Tin Việt Nam – 23/02/2020
Việt Nam xác nhận hơn 8 nghìn người Việt
trong tâm dịch Corona ở Hàn Quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 23/2 xác nhận có 8.285 người Việt “đang sinh sống, học tập và lao động” tại thành phố Daegu, tâm dịch virus Corona mới (COVID-19) ở Hàn Quốc, trong bối cảnh chính phủ nước này đã nâng cảnh báo về dịch bệnh lên mức cao nhất.
Theo Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Việt Nam, 333 người Việt hiện có mặt tại quận Cheongdo.
Quận này là nơi đặt nhà thờ của giáo phái có tên gọi Shincheonji (Tân Thiên Địa) với nhiều tín đồ bị lây nhiễm sau khi một phụ nữ 61 tuổi được gọi là “bệnh nhân 31” từng dự nhiều buổi thánh lễ được xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, 18.502 người Việt hiện ở tỉnh Gyeongsangbuk, nơi thành phố Daegu và quận Cheongdo đã được coi là “các khu vực chăm sóc đặc biệt”.
Việt Nam ‘tôn trọng quyết định’ của Hàn Quốc về virus Corona
Hôm 23/2, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc xác nhận 169 ca mới, nâng tổng số các ca nhiễm COVID-19 lên 602 người, cùng ba ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 5 ca. Tin cho hay, một nửa số ca nhiễm mới có liên quan tới Tân Thiên Địa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã “chỉ đạo” Đại sứ quán ở Hàn Quốc “sẵn sàng tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết”.
“Đại sứ quán đã liên hệ, thăm hỏi các công dân Việt Nam đang sinh sống ở khu vực có dịch, động viên và đề nghị bà con tuân thủ nghiêm túc các khuyến cáo của các chính quyền sở tại”, Cục Lãnh sự Việt Nam cho biết.
“Qua nắm tình hình, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biểt, đến nay tình hình sức khỏe của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn ổn định, chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19”.
Chính phủ Việt Nam được cho là “đã đề nghị phía Hàn Quốc có các biện pháp đảm bảo y tế, an ninh, an toàn và hỗ trợ cho công dân Việt Nam tại Hàn Quốc, nhất là tại các khu vực có dịch”.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn ở Hàn Quốc một tuần sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói với VOA tiếng Việt rằng chính quyền Hà Nội “tôn trọng” việc Seoul khuyến cáo người dân Hàn Quốc không tới Việt Nam vì COVID-19.
Hàn Quốc khuyên công dân không tới Việt Nam vì virus Corona
“Chúng tôi tôn trọng quyết định của các nước trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh do virus COVID-19 gây ra”, bà Hằng nói hôm 14/2 khi được hỏi về bước đi của Hàn Quốc hôm 11/2.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc khuyến cáo người dân hạn chế tới Việt Nam nhằm ngăn chặn điều Bộ này nói là sự lây nhiễm virus gây chết người ở quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên thông qua một nước thứ ba bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tin cho hay, tín đồ cao tuổi nhiễm virus Corona của giáo phái Tân Thiên Địa, vốn có hàng nghìn thành viên, không ra nước ngoài trong thời gian gần đây.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết, chiều 23/2, Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã tổ chức họp “bất thường” và chỉ đạo các đơn vị liên quan “phải lên kế hoạch đón những công dân từ Hàn Quốc về để cách ly, giám sát”.
Ngoài ra, đại diện của cơ quan phụ trách y tế của Hà Nội cũng đề nghị việc “cách ly tại nơi cư trú 14 ngày” đối với “toàn bộ du khách Hàn Quốc đến Hà Nội từ 2 vùng có dịch”.
Dịch Covid 19: Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
lo phải tiếp nhận ‘người từ vùng dịch Hàn Quốc’
Chính quyền Thành phố Hà Nội có “phiên họp đột xuất” vào chiều hôm Chủ nhật 23/2 trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là tại Hàn Quốc.
Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung được truyền thông dẫn lời nói “Hiện chưa có thông tin nào từ Ban Chỉ đạo quốc gia coi Hàn Quốc là vùng dịch, nhưng diễn biến rất phức tạp, vì 15 – 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn.
“Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều. Nếu Hàn Quốc diễn biến phức tạp như Vũ Hán …phải đưa người về thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người chứ không ít, nên phải chuẩn bị”, ông Chung nói thêm.
Ông Chung cũng nói về nhu cầu “nâng mức cảnh báo đi lại” như Hoa Kỳ đang khuyến cáo công dân nước mình.
Tại phiên họp này, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin, hiện, có khoảng 26.000 người Việt Nam đang cư trú tại 2 tỉnh có dịch và hàng ngày có 14 chuyến bay từ Daegu về Đà Nẵng và
7 chuyến về Cam Ranh. Nhưng từ 17/2 đã dừng bay từ Daegu về Đà Nẵng, hiện chỉ còn 4 chuyến/tuần đến Cam Ranh.
“Ông Hạnh đề xuất đối với những người Hàn Quốc đi từ vùng có dịch của Hàn Quốc, người nước ngoài đến từ vùng có dịch khi đến Hà Nội cần cách ly 14 ngày tại nhà và đề nghị Sở Ngoại vụ có ý kiến thêm do liên quan đến người nước ngoài.
“Đối với người Việt Nam đi từ vùng có dịch của Hàn Quốc trở về Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đề xuất cách ly tập trung 14 ngày. Ngoài ra, do lượng người lớn, nên ông Hạnh đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức bố trí, cách ly và Sở Y tế sẽ phối hợp việc giám sát sức khỏe”, theo báo Dân Trí.
Trong ngày 23-2, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế cho phép áp dụng khai báo y tế đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng cách ly kiểm dịch đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc đi qua Hàn Quốc, theo Tuổi Trẻ.
Trong diễn biến có liên quan phòng dịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết do số người Việt Nam từ Trung Quốc về cách ly tại Cao Bằng “tăng nhanh và còn gia tăng trong thời gian tới” và tỉnh không có đủ cơ sở vật chất.
Trong khi đó Hàn Quốc nâng cảnh báo virus corona lên mức cao nhất trong bối cảnh 6 người tử vong và hơn 600 ca xác nhận nhiễm Covid-19. Hầu hết các ca này liên quan tới một bệnh viện và một nhóm giáo phái gần thành phố phía đông nam Daegu.
Tổng thống Hàn Quốc nói đất nước ông đang đối mặt “bước ngoặt nghiêm trọng” và những ngày tới là vô cùng quan trọng.
Bệnh viện Daenam điều trị cho người mất trí và người cao tuổi tại Cheongdo Hàn Quốc thông báo có 110 ca nhiễm bao gồm 9 nhân viên y tế tại đây.
Tin cho hay Israel từ chối khoảng 200 người không phải là người Israel đến từ Hàn Quốc rời khỏi máy bay, và buộc họ phải trở về Seoul; 12 người Israel trên chuyến bay thì đã bị cách ly.
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Cánh cửa kiềm chế virus corona đã ‘hẹp’ lại
Trung Quốc muốn ASEAN dỡ bỏ hạn chế đi lại với người TQ
Covid-19: Thêm người chết, Hàn Quốc căng thẳng đối phó
Trong khi đó chính quyền Ý đã đưa ra “các biện pháp mạnh mẽ” để giải quyết sự lây lan của một đợt dịch virus corona lớn nhất vừa bùng phát ở châu Âu.
Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố kế hoạch khẩn cấp vào cuối ngày thứ Bảy khi số trường hợp bị lây nhiễm tăng lên 79 người.
Các biện pháp đã được đưa ra sau khi hai công dân Ý được xác nhận đã tử vong vì virus corona.
Hàng chục thị trấn ở khu vực phía bắc là Bologna và Veneto đang được kiểm dịch một cách hiệu quả theo kế hoạch.
Khoảng 50.000 người từ các thị trấn ở hai khu vực phía bắc đã được chính quyền yêu cầu cách ly tại gia.
Ông Conte cho biết việc ra hoặc vào khu vực bùng phát dịch này giờ sẽ bị cấm trừ khi có được sự cho phép đặc biệt.
Tất cả các hoạt động thể thao và trường học đã bị đình chỉ trong các khu vực này, bao gồm một số trận bóng đá Serie A sẽ diễn ra vào Chủ nhật.
Cảnh sát, và nếu cần thiết các lực lượng vũ trang, sẽ có thẩm quyền để đảm bảo các quy định được thực thi.
Chính quyền Ý lo ngại virus này đã lan ra bên ngoài các trường hợp bị cô lập ở vùng Bologna và Veneto, khiến nó trở nên khó kiểm soát.
Giulio Gallera, giám đốc y tế của Bologna cho biết: “Sự lây nhiễm của loại virus này rất mạnh và hiểm độc”.
Virus coronavirus mới có tên gọi chính thức là Covid-19 bắt nguồn từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ năm ngoái, nhưng đã lan sang 26 quốc gia, với hơn 1.400 trường hợp và 11 trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc đã được xác nhận.
Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết tỷ lệ tử vong và các trường hợp mới nhiễm virus corona đã giảm vào thứ Bảy. Hiện có khoảng 76.392 trường hợp bị nhiễm bệnh và trong đó có 2.348 trường hợp tử vong tại Trung Quốc.
Tuy nhiên bên ngoài Trung Quốc, các ca lây bệnh không có liên kết rõ ràng với quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng, gây lo ngại từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Người đứng đầu WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết mối quan tâm lớn nhất hiện nay là các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn, đặc biệt là ở Châu Phi.
Tàu du lịch Diamond Princess ngoài khơi Nhật Bản cũng có hơn 600 trường hợp.
Ba mươi hai hành khách tàu du lịch Anh và châu Âu trên tàu này đang đi cách ly ở tây bắc nước Anh sau khi trở về từ Nhật Bản.
Iran thì cho biết đã có người thứ năm chết vì virus corona và ra lệnh đóng cửa các trường học, trường đại học và trung tâm văn hóa ở 14 tỉnh.
Vào tháng 1, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sự bùng phát của Covid-19.
Sốt, mệt mỏi và ho khan là những triệu chứng phổ biến nhất của một người bị lây nhiễm virus corona.
Tỷ lệ người chết vì căn bệnh này dường như thấp, hầu hết chỉ phát triển các triệu chứng nhẹ và sau đó hồi phục hoàn toàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51602458
Virus Covid-19: VN nên mở cửa khẩu với TQ
và cho học sinh đi học trở lại?
Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán lớn và hóc búa trong lúc đương đầu và xử lý dịch viêm phổi do virus Covid-19 hay virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc nên chấp nhận việc nối lại tự do đi lại với người Trung Quốc qua các cửa khẩu, biên giới Việt – Trung và có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường hoc hay không.
Về bài toán thứ nhất liên quan quan hệ Việt – Trung, hôm 20/2, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại một diễn đàn khu vực về hợp tác ứng phó dịch bệnh tại Vientiane, Lào, đã hối thúc các nước ở Asean, trong đó có Việt Nam, dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc qua các cửa khẩu hay biên giới với Trung Quốc, quốc gia là nơi đã bùng phát Covid-19, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện độc lập về chính sách xã hội và y tế, sức khỏe, bình luận với Bàn tròn Thứ Năm cùng ngày:
Bàn tròn BBC: Virus COVID-19 – mối nguy nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội
Trung Quốc muốn ASEAN dỡ bỏ hạn chế đi lại với người TQ
Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”
Cánh cửa kiềm chế virus corona đã ‘hẹp’ lại
Virus corona: Báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ
Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguyTiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn
“Đứng về phía đề nghị của Trung Quốc, chúng ta thấy xuất phát trên cơ sở để Trung Quốc cố gắng bình thường hóa nỗi lo về tình hình dịch ở Trung Quốc đối với các nước xung quanh, bởi vì nếu như tiếp tục các biện pháp có tính chất ngăn ngừa sự giao thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc và có thể gây nên những hệ lụy rất là nặng nề thêm khác. Cho nên vấn đề Trung Quốc đề nghị, tôi nghĩ rằng cũng có lý do phù hợp.
“Thế còn về phía Việt Nam chấp nhận hay không, tôi nghĩ trong trường hợp này đúng là một bài toán đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất là mềm dẻo giữa vấn đề gọi là tính dịch tễ học và khả năng chống dịch của Việt Nam với tình hình thực tế.
“Chúng ta hiện nay còn thiếu thông tin, chưa rõ được số lượng người dân Trung Quốc sang đây là như thế nào. Thứ hai là hệ thống hoạt động hữu hiệu của bộ phận tại các cửa dịch, chúng ta (Việt Nam) làm tốt đến đâu.
“Điểm thứ ba nữa, chúng ta cũng đều biết rằng là dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chưa kiểm soát xong và tính lây của dịch bệnh này là lây cả trong giai đoạn mà chưa có biểu hiện lâm sàng, tức là trong thời gian ủ bệnh.
“Cho nên việc Việt Nam tổ chức thế nào để giám sát tại các cửa khẩu, đồng thời tiến trình sau đó giám sát được các đối tượng vào ở các vị trí, nếu như cho vào.
“Nếu như không có triệu chứng lâm sàng mà cho vào, thì sau đó tiến trình giám sát mang tính báo cáo với bên y tế về vấn đề tự giám sát các triệu chứng lâm sàng để phát hiện tiếp những trường hợp có nguy
có đã nhiễm mà vào Việt Nam, thì tôi cho rằng việc này hoàn toàn trong nội bộ Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc.
“Nếu như hệ thống của anh thực sự tốt và kiểm soát được chặt chẽ tất cả các đối tượng vào, thì lúc đó có thể đặt bài toán ra trong vấn đề gọi là xét mối quan hệ với bên Trung Quốc, một nước láng giềng mà tôi cho rằng vẫn còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.
“Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguy. Tại sao? Bởi vì lúc đó nỗi lo của người dân lại từ trong chính Việt Nam, tức là nỗi lo của xã hội và lại có thể dẫn đến một tình trạng bất lợi khác.
“Đặc biệt chúng ta biết rằng dịch bệnh không chỉ có Covid-19, mà trong điều kiện của đất nước hiện nay, mà lại ở gần Trung Quốc, còn có rất nhiều nguy cơ dịch bệnh khác mà có thể xảy ra. Thế mà để cho nỗi lo trong xã hội cứ dấy lên như thế ảnh hưởng những vấn đề khác, thì chúng ta lại càng khó kiểm soát,” từ nơi đang thăm viếng tại Texas, Hoa Kỳ, ông Trần Tuấn nói với BBC.
‘Sức ép rất lớn’
Từ Sài Gòn, Luật sư Đinh Hồng Hạnh, một thành viên nhóm quan sát độc lập về quyền con người và chính sách, xã hội, nói với Bàn tròn của BBC:
“Việc chúng ta hay nghe là ‘cấm người Trung Quốc qua’ thực ra là không chính xác, chúng ta không cấm mà chúng ta quản lí dịch bệnh. Ngoài ra, việc cấm các chuyến bay là một biện pháp thương mại khác.
Tôi nghĩ nó sẽ nhỏ giọt ở đâu đó những biện pháp mở cửa trở lại ở Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ vẫn khá là e dè đối với đề nghị nàyLuật sư Đinh Hồng Hạnh
“Tôi nghĩ giữa việc Trung Quốc tuyên bố đã giảm phần trăm số lượng rất là nhiều lượng người mắc bệnh mới, đồng thời số lượng người khỏi bệnh cũng đã tăng lên, các quy trình khắc phục mà Việt Nam đưa ra khá là khả quan, thì đây là một đề nghị tạm gọi là một đề nghị có lí của Trung Quốc.
“Còn việc Việt Nam có chấp nhận hay không thì tôi nghĩ là phù hợp với chính sách linh hoạt của Việt Nam. Như đã nói thì Việt Nam vẫn áp dụng việc cách ly những người về từ Trung Quốc từ những vùng có dịch, hoặc là Việt Nam cấm cấp giấy phép lao động cho những lao động đến từ Trung Quốc, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn có một sự dè chừng nhất định đối với đề nghị này.
“Ngoài ra, việc thông thương giữa cửa khẩu của hai nước cũng đang dần tốt lên, ví dụ một tuần trước chúng ta (Việt Nam) vẫn còn giải cứu Thanh Long với giá từ 5-10 ngàn đồng (một kg), thì trong vòng ngày hôm qua (19/2) trở lại đây thì giá Thanh Long đã tăng trở lại ở một vài cửa khẩu mà Trung Quốc đã thông thương.
“Thì tôi nghĩ nó sẽ nhỏ giọt ở đâu đó những biện pháp mở cửa trở lại ở Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ vẫn khá là e dè đối với đề nghị này.”
Hôm thứ Bảy, 22/02, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và quan sát bang giao Việt – Trung nếu bình luận với BBC:
“Trong bối cảnh 80 quốc gia đang đóng cửa với công dân Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều phải đóng cửa biên giới, Trung Quốc đang lâm vào thế bị cô lập , thập diện mai phục, khó khăn nhiều bề, không lạ khi ngoại trưởng Vương Nghị gây sức ép, đề nghị Bộ trưởng Phạm Bình Minh khôi phục hoặc nới rộng tự do đi lại với công dân Trung Quốc, mở đột phá khẩu cho công dân trong nước để giải toả bớt áp lực trong nước và quốc tế.
“Tuy nhiên, nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, nguy cơ virus có trong nước tiểu hay các chất thải, ô nhiễm qua đường nước thải hay các con đường mà y tế hiện vẫn chưa khám phá hết.
“Việc các bác sĩ Trung Quốc cũng bị lây nhiễm và tỷ lệ tử vong không nhỏ đặt ra những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với dịch SARS hay thậm chí cả dịch Ebola, mọi động thái thận trọng trong chính sách đều không thừa, sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng trong nước lẫn quốc tế, các quốc gia liên quan phụ thuộc vào nhau rất nhiều.
“Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện “đột phá khẩu” hay nghĩa vụ quốc tế.
Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện “đột phá khẩu” hay nghĩa vụ quốc tếTiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng
Mở rộng vấn đề thêm, nhà nghiên cứu này nói: “Đi kèm theo đề nghị này là đề xuất xả nước thuỷ điện để cứu sông Mê Công đang khô hạn nặng ở hạ nguồn, thể hiện hình ảnh ” nước lớn có trách nhiệm”.
“Tuy nhiên việc xả nước thuỷ điện này theo đánh giá của chuyên gia không hề có tác dụng trong việc cứu đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô hạn, trong khi nguy cơ của việc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc không bối cảnh hiện nay mang lại mối nguy hại quá lớn.
“Sức ép của Trung Quốc đối với chính phủ Việt Nam sẽ là rất lớn, tuy nhiên theo tôi chỉ nên nới lỏng về giao thương hàng hoá và vẫn cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cách ly và hạn chế đối với công dân Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng về y tế của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thời gian vừa rồi khống chế tốt được dịch chủ yếu do chính sách của chính phủ và nỗ lực của toàn dân, hàng triệu gia đình đã phải cho con nghỉ học ở nhà.”
Chọn một trong hai?
Về bài toán thứ hai là liệu Việt Nam có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường học hay không, cũng hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, người cũng có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, đưa ra bình luận với BBC từ góc nhìn bên trong ngành giáo dục:
“Theo tôi tháng 3/2020, các trường Đại học và trường phổ thông chỉ có thể mở lại khi vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách ly 14 ngày đến 24 ngày với công dân Trung Quốc và công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác đến từ các tâm dịch.
“Nếu nhà nước có muốn có các động thái nới lỏng để phục hồi sản xuất, kích cầu các ngành hàng không, du lịch hay có các động thái ” hữu nghị” với Trung Quốc thì nên cho các cháu học sinh cấp I (Tiểu học), cấp II (Phổ thông Cơ sở) nghỉ nốt tháng Ba theo đề xuất ở TP. Hồ Chí Minh để giữ an toàn sức khoẻ tính mạng cho các cháu và đảm bảo sự an tâm cho các gia đình.
Sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tếTiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng
“Các cháu học sinh lớp 9, học sinh cấp III (Trung học Phổ thông) và đại học có thể cân nhắc nhập học trong tháng Ba để kịp chương trình.”
Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng đề cập đến việc có nên chỉ lựa chọn giữa một trong hai vấn đề hay bài toán trên để xử lý vào thời điểm hiện nay ở Việt Nam, bà nói:
“Tôi nghĩ các chính sách ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và chính sách mở cửa trường học trở lại liên quan mật thiết đến nhau.
“Kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy chỉ cần một, hai cháu lây nhiễm là sẽ có nguy cơ rất lớn cho việc dịch bệnh bùng phát trở lại, không nên mạo hiểm trong lúc này, chỉ có thể chọn một trong hai, mở cửa trường học hoặc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc.
“Theo tôi, không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.
“Nhiều cuộc thăm dò ý kiến dư luận vẫn cho thấy khoảng 65% phụ huynh vẫn do dự chưa muốn cho con đến trường vào đầu tháng Ba.
“Để thể hiện tình hữu nghị của Việt Nam, có thể tiếp tục cung cấp khẩu trang, thuốc men, vật tư y tế , kinh nghiệm và phác đồ chữa bệnh, nhưng sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tế,” Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng nói với BBC trên góc nhìn từ quan điểm riêng.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm có giới thiệu ý kiến của các vị khách mời về chủ đề có liên quan được đề cập ở trên.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51599861
Huế: Nữ sinh tử vong sau ho,
sốt 1 tuần có 1 kết quả âm tính với COVID-19
Chiều 22-2-2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, nữ sinh có các biểu hiện viêm đường hô hấp suốt 1 tuần trước khi tử vong vào ngày 21-2 có kết quả âm tính với COVID-19 theo kết luận của Bệnh viện trung ương Huế.
Tuy nhiên theo báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh, chỉ có bốn đơn vị được quyền công bố những trường hợp dương tính hay âm tính với virus Corona chủng mới (nCoV) là Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Mẫu bệnh phẩm của nữ sinh lớp 12 này đang được xét nghiệm ở Viện Pasteur Nha Trang và vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, giới chức y tế tại Huế cho báo chí biết, nữ sinh tử vong do bệnh lý về não.
Hồi đầu tháng 2, một người ở quận Gò Vấp, TPHCM tử vong vì viêm đường hô hấp sau khi tiếp xúc với bạn từ Vũ Hán trở về.
Kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM cho thấy người này dương tính với virus Corona chủng mới, tuy nhiên kết quả từ Viện Pasteur TPHCM lại cho kết quả âm tính.
Cho đến lúc này Việt Nam mới xác nhận 16 ca nhiễm virus COVID – 19 và đã cho xuất viện 15 ca. Trong khi đó số ca nhiễm COVID -19 trên toàn thế giới tính đến chiều ngày 23/2 là hơn 78.000 người và hơn 2.400 người tử vong, trong đó phần lớn là tại Trung Quốc, tâm của vùng dịch COVID – 19.
Dịch Covid-19: ‘Việt Nam
đang hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế’
Việt Nam có thể chỉ có 16 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19, nhưng virus corona vẫn đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế của nước này, Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
Bài báo nói các nhà máy đối diện thực trạng khó khăn bảo đảm nguyên liệu thô mà họ cần từ nước láng giềng Trung Quốc.
Adam McCarty, kinh tế gia trưởng tại Mekong Economics ở Hà Nội cho biết “Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc”.
“Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và có thể 20% công nhân thiếu việc làm do sự sụt giảm về nhu cầu và đầu vào của Trung Quốc vì dịch bệnh Covid-19,” ông McCarty nói.
Bài báo cho biết doanh thu ngành đường sắt Việt Nam trong 19 ngày đầu tháng 2 giảm khoảng 2,8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do phải trả tiền hoàn lại cho gần 40.000 vé tàu chưa sử dụng.
Joe Buckley, một chuyên gia về lao động và phát triển Đông Nam Á tại Đại học SOAS London cho biết nhiều công ty may mặc và giày dép đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
“Một tác động đến sản xuất là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu”, ông nói. “Một số hãng, chẳng hạn như Samsung, đang dùng hàng không đưa phụ kiện vào để khắc phục những hạn chế vận chuyển đường bộ, nhưng những hãng khác đơn giản là đang cạn nguồn nguyên liệu.” bài báo nhận định.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến các lĩnh vực như du lịch, hàng không, dệt may, điện tử, nông thuỷ sản… trong đó du lịch là ngành chịu tác động mạnh do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam, cũng như du lịch nội địa cũng bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh.
Ngành du lịch của Việt Nam dự kiến trong ba tháng tới chịu thiệt hại trong “khoảng từ 6-7 tỉ USD” bởi riêng khách du lịch Trung Quốc, khoảng 30%, sẽ giảm 90 – 100%.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung được báo Thanh Niên dẫn lời mô tả thiệt hại dựa trên cơ sở “nhiều tác động” bao gồm vắng khách nước ngoài, Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng các lễ hội, hoạt động tại một số khu di tích, danh lam thắng cảnh; các thị trường quốc tế khác đang e ngại đến khu vực châu Á; người dân trong nước hạn chế đi du lịch.
Tuy nhiên con số thiệt hại ước tính của Tổng cục Du lịch chủ yếu dựa trên những dự báo về số liệu thiếu hụt khách, nhân với mức chi tiêu bình quân, chưa tính đến thiệt hại từ việc “kiệt sức” của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, theo bài báo ‘Thiệt hại 7 tỉ USD, du lịch làm gì để vượt khó?‘
Bài này dẫn chiếu tới thực trạng “kiệt sức” của các doanh nghiệp như các hãng lữ hành, resor, khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
“Du lịch là tác động đa ngành, phát triển mạnh thì có thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt hơi” thì các lĩnh vực khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này không thể đo đếm nổi và chắc chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD mà Tổng cục Du lịch ước tính”, giám đốc một doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP.HCM nhận định với báo Thanh Niên.
Truyền thông tại Việt Nam đưa tin Bộ Tài chính “đang thực hiện rà soát, nghiên cứu để đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó có du lịch, dịch vụ như miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa.”
Được biết trong số kiến nghị miễn thị thực và kéo dài thời hạn lên 30 ngày, cho phép trở lại bất kỳ lúc nào đối với “các thị trường ổn định nhất” là Vương quốc Anh, châu Âu, Úc, New Zealand và Canada.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51605423
Cộng Sản Việt Nam sẽ xử
8 thành viên nhóm Hiến Pháp vào ngày 10/3
Tin từ Sài Gòn: Toà án cộng sản tại Sài Gòn sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp vào ngày 10/3 về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự 2015. Hai thành viên Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị Thu Vang bị cáo buộc theo khoản 1 với mức án cao nhất lên đến 15 năm tù trong khi 6 người còn lại Đỗ Thế Hóa, Hồ Đình Cương, Lê Quý Lộc, Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, và Đoàn Thị Hồng bị cáo buộc theo khoản 2 với mức án từ 3 đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.
Cả 8 người từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn ngày 10/6/2018. Họ kêu gọi biểu tình vào đầu tháng 9 cùng năm để phản đối nhiều chính sách của chế độ nhưng bị bắt trước khi cuộc biểu tình xảy ra. Ban đầu, nhà cầm quyền cộng sản tại Sài Gòn định đưa 8 nhà hoạt động ra xét xử vào giữa tháng 1 năm nay nhưng hoãn lại. Cho tới nay, họ đã bị giam giữ gần 18 tháng. Trong phiên xử sơ thẩm, 6 luật sư Lê Khả Thành, Hà Huy Sơn, Đặng Đình Mạnh, Đặng Thị Kim Xuân, Ngô Ngọc Trai và Nguyễn Văn Miếng tham gia bào chữa cho nhóm Hiến pháp. Năm 2018, hai thành viên của nhóm là ông Huỳnh Trương Ca và Lê Minh Thể đã bị bắt và kết tội lần lượt theo hai tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” với mức án tù tương ứng là 5 năm rưỡi và 2 năm.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cong-san-viet-nam-se-xu-8-thanh-vien-nhom-hien-phap-vao-ngay-10-3/
3 tàu biển Việt Nam ra ngoại quốc bị giữ lại
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 21 tháng 2 năm 2020 loan tin, trong tháng 1 vừa qua, có 3 chiếc tàu vận tải thuộc đội tàu Việt Nam bị lưu giữ ở các cảng biển ngoại quốc. Nguyên nhân là do những chiếc tàu này chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn vận hành. Ba tàu gồm, tàu Sao Mai 36 thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải biển Sao Mai bị giữ lại tại cảng Qinzhao, của Trung cộng.
Nguyên nhân bị giữ là do tàu này có 12 khiếm khuyết như, bình cứu hoả không được kiểm tra, hải đồ của chuyến đi không đầy đủ, phao cứu sinh không được chứng nhận và không có đèn. Tàu thứ hai là tàu PVT Aroma thuộc công ty cổ phần vận tải dầu khí Hà Nội bị giữ tại cảng Hạ Môn, Trung Cộng. Nguyên nhân do tàu này đi từ cảng Hồng Kông tới cảng Hạ Môn nhưng không có vị trí tàu, và phương thức định vị; hệ thống báo động mức dầu thấp của máy lái gặp vấn đề. Tàu thứ 3 là tàu Viễn Đông 3 của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam bị giữ tại cảng Aichi, của Nhật Bản do không có hải đồ chi tiết của cảng.
Đại diện cơ quan Hàng hải Cộng sản Việt Nam cho biết, 3 chiếc tàu này phải sửa chữa cho đến khi nào đạt yêu cầu của nhà chức trách nước sở tại mới được đi. Người này cho biết thêm, nếu số lượng tàu Việt Nam bị giữ tại ngoại quốc tăng cao thì đội tàu Việt Nam sẽ rơi vào danh sách đen của tổ chức hợp tác kiểm tra nhà nước cảng biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/3-tau-bien-viet-nam-ra-ngoai-quoc-bi-giu-lai/
Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, thọ 92 tuổi
Tuấn Khanh
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.
Hoà thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận vì luôn khẳng định sự độc lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự thỏa hiệp với nhà nước vô thần. Ngài đã bị chính quyền Việt Nam sau 1975 bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 – 1980. Vào năm 1995 hòa thượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngài cũng từng bị bắt giam trở lại sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt vài năm 2007.
Năm 2018 có tin ngài không còn được lưu trú ở Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn và phải quay về lại Thái Bình. Nhưng rồi ít lâu sau đó, ngài bí mật quay lại bằng xe lửa đường dài (do không được nhà nước cấp bất kỳ giấy tờ nào) và đến an trú tại chùa Từ Hiếu, cho đến khi viên tịch.
Với người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo, và con người.
Lý do chính giới quốc tế nhiều lần đề cử giải Nobel Hòa Bình cho hòa thượng Thích Quảng Độ, vì ngài đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hoà bình, nhân quyền, dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Độ từng được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006. Cùng năm, Ngài được nhận giải Can Đảm vì Dân Chủ do Phong Trào Dân Chủ Thế Giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài từng lãnh giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn Văn Lý.
Hòa thượng Thích Quảng Độ từng là giảng sư đại học, một nhà văn, một dịch giả với một kho tác phẩm rất đáng kính nể: Kinh Mục Liên Sám Pháp; Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân; Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962 (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân); Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962 (truyện); Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964; Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận; Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận; Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận; Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập); Phật Quang Đại Từ điển (9 tập); Chiến tranh và bất bạo động; Thơ trong tù (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ); Thơ lưu đày (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)…
Sự ra đi của hòa thượng Thích Quảng Độ, là sự mất mát lớn của Phật giáo Việt Nam, giữa lúc các hoạt động giả tôn giáo được tổ chức mạnh mẽ để huyễn hoặc dân chúng từ sự yểm trợ của nhà nước vô thần.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châun Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/thich-quang-do-passed-away-02222020122624.html
Tin tổng hợp 23/2: Người Việt ở Hàn Quốc
lo sợ nhiễm corona; Bắt nghi can đốt xác chủ nợ
Hà An
Kính chào quý vị đến với bản tin thời sự trong nước tổng hợp ngày 23/2 của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay sẽ có những nội dung sau
Du thuyền quốc tế đến các tỉnh phía Nam
Ngày 22/2, hai du thuyền quốc tế chở hàng ngàn người đã cập các cảng Thị Vải, Hiệp Phước ở TP.HCM, Vũng Tàu.
Tàu MSC Splendida cập cảng Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu từ sáng sớm 22/2, chở 1.400 du khách. Trước đó, du thuyền này đã đi qua Busan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia. Các du khách ở lại Việt Nam một ngày trước khi đi Thái Lan.
Báo VnExpress cho biết, có khoảng 800 khách rời tàu lên bờ tham quan các điểm du lịch ở Vũng Tàu và TP.HCM. Các du khách có tâm trạng khá thoải mái, không ai đeo khẩu trang.
Cùng ngày, du thuyền Crystal Symphony chở gần 900 du khách và thuyền viên đến từ châu Âu cập cảng Hiệp Phước, TP.HCM. Ngoài 7 thuyền viên người Trung Quốc ở lại tàu, các du khách đều lên bờ thăm quan. Sau đó, du khách đến Cái Bè, Tiền Giang, và Củ Chi. Du thuyền này rời TP.HCM vào ngày 24/2 để đến nước khác.
Một du thuyền hạng sang Silver Spirit cũng vừa cập cảng Hiệp Phước, mang theo 400 hành khách. Hiện những người này đang ở TP.HCM và Tiền Giang.
Cao Bằng quá tải người cách ly từ Trung Quốc
Các điểm cách ly ở Cao Bằng đã quá tải khi những ngày qua có hơn 1.000 trở về từ Trung Quốc. Tình trạng này khiến Cao Bằng phải chuyển bớt người sang Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Một lãnh đạo Cao Bằng nói thêm, tới đây số người từ Trung Quốc trở về còn tăng. Hiện tỉnh theo dõi, cách ly tại nhà khoảng 3.000 người, hơn 1.000 người cách ly tập trung. Do số người Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới tỉnh Cao Bằng tăng nhanh, các cơ sở cách ly tập trung trong tỉnh không còn khả năng tiếp nhận, quản lý, phục vụ.
Trong ngày 21/2, Cao Bằng phải chuyển 181 người về từ Trung Quốc lên tỉnh Thái Nguyên.
Người Việt ở Hàn Quốc lo sợ nhiễm corona
Bà Trần Thị Bích Hạnh, Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài tại Daegu (Hàn Quốc) nói với VnExpress, hiện nhiều người Việt sinh sống tại đây rất hoang mang, lo sợ, tìm mua vé máy bay về nước. Nhiều người đã nghỉ việc, đến siêu thị mua rất nhiều thức ăn dự trữ. Mức độ lo lắng lên cao khiến cả những người Việt cư trú bất hợp pháp ở đây cũng rất hoảng sợ, tìm mua vé về luôn.
Theo Zing, hiện có hơn 50.000 người Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó trên 4.000 người ở Deagu và Bắc Gyeongsang – 2 địa phương tâm dịch Covid-19. Tính đến ngày 23/2, Hàn Quốc ghi nhận 123 ca bệnh mới, nâng tổng số người nhiễm virus corona chủng mới lên đến 556, có 4 người đã tử vong.
Chốt thi THPT từ 23 đến 26/7
Bộ GD&ĐT vừa chốt lùi thời gian thi THPT quốc gia năm học 2020 từ ngày 23 tới 26/7, chậm hơn khoảng 1 tháng so với các năm trước. Ngoài ra, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi lại đến 30/6/2020.
Trong buổi chiều qua 22/2, Bộ trưởng Giáo dục cũng có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3. Đề nghị này trùng với quyết định trước đó của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nhưng trái với mong muốn của Chủ tịch TP.HCM. Theo lãnh đạo TP.HCM, học sinh cả nước cần nghỉ đến hết tháng 3 vì dịch virus corona còn phức tạp.
Chỉ số bụi mịn ở Hà Nội vượt 3 lần mức cho phép
Báo Zing dẫn báo cáo ngày 22/2 của Tổng cục Môi trường cho thấy, 2 tháng đầu năm, có đến 50% số ngày không khí Hà Nội ở mức kém đến rất xấu. Đặc biệt, trong 1 tuần trở lại đây, kết quả quan trắc cho thấy chỉ số bụi mịn có xu hướng liên tục tăng. Trong các ngày 20-21/2, thông số PM2.5 đã vượt quá 3 lần giới hạn cho phép.
Các chuyên gia môi trường nhận đinh, chỉ khi thời tiết có sự thay đổi như có mưa, tốc độ gió tăng hoặc tình trạng sương mù giảm thì chất lượng không khí mới có thể cải thiện.
Trong ba ngày qua, từ 21 tới 23/2, chỉ số từ hệ thống quan trắc quốc tế AirVisual xếp Hà Nội đứng đầu top đô thị ô nhiễm không khí nhất thế giới. Chỉ số AQI những ngày qua đều ở mức rất xấu, ảnh hưởng sức khỏe tới mọi người.
Bắt nghi can đốt xác chủ nợ trong thùng phuy
Ngày 23/2, Công an Hải Phòng đã bắt được nghi can Phạm Ngọc Tuấn (24 tuổi, trú ở xã Lê Lợi, huyện An Dương) tại tỉnh Sơn La.
Tuấn bị cáo buộc đã chém chết Nguyễn Văn Lâm (25 tuổi, trú tại xã Quốc Tuấn, huyện An Dương) khi anh này đến nhà đòi nợ rồi lấy hết tài sản trong người nạn nhân. Sau đó, nghi can phi tang bằng cách cho xác nạn nhân vào thùng phuy đốt xác phía sau nhà, trước khi bỏ trốn.
Nhà chức trách nhận định hung thủ đã bỏ trốn lên Sơn La. Sang 23/2, khi Tuấn vừa xuống xe, đang tìm đường lẩn trốn thì bị bắt.