Tội báng bổ kinh thánh và dịch tàu ô

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tội báng bổ kinh thánh và dịch tàu ô

– Ngày 06/11/2019, Tàu Cộng công khai báng bổ Kinh Thánh.

– Ngày 08/12/2019, xuất hiện triệu chứng đầu tiên của dịch Tàu Ô ở Vũ Hán.

Sự việc 2 xảy ra 1 tháng 2 ngày sau sự kiện 1 chứng minh hai sự việc có liên hệ nhân quả. Sau đây, ta sẽ lần lượt xét đến việc Tàu Cộng phạm tội báng bổ Kinh thánh phải chăng là nguyên nhân của dịch Tàu Ô hiện nay ?

I – Tàu cộng phạm tội báng bổ kinh thánh

Ngày 06/11/2019, Tập Cận Bình ra lệnh cho các tôn giáo phải sửa đổi kinh sách cho phù hợp với các yêu cầu của ‘‘thời đại mới’’. Quy định bắt buộc viết lại Kinh thánh theo đúng đường lối của đảng cộng sản. Chỉ thị còn bắt buộc đánh giá lại toàn bộ các bản dịch Kinh Thánh, thay đổi hoàn toàn các nội dung không thích hợp.

Chức sắc các tôn giáo ở Hoa Lục được lệnh phải triệt để thi hành quyết định vừa kể. Quyết định này xuất phát từ phiên họp lần thứ 4 của đảng vào tháng 10/2019, theo lệnh của Tập Cận Bình.

Tổ chức phi chính phủ Better Winter ghi nhận ‘‘tại các nơi thờ tự, công an thay ảnh tượng Đức Mẹ bằng chân dung của Tập Cận Bình.’’

Theo sử gia Yves Chiron, tác giả ‘‘La longue marche des catholiques de Chine’’ (Cuộc vạn lý trường chinh của người công giáo tại Hoa Lục), với quyết định vửa kể, Tập Cận Bình buộc các tôn giáo phải phục vụ mục tiêu chính trị.

Tư tưởng họ Tập về chủ nghĩa cộng sản mang đặc tính Trung Hoa. Tư tưởng này được đưa vào hiến pháp bao gồm chiến lược bốn toàn diện. Chiến lược 2 ‘‘cải cách toàn diện’’ nhắm vào các tôn giáo để thực hiện ‘‘giấc mơ Trung Hoa’’ : vô thần, vô tôn giáo. Ngay dưới chế độ sắt máu Staline, Liên Xô cũng không cả gan phạm tội báng bổ (blasphème) tày trời này.

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã phán dạy về tội danh này như sau :

‘‘Những ai nói phạm đến Thánh thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.’’ (Mt 12,31-32).

Tội phạm đến Thần khí (péché contre l’Esprit) hoặc phạm đến Thánh thần (péché contre l’Esprit saint) còn được gọi là tội báng bổ (blasphème) là tội danh mà Tập Cận Bình đã phạm phải khi cả gan đưa cái gọi là ‘‘tư tưởng Tập Cận Bình’’ xấc xược vào Kinh Thánh.

Kinh Thánh gồm Cựu ước, được biên soạn từ thế kỷ VIII đến thế kỷ II trước CN và Tân ước, từ giữa thế kỷ I đến đầu thế kỷ II sau CN. Hiện nay, trên thế giới có từ 2,5 đến 6 tỷ cuốn Kinh thánh lưu hành, mỗi năm còn in thêm 25 triệu ấn bản. Cựu ước viết bằng cổ ngữ Do thái gồm Ngũ kinh (Pentateuque), Sử và Truyện (les livres historiques), Thi phú (les livres poétiques et sapientiaux) và sách Tiên trị (les livres prophétiques).

Tân ước viết bằng cổ ngữ Hy lạp được dịch ra 1500 ngôn ngữ (langues) hoặc tiếng địa phương (dialectes), trên tổng số 6900 ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới.

Chúa Giêsu đã truyền dạy về giá trị vĩnh cửu và bất biến của Kinh thánh như sau :

‘‘Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành’’(Mt 5,18).

Nguyên bản chữ Hy lạp : Ἀμὴν γὰρ λέγω ὑμῖν, ἕως ἂν παρέλθῃ ὁ οὐρανὸς καὶ ἡ γῆ, ἰῶτα ἓν ἢ μία κεραία οὐ μὴ παρέλθῃ ἀπὸ τοῦ νόμου, ἕως ἂν πάντα γένηται.

Trong mẫu tự Hy lạp, ἰῶτα là chữ thứ 9, tương ứng với chữ i, bản quốc ngữ dịch là ‘‘một chấm một phết’’, cho dù một dấu phết, hậu thế không được tự ý bỏ đi.

Linh mục Jean Basset (Hội Thừa sai Paris) là tác giả Kinh Thánh đầu tiên dịch sang Hoa ngữ. Ngày 29/09/2012, linh mục Gabriel Marie Allegra (1907-1976), dòng Phanxicô được phong chân phước vì có công dịch Kinh Thánh sang Hoa ngữ. Ngài sáng lập Nhóm Nghiên cứu Kinh thánh dòng Phanxicô (Studium Biblicum Franciscanum).

Tội danh báng bổ Kinh Thánh của họ Tập còn được quy định trong hai văn bản sau đây :

– ‘‘Từ trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý.’’ (Rm 1,18)

– ‘‘Vì ngày lớn lao, ngày thịnh nộ của Ngài đã tới, và ai có thể đứng vững được ?’’ (Kh 6,17)

Tập Cận Bình ra lệnh hủy bỏ nhiều trình thuật trong Kinh Thánh. Xin đơn cử một trường hợp : điều răn thứ 5 chép rằng: ‘‘chớ giết người’’. Họ Tập bèn ra lệnh bỏ điều 5 vì đi ngược với chủ trương giết người của đảng. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 2/3 cuộc hành hình trên thế giới đều xuất phát từ Trung Cộng.

Năm 2018, trong số 20 quốc gia trên thế giới xử bắn tử tội, Tàu Cộng đứng đầu, tiếp theo là Iran, Arabie Sauoudite, Việt Nam và Irak. Mỗi năm, Tàu xử bắn trên 1000 tử tội. Các sinh viên tham gia biểu tình đòi tự do dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn đều bị xử bắn bằng súng liên thanh, các tử tội chính trị hoặc tôn giáo bị bắn bằng súng lục. Ngày 04/08/2009, bộ Y tế Bắc Kinh cho phép mổ tử thi lấy nội tạng đem bán. Thị trường bán nội tạng của Tàu trị giá 1 tỷ đô la. Giá bán một lá gan là 160 000 đô la Mỹ.

II – Đạo công giáo tại Hoa Lục bị bách hại :

Tấm hình chụp đầu bài viết này là một nhà thờ ở Hoa lục bị phá hủy, mặt tiền có hàng chữ : 基督教堂 (Ki Tô Thánh Đường). Ngôi thánh đường này là tiêu biểu cho Giáo hội thầm lặng ở Hoa Lục đã và đang bị bách hại.

Từ năm 1289, dòng Phanxicô hoạt động truyền giáo tại Hoa Lục. Từ năm 1552, các linh mục dòng Tên tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Năm 1605, LM Matteo Ricci (dòng Tên) thành lập Giáo hội Trung Hoa. Năm 1900, giặc quyền phỉ (rébellion des boxeurs) giết hại hơn 30 000 giáo dân và 300 giáo sĩ.

Năm 1949, đảng cộng sản ra lệnh cấm Giáo hội Công giáo hoạt động. Năm 1978, cộng sản thành lập

Theo thống kê, có khoảng 10 triệu người công giáo tại Hoa lục. Năm 2013, họ Tập nắm giữ chức vụ chủ tịch Nước, bắt các tôn giáo phải chịu sự kiểm soát khắt khe hơn. Ngày 30/12/2000, Tập Cận Bình ban hành biện pháp hành chính áp dụng cho các tôn giáo. Điều 5 và 17 bắt buộc các tôn giáo phải theo đúng cương lĩnh của đảng. Học sinh, sinh viên phải ký vào bản tự khai chống lại đức tin. Năm 2016, Tập ban hành chủ trương Hán hóa các tôn giáo (sinisation des religions). Theo lời Đức cha Colomb, giám mục La Rochelle, theo lệnh họ Tập, trẻ em bị cấm không được vào nhà thờ.

Ngay từ năm 1957, tại Hoa Lục hình thành Hội thánh chui (Église souterraine) gồm 150 giáo phận, 39 Doãn phận Tông tòa (préfectures apostoliques).

Các giáo dân ở Hoa Lục rất mực sùng kính Đức Mẹ. Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI ấn định 24/04 là ngày quốc tế cầu nguyện cho Giáo hội Trung Hoa. Trong ngày này, các giáo dân Hoa Lục hướng về Đức Mẹ, ‘‘xin Mẹ thương cứu chúng con cùng’’.

Đảng cộng sản rất sợ Đức Mẹ Fatima, từng cứu Liên Xô và các nước Đông Âu thoát ách cộng sản vô thần. Các cấp ủy cấm giáo dân không được thờ kính Đức Mẹ Fatima.

Nạn dịch Coronavirus phát xuất từ Vũ Hán vào đầu tháng 12/2019. Đến ngày 23/01/2019, Tổ chức Y tế Thế giới mới lên tiếng báo động. Số người nhiễm virus và tử vong tại Hoa Lục tăng mỗi ngày làm tan biến giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình. Ngày 26/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo nạn dịch (épidémie) có thể biến thành đại dịch (pandémie) trên quy mô toàn cầu. Sự lan tràn này giúp thế giới sớm cảnh tỉnh về họa Tàu cộng.

Việc ho Tập báng bổ Kinh Thánh và nạn dịch lan tràn trên đất nước của họ Tập cho thấy hình phạt báng bổ được nói đến trong Kinh thánh phải chăng đã ứng nghiệm ?

Lê Đình Thông