sách trong vấn đề này, nhất là đối với những đòi hỏi chủ quyền của hòn đảo này.

Năm 2015

Tháng 1, Đài Loan nhờ tàu của một công ty vận tải biển của Thượng Hải đến đảo Ba Bình, để vận chuyển vật liệu cho công trình xây dựng một hải cảng trên đảo này do không tìm được công ty của Đài Loan thực hiện. Hai tàu khác của Đài Loan đã giám sát tàu của công ty Trung Quốc khi tàu này bốc dỡ vật liệu xây dựng các cầu tàu trên đảo Ba Bình.

Tháng 5, khi tàu tuần tra Philippines đang kéo tàu ngư dân Đài Loan được cho là đánh bắt trái phép trong vùng biển của Manila vào bờ thì tàu bảo vệ bờ biển Đài Loan xuất hiện và ngăn cản tàu Philippines. Phía Đài Loan yêu cầu thả người của họ nhưng Philippines từ chối.

Tháng 6, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Đài Loan đã đưa hai tàu tuần duyên lớn nhất với tải trọng 3.000 tấn vào biên chế trong ở Biển Đông. Hai tàu CG-128 Yilan và CG-129 Kaohsiung của Đài Loan có chiều dài 119 m và khối lượng 3.000 tấn. Chúng có thể neo đậu tại một bến cảng mà Đài Loan đang xây dựng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tháng 10, Đài Loan hoàn thành xây dựng đường băng trái phép có chiều dài 1.200 m và một cảng mới trên đảo Ba Bình. Cơ quan Cảnh sát biển đảo Đài Loan khẳng định “đối với các vấn đề liên quan tới đảo Thái Bình, Đài Loan tiếp tục nhấn mạnh vai trò dân sự nhiều hơn quân sự.

Năm 2016

Tháng 1, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã cùng đoàn quan chức đi thị sát trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Mỹ và các nước. Reuters cho biết, ông Mã Anh Cửu và đoàn quan chức Đài Loan đã bay ra đảo Ba Bình vào sáng 28/1. Chuyến đi trái phép này diễn ra trong một ngày, với mục đích mà phía Đài Loan tuyên bố là để “chúc Tết” quân, dân của Đài Loan đang hoạt động phi pháp trên đảo. Chuyến đi của ông Mã diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng vì các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhiều bên, bao gồm Mỹ vốn là đồng minh lớn nhất của Đài Loan, đã lên tiếng phản đối kế hoạch ra đảo Ba Bình của ông Mã.

Tháng 3, Tuần duyên Đài Loan bắt 41 ngư dân Trung Quốc đại lục, trên con tàu chở 15 tấn san hô và rùa quý hiếm gần một đảo san hô Đông Sa tranh chấp ở Biển Đông. Cụm đảo Đông Sa là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Quần đảo san hô này nằm ở đông bắc Biển Đông, cách cảng Cao Hùng của Đài Loan khoảng 240 hải lý, hiện do Đài Loan kiểm soát. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Tháng 4, Chính quyền đảo Đài Loan tổ chức chuyến đi trái phép dành cho các học giả quốc tế đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tuyên bố chuyến đi “nhằm khẳng định đảo Ba Bình là một hòn đảo, không phải bãi đá”.

Tháng 6, Đài Loan đã cử một tàu chiến thực hiện cuộc tuần tra trái phép quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà chính quyền này đang chiếm đóng phi pháp. Trước khi tàu chiến khởi hành, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm và phát biểu trước các thủy thủ ở đây. Bà Thái ngang nhiên chỉ đạo lực lượng này “bảo vệ lãnh thổ của Đài Loan” ở Biển Đông cùng cái gọi là “chủ quyền Đài Loan” ở quần đảo Trường Sa.

Tháng 7, phản ứng trước việc Tọa Trọng tài Quốc tế ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trong vụ kiện với Philippines, Tổng thống Thái Anh Văn cho biết phán quyết về vụ kiện Biển Đông, đặc biệt là kết luận về đảo Ba Bình, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của Đài Loan ở các đảo tại Biển Đông và vùng nước xung quanh. Nữ lãnh đạo Đài Loan khẳng định quan điểm của chính quyền này là “ủng hộ giải quyết các tranh chấp hàng hải và lãnh thổ thông qua đàm phán hòa bình. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các quốc gia khác thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông, trên cơ sở bình đẳng”.

Tháng 12, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm khôi phục sự kiểm soát của Đài Loan đối với Đảo Ba Bình ở Biển Đông. Cùng với Đài Loan, Trung Quốc cũng tổ chức kỷ niệm 70 năm chiếm đóng quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) ở Biển Đông, khẳng định “yêu sách” chủ quyền phi pháp tại vùng biển này.

Năm 2017

(1) Tháng 3, Lực lượng hải quân Đài Loan sẽ tăng cường hoạt động tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, liên kết huấn luyện với không quân để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan phát biểu trước Viện Lập pháp Đài Loan: “Trước sự chuyển đổi trong chiến lược của Trung Quốc và những đầu tư của họ cho vũ khí trang bị mới, quân đội chúng ta sẽ phải có những bước cải cách trong huấn luyện. Hải quân ngoài việc thường xuyên tuần tra trên Biển Đông, sẽ phải kết hợp huấn luyện cùng lực lượng không quân trong việc bảo vệ ngư dân, tàu thuyền hàng hải, cứu hộ nhân đạo, mở rộng khả năng sẵn sàng chiến đấu và tuần tra trên không, trên biển”

(2) Tháng 4, Quân đội Đài Loan đề nghị tăng cường cho Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo tờ Apple Daily, Bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển. Đài Bắc cũng xem xét khả năng triển khai hệ thống vũ khí tầm ngắn XTR-102, trong đó có hai khẩu súng tự động T-75 20 ly. Taipei Times cho biết loại vũ khí này do Viện nghiên cứu quốc gia Trung Sơn (Chungshan) thiết kế, có thể điều khiển từ xa. Hiện trên đảo Ba Bình đã được trang bị pháo phòng không 40 ly, 120 ly và hỏa tiễn chống tăng AT-4.

(3) Tháng 7, Lực lượng quân sự Đài Loan diễn tập trên không và trên biển ngoài khơi Bành Hồ ngay khi đội tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan. Tổng tham mưu trưởng Lý Hỷ Minh đã giám sát các cuộc diễn tập với sự tham gia của 7 tàu chiến, trực thăng chống tàu ngầm S-70C và máy bay P-3C.

(5) Tháng 8, Chính quyền Đài Loan lên tiếng tái khẳng định chủ quyền của họ trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, sau khi Việt Nam phản đối Đài Bắc tiến hành tập trận bắn đạn thật trên đảo này. Bộ Ngoại Giao Đài Loan cho rằng là đảo Thái Bình (tên Đài Loan gọi đảo Ba Bình ) là một phần lãnh thổ quốc gia và Đài Bắc hoàn toàn có quyền tiến thành các cuộc tập trận thường xuyên trên đảo này. Thông cáo của họ còn cho rằng Trung Hoa Dân Quốc có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh những đảo này.

Năm 2018

(1) Tháng 1, Viện Nghiên cứu Nam Hải và Trung tâm An ninh Đại học Chính trị Đài Loan công bố “Báo cáo về tình hình khu vực Biển Đông năm 2016 – 2017”, trong đó chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) và cảnh báo Chính quyền Đài Loan cần có thái độ tích cực hơn để duy trì lợi ích chung giữa Hai bờ.

(2) Từ ngày 15-19/3, Đài Loan đã đưa tàu nghiên cứu Hải Nghiên 1 đến hoạt động tại các đảo Gạc Ma, Tiên Nữ và Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa.

(3) Đài Loan đã 3 lần tổ chức tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông nhằm nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, huấn luyện thực chiến của hải quân, lần thứ nhất diễn ra từ ngày 21-23/3, lần thứ hai diễn ra từ ngày 6-7/5, lần thứ ba diễn ra từ ngày 23-25/5.

(4) Ngày 17/7, Quốc hội Đài Loan thông qua kế hoạch phát triển đội tàu của Cục Tuần duyên Đài Loantrong 10 năm (2018-2028), với kinh phí 13,86 tỷ USD. Theo đó, lực lượng này sẽ được biên chế thêm 141 tàu thuyền các loại.

(5) Tháng 12/2018, Cục cảnh sát biển Đài Loan đã thiết lập hệ thống theo dõi hình ảnh bằng tia hồng ngoại tại 10 địa điểm quanh Đài Loan nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Hệ thống này hoạt động 24/24, có thể phát hiện các mục tiêu vào ban đêm và khi thời tiết xấu.

Năm 2019

(1) Tháng 1, khi được hãng tin Telegraph hỏi quan điểm của Đài Loan về sự hiện diện của Anh ở khu vực, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết Đài Loan hoan nghênh “bất kỳ hành động nào giúp duy trì hòa bình ở Biển Đông cũng như duy trì quyền tự do đi lại. Nếu căn cứ của Anh giúp đạt được mục tiêu cuối cùng thì chúng tôi sẽ có thái độ cởi mở đối với nó và chúng tôi hy vọng tất cả các quốc gia có thể hợp tác chặt chẽ trên Biển Đông trước mọi vấn đề và tôn trọng lập trường của nhau”. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson thông báo nước này có kế hoạch mở một căn cứ quân sự mới ở Đông Nam Á.

(2) Tháng 2, Đài Loan tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

(3) Tháng 4, phản ứng trước việc Pháp cử tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố vùng eo biển giữa Đài Loan và Trung Quốc nằm trên các hải tuyến quốc tế quan trọng, và

“điều cần thiết” là tàu bè của tất cả các quốc gia đều di chuyển qua eo biển này. Bộ Quốc phòng Đài Loan sẽ tiếp tục theo dõi động thái của các tàu nước ngoài trong khu vực.

(4) Tháng 6, tàu sân bay Liêu Ninh đi cùng 5 tàu khác, bao gồm 2 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và 2 tàu hộ vệ, khi đi qua eo biển Miyako nằm giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako của Nhật Bản trong hành trình tiến vào Thái Bình Dương. Cơ quan thông tấn Đài Loan cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ tiến vào các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết “Lực lượng phòng vệ có thể thực hiện tất cả các biện pháp tình báo cần thiết để nắm toàn bộ thông tin về hoạt động của nhóm tàu Liêu Ninh, gồm các tàu và máy bay, trong suốt hành trình tại các khu vực liên quan. Lực lượng phòng vệ đủ khả năng bảo vệ Đài Loan, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

(5) Tháng 8, phản ứng trước việc máy bay vận tải chở dầu MC-130J Commando và máy bay trinh sát US RC-135W của Mỹ bay qua eo biển Đài Loan, Đài Bắc cho biết đây là hoạt động bình thường, không nguy hại. Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục gia tăng khi Mỹ thông qua hàng loạt dự luật ủng hộ Đài Loan và điều các tàu hải quân, tàu bảo vệ bờ biển đi qua eo biển Đài Loan nhiều lần trong năm nay. Dù phần trung tâm của eo biển Đài Loan rộng 200km là vùng biển và không phận quốc tế, Bắc Kinh thường phản ứng khi Mỹ hay bất kỳ tàu hải quân phương Tây nào đi ngang qua.

Năm 2020

Tháng 1, trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan, ông Kwei-Bo Huang, Đại diện Quốc dân đảng trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của đảng này đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông sẽ không được giải quyết nếu không có sự tham gia của Đài Loan. Bất kỳ sự phân chia chủ quyền giữa hai bên eo biển Đài Loan, thì cũng cần Đài Loan tham gia.

Tháng 2, Đài Bắc thông báo đã điều động chiến đấu cơ phản lực để ngăn chặn sau khi máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không Đài Loan. Đây là vụ xâm nhập đầu tiên kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử vào tháng 1/2020. Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan, oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc và phi cơ tháp tùng đã bay ngang qua lằn ranh trên eo biển Đài Loan phân chia không phận giữa hai bên. Chiếc máy bay này đã bay trở lại không phận Trung Quốc sau khi các chiến đấu cơ phản lực của Đài Loan cất cánh để thi hành các biện pháp ngăn chặn và cảnh báo.

http://biendong.net/bien-dong/33486-khai-quat-nhung-dong-thai-chinh-sach-lien-quan-van-de-bien-dong-cua-dai-loan-trong-5-nam-gan-day.html

 

TQ hỗ trợ Ý dập dịch

Trung Quốc sẽ cử một nhóm chuyên gia y tế sang Ý hỗ trợ chống dịch Covid-19, trong khi quốc gia châu Âu này đang có số ca tử vong cao nhất theo ngày.

Ý  hiện được ví như “Trung Quốc mới”

10/3 là ngày Ý có nhiều người chết vì Covid-19 nhất, với 168 trường hợp, nâng tổng số người chết vì virus này ở Ý lên 631. Nước này đã phong toả cả nước khi số ca nhiễm tăng lên hơn 10.000 người. Số ca nhiễm tiếp tục tăng ở các quốc gia láng giềng như Pháp và Đức. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói 70% dân số, nghĩa là gần 58 triệu người dân nước này cuối cùng có thể nhiễm virus.

Trung Quốc dường như đã khống chế được dịch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Vũ Hán hôm 10/3 nói rằng chiến thắng đang trong tầm mắt. Trung Quốc chỉ có thêm 24 ca nhiễm mới hôm 11/3.

Báo chí địa phương cho biết Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc hôm qua dẫn đầu một nhóm chuyên gia y tế đến Ý, mang theo trang thiết bị và đồ dùng y tế.

Nhóm chuyên gia được cử đi sau cuộc điện đàm giữa hai ngoại trưởng cuối ngày 10/3, trong đó ông Vương Nghị đồng ý với đề nghị của người đồng cấp Ý Luigi Di Maio.

Ông Vương nói với ông Di Maio rằng Trung Quốc sẽ đưa máy móc và đồ dùng y tế cùng với chuyên gia đến giúp dập dịch, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong thông cáo đăng trên website.

Ông Di Maio nói với ông Tập rằng Ý “rất chú ý và học tập kinh nghiệm” của Trung Quốc trong đối phó dịch, nhưng đang thiếu trang thiết bị y tế và bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ giúp đỡ “nhu cầu cấp thiết này”, thông cáo cho biết.

Nhóm chuyên gia gồm 7 thành viên, trong đó có một chuyên gia của Trung tâm phòng chống bệnh tật Trung Quốc và 2 chuyên gia hô hấp của Bệnh viện ĐH Tứ Xuyên, Nhật báo Tứ Xuyên đưa tin.

Thông tin được đưa ra sau khi chuyên gia dịch tễ nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn tuần trước họp báo để nói về các biện pháp giúp Trung Quốc khống chế Covid-19.

Trung Quốc ban đầu bị chỉ trích che giấu thông tin khi virus mới xuất hiện ở Vũ Hán, nhưng nay kêu gọi hợp tác quốc tế để chống đại dịch và hỗ trợ các nước đang có dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất. Bắc Kinh trước đó cảm ơn các nước đã tặng đồ bảo hộ trong lúc họ đương đầu với khủng hoảng y tế cộng đồng, nhưng cáo buộc Washington gây hoảng loạn và lợi dụng dịch bệnh để “bôi nhọ Trung Quốc”.

Tuyệt vọng vì phong tỏa

Tại Ý, tình trạng phong toả khiến các quảng trường trống vắng, trường học đóng cửa, sự kiện công cộng phải hủy, người dân ở trong nhà.

Các chuyên gia nói rằng những biện pháp này có thể khiến virus lây lan chậm hơn trong bối cảnh hệ thống y tế đã quá tải trước sức nặng của dịch bệnh, nhưng cũng gây ra sự tuyệt vọng và những chuyện buồn như của người phụ nữ bị mắc kẹt ở nhà với thi thể của chồng trong suốt 2 ngày chỉ vì quy định cách ly chặt chẽ.

Người phụ nữ đó không thể ra khỏi căn hộ của mình dù chồng cô đã qua đời hôm thứ 2 tuần này sau khi dương tính với Covid-19. “Vâng, đúng là cô ấy vẫn ở nhà với thi thể chồng và chúng tôi không thể mang thi thể đi cho đến sáng 11/3”, ông Giancarlo Canepa, Thị trưởng Borghetto Santo Spirito, xác nhận với CNN. Quy định về cách ly không cho phép ai lại gần thi thể.

Ông Canepa cho biết người chồng đã từ chối nhập viện, dẫn đến tình huống tử vong tại nhà. Câu chuyện tuyệt vọng của người phụ nữ bị khoá trong nhà cùng xác chồng trở thành tiêu đề nổi bật trên báo chí Ý hôm qua. Đài truyền hình IVG.IT đưa tin người vợ đã ra ban công để kêu gào mọi người đến giúp.

Tại Mỹ, số ca nhiễm đã đạt con số 1.000. Số bệnh nhân Covid-19 ở nước này tăng gấp đôi chỉ trong 3 ngày, CNN đưa tin. Trong số đó, 31 người đã thiệt mạng. Washington vẫn là bang có dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất, nhưng New York và California theo sau không xa. Massachusetts cũng đã có gần 100 ca. Nhiều bang đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Hàn Quốc có số ca nhiễm giảm liên tục trong những ngày đầu tuần này, nhưng ổ dịch tại một tổng đài ở Seoul đã khiến số ca nhiễm ở nước này tăng thêm 242 ca và 6 trường hợp tử vong. Ổ dịch mới là lời nhắc nhở rằng Hàn Quốc khó thoát Covid-19 sớm.

Trung Quốc dường như đã khống chế được dịch. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Vũ Hán hôm 10/3 nói rằng chiến thắng đang trong tầm mắt. Trung Quốc chỉ có thêm 24 ca nhiễm mới hôm 11/3.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33483-tq-ho-tro-y-dap-dich.html

 

Lãnh đạo y tế Bắc Kinh khuyên

dân TQ có triệu chứng nCoV chữa tại chỗ, đừng về nước

PGĐ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh kêu gọi công dân Trung Quốc ở nước ngoài nên điều trị tại chỗ nếu có triệu chứng nhiễm nCoV.

Pang Xinghuo, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Bắc Kinh, kêu gọi công dân Trung Quốc ở nước ngoài nên điều trị tại chỗ nếu có triệu chứng nhiễm nCoV thay vì trì hoãn chữa trị, trở về nước và trở thành nguồn lây nhiễm Covid-19.

Hiện tại, hành khách tới Bắc Kinh phải đăng ký thông tin qua một ứng dụng có tên “Jingxin Xiangzhu” và cung cấp thông tin của cộng đồng dân cư hoặc khách sạn mà họ tới sau khi xuống máy bay.

Trên các chuyến bay về Trung Quốc, tiếp viên thường xuyên đo nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt các hành khách. Họ cũng được yêu cầu điền vào tờ khai sức khỏe, trong đó có thông tin liên lạc, xác nhận từng tới Hồ Bắc hay chưa và có liên hệ gì với những người nhiễm Covid-19 trong 14 ngày qua không.

Hành khách phải xác nhận tình trạng sức khỏe hiện tại: có bị ho, sốt hay uống thuốc trị cảm lạnh hay không. Tờ khai cũng nêu rõ ai không điền chính xác thông tin sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhân viên của Air China cho biết, phi hành đoàn trong chuyến bay tới Trung Quốc được yêu cầu thường xuyên khử trùng cabin, theo dõi nhiệt độ hành khách trước, trong chuyến bay và luôn để trống ghế phòng trường hợp khẩn cấp.

Trong suốt chuyến bay, tiếp viên luôn phải chú ý xem hành khách có đeo khẩu trang đúng cách không.

Khi tới Trung Quốc, hành khách phải đợi tại chỗ 1 tiếng trước khi rời đi theo nhóm 5 hàng ghế để kiểm tra.

Một hành khách trên Jia bay từ New York đến Thượng Hải nói phải mất 25 phút để di chuyển vào nhà ga máy bay sau khi hạ cánh.

Một hành khách khác bay từ Nga tới Thượng Hải cho biết máy bay của anh cất cánh từ 9h sáng nhưng phải tới 14h, anh mới đặt chân xuống cổng ra sân bay.

Phóng viên của tờ Hoàn cầu Thời báo bắt chuyến bay từ Frankfurt đến Bắc Kinh nhận được cuộc gọi từ cộng đồng đân cư và ủy ban khu phố nhắc nhở anh tự cách ly và thông báo thân nhiệt mỗi ngày.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33476-lanh-dao-y-te-bac-kinh-khuyen-dan-tq-co-trieu-chung-ncov-chua-tai-cho-dung-ve-nuoc.html

 

Trung Quốc: Số ca nhiễm và tử vong mới

tiếp tục giảm, ngay cả tại Vũ Hán

Mai Vân

Theo số liệu của Ủy Ban Y Tế Trung Quốc ngày 12/03/2020, số ca nhiễm và tử vong mới ở Trung Quốc đã giảm xuống mức rất thấp. Nhìn chung cả nước, chỉ có thêm 11 ca tử vong mới, và riêng tại Vũ Hán, ca nhiễm mới chỉ là 8 người.

Phát ngôn viên của Ủy Ban Y Tế, trong cuộc họp báo, cho rằng: “Đỉnh điểm của dịch đã qua rồi, những trường hợp mới tiếp tục giảm và dịch chỉ lây lan ở mức thấp.” Trong tình hình đó, chính quyền Trung Quốc bắt đầu cho giảm nhẹ các biện pháp cô lập ở tỉnh Hồ Bắc. Những người không bị nhiễm có thể đi lại trong tỉnh, ngoại trừ ở Vũ Hán. Một số công ty, xí nghiệp tại thành phố này cũng như nơi khác tại Hồ Bắc, đã được phép hoạt động trở lại. Vũ Hán là nơi tập trung rất nhiều công ty, tập đoàn quốc tế, nhất là trong ngành xe hơi.

Theo chính quyền Hồ Bắc, những công ty dịch vụ hay xí nghiệp sản xuất mặt hàng cần thiết cho dân chúng và bệnh viện có thể hoạt động ngay trở lại. Trong lãnh vực nói trên, có các công ty dược phẩm, thiết bị y tế và bảo hộ, các công ty điện nước, khí đốt, sưởi, xử lý rác. Ngoài ra còn có lãnh vực cung ứng thực phẩm: siêu thị, rau quả, nông sản, và cả thuốc trừ sâu.

Những công ty quan trọng trong dây chuyền sản xuất quốc gia và quốc tế có thể bắt đầu hoạt động lại ngay, nhưng phải có giấy phép. Công ty thuộc những lãnh vực khác thì có thể bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 21/03.

Nếu những ca nhiễm mới trong nước giảm, thì những ca “ngoại nhập” đã lên cao. Hôm nay lại có thêm 6 ca, đưa tổng số các trường hợp “nhập khẩu” lên thành 85 ca. Bắc Kinh thông báo là tất cả những người đến từ nước ngoài sẽ bị cô lập trong 14 ngày. Đây là biện pháp bắt buộc. Nhìn chung số người bị nhiễm virus ở Trung Quốc hiện lên đến hơn 80 700, với 3 169 ca tử vong.

Ấn Độ đình chỉ cấp visa du lịch

Chính quyền Ấn Độ ngày 11/03/2020, thông báo đình chỉ việc cấp visa du lịch cho đến ngày 15/04, đồng thời áp dụng biện pháp cô lập đối với những người đến từ 7 nước có dịch virus corona đang hoành hành.

Trong một thông cáo, chính quyền New Dehli nói rõ là những người đến từ hoặc có ghé qua Trung Quốc, Ý, Iran, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Đức sẽ bị cách ly ngay trong vòng ít nhất là 14 ngày. Nhưng giới ngoại giao hay nhân viên tổ chức quốc tế đi công tác thì không phải chịu biện pháp này.

Ấn Độ hiện có 60 ca nhiễm được ghi nhận, nhưng phần lớn trường hợp là do người Ấn Độ trở về từ các vùng bị dịch ở châu Âu và Trung Đông.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200312-trung-qu%E1%BB%91c-ca-nhi%E1%BB%85m-t%E1%BB%AD-vong-gi%E1%BA%A3m-v%C5%A9-h%C3%A1n

 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

cùng các quan chức phải xét nghiệm COVID-19

Triệu Hằng

Tờ Bloomberg ngày 12/3 cho biết Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cùng các quan chức sẽ phải xét nghiệm COVID -19 vì có thành viên nội các tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Ông Duterte không có triệu chứng của virus nhưng sẽ xét nghiệm, người phát ngôn tổng thống Salvador Panelo cho biết trong một tuyên bố.

Philippines đã lệnh đóng cửa để khử trùng các văn phòng ở thủ đô quốc gia. Đồng peso và chứng khoán giảm.

Ngân hàng trung ương, ban ngành tài chính, Thượng viện và Ngân hàng Phát triển châu Á sẽ đóng cửa từ thứ Năm (12/3) để khử trùng, các cơ quan này cho biết.

Bộ Y tế Philippines hôm thứ Tư thông báo nước này có ca thứ hai tử vong trong số 49 ca nhiễm được thống kê.

Thống đốc Benjamin Diokno, Bộ trưởng Tài chính Carlos Dominguez và Bộ trưởng Giao thông vận tải Arthur Tugade cho biết họ sẽ tự cách ly sau khi tiếp xúc một người dương tính với COVID-19.

Có ít nhất hai thượng nghị sĩ cũng sẽ bị cách ly sau khi một vị khách trong phiên điều trần ngày 5/3 được xác nhận nhiễm COVID-19.

Chưa rõ liệu các ông Dominguez, Tugade và hai thượng nghị sĩ có tiếp xúc với cùng một người nhiễm COVID-19 hay không.

Theo Bloomberg

Triệu Hằng dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-philippines-phai-xet-nghiem-covid-19-do-quan-chuc-tiep-xuc-nguoi-nhiem.html

 

Lãnh đạo đảng đối lập Thái Lan

đối mặt với cáo buộc hình sự mới

Tin từ Bangkok, Thái Lan – Vào hôm thứ Tư (11 tháng 03), Ủy ban Bầu cử Thái Lan thông báo sẽ đệ đơn kiện cựu chính trị gia chống chế độ độc tài quân sự, kiêm lãnh đạo đảng Future Forward, Thanathorn Juangroongruangkit với cáo buộc vi phạm luật bầu cử. Vào tháng trước, Tòa án Hiến pháp đã giải tán đảng Future Forward và cấm 16 viên chức cấp cao của đảng, bao gồm cả lãnh đạo của họ tham gia chính trị trong 10 năm cho cáo buộc về một khoản vay bất hợp pháp từ người sáng lập của đảng này.

Thanathorn, một tỉ phú đã thành lập đảng, đã đối mặt với hai cáo buộc hình sự, một về tội phạm mạng cho bài phát biểu chỉ trích chính quyền ông đăng trên Facebook, và một tội khác về việc lôi kéo người biểu tình chống chính quyền năm 2015. Ủy ban bầu cử cho biết các cáo buộc mới nhất cho ông Thanathorn là đối với việc nộp đơn để trở thành ứng cử viên cho quốc hội khi biết rằng ông không đủ tư cách. Hành vi phạm tội có mức phạt tù từ 1 đến 10 năm, phạt tiền tới 200,000 baht (6,370 Mỹ kim) và cấm hoạt động chính trị 20 năm. Năm ngoái, Tòa án Hiến pháp đã loại bỏ tư cách là thành viên quốc hội của ông Thanathorn vì có cổ phần trong một công ty truyền thông vào ngày ông ghi danh ứng cử thành công. Ông Thanathorn đã phủ nhận hành vi vi phạm luật bầu cử, ông nói đã bán cổ phần của mình trong công ty truyền thông trước khi ghi danh làm ứng cử viên.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/lanh-dao-dang-doi-lap-thai-lan-doi-mat-voi-cao-buoc-hinh-su-moi/

 

Thái Lan báo cáo số ca nhiễm nCov tăng đột biến

Hải Lam

Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan hôm nay (12/3) xác nhận 11 ca nhiễm COVID-19 mới là một nhóm bạn thân lây nhiễm cho nhau. Đây là mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Thái Lan.

Ông Suannannai Wattanayingcharoenchai, tổng giám đốc của Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan nói với các phóng viên rằng, 11 ca nhiễm mới, gồm cả nam và nữ, ở độ tuổi 20, 30 và mang quốc tịch Thái Lan, đã dùng chung đồ uống, thuốc lá trong hai dịp tụ tập vào cuối tháng 2.

Vị quan chức cho biết thêm, bệnh nhân đầu tiên bị lây từ một khách du lịch đến từ khu vực lây nhiễm nguy hiểm và người này đã trở về Hồng Kông.

Với 11 ca nhiễm mới trên, Thái Lan hiện có 70 người dương tính với nCov, trong đó 1 người đã tử vong.

Các quan chức Thái Lan lo ngại nguồn lây nhiễm từ nước ngoài và thông báo đang đẩy mạnh các hạn chế đi lại đối với du khách đến từ các vùng dịch nguy hiểm như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Ý và Iran.

Ông Sukhum Kanchanapimai, thư ký thường trực của Bộ Y tế cho biết: “Du khách đến từ 6 khu vực này sẽ cần xuất trình giấy khám sức khỏe trước khi nhận vé máy bay. Họ phải được chuẩn bị kiểm dịch đầy đủ khi đến nơi”. Tuy nhiên, hiện chưa rõ việc kiểm dịch sẽ diễn ra ở đâu hoặc bắt đầu khi nào.

Thái Lan là quốc gia phụ thuộc ngành du lịch. Chính phủ nước này hôm 11/3 thông báo sẽ tạm dừng cấp thị thực đến và dừng miễn thị thực đối với du khách từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Trung Quốc.

Theo Reuters

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/thai-lan-bao-cao-so-ca-nhiem-ncov-tang-dot-bien.html

 

Phát hiện xưởng chế tác ngà voi lớn nhất

thời cổ đại ở Pakistan

Triệu Hằng

Từ số lượng lớn các mảnh ngà voi bị loại bỏ tìm được trong một cuộc khai quật tại thành phố cảng Bhanbhore cổ đại, các nhà khoa học cho rằng đã tìm thấy một xưởng chế tác ngà voi lớn nhất trong thời kỳ này tại Pakistan.

Ancient-origins ngày 6/3 thông tin, các nhà khảo cổ đã khai quật lại Bhanbhore, thành phố cảng cách đây 2.100 năm ở tỉnh Sindh, Pakistan, và họ đã phát hiện hơn 40 kg các mảnh ngà bị vứt bỏ từ một xưởng mộc có niên đại khoảng 800 năm sau Công nguyên.

Các nhà khảo cổ cho rằng đó là bằng chứng cho thấy đây là cơ sở chạm khắc ngà voi lớn, ở quy mô công nghiệp trong thời kỳ Hồi giáo, và những gì tìm được chỉ là những thứ mà các nghệ nhân ngà voi thời cổ đại loại bỏ.

Cuộc khai quật là một phần trong dự án chung của Bộ văn hóa và Cổ vật của chính quyền tỉnh Sindh với Bộ ngoại giao Ý, dẫn đầu bởi giáo sư danh dự Valeria Piacentini của Đại học Công giáo Sacred Heart, Milan, cùng nhà khảo cổ Simone Mantellini và chuyên gia gốm sứ Agnese Fusaro thuộc Đại học Bologna .

Trao đổi với các phóng viên của tờ Haaretz, nhà khảo cổ học Mantellini cho biết, những gì đào được về cơ bản chỉ là “rác do các nghệ nhân xưởng mộc thải bỏ”, cho thấy có lượng nguyên vật liệu ngà voi “không đếm xuể” đã xuất khẩu từ khu vực này.

Bhanbhore là một địa điểm khai quật nổi tiếng được phát hiện lần đầu vào năm 1928, nằm ở tỉnh Sindh trên bờ biển gần thành phố Karachi.

Bhanbhore được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nằm tại cửa sông Indus, khoảng 65 km về phía đông thành phố Karachi, trong thời người Ấn-Scythia (Scytho-Parthian) và tiếp tục trải qua thời kỳ Phật giáo – Ấn Độ giáo và giai đoạn Hồi giáo trước khi sụp đổ vào cuối thế kỷ 12 hoặc đầu thế kỷ 13.

Bhanbhore từng là cảng và trung tâm thương mại lớn nhất trong thế giới cổ đại, có các kết nối giao thương quanh Ấn Độ Dương và Viễn Đông, được bảo vệ bởi một thành lũy kiên cố có diện tích khoảng 14.000 mét vuông.

Các cuộc khai quật tại Bhanbhore lần đầu là vào năm 1928 trước khi phân chia tiểu lục địa trở thành Pakistan và Ấn Độ năm 1947, và nhà khảo cổ Pakistan, Fazal Ahmed Khan, đã tái khai quật địa điểm này từ năm 1958 đến 1965.

Một số nhà khảo cổ học cho rằng Bhanbhore là nơi khởi nguồn đạo Hồi ở Sindh trong thời kỳ đầu thời Trung Cổ. Vào năm 711 sau công nguyên, các lực lượng Ả-rập dưới sự chỉ huy của Muhammad bin Qasim đã chinh phục Bhanbhore.

Từ nền văn minh Thung lũng Indus đến thời kỳ La Mã cổ đại, ngà voi là một mặt hàng xa xỉ được đánh giá cao, Mantellini cho rằng, hoạt động sản xuất ngà voi có thể là một trụ cột đóng góp vào nền kinh tế thịnh vượng của khu vực. Có nhiều bằng chứng cho thấy ở Bhanbhore có sự giao thương sâu rộng về ngành công nghiệp trang sức ngà voi được làm từ nguyên liệu ngà thô mua từ Ấn Độ.

Từ lượng rác ngà voi mới tìm được, nhà khảo cổ Mantellini cho rằng có một “ngành công nghiệp chạm khắc ngà voi đồ sộ” trong thời kỳ Hồi giáo ở Bhanbhore. Hơn nữa, các nhà khảo cổ học cho biết, do không có mỏ hoặc xưởng ngà voi tương tự nào được phát hiện trên tiểu lục địa Ấn Độ, dẫn đến khám phá ở Pakistan là “độc nhất”.

Sự tàn nhẫn đối với loài voi

Sự tàn bạo đối với động vật ở Pakistan, cũng như những nơi khác trên thế giới vẫn chưa chấm dứt.

Hãng AP vào năm 2016 đã đăng tải câu chuyện về một tổ chức bảo vệ động vật đã phát động một chiến dịch ở Pakistan sau khi những người bảo vệ vườn thú bị bắt gặp “bỏ đói và đánh đập” một con voi.

Một kiến nghị trực tuyến với 280.000 chữ ký và các cuộc biểu tình tổ chức bên ngoài sở thú, chiến dịch thu hút sự chú ý quốc tế từ các nhóm bảo vệ động vật và người nổi tiếng, bao gồm ca sĩ Cher, và kết quả là con voi được chuyển tới một cơ sở nhân đạo hơn.

Tuy nhiên, nguồn gốc của việc tra tấn voi không bắt đầu từ Bhanbhore, vì thậm chí trước khi khu định cư này được thành lập, thì voi Bắc Phi và voi Syria là một phân loài của loài voi châu Á còn tồn tại đã bị tuyệt chủng ngay sau khi Hannibal xâm chiếm Ý vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, đều bị xóa sổ, có thể vì giới tinh hoa trong xã hội Hy Lạp và La Mã đã sử dụng trang sức ngà voi như một cách thể hiện sự giàu có vật chất của họ.

Có bằng chứng cho thấy, Bhanbhore đã bị phá hủy vào khoảng năm 280 sau Công nguyên do một trận động đất, và bị phá hủy lần nữa do một cơn địa chấn lớn khác vào cuối thời kỳ Hồi giáo, và dường như đã tiến vào giai đoạn suy yếu lần cuối là vào thế kỷ 12.

Dấu mốc quyết định dẫn tới sự sụp đổ là do hạn hán khiến sông Indus đổi hướng dòng chảy và Bhanbhore trở thành một thung lũng hoang phế và không ai sống ở đó cho đến ngày nay.

Sâu trong Ấn Độ, sau 1.200 năm bị tàn sát lấy ngà, những con voi hẳn “vui mừng” vì những lái buôn Bhanbhore đã ngừng hoạt động giao thương tàn nhẫn đối với chúng.

Theo Ancient-origin

Triệu Hằng dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/phat-hien-xuong-che-tac-nga-voi-lon-nhat-thoi-co-dai-o-pakistan.html