Từ China đến “Chinazi”
Ngay trước ngày kỷ niệm 70 năm đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền, các cuộc biểu tình tại Hồng Kông và nhiều nơi trên thế giới chống độc tài ĐCSTQ và ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã giương cao biểu ngữ chống lại “Chinazi” – thuật ngữ sau đó đã trở thành một hashtag phổ biến trên mạng xã hội như một lời cảnh báo về “mối họa đỏ” đang bành trướng và reo rắc sự huỷ diệt tương tự như phát xít Đức 7 thập kỷ trước đây.
Trên lá cờ đỏ của ĐCSTQ, người biểu tình đã sắp xếp lại các ngôi sao màu vàng thành hình chữ Vạn ngược – biểu tượng của Đức Quốc xã, bên dưới là dòng chữ: “Tin vào ĐCSTQ? Thật vậy sao?” (Believe in CCP? Seriously?). Hàng ngàn poster hình lá cờ có chữ Vạn ngược đã được người biểu tình khắp nơi trên thế giới sử dụng.
Người biểu tình Hồng Kông giơ cao biểu tượng chống Chinazi.
Trong một poster khác, chân dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nằm ở trung tâm, xung quanh ông là một loạt các sự kiện xấu xí trong lịch sử Trung Quốc: Cách mạng văn hóa, Nạn đói lớn, Thảm sát Thiên An Môn; cùng dòng tít chính “Chinazi” và dòng tít phụ “Giết người từ năm 1949” (Killing since 1949).
“Chinazi” được ghép từ hai từ “China” (Trung Quốc) và “Nazi” (Đảng Quốc gia XHCN Đức – Đức Quốc xã hay phát xít Đức), ám chỉ chế độ hiện thời ở Trung Quốc như một dạng phát xít kiểu mới. Đây là thuật ngữ đã xuất hiện cách đây vài năm. Năm 2018, nó là tiêu đề của cuốn sách được viết bởi nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie. Tuy nhiên, cho đến sự kiện biểu tình ở Hồng Kông, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến, lan truyền khắp thế giới.
Thuật ngữ này được cho là một cách nói ám chỉ với những người khác về bản chất của chế độ độc tài hiện thời ở Trung Quốc. Nó cũng phản ánh sự thay đổi mục tiêu của các phong trào phản kháng ở Hồng Kông, với khởi đầu là việc phản đối Dự luật dẫn độ đào phạm, về sau phát triển thành chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ, chống độc tài, đòi quyền dân chủ.
“ĐCSTQ rất giống với Đức Quốc xã, một ví dụ điển hình là các trại tập trung ở Tân Cương”
– Ông Bun Ching, một người dân Hồng Kông về hưu tuyên bố tại buổi mít tinh tối ngày 28/9 tại Hồng Kông.
Các trại tập trung, giáo dục cải tạo ở Tân Cương mà ông Bun Ching đề cập đang bị Chính phủ Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới cáo buộc là nơi giam giữ hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Theo đó, các tù nhân liên tục bị tẩy não, buộc từ bỏ tôn giáo, hát và học thuộc những khẩu hiệu, bài ca ca ngợi ĐCSTQ. Những người từ chối bị “chuyển hoá” sẽ hứng chịu các đòn tra tấn tàn độc, kể cả mổ cướp nội tạng.
Chính ông Yu Jie, tác giả của cuốn sách “Chinazi”, cho biết ông rất vui vì thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Hồng Kông. Ông Yu ca ngợi những người biểu tình đã có một cái nhìn thực tế về tình hình ở Trung Quốc, và nhận định những gì họ [người biểu tình] đang làm thành công hơn tất cả các trận đánh trong quá khứ của nhân dân Trung Quốc, kể cả cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn ngày 4/6/1989.
“Ông Tập Cận Bình đang triển khai những biện pháp cứng rắn hơn nhiều để kiểm soát người dân và tâm trí của họ so với Hitler đã từng làm,” ông Yu nói. Vì vậy, mặc dù nhiều người không đồng tình với thuật ngữ “Chinazi” – cho rằng Đức Quốc xã là một thuật ngữ lịch sử độc nhất đại diện cho một chế độ chỉ xuất hiện ở riêng nước Đức – thì ông Yu vẫn khẳng định “nó có thể được sử dụng để chỉ một hiện tượng nhất định, khi một chế độ trở nên xấu xa và khiến người dân chịu nhiều đau khổ.” Có thể thấy, những người ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông đã tìm cách sử dụng “Chinazi” như một cách nói tắt cho quan điểm của họ về ĐCSTQ. Đó cũng là cách thu hút sự chú ý của quốc tế, bởi khi Đức Quốc xã đã trở thành vết đen trong lịch sử của không chỉ riêng nước Đức, thì “Chinazi” cũng vượt ngoài khuôn khổ Trung Quốc, trở thành một vấn đề toàn cầu.
Trên bề mặt, có thể thấy nhiều sự tương đồng giữa ĐCSTQ và Đức Quốc xã. Cả hai thể chế độc tài này cùng dựa vào yếu tố chủng tộc ưu việt, khai thác tâm lý chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sử dụng các phương pháp tuyên truyền đầu độc người dân, đồng thời không ngừng bành trướng tư tưởng bá quyền ra thế giới.
Thế nhưng, “Chinazi” thời hiện đại đã vượt xa Nazi cách đây 7 thập kỷ trên mọi phương diện, bởi phạm vi ảnh hưởng của ĐCSTQ rộng hơn rất nhiều; số người bị tàn sát, tẩy não, đầu độc lớn hơn bất cứ đế chế nào trong lịch sử; sự huỷ diệt của lương tri, đạo đức, đức tin, và các giá trị truyền thống ở quy mô lớn chưa từng thấy.
Nếu như trong giai đoạn 1938 – 1945, Phát xít Đức đã giết khoảng 6 triệu người Do Thái ở khắp Châu Âu và khoảng 5 triệu người không phải Do Thái (người tàn tật, người Digan, tù chính trị, trẻ em v.v) dựa trên thuyết “chủng tộc ưu tú Aryan” (cho rằng người Đức là hậu duệ của người Aryan – tức ưu tú và có quyền thống trị các chủng tộc khác), thì ĐCSTQ từ khi nắm được chính quyền (năm 1949) cho đến nay, đã gây ra cái chết cho gần 100 triệu người dân Trung Quốc.
Cảnh ĐCSTQ hành quyết các nạn nhân.
Điều đáng nói, sự “diệt chủng” của ĐCSTQ lại được thực hiện với chính người dân của nước mình. Qua hàng loạt các cuộc vận động như Tam phản, Ngũ phản, Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hoá, đàn áp Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp và đồng hoá người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, ĐCSTQ không ngừng tạo ra những nhóm “kẻ thù” khác nhau, kích động hận thù để tiêu diệt địa chủ, tư sản; bần cùng hoá nông dân – công nhân; tiêu diệt trí thức; triệt tiêu tôn giáo; không ngại cho xe tăng cán chết học sinh, sinh viên.
Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn tiếp tục đẩy cái ác lên đến đỉnh điểm bởi tội ác diệt chủng, xây dựng hai ngành công nghiệp giết người là mổ cướp nội tạng sống và nhựa hóa thi thể, lấy nguồn từ các tù nhân lương tâm như nhóm Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, v.v…
Gần đây nhất là việc ĐCSTQ đứng sau thao túng và đàn áp phong trào biểu tình ở Hồng Kông. Hàng ngàn mật vụ Trung Quốc trà trộn vào cảnh sát Hồng Kông, sẵn sàng đánh đập tàn bạo (đập nát đầu, dẫm lên đầu, bẻ tay, vặn cổ v.v), bắn súng, sử dụng đạn hơi cay có chất độc, vòi rồng; hãm hiếp; giết chết tạo hiện trường giả (đầy từ cao ốc xuống, ngụy tạo chết đuối) đối với học sinh, sinh viên Hồng Kông.
Đàn áp tàn bạo trong cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ Hồng Kông
Không có kiểu giết người nào dù tàn độc đến đâu mà ĐCSTQ không dám làm, với ngay chính người dân nước mình.
Về phương diện văn hoá, ĐCSTQ đã không ngừng nghĩ tìm mọi cách tiêu diệt nền văn hóa Thần truyền 5000 năm huy hoàng của mảnh đất Thần Châu. Văn hóa truyền thống Trung Hoa với sự đề cao những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại giúp giữ nhân tâm hướng thiện, xã hội ổn định đã bị ĐCSTQ dần dần thay thế bằng văn hoá Đảng “Giả – Ác – Đấu” vô nhân tính, làm méo mó biến dị nhân tâm người dân Trung Quốc, khiến đạo đức băng hoại, dục vọng phát tác, cái ác bị phóng đại, toàn xã hội sục sôi bầu không khí đấu đá, tranh giành quyền lực, có thể vì tiền mà không điều ác nào không dám làm.
Phá hủy văn vật thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc
Để kiểm soát tâm trí người dân, ĐCSTQ không cho phép có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do liên kết hay tự do tín ngưỡng. Tất cả các phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt và đều được khuấy động lên để hát những lời ca ngợi Đảng. Người dân Trung Quốc chỉ được xem, nghe những gì ĐCSTQ cho phép. Chính quyền Trung Quốc còn đang xây dựng một nhà nước giám sát khổng lồ, một mô hình không giống bất cứ thứ gì mà thế giới từng chứng kiến với hàng trăm triệu camera ngày đêm theo dõi người dân.
Hệ thống camera giám sát người dân ở Trung Quốc
Đối với quốc tế, ĐCSTQ thi hành chính sách ngoại giao “bẫy nợ”, chủ nghĩa bành trướng quân sự, thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ. Nó không ngừng dùng tiền và quyền mua chuộc, bắt nạt, cưỡng ép các quốc gia khác phải im lặng trước tội ác chống lại loài người, thậm chí biến họ thành đồng lõa, tiếp tay, làm giàu cho Đảng để bức hại nhiều hơn nữa. Sự xuống dốc của đạo đức do đó không chỉ ở trong phạm vi Trung Quốc Đại lục, mà đã là kiếp nạn của tất cả mọi người trên trái đất.
Do đó, hơn cả Đức Quốc xã, “Chinazi” thời hiện đại nhắm tới mục tiêu lớn hơn rất nhiều: bá chủ thế giới, tà biến nhân tâm người dân thế giới, phá hủy tận cùng tâm linh của mỗi từng cá thể với mục đích huỷ diệt nhân loai.
Tác giả sách “Chết trong tay Trung Quốc” Peter Navarro là một trong những cố vấn chính sách quan trọng của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, lời giới thiệu cuối sách của nghị sĩ Dana Rohrabacher (Ảnh: Dang Baiqiao). Năm 2011, khi Peter Navarro và Greg Autry ra mắt cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China), trong đó cảnh báo các mối đe dọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi ĐCSTQ, người dân thế giới vẫn còn khá thờ ơ.
Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng sử dụng thủ đoạn để phát triển kinh tế, ăn cắp công nghệ, trở nên ngày càng hùng mạnh, nhăm nhe thống trị cả thế giới trước sự thất thế của nước Mỹ.
Chỉ từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm toà Bạch Cung và o năm 2016, trật tự thế giới dần được thiết lập lại. Ông Trump khác biệt với các đời Tổng thống Mỹ trước đó, từ Bill Clinton cho đến Barack Obama, khi là Tổng thống đầu tiên dám thực sự đối đầu trực diện với ĐCSTQ. Những người tiền nhiệm của ông Trump không phải không nhận thấy những hành động lạm dụng và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Quốc, nhưng không ai dám động vào.
Ông Trump đã xây dựng một nội các với những người có cùng quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, đồng thời khơi mào chiến tranh thương mại để “đòi lại công bằng cho một nước Mỹ bị lợi dụng “, nhưng về bản chất, đó là một sự tuyên chiến giữa thế giới tự do và chủ nghĩa cộng sản. Bởi không chỉ dừng lại ở những đòn giáng về kinh tế, chính quyền Tổng thống Trump liên tục đứng ra lên án, vạch trần công khai bản chất của ĐCSTQ; đồng thời gây sức ép về các vấn đề nhân quyền, đàn áp tôn giáo, Đài Loan, Hồng Kông, biển Đông, Duy Ngô Nhĩ.
Có thể nói, sự chuyển biến trong nhận thức của Mỹ đối với chính quyền Trung Quốc thực sự xảy ra sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống. Những ảo tưởng rằng hỗ trợ kinh tế sẽ giúp nhà nước độc tài Trung Quốc thay đổi thành một xã hội tự do, cởi mở, tôn trọng tài sản cá nhân, pháp quyền và các luật lệ quốc tế về thương mại đã tan vỡ. Giờ đây, Chính phủ và người dân Mỹ đã nhận thức rằng quyền lực của Trung Quốc không phải nằm ở nhân dân, đất nước Trung Quốc cũng không phải là một thể chế cộng hoà, mà Trung Quốc hiện tại hoàn toàn là một Trung Quốc chuyên chế cộng sản.
Một biểu hiện cụ thể chính là gần đây trong chính giới Mỹ, một số nhân vật có tiếng nói như Ngoại trưởng Mike Pompeo, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, Thượng nghị sĩ Rick Scott đã bắt đầu thay đổi cách xưng hô chức vụ với ông Tập Cận Bình, họ không còn gọi ông Tập Cận Bình là Chủ tịch Tập nữa, mà đổi thành gọi Tổng Bí thư Tập, bởi cách gọi này giúp cho đại chúng Mỹ dễ hiểu về thể chế độc tài của ĐCSTQ tại Trung Quốc. Hay trong hội nghị các Ngoại trưởng NATO tại Brussels, Bỉ ngày 20/11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng NATO cần phải đoàn kết để đối đầu với một kẻ thù mới là ĐCSTQ.
Sự thay đổi về tư tưởng nhận thức này của Mỹ được cho là “đòn chí mạng” đối với ĐCSTQ từ gốc rễ, bởi nó động chạm đến bản chất chân thực của Chính quyền Trung Quốc. Điều đáng nói, dòng tư tưởng chủ lưu này sẽ ảnh hưởng và kéo theo sự thay đổi nhận thức của không chỉ những nước đồng minh với Mỹ, mà là cả thế giới.
Sự việc ở Hồng Kông thời gian gần đây là minh chứng rõ nét cho điều này, và “Chinazi” chính là một trong những ngọn lửa lan toả để thế giới nhận thức rõ hơn về bản chất của Chính quyền Trung Quốc.
Ngày 28 và 29/9/2019, khoảng 65 thành phố tại ít nhất 24 quốc gia và khu vực trên thế giới đã đồng hành cùng người dân Hồng Kông tổ chức các hoạt động mít tinh, diễu hành chống lại độc tài ĐCSTQ với chủ đề “Diễu hành chống độc tài ngày 29/9”, cũng có người gọi là “Đại diễu hành chống Nazi đỏ”.
Tro ng đó tại Canada và Mỹ lần lượt có 10 thành phố cùng tham gia. Các thành phố khác tham gia đến từ các n ước và khu vực như Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức, Ukraina, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Ireland, Đan Mạch, Kazakhstan và Cộng hòa Estonia, v.v. Đặc biệt tại Đài Loan, hơn 100.000 người dân đã tham gia diễu hành.
Dòng chữ “Chinazi” xuất hiện rất nhiều trong cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông
Ngay sau đó, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông nhanh chóng được Quốc hội Mỹ thông qua (cả Thượng viện và Hạ viện chỉ có một phiếu chống – một điều vô cùng hiếm gặp), rồi được Tổng thống Trump ký chính thức đưa thành luật vào dịp Lễ Tạ ơn. Động thái này đã tiếp tục khích lệ các nước phương Tây khác mô phỏng theo hành động của Mỹ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vi phạm nhân quyền.
Quan chức Liên minh Châu Âu, các nghị viên liên đảng phái của Quốc hội Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Ý đã lần lượt lên tiếng ủng hộ Hồng Kông hoặc đề xuất chính phủ khởi động Luật Magnitsky đối với quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vi phạm.
Có thể thấy, các nước phương Tây đang ngày càng nhận rõ sự thâm nhập và đe dọa của ĐCSTQ đối với thế giới tự do. Sức cảm hoá của Mỹ khiến nhiều nước phương Tây về cơ bản đã hình thành nhận thức chung về “mối hoạ đỏ” ĐCSTQ.
Hiện tại, làn sóng chống ĐCSTQ đang mở rộng mỗi ngày trên thế giới, trong đó vấn đề Hồng Kông chỉ là bước khởi đầu. Hạ viện Mỹ hôm 3/12/2019 đã thông qua “Đạo luật Duy Ngô Nhĩ 2019” – dự luật yêu cầu Tổng thống Mỹ lên án ĐCSTQ đàn áp cộng đồng thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương. Nhiều đạo luật hướng tới Trung Quốc từ kinh tế đến nhân quyền còn đang chờ đặt lên bàn làm việc của Tổng thống Trump: đàn áp Pháp Luân Công, biển Đông, Đài Loan, luật an ninh mạng …
Sự thật về một nhà nước cộng sản độc tài, một cỗ máy giết người tàn độc nhất trong thế kỷ 20, thâm hiểm và tàn ác hơn hết thảy phát xít hay khủng bố, sẽ dần được phơi bày. Ánh sáng của tinh thần “Quang phục” Hương Cảng sẽ hòa cùng ánh sáng chính nghĩa của những tiếng nói công đạo – lương tri trên khắp thế giới chiếu rọi những góc khuất tăm tối và bộ mặt giả dối của ĐCSTQ. Và đó cũng là thời khắc “Đại Thẩm phán” cho thứ tà linh cộng sản muốn huỷ diệt nhân loại: sự tan rã là tất yếu của lịch sử.
Bảo Minh