Tin Việt Nam – 10/03/2020
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 34 bay từ Mỹ về Việt Nam
Trúc Bạch
Bệnh nhân nhiễm nCoV thứ 34 là phụ nữ, 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhập cảnh Tân Sơn Nhất sáng ngày 2/3.
Chiều 10/3, Bộ Y tế xác nhận bệnh nhân thứ 34 nhiễm COVID-19 tại Việt Nam. Theo báo cáo dịch tễ học, ngày 22/2 bệnh nhân bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Đến ngày 29/2, bệnh nhân bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar. Sáng ngày 2/3 nhập cảnh vào Việt Nam tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Báo VTC cho biết, sáng 9/3, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và được điều trị cách ly tại đây. Kết quả xét nghiệm của người này dương tính với SARS-CoV-2.
Tính đến 17h chiều 10/3, Việt Nam ghi nhận có 34 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó 18 ca mới phát hiện gần đây.
18 ca mới phát hiện bao gồm: Người đàn ông quốc tịch Anh; 1 phụ nữ ở TP.HCM; 1 phụ nữ 26 tuổi (bệnh nhân thứ 17) ở Hà Nội; 1 nam thanh niên 27 tuổi ở Thái Bình; 2 người tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 (bác ruột và lái xe riêng); 1 người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội, 12 du khách nước ngoài đi cùng chuyến
bay với bệnh nhân thứ 17 từ Anh về Việt Nam (chuyến bay VN0054) và 1 người phụ nữ 51 tuổi mới phát hiện chiều nay.
https://www.dkn.tv/thoi-su/benh-nhan-nhiem-covid-19-thu-34-bay-tu-my-ve-viet-nam.html
Việt Nam tăng 110 ca nghi nhiễm nCoV trong một ngày
Hiểu Minh
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 8h30 sáng 10/3, Việt Nam có 210 người nghi nhiễm nCoV đang được cách ly tại bệnh viện, tăng 110 ca so với sáng qua 9/3.
Theo số liệu do Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam tổng hợp từ tất cả tỉnh thành, trong số nghi nhiễm COVID-19 có 194 người mới cách ly trong ngày, 16 trường hợp cũ tiếp tục theo dõi.
Số ca nghi nhiễm hàng ngày kể từ đầu tháng 3 dao động 70-100 ca. Số người được cách ly theo dõi sức khỏe trên cả nước là 20.075, tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó.
Bộ Y tế chiều 9/3 đã công bố ca COVID-19 thứ 31 tại Việt Nam, hành khách người Anh này cùng chuyến bay VN0054 từ London (Anh) về Hà Nội sáng 2/3. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Bắc Quảng Nam, sức khỏe ổn định.
Đến nay, Việt Nam đã có 31 ca dương tính nCoV. Trong đó 16 ca đã được điều trị khỏi và 15 ca mới nhiễm trong 3 ngày qua (gồm 5 người Việt và 10 người nước ngoài) hiện đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế. 10/15 ca là du khách quốc tế cùng chuyến bay VN0054.
Theo Zing, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hôm qua 9/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch yêu cầu, từ 10/3 sẽ thực hiện khai báo y tế toàn dân. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – Bộ trưởng Bộ TT-TT cho biết, việc khai báo y tế toàn dân chỉ nhằm thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng, không bắt buộc.
COVID-19 đã lây lan đến 115 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới khiến 114.422 ca nhiễm, 4.027 người tử vong.
https://www.dkn.tv/thoi-su/viet-nam-tang-110-ca-nghi-nhiem-ncov-trong-mot-ngay.html
Virus corona : Số ca nhiễm từ « bệnh nhân 17 »
tiếp tục tăng ở Việt Nam
Thanh Phương
Theo tin từ Báo điện tử của chính phủ Việt Nam hôm nay, 10/03/2020, bộ Y Tế vừa thông báo đã có ca nhiễm virus corona thứ 34 tại Việt Nam. Bệnh nhân thứ 34 là một phụ nữ quốc tịch Việt Nam, sang Mỹ từ ngày 22/02 và trở về Việt Nam ngày 02/03. Khi bay sang New York, người này đã quá cảnh ở Hàn Quốc.
Bệnh nhân thứ 33 là một du khách quốc tịch Anh, đi trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17, một cô gái đi du lịch châu Âu trở về Hà Nội ngày 02/03. Khi được đưa đi xét nghiệm, bệnh nhân người Anh này lưu trú tại Hội An. Còn bệnh nhân thứ 32 là nữ, quốc tịch Việt Nam, đã có tiếp xúc với bệnh nhân thứ 17 tại Luân Đôn ngày 27/02 và đã thuê máy bay riêng về Việt Nam hôm qua, 09/03.
Theo trang vnExpress, trên chuyến bay VN0054 còn có 11 người khác đã được xác nhận nhiễm virus corona, trong đó có 10 du khách. Các bệnh nhân từ chuyến bay này « đã đi nhiều tỉnh thành Việt Nam, tiếp xúc hàng trăm người khác ».
Như vậy là tính đến nay, Việt Nam có tổng cộng 34 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó, theo thông báo chính thức, 16 người đã khỏi bệnh và 18 người đang bị điều trị cách ly.
Theo thông báo của Vietnam Airlines, kể từ hôm nay, toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và phải đeo khẩu trang y tế. Hôm qua, Việt Nam đã thông báo ngưng miễn visa nhập cảnh đối với 8 nước châu Âu, trong đó có Pháp, sau khi đã thi hành biện pháp này đối với Ý.
Việt Nam trích hơn 517 tỷ đồng để phòng,
chống dịch COVID-19
Bộ Tài chính, ngân sách Trung ương hôm 10/3 cho biết Việt Nam đã trích 517, 7 tỷ đồng ngân sách dự phòng năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích văn bản của Bộ Tài chính, ngân sách Trung ương nhận định dịch COVID-19 đã khiến đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng đầu 2020 chậm lại. Kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn đều giảm.
Theo Bộ Tài chính, ngân sách Trung ương, lũy kế thu ngân sách xuất khẩu 2 tháng đầu 2020 của Việt Nam đạt 48,2 nghìn tỷ đồng (giảm 10,8% So với cùng kỳ 2019).
Lũy kế thu ngân sách nhà nước trong 2 tháng đầu năm đạt 276,7 nghìn tỷ đồng (tăng 9,3% so với cùng kỳ 2019).
Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 32,2 nghìn tỷ đồng (giảm 15,7% so với cùng kỳ 2019).
Chi ngân sách nhà nước trong 2 tháng đầu năm đạt 220,6 nghìn tỷ đồng (tăng 11,5% so với cùng kỳ 2019).
Hàng trăm xe nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Trung Quốc
Tại một số cửa khẩu biên giới Việt nam – Trung Quốc, vẫn còn hàng trăm xe nông sản, hoa quả đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.
Theo thông tin từ truyền thông trong nước, tính tới ngày 8 tháng 3, hiện vẫn còn nhiều xe nông sản, linh kiện điện tử, máy móc… nằm tại cửa khẩu chờ làm thủ tục thông quan.
Theo đó, có 580 xe xuất nhập khẩu tại tỉnh Lạng Sơn; 75 xe xuất và 264 xe nhập tại cửa khẩu Hữu Nghị. Tại Tân Thanh, xuất 108 xe nông sản và nhập 27 xe. Tại Gia Đồng Đăng, tồn 2 toa thép đang chở thủ tục xuất khẩu. Cửa khẩu Chi Ma xuất 29 xe, nhập 5 xe và tồn 32 xe xuất khẩu.
Trong khi đó, tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái vẫn còn chờ xuất 422 xe container.
Cũng tin liên quan, vào ngày 10 tháng 3, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến đã yêu cầu Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặn 1.245 km biên giới với Campuchia, đưa khâu kiểm dịch lên quy trình đầu tiên để ngăn nguy cơ xâm nhập dịch COVID -19.
Tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia dài 1.245 km đi qua 10 tỉnh với một cửa khẩu quốc tế, 11 cửa khẩu chính, 26 cửa khẩu phụ, 16 lối mở. Địa hình tuyến biên giới có cả đồi núi và đồng bằng, nhiều kênh rạch gây khó khăn cho tuần tra, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép. Do đó, ông Chiến đánh giá nguy cơ lây lan dịch COVID-19 vào Việt Nam thời gian tới là rất cao.
Đại tá Hồ Tú Điền và đại tá Lê Hồng Vương cho biết các đơn vị đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát người nhập cảnh trái phép, do địa hình tại địa phương trắc trở, có nhiều đảo và đường mòn
Vì sao Hà Nội hoảng loạn
với ca nhiễm virus corona thứ 17?
Diễm Thi, RFA
Dân hoảng loạn…
Khoảng 10 giờ đêm 6 tháng 3 năm 2020, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội triệu tập cuộc họp khẩn cấp cho báo chí tham gia để thông tin về sự việc liên quan đến dịch bệnh. Cuộc họp đã công bố xác nhận bệnh nhân thứ 17 dương tính với virus corona. Người dân lập tức đi mua lương thực tích trữ, vét sạch các kệ hàng trong siêu thị ngay trong đêm gây tâm lý hoảng loạn trong dân chúng.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với 700 điểm cầu toàn quốc về phòng chống dịch COVID-19 hôm 25 tháng 2, Phó thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam tuyên bố tất cả 16 bệnh nhân nhiễm virus corona trước đó đã được chữa khỏi. Ông Vũ Đức Đam phát biểu: “Với sự khiêm tốn của người Việt, chúng tôi ít nói đến điều này, nhưng đến nay có thể đánh giá Việt Nam đã kiểm soát được dịch”.
RFA thăm dò ý kiến của một vài người dân sống tại Hà Nội lúc bấy giờ thì đa số họ tin tưởng vào những gì chính phủ nói. Do vậy khi chính phủ đưa tin ca nhiễm thứ 17 mà theo họ có gì đó ‘bất thường’, người dân cảm thấy bất an và hoảng loạn.
Nhiều facebookers trước đây đưa thông tin về dịch bệnh này bị chính quyền mời làm việc, đóng phạt. Có thể nêu vài trường hợp cụ thể như chị Vũ Thị N.T ở Hải Phòng vào ngày 30 tháng 1 năm 2020 bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng với lý do ‘đăng tải thông tin sai sự thật’ về số người nhiễm virus corona ở địa phương. Hay facebooker Nhàn Lê hôm 29 tháng 1 năm 2020 bị phạt 12.500.000 đồng vì đưa tin Huế đã có một trường hợp dịch cúm Corona là người Vũ Hán đang nằm cách ly tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đến ngày 9 tháng 3, Bộ Y Tế Việt Nam tiếp tục khuyến cáo cần cảnh giác với thông tin bị cho là ‘giả’ về dịch COVID-19.
Anh Nguyễn Văn Khánh, một cư dân Hà Nội cho hay tình hình Hà Nội những ngày qua:
“Bệnh dịch này nó mang tính chất toàn cầu nhưng ở Việt Nam thì thông tin đưa ra cho công chúng rất ít. Những thông tin từ mạng xã hội thì bị ngăn chặn gắt gao. Cho nên đến trường hợp cô thứ 17 thì gây ra sự hoảng loạng rất lớn ở Hà Nội. Em cho là rất tiêu cực khi người dân đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ gây xáo trộn. Sáng nay thứ hai thì đường phố vắng tanh. Các hàng quán hầu như không mở.”
Anh Khánh giải thích thêm rằng, vì chính quyền quá tự tin hoặc quen thói dối trá về việc đã khống chế được dịch. Bây giờ ngay tại Thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của Việt Nam lại chính thức có người nhiễm. Người dân không tin chính quyền nên đã hoảng loạn đi mua thực phẩm dự trữ. Mặc dù chính phủ, thành phố vẫn tuyên bố trên truyền thông là không thiếu hàng, trấn an người dân nhưng vô nghĩa.
Là một cư dân Hà Nội, đồng thời là Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho hay, bà cũng lấy làm lạ khi người dân Hà Nội phản ứng bất thường như vậy khi nghe tin có ca nhiễm thứ 17. Nhưng theo bà thì hành động đó là do tâm lý mà ra, những bệnh nhân trước đây không được công khai nên tâm lý người Việt xưa nay coi đó là chuyện bên ngoài cửa nhà mình. Họ vẫn nghĩ những người đó từ Trung Quốc sang và họ biết để giữ khoảng cách. Nghĩa là họ biết nguồn gây bệnh. Thêm vào đó họ vẫn tin vào những gì nhà nước nói là không chế được dịch.
Đến ca thứ 17, nhà nước công khai mọi thứ trên truyền thông thì người dân giật mình. Họ thấy không còn xa lạ nữa mà nó ngay cửa nhà mình thì tâm lý họ hoảng sợ là đúng.
Khi chính quyền công khai?
Chuyện chính quyền công khai ca nhiễm thứ 17 trên truyền thông một cách nhanh chóng và ồ ạt, khác hẳn với 16 ca trước đó khiến người dân đặt nhiều câu hỏi. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng những ca trước đây xuất phát từ Trung Quốc nên chính quyền im lặng, bây giờ ca thứ 17 rõ ràng xuất phát từ châu Âu nên đây là dịp để bày tỏ sự nể mặt Trung Quốc. Lý do hai, có thể chính chính quyền cũng hoảng loạn khi chuyến bay của bệnh nhân thứ 17 có mặt vài quan chức cao cấp.
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình nhận định:
“Tâm lý của người Việt Nam rất phức tạp. về mặt tiềm thức thì người ta cũng không tin nhà nước. Không tin chuyện có 16 ca chữa khỏi cả 16. Cả hệ thống cứ úp úp mở mở không chính thống đưa tin cho nên người ta nửa tin nửa ngờ.
Lần này cả hệ thống tập trung vào đưa tin rầm rộ cho nên người dân rất sợ. Trong thâm tâm lâu nay họ đã không tin. Bây giờ chính thức công bố thì họ dựa luôn vào những trường hợp trước đây thành ra nó bùng nổ tâm lý.”
Trên facebook cá nhân của mình, nhà báo Phạm Đoan Trang có bài viết ngắn phân tích việc vì sao Việt Nam tiếp nhận 16 ca nhiễm virus corona một cách bình thản mà đến ca thứ 17 lại loạn lên, tổ chức họp khẩn cấp lúc 10h đêm với kết luận:
“Việc chửi rủa bệnh nhân số 17, chạy trốn khỏi khu vực bị cách ly hay sôi sục càn quét siêu thị để vét hàng ngay trong đêm công bố ca bệnh thứ 17, suy cho cùng, về bản chất đều có điểm chung: Đó là hậu quả của cơn say chiến thắng, tô hồng thực tế từ nhiều ngày trước đó.
Nếu không ngấm cái men say ấy, không lên đồng cùng thơ ca hò vè ca ngợi chính phủ, không “đặt trọn niềm tin” vào một nhà nước chưa bao giờ “của dân do dân vì dân”, mà chuẩn bị tinh thần ngay từ đầu cho việc dịch bệnh có thể bùng phát ở Việt Nam bất cứ lúc nào, thì người ta đã có thể đón nhận tin về ca bệnh số 17 một cách bình thản như với tất cả các ca trước.”
4 cô gái ở Lào Cai bị phạt 40 triệu đồng
vì cảnh báo COVID-19 trên Facebook
Tin từ Lào Cai: Vào ngày 07/3, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Lào Cai đã quyết định xử phạt hành chính 4 cô gái mỗi người 10 triệu đồng chỉ vì đã đăng tin cảnh báo lây nhiễm Covid-19 trên tài khoản Facebook cá nhân. Theo báo chí nhà nước cộng sản, 4 cô gái bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo và sau đó bị phạt tiền vì bị cho là có hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.”
Nội dung đưa tin của 4 cô gái trên Facebook chỉ là “Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…” và “Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác.” Người được nhắc tên ở đây là cô gái Hồng Nhung ở Hà Nội, người được gắn với biệt danh Bệnh nhân Covid-19 số 17. Công an Lào Cai cho rằng những thông tin trên là sai sự thật và khiến dư luận hoang mang. Công an buộc 4 cô gái thừa nhận vi phạm, gỡ bỏ và đính chính thông tin trên trang cá nhân, đồng thời cam kết không tái phạm. Thay vì công khai minh bạch tin tức lây nhiễm Covid-19, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giấu nhiều thông tin và trấn áp người dân đưa thông tin về dịch bệnh lên mạng xã hội, coi việc đưa tin là “tung tin đồn thất thiệt” và áp dụng mức phạt hành chính từ 7.5 triệu đến 30 triệu đồng.
Hàng chục người đã bị phạt hành chính vì đưa tin hoặc bình luận về Covid-19, trong đó có một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng. Lào Cai là tỉnh giáp với Trung Cộng, nơi xuất phát và là trung tâm dịch Covid-19 của thế giới.
QT
https://www.sbtn.tv/4-co-gai-o-lao-cai-bi-phat-40-trieu-dong-vi-canh-bao-covid-19-tren-facebook/
Việt Nam quyết tâm
trừng phạt những người giấu bệnh corona
Nhà cầm quyền Việt Nam ngày 9/3 cho biết quyết tâm trừng trị bất cứ người nào che giấu bệnh do virus corona gây ra sau khi có 13 người lây nhiễm virus corona chủng mới gây chết người này trên một chuyến bay đến Hà Nội, làm cho phải đóng cửa và mọi người hoảng loạn đi mua hàng tại thủ đô.
Quốc gia Đông Nam Á này trước đây chỉ báo cáo có 16 ca lây nhiễm virus dù nằm sát ranh với Trung Quốc-trung tâm dịch bệnh bùng phát toàn cầu-nhưng một chuỗi các ca lây nhiễm được phát hiện vào cuối tuần trong số 201 hành khách trong chuyến bay từ London đến Hà Nội.
Những hành khách này ngày 9/3 được cách ly và hồi phục, bộ y tế Việt Nam nói, với một bệnh viện dùng để cách ly những người này cùng với một vài nhà ở và khách sạn những người này đang cư ngụ tại Hà Nội.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ngày 9/3 bày tỏ quyết tâm “trừng phạt đích đáng’ những người không tiêt lộ được chuẩn đoán nhiễm virus corona, theo như truyền thông nhà nước loan báo.
Ông Phúc nói tại một cuộc gặp các giới chức ở Hà Nội rằng “Chúng ta cần những biện pháp mạnh mẽ, thích hợp và cấp thời để ngăn chặn một cách có hiệu quả nguồn lây nhiễm.”
Nhà chức trách đã phát động trên mạng một dụng cụ yêu cầu tất cả công dân công bố tình trạng sức khoẻ của họ.
“Đưa ra tin giả…có thể bị truy tố hình sự,” thông báo chính thức nói.
Một phụ nữ 29 tuổi trên chuyến bay từ London bị phát hiện nhiễm bệnh sau khi trở về Hà Nội sau những chuyến đi thăm Pháp, Ý và Anh.
Bà này được biết đã lây nhiễm bà dì và người tài xế, buộc nhà cầm quyền phải cách ly một vài nhà hàng xóm và một bệnh viện tư nơi bà đến chữa trị lần đầu tiên.
Những bệnh nhân khác bao gồm người Việt, người Anh, người Irish và người Mexico.
Một Bộ trưởng cùng trên chuyến bay được xét nghiệm âm tính nhưng cũng được cách ly 14 ngày cùng với các hành khách khác.
Bộ Y tế Việt Nam nói có thể “có nhiều ca được phát hiện hậu quả của những cuộc tiếp xúc gần” với bệnh nhân đầu tiên.
Người dân thủ đô hoảng loạn mua những vật phẩm thông dụng giữa lúc bệnh viện bắt đầu đóng cửa.
Những ca mới này nâng tổng số các ca lây nhiễm tại Việt Nam lên đến 30 ca, trong đó có một người đàn ông từ Hàn Quốc trở về, nhưng có hơn 18.600 người được theo dõi hay được cách ly kể từ đầu tháng Hai. Không có ai thiệt mạng vì virus.
Việt Nam hạn chế du khách từ Trung Quốc,Hàn Quốc-một điểm nóng chính khác của virus corona—kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm nay, áp đặt 14 ngày cách ly tại những trung tâm do nhà nước kiểm soát.
Một vài sinh hoạt thể thao và văn hoá trên toàn quốc được huỷ bỏ, nhưng ngày khai trương cuộc đua Formula One vẫn tiếp tục vào ngày 5/4 tại Hà Nội.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải cách ly
vì tiếp xúc với bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 9 tháng 3 năm 2020 loan tin, toàn bộ viên chức cấp cao của tỉnh Nghệ An đã phải cách ly tại nhà vì đã tiếp xúc với đoàn công tác do ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch- đầu tư. Vì vậy, tỉnh Nghệ An đã thông báo phải dừng toàn bộ cuộc họp Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh để thực hiện việc kiện toàn lãnh đạo tỉnh. Đồng thời cho học sinh trung học đệ nhất cấp, tiểu học, mầm non tiếp tục nghỉ học.
Trước đó, ông Nguyễn Chí Dũng đã đi cùng chuyến bay VN0054 với bà Nguyễn Hồng Nhung vào ngày 2 tháng 3. Bà Nhung sau đó được thông báo là dương tính với coronavirus khi vào bệnh viện ngày 5 tháng 3. Còn ông Dũng thì vào ngày 6 tháng 3 đã đến tỉnh Nghệ An để làm việc ở một số địa phương trong tỉnh này. Sau khi tung thông tin bà Nhung bị nhiễm dịch, thì nhà cầm quyền thông báo, kết quả xét nghiệm của ông Dũng là âm tính với coronavirus. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn phải tự cách ly ở nhà trong vòng 14 ngày.
Được biết ngoài ông Dũng, thì có ông Nguyễn Quang Thuấn, thành viên nhóm cố vấn kinh tế Chính phủ cũng đi chung chuyến bay với bà Nhung, và đã được thông báo là dương tính với coronavirus 19.
AN
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-tinh-nghe-an-phai-cach-ly-vi-tiep-xuc-voi-bo-truong-nguyen-chi-dung/
Lãnh đạo Bộ KH-ĐT bị chỉ trích về lãng phí,
đặc quyền giữa mùa dịch Covid-19
Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội Việt Nam gần đây chỉ trích các cán bộ lãnh đạo cấp bộ đi công tác nước ngoài giữa mùa dịch Covid-19, bị lây nhiễm và được hưởng đặc quyền đặc lợi.
Như báo chí chính thống trong nước đã đưa tin, một cán bộ bị lây nhiễm và nhiều cán bộ khác trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phải cách ly, sau khi đi trên chuyến bay VN0054 hôm 2/3 từ London đến Hà Nội.
Nhà chức trách Việt Nam cho rằng nguồn lây nhiễm là một cô gái trẻ có tên viết tắt là N.H.N. Về mặt chính thức, cô được đánh số là “bệnh nhân thứ 17”, tiếp nối vào danh sách 16 ca đã nhiễm virus corona chủng mới ở Việt Nam.
Cả 16 ca nhiễm đầu tiên đều đã khỏi bệnh và ra viện cách đây vài tuần.
Được cho là lây nhiễm từ cô N.H.N có bệnh nhân thứ 21, có tên gọi tắt là N.Q.T. Một vài tờ báo Việt Nam ban đầu đưa ra thông tin rằng đó là ông Nguyễn Quang Thuấn, một nhà lý luận cao cấp của Đảng Cộng sản và từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin đó nhanh chóng bị gỡ xuống.
Ba ngày sau khi các ca nhiễm trên chuyến bay VN0054 được phát hiện, hôm 9/3, chủ tịch của thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, nhận xét với báo chí rằng “bệnh nhân thứ 21” là người đã đi lại và tiếp xúc “phức tạp nhất”, có “nguy cơ cao nhất” làm lây lan Covid-19 trong thành phố, có thể lên đến 500 người.
Theo tìm hiểu của VOA, nhiều nguồn tin nói ông N.Q.T đã tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Hội Đồng Lý Luận Trung ương, trước khi trở bệnh và nhập viện.
Hoạt động của ông T đã dẫn đến việc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam “tạm đóng cửa” từ 10-15/3.
Trong khi đó, do ngồi gần cô N, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thực hiện “cách ly tại nhà”. Toàn bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Nghệ An cũng phải “cách ly tại nhà” do đã gặp vị bộ trưởng. Đến hôm 9/3, Bộ Y tế nói ông Dũng được xét nghiệm 2 lần đều cho kết quả âm tính.
Nữ nhà báo Bạch Hoàn, một Facebooker có tới hơn 205.000 người theo dõi, hôm 10/3 đưa ra chất vấn trên trang cá nhân vì sao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cần phải cử đoàn công tác đi Ấn Độ và Anh giữa lúc dịch bệnh lây lan rộng.
Bà Hoàn cũng đề nghị bộ làm rõ liệu đoàn công tác có các hoạt động xa hoa, lãng phí như “tổ chức tiệc tùng” và “mời ca sĩ đến” hay không, ai chịu trách nhiệm và lấy nguồn tiền ở đâu cho những việc này.
“Trong bối cảnh cả bộ máy gồng lên chống dịch, đời sống của người dân xáo trộn, hoạt động sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu đình đốn, nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại mở tiệc ăn mừng, thì có còn xứng đáng đứng trong bộ máy nữa không?”, nữ Facebooker có nhiều ảnh hưởng bày tỏ ý kiến trong đoạn cuối bài viết của bà.
Bài viết nhận được hơn 10.000 phản ứng yêu thích và gần 1.000 lời bình luận ủng hộ. Cũng có gần 1.000 người khác chia sẻ tiếp bài viết trên Facebook.
Một nhà báo khác, ông Võ Đức Phúc, với tổng cộng gần 38.000 người theo dõi trên Facebook, viết hôm 10/3 trên trang cá nhân với đề nghị rằng Bộ trưởng Dũng “cũng phải gương mẫu chấp hành” việc cách ly tập trung trong bối cảnh có dịch bệnh, thay vì cách ly tại nhà.
“Bộ trưởng cũng là người chứ có phải là động vật quý hiếm đâu mà được ưu ái hơn dân. Nếu bộ trưởng được phép cách ly tại nhà thì dân có điều kiện cũng phải được như vậy”, ông Phúc viết.
VOA cố gắng liên lạc với các cơ quan của Việt Nam để kiểm chứng thông tin về các hoạt động liên quan đến đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không nhận được hồi đáp.
Facebooker Võ Đức Phúc cho rằng Bộ trưởng Dũng và quan chức về lý luận cấp trung ương đã “tiệc tùng phè phỡn”, gieo rắc “nỗi lo về lây nhiễm dịch bệnh”, làm “tốn tiền của nhà nước” và “công sức của cả hệ thống chính trị”. Vì vậy, họ đáng bị xử lý kỷ luật do đã “thiếu gương mẫu” của cán bộ đảng viên đang nắm giữ vị trí quan trọng.
Một Facebooker khác, ông Hoàng Ngọc, lên án Bộ trưởng Dũng và quan chức được cho là có tên Nguyễn Quang Thuấn vì họ đã “thiếu cả tri thức, cả ý thức về phòng chống dịch bệnh cho chính mình, gia đình và cho cả cộng đồng”.
Các bài viết của hai Facebooker kể trên cũng nhận được hàng nghìn bình luận, chia sẻ và phản ứng yêu thích.
Ngoài các bài viết của một số Facebooker nhiều ảnh hưởng, trong những ngày qua, đông đảo người sử dụng mạng xã hội cũng đưa ra nhiều lời chỉ trích dành cho các quan chức tham gia đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Không rõ tác động của dư luận xã hội có liên quan ra sao, tuy nhiên, hôm 8/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài trong thời gian này để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch.
Uỷ ban thường vụ quốc hội CSVN hoãn họp
vì COVID-19
Tin từ Hà Nội: Uỷ ban thường vụ quốc hội cộng sản Việt Nam đã phải hoãn phiên họp thứ 43 dự kiến trong tháng 3 vì sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 ở Hà Nội và một số nơi khác.
Báo chí nhà nước cộng sản đưa tin tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi thông báo hoãn họp tới chính phủ, thường trực các uỷ ban của quốc hội. Liên quan đến Covid-19, thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ trưởng, trưởng các ngành và địa phương tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài để tập trung phòng chống dịch.
Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cũng hoãn kỳ họp thứ 13 của hội đồng nhân dân, một tuần sau chuyến viếng thăm của bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người đã bay từ London về Việt Nam cùng với cô gái Hồng Nhung và phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương Nguyễn Quang Thuấn- cả hai đã bị nhiễm Covid-19.
Mạng xã hội đưa tin ông Thuấn và Hồng Nhung tiếp xúc với nhiều người sau khi hạ cánh xuống phi trường Nội Bài ngày 02/3. Ông Thuấn tham dự cuộc họp của hội đồng lý luận trung ương và gặp gỡ nhiều viên chức cao cấp của chế độ. Bộ trưởng Dũng cũng tiếp xúc với nhiều viên chức cao cấp của chế độ, kể cả thủ tướng Phúc, cho dù ông này có kết quả âm tính với Covid-19 và chỉ phải tự cách ly ở nhà.
Cùng trong chuyến công du của ông Thuấn và ông Dũng có cục trưởng cục đầu tư nước ngoài của bộ kế hoạch và đầu tư, người đã bị nhiễm Covid-19. Trước khi bị cách ly, ông này có tổ chức lễ tang cho bố mình với sự tham gia của khoảng 1,000 người.
Tin tức về lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam ồn ào trong tuần qua cho dù trong nhiều tuần trước có nhiều người đột tử với biểu hiện đáng ngờ, trong đó có cả du khách Canada.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-csvn-hoan-hop-vi-covid-19/
Vietnam Airlines khử trùng toàn bộ
các chuyến bay quốc tế về Việt Nam
Hãng hàng không Vietnam Airlines hôm 10/3 cho biết, sẽ khử trùng toàn bộ chuyến bay quốc tế về Việt Nam, vì lo ngại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết toàn bộ khu vực khoang hành khách, buồng lái, khu chuẩn bị của tiếp viên đều được khử trùng ngay sau khi máy bay hạ cánh. Các vị trí có nhiều người tiếp xúc bằng tay như khóa khoang hành lý, thanh tỳ tay trên ghế ngồi, tay nắm cửa nhà vệ sinh… sẽ được tập trung khử trùng nhất. Các vị trí khác như mặt ghế, thảm, sàn cũng đều được xử lý.
Dung dịch khử trùng là Disinfection Spraying CH2200 được nhà sản xuất máy bay chấp thuận sử dụng trên máy bay và không ảnh hưởng sức khỏe hành khách.
Vietnam Airlines cho biết thêm, sẽ thực hiện đo thân nhiệt toàn bộ hành khách khởi hành từ châu Âu trước khi lên máy bay và trang bị khẩu trang để hành khách sử dụng trong suốt thời gian bay.
Cũng tin liên quan, Hà Nội vừa tạm thời đóng cửa một số di tích để phun tiêu độc, khử trùng và tạm dừng các hoạt động lễ hội, hội họp, hoạt động du lịch…
Cụ thể, di tích nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám tạm dừng hoạt động hai ngày 9 và 10/3 để phun tiêu độc, khử trùng, do hai du khách người Anh nhiễm nCoV đã tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn trong ngày 3/3.
Cũng trong ngày 10/3, Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho biết hãng hàng không Lao Airlines quyết định tạm hoãn mở đường bay Viêng Chăn – Đà Nẵng, do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp. Hãng sẽ thông báo thời gian mở lại đường bay này, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.
Theo dự kiến, Lao Airlines sẽ mở đường bay Viêng Chăn đến Đà Nẵng vào ngày 29/3. Theo kế hoạch, đường bay này được khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần vào thứ 3, 5, chủ nhật bằng máy bay ATR 72 với 70 chỗ ngồi.
Covid-19: Mạng xã hội Việt Nam, những ngày nóng dịch
TS. Nguyễn Đức AnĐH Bournemouth, Anh
25 năm làm báo ở VN rồi nghiên cứu báo chí-truyền thông ở Úc và Anh, chưa bao giờ, tôi thấy mình lực bất tòng tâm và “vô dụng” như khi chứng kiến dịch thông tin COVID-19 trên mạng xã hội (MXH) những tuần qua.
Covid-19: Bệnh nhân 21 thu hút bình luận bức xúc ở VN
Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng
Năm 2009-2010, cúm heo H1N1 lan ra trên 74 quốc gia, với khoảng 700 triệu đến 1.4 tỷ người nhiễm và vài trăm ngàn người chết. VN là quốc gia thứ 23 phát dịch, với gần mười ngàn ca nhiễm và 22 tử vong. So những con số đó với COVID-19, bạn có thể nghĩ rằng thời đó chắc là rúng động, hoang mang hơn cả bây giờ? Không hẳn.
Ôn lại đại dịch này trên Facebook hôm 1/3, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Trương Hữu Khanh nói thời điểm cúm heo mới bùng phát cũng “bát nháo”. Bệnh viện cũng cho xét nghiệm liên tục ca này đến ca khác (sau nhiều quá thì bỏ luôn, chỉ tập trung ca nặng); báo chí cũng ngập chuyện khẩu trang, cách ly; các bộ và địa phương cũng bàn tính chuyện đóng cửa trường học… Nhưng mọi thứ lúc đó còn dễ thở, không hoảng loạn như bây giờ vì thông tin còn dễ kiểm soát. “Bây giờ, mạng xã hội dữ quá, cái gì cũng bàn từa lưa hết,” ông Khanh nói.
Tôi không thể nào đồng ý hơn với BS Khanh.
Người chết không yên, người bệnh không an
“Nghĩa tử là nghĩa tận”, nhưng nghĩa tận chừng như không cùng với nữ bệnh nhân vắn số ở bệnh viện 115 vào cuối tháng hai rồi. Hãy nhìn cái cách người ta chuyền nhau tờ giấy báo tử, cùng nhân thân và hình ảnh, của cô trên Facebook và các MXH khác.
Tờ báo tử, không hiểu lọt ra ngoài theo cách nào, ghi rõ là do “viêm cơ tim, suy đa cơ quan”. Nhưng vì bệnh nhân qua đời khi chưa có kết quả xét nghiệm, bác sĩ phụ trách cẩn trọng ghi thêm vài chữ “chưa loại trừ cúm”. Bệnh viện sau đó cũng tiến hành khử trùng ở cổng như một động thái phòng xa.
Nhưng chừng đó cũng đủ cho nhiều người (kể cả một số vị có học) – vì yếu bóng vía, vì thích câu like để nổi tiếng, vì “ý thức cộng đồng” chân thành nhưng “nông nổi”, vì muốn ai cũng phải lo như mình, hoặc lý do nào đó – đã đổ xô loan tin rằng rằng cô gái tử vong vì Corona.
Những dòng trạng thái vô căn cứ – cộng hưởng với sự tắc trách của một số tờ báo “dòng chính” trong nước và hải ngoại – cứ theo những nút bấm thích, chia sẻ và bình luận đến mọi ngõ ngách, gieo thêm hoài nghi và rắc thêm sợ hãi vào một cộng đồng vốn đã hoảng loạn từ cả mấy tuần trước đó.
Khi lưu truyền những thông tin như thế, không biết có ai trong số họ nghĩ về cái đạo lý nghĩa tận ở trên không? Có ai nghĩ về những hệ luỵ tinh thần, cũng như khả năng bị kỳ thị, mà nó sẽ gây ra cho người thân, bạn bè nạn nhân không? Có ai nghĩ sự kinh động mà họ góp phần tạo nên là căn nguyên cho rất nhiều xáo trộn xã hội, kinh tế thời gian qua? Có ai nghĩ nó đang gây thêm vô vàn áp lực lên những người thấy thuốc đang gồng mình chống dịch?
Khi tôi viết đến đây, trên Facebook lại đang dậy làn sóng mới: sau vài tuần tạm yên, VN lại phải căng thẳng phong toả một khu phố ở Hà Nội, sau khi một cư dân trẻ tại đây, vừa trở về từ châu Âu, bị phát hiện là ca Corona thứ 17 ở VN.
Ngay trong đêm tin được loan, người ta lại thấy một thứ quen thuộc trên Facebook: hết tin bịa này đến lời thêu dệt kia lan đi với tốc độ chóng mặt – lần này về hành trình của cô gái trước và sau khi về VN. Kèm theo đó là những hình ảnh đời tư, khêu gợi và có vẻ “ăn chơi” của cô “con gái nhà giàu”, với những ngôn từ miệt thị đáng rùng mình, đại loại như “con bé không não”, “con ngu”, “con đầu bò”, “con điên”, thậm chí là “đồ phản quốc”.
Dĩ nhiên, việc cô gái về sân bay Nội Bài, thấy không khoẻ mà không khai báo rõ là hành vi không thể chấp nhận trong thời điểm chống dịch. Nhưng người ta nhân danh cái gì để chà đạp hội đồng một cách tàn bạo lên như thế nhân phẩm một con người, mà suy cho cùng cũng là một nạn nhân đang trên giường bệnh? Đó là chưa kể sự vội vã kết tội cô ta biết bị nhiễm COVID-19 mà cố tình che giấu. Nếu thực sự là thế, chả lẽ cô ta muốn đem vi rút về “san sẻ” với cha mẹ, người thân, bạn bè mình?
Hai câu chuyện trên đặt ra nhiều dấu hói về trình độ ứng xử của người Việt trên không gian số. Cuối tháng hai, Microsoft công bố nghiên cứu cho thấy VN đứng hàng 21 trong 25 quốc gia được khảo sát về chỉ số văn minh số (DCI – Digital Civility Index).
Nói trắng ra, theo báo cáo DCI, VN nằm trong nhóm được cư dân số nhìn nhận là ứng xử số thô lỗ (incivility) nhất, với rất nhiều nguy cơ về thanh danh cá nhân, uy tín nghề nghiệp và an ninh tinh thần và cuộc sống cho người dùng. Gây quan ngại nhất, theo báo cáo, là sự xâm phạm đời tư, các nội dung và hành vi dục tính ngoài mong muốn và sự xâm nhập của các loại tin bịp và chiêu lừa. Báo cáo chỉ thẳng MXH là không gian rủi ro phổ biến nhất trong thế giới số.
Xin nói là tôi chưa hoàn toàn tin vào kết quả trên vì chưa biết phương thức chọn mẫu, đo lường và thu thập dữ liệu thế nào (Microsoft không nói, chỉ lướt qua là khảo sát 500 người 13-74 tuổi). Nhưng những quan sát qua dịch Corona cũng như vài vụ việc trước (Đồng Tâm chẳng hạn) cho tôi tin rằng DCI là một chỉ dấu cho thấy hai câu chuyện trên chỉ là phần nổi của một tảng băng. Ở đây tôi chỉ tập trung vào tình trạng nhiễu loạn thông tin trong mùa dịch.
Từ dịch bệnh đến dịch thông tin
Sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm luôn là mảnh đất màu mỡ cho mọi thứ thông tin ô hợp vì nó luôn đi cùng sự bất định rất khó chịu. Đó là thời điểm mà giới chuyên môn hiểu biết trực tiếp về bệnh ở mức cực tiểu (gần như là số không vì quá mới) trong khi dân tình lại thắc mắc và muốn biết nhất. Sự bất xứng đó, cùng sự nóng ruột và bất an càng lúc càng cao trong dư luận, tạo nên một khoảng không lý tưởng cho đủ loại tin vịt và đồn thổi, kể cả những chiêu trò có tính bịp bợm.
Nói đơn giản hơn, khi đổ xô đi tìm câu trả lời mà không tìm được cái gì cụ thể từ những người có thẩm quyền, nhất là giới khoa học và quản trị y tế, thì người ta quay sang bất cứ nguồn nào mà họ có thể tin cậy trong cuộc sống hàng ngày. Không ai khác đó chính là bố mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp…, những người thực ra chưa chắc đã biết gì nhiều hơn họ.
Cái khác là nếu ngày xưa người ta chờ những lúc trà dư tửu hậu, hay một hai cú điện thoại để có một “câu trả lời” thì ngày nay, chỉ cần móc máy ra là ngay lập tức tiếp cận một nguồn “câu trả lời” vô tận, trên những Facebook, Twitter, YouTube, Instagram, WhatsApp, vân vân. Ở những nơi đó, câu trả lời không chỉ đến từ “bạn” (người quen) mà cả “bạn của bạn”, rồi “bạn của bạn của bạn”…
Cho nên, thông tin đánh vào các tình cảm tiêu cực – như lo âu, sợ hãi – dễ lan truyền theo cấp số nhân. Như cái vòng luẩn quẩn: càng sợ, càng đi tìm “câu trả lời”; càng tìm ra, càng rối, càng sợ, càng hoảng. Đến lúc nào đó, đúng sai, thật giả không còn là tiêu chí tiếp nhận đầu tiên: người ta chỉ muốn nghe những gì họ muốn nghe để củng cố niềm tin và định kiến sẵn có, hơn là cái thật, cái đúng.
COVID-19 vì thế chưa lan vào cuộc sống nhưng đã tràn trên mạng xã hội. Hôm đầu tháng hai, WHO gọi luôn sự nhiễu loạn này là một “infodemic” – nghĩa là “dịch thông tin”, tích hợp hai từ “infomation” (thông tin) and “epidemic” (dịch bệnh) – và công bố nó như một trong những chướng ngại lớn nhất cần giải quyết trong việc chống dịch.
Trăm kiểu tin bịp
Nhìn tổng thể, dịch thông tin COVID-19 hội tụ ba loại tin giả. Loại thứ nhất là thông tin bịa đặt về nguồn gốc dịch, nhất là trong những ngày đầu. Corona là vũ khí sinh học thử nghiệm bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Corona đã được các công ty dược phẩm “to béo” lên kế hoạch trước để bán vắc xin kiếm chác. Corona là một nỗ lực của những kẻ giàu có và quyền lực nhất thế giới nhằm giảm dân số toàn cầu. Corona được Mỹ tung ra để làm yếu Trung Quốc.
Loại này thường ghép lắp các sự kiện rời rạc và/hoặc bịa thêm thông tin, được xâu chuỗi và thể hiện rất ly kỳ, hấp dẫn nhằm cho đánh lạc hướng lý trí, lừa cảm giác, khiến người đọc/xem/nghe nếu không tin thì cũng không biết đâu mà lần. Hoảng loạn đến một phẩn từ đó, nhất là trong bối cảnh tâm lý “ghét Tàu” ở VN và nhiều nơi trên thế giới.
Loại thứ hai là thông tin về tiến triển của dịch. Loại này có lẽ có sự tham gia tích cực từ đám đông hơn, vì nó là nỗi ám ảnh hằng ngày. Bạn còn nhớ video clip giả hình và lời một nhân viên y tế Vũ Hán, được dịch ra tiếng Việt và tiếng Anh, hôm tháng một, rằng rằng tình hình căng hơn nhiều, rằng hàng trăm ngàn chứ không phải vài ngàn người nhiễm bệnh như chính phủ TQ công bố?
Hay cái tin được dịch từ một nguồn tiếng Anh ất ơ, với hình ảnh mô tả khói mù mịt trên bầu trời Vũ Hán, với biểu đồ mô tả lượng khí SO2? Dù đây là khí thải công nghiệp từ sản xuất than đá và nhiệt điện, bản tin ước tính ượng khí đó ở Vũ Hán tương đương với chừng 14000 xác người bị đốt! Trong bối cảnh TQ bưng bít thông tin và không cho chuyên gia bên ngoài vào chống dịch, những tin tức nguỵ tạo đó như cá dữ gặp đúng nước, vẫy vùng trong sự kinh động của đồng loại chung quanh.
Kiểu nguỵ tạo chứng cứ để gieo rắc sợ hãi đó cũng đầy ở VN. Hồi đầu tháng hai, Facebook lan truyền tờ giấy chuyển viện một nam bệnh nhân bị nhiễm Corona từ 115 sang Chợ Rẫy do phó giám đốc Lê Điền Nhi ký. Mọi thứ thật đáng lo, trừ khi bạn biết rằng BS Nhi đã thôi chức và nghỉ hưu ở 115 từ hơn chục năm trước! Danh sách dày đặc bệnh nhân Corona được lưu truyền trên Facebook, Zalo.. là một ví dụ khác.
Bên cạnh thông tin nguỵ tạo như trên là vô số lời đồn thô, không cần bằng chứng, đại loại như vừa có ca Corona mới ở bệnh viện này, bệnh nhân corona ở bệnh viện kia đã chết, hay những suy đoán vô căn cứ về lộ trình cô ca 17 ở trên. Thậm chí một hai dòng trạng thái ỡm ờ “hỏi ngu một cái” – kiểu như VN sát bên TQ, nhận bao nhiêu chuyến bay từ TQ mà sao chỉ có 16 ca nhiễm – cũng mang ngụ ý, dễ gây ngộ nhận rằng đang có một chiến dịch che dấu sự thật.
Loại thứ ba là về phương thức phòng chống và chữa trị. Trong khi khoa học còn đang mò mẫm tìm hiểu vi rút Corona thì trên mạng đã đủ “lời khuyên sức khoẻ” để ngăn COVID-19. Rợn người nhất là lời kêu gọi uống nước tiểu, “thần dược” diệt mọi vi rút, hay uống nước tẩy trắng để ngăn chặn, thậm chí chữa trị, Corona.
Nhẹ hơn một tí là vô số kế sách ngừa vi rút – từ ăn tỏi, tiêu,gừng, kim chi và tía tô, đến phơi nắng, uống nước nóng, tránh ăn kem, mang khẩu trang tẩm muối, đến sử dụng máy sấy tóc. Lắm kẻ đục nước béo cò, xem đó là cơ hội làm ăn. Một trang tin có tiếng và một công thực phẩm lớn ở VN còn tổ chức một
tuyến bài có tên là “Dinh dưỡng phòng chống Corona”! Nội dung thực ra nghiêm túc, dù có tính quảng cáo, nhưng tựa đề câu view như thế là một sự xuyên tạc sự thật.
Bộ lọc nào?
Lịch sử dịch bệnh cho thấy thông tin sai trái, đồn thổi, thuyết âm mưu có thể thắng thế tạm thời, nhưng cuối cùngphải trả lại chỗ cho sự thật. Có ai còn nhớ đã có thời, người ta sợ run bắn hay tìm cách bỏ đi khi biết ngồi người gần mình trong nhà hàng, quán cà phê là bệnh nhân nhiễm HIV? Tuy nhiên, trong trận đồ thông tin chưa có tiền lệ nhưMXH, sự thật chỉ được đảm bảo nếu con người chủ động xây dựng được những bộ lọc thông tin hữu hiệu ở mọi cấp độ.
Thứ nhất là một hệ thống truyền thông khoa học thật mạnhvà minh bạch, nhất là mảng báo chí y học và sức khoẻ, để có thể đương đầu với những thông tin sai trái. Rất tiếc đây là một lĩnh vực đang còn rất yếu ở VN. Trên thực tế, rất nhiều tin đồn thổi, bịa đặt về COVID-19 thời gian qua đã đi thẳng vào nhiều trang báo chính thống VN vì họ quá yếu kém hoặc cẩu thả trong việc xác tín.
Rất may, trong dòng xoáy thông tin hiện tại, vẫn có những cá nhân tự nguyện bỏ thì giờ làm công việc định hướng dư luận bằng những thông tin đã được xác tín hoặc có thẩm quyền chuyên môn (BS Khanh ở đầu bài, hay giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, BS Ngô Đức Hùng… là vài ví dụ). Một số diễn đàn hoặc hội nhóm cũng đã ra đời nhằm chống nhiễu loạn thông tin.
Các tổ chức chuyên môn, như Bộ Y tế VN, sau thời gian đầu hơi lúng túng, cũng đã tận dụng được tính năng tương tác của MXH để lan toả những nội dung phù hợp môi trường số (bài nhạc vận động đẩy lùi Corona lên sóng truyền hình Anh-Mỹ là một ví dụ). Nhưng chừng đó chỉ có thể dập bớt, chứ không kiểm soát hoàn toàn, cơn dịch thông tin. Về lâu dài phải có sự phối hợp bài bản, chiến lược hơn giữa các bên liên quan.
Thứ hai là bộ lọc công nghệ đi kèm với hệ thống thông tin trên. Những tuần qua, Facebook, Twitter, YouTube và các mạng XH khác đã làm việc cật lực để kiểm soát lưu lượng thông tin sai trái, như xoá bỏ tin bịa đặt, dán nhãn tin khả nghi, treo/ngưng các tài khoản chuyên tung tin thất thiệt, và dùng thuật toán để giúp người dùng tăng tiếp xúc với các nguồn tin đáng tin cậy.
Chẳng hạn, nếu bạn vào Google hay Facebook tìm kiếm thông tin cho từ khóa Corona, kết quả đầu tiên bạn nhận sẽ là một trang web có thẩm quyền chuyên môn như WHO, hay CDC ở Mỹ, NHS ở Anh, hay các website tin tức uy tín… YouTube thì xem coronavirus như một sự kiện thời sự, tức là sẽ cho ra kết quả tìm kiếm chủ yếu từ báo chí dòng chính, cũng như dùng thuật toán để dìm các thông tin chưa được xác/phủ nhận xuống dưới.
Bộ lọc cuối cùng và quan trọng nhất không ai khác hơn cá nhân từng người sử dụng MXH. Khi đối đầu với một nguy cơ như dịch bệnh, hãy bình tĩnh mở lòng và vận trí mình để tiếp nhận những thông tin và dữ kiện có thẩm quyền, ngay cả khi nó trái ý hay ngoài mong đợi.
Thông tin này từ đâu, đăng khi nào? Nếu có nguồn rõ ràng thì nguồn đó là gì, có độ tin cậy đến mức nào? Ai được trích dẫn trong mẩu tin và người đó có thẩm quyền hay tư cách để nói về vấn đề liên quan không? Có gì không hợp lý hay không nhất quán giữa các chi tiết không? Thậm chí, mình có nên thích thông tin kiểu này không?
Nếu không biết hoài nghi tích cực như thế, chúng ta trở thành nô lệ không chỉ cho những thành kiến, niềm tin không có cơ sở mà cả chính sự sợ hãi trong chính mình. Sợ hãi có thể làm con người cảnh giác hơn để hành động mạnh mẽ hơn khi cần. Nhưng nó cũng có thể quật ngã chúng ta xuống bờ vực u mê, trở về lối sống bầy đàn.
Ở một số nước, học sinh được dạy sàng lọc thông tin kiểu này – gọi là dân trí truyền thông (media literacy), gần đây là dân trí số (digital literacy) – cũng như phát huy những khía cạnh tích cực của truyền thông. Dân trí đó không giái quyết hết nạn tin giả, cũng không ngăn chặn hoàn toàn sự hoảng loạn (một số siêu thị Úc và Anh hiện đang cạn nhiều thực phẩm, xà phòng rửa tay và giấy toilet vì dân lo sợ và tích trữ). Nhưng cùng thời gian, nó giúp dân chúng sống bản lĩnh hơn, biết đương đầu dư luận hơn, góp phần giảm thiểu nhiều thiệt hại do thông tin sai trái gây nên.
Ở VN, mảng này gần như bỏ trống, trừ vài dự án nhỏ do nước ngoài tài trợ. VN cần được đầu tư vào đó hơn baogiờ hết, không chỉ để đối phó dịch bệnh mà cả tình trạng thông tin số hỗn độn và ngày càng phức tạp.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51820861
Covid-19: Chuyện bệnh nhân người Anh
đang cách ly ở Hà Nội
Câu chuyện của ông Graham Craddock, 68 tuổi, và vợ, bà Mary, 69 tuổi, hiện bị cách ly tại Hà Nội sau chuyến bay Vietnam Airlines và ‘dính bệnh’ từ một phụ nữ trẻ VN, đang được đài báo Anh tường thuật.
Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng
Virus corona: Vấn đề Donald Trump chưa từng phải đối mặt
Covid-19: Bệnh nhân 21 thu hút bình luận bức xúc ở VN
Con gái ông bà Craddock, cô Catherine nói với kênh Radio BBC 5 Live.
“Cha tôi mô tả cảnh vào một bệnh viện ở Hà Nội như một bộ phim kinh khủng nơi có những người mà ông nhận ra đã ngồi cùng chuyến bay.”
“Tôi cũng rất muốn nhân cơ hội này để thúc giục mọi người đang chuẩn bị đi du lịch, những người nhìn vào điểm đến của họ và cho rằng ổn cả, hãy suy nghĩ kỹ về chuyện bước lên máy bay.”
Theo ông Graham Craddock, biện pháp của phía VN xem ra nặng tay nhưng “tốt hơn là để dịch bệnh lan tràn”.
Ông chỉ ngạc nhiên hết sức là một người bị lây nhiễm đã lên khoang chuyến bay từ London (VN54 của Vietnam Airlines – theo BBC tìm hiểu).
“Khi chúng tôi làm thủ tục ở Heathrow thì được hỏi là chúng tôi có từng lại gần bất cứ ai bị nhiễm virus hay không, hay là chúng tôi gần đây có đi Trung Quốc, Iran và Ý hay không. Tôi nói không nhưng có hỏi nếu giả sử Có thì sao. Họ bảo nếu Có thì chúng tôi sẽ không được lên máy bay.”
Báo Việt Nam cho đến nay chưa cho biết thủ tục kiểm dịch với hành khách hạng phổ thông và thương gia trên chuyến bay của Vietnam Airlines chở người phụ nữ 26 tuổi trở về từ Milan, Ý, ra sao.
Trong chuyến bay từ London đến Hà Nội hôm 02/03, hai ông bà ngồi sau người phụ nữ VN 26 tuổi hai hàng ghế. Tới Hà Nội, họ đi thăm danh lam thắng cảnh trong thành phố rồi đi lên Sa Pa.
Vào thứ Bảy tuần trước, họ được thông báo là một người cùng chuyến bay đã thử dương tính với virus corona.
Hai ông bà được đưa bằng xe cứu thương tới bệnh viện Lào Cai, và ở trong một khu vực họ tin là “không sử dụng, bẩn thỉu, và không có nước nóng”.
Ông Graham Craddock nói với tờ The Guardian:
“Phải ngày hôm sau chúng tôi than phiền thì mới được cho lên phòng VIP, có toilet hoạt động được. Tôi lo ngại bị nhiễm khuẩn chứ không phải là sợ lây virus corona.”
Tuy thế, họ muốn ở lại Lào Cai vì sợ bị lây virus, nhưng sang thứ Hai đã bị đưa về bệnh viện chữa trị bệnh nhiệt đới ở Hà Nội, cách đó 4 giờ đi xe.
Ông Graham cho biết đến đêm Chủ Nhật vừa qua thì họ được thông báo đã mắc virus dù cả hai ông bà không có triệu chứng gì.
Tin mới nhất cho hay có hai người trong nhóm xử lý hành lý cho khách tại phi trường quốc tế London Heathrow đã thử dương tính với virus corona.
Tuy vậy, tại các nhà ga hàng không của Heathrow, nơi có các chuyến bay của Vietnam Airlines rời Anh, vẫn ít có cảnh người đeo khẩu trang, trừ một số người châu Á.
Trang web của sân bay, heathrow.com tính đến 10/03, cho biết họ ‘tăng cường giám sát” (enhanced monitoring) với các chuyến bay thẳng đến từ Trung Quốc, Hong Kong, Iran, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy thế, hiện trên trang web này không có thông tin nói trong trường hợp người đã qua Ý, Iran nhưng lên máy bay để rời Heathrow đi các nước khác thì thủ tục kiểm dịch là gì.
Hai chị em
Cũng liên quan đến hai phụ nữ người Việt bị mắc virus corona là hai chị em một nhà, một số người trong cộng đồng Việt Nam ở London chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, nói họ hoặc bạn bè có thể đã tiếp xúc gần hoặc với cô Nguyễn Hồng Nhung hoặc chị cô là Nguyễn Hồng Nga, hiện sống ở London.
Vì việc xin được xét nghiệm tùy thuộc vào đáng giá của cơ quan y tế Anh (Public Health England), hiện không rõ những ai trong số có nghi vấn tiếp xúc với hai bệnh nhân dương tính nói trên đã hoặc đang tiến hành thủ tục đó.
Tên tuổi của hai phụ nữ Việt Nam được nhiều báo Anh, gồm cả trang web của BBC News, giới thiệu là “con nhà giàu, hoạt động trong ngành thời trang”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51818528
Khách du lịch Anh chê bệnh viện Việt Nam bẩn,
thiếu khẩu trang sạch
Một cặp vợ chồng người Anh đến Việt Nam du lịch và bị cách ly vì nghi nhiễm COVID – 19 lên tiếng chê bệnh viện ở Việt Nam bẩn, khẩu trang mất vệ sinh, và thiếu nước nóng.
Hãng tin Sky News loan tin này hôm 10/3 sau khi phỏng vấn cả hai người hiện đang bị cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Lào Cai.
Cặp vợ chồng người Anh ở độ tuổi ngoài 50, đến Việt Nam trên cùng chuyến bay với ca nhiễm COVID – 19 thứ 17 của Việt Nam đến Hà Nội hôm 2/3. Cho đến lúc này, Việt Nam đã xác nhận 12 ca nhiễm COVID – 19 trên chuyến bay này. Tin của Sky News không cho biết liệu cặp vợ chồng người Anh có bị nhiễm COVID – 19 hay không.
Cặp vợ chồng có tên Glenys và Eric Holmes cho Sky News biết sau khi đến Hà Nội, họ đã đi tàu lên Sapa và được yêu cầu cách ly ở khách sạn trước khi bị đưa vào bệnh viện cách ly riêng hôm 9/3.
Hai người mô tả bệnh viện của Việt Nam rất bẩn và có gián trên sàn nhà, giường bẩn, sàn nhà và nhà vệ sinh bẩn. Cả hai nói họ từ chối không vào phòng của bệnh viện và yêu cầu Đại sứ quán Anh giúp đỡ. Tuy nhiên họ được phía Đại sứ quán cho biết phải làm theo yêu cầu từ phía Việt Nam.
Đại sứ quán Anh hiện chưa có bình luận gì về trường hợp này nhưng cho biết đang làm việc với giới chức Việt Nam về các trường hợp nhiễm COVID – 19 trên chuyến bay từ London.
Cho đến lúc này, Việt Nam đã xác nhận 34 ca dương tính với COVID – 19, trong đó 16 ca đã được chữa khỏi. Trong số 12 ca nhiễm bệnh trên chuyến bay từ Anh, có 10 người quốc tịch Anh, trong đó có hai người hiện ở tỉnh Lào Cai.
Các trường hợp nhiễm coronavirus mới
được phát hiện tại Đà Nẵng, nơi hàng không
mẫu hạm USS Theodore Roosevelt cập bến
Các trường hợp nhiễm coronavirus mới ở Việt Nam đang được phát hiện tại một cảng biển, nơi hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang neo đậu. Hôm 17/1, tàu USS Theodore Roosevelt rời khỏi thành phố Coronado, bắt đầu 7 tháng công tác tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Con tàu này chở 6,500 thủy thủ và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sau 7 tuần, vào ngày 5/3, tàu cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam.
Chuyến thăm đặc biệt của hàng không mẫu hạm kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện quan trọng này đang bị lu mờ bởi nỗi sợ về dịch coronavirus. Theo đài KGTV đưa tin, trong 22 ngày vừa qua, Việt Nam không phát hiện bất cứ trường hợp nhiễm bệnh mới nào. Cộng sản Việt Nam đã sẵn sàng thông báo rằng họ đã kiểm soát được dịch bệnh trên. Tuy nhiên, hôm thứ sáu (6/3), các viên chức y tế Việt Nam đã phát hiện ra 9 trường hợp mới, tất cả là khách du lịch ngoại quốc. Hai du khách người Anh có kết quả dương tính với coronavirus đã bị chặn và cách ly ở Đà Nẵng.
Những du khách trên rất có thể đã đi đến tất cả những nơi mà các thủy thủ và lực lượng Thủy quân lục chiến của tàu Roosevelt muốn đi đến. Hiện vẫn chưa rõ liệu có ai trong số những người trên tàu đã tiếp xúc với các cá nhân bị nhiễm bệnh ở Đà Nẵng hay không.
Mộc Miên
Covid-19: ‘Bộ Y tế Việt Nam rất minh bạch’
Một NGO nước ngoài giúp Bộ Y tế Việt Nam nhập và xử lý dữ liệu trực tuyến.
BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tố Như, Giám đốc Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu của tổ chức PATH Việt Nam.
BBC: PATH đánh giá gì về những biện pháp ứng phó của phía Việt Nam với COVID-19?
Trong thời gian vừa qua, phải nói là Chính phủ Việt nam đã có những hành động rất quyết liệt, chủ động và toàn diện trong công cuộc phòng chống Covid-19 trong đó có vai trò rất quan trọng của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng không đơn độc, có sự tham gia, vào cuộc của nhiều ban ngành. Đặc biệt, Bộ Y tế rất minh bạch trong việc chia sẻ và cập nhật dữ liệu về tình hình dịch COVID-19 cũng như các thông điệp để dự phòng COVID-19 tới từng người dân trong đó có việc hàng ngày nhận được tin nhắn. Như vậy, tôi đánh giá việc này rất tốt.
Ngoài ra thì tôi cũng thấy có một sự tiến bộ hơn 10 năm qua, bắt đầu từ kinh nghiệm phòng chống dịch SARS, rồi MER CoV, cúm gia cầm, H5N1, Bộ Y tế nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua CDC, USAID, chính phủ Nhật Bản và rất nhiều các đơn vị khác. Và đã có một hệ thống từ trung ương đến địa phương chuẩn bị sẵn và đáp ứng tốt.
Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?
6 ‘mẹo’ chữa Covid-19 phản khoa học nên tránh
Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm
BBC: PATH hỗ trợ chính phủ Việt Nam phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên phương diện gì?
PATH là tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Chúng tôi có nhiệm vụ đưa ra các sáng kiến, các can thiệp rồi triển khai và nhân rộng để đáp ứng các vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Riêng đối với chương trình “An ninh Y tế Toàn cầu”, chúng tôi có mặt trên 25 quốc gia với mục tiêu củng cố và tăng cường hệ thống y tế cũng như hệ thống thông tin y tế sử dụng để dự phòng, phát hiện sớm và phòng chống các dịch bệnh mới nổi cũng như các dịch bệnh lưu hành như sởi, sốt xuất huyết. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật từ trụ sở chính ở Hoa Kỳ cũng như tại văn phòng ở Việt Nam.
Về vai trò cụ thể của tổ chức PATH trong công cuộc phòng chống COVID 19, phải nói là trong giai đoạn vừa qua, có rất nhiều tổ chức quốc tế cùng chung tay nỗ lực hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam trong công cuộc này và PATH chỉ là một phần nhỏ trong các nỗ lực này.
Trong thời gian vừa qua, nhóm kỹ thuật của tổ chức PATH cùng đồng hành với nhóm kỹ thuật của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) trong khuôn khổ Dự án An ninh Y tế Toàn cầu CDC đã đáp ứng ngay yêu cầu của Bộ Y tế hỗ trợ kỹ thuật cho một đối tác IT trong nước để phát triển một form báo cáo trực tuyến về ca bệnh COVID-19.
Với form báo cáo này, các ca tiếp xúc, ca nghi ngờ hay ca khẳng định COVID sẽ trực tiếp được vào dữ liệu từ tuyến cơ sở, từ các quận huyện. Các viện khu vực cũng như Bộ Y tế có thể nhìn thấy ngay các ca bệnh này để có các triển khai can thiệp ngay lập tức. Form này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi với một đối tác Việt nam. Cổng này được triển khai trong tuần này và như vậy sẽ giảm được rất nhiều tải lượng cho Bộ Y tế trong việc tổng hợp các dữ liệu hàng ngày về vấn đề COVID-19.
Form này thân thiện với cả smartphone cũng như là máy tính. Cho nên từ các trung tâm y tế quận huyện, bệnh viện quận huyện, hay là các nơi cách ly tập trung họ có thể vào thông tin. Và từ đó thì Bộ Y tế có thể theo dõi được luôn các ca tiếp xúc, ca có thể, ca khẳng định theo thời gian và có các quyết định hay can thiệp ứng phó kịp thời.
Chúng tôi cũng thấy là Bộ Y tế định hướng một cách bền vững lâu dài. Cái form này không phải là độc lập duy nhất và phát triển trong thời kỳ COVID-19, nó sẽ được lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống báo cáo giám sát dịch bệnh truyền nhiễm nói chung của Bộ Y tế. Trong tương lai, chúng tôi cũng rất mong muốn tiếp tục được hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Y tế để module này linh hoạt và có thể được thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng với bất kể các dịch bệnh gì trong tương lai mới nổi có thể xảy ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51812576
Samsung đề nghị Việt Nam không cách ly 700 kỹ sư
Samsung Display, nhà cung cấp màn hình cho công ty điện tử Samsung và Apple vừa yêu cầu Việt Nam không cách ly 700 kỹ sư của hãng này đến từ Hàn Quốc vì lý do phải chuẩn bị cho việc sản xuất màn hình và điện thoại di động. Reuters loan tin này hôm 9/3.
Chính phủ Việt Nam quy định cách ly tất cả những người đến từ Hàn Quốc trong vòng 14 ngày để ngăn ngừa sự lây lan của virus gây dịch bệnh COVID – 19 hiện đã lan ra hơn 100 nước và khiến hơn 4.000 người thiệt mạng.
Samsung Display hiện có một nhà máy ở Việt Nam chuyên lắp ráp màn hình OLED cho điện thoại di động của Samsung, Apple và Huawei.
Reuters trích lời một nguồn tin giấu tên cho biết vào khoảng thời gian này của năm, Samsung Display gửi kỹ sư từ Hàn Quốc sang Việt Nam để chuẩn bị sản xuất sản phẩm mới dự định sẽ ra mắt vào khoảng cuối năm nay. Hiện Samsung đang nói chuyện với giới chức Việt Nam về thu xếp đặc biệt này.
Samsung hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam. Chỉ riêng công ty điện tử Samsung đã chiếm tới 1/ 4 xuất khẩu của Việt Nam.
Hồi tháng trước, Bộ Công thương Việt Nam cho biết việc sản xuất của Samsung ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng do việc gián đoạn cung cấp nguyên vật liệu từ Trung Quốc do dịch bệnh COVID – 19. Samsung sau đó cho biết hãng này vẫn sản xuất bình thường.
Một thanh niên tử vong trong đồn công an tại Thanh Hóa
Một nam thanh niên tử vong bất thường khi đang bị tạm giữ tại công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Công an tỉnh và Viện Kiểm sát Nhân dân đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Truyền thông trong nước hôm 10 tháng 3 cho biết, vào ngày 9/3 tại nhà tạm giam công an huyện Triệu Sơn cơ quan chức năng phát hiện nam thanh niên là đối tượng đang bị tạm giữ đã tử vong với tư thế treo cổ.
Đại tá Khương Duy Oanh, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận với truyền thông về vụ việc trên vào ngày 10/3 và cho biết hiện Công an tỉnh và Viện Kiểm sát tỉnh Thanh Hóa đang làm rõ nguyên nhân vụ tử vong bất thường này.
Theo thông tin được loan đi, nạn nhân tử vong trong nhà tạm giam có tên là L.K.N, sinh năm 1987, trú tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Anh L.K.N bị Công an tỉnh bắt giữ vào ngày 7/3 để điều tra làm rõ liên quan vụ trộm cắp tài sản.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang điều tra vụ việc và bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình an táng theo phong tục địa phương.
Tình trạng người đang khỏe mạnh khi phải vào đồn công an rồi tử vong và cơ quan chức năng báo nạn nhân tự tử hay bị bệnh chết thường xảy ra tại Việt Nam khiến nhiều người nghi vấn. Tuy nhiên, đại diện Bô Công an trong một chất vấn trước Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái khẳng định phần đông nạn nhân tử vong khi tạm giữ là do tự tử vì day dứt, áy náy.
Việt Nam tuyên án tử hình
một phụ nữ Indonesia buôn ma túy đá
Tòa án tỉnh Tây Ninh vào ngày 9 tháng 3 tuyên án tử hình một phụ nữ người Indonesia về tội buôn 6,7 kilogram methamphetamine qua ngã Campuchia vào Việt Nam.
Mạng báo VnExpress phiên bản tiếng Anh loan tin này và cho biết tên của người bị kết án tử hình là bà Retty Gunawan, 54 tuổi.
Bà này bị bắt vào tháng 7 năm ngoái sau khi Hải quan tại Cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh phát hiện trong hành lý của bà số ma túy đá bọc trong bao nylon.
Bà Retty Gunawan khai với cơ quan chức năng Việt Nam là bà được một đồng hương có tên Monica thuê bà mang số ma túy đá đó từ Campuchia sang Philippines với giá 500 Mỹ kim.
Tin không cho biết Công an Việt Nam có truy lùng người được khai có tên Monica hay không.
Việt Nam là nước có một số luật cấm buôn bán ma túy được cho là nghiêm khắc nhất trên thế giới. Những ai bị cáo buộc sở hữu hay buôn lậu hơn 600 gram heroin hay hơn 2,5 kilogram ma túy đá sẽ phải đối mặt với bản án tử hình.
Tuy nhiên tình trạng buôn bán, trung chuyển ma túy vẫn diễn ra và có những vụ qui mô được cho là khủng với hằng trăm bánh heroin bị phát hiện.
Tỉnh Hòa Bình sắp xử vụ án gian lận thi cử
Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh Hòa Bình dự kiến diễn ra vào ngày 23/3/2020 với 15 bị can. Các bị can bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Báo trong nước đưa tin hôm 10/3/2020.
Trong số 15 bị can bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có Nguyễn Quang Vinh – nguyên trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn; Diệp Thị Hồng Liên (nguyên phó trưởng phòng khảo thí); Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên phòng khảo thí); Khương Ngọc Chất (nguyên trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình).
Theo kết luận điều tra, bị can Đỗ Mạnh Tuấn, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Lạc Thủy, bị cáo buộc nhận 300 triệu đồng của đồng nghiệp để nâng điểm cho hai thí sinh. Hiện số tiền 300 triệu đồng này đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Ông Tuấn bị truy tố thêm tội “Nhận hối lộ”. Trước đó chính ông Tuấn khai đã nhận tổng cộng hơn 1 tỷ đồng để can thiệp nâng điểm bài thi cho các thí sinh. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra không đủ căn cứ kết luận phạm tội đưa/nhận hối lộ với các khoản tiền này.
Trong kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện một loạt vụ gian lận điểm thi tại nhiều tỉnh trên cả nước. Những tỉnh có nhiều gian lận bị điều tra là Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn.
Phản ứng trước bản án 10 năm
mà tòa tuyên đối với Nhà báo Trương Duy Nhất
Tòa án Hà Nội vào sáng ngày 9 tháng 3, đưa nhà báo/blogger Trương Duy Nhất ra xét xử với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và tuyên án 10 năm tù giam.
Bản thân ông Trương Duy Nhất và luật sư đều phản đối với lý do có nhiều điểm vô lý trong cáo trạng. Còn thân nhân, bằng hữu và những người quan tâm vụ việc có ý kiến gì về bản án 10 năm tù giam như thế?
Cô Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada, hôm 9/3 nhận định về phiên xử với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn:
“Dạ theo thông tin con được nghe từ mẹ và luật sư thì các bên đều đưa ra những chi tiết chứng minh ba chỉ thừa lệnh cấp trên chứ không vụ lợi gì cả.
Nhưng họ vẫn cố gắng cầm tù ba bằng bản án 10 năm được định chỉ trong 4 giờ đồng hồ xét xử, vậy có chăng việc con số đó đã được định sẵn từ trước. Trong lời cuối cùng trước toà, ba con có nói bản án này là “đòn thù chính trị đê hèn”.
Nhưng họ vẫn cố gắng cầm tù ba bằng bản án 10 năm được định chỉ trong 4 giờ đồng hồ xét xử, vậy có chăng việc con số đó đã được định sẵn từ trước. Trong lời cuối cùng trước toà, ba con có nói bản án này là “đòn thù chính trị đê hèn”.
-Cô Trương Thục Đoan
Dù họ có muốn cầm tù ba Nhất bao nhiêu năm thì vẫn không thể nào bẻ cong được ý chí, tư tưởng và ngòi bút của ba được.”
Truyền thông trong nước dẫn Cáo trạng của Viện Kiểm sát cho rằng ông Trương Duy Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá được Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng phê duyệt.
Cáo trạng này đã bị ông Nhất bác bỏ và cho rằng ông chỉ là người thừa ủy quyền của hai lãnh đạo cao nhất của tòa báo.
Trả lời RFA hôm 9/3 sau phiên xử, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình nhà báo Trương Duy Nhất, nói:
“Mọi người đều thấy, bản án này quá nặng nề và khắc nghiệt với Trương Duy Nhất, nó không đúng với thực chất của sự việc. Như bài của Luật sư Lê Công Định phân tích rất rõ các chứng lý lập luận, căn cứ vào đó thì vụ việc mua bán nhà 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng thì rõ ràng như Trương Duy Nhất nói trước tòa khẳng định mình vô tội, mình đã làm đúng theo chỉ đạo và được phép của Tổng biên tập, tức ban lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết thời Trương Duy Nhất làm việc. Trước sau Trương Duy Nhất đều nói làm đúng công việc được giao, và ông vô tội. Khi bản án tuyên như thế thì rất nhiều người nói bản án này rất nặng nề, và không đúng tội.”
Theo phân tích của Luật sư Lê Công Định đăng tải trên trang cá nhân về phiên xử Nhà báo Trương Duy Nhất (được ông đồng ý cho RFA trích dẫn), thì căn cứ vào chính tình tiết của vụ án, tại hai bản Kết luận điều tra và Cáo trạng, có thể kết luận rằng ông Trương Duy Nhất hoàn toàn không phạm tội.
Luật sư Lê Công Định cho rằng, hai bản Kết luận điều tra và Cáo trạng cố tình nêu 3 công văn mà ông Trương Duy Nhất ký tên gửi chính quyền Đà Nẵng xin mua nhà, thay vì xin cấp hoặc thuê, như là bằng chứng cho thấy đó là hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ”.
Tuy nhiên theo ông Định, đây chỉ là sự suy diễn theo hướng có tội của cơ quan điều tra và công tố, chứ bản thân 3 công văn đó đơn thuần chỉ cho thấy ông Trương Duy Nhất đang hành động trong tư cách Trưởng văn phòng đại diện, được cơ quan chủ quản của mình ủy quyền thay mặt liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề tìm trụ sở cho Văn phòng đại diện.
Theo Luật sư Định, suy diễn theo hướng có tội là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt Nam và pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, để buộc tội ông Trương Duy Nhất sự vi phạm nghiêm trọng này đã bị phớt lờ.
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cựu tù nhân nhân quyền, trước khi chịu án 3 năm tù với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vào năm 2016, ông từng là Phó trưởng ban Kế hoạch – Dự án và Phó trưởng ban Tư Liệu của Đài truyền hình HTV (Hochiminh City Television), trình bày với RFA hôm 9/3, về thời hiệu pháp lý trong vụ Trương Duy Nhất:
“Nhà báo Trương Duy Nhất bị kết tôi theo điều 356 Bộ luật hình sự, với mức án mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa tuyên cho anh là 10 năm. Tuy nhiên, thời hiệu của truy cứu hình sự theo điều 27, thì loại án nghiêm trọng 10 năm, chỉ được truy cứu trong vòng 10 năm, khi vụ án xảy ra. Quay trở lại việc quy tội cho anh Trương Duy Nhất, thì việc mua bán nhà đất này xảy ra từ năm 2003 đến 2004, như vậy tính đến thời điểm này là 16, 17 năm rồi, như vậy là hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, về mặt lượng hóa của tội danh này, nói nhà báo Trương Duy Nhất làm thiệt hại cho nhà nước 13 tỷ đồng, điều này sai, vì giá bất động sản ở Đà Nẵng vào năm 2003, 2004 rất thấp.
Liên quan vấn đề này, Luật sư Lê Công Định cho rằng, cơ quan điều tra không chọn cách tính công bằng và bình thường đó, mà lại cố tình lấy giá thị trường của 14 năm sau, tại thời điểm ngày 17/4/2018 (thời điểm vụ án Vũ Nhôm bị khởi tố), là 13.803.672.000 đồng để làm cơ sở tính “thiệt hại”, nên con số “thiệt hại” sau khi trừ đi giá ưu đãi năm 2004 biến thành một con số khổng lồ là 13.129.188.600 đồng. Nói cách khác theo Luật sư Định, đó là con số hoàn toàn nguỵ tạo, dựa trên tính toán hoàn toàn có chủ đích buộc tội và đầy bất lợi cho ông Trương Duy Nhất, nhằm mục đích khép ông vào Khoản 3 của Điều 356, với khung hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Một lần nữa theo ông Định, đó chỉ là sự suy diễn theo hướng tăng nặng mức độ phạm tội một cách phi lý của cơ quan điều tra và công tố. Điều này là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự của Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Tôi đã làm nhiều năm ở Đài truyền hình TPHCM, đó cũng là một cơ quan báo chí thuộc loại quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản, tôi khẳng định 100% trước khán thính giả của RFA rằng, không có bất cứ một người cấp dưới nào có quyền quyết định gì hết, tất cả phải đưa lên cấp trên.
-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già
Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già nói tiếp:
“Sai lầm thứ 3 của tòa án là sai lầm trầm trọng, có hệ thống, liên tục, xuyên suốt của toàn bộ tất cả phiên tòa từ trung ương đến địa phương, trải dài trên 63 tỉnh thành. Tôi cần phải nhấn mạnh điều đó, vì có một thuật ngữ rất ngớ ngẩn và rất là rừng, do người cộng sản đặt ra là ‘án tại hồ sơ’.”
Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, một phiên tòa văn minh là phải căn cứ tranh tụng trước tòa, không thể có ‘án tại hồ sơ’. Vì nếu như vậy, tòa muốn viết kiểu gì thì viết, gán ghép kiểu gì thì gán ghép. Ông chia sẻ thêm kinh nghiệm khi còn làm ở Đài truyền hình TPHCM:
“Tôi đã làm nhiều năm ở Đài truyền hình TPHCM, tức là một đồng nghiệp với anh Trương Duy Nhất, đó cũng là một cơ quan báo chí thuộc loại quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản, tôi khẳng định 100% trước khán thính giả của RFA rằng, không có bất cứ một người cấp dưới nào có quyền quyết định gì hết, tất cả phải đưa lên cấp trên. Ở đây nảy sinh một cái rất đau khổ cho những người cấp dưới như
anh Trương Duy Nhất, vì ký nháy, ký chính một bản tờ trình hay bản kiến nghị, và nó chộp cái đó và cuối cùng lãnh đủ.”
Tóm lại theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, bản án 10 năm tù cho nhà báo Trương Duy Nhất là một bản án phi pháp, là một bản án vô căn cứ, nó phản ánh trình độ của những người đang xử anh Nhất là không có một chút gì về chuyên môn luật pháp.
RSF và CPJ phản đối bản án 10 năm
mà Việt Nam tuyên cho blogger Trương Duy Nhất
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trụ sở tại Pháp và Ủy Ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) trụ sở Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 3 ra thông cáo báo chí phản đối bản án 10 năm mà tòa án Hà Nội tuyên cho nhà báo/blogger Trương Duy Nhất vào sáng cùng ngày.
RSF cho biết tổ chức này thấy rất sốc khi hay tin về bản án 10 năm mà tòa tuyên cho ông Trương Duy Nhất. Ông này là nhà báo bị từng bị phía Việt Nam sang Thái Lan bắt cóc vào tháng 1 năm 2019 khi đang xin quy chế tỵ nạn tại cơ quan Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đóng tại Xứ Chùa Vàng.
Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng RSF khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, được dẫn lời trong thông cáo báo chí rằng “Những cơ sở lập luận đưa ra cho bản án cực kỳ hà khắc này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Khi chính thức bị tuyên án do lợi dụng chức vụ, bản thân ông Nhất thực sự phải trả giá đắt cho nghề nghiệp của ông; lý do chỉ vì rõ ràng ông có được những thông tin quí giá. Cơ quan chức năng Việt Nam chứng tỏ họ muốn lấy trường hợp ông Nhất để làm gương bằng cách khủng bố ông theo cách này. Do đó RSF đòi hỏi phải trả tự do ngay cho ông Trương Duy Nhất”.
CPJ cũng lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam không nên tranh luận về kháng án của ông Trương Duy Nhất và trả tự do ngay và vô điều kiện cho ông.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho rằng ông Trương Duy Nhất bị kết án chỉ vì nghiệp vụ báo chí của ông; chứ không phải những cáo buộc giả tạo mà cơ quan chức năng ngụy dẫn ra để dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Nhất.
CPJ cho biết có liên lạc với Bộ Công an Việt Nam qua thư điện tử để hỏi về bản án tuyên cho ông Trương Duy Nhất vào sáng ngày 9 tháng 3; nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Hiện chưa rõ ông Trương Duy Nhất sẽ bị chuyển đến trại giam nào từ Trại T-16 Bộ Công An sau khi có bản án 10 năm vào sáng ngày 9 tháng 3.
Việt Nam làm được gì trong vấn đề sông Mekong
khi là Chủ tịch ASEAN?
Hiệp định ứng xử của các quốc gia thuộc sông Mekong
Báo mạng VnExpress, vào đầu tháng 3 đăng tải trong mục “Góc nhìn” một bài viết có nhan đề “Chung một dòng sông”, của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương.
Trong bài viết vừa nêu, tác giả đề cập đến ghi nhận của các tổ chức và giới chuyên gia gắn bó với vùng đồng bằng sông Cửu Long rằng tình trạng xâm nhập mặn, nguồn nước bị suy thoái khiến sạt lở, mùa màng thất bát trong năm 2020 có thể gây thiệt hại cao hơn mọi năm. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng khô hạn, xâm mặn, lún sụt tiếp tục kéo dài thì kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam, càng bị đe dọa nghiêm trọng. Và như một hệ quả phần lớn người dân địa phương đã và đang phải di cư đến nơi khác để tìm kế sinh nhai.
Qua ghi nhận thực tế này, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề ra một kế hoạch với tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn. Trong đó, ông nhấn mạnh về tầm nhìn xa trên 10 năm thì phải bắt đầu từ bây giờ cần nỗ lực đi đến một “Hiệp định ứng xử cho toàn lưu vực với sáu quốc gia đang chia sẻ nguồn nước giống như Hiệp định khai thác và phát triển lưu vực sông Rhine ở Châu Âu”.
Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho rằng Hiệp định ứng xử này là chìa khóa của vấn đề, bởi vì nguyên nhân quan trọng của khó khăn hiện nay với đồng bằng sông Cửu Long là do những đập nước thượng nguồn sông Mekong gây ra. Và, Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương kết thúc bài viết “Chung một dòng sông” với lập luận nếu như Việt Nam không dám lên tiếng mạnh mẽ và kêu gọi, thúc đẩy cho ra đời một hiệp định quốc tế được tôn trọng bằng tầm nhìn xa và những kiến thức khoa học thì không ai cứu được đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nếu không tạo ra một nguyên tắc cứng xử chung văn minh, nhất quán thì liệu rằng các quốc gia trong lưu vực sông Mekong “còn dòng nước chung mà uống mãi được không”.
Bài viết “Chung một dòng sông” của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương được nhiều độc giả quan tâm và bày tỏ qua trang fanpage của VnExpress về sự lo ngại cho viễn cảnh không xa ngày đồng bằng sông Cửu Long bị “bức tử”. Một số độc giả lên tiếng rằng giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử chung mà Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương đề xuất sẽ có thể rất khó để thực hiện vì thực tế các nước trên thượng nguồn sông Mekong xây dựng hàng loạt đập thủy điện mà chính Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương cho là “tham lam và ích kỷ”.
Đài RFA nêu vấn đề với Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về Biến đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ và được ông cho biết trong nhiều năm qua 6 quốc gia trên lưu vực sông Mekong đã nhiều lần thảo luận về sẽ có những hợp tác chia sẻ nguồn nước và thúc đẩy sự phát triển trên hệ thống sông Mekong. Thế nhưng, những kêu gọi đó mang tính chung chung và mang hình thức ngoại giao nhiều hơn là thực tế.
Trung Quốc đưa ra một đề xuất gọi là thực hiện ‘Lancang-Mekong Cooporation’, tức là một sự hợp tác Langcang-Mekong, kết nối giữa phần trên và phần dưới của sông Mekong. Tuy nhiên, Trung Quốc phải có vai trò chính yếu trong sự hợp tác này. Qua đó cho thấy Trung Quốc bộc lộ ý đồ muốn sử dụng nguồn nước Mekong như là một công cụ để kiểm soát dòng chảy ở các nước hạ lưu. Điều này cũng rất là thử thách và gây khó khăn cho những nước bên dưới. Cộng thêm yếu tố là Lào muốn trở thành một ‘bình điện’ của khu vực này để phát triển và điều này làm cho việc sử dụng nước ở hạ lưu ngày càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng với những lợi thế mà Trung Quốc hay Lào đang nắm thì đòi hỏi 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong xây dựng ra một hiệp ước mới mà có lợi hơn cho những nước hạ lưu thì rất là khó
-Tiến sĩ Lê Anh Tuấn
Liên quan đề xuất về giải pháp dài hạn cho một Hiệp định ứng xử của 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong của Nhà nghiên cứu Chung Hoàng Chương, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn trình bày thêm:
“Lời kêu gọi này cũng không có gì là mới. Vấn đề các nước trên lưu vực sông Mekong có thực tâm cùng nhau hợp tác với nhau và cùng chia sẻ những rủi ro hoặc những lợi ích trên sông Mekong hay không? Ngoài ra còn thêm một vấn đề nữa là Trung Quốc cũng muốn khống chế nguồn nước ở phía dưới thượng nguồn nên họ không có thực tâm chia sẻ nguồn nước phía trên của sông Mekong, tức là khu vực mà họ gọi là Lan Thương. Trung Quốc đã không tham gia Ủy ban sông Mekong từ ban đầu rồi và họ cứ lặng lẽ xây dựng ra một loạt các đập thủy điện ở Vân Nam. Bây giờ các chuỗi thủy điện của họ gần như là hoàn tất. Đồng thời Trung Quốc đưa ra một đề xuất gọi là thực hiện ‘Lancang-Mekong Cooporation’, tức là một sự hợp tác Langcang-Mekong, kết nối giữa phần trên và phần dưới của sông Mekong. Tuy nhiên, Trung Quốc phải có vai trò chính yếu trong sự hợp tác này. Qua đó cho thấy Trung Quốc bộc lộ ý đồ muốn sử dụng nguồn nước Mekong như là một công cụ để kiểm soát dòng chảy ở các nước hạ lưu. Điều này cũng rất là thử thách và gây khó khăn cho những nước bên dưới. Cộng thêm yếu tố là Lào muốn trở thành một ‘bình điện’ của khu vực này để phát triển và điều này làm cho việc sử dụng nước ở hạ lưu ngày càng khó khăn hơn. Tôi cho rằng với những lợi thế mà Trung Quốc hay Lào đang nắm thì đòi hỏi 6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong xây dựng ra một hiệp ước mới mà có lợi hơn cho những nước hạ lưu thì rất là khó.”
Tận dụng vị thế Chủ tịch ASEAN trong thúc đẩy hợp tác?
Dưới góc độ ngoại giao, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện đang là Phó Viện trưởng Viện Các vấn đề Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho rằng trong thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN thì Việt Nam cần phải:
“Việt Nam phải luôn ý thức được tác hại của những đập nước ở thượng nguồn, phải nhấn mạnh hơn nội dung về Mekong trong 2 cuộc họp cấp cao ASEAN, vào tháng 4 và tháng 11 tới đây, về ‘những quả bom nước’ đe dọa 5 quốc gia hạ nguồn. Việt Nam không một phút nào được lãng quên tiến độ suy thoái của sông Mekong và nhiều nhánh sông của nó đang tàn phá sức khỏe kinh tế và môi trường của vùng hạ lưu sông Mekong, địa bàn của khoảng 20 triệu nông dân và ngư dân.”Luang Prabang sẽ là con đập dòng chính thứ 5 trên sông Mekong lớn nhất của Lào. Nguồn: Michael Buckley, Ngô Thế Vinh cập nhật 2019
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng lưu ý Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN chỉ có1 năm, cho nên về dài hạn:
“Làm sao sau 1 năm nữa, Việt Nam vẫn là nước đồng-dẫn dắt, cùng với Mỹ, Nhật thúc đẩy ưu tiên cao nhất các dự án hiện nay, đặc biệt là ‘Sáng kiến Hạ nguồn Mekong’ (LMI) của Mỹ. Cam kết của Nhật Bản hỗ trợ các nước ở lưu vực Mekong 7 tỷ đô la Mỹ (USD) nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong quá trình thúc đẩy các dự án Mekong, phải luôn ý thức, dù là vấn đề Mekong, hay vấn đề COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), tất cả phải được đặt trong cuộc đấu tranh chống lại chính sách mở rộng ảnh hưởng một cách thái quá như một lời nguyền về địa lý đối với Đông Nam Á của Trung Quốc. Do đó, Uỷ ban sông Mekong Việt Nam phải có xây dựng tầm nhìn dài hạn để dẫn dắt, phối hợp để thúc đẩy các hoạt động tại Uỷ hội sông Mekong (MRC).”
Nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhấn mạnh rằng Việt Nam phải cảnh báo về các hệ luỵ nhãn tiền trong việc xây dựng các đập thủy điện nhằm tập trung kiểm soát dòng chảy, các kế hoạch mở rộng và nạo vét lòng sông, các cuộc tuần tra trên sông ngoài biên giới và áp lực của một số bên trong việc đưa ra các quy định nhằm quản trị dòng sông theo cách làm suy yếu vai trò của các thể chế quốc tế.
Việc khẩn trương cần làm trước mắt
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng đề cập đến công trình nghiên cứu của Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh qua hai cuốn sách “Cửu Long cạn dòng-Biển Đông dậy sóng” và “Mekong-Dòng sông nghẽn mạch”. Chuyên gia về sông Mekong Ngô Thế Vinh với cơ sở khoa học, viễn kiến và tính xác thực của dự báo đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạnh sông Mekong đang hấp hối cũng như những tác hại mà đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam ở hạ nguồn dòng sông này đang gánh chịu chính là hệ thống các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Tiến sĩ Đinh Hòang Thắng cho rằng:
“Tôi nghĩ quan trọng nhất và khẩn trương nhất, Việt Nam phải tính toán lại việc bỏ vốn đến 38% cùng xây dựng một con đập Luang Prabang khổng lồ trên sông Mekong, có công suất 1400 MW, tháng 4 tới đây khởi công (do PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này). Đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỷ USD. Ở đây có 3 vấn đề phải xem lại: Nó sẽ ảnh hưởng tiếng nói của VN sau này. Bởi vì Việt Nam đã có ý kiến về việc Trung Quốc và 1 nước xây dựng quá nhiều đập trên Mekong, mà Việt Nam cùng Lào xây cái đập này thì tự tước quyền của mình trong vấn đề bảo vệ sông Mekong. Thứ hai, việc làm này tạo tiến lệ ngy hiểm. Thứ ba, đối với trong nước cấn phải có chấp thuận của Quốc hội, chứ không thể tự quyết định như thế được.”
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, nói với RFA mặc dù có lập luận được đưa ra rằng Việt Nam không tham gia đầu tư thì Lào vẫn xây dựng đập thủy điện Luang Prabang và PV Power đầu tư 38% trong dự án này nhằm để có thể có những quyết định điều tiết dòng chảy của sông Mekong tốt hơn hoặc có những ý kiến để khai thác nguồn sông đó; thế nhưng:
Tôi nghĩ quan trọng nhất và khẩn trương nhất, Việt Nam phải tính toán lại việc bỏ vốn đến 38% cùng xây dựng một con đập Luang Prabang khổng lồ trên sông Mekong, có công suất 1400 MW, tháng 4 tới đây khởi công (do PV Power, công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tham gia trong dự án này). Đập thủy điện Luang Prabang trị giá 2,3 tỷ USD. Ở đây có 3 vấn đề phải xem lại: Nó sẽ ảnh hưởng tiếng nói của VN sau này. Bởi vì Việt Nam đã có ý kiến về việc Trung Quốc và 1 nước xây dựng quá nhiều đập trên Mekong, mà Việt Nam cùng Lào xây cái đập này thì tự tước quyền của mình trong vấn đề bảo vệ sông Mekong. Thứ hai, việc làm này tạo tiến lệ ngy hiểm. Thứ ba, đối với trong nước cấn phải có chấp thuận của Quốc hội, chứ không thể tự quyết định như thế được
-Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng
“Theo tôi, sự tham gia của Việt Nam thì cái hại sẽ lớn hơn cái được rất nhiều và tôi cho đây là một sự bất cập vì lợi ích chưa rõ ràng, nhưng cái hại rất rõ là làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bị thiếu phù sa, thiếu nguồn cát và bị nguy cơ sạt lở, lún sụt hoặc bị giảm dinh dưỡng, giảm nguồn cá cho các vùng hạ lưu càng ngày càng rõ ràng hơn. Cộng thêm các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở cùng đồng bằng sông Cửu Long càng phát triển rõ hơn, gây ra thêm khó khăn hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn với RFA hồi trung tuần tháng 11 năm 2019, Nhà nghiên cứu-Bác sĩ Ngô Thế Vinh, thành viên của Viet Ecology Foudation quả quyết rằng Lào đã có những hành xử đơn phương và độc đoán, bất chấp mọi mối quan tâm của các quốc gia thành viên khác trong MRC, qua các dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang sắp tới đây. Chuyên gia sông Mekong Ngô Thế Vinh khẳng định Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ Hiệp Định Mekong 1995,
buộc Lào phải tuân thủ những điều khoản cam kết trong Hiệp định này vì sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long với 20 triệu cư dân và cũng là bảo vệ an ninh lương thực cho toàn vùng.
Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh cảnh báo Chính phủ Việt Nam rằng Trung Quốc rất muốn phân hóa chia rẽ giữa các quốc gia Mekong và hiện trạng 3 nước Đông Dương thì đã có Lào và Campuchia đang tách ra khỏi Việt Nam để rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Bác sĩ Ngô Thế Vinh cho rằng việc Hà Nội cần làm ngay và phải làm là hủy dự án Luang Prabang và hoãn thêm 10 năm tới năm 2030 tất cả các con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào.
Tin tổng hợp 10/3: Ra mắt ứng dụng khai báo y tế toàn dân;
Xử phúc thẩm vụ Vinasun với Grab
Tâm Tuệ
Kính chào quý vị đến với bản tin trong nước tổng hợp ngày 10/3 của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay sẽ có những nội dung sau:
Ra mắt ứng dụng khai báo y tế toàn dân
Báo Zing thông tin, chiều 9/3, Bộ Thông tin Truyền thông ra mắt ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Với ứng dụng này người dân có thể tự khai báo y tế tại nhà bằng điện thoại và máy tính bảng.
Sau khi cài đặt ứng dụng, người dân điền thông tin cá nhân và tình hình sức khoẻ của bản thân trong mục Khai báo y tế toàn dân; cập nhật dữ liệu sức khoẻ hằng ngày ở mục Theo dõi sức khoẻ.
2 ứng dụng được Bộ TT&TT và Bộ Y tế phối hợp ra mắt: NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Vietnam Health Declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.
Ngoài ra, ứng dụng sẽ giúp cảnh báo người dân khi họ đến các nơi đông người, những khu vực đã có người nhiễm và nghi nhiễm, khu vực đang được cách ly.
Cách ly gần 2.600 người tại Hà Nội
Theo bản tin phát đi trên báo VnExpress, thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội chiều 9/3. Theo đó, Trường Sĩ quan lục quân cách ly 975 người, Trường Quân sự Sơn Tây 752 người, Trung đoàn pháo binh E58/f308 cách ly 355 người, E59 Xuân Mai 158 người, Tiểu đoàn pháo binh D15 Hòa Thạch 130 người, Tiểu đoàn Pháo binh D16 Hòa Thạch 144 người. Bệnh viện Công an thành phố cách ly 84 người.
Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói thêm số người phải theo dõi sức khỏe tại cộng đồng hiện là “6.550 người có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch, hiện tại còn 1.795 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe, 4.755 trường hợp hết thời gian cách ly”.
Ngoài ra, 756 người tiếp xúc gần với các ca dương tính cũng được lập danh sách theo dõi.
Việt Nam dừng miễn visa cho 8 nước châu Âu
Thông tin trên được đưa ra tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 9/3, mục đích phòng chống COVID-19. Theo đó, Việt Nam tạm dừng miễn thị thực với công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha.
Ngoài ra, ban chỉ đạo quốc gia chống COVID-19 kiến nghị Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
Những quốc gia ngoài EU có trên 500 ca nhiễm hoặc trên 50 ca nhiễm mỗi ngày cũng đề nghị tạm dừng miễn thị thực. Người nước ngoài nếu có triệu chứng, yếu tố dịch tễ nhiễm nCoV sẽ bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã dừng miễn thị thực với công dân Hàn Quốc từ 0h ngày 29/2; công dân Italy từ 0h ngày 3/3.
Xử phúc thẩm vụ Vinasun với Grab
Báo Tuổi trẻ thông tin dự kiến sáng nay 10/3 TAND cấp cao mở phiên phúc thẩm tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và Công ty TNHH Grab (Grab) được kéo dài trong nhiều ngày.
Phiên tòa được mở do có kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và kháng nghị của Viện KSND TP.HCM và Viện KSND cấp cao tại TP.HCM.
Theo nội dung vụ án, Vinasun cho rằng Grab có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi, gây thiệt hại cho Vinasun khi lợi dụng việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Quyết định 24 ngày 7/1/2016 về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (còn gọi là Đề án 24).
Do đó, Vinasun đã khởi kiện Grab ra tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại 41,2 tỷ đồng.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM cho rằng, Grab kinh doanh taxi, vi phạm Nghị định 86 và Đề án 24 và gây ra thiệt hại cho Vinasun.
Sau bản án sơ thẩm, Grab và Vinasun cùng kháng cáo, trong đó Grab đề nghị tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án, còn Vinasun đề nghị tòa phúc thẩm sửa án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Tin gió mùa Đông Bắc
Theo Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, sáng sớm nay (10/3), không khí lạnh ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.
Dự báo ngày và đêm nay, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
Bắc Bộ cục bộ có mưa rào và dông; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, các tỉnh vùng núi phía Bắc trời chuyển rét. Từ đêm nay, Bắc Bộ trời chuyển rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 17-20 độ, vùng núi có nơi dưới 15 độ.
Khu vực Hà Nội hôm nay, cục bộ có mưa rào và dông. Trời chuyển mát, đêm trời rét với nền nhiệt độ thấp nhất khoảng 18-20 độ.
Quyền, Tiền và Bệnh thành tích
Lập Quyền Dân
Cả ba căn bệnh không chỉ bóc trần những lỗ hổng chết người trong chống dịch Covid-19 ở Việt Nam. Những căn bệnh ấy còn bộc lộ các tử huyệt của chế độ, chiếu rọi vào những vụ tham nhũng quyền lực và lãng phí tiền thuế của dân đen.
Đêm và rạng sáng ngày 7/3/2020 có nét gì đó hao hao với đêm và rạng sáng ngày 9/1/2020. Cả hai sẽ đi vào lịch sử như “cái đêm hôm ấy đêm gì”. Sự cố 7/3 không chỉ soi rọi những khuyết tật đáng sợ trong đợt chống dịch, mà cả hai đại hoạ này sẽ còn được nhắc đến như những cột mốc đáng nhớ trong cuộc chiến chưa biết đâu là “trận cuối cùng”, chống lại những lỗ hổng chết người của chế độ. Quyền, tiền và chạy theo thành tích đã gây ra cuộc hành quyết man rợ ở thôn Hoành, Đồng Tâm giáp Tết Canh Tý. Nay, cả ba căn bệnh ấy tiếp tục đoạ đầy dân Việt. Cậu ấm cô chiêu (rich kids) kiểu Hồng Nhung, nấp dưới tiền và quyền, lọt được mọi thủ tục và luật lệ sau khi rời máy bay, đã gây ra tai hoạ. Một nửa số hành khách cùng khoang thương gia với Nhung có dấu hiệu lây nhiễm. Kẻ thứ 21 lại là một phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tay này khi về thành phố đã “kịp” họp với 42 trưởng lão ở độ tuổi dễ xẩy ra rủi ro nhất.
Từ chuyện bệnh nhân số 21 trùm về “ní nuận” (tay Thuấn này không phát âm nổi chữ “lờ”), thần dân nước Việt biết thêm một số điều nghịch lý. TS. Nguyễn Ngọc Chu nêu câu hỏi: Tại sao đoàn nước ta đi học tư bản để trình đại hội đảng kế hoạch xây dựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước tư bản sang ta học hỏi để về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ta vẫn khẳng định, CNXH ưu việt hơn? Những người chuẩn bị văn kiện không đi chuyến công tác này thì có ảnh hưởng gì đến đại hội 13 không? Trước đây, chưa biết tư bản là gì, thì đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được từng m2 trên thế giới, cớ gì phải đến tận nơi? Từ đó, TS. Chu kết luận: “Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng để hưởng thụ… rất nhiều người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài, dùng tiền ngân sách tiêu xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân”.
Trở lại với các nạn nhân của Hồng Nhung và Quang Thuấn, 42 vị bô lão nói trên, nhờ cả “quan hệ” lẫn “tiền tệ” ban đầu chưa phải cách ly. Tin xấu là gia đình các vị ấy và cộng đồng có thể gặp rủi ro, nhưng tin tốt là (lạy Chúa), chúng ta “sẽ không bị” lý luận dẫn dắt một thời gian. Có blogger còn viết rằng, ổ virus lý luận ấy còn nguy hại hơn cả Covid-19. Nhưng nhờ phước ông bà để lại, CNCS Việt Nam chỉ là
phiên bản rởm của Tàu khựa. Nhờ thế, các loại “bò đỏ” (hay dòi bọ đỏ) ở đây chưa có dịp soán ngôi để bắt toàn dân tụng niệm đủ các loại “trước tác” Xít – Mao – Lê kiểu như bài viết từ hai giáo sư nọ trên một tạp chí của Trung cộng. Trong nước hiện nay, “đại diện” xã hội đen kiểu Năm Cam và “đại sứ” cộng sản đỏ kiểu Nguyễn Thanh Sơn (từ Nga về) được trích dẫn nhiều hơn cả Marx, bởi “ranh ngôn” khét tiếng: “Ở xứ này không phải cái gì cũng mua được bằng tiền, nhưng có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
Nhân 8/3, nên nhắc lại để mọi người đừng quên quyền lực của phái yếu. Chỉ một “tiểu thư” Nguyễn Hồng Nhung cũng đủ để “hất” mọi nỗ lực của các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương xuống sông xuống biển. Ở đây, vấn đề không phải là thiếu pháp luật mà là thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật. Và hậu quả nhãn tiền là lãnh đạo họp khẩn giữa nửa đêm như thời chiến. Một số nhà trong phố, một building khu cao tầng và hàng trăm người tiếp xúc gần/xa với cô gái đã bị cách ly. Cả thành phố sững sờ, hoang mang, rồi bật dậy rất nhanh từ bài học Vũ Hán. “Quân tử phòng thân…” nên nhà nhà, người người “thi đua” tích trữ lương thực từ đêm đến sáng. Các dãy thanh toán trong siêu thị xếp hàng rồng rắn. Giấy vệ sinh cùng mỳ sợi, các loại dầu ăn và xà bông… biến mất khỏi các kệ hàng. Các mệ sồn sồn bỏ khiêu vũ, ngồi nhà giã ruốc cho con cháu. Cả thành phố như chuẩn bị đi sơ tán giống thời chiến tranh phá hoại.
Thị trưởng Nguyễn Đức Chung như “gà mắc tóc”, hai ngày rồi mà vẫn chưa xác định đủ danh tính 21 người cùng ngồi hạng thương gia. Chỉ cần cú nhấp chuột là có đủ tất cả thông số của 21vị ấy. Điều cắc cớ là ông thị trưởng chuyên thạo điều tra hình sự đã không dám công bố, vì bọn họ hầu hết đều là VIP. Có tiền, có quyền, hoặc có cả hai, khi tên tuổi họ xuất hiện, sẽ kéo theo danh tính của những người bị nghi là lây nhiễm tăng cấp số nhân. Như thế, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chống dịch. Sắp công bố “hết dịch”, nay lại “mắc dịch” thì thật đau đầu cho những kẻ nhiễm virus “bệnh thành tích”. Trước đây, ai cầm đèn chạy trước ô tô, thông tin sớm chuyện dịch bệnh, nhà cai trị cho lên bờ xuống ruộng. Giờ thì sắp nói “đại dịch” rồi, thách ai định phạt, cứ cởi khẩu trang ra mà cãi. Dịch đã vươn tới tận trung ương, tới ông to bà nhớn, đâu phải chỉ “đặc sản” cho dân nghèo. Ít nhiều, đó chính là sự bình đẳng trước dịch.
Thật ra chính quyền dường như cũng đã thấy bất an trước nguy cơ Covid-19 trở lại. Một mặt do dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn trên thế giới, mặt khác chính những người trong bộ máy hiểu rõ, dịch bệnh trong nước không hẳn đã ổn, như các số liệu “trưng ra” để lấy thành tích. Hơn nữa, nhiều khác biệt và những đối chọi ngược nhau trong các phát ngôn của những người có trách nhiệm cho thấy, chính quyền nắm giữ nhiều thông tin đáng lo ngại hơn những gì người dân được biết. Dưới bề nổi của “tảng băng” thành tích, vẫn để lọt lưới hàng rào kiểm soát cửa khẩu sân bay, không yêu cầu dân mình từ nước ngoài về khai báo y tế, nhân viên cơ quan này không thực hiện đúng quy trình khi tiếp xúc với bệnh nhân. Ngay cả “tiểu thư” Nhung dù bị một bộ phận dân mạng đòi “cắt trọc bôi vôi”, nhưng bộ phận khác tỏ thương hại, vì biết đâu, cô cũng chỉ là “con dê tế thần”. Nhà nước đang “ngấp nghé” muốn tuyên “dịch bệnh trở lại”.
Theo một thuyết âm mưu, cơn hoảng loạn “Covid-19 trở lại” có thể xuất phát từ một nguyên nhân còn “ẩn dấu”. Chuẩn bị “nổ” về “hết dịch” thì nghe tin, sau WB (12 tỷ USD), đến lượt IMF vừa tung gói hỗ trợ 50 tỷ USD cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch. Việt Nam bị loại khỏi danh sách, vì chính phủ sắp tuyên bố hết dịch. “Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê!” Quyền, tiền và bệnh thành tích móc ngoặc với nhau như thế thì liệu gỡ có phải chuyện dễ? Nếu cần tranh biếm hoạ, có thể vẽ con virus đang bám đuổi một người chạy hụt hơi về phía trước để mô tả tâm trạng hoảng loạn hiện nay của cả người dân lẫn giới cầm quyền. “Cuộc săn đuổi của quyền, tiền và bệnh thành tích” sẽ được chú thích bên dưới bức tranh đắt giá, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Giấc mơ “biến nguy thành cơ”, khôi phục du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của Thủ tướng Phúc trước thời điểm quý một năm 2020 tan thành mây khói!
Trở lại bài viết của hai giáo sư Tàu nói về chủ nghĩa Mác sẽ đánh bại corona! Số tượng Mác – Lê trên thế giới quả là không nhiều. Và mấy ai thấy tượng đài nào vướng Covid-19 chưa, kể cả khu tượng đài Lê Nin xây ước tính 12 tỷ ở Nghệ An? Đọc tiêu đề bài viết của hai giáo sư Tàu cũng khiến thiên hạ cười rớt hàm. Ở ta, có thể đưa bài “Ngạo nghễ Việt Nam” làm đối ứng để xưng tụng. Cho dù vẫn biết rằng, “bài ca” chặn dịch của chính quyền nặng về phần “diễn” lập trường chính trị hơn là phản ánh kết quả thực chất. Thành tích là đỉnh cao có thể đo đếm. Quyền lực thì luôn có tính nhiệm kỳ. Tiền tài lại càng là trạng thái động. Ba thứ thoảng qua ấy thực ra không bền vững chút nào. Con virus corona có thể phá hủy chúng khá nhanh, đặc biệt tại những nơi mà ba thứ ấy quyện lại đậm đặc như ở ta. Nhìn sang Tàu, không thể không đặt câu hỏi: “Nhiệm vụ của những Virus Vũ Hán là gì trong tình thế chính trị toàn cầu hiện nay?”
Tìm hiểu thêm tại:
https://baotiengdan.com/2020/03/09/cong-tac-nuoc-ngoai-mot-hinh-thuc-tham-nhung-huong-thu/
https://tuoitre.vn/phung-gia-loc—cai-dem-hom-ay-dem-gi-114622.htm
https://trithucvn.net/trung-quoc/giao-su-trung-quoc-chu-nghia-mac-se-danh-bai-virus-corona.html
https://baotiengdan.com/2020/03/07/diem-tan-vo-tu-nhung-khac-biet/
https://www.youtube.com/watch?v=PBCQPb3PQdQ
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/power-money-and-achievements-03092020143954.html