Tin khắp nơi – 03/03/2020
‘Super Tuesday’: Ba cựu ứng viên cánh trung
đảng Dân Chủ ủng hộ Joe Biden
Thu Hằng
Mười bốn bang tại Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu ứng viên đảng Dân Chủ ra đối đầu với Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước một Bernie Sanders, ứng viên đang được ủng hộ cao, ngày 02/03/2020, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhận được ủng hộ quý giá từ ba cựu đối thủ thuộc cánh trung trong đảng Dân Chủ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :
« Đối với ông Joe Biden, đây là cú hích vào phút chót. Chiều 02/3, Pete Buttigieg, người về đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, đã thông báo bỏ cuộc và gia nhập đội ngũ của cựu phó tổng thống Mỹ.
Ông Pete Buttigieg nói : Khi tôi ra ứng cử trong cuộc bầu cử sơ bộ, tôi đã giải thích rõ mục đích của mình là đoàn kết toàn quốc để đánh bật Donald Trump và giờ vì mục đích này, tôi vui mừng được ủng hộ ứng viên Joe Biden tham gia tranh cử tổng thống Mỹ.
Ít lâu sau, trong buổi mit-tinh vào buổi tối của Joe Biden, đến lượt nữ ứng viên Amy Klobuchar thông báo liên minh với cựu phó tổng thống Mỹ. Bà phát biểu : Hôm nay, tôi ngừng chiến dịch của mình và tôi ủng hộ Joe Biden tranh cử tổng thống.
Và cũng ngay trong buổi mit-tinh đó, nghị sĩ Beto O Rourke cũng thông báo chính thức ủng hộ ông Joe Biden : Chúng ta cần một người nào đó sẽ chiến đấu vì nền dân chủ ở đây, cũng như ở nơi khác vì nền dân chủ bị tấn công ở chính tại đây (Mỹ) cũng như ở nơi khác. Chúng ta cần Joe Biden !
Các ứng viên thuộc cánh trung trong đảng Dân Chủ muốn hình thành một mặt trận chung để ngăn Bernie Sanders. Nhưng một ứng viên, cũng thuộc cánh trung, vẫn đang đơn thương vận động : đó là Michael Bloomberg, nhà tỉ phú New York, người đã chi vài trăm triệu đô la để thu hút lá phiếu của cánh trung. Lần đầu tiên, ông sẽ đối đầu với phòng phiếu vào tối hôm nay (thứ Ba 03/03) ».
Bầu cử Mỹ 2020: Ngày ‘Siêu Thứ Ba’
14 tiểu bang của Hoa Kỳ tổ chức bầu cử sơ bộ đảng trong ngày thứ Ba 3/3 để các cử tri ủng hộ Ðảng Dân chủ chọn người đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.
Các ứng cử viên Ðảng Dân chủ tranh đua nhau để giành khoảng một phần ba số đại biểu trong ngày bầu cử được gọi là Siêu thứ ba này, trong đó có bang có số đại biểu nhiều nhất là California ở miền tây.
Tiếp theo sau các cuộc bầu cử sơ bộ ở bốn tiểu bang đầu tiên là Iowa, New Hampshire, Nevada và South Carolina, các cuộc bầu cử trong ngày Siêu thứ ba sẽ xác định rõ hơn chiều hướng đề cử người đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống, với việc cử tri ở các tiểu bang trên khắp nước Mỹ, bao gồm ở miền tây, nam, đông bắc và trung tây cùng với lãnh thổ Samoa sẽ quyết định sự chọn lực của mình trong lá phiếu ngày hôm nay.
Tính đến trước ngày Siêu thứ ba, Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders dẫn đầu cuộc đua với 58 đại biểu cam kết. Ông Sanders có thể nhận được sự ủng hộ lớn ở bang California và Texas, theo kết quả các cuộc thăm dò.
Nhóm đại biểu lớn thứ ba trong ngày hôm nay là ở bang North Carolina, nơi các cuộc thăm dò cho thấy ông Sanders tranh đua ngang ngửa với cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Ông Biden vừa giành chiến thắng lớn hôm thứ Bảy tại bang kề cận South Carolina, và hiện có 50 đại biểu cam kết.
Giữ vị trí thứ ba là Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, người đã giành được tất cả tám đại biểu tại bang Iowa cách đây một tháng, nhưng lại liên tiếp thất bại trong các cuộc bầu cử sơ bộ kế tiếp. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Warren đang ngang ngửa với ông Sanders ở bang Massachusetts.
Có nhiều sự thay đổi lớn ngay trước ngày Siêu thứ Ba. Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar hôm thứ Hai 2/3 quyết định chấm dứt tranh cử và tuyên bố ủng hộ ông Biden. Bà Klobuchar là một trong những người thuộc nhóm các đảng viên Dân chủ ôn hòa lên tiếng ủng hộ ông Biden vào phút cuối.
Cựu thị trưởng Pete Buttigieg của thành phố South Bend, bang Indiana — người đã kết thúc tranh cử hôm Chủ nhật sau khi từ chỗ ít được biết đến đã bất ngờ giành chiến thắng tại bang Iowa và đứng thứ hai sau ông Sanders ở New Hampshire – cũng tuyên bố ủng hộ ông Biden hôm thứ Hai.
Tỷ phú Tom Steyer cũng rút khỏi cuộc đua sau khi kết thúc ở vị trí thứ ba ở South Carolina, nơi ông đặt hy vọng cao nhất cho một kết quả tích cực.
Trong cuộc đua Siêu thứ ba, lần đầu tiên tên của cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg xuất hiện trên các lá phiếu. Ông Bloomberg bắt đầu cuộc đua sau các đối thủ của ông nhiều tháng, và ông quyết định không tranh cử tại bốn bang hồi tháng 2 vừa qua, để tập trung vào chiến dịch đầu tiên của ông trong ngày Siêu thứ ba. Nhà tỷ phú này đã chi tiêu 400 triệu đô la cho một chiến dịch quảng cáo khổng lồ nhắm vào các bang Siêu thứ Ba.
Nữ nghị sĩ bang Hawaii Tulsi Gabbard cũng có tên trên lá phiếu trong ngày thứ ba, nhưng bà khó có thể giành được nhiều sự ủng hộ sau khi về thứ bảy tại các cuộc đua hồi tháng 2, và không đạt đủ điều kiện tham gia một cuộc tranh luận vào tháng 11.
Các bang khác tổ chức bầu cử sơ bộ trong ngày Siêu thứ ba là Alabama, Arkansas, Colorado, Maine, Oklahoma, Tennessee, Utah, Vermont và Virginia.
https://www.voatiengviet.com/a/5313005.html
Thượng Nghị Sĩ Amy Klobuchar rút lui khỏi
cuộc tranh cử tổng thống 2020 của đảng Dân Chủ
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của tiểu bang Minnesota đã tuyên bố rút khỏi cuộc tranh cử ổng thống 2020 của đảng Dân Chủ vào hôm thứ Hai (2 tháng 03), chỉ một ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ xãy ra tại 14 tiểu bang trên toàn quốc. Sau khi rút lui, thượng nghị sĩ Amy Klobuchar tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Joe Biden. Một ngày trước đó, cựu thị trưởng Pete Buttigieg cũng tuyên bố rút lui, và tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Joe Biden. Biến động này bên trong đảng dân chủ cho thấy họ muốn dồn mọi nổ lực để đẩy thượng nghị sĩ Bernie Sanders ra khỏi cuộc chạy đua vì đảng này cho rằng ông Sanders khó lòng có thể hạ được tổng thống Trump vào tháng 11 tới đây.
Mộc Miên
Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo Trung Quốc
Hoa Kỳ đang đặt ra những hạn chế mới đối với các cơ quan báo chí Trung Quốc, buộc họ phải cắt giảm gần một nửa số nhân viên đóng tại Hoa Kỳ.
Động thái này đang được coi là một sự trả đũa cho việc Trung Quốc trục xuất hai nhà báo Mỹ vào tháng trước.
Trump có phải đang dụng binh như Tôn Tử?
Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal
CNN kiện Trump vì ‘cấm cửa’ nhà báo Acosta
Twitter đình chỉ tài khoản được Trump tweet lại nội dung
Năm hãng tin của chính phủ Trung Quốc sẽ buộc phải giảm 40% nhân viên tại Mỹ.
Giới chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận chưa từng thấy từ thời Liên Xô vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã nghe thấy có sự gia tăng quấy rối và giám sát các nhà báo Mỹ và nhà báo nước ngoài khác ở Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố rằng năm cơ quan truyền thông, bao gồm cả hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc, sẽ được yêu cầu giảm tổng số nhân viên của họ xuống từ 160 xuống còn 100.
Việc này cũng được áp dụng cho Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc, China Daily, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, và People Daily.
People’s Daily sẽ không phải giảm số nhân viên tại Mỹ, vì không có nhân viên nào của hãng này là công dân Trung Quốc.
Dù các nhà báo này sẽ không bị buộc ngay lập tức phải rời Mỹ, nhưng visa của họ ràng buộc với cơ quan họ làm việc, khiến khả năng cao là họ phải rời đi ngay khi họ bị cắt giảm.
Nhà báo trong vòng lửa
Zhaoyin Feng, BBC Tiếng Trung ở Washington
Đây là một động thái chưa từng có của chính quyền Mỹ, hiện không được áp dụng cho các nhà báo của bất cứ nước nào khác hiện đang làm việc tại Mỹ.
Năm cơ quan truyền thông Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Mỹ là năm viên ngọc quý của hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã và People’s Daily có hàng trăm triệu độc giả ở Trung Quốc, với hàng loạt các cơ quan truyền thông nhỏ hơn dẫn lại tin của hai hãng này. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, đưa tin bằng tiếng Anh, chủ yếu nhắm vào độc giả nước ngoài.
Trung Quốc đã thực hiện áp số lượng visa không chính thức cho các phóng viên nước ngoài trong nhiều năm. Động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm mục đích thiết lập cái mà ông Pompeo gọi là “sân chơi bình đẳng”, nhưng nó có khả năng thúc đẩy cuộc chiến ngoại giao ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, và các nhà báo bị cuốn vào cuộc chiến.
Bắc Kinh sẽ nhiều khả năng buộc tội Mỹ phá hủy tự do báo chí. Khi chính phủ Trung Quốc đối mặt với chỉ trích liên quan đến việc họ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal vào tháng trước, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp trả trên Twitter: “Tự do báo chí? Đừng quên Nhà Trắng đã đối xử với CNN thế nào.”
Ông Pompeo nói quyết định này không áp giới hạn lên điều gì những hãng tin này có thể đăng tải ở Mỹ.
“Chúng tôi hy vọng rằng động thái này sẽ thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện một cách tiếp cận công bằng hơn đối với Mỹ và các báo chí nước ngoài khác ở Trung Quốc,” ông Pompeo nói.
“Chúng tôi thúc giục chính phủ Trung Quốc ngay lập tức duy trì các cam kết quốc tế của mình về tôn trọng tự do biểu đạt, bao gồm đối với các thành viên báo chí.”
Một quan chức Mỹ nói với điều kiện giấu tên rằng Mỹ thực hiện động thái này với nỗ lực nhằm tìm kiếm sự “có đi có lại” và một “sân chơi bình đẳng”.
Các hãng báo chí Trung Quốc sẽ có thời gian từ nay đến 13/3 để giảm số nhân viên. Giới chức Mỹ lưu ý rằng chỉ khoảng 75 nhà báo Mỹ được cho là hiện đang làm việc tại Trung Quốc.
Bối cảnh
Tháng trước, Mỹ nói họ sẽ yêu cầu các nhà báo Trung Quốc đang làm việc cho năm hãng tin nói trên phải đăng ký là “đại diện nước ngoài” bởi vì “họ hoàn toàn bị kiểm soát” bởi chính phủ Trung Quốc.
Sau đó, Trung Quốc đã trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal có trụ sở ở Mỹ liên quan đến một bài bình luận về dịch virus corona mà Trung Quốc gọi là “phân biệt chủng tộc”.
Các nhà báo, hai trong số họ là người Mỹ, không có vai trò gì trong việc viết bài xã luận này – với tiêu đề “Trung Quốc là con bệnh thực sự của châu Á.”
Bài xã luận này được xuất bản khi Mỹ lên án Trung Quốc về cách đối xử với người Hồi giáo Uighur và cảnh báo rủi ro của việc sử dụng các thiết bị internet 5G của hãng công nghệ Huawei.
Hôm thứ Hai, Câu lạc bộ Nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cảnh báo rằng Trng Quốc đang sử dụng visa như “một vũ khí chống lại báo chí nước ngoài hơn bao giờ hết.”
Trong một thông cáo, FCCT nói rằng 82% trong số cá nhà báo ở Trung Quốc đã từng trải qua sự can thiệp, bạo lực hoặc quấy rối khi làm việc.
“Khi Trung Quốc đạt tới đỉnh cao mới về ảnh hưởng kinh tế, họ đã cho thấy ra một quyết tâm ngày càng lớn trong sử dụng quyền lực nhà nước để đàn áp việc đưa tin không phù hợp với hình tượng toàn cầu mà nước này muốn thể hiện cho tới nay,” tổ chức này nói trong một báo cáo có tiêu đề “Kiểm soát, Ngăn chặn, Xóa bỏ”.
Tự do báo chí ở Trung Quốc
Năm 2019 Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp Trung Quốc ở vị trí 177 trong số 180 quốc gia về mức độ tự do báo chí, sau khi đánh giá về mức độ độc lập của truyền thông, sự tôn trọng an toàn của nhà báo, và tính đa nguyên
BBC bị chặn ở Trung Quốc và năm 2019, BBC đã tung ra một phiên bản website thông qua mạng lưới Tor, một nỗ lực nhằm ngăn chặn nỗ lực kiểm duyệt của các chính phủ, bao gồm Trung Quốc
Chín nhà báo đã bị trục xuất hoặc không được gia hạn visa từ 2013, theo FCCC.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51716435
Mỹ buộc tội TQ đánh cắp thông tin
và phản ứng đáp trả mới nhất của Bắc Kinh
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 11/2đã ra tuyên bố buộc tội 4 quân nhân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về tội đánh cắp thông tin hay tội gián điệp. Đây là một trong số các vụ án được Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra trong nhiều năm nhằm chống lại các thành viên PLA. Bắc Kinh hôm 28/2 đã ra thông lên án hành động của Mỹ và cáo buộc lại tương tự đối với Washington.
Phản ứng từ Mỹ
Mỹ cáo buộc 4 quân nhân Trung Quốc đánh cắp dữ liệu nửa dân số Mỹ. “Đây là một trong những vụ vi phạm dữ liệu lớn nhất trong lịch sử”, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói về vụ án. Theo đó, khoảng 147 triệu người với các thông tin, bao gồm số an sinh xã hội và dữ liệu giấy phép lái xe bị xâm phạm. Các tin tặc dành nhiều tuần để đột nhập vào mạng máy tính, đánh cắp bí mật công ty và dữ liệu cá nhân trong hệ thống của Equifax, ông Barr cho biết. Những người này được cho là đã chuyển lưu lượng truy cập thông qua khoảng 34 máy chủ đặt tại gần 20 quốc gia để che giấu vị trí thực sự của họ. “Hôm nay, chúng tôi buộc các tin tặc PLA phải chịu trách nhiệm về hành động tội phạm của mình và nhắc nhở chính phủ Trung Quốc rằng, chúng tôi có khả năng vượt qua sự nặc danh của internet và tìm thấy các tin tặc đã liên tục triển khai chống lại chúng tôi”, ông Barr nói thêm.
Phản ứng đáp trả từ TQ
Ngày 11/2,Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quân đội và chính phủ nước này “không bao giờ” dính líu hoặc tham gia vào việc đánh cắp các bí mật thương mại thông qua Internet. Phát biểu họp báo hằng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nêu rõ: “Chính phủ và quân đội Trung Quốc… không bao giờ dính líu hay tham gia các hoạt động đánh cắp thương mại thông qua Internet”. Ông khẳng định Trung Quốc “luôn cương quyết phản đối và trừng trị thẳng tay mọi hình thức tấn công trực tuyến” và luôn nỗ lực bảo vệ an ninh mạng.
Đến ngày 28/2, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tiếp tục tuyê bố Mỹ là kẻ tái phạm đánh cắp thông tin mà cộng đồng quốc tế công nhận trên vấn đề an ninh mạng. Ông Ngô Khiêm cho biết, Mỹ bịa đặt thông tin, buộc tội quân nhân Trung Quốc, hoàn toàn là có dụng ý riêng, hoàn toàn là hành vi bá quyền về tư pháp. Quân đội Trung Quốc đã đưa ra phản ứng nghiêm khắc với Mỹ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc không quên khẳng định việc nước này “luôn có lập trường rõ ràng trên vấn đề an ninh mạng. Trung Quốc là người kiên định bảo vệ an ninh mạng quốc tế. Chính phủ Trung Quốc từ trước đã kiên quyết phản đối và chống hoạt động tội phạm trái phép về an ninh mạng dưới mọi hình thức theo pháp luật, quân đội Trung Quốc không bao giờ tham gia hoạt động đánh cắp thông tin qua mạng dưới bất cứ hình thức nào”.
Ngoài Mỹ, Úc cũng đã cảnh báo về tội phạm gián điệp từ TQ
Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIO) hôm 24/2, đã cảnh báo mức độ đe dọa từ các hoạt động gián điệp và can thiệp nước ngoài mà Úc đang đối mặt là chưa từng có và cao hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh. Theo ASIO, một số quốc gia đang nỗ lực gây ảnh hưởng đến các nghị sĩ, quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và truyền thông Úc. Báo cáo của ASIO không nêu đích danh các nước can thiệp, các chuyên gia cho rằng báo cáo này ám chỉ tới Trung Quốc. Thượng viện Úc hồi tháng 12/2019 cũng đã quyết định thành lập ủy ban điều tra xem xét khả năng can thiệp chính trị của nước ngoài thông qua các nền tảng mạng xã hội. Úc không đề cập cụ thể quốc gia nào là mối đe dọa với họ, song nước này đã tăng cường kiểm tra hoạt động can thiệp nghi do Trung Quốc tiến hành trong những năm gần đây. Cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull là người từng nêu đích danh Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của nước này khi ban hành luật mới, yêu cầu các nhà vận động hành lang làm việc
cho chính phủ nước ngoài phải đăng ký và có thể bị truy tố nếu bị phát hiện can thiệp vào vấn đề nội bộ của Úc năm 2017.
Thế trận Mỹ – Ấn kiềm chế TQ
Hợp đồng quốc phòng trị giá 3 tỉ USD mà Ấn Độ vừa thỏa thuận mua từ Mỹ sẽ tạo ra bước ngoặt mới nhằm kiềm chế Trung Quốc cả trên đất liền lẫn trên biển.
Sau chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 24 – 25.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter rằng “Ấn Độ vĩ đại”. Thực tế, chuyến thăm đã kết thúc với những thỏa thuận mà hai bên đạt được sẽ tạo ra các trụ cột quan trọng.
Nổi bật trong các thỏa thuận là việc Mỹ sẽ cung cấp gói vũ khí và những khí tài đi kèm với tổng giá trị lên đến 3 tỉ USD. Tâm điểm của gói vũ khí này chính là việc Washington sẽ bán các loại trực thăng chiến đấu Apache và Sikorsky MH-60R cho New Delhi.
Trấn thủ trên đất liền
Với loại trực thăng chiến đấu đa nhiệm Apache, Ấn Độ có thể bổ sung năng lực tác chiến cho lục quân nước này ở khu vực biên giới với Trung Quốc mà hai bên vốn thường xuyên “cơm không lành – canh không ngọt”, thậm chí còn đụng độ. Khu vực vừa nói có đặc điểm địa hình khá cao, nên các dòng trực thăng chiến đấu mà Ấn Độ đã mua từ Nga hay Liên Xô cũ sẽ không hoạt động hiệu quả như Apache.
Khi Ấn Độ tăng cường thực lực quân sự ở vùng biên giới trên bộ, Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ phải tốn thêm tiền của để chi viện cho khu vực này, nhất là khi hai bên vẫn tranh chấp căng thẳng tại đây. Chính vì thế, việc New Delhi bổ sung thêm máy bay trực thăng chiến đấu Apache còn khiến cho Bắc Kinh sẽ phải chia sẻ ngân sách quốc phòng từ các khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông cho tranh chấp trên bộ.
Kiềm chế vùng đại dương
Bên cạnh đó, Trung Quốc gần đây đã triển khai tàu ngầm hạt nhân tiến về khu vực Ấn Độ Dương. Đây là động thái có tính răn đe khiến New Delhi cần có biện pháp phòng ngừa.
Apache và Sikorsky MH-60R
Apache có tốc độ tối đa khoảng 290 km/giờ và tầm bay lên đến 470 km.
Ngoài khẩu pháo 30 mm cùng các thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, Apache còn có thể mang theo nhiều loại tên lửa chuyên dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất, bắn phá xe tăng và cả tên lửa đối không. Nhờ đó, đây là loại trực thăng chiến đấu có năng lực tác chiến toàn diện trên đất liền.
Còn Sikorsky MH-60R lại là phiên bản tập trung nhiều khả năng săn tàu ngầm và tác chiến đa nhiệm trên biển. Dòng máy bay này được tích hợp nhiều loại tên lửa chống tàu chiến cũng như pháo cận chiến.
Hoàng Đình
Trong bối cảnh như vậy, trực thăng chiến đấu đa nhiệm Sikorsky MH-60R, nằm trong gói vũ khí mà Mỹ cung cấp, sẽ giúp Ấn Độ tăng cường khả năng kiểm soát vùng biển Ấn Độ Dương. Cụ thể hơn, Sikorsky MH-60R là phiên bản tối tân, tích hợp nhiều công nghệ được nâng cấp nhằm đáp ứng khả năng chống tàu ngầm và tác chiến trên biển. Chính vì thế, việc cung cấp máy bay trực thăng tác chiến đa nhiệm Sikorsky MH-60R vừa giúp tăng cường thực lực đối hải cho New Delhi, đồng thời tạo điều kiện để Washington chia sẻ việc kiểm soát vùng biển Ấn Độ Dương trước các hoạt động đáng lo ngại từ Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/33274-the-tran-my-an-kiem-che-tq.html
Thượng đỉnh ASEAN – Mỹ bị hoãn:
cơ hội nào đang bị bỏ lỡ?
Lê Viết ThọBBC News Tiếng Việt
Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ, thoạt đầu dự kiến tổ chức vào ngày 14/3 tới tại Las Vegas, đã bị hoãn giữa lo ngại về sự lây lan của virus corona chủng mới.
Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Mỹ sẽ không chỉ có ý nghĩa với ASEAN trong việc tìm thế cân bằng với Trung Quốc, mà còn quan trọng với Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN và ngay cả với Hoa Kỳ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.
VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?
Tình hình Biển Đông sẽ thế nào trong năm 2020?
VN sẽ ‘Gắn kết và thích ứng’ thế nào khi làm Chủ tịch ASEAN?
VN không thể là ‘đồng minh quân sự’ của Mỹ?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 25/2 nói Hội nghị này được tổ chức sau khi ông Trump không đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN cũng như Thượng đỉnh Đông Á tại Bangkok (Thái Lan) hồi năm ngoái. Tuy nhiên, sau đó, theo Reuters, hai quan chức ngoại giao Hoa Kỳ tiết lộ với báo giới rằng Hội nghị đã bị hoãn.
Do virus corona hay vì lý do gì khác?
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc thuộc Đại học New South Wales), trong thư điện tử trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 3/3 viết rằng, việc vì sao hội nghị này bị hoãn vẫn là câu hỏi, nhưng lý do lo ngại về dịch được nêu “là một lời giải thích hợp lý nhưng không thuyết phục”.
“Ngoại trưởng Mike Pompeo vừa được [báo chí] trích dẫn nói rằng, Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ vẫn diễn ra vào cuối tuần thứ hai của tháng Ba, tại Las Vegas. Nhưng ngay sau đó, quan chức Bộ Ngoại giao lại tuyên bố rằng, hội nghị đã bị hủy giữa khi các quốc gia trên toàn cầu tiếp tục chống lại sự lây lan của dịch bệnh do viris corona (COVID-19). Chưa rõ việc Hoa Kỳ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh theo quyết định riêng của họ, hay để đáp lại yêu cầu từ một hoặc nhiều thành viên ASEAN”.
“Theo những gì được loan ra, không quốc gia Đông Nam Á nào đưa lý do rằng, lãnh đạo nước họ phải ở nhà để chiến đấu với dịch do virus corona. Trong khi trên thực tế, Hội nghị Hoa Kỳ-ASEAN chính là địa điểm hoàn hảo để phối hợp các hoạt động của Hoa Kỳ và ASEAN nhằm ứng phó với loại virus này”, Giáo sư Thayer bình luận thêm.
Giáo sư Thayer cũng lưu ý đến một diễn tiến khác là trước khi Hoa Kỳ thông báo hoãn hội nghị, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố không tham dự. Kin Phea, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, được tờ Phnom Penh Post trích dẫn lưu ý rằng, một số nhà lãnh đạo ASEAN có thể cũng sẽ không tham dự gồm Philippines, Myanmar và Malaysia. Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Malaysia chắc chắn sẽ khiến Thủ tướng Mahathir không thể tới Las Vegas.
“Điều này dẫn đến kết luận rằng, hội nghị đặc biệt này đã bị Hoa Kỳ hoãn vì một số quốc gia ASEAN không hào hứng tham dự, và chưa đồng thuận về một chương trình nghị sự cụ thể nào. Điều này cho thấy sự bối rối giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Nhà Trắng”, Giáo sư Thayer phân tích.
Cơ hội bị bỏ lỡ?
Nhận định rằng việc Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ bị hoãn là cơ hội bị bỏ lỡ, Giáo sư Carl Thayer trên Facebook cá nhân cũng liên hệ việc này với việc gần đây, chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte (Philippines) thông báo hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Hoa Kỳ.
Các chuyên gia lo rằng, việc Philippines khước từ sự hiện diện quân sự của quân đội Mỹ không chỉ làm rạn vỡ quan hệ liên minh Hoa Kỳ – Philippines, mà còn có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông.
Giáo sư Thayer cho rằng, Washington sẽ đàm phán riêng với Philippines để ngăn việc hủy bỏ này, nhằm tạo điều kiện để tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến khác thường xuyên ghé Philippines.
“Nhưng giả như quan hệ với Philippines xấu đến mức VFA bị chấm dứt, thì việc các tàu chiến Hoa Kỳ tiếp cận các cảng tại Việt Nam một cách thường xuyên hơn sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Hoa Kỳ phải nỗ lực vận động hành lang để Việt Nam thay đổi chính sách, cho phép tàu hải quân nước ngoài thăm viếng các cảng ở nước này thường xuyên.
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN dự tính diễn ra vào giữa tháng 3 là cơ hội như vậy để ông Donald Trump nêu vấn đề này với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”, Giáo sư Thaer nói.
Nhưng nay cơ hội này đã bị bỏ lỡ, Giáo sư Thayer kết luận.
Việt Nam có thể làm gì?
Với cơ hội bị bỏ lỡ như vậy do Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ bị hoãn, ông Derek J. Grossman, chuyên gia cao cấp Trung tâm chính sách Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc tập đoàn RAND (Hoa Kỳ), bình luận với BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử ngày 2/3 rằng, để tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, điều quan trọng là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hoặc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tổ chức chuyến thăm Hoa Kỳ càng sớm càng tốt, để bù đắp cho việc ông Trọng đã hủy bỏ chuyến thăm hồi năm ngoái do bệnh.
“Dù Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ bị hoãn, một chuyến thăm ở cấp lãnh đạo sẽ giúp khẳng định tầm mức của mối quan hệ song phương hiện nay. Và nếu Việt Nam thấy phù hợp, Hoa Kỳ gần như chắc chắn sẽ sẵn sàng tăng cường lên ‘quan hệ đối tác chiến lược’, như một chỉ dấu với Trung Quốc rằng, Washington và Hà Nội có lợi ích chung, lâu dài để đối trọng với Bắc Kinh trong cả tranh chấp Biển Đông, lẫn ở khu vực Đông Dương – nơi Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm lôi kéo các đồng minh truyền thống của Việt Nam là Lào và Campuchia”.
“Việt Nam cũng có thể xem xét tới việc để Mỹ tham gia sâu hơn trong các bàn thảo liên quan đến “văn bản duy nhất” để đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông mà ASEAN đang tiến hành khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm nay”.
“Cuối cùng, Việt Nam cũng có thể tận dụng vai trò là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để phối hợp chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ trong các vấn đề liên quan đến việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, ông Grossman nói.
Thế cân bằng giữa các nước lớn
Trước đó, hôm 28/2, cũng qua thư điện tử, ông Grossman cho rằng, ông Trump muốn tổ chức Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ không chỉ bởi ông đã vắng mặt tại hai hội nghị tổ chức nhân Thượng đỉnh ASEAN vào năm 2019, mà còn bởi ông đã cử một quan chức Hoa Kỳ không tương xứng đến tham dự những cuộc họp quan trọng này.
“Ông Trump đã không cử Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao hay Bộ trưởng Quốc phòng mà thay vào đó chỉ cử Cố vấn An ninh Quốc gia tham dự. Các nước ASEAN đã cảm thấy bị xúc phạm bởi quyết định này và họ kết luận rằng, khu vực này đã không còn được Hoa Kỳ coi trọng”, ông Grossman nói.
Bình luận về vị thế của ASEAN trong chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ đang theo đuổi trong kỷ nguyên của Trump, mà nhiều chuyên gia nói rằng, đang trong quá trình dịch chuyển trọng tâm sang thừa nhận cạnh tranh giữa các nước lớn, ông Grossman nói rằng, dường như có sự khác biệt đáng kể giữa quan điểm của ông Trump với phần còn lại trong chính quyền Hoa Kỳ về Trung Quốc.
“Ông Trump dường như tin rằng, ông có thể sử dụng mối quan hệ cá nhân của mình với ông Tập Cận Bình để giảm bớt sự căng thẳng giữa hai bên. Chỉ vài tuần trước, khi tham dự hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tổ chức ở Davos, Thụy Sỹ, ông Trump nói rằng, quan hệ Mỹ – Trung chưa bao giờ tốt như lúc này. Tuy nhiên, các quan chức của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng rõ ràng là có suy nghĩ khác. Điều đó thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng Quốc gia và Báo cáo Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tất cả các tài liệu này đều đề cập đến Trung Quốc như một ‘đối thủ cạnh tranh’, ‘đối thủ’, ‘cường quốc xét lại’.
“Tôi nghĩ, những khác biệt này sẽ ra gây khó khăn cho các nước vừa và nhỏ, cụ thể là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, vốn đang bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
“Điều rõ ràng là khi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn gia tăng, các nước nhỏ sẽ thấy lo khi Trump nói rằng, quan hệ với Trung Quốc là tốt đẹp? Các nước Đông Nam Á nên nghe theo những gì các tài liệu chiến lược viết, thay vì nghe lời Trump nói? Tất cả đều không rõ ràng. Và chắc chắn, điều này sẽ khiến các nước phải quan tâm hơn đến tính chính xác trong chính sách của Hoa Kỳ, từ lời nói đến việc làm”, ông Drossman nêu nhận xét.
Ảnh hưởng gì đến quan hệ ASEAN – TQ?
Về việc quan hệ ASEAN và Hoa Kỳ được tăng cường ảnh hưởng thế nào đến quan hệ ASEAN và Trung Quốc, ông Grossman cho rằng, sẽ không nhiều.
Ông nói:
“Các nước ASEAN đang cố gắng giữ thế cân bằng, bằng việc tránh xa sự chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc. Bắc Kinh cũng duy trì đối thoại Trung Quốc – ASEAN. Ngay cuộc tập trận quân sự Mỹ – ASEAN đầu tiên diễn ra vào năm 2018 thì một năm sau đó, cũng diễn ra tập trận Trung Quốc và ASEAN.
“Cân bằng trong khu vực chính là chìa khóa và nó chỉ có thể bị phá vỡ nếu niềm tin của ASEAN vào sự bền vững trong mối quan hệ của Mỹ với các đối tác ở Ấn Độ – Thái Bình Dương bị suy giảm (mà ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể thấy được điều này trong vài năm qua). Một trường hợp khác là thái độ của Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn, buộc các nước ASEAN phải ủng hộ Mỹ hơn so với Bắc Kinh”.
Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN?
Đầu năm chiến hạm Hoa Kỳ ‘xông đất’ tuần tra Biển Đông
ASEAN 35 – Chưa đạt thỏa thuận về RCEP
Với Việt Nam, nước đang luân phiên giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, ông Grossman nói thêm rằng, vai trò Chủ tịch ASEAN giúp Việt Nam thúc đẩy chương trình nghị sự của khối.
Cụ thể, ông Grossman đơn cử việc Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ hơn với các nước Thái Lan. Mới tuần trước, Thái Lan đã chính thức yêu cầu hủy dự án nổ đá trên dòng sông Mekong. Dự án này từng nằm trong chương trình nghị sự của Thái Lan trong gần 20 năm qua, có mục tiêu loại bỏ thác, gềnh trên sông Mekong thông qua việc nạo vét và nổ đá, nhằm cho tàu thuyền tải trọng 500 tấn di chuyển quanh năm giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tới biên giới Thái Lan – Lào và Luang Prabang (Lào).
Tuy nhiên, ông Grossman cũng cho rằng, Việt Nam sẽ cần một chặng đường dài nữa để Campuchia – về cơ bản là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc – có thể đưa ra những quan điểm khác với ý kiến của quốc gia đối tác lớn nhất của nước này là Trung Quốc, trong các vấn đề quốc tế. Với Lào, cũng rất khó, bởi nước này đang muốn biến mục tiêu trở thành ‘ắc quy châu Á’ thành hiện thực và do đó, đặt ưu tiên vào việc xây dựng các nhà máy thủy điện mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51670413
Tối Cao Pháp Viện nhận xét xử vụ kiện về Obamacare
Tin Washington DC – Tối Cao Pháp Viện vào thứ Hai, 2 tháng 3, cho biết sẽ nhận xử vụ kiện liên quan đến Obamacare trong nhiệm kỳ làm việc mới bắt đầu từ tháng 10. Điều này có nghĩa là chương trình Obamacare sẽ được duy trì ít nhất là thêm 1 năm nữa. Tòa kháng án liên bang vào tháng 12 năm ngoái phán quyết rằng, quy định bắt buộc người dân mua bảo hiểm của Obamacare là vi phạm hiến pháp.
Tuy nhiên, tòa kháng án đã gởi lại vụ kiện cho tòa cấp dưới, để kiểm tra xem liệu toàn bộ đạo luật là bất hợp lệ, hay một số phần của đạo luật này vẫn có thể được duy trì. Vào đầu năm nay, Hạ Viện do đảng Dân Chủ kiểm soát cùng một số tiểu bang Dân Chủ đã thúc giục Tối Cao Pháp Viện xem xét vụ kiện và quyết định nhanh trong nhiệm kỳ làm việc hiện nay. Tuy nhiên, các thẩm phán bác bỏ yêu cầu này và chỉ đồng ý xem xét vụ kiện theo trình tự thông thường. Kể từ khi luật Obamacare, với tên chính thức là Affordable Care Act, được ban hành, phe phản đối đã liên tục chỉ trích quy định quan trọng nhất của đạo luật, vốn yêu cầu mọi người Mỹ phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt tiền thông qua việc đánh thuế thu nhập. Tối Cao Pháp Viện vào năm 2012 đã duy trì Obamacare, cho rằng đạo luật này là một cách vận dụng chính sách thuế hợp pháp của Quốc Hội. Tuy nhiên, đến năm 2017, Quốc Hội do đảng Cộng Hòa kiểm soát đã giảm mức thuế phạt xuống còn 0%.
Điều này khiến Texas và một số tiểu bang Cộng Hòa khởi kiện, cho rằng Obamacare là vi hiến vì khoản thuế phạt đã được hủy bỏ. Tòa liên bang ở Texas đồng ý với lập luận này, cho rằng một khi khoản thuế phạt bị hủy bỏ, Obamacare không còn được coi là công cụ quản lý thuế của Quốc Hội. Tòa kháng án địa hạt 5 ở New Orleans vào tháng 12 năm ngoái đã bỏ phiếu 2-1, duy trì phán quyết của tòa cấp dưới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-nhan-xet-xu-vu-kien-ve-obamacare/
Tiểu bang New York xác nhận
trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên
Tin từ Washington, D.C. – Vào tối chủ nhật (ngày 1 tháng 3), Thống Đốc New York Andrew Cuomo cho biết tiểu bang của ông đã xác nhận ca nhiễm coronavirus đầu tiên.
Cuomo cho biết trên Twitter rằng một phụ nữ ở độ tuổi 30 đã nhiễm coronavirus trong chuyến đi gần đây tới Iran và đang được cách ly tại nhà. Ông không cung cấp chi tiết về nơi người phụ nữ đang sống, và nói rằng bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp nhưng không nghiêm trọng.
Trong khi đó ở cấp độ liên bang, chính quyền của Tổng thống Trump nỗ lực để trấn an người dân Hoa Kỳ trong lúc căn bệnh này lan rộng và các doanh nghiệp hủy bỏ các hội nghị và chuyến bay. Các viên chức chính quyền đã cố gắng làm dịu nỗi lo rằng coronavirus có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, cho biết công chúng đang phản ứng thái quá và chứng khoán sẽ phục hồi vì sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trước đó vào hôm thứ bảy (29 tháng 2), các viên chức cho biết trường hợp tử vong đầu tiên tại Hoa Kỳ được xác nhận là một người đàn ông 50 tuổi tại tiểu bang Washington. Các viên chức vẫn chưa tìm ra vì sao ông nhiễm bệnh. Đến chủ nhật, tiểu bang Washington đã xác nhận hai trường hợp khác được chẩn đoán dương tính với coronavirus và tiến hành cách ly một cơ sở chăm sóc nơi một người dân và một công nhân cũng có kết quả dương tính với coronavirus.
Hơn 70 trường hợp nhiễm bệnh đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, với hầu hết xuất hiện ở miền Tây nhưng các trường hợp mới cũng đã được phát hiện ở khu vực Chicago và Rhode Island, ngoài New York. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tieu-bang-new-york-xac-nhan-truong-hop-nhiem-coronavirus-dau-tien/
Mỹ điều tra lỗi sản xuất
của bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ hôm 1/3 xác nhận đang điều tra một lỗi sản xuất trong một số bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona khiến một số bang tìm cách xin chuẩn thuận khẩn cấp cho việc sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm riêng của họ, theo Reuters.
Vào thứ Bảy, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết tiểu bang của ông sẽ ngay lập tức bắt đầu sử dụng bộ xét nghiệm của riêng bang này sau khi yêu cầu đưa ra hôm thứ Sáu được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chuẩn thuận.
FDA cho biết hôm thứ Bảy rằng họ sẽ cho phép một số phòng thí nghiệm sử dụng ngay các xét nghiệm mà họ đã phát triển và xác nhận để đạt được khả năng xét nghiệm nhanh hơn đối với virus corona.
Vào ngày Chủ nhật, New York xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên trong bang.
Trong một thông báo hôm Chủ nhật, Ủy viên FDA, Stephen Hahn, cho biết “trong khi tìm hiểu về vấn đề xét nghiệm từ CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), FDA đã làm việc với CDC để xác định các vấn đề đối với một số thành phần xét nghiệm là do vấn đề về sản xuất. Chúng tôi đã hợp tác với CDC để giải quyết các vấn đề về sản xuất này”.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói với ABC hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ hiện có 75.000 bộ dụng cụ xét nghiệm và trong tuần tới sẽ tăng lên rất nhiều. Ông cho biết đến này đã có hơn 3.600 người ở Mỹ được xét nghiệm.
Ông Hahn cho biết thêm rằng “FDA có niềm tin vào thiết kế và sản xuất các bộ xét nghiệm hiện tại đã và đang tiếp tục được phân phối. Các bộ xét nghiệm này đã được thông qua quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ”.
Reuters hôm thứ Sáu đưa tin rằng các quan chức y tế New York đang tìm cách sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona của riêng họ sau khi bị mắc kẹt với các xét nghiệm sai từ chính phủ liên bang mà bang này nói rằng không thể chẩn đoán nhanh chóng cho người dân tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ này.
HHS hôm Chủ nhật xác nhận rằng họ đã “mở một cuộc điều tra và tập hợp một nhóm các nhà khoa học không phải từ CDC để hiểu rõ hơn về bản chất và nguồn gốc của lỗi sản xuất trong lô dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đầu tiên được phân phối cho các sở y tế nhà nước và những nơi khác”.
Canada rà soát chống bán phá giá
với ống dẫn dầu từ Việt Nam
Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) thông báo khởi xướng rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Báo trong nước loan tin hôm 3 tháng 3.
Sau thông báo khởi xướng điều tra của tòa án, Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) cũng khởi xướng điều tra rà soát nhằm xác định liệu việc chấm dứt lệnh áp thuế có khả năng gây ra tái diễn hoặc tiếp tục bán phá giá sản phẩm ống dẫn dầu; có tiếp tục gây thiệt hại ngành sản xuất trong nước hay không.
Nếu cả CITT và CBSA kết luận việc chấm dứt lệnh áp thuế có khả năng dẫn đến việc tái diễn hành vi bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì Canada có thể sẽ gia hạn lệnh áp thuế. Dự kiến, kết luận cuối cùng sẽ có chậm nhất vào ngày 23 tháng 7 năm nay.
Lệnh áp thuế chống bán phá giá đã được ban hành ngày 2 tháng 4 năm 2015 đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam.
Biên độ phá giá dành cho các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là 37,4%.
Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm liên quan sang Canada chủ động đăng ký tham gia vụ việc và hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để tránh bị cơ quan điều tra sử dụng dữ liệu sẵn có bất lợi.
Virus corona lan nhanh trên thế giới,
gần 100.000 ca nhiễm, hơn 3.100 tử vong
Virus corona dường như đang lây lan nhanh bên ngoài Trung Quốc nhiều hơn so với bên trong Hoa lục, và phi trường ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi dịch phải tăng cường việc sàng lọc khách du lịch.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong vòng 24 giờ qua, số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc đã cao gần gấp tám lần số ca nhiễm bên trong Hoa lục. Ông cũng cho biết rằng, nguy cơ lây nhiễm của virus corona hiện đang rất cao trên toàn cầu.
Tại một cuộc họp ngắn tại Geneva, ông Tedros nói rằng, quan tâm lớn nhất dang dồn vào việc lây lan của dịch ở Hàn Quốc, Ý, Iran và Nhật Bản; nhưng bằng chứng cũng cho thấy, việc giám sát chặt chẽ dịch bệnh này như ở Hàn Quốc đang tỏ ra khá hiệu quả.
Hàn Quốc vốn là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch do virus corona bên ngoài Trung Quốc, nhưng hiện nhiều chỉ dấu cho thấy, dịch bệnh có thể được ngăn chặn ở đây.
Covid-19: Bản đồ cập nhật số bị nhiễm, tử vong toàn thế giới
Số người chết vì Covid-19 quá 3.000, Mỹ có ca tử vong thứ hai
Virus corona và tác động khủng hoảng toàn cầu
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, người được giao trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động ứng phó với sự bùng phát của dịch tại Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ có thể mở rộng các hạn chế du lịch của nước này.
Người đứng đầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết, từ giờ đến cuối tuần, nước này dự kiến sẽ có khả năng thực hiện 1 triệu xét nghiệm virus corona.
Số người tử vong do dịch trên toàn cầu hiện đã vượt quá con số 3.100 người, trong đó, số người chết ở Ý đã tăng từ 18 người lên đến 52 người thiệt mạng. Latvia, Ả Rập Xê Út, Sénégal và Ma-rốc cũng đã loan báo về các ca bị nhiễm đầu tiên, đưa tổng số quốc gia có người nhiễm COVID-19 lên đến hơn 60 nước.
Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết, ông lo ngại tình hình lây nhiễm tại Hoa Kỳ sẽ tăng, nơi đã có hơn 90 nhiễm virus, với 6 người tử vong. Gần như chắc chắn, khi nhiều xét nghiệm hơn được tiến hành, sẽ có thêm nhiều ca dương tính khác được xác nhận.
“Khi một số trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận và những người này đã ở trong cộng đồng được một thời gian, quý vị sẽ thấy rằng, số ca nhiễm sẽ nhiều hơn dự đoán”, Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu đơn vị bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nói với CNN.
Hàn Quốc có 26 trường hợp tử vong và thêm 599 ca nhiễm mới vào thứ Hai, đưa tổng số ca nhiễm lên tới 4.335.
Trong các trường hợp nhiễm mới ở Hàn Quốc, có 37 người là cư dân thành phố Daegu. Đây là nơi có chi nhánh của nhà thờ Shincheonji (giáo phái Tân Thiên Đia), và hầu hết các trường hợp bị nhiễm virus corona tại Hàn Quốc bắt đầu sau khi một số thành viên của giáo phái này đến thăm thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) trở về.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51716644
Dịch COVID-19: Hàn Quốc gần 5000 người nhiễm,
Mỹ có trên 100 ca dương tính
Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng gần 5200 ca nhiễm COVID-19, theo số liệu được Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc công bố tính tới chiều ngày 3/3.
Trong số đó có 29 người tử vong và 34 người hồi phục. Tổng số bệnh nhân tại riêng hai “ổ dịch” Daegu và Bắc Gyeongsang lên tới 4.285 người, gồm 3.600 người ở Daegu và 685 người ở Bắc Gyeongsang.
Một số nơi tập trung nhiều ca nhiễm là thủ đô Seoul 98 người, tỉnh Gyeonggi 94 người, thành phố Busan 90 người, tỉnh Nam Chungcheong 81 người.
Ở Hoa Kỳ, các trường hợp mới được phát hiện ở bang Washington đẩy tổng số ca nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ vượt quá 100 vào tối thứ Hai. Ít nhất sáu người ở bang này đã chết vì virus Corona chủng mới.
Các quan chức chính phủ Mỹ kêu gọi các hãng hàng không thu thập thêm thông tin về khách du lịch quốc tế để giúp ngăn chặn virus lây lan.
Latvia, Tunisia, Jordan, Ả Rập Saudi, Bồ Đào Nha và Senegal là những quốc gia mới báo cáo các trường hợp dương tính đầu tiên với SAR-CoV-2.
Tổng cộng có hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp nhiễm COVID-19.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-worldwide-03032020075530.html
Phòng chống virus corona : Dân chủ hiệu quả hơn độc tài ?
Thanh Phương
Trong việc phòng chống virus corona chủng mới (Covid-19), các nước dân chủ, tức là những quốc gia bảo đảm minh bạch thông tin, phải chăng sẽ tỏ ra hiệu quả hơn các nước độc tài ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta thử so sánh tình hình ở những nước độc tài như Trung Quốc và Iran với những nước dân chủ như Pháp.
Khi dịch virus corona bắt đầu bùng phát mạnh ở Trung Quốc, chắc không ít người đã trầm trồ thán phục khi thấy nước này chỉ trong 10 ngày đã xây xong một bệnh viện 1.000 chỗ để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Chỉ có một chế độ độc tài như Bắc Kinh mới có thể « quản thúc tại gia » cả 150 triệu người chỉ trong vòng vài ngày để ngăn chận virus lây lan. Và cũng chỉ có quân đội Trung Quốc mới có thể huy động nhiều tiểu đoàn và biệt phái đến 3.000 bác sĩ quân y tham gia chống dịch.
Thế nhưng, như nhận định của tờ Figaro trong số báo ra hôm nay, 03/03/2020, khủng hoảng virus corona cũng đã bộc lộ những hạn chế của một chế độ độc tài như Trung Quốc. Kể từ tháng 12 năm ngoái, khi virus bắt đầu xuất hiện cho đến tháng 2, chính quyền Bắc Kinh đã kiểm duyệt thông tin, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, thậm chí còn muốn bịt miệng những bác sĩ can đảm đã dám lên tiếng báo động về nguy cơ này.
Chính vì che giấu thông tin như vậy mà Trung Quốc đã tự đánh mất những phương tiện để khống chế dịch ngay từ đầu, khiến dịch Covid-19 lan rộng trong nước và ra nước ngoài.
Iran cũng thế. Khi cố tình đưa ra những số liệu thấp hơn thực tế, thậm chí tố cáo một « âm mưu » của nước ngoài, chế độ độc tài Hồi Giáo đã biến Iran thành một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới, với hơn 1500 ca lây nhiễm, trong đó có cả thứ trưởng Y Tế và 66 ca tử vong, tính đến sáng nay, 03/03.
Theo nhận xét của tờ Le Figaro, khác với các chế độ độc tài, các nền dân chủ đối phó với dịch bệnh một cách bình tĩnh, minh bạch và hợp lý. Nhờ có sự minh bạch mà thông tin được phổ biến nhanh chóng và nhờ vậy bảo đảm hiệu quả cho các biện pháp phòng chống. Chẳng hạn như tại Pháp, từ khi dịch corona bùng phát mạnh, mỗi ngày, bộ trưởng Y Tế hoặc tổng cục trưởng Tổng cục Y Tế, thông báo tình hình dịch bệnh được cập nhật và trả lời mọi câu hỏi của báo chí.
Một lợi thế khác của nền dân chủ đó là các lãnh đạo phải hành động có trách nhiệm trước người dân, nếu không thì sau này họ sẽ bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu. Tại Pháp, không chỉ có chính phủ dốc toàn lực để đối phó dịch bệnh, mà ngay cả tổng thống Emmanuel Macron cũng đã phải điều chỉnh lịch làm việc của ông, hoãn một số chuyến công du, để tập trung vào việc xử lý khủng hoảng Covid-19 trong cương vị nguyên thủ quốc gia.
Hiện giờ ở cấp độ toàn cầu, dịch bệnh Covid-19 coi như chỉ mới ở giai đoạn đầu, sự so sánh tạm dừng ở đó, với phần thắng nghiêng về phía các nền dân chủ.
Nếu có điều gì có thể hạn chế các nền dân chủ như nước Pháp trong việc đối phó với dịch bệnh, thì đó là lo ngại đụng chạm đến các quyền tự do cá nhân của người dân. Tình hình dịch Covid -19 ở Pháp hiện đang ở mức độ báo động « giai đoạn 2 – stade 2 ». Nhưng khi virus corona này lan rộng trên toàn quốc, báo động sẽ được nâng lên thành « giai đoạn 3 », mức cao nhất. Khi đó chính phủ Pháp sẽ phải huy động toàn bộ các thành phần của hệ thống y tế, đồng thời sẽ thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với người dân. Nhưng để chuẩn bị cho mức báo động cao hơn, theo tờ Le Monde hôm nay, bộ trưởng Y Tế Pháp đã phải hỏi ý kiến của Ủy ban quốc gia tham vấn đạo lý về các biện pháp bó buộc về y tế công cộng có thể sẽ được thi hành để phòng chống dịch. Chính ủy ban này sẽ tư vấn cho chính phủ để làm sao dung hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và việc tôn trọng các quyền tự do cá nhân.
Trung Quốc có thêm 31 ca tử vong vì COVID-19,
gần 91.000 người trên thế giới nhiễm bệnh
Hải Lam
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay (3/3) thông báo có thêm 31 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 2/3. Dịch bệnh đã xuất hiện tại 76 quốc gia và vũng lãnh thổ, với tổng số ca nhiễm lên gần 91.000.
Trung Quốc ghi nhận thêm 125 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 2/3, trong đó có 114 trường hợp tại tỉnh Hồ Bắc, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 80.151.
NHC cũng công bố thêm 31 ca tử vong, tất cả đều ở tâm dịch Hồ Bắc, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh trên cả nước lên 2.943. Tuy nhiên, số liệu từ worldometer cho biết, Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 32 ca tử vong, và 2.944 đã chết vì dịch bệnh.
COVID-19 bên ngoài Trung Quốc
Theo số liệu từ worldometer, tính đến 9h50 (giờ Việt Nam), có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc xuất hiện dịch COVID-19 Thế giới hiện ghi nhận 90.928 ca nhiễm bệnh, 3.125 ca tử vong và 48.139 ca phục hồi.
Tại châu Á, Hàn Quốc vẫn là ổ dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc với 4.812 ca, trong đó 34 người đã tử vong.
Còn tại châu Âu, Ý là nước có số ca nhiễm bệnh và tử vong lớn nhất, lần lượt là 2.036 và 52. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã khuyến cáo công dân tránh tới quốc gia này.
Tại Trung Đông, Iran là nước có số trường hợp tử vong cao thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với 66 người chết vì nCoV trong tổng số 1.501 ca nhiễm bệnh.
Quốc gia/Vùng lãnh thổ: Số ca nhiễm / Số ca tử vong
Hàn Quốc: 4.812 / 34
Italy: 2.036 / 52
Iran: 1.501 / 66
Tàu Dimond Princess: 706 / 7 (neo ở cảng Yokohama, Nhật Bản)
Nhật Bản: 274 / 6
Pháp: 191 / 3
Đức: 165/ 0
Tây Ban Nha: 120 / 0
Singapore: 108 / 0
Mỹ: 101 / 6
Hồng Kông: 100 / 2
Kuwait: 56 / 0
Bahrain: 49 / 0
Thái Lan: 43 / 1
Đài Loan: 41 / 1
Anh Quốc: 40 / 0
Úc: 33 / 1
Thụy Sĩ: 30 / 0
Malaysia: 29 / 0
Canada: 27 / 0
Iraq: 26 / 0
Na Uy: 25 / 0
Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất: 21 / 0
Áo: 18 / 0
Hà Lan: 18/ 0
Việt Nam: 16 / 0
Thụy Điển: 15 / 0
Lebanon: 13/ 0
Israel: 12 / 0
Ma Cao: 10 / 0
Iceland: 9 / 0
San Marino: 8 / 1
Bỉ: 8 / 0
Croatia: 8 / 0
Phần Lan: 7 / 0
Hy Lạp: 7 / 0
Qatar: 7 / 0
Ecuador: 6 / 0
Ấn Độ: 6 / 0
Oman: 6 / 0
Mexico: 6 / 0
Algeria: 5/ 0
Pakistan: 5 / 0
Cộng hòa Séc: 4 / 0
Đan Mạch: 4 / 0
Philippines: 3 / 1
Azerbaijan: 3 / 0
Georgia: 3 / 0
Romania: 3/ 0
Nga: 3 / 0
Brazil: 2 / 0
Ai Cập: 2 / 0
Indonesia: 2 / 0
Portugal: 2 / 0
Afghanistan: 1 / 0
Andorra: 1 / 0
Armenia: 1 / 0
Belarus: 1 / 0
Campuchia: 1 / 0
Cộng hòa Dominica: 1 / 0
Estonia: 1 / 0
Ireland: 1 / 0
Jordan: 1 / 0
Latvia: 1 / 0
Lithuania: 1 / 0
Luxembourg: 1 / 0
North Macedonia: 1 / 0
Monaco: 1 / 0
Morocco: 1 / 0
Nepal: 1/ 0
New Zealand: 1 / 0
Nigeria: 1/ 0
Saudi Arabia: 1 / 0
Senegal: 1 / 0
Sri Lanka: 1 / 0
Tunisia: 1 / 0
Đức Giáo hoàng không tham gia khóa tu Mùa Chay
Hương Thảo
Đức Giáo hoàng cho biết, ông sẽ không tham gia khóa tu kéo dài một tuần ở vùng nông thôn La Mã vì ông đang bị cảm lạnh.
Đây là lần đầu tiên trong 7 năm tại vị, Đức Giáo Hoàng bỏ lỡ khóa tu mà ông khởi xướng nhằm đánh dấu sự khởi đầu của mỗi Mùa Chay.
Trước đó, Đức Giáo hoàng đã hủy bỏ nhiều cuộc gặp chính thức. Hai buổi tiếp kiến chính thức của Giáo hoàng ở điện Tông Tòa, trong đó Giáo hoàng sẽ có bài phát biểu và chào các tín đồ, đã bị hủy.
Trong lần gần nhất xuất hiện trước công chúng, vào hôm 26/2 trong Lễ Tro, Đức Giáo hoàng liên tục ho và lau mũi. Ngày hôm sau, Giáo hoàng hủy một Thánh lễ với các linh mục La Mã và vào hôm 28/2, Giáo hoàng đã bỏ qua một cuộc họp về trí tuệ nhân tạo của Vatican.
Tuy nhiên, văn phòng báo chí Vatican cho biết, Giáo hoàng vẫn tiếp tục làm việc tại nơi cư trú của ông ở khách sạn Santa Marta của Vatican. Giáo hoàng vẫn cử hành Thánh lễ mỗi sáng và chào đón những người tham dự vào cuối buổi. Sau đó, Giáo hoàng quay lại Santa Marta và tiếp tục “làm việc từ xa”.
Đức Giáo hoàng, 83 tuổi chưa bao giờ hủy bỏ nhiều sự kiện chính thức như vậy trong 7 năm tại vị.
Khi còn trẻ , Giáo hoàng đã mất 1 phần phổi do bệnh hô hấp.
Vatican không nêu chi tiết về tình trạng bệnh của Giáo hoàng và chỉ nói rằng Giáo hoàng hơi “không khỏe”. Tình trạng của Giáo hoàng đã khiến nhiều người lo lắng trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát ở Ý khiến hơn 2 ngàn người bị nhiễm bệnh và 52 người tử vong tính đến ngày 3/3.
Theo AP
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/duc-giao-hoang-khong-tham-gia-khoa-tu-mua-chay.html
Virus corona :
Liên Hiệp Châu Âu nâng cấp « nguy cơ cao »
Thu Hằng|Thanh Phương
Trong khi Trung Quốc đang kiềm chế được dịch Covid-19, thì thế giới chuẩn bị đối phó với tình trạng lây lan nhanh của virus corona. Ngày 02/03/2020, Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Dịch Châu Âu đã nâng mức báo động từ « vừa phải » lên thành « cao ».
Ngoài Pháp có 191 người bị nhiễm virus corona tính đến hết ngày 02/03, Covid-19 cũng bắt đầu xuất hiện ở nhiều nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu : Bỉ (8), Bồ Đào Nha (2), Thụy Điển (14).
Đức ghi nhận 157 ca, 11 trên 16 bang của Đức đều có người bị nhiễm. Chính quyền Đức hủy mọi cuộc tập hợp biểu tình, nhưng không áp dụng những biện pháp có quy mô lớn mà ưu tiên xử lý từng trường hợp. Bộ trưởng Y Tế Đức cho rằng đóng cửa biên giới là biện pháp vô ích và phản đối việc cấm một số chuyến bay đến các nước hoặc các vùng có dịch. Tuy nhiên, hãng hàng không Đức Lufthansa sẽ không có chuyến bay nào đến Trung Quốc và Iran cho đến cuối tháng Tư.
Ý vẫn là ổ dịch tại châu Âu với 52 người thiệt mạng vì virus corona tính đến hết ngày 02/03 và 2.036 người bị nhiễm, nhờ số lượng xét nghiệm được tiến hành lên tới 23.345 người. Người đứng đầu bộ phận Bảo vệ Dân sự Ý tỏ ra lạc quan vì số ca được điều trị khỏi virus corona là 149 người tính từ đầu mùa dịch.
Theo ghi nhận của linh mục Phạm Hoàng Dũng tại thủ đô Roma, tuy sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường nhưng các hoạt động thánh lễ ít nhiều cũng bị tác động nhẹ.
Linh mục Phạm Hoàng Dũng, Roma:
« Trong tuần trước, sau khi rộ lên tin số người nhiễm virus corona ở miền bắc gia tăng hằng ngày, mọi người đều sợ. Các loại sản phẩm như dung dịch rửa tay khử trùng, khẩu trang không còn trong các hiệu thuốc, giờ thì đã có lại bình thường. Các phương tiện công cộng như buýt, metro vẫn hoạt động bình thường, chưa có lệnh cấm. Trường học hay những nơi đông người vẫn hoạt động bình thường.
Nói chung là người dân họ cũng sợ, chẳng hạn như tại nhà thờ Santa Fatima, thứ Tư rồi ngày đầu tiên của mùa chay, 40 ngày chay chuẩn bị lễ Phục Sinh, nơi hằng năm đức giáo hoàng đến đây dâng lễ luôn có đông người đến. Mọi năm thì có an ninh chống khủng bố, năm nay còn có thêm việc người ta lo cúm virus. Lễ vẫn diễn ra bình thường, giáo dân có vẻ ít hơn nhưng nhà thờ vẫn đông người chứ không đến nỗi trống vắng.
Sáng nay, bên giáo phận có ra thông báo chung là hạn chế rước lễ bằng miệng. Theo trong rước lễ, về mặt đạo đức, người ta tôn kính thì rước lễ trực tiếp : linh mục đưa bánh thánh thẳng vào miệng, giờ người ta khuyến cáo rước lễ bằng tay, nhưng vẫn chưa có thông báo hạn chế hay là cấm không có cử hành thánh lễ như là ở các giáo phận miền bắc. »
Lãnh đạo tối cao Iran ra lệnh cho quân đội tham gia chống dịch
Hôm nay, 03/03/2020, một thứ trưởng Y Tế Iran thông báo nước này vừa có thêm 11 người chết do bị nhiễm virus corona chủng mới, nâng tổng số tử vong lên thành 77 người. Từ hôm qua đến hôm nay ở Iran cũng đã có thêm 835 người bị lây nhiễm, nâng tổng số ca lây nhiễm lên thành 2.336 người.
Theo hãng tin AP, lãnh đạo tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei vừa ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của nước này hỗ trợ bộ Y Tế trong việc phòng chống dịch Covid-19.
Theo một nhóm các nhà hoạt động Iran, một cố vấn thân cận của giáo chủ Khamenei đã chết vì bị nhiễm virus corona chủng mới, nhưng báo chí chính thức và các quan chức Iran chưa xác nhận tin này. Chính quyền Teheran bị công luận ở nước này chỉ trích ngày càng nặng nề về việc đối phó dịch bệnh, nhiều người quan ngại là số ca bệnh trên thực tế cao hơn rất nhiều so với con số chính thức.
Virus corona :
Pháp có ca tử vong thứ 3 và thêm 61 người nhiễm bệnh
Thùy Dương
Ngày 02/03/2020, Pháp ghi nhận người thứ 3 qua đời vì virus corona mới. Nạn nhân là một cụ bà 89 tuổi. Chỉ trong ngày hôm qua, có thêm 61 ca bị lây nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân lên thành 191 người.
Trong một cuộc họp báo vào ngày hôm qua, đại diện bộ Y Tế Pháp cho biết, tổng cộng 12 vùng có người nhiễm virus. Tỉnh Oise, vùng Hauts-de-Seine, là nơi bị nặng nhất, với 64 ca. Pháp hiện giờ là ổ virus corona lớn thứ hai ở châu Âu, sau nước láng giềng Ý. Trong tổng số 191 người dương tính với virus, khoảng 100 ca đang được điều trị tại bệnh viện, đa số được cách ly để không làm lây lan cho người khác.
Còn hôm nay, bộ trưởng y Tế Olivier Véran thông báo chính phủ đã quyết định giải ngân 260 triệu euro cho các bệnh viện để tăng cường khả năng đối phó với nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên toàn lãnh thổ. Khoảng 5 triệu khẩu trang phẫu thuật đã được cung cấp cho các cơ quan y tế cấp vùng, các cơ sở y tế và hiệu thuốc để phân phát cho các y bác sĩ. Ngoài ra, trong tuần này, khoảng 15-20 triệu khẩu trang sẽ được xuất kho nếu chính phủ thấy cần đáp ứng nhu cầu trong nước.
Sau Hội chợ Sách Paris, hôm nay đến lượt Triển lãm du lịch thế giới, dự kiến tiếp đón 100.000 khách tham quan từ ngày 12 đến ngày 15/03 bị hủy bỏ. Nhiều sự kiện văn hóa – thể thao lớn khác cũng đã bị hủy hoặc hoãn lại. Bảo tàng Louvre, bảo tàng lớn nhất và cũng là bảo tàng có đông khách nhất thế giới, đóng cửa từ hôm Chủ Nhật 01/3 do các nhân viên nhất loạt dùng quyền tạm ngưng làm việc do nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn tính mạng. Hôm nay thứ Ba là ngày đóng cửa hàng tuần của bảo tàng, nhưng hiện giờ vẫn chưa biết ngày mai bảo tàng có mở cửa trở lại hay không.
Liên quan đến các trường học, bộ trưởng Giáo Dục Pháp Jean-Michel Blanquer thông báo khoảng 120 trường tiểu học, phổ thông và trung học cơ sở phải đóng cửa, chủ yếu ở hai ổ dịch – tỉnh Oise (35.00 học sinh) và Morbihan (9.000 học sinh). Tại thành phố Montreuil, Seine-Saint-Denis, ngoại ô Paris, chính quyền ra lệnh cho một lớp học với 20 học sinh nghỉ 14 ngày sau khi một học sinh lớp này được xác nhận dương tính với virus vào hôm qua.
AFP cho biết lãnh đạo bộ Giáo Dục bác bỏ khả năng đóng cửa toàn bộ các trường học trên toàn quốc vì « không cần cách ly tất cả mọi người, làm tê liệt đất nước ». Theo ông Blanquer, biện pháp này là phản tác dụng.
Virus corona:
Bệnh viện Paris “gồng mình” chống dịch
Minh Anh
Dịch virus corona chủng mới (Covid-19) tràn vào nước Pháp đúng vào lúc hệ thống bệnh viện công gặp khủng hoảng. Một số khoa điều trị hay bộ phận y tế như Tổng đài cấp cứu 15 hay khoa nhiễm lúc bình thường cũng đã bị quá tải. Liệu các bệnh viện Pháp đã sẵn sàng để chống chọi với dịch bệnh hay chưa?
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh xảy ra trong bối cảnh đặc biệt đối với các bệnh viện công. Báo Le Monde nhắc lại các cuộc biểu tình rầm rộ, các cuộc đình công của y bác sĩ phản đối phản đối tình trạng thiếu giường bệnh và thiếu nhân sự hay phương tiện để chăm sóc bệnh nhân, mà đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng xã hội là cách nay vài tuần, hàng trăm bác sĩ trưởng nhóm cấp cứu đã từ nhiệm chức vụ quản lý hành chính. Theo họ, hệ thống y tế của Pháp bị suy yếu là hệ quả của nhiều năm tiết kiệm ngân sách phi lý và không phù hợp.
Khủng hoảng xã hội, nguồn lực y tế thiếu thốn
Ông Christophe Prudhomme, bác sĩ cấp cứu, phát ngôn viên hội bác sĩ cấp cứu Pháp (AMUF) trên đài truyền hình quốc tế France 24 đưa ra bảng tổng quan như sau:
« Với số bệnh viện được chỉ định thêm, đương nhiên chúng ta có thêm giường bệnh. Nhưng cũng cần hiểu là hiện nay hệ thống bệnh viện đang trong trạng thái ‘‘căng như dây đàn’’, nghĩa là các nguồn phương tiện không còn khả năng mở rộng thêm được nữa. Nên biết rằng ở đây, tại Paris, một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới có hệ thống hỗ trợ công, 450 giường bệnh đã bị dẹp bỏ bởi vì chúng ta không thể nào tuyển thêm được y tá. Đó là thực trạng hiện nay. Chúng tôi chỉ vừa đủ để đối phó. Khả năng của bệnh viện để ứng phó với một cuộc khủng hoảng hiện có giờ cộng thêm một cuộc khủng hoảng nữa đã chạm ngưỡng.
Vào mỗi một mùa dịch cúm, mỗi một đợt nắng nóng gay gắt, hệ thống bệnh viện đã bị quá tải. Giờ thì chúng ta đang trong một tình thế mà ở đó cần phải huy động thêm mọi nguồn lực để mở thêm giường bệnh, và điều này sẽ làm tổn hại cho các hoạt động còn lại của bệnh viện. Đây mới chính là một vấn đề. »
Một bầu không khí lo lắng đang đè nặng lên giới y khoa tại Pháp. Một cuộc “khủng hoảng kép” đang thách thức chính quyền Pháp. Theo phóng sự của tờ Le Monde, tại Paris, hai bệnh viện Bichat và Salpêtrière, được chỉ định để tiếp các bệnh nhân nhiễm virus corona, lúc bình thường đã bị quá tải và phải cầu cứu đến các đồng nghiệp tại bệnh viện Saint-Louis (Paris). « Nay giữa cơn dịch bệnh, chúng tôi sẽ phải làm sao để đối phó khi mà sẽ có nhiều người hơn nhập viện trong tình trạng thiếu người triền miên? », ông Mathieu Lafaurie, bác sĩ khoa nhiễm bệnh viện Saint-Louis tự hỏi.
Trước nguy cơ rất nhiều bệnh nhân được chuyển tới hệ thống bệnh viên công, giới y tế Pháp tạm gác sang một bên những bất đồng, tranh cãi với chính phủ, tập trung cho cuộc chiến chống dịch như mở thêm giường bệnh, kêu gọi sự hợp tác của một số bệnh viện tư nhân nhằm tăng cường khả năng xét nghiệm và chẩn đoán bệnh và giảm bớt áp lực cho hệ thống cấp cứu bệnh viện chuyên ngành.
Nguy cơ nhân viên y tế nhiễm bệnh
Tuy nhiên, điều làm cho giới y tế lo ngại nhất hiện nay là nguy cơ các nhân viên y tế bị lây nhiễm virus corona. Nỗi lo này dấy lên vào lúc hơn 200 điều dưỡng viên tại bệnh viện ở Creil bị đặt cách ly sau cái chết của một bệnh nhân 60 tuổi và một thường dân 55 tuổi làm việc cho căn cứ không quân của Creil phải đưa vào phòng hồi sức. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các bác sĩ và nhân viên y tế bị nhiễm virus corona ? Bác sĩ Nguyễn Minh Thu, khoa nhi bệnh viện Bichat, giải thích:
« Hệ thống y tế ở Pháp bình thường đã bị thiếu nhân lực, đây cũng chính là những vấn đề gây ra các cuộc đình công của các nhân viên y tế do thiếu người, phương tiện không đủ để phục vụ bệnh nhân. Vấn đề đặt ra là bình thường đã thiếu người làm, chẳng hạn như bệnh viện Tenon hiện tại có ba nhân viên y tế đã bị nhiễm virus corona sau khi tiếp xúc với người bệnh. Hệ lụy là ba nhân viên đó phải được cách ly để chữa trị và 56 nhân viên khác phải nghỉ cách ly ở nhà, và khoa cấp cứu ở bệnh viện này gần như hoạt động rất khó khăn do không đủ người.
Thế nên, khi nhân viên y tế bị nhiễm sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của bệnh viện. Một vài cơ sở buộc phải hoãn mổ chương trình do các nhân viên, bác sĩ gây mê đi nghỉ ở vùng dịch về là bị cách ly trong vòng 14 ngày. Do vậy, các trường hợp mổ chương trình đều bị đình lại. »
Để tăng cường khả năng phòng chống dịch bệnh, thủ tướng Pháp thông báo huy động 108 bệnh viện trên toàn quốc để tiếp nhận các bệnh nhân, bổ sung thêm vào kho dự trữ quốc gia 200 triệu chiếc khẩu trang, sản xuất thêm nhiều dụng cụ xét nghiệm nhằm tăng cường khả năng xét nghiệm và phát hiện virus corona.
Về phía bộ Y Tế Pháp, cơ quan này áp đặt một số quy định để phòng ngừa cho các nhân viên y tế, theo như ghi nhận của bác sĩ Minh Thu :
« Bắt đầu kể từ tuần này, tất cả các nhân viên y tế ở mọi khoa, phòng đều phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân. Cách đây 10 ngày chỉ có những nhân viên nào làm việc ở khoa cấp cứu, khoa nhiễm hay những khoa có nguy cơ lây nhiễm nhiều thì mới đeo khẩu trang. Bây giờ thì tất cả các nhân viên ở mọi nơi đều phải đeo khẩu trang và các dung dịch rửa tay cũng được để khắp nơi trong các khoa phòng. »
Vậy các nhân viên y tế có được cung cấp các bộ quần áo bảo hộ kín người như tại Trung Quốc hay không ?
« Khi những người nào có tiếp xúc với những ca nghi nhiễm thì họ được huấn luyện các mặc đồ, đeo khẩu trang, đội mũ, những bộ đồ đặc biệt. Trong trường hợp không có tiếp xúc với bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ thì chỉ cần đeo khẩu trang không cần phải có những trang phục đặc biệt. »
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục lan rộng, tình trạng thiếu hụt nhân sự và nhằm bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên y tế, trong lúc chính phủ Pháp nâng mức báo động dịch bệnh lên mức 2 trên cấp độ 3, cơ quan quản lý các bệnh viện công AP-HP thông báo thay đổi cách thức chống dịch, không có ý định cho nhập viện có hệ thống những bệnh nhân nhiễm virus corona.
Theo AP-HP, chỉ có những người nào bị nhiễm nặng và những người bệnh yếu ớt thì mới được nhập viện. Trước đây, mỗi bệnh nhân khi bị phát hiện dương tính với virus corona ngay lập tức được đưa vào bệnh viện để theo dõi và điều trị.
Tuy nhiên, giải pháp này được áp dụng ngay tức thì kể từ thứ Hai 02/03/2020, nhưng không có hiệu lực cho toàn quốc mà chỉ giành cho tại Paris, do các vùng tại Pháp không có kiểu nhiễm virus corona.
Ông Putin muốn xác định
Nga là quốc gia tin vào Đức Chúa Trời
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi mà Nga đang thông qua nêu rõ rằng người Nga “theo tín ngưỡng Chính Thống giáo và có niềm tin vào Đức Chúa Trời”.
Các điều khoản mới mà tổng thống Vladimir Putin đề xuất đã nhanh chóng được Viện Duma Nga bỏ phiếu thông qua sau lần đọc đầu tiên.
Tuần sau, Duma sẽ có thêm hai lần đọc để thông qua 24 trang sửa đổi mà Tổng thống Putin đề xuất, theo lời Chủ tịch Viện Duma Quốc gia, Vyacheslav Volodin nói hôm 02/03.
Các báo Nga, như tờ Moscow Times nói ông Putin, 67 tuổi, sau 20 năm cầm quyền đang muốn trở về truyền thống.
“Là người bảo vệ truyền thống Nga, ông tìm kiếm sự ủng hộ cho việc cổ vũ các giá trị đối nghịch với Phương Tây, và đi vào hướng bảo thủ,” theo trang Moscow Times.
Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thành
Nghệ An sẽ hoàn thành dự án tượng Lenin cuối tháng 3
Cách mạng Tháng 10 ‘bi thảm mà chẳng đạt gì’
Thẩm phán nói Nga cần bỏ vai trò kế tục Liên Xô
Sa Hoàng Nga từng bị ‘đày’ tới Sài Gòn như thế nào?
Trong số các sửa đổi này có điều khẳng định hôn nhân “chỉ có giữa nam và nữ”, trái với một xu hướng ở Tây Phương ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Theo BBC Tiếng Nga, nhà bình luận chính trị Grigory Golosov đã phê phán các điều sửa đổi này của ông Putin là hoàn toàn mang tính chính trị.
“Hiến pháp hiện hành nói Nhà nước Nga phải độc lập khỏi ý thức hệ. Vì thế, theo tôi các thay đổi này đều không phù hợp.”
Xa dần quá khứ cộng sản?
Trong lúc các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam vẫn tôn thờ Lenin, từ nhiều năm qua, Điện Kremlin tránh nói đến Cách mạng Tháng 10 và các lãnh tụ cộng sản quá cố.
Thậm chí lời phát ngôn viên Dimitry Peskov từng hỏi, “Kỷ niệm để làm gì nữa?” khi nói về năm 1917.
Tháng 10/2017, ông Putin có bài diễn văn dài nhân Ngày nước Nga Tưởng niệm Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, vốn bắt đầu từ năm 1991.
Ông nhắc lại về hàng triệu người Liên Xô bị chế độ cộng sản giết hại:
“Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó.”
“Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ.”
Nhưng Putin cũng kêu gọi hòa giải giữa người Nga với nhau vì tương lai:
“Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm.”
Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn, người bị đày đi Siberia thời Liên Xô: “Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ.”
Có vẻ càng về già, ông Putin càng muốn nêu lại các hình ảnh của thời Nga hoàng, và nền văn minh Slavơ theo Chính Thống giáo.
Ông thường xuyên đi lễ nhà thờ và các sự kiện lớn của chính phủ Nga đều có giáo sĩ Chính Thống giáo tham gia, ban phước.
Trong thời Liên Xô, ngày 7/11 từng là ngày lễ đánh dấu sự kiện Cách mạng tháng Mười.
Nhưng từ 2005, Tổng thống Putin bãi bỏ ngày này và chọn 4/11 làm Ngày Đoàn kết Quốc gia, kỷ niệm cuộc nổi dậy đánh đuổi Ba Lan khỏi Moscow tháng 11/1612.
Bảo vệ lãnh thổ và vinh quang quá khứ
Sửa đổi của ông Putin cũng ghi vào Hiến pháp Nga rằng “không ai có quyền làm mất đi bất cứ phần nào lãnh thổ Nga”.
Điều này sẽ “khóa tay” bất cứ người kế nhiệm nào muốn mở ra cuộc đàm phán về lãnh thổ với các nước khác.
Hiện nay Nga đang giữ một số đảo ở Thái Bình Dương từng thuộc về Nhật Bản cho đến khi nước này thua trận năm 1945 nhưng hai bên đều chưa thể nói chuyện về chủ đề này.
Ngoài vùng đảo Kuril đang có tranh chấp với Tokyo, Moscow còn chiếm giữ bán đảo Crimea mà đến 2014 thuộc về Ukraine.
Theo đạo diễn nổi tiếng Vladimir Mashkov, người có tham gia soạn thảo tân hiến pháp, thì điều khoản sửa đổi về lãnh thổ sẽ “đảm bảo Kuril và Crimea mãi mãi thuộc về Nga”.
Cùng lúc, ông Putin tái khẳng định quan điểm cứng rắn về lịch sử Liên Xô, giai đoạn Thế Chiến 2.
Ông nêu ra khái niệm “sự thật lịch sử” trong hiến pháp để bảo vệ thành quả vì Tổ quốc vĩ đại”.
Gần đây, ông đột nhiên lên tiếng chửi rủa lãnh đạo Ba Lan từ năm 1939 và lên án mọi “nỗ lực hạ thấp vai trò của Liên Xô trong Thế Chiến 2”.
Hồi cuối năm 2019, trong một cuộc họp, ông Putin đột nhiên nói đại sứ Ba Lan tại nước Đức thời Hitler là “đồ cặn bã, con lợn”.
Viện Duma cho hay họ sẽ công bố các điều sửa đổi trong Hiến pháp Nga cuối tuần này, trước lần đọc thứ nhì hôm 10/03.
Dự kiến hiến pháp Nga, bản có sửa đổi, bổ sung sẽ nhanh chóng có hiệu lực, khẳng định uy thế chính trị của ông Putin.
Tuy nhiên, bản thân các nhà bình luận của Nga cũng chưa rõ ông Putin sẽ định làm gì sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống năm 2024.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51727481
Thổ Nhĩ Kỳ phản công ở Syria
với hàng loạt máy bay sát thủ không người lái
Thổ Nhĩ Kỳ bố trí một loạt các máy bay sát thủ không người lái để tấn công lực lượng chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn, trong một sự đổi mới của quân đội thể hiện sức mạnh công nghệ của Ankara trên chiến trường. Viên chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết cuộc trả đũa vụ sát hại 33 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ của lực lượng Syria hồi tuần trước liên quan đến một số lượng máy bay không người lái chưa từng có phối hợp hành động.
Theo viên chức này, đây là lần đầu tiên một quốc gia sử dụng hàng loạt các máy bay không người lái. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết kể từ hôm thứ Năm (27/2), một loạt các cuộc tấn công bởi hàng chục máy bay được điều khiển từ xa nhắm vào các căn cứ và kho chứa vũ khí chiến tranh hóa học của Syria. Cơ quan quan sát nhân quyền Syria cho biết vào hôm Chủ nhật (1/3), 19 binh sĩ Syria thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào một đoàn xe quân sự ở khu vực Jabal al-Zawiya và một căn cứ gần thành phố Maaret al-Numan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng định vị và phá hủy một số hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của Syria, đặt ra câu hỏi về mức hiệu quả của các thiết bị do Nga sản xuất nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trên không.
Ông Charles Lister, giám đốc Chương trình chống chủ nghĩa cực đoan và chống khủng bố tại Viện Trung Đông, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành một chiến dịch trên không, được điều hành hoàn toàn bởi máy bay không người lái có vũ trang, và phối hợp với pháo binh cùng hỏa tiễn hạng nặng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tho-nhi-ky-phan-cong-o-syria-voi-hang-loat-may-bay-sat-thu-khong-nguoi-lai/
Cậu bé người Syria chết đuối ngoài khơi Hy Lạp
sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới
Triệu Hằng
Một cậu bé người Syria đã chết đuối trên biển vào hôm thứ Hai (2/3), do một chiếc thuyền chở người di cư bị lật úp ngoài khơi đảo Lesbos của Hy Lạp, Reuters dẫn lời các quan chức Hy Lạp cho biết.
Đây là báo cáo ca tử vong đầu tiên kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới vào tuần trước để cho người di cư tiến vào châu Âu (EU).
Hai nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nói với Reuters, một người di cư Syria đã chết vì bị thương vào hôm thứ Hai sau khi lực lượng an ninh Hy Lạp can thiệp để ngăn chặn dòng người di cư qua Thổ Nhĩ Kỳ vào Hy Lạp, nhưng Athens bác bỏ điều này và gọi là “tin giả”.
Hơn 10.000 người di cư, chủ yếu từ Syria, và các quốc gia Trung Đông khác cùng Afghanistan, đã đến biên giới đất liền của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia EU như Hy Lạp và Bulgaria kể từ khi Ankara tuyên bố vào hôm thứ Năm tuần trước rằng họ sẽ không giữ chân người di cư trên lãnh thổ của họ thêm nữa.
Xa hơn về phía Nam, ít nhất 1.000 người di cư đã đến phía Đông quần đảo Aegean của Hy Lạp kể từ sáng Chủ nhật (1/3), cảnh sát Hy Lạp cho biết.
“Đây là một cuộc xâm lăng”, kênh Skai TV dẫn lời Bộ trưởng phát triển Adonis Georgiadis.
Lượng di dân đổ về biên giới tăng vọt, dẫn đến cảnh sát Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bắn hơi cay vào đám đông ở vùng đất bỏ hoang giữa hai biên giới. Diễn biến này làm sống lại ký ức về một cuộc khủng hoảng tị nạn 2015 – 2016 khi hơn một triệu người từ Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu.
“Chúng tôi có con đã bốn ngày không được ăn”, một người đàn ông hét lên từ phía sau bức tường dây thép gai gần đồn biên phòng Kastanie khi cảnh sát chống bạo động Hy Lạp sẵn sàng đẩy lui bất kỳ các hành động xâm phạm biên giới nào.
Về phía di dân, một số người cầm những lá cờ trắng và hô vang “Hòa bình!”.
Văn phòng Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết, thủ tướng Hy Lạp đã thảo luận về tình hình biên giới với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov, người có mối quan hệ nồng ấm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, đã bay tới Ankara hôm thứ Hai để gặp ông Erdogan.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa để hàng triệu di dân
tràn vào châu Âu
Thùy Dương
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn tiếp tục gây sức ép để buộc Hiệp Châu Âu ủng hộ chiến dịch của Ankara tại nước láng giềng Syria, nơi hơn 50 binh lính Thổ đã thiệt mạng hồi tháng 02/2020 tại vùng Idleb. Hôm qua 02/03, nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ lại đe dọa châu Âu là Ankara sẽ để hàng triệu di dân tràn vào Liên Âu qua cửa ngõ Hy Lạp.
Trước đó, từ thứ Sáu 28/02, Ankara quyết định không ngăn cản di dân nước ngoài trên lãnh thổ của họ đến vùng biên giới với Hy Lạp. Nhưng do Hy Lạp tăng cường kiểm soát biên giới, không cho di dân tràn vào nên hiện giờ hàng chục ngàn người đang mắc kẹt tại các cửa khẩu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Từ cửa khẩu Pazarkule, bên Thổ Nhĩ Kỳ, đặc phái viên RFI Anne Andlauer gửi về bài phóng sự :
Đó là tiếng nổ của những trái lựu đạn hơi cay … Đây là dấu hiệu cho thấy biên giới chỉ còn cách vài phút đi bộ. Ở phía bên kia là phần đất không người ở nhưng từ vài ngày nay lại có hàng chục ngàn di dân ở tạm. Suleyman là một người đàn ông Iran có gia đình, lùi lại ở phía sau. Vợ ông đang ốm. Hai con gái ông rất sợ hãi. Họ đã phải ngủ hai đêm ngoài trời, trong cái giá lạnh và cảnh lộn xộn. Ông Suleyman cho biết : Họ nói với chúng tôi là biên giới mở cửa. Chúng tôi đã đến và rồi, chúng tôi chẳng biết gì cả, chúng tôi khốn khổ quá, bọn trẻ con thật là bất hạnh.
Còn Salim thì nổi giận. Thanh niên người Kazakh này 19 tuổi, mặc áo khoác đen có mũ. Cậu đến Istanbul lánh nạn cách nay 2 năm. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thông báo mở cửa biên giới, cậu đã nhanh chóng đến đây ngay. Nhưng Salim cảm thấy bị mắc bẫy. Cậu nói : “Họ đã lừa chúng tôi. Chúng tôi đã tin rằng biên giới cửa khẩu mở thật sự nhưng thực tế thì lại chẳng có gì. Đã ba ngày nay tôi không được ăn gì. Cũng không làm được gì cả. Vì tôi không còn tiền, thậm chí tôi còn không quay trở lại Istanbul được nữa.”
Xung quanh cửa khẩu, những chiếc taxi màu vàng nối đuôi nhau chờ những người khách đã nản lòng để chở họ quay ngược trở lại. Nhưng đó không phải ý định của thanh niên Muhammed, một người Somali 22 tuổi. Muhammed đã cố vượt sông Evros nằm giữa hai nước, nhưng không thành. Anh nói : Các binh lính Hy Lạp không cho chúng tôi qua. Chúng tôi sẽ chờ cho đến khi nào họ cho phép chúng tôi vào Hy Lạp hoặc một nước nào đó chấp nhận chúng tôi. Đúng thế, chúng tôi sẽ chờ ở đây cho đến khi nào chúng tôi đạt được một điều gì đó.
Về phía tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan đã khẳng định sẽ để mở cửa ngõ vào châu Âu.
Taliban đòi thả tù nhân
trước khi đàm phán với Afghanistan
in Kabul, Afghanistan – Theo bản tin từ Reuters, phát ngôn viên Taliban vào thứ Hai, 2 tháng 3, tuyên bố tổ chức này sẽ không tham gia cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan, nếu chính phủ Kabul không chịu phóng thích 5,000 tù nhân vốn là thành viên Taliban. Tuyên bố này đang là trở ngại lớn cho các nỗ lực nhằm kết thúc chiến tranh, và được đưa ra vào lúc giai đoạn giảm bạo lực chuẩn bị kết thúc. Taliban nói tổ chức này đang chuẩn bị khôi phục các chiến dịch chống lại quân đội của chính phủ Kabul.
Theo thỏa thuận được Hoa Kỳ và Taliban ký vào thứ Bảy vừa qua, hai phía cam kết sẽ dần dần phóng thích các tù nhân chính trị và chiến tranh, như một biện pháp xây dựng lòng tin. Thỏa thuận kêu gọi phóng thích gần 5,000 tù nhân Taliban để đổi lấy 1,000 tù nhân Afghan từ nay đến ngày 10 tháng 3. Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani, vốn không tham gia cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Taliban, đã bác bỏ yêu cầu này. Trong cuộc điện đàm với Reuters, phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của Taliban nói, tổ chức này đã sẵn sàng cho cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan, nhưng vẫn đang chờ việc phóng thích 5,000 tù nhân Taliban. Nếu 5,000 tù nhân này không được thả, Taliban sẽ không đàm phán với Kabul. Hoa Kỳ nói rằng sau 18 năm chiến tranh, nước này hy vọng các cuộc đàm phán và lệnh ngừng bắn sẽ có thể khởi sự trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao phương Tây vẫn nghi ngờ viễn cảnh này. Vào Chủ Nhật vừa qua, Tổng Thống Ghani nói Tổng Thống Donald Trump đã không bàn với ông về việc thả tù nhân, và vấn đề này nên được thương lượng trong cuộc đàm phán hòa bình sau này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/taliban-doi-tha-tu-nhan-truoc-khi-dam-phan-voi-afghanistan/
Một số nội dung đáng chú ý tại cuộc họp lần thứ 12
Ủy ban các Đại diện thường trực tại ASEAN
và Đại sứ 3 nước đối tác (ASEAN+3)
Ngày 27/2, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 12 Ủy ban các Đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) và Đại sứ 3 nước Đối tác trong khuôn khổ ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), do Đại sứ Trần Đức Bình, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN, và Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lim Sungnam (thay mặt các nước +3) đồng chủ trì cuộc họp.
Đây là cuộc họp đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam với mục đích kiểm điểm các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+3. Cuộc họp đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Thứ nhất, các nước đã đánh giá cao những thành tựu đạt được trong các hoạt động hợp tác của ASEAN+3 trên tất cả các lĩnh vực chính trị – an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Về triển khai Kế hoạch hành động ASEAN+3 giai đoạn 2018 – 2022, đến nay đã có 257 hoạt động hợp tác đã và đang được thực hiện, bao gồm 11/14 dự án/hoạt động theo khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II (EAVG II). Cuộc họp nhất trí phối hợp triển khai Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo ASEAN+3 về Sáng kiến Kết nối các kết nối được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 vào tháng 11/2019 tại Bangkok (Thái Lan).
Thứ hai, các nước khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Á. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết ưu tiên nguồn lực ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua việc triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Kế hoạch tổng thể về “Kết nối ASEAN 2025”; thúc đẩy sớm hoàn tất việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phát triển các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME); tăng cường hợp tác tài chính, phát triển bền vững; đẩy mạnh hợp tác về giáo dục, y tế cộng đồng, biến đổi khí hậu, xử lý rác thải trên biển; hợp tác đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Thứ ba, cuộc họp chia sẻ đánh giá về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19). Các nước ASEAN+3 đã tổ chức các cuộc họp trực tuyến đặc biệt của các quan chức cao cấp phụ trách y tế ASEAN+3 để chia sẻ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh tại các nước. Cuộc họp đánh giá cao và nhấn mạnh cần tranh thủ các cơ chế hợp tác y tế sẵn có trong khu vực để thúc đẩy hợp tác về y tế cộng đồng, trao đổi kỹ thuật, đẩy nhanh công tác nghiên cứu phòng, tránh và ứng phó với Covid-19.
Diễn ra cùng thời gian này, tại Kuala Lumpur của Malaysia cũng đã diễn ra một hoạt động rất quan trọng trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, đó là chuỗi thuyết trình chính sách của đại sứ các nước tại Malaysia do Viện Nghiên cứu Ngoại giao và Quan hệ đối ngoại Malaysia (IDFR) tổ chức. Nước Chủ tịch ASEAN 2020 là Việt Nam đã nhấn mạnh thúc đẩy 5 ưu tiên trong năm Chủ tịch, trong đó:
i) Phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực trên cơ sở tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN; đẩy mạnh tinh thần gắn bó, tương trợ và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước thành viên; nâng cao khả năng phối hợp lập trường chung của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế; thúc đẩy hình thành và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chung trong quan hệ giữa các quốc gia; ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
ii) Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, theo đó liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện trong nội khối và với các đối tác; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trên nền tảng đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số và các công nghệ mới; tiếp tục nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường các dịch vụ xã hội phục vụ người dân và nhóm yếu thế; hiện đại hóa nền hành chính công; xây dựng môi trường xanh.
iii) Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN: tạo dựng các giá trị chung của ASEAN và phổ biến rộng rãi trong người dân, thúc đẩy nhận thức và nhận diện về Cộng đồng ASEAN thống nhất trong đa dạng, nâng cao hình ảnh của Cộng đồng ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
iv) Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới, phát huy vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế; mở rộng và nâng tầm quan hệ với các Đối tác trên toàn cầu, góp phần định hình cấu trúc và luật chơi mới của khu vực và thế giới.
v) Nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN: cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN; điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cấp các quy trình, quy chuẩn trong ASEAN.
Nhật Bản có thể dời Olympic đến cuối năm
Theo hợp đồng đăng cai Olympic 2020, Tokyo có thể hoãn Thế vận hội cho đến cuối năm nay. Bộ trưởng Olympic Nhật Bản cho biết như vậy hôm thứ Ba 3/3, trong bối cảnh lo ngại virus corona có thể phá vỡ đại hội thể thao này.
Bộ trưởng Seiko Hashimoto nói với Quốc hội: “Hợp đồng quy định rằng Thế vận hội được tổ chức trong năm 2020. Điều đó có thể được hiểu là Olympic được phép hoãn lại.”
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản và thành phố chủ nhà Tokyo vẫn cam kết tổ chức Thế vận hội theo đúng thời gian dự định, bắt đầu vào ngày 24 tháng 7, bà Hashimoto nói thêm. Và theo thỏa thuận đăng cai, quyền hủy bỏ Thế vận hội thuộc về Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC).
Ông Thomas Bach, chủ tịch IOC, hôm 3/3 nhắc lại rằng các công tác chuẩn bị vẫn đang được tiến hành cho một Thế vận hội thành công tại Tokyo.
Bất kỳ một gián đoạn nào cũng khiến cho Thế vận hội phải tốn kém rất nhiều.
Ngân sách mới nhất cho Olympic 2020 là 1,35 nghìn tỷ yên (12,51 tỷ USD), trong đó chính phủ Nhật Bản cung cấp 120 tỷ yên để xây dựng sân vận động Olympic và 30 tỷ yên cho chi phí của Paralympics 2020, bà Hashimoto nói.
Trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, chính phủ Nhật đã yêu cầu các trường đóng cửa và khuyến khích việc hủy bỏ các sự kiện, bao gồm các sự kiện thể thao có thể thu hút rất đông người tham dự.
Hiệp hội Thể thao Nhật Bản và các nhà tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 cho biết hôm 3/3 rằng họ sẽ hủy một trận đấu thử nghiệm môn bóng bầu dục xe lăn trong tháng này do Covid-19.
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ban-co-the-doi-olympic-den-cuoi-nam/5313284.html
Nam Hàn đưa ra cáo buộc giết người
đối với lãnh đạo nhà thờ dị giáo
Tin từ SEOUL/Bắc Kinh – Vào hôm thứ Hai (2/3), Nam Hàn đưa ra các cáo buộc giết người đối với các nhà lãnh đạo của một nhà thờ bí mật tại trung tâm của trận dịch coronavirus đang bùng nổ. Theo một thống kê của Reuters, số người thiệt mạng trên toàn cầu tăng lên đến 3,044. Trong đợt bùng phát lớn nhất bên ngoài Trung Cộng, Nam Hàn có 26 trường hợp tử vong và báo cáo thêm 599 ca nhiễm bệnh vào hôm thứ Hai, nâng tổng số ca bệnh lên tới 4,335 sau đợt gia tăng hàng ngày lớn nhất vào hôm Thứ Bảy (29/2).
Trong số các trường hợp mới ở Nam Hàn, có 37 người đến từ thành phố Daegu, nơi có chi nhánh của nhà thờ Shincheonji Church of Jesus. Chính quyền Seoul yêu cầu các công tố viên tiến hành một cuộc điều tra giết người đối với các nhà lãnh đạo của nhà thờ, do ông Lee Man-hee sáng lập. Thị trưởng Seoul, ông Park Won-soon cho biết rằng nếu ông Lee và những người đứng đầu nhà thờ hợp tác, các biện pháp phòng ngừa có thể đã ngăn chặn được nhiều trường hợp tử vong. Chính quyền thành phố Seoul cho biết họ đệ đơn khiếu nại hình sự lên Văn phòng Công tố viên quận trung tâm Seoul, yêu cầu điều tra ông Lee và 12 người khác về các tội giết người và vi phạm đạo luật kiểm soát dịch bệnh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nam-han-dua-ra-cao-buoc-giet-nguoi-doi-voi-lanh-dao-nha-tho-church-of-jesus/
Người sáng lập Tân Thiên Địa có thể bị điều tra
Thái Học
Người đứng đầu tổ chức tôn giáo Tân Thiên Địa (Shincheonji) ở Hàn Quốc có thể bị điều tra sau khi lượng lớn các thành viên của nhóm tôn giáo này bị nhiễm COVID-19.
Theo BBC, chính quyền thành phố Seoul, Hàn Quốc đã lên tiếng cáo buộc ông Lee Man-hee, người sáng lập Tân Thiên Địa, và 11 người khác liên quan đến tổ chức này tội danh giết người, gây thiệt hại, và vi phạm Đạo luật Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm.
Các quan chức Hàn Quốc cáo buộc tổ chức này khiến COVID-19 bùng phát tệ hơn do lúc đầu cố tình không cung cấp danh sách 200.000 thành viên, khiến cho chính phủ gặp khó khăn khi ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
Trong một bài đăng trên Facebook và được dịch bởi tờ Korea Herald vào ngày 1/3, Thị trưởng thành phố Seoul, ông Park Won-Soon đã cáo buộc hành động của Tân Thiên Địa đủ để cấu thành tội “giết người gián tiếp”. Cũng theo Korea Herald, ông Lee đã được xét nghiệm COVID-19 và cách ly.
Ông Park kêu gọi ông Lee hợp tác hoàn toàn với chính quyền Hàn Quốc và cần chịu trách nhiệm. Theo báo cáo của tờ Korea Herald, hơn 73 % trong số hơn 2.500 ca nhiễm COVID-19 ở thành phố Daegu của Hàn Quốc có liên quan đến Tân Thiên Địa.
Tuy nhiên, ông Kim Shin-chang, người phát ngôn của Tân Thiên Địa, nói với CNN hôm 1/3 rằng, các thành viên của tổ chức đã hợp tác với các quan chức trong việc ứng phó với dịch bệnh.
“Điều khiến tôi băn khoăn không biết họ đang cố gắng phóng đại mối liên hệ [của dịch bệnh với nhà thờ] hay là [tìm cách] chuyển trách nhiệm sang Shincheonji”, ông Shin-chang nói. “Tôi muốn hỏi Bộ Tư pháp tại sao họ không kiểm tra tất cả công dân Trung Quốc và Hàn Quốc (đi du lịch) từ Vũ Hán kể từ tháng 7 và tại sao họ chỉ công bố 42 thành viên của (Shincheonji) [nhiễm bệnh]”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã đóng cửa tất cả các văn phòng để ngăn chặn sự lây lan, đồng thời các công việc trong giáo hội cũng bị hoãn lại, còn các tín đồ chỉ có thể thực hiện nghi lễ ở nhà để họ có thể tránh khỏi sự lây lan dịch bệnh ở mức độ tối đa”.
Theo Reuters, vào ngày 1/3, các nhà thờ ở Hàn Quốc đã phải đóng cửa và chỉ có thể sử dụng dịch vụ trực tuyến thay thế do các nhà chức trách hạn chế các cuộc tụ họp công cộng.
Và lần đầu tiên trong 236 năm lịch sử của mình, các nhà thờ công giáo ở Hàn Quốc phải tạm ngừng hoạt động tại hơn 1.700 địa điểm trên toàn quốc. Các ngôi chùa Phật giáo cũng đã hoãn các sự kiện sắp diễn ra.
Theo The Epoch Times
Thái Học dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-sang-lap-tan-thien-dia-co-the-bi-dieu-tra.html
Virus corona :
Hàn Quốc cũng “chống dịch như chống giặc”
Thu Hằng
Hàn Quốc ghi kỉ lục về số người nhiễm virus corona mới trong vòng một ngày, thêm 974 người trong ngày 03/03/2020, trong khi số ca nhiễm mới tại Trung Quốc chỉ là 125. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã « tuyên chiến » với dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong nước.
Số người được phát hiện nhiễm virus corona tăng nhanh cũng nhờ vào việc Hàn Quốc đốc thúc khối lượng xét nghiệm. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ người không theo giáo phái Tân Thiên Địa nhiễm virus corona đã tăng lên nhanh chóng nên chính quyền quyết định ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho người dân thành phố nhằm ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm thay vì chỉ xét nghiệm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa.
Từ Seoul, anh Trần Công cho biết thêm thông tin :
« Hôm nay, có 974 người bệnh mới đã được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm lên 5.186 người. Và con số này là một kỉ lục mới tại Hàn Quốc. Số người nhiễm mới ở Hàn Quốc đã luôn luôn cao hơn Trung Quốc trong khoảng gần một tuần nay.
Điều đặc biệt chú ý hiện nay là Daegu hiện vẫn giữ kỉ lục về số người nhiễm và mắc mới, lần lượt là 3.601 người nhiễm và 520 người mới nhiễm được phát hiện trong ngày hôm nay. Sau đó là tỉnh Gyeongbuk, lần lượt là 685 người nhiễm và 61 người mắc mới được phát hiện ngày hôm nay. Seoul tới giờ chỉ có 98 người nhiễm và chỉ tăng 7 ca trong ngày hôm nay.
Bản thân tôi thì khẳng định Hàn Quốc đã làm rất tốt trong công tác xét nghiệm và cách ly vì khác với Trung Quốc, Daegu không hề bị phong tỏa. Và theo trang wuhanvirus.kr cập nhật thông tin chính về tình hình virus hiện nay tại Hàn Quốc, thì tỉ lệ nhiễm cao nhất là phụ nữ ở nhóm tuổi 20 đến 29 và nhóm tuổi 50 đến 60. Đây là nhóm tuổi chủ yếu bị dụ dỗ vào đạo Tân Thiên Địa.
Ngoài ra, Hàn Quốc đã tăng cường phương pháp xét nghiệm « drive-thru », được bố trí ở rất nhiều nơi. Chính phủ Hàn Quốc phát tới hàng triệu khẩu trang để giúp bình ổn giá và giúp ổn định tinh thần người dân. Các khẩu trang này được phân phát về các hiệu thuốc và sẽ chỉ bán tại các siêu thị được chỉ định. Mỗi người dân chỉ được mua 5 cái trong một ngày.
Mặc dù có một số thông tin như y tá tại tỉnh Pyeongchang xin nghỉ phần đông vì lo sợ bị lây nhiễm, tuy nhiên, các nhân viên ý tế hiện tại vẫn đang đổ về Daegu để chống dịch. Mặc dù họ tình nguyện, nhưng Nhà nước sẽ cung cấp tới 400.000 won/ngày cho mỗi người.
Còn tại Seoul, các dịch vụ ship hàng ăn tươi tận nhà đã hoạt động trở lại từ ngày hôm qua (02/03). Đặc biệt, đường phố vẫn hoạt động bình thường, người dân không có tình trạng lo lắng thái quá. Họ chỉ thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người».
Bắc Triều Tiên : Đích thân Kim Jong Un
thị sát vụ thử bệ phóng đa tên lửa
Thu Hằng
Trong khi Hàn Quốc bận đối phó với dịch virus corona (Covid-19), Bắc Triều Tiên đã bắn hai tên lửa tầm xa vào ngày 02/03/2020 và đích thân lãnh đạo Kim Jong Un thị sát vụ thử.
Trong bản tin ngày 03/3, Cơ quan thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên KCNA miêu tả : « Ngay khi nhà lãnh đạo (Kim Jong Un) ra lệnh cho các đơn vị bắt đầu vụ thử, thì các quân nhân phụ trách tên lửa tầm xa trên tuyến đầu đã lập tức phóng hỏa » và họ « tự hào vì đã thực hiện bắn thử chính xác như vậy ».
Vẫn theo KCNA, lãnh đạo Kim Jong Un đã tỏ ra rất hài lòng về việc « lực lượng pháo binh sẵn sàng phản ứng nhanh trong mọi tình huống và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ », đồng thời ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của « sức mạnh quân sự và răn đe ».
Hãng tin Yonhap trích một số nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho rằng vụ bắn hai tên lửa tầm xa hôm 02/3 của Bình Nhưỡng là nhằm thử một bệ phóng đa tên lửa « siêu lớn » sau khi đã thành công trong rút ngắn thời gian giữa hai lần bắn.
Theo hình ảnh được công bố, hai tên lửa tầm xa được bắn thử hôm 02/03 cùng loại với vụ thử hôm 28/11/2019 cũng để thử loại bệ phóng đa tên lửa có kích thước lớn. Như vậy, kể ngày 24/08/2019, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 lần thử nghiệm hệ thống này.
Nghiên cứu khoa học biển:
Từ Luật quốc tế đến âm mưu của TQ
Nghiên cứu khoa học biển là cơ sở để các quốc gia có thể xây dựng chính sách, pháp luật quản trị đại dương. Nghiên cứu khoa học biển đồng thời là công cụ quan trọng hỗ trợ các quốc gia trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ phát triển các hoạt động kinh tế, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, dự đoán và phòng tránh thiên tai. Tuy nhiên, có những nước cá biệt đang lợi dụng vấn đề nghiên cứu khoa học biển để tuyên truyền, khẳng định cái gọi là “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông.
Quy định cụ thể trong UNCLOS 1982
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đề cập vấn đề nghiên cứu khoa học biển trong nhiều điều khoản, nhưng không đưa ra định nghĩa nghiên cứu khoa học biển. Trên thực tế, trong quá trình đàm phán UNCLOS 1982, đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhằm định nghĩa hoạt động nghiên cứu khoa học biển, nhưng cuối cùng, không có đề xuất nào được thông qua. Việc mập mờ về khái niệm dẫn đến phát sinh các tranh cãi pháp lý về tính hợp pháp của các hoạt động nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động tương tự được quy định trong UNCLOS 1982 như hoạt động đo đạc thủy văn. Không
chỉ thiếu đi một định nghĩa rõ ràng về nghiên cứu khoa học biển trong quy định của UNCLOS 1982 mà trên thực tế cũng chưa có giải thích của các cơ quan tài phán quốc tế về khái niệm này.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Công ước đã quy định một khuôn khổ pháp lý, trong đó tất cả các quốc gia, tổ chức quốc tế hoạt động nghiên cứu khoa học biển trên các vùng biển trong và ngoài vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển phải tuân thủ. Cho đến nay, UNLCOS là Công ước duy nhất quy định toàn diện về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, các quốc gia, tổ chức quốc tế về nghiên cứu khoa học biển và dành toàn bộ Phần XIII quy định về việc nghiên cứu khoa học biển từ Điều 238 đến Điều 265 quy định về nghiên cứu khoa học biển.
Công ước công nhận quyền tiến hành nghiên cứu khoa học biển của tất cả các quốc gia, bất kể vị trí địa lý thế nào, cũng như các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, đều có quyền tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, với điều kiện tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác như đã đuợc quy định trong Công uớc. Công ước quy định các quốc gia và tổ chức quốc tế có thẩm quyền phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học biển theo đúng Công uớc nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học biển. Công ước cũng quy định quyền của quốc gia ven biển và nghĩa vụ của các quốc gia nghiên cứu trên các vùng biển có chế độ pháp lý khác nhau. Trong lãnh hải, trong việc thực hiện chủ quyền của mình, các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải chỉ được tiến hành với sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển và trong các điều kiện do quốc gia này ấn định. Do vậy, trong lãnh hải và nội thuỷ, quốc gia ven biển có toàn quyền quy định các điều kiện cụ thể cho phép quốc gia và tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu khoa học biển. Trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa, Công ước quy định trong việc thi hành quyền tài phán của mình, các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa của mình. Các quốc gia và tổ chức quốc tế chỉ được tiến hành việc nghiên cứu khoa học trong các vùng biển này khi có sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Bên cạnh đó, Công ước còn quy định cụ thể trình tự đồng ý, các trường hợp quốc gia ven biển được quyền từ chối cho phép nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc quyền tài phán của mình; quyền và nghĩa vụ của quốc gia, tổ chức quốc tế trong khi tiến hành nghiên cứu khoa học và sau khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học biển; trách nhiệm bảo vệ môi trường biển khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học biển.
Trung Quốc – nước cá biệt
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông; thành lập thêm nhiều Viện, Trung tâm, Cơ sở nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau; tăng cường giao lưu học thuật quốc tế về Biển Đông nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên và “bằng chứng lịch sử” để hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Hoạt động nghiên cứu về Biển Đông được Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm; các Viện, Trung tâm, Cơ sở nghiên cứu tiến hành đồng bộ hóa dưới nhiều hình thức khác nhau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì hay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhiều lần đưa ra tuyên bố khẳng định sự quan tâm của Chính phủ Trung Quốc đối với công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc cũng dành một nguồn kinh phí và chính sách lớn cho các đơn vị nghiên cứu, có chính sách đãi ngộ tốt đối với giới chuyên gia, nhà nghiên cứu của TQ trong vấn đề Biển Đông; mở thêm nhiều đơn vị nghiên cứu mới bằng nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, song Chính phủ Trung Quốc vẫn đứng đằng sau chỉ đạo. Các kết quả nghiên cứu đã “góp phần” tham mưu cho Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhiều quyết sách quan trọng trong vấn đề Biển Đông. Một số viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc như Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung tâm hợp tác sáng tạo Nam Hải Trung Quốc được đưa vào danh sách các Viện nghiên cứu trọng điểm quốc gia, góp phần quan trọng trong việc hoạch định chính sách quốc gia. Những thành quả nghiên cứu của một số viện trên như “Nguyên nhân và phát triển tranh chấp ở Biển Đông”, “Báo cáo đánh giá tình hình khu vực Biển Đông hàng năm”… được đánh giá cao và có ảnh hưởng lớn đến nhiều cơ quan, ban ngành của Trung Quốc; được nhiều chuyên gia, học giả Trung Quốc và quốc tế sử dụng các dữ liệu trong các công trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, số lượng chuyên gia, học giả Trung Quốc nghiên cứu về Biển Đông ngày một tăng; các đề tài, bài nghiên cứu về Biển Đông ngày càng nhiều.Trước đây, số chuyên gia, học giả Trung Quốc nhiên cứu về Biển Đông chỉ có một nhóm nhỏ, nằm rải rác ở một số Viện, Trung tâm, đại học lớn của Trung Quốc, như Viện Nghiên cứu Nam Hải, Đại học Phúc Đán, Đại học Bắc Kinh… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng các chuyên gia, học giả và các Viện, Trung tâm nghiên cứu của Trung
Quốc “nhiều như nấm”, hầu hết các tỉnh, thành và đại học của Trung Quốc đều có các Viện, Trung tâm nghiên cứu riêng.
Tuy nhiên, hoạt động hợp tác quốc tế về khảo sát nghiên cứu khoa học biển của Trung Quốc bị dư luận tại nhiều nước phản đối. Tại Philippines, bất chấp thái độ thực dụng của chính phủ khi thúc đẩy hợp tác khai thác chung với Trung Quốc, một bộ phận chính giới và các nhà khoa học Philippines đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các vùng biển tranh chấp. Chính điều này đã khiến cho Hội đồng Bản đồ và Khoáng sản quốc gia Philippines hôm 26/2/2018 phải đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị Tổ chức Thủy văn quốc tế hủy các tên gọi do Trung Quốc đặt cho 05 cấu trúc trong vùng biển Benham Rise mà Trung Quốc có được thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát.Giới chuyên gia quốc tế cũng cho rằng việc Trung Quốc thúc đẩy hoạt động hợp tác nghiên cứu khảo sát, thăm dò tài nguyên với các nước không chỉ nhằm cạnh tranh, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nhiều khu vực biển quốc tế trong đó có Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hoạt động này còn nhằm tạo tiền đề thúc đẩy mở rộng hợp tác trên biển giữa Trung Quốc với các nước, qua đó hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và góp phần giúp Trung Quốc hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Cường quốc biển” vào giữa thế kỷ 21. Rõ ràng là, thông qua việc triển khai các phương tiện tham gia, Trung Quốc không chỉ tìm kiếm được sự gắn kết về chính trị, kinh tế với các nước, mà còn khảo sát được địa hình, địa chất đáy biển phục vụ cho các hoạt động quân sự của nước này, nhất là để xây dựng phương án tác chiến của tàu ngầm và tàu sân bay, thu thập tin tức về bố trí lực lượng của các nước. Ngoài ra, hoạt động hợp tác khảo sát nghiên cứu khoa học biển với các nước còn giúp Trung Quốc xây dựng hình ảnh là “cường quốc biển có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và cùng các nước xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”.
Việt Nam và hợp tác nghiên cứu khoa học biển tại Biển Đông
Là thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam tuân thủ những quy định của Công ước thông qua việc ban hành những điều luật cụ thể về nghiên cứu khoa học biển, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu khoa học biển.
Trước khi Việt Nam trở thành viên của UNCLOS 1982, từ năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 242/HĐBT quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học biển của nước ngoài tại Việt Nam.
Để khắc phục những hạn chế này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được đã được ban hành như Luật biển Việt Nam năm 2012, Luật khoa học và công nghệ năm 2013, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Bộ luật hàng hải và văn bản hướng dẫn thi hành,… Trong đó, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã quy định toàn diện về việc cấp phép và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam. Nghị định số 41/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam là văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này đã được ban hành và thay thế Nghị định số 242/HĐBT.
Bên cạnh đó, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện và phải được cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luật và Nghị định số 41/2016/NĐ-CP chi tiết về các điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép tiến hành nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi được phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam và sau khi kết thúc hoạt động nghiên cứu; trình tự thủ tục gửi hồ sơ đề nghị cấp phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc cấp phép và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra, các quy định hiện hành của Việt Nam về nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của UNCLOS, quy định toàn diện, cụ thể về việc cấp phép và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam. Thực hiện tốt các quy định này góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định của UNCLOS và góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học biển ở Việt Nam, do việc khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu khoa học trong vùng biển
Việt Nam là cơ hội để Việt Nam có thể sử dụng kết quả nghiên cứu và các nhà khoa học Việt Nam có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học nước ngoài.
http://biendong.net/bien-dong/33293-nghien-cuu-khoa-hoc-bien-tu-luat-quoc-te-den-am-muu-cua-tq.html
Chính quyền Trung Quốc tiếp tục
bịt miệng những người phơi bày tình hình dịch bệnh
Quý Khải
Vào ngày 26/2, một cựu phóng viên đài truyền hình trung ương Trung Quốc đã bị bắt tại thành phố Vũ Hán – tâm điểm bùng phát dịch COVID-19, được cho là động thái mới nhất của chính quyền Trung Quốc trong việc kìm hãm tự do ngôn luận trong khi dịch bệnh hoành hành.
Li Zehua, 25 tuổi, từng làm việc tại đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV. Khoảng hai tuần trước, anh bắt một chuyến tàu đến Vũ Hán, khi muốn tận mắt chứng kiến một bức tranh đầy đủ về tình hình dịch bệnh.
Trong những ngày tiếp theo, anh đã đến thăm khu dân cư Baibuting, nơi tổ chức một bữa tiệc có sự tham dự của hơn 40.000 gia đình, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lây nhiễm trên toàn khu vực. Anh cũng đến thăm một nhà tang lễ và một ga xe lửa địa phương, và tại đây anh đã nói chuyện với một công nhân nhập cư bị mắc kẹt trong khu vực.
Đêm 26/2, vài giờ sau khi anh tiếp cận khu vực xung quanh một phòng thí nghiệm virus của nhà nước, một vài sĩ quan cảnh sát đã xuất hiện tại khách sạn của anh.
Li bắt đầu phát trực tiếp (live-stream) sau khi cảnh sát gõ cửa. Trong video, anh tỏ ra khá bực bội, nói rằng anh không làm gì sai. Anh cũng cho biết đó là một khoảnh khắc “rất phi thường”.
“Trước đây, khi tôi bật camera và nói, thì người khác luôn là đối tượng được ghi hình. Hôm nay, chính bản thân tôi lại trở thành nhân vật chính”, anh nói. “Tuy rằng đây có thể là lần ghi hình cuối cùng của tôi”.
Rốt cục, anh cũng cho cảnh sát vào nhà.
“Tôi cảm thấy có lẽ tôi sẽ bị bắt mang đi cách ly. Nhưng tôi muốn nói rõ điều này: tôi không xấu hổ khi phải đối mặt với chính mình, hay bố mẹ tôi … hay bạn bè tôi [ở trường đại học], và đất nước này”, anh nói không lâu trước khi cảnh sát cắt tín hiệu phát trực tiếp.
Li là nhà báo công dân thứ ba bị bắt vì báo cáo thông tin “chưa qua kiểm duyệt” từ Vũ Hán.
Ngày 10/2, hai ngày trước khi Li đến Vũ Hán, cảnh sát đã đột nhập vào nhà của một người dân địa phương tên Fang Bin, bởi anh này đã đăng một đoạn video cho thấy 8 xác chết bên trong một chiếc xe tải đậu gần một bệnh viện lớn.
Trong cùng tuần, luật sư kiêm đạo diễn phim truyền hình Trung Quốc Trần Thu Thực (Chen Qiushi), người từng đi từ Bắc Kinh đến Vũ Hán vào cuối tháng 1, đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng.
Kiểm duyệt ngôn luận trực tuyến
Patrick Poon, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức nhân quyền Tổ chức Ân xá Quốc tế, nhận định vụ bắt giữ phóng viên Li là “cực kỳ đáng lo ngại”.
“Nó cho thấy chính phủ Trung Quốc không khoan nhượng với tất cả những người phơi bày sự thật, thậm chí cả những công dân bình thường và những người từng làm việc cho chính phủ”, ông chia sẻ với tờ The Epoch Times trong một email.
Các video được anh Li đăng tải đã “chạm vào dây thần kinh nhạy cảm của chính quyền Trung Quốc, bởi thực tế rõ ràng là chính phủ Trung Quốc muốn che đậy chứ không phải phơi bày tình hình thực tế tại hiện trường tâm dịch”, ông nói.
Một tài liệu nội bộ của chính phủ mà tờ The Epoch Times thu thập được gần đây cho thấy chỉ riêng tại tỉnh Hồ Bắc chính quyền đã cho triển khai hơn 1.600 nhân viên giám sát mạng để kiểm duyệt ngôn luận trên mạng internet liên quan đến vụ dịch cũng như loại bỏ những nhận định tiêu cực.
Một người đàn ông họ Tu ở tỉnh Quảng Đông gần đây đã bị bắt giam 15 ngày vì đưa ra những “lời lẽ xúc phạm” trên mạng về trưởng nhóm chuyên gia kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc Zhong Nanshan cũng như chính quyền Trung Quốc. Các công tố viên ở thành phố Trung Sơn, nơi ông Tu sống, cho rằng
các nhận xét này là vi phạm pháp luật. Ông Tu sau đó đã đăng một lời xin lỗi công khai viết bằng tay, đồng thời đánh dấu vân tay của mình vào tài liệu.
Chuyên gia pháp lý và nhà hoạt động dân quyền Xu Zhiyong đã bị bắt tại Quảng Đông vào giữa tháng 2, vài ngày sau khi ông viết một lá thư công khai kêu gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từ chức vì “thiếu khả năng xử lý các loại khủng hoảng”, bao gồm đối với dịch COVID-19.
Huang Yang, một nhà hoạt động nhân quyền bộc trực đến từ thành phố Trùng Khánh, đã bị cảnh sát triệu tập bốn lần trong ba tuần qua do phát tán thông tin chỉ trích chính quyền trên WeChat, một mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc đại lục.
Trong một ảnh chụp màn hình do anh cung cấp cho tờ The Epoch Times, cho thấy một cuộc trò chuyện trên WeChat vào ngày 14/2 có liên quan đến anh, anh Huang đã đề cập đến bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong tám chuyên gia y tế đã nhận cảnh cáo của cảnh sát khi cảnh báo sớm cho công chúng về loại virus nguy hiểm này. Bác sĩ Lý sau đó đã qua đời sau khi nhiễm virus từ một bệnh nhân được anh điều trị.
Ông Huang nhận định cái chết bi thảm của bác sĩ Lý chứng tỏ việc chính quyền tuyên truyền rằng “quyền được sống còn quan trọng hơn nhân quyền” là một lời tuyên truyền dối trá.
“Tự do ngôn luận của người dân là không thể tách rời với quyền được sống”, ông viết trong tin nhắn. Huang đã bị cảnh sát thẩm vấn vào ngày hôm sau.
Không còn đường lui
Hu Jia, một nhà hoạt động ở Bắc Kinh và là nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, cho biết ông đã bị quản thúc tại gia kể từ ngày 15/1 vì sự ủng hộ của ông đối với các luật sư nhân quyền bị bắt giam trong vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến hồi cuối năm 2019 của chính quyền.
Cảnh sát đã đến nhà cha mẹ ốm yếu ở độ tuổi 80 của ông vài lần trong những tuần gần đây, để gây áp lực cho Hu. Trong một lần gặp mặt, các sĩ quan đã bảo Hu phải giữ im lặng nếu không muốn nhìn thấy gia đình anh “bị hủy hoại”.
Hu đã xem video của phóng viên Li sau khi anh hay tin về vụ bắt giữ, và anh rất ấn tượng trước lòng dũng cảm của cậu thanh niên trẻ khi đối diện với chính quyền.
“Cậu ta [Li] muốn khai thác sự thật ở tuyến đầu, khi phải đối mặt với sự sống và cái chết … để ghi lại dòng lịch sử chân thực”, Hu trao đổi với tờ The Epoch Times.
Chính quyền Trung Quốc “đang sử dụng cảnh sát, hệ thống an ninh và các nhà tù để tiến hành một cuộc chiến không cân xứng nhằm kìm hãm các quyền công dân của người dân”, ông tuyên bố. “Họ sẽ bắt giam bất cứ ai cố gắng nói lên sự thật … và ném họ vào tù – đây là chiến thuật điển hình của họ”.
Trong video của Li, trong khoảnh khắc trước khi anh cho cảnh sát vào phòng khách sạn, trước ống kính camera anh đã tự ví mình với nhân vật chính trong bộ phim viễn tưởng The Truman Show vào năm 1998 của Mỹ. Nhân vật chính, Truman, sống cả đời trong một chương trình truyền hình “mô phỏng thực tế”, cho đến khi anh quyết định trốn ra ngoài.
“Tôi nghĩ mọi người cũng giống như Truman … khi bạn phát hiện ra lối [thoát] và tiến vào đó, bạn sẽ không bao giờ quay lại”, anh nói.
Theo Eva Fu / The Epoch Times
Quý Khải dịch và biên tập
Chính quyền Trung Quốc yêu cầu các cơ quan
hủy dữ liệu liên quan đến dịch COVID-19
Trong những tuần gần đây, chế độ Trung Quốc đã báo cáo rất ít ca nhiễm COVID-19 mới trên toàn quốc, khiến nó có vẻ như dịch bệnh đang chững lại. Tuy nhiên, thời báo Epoch Times trước đó đã thu được các tài liệu nội bộ bí mật cho thấy tại tỉnh ven biển Sơn Đông, các nhà chức trách đã báo cáo giảm một cách có chủ đích số lượng xét nghiệm có kết quả dương tính.
Các nhân chứng ở tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất, cũng nói với tờ báo rằng nhiều người không thể được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện do quá tải, nhưng đã biểu hiện các triệu chứng và tự cách ly tại nhà. Bây giờ có vẻ như một số chính quyền địa phương đã được yêu cầu để hủy dữ liệu họ thu thập được liên quan đến sự bùng phát virus.
Thành phố Triều Dương
Thời báo Epoch Times đã nhận được một bản sao của một tài liệu ngày 23/2 được gửi từ Ủy ban y tế thành phố Triều Dương đến lãnh đạo cấp tỉnh của nó, Ủy ban y tế Liêu Ninh. Thành phố này nằm ở khu vực đông bắc của đất nước, hàng ngàn dặm xa tâm chấn virus Hồ Bắc.
Theo hướng dẫn của Ủy ban y tế tỉnh, thành phố đã hỏi và kiểm tra liệu trong các phòng ban và cơ quan chính phủ trước đó đã nhận được các “tài liệu và dữ liệu” liên quan đến vụ dịch, và đã hủy chúng một cách hợp lệ chưa, văn bản này viết.
Những nhân viên có quyền truy cập vào dữ liệu cũng được yêu cầu ký vào “thư cam kết”, quy định rằng các quan chức hứa sẽ xóa các tài liệu liên quan khỏi máy tính xách tay, máy tính, điện thoại thông minh, ổ đĩa ngoài, v.v. Hơn nữa, người truy cập sẽ phải xóa bất kỳ ảnh chụp màn hình và ảnh nào mà họ tạo ra từ các tài liệu và sẽ hứa sẽ không chia sẻ nội dung của các tài liệu nói trên với bất kỳ bên nào.
Tờ báo này cũng nhận được ảnh chụp màn hình cơ sở dữ liệu nội bộ của Ủy ban y tế thành phố Triều Dương. Một tài liệu có tiêu đề sau đây được liệt kê là “deleted” (đã xóa), đó là “Thông tin về sự tiếp xúc gần của những người nhiễm COVID-19 mới”, do Trung tâm Thông tin Phòng chống dịch bệnh CDC Trung Quốc cung cấp. Trong ngoặc đơn, là tiêu đề tài liệu giải thích rằng Trung tâm chỉ huy mới thành lập để chống virus của chính quyền tỉnh đã yêu cầu thông tin đó phải được phân phát cho các thành phố riêng lẻ và văn phòng cảnh sát tỉnh.Trung tâm thông tin CDC là một cơ sở dữ liệu nội bộ được sử dụng để phân phối thông tin cho CDC trong tỉnh, các bệnh viện và những người dùng liên quan khác. Theo các ảnh chụp màn hình, 13 phòng ban khác nhau trong chính quyền Triều Dương cũng đã đệ trình và ký tên vào “thư” không tiết lộ, trong đó có văn phòng dân sự và văn phòng chính quyền quận.
Che giấu sự thật
Thời báo Epoch Times trước đó đã báo cáo rằng CDC tỉnh Sơn Đông đã biên soạn các bộ dữ liệu nội bộ, bao gồm số lượng kết quả chẩn đoán dương tính hàng ngày. Trong tháng 2, những con số này dao động từ 1,36 lần đến 52 lần nhiều hơn so với dữ liệu được công bố chính thức bởi Ủy ban y tế Sơn Đông.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc Caixin đưa tin vào ngày 26/2 rằng các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán (nằm ở Hồ Bắc), nơi virus này lần đầu tiên xuất hiện, đã biết về sự bùng phát trước khi họ báo cáo với công chúng. Caixin đã phỏng vấn nhân viên y tế tại Bệnh viện Tân Hoa Vũ Hán, người nói rằng cơ sở này đã tiếp nhận bảy bệnh nhân coronavirus mới vào ngày 29/12/2019 và tiếp tục báo cáo cho các quan chức CDC của quận Giang Hán kể từ ngày 27/12.
Các phương tiện truyền thông lúc đó cũng đã nói chuyện với Zhao Su, một bác sĩ từ Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, người cho biết bệnh nhân coronavirus đầu tiên mà anh ta nhận được đã bắt đầu biểu hiện các triệu chứng vào ngày 20/12. Ủy ban y tế Vũ Hán thông báo rằng 27 người đã nhiễm phải một bệnh viêm phổi siêu vi chưa được xác nhận vào ngày 31/12. Chính quyền trung ương chỉ bắt đầu mô tả mức độ nghiêm trọng của vụ dịch vào ngày 20/1, khi họ thừa nhận rằng virus này có thể lây nhiễm.
Báo cáo Caixin đã bị xóa khỏi trang web của mình ngay sau khi xuất bản, nhưng cư dân mạng đã sao chép bài báo lên một trang web phản chiếu.
Nicole Hao | Epoch Times, 2/3/2020
Hương Thảo biên dịch
Bắc Kinh doạ trả đũa
Washington hạn chế số nhà báo Trung Quốc tại Mỹ
Bắc Kinh đã ra dấu hiệu cho thấy họ sẽ trả đũa quyết định của Mỹ, cắt giảm số nhà báo Trung Quốc tại Hoa Kỳ của các cơ sở truyền thông lớn nhất của nhà nước Trung Quốc, theo báo South China Morning Post.
Mỹ ra quyết định này hôm 2/3, theo đó bắt đầu từ ngày 13/3, tồng số các phóng viên Trung Quốc thường trú tại Hoa Kỳ của các hãng tin nhà nước lớn nhất sẽ bị giới hạn ở mức 100 người, giảm 60 người so với hiện nay.
Hôm thứ Ba 3/3 người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian miêu tả hành động của Mỹ nhắm vào giới truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ là “đàn áp chính trị”, và ông cảnh báo rằng động thái đó có thể phương hại nghiêm trọng tới các quan hệ giữa hai nước.
“Người Mỹ đã dẹp bỏ luật chơi trước, và chúng tôi phải theo thôi,”Ông Zhao nói:
Ông này tố cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là đã làm quyết định dựa trên não trạng thời chiến tranh lạnh, và trên những định kiến về ý thức hệ.
“Người Mỹ rđã bắt đầu trận đấu, chúng ta phải nhập cuộc thôi!”
Bà Hoa Xuân Oánh, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Trung Quốc
Hôm 2/3, Bộ Ngoại giao Mỹ nói những hạn chế về nhân sự đó áp dụng đối với 5 tổ chức mà chính phủ của Tổng Thống Trump cho là các cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh, giảm số phóng viên Trung Quốc làm việc cho các cơ quan đó tại Hoa Kỳ từ 160 người hiện nay xuống còn 100 người.
Ông Zhao nói điều đó có nghĩa là 60 nhà báo Trung Quốc bị “trục xuất”, và Trung Quốc dành quyền đáp trả.
Phản bác lời của Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố rằng quyết định của Mỹ là để đáp trả việc Trung Quốc trục xuất 3 nhà báo của tờ Wall St. Journal, Vụ trưởng Vụ Thông tin Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, viết trên trang Twitter: “Người Mỹ đã bắt đầu trận đấu, chúng ta phải nhập cuộc thôi.”
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-doa-tra-dua-viec-my-han-che-so-nha-bao-tai-my/5313003.html
Tài liệu mới cho thấy vai trò của Huawei
trong việc chuyển hàng cấm cho Iran
Công ty Công nghệ Huawei của Trung Quốc, nhiều năm qua phủ nhận việc vi phạm những chế tài thương mại của Mỹ đối với Iran, nhưng năm 2010 có đưa ra những báo cáo nội bộ cho thấy công ty có dính líu trực tiếp đến việc chuyển các trang bị máy vi tính bị cấm cho công ty điện thoại di động lớn nhất Iran.
Hai danh sách gởi hàng của Huawei, vào tháng 12 năm 2010, bao gồm những trang thiết bị máy vi tính do công ty Hewlett-Packard chế tạo và được gởi cho Iran, theo các tài liệu nội bộ của Huawei mà Reuters xem được.
Một tài liệu khác của Huawei, sau đó hai tháng nói rằng “Hiện các trang bị được giao cho Tehran, và đang chờ thông qua hải quan.”
Danh sách các món hàng và những tài liệu nội bộ khác cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho tới nay về việc Huawei vi phạm các chế tài thương mại. Việc này có thể giúp Washington đẩy mạnh chiến dịch nhiều mặt của Mỹ kiểm tra quyền lực của Huawei, công ty chế tạo thiết bị viễn thông hàng đầu trên thế giới.
Hoa Kỳ đang cố gắng thuyết phục đồng minh tránh sử dụng thiết bị của Huawei thế hệ kế tiếp trong hệ thống điện thoại di động có tên là 5G.
Cùng lúc, nhà cầm quyền Mỹ cũng đang ‘chiến đấu’ với Huawei trên mặt trận pháp lý.
Tài liệu mới có được liên hệ đến một dự án viễn thông nhiều triệu đô la tại Iran có trong vụ án hình sự Washington đang theo đuổi chống lại công ty Trung Quốc và giám đốc tài chánh Mạnh Vãn Chu, con của người sáng lập Huawei. Bà Mạnh đang nỗ lực chống lại việc trục xuất từ Canada sang Mỹ kể từ khi bà bị bắt tại Vancouver vào tháng 12 năm 2018. Huawei và bà Mạnh phủ nhận các cáo buộc có liên hệ đến gian lận ngân hàng và những cáo buộc khác.
Các tài liệu vừa kể cung cấp những chi tiết mới về vai trò của Huawei trong việc cung cấp cho các công ty viễn thông Iran nhiều máy chủ và những thiết bị khác do HP chế tạo, cũng như những phần mềm của các công ty Mỹ khác lúc bấy giờ bao gồm Microsoft Corp, Symantec Corp và Novell Inc.
Cáo trạng của Mỹ cáo buộc công ty Huawei và bà Mạnh tham dự vào một kế hoạch gian lận để có được những hàng hoá và công nghệ mà Mỹ cấm cho việc kinh doanh của Huawei tại Iran, và chuyển tiền ra khỏi Iran bằng cách lừa dối những ngân hàng phương Tây. Cáo trạng buộc tội Huawei và bà Mạnh sử dụng “chi nhánh không chính thức” tại Iran có tên Skycom Tech Co Ltd để nhận được những hàng cấm.
Tài liệu mới mà Reuters xem được cho thấy một công ty Trung Quốc khác là Panda International Information Technology, không có tên trong cáo trạng của Mỹ, cũng liên hệ đến việc thủ đắc các ổ cứng và phần mềm cho dự án của Iran. Panda International Information Technology, từ lâu có quan hệ với Huawei và đặt dưới quyền kiểm soát của một công ty quốc doanh Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo “Hoa Kỳ, không đưa ra bằng chứng nào, đã dùng quá mức ý niệm an ninh quốc gia và lạm dụng quyền lực quốc gia để đàn áp không lý do các công ty Trung Quốc.”
Về các tài liệu mới vừa bị đưa ra ánh sáng, Bộ không đáp yêu cầu bình luận của báo giới mà đề nghị hãy hỏi chính công ty Huawei.
Tay súng bị bắt giữ sau nhiều giờ khống chế con tin
tại khu thương mại ở Philippines
JEC CARLOS/FACEBOOK
Tin San Juan, Philippines – Vào thứ Hai, 2 tháng 3, một tay súng đã giữ hàng chục người làm con tin suốt gần 10 giờ, bên trong một khu thương mại nổi tiếng ở thành phố San Juan, phía đông thủ đô Manila của Philippines. Sự việc đã kết thúc một cách kỳ lạ, khi các con tin được dẫn ra khỏi khu thương mại, trong khi nghi can được cho phép đứng phát ngôn trước các phóng viên trong khoảng 20 phút.
Nghi can sau cùng bị cảnh sát quật ngã trên đất và khống chế, do hắn lại bắt đầu trở nên hung dữ và đe dọa rằng hắn vẫn còn vũ khí. Ít nhất 1 nhân viên an ninh của khu thương mại đã bị bắn. Sự việc bắt đầu lúc 10 giờ sáng, khi nhiều tiếng súng vang lên tại trung tâm mua sắm V-Mall thuộc quận Greenhills. Cảnh sát đã yêu cầu người dân tránh xa tòa nhà, nhưng cho phép các ký giả ở lại. Nghi can, được xác định là Archie Paray, 31 tuổi, đã yêu cầu truyền thông phải đưa tin về sự việc để hắn có thể giải thích sự tức giận của hắn với công chúng. Paray, cựu nhân viên an ninh của khu V-Mall, đã bắn người giám sát Ronald Velita hai phát khi đang trên đường đến văn phòng quản lý tòa nhà. Paray sau đó cố thủ trong văn phòng và giữ khoảng 60 người bên trong làm con tin. Ông Velita được đưa đến bệnh viện và được thông báo là đang trong tình trạng ổn định.
Paray trước đó đã bị V-Mall sa thải vào vài tuần trước. Đến 8 giờ tối thứ Hai, các con tin bắt đầu đi ra khỏi tòa nhà. Paray sau đó bước ra, được trao cho 1 microphone, và bắt đầu lên tiếng trước các phóng viên tại hiện trường. Paray chỉ trích ban quản lý V-Mall là tham nhũng, và tuyên bố rằng hắn ta đã sẵn sàng chết khi gây ra vụ nổ súng. Các cảnh sát sau đó xông lên khống chế Paray và bắt giữ kẻ này.
Mộc Miên
Tân Thủ tướng Malaysia: ‘Tôi không phải là kẻ phản bội’
Hương Thảo
Vào ngày 2/3, ông Muhyiddin Yassin, Tân Thủ tướng của Malaysia đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng ông đã phản bội quốc gia bằng cách liên minh với đảng đối lập tai tiếng.
“Tôi không phải là kẻ phản bội, tôi chỉ trở thành Thủ tướng để cứu đất nước”, ông Muhyiddin nói trên truyền hình.
Lời nói của ông diễn ra trong bối cảnh người dân Malaysia đang tức giận vì ông đã liên minh với Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO), tổ chức có cựu lãnh đạo Najib Razak, vốn bị cáo buộc tham nhũng gắn liền với quỹ nhà nước 1MDB. Trước đó, vào năm 2018, UMNO đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử và sự trở lại hiện tại của nó được nhiều người coi là sự phản bội.
Cuộc đua cho vị trí quyền lực hàng đầu ở Malaysia trên thực tế chính là cuộc đua giữa cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad và cựu phó của ông, Anwar Ibrahim. Nhưng cuối cùng, ông Muhyiddin lại được bổ nhiệm làm Thủ tướng.
“Chứng kiến hai ứng cử viên đều không giành được sự ủng hộ từ đa số các nhà lập pháp, tôi đã suy nghĩ rất lâu về những gì tôi có thể làm để chấm dứt tình trạng hỗn loạn chính trị”, Tân Thủ tướng cho biết.
“Kiềm chế tham nhũng và lạm quyền là ưu tiên hàng đầu của tôi”, ông Muhyiddin nói.
Muhyiddin cho biết ông đã gặp cựu Thủ tướng Mahathir trước khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Malaysia, và rằng ông đã nhận được sự đồng ý của cựu lãnh đạo về sự phán quyết đó. Tuy nhiên, vào ngày 1/3, cựu Thủ tướng Mahathir đã chỉ trích gay gắt Tân Thủ tướng, trong khi ông Muhyiddin cho rằng việc giải tán quốc hội sẽ tạo ra một khoảng trống chính trị quá lớn.
Hiện tại, ông Muhyiddin đang nhanh chóng hoàn thiện nội các để củng cố vị trí thủ tướng. Nhưng cựu Thủ tướng Mahathir khẳng định rằng ông có đa số các nhà lập pháp đứng về phía mình, và đang chuẩn bị đệ trình một bản không tín nhiệm nhằm vận động sự chống lại ông Muhyiddin trước quốc hội.
Theo Nikkei Asian Review
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tan-thu-tuong-malaysia-toi-khong-phai-la-ke-phan-boi.html
Đại sứ Pranay Verma: Ấn Độ tiếp tục ủng hộ lập trường
của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông
Nhân dịp nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam, Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma nhấn mạnh việc các nhà Lãnh đạo Ấn Độ coi trọng việc tăng cường Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và khẳng định New Delhi sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Ngày 28/2, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma đến chào xã giao nhân nhận nhiệm vụ công tác.Chúc mừng ngài Pranay Verma được bổ nhiệm làm Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bày tỏ tin tưởng với bề dày kinh nghiệm công tác, Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma sẽ có nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam, góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ. Chia sẻ những tình cảm tốt đẹp về đất nước và con người Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu vượt bậc về mọi mặt mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đạt được trong những năm qua; chúc mừng nỗ lực bền bỉ của Ấn Độ trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp. Những chuyến thăm cấp cao, cùng với các cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị đa phương gần đây đã thể hiện rõ sự tin cậy chính trị giữa hai nước.
Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc tiếp; đồng thời chuyển lời chào của Thủ tướng, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Đại sứ Pranay Verma cho biết, các nhà lãnh đạo Ấn Độ coi trọng việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Chúc mừng những thành quả kinh tế – xã hội mà Việt Nam đã đạt được thời gian qua, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19, Đại sứ Pranay Verma nhấn mạnh, Việt Nam là người bạn tin cậy của Ấn Độ. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tôn giáo, cùng trải qua đấu tranh giải phóng dân tộc, các thế hệ lãnh đạo có mối quan hệ gắn bó. Đại sứ bày tỏ tin tưởng, nền tảng quan hệ tốt đẹp đó sẽ góp phần đưa quan hệ hai nước bền chặt trong thời gian tới.
Đại sứ Pranay Verma nhấn mạnh, Ấn Độ và Việt Nam có chung giá trị về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong “Chính sách Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Ấn Độ. Hai nước có nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó quan hệ thương mại có sự phát triển vượt bậc. Năm 2000 kim ngạch thương mại song phương ở mức 200 triệu USD, năm 2020 hai bên đang hướng tới mục tiêu đạt 15 tỷ USD. Đại sứ cho rằng, Việt Nam có nhiều thắng cảnh đẹp, Ấn Độ có di tích lịch sử về Phật giáo… Do đó đường bay thẳng hai nước đã được mở sẽ góp phần thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân hai nước.
Nhận định những chuyến thăm cấp cao thời gian qua là động lực lớn phát triển quan hệ hai nước, Đại sứ Pranay Verma bày tỏ hy vọng trong thời gian tới những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hoan nghênh hai bên duy trì đều đặn các cơ chế hợp tác, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực; nhấn mạnh, hai nước cùng thúc đẩy và sớm thống nhất thời gian tổ chức các kỳ họp như Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Ấn Độ lần thứ 17, Tham khảo chính trị lần 11 và Đối thoại chiến lược lần 8 tại Hà Nội trong năm nay.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đánh giá, quan hệ giữa Quốc hội hai nước thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp; khẳng định Quốc hội Việt Nam luôn chú trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Quốc hội Ấn Độ cả song phương và đa phương. Trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Đại sứ Pranay Verma hỗ trợ để hai bên triển khai hiệu quả Thỏa thuận hợp tác ký năm 2016 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam; tăng cường phối hợp trong công tác giám sát, thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao đã đạt được và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp của hai cơ quan lập pháp, Nhóm nghị sĩ hữu nghị và cá nhân các nghị sĩ.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hài lòng nhận thấy 5 lĩnh vực trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ không ngừng củng cố và phát triển; đề nghị Đại sứ với vai trò là cầu nối phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan của cả hai bên thúc đẩy một số lĩnh vực cụ thể mà hai bên cùng quan tâm. Cùng với đó là thúc đẩy các cơ chế hợp tác về thương mại, đầu tư, cũng như mở cửa thị trường Ấn Độ cho các nông sản của Việt Nam; mong Chính phủ Ấn Độ nghiên cứu khả năng hủy bỏ hoặc ít nhất là hoãn việc hạn chế nhập khẩu mặt hàng hương nhang của Việt Nam từ cuối tháng 8/2019; chấp thuận và cấp phép đặc biệt theo hình thức cả gói để thực hiện các hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp hai nước trước ngày 31/8/2019 mà không cần có hình thức đặt cọc hay mở LC (Thư tín dụng). Ấn Độ khuyến khích các tập đoàn doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn Ấn Độ tiếp tục cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại như tín dụng cho các dự án tác động nhanh, Công viên phần mềm giai đoạn 2 tại Đà Nẵng để hỗ trợ và đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa và các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước, nhất là khi hai nước đã mở đường bay thẳng. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam mong Đại sứ tạo điều kiện để thúc đẩy sớm việc dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Delhi (Ấn Độ) trong năm 2020. Đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân mong Chính phủ Ấn Độ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề này.