Tin khắp nơi – 10/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/03/2020

Nhà Trắng thảo luận

về kế hoạch đối phó với virus corona

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và các quan chức kinh tế khác vào ngày 9/3 để cân nhắc các hành động nhằm ngăn chặn hậu quả từ sự bùng phát virus corona, Reuters dẫn nguồn tin từ một giới chức chính quyền Trump cho hay.

Mặc dù giảm nhẹ mối đe dọa về dịch bệnh, nhưng chính quyền Trump đang cân nhắc một số chính sách tiềm năng, bao gồm cho phép lấy ngày nghỉ bệnh được trả lương, quan chức trên cho biết với điều kiện giấu tên.

Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ hiện nay được xác nhận là 566 người, trong đó có 22 trường hợp tử vong, theo các cơ quan y tế công cộng tiểu bang và một cuộc kiểm đếm quốc gia do Đại học Johns Hopkins thực hiện.

Khoảng ¾ trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đã báo cáo các bệnh nhiễm COVID-19.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi vào tình trạng bán tháo trong hai tuần qua vì lo ngại virus corona bùng phát sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Thị trường này giảm mạnh vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai, gây ra tình trạng ngừng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Các chỉ số chính của Hoa Kỳ đã giảm hơn 4% vào cuối buổi sáng.

Khi được hỏi về sự sụt giảm thị trường chứng khoán mới nhất, Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar nói với các phóng viên rằng chính phủ liên bang đang làm việc tích cực để đối phó với cuộc khủng hoảng. “Chúng tôi rất nghiêm túc đối với dịch COVID-19”, ông nói.

Tổng thống Trump, người thường xem thị trường chứng khoán như một thước đo thành tích kinh tế của mình, trên trang Twitter đã chỉ trích truyền thông về cách đưa tin về sự bùng nổ dịch bệnh. Ông cáo buộc đảng Dân chủ đang thổi phồng tình hình “hơn mức thực tế”.

Sự bùng phát coronavirus, bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối năm ngoái, đã lan ra ít nhất 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 110.000 người đã bị nhiễm bệnh và khoảng 3.800 người đã chết.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-virus-corona/5321507.html

 

Virus corona đang đe dọa Nhà Trắng

và tổng thống Donald Trump

Thụy My

Con virus corona xuất phát từ Vũ Hán đang tiến lại gần Nhà Trắng và tổng thống Mỹ Donald Trump vì ông có các tiếp xúc cá nhân với năm dân biểu, nghị sĩ đang bị cách ly.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Stephanie Grisham hôm qua 09/03/2020 tuyên bố : « Tổng thống chưa xét nghiệm virus corona, vì ông không có cuộc tiếp xúc gần và kéo dài với một bệnh nhân bị nhiễm, và cũng không có triệu chứng nào ».

Tuy nhiên có năm thành viên Quốc Hội đã tiếp xúc với tổng thống trong những ngày gần đây, và hôm qua họ đã tự cách ly 14 ngày vì có nguy cơ lây nhiễm, dù không có triệu chứng. Chánh văn phòng tương lai vừa được bổ nhiệm cách đây vài ngày, Mark Meadows cũng thông báo tương tự.

Dân biểu Cộng Hòa Matt Gaetz hôm qua thậm chí còn đi cùng phi cơ Air Force One với tổng thống đến Washington. Ít lâu sau ông cho biết « cách đây 11 ngày » có tiếp xúc với một người nay được biết là dương tính với virus corona. Dù không có những biểu hiện đáng ngờ, ông Gaetz đã đi xét nghiệm và đang chờ kết quả.

Một dân biểu Cộng Hòa khác là Doug Collins, đã gặp tổng thống Trump hôm thứ Sáu 6/3, hôm qua cũng loan báo sẽ tự cách ly. Trong những tấm ảnh AFP chụp được, ông Collins đứng ngay sau ông Trump trong chuyến thăm Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) ở Atlanta. Theo một số báo, Doug Collins có bắt tay Donald Trump trong dịp này.

Hai dân biểu trên tham dự một hội nghị quan trọng thường niên của phe bảo thủ (CPAC) ngày 26-29/2 gần Washington. Tổng thống Donald Trump và phó tổng thống Mike Pence đều hiện diện. Cũng tại hội nghị này, thượng nghị sĩ Ted Cruz và dân biểu Paul Gosar đã bắt tay một người bị dương tính, vào tối Chủ nhật cả hai loan báo tự cách ly.

Dân biểu Julie Browley (Dân Chủ) cũng quyết định làm việc từ xa sau khi gặp một người bị nhiễm « vào tuần trước ».

Nổi tiếng là một người ngán ngại các loại virus từ trước khi xảy ra nạn dịch, tuần trước tổng thống Trump nói đùa là từ nhiều tuần qua ông không đụng đến khuôn mặt mình. Cho đến nay, Donald Trump có xu hướng làm giảm nhẹ tầm mức của dịch bệnh này, Nhà Trắng hôm qua 9/3 bác tin ông Trump rút gọn chương trình hoạt động.

Tuy nhiên trong giai đoạn tranh cử, cuộc khủng hoảng dịch tễ đã gây ảnh hưởng nặng nề : khó thể tổ chức những cuộc mít-tinh lớn, còn tăng trưởng – một trong những chủ đề chính trong chiến dịch vận động của ông Donald Trump cũng bị virus corona làm chao đảo.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200310-virus-corona-%C4%91ang-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-v%C3%A0-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-donald-trump

 

Tổng thống Trump chưa xét nghiệm nCov

dù đã tiếp xúc với 2 nghị sĩ đang tự cách ly

Hải Lam

Nhà Trắng hôm 9/3 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa xét nghiệm nCov, dù ông đã tiếp xúc hai nghị sĩ đã tự cách ly sau khi tham dự một hội nghị có người nhiễm COVID-19.

“Tổng thống chưa xét nghiệm COVID-19 vì ông không tiếp xúc gần với bất kỳ người nào được xác nhận nhiễm bệnh, ông cũng không có bất kỳ triệu chứng nào. Tổng thống Trump vẫn đang có sức khỏe rất tốt và bác sĩ của ông sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ”, Reuters dẫn tuyên bố của phát ngôn viên của Nhà Trắng Stephanie Grisham.

Theo CNN, hai hạ nghị sĩ đã tiếp xúc với ông Trump là Matt Gaetz (bang Florida) và Doug Collins (bang Georgia). Ông Gaetz đã đi cùng chuyên cơ Không lực Một (Air Force One) và xe limousine với Tổng thống Trump, đồng thời ông cũng có chuyến nghỉ cuối tuần ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của tổng thống.

Ông Collins đã bắt tay đón Tổng thống Trump tới bang Georgia ngày 6/3. Nghị sĩ cũng đứng ngay sau tổng thống khi ông đi thăm văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) ở thành phố Atlanta, bang Georgia.

Hai quan chức này gần đây đã tự cách ly sau khi nhận được thông báo về việc họ đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 tại một hội nghị vào cuối tháng trước.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-chua-xet-nghiem-ncov-du-da-tiep-xuc-voi-2-nghi-si-dang-tu-cach-ly.html

 

Virus corona: Vấn đề Donald Trump

chưa từng phải đối mặt

Jon SopelBiên tập viên Bắc Mỹ

Có hai con số mà Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm và không rời mắt. Trong tâm trí người đứng đầu Nhà Trắng, chúng liên quan đến nhau.

Đầu tiên là mức độ ủng hộ của công chúng. Điều này không có gì lạ. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc và Gallup thăm dò ý kiến thường xuyên về vấn đề này, các đời tổng thống từ đời Harry Truman trở đi đều luôn theo dõi cách công chúng Mỹ đánh giá họ.

Con số thứ hai là thị trường chứng khoán. Trong khi các tổng thống khác xem các chỉ số như một khí cụ để theo dõi biến động thị trường thì Trump đặc biệt bị ám ảnh về Phố Wall. Nếu các đời tổng thống trước có quan tâm, cũng không ai đưa ra những bình luận liên tục như Trump đã làm.

Tính toán của Trump là nếu thị trường chứng khoán tăng vọt, thì tỷ lệ ủng hộ của ông sẽ tăng lên và ông sẽ tái đắc cử tháng 11 năm nay. Vì vậy, ngay cả khi thị trường chứng khoán đang bay bổng, tổng thống sẽ hít sâu và thổi mạnh với hy vọng đẩy chỉ số Dow Jones lên cao hơn nữa. Và mỗi khi chỉ số Dow Jones hoặc S & P 500 đạt mức cao mới, ông sẽ gửi tweet để chúc mừng chúng. Chính xác là 280 lần. Nói một cách khác, cứ bốn ngày một lần, trong nhiệm kỳ của mình, Trump lại tâng bốc thị trường lên tận mây xanh.

Nhưng với sự xuất hiện của virus corona, thị trường đã rúng động và giảm mạnh trong vài tuần qua. Hôm thứ Hai, độ lao dốc của thị trường khiến Phố Wall được báo động. Với mức độ sụt giảm hơn 7%, sàn giao dịch tạm dừng hoạt động trong vòng 15 phút để các nhà giao dịch nghỉ lấy hơi xem xét tình hình. Hít một hơi thật sâu. Họ tiếp tục giao dịch. Nhưng sau đó 15 phút, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ.

Có nhiều yếu tố phức tạp mà tôi không đủ trình độ để giải thích. Tất cả đều liên quan đến Nga, Ả Rập Saudi và nhóm OPEC [Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ] khi họ không tìm được tiếng nói chung trong việc cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu. Đây là hệ quả của việc các chuyến bay bị hủy vì virus corona. Sự khủng hoảng của thị trường là điều không thể chối bỏ nhưng những gì họ nghe được từ chính quyền không giúp xoa dịu cơn hoảng loạn.

Tấn công và phản đòn

Tổng thống đã Trump quen với việc chiến đấu từ hầm trú ẩn mỗi khi có cuộc khủng hoảng – và thật tình mà nói thì ba năm qua, không ít bi kịch đã nổ ra. Nhưng dịch virus corona khác với mọi thứ mà tổng thống Trump từng đối đầu về cả bản chất lẫn tầm vóc. Với cuộc điều tra của Robert Mueller (mọi người còn ai nhớ?) nhiều cái tên được xướng lên. Những người như: Jim Comey ‘nói dối’, Bob Mueller, little Jeff Sessions, Michael Cohen, Andrew McCabe…. Và trong phiên tòa luận tội, một loạt người mà Donald Trump có thể vung một cú đấm bật: Schiff mưu mẹo, Nancy lo lắng, Chuck Schumer mít ướt.

Như Donald Trump đã nói, ông ấy là một tay đấm trả cừ khôi.

Nhưng làm thế nào để đánh bại virus? Đổ lỗi cho ai? Ai là thủ phạm? Nhắm tweet vào ai? Covid-19 không có tài khoản Twitter.

Trong tình trạng khẩn cấp về y tế, cái gì là điều bất khả xâm phạm đối với những người dân đang trong cơn hoảng loạn và nói thẳng ra, là với các nhà đầu tư ở Phố Wall? Điều đó là thông tin đáng tin cậy, là thông điệp từ chính phủ về những nguy cơ và cách thức giảm thiểu rủi ro. Và luồng thông tin đó phải dựa trên bằng chứng khoa học đáng tin cậy nhất. Không được có yếu tố nào khác len lỏi vào.

Ở Mỹ, trong khi chính quyền đang phải vất vả để tìm cách ứng phó thì các thông điệp về virus corona được đưa ra rất hỗn tạp. Đây không phải lần đầu tiên tổng thống có những tuyên bố mâu thuẫn với cố vấn và chuyên gia y tế của mình. Đó là đặc tính nhất quán trong nhiệm kỳ tổng thống này. Quay trở lại cuộc điều tra Mueller giờ đã bị lãng quên, nếu tổng thống không hoàn toàn đối nghịch với nhóm báo chí của mình về lý do sa thải Giám đốc FBI, James Comey, liệu có cần phải bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt Robert Mueller không?

Khi virus corona bắt đầu bùng phát, Donald Trump tìm cách làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của nó và đánh giá quá cao sự phòng bị của nước Mỹ. Ông nói rằng sự lây lan đã được kiểm soát. Nhưng thực tế thì không. Ông nói rằng các ca mắc bệnh sẽ sớm trở thành số không. Nhưng điều đó đã không xảy ra và đó cũng không phải là lời khuyến cáo ông đã nhận được. Ông đề xuất những người có triệu chứng vẫn cứ nên đi làm nếu cảm thấy đủ khỏe. Thực tế, họ không nên làm vậy.

Ông cũng lập luận rằng ông không muốn những hành khách của tàu Grand Princess vì những hành khách này sẽ đẩy số ca nhiễm ở Mỹ lên cao trong khi đó không phải lỗi của ông. “Tôi thích những con số đứng yên ở vị trí đó. Tôi không muốn thấy số ca nhiễm tăng gấp đôi chỉ vì một con tàu. Đó không phải là lỗi của chúng ta”, Trump nói với Fox News.

Mối quan tâm của ông tổng thống có vẻ không phải là sự an toàn của người dân Mỹ (điều ông đã tuyên thệ trong lễ nhậm chức), mà là giữ con số người nhiễm không tăng bằng cách để người dân lênh đênh trên biển – theo đúng nghĩa đen.

Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Trump đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) – tâm điểm của cuộc chiến chống lại virus corona – với chiếc mũ quảng cáo cho chiến dịch ‘Keep America Great’ và tuyên bố rằng mọi công dân Mỹ có thể xét nghiệm virus khi cần. Thực tế không phải như vậy! Cho đến nay, chỉ có khoảng 1.500 người Mỹ đã được thử nghiệm, so với hơn 20.000 ở Anh với dân số chỉ bằng 1/5 dân số Mỹ. Các chuyên gia y tế tại Mỹ tin rằng tỷ lệ nhiễm virus corona trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu được công bố. Nhưng dường như có điều gì đó gây chói tai gai mắt về tổng thống. Khi giữa tình huống khẩn cấp về y tế, ông đến CDC với chiếc mũ của chiến dịch tranh cử tổng thống. Ông đến đó với tư cách là ứng cử viên cho tháng 11 năm 2020, hay tư cách của một Tổng tư lệnh trong thời điểm đất nước đang có biến?

Giới chỉ trích cho rằng lý do tổng thống mâu thuẫn với phó tổng thống Pence (người chịu trách nhiệm cho việc ứng phó bệnh dịch trên toàn quốc) và các chuyên gia y tế công cộng dưới quyền ông Pence, là vì tổng thống cần thị trường chứng khoán tiếp tục tăng giá – vì điều này rất quan trọng chiến lược tái cử của ông. Lời giải thích tử tế hơn là Trump không muốn gây ra sự hoảng loạn, dẫn đến những cảnh lố bịch mà chúng ta thấy ở Anh vào cuối tuần với những người đổ chất đầy giỏ đi chợ bằng những cuộn giấy vệ sinh (mọi người dự định tự cách ly trong bao lâu?)

Ảnh hưởng của thông điệp hỗn hợp?

Vì vậy, hãy xem tweet của ông Trump vào sáng thứ Hai khi Phố Wall đang rơi tự do. “Năm ngoái, 37.000 người Mỹ đã chết vì bệnh cúm thông thường. Trung bình từ 27.000 đến 70.000 mỗi năm. Không có gì phải ngừng lại, cuộc sống và nền kinh tế vẫn tiếp diễn. Hiện tại có 546 trường hợp nhiễm coronavirus, với 22 trường hợp tử vong. Hãy nghĩ về điều đó!”

Nhưng trong khi cúm thông thường chắc chắn là cướp đi nhiều mạng sống, các chuyên gia ước tính rằng virus corona rõ ràng nguy hiểm hơn. Vì vậy, trong lúc tổng thống đang tweet điều này, các quan chức đã lên sóng nói rằng cuộc khủng hoảng là có thật, rằng người Mỹ cần phải ứng phó, và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi nó trở nên tốt hơn.

Đối với tất cả những gì Donald Trump có thể muốn người Mỹ tiếp tục sinh hoạt như không có gì xảy ra, hành vi mọi người đang bị ảnh hưởng. Sân bay yên tĩnh hơn, máy bay trống rỗng hơn, người ta có thể dễ dàng mướn phòng với giá rẻ tại các khách sạn. Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ khử trùng tay hay bạn là Netflix thì tình hình giờ rất tốt. Nhưng đối với phần lớn còn lại của nền kinh tế, thực tế trông khá nghiệt ngã.

Virus corona lan nhanh bên ngoài Trung Quốc

Virus corona: Mỹ, Úc, Thái xác nhận ca tử vong đầu tiên

Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng

Rất có thể là các thông điệp hỗn hợp sẽ không làm tổn hại tổng thống. Đã bao nhiêu lần các nhà bình luận vuốt cằm và đi đến kết luận rằng lần này tổng thống sẽ bị tổn thương sâu sắc, chỉ để lại ngồi đó nhìn sự vi phạm trầm trọng qua đi mà người phát ngôn không bị ảnh hưởng gì.

Tổng thống trước đó đã không phải đối phó với bất cứ điều gì như thế này – một cuộc khủng hoảng y tế mà quỹ đạo không chắc chắn – mặc dù nếu Bắc Ý và Hàn Quốc là những thí dụ là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, virus corona có thể trở thành thực sự nghiêm trọng ở Mỹ.

Nhưng có một điều khác cần được đề cập về nước Mỹ và sự sẵn sàng đối phó với những vấn đề như thế này – và điều này không liên quan đến Donald Trump và chính quyền của ông. Vâng, việc ông giảm thiểu toàn bộ đơn vị an ninh sức khỏe toàn cầu của Hội đồng An ninh Quốc gia giờ đây có vẻ như quá đáng, cũng như việc loại bỏ Quỹ khủng hoảng phức tạp trị giá 30 triệu đôla của chính phủ Hoa Kỳ.

Mỹ thì khác và đang lo lắng

Những điều này liên quan đến nền tảng của những gì Hoa Kỳ là và không là.

Nước Mỹ không thực sự có phúc lợi nhà nước. Mạng lưới an toàn mà nó cung cấp cho công dân mỏng manh như chỉ mành, nói theo kiểu nhẹ nhất. Vâng, có một loạt các chính sách xã hội rất sáng tạo còn sót lại từ Thỏa thuận Mới trong thập niên 1930 hoặc Cuộc chiến Chống Đói Nghèo trong thập niên 1960. Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng của Barack Obama đã dẫn đến việc nhiều triệu người có bảo hiểm y tế – nhưng nó còn theo sau rất xa so với những gì người châu Âu hiểu là một chế độ phúc lợi nhà nước.

Chỉ cần nói đến chuyện thử nghiệm. Một người bạn tôi sống ở DC vừa trở về sau khi du lịch nước ngoài. Anh quay trở lại Mỹ và phát triển chứng đau họng trầm trọng, theo sau là ho và sau đó nhanh chóng bị sốt. Anh rất lo lắng, gọi cho bác sĩ của mình, và được bác sĩ cho biết là họ không có bộ dụng cụ kiểm tra. Anh gọi cho bệnh viện địa phương – họ nói rằng không có khả năng đối phó với bệnh dịch. Chuyện này mới xảy ra cuối tuần trước đây thôi (bây giờ anh đã có vẻ đỡ hơn nhiều).

Nhưng giả sử hệ thống y tế Mỹ hoàn toàn có thể đáp ứng mối quan tâm của anh bạn tôi – và phòng khám hoặc bệnh viện bảo cứ đến để làm thử nghiệm. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn tôi không có bảo hiểm y tế tốt (hoặc bất kỳ bảo hiểm y tế nào). Mặc dù chính quyền ra lệnh rằng xét nghiệm là một lợi ích sức khỏe thiết yếu, rất nhiều người sẽ phải nhận những hóa đơn khổng lồ cho phí tổn xét nghiệm. Ở Anh, khi bạn bảo hiểm một chiếc xe hơi, sẽ có một khoản vượt quá – bạn sẽ phải trả 500 đôla đầu tiên cho bất kỳ khiếu nại nào tốn quá khoản. Ở Mỹ thì có có “khoản khấu trừ”. Với bảo hiểm sức khỏe, sẽ có một khoản khấu trừ khá lớn mà người mua bảo hiểm phải trả.

Ngoài ra còn có khoản đóng cố định. Đó là phần tiền bạn phải trả cho mỗi toa thuốc. Tôi thường đứng xếp hàng đằng sau nhiều người ở tiệm thuốc tây gần nhà, những người không dùng thuốc theo toa bác sĩ vì khoản đóng cố định quá cao. Tờ Financial Times ước tính rằng nếu phải bỏ tiền túi ra để thử nghiệm xem mình có bị nhiễm virus corona không, mỗi người có thể sẽ phải chi cả hàng nghìn đôla. Nếu bạn ở trong tình trạng tài chánh chật vật và lúc nào cũng ngóng cổ chờ ngày lãnh lương, thì sẽ lấy tiền đâu để thử nghiệm?

Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cảm thấy không khỏe, hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm virus. Lời khuyên hiện giờ là bạn nên tự cách ly hai tuần. Hai tuần? Đó là hai tuần không kiếm được tiền. Hai tuần phải ngồi ở nhà và có thể sẽ không phát ra dấu hiệu gì là mình có bệnh. Và nếu thế rất có thể lúc nào đó sẽ phải lại ngồi nhà thêm hai tuần nữa.

Hiện tại, liên bang Mỹ không có luật trả lương nghỉ bệnh. Chỉ mười một tiểu bang và Washington DC cung cấp tiền lương nghỉ ốm. Điều đó có nghĩa là có 39 tiểu bang không có. Nếu bị bệnh nằm nhà, nhân viên sẽ không nhận được gì. Điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ mất ít ngày nhân viên phải nằm nhà hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nhưng nếu bạn muốn nhân viên ở nhà thì sao? Việc nhân viên tiếp tục đi làm khi bị bệnh sẽ khiến nguy cơ virus corona lan truyền nhanh như cháy rừng ồ ạt gia tăng. Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ – và là bác sĩ có tiếng nói rõ ràng nhất trong tất cả các cuộc họp của Nhà Trắng về virus corona cuối tuần qua, nói rằng ông lo ngại về tỷ lệ gia tăng “cộng đồng” của virus – nói cách khác, sự lây lan mà không rõ nguồn gốc virus đến từ đâu.

Cuối tuần, tôi nói chuyện với cô bạn là chuyên gia y tế trong NHS [Dịch vụ Y tế Quốc gia] ở Anh. Cô cho biết NHS đã lặp đi lặp lại các kịch bản thảm họa “chiến tranh” – không hoàn toàn giống như chiến tranh, nhưng là chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp sẽ gây căng thẳng lớn cho hệ thống: về những gì họ sẽ làm, làm sao để có đủ giường. Cô mô tả một cấu trúc chỉ huy và kiểm soát từ chính quyền trung ương đến các cơ quan y tế địa phương, và từ đó sẽ chuyển lời khuyên đến các bệnh viện, bác sĩ phẫu thuật và phòng khám sẽ trong việc phó với bệnh nhân. Và cũng giống như trong các sự kiện trị an lớn, như biểu tình hay bạo loạn, sẽ có một lệnh vàng và lệnh bạc. Cô nghĩ rằng sẽ có những căng thẳng nghiêm trọng, và về “kịch bản lập kế hoạch cho trường hợp xấu nhất hợp lý” – cụm từ được sử dụng để đối phó với những kết thúc ảm đạm nhất của dự trù – hệ thống có thể bị quá tải.

Không có nút bấm

Nhưng ít nhất là có một hệ thống. Dù không hoàn hảo. Những người làm việc trong nền kinh tế độc lập ở châu Âu cũng sẽ không muốn tự cách ly và mất tiền. NHS quan liêu và cồng kềnh, nhưng có những nút bấm mà thủ tướng Anh có thể nhấn ở Luân Đôn để điều khiển những gì sẽ xảy ra trên khắp đất nước.

Tổng thống Mỹ cũng có một nút bấm, mà nếu ông nhấn vào, có thể dẫn đến tận thế, và một nút khác trên làm việc trong Phòng Bầu dục sẽ khiến một trong những người phục vụ tại Nhà Trắng mang đến cho ông một ly Diet Coke khác.

Nhưng có lẽ về việc phúc lợi xã hội và y tế trong trường hợp khẩn cấp, đây là dịp mà người đàn ông ở Elysee [văn phòng tổng thống Pháp], và người đàn ông ở phố Downing (Anh) và Frau Merkel [thủ tướng Đức] ở Berlin và người đàn ông đáng thương Signor Conte [ Thủ tướng Ý] ở Rome – và đừng quên tất cả những nền dân chủ xã hội ở Scandinavia – có nhiều quyền lực để tạo nên sự khác biệt so với anh chàng ngồi trong Nhà Trắng.

Chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ thật tuyệt vời khi thị trường đang bùng nổ và nhà nước cho phép bạn tự dẫn dắt cuộc sống mà không can thiệp. Nhưng có lẽ không tốt lắm khi có tai ương.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51812691

 

Dịch COVID-19 cho thấy

Tổng thống Trump đã đúng về Trung Quốc

Thiện Lan

Trong nhiều năm, Tổng thống Donald Trump luôn khẳng định rằng, nước Mỹ đã quá phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, và cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hiện nay đã chứng minh điều đó.

Khi Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều người dự đoán rằng cuộc chiến thương mại này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ, vì Hoa Kỳ đã quá phụ thuộc vào hàng nhập khẩu giá rẻ đến từ Trung Quốc trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong cuộc chiến thương mại, nền kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong khi nền kinh tế Mỹ phát triển với hiệu suất cao nhất trong nửa thế kỷ.

Chuyện gì đã xảy ra? Đáp án thật đơn giản. Vì các công ty từng chuyển nhà máy của họ sang Trung Quốc để tận dụng lao động giá rẻ, quy định lỏng lẻo và thuế xuất khẩu thấp, đã chạy trốn khỏi Trung Quốc tới quốc gia có lợi thế kinh doanh tương tự để không phải đối mặt với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Điều này đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề.

Giờ đây, sự bùng phát dịch COVID-19 trên toàn thế giới có thể đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khi các công ty bắt đầu nhận ra những nguy cơ đến từ quốc gia độc tài có quá nhiều quyền lực đối với chuỗi cung ứng của họ. Sau khi Bắc Kinh đặt hàng trăm triệu công dân của mình dưới sự cách ly, đóng cửa phần lớn nền kinh tế trong nhiều tuần, nhu cầu đa dạng hóa các địa điểm sản xuất đã trở nên rõ ràng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Ban đầu, lý do để rời sản xuất khỏi Trung Quốc là để bảo vệ người lao động và doanh nghiệp Mỹ. Mặc dù trước đó không thể ngờ về virus corona, nhưng sự bùng phát của COVID-19 trên toàn thế giới chứng minh một điều, luôn có một rủi ro đáng kể từ sự phụ thuộc quá mức vào một quốc gia nào đó, đặc biệt đó lại là một quốc gia độc tài thường xuyên phá vỡ mọi quy tắc để đạt lợi ích.

Thiện Lan

Tham khảo The Hill

https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-covid-19-cho-thay-tong-thong-trump-da-dung-ve-trung-quoc.html

 

Thành phố Oakland chuẩn bị tiếp nhận hàng ngàn người

 từ du thuyền Grand Princess có ổ dịch coronavirus

Hôm thứ Hai (09/03/2020), chính quyền liên bang và tiểu bang ở California đang chuẩn bị tiếp nhận hàng ngàn người từ du thuyền đang bị giữ ngoài khơi San Francisco, do trên thuyền có 21 người nhiễm coronavirus. Chính quyền đã rào lại khu vực rộng 11 acres trong cảng Oakland, chuẩn bị các chuyến bay và xe bus để đưa hơn 2,000 hành khách trên du thuyền Grand Princess đến các căn cứ quân sự hay trở về quốc gia của họ, để tiến hành 14 ngày cách ly.

Hơn 3,500 hành khách trên du thuyền đến từ hơn 54 quốc gia. Khi số người chết vì coronavirus ở Hoa Kỳ lên đến ít nhất 21 người và số ca mắc bệnh trên toàn cầu đã tăng vọt lên hơn 110,000, thống đốc tiểu bang California, ông Gavin Newsom và thị trưởng thành phố Oakland đã trấn an công chúng rằng sẽ không có hành khách từ du thuyền Grand  Princess được tiếp xúc với công chúng trước khi hoàn thành 14 ngày cách ly. Số ca nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ đã tăng lên hơn 500 người. Thống đốc Newsom cho hay cảng Oakland được chọn để du thuyền cập bến vì gần phi trường và căn cứ quân sự. Hành khách Mỹ sẽ được chuyển đến các căn cứ quân sự ở California, Texas và Georgia để xét nghiệm virus COVID-19 và cách ly.

Ông Newsom cho biết khoảng 1,100 thủy thủ trên tàu, trong đó có 19 người được xét nghiệm dương tính với coronavirus, sẽ được cách ly và chăm sóc trên du thuyền và sẽ cập cảng ở nơi khác. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã làm việc với các quốc gia của hàng trăm hành khách trên du thuyền để sắp xếp các chuyến bay hồi hương, trong đó có gần 240 hành khách từ Canada.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/thanh-pho-oakland-chuan-bi-tiep-nhan-hang-ngan-nguoi-tu-du-thuyen-grand-princess-co-o-dich-coronavirus/

 

Thượng nghị sĩ Charles Schumer,

và chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi kêu gọi các công ty

trả lương cho nhân viên nghỉ bệnh vì nhiễm coronavius

Hiện nay, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo thiểu số Thượng viện Charles Schumer đang thúc đẩy khả năng đưa ra một kế hoạch lập pháp hỗ trợ kinh tế, do mối lo lắng về coronavirus đã làm thị trường chứng khoán chao đảo. Bà Pelosi và ông Schumer đã đưa ra một danh sách các nhu cầu cần được đưa vào bất kỳ kế hoạch hỗ trợ kinh tế nào, bao gồm trả lương cho nhân viên nghỉ bệnh, tăng cường bảo hiểm thất nghiệp và cung cấp xét nghiệm coronavirus miễn phí và rộng rãi.

Trong số các ý tưởng được nêu ra, hai nhà lãnh đạo đảng Dân chủ muốn trả lương cho nhân viên nghỉ bệnh vì bị cách ly, hoặc cha mẹ phải chăm sóc con cái vì trường học đóng cửa. Họ cũng muốn các bệnh nhân được hoàn trả các chi phí liên quan đến coronavirus mà không được bảo hiểm chi trả. Chính quyền tổng thống Trump đang đối mặt với các câu hỏi về cách chính quyền sẽ bảo vệ nền kinh tế, do những lo lắng về sự bùng phát của coronavirus tại Hoa Kỳ đã khiến cổ phiếu sụt giảm trong những ngày gần đây. Cuối tuần trước, tờ Washington Post đã báo cáo rằng các chính quyền đang xem xét việc hoãn thu thuế cho các ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bùng phát nhiều nhất, bao gồm các ngành công nghiệp khách sạn, du thuyền, du lịch và hàng không.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-charles-schumer-va-chu-tich-ha-vien-nancy-pelosi-keu-goi-cac-cong-ty-tra-luong-cho-nhan-vien-nghi-benh-vi-nhiem-coronavius/

 

Các phi công máy bay do thám của Hoa Kỳ

sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Beidou

của Trung Cộng để dự phòng cho GPS

Theo một vị tướng Không quân Hoa Kỳ, các phi công máy bay do thám của Hoa Kỳ sử dụng hệ thống định vị vệ tinh của Trung Cộng để dự phòng cho GPS trong các nhiệm vụ của họ. Thế hệ thứ hai của hệ thống Trung Cộng, được gọi là Beidou, bắt đầu cung cấp dịch vụ toàn cầu vào cuối năm 2018 và một giai đoạn thứ ba, có nhiều vệ tinh hơn, dự kiến sẽ hoạt động toàn diện vào cuối năm nay.

Trong khi Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) là lựa chọn đầu tiên cho các phi công của máy bay trinh sát U-2 “Dragon Lady”, Beidou, cùng với Glonass của Nga và Galileo của Châu Âu, đóng vai trò thay thế trong trường hợp GPS không khả dụng. Ông Zhou Chenming, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, tuyên bố rằng vì Beidou là một hệ thống mở, nên việc phối hợp chip thu nhận vào đồng hồ sẽ dễ dàng và có thể truy cập hệ thống. Ngoài ra, không giống như GPS, được điều hành bởi Không quân Hoa Kỳ và đôi khi hạn chế các dịch vụ cho người dùng thương mại, hệ thống Beidou không kiểm soát tín hiệu từ các vệ tinh của nó.

Trung Cộng phát triển hệ thống định vị vệ tinh chủ yếu để sử dụng cho quân đội của họ, mà trước đây từng phụ thuộc vào GPS của Mỹ. Tuy nhiên, sau này hệ thống này được mở rộng để sử dụng cho mục đích thương mại trên toàn thế giới, và một khi có đầy đủ chức năng, hệ thống này dự kiến sẽ có độ chính xác 10cm (bốn inch) so với 30cm của GPS.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/cac-phi-cong-may-bay-do-tham-cua-hoa-ky-su-dung-he-thong-dinh-vi-ve-tinh-beidou-cua-trung-cong-de-du-phong-cho-gps/

 

Cử tri California muốn gì

từ cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ

Bất bình đẳng thu nhập

Theo Henderson là một người sống trong bóng tối.

Trong bảy năm liền, ông đã ngủ trên đường phố Los Angeles.

Một nền giáo dục tương đối tốt và một công việc giảng dạy vẫn không đủ để cứu Henderson khỏi một loạt những bất hạnh: bố mẹ qua đời khi còn nhỏ, ốm đau bệnh tật, bị thất nghiệp và cuối cùng là vô gia cư.

Sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 2007 làm phá vỡ nền kinh tế Mỹ, Henderson là một trong những nạn nhân.

Những ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp nước Mỹ “như virus corona” đã ảnh hưởng đến tầng lớp người Mỹ nghèo nhất và lấy mất lòng trắc ẩn từ những tầng lớp bên trên.

“Chúng tôi là một xã hội chỉ biết đổ lỗi và sỉ nhục người khác,” ông nói.

Có thể sẽ là Bernie Sanders đối đầu Donald Trump?

Bầu cử 2020: Ứng cử viên Bernie Sanders là ai?

Vũ khí bí mật chống Trump của các ứng cử viên Dân chủ

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, Henderson vẫn làm một chương trình podcast về cuộc sống trên đường phố Los Angeles. Ông muốn chủ nghĩa tư bản bị dỡ bỏ hoàn toàn nhưng chấp nhận rằng điều đó sẽ không xảy ra.

Thay vào đó, ông đang ủng hộ Bernie Sanders, thượng nghị sĩ cánh tả từ Vermont và vốn đang rất được yêu thích, để ông ta giành được đề cử của đảng Dân chủ trong cuộc đua tranh cử tổng thống 2020.

Ông tin rằng Bernie Sanders nếu là tổng thống sẽ giải quyết tình trạng vô gia cư, cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tái cấu trúc nền kinh tế để mang lại lợi ích cho nhiều người chứ không phải chỉ cho số ít nhỏ giàu có.

Di trú

Cách công viên MacArthur một quãng lái xe ngắn, Claudia Oliveira cũng lo lắng về những người sống trong bóng tối.

Khu vực này đã có một lịch sử đen tối về tình trạng buôn bán ma túy và bạo lực băng đảng nhưng ngày nay, đây là một nơi sáng sủa và nhộn nhịp với những người bán hàng rong rao bán mọi thứ từ những hộp kính râm đến các chính sách bảo hiểm.

Là một người nhập cư, Oliveira là thành viên của một ủy viên hội đồng của một cộng đồng có số đông là người gốc Mỹ La tinh.

“Ở California, cứ một trong bốn người là người nhập cư hoặc có liên quan đến người nhập cư,” bà nói. “Chúng tôi có nền kinh tế lớn nhất ở Hoa Kỳ mà những tiếng nói đó không được lắng nghe.”

Khoảng 46 triệu người sống ở Mỹ năm 2017 là người được sinh ra ở nước khác, theo Trung tâm nghiên cứu Pew. Trong số đó, ước tính 10,5 triệu người đang sinh sống bất hợp pháp.

Donald Trump đã khai thác những số liệu thống kê đó để giành được Nhà Trắng cho đảng Cộng hòa vào năm 2016 và từ đó đã làm chậm dòng người nhập cư với sự kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, đối xử khắc nghiệt hơn với người di cư và gia đình họ, và cùng với những lời lẽ mang tính thù địch.

Bà Oliveira, người ủng hộ cựu thị trưởng Pete Buttigieg trong các cuộc bầu cử sơ bộ, muốn có một cách tiếp cận từ bi hơn, bao gồm cả con đường trở thành công dân cho những người di cư không có giấy tờ nếu họ đóng góp cho cộng đồng và đóng thuế.

“Một khi chúng ta có thể lắng nghe nhiều hơn tiếng nói của người nhập cư, chúng ta sẽ có thể có nhiều giải pháp lâu dài hơn cho tất cả các vấn đề của chúng ta,” bà nói.

Biến đổi khí hậu

Khi tờ Los Angeles Times yêu cầu người dân California cho biết ưu tiên số một của họ khi chọn vị tổng thống tiếp theo và gần một nửa đã chọn một vấn đề hoàn toàn khác – biến đổi khí hậu.

Al Huck đồng ý với điều đó.

Ông làm việc trong ngành chăm sóc y tế công nghệ cao và sống ở Thung lũng Simi, một thành phố ở phía tây bắc Los Angeles, được biết đến là nơi an nghỉ cuối cùng của cố Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan.

“Biến đổi khí hậu là vô cùng nghiêm trọng,” ông nói. “Chúng tôi đã có nhiều đám cháy dữ dội ở California … những đám cháy rất lớn.”

Theo các ghi chép có từ năm 1932, California đang trải qua nhiều vụ cháy rừng kinh hoàng nhất, lớn nhất và tàn phá nhất trong 20 năm qua.

Các nguyên nhân đằng sau việc cháy rừng gia tăng khá là phức tạp nhưng các nhà khoa học cho biết hoạt động của con người đã “tác động đáng kể hoạt động hoang dã ở California”.

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể tồn tại lâu hơn nữa nếu chúng ta tiếp tục thế này,” ông Huck nói.

Ông cho rằng Mike Bloomberg, cựu thị trưởng New York và là tỷ phú sáng lập công ty truyền thông và dữ liệu tài chính mang tên ông, là cách tốt nhất để giải quyết thách thức hiện hữu này và đánh bại ông Trump, người mà ông Huck coi là “tội phạm”.

Ông Bloomberg “biết cách làm được việc và ông cũng biết cách lãnh đạo”, ông nói.

Chăm sóc sức khỏe

Ưu tiên thứ hai của các cử tri trong cuộc thăm dò của LA Times là cải cách y tế, mà đối với Ebony Lamkin là vấn đề sống chết.

Cô bị bệnh Crohn và ở trong tình trạng khá trầm trọng, phải điều trị ở bệnh viện nhiều lần và sử dụng những loại thuốc rất đắt tiền, với mỗi lần điều trị tiêu tốn khoảng 20.000 đô la một tháng. Cô hoàn toàn phụ thuộc vào Medicare, một chương trình bảo hiểm y tế do chính phủ liên bang quản lý.

Ứng cử viên Dân chủ hàng đầu tranh cãi về ‘nữ tổng thống’

Ứng cử viên tỷ phú Bloomberg sẽ được tham gia tranh luận

Bầu cử 2020: Tỷ phú Michael Bloomberg muốn thách thức Trump

“Không có nói, tôi sẽ không thể sống sót,” cô nói một cách thẳng thắn.

Trong vài năm qua, Lamkin đã phải cấp cứu hồi sinh ba lần và cần truyền máu ba lần.

Cô nói rằng những thay đổi dưới thời chính quyền Trump có nghĩa là cô phải ngừng hóa trị trong sáu tháng khi chính phủ rút tiền tài trợ, và cô sẽ không có tiền để mua thuốc.

“Sức khỏe của tôi đã xấu đi,” cô nói. “Nó chỉ tồi tệ, tồi tệ hơn.”

Lamkin giờ đã có thuốc nhưng vẫn lo lắng cho tương lai và không chắc là ứng cử viên tổng thống nào sẽ là tốt nhất.

Cô hát trong dàn xướng ca nhà thờ Voices of Destiny Choir, diễn tập tại Nhà thờ Greater Zion ở vùng ngoại ô LA của Compton, một quận chủ yếu là người Mỹ gốc Phi.

Bất công xã hội

Một người khác ở dàn xướng ca, nhân viên bưu điện James Moore Jr, nói vấn đề lớn nhất trong cuộc bầu cử này là “bất công xã hội” và đặc biệt là đối với người Mỹ da đen dưới bàn tay của cảnh sát.

“Họ thà bắn hạ chúng tôi và giết chúng tôi” còn hơn là cố gắng giải quyết một tình huống, ông nói.

Đối với ông Moore, 31 tuổi, tỷ lệ tham gia đi bầu trong giới trẻ sẽ rất quan trọng trong việc xác định tương lai của đất nước ông.

“Tôi tin rằng nếu chúng ta cho phép tiếng nói của mình được lắng nghe, đặc biệt là trong thế hệ thiên niên kỷ chúng tôi (millennial), thì tôi tin rằng chúng ta có thể đưa Bernie Sanders vào Nhà Trắng, hoặc bất kỳ ai khác ngoài Donald Trump,” ông nói.

Kinh tế

Đối với Jasmin Tuffaha Gutierrez, người làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ quyền lợi công sở, “một người đàn ông trưởng thành biết tư duy, có trách nhiệm đứng đầu Nhà Trắng sẽ rất tuyệt vời nhưng tôi đang cố gắng vươn xa hơn một chút – và tôi yêu Elizabeth Warren.”

Tuffaha Gutierrez cho rằng nền kinh tế là vấn đề lớn nhất trong chiến dịch “tranh giành cuộc đua đuổi Trump ra khỏi Nhà Trắng”.

Nhiều đảng viên Cộng hòa cũng nghĩ rằng nền kinh tế sẽ là vấn đề lớn nhất của năm 2020, và coi đó là con át chủ bài của họ nhờ tăng trưởng ổn định, thất nghiệp ở mức thấp trong 50 năm và mức cao kỷ lục của thị trường chứng khoán.

Bà Tuffaha Gutierrez không tin vào điều đó.

“Lý do duy nhất khiến nền kinh tế hoạt động tốt là do các chính sách được ban hành bởi chính quyền Dân chủ trước đây,” và bà nói thêm rằng “tất cả con số này đều đã bắt đầu kể từ khi Obama làm tổng thống.”

Bà lo lắng về các chính sách thuế của đảng Cộng hòa, mà theo bà làm lợi cho những người giàu nhất nước này bất chấp tất cả những người khác.

Và có những dấu hiệu cho thấy bức tranh kinh tế có thể phức tạp hơn những gì Nhà Trắng công bố.

Ngay cả trước khi virus corona đe dọa tăng trưởng kinh tế và khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, dữ liệu cho thấy tăng trưởng thu nhập trung bình của một gia đình bị giảm nhanh (sau khi được điều chỉnh cho lạm phát) trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump.

Đây sẽ là loại số liệu thống kê mà ông Sanders chắc chắn sẽ nêu ra nếu ông được đề cử.

Nhưng ngay cả khi ông làm vậy, một người đàn ông 78 tuổi muốn xây dựng một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa dân chủ thực sự có thể được bầu vào chức vụ cao nhất trong một quốc gia mà quyền lực và sự giàu có thường được coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản?

“Tôi muốn tin như vậy”, Theo Henderson nói khi ông chuẩn bị cho một tập podcast khác về cuộc sống trên đường phố, “nhưng tôi là một người đàn ông Mỹ gốc Phi và tôi biết sự thù hận nung nấu sâu sắc ở đất nước này.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51717604

 

SpaceX phóng phi thuyền

chở hàng Dragon 1 cuối cùng lên trạm không gian

Hôm thứ Sáu (06/03/2020) phi thuyền không gian được hình thành qua sự hợp tác giữa Nasa với SpaceX đã cất cánh từ trạm không quân Space Coast, đánh dấu hồi kết của phi thuyền không gian thương mại thế hệ đầu tiên. Phi thuyền Dragon 1 của SpaceX bắt đầu cung cấp cho trạm không gian vào năm 2012. Sau buổi phóng vào thứ Sáu (06/03/2020), Dragon 1 sẽ nghỉ hưu và thay thế bằng phi thuyền Dragon 2 được cải tiến, dự kiến bắt đầu ra mắt vào mùa thu.

Phi thuyền được thiết kế lại để có tải trọng lớn hơn khoảng 20%, tự động cập bến trạm ISS và có thể tái sử dụng năm lần. Phiên bản hiện tại có thể tái sử dụng ba lần. Phi thuyền Dragon cất cánh ở trạm không quân Cape Canaveral lúc 11:50 tối thứ Sáu (06/03/2020) là lần tái sử dụng thứ ba. Khoảng tám phút sau khi phóng, SpaceX cũng đã hạ cánh thành công hỏa tiễn đẩy trở lại khu vực hạ cánh số 1 của trạm Cape Canaveral, đánh dấu lần hạ cánh thành công thứ 50 sau khi làm nhiệm vụ.

Trong nhiệm vụ đến ISS lần cuối, phi thuyền Dragon 1 mang theo hàng hóa hỗ trợ hàng chục thí nghiệm trên trạm không gian, chẳng hạn như nghiên cứu sự phát triển của thực vật trong không gian, và liệu thực vật có thể tự bảo vệ chống lại mầm bệnh trong môi trường trọng lực bé hay không. Một thí nghiệm khác là về tác động của bức xạ đối với các tế bào đã có trên trạm kể từ cuối năm 2018, sẽ được phi thuyền Dragon đưa trở lại Trái đất vào tháng 04/2020.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/spacex-phong-phi-thuyen-cho-hang-dragon-1-cuoi-cung-len-tram-khong-gian/

 

Mỹ hoãn thay quân tại Hàn Quốc, Italy

Lầu Năm Góc cấm binh sĩ đến và rời Hàn Quốc, Italy sau khi phát hiện quân nhân nhiễm nCoV tại hai quốc gia này.

“Quân đội yêu cầu các binh sĩ cùng thành viên trong gia đình ngừng đi tới hoặc trở về từ Hàn Quốc, cũng như các binh sĩ dự kiến về Mỹ tham gia khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp do lo ngại Covid-19”, Bộ Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cho biết trong thông cáo ngày 8/3.

Quyết định hoãn thay quân tại Hàn Quốc của Mỹ có hiệu lực tới ngày 6/5 hoặc tới khi có thông báo mới. USFK đang phân tích và cam kết giảm tác động tiêu cực của quyết định này với những người thuộc diện chịu ảnh hưởng.

Trước đó một ngày, quân đội Mỹ ra quyết định tương tự đối với lực lượng đồn trú tại Italy. “Quyết định này sẽ ảnh hưởng khác nhau đến binh sĩ, nhân viên dân sự và gia đình của họ tùy theo vị trí trong chu kỳ chuyển quân”, đại tá Dan Vogel, tư lệnh lực lượng Mỹ đồn trú tại Italy, nói.

Vogel cho biết những người đăng ký khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp ở Mỹ phải ngừng kế hoạch, trừ khi khóa học kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Những người này phải tới Mỹ trước khi khóa học bắt đầu 14 ngày để cách ly.

Hàn Quốc và Italy, hai đồng minh của Mỹ, nằm trong những nước ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới. Tính đến sáng 9/3, Hàn Quốc xác nhận gần 7.400 ca bệnh và 53 ca tử vong, Italy phát hiện gần 7.400 người nhiễm nCoV và 366 người đã chết.

Lực lượng Mỹ tại Italy phát hiện một thủy thủ tại Naples nhiễm nCoV hôm 6/3. Tại Hàn Quốc, 7 người liên quan đến USFK được phát hiện nhiễm nCoV, bất chấp các biện pháp phòng ngừa như cấm bắt tay, hạn chế đi lại không cần thiết, cấm binh sĩ tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài hay hạn chế ra vào căn cứ.

Hiện khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú ở hơn 20 cơ sở đặt tại Hàn Quốc, trong đó có căn cứ Daegu thuộc tâm dịch Covid-19 ở nước này. Lực lượng Mỹ triển khai ở Italy gồm hơn 12.000 người, chủ yếu đóng tại vùng Veneto, phía bắc nước

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33437-my-hoan-thay-quan-tai-han-quoc-italy.html

 

Virus corona :

Liên Hiệp Quốc sắp đóng cửa trụ sở ở New York

Thụy My

Tại New York, Liên Hiệp Quốc từ tối nay 10/03/2020 sẽ đóng cửa đối với khách từ bên ngoài và chuẩn bị làm việc từ xa. Quyết định này đã được thỏa thuận trong nội bộ và loan báo vào sáng nay, một tuần sau khi Palais des Nations, trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève đã đóng cửa do nạn dịch virus corona.

Từ New York, thông tín viên Carie Nooten cho biết thêm chi tiết :

« Các nhà ngoại giao được thông báo vào buổi sáng, là kể từ tối nay, khách bên ngoài sẽ không được vào tòa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhằm cố gắng ngăn chận sự lây lan virus corona, và bang New York cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Vài tiếng đồng hồ trước khi họp lại sáng nay, 193 nước thành viên đã nhận được email cho biết Liên Hiệp Quốc bước vào giai đoạn 1, tức là giai đoạn chuẩn bị của kế hoạch khẩn cấp. Kế hoạch này được định ra sau trận bão Sandy năm 2012, dự kiến các hoạt động của từng đơn vị để các nhân viên Liên Hiệp Quốc có thể làm việc từ xa.

Từ hôm qua, hoạt động tẩy trùng các khu nhà Liên Hiệp Quốc đã tăng lên gấp đôi, và những nhân viên từ những vùng có nguy cơ trở về được yêu cầu tự cách ly.

Hôm nay các viên chức được đề nghị mỗi tuần làm việc tại nhà ba ngày, và hai ngày còn lại tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Mười lăm thành viên Hội Đồng Bảo An thậm chí tối qua còn thử nghiệm cách làm việc từ xa, như vậy họ có thể tổ chức họp và bỏ phiếu từ nơi khác trong trường hợp bất khả kháng. Trong suốt 75 năm hiện diện, Hội Đồng Bảo An chưa bao giờ bị trắc trở khiến không thể họp được ».

Tổng thống Mỹ có nguy cơ bị lây nhiễm ?

Mối đe dọa từ virus corona chủng mới đang tiến gần lại Nhà Trắng và Donald Trump : ông đã tiếp cận năm thành viên Quốc Hội có nguy cơ nhiễm và hiện nay các dân biểu, nghị sĩ này đang tự nguyện cách ly. Tuy nhiên tổng thống Mỹ vẫn chưa hề xét nghiệm.

Ông Trump loan báo sẽ có những biện pháp quy mô để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trước tác động của dịch bệnh virus corona. Tổng thống Trump mời các ngân hàng lớn của Mỹ họp tại Nhà Trắng ngày mai. Thị trường chứng khoán Wall Street hôm qua bị lao dốc nặng nề nhất kể từ 11 năm qua, tuy nhiên bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng nhất thế giới.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200310-virus-corona-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%AFp-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-tr%E1%BB%A5-s%E1%BB%9F-%E1%BB%9F-new-york

 

Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng

Michelle RobertsBiên tập viên Y tế, BBC News online

Một người sẽ mất trung bình năm ngày để bắt đầu có các triệu chứng nhiễm virus corona, các nhà khoa học cuối cùng đã xác nhận.

Covid-19, có thể gây sốt, ho và khó thở, đã lây lan toàn cầu và lây nhiễm cho hơn 100.000 người.

6 ‘mẹo’ chữa Covid-19 phản khoa học nên tránh

Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm?

Virus corona: Khu cách ly của TQ sập, hàng chục bị mắc kẹt

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã phân tích các trường hợp nhiễm virus ở Trung Quốc và các nước khác để hiểu thêm về dịch bệnh này, và họ đã có một phát hiện:

Hầu hết người nhiễm virus cho thấy triệu chứng sau năm ngày.

Những người không có triệu chứng gì cho tới ngày thứ 12 thì thường sẽ không có triệu chứng gì sau đó, nhưng họ vẫn có thể mang virus gây bệnh.

Các nhà nghiên cứu khuyên những người có khả năng nhiễm bệnh, dù họ có triệu chứng hay không thì hãy tự cách ly trong vòng 14 ngày để tránh làm lây nhiễm cho người khác.

Nếu họ tuân thủ lời khuyên này, thì ước tính cứ 100 người cách ly trong hai tuần thì chỉ có một người trong số này có thể có triệu chứng sau khi hết cách ly, Annals of Internal Medicine cho hay.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Giáo sư Justin Lessler, từ trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, nói rằng kết quả nghiên cứu này là đánh giá ‘nhanh nhất’ mà chúng ta có tới nay, dựa trên 181 ca nhiễm virus.

Nhưng ông nói chúng ta còn nhiều điều cần tìm hiểu về virus này.

Hiện chưa rõ bao nhiều người đã có tất cả các triệu chứng nói chung. Nghiên cứu trên không đánh giá điều này.

Các chuyên gia tin rằng hầu hết những người nhiễm virus sẽ chỉ phát bệnh nhẹ. Một vài người sẽ không có triệu chứng, tức là mang virus nhưng không cho thấy triệu chứng.

Nhưng bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi đã có sẵn các vấn đề về sức khỏe.

Giáo sư Jonathan Ball, một chuyên gia về virus phân tử học tại Đại học Nottingham, nói rằng nghiên cứu này cho thấy đối với đại đa số các trường hợp nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh và cách ly sẽ kéo dài tới 14 ngày.

Và, đáng khích lệ là: “Có rất ít thậm chí không có bằng chứng cho thấy mọi người có thể làm lây nhiễm virus trong giai đoạn không có triệu chứng.”

Dù sao thì cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm là:

Tránh tiếp xúc gần với người không khỏe

Tránh cho tay lên mắt, mũi miệng khi chưa rửa tay

Dùng khăn giấy che miệng khi ho và hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào sọt rác và rửa tay

Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51812567

 

Hàng không có thể thiệt hại 113 tỉ USD

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ngày 7.3 dự báo ngành hàng không toàn cầu sẽ thiệt hại 113 tỉ USD (2,6 triệu tỉ đồng) doanh thu nếu dịch Covid-19 tiếp tục lây lan, theo CNN.

Các hãng hàng không châu Á và châu Âu sẽ chịu tổn thất nặng hơn cả. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể mất 58 tỉ USD doanh thu.

Trong báo cáo, IATA cho biết mức thiệt hại dự kiến tương tự như đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chỉ 2 tuần trước, IATA ước tính mức thiệt hại chỉ khoảng 30 tỉ USD nhưng do dịch Covid-19 chuyển biến nguy hiểm nên phải đánh giá lại.

Tổng giám đốc IATA Alexandre de Juniac nói rằng chỉ trong hơn 2 tháng, triển vọng của ngành hàng không toàn cầu đã xoay chuyển đến mức tồi tệ và cho hay đây là điều “gần như chưa từng có tiền lệ”.

Ông cho biết đây là giai đoạn khủng hoảng của ngành hàng không, nhưng nhận định nếu dịch bệnh được kiềm chế sớm và kinh tế hồi phục nhanh, mức thiệt hại chỉ khoảng 63 tỉ USD.

Giám đốc mảng vận tải của Hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, ông Josef Pospisil cho rằng hầu hết các hãng bay lớn với nguồn tài chính vững mạnh có thể vượt qua cú sốc của đợt dịch, nhưng các hãng nhỏ, đặc biệt tại châu Á, rất dễ bị tổn thương.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33429-hang-khong-co-the-thiet-hai-113-ti-usd.html

 

Nhiều ‘fashionista’ hàng đầu tự cách ly

sau khi xem diễn thời trang ở Milan, Paris

Triệu Hằng

Một số tín đồ thời trang (fashionista) hàng đầu của thế giới đã tự cách ly ở New York (Mỹ) sau khi trở về từ các buổi trình diễn thời trang ở châu Âu có người nhiễm COVID-19.

Nypost ngày 3/3 thông tin, khoảng 30 giám đốc điều hành từ các tòa báo thời trang như Elle, InStyle và Harper’s Bazaar đã ở nhà làm việc, sau khi họ trở về từ các buổi diễn thời trang ‘back-to-back’ ở Paris và Milan.

Hai kinh đô thời trang của Pháp và Ý đều có các ca tử vong vì dịch nCoV.

“Nina đã ở nhà”, Troy Young, chủ tịch của tập đoàn báo chí Hearst Magazines nơi xuất bản ấn phẩm Elle nói về nhà báo thời trang, tổng biên tập Elle, bà Nina Garcia.

Carol Smith, Giám đốc xuất bản của Harper’s Bazzar, Elle và Marie Claire cũng như Tổng biên tập Aya Kanai của Marie Claire cũng tự cách ly, làm việc tại nhà, sau khi họ trở về từ tuần lễ thời trang Milan.

Laura Brown của InStyle cũng tham gia một số chương trình ở Paris trước khi trở về New York. Dù không có triệu chứng gì nhưng bà chọn cách tránh xa văn phòng và tương tác với nhân viên thông qua màn hình video.

Tuần lễ thời trang Milan diễn ra từ ngày 18 đến 24/2, khi đó, số các ca nhiễm ở Ý bắt đầu tăng vọt từ 5 ca trong ngày 20/2 lên tới 150 ca vào ngày 23/2.

Tuần lễ thời trang Paris diễn ra từ ngày 24/2 đến ngày 3/3.

Tờ South China Morning Post ngày 25/2 đăng tin, một ‘fashionista’ Việt Nam đã tới dự buổi trình diễn của Gucci ở Milan vào ngày 19/2, và Saint Laurent ở Paris ngày 25/2.

Nhân vật này được xác định là N.Ng dương tính với nCoV, và cô là chị gái của “bệnh nhân 17” ở Việt Nam.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhieu-fashionista-hang-dau-tu-cach-ly-sau-khi-xem-dien-thoi-trang-o-milan-paris.html

 

Quan hệ quốc tế và một góc nhìn

về sự lan tràn của dịch COVID-19

Đại Nghĩa

Dịch viêm phổi Vũ Hán, hay gọi là dịch COVID-19 đang lan tràn như sóng thần ra khắp thế giới. Vậy chúng ta thử tìm hiểu về đại dịch này dưới góc nhìn quan hệ quốc tế.

Chính quyền Trung Quốc trong mấy chục năm qua không ngừng bức hại người dân Trung Quốc. Từ những người sở hữu đất đai đến giới trí thức, từ những người có tín ngưỡng đến sinh viên đòi dân chủ… đều bị đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại. Cho đến ngày nay, việc bức hại của ĐCSTQ vẫn đang diễn ra đối với các nhóm người như phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Hồi Duy Ngô Nhĩ, người theo Công giáo tại gia, người tu luyện Pháp Luân Công, các nhà báo và luật sư độc lập.

Với vô số hành động tàn ác bức hại con người thì kết cục “quả báo” của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi. Ủng hộ hay giúp đỡ cho cái ác cũng có thể sẽ bị liên lụy.

Những cá nhân hay quốc gia đầu tư kinh doanh tại Trung Quốc đã vô tình giúp cho các hoạt động bức hại ở đây. Họ đã gián tiếp cấp tiền cho chính quyền Trung Quốc xây dựng thêm nhà tù, giúp cảnh sát bắt bớ, tra tấn, giúp truyền thông của ĐCSTQ tuyên truyền bôi nhọ, giúp các quan chức ngoại giao gây sức ép lên các chính quyền các nước để che giấu tội ác. Tất cả những việc đó cần sử dụng đến rất nhiều tiền.

Hãy điểm qua một số quốc gia có nhiều liên hệ nhất với Trung Quốc. Về đầu tư và giao thương, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Đức, Úc là những quốc gia có hoạt động đầu tư sản xuất lớn nhất tại Trung Quốc. Riêng Ý trong vài năm qua là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 ủng hộ mạnh mẽ chiến lược Vành đai con đường của chính quyền Trung Quốc. Trong các nước cung cấp dầu cho Trung Quốc thì chính quyền Venezuela và Iran thể hiện thái độ ủng hộ mạnh mẽ với chính quyền Trung Quốc.

Có sự khác biệt nhất định trong thái độ của chính phủ và người dân ở các nước này đối với chính quyền Trung Quốc. Đài Loan, Mỹ và Úc là những quốc gia mà chính phủ và người dân có thái độ phản đối ĐCSTQ mạnh mẽ. Venezuela có chính phủ của tổng thống Maduro ủng hộ, nhưng chính phủ của tổng thống lâm thời Juan Guaido lại thể hiện thái độ gần gũi phương Tây và xa lánh Trung Quốc. Riêng nước Nga, một mặt họ thường đứng “cùng phe” với chính quyền Trung Quốc trong mâu thuẫn với phương Tây. Nhưng khi đại dịch diễn ra, chính phủ Nga là một trong những chính quyền có thái độ dứt khoát khi đóng cửa khẩu sớm với Trung Quốc. Nó cho thấy họ hiểu rất rõ bản chất và sự rủi ro trong quan hệ với một chính quyền như chính quyền của ĐCSTQ.

Trong khi đó, các chính quyền Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức thường thể hiện sự ủng hộ chính quyền Trung Quốc, cũng không thể hiện thái độ gì về những hành động sai trái, thậm chí dã man của ĐCSTQ với con người. Đây cũng là những nước đầu tư hàng đầu vào Trung Quốc. Chính phủ các nước này cũng

rất e ngại phản ứng của chính quyền Trung Quốc nên không dám sớm đóng cửa dòng người tới từ Trung Quốc. Riêng Hàn Quốc còn là nơi có số người đi Trung Quốc du lịch ghép tạng hàng đầu thế giới. Iran không chỉ là nước bán dầu hàng đầu mà còn ủng hộ chính quyền Trung Quốc mạnh mẽ.

Đối với Hồng Kông, mặc dù chính quyền Hồng Kông bị chi phối bởi ĐCSTQ, nhưng người dân Hồng Kông lại có thái độ phản ứng đối với với chính quyền Trung Quốc. Pháp, Anh là nơi chính phủ không phản đối chính quyền Trung Quốc. Nhưng đó cũng là những nơi mà nhiều chính trị gia thường thể hiện quan điểm phản đối ĐCSTQ bức hại nhân quyền.

Tất nhiên với hàng trăm quốc gia trên thế giới với quan hệ phức tạp với Trung Quốc, chúng ta khó có thể tìm hiểu và đánh giá hết bản chất thái độ của họ.

Ở đây, chúng tôi chỉ phân tích trong giới hạn một số quốc gia điển hình có mối quan hệ và thái độ khá rõ ràng với chính quyền ĐCSTQ. Không biết là ngẫu nhiên hay là có liên quan, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Ý và Iran là những quốc gia có diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp. Tình hình ở Anh và Pháp không dễ dàng gì. Các quốc gia và lãnh thổ như Mỹ, Đài Loan, Úc, Hồng Kông sớm có người bị nhiễm, nhưng tình hình vẫn đang có chừng mực.

Trong kết luận ngày 01/03/2020 của Thẩm phán Toà Án nhân dân độc lập tại Luân Đôn về tội ác mổ cướp nội tạng của chính quyền ĐCSTQ có đoạn: “Phán quyết của tòa án xác nhận rằng tất cả mọi người hoặc tất cả các tổ chức nào có sự tương tác theo bất kỳ cách nào với CHND Trung Hoa (ĐCSTQ) đều cần phải nhận ra rằng họ đang tương tác với một quốc gia tội phạm”.

Những diễn biến trong cuộc đời mỗi con người, mở rộng ra là cuộc sống của xã hội nhân loại đều là có nguyên nhân. Cho dù tin hay không tin thì bất cứ một cá nhân nào cũng đang tự giác hay vô tình, trong luân hồi nhân quả, tự lựa chọn con đường giữa thiện và ác của chính mình.

https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-tich-binh-luan/quan-he-quoc-te-va-mot-goc-nhin-ve-su-lan-tran-cua-dich-covid-19.html

 

Chứng khoán lao dốc, nước Ý bị cách ly,

TT Trump tìm cách trấn an về virus

Toàn bộ nước Ý bị cách ly, thị trường tài chính chao đảo và tù nhân bạo loạn là những gì đã xảy ra hôm thứ Hai 9/3 cho thấy dịch virus corona đang lan rộng trên toàn cầu và tác động trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội như thế nào, theo Reuters.

Các thị trường chứng khoán lớn ở châu Âu đã giảm hơn 7%, các chỉ số của Nhật Bản giảm hơn 5% và các thị trường Mỹ giảm hơn 7% sau khi Ả Rập Xê Út bắt đầu cuộc chiến giá dầu với Nga, khiến cho các nhà đầu tư vốn đã lo ngại về dịch virus corona nay phải tìm cách thoát thân.

Tại Ý, nơi có hình hình dịch bùng phát tồi tệ nhất tại châu Âu với số ca nhiễm và tử vong tăng vọt, chính phủ đã thực hiện các bước quyết liệt nhất nhằm ngăn chặn dịch bệnh, ảnh hưởng đến khoảng 60 triệu người dân tại đây. Nước này đã ra lệnh cho tất cả mọi người trên khắp cả nước không được di chuyển ngoài nơi làm việc và trong trường hợp khẩn cấp, cấm tất cả các cuộc tụ họp công cộng và các sự kiện thể thao bị đình chỉ, bao gồm cả các trận đấu bóng đá.

Số tử vong ở khu vực Lombardy của Milan đã tăng 25% trong một ngày, lên con số 333 người, trong khi số người chết trên toàn quốc tăng thêm 97 người, lên tổng cộng 463 người, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Khu vực Lombardy đã bị cách ly, tất cả các rạp chiếu phim, nhà hát và bảo tàng bị đóng cửa và số giờ hoạt động của các nhà hàng bị hạn chế.

Hơn 9.000 người đã bị nhiễm bệnh ở Ý trong vòng chưa đầy hai tuần, trong tổng số hơn 113.000 trên toàn cầu tại hơn 100 quốc gia. Gần 4.000 người đã chết trên khắp thế giới, đại đa số là ở Trung Quốc đại lục.

Kế hoạch kinh tế của Mỹ

Tại Hoa Kỳ, nơi đã ghi nhận hơn 600 trường hợp nhiễm bệnh và 26 ca tử vong, chính quyền Trump hôm thứ Hai đã lên tiếng đảm bảo với dân chúng về việc đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh, giữa lúc thị trường chứng khoán sụt giảm và các giới chức y tế hàng đầu kêu gọi mọi người tránh đi du thuyền, đi máy bay và tụ tập đông người.

Trong lúc tiếp tục hạ giảm mối đe dọa do chủng virus giống như cúm gây ra, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ công bố các biện pháp kinh tế vào ngày thứ Ba (10/3) và sẽ thảo luận về việc cắt giảm thuế tiền lương với Quốc hội để thúc đẩy nền kinh tế.

Ông Trump gần đây đã tiếp xúc với hai thành viên của Quốc hội, bao gồm một người đã đi trên chiếc Air Force One và đang tự cách ly vì những ngại về việc tiếp xúc với virus.

Phó Tổng thống Michael Pence nói ông không biết ông Trump đã được xét nghiệm virus corona hay chưa.

Trên khắp thế giới, các chuyến bay đã bị hủy bỏ, các cộng đồng và du thuyền bị cô lập, các buổi hòa nhạc và hội chợ thương mại bị hoãn lại. Trong khi một số quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc và Ý, đã chuyển sang các biện pháp quyết liệt để cố gắng trì hoãn sự lây lan của virus, thì các quốc gia khác vẫn ở trong giai đoạn “ngăn chặn”, trong đó các trường hợp riêng lẻ vẫn có thể được theo dõi.

Vương quốc Anh, với 5 trường hợp tử vong trong số gần 300 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, cho biết họ sẽ vẫn ở trong giai đoạn này cho đến hiện tại, vẫn cho phép các cuộc tụ họp đông người và các sự kiện thể thao lớn tiếp diễn, trong khi có sự chuẩn bị lớn hơn để chuyển sang giai đoạn “trì hoãn” khi cần thiết.

Tại quốc gia láng giềng Ireland, Thủ tướng Leo Varadkar, cho biết gói ngân sách trị giá 3 tỷ euro (3,4 tỷ USD) để đối phó với virus corona đã được chuẩn thuận.

Tại Tây Ban Nha, các trường học đã bị đóng cửa trên khắp khu vực Madrid và thủ phủ Vitoria của xứ Basque trong hai tuần khi các trường hợp nhiễm bệnh lên đến 1.200 người trên toàn quốc.

Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết kế hoạch kinh tế khẩn cấp đã được chuẩn bị.

Ả Rập Xê Út sẽ phạt nặng

Ở vùng Vịnh, nơi hầu hết các ca nhiễm đều xuất phát từ Iran, thì công việc trọng tâm là kiểm soát biên giới.

Ả Rập Xê Út cho biết những người không tiết lộ thông tin về sức khỏe và chi tiết du lịch khi nhập cảnh sẽ bị phạt lên tới mức 133.000 USD.

Iran, với 7.161 trường hợp nhiễm bệnh và 237 người chết, cho biết đang tạm thời thả khoảng 70.000 tù nhân ra vì virus corona.

Trung Quốc và Hàn Quốc đều báo cáo có sự chậm lại trong số ca nhiễm bệnh mới.

Tại Trung Quốc đại lục, ở khu vực bên ngoài tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc, không ghi nhận ca nhiễm virus corona mới nào trong ngày thứ Hai.

Hàn Quốc báo cáo 165 trường hợp mới, đưa tổng số ca bệnh tại quốc gia lên tới 7.478, trong khi số người chết tăng thêm 1 người, lên đến 51 người.

Với tốc độ gia tăng các ca nhiễm mới ở mức thấp nhất trong 11 ngày, Tổng thống Moon Jae-in nói Hàn Quốc có thể sớm bước vào giai đoạn “ổn định”.

Ở Ý, giai đoạn đó dường như vẫn còn xa. Nhà chức trách cho biết 7 tù nhân đã chết khi các cuộc bạo loạn lan rộng trên hơn 25 nhà tù trên khắp đất nước về các biện pháp áp đặt nhằm kiềm chế virus corona.

Cảnh sát và xe cứu hỏa đã tập trung bên ngoài nhà tù chính ở thị trấn Modena phía bắc, nơi xảy ra vụ bạo lực tồi tệ nhất.

Các nhân viên gác cửa ở Rome và Milan cho biết cảnh sát đã đến cảnh báo rằng họ có nguy cơ phải đóng cửa nếu họ để khách hàng túm tụm với nhau.

“Chúng tôi cùng nhau đi vào quán cà phê nhưng được bảo là phải đứng cách xa nhau. Điều đó thực sự kỳ quặc bởi vì chúng tôi là bạn bè”, Reuters dẫn lời Ilaria Frezza, một sinh viên 21 tuổi, nói.

Nhưng quán bar mà sinh viên này đến, trên thực tế, gần như bị bỏ hoang, Reuters tường thuật.

https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-lao-d%E1%BB%91c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BD-b%E1%BB%8B-c%C3%A1ch-ly-tt-trump-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-tr%E1%BA%A5n-an-v%E1%BB%81-virus/5322663.html

 

WHO: Hiểm họa đại dịch COVID-19 ‘rất thực’

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 9/3 nói virus corona đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia đến nỗi “hiểm họa đại dịch đã trở thành rất thực.”

Tuy nhiên Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng bày tỏ lạc quan rằng: “Đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được.”

Tuy nhiên ảnh hưởng của virus corona không suy giảm với con số tử vong trên toàn châu Âu đạt mức 511 người, với 97 người mới chết tại Ý, trung tâm dịch bệnh COVID-19 tại châu lục này.

WHO cho biết có hơn 100 nước báo cáo có dịch bệnh virus corona với hơn 106.000 người lâm bệnh và con số tử vong lên đến 3.500 người.

Ông Tedros nói với “hành động sớm và quyết liệt” các nhà lãnh đạo thế giới có thể làm chậm lại sự tiến triển của dịch bệnh và phòng ngừa lây nhiễm. Ông cho rằng trong số những người bị lây nhiễm, hầu hết sẽ hồi phục” và ghi nhận rằng Trung Quốc, nơi dịch bệnh được báo cáo đầu tiên, có hơn 70% trong số 80.000 nạn nhân đã hồi phục và được xuất viện.

https://www.voatiengviet.com/a/who-hi%E1%BB%83m-h%E1%BB%8Da-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-covid-19-r%E1%BA%A5t-th%E1%BB%B1c-/5322307.html

 

Virus corona :

Thế giới lo ngại tái diễn khủng hoảng tài chính 2008

Thanh Phương

Từ đầu năm đến nay, chỉ số các thị trường chứng khoán lớn ở châu Âu đã sụt khoảng 20% do tác động kép của dịch Covid-19 và tình trạng giá dầu tuột dốc.

Dịch viêm phổi do virus corona hiện đang làm tê liệt một phần của nền kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc, quốc gia chiếm 20% GDP toàn cầu, có nước Ý, một thành viên của nhóm G7, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Ấy là chưa kể nước Pháp, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 6 thế giới, cũng có thể sẽ bị giống như Ý.

Do mối lo ngại dịch bệnh này sẽ gây tác hại lâu dài lên nền kinh tế thế giới, mà ngày 09/03/2020 đã trở thành ngày thứ Hai đen đối với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.

Chỉ số thị trường Franforct đã sụt giảm đến 7,94%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ đợt tấn công khủng bố 11/09/2001 tại Hoa Kỳ. Thị trường Luân Đôn cũng bị mất 7,69%, còn Paris mất đến 8,39%, nặng nhất kể từ năm 2008, tức là năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trước tình hình này, theo hãng tin AFP, hôm nay, các lãnh đạo châu Âu sẽ họp với nhau từ xa để phối hợp hành động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thứ Năm tới sẽ đề ra các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế của nước khu vực đồng euro.

Theo lời nhà phân tích người Nhật Kiyoshi Ishigane được hãng tin Bloomberg trích dẫn, các thị trường tài chính trông chờ rất nhiều vào các biện pháp của châu Âu huy động ngân sách để kích thích tiêu dùng và hỗ trợ kinh tế.

Mối lo ngại tái diễn khủng hoảng tài chính nay đã lan ra toàn cầu, chứ không phải riêng châu Âu, bằng chứng là hôm qua, chỉ số của thị trường chứng khoán New York đã sụt 8% vào đầu buổi chiều, theo chân các thị trường châu Á và vùng Vịnh. Cho nên hôm qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã kêu gọi phải có một đối sách phối hợp ở cấp độ thế giới để ngăn chận khủng hoảng tài chính 2008 tái diễn.

Nhưng dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, mà bên cạnh đó còn có tình trạng giá dầu tuộc dốc trong những ngày qua. Hôm qua, giá dầu ở Luân Đôn cũng như ở New York đã sụt đến 25%, mức sụt giảm nặng nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991

Bình thường trong tình hình như vậy thì các nước xuất khẩu dầu hỏa sẽ tìm cách giảm bớt sản lượng để nâng giá dầu lên trở lại. Thế nhưng, trong cuộc hôm thứ sáu tuần trước với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa OPEC, nước Nga, quốc gia sản xuất dầu đứng hàng thứ hai thế giới hiện nay, đã không chấp nhận đề nghị của Ả Rập Xê Út cắt giảm sản lượng 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Bất đồng này đã khiến giá dầu sụt 10% ngay ngày hôm đó.

Theo nhà phân tích Jeffrey Halley, được hãng tin AFP trích dẫn, Ả Rập Xê Út dường như muốn trừng phạt nước Nga cho nên đã quyết định « phá giá » dầu. Còn nước Nga, tự tin vì đang có nguồn dự trữ tài chính dồi dào, kiên quyết không chịu thua Ả Rập Xê Út, tuyên bố sẵn sàng để cho giá dầu tiếp tục tuột dốc.

Nhà phân tích Josh Mahony cho rằng thị trường dầu hỏa sẽ tiếp tục ở mức thấp trong những tháng tới, nhất là vì, do tác động của dịch Covid-19 lên tăng tưởng kinh tế thế giới, nhu cầu về dầu hỏa trên toàn cầu sẽ bớt đi. Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo năm nay nhu cầu dầu hỏa của thế giới sẽ sụt giảm lần đầu tiên từ năm 2009, cụ thể là mỗi ngày sẽ giảm 90 ngàn thùng so với năm 2019. Tổ chức này không loại trừ kịch bản xấu nhất, đó là nhu cầu dầu hỏa sụt đến 730 ngàn thùng/ngày, nếu các vùng bị dịch mất nhiều thời gian hơn để phục hồi và dịch bệnh lan rộng hơn nữa trên thế giới.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200310-virus-corona-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-lo-ng%E1%BA%A1i-t%C3%A1i-di%E1%BB%85n-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh-2008

 

NATO tìm cách tạo ‘đòn phủ đầu’ gần biên giới Nga?

Theo bà Zakharova, cả NATO và Washington không hề giấu ‘đối thủ tiềm tàng’ trong các cuộc tập trận này là Nga.

Trong tuyến bố đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga, người phát ngôn bộ này, bà Maria Zakharova, đã cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tạo ra “đòn đánh phủ đầu” gần biên giới với Nga bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu.

Tuyên bố của bà Zakharova là nhằm đáp lại các thông tin về kế hoạch của NATO tổ chức cuộc tập trận “Defender Europe-2020″ (Bảo vệ châu Âu-2020) vào tháng 4 và tháng 5 tới do Mỹ và NATO tổ chức.

Theo bà Zakharova, Mỹ đã “gia tăng một cách có hệ thống lực lượng vũ trang của mình ở Đông Âu” giáp biên giới Nga, cũng như tăng tài trợ cho các chương trình quân sự ở khu vực này.

“Nay cả NATO và Washington không hề giấu ‘đối thủ tiềm tàng’ trong các cuộc tập trận này là Nga”, bà Zakharova nói và khẳng định: “Rõ ràng đất nước chúng tôi không đe dọa bất cứ ai, vậy mà NATO đang chuẩn bị cho cú đòn ở biên giới Nga”.

Hãng tin Sputnik trước đó dẫn dữ liệu của Trung tâm phân tích an ninh chính phủ Ba Lan cho biết, cuộc tập trận Defender Europe-2020 đang được tiến hành để thử nghiệm việc điều quân đội Mỹ sang châu Âu. Cuộc tập trận sẽ là lần diễn tập quân sự lớn thứ ba trên lục địa châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Thông tin cho biết, cuộc tập trận Defender Europe-2020 sẽ là lần triển khai binh sỹ Mỹ lớn nhất tại châu Âu trong 25 năm qua. 20.000 lính Mỹ và 17.000 binh sỹ các nước đồng minh và đối tác sẽ tham gia vào cuộc diễn tập. Dự kiến là chỉ riêng nhóm quân Hoa Kỳ sẽ huy động 13.000 đơn vị thiết bị vũ khí khí tài, gồm xe tăng Humvee, M1 Abrams…

Tại đó sẽ có sự tham gia của các lực lượng, đặc biệt, từ các lực lượng mặt đất: chỉ huy sư đoàn, 3 lữ đoàn tăng thiết giáp, lữ đoàn pháo binh, cũng như các đơn vị hỗ trợ cho những lực lượng này. Ngoài ra, các đơn vị thuộc Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia.

Trước đó, khi trả lời câu hỏi về liên quan giữa những cuộc tập trận này với mối đe dọa từ nước Nga, Thiếu tướng Sean Barnaby, Phó Tham mưu trưởng phụ trách các hoạt động tác chiến của Quân đội Mỹ tại châu Âu, nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận không có hướng nhằm vào bất kỳ nước nào cụ thể, mà mục tiêu là vạch phương án hiệp lực và hỗ trợ hậu cần ở những cấp độ khác nhau,  tập trung vào “sự sẵn sàng chiến lược”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33435-nato-tim-cach-tao-don-phu-dau-gan-bien-gioi-nga.html

 

Anh quốc chống Covid-19: Cẩn thận hay cẩu thả?

Một quan chức y tế hàng đầu của Anh, ngày 10/3, lên tiếng bảo vệ cho chính sách đối phó Covid-19 của chính phủ.

Covid-19: Mạng xã hội Việt Nam, những ngày nóng dịch

Covid-19: Bệnh nhân 21 thu hút bình luận bức xúc ở VN

Virus corona: Vấn đề Donald Trump chưa từng phải đối mặt

Bác sĩ Jenny Harries, phó giám đốc y khoa Anh quốc, là cố vấn cao cấp số hai của Anh về y khoa.

Bà nói rằng các chuyên gia Anh đang đánh giá tình hình từng giờ một để có phản ứng “cân bằng”.

Tại Anh, năm người đã chết vì virus và 319 ca nhiễm.

Bà Jenny Harries nhắc lại những người có triệu chứng sẽ được khuyên tự cách ly trong 10 tới 14 ngày.

Bà Harries nói việc hủy các sự kiện ngoài trời như bóng đá chưa chắc đã đúng theo khoa học.

“Virus sẽ không sống lâu ở ngoài. Nhiều sự kiện ngoài trời là tương đối an toàn.”

Xét nghiệm gần 25.000 ca

Vương quốc Anh, tính tới ngày 9/3, đã làm xét nghiệm cho 24.960 người.

Trong số này, 319 ca sau đó được xác nhận nhiễm virus Covid-19.

Có khoảng 100 trung tâm xét nghiệm riêng tại Anh (England). Mọi mẫu xét nghiệm sau đó được gửi tới 1 trong 12 phòng thí nghiệm của Public Health England (PHE).

Tại Anh hiện nay, toàn bộ việc xét nghiệm thông qua các trung tâm này do chính phủ quản lý.

Không có bệnh viện hay trung tâm tư nhân nào phụ trách việc xét nghiệm.

BBC Tiếng Việt hôm 10/3 đã thử liên lạc với hai bệnh viện tư nhân tại London.

Các bệnh viện này xác nhận họ không làm xét nghiệm, và những ai nghi ngờ có triệu chứng cần liên lạc đường dây nóng 111 của y tế nhà nước NHS.

Tại Vương quốc Anh có khoảng 4 triệu người sử dụng hệ thống y tế tư nhân.

Một số quốc gia đã cho phép các công ty tư nhân tiến hành xét nghiệm Covid-19.

Tại Mỹ, hai công ty tư nhân, Lab Corp và Quest, đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này.

NHS tham gia làm xét nghiệm

Mới nhất, chính phủ Anh nói các bệnh viện công thuộc hệ thống y tế nhà nước NHS sẽ bắt đầu làm xét nghiệm Covid-19, hỗ trợ cho Public Health England (PHE).

Thay đổi này, trong vài tuần nữa, sẽ giúp tăng gấp đôi các xét nghiệm có thể làm mỗi ngày tại Anh, từ 2.000 lên 4.000 xét nghiệm.

Người tại Anh làm gì nếu nghi mình nhiễm Covid-19?

Lời khuyên của NHS hiện nay là nếu bạn nghi mình nhiễm virus, bạn không được tự động tới nhà thuốc, phòng khám hay bệnh viện. Đây là để bảo vệ người khác.

Thay vào đó, bạn phải gọi số 111 để nghe lời khuyên của y tế nhà nước Anh. Cơ quan này nếu thấy cần thiết, sẽ dàn xếp việc làm xét nghiệm cho bạn.

Vì sao làm xét nghiệm Covid-19 ‘không dễ hơn’?

BBC Tiếng Việt đặt câu hỏi cho một chuyên gia của Anh, hỏi rằng vì sao người dân không thể tự động tìm chỗ xét nghiệm Covid-19.

Tiến sĩ Michael Head, Khoa Y tế, Đại học Southampton, Anh quốc giải thích:

“Có một định nghĩa chặt chẽ về thế nào là một ca nhiễm virus corona và khi nào thì có xét nghiệm.

Số lượng xét nghiệm hạn chế, và các xét nghiệm này được gửi cho phòng thí nghiệm.

Anh quốc hiện nay có khả năng tiến hành xét nghiệm 5.000 ca mỗi ngày. Chúng tôi dự đoán số lượng ca nhiễm sẽ còn tăng.

Tôi thông cảm với lo ngại của công chúng về virus corona, nhưng cần chừa ra chỗ trống để đề phòng các ca mới thêm.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51821781

 

Virus corona :

Nhiều tuyến metro ở Paris có thể sẽ bị đóng

Thanh Phương

Tại Pháp, chính phủ đang chuẩn bị trong những ngày tới sẽ chuyển sang « giai đoạn 3 – stade 3 », tức là mức báo động cao nhất về dịch virus corona (Covid-19).

Hôm qua, 09/03/2020, quốc vụ khanh đặc trách giao thông Jean-Baptiste Djebbari đã đưa ra một số thông tin về hoạt động của hệ thống metro Paris trong trường hợp nước Pháp chuyển sang giai đoạn 3.

Theo dự báo của ông Djebbari, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sẽ có rất nhiều nhân viên nghỉ việc trong các công ty giao thông công cộng. Ông cho biết là Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp SNCF và Công ty giao thông Paris RATP đang dự trù kế hoạch duy trì hoạt động trong trường hợp dịch Covid-19 lan rộng. Kế hoạch này sẽ tương tự như kế hoạch đã được thực hiện trong đợt đình công chống cải tổ hưu trí, tức là sẽ đóng cửa nhiều tuyến metro, tập trung nhân viên vào một số tuyến quan trọng. Trước mắt, công ty RATP gia tăng các biện pháp ngăn ngừa virus corona, chẳng hạn như sẽ khử trùng thường xuyên hơn các toa tàu.

Một bộ trưởng bị nhiễm virus

Tính đến hôm nay, tại Pháp đã có 25 người chết vì dịch Covid-19 và tổng cộng 1.412 người bị lây nhiễm. Như vậy Pháp vẫn là nước bị nặng nhất ở châu Âu, chỉ sau Ý.

Trong số những người mới bị lây nhiễm, có bộ trưởng Văn Hóa Frank Riester. Theo văn phòng bộ trưởng, ông Riester vào tuần trước đã họp nhiều ngày tại Hạ Viện Pháp, nơi đã có 5 nghị sĩ và 2 nhân viên bị lây nhiễm. Phủ tổng thống cho biết bộ trưởng Văn Hóa sẽ tiếp tục làm việc, nhưng làm từ xa.

Chánh văn phòng của tổng thống Emmanuel Macron, Patrick Strozda cũng sẽ phải làm việc ở nhà vì đã tiếp xúc với một người nhiễm virus vào tuần trước.

Về thể thao, sau quyết định là trận Paris Saint-Germain – Dortmund trong khuôn khổ Cúp C1 sẽ đấu tối mai tại sân Parc des Princes nhưng không có khán giả, bộ trưởng Thể Thao Pháp Roxana Maracineanu hôm qua loan báo chủ trương là kể từ nay cho đến ít nhất là ngày 15/04 toàn bộ các sự kiện thể thao khác tại Pháp cũng sẽ diễn ra không có khán giả.

Tây Ban Nha : Số ca bệnh vượt ngưỡng 1.000

Tại nước láng giềng Tây Ban Nha, số người bị lây nhiễm tính đến hôm qua đã lên tới 1.204. Số tử vong còn cao hơn Pháp, tức là 28 người. Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, từ Chủ Nhật đến thứ Hai, số ca lây nhiễm và tử vong đã tăng gần gấp đôi ở Tây Ban Nha. Hôm qua, chính phủ Madrid loan báo đóng cửa các trường học tại những vùng bị dịch nặng nhất.

Theo thống kê của hãng tin AFP, tính đến 18 giờ, giờ quốc tế, trên toàn châu Âu, đã có hơn 15 ngàn người bị lây nhiễm virus corona, nặng nhất theo thứ tự là Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200310-virus-corona-nhi%E1%BB%81u-tuy%E1%BA%BFn-metro-%E1%BB%9F-paris-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BA%BD-b%E1%BB%8B-%C4%91%C3%B3ng

 

5G : Pháp, lá chủ bài của Hoa Vi để chinh phục châu Âu

Thanh Hà

Hoa Vi vừa rầm rộ khai trương một cửa hàng ngay tại khu tam giác vàng Paris. Trước đó cũng tập đoàn viễn thông Trung Quốc này thông báo dự án xây dựng nhà máy đầu tiên của Hoa Vi ở hải ngoại và địa điểm được chọn là nước Pháp. Hoa Vi đang trong tầm ngắm của Washington, liệu Paris có thể giúp tập đoàn Trung Quốc này phá được vòng vây của Mỹ và đẩy mạnh những nước cờ tại châu Âu ?

Sau Milano, Madrid và Barcelona hay Vacxava, Hoa Vi vừa mở thêm một cửa hiệu cao cấp tại khu sang trọng bậc nhất của Paris. Đối diện với nhà hát Opéra Garnier là logo khổng lồ của tập đoàn Trung Quốc. Cách đó không xa là tủ kính của hãng điện thoại Mỹ Apple. Trải rộng trên 850 mét vuông, có lối vào uy nghi và những kệ trưng bày có nét rất « Pháp » với nào là smartphone, máy tính bảng, màn hình tivi, máy tính cá nhân để bàn, và cả bàn chải đánh răng, đồng hồ kết nối …

Chủ tịch Hoa Vi đặc trách khu vực châu Âu Walter Ji không giấu diếm : cửa hàng vừa được khai trương trên đường Capucine phải là « tủ kính » của tập đoàn và báo trước là cuối 2020 hay đầu năm 2021, một cửa hàng thứ nhì « cùng standing » với của Paris sẽ được khai trương tại thành phố Lyon.

Cuối tháng 02/2020, vào lúc Trung Quốc còn bị tê liệt gần như hoàn toàn vì dịch Covid-19, phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp rầm rộ thông báo ngay tại thủ đô Paris kế hoạch « mở nhà máy Hoa Vi đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đầu tư trước mắt là 200 triệu euro, đem lại 500 công việc làm trên đất Pháp và trong tương lai nhà máy có khả năng sản xuất ra tới 1 tỷ euro trang thiết bị điện tử một năm ». Một trong những mục tiêu của dự án là « đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro dây chuyền cung ứng bị gián đoạn ».

Mở rộng địa bàn tại Pháp

Tập đoàn do ông Nhậm Chính Phi sáng lập đang tăng tốc đầu tư vào Pháp trong bối cảnh dưới áp lực của chính quyền Trump, điện thoại Hoa Vi sẽ kém hấp dẫn trước nguy cơ không còn có thể sử dụng hệ điều hành Android của Google.

Nhưng quan trọng hơn nữa là từ tháng 05/2019 Washington viện lý do an ninh đòi cấm cửa Hoa Kỳ với tập đoàn bị cho là gần gũi với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không chỉ có thế. Chính quyền Trump liên tục vừa dụ, vừa dọa các đồng minh của Mỹ, đứng đầu là châu Âu, loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà cung cấp mạng 5G. Thị trường mạng 5G châu Âu mới là mục đích Hoa Vi nhắm tới.

Trong bối cảnh đó giới quan sát cho rằng, kế hoạch thiết lập « nhà máy sản xuất đầu tiên của Hoa Vi ngoài lãnh thổ Trung Quốc » là một màn « mỹ nhân kế » để Hoa Vi thuyết phục Pháp, thành viên quan trọng bậc nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, về chiến lược phát triển mạng viễn thông thế hệ mới trên Lục Địa Già.

Trước mắt, dự án của Hoa Vi tại Pháp mới chỉ được biết qua vài ba con số như phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp vừa nêu. Không có thêm thông tin về thời điểm dự án sẽ được khởi động cũng như về địa điểm Hoa Vi sẽ chọn để mở nhà máy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vùng Alsace, miền đông bắc nước Pháp có nhiều triển vọng, nhưng về mặt chính thức tập đoàn Trung Quốc chưa đưa ra một quyết định nào.

Tại Paris, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire đã vội vã cải chính là « chiến lược bắt rễ vào Pháp của Hoa Vi không mảy may làm thay đổi chính sách của Pháp trong việc phát triển mạng điện thoại 5G, và mục tiêu bảo vệ an toàn và an ninh mạng » khi chọn các nhà cung cấp.

Cần nhắc lại là sau Anh Quốc, Liên Âu, Pháp chính thức tuyên bố không loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà thầu đồng thời nâng cao « khả năng phòng thủ ». Tuy nhiên, Cơ quan đặc trách về hệ thống an ninh và thông tin của Pháp ANSSI chuẩn bị ra quyết định về vị trí cụ thể của Hoa Vi trong toàn cảnh viễn thông thế hệ mới tại Pháp. Lập trường chính thức của Bruxelles là không nghe theo Mỹ để cấm Hoa Vi nhưng « tập trung bảo mật mạng 5G ».

Phương tiện để « hút » thông tin

Theo quan điểm của chuyên gia Gilles Babinet, cố vấn về công nghệ kỹ thuật số cho viện nghiên cứu Montaigne của Pháp, nếu dầu hỏa là mạch sống của thế kỷ 20 thì thế kỷ 21 là thời đại của data tức là những dữ liệu được vận chuyển qua mạng di động không dây. Đồng thời chuyên gia Pháp lưu ý rằng, data được ví như xe hơi còn mạng viễn thông là xa lộ. Đường càng rộng, càng tốt, xe chạy càng nhanh. Nhưng không có gì cấm cản nhà cung cấp mạng « đột nhập » vào hệ thống 5G của bất kỳ một quốc gia nào vào bất cứ thời điểm nào. Chuyên gia Gilles Babinet nêu đích danh Trung Quốc :

« Đặc điểm của hệ thống 5G là cho phép kết nối tất cả những dữ liệu ở khắp mọi nơi. Điều đó vừa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đồng thời mở ra viễn cảnh bùng nổ những vật dụng kết nối. Theo nghiên cứu, chỉ trong vòng từ 5 cho đến 7 năm nữa, sẽ có khoảng 100 tỷ đồ vật kết nối, chứa đựng không biết bao nhiêu những dự liệu ở bên trong. Những vật dụng kết nối này được đặt trong những nhà máy, trong những dây chuyền sản xuất… Trong tương lai, mỗi nhà máy sẽ có từ 1 đến 2 triệu vật dụng kết nối và tất cả sẽ dùng mạng 5G. Nhà thiết kế mạng bất kỳ lúc nào cũng có thể đột nhập hệ thống hạ tầng cơ sở để trích xuất những dữ liệu cần thiết. Không có gì cấm cản Trung Quốc có thể làm chuyện đó. Mọi người còn nhớ, năm 2015 khi Nga mở chiến dịch tấn công tin học vào nhà máy điện của Ukraina, tất cả mọi hoạt động tại quốc gia này đều đã bị chựng lại ».

Mạng 5G không chỉ liên quan tốc độ vận chuyển các dữ liệu hay thông tin. Ở đây còn đặt ra vấn đề an ninh mạng như chuyên gia Babinet vừa giải thích. Ông báo trước nguy cơ một thiết kế mạng lập ra những « ngõ thoát hiểm » và những dữ liệu cần bảo mật cũng có thể bị thất thoát bằng những « cánh cổng thoát hiểm đó » :

« Bất kỳ một nhà cung cấp hạ tầng cơ sở mạng nào khi thiết kế mạng viễn thông, cũng đều dự trù những “ngõ thoát hiểm”. Chỉ có nhà cung cấp đó mới biết được những ngõ thoát hiểm được đặt ở đâu và cũng chỉ có họ mới có chìa khóa để kiểm soát những ngõ thoát hiểm ấy. Nói cách khác, các nhà mạng biết hết tất cả các ngõ ngách mạng viễn thông của khách hàng. Hiện tại trên thị trường có ba công ty cung cấp mạng 5G đó là Hoa Vi, Nokia và Ericsson. Khác biệt ở đây là Hoa Vi rất gần gũi với chính quyền Trung Quốc và ở Trung Quốc không có gì bảo đảm cho tính độc lập của Hoa Vi với Bắc Kinh. Do vậy, nhiều quốc gia, đứng đầu là Mỹ, cho rằng chúng ta không thể tin tưởng vào Hoa Vi, trao trọn từ kinh tế cho đến những lĩnh vực mang tính chiến lược, và cả những dữ liệu về y tế, xã hội … cho một đại tập đoàn mà chúng ta biết rằng tập đoàn đó lại có quan hệ mật thiết với một chế độ toàn trị ».

5G cho phép xử lý khối dữ liệu lớn hơn và nhanh hơn và được coi là yếu tố cơ bản cho việc phát triển các công nghệ kết nối mới. Hoa Vi hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Liên Hiệp Châu Âu ý thức được rằng lợi ích kinh tế và địa chính trị là hai mặt của cùng một đồng tiền. Ngày 10/10/2019 Bruxelles nêu bật một số « đe dọa có thể nhắm vào hệ thống mạng 5G »« khả năng của một số quốc gia hay các nhà cung cấp mạng tiến hành các đợt tấn công liên tiếp và tinh vi đe dọa đến an ninh » mạng điện thoại di động của châu Âu.

Dù vậy Liên Âu không dám mạnh tay gạt hẳn Hoa Vi khỏi chiến lược phát triển mạng viễn thông đời mới. Cuối tháng Giêng 2020, Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo kêu gọi các thành viên « đưa ra những các hạn chế liên quan đến nhà cung cấp được coi là có rủi ro cao », tránh dùng các trang thiết bị của các nhà cung cấp thuộc diện này trong những lĩnh vực « quan trọng và nhậy cảm ». Thông báo không chủ trương « cấm » Hoa Vi tham gia vào mạng 5G của châu Âu.

Cũng chuyên gia Gilles Babinet viện Montaigne- Paris giải thích với RFI vì sao từ Anh cho đến Pháp và cả Liên Hiệp Châu Âu cùng lấn cấn vì Hoa Vi :

« Ở cương vị của một Nhà nước, chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn rất lớn. Một bên là những cơ hội về kinh tế rất lớn khi phát triển hệ thống 5G. Uy tín, hình ảnh của một quốc gia càng được tô điểm thêm với mạng viễn thông thế hệ mới. Trong trường hợp của Anh Quốc chẳng hạn, thì đây là một cơ hội rất lớn. Nhưng bên kia là những tính toán về địa chiến lược. Luân Đôn vùa chia tay với châu Âu đang cần có những điểm tựa mới. Nước Anh trông đợi nhiều vào việc đẩy mạnh thêm nữa quan hệ với Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng không thể làm phật lòng Trung Quốc nếu cấm cửa Hoa Vi. Cần nhắc lại rằng Hoa Vi đã bắt rễ được vào châu Âu là nhờ đã hợp tác với tập đoàn viễn thông British Telecom của Anh cách nay đã 15 năm ».

Không có lửa sao có khói ?

Thái độ thận trọng của phương Tây đối với Hoa Vi không phải là vô cớ. Mọi người con nhớ sáng lập viên tập đoàn này xuất thân từ quân đội. Quỹ đầu tư tài trợ cho Hoa Vi trực tiếp được đặt trong tay đảng Cộng Sản Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, trong quá khứ nhiều lần trang thiết bị của Hoa Vi đã gặp sự cố và tập đoàn này đã mất nhiều tháng để điều chỉnh và khắc phục được những sự cố đó.

Pháp không là cổng vào duy nhất

Thực ra trước Paris, Hoa Vi từng đem những dự án bạc triệu ra để chiêu dụ châu Âu. Năm 2019, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã đề cập đến ít nhất năm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Lan, Anh, Pháp Đức và Ba Lan.

Vào lúc Hoa Vi thông báo dự án đầu tư 200 triệu euro tại Pháp, tờ báo mạng của Mỹ Politico, nổi tiếng là thân cận với Nhà Trắng, trích dẫn lời một đại diện của Hoa Vi tại châu Âu đã không vòng vo tuyên bố : « Không có chuyện một công ty đầu tư cả tỷ bạc vào một quốc gia khi biết trước là sẽ bị chính quyền nơi đó hắt hủi ».

Pháp không là cổng vào châu Âu duy nhất của Hoa Vi. Tháng 3/2019 Hoa Vi trực tiếp gửi thư yêu cầu thủ tướng Mark Rutte triệu tập một cuộc họp để bàn về những dự án đầu từ của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, về « vai trò trong tương lai của Hoa Vi » tại Hà Lan. Cũng tập đoàn Trung Quốc này có dự án thành lập một trung tâm an ninh mạng tại Ba Lan. Có điều như bộ trưởng Ba Lan đặc trách về công nghệ kỹ thuật số, Marek Zagorski, cho biết : phía Trung Quốc chỉ nêu lên vấn đề nhưng chưa đưa ra bất kỳ một thông cáo chính thức nào. Trước mắt để giành được thị trường 5G của châu Âu bằng mọi giá, Hoa Vi từ cuối 2018 đã khánh thành một trung tâm nghiên cứu về an ninh mạng tại Bonn – Đức, và một trung tâm thứ nhì tại ngay thủ đô của Liên Hiệp Châu Âu là Bruxelles cách nay đúng một năm. Ở hậu trường công tác lobby của Hoa Vi tại các cơ quan chính thức của Liên Hiệp Châu Âu và tại mỗi nước thành viên trong khối châu Âu cũng đang hoạt động « rất hiệu quả »!

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200310-5g-ph%C3%A1p-l%C3%A1-ch%E1%BB%A7-b%C3%A0i-c%E1%BB%A7a-hoa-vi-%C4%91%E1%BB%83-chinh-ph%E1%BB%A5c-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Du thuyền Italy bị Malaysia,

Thái Lan từ chối được cập cảng Singapore

Singapore sẽ cho phép tàu du lịch Costa Fortuna cập cảng vào thứ Ba (10/3).

Tàu Costa Fortuna khởi hành từ Singapore ngày 3/3. Hãng tàu du lịch Italy, Costa Crociere, cho biết không có trường hợp nghi ngờ nhiễm virus nào trong số hành khách hiện tại.

Italy có số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất ngoài Trung Quốc với 7.375 ca. Nhà điều hành tàu cho biết, Costa Fortuna đã bị cảng Penang ở Malaysia từ chối do những hạn chế đối với du khách Italy và cũng không được phép dừng ở Thái Lan do những hạn chế khác.

Tuần trước, Costa Fortuna được phép cập cảng Langkawi, Malaysia. Costa Crociere không cho biết có bao nhiêu người trên tàu.

Tất cả hành khách vào Singapore sẽ phải kiểm tra thân nhiệt, một số có thể phải làm xét nghiệm virus nCoV, Cơ quan Hàng hải và Tổng cục Du lịch Singapore cho biết.

Trong những tuần gần đây, hành trình của các tàu du lịch cũng bị gián đoạn do lo ngại về sự lây lan của virus. MS Westerdam, được điều hành bởi Holland America Line, được cập cảng Campuchia giữa tháng Hai sau khi bị 5 cảng khác từ chối. Diamond Princess, tàu du lịch thuộc sở hữu của Carnival, bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản vào tháng 2, có tới 706 người nhiễm Covid-19.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33430-du-thuyen-italy-bi-malaysia-thai-lan-tu-choi-duoc-cap-cang-singapore.html

 

Virus corona: Cả nước Ý bị “cách ly”,

60 triệu dân được lệnh hạn chế đi lại

Trọng Nghĩa

Trước đà lây lan rất nhanh của dịch virus corona (Covid-19) tại Ý, thủ tướng Giuseppe Conte vào hôm qua (09/03/2020) đã ban hành một sắc lệnh hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người trên toàn quốc kể từ hôm nay 10/03 và kéo dài cho đến ngày 03/04.

Những biện pháp tương đương với chế độ “cách ly” này được áp dụng trên một số dân 60 triệu người, với hy vọng ngăn không cho dịch Covid-19 lan rộng, vốn đã làm cho 9.172 người Ý bị nhiễm bệnh, trong đó có 463 người đã thiệt mạng.

Từ Rôma, thông tín viên RFI Eric Senanque tường trình :

“Quả là một điều chưa từng thấy tại Ý khi thủ tướng Giuseppe Conte loan báo tối hôm qua quyết định cách ly toàn bộ đất nước. Rất nhiều người đã không tránh khỏi ngỡ ngàng.

Như vậy là kể từ hôm nay, “Vùng đỏ” thiết lập trước đây ở miền bắc nước Ý được mở rộng ra toàn lãnh thổ. Một cách cụ thể, tất cả người dân Ý được mời ở yên trong nhà, tránh mọi hoạt động đi lại để không lan truyền con virus, cũng như tránh các cuộc tụ họp.

Giao thông công cộng tuy nhiên vẫn được duy trì, cho dù trong những ngày qua hầu như không có khách. Các quán bar và nhà hàng trên toàn quốc đều phải đóng cửa vào lúc 6 giờ chiều kể từ hôm nay.

Một biện pháp nặng ý nghĩa biểu tượng khác : Giải Vô Địch Bóng Đá Quốc Gia Calcio đã bị đình chỉ. Phải lần ngược về thời Đệ Nhị Thế Chiến mới thấy giải Calcio bị đình hoãn.

Dĩ nhiên, người dân cũng có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác nhưng một cách rất hạn chế, phải có giấy phép đặc biệt hoặc giấy chứng nhận y tế. Những ai không tuân thủ các quy tắc đi lại có thể bị phạt tù.

Trong cuộc họp báo tối qua, thủ tướng Giuseppe Conte khẳng định : Không nên để phí thời gian nữa, một tuyên bố mang đậm không khí thời chiến.

Trên mạng internet, hashtag #ItaliazonaRossa tức là “Vùng đỏ của Ý” đã trở thành phổ biến nhất trong vỏn vẹn vài phút. Bán đảo Ý sáng nay đã giống như một hòn đảo bị cắt rời khỏi thế giới.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200310-covid-19-c%E1%BA%A3-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BD-b%E1%BB%8B-c%C3%A1ch-ly-60-tri%E1%BB%87u-d%C3%A2n-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-l%E1%BB%87nh-h%E1%BA%A1n-ch%E1%BA%BF-%C4%91i-l%E1%BA%A1i

 

Hungary cáo buộc thuyền trưởng Ukraine

trong vụ tai nạn chết người trên sông Danube

Tin từ BUDAPEST, Hungary – Phiên tòa xét xử một thuyền trưởng người Ukraine của một tàu du lịch Thụy Sĩ đã đụng và làm chìm một chiếc thuyền khác vào tháng 5 năm 2019, giết chết 25 khách du lịch Nam Hàn,  và hai thủy thủ sẽ bắt đầu tại Budapest vào ngày thứ Tư (11 tháng 3). Các công tố viên Hungary cáo buộc thuyền trưởng người Ukraine của một du thuyền Thụy Sĩ đụng và làm chìm một chiếc thuyền khác với hành vi sai trái dẫn đến thương vong hàng loạt và 35 tội không giúp đỡ trong một thảm họa khiến 27 người thiệt mạng.

Chiếc du thuyền Mermaid nhỏ hơn, với 35 người trên tàu, chìm sau khi bị du thuyền trên sông ở Budapest tông trúng dưới một cây cầu trong cơn mưa lớn vào ngày 29 tháng 05. 25 trong số những người thiệt mạng là người Nam Hàn. Thuyền trưởng của Mermaid và thủy thủ đoàn cũng thiệt mạng. Một người Nam Hàn vẫn đang mất tích. Đây là thảm họa nghiêm trọng nhất trên sông Danube trong hơn nửa thế kỷ. Các công tố viên cho biết chiếc thuyền nhỏ hơn, Mermaid, vượt qua tàu du lịch và có quyền ưu tiên khi nó cố gắng di chuyển dưới cây cầu.

Tuy nhiên, thuyền trưởng của du thuyền tăng tốc độ, mặc dù chiếc thuyền nhỏ rõ ràng nằm trong tầm nhìn và cũng có thể được nhìn thấy trên radar. Các công tố viên cho biết rằng các cáo buộc chống lại thuyền trưởng C. Yuriy, 64 tuổi,  nếu được chứng minh là có tội, có thể sẽ dẫn đến án tù từ 2 đến 11 năm.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/hungary-cao-buoc-thuyen-truong-ukraine-trong-vu-tai-nan-chet-nguoi-tren-song-danube/

 

Nga: Ông Putin có cơ hội cầm quyền đến 84 tuổi?

Dự thảo bổ sung Hiến pháp Nga vừa nhận đề xuất của cựu nữ phi hành gia Valentina Tereshkova mở đường cho tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử sau hai nhiệm kỳ liên tiếp, và tại vị đến 2036.

Thay đổi gì thì Hiến pháp Nga cũng ‘ở trong đầu Putin’

Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ ‘truyền ngôi’

Các báo Nga và châu Âu hôm thứ Ba đưa tin về phiên họp khác thường trong Viện Duma Quốc gia ở Moscow nói đây là động tác của đảng cầm quyền để ông Putin tại vị sau 2024.

Bà Tereshkova, cựu anh hùng Liên Xô, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, nay ở cương vị nghị sĩ đảng Nước Nga Thống Nhất, đã nêu ra điều sửa đổi nói trên.

Bà phát biểu công khai về ý tưởng của mình, rằng “để tổng thống đương nhiệm cầm quyền tiếp tục là yếu tố duy trì ổn định cho xã hội”.

Theo BBC Tiếng Nga, việc bỏ điều khoản cấm một tổng thống không được tái ứng cử sau hai nhiệm kỳ sẽ cho phép ông Putin làm tổng thống đến tận năm 2036, khi ông 84 tuổi.

Gần đây, các đồn đoán từ Nga rộ lên về tương lai chính trị của ông Putin sau khi ông cho bãi miễn toàn bộ nội các của người bạn thân, thủ tướng Dmitry Medvedev.

Ông Putin cũng ra các đề xuất sửa Hiến pháp Nga (1993) và tăng quyền cho chức chủ tịch hội đồng quốc gia.

Tuy thế, nếu đề xuất mới nhất được thông qua, việc ông sẽ làm tổng thống thêm nhiều năm là khả năng khá rõ.

Mới đây, dự thảo Hiến pháp sửa đổi mà Nga đang thông qua nêu rõ rằng người Nga “theo tín ngưỡng Chính Thống giáo và có niềm tin vào Đức Chúa Trời”.

Các điều khoản mới mà tổng thống Vladimir Putin đề xuất đã nhanh chóng được Viện Duma Nga bỏ phiếu thông qua sau lần đọc đầu tiên.

Bản thân ông Putin cho biết ông không phản đối đề xuất của bà Tereshkova và đảng Nước Nga Thống Nhất.

Ông Putin đưa Chúa Trời vào Hiến pháp Nga

Ông chỉ nói rằng một thay đổi như thế cần toà án công nhận là “phù hợp với tinh thần và các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp”.

Năm nay 67 tuổi, ông Putin là sĩ quan KGB đóng tại Đông Đức khi hệ thống XHCN tan rã.

Sau khi về Nga, ông làm việc tại quê nhà là St Petersburg trong toà thị chính thời Anatoly Sobchak.

Bản thân ông Sobchak không chỉ là thị trưởng St Petersburg và người đỡ đầu cho Putin mà còn là đồng tác giả Hiến pháp Liên bang Nga thời hậu cộng sản.

Từ St Petersburg, ông Putin về Moscow và năm 1999 lần đầu được chọn làm thủ tướng Nga.

Kể từ đó, ông luôn đứng ở vị trí đỉnh cao quyền lực, hoặc làm tổng thống hoặc thủ tướng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51823598

 

Giá dầu giảm 24% sau khi OPEC và Nga

không đạt được thỏa thuận giảm sản lượng

Tin NEW YORK CITY – Vào thứ Hai, 9 tháng 2, giá dầu đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy trong nhiều năm qua, khi căng thẳng giữa Nga và Saudi Arabia gia tăng, khiến thị trường tài chính lo ngại sẽ xảy ra một cuộc chiến toàn diện về giá dầu. Đợt bán tháo dầu thô bắt đầu vào tuần trước, khi tổ chức các nước xuất cảng dầu OPEC không đạt được thỏa thuận với các đối tác, dẫn đầu là Nga, về việc giảm sản lượng.

Sự việc khiến Saudi Arabia đáp trả bằng cách tự giảm giá dầu, đồng thời cân nhắc đẩy mạnh khai thác dầu thô. Giá dầu thô Hoa Kỳ West Texas Intermediate, gọi tắt là WTI, và giá dầu thô Brent, vào thứ Hai đã giảm xuống mức thấp nhất tính từ năm 1991. Giá dầu WTI giảm 24.59%, tức 10.15 Mỹ kim, xuống còn 31.13 Mỹ kim một thùng. Giá dầu thô Brent, mức giá chuẩn của quốc tế, cũng mất 24.1%, tức 10.91 Mỹ kim, xuống 34.36 Mỹ kim một thùng. Vào thứ Bảy trước, Saudi Arabia thông báo giảm giá đáng kể so với mức giá mà nước này công bố hồi tháng 4 năm ngoái. Ngoài ra, chính quyền Riyadh cũng cho biết đang chuẩn bị tăng sản lượng lên mức 10 triệu thùng dầu một ngày, theo thông tin từ hãng Reuters.

Vương quốc này hiện đang khai thác ở mức 9.7 triệu thùng một ngày, nhưng có năng lực sản xuất đến 12.5 triệu thùng một ngày. Theo giới phân tích, cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga có thể sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, trong bối cảnh thế giới giảm tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/gia-dau-giam-24-sau-khi-opec-va-nga-khong-dat-duoc-thoa-thuan-giam-san-luong/

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan

thảo luận với EU về vấn đề tị nạn

Tin từ Berlin, Đức – Vào hôm thứ hai (9 tháng 3), các cuộc đàm phán về khủng hoảng di dân đã được tổ chức giữa tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, và các viên chức cao cấp của Liên minh Châu Âu tại thành phố Brussels, Bỉ. Trong suốt tuần qua, hàng chục ngàn người tầm trú đã cố gắng vượt qua biên giới đất liền từ Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Ankara tuyên bố sẽ không ngăn cản người di dân cố gắng đến các nước thuộc khối EU.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có khoảng 4 triệu người tị nạn và chủ yếu là người Syria. Nước này liên tục phản đối tình trạng chia sẻ gánh nặng không công bằng như trên. Do đó, họ đã kêu gọi Hy Lạp mở cửa cho người di dân, cho phép họ đến các nước Châu Âu. Vào hôm Chủ Nhật (8 tháng 3), khi đưa ra thông báo về các cuộc đàm phán tại Brussels, ông Erdogan bày tỏ hy vọng sẽ đạt được những kết quả khác trong việc giải quyết vấn đề người tị nạn sau các cuộc đàm phán tại Brussels. Vào sáng thứ hai, chính phủ Đức cho biết khối EU đang xem xét việc tiếp nhận 1,500 trẻ em tị nạn, hiện đang sinh sống tại các trại ở Hy Lạp. Theo thông báo của chính phủ Đức, một giải pháp nhân đạo đang được đàm phán, về việc thành lập một liên minh sẵn sàng tiếp nhận những đứa trẻ trên. Đức cho biết thêm họ đã sẵn sàng tiếp nhận một số lượng người tị nạn phù hợp.

Nước này muốn hỗ trợ Hy Lạp trong tình huống khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Hiện nay, sự lo lắng về hoàn cảnh của trẻ vị thành niên đã tăng lên, vì các em cần được điều trị y tế khẩn cấp và không có người lớn đi cùng các em.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-recep-tayyip-erdogan-thao-luan-voi-eu-ve-van-de-ti-nan/

 

Cựu đồng minh của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

 lập đảng chính trị mới

Thiện Lan

Ông Ali Babacan, một đồng minh thân cận của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bắt đầu quá trình thành lập một đảng chính trị mới.

Những người ủng hộ cựu phó thủ tướng Ali Babacan, đã đệ trình một yêu cầu chính thức tới bộ nội vụ để thành lập đảng mới vào thứ Hai (9/3), tên của đảng sẽ được xác nhận tại một sự kiện ra mắt vào thứ Tư (11/3).

Ông Babacan, 52 tuổi, kiêm thành viên sáng lập đảng Đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan. Đảng này đã điều hành Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2002.

Hồi tháng 7 năm ngoái, ông Babacan đã tuyên bố ra khỏi đảng AK vì không đồng tình với đường hướng của đảng này.

Ông Babacan từng là bộ trưởng kinh tế và sau đó là bộ trưởng ngoại giao trước khi trở thành phó thủ tướng từ năm 2009 đến 2015. Ông được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao trong thời gian phụ trách kinh tế đất nước.

“Có một nhu cầu cấp thiết về một sự khởi đầu mới ở Thổ Nhĩ Kỳ” ông Babacan nói trong một cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp trên Fox TV Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chính trị gia đối lập, các nhóm nhân quyền và Liên minh châu Âu từ lâu đã cáo buộc ông Erdogan và đảng AK vi phạm các quyền tự do cơ bản, giam giữ các nhà phê bình và làm suy yếu nền dân chủ, đặc biệt kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2016 thất bại. Hiệu suất yếu kém của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2018 cũng đã ăn mòn sự ủng hộ cho ông Erdogan và đảng AK.

Vào tháng 12, cựu Thủ tướng Ahmet Davutoglu, đồng minh thân cận một thời với ông Erdogan cũng đã thành lập đảng Tương lai để cạnh tranh với đảng AK.

Theo Aljazeera

Thiện Lan dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-dong-minh-cua-tong-thong-tho-nhi-ky-lap-dang-chinh-tri-moi.html

 

27 người Iran thiệt mạng vì rượu lậu

do tin đồn uống rượu trị được coronavirus

Tin Tehran, Iran – Theo hãng truyền thông Iran IRNA cho biết hôm thứ Hai, 9 tháng 3, 27 người đã thiệt mạng vì ngộ độc methanol tại Iran, sau khi có tin đồn rằng uống rượu mạnh có thể giúp chữa trị được bệnh viêm phổi vì coronavirus. Iran là nước đang chứng kiến dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất bên ngoài Trung Cộng, nơi dịch bệnh bắt đầu. Theo IRNA, 20 người đã chết tại tỉnh Khuzestan ở vùng tây nam và 7 người chết tại tỉnh Alborz ở miền bắc, sau khi uống các loại rượu được pha chế bất hợp pháp.

Theo luật pháp Iran, mọi người dân nước này đều bị cấm uống rượu, ngoại trừ các cộng đồng tôn giáo thiểu số không phải Hồi giáo. Các vụ tử vong vì ngộ độc rượu lâu nay vẫn thường xảy ra tại Iran. Bệnh viện đại học Jundishapur ở Ahvaz, thủ phủ tỉnh Khuzestan, cho biết 218 người đang được điều trị tại đây vì ngộ độc rượu. Theo nhà chức trách, các ca ngộ độc gần đây tăng vọt do tin đồn rằng việc uống rượu mạnh có thể tiêu diệt coronavirus. Các nạn nhân đã uống rượu sau khi đọc được các tin đồn sai lầm lan truyền qua mạng. Nếu được uống với số lượng lớn, methanol sẽ gây mù, suy gan, và sau cùng dẫn đến tử vong.

Iran hiện đang vất vả tìm cách khống chế sự lây lan của virus, khi Covid-19 đã xuất hiện tại toàn bộ 31 tỉnh của nước này, giết chết 237 người và lây nhiễm cho 7,161 người. Theo hãng IRNA, trong 69 trường hợp nhiễm Covid-19 tại tỉnh Khuzestan, có 16 người đã qua đời vào Chủ Nhật.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/27-nguoi-iran-thiet-mang-vi-ruou-lau-do-tin-don-uong-ruou-tri-duoc-coronavirus/

 

Đông Nam Á :

Giải mã quy mô “khiêm tốn” của dịch Covid-19

Mai Vân

Điều được ghi nhận đầu tiên về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á, là những con số rất khiếm tốn về ca nhiễm, nhìn chung chỉ từ vài người cho đến vài chục người.

Đây quả là một điều rất khác thường đối với một vùng là láng giềng sát cạnh Trung Quốc, nơi xuất phát của dịch Covid-19 vốn đã lan rộng ra toàn thế giới, với nhiều nơi có số ca nhiễm đã vượt mức 1000. Càng khác thường hơn nữa là một số nước có biên giới chung với Trung Quốc, cho đến cuối tháng Giêng, vẫn tiếp đón những chuyến bay thẳng thường nhật từ tâm dịch là thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc.

Giới quan sát đã bước đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những con số nhỏ bé đó để cho rằng chính quyền một số nước, vì những động cơ chính trị, đã cố tình giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Theo những con số được chính thức thông báo cho đến hết ngày hôm qua, 09/03/2020, Singapore là nước Đông Nam Á ghi nhận số ca bị nhiễm virus corona cao nhất, với 150 trường hợp, theo sau là Malaysia với 99 ca, kế đến là Thái Lan với 50 ca lây nhiễm, Việt Nam 31 ca.

Và ở tận cuối bảng, người ta ghi nhận 7 trường hợp ở Philippines, 4 trường hợp ở Indonesia, 2 trường hợp ở Cam Bốt. Còn ở Lào, Miến Điện và Brunei, hoàn toàn không có một trường hợp lây nhiễm nào.

Những lời giải thích “trời ơi” từ một số nước

Theo Carole Isoux, thông tín viên đài RFI và nhật báo Libération tại Bangkok, không thiếu cách diễn giải của một số chính quyền tại chỗ về tình trạng miễn dịch, hay ít bị lây lan của nước họ.

Tiêu biểu nhất là lời giải thích của bộ trưởng Y Tế Indonesia. Nhân vật này đã không ngần ngại giải thích công khai rằng: “Chính những lời cầu nguyện đã bảo vệ chúng tôi khỏi virus”.

Còn tại Thái Lan, lời giải thích không đến nỗi siêu hình, nhưng rất vô tư: Đó là do thói quen sạch sẽ của người Thái, thường tắm nhiều lần trong ngày. Mặt khác, đó cũng là do cách chào của người Thái, chỉ chắp tay vái chứ không bắt tay, hay ôm hôn.

Tại Việt Nam, cụ thể là ở miền Nam, lập luận cho rằng con virus corona, cũng như một số virus khác, rất sợ trời nóng, vì thế đã tránh Việt Nam!

Hệ thống y tế yếu kém

Nhưng đối với giới chuyên môn, những con số lây nhiễm cực thấp tại nhiều nước phản ánh một hệ thống y tế yếu kém.

Một báo cáo gần đây của một nhóm bác sĩ và nhà toán học thuộc đại học Mỹ Harvard cho rằng căn cứ vào các dữ liệu thống kê về những dịch bệnh khác, đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Thái Lan và Cam Bốt, số các ca nhiễm Covid-19 trong thực tế không thể thấp như vậy.

Marc Lipsitch, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Động Lực Các Loại Bệnh Truyền Nhiễm, đại học Mỹ Harvard khẳng định: “Có nhiều ca nhiễm bị bỏ qua không bị phát hiện trong vùng”.

Dẫu sao thì tại các nước phát triển, các giới chức y tế đã hiểu rất rõ tình trạng đó. Mặc dù có số liệu chính thức về các ca nhiễm Covid-19 rất thấp, Thái Lan và Cam Bốt chẳng hạn, đều bị đưa vào danh sách các quốc gia nguy hiểm và những người trở về từ hai quốc gia đó đã được khuyến cáo là nên chịu một thời gian cách ly.

Tại các quốc gia mà phần đông người dân sống mấp mé ngưỡng nghèo khó, do thiếu bảo hiểm y tế, nhiều người không đi khám bệnh khi chỉ có những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ngay cả khi có đi khám, thì họ gặp phải tình trạng thiếu phương tiện xét nghiệm, chỉ được dành cho những ca rất nặng hay những người vừa đến từ những nước có nguy cơ cao. Những người bị ho và sốt thì được cho về với thuốc kháng sinh.

Lãnh đạo y tế thành phố Phuket ở Thái Lan chẳng hạn, mới đây đã công nhận trước các phóng viên là ông không được phép cung cấp cho nhà báo thông tin về chuyển biến của dịch Covid-19!

Ngân sách y tế hạn hẹp

Trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore được đánh giá cao và được giới chuyên gia khen ngợi về cách xử lý khủng hoảng, các nước ASEAN còn lại chỉ dành ngân sách tối thiểu cho hệ thống y tế của mình.

Một ví dụ điển hình là Miến Điện, nước chia sẻ đường biên giới dài 1.400 cây số với Trung Quốc, với người và hàng hóa tự do qua lại dọc theo biên giới này. Cho đến ngày 20/02 vừa qua, đất nước này không có thiết bị thử nghiệm của mình mà các mẫu xét nghiệm phải gởi sang Thái Lan phân tích. Hàng năm ngân sách Miến Điện dành cho y tế chỉ là 600 triệu euro. Để so sánh, ngân sách y tế của Pháp lên đến 20 tỷ.

Ngoài ra còn có vấn đề ưu tiên khiến cho dịch Covid-19 không được coi trọng. Theo Carole Isoux, vào lúc Đông Nam Á đang phải vật lộn với một đợt dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của khu vực, một số nước còn phải đối phó với bệnh lao đang trỗi dậy trở lại. Vấn đề tử vong trẻ sơ sinh, nạn suy dinh dưỡng vẫn luôn là yếu tố bình thường trong cuộc sống thường ngày ở nhiều vùng. Trong tình hình đó, theo như phân tích của bác sĩ Somnak Kongchathai, ở Surat Thani, miền nam Thái Lan thì “việc hoảng hốt trước virus corona, thẳng thắn mà nói, chỉ là vấn đề của nước giàu mà thôi”.

Giấu bệnh để thu hút du khách

Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng giải thích phần nào những báo cáo về số liệu ít ỏi người nhiễm virus corona.

Ngày 02/03, bộ trưởng Y Tế Thái Lan Anutin Charnvirakul đã công bố trên mạng xã hội một tài liệu theo đó những người đến từ Pháp và Đức cam kết sẽ tuân thủ một thời gian tự cách ly trong phòng khách sạn của họ. Trước làn sóng phản ứng, ông đã phải lùi bước ; đất nước Thái Lan không thể làm phật lòng số ít du khách còn lại với những biện pháp cứng rắn hay số liệu quá thật.

Theo bộ trưởng Du Lịch Thái Lan, du khách Trung Quốc giảm đến 86%, ngành thua thiệt đến 7,5 tỷ euro. Ở những nơi trong vùng Đông Nam Á, các bãi biển hầu như hoang vắng, những địa điểm du lịch như đền Angkor ở Cam Bốt hay vịnh Hạ Long ở Việt Nam cũng trống vắng. Du khách Trung Quốc mang lại ít ra một phần tư thu nhập cho ngành du lịch trong khu vực.

Không muốn làm Trung Quốc mếch lòng

Ngoài ra, theo giới quan sát, cũng có tính toán chính trị. Nhiều nước trong vùng không muốn cho thấy là họ quá sốt sắng trong việc thông báo quá sát về số lượng người nhiễm virus để khỏi làm mếch lòng người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh mà kinh tế cả vùng đều lệ thuộc vào, nhưng lại là nơi phát tán con virus độc hại.

Một ví dụ điển hình. Ngay đầu tháng Hai, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đến Trung Quốc và đã tuyên bố trong một tin nhắn Twitter rằng: “Người ta không thể bỏ bê một người bạn trong cơn khó khăn”.

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200310-%C4%91%C3%B4ng-nam-a%CC%81-gia%CC%89i-ma%CC%83-quy-m%C3%B4-khi%C3%AAm-t%C3%B4%CC%81n-cu%CC%89a-di%CC%A3ch-covid-19-ch%C6%B0a-c%C3%B3-%E1%BA%A3nh

 

Dịch virus corona lùi bước ở Hàn Quốc

nhưng khiến cả trăm người chết ở Bắc Triều Tiên?

Trọng Nghĩa

Tại Hàn Quốc, cuộc chiến chống dịch virus corona (Covid-19) có dấu hiệu đạt kết quả tích cực, với số ca nhiễm mới đang liên tục giảm. Trong khi đó, theo các nguồn tin không chính thức, virus corona đang hoành hành dữ dội ở Bắc Triều Tiên.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc vào sáng nay 10/03/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này ghi nhận thêm 131 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số bị nhiễm lên thành 7.513 người. Số ca tử vong tăng thêm 3 trường hợp, nâng số người chết lên thành 54 người.

Các số liệu trên đây đã được tiếp nhận một cách lạc quan, vì đây là lần đầu tiên từ hai tuần lễ nay mà mức tăng ca nhiễm ở dưới 200 ca mỗi ngày. Đà tăng chậm lại khẳng định thêm xu thế ghi nhận từ nhiều ngày nay, theo đó số ca nhiễm hàng ngày ở Hàn Quốc có dấu hiệu giảm dần.

Trong lúc tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc diễn biến tích cực, thì có tin là tình trạng ở Bắc Triều Tiên rất tệ hại.

Trang mạng Business Insider, ấn bản Pháp vào hôm qua, 09/03 đã trích dẫn mạng thông tin Daily NK tại Hàn Quốc tiết lộ rằng đã có gần 200 binh sĩ Bắc Triều Tiên bị thiệt mạng vì virus corona, trong lúc hàng ngàn người khác đang bị cách ly.

Theo Daily NK, trong hai tháng Giêng và Hai vừa qua, dịch Covid-19 tại Bắc Triều Tiên đã khiến cho 180 binh sĩ bị thiệt mạng. Để ngăn dịch lây lan, chính quyền Bình Nhưỡng cũng đã gởi thêm 3.700 người vào trại cách ly.

Thông tin này phù hợp với nguồn tin được hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap tiết lộ, theo đó Bắc Triều Tiên đã cách ly gần 10.000 người vì lo ngại virus corona lây lan, nhưng sau đó đã thả gần 4.000 người không có triệu chứng.

Trước các thông tin kể trên, chế độ Bình Nhưỡng vẫn giữ vững quan điểm, không cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại Bắc Triều Tiên, đồng thời tiếp tục khẳng định rằng đất nước này vẫn trong tình trạng miễn nhiễm.

Theo tạp chí Mỹ Newsweek, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Triều Tiên ngày hôm qua, 09/03 vẫn khẳng định rằng “căn bệnh truyền nhiễm (tức là dịch Covid-19) chưa tràn vào đất nước ta”.

Nhật Bản chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua dự thảo về khả năng thủ tướng sẽ ra “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp”, chỉ đạo và yêu cầu việc hạn chế ra ngoài, đóng cửa trường học, công sở… tạm thời trong tình hình dịch Covid-19 đang lây lan tại nước này.

Quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các Nhật Bản vào hôm nay 10/3, sẽ được trình Hạ Viện vào ngày mai, và nếu được thông qua, thì sẽ được ban hành ngày 14/3 để thực hiện.

Cũng trong cuộc họp nội các, chính phủ Nhật đã quyết định cấm tăng giá bán khẩu trang tại các cửa hàng hay trên mạng. Người vi phạm có thể bị phạt tù dưới 1 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu yen.

Tính đến trưa nay 10/3, Nhật Bản đã ghi nhận 1.231 người nhiễm virus corona trên toàn quốc. Số ca tử vong là 14 người.

Mông Cổ có ca nhiễm đầu tiên

Cũng trong vùng Bắc Á, nước Mông Cổ vào hôm nay, 10/03 đã ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên. Chính quyền nước này đã lập tức ban hành lệnh cấm bất cứ ai ra hay vào các thành phố trong vòng 6 ngày.

Theo hãng tin Pháp AFP, điều oái oăm là ca nhiễm đầu tiên tại Mông Cổ lại là một người Pháp, nhân viên chi nhánh tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Orano. Người này đã bay từ Mátxcơva (Nga) sang Mông Cổ ngày 02/03, và đã tiếp xúc với nhiều người trước khi có triệu chứng bệnh Covid-19 năm ngày sau đó.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200310-covid-19-l%C3%B9i-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-%E1%BB%9F-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-nh%C6%B0ng-khi%E1%BA%BFn-c%E1%BA%A3-tr%C4%83m-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-%E1%BB%9F-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn

 

Seoul: Bình Nhưỡng bắn tên lửa

để thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc

Trọng Nghĩa

Bắc Triều Tiên vào hôm qua, 09/03/2020 đã bắn đi ba “vật thể bay” được cho là tên lửa tầm ngắn về phía khu vực nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.

Hôm nay, chính quyền Seoul cho rằng Bình Nhưỡng đã cố tình phô trương hành động của mình nhằm thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc.

Theo hãng tin AFP, sau khi bắn đi các tên lửa, Bình Nhưỡng đã cho báo chí công bố nhiều hình ảnh cho thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đích thân giám sát các vụ thử nghiệm, đồng thời lộ rõ một số chi tiết của các vũ khí mới.

Đối với các nhà phân tích, Bắc Triều Tiên đang tiếp tục hoàn thiện khả năng vũ khí của mình, hơn một năm sau khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội giữa Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump thất bại, khiến cấm vận đối với Bắc Triều Tiên vẫn được duy trì.

Bắc Triều Tiên đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ… đối với các chương trình vũ khí của nước này.

Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể muốn tác động tới Hàn Quốc trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ về kinh tế, trong bối cảnh Mỹ khẳng định lệnh cấm vận sẽ tồn tại tới khi Bình Nhưỡng có hành động thiện chí đối với tiến trình phi hạt nhân hóa theo hướng Washington mong muốn.

Theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc, các cuộc thử nghiệm mà ông Kim Jong Un giám sát trong hai tuần qua là hoạt động quân sự đầu tiên của lãnh đạo Bình Nhưỡng trong năm nay. Mục tiêu là “để tăng cường đoàn kết nội bộ, và về đối ngoại, thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời gây áp lực buộc đối phương thay đổi thái độ”.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200310-seoul-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BA%AFn-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BB%83-thu-h%C3%BAt-s%E1%BB%B1-ch%C3%BA-%C3%BD-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c

 

TQ tràn lan thuyết âm mưu về COVID-19

và tình cảm chống Mỹ

‘Viêm phổi Vũ Hán’ đang thu hút được sự quan tâm lớn, dư luận Trung Quốc bao trùm thuyết âm mưu về dịch bệnh và tình cảm chống Mỹ. Có học giả chỉ ra, đây là phong trào mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dày công vạch ra thông qua các kênh khác nhau, mục đích là để người dân Đại Lục sinh ra nghi ngờ về cách nói ĐCSTQ là kẻ đầu sỏ tội lỗi.

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, trên mạng internet Trung Quốc Đại Lục gần đây xuất hiện lượng lớn thông tin liên quan đến “Mỹ che giấu các ca tử vong thực sự vì virus corona mới 2019”, “Mỹ cần học tập các biện pháp ứng phó của Trung Quốc”, “Nguy cơ toàn cầu tuyệt đối không phải là sai lầm của Trung Quốc”, v.v, trong một tuần qua các thuyết âm mưu và ngôn luận chống Mỹ tăng mạnh trên mạng tiếng Trung.

Tờ Washington Post đưa tin, ông Tiêu Cường, Giáo sư Học viện Thông tin Đại học California-Berkeley đồng thời cũng là người sáng lập Báo Thời Đại Số Trung Quốc (China Digital Times), khi phân tích những ngôn luận trên mạng bên trong Đại Lục cho thấy, từ WeChat, Weibo đến Baidu, đâu đâu cũng là thông tin giả hoặc tự nói của chính quyền, Chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thông qua các kênh khác nhau để dày công sắp đặt các thuyết âm mưu, mục đích là để chuyển dịch chỉ trích.

Bản tin chỉ ra, quan sát các trang mạng xã hội tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, phương thức mà chính quyền mở rộng truyền thông mạng xã hội, kiểm duyệt tin tức, truyền thông thêu dệt, đều gây nghi ngờ, làm lý luận chống Mỹ ngày càng tăng mạnh.

Hôm 27/2, trong tình huống không có bất cứ chứng cứ gì, nhưng chuyên gia nổi tiếng về virus của Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn đã thông qua truyền thông nhà nước để nói rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, nhưng không nhất định là bắt nguồn từ Trung Quốc. Dù phát biểu này đã bị một chuyên gia khác là ông Trương Văn Hồng phản bác, nhưng những phát biểu của ông Trương Văn Hồng cũng nhanh chóng bị kiểm duyệt, còn cách nói của ông Chung Nam Sơn lại nhanh chóng lan truyền trên các kênh truyền thông.

Trang nhất của truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng bài viết nghi ngờ về vấn đề nguồn gốc virus, Mạng truyền hình Toàn cầu (CGTN) của Trung Quốc ở nước ngoài cũng đăng tải video nội dung phát biểu của ông Chung Nam Sơn lên YouTube; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng công khai trích dẫn phát biểu của ông Chung Nam Sơn; Tân Hoa Xã cũng đăng bài ám chỉ nguồn gốc virus là từ nơi khác, và yêu cầu quan chức và truyền thông Mỹ xin lỗi.

Điều khoa trương nhất là có người cố ý đăng bài viết trên Weibo, nói quân đội Mỹ lợi dụng virus làm vũ khí sinh học bí mật để tiến hành bố trí trong chuyến đi Vũ Hán vào tháng 10 năm ngoái.

Ông Dương Đại Lợi (Dali Yang), chuyên gia về vấn đề Trung Quốc thuộc Đại học Chicago chỉ ra, ở Trung Quốc, các bài đăng và những bài viết của Chính phủ đều giống nhau, khiến người dân sinh nghi ngờ về cách nói Trung Quốc là đầu sỏ tai họa gây dịch bệnh, mục đích là để giảm thiểu chú ý của thế giới bên ngoài đến việc Trung Quốc thất bại như thế nào trong ứng phó dịch bệnh và “chuyển dịch chỉ trích”.

Ông Bill Bishop, người phát hành trang báo điện tử “Người nước ngoài nhìn vào Trung Quốc” (Sinocism China Newsletter) chỉ ra, luận thuật “ĐCSTQ chí cao vô thượng” đang được thúc đẩy một cách có hệ thống và có hiệu quả. Sau phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, ĐCSTQ đã quyết định tăng cường tuyên truyền giáo dục yêu Đảng, tâng bốc thể chế chuyên chế ưu việt hơn hình thức dân chủ đầy hỗn loạn ở phương Tây.

Ông cho biết, mẹ vợ của ông vẫn luôn thúc giục ông vì an toàn của người nhà hãy rời Mỹ trở về Trung Quốc, bởi vì ĐCSTQ đã chiến thắng virus, còn Mỹ sắp rơi vào hỗn loạn.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33424-tq-tran-lan-thuyet-am-muu-ve-covid-19-va-tinh-cam-chong-my.html

 

“Mỹ nợ TQ một lời xin lỗi,

thế giới nợ TQ một lời cảm ơn”?

Đáp lại những lời kêu gọi Trung Quốc cần xin lỗi thế giới vì che giấu dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng lây lan bùng phát tại Trung Quốc và quốc tế, Tân Hoa Xã đăng bài nói rằng “Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”.

Trước đó trên mạng internet từng xuất hiện làn sóng “Trung Quốc nợ thế giới một lời xin lỗi” khi Jesse Watters, người dẫn chương trình trên kênh “Fox News” của Mỹ, trong tiết mục của mình, đã nói đầy trào phúng rằng virus Vũ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc, tới nay còn chưa được nghe một lời xin lỗi từ giới chức ĐCSTQ, dẫu là một từ “Sorry” (xin lỗi) đơn giản.

Một tài khoản Wechat có tên “Lục Thần Lỗi Lỗi”, người rất giỏi dùng tiểu thuyết Kim Dung ví von thời sự, cũng từng viết: “Giả sử nhà bạn bị dột, nước ngập hết cả sàn nhà tầng dưới, hãy làm một người có tâm lý lành mạnh, sửa lại sàn nhà. Người khác có thể giúp thì giúp, không thể giúp cũng bày tỏ sự quan tâm. Hãy bớt ra hành lang gào thét, làm vậy có khó lắm không? Hãy làm một con người đi thôi.”

Nhưng Tân Hoa Xã, kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc, vào ngày 4/3, lại ra mặt công kích cách nói này là vô cùng “hoang đường”. Nhằm tẩy trắng việc che giấu dịch bệnh, Tân Hoa Xã đăng lại một bài viết trên WeChat của 黄生看金融(fengyuhuangshan): “Trung Quốc vì chống lại dịch viêm phổi corona mới đã hy sinh cự đại, chúng ta nên thản nhiên khí khái biểu thị rằng: ‘Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn’.”

Bài đăng trên Tân Hoa Xã có tiêu đề: “Cây ngay không sợ chết đứng, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”

Về điều này, ông Hoàng Sáng Hạ, một nhân sĩ truyền thông lâu năm đã đưa ra lời phát biểu gây chấn động: “Như vậy cũng không sai”, “Quả thực Mỹ cần xin lỗi Trung Quốc, toàn thế giới cần cảm ơn Trung Quốc”, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân.

Ông Hoàng Sáng Hạ nói: Sở dĩ Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi là vì “Mỹ trước kia không nên dung túng cho ĐCSTQ ăn cắp kỹ thuật, khiến Trung Quốc ngạo mạn và còn làm loạn ngày càng nhiều!”

“Thế giới cũng nên cảm ơn Trung Quốc”, là vì sau khi dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ xảy ra, mới có thể nhìn rõ chính sách của ĐCSTQ, “biết rằng dây chuyền sản xuất tập trung tại Trung Quốc quả thực quá nguy hiểm!”

Cư dân mạng thi nhau ấn “like”, và để lại tin nhắn:

“Thời đại của sự thức tỉnh!”

“Quả thực sớm đã biết “ngàn vàng” khó kiếm! Một trận viêm phổi virus nhân tạo khiến cả thế giới mất máu quá nhiều!”

“Virus Vũ Hán rốt cuộc đã khiến tất cả mọi người bừng tỉnh, nhờ họa mà đắc phúc. Từ bỏ việc nuôi dưỡng sự gian trá.”

“Người trong ĐCSTQ đối đãi với người nước khác: Trước mặt ‘bắt tay’, sau lưng ‘hạ độc thủ’.”

“Bản chất của ĐCSTQ là vừa ăn cắp vừa la làng.”

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33425-my-no-tq-mot-loi-xin-loi-the-gioi-no-tq-mot-loi-cam-on.html

 

Tập Cận Bình lần đầu tới Vũ Hán

kể khi dịch COVID-19 bùng phát

Hải Lam

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay (10/3) đã đến thăm Vũ Hán, tâm chấn của dịch COVID-19. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới thành phố này của ông Tập kể từ khi dịch bệnh bùng phát.

Reuters dẫn tin từ kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết, ông Tập đến Vũ Hán để “kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh” và “thăm hỏi các nhân viên y tế, chỉ huy quân đội và quân nhân, nhân viên cộng đồng, cảnh sát cũng như tình nguyện viên, bệnh nhân và người dân”.

Theo AFP, hãng Tân Hoa Xã đăng tin cho thấy ông Tập đeo khẩu trang, nói chuyện qua video với các nhân viên y tế tuyến đầu cùng các bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến.

Chuyến thăm Vũ Hán không báo trước của Tập diễn ra trong bối cảnh Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc gần đây thông báo số ca nhiễm mới của nước này giảm. Giới chức Trung Quốc sáng nay xác nhận 19 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 17 ca là ở thành phố Vũ Hán và 17 ca tử vong, tất cả đều ở tỉnh Hồ Bắc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-can-binh-lan-dau-toi-vu-han-ke-khi-dich-covid-19-bung-phat.html

 

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Hứa Chí Vĩnh

đã bị an ninh bắt ở Trung Quốc

Lục Du

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc, giảng viên luật Xu Zhiyong (Hứa Chí Vĩnh), đã bị an ninh bắt và giam giữ tại một địa điểm bí mật vì trước đó viết bài chỉ trích ông Tập Cận Bình “yếu kém” trong xử lý đại dịch COVID-19 kéo theo hệ lụy to lớn.

Một người bạn của ông Hứa nhận định rằng ông sẽ bị nhà cầm quyền cáo buộc tội danh phá hoại an ninh quốc gia và có thể đối mặt với mức án 15 năm tù.

Theo The Guardian, ông Hứa, người khởi xướng phong trào Công dân mới, bị bắt đi vào ngày 15/2 trong một chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận mới nhất của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Gia đình ông Hứa hôm thứ Bảy (7/3) đã nhận được thông tin rằng ông bị giam giữ tại một địa điểm bí mật với tội danh “kích động lật đổ nhà nước”. Trong suốt thời gian bị giam giữ vừa qua, ông Hứa bị nhà cầm quyền ngăn cản tiếp xúc luật sư, ông Teng Biao, một người nghiên cứu luật, và Hua Ze, một nhà hoạt động nhân quyền, và cũng là hai người bạn của ông Hứa, cho biết.

Ông Teng và Hua cho biết thêm, ông Hứa đã bị “quản thúc tại một địa điểm được [nhà cầm quyền] lựa chọn từ trước”, đây là một hình thức giam giữ cách ly với thế giới bên ngoài và có thể ông Hứa sẽ phải sống trong hoàn cảnh này tới 6 tháng.

Nhiều nhà hoạt động ở Trung Quốc đã bị giam giữ với hình thức như thế này, họ đã bị đánh đập, tra tấn trong nhiều tháng trước khi chính thức bị kết án với tội danh “tội phạm [phá hoại] an ninh quốc gia”.

Bạn gái của ông Hứa, bà Li Qiaochu, cũng đang bị giam giữ với cùng cáo buộc tội danh tại một địa điểm không xác định, nhà hoạt động xã hội Hu Jia cho hay.

Trong một bài viết vào tháng trước, ông Hứa đã kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức vì không đủ khả năng lãnh đạo Trung Quốc, thể hiện qua việc ông Tập để bùng phát đại dịch virus nCoV và sự bất mãn của người dân Hồng Kông với Bắc Kinh trong các cuộc biểu tình kéo dài suốt năm ngoái.

“Ông không cho phép người dân nói ra sự thật, và [điều đó khiến] dịch bệnh đã trở thành một thảm họa quốc gia”, ông Hứa viết. “Bất cứ khi nào ông đối mặt với sự xuất hiện của khủng hoảng, ông [đều] không nhận ra. Ông Tập Cận Bình, xin hãy từ chức”.

Ông Teng Biao bày tỏ lo ngại rằng việc giam giữ ông Hứa sẽ kết thúc bằng một án tù dài, bởi vì trước đây ông Hứa đã bị bỏ tù và chính quyền có xu hướng trừng phạt mạnh tay những người đắc tội với họ nhiều lần.

Ông Hứa bắt đầu tham gia các hoạt động dân chủ và nhân quyền vào năm 2003. Ông bị nhà cầm quyền bắt giữ và kết án 4 năm rưỡi tù vào năm 2014 với tội danh “tụ tập đông người phá rối trật tự công cộng” sau khi viết một bức thư ngỏ chỉ trích ông Tập vì chủ tịch Trung Quốc phản đối quyền bình đẳng đối với trẻ em nhập cư và việc công khai, minh bạch tài sản cá nhân.

“Các trường hợp trước đây cho thấy nhà cầm quyền [Trung Quốc] có xu hướng khép tội nặng hơn nhiều đối với những người đã từng bị bỏ tù. Và cáo buộc đối với ông Hứa lần này là nghiêm trọng hơn nhiều so với lần trước, chúng tôi lo lắng ông ấy sẽ bị kết án nặng nề”, ông Teng nói.

Hôm Chủ nhật (8/3), một nhân viên của cơ quan an ninh Dongxiaokou ở Bắc Kinh, chịu trách nhiệm điều tra ông Hứa, đã từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại của The Guardian.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-hoat-dong-nhan-quyen-noi-tieng-hua-chi-vinh-da-bi-an-ninh-bat-o-trung-quoc.html

 

Philippines cấm công chúng chạm vào tổng thống

Philippines yêu cầu công chúng giữ khoảng cách với Tổng thống Rodrigo Duterte để tránh lây lan virus corona.

“Nhóm An ninh Tổng thống (PSG) sẽ thực thi chính sách không đụng chạm giữa tổng thống và công chúng”, chỉ huy PSG Jesus Durante ngày 9/3 tuyên bố.

“Những người dự kiến tới gần tổng thống sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng”, ông Durante cho biết thêm.

Tổng thống Duterte, 74 tuổi, nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19). Trong số các ca nhiễm Covid-19 trên thế giới, nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi và có bệnh nền từ trước.

Ông Duterte là tổng thống lớn tuổi nhất khi đắc cử tại Philippines. Ông cũng từng chia sẻ với công chúng các vấn đề về sức khỏe. Nhà lãnh đạo Philippines bị mắc các bệnh tiền đình, nhược cơ và từng xét nghiệm ung thư.

Năm 2019, Tổng thống Duterte từng vắng mặt tại một số sự kiện vì lý do liên quan tới sức khỏe. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Philippines.

Tổng thống Duterte ngày 9/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế sau khi Philippines ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong nước đầu tiên. Ông Duterte yêu cầu toàn bộ các cơ quan, ban ngành của chính phủ và các đơn vị địa phương phối hợp và huy động các nguồn lực cần thiết để đối phó với virus corona.

Đến nay, Philippines đã ghi nhận 10 ca mắc Covid-19, trong đó có ca tử vong đầu tiên là một người đến từ Trung Quốc. Trong 9 ca còn lại, 2 trường hợp đã bình phục và rời Philippines, những bệnh nhân khác tiếp tục được điều trị.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33433-philippines-cam-cong-chung-cham-vao-tong-thong.html