Tập San Tân Ðại Việt Số 1/2020 – Tết Canh Tý
Mục Lục
Lê Minh Nguyên: Chúc Mừng Xuân Canh Tý 2020 Đồng Tâm thay chế độ
Đằng Phương: Thơ Ngọn đuốc Việt Nam
Lê Minh Nguyên: Thảm Sát Đồng Tâm: Hệ quả của Kinh Tế
Phạm Xuân Nguyên: Thơ «Phát súng trúng tim»
Nguyễn Ngọc Sẵng: Máu Nhuộm Đồng Tâm
Trần đình Dũng: Thơ Hoan hô chiến sĩ Đồng Tâm
Nguyễn Bá Lộc: Hoa kỳ tăng thêm trừng phạt kinh tế Iran
Lê Khắc Anh Hào: Thơ Hoàng Sa! Hoàng Sa ơi!
Thương chiến Mỹ Trung
Mai Thanh Truyết: Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn
Nguyễn Ngọc Sẵng: Việt Nam trước gọng kềm Trung Cộng
Phan Van Song: Việt Nam, Tháng Cuối Cùng
Trần Văn Lương: Thơ Xuân Mộng
Nguyễn Thị Cỏ May: Năm 2020 là năm của bầu cử Việt nam sẽ thay đổi?
Trần Nam Ca: Thơ Nhớ
Nguyễn văn Trần: Trong vụ Đồng Tâm Phải chăng cộng sản Hà nội làm
Thiết Phan: Thơ Ánh Mắt
vn.sputniknews.com: Vụ Đồng Tâm: Tướng Lương Tam Quang
www.bbc.com: Đồng Tâm: Dư luận đặt câu hỏi về thông tin của Bộ Công an
Trần Thị Hải Ý: Thảm sát Đồng Tâm và 3 Huân chương chiến thắng Nhân dân
Nguyễn Đăng Quang: Đâu là mục đích và mục tiêu trận tập kích vào Đồng
Trần Đức Thạch: Thơ Khóc
www.rfi.fr: Điểm báo Pháp
Phạm Đình Lân: Năm Tý nói chuyện chuột
Vũ Hữu Sự: Năm Tý xem lại bức tranh «Đám cưới» chuột
Trần Văn Giang: Ngụ ngôn Năm Chuột (hay “Cái Bẫy Chuột”)
Vương Đằng: Tục lệ ăn Tết Nguyên Đán của người Miền Nam trước năm 1954
Ngọc Nữ: Đặc sắc Tết Việt
Thanh Mai: Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết
Phong Vân: Ý nghĩa của hoa mai trong văn hóa của người Việt xưa
Nguyễn Trường Trung Huy: Thử giải mã sức quyến rũ
Phạm Thành Châu: Lá Số Tử Vi
Chúc Mừng Xuân Canh Tý 2020- Đồng Tâm Thay Chế Độ
Trước thềm Xuân Canh Tý 2020, thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Tân Đại Việt, tôi xin kính chúc quý Đồng Chí một Năm Mới an khang thịnh vượng và thành đạt trong mọi công việc.
Xuân Canh Tý 2020 đang là mốc điểm lịch sử cho Việt Nam, nó đang đánh dấu là năm quy tụ lòng nguời, là năm Đồng Tâm hợp lực để thay đổi từ chế độ độc tài độc đảng, đạo tặc sát nhân, sang một chế độ mới để vận hành đúng như mục đích của chính quyền được lập ra là để phục vụ và bảo vệ dân.
Chính các lãnh tụ của Đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng…từng lên tiếng cảnh báo về sự sụp đổ của chế độ CS là từ bên trong, từ bên trên lẫn bên dưới, như tranh chấp cung đình đang diễn ra cho Đại Hội 13, đốt lò Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son… đến cướp đất dân trên khắp cả nước như Dương Nội, Thủ Thiêm, Đồng Tâm…
Ca dao Việt Nam có câu
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!
Quả thật nguời dân Việt Nam đang sống trong cảnh cướp ngày với một chế độ không cho nguời dân được quyền sở hữu mảnh đất mình sống, khu ruộng mình cày. Sự bốc lột này càng trầm trọng hơn khi đôla của tư bản đổ vào, các quan cướp ngày toa rập cùng các nhóm lợi ích, cướp đất dân với giá bèo và nhanh chóng biến thành đất vàng với giá cao ngất ngưởng, đưa đến tình trạng một thiểu số nguời trên thượng tầng lãnh đạo thu tóm hết tài sản quốc gia vào trong tay, làm thành một chế độ quả đầu và đạo tặc (oligarchy and kleptocracy).
Lịch sử thế giới và Việt Nam cho thấy khi tình trạng đất nước suy đồi như thế xảy ra thì ở một nẽo đường nào đó của đất nước sẽ dấy lên một cuộc khởi nghĩa, phù hợp với lòng dân đang mong chờ. Sự khởi nghĩa này đi đến thành công vì sức dân đang lên, đẩy cuộc cách mạng về phía trước trong khi đầu não của chế độ thì mục rữa suy tàn, sức đàn áp yếu dần, và những người tỉnh thức trong chế độ chạy về đứng với dân. Chính xác đó là tình trạng của Đảng CSVN ngày hôm nay.
Có nguời bi quan cho rằng CSVN có trong tay thanh gươm cùng lá chắn là công an và quân đội, họ được thế giới công nhận, họ là thành đồng vách sắt, không thể sụp đổ. Nhưng, các chế độ độc tài là các thanh củi khô, rất rắn nhưng rất dòn và dễ gãy, Đông Âu và Liên Xô từ thành đồng vách sắt đi đến đống tro tàn trong một biến cố, Tunisia và các nơi khác cũng vậy.
Lâu nay dân miền Nam và miền Bắc tuy thống nhất nhưng chưa Đồng
Tâm để thay đổi chế độ. Năm Canh Tý 2020 là năm mốc điểm lịch sử cho sự Đồng Tâm này. Không phải Đảng giàu mà không sụp đổ nhưng là trái lại vì hố ngăn cách giàu-nghèo quá cao và quá sâu giữa thiểu số đặc quyền và đại khối quần chúng – ở Trung Quốc người ta gọi là “The bottom billion” hay “một tỷ nguời nghèo dưới đáy”.
Sự sụp đổ cũng không đến từ các tổ chức chính trị, xã hội dân sự hay những người bất đồng chính kiến, vì những người này đã bị CSVN nhốt trong tù hay tống ra ngoại quốc hoặc bao vây canh giữ tại gia. Sự sụp đổ đến từ phong trào quần chúng nổi dậy, dân là nước, nước chở thuyền nhưng nước cũng làm cho chìm thuyền. CSVN có thể đàn áp các nhà tranh đấu của các tổ chức nhưng không thể đàn áp được dân. Đồng Tâm là hồi chuông báo tử cho chế độ khi chế độ ra tay thảm sát ghê rợn chính cái nền tảng đã chống đỡ Đảng trong hơn 70 năm qua.
Đồng Tâm hôm nay không còn là Đồng Tâm với Đảng CSVN mà là sự Đồng Tâm của toàn dân hai miền Nam-Bắc.
Cung Chúc Tân Xuân
Lê Minh Nguyên
Thơ Đằng Phương: Ngọn đuốc Việt Nam
Ngọn đuốc ấy tự bốn nghìn năm trước
Đã được người thuỷ tổ giống Rồng Tiên
Đốt lên bằng một ánh lửa thiêng liêng;
Ánh lửa dũng nung lòng dân tộc Việt.
Từ đó, lúc âm thầm, khi mãnh liệt,
Ngọn đuốc thần luôn sáng mãi không ngưng,
Trải bao cơn mưa bão nổi tưng bừng,
Đuốc vẫn cháy phừng phừng không lúc tắt.
Sức đè nén nặng nề như khối sắt
Của bọn người dị tộc đến xâm lăng
Cũng không làm cho đuốc Việt tiêu tan;
Chỉ âm ỉ lu mờ trong một lúc
Rồi đuốc Việt lại tưng bừng đỏ rực
Bốc cao vời, chiếu rạng cả non sông.
Ánh sáng tươi của ngọn đuốc kiêu hùng
Đã bao lượt khiến trời Đông chói lọi.
Ngọn đuốc cháy muôn đời không biết mỏi
Như tấm lòng dũng cảm giống Rồng Tiên,
Như cả dòng nhựa sống cùng dâng lên
Trong huyết quản của người dân nước Việt.
Ngọn đuốc cháy hiên ngang và quả quyết
Như tinh thần quật khởi của dân ta,
Như tinh thần tha thiết nước non nhà
Bồng bột mãi chẳng bao giờ nguội lạnh.
Là nguồn sáng tỏ rạng ngời muôn ánh
Là tượng trưng đời sống mạnh vinh quang
Của non sông,ngọn đuốc Việt huy hoàng
Quyết cháy sáng tưng bừng muôn vạn thuở.
Thảm Sát Đồng Tâm: Hệ quả của Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa – Lê Minh Nguyên
Chủ nghĩa cộng sản cấm không cho công dân được quyền sở hữu đất đai và dùng mỹ từ “đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân” để mà mắt nguời dân.
Chủ nghĩa cộng sản chủ trương vô sản, muốn xây dựng một xã hội không tưởng mà họ gọi là thiên đàng địa giới (nhà văn Dương Thu Hương gọi là thiên đường mù). Họ muốn thay Thượng Đế để cấu trúc lại con người, tiêu diệt bản năng sinh tồn cá nhân (sở hữu và dành dụm). Họ cho người dân ăn bánh vẽ về thiên đàng địa giới mà trong đó nguời dân làm theo khả năng nhưng được hưởng thụ theo nhu cầu (các tận sở năng các thủ sở nhu).
Chủ nghĩa cộng sản lập ra để chống lại cái mà họ gọi là chủ nghĩa tư bản, nhất là trong giai đoạn đầu của Thời Đại Kỹ Nghệ (Industrial Age). Nhưng tư bản không phải là một chủ nghĩa mà là một đặc tính hay một phần của bản chất con người, nó chỉ có thể được uốn nắn (regulate), kiểm soát, điều tiết (controlled development) trong sự phát triển của con người, bởi vì con người sống trong thế giới vật chất, bản năng sinh tồn buộc họ lệ thuộc vào cơm ăn, áo mặc, nhà cửa để ở, cũng như sự để phòng cho những hoàn cảnh bất trắc về sau, tức tư hữu, tiết kiệm và đầu tư.
Vì tư bản không phải là một chủ nghĩa mà là bản chất con người cho nên nó không thể bị tiêu diệt, tiêu diệt tư bản là tiêu diệt con người. Trái lại, chủ nghĩa cộng sản vì đi ngược lại bản năng sinh tồn của con người nên bị sụp đổ.
Ở Trung Quốc và Việt Nam, thay vì bị sụp đổ như Liên Xô, nó biến thể thành “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có gene quân chủ chuyên chế.
Điều này có nghĩa là Đảng CS mở cửa ra cho tư bản thế giới tràn vào, tức đôla ào ạt đi vào Việt Nam (kinh tế thị trường), không vô sản nữa, NHƯNG không muốn những thứ này đi vào tay dân vì dân sẽ mạnh lên đe dọa ngược lại uy quyền của Đảng CS, nên họ muốn những dòng tư bản này phải là của họ, sở hữu bởi những người trong gia đình họ, có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là để thủ lợi trên các dòng tư bản này, tức thu tóm tài sản quốc gia vào trong tay một thiểu số nguời, vận hành bởi các nhóm lợi ích làm bình phong cho các phe phái trong Đảng.
Do quyền lực chính trị vẫn tập trung vào trong tay một đảng độc tài duy nhất, mà chính yếu là khoảng 200 nguời trong Ban Chấp Hành Trung Ương và Bộ Chính Trị, nên tài sản quốc gia chinh yếu nằm trong tay khoảng 500 nguời trong gia đình hay thân nhân của các ủy viên trung ương, như Vingroup, VietJet, Viettel…
Nếu Liên Xô không sụp đổ thì thế giới CS vẫn còn là một thế giới đóng kín, không cho tư bản vào, chế độ kinh tế tập trung và bao cấp vẫn còn duy tri, nên việc “đất đai là sở hữu của toàn dân” tuy bất công nhưng chưa khẩn thiết vì đất chưa là vàng, đôla chưa vào, lòng tham tuy ai cũng có nhưng chưa được khơi động. Bây giờ, đôla ồ ạt chảy vào, bản năng sở hữu của các cán bộ lãnh đạo được bùng phát nhưng không có cái thắng nào để kềm chế lại.
Câu nói của sử gia Lord Acton “Quyền lực có khuynh huớng đưa tới nhũng lạm. Quyền lực tuyệt đối đi đến nhũng lạm tuyệt đối”. Thực tế đâu đâu cũng đều như vậy, cho nên đó là lý do các quốc gia theo dân chủ pháp trị phân chia quyền lực ra thành các định chế khác nhau để các định chế này kiểm soát và thăng bằng lẫn nhau.
Thảm sát Đồng Tâm là hệ quả hiển nhiên của “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khi lý tưởng Đảng đã không còn gì, chỉ còn quyền lực và quyền lợi của một chế độ tư bản hoang dã và thiểu số quả đầu (oligarchy) nhưng sặc mùi đạo tặc cướp bóc (kleptocracy).
Nhà phân tích chính trị Phạm Ngọc Hưng trên Facebook hôm 12/1 có một nhận xét rất xác đáng:
(trích)
“Mặc dù đều là những vụ cướp đất nhân danh dân tộc, nhưng xét về khía cạnh chính trị, Đồng Tâm rất khác với Lộc Hưng, Thủ Thiêm hay Dương Nội.
Bởi vì Đồng Tâm là một xã anh hùng cách mạng điển hình ở miền Bắc, nơi cung cấp xương máu vật lực cho những cuộc chiến tranh mà thành tích được đảng lấy làm chính danh cai trị.
Bởi vì cá nhân cụ Kình là một đảng viên trung kiên điển hình cho lớp đảng viên già; còn gia đình cụ, ngay cách đặt tên con, Công và Chức, cũng đủ thấy ý nguyện gửi gắm cuộc đời cho đảng.
Những người xuất thân như cụ Kình, gia đình cụ và người làng Đồng Tâm đang là quan chức về hưu, đang là quân nhân, đang là công chức khắp các bộ ngành Hà Nội và chính quyền cả nước.
Họ là những người nhất nhất nghe lời VTV và báo Nhân Dân, và hễ có xung đột liên quan đến chính quyền, thì ngay tức khắc cãi là chính quyền không sai, hoặc có sai cũng chỉ do người thừa hành.
Họ là thành luỹ ủng hộ của chế độ.
Thế nên cách mà chính quyền sử dụng bạo lực để trấn áp Đồng Tâm rồi phỉ nhổ và tước đoạt danh dự của họ không khác gì sư tử tự cắn vào chân, rắn tự ăn thịt đuôi mình.
Ổ hoại tử chính trị bắt đầu từ đó.”
(hết trích)
Các chế độ chỉ có duy nhất một đảng nắm quyền liên tục, trên thế giới này chưa có đảng nào thọ đến một thế kỷ, và quy luật chung là càng già càng thối nát, càng gia tộc hoá chính quyền, càng hút máu nhân dân. Lịch sử đông tây kim cổ cho thấy nó phải bị sụp đổ trên chính cái chân không chịu nỗi cái thân mập hạm của nó. Con ông Lê Duẫn (Lê Kiên Thành) đã tiên đoán điều này (http://bit.ly/2nkhvgZ) và mới đây ông Trần Quốc Vượng, nguời đang muốn thay ông Nguyễn Phú Trọng cũng than hôm 25/12/19 rằng “cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do mình thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu” (http://bit.ly/2Nve5VG).
Khi con rắn ăn thịt cái đuôi của nó, khi Đảng CSVN thảm sát các chiến sĩ nền móng của chế độ thì đó là gì? nếu không phải là bắt đầu cho một sự khởi nghĩa của toàn dân?
Tho: Phát súng trúng tim
Phát súng trúng tim
Ông Lê Đình Kình
Tám tư tuổi sinh
Năm bảy tuổi đảng
Lúc bốn giờ sáng
Ngay tại nhà mình
Ngày rằm cuối năm.
Phát súng trúng tim
Khoét một lỗ bầm
Bầm gan tím ruột
Mổ bụng xuyên suốt
Moi cả bên trong
Chặn dòng máu hồng
Dập lời thề đỏ.
Phát súng trúng tim
Chết ngay tức khắc
Kẻ nào là giặc
Kẻ nào là dân
Kẻ nào công an
Kẻ nào ra lệnh
Máu đổ Đồng Tâm?
Phát súng trúng tim
Ông Kình bị chết
Không được hy sinh
Như người đi giết
Không được huân chương
Còn bị truy diệt
Con cháu cửa nhà.
Phát súng trúng tim
Đảng viên bị diệt
Phát súng trúng tim
Dân thường bị chết
Phát súng trúng tim
Đồng Tâm toang Tết
Phát súng trúng tim
Tang thương nước Việt!
Phát súng trúng tim…
Phạm Xuân Nguyên Hà Nội 12/1/2020
Máu Nhuộm Đồng Tâm – Nguyễn Ngọc Sẵng
Một sự kiện lớn đang diễn ra, nhà cầm quyền Hà Nội đang huy động một lực lượng lớn với vũ khí chuyên dụng, đội quân hùng hậu tấn công dân làng Đồng Tâm, người dân chỉ có máu xương để bảo vệ nhà cửa ruộng vườn mình.
Diễn tiến sự việc .
Thời điểm của cuộc tấn công.
Không ai iết rõ nguyên nhân nào nhà cầm quyền chọn ngày 9 tháng giêng năm 2020, tức ngày 14 tháng 12 năm kỷ Hợi, chỉ còn đúng nữa tháng, cả nước sẽ mừng Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020, ngày lễ trọng đại nhất của dân tộc.
Nhớ lại trng năm qua, tại thành phố Sài Gòn, người cộng sản tn công vào Vườn Rau Lộc Hưng cũng vào dịp thành phố, toàn dân đang sửa soạn cho ngày Tết thiêng liêng nhất của mình.
Xa hơn nữa, năm 1968 người cộng sản cũng chọn ngày Tết Mậu Thân để gây ra cuộc tấm máu, nhất là tại Huế, hơn 5 ngàn người dân vô tội bị họ say sưa sát hại, trước khi bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đánh bật ra khỏi cố đô Việt Nam.
Phải chăng đây là sự lựa chọn tâm lý làm cho đối tượng khiếp đảm,kinh hoàng trong những ngày thiêng liêng nhất của họ, hay một biểu hiện vô thần, một hành động vô văn hoá của người cộng sản?
Hay gieo rắc tang thương cho người dân trong những ngày lễ trọng đại là căn tính của người cộng sản.
Phản ứng của Cư Dân Mạng.
Trên Facebook sáng nay tràn ngập thông tin về việc người cộng sản tấn công dân làng Đồng Tâm. Sau đây là vài phê phán tiêu biểu:
Em Quân đã chết trong sự kiện nhà cầm quyền tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sáng nay.
Tôi bùi ngùi cho em và cho bao nhiêu thanh niên Việt Nam khác. Tại sao đến giờ này người Việt vẫn phải giết nhau để thỏa mãn lòng tham của một thiểu số cai trị?
Chế độ cộng sản đã mang nợ quá lớn với dân tộc này. Chúng nghĩ rằng đàn áp một cách tàn bạo sẽ làm người dân sợ nhưng không có chuyện đó đâu. Nhà Tần bạo ngược như vậy nhưng chỉ đến đời thứ hai là hết. (Nguyễn Tiến Trung)
Facebooker Nguyễn Văn Phước viết rằng, “Máu đã đổ, mạng người đã mất – khi đất nước không hề còn kẻ thù, chiến tranh. Cũng những ngày sát Tết cổ truyền thiêng liêng, năm ngoái lấy đất của người dân Lộc Hưng, năm nay là với bà con Đồng Tâm.”
Sự việc này xảy ra khi khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về cách ứng xử của chính quyền.
Facebooker Nguyễn Văn Phước tiếp: “Ứng xử với người dân Việt máu mủ có nhiều cách nhân tâm, đúng luật pháp hơn nhiều mà sao phải đột kích lúc 4 giờ sáng với tất cả thiết bị vũ trang hiện đại hơn cả chiến đấu với kẻ thù ngoại xâm đâm chìm tàu, ức hiếp ngư dân, đang cướp biển đảo của Tổ quốc ?”
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, cũng cho rằng, trong nội bộ chính quyền Hà Nội, lâu nay vẫn chưa thống nhất trong cách nhìn nhận và ứng xử với người dân.
Theo ông Thọ, có hai câu hỏi phải đặt ra ở đây. Tại sao sự việc diễn ra từ lâu và đến nay vẫn âm ỉ mà chính quyền không giải quyết dứt điểm, để rồi cứ đến một lúc nào đấy, xảy ra một sự kiện gì đấy thì người ta lại làm cho sự việc nóng lên. Rồi tại sao họ lại chọn để ra tay ngay vào thời điểm này, giữa khi các quan chức cao nhất của Hà Nội đang bị đề nghị xử lý kỷ luật, dẫu lý do liên quan đến những chuyện khác.
“Hai câu hỏi đó là cần tiếp tục suy nghĩ thêm. Hay như việc ai chỉ đạo việc này và sẽ ảnh hưởng như thế nào thì đến nay chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được. Chúng ta chỉ biết rằng, đấy, nếu đối xử với người dân như thế thì hậu quả sẽ là như thế. Và điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền thủ đô không thôi mà còn đặt ra rất nhiều vấn đề về chính sách và cả với cá nhân các vị lãnh đạo các việc đó,” ông Thọ nói.
Đã 10 ngày rồi, bọn chúng dùng mọi thủ đoạn khốn nạn, suốt ngày chúng cho loa phát hết công suất tuyên truyền xuyên tạc, kêu gọi Nhân dân giao nộp vũ khí và các phương tiện chiến đấu, trở về thì được khoan hồng, đồng thời chúng dùng còi cảnh sát biển gầm rú hết công suất hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của Nhân dân, em ạ, chúng còn gom góp mỗi xã 17 thằng tự vệ, từng tốp đi lại lại trên đường, phía bên trong trường bắn miếu Môn cảnh sát cơ động và 3 xe vòi rồng, xe bắt người, xe cứu thương, cùng quân lính,sẵn sàng chờ lệnh mở cuộc tấn công vào Đồng xênh bất cứ lúc nào. (Face booker Thu Ngọc Đinh)
Vũ khí, quân số, chiến thuật xử dụng với người dân Đồng Tâm.
Bắt đầu 10 giờ đêm ngày tám tháng một 2020, các lực lượng An ninh mật vụ được tung đi canh từng nhà hoạt động ở Hà Nội trước đó. Một trung đoàn gồm có Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, cảnh sát giao thông… Từ bộ cho tới huyện và lực lượng địa phương mang theo khí tài quân sự hạng nặng có cả xe
bọc thép, xe phá sóng, máy LRAD, (LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, do tập đoàn LRAD của Mỹ sản xuất. LRAD được sử dụng để phát đi cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay đau đớn ở khoảng cách xa hơn các loại loa thông thường. LRAD được sử dụng trong tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lãnh hải, chống cướp biển), đó là thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn để trên xe. (vanews.org), cả thảy hơn một ngàn người được điều về nhanh chóng trong đêm, tập kết và bao vây quanh sân bay Miếu Môn.
“Khoảng ba giờ sáng nay, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng.”
“Theo thông tin mà dân làng chúng tôi được mật báo từ trước thì lần này có khoảng 8.000 người. Còn theo quan sát của tôi thì rất đông, đổ về các ngõ trong làng.”(BBC 9/1/2020)
4h sáng ngày chín tháng một, lệnh nổ súng cũng được truyền đi, tiếng súng nổ chát chúa, vang rền và rực sáng cả Đồng Tâm, tỏa sáng cả một bầu trời như cách Ông Nguyễn Phú Trọng mới nói “mặt trời tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam”, hơi cay được bắn đi và lùng sục tất mọi nhà ở Đồng Tâm. (Phạm Minh Vũ)
Không biết cuộc chiến như thế nào? Chúng ta đều phần nào đoán được, nhưng có lẽ, trang bị vũ khí tối tân cho lực lượng vũ trang để đi cướp đất của Nhân Dân thì trên thế giới này ngoài Việt Nam ra chắc chẳng còn ai làm được điều đó.
Quả thực, Việt Nam làm được những việc mà thế giới không ai làm! (Phạm Minh Vũ)
Chánh khí Đồng Tâm.
Tinh thần đoàn kết chặt chẽ của Nhân dân ngày càng rộng lớn, chiều hôm thứ bảy vừa qua chúng dàn quân chuẩn bị tấn công Đồng xênh , tiếng kẻng báo động toàn xã vang lên, sau 3, 4 phút, dân ta đã có mặt tại Đồng xênh khoảng trên 1000 người, em à, nếu chúng liều lĩnh xông vào thì Đồng xênh trở thành bãi chiến trường đẫm máu.
Trong đầu người dân Đồng Tâm bây giờ là: Quyết tử để cho Đồng xênh mãi mãi cho muôn đời con cháu mai sau. Vậy bằng bất kỳ giá nào cũng phải giữ được đất Đồng xênh trường tồn, hôm qua vào khoảng hơn 9h sáng chiếc tàu lượn không người lái bị các ngài thần thánh trong làng và các anh hùng liệt sĩ kéo cổ xuống bẻ gãy đầu ngay trên đầu làng, cách nhà anh 150m đây là tin tốt em ạ, chúng sắp đến ngày tận số rồi. (Thu Ngọc Đinh).
“Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu ‘như Gò Đống Đa’. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng,” ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói với BBC hôm 22/5.
Ông Công, con trai cụ Lê Đình Kình, cho BBC biết rằng hôm 27/8 đã có một “cuộc họp toàn thể nhân dân xã đồng tâm, khẳng định đất Đồng Sênh là đất nông nghiệp của nhân dân Đồng Tâm.”
“Thứ nhất, nếu chính quyền Hà Nội, công an Hà Nội mà cố tình cướp đi quyền lợi đất đai của người dân thì người dân Đồng Tâm sẽ giữ đến hơi thở cuối cùng.”
“Thứ hai nếu chính quyền mà bắt một người Đồng Tâm, thì người dân Đồng Tâm cũng sẽ sẵn sàng đổ máu.”
“Họ coi thường kỉ cương phép nước, coi thường pháp luật thì nhân dân đồng Tâm sẽ cho họ thấy thế nào là coi thường kỷ cương phép nước, và coi thường pháp luật.
“Nhân dân Đồng Tâm sẽ xử toàn bộ người làm sai, không kể bất kì một ai từ huyện đến thành phố, người dân sẽ quyết tâm chiến đấu đổ máu.”
Giải Pháp cho Đồng Tâm
Trao đổi với BBC hôm 21/5, luật sư Ngô Anh Tuấn – thuộc nhóm luật sư đang trợ giúp pháp lý cho dân Đồng Tâm – nói qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc đã tìm ra một số manh mối về địa giới đất đai ở Đồng Tâm.
“Manh mối thì nhiều và sẽ được chứng minh trong quá trình đối thoại với chính quyền. Vấn đề là chính quyền chưa từng đối thoại thực chất với dân Đồng Tâm bao giờ.”
“Hiện thời chúng tôi chưa muốn tiết lộ chi tiết, nhưng các luật sư sẽ giúp người dân đấu tranh để trước hết, được đối thoại với chính quyền. Qua đối thoại mới vỡ ra được các vấn đề khác. Thậm chí có thể đạt được một số thỏa thuận nào đó mà hai bên chấp nhận được,” luật sư Tuấn nói với BBC từ Hà Nội.
Về phía chính quyền cho thấy họ đã quyết ăn thua đủ và không muốn cho qua chuyện này, còn người dân thì có vẻ như cũng dám chấp nhận hy sinh (Luật sư Ngô Ngọc Trai)
Còn quy trình giải quyết khiếu nại là lối giải quyết áp đặt quan điểm của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Và người dân sẽ không thể tâm phục khẩu phục cho một lối giải quyết như vậy, mà điều này là rất quan trọng trong việc giữ ổn cố đời sống xã hội.
“Thực tế cho thấy, khiếu nại đến cái người lấy đất mà mong người ta thay đổi ý kiến thì cái cơ chế như vậy luôn khiến cho người dân ở vào trạng thái tuyệt vọng”. (BBC 23 tháng 10 2017).
Người dân biết những dự án nào mang lại lợi ích cho quốc gia và họ sẳn sàng thương lượng với nhà nước vì lợi ích, nhất là lợi ích quốc phòng. Nhưng nhà nước phải đạt được sự đồng ý của dân trong đền bù và tái định cư, phải đền bù thoả đáng, phải tôn trọng dân khi thương lượng, tuyệt đối không được dùng sức mạnh cưỡng ép dân.
Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã hàng ngàn lần thất hứa, nuốt lời hứa, cho nên việc đền bù phải thực hiện trước và đầy đủ. Chổ tái định cư phải sẳn sàng cho sinh hoạt thuận tiện hàng ngày của người dân. Nhà cầm quyền không còn uy tín để mất vì vậy muốn dân giao đất phải tuyệt đối làm đúng giao ước trước.
Cuộc chiến giữ đất có 12 người thiệt mạng gồm sáu người dân không tiếc máu xương giữ lấy xóm làng và năm cảnh sát đã “hy sinh mạng sống để bảo vệ nhóm lợi ích”, một côn đồ chết, 30 người bị bắt (Facebooker Nancy Hanh Vy Nguyen).
Một mất mát vô cùng phi lý và người cộng sản phải chịu trách nhiệm nầy.
Thơ: Hoan hô chiến sĩ Đồng Tâm
Hoan hô chiến sỹ Đồng Tâm
Nửa đêm thần tốc tay cầm AK
Tiến từ Hà Nội tiến ra
Tiến lên giết được cụ già tám tư.
Hoan hô chiến sỹ Đồng Tâm
Tinh thần chiến đấu ầm ầm phong ba
Ngàn quân vây hãm ngôi nhà
Bắt sống cháu bé tuổi ba tháng tròn.
Hoan hô chiến sỹ Đồng Tâm
Hành quân bất kể có hầm giếng thơi
Hiên ngang ngã xuống như chơi
Thiệt thân nhưng được một trời huân chương.
Hoan hô chiến sỹ Đồng Tâm
Tuân lời tuyên huấn có lầm Địch – Ta?
Trời đêm bắn Cuốc hóa Gà?
Các anh ngã xuống cũng là hy sinh.
Hoan hô chiến sỹ Đồng Tâm
Đồng Sênh ghi dấu các anh muôn đời
Kể từ trận thắng tả tơi
Thôn Hoành còn đó bời bời lương tâm.
Trần Đình Dũng
15 tháng 1
Hoa kỳ tăng thêm trừng phạt kinh tế Iran – Nguyễn Bá Lộc
Hôm thứ tư, 8 tháng giêng, 2020 TT Trump tuyên bố tăng thêm trừng phạt kinh tế Iran ngay sau khi nước nầy bắn hỏa tiển vào căn cứ Hoa kỳ ở Irak.
Từ khi rút khỏi Hiệp ước nguyên tử Iran (tháng 5/2018), Hoa kỳ áp đặt lên nước nầy những biện pháp trừng phạt kinh tế rất nghiêm trọng. Iran chịu nhiều thiệt hại to lớn. Trong gần hai năm qua, Iran có một số phản ứng chống lại. Từ lâu, Hoa kỳ coi Iran là một quốc gia nguy hiểm cần phải bị triệt hạ hay phải thay đổi.
I.Khái lược trừng phạt kinh tế
Trừng phạt kinh tế (Economic sanction) có thể xem như một loại chiến tranh không đỗ máu ngay, nhưng hậu quả có khi rất ác nghiệt.
Trừng phạt kinh tế có khi đi riêng một mình. Biện pháp nầy có thể cùng phối hợp đi trước hay song song với biện pháp quân sự hoặc ngoại giao. Tình hình Iran có khi phải được giải quyết đại để như vậy.
Trừng phạt kinh tế là biện pháp chế tài trên bình diện kinh tế như cấm vận, phong tỏa, hạn chế đầu tư, viện trợ..của một quốc gia hay một số quốc gia, hay Liên Hiệp quốc, lên một nước khác bị cho là có những sai trái lớn như an ninh, đàn áp chủng tộc hay diệt chủng, xâm lăng, lũng đoạn kinh tế…
Hồi đầu tháng 5, 2018, TT Trump tuyên bố rút ra khỏi Hiệp ước nguyên tử (Joint Comprehensive Planof Action, JCPOA) Iran đã ký năm 2015 với Hoa kỳ, Anh, Pháp, Trung quốc, Nga và Đức.
Sau khi rút ra khỏi thì Hoa kỳ tái lập trừng phạt kinh tế Iran mạnh mẽ hơn.
Từ hai năm qua, sự căng thẳng giữa Hoa kỳ và Iran gia tăng. Gần đây là đầu năm 2020, Hoa kỳ và Iran có sự va chạm bằng vũ lực, qua cái chết của tướng Iran Soleimani, rồi việc Iran trả đủa bắn hỏa tiễn đến căn cứ Hoa kỳ ở Irak ngày 7 tháng giêng 2020. TT Trump phản ứng lại ngay. Một trong những biện pháp tức thời là tăng thêm trừng phạt kinh tế Iran, tuyên bố ngày 8 tháng giêng của TT Trump, và tiếp theo tuyên bố của hai Bộ trưởng Ngoại giao và Ngân khố ngày 10 tháng giêng, 2020.Tình hình Iran càng phức tạp hơn. Chưa biết sẽ ra sao. Nhưng chiến tranh kinh tế vì một mâu thuẩn lớn bao giờ cũng là vần đề nghiêm trọng không riêng cho hai nước liên hệ mà còn có hậu quả cho nhiều quốc gia khác.
Để hiểu phần nào tình hình phức tạp đó, tôi xin trình bài dưới đây tiến trình của những biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa kỳ lên Iran qua nhiều giai đoạn và hậu quả mà nước Hồi giáo độc tài nầy gánh chịu.
Trước khi nói tới các biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa kỳ lên Iran, chúng tôi nói qua cách khái quát về Trừng phạt kinh tế (Economic sanction).
Lịch sử bang giao quốc tế, gần như luôn luôn có những xung đột xảy ra giữa hai quốc gia hay giữa nhiều quốc gia.
Nguyên nhân mâu thuẫn là do một trong các lý do chánh: kinh tế, tôn giáo, chủng tộc hay ý thức hệ chánh trị.
Trừng phạt kinh tế có nhiều loại biện pháp, toàn diện hay một số biện pháp có giới hạn.
Nước đi trừng phạt phải ước lượng hệ quả có thể có cho mình. Và nước bị trừng phạt phải tìm cách chống đở, để thiệt hại tối thiểu nếu được.
Nước bị trừng phạt có phản ứng đánh trả lại.Tùy chính sức của mình và đồng minh của mình.
Hậu quả là cả hai bên đều có thiệt hại ít hay nhiều.
Hình thức và mức độ trừng phạt từ nhẹ đến nặng gồm:
Nhẹ nhứt là tăng quan thuế (Tariff) hay đánh thuế phá giá. Cao hơn chút là chế tài về tiền tệ, điều chỉnh hối xuất hay cắt viện trợ. Hoặc cấm mua bán với một vài công ty có ảnh hưởng an ninh quốc gia. Mức độ trừng phạt cao hay toàn diện như xuất nhập cảng, kỹ nghệ, tài chánh, vận chuyển, kỹ thuật, dịch vụ khác.
Trong những năm gần đây kinh tế toàn cầu có một số biến chuyển và đổi mới. Như khoa học kỹ thuật cao, mậu dịch tự do, đầu tư ngoại quốc lớn mạnh, dây chuyền cung cấp kỹ nghệ điện tử truyền thông phát triển nhanh. Sự cấm vận kinh tế phức tạp hơn trước. Trừng phạt kinh tế một nước có khi dính tới nhiều nước khác.. Cũng có khi tác dụng phản ngược.
Các biên pháp chế tài còn liên quan tới cơ sở công ty của nước thứ ba có liên hệ làm ăn với nước ban hành chế tài và nước bị chế tài.
Các cá nhân có dính líu trong các biện pháp chế tài có thể bị trừng phạt theo.
Liên hiệp quốc có khi có biện pháp chế tài kinh tế nếu một quốc gia vi phạm luật quốc tế hay có hành động nguy hiểm đến an ninh thế giới.
Trong khoảng 4 thập niên qua Hoa kỳ, Âu châu và Liên Hiệp quốc xử dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối với một số nước, có thể coi là quan trọng. Có thể kể rất tóm tắt:
Với Liên sô bị Hoa kỳ cấm vận trong thời kỳ còn là Sô viết. Và với Nga sau nầy khi xâm chiếm bán đảo Creamia, và xâm lấn biên giới Ukraina, bị Hoa kỳ và Âu châu chế tài.
Với BắcHàn, Liên Hiệp quốc và Hoa kỳ áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt rất nặng nề, vì chương trình nguyên tử của Bắc Hàn. Các biện pháp toàn diện về kinh tế, mậu dịch, chuyển vận, tài chánh. Kinh tế Bắc hàn gần như suy sụp hoàn toàn.
Với Việt Nam, Hoa kỳ cũng đã trừng phạt kinh tế khi Việt Nam xâm chiếm Cambodia năm 1978. Và kinh tế VNCS bị kiệt quệ từ 1980 đến 1986, một phần do cấm vận nầy. Nay Kinh tế VN phụ thuộc quá nhiều ở xuất cảng và đầu tư ngoại quốc, VN trông nhờ Hoa kỳ và Âu châu. Nếu bị trừng phạt từ Hoa kỳ và Âu châu thì kinh tế VN suy sụp không đở nỗi.
Với Trung quốc, gần đây trong tháng trước, Hoa kỳ chỉ mới dọa là hai nước có thể có chiến tranh kinh tế. Hai bên vừa ký Thỏa hiệp giai đọan 1 với nhượng bộ hai bên. Và sẽ thảo luận tiếp các bước tới.
Hoa kỳ còn dùng biện pháp kinh tế với chế độ độc tài XHCNVenezuala hồi năm rồi, vì sự đàn áp dân chúng.
Với Iran, Hoa kỳ nhiều lần trừng phạt kinh tế nước nầy.Tương quan Hoa kỳ và Iran rất phức tạp trên nhiều mặt và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia. Trong bài nầy tôi trình bày mộ t mặt là trừng phạt kinh tế.
II.Trừng phạt kinh tế và hiệp ước nguyên tử Iran
Trừng phạt kinh tế Iran và Hiệp ước nguyên tử Iran có tính cách lịch sử và quan trọng trong vùng Trung đông nơi có nhiều mâu thuẫn. Một giảip háp hòa bình và ổn định chưa bao giờ thực hiện được, mặc dầu có quá nhiều cố gắng. Vùng nầy vừa là sự tranh chấp triền miên, vừa là nơi sản sanh và tạo ra nhiều khủng bố trên khắp thế giới. Nhưng là một vùng giàu có nhờ nhiều dầu lửa, khoáng sản, nên các nước tư bản vào đó và làm tình hình phức tạp thêm.
Iran là nước giàu thứ nhì trong vùng và đứng thứ 5 trên thế giới về xuất cảng dầu lữa. Iran lại là nước độc tài và hung hãn, vừa có sức mạnh kinh tế vừa có sức mạnh quân sự. Đó là điều lo ngại lớn choTây phương và nhứt là cho Do Thái.
Tình trạng trên làm cho Iran là một trong những nước bị trừng phạt kinh tế nặng nhứt và lâu dài nhứt. Tình hình càng đen tối hơn, nguy hiểm hơn, khi Iran xây dựng chương trình nguyên tử.
Thế giới thấy phải cố ngăn chận Iran ngừng sản xuất nguyên tử. Những giải pháp thương thảo ngoại giao thông thường không đạt được. Vì bản chất chánh quyền Iran và vì phía sau Iran có Nga vàTrung quốc yểm trợ.
Hoa kỳ và Tây Âu cố gắng nhanh chóng phải có giải pháp. Một mặt gia tăng trừng phạt kinh tế tối đa. Một mặt dụ dỗ Iran đi theo con đường hòa dịu hơn, khi Iran có một Tổng thống tương đối ôn hòa, và khi trong nước dân chúng Iran nổi dậy chống chánh quyền gia tăng là cơ hội cho hòa đàm bắt đầu từ 2014 và ký kết vào tháng 7 – 2015.
Trừng phạt kinh tế Iran trước khi ký Hiệp ước nguyên tử
Các trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của Liên hiệp quốc, Hoa kỳ và Âu châu lên Iran từ năm 2006 khi Iran có chương trình hạt nhân nhằm tiến tới chế tạo bom nguyên tử và lúc Iran bung ra ngoài yểm trợ các nhóm khủng bố nhiều hơn.
Iran cố phát triển sức mạnh quân sự để trở thành một quốc gia mạnh nhứt trong vùng nhằm tấn công Do Thái, chống Arab Saudia, Iraq. Và yểm trợ mạnh hơn nữa các nhóm khủng bố. Nếu có nguyên tử thì sức mạnh quân sự lớn gấp nhiều lần và sẽ là đại họa cho vùng nầy.
Hoa kỳ trừng phạt kinh tế Iran bắt đầu từ 1979, thời TT Carter, khi Iran bắt giử con tin Hoa kỳ.
TT Carter có biện pháp đóng băng $12 tỷ của các ngân hàng Iran ở Mỹ. Cấm vận mua bán với Iran. Vụ nầy kéo dài cho tới 1981 khi Iran thả con tin.
Năm 1987, Hoa kỳ lại trừng phạt Iran vì Iran hổ trợ cho khủng bố. Năm 1980 Iran đứng phía sau giúp khủng bố Lebanon tấn công trại lính làm 241 lính Mỹ chết.
Năm 1995, Hoa kỳ lại trừng phạt Iran vì Iran tiếp tục yểm trợ khủng bố mạnh hơn. Mỹ ra lịnh cấm mọi đầu tư và mậu dịch với Iran, nhứt là trong lảnh vực dầu hỏa. TT Clinton cấm công ty Mỹ khai thác và mua bán dầu hỏa với Iran, buộc công ty Conoco của Mỹ, phải bỏ hợp đồng khai thác dầu đã trúng thầu trước đó.
Năm 2010, khi Iran đẩy mạnh chương trình nguyên tử. Hoa kỳ và Âu châu ban hành quyết định trừng phạt toàn diện. Cấm mua hàng và dịch vụ Iran, cấm xuất cảng qua Iran. Cấm đầu tư ở Iran.
Năm 2011, Hoa kỳ bồi thêm trừng phạt cấm bán trang bị kỹ thuật dầu hỏa và hóa chất cho Iran, kể cả cấm các tổ chức tài chánh của nước khác có cơ sở ở Hoa kỳ.
Dưới thời TT Bush con và cả thời TT Obama,Hoa kỳ siết chặt hơn trừng phạt Iran. Liên Hiệp quốc cũng có biện pháp trừng phạt Iran vì không ngăn chận được chương trình nguyên tử.
Những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh và tới tấp đó làm kinh tế Iran suy sụp nhiều. Mặc dù chưa quyết liệt như thời TT Trump.
Vì một phần bị cấm vận, bị phong tỏa, một phần nhu cầu chi phí quân sự quá lớn để yểm trợ bên ngoài biên giới. Dân chúng bất mãn. Những cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình lớn xảy ra.
Đây là lúc thuận tiện để Hoa kỳ và Âu châu tìm cách thương lượng với Iran. Cách thông thường là một mặt đe dọa gia tăng trừng phạt, một mặt chiêu dụ bằng cái lợi kinh tế cho Iran.
Hậu quả kinh tế cho Iran do do trừng phạt kinh tế Iran
Về phía Iran: Sản xuất dầu Iran giảm từ 2,5 triệu thùng / ngày xuống còn 1,5 triệu thùng. Dầu xuất cảng từ 2,2 triệu thùng / ngày (2011) còn 700.000 thùng (2013). Iran bị mất từ $4- 8 tỷ /năm giá trị dầu do bị cấm vận, tổng cộng bị mất $26 tỷ trong năm 2012. (Theo tài liệu BộNgân khố Hoakỳ).
Công chi giảm 50%. Lạm phát lên 40% (Theo bản tin BBC)
Theo Quỷ tiền tệ quốc tế, Lợi tức quốc gia Iran (GDP) 2013 bị giảm thêm 1.3% so với 2012
Về phía Hoa kỳ, thì theo NIAC, National Iranian American Council, www.niacouncil.org, thì Hoa kỳ bị thiệt khoảng 175 tỷ do trừng phạt kinh tế Iran từ 1995 đến 2012, và mất khoảng 200.000 việc làm . Đức bị thiệt khoảng 23 tỷ trong thời gian từ 2010-2012.
Tuy nhiên, chánh quyền Hoa kỳ và Âu châu cương quyết đi tới. Khi Iran thấm đòn trừng phạt kinh tế. Hoa kỳ và Âu châu dụ Iran vào Hội nghị nguyên tử.
Tóm tắt Thỏa ước nguyên tử Iran 2015
Như nói ở phần trên, cho tới trước khi Hoa kỳ và các thành viên thường trực Hội đồng an ninh LHQ gồm Hoa kỳ, Anh , Pháp, Nga , Trung quốc và thêm Đức, phía bên kia là Iran. Các buổi họp kéo dài gần hai năm tại Áo. Thỏa hiệp ký vào tháng 7- 2015. Hiệp định nầy có tên Joint Comprehensive Plan of Action (JCPOA). Nội dung Hiệp định có hai phần chánh:
Iran chịu từ bỏ chương trình sản xuất uranium.
Hoa kỳ, Âu châu và Liên hiệp quốc giải tỏa mọi trừng phạt kinh tế có trước 2015 cho Iran.
Về chương trình nguyên tử Iran. Iran phải giải tỏa và bỏ 95% uranium tinh chế và chỉ được giử lại 5% để dùng cho chương trìnhdân sự.
Iran đồng ý cho các Thanh tra nguyêntử LHQ đến khắp mọi nơi để kiểm tra. Thực sự một số người cho rằng kiểm tra hoàn tòan rất khó, vì Iran là một quốc gia độc tài, không cởi mở và không thành thật.
Ngoài ra, trong Hiệp ước có nói, nếu có phát hiện Iran vi phạm, thì trong vòng 24 ngày sau, thì Hiệp ước bị bãi bỏ, và sẽ xử dụng trừng phạt kinh tế lại. Tới giờ thì chưa có báo cáo nào nói Iran vi phạm, trừ phát biểu của chánh quyền Israel nói Iran dấu diếm.
Và TT Trump cũng đã nói như vậy, hơn thế nữa TT Trump còncho JCPOA quá tệ. Iran được lợi quá nhiều. Mà không có qui định việc cấm Iran thí nghiệm hỏa tiển củng như hổ trợ khủng bố.
Kinh tế Iran phục hồi sau khi ký Hiệp định JCPOA
Hoa kỳ và Âu châu bỏ hết các biện pháp trừng phạt như:
Về tài sản Iran bị phỏng tỏa ước lượng khoảng $100 tỷ nằm ở Hoa kỳ và một số quốc gia khác được tháo gở cho Iran.Số tài sản nầy tương đối khá lớn.
Bỏ cấm vận mậu dịch là phần quan trọng. Vì kinh tế Iran chính yếu sống nhờ xuất cảng dầu lửa. Khi bị trừng phạt, số dầu xuất càng của Iran giảm 50%. Mà thị trường dầu lớn nhứt là Âu châu. Nay Iran có tiền thu do xuất cảng dầu hỏa đã bị mất. Iran cũng được nhập cảng máy móc trang bị tân tiến cho kỹ nghệ dầu hỏa.
Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ đến làm ăn ở Iran nhiều hơn, nhứt là từ Đức Anh và Pháp.
Kinh tế Iran phục hồi, tỷ lệ phát triển đạt 9% mà trước đó chỉ 4-5% (Theo World Bank). Iran thu lại độ 100 tỷ tài sản tiền bạc bị phong tỏa từ nhiều năm qua. Iran còn nhận lại được 13 tấn vàng bị phong tỏa trị giá $500 triệu mỹ kim.
Đức còn hứa sẽ viện trợ cấp thời cho Iran 6-7 tỷ mỹ kim.
Iran được mua tàu ngầm, tàu chiến và vũ khí khác từ sau 2020, nếu Iran nghiêm chỉnh thi hành.
Về phía Hoa kỳ và Âu châu nhờ bỏ trừng phạt, các công ty kỹ nghệ và tài chánh đến hoạt động bình thường. Đức xuất cảng qua Iran tăng 33% trong 8 tháng sau đó.
Đổi lại Iran chấp thuận cho thanh tra nguyên tử đến tại các khu chế nguyên tử. Nếu Iran từ chối cho thanh tra nguyên tử đến trong 24 ngày thì Thỏa hiệp coi như bị hũy và sẽ có trừng phat kinh tế lại. Mặt khác, từ ngày ký JCPOA tới nay, Iran vẫn tiếp tục ủng hộ các nhóm khủng bố và vẫn bên cạnh chánh quyền Syria.
Nga luôn ở bên Iran và Syria để quậy phá vùng nầy. Một điều khó khăn nữa là Israel, một nước gần như không đội trời chung với Iran.
Quyết định của TT Trump rút khỏi Hiệp ước nguyên tử Iran 2015
Lý do cho một quyết định quan trọng
TT Tump đã có quyết định rút ra khỏi JCPOA vào đầu tháng 5/ 2018. Ông cho rằng đây là một Thỏa ước tồi tệ. Chỉ có lợi cho Iran. Hoa kỳ và đồng minh giải tỏa cấm vận làm cho nền kinh tế Iran phục hồi được. GDP tăng thì Iran có thể sẽ tiếp tục làm nguyên tử. Khó mà tìm ra thực sự Iran có tiếp tục làm nguyên tử cách dấu kín. Iran có nhiều tiền sẽ yểm trợ khủng bố nhiều hơn như tại Syria, Irak, Afganistan. Hoa kỳ và Âu châu tốn rất nhiều tiền của kể cả sinh mạng, nhưng không dẹp hết các nhóm khủng bố. Iran thử nhiều loại hỏa tiển hơn. Trong nước thì Iran đàn áp dã man các cuộc biểu tình của dân chúng đòi Dân chủ.
Vì vậy cần phải thương thảo lại.Trong khi đó, TT Trump dùng sức ép mạnh mẽ hơn, có thể nói là tối đa để Iran chịu một thương thảo cho một Hiệp ước mới.
Ông nói sẽ có các biện pháp trừng phạt Iran, nhiều và mạnh mẽ hơn các biện pháp có trước khi thỏa hiệp, nếu Iran không chấp nhận những điều kiện mới. Iran phải từ bỏ nguyên tử, không thử nghiệm hỏa tiển mới và không yểm trợ khủng bố.
Nhưng nguyên nhân sâu xa là Hoa kỳ và đồng minh của Hoa kỳ ở Trung đông chống lại một loại mộng bá quyền của Iran trong vùng.
Tuy nhiên TT Trump nói còn để mở việc vô ra Hiệp định JCPOA và Hoa kỳ có thể thương thảo để có Thỏa hiệp mới đứng đắn hơn và tốt hơn.
III.Hoa Kỳ tái trừng phạt kinh tế Iran sau khi rút ra khỏi JCPOA
1.Các biện pháp trừng phạt mới sau khi Mỹ rút khỏi CJPOA.
Sau khi tuyên bố rút khỏi JCPOA hồi tháng 5/ 2018, Hoa kỳ áp đặt trừng phạt nhiều hơn, mạnh hơn trước. Các biện pháp bắt đầu từ tháng 8/2018 tới cuối năm 2019.
Các biện pháp có hai thời kỳ : Tháng 8/2018 và tháng 6/2019
Đối tượng liên hệ kinh tế với Iran vừa là các công ty Mỹ mà còn cà công ty nước khác có làm ăn với Hoa kỳ và Iran.
Cấm nhập cảng hàng hóa từ Iran: dầu lữa, khoáng sản là chánh và một số nông sản khác.
Cám bán vũ khí và trang bị cho an ninh và quốc phòng
Cấm xuất cảng qua Iran máy móc trang bị cho kỹ nghệ dầu và năng lượng khác, đồ điện tử
Cấm ngân hàng và định chế tài chánh Hoa kỳ và nước khác giao dịch mua bán dollars, và ng bạc với Iran.
Cám hoạt động chuyển vận đường biển hàng của Iran.
Ngoài ra Hoa kỳ còn trừng phạt thẳng cá nhân hay định chế Iran hay cấu kết với Iran bằng biện pháp phong tỏa tài sản tại Hoa kỳ và không cấp visa vào Mỹ. (Áp dụng luật Global Magnitsky)
Sau nầy cấm thêm bán cho Iran một số thuốc men và trang bị y tế.
2.Hậu quả và Hệ quả các trừng phạt sau khi Hoa kỳ rút ra JCPOA
Iran là một chế độ độc tài và có nền kinh tế lớn nhưng không đủ mạnh để chống đở với đòn trừng phạt khá mạnh của Hoa kỳ. Mục tiêu đầu tiên Hoa kỳ muốn là làm kinh tế Iran suy sụp từ đó Iran sẽ không còn ôm mộng một quốc gia có nguyên tử và thôi yểm trợ cho các nhóm khủng bố quậy phá khắp thế giới. Các thiệt hại như
Suất số phát triển kinh tế. Từ 12.3% năm 2015, (ngay sau có Thỏa ước nguyên tử 2015), giảm còn7% năm 2017, rồi -3% năm 2018, -9% năm2019.(Bản tin từ Bộ Ngân khố Hoa kỳ)
Gíá cả trong nước gia tăng mạnh, nhứt là thực phẩm, thuốc men, xăng (tăngtừ 30-50%)
Thất nghiệp lên từ 14.5% năm 2018 lên 16.8% năm 2019. Lạm phát tăng lên từ 9% năm 2017 lên 30.5% năm 2018 (theo IMF). Đồng rial của Iran bị mất giá 50% sau hai năm.
Xuất cảng dầu, trước 2018 Iran xuất cảng 64 tỷ /năm. Số nầy bị giảm mạnh, 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn 2,4-2,6 tỷ.mà dầu xuất cảng chiếm 2/3 trị giá tổng xuất cảng của Iran.
Hảng Boeing và Airbus hủy bỏ hợp đồng bán máy bay cho Iran.
Công ty dầu Total của Pháp bỏ dự án khai thác ở vùng South Pars. Hảng xe hơi Renault hủy bỏ hợp đồng liên doanh với Iran.
Sau khi TT Trump tuyên bố rút ra khỏi HĐ nguyên tử Iran, có một số phản ứng từ một số quốc gia, kể cả đồng minh.
Nga cho rằng Mỹ cấm nhà đầu tư đến làm ăn với Iran là cho các công ty Nga có cơ hội nhiều hơn tại Iran.Và hứa sẽ giúp Iran nhiều hơn nữa.
Trung quốc phản đối Hoa kỳ trừng phạt lại Iran.
Trung quốc hứa sẽ mua dầu Iran nhiều hơn mà từ trước tới nay TQ là thị trường dầu lửa lớn nhứt của Iran. TQ có credit line cho Iran 10 tỷ ở ngân hàng để giải quyết một số khó khăn mới. TQ còn hứa bỏ tiền xây hạ tầng cơ sở cho Iran trong kế hoạch “Belt & Road”.
Phía đống minh của Mỹ, Anh,Pháp, Đức thì nói rất tiếc và sẽ cố giử lại HĐ JCPOA. Vì cho rằng dù chưa hoàn hảo nhưng nó cũng là một bước tiến bộ cho giải pháp vùng Trung đông. Chỉ cần xem lại và nếu cần thì điều chỉnh. Nếu Âu châu không rút bỏ Hiệp định một số công ty Âu châu làm ăn ở Iran và có liên hệ đến Hoa kỳ cũng có thể bị chế tài.
Về các nhà xuất nhập cảng và nhà đầu tư Hoa kỳ thì dĩ nhiên họ không muốn cấm vận để họ vào lại Iran, nơi họ đã kinh doanh khai thác từ lâu. Ví dụ Công ty Boeing đã ký hợp đồng lớn bán cho Iran máy bay trị giá 20 tỷ. Giờ sẽ phải xem lại.
Tổng quát thì giá dầu thế giới gia tăng, ảnh hưởng đến người tiêu thụ.Thực sự Hoa kỳ không có lo, vì khả năng dầu của Hoa kỳ ngày nay khá lớn, có trữ lượng lớn nhứt thế giới. Nên không phải lệ thuộc các nước Trung đông như Âu châu.
IV.Hoa Kỳ tăng thêm trừng phạt Iran từ đầu năm 2020
Lý do Hoa kỳ tăng thêm trừng phạt
Mâu thuẫn giữa Hoa kỳ và Iran càng ngày càng tăng kể từ khi Iran có chế độ do Hồi giáo thống lãnh. Các lý do mà Hoa kỳ áp đặt trừng phạt kinh tế thêm:
Nguyên nhân gần nhứt là Iran có hành động coi như gây hấn hay tự vệ là bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ trong năm qua. Gần nhứt là sau vụ Hoa kỳ giết tướng Soleimani, vị tướng số một của Iran và là đại kế hoạch gia cho các nhóm khủng bố (theo tình báo Mỹ). Iran trả thù bắn hỏa tiển đến căn cứ quân sự Hoa kỳ ở Irak (ngày 7 tháng giêng- 2020.).
Nguyên nhân xa một chút là Iran không thực sự ngưng chương trình nguyên tử, chính thức tuyên bố tiếp tục chương trình, và bảo kê các lực lượng khủng bố hay lực lựơng phản loạn trong vùng chống Mỹ và Tây phương tại nhiều nơi như Syria, Irak, Afganistan, Lebannon, Yemen.
Nguyên nhân sâu xa hơn nữa là Hoa kỳ phải có vai trò quan trọng ở Trung đông (mặc dầu TT Trump nói Hoa kỳ không có những quyền lợi quan trọng ở vùng nầy), và Mỹ phải bảo vệ hai đồng minh quan trọng là Israel và Á rập Saudi, hai nước nầy là kẻ thù của Iran.
Đó là chưa kể căn nguyên sâu xa hơn là thù nghịch về sắc tộc và tôn giáo.
Và lý do thực tế là Hoa kỳ thấy những biện pháp trừng phạt kinh tế của TT Trump có nhiều kết quả hy vọng điều nầy làm cho Iran phải ngồi lại với Hiệp ước mới trong đó phải có ba điểm: không đeo đuổi nguyên tử, không thử nghịêm hỏa tiển, không yểm trợ khủng bố. TT nào làm được điều nầy sẽ đi vào lịch sử.
Các biệp pháp trừng phạt thêm:
Trong tuyên bố ngày 8 tháng giêng 2020, TT Trump nói “Iran is standing down but I am gonna punish it more” (đại khái Iran đang bị suy sụp nhưng tôi sẽ trừng phạt nhiều hơn nữa)
Thực vậy, các chế tài Hoa kỳ lên Iran, sau khi rút ra khỏi Hiệp ước nguyên tử JCPOA, là rất mạnh mẻ. Danh sách có tới 1000 mục bị chế tài. Nay thêm khoảng 700 mục nữa.(theo báo Los Angeles Times , ngày 11 tháng giêng, 2020).
Chế tài tăng thêm chánh yếu là:
Kỹ nghệ hầm mỏ, sắt thếp, vàng, đồng. Cấm nhập cảng, trợ giúp kỹ thuật, chuyển vận
Tài chánh, ngân hàng, Lần trước có rồi nay thêm một số ngân hàng nữa.
Kỳ nầy chú trọng thêm một số công ty vận chuyển trong đó Trung quốc
Chế tài 17 viên chức cao cấp đã ra lịnh bắn hỏa tiển vào căn cứ Hoa kỳ, hoặc ra lịnh đàn áp dân biểu tình. Trong đó các tướng lảnh như Ali Shamkhani, Bộ trưởng Hội đồng an ninh quốc gia, Mahamed Reza Ashtani, Tổng Tham mưu phó quân đội.
Chế tài cá nhân và công ty ngoại quốc có hoạt động liên hệ tới các ngành của Iran bị cấm.
Chế tài những tổ chức hay cá nhân giúp tạo ra các nguồn lợi cho Iran để yểm trợ cho khũng bố.
Tóm lại các biện pháp trước đây như nói trên vẫn tiếp tục. Nay thêm các biện pháp mới chánh yếu đánh thêm kỹ nghệ, đầu tư ngoại quốc và các hổ trợ kinh tế từ bên ngoài Iran để Iran bớt suy sụp. Và đặc biệt nhắm thêm các cá nhân hay dịnh chế của nước thứ ba hổ trợ Iran bằng cách nầy hay cách khác.
Hệ quả và hậu quả:
Đối với Iran: Sau gần hai năm Hoa kỳ tái trừng phạt Iran gặp các khó khăn lớn
Về kinh tế, suy sụp từ 30-50%. Nay tăng thêm trừng phạt thì kinh tế sẽ còn bị thiệt hại năng hơn nữa. Điều nầy đưa tới ít nhứt ba hậu quả: Đời sống dân khó khăn hơn vì giá cả tăng cao, thuốc men và một số hàng nhập bị khan hiếm. Kỹ nghệ suy yếu dần vì thiết bị máy móc, thiếu thị trường xuất cảng, hệ thống tài chánh bị suy yếu nặng.
Về chánh trị nội bộ, dân chúng Iran nổi dậy thêm chống chánh quyền đòi Dân chủ. Chuyện nầy đã xảy ra trong năm qua và gần đây. Chắc chắn sẽ có trong tương lai.
Các nước yểm trợ cho Iran như Nga vàTrung quốc thêm lúng túng, gần như không dám nhúng tay mạnh vào. Các cơ sở định chế của hai nước nầy cũng sẽ bị vạ lây, nhứt là TQ đang gặp khó khăn kinh tế với Mỹ, nên chưa thấy phản ứng cụ thể.
Đối với Hoa kỳ .Dĩ nhiên Hoa kỳ cũng phải gánh chịu một số hệ quả một số thiệt hai về kinh tế như một số hàng xuất qua Iran nhứt là máy bay, máy móc trạng bị, nông sản. Giá nhiên liệu có thể tăng.
Người dân Mỹ lo ngại sẽ có chiến tranh có giới hạn hay không giới hạn giữa Hoa kỳ và Iran. Điều nầy là tai họa cho Hoa kỳ dù rằng về các mặt, Iran không thể thắng. Nhưng đường như TT Trump cảm thấy đây là thời cơ thuận lợi, nếu không đánh phủ đầu sẽ có nhiều khó khan hơn trong tương lai.
Đối với Âu châu. Âu châu thực sự có liên hệ kinh tế với Iran nhiều hơn Hoa kỳ với Iran. Cho nên Âu châu không bằng lòng các biện pháp mạnh của TT Trump. Âu châu chủ trương hòa đàm.
Đối với thế giới nói chung thì lo ngại Iran sẽ gia tăng yểm trợ khủng bố nhiều hơn. Thế giới bất an hơn. Kinh tế thế giới kém đi.
Trên thế giới, Trừng phạt kinh tế đã được xử dụng rất nhiều lần, và có nhiều kết quả hơn là thất bại. Nhiều nước độc tài gian ác bị nhiều thiệt hại vì bị trừng phạt kinh tế. Nếu nói đến cả vấn đề đạo đức chánh trị thì việc trừng phạt kinh tế để đạt mục tiêu nào đó thì càng phức tạp hơn nữa.
Không ai nghĩ là dù Iran có suy sụp mạnh thì vùng Trung đông sẽ hết máu lữa và đau thương.
Cali , 18 tháng giêng- 2020
Thơ Lê Khắc Anh Hào: Hoàng Sa! Hoàng Sa ơi!
(Viết cho mùa xuân 74 mất Hoàng Sa và 75 mất Sài Gòn)
Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!
Một mảnh giang sơn đã mất rồi
Ta như mất cả phần da thịt
Tổ Quốc còn đau một góc trời
Vẫn nhớ Hoàng Sa! Ôi Hoàng Sa!
Trận chiến năm xưa máu lệ nhoà?
Sao không giăng trận cầu phao cũ
Chôn xác quân thù, trận Đống Đa
Hoàng Sa! Hoàng Sa! Ta vẫn đau
Biển như còn đỏ máu loang mầu
Máu ai thấm giữa lòng hải đảo
Xương trắng ai chìm giữa biển sâu?
Hoàng Sa! Hoàng Sa! Đã mấy trăng?
Sao không là sóng dậy Bạch Đằng!
Sao không báu kiếm, lời Sát Đát!
Sao sóng muôn trùng không thét vang?
Một mảnh cơ đồ giữa biển khơi
Ta con chim lạc cuối chân trời
Còn mơ Vạn Kiếp chôn thây giặc
Hoàng Sa đâu rồi, Hoàng Sa ơi !
Hoàng Sa dưới bóng cờ Bắc phương
Giang sơn oan uất giữa bạo cường
Sóng nước ầm vang lời tủi hận
Hào kiệt đâu rồi? Hay khói sương!
Huyền sử oai hùng, hay bãi hoang?
Hoàng Sa từng lớp sóng oai hùng
Hồn oan tử sĩ Nam quân vẫn
Theo dấu quân thù, theo dấu trăng!
Tổ Quốc còn đau mỗi mùa xuân
Âm ba hải chiến dậy sóng hờn
Xung phong! Hải kích bên bờ nước
Từng rặng san hô loang máu vương.
Hoàng Sa! Hoàng Sa! Mảnh trăng rơi
Một mảnh giang sơn, một mảnh đời
Thân bỏ nước đi, thân viễn xứ
Tim vẫn Hoàng Sa! Hoàng Sa ơi!
Thương chiến Mỹ – Trung: Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung: Thắng lợi của Bắc Kinh? – Trọng Nghĩa
Dưới tựa lớn trang nhất : “Bài học của hai năm thương chiến”, Les Echos đã đánh giá thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 là một cuộc “hưu chiến”, với một sự kiện mà tờ báo nêu bật là Trung Quốc không còn bị Hoa Kỳ coi là một nước lũng đoạn tiền tệ.
Một cuộc hưu chiến bấp bênh, Mỹ không thu được bao nhiêu
Trong bài viết chính trang trong, tờ báo kinh tế Pháp không ngần ngại cho rằng thỏa thuận thương mại mà Bắc Kinh và Washington ký kết hôm 15/01 chỉ là “một cuộc hưu chiến bấp bênh”, giúp nhiều người thở phào nhẹ nhõm sau biết bao tháng trời căng thẳng vì leo thang.
Tuy nhiên, theo Les Echos, vấn đề đặt ra là tất cả những khúc mắc, mâu thuẫn đều chưa được giải tỏa, và các cuộc đàm phán tiếp theo được dự báo là sẽ rất tế nhị.
Đối với tờ báo Pháp, kết quả mà Mỹ thu được sau khi khởi động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc không có nhiều : Mức tăng thuế quan mà Washington áp đặt trên hàng nhập từ Trung Quốc đã đè nặng trên hàng xuất khẩu của nước này, nhưng ngược lại, doanh số hàng Mỹ bán qua Trung Quốc cũng phải gánh chịu các đòn trả đũa của Bắc Kinh. Hệ quả là chính quyền Mỹ đã phải trợ cấp rất nhiều cho nông dân của họ.
Khía cạnh bấp bênh thứ hai là cho đến lúc này, vẫn chưa rõ là liệu Trung Quốc có sẽ tiếp tục mở cửa thị trường của họ cho hàng Mỹ, và có bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ như Hoa Kỳ đòi hỏi hay không.
Tóm lại, theo phân tích của Les Echos, Bắc Kinh đã thúc đẩy được Mỹ chấp nhận một thỏa thuận hưu chiến dù vẫn không khuất phục trước các yêu sách của Washington.
Đối với chế độ Bắc Kinh, cuộc hưu chiến thương mại đã rút được một cái gai ra khỏi chân của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cho phép trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ Washington chút nào trước các yêu cầu của Mỹ, muốn Trung Quốc thay đổi mô hình kinh tế và đình chỉ chế độ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước.
Thỏa thuận Mỹ-Trung đi ngược lại mong muốn của Donald Trump
Nhận định chung về tạm ước thương mại Mỹ-Trung, ông Sébastien Jean, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Triển Vọng và Thông Tin Quốc Tế CEPII của Pháp, cho rằng “Thỏa thuận với Trung Quốc đi ngược lại những gì mà tổng thống Donald Trump đang tìm kiếm”.
Đối với chuyên gia này, các mâu thuẫn chính yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn, cho dù đó là vấn đề trợ cấp của Nhà Nước Trung Quốc cho ngành công nghiệp của họ, vấn đề tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ hay vấn đề ảnh hưởng của quyền lực chính trị đối với các doanh nghiệp.
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, chuyên gia Trung Tâm CEPII nhắc lại rằng thoạt đầu ông Donald Trump có hai mục tiêu : Giảm thâm hụt thương mại và sửa đổi cung cách làm ăn của Trung Quốc bị coi là không công bằng, như trợ cấp ồ ạt cho ngành công nghiệp và thiếu tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Thế nhưng, sau hai năm thương chiến với Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn chưa giảm được một cách đáng kể. Theo các thông tin về thỏa thuận được ký kết, Bắc Kinh cam kết tăng cường việc mua các sản phẩm của Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho giới cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài thành lập cơ sở tại Trung Quốc và bảo vệ tốt hơn các quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư vào Trung Quốc.
Theo chuyên gia Sébastien Jean, những cam kết vừa kể không có nhiều ảnh hưởng lớn và không mang lại giải pháp cho việc ngăn chặn đà phi công nghiệp hóa của nước Mỹ. Các cam kết đó thậm chí còn đi ngược lại những gì ông Donald Trump đang tìm kiếm, khi tạo điều kiện cho các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc với hậu quả là bỏ bê nước Mỹ.
Mặt khác, cũng theo chuyên gia Pháp, hai phần ba các sắc thuế mà ông Donald Trump áp đặt vẫn được duy trì. Đồng thời, chính quyền Hoa Kỳ cũng đã bịt miệng Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Đối với chuyên gia này, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển đổi từ chủ nghĩa đa phương sang chủ nghĩa đơn phương và sự xuất hiện của nền thương mại được quản lý, với các quan hệ thương mại phải chiều theo các quyết định chính trị.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200115-thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-thang-loi-cua-bac-kinh
Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung và cơ hội cho ông Tập Cận Bình – Lý Thiên Tiếu
Tổng thống Trump cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đúng như dự định. Tuy nhiên, điều mà ngoại giới quan tâm là sau khi ký kết, phía Trung Quốc chấp hành thỏa thuận này ở mức nào.
Sự khác biệt giữa ông Trump và ông Lưu Hạc không chỉ là ở cấp bậc khi ký tên vào trong cùng một văn bản thỏa thuận, theo quan niệm cấp bậc của Trung Quốc thì khó mà tưởng tượng được, nhưng ông Trump lại cười nói vui vẻ, còn có ý trưng ra văn bản đã ký xong. Điều này có ý nghĩa gì hay không? Đương nhiên là có.
Thứ nhất, hành động này cho thấy ông Trump vô cùng hài lòng với thỏa thuận. Cách nói của ông Trump là: Thỏa thuận là một bước đi có tính lịch sử, là hướng đến tương lai thương mại công bằng, đồng đẳng. Dù ông Tập Cận Bình có đến ký kết hay không, trong cái nhìn của ông Trump, bản thân thỏa thuận quan trọng hơn cách ký kết như thế nào, đây chính là định hướng kết quả mà ông Trump nói.
Thứ hai, ông Trump đích thân ký kết và mời rất nhiều người tới tham dự lễ ký kết, thực tế là tăng thêm ý nghĩa chấp hành chính thức thỏa thuận. Chính là để cho nhiều người đến chứng kiến thỏa thuận giữa hai nước với nhau. Đã ký kết thì phải chấp hành. Thực tế là phương pháp xác định cơ chế chế chấp hành thỏa thuận.
Thứ ba, ông Lưu Hạc lần này không dùng thân phận đặc sứ của ông Tập Cận Bình, có ý cho thấy đây là thỏa thuận chính thức của quốc gia với nhau, chứ không phải là thỏa thuận giữa cá nhân với nhau.
Ý nghĩa thực chất của việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ có vậy.
Đầu tiên, giữa Mỹ và Trung Quốc lần đầu có một tiêu chuẩn đánh giá có thể cưỡng chế chấp hành, có ý nghĩa cột mốc, và được đưa ra dưới hình thức thỏa thuận. Hiện chưa rõ phía Trung Quốc sẽ chấp hành đến bước nào, nhưng có một tiêu chuẩn tham chiếu thì chắc chắn sẽ tốt hơn là không có. Điều rất quan trọng là, nếu xuất hiện dấu hiệu vi phạm thỏa thuận, và không thể giải quyết bằng thỏa thuận qua các cấp bậc, phía Mỹ có thể đơn phương trừng phạt. Đây là điều buộc ông Tập Cận Bình phải bám sát vào thương mại công bằng và tôn trọng thỏa thuận, và cũng là một cơ hội để Trung Quốc tiếp nối với quỹ đạo thế giới.
Thứ hai, ở đây vẫn có một cơ hội rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc, chính là thỏa thuận yêu cầu quy định pháp luật của Trung Quốc phải phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Ví dụ, phụ lục điều 15 chương 3 quy định, Trung Quốc cần phải căn cứ vào quy định của WTO công bố các quy định liên quan đến luật pháp, điều luật, chính sách và quy định dự án ở trong nước. Mỹ có thể thách thức biện pháp bảo vệ trong nước của Trung Quốc vi phạm quy định của WTO mà không bị hạn chế. Điều này buộc Trung Quốc phải dựa sát vào luật quốc tế. Đây là một cơ hội. Nhưng những điều này buộc phải từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước thì mới làm được.
Thứ ba, thỏa thuận 96 trang phân thành 8 chương, hầu như đều có thể thấy quy định Trung Quốc phải làm thế nào, Trung Quốc xác nhận ra sao. Có thể hiểu rằng, ông Trump và Mỹ đang giúp đỡ ông Tập Cận Bình sửa chữa lại sai lầm mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại một cách rất cụ thể. Trong đó rất nhiều là những cải cách mà ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường dự định làm từ rất lâu. Ví dụ như, thỏa thuận giai đoạn hai sẽ liên quan đến vấn đề quan trọng là xóa bỏ việc nhà nước trợ cấp doanh nghiệp, bao gồm ngăn chặn nhà nước trợ cấp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Những điều này thực tế là họa hại mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại cho ông Tập Cận Bình, quẳng gánh nặng cho ông Tập. Nhưng, những điều này rõ ràng cũng là cho ông Tập Cận Bình một cơ hội cải cách.
Thứ tư, có liên quan đến mối quan hệ Tập Cận Bình ký kết thỏa thuận thành công hay thất bại và vấn đề liên quan đến sinh tồn. Lần này, toàn bộ quá trình thỏa thuận có thể thành công, một phương diện là áp lực từ bên ngoài của ông Trump, một phương diện là kết quả của đội ngũ của ông Tập Cận Bình mạnh mẽ áp chế phe Giang, loại bỏ can nhiễu từ phe Giang. Ông Tập Cận Bình đã tiếp thu được bài học phá rối thỏa thuận từ phe Giang hồi tháng 5 năm ngoái. Lần ký kết thỏa thuận này nếu thất bại, phe Giang sẽ giá họa cho Tập, bức ép Tập phải hạ đài, do đó trước tiên Tập phải dẹp yên việc phá rối của phe Giang.
Ông Tập đã chọn hàng loạt thủ đoạn khác thường như: thể hiện quyền lực trong quân đội (thăng cấp 170 tướng lĩnh); khiến toàn bộ Ủy viên Bộ Chính trị lần lượt biểu đạt thái độ; dùng “lãnh tụ nhân dân”, tức là dùng danh nghĩa nhân dân để áp chế cách nói bôi nhọ được gọi là “chủ nghĩa yêu nước” , “hiệp ước bất bình đẳng”, v.v, của phe Giang Trạch Dân; lại ví dụ như việc sa thải Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc
Trung ương tại Hồng Kông là ông Vương Chí Dân thuộc phe Giang; 2 ngày trước khi ký kết thỏa thuận, tức ngày 13/1, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã phát đi tín hiệu “đả hổ”.
Sự thực cho thấy, các biện pháp đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đã có hiệu quả ngăn chặn thỏa thuận bị phá rối. Đương nhiên ông Trump cũng là thông qua phương thức hợp tác này để làm bước trải đường cho ông Tập đánh phe Giang và giải thể ĐCSTQ.
Cuối cùng, thỏa thuận Mỹ – Trung có thể thực hiện được hay không, điều này quyết định ở lực độ ông Tập Cận Bình đánh phe Giang và thoát khỏi ý thức bảo vệ đảng ở mức nào. Tại Trung Quốc, quyết định quan trọng nhất và then chốt nhất đều là quyết định chính trị. Nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ của người Trung Quốc vẫn tồn tại, biến động chính sách, phân phối kim ngạch thương mại và tiền, bao gồm cải cách kết cấu, chỉ cần lực độ đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đủ lớn, đều có thể giải quyết vấn đề. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, vấn đề tương đối nhỏ thì có thể dùng tiền để giải quyết, còn quan trọng vẫn là thuận thiên ý và dân ý, duy trì xu thế đánh phe Giang, nhảy khỏi con thuyền chìm ĐCSTQ, chắc chắn sẽ “hữu kinh vô hiểm”, bước ra khỏi cục diện khó khăn.
Lý Thiên Tiếu
https://trithucvn.net/trung-quoc/thoa-thuan-thuong-mai-my-trung-va-co-hoi-cho-ong-tap-can-binh.html
Ý nghĩa của thỏa thuận Giai đoạn 1 của Mỹ và TQ?
Chính quyền Trump cho rằng dù thỏa thuận thương mại tạm thời có hẹp tới đâu, nó cũng thể hiện một bước đột phá quan trọng.
Sau 18 tháng đối đầu không khoan nhượng, Mỹ và Trung Quốc vừa tiến một bước tới hòa bình hôm 15/1 với việc ký kết thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
“Hôm nay, chúng ta có một bước đi quan trọng, một điều mà chúng ta chưa bao giờ làm với Trung Quốc. Điều này sẽ đảm bảo thương mại công bằng và tương hỗ”, ông Trump phát biểu trước lễ ký thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh Mỹ-Trung sẽ cùng sửa những cái sai trong quá khứ.
Theo thỏa thuận mới ký, Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh mua nông sản Mỹ và các hàng hóa khác cùng các điều khoản liên quan tới sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
Trên hết, thỏa thuận này giúp xoa dịu cuộc xung đột vốn làm chậm tăng trưởng toàn cầu, tổn thương các nhà sản xuất Mỹ và tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Trung Quốc suốt gần 2 năm qua.
Nhưng thỏa thuận mới không buộc Trung Quốc phải thực hiện các bước đi lớn như cải cách kinh tế hay giảm trợ cấp không công bằng cho các công ty nhà nước, điều mà chính quyền Trump luôn tìm kiếm khi bắt đầu thương chiến bằng cách áp thuế với hàng hóa Trung Quốc vào tháng 7/2018.
Hầu hết các nhà phân tích cho rằng nếu Mỹ muốn ngăn cản nỗ lực của Bắc Kinh trong việc soán ngôi vương công nghệ của Washington, họ sẽ cần nhiều năm đám phán. Và khó có một giải pháp thỏa đáng vào hiện tại để ngăn tham vọng trở thành người dẫn đầu công nghệ toàn cầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực như xe không người lái và trí tuệ nhân tạo.
Theo ông Eswar Prasad, nhà kinh tế tới từ Đại học Cornell, việc ký kết thỏa thuận Giai đoạn 1 thể hiện sự hoan nghênh của 2 bên, nhưng nó không giải quyết thực chất nguồn gốc gây ra căng thẳng thương mại và kinh tế căn bản giữa cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer trong một bức thư gửi tới Tổng thống Trump mới đây phàn nàn rằng thỏa thuận Giai đoạn 1 dường như tạo ra rất ít tiến bộ trong việc cải cách các hành vi thương mại thô bạo của Trung Quốc.
Các vấn đề gai góc dự kiến sẽ được đưa ra trong các vòng đàm phán tương lai. Nhưng không rõ khi nào chúng sẽ bắt đầu và ít ai mong đợi nhiều tiến bộ sẽ đến trước cuộc bầu cử tháng 11 tới ở Mỹ.
John Veroneau, một quan chức thương mại của Mỹ trong chính quyền George W. Bush nói rằng thỏa thuận giai đoạn 2 có lẽ sẽ là vấn đề của năm 2021.
Theo thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1, Trung Quốc cam kết tăng mạnh lượng hàng nhập của Mỹ, cung cấp những bảo đảm cho công nghệ Mỹ và đưa ra các cơ chế mới nhằm thực thi thỏa thuận. Trung Quốc đã nhất trí mua thêm hàng hóa của Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong 2 năm tới, nhiều hơn so với mức của năm 2017, thời điểm trước khi bùng nổ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Cụ thể, Bắc Kinh đã đồng ý mua thêm 50 tỷ USD nông sản, 75 tỷ USD các sản phẩm chế tạo và 50 tỷ USD năng lượng từ Mỹ.
Tuy nhiên, những gì gây chú ý nhất của Thỏa thuận này lại là những gì mà nó không đề cập tới. Đó là mức thuế quan với 360 tỷ USD áp lên hàng hóa Trung Quốc vẫn được duy trì.
Chính quyền Trump lập luận thỏa thuận Giai đoạn 1 là bước khởi đầu vững chắc, bao gồm các cam kết của Trung Quốc về việc họ cần làm nhiều hơn về bảo vệ sở hữu trí tuệ, hạn chế thực tiễn buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ,
Với mức thuế quan vẫn duy trì lên hàng hóa của Bắc Kinh, chính quyền Trump vẫn đang giữ đòn bẩy buộc Trung Quốc phải tuân thủ các cam kết của mình – điều mà Mỹ khẳng định nền kinh tế thứ 2 thế giới đã thất bại trong nhiều thập kỷ qua.
“Chúng tôi chưa bao giờ trừng phạt họ. Nếu bạn không có thuế quan, bạn có thể viết ra mọi thứ mình muốn, nhưng Trung Quốc sẽ lại lừa dối mà thôi”, chuyên gia Derek Scissors tới từ Viện Doanh nghiệp Mỹ cho hay.
Theo Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1 sẽ có tác dụng nếu Trung Quốc muốn điều đó.
“Chúng tôi hy vọng họ sẽ tuân thủ luật. Nếu họ không như vậy, chúng tôi sẽ đưa ra các hành động chống lại họ”, ông Lighthizer cảnh báo.
Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung Quốc tại Capital Economic nhận định Trung Quốc không nhận được mọi thứ họ muốn từ thỏa thuận mới đây và Mỹ dường như cũng không có được những thay đổi cầu trúc của nền kinh tế như họ muốn.
“Nhưng họ có được sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại song phương. Tôi nghĩ rằng chính quyền Trump sẽ coi nó như một chiến thắng”, ông cho hay.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32666-y-nghia-cua-thoa-thuan-giai-doan-1-cua-my-va-tq.html
Những Nỗi Nhớ Về Sài Gòn – Mai Thanh Truyết
Hiện diện nơi cõi trần gian cuối năm 1942, bài viết dưới đây chỉ nhắm vào một mục đích duy nhứt là cố truy tìm trong ký ức những dấu ấn về Sài Gòn, nhứt là vào những thời điểm còn là một cậu nhà quê lên tỉnh vào tuổi ấu thơ.
Chia lìa cuống rún
Chưa đầy ba tuổi nhưng dấu ấn đầu tiên là thủ đô Sài Gòn (hay Saigon) choáng ngợp mặc dù gia đình đang trong cảnh kinh hoàng và đau buồn trước đó với hình ảnh một người cha trên người đầy máu và nhà cửa đang bị đốt cháy phừng phựt.
Cả gia đình còn lại gồm Ba Má, chị Hai, Chị Sáu, Anh Bảy, Chị Chín, Anh Mười…dìu dắt nhau trên một chiếc xe ngựa hướng về Sài Gòn.
Hai Anh Ba và Anh Năm trong thời điểm đó đang đi học ở đây.
Đó là hình ảnh tôi mang theo về Sài Gòn khi tuổi còn thơ, và sau đó, những hình ảnh đã khắc ghi trong tôi đậm nét với những gương mặt tuổi trên dưới 20, đầy nét hận thù đầy hùng khí trong vụ bắn Ba tôi và đốt nhà năm đó. Sau nầy, chính Má tôi kể lại, họ chính là những tá điền của gia đình tôi.
Nỗi nhớ đầu tiên ở Sài Gòn: Tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi yên ả với ngôi nhà thuê tại đường Cô Bắc (Dumortier cũ). Nhà tôi số 1, nhà của Chú Năm Nghĩa (ba của cô đào Thanh Nga) số 2.
Sống thong dong như mọi trẻ con, nửa quê, nửa tỉnh, chiều chiều thả diều trên bãi đất trống trong khu phố. Thỉnh thoảng “rắn mắt” cùng các bạn cùng tuổi đi thọc trái “me keo” ở hàng rào bao bọc một thành Tây còn sót lại nằm trên góc đường Nguyễn Khắc Nhu (Ballande) và Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ).
Cũng biết đánh đáo, tạt hình với “tiền” là những bao thuốc lá xếp lại.
Cũng biết lấy nút phén (nấp của những chai bia Larue, xá xị…) để dưới đường rầy xe điện chạy ngang qua ga Arras (Cống Quỳnh) để được cán dẹp. Sau đó, đục hai lỗ ở giữa, thắt sợi dây vào và dùng hai ngón tay cái, xoay vòng vòng, làm vũ khí đấu với vũ khí của “địch”. Bên nào bị cắt đứt giây trước là bị thu. Đôi khi bánh xe “nút phén” được khía vòng ngoài làm răng cưa để …chiến đấu. Tôi đã chứng kiến một bạn nhỏ cùng xóm bị nút phén cắt đứt môi khi vũ khí của anh ta bị cắt đứt dây.
Cũng biết bắn đạn (người Bắc gọi là bắn bi), cũng biết đi “hoang” cùng chúng bạn, xuống chợ Cầu Muối đường Cô Giang (Douaumont cũ).
Cũng biết thỉnh thoảng chạy qua đống rác của nhà máy làm võ ruột xe đạp Labbé để lượm những ống ruột xe đạp được cắt từng sợi dây thung kết liền nhau. Và đây cũng là một loại “tiền” để tuổi trẻ chúng tôi “ăn thua” trong khi đánh đáo hay bắn đạn…Các dây thung nầy cũng được tuổi trẻ “gái” kết nối làm sợi dây dài dùng để nhảy dây. Có thể nhảy một mình, nhảy đôi hoặc nếu dây dài hơn nữa, có thể nhảy một lượt nhiều người trông rất đẹp mắt và vui.
Cũng biết chạy theo sau xe ngựa với chiêng trống inh ỏi, hai bên là hai bảng vẽ quảng cáo chiếu phim ở các rạp hát bóng. Chạy theo để lượm những tờ programme của các phim sắp chiếu của rạp Nam Tiến bên kia cầu Ông Lãnh.
Đôi khi mạo hiểm hơn nữa, xuống Cầu Ông Lãnh, vượt qua Cầu Mống, thả lần qua nhà máy thuốc lá Bastos và dừng lại ở Rạp hát bóng Nam Tiến.
Ba tôi không cho đi học lớp năm như mọi đứa trẻ khác mà Ba dạy tôi ở nhà, để rồi sau đó vô trường học lớp tư (lớp 2 sau nầy).
Thế mà tôi cũng hoàn tất bậc tiểu học ở trường Tiểu học Trương Minh Ký nằm ngay góc đường Nguyễn Thái Học (Kitchener cũ) và đại lộ Trần Hưng Đạo.
Nỗi nhớ thứ hai: Đám tang Trần Văn Ơn
Qua tin tức do hai người anh lớn kể lại, học sinh Trần Văn Ơn đang học lớp Première ở trường Petrus Trương vĩnh Ký, nhưng vì một lý do gì đó bị bắn chết ngày 9/1/1950 tại trường. (Người viết thiết nghĩ không cần thiết nêu ra nguyên nhân hoặc lý do vì không nằm không ký ức và còn trong vòng tranh cãi vì ý thức hệ).
Từ sáng sớm 12-01-1950 hàng chục ngàn học sinh, sinh viên và dân chúng đã tề tựu chật sân trường và sân vận động trong khuôn viên trường, trong đó có tôi tháp tùng cùng với hai người anh, và cũng không biết tại sao lại có mặt ở đây nữa?
Nhìn thấy bà con, cô bác từ khắp nơi, sinh viện, học sinh cùng từng hàng xe xích lô chở nước, bánh mì. Đoàn người sau khi tề tụ đông đủ và ngay hàng thẳng lối rất trật tự đúng 7g30 sáng. Đoàn khởi hành đi theo lộ trình từ trường Petrus Ký ra đường Nancy (sau là Cộng Hòa), theo vòng xoay đi đường Frédéric Drouhet (Hùng Vương), quẹo qua đường Armand Rousseau (Trần Hoàng Quân) vòng ngã sáu Chợ Lớn, đi thẳng qua hảng rượu La Bière nhắm thẳng đến nhà quàn đường Thuận Kiều, nơi chứa quan tài anh Ơn.
Sau cùng dừng lại ở một nghĩa trang nằm trước sân vận động Renault mà sau nầy đổi tên là sân vận động Cộng Hòa. Đây là một kỷ niệm khó quên khi chưa đầy 8 tuổi!
Nỗi nhớ thứ ba: Trận giặc Bình Xuyên
Định mệnh đã đưa đẩy tôi cùng học dưới hai trường có tên Ký, và là hai Thầy Trò với nhau. Đó là trường Trương Minh Ký và Trương Vĩnh Ký. Một kỷ niệm nơi đây mà tôi không bao giờ quên là trận đánh giữa quân đội quốc gia và lực lượng Bình Xuyên.
Số là phải dành cho trường Chu Văn An vừa mới di cư từ miền Bắc vào, các lớp đệ nhứt cấp chúng tôi mỗi ngày chỉ học 2 giờ từ 11 giờ tới 1 giờ trưa. Lực lượng quân đội Bình Xuyên chiếm khu nội trú của trường không biết từ bao giờ (hai dãy nội trú sau nầy trở thành Trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn là nơi tôi tùng sự ngay sau khi từ Pháp về năm 1973).
Tôi còn nhớ, ngày hôm ấy là buổi học Pháp văn của Thầy Phạm Văn Thới (sau nầy Thầy làm Chuyên viên trong Phủ Thủ tướng và qua đời năm 2002). Tiếng súng bắt đầu nổ giữa trưa. Quân Bình Xuyên bò lên đỉnh của nóc nhà ngang, nơi có phòng thí nghiệm và phòng vệ sinh của trường.
Bên ngoài từ hướng cổng trường từ đường Nancy, quân chính phủ gồm những lính người Nùng chạy xuyên qua hành lang rộng. Hai bên bắn nhau, tôi không thấy ai bị thương hay chết cả. Sau nầy mới biết là nạn nhân của cuộc giao tranh hôm ấy chính là bức tượng bán thân Petrus Ký, hướng mặt về phía cổng trường. Cụ bị một vết đạn làm má bên phải lún sâu vào như một đồng tiền (giả tạo). Vì tượng bán thân của Cụ hướng ra đường Cộng Hòa, cho nên thủ phạm hẳn là do lính chính phủ bắn vào…
Chỉ sau độ nửa giờ giao tranh, Ông Hiệu trưởng Phạm Văn Còn bắt loa kêu gọi hai bên ngưng chiến và thầy trò chúng tôi bắt đầu ra khỏi trường. Thay vì chạy thẳng về nhà, lũ trẻ chúng tôi lại mân mê và đi lượm những võ đạn đồng rơi tung tóe trên sân trường, làm các thầy giám thị phải một phen cực nhọc xua đuổi.
Nỗi nhớ thứ tư: Ném đá cộng sản
Vào năm 1954, khi Hiệp định Genève, Thụy Sĩ được ký kết vào ngày 20/7, theo giao ước, những người lính cộng sản được tập trung tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn, để rồi sau đó được tập kết về Bắc. Qua một người anh lớn, tôi biết có hai địa điểm tập trung: một là khách sạn Majestic ở đường Catinat (Tự Do), và một ở góc đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và Huỳnh Quang Tiên, đối diện với nhà ga Arras (Cống Quỳnh). Dù còn nhỏ cũng như chưa hiểu nhiều vầ Quốc – Cộng, tôi cũng tham gia …ném đá vào các cửa sổ của khách sạn (dù không trúng vào đâu cả!).
Nỗi nhớ thứ năm: Tấn công chùa Xá Lợi
Ngay từ khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở đường Lê Văn Duyệt vào đầu tháng 6/1963, tình trạng xáo trộn ở Sài Gòn ngày càng phức tạp hơn, căng thẳng hơn. Và cao điểm là vụ tấn công chùa Xá Lợi đêm 20/8, hành pháp Đệ I Cộng hòa cho lịnh bắt tất cả phật tử và thầy tu trong chùa, duy chỉ có thầy Thích Trí Quang trốn thoát.
Vào buổi xế trưa ngảy thứ sáu 23/8/1963, trong một buổi học Histology do GS Listenberger dạy tại Đại học Y khoa số 28 đường Trần Quý Cáp (sau 30/4/1975, nơi nầy được dùng để làm bảo tàng viện Tội ác Mỹ ngụy), tôi rất ngạc nhiên khi thấy Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu và sinh viên Tô Lai Chánh bước vào, cả hai đều cạo đầu trọc lóc. Ngay sau đó, GS Mẫu nói cho sinh viên cả lớp biết tình trạng chính trị hiện tại và yêu cầu toàn thể bãi khóa và tham dự biểu tình ngày chủ nhựt 25/8 sắp đến.
Khi ra về, chúng tôi cùng hai bạn trong Nhóm Nguồn Sống là BS Hoàng Cơ Trường (đã mất) và KS Nguyễn Kim Long (Westminster) quyết định tham gia biểu tình.
Sáng sớm chủ nhựt, tôi đang chạy xe mobylette ngang qua nhà thờ Đức Bà thì bị bắt. Bị chở về bót Quân I, và chiều đó được chuyển vào Nha Cảnh sát đường Võ Tánh (Frères Louis). Số người bị bắt rất đông. Tối hôm đó, tất cả được dồn lên xe nhà binh bít bùng…trực chỉ Quang Trung (chỉ biết được là Quang Trung ngày hôm sau).
Theo lời một sĩ quan tuyên bố, từ nay tất cả chúng tôi đã là tân binh, quần áo bị tịch thu và được phân phối hai bộ quân phục mỗi người cùng với giày vớ và ba lô cùng lon hủ để đựng thức ăn…Ở Quang Trung tập cầm súng, đi ắt ê đâu được một tuần lễ, tôi được thả về; và từ đó mới biết là Quách Thị Trang bị bắn ở bùng binh chợ Sài Gòn hôm 25/8.
Đây có thể nói về kinh nghiệm được mặc quân phục và cầm súng trên vai trong suốt cuộc đời. Một nỗi nhớ khó quên!
Nỗi nhớ thứ sáu và sau cùng: Ngày 30-4-1975 và sau đó…
Nỗi nhớ dưới đây chính là nỗi nhớ Sài Gòn đã khiến cho tôi lấy quyết định cho suốt cuộc đời còn lại là phải dứt khoát tranh đấu nhằm xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản Bắc Biệt và “đánh đuổi Trung cộng” về Tàu. Dứt khoát như vậy!
Xin thưa,
Vào thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, tâm trạng người dân Sài Gòn hoang mang cực độ. Nhà nhà e dè mỗi khi tiếp xúc hay trao đổi với những người hàng xóm thân thuộc trước kia. Không khí xóm giềng thân mật không còn ứng hợp với câu “bà con xa không bằng láng giềng gần” nữa, đối lại bằng những cặp mắt nghi ngờ, e sợ, nhất là khi thấy bóng dáng một người quen thuộc nhưng trên cánh tay có mang một băng vải đỏ. Đó là hình ảnh tiêu biểu nhứt cho những ngày đầu gọi là “cách mạng”.
Chúng tôi, một nhóm giáo chức của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn gồm GS Nguyễn Văn Trường (mất 2018), GS Lý Công Cẩn (mất 2017), GS Lê Trọng Vinh (mất 1977), GS Trần Kim Nở (mất 2018), GS Trần Văn Tấn (mất 2016), và người viết (đã ở khu cư xá 57 Tự Đức từ mấy ngày trước 30/4), chúng tôi đang ngồi với nhau để bàn thảo xem phải hành xử như thế nào, trình diện ra sao, vì hôm đó chỉ là ngày thứ hai của “cách mạng”, tức thứ năm ngày 1/5/1975.
Tình cờ GS Nguyễn Hoàng Duyên (hiện là Luật sư ở San Jose), một thành viên của Ban Hóa học của trường chạy Honda đến. Tôi đề nghị với các GS huynh trưởng để tôi cùng Duyên lên trường xem xét tình hình trước.
Hai anh em đèo nhau trên chiếc Honda dame, mỗi người một tâm trạng bất an, nhưng vẫn không lộ ra. Khi vào khỏi cổng trường, không khí hoàn toàn khác, không còn một không khí quen thuộc như ngày nào. Một cảm giác nặng trĩu nơi tôi khi nhìn thấy một Giảng nghiệm viên (tên V.) thuộc Ban Vạn vật mang băng vải đỏ nơi cánh tay, chận chúng tôi lại, và hỏi với nét mặt lạnh lùng:”Hai anh vào ghi tên trình diện đi”.
Bước vào một phòng thí nghiệm hóa học, tôi lại thấy anh Nguyễn Minh Hòa (sau 30/4 được ”xếp” vào vị trí Trưởng khoa Hóa ĐH Sư phạm “tp HCM” thay thế chỗ của người viết trước ngày đó, vì “người” đã từng tuyên bố sau đó là nhờ cách mạng mà vợ tôi mới…mang thai được và tôi có con nối dòng(!), (hiện tại đã về hưu), cũng là một giảng nghiệm viên của tôi, cũng mang băng đỏ trên cánh tay hỏi tôi bằng một giọng lạnh lùng, không còn “lom khom” kính trọng như cách vài ngày trước đó. Dĩ nhiên là tôi ghi tên và bước ra ngoài.
Đi lần đến văn phòng Phó Khoa trưởng, cánh cửa đã bị mở toang từ lúc nào, tôi thấy Ngô Phàn, một sinh viên Ban Lý hóa của trường đã chạy vào bưng hai năm về trước. Phàn hỏi tôi, trên tay cầm khẩu súng lục nhỏ của GS Lý Công Cẩn: “Anh có gặp Ô C. không? Tôi đáp:” GS LCC sẽ vào trình diện sáng nay”.
Quan sát chung quanh sân trường, tôi chỉ thấy vài chị “nhà quê” quấn khăn rằn trên cổ, vẽ mặt thể hiện nét thỏa mãn của kẻ chiến thắng bước qua lại, chỉ chỏ các “anh” đeo băng đỏ mà trước đó chỉ vài ngày là những giáo sư của VNCH. Ngoài ra, không thấy bóng dáng của một “cán bộ” hay “bộ đội” Bắc Việt nào cả.
Sau đó, Duyên và tôi đi về báo cho các GS đang chờ đợi ở cư xá Tự Đức. Mọi người lên trường trình diện ngay sau khi được chúng tôi thông báo.
Một thời không quên
Một tháng sau, mọi sự đi dần vào ổn định, nghĩa là mọi thủ tục kiểm soát, kiểm tra đã hoàn tất, số giáo sư của trường được chia ra làm hai nhóm rõ rệt:
1- Các giáo sư đeo băng đỏ trong những ngày đầu trở thành các Tổ trưởng và Tổ phó học tập trong đó Tôn Nữ Thị Ninh là một Tổ trưởng sáng giá nhứt, và
2- Số giáo sư còn lại chiếm đa số là Tổ viên.
Chúng tôi bắt đầu chương trình “học tập” tại chỗ với mỗi tổ khoảng trên dưới 20 người, trong đó, ngoài Tổ trưởng, Tổ phó còn có một GS hướng dẫn học tập mới vào từ miền Bắc. Nơi trường Sư phạm, các “giáo sư” đó đến từ trường ĐHSP Vinh, trong đó, “một cháu ngoan của Bác” tên Trần Thanh Đạm làm Hiệu trưởng, “GS” Cao Minh Thì làm Hiệu phó, “GS” Nguyễn Văn Châu và một số “GS” khác như Yến, Thoa …và một số khác tôi không còn nhớ tên. Tuy nhiên, một người Trưởng ban tổ chức mà tôi không bao giờ quên được, đó là Bảy Được, một công an chánh gốc, mà sau nầy đã hỏi cung tôi cùng với một sĩ quan cấp tá công an là chồng của giáo sư Yến nói trên.
Dĩ nhiên những buổi học tập trên có tính chất giáo điều, diễn ra trong tẽ lạnh vì thái độ bất hợp tác của đa số giáo sư, ngoài những câu hỏi cò mồi của “đám gs đeo băng đỏ”. Tuy nhiên cũng có những giây phút sôi nổi vì các câu hỏi “móc lò” của một số GS trẻ như Duyên và Tuấn làm cho “đám ba mươi” cứng họng, vì họ làm sao có khả năng giải đáp được trong khi chứa trong đầu một tâm thức nô lệ!
Một kỷ niệm tôi còn nhớ đến hôm nay sau 44 năm là buổi đúc kết học tập. Tổ trưởng của tôi là một tiến sĩ cũng tốt nghiệp bên Pháp và là Phó ban Hóa học thời VNCH tên Nguyễn Thị Phương (hiện ở tại Rennes, Pháp). Trong suốt thời gian “học tập”, Cô Phương thường đi bên cạnh môt “nồng cốt” thực sự, có tên Bùi Trân Phượng, con một giáo sư Việt Văn bên Đại học Văn khoa. Cô nầy luôn luôn mặc áo bà ba và quần lãnh đen và cũng “bắt chước” túi sách cán bộ sau lưng, luôn quấn trên cổ một khăn rằn.
Cô nầy luôn luôn “bên cạnh” “anh” Ba Trực của thành ủy mỗi lần đi họp Tổ của Hội trí thức yêu nước Tp hcm có trụ sở chiếm được ở Cư xá Phục Hưng cũ đường Nguyễn Thông (Tôi không “CÓ” vào Hội nầy, chỉ “bị bắt buộc” đi họp vì các buổi họp nằm trong chương trình của giai đoạn “học tập chánh trị”). Trong thời gian nầy, Phượng còn là sinh viên, nhưng ở thời điểm hiện tại (2019), Phượng là một “tiến sĩ” giữ nhiệm vụ một Khoa trưởng một trường Đại học tư ở Sài Gòn và làm thêm nhiệm vụ “đặc biệt” cho một tổ A…ở Boston(!)
Tôi được xướng danh đọc bài đúc kết học tập đầu tiên. Vì đã chuẩn bị trước, tôi đã nhờ người học trò “ruột” hiện ở Vancouver soạn thảo, ghi lại tất cả những lời “Bác Hồ dạy” “Bác Tôn dạy” cùng các phát biểu của “Chú Duẩn” v.v…Tất cả được học trò tôi đúc kết, ráp nối trên 30 trang giấy…
Và trong suốt buổi đúc kết, tôi là cây đinh trong đó. Tôi đã chiếm hết giờ dành cho Tổ để đúc kết. Do đó, sau khi thảo luận bài đúc kết, vì đã hết giờ cho nên các đồng nghiệp còn lại của tôi được ra về khoan khoái vì đã tránh được nói lên những điều ngược với lòng mình…
Trong suốt những ngày tháng gọi là “học tập”, thỉnh thoảng cũng có những cán bộ cao cấp từ ngoài Bắc vào như Cù Huy Cận, Xuân Diệu, và nhiều người khác…giảng dạy về thiên đường cộng sản.
Một hôm, tại giảng đường của Đaị học Khoa học có sức chứa gần 500 người, nhà thơ tình lãng mạn “ngày xưa” Xuân Diệu đăng đàn. Có thể nói, chưa bao giờ tôi có thể hình dung được một cán bộ cao cấp của cộng sản, từng giữ chức Thứ trưởng Văn hóa Bắc Việt có những thái độ và cung cách thiếu văn hóa như thế.
Ông Xuân Diệu, với cái áo sơ mi bỏ ngoài, mang đôi dép lẹp xẹp, vai mang cái bị da cán bộ…chễm chệ ngồi cao trên bục giảng…tự do phát ngôn. Bên cạnh đó hai chai la de Con Cọp BGI 75cc và một ly lớn. Vừa uống, vừa nói, miệng mồm đầy bọt bia, tay chân “huênh hoang” với luận điệu của kẻ chiến thắng…
Và những câu nói ngày hôm đó là bài học …đầu tiên của tôi sau “cách mạng”.
Ông ta nói cái gì?
Xin thưa,
Ông ta chê chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là giới trí thức miền Nam, giới giáo sư đại học…và ví tất cả như những cây cổ thụ xum xuê cành lá…nhưng không có rễ. (Xin các giáo sư có mặt ngày hôm đó, hiện đang ở hải ngoại làm chứng dùm cho tôi, để tôi khỏi bị nói oan là bêu xấu chế độ ưu việt bằng triệu lần tư bản).
Một thời để nhớ lại và sẽ không bao giờ quên
Sau 44 năm, nghiệm lại câu nói năm xưa của một thi sĩ “thương cha thương một, thương ông thương mười” của Tố Hữu, người bạn của Xuân Diệu, lòng tôi chùng xuống và cảm thương cho một người lớn lên trong “cách mạng”, được “cách mạng” nuôi dưỡng… cho nên mới có ý so sánh đầy ‘biện chứng” trên.
Bốn mươi bốn năm qua, bây giờ cả thế giới mới thực sự thấy rõ hình ảnh Việt Nam ngày nay, hình ảnh nầy đã chứng minh rành rọt qua một đất nước tan hoang từ xã hội băng hoại cho đến đạo đức suy đồi, trong đó giáo dục thể hiện tất cả những gì tồi tệ nhứt như thầy trò, cô trò…có thể trao thân vì những đổi chác cho một kỳ thi, hay một mãnh bằng, chưa kể những tệ hại khác không cần phải nêu ra đây. Có thể nói, trong lịch sử giáo dục Việt Nam chưa có thời đại nào đưa đến sự đảo lộn luân thường đạo lý như giai đoạn hiện tại của Đất và Nước hôm nay.
Bài học đầu tiên của Xuân Diệu 44 năm về trước về cây cổ thụ cần phải được xem xét lại.
Do đó, cần phải nói cho rốt ráo là “Cây cổ thụ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại là một cây chết khô, không hoa, không lá, không rễ, và thân cây đã mục nát, thậm chí mối và mọt cũng không còn gì có thể gậm nhấm được”.Và sau hơn 44 năm, hệ thống giáo dục của CSBV đã biến học sinh thành một công cụ cho đảng như suy nghĩ của Phạm Đình Trọng:”Học trò thay vì thích thú mặc bộ đồ mới đón năm học mới như đứa trẻ xênh xang áo mới đón ngày tết lại phải mặc đồng phục đồ lính, đội mũ lính, mang vẻ mặt xung trận, đi ắc ê một, hai, tập những bước đi đầu tiên của rô bốt công cụ, của bầy đàn, muôn người như một, không có cá nhân, không còn cá tính”…trong ngày khai trường cho niên học mới
Và một tương phản khác của ngày khai trường năm 2019 ở một miền núi trên cao nguyên Việt Nam với hình ảnh học trò ngồi chồm hỗm trên đôi chân đất trong “lớp học – sân trường lầy lội” dưới trời mưa lâm râm, hay phải “du dây” qua thác ghềnh trên đường đi đến trường!
Thay lời kết
Quý Bà Con vừa đọc xong “Những nỗi nhớ về Sài Gòn” của một người con Việt. Suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 (trừ 10 năm vắng “quê” Sài Gòn vì đi du học), trải dài từ những bước chân thơ dại đến những bước chập chững vào đời. Đôi chân đó đã từng lê la khắp mọi nơi, để lại biết bao nhiêu kỷ niệm cùng sự thăng trầm của thủ đô Sài Gòn yêu dấu. Từ những buổi sơ khai, Sài Gòn vẫn còn nét mộc mạc, vẫn còn những con đường đất, rồi trải đá, rồi tráng nhựa. Sài Gòn với đường xe điện từ bùng binh đến Chợ Lớn qua những ga: Ga chánh Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga Arras (Cống Quỳnh), ga Nancy (Cộng Hòa), ga Cuniac, ga An Bình, ga Jaccaréo, và cuối cùng là ga Bonhoure (Hải Thượng Lãn Ông).
Làm sau quên được Sài Gòn với bột chiên ngả sáu. Sài Gòn với ăn chơi, với sòng bạc Kim Chung và Đại Thế Giới. Sài Gòn với Bò 7 món Pagolac, với bánh bao Ông Cả Cần. Sài Gòn với quán cơm sinh viên Anh Vũ đường Bùi Viện, với Cà phê Năm Dưỡng nơi bùng binh Hồng Thập Tự, Nguyễn Hoàng, Nancy, Lý Thái Tổ, Phạm Viết Chánh…
Và Sài Gòn với muôn trùng nỗi nhớ trong tim…
Giờ đây viết lại, người viết không cầm được xúc động. Xin chia xẻ cùng Bà Con khắp nơi với cùng một lời nguyền:” những người con Việt sẽ cùng góp tay xây dựng lại Đất và Nước một khi sạch bóng quân thù”.
Một người con Việt Đức Hòa – Trảng Bàng
Tết Canh Tý 2020
Việt Nam trước gọng kềm Trung Cộng – Nguyễn Ngọc Sẵng
Việt Nam đang đối diện nhiều vấn nạn sinh tử cho chế độ Cộng Sản và những nguy cơ có thể mất nước về tay giặc Tàu. Sau đây là vài sự kiện chết sống của dân tộc.
- A. Áp lực từ phía Trung Cộng
1. Trung Cộng mua đất, thuê đất ở Campuchia, khu vực giáp biên giới với Việt Nam.
Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng Quân khu 7 cho biết nhiều doanh nghiệp Trung Cộng mua đất, thuê đất ở Campuchia, khu vực giáp biên giới với Việt Nam. Ông đánh giá năm 2019 có 2 điểm đáng chú ý là sự xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam của Trung Cộng và giữ ổn định được nội địa mà TP/HCM là trọng tâm. Thiếu tướng Hùng cho biết hiện trên tuyến biên giới Tây nam giữa Việt Nam và Campuchia người Trung Quốc mua đất và thuê đất với diện tích lớn ở khu vực này.
2- Trung Cộng xây sân bay trong rừng ở Campuchia nhằm mục đích gì?
Một đường băng giữa rừng đang khơi dậy nhiều nghi ngờ về ý đồ của Trung Cộng đối với Campuchia và tham vọng quân sự của nước này trong khu vực. Theo một bài báo đăng trên báo New York Times thì phi đạo chạy dài ‘như một vết sẹo’ qua nơi từng là một khu rừng già hoang sơ ở vùng tây nam Campuchia.
Một khi hoàn tất vào năm tới trên một dải bờ biển hẻo lánh, Sân bay Quốc tế Dara Sakor sẽ có đường băng dài nhất nước. Cách đó không xa, các công nhân đang đốn cây trong một công viên quốc gia để mở đường cho một cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu chiến. Theo VOA ngày 24 tháng 12/19
3. Trung Cộng cung cấp Campuchia 100 xe tăng và xe bọc thép
Theo tờ Khmer Times, ông Banh nói rằng Trung Cộng sẽ cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) các xe tăng và xe bọc thép. Các thiết bị này dự kiến được chuyển đến đúng thời điểm tổ chức tập trận chung “Rồng Vàng” vào tháng Ba (2018)
Theo tờ Diplomat, ông Banh không xác nhận chính xác số lượng thiết bị được giao hoặc cho, thông tin cụ thể hơn về việc này. Tuy nhiên, một phóng sự trên kênh BTV cho hay Trung Cộng sẽ viện trợ khoảng 100 xe tăng và xe bọc thép cho Lữ đoàn 70 của Bộ Quốc phòng Campuchia. ( 4 tháng 2/2018)
4. Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông trên Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Cộng hôm 18/12 nói chiếc tàu sân bay đầu tiên do nước này chế tạo, Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông, có nhiệm vụ tập trung vào Biển Đông và đối đầu trực diện với các tàu nước ngoài, theo South China Morning Post (SCMP).
Theo đó, chiếc chiến hạm mới được đưa vào hoạt động hôm 17/12 sẽ được sử dụng cho việc giao chiến, chủ yếu để giành quyền kiểm soát trên các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, thay vì chỉ tập trung vào các nhiệm vụ huấn luyện như tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Cộng.
B- Nỗi lo ngày càng tăng về chủ quyền của lãnh đạo Cộng Sản
Dù cố gắng trấn an người dân bằng cách tỏ ra lạc quan về sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia, mặc dù không dám nêu đích danh bọn giặc Tàu, nhưng khi đánh giá tình hình đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng nói “hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta”.
Ông Nguyễn Phú Trọng thấy rõ sự đe dọa chủ quyền, mầm móng trực tiếp gây tổn hại nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và Trung Cộng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tham vọng chiếm Biển Đông. Theo vanews.org tháng 12/2019.
Nỗi lo này phù hợp với nhận định của học giả Richard Heydarian về những gì đã và đang diễn ra tại Biển Đông năm 2019. Các quốc gia trong vùng càng chứng kiến sự đe dọa liên tục của Bắc Kinh lên chủ quyền lãnh thổ của họ hơn là một động thái thân thiện
Tháng 12/2018, nhân dịp lễ kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Cộng tại Đại Sảnh Đường Nhân dân Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rõ ràng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ phát triển trên sự tổn thất lợi ích của quốc gia khác nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Trung Cộng khẳng định quyết tâm này vào những ngày cuối năm 2019 trên vùng Biển Đông, khi nhóm tàu hải cảnh của Bắc Kinh lởn vởn trong khu vực lục địa phía Nam Việt Nam.
C- Con đường nào cho Việt Nam?
Trong thập niên nầy, Việt Nam cố găng canh tân quân đội, tân trang vũ khí. Hằng năm họ chi cho ngân sách quốc phòng khoảng 2,23% tổng sản phẩm nội địa (GPD) trong năm 2010 và đã tăng lên 2,36% vào năm 2018 (tương đương khoảng 5,8 tỷ đô la).
Theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc trong một lần trả lời phỏng vấn về Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam, việc hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong các năm qua thể hiện trong Sách Trắng chủ yếu là để đối phó với những thách thức từ Trung Cộng ở Biển Đông.
Trong Sách Trắng Quốc Phòng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, từ chính sách “ba không” có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành “bốn không” là: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Chánh sách quốc phòng Việt Nam thể hiện cung cách “Tự Nguyện Làm Đệ Tử” với ước mong được yên thân trước con hổ dữ đang đói mồi. Và do một Tướng Lãnh thân Tàu Nguyễn Chí Vịnh vẽ ra.
Trước tình huống đó, một số nhân sĩ, trí thức, tướng lãnh, những người yêu nước kêu gọi Đảng Cộng Sản thay đổi chính sách quốc phòng, thân thiện với Mỹ để từ đó họ giúp bảo vệ chủ quyền đất nước. Đáp lại lãnh đạo Đảng Cộng Sản thà chiụ mất nước, chớ không để mất đảng. Và những nhà tranh đấu bị kết án với những bản án thật nặng nề.
Cộng sản Việt Nam phải thay đổi chính sách quốc phòng thụ động, khiếp nhược, và phải Liên Minh với Mỹ, quốc gia duy nhất có thể giúp Việt Nam bảo vể chủ quyền quốc gia. Rút bài học từ Nhật, Đức, họ đầu hàng Mỹ và Đồng Minh trong Thế Chiến thứ 2, nhưng ngày nay được hùng cường phần lớn do Mỹ. Họ cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ, giao thương với Mỹ để phát triển kinh tế. Họ biết Mỹ chưa hề chiếm một tấc đất của quốc gia nào khi họ đến và ra đi. Phi Luật Tân cũng là bài học về giao thương với Mỹ.
Kể từ khi Đức đã nhận được 1,3 tỷ USD hỗ trợ tái thiết từ kế hoạch Marshall của Mỹ, những công ty như Volkswagen, Siemens và Thyssen hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phương tiện tự động, điện tử và kỹ thuật đều được coi là những trụ cột của tăng trưởng kinh tế. Nhờ giao thương với Mỹ và các nước tư bản Châu Âu mà họ được thịnh vượng như hôm nay.
Phải nhanh chóng dân chủ hoá đất nước để tận dụng tài nguyên trí tuệ của người dân, tạo cơ hội đồng đều cho mọi đóng góp, nhất là mặt khoa học, kỹ thuật. Chỉ giao cho con cháu đảng viên những nhiệm vụ lãnh đạo, trong lúc những phó tiến sĩ mưu sinh bằng chạy xe ôm thì đất nước bao giờ phát triển? Và nhà nước luôn muốn có nhân tài phục vụ đất nước, mà nhân tài đang nằm co ro đói lạnh, bị hành hạ trong nhà tù vì không cùng quan điểm với nhà nước.
Trong những năn gần đầy, những phản kháng xã hội gia tăng, một số công khai chống nhà nước, bất ổn ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển. Đàn áp không phải là đáp số. Một nhà nước thông minh, nhân bản giải quyết những vấn nạn xã hội bằng giải pháp phi bạo lực. Làm được việc nầy sẽ tạo được sự đoàn kết trong đại khối dân tộc, đó là một trong những nhân tố thúc đầy phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Một số các bạn trẻ Việt Nam sống ở nước ngoài, có khả năng cao trong lĩnh vực y tế, khoa học, họ muốn cống hiến khả năng cho quê hương, nhưng đất nước phải thật sự dân chủ. Đừng quên một số khoa học gia trẻ ở hải ngoại cũng là chất xám mà quê hương cần. Chính chế độ Cộng Sản đã ngăn cản sự đóng góp của họ.
Việt Nam cần mạnh dạn thay đổi thể chế, lấy tư doanh làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.
Trên hết, phải thả toàn bộ những người bất đồng chinh kiến, tổ chức bầu cử tự do, có sự giám sát quốc tế. Làm được việc nầy, các ông tự tạo cơ hội để hoà nhập vào đại khối dân tộc. Ngược lại, không có cánh tay độ lượng khi đảng Cộng Sản sụp đổ.
Việt Nam, Tháng Cuối Cùng – Phan Van Song
Thưa quý bà con, Thưa quý thân hữu,
Bài nầy là bài cuối cùng của năm 2019, và cũng là những lời lãi nhãi cuối cùng của người viết chúng tôi về Quốc Nạn Hán Hóa, vì năm 2020 là thực thụ bắt đầu một thời kỳ Tân Bắc Thuộc ! Định mệnh nghiệt ngã ? Không ! Vì đó, chẳng những là một quyết định của Đảng Cộng Sản đương quyền, nhưng còn là một sự thờ ơ thỏa thuận đồng lỏa gián tiếp của một đại đa số người dân Việt Nam.
Do đó, chúng tôi từ nay, cũng xin cáo biệt với « đất nước Việt Nam », vì từ nay Việt Nam – với tôi – là một xứ lạ, không còn dính líu gì với cái gốc gác người Việt – hay đúng hơn người Nam Việt của chúng tôi nữa, và từ nay, xin miễn bàn về cái « đất nước Việt Nam » nầy nữa !
Ngày nay, Việt Nam đã Hán hóa, do đa số người dân mình trong nước, vì thờ ơ, hay «vô cảm», hay vì «sợ», không phản ứng, nên đã gián tiếp hoàn toàn chấp nhận! Đó là quyết định của đại đa số người dân Việt Nam ! MÌNH thiểu số phải phục tùng thôi !
– Thằng tôi, bấy lâu nay ngu si ! Vẫn nhầm lẫn, tưởng rằng, phải nhắc nhỡ Dân Chủ và Nhơn Quyền ! Vì Dân Chủ Nhơn Quyền, Dân Quyền và Tự Do … rất quan trọng với người dân Việt Nam ta ! Và những quan niệm « Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân Sanh Hạnh phúc », cần thiết cho một dân tộc. Nhưng đó chỉ cần thiết với một xứ khác, với một dân tộc khác!
– Thật sự, dân tộc Việt ta CHỈ cần thiết với cái « Ăn » là trên hết ! Độc lập ? Tự túc đủ ăn ! Tự do ? thả cửa hàng quán, sáng phở, chiều nhậu, suốt ngày cà phê ! Hạnh phúc ? Sáng sỉnh, tối say, xài hàng hiệu, đi xế ngon. Panem et circem – bánh mì no lòng, xiệc vui no mắt !
– Chữ « Ăn » là chữ quan trọng nhứt trong xã hội và đời sống ( ngày nay) của dân Việt ta : Từ cái căn bản, « ăn uống, ăn mặc, ăn ở », đến « làm ăn » khi lên voi, hay « ăn mày » lúc xuống chó, đến « ăn nằm » để có hậu duệ tương lai, đến cả khi về già, tu hành cũng phải « ăn năn »… Trong khi đó, Dân Chủ hay Nhơn quyền đều không có Ăn. Bằng chứng ngày nay, ở Đông Đức, còn một số người khá đông đang nuối tiếc thời Cộng Sản… Lúc xưa thời Đông Đức Cộng Sản họ không có Tự Do – nhưng Tự Do là gì ? Họ không định nghĩa được – nhưng họ có ăn, dù ăn với tem phiếu, với bao cấp – nhưng họ có ăn ! Bây giờ họ có tự do đó, nhưng họ phải đi KIẾM ăn ! Do đó ngày hôm nay, thằng tôi ngộ rằng đa số người dân Việt Nam ta đã chấp nhận chế độ Cộng Sản, và do đó, họ đã hoàn toàn chấp nhận Hán Hóa !
– Sẽ có vài thân hữu không bằng lòng, sẽ nói, nào trong nước có phản đối đó, có biểu tình, có cả những tù nhơn chánh trị nữa đó… ! Nào ngoài nước có cả đại diện tù nhơn lương tâm đó … Phải ! Nhưng bao nhiêu 100 ? 200 ? 300, 1 000 đi nữa ?… So với 90 triệu đồng bào ! Tháng qua, tuần qua có cả hai anh Tướng lên tiếng ! So với bao nhiêu Tướng ! Thật ? Giả ? Còn có cả hiện tượng Phạm Thành với BàĐầmXòe, ngon lành, DÁM công khai chưởi ông Trọng, mà chưởi thiệt, chưởi nặng, chưởi xã láng ! Thiệt, giả ? Xin trích bài viết của tác giả Nguyễn thị Cỏ May tuần qua :
« Phê phán Đệ nhứt lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng, cả Hồ Chí Minh, nhơn vật đảng tôn thờ như thần thánh, với những lời lẽ nặng nề như xỉ vả, thế mà Phạm Thành vẫn an nhiên tự tại tại Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuy ông có bị báo mạng của đảng cộng sản như Nhân Văn, Trang Thông tin chống Phản động chửi rủa ông cũng thậm tệ như ông chửi lãnh tụ của họ. Tức một cuộc chửi lộn tay đôi ngang ngữa nhau giữa phe báo đảng và Phạm Thành Bà Đầm Xòe. Trong lúc đó, nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Hà Tĩnh chỉ dạy học trò hát trong lớp học nhạc «Trả lại đây cho nhân dân tôi Quyền tự do, quyền con người, Quyền được nhìn, được nghe, được nói. Quyền được chọn chân lý tự do. Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn … » lại bị Tòa án phạt 11 năm tù ở và 5 năm quản chế » – Hết trích – Nguyễn thi Cỏ May – Đối lập mạng hay thế lực thù địch (13/12/2019).
Như vậy để nói rõ đến cả Đối lập – Đảng Cộng Sản đương quyền cũng kiểm soát tổ chức :. – Khi một người dân có uất ức, có bất mãn, thì bổng có một người khác bất mãn DÁM nói thay ta, mà còn nói mạnh hơn ta, nói giỏi hơn ta, chưởi giỏi thay ta ; và hơn nữa, lại có cả người có chức vụ lớn, cựu đảng viên, cựu Tướng hay đương Tướng, trí thức, … ta yên lòng. – Ta ngồi yên, được « ăn có », còn gì cho bằng, may ra ngày mai… có thay đổi, ta nhờ, rủi không thay đổi ? Thì cũng no star where – cũng không sao đâu ! Do đó, bấy lâu nay,vẫn có vài hiện tượng «tiếng nói Đối lập, tiếng nói Dân chủ»,
những « hiện tượng gọi là » ! Vài cánh « cửa gió », vài cái « sút-páp » xì hơi … Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng được « tiếng thơm » là có tý Dân Chủ, có tý cởi mở, đối với dư luận âu tây mỹ úc …
Bài cuối, hẹn viết phải viết xong :
30 năm nay chương trình Hán hóa Việt Nam của Tàu Cộng và Việt Cộng là DIỆT Tổ quốc Việt, DIỆT Văn Hóa Việt, DIỆT Kinh tế Việt và phải TÀN PHÁ Môi Sanh môi trường sống của người Việt… Để người Việt không thể sống được ! Để người Việt PHẢI bỏ nước ra đi … Việt tộc đã có truyền thống di cư, với 4000 năm di cư ! Đã di cư, đã đi từ Động Đình Hồ xuống tận mủi Cà mau … Nay người Việt ta đã đến tận cùng của đất liền, giáp với Biển Cả, vẫn chưa đủ ! Nay phải chạy nạn lan tràn qua ngoại quốc, á, âu, mỹ, úc …
6 / Tàn Phá Môi Sanh Việt Nam :
Ngay từ ngày vừa ký xong Mật Ước, đứng trước những tai họa ô nhiễm đang hoành hành trên đất nước (Tàu) của mình, Beijing đã nghĩ cách chuyển những tai họa nầy qua Việt Nam. Từ đó, bằng những sức ép chánh trị, kinh tế, tài chánh Bắc Kinh buộc dần Nhà đương quyền Việt Nam, Đảng Cộng Sản Hà Nội chấp nhận phải chứa chấp, nhận lãnh tất cả mọi kỹ nghệ hóa học, cơ khí dơ bẫn, ô nhiểm nhứt của Tàu trên đất nước Việt Nam. Ngay từ thời nguyên khởi, ngay sau năm 1990, Mật ước vừa ráo mực đã có hàng ngàn người Tàu Cộng đột nhập Việt Nam làm ăn, tạo công xưởng, lập thương mại …, thoạt đầu nhờ người Việt đứng tên, dần dần biến qua hùn hập và tiến dần đến mở cổ đông tập đoàn. Tóm lại, một anh Tàu, có khi là một đại cán bộ Tàu Cộng trá hình, lột áo đảng giả dạng lái buôn, móc nối với một hay vài đại cán bộ, đại đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, và các anh nầy, hoặc cho mượn tên, hoặc đúng hơn bán tên mình và có khi dùng cả chức vụ mình để bao che, liên kết làm ăn – Do đó, ngày nay, một số lớn các đại công ty tại Việt Nam, đều có tên các đại gia đình cán bộ hùn hập làm ăn, nhưng thật sự mà nói đều do các người Tàu có dính líu quan hệ xa gần với Đảng Cộng Sản Tàu, nắm cả !
– Trong khi Trung Cộng, vì sợ ô nhiễm đã cho đóng cửa các nhà máy Bô Xít của mình từ năm 2001, họ lại được Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ, ký giấy cho phép năm 2007, mở 6 nhà máy Bô Xít trên một diện tích là 1800 mét vuông trên vùng Cao Nguyên miền Trung, để hai quốc gia cùng khai thác ! Xin trích bản cáo trạng viết trong tuần qua của một tác giả trong nước – Nguyễn Dân đăng trên mạng (danlambaovn.blogspot.com), về Bô Xít Tây Nguyên ngày 8/12/2019:
– « Bô Xít Tây Nguyên – một chủ trương lớn, giao giang san cho giặc – Thấy nguy, (toàn dân) can gián, chẳng chịu nghe – Độc đoán, độc quyền, và càng độc hại: rước giặc vào nhà? »
Và tác giả còn tố cáo thêm :
. « -Một đất nước mà từng lượt người (hàng trăm, hàng ngàn) xếp hàng chờ đợi để được “xuất khẩu” đi làm thuê, ở mướn, cả bán dâm, làm điếm nơi xứ người để lo cho sự sống. Và cũng để kiếm tiền nuôi đảng.
– Để chuẩn bị cho đỉnh điểm năm 2020, trong những tháng ngày cuối năm 2019, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang ráo riết thực thi: phải được thành lập và xúc tiến cùng với Quốc Hội Việt Nam vừa phê chuẩn:
– Tuyến đường vận chuyển Vân Nam, Lào Kai, Hà Nội, Hải Phòng, do Tàu hoạch định và Việt Nam hợp tác thực hiện… bắt buộc phải được xúc tiến.- Ba đặc khu, vùng ven biển và hải đảo (rất trọng yếu cho công cuộc thôn tính): Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc miển visa cho “người nước ngoài” vào vùng ven biển (tách ra?) lãnh thổ Việt Nam.
– Xài tiền Tàu – học chữ Tàu – lấy chồng Tàu – sanh con Tàu… Mọi thứ phải là “Tàu”? Đó là đường lối, chính sách chủ trương của đảng.
– Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, phục vụ cho “vành đai, một con đường” nhất định phải xúc tiến thực thi cho đúng kỳ, đúng hẹn, kịp lúc, kịp thời. Tốn bao nhiêu không ngại, đã có người bạn vàng “4 tốt” giúp cho?
Nói chung là phải hoàn thành sứ mạng “Hiệp Ước Thành Đô”. Để một sáng đẹp trời nào đó: các đồng chí lãnh đạo đảng ta (CSVN) được qùi xuống “tuyên thệ” dưới lá cờ 6 sao » (Ngưng Trích)
– Và để khỏi mất thời giờ quý bà con kể mãi những chuyện ai cũng biết rồi. Chúng tôi xin tóm lược vài điển hình xin tạm gọi là những xì căn đang – những chuyện động trời vô lý bất công chỉ có xảy ra ở một quốc gia với một nền pháp luật tồi tệ do một lũ ác ôn quản trị.
– Xì căng đang Formosa : « Đỉnh cao » của sự lừa đảo và vô lương của Tàu cộng với sự đồng lỏa của đương quyền Cộng sản Việt Nam. 2008, Bắc Kinh ép (?) Hà Nội cho phép Formosa Plastics – một công ty nguyên quán Đài Loan nhưng đương chủ nhiệm và chủ vốn lại là Trung quốc, một công ty đã có tai tiếng xấu về những vi phạm môi trường – được mở một xí nghiệp luyện thép tại tỉnh Hà Tĩnh, miền Bắc Trung Việt Nam. Formosa Plastics sẽ mở chi nhánh tại Việt Nam lấy tên là Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Compagny, tên gọi là tắt là Formosa Việt Nam, với toàn bộ vốn liếng do người Trung Cộng đứng tên. Do đó, một « úm ba la », phù thủy Formosa nguyên thủy Đài loan, « úm ba la », biến thành Formosa Việt Nam hoàn toàn Tàu Cộng !!. 2010, lòn lách thế nào ? Formosa Việt Nam được mua nhượng (?) 70 năm, 330 mẫu đất ở Vũng Áng, thuộc huyện Kỳ Anh, trước ngay vịnh nước sâu có tầm vóc quân sự vì có thể chứa các tầu bè lớn và cả tiềm thủy đỉnh. Cho mướn 70 năm là một sự đặc biệt, – vì theo luật Việt Cộng – đất là của công – chỉ cho dân mướn, và chỉ cho mướn tối đa là 45 năm. Thế mà, 70 cho Tàu và Đặc khu 99 năm ! Hết ý !!
– Xì căng đan cá chết, nhiễm biển : Ngày 6 tháng 4 năm 2016, dân chúng vùng Vũng Áng bổng phát hiện trên nhhững bãi biển hàng loạt cá chết nằm đầy … và những ngày kế tiếp theo hàng vạn hàng triệu tấn cá chết tắp đầy vào những bãi biển của toàn khắp ven biển miền Trung Việt Nam. Hiện tượng một vùng của Biển Đông đầy tử khí đầy không nhận một tiếng vang nào của phía đương quyền Việt Cộng ! Đi tìm lý do, các thợ lặn đã tìm ra ra cơ nguyên do chất độc đã được rãi ra bởi cái ống thãi dẫn từ nhà máy Formosa ra xa đến tận đáy biển ! Dân chúng Vũng Áng và các vùng phụ cận láng giềng với nhà máy bắt đầu biểu tình phản đối và đòi nhà máy bồi thường. Diễn ra một tuồng kịch, đáng lý nhà nước phải đứng về phía nạn nhơn, trái lại một cuộc thương thuyết đến ngày nay vẫn chưa ngã ngũ… Dân chúng nạn nhơn cuộc ô nhiễm trãi dài cả trăm cây số, từ Hà Tĩnh đến Huế, cả vạn cây số vuông mặt biển…Dân chài bốn tỉnh duyên hải miền Trung không có cá ăn, vì vùng nước ven biển nhiễm độc phải ra khơi xa đánh cá thì lại bị « tàu lạ » đánh đuổi vì tàu lạ bảo vệ ranh giới chữ U của Tàu…
– Xì căng đan Hoa Sen : Formosa chưa giải quyết thì đương quyền Hà nội lại cho phép xây môt nhà máy Thép – kiểu Formosa khác – ở Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, phía Nam miền Trung. Formosa mạn Bắc, Hoa Sen mạn Nam, nếu hai nhà máy nầy đồng xã chất bẫn, Việt Nam hết còn cá đề ăn, hết còn nước mắm để chấm !
– Xì căng đan nhà máy giấy Tàu trên sông Hậu : Ô nhiễm, tàn phá miền Tây Nam Việt Năm 2008, quân phiệt Tàu Cộng với hảng Lee & Man, được bọn bán nước Việt Cộng cho phép xây một nhà máy giấy khổng lồ (công xuất 420 ngàn tấn giấy/ năm) trên giòng Hậu Giang, giòng sông vú sữa của đồng bằng Sông Cửu. Những chất thãi của ngành kỹ nghệ giấy sẽ tàn phá nông nghiệp lúa gạo và ngư nghiệp truyền thống của miền Tây xứ Nam kỳ mình.
– Nói tóm lại : khác biệt với các xí nghiệp ngoại quốc khác, các xí nghiệp Tàu Cộng, nhứt là về công nghiệp hay nông nghiệp đều sa thãi, sử dụng đầy chất hóa học ô nhiễm môi trường. Từ sông hồ, ven biển, đến cả đất ruộng ven thành xí nghiệp, đều bị ô nhiễm. Ấy là chưa kể, Tàu Cộng có thể « nhập cảng ô nhiểm vào Việt Nam ». Nhà máy Formosa, tuy chưa hoàn tất, tuy chưa hẳn hoàn toàn hoạt động, làm sao có thể có một sức thãi « quá tải » như vậy ?
Ảnh hưởng đến đời sống : Ngày nay, một cuộc du lịch dài ngày, hay về sống dài hạn ở Việt Nam là một cuộc hành trình đầy hiểm nguy, đầy phiêu lưu, … cho Sức Khỏe ! Từ không khí đầy bụi bặm, đến nước uống thức ăn, cả nước tắm giặt, tất cả đầy cả chất độc ! Từ trái cây, hoa củ, rau cải đều – được-bị – trồng trọt với hoa mầu hóa học. Chưa kể hàng giả … từ gạo giả đến thuốc giả ! Nhưng làm sao đây ! Ăn để mà sống hay ăn để mà chết ! Việt Nam ngày nay, đứng hàng số hai của thế giới về bệnh ung thư. Kết quả : các vùng miền Trung Việt Nam ngày nay là những vùng dân bỏ xứ ra đi nhiều nhứt : từ xuất khẩu lao động chánh thức đến tỵ nạn, đi chui, 31 nạn nhơn « thùng nhơn » bên Anh vừa qua là dân gốc miền Trung !
Xâm nhập, Đạo quân thứ Năm, … Xâm chiếm quân sự : Thiên nhiên không thích khoảng trống – La nature a peur du vide. Dân mình bỏ xứ ra đi, bỏ vườn không, bỏ nhà trống ? Dân Tàu cộng sẽ xâm nhập và sẽ canh tác vườn trống, sẽ ở những nhà không của ta ! Nhưng làm sao dân ta sống không được mà dân Tàu lại sống được ? Đảng Cộng Sản Tàu đã có kế hoạch cho dân Tàu di dân … để giải tỏa Nạn Nhơn Mãn Tàu. Dân Tàu PHẢI đi mọi nơi giành chiếm chổ với dân bàn xứ. Ở Pháp, mua tất cả những cửa hiệu cà phê thuốc lá tạp hóa … mọi nơi. Nhà Nước Tàu có kế hoạch giúp đở người Tàu di cư … giành dân chiếm đất… bành trướng tạo những chinatowns ở khắp nơi !
– Cái đặc biệt thứ hai của Tàu, là các xí nghiệp Tàu ở xứ ngoài đều dùng người Tàu làm việc, rất ít thâu người bản xứ ! Ở Việt Nam còn đặc biệt hơn là có thề có đến 100 % công nhơn là người Tàu, cộng với gia đình, và những nghiệp vụ phụ cận, và dịch vụ hậu cần và chẳng chốc các cơ quan tiếp liệu, hàng quán… nói tóm lại chỉ cần một một xí nghiệp kha khá có tầm vóc là có thể tạo một chinatown nho nhỏ… Ở Việt Nam còn có cái nguy hiểm hơn là một phần lớn các xí nghiệp Tàu được xây dựng ở những địa thế chiến lược … Nhóm công nhơn có thể là những quân nhơn trá hình … Nguyên liệu nhập cảng sản xuất công nghiệp có thể là những vũ khí ? Đây là một đạo quân thứ năm, khi cần tuyên chiến Việt Nam, sẽ là những nội tuyến đắc lực … cả thời bình cũng sẽ là một vũ khí gián điệp, nghiên cứu, điều nghiên !
Một bản tin mới nhứt để nói rõ sự xâm nhập ngày nay của Tàu :
« …. Trả lời tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng sáng ngày 12/12/2019, Giám đốc công an TP Đà Nẵng thiếu tướng Vũ Xuân Viên thừa nhận:
– Nhiều người nước ngoài chọn thành phố Đà Nẵng làm địa bàn phạm tội. …. Đà Nẵng, Nha Trang đang kìn kịt người Trung quốc đổ về. Với luật miễn thị thực cho người Trung Quốc vào các vùng kinh tế ven biển, cùng với sự quản lý yếu kém mà tướng Vũ Văn Viên thừa nhận, thì người Trung Quốc tung hoành quanh năm suốt tháng ở Việt Nam “như vào chỗ không người”. Bằng chứng là mới hôm qua đây (10-11/12/2019), hơn 600 người Trung Quốc biểu diễn thời trang ở Hạ Long như ở đất Trung Quốc, mà không thấy công an để mắt đến ngăn cản ngay khi vừa xảy ra (thanhnien.vn,11/12/2019, https://thanhnien.vn/…/hon-600-nguoi-trung-quoc-tu-tap-trin…) ».
Kết Luận :
Như đã nói vào phần mở đầu. Năm 2020, bắt đầu vào phần 2 của Hán Hóa là áp dụng quản trị thực tiển : nghĩa là sao ? Phần một, 30 năm qua, hạ tầng, nền tảng, sơ bộ đã đặt xong. Người Việt nay đã quen với sống người Hán rồi, những rào cản « dân tộc Việt » nay đã tháo gở, người dân Việt nay « vô cảm » với đụng chạm văn hóa, những nhu cầu cần thiết ngày nay chỉ xoay quanh các nhu cầu xã hội, sanh lý, sanh tồn thôi, và đang được ít nhiều thỏa mãn ! Nói tóm lại người Việt Nam ngày nay chỉ là một con người xã hội, kinh tế, sanh lý và sanh tồn ! Tự hào dân tộc, tự hào văn học không còn nữa … ngày mai Hán Hóa sẽ giải quyết mọi trả lời kinh tế, sanh lý, sanh tồn căn bản, của người dân Việt. Và sẽ có hai hạng người Việt Nam trước Hán Hóa : Hoặc Từ Chối – Déni hoặc Định Mệnh – Fatalisme. Tóm lại Makeno !
Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong nước, hiện nay CŨNG có vài tiếng nói Dân Chủ, chống đối đó. Nhưng lẽ loi yếu ớt. Thoạt đầu Cộng quyền cũng làm ngơ, cho phép, « gọi là », để quảng cáo với Tây với Mỹ rằng « Ta đây cũng có Nhơn quyền Dân Chủ… » Sau đó tạo thêm người Dân Chủ, tạo thêm người Đối kháng… để lẫn lộn, giả mù sa mưa, thât giả … chen lấn… Kiểm soát, kẻ thật hắn nhốt, thằng giả hắn cũng nhốt … Kiểm soát, ngụy tạo … Kết quả ngày nay, Việt Nam
âm thầm sang trang. .. chẳng ai tin ai cả. Tất cả đều giả, tất cả đều dỏm !
Thằng tôi có bi quan không ? Người xưa có câu « Cùng tắc biến, biến tắc thông ” Ngày mai chắc chắn là thiệt sự Hán hóa rồi. Mong đây là một cú SỐC ! May ra người Việt thức tỉnh … Vì khi phải bỏ chữ quốc ngữ để học chữ Hán vuông, khi phải nói tiếng Tàu để tạo công ăn việc làm… khi … khi … biết đâu sẽ như dân Hong Kong ? Biết đâu ? Biết đâu ? Và ….
Mong lắm !!
Hồi Nhơn Sơn, cuối năm 2019
Kính chúc tất cả bà con một Mùa Giáng Sanh an lành Và Một Năm Mới 2020 được vạn sự như ý!
Thơ Xuân Trần Văn Lương
Dạo:
Xuân mơ thấy bóng Cờ Vàng,
Thấy rừng xương trắng từng hàng nở hoa.
Cóc cuối tuần:
春 夢
新 年 故 土 絕 紅 魔,
大 小 窮 民 處 處 歌.
日 煦 黄 旗 波 勃 勃,
林 寒 白 骨 忽 開 花.
陳 文 良
Âm Hán Việt:
Xuân Mộng
Tân niên, cố thổ tuyệt hồng ma,
Đại tiểu cùng dân xứ xứ ca.
Nhật hú, hoàng kỳ ba bột bột,
Lâm hàn, bạch cốt hốt khai hoa.
Dịch nghĩa:
Giấc Mơ Xuân
Năm mới, quê cũ hết sạch (loài) ma quỷ đỏ,
Dân nghèo lớn bé khắp chốn (vui) ca hát.
Mặt trời ấm áp, (những con) sóng Cờ Vàng ùn ùn (nổi lên),
Rừng lạnh, xương trắng bỗng nở hoa.
Phỏng dịch thơ:
Giấc Mơ Xuân
Xuân đất nước sạch loài quỷ đỏ,
Dân trẻ già khắp ngõ hát ca,
Cờ Vàng phất phới gần xa,
Rừng xưa xương trắng nở hoa rộn ràng.
Cali, 1/2020
Lời than của Phi Dã Thiền Sư:
Đất nước không còn quỷ đỏ, dân lành ca hát,
Cờ Vàng phất phới, xương trắng nở hoa.
Ôi, quả đẹp làm sao!
Nhưng buồn thay, đó chỉ là giấc mộng!
Hỡi ơi!
Năm 2020 là năm của bầu cử Việt nam sẽ thay đổi ?
Nhiều nước trên thế giới, cả mươi nước có, lớn nhỏ đủ hết . Nhỏ chỉ có năm ba chục ngàn dân, lớn, giàu có với hơn ba trăm triệu dân như Huê kỳ, đều lần lược tổ chức bầu cử trong năm nay nên năm 2020 có thể nói là đồng nghĩa với “Năm của bầu cử” . Là cơ hội để người dân ở những nơi đó hi vọng sẽ có thay đổi tốt đẹp hơn hay bầu cử chỉ để tái xác định một trật tự đã được an bài . Một chế độ của nhơn dân, do nhơn dân chọn !
Vừa bước vào năm mới, ngày 11 tháng 01/2020, Đài loan tổ chức cuộc bầu cử quan trọng, bàu cử Tổng thống và bầu cử luôn Quốc hội cùng ngày . Quan trọng hơn vì nó mang ý nghĩa là nhơn dân Đài loan sẽ nói lớn là họ chọn Dân chủ hay độc tài ? Tức chọn về với Tập Cận-bình ở Bắc kinh hay giữ Đài loan vẫn là Quốc gia Độc lập Dân chủ ?
Đài loan
Từ năm 1683 tới năm 1895, Đảo Đài loan chánh thức do Trung hoa cai trị, tức là một hải đảo của Trung hoa, chỉ cách bờ biển trung hoa lối 200 km . Năm 1895, thất trận trong cuộc chiến Trung-Nhựt thứ I, Đài loan bị nhượng cho Nhựt theo Hiệp ước Shimonoseki . Tới năm 1945, Đệ II Thế chiến kết thúc, Nhựt thất trận, Đài loan trở về Trung hoa Dân quốc . Năm 1949, Tưởng Giới thạch thua Mao Trạch-đông, quan quân kéo nhau ra Đài loan lập quốc . Từ đây, Đài loan trở thành một Quốc gia độc lập dưới sự cai trị của Quốc Dân đảng, vẫn giữ ghế hội viên Liên Hiệp quốc cho tới năm 1971, bị chánh quyền Mao đòi, phải giao lại cho Bắc kinh .
Đài loan và lục địa, cả hai đều coi mình là một nước Trung hoa nên cùng tranh chấp chủ quyần và tính chánh thống trên toàn lảnh thổ . Chánh quyền Quốc Dân đảng ở Đài loan vẫn mang nảo trạng trở về giải phóng lục địa, lập lại chế độ Trung Hoa Dân quốc .
Trên thực tế, Đài loan có riêng một nền hành chánh độc lập nhưng không vì thế mà Đài loan đã có một lần chánh thức đòi hỏi một nước Đài loan Độc lập cho mình . Vì vậy, sau khi mất ghế ở LHQ, Đài loan bị LHQ coi chỉ còn là một tỉnh lẻ của Chánh quyền ở Bắc kinh và cả Đài loan cũng vẫn coi mình là một tỉnh của Trung hoa Dân quốc theo Hiến pháp trước năm 1949
Năm 1991, một số luật ban hành chuẩn bị bầu cử Quốc hội kỳ 2, chấm dứt những đạo luật đặc biệt của năm 1948 . Năm 1994, ban hành thêm những đạo luật mới nữa cho bầu cử Quốc hội Lập pháp năm 4996 . Và cũng trong năm này, Đài loan tổ chức bầu cử Tổng thống bằng cuộc tổng tuyển cửa trên lảnh thổ tự do . Kể từ Quốc hội thứ 4, chế độ chánh trị Đài loan thật sự trở thành đại biểu cho toàn dân Đài loan với ý thức là “Cánh phủ của một nước Trung hoa thống nhứt” .
Với tinh thần tôn trọng tư hũu, Đài loan cải cách điền địa thành công, kinh tế phát triển nhanh chống và bền vững đã sớm biến Đài loan trở thành một trong bốn con rồng á châu, có mức sống bằng Nhựt bổn hoặc Âu chấu . Nền công nghệ cao Đài loan giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới . Cùng lúc nền dân chủ cũng phát triển song song, chấm dứt hơn bốn mươi năm dưới một chế độ độc tài . Tức khi kinh tế phát triển thì chế độ thay đổi qua dân chủ tự do .
Ông Lý Đăng Huy là Tổng thống đầu tiên đắc cử bằng phổ thông đầu phiếu năm 1966 .
Bà Thái Anh Văn đắc cử hôm 11/01/2020 với 57, 1% số phiếu, số phiếu cao hơn số phiếu đắc cử năm 2016, trong lúc đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du, Đại diện Quốc Dân đảng thân Bắc kinh, được Bắc kinh công khai ủng hộ, chỉ có 38, 6% . Với số phiếu 57, 1% đắc cử là «áp đảo» trong lúc đó lãnh tụ cộng sản đắc cử phải 99, 99% ! Một nhà chánh trị học người Anh cho rằng bầu cử trong một chế độ dân chủ tự do, kết qua đạt tới 60% là phi thường . Còn kết quả mà tới hơn 80% chỉ có những chế độ độc tài mà thôi !
Bà Thái Anh Văn đắc cử với số phiếu ắp đảo đã làm cho Bắc kinh không biết làm sao phản ứng cho phải phép nên đã phải lên tiếng tố cáo thắng «gian lận» hay nhờ «may mắn» !
Theo đài RFI, người dân Trung Quốc biết được kết quả cuộc bầu cử tổng Thống ở Đài Loan chỉ qua một câu ngắn thông báo chiến thắng của «nhà lãnh đạo» mãn nhiệm Thái Anh Văn . Lập tức, các lời bình đã tiết lộ nhiều điều . Nhờ đó nhiều cư dân mạng mới hỏi một câu đơn giản «Tại sao ?» .
Để môt lần nữa tái xác nhận chủ quyền của Bắc kinh với Đào loan, một ngày sau bầu cử, Bộ Ngoại Giao Tàu cộng cho đăng một thông cáo khẳng định dù tình hình nội bộ ở Đài Loan có như thế nào đi nữa, thì trước sau cũng «chỉ có một nước Trung Hoa mà thôi, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc ».
Tiếp theo, Tân Hoa Xã đưa ra một bài bình luận theo đó bà Thái Anh Văn tuy đắc cửa vẻ vang nhưng vẫn không thể được gọi là Tổng thống, mà là nhà lãnh đạo, hay một nhà «cầm quyền» ở đảo mà thôi.
Chưa đủ, Tập Cận-bình còn xua đạo quân phản tuyên truyền dùng vữ khí «fake News» cáo buộc đảng của bà Thái Anh Văn đã vận dụng các chiến thuật như hăm dọa, gian lận, mua phiếu…Bài xã luận kết thúc bằng một lời cảnh cáo : Nếu nhà lãnh đạo Đài Loan cứ khăng khăng đi theo con đường độc lập, thì chỉ có thúc đẩy nhanh thêm sự chấm dứt « ảo vọng » của họ – ý muốn nói việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc (RFI) .
Tập nói lấy được để khỏa lấp cái nhục do phe Dân chủ Hồng kông thắng cử ngoạn mục và tiếp theo là Đài loan . Tập không dám nhìn thẳng thực tế là trước bạo lực hung hản và nham hiểm, người dân của hai địa phương nhỏ bé vẫn thực hiện được trọn vẹn dân chủ . Một bài học lớn cho Âu châu và nhiều nước khác suy nghĩ về giá trị Dân chủ trước bang giao thương mại với Bắc kinh .
Iran***
Tháng tới, ngày 21/02/2020, Iran sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội lập pháp . Tình hình Iran khá bất ổn tuy chế độ độc tài hồi giáo vì hồi giữa tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền hồi giáo phải đối phó với những cuộc biểu tình bạo loạn làm cho 300 người thiệt mạng chỉ trong vòng có 3 ngày . Đồng thời, Iran bị áp lực nặng nề của Mỹ, về ngoại giao và kinh tế bị phong tỏa . Hôm rồi, còn bị thêm một tai nạn mới là một tướng lảnh quan trọng bị Mỹ sát hại .
Trong hoàn cảnh tang gia bối rối như vậy, Iran quả quyết sẽ tổ chức bầu cử Lập pháp vào thàng 2 tới . Theo một giới chức cao cấp, bầu cử kỳ tới này sẽ thoáng hơn cac kỳ trước . Tuyên bố như vậy để tỏ thiện chí, xoa dịu dư luận ?
Trong kỳ bầu cửa trước đây, chỉ có 51% ứng viên nạp hồ sơ ứng cử được Hội đồng bầu cử gồm những cán bộ cách mạng hồi giáo xét duyệt chấp thuận . Nhưng hồ sơ bị loại là của những người chủ trương cải tổ . Nên những người này tẩy chay kết quả bầu cử .
Qua 02 tháng 03/2020 là bầu cửa Lập pháp Do thái . Quốc hội Do thái bị giải tán hôm 11 tháng 12/2019 do hết thời hạn để thành lập chánh phủ liên hiệp .
Do thái trải qua một cuộc khủng hoảng cơ chế hiến định . Đó là cuộc bầu cửa thứ ba trong vòng chưa đầy một năm vì bầu cử hôm tháng 4/2019 và tháng 9/2019 không hội đủ đa số để lập chánh phủ . Ví ông Thủ tướng lâu năm Nétanyahou bị cáo buộc tham nhủng, giian lận, lợi dụng lòng tin, …Thế mà ông ta vẫn quyết đị bám quyền lực, chối mọi cáo buộc .
Hồng kông
Hôm 24/11/019 vừa qua, Hồng-kông tổ chức bầu cử địa phương, cấp Quận, nhưng kết quả ngoạn mục vì cử tri tham gia với đa số tuyệt đối, điều chưa từng xảy ra và phe Dân chủ toàn thắng, với 388 ghế trên 452 ghế . Ý nghĩa thật sự của kết quả bầu cử là một thông điệp Dân chủ gởi cho toàn thế giới, hùng hồn nói lên rằng Dân chủ vẫn là giá trị qui chiếu của mọi dân tộc, là đích đến của nhơn loại văn minh, và, riêng trong trường hợp Hồng-kông, là vết đen lớn tắp vào mặt Tập Cận-bình khó rửa sạch, như vết mực tàu đã bị dân Hồng-kông tạt lên nhuộm đen quốc hiệu Cộng hòa Nhân dân Trung quốc trong dịp biểu tình trước đây, sau cùng xác tín không thể có một nước Tàu duy nhứt cộng sản độc tài ác ôn vì chế độ của Tập không phải thật sự vũng chắc ! Giấc mơ của Tập, từ lúc lên cầm quyến năm 2012, đổi mới nước Tàu để trở thành bá chủ thế giới là mơ hồ .
Rất hiển nhiên khi người dân, ngay cả trong chế độ độc tài đi nữa, khí được cơ hội phát biểu, thì họ sẽ nói lên khao khát Tự do Dân chủ . Dân hồng-kông đã đứng lên cực lực chống lại sự can thiệp độc đoán của Bắc kinh .
Tháng 9 năm nay, Hồng kông sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội . Từ năm qua, dân Hồng không biểu tình đòi dân chủ, đối đầu với phản ứng mạnh bằng bạo lực của Bắc kinh .
Bầu cử lại Hội đồng lập pháp . Kỳ bầu cử này khá phức tạp do cơ chế thiết lập theo ý muốn của Bắc kinh nên phe Dân chủ dù có toàn thắng cũng sẽ khó đảo nược tình thế vì chỉ có phân nửa Đại biểu Quốc hội là được bầu theo phổ thông mà thôi .
Miến Điện bầu Quốc hội Lập pháp vào tháng 11/2020 . Togo bầu Tổng thống ngày 22 tháng 2/2020
Bolivie sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống, Quốc hội Lập pháp, Thượng viện trướcx tháng 6/2020 . Đây là những cuộc bầu cử đầu tiên sau bầu cử Tổng thống hi 20/2019 bị tẩy chay, dân chủ xuống đường biểu tình đuổi ông Tổng thống Evo Morales chạy mất .
Bầu cử tới đây ở Bolivie là làm lại tất cả . Từ Hội đồng bầu cử, danh sách cử tri, …Cuộc bầu cử phải không có Evo Morales . Sẽ là cuộc bầu cử duy nhứt từ 18 năm qua . Nhưng Evo Morales tuy đang tỵ nạn chánh trị tuyên bố « Tôi không ứng cử Tổng thống nữa nhưng tôi vẫm có quyền làm chánh trị với đảng «Phong trào theo xã hội chủ nghĩa» của tôi .
Huê kỳ
Quan trọng hơn hết có lẽ là cuộc bầu cử Tổng thống Huê kỳ thứ 59 mà thế giới đang chờ đợi vào tháng 4/11 cuối năm nay .
Ông Trump sẽ được bầu lại chăng? Thử thách chủ yếu cho cuộc bầu cử tới đây liệu khẫu hiệu «Keep America great» sẽ còn đủ sức mạnh để đem lại chiến thắng cho ông như cách đây bốn năm hay không ?
Cho tới nay, cuộc vận động truất phế ông Trump chắc không thành trong lúc đó, đảng Dân chủ chưa đề cử được ứng viiên dứt khoát . Trước đây, ông Biden có vẻ là ứng viên ssáng giá nhưng sau đó bị Sanders và Warren theo dỏi sát gót .
Mặt khác dân Mỹ cũng bầu lại Hạ viện và 35 ghế trong Thượng viện .
Theo dư luận thì ông Trump có thể thắng cử kỳ tới do thành quả của nhiệm kỳ này rất tốt đẹp cho nước Mỹ tuy về đối ngoại có nhiều tranh cải .
Riêng đối với người Việt nam tại Mỹ có lẽ có nhiều tranh cải với nhau cực kỳ sôi nổi trong vấn đề bênh vực bồ nhà, phe ta, ai phải đắc cử . Vì người đắc cử của Mỹ sẽ giúp Việt nam lật đổ chế độ cộng sản, đưa họ về cầm quyền !
Slovaquie
Ngày 29 tháng 2/2020 tới đây, Slovaquie, một phần của Tiệp khắc trước kia nay tách ra làm nước độc lập và thành viên Liên Âu .
Đầu năm 2018, cái chết của một ký giả đã tới người hùng của xứ Slovaquie, ông Robert Fico phải từ chức . Dân chúng đã khám phá thấy giới cầm quyền của họ, liên minh Tả và cực Tả, gốc cộng sản củ, chỉ là một băng đảng tham nhủng . Trước mắt chẳng còn mấy ngày mà viển ảnh ứng cử viên và bầu cử hảy còn mù mịch .
Chuuk
Tên nước, chắc không có mấy ngưới nghe qua có thể biết ở đâu . Chuuk sẽ là một nước nhỏ ở Đại dương châu, thuộc Liên Bang Micronésie, muốn tách ra sau bầu cử để trở thành một nước độc lập vì dân chúng ta thán bị chánh quyền trung ương ngược đải .
Chuuk là xứ đông dân nhứt của Liên Bang, gồm 53 000 dân, gần bằng phân nửa dân số Liên Bang .
Liên Bang Miconésie phụ thuộc vào Mỹ nhưng từ khi độc lập, không còn được Mỹ trợ cấp nữa hoặc vào Mỹ làm việc như công dân Mỹ . Do đó, họ muốn ngã qua Trung quốc, hiến cho Trung quốc làm cái đầu tàu .
Chuuk tuy là một nước cực nhỏ nhưng lại chiếm một vị trí chiến lược rất thuận lợi ở Thái Bình dương .
Năm 2020 sẽ là năm biến động ?
Theo nhà tiên tri người Anh, ông Craig Hamilton Parker, người đã tiên tri ông Trump sẽ trở thành Tổng Thống Mỹ hồi năm 2016, vừa đưa ra lời tiên đoán về năm 2020 ông Trump lại sẽ “tái đắc cử”, Trung Cộng sẽ có một “cuộc cách mạng” và ông Tập Cận Bình sẽ buộc phải thực hiện “những thay đổi lớn”.
Hàng năm, ông Hamilton Parker đều đưa ra những dự đoán về các sự kiện lớn sẽ xảy ra trong năm mới và đăng công khai trên mạng để mọi người có thể theo dõi đánh giá tính chính xác của dự đoán và đồng thời, chính tác giả cũng tự cho điểm mình. Ví dụ, vào năm 2019, ông dự đoán Thủ Tướng Anh Boris Johnson đắc cử là đúng . Ông đã tự cho ông 10/10 điểm. Tuy nhiên, ông dự đoán rằng sẽ có vụ đắm tàu ở vùng biển Scotland nhưng không xảy ra, ông tự chấm điểm là 0/10.
Về năm nay 2020, ngoài việc ông Trump sẽ tái đắc cử, Trung cộng có biến, Tập phải thay đổi lớn, ông còn dự kiến “chiến tranh” xảy ra ở Trung Đông » và “khủng hoảng kinh tế” ở Âu châu .
Về Trung Cộng, ông dự đoán rằng phong trào phản đối Dự Luật Dẫn Độ ở Hồng Kông sẽ còn tiếp diễn và sẽ có những bất ổn mới ở đại lục. Đối mặt với sự sụp đổ của chế độ, Tập Cận Bình sẽ buộc phải thực hiện “những thay đổi lớn”. Trung Cộng sẽ trở về chánh thuyết Tôn Trung Sơn và nền “dân chủ” thực sự từ đó sẽ xuất hiện thay thế chế độ độc tài cộng sản hiện nay.
Ông cũng dự đoán rằng khi tình trạng hỗn loạn càn quét khắp Trung Cộng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng sẽ leo thang.
Đối với Mỹ, Ông dự đoán vụ đảng Dân chủ truất phế Tổng Thống Trump sẽ kết thúc trong “thất bại”. Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden sẽ bị mất uy tín bởi vụ bê bối và Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren sẽ trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ. Tuy nhiên, ông Trump sẽ giành chiến thắng lần nữa trong cuộc bầu cử Tổng Thống tới đây vào cuối năm.
Ông cũng dự đoán chiến tranh Trung Đông sẽ nổ ra giữa Ả Rập Saoudite và Iran; Mỹ và Nga sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình tạm thời. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ bị người dân lật đổ, và ông ta sẽ chạy trốn sang Trung Cộng .
Ông còn dự đoán sẽ có thỏa thuận giữa Thủ Tướng Boris Johnson và Tổng Thống Trump mở ra sự “thịnh vượng mới về kinh tế” cho Anh . Nhưng với Mỹ, ông cho biết Miami bị bảo gây thiệt hại nặng
nề . Và sau cùng, ông báo nhiều nơi sẽ bị một tai hại lớn là khói bụi từ Trung Cộng sẽ bay phủ không gian khiến nhiều người bị bệnh tật và có thể bị chết ngạt.
Việt nam sẽ thay đổi ?
Vẫn biết bầu cử là nề nếp của sanh hoạt dân chủ . Nhưng 193 quốc gia hội viên LHQ không phải đều là nước dân chủ . Điển hình là Trung cộng và Việt cộng là 2 nước độc tài ác ôn nổi bậc nhứt . Vậy đừng có ai nghĩ Việt nam sẽ có bầu cử tự do trong một ngày gần đây ! Việt nam chỉ sẽ thay đổi, sẽ hết cộng sản, chế độ hiện tại sẽ dẹp tiệm khi Trung cộng thay đổi hoặc sụp đổ như nhiều người Việt nam đang nghĩ ? Phải chăng vì vậy mà nhiều người Việt nam ở Hưê kỳ chờ đợi ông Trump thắng cử để hạ Trung cộng, dẹp chư hầu vc dùm bà con mình !
Nay theo lời tiên tri của ông Parker thì Trung cộng sẽ thay đổi theo dân chủ tự do . Vậy Việt nam cũng sẽ phất cờ dân chủ ?
Riêng Cỏ May tôi, Việt nam chỉ có thể thay đổi dân chủ trong 2 trường hợp sau đây :
Toàn dân không thể chịu nổi nữa sự cai trị ác ôn của đảng và Nhà nước cộng sản nên phải cùng đứng lên, liều mạng cùi, kéo nhau xuống đường biểu tình, đòi đảng cộng sản và nhà nước giải táng, trả quyền cho người dân tự mình cai trị chính mình ;
Ráng chờ cho cộng sản bán, cướp sạch hết đất nước, tức hết tiền, thì tự nó sẽ tang rả, quay lại cướp giựt lẫn nhau, tất cả sẽ tự thanh toán sạch.
Xin thưa lại đây vẫn là ý riêng của Cỏ May
Thơ Nhớ… Mùa Xuân Mong Đợi Đó đây rộn rã chào Xuân Riêng ta sao luống ngập ngừng sầu tư ! Bốn lăm Xuân, vèo … như chớp mắt Đời ly hương, se sắt Xuân về Nơi thì giá rét buồn tê Nơi thì tuyết đổ … nước quê ngàn trùng ! Nhớ Xuân nào ai cùng chung bước Đi chợ hoa hẹn ước cùng nhau Nụ hôn đầu len lén trao, Xuân về đất khách lòng nao nao buồn ! Bốn lăm Xuân cội nguồn, phiêu bạt Thuộc nằm lòng khúc hát dân Hời Hoa mai từng độ rụng rơi Hoa lòng cứ héo bên trời tha phương . Biết bao giờ chung đường trở lại Mái Đình xưa lễ bái dâng hương Bắc Trung Nam khắp phố phường Tự do, độc lập tình thương đong đầy . Lính Già Trần Nam Ca
|
Trong vụ Đồng Tâm Phải chăng cộng sản Hà nội làm đúng giáo lý cách mạng – Nguyễn văn Trần
Sergey Gennadiyevich Nechayev (1847 – 1882)
« Giáo lý của người cách mạng » (*) của Serge Netchaïev là một bản văn gồm có 26 nguyên tắc nền tảng dành rìêng cho người làm cách mạng.Lê-nin, dĩ nhiên, là người thuộc lòng bức cẩm nang này. Đây có thể nói là tài liệu cội nguồn hướng dẫn người cộng sản làm cách mạng cướp chánh quyền, cầm quyền và giữ chánh quyền từ năm 1917 cho tới ngày nay.Tóm lược tài liệu này tưởng cũng cần thiết để giúp hiểu thêm cộng sản. Người cộng sản cần đọc qua để nhìn lại việc làm của mình trong quá trình cách mạng có đúng theo những lời kinh điển này hay không.
Vladimir Lenin (1870 – 1924)
Thật ra những người cộng sản lãnh đạo, chẳng có mấy người đọc Mác-Lê. Từ vỡ lòng cách mạng, họ chỉ được đọc những gì cấp trên cho đọc. Kinh điển cộng sản chánh gốc vẫn là những điều xa lạ. Nên có lần Ông Lữ Phương, nguyên Thứ trưởng Thông tin Văn hóa của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Miền nam Việt nam, hỏi Ông Võ văn Kiệt «Phải chăng Ông Lê Duẩn không đọc Tư Bản Luận của Mác?» . Ông Kiệt phá lên cười «Cấp lãnh đạo ta, không có ai đọc tới đó cả. Vả lại, họ cũng không cần đọc thì mới lên làm lãnh đạo được». Những người đọc «Giáo lý của người cách mạng» để hiểu nguyên lý cách mạng cộng sản và nhờ đó sẽ hiểu tại sao người cộng sản có thể giết hàng triệu triệu người một cách tự nhiên,
không biết bận tâm tới những tình cảm mà người không cộng sản cho là thiêng liêng, như tình gia đình, tình đồng bào ruột thịt, … Và đọc để hiểu cụ thể người cộng sản ở Việt nam từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đỗ Mười, … tại sao phải cướp : chánh quyền, cướp tài sản của nhơn dân và cai trị đất nước bằbg bạo lực, gian ác.
Vài ghi chú về sai biệt giữa các bản văn
Cùng nói về giáo lý cách mạng, có 2 bản tài liệu có cái tựa gần như giống nhau, nếu đọc qua vội, dễ bị lầm cho đó là một: «Giáo lý của người cách mạng», tác giả là người nga Serge Netchaïev và «Giáo lý (không có chữ của) cách mạng» của tác giả cũng người nga Michel Boukanine.
Có nơi cho rằng 2 ông Serge Netchaïev và Michel Boukanine là đồng tác giả tài liệu «Giáo lý của người cách mạng» (Catéchisme du révolutionnaire 1869). Nhưng ở một nơi khác, 2 ông A.Blin và G. Chaliand quả quyết chính Serge Netchaïev là tác giả ( Histoire du Terrorisme de l’Antiquité à Al-Qaida, Bayard, Paris, 2004, trg 153).
Michel Boukanine (1814 – 1876)
Ngoài ra, Jean Préposiet, trong quyển « Histoire de l’anarchisme (Pluriel , Paris 2012) , cũng cung cấp thêm một văn bản «Cương Lĩnh của người cách mạng (1869)» . Bản văn này có vài chỗ khác với bản văn trên đây nhưng nội dung hoàn toàn không có gì mâu thuẩn nhau đáng chú ý.
Nội dung « Gìáo lý của người cách mạng »
Trong quyển «Le Jeune Staline» (Staline thời trẻ – Le Livre de Poche , Paris, 2010), tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thời trai trẻ được Lê-nin biết tới và tuyển dụng vì bản tánh du đãng, đầu gấu, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline trở thành tên cướp với tầm vóc lớn hơn, tầm vóc quốc gia, để đủ khả năng tổ chức đánh cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản và hoạt động cướp chánh quyền.
Joseph Staline (1878 – 1953), hình thời còn trẻ
Serge Netchaiev, trong tác phẩm « Giáo lý của người cách mạng », có dạy rõ để trở thành người cách mạng cộng sản «Mọi thứ như sự âu yếm, tánh ủy mị, tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự, tất cả đều phải được thủ tiêu để nhường chỗ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng» .
Chính nhóm khủng bố « Ý Chí Nhân Dân » (Volonté du Peuple) lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà «Giáo lý của người cách mạng» đã khai sanh ra Lê-nin và Staline. Giáo lý dạy «phải biến cái thế giới những người du đãng thành một sức mạnh vô địch và bất diệt» (Le Jeune Staline, trg 180-183).
Như vậy chúng ta có thể nói không sai những lãnh tụ cộng sản có thành tích lẫy lừng về khủng bố, đàn áp, sát hại dân chúng của mình như Lê-nin, Staline, Mao, Fidel Castro, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Pol Pot, … đều là tín đồ thuần thành của Giáo chủ Serge Netchaïev mà thánh kinh của họ là «Giáo lý của người cách mạng».
26 điều răn dạy
«Giáo lý của người cách mạng» gồm 26 điều mà người làm cách mạng chí thành phải nằm lòng, được chia làm 4 tiết và được sơ lược giới thiệu dưới đây, những phần quan trọng được giử nguyên.
1 – Thái độ của người cách mạng đối với chính mình
Người cách mạng là người «bị qui phạt», hay đúng hơn «bị vác thánh giá» (condamné), tức không thể nghĩ hay làm bất kỳ việc gì khác được. Hắn không có quyền lợi riêng tư, không có quan hệ, không có những tình cảm, không có những ràng buộc, không có tài sản và, ngay cả cái tên của hắn, hắn cũng không được có nữa. Ở con người của hắn, tất cả đều bị thu hút vào một quyền lợi duy nhứt, một tư tưởng duy nhứt, một đam mê duy nhứt, đó là cách mạng.
Từ chìu sâu thẳm của con người hắn, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, hắn dứt khoát cắt đứt mọi liên hệ với trật tự đã có và thế giới học thức trong toàn bộ, với luật pháp, tư hữu, qui ưóc xã hội và cả những nguyên tắc đạo lý. Hắn phải là kẻ thù không khoang nhượng của thế giới này, và nếu hắn tiếp tục sống ở đó, chính là để tiêu diệt cái thế giới đó như ý muốn.
Người cách mạng khinh bỉ các giáo lý thuần túy, từ bỏ các ngành khoa học thường thức, … Chỉ công nhận một ngành khoa học duy nhất, đó là khoa học hủy diệt. Hắn sẽ nghiên cứu ngày đêm không ngừng nghỉ khoa học sống động về xã hội dân sự, với các đặc điểm, cơ năng,
chức năng, và toàn bộ trật tự xã hội ở mọi mặt để nhằm phá hủy ngay lập tức cái trật tự xã hội xấu xa đó. Người cách mạng miệt thị và thù ghét đạo đức xã hội hiện hữu. Theo hắn, chỉ có bất cứ thứ gì đem đến thắng lợi cho cách mạng đều là đạo đức, bất cứ thứ gì cản trở cách mạng đều là vô đạo đức, và tội ác (Sau 30/04/1975, dân Miền nam học tập chánh trị, được nghe cán bộ vc nói lại trọn vẹn câu này).
Người cách mạng không đội trời chung với xã hội hiện tại, vì «hể có tao thì không thể có mày nữa».
Giữa xã hội chưa được giải phóng và hắn là một cuộc chiến thường trực không hề có hòa giải, hòa hợp, diễn ra có thể công khai hay bí mật, nhưng luôn luôn sanh tử. Hắn phải sẵn sàng chết và sẵn sàng chịu đựng mọi đòn tra tấn.
Người cách mạng nghiêm khắc với chính mình và cả với những kẻ khác.
Mọi thứ tình cảm đều ủy mị, phải thủ tiêu, chỉ giử và nuôi dưỡng niềm đam mê duy nhất, lạnh lùng, vô cảm là cách mạng.
Trong thâm tâm hắn, hắn chỉ có một niềm hân hoan duy nhất, một an ủi duy nhất, một phần thưởng duy nhất, một thỏa mãn duy nhất, đó là sự thành công của cách mạng.
Suốt ngày suốt đêm, hắn chỉ có một suy tư, một mục đích, đó là sự hủy diệt tối ưu nhứt.
Vì đặt lợi ích cách mạng lên trên mọi lợi ích khác, hắn sẵn sàng giết mọi người cản trở công tác của hắn, bằng chính hai tay của hắn.
2 – Thái độ của người cách mạng với các đồng chí
Người cách mạng chỉ yêu quý và kết bạn với những kẻ cùng làm cách mạng như hắn. Mức độ tình đồng chí, sự tận tâm và các bổn phận khác đối với đồng chí, chỉ được xác định bởi mức độ ích lợi của đồng chí này đóng góp cho cách mạng hủy diệt.
Khi một đồng chí gặp khó khăn, người cách mạng phải quyết định có nên trợ giúp hay là không. Trợ giúp không xét theo tình cảm cá nhân của mình, mà chỉ căn cứ trên lợi ích của sự nghiệp cách mạng. Hắn phải cân nhắc sự hữu ích của đồng chí đang gặp khó khăn đối với cách mạng để lấy quyết định có đáng trợ giúp không.
3 – Thái độ của người cách mạng với xã hội
Người cách mạng sống trong xã hội của một Nhà nước (mục tiêu phải tiêu diệt) chỉ vì hắn tin tưởng sẽ hủy diệt toàn bộ và nhanh chóng xã hội đó . Hắn không thể là người cách mạng nếu hắn cảm thấy thương xót bất cứ điều gì của xã hội ấy. Nếu hắn có khả năng, hắn phải tính đến hủy diệt mọi quan hệ hay mỗi người của xã hội đó. Đối với hắn, mọi thứ và mọi người của xã hội đó đều xấu xa, ghê tởm cần phải được thanh toán sạch.
Với lòng không đội trời chung với xã hội hiện hữu, người cách mạng phải thâm nhập khắp nơi, trong các giai cấp hạ lưu và trung lưu, trong các tiệm buôn, các nhà thờ, các giới trưởng giả, giới công chức, quân đội, văn học, công an mật vụ, và ngay cả trong những cung điện (thời Quân chủ, Tổng thống phủ, Thủ tướng phủ thời Cộng hòa) .
Toàn bộ thành phần xã hội dơ bẩn ấy phải được chia làm 6 loại. Loại 1 phải bị tuyên án tử hình ngay tức khắc. Phải lập danh sách thứ tự những tên tội phạm này theo sự tác hại của chúng đối với sự nghiệp cách mạng, để xử tử theo thứ tự ưu tiên.
Khi lập danh sách, chúng ta không nên chú trọng đến những hành vi phản động và các thứ căm thù phát sinh vì những kẻ thù này có thể kích động dân chúng phản ứng bất lợi cho cách mạng. Phải chú ý đến mức độ ích lợi của cái chết của mỗi tên phản động đối với sự nghiệp cách mạng. Vậy phải trừ khử trước hết những kẻ rất có hại cho tổ chức cách mạng, sự ám sát hàng loạt dữ dội sẽ gây kinh hoàng cho chánh quyền hiện hữu. Loại ra khỏi chánh quyền những viên chức cương quyết và có thật tài sẽ làm suy yếu quyền lực của chánh quyền đó (Lý do Hà nội giết các ông Nguyễn văn Bông, Trần văn Văn, ..trước kia Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Sâm, Hồ văn Ngà, Trần văn Thạch, …à.
Loại 2 gồm những kẻ mà ta tạm tha mạng để chúng kích động sự nổi loạn của quần chúng có lợi cho cách mạng.
Loại 3 gồm những nhân vật cao cấp, và những người, tuy không có tài năng và thực lực đặc biệt, nhưng giàu sang, có địa vị xã hội cao, có ảnh hưởng, có quyền lực, và có nhiều quen biết. Khi chúng ta dùng bạo lực vạch mặt họ, chỉ cho họ thấy họ là những kẻ có tội ác với nhân dân để họ sẽ trở thành tay sai của chúng ta.
Tài sản của họ, ảnh hưởng của họ, quyền lực của họ, và những quen biết của họ là một kho tàng vô tận của chúng ta, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp của chúng ta (Trương Như Tảng, Nguyễn Hũu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Lâm văn Tết, ….).
Loại 4 gồm những người có tham vọng chính trị, và những đảng viên các đảng tự do. Chúng ta cùng mưu tính với họ, giả vờ tuân thủ các kế hoạch của họ. Đến khi chúng ta nắm quyền kiểm soát họ, thì chúng ta vạch mặt họ và dùng họ để gây rối loạn trong nước.
Loại 5 gồm những lý thuyết gia, những tên mưu đồ, những người cách mạng, và những kẻ chuyên nói và viết dông dài về chính trị. Chúng ta nên cổ xúy họ, để họ sáng tác những tuyên bố nảy lửa, kêu gọi bạo loạn, sau cùng, làm sao cho phần lớn bọn họ biến mất không để lại tung tích, và những người cách mạng thực sự nhờ đó hưởng lợi (Sơn Nam, Hoàng Trọng Miên. Trần Thúc Linh, Trần Tấn Quốc, Thanh Nghị, Tôn Thất Dương Kỵ, ….)
Loại 6 khá quan trọng chỉ gồm các phụ nữ, có thể chia làm 3 loại nhỏ .
Loại phụ nữ 1 gồm những người nhẹ dạ, ngu xuẩn, không trí óc, mà chúng ta xử dụng như đàn ông loại 3 và loại 4 (Nguyễn thị Kim Ngân, Tòng thị Phóng, Kim Tiến, …).
Loại phụ nữ 2 gồm những phụ nữ hăng say, tài năng, tận tâm, nhưng chưa đi với chúng ta, vì họ chưa giác ngộ cách mạng, chưa có kinh nghiệm thực tế, và thiếu lòng say mê cách mạng . Họ phải được sử dụng như đàn ông loại 5.
Loại phụ nữ 3 gồm những phụ nữ đi hoàn toàn với chúng ta, được chúng ta kết nạp, và chấp nhận toàn bộ chương trình của chúng ta. Chúng ta phải xem họ như một kho tàng quý giá nhứt, đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng của chúng ta (Nguyễn thị Bình, Nguyễn thị Định, thị Ninh,…).
4 – Thái độ của Đảng cách mạng đối với nhơn dân
Đàng không có một mục đích nào khác hơn là giải phóng trọn vẹn nhơn dân và đem lại hạnh phúc cho nhơn dân, nghĩa là của công nhân lao động.
Nhưng vì Đàng tin chắc rằng sự giải phóng và hạnh phúc của nhơn dân chỉ có thể giành được bằng một cuộc cách mạng nhân dân quét sạch tất cả các chướng ngại vật trên tiến trình cách mạng nên Đảng đóng góp tất cả sức mạnh và tài nguyên làm khủng bố và phá hoại để vừa làm cho dân chúng sợ mà dễ chấp hành chỉ thị của cách mạng, vừa gia tăng những đau khổ làm cho nhơn dân kiệt lực để thúc đẩy họ phải tổng nổi dậy.
Đàng không chấp nhận một cuộc « cách mạng nhơn dân » là một phong trào quần chúng tổ chức theo tư tưởng Tây phương và kết thúc một cách trân trọng với những sở hữu và các truyền thống của trật tự xã hội, và trước điều mà người ta gọi là văn minh, đạo đức. Loại Phong trào quần chúng này cho đến nay chỉ nhằm lật đổ một hình thức chánh quyền và thay thế bằng một thứ khác, và xây dựng một Nhà nước mệnh danh là cách mạng.
Nhân dân chỉ có thể được giải phóng bởi một cuộc cách mạng hủy diệt tận gốc rễ Nhà nước, và hủy bỏ tất cả các truyền thống, các giai cấp, và trật tự xã hội hiện tại (lúc đó là nước Nga).
Vã lại Đàng không có ý định áp đặt lên nhân dân một tổ chức từ trên mà hình thành, bỡi đó là công việc của các thế hệ mai sau. Sự nghiệp của chúng ta là làm một cuộc hủy diệt khủng khiếp, rốt ráo, toàn bộ, và không khoang nhượng.
Để tìm cách tiếp cận với nhân dân, trước hết Đảng liên minh với những nhân vật không ngừng chống đối chánh quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp, bằng lời và bằng hành động, … Đảng cũng liên minh với những kẻ cướp táo bạo, đó là những người cách mạng thực sự và duy nhứt, đáng tin cậy.
Bìến đổi các bang hội lục lâm, ăn cướp, du đảng thành một lực lượng vô địch, có khả năng hủy diệt tất cả các cản trở trên đường đi của mình, đó là sự nghiệp của đảng, mưu đồ của đảng, và mục đích của đảng.
Vì thế khi tiếp cận với nhân dân, chúng ta trước hết phải tìm cách kết hợp với những thành phần nhân dân vô sản, họ không ngừng chống đối những thành phần liên hệ xa gần với chánh quyền như công chức, tư sản, doanh thương, … Chúng ta làm cách mạng là phải liên kết với những kẻ cướp bạo dạng bởi họ mới là những người cách mạng thật sự (lúc bấy giờ chống lại nhà nước Nga).
Giải tán những băng đảng cướp để biến chúng thành một sức mạnh cách mạng vô địch để tiêu diệt tất cả trên tiến trình cách mạng, đó sẽ là sự nghìệp của tổ chức cách mạng của chúng ta, của kế hoặch của chúng ta, đó sẽ là mục đích thật của người cách mạng cộng sản chúng ta.
Nhận xét
Kiểm điểm lại thành tích của đảng cộng sản ở Việt nam, chúng ta có thể quả quyết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản do ông dựng lên đúng là sản phẩm trí tuệ tinh ròng của Serge Netchaïev. Nói cách khác, theo quan hệ tông chi, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản việt nam là con đẻ của Lê-nin và Staline, gọi Mao bằng bác, cháu đích tôn của Serge Netchaïev.
Hồ Chí Minh và đại bộ phận đảng viên lãnh đạo đều không giử tên thiệt của mình. Riêng Hồ Chí Minh có hằng trăm tên khác nhau.
Hồ Chí Minh đúng là một người cộng sản gưong mẫu bực nhứt. Những ngày đầu xuống tàu thủy của Tây rửa chén, rửa chảo, quét đọn nhà bếp, Hồ Chí Minh lãnh lương còn biết gởi tiền về nuôi cha ở Việt nam. Nhưng từ sau khi trở thành người cộng sản, ông bỏ hẳn tình cha con anh chị em vì cho đó chỉ là thứ tình cảm ủy mỵ tiểu tư sản. Trong thập niên 50, về Hà nội, Bà Nguyễn thị Thanh tới thăm, ông chỉ tiếp chị không quá 30 phút vì bận việc nước?
Vâng lời Staline, chấp hành chỉ đạo của Mao Trạch-đông, ông ban hành lệnh cải cách ruộng đất để thanh toán giới nông dân có ăn và trung lưu, cả quân nhân, cán bộ đảng viên gốc tiểu tư sản và có học, theo kháng chiến ví lòng yêu nước thật sự, để sau đó đảng cộng sản chỉ còn đảng viên gốc du đãng, tội phạm hình sự, bần cố nông, những người vốn dễ vâng lời không cần suy nghĩ . Thanh lọc xã hội để phục vụ cách mạng.
Trong vụ Bà Năm Cát Hanh Long, Hồ Chí Minh hiện rõ, nổi cộm đúng là một người cộng sản chuyên chính. Khóc tỏ lòng thương tiếc người phụ nữ nạn nhân để tránh gây xúc động trong quần chúng bất lợi cho cách mạng lúc đó, ông vẫn để cho Đội Cải cách giết nạn nhơn đúng theo đạo đức cách mạng.
Để tự bênh vực việc làm gian ác của mình, Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân tố cáo Bà Năm là « Địa chủ ác ghê » với những tội do chính ông bịa đặt hoàn toàn dưới tên CB .
Xin kể một giai thoại về Hồ Chí Minh để thấy tại sao ông chủ trương hủy diệt triệt để xã hội khi cách mạng cướp được chánh quyền. Tháng 6/1946, Tướng Salan của Pháp cùng Hồ Chí Minh trên đường qua Pháp, máy bay dừng lại ở Ấn độ. Nghe Tướng Salan ca ngợi vẻ đẹp của Đền Taj Mahal trong lúc thăm viếng, Hồ Chí Minh trả lời: « Tôi bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp kiến trúc, nhưng tôi muốn đừng ai mời tôi chiêm ngưỡng những đề tài loại này . Chúng tôi sẽ phải khởi đầu từ mảnh đất trống trơn . Chính từ đó, chúng tôi sẽ rút tỉa tinh hoa cách mạng của chúng tôi sau khi đã thanh toán sạch quá khứ » (Salan, Memoires, t. I , trg 386, Jacques de Folin trích dẩn trong Indochine, 1940-1955, Perrin, Paris, 1993).
Vì lợi ích cách mạng, Hồ Chí Minh không ngần ngại nói dối để gạt cả thế giới khi trả lời Hãng Reuter, ông quả quyết: « Việt Minh không phải là một đảng toàn trị, Việt Minh không phải cộng sản » (Jacques de Folin, sđd, trg 189).
Sau khi Lê-nin chết, Hồ Chí Minh hội nhập vào bộ máy của Kominterne. Và sợ bị nghi ngờ thân Boris Savourine, ông còn tự đặt mình trọn vẹn dưới trướng của Zinoviev và Staline. Từ đây, Hồ đã tích cực hoạt động khủng bố dưới sự lãnh đạo của bộ máy bí mật Kominterne. Nhắc lại những chi tiết này để giúp những người còn ảo tưởng Hồ Chí Minh là người có tinh thần dân chủ, yêu nước, muốn vận động vai trò lịch sử hồ chí minh để dựa vào đó chuyển hoá chế độ hiện tại ở Việt nam theo dân chủ, hảy rũ bỏ ngay đi cái ảo tưởng nguy hiểm này.
Tướng Giáp khẳng định Hồ chí Minh là một người cộng sản cuồng tín nhưng theo ý tốt của Giáp nhằm đề cao lãnh tụ: « Bác Hồ đến với chủ nghĩa lê-nin (léninisme). Với Bác, chủ nghĩa lê-nin chính là mặt trời mang lại niềm vui và hạnh phúc. Ngọn cờ chủ nghịa lê-nin chính là biểu tượng của đức tin, là ngọn đuốc của hi vọng, con đường cứu nước duy nhứt » (Jacques de Folin, sđd, trg 80).
Di sản của Marx và Netchaïev với « Giáo lý của người cách mạng » vốn là cha đẻ các phong trào cách mạng cộng sản trong thế kỳ XX (Alnert Camus, L’homme révolté, Gallimard, Paris, 1951, trg 210) vẫn còn được người cộng sản hà nội ngày nay áp dụng vào thực tế cai trị Vìệt
nam ở nhiều mặt, như khủng bố những người yêu nước trong sáng, lương thiện, phần lớn là phụ nữ và tuổi trẻ bằng lực lượng công an du đảng, thẳng tay sát hại đồng chí tranh giành quyền lực, cướp tài sản nhân dân, … . Dưới ánh sáng của « Giao lý của người cách mạng », đảng cộng sản Hà Nội quả thật là một đảng cướp: cướp chánh quyền vì chưa bao giờ biết thỏa hiệp với nhân dân, cướp tài sản nhân dân, cả mạng sống nhân dân …khi nắm đưọc chánh quyền.
Riêng về chủ thuyết lãnh đạo thì ngày nay đã thay đổi rỏ, đảng cộng sản chỉ «Giữ độc tài chánh trị với độc đảng. Tư tưởng duy nhứt, đam mê duy nhứt, mục đích duy nhứt của đảng cách mạng là tiền! » .
Chú Thích:
(*) Trong bài « Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh – Dĩ bất biến, ứng vạn biến và giải pháp Dân chủ Việt nam », tác giả, tôi, có ghi xuất xứ « Giáo lý của người cách mạng, Serge Netchaïev » khi nói vể Hồ Chí Minh phải cướp chánh quyền ở Chánh phủ Trần Trọng Kim.
Thơ
Ánh mắt
Đôi mắt dân tộc tôi đau buồn mãi mãi
Đôi mắt cụ già thương đất cha ông
Đôi mắt hiền lành vô vọng mênh mông
Đôi mắt buồn đau mang hình viên đạn
Ánh mắt xuyên lương tri nhân loại
Xuyên bạo tàn lừa lọc dã man
Ánh mắt đau thương bất chấp hung tàn
Lửa trong mắt không bao giờ lụi tắt
Dân tộc tôi hôm nay trong ánh mắt cụ già
Không bao giờ khuất phục lũ vô lương…!!!
Thiết Phan
11 tháng 1 lúc 10:53
Vụ Đồng Tâm: Tướng Lương Tam Quang nói về âm mưu của cha con ông Lê Đình Kình
Liên quan đến những diễn biến vụ gây rối ở Đồng Tâm, đại diện Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang lên tiếng về việc cha con ông Lê Đình Kình quyết đổ máu để giữ đất (khu vực Đồng Sênh, Miếu Môn) cũng như tình huống va chạm khiến ba chiến sĩ công an hy sinh.
Tướng Lương Tam Quang thông tin vụ Đồng Tâm và cha con ông Lê Đình Kình
Sáng 14.1, Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang đã thông tin với đại diện các cơ quan báo chí thông tin chi tiết diễn biến sự việc ở Đồng Tâm đêm mồng 8, rạng sáng ngày 9.1.2019.
Đại diện Bộ Công an cho biết sự việc tại Đồng Tâm có diễn biến phức tạp từ năm 2017 đến nay. Nhất là sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quả rà soát kết luận của Thanh tra Hà Nội (tháng 7.2019).
Tin mới Đồng Tâm: Gia đình nhận thi thể, tiến hành mai táng ông Lê Đình Kình
Cụ thể, Tướng Lương Tam Quang khái quát lại tình hình khu đất ở sân bay Miếu Môn đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ 25.4.2019, đồng thời công bố kể quả rà soát tính chính xác, hợp pháp của kết luận Thanh tra TP.Hà Nội là “đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về thanh tra”.
Thứ trưởng Bộ Công an đề cập “âm mưu” của những đối tượng thuộc “tổ đồng thuận” liên tục tổ chức những hoạt động phản đối thông báo của Thanh tra Chính phủ, thể hiện thái độ chống đối quyết liệt nếu lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ tại khu Đồng Sênh, sân bay Miếu Môn
“Số đối tượng tổ đồng thuận (do nhóm ông Lê Đình
Kình đứng đầu) tổ chức phản đối kết luận thanh tra, tuyên bố sẵn sàng hy sinh, đổ máu để giữ đất, chống đối việc xây tường rào. Đồng thời chuẩn bị lựu đạn, bom xăng, vũ khí tự chế. Từ các biện pháp trinh sát đã phát hiện như vậy”, Trung tướng Lương Tam Quang cho biết.
Theo đại diện Bộ Công an, sau khi Thanh tra Chính phủ tốc chức đối thoại với người dân để thông báo kết luận rà soát thì sang ngày 25.11, số đối tượng trong tổ đồng thuận gây mất trật tự tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm, chửi bới những người phát biểu ủng hộ, tin tưởng kết luận của cơ quan thanh tra. Thậm chí, theo tướng Quang, họ còn dùng lời nói, vũ lực đe dọa các đại biểu nêu quan điểm ủng hộ.
“Nhóm này đã chuẩn bị các phương án để đối phó với lực lượng chức năng khi xảy ra những tình huống phức tạp. Mục tiêu của họ là khi xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn sẽ có ý đồ bắt giữ cán bộ, gây cháy nổ trụ sở xã, nhà cán bộ xã để gây áp lực và đòi hỏi yêu sách, tạo sự chú ý theo dõi của một cộng đồng trong nước và quốc tế”, Trung tướng Lương Tam Quang khẳng định thông qua các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an và lực lượng chức năng đã nắm được thông tin này.
Trước những diễn biến nêu trên, Công an thành phố Hà Nội đã chủ động nắm bắt tình hình, chủ động chuẩn bị phương án ứng phó, ngăn chặn “âm mưu”, “ý đồ” của “Tổ đồng thuận”.
Sự thật nào về vụ Đồng Tâm: Bộ Công an thông báo
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, vào đầu tháng 11.2019, UBND huyện Mỹ Đức cũng đã tổ chức chi trả cho 14 hộ dân sinh sống trên đất sân bay Miếu Môn.
Tướng Quang khẳng định, cả 14 hộ đều đồng tình, ủng hộ, tự nguyện di dời khỏi để lực lượng chức năng xây sựng tường rào và trả lại đất quốc phòng cho Nhà nước nhưng lại bị các đối tượng tổ đồng thuận kéo tới phản đối, chửi bới, đe dọa các hộ dân này không được di dời khỏi khu Đồng Sênh.
“Nhóm đối tượng “tổ đồng thuận” không có đất canh tác ở đây nhưng lại ngăn cản 14 hộ kia di dời” – Trung tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.
Tướng Quang: Tổ đồng thuận tấn công chốt bảo vệ của lực lượng chức năng
Ngày 31.12.2019, Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng tường rào quanh khu vực sân bay Miếu Môn, nằm trên ba xã thuộc hai huyện Mỹ Đức và Chương Mỹ. Theo đó, việc xây dựng bắt đầu từ khu vực đất Chương Mỹ nhưng ngay từ đầu đã bị những kẻ cực đoan ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chống đối.
Theo tướng Lương Tam Quang, thậm chí, những người từ “”tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình cầm đầu còn tự lột quần áo giữa đường để gây rối. Họ dựng lều bạt, cử người cảnh giới trước cửa khu huấn luyện Miếu Môn, dọa gây nổ cây xăng Miếu Môn, dọa nổ nhà chủ tịch xã, dọa bắt cóc người già và trẻ em.
“Qua thông tin mà chúng tôi nắm được, các đối tượng này chuẩn bị khi chúng ta xây dựng đến khu vực của xã Đồng Tâm thì sẽ chống đối quyết liệt. Họ tổ chức mua lựu đạn, bom xăng, chuẩn bị vũ khí tự chế, tuýp sắt gắn dao, gọi dân dã gọi là dao phóng lợn để chống trả lực lượng chức năng”, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nói.
Trước tình hình cấp bách, Bộ Công an đã lập phương án, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Phương án cao nhất là khi tiến hành xây dựng đến phần đất trên đồng Sênh, thuộc địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đảm bảo an ninh trật tự khi lực lượng của Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào sân bay.
Thủ tướng: Vụ việc Đồng Tâm sẽ được xử lý nghiêm minh, minh bạch
Theo kế hoạch, ngày 9.1, lực lượng quân đội triển khai xây dựng đất Đồng Sênh, lực lượng Công an TP.Hà Nội cùng sự hỗ trợ của một số đơn vị của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn trụ sở xã, cán bộ xã, người dân Đồng Tâm.
Khoảng hơn 20 đối tượng đã tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, tuýp sắt dài trên đầu gắn dao nhọn. Tổ công tác của lực lượng công an đã dùng loa đối thoại nhưng các đối tượng hết sức liều lĩnh. Hơn 20 đối tượng vào cố thủ ở các gia đình: Lê Đình Kình, 2 con trai Lê Đình Chức, Lê Đình Công… Các đối tượng lên tầng 2, tầng 3 ném lựu đạn, bom xăng.
“Khi lực lượng chức năng đang triển khai các chốt thì các đối tượng tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn hàn tuýp sắt. Chúng ta đã tuyên truyền, dùng loa thuyết phục. Nhưng các đối tượng rất manh động, sau khi tấn công thì chúng rút vào mấy nhà ông Lê Đình Kình và nhà ông Lê Đình Công gần đó, tiếp tục tấn công từ trong nhà ra”, ông Lương Tam Quang nhấn mạnh rằng đây là “phạm tội quả tang nên lực lượng chức năng triển khai phương án vây bắt”.
Vụ Đồng Tâm: Ba chiến sĩ công an hy sinh như thế nào?
Trả lời báo chí về tình huống khi xảy ra va chạm giữa dân và lực lượng công an, Thứ trưởng Lương Tam Quang thông tin chi tiết, khẳng định, mục tiêu của lực lượng chức năng là bảo đảm an ninh xây dựng tường rào.
Qua trinh sát nắm tình hình biết các đối tượng đã chuẩn bị vũ khí, có âm mưu đốt trụ sở UBND xã Đồng Tâm, nhà văn hóa, đốt cây xăng, gây tiếng nổ, tạo tiếng vang qua đó cản trở, ngăn cản việc xây dựng tường rào khu sân bay Miếu Môn.
“Vì vậy phải bố trí lực lượng vào thôn Hoành, để bảo vệ công trình từ xa. Hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ. Lúc đó không hề có lệnh bắt giữ, dù biết rõ đây là nhóm quá khích. Đây chỉ là các tổ công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn nhất các tình huống xảy ra”, Trung tướng Lương Tam Quang nêu rõ,
Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, xung đột va chạm ban đầu xảy ra chốt số 16, đóng ở cổng làng thôn Hoành. Khi lực lượng vào khu vực cách cổng làng 50 m thì các đối tượng đã sử dụng lựu đạn tấn công. Tướng Quang nói, quả đầu tiên nổ nhưng không gây thương tích. Khi đó đã xảy ra phạm pháp quả tang, lực lượng chức năng được tiến hành các biện pháp cần thiết.
Ba chiến sĩ công an hy sinh tại Đồng Tâm được truy tặng Huân chương Chiến công Hạng Nhất
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, ngay cả khi triển khai các biện pháp truy đuổi thì vẫn kêu gọi hạ vũ khí, đầu hàng. Nhưng các đối tượng tiếp tục tấn công từ trong nhà ra. Tổng cộng nhóm đối tượng này đã ném hai quả lựu đạn vào lực lượng chức năng trong đó quả đầu tiên phát nổ nhưng không gây thương vong, quả thứ hai không nổ.
“Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, trong quá trình truy đuổi các đối tượng chạy vào nhà của Lê Đình Chức và chạy sang nhà khác, một tổ công tác 3 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh. Giữa 2 nhà có hố kỹ thuật, sâu khoảng hơn 4 mét, anh em ngã xuống đó”, Trung tướng Quang nói.
Theo lý giải của Thứ trưởng Bộ Công an, khi tổ công tác ba người, gồm: Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Đại úy Phạm Công Huy và Thượng úy Dương Đức Hoàng Quân, tiến hành truy đuối các đối tượng chạy thì ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4 m.
“Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa” – ông Quang nói và khẳng định “không có chuyện đào hố chông, rải mảnh sành như tin đồn”.
Theo lời của Trung tướng Lương Tam Quang, các đối tượng khai nhận dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình, các đối tượng đã dùng bom xăng, đổ xăng ra can, tưới xuống.
“Trước tình huống đó thì các anh em phải nổ súng” – Tướng Quang nêu rõ và cho biết trong vòng nửa tiếng đồng hồ, lực lượng chức năng đã bắt giữ hơn 30 đối tượng, thu giữ tại hiện trường tám quả lựu đạn. Thứ trưởng Bộ Công an nhắc lại: Khi lực lượng chức năng tiến vào trên tay Lê Đình Kình vẫn còn một quả lựu đạn.
Lực lượng công an thu giữ tại hiện trường 8 quả lựu đạn và trên tay của Lê Đình Kình, sau khi ném quả lựu đạn nhưng không nổ. Đây là hành động rất dã man của nhóm này.
Đại diện Bộ Công an cho biết, hiện cơ quan hữu quan (Viện kiểm sả, đơn vị kỹ thuật hình sự công an) đang tiếp tục khám xét hiện trường, tiếp tục đấu tranh truy xét để tìm ra những đối tượng cung cấp vũ khí, vật liệu nổ cho nhóm đối tượng “Tổ đồng thuận”.
Ngày 13.1, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP.Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can đối với 22 đối tượng trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội.
Cụ thể, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với 19 đối tượng về hành vi “Giết người”, trong đó có Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Bùi Văn Niên, Nguyễn Văn Tuyến, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Văn Quân.
Thủ tướng: Ba chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước
Khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với 2 bị can về hành vi “Chống người thi hành công vụ” hai đối tượng: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến.
Khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Đình Chức về hành vi “Giết người”.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra đang tạm giữ hình sự 4 đối tượng: Nguyễn Thị Dung về hành vi “Chống người thi hành công vụ”; Nguyễn Xuân Điều, Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim về hành vi “Giết người”.
Tiếp đến, Trung tướng Quang còn cho biết thêm, qua quá trình thông tin chính danh hợp pháp của đất Đồng Sênh, tuyên truyền, nhiều đối tượng đã nhận rõ hành vi sai phạm.
“Qua vận động, một số đối tượng đã chủ động ra đầu thú, khai báo hành vi vi phạm của tổ đồng thuận, mà trực tiếp chỉ đạo là Lê Đình Kình”, Thứ trưởng Quang cho hay.
Cha con ông Lê Đình Kình móc nối với thế lực phản động trong vụ Đồng Tâm?
Theo phát biểu của Trung tướng Lương Tam Quang trước báo giới, hiện một số phần tử lưu vong đã móc nối, hướng dẫn các đối tượng đối phó với lực lượng chức năng, hướng dẫn chế tạo thuốc nổ, cách làm bom xăng, đi mua vũ khí.
“Chúng tôi đã thu thập tài liệu, trong quá trình quyên góp tiền, ‘Tổ đồng thuận’ sử dụng 50% chia cho bố con Lê Đình Kình”, Trung tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh.
Trả lời về vấn đề dư luận đặt câu hỏi tại sao lực lượng công an triển khai quân vào làng lúc sáng sớm.
“Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình xây dựng tường rào của sân bay Miếu Môn đến khu vực đất Đồng Sênh, khu vực của xã Đồng Tâm, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân xã Đồng Tâm, các trụ sở. Lực lượng công an phải tổ chức chốt chặn, nhằm kiềm chế không cho các đối tượng manh động sử dụng vũ khí. Tất cả các phương án bảo vệ đều căn cứ theo luật An ninh quốc gia”, Tướng Quang nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ngoài 3 súng bắn điện, 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 3 can chứa xăng, 15 dao liềm các loại, côn nhị khúc tại nhà ông Lê Đình Kình còn thu giữ tài liệu liên quan đến hoạt động thu chi của “Tổ đồng thuận” hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí, có tài liệu kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài. Hiện về vấn đề này, cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ.
Tin tức Đồng Tâm: Bộ Công an lên tiếng về vụ ông Lê Đình Kình
Tướng Quang nói, nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình.
Theo đại diện Bộ Công an, mưu đồ hoạt động khủng bố, phá hoại, manh động của các đối tượng chống đối ở xã Đồng Tâm thực chất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời gian dài, từ năm 2017. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đều đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Đồng Tâm: Dư luận đặt câu hỏi về thông tin của Bộ Công an
Dư luận lên tiếng về các thông tin được cho là mâu thuẫn và thiếu hợp lý trong vụ chính quyền đưa quân đến Đồng Tâm.
Ngày 14/1, Bộ Công an chính thức trả lời báo chí Việt Nam về vụ ‘đưa lực lượng vào Đồng Tâm’ rạng sáng 9/1.
Nhưng dường như các thông tin được công bố không làm thỏa mãn dư luận.
Bộ Công an bị ‘bất ngờ” dù biết có ‘kế hoạch khủng bố’?
Theo truyền thông nhà nước, ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, cho hay lực lượng của Bộ này vào Đồng Tâm không phải để đi ‘tuần tra’ mà là để ‘lập chốt an ninh ở cổng thôn Hoành” nhằm ‘bảo vệ công trình từ xa’.
Ông này cũng cho biết ‘qua trinh sát’, biết được nhóm Đồng Thuận của ông Lê Đình Kình có ý đồ khủng bố, đe dọa giết cán bộ xã, có kế hoạch bắt cóc người già, trẻ em.
Thế nhưng lời khai của nhóm Đồng thuận do Đài truyền hình Việt Nam phát đi không hề có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên.
Ngoài ra, qua các cuộc phỏng vấn trước đây của gia đình ông Kình với báo chí trong và ngoài nước, cũng như các video do dân tự quay rồi đăng tải trên mạng xã hội về các cuộc họp đất đai của gia dình ông Kình, không thấy có dấu hiệu của việc gia đình ông thù hận với dân làng, xã để có lý do lên kế hoạch “bắt có người già, trẻ em” như bộ công an nêu.
Bên cạnh đó, dư luận đặt câu hỏi là nếu đã nắm được kế hoạch ‘khủng bố’ của dân làng từ trước, thì tại sao công an không tổ chức khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện Kiểm sát một cách đàng hoàng, minh bạch, theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.
Ông Quang nói khi lực lượng ‘đang triển khai các chốt’ thì bị ‘các lực lượng tấn công bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng lợn hàn tuýp sắt’. Sau đó do các đối tượng ‘rút về nhà mấy ông Lê Đình Kình và nhà ông Lê Đình Công gần đó, tiếp tục tấn công từ trong nhà ra” nên ‘lực lượng chức năng triển khai phương án vây bắt’ do ‘đây là phạm tội quả tang’.
Nghĩa là, lực lượng công an đã ở vào thế ‘bị động’, bị bất ngờ, bị tấn công trước nên mới tấn công lại. Như vậy là dù nắm được trước ‘kế hoạch khủng bố’, Bộ Công an không hề có kế hoạch để ngăn chặn hay phản ứng.
Ba chiến sỹ cùng rơi xuống giếng trời?
Ông Lương Tam Quang cũng lần đầu cho biết chi tiết về nguyên nhân ba cảnh sát thiệt mạng. Ông nói trong ‘truy đuổi các đối tượng chạy thì ngã xuống giếng trời giữa hai gian nhà, sâu khoảng 4 m. Và ‘Khi thấy lực lượng ngã xuống hố thì các đối tượng đổ xăng phóng hỏa”.
Dư luận đặt câu hỏi là cái giếng trời bé tí, làm sao ba người có thể cùng ngã xuống một lúc? Nếu các chiến sỹ nhảy qua giếng trời này để trèo vào cửa sổ của nhà liền kề, thì cửa số đó cũng không rộng đủ để ba người trèo và nhảy qua một lúc. Nếu từng người nhảy, thì người trước rơi, không lẽ người sau không biết để tránh?
Đài Truyền hình Việt Nam dẫn lời khai rằng ông Lê Đình Chức chỉ đạo phóng lửa đốt các chiến sỹ bị rơi, nhưng ông Quang lại nói là do Lê Đình Doanh đổ xăng vào chậu đưa cho Lê Đình Chức đổ xuống hố rồi châm lửa…
Ngoài ra, tại sao Bộ Công an có thể biết được ai là người chỉ đạo tưới xăng trong bối cảnh đêm tối hỗn loạn, súng nổ, đạn cay nhả khói mù mịt lúc đó? Liệu gia đình ông Lê Đình Kình có kịp thời gian để chỉ đạo nhau tưới xăng?
Cái chết của ông Lê Đình Kình chưa được làm rõ
Ngoài ra, còn nhiều thông tin khác mà dư luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an chưa làm rõ, như ông Lê Đình Kình bị bắn chết ở đâu? Trong nhà ông hay ở đồng Sênh – nơi quân đội đang xây tường rào và bị ‘tấn công”? Ông chết trước hay sau khi ba cảnh sát bị tưới xăng?Bộ Công an cũng không nói vì sao ông Kình chết, mà chỉ đưa tin là khi tiến vào, trong tay ông Kình đang cầm quả lựu đạn (ý là ông chuẩn bị ném về phía lực lượng chức năng nên phải bắn hạ ông?).Câu hỏi đặt ra là ông Kình, một cụ già 84 tuổi, thương tật ở chân, phải ngồi xe lăn, có phải đối tượng nguy hiểm nhất của nhóm ‘khủng bố’ trong buộc bố ráp rạng sáng 9/1 để phải bị bắn hạ?Dư luận cũng tìm ra là ảnh chụp tang vật là 7 quả lựu đạn nhưng tướng Quang lại nói thu giữ tổng cộng 8 quả. Thế một quả nữa đâu?Nhiều bình luận trên mạng xã hội cho rằng Bộ Công an Việt Nam đã không ‘chuẩn bị kỹ kịch bản truyền thông’ cho vụ này, mà chỉ phản ứng và điều chỉnh mỗi khi dư luận nêu nghi vấn về những chi tiết đã đưa.
Một số câu hỏi khác từ cộng đồng mạngFacebooker Nga Thi Bich Nguyen đặt câu hỏi vì sao lại có sự xuất hiện của lính cứu hỏa trong lực lượng cảnh sát tấn công thôn Hoành. Và nếu có sự xuất hiện của lực lượng này sao vẫn để ba đồng chí ‘chết cháy’.
Nga Thi Bich Nguyen il y a 4 heures
Các bạn cho mình hỏi, quân trang, trang phục…của một người lính cứu hỏa khi tham gia làm nhiệm vụ gồm có những gì?
Quần áo chống cháy, găng, giày chuyên dụng, mặt nạ phòng khói, độc…hẳn là những trang bị nhất thiết không thể thiếu. Điều mình thắc mắc là theo quy định thì họ có phải đeo bình cứu hỏa không?
Mình hỏi bởi chi tiết này quan trọng. THeo lời của bộ công an, ba đồng chí công an truy đuổi “tội phạm” và rơi lọt xuống cái giếng trời nhà cụ Kình, bị “tội phạm” đổ xăng xuống đốt. Trong tổ công tác gồm ba đồng chí công an có một đồng chí thuộc lính cứu hỏa. Nhiều người thắc mắc sao lại lọt anh lính cứu hỏa vào đây? Điều này không có gì lạ, anh ta đi cùng trong tuyến đầu để làm nhiệm vụ dập lửa nếu có lửa. Như vậy, nghĩa là, ngoài trang phục quần áo anh nhất thiết phải có đeo bình cứu hỏa thì mới làm nhiệm vụ của anh được.
Vậy, khi bị đổ xăng phóng hỏa thì bình cứu hỏa của anh đâu mà không tự dập lửa cứu mình và đồng đội?
Nếu anh chết khi vừa ngã xuống hố thì hai đồng chí còn lại sao không lấy bình cứu hỏa của anh để dập lửa? Nếu hai đồng đội của anh cũng chết ngay sau khi té xuống giếng thì…đám “tội phạm” kia có cần phóng hỏa nữa không? Giả sử có phóng hỏa, đồng đội còn lại đâu? Bình chữa cháy của tổ công tác kế tiếp đâu? Vì trong cuộc tấn công hôm đó các anh có quá nhiều lực lượng và phương tiện mà, đâu phải đánh trận kiểu du kích thô sơ.
Ta thấy, từ cái cửa sổ nhà bên, nếu muốn nhảy qua nhà ông Kình thì chỉ có thể nhảy lần lượt từng người một. Vậy, đồng chí trước nhảy hụt chân té chết, hai đồng chí còn lại sao không tính cách khác để tiếp cận hoặc cẩn thận hơn mà lại nhảy xuống hố theo đồng đội?
Các anh nên coi lại nghiệp vụ, năng lực và khả năng chiến đấu của lực lượng mình để lính bớt chết sảng như vậy hơn là vội vã tặng huân chương và tổ chức học tập tấm gương.
Facebooker Dương Quốc Chính đật câu hỏi về cáo buộc người nhà ông Lê Đình Kình tưới xăng thiêu ba chiến sỹ rớt xuống giếng trời: “Liệu có khả năng chính công an bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù?”
Dương Quốc Chính il y a 21 heures
THẤY GÌ QUA PHÁT BIỂU CỦA TƯỚNG LƯƠNG TAM QUANG
Sáng nay, thứ trưởng BCA Lương Tam Quang có tổ chức họp báo về vụ Đồng Tâm. Mình tổng hợp lại tin từ báo chí CM và vạch ra 1 số điểm cần lưu ý. Đọc những gì tướng Quang trả lời báo chí cho thấy anh em cũng rất chịu khó hóng FB!
Tướng Quang bác bỏ thông tin từ VTV hôm qua cho là CA đi TUẦN TRA, tin đó làm trò hề cho bần nông từ tối qua. Tướng Quang chứng minh 1 phần dự đoán của mình, đó là CA không hề có lệnh bắt, lệnh khám xét hay khởi tố. Họ vào làng Hoành từ mờ sáng là để LẬP CHỐT. Mục đích của việc lập chốt là để PHÒNG THỦ TỪ XA cho hàng rào ở đồng Sênh! Tướng Quang cho rằng, họ có thông tin cho biết nhóm Đồng thuận của ông Kình có ý đồ khủng bố, đốt cây xăng Miếu Môn, đốt UBND xã Đồng Tâm, đe dọa giết cán bộ xã, thậm chí còn định bắt cóc người già, trẻ em (ở xã?) để gây tiếng vang và yêu sách (!?). Tóm lại là CA lập chốt để ngăn ngừa nhóm Đồng thuận khủng bố nhân dân, cán bộ và cơ sở vật chất ở làng Hoành! Tướng Quang không đưa ra bằng chứng cho các nhận định này.
Lưu ý là trong lời khai của nhóm Đồng thuận trên VTV hôm qua không hề có chi tiết nào liên quan đến ý đồ khủng bố như trên! Đây là 1 sơ hở trong kịch bản của Bộ CA và VTV, anh em phối hợp kém, nên nội dung đá nhau, bao gồm cả chi tiết VTV nói CA đi tuần tra, nay là lập chốt chống khủng bố.
Tự suy luận là thấy nhóm ông Kình chả có thù hận gì người dân và cơ sở vật chất ở xã, cũng không có mâu thuẫn gì lớn với cán bộ xã. Vậy động cơ nào khiến họ có âm mưu khủng bố ở đây? BCA nên nghiên cứu lại kịch bản chỗ này để giải thích cho hợp lý. Tốt nhất là thuê các nhà văn bên báo CAND tham gia soạn.
Được báo chí hỏi xem bên nào tấn công trước. Tướng Quang không trả lời cụ thể, chỉ cho là nhóm ĐT đã tấn công vào chốt số 16 đóng gần cổng thôn Hoành, bằng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt, không gây thiệt hại gì.
Việc người dân chủ động tấn công CA trước có vẻ không được logic lắm. Ai mà đần độn thế. Việc này rất khó điều tra, vì tấn công đêm, CA sẽ là bên chủ động lập biên bản và tạo hiện trường. Nên nhóm ĐT không có cửa cãi.
Ông Quang cho là vì bị tấn công bằng lựu đạn, đó là tội quả tang, nên CA mới có lý do để tấn công vào nhà ông Kình và Công, mà không cần lệnh được phê chuẩn của VKS. Về pháp lý, điều này đúng, có điều là có đúng là nhóm ĐT tấn công trước bằng lựu đạn hay không? Điều này chỉ có CA mới có quyền cho biết, vì nhóm ĐT người thì chết, người nằm viện, người đi tù cả rồi.
Lý do khiến 3 CA chết được ông Quang công bố là do truy đuổi nên (cả 3) bị ngã xuống hố giếng trời sâu khoảng 4m, sau đó bị tưới xăng rồi đốt. Có chỗ thì bảo ông Kình chỉ đạo, VTV dẫn lời khai thì bảo do ông Chức chỉ đạo. Chi tiết này cực kỳ quan trọng, vì nó dẫn đến án tử hình vì tội giết người. Nếu họ khôn thì sẽ đổ cho người chết.
Tuy nhiên, 1 chi tiết quan trọng là việc đổ xăng này xảy ra trước khi ông Kình bị bắn chết hay sau? Thì ông Quang không nói. Về tâm lý, nếu bố mình bị bắn chết tươi trước mặt, thì mình cũng sẽ đổ xăng châm lửa. Liệu có khả năng chính CA bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù? Chi tiết này cần được điều tra làm rõ, vì giết người thì cần có động cơ đủ mạnh, trong trạng thái bị kích động.
Ông Quang không nói đến việc hạ sát ông Kình, nhưng biện hộ cho việc này bằng lý do ông Kính đã ném 1 quả lưu đạn xịt và đang cầm quả thứ 2. Chết rồi vẫn đang cầm.
Đây cũng là chi tiết cực kỳ quan trọng, vì cũng là hành vi trấn áp tội phạm quả tang có thể quá mức cần thiết. Ông Kình lúc đó chắc chắn đang ở tư thế đứng hoặc ngồi, không thể nằm được, vì đang có biến ầm ĩ. Nên khi bị bắn chết, ông sẽ bị ngã xuống, tay không thể vẫn nắm quả lựu đạn được. Nếu ông vẫn còn nắm chặt, thì đó chắc là do người khác nhét vào tay ông. Không rõ trên người ông có mấy vết đạn, mình chỉ thấy rõ vết bắn trúng tim, chắc là viên kết liễu. Không rõ ông Kình chết ở vị trí nào, nên mới chỉ suy luận được như vậy.
Tướng Quang nói là trận đánh kéo dài khoảng 30 phút. Tức là 3 CA bị cháy tối đa 30 phút. Rất khó để thành than như mấy cái ảnh của DLV đưa ra.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 3 CA lại chết chung 1 hố bé tý như vậy? Phải chăng anh em không có sự phối hợp tác chiến, đánh lẻ, người nọ không bám theo người kia để nhìn thấy sai lầm của nhau? Đúng là CNXH (xuống hố cả nút!)
Tại sao CS PCCC lại tham gia đột kích để bị chết oan?
Tại sao thượng tá CS CĐ, có thể chỉ huy hoặc cấp phó chỉ huy trận đánh lại trực tiếp đột kích để bị ngã? Sỹ quan cấp cao thế này thường phải ở tuyến sau chứ?
Rất khó hình dung bối cảnh 3 CA bị chết, vì ông Quang cho là họ đang truy kích nhóm ĐT thì bị rơi xuống hố, sau đó bị đổ xăng đốt? Tại sao đang truy kích, tức là nhóm ông Kình đã chạy (sang hàng xóm qua sân thượng) rồi, lại có thể quay lại tìm xăng để đổ xuống hố đốt? Cần hiểu là truy kích như vậy có nghĩa là CS CĐ đã tràn ngập vào nhà ông Kình rồi, đến nỗi CS PCCC còn vào theo rồi cơ mà? Theo thông lệ, CS PCCC sẽ phải vào sau cùng hoặc vào để dập lửa do ai đó bị cháy. Nếu vào dập lửa thì sao lại chết chung 1 hố. Khó hiểu quá đi.
Mình đọc rất nhiều truyện, xem nhiều phim vụ án mà vẫn không hình dung nổi làm thế nào để 3 chiến sỹ có thể chết chung 1 hố trong khi đang truy kích địch?!
Câu hỏi tiếp theo là trong ảnh tang vật thì có 7 quả lựu đạn trong khi tướng Quang công bố tìm thấy 8 quả tại hiện trường. 1 quả nữa đi đâu, hay kịch bản không khớp?
Tướng Quang có nói là nhóm ĐT ném tổng cộng 2 quả lựu đạn, 1 quả xịt. Nhưng mình đếm ra thêm 1 quả xịt do ông Kình ném thì có 3 quả lựu đạn đã được rút chốt (2 quả ném ngay lúc đầu). Kịch bản cũng sai sót chỗ này!
Câu hỏi tiếp theo là tướng Quang cho là có thông tin cho biết nhóm ĐT chuẩn bị khủng bố. Tức là đã có đủ bằng chứng, nên CA mới kéo quân đến bảo vệ dân và cơ sở vật chất của thôn Hoành. Thế tại sao anh em lại không lấy luôn 1 lệnh khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện KS, cho chính tắc? Đừng ai cãi vì gấp quá không kịp làm. Bởi vì mình biết qua FB là việc chuẩn bị tấn công ít nhất là 1 tuần trước đó, đã cắt sóng đt, hạn chế ra vào…Phải chăng anh em mới nghĩ ra lý do khủng bố đó và nó chưa đủ tin cậy để Viện KS phê chuẩn lệnh bắt hay khởi tố?
Đó là các câu hỏi để BCA có sự chuẩn bị kịch bản kỹ càng hơn và có biện pháp phối hợp truyền thông tốt hơn với các nhóm DLV trong ngành. Mình góp ý xây dựng thôi nhé!
Lần này tướng Quang cũng phủ định toàn bộ các thông tin do DLV và bò đỏ tung tin về hầm chông, về tiểu lý phi đao, về bọn nghiện. Anh em DLV nên rút kinh nghiệm, tránh để đồng đội tụt quần lẫn nhau.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51116175
Thảm sát Đồng Tâm và 3 Huân chương chiến thắng Nhân dân – Trần Thị Hải Ý
Trong buổi Lễ kỷ niệm 75 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 19/12/2019, Tổng bí thư-Chủ tịch nước-Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng, đã huấn thị: “Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng luôn kiên định nguyên tắc đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân; tách rời sự lãnh đạo của đảng, Quân đội ta sẽ mất phương hướng chiến đấu, phân rã về chính trị, tư tưởng, tổ chức, không còn sức mạnh để chiến thắng quân thù.”
Ảnh 2: Lực lượng tập kích xã Đồng Tâm đã vi phạm điều 59 Luật Đất Đai, Cưỡng chế.
Dưới sự lãnh đạo tài-tình-sáng suốt-nhân văn của đảng cộng sản Việt Nam (như lời ông Trọng thượng dẫn), lực lượng vũ trang nhân dân CH xhcn Việt Nam lại có thêm một trận đánh úp cực đẹp, “đúng phương hướng chiến đấủ”: QUYẾT CHIẾN, QUYẾT THẮNG NHÂN DÂN xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội vào lúc hơn 3 giờ sáng ngày 09 tháng 01 năm 2020, “góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc”!
Sơ kết “trận đánh đẹp” ngày 09/01/2020 vào lúc hơn 3 giờ sáng:
A- Phía “thế lực thù địch” Đồng Tâm:
Thứ nhất là, hạ sát thành công Linh hồn dân oan 60 năm tuổi đảng, cựu Trưởng Công an, cựu Chủ tịch UBND kiêm cựu Bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm Lê Đình Kình 84 tuổi ngay tại nhà đương sự trong xã Đồng Tâm. Hình ảnh trong Video clip trên mạng cho thấy cụ Lê Đình Kình đã bị lực lượng 3.000 “đầy tớ nhân dân”, trang bị khí tài tận răng, hành quyết, mổ bụng moi gan: “thi thể cụ Kình bị đánh gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng 2 viên đạn, một viên ngay tim, một viên vào đầu, máu me đầy giường cụ nằm” (theo FB Trịnh Bá Phương).
Thứ hai là, giết chết ông Lê Đình Chức – con trai thứ của Linh hồn dân oan Lê Đình Kình;
Thứ ba là, giết chết anh Lê Đình Công – cháu nội của Linh hồn dân oan Lê Đình Kình;
B-. Phía lực lượng “đầy tớ nhân dân”:
Cả làng báo chí lề đảng mập mờ đưa tin rằng có 3 chiến sĩ CSCĐ đã “anh dũng hy sinh” trong trận đánh lén cướp đất giết đồng bào ở Đồng Tâm. Ba chiến sĩ đã hy sinh cụ thể là ai, tại sao không công khai trưng ra cho rộng đường dư luận?
Xác “chiến sĩ hy sinh” từ Đắk Nông 04/10/2015 (trên ĐSPL) CHẠY QUA Lâm Đồng 10/08/2019, rồi Đổi Mới Cuộc Sống CHẠY VÀO Đồng Tâm 09/01/2020 (bằng đầu têu Cánh Cò)! Bị phát hiện, Cánh Cò đã nhanh tay thay hình tào lao khác, nhưng bản chất bĩ ổi vô liêm sỉ của Cánh Cò vẫn còn trong Google Image!
Và hôm qua (10/01/2020), Tổng bí thư-Chủ tịch nước-Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định truy tặng “Huân chương chiến công hạng nhất” cho 3 chiến sĩ “đầy tớ nhân dân” Không-Không-Thấy nêu trên.
Hôm thứ Sáu, 10/01/2020, trang báo lề đảng Bảo vệ Pháp luật có đăng bài “Thông tin 5 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh ở Đồng Tâm là bịa đặt”, nhưng lại lập lờ “quên” ghi cuộc đánh úp dã man xã Đồng Tâm đã xảy ra lúc hơn 3 giờ sáng ngày 09/01/2020, tức lực lượng tập kích xã Đồng Tâm đã vi phạm nghiêm trọng Điều 59 Luật Đất Đai Cưỡng chế. Xem Ảnh 2.
Quyết định truy tặng Huân chương
CHIẾN THẮNG NHÂN DÂN!
*
Chỉ vì cương quyết giữ đất mưu sinh cho nhiều gia đình trong xã Đồng Tâm mà cùng một ngày, cả ba thế hệ nhà cụ Lê Đình Kình đã bị chính “đầy tớ” của mình thẳng tay tiêu diệt. Để rồi xem, bộ sậu chóp bu “đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” ở Hà Nội như Tam trụ Trọng-Phúc-Ngân, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Đức Chung, đặc biệt Tô Lâm… sẽ tiếp tục bày trò ngụy ngôn ra sao trước hành vi vi phạm trắng trợn pháp luật do chính họ bày ra. Riêng HY em tin quyết rằng thêm một lần nữa họ sẽ “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách” Bộ trưởng – Chủ tịch Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng rằng: “Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, rất công bằng, rất sòng phẳng.
Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước nhân dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”!
Liège, 11/01/2020 – danlambaovn.blogspot.com
Đâu là mục đích và mục tiêu trận tập kích vào Đồng Tâm rạng sáng 9/1/2020? – Nguyễn Đăng Quang
Như mọi người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn bị chu đáo đến từng chi tiết, nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, đã xảy ra vào rạng sáng 09/01/2020, gây sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Kết quả đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn ngay tại nhà riêng của mình, và 3 chiến sỹ CSCĐ hy sinh do “trượt chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét…”. Vậy đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền vào xã Đồng Tâm, hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì và để đạt mục tiêu gì là chính?
“Phải tiêu diệt bằng được Lê Đình Kình, tịch thu bằng hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, bắt bằng hết ‘nhóm Đồng thuận Đồng Tâm’, đồng thời phá hủy tan tành 3 ngôi nhà liền kề của đại gia đình Lê Đình Kình, để làm gương cho những kẻ khác!”. Đây có phải là mệnh lệnh của thượng cấp, đồng thời cũng là mục đích và mục tiêu chủ yếu của cuộc tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 09/01/2020 không?
“Nhóm Đồng thuận” hình thành vào năm 2014, ban đầu chỉ gồm khoảng 10 thành viên, chủ yếu là đảng viên, trong đó có 3 đảng viên lão thành làm nòng cốt, do cụ Lê Đình Kình đứng đầu. Từ khi ra đời cho đến nay, nhất là sau biến cố Đồng Tâm (từ ngày 15 đến ngày 22/4/2017), nhóm này chủ trương đấu tranh ôn hòa, thông qua các kiến nghị và các kêu cứu gửi đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp, từ địa phương đến Trung ương.
Sách lược đấu tranh của họ là tuyên bố ủng hộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động, đồng thời họ cũng giương cao các khẩu hiệu chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt coi tham nhũng là giặc nội xâm, để tập hợp và đoàn kết người dân. Nhóm này luôn khẳng định họ không chống Đảng và Nhà nước, họ chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích trong ĐCSVN, mà họ gọi là giặc nội xâm trong Đảng.
Tôi đã nhiều lần về Đồng Tâm, tiếp xúc với cụ Kình. Trao đổi và tâm sự với tôi về cách hóa giải mâu thuẫn trong xã hội, cụ thể là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm, cụ xác quyết 3 nguyên tắc sau:
– Một là: Dứt khoát phải loại bỏ sử dụng vũ lực. Cụ nói: “Vũ lực chỉ nên sử dụng với kẻ thù khi không còn con đường nào khác. Tuyệt đối không bao giờ dùng vũ lực để chống lại nhân dân. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, đó là quy luật và hậu quả tất yếu”!
– Hai là: Con đường pháp lý (kiện ra Tòa án) bao giờ cũng tốt hơn bạo lực. Song chỉ nên dùng đến nó một khi phương thức đối thoại, hòa giải thất bại!
– Ba là: Phải đối thoại, hòa giải. Mọi mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội đều có thể được hóa giải thông qua đối thoại, hòa giải. Nhưng đối thoại phải thực tâm, và phải nghiêm túc thực thi những điều đã thỏa thuận. Đây là nguyên tắc tối thượng.
Ba nguyên tắc xuyên suốt này được thể hiện rất rõ trong TÂM THƯ của người dân Đồng Tâm gửi Hội nghị 7 Trung ương ĐCSVN ngày 15/4/2018 và gửi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 28/5/2018. Dẫn lại ý kiến trên, tôi muốn nhấn mạnh cụ Lê Đình Kình luôn chủ trương con đường ôn hòa, phi bạo lực, đồng thời phủ định quan điểm và cách đưa tin một chiều của báo chí lề phải, vu oan cho nạn nhân là người cầm đầu nhóm chống đối, chủ trương bạo lực, bị bắn chết nhưng “trên tay Lê Đình Kình vẫn còn cầm một quả lựu đạn”(?!)
Cụ Lê Đình Kình đã nhiều lần tuyên bố trước báo giới: “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở cánh đồng Sênh là đất nông nghiệp!”. Cụ nói trong tay cụ có đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ chứng minh cho lời khẳng định trên. Việc tranh chấp 59ha đất ở cánh đồng Sênh bắt đầu từ cuối 2016, nhưng cho đến nay BQP và Viettel chưa hề lên tiếng, chỉ có UBND Tp. Hà Nội tuyên bố đấy là “đất quốc phòng”! Đây là một uẩn khúc mà chỉ có Viettel và UBND Tp.Hà Nội biết rõ.
Việc tranh chấp này chắc hẳn phải liên quan đến “Văn bản hợp tác đầu tư” được ký kết giữa Tập đoàn Viettel và UBND Tp. Hà Nội ngày 4/6/2016, theo đó UBND Hà Nội “có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng tại huyện Mỹ Đức để xây dựng nhà máy sản xuất”. Theo tôi, nếu Tp. Hà Nội thực tâm, thì sao họ không ra quyết định thu hồi diên tích 59ha đất nông nghiệp nói trên, rồi giao
cho Viettel sau khi đã thỏa thuận đền bù thỏa đáng cho người dân? Tôi nghĩ, người dân sẽ vui lòng chấp nhận trên cơ sở quyền lợi của họ được đảm bảo.
“Nhóm Đồng thuận” lấy tư gia cụ Kình làm địa điểm tổ chức những cuộc họp thường kỳ hàng tháng, có livestream (phát trực tiếp tại chỗ) với chủ đề chống tham nhũng. Các buổi sinh hoạt livestream này được lưu qua ứng dụng YouTube, do đó không chỉ người dân ở trong nước có thể xem trực tiếp mà đông đảo bà con Việt kiều trên thế giới ai không có điều kiện theo dõi trực tiếp thì có thể theo dõi qua YouTube.
Các buổi sinh hoạt thường kỳ này luôn được đông đảo bà con trong xã hưởng ứng, tìm đến tham dự. Buổi ít nhất cũng đến cả trăm, nhiều thì lên đến cả ngàn người có mặt. Và luôn có hàng chục ngàn người xem trực tiếp qua livestreams mỗi buổi, và hàng trăm ngàn lượt người xem qua ứng dụng của YouTube sau đó.
Dư luận cho rằng, Đảng cầm quyền vô cùng căm tức và run sợ. Họ không thể chấp nhận sự tồn tại của nhóm này cũng như để cho nhóm tiếp tục tự do hội họp, tự do bày tỏ chính kiến. Họ nhận định đích thị đây là một tiền lệ rất nguy hiểm, là manh nha dẫn đến đa nguyên, đa đảng! Do vậy, phải bằng mọi cách tiêu diệt bằng được cụ Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần và bộ óc của “nhóm Đồng thuận Đồng Tâm”, và bắt sống bằng hết các thành viên khác. Vậy cho nên mới có cuộc đánh úp, giết hại dã man một đảng viên là cụ Lê Đình Kình, và bắt đi trái pháp luật gần 30 công dân khác vào rạng sáng ngày 09/01/2020.
Còn nhớ, cách đây hơn 2 năm, sáng 15/4/2017, họ lừa cụ Kình ra cánh đồng Sênh, bảo cụ chỉ mốc giới. Trên đường ra về, bất ngờ một nhóm người từ trong xe phục sẵn, nhẩy xuống đạp cụ gẫy xương đùi, quẳng cụ lên xe như quẳng một con vật, khóa quặt 2 cánh tay cụ bằng còng số 8 rồi nhét giẻ vào mồm và cứ thế cho xe chạy thẳng 50km về số 7 Thiền Quang (HN), mặc cho cụ kêu la vì đau đớn, mãi 3 ngày sau họ mới đưa cụ lên bàn mổ cấp cứu.
Một tháng sau, khi xuất viện về nhà, cụ đã công khai tố cáo đích danh 4 sỹ quan LLVT (có danh tính, cấp bậc đầy đủ) cố tình tìm cách thủ tiêu cụ nhằm diệt khẩu, bịt đầu mối, nhưng bất thành. Kể từ đó, tên tuổi cụ cùng cuộc đấu tranh giữ đất của bà con Đồng Tâm trở nên nổi tiếng, được dư luận rộng rãi trong nước và cộng đồng quốc tế biết đến và kính phục. Cụ được coi là lãnh đạo tinh thần của bà con Đồng Tâm với câu nói bất hủ “Phải giữ đất, cho dù có hy sinh, đổ máu!”
Kể từ đó, “nhóm Đồng thuận” do cụ Kình lãnh đạo, đứng ra tổ chức các cuộc họp thường kỳ, tố cáo hiện trạng tham nhũng đất đai ở địa phương cùng đích danh các quan chức trùm sò và các nhóm lợi ích trong Đảng, hỏi làm sao đảng cầm quyền không căm tức và lo sợ? Thế là lệnh trên truyền xuống, bằng mọi giá phải tiêu diệt kẻ đứng đầu và bắt cho bằng hết các thành viên khác của “nhóm Đồng thuận” này, không để chúng tiếp tục tổ chức thêm một buổi họp nào nữa.
Buổi họp hôm 23/12/2019 phải là buổi họp cuối cùng. Ngoài hình thức “tụ tập đông người không phép” đã là vi phạm luật pháp, chưa nói đến chuyện xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nên phải coi đây là điều cực kỳ nghiêm trọng. Đó chính là mầm họa hết sức nguy hiểm, phải diệt ngay từ trong trứng, nếu không, sẽ dẫn đến tiền lệ rất nguy hại, tiềm ẩn một nguy cơ hiện hữu là xã hội sẽ bùng phát “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nhanh chóng trở thành một xã hội đa nguyên đa đảng, khởi sự từ làng quê có tên là Đồng Tâm này!
(Kính mời độc giả vào xem video điển hình của Tổ Đồng Thuận Chống Tham Nhũng Đồng Tâm họp hôm 23/12/2019. Đây có thể là một trong các căn nguyên của cuộc tấn công đẫm máu vào rạng sáng 09/01/2020).
Vậy nên, sự việc tang thương và đẫm máu phải xảy ra ở đây (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp. Hà Nội) vào 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 khi mọi người đang còn chìm sâu trong giấc ngủ, và chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý! Bạo lực đã đến, máu đã đổ, đưa đến một kết cục khiến toàn xã hội phải ghê sợ.
Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào “chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG!
Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của “nhóm Đồng thuận” được tổ chức trong ngôi nhà này nữa!
Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ
lạnh, máy vi tính .v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong “cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay”!
Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống!
Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!
Mời đọc lại các bài viết của tác giả Nguyễn Đăng Quang về sự kiện Đồng Tâm từ biến cố năm 2017 cho đến nay: Khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm: Bảo vệ lợi ích nhóm hay giữ lòng tin với dân? (3/7/2017) — Cụ Lê Đình Kình là “thế lực thù địch”? (11/7/2017) — Biến cố Đồng Tâm: Hãy giữ đúng cam kết đối ngoại! (27/7/2017) — Công an Hà Nội muốn khơi lại biến cố Đồng Tâm để làm gì? (9/8/2017)
Đồng Tâm lại bất an: Cụ Lê Đình Kình bị Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng triệu tập (25/8/2017) — Đồng Tâm: Hội nghị chống tham nhũng và hai thông điệp (2/9/2017) — Gây bất ổn ở Đồng Tâm: Các phe nhóm lợi ích đang toan tính gì? (12/9/2017) — Đồng Tâm: Đôi lời nhân việc đảng cách chức và khai trừ bà Nguyễn Thị Lan (24/10/2017)
Biến cố Đồng Tâm: Công an Hà Nội nên sớm đình chỉ hai vụ án hình sự đã khởi tố! (2/11/2017) — Đồng Tâm: Thăm lại cụ Kình, nghĩ thêm về hậu biến cố Đồng Tâm (7/11/2017) — Biến cố Đồng Tâm: Công an Hà Nội nên sớm đình chỉ hai vụ án hình sự đã khởi tố (tiếp theo và hết) (11/11/2017) — Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội (bài 1) (25/11/2017) — Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Đôi điều nhắn gửi ông Nguyễn Đức Chung (bài 2) (15/12/2017) — Người dân Đồng Tâm gửi thư cầu cứu Trung ương! (23/1/2018) — Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Trái luật và vượt thẩm quyền (bài 3) (20/2/2018)
Người dân Đồng Tâm gửi tâm thư tới Hội nghị Trung ương 7 (19/4/2018) Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên có thư phúc đáp người dân Đồng Tâm (12/5/2018) — Nhân dân Đồng Tâm gửi tâm thư cầu cứu Quốc hội! (21/5/2018) — Khủng hoảng Đồng Tâm: Chìa khóa giải quyết đang nằm trong tay ai? (6/8/2018) — Hai năm bản “Cam kết 3 điểm” của Đồng Tâm (22/4/2019) — Vụ Đồng Tâm: Về Thông báo số 611/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ (30/4/2019).
Thơ: Khóc
Chồng bị giết trước mặt với bốn phát đạn của lũ sói lang
Con cháu bị bắt đi mất tích
Bà cũng bị lôi đi
Chúng coi bà là ” thế lực thù địch “
Tra tấn khảo tra
Bắt bà phải thừa nhận ông nhà
Trên tay cầm lựu đạn
Khổ! Bà nào biết ” đầu cua tai nheo ” gì bom xăng lựu đạn?
Mà khai.
Thế là chúng nó tát tai
Hết phải sang trái…
Tấm khăn tang trễ nải
Thấm đẫm nước mắt của bà
Tôi nổi gai ốc, mắt nhòa
Nuốt từng lời bà kể
Tôi không thể
Đến dự lễ tang
Tôi có cảm giác người Đồng Tâm như ruột thịt họ hàng…
Tôi khóc
Tiếng nấc đàn ông khó nhọc
Mong là được chia sẻ đau đớn cùng bà
Cụ Dư Thị Thành ơi!
Cụ Dư Thị Thành ơi!
Cầu xin đất trời nghe thấy…
Trần Đức Thạch
13 tháng 1
Điểm báo Pháp- ”Vụ Đồng Tâm”: Một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm” cho Việt Nam – Trọng Thành
Bạo lực bùng nổ tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, sớm 09/01/2020 – liên quan đến tranh chấp đất đai – khiến nhiều người tử vong, cả về phía người dân, cũng như về phía công an. Nhiều người hết sức bất ngờ trước kết cục bi thương này. Giáo sư Hoàng Dũng, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, cho biết vụ Đồng Tâm là một ‘’cú sốc’’, tạo một tiền lệ ‘’hết sức nguy hiểm’’, trong hành xử của chính quyền với người dân.
Từ một tranh chấp dân sự chuyển thành một vụ án hình sự, tranh chấp tại Đồng Tâm giờ đây đã biến thành một xung đột thảm khốc. Theo thông báo chính thức từ phía công an, ba nhân viên an ninh thiệt mạng cùng một dân làng. Hiện không thể biết chính xác về những gì diễn ra vào lúc tảng sáng ngày 09/01 tại làng Hoành (xã Đồng Tâm), do truyền thông và điều tra độc lập không được phép tiếp cận hiện trường. Chính quyền, một mặt khởi tố vụ án giết người thi hành công vụ, mặt khác phong tỏa hiện trường. Báo chí chính thức trong nước về cơ bản không có cơ hội tiếp cận địa phương, chủ yếu đăng tải các thông tin từ cơ quan công an, hoan nghênh cuộc can thiệp.
Đọc thêm : Luật sư : Không có cơ sở pháp lý để dùng vũ lực ở Đồng Tâm
Đối với nhiều người, vụ Đồng Tâm chắc chắn rồi đây sẽ trở thành một sự kiện lịch sử, một bước ngoặt trong cách thức chính quyền xử lý tranh chấp với người dân tại Việt Nam.
Trả lời RFI tiếng Việt, Giáo sư – nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài Gòn) nhận xét : cách hành xử của chính quyền, trong vụ can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm và sau đó, cho thấy chính quyền đang trên con đường khuyến khích bạo lực, ‘’ca ngợi’’ việc sử dụng bạo lực chống lại người dân. Quyền lực không được kiểm soát thường đi đôi với độc quyền chân lý – sử dụng bạo lực mù quáng. Có một điều đầy nghịch lý đáng lưu ý là phương cách hành xử chưa từng có với dân này, như kiểu ‘’thời chiến’’ của chính quyền, lại diễn ra đúng vào lúc mà xã hội Việt Nam đang trong cơ hội hội nhập mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế.
RFI : Xin Giáo sư biết cảm nhận chung của ông về vụ bạo lực thảm khốc tại Đồng Tâm vừa xảy ra.
GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là tôi cũng như mọi người đều sốc. Chỉ còn chừng hai tuần nữa là Tết. Mà Tết của người Việt Nam, khỏi phải nói là nó thiêng liêng như thế nào. Nhà nước, dù giả sử là lẽ phải về phía mình, cũng nên dời lại việc đem lính về Đồng Tâm, sau Tết chừng một tháng chẳng hạn. Tôi không hiểu người nào đưa ra quyết định bất chấp truyền thống của đất nước như vậy. Năm ngoái đây, ở Sài Gòn, (vụ cưỡng chế) Vườn rau Lộc Hưng cũng diễn ra trước Tết như thế. Dường như người ta không biết rút kinh nghiệm gì cả, dường như người ta bất chấp. Cái đau khổ dường như là của người khác, chứ không phải của đồng bào mình.
Điểm thứ hai là cái giá trả đắt quá ! Cả các chiến sĩ công an, lẫn người dân. Tôi thấy đoạn video quay cụ Kình mà tôi không cầm được nước mắt. Ở trên ngực, ở vị trí của trái tim, có một vết đạn. Và từ trên xuống dưới là một đường mổ chạy dài. Từ trên ngực xuống bụng. Mà nghe đâu cụ còn bị đánh gãy hẳn một cái chân. Tôi nghe lời chị Nhung con của cụ nói, thì cuộc tấn công ngay vào nhà vào ban đêm. Thì tất cả những cái đó vượt quá sức tưởng tượng của người dân, cho dù trước đây không phải là không có những việc tương tự, dầu ở một tầm mức thấp hơn.
Điều mà tôi muốn nói là Nhà nước dường như không biết rút kinh nghiệm gì cả. Sau vụ tấn công vào nhà Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng – Hải Phòng năm 2012), thì ông Giám đốc sở Công An Đỗ Hữu Ca ca ngợi là ‘’một trận đánh đẹp’’, không những không bị kỷ luật mà còn được phong lên tướng (vụ Đoàn Văn Vươn là một vụ được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, tại Việt Nam, với kết quả là 4 công an và 2 người thuộc quân đội bị thương. Sau này, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán bộ địa phương liên quan bị đình chỉ công tác và bị cách chức).
Việc đó nó khuyến khích những người có công cụ chuyên chính trong tay, súng ống trong tay, khiến cho họ không suy nghĩ gì nhiều khi muốn dùng vũ lực, nhất là dùng vũ lực với người dân. Trong một xã hội tử tế hơn, nghĩa là trong một xã hội mà người dân thực sự có quyền lực, thì những lạm dụng quyền lực như vậy, không phải tuyệt nhiên không thể xẩy ra, nhưng những người nào lạm dụng quyền lực, ngay sau đó chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả. Chính điều đó khiến cho ở một xã hội tử tế, những lạm dụng bạo lực theo kiểu này rất hiếm, xảy ra ít hơn rất nhiều, và mức độ ít gay gắt hơn.
Đó là điều tôi muốn nói. Vì chuyện thương vong, dù đau đớn, nhưng đã xảy ra. Vấn đề là làm sao trong tương lai phải tránh những vụ tương tự. Tôi sợ rằng trong tương lai cũng sẽ không tránh được. Bởi vì ngay cách xử lý của vụ Đồng Tâm, ta thấy là người ta không biết rút kinh nghiệm.
Một ngày sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra, đã thấy Quyết định phong huân huy chương cho những chiến sĩ hy sinh. Và điều kỳ quái là trong Quyết định đó ghi rõ những người này đã có đóng góp trong ‘’sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc’’. Lẽ nào 4 giờ sáng tấn công vào làng, rồi để cho xảy ra chuyện người dân chết, mà cái đó lại góp phần vào ‘’sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc’’ ? Người ký, ông chủ tịch Nước, khi đọc vào đó, ông có đọc cái văn bản ông ký không ? Hay là cấp dưới đưa lên rồi ông ký thế ?
Nhưng dù có đọc hay không đọc, khách quan mà nói họ đã ca ngợi ứng xử bạo lực như vậy. Mà điều này cực kỳ nguy hiểm.
Trong những trường hợp khác, tôi thấy người ta làm chậm hơn rất nhiều. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (chống Trung Quốc xâm lược), bao nhiêu người hy sinh. Mà cho đến nay, đã có bao nhiêu người được huân huy chương ? 40 năm qua, thậm chí có người chiến công của họ còn bị quên lãng. Tên tuổi họ không được nhắc nhở đến. Thế mà chỉ một ngày, sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, có ngay huân huy chương ?!
Vấn đề không phải là đối xử với người đã hy sinh, tôi không nói chuyện đó. Tôi nói việc nhanh nhẩu quá như thế, về mặt khách quan, là ca ngợi một hành động bạo lực đối với người dân. Mà đó là một chuyện hết sức nguy hiểm.
RFI : Ông nghĩ sao về vấn đề đất đai đằng sau xung đột này ?
GS Hoàng Dũng : Đất đai là điểm nóng. Điểm nóng này bắt nguồn từ Hiến pháp, khi cho rằng đất đai thuộc về toàn dân. Trên thực tế, thuộc về toàn dân cũng có nghĩa là không thuộc về ai cả, hay nói một cách khác, thuộc về một ai đó nắm quyền lực, trong điều kiện quyền lực quá tập trung như ở Việt Nam. Thành thử không phải ngẫu nhiên mà với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cái chuyện đất đai đều là điểm nóng.
Việc giầu lên của các cán bộ cao cấp cho đến cấp thấp, chỉ cần nhắc lại vụ mấy quan chức ở Đà Nẵng vừa bị kỷ luật, rồi những quan chức ở Sài Gòn, trong vụ Thủ Thiêm bị kỷ luật. Tất cả đều liên quan đến đất đai. Cho nên ngày nào còn duy trì điều ‘’đất đai thuộc về toàn dân’’, thì ngày đó còn cho những người cầm quyền cái công cụ để mà tước đoạt đất đai… Phải đặt chuyện Đồng Tâm trong bối cảnh những chuyện tương tự. Ta biết rằng, theo thừa nhận của chính Nhà nước Việt Nam, một số lượng rất lớn, khoảng 70 – 80% các vụ kiện liên quan đến đất đai. Thành ra xử lý đất đai cho tử tế, bắt nguồn ngay từ trong luật, thì sẽ giải quyết được các vụ tương tự như Đồng Tâm.
Nhưng, như tôi đã nói, đó là bí mật mà ai cũng biết : Đây là nguồn gốc của sự giàu có bất thường của nhiều quan chức. Sửa rất khó. Mà họ lại giương cao ngọn cờ là như thế mới là chủ nghĩa xã hội… Chừng nào họ không sửa được Hiến pháp như thế, không vụ ‘’Đồng Tâm này’’ sẽ có vụ ‘’Đồng Tâm khác’’. Việc xử lý khéo hay không khéo chẳng qua thực ra chỉ là cái ngọn. Cái gốc, cái để nẩy sinh ra chuyện cướp đất, mà nhân danh là chuyện thu hồi là bắt nguồn từ trong luật pháp, từ trong thể chế.
RFI : Chuyện đất đai là gốc rễ, còn cách hành xử của chính quyền trong vụ này như ông cho biết tạo thêm một tiền lệ ‘’rất nguy hiểm’’ trong quan hệ chính quyền – người dân. Về cách truyền thông của chính quyền trong vụ này, ông có nhận xét gì ?
GS Hoàng Dũng : Tôi thấy mặc dù hiện nay, ‘’lực lượng 47’’ (tức các ‘’dư luận viên’’ của chính quyền) – mà theo lời thừa nhận của những người có trách nhiệm, riêng trong quân đội là 10.000 người – lên trên mạng thì biết là họ chửi bới rất nặng nề, thì càng thấy tính chất phi nghĩa của cái hành động tấn công vào Đồng Tâm.
Và việc xử lý không tốt giai đoạn ‘’hậu Đồng Tâm’’, như việc ngay tức khắc phong cấp tốc huân huy chương, thì tôi sợ rằng sẽ kéo nhà cầm quyền đi đến một xu hướng khẳng định làm với Đồng Tâm như thế là đúng. Kéo đi quá xa, đến mức sau này muốn xin lỗi người dân cũng đã khó. Họ không thấy cái đó.
Tôi dùng chữ ‘’xu hướng’’ là vì ở các nước khác, tôi không biết thế nào, nhưng ở Việt Nam cần đọc dưới những con chữ. Những cái mà truyền thông Nhà nước nói đôi khi rất mạnh bạo, rất là quyết liệt thì vài hôm sau có thể thay đổi hết. Bởi vì, cái thể chế Việt Nam có dân chủ gì đâu, tất cả truyền thông trên báo chí họ được chỉ đạo, mà được chỉ đạo, thì hôm nay chỉ đạo kiểu này, thì hôm khác chỉ đạo kiểu khác. Cho nên nó sẽ thay đổi nhanh.
Chỗ riêng tư, tôi đã tiếp xúc khá nhiều người, trước đây có những chức vụ khá lớn, họ đau xót, thậm chí có người phẫn nộ. Tôi tin rằng với lương tri của con người bình thường, họ sẽ tác động đến những người có trách nhiệm. Vấn đề là họ càng tỉnh ngộ sớm, họ càng thấy cách làm đó là không đúng đắn, họ đi tìm cách làm như thế nào để hợp lòng dân hơn. Thì cái vụ Đồng Tâm sẽ thúc đẩy theo cái hướng ít đau xót hơn, theo hướng tốt đẹp cho tương lai hơn.
Còn nếu không thì vụ Đồng Tâm này không có ích gì cả, vì không rút được kinh nghiệm gì cả cho chuyện tương lai. Vụ ông Đoàn Văn Vươn đã như vậy, sau đó xảy ra vụ Đồng Tâm. Như vậy họ không rút ra kinh nghiệm gì cả.
Tôi thấy xu hướng hiện nay rất xấu : tràn ngập trên các trang mạng lời của các dư luận viên, chửi bới nặng nề. Trên báo chí chính thức, toàn đưa theo nguồn tin của bộ Công An. Không có một tờ báo nào có điều tra riêng. Nhiều người nói với tôi rằng hiện nay báo chí không được tiếp cận. Ít nhất là đến thời điểm này. Một khi mà báo chí tất cả phải đưa nguồn tin từ Công An, thì khó lòng mà việc Đồng Tâm được xử lý để người ta tâm phục, khẩu phục. Ở Việt Nam, ngay cả khi báo chí được điều tra, người ta còn sợ truyền thông bị chỉ đạo, huống gì bây giờ tất cả nguồn tin đều ở bên ngành Công An.
Tóm lại, tôi muốn nói là tình hình hiện nay, đấy là kiểu xử lý thông tin theo kiểu thời chiến. (Xử lý thông tin theo kiểu thời chiến, đi kèm với với hành xử như kiểu thời chiến). Bốn giờ sáng tập trung hàng ngàn quân, trước đó cắt sóng, cấm học trò đi học, rồi nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tức là ngay từ đầu người ta từ chối con đường thương lượng, từ chối con đường phi bạo lực.
Ngay cả chuyện cụ Kình thì bây giờ đã rõ rồi : Chết trong nhà cụ (chứ không phải trong khi chống lại người thi hành công vụ tại khu vực xây tường rào sân bay ở Cánh đồng Sênh, như phía chính quyền từng thông báo). Trong lúc đó việc xây tường, theo truyền thông Nhà nước ở cánh đồng Sênh, cách đó xa đến mấy cây số. Người ta không hiểu nổi tại sao việc xây tường ngăn lại ở xa như vậy, còn việc bắn giết lại xảy ra ở trong làng. Thông tin trái ngược như thế, thì một người đọc có suy luận bình thường thôi họ không tin được.
RFI : Ông có thêm chia sẻ nào với công chúng ?
GS Hoàng Dũng : Tôi nghĩ là trong tình hình hiện nay, Nhà nước tốt nhất là công khai. Càng minh bạch thông tin càng tốt. Tờ Luật Khoa – một trang mạng – đã đưa ra mấy chục câu hỏi, đòi ông Tô Lâm (bộ trưởng Công An) phải trả lời. Tôi nghĩ rằng hỏi ông Tô Lâm là đúng, bởi vì Trung đoàn Cảnh sát cơ động (đơn vị tham gia vào cuộc can thiệp tại Đồng Tâm) thuộc bộ Công An. Nhưng mà người chịu trách nhiệm trả lời cuối cùng cũng không chỉ là ông Tô Lâm.
Và trong toàn bộ các câu trả lời, ít nhất phải cho thấy là : cuối cùng thì Ai ra lệnh ? Người dân cần biết cái đó ! Mà nếu mà họ ra lệnh, họ cảm thấy đúng đắn, họ cho rằng việc như thế là góp phần ‘’xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần vào bảo vệ Tổ quốc’’, tại sao họ không ra mặt ?
Nên công khai danh tính những người nào đã ra cái lệnh tiến hành trận chiến ở Đồng Tâm như vậy !
RFI: Xin cảm ơn Giáo sư Hoàng Dũng.
Biến cố thảm khốc ở ĐồngTâm: Từ bàng hoàng, phẫn nộ đến tỉnh thức – Trọng Thành
Hơn một tuần sau vụ can thiệp của an ninh Việt Nam tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngày 09/01/2020, công luận vẫn chưa thôi bàng hoàng về một biến cố chưa từng có tại Việt Nam.
Truyền hình Nhà nước phổ biến đoạn phim, vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn. Thi thể bị mổ phanh. Hàng chục người dân bị bắt giữ, bị khởi tố về tội chống lại người thi hành công vụ, chống lại một quyết định giải tỏa đất của chính quyền. Sau cuộc tập kích trong đêm, Đồng Tâm tiếp tục bị phong tỏa. Ba viên sĩ quan công an thiệt mạng, sau khi bị rớt xuống ”giếng trời” trong nhà dân, ngay lập tức được chủ tịch Nước truy tặng huân chương. Lực lượng công an phát động phong trào học tập ”gương hy sinh” của ba chiến sĩ.
Đọc thêm : ”Vụ Đồng Tâm”: Một tiền lệ ”hết sức nguy hiểm” cho Việt Nam
Đối với rất nhiều người, rất khó tin được biến cố thảm khốc này lại xảy ra trong một thời kỳ mà Việt Nam đang cố gắng hội nhập với thế giới dân chủ, phát triển, đúng vào thời điểm Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cũng đúng vào ngày 09/01 này, Liên Hiệp Quốc thảo luận về dự thảo tuyên bố ”Tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”, do Việt Nam chủ trì. Tuyên bố nhận được sự ủng hộ kỉ lục của các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Tâm sự của tiến sĩ kinh tế học Nguyễn Ngọc Chu có lẽ nói thay cho rất nhiều người: ”Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm. Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn. Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng…. nghĩ đến cách chết của 4 người ở thôn Hoành trong đêm mồng 09/01/2020 mà nước mắt trào ra. Lẽ ra họ đã không phải chết.” (Bài ”Đồng Tâm : Đừng để ‘Oan oan tương báo’ !”).
”Cố tạo ra cái vực thẳm ngăn cách giữa chính quyền và nhân dân ư? Tôi thực sự không hiểu họ nghĩ gì?” (họa sĩ Lê Quảng Hà). ”Đốt lò để lấy lại niềm tin của dân, rồi lấy nước mắt hờn căm của dân dội cho tắt ngấm cái lò đáng nể ấy. Lú hay minh? ” (nhà văn Nguyễn Quang Lập) (‘‘Đốt lò” là cụm từ ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Nước và lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam dùng để chiến dịch thanh trừng tham nhũng trong nội bộ Đảng. ”Lú” là một biệt danh mang tính khinh thị mà nhiều người dùng để chỉ lãnh đạo đảng).
Nhát chém ”cắt đứt sợi dây liên kết cuối cùng giữa Dân và Đảng” ?
Nhận xét trên đây của một Facebooker có lẽ tóm lược rõ ý nghĩa chấn động của cuộc can thiệp thảm khốc, có thể đã xóa bỏ đi nốt chút ảo tưởng cuối cùng của nhiều người trong xã hội Việt Nam, vẫn còn giữ một chút niềm tin tưởng mơ hồ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng (”Nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước” là một trong các khẩu hiệu tranh đấu của dân làng Đồng Tâm).
”Suốt hơn hai năm qua, có cả một ngàn cách để tháo gỡ ngòi nổ Đồng Tâm trong hòa bình, trong tình đồng bào. Nhưng chính quyền đã lựa chọn giải pháp dùng sức mạnh của công cụ chuyên chính. Họ chỉ không tính được rằng, sau cú hạ sát kẻ cầm đầu, thì chính kẻ đó từ nay sẽ bất tử trong kí ức hàng triệu, hàng triệu người…. người nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức, một nhân vật bi kịch, một nhân vật lịch sử, một nhân vật văn học đẹp lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn… ” (Bài ”Phát súng lịch sử” của nhà văn Tạ Duy Anh).
”Ngọn lửa Lê Đình Kình đang sáng chói! Cái chết của cụ đã vạch mặt sự dã man tàn bạo của chế độ cộng sản Việt Nam. Cái chết của cụ không vô ích. Cụ chết đi để cho nhiều người dám vượt qua nỗi sợ hãi để sống cho ra người! ” (Bài ”Cụ sẽ mãi là biểu tượng của tự do” của nghệ sĩ Kim Chi).
Đi tìm nguyên nhân cuộc can thiệp thảm khốc
Về các nguyên nhân đã dẫn đến can thiệp thảm khốc tại Đồng Tâm, nhiều người cho rằng sẽ phải hàng chục năm nữa, vụ thảm án này mới có thể được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, không có gì cản trở nhiều giả thiết được nêu ra. Nhà báo Võ Văn Tạo đặc biệt lưu ý đến hai nguyên nhân chính, một nguyên nhân xa và một nguyên nhân trực tiếp.
”Để dẫn đến sự kiện này, cái quan trọng nhất theo tôi là sự kiện ngày 15/04/2017. Để chống lại việc Nhà nước đem lực lượng vũ trang vào đàn áp người dân thôn Hoành (xã Đồng Tâm). Như người ta nói con giun xéo mãi cũng quằn, họ nổi khùng lên, đã bắt 38 cán bộ, chiến sĩ, cảnh sát cơ động, trong đó có cả cán bộ huyện nữa làm con tin. Họ đòi ông chủ tịch Hà Nội, hoặc cấp trên nữa phải về để đối thoại với dân, để giải quyết dứt điểm chuyện Đồng Sênh. Từ lúc nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, và từ sau 1975, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng do đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị, thì chưa có một vụ nào mà người dân táo gan làm như thế.
Nếu để ý kỹ đến vụ này mới thấy người dân Đồng Tâm đã đối xử rất tốt với các cảnh sát cơ động trong thời gian bị bắt làm con tin. Đến khi thả ra, những người bị bắt làm con tin không giận, mà chắp tay vái lạy. Nghĩa là đội ơn người dân ở Đồng Tâm. Trong những ngày đó, người dân Đồng Tâm đối xử rất tử tế, nuôi nấng rất đàng hoàng, đối xử rất tình cảm với anh em. Nhưng với thế lực diều hâu, bảo thủ, trong Đảng và Nhà nước Việt Nam, sự biến đó là không thể chấp nhận được. Họ sẽ tìm cách trả thù khi có dịp.
Về mặt thời điểm, trên mạng có một số người đưa ra giải thích thế này, tôi cũng thấy có lý. Khi lữ đoàn được giao quản lý dự án sân bay Miếu Môn ngày xưa, người ta quyết định xây bức tường, người ta chỉ bảo vệ 47 hecta trước đây đã được quy hoạch vào sân bay (bức tường được khởi công hồi giữa năm 2018), còn phần còn lại 59 hecta bên ngoài, họ không xây tường. Việc này sẽ làm lộ ra chuyện chính quyền Hà Nội nhập nhèm chuyện 59 hecta. Cụ Kình cũng không che giấu gì cụ có đầy đủ tài liệu để chứng minh số đất này là đất nông nghiệp của xã, chứ không phải của bên quốc phòng (trong một phát biểu hồi tháng 5/2019, đại biểu Quốc Hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc, cũng ghi nhận: ”Gót chân Asin của Chính phủ trong vụ Đồng Tâm là không đưa ra được bản đồ”). Cụ Kình là một người thông thái, mẫn tiệp, cụ là một nhân chứng sống, tuổi thọ cao, lại có uy tín nữa, lại có tài liệu để chứng minh, cho nên người ta cố tình, càng sớm càng tốt giết người bịt khẩu. Tôi nghĩ rằng chuyện bắt sống đâu có gì khó. Chỉ cần một quả đạn hóa học bắn vào nhà cụ Kình thôi. Hơi cay làm cho mọi người mê man hết. Tại sao họ không làm như thế? Rõ ràng là họ cố bắn cho chết ! Đây là cố sát ! ”.
”Hành động vì Đồng Tâm”: Tìm công lý cho các nạn nhân ở cả phía người dân, cả phía công an
Tại Việt Nam, trong lúc chính quyền tìm mọi cách bưng bít thông tin, có nhiều nỗ lực từ phía xã hội để làm sáng tỏ sự thực. Nhóm ”Hành động vì Đồng Tâm”, được thành lập ít ngày sau vụ này, đã hoàn thành một bản báo cáo sơ bộ bằng tiếng Anh, mang tựa đề ”Fighting over Senh Field. A report on the Dong Tam Village Attak”, gửi đến cộng đồng quốc tế, 7 ngày sau vụ án. Báo cáo dài 28 trang thuật lại ngọn ngành cuộc chiến pháp lý của người Đồng Tâm và vụ can thiệp ngày 09/01/2020. Nhóm ”Hành Động vì Đồng Tâm” cũng kêu gọi mọi người tham gia đóng góp, phổ biến thông tin, bảo vệ các nhân chứng, đấu tranh nhằm phục hồi công lý.
Nhóm Hành động vì Đồng Tâm cho biết những khó khăn của việc thu thập bằng chứng, trong đó có việc ”suốt từ vụ tấn công vào đêm mồng 8, rạng ngày 09/01/2020, đến nay, nhà cầm quyền vẫn đang bao vây làng Đồng Tâm, cắt điện, cắt internet…”. Theo một thông tin trên mạng Facebook, thì chính quyền đã thành công trong việc gây sức ép buộc Facebook phải xoá bỏ nhiều video và bài đăng về sự kiện Đồng Tâm, còn đội ngũ dư luận viên đã khiến cho nhiều tài khoản Facebook bị ngưng hoạt động thông qua các chiến dịch tấn công phối hợp.
Năm Tý nói chuyện chuột – Phạm Đình Lân F.A.B.I.
Năm 2020 là năm Canh Tý. Canh đứng hàng thứ 7 trong thập can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) có nghĩa là sửa đổi; thay thế; bồi thường; đền bù. Thực tế chữ CANH rất rộng nghĩa có tốt cũng có xấu. Ở đây chúng ta chỉ bàn về chuyện Chuột mà thôi.
Vài nét tổng quát về chuột
Chuột được gọi một cách văn vẻ là Thử. Đó là loại gặm nhấm có xương sống, máu đỏ, sinh con. Tên khoa học của chuột là Mus musculus thuộc gia đình Muridae.
Tên gọi thông thường của chuột là:
Chuột được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Băng Châu. Ngay cả Greenland và Iceland là những vùng băng giá quanh năm cũng có chuột sinh sống. Chuột là loài ăn tạp. Chúng ăn khoai củ, lúa thóc, thảo mộc, thịt, cá và các sinh vật nhỏ khác.
Chuột kiếm ăn ban đêm nhưng thị giác của chuột lại kém. Bù lại thính giác của chuột rất tinh. Khứu giác của chuột rất tốt. Người ta dùng chuột để khám phá bãi mìn, bịnh tật của loài người hay thử nghiệm thuốc. Chuột có thể nghe những tiếng động nhẹ cách xa 10- 15 m dễ dàng. Chuột có bốn chân. Hai chân sau to lớn và mạnh nên chạy và phóng nhảy rất nhanh. Nên mới có nhóm chữ nhanh như chuột lắc.
Trong các loài động vật chuột và thỏ nổi tiếng về khả năng sinh sản. Một con chuột mới sinh được 02 hay 03 tháng tuổi bắt đầu yêu đương, mang thai và sinh con. Một con chuột cái có thể có từ 24 đến 72 con chuột con trong một năm. Ở Mỹ Châu có lộc thử (deer mouse) mang tên khoa học Peromyscus maniculatus thuộc gia đình Cricetidae sinh 14 lứa trong một năm! Chuột cái vừa sinh đã quan hệ tình dục với chuột đực và mang thai trong vòng 24 giờ đồng hồ sau. Ba mươi (30) ngày sau có thêm một bầy con khác. Mỗi lứa có từ 04 đến 12 con chuột con. Tuổi thọ trung bình của chuột xê dịch từ 1 đến 3 năm.
Chuột là loài gặm nhấm phá hại loài người rất nhiều.
Đại cương ta có:
– chuột nhà nhỏ con nhưng phá hại đồ đạc và gây nhiễm độc cho thức ăn trong nhà đáng kể. Ở các nước Âu- Mỹ chuột nóc nhà Rattus Rattus thường gây cúp điện hay hoả hoạn vì cắn phá các đường dây điện trong nhà.
– chuột đồng to lớn, sống trong hang và phá hoại mùa màng. Mỗi con chuột ăn tối thiểu 10 ki- lô hoa màu trong năm. Một gia đình chuột 200 con ăn 2,000 ki- lô hoa màu trong năm. Những con số này cho thấy sự phá hại kinh khiếp của Thử tộc. Chuột đồng phá hại ruộng lúa trên đồng bằng sông Cửu Long. Chuột đào hang dưới chân đê dọc theo sông Hồng làm cho chân đê yếu khiến dễ bị vỡ gây nạn lụt khủng khiếp vào mùa mưa. Chuột đồng Bắc Mỹ gọi là Voles mang tên khoa học Myodes gladiolus thuộc gia đình Cricetidae sinh sản rất mạnh: 10- 12 lứa/ năm. Chuột Voles đực theo chế độ độc thê. Các chuột đực giúp chuột cái chăm sóc chuột con khi mới sinh.
– chuột cống là chuột thành phố, to lớn nhưng trông nghèo nàn và bẩn thỉu vì sống dưới cống hôi thối và ẩm ướt. Tên khoa học của chuột cống là Rattus norvegicusthuộc gia đình Muridae. Chuột cống là chuột thành phố. Chúng mang bịnh cho loài người không ít.
– chuột chù hay chuột xạ là chuột có mỏ nhọn, mắt gần như mù. Loài chuột này mang tên khoa học Sorox palutris thuộc gia đình Soricidae. Chuột toát mùi xạ khó chịu. Nước miếng chuột xạ có độc chất soricidin được dùng làm thuốc trị cao huyết áp, nhức đầu. Chuột xạ lội và lặn dưới nước rất giỏi nên người Anh gọi chuột xạ là water shrew. Người Việt Nam không thích nhưng không ghét chuột xạ. Người ta tin rằng chuột xạ kêu thì sẽ có khách đến nhà.
– Chuột bạch hay chuột Tàu là thân thuộc sang trọng trong đại gia đình Thử tộc. Người ta nuôi chuột bạch trong nhà để biểu diễn trong các chiếc đu trong chuồng. Chuột bạch cũng được dùng trong các phòng thí nghiệm.
– Chuột rằn (Zebra mouse) trong sa mạc Sahara mang tên khoa học Lemniscomys barbarus thuộc gia đình Muridae ăn trái cây và sống trên cây như nhen, sóc chớ không sống trong hang hay cống rãnh.
– Bọ có hình dạng như chuột nhưng mập và có bộ lông rất đẹp. Tên khoa học của bọ là Cavia porcellus thuộc gia đình Cavidae. Người ta dùng bọ (Cobaye) trong phòng thí nghiệm để thử thuốc, chẩn đoán bịnh tiểu đường, ho lao, bịnh scurvy vì thiếu sinh tố C, rối loạn khi mang thai v.v.
Chuột và loài người
Chuột phá hại hoa màu của loài người vì sự sinh tồn.
Loài người ghét và tìm cách diệt chuột cũng vì sự sinh tồn.
Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bịnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á- Âu bị bịnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.
Chuột mang cho loài người:
– bịnh thương hàn chuột (rat- borne typhus)
– bịnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, màng óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
– bịnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mửa, thổ tả.
– bịnh trichinosis do nhiễm trùng Trininella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược v.v.
– hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
– hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)
Như đã thấy, chuột làm đổ bể đồ đạc trong nhà, phá hại mùa màng ngoài đồng ruộng và gây bịnh tật trong thành phố. Loài người trả đũa lại bằng nhiều phương cách khác nhau:
1. gài bẫy, dùng thuốc độc để diệt chuột, hun khói để chuột bị ngộp phải chạy ra khỏi hang để bắt.
2. nuôi mèo để bắt chuột trong nhà và nuôi chó để săn chuột ngoài đồng.
Ở Việt Nam người ta có hai cách xua đuổi chuột không cần mèo. Cách thứ nhất: bắt một con chuột cạo lông và sơn trên da chuột ba hay bốn màu khác nhau rồi thả chuột về hang. Các chuột khác thấy con chuột kỳ dị có ba, bốn mầu thì bỏ chạy. Chuột có ba, bốn màu có nhu cầu kết bạn đồng loại nên rượt theo. Các chuột khác càng sợ càng chạy mau bao nhiêu thì chuột màu càng rượt theo nhanh bấy nhiêu. Thế là cả đàn chuột rời xa hang ổ của chúng.
Cách thứ hai: bắt một con chuột đực, mổ ngọai thận và nhét hột thóc hay miển chai rồi khâu lại. Xức thuốc cho vết mổ lành lại rồi thả cho chuột về hang ổ. Chuột bị ngứa ngáy khó chịu và trở nên hung dữ bất thường nên rượt đồng loại mà cắn. Các chuột khác sợ nó cắn nên bỏ hang ổ mà chạy.
Chuột cũng mang lợi ích cho loài người.
Đó là một nguồn thịt to lớn.
Ngày xưa người La Mã ăn thịt chuột ngủ Glis glis thuộc gia đình Gliridae.
Người Trung Hoa, Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên lục địa Á-Phi- Trung, Nam Mỹ đều ăn thịt chuột. Ở Việt Nam người ta quay chuột như quay gà và làm mắm chuột, khô chuột.
Ở Bihar, Ấn Độ, người ta nuôi chuột và bắt chuột để ăn thịt mặc dù ở Ấn Độ có đền thờ chuột Karni Mata ở Deshnoke, tiểu bang Rajasthan, nơi có hàng chục ngàn con chuột đen Hắc Thử được nuôi dưỡng và sùng kính. Những người ăn thịt chuột này bị xem là người thuộc giai cấp hạ lưu. Họ được gọi là Musahar nghĩa là người ăn chuột. Người ta còn bắt chuột con mới sinh còn đỏ hồng ngâm rượu để uống như rượu thuốc. Rượu nầy dành cho các sản phụ mới sinh uống phục hồi sức khỏe. Như đã thấy chuột được dùng để thử thuốc, nghiên cứu bịnh Alzheimer, chứng cao huyết áp, giúp các nhà y học chữa dây cột sống bị tổn thương.
Trong Thánh Kinh Do Thái chuột bị liệt vào vật dơ bạn không được phép ăn thịt.
Trong Ấn Giáo chuột được xem là hiện thân của nữ Thần Durga.
Trong huyền thoại Hy Lạp chuột liên hệ đến thần Apollo.
Trong huyền thoại Nhật Bản chuột là sứ giả của Thần Daikoku, thần tài sản, sự phồn thịnh, Thần bảo vệ đất đai. Ngày xưa người Nhật tin rằng chuột ăn bánh đầu năm thì năm ấy được mùa. Năm 1960 có hai con chuột ngồi trên phi thuyền Spunik của Liên Sô.
Ở Đức có Tháp Chuột (Mouse Tower) tức Mause-Turm nằm trên một hòn đảo trên sông Rhine.
Chuột Mickey Mouse của Hoa Kỳ được nhi đồng thế giới ưa chuộng.
Chữ Mouse (Chuột) được thịnh hành kể từ khi thế giới bước sang thời đại computer.
Chữ Rat trong tiếng Anh còn có nghĩa là kẻ phản bội, phản đảng.
Trong Thiên Văn Học có chòm sao Thiên Hà Thử (Mice Galaxies).
Ở Việt Nam có truyện Trinh Thử, tranh vẽ Đám Cưới Chuột đầy duyên dáng. Tô Hoài có tác phẩm O Chuột.
Ở Việt Nam có một chuyện kể liên quan đến chuột được lưu truyền như sau:
Ngày xưa có một ông quan thanh liêm. Ông giúp đỡ cho nhiều người vì óc công bằng và lòng nhân đạo mà thôi.
Một hôm, nhân lúc ông đi vắng, có một người mang một bao tiền đến đưa cho vợ ông. Bà vợ hỏi:
“Tiền gì vậy?”
“Đó là tất cả tấm lòng biết ơn của tôi đối với quan lớn. Quan lớn đã cứu tôi. Tôi có bổn phận đền ơn quan lớn.” Người đàn ông đáp.
“Không được. Ông mang tiền về đi. Ông tôi biết được thì ông quở trách tôi. “ Vợ ông quan nói.
Người đàn ông nài nỉ mãi. Vợ ông quan vẫn khăng khăng khước từ. Người đàn ông liền hỏi tuổi ông quan.
“Tôi không nhớ rõ. Nghe ông nói thì ông tuổi con chuột.” Vợ ông quan nói.
Ít hôm sau người đàn ông mang một con chuột bằng vàng đến tặng vợ ông quan. Lần này bà không có lý do khước từ. Bà cảm ơn người đàn ông và đem tượng thử tộc bỏ vào hộc tủ rồi khóa lại cẩn thận.
Thời gian trôi qua. Ông quan đến tuổi về hưu. Tiền bạc dành dụm không nhiều nên cuộc sống của hai vợ chồng càng ngày càng trở nên khó khăn.
Một hôm bà vợ nghĩ đến việc dùng một phần vàng trong con chuột để mua rượu thịt cho chồng ăn sau nhiều năm khổ cực và ăn uống thiếu thốn. Ông chồng ngạc nhiên hỏi do đâu bà có tiền để mua rượu thịt. Người vợ thuật lại câu chuyện về cái túi bạc và con chuột vàng. Bỗng người chồng tức ông quan thanh liêm trước kia trách vợ: “sao bà không nói tôi tuổi Sửu mà nói tôi tuổi Tý?”
Ngôn ngữ Việt Nam đề cập nhiều đến chuột như:
Cháy nhà ra mặt chuột.
Chuột đội vỏ trứng (người đạo đức giả)
Chuột sa hủ nếp (nam nhân nghèo nhưng có vợ giàu)
Chuột gặm chân mèo (không biết lượng sức khi gặp một đối thủ mạnh hơn)
Chuột cắn dây buộc mèo (dại dột khi cứu kẻ hại mình) Thử dịch (bịnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia
Thử mục (mắt láo liên, lém lỉnh)pestis do bọ chét Xenopsylla cheopistrên thân chuột gây ra).
Thử độn (trốn chui như chuột)
Rễ đuôi chuột (Rễ đại ăn sâu dưới đất để tìm nước nuôi cây. Cây đứt rễ đuôi chuột thì không sống được)
Thèo lèo cứt chuột (trà liệu: kẹo ăn để uống trà .<.theo phong cách Trung Hoa… Đó là kẹo do người Hoa làm từ đậu phọng+ mè đen + đường thắng đặc. Kẹo bán vào dịp Tết ở Việt Nam)
Các thầy tướng Đông Phương cho rằng người có tai nhỏ như tai chuột thì không thọ và người có mặt như mặt chuột thì không phải là đấng trượng phu quân tử.
Bị chuột cắn quần áo là điềm xui xẻo.
Bị chuột cắn cũng nguy hiểm như bị chó dại cắn vì nước miếng chuột rất độc.
Chuột vô nhà báo hiệu sắp có tiểu nhân quấy nhiễu, gây phiền.
Trong thực vật học có:
– Bèo tai chuột Salvinia cucullata
– Dưa chuột Cucumis sativum
– Sầu đâu cứt chuột Bruce javanica
– Mouse melon (dưa chuột chua Mễ Tây Cơ) Melothria scabra
– Rat’s ear (Rau càng cua) Peperomia pellucida v.v.
Chuột đứng đầu trong 12 con giáp. Năm con chuột được gọi là năm Tý. Năm Tý là năm Dương (+) đi kèm với can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cứ 60 năm ta có năm cùng can chi. Thí dụ: Năm 1960 là năm Canh Tý. 1960 +60= 2020 cũng là Canh Tý. Tháng Tý là tháng 11 Âm Lịch.
Tuổi Tý hợp với: Thìn, Thân và Sửu. Không hợp với: Ngọ, Mão, Dậu và Mùi.
Trong số đề 40 con, chuột mang số 15 trước con ong (số 16) và sau con mèo rừng (số 14).
Biến cố chánh trị vào năm Tý vào thế kỷ 20
1900: Bát Quốc Liên Quân đánh dẹp Nghĩa Hoà Đoàn ở Beijing (Bắc Kinh); William Mc Kinley (CH) đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Phó tổng thống là Theodore Roosevelt; Nga chiếm 56 làng ở phía đông Hei Longjiang (Hắc Long Giang), trục xuất 30,000 thần dân Thanh triều ra khỏi nhà; Nga hoàng Nicholas II ra tuyên ngôn Nga hóa Phần Lan (Phần Lan phải chấp nhận Nga ngữ là quốc ngữ); chiến tranh Boer lần thứ nhì (Nam Phi); tàu hải quân Nga đến Triều Tiên khiến Nhật Bản đặc biệt lưu ý đến.
1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội ở Trung Hoa; Woodrow Wilson (DC) đắc cử tổng thống Hoa Kỳ; tàu Titanic chìm; Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên): tổng thống Dân Quốc Trung Hoa (Dân Quốc: Cộng Hoà) rồi nhường chức cho Yuan Shikai (Viên Thế Khải); nhà Thanh (Qing) cáo chung sau 286 năm ngự trị ở Trung Hoa; Thế Vận Hội mùa Hè ở Stockholm (Thụy Điển); thợ mỏ vàng dọc sông Lena (Nga) đình công bị thảm sát; thành phố Tokyo tặng Washington DC 3,000 cây anh đào; chiến tranh Balkans chống đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ); đoàn thám hiểm Hoa Kỳ đến Nam Cực; Nhật hoàng Meiji (Minh Trị) băng hà.; sự chào đời của Quốc Dân Đảng (Kuomintang).
1924: Anh Quốc nhìn nhận chánh quyền Liên Sô; Lenin chết; cuộc tranh chấp quyền hành ngấm ngầm giữa Stalin và Trotsky; chánh quyền Anh bắt nhà cách mạng Chandra Bose của Ấn Độ; Edgar Hoover được bổ nhiệm làm giám đốc FBI; vụ thảm sát công nhân đồn mía người Phi Luật Tân trên đảo Kaua’i, Hawaii; Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh sau này) sang Moscow thụ huấn để trở thành một Cominterchik (cán bộ Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản); Phạm Hồng Thái, đoàn viên Tam Tâm Xã, một tổ chức của các đảng viên trẻ của Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương bạo động, ám sát hụt toàn quyền Merlin ở Guangzhou (Quảng Châu) (thất bại ông nhảy xuống sông tự sát); Calvin Coolidge (CH) thắng cử ở Hoa Kỳ.
1936: Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) do Léon Blum đứng đầu (Pháp); có từ 1 triệu- 2.5 triệu đoàn viên Tổng Liên Đoàn Lao Công Pháp (CGT: Confédération Générale du Travail) đình công; kiến trúc thủy tinh không cửa sổ hoàn thành ở Toledo, Ohio; Thế Vận Hội ở Đức; Hitler thông báo việc sản xuất xe hơi Nhân Dân (Volkswagen Beetle); Franklin D. Roosevelt (DC) đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai; Hitler tuyên bố huỷ bỏ hiệp ước Versailles ký năm 1919; Ý xâm lăng Ethiopia; Trục Phát Xít Đức- Ý- Nhật hình thành; chương trình thành lập Mông Biên Quốc (Mengjiang) (Nội Mông) bù nhìn của Nhật như Mãn Châu Quốc; tướng Franco và nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu.
1948: Miến Điện độc lập; Anh quốc hữu hoá thiết lộ để lập ra British Railways; Mahatma Gandhi bị ám sát chết; Thế Vận Hội mùa Đông ở Thụy Sĩ; Liên Bang Mã Lai (Liên Hiệp Mã Lai+ đảo Penang+ bán đảo Malacca); Cộng Sản nắm chánh quyền ở Tiệp Khắc; kế hoạch Marshall dành 5 tỷ Mỹ kim viện trợ cho 16 quốc gia; cuộc nổi dậy của dân đảo Jeju (Tế Châu), Nam Hàn, có hàng chục ngàn người chết; tổ chức Y Tế Thế Giới WHO; sự ra đời của quốc gia Do Thái; chiến tranh Do Thái- Á Rập; phong tỏa Berlin; Tito của Nam Tư đoạn tuyệt với Stalin; động đất Fukui ở Nhật (3,769 người chết); sự ra đời của Cộng Hoà Dân Chủ Triều Tiên (Bắc Hàn). Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) làm thủ tướng; Huynh Đệ Hồi Giáo ám sát thủ tướng Ai Cập Mahmut Fahmi Nokrashi, con khỉ Albert I được đưa lên không gian từ White Sands, New Mexico.
1960: John. F. Kennedy (DC) đắc cử tổng thống Hoa Kỳ; sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch; Hoa Kỳ hứa sẽ gởi 3,500 quân sĩ sang Nam Việt Nam; tổng thống Nam Hàn Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) bị lật đổ; phi cơ do thám U-2 của Hoa Kỳ bị Liên Sô bắn hạ. Phi công bị bắt và bị xử 10 năm tù; tình báo Mossad của Do Thái bắt cóc Adolf Eichmann ở Argentina, người tự hào nhảy múa trên 6 triệu xác chết của người Do Thái trong đệ nhị thế chiến; Vệ tinh Sputnik- 4 của Liên Sô được phóng lên không gian; Anh trả độc lập cho đảo Cyprus (Địa Trung Hải); sự ra đời của OPEC (tổ chức các nước xuất cảng dầu hỏa Organization of the Petroleum Exporting Countries) gồm Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia, Venezuela; biểu tình ở Algeria khi tổng thống De Gaulle thăm viếng: 127 người chết.
1972: Đông Hồi (Đông Pakistan) trở thành Cộng Hòa Bangladesh; tổng thống Ali Bhutto của Pakistan có chương trình sản xuất bom nguyên tử; Thế Vận Hội mùa Đông ở Sapporo, Nhật; tổng thống Nixon thăm viếng Trung Quốc lần đầu tiên; Cộng Sản miền Bắc tấn công Bình Long, Kontum, Quảng Trị; Hoa Kỳ oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng bằng B-52; vụ Watergate bắt đầu nhen nhúm; tổng thống Nixon đại thắng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai; tổng thống Sadat của Ai Cập trục xuất 20,000 cố vấn Liên Sô; 11 lực sĩ Do Thái tham dự Thế Vận Hội Munich, Tây Đức, bị thảm sát; bang giao Nhật- Trung Quốc; Hoa Kỳ trả Okinawa cho Nhật; bà Imelda Marcos, phu nhân của tổng thống Phi Luật Tân, Marcos, bị thương nặng vì bị đâm. Hung thủ bị cận vệ của bà bắn chết; Apollo- 17 dáp xuống cung trăng.
1984: Andropov chết, Konstantin Chernenko lên thay làm tổng bí thơ đảng Cộng Sản Liên Sô; Thủy Quân Lục Chiến Mỹ rút khỏi Beirut, Lebanon; Liên Sô tẩy chay Thế Vận Hội Los Angeles;
Liechtenstein là quốc gia cuối cùng ở Âu Châu cho phép phụ nữ đầu phiếu; 500,000 người biểu tình ở Manila chống tổng thống Marcos; nữ thủ tướng Ấn Độ, Indira Gandhi, bị ám sát chết; Ronald Reagan đại thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai; Trung Quốc và Anh ký bản Tuyên Bố Chung quyết định tương lai của Hong Kong.
1996: Xô xát giữa quân sĩ Phi Luật Tân và người tỵ nạn Việt Nam bị cưỡng bách hồi hương; Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho Nga vay 10.2 tỷ Mỹ kim để cải cách kinh tế; Do Thái tấn công Lebanon, trả đũa những cuộc tấn công khủng bố của Hamas và Hezbollah. tổng thống Yeltsin đắc cử nhiệm kỳ hai trong vòng hai; Thế Vận Hội Atlanta; Bill Clinton (DC) tái đắc cử nhiệm kỳ hai; Taliban chiếm Kabul, bắt cóc Najubullah từ văn phòng LHQ trong thành phố và hành quyết sau khi tra tấn đánh đập.
2008: Iran có trung tâm không gian và phóng hỏa tiễn vào không gian lần đầu tiên; Kosovo tuyên bố độc lập với Serbia; cơn lốc xoáy Nargis gây thiệt mạng cho 138,000 người ở Miến Điện; động đất 7.9 ở Sichuan (Tứ Xuyên) làm chết 87,000 người; Quốc Hội Nepal bỏ phiếu chấm dứt chế độ quân chủ 240 tuổi để thành lập nền Cộng Hòa; Thế Vận Hội Beijing (Bắc Kinh); khủng hoảng tài chánh thế giới; Barack Obama (DC) đắc cử tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Đó là vị tổng thống Da Đen đầu tiên của Hoa Kỳ.
Nhân vật nổi danh sanh vào năm Tý
Nhiều nhân vật nổi danh trên thế giới sinh vào năm Tý. Nam nhân sinh vào năm Giáp Tý hay Nhâm Tý được xem là cực quí.
Hoa Kỳ có hai tổng thống sinh vào năm Giáp Tý 1924. Đó là tổng thống Jimmy Carter (DC) và George H.W. Bush (CH). Tổng thống Mugabe của Zimbabwe, Kim Dae Jung của Nam Hàn đều tuổi Giáp Tý. Hai thủ tướng Nhật tuổi Giáp Tý là Noboru Takeshita và Tomiichi Murayama.
Bà Ngô Đình Nhu (Trần Thị Lệ Xuân), Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, tướng Alxander Haig đều sinh vào năm Giáp Tý. Mỗi người được nổi danh theo cách riêng.
Các nhà lãnh đạo như Kim Il Sung (Kim Nhật Thành- 1912), Michel Debré (Pháp- 1912), Erich Honecker (Đông Đức- 1912), Silvio Berlusconi (Ý- 1936), Frederik W. De Klerk (Nam Phi- 1936), Thái tử Charles (Anh- 1948), Al Gore (Hoa Kỳ- 1948), Hassan Rouhani (Iran- 1948), Yulia Tymoshenko (Ukraine- 1960), Benigno Aquino III (Phi Luật Tân- 1960) v.v. đều sinh vào năm Tý. Bà Eva Braun, hôn thê của Hitler vào phút hấp hối của chế độ Đức Quốc Xã, sinh vào năm Nhâm Tý 1912.
Các ông Foster Dulles (ngoại trưởng Hoa Kỳ- 1888), Mc Cain (nghị sĩ- 1936), Jon Huntsman Jr. (đại sứ- 1960), Elena Kagan (nữ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện-1960) đều sinh vào năm Tý.
Có hai vị Giáo Hoàng sinh vào năm Tý: Giáo Hoàng John Paul I sinh năm 1912 và Giáo Hoàng Francis sinh năm 1936.
Chúng tôi sẽ không ghi tiểu sử của những nhân vật mà ai cũng biết trái lại sẽ nêu bật tên tuổi của vài nhân vật ít được biết đến.
Selman Waksman (1888- 1973)
Selman Waksman là một nhà vi trùng học và sinh hóa học. Ông xuất thân từ một gia đình Do Thái ở Ukraine. Ông chào đời trong một thành phố nhỏ ở Ukraine, Novaya Priluka, thời đế quốc Nga. Dưới thời Nga hoàng người Do Thái bị kỳ thị nhất là ở nông thôn.
Vì có một người chị chết vì chứng bạch hầu và sống gần nơi canh tác cây lương thực thường bị sâu rầy phá hại ông nghĩ nhiều đến vi trùng và cách chữa trị bịnh vi trùng cho người lẫn cây lương thực.
Với lý lịch Do Thái ông khó được học đại học ở Nga. Năm 1910 ông theo một người bà con sang Hoa Kỳ. Ông đến New Jersey và làm nghề nông. Ông học đại học Rutgers ở New Jersey, lấy cử nhân năm 1915, cao học khoa học năm 1916. Ông làm việc cho một sở nông nghiệp. Năm 1918 ông lấy tiến sĩ về hóa sinh. Ông khám phá ra streptomycine (chữa bịnh lao- TB) và 15 loại trụ sinh khác. Ông viết 28 quyển sách khoa học và 400 bài khảo cứu về hoá sinh và vi trùng học. Năm 1952 ông lãnh giải thưởng Nobel về y học. Ông được Nhật và Pháp ban những huy chương cao quí nhất của hai nước này.
Nikolai Bukharin (1888- 1938)
Nikolai Bukharin là một nhà trí thức, nhà kinh tế học, nhà báo, đảng viên Bolshevik thuần thành. Ông tham gia cuộc nổi dậy ở Nga năm 1905 sau khi Nga bị Nhật đánh bại trên eo biển Tsushima. Ông có cuộc đời hoạt động sống động khi học đại học Moscow. Dưới thời Nga hoàng ông bị bắt nhiều lần. Năm 1906 ông sớm gia nhập đảng Dân Chủ Xã Hội. Bị chánh quyền Nga hoàng ruồng bắt ông chạy trốn sang Tây Âu nơi ông hoạt động cùng với Lenin và Trotsky.
Khi cách mạng 1917 bùng nổ ông trở về Nga và hoạt động với tư cách một đảng viên Bolshevik thuần thành tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa quốc tế (Internationalism). Ông ủng hộ chánh sách NEP (Kinh Tế Mới) của Lenin năm 1921.
Năm 1924 Lenin mất. Bukharin liên minh với Stalin chống phe Trotsky. Sau khi Zinoviev bị hạ bệ ông được đưa lên làm tổng bí thơ Đệ Tam Quốc Tế (Comintern) năm 1926. Đến năm 1929 Stalin loại ông ra khỏi Bộ Chánh Trị và không cho ông trông coi tờ Pravda nữa. Năm 1937 ông bị bắt bí mật và bị xử tử năm 1938 trong thời kỳ Đại Thanh Trừng của Stalin. Năm 1988 Bukharin mới được phục hồi danh dự.
*
Vài đặc điểm của Stalin cần được lưu ý:
1. Stalin là người tự đề cao và muốn người khác đề cao và tôn phục cá nhân mình. Ông rất ghét những ai ngưỡng mộ, yêu mến và ca ngợi hay hoan nghinh Lenin một cách ồn ào. Lin tức Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này gặp trường hợp này năm 1933 (năm 1924 ông khóc nức nở khi nghe tin Lenin mất). Ông bị Maurice Thorez, lãnh tụ đảng Cộng Sản Pháp, tố cáo ông thuộc tư tưởng Trotsky và bị nghi ngờ có hợp tác với tình báo Anh ở Hồng Kông sau khi được thả về Liên Sô năm 1933.
2. Stalin ghét những người: 1. có trình độ trí thức cao như các đảng viên Bolshevik cao cấp như Bukharin, Andrey Bubnov 2. gốc Do Thái hay bạn của Lenin như Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Sokolnikov, Borodin v.v. Các đảng viên Bolshevik cao cấp gốc Do Thái đều có học vị cao. Tất cả các vị trên đều có thành tích hoạt động cách mạng phi thường nhưng tất cả đều chết dưới tay của Stalin.
3. Stalin ngầm ghét bỏ những người mang dòng máu Do Thái (Trotsky, Zinoviev, Kamenev, Sokolnikov, Lenin có máu Do Thái của mẹ, Borodin, thượng cấp của Lin .<. Nguyễn Ái Quấc- Hồ Chí Minh.. ở Guangzhou .<.Quảng Châu.. năm 1925) v.v. Năm 1934 Stalin cho thành lập tỉnh Do Thái Tự Trị (Jewish Autonomous Oblast) giáp giới với Amur Oblast (Oblast: tỉnh. Amur: một tên khác của sông Hei Longjiang- Hắc Long Giang) của Nga với tỉnh Hei Longjiang của Trung Hoa. Tỉnh Do Thái Tự Trị rộng 36,000 km2 (bằng diện tích đảo Taiwan). Nó ra đời nhằm tập trung người Do Thái vào vùng thiếu sự sống vì thời tiết khắc nghiệt đồng thời đày họ ra xa mọi sinh hoạt chánh trị Liên Sô ở Nga Âu.
Von Braun (1912- 1977)
Von Braun sinh năm 1912 trong thành phố Wirsitz, tỉnh Posen, Đức quốc. Cha ông là tổng trưởng bộ Canh Nông thời Cộng Hoà Weimar (1919- 1933). Mẹ ông có liên hệ huyết thống với các vua Pháp, Đan Mạch và Anh thời Trung Cổ.
Thuở ấu thời mẹ ông cho ông một kiếng thiên văn. Không ngờ vật này làm cho ông yêu thích thiên văn học. Ông có mộng lên cung trăng.
Von Braun không giỏi về vật lý và toán học. Nhưng ông cương quyết trau dồi và học hỏi hai môn học này ở bậc đại học. Năm 1932 ông là kỹ sư cơ khí ở tuổi 20. Ông quyết học vật lý, hóa học và tinh tú học tại đại học Frederich-Wilhelm ở Berlin và lấy tiến sĩ về vật lý năm 1934. Lúc ấy Hitler nắm chánh quyền. Là người Đức ông phải phục vụ cho chánh quyền Đức Quốc Xã trong thời gian từ 1937 đến 1945. Ông phải gia nhập đảng Quốc Xã. Ông là cha đẻ của hỏa tiễn V2 (Vergeltungwaffe – Vengeance 2) nhắm vào thành phố Antwerp của Bỉ và London của Anh vào năm 1944.
Khi Đức đầu hàng Đồng Minh, Von Braun và 1,600 khoa học gia, kỹ thuật gia Đức không muốn đầu hàng Liên Sô mà đầu hàng Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ ông phát triển việc sản xuất hỏa tiễn và là cha đẻ của ngành không gian Hoa Kỳ.
Năm 1957 Liên Sô phóng vệ tinh nhân tạo lên không gian. Năm 1958 Hoa Kỳ chạy đua với Liên Sô trong việc phóng vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 Alan Shepard Jr. là phi hành gia Hoa Kỳ đầu tiên đi vào quĩ đạo trái đất. Năm 1969 phi thuyền Apollo XI chở người đáp xuống mặt trăng. Năm 1971 Alan Shepard Jr. là phi hành gia thứ năm của Hoa Kỳ đi trên mặt trăng (Apollo 14).
Von Braun có chương trình đưa người lên Hỏa Tinh. Hiện nay Hoa Kỳ thực hiện chương trình này.
Ông mất năm 1977 vì ung thư lá lách ở Alexandria, Virginia.
*
Hitler bài Do Thái. Albert Einstein, Henry Kissinger… rời bỏ Đức sang Hoa Kỳ.
Hitler bại trận. Von Braun và 1,600 khoa học gia, kỹ thuật gia lỗi lạc của Đức đầu hàng và sang Hoa Kỳ.
Hoa kỳ là nơi đón nhận người bị đàn áp, bị áp bức (Do Thái như Einstein) và người bại trận (Đức Quốc Xã như Von Braun). Hoa Kỳ biến họ trở thành những người hữu dụng và nổi danh có lợi cho chính họ và cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là nơi những kẻ thù xưa gặp nhau, quên đi chuyện hận thù cũ để cùng nhau sống yên vui hạnh phúc trong cảnh thái bình và thịnh vượng mà họ có góp phần cống hiến.
Chien Shiung Wu (1912- 1997)
Bà Chien Shiung Wu là nhà khoa học nguyên tử của Hoa Kỳ gốc Trung Hoa. Bà sinh năm 1912 tại Liuhe (Liễu Hạ), tỉnh Jiangsu (Giang Tô). Bà là một nữ sinh xuất sắc nổi tiếng trong trường Nữ Sư Phạm Suzhou (Tô Châu). Với sự thông minh thiên phú của bà, bà khó chấp nhận làm một nữ giáo viên tầm thường. Bà ghi danh học đại học Nanjing năm 1929. Thời bấy giờ Nanjing là thủ đô của chánh phủ Quốc Dân Đảng do Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) đứng đầu.
Năm 1936 bà sang Hoa Kỳ và học ở đại học Berkeley, California. Năm 1940 bà trình luận án tiến sĩ. Năm 1942 bà kết hôn với Luke Chia- Liu Yuan, một nhà khoa học, cháu nội của tổng thống Yuan Shikai (Viên Thể Khải). Yuan đến Hoa Kỳ trước bà và là người khuyến khích bà học ở Berkeley thay vì đại học Michigan.
Năm 1944 bà Chien Shiung Wu là người phụ nữ gốc Hoa duy nhất trong Dự Án Manhattan nhằm mục đích sản xuất trái bom nguyên tử đầu tiên cho Hoa Kỳ. Năm 1945 bà là giáo sư đại học Columbia. Bà quen với hai nhà vật lý Hoa Kỳ gốc Hoa là Tsung -Dao Lee và Chen Ning Yang. Cả hai được giải thưởng Nobel về Vật Lý năm 1957.
Bà Chien Shiung Wu được ví như một Marie Curie gốc Hoa. Bà tách uranium kim loại ra U-235 và U-238 isotopes. Bà được giải thưởng Comstock về Vật Lý (1964), giải thưởng Bonner (1975), huy chương Khoa Học (1975) và giải Wolf (1978).
Năm 1973 bà về lục địa thăm mồ mả ông bà. Bà đau đớn khi thấy mồ mả của cha mẹ bà bị phá hủy. Thủ tướng Zhou Enlai (Châu Ân Lai) tiếp bà, an ủi và xin lỗi về chuyện đáng tiếc xảy ra trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá (1966- 1976).
Bà Chien Shiung Wu mất năm 1997 tại thành phố New York.
Peggy Whitson (1960- )
Peggy Whitson là nữ phi hành gia Hoa Kỳ sinh năm 1960 tại Beaconfield, Iowa.
Bà lấy cử nhân về sinh vật học ở trường đại học Wesleyan, Iowa năm 1981. Bà lấy tiến sĩ về hóa sinh ở đại học Rice, Texas, năm 1985. Bà làm việc cho Trung Tâm Không Gian Johnson ở Houston, Texas.
Bà Peggy Whitson được đưa vào không gian ba lần vào năm 2002, 2007 và tháng 11 năm 2016. Trong chuyến du hành không gian thứ ba bà khởi hành từ Kazakhtan mãi đến tháng 9 năm 2017 mới trở về Trái Đất. Bà phải mất 10 năm xin làm phi hành gia mới được chấp nhận. Bà có thời gian sống trên không gian dài nhất: 665 ngày 22 giờ 22 phút.
Năm 2017 bà về hưu và được xem là phi hành gia lớn tuổi nhất!
http://thoibao.com/nam-ty-noi-chuyen-chuot-2/
Năm Tý xem lại bức tranh « Đám cưới » chuột – Vũ Hữu Sự
“Đám cưới chuột” là tên mà người đời vẫn gọi bức tranh một cách nôm na. Còn tên chữ của nó (và cũng là ý nghĩa xã hội của nó) thì như 4 chữ ở góc trái phía trên tranh cho biết, là “Lão- Thử- Thủ- Thân” (chuột già phòng thân) cơ. Đây là một bức tranh dân gian nổi tiếng của làng tranh Đông Hồ. Do dốt đặc về hội họa, nên tôi chẳng dám lạm bàn về tính nghệ thuật của bức tranh, mà chỉ xin ghi lại một vài ý nghĩ tâm đắc về ý nghĩa xã hội của nó. Có điều gì ngô nghê, xin bạn đọc lượng thứ.
Ở chiều sâu nhất của bức tranh là 5 chấm đen, có thể hiểu là 5 cái miệng hang chuột. Nhưng 5 cái miệng hang này lại được bố trí rất chỉnh tề theo thuyết âm dương ngũ hành, với hành thổ ở trung tâm, và 4 hành Kim-Mộc-Thủy- Hỏa ở 4 phương chính. Thế nghĩa là gia đình nhà chuột này có chữ nghĩa lắm, quý phái lắm, có đủ cả ông Nghè lẫn ông Cống (thời Lê, những người đỗ kỳ thi hương gọi là Cống sinh). Chắc chắn gia đình này thuộc loại “danh gia thế phiệt” trong xã hội chuột. Không thế, sao được phép “án” phương nhà theo thuyết âm dương ngũ hành. Ngày xưa, triều đình phong kiến có những quy định hết sức khắt khe về không những mũ mãng, áo quần mà cả thước tấc nhà cửa cho từng hạng quan, hạng dân. Xã hội trọng Quý (những người học hành đỗ đạt, có quan tước) mà khinh Phú (giầu nhưng không có danh phận), ví như dân buôn chẳng hạn, dù giầu có ức vạn thì :
Những nhà làm gác chứa hàng
Mái nhà không được cao bằng kiệu quan.
Chúa Trịnh đã diễn nôm những quy định về nhà cửa ra như vậy cho dân dễ hiểu mà thi hành. Lệch khỏi cái chuẩn ấy của triều đình : chém đầu ngay. Đừng có cậy buôn chổi chít, chạy xe ôm, “làm thêm đến thối móng chân móng tay” hay cậy có “cô em kết nghĩa” mà xây dựng biệt phủ tòa ngang dẫy dọc như bây giờ để rồi chỉ bị…nhắc nhở, hay cùng lắm là “rút kinh nghiệm sâu sắc”.Đám đón dâu nhà chuột chắc là xuất phát từ 5 cái hang đó.
Một đường phân cách chia bức tranh ra làm hai phần trên dưới. Phần dưới, đi đầu là một con chuột ngựa hồng yên gấm, áo thụng, mũ cánh chuồn có ngù bông, trông rất oai vệ. Đây có lẽ là vị đại diện cho nhà trai, là người sẽ thay mặt nhà trai “có lời” xin dâu với nhà gái. Đây cũng là vị có chức tước. Chính cái mũ cánh chuồn và cái lọng che, do một thằng chuột đen sì vác theo sau, đã nói lên điều đó (mũ cánh chuồn và lọng che, thời trước, chỉ quan lại được trao phẩm hàm thấp nhất là tứ phẩm, mới được dùng). Ngay sau thằng chuột cầm lọng là một thằng chuột vác một cái biển có hai chữ “nghênh hôn”. Tiếp đến kiệu chú rể, do 4 thằng chuột khiêng. Phải công nhận ban tổ chức đám cưới chuột lựa chọn khá chu đáo. Hai thằng đen khiêng phía ngoài, hai thằng khoang khiêng phía trong. Hai thằng chuột đi sau vừa khiêng kiệu vừa ngoái cổ lại, ra ý phía sau còn nhiều lắm, họ nhà chuột đi đón dâu còn xếp hàng dài lắm. Chú rể chuột đội khăn xếp, xiêm đen, áo gấm xanh ngồi chĩnh chện. Mép chú chưa có sợi râu hay sợi ria nào, chứng tỏ chú còn trẻ lắm. Nét mặt chú lộ vẻ hồi hộp, như đang mơ màng tưởng đến lúc cùng người bạn trăm năm sánh vai “nhất bái thiên địa…”
Nhưng, nếu chỉ có độc phần dưới thôi, thì bức tranh sẽ chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt ngoài việc mô tả một cảnh sinh hoạt thời xưa. Phần làm nên ý nghĩa xã hội của bức tranh, chính là phần trên.
Ngự ở phía bên phải của phần trên bức tranh là một “miêu đại vương”, như một vị “tiểu hổ”, nét mặt rất nanh ác, ngồi chễm chệ, rõ ra dáng một tiên sinh rất siêng năng trong việc thực thi cái sứ mệnh tiêu diệt cả họ nhà chuột. Trước mặt miêu đại vương là hai “lão thử” đang khúm núm dâng lễ. Lão đi trước khom lưng, hai tay kính cẩn dâng lên đại vương mèo một con chim câu béo mẫm. Lão đi sau, cũng với thái độ ấy, dâng lên vua mèo một con cá chép. Nếu để ý đến đuôi của 3 nhân vật (mèo và hai chuột dâng lễ) ta sẽ thấy được cái tài hoa, cái ý nhị của nhà họa sỹ dân gian. Ba cái đuôi thể hiện 3 tính cách, 3 kiểu tính toán. Lão chuột dâng chim đuôi quắp chặt vào trong bụng, cứng đơ đơ, chứng tỏ lão đang rất sợ (sợ đến cứng đuôi, quắp đuôi), đang run như dẽ trước oai linh của cái thằng có thể “ăn thịt cả họ” nhà mình. Lão chuột dâng cá đuôi cũng cứng, nhưng mà cứng vểnh lên. Đây có lẽ là một kẻ rất gian, rất mưu mẹo. Cùng đi dâng lễ nhưng lão không tiến lên ngang hàng với thằng dâng chim mà đẩy nó lên đối mặt với hiểm nguy còn mình thì lùi lại, vểnh đuôi. Thế vểnh đuôi ấy là thế đề phòng. Hễ thẳng mèo không vồ lấy con chim mà vồ vào thằng dâng chim lào lão lập tức phóng chạy.
Còn miêu đại vương, tuy đuôi cũng cuộn vào trong bụng nhưng mà cái đuôi ấy rất mềm mại, thể hiện một thái độ rất thư thái, rất ung dung của bậc bề trên. Một chân y giơ lên, dứ dứ như thể lượng xem chim câu, cá rán ngon hay là…thịt chuột ngon.
Tất nhiên là đối với giống mèo, thì chim, cá sánh làm sao được với thịt chuột ? Nhưng mà ở đời “muốn ăn dưa phải trồng dưa/ muốn ăn đậu phải trông đậu (thực qua đắc qua/thực đậu đắc đậu)”. Sách “gương bái soi lòng (minh tâm bảo giám)” đã dạy vậy mà. Miêu đại vương dẫu ít học, dẫu chỉ quẩn quanh xó bếp, nhưng chắc cũng hiểu được cái đạo lý ấy. Muôn có nhiều thịt chuột mà ăn, thì trước mắt cần phải tạm bằng lòng với chim, với cá cái đã, để cho họ nhà chuột dựng vợ gả chồng cho con cái chúng nó thật nhiều, sinh đẻ thật nhiều. Sự tính toán của lão mèo là thế, nên trong tranh, ta thấy lão đang gật gù, đang ra vẻ ban ơn :
-Cá này ăn cũng là tanh
Nhưng thôi, tao thể lòng thành chúng bay
Phía sau hai lão chuột dâng lễ là hai thằng chuột ranh làm nhiệm vụ tấu nhạc. Một là để cho không khí của buổi “tiến lễ” thêm phần long trọng. Hai là để làm vui cho vua mèo khi ngài thưởng thức chim, cá, để ngài tạm quên đi món thịt chuột là món mà ngài vẫn lấy làm khoái khẩu bậc nhất. Phần lão mèo, có lẽ vì lễ hậu, vì thái độ cực kỳ khúm núm, kính trọng của bọn chuột, nên lão đâm ra hài lòng, đã mất cảnh giác, không nhận ra sự mất dạy, xấc láo của bọn này. Tiếng là tấu nhạc góp vui, nhưng những cái kèn mà bọn chuột dùng lại là…kèn đám ma. Bên trong cái vẻ cung kính, khúm núm, nịnh nọt ấy, bọn chuột hẳn đang mong thằng mèo chết quách đi, chết càng nhanh càng tốt.
Nhân đám cưới của con cháu mình, bọn chuột mang lễ đến dâng vua mèo để phòng thân, để vua mèo ngơ đi cho mà tiến hành hôn lễ. Đó là ý nghĩa xã hội mà bức tranh muốn nói (Lão- Thử- Thủ- Thân)
Chưa hết, ý nghĩa xã hội của bức tranh còn sâu sắc hơn nhiều nếu ta khơi thêm một tầng nữa. Từ xa xưa, bọn quan lại tham nhũng, đục khoét của công của tư luôn luôn được ví với loài chuột, tức là loài “đục khoét”. Kinh thi có bài “chuột xù” nói về chuyện đó. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài thơ “ghét chuột (tăng thử)” ám chỉ bọn ấy. Trạng Trình đã gọi bọn quan lại thời cụ sống là “chuột lớn (thạc thử)”, và lên án chúng gay gắt : “Chuột lớn sao bất nhân/ Gặm khoét thật thảm độc” khiến cho “Đồng ruộng trơ rơm khô”, để đến nỗi khắp hang cùng ngõ hẻm, chỉ thấy toàn những cảnh “Đói nghèo nông phu than/ Đói gầy nông phụ khóc”.
Bọn “thạc thử” gặm khoét của dân của nước một cách thảm khốc, ních đẫy túi tham. Rồi nhân nhà có việc, chúng mang một phần của đục khoét ấy dâng cho kẻ bề trên, để được làm ngơ và lại tiếp tục “đục khoét”. Với ý nghĩa ấy, thì bức tranh chính là một bản cáo trạng. Và chắc chắn nó chỉ được sáng tác trong thời kỳ xã hội cực kỳ nhiễu nhương, vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, kỷ cương phép nước bị buông lỏng. Bọn có chức có quyền kết bè kết đảng, thỏa sức “mình vuông hiếp chúng, gỗ tròn lăn dân”.
Tết năm Tý này, bọn “chuột xù” hai chân lại lễ mễ bê chim vàng cá vàng, xếp hàng đến cửa “đại vương mèo” để được đại vương ngơ đi cho, rồi sang năm lại “gặm khoét thật thảm độc”.
http://www.thesaigonposts.net/2019/12/nam-ty-xem-lai-buc-tranh-am-cuoi-chuot.html
Ngụ ngôn Năm Chuột (hay “Cái Bẫy Chuột”) – Trần Văn Giang
1- Cái bẫy Chuột – Chính bản.
Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy bác nông dân cùng với bà vợ đang mở một cái hộp.
“Có lẽ là có đồ ăn gì đó trong hộp?” Con chuột tự hỏi.
Nhưng liền sau đó, con chuột hốt hoảng khi nó phát hiện trong hộp có một cái bẫy chuột.
Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la toáng lên:
“Có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Chị Gà mái đang bới đất gần đó, cục ta cục tác, nghe vậy ngửng đầu lên nói rằng:
“Này anh Chuột. Đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với anh. Nhưng nó chẳng có phiền hà gì tới tôi. Tôi không thể nào bị vướng vào một cái bẫy chuột.”
Chuột bèn quay sang nói với anh Heo với một giọng lo âu:
“Anh Heo ơi! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Anh Heo ục ục tỏ ra thông cảm, trả lời:
“Tôi rất lấy làm tiếc cho cậu! Tôi cũng chẳng làm gì được; Nhưng tôi sẽ cầu nguyện cho cậu đừng bị vướng bẫy.”
Chuột hớt hải chạy tới bác Bò đang đứng đủng đỉnh nhai cỏ. Nó kêu lên:
“Bác Bò! Bác Bò! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Bác bò vừa nhai cỏ vừa từ tốn trấn an:
“Bác rất hiểu sự lo âu của em, nhưng bác cũng chẳng giúp em được gì!”
Chuột chán nản lẳng lặng đi vào nhà với lòng buồn thiu vì xem ra chỉ có một mình phải đối phó với cái bẫy chuột “tàn nhẫn” của bác nông dân.
Thế rồi vào đêm kia. Có một tiếng động vang lên trong ngôi nhà của bác nông dân. Dường như đó là tiếng bẫy xập. Vợ của bác nông dân vội chạy tới để xem cái bẫy có bắt được con chuột nào không? Trong đêm tối, loạng choạng thế nào, bà vợ bác nông dân đã bị một con rắn độc cắn vào chân khi bà ta mon men tới gần cái bẫy. Thì ra, cái bẫy chuột đã xập vào đuôi một con rắn!
Bác nông dân vội vàng chở vợ vào nhà thương ở quận. Khi trở về nhà, bà vợ bác bị lên cơn sốt. Bác nông dân nhớ là ăn cháo có thể làm giảm cơn sốt; vì thế bác đã chạy ra vườn bắt chị Gà mái cắt tiết và mần thịt để nấu cháo nấu cho vợ ăn.
Nhưng bệnh tình của vợ bác vẫn không thấy thuyên giảm chút nào. Bạn bè và hàng xóm nghe tin đã tới thăm hỏi. Để thết đãi họ, bác nông dân đã chọc tiết anh Heo.
Sau nhiều ngày chống chọi với cơn bệnh, cuối cùng vợ bác qua đời. Vì họ hàng thân thuộc đến đưa đám rất đông, bác nông dân phải mổ thịt bác Bò để có đủ thức ăn đãi khách.
Luân lý của câu chuyện “cái bẫy Chuột”:
Một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù chuyện khó khăn của họ dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta đều có thể cùng gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trên chuyến hành trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những người sống chung quanh mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó. Đó cũng là tự giúp mình!
2- “Học tập cải tạo” – hay “Cái bẫy Chuột”bản cải biên.
Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chính quyền cộng sản bắt đầu kiểm điểm “ngụy quân, ngụy quyền” miền nam và sau đó, vào tháng 6 năm 1975, CS đã bắt đầu kêu gọi “ngụy quân ngụy quyền” trình diện để đi “học tập cải tạo.” Anh Trung Úy lính “ngụy” cảm thấy lo ngại và nghi hoặc vì anh nghĩ ngay đến câu: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!” Tuy là lời kêu gọi “trình diện đi học tập cải tạo 10 ngày;” nhưng anh không hiểu CS đang có dự tính làm gì? Chuyện gì sẽ xảy đến cho anh trong những ngày sắp tới?
Anh lính “ngụy” bèn lân la tìm đến nhà anh Tư xích lô, một cán bộ 30 tháng 4, ở mãi tận cuối xóm để hỏi thăm; may ra anh Tư có thể giúp anh biết thêm điều gì đó về vấn đề đi trình diện “học tập cải tạo.” Bình thường thì anh Tư xích lô rất niềm nở với anh; vì gia đình anh lính “ngụy” vẫn thỉnh thoảng giúp đỡ gia đình anh Tư trong những lúc ngặt nghèo: lúc anh Tư lâm cảnh vợ ốm con đau; hay trời mưa bão không có khách đi xe.
Anh lính “ngụy” thành khẩn hỏi:
“Họ đang kêu gọi tôi phải đi trình diện ‘học tập cải tạo’ anh Tư à! Anh có biết gì về vụ này không?”
Anh Tư tỏ vẻ không bằng lòng, lạnh lùng trả lời:
“Tôi là người của ‘cách mạng,’ không thuộc thành phần phải đi học cải tạo. Anh là sĩ quan ngụy quân, có nợ máu với nhân dân, được ‘cách mạng’ cho đi học cải tạo là may mắn lắm rồi, còn thắc mắc cái gì nữa?”
Anh lính “ngụy” cụt hứng, buồn bã đi về. Trên đường về nhà, anh lại nghĩ là có lẽ “xì thẩu” chủ tiệm tạp hoá ở đầu ngõ cũng biết rõ hơn anh về việc học tập cải tạo vì cửa tiệm của anh ta thường có nhiều khách hàng ra vào. Anh sĩ quan lính “ngụy” ghé vào tiệm tạp hóa. Sau khi mua một ít tương chao, anh chào xì thẩu và nói:
“Này xì thẩu à! Họ đang kêu gọi đi trình diện học tập cải tạo. Xì thẩu có nhiều khách mua hàng mỗi ngày thì xì thầu biết gì về vụ này không?”
Xì thẩu vời giọng cười hề hề như thông lệ trả lời:
“Ngộ là người Hoa. Ngộ chỉ biết buôn bán. Việc ‘học tập cải tạo’ đâu có ăn nhậu gì đến ngộ. Ngộ không biết.”
Trong nỗi lo lắng hoang mang, anh lính “ngụy” chợt nghĩ đến Cha sở. Anh bèn tìm đến gặp Cha tại nhà thờ – nhà thờ mà gia đình anh vẫn đi lễ đóng góp các phụng sự thánh thể hàng tuần. Anh hỏi Cha sở:
“Thưa Cha, họ đang kêu gọi con phải đi trình diện ‘học tập cải tạo.’ Cha có dịp tiếp xúc với nhiều giáo dân của họ đạo. Cha có biết gì về vụ này không?”
Cha sở ôn tồn nói:
“Cha chỉ lo mục vụ, lo việc của nhà thờ, lo rao giảng phúc âm của Chúa. Cha không làm chính trị và không có dính líu gì đến quân sự. Vì vậy Cha không biết gì đến chuyện gọi đi học tập cải tạo! Tuy nhiên Cha sẽ cầu nguyện cho con đi cải tạo được suông sẻ, bình yên.”
Đến đây, anh sĩ quan lính “ngụy” đã hoàn toàn thất vọng và trở về nhà. Anh không còn có cách nào khác hơn là đi “trình diện học tập” ngày 27 tháng 6 năm 1975, chỉ đem theo người một ít quần áo đơn sơ và lương thực “đủ cho 10 ngày!!!”
Mười ngày trôi qua; Rồi mười tuần lễ trôi qua; Rồi mười tháng trôi qua… mà gia đình anh lính “ngụy” chưa thấy anh về nhà. Mọi người thấy có một cái gì đó không ổn đang xảy ra… Cũng phải nói thêm, vào
tháng thứ ba sau khi anh lính “ngụy” đi trình diện ‘học tập’ (khoảng 11 tuần lễ sau), tức là ngày thứ hai 22 tháng 9 năm 1975, CS đã thi hành chương trình kỳ cục nếu gọi là “chương trình bần cùng hóa nhân dân” cũng không quá đáng! Đó là chính quyền CS đã chơi một đòn ngoạn mục đầu tiên: “Ra lệnh đổi tiền lần thứ nhất.”
Từ chiều chủ nhật 21 tháng 9 năm 1975, CS cho xe phóng thanh đi vòng vòng các khu phố yêu cầu đồng bào làm ăn buôn bán bình thường, đừng nghe “tin đồn thất thiệt;” và chờ đợi một thông cáo quan trọng của chính phủ. Ban đêm có lệnh giới nghiêm toàn thành phố và bộ đội canh giữ khắp nơi. Té ra đó là lệnh đổi tiền vào sáng ngày thứ hai cho cả miền Nam! Bỗng nhiên chỉ trong một ngày, tất cả dân miền Nam trở thành trắng tay, mất hết sự nghiệp. Chỉ có cái chính phủ kiệt xuất có một không hai trên quả đất này mới nghĩ ra được cái công thức tàn nhẫn như vầy: “Mỗi gia đình chỉ được đổi 200 đồng.” – Nên biết một đồng tiền “giải phóng” phải trị giá bằng 500 lần tiền “ngụy!” – Như vậy mỗi gia đình chỉ được đổi tối đa đến 100 ngàn đồng tiền cũ (tương đương với khỏang 100 đô la lúc bấy giờ! Số tiền – một một số tiền quá nhỏ cho mỗi gia đình). Chưa hết! Người đổi tiền chỉ được lãnh trước 10 ngàn đồng; số còn lại do nhà nước giữ dùm (?!) Việc đổi tiền này được áp dụng ngay cả với các cơ sở thương mãi và các hãng xưởng. Thiệt tình! Chỉ trong vài ngày (CS tưởng 1 ngày là đổi tiền xong, nhưng thực tế phải mất đến 5 ngày!) tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân tự nhiên không cánh mà bay mất sau lần đổi tiền tàn nhẫn vô tiền khoáng hậu này.
Anh Tư xích lô, một “cán bộ 30 tháng 4,” vẫn cứ ngỡ là “cách mạng” sau khi thu góp tài sản của nhà giầu sẽ chia bớt cho anh một ít. Nhưng mơ tưởng đó vẫn chỉ là giấc mơ vì nó không bao giờ thấy xảy ra. Anh chỉ thấy các cán bộ từ ngoài Bắc vào chiếm ngụ các căn nhà rộng lớn ngoài phố do người đã di tản bỏ lại. Gia đình anh Tư vẫn sống ở trong căn nhà tôn tồi tàn trong hẻm như ngày nào. Hiện tại, không còn có khách khứa nào gọi anh chở xích lô đi đâu cả. Anh mất đi lợi tức nuôi sống gia đình hàng ngày, lâm vào tình trạng kinh tế rất bi đát. Anh vốn dĩ là dân vô sản, trong nhà chẳng có gì đáng gía đem ra chợ trời bán để kiếm ít tiền sống qua ngày. Gia đình anh Tư xích lô là những người đầu tiên dọn đi “vùng kinh tế mới” biệt tăm. Không ai biết số phận của gia đình anh sẽ như thế nào?
Sau vụ đổi tiền lần thứ nhất này, xì thẩu với cái tài xoay sở, ngọai giao cố hữu; vẫn không giữ được của. Tài sản của xì thẩu cũng mất gần hết sạch!
Cùng trong thời gian này, “cách mạng” đến thăm Cha sở tại nhà thờ. Họ nói cho Cha biết rằng “nhân dân” đã báo cáo với họ là ngoài việc Cha đã thiếu tinh thần sản xuất, Cha còn hợp tác với “giặc Mỹ xâm lược” bằng cách rao giảng những giáo điều “phản động,” “ru ngủ và đầu độc” tinh thần “chống Mỹ cứu nước” của nhân dân; phản bác chủ nghĩa “cộng sản vinh quang” là “vô thần, thiếu đạo đức…” Cách mạng “mời” Cha đi học tập một thời gian để cho Cha sáng mắt, sáng lòng; và ra lệnh cho Cha giao nhà thờ cho cách mạng “tạm” xử lý làm nhà kho chứa dụng cụ của các chương trình phát triển thuỷ lợi!
Ba năm sau, vào ngày 3 tháng 5 năm 1978, nhà nước CS làm thêm một chiêu ngoạn mục nữa: “Ra lệnh đổi tiền lần thứ hai” trước hết để vớt nốt số tiền của dân còn cất dấu được do việc nhờ người nghèo đổi dùm lần trước chẳn hạn, và sau đó để thống nhất tiền tệ hai miền Nam và Bắc Việt Nam (một đồng ngoài Bắc bằng một đồng thống nhất; nhưng một đồng “giải phóng” chỉ bằng 8 hào tiền thống nhất!!!)[1] Song song với các lần đổi tiền là các đợt đánh tư sản mại bản, tư sản dân tộc… đủ các trò ma mãnh để cướp ban ngày, từng giai đọan một, hết sạch tài sản sự nghiệp mồ hôi nước mắt của dân chúng! Đến lúc này, dân đã thật sự hoàn toàn trắng tay, vô sản chuyên chính! Không có gì là lạ khi nghe nói có nhiều ngưới mất hết của phải tự tử!
Lần luợt sau các tuyệt chiêu “đổi tiền, đánh tư sản…” này, mục tiêu “công bằng xã hội” mà đảng và nhà nước đề xướng đã tạm hoàn tất: “tất cả mọi tầng lớp nhân dân miền Nam đều trắng tay vô sản” – Kể cả xì thẩu ở đầu ngõ. Câu hỏi ở đây là tất cả tài sản bị “đánh” không biết nó đi đâu? Các cán bộ CS chẳng phải đổ mồ hôi lao động mà lại tự dưng giầu hết biết ?!
Sau các màn đánh tư sản này, mặc dù xì thẩu đã mất cửa tiệm tạp hóa, mất hết của nổi rồi; nhưng có lẽ là xì thẩu phải có của chìm? “Nhà nước” ta thật sáng suốt đã có sẵn giải pháp lấy của chìm rồi: “Nhà nước cho phép các xì thẩu được đi ra khỏi Việt Nam bằng cách đăng ký vượt biên ‘hợp lệ – chính thức’ (dĩ nhiên sau khi đã nộp hết tài sản, vàng lá…)” Xì thẩu đành nộp đủ tài sản (chìm) còn lại và dẫn gia đình vượt biển “chính thức” không biết sống chết ra sao?
Luân lý của câu chuyện cải biên:
Luân lý của câu chuyện cải biên này cũng không có gì là mới mẻ. Tôi chỉ xin được phép viết lại và đồng thời thêm vài hàng kết luận:
1- Sau khi anh lính ngụy đi “học tập cải tạo” rồi, tất cả người dân ở lại đều điêu đứng, khổ hơn con chó – từ chết cho đến bị thương – kể cả những anh chàng cán bộ 30/4 cho đến cán bộ mặt trợn gỉai phóng miền nam. Bây giờ, CS đang dự tính đổi tên đảng; vì tên “Đảng Cộng Sản” nghe như tự mình chửi bố mình: Cộng sản thì phải có đấu tranh giai cấp (?) và diệt tư sản (?) Đấu tranh giai cấp thế nào được khi xã hội Việt Nam chỉ còn có 2 giai cấp là cán bộ cộng sản (tức là bộ máy chỉ huy / chính quyền) và dân oan! Đánh tư sản thế nào được khi những người giầu có của bây giờ chính là cán bộ CS. Không lẽ tự mình đánh mình? Nghe không ổn chút nào!
2- Nhiều người tị nạn VN ở hải ngọai đang dửng dưng, thờ ơ trước những chương trình “văn hóa vận” của CS chẳng hạn như làn sóng xâm nhập của bọn CS trên các măt trận văn nghệ, báo chí ở hải ngoại. Mọi người đang xem “cái bẫy chuột văn hóa” này là để dành cho người nhẹ dạ khác, còn mình làm sao mà vướng vào được! Hoặc họ giữ một thái độ tiêu cực là “đã có người phản đối, đi biểu tình hộ mình rồi; mình đâu có cần phải làm gì thêm!” Kết quả, càng ngày càng có nhiều chương trình văn nghệ với sự tham dự của các ca sĩ, kịch sĩ của CS tham dự; các báo chí làm dáng cộn ản viết bài ca tụng chế độ và lãnh tụ CS; các bài viết nghe rất quen thuộc mà dân Việt tị nạn cộng sản đã nghe, đọc nhiều lần trước rồi theo kiểu “kêu gọi hòa giải dân tộc!” “xóa bỏ hận thù,” “khúc ruột ngàn dặm…” mà các cán bộ cộng sản loại trường kỳ mai phục, trèo cao lặn sâu phổ biến!!! Cái bẫy định mệnh đã xập một lần, máu đọng ở đó chưa khô mà hình như chưa đủ để thức tỉnh người còn sống sót? Xin hỏi là phải cần “xập” bao nhiêu lần nữa mới đủ hà? Chúng ta chỉ sống một lần. Làm gì mà có cơ hội sống lại để học lại bài học ngu muội cay đắng đau thương của chính bản thân mình. Thiệt hết ý kiến!
3- Một lần nữa, “Một khi bạn nghe thấy ai đó đang gặp chuyện khó khăn; Mặc dù chuyện khó khăn của họ dường như chẳng “ăn nhập” gì tới bạn, thì hãy nhớ rằng khi một người trong chúng ta gặp nguy khốn, nghĩa là tất cả mọi người chúng ta đều có thể cùng gặp nguy khốn. Tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trên chuyến hành trình mang tên “Cuộc Đời.” Hãy quan tâm đến những người sống chung quanh mình và cố gắng cùng giúp họ vượt qua cơn khốn khó. Đó cũng là tự giúp mình! [2])”
4- Cần ghi nhớ lại một chân lý không bao giờ thay đổi:
“Đừng nghe những gì CS nói; mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm!”
Phụ chú:
[1] Lần đổi tiền thứ ba vào ngày 4 tháng 9 năm 1985: Đổi tiền cũ (tiền đang dùng) sang tiền mới theo gía 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới!
[2] Ngày 6 tháng Giêng năm 1946, Mục sư Martin Niemoller (của đạo Tin lành – Lutheran) đã nói trong một bài diễn văn là:
“Khi Hitler tấn công người Do Thái; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người Do Thái.
Khi Hitler tấn công người Công giáo; tôi không bận tâm vì tôi không phải là người Công giáo.
Khi Hitler tấn công người Nghiệp đòan và Kỹ nghệ gia; tôi không bận tâm vì tôi không có chân trong Nghiệp đòan.
Đến khi Hitler tấn công tôi và đạo Tin lành… thì không còn ai ở đó để bận tâm nữa!”
[“When Hitler Attacked”
When Hitler attacked the Jews I was not a Jew, therefore I was not concerned. And when Hitler attacked the Catholics, I was not a Catholic, and therefore, I was not concerned. And when Hitler attacked the unions and the industrialists, I was not a member of the unions and I was not concerned. Then Hitler attacked me and the Protestant church — and there was nobody left to be concerned.
Rev. Martin Niemöller in Jan. 6, 1946 speech.]
Viết lại cho Xuân Canh Tý 2020
https://vietbao.com/a301751/ngu-ngon-nam-chuot-hay-cai-bay-chuot-
Vui cười
Thầy: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa Bộ Y Tế và Bộ Giáo Dục?
Trò: Dạ, Bộ Y Tế thì bán thuốc giả cho người nghèo, còn Bộ Giáo Dục thì bán điểm giả cho người giàu ạ.
Thầy : đúng
Thầy: Hãy nêu sự khác biệt giữa bán dâm và bán nước?
Trò: Dạ, bán dâm là bán cái của mình có, bán nước là bán cái không phải của mình, bán dâm có 99 phút còn bán nước là 99 năm ạ.
Thầy : đúng
Thầy: Em hiểu thế nào về câu: “Ý Đảng – Lòng dân”?
Trò: Dạ, muốn xem ý Đảng thì đọc báo nhân dân, còn muốn biết lòng dân thì xem phây búc ạ.
Thầy: Rất đúng, không cần chỉnh.
Tục lệ ăn Tết Nguyên Đán của người Miền Nam trước năm 1954 – Vương Đằng
(Trích từ “Phong Tục Miền Nam”, sắp xuất bản, của Vương Đằng)
Tại sao gọi là Tết Nguyên Đán?
Tết đọc trại từ chữ Tiết; Nguyên có nghĩa là đầu; Đán là buổi sớm mai. Vậy Tết Nguyên Đán là thời tiết buổi sớm mai đầu tiên của một năm. Nguyên Đán đồng nghĩa với Nguyên Nhật; vậy có gọi Tết Nguyên Đán là Tết Nguyên Nhật cũng được, nhưng qua bao nhiêu thế hệ mọi người Việt Nam quen gọi là Tết Nguyên Đán và thường gọi tắt là Tết.
I/ Nguyên ủy và vật thực
A – Nguyên ủy
Xét về nguyên ủy hay nguồn gốc, chúng ta hãy nghe ý kiến của Thái Văn Kiễm:
“Lễ NguyênĐDán hay nói nôm na là ngày Tết, lấy nguồn gốc từ đời NgũĐDế Tam-Vương, nhưng ngày tháng lại khác, không như bây giờ:
Đời Tam-Vương, nhà Hạ ưa chuộng màu đen, thì chọn đầu tháng Dần là tháng đầu để ăn Tết. Còn nhà Thương ưa thích màu trắng, lại lựa tháng Sửu là tháng chạp. Đời nhà Châu ưa sắc đỏ, lại chọn tháng Tý là tháng mười một.
Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa, nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu mới có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra Tết khác nhau.
Qua đời Đông châu, Đức Khổng-Phu-Tử theo nhà Hạ, đổi ngày Tết vào tháng Dần để cho thiên hạ ăn Tết nhứt định. Nhưng nó không được để yên, vì lẽ đến đời nhà Tần, tháng Tết lại nhảy qua tháng Hợi, tức là tháng mười.
Cho đến khi nhà Hán lên ngôi trị vì thiên hạ, theo chủ trương của Đức Khổng-Phu-Tử, lấy tháng Dần là tháng Giêng để thiên hạ ăn Tết, làm ngày nhất định cho đến ngày nay.
Hơn nữa các vua chúa đều nhìn nhận, trong một năm có bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông, mà chỉ có mùa xuân là tươi đẹp hơn cả, khí trời mát mẻ, êm đềm hơn.
Đời nhà Hán, ông Đông-Phương-Sóc cho rằng ngày tạo thiên lập địa, có thêm giống gà, ngày thứ hai thêm chó, ngày thứ ba sanh heo lợn, ngày thứ tư sanh dê, ngày thứ năm sanh trâu, thứ sáu sanh ngựa, thứ bảy sanh ra loài người, thứ tám sanh ra ngũ cốc…”1
Đó là nguồn gốc Tết Nguyên Đán. Ở Việt Nam chúng ta chưa biết dân mình bắt đầu ăn Tết từ thời nào nhưng chắc chắn đã xa xưa và từ lai lịch Trung Hoa; Tết Nguyên Đán đã hoàn toàn trở thành một phong tục bền vững của người Việt chúng ta và theo Ngọc Tâm2, hiện nay Tết Nguyên Đán là một cái Tết đặc
biệt của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết rằng trên thực tế, người Tàu (ở Trung Hoa, Đài Loan) và dân chúng Đại Hàn cũng ăn Tết Nguyên Đán cùng ngày với người Việt chúng tạ
Đó là gốc tích xa xưa theo sách vở. Còn đối với đại đa số người dân miền Nam, Tết Nguyên Đán mang những mục đích và ý nghĩa thực tế hơn.
Miền Nam ít sống theo tổ chức đại gia đình như người Tàu, con cái lớn lên có gia thất cha mẹ thường cho ra ở riêng, ngoại trừ đứa con trai đầu (thứ hai) hay cậu út ở để chung lo phụng dưỡng cha mẹ. Bà con quyến thuộc nội ngoại kẻ đông người tây, kẻ Sài Gòn người Lục Tỉnh. Tết là một dịp gia đình đoàn tụ bên bàn thờ ông bà, bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu chuyện làm ăn gặp gỡ vui buồn được cơ hội thố lộ với những người gia quyến.
Hồi xưa, vào thế kỷ XVIII, XIX và đầu XX, dân miền Nam quê mùa lam lũ với ruộng vườn rẫy rừng, tràm mấm, quanh năm tay lấm chơn bùn eo sèo gò nước, chỉ mỗi lần Tết đến người ta mới nhớ mới dám quét tước nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc, chưng dọn bàn thơ tổ tiên, ông Táo, ông Thổ địa một cách chu đáo. Đồng thời chỉ chờ Tết, khi lúa đã vàng đồng hay đã đầy bồ, nợ nần trang trải, sưu thuế xong xuôi, người ta mới nghỉ xã hơi thật sự; và trong cái dịp “lâu lâu mới có một lần” đó người ta mới dám nhậu lu bù, chơi bời đàn địch, cờ bạc thả giàn.
Sau khi tìm hiểu nguyên ủy cũng như ý nghĩa, chúng ta cùng quan sát dân miền Nam ăn Tết Nguyên Đán như thế nào vào hai khía cạnh: vật thực và tục lệ. 3
B – Vật thực:
Chúng tôi xin phép chỉ điểm sơ qua, hẹn ở phần II sẽ đề cập đến phẩm vật thực phẩm đầy đủ hơn.
1.Phẩm vật:
ạ Trên bàn thờ: Phẩm vật được gọi là đồ thờ. Tết đến, đồ thờ ít được sắm sửa thêm (ngoại trừ trường hợp bị bể, hư) nhưng luôn luôn được đem xuống lau chùi kỹ lưỡng.
Quan trọng và ngán nhứt là chùi đỉnh lư và cặp chưn đèn. Thuở xưa (trước 1990) làm gì có dầu chùi bóng như bây giờ; người ta bèn đem trái khế chua đập giập lấy nước trộn với tro bếp; rồi lấy cặt bần làm miếng chấm cọ sát, bao nhiêu ten sét rỉ đồng đều đi tuốt. Khoảng đầu thế kỷ XX đến 1945, ở thị thành ưa xài dầu bóng hiệu Tây U là “chiến” nhứt. Giỏi chùi đã được khen nhưng biết trau lư mới quý hơn, nghĩa là khi mua phải chọn kỹ lư không bị tì vết và khi xài chùi tránh trầy sướt; thành thử khi chùi lư, con cháu đứa nào mạnh tay cẩu thả dễ bị “kí” đầu.
Lo bộ lư xong phải lau quét di ảnh ông bà, bức đại tự, tranh sơn thủy, bàn thờ. Rồi tới súc rửa, nào quả tử lộc bình, nào ly, chung, chén dĩa, dĩa thờ.
b. Trong nhà cửa: Nếu nhà quá nghèo thì cái gì cũ cũng đem ra rửa, lau chùi hay sửa xài đỡ. Thường trong dịp Tết, dân làng ưa sắm cái mới những vật dụng sau:
–Liễn đối: là thức đầu tiên được mua hay viết lại mới. Trước khi bước vô nhà, thường ít ai để ý đến liễn đối, không phải không có mà vì màu sắc đã mờ nhạt (bị ảnh hưởng của khói nhà bếp và thời gian), có khi bị mất đầu rách đuôi; nhưng vào dịp Tết, cặp liễn đỏ thắm chữ đen hoặc vàng, bạc dán dọc hai cột cửa chính đập vào mắt mọi người:
“Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai”.
Nhà kia rực rỡ với câu đối hai bên cột cái:
“Tân niên hạnh-phước bình an tấn
Xuân nhựt vinh-huê phú-quới lai”.
Có những cột gỗ mục như sắp gãy được che đậy với dăm câu như:
“Thiên tăng tuế ngoại nhơn tăng thọ
Đức mã càn khôn phước mãn môn”.4
Tư gia nào trước sân có vườn hoa với ao sen với hòn non bộ nho nhỏ, chắc chủ nhà không quên dán cặp liễn:
“Sơn-thủy thanh cao xuân bất tận,
Thần-tiên lạc thú cảnh tràng sinh”.
Có xuân mới có Tết, nên Tết đến là dịp người ta treo câu đối tán tụng mùa xuân:
“Xuân như cẩm-tú nhân như ngọc,
Khách mãn gia dình, tửu mãn tôn”.
Mỗi lần Tết nhứt là mỗi lần dân làng có quyền tin tưởng sau một năm lao lực, người người hy vọng tương lai được hưởng những ngày yên bình và những ngày xuân trăm sự tốt lành theo sở nguyện:
“Niên niên như ý xuân,
Tuế tuế bình an nhựt”.
Và hằng chục câu đối khác được viết khắp đó đây, nói lên bao nguyện vọng:
“Phước sinh lễ-nghĩa giađdường thạnh,
Lộc tiến vinh-huê phú-quới xuân”.
Phước lộc nhà nầy mong mỏi, còn người khách thích có phước phải kèm theo đức nên dán câu:
“Phước mãn đường, niên tăng phú quới,
Đức lưu quang, nhựt tấn vinh-huê”.
Tóm lại, nhận xét riêng về đối, liễn Tết, chúng ta thấy miền Nam ít xài hơn miền Bắc, nội dung tương tự miền Bắc và Trung (chỉ khác ở chỗ đọc: phúc thành phước, nhật thành nhựt, thịnh hành thạnh, v.v..). Liễn, đối Tết ở miền Nam từ sau đệ nhứt thế chiến đến nay, càng ngày càng ít được dân chúng thưởng thức, vì hầu hết viết bằng chữ Hán: đại đa số nhơn dịp Tết người ta mua của thầy đồ, thầy Tàu những câu liễn đối viết sẵn bán ngoài phố chợ đem về treo, dán cho rậm đám, vui cửa, vui nhà.
Thỉnh thoảng cũng có đôi câu đối Nôm như:
“Đỏ đen đôi ba ngày Tết,
Mặn lạt năm bảy ngày chay”.
Đặc biệt ở Cà Mau có dán liễn “trên cây cột cắm bàn Ông Thiên, ngoài vườn trên thân mấy cây cau, dừa, mít, ổi cho nó sai trái”.5
–Rèm cửa: Dù cửa chính, cửa sổ hay cửa buồng, ngày xưa rèm cửa gồm hai mảnh, khi thả thì vắt qua hai bên, không có kiểu một mảnh, kiểu rèm cửa lỡ (lưng chừng cửa), kiển màn kéo như bây giờ. Xưa, rèm cửa tránh máu trắng trơn (màu của tang chế!), thích trắng cũng phải thêu đệm màu mới không bị dị nghị.
–Bộ tranh tứ thời: bằng giấy, thuở xưa, có khi vẽ trên vải lụa, vì vẽ tay nên nhà khá giả mới có, còn từ sau 1945 người ta in sẵn bày bán nên nhiều người cũng thích mua về chưng trong nhà, vừa đẹp vui, vừa có tính cách giáo dục.
Tuy nói là tranh tứ thời, tức phải vẽ cảnh bốn mùa, bốn thứ (như mai, lan, cúc, trúc hay ngư, tiều, canh, mục), nhưng dần dần cảnh bốn mùa nhường bước cho truyện tích như Phạm-Công Cúc-Hoa, Lục Vân Tiên, Con Tấm Con Cám, Trần Minh khố chuối, Đức Phật Thích Ca, v.v..
Còn các tranh rời từng tấm như tranh Lã Vọng, Tiến Tài, Tiến Lộc, Vũ Định, Thiên Ất, Lý Ngư vọng nguyệt, v.v.., mà dân miền Bắc thích chưng, lại ít được dân miền Nam ưa chuộng, chỉ trừ thiểu số trí thức trưởng giả. Có nhiều nhà xài kỹ, hết Tết, tranh cũng nghỉ treo, để dành sang năm xài nữa cho đến khi cũ mèm mới chịu mua tranh mới.
–Tấm nấp bàn: Ngày xưa, tấm nấp bàn bằng vải bông (nếu vải trắng thì hiệu 999 tốt nhứt!), ít bằng ny lông như bây giợ Nhà nào sang trọng thì nấp bàn bằng tơ hàng nỉ nhập cảng có viền tua mỹ miều, trên mặt có thêu hoa, phượng, long, lân rực rỡ (màu đỏ và vàng nổi bật!).
–Bông chưng: Chưng trong lục bình trên bàn thờ ông bà thường có vạn thọ làm chuẩn, đệm bông trắng. Trên bàn thờ Phật, người miền Nam ưa chưng bông sen. Còn các bàn thờ khác (thường nhỏ) chỉ một bó vạn thọ đã chật lục bình. Bàn thiên thường được chưng bông trắng hay vạn thọ. Kể từ sau 1945, ở thị thành có nhiều nhà thích huệ thì chưng bàn thờ giữa và bàn thờ Phật toàn bông huệ trắng kèm nhành dương liễu giả (lấy điên điển thay thế) nho nhỏ; còn các bàn thờ khác cũng vàng ối vạn thọ. Đôi ba nhà có đệm thêm nhánh mai giữa lục bình.
Còn giữa gian nhà trên (tức phòng khách), nhà nào khá giả dám chưng cả một gốc mai cao một hai thước, bông rớt vàng nền; nghèo nghèo kèm hai cột một cặp chậu cúc, vạn thọ, mồng gà, ớt kiểng, quít kiểng, v.v.. Ở ngoài sân, tùy nhà có đất vườn thì trăm hoa, cây kiểng khoe sắc. Nhà ở chật hẹp thì cũng có đôi chậu hoa kiểng tươi thắm khác với thường ngày.
–Phục sức: Trẻ con nhứt định phải được may sắm dù cha mẹ giàu nghèo; nghèo một bộ, tối thiểu cũng có cái áo mới; giàu thì hai bạ Màu sắc rực rỡ, đó là đặc tính của áo quần trẻ con, nhứt là trong dịp Tết. Xưa, trong mấy ngày Tết, con trai con gái mang guốc (ở nhà quê, thường ngày đi chân không, ngoại trừ con nhà giàu!); con gái kèm thêm đôi bông, kiềng vàng hay đồng.
Trai tráng, thanh, thiếu nữ chỉ chịu thua trẻ con về màu, chớ đến Tết mà thiếu bộ đồ mới là một điều quá buồn (có khi cảm thấy mắc cỡ). Ở thế kỷ XIX, chưa biết xài mỹ phẩm, chỉ xức dầu dừa; nhưng qua đầu thế kỷ XX, các cô đã biết xài dầu thơm Cô Ba, vòng vàng lắm kiểu, nào khâu vàng, cà rá kiểu chữ ngẫu (ngũ), kiểu liên huờn, dây chuyền nách, v.v..
Còn đối với ông già bà cả có thể khỏi cần sắm sửa, nhưng Tết là một dịp để họ đem áo quần giặt chải sửa soạn vén khéo. Trước thời Tây đô hộ làm gì có bàn ủi thì ông bà chúng ta cứ vuốt cho ngay rồi xếp lại, dằn dưới giường năm ba ngày, một tuần lấy lên cũng láng o.
Từ đầu thế kỷ XX đến 1945, những người học đòi văn minh Âu Tây, bắt chước thực dân ăn vận lắm mốt. Bên đàn ông có quần lãnh đen, giày hàm ếch, áo bành tô hoặc mặc quần lụa trắng, có dây nịt nỉ đen, giày ăn phón , cà la oách, áo u ve, cầm can hoặc thêm trên đầu cái nón nỉ hay quấn khăn nhiễu đầu rìu, miệngngậm xì gà (hoặc ống đót hình chữ S là quá bảnh tẻn!). Bên phái yếu bắt đầu để móng tay dài (nhưng ăn trầu xỉa thuốc!), mặc quần lãnh trắng mướt và vài cô, thím dám “phi đê” cái đầu.
2. Thực phẩm: gồm bánh mứt, trái cây, xôi chè, món ăn, thức uống. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến thực phẩm được dùng trong dịp Tết trước 1945, vì sau đó đến nay người dân miền Nam không còn ăn Tết như xưa: Từ 19451975 (ngoại trừ khoảng thời gian ngắn ngủi 1955-1959) vì chiến tranh nên người dân vội vàng ăn Tết và biết bao nhiêu thực phẩm nhập cảng và từ 1976 đến nay phong tục và hoàn cảnh thay đổi, cộng thêm đồ ngoại hóa quá nhiều.
Thuở xưa, ở làng quê, Tết đến khắp thôn làng rộn rịp làm bánh. Bánh tét đứng đầu, nhà nhà treo tòn ten. Đầu nầy tráng bánh, bánh tráng mỏng chiếm đa số, rồi bánh phồng. Đầu kia xúm xít gói bánh ích (ếch), đổ bánh tổ. Còn phải ra chợ mua thêm bánh quy, bánh cúng, bánh cấp (cặp), bánh bò, bánh thuẫn (thửn),
bánh da lợn, v.v.. Nhà nào có thời giơ và đủ vật dụng lo làm mứt dừa, mứt bí hoặc thêm mứt gừng; còn các loại mãng cầu, me, cà, khoai lang, v.v., mới được bày đặt chừng sau 1945; không làm thì ra chợ mấy chú Chệt bán cho. Trong loại mứt phải kể đến hột dưa nhà nhà đều mua, các cô, các thím ưa lắm; thỉnh thoảng có nhà dùng hột bí rợ khô ăn béo hơn.
Khách vô nhà ai trong ba ngày đầu năm, nhìn lên bàn thờ, chắc chắn sẽ thấy dĩa quả tử đầy ắp trái cây.
Nổi nhứt là mấy nải chuối mới chín hoặc xanh xanh; bên trên chồng chồng đu đủ, cam, vú sữa, quít, mận, có nhà thêm nhánh sung để nói ý mong nhà mình sang năm phát đạt đầy đủ. Trái cây phần lớn là cây nhà lá vườn; đặc biệt ở miền Nam, có Tết phải có bán, mua, cúng, ăn dưa hấu (ăn với muối chớ
không ăn với đường như ở miền Bắc). Những nhà khá giả hay ở phố chợ thích chưng thêm trái cây nhập cảng của Tàu: cam Tiều, hồng tươi hay khô, nhãn khô, vải khô, v.v..
Trên bàn thờ khi dọn cúng chúng ta còn thấy xôi chè.
Bàn thờ Ông Táo, Thổ địa, Thần tài hay được cúng chè ỷ ít tốn kém vừa dễ làm; bàn thờ ông bà hay dọn
chè nếp, chè trôi nước (đọc trại là xôi nước), đậu xanh hay đậu trắng.
Xôi phải kể xôi đậu xanh thông dụng; nhà nghèo nấu xôi nếp trơn, xôi lá cẩm; và đi chợ khi lại hàng bánh bà nội trợ phải nhớ mua thêm xôi vị.
Trong dịp Tết lo đồ Tết, quan trọng nhứt là thức ăn, vì quanh năm dân làng ăn uống qua loa (trừ khi có giỗ quảy, cưới hỏi!); Tết đến là dịp để mọi người mặc tình ăn nhậu.
Mâm cơm cúng ông dù dù mạt rệp bao giờ cũng gồm ít nhứt ba bốn món phổ thông: cá thịt kho, dưa giá, canh chua cá lóc, mì, bún, hủ tiếu xào, cá trê chiên dầm nước mắm gừng, v.v.. Nhà kha kha có thêm canh lòng gà bún tàu, gỏi gà xé phay, cháo vịt, chả, nem, bì, v.v.. Miệt Hậu Giang ưa dùng dưa bông điên điển, dưa môn, bông sún. Dân khá giả, dân chợ thích mua thêm: khô nai Biên Hòa, thịt phơi khô hay lạp xưởng hiệu Xảo-Ích-Hữu-Ích hoặc lạp xưởng Nam Vang, thịt vịt phơi khô. Khu Chợ Lớn hay tỉnh lỵ, quận lỵ có nhiều con cháu Trung Hoa lai nhiều đời sinh sống, thức ăn pha nhiều món Tàu theo kiểu nấu bát trân như: kim châm, nấm mèo, tàu hủ ky, đồm độp (đột đột), gân nai, bào ngư khô, v.v..
Ăn phải đi với nhậu mới đúng điệu. Trai tráng, nhứt là người đứng tuổi và mấy ông già, ăn ít mà nhậu ắp lút. Rượu đế “làm đầu”, nhà nhà đầy lít, phổ thông từ trươc hồi Pháp thuô.c. Ngũ gia bì của Tàu cũng được qua miền Nam từ lâu. Rượu ắp xanh mới có khi Pháp lập hãng rượu ở Chợ Lớn (hãng rượu Bình Tây); dân chợ mới nhậu. Mai quế lộ mới có sau 1954. Nhà trưởng giả, dân thầy chú theo thực dân ưa khai vị bằng rượu chát (hiệu Bordeaux phổ thông); rượu cổ nhác (hiệu Martel là sang nhứt!) uống giữa tiệc đến “quắt” mới thôi.
Cuối cùng, trừ trẻ con, ai ai cũng uống trà sau khi tráng miệng bánh mứt. Hồi xưa, trà Blao (Bảo Lộc) chưa được thông dụng; trà lá chỉ nhà nào có vườn mới trồng dăm buội; hầu hết dân miền Nam uống trà Tàu (trước 1945 trà Tàu hiệu Kim Huê nổi tiếng miệt Hậu Giang).
Con nít thì nốc nước mưa cũng đã đời.
II. Tục lệ
1. Đối với các đấng thiêng liêng: Trong thời gian Tết Nguyên Đán không có tục cúng riêng Trời, Phật, Thần, Thánh như ngày vía, mùng một, ngày rằm, nên chỉ khi nào dọn cơm cúng tổ tiên dân miền Nam bày thêm trên bàn Thiên, bàn thờ Phật, Thổ địa, Thần tài, Táo quân một bình bông nhỏ, một dĩa trái cây, ba chung nước, hoặc thêm bánh mứt, xôi chè và đốt ba cây nhang. Sáng mùng ba6 nhà nhà ra sân dọn mâm cúng ba vị Hành Khiến (gồm: Hành Khiến, Hành Binh, Phán Quan) 7 gọi là cúng đầu năm hay cúng ra mắt. Mâm cúng gồm có: một con gà, dĩa trái cây, chè xôi, bình bông, nhang đèn và hai bộ đồ thế (một bộ nam cho chồng, một bộ nữ cho vợ). Tuy nhiên, chiều tối ngày cuối năm (30 hay 29 Tết tùy
năm) trong lễ rước ông bà và hôm mùng bốn Tết cúng tất, người ta có bày thêm một mâm đồ mặn để cúng Thổ địa, gọi là cúng “đấtđdai viên-trạch” và dân làng không quên thỉnh Ông Táo đi chầu trời về cùng một lượt với lễ rước ông bà.
Thuở xưa đúng mùng ba, dân làng quê miền Nam mới đi chùa, miễu cúng bái Phật, Tiên, Thần, Thánh, chỉ trừ dân Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định có tục đi viếng Lăng Ông Bà Chiểu và xin xâm ngay từ lúc giao thừạ Kể từ sau 1945, dân làng ưa đi chùa từ sáng mùng một lai rai đến chiều mùng bạ Khi lễ bái chùa chiền, bà già và phụ nữ chiếm đa số, dân làng mang theo nhang đèn, ai dư giả hay sùng bái dâng thêm hoa quả, bánh mứt; còn cúng điện, lăng, miễu, ngoài nhang đèn, hoa quả, bánh trái có khi người ta dâng cúng hay làm lễ tạ bằng đồ mặn như đầu heo, gà, vịt, v.v.. Riêng giới trẻ, nhứt là trai tráng đi lễ chùa, miễu không mang lễ lộc cũng không ai dị nghị.
2. Đối với người đã chết: Ngày Tết có thể coi như ngày giỗ hội, ngày kỵ cơm cho tất cả mọi người trong dòng họ nội ngoại đã khuất mặt mà cũng là thời gian dài nhứt trong một năm mà người sống mời vong linh của tổ tiên, ông bà, chú bác, cô dượng, em cháu về xum họp với con cháu, với gia đình. Bởi vậy, tục lệ đối với những người đã chết, trong mấy ngày Tết được mọi dân làng chú trọng và thi hành nghiêm chỉnh (trong những năm loạn lạc giặc giã về vật chất hình thức có sơ sót, nhưng tinh thần vẫn như xưa).
Từ 23 tháng chạp lần lừa đến sáng 30 (hay 29) nhà nhà mua sắm, quét dọn, chưng diện bàn thờ, đồ thờ
và mọi ngõ ngách, vật dụng cho thật sạch sẽ, tươi sáng để chuẩn bị đón tiếp người khuất mặt.
Chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà.
Bao nhiêu món ngon vật lạ bày ra: bàn thờ chính giữa một mâm (để cúng cửu huyền thất tổ), hai mâm cho hai bàn thờ nhỏ bên phải, bên trái (để cúng bà con bên nội bên ngoại), trên bàn nước kế bàn thờ lớn một mâm (để cúng đất đai); ngoài ra, trên bộ ván hay chõng tre bên trái hoặc bên phải bàn nước cũng có bày thêm một mâm nữa (để cúng các vong linh, vai ngang hay vai nhỏ hoặc bà con dòng họ mà không có thờ trên hai bàn thờ nhỏ), vị chi là năm mâm (ở phố chợ, thị thành nhà cửa chật hẹp thường ba mâm vì chỉ có bàn thờ ông bà). Nói là mâm chứ thường trên ba bàn thờ, các món ăn được bày lan tràn theo chỗ trống, vì đồ thờ nhiều, bàn chật không thể để mâm (có khi phải để chồng đồ ăn lên nhau vì thiếu
chỗ!). Mỗi mâm cúng phải có một lư nhang, cặp chưn đèn (không có thì úp ngược chén, lấy chai, lấy lon dùng tạm), ba chung nước, ba chung rượu, ba đôi đũa (riêng mâm cúng trên ván phải có cả bó đũa vì rước nhiều vong).
Bày biện xong, nhang đèn hương trần nghi ngút, gia chủ ra làm lễ rước ông bà. Theo Việt Cúc thuở xưa ở Gò Công (có thể ở nhiều tỉnh khác) lễ rước ông bà diễn ra như sau: “Con cháu đều khăn áo chỉnh tề, theo người gia trưởng đi trước, cầm hai cây mía lau, hoặc trúc, thẳng ra cửa ngõ. Bưng một cái khai hộp, có đèn nhang và trầu rượu, đứng khấn vái và kính thỉnh Tổ-tiên nhân ngày Tết ngự về hâm hưởng tửu soạn của con cháu dâng lễ mừng xuân. Chốc lát người gia-trưởng đi trở vào nhà, con cháu thứ tự theo sau, để khai nhang đèn lên giường thờ, thỉnh vong linh Tổ-tiên anvị.
Rồi con cháu lớn nhỏ quì bái tạ và dựng hai cây gậy lau dựa hai bên bàn thờ, để cúng-kỉnh ba bữa”.8
Còn theo phong tục trước 1945, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, đốt nến và bó nhang, đứng trước bàn nước có mâm cúng đất đai, quay mặt về bàn thờ lớn, hai tay kẹp chặt bó nhang mới đốt đưa lên ngang trán, xưng họ, tên, lý lịch, khấn nguyện đất đai viên trạch, xin phép rồi kỉnh rước vong linh tổ tiên, ông bà, dòng họ về chung vui ăn Tết với gia đình. Đoạn gia chủ cắm nhang từng mâm, đầu tiên là mâm đất đai, bàn thờ chính, bên nội, bên ngoại, mâm trên ván, mỗi mâm xá ba xá rồi trở về chỗ cũ bái tạ bốn lạy ba xá.
Sau gia chủ, đến vợ và con cháu, lần lượt kỉnh bái ra mắt tổ tiên với bốn lạy ba xá, khỏi đốt nhang, khỏi đi xá từng mâm cúng. Tiếp đến gia chủ châm rượu ở các mâm, châm ba tuần rượu, nhang gần tàn thì đổ các chung nước lạnh để châm trà. Đợi nhang tàn, gia chủ ra đại diện gia đình bái tạ bốn lạy ba xá là xong lễ rước ông bà. Tắt đèn, dọn thức ăn vén khéo, cả gia đình quây quần ăn uống vui vẻ.
Qua các ngày sau, cho đến khi cúng tất (cúng tiễn) mỗi ngày hai lần (thường vào sáng và chiều), gia chủ nhắc gia đình dọn cơm cúng đơn sơ hơn lễ rước ông bà và nhang đèn được canh chừng đốt chong suốt ngày.
Nếu nhà nghèo thì mùng bốn, nhà giàu mùng bảy cúng tất, nghĩa là làm lễ đưa vong linh tổ tiên trở về cõi khuất bóng. Từ 1945 đến nay, dân ở phố chợ sống với nghề công chức, quân nhân, lao động, thường cúng tất vào mùng ba để sáng mùng bốn bắt đầu đi làm và trở về cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên nếu mùng bốn nhằm vào ngày Chúa Nhật thì nhiều gia đình để ông bà ăn Tết với con cháu thêm một
ngày nữa.
Bữa cúng tất cũng dọn năm mâm (hoặc ba mâm) như lễ rước, nghi thức tương tự, chỉ khác là có đốt giấy tiền vàng bạc, vải giấy đủ màu gọi là giấy đất để mong vong linh có tiền tiêu xài và vải vóc để may mặc ở cõi âm. Theo Việt Cúc trong bữa cúng tất tức lễ đưa ông bà: “Đến chiều mùng bốn, làm lễ tiễn, tức là kiếu ông bà. Người trong giađdình, đều khăn áo chỉnh-tề, đứng trước giường thờ, đèn nhang nghi-ngút, người gia-trưởng phủ- phục khấnvái, vi tiết xuân qua, lễ mãn, dâng lễ tiễn ông bà về nơi tiên cảnh. Rồi soạn thu hai gánh đồ vật đủ các thứ: bánh, dưa, trái cây và cầm hai cây gậy lau, người gia-trưởng xách đèn đi trước, con cháu theo sau.
Ra khỏi cửa một đỗi, để gánh xuống, con cháu lớn nhỏ đều chắp tay xá bốn phương, tỏ ý đưa ông bà về cõi hạt. Lễ xong, bỉ hai cây gậy lau, gánh, xách bánh trái trở về nhà”. 9
3. Dựng nêu:
a. Nguyên ủy: có hai gốc tích về cây nêu, chúng tôi thu nhặt và trình bày để quý độc giả tùy ý nhận xét:
Thuở xa xưa, ma quỷ lộng hành nhất là vào dịp Tết, muôn dân đồ thán nên kêu cứu ơn trên, đức Phật giáng thế trị tội. Ma quỷ van tha và xin chừa không quấy nhiễu đất Phật.
Bọn chúng hỏi dấu hiệu của Phật để tránh xa, đức Phật phán nơi nào có phướn, có chuông, có khánh và có rắc vôi trắng là đất Phật. Từ đó, Tết đến các chùa trồng nêu trên treo phướn giấy, khánh sành và rắc vôi bột vẽ cung tên để đuổi tà mạ Dần dần dân chúng bắt chước thành tục trồng nêu và rắc vôi mỗi tư gia, mong muốn sự yên lành trong cửa nhà vào những ngày đầu năm.
Sự tích thứ hai kể rằng ngày xưa có cuộc tranh luận giữa một bà tiên với con yêu, sau cùng đôi bên so tài cao thấp bằng một cuộc chạy đua thật xạ Bà tiên khôn khéo cắm trước các cành tre đến mức thắng, rồi bà theo dấu cành tre mà chạy không lạc lối nên thắng cuộc; con yêu thua và tỏ vẻ sợ các cành tre. Noi theo sự tích nầy, trong dịp Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình trồng một cây nêu ngoài sân, ý như nhắc
yêu quái hãy tránh xa chỗ có tiên giáng trần.
b. Cách thể hiện: Miền Bắc dựng nêu sớm và ưa rắc vôi bột; trong khi dân miền Nam dựng nêu vào lúc sắp giao thừa và gồm có: một cây tre (hay trúc già) chừa ngọn, một lá bùa bát quái, ba lá trầu, ba miếng cau (tươi hay khô), không có phướn, không treo khánh và không rắc vôi quanh tư gia (ngoại trừ ở chùa mới có phướn, khánh và rắc vôi; hiện nay nhiều nhà có rắc vôi theo phép vệ sinh khử uế hơn là theo tục lệ). Ngoài ra trước 1945, ở miền Nam, trên cây nêu nhiều nhà có treo hình con cá chép bằng giấy theo gốc tích và ý nghĩa sau:
Theo huyền thoại, thuở xưa, vùng rừng núi tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu có một cái đầm lớn. Hằng năm đến mùa nước lụt, cá chép tụ họp đông đủ để thi vượt Vũ Môn, có ba cấp. Con nào qua được đủ ba cấp sẽ biến thành rồng. Do đó cá chép được mọi người coi là vua của loài cá nước ngọt và tượng trưng cho tinh thần tranh đấu để cầu tiến; treo con cá chép vào nêu là để tán tụng tinh thần cao đẹp nhằm mục đích giáo dục.
4. Đón giao thừa: vào đêm trừ tịch tức đêm 30 (hay 29) tháng chạp.
Giao thừa là gì? “Giao lại cái cũ, đón tiếp cái mới; chỉ phút nửa đêm 30 Tết, năm cũ qua, năm mới tới”, 10 đó là định nghĩa của Đào Văn Tập. Còn Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức cũng đã có định nghĩa tương tự trước Thanh Nghị: “Khoảng năm cũ và năm mới giáp nhau”.11
Trừ tịch là gì?
Trừ tịch là “Tiết tối hôm 30 Tết, hết năm cũ sắp bắt đầu sang năm mới”. 12 Trong khi đó, Đào Văn Tập nói gọn trừ tịch là “Đêm cuối năm”. 13
Với các định nghĩa vừa điểm qua, chúng ta có thể hiểu giao thừa và trừ tịch là gì; bây giờ chúng ta quan sát dân miền Nam đón giao thừa như thế nào.
Trong đêm trừ tịch, trừ trẻ em lên ba lên năm, mọi người không muốn ngủ, không thể ngủ, để đón giao thừạ Thuở xưa, ông bà cha mẹ con cái tụ họp nhà trên ôn chuyện gia đình; rồi người lớn kể chuyện ăn Tết hay những tục lệ cũ cho con cháu nghe; không có chuyện hấp dẫn thì ráp sòng bạc nho nhỏ vui cười hỉ hả. Khoảng 1938-1955, nhiều nhà thức đón giao thừa với dàn hát máy cổ lổ (quây cần lên dây thiều bằng tay!), mê mẩn nghe cổ nhạc miền Nam với ban thầy Năm Tú, các cô Năm Phỉ, Bảy Nam, Năm Cần Thơ, các kép Ba Vân, Bảy Nhiêu giọng ngọt và mùi khó tả.
Dù kể chuyện, dù cờ bạc, nghe ca kịch, mọi người đều thấy con tim rộn rã khi sắp tới giao thừạ Rồi câu chuyện đang kể tạm ngưng, sòng bạc dẹp, máy hát tắt để mọi người chuẩn bị.
Giao thừa đến!
Đây là giây phút thiêng liêng của một năm. Theo sách vở để lại, bấy giờ dân Việt Nam làm lễ trừ tịch hay lễ đón giao thừa để tiễn ba vị thần Hành Khiến, Hành Binh, Phán Quan cũ để đón ba vị mới. Nhưng theo thói quen không ưa sách vở của dân miền Nam, đại đa số (trừ các cụ đồ, nhà trí thức), người ta chỉ biết dọn mâm ra sân cúng giao thừa để tiễn năm cũ đón mừng năm mới (mãi đến mùng ba mới làm lễ ra mắt ba vị thần vừa kể như chúng tôi đã trình bày ở đoạn trước nói về tục lệ “đối với các đấng thiêng liêng”).
Mâm cúng giao thừa gồm có: đèn nhang (ở miền quê cắm nhang không có lư hương thì lấy một khúc cây chuối non thay thế), bình bông nhỏ, dĩa trái cây (có thể thay thế bằng trái dừa tươi).
Trái với các lễ cúng khác, đặc biệt lễ đón giao thừa ở miền Nam hầu hết do người vợ của chủ gia phụ trách. Bởi vậy, hầu hết không khấn nguyện theo văn tự 14 mà chỉ biết cầu trời khấn Phật phò hộ gia đình sang năm mới làm ăn phát tài, quý quyến an hòa; rồi lại bốn lạy và xá bốn phương (mỗi phương ba xá).
Ngoài ra, khi cúng giao thừa, trong nhà cũng thắp nhang đèn, châm trà nước mới.
5. Đốt pháo:
a. Nguyên ủy: theo sách xưa, theo truyền khẩu, có một loài ma núi gọi là Sơn Tiêu, hễ chúng đụng vào người nào thì người đó bị đau ốm đến chết, loài ma nầy có nhược điểm là sợ sấm sét nên trong ngày Tết dân chúng bày ra tục đốt pháo để xua đuổi tà ma.
Nhưng đối với người Việt Nam nói chung người miền Nam nói riêng, tục đốt pháo nhằm mang bao vui tươi tin tưởng tới con người trong dịp xuân sang.
Có bánh trái rượu thịt, liễn tranh mà thiếu pháo, dân miền Nam như trống vắng như nhớ nhung. Có thể coi pháo là tình nhân mỗi năm mới tái ngộ, cuộc gặp gỡ dây dưa khi xa xôi khi tình tứ lúc mặn nồng. Sân nhà đầy xác đỏ hồng được mọi người trầm trồ rằng “ăn Tết lớn”. Bởi vậy, dù giàu dù nghèo dù keo cú, đến Tết ai cũng mua pháo mặc dù biết rằng:
“Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao”.
(Ca dao miền Bắc)
b. Thời gian: từ 23 tháng chạp trẻ em và thiếu niên bắt đầu khai ngòi pháo Tết, lâu lâu một tiếng như thúc dục như nhắc nhở năm hầu tàn và xuân sắp đến.
Đến chiều tối 30 (hay 29), khoảng 6-7 giờ, mọi bàn thờ đèn đuốc sáng choang, hương trầm nghi ngút, pháo thi nhau nổ từng tràng dòn dã.
Lạch tạch, lạch tạch, lạch tạch đùng, lạch tạch dùng . . ..
Sau đó, pháo lơi dần, lác đác tới giao thừa pháo nổ hơn bao giờ hết, mỗi nhà tối thiểu một phong; tiếng pháo đại xé màn đêm đánh thức vạn vật. Tâm can mọi người háo hức trước thềm năm mới.
Khoảng một giờ sau, pháo nổ thưa dần.
Từ đó suốt mấy ngày pháo vẫn nổ tùy nơi tùy dịp (con cháu chúc Tết ông bà cha mẹ, khách xông nhà, dân làng mừng Tết hương chức, cúng cơm ngày hai bữa, học trò mừng Tết thầy cô, cúng đầu năm . . . đều là những dịp người ta đốt pháo tùy thích) cho đến khi dứt lễ cúng tất (tức lễ đưa ông bà), tiếng pháo mới thực sự im hơi.
c. Các loại pháo: gồm có tiểu, đại, tre, thăng thiên, chuột, chà. Pháo tiểu và pháo đại tương tự bây giờ, dân làng có thể tự làm nhưng hầu hết đều do người Tàu bán.
Pháo tre do dân làng làm, nổ to hơn pháo đại, khuôn khổ bất nhất tùy ý tùy thuốc nổ nhiều ít: loại nhỏ nhứt bằng ngón chân cái (vấn 4 lớp), loại to nhất bằng cùm chân dài độ 1dm đến 1dm5 (vấn 8 hoặc 12 lớp); ngoài ra, nhà trưởng giả có khi vấn cây pháo tre bằng cái tối trẻ em, chưng đến cúng tất hay rằm tháng giêng mới đốt. Vật dụng làm pháo tre gồm có: diêm sanh làm thuốc nổ, vỏ hột quẹt (hoặc giấy thiếc, giấy kiếng) làm bao đựng thuốc nổ, dây lùn (hay vỏ tre trúc mỏng) phơi dột dột để vấn làm vỏ. Thêm nữa, từ đầu thế kỷ XX đến 1963, trẻ con trai tráng miền Nam có chơi loại pháo tre đốt bằng khí đá tương tự kiểu súng thần công, nổ nhỏ hơn pháo tre vấn chút ít nhưng đỡ tốn kém hơn vì cục khí đá được làm nổ nhiều lần và ống tre xài lâu mới tét.
Pháo thăng thiên ít phổ thông, do dân làng tự làm nhiều hơn mua; bề tròn của nó lớn hơn pháo tiểu chút ít, bề dài thì gấp đôi, có đuôi dài bằng cọng lá dừa để giữ lái cho pháo khi châm lỉa sẽ bắn vọt thẳng lên không trung.
Pháo chuột thời trước 1945 không phải là loại pháo bé tí trẻ con thích cầm tay đốt chơi như bây giờ mà được chế có hai ngòi và cột tuột song song với sợi dây đến tràng pháo (tiểu và đại); bắt đầu người đốt châm ngòi, viên pháo chuột xịt khói lửa chạy bắn tới làm tràng pháo bắt lửa nổ dòn, ngay sau đó ngòi ở đầu kia của pháo chuột lại bắt lửa xịt khói vọt trở ngược hướng cũ.
Pháo chà trước 1945 do người Tàu làm bán, hình thể như cục xôi nhỏ (to gấp rưởi hay gấp đôi viên đạn chai) vò méo; trẻ con thích mua rồi chà lên gạch đá nổ chẹt chẹt nghe vui tai.
Ngoài ra có pháo bông, nhưng dân làng không dùng trong dịp Tết, chỉ vào những ngày lễ của Pháp (như 14 Juillet, Noel, Tết Dương Lịch) thực dân hay các chủ quận, chức việc Việt Nam theo Tây mới đốt để liên hoan.
6. Xuất hành và xông đất: trước 1945, vấn đề xuất hành và xông đất được dân làng miền Nam lưu tâm chọn lựa cẩn thận vì họ tin tưởng nếu xuất hành đúng ngày giờ đúng phương hướng cũng như gặp người hạp tuổi xông đất nhà mình thì suốt năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, còn chẳng may đi nhằm hướng hay ngày giờ xung khắc hoặc gặp người vía dữ hoặc độc ác hay khờ khạo đến đạp đất ắt hẳn trọn năm xúi quẩy thế nào cũng mang vạ lụy vào thân.
Nhiều người dở lịch Tàu (gọi là Hạ lịch) hay lịch quốc ngữ có ghi rõ ngày tháng giờ hung kiết hoặc nhờ thầy đồ thầy bói chỉ dẫn xuất hành. Chẳng hạn, ngày Tân Mùi khắc tuổi Ất và tuổi Đinh Sửu; giờ kiết Dần, Mẹo, Tị, Ngọ và Thân; ngày Quí Dậu khắc tuổi Đinh, Tân Mẹo; giờ kiết là Dần, Thìn, Tỵ, Ngọ. Còn năm Nhâm Tý xuất hành hướng Đông và hướng Tây gặp nhiều quới nhơn giúp đỡ.
So với miền Bắc, dân Nam ít mời hẹn người mình thích đến xông đất lấy hên cũng như không tin rằng chủ ai hay người trong nhà có thể tự xông đất. Thường thường, khoảng 11-12 giờ mùng một trở lên người ta mới dám lựa nhà quen thân đến trước (để lỡ năm đó gia đình ấy có gặp xui xẻo thì họ cũng ít bị phiền trách hơn là xông đất chỗ sơ giao).
7. Đi đồ Tết, mừng tuổi và chúc Tết:
a. Đi đồ Tết: Trong dịp xuân sang, đi đồ Tết (tức biếu Tết của người Bắc) cũng là một mối lo, một bổn phận của mỗi cá nhân đối với những người có ân nghĩa với mình. Không kể việc con cháu họ hàng đem lễ vật về nhà trưởng tộc hay nhà hương hỏa để cúng tổ tiên ông bà và con rể phải sêu Tết gia đình bên vợ, còn nhiều người phải được lo đi Tết. Nào học trò kỉnh Tết thầy cô, bệnh nhân đền ơn thầy pháp thầy thuốc, thiện nam tín nữ cúng dường Phật qua trung gian các bậc tu hành, cha mẹ có con ký bán các thầy bà cũng phải nhớ ơn trong dịp Tết, v.v..
Trong những năm trước 1945 không có lệ lối xóm biếu xén lẫn nhau và dân làng không phải mắc nạn đi đồ Tết cho hương chức quan viên (chỉ hương chức nhỏ mới lo kỉnh Tết chúc Tết quan lớn mà thôi!). Nhưng từ 1954 đến nay, ảnh hưởng của người Bắc, ở phố chợ có tục đi đồ Tết lẫn nhau và vấn đề đi đồ Tết trở thành một chuyện đáng lo ngại đối với những ai đang túng quẫn.
b. Mừng tuổi: Sáng mùng một, trẻ con giàu nghèo đều thay áo quần mới để “làm tuổi” hay “mần tuổi” (đọc trại từ mừng tuổi) ông bà và người lớn nghĩa là chúc “sống lâu người lớn (ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì . . .) cũng chúc lại “học hành tấn tới (nếu có đi học!) “gặp nhiều may mắn (nếu không đi học hay bỏ học và làm lụng!) và “lì xì” bao giấy đỏ trong có xu hay tiền cắc (bây giờ là giấy bạc!). Hồi xưa chưa có bao lì xì in dán sẵn đem bán thì dân miền Nam mua giấy hồng đơn, cắt dán làm bao.
c. Chúc Tết: Thuở xưa, kể từ trưa mùng một Tết người lớn ăn mặc chỉnh tề đi từng nhà thân bằng quyến thuộc thăm viếng và chúc Tết gọi là “đi cung hỉ”.
Nếu chủ có nhà, người khách đầu tiên vô đất nhang lạy bàn thờ tổ tiên, rồi “cung hỉ” nghĩa là trao cho chủ gia một miếng giấy hồng đơn (kích thước 1dm x 1dm), một mặt ghi tên họ nghề nghiệp, mặt kia viết bốn chữ “Cung chúc tân xuân” bằng chữ Hán. Chủ gia rót rượu mời khách uống ly rượu “khai xuân” (thường chọn rượu ngọt hay nhẹ). Bánh mứt trà nước được dọn ra, nói cười vui vẻ. Độ năm mười phút
sau, khách kiếu từ, chủ gia đưa ra ngõ và nội ngày đó thế nào chủ gia cũng sang nhà khách để “cung hỉ” trả lễ thì khách mới thỏa tình.
Nếu nhà đóng cửa kín mít hay chủ nhà đi vắng, khách gởi lại thiệp cung hỉ Tết ở kẹt cửa hay ở bàn trên rồi vội vàng đến nhà khác.
Từ 1954 trở lại đây, tục “đi cung hỉ” cũng còn nhưng không còn đưa thiệp cung hỉ (nếu có thì thiệp chúc Tết đã được gởi trước ngày mùng một Tết!) và miễn bớt phần lạy đốt nhang và lạy bàn thờ tổ tiên; chỉ trong vòng bà con máu huyết mới còn duy trì tục lạy bàn thờ trong lúc “đi cung hỉ” có lẽ “vì có bà con và người thân thiết đông đdảo, gia-chủ phải đi khắp xóm lạy cả trăm lạy trong ngày mồng một, đầu gối rã rời, qua hai ngày sau không còn chân cẳng đi đâu nữa” 15
8. Giải trí: Ăn Tết đối với dân miền Nam (cũng như đối với dân miền Bắc và Trung) ngoài chuyện cúng kiến đó làm dịp ăn nhậu và giải trí nhiều ngày. Giải trí có nhiều thứ mà chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở chương II, trong đó cơ bạc là trò tiêu khiển mà dân miền Nam mê nhứt.
Cờ bạc có đủ môn. Nào tứ sắc và xệp (phái yếu chuộng hơn cả), cu di, bài cào (trai tráng thích hơn), xì lác (hay già dách), bông vụ, hốt me, bầu cua cá cọp (con nít mê nhứt!), v.v..
Các sòng bạc tụ tập nhiều nhất ở nhà lồng chợ hay ở các ngã ba ngã tư trong làng ngoài phố.
Già trẻ bé lớn đều mê man; thầy thợ cu li hương chức đều bình đẳng và không sợ ai cười chê khi đã ngồi sòng trong ba ngày Tết.
Ngoài cờ bạc, trong dịp Tết, ở miền Nam còn có một thú giải trí khác hẳn miền Bắc và Trung. Đó là múa lân.
Ai đã sống ở miền Nam, chắc chắn đã thấy múa lân trong dịp Tết hoặc trong các lễ lộc khác. Cách thức múa lân và hình dáng con lân chúng tôi xin miễn đề cập ở đây vì thiết tưởng ai cũng đã thấy biết; chúng tôi chỉ đưa ra nguyên ủy của múa lân ở miền Nam.
Múa lân do quan niệm (từ đời Khổng Tử) lân là một loài nhân thú hiếm có, chỉ những lúc có bậc thánh nhơn xuất thế lân mới ra đời, nên trong dịp Tết là thời gian thiêng liêng trời Phật thần thánh tổ tiên từ thế giới khác về ngự trần gian, lân xuất hiện để báo hiệu để đón mừng.
Theo Vân Hạc, quan niệm trên có nguyên do như sau:
“Đời Xuân Thu, Thúc-Lương-Ngột nguyên làm quan Đại Phu lấy con gái họ Thi không con, vợ thiếp sinh con tên Mạnh Bì nhưng có tật ở chân. Ông cầu hôn họ Nhan lấy con gái út là Trưng-Tại. Vợ chồng cầu tự ở núi Ni-Sơn rồi có thai. Khi, sắp lâm-sản, Trưng-Tại mơ thấy con kỳ-lân nhả ngọc ở cổng làng thành câu:
“Thủy-tinh chi-tử, kế suy chu vi Tố-vương” (con nhà Thủy-tinh nối nhà Chu suy, làm vua không có ngôi). Nhan thị lấy giải lụa buộc vào sừng nó giắt đi. Khi sinh có năm ông lão đứng ngoài sân xưng là năm vì sao rồi biến mất, có hai rồng xanh vây quanh nhà, trên trời có tiếng âm-nhạc và có tiếng nói rằng: “Trời cảm sinh Thánh-tử nên giáng tiếng hòa vui xuống trần”. Nhan thị sinh trai diện mạo phương-phi đặt tên là Khâu tự là Trọng Ni (kỷ niệm tên núi) sau thành Đức Khổng-Tử”16
Vậy “múa lân chẳng phải là một trò vui thường mà hàm một ý nghĩa cao-thượng, một hy-vọng tốt đẹp, cầu chúc đời thái-bình thịnhtrị”.17
9. Tết nhà Tết cửa, Tết trâu: Trong dịp xuân sang, tại miền Nam không phải chỉ riêng con người ăn Tết mà còn phải cho nhà cửa và trâu ăn Tết nữa.
a. Tết nhà Tết cửa: Thuở xưa, khuya mùng ba rạng mùng bốn làm lễ Tết nhà Tết cửa; từ 1945 đến 1963 một số dân quê miền Nam vẫn còn giữ tục nầy vào sáng mùng ba hay mùng bốn tùy nơi tùy gia đình. Kể từ 1975 tục nầy dần dần mai mô.t.
Theo đó, thuở xưa, sau khi làm lễ tạ thần bản gia và thổ địa (bằng mâm bánh trái và trà rượu), chủ gia cắt giấy vàng bạc hình thoi hay vuông nho nhỏ đem dán cửa, tủ, bàn ghế, ván, giường, khung bếp, cột, kèo, rương, trấp, cối, chày, lu, hủ, v.v., trong nhà; rồi ra sân vườn dán cột bàn thiên, dán luôn thân cây dừa, bưởi, mận, ổi, cam, quít, v.v., quanh nhà, gọi là “cho nhà cửa ăn Tết”.
b. Tết trâu: Ngày xưa, đối với dân làng miền Nam, con trâu rất quan trọng, nghèo giàu cũng nhờ nó, nên gia đình ăn Tết, người ta không quên tục Tết trâu.
Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng bốn bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường như ở Cà Mau) để cúng ông Chuồng bà Chuồng. Sau đó, chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực và dán hai sừng và đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái; rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng và thả chúng đi ăn tự do. Đoạn chủ gia thưởng trẻ chăn trâu gạo bánh và lì xì; rồi cho nghỉ về thăm gia đình dăm ba hôm.
Trong khoảng 1945 đến 1975, tục nầy ít được áp dụng, một phần vì chiến tranh khiến nghề trồng lúa kém đi, cũng như dân chúng làm nghề thương mãi, tiểu công nghệ khá đông, máy cày bắt đầu dành chỗ con trâu chậm chạp. Từ sau 1975 tục nầy gần như mai một.
10. Khai hạ: còn gọi là khai sơn.
a.Nguyên ủy: Theo Toan Ánh, nguồn gốc lễ khai hạ như sau: “Lễ khai-hạ, người Trung-Hoa gọi là lễ Nhân-nhật, nghĩa là ngày của người.
Theo sách Phương sóc chiêm thú thì tám ngày đầu năm mỗi ngày thuộc riêng về một giống:
Mồng 1 thuộc giống Gà
-2 –Chó
-3 –Lợn
-4 ĐDê
-5 –Trâu
-6 –Ngựa
-7 — Người nên được gọi là Nhânnhật.
Nhân ngày Nhân-nhật là ngày của giống Người nên người ta làm lễ cúng Trời, Đất để đánh dấu ngày đó.
Người Việt-Nam nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời, Đất, còn sửa lễ cúng Gia-tiên, cúng Thổ-công và cúng thần Tài. Thường sau lễ này, những người buôn bán mới bắt đầu đi chợ, mở cửa hàng”.18
b. Sự thể hiện: Thuở xưa, miền Nam ăn Tết tới mùng bảy, trăm việc tạm đình chỉ (cữ đào đất, chặt cây, đốn củi, v.v.), mọi người chờ làm lễ khai hạ mới trở lại công việc làm ăn hằng ngày. Lễ khai hạ còn gọi là lễ hạ vì trong lễ nầy có tục hạ nêu đã trồng từ hôm 30 (hay 29) Tết.
Trước 1945, sáng mùng bảy, hương chức tụ tập ở đình sau khi cúng Trời Phật mâm trái cây bánh mứt nhang đèn, ông chánh bái (hay bồi bái) đánh ba hồi mõ (gọi là “khai mõ”) và ba hồi trống (gọi là “khai trống”) để báo hiệu dân làng biết đình làm lễ khai hạ rồi hạ nêu xuống. Đoạn ông chánh bái ra sân đào một cục đất và chặt một nhánh cây tượng trưng. Từ giờ phút ấy dân làng mới được phép móc đất bẻ cây làm lụng đồng áng rẫy vườn, ai bất tuân lỡ cuốc đất chặt cành trước khi ông chánh bái làm lễ khai hạ sẽ bị làng phạt vạ, đóng trăng. Gặp những năm, công việc ruộng rẫy quá thúc bách không thể chờ đến mùng bảy thì mùng ba theo lời yêu cầu của dân làng, ban Hội tề nhóm tại đình làng ký tên thỏa thuận cho ông chánh bái làm lễ khai hạ sớm hơn thường lệ, bấy giờ dân làng mới dám làm lụng.
Ở thôn quê miền Nam, trong khoảng 19451963, tục trồng nêu có nhà giữ nhà không nên lễ khai hạ bị lãng quên dần; trong khoảng 1963-1975, rất hiếm nhà còn giữ; kể từ sau 1975, cây nêu chỉ còn có ở chùa đình mà thôi.
Trong khi đó, ở phố chợ thị thành kể từ 1945 về sau dân chúng bỏ hẳn cây nêu và lễ khai hạ ngoại trừ chùa đình.
Chú thích
1. Thái Văn Kiễm, Đất Việt Trời Nam, Nguồn Sống, Saigon, 1960, tt 211-212.
2. Ngọc Tâm, Âm-Lịch Và Dương-Lịch Lịch Tàu Lịch Ta, Văn Hóa nguyệt san, số 2, tháng 11 năm 1968, Saigon, tr 84 có viết: “Nước Tàu đã bỏ Tết âm lịch một cách chánh thức (chứ không phải trong thực tế) thành ra Tết NguyênĐDán là Tết đặc biệt của dân tộc Việt-Nam”.
3. Xin đọc thêm “Người dân quê miền Nam và Tục lệ ngày Tết” của Lương Thư Trung, Giai Phẩm Xuân Canh Thìn 2000 của Nhật báo Viễn Đông, Midway City, California, USA, tt 136-142.
4. Có người viết câu sau là: “Xuân mãn càn khôn, phước mãn đường”.
5. Nghê Văn Lương, Cà-Mau Xưa An-Xuyên Nay, Trung Tâm Học Liệu, Saigon, 1972, tr 205.
6. Theo đúng sách vở thì đêm giao thừa phải cúng vái ba vị Hành Khiến, Hành Binh, Phán Quan, nhưng đại đa số dân chúng miền Nam trong thế kỷ XX đã có thói quen dời qua mùng ba, cho nên đêm giao thừa có cúng nhưng cúng mừng năm mới, cầu Trời khẩn Phật phù hộ gia đình bình an, ngoại trừ dân miệt Cà Mau, Bạc Liêu cúng theo đúng sách vở. Còn tại tư gia, chủ nhà làm gà vịt cơm canh
7. Mỗi năm cúng ba vị danh tánh khác nhau, cúng các bàn thờ rồi cũng hạ nêu. vì 12 năm nên gọi là Thập Nhi Hành Khiến.
Sau đây là danh tánh 36 vị mà chúng tôi sưu tầm được và xin ghi ra đây để quý độc giả biết cũng như quý bà con nào còn tin tưởng cúng đầu biết mà khấn vái:
-Năm Tý: Châu Vương Hành Khiến, Thiên Ôn Hành Binh, Lý Tào Phán Quan
-Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiến, Tam Thập Lục Phương Hành Binh, Khúc Tào Phán Quan
-Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiến, Mộc Tinh Hành Binh, Cổ Tào Phán Quan
-Năm Mẹo: Tôn Vương Hành Khiến, Thạch Tinh Hành Binh, Liễu Tào Phán Quan
-Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiến, Hỏa Tinh Hành Binh, Biểu Tào Phán Quan
-Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiến, Thiên Hao Hành Binh, Hứa Tào Phán Quan
-Năm Ngọ: Tần Vương Hành Khiến, Thiên Hao Hành Binh, Vương Tào Phán Quan
-Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiến, Ngũ Đạo Hành Binh, Thung Tào Phán Quan
-Năm Thân: Tề Vương Hành Khiến, Ngũ Triều Hành Binh, Tông Tào Phán Quan
-Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiến, Ngũ Nhạc Hành Binh, Cự Tào Phán Quan
-Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiến, Thiên Bá Hành Binh, Thành Tào Phán Quan
-Năm Hợi: Kiếm Vương Hành Khiến Ngũ Ôn Hành Binh, Nguyễn Tào Phán Quan
8. Việt Cúc, Gò-Công Cảnh-Cũ Người-Xưa, tác giả xb, Saigon, 1969, tt 92-93.
9. _______, sđd, tr 93
10. Đào Văn Tập, sđd, tr 240.
11. Việt-Nam Tư.ĐDiển, Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1931, tr 216.
12. ________________, sđd, tr 612.
13. Đào Văn Tập, sđd, tr 654.
14. Trong Tín-ngưỡng Việt-Nam, sđd, quyển Hạ, tr 288, Toan Ánh có sưu tầm mẫu văn khấn giao thừa, chúng tôi xin phép sao y ra đây để giới thiệu với đồng bào miền Nam: “Duy Việt-Nam Đinh Mùi niên, Cô.ng-Hòa đệ thập nhi, xuân thiên chính nguyệt, sơ nhất nhật, kim thân đệ tử Nguyễn Đức Cầu quán tại Cổ Mễ xã, Võ-Giàng huyện, Bắc-Ninh tỉnh, cư-trú tại Phú-Nhuận xã, Tân Bình quận, Gia-Định tỉnh, đồng gia quyến đẳng, khế thủ, đốn thủ bách bái.
Cẩn dĩ hương đăng, kim ngân hoa quả, phù lưu thanh chước, thứ phẩm chi nghi, cảm kiền cáo vu.
Vọng bái:
Đương niên đương cảnh Tống-vương hành
khiến, ngũ đạo chí đức tôn thần ngọc bệ hạ:
Lâm tào Phán quan vị tiền
Bản địa Thổđdịa thần kỳ vị tiền
Bản cảnh Thành-hoàng vị tiền
Ngưỡng vọng chứng-giám;
Cúc cung cầu-khẩn:
Toàn gia đồng niên tự lão chí ấu, tăng phúc
tăng thọ, nhân khang vật thịnh, vạn sự hanhthông.
Cẩn cáo”
15. Nghê Văn Lương, sđd, tr 207.
16. Vân Hạc, “Múa Lân Một Cuộc Vui Rất Nhiều Ý Nghĩa Trong Ngày Tết Nguyên Đán Ở Nam-Kỳ”, Trung Bắc Chủ Nhật, số 143, năm thứ tư, Hà Nội, 1943, tr 30.
17. _______, tlđd, tr 30.
18. Toan Ánh, Tín-ngưỡng Việt-Nam, sđd, quyển Hạ, tt 336-337.
Đặc sắc Tết Việt – Ngọc Nữ
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Tết nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân – hạ – thu – đông… Đó là những ngày khởi đầu một năm âm lịch mới mà mỗi năm cầm tinh một con vật trong 12 con giáp theo chu kỳ.
Cũng như mọi ngày, nhưng ngày Tết đối với người Việt Nam rất thiêng liêng, dù trải qua bao nhiêu giai đoạn khác nhau, ít nhiều phong tục Tết có thay đổi, từ vấn đề kiêng cữ, tập tục cho đến sinh hoạt, ăn uống, sắm Tết đều có những nét Việt rất riêng. Tết Việt Nam mang đậm nét tâm linh, đoàn tụ và gần gũi nên dù cho cuộc sống có thay đổi, phát triển đến mức độ như thế nào, Tết là dịp để mọi người Việt Nam dù ở bất cứ phương trời nào đều dành thời gian tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa bà con, xóm giềng…
Ngày Tết của dân tộc Việt Nam có nhiều những “thuần phong” đáng được duy trì và phát triển như khai bút, khai danh, hái lộc, chúc Tết, du xuân, mừng thọ…
Tục tiễn Ông Táo về trời
Ông Táo hay Thần Bếp là người mục kích việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm, ông Táo phải thu xếp về trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Ngày ông Táo về trời được coi như ngày đầu tiên của Tết nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo về trời, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi trang trọng để đón Tết.
Bàn thờ tổ tiên
Tết trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hoặc hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung… Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.
Cách sắp xếp bàn thờ, cách định hướng hay việc quyết định thờ cái gì tất cả đều ở tâm hướng thiện. Người Việt Nam mong muốn hướng tới cuộc sống tốt lành, thịnh vượng và bày tỏ sự thành kính của người sống với người đã khuất. Đó là vẻ đẹp văn hoá thấm đẫm chất nhân văn của con người Việt Nam.
Cành đào, cây mai
Cùng với tranh dân gian, cây cảnh là yếu tố tinh thần cao quý và thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Cành đào và cây mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình Việt Nam. Ngoài cành đào, cây mai, người ta còn “chơi” thêm cây Quất chi chín vàng mọng đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.
Lễ trừ tịch (Lễ giao thừa)
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ và khởi đầu của năm mới. Người dân Việt Nam theo cổ lệ làm lễ Trừ tịch với ý nghĩa đem bỏ hết những gì xấu xa trong năm cũ (còn gọi là lễ “khu trừ ma quỷ”) và đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ Trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn gọi là Lễ Giao thừa. Lễ Giao thừa được cúng ở ngoài trời.
Các cụ ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, trong lúc bàn giao công việc vào lúc giao thừa quan quân sẽ không kịp ăn uống gì nên đặt đồ cúng lễ ngoài trời với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản năm cũ và đón người nhà trời xuống hạ giới cai quản năm mới.
“Tống cựu nghênh tân”
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, trang trí bàn thờ. Con cháu trong nhà từ giờ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở kiêng không được cãi cọ, nghịch ngợm… anh chị, cha mẹ không quở mắng, tra phạt con em. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nỡ, chúc nhau những điều tốt lành nhất.
Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi
Ai ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà rủ nhau đi hái lộc ở đình, chùa. Gia chủ tự xông nhà hay dặn trước người “nhẹ vía” mà mình muốn đến xông nhà. Sau giao thừa có tục mừng tuổi Tết.
Trước hết, con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cũng mừng tuổi con cháu và họ hàng thân thích, bà con láng giềng. Mọi người chúc nhau bằng những lời chúc sức khoẻ, phát tài phát lộc. Những người
năm cũ gặp rủi ro thì chúc “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người”, trong hoạ cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kiêng cữ nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.
Khai nghề
Cũng như xa xưa, vào dịp đầu xuân là người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Công, Nông, Thương của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hành thông, làm ăn suôn sẻ. Ngày nay, sau ngày mùng Một, dù có mãi vui tết nhưng bà con làm ăn buôn bán ai cũng chọn ngày “Mở hàng” để tiếp tục một năm mới cần cù, chịu thương, chịu khó như bản chất của người Việt Nam.
http://www.phatgiaodaichung.com/Bai2010/000tetviet.htm
Hoa Tết
Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết
Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.
Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?
1. Sự tích cây đào ngày Tết
Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.
Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.
2. Ý nghĩa của hoa đào
Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.
Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Thanh Mai
https://www.dkn.tv/van-hoa/y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet.html
Ý nghĩa của hoa mai trong văn hóa của người Việt xưa – Phong Vân
Hoa mai vàng trong văn hóa truyền thống Việt
Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
Ý nghĩa hoa mai
Từ xưa, hoa mai đã được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân. Hoa mai là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.
Tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của mai ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
Hoa mai trắng
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) thì xem mai hoa như một biểu tượng của đạo đức và khí tiết: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều), còn Mãn Giác Thiền sư (1052-1096), trong một bài kệ, tương truyền được viết ngay trước khi Sư viên tịch tại chùa Sùng Nghiêm, năm 1096 đã viết:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”
(Cáo tật thị chúng)
Tạm dịch: Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai. Chỉ sau một đêm xuân, trước thềm bỗng xuất hiện – không chỉ một, vài bông hoa – mà là một nhành mai nhất loạt vàng bông rực rỡ. Như một sự thăng hoa tuyệt diệu, sự chuyển hoá biến đổi của đất trời.Có lẽ chính vì những lý do đó, nên mỗi dịp tết đến, xuân về. Gia đình nào cũng cố gắng trang trí một vài cây hoa mai nở rộ trong nhà. Với mong muốn bước sang năm mới có nhiều niềm hân hoan, hạnh phúc.
https://www.dkn.tv/van-hoa/y-nghia-cua-hoa-mai-trong-van-hoa-cua-nguoi-viet-xua.html
Thử giải mã sức quyến rũ trường cửu của Nhạc Xuân Miền Nam trước 1975: Chiến Tranh, Hoà Bình, Nước Mắt &…cả Nỗi Chết! – Nguyễn Trường Trung Huy
Vì sao miền Nam trước 1975 có một dòng nhạc gọi là nhạc Xuân, còn miền Bắc thì không?
Một câu hỏi mà muốn trả lời chắc phải bằng một tiểu luận hoặc 1 quyển sách, một câu hỏi về một lãnh vực mà ngày nay ít nhiều đã bị trùm phủ bởi những trí trá hư-nguỵ.
Chỉ biết rằng cũng chừng ấy bài, từng ấy giọng ca… nhưng nỗi bùi ngùi & cảm hứng “phải” nghe nhạc Xuân thì năm nào cũng là một nỗi bùi ngùi & háo hức mới…Có thể “e Tết lại không rượu mềm môi, không bánh không trà, chẳng hạt dưa”, “không có hoa mai không có hoa đào trang điểm trần ai…Không áo xanh áo đỏ thơm hương”…nhưng nhất thiết phải có…nhạc Xuân….Bắt đầu có thể rất sớm, sau đêm Noel …là…đến mùa nhạc Tết, “hát lên nhân loại trả buồn cho Đông”.
Trước năm 1975, nhạc Việt không màu, bởi trăm nghìn hồng tía nên không ai tô vẽ màu cho âm nhạc. Danh từ “nhạc vàng”cũng ít được sử dụng. Có chăng chỉ có ban Nhạc Vàng của Đài truyền hình Sài Gòn do nhạc sĩ Phó Quốc Lân phụ trách, “Nhạc vàng”trong chương trình ca nhạc này chỉ mang ý nghĩa những bài nhạc hay, được tuyển chọn cho chương trình này (*), hoặc số hiếm những cuốn băng có ghi nhạc vàng = “chương trình nhạc yêu cầu êm dịu”. Trong khi đó, miền Bắc sau này gọi chung nhạc Việt miền Nam là “nhạc vàng”, được dán nhãn chính trị là nhạc “ru ngủ”, “đồi trụy”và “phản động”. Cũng trong ý hướng “bênh vực” cho “thứ” nhạc vàng ròng đó, bài viết ngắn này cũng muốn khơi chuyện thế nào là một nền văn chương & một bề dày âm nhạc miền Nam dát vàng, vàng của vàng son rực rỡ, vàng cùa vàng mười quý hiếm, không phải vàng của vàng vọt ủ ê hay vàng ệch của rã rời bải hoải!
Nói về âm nhạc miền Nam là phải nói về một bối cảnh nghệ thuật rực rỡ nghìn hoa đua nở của tất cả văn học nghệ thuật của bên này vĩ tuyến trong vòng vỏn vẹn chỉ 2 thập niên ngắn ngủi.
Cũng trong cùng 1 vùng cảm thức của “văn chương miền Nam” như vậy, để bàn về lời ca rất đặc sắc của những bài ca Xuân, tôi muốn dựa vào những hình ảnh mà nhà văn Trần Hoài Thư đã phân tích đến rốt ráo và tận cùng ý nghĩa của “nhân bản” qua những góc nhìn/ hình tượng “sáng” lên tính chất này của văn chương miền Nam: Tiếng khóc / Hoà Bình / Cây Súng. Nhạc Xuân cũng có những hình ảnh và những vùng cảm thức như vậy…
Trong đó, hình ảnh tiếng khóc/ cây súng – hai hình ảnh âm u & khốc liệt – lại là (một trong những) điều làm nhạc Xuân khó quên và có chất gây “nghiện” như nó đang và đã là! (và nói như nhà cảm-nhạc-bolero Trần Hữu Ngư: “Một bài hát hay, đứng được với thời gian, người nghe không thể nào quên là nhờ ở lời ca hay nốt nhạc? Có lẽ ca từ là yếu tố quan trọng để khắc ghi hình ảnh, cảm xúc… rồi nhờ giai điệu (mélodie) chuyển tải vào lòng người. “Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc”, nếu bài hát chỉ là những nốt nhạc thì nó sẽ trở thành “Những bài quên không bao giờ ca”!”)
Nếu như “Thơ thời chiến không chỉ sắt và máu, là bắn giết, là huy chương. Nó còn mang theo trái tim cùng với ba lô và súng đạn. Trái tim ấy cứng như thép khi lâm trận, nhưng cũng mềm như lụa sau khi hết trận. Người lính miền Nam khác người lính miền Bắc là ở chỗ đó. Văn chương miền Nam cũng khác với văn chương miền Bắc là ở chỗ đó…” (**) như ước mơ đơn giản, ngát hương hoà bình trong bài thơ Một Bông Hồng Nở Giửa Tim Anh – Phạm Cao Hoàng
“…em yêu dấu đây là lần thứ nhất
trong đời mình anh thấy quá hân hoan
anh muốn nói với muôn người trên mặt đất
rằng nơi đây sắp hết điêu tàn
và có thể nào đêm nay không còn tiếng súng
không còn nghe tiếng còi hụ giới nghiêm
ba giờ sáng xuống ngã tư quốc tế
ăn một tô mì thơm ngát bình yên
có thể nào sáng mai trên phố cũ
người ta bảo nhau hôm nay hòa bình
người ta dắt nhau trên đường trẩy hôi
riêng một bông hồng nở giửa tim anh…”
hay Kim Tuấn “những điều ghi được trong giấc ngủ”:
“Khi tôi trở về có con chim câu nằm trong tổ ấm. Dây thép gai hết rào quanh đồn phòng ngự và người lính đã trở về cày đám ruộng xanh.
Khi tôi trở về có con diều bay đùa trong gió. Ở quê nhà, trên thảm cỏ xanh, có đứa trẻ để bụng lòi chấm rốn đen cười nụ thanh bình. Buổi chiều có con trâu rung mỏ vu vơ như trong giấc mộng.
Khi tôi trở về hai tay níu tim lồng ngực. Giọng hát ru kéo lại dĩ vãng trầm trầm như chưa tắt thở. Có người rủ nhân loại đi xem địa ngục mà không ai trả lời.
Khi tôi trở về mẹ vừa tóc bạc. Đôi mắt nhìn vào tương lai và quên bao nỗi ưu phiền. Con cò lại bay trong đồng ruộng xanh. Lũy tre cúi xuống ưu tư cùng mùi khói un quen thuộc….”
… thì nhạc Xuân cũng vậy, vẫn cái mộng ước hoà bình buồn và lắng ấy, ước mơ Hoà Bình lớn đến nỗi có 2 tác giả cùng có một ước muốn về 1 mùa Xuân Hoà Bình – 2 tác giả : Trầm Tử Thiêng & Nhật Ngân viết 2 bài cùng chủ đề với những ca từ nghe…buồn muốn khóc !
“Nếu mùa xuân này quê hương HOÀ BÌNH
Người người vui chơi, hội hè suốt đêm suốt sáng
Nếu mùa xuân này quê hương hòa bình
Nhà nhà hân hoan, mừng người thân mình quay về…”
(Nếu Xuân này hoà bình – Nhật Ngân)
“Nếu xuân này hoà bình
Cây nở hoa không chờ đợi mùa
Anh tìm em không cần hẹn hò
Yêu cho đầy ắp đôi tay chờ
Mẹ sẽ giăng đôi tay già nua
Đón con về từ ngoài sa trường
Mừng đầy vơi khóc như trẻ thơ
Cha tìm con giữa đời lạc loài
Con gọi cha xanh lời vụng dại
Cha con cười vỡ đêm Xuân dài”
(Nếu Xuân này hoà bình – Trầm Tử Thiêng)
“Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông HOÀ BÌNH, HOÀ BÌNH
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi”
(Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương)
“Anh ơi! Xuân đến bên thềm rồi nhắp rượu hồng vơi đi
HẾT RỒI MÙA CHIA LY cho tình Xuân vừa ý
Xin yêu thương đến vơi hận thù để tiếng hát hôm nay
Người chiến sĩ mơ say bên đàn trẻ bé thơ ngây”
(Mùa Xuân đầu tiên – Tuấn Khanh)
“Giờ đây, mùa Xuân đang xóa tan mây mờ
Quên đi đau thương sầu nhớ
Vui ca tung gieo nguồn sống
ĐẮP XÂY TỰ DO…”
(Xuân miền Nam – Văn Phụng)
“Ôi nhớ xuân nào THƯỞ TRỜI YÊN VUI
nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi”
(Xuân này con không về – Trịnh Lâm Ngân)
“Đầu Xuân xin chúc QUÊ HƯƠNG YÊN BÌNH thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui …”
(Đầu Xuân lính chúc – Hoài Linh & Tấn An)
“Tiền đồn heo hút nhắc em kỷ niệm ấu thơ.
Hỏi “em có nghe trong tâm hồn gợi giây phút xưa?”
Năm nao đêm giao thừa ngày KHÓI LỬA CHƯA KÍN QUÊ HƯƠNG,
Và đôi ta nhỏ bé, thức xem giao thừa,
Kể chuyện vu vơ và thức trong mộng mơ…”
(Phút giao mùa – Trần Thiện Thanh)
“Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng THANH BÌNH
Để người anh lính chiến quay về với gia đình
Tìm vui bên lửa ấm…”
(Cánh thiệp đầu Xuân – Lê Dinh & Minh Kỳ)
“Đợi hai ba năm nữa, QUÊ MÌNH THÔI KHÓI LỬA,
mời xuân đến với tôi, giờ còn nặng hai vai,
thân chinh nhân hồ hải, hỏi xuân có gì vui,
(Tôi chưa có mùa Xuân – Châu Kỳ)
Và tiếp sau, hãy nói đến một điều thú vị trong nhạc Xuân (mùa lẽ ra phải vui, thế mà….):tiếng khóc, tiếng khóc bùng trỗi dậy và ướt đẫm những bài nhạc Xuân.
Hình ảnh của nước mắt, của đau đớn trở thành “nhân bản” và …tình cảm thế nào…trong nhạc Tết?
Cũng như trong văn chương thời chiến:
“Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần, những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rỗi. Con tim bị đau, bị cứa… thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rổi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc…”
“Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi thiếu phụ nhạt mờ dấu son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu”
(Lê Thị Ý, Thương Ca 1)
Không phải là những tiến lên, những xung phong, những nhanh tay gặt lúa, những vui mừng khanh khách đủ chỉ tiêu cho một mùa Xuân vinh quang & thắng lợi… Nỗi buồn trong nhạc Xuân, từ những bài hát cũ, nhưng năm nào nghe lại cũng mới…là một thứ đặc sản giản dị mà sang cả của miền Nam, nỗi buồn (& mộng ước hoà bình như đã viết ở trên) là hai phương tiện cứu rỗi tâm hồn của người miền Nam khi Tết đến Xuân về. Nhạc (Xuân) miền Nam là loại nhạc đứng về phía nỗi buồn, về phía nước mắt, về cả phía …những cái chết (lạ lùng thay, người ta thường tránh nói về mất mát trong 3 ngày tết 4 ngày Xuân, nhưng nhạc Xuân thì được ưu ái…chừa ra, khắp hang cùng ngõ hẻm, người ta…” vui Xuân” bằng cách mở nhạc Xuân, và trong nhạc Xuân…có cả nỗi chết!!!)
Hãy nghe lại đi, hãy nhìn lại đi: ràn rụa lệ tuôn, ràn rụa thâm âm của nỗi buồn, nhưng buồn không phải để héo úa, mà là buồn để mãn khai, để đón chờ, để con tin rung lên, để “suối tuôn lệ mừng vòng tay thân yêu ôm trọn mùa Xuân”, khóc để “ta đón đợi Xuân Hồng ngày mai”…À, mà có khóc đâu, đó là nụ cười với nàng Xuân đấy chứ :
“Cười tuôn nước mắt cho Xuân tình dấy men”:
“Bàn tay nâng niu hoa cúc/ Bàn tay hiu hắt GIỌT LỆ ĐẦY”
(Mùa Xuân đó có em – Anh Việt Thu)
“ Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến
người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng
Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó
cho XÁC CHẾT ngậm cười, cho NƯỚC MẮT thôi rơi.”
(Đan áo mùa Xuân – Phạm Thế Mỹ)
“Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông
Riêng ai buồn thương hắt hiu còn trông mong
Và Xuân thay áo mấy mùa đợi chờ
MẮT HUYỀN LỆ RƯNG RƯNG, sầu héo đến bao giờ”
(Xuân tha hương – Phạm Đình Chương)
“Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn Xuân về lòng BUỒN MÊNH MANG”
(Mùa Xuân của mẹ – Trịnh Lâm Ngân)
“Dừng chân trông hoa Xuân hồng thắm
BUỒN TÌM VỀ tình ai đằm thắm
Giờ vun vút trời mây”
(Nhớ một chiều Xuân – Nguyễn Văn Đông)
“Anh ơi em là hoa hoa biết nói
Giữa tuổi Xuân thắm tươi
Vẫn không yêu kiếp người .
Anh đi trong ngày Xuân hay bóng tối
Hồn em như chới với
Mắt em như LỆ RƠI”
(Những kiếp hoa Xuân – Anh Bằng)
“Con đã thấy mùa Xuân trong lòng mẹ
Mẹ đã tìm mùa Xuân trong mắt cha
Mẹ RƯNG RƯNG ôm Xuân nồng hội ngộ
Cha mừng Xuân trong sắc áo sương pha”
(Tôi đã gặp mùa Xuân – Trầm Tử Thiêng)
“Xuân tôi ơi ! Sức Xuân tôi còn khát khao
Dù nay, dù mai cũng như mọi ai CHẾT trong địa cầu”
(Xuân ca – Phạm Duy)
“Bài Xuân này xin hát quanh năm
Hát say mê reo mời Xuân về
áo đua bay theo mùa hội hè
Tìm gặp đây lao xao tâm sự
chuyện thời xưa thời loạn ly
Hát suy tôn ƠN NGƯỜI DƯỚI MỘ
đã xuôi tay môi cười xong nợ
rời mùa Xuân tìm mùa Xuân”
(Bài Xuân này xin hát quanh năm – Trầm Tử Thiêng)
“Người đi giữa độ Xuân nồng
Nhìn nhau bỡ ngỡ RƯNG RƯNG lòng nhớ thương”
(Xuân thì – Phạm Duy)
…
Và cây súng? Một vật vô tri vô giác nhưng là biểu tượng thảm khốc của chết chóc, của chiến tranh…, thế mà trong văn chương miền Nam, nó có hồn, nó rưng rức, nó chấp nhận căn phần trong một định mệnh bên này không muốn…
“hình như cây súng con lạ lắm
sao nó run lên khi đạn lên nòng
tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không? “
(Nguyễn Dương Quang – Đêm cuối năm viết cho má)
“Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
(Chiến tranh Việt Nam – Nguyễn Bắc Sơn)
Cái sự “uỷ mị” “nhân bản” ấy, phải chăng làm thành thứ “nhạc vàng” và một “bên thua cuộc”… Súng không còn là vật tiêu diệt, mà giờ súng ở đó, như một bầu bạn, như một nhân chứng, như một chia sớt …
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoá lá rơi”
(Phiên gác đêm Xuân – Nguyễn Văn Đông)
“ Chim mách rằng anh đang ngoài chiến tuyến
người yêu thay tay súng, gối mộng là lá rừng
Vì quê hương còn khổ, tình yêu xin để đó
cho xác chết ngậm cười, cho nước mắt thôi rơi.”
(Đan áo mùa Xuân – Phạm Thế Mỹ)
“E Tết lại không rượu mềm môi
Không bánh không trà chẳng hạt dưa
Chắc lại mừng Xuân bằng quân lương khô
Ðón giao thừa bằng đèn hỏa châu rơi”
(Thư Xuân trên rừng cao – Trịnh Lâm Ngân)
“Tình Xuân chớm nở đêm qua
Khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời
…
Và thương cây súng cô đơn
Hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa…”
(Xuân thì – Phạm Duy)
…
Ừ, mà sao lạ nhỉ? Người ta không thấy …hân hoan, không thấy muốn …quay trở về, không thấy muốn ngồi xuống chiêm nghiệm lại thăng trầm 1 năm, muốn thắp một nén nhang cho những người đã khuất, muốn sắm sửa thêm cho gia đình một món gì đó, muốn mua cho đàn em chút quà mọn ngày đầu năm, muốn quên đi những chuyện không may, và không hay đã xảy ra khi…. nghe “Mùa xuân này về trên quê ta…”…hay “Lặng nghe nước reo âm vang mùa xuân ước mơ rực sáng” hoặc “Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng /Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa “, mà người ta cứ nghe ba cái nhạc Xuân gì xưa cũ.
Nhạc Xuân gì xưa như trái đất, nghe (tưởng) sầu thúi ruột nhưng hay…ve kêu!
“Tôi xin cảm ơn người
Cảm ơn ai, đã đem.. luyến thương.. nồng ấm… đến với…” nhân gian!
huyvespa@gmail.com
Đêm 30 giao thừa (Tết Dương Lịch), “niềm vui đến không bến bờ…”
http://huyvespa.blogspot.com/2020/01/thu-giai-ma-suc-quyen-ru-truong-cuu.html
Lá Số Tử Vi – Phạm Thành Châu
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Việt Nam Cộng Hoà, hiện là dân Virginia. Nhà văn Phạm Thành Châu đã cộng tác với các báo Van, Thế Kỷ 21 và có ba tập truyện ngắn đã xuất bản. Nhân vật trong truyện của anh thật tuyệt vời! Họ chung tình quá sức.? Nhà văn, nhà biên khảo Võ Phiến khi đọc truyện của Nguyễn Thành Châu đã nhận xét như trên. Sau đây là truyện ngắn của ông, về một lá số làm tể tướng lưu lạc từ Việt Nam trước và sau 1975 tới Hoa Kỳ.
Bạn tin có số mạng không? Người tin thì bảo “Giày dép còn có số, huống gì con người” Người không tin, quạt lại “Mấy thầy tướng số có biết được tương lai bản thân mấy thầy không? Hay chỉ nói phét kiếm tiền?” Người tin với người không tin, cãi nhau, có ai chịu thua ai! Nay tôi xin kể, một chuyện về chính bản thân tôi, để nhờ bạn phán xét, rằng con người có số phận hay không?
Ông nội tôi là người cựu trào. Sách chữ nho ông để đầy một tủ. Ông là người nghiện sách nên suốt ngày cầm quyển sách trên tay. Khi về hưu, ông tôi làm thầy thuốc nam, thuốc bắc kiêm cố vấn cho bà con chòm xóm trong các vụ quan, hôn, tang, tế. Ngay cả khi sinh con, họ cũng đến nhờ ông tôi một lá số để biết tương lai đứa bé ra sao? Dĩ nhiên con cháu trong nhà, ông tôi đều chấm cho mỗi người một lá số, hễ người nào gặp một biến cố gì lớn trong đời, ông tôi lại đem lá số đó ra chứng minh. Ngay cả chuyện bố tôi mất tích, ông tôi cũng đã phân tích sẵn trong lá số của bố tôi nhưng không nói ra trước mà thôi. Bố tôi là con út của ông tôi, tôi lại là con út của bố tôi, là đứa cháu trai nhỏ nhất trong gia đình nên trong nhà, tôi được coi như ông hoàng con, muốn gì được nấy. Thời Pháp thuộc, bố tôi làm “Jeunesse”, là làm việc làng nhàng gì đó ở ty thanh niên, thể thao của thị xã. Đến thời kháng chiến chống Pháp, bố tôi theo kháng chiến và mất tích.
Khi kháng chiến bùng nổ thì mọi người phải tiêu thổ và tản cư về vùng nông thôn, ít lâu sau chúng tôi hồi cư về lại thành phố. Đó là một thị trấn miền biển, cách Nha Trang không xa lắm. Khi lên trung học, tôi ra Nha Trang học đệ Nhị và đệ Nhất trường Võ Tánh, vì thị trấn tôi ở không có trường trung học đệ nhị cấp.
Trở lại cái lá số của tôi, ông tôi chấm rất kỹ, nhưng hình như có điều gì khác lạ nên thỉnh thoảng ông tôi lại đem ra chiêm nghiệm, rồi giở sách ra nghiên cứu với vẻ trầm ngâm, suy tư lung lắm. Hễ nghe ai có tài chấm tử vi thì ông tôi lại đem lá số của tôi, tìm đến, nhờ xem giùm, rồi hai người lại bàn cãi, lý luận rất sôi nổi nhưng rốt cuộc cũng chịu thua, không biết có trục trặc ở chỗ nào mà tìm không ra?! Sở dĩ tôi biết được như thế là vì mỗi lần có bạn bè đến, khi bàn chuyện sách vở đông tây, kim cổ, ông tôi thường đem lá số của tôi ra làm đề tài về sự huyền bí của văn minh cổ của người Tàu. Tôi vốn không tin ở số mạng nên chẳng bận tâm. Đến năm tôi lên trung học thì ông tôi đã trên tám mươi, tuy là người tri thiên mệnh, nhưng ông tôi vẫn bồn chồn, ưu tư cho thằng cháu út, nên một hôm, ông gọi riêng tôi và bảo.
– Ông đã chấm cho con một lá số, theo như lá số, sau nầy, con có thể làm đến nhất phẩm triều đình, xưa gọi là tể tướng, tướng quốc, nay thì tệ ra cũng làm thủ tướng chính phủ, nhưng ông vẫn thấy có sự bất thường nào đó trong lá số?
Tôi đáp cho vui lòng ông tôi.
– Không thủ tướng thì bộ trưởng cũng được, ông đừng lo cho con.
Ông tôi cười.
– Người ta nói, số phận an bài, đâu có kèo nài, thêm bớt được.
– Như vậy tương lai của con ra sao?
Ông tôi trầm ngâm.
– Cái số của con thì luôn luôn được may mắn, đi thi là phải đậu, có dịp là làm lớn ngay, không phải leo lên từng cấp bậc một. Giống như thời Chiến Quốc bên Tàu, mấy ông nho sĩ, từ cùng đinh nhảy lên tướng quốc vậy. Nhưng lá số của con có điểm mờ ảo nào đó mà ông vẫn chưa tìm ra. Dù sao thì cổ nhân có dạy “Đức năng thắng số” sau nầy, con nên nhớ, phải cố mà giữ cho vững cái đạo của người quân tử.
Tôi tò mò.
– Con thấy, chỉ cần học giỏi là làm lớn. Phải không ông?
Ông tôi lại cười.
– Người xưa nói rằng “Nhất mệnh, nhì vận, tam âm công, tứ phong thổ, ngũ độc thư”, ý là số phận con người còn phụ thuộc rất nhiều vào mồ mả và phước đức ông bà, tổ tiên để lại, còn chuyện học hành, cố cho lắm mà không gặp thời vận thì cũng chỉ là tên cuồng nho, mọt sách mà thôi. Xưa nay, có biết bao người dốt mà làm nên sự nghiệp.
Chuyện dốt mà làm lớn, sau nầy tôi mới thấy. Lúc đó tôi không tin nhưng vẫn hỏi để tỏ vẻ chú ý lời ông tôi dạy bảo.
– Vậy nhà mình có âm công phong thổ gì không ông?
Ông tôi hào hứng.
– Về mục âm công, phong thổ thì ông đang tiến hành đây. Ông đã tìm được một cuộc đất rất tốt. Ông đã xây sẵn một sinh phần (huyệt mộ), hễ ông nhắm mắt thì đem quan tài đến đó, bỏ xuống, lấp đất lại là xong, và cứ thế mà chờ cho đến khi mộ ông kết phát.
Mấy hôm sau, ông tôi dẫn tôi đi xem cuộc đất, là nơi ông sẽ yên giấc ngàn thu. Huyệt mộ nằm trên một sườn đồi, hướng ra biển. Ông tôi rất vui khi giải thích cho thằng cháu nội sáng giá của ông nghe nào long chầu, hổ phục ra sao, đặt biệt, huyệt mộ nằm ngay hàm của con rồng, chỉ chờ bão tố hoặc sóng thần, nước tràn lên, đất sẽ sụp lỡ, đổ ụp lên mộ, vậy là coi như con rồng đã ngậm miệng lại, lúc đó, con cháu mặc sức mà phát vương, phát tướng. Tôi làm như chăm chú và thích thú lắm để ông tôi vui lòng chứ sự tin tưởng chẳng có bao nhiêu.
Từ nhỏ đến lớn, việc dạy dỗ, học hành của anh chị em tôi trong nhà đều do ông tôi lo. Mẹ tôi phải buôn bán tảo tần, không có thì giờ, vả lại bà rất thương yêu, chiều chuộng chúng tôi, chẳng nặng lời bao giờ nên khi ông tôi mất thì tôi như ngựa không cương, mặc sức leo lổng, chẳng ai quản lý được cả. Đi học về là vất sách vở, nhào ra sân đá banh, đá banh chán, xuống sông tắm. Buổi tối, ăn xong là xách cây đàn guita đến nhà mấy đứa bạn hát hò đến khuya mới về nhà, lăn ra ngủ. Vì dốt toán nên tôi học ban C (văn chương), ra vẻ ta đây nghệ sĩ.
Đến khi đi thi tú tài một thì trong bụng tôi không có một chữ để làm “hành trang ứng thí”. Sách vở, từ đầu niên học cho đến cuối năm, bài nào tôi cũng thấy mới tinh!
Con người khi gặp khó khăn, không biết giải quyết cách nào mới nghĩ đến những đấng vô hình, năn nỉ cầu xin quí vị đó cứu giúp. Tôi tuy không tin những chuyện mơ hồ, nhưng sẵn có lá số tử vi mà ông tôi chấm cho nên tôi giao trách nhiệm thi cử cho ông tôi đảm trách, dù ông tôi không còn trên cõi đời nầy nữa. Tôi vẫn tiếp tục lười biếng, tiếp tục ca hát một cách vô tư như con “Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè…” trong thơ ngụ ngôn của ông La Fontaine. Nhưng đến nhà bạn bè thì đứa nào cũng bận học thi và cha mẹ chúng thường đuổi khéo tôi, nên tôi về nhà hát một mình, đi cà lơ thất thểu ngoài đường phố, đến khuya, về nhà lăn ra ngủ.
Thực tâm, tôi cũng muốn học như bạn bè, nhưng bài nhiều quá, học sao cho xuể? Thế là tôi đem tất cả sách vở, tài liệu để lên bàn thờ ông nội tôi, thắp nhang rồi quì xuống, long trọng khấn vái “Ông nội chỉ cho con bài nào sẽ ra trong đề thi, con không có thì giờ học hết” Khi ngẩn lên, nhìn ảnh ông tôi, quả
nhiên tôi thấy hình như ông tôi mỉm cười, vậy là tôi yên tâm. Mỗi môn học, tôi lấy quyển sách hay quyển vở, vái ông tôi mấy vái và giở ra, độ năm bài, theo kiểu tình cờ và tôi chỉ học có năm bài đó thôi. Môn học nào tôi cũng làm như thế. Vậy mà đi thi, tôi trúng tủ, đậu bình thứ. Bạn bè thán phục. Chúng biết tôi đã dốt lại lười, mà đậu bình thứ, trong khi có nhiều đứa thức khuya dậy sớm, học ngày, học đêm, mặt mũi xanh lè vì mất ngủ mà vẫn rớt?
Chúng thắc mắc, tôi phét lác.
– Sang năm, tú tài hai, tao sẽ đậu tối ưu cho tụi bây coi.
Năm sau, thi tú tài hai, tôi vẫn mửng đó mà làm. Tôi tin ở lá số tử vi của ông tôi đã chấm cho tôi – thi đâu đậu đó – và tin nhất là ông tôi vẫn ở bên tôi, phù hộ tôi, dù tôi không thấy được ông.
Thi tú tài hai gồm hai đợt, đậu thi viết mới vào thi vấn đáp. Thi viết thì tôi vẫn trúng tủ, nhưng thi vấn đáp, môn vạn vật, tôi bị kẹt. Số là, khi vào vấn đáp, giám khảo thường để sẵn một số câu hỏi trong hộp nhỏ, thí sinh bốc trúng câu nào trả lời câu đó. Ông giám khảo môn vạn vật nầy nghe nói khó tính lắm. Lạng quạng là ông ta đuổi ra và nói “Anh về học lại, sang năm đi thi. Tôi cho anh không điểm” Buổi sáng đó, tôi để cho mấy đứa vào thi trước. Đứa nào thi xong, bước ra, mặt cũng méo xẹo, khiến tôi mất tinh thần, bụng đánh lô tô, miệng cứ lẩm bẩm kêu cứu ông nội tôi phù hộ, độ trì. Tôi giở mấy bài tủ ra coi lại, kiểu nhứt chín nhì bù. Đến khi không còn đứa nào nữa tôi mới rón rén bước vào. Ông giám khảo nầy trẻ nhưng coi bộ hắc ám. Mặt hầm hầm như sắp bợp tai thằng thí sinh ngồi đối diện. Tôi trình thẻ học sinh, ông không thèm nhìn, chỉ tay vào cái hộp nhỏ đựng câu hỏi. Tôi thò tay bốc một câu, mở ra thấy “Tại sao ban đêm, không nên ngủ dưới tàng cây?”
Tôi trình câu hỏi cho ông ta. Ông ta bảo.
– Nói đi!
Tôi lặng người! Câu hỏi, tôi nghĩ, không có trong sách vạn vật chứ đừng nói trong những bài tủ của tôi. Trong đầu tôi, hoàn toàn không có một chút ý niệm về chuyện đó, nó sạch bóc như tờ giấy trắng. Tôi biết rõ là vong linh ông nội tôi đang ngồi bên cạnh, nhưng chắc chắn ông tôi cũng lắc đầu, thở dài vì vô phương! Thấy tôi cứ ngồi đực ra, ông giám khảo lại nhắc.
– Nói đi!
Tôi khiếp quá, tự nghĩ nên nói một câu gì đó cho không khí bớt căng thẳng, chứ hột vịt thì chắc chắn tôi đã có sẵn rồi. Bỗng nhiên tôi “liên hệ bản thân” và nói.
– Thưa thầy, ban đêm không nên ngủ dưới tàng cây, vì khi ngủ dậy người uể oải, khó chịu.
Ông ta ngẩng lên nhìn tôi.
– Sao anh biết?
Tôi thấy le lói một tia hy vọng.
– Thưa thầy, buổi tối, em thường đem ghế bố ra sân ngủ, dưới mấy cây vú sữa, sáng dậy, thấy hơi mệt mỏi trong người.
Ông ta ngước nhìn tôi, mặt lạnh tanh.
– Đây là khoa học thực nghiệm chứ không phải khoa học huyền bí. Anh phải chứng minh bằng công thức đàng hoàng. Anh biết khí ốc xi không? Anh biết cạt bô níc là gì không? Viết công thức ra xem?
Tôi gãi đầu! Ốc xi thì tôi viết được, cả đến khí cạt bô níc tôi cũng viết được nữa, nhưng công thức viết thế nào? Thấy đã mớm ý cho mà tôi vẫn ngồi ngẩn ngơ như người thất tình, ông giám khảo mở to mắt, ngạc nhiên, có lẽ nghĩ rằng ông đang gặp người ngoài hành tinh, gì cũng không biết! Ông cầm thẻ học sinh của tôi lên. Đó là cách đuổi lịch sự. Bỗng nhiên ông nhìn vào thẻ học sinh và hỏi.
– Anh học vạn vật với thầy nào?
– Thưa thầy, em học với thầy Đồng Đen.
Nói xong tôi mới biết mình hớ, biệt danh của các thầy cô là chỉ bọn học trò dùng với nhau để phân biệt thầy cô nầy với thầy cô khác, đây lại đem ra nói với ông giám khảo của mình, đúng là tộâi phạm húy! Ông giám khảo trao tôi thẻ học sinh và bảo.
– Gặp thầy Đồng thì thưa với thầy là thầy Bình gửi lời thăm. Tôi cho anh bảy điểm. Còn người nào ngoài kia thì bảo họ vào ngay. Gần hết giờ rồi!
– Thưa thầy, em là người chót.
Ông giám khảo nhìn lại danh sách và gật đầu. Tôi cúi chào ông ta và đi thụt lùi ra khỏi phòng.
Bạn thử tưởng tượng xem, tôi như một người đang bị đày xuống hỏa ngục, đời đời bị lửa đốt, đau đớn mà không thể chết được, rồi thình lình có ông Phật, ông Thánh nào đó cứu ra khỏi hỏa ngục, còn cho lên thiên đường ở nữa. Trước đó, chỉ năm phút thôi, tôi thấy ông giám khảo sao ác ôn quá, ngay sau đó lại thấy ông ta hiền từ như ông Phật! Sướng sao đâu! Tôi sướng đến độ cứ tưởng mình đang bay lơ lửng, tưởng như mình nằm mơ. Năm đó tôi đậu tú tài hai, mà đậu vớt mới đã! Đúng như ông tôi nói “Thi đâu đậu đó!”
Cũng chưa hên bằng kỳ thi vào trường Hành Chánh của tôi sau nầy. Tôi vào Sài Gòn học Luật và học cả Văn Khoa nữa. Sau thấy trường Hành Chánh tuyển sinh viên ban Đốc Sự, tôi cũng nộp đơn, nghĩ rằng sau nầy mình làm lớn (!), phải thông thạo luật lệ và rành về hành chánh. Muốn thi vào trường nầy, tối thiểu phải biết luật Hiến Pháp. Bài bình luận chính trị có đủ điểm, trường mới chấm đến các môn thi khác. Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi chả thèm để ý đến chuyện bài vở. Một buổi tối, đi coi xi nê về, tiện tay, tôi mua tờ báo Chính Luận, về nằm đọc chờ giấc ngủ. Khi giở trang trong, tôi thấy bài “Hành Pháp” của giáo sư Nguyễn Văn Bông. Không biết xui khiến sao, tôi lại học thuộc bài báo nầy, thuộc từ dàn bài đến từng chữ một. Quả nhiên, mấy hôm sau đi thi, tôi lại trúng tủ, tuy đề thi có hơi khác. Bạn nào học khóa 14 ban Đốc Sự, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ắt còn nhớ rõ đề thi đó. Mà bạn biết thi vào trường Hành Chánh khó cỡ nào không? Năm tôi thi tổng số hơn sáu nghìn sĩ tử, chen nhau một trăm chỗ ngồi, trong một trăm chỗ đó lại ưu tiên lấy mười sinh viên sắc tộc, mười sinh viên nữ, còn lại chỉ có tám mươi chỗ. Nếu tính tỉ lệ thì còn khó hơn thi tiến sĩ thời xưa nữa. Hên cỡ đó bảo sao tôi không tin tưởng vào lá số tử vi của mình được?
Sau bốn năm đèn sách, tôi ra trường, nhưng học dốt quá nên đội sổ (đứng chót). Khi chọn nhiệm sở, mấy đứa học giỏi chọn trước, còn lại mấy tỉnh khỉ ho cò gáy ở miền giới tuyến và trên cao nguyên cho mấy thằng cầm đèn đỏ, cỡ như tôi. Tôi về địa phương lãnh một chức phó quận ở một quận miền núi. Ngồi trong quận đường nhìn ra chỉ thấy đồng bào Thượng, nhìn xa hơn nữa là núi cao rừng thẩm, thỉnh thoảng nghe vọng về tiếng máy bay, tiếng bom đạn.
Vì tin tưởng ở lá số tử vi của mình nên tôi không bao giờ buồn chán. Tôi rất cẩn thận trong cuộc sống cũng như trong công vụ. Tôi đóng đúng vai một ông quan thanh liêm, luôn thương yêu, giúp đỡ đồng bào trong quận. Nói “ông quan thanh liêm” cho oai chứ chức phó quận đâu có quyền hành gì, hơn nữa bọn trẻ chúng tôi đều có lý tưởng, chính phủ đào tạo chúng tôi là để phục vụ tổ quốc, phục vụ đồng bào, chỉ nghĩ đến hai tiếng tham nhũng đã xấu hổ với mọi người rồi. Tôi còn nghiêm khắc với chính mình. Tôi không bao giờ nhìn đàn bà, con gái dù các cô gái thượng đã đẹp lại để ngực trần, căng cứng, nhởn nhơ đi trước mặt. Tôi cũng không rượu chè, cờ bạc bao giờ. Chẳng phải tôi thánh thiện gì, nhưng nghĩ đến tương lai sáng lạn (?) tôi chả dại mà để cho bọn đối lập sau nầy mang đời tư của tôi ra mà bêu riếu.
Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu sốt ruột, không hiểu phải bao lâu nữa tôi mới ngồi vào cái ghế tể tướng (thủ tướng)? Nếu cứ làm việc ở nơi hẻo lánh nầy mãi, thiên hạ làm sao biết tôi mà mời tôi ra chấp chính?! Rồi thì tôi được lệnh đi học lớp sĩ quan Thủ Đức. Tôi rất hài lòng khi nghĩ rằng, khi tốt nghiệp sĩ quan quân đội, tôi là người “văn võ toàn tài”, sẽ không mặc cảm khi (làm lớn) phải chỉ huy mấy ông tướng lãnh.
Mãn khóa sĩ quan, tôi được trả về nhiệm sở cũ. Tỉnh điều tôi về làm trưởng ty công vụ tòa hành chánh tỉnh, là ty chuyên việc quản lý hồ sơ, điều động cán bộ, nhân viên trong tỉnh. Tôi nghĩ bộ máy huyền bí của định mệnh bắt đầu chuyển động và con đường công danh, sự nghiệp của tôi đã mở ra một cách thênh thang đây rồi. Không ngờ ngồi chưa nóng đít ở cái ghế trưởng ty thì xảy ra vụ sập tiệm năm bảy lăm, tôi chạy thẳng một mạch vô tới Sài Gòn rồi chui vô cái rọ tù cải tạo của việt cộng.
Khi có thông cáo tập trung cải tạo, ủy ban quân quản Sài Gòn ghi rõ là đem một tháng tiền ăn. Ai cũng tưởng học tập một tháng rồi về nên hăng hái xin đi học tập, chen nhau vô cổng (tù) đến nỗi bộ đội phải bắn súng để giữ trật tự. Đến chiều hết giờ, nhiều người ở ngoài cổng, chưa vào kịp, phải trải chiếu nằm ngủ, chờ sáng mai được vô tù sớm! Nơi trình diện học tập cải tạo là các trường học Gia Long, Trưng Vương, Don Bosco (?) Ai cũng tưởng sẽ học ở đó, không ngờ mấy hôm sau, lúc nửa khuya, bộ đội dựng đầu dậy, lùa ra xe tải, chở đi. Xe nào cũng có bộ đội, sát khí đằng đằng, súng lăm lăm chỉa vào mấy cậu ngụy, khiến mấy cậu chới với.
Xe tụi tôi được đưa lên làng cô nhi Long Thành, có tên mới là trại cải tạo 15 NV. Trước đây, làng cô nhi nầy nuôi bọn trẻ mồ côi, khi tụi tôi lên thì bọn trẻ biến đâu mất cả, có lẽ đã cho tan hàng. Trại gồm hai dãy nhà dài, mỗi dãy có sáu căn, giống như sáu dãy trường học. Bọn tù được nhốt mỗi dãy khoảng trên ba trăm tù. Lúc đông nhất, cả trại có trên bốn nghìn tù. Giai đoạn đầu, tù được thong thả, ăn xong thì làm bản tự khai, nghĩa là khai gia phả ba đời, khai làm chức vụ gì cho Mỹ, Ngụy, đã phạm tội ác gì với cách mạng và nhân dân. Khai xong nộp cho đội trưởng, đội trưởng (cũng là tù) nộp cho nhà trưởng, nhà trưởng (cũng là tù) nộp cho cán bộ quản giáo phụ trách. Ngoài việc tự khai còn lên hội trường nghe cán bộ chửi Mỹ, Ngụy rồi về làm thu hoạch, nghĩa là tù cải tạo cũng chửi Mỹ, Ngụy, càng giống cán bộ càng tốt. Buổi tối thì học hát, những bài hát cách mạng, cũng chửi Mỹ, Ngụy.
Mấy tên tù nầy đóng kịch, ra điều ta đây giác ngộ cách mạng để đánh lừa cán bộ coi tù, vì biết ngoài cửa nhà tù làm gì cũng có cán bộ rình. Đúng y bon, một lần bọn tù chúng tôi hát bài “Giải phóng miền Nam”, đến câu “Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng…” thì cán bộ Hai Sự, phụ trách dãy A, thình lình xuất hiện ngoài cửa, nạt vào.
– Dẹp, không được hát bài ấy nữa. Miền Bắc không anh hùng sao? Cấm hát. Ai hát bài ấy, tôi cùm đầu!
Vào nhà tù, tôi chưng hửng! Tể tướng, thủ tướng đâu chẳng thấy mà làm thằng tù không biết ngày nào ra? Khổ nổi, cán bộ cộng sản lại bảo “Ty Công Vụ” là công an, mật vụ, kết tội nặng, đày ra Bắc cho chóng chết.
Tháng đầu tiên trong trại cải tạo 15 NV được coi là thời sướng nhất trong đời thằng tù cộng sản. Ăn uống đã có nhà thầu Chợ Lớn lo, vì đã đóng một tháng tiền ăn. Bữa nào cũng thịt cá ngon miệng, lại sẵn căn tin, cậu nào có lận theo tiền thì mua cà phê, kẹo bánh. Buổi chiều kéo nhau ra bên hông nhà, nấu cà phê, nhâm nhi, tán phét, tự coi như đi nghỉ hè một tháng. Nhiều ông còn bàn chuyện sau một tháng về nhà sẽ làm gì sinh sống, vì cách mạng vô thì coi như bị thất nghiệp. Ngây thơ đến thế, mất nước cũng phải thôi.
Trong trại cải tạo nầy có rất nhiều tay rành tử vi, đẩu số. Những người có học mà nghiên cứu một vấn đề gì, tất phải rộng rải, sâu sắc lắm. Thế nên, nhân một lúc các tay tổ tử vi họp nhau sau hè, nói chuyện tướng số, tôi mới đem cái lá số của tôi ra và thắc mắc. Ai cũng hỏi tôi có chắc là đúng ngày sinh, tháng đẻ, có đúng giờ chào đời của tôi không? Tôi xác nhận là đúng y trăm phần trăm, họ bấm tay như mấy thầy bói mù, có người đem tờ giấy ra, vẽ ngang, vẽ dọc. Rồi ai cũng ngớ ra, lá số của tôi quả có chuyện lạ! Rõ ràng nhất phẩm triều đình nhưng lại ở tù, mà tù cộng sản thì chỉ có nước mục xương, hi vọng gì được thả ra. Họ cãi nhau như mổ bò, cuối cùng một ông hỏi tôi, từ trước đến giờ có đóng kịch, hát bội, cải lương lần nào chưa? Có đóng vai thừa tướng, tướng quốc, thủ tướng lần nào chưa? Tôi quả quyết là
chưa. Ông ta bảo, sau nầy tôi nên theo gánh hát và đóng vai thừa tướng thì xuất sắc lắm. Một ông khác, lớn tuổi, hỏi tôi một cách nghiêm trang.
– Cậu biết hiện nay cậu làm chức vụ gì trong trại nầy?
– Tôi làm đội trưởng.
– Cậu có biết, dưới tay cậu có những ai không?
Tôi kể tên mấy ông trại viên trong đội tôi. Ông A, ông B, ông C…
Ông ta lại hỏi.
– Mấy ông đó, vì sao vô đây cậu có biết không?
– Thì ông A làm thẩm phán, ông B làm dân biểu, ông C làm giám đốc nha…
Ông bạn tù giải thích.
– Thủ tướng chỉ làm xếp ngành hành pháp thôi. Đây cậu quản lý cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, lớn hơn thủ tướng. Vậy là cậu làm tướng quốc, tể tướng đúng với cái lá số của cậu rồi, còn phàn nàn gì nữa!?
Tôi nổi xùng.
– Các ông đó đâu còn làm quan chức gì?
– Cậu thấy, thông báo tập trung cải tạo từ phó quận đến tổng thống. Họ nhốt chức vụ vào đây chứ có nhốt tên A, tên B nào đâu. Cậu làm đội trưởng, là làm xếp mấy quan chức đó, vậy cậu không phải tướng quốc thì làm gì?
Cả bọn cười vang, nhưng tôi không cười. Cha lốc cốc tử nào bên Tàu, ngày xưa, đã chơi cho tôi một cú đau điếng. Hay là con rồng chưa khép miệng để nuốt ông tôi vô bụng cho con cháu phát vương, phát tướng? Lúc đầu tôi nghĩ như thế, cho đến khi bị đày ra Bắc tôi mới hoàn toàn thất vọng. Sau một tháng, đã hết tiền ăn mà tù đã nộp, chúng tôi bắt đầu ăn “cơm” tù để hiểu thế nào là thằng tù cải tạo cộng sản.
Từ trại tù Long Thành, chúng tôi lần lượt, mỗi đứa được lãnh một cái bao bố, (là loại bao chỉ xanh có thể chứa đến một trăm ký gạo), nghe cán bộ bảo để đựng vật dụng cá nhân, nhưng có người lại bảo để cho thằng tù vô bao bố, thả xuống biển cho mò tôm được nhanh gọn, vì thực sự, chúng tôi có đem gì theo đâu (một bộ đồ, vài cái quần đùi, bàn chải đánh răng…) mà phải dùng bao bố?
Chúng tôi xuống tàu thủy, ra Bắc. Lúc lên bờ, bị “nhân dân” đứng chờ sẵn, mắng nhiếc và ném đá nữa, nhưng khi tù lên vùng rừng núi, đi lao động, gặp đồng bào, họ lại bảo “Nhân dân miền Bắc chờ các ông ra giải phóng, không ngờ các ông ra làm thằng tù!”
Tôi chẳng bao giờ để ý đến những chuyện đó, cũng chẳng suy nghĩ, lo lắng cho tương lai bản thân. Nhưng có điều lạ là đi đến trại tù nào, tôi cũng bị cán bộ chỉ định làm đội trưởng, từ chối (cãi lệnh cán bộ) là đi cùm ngay, mà dưới quyền tôi, bao giờ cũng là các ông, trước đây là quan lớn trong các ngành hành pháp, tư pháp, lập pháp… đủ cả.
Gần mười năm tù, tôi được thả về. Ở Sài Gòn, tôi đạp xích lô, bán vé số, sửa xe đạp sống qua ngày. Tôi cố quên cái lá số tử vi của mình, tôi cũng rất cảnh giác, tuyệt đối không bao giờ thay mặt cho ai, không trưởng toán, tổ trưởng nào cả. Tôi sống một mình, và cũng nghĩ rằng cái lá số tử vi của tôi chỉ là những chuyện rắc rối mà mấy chú ba tàu đặt ra để lừa phỉnh, dọa nạt những người ngu dốt, kém hiểu biết để kiếm tiền mà thôi.
Thế rồi có vụ HO, tù được đi Mỹ. Tôi nghĩ, giỏi lắm tôi làm thằng cu ly. Tiếng tây, tiếng u tôi nói như thằng ngọng thì chỉ huy được ai, nên tôi yên trí.
Thị trấn tôi ở, thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, tuy không đông lắm nhưng rất xô bồ. Đủ thứ người. Da đen cũng có, Mễ cũng có, Á Châu cũng có. Lộn xộn, bát nháo. Tôi ở trong một chung cư đông người Việt, dơ bẩn, nhiều tệ đoan xã hội. Trộm cắp, hút xách, đánh lộn, ngày nào cũng xảy ra. Đậu xe, khóa cẩn thận, nhưng chúng thấy trong xe có gì vừa ý là đập kiếng xe, lấy đi. Đôi khi chúng ăn cắp xe để chở những thứ quốc cấm như xì ke, súng đạn hoặc để đi ăn cướp, bắt cóc. Nhà có con gái, khuya chúng đập cửa kiếng vô mò con người ta, bọn nhỏ la lên, cha mẹ chạy ra, mở đèn, chúng ngang nhiên mở cửa chính đi ra, chẳng ai dám làm gì vì sợ chúng trả thù. Bọn chúng cùng sắc tộc với nhau thì mặc kệ, nhưng vì người Việt hiền lành, chúng quậy luôn cả người Việt. Thấy thế tôi nổi xùng, vận động đồng bào người Việt tổ chức thành một cộng đồng nhỏ, có gì binh vực, giúp đỡ nhau. Bọn bất lương động đến người Việt là tất cả đồng lòng chống trả hoặc gọi cảnh sát đến chỉ tận mặt. Từ đó, chúng chừa người Việt, không quấy phá nữa. Các chung cư quanh đấy, người Việt cũng theo gương mà đoàn kết lại.
Những dịp lễ, tết, cộng đồng người Việt họp nhau tổ chức chợ tết, tổ chức các ngày kỷ niệm truyền thống… rồi tiến đến thành lập một cộng đồng lớn, bầu cử hội đồng quản trị, ban chấp hành, xin giấy phép lập hội để đủ tư cách liên lạc với chính quyền địa phương. Đến đây thì tôi tự động rút lui. Tôi không muốn đại diện hay chỉ huy ai cả. Tôi ngán chức tước lắm rồi. Nhưng nhiều người thấy tôi còn trẻ lại có thiện chí nên năn nỉ tôi tham gia ban chấp hành. Từ chối mãi không được, tôi chấp nhận vì nghĩ rằng, mình không đi họp, họ sẽ chán, tìm người khác thay thế. Nhưng rồi vì một nguyên nhân mà tôi lại bon chen, cố cho được chức chủ tịch ban chấp hành.
Số là trong ban chấp hành có một người đẹp. Với người khác, không biết thấy cô ra sao nhưng với tôi, mới gặp lần đầu tôi đã ngớ người, như bị cô bắt mất vía. Người cô cao ráo, trắng trẻo, mắt lá răm, má lúm đồng tiền, răng trắng đều, môi hồng tự nhiên. Khi cô trò chuyện với ai, tôi la cà đến, nhìn sững miệng cô, mặt ngớ ra, ai cũng thấy. Sở dĩ mấy ông bà mời cô vào hội vì cô rất thiện chí với đồng hương lại rành tiếng Anh, trước đây, khi còn ở Việt nam, cô là giáo sư Anh văn. Cô thường giúp đỡ, hướng dẫn những người mới qua Mỹ đi làm giấy tờ, xin việc làm… Cô được bầu làm phó chủ tịch ngoại vụ, lo liên hệ với chính quyền địa phương và các cộng đồng Á Châu khác. Cô còn độc thân, là con gái một ông cựu thẩm phán (trước bảy lăm). Gia đình cô có một nhà hàng rất đông khách, nhất là về ban đêm. Ban ngày cô rảnh rỗi, lo việc cộng đồng.
Từ khi lên chức chủ tịch, tôi xin làm buổi tối (tôi làm cu li trong một tiệm buôn), để ban ngày có dịp cùng cô lo việc thiên hạ. Đi đâu tôi cũng năn nỉ cô đi theo, viện lý do không rành tiếng Anh. Lúc nào cô cũng vui vẻ, nhưng khi chỉ có mình tôi với cô trên xe, cô rất nghiêm trang, mắt nhìn thẳng phía trước, tôi pha trò, cô không cười, như đề phòng tôi đi quá trớn điều gì.
Nhưng khi đã yêu mà phải làm thinh mãi, tôi không chịu được nên tìm dịp tỏ tình. Nhân một hôm ra phi trường đón một gia đình HO sắp xuống máy bay, trong lúc chờ đợi, tôi làm bộ buồn rầu báo cho cô biết là tôi sẽ qua tiểu bang khác. “Ở đây buồn quá!” Cô hỏi “Sao lại buồn?” “Tôi thất tình nên buồn” “Anh yêu cô nào mà bị từ chối. Phải không?” “Đúng rồi. Tôi năn nỉ cô ta yêu tôi, nhưng cô lắc đầu” Cô tò mò “Anh có thể cho tôi biết cô nào không? Tên gì? Dung nhan ra sao? Có lẽ đẹp lắm mới lọt mắt xanh một người khô khan như anh” Tôi phịa ra một chuyện tình “Cô ta tên Ni, con gái ông Nam, mới đến Mỹ được ba tháng nay. Cô ta cao ráo, mắt lá răm, má lúm đồng tiền. Khi cô cười nói thì miệng cô đẹp… như tiên” Cô cười “Anh tả, tôi cũng mê theo anh. Tôi biết gia đình ông Nam, có đưa hai ông bà đi làm giấy tờ, nhưng các con của họ thì tôi không để ý. Khi nào có dịp đến gia đình ông Nam, tôi sẽ tìm hiểu cô Ni và tỏ tình giùm anh lần nữa. Đàn bà, con gái với nhau dễ thông cảm. Nhưng nếu đẹp như anh tả thì anh không nên hi vọng gì” Thấy cô thản nhiên, tôi biết mình đã thất bại nên nín thinh.
Năm đó, khoảng tháng chạp âm lịch, ban chấp hành họp bàn việc tổ chức chợ tết cộng đồng. Sau khi phân công, phân nhiệm, tôi báo sẽ đi tiểu bang khác, đề nghị bầu chủ tịch mới. Mọi người ngạc nhiên hỏi lý do, tôi nói “Cô phó chủ tịch biết rõ chuyện nầy. Hôm trước tôi có tâm sự với cô. Tôi yêu cô Ni, con gái ông Nam, nhưng bị từ chối. Quê quá, lại buồn nữa nên tôi sẽ qua tiểu bang khác” Mọi người
cười nói, bàn tán xôn xao, họ đề nghị cô phó chủ tịch làm bà mai dong, đến nhà ông Nam năn nỉ cô Ni chấp nhận tình yêu của tôi. Tôi cười “Cô phó chủ tịch hay bất cứ ai năn nỉ được cô Ni chấp nhận tôi, tôi xin ghi ơn suốt đời và hứa sẽ ở lại phục vụ đồng hương cho đến khi nào quí vị đuổi tôi ra khỏi hội” Cô phó chủ tịch hứa sẽ cố gắng, nhưng cô phải đến nhà ông Nam tìm hiểu cô Ni ra sao trước đã. Cô hẹn, tuần sau, khi họp ban chấp hành kiểm điểm tiến trình chợ tết, cô sẽ cho biết kết quả.
Tuần sau, mới vào họp mà mọi người đã sốt ruột hỏi công tác xe duyên của cô phó chủ tịch đến đâu? Kết quả ra sao? Cô đứng lên vừa cười vừa hỏi tôi “Anh tả lại cô Ni, người đẹp làm anh say mê, dung nhan ra sao?” Tôi cũng cười và nói “Cô Ni cao ráo, mặt trái xoan, mắt lá răm, má lúm đồng tiền…Đẹp như tiên” Cô phó chủ tịch, đúng là người vô tình, vẫn cười “Xin thưa với quí vị. Tôi có đến nhà ông Nam, gia đình ông ta có năm người con, chỉ duy nhất một cô con gái, tên là cô Ni. Nhưng quí vị biết sao không? Cô Ni chỉ là con bé năm tuổi. Làm sao mà cao ráo được? Quí vị bị anh chủ tịch đánh lừa rồi. Lý do đi tiểu bang khác không phải vì thất tình cô Ni đâu” Mọi người lao xao bàn tán, bỗng một bà kêu lên “Mắt lá răm, má lúm đồng tiền, người cao ráo…Đẹp như tiên. Đó là cô phó chủ tịch.” Cô phó chủ tịch tái mặt, đứng lên, đến trước mặt tôi, ném mạnh vào tôi quyển sổ tay và cây bút đang cầm trên tay rồi chạy ra khỏi phòng họp. Cô vừa chạy vừa khóc.
Từ đó, cô không họp hành, sinh hoạt gì trong cộng đồng nữa.
Sau hôm chợ tết, ban chấp hành lại họp để nghe kết quả chợ tết, rút ưu, khuyết điểm. Xong buổi họp, tôi ngỏ lời từ giả mọi người để ra đi “Xin vị nào, có gặp cô phó chủ tịch, nói giùm tôi lời xin lỗi. Tôi còn ở đây mà gặp cô thì mắc cỡ để đâu cho hết” Bà hôm trước phát giác người đẹp như tiên là cô phó chủ tịch lắc đầu nói “Anh đi đâu? Ở đây, tiếp tục phục vụ cộng đồng với chúng tôi. Mọi việc giải quyết xong cả rồi. Hôm trước tụi tôi đến thăm gia đình cô phó chủ tịch, có nói chuyện của anh. Ông bà cụ thân sinh cô ta coi bộ mến anh lắm. Họ nói cô con gái cũng thường nói về anh, rằng anh đàng hoàng, đứng đắn, có thiện chí, hết lòng giúp đỡ cộng đồng. Họ hứa sẽ thuyết phục cô con gái. Kết quả gần trăm phần trăm rồi. Ít lâu nữa, chồng làm chủ tịch, vợ phó chủ tịch, đúng là ban chấp hành gia đình trị”
Mấy ông kia cũng trấn an tôi “Anh yên tâm. Chúng tôi với bố cô ta là bạn tù cả chục năm với nhau, nói một tiếng là xong ngay. Gia đình đó rất nghiêm khắc, bố mẹ bảo sao con cái phải vâng lời. Hơn nữa, anh được khen là đứng đắn, có tư cách, từ thời còn trong tù…” Tôi phát ngượng “Quí vị có cảm tình mà nói vậy thôi, chứ ông bố cô ta có gặp tôi lần nào đâu mà biết để khen tặng quá lời như vậy!” Họ cười “Anh chỉ thấy người đẹp, biết người đẹp chứ đâu có biết ai. Hay là anh làm bộ không biết tụi nầy. Ông bố cô phó chủ tịch và tụi nầy cùng đi tù cải tạo ngoài Bắc với anh. Chuyển trại, đổi trại… đi đâu, anh cũng làm đội trưởng tụi nầy”
Tôi ngớ ra một lúc mới hiểu. Gần hai mươi năm rồi, ai cũng thay đổi, mấy vị nầy lớn tuổi, nếu tóc không rụng hết thì cũng bạc phơ, hơn nữa, qua xứ Mỹ, các vị không còn là những tù nhân trơ xương, đi đứng xiêu vẹo, lờ quờ mà mập tròn, nhanh nhẹn, hoạt bát. Vả lại, không ai muốn kể lại, nhắc lại thời đi tù cộng sản, là những ám ảnh chua cay trong đời, nên tôi không nhận ra (trước đây) họ đều là bạn tù với tôi.
Sau khi cưới vợ, là cô phó chủ tịch ngoại vụ, tôi tiếp tục làm xếp quí vị (cựu) quan lớn đó, cũng đầy đủ hành pháp, tư pháp, lập pháp. Tôi nói với vợ tôi “Anh không phải là chủ tịch cộng đồng. Anh là tể tướng, tướng quốc như thời Đông Châu Liệt Quốc, Tam Quốc bên Tàu ngày xưa. Lá số tử vi của anh khẳng định như vậy”.