Điểm Nóng TC: Một ngày buồn thê thảm cho nhà độc tài Tập Cận Bình và đám nịnh thần

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Nóng TC: Một ngày buồn thê thảm cho nhà độc tài Tập Cận Bình và đám nịnh thần

Trần Nguyên / Người Xứ Bưởi 

12.02/2020
Tin tức chính thức công bố từ phía Trung Cộng cho biết con số nhiễm bịnh và chết vì virus Corona bất ngờ gia tăng khiếp đảm ( xem phụ đính 1 phía dưới).
1/ Mặc dù Trung Cộng đã dỡ trò ma giáo thay đổi hoàn toàn phương cách quy định chỉ đưa ra con số bịnh nhân có triệu chứng hiện ra bị nhiễm trầm trọng.
Với phương pháp quy định mới này, Trung Cộng đã giảm con số bị bịnh ít nhứt còn lại hơn một nữa. Nhưng không ngờ hôm nay con số bị bịnh trái lại lần đầu tiên đã vọt lên trên 30% với khoảng 15.000 người . Như vậy vào thời điểm này có 60.329 người bị bịnh nặng và có 1369 người bị chết.
So sánh với hôm qua “ chỉ có “ 45.000 người bị bịnh và 1115 người bị chết:
2/ Một điểm đáng chú yếu là tạp chí nổi tiếng Time đã thực hiện hình bìa với tấm ảnh hí họa của Tập Cận Bình mang khẩu trang với dòng chử mỉa mai “ CHINA’S TEST” .
3/ Một lần nữa cho thấy luật Nhân Quả  báo ứng đã xảy ra cho Tập Cận Bình và chế độ độc tài Trung Cộng là trước đây họ tìm cách cấm đoán không cho Phong Trào Dân Chủ Hồng Kông mang khẩu trang đi biểu tình thì nay cả nước đều phải mang khẩu trang – kể cả Tập Cận Bình và Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam –
4/ Từ đầu Tết Nguyên Đán khi thấy Tập Cận Bình phải triệu tập Bộ Chánh Trị để đối phó “tử    chiến” với Virus Corona thì chúng tôi đã phân tích ngay tầm nguy hiểm của nạn dịch này đối với Tập Cận Bình nói riêng và chế độ Trung Cộng nói chung:
Càng ngày càng thấy rõ tầm nguy hiểm này lộ ra và nhứt là con số thực sự còn lên cao nhiều gấp 10 lần hơn nữa như chứng cớ dưới đây đã cho thấy từ đầu tháng 2 đã có tới 154.023 người đã nhiễm bịnh thay vì con số chính thức do Trung Cộng đưa ra chỉ chút xíu nhỏ gấp 10 lần là 14,446 người bị nhiễm bịnh ( xem phụ đính 2 phía dưới )
Kết Luận:
Vâng hôm nay quả là một ngày buồn thể thảm cho nhà độc tài Tập Cận Bình & chế độ Trung Cộng , nhưng lại là một ngày vui lớn cho các dân tộc đang bị Bắc Kinh chiếm đóng như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu…. Riêng VN chúng ta đã đứng trước Đại Hoạ Mất Nước sau Hiệp Ước Bán Nước Thành Đô 1990 với bằng chứng rõ ràng đã mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, vùng biển Vịnh Bắc Phần, Biển Đông … . Trứng Cộng đang thực hiện Chánh sách Hán Hoá cho dân chúng ào ạt vào VN để từ từ biến VN thành quận lỵ của Trung Cộng mà họ đã từng làm trong lịch sử với điển hình gần đây nhứt với Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu
Biết đâu trận đại dịch Virus Corona sẽ biến đổi được bàn cờ thế giới như vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl Lamm tan rã toàn bộ thế lực cộng sản Liên Sô và Đông Âu.
Mong thay!
Xem: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_h%E1%BB%8Da_Chernobyl

Phụ đính 1:

Virus corona: 242 ca tử vong trong một ngày, số người nhiễm và chết tăng mạnh ở Hồ Bắc
A Chinese worker wears a protective mask as she has her temperature checked on a nearly empty commercial area on February 12, 2020 in Beijing, China.

Getty ImagesKhoảng 242 ca tử vong mới được ghi nhận ở Hồ Bắc hôm 12/2 – ngày chết chóc nhất của đại dịch corona.

Số người nhiễm bệnh cũng tăng vọt, với 14.840 người được chẩn đoán dương tính với virus corona.

Hồ Bắc bắc đầu sử dụng một định nghĩa rộng hơn để chuẩn đoán các trường hợp nhiễm bệnh – do đó con số người bệnh mới tăng lên đột biến.

Cho đến thứ Tư 12/2, số người được chẩn đoán ở Hồ Bắc – nơi dịch khởi phát – đã ổn định.

Nhưng các ca mắc và tử vong mới hôm 13/2 tại tỉnh này đã đẩy con số tử vong trên toàn Trung Quốc lên hơn 1350 – với gần 60.000 người nhiễm bệnh.

Tỉnh Hồ Bắc – nơi có hơn 80% tổng số ca nhiễm trên toàn Trung Quốc – hiện bao gồm “các trường hợp đã được chẩn đoán lâm sàng” trong số các ca được xác nhận nhiễm bệnh.

Điều đó có nghĩa nó bao gồm các ca đã cho thấy triệu chứng, và có ảnh chụp CT cho thấy bị phiêm phổi – hơn là chỉ dựa vào các xét nghiệm acid nucleic tiêu chuẩn.

Trong số 242 ca tử vong ở Vũ Hán, 135 ca “đã được chẩn đoán lâm sàng”. Điều đó có nghĩa, thậm chí ngay cả khi không có định nghĩa mới nói trên, thì con số tử vong ở Hồ Bắc hôm thứ Tư đã là 107 – cao đối với tỉnh này.

14.840 ca mắc mới ở Hồ Bắc bao gồm 13.332 ca đã được chẩn đoán lâm sàng.

Trong khi đó, một tàu du lịch chở hơn 2.000 người đã cập cảng ở Campuchia – sau khi bị 5 nước từ chối do lo sợ các hành khách trên tàu bị nhiễm virus.

Tàu MS Westerdam cập cảng hôm thứ Năm 13/2 sau khi bị Nhật Bản, Đài Loan, Guam, Philippines và Thái Lan từ chối – bất chấp việc không có hành khách nào trên tàu bị ốm.

Cruise ship Westerdam

AFP- Sau nhiều tuần lênh đênh, tàu Westerdam đã được phép cập cảng ở Campuchia”Chúng tôi đã trải qua nhiều khoảnh khắc tưởng được về nhà đến nơi nhưng hóa ra lại phải quay lại,” Angela Jones từ Mỹ nói với Reuters.

“Sáng nay, chỉ chứng kiến việc cập cảng đã là một khoảnh khắc nghẹt thở,” cô nói. “Tôi đã nghĩ: Đây là thực sao?”

Việc Campuchia quyết định chào đón con tàu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khen ngợi.

“Đó là một ví dụ của tình đoàn kết quốc tế mà chúng ta vẫn kêu gọi,” Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus, nói.

WHO cũng nói còn “quá sớm” để dự đoán cái kết của đại dịch này.

WHO có thể theo dõi đường lây truyền virus trong hầu hết 441 ca mắc ở ngoài Trung Quốc, người đứng đầu bộ phận khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nói.

Vào thứ Ba, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan nói dịch sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng này ở Trung Quốc trước khi giảm.

Cách ly trong dịch virus corona: “Tôi không có tự do trong suốt một tháng.”Bốn loại vaccine tiềm năng đã được tài trợ cho phát triển tiền lâm sàng, Trưởng nhóm Khoa học của WHO, Soumya Swaminathan, nói với các phóng viên.

“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ tìm ra được vaccine,” bà nói. “Sẽ cần thời gian. Vaccine không thể được tạo ra sau một đêm.”

Các diễn biến khác:

  • Triển lãm điện thoại di động lớn nhất thế giới, Mobile World Congress (MWC), đã bị hủy bỏ do lo ngại dịch corona, các nhà tổ chức ở Barcelona, Tây Ban Nha, cho hay. Quyết định này được đưa ra sau khi một số công ty công nghệ lớn rút khỏi triển lãm.
  • Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cho hay đã chuẩn bị cho nguy cơ lây lan virus corona ở nước này. Đã có 14 trường hợp được xác định nhiễm virus corona ở Mỹ.
  • Khoảng 300 nhân viên ngân hàng lớn nhất Singapore, DBS, đã được sơ tán, sau khi một nhân viên bị phát hiện nhiễm virus corona. Tất cả 300 người này đều làm việc ở cùng một tầng và đã được cho về nhà.
  • Giải đua xe công thức 1 Chinese Grand Prix, dự kiến diễn ra ở Thượng Hải hôm 19/4, đã bị hoãn. Cơ quan quản lý giải đua xe, FIA, việc này là nhằm đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của nhân viên, người tham gia và khán giả.
  • Trong nỗ lực mới nhất để ngăn dịch bùng phát, Trung Quốc cho hay sẽ ngưng cho học sinh đi học. Một số tỉnh đã đóng cửa các trường học cho tới cuối tháng Hai.
  • Tại Nhật Bản, số người nhiễm virus corona trên một tàu du lịch bị cách ly ngoài khơi Yokohama đã tăng lên con số 39. Với 174 trường hợp được xác định nhiễm virus, tàu Diamond Princess hiện là ổ dịch lớn nhất ở ngoài Trung Quốc.

coronavirus map

Phụ đính 2:

Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin? – Tạp chí xã hội

12/02/2020 – 14:05
Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020.  Reuters/Li WenliangCuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ”ma”. Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (Chloé Froissart, ”Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois”, Le Monde, ngày 11/02/2020). Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi.                                                                                                                             Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán..

Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán..  Hector RETAMAL / AFP

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi ”sự minh bạch” của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 – 2003.

Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?

Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường

Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc (theo ghi nhận của TS Trần Tuấn). Tiến sĩ Trần Tuấn nhận xét :

Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học. 

Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều. 

Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh. 

Từ đó, điều này sẽ giải thích việc khởi động bộ máy phòng chống dịch chậm, cùng với sự lúng túng của bệnh viện trong việc đáp ứng được các điều trị khi dịch nổ ra và bệnh nhân đổ dồn đến (cả trường hợp mắc bệnh và trường hợp nghi ngờ đến xét nghiệm). Và từ đó dẫn đến cái mà chúng tôi gọi là sự khủng hoảng nguồn lực y tế đáp ứng tình hình dịch”.

Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng 

Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus COVID-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus. Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus COVID-19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch. Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích:

”Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu ”ổn định chính trị”, hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm”.

Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19.

Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus COVID-19,  tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020.

Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus COVID-19, tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020.  STR / AFP

Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus”.

Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus COVID-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus COVID-19, sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus COVID-19 tăng vọt. (”Reporter’s Notebook: Life and death in a Wuhan coronavirus ICU” / Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán, Straits Times, 06/02/2020).

Trận dịch phơi trần ”bản chất” chế độ 

Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này:

”Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì là dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy”.

Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc, thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán.

Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019, thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01. Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của đảng Cộng Sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.

Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus

Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.

Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao (việc Vũ Hán, và nhiều địa phương khác, bị cô lập đột ngột, trong tình trạng thiếu chuẩn bị, cũng bị nhiều người lên án, cho là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại các khu vực này thêm tồi tệ hơn). Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh vốn đang diễn biến hết sức khó lường trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với chế độ Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.