Tin Việt Nam – 02/03/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 02/03/2020

Dỡ bỏ phong tỏa xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc vào 0h ngày 4-3

Dự kiến đến 0 giờ ngày 4/3 xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được dở bỏ phong tỏa sau 20 ngày cách ly.

Theo thông tin từ truyền thông trong nước, vào sáng ngày 2-3, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng và Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch Covid-19) đã có cuộc họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo cho biết, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình; thực hiện kịp thời, chủ động công tác phòng, chống dịch. Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Vào 0h ngày 4-3 sẽ tiến hành dỡ bỏ phong tỏa đối với xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tin cũng cho biết vào chiều ngày 2-3, 30 công dân Việt Nam trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc đã được ra viện sau 21 ngày cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, 30 công dân được chăm sóc y tế và cách ly tại bệnh viện trong 21 ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy các trường hợp này đều âm tính với Covid-19. Đến thời điểm này, sức khoẻ của những công dân này đều ổn định.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/son-loi-village-in-vinh-phuc-to-be-no-longer-quarantined-from-midnight-mar-4-03022020073032.html

 

Hà Nội có thể cách ly 1 quận để phòng dịch Covid-19

Hiểu Minh

Sáng 2/3, nhà chức trách Hà Nội cho biết khi cần thiết, có thể cách ly cả một khu phố, một phường, thậm chí cả một quận để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo báo Người lao động, nhà chức trách TP. Hà Nội nói, hôm nay (2/3), tất cả những người bắt buộc đưa vào cách ly tập trung hay những trường hợp cách ly tại cộng đồng đều phải được xét nghiệm Covid-19 trước khi đưa vào cách ly. Tất cả trường hợp đến bệnh viện có triệu chứng nghi ngờ đều phải lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Nguyễn Xuân Lưu – Chủ tịch quận Thanh Xuân cũng cho hay, quận có 109 tòa nhà chung cư, gần 600 thang máy, trong đó có những chung cư có nhiều người Hàn Quốc sinh sống. Vì thế, cần tiếp tục làm mạnh hơn việc cách ly, sát khuẩn, đo thân nhiệt ở những cơ sở, cuộc họp có nhiều người.

Về các vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung cho hay khi phát hiện ra trường hợp mắc Covid-19 trong 1 khách sạn hay 1 tòa nhà chung cư là phải cách ly cả tòa nhà đó để phòng tránh lây nhiễm. Cần thiết thì có thể cách ly cả một khu dân phố, một phường, thậm chí một quận.

Theo báo Tiền Phong, liên quan đến việc đi học trở lại của học sinh, ông Chung nói, trong trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp thì học sinh cấp 3 vẫn có thể nghỉ đến hết tuần thứ ba của tháng 3.

Tương tự, đối với các trường Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở, trong trường hợp dịch diễn biến xấu thì vẫn hoàn toàn có thể cho nghỉ học đến hết tháng 3, đồng thời cho biết, nếu có diễn biến mới, thành phố sẽ tính toán.

Theo VnExpress, Hà Nội tiếp nhận 1.764 người đi về từ Hàn Quốc và đang cách ly tập trung tại các khu vực do Bộ Tư lệnh thủ đô quản lý. Trong số này có 12 người bị ho, được chuyển vào cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Cũng theo nguồn tin trên, đến 8h30 sáng này (2/3), Việt Nam có 115 người nghi nhiễm Covid-19 đang được cách ly tại bệnh viện, nhiều nhất trong vòng một tháng qua.

https://www.dkn.tv/thoi-su/ha-noi-co-the-cach-ly-1-quan-de-phong-dich-covid-19.html

 

Tất cả cửa qua biên giới Trung Cộng và Việt Nam

đều được hoạt động trở lại

Tin Vietnam.- Báo VietnamPlus loan tin, sở Thương mại Quảng Tây, miền Nam Trung Cộng cho biết, vào ngày 28 tháng 2 năm 2020, tất cả các cửa qua biên giới Trung Cộng- Việt Nam ở khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây đã được nước này mở cửa cho hoạt động lại như lúc chưa có dịch coronavirus.

Ông Lương Ích Quang, Phó giám đốc sở Thương mại Quảng Tây giải thích, thời gian trước đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus nên một số cửa qua xuyên biên giới giữa hai nước đã phải tạm đóng cửa. Tuy nhiên, đến nay dịch bệnh đã được phía Trung Cộng kiểm soát có hiệu quả nên cửa qua được mở cửa để hoạt động lại. Theo ông Quang, trước khi mở cửa, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Tây đã cùng với nhà cầm quyền các tỉnh phía Bắc của Việt Nam thảo luận với nhau, rồi thông qua một quy trình thông quan cho thương mại của hai bên. Trước đó, vào ngày 19 tháng 2, tại cuộc gặp song phương khi

tham dự hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong- Lan Thương lần thứ 5, và hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN- Trung Cộng ở Vientiane, Lào, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Cộng đã yêu cầu với ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng sản Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Cộng sang Việt Nam.

Đổi lại, phía Trung Cộng sẽ sẵn sàng tăng cường nhập cảng các sản phẩm của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy việc khôi phục cửa qua 2 nước hoàn toàn là do phía Trung Cộng gây áp lực nên tờ VietnamPlus của Thông tấn xã cộng sản Việt Nam phải lấy nguồn tin từ Trung Cộng.

BTT

https://www.sbtn.tv/tat-ca-cua-qua-bien-gioi-trung-cong-va-viet-nam-deu-duoc-hoat-dong-tro-lai/

 

Số ca nghi nhiễm nCoV cao nhất trong một tháng

Hiểu Minh

Đến 8h30 sáng 2/3, Việt Nam có 115 người nghi nhiễm virus corona đang được cách ly tại bệnh viện, nhiều nhất trong vòng một tháng qua.

Báo VnExpress dẫn số liệu trên do Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam tổng hợp từ tất cả tỉnh thành. Trong một ngày, theo làn sóng người nhập cảnh từ các vùng có dịch, số người nghi nhiễm đã tăng thêm 34, so với mức 81 hôm qua. Tháng hai, ngày có nhiều người nghi nhiễm nhất là 28/2 với 105 ca.

Hà Nội tiếp nhận 1.764 người đi về từ Hàn Quốc và đang cách ly tập trung tại các khu vực do Bộ Tư lệnh thủ đô quản lý. Trong số này có 12 người bị ho, được chuyển vào cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

TP.HCM hiện có 272 trường hợp ở tại khu cách ly tập trung của thành phố, gồm 218 ca tại khu cách ly tập trung huyện Củ Chi, 43 ở khu cách ly tập trung huyện Nhà Bè, 11 người tại khu cách ly tập trung quận 7. Có 118 người tiếp tục theo dõi tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện; 290 trường hợp đang được theo dõi cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Đà Nẵng tiếp tục giám sát tại cộng đồng 19 trường hợp, tất cả sức khỏe bình thường. Ngoài ra còn có 783 người cách ly tập trung tại Bệnh viện Phổi, Bệnh viện 199 – Bộ Công An, Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ, Trường quân sự Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố, trường quân sự Quân khu 5.

Cần Thơ, trong ngày 1/3, tỉnh này đón 600 hành khách từ Hàn Quốc về sân bay quốc tế Cần Thơ, Sở Y tế đã cách ly tập trung 289 người tại Trường Quân sự thành phố. Trong đó có 75 người từ thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang và 214 người đến từ các tỉnh khác của Hàn Quốc.

Quảng Ninh, theo báo Zing cập nhật, chiều và tối 1/3, hai chuyến bay của Vietjet và Vietnam Airlines chở 410 hành khách từ Hàn Quốc đã hạ cánh xuống Sân bay Vân Đồn.

Dự kiến trong ngày hôm nay (2/3) sân bay Vân Đồn sẽ tiếp tục đón 3 chuyến bay từ Hàn Quốc đưa hành khách về theo kế hoạch đã định.

Tính tổng cộng sáng 2/3, cả nước có 10.089 người từng tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, được theo dõi sức khỏe.

Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã cách ly được 20 ngày và dự kiến đến 0h ngày 4/3 sẽ dỡ bỏ phong tỏa.

Theo trang Worldometers cập nhật, tính đến sáng nay 2/3, dịch Covid-19 đã lan tới 69 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến 89,252 người nhiễm bệnh và 3,058 người tử vong.

https://www.dkn.tv/thoi-su/so-ca-nghi-nhiem-ncov-cao-nhat-trong-mot-thang.html

 

Sinh viên đi học lại sau kỳ nghỉ dài phòng dịch

kỲ Văn

Sinh viên thuộc nhiều trường đại học tại TP. Hà Nội  sắp trở lại trường sau kỳ nghỉ dài gần 2 tháng phòng tránh dịch Covid-19.

Ghi nhận của Zing, sáng 2/3, nhiều trường đại học tại TP. Hà Nội bắt đầu cho sinh viên đi học trở lại như Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

Tại cổng ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), đội sinh viên tình nguyện của trường phát tờ rơi cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh, cũng như các biện pháp phòng tránh. Trường đã xịt khử khuẩn toàn bộ hành lang, lớp học bằng dung dịch NaOClean trước giờ sinh viên vào lớp.

Sinh viên trước khi vào lớp, đặc biệt là sinh viên đi học bằng phương tiện công cộng, được khuyến cáo rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Nhà trường có hơn 20 vòi nước rửa tay ở nhiều địa điểm như dọc hành lang lớp học, trước cửa nhà để xe.

Trao đổi với Zing, PGS.TS Nguyễn Tiền Giang – Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) – cho biết tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Từ ngày 31/1, trường đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch với các hoạt động cụ thể như rà soát thông tin sinh viên đến từ vùng dịch, khử khuẩn trường học bằng dung dịch, lắp đặt vòi rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn, phát khẩu trang cho sinh viên, cập nhật biện pháp chống dịch cho sinh viên qua hệ thống email của nhà trường.

Tại Đại học Hà Nội, sinh viên cũng quay trở lại trường sau kỳ nghỉ dài. Petch (Áo đỏ) cùng nhóm bạn là du học sinh Thái Lan, vui vẻ trò truyện sau khi gặp lại nhau sau thời gian dài nghỉ Tết. Petch cho biết đã sang Việt Nam hơn một tháng, kể từ sau Tết nguyên đán. Trong suốt thời gian qua, Petch chủ yếu ở nhà nên rất mong được đi học.

Sinh viên học môn dịch, nói khoa Tiếng Trung trong buổi học sáng 1/3. Lê Thu Trang (phải) cho biết bạn muốn đi học vì kỳ nghỉ đã quá dài.

Ghi nhận của Dân trí tại ĐH Bách khoa Hà Nội, nhà trường đã bố trí và đảm bảo nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch;  Đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh. Các lớp học đều mở cửa sổ, sử dụng quạt.

Nhà trường đã chuẩn bị cho mỗi sinh viên 1 khẩu trang vải phòng nhiễm vi khuẩn, virus và 1 lọ dung dịch sát khuẩn.  Đồng thời, yêu cầu các sinh viên khác chủ động kiểm tra thân nhiệt tại nhà hoặc sử dụng máy đo thân nhiệt tại các phòng giao nhận thiết bị giảng đường.

Ngay trong đầu buổi sáng, trước khi vào lớp, các sinh viên đã được đo thân nhiệt, đeo khẩu trang đầy đủ.

Dân trí cũng đưa tin ĐH Quốc gia Hà Nội hôm nay đã đón hàng nghìn sinh viên trở lại trường học tập sau kỳ nghỉ dài vì covid-19.

Trước khi vào lớp học, sinh viên được đo thân nhiệt, phát khẩu trang và phải thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo lý giải của nhà trường, nhiều sinh viên không đeo khẩu trang trong lớp học bởi các em không phải đối tượng đến từ vùng dịch.

VnExpress đưa tin thêm gần 40.000 sinh viên các trường, khoa thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội hôm nay cũng đi học trở lại. Ba ký túc xá của trường mở cửa từ hôm qua, sinh viên được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe, hướng dẫn vệ sinh phòng Covid-19.

Các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã vệ sinh, khử trùng giảng đường, ký túc xá, sát khuẩn thiết bị, chuẩn bị nước rửa tay khô và khẩu trang cho từng sinh viên. Trường cũng phổ biến những khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế về các giải pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh đến người học.

Ngoài các trường trên, hôm nay Học viện Ngoại giao, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc cũng đón sinh viên đi học trở lại sau một tháng nghỉ phòng dịch. Hàng loạt trường như Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Chính sách và Phát triển, Luật Hà Nội, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp Việt Nam, Công nghiệp, Thủy lợi, Hành chính quốc gia, Công nghệ Giao thông Vận tải cho sinh viên nghỉ hết ngày 8/3.

Trong khi đó, nhiều trường đại học khác tại TP. Hà Nội tiếp tục cho sinh viên nghỉ học đến giữa tháng 3. Chiều 1/3, một số trường đại học ở TP.HCM cũng hủy thông báo cho sinh viên đi học từ ngày 2/3.

https://www.dkn.tv/thoi-su/sinh-vien-di-hoc-lai-sau-ky-nghi-phong-dich.html

 

Việt Nam tạm thời

ngưng miễn thị thực du lịch cho công dân Ý

Việt Nam sẽ tạm thời ngưng miễn thị thực du lịch cho công dân Ý từ thứ ba ngày 3/3/2020 do lo ngại về coronavirus.

Reuters trích thông tin từ chính phủ Việt Nam loan tin vừa nói hôm 2/3/2020.

Cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã quyết định tạm thời đình chỉ miễn thị thực cho công dân từ Ý từ ngày 3 tháng 3 trong bối cảnh việc lây nhiễm virus COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng ở quốc gia châu Âu này.

Động thái này được đưa ra sau khi số người chết do dịch coronavirus ở Ý tăng lên 34 người.

Ý là một trong 13 quốc gia mà Việt Nam có chương trình miễn thị thực đơn phương, quy định thời gian lưu trú không quá 15 ngày.

Trước đó, vào thứ sáu 28/2, chính phủ Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ ngưng miễn thị thực du lịch  cho người Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 29 tháng 2, trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của coronavirus.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch Covid-19) vào ngày 2 tháng 3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu rằng nguồn dịch từ Trung Quốc trước đây nay đã xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau như Hàn Quốc, Iran, Italia và hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới không thể “bế quan tỏa cảng”, vì vậy, ngày càng khó phát hiện nguồn dịch bệnh.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương trong công việc nghiên cứu các test thử trên tinh thần “tính bằng giờ” để sớm có các kít thử; đồng thời sớm đưa vào sản xuất nhằm mở rộng diện xét nghiệm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-to-suspend-visa-free-travel-for-italians-over-coronavirus-concerns-03022020082546.html

 

Việt Nam cách ly hơn 10 ngàn người đi về từ vùng dịch

Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam của Bộ Y tế cho biết, hiện hơn 10 ngàn người có tiếp xúc gần và đi về từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe tại các bệnh viện, cơ sở trong cả nước.

Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày hai tháng 3.Cũng trong ngày, một số tỉnh, thành thông báo số lượng người về từ Hàn Quốc đang ngày càng nhiều, khiến nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đang ở mức cao.

Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội cho hay Hà Nội hiện có gần 2.500 người từ Hàn Quốc đến Hà Nội trong 14 ngày qua. Trong đó, tỉnh Daegu có 38 người và Bắc Gyeongsang 19 người. Cần Thơ cho biết cảng hàng không quốc tế Cần Thơ sẽ đón 3 chuyến bay từ Incheon và Busan với khoảng 550 người về. Các chuyến bay ban đầu có lịch trình hạ cánh tại Tân Sơn Nhất nhưng sau đó TPHCM ngừng tiếp nhận các chuyến bay từ Hàn Quốc vào ngày 1/3 nên đổi sang sân bay Cần Thơ.

Được biết, từ ngày 23 đến 29/2, sân bay Tân Sơn Nhất-TPHCM đã đón hơn 7.800 người về từ Hàn Quốc. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch TPHCM cho biết sắp tới, với số lượng người trở về từ vùng dịch ngày một tăng, thành phố dự kiến mượn khu ký túc xá hơn 40.000 chỗ của trường Đại học quốc gia để sử dụng trong trường hợp cần cách ly số người nghi nhiễm.

Trong ngày 2/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp cho rằng mặc dù trong 17 ngày qua VN chưa phát hiện ca nhiễm Covid-19 mới tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh khi dịch đã lan ra 67 quốc gia, ông Phúc khuyến cáo người dân hạn chế đến các quốc gia Hàn Quốc, Iran, Italy và thực hiện cách ly người nhập cảnh từ các quốc gia trên 14 ngày theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đưa ra các số liệu về Covid-19 tại VN rằng, tính từ 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Đã loại trừ 1.593 trường hợp nghi ngờ, hiện đang theo dõi, cách ly 115 trường hợp nghi ngờ khác. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.089 người, trong đó có 156 người cách ly tập trung tại bênh viện, 4.810 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 5.123 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/over-10-thousands-of-people-returning-from-infected-areas-being-quarantined-03022020074711.html

 

Thị trường bất động sản Việt Nam và dịch COVID-19

Tác động tiêu cực bởi COVID-19

Forbes Việt Nam, vào ngày 24/2, dẫn nguồn từ một báo cáo của Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá dịch COVID-19 gây nhiều tác động tiêu cực lên ngành bất động sản nghỉ dưỡng so với các phân khúc còn lại.

Báo cáo vừa nêu ghi nhận “Dịch vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel trong ngắn hạn.”

Một người làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và bất động sản tại Phú Quốc, không muốn nêu danh tính, khẳng định với RFA báo cáo của Công ty BSC là chính xác. Ông cho biết tình hình du lịch tại Phú Quốc bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19:

“Quá nghiêm trọng. Tại vì tăng trưởng du lịch khoảng ba mươi mấy phần trăm. Còn hiện nay mức tăng trưởng chưa được 5%.”

Về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, vị doanh nhân ẩn danh nói rằng mặc dù đây là một thị trường ổn định do mang tính đặc thù; tuy nhiên thị trường này đã bị giảm sút từ khoảng 1,5 năm trước khi Việt Nam công bố dịch COVID-19.

“Thứ nhất là do liên quan tới quy hoạch, gọi là điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với sức phát triển chung của toàn đảo Phú Quốc, cùng với đầu cơ đất làm cho thị trường bất động sản không đúng với giá trị thực cho nên bị bong bóng.”

Có dấu hiệu giảm sút từ cuối 2018

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), ông Nguyễn Trần Nam, tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam diễn ra hồi ngày 27/11/19 cho biết rằng thị trường bất động sản tại Việt Nam trong giai đoạn 3 năm qua gặp nhiều khó khăn và biến động.

Bị chậm là do một số các dự án ma nhiều quá nên khách e ngại. Một phần nữa là gần tết, người ta không muốn mua đầu tư. Thông thường qua tết thì thị trường mua bán trở lại, nhưng tình hình dịch COVID-19 thì những khách hàng tiền năng rất lo sợ và người ta không đầu tư. Họ lấy tiền, đi ra nước ngoài lánh nạn. Do đó, bất động sản bị ảnh hưởng bởi không có những khách hàng lớn. Còn những khách hàng nhỏ thì họ sợ. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, không biết họ có tiền hay không. Vả lại họ cũng ngại đi ra ngoài. Hiện tại, các dự án muốn bán thì phải có các sàn giao dịch mở ra để giới thiệu; tuy nhiên không được tổ chức nên khách hàng cũng không biết thông tin nhiều. Đồng thời, tâm lý về các dự án ma còn rất nặng nề. Do đó, tình hình bất động sản đều bị ảnh hưởng hết

-Nhân viên Công ty bất động sản 

Trước đó, VNREA dự báo từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu nhiệu giảm sút.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam trưng dẫn số liệu thống kê cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đi theo chiều hướng giảm trong quý III năm 2019, nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đài RFA được một nhân viên phụ trách dự án của một công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn lý giải vì sao thị trường bất động sản Việt Nam bị sút giảm:

“Bị chậm là do một số các dự án ma nhiều quá nên khách e ngại. Một phần nữa là gần tết, người ta không muốn mua đầu tư. Thông thường qua tết thì thị trường mua bán trở lại, nhưng tình hình dịch COVID-19 thì những khách hàng tiền năng rất lo sợ và người ta không đầu tư. Họ lấy tiền, đi ra nước ngoài lánh nạn. Do đó, bất động sản bị ảnh hưởng bởi không có những khách hàng lớn. Còn những khách hàng nhỏ thì họ sợ. Tình hình dịch bệnh căng thẳng, không biết họ có tiền hay không. Vả lại họ cũng ngại đi ra ngoài. Hiện tại, các dự án muốn bán thì phải có các sàn giao dịch mở ra để giới thiệu; tuy nhiên không được tổ chức nên khách hàng cũng không biết thông tin nhiều. Đồng thời, tâm lý về các dự án ma còn rất nặng nề. Do đó, tình hình bất động sản đều bị ảnh hưởng hết.”

Báo mạng Cafebiz.vn, hôm 25/2 còn có bài ghi nhận về thị trường cho thuê mặt bằng kinh doanh và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh bị tác động lớn do dịch bệnh COVID-19. Tình trạng cho thuê ở trung tâm kinh tế- thương mại lớn nhất Việt Nam được phản ánh là “ế ẩm” mặc dù giá cả cho thuê được giảm xuống rõ rệt.

Hậu quả ra sao?

Những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản mà RFA liên lạc được cho biết không ít doanh nhân trong lĩnh vực này đang gặp tình trạng “sống dở chết dở”. Vị doanh nhân ẩn danh ở Phú Quốc nhấn mạnh:

“Nhiều lắm! Nhiều người bị ‘chết’ là do họ vay, chứ không phải tiền nhàn rỗi.”

Ông Raymond Clement, Giám đốc điều hành của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương cũng được Forbes Việt Nam dẫn lời cho biết ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bên bán gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dòng tiền. Ông Raymond Clement cho rằng sự thiếu hụt dòng tiền sẽ gây ra áp

lực tài chính, khiến chủ đầu tư phải bán tài sản hoặc tìm đối tác rót vốn. Vị chuyên gia của Savills Hotels Châu Á-Thái Bình Dương nhận định thị trường bất động sản sẽ bị ảnh hưởng đến hết quý II năm 2020 và sẽ phục hồi vào sáu tháng cuối năm, nếu như dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.

Về hậu quả trước mắt, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng làm việc tại Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc cho rằng hậu quả sẽ có thể rất nhiêm trọng. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Vũ Quang Việt lên tiếng với RFA:

“Sắp tới kinh tế Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Đầu tư địa ốc từ nước ngoài ở Việt Nam có thể sẽ giảm. Do đó, khu vực bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn. Như vậy một số ‘đại gia’ trong ngành này sẽ phá sản và sẽ lôi kéo tình trạng khủng hoảng tài chính của Việt Nam.”

Giải pháp

Ngân hàng Nhà nước, vào ngày 24/2 ban hành công văn số 1117/NHNN-TD yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho khách hàng do ảnh hưởng của dịch CCOVID-19. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải áp dụng thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23-1-2020 đến ngày 31-3-2020.

Sắp tới kinh tế Việt Nam đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Đầu tư địa ốc từ nước ngoài ở Việt Nam có thể sẽ giảm. Do đó, khu vực bất động sản sẽ cực kỳ khó khăn. Như vậy một số ‘đại gia’ trong ngành này sẽ phá sản và sẽ lôi kéo tình trạng khủng hoảng tài chính của Việt Nam
-Tiến sĩ Vũ Quang Việt

Một vài đại diện của các công ty kinh doanh bất động sản tư nhân ở Sài Gòn và Phú Quốc, Đài RFA có dịp tiếp xúc, cho biết doanh nghiệp của họ được xếp trong danh sách hỗ trợ về tín dụng theo công văn vừa ban hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về dài hạn đối với thị trường bất động sản Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, ở Na Uy lưu ý đến trào lưu những người đến tuổi nghỉ hưu ở Mỹ và phương Tây muốn tìm một nơi thoải mái và rẻ tiền để sống lâu dài lúc về hưu. Do đó, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng Việt Nam là một sự lựa chọn tốt của trào lưu này nếu như Chính phủ Việt Nam chú trọng tạo điều kiện tốt về pháp lý, quyền sở hữu nhà cửa, miễn thuế thu nhập đối với nguồn gốc ở nước ngoài, cải thiện hệ thống y tế…Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ khẳng định:

“Nhiều người Âu, Mỹ chọn nghỉ hưu ở Việt Nam sẽ là những khách du lịch dài hạn, thậm chí trong nhiều trường hợp trở thành những nhà đầu tư. Làm được vậy sẽ giúp ngành du lịch đa dạng hoá nguồn khách du lịch, bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tăng nguồn thu ngoại tệ, kích thích đầu tư trong nước.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-the-real-estate-in-vietnam-affected-bycovid19-03022020113609.html

 

Virus corona và quan hệ Hàn – Việt

‘Nên để chuyện gì ra chuyện đó’

Hà HiểnViết cho BBC News từ Sài Gòn

Câu chuyện lẽ ra chẳng có gì đáng phải to tát: Có thanh niên Hàn vừa ở Đà Nẵng bay về Hàn Quốc rồi lên ti vi nước mình kêu ca phàn nàn về cái trung tâm cách ly corona ở Đà Nẵng nơi anh ta bảo chỉ được ăn mấy mẩu bánh mì và không được đối xử chu đáo.

Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách ‘thoát Trung’

Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’

Phi công và tâm lý chiến Triều Tiên ở VN

Cậu thanh niên người Hàn đó vốn quen với các tiện nghi đầy đủ ở nước mình, sang một nơi không được như vậy trong khi người dân sở tại cũng đang gặp khó khăn, phải gồng mình lên chống dịch, lẽ ra nên thông cảm thì lại kêu ca phàn nàn thì kể ra cũng khó chịu thật.

Nhưng chúng ta cũng nên coi việc thiên hạ khen chê như thế này là bình thường, nếu người ta nói chỗ nào đúng thì tiếp thu, chỗ nào chưa đúng thì nhẹ nhàng phân tích và giải thích lại cho họ hiểu.

Vả lại, người Hàn có thói quen dân chủ và tự do ngôn luận theo cách khác với ta. Họ thậm chí có thể tự do lên ti vi chỉ trích cả tổng thống của họ.

Và việc họ chê bai một trung câm cách ly của chính quyền tại Đà Nẵng, dù đúng hay sai, thì cũng không có nghĩa là họ chê bai cả đất nước Việt Nam hay con người Việt Nam.

Lẽ ra chúng ta nên coi đó cũng bình thường như mấy người Hà Nội hay Sài Gòn đi chơi Vũng Tàu hay Nha Trang rồi về chê bai cái nhà hàng hay khách sạn nào đó ở nơi mình vừa đến.

Tiếc là nhiều người Việt mà hình như chủ yếu là lớp trẻ, ít nhất qua Facebook, quyết làm to chuyện lên bằng cách lên không gian mạng dùng những lời lẽ không thể gọi là có văn hóa để phỉ báng tất cả những người Hàn Quốc nói chung.

Lẽ ra nếu người ta có nhận xét gì sai về cái trung tâm cách ly ấy thì chỉ nên tranh luận với họ về những vấn đề trực tiếp liên quan đến cái trung tâm đó thôi chứ, đằng này lại lôi những chuyện chẳng liên quan gì đến cái trung tâm cách ly ấy để phỉ báng họ.

Thế là chuyện nọ xọ chuyện kia, và từ đó một số cái đầu nóng từ phía Hàn cũng không giữ được bình tĩnh lao vào cuộc chiến trên mạng với các ngôn từ cũng thô thiển và nặng nề không kém.

Chuyện lịch sử ở châu Á

Nhân chuyện này, tui nhớ có lần tranh luận gì đó với một bạn người Campuchia, và bạn đó cũng lôi chuyện lịch sử ngày xưa người Việt xâm lăng Campuchia rồi gây tội ác với dân xứ này ra sao, và nói toàn quyền Việt Nam tại Chân Lạp là Trương Minh Giảng (thế kỷ 19) ra lệnh chặt đầu vị tăng thống của họ bêu đầu trên ngọn cây thốt nốt…

Tôi đã trả lời bạn ấy đại ý rằng nếu đào bới lịch sử lên thì còn rất nhiều chuyện để nói. Chúng ta có thể nêu vấn đề này lên để rút ra những bài học lịch sử cần thiết hơn là cứ có bất cứ chuyện gì giữa các cá nhân chúng ta với nhau thì hai bên lại chăm chăm ngồi tính sổ với nhau về những tội ác mà các thế hệ trước của chúng ta gây ra cho nhau để tăng thêm thù hận.

Nói theo kiểu chính trị thì dài dòng như vậy. Còn với tư cách cá nhân, thì tôi cũng đã nói thẳng với bạn ấy rằng lẽ ra tôi không trả lời bạn ấy về vấn đề này.

Tôi, với tư cách cá nhân xin long trọng tuyên bố tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về những việc mà tổ tiên các cụ các kị chúng tôi đã làm ngày xưa.

Mà một thằng “oắt con” như tôi cũng không dám phạm thượng thay mặt các cụ ấy để nhận trách nhiệm gì hay thanh minh thanh nga gì với bạn.

Mà lẽ nào chúng ta lại phải chịu trách nhiệm về những tội ác nào đó mà tổ tiên chúng ta cách đây hàng trăm hàng nghìn năm đã phạm phải?

Nhưng chúng ta, tôi và bạn thì chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm và sẽ bị lịch sử nguyền rủa và lên án nếu ngày hôm nay chúng ta tiếp tục kích động sự thù hận để các thế hệ con cháu chúng ta lại lao vào những cuộc chém giết nhau như tổ tiên của chúng ta đã phạm phải ấy!

Nói thế không phải là chúng ta cần phải quên hết tất cả mọi vấn đề lịch sử, quên mất những người lẽ ra phải xin lỗi người Việt Nam về những tội ác ấy.

Nhưng những người phải xin lỗi về những chuyện ấy không phải là thanh niên người Hàn đã chê bai cái khu cách ly hay chê món bánh mì Việt Nam.

Những kẻ phải xin lỗi trước hết phải là các cựu binh Hàn Quốc đã từng gây ra các tội ác ấy, sau hết đó là các thế hệ chính phủ Hàn Quốc từ đó cho đến nay, dù các chính phủ sau này không phải là kẻ chủ trương gây ra các tội ác đó nhưng họ là người kế tục một cách liên tục về pháp lý các chính phủ trước đó nên họ cũng phải có trách nhiệm pháp lý và đạo đức.

Ví dụ, đền bù hoặc ít nhất là phải xin lỗi đối với hương hồn những nạn nhân cũng như người thân của những nạn nhân đó ở Việt Nam.

Nhưng chuyện nào ra chuyện ấy.

Thanh niên Hàn Quốc đi du lịch sang Việt Nam dù có chê bai món bánh mì hay món phở ở đó thì cũng không thể chịu trách nhiệm gì về tội ác do cha ông họ từng gây ra ở Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, sống ở Sài Gòn.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51707131

 

Samsung xây dựng

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển tại Việt Nam

Tập đoàn Điện tử Samsung vào ngày 2 tháng 3 công bố tiến hành khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D), trị giá 220 triệu đô la Mỹ (USD) tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội, Việt Nam.

Phó chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Hong Sun cho Reuters biết thông tin vừa nêu hôm thứ Hai, ngày 2/3.

Người phát ngôn của Tập đoàn Samsung cũng xác nhận thông tin buổi lễ động thổ dự kiến hôm 29 tháng 2 bị hủy, nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác.

Trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung xây dựng tại Việt Nam được xem như là trung tâm nghiên cứu & phát triển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trung tâm này được lên kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2020 và sẽ được sử dụng để tăng cường khả năng nghiên cứu của Samsung trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, internet, dữ liệu lớn và 5G. Trung tâm R&D khi đưa vào hoạt động sẽ cần từ 2.200 đến 3000 nhân viên.

Chính phủ Việt Nam vào sáng ngày 2/3 cũng thông báo về kế hoạch xây dựng Trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung.

Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, có tổng giá trị đầu tư lên đến 17 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu điện thoại thông minh và phụ tùng, chủ yếu do Samsung Electronics sản xuất, trong năm 2019 tăng 4,4%, tương ứng 51,38 tỷ USD.

Bộ Công thương, hôm 21/2, cho hãng tin Reuters biết Samsung tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/samsung-starts-building-220-millionr-n-d-center-in-vn-03022020072820.html

 

Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản thăm Việt Nam

Đại tướng Yamazaki Koji, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản, cùng các thành viên của đoàn quân sự nước này đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 1 đến 4/3.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 2/3 cho biết vào sáng cùng ngày, phía Việt Nam đã tổ chức buổi lễ đón phái đoàn quân sự Nhật Bản tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm vào sáng cùng ngày giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Việt Nam do Thượng tướng Phan Văn giang làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Nhật Bản do Đại tướng Yamazaki Koji làm trưởng đoàn.

Tại buổi hội đàm, Thượng tướng Phan Văn giang và Đại tướng Yamazaki Koji cho rằng quân đội hai nước đã triển khai hiệu quả trên cơ sở Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo giữa Bộ Quốc phòng hai nước ký vào tháng 4/2018.

Hai phía khẳng định các đoàn tàu, máy báy của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thường xuyên đến thăm, giao lưu với Không quân, Hải quân Việt Nam; cơ chế tham vấn sỹ quan tham mưu của ba quân chủng được duy trì và có hiệu quả.

Báo trong nước nói các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn của Việt Nam được hai nước phối hợp và triển khai tích cực.

Hướng tới tương lai, Việt Nam đề nghị Nhật Bản mở rộng loại hình đào tạo, tăng số lượng học bổng cấp cho học viên Việt Nam, đặc biệt là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ cao và tiếng Nhật.

Phía Việt Nam cũng mời các sỹ quan cao cấp của Nhật sang việt Nam dự các khóa học quốc tế tại Học viện Quốc phòng và học viên quân sự Nhật sang học tiếng Việt. Việt Nam cũng đề nghị triển khai liên kết đào tạo giữa học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường sỹ quan thông tin Việt Nam với các trường đại học của Nhật Bản.

Một số lĩnh vực khác được đề xuất đẩy mạnh như y học dưới nước, tàu ngầm, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa, hỗ trợ nhân đạo, nâng cao chất lượng bệnh viện, công nghệ đóng tàu quân sự…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/japanese-joint-chief-of-staff-visits-vietnam-03022020074126.html

 

Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt

sẽ cập cảng Đà Nẵng đầu tháng 3

Tin từ Việt Nam: Theo một nguồn tin  riêng của SBTN, mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, sẽ ghé thăm Đà Nẵng vào thứ Sáu ngày 06/3/2020 với mục tiêu tăng cường quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ trong bối cảnh Trung Cộng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.

Phía Hải quân Hoa Kỳ sẽ tổ chức một buổi tiệc trên mẫu hạm vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày và khách mời là nhiều viên chức cao cấp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Hải quân Việt Nam và đại diện truyền thông.

Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một mẫu hạm thuộc Hải quân Hoa Kỳ tới thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam. Hai năm trước, mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975.

Nguồn tin không nói rõ mẫu hạm Roosevelt sẽ lưu lại Đà Nẵng bao lâu hoặc có ghé nơi nào khác trước hoặc sau đó hay không.

USS Theodore Roosevelt là mẫu hạm thế hệ Nimitz thứ tư, chạy bằng năng lượng nguyên tử, của Hải quân Hoa Kỳ.Mẫu hạm được đặt tên “Roosevelt” để vinh danh vị tổng thống thứ 26 của Mỹ.

USS Theodore Roosevelt có chiều dài 332.8 mét, rộng 76.8 mét, trọng tải tối đa 104,600 tấn, chở được 90 phi cơ và trực thăng, với khoảng 5,700 quân nhân. Chiến hạm có tốc độ 30 hải lý/giờ. Căn cứ nhà hiện nay của CVN-71 là San Diego, California.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/mau-ham-uss-theodore-roosevelt-se-cap-cang-da-nang-dau-thang-3/

 

Công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm

và hai người Việt bị y án sơ thẩm

Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 2 tháng 3, tiến hành xử phúc thẩm vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” và tuyên y án đối với ông Châu Văn Khảm 12 năm tù giam, hai ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm và Trần Văn Quyền 10 năm tù giam. Ông Châu Văn Khảm, người Úc gốc Việt và là thành viên đảng Việt Tân tại Úc sẽ bị trục xuất sau khi chấp hành xong bản án.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trần Văn Quyền cho hay trong cáo trạng thì cả 3 người đều không có hành vi nào chuẩn bị hay thực hiện các hành động nào khủng bố ngoài việc tham gia vào đảng Việt Tân.

Ông Miếng nói qua điện thoại như sau: “Ba ông đều không phục cái bản án này vì trong tất cả những lời lẽ các ông trình bày trước tòa thì các ông cũng xác định được rằng là, như ông Khảm thì nói rằng từ năm 2010 ông đã tham gia tổ chức Việt Tân thì không có buổi tổ chức họp hành nào mà có tiêu đề hay nội dung là khủng bố bố. Nếu ông biết chắc là có khủng bố thì đã bỏ lâu rồi, không tham gia tổ chức này lâu rồi và ông Viễn thì ông nói là ông đang tìm hiểu đến giờ ông cũng chưa thấy ai trong này có hành vi nào là khủng bố.”

Như chúng tôi đã thông tin,vào  ngày 11-11 năm ngoái, Tòa án TPHCM xét xử sơ thẩm và tuyên án đối với 3 nhà hoạt động ôn hòa với cáo buộc “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.

Ngoài ra có 2 người khác là Nguyễn Thị Ánh và Trần Thị Nhài cũng bị 3 năm tù, Bùi Văn Kiên bị 4 năm tù với tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Mạng báo ABC của Úc cũng loan tin y án phúc thẩm như vừa nêu. Theo đó thì ông Châu Văn Khảm bị giam ở Việt Nam hơn một năm qua với cáo buộc thực hiện những hoạt động mà chính phủ Hà Nội cho là khủng bố. Trong khi đó thì những tổ chức theo dõi nhân quyền lại cho rằng tòa án Việt Nam ngụy tạo phiên xử đối với tù nhân chính trị này.

ABC còn cho biết ông Châu Văn Khảm là một thợ làm bánh đã về hưu và là thành viên của tổ chức Việt Tân tại Úc. Việt Nam lâu nay cáo buộc Việt Tân là tổ chức khủng bố.

Mạng báo ABC dẫn thông cáo của cơ quan ngoại giao Úc gửi nói rõ phía Úc thất vọng về kháng cáo không được tòa Việt Nam chấp thuận. Các giới chức Úc đã nêu trường hợp của ông Châu Văn Khảm ra với Việt Nam và tiếp tục công tác đó.

Đảng Việt Tân vào ngày 1 tháng 3 phát đi thông cáo báo chí kêu gọi Hà Nội trả tự do cho công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm. Lý do được nêu ra cho kêu gọi này là vì ông bị gán cho tội danh khủng bố. Như thế việc chính phủ Việt Nam tiếp tục giam giữ nhà hoạt động và thành viên Việt Tân, ông Châu Văn Khảm, là một sự lăng nhục đối với nước Úc và đối với những quyền căn bản của con người.

Kể từ tháng 1 năm 2019, ông Châu Văn Khảm cùng hai công dân Việt Nam khác là Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền bị cơ quan chức năng tại Thành phố Hồ Chí Minh giam giữ một cách tùy tiện với cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia.

Cả ba bị cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ và rồi tòa tuyên án từ 10 đến 12 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động khủng bố chống chính quyền nhân dân’.

Tuy nhiên phía công tố không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy những người bị cáo buộc có dính líu đến hoạt động khủng bố.

Đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, phân ban Úc Châu, bà Elaine Pearson, cho rằng ba ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền là những nạn nhân mới nhất trong vòng xoáy trấn áp ngày càng tăng của Việt Nam đối với những tiếng nói đối lập và quyền tự do ngôn luận. Cả ba nằm trong số hằng trăm tù chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appeal-kham-vien-truyen-03022020080710.html

 

Chánh thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông sắp hầu tòa

Phiên xử ông Đặng Anh Tuấn – Chánh thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông, vì có dính líu đến đường dây đánh bạc hàng chục nghìn tỷ đồng theo dự kiến sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 12/3 tới đây.

Truyền thông trong nước loan tin ngày 2/3.

Tin cho biết, phiên tòa sắp tới do Thẩm phán Tạ Văn Thành làm chủ tọa. Cáo buộc đối với ông Đặng Anh Tuấn là ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Nếu bị buộc tội, ông Tuấn có thể đối mặt với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm hoặc 1-5 năm tù giam.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết ông Đặng Anh Tuấn khi nhận được báo cáo về những sai phạm của game cờ bạc online Rik Vip, sau đổi tên thành Tip.Club đã nhắn tin yêu cầu người lập báo cáo ghi thêm đề xuất “dừng đoàn kiểm tra”.

Khi đoàn kiểm tra vẫn tiếp tục, ông Tuấn đã chỉ đạo cấp dưới soạn văn bản đề xuất Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho dừng đoàn kiểm tra với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã cho dừng cuộc điều tra.

Trước đó, phiên tòa dự kiến triệu tập ông Trương Minh Tuấn – cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, do ông này có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Hiện ông Tuấn đang thi hành án phạt 14 năm tù trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

Phiên xử ông Đặng Anh Tuấn có liên quan đến đường dây đánh bạc trực tuyến hàng chục ngàn tỷ đồng được bảo kê bởi 2 cựu tướng công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chief-inspector-of-ministry-of-info-and-com-is-about-to-stand-trial-03022020072415.html

 

Nông dân miền Tây

cào đất phù sa mặt ruộng bán kiếm tiền

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 29 tháng 2 năm 2020 loan tin, do hạn mặn khiến người nông dân ở miền Tây không trồng được lúa vụ 3 giữa, nên nông dân ở hai huyện Ba Tri, và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã cào lớp đất phù sa trên mặt ruộng để bán lấy tiền, hoặc đổi lấy phân, thuốc.

Nông dân Nguyễn Văn Bưởn cho biết, những đám ruộng ở xa thì chủ đất phải năn nỉ chủ xe cào đất đến nơi lấy đất mang đi bán, còn những ruộng gần đường thì chủ đất bán được vài chục ngàn đồng/m3, hoặc thay vì trả tiền thì người mua sẽ trả bằng phân bón ruộng. Theo báo Thanh niên, mỗi m3 đất mặt ruộng được bán với giá 100,000 đồng đến 150,000 đồng tuỳ vào quãng đường vận chuyển. Số đất này được người mua dùng để san bằng mặt đất cho các công trình giao thông, hoặc san làm nền nhà, vì hiện tại các mỏ cát trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bị nhà cầm quyền không cho hoạt động. Những người nông dân bán lớp đất phù sa trên mặt ruộng cho biết, họ bán đất là để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, và để hạ thấp độ cao của mặt ruộng cho bằng với mực nước ngọt trong kênh nội đồng. Ông Trần Quốc Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển huyện Ba Tri khẳng định, hành động cào, bán lớp đất mặt ruộng của người dân sẽ để lại hậu quả trước mắt và lâu dài.

Thứ nhất, chi phí đầu tư phân bón, và thuốc trừ sâu cho lúa ở vụ sau sẽ tăng gấp đôi, hoặc gấp 3 lần. Đồng thời, năng suất lúa vụ sau sẽ bị giảm ít nhất 15%, vì lớp đất bên dưới bạc màu, khó hấp thụ dinh dưỡng.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nong-dan-mien-tay-cao-dat-phu-sa-mat-ruong-ban-kiem-tien/

 

7 doanh nghiệp Việt nhập cảng nông sản

từ Nebraska trị giá 3 tỷ Mỹ kim

Tin từ Hà Nội: Theo truyền thông nhà nước cộng sản, 7 doanh nghiệp Việt có kế hoạch mua nông sản từ tiểu bang Nebraska trị giá 3 tỷ Mỹ kim trong thời gian tới.  Đài truyền hình cộng sản Việt Nam đưa tin việc ký kết được tiến hành trong chuyến thăm Hoa Kỳ của phái đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để đàm phán giao thương nông sản và nguyên vật liệu cho ngành sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, 7 doanh nghiệp Việt sẽ nhập cảng 9 triệu tấn ngũ cốc và 100,000 con bò sống với tổng trị giá 3 tỷ Mỹ kim trong 2 đến 3 năm tới.  Cũng trong tuần, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấp phép cho 670 doanh nghiệp thịt và thủy sản Mỹ giấy phép xuất cảng sang Việt Nam, và đồng ý Hoa Kỳ xuất cảng 6 loại quả tươi, gồm anh đào, lê, nho, táo, việt quất và cam sang Việt Nam.  Việc nhập cảng nông sản từ Hoa Kỳ sẽ giúp cho Việt Nam đa dạng hoá thị trường nông sản trong nước. Washington xác định Việt Nam cùng với Thái Lan và Myanmar là thị trường tiềm năng của nông sản Hoa Kỳ.

Năm 2018, các công ty Hoa Kỳ xuất cảng nông sản trị giá hơn 4 tỷ Mỹ kim, và các mặt hàng chính là sữa, thịt, bông, nguyên liệu phục vụ chế biến nông sản… Hoa Kỳ là đối tác thương mại mới của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm ngoái đạt hơn 70 tỷ Mỹ kim.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/7-doanh-nghiep-viet-nhap-cang-nong-san-tu-nebraska-tri-gia-3-ty-my-kim/