Vận dụng hiệp định thương mại Âu châu – Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ – Nguyễn Bá Lộc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vận dụng hiệp định thương mại Âu châu – Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ – Nguyễn Bá Lộc

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên Hiệp Âu châu (European Union,EU) và Việt Nam là một Thỏa hiệp Mậu dịch và Đầu tư quốc tế rất quan trọng cho cả hai bên (gọi tắt là EVFTA, European  Viêt nam Free Trade Agreement). Đây là Hiệp định (HĐ) toàn diện và tiến bộ, vừa giúp phát triển kinh tế vừa phát triển xã hội. EVFTA cùng HĐ Xuyên Thái bình dương, CPTPP là mô hình mới đầy đủ về hợp tác kinh tế thế giới hiện nay.

Dù cả hai bên cùng muốn thực hiện, nhưng HĐ bị kéo dài gần 8 năm. Lý do chánh là vấn đề Nhân quyền tại VN. Một vấn đề EU quan tâm nhứt trong thương mại quốc tế. Cuối cùng thì Nghị viện Âu châu cũng đã chuẩn phê vào ngày 12 tháng hai năm 2020.

Có lẽ đây là một HĐ bị phản đối nhiều nhứt từ trước tới nay. Và nó sẽ còn nhiều khó khăn , thử thách lớn trong giai đọan thi hành. Vì đây là sự hợp tác một bên là 28 quốc gia Âu châu mà đa số đã có mức phát triển kinh tế cao vừa cao một xã hội có đầy đũ tự do dân chủ và nhân quyền. Còn bên đối tác, Việt nam, một nước Cộng sản độc tài toàn trị với những định chế khác hoàn toàn các nước Âu châu tư bản tự do. VN sẽ phải cải sửa rất nhiều không những trên bình diện mậu dịch đầu tư mà cả trên mặt thể chế, xã hội và đạo đức chánh trị.

Cho nên công cuộc tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủ dựa trên qui định của HĐ EVFTA hãy còn phải tiếp tục và gây go hơn.

I.KHÁI LƯỢC MẬU DỊCH TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN

Phong trào Toàn cầu hóa (TCH, Globalization ) phát triển mạnh mẽ từ khoảng 50 năm nay. Theo  Ngân hàng thế giới (World Bank ) nhờ phong trào nầy mà kinh tế thế giới phát triển tốt hơn và ổn định hơn. Nhờ TCH hàng hóa giao dịch trên toàn cầu từ 1955 tới nay tăng hơn 100 lần (theo Financial times) . Và cũng nhờ phong trào nầy mà dân chúng tại nhiều nước nghèo và chưa mở mang có đời sống khá hơn, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhiều hơn . Tuy nhiên, TCH cũng có một số điều không tốt trên phương diện đạo đức chánh trị và xã hội học. Suốt quá trình dài của TCH có những bổ sung và biến cải về lý thuyết cũng như về nguyên tắc. Từ cuối thế kỹ 20 những HĐ về TCH đều có đi kèm theo những ràng buộc về dân chủ nhân quyền và dân quyền. Đó là những thỏa ước mậu dịch của thế hệ mới (New Generation Free Trade).

Bởi vì trên thực tế có nhiều xung đột trong khi khi thành mậu dịch tự do kiểu cũ. Trong đó một số thành phần dân chúng bị thiệt thòi vì sự mở rộng quá tự do mậu dịch hay bị chánh sách bảo hộ mậu dịch của một số nước. Cũng như có một số quốc gia lạm dụng ”qui chế quốc gia đang phát triển”. Nhứt là thành phần nông dân và tiểu doanh nghiệp, vì phải cạnh tranh khó khăn với đầu tư và sản phẩm ngoại quốc. Sự hơp tác kinh tế làm kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, nhưng đồng thời làm cho sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới càng ngày càng lớn hơn. Vì vậy , để cải thiện, các Tổ chức quốc tế , nhiều chánh khách , nhà nghiên cứu của các nước Âu châu và Hoa kỳ đã đóng góp một số cải sửa về điều kiện ,hay ràng buộc về Nhân quyền, về Tự do dân chủ trong các Hiệp định Thương mại quốc tế.

 Mục tiêu chánh yếu của FTA (Fee Trade Agreement) là Mậu dịch và Đầu tư ngoại quốc. Các điều khoảng về Dân chủ, Dân quyền và Nhân quyền mặc dù không quan trọng bằng , nhưng có qui định thành luật và các bên của HĐ phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị chế tài.

Các HĐ về Mậu dịch tự do đều dựa trên nguyên tắc của Kinh tế thị trường tự do (Fee market Economy). Chánh quyền can thiệp vào hoạt động kinh tế rất giới hạn.  Dân chúng có quyền tham dự và đóng góp vào các giai đoạn từ việc làm luật đến thi hành kế hoạch.

EU chú trọng nhứt vế sự bảo vệ Nhân quyền và Tự do trong Mậu dịch quốc tế. Cũng như Hoa kỳ, EU chủ trương phát triển kinh tế phải có công bằng và bền vững. Con người là chủ thể quan trọng nhứt trong phát triển kinh tế.

Trong hơn 20 năm qua, các HĐ Mậu dịch quốc tế có tiến bộ lần lần , kể từ Tổ chức Mậu dịch toàn cầu (WTO) ra đời cho tới gần đây, nhứt là HĐ TPP (Xuyên Thái bình dương) và giờ là EVFTA. Trong khung cảnh thế giới những năm gần đây đã chuyển biển với một số thay đổi. Mà EVFTA và EVIPA có được thiên thời và địa lợi. Nhưng chắc chắn không có nhân hòa ở VN. Hiểu theo nghĩa cái hòa hợp giữa người dân và đảng CS, sự hòa hợp giữa VNCS và các nước tư bản .

Đối với VN Hội nhập toàn cầu là điều bắt buộc và là một ý muốn rất mạnh, là vấn đề sanh tử. Vì kinh tế trong nước quá yếu kém, nhứt là khu vực quốc doanh.  VN đã Hội nhâp toàn cầu rất sớm sau khi đổi mới kinh tế. VN đã ký nhiều Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia. Chánh sách kinh tế đối ngoại VN chủ trương hợp tác với mọi nước, không kể thể chế .

II.TÓM TẮT HĐ THƯƠNG MẠI ÂU CHÂU –VIET NAM (EVFTA)

Hiệp định Thương mại VN- Âu châu có tên là Europe-Viet nam Free Trade Agreement (EVFTA) và Hiệp định Bảo vệ đầu tư (EVIPA). Hai bên, Việt Nam và Liên hiệp Âu châu ( với 28 quốc gia) bắt đầu thương thảo từ 2012, và hy vọng sẽ ký kết vào 2016. Nhưng rồi cứ lùi lại mãi tới tới tháng tháng 2 – 2020 EVFTA mới được Nghị viện Âu châu chuẩn thuận. Vấn đề Nhân quyền của VN là nguyên nhân chánh của trở ngại.

1/Tiến trình và Đặc điểm của EVFTA &EVIPA

EU và VN đã đưa ra bàn thảo Thỏa hiệp Thương mại tự do (EVFTA), từ 2012. Dự thảo đã xong vào tháng 8/2015. Nhưng lịch trình không thực hiện đươc, vì trong hai năm qua tình trạng Nhân quyền ở VN càng tồi tệ hơn. Ủy Ban EU bị nhiều phản đối từ các Nghị sĩ cũng như từ các cơ quan và Tổ chức nhân quyền quốc tế và của người Việt.  Mãi đến ngày 17 tháng 10, 2018 Ủy ban Mậu dịch EU biểu quyết chấp thuận, sau khi VN dự các buổi điều trần để trả lời về Nhân quyền và VN phải cam kết rõ ràng sẽ cải sửa Nhân quyền và một số điều khoản khác về luật lệ cũng như về việc thi hành luật.

Sau đó Hội đồng Âu châu (European Council) và Chánh quyền VN kỳ chánh thức thỏa hiệp vào tháng sáu năm 2019.

Và ngày 12 tháng 2 năm 2020 vừa qua Nghị hội Âu châu (European Parliament) chuẩn phê với 401 phiếu thuận và 192 phiếu chống. Lý do mà các Nghị sĩ chống và yêu cầu hoản chấp thuận là vì  VNCS chưa có cam kết rõ ràng trong một lộ trình thực hiện luật Quyền người Lao động theo như luật quốc tế và tình trạng đàn áp giam cầm những người bất đồng chánh kiến xảy ra nhiều hơn trong hai năm qua. Lý do mà các Nghị sĩ muốn thông qua HĐ nầy là về mặt kinh tế VN có nhiều điều thuận lợi cho sự phát triển xuất cảng hàng và đầu tư ở VN. Thứ hai là trong vài năm gần đây Âu châu cũng phải chuyển trục qua Á châu Thái bình dương trong kế hoạch TCH. Đối với Cộng đồng Âu châu đây là Thỏa hiệp mậu dịch thứ tư sau Âu châu với Nhựt, Singapore và Nam Hàn.

Nguyên thủy HĐ EVFTA có hai Thỏa ước, và sau nầy tách ra làm hai HĐ. Một là mậu dịch khi Nghị viên Âu châu và Quốc Hội VN chuẩn phê là có hiệu lực. Còn thỏa ước Bảo vệ đầu tư thì sau khi Nghị viện Âu châu thông qua thì phải qua bước nữa là Quốc hội từng nước của Liên hiệp Âu châu Âu châu (28 quốc gia) chấp thuận mới có hiệu lực.

Dự kiến Quốc hội VN sẽ phê chuẩn vào tháng 5 năm nay.

Đặc diểm của EVFTA và EVIPA:

Một mô hình hợp tác kinh tế mới (new generation) và có chất lương cao (high quality)

Cơ bản HĐ theo nguyên tắc kinh tế thị trường, và theo WTO (Tổ chức mậu dịch thế giới)

Sự phát triển có tính cách toàn diện, vừa kinh tế vừa xã hội.

Hợp tác Kinh tế phải đi kèm với nhân quyền, quyền người lao dộng và môi trường.

Nguyên tắc vận hành nền kinh tế là : công bằng, minh bạch và tuân thủ luật pháp, nhứt là luật pháp quốc tế.

Có sự bảo đảm có sự tham gia của dân chúng và Hội đoàn dân sự vào các giai đoạn chánh yếu của việc thi hành HĐ.

2/.Tóm tắt nội dung EVFTA 

Về nội dung EVFTA tương tợ như HĐ CPTPP.  Phần chánh nội dung là hợp tác phát triển kinh tế. Và phần qui định ngoài kinh tế là sự hợp tác để phát triển xã hội và bảo vệ nhân quyền và dân chủ. Sau đây là một số diểm chánh qui định trong EVFTA.

EVFTA có 20 chương. Ngoài chương mở đầu (chương 1) đến chương kết luận là các chương chánh. Có hai phần:

Những qui định trực tiếp liên quan đến mậu dịch và đầu tư

Những qui định gián tiếp có liên quan đến nhân quyền và quyền lợi người công nhân, và môi trường.

Các qui định trực tiếp có tính cách kinh tế chánh yếu:

Chương 2: Về Thương mãi hóa. Có các cam kết:

Xóa bỏ thuế quan và bỏ các hạn chế. Ví dụ trong vòng 10 năm hàng xuất cảng VN vào Âu châu sẽ có 99% có mức quan thuế biểu là 0%. Ngay trong ngày đầu có hiệu lực, 71% hàng VN vào thị trừơng Âu châu có thuế quan 0%.

Trong chương nầy còn qui định việc chống phá giá. Nguyên tắc chứng chỉ xuất xứ, hàng hóa xuất cảng phải ghi rõ nước sản xuất.

Chương 3: Qui định về Dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, chuyển vận, tư vấn thương mại). Và qui định về Bảo vệ và sự công bằng trong đầu tư. Nâng cao năng suất công nhân.

Chương 9: Về Mua sắm của chánh phủ. Buộc phải có đấu thầu công khai theo nguyên tắc quốc tế. VN từ trức tới nay sai phạm điều nầy nhứt là giao thầu cho Trung quốc.

Chương 10: Về Sản phẩm trí tuệ. Phải bảo vệ tác quyền của sản phẩm sáng tạo, nghiên cứu kỹ thuật cao. Đây là vấn đề then chốt cho mọi tiến bộ.

Chương 11 Về Doanh nghiệp nhà nước. Phải có sự canh tranh công bằng giữa quốc doanh và tư doanh. Chánh quyền không được trợ cấp cho quốc doanh cách sai trái.

Các Qui định gián tiếp cho phát triển kinh tế

Chương 13: Có tựa là Mậu dịch và Phát triển bền vững Có các qui định về: Quyền lợi công nhân. Quyền thành lập công đoàn độc lập. Bảo vệ môi trường trong phát triển.

Qui định về trách nhiệm và quyền người dân và Hội đoàn dân sự tham gia vào các giai đoạn hoạch định và thi hành kế hoạch kinh tế quốc gia.

Qui định về nguyên tắc minh bạch của chánh quyền trong quản lý kinh tế.

Chương 16: Qui định về giải quyết các tranh tranh trong mậu dịch và đầu tư. Qua hai bước hòa giải và giải quyết qua Tòa án quốc tế.

3/. Tầm mức quan trọng và thuận lợi của EVFTA 

Cách tổng quát EVFTA và EVIPA rấn quan trọng cho cả VN và EU. Cũng như TPP trước kia, theo ước tính VN có nhiều lợi hơn. Dưới đây là ước tính có hơi lạc quan, nhứt là phía bên VN. Thực tế còn rất nhiều khó khăn và thử thách, (tôi trình ở phần sau).

Về phương diện kinh tế EVFTA là HĐ mậu địch đa phương lớn nhứt cho VN hiện nay,( khi TPP không có Hoa kỳ). Âu châu là thị trừng xuất cảng lớn thứ nhì của VN. Năm 2018, VN xuất qua Âu châu 42 tỷ euro .  Và nhập hàng từ Âu châu 27 tỷ.

Hàng hóa qua EU chánh yếu là đa dụng nhân công và không cần kỹ thuật rất cao đó là hàng may mâc, giầy dép, linh kiện điện tử, thủy sản, nông sản.Theo ước lượng đến 2035, hàng xuất cảng của VN sẽ tăng lên thêm 15 tỷ và hàng xuất từ EU qua VN sẽ tăng thêm 8.3 tỷ.

Ngược lại, VN là thị thường mới lên, dân số gần 100 triệu, lợi tức trung bình thấp và có triển vọng trong tương lai. Mà hàng hóa EU thông thường có phẩm chất cao, người VN ưa thích hơn hàng TQ. VN rất cần hàng EU như máy móc trang bị tốt, xe hơi, dược phẩm, thực phẩm.

Về đầu tư EU hy vọng sẽ gia tăng ở VN . Và EU coi VN như một nơi có thể từ đó xuất qua các nước Á châu Thái bình dương và Úc châu. Nhứt là từ vài năm nay, EU đi theo con đường của Hoa kỳ là chuyển sự hơp tác kinh tế qua khu vực Á châu Thái bình dương, một khu vực mà các nền kinh tế phát triển khá tốt, có lợi cho các nước phát triển như EU.

Về mặt hội nhập, VN có cái lợi khác là sẽ được cải tiến kỹ thuật, quản lý, tay nghề qua các công ty dầu tư từ Âu châu. Các định chế tài chánh và dịch vụ thế giới và của EU sẽ dễ dàng hơn mở rộng ở VN. Nhờ đó VN đi vào thế giới vững vàng hơn, có tiêu chuẩn quốc tế hơn hiện nay.

Còn về những cái lợi không trực tiếp về mặt kinh tế cho VN mà một số nghị sĩ EU nói rằng cuộc sống dân chúng VN sẽ khá hơn. Cũng như nhà kinh doanh EU cho đây là cơ hội tốt cho VN để đạt sự phát triển bền vững hơn, khu vực tư doanh VN sẽ khá hơn, mà hiện nay bị quốc doanh chèn ép quá nhiều, và tình trạng tham nhũng sẽ bớt đi.

Về phương diện chánh trị và thể chế, về tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền công nhân.. có một số nhà nghiên cứu cho rằng khi VN có mức sống khá hơn, dân chúng sẽ hiểu bíêt nhiều hơn về quyền lợi của mình. Khi đó VN tương lai sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng khi kinh tế phát triển tốt nhứt là theo mô hình kinh tế tự do thì chánh trị sẽ khá hơn, độc tài sẽ giảm đi. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế TQ thì quan niệm cho là chánh trị sẽ cải thiện khi kinh tế có cải thiện, thì không đúng. Nhưng với EVFTAQ thì họ cho là có khác , VN vẫn là nước yếu kém trên bình diện tòa cầu, bắt buộc phải theo nguyên tắc quốc tế và thế giới tự do khi muốn có lợi kinh tế. Các người ủng hộ EVFTA còn cho rằng khi VN đi sâu với Hoa kỳ với EU và các nước tư bản khác, thi VN có cơ hội bớt lệ thuộc TQ.Tuy nhiên nhiều người hiểu CS thì rất dè dặt về quan điểm và nhận xét trên . Vì bản chất của CS thì không đổi và sự lệ thuộc đảng CS Trung quốc thì quá lớn quá sâu.

III.THỬ THÁCH CHO VN

Cách tổng quát cả hai bên, VN và EU đều có lợi nhiều qua HĐ EVFTA và EVIPA. Nhưng VN thì có nhiều thử thách hơn. Những khó khăn của chánh quyền có nhiều thứ khác biệt hơn khó khăn của dân chúng. Trong bài nầy chỉ nói phía bên VN mà thôi.

1.Thử thách về phía chánh quyền VN

Đối với một HĐ Thương mại toàn diện như EVFTA, cũng như với CPTPP, việc thi hành có kết quả

tốt là một thử thách lớn cho chánh quyền VN. Chánh quyền VN đã cam kết sửa đổi nhiều thứ về

nhân quyền, về Hành chánh công quyền, cũng như nhiều lảnh vực khác.

Ủy Ban EU yêu cầu VN phải cải sửa nhiều điều liên hệ Lao động. ( theo qui định củ ILO):

Hoàn tất luật Lao động. Chuẩn phê ba công ước của Chuẩn phê ba qui định của ILO

Cho phép thành lập công đoàn độc lập là quan trong nhứt.

 Đó là sự thực thi quyền tư do dân chủ và nhân quyền.

 VN cũng phải sửa lại nhiều luật trong đó luật Hiệp hội, luật Biêu tình, luật hình sư,

Luật đánh cá, và luật vế Môi trường theo như luật quốc tế.

VN phải sửa đổi luật lệ để có công bằng cạnh tranh giữa công ty quốc doanh và công ty

ngoại quốc, giữa quốc doanh và tư doanh trong nước.

 VN phải cương quyết hơn về chống tham nhũng, nhứt là trong các dự án ngoại quốc

viện trợ và thực hiện, từ EU.

VN còn phải cải sửa Bộ máy công quyền đơn giản hơn, minh bạch hơn .

Về phía người dân :

Nói chung, người dân , nhứt là công nhân cần vận dụng HĐ EVFTA cho sự thành hình các công đoàn độc lập. Yêu cầu chánh quyền và chủ nhân. Các nhà kinh doanh ở VN thì phải tự cải tiến rất nhiều, ngay cả tinh thần bớt lệ thuộc nhà nước. Phải học hỏi thêm về kỹ thuật, về luật lệ quốc tế về thị trường EU.

Về phía người dân . Dân chúng nói chung và các Hội đoàn dân sự trước hết cần hiểu rõ hơn loại mậu dịch tự do kiểu mới. Cần hiểu hơn quyền lợi và quyền hạn của mỗi thành phần dân chúng trong một quốc gia đang cố vươn lên từ một chế độ độc tài. Những thử thách đó không phải nhỏ. Vấn đề là có đủ tự tin để đi tới .

Ví dụ thử thách và khó khăn đầu tiên là thành lập các công đoàn độc lập, hay biểu tình chống sự xâm lăng kinh tế của TQ, chắc chắn sẽ có sự khó dễ và lừa dối của các cơ quan chánh quyền, có khi bị chụp mũ và bị tù đày.

Dưới chế độ độc tài CS thì mọi sự tranh đấu cho quyền lợi chánh đáng của người dân đều có thể bị dẹp tan, dù CSVN đã có ký ước với quốc tế.

IV.TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ QUA EVFTA

VN rất mong có được EVFTA như nói ở trên. Nhưng dưới chế độ dộc tài toàn trị, VN phải cải sử rất nhiều mới có thể đáp ứng những qui định những đỏi hỏi của Cộng đồng Âu châu.

Vào chơi ở sân quốc tế quan trọng, VN phải theo những qui tắc của trò chơi nầy. Một trò chơi  gần như hoàn toàn khác với suy nghĩ, đường hướng và vận hành kiểu VN . Muốn có nhiều quyền lợi kinh tế VN phải theo các qui định không những về mậu dịch và đầu tư mà phải theo những qui định và yêu cầu về các mặt xã hội, môi trường, nhân quyền và dân quyền nữa. Vấn đề còn phải tranh đấu.

Vì món lợi lớn, chánh quyền VN gần đây đã cải sửa một số điều và hứa rất nhiều. Nhưng CSVN thường không thi hành đúng những điều đã ký, đã hứa . Chính cũng đã có nhiều Nghị sĩ đã chống đối sự tồi tệ nhân quyền VN. Và còn nhiều Tổ chức quốc tế nừa. Sự lừa dối quốc tế chưa hẳn là điều khôn ngoan.

1.Vận dụng và tranh đấu qua các lảnh vực     

Cho tới nay, EVFTA cũng chỉ là bước đầu. Vấn đề còn phải tiếp tục phải tranh đấu trên các lảnh vực chánh:

Về Nhân quyền. Nhân quyền trong kinh tế nói chung rất tổng quát. Đó là quyền mưu cầu cuộc sống. Quyền có sự công bằng trong cơ hội kinh doanh. Ví dụ bất công giữa quốc doanh và tư doanh. Quyền được bả vệ tài sản chung của người dân. Như chống loại tham nhũng lớn của viên chức chánh quyền tự vẽ dự án đề tham nhũng, hay giao cho các công ty quốc doanh TQ thầu các dự án lớn. Hoặc lấy đất dân nghèo rồi bán lại cho tư sản đỏ với giá rất cao. Lấy tiền thuế của dân chi cho các dự án cầu cống xây dựng không đúng tiêu chuẩn bị sụp đỗ…Và nhiều nữa như chúng ta biết trong nhiều năm qua.

Về Quyền công nhân. VN phải thi hành đúng theo luật của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Vừa qua VN đã chuẩn phê điều “không được cưởng bách lao động”. Nhưng còn hai điều luật quan trong là “quyền thành lập công đoàn độc lập” và “quyền thương lương lượng tập thể”. VN hứa sẽ phê chuẩn vào năm 2020 và 2023.Đây là lảnh vực rất quan trọng. Chính EU cũng rất quan tâm điều nầy.

Về môi trường. Đây là yêu cầu chung của quốc tế trong TCH hiện nay.Cho tới hiện nay VN đã làm được rất ít. Nhứt là trong lảnh vực đánh bắt cá tôm trên biển cũng như trong sông VN vi phạm nhiều lần và bị phạt nhiều lần.

Về các mặt khác như:

Nền kinh tế có cạnh tranh công bằng và lương thiện.  Sự ưu đãi quốc doanh quá đáng để nuôi chế độ và tham nhũng. Theo EVFTA chánh phủ sẽ không thể trợ cấp sai nguyên tắc chung cho quốc doanh để gây bất công trong kinh doanh.

Chánh quyền phải minh bạch và thông tin đầy đủ tới người dân và đối tác kinh doanh. Đặc biệt vấn đề hối xuất mà Hoa kỳ đã cảnh cáo. Vấn đề chứng chỉ xuất xứ cũng rất quan trong trong HĐ , điềumà VN đã làm trong năm qua khi cho hàng TQ chứng chỉ xuất xứ VN để lọt vào Mỹ.

Chánh quyền phải tôn trọng luật pháp và công lý theo tiêu chuẩn nước văn minh bình thường

Dân chúng và Hội đoàn dân sự được quyền có ý kiến cho công cuộc kinh doanh trong nước và quốc tế. Chính nhiều nghị sĩ EU cũng yêu cầu VN phải để dân chúng,  Hội đoàn dân sự tham gia vào một số Ủy ban mà EVFTA có qui định. Nhưng VN thì lương lẹo cho “gà nhà” vào các Tổ chức dân sự do cộng sản lập ra, là chuyện rất có thể, kể cả Công đoàn độc lập.

2.Phương hướng và phương cách vận dụng

Như chúng ta biết công cuộc tranh đấu nhân danh quyền lợi chánh đáng của dất nước và dân tộc trong chế độ CS như VN thì có nhiều khó khăn, nhiều hy sinh và phải kiên trì.

Trong hiện tình, CSVN phải nhương bộ vì quyền lợi kinh tế. Nhưng nếu chì có dân chúng tranh đấu thì kết quả rất ít, như hàng chục năm qua. Ngày nay phải cần đến áp lực từ bên ngoài, nhứt là từ các nức ký HĐ Mậu dịch tự do với VN, trong đó EVFTA và EVIPA là phần rất trọng. Người dân có thể tin cậy những nhà tranh đấu cho nhân quyền hiện nay.

Cần có sự kết hợp từ các thành phần:

Dân chúng VN trong và ngoải nước. Nhứt là thành phần dân chúng có liên hệ. Theo dõi và xúc  tiến thành lập Công đoàn độc lập khởi đầu từ các xí nghiệp nhỏ và có làm ăn với doanh nhân EU cũng như nước tư bản khác.

Các Hội đoàn dân sự lập Tổ tư vấn cho EVFTA và CPTPP.

Truyền thông trong nước yều cầu chánh quyền phô biến rộng rải luật lệ, hợp đồng kinh doanh, các vụ thầu của chánh phủ, các trợ cấp và ưu đải của quốc doanh, các thiệt hại của các công trình do TQ thầu, các vụ tham nhũng lớn.

Người Việt hải ngoại nhứt là Tổ chức đấu tranh , truyền thông cần theo dõi việc thi hành HĐ mậu dịch quốc tế với sự phân tích đầy đủ và cung cấp cho các cơ quan chánh phủ sở tại và quốc tế để yểm trợ công cuộc đấu tranh.

Vấn đề phức tạp, khó khăn, thành quả đến không dễ dàng, nhưng vẫn có hy vọng và cần giữ vững niềm tin.

 Nguyễn Bá Lộc

Cali,  20 tháng 2- 2020