Tin khắp nơi – 18/02/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Kinh tế, đồng minh giúp Donald Trump tái đắc cử

Thanh Hà

Bức tranh kinh tế màu hồng của nước Mỹ tạo lợi thế cho tổng thống Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Ba chỉ số cơ bản là tăng trưởng, thất nghiệp và chứng khoán đều chứng minh ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là người đem lại thịnh vượng cho Hoa Kỳ. Trên bàn cờ thương mại, hiệp định “đình chiến” với Bắc Kinh đủ để cho phép chính quyền Trump “thừa thắng xông lên”, mở thêm những mặt trận mới.

Sau nhiều tuần lễ bị chia trí vì thủ tục luận tội truất phế tổng thống, Donald Trump giờ đây yên tâm bước vào mùa vận động tranh cử để tiếp tục ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ bốn năm.

Tám tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bất luận ai bên đảng Dân Chủ được chỉ định ra đọ sức với Donald Trump vào tháng 11/2020, ứng viên đó cũng khó có thể phủ nhận những thành công không thể chối cãi của đương kim chủ nhân Nhà Trắng từ đầu 2017 tới nay.

Trong thông điệp Liên Bang hôm 04/02/2020, tổng thống Trump đã mạnh mẽ tuyên bố thị trường lao động và mức lương tại Hoa Kỳ đang “cất cánh“. Sự thực chỉ đúng 50 % : tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang rơi xuống mức thấp nhất từ 50 năm qua. Chỉ có 3,5 % người trong tuổi lao động không có việc làm. Theo các thống kê chính thức, từ 2017 chính quyền Trump tạo thêm 583.000 việc làm cho người lao động Mỹ. Ngay cả tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Latinh và châu Phi cũng đã giảm mạnh so với thời Barack Obama. Tuy nhiên, từ khi tổng thống Trump lên cầm quyền, mức lương trung bình ở Mỹ tăng 2,9 %, tức là ở nhịp độ tương đương so với dưới thời người tiền nhiệm. Không thể nói là mức lương tại Mỹ đã “tăng vọt“.

Nhìn đến chỉ số tăng trưởng, nền kinh tế số 1 toàn cầu đang trải qua một chu kỳ tăng trưởng dài hiếm có : GDP của Mỹ đều đặn tăng trong 11 năm vừa qua. Năm 2019, tổng sản phẩm nội địa tăng 2,3 % bất chấp tác động dây chuyền từ cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc. Thành quả đó có được nhờ mức tiêu thụ rất vững chắc của các hộ gia đình. Thị trường địa ốc cất cánh, giá nhà đất quay trở lại với thời điểm tiền khủng hoảng nợ xấu (subprime) 2007.

Trên thị trường chứng khoán, giới tài chính thực sự tin tưởng vào chính sách của nhà tỷ phú Donald Trump. Chỉ số Dow Jones hay Nasdaq đều đặn tăng từ “kỷ lục này đến kỷ lục khác“. Từ ngày ông chủ địa ốc tại New York Donald Trump đắc cử hôm 08/11/2016 chỉ số Dow Jones tăng 55 % và đây là một lợi thế không nhỏ vì lương hưu của một số đông đảo người Mỹ tùy thuộc vào các chỉ số tài chính.

Thuyết kinh tế mang tên Trump

Vậy những thành quả đó do đâu mà có ? Phải chăng bức tranh kinh tế tươi sáng này có được là nhờ các biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và tư nhân mà chính quyền Trump đã tung ra ngay từ cuối 2017 ? Cây bút xã luận thời báo kinh tế Alternatives Economiques Guillaume Duval chú ý đến chính sách kinh tế khá lập dị của đương kim chủ nhân Nhà Trắng : “Thành công của Donald Trump – hai chữ thành công trong ngoặc kép, là ông đã áp dụng chính sách kinh tế của cánh hữu, tức là giảm thuế cho doanh nghiệp, cởi trói cho thị trường và đi theo mô hình kinh tế tự do. Nói cách khác, Donald Trump mượn tiền của những người giàu có để phát triển kinh tế thay vì bắt số này phải đóng thuế. Đồng thời ông Trump chủ trương tăng các khoản chi tiêu để mặc cho thâm hụt ngân sách của chính quyền liên bang cứ tăng dần. Bội chi của chính quyền Mỹ hiện nay tương đương với gần 7 % GDP. Trước mắt liều thuốc này có hiệu quả vì lãi suất ngân hàng ở Mỹ hiện đang rất thấp, nhưng về lâu dài, đây là một biện pháp nguy hiểm vì núi nợ của Hoa Kỳ vốn đã lớn sẽ còn được thổi phồng thêm nữa”.

Trả lời trên đài truyền hình France 24, ông Denis Jacquet, một doanh nhân Pháp hoạt động nhiều năm ở Hoa Kỳ và là sáng lập viên phong trào mang tên Day One chuyên quan sát về tác động của công nghệ mới đối với đời sống con người nhấn mạnh đến hiệu quả nhờ biện pháp giảm thuế cho doanh nghiệp và tư nhân mà tổng thống Trump đã ban hành ngay năm đầu khi bước vào Nhà Trắng : ” Thật tình mà nói, thành quả có được là nhờ các biện pháp thuế khóa. Ở đây có nhiều khía cạnh của cùng một vấn đề. Các phương tiện truyền thông đưa ra những nhận định trái ngược nhau. Đài truyền hình Fox News thì không còn nghi ngờ gì nữa, toàn cảnh kinh tế tươi sáng ngày hôm nay là công lao của Donald Trump. Ngược lại đài truyền hình CNN thận trọng hơn và luôn đưa ra những bằng chứng để phân biện đúng/sai về những lời tuyên bố của nguyên thủ Mỹ. Tuy nhiên, có những chỉ số không thể chối cãi như là từ khi ông

Donald Trump bước vào Nhà Trắng, đã có 66.000 nhà máy được mở cửa và từ đó đến nay, đã có khoảng từ 6 đến 7 triệu người tìm được việc làm. Trên cả hai con số này, ngay cả bên đảng đối lập Dân Chủ cũng không thể phủ nhận. Ngoài ra, tất cả đều đồng ý rằng, biện pháp giảm thuế của chính quyền liên bang báo trước những biện pháp khác nhằm bảo vệ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung, thực ra thỏa thuận Washington mới đạt được với Bắc Kinh chỉ mang tính tượng trưng, để Donald Trump chứng minh với cử tri là ông mới là người bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ”.

Bên cạnh ba chỉ số vừa nêu, cũng có một thực tế khác kém tươi sáng hơn, đó là tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Mỹ ngày càng lộ rõ. François Kalfon, thuộc đảng Xã Hội, cố vấn kinh tế vùng Paris Ile de France nhấn mạnh đến “liều thuốc kinh tế mà bác sĩ Donald Trump đã kê toa” : “Khi chúng ta nói đến chỉ số bất bình đẳng trong xã hội, thì đừng quên rằng, chỉ số thất nghiệp tại Mỹ hiện nay là 3,5 %, tức là tỷ lệ thấp nhất từ 50 năm qua. Các cộng đồng thiểu số người Mỹ gốc châu Phi hay Nam Mỹ cũng đã trông thấy tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp chưa từng thấy. Nói cách khác, tình trạng việc làm của các cộng đồng người Mỹ da màu cũng đã được cải thiện. Nhưng khoảng cách giàu nghèo và những bất bình đẳng về mặt y tế, giáo dục … vẫn tồn tại. Điểm thứ nhì cần lưu ý, là nếu chúng ta nhìn vào một số tiểu bang, có những điểm tương đồng giữa thành phần cử tri ủng hộ Donald Trump và phe ủng hộ hai ứng cử viên có lập trường tả khuynh nhất của bên đảng Dân Chủ là ông Bernie Sanders và bà Elizabeth Warren. Sanders chẳng hạn có lập luận bảo hộ gần như là rập khuôn từ chương trình tranh cử của Donald Trump. Công bằng mà nói, chênh lệnh giàu nghèo tại Mỹ đã liên tục lớn dần dưới các chính quyền từ Ronald Reagan đến Bill Clinton và cho tới Barack Obama. Tất cả không phải do lỗi của Donald Trump. Ngoài ra, ông này chủ trương khai thác cùng lúc ba lá chủ bài của bên đảng Dân Chủ, đó là tăng chi tiêu công cộng, tăng thâm hụt ngân sách và áp dụng chính sách bảo hộ. Có thể nói cả ba chiêu bài này cùng đi ngược lại với đường lối truyền thống của bên đảng Cộng Hòa”.

Công nghiệp và thương mại, hai nhược điểm trong Trumponomics

Cũng trên đài truyền hình Pháp France 24 chuyên gia kinh tế Gabriel Zucman, cố vấn cho hai ứng cử viên của bên đảng Dân Chủ là Bernie Sanders và Elizabeth Warren, nói rõ hơn về cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn ở Hoa Kỳ : “Ngay từ những năm 1980, Mỹ là quốc gia có khoảng cách bất bình đẳng xã hội cao nhất trong số các nền công nghiệp phát triển. Khi đó, 1 % những người giàu có nhất tại Hoa Kỳ cũng như tại Tây Âu nắm giữ 10 % tổng sản phẩm của toàn quốc. Hiện tại, 20 % GDP của Mỹ trong tay 1 % những nhà tỷ phú và triệu phú giàu nhất. Để so sánh, tại châu Âu, tỷ lệ này là 12 % “.

Trong thông điệp Liên Bang đọc trước Quốc Hội Lưỡng Viện, không thấy tổng thống Hoa Kỳ nhắc đến phân hóa giàu nghèo hay bất bình đẳng trong xã hội Mỹ. Ông cũng không đề cập đến khoản bội chi ngân sách 1.000 tỷ đô la, đến những khó khăn của nền công nghiệp Mỹ nói chung, của các hãng sản xuất xe hơi nói riêng, đến chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mất 34 % so với thời điểm ông bước chân vào Nhà Trắng, tháng Giêng 2017.

Nhìn đến các chỉ số thương mại, bộ Thương Mại Mỹ hôm 05/02/2020 thông báo thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ trong năm 2019 giảm 2,4 % so với hồi 2018. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm hơn 17 %. Các chuyên gia Mỹ thì cho đây là dấu hiệu đầu tiên báo trước tăng trưởng tại Hoa Kỳ hụt hơi nhưng với Nhà Trắng, đó là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Washington thắng Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại.

Thừa thắng xông lên, chính quyền Trump nhắm tới Liên Hiệp Châu Âu. Thực vậy, thâm hụt mậu dịch của Mỹ với châu Âu trong năm qua đã tăng thêm gần 50 tỷ đô la. Điều này khiến tổng thống Trump không hài lòng chút nào.

Vào lúc tập đoàn máy bay Mỹ, Boeing thua lỗ vì hàng loạt máy bay 737 Max bị chôn chân ở các phi trường từ gần một năm qua, hàng chục ngàn chỗ làm bị đe dọa, Donald Trump chuyển hướng tấn công nhắm vào đối thủ của Boeing là Airbus.

Ngày 14/02/2020, Nhà Trắng thông báo tăng thuế nhập khẩu 5 % kể từ 18/03/2020 nhắm vào mỗi chiếc máy bay của châu Âu bán sang Hoa Kỳ. Mùa thu 2019, cũng vì Airbus, Washington được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới bật đèn xanh cho việc phạt châu Âu cạnh tranh bất bình đẳng gây thiệt hại cho phía Hoa Kỳ 7,5 tỷ đô la và do vậy Mỹ được quyền “đòi” lại số tiền tương đương bằng biện pháp tăng thuế 10 % đánh vào máy bay của châu Âu.

Ngoài lĩnh vực công nghiệp sản xuất máy bay, hàng loạt các sản phẩm của châu Âu, từ rượu vang của Pháp đến phó mát của Ý … đều trong tầm ngắm của Donald Trump. Cầm chắc là càng gần đến bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Nhà Trắng càng cứng giọng với các đối tác thương mại để lấy lòng cử tri. Thỏa thuận mậu dịch bán phần với Trung Quốc được ký kết trung tuần tháng Giêng 2020 là dấu hiệu cho thấy Washington muốn đưa vào bảng tổng kết kinh tế nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền Trump khoản 200 tỷ đô la hàng hóa mà Trung Quốc hứa hẹn mua thêm trong hai năm sắp tới.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200218-kinh-t%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-gi%C3%BAp-donald-trump-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD

 

40 người mỹ trên chuyến du thuyền Diamond Princess

được chẩn đoán dương tính với coronavirus

Tin từ Washington, D.C. – Vào chủ nhật (ngày 16 tháng 2), một viên chức y tế Hoa Kỳ cho biết 40 người Mỹ trên một chuyến du thuyền ở Nhật Bản đã được chẩn đoán dương tính với Coronavirus. Trên chương trình “Face The Nation” của CBS News, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Viện Y tế Quốc gia, cho biết 40 hành khách trên tàu Diamond Princess đã nhiễm bệnh và hiện đang được cách ly tại bệnh viện Nhật Bản.

Tàu Diamond Princess đã đậu ở thành phố cảng Yokohama hơn một tuần trong lúc hành khách bị cách lý bắt buộc. Quá trình cách ly dự kiến kết thúc vào ngày 19 tháng 2, nhưng Hoa Kỳ đã bắt đầu di tản một số người Hoa Kỳ trước thời hạn này. Ông Fauci cho biết hành khách Hoa Kỳ sẽ được kiểm tra sức khỏe trước khi lên máy bay để trở về Hoa Kỳ. Những người có triệu chứng sẽ không được phép về nước và thay vào đó sẽ ở lại bệnh viện Nhật Bản. Những người khác “sẽ được di  tản ngay lập tức” đến các căn cứ Không quân ở Hoa Kỳ. Hành khách trên chuyến bay sẽ bị cách ly nếu có dấu hiệu của các triệu chứng, và khi họ đến Hoa Kỳ, họ sẽ trải qua kiểm dịch trong vòng 14 ngày.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/40-nguoi-my-tren-chuyen-du-thuyen-diamond-princess-duoc-chan-doan-duong-tinh-voi-coronavirus/

 

Cựu cố vấn John Bolton

tham dự sự kiện về an ninh quốc gia

Tin Washington DC – Theo bản tin từ CNN, cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đang sắp sửa có buổi xuất hiện công khai lần đầu tiên, kể từ sau khi cuộc điều tra luận tội Tổng Thống Donald Trump kết thúc. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh các luật sư của ông Bolton đang tranh chấp với Tòa Bạch Ốc về nội dung cuốn sách mà ông sắp phát hành.

Ông Bolton, người chịu trách nhiệm về các chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine, đã được nhắc đến nhiều lần trong suốt cuộc điều tra luận tội tại Quốc Hội. Ông Bolton cho tới nay vẫn chưa có bình luận công khai nào kể từ khi cuộc luận tội bắt đầu. Tuy nhiên, vào tháng trước, tờ New York Times đưa tin rằng ông Bolton, trong bản thảo cuốn sách sắp phát hành, đã xác nhận rằng Tổng Thống Trump đã ra lệnh cho ông hỗ trợ chiến dịch gây áp lực lên Ukraine, để buộc nước này điều tra đối thủ chính trị Joe Biden. Cũng theo tờ Times, ông Bolton nói rằng Tổng Thống Trump đã muốn đóng băng tiền viện trợ quân sự cho Ukraine, cho tới khi nước này đồng ý với yêu cầu điều tra nhà Biden. Các luật sư của ông Bolton không bác bỏ các tin tức của tờ New York Times, nhưng lên án người đã tiết lộ các nội dung này cho truyền thông. Buổi nói chuyện của ông Bolton sẽ diễn ra vào tối thứ Hai, 17 tháng 2, tại trường đại học Duke, North Carolina.

Đây là buổi đầu tiên trong 2 buổi thuyết trình của ông Bolton trong tuần này, có nội dung tập trung vào các thách thức an ninh mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Ông Bolton được cho là sẽ không bình luận trực tiếp về tranh chấp hiện nay giữa ông và Tòa Bạch Ốc về nội dung cuốn sách mới. Tuy nhiên, ông sẽ nhận trả lời các câu hỏi từ khán giả và truyền thông.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/cuu-co-van-john-bolton-tham-du-su-kien-ve-an-ninh-quoc-gia/

 

Mỹ phân bổ ngân sách quốc phòng:

Giảm Hải quân và Không quân,

tăng cho lực lượng không gian, vũ khí hạt nhân

Tổng thống Mỹ Donald Trump (10/2) đã công bố đề xuất gói ngân sách cho năm 2021 trị giá 4,8 nghìn tỷ USD, trong đó bao gồm các khoản cắt giảm chi tiêu cho một loạt chương trình như hỗ trợ trả nợ cho sinh viên, nhà ở, tem thực phẩm và bảo hiểm y tế Medicaid.

Theo đó, ngân sách mới cho năm tài chính 2021 (bắt đầu từ tháng 10/2020) bao gồm 740,5 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, 590 tỷ USD cho ngân sách phi quốc phòng và 3,5 nghìn tỷ USD cho các khoản chi tiêu an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản chi tiêu khác.

Theo đề xuất trên, khoản chi tiêu quốc phòng tăng lên 740,5 tỷ USD bao gồm việc tăng kinh phí cho nghiên cứu, phát triển vũ khí hạt nhân nhằm đối phó với chiến tranh trong tương lai. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài khóa 2021 có một số điều chỉnh so với năm 2020. Theo đó, Hải quân Mỹ đã đề xuất lên Tổng thống Donald Trump khoản ngân sách năm 2021 không những không tăng mà còn giảm hàng tỷ USD so với năm 2020, động thái gây ngạc nhiên và thậm chí là tranh cãi trên các diễn đàn quốc hội. Trong bản đề xuất ngân sách, hải quân Mỹ cắt giảm số tàu chiến mới họ muốn mua sắm trong năm nay và 5 năm tới. Các số liệu trong bản kế hoạch tài chính 2021-2025 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy những khó khăn đối với mục tiêu đóng mới 355 tàu hải quân trong chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, nhưng trì hoãn đến khi nào, và với mức độ nào là chuyện còn phải tranh luận trong các phiên điều trần sắp tới. Ngân sách của hải quân Mỹ trong năm tới bắt đầu từ 1/10 giảm 2 tỷ USD so với con số đã được thông qua của năm tài chính 2020 là 207 tỷ USD trong tổng ngân sách quốc phòng 705,4 tỷ USD. Tổng ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2021 cũng giảm nhẹ so với năm nay (712, 6 tỷ USD). Theo bản tổng quan ngân sách, hải quân Mỹ yêu cầu được mua sắm 44 tàu từ nay tới năm 2025, thay vì con số 55 tàu đưa ra hồi năm ngoái. Trong số này có 16 tàu chưa xác định cụ thể gồm 10 tàu mặt nước không người lái và 6 tàu ngầm. Việc cắt giảm mua sắm tàu bắt đầu ngay từ năm tới, khi hải quân Mỹ chỉ đòi hỏi 8 tàu mới, giảm so với con số 12 tàu của năm nay và 13 tàu trong năm 2019. Trong khi tiền chi cho hải quân giảm, Bộ Quốc phòng Mỹ lại có kế hoạch tăng chi cho các hệ thống vũ khí hạt nhân, ví dụ các tên lửa liên lục địa và tàu ngầm, đồng thời thúc đẩy phát triển công nghệ, đầu tư cho lực lượng không gian, trong bản đề xuất ngân sách năm tới. Ngân sách quốc phòng Mỹ năm tới không chỉ rút bớt phần bánh của hải quân, mà không quân Mỹ cũng bị giảm trừ để phục vụ các ưu tiên mới của Tổng thống Trump, bao gồm lực lượng không gian mới được thành lập. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã dành ra 2,4 tỷ USD mua sắm cho lực lượng không gian, 2,6 tỷ USD chi cho hoạt động và bảo trì. Rõ ràng kế hoạch phân bổ ngân sách quốc phòng đã phản ánh mong muốn của tổng thống Mỹ, ưu tiên ngân quỹ cho “các hệ thống vũ khí liên quan đến không gian và hoạt động của lực lượng này”. Không chỉ ưu tiên lực lượng không gian, ngân sách quốc phòng 2021 của Mỹ còn đề nghị chi 106,5 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển “các công nghệ quan trọng mới nổi lên”. Trong khi đó, đề xuất chi cho các loại vũ khí thông thường mà hiện nay vẫn đóng vai trò chủ chốt trong quân đội ở mức 136,8 tỷ USD, giảm 6,8 tỷ USD so với năm 2020.

Tuy không tăng chi cho không quân nhưng vẫn có các mặt hàng ưu tiên. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất mua 79 tiêm kích tàng hình F-35 tối tân của nhà thầu quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin, cho dù mới đây người ta ghi nhận chiếc máy bay đắt đỏ này vẫn còn hơn 800 lỗi cần chỉnh sửa. Lầu Năm Góc cũng đang quan tâm các tiêm kích mới F-15EX của hãng Boeing, khi đề xuất mua 12 chiếc, tăng 4 chiếc so với năm 2020. Ngân sách năm tới cũng được đề xuất chi 2,8 tỷ USD cho dự án máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider, thấp hơn ngân khoản chi cho dự án này trong năm nay 100 triệu USD.

Trong khi đó, các khoản chi tiêu trong nước lại bị cắt giảm thông qua những thay đổi đối với các chương trình liên bang. Theo đó, ngân sách chi cho Bộ Thương mại giảm 37%, Cơ quan Bảo vệ Môi trường giảm 26%, Bộ Phát triển Nhà và Đô thị 15%, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh 9%, Bộ Giáo dục 8%, Bộ Nông nghiệp 8%, Bộ Ngoại giao và viện trợ nước ngoài 21%, Bộ Lao động 11% và Bộ Năng lượng 8%.

Tổng thống Trump cho biết với đề xuất ngân sách ngân sách này, ông sẽ đưa thâm hụt ngân sách của Mỹ về mức 0 trong thời gian không lâu, mặc dù dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ năm 2020 là 1.000 tỷ USD và năm 2021 là 966 tỷ USD. Đề xuất ngân sách nói trên đã từ bỏ mục tiêu chấm dứt thâm hụt ngân sách trong 10 năm như đã tuyên bố trước đó, thay vào đó đẩy thời hạn mục tiêu này lên năm 2035.Tuy nhiên, kể cả như vậy thì lộ trình được kéo dài này cũng dựa trên dự đoán rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng xấp xỉ 3%/năm đến hết năm 2030, qua đó giúp tăng doanh thu thuế. Đây là mức tăng trưởng “không tưởng”, đặc biệt đối với một nền kinh tế đã trải qua chuỗi 11 năm tăng trưởng liên tiếp.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump (12/2019) đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020. Đạo luật NDAA cho phép ngân sách quốc phòng Mỹ năm tài khóa 2020 sử dụng 738 tỷ USD. Trong số tiền này, 658,4 tỷ USD được phê duyệt cho các chi phí cơ bản, 71,5 tỷ USD được sử dụng cho các hoạt động ứng phó khẩn cấp ở nước ngoài (Overseas Contingency Operations) và 5,3 tỷ USD được sử dụng để khắc phục thảm họa khẩn cấp (emergency disaster recovery). Đạo luật cũng cho phép chi 1 tỷ USD để mua thêm 12 máy bay chiến đấu F-35A, đồng thời ủy quyền chi 440 triệu USD để mua lại số máy bay chiến đấu F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt hàng ban đầu, hỗ trợ tiền vốn cho việc phát triển máy bay chiến đấu tầm xa B-21, hỗ trợ yêu cầu ngân sách mua 8 máy bay F-15EX; cho phép chi thêm 75,6 triệu USD cho chương trình máy bay tấn công tầm xa trong tương lai; hỗ trợ gần 1 tỷ USD cho dự án chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) của Không quân. Ngoài ra, NDAA còn quy định tăng 3,1% tiền lương cho quân đội – mức tăng lớn nhất trong 10 năm.

http://biendong.net/bien-dong/33040-my-phan-bo-ngan-sach-quoc-phong-giam-hai-quan-va-khong-quan-tang-cho-luc-luong-khong-gian-vu-khi-hat-nhan.html

 

Tổng Giám đốc WHO:

Cần thận trọng với số liệu mới TQ cung cấp

Tổng giám đốc WHO cho rằng cần phải thận trọng khi phân tích xu hướng giảm trong các số liệu về các trường nhiễm mới Covid-19 mà Trung Quốc đưa ra gần đây.

“Xu hướng này phải được giải thích một cách hết sức thận trọng. Còn quá sớm để nói sự suy giảm này sẽ còn tiếp tục. Mọi kịch bản vẫn đang nằm trên”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 17/2.

Ông Ghebreyesus cũng nói thêm rằng dường như chủng virus mới không gây chết người như virus SARS và MERS.

“Hơn 80% bệnh nhân trong giai đoạn bệnh nhẹ và sẽ hồi phục. Trong khoảng 14% trường hợp, virus gây bệnh nặng với triệu chứng khó thở, viêm phổi. 5% bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo bao gồm suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa cơ quan. Trong các trường hợp được báo cáo, tỷ lệ gây tử vong của virus này là 2%. Nguy cơ tử vong nếu bạn càng cao tuổi. Cần phải nghiên cứu thêm để nắm được lý do tại sao”, ông cho hay.

Trong một tuyên bố đưa ra cách đây vài ngày, Tổng giám đốc WHO cũng nhấn mạnh không thể biết trước dịch Covid-19 sẽ đi theo chiều hướng nào.

“Sự bùng phát của dịch Covid-19 vẫn là vấn đề khẩn cấp đối với Trung Quốc và không thể biết được dịch bệnh sẽ lan rộng đến đâu”, ông nhấn mạnh.

Tình tới hết ngày 16/2, Trung Quốc ghi nhận 1.770 người thiệt mạng, hơn 71.000 ca nhiễm virus Covid-19.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33025-tong-giam-doc-who-can-than-trong-voi-so-lieu-moi-tq-cung-cap.html

 

Virus corona – Covid-19: WHO điều tra ở Bắc Kinh,

tránh đến tâm dịch Vũ Hán

Thu Hằng

Một phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 17/02/2020 để điều tra về dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (Covid-19) gây ra. Nhưng dường như các chuyên gia này chỉ “điều tra từ xa”.

Thay vì đến tâm dịch Hồ Bắc, các chuyên gia của WHO chỉ làm việc với các đồng nhiệm Trung Quốc ở Bắc Kinh, và đi đến các tỉnh Quảng Đông, Tứ Xuyên, gây thắc mắc về tính minh bạch của cuộc điều tra.

Theo trang Xinhuanet, ngày 17/02, phái đoàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thăm một số trung tâm, bệnh viện tại Bắc Kinh, tiếp theo là tổ chức họp, thông qua hệ thống nghe nhìn, với giới chức y tế tỉnh Hồ Bắc để thảo luận về tình hình dịch bệnh, các biện pháp kiểm soát-phòng ngừa và quá trình phát triển vắc-xin.

Ngày 18/02, phái đoàn của WHO đến hai tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên, theo phát ngôn viên Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới vẫn tìm cách trấn an thế giới khi cho rằng ngoài tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc, bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 chỉ « tác động đến một bộ phận rất nhỏ dân chúng » gây tỉ lệ tử vong chỉ khoảng 2%, tính đến hiện tại. Trước báo giới, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới đánh giá « có vẻ như Covid-19 không gây chết người bằng những loại virus khác, trong đó có SARS và MERS ».

Dù du thuyền Diamond Princess trở thành ổ dịch nổi và quan ngại về một du khách người Mỹ từng đi tầu MS Westerdam được xác nhận nhiễm virus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho rằng không cần đình chỉ toàn bộ hoạt động du lịch bằng du thuyền trên thế giới và tránh mọi biện pháp « bất tương xứng ».

AFP cho biết, trả lời báo giới ngày 17/02, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh : « Các biện pháp phải tương xứng với tình hình, phải căn cứ và những bằng chứng và yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng », song ông nhắc lại : « không tồn tại cấp độ 0 ».

Về số người chết và nhiễm Covid-19 có xu hướng tăng chậm lại, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới tỏ hy vọng một cách thận trọng rằng tỉnh Hồ Bắc « đã đến đỉnh dịch », nhưng « còn quá sớm để chắc chắn về điểm này. Xu hướng này có thể bị thay đổi khi có một đợt dân cư mới bị nhiễm » Covid-19.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200218-who-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-covid-19-%E1%BB%9F-b%E1%BA%AFc-kinh-tr%C3%A1nh-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-v%C5%A9-h%C3%A1n

 

Coronavirus: Người già và người bệnh

có nguy cơ nhiễm bệnh, tử vong cao

Các quan chức y tế Trung Quốc vừa công bố những thông tin chi tiết đầu tiên về hơn 44.000 trường hợp nhiễm Covid-19, trong nghiên cứu lớn nhất được thực hiện kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch virus corona cho tới nay.

Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc (Chinese Centre for Disease Control and Prevention – CCDC) cho thấy hơn 80% các vụ là bị nhẹ, và những trường hợp người đang đau yếu và người cao tuổi có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nhất.

Du khách Thái Lan bị hành hung tại Việt Nam

Anh Quốc: ‘Bị đánh và chửi là virus vì giống người TQ’

1,660 tử vong, TQ báo cáo số ca nhiễm mới giảm ba ngày liên tiếp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân viên y tế đối diện rủi ro cao.

Giám đốc một bệnh viện tại thành phố Vũ Hán đã tử vong hôm thứ Ba.

Ông Lưu Chí Minh (Liu Zhiming), 51 tuổi, là giám đốc Bệnh viện Vũ Xương, một trong những bệnh viện hàng đầu trong trung tâm ổ dịch.

Ông là một trong những quan chức cao cấp nhất ngành y tế tử vong cho đến nay.

Hồ Bắc, với thủ phủ Vũ Hán, là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất nước.

Phúc trình của CCDC cho thấy tỷ lệ tử vong ở tỉnh này là 2,9%, so với mức 0,4% ở các vùng khác trên toàn quốc.

Các kết quả cho thấy mức tử vong trung bình do virus Covid-19 là 2,3%.

‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’

Mỹ sơ tán công dân trên du thuyền Diamond Princess

Các số liệu chính thức mới nhất của Trung Quốc được công bố hôm thứ Ba cho thấy số các ca tử vong là 1.868, và có tổng số 72.436 trường hợp nhiễm bệnh.

Cho đến nay, đã có hơn 12.000 người bình phục, giới chức Trung Quốc nói.

Nghiên cứu mới cho thấy 80,9% các trường hợp nhiễm bệnh được xếp vào nhóm bệnh nhẹ, 13,8% nghiêm trọng, và chỉ 4,7% là nguy kịch.

Tỷ lệ tử vong nhìn chung vẫn ở mức thấp, nhưng tăng cao đối với nhóm những người trên 80 tuổi.

Xét theo giới tính thì nam giới có mức tử vong là 2,8%, cao hơn so với phụ nữ (1,7%).

Nghiên cứu cũng xác định những loại bệnh có sẵn có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều rủi ro hơn. Trong số này, bệnh tim mạch chiếm vị trí đầu tiên, tiếp đến là các bệnh tiểu đường, hô hấp mãn tính và cao huyết áp.

Về nguy cơ đối với các nhân viên y tế, bản phúc trình nói tổng số có 3.019 người bị lây nhiễm, 1.716 “trường hợp được xác nhận”. Năm người đã tử vong tính đến 11/2/2020, là ngày cuối cùng các dữ liệu được đưa vào chương trình nghiên cứu này.

Hôm 13/2, Trung Quốc mở rộng định nghĩa về cách thức chẩn đoán, để bao gồm cả “các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính” mà trước đó được tính riêng thành các “trường hợp được xác nhận”.

Phân tích của James Gallagher, phóng viên y tế, khoa học của BBC

Cho đến nay, đây là nghiên cứu được tiến hành chi tiết nhất về đợt bùng phát virus corona ở trong phạm vi Trung Quốc. Nó cho chúng ta biết những phân tích sâu đáng tin cậy về những gì đang xảy ra, nhưng bức tranh toàn cảnh còn lâu nữa mới đạt mức hoàn thiện.

Việc nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên những trường hợp đã biết, và các khoa học gia thì ước tính là lượng người nhiễm bệnh có thể cao hơn con số đã chính thức được biết tới 10 lần. Điều đó có nghĩa là nhìn chung tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn so với số liệu nêu trong nghiên cứu này.

Bản phúc trình cũng nói rằng vụ bùng phát đã lên tới đỉnh vào cuối tháng Giêng, nhưng hiện còn quá sớm để khẳng định điều này.

Kết quả phân tích nêu rõ rằng đây là loại virus “lây nhiễm mạnh”, có thể lan ra “cực kỳ nhanh chóng” ngay cả khi Trung Quốc đã “ứng phó cực nhanh”.

Đây là lời cảnh báo cho toàn bộ thế giới.

Nhìn tới tương lai, nghiên cứu này nói rằng đợt dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm vào khoảng 23-26/1 và giảm dần tính đến 11/2.

Nghiên cứu nói rằng xu hướng đi xuống này có thể là bởi có “sự cách ly hoàn toàn các thành phố, việc truyền thông rộng rãi các thông tin quan trọng (như khuyến khích người dân rửa tay, đeo mặt nạ, tìm trợ giúp) với tần suất cao ở nhiều kênh khác nhau, và việc huy động các nhóm phản ứng nhanh tới trợ giúp”.

Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cũng cảnh báo rằng với việc nhiều người đang trở về sau kỳ nghỉ dài, Trung Quốc “cần sẵn sàng trước khả năng đại dịch bùng phát trở lại”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51536290

 

Gần 1.900 người tử vong vì virus corona

ở Trung Quốc – tính đến 17/2

Dương Minh

Số người chết vì COVID-19 ở Trung Quốc đã tăng thêm 98 ca, với 1.886 ca nhiễm mới trong ngày 17/2, đưa tổng số người tử vong trên thế giới lên con số 1.873.

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết có thêm 1.807 trường hợp nhiễm mới và 93 người tử vong vì virus corona trong ngày 17/2. Như vậy, tổng số người chết tại địa phương này là 1.789, với gần 60.000 người nhiễm bệnh.

Sau đó Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo có thêm 1.886 người mới nhiễm và 98 ca tử vong vì COVID-19 trên toàn quốc trong ngày 17/2. Tính đến nay, Trung Quốc ghi nhận 1.868 người chết và 72.436 người nhiễm bệnh. Ngoài ra có 141.522 trường hợp đang được theo dõi y tế.

Như vậy, toàn thế giới hiện có hơn 73.000 trường hợp nhiễm bệnh, 1.873 người chết và hơn 12.000 người đã hồi phục. 5 ca tử vong ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục bao gồm một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines, một người đàn ông ở Hồng Kông, một cụ bà ở Nhật Bản, một du khách Trung Quốc ở Pháp, và một người Đài Loan.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, hôm 16/2 nói rằng dịch COVID-19 đang trên bờ vực trở thành đại dịch toàn cầu nếu các nỗ lực ngăn chặn lây lan không hiệu quả hơn so với hiện tại.

“Nhiều người trong số này đang bắt đầu lây nhiễm cho người thứ hai, người thứ ba”, ông Fauci nhấn mạnh và giải thích thêm rằng một đại dịch xuất hiện khi một số quốc gia có tình trạng truyền nhiễm “từ người này sang người khác” kéo dài.

Trong khi đó, kỳ họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc dự kiến tổ chức vào ngày 3/3 đã phải hoãn lại vì dịch bệnh đang bùng phát. Có 1/3 số đại biểu Quốc hội Trung Quốc là các quan chức địa phương và họ đang phải dành hết thời gian cho việc “dập dịch”. Hiện nay thời gian cụ thể cho kỳ họp quan trọng với gần 8.000 đại biểu này chưa được xác định.

Ngoài ra, một đoạn video ngày 15/02 cho biết bệnh viện Hỏa Thần Sơn đang bị rò rỉ nghiêm trọng và trở thành một động nước. Tuy nhiên, chính quyền Vũ Hán sau đó đã thông báo rằng nơi rò nước không phải là bệnh viện Hỏa Thần Sơn mà là Lôi Thần Sơn – bệnh viện vẫn đang được thi công và chưa hoàn thành.

Tình hình dịch bên ngoài Trung Quốc thì sao?

Ngày 16/2, một tài xế người Đài Loan, 61 tuổi, đã qua đời vì COVID-19. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên vì virus corona ở Đài Loan và thứ 5 bên ngoài Trung Quốc đại lục. Ngày 15/2, một du khách Trung Quốc đã chết vì virus corona ở Pháp, trở thành ca tử vong đầu tiên vì dịch ở châu Âu.

Ngoài Trung Quốc, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm nCoV là:

Số ca/Quốc gia:

454 tàu Diamond Pricess

77 Singapore

66 Nhật Bản

60 Hồng Kông

35 Thailand

30 Hàn Quốc

22 Đài Loan

22 Malaysia

15 Úc

16 Đức

16 Việt Nam

15 Mỹ

12 Pháp

10 Macau

7 Canada

8 Các tiểu vương quốc Ả rập

3 Italy

3 Philippines

5 Ấn Độ

9 Anh

2 Nga

1 Nepal

1 Campuchia

1 Bỉ

2 Tây Ban Nha

1 Phần Lan

1 Thuỵ Điển

1 Sri Lanka

1 Ai Cập

(Nguồn: Worldometers)

Tổng số có gần 900 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 17/2. Trong đó, số ca lây nhiễm COVID-19 trên du thuyền Diamond Pricess tăng lên 454 trường hợp.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh đang giao Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn các địa phương để chuẩn bị điều kiện công bố hết dịch như Khánh Hòa, Thanh Hóa, theo Zing.vn. Cụ thể, đến nay Khánh Hòa đang làm thủ tục công bố hết dịch theo quy định, còn Thanh Hoá còn 5 ngày nữa sẽ đủ điều kiện “hết dịch”.

Cũng theo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch Covid-19, đến 17h ngày 17/2, cả nước phát hiện 16 người nhiễm virus corona. Trong đó, 7 bệnh nhân đã khỏi, cũng theo Zing.vn.

Trong số 9 người đang được cách ly và điều trị, 6 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Đó là 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) và 4 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự kiến ngày mai, 18/2, cả 6 bệnh nhân này ra viện, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 13/16.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/gan-1-900-nguoi-tu-vong-vi-virus-corona-o-trung-quoc-tinh-den-17-2.html

 

HRW kêu gọi LHCÂ gây áp lực

buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Mai Vân

Ngày 19/02/2020, cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần thứ 9 sẽ mở ra tại Hà Nội. Trong một thông cáo báo chí công bố vào hôm nay, 18/02 tại Bangkok, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch đã kêu gọi Bruxelles tranh thủ cơ hội này để yêu cầu Hà Nội cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Bản thông cáo trước hết lưu ý là cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam lần này mở ra chỉ một tuần sau khi Nghị Viện Châu Âu thông qua Hiệp Định Tự Do Thương Mại và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư giữa Liên Âu và Việt Nam. Do đó Bruxelles cần “cảnh báo chính quyền Việt Nam rằng thất bại trong việc thực hiện các cam kết (về cải cách nhân quyền mà Việt Nam từng đưa ra) có thể dẫn đến đình chỉ các lợi ích trong thỏa thuận”.

HRW, trụ sở ở New York, đã nhắc lại rằng vào tháng Giêng vừa qua, họ đã gởi cho Liên Hiệp Châu Âu một tờ trình để chuẩn bị cho cuộc đối thoại, đề nghị tập trung vào năm lĩnh vực cần ưu tiên: tình hình những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị, tình trạng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và đi lại, đàn áp quyền tự do thông tin, đàn áp quyền tự do tôn giáo, nạn công an bạo hành.

HRW đặc biệt nêu bật trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt giữ vào tháng 11 năm ngoái 2019 trong một vụ mà tổ chức cho là “đáng lưu ý” vì “liên quan đến các hiệp định giữa EU và Việt Nam”.

Sau khi nhắc lại rằng Việt Nam đã cáo buộc ông Phạm Chí Dũng về các tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, tổ chức nhân quyền Mỹ cho là có “rất nhiều khả năng do ông đã ngỏ lời với Nghị Viện Châu Âu về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam”.

Đối với HRW, châu Âu cần gây sức ép để Việt Nam “chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống và phóng thích các tù nhân chính trị đang bị giam giữ”, sửa đổi một số điều khoản có tác dụng hạn chế các quyền tự do của người dân trong các bộ luật hình sự, tố tụng hình sự, lao động, an ninh mạng…

Một yếu tố khác được HRW nhấn mạnh là “Việt Nam cũng cần có cam kết nghiêm túc về việc chấm dứt nạn công an bạo hành”, nhanh chóng đưa vào áp dụng “lộ trình yêu cầu nhân viên an ninh trên toàn quốc phải ghi âm, ghi hình các cuộc hỏi cung” đã được thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn vào tháng Chín năm 2019.

Trên nguyên tắc, lộ trình này phải có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm nay, nhưng vào tháng 12 vừa qua đã bị Bộ Công An kiến nghị lui thời điểm triển khai.

Đối với HRW, Liên Hiệp Châu Âu “cần kết nối vị thế kinh tế của mình với các nguyên tắc nhân quyền mà Liên Âu vẫn tuyên bố sẽ gìn giữ”.

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200218-hrw-k%C3%AAu-go%CC%A3i-lhc%C3%A2-g%C3%A2y-a%CC%81p-l%C6%B0%CC%A3c-bu%C3%B4%CC%A3c-vi%C3%AA%CC%A3t-nam-t%C3%B4n-tro%CC%A3ng-nh%C3%A2n-quy%C3%AA%CC%80n

 

Libya: Châu Âu chuẩn bị chiến dịch mới

để kiểm soát cấm vận vũ khí

Mai Vân

Châu Âu đã quyết định vào hôm qua, 17/02/2020, sẽ cho triển khai tàu tuần tra trong một chiến dịch mới nhằm ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí tại khu vực phía đông Libya. Quyết định đưa ra trong cuộc họp các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, để thay thế chiến dịch Sophia hiện sắp kết thúc.

Tuy nhiên, theo Pierre Benazet, thông tín viên RFI tại Bruxelles, đây chỉ mới là một quyết định về nguyên tắc, còn phải thảo luận về chi tiết về phương thức hoạt động cũng như các phương tiện và phần đóng góp của các nước :

“Đối với châu Âu, điểm quan trọng nhất là họ có được một thỏa thuận chính trị đồng thuận, và sẽ dẫn đến sự khởi động tự động các kế hoạch hành động của khối trong cuộc họp các ngoại trưởng lần tới.

Theo lãnh đạo ngoại giao châu Âu Joseph Borell, thỏa thuận đạt được hôm qua là một kết quả khá bất ngờ, trong bối cảnh còn nhiều bất đồng giữa 27 thành viên. Và như thế, chiến dịch mới có thể bắt đầu ngay vào cuối tháng 3.

Tên của chiến dịch thay thế chiến dịch Sophia hiện nay chưa được quyết định. Sophia sẽ kết thúc vào ngày 20/03, nhưng từ 11 tháng nay, không có tàu nào hoạt động do bất đồng về nơi đón thuyền nhân được cứu vớt trên biển.

Chiến dịch mới sẽ có những phương tiện trên không và vệ tinh cùng với tàu. Hoạt động sẽ tập trung ở vùng biển phía đông Libya, khác với Sophia bao bọc toàn bộ bờ biển Libya.

Vùng phía đông này được chọn vì đó là nơi tập trung việc buôn vũ khí bằng đường hàng không và đường biển. Mặt khác, đây cũng là nơi mà theo đánh giá của châu Âu có ít thuyền nhân sử dụng.

Nhưng để thuyết phục một số quốc gia, nhất là Áo, chiến dịch cũng dự trù khả năng đình chỉ các hoạt động trên biển, nếu điều này khuyến khích thuyền nhân ra đi vì hy vọng sẽ được tàu châu Âu cứu vớt trên biển.”

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200218-libya-ch%C3%A2u-%C3%A2u-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-m%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%AA%CC%89-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-c%E1%BA%A5m-v%C3%A2%CC%A3n-v%C5%A9-kh%C3%AD

 

Manchester City

trong cuộc chiến pháp lý với Uefa sau lệnh cấm

Dan Roan Biên tập viên thể thao, BBC

Cựu cầu thủ bóng đá Omer Riza có lẽ sẽ đóng vai trò then chốt trong chương mới của cuộc chiến pháp lý cay đắng của câu lạc bộ Manchester City trước lệnh cấm hai năm của Uefa, theo đó đội bóng nước Anh không được dự các giải đấu cấp câu lạc bộ ở châu Âu.

Trở lại thời 2008, cựu cầu thủ dự bị của các đội Arsenal và West Ham, mang song tịch Anh – Thổ Nhĩ Kỳ, đã bỏ câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ Trabzonspor và quay về Anh, nói rằng ông không được trả tiền.

Liverpool giành Champions League, đi vào huyền thoại

Premier League và phản chiếu từ những HLV trẻ

Nga bị cấm dự Olympic 2020 và World Cup 2022

Một cơ quan trọng tài do Liên đoàn Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ (TFF) chỉ định ra phán quyết rằng ông đã tự ý chấm dứt hợp đồng và xử phạt Riza 61.000 euro.

Riza kháng cáo, đầu tiên là tại Tòa Trọng tài Thể thao (Cas), sau đó đến Tòa Liên bang Thụy Sỹ, và cuối cùng là Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR).

Tháng trước, Riza – nay đã nghỉ hưu khỏi nghiệp cầu thủ và hiện làm huấn luyện viên tại học viện Watford – được tin cuối cùng ông đã giành chiến thắng sau cuộc chiến pháp lý kéo dài cả thập niên.

ECHR ra phán quyết rằng Công ước Nhân quyền của châu Âu đã bị vi phạm bởi ủy ban trọng tài là do các giám đốc của TFF chỉ định, và do vậy, Reza có lý do hợp lý để cho rằng việc họ tiếp cận hồ sơ của ông không đáp ứng các đòi hỏi về độc lập và bất thiên vị.

Vậy chuyện này liên quan thế nào tới Manchester City – một ‘ông lớn’ trong làng cầu Anh – khi câu lạc bộ này đang chuẩn bị kháng cáo lên Cas và đẩy mạnh cuộc chiến chống lại lệnh trừng phạt nghiệt ngã?

Trung Quốc ‘mời Mesut Ozil thăm Tân Cương’

Euro 2020: Tại sao VTV mua bản quyền sớm?

Thể thao Nga ‘hết nạn’ sau bê bối doping?

Lệnh trừng phạt đã gây tổn hại ở mức không thể đong đếm được đối với danh tiếng của câu lạc bộ, giữa lúc các ông chủ đội bóng đang bị cáo buộc sử dụng City để cải thiện hình ảnh của thủ đô Abu Dhabi, nhằm lái sự chú ý ra khỏi tình hình nhân quyền tồi tệ của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.

Manchester City chống đỡ

Lệnh trừng phạt làm hoen ố các thành tích mà đội bóng đã đạt được, và khiến tương lai của các cầu thủ, ông bầu cũng như tình hình tài chính của đội vào tình thế bấp bênh, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơđội bị giải Ngoại hạng Anh cân nhắc trừ điểm và tước các danh hiệu đã đoạt được.

Dựa trên tuyên bố mang nội dung hung hăng điển hình của City đối với lệnh cấm và 25 triệu bảng Anh tiền phạt, có một số các nội dung mà câu lạc bộ được trông đợi là sẽ phải giải trình để tự vệ, gồm:

Họ bác bỏ việc đã vi phạm quy định Hoạt động Công bằng Tài chính (Financial Fair Play – FFP) và có “những bằng chứng không thể bác bỏ” để chứng minh, bất chấp nội dung kết tội trong phán quyết của Uefa.

Nội dung – đã bị mạnh mẽ bác bỏ – theo đó nói Uefa đã có ý từ trước trong việc ra phán quyết, bởi các vụ được cho là rò rỉ thông tin cho truyền thông hồi năm ngoái theo đó dự đoán chính xác về việc đưa vụ việc tới cơ quan phân xử thuộc tổ chức kiểm soát tài chính của câu lạc bộ.

Theo Cas, lập luận này “không có căn cứ” khi họ bác bỏ nỗ lực của City trước khi phán quyết được đưa ra hồi năm ngoái.

Cas cũng nói các vụ rò rỉ thông tin “rất đáng lo lắng”. Nhưng để lập luận này đứng vững, câu lạc bộ hẳn phải cần có bằng chứng vững chắc? City có thể đòi quyền tiếp cận các email và các trao đổi riêng tư, cho nên dự kiến sẽ có một cuộc chiến pháp lý riêng rẽ về việc tiết lộ các thông tin đó khi vụ việc được đưa ra tòa.

Các email bị rò rỉ theo đó dường như cho thấy rằng City đã lừa dối Uefa – nội dung được tạp chí Der Spiegel đăng tải – đã được thu thập bất hợp pháp và là “các tư liệu bị đặt ngoài ngữ cảnh, bị cố ý lấy bằng cách tấn công tin tặc hoặc đánh cắp”, do đó cần phải bị coi là không được chấp nhận trước tòa.

Mặc dù nguồn tin của Der Spiegel – Rui Pinto, nhân vật đứng sau trang mạng Football Leaks – cũng đang chờ ra tòa tại nước mình, Bồ Đào Nha, với các cáo buộc tấn công tin tặc vào máy tính, điều mà ông này bác bỏ, nhưng các chuyên gia pháp lý có vẻ như đồng ý rằng đây sẽ là một lập luận mà City khó lòng thắng. Rốt cuộc thì họ không bác bỏ tính xác thực của các tài liệu đó.

Rằng sự trừng phạt là không tương xứng, không công bằng nếu so sánh với các vụ việc hay các câu lạc bộ mà FFP từng xử trước đây. City đương nhiên sẽ chỉ ra một điểm, đó là lệnh cấm hai năm là điều chưa từng xảy ra, và do đó có thể là quá nặng. Họ cũng sẽ tham chiếu tới thỏa thuận tài trợ mà các câu lạc bộ khác ký với các công ty có liên quan tới chủ câu lạc bộ.

Rằng đây là một “tiến trình mang tính thiên kiến” bởi nó “được Uefa ra phán quyết” – tức là ủy ban xét xử về thực tế là có thành kiến bởi các thành viên được Uefa chỉ định và do đó thiếu tính độc lập.

Lập luận cuối cùng nêu trên không nhận được mấy sự cảm thông – và thực sự là nó bị chỉ trích nhiều.

Với những nhân vật được kính trọng trong giới luật, như trạng sư áo lụa hàng đầu của Anh Charles Flint, được chọn do tính độc lập và nhất quán của họ, có mặt trong hội đồng xét xử, và với việc City ý thức được đầy đủ hệ thống mà họ đã tham gia, thì nhiều người coi lập luận này là vô lễ và đơn giản là tâm lý ‘nho còn xanh lắm’ của City.

Và cho dù quý vị coi FFP như một phương tiện thô sơ bảo hộ cho tình trạng hiện thời của câu lạc bộ bóng đá hay là một cách tiếp cận hợp lý giúp bình ổn tài chính, thì nhiều người tin rằng City đã vi phạm quy định mà họ vốn đã đồng ý tuân thủ – và sau đó nói dối các quan chức về việc đó, cho nên cần phải bị trừng phạt, nhất là khi nghe Uefa nói câu lạc bộ đã không hợp tác với cuộc điều tra.

Vũ khí phản công của Man City

Nhưng kết luận về vụ Riza vừa mới đưa ra ba tuần trước có trao cho City và nhóm luật sư khá hùng hậu của họ lý do để lạc quan hay không, và phần nào giúp giải thích lý do khiến họ tỏ ra ương ngạnh?

Luật sư thể thao hàng đầu người Anh John Mehrzad cho là có.

“Vụ đó sẽ hiện lên đầu tiên trong đầu các luật sư của họ,” ông nói. “Họ không thể bỏ lỡ chuyện này. Tôi đã có thể dự đoán được lập luận họ sẽ nêu tại Cas.”

“ECHR nói rằng trong vấn đề xét xử công bằng thì việc có một cơ quan kiểm tra, kỷ luật chỉ định các thành viên hội đồng xét xử, những người ra quyết định, đồng nghĩa với việc không có đủ sự tách bạch cần thiết giữa hai cơ quan.”

“Xét về các chi phí dành cho thành viên hội đồng xét xử và việc bổ nhiệm họ, thì họ nhận mệnh lệnh của Uefa. Điều đó không nhất thiết dẫn đến việc thiếu sự bất thiên vị, nhưng quý vị có thể thấy là vì sao mà có các lập luận đó, và nay họ nêu lên những điểm này để vấn đề được xem xét tiếp.”

“City sẽ nói họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải ký kết đồng ý với các quy định đó, và chúng ta đã thấy lập luận về việc thiếu tự do đã được nguyên đơn trong các vụ kiện thể thao then chốt trong quá khứ viện dẫn tới”

Mehrzad dự đoán rằng với việc tiền không thành vấn đề thì các luật sư của City sẽ dẫn chiếu tới phán quyết mang tính tiền lệ trong vụ Riza, đối đầu Uefa với việc đe dọa đưa vụ của họ vào tình thế tương tự, nói rõ việc họ sẽ đem vụ việc ra các tòa thượng thẩm, và hy vọng là cơ quan quản lý bóng đá sẽ đưa ra cuộc dàn xếp nào đó, với việc giảm mức trừng phạt thay vì phải đối diện với sự bất ổn do bị kéo vào một cuộc chiến pháp lý dai dẳng.

“Chúng ta đã chứng kiến điều này trong các cuộc đấu pháp lý thể thao khác,” ông nói. “Đây là những vụ mà nếu như quý vị muốn kiện đi kiện lại thì rốt cuộc cơ quan cuối cùng xem xét đến sẽ là ECHR.”

“Tiến trình vụ Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 10 năm, và nếu như quý vị có thể dọa sẽ khiến cho lệnh trừng phạt phải tạm ngưng trong chừng đó thời gian và bắt chước theo tiến trình đó, quý vị sẽ nghĩ rằng rồi họ sẽ phải chấp nhận thỏa thuận thôi.”

Có lẽ là điềm gở cho Uefa, một email bị rò rỉ mà Der Spiegel đăng tải cho thấy luật sư của City, Simon Cliff giải thích rằng thay vì dàn xếp với cơ quan quản lý thì chủ tịch câu lạc bộ này “thà là chi 30 triệu bảng cho 50 luật sư giỏi nhất thế giới còn hơn, để kiện họ trong vòng 10 năm tới”.

Uefa tất nhiên là sẽ lập luận rằng vụ này rất khác so với vụ liên quan tới cầu thủ người Thổ Nhĩ Kỳ hồi hơn 10 năm trước.

Thế mạnh – yếu của Uefa

Tuy nhiên, liệu cơ quan này có sẵn sàng mạo hiểm đón nhận thất bại mà nếu nó đến sẽ tạo thành những phân rẽ lớn?

Vụ việc đã làm tổn hại ghê gớm tới City. Nhưng cũng có một mối nguy thực sự ở đây đối với Uefa, nhất là tại thời điểm sự quản lý của cơ quan bóng đá châu Âu này đối với giải câu lạc bộ đang có vấn đề.

Hiệp hội Câu lạc bộ châu Âu muốn Giải Champions mở rộng thêm bốn ngày thi đấu nữa giữa lúc đang có cuộc tranh luận kéo dài về việc cải tổ giải đấu này và những đồn đoán về các cuộc đàm phán bí mật về khả năng phân chia hoặc thành lập ‘Siêu Liên đoàn’.

Fifa, cơ quan quản lý bóng đá thế giới, đang chuẩn bị mở rộng giải vô địch thế giới với 24 đội, sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào năm tới.

Đang có những lo ngại ngày càng tăng về mối đe dọa từ các ‘siêu câu lạc bộ’ cực kỳ giàu có và quyền lực đối với tính cạnh tranh và độ bền vững của các giải đấu cấp quốc gia.

Uefa phải cố gắng duy trì quy định của mình đối với các câu lạc bộ, như City (thuộc sở hữu một phần của Abu Dhabi và chính quyền Trung Quốc) và Paris St-Germain (Qatar) – vốn được sự hậu thuẫn của các nước đó chứ không chỉ của các cá nhân giàu có.

“Có những chuyện vô cùng to lớn phụ thuộc vào điều này,” Mehrzad nói thêm. “Nếu như City thành công trong việc giành được một phán quyết về tiến trình xử lý mà Uefa áp dụng, thì toàn bộ các câu lạc bộ khác cũng sẽ có thể giành được điều tương tự và nói rằng: ‘Chúng tôi lẽ ra là ngay từ đầu đã không bao giờ phải chịu phạt.'”

“Không nghi ngờ gì, City thì đủ tiền và có một đội luật sư để theo đuổi vụ này trong nhiều năm, cho nên Uefa đang bị đặt dưới tình thế bị chú ý.”

“Chúng ta đã chứng kiến việc trước đây sự toàn vẹn của hệ thống FFP đã từng bị thách thức, nhưng lần này có thể sẽ là điều làm thay đổi toàn bộ bộ máy định chế bóng đá, cho nên những tác động sẽ là vô cùng to lớn.”

Giọng điệu của City trong các tuyên bố mà câu lạc bộ đưa ra, và tâm lý ngang ngạnh cùng niềm tin hiện đang lớn mạnh trở lại trong câu lạc bộ, thì cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh này – không chỉ là sự thể hiện nỗi tức giận và cơn sốc của các ông chủ, các quan chức cao cấp của câu lạc bộ, những người đã quen với việc tự tiến lên theo cách riêng của họ, nhưng có lẽ cũng còn là một chiến lược được áp dụng nhằm bắn một thông điệp đến cho Uefa.

Một thông điệp còn lâu mới kết thúc. Một thông điệp nói rằng các câu lạc bộ chứ không phải là cơ quan quản lý bóng đã cần phải là người đưa ra các quy định trong tương lai.

Vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng.

Không có gì đảm bảo rằng City sẽ được cho phép hoãn thi hành lệnh cấm khi họ đệ đơn xin trong những ngày tới, cùng lúc với việc đệ đơn kháng cáo.

Quyết định – do một quan chức của Cas đưa ra – sẽ dựa trên việc thẩm định đơn kháng cáo của City, cho nên quyết định ban đầu này sẽ đưa ra một chỉ dấu rõ ràng về viễn cảnh của vụ việc.

Nếu như việc nghe trình bày kháng cáo không được xúc tiến thì nhiều khả năng đến giữa mùa giải tới phiên xử đầy đủ của Cas mới diễn ra. Cho nên nếu như City có thể xin hoãn thi hành lệnh cấm để chờ kết quả kháng cáo thì ta có thể thấy là cuộc đấu pháp lý sẽ kéo dài tới hàng tháng, thậm chí hàng năm, mà Tòa án Liên bang Thụy Sỹ sẽ là địa chỉ đệ đơn tiếp theo, sau Cas.

Tiền lệ, án lệ thể thao

Hồi năm ngoái, vận động viên thể thao Nam Phi Caster Semenya đã làm chính xác như thế sau khi Cas ra phán quyết có lợi cho IAAF (nay là Giải Vô địch Điền kinh Thế giới – World Athletics) trong cuộc chiến pháp lý với cô quanh các quy định theo đó đòi cô phải dùng thuốc kiềm chế nội tiết tố nam (testosterone-suppressing). Tòa án Thụy Sỹ tạm hoãn phán quyết đó trong thời gian chờ phiên xử tiếp theo.

Đó là những thời khắc thực sự là vô cùng đặc biệt đối với luật thể thao.

Cùng với vụ City, Cas cũng đang bị yêu cầu phải quyết định liệu có giữ nguyên hay không lệnh cấm của Tổ chức Phòng chống Doping Thế giới đối với Nga, được đưa ra trước kỳ Thế vận hội mùa hè tại Tokyo tới đây.

Các bên khiếu kiện trong những vụ đó có cơ hội thắng cao. Toàn bộ các chính phủ hậu thuẫn đằng sau họ. Niềm tự hào dân tộc và danh tiếng quốc gia được đưa ra thử thách.

Những ủng hộ viên của các bên ngưỡng mộ sự ương ngạnh trong cuộc đối đầu của họ, lên án các định chế, và đây là trò đấu tố, thay vì cảm thông với những ai đang muốn duy trì luật lệ.

Việc giải quyết và nguồn lực của các cơ quan hoạch định, quản lý thể thao đang bị thử thách dữ dội hơn bao giờ hết.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-51536289

 

Thang điểm mới về nghề và lương

cho visa nhập cư Anh sau Brexit sẽ ra sao?

Sau khi rời EU, Anh Quốc sẽ ngưng chế độ tự do di chuyển, cư trú hiện công dân mọi nước EU khác được hưởng để vào Anh.

Nhưng hệ thống mới của Anh ra sao?

Đây vẫn là một câu hỏi mà chương trình BBC Reality Check tìm hiểu.

Các bạn ở Việt Nam hoặc nước khác muốn tới Anh làm việc trong tương lai, sau khi thời gian quá độ cho Brexit chấm dứt cuối 2020, có thể tìm hiểu ở đây:

Chế độ nhập cư để làm việc tại Anh hiện nay

Vào thời điểm này, vì luật EU vẫn áp dụng ở Anh, mọi công dân EU đều có quyền “tự do di chuyển, cư trú, định cư” tới Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Tuy thế, công dân EU sẽ bị hạn chế khi muốn nhận các phúc lợi y tế, xã hội, tùy vào thời gian họ sống, làm việc và đóng thuế ở Anh.

Anh ra luật thang điểm nhập cư

Về cảnh báo nhiều đô thị VN ‘chìm xuống biển’

Vụ 39 người chết ở Anh: Tranh cãi về trách nhiệm

Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á

Với công dân các nước ngoài EU, hiện đã có một thang điểm để xin visa kèm giấy phép lao động.

Gọi là ‘points-based immigration system‘, hệ thống này đánh giá ứng viên tùy vào trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, mức lương và ngành nghề mà Anh cần.

Ai đạt mức điểm theo yêu cầu cho nghề của mình sẽ nhận được visa theo bốn cấp (4 tiers).

Visa loại khác được cấp cho thân nhân của họ để tới Anh chung sống.

Bốn loại visa này dành cho:

Lao động thời vụ (temporary workers), làm hợp đồng ngắn như thu hoạch mùa màng, diễn viên, nhà sản xuất phim, kịch, làm dự án từ thiện.

Sinh viên

Lao động có tay nghề đặc thù

Người nhập cư ‘giá trị cao (high-value migrants), gồm người có tài năng, hoặc nhà đầu tư.

Với lao động đến Anh, ngoài ra là yêu cầu về trình độ tiếng Anh và giấy mời đảm bảo công việc của công ty tuyển nhân sự ở Anh.

Hiện nay có thực tế rằng Anh Quốc không cấp hết 21 nghìn visa (quota của chính phủ) một năm cho lao động ngoài EU.

Anh Quốc cũng nói sẽ xem xét mô hình thang điểm nhập cư cho người lao động kiểu Úc.

Ngoài Úc thì Canada và New Zealand cũng đều có hệ thống chấm điểm cho di dân.

Trên thực tế, hệ thống thang điểm bốn loại visa Anh đang cấp cho người ngoài EU cũng đã khác giống các nước nói trên, chỉ khác về chi tiết hạng mục ngành nghề.

Điều khác biệt hiện nay là chế độ chấm điểm của Anh không tính tới tuổi của ứng viên.

Còn tại Úc, người trẻ được ưu tiên hơn.

Ai ở tuổi 25 -33 được ngay 30 điểm trên số điểm cần để ‘trúng tuyển’ là 65.

Anh hiện còn khác Úc ở chỗ cả nước theo một hệ thống.

Còn Úc mỗi bang có cách chọn tay nghề của người nhập cư hơi khác một chút.

Trong Liên hiệp Vương quốc Anh, Scotland muốn có thang điểm riêng cho người nhập cư để bù vào thiếu hụt tay nghề trên thị trường lao động nhưng không được chính phủ trung ương đồng ý.

Sau Brexit sẽ ra sao?

Ủy ban Tư vấn về Di cư (Migration Advisory Committee) nay nói lương tối thiểu để người nhập cư vào Anh xin được visa là 25 nghìn 600 bảng một năm.

Trước đó, chính phủ Anh thời thủ tướng Theresa May đặt mức lương là 30 nghìn bảng/năm, và người có visa lao động có thể mang thân nhân với số lượng không hạn chế vào Anh.

Nay thì chính phủ Boris Johnson sẽ phải quyết định xem mức lương thấp hơn vài nghìn bảng, như được Ủy ban nêu trên đăng hôm 28/01/2020, có khả thi hay không.

Xin nhắc hiện các tiêu chuẩn này vẫn chưa được thông qua trong năm 2020 khi Anh tiếp tục tuân theo các chuẩn di cư của EU.

Chuyên gia tay nghề cao là nhóm Anh nói đang cần nhưng trên thực tế mỗi năm, cho đến nay Anh chưa cấp hết quota 2000 visa loại này.

Chính phủ Anh cũng mới lên kế hoạch cho quy định cấp visa hạn chế 12 tháng cho lao động phổ thông và sẽ công bố tới đây.

Việc cần có hệ thống thang điểm rõ ràng không chỉ giúp Anh đủ nhân công cho nền kinh tế mà còn gián tiếp làm giảm dòng người nhập cư lậu, theo các nhà quan sát.

Luật về thang điểm cho di dân chính thức đã được nêu trong Diễn văn khai mạc Quốc hội Anh hôm 19/12 của Nữ hoàng Anh.

Trong hàng chục ngành nghề Anh đang cần nhân công thì y tế luôn đứng đầu danh sách.

Chế độ thị thực mới sẽ đảm bảo để ngành y tế, “nhận được bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế có tay nghề” qua thủ tục nhanh gọn (fast-track entry).

Thời gian qua, bất ổn liên quan đến Brexit tạo mối lo rằng công nhân viên có tay nghề, nhất là chuyên gia y tế từ các nước EU sẽ bỏ về, hoặc không đến Anh nữa.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-51545511

 

Sylvain Tesson, nhà văn Pháp được đọc nhiều nhất

Tuấn Thảo

Hàng năm, tuần báo L’Express công bố danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được đọc nhiều nhất vào trung tuần tháng Hai. Trong vòng 20 năm liền, L’Express luôn lập ra danh sách này và điều đó đã trở thành một thông lệ. Năm nay, Sylvain Tesson lần đầu tiên đã giành lấy ngôi vị quán quân, nhờ vào sự thành công của tác phẩm ‘‘La Panthère des neiges’’ (Con báo tuyết).

Do nhà xuất bản Gallimard phát hành, tác phẩm ‘‘La Panthère des neiges’’ (Con báo tuyết) đã được viết nhân chuyến thám hiểm dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Chuyến phiêu lưu này chẳng những được tác giả Sylvain Tesson kể lại trong quyển ‘‘sổ tay hành trình’’, mà còn được phản ánh qua bộ ảnh chụp của Vincent Munier. Chính nhà nhiếp ảnh này đã mời Sylvain Tesson cùng đi quan sát những con báo tuyết hiếm hoi, cuối cùng ở vùng biên giới Tây Tạng. Chuyến đi này giúp cho nhà văn khám phá loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, đồng thời qua cách tường thuật khiến cho độc giả phải trực diện và suy ngẫm về sức tàn phá của con người.

Tesson, nhà văn thích mạo hiểm phiêu lưu

Được mệnh danh là nhà văn có tâm hồn phiêu lưu, Sylvain Tesson thường dùng ngòi bút để đưa người đọc đi khám phá các vùng đất lạ. Trong vòng 20 năm, anh đã sáng tác 15 quyển sách, gồm cả tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Một số tác phẩm của anh cũng từng được dựng thành phim (Dans les forêts de Sibérie / Trong những cánh rừng Siberia) và nhờ vậy tên tuổi của Sylvain Tesson càng thêm gần gũi với công chúng. Với hơn 500.000 quyển ‘‘Con báo tuyết’’ bán chạy trong năm qua, Sylvain Tesson sau khi đoạt giải thưởng văn học Renaudot, lại về đầu danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được độc giả hưởng ứng nhất.

Đứng hạng nhì trên danh sách là nhà văn Jean-Paul Dubois, từng đoạt giải thưởng văn học Goncourt năm 2019 cho tác phẩm ‘‘Tous les hommes n’habitent pas le monde de la même façon’’ nhà xuất bản Éditions de l’Olivier (Mọi người không sống trong thế giới như nhau). Còn hạng ba là tác giả Michel Houellebecq với quyển tiểu thuyết thứ 7 của ông mang tựa đề là ‘‘Sérotonine’’ (nhà xuất bản Flammarion) từng được bán hơn 370.000 theo thống kê của cơ quan nghiên cứu thị trường GfK (Gesellschaft für Konsumforschung).

Sức sáng tác dồi dào của các nữ tác giả

Nhìn vào danh sách của tuần báo L’Express, các nhà văn chuyên viết tiểu thuyết hay tiểu luận đều được xếp hạng cao nhờ bán rất nhiều sách trong năm 2019. Trong số này về phía các nhà văn nữ có Amélie Nothomb (hạng 4) từng vào vòng chung giải Goncourt với tác phẩm “Soif” (‘‘Khát’’ của nhà xuất bản Albin Michel), Delphine de Vigan (hạng 6), Karine Tuil (hạng 9) sau khi đoạt giải văn học Interallié với tác phẩm ‘‘Les choses humaines’’ (nhà xuất bản Gallimard). Trong số những nhân vật gây bất ngờ trên danh sách, có quyển tiểu luận ‘‘Sorcières, La puissance invaincue des femmes (nhà xuất bản Zones) của nhà văn Thụy Sĩ Mona Chollet (hạng 8).

Bên cạnh đó, còn có gương mặt mới Victoria Mas (hạng 12) lần đầu tiên xuất hiện trên bảng xếp hạng. Quyển tiểu thuyết “Le Bal des folles” của cô đã từng đoạt nhiều giải văn học trong đó có các giải Stanislas, Première Plume và giải Renaudot des Lycéens, dành cho tiểu thuyết đầu tay. Tựa sách này sẽ được nữ diễn viên kiêm đạo diễn Mélanie Laurent chuyển thể lên màn ảnh lớn. Sự hiện diện của đông đảo các gương mặt này phản ánh sức sáng tác sinh động dồi dào của các nhà văn nữ.

Các ngòi bút chuyên viết tiểu thuyết best seller

Về phần các tác giả thường xuyên có tác phẩm ăn khách (best seller) tuy năm nay cũng lọt vào danh sách nhưng không đứng hạng cao như những năm trước. Trong năm 2019, Guillaume Musso đứng hạng 5 nhờ tác phẩm ‘‘La vie secrète des écrivains’’ Cuộc đời bí mật của các nhà văn (nhà xuất bản Calmann-Lévy) hay là tác giả Marc Levy, năm nay đứng hạng 14 với tiểu thuyết ‘‘Ghost in Love’’ (nhà xuất bản Robert Laffont / Versillio), riêng nữ tác giả chuyên viết tiểu thuyết trinh thám Fred Vargas đứng hạng 17 với quyển ‘‘L’humanité en péril’’ (Nhân loại lâm nguy).

Gương mặt chuyên lập nhiều kỷ lục vẫn là nhà văn người Bỉ Amélie Nothomb. Côl là nhân vật duy nhất trong vòng 20 năm qua luôn có tên trên bảng xếp hạng, kể từ khi tuần báo L’Express thành lập danh sách các tác giả viết tiếng Pháp được đọc nhiều nhất. Cô cũng nổi tiếng là nhà văn sáng tác đều đặn dồi dào và nhờ vậy gầy dựng được cho mình một lượng người hâm mộ đông đảo. Theo thăm dò của tuần báo chuyên đề Livres Hebdo, hầu hết các tác giả có mặt trong bảng xếp hạng năm nay đều đă bán ít nhất là 100.000 cuốn sách, cao nhất là khoảng nửa triệu quyển …..

Tuy nhiên nếu phải so sánh, thì ngành xuất bản tiểu thuyết (hay sách truyện) vẫn còn gặp một số khó khăn. Trên lãnh vực truyện thiếu nhi hay truyện tranh, một tựa sách ăn khách có thể dễ dàng đạt tới ngưỡng một triệu quyển trở lên. Trường hợp gần đây nhất là tập thứ 38 mang tựa đề ‘‘La fille de Vercingétorix’’ (Con gái thủ lĩnh Vercingétori) của loạt truyện Astérix của nhà xuất bản Albert René, đã bán được hơn một triệu rưỡi quyển truyện chỉ trong vòng 8 tháng, tức cao gấp ba lần so với các quyển tiểu thuyết bán chạy nhất.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200218-sylvain-tesson-nh%C3%A0-v%C4%83n-ph%C3%A1p-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%8Dc-nhi%E1%BB%81u-nh%E1%BA%A5t

 

Dân TQ lo Nhật Bản lặp lại sai lầm chết người của Vũ Hán

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc lo ngại “lễ hội khỏa thân” được Nhật Bản tổ chức với sự tham gia của hàng nghìn người có thể sẽ lặp lại sai lầm của Vũ Hán cách đây gần 1 tháng.

Sáng 17/2, đoạn video ghi lại cảnh hàng nghìn người Nhật Bản tụ tập trong “lễ hội khỏa thân”, một sự kiện thường niên ở Nhật Bản được chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng xã hội Trung Quốc.

Nhiều bình luận cho rằng Nhật Bản quá chủ quan khi vẫn tổ chức một sự kiện đông người tham dự như vậy giữa mùa dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Không ít người lo ngại Tokyo đang nối gót Vũ Hán, lặp lại sai lầm tương tự trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát Covid-19.

Ngày 19/1, Vũ Hán tổ chức sự kiện “Yến tiệc vạn nhà lần thứ 20” với hơn 40.000 người tham dự, 4 ngày sau khi cơ quan y tế thành phố này thừa nhận khả năng lây từ người sang người của chủng virus corona mới là không thể loại trừ, dù chưa có bằng chứng rõ ràng.

Trong một tuyên bố đưa ra sau đó, Thị trường Vũ Hán cho biết chính quyền không ngăn cản sự kiện do trước đó nhận định sự lây truyền giữa người với người của virus là rất hạn chế.

Nhiều chuyên gia y tế tin rằng “Yến tiệc vạn nhà lần thứ 20” là một trong số những sự kiện “góp phần” lây lan và phát tán virus Covid-19 mạnh mẽ.

Theo SCMP, Nhật Bản hiện là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 nhiều thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, với 619 ca. 454 trong số này được phát hiện trên du thuyền Diamond Princess.

Cư dân mạng Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại sau khi biết việc nước láng giềng vẫn giữ nguyên lịch trình một số sự kiện công cộng ở Nhật Ban với số lượng người tham gia khổng lồ.

Như với “lễ hội khỏa thân”, dù được tổ chức giữa mùa dịch nhưng vẫn thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Kumamoto và Kitakyushu, 2 thành phồ lớn của Nhật Bản cuối tuần trước tổ chức các cuộc đua Marathon với khoảng gần 30.000 người tham dự.

“Cư dân Vũ Hán cũng từng coi nhẹ dịch bệnh, điều góp phần khiến Covid-19 bùng phát”, một cư dân mạng Trung Quốc viết.

“Tôi không nghĩ rằng sẽ có một đợt bùng phát Covid-19 quy mô lớn ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vì tình hình có thể thay đổi trong chớp mắt, một đến hai tuần tới sẽ rất quan trọng trong việc xác định liệu một đợt bùng phát lớn của Covid-19 có xảy ra ở Nhật Bản hay không”, Oishi Kazunori, Giám đốc Viện nghiên cứu sức khỏe ở quận Toyama, Nhật Bản cho hay.

“Nếu một sự bùng phát virus xảy ra ở Nhật Bản, việc chia sẻ thông tin của Trung Quốc về virus sẽ giúp ích rất nhiều cho đất nước để vượt qua dịch bệnh”, ông này nói thêm.

Trước đó, Nhật Bẩn tuyên bố hủy hủy lễ mừng sinh nhật của Nhật hoàng, sự kiện dự kiến thu hút hàng nghìn người tham dự do lo ngại sự lây lan trong mùa dịch.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/33026-dan-tq-lo-nhat-ban-lap-lai-sai-lam-chet-nguoi-cua-vu-han.html

 

Virus corona – Covid-19 :

Nhật Bản báo động nguy cơ dịch lây lan

Tú Anh

Sau Trung Quốc, Nhật Bản có thể là nước châu Á thứ hai sẽ bị siêu vi Covid-19 tấn công trên diện rộng. Tình hình bên trong du thuyền « Diamond Princess » ngày càng nghiêm trọng. Ít nhất 542 người đã bị lây nhiễm trong số 3.700 du khách và nhân viên, sau hơn hai tuần cách ly, theo báo cáo ngày 18/02/2020.

Hoa Kỳ tổ chức đưa 300 công dân Mỹ về nước, 40 người được điều trị tại Nhật. Bộ trưởng Y tế Nhật báo động, kêu gọi dân chúng tránh tham gia các sinh hoạt đông người.

Sinh nhật Nhật Hoàng, marathon việt dã Tokyo… một loạt sự kiện văn hóa, thể thao đã bị hủy bỏ.

Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval tường thuật :

“Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato không còn có thể phủ định. Ông nhìn nhận thực tế là virus corona đã bước qua giai đoạn dịch bệnh tại nước Nhật, chứ không chỉ giới hạn bên trong du thuyền Diamond Princess neo ở cảng Yokohama.

Lời lẽ thay đổi này không thoát qua được cặp mắt của công luận. Sau lời tuyên bố này, dân Nhật đổ xô gọi số điện thoại khẩn cấp xin địa chỉ các cơ quan xét nghiệm tìm siêu vi Covid-19.

Khách sạn ở những nơi danh lam thắng cảnh trong mùa du lịch nhận được hàng loạt yêu cầu xin hủy thuê phòng. Du khách Nhật không muốn ở chung khách sạn với du khách Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, người dân Hoa lục, du khách hay ngoại kiều thường trú, khoảng 800 ngàn, là nạn nhân của lời lẽ châm biếm kỳ thị trên các mạng xã hội, cũng như bị phân biệt đối xử trong đời sống hằng ngày.

Hiện tượng này đã làm cho các nhật báo lớn phải kinh hãi : Khiếp khủng quá, phải chăng nước Nhật đang bị cuồng loạn ?

Ngay một số sinh hoạt văn hóa truyền thống cũng bị khủng hoảng corona tác hại. Chủ Nhật tới, Hoàng cung đóng cửa cho dù hôm đó là ngày sinh nhật của Hoàng đế Naruhito. Viện lý do thận trọng, đây là một quyết định chưa từng có trong 25 năm qua.”

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200218-covid-19-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-b%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-nguy-c%C6%A1-d%E1%BB%8Bch-corona-l%C3%A2y-lan

 

Virus corona – Covid-19:

Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh

Tú Anh

Đại cường kinh tế thứ ba thế giới chuẩn bị đương đầu với cuộc đổ bộ của siêu vi corona chủng mới. Quen với thảm họa thiên tai, bão tố, động đất, Nhật Bản bình tĩnh chuẩn bị đối phó với « cuộc chiến lâu dài ». Chính phủ Shinzo Abe báo động và kêu gọi tinh thần trách nhiệm và công dân của mỗi người Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế không giấu lo ngại trước những thực tế vượt tầm khả năng phòng chống.

Du thuyền « Diamond Princess » cùng với 3.700 người đang cách ly ở cảng Yokohama, trong đó có 542 người bị lây nhiễm theo báo cáo hôm nay, không phải là ổ bệnh duy nhất tại Nhật. Nạn nhân tử vong hôm 13/02, một phụ nữ vô tình bị con rể là tài xế taxi lây bệnh, và 65 trường hợp dương tính với siêu vi Covid-19 trên toàn quốc, cũng chỉ là bề nổi của tảng băng sơn. Trong bối cảnh siêu vi lây lan ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á, sự kiện mỗi năm có hơn 9 triệu du khách Hoa lục đến Nhật là một bài toán nát óc.

Quen với thiên tai, chính quyền Nhật kêu gọi dân chúng, mỗi người trong khả năng của mình, đóng góp vào « cuộc chiến được dự báo lâu dài » : Đeo khẩu trang, dùng thuốc diệt trùng rửa tay thường xuyên, tránh sinh hoạt đông người. Hệ quả là cuộc đua việt dã Tokyo hàng năm (01/03) với 38.000 người tham gia bị hủy bỏ, thay vào đó là cuộc đua biểu tượng với 200 vận động viên chuyên nghiệp tham gia. Lễ hội mừng sinh nhật Hoàng đế, Chủ Nhật 23/02, cũng bị hủy bỏ.

Tìm virus nơi không có virus

Trên thực tế, chính phủ Nhật dường như không có một giải pháp khả thi : Làm cách nào biết được người bị nhiễm ? Làm sao truy ra hết những ai đã tiếp xúc với người này để cách ly ? Rồi hiệu năng của cách xét nghiệm vì sao không chính xác tuyệt đối ?

Kentaro Iwata, giáo sư khoa truyền nhiễm, đại học Kobe, rất bi quan. Được nhật báo Pháp Les Echos phỏng vấn, chuyên gia Nhật không hy vọng nhiều về khả năng đối phó của chính phủ vì ba vấn đề, nguyên tắc thì đơn giản nhưng làm cho đúng thì không dễ.

Trước hết là biện pháp xét nghiệm. Nước nào cũng nói « xét nghiệm » tìm virus. Nhưng dùng một chiếc que bọc bông gòn tìm « gien » lấy mẫu trong cổ họng, nếu chỉ có một vài bệnh nhân thì rất nhanh. Nhưng điều bất tiện là cần có máy đo tinh vi, và trong trường hợp có cả ngàn ca cùng lúc thì công việc sẽ ứ đọng ngay.

Giới hạn thứ hai của phương pháp này là do chính cách lây truyền của siêu vi. Covid-19 lúc mới xâm nhập, nằm sát dưới đáy lá phổi, tìm kiếm trong cổ họng hay trong mũi thì làm sao có ? Do vậy, tuy đã nhiễm siêu vi nhưng kết quả vẫn là âm tính. Thế nên cần phải cách ly 14 ngày.

Nhưng cách ly cũng có vấn đề của nó. Trong giai đoạn này, nếu kiểm soát lỏng lẻo thì bệnh nhân, vì tưởng lầm không có virus, có thể mang mầm bệnh của mình lây cho nhiều người khác. Đó là lý do mà vì sao trong du thuyền Diamond Princess, ngày nào cũng có thêm cả trăm người bị lây cho dù đã được cách ly.

Tuần lễ bất trắc

Theo giáo sư Kentaro Iwata, những gì sắp xảy ra trong những ngày tới sẽ có tác động quyết định. Hoặc là chính phủ ngăn chận được virus lây lan, hoặc sẽ có thêm hàng ngàn người bị nhiễm. Y tế Nhật đang gặp khó khăn trong việc cách ly người mang mầm bệnh, và truy tông tích để cách ly những người vô tình tiếp xúc với người bị nhiễm đó. Đã có rất nhiều ca lây bệnh cho nhau như thế ở các tỉnh thành nước Nhật, mà không biết ai là người đầu tiên.

Đừng chủ quan

Trong bối cảnh viêm phổi cấp tính chủng mới đang từ Trung Quốc lan rộng đe dọa thế giới, kiến thức về siêu vi cũng như thái độ bi quan của chuyên gia Kentaro Iwata là tiếng chuông cảnh tỉnh.

Một số nhà sinh học, dựa vào nhược điểm của siêu vi không chịu nóng và ẩm, để dự báo Covid-19 sẽ lụi tàn trong mùa xuân với khí hậu ấm lên và mưa nhiều.

Giáo sư Kentaro Iwata khuyến cáo đừng nhầm kết quả khảo sát trong ống nghiệm với thực tế : không thể trông cậy vào cái chết tự nhiên của Covid-19 trong những tuần lễ tới.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200218-ng%C4%83n-ch%E1%BA%ADn-%C4%91%C3%A0-l%C3%A2y-lan-c%E1%BB%A7a-covid-19-nh%E1%BA%ADt-c%C5%A9ng-b%C3%B3-tay

 

Tân Cương: Dân Uighur bị giam vì để râu,

đeo mạng hay truy cập internet

BBC vừa được xem một tài liệu, được cho là tiết lộ những chi tiết từ bên trong, về cách Trung Quốc định đoạt cuộc đời của hàng trăm ngàn người Uighur hiện đang bị giam trong mạng lưới các trại giam.

Liệt kê chi tiết cá nhân của hơn 3.000 người ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, tài liệu này vẽ lên bức tranh khá chi tiết về sự phức tạp liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ.

Tài liệu này gồm 137 trang, với bảng ghi cho thấy mọi người cầu nguyện bao nhiêu lần trong ngày, cách họ ăn mặc, họ liên lạc với ai và cách ứng xử của các thành viên trong gia đình họ.

Trung Quốc phủ nhận những việc làm sai trái và khẳng định rằng, họ đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa ly khai và cực đoan tôn giáo.

Tài liệu này được chuyển ra ngoài, trong điều kiện nguy hiểm cho an toàn cá nhân, từ một nguồn thông tin từ bên trong Tân Cương cung cấp. Năm ngoái, cũng chính nguồn tin này từng công bố một loạt các tài liệu nhạy cảm khác.

Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương, Tiến sĩ Adrian Zenz -thành viên cao cấp của Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản ở Washington, Hoa Kỳ – tin rằng tài liệu được rò rỉ này là thật.

“Tài liệu đáng chú ý này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất mà tôi biết đến nay, rằng Bắc Kinh đang gia tăng đàn áp và trừng phạt những người thực hành các nghi thức bình thường của một tín ngưỡng truyền thống”, ông nhận định.

Một trong những trại giam được đề cập trong tài liệu, “Trung tâm Đào tạo Số bốn” đã được Tiến sĩ Zenz xác định là một trong những trại từng được BBC ghé thăm, nhân chuyến đi do chính quyền Trung Quốc tổ chức vào tháng 5 năm ngoái.

Phần lớn bằng chứng do nhóm phóng viên BBC phát hiện, dường như được tài liệu mới này chứng thực, được chỉnh lại khi xuất bản nhằm bảo vệ quyền riêng tư của các thông tin cá nhân bên trong.

Tài liệu này chứa thông tin chi tiết về các cuộc điều tra 311 cá nhân, liệt kê nguồn gốc, thói quen tôn giáo và mối quan hệ với hàng trăm người thân, hàng xóm và bạn bè.

Các bản án được ghi trong cột cuối cùng của bảng, quyết định xem những người đã được tập trung để cải tạo có nên bị giữ lại hay được thả tự do, và liệu một số trong những người đã được phóng thích trước đó có cần phải đưa vào tập trung lại hay không.

Tìm kiếm sự thật trong các trại ‘cải tạo’ người Duy Ngô Nhĩ

Nhiếp ảnh gia Trung Quốc mất tích tại Tân Cương

TQ chi hàng tỷ USD xây trại giam ở Tân Cương

Tìm hiểu chuyện ‘người Hồi giáo ở TQ bị trấn áp’

Dường như điều này là bằng chứng mâu thuẫn trực tiếp với tuyên bố của Trung Quốc, rằng các trại này chỉ là trường học.

Trong một bài phân tích và xác minh tài liệu, Tiến sĩ Zenz lập luận rằng, tài liệu này đưa ra những hiểu biết sâu sắc hơn nhiều về mục đích thực sự của hệ thống mà Trung Quốc dựng nên.

Tài liệu này cho người ta có một cái nhìn tổng quan về suy nghĩ của những người lãnh đạo, ông nói, cho thấy rõ “các cơ chế tư tưởng và hành chính” của các trại.

Dòng 598 của tài liệu liệt kê trường hợp một phụ nữ 38 tuổi, tên Helchem, được gửi vào trại vì một lý do chính là vài năm trước đây, bà từng đeo khăn mạng che mặt theo phong tục Hồi giáo.

Và đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bị phạt hồi tố một cách tùy tiện kiểu này.

Những người khác bị tập trung đi trại chỉ bởi đơn giản là họ xin hộ chiếu – bằng chứng cho thấy ngay cả ý định đi du lịch nước ngoài hiện cũng được Trung Quốc xem như biểu hiện của sự cực đoan ở Tân Cương.

Ở hàng 66, một người đàn ông 34 tuổi tên là Memettohti bị tập trung cũng chỉ vì lý do này, dù được mô tả là “thực tế không gây rủi ro”.

Có cả trường hợp một người đàn ông 28 tuổi tên là Nurmemet, ở hàng 239, được đưa vào cải tạo lại vì anh ta đã “nhấp vào một đường link trên web và vô tình truy cập vào một trang web nước ngoài”.

Một lần nữa, trường hợp người thanh niên này được ghi là các hành vi khác của anh ta không có vấn đề gì.

Đa phần trong 311 cá nhân chính được liệt kê đều đến từ huyện Karakax, gần thành phố Hotan ở phía nam khu tự trị Tân Cương – một khu vực có hơn 90% dân số là người Uighur.

Người Uighur (Duy Ngô Nhĩ), mà đa số theo Hồi giáo, giống về ngoại hình, gần về ngôn ngữ và văn hóa với các sắc tộc khác ở Trung Á hơn so với người Hán – tộc người chiếm đa số ở Trung Quốc.

Trong những thập kỷ gần đây, đã có hàng triệu người Hán định cư tại Tân Cương. Điều này khiến căng thẳng sắc tộc và ý thức loại trừ nhau về kinh tế ngày càng tăng giữa người Hán và người thiểu số Hồi giáo.

Các vụ bạo lực lẻ tẻ xảy ra là biểu hiện của những căng thẳng đó, và từ đó, thúc đẩy một loạt các phản ứng an ninh ngày càng khắc nghiệt đến từ Bắc Kinh.

Cũng chính vì lý do này mà người Uighur cùng với các nhóm thiểu số khác của Tân Cương, như người Kazakhstan và Kyrgyz, đã trở thành mục tiêu trong chiến dịch tập trung của Trung Quốc.

“Danh sách Karakax”, như Tiến sĩ Zenz gọi tài liệu này, gói gọn những cách thức mà chính quyền Trung

Quốc đang sử dụng để đánh giá những biểu hiện về niềm tin tôn giáo, như dấu hiệu của sự thiếu trung thành.

“Để tìm ra sự bất trung đó ngay từ nhận thức”, ông nói, “nhà nước đã phải tìm cách thâm nhập sâu vào những ngôi nhà và từng trái tim của người Uighur.

Đầu năm 2017, khi chiến dịch tập trung chính thức bắt đầu, các nhóm trung thành của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được gọi là “các dội công tác ở làng”, đã bắt đầu sử dụng một mạng lưới bố ráp khổng lồ để truy quét cào xé xã hội Uighur.

Mỗi thành viên được chỉ định theo dõi một số hộ gia đình nhất định. Họ đến thăm, kết bạn rồi ghi lại một cách chi tiết về “tình hình tôn giáo” trong nhà; chẳng hạn, gia đình đó có bao nhiêu người rồi quan sát xem các nghi thức tôn giáo được cử hành ra sao.

Danh sách Karakax dường như là bằng chứng quan trọng nhất về cách thức chính quyền thu thập thông tin một cách chi tiết và việc chúng được sử dụng như thế nào để đưa mọi người vào các trại tập trung.

Tài liệu cũng tiết lộ, ví dụ, làm thế nào Trung Quốc đã sử dụng khái niệm “mặc cảm về phạm tội” để buộc tội và giam giữ toàn bộ các thành viên trong các đại gia đình ở Tân Cương.

Với mỗi thành viên trụ cột của gia đình, cột thứ 11 được sử dụng để ghi lại các mối quan hệ trong gia đình và những liên hệ xã hội của họ.

Trại tập trung bí ẩn

Bên cạnh mỗi người thân hoặc bạn bè được liệt kê là một ghi chú về những thông tin cơ bản của họ; tần suất họ cầu nguyện, đã được tập trung hay đã ra nước ngoài.

Thật thế, tiêu đề của tài liệu cho thấy rõ rằng, mỗi cá nhân được liệt kê đều có người thân hiện đang sống ở nước ngoài – một yếu tố mà từ lâu đã được coi là một chỉ số chính cho thấy khả năng dẫn tới việc cá nhân đó thiếu đi lòng trung thành, dẫn đến việc chắc chắn là họ sẽ bị tập trung.

Các hàng 179, 315 và 345 chứa một loạt các đánh giá về một người đàn ông 65 tuổi, tên là Yusup.

Hồ sơ của ông cho thấy, ông có hai con gái “đeo mạng che mặt vào năm 2014 và 2015”, một người con trai có khuynh hướng chính trị Hồi giáo và một gia đình thể hiện “thái độ chống người Hán một cách rõ ràng”.

Quyết định đưa ra với trường hợp của ông là “tiếp tục cải tạo” – một trong những thí dụ cho thấy, một cá nhân hoàn toàn có thể bị đưa vào tập trung không chỉ bởi hành động và niềm tin của chính họ, mà còn bởi của những người thân khác trong gia đình.

Thông tin được thu thập bởi các đội công tác ở các làng cũng được đưa vào hệ thống dữ liệu lớn của Tân Cương, được gọi là ‘Nền tảng hoạt động chung tích hợp’ (IJOP).

IJOP chứa các hồ sơ giám sát và kiểm soát của toàn khu vực, được thu thập từ một mạng lưới lớn các camera và phần mềm gián điệp xâm nhập vào điện thoại di động mà người dân buộc phải tải xuống.

Tiến sĩ Zenz gợi ý, IJOP có thể sử dụng trí thông minh nhân tạo để tham chiếu chéo các lớp dữ liệu và gửi thông báo tới các đội công tác ở các làng để điều tra về một cá nhân nào đó.

Người thanh niên vô tình truy cập vào một trang web nước ngoài cũng có thể đã bị cho vào trại tập trung nhờ IJOP.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thuật ngữ “không đáng tin” xuất hiện khá nhiều lần trong tài liệu.

Đó là lý do khiến 88 cá nhân khác bị đưa vào trại.

Tiến sĩ Zenz lập luận rằng, điều này là bằng chứng cho thấy hệ thống này được thiết kế không phải dành cho những người đã phạm tội, mà thực ra là cho toàn bộ nhân khẩu học – những người được xem là có thể đáng bị nghi ngờ.

Trung Quốc khẳng định rằng, Tân Cương có các chính sách “tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người”. Họ cũng khẳng định rằng, cái mà họ gọi là “chương trình đào tạo nghề ở Tân Cương” là “với mục đích chống khủng bố và cực đoan tôn giáo”, viện dẫn thêm những người đã bị kết án về tội liên quan đến khủng bố hoặc cực đoan tôn giáo đang được “cải tạo” tại các trung tâm này.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp trong Danh sách Karakax lại bị tập trung với nhiều lý do khác nhau kết hợp lại, từ vấn đề tôn giáo, hộ chiếu, gia đình, liên hệ với nước ngoài hoặc đơn giản là bị đánh giá là không đáng tin cậy.

Một lý do thường xuyên được liệt kê là vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt của Trung Quốc.

Trong mắt các nhà chức trách Trung Quốc dường như, có quá nhiều trẻ em là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy, người Uighur đặt lòng trung thành đối với văn hóa và truyền thống của họ lên trên sự tuân phục đối với chỉ thị của nhà nước.

Từ lâu nay, Trung Quốc đã bảo vệ các hành động của nước này tại Tân Cương, nói rằng đây là một phần trong cách ứng phó khẩn cấp trước mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Danh sách Karakax chứa một số chỉ dẫn tham khảo về các tội nói trên, với ít nhất là sáu mục gồm chuẩn bị, thực hành hoặc xúi giục khủng bố và hai trường hợp xem các video bất hợp pháp.

Nhưng mục đích lớn hơn của những người biên soạn tài liệu dường như lại là chuyện đức tin, với hơn 100 mục mô tả “không khí tôn giáo” tại nhà.

Danh sách Karakax không được đóng dấu, vì vậy, rất khó để xác minh tính xác thực của nó.

Tài liệu này được cho là đã được đưa ra khỏi Tân Cương vào khoảng cuối tháng 6 năm ngoái, cùng với một số giấy tờ nhạy cảm khác.

Cuối cùng, tài liệu này đến tay một người Uighur lưu vong dấu tên.

Sau khi công bố phần đầu tiên vào năm ngoái, Danh sách Karakax sau đó được chuyển tiếp tới một người Uighur khác sống ở Amsterdam, Asiye Abdulaheb.

Bà nói với BBC rằng, bà chắc chắn tài liệu đó là thật.

“Bất kể trên tài liệu này có đóng dấu hay không, đây là thông tin về người thật, việc thật”, bà Abdulaheb nói. “Đây là thông tin riêng tư về những người mà họ không được ra mặt. Vì vậy, không có cách nào để chính phủ Trung Quốc tuyên bố đây là tài liệu giả.”

Giống như tất cả những người Uighur sống ở nước ngoài, bà Abdulaheb mất liên lạc với gia đình ở Tân Cương khi chiến dịch giam cầm bắt đầu.

Nhưng bà nói rằng bà không có lựa chọn nào khác ngoài việc công bố tài liệu trên, chuyển nó cho một nhóm các tổ chức truyền thông quốc tế, trong đó có BBC.

“Tất nhiên là tôi lo lắng về sự an toàn của người thân và bạn bè tôi”, bà nói. “Nhưng nếu mọi người cứ im lặng chỉ vì muốn bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình mình, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể ngăn chặn được những tội ác kiểu này”.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố rằng, tất cả mọi người trong “các trung tâm đào tạo nghề” của họ giờ đã “tốt nghiệp“. Tuy nhiên, tuyên bố cũng nói rằng, một số trung tâm kiểu này vẫn có thể mở ra để tiếp nhận các học viên mới nếu những người này thực tâm mong muốn như vậy.

Gần 90% trong số 311 người nằm trong Danh sách Karakax được thể hiện thị là đã hoặc sắp được trả tự do sau một năm tập trung trong trại.

Nhưng Tiến sĩ Zenz chỉ ra rằng, các trại cải tạo chỉ là một phần của hệ thống lớn hơn, phần lớn vẫn bị che giấu khỏi thế giới bên ngoài.

Hơn hai chục cá nhân được “đề nghị” đưa vào “làm trong khu công nghiệp” – một đề nghị về nghề nghiệp mà họ không có lựa chọn nào khác ngoài tuân theo. Nhiều ý kiến lo ngại rằng, Trung Quốc hiện đang xây dựng một hệ thống lao động cưỡng chế trong giai đoạn tiếp theo của kế hoạch của họ, nhằm điều chỉnh cuộc sống của người Duy Ngô Nhĩ với tầm nhìn của chính họ về một xã hội hiện đại.

Có hai trường hợp, việc cải tạo kết thúc bằng việc những người này được đưa đến trung tâm giam giữ, một nhắc nhở về hệ thống nhà tù chính thức đã bị phá bỏ trong những năm gần đây.

Nhiều mối quan hệ gia đình được liệt kê trong tài liệu cho thấy, cha mẹ hoặc anh chị em có thể bị tập trung với thời hạn dài, đôi khi chỉ vì các hoạt động và thực hành tôn giáo hoàn toàn bình thường.

Cha của một người đàn ông được cho là đã bị kết án năm năm vì “có một bộ râu dày hai màu và tổ chức một nhóm nghiên cứu về tôn giáo”.

Một người hàng xóm được báo cáo là bị tập trung 15 năm vì “liên hệ qua mạng với người ở nước ngoài” và em trai của một người đàn ông khác nhận 10 năm vì “lưu hình ảnh phản bộ trên điện thoại”.

Dù Trung Quốc có đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương hay không, Tiến sĩ Zenz cho rằng, Danh sách Karakax cho chúng ta biết một điều quan trọng trong tư duy của hệ thống này.

“Nó tiết lộ tư duy của kiểu đấu tố, truy bắt và đang tiếp tục thống trị đời sống xã hội ở khu vực này”, ông nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51541272

 

Virus corona:

‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’

Danny VincentBBC News, Hong Kong

Khi Kem Senou Pavel Daryl, một sinh viên 21 tuổi người Cameroon sống ở Trung Quốc, bị nhiễm virus corona, anh không có ý định rời khỏi Trung Quốc, ngay cả khi điều đó là có thể.

“Bất kể chuyện gì xảy ra tôi cũng không muốn đưa bệnh dịch đến châu Phi”, anh nói từ ký túc xá của trường đại học, nơi đang bị cách ly 14 ngày.

Anh bị sốt, ho khan và các triệu chứng giống cúm.

Khi bị bệnh, Kem Senou nghĩ lại thời gian còn bé ở Cameroon lúc mắc bệnh sốt rét. Anh lo điều tệ nhất có thể xảy ra.

“Khi tôi đến bệnh viện lần đầu tiên, tôi đã nghĩ về cái chết và hình dung cái chết của mình sẽ xảy ra như thế nào”, anh nói.

Trong 13 ngày, anh bị cô lập trong một bệnh viện địa phương của Trung Quốc. Kem Senou được điều trị bằng kháng sinh và thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh nhân HIV. Sau hai tuần được chăm sóc, anh bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

CT scan cho thấy không có dấu vết của bệnh. Kem Senou trở thành người châu Phi đầu tiên được biết bị nhiễm virus corona và là người đầu tiên phục hồi. Nhà nước Trung Quốc cung cấp mọi chăm sóc y tế cho anh.

Ai Cập trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Phi xác nhận một trường hợp nhiễm virus corona. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn có thể rất chật vật để đối phó với sự bùng phát tiềm tàng của căn bệnh này, dẫn đến hơn 1.770 người chết và lây nhiễm hơn 72.000 người, đa số ở Trung Quốc.

“Tôi không muốn về nhà trước khi học xong. Tôi nghĩ rằng không cần phải trở về nhà vì tất cả các chi phí bệnh viện đã được chính phủ Trung Quốc lo cho”, Kem Senou nói.

Nên sơ tán hay không?

Kể từ cuối tháng 1, các chính phủ trên khắp thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ, đã bắt đầu sơ tán công dân của họ ra khỏi Vũ Hán và các thành phố lân cận.

Nhưng hàng ngàn sinh viên, công nhân và gia đình châu Phi, vẫn ở trong tình trạng bị chôn chân ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc – nơi ổ dịch phát xuất ở Vũ Hán – và một số người nghĩ rằng chính phủ của họ nên làm nhiều hơn để giúp dân mình.

“Chúng tôi là con dân của châu Phi nhưng châu Phi không sẵn lòng đến giải cứu khi chúng tôi trong lúc cấp thiết nhất”, Tisiliyani Salima, sinh viên y khoa tại Đại học Y khoa Tongji và chủ tịch hiệp hội sinh viên Zambian tại Vũ Hán nói.

Trong gần một tháng, cô Salima sống trong hoàn cảnh tự cách ly.

Thời gian đã bắt đầu mất đi ý nghĩa với sinh viên 24 tuổi. Cô ngủ hết ngày này qua ngày khác và cập nhật thông tin trên các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc.

Cô đóng vai trò là người liên lạc giữa đại sứ quán của mình và 186 sinh viên Zambian bị cách ly ở Vũ Hán. Nhiều người lo lắng về an toàn thực phẩm, nhu yếu phẩm, và thiếu thông tin trong một thành phố mà tuần này đã chứng kiến trung bình 100 người chết mỗi ngày.

Cô chứng kiến những người bạn quốc tế cùng lớp di tản khỏi thành phố trong khi đồng hương của mình bị bỏ lại phía sau.

“Tại phía Nam của Sahara hầu hết các nước châu Phi đã có phản ứng tương tự”, một sinh viên đồng ý nói chuyện với điều kiện giấu tên cho biết.

“Các nước châu Phi công khai hoặc phát biểu riêng rằng Trung Quốc có thể xử lý thỏa đáng tình huống. Nhưng tình hình thật ra không được kiểm soát. Khi bạn lắng nghe phản hồi chính thức, nó nói với bạn rằng các nước châu Phi không muốn xúc phạm Trung Quốc. Chúng tôi không ở thế mạnh để mà cả với Trung Quốc,” sinh viên này nói.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và mối quan hệ giữa hai bên đã nở rộ trong những năm gần đây.

Trong quá trình đó Trung Quốc đã trở thành quê hương của 80.000 sinh viên châu Phi, nhiều người bị thu hút đến đây vì các chương trình học bổng. Nhưng lãnh đạo cộng đồng nói rằng các gia đình, trẻ và già bị mắc kẹt ở tỉnh Hồ Bắc nhận được rất ít sự viện trợ hoặc hỗ trợ từ chính phủ của họ.

“Mọi người đang nói: ‘Đừng mang chúng tôi trở lại vì Nigeria không thể xử lý tình trạng của chúng tôi.’ Tôi cảm thấy mâu thuẫn nhưng cuối cùng thì tôi cũng là con người “, Angela, một sinh viên mới tốt nghiệp từ Nigeria, người không tiết lộ họ của mình, nói.

“Tôi sẽ rất cảm kích nếu họ nhận ra rằng có người Nigeria ở đây nhưng chúng tôi dường như không phải là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ chính phủ của mình”, cô nói.

Tuần trước, lần đầu tiên sau 22 ngày bị phong tỏa, nhu yếu phẩm ngày càng cạn kiệt đã buộc Angela phải mạo hiểm ra khỏi căn hộ của mình để mua một số vật liệu.

“Thành phố giống như một thị trấn ma. Khi tôi rời khỏi khu nhà ở của mình, tôi không biết liệu mình có được phép quay lại hay không. Mọi người đang kiểm tra nhiệt độ bên ngoài cổng,” cô nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ căn hộ.

Vào ngày 30 tháng 1, cộng đồng người Cameroon đã viết một bức thư ngỏ gửi tổng thống kêu gọi chính phủ sơ tán công dân bị mắc kẹt trong tâm chấn của vụ dịch.

Nhiều tuần lễ sau, Tiến sĩ Pisso Scott Nseke, một nhà lãnh đạo cộng đồng ở Vũ Hán, nói rằng người dân Colombia vẫn đang chờ phản hồi.

Ông chấp nhận rằng cộng đồng không hoàn toàn đồng ý với nhau trong mong muốn được sơ tán nhưng nói rằng họ thất vọng vì thiếu sự trợ giúp từ chính phủ.

Vào giữa tháng Hai, Ai Cập, Algeria, Mauritius, Morocco và Seychelles đã chuyển công dân của họ ra khỏi tỉnh Hồ Bắc.

Các quốc gia khác như Ghana và Kenya được cho là đang xem xét việc sơ tán.

“Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi”

Một số quốc gia đã gửi hỗ trợ tài chính cho công dân của họ.

Theo người đứng đầu hiệp hội sinh viên Bờ Biển Ngà ở Vũ Hán 77 người Ivoiria trong thành phố đã được trao cho 490 đôla sau nhiều tuần thảo luận với chính phủ. Nhưng nhiều người đang ngày càng thất vọng bởi lập trường của chính phủ nước mình.

Ghana đã gửi hỗ trợ tài chính cho các công dân của mình.

“Ở lại đây không đảm bảo sự an toàn của chúng tôi. Chúng tôi chỉ đang ở một đất nước có cơ sở y tế tốt hơn”, bà Salima nói.

“Chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Người Trung Quốc rõ ràng đã tức giận vì người Mỹ kéo người dân của họ về, vì họ cảm thấy điều đó gây ra sự hoảng loạn”, một sinh viên đồng ý nói trong điều kiện giấu tên. “Ở đây có rất nhiều sự ngờ vực chính quyền,” ông nói thêm.

Một số người đang kêu gọi một chiến lược toàn lục địa để giúp đỡ các công dân châu Phi ở Trung Quốc.

“Quyết định sơ tán không phải là vấn đề ‘đoàn kết’ với Trung Quốc hay không. Trách nhiệm của mọi quốc gia là chăm sóc sức khỏe cho công dân mọi lúc mọi nơi, kể cả ở Trung Quốc”, Hannah Ryder từ cơ quan Phát triển Reimagined, một công ty tư vấn phát triển quốc tế có trụ sở tại Bắc Kinh, nói.

Riêng sinh viên Kem Senou, anh nói không có kế hoạch trở lại Cameroon.

“Đó sẽ là một ý tưởng không hay và nguy hiểm. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi về virus là tâm lý và cảm xúc. Trở về nhà không phải là một lựa chọn cho tôi bây giờ.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51541531

 

TQ cấp phép bán ra thị trường

thuốc chống virus gây dịch COVID-19

Thuốc Favilavir đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị virus Corona mới (nCoV) gây dịch viêm phổi COVID-19.

Tờ China Daily ngày 17.2 đưa tin Cơ quan quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc đã lần đầu cấp phép sản xuất thuốc Favilavir chống nCoV gây dịch COVID-19 để bán ra thị trường.

Thông tin trên được chính quyền thành phố Thái Châu thuộc tỉnh Chiết Giang xác nhận.

Favilavir, trước đây gọi là Fapilavir, được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị bệnh COVID-19 trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.

Favilavir do Công ty Dược phẩm Hisun Chiết Giang phát triển. Lô thuốc Favilavir đầu tiên bắt đầu được sản xuất vào ngày 16.2 và được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn cũng như điều trị bệnh COVID-19.

Trong khi đó, tính đến tối 17.2, thế giới có tổng cộng 1.775 người tử vong vì virus nCoV, trong đó có 1.770 người ở Trung Quốc đại lục, 5 ca còn lại ở Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Philippines và Pháp. Số ca nhiễm virus nCoV đã lên đến 71.447.

Còn theo Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), tính đến hết ngày 16.2 số người chết vì dịch Covid-19 tại đại lục là 1.770, tăng 105 ca so với ngày trước đó. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm virus nCoV ở Trung Quốc đại lục hiện là 70.553.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/33023-tq-cap-phep-ban-ra-thi-truong-thuoc-chong-virus-gay-dich-covid-19.html

 

Trung Quốc miễn thuế bổ sung

gần 700 mặt hàng của Mỹ

Triệu Hằng

Hôm 18/2, Trung Quốc cho biết họ sẽ chấp nhận đơn xin miễn trừ thuế đối với 696 sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng quan trọng, như thịt bò, thịt lợn, đậu nành, khí tự nhiên hóa lỏng và dầu thô.

Đây là đợt miễn trừ thứ ba và đáng kể nhất được Trung Quốc cấp cho đến nay kể từ khi bắt đầu tranh chấp thương mại với Mỹ. Trước đó, vào ngày 15/1, hai nước đã ký thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1”, và Trung Quốc cam kết sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hai năm.

Các sản phẩm khác được miễn thuế quan bổ sung bao gồm ethanol biến tính và các loại lúa mì, ngô và miến. Một số thiết bị y tế và kim loại bao gồm quặng đồng và tinh quặng, đồng vụn và nhôm vụn cũng được miễn trừ, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, các công ty mong muốn được miễn giảm thuế quan bổ sung cho các sản phẩm từ Mỹ có thể nộp đơn từ ngày 2/3. Bất kỳ miễn trừ nào được cấp cũng sẽ có hiệu lực trong 1 năm.

Việc miễn trừ diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các quan chức Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế lớn đối với việc đi lại và vận chuyển, nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại virus, hiện giết chết gần 1.900 người và lây nhiễm cho hơn 70.000 người tại quốc gia này.

Một số quan chức và nhà phân tích Mỹ đã đặt ra các câu hỏi liệu Trung Quốc có thực hiện các cam kết mua hàng được quy định trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” hay không, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành tại nước này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-mien-thue-bo-sung-gan-700-mat-hang-cua-my.html

Giám đốc bệnh viện ở Vũ Hán tử vong vì COVID-19

Triệu Hằng

Bác sĩ Lưu Trí Minh (Liu Zhiming), giám đốc Bệnh viện Vũ Xương ở thành phố Vũ Hán – tâm chấn dịch COVID-19, đã qua đời do chính căn bệnh này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.

Bác sĩ Lưu Trí Minh qua đời vào 10h30 sáng ngày 18/2, sau một thời gian chiến đấu với virus corona chủng mới.

Rạng sáng 18/2, vợ ông Lưu Trí Minh trả lời phỏng vấn truyền thông, cho biết ông Lưu vẫn đang được cấp cứu, tuy nhiên do bệnh tình nghiêm trọng, nên đã phải sử dụng ECMO (kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) sau đó xác nhận, bác sĩ Lưu qua đời lúc 10h30 sáng 18/2. Bản tin trên truyền hình dẫn lời đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh xác nhận cái chết của vị bác sĩ.

Ông Lưu Trí Minh, sinh năm 1969, ở thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, ông là tiến sĩ, bác sĩ, chuyên gia ngoại khoa thần kinh, Viện trưởng Bệnh viện Vũ Xương, Vũ Hán.

Trước đó, vào ngày 10/2, ông Lâm Chính Bân (Lin Zhengbin), chuyên gia đầu ngành về ghép thận tại Trung Quốc đã tử vong vì nhiễm COVID-19.

Trong khi giới truyền thông Trung Quốc ca ngợi ông Lâm Chính Bân là một bác sĩ danh tiếng, thì trên thực tế, ông này nằm trong danh sách các nghi phạm thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ những người còn sống.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giam-doc-benh-vien-o-vu-han-da-tu-vong-vi-covid-19.html

 

Virus corona – Covid-19 : Cam Bốt lo ngại dịch

sau khi đón tàu MS Westerdam

Thu Hằng

Tổng cộng có 1.222 hành khách trên tầu MS Westerdam được phép lên bờ khi du thuyền này cập cảng Sihanoukville ngày 13/02/2020. Đích thân thủ tướng Hun Sen ra ôm hôn, chào đón một số hành khách. Việc một hành khách của tầu này được xác nhận nhiễm Covid-19 khiến Cam Bốt ráo riết tìm kiếm vết tích của số hành khách đã lên bờ.

Chính quyền Phnom Penh nhận ra mối nguy hiểm về « quả bom nổ chậm » hơi trễ. Mọi hành khách trên tầu MS Westerdam đều có nguy cơ nhiễm Covid-19 từ hành khách người Mỹ. Khi tầu cập cảng, chỉ có 20 trường hợp có một số triệu chứng tiêu chảy, cúm, được xét nghiệm nhưng đều cho kết quả âm tính với Covid-19. Trong ngày 14/02, chính quyền Phnom Penh điều nhiều xe ca chở họ đi tham quan thủ đô, hoặc đến một số bãi biển quanh Sihanoukville.

Ngày 16/02, một đợt hành khách khác của tầu MS Westerdam được phép lên bờ, trong đó có một cặp vợ chồng người Pháp. Họ đã đến sứ quán Pháp ở Phnom Penh và trở về Pháp cùng ngày. Trả lời trang Le Figaro ngày 17/02, họ cho biết ngay khi về đến nhà ở Bretagne (đông bắc Pháp), đã được bộ Y Tế liên lạc để cho biết tình hình, đồng thời đề nghị họ « theo dõi thân nhiệt và bất kỳ triệu chứng cảm cúm nào », cũng như tránh gặp người khác cho đến cuối tháng Hai.

Hiện vẫn còn khoảng 233 du khách vẫn còn ở trên tầu cùng với hơn 747 nhân viên. Phát ngôn viên tỉnh Preah Sihanouk cho biết tất cả sẽ được xét nghiệm Covid-19. Thủ tướng Hun Sen hiện phải phối hợp với nhiều chính phủ nước ngoài, cũng như với Tổ Chức Y Tế Thế Giới để tìm ra vết tích của những hành khách đã lên bờ, cũng như lộ trình và những người mà họ đã tiếp xúc để tránh nguy cơ lây lan.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200218-covid-19-cam-b%E1%BB%91t-lo-t%C3%ACm-l%E1%BA%A1i-h%C6%A1n-1200-h%C3%A0nh-kh%C3%A1ch-t%E1%BA%A7u-ms-westerdam

 

Virus corona – Covid-19: Lấy lòng Trung Quốc,

Hun Sen muốn chứng tỏ không sợ dịch bệnh

Thụy My

Có thể may mắn không bị dính con virus Covid-19 vốn không « phân biệt đối xử » giữa lãnh đạo và thường dân, nhưng liệu bây giờ ông thủ tướng Cam Bốt có bị lây « bệnh sợ hãi » ?

Trong bài viết mang tựa đề « Cam Bốt phủ phục trước Trung Quốc » (tạm dịch), Asia Times nhận định nhà lãnh đạo Hun Sen dường như không quan tâm đến việc con virus corona đáng sợ đang nhanh chóng lan tràn, có thể giết người tại quốc gia Đông Nam Á này. Nhưng rõ ràng mối ưu tư của ông chỉ là làm sao duy trì mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc.

Hôm 13/02/2020, chính phủ của ông Hun Sen cho phép 2.200 hành khách trên tàu Westerdam được cập cảng Sihanoukville, trong khi chiếc tàu du lịch khổng lồ này đã bị năm nước (Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, đảo Guam của Mỹ, Thái Lan) từ chối do sợ bị lây nhiễm virus. Tập đoàn Holland America Line, chủ con tàu đã ngỏ lời cảm ơn chính quyền Cam Bốt.

Nhưng cùng lúc đó, ông Hun Sen từ chối cho di tản những công dân Cam Bốt đang kẹt ở Trung Quốc, nơi nạn dịch virus corona đến nay đã làm gần 1.900 người chết.

Không sơ tán sinh viên ở Vũ Hán để « chia sẻ vui buồn »

Khi được hỏi về khả năng đưa 23 sinh viên Cam Bốt ở ổ dịch Vũ Hán hồi hương, ông trả lời : « Chúng tôi giữ họ ở đó để chia sẻ vui buồn và giúp đỡ người Trung Quốc giải quyết tình hình. Nếu di tản các sinh viên này, có thể sẽ làm chấm dứt cơ hội du học tại đây. Bắc Kinh có thể ngưng cấp học bổng ».

Trong một động thái khác nhằm nịnh nọt Trung Quốc, Hun Sen nói rằng mọi người ở Cam Bốt cần phải tháo khẩu trang ra, từ chối đeo. Ông từng giận dữ quát tháo các phóng viên trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh những ngày gần đây : « Thủ tướng không đeo khẩu trang, tại sao các vị lại đeo ? »

Hun Sen cũng bác bỏ những lời kêu gọi cấm các chuyến bay từ Trung Quốc, trong khi cho đến nay có ít nhất 3.000 người Trung Quốc bay thẳng từ tâm dịch Vũ Hán đến Cam Bốt. Ông tuyên bố : « Không cần thiết phải ngưng các chuyến bay từ Trung Quốc, vì làm như thế sẽ giết chết nền kinh tế và phá hủy mối quan hệ với Trung Quốc ».

Trung Quốc đã trở thành đồng minh thân cận nhất và là nhà đầu tư lớn nhất vào Cam Bốt. Hiện nay có hơn 250.000 công dân Trung Quốc sinh sống ở Cam Bốt, chiếm 60% tổng số ngoại kiểu tại một đất nước có 17 triệu dân, theo số liệu của bộ Nội Vụ Cam Bốt.

Tân Hoa Xã khen ngợi cách xử sự của Hun Sen trước nạn dịch corona đang bùng phát, cho rằng đây là « sự hỗ trợ quan trọng đối với Trung Quốc ». Ngược lại, những người chỉ trích tỏ ra phẫn nộ, chế giễu ông trên mạng xã hội, cáo buộc Hun Sen đã bán rẻ lợi ích quốc gia cho Bắc Kinh để kiếm tiền.

Ông Hun Sen viện vào báo cáo chính thức, là tại Cam Bốt chỉ có một người duy nhất bị nhiễm virus corona chủng mới, đó là một người đàn ông Trung Quốc 60 tuổi ở Vũ Hán, hiện sống tại Sihanoukville. Theo bộ Y Tế Cam Bốt, bệnh nhân tên Jia Jianhau đã khỏi bệnh và không còn bị cách ly từ ngày 10/2.

Đọc thêm: Sihanoukville, thuộc địa Trung Quốc ?

Thành phố cảng xinh đẹp này của Trung Quốc bị khách du lịch phương Tây than phiền là đã bị « Hán hóa », do các nhà đầu tư Trung Quốc làm chủ hầu hết các khách sạn, nhà máy, sở hữu nhiều căn hộ, nhà hàng massage và 80 casino. Đặc khu kinh tế Sihanoukville là khu vực miễn thuế giữa Trung Quốc và Cam Bốt, là một mắt xích trong kế hoạch « Một vành đai, Một con đường » được Bắc Kinh dự trù đầu tư đến 1.000 tỉ đô la.

« Bệnh sợ hãi »

Theo Asia Times, trong những năm gần đây ông Hun Sen ra sức đè bẹp các phương tiện truyền thông độc lập tại Cam Bốt, khiến người ta nghi ngờ thông tin chỉ có mỗi một người bị nhiễm virus từ Vũ Hán. Đất nước này hầu hết là những vùng nông thôn nghèo, nên số ca nhiễm không được báo cáo có thể cao hơn nhiều.

Trước dư luận, Hun Sen hỏi ngược lại : « Đã có người Cam Bốt nào, hay người ngoại quốc nào sống tại đây bị chết vì dịch bệnh chưa ? Căn bệnh thực sự xảy ra tại Cam Bốt bây giờ là bệnh sợ hãi, chứ không phải bệnh do virus corona ở thành phố Vũ Hán ».

Quan điểm của thủ tướng Cam Bốt được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh, và ông Tập đã tiếp đón ông Hun Sen tại Đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh hôm 5/2. Hun Sen nói với Tập Cận Bình rằng ông đến Trung Quốc « để bày tỏ sự ủng hộ của Cam Bốt trong cuộc chiến chống dịch bệnh », và thăm các sinh viên Cam Bốt đang bị cách ly tại Vũ Hán cùng với cư dân của thành phố.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh từ chối yêu cầu của ông Hun Sen. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói : « Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng thủ tướng Hun Sen quan tâm sâu sắc tới sinh viên Cam Bốt tại Trung Quốc. Tuy nhiên do Vũ Hán đang làm tất cả những gì có thể làm được để chống dịch bệnh bùng phát, và lịch làm việc đang rất kín, một chuyến thăm Vũ Hán lúc này không thể sắp xếp được một cách hợp lý ».

Hun Sen, nhà lãnh đạo thường tuyên bố hùng hồn và từng kinh qua chiến đấu, rõ ràng không muốn công khai thể hiện nỗi sợ hãi đối với một con virus siêu nhỏ.

Hôm 11/2, để đáp trả quyết định của Liên Hiệp Châu Âu hủy bỏ một số ưu đãi dành cho hàng xuất khẩu của Cam Bốt, ông tuyên bố : « Chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến và bi kịch, nhưng vẫn không chết ». Ông kêu gọi các công nhân dệt may, lãnh vực chủ chốt từng được dành nhiều ưu tiên khi nhập vào thị trường châu Âu, không nên sợ hãi.

Ngành dệt may đang thu dụng đến trên 700.000 công nhân, và Cam Bốt là nhà cung cấp hàng dệt may đứng thứ sáu tại châu Âu. Asia Times cho rằng từ nay Cam Bốt lại càng lệ thuộc hơn vào viện trợ và đầu tư của Bắc Kinh.

Trong số các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vào Cam Bốt, có bảy đập thủy điện, dự kiến cung cấp phân nửa nhu cầu điện của quốc gia. Trung Quốc cũng đã xây dựng gần 2.900 kilomet cầu đường trong hai thập niên qua. Trong cuộc họp báo về virus corona hôm 30/1, Hun Sen khẳng định : « Chúng tôi chỉ cần phải hợp tác với đại sứ quán Trung Quốc tại Cam Bốt, và đối xử tốt với các nhà đầu tư, công dân, khách du lịch Trung Quốc là được ».

Câu chuyện được khoác tấm áo nhân văn bỗng trở thành ác mộng

Quay lại với chiếc tàu Westerdam ở trên, câu chuyện tưởng chừng tốt đẹp này lại bất ngờ có một kết thúc không…có hậu. Một hành khách nữ 83 tuổi người Mỹ trên tàu, sau khi rời Phnom Penh và quá cảnh tại Kualar Lumpur để trở về Hoa Kỳ, bị phát hiện sốt và xét nghiệm thì dương tính. Hai vợ chồng bà đang bị cách ly ở Malaysia.

Hóa ra trước đó chỉ có 20 hành khách của Westerdam đến phòng y tế trên tàu để xét nghiệm, tất cả đều âm tính – theo AP. Số còn lại chỉ điền vào một bảng câu hỏi về tình trạng sức khỏe và được kiểm tra thân nhiệt. AFP cho biết trên 1.200 hành khách sau đó đã xuống tàu. Một số còn được đến các bãi biển của Sihanoukville hay thăm Phnom Penh bằng xe buýt, những tấm hình trên báo chí cho thấy du khách tươi cười, không ai mang khẩu trang.

Bà khách Mỹ bị lây nhiễm từ lúc nào, và đã tiếp xúc với những ai ? Đây là nỗi lo lớn khi nhiều hành khách trên tàu đã tứ tán khắp nơi. Làm thế nào tìm được dấu vết của họ và những người đã trực tiếp gặp họ ? Trước mắt công ty Holland America cho biết đang hợp tác với nhiều chính phủ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các trung tâm xét nghiệm ở Hoa Kỳ để truy tìm những người tiếp xúc với bà cụ bị nhiễm virus. Cuộc truy lùng số hành khách còn lại chắc chắn mất rất nhiều công sức.

Thái Lan, nước từ chối cho tàu Westerdam vào bến, muốn cấm nhập cảnh tất cả những người từng có mặt trên chuyến tàu này, nhưng một số đã quá cảnh Bangkok. Việt Nam may mắn hơn, nhờ một nhân viên tiếp tân khách sạn cảnh báo, 8 hành khách tàu Westerdam đặt phòng tại Hà Nội rốt cuộc đã hủy. Singapore thì buộc cách ly hai công dân trên tàu, tuyên bố không cho hành khách nào quá cảnh. Hiện trên tàu Westerdam còn 233 hành khách và 747 nhân viên.

Bản thân thủ tướng Hun Sen cũng không mang khẩu trang khi đến cầu tàu thân mật bắt tay các du khách, và còn ôm hoa tặng họ. Thế nên có tin đồn ông Hun Sen đã bị nhiễm virus corona, bộ Y Tế Cam Bốt hôm 17/2 phải bác bỏ tin này.

Có thể may mắn không bị dính con virus Covid-19 vốn không « phân biệt đối xử » giữa lãnh đạo và thường dân, nhưng liệu bây giờ ông thủ tướng Cam Bốt có bị lây « bệnh sợ hãi » ?

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200218-l%E1%BA%A5y-l%C3%B2ng-trung-qu%E1%BB%91c-hun-sen-mu%E1%BB%91n-ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%8F-kh%C3%B4ng-s%E1%BB%A3-virus-corona

 

Malaysia và Việt Nam

sẽ ký thỏa thuận chống đánh bắt cá trộm

Malaysia và Việt Nam chuẩn bị ký một thỏa thuận nhằm chống tình trạng ngư dân Việt Nam vào đánh cá trộm ở vùng nước của Malaysia. Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho báo chí biết thông tin này hôm 17/2.

Bộ trưởng Abadullah cho biết thỏa thuận này là tiếp theo một thư bày tỏ ý định được ký giữa hai bên vào tháng 8 năm ngoái. Ông cho biết là chỉ trong vòng năm ngoái, phía Malaysia đã bắt giữ 141 ngư dân Việt Nam xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết thêm là phía Việt Nam cũng cho thấy dấu hiệu tích cực để giải quyết vấn đề này.

Theo cơ quan Thực thi pháp luật trên biển của Malaysia (MMEA), hồi tháng 9 năm ngoái một tàu cá của Việt Nam đã bị bắt giữ mặc dù một tàu chấp pháp của Việt Nam lúc đó đã tìm cách can thiệp để giải thoát cho tàu cá.

Malaysia và Việt Nam có một vùng chồng lấn bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mở rộng ở phía cửa vịnh Thái Lan.  Hồi tháng 5/1992, Việt Nam và Malaysia đã ký thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn. Thỏa thuận này hiện mới chỉ dừng lại ở việc thăm dò dầu khí mà không đề cập đến hợp tác nghề cá.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysia-seeks-deal-with-vn-over-sea-intrusions-02182020071533.html