Tin Việt Nam – 11/02/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 11/02/2020

Tiếp tục yêu cầu minh bạch việc dùng chất thải Formosa san lấp mặt bằng

Vào ngày 8/2 vừa qua, hàng trăm người dân giáo xứ Tây Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã xuống đường yêu cầu chính quyền cùng hai công ty An Việt Phát và Tâm Viết Hải dừng việc dùng chất thải chưa qua xử lý của nhà máy thép Formosa để san lấp mặt bằng. Trên các trang mạng xã hội, nhiều thông tin, hình ảnh, video với nội dung về cuộc biểu tình của người dân giáo xứ Tây Yên được lan truyền rộng rãi trong cuối tuần qua.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, anh ĐT., một người dân Tổ dân phố Tây Yên có tham gia trong cuộc tuần hành vì môi trường ngày 8/2 nhận định:

“Cuộc lên đường này không phải là biểu tình mà để đòi hỏi quyền lợi, yêu cầu công ty An Việt Phát và công ty Viết Hải, yêu cầu chính quyền dừng ngay việc san lấp mặt bằng, trả lại môi trường sạch cho nhân dân.”

Cuộc lên đường này không phải là biểu tình mà để đòi hỏi quyền lợi, yêu cầu công ty An Việt Phát và công ty Viết Hải, yêu cầu chính quyền dừng ngay việc san lấp mặt bằng, trả lại môi trường sạch cho nhân dân. – ĐT.

Trước đó, vào đầu tháng 12/2019, người dân Tổ dân phố Tây Yên, tỉnh Hà Tĩnh đã lan truyền những kêu cứu trên mạng về việc một dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải của Nhà máy thép Formosa chưa qua xử lý.

Cụ thể, người dân cho biết tại khu vực phía đông khu kinh tế Vũng Áng nằm cạnh trạm trộn bê tông Tâm Viết Hải, hoạt động thi công san lấp mặt bằng cho dự án mới đang được tiến hành. Theo nghi vấn ban đầu thì vật liệu san lấp mặt bằng là chất thải rắn từ nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh.

Người dân, đặc biệt những người đang sống tại Tổ dân phố Tây Yên gần sát dự án, tỏ ra lo ngại không biết chất thải đó đã được các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài nguyên-Môi trường lấy mẫu đối chứng để kiểm tra, phân tích chính xác và cho ra kết quả về mức độ nguy hại trước khi đưa vào sử dụng trong công trình hay chưa. Vì theo họ, nếu nền của dự án này được san lấp bằng chất thải không qua xử lý sẽ rất nguy hại đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và hậu quả về lâu dài sẽ không lường trước được.

Dù họ đã nhiều lần gửi đơn lên các cấp chính quyền nhưng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được câu giải thích từ phía các ban ngành liên quan. Ngoài ra, phía chính quyền có các cuộc tiếp xúc và cung cấp

các văn bản cho ban cán sự thôn và ban hành giáo tuy nhiên người dân chưa nhận được thông báo chính thức nào. Vì vậy, người dân đã kêu gọi cùng nhau đứng lên, như lời anh C., một người dân Tây Yên:

“Giải thích không đúng, người dân không hiểu hết nên dân bức xúc từ cấp lãnh đạo đến các công ty ‘ăn rơ’, cộng tác với nhau để lấp liếm những công việc san lấp mặt bằng đó. Người dân, đặc biệt là lớp trẻ cảm thấy phật lòng nên họ tự động lên tiếng phản đối việc dùng chất thải rắn chưa qua xử lý ở Formosa để san lấp mặt bằng.”

Tường thuật chi tiết hơn về buổi xuống đường đòi quyền lợi ngày 8/2, anh ĐT. cho biết chủ yếu tham gia là những người trẻ hiểu được chất độc hại, kêu gọi anh em, bà con làng xóm lên để phản đối vì trong ngày hôm ấy công ty An Việt Phát và công ty Viết Hải chuyển giao mặt bằng làm lễ động thổ. Đặc biệt, rất nhiều học sinh, sinh viên đồng hành cùng gia đình đi đòi lại quyền lợi:

“Sáng hôm ấy anh em kêu đi để cho bên chủ đầu tư biết lòng dân không an, chắc chắn có hành động xem xét lại việc này. Các biểu ngữ dân họ đưa lên gồm yêu cầu môi trường sạch, tẩy chay công ty Viết Hải, đòi hỏi chính quyền và công ty Viết Hải trả mặt bằng sạch cho người dân.”

Vẫn theo anh ĐT., khi đoàn người đến cách chỗ hai công ty An Việt Phát và Tâm Viết Hải đang bàn giao mặt bằng hơn 1km, phía ngoài cổng có rất đông công an, cơ động, chính quyền làm hàng rào chắn đường đi của người dân vào khu đất bãi thải.

“Cơ động, công an, hình sự rất nhiều, có cả Chủ tịch phường Kỳ Thịnh. Người dân đứng ở đây, người dân tìm mọi cách quyết tâm đi vào mặt bằng qua mọi ngả như đường ruộng, băng qua hồ, suối để vào. Cuối cùng cũng vào được thì bãi động thổ đã xong cuộc và đi về.”

Trong khi một số người tìm cách vào trong, số người còn lại vẫn đứng ngoài chờ tình hình. Theo anh ĐT., bên ngoài bãi đất đang được chính quyền bảo vệ, thỉnh thoảng lại nghe tiếng loa giải thích lý do không để người dân vào trong:

“Tôi có nghe một số người cầm loa nói khu vực này đang diễn ra lễ thi công, cấm không để dân đi vào. Có ông Nguyễn Tiến Bảy – Chủ tịch phường Kỳ Thịnh cầm loa nói đề nghị các giáo viên trường học cấp 1, cấp 2, cấp 3 để nhận diện phụ huynh học sinh con em mình sau này thi hành kỷ luật. Khi ông ấy vừa phát biểu như thế bị người dân phản kháng lại vừa câu nói không xứng đáng với người Chủ tịch.”

Cũng tham gia trong buổi xuống đường ngày 8/2, dưới góc nhìn khác, anh N. cho rằng phát biểu của người đứng đầu phường Kỳ Thịnh chỉ có hình thức răn đe.

“Thực ra người ta mang tính chất hù dọa cho các em về, không tham gia. Nhưng đây là việc chính nghĩa nên không sợ gì. Các cô thầy thông cảm với người dân, nói với người dân do cấp trên điều về như thế thì theo nhiệm vụ thôi, mong phụ huynh thông cảm. Bên phía người dân cũng không trách cứ gì các cô thầy vì biết là do cơ chế cấp trên nói cấp dưới nghe, cô thầy không phải vì thế mà hoạnh họe học sinh hay bắt nạt các em.”

Chúng tôi có gọi cho Ủy ban Nhân dân phường Kỳ Thịnh để hỏi về phát biểu của Chủ tịch phường Kỳ Thịnh nhưng bị từ chối đưa ra thông tin chi tiết:

“Gọi cho những người lãnh đạo chứ tôi không biết, không nắm cũng như không phát ngôn vấn đề đó được.”

Về phía ông Nguyễn Tiến Bảy – Chủ tịch phường Kỳ Thịnh, sau khi nghe xong câu hỏi cũng không trả lời gì thêm.

Sau khi cuộc xuống đường ngày 8/2 điễn ra, trên mạng đã xuất hiện những bài viết cho rằng đây là cuộc biểu tình được các cá nhân, tổ chức nước ngoài xúi giục.

Anh C. nói rõ:

“Những thông tin tụi anh đăng lên thì một vài dư luận viên bên báo nào bày chuyện ra nói bà con giáo dân có người nước ngoài hay Việt Tân gì đó vào kích động làm cho bà con giáo dân Dũ Yên đi lên biểu tình trong dịp đang dịch bệnh.”

Khẳng định với Đài Á Châu Tự Do không có việc này xảy ra, anh ĐT. cho biết:

Những thông tin tụi anh đăng lên thì một vài dư luận viên bên báo nào bày chuyện ra nói bà con giáo dân có người nước ngoài hay Việt Tân gì đó vào kích động làm cho bà con giáo dân Dũ Yên đi lên biểu tình trong dịp đang dịch bệnh. – N.

“Cái này tự mọi người đứng lên, chỉ cần trên trang truyền thông của giáo xứ kêu gọi là tất cả đứng lên chứ không có ai đứng ra giật dây.”

Những người dân Tây Yên trong và cả ngoài nước khi trả lời phỏng vấn đều cho biết họ sẽ kiên quyết đứng lên để phản đối cho đến khi có kết quả minh bạch về mẫu chất thải được dùng để san lấp mặt bằng.

Trên trang Facebook Truyền thông Tây Yên có đưa ra 2 yêu cầu chính quyền Hà Tĩnh phải thực hiện vai trò phục vụ nhân dân trong trường hợp này. Bao gồm phải lấy mẫu xét nghiệm tại hiện trường mặt

bằng được san lấp cũng như công bố công khai, minh bạch kết quả xét nghiệm. Nếu thật sự kết quả cho thấy có độc hại thì chính quyền Hà Tĩnh phải yêu cầu hai công ty An Việt Phát và Tâm Viết Hải nạo vét lên trả lại cho công ty Formosa.

Ngoài ra, các cấp chính quyền Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm nếu môi trường bị ô nhiễm, gây ra bệnh tật, chết chóc cho người dân bởi sự việc này.

Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển hồi năm 2016 dẫn đến thảm họa môi trường khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh miền Trung tác động đến cuộc sống của người dân ven biển. Sau vụ việc, Fomrosa đã phải công khai xin lỗi và bồi thường cho phía Việt Nam 500 triệu đô la nhằm khắc phục hậu quả ô nhiễm, hỗ trợ cho người bị thiệt hại.

Vào tháng 5 năm 2018, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị Bộ Tài nguyên – Môi trường và các ban ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của nhà máy Formosa. Số liệu cụ thể được nêu ra là mỗi năm Formosa xả ra môi trường hơn 3 triệu 300 ngàn tấn chất thải rắn.

Người dân lo ngại khối chất thải đó sau khi chất đầy nhà máy nay Formosa và công ty An Việt Phát ‘móc nối’ với nhau tuồn ra ngoài, gây nguy hại đến môi trường.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/continuing-to-require-transparent-of-using-formosa-waste-to-level-02102020124822.html

 

Bác bỏ báo công an,

giới hoạt động khẳng định vụ Đồng Tâm là ‘tội ác’

Hai nhà hoạt động Nguyễn Quang A và Trịnh Bá Phương hôm 11/2 nhấn mạnh với VOA rằng cuộc đột kích hồi tháng trước của cảnh sát Việt Nam vào Đồng Tâm, một xã thuộc Hà Nội, là “tội ác rất lớn”.

Họ kêu gọi phải có các nhà điều tra và các nhà báo độc lập vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc, hoặc ít ra là gây sức ép để chính quyền Việt Nam công bố sự thật.

Các ý kiến của hai nhà hoạt động được đưa ra ít giờ sau khi báo Công An Nhân Dân thuộc chính quyền đăng bài viết dài thể hiện quan điểm rằng công an không đàn áp người dân Đồng Tâm, một số người địa phương đã sai khi “chống người thi hành công vụ”, và việc các nhà hoạt động “phát tán” thông tin về vụ Đồng Tâm là hành động “chống phá”.

Tranh chấp đất sát với sân bay Miếu Môn giữa người dân Đồng Tâm, với chính quyền trở nên gay gắt từ năm 2017 cho đến đỉnh điểm là cuộc đột kích hôm 9/1.

Trong vụ này, thủ lĩnh nông dân Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị thiệt mạng khi cảnh sát cơ động đột kích trước lúc trời sáng vào nhà ông và nhà của các con cháu ở xung quanh.

Ba viên cảnh sát cũng chết trong vụ này, nhà chức trách cáo buộc các con cháu ông Kình ném bom cháy vào 3 người này khi họ rơi xuống một “giếng trời” trong quá trình diễn ra cuộc đột kích.

Đáp lại luận điểm đăng trên báo Công An Nhân Dân hôm 11/2 cho rằng “các đối tượng chống phá” đã vu cáo là chính quyền chỉ đạo công an “đàn áp” người Đồng Tâm nhằm “cướp đất”, cả tiến sĩ Nguyễn Quang A lẫn nhà hoạt động Trịnh Bá Phương đều cho rằng việc điều động cả nghìn lính cảnh sát cơ động tấn công vào Đồng Tâm trong đêm khuya là trái luật của chính Việt Nam.

Ông Phương nói rõ hơn với VOA:

“Thực chất vụ đàn áp hôm 9/1 là một tội ác. Đó là một cuộc đàn áp đẫm máu đã diễn ra tại Đồng Tâm. Có thể nói rằng chính quyền là lực lượng đã bất chấp luật pháp cũng như bất chấp tất cả các công ước quốc tế để tấn công người dân vô phép tắc”.

Cả ông Phương và tiến sĩ Quang A cùng nhiều nhà hoạt động khác mới đây đều đã tới thăm và chia buồn với gia đình của ông Lê Đình Kình, qua đó, họ được nhìn tận mắt hiện trường cuộc tấn công.

Từ những quan sát của mình, các nhà hoạt động khẳng định rằng các bằng chứng cho thấy ông Kình đã bị cảnh sát “giết hại”, trong khi đó, ngược lại, cái chết của 3 viên cảnh sát là câu chuyện do phía công an “dựng lên” mà không có mấy bằng chứng thuyết phục.

Tiến sĩ Quang A nói với VOA:

“Chúng tôi đã đến tận nơi, tôi xem cái giếng trời ấy, cách xa nhà cụ Kình. Lên trên tầng thượng nhà cụ Kình không thể đi sang chỗ đó bởi vì nó cách 6, 7 mét. Nếu 3 người cùng chết ở đấy, bị thiêu ở đấy thì phải có dấu vết gì chứ. Chúng tôi không thấy dấu vết gì cả”.

Về cáo buộc là gia đình ông Kình đã phạm tội chống trả người thi hành công vụ mà báo Công An Nhân Dân đưa ra, ông Trịnh Bá Phương chỉ ra một thực tế trái ngược.

Với những gì tận mắt thấy và dẫn thông tin từ nhân chứng ở địa phương, nhà hoạt động này nói phía công an lên đến cả nghìn người, bao vây và tập trung đánh vào nhà ông Lê Đình Kình và con trai ông là Lê Đình Chức, chỉ gồm khoảng 30 người.

Trong hoàn cảnh như vậy, những người dân không thể chống trả. Ông Phương cung cấp thêm các chi tiết:

“Lực lượng cảnh sát rất đông. Họ dùng súng bắn rất nhiều vào nhà, cũng như là lựu đạn hơi cay. Tất cả bằng chứng ở hiện trường cho thấy không hề có sự phản kháng. Có chăng thì có sự tự vệ rất là yếu ớt ở trong nhà thôi. Không ai có thể phản kháng lại hay gây thương tích cho phía công an cả. Hầu hết những người trong nhà đều bị ngạt khói lựu đạn hơi cay, và nhiều người bị bắn chứ không chỉ duy nhất một mình cụ Kình”.

Hơn một tháng trôi qua kể từ cuộc đột kích với hậu quả 4 người chết, nhiều người bị bắt bớ, theo quan sát của VOA, giới hoạt động và dư luận vẫn chưa dừng đặt câu hỏi về tình huống dẫn đến những cái chết “đau xót”, “đáng tiếc” đó.

Đại diện cấp cao của Bộ Công an đã vài lần đưa ra thông tin, song giới hoạt động và quan sát nhanh chóng chỉ ra những chi tiết tiền hậu bất nhất, thiếu thuyết phục.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà hoạt động Trịnh Bá Phương đề nghị rằng phải có các nhà điều tra, phân tích độc lập được phép làm rõ vụ việc để công chúng được biết. Ông Quang A nói:

“Nhiều chuyên gia, những người có khả năng điều tra độc lập, những nhà báo điều tra, những chuyên gia về hình sự, những chuyên gia về vũ khí có thể độc lập đến đấy. Và họ có một tiếng nói riêng của họ. Hoặc thậm chí có thể có cả chuyên gia nước ngoài nữa được đến chẳng hạn. Thì những báo cáo, điều tra độc lập đấy nó sẽ gây sức ép, và nó sẽ là cái tương phản với cái ‘điều tra’ của đội ngũ chính thức, và có thể vén bức màn bí ẩn của 4 cái chết này”.

Một đoạn trong bài viết mới đây của báo Công An Nhân Dân lặp lại lời buộc tội mà Bộ Công an và báo chí Việt Nam nhiều lần đưa ra trong một tháng qua, đó là giới hoạt động và những người ủng hộ ông Kình đã có hành vi “chống phá” khi lan truyền hình ảnh, thông tin “không chính thống” về vụ việc.

Chấn động nhất là việc ông Trịnh Bá Phương cùng các nhà hoạt động chia sẻ các đoạn video cho thấy ông Lê Đình Kình bị bắn chết “một cách dã man”, và vợ ông, bà Dư Thị Thành, kể bị công an tra tấn, sau đó bà “kêu cứu” với cộng đồng trong và ngoài nước.

Ông Phương cho VOA biết vì việc làm này, ông đã bị phía công an, chính quyền hăm dọa nhiều lần. Mặc dù vậy, điều đó không làm ông run sợ, ông nói:

“Cho dù họ có đe dọa hay xử án tù tôi, kể cả họ có kề súng bắn vào đầu tôi như bắn vào cụ Kình, tôi cũng không bao giờ yên lặng trước tội ác này vì vụ này rất nghiêm trọng. Hôm nay nó diễn ra với gia đình cụ Kình, ngày mai nó có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào khác, trong tương lai nó có thể diễn ra với chính gia đình tôi. Chính vì thế tôi thấy rằng đây là trách nhiệm tôi phải tố cáo tội ác này ra công luận”.

Bên cạnh việc chia sẻ thông tin từ người dân trong cuộc về vụ Đồng Tâm, giới hoạt động cũng đã soạn ra bản “Báo cáo về vụ tấn công Đồng Tâm” có độ dài 64 trang, được gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nghị sĩ ở Mỹ, châu Âu.

Đánh dấu tròn 1 tháng xảy ra vụ đột kích chết chóc này, mới đây nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đưa ra dự đoán rằng chính quyền Việt Nam “đang muốn đem vụ việc ra xử càng nhanh càng tốt, để dẹp yên dư luận”, thậm chí có thể dẫn đến ít nhất là “một án tử hình”.

Cùng suy nghĩ với tiến sĩ Quang A và ông Trịnh Bá Phương, bà Đoan Trang kêu gọi công chúng phổ biến bản báo cáo nhằm mục đích thúc đẩy điều tra độc lập.

“Chỉ có điều tra độc lập mới hy vọng bảo vệ được sinh mạng mong manh của những người dân đang bị biệt giam chờ tòa án (của công an) xử tội”, bà Trang viết trên Facebook cá nhân có hơn 65.000 người theo dõi hôm 10/2.

https://www.voatiengviet.com/a/bac-bo-bao-cong-an-gioi-hoat-dong-khang-dinh-vu-dong-tam-l%C3%A0-toi-ac/5283254.html

 

Hàng trăm tấn tôm xuất khẩu sang Trung Quốc

bị lùi thời hạn giao hàng

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bị ngừng trệ do tác động bởi dịch bệnh virus corona. Thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 năm 2020 xuống còn gần 650 triệu đô la Mỹ (USD), giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Truyền thông trong nước, vào ngày 11/2 dẫn phát biểu của Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) như vừa nêu.

Theo Phó Tổng thư ký VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản như cá tra, cá ngừ, tôm đang bị chậm thanh toán hợp đồng do các ngân hàng ở Trung Quốc chưa mở cửa; thêm vào đó là một số hãng tàu biển lớn dừng nhận hàng đi Trung Quốc, thậm chí một số khách hàng nhập khẩu thủy sản như Nhật Bản có yêu cầu tàu chở hàng không đi qua Trung Quốc.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cho biết hàng trăm tấn tôm bị lùi thời hạn giao hàng theo thông báo của nhà nhập khẩu, nên chi phí lưu kho của doanh nghiệp bị tăng lên.

Ông Trương Đinh Hòe, Tổng Thư ký VASEP nhận định tác động của dịch virus corona đến xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm chưa quá trầm trọng và VASEP đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp với các kịch bản ứng phó như có cơ hội giành thị phần lớn hơn tại các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU khi đơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị tạm ngưng; đồng thời chuẩn bị sản xuất hàng đông lạnh, đồ hộp vì khách hàng có tâm lý dùng đồ hộp thay cho hàng tươi sống trong dịch bệnh.

Trung Quốc là 1 trong 4 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 17% tổng kim ngạch. Riêng mặt hàng tôm trong năm 2019 đã xuất sang Trung Quốc đạt gần 545 triệu USD, tăng 10% so với năm 2018.

Truyền thông quốc nội, trong cùng ngày 11/2 dẫn nguồn từ Bộ Công thương cho biết vẫn còn hàng trăm xe trái cây bị ách tắc tại biên giới Việt-Trung, không thể thông thương do ảnh hưởng của dịch bệnh virus corona.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hundreds-tons-of-shrimp-not-be-exported-to-china-cause-of-coronavirus-02112020071217.html

 

Đại sứ quán Qatar ‘giải cứu’ dưa hấu Việt

 bị kẹt ở biên giới vì dịch nCoV

Đại sứ quán Qatar tại Hà Nội vừa tổ chức chương trình “giải cứu dưa hấu” cho nông dân Việt Nam vào ngày 11/4 bằng cách giúp tiêu thụ 4 tấn dưa hấu đang bị kẹt lại do tình trạng đóng cửa biên mậu tại biên giới Việt – Trung vì dịch virus corona.

Trước đó, trong thông báo đăng trên trang mạng xã hội vào ngày 10/2, Đại sứ quán Qatar tại Hà Nội nói rằng: “Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới Corona (nCoV) gây ra khiến nông sản xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, rớt giá. Người nông dân gặp vô vàn những khó khăn”. Vì vậy, “để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, Đại sứ quán nhà nước Qatar tại Hà Nội sẽ giải cứu dưa hấu cho bà con và được phát miễn phí cho người dân Hà Nội tại trước tòa nhà văn phòng Đại sứ quán”.

Hình ảnh trên trang mạng của Đại sứ quán Qatar cho thấy một hàng dài cả trăm người dân Hà Nội đã đến xếp hàng để được nhận dưa hấu miễn phí.

Ngoài Đại sứ quán Qatar, Đại sứ quán Hàn Quốc hôm 7/2 cũng đã có buổi làm việc với Bộ Công thương Việt Nam và đồng ý hỗ trợ trong việc giúp tiêu thụ nông thuỷ sản của Việt Nam giữa cơn lốc thiệt hại do dịch virus corona gây ra.

Ngay sau cuộc họp này, phía Hàn Quốc đã liên lạc với tập đoàn Samsung và cho biết Samsung đã đồng ý giúp mua rau quả, trái cây, thuỷ sản cho suất ăn của hơn 160.000 công nhân của tập đoàn.

Tin cho hay một số siêu thị, công ty và người dân cũng tự nguyện tham gia vào việc “giải cứu” cho nông sản Việt Nam trước những khó khăn vì dịch bệnh.

Tình trạng đóng cửa biên mậu tại biên giới Việt Trung vì dịch virus corona gần đây đang gây ảnh hưởng lớn đến xuấu khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tức hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Dẫn số liệu từ báo cáo nhanh vào ngày 9/2, Bộ Công thương Việt Nam cho biết số lượng thanh long và dưa hấu đưa lên biên giới để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch hiện “chậm lại đáng kể”. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn chỉ có 173 xe thanh long và Lào Cai chỉ có 152 xe.

Trước diễn biến phức tạp của dịch virus corona tại Trung Quốc, Bộ Công thương cho biết vừa nhận được thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (TQ) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên và tiếp tục dừng hoạt động trao đổi hàng hoá cư dân biên giới cho tới cuối tháng 2. Nhiều khả năng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.

Với tình trạng tạm đóng cửa biên mậu giữa hai nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận định nông nghiệp hiện đang là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh.

Thống kê của Bộ này cho hay trong tháng 1 vừa qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD, chỉ bằng 84,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, nhập khẩu ước tính đạt 2,7 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh những lo ngại về tác động tiêu cực của dịch virus corona lên nền kinh tế Việt Nam, một số ý kiến cho rằng đây cũng là một “cơ hội” để Việt Nam tái cơ cấu kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc để từ đó “thoát trung” hiệu quả.

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-qatar-gi%E1%BA%A3i-c%E1%BB%A9u-d%C6%B0a-h%E1%BA%A5u-vi%E1%BB%87t-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%B9t-%E1%BB%9F-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%C3%AC-d%E1%BB%8Bch-ncov/5283275.html

 

Dịch cúm gia cầm A/H5N6

đang đe dọa tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

Chính quyền huyện Quảng Xương, Nông Cống, Thanh Hóa đã tiêu hủy hơn 23 ngàn con gà, vịt bị nhiễm virus A/H5N6. Trong khi đó đã có 3 ổ dịch cúm này xuất hiện trên đàn gia cầm ở tỉnh Nghệ An.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 11/2 dẫn lời ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa.

Theo ông Hiệp, từ ngày 3/2, dịch cúm A/H5N6 xuất hiện tại 9 hộ chăn nuôi ở huyện Quảng Xương và Nông Cống. Kết quả xét nghiệp từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho thấy các con gia cầm bị nhiễm A/H5N6. Chính quyền buộc phải thiêu hủy gần 20 ngàn con gia cầm tại huyện Quảng Xương và Nông Cống.

Ngày 4/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa phát hiện thêm đàn gia cầm của một hộ dân khác bị nhiễm A/H5N6 và buộc phải thiêu hủy thêm hơn 300 con gia cầm bệnh.

Chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa đã ra khuyến cáo người dân sử dụng thịt gia cầm nấu chín, không ăn tiết canh và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch A/H5N6.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa nói đã cấp hơn 300 ngàn liều vắc xin cúm gia cầm, các loại hóa chất, thuốc bảo hộ, vật tư cho các huyện khác trên địa phương để tránh dịch A/H5N6.

Còn tại tỉnh Nghệ An, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An hôm 11/2 cho biết đã phát hiện 2 ổ dịch A/H5N6 tại huyện Quỳnh Lưu, nâng tổng số ổ dịch tại địa phương lên 3 ổ kể từ ngày 6/2.

Khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam xác định A/H5N6 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan rất nhanh và làm chết hoàng loạt gia cầm ở nhiều loài như gà, vịt, ngan, chim cút.

Virus H5N6 gây dịch được nói lây nhiễm từ gia cầm sang người qua dịch tiết ở mũi, miệng gia cầm bệnh nhưng không lây từ người sang người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/avian-influenza-ah5n6-is-threatening-thanh-hoa-and-nghe-an-provinces-02112020072132.html

 

Việt Nam có thêm ca nhiễm virus corona nCoV

Bộ Y tế Việt Nam xác nhận có thêm một ca nhiễm virus corona mới. Trường hợp nhiễm mới nhất là một cháu 3 tháng tuổi lây bệnh từ bệnh nhân N.T.D, công nhân từ Vũ Hán trở về.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 11/2 và cho biết bé gái này bị lây từ bà ngoại, và bà ngoại lây từ con gái trở về từ Vũ Hán. Trường hợp này được gọi là F3.

Đối với trường hợp bé gái 3 tháng tuổi nhiễm nCoV được ghi nhận sáng 11-2, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế cho biết, tại VN đã có đủ loại hình người nhiễm nCoV, từ người cao tuổi có nhiều bệnh nền, bệnh nhân nam, nữ trung tuổi và có cả bệnh nhân nhi.

Trả lời báo chí trong nước ông Khuê cho biết, hiện tại bệnh nhân nhi 3 tháng tuổi nhiễm nCoV được chăm sóc, điều trị tại tuyến huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, và ông khẳng định hoàn toàn tin tưởng vào khả năng y tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, Bộ Y tế sẽ cử chuyên gia đến Vĩnh Phúc để hỗ trợ điều trị. Nếu sức khỏe của bệnh nhi chuyển biến nặng, Bệnh viện nhi Trung Ương sẵn sàng tiếp nhận.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng vùng cách ly, lập danh sách cần cách ly, vì khả năng sẽ xuất hiện thêm người lây nhiễm virus corona mới.

Cũng trong ngày 11/2, tại huyện Bình Xuyên, là tâm dịch của tỉnh Vĩnh Phúc, đã thiết lập 8 chốt kiểm tra thân nhiệt ở các ngả đường tại vùng có người bị nhiễm và có nguy cơ nhiễm virus corana.

Tại Hoa Lục, tính đến ngày 11 tháng 2, số người chết vì mắc bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới gây ra chỉ trong 1 ngày ở Trung Quốc đại lục đã lên con số 108, nâng tổng số người chết ở đây từ đầu đợt dịch đến giờ là 1016 người.

Số ca dương tính với nCoV ở nước có nền kinh tế thứ hai thế giới đã vượt ngưỡng 40 ngàn người.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-eports-the-15-infected-case-of-coronavirus-02112020080229.html

 

3 hành khách bị từ chối nhập cảnh ở Nội Bài

vì đến từ vùng dịch

Hiểu Minh

Trong hai ngày 7-8/2, sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã từ chối nhập cảnh đối với 3 hành khách đến từ vùng có dịch cúm nCoV do chưa rời vùng dịch đủ 14 ngày.

Theo bản tin trên báo Zing, ngày 7/2, một nữ hành khách người Mỹ 24 tuổi đến Hà Nội từ Bangkok (Thái Lan) trên chuyến bay VN614 của Vietnam Airlines đã bị cơ quan chức năng tại sân bay quốc tế Nội Bài từ chối nhập cảnh vì đến từ vùng có dịch cúm virus corona chủng mới (nCoV) và chưa rời vùng có dịch đủ 14 ngày.

Tương tự, ngày 8/2, một nam hành khách 35 tuổi quốc tịch Malaysia di chuyển từ thủ đô nước này là Kuala Lumpur tới Hà Nội trên chuyến bay AK512 của AirAsia đã bị từ chối nhập cảnh vì từng lưu trú tại Trung Quốc trong giai đoạn 14 ngày gần nhất.

Cũng trong ngày 8/2, một nữ hành khách 32 tuổi quốc tịch Nam Phi di chuyển từ Siem Reap (Campuchia) đến Hà Nội trên chuyến bay VJ914 của Vietjet Air cũng bị từ chối nhập cảnh với lý do tương tự.

Bộ phận Kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài đã kiểm tra sức khỏe các hành khách trên và kết luận không có biểu hiện nhiễm nCoV.

Theo quy định, những hành khách bị từ chối nhập cảnh sẽ được hãng hàng không chuyên chở đưa ngược lại sân bay xuất phát đến Nội Bài.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin trước đó, hôm 4/2, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã từ chối nhập cảnh 271 hành khách, phải đưa về điểm xuất phát do không đủ điều kiện nhập cảnh (có lưu trú, quá cảnh tại Trung Quốc).

Tính trên toàn thế giới, số người tử vong vì nCoV hiện là 1.018 và có hơn 43.000 người đã nhiễm bệnh.

Bộ Y tế sáng 11/2 xác nhận em bé 3 tháng tuổi ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là ca thứ 15 nhiễm nCoV tại Việt Nam.

https://www.dkn.tv/thoi-su/3-hanh-khach-bi-tu-choi-nhap-canh-o-noi-bai-vi-den-tu-vung-dich.html

 

TP.HCM: Hơn 2.100 người bị giám sát,

cách ly tại nơi cư trú

Trúc Bạch

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, toàn thành phố hiện đang giám sát chặt chẽ, cách ly 2.106 người.

Báo Tiền Phong hôm 10/2 dẫn lời ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện tại TP.HCM có 3 bệnh nhân nhiễm nCoV, 1 trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện, 2 trường hợp dương tính đang được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có tiến triển tốt.

Cùng với đó, TP.HCM có 27 trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV, kết quả xét nghiệm tất cả đều âm tính. Đồng thời, có 39 trường hợp cách ly y tế do tiếp xúc gần với người mắc bệnh, trong đó có 11 trường hợp đã kết thúc thời gian theo dõi (14 ngày), 18 trường hợp đang được cách ly tập trung tại quận 3; 10 trường hợp được cách ly tại nhà. Với những trường hợp đang được cách ly, chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh. Tất cả các trường hợp đang được giám sát chặt.

“Tổng số trường hợp nhập cảnh được giám sát và cách ly y tế do nhập cảnh đến từ hoặc đi qua 31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc trong vòng 14 ngày là 2.106 người. Trong đó, có một người đi qua tỉnh Hồ Bắc được cách ly tập trung tại cơ sở cách ly của quận 6; 2.105 người đến từ hoặc đi qua các tỉnh khác của Trung Quốc được cách ly tại nơi cư trú”, ông Bỉnh thông tin.

Tuy nhiên, thời gian 14 ngày cách ly người nghi nhiễm có thể chưa đủ khi một nhóm nhà khoa học Trung Quốc công bố phát hiện mới về thời gian ủ bệnh của nCoV hôm 9/2 trên trang medRxiv.

Theo VnExpress, báo cáo được viết bởi 37 nhà nghiên cứu, bao gồm tiến sĩ Zhong Nanshan, trưởng nhóm chuyên gia do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chỉ định xử lý nCoV. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 1.099 bệnh nhân nCoV tại 552 bệnh viện ở 31 tỉnh thành của Trung Quốc.

Kết quả phân tích cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình là 3 ngày, ngắn hơn 5,2 ngày so với nghiên cứu trước đó. Thế nhưng khoảng thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 0 tới 24 ngày thay vì 14 ngày như nhận định cũ và chỉ gần một nửa số bệnh nhân có triệu chứng sốt khi khám bác sĩ lần đầu tiên.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, TP.HCM hiện có 47 cơ sở có thể tiếp nhận cách ly người nhiễm nCoV, 24 đội phản ứng nhanh hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới các ca bệnh nhẹ. Trường hợp nào nặng sẽ đưa lên tuyến trên, đảm bảo tính 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), khoanh vùng, không để bệnh dịch lây lan.

https://www.dkn.tv/thoi-su/tp-hcm-hon-2-100-nguoi-bi-giam-sat-cach-ly-tai-noi-cu-tru.html

 

Người Sài Gòn bắt đầu “vét” thực phẩm trong siêu thị

để dự trữ phòng dịch Coronavirus

Nguyễn Trí

Tin Saigon.- Báo Tuổi trẻ loan tin, ngày 9 tháng 2 năm 2020, lượng khách đến các siêu thị ở Sài Gòn trở nên đông hơn để mua các mặt hàng thực phẩm về dự trữ cho mùa dịch coronavirus. Tại siêu thị Co. opmart trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận một số thực phẩm đóng hộp như heo, gà ác, cá nục đã được mua gần hết.

Còn tại siêu thị Vinmart trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận thì các loại hàng như trứng, rau và nhiều thực phẩm khác đã được người dân “vét” sạch. Một nhân viên làm việc tại siêu thị cho biết, những ngày qua, mặt hàng rau tươi ngày nào cũng đầy kệ nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ là được người dân mua hết sạch. Nhân viên này cho biết thêm, nhu cầu mua trứng tươi của người dân rất nhiều nhưng siêu thị đã hết hàng. Ngoài 2 siêu thị này, thì một số siêu thị khác cũng được người dân đến mua hết nhiều loại thực phẩm để dự trữ.

Một người dân cho biết, vì sợ coronavirus nên bà đã mua nhiều mặt hàng để dự trữ để không phải ra ngoài nhiều. Không chỉ thực phẩm, mà những ngày qua nhiều người dân đã rơi vào tình trạng khốn khổ vì không thể mua được khẩu trang y tế, và nước rửa tay khô để phòng dịch coronavirus.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nguoi-sai-gon-bat-dau-vet-thuc-pham-trong-sieu-thi-de-du-tru-phong-dich-coronavirus/

 

Dịch Coronavirus có thể bùng phát ở Việt Nam

trong tuần này

Phạm Đình

Tin từ Hà Nội: Nhiều chuyên gia dự báo dịch bệnh viêm phổi do coronavirus gây ra có thể bùng phát trong tuần này ở nhiều địa phương của Việt Nam trong khi ở Trung Cộng, số người chết và bệnh nhân căn bệnh này tăng không ngừng từng ngày.

Theo báo chí nhà nước cộng sản, đã có 14 người dương tính với coronavirus và đang được điều trị trong khi số người bị nghi ngờ phơi nhiễm có thể vượt qua con số 100.  Trong ngày 10/2, Việt Nam đã tiếp nhận 50 người lao động Việt từ tỉnh Hồ Bắc, và họ đã được đưa đến khu vực cách ly gần phi trường Móng Cái. Vừa qua, một nhóm phóng viên đưa tin nhiều khu vực cách ly cho người dân Việt Nam trở về từ Trung Cộng chỉ là những căn phòng tồi tàn, thiếu vệ sinh và nước ở một toà nhà giữa cánh đồng trong khi nhiều báo đưa tin Việt Nam đang xây dựng nhiều nhà thương dã chiến để đối phó với bệnh dịch coronavirus vốn xuất phát từ Vũ Hán (Trung Cộng).  Chưa rõ khả năng gây hại của coronavirus khi căn bệnh này lên đến đỉnh của nó và Việt Nam sẽ đối phó như thế nào khi hệ thống y tế quá lỏng lẻo.

Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, có hơn nửa triệu người Hoa Lục vào Việt Nam và hàng chục ngàn người trong số đó đến từ Vũ Hán, nơi phát hiện lây nhiễm coronavirus đầu tiên. Rất nhiều người Trung Cộng còn ở Việt Nam và có thể là nguồn lây nhiễm vô cùng nguy hiểm cho dân Việt Nam.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/dich-coronavirus-co-the-bung-phat-o-viet-nam-trong-tuan-nay/

 

Việt Nam kêu gọi kiều bào

hỗ trợ chống dịch bệnh coronavirus

Đề nghị của Bộ Tài chính

Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, vào ngày 8/2 cho biết Bộ Tài chính một ngày trước đó đã ban hành quyết định công bố các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ cho công tác chống dịch bệnh virus corona, cho đến khi cơ quan thẩm quyền công bố hết dịch.

Một số các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu trong quyết định vừa ban hành của Bộ Tài chính gồm có khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế, nước rửa tay khô sát trùng, nước sát trùng, trang phục phòng chống dịch và các vật tư y tế cần thiết khác.

Bộ Tài chính kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế chịu trách nhiệm tìm nguồn nhập khẩu khẩu trang cho nhu cầu hiện tại. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Ngoại giao khuyến khích các tổ chức quốc tế và kiều bào hỗ trợ, cung cấp các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh virus corona.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một tù nhân chính trị bị Chính quyền Việt Nam tống xuất hồi tháng 6 năm 2018, là người theo dõi sát sao thông tin tình hình dịch bệnh virus corona ở Việt Nam. Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói với RFA rằng các kiến nghị của Bộ Tài chính như vừa nêu là phù hợp. Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích quan điểm của ông:

“Thông qua truyền thông thì chúng ta nhìn thấy ở nhiều nơi như ở Hà Nội hay Sài Gòn thì có hàng nghìn người xếp những hàng dài từ sáng đến chiều muộn, trong giá rét để mua được cái khẩu trang, hoặc nhận được cái khẩu trang phát miễn phí.

Tôi thấy rằng tình trạng ở Việt Nam hiện nay cũng rất thiếu thốn các trang thiết bị để cho người dân có thể phòng dịch. Nếu như ở Việt Nam mà phát tán dịch bệnh giống như Trung Quốc thì người dân Việt Nam rất khó tránh, bởi vì đa phần người dân Việt Nam lưu thông trên đường bằng phương tiện xe máy là chủ yếu cho nên dễ bị lây lan các dịch bệnh hơn.”

Theo tôi thì nếu muốn giúp gì cho đồng bào ở trong nước thì dĩ nhiên chúng tôi cũng sẵn sàng. Nhưng nếu những gom góp đó mà gửi về cho Chính phủ thì không nên vì chỉ đưa tiền vào túi của những quan tham. Do đó, nếu giúp thẳng cho đồng bào thì chúng tôi sẵn sàng

-Bà Nguyên

Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada bày tỏ đồng quan điểm với Luật sư Nguyễn Văn Đài. Luật sư Vũ Đức Khanh nhấn mạnh sự kêu gọi các tổ chức quốc tế và người Việt ở hải ngoại giúp đỡ cho đất nước Việt Nam trong lúc dịch bệnh virus corona của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn đúng, với viện dẫn:

“Theo như những báo cáo của Chính phủ cũng như của truyền thông đưa ra thì hiện tại Việt Nam có khả năng trở thành nơi bị dịch bệnh lớn thứ hai sau Trung Quốc. Cho nên vấn đề Chính phủ Việt Nam đưa ra thông tin này thì cũng phù hợp. Tuy nhiên, thái độ của chính quyền từ hồi xảy ra vụ này từ ngày 23/1 cho đến bây giờ thì quả thật Chính phủ Việt Nam không có những chính sách cụ thể để tiếp cận vấn đề bệnh dịch, đã gây ra sự phản cảm nhất là đối với cộng đồng người Việt ở tại hải ngoại.”

Luật sư Vũ Đức Khanh còn cho biết theo ghi nhận của ông thì không ít người Việt ở hải ngoại cho là phản cảm vì việc phòng, chống dịch của Chính phủ Việt Nam đối với dân chúng trong nước vẫn còn nhiều bất cập và phải kêu gọi sự hỗ trợ các thiết bị y tế từ quốc tế và kiều bào trong khi lại sốt sắng hỗ trợ cho Trung Quốc trang thiết bị và vật tư y tế trị giá nửa triệu đô la Mỹ để chống dịch virus corona, mà theo như Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng được báo giới dẫn lời nói là “Việt Nam trao tặng số tốt nhất mà Việt Nam có, trong bối cảnh chúng tôi cũng có nhu cầu rất lớn với các vật tư này”.

Truyền thông trong nước, vào ngày 10/2 cho biết số hàng viện trợ gồm găng tay y tế, khẩu trang và trang phục bảo hộ do chính phủ Việt Nam tài trợ đã đến Vũ Hán. Trong cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi lời cảm ơn đến Việt Nam đã giúp đỡ trong lúc khó khăn.

Giúp đỡ có điều kiện

Qua trao đổi với một số người Việt tại hải ngoại, Đài RFA ghi nhận có những ý kiến trái chiều. Ông Nam, hiện đang sinh sống ở Pháp lên tiếng rằng ông không muốn quyên góp vì:

“Như nói chuyện bây giờ đi mua khẩu trang cho người ta đeo, mà tôi nghe nói rằng ông Thứ trưởng Y tế Việt Nam nói rằng đeo cũng chẳng ích lợi gì. Khi nói một đằng, rồi lúc lại một ngả thì tôi không thể nào hưởng ứng được những lời kêu gọi đó”.

Trong khi đó, cũng có những người chia sẻ họ sẵn lòng giúp đỡ cho người dân trong nước trong phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm chết người do virus corona gây ra. Bà Nguyên, từ Paris bộc bạch:

“Theo tôi thì nếu muốn giúp gì cho đồng bào ở trong nước thì dĩ nhiên chúng tôi cũng sẵn sàng. Nhưng nếu những gom góp đó mà gửi về cho Chính phủ thì không nên vì chỉ đưa tiền vào túi của những quan tham. Do đó, nếu giúp thẳng cho đồng bào thì chúng tôi sẵn sàng.”

Luật sư Nguyễn Văn Đài, qua những kinh nghiệm làm việc ở trong nước nhiều năm cho các hoạt động xã hội, khẳng định sự giúp đỡ người dân trong nước là rất cần thiết và chỉ có hiệu quả, khi:

“Về cách giúp thì phải giúp một cách trực tiếp như thông qua các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam hay qua các tổ chức tôn giáo độc lập để đảm bảo rằng những sự trợ giúp đấy sẽ đến trực tiếp với người dân Việt Nam, chứ không thông qua các tổ chức của Chính phủ Việt Nam hay các tổ chức gọi là ‘cánh tay nối dài’ của Đảng Cộng sản. Chúng ta không nên giúp đỡ qua các tổ chức như vậy.”

Theo tôi thì tôi nghĩ rằng vấn đề cần ngăn chặn ngay ở biên giới là điều trước tiên cần phải làm, hay làm cách nào để ngăn cách không cho người Trung Quốc là những người đến từ nơi có dịch bệnh nhập cảnh vào trong Việt Nam, mà có thể gây ra dịch coronavirus lớn ở Việt Nam
-Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân

Một vài các chuyên gia y tế gốc Việt Đài RFA trao đổi thì đều nhận định sự kêu gọi hỗ trợ của quốc tế để chống dịch bệnh virus corona là thích hợp trong thời điểm hiện tại, thế nhưng sẽ không được thiết thực bao nhiêu, mà biện pháp hiệu quả nhất mà Chính phủ Việt Nam phải thực hiện ngay là đóng cửa biên giới với Trung Quốc, như ý kiến của Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân tại Hoa Kỳ:

“Theo tôi thì tôi nghĩ rằng vấn đề cần ngăn chặn ngay ở biên giới là điều trước tiên cần phải làm, hay làm cách nào để ngăn cách không cho người Trung Quốc là những người đến từ nơi có dịch bệnh nhập cảnh vào trong Việt Nam, mà có thể gây ra dịch coronavirus lớn ở Việt Nam.”

Người Việt Nam có truyền thống ‘lá lành đùm lá rách’ mỗi khi đồng bào gặp hoạn nạn, thiên tai… Trong những năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân từ nước ngoài đóng góp công sức, tiền của để thực hiện hành các chuyến công tác thiện nguyện, giúp đỡ cho đồng bào khốn khó trong nước. Qua kinh nghiệm thực tế, họ thấy rằng cần làm sao bãi bỏ được mọi rào cản lâu nay để nguồn hỗ trợ có thể đến được tay người nhận.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-government-encourages-oversea-vnmese-support-anti-coronavirus-02102020122731.html

 

Việt Nam-Singapore tham vấn

hoạt động quân sự-quốc phòng ASEAN

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có chuyến tham vấn về các hoạt động quân sự-quốc phòng ASEAN trong năm 2020 và dự Triển lãm Hàng không tại Singapore (Singapore Airshow) từ ngày 10 đến 13 tháng 2.

Theo truyền thông trong nước, tại cuộc gặp Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Singapore Chan Heng Kee và Quốc vụ khanh Quốc phòng Singapore Heng Chee How, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo Việt Nam đã hoàn tất việc chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN dự kiến diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến 20 tháng 2, trong đó công tác vệ sinh, phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được đặc biệt chú trọng.

Phía Việt Nam cũng mời Trung tướng Melvin Ong tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 tại Việt Nam.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng mời lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Quân đội Singapore tham dự Hội nghị Phụ nữ với hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Triển lãm Quốc phòng quốc tế do Việt Nam lần đầu tiên tổ chức trong năm nay.

Cũng trong chuyến công tác, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham dự Singapore Airshow 2020 và làm việc với một số cơ quan, đơn vị để tham khảo kinh nghiệm tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần đầu tiên tại Hà Nội vào quý 4 năm nay. Singapore Airshow 2020 có sự tham gia của 930 công ty từ 45 quốc gia và các đoàn đại biểu đến từ các nước. Các công ty quốc phòng, hàng không quốc tế đã mang tới triển lãm các sản phẩm máy bay quân sự, thương mại tân tiến nhất của mình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vn-sing-consulted-of-asean-military-defense-activities-02112020080138.html

 

Lãnh đạo Việt Nam

và bài học trong quan hệ với Trung Quốc

Diễm Thi, RFA

Bài học cho Việt Nam

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979.

Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, sau đó tuyên bố Trung Quốc đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc, đồng thời khẳng định quân Trung Quốc “đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn”.

Phía Việt Nam cũng khẳng định đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Phải mất hơn 10 năm sau, năm 1991, quan hệ ngoại giao hai nước Việt – Trung mới chính thức được bình thường hóa.

Ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử hơn 30 năm tại Việt Nam, nhận định rằng học thuyết đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Marx-Lenin hoàn toàn phá sản sau cuộc chiến này, bởi chủ nghĩa Marx-Lenin nhấn mạnh đấu tranh giai cấp giữa hai hệ thống đối lập là tư bản và cộng sản. Cuộc chiến tranh biên giới lại là cuộc chiến giữa đồng chí với đồng chí. Ông nói thêm về mối quan hệ hai nước sau chiến tranh:

“Từ khi Việt Nam và Trung Quốc trở lại quan hệ bình thường do những cam kết của lãnh đạo cao cấp hai bên thì chính phủ Việt Nam dường như muốn quên đi quá khứ đau buồn đó để hướng tới tương lai. Nhưng Trung Quốc thì họ không quên, hàng năm họ vẫn tưởng niệm cuộc chiến tranh mà họ gọi là ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Chúng ta muốn quên đi cũng không được vì cuộc chiến này để lại cho hai nước quá nhiều hệ quả cho đến hôm nay mặc dù đã bình thường hóa quan hệ.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc để lại cho Việt Nam một bài học rất lớn mà Nhà nước cần phải thấm nhuần. Tức là “không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi của quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn mà thôi”. Đó là điều Việt Nam phải nhớ nằm lòng.”

Dù cuộc chiến qua đi đã 41 năm, hai nước đã bình thường hóa quan hệ với phương châm 4 tốt: Láng giềng tốt; bạn bè tốt; đồng chí tốt; đối tác tốt và 16 chữ vàng: Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện: Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai, nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn bất bình đẳng. Việt Nam vẫn thua thiệt rất nhiều so với Trung Quốc do lệ thuộc về kinh tế, mắc mứu về chính trị, nhất là tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Dường như Trung Quốc không thực sự coi Việt Nam là bạn, mà luôn khống chế Việt Nam, coi Việt Nam là một nước chư hầu của mình.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông nhận định:

“Vấn đề gai góc nhất trong mối quan hệ Việt Trung bây giờ là Biển Đông. Trung Quốc đã có rất nhiều hành động như năm 2011 thì cắt cáp, năm 2014 thì đặt giàn khoan, năm 2019 thì cho tàu thăm dò dầu khí vào quấy nhiễu 113 ngày. Hành động của phía Việt Nam thì khác nhau tùy từng giai đoạn. Nếu năm 2014 rất mạnh mẽ, quyết liệt thì năm 2019 lại nhẹ nhàng, hòa hoãn. Năm 2017, trước sức ép của Trung Quốc, Việt nam yêu cầu Repsol phải rút khỏi khu vực Cá rồng đỏ.

Như vậy nếu nói về kinh tế thì rõ ràng Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc là khá nhiều.”

Theo ông Đinh Kim Phúc, mối quan hệ bất bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn xảy ra vì Việt Nam vẫn còn ảo tưởng rằng hai nước có chung ý thức hệ XHCN. Ông nhấn mạnh, Trung Quốc không phải là XHCN, và trên thế giới hiện nay cũng không có một quốc gia nào là XHCN (kể cả Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Cuba) mà họ xây dựng cái màu sắc XHCN đó theo hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia theo quyền lợi chiến lược của họ mà thôi, chứ không theo nguyên tắc của chủ nghĩa Marx-Lenin đã đề ra.

Mãi là quan hệ bất bình đẳng

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua rất nhiều thăng trầm từ hàng ngàn năm qua do Trung Quốc luôn muốn xâm chiếm Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định mối quan hệ hai nước đi từ chiến tranh đến hữu hảo – nhún nhường – nhẫn nhục. Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng đây là điều bình thường của tất cả các quốc gia trong khu vực chứ không chỉ riêng Việt Nam. Ông phân tích:

“Vì trải qua thời gian chiến tranh, nên dù mang tiếng là bình thường hóa nhưng phải mất một thời gian dài quan hệ hai nước mới được cải thiện.

Đến bây giờ thì quan hệ hai nước đã có những mặt được cải thiện rất nhiều nhưng có sự nhún nhường, nhẫn nhục.

Nhún nhường thì đương nhiên, cũng dễ hiểu vì Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc, là láng giềng của Trung Quốc mà lại nhỏ hơn, yếu hơn Trung Quốc rất nhiều. Nói cho cùng thì không chỉ Việt Nam mà những quốc gia khác trong khu vực Đông nam Á cũng đều cần lợi ích từ Trung Quốc và đương nhiên cũng phải có sự nhún nhường nhất định.”

Năm 1979, Trung Quốc tuyên bố muốn ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ nên đem quân đánh Việt Nam. Bây giờ Trung Quốc lại muốn xâm chiến Biển Đông. Vậy liệu Trung Quốc cho dạy cho Việt Nam bài học nào nữa hay không?

Theo Thạc sĩ Hoàng Việt thì những khúc mắc, xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xảy ra bởi mặc dù phía Việt Nam luôn khẳng định quan điểm bất biến là chủ quyền không thay đổi, bằng mọi cách phải bảo vệ chủ quyền cũng như muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không muốn phá vỡ tình hữu hảo với Trung Quốc.

Nhưng phía Trung Quốc lại luôn khẳng định Biển Đông là lợi ích cốt lõi và luôn muốn thực hiện trong thực tế đường lưỡi bò họ tự vẽ ra.

Ông Đinh Kim Phúc khẳng định bất cứ một chế độ nào khác xuất hiện ở Trung Quốc, kể cả nền cộng hòa, thì âm mưu bá quyền nước lớn cũng không bao giờ thay đổi. Tham vọng này không chỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà đã có từ thời Nhà Thanh. Tham vọng tiến về phía Nam là bản chất của Nhà nước Đại Hán từ ngàn xưa. Ông kết luận:

“Trung Quốc chỉ thừa hưởng những gì mà chế độ phong kiến để lại mà chưa thực hiện được. Chiến lược bá quyền của nhà nước phương Bắc là thâm căn cố đế.”

Hành xử của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Hà Nội trong mối quan hệ với Trung Quốc khiến nhiều người cho rằng những bài học lịch sử nhãn tiền vẫn chưa khiến giới lãnh đạo Việt Nam thức tỉnh trước ‘chiến lược bá quyền’ của Trung Quốc như lời nhà nghiên cứu lịch sử và Biển Đông Đinh Kim Phúc vừa nhận định.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/relationship-between-vietnam-and-china-41-years-after-the-war-dt-02102020134809.html

 

Nhà văn Nguyên Ngọc: ”Vụ án Đồng Tâm

là một tội ác trời không dung đất không tha”

Tuấn Khanh

Hơn 120 năm trước, trong một xã hội nước Pháp còn lắm nhiễu nhương, nhà văn Emile Zola (1840-1902) đã từng mượn tờ báo L’Aurore để viết lá thư ngỏ gửi tổng thống Félix Faure và cho cả toàn dân Pháp, nhằm tố cáo một sự cấu kết giữa tòa án và quân đội để kết tội tù chung thân đối với một sĩ quan là Alfred Dreyfus.

Lá thư đó, nằm ở trang nhất, có tiêu đề J’Accuse! (tôi tố cáo) đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng về tình trạng ghép đặt tội trạng tùy tiện, sự đồi bại của giới cầm quyền và công an, quân đội khi chà đạp lên luật pháp và con người. Ở vị trí là một nhà văn, chỉ có cây bút, Emile Zola đã ra mặt thách thức cả quân đội và ngành tư pháp, kêu gọi họ trả lại công lý cho người bị hại. J’Accuse! vào năm 1898 trở thành bài học công chính, danh dự và quyền tự do ngôn luận không chỉ cho nước Pháp, mà nhiều quốc gia khác, trăm năm về sau.

Từ vụ án bất minh và bi thảm đối với ông Lê Đình Kình vào ngày 9/1/2020 tại Đồng Tâm, nhà văn Nguyên Ngọc cũng mượn ý của Emile Zola, đưa ra lá thư của mình, có tên Tôi Tố Cáo, nhằm đánh động lại sự kiện, yêu cầu nhà cầm quyền phải có một thái độ đúng của một nhà nước, phải cho điều tra việc giết hại một công dân 84 tuổi ngay tại nhà của ông ta.

Lá thư của nhà văn Nguyên Ngọc được đưa ra vào ngày 4/2/2020, trong bối cảnh xã hội rối ren vì dịch bệnh, nhằm không để cho những kẻ giết người có thể tránh né được tòa án của nhân dân. Không những vậy, ông còn nhắn gửi “Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới. Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu”.

Trong cuộc trò chuyện kỷ niệm một tháng, ngày thảm nạn Đồng Tâm, nhà văn Nguyên Ngọc đã gửi chút tâm tình, giải thích về những lý do buộc ông phải viết lá thư này.

Nguyên Ngọc: Trên đất nước này rõ ràng đã có một vụ án giết ông Lê Đình Kình. Một mặt người ta đang cố để mọi thứ chìm dần, một mặt thì lại vu cáo ông ấy là kẻ ác. Nhưng việc tấn công vào làng Đồng Tâm lại không hề có một căn cứ pháp lý nào cả. Báo chí nhà nước thì đồng loạt đặt tên ông Kình cầm đầu nhóm phiến loạn, nhóm khủng bố… nhưng lại không có một cơ quan pháp luật nào khẳng định điều đó. Điều đó cho thấy 3000 cảnh sát cơ động không thể tổ chức tấn công và giết người từ những dư luận linh tinh, từ những tin đồn.

Đã vậy 3 lần giải thích của Bộ Công An đều cho thấy cuộc tấn công vào thôn Hoành không hề có lệnh của tòa án, viện kiểm sát hay công an… vậy thì phải chăng mục đích cuộc tấn công đó chỉ để nhằm giết người có chủ đích? Kịch bản của cuộc tấn công cho thấy rõ: họ cô lập mọi gia đình chung quanh nhà ông Kình, dùng thuốc nổ phá cửa, tấn công bắt người và tra tấn, và giết.

Người ta tìm thấy một cái bao đầy quần áo đầy máu, mà chúng dùng để lau dọn phi tang vụ tra tấn. Sau đó chúng dùng súng bắn vào ông. Cái phát súng bắn vào tim đó – tôi là bộ đội, tôi biết rõ – vết thương cho thấy phát súng đó bắn gọn, bắn rất gần, kê thẳng vào ngực mà bắn. Vết đạn sắc gọn, không nở toét ra như bắn từ xa. Họ còn bắn thêm vào đầu, bắn vào chân.

Đó là lý do tôi nói rằng đã có một vụ án giết công dân.

Điều đáng nói là 3 lần thông báo của Bộ Công an, nhằm giải thích cho vụ thảm sát này, đều là nội dung bất nhất. Lần đầu họ nói đang xây tường ở đồng Sênh thì bị lực lượng của ông Kình tấn công nên đã xung đột, và ông Kình chết tại đồng Sênh. Lần thứ hai, họ nói là đi tuần vào làng thì bị tấn công, và ông Kình chết. Lần thứ ba thì đến ông tướng công an Lương Tam Quang, mới nói thật là ông Kình bị giết chết tại nhà. Tất cả những chuyện này, rõ là ám muội.

Đó là chưa nói vụ 3 người công an chết khi tấn công vào thôn Hoành, mà đến giờ này chỉ nghe đổ lỗi chứ không có một cuộc điều tra nào xừng đáng với cái chết của họ.

Theo tôi, không cần biết như thế nào, vì có một vụ án làm chấn động dư luận nên chính quyền phải mở một cuộc điều tra minh bạch và công khai về vụ án này.

Tuấn Khanh: Trước đây đã có nhiều lần các nhóm nhân sĩ trí thức lên tiếng, cùng ký thư… ông cũng đã có tham gia, vào vì sao, lần này lại là một mình ông?

Nguyên Ngọc: Tôi lấy danh nghĩa của một công dân, và là một nhà văn để lên tiếng, tương tự như Emile Zola với J’Acusse. Giữa tình hình truyền thông nhà nước đang đơm đặt và bẻ cong ý nghĩa về sự sát hại cụ Lê Đình Kình, tôi mong là lời tố cáo của tôi một lần nữa sẽ khuấy động được dư luận nhìn lại sự kiện này. Tôi cũng hy vọng giới nhân sĩ trí thức Việt Nam, với lương tâm của mình, cũng sẽ cùng hợp sức kêu gọi nhà nước phải mở một cuộc điều tra rõ ràng, độc lập và minh bạch trước tội ác này.

Tuấn Khanh: Sự kiện chấn động này khiến dư luận hoang mang. Người ta nói với nhau không hiểu vì sao một việc làm càn quấy ở cấp nhà nước lại có thể diễn ra như vậy. Liệu đây có là hành động sai lầm của riêng một cá nhân hay một nhóm người không?

Nguyên Ngọc: Có rất nhiều thứ để người dân suy đoán từ sự kiện này. Người ta bàn tán khắp nơi, rằng lệnh này của ông Trọng hay của ông Phúc, hay của ông Tô Lâm? Có người nói ông Trọng không biết gì, bị đưa thông tin một chiều nên làm theo sự sắp xếp nào đó. Có người nói ông Phúc ba phải nên theo mà không đánh giá hết tình hình… Nhưng tôi không muốn bàn đến những chuyện như vậy. Mọi thứ lúc này cần là sự kiện đúng và rõ ràng từ nhà nước đưa ra cho người dân, chứ người dân thì không thể xác định chân dung nhà nước bằng những tin đồn.

Tôi chỉ xác nhận rằng trên đất nước này đã xảy ra một vụ án tàn bạo mà không có dựa trên bất kỳ chứng cứ pháp lý gì cả. Cần phải có điều tra, phải có tòa án. Tôi muốn gửi lời tố cáo của mình đến người dân Việt Nam và cả thế giới. Mọi thứ không thể đi qua và trở thành hợp lý từ tuyên truyền một chiều. Đất nước này cần phải có luật pháp.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/writer-nguyen-ngoc-dong-tam-attack-is-a-crime-02102020112718.html