Tin khắp nơi – 04/02/2020
Mỹ lần đầu xuất khẩu cam sang Việt Nam
Ông Jim Phillips, Giám đốc điều hành của Sunkist Growers nói với trang tin fruitnet.com rằng ông rất hy vọng vào những cơ hội phát triển sắp tới tại thị trường Việt Nam sau chuyến hàng xuất đầu tiên.
Người đứng đầu hiệp hội các nhà trồng cam nước Mỹ cho biết người nông dân Mỹ tự hào về sản phẩm cam chất lượng cao của mình và việc được chia sẻ thành quả lao động là những trái cam Sunkist với người dân Việt Nam là điều vinh dự cho họ.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu rau quả của Mỹ sang thị trường Việt Nam trước khi cam được vào Việt Nam là 97 triệu đô la trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng 46% so với năm trước.
Giới chức Hoa Kỳ hy vọng việc xuất khẩu cam sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Mỹ vào thị trường Việt Nam.
Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm ngoái đạt khoảng 60 tỷ đô la. Việt Nam xuất siêu vào Mỹ hơn 40 tỷ đô la. Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Trump đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ và kêu gọi phía Việt Nam phải mở rộng cửa đối với các hàng hóa Mỹ, trong đó đáng chú ý là các mặt hàng nông nghiệp.
Mỹ tái khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam
nâng cao năng lực chấp pháp trên biển
Đại diện Đoàn Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sĩ Seth Wilbur Moulton khẳng định tiếp tục đồng hành với Việt Nam nâng cao năng lực của cảnh sát biển và làm sâu sắc mối quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
Trong cuộc gặp giữa Đoàn Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ do Hạ nghị sĩ Seth Wilbur Moulton, Ủy viên Ủy ban Quân vụ làm Trưởng đoàn và Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp song phương trên nhiều lĩnh vực.
Thay mặt Đoàn Ủy ban Quân vụ Hạ viện Hoa Kỳ, Hạ Nghị sỹ Seth Wilbur Moulton cho biết, Hoa Kỳ mong muốn chuyến thăm Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy mối quan tâm của hai nước trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, chuyển giao công nghệ; tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực của cảnh sát biển, làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, các nghị sỹ của Nghị viện Hoa Kỳ đều bày tỏ lòng tự hào khi mối quan hệ giữa hai nước ngày càng thắt chặt; đồng thời mong muốn nâng cao mối quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy tự do theo đúng tinh thần của cộng đồng quốc tế; đồng thời bày tỏ sự quan tâm về tự do hàng hải trên Biển Đông, quyền khai thác năng lượng thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia; tìm ra cách thức khác nhau để thúc đẩy mối quan hệ trên các lĩnh vực, không chỉ trên lĩnh vực quốc phòng, kinh tế mà ở nhiều lĩnh vực khác.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm, trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995-12/7/2020). Đồng thời tin tưởng rằng, chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Quốc hội nói riêng và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt -Mỹ nói chung. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là luôn coi trọng quan hệ với Mỹ; mong muốn tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước theo hướng thực chất, hiệu quả trên các mặt; đóng góp nhiều vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, chính phủ Mỹ đã có nhiều hành động thiết thực, ủng hộ, phê duyệt ngân sách giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam như việc rà phá bom mìn, tẩy độc môi trường, tiếp tục tẩy độc tại sân bay Biên Hòa… Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, việc hợp tác, cùng nhau giải quyết những vấn đề của quá khứ là thể hiện tầm nhìn chung của hai bên, giúp xây dựng niềm tin chiến lược, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hướng tới tương lai nhằm thúc đẩy những lợi ích chung. Ngoài ra, cơ quan lập pháp hai nước tăng cường hơn nữa việc trao đổi Đoàn các cấp, mở rộng đối thoại trên tinh thần cởi mở, thẳng
thắn và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết và sự tin cậy giữa hai bên, trao đổi thông tin và tìm kiếm tiếng nói chung đối với các vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm.
Quan hệ hợp tác Việt – Mỹ được cải thiện trên nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên đến 52 tỷ USD năm 2016, biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Về hợp tác quốc phòng, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ Brack Obama (23/5/2016) thông báo Mỹ đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Từ đó, Mỹ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc tăng cường năng lực hàng hải. Tháng 5/2017, Mỹ đã bàn giao tàu tuần duyên tải trọng cao USCGC Morgenthau cho Cảnh sát biển Việt Nam qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA). USCGC Morgenthau có choán nước toàn tải 3.250 tấn, chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, thủy thủ đoàn 160 người. Tàu có tốc độ tối đa 53,7 km/h, phạm vi hoạt động hơn 22.500 km và có thể hoạt động liên tục 45 ngày. Sau khi được biên chế vào Cảnh sát biển Việt Nam, tàu được đổi tên thành CSB 8020. Tàu trên đã giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực trong thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó nhân đạo. Ngoài ra, con tàu còn mang ý nghĩa biểu tượng và cụ thể về Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã được mời tham gia các cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn của Mỹ, trong khi Mỹ chuyển giao nhiều khí tài quân sự và điều các tàu chiến tới thăm Việt Nam. Thời gian qua, đã có nhiều tàu hải quân Mỹ cập cảng Cam Ranh của Việt Nam như tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ đã cập cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5/2018; tàu vận tải đổ bộ USNS Fall River thăm Cam Ranh vào tháng 5/2017; tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG 56) lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ do Đoàn Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ do thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đã cập cảng Cam Ranh vào tháng 6/2017; tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ cũng ghé thăm Cam Ranh vào tháng 12/2016..
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ y tế cho TQ đối phó virus corona
Mỹ đề xuất cử chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng đến Trung Quốc để hỗ trợ ứng phó khủng hoảng y tế cộng đồng do bùng phát virus corona.
Phát biểu trên chương trình truyền hình của đài CBS hôm 2-2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói: “Rõ ràng Trung Quốc đã minh bạch hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đây và chúng tôi đánh giá cao điều đó”.
Ông O’Brien cho biết, Mỹ đã đề xuất cử chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng của Mỹ sang hỗ trợ Trung Quốc, đồng thời nói thêm rằng Bắc Kinh chưa trả lời nhưng Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo đã bố trí địa điểm cho 1.000 người có khả năng cần kiểm dịch y tế khi nhập cảnh Mỹ.
Bộ cũng cho biết có thể sử dụng các căn cứ và cơ sở huấn luyện của quân đội Mỹ như ở California và Colorado.
Virus corona được cho là bùng phát hồi tháng 12 năm ngoái tại một khu chợ ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, và đã được tuyên bố là dịch bệnh khẩn cấp toàn cầu, với trên 20 quốc gia xác nhận các ca lây nhiễm.
Trump lo ngại
sự hiện diện quân sự của Nga và TQ ở Bắc Cực
Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết Tổng thống Trump đang lo ngại về sự hiện diện quân sự của Nga cũng như tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lo ngại về sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực và tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này, một quan chức cấp cao Washington trả lời báo giới nhân chuyến thăm của Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tới Mỹ.
“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và muốn duy trì Bắc Cực là một khu vực ít căng thẳng. Tổng thống Trump đang lo ngại về sự mở rộng hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Cực cũng như tham vọng và sự hiện diện của Trung Quốc tại đây.
Trả lời Tass về lý do cho những lo ngại của nhà lãnh đạo Mỹ về vấn đề trên, quan chức này cho biết: “Rõ ràng Bắc Cực chỉ nên là một khu vực dành cho thương mại chứ không phải cho các hoạt động quân sự hóa như Nga đã làm với những nơi khác”.
Thể hiện ủng hộ đối với Đài Bắc,
Mỹ điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan
Ngay sau khi kết thúc bầu cử Đài Loan, Hải quân Mỹ (16/1) đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Shiloh, thuộc lớp Ticonderoga đi qua eo biển Đài Loan.
Theo thông tin trên, không đầy một tuần sau chiến thắng vẻ vang của bà Thái Anh Văn trong cuộc bầu cử tổng thống tại Đài Loan, Hải Quân Mỹ lại cho một chiến hạm băng qua eo biển Đài Loan. Hải Quân Mỹ xác nhận rằng tuần dương hạm USS Shiloh, lớp Ticonderoga, đã hoàn thành một nhiệm vụ tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải qua eo biển Đài Loan. Theo Người phát ngôn Hạm đội 7 hải quân Mỹ Joe Keiley, việc tàu tuần dương USS Shiloh đi qua eo biển Đài Loan là “hoạt động bình thường” nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cởi mở và tự do; nhấn mạnh “Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Tuy nhiên, phía Mỹ không cho biết thêm chi tiết về chuyến tuần tra.
Về phần minh, trong một thông cáo công bố ngày 17/01, Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết là một chiến hạm Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan theo hướng Bắc. Lực lượng võ trang Đài Loan đã theo dõi con tàu trong suốt quá trình vượt eo biển, một hoạt động được cho là “thông thường” và người dân không cần lo lắng.
Trong khi đó, phía Trung Quốc đã có những phản ứng thái quá. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (17/1) cho biết nước này giám sát tàu tuần dương USS Shiloh đi qua eo biển Đài Loan; đồng thời nhấn mạnh vấn đề Đài Loan là về sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất đối với quan hệ Trung Quốc – Mỹ; cho rằng Mỹ nên tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và kêu gọi nước này xử lý vấn đề Đài Loan một cách phù hợp, tránh làm tổn hại quan hệ song phương cũng như hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan”. Tuy nhiên, Cảnh Sảng không nói rõ Trung Quốc đã dùng phương tiện, cách thức nào để theo dõi tàu chiến Mỹ.
Được biết, Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết và khẳng định việc đi qua eo biển là vi phạm chủ quyền, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem tuyến đường này là vùng biển quốc tế. Hải quân Mỹ gần đây tăng tần suất hiện diện tại eo biển Đài Loan bất chấp sự phản đối gay gắt từ Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng tần suất đi qua eo biển Đài Loan bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, với ít nhất 9 chuyến đi vào năm 2019. Một trong những con tàu di chuyển gần đây nhất bao gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville đi qua eo biển này vào tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, Đài Loan hoan nghênh hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ là một dấu hiệu thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với Đài Loan, vì quan hệ của họ với Bắc Kinh đã xấu đi kể từ khi bà Thái Anh Văn, từ Đảng Tiến bộ Dân chủ nghiêng về việc muốn Đài Loan độc lập, trở thành nhà lãnh đạo hòn đảo này từ năm 2016.
Giới chuyên gia nhận định, động thái này của Mỹ nhằm biểu thị thông điệp của Washington về việc các nước có quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế chiến lược. Ngoài ra, sau chiến thắng của bà Thái Anh Văn, hành động trên của Mỹ cũng là “liều thuốc an thần” nhằm khẳng định sự ủng hộ và cam kết bảo vệ đồng minh trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc.
Giấc mộng ” Đại Trung Á” của Mỹ thách thức Nga và TQ
Trung Á đang trở thành «mảnh đất màu mỡ » mà không chỉ Nga, Mỹ, mà cả Trung Quốc, Nhật Bản hay nhiều quốc gia châu Á khác thèm muốn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 2/2 tới Uzbekistan, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm các nước Trung Á, từng thuộc Liên bang Xô Viết trước đây. Chuyến thăm được xem là sự chuẩn bị cho tham vọng “Đại Trung Á” của chính quyền Tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh Trung Quốc đang ra sức tạo ảnh hưởng tại khu vực giàu năng lượng và cũng được cho là “sân sau” của Nga này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đặt chân tới thủ đô Tachkent vào chiều 2/2 (theo giờ địa phương). Trong ngày 3/2, ông sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev để thảo luận về những vấn đề quan tâm chung, cũng như tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với quốc gia Trung Á này.
Trước Uzbekistan, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ đã tới Ukraine, vốn có quan hệ căng thẳng với Nga, sau đó là Belarus và Kazakhstan, 2 quốc gia thành viên của một liên minh quân sự và một liên minh kinh tế với Nga. Tại Ukraine, ông đã tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với lập trường của nước này trong cuộc khủng hoảng với Nga, cũng như những vấn đề tại miền Đông hiện do các lực lượng đòi li khai thân Nga kiểm soát.
“Sự có mặt của tôi tại Ukraine là nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng, Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và thịnh vượng của Ukraine là một sự dũng cảm. Cam kết của Mỹ với Ukraine sẽ không thay đổi. Như tôi đã nói với Tổng thống Zelensky, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của ông ấy nhằm củng cố các thể chế dân chủ”, ông Pompeo nói.
Còn tại Belarus, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã hứa hẹn về những bước tiến thực chất trong quan hệ với quốc gia đồng minh gần gũi nhất với Nga: “Chúng tôi hiểu, Belarus có mối quan hệ láng giềng và lịch sử lâu dài với Nga. Tôi có mặt ở đây không phải là để buộc các bạn phải lựa chọn, mà đơn giản Mỹ muốn hiện diện ở Belarus. Như các bạn đang thấy, chúng tôi đã xây dựng một đội ngũ ngoại giao hùng mạnh ở Belarus và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này”.
Trước thềm chuyến thăm, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tuyên bố Washington sẵn sàng trợ giúp bất kỳ quốc gia Trung Á nào “muốn củng cố nền độc lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”, song cũng thừa nhận sự hiện diện quan trọng của Nga và Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới Trung Á kể từ sau chuyến thăm của ông John Kerry năm 2015. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, tham vọng “Đại Trung Á” của Mỹ là không hề dễ dàng, kể cả trong thời kỳ đỉnh cao của sự hiện diện quân sự Mỹ tại khu vực trong đầu những năm 2000 khi nước này vẫn còn tham chiến tại Afghanistan.
Ngược lại Nga lại vẫn đảm bảo được tại đây các căn cứ quân sự của mình và dẫn đầu một liên minh quân sự và một liên minh kinh tế, hải quan với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực, cùng với những mối quan hệ không thể chối bỏ về về lịch sự và văn hóa. Đây là điều Mỹ không thể chấp nhận. Ngay từ năm 2005, các học giả Mỹ đã nêu ra ý tưởng xây dựng Diễn đàn Đối tác hợp tác và phát triển Đại Trung Á, trong đó ưu tiên thực hiện các dự án năng lượng giữa các nước Trung và Nam Á, không có sự tham gia của Nga nhưng có sự hỗ trợ của các định chế tài chính phương Tây. Tuy nhiên,các dự án tiến triển chậm chạp do thiếu vốn và tình hình bất ổn tại Afghanistan. Thời gian gần đây, ý tưởng “Đại Trung Á” lại nổi lên, nhất là với chuyến thăm Trung Á lần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo.
Có thể nói, với vai trò quan trọng về địa chính trị và giàu tài nguyên, Trung Á đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” mà không chỉ Nga, Mỹ, mà cả Trung Quốc, Nhật Bản hay nhiều quốc gia châu Á khác thèm muốn. Nếu Nga và Mỹ hỗ trợ quân sự thì Trung Quốc lại dùng sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng tại khu vực này. Cùng với các khoản vay khổng lồ dưới hình thức hỗ trợ kinh tế, Bắc Kinh cũng đã xây tuyến đường ống dẫn dầu Kazakhstan-Trung Quốc và đường ống dẫn khí Turkmenistan – Uzbekistan- Kazakhstan – Trung Quốc. Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Mỹ Jamestown, bằng cách tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế với Trung Á, Trung Quốc định phát triển vùng ngoại biên phía tây của họ.
Trên thực tế, từ năm 1999, Mỹ đã có ý xây dựng khu vực này thành “Một con đường Tơ Lụa mới”, “một khu vực kinh tế năng động và kết nối bao gồm Afghanistan và những nước vùng Trung và Nam Á”. Sự hiện diện của quân đội Mỹ vào năm 2001 ở Afghanistan và sau đó là ở Kyrgyzstan đã khẳng định tham vọng của Mỹ đóng “một vai trò quan trọng” ở khu vực Trung Á.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32769-giac-mong-dai-trung-a-cua-my-thach-thuc-nga-va-tq.html
Họp sơ bộ Đảng Dân chủ ở Iowa
chưa công bố kết quả, gây bức xúc
Nỗ lực của Đảng Dân chủ để bầu chọn một ứng cử viên ra tranh chức Tổng thống với ông Trump đã có một khởi đầu hỗn loạn ở bang Iowa, sau khi các giới chức hoãn công bố kết quả cuộc họp sơ bộ và quy lỗi cho những sự bất nhất trong các thông tin thu thập được để hoãn lại vô thời hạn việc công bố kết quả cuộc họp nội bộ tại bang Iowa, trong khi Tổng thống Trump lên tiếng nhạo báng vận xui của các đối thủ chính trị của mình, theo Reuters.
Nhiều đám đông xếp hàng dài được báo cáo tại hơn 1,600 trường học, trung tâm cộng đồng và các địa điểm khác vào tối Thứ Hai 3/2. Trục trặc kỹ thuật trong hệ thống được thiết kết để báo cáo kết quả cuôc biểu quyết đã buộc các giới chức Đảng Dân chủ tái kiểm các dữ liệu bằng các phương tiện khác.
Trước đó các quan chức bầu cử tại một số điểm bầu cử bang Iowa cho biết, họ gặp vấn đề với việc sử dụng ứng dụng điện thoại mới để thông báo kết quả. Một số cử tri khác than phiền rằng họ không thể tải xuống hay truy cập vào ứng dụng này.
Trong khi tên người thắng cuộc trong bầu cử sơ bộ ở Iowa chưa được công bố, một số ứng cử viên Đảng Dân chủ đã rời tiểu bang này để tới New Hampshire, địa điểm chủ trì cuộc họp sơ bộ kế tiếp vào ngày 11/2 để chọn ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ ra tranh chức Tổng thống với ông Trump.
Tình trạng hỗn loạn tại Iowa có thể khiến Đảng Dân chủ trở thành mục tiêu bị chỉ trích vì từ lâu các thành viên đảng này vẫn than phiền rằng tiểu bang vùng thôn quê của Mỹ nơi đại đa số là người da trắng, có một vai trò quá khổ trong việc định đoạt ai sẽ là ứng cử viên được Đảng Dân chủ đề cử ra tranh chức Tổng thống Mỹ.
Đảng Dân chủ nói họ phải kiểm tra chất lượng sau khi phát hiện những sự bất nhất trong hệ thống báo cáo kết quả từ các địa điểm họp sơ bộ, gây bức xúc trong nội bộ Đảng Dân chủ, và khiến đảng viên Đảng Cộng hoà chỉ trích.
Tổng thống Trump của Đảng Cộng hoà đã dùng trang Twitter của ông để chế nhạo Đảng Dân chủ, nói rằng tình trạng hỗn loạn ở Iowa là “một thảm họa toàn diện”, và “Không có gì hoạt động cả, in như họ cai trị đất nước.”
Trong khi kết quả sơ bộ Iowa bị trì hoãn, hai ứng cử viên dẫn đầu tại Iowa, là Thượng nghị sĩ Sanders và cựu Thị trưởng South Bend, Indiana Pete Buttigieg, công bố kết quả riêng của họ.
Đài CNN đưa tin, các giới chức cho biết kết quả chính thức của cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Dân chủ ở Iowa sẽ sớm được công bố, nội trong ngày hôm nay,, 4/2/2020.
Vẫn theo Reuters, các giới chức Đảng Dân chủ nói họ tự tin vào khả năng của mình có thể bảo đảm sự trung thực của kết quả cuộc bầu cử, nêu lên hệ thống kiểm phiếu giấy để kiểm chứng kết quả.
Những người tham gia bầu cử sơ bộ phải chọn liệu nên hậu thuẫn một ứng cử viên có khả năng thu phục cử tri của phe Cộng hòa, như các ứng cử viên có lập trường trung dung như cựu Phó Tổng thống Biden, ông Buttigieg và Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, hay một ứng cử viên cấp tiến được lòng thành phần nòng cốt của Đảng Dân chủ như ông Sanders và bà Warren.
https://www.voatiengviet.com/a/hop-so-bo-dang-dan-chu-o-iowa-chua-cong-bo-ket-qua/5273126.html
Thị Trưởng Buttigieg và Thượng Nghị Sĩ Sanders
chiếm ưu thếtrong cuộc bầu cử tại Iowa
Tin Des Moines – Cựu thị trưởng thành phố South Bend, Indiana, ông Pete Buttigieg, và Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders của Vermont, hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ khá khít khao trong cuộc thăm dò cuối cùng tại Iowa, trước khi tiểu bang này bước vào cuộc bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên tổng thống cho đảng Dân Chủ vào tối thứ Hai, 3 tháng 2.
Theo cuộc thăm dò được thực hiện cho tổ chức Focus on Rural America của đảng Dân Chủ, Thị Trưởng Buttigieg đang dẫn đầu với 19% số phiếu. Theo sát phía sau là Thượng Nghị Sĩ Sanders với 17%. Tỷ lệ ủng hộ của 2 ứng cử viên này đều tăng 3% tính từ cuộc thăm dò tương tự hồi tháng 1. Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden và Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts mỗi người nhận 15% ủng hộ. So với cuộc thăm dò đầu tháng 1, số người ủng hộ bà Warren đã giảm 3%, trong khi sự tán thành giành cho ông Biden giảm tới 9%. Cuộc tranh cử tại Iowa hiện giờ vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng, dù tiểu bang này sắp bắt đầu cuộc bầu cử sơ bộ. Chỉ 51% cử tri Iowa nói rằng họ hoàn toàn chắc chắn về người
ứng cử viên mà họ đã lựa chọn. Nhiều người Iowa cho rằng cựu Phó Tổng Thống Biden là người thích hợp để đối đầu với Tổng Thống Donald Trump vào tháng 11 năm nay. Tuy nhiên, sự ưu ái giành cho ông Biden đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây.
Ông Buttigieg, người đã cố gắng đi vận động trên khắp Iowa trong thời gian qua, hiện đang có tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong số các cử tri Dân Chủ, với 69%. Cuộc thăm dò được thực hiện từ ngày 28 tới 30 tháng 1, trên 300 người nhiều khả năng sẽ đi bỏ phiếu, và cho kết quả với tỷ lệ sai số là 5.7. Tỷ lệ sai số khá cao này cho thấy cả 4 người dẫn đầu đều có cơ hội chiến thắng cuộc bầu cử trong đảng Dân Chủ.
Mộc Miên
Công tố viên và luật sư của Tổng Thống Trump
đưa ra các lập luận sau cùng
trước khi Thượng Viện bỏ phiếu về việc luận tội
Tin Washington DC – Vào thứ Hai, 3 tháng 2, các công tố viên của phe Dân Chủ Hạ Viện và các luật sư của Tổng Thống Donald Trump đã lần lượt đưa ra các lập luận sau cùng trong phiên xét xử luận tội, trước khi Thượng Viện bỏ phiếu về kết quả luận tội vào ngày thứ Tư. Trong phiên họp hôm thứ Hai, mỗi bên đã có 4 giờ để tranh luận trước Thượng Viện.
Sau đó, trong vài ngày tới, các thượng nghị sĩ sẽ có cơ hội để lên tiếng về hai cáo trạng luận tội chống lại Tổng Thống Trump, gồm tội lạm quyền và cản trở Quốc Hội. Các luật sư của Tổng Thống Trump đã kêu gọi Thượng Viện xóa bỏ các cáo trạng, và để cho cử tri quyết định vào tháng 11 này về việc ông Trump có nên được tiếp tục nhiệm kỳ hay không. Phe biện hộ của tổng thống tái khẳng định rằng, ông Trump hoàn toàn hành động trong phạm vi quyền lực, và có mối lo ngại hợp pháp về tình trạng tham nhũng tại Ukraine. Phe biện hộ kết luận rằng, các thủ tục vội vàng tại Hạ Viện đã dẫn đến một cuộc luận tội hoàn toàn mang tính đảng phái đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Phiên xét xử tại Thượng Viện đã sớm bước vào giai đoạn kết thúc, khi đảng Cộng Hòa vào tối thứ Sáu bỏ phiếu để ngăn cản yêu cầu gọi thêm nhân chứng mới của phe Dân Chủ.
Trong khi đó, vào thứ Hai, các công tố viên Hạ Viện vẫn cố gắng thuyết phục các thượng nghị sĩ, những người chưa công khai bày tỏ ý kiến về lập trường của họ trong cuộc bỏ phiếu sau cùng. Tuy nhiên, đảng Dân Chủ đang rơi vào thế bất lợi khi phải cần đến 2 phần 3 số phiếu mới có thể kết tội tổng thống. Trong khi đó, đảng Cộng Hòa đang kiểm soát Thượng Viện và một số thượng nghị sĩ Dân Chủ cũng đang cân nhắc việc xóa cáo trạng.
Mộc Miên
Dân biểu Adam Schiff từ chối tiết lộ
liệu Hạ Viện có gửi trát hầu tòa
cho ông John Bolton hay không
Tin từ Washington, D.C. – Vào hôm chủ nhật (02 tháng 02), Chủ Tịch Ủy ban Tình báo Hạ Viện Adam Schiff đã từ chối tiết lộ liệu Hạ Viện có gửi trát đòi hầu tòa cho cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hay không.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS, ông Schiff cho biết ông sẽ không bình luận vào thời điểm này về kế hoạch triệu tập ông Bolton, nhưng nói rằng “sự thật sớm muộn gì cũng sẽ xuất hiện.” Các bình luận của ông được đưa ra hai ngày sau khi Thượng viện bỏ phiếu ngăn chặn Đảng Dân chủ triệu tập bất cứ nhân chứng nào trong phiên tòa luận tội, cản trở nỗ lực của Đảng này để kêu gọi ông Bolton và Quyền Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney trong quá trình tố tụng.
Các nỗ lực để đưa ông Bolton đến phiên tòa đã được đẩy mạnh sau khi tờ báo New York Times công bố bản thảo sách của ông Bolton nhắc đến việc Tổng Thống Trump đã nói với ông rằng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ tạm hoãn cho đến khi nước này chấp nhận tiến hành điều tra các đối thủ chính trị của Tổng Thống.
Vào thứ sáu (ngày 31 tháng 1), New York Times tiếp tục đưa ra thêm thông tin trong bản thảo, lần này nhắc đến việc Tổng Thống Trump đã chỉ thị ông Bolton giúp luật sư cá nhân Rudy Giuliani liên lạc với Tổng thống Ukraine hồi tháng Năm. Đến chủ nhật, ông Schiff đã tham chiếu một hồ sơ tòa án của Bộ Tư pháp được công khai vào tối thứ sáu, chứa đựng những email cho thấy sự liên quan của Tổng Thống Trump trong việc Hoa Kỳ giữ lại số tiền viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá hàng triệu mỹ kim.
Bên cạnh đó, ông Schiff, người giữ vai trò quản lý luận tội chính trong phiên tòa, cũng gọi các lập luận của luật sư của Tổng thống là “thiếu tôn trọng” và cáo buộc họ đã chờ đến nửa đêm để công bố các tài liệu trên, để các thượng nghị sĩ không nắm được đầy đủ thông tin. (BBT)
Một cặp vợ chồng ở miền Trung California
xác định dương tính với coronavirus
Tin từ California.– Các viên chức vừa xác nhận một cặp vợ chồng ở miền Trung California dương tính với Coronavirus sau khi người chồng trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Cộng, đưa số ca mắc bệnh lên đến sáu người ở tiểu bang này và 11 người trên toàn Hoa Kỳ.
Cặp vợ chồng, cả hai đều 57 tuổi, đã không rời khỏi nhà kể từ khi người chồng trở về từ Trung Cộng.
Theo một thông báo của Sở Y tế và Xã hội Quận Benito vào hôm chủ nhật (02 tháng 02), người chồng đã lây bệnh cho vợ. Cũng vào hôm chủ nhật, các viên chức y tế Hoa Kỳ cho biết một phụ nữ ở khu vực San Francisco Bay Area bị ốm sau khi đến Hoa Kỳ từ Trung Cộng là người thứ 9 ở Hoa Kỳ có kết quả dương tính với Coronavirus. Bệnh nhân nói trên đã du lịch đến Vũ Hán sau đó thăm gia đình tại Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 1. Cô đã ở cùng gia đình khi đến nơi, và đã đến bệnh viện hai lần để được chăm sóc y tế. Các thành viên gia đình của người phụ nữ hiện đã được cách ly tại nhà. Bộ y tế đã mang đến cho họ thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Đây là trường hợp nhiễm bệnh thứ hai ở Quận Santa Clara trong ba ngày qua, nhưng hai trường hợp này không liên quan đến nhau. Trường hợp nhiễm bệnh thứ nhất tại Bay Area là một người đàn ông đã du lịch đến Vũ Hán và Thượng Hải rồi trở về Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 1. Các thành viên trong gia đình của người đàn ông trên cùng những người đã tiếp xúc với ông sẽ bị cách ly trong vòng 14 ngày để theo dõi. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-cap-vo-chong-o-mien-trung-california-xac-dinh-duong-tinh-voi-coronavirus/
Các lệnh hạn chế người Trung Cộng du lịch
đến Hoa Kỳ đã có hiệu lực từ ngày Chủ Nhật
Vào tối chủ nhật (ngày 2 tháng 2), Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện các hạn chế du lịch nghiệm ngặt trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát coronavirus đã giết chết hơn 300 người ở Trung Cộng và lây nhiễm hơn 16,000 người trên toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Xã Hội Alex Azar cho biết các hạn chế bao gồm từ chối nhập cảnh đối với những công dân ngoại quốc đã đến Trung Cộng trong 14 ngày trước khi đến Hoa Kỳ. Bẹn cạnh đó, các hạn chế còn áp dụng cho công dân Hoa Kỳ đã đến tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng trong vòng hai tuần trước khi họ trở về Hoa Kỳ. Khi họ trở về, những công dân này sẽ bị cách ly bắt buộc trong vòng 14 ngày. Công dân Hoa Kỳ trở về từ những nơi khác ở Trung Cộng đại lục trong 14 ngày trước đó sẽ được kiểm tra sức khỏe tại các cảng nhập cảnh và phải trải qua quá trình kiểm dịch tự giám sát lên đến 14 ngày.
Ông Azar đã nhắc đến những ý chính của lệnh hạn chế du lịch vào thứ sáu (ngày 31 tháng 1), đồng thời uyên bố coronavirus là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng
nguy cơ của căn bệnh này tại Hoa Kỳ vẫn còn thấp, và cơ quan của ông đang nỗ lực để giảm thiểu mọi rủi ro.
Ban đầu, Bộ Nội An cho biết các công dân Hoa Kỳ đã đến Trung Cộng trong thời gian gần đây sẽ được chuyển hướng đến 1 trong 7 phi trường trong nước, nơi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của họ. Sau đó, Bộ Nội An mở rộng danh sách thêm 4 phi trường khác. (BBT)
Cố vấn Tòa Bạch Ốc:
Virus corona ‘không gây sốt cao’ cho kinh tế Mỹ
Dịch virus corona xuất phát ở Trung Quốc đại lục có thể sẽ tác động đến chuỗi cung ứng cho thị trường Hoa Kỳ, nhưng những ảnh hưởng của nó có thể sẽ không đến mức “gây thảm họa” cho kinh tế Mỹ — cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow trả lời phỏng vấn Fox Business Network.
Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên sơ tán công dân ra khỏi Trung Quốc, ra cảnh báo về du lịch, áp dụng kiểm dịch và khuyên hạn chế đi lại một phần. Bắc Kinh đã chỉ trích các biện pháp của Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông Kudlow giảm nhẹ khả năng dịch bệnh gây tác động mạnh và rộng lớn lên kinh tế Hoa Kỳ. Ông nói: “Đó không phải là một thảm họa. Đó không phải là một tai họa.”
Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc nói tiếp rằng: “Chúng ta đã từng trải qua điều này trước đây, và tôi cho rằng tác động của nó chỉ ở mức tối thiểu.”
Trung Quốc là một đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ.
Ông Kudlow nói rằng dịch bệnh thậm chí còn có thể thúc đẩy đầu tư và sản xuất chuyển vào Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ xác nhận ca nhiễm virus corona thứ 11
Các quan chức y tế bang California hôm 2/2 xác nhận có 11 ca nhiễm loại virus corona mới, đang lây lan nhanh ở Hoa Kỳ, trong đó có 1 trường hợp ở quận hạt Santa Clara và 2 trường hợp khác ở quận hạt San Benito, theo Reuters.
Tại cuộc họp báo, các giới chức y tế của quận hạt Santa Clara cho biết một phụ nữ và một gia đình cô sống cùng trong quận hạt đang bị cách ly, và bản thân cô cũng đang cách ly trong căn nhà của họ, vì người phụ nữ này không bệnh nặng đến nỗi phải yêu cầu nhập viện.
Hai trường hợp khác là một cặp vợ chồng ở quận hạt San Benito, theo thông báo của cơ quan Y tế Công cộng quận hạt San Benito vào cuối ngày 2/2.
Người phụ nữ ở Santa Clara gần đây đã đi đến Vũ Hán, Trung Quốc, nơi xuất phát bệnh dịch do virus corona gây ra.
Theo các giới chức y tế, đây là trường hợp thứ hai ở Santa Clara được ghi nhận, và trường hợp này không liên quan gì đến ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Santa Clara.
Hai trường hợp khác liên quan đến một cặp vợ chồng. Người chồng gần đây đã đi du lịch đến Vũ Hán và có lẽ đã truyền bệnh cho vợ mình, cơ quan Y tế Công cộng quận hạt San Benito cho biết trong một thông báo vào cuối ngày 2/2. Theo các giới chức, không ai trong 2 bệnh nhân này phải nhập viện.
Các giới chức y tế Hoa Kỳ nói rủi ro của dịch do virus corona đối với Hoa Kỳ hiện vẫn còn thấp.
Yalta: Kỳ họp bên bờ biển
phân chia thế giới sau Thế chiến II
Toby LuckhurstBBC News
Tháng 2/1945, ba người gặp nhau ở một khu nghỉ dưỡng để quyết định số phận thế giới.
Phát xít Đức tới hồi suy sụp. Quân đội Liên Xô đang tiến gần tới Berlin, trong lúc quân Đồng minh đã vượt qua biên giới phía tây của Đức.
Ở vùng Thái Bình Dương, quân đội Mỹ từ từ sắt máu tiến tới Nhật Bản.
Thế Chiến 2: Vì sao Đức phải đầu hàng hai lần?
Thế Chiến 2: Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan
Tranh cãi Nga-Ba Lan căng thẳng leo thang về Thế chiến II
Trong lúc quân đội các nước đang tiến dần tới chiến thắng thì ba ‘Ông Lớn’, gồm Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin, đồng ý gặp gỡ tại Yalta, một khu nghỉ dưỡng của Liên Xô bên bờ Hắc Hải.
Vào cuối cuộc xung đột đẫm máu nhất thế giới từng chứng kiến, hồi 75 năm về trước, quân Đồng minh muốn ngăn chặn để tình trạng đó không bao giờ xảy ra nữa.
Thế nhưng cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều muốn việc hợp tác diễn ra theo các điều kiện của riêng họ.
Bất chấp thỏa thuận Yalta, trong vài tháng sau, tình thế đã chuyển biến thành Chiến tranh Lạnh – cuộc giằng co giữa hai siêu cường mới làm chia rẽ thế giới theo các ý thức hệ trong hàng thập niên.
“Nếu như mục tiêu tại Yalta là để đưa ra nền tảng cho một trật tự hậu chiến thực sự hòa bình, thì mục tiêu này đã thất bại,” Giáo sư Andrew Bacevich tại Đại học Boston nói với BBC.
“Nhưng dựa trên những tham vọng khác nhau của Mỹ và Liên xô thì mục tiêu đó thực ra không bao giờ là mong muốn thật sự của các bên.”
Điều gì xảy ra vào tháng 2/1945?
Vào đầu năm 1945, Phát xít Đức thua trận. Nước này tiếp tục cuộc cầm cự đẫm máu và ngày càng trở nên tuyệt vọng, nhưng kết cục ra sao thì đã rõ, không còn ai nghi ngờ gì.
Tại Đông Âu, Liên Xô lật lại thế cờ, bóp nát quân đội Đức sau bốn năm giao tranh tàn khốc.
Nhưng trong lúc Liên Xô đang giành những chiến thắng dồn dập về quân sự – khoảng ba phần tư tổn thất nhân mạng của quân đội Đức là ở Mặt trận phía Đông – thì nước này cũng phải chịu những thiệt hại khủng khiếp.
Ước tính khoảng một phần bảy người dân Liên Xô, khoảng 27 triệu người, đã chết trong cuộc xung đột, mà hai phần ba trong đó là dân thường. Một số học giả còn đưa ra con số thương vong cao hơn thế.
Vị tướng Nga đã đánh bại Hitler
Berlin 28 năm chia cắt và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
Các thành phố và các vùng đất trù phú nhất của Liên Xô bị cuộc chiến tàn phá. Nhà máy, đồng ruộng, nhà cửa, thậm chí cả đường xá đều bị xóa sổ .
Mục tiêu của các nhà lãnh đạo là gì?
Joseph Stalin quyết tâm đưa đất nước mình phát triển trở lại.
Ông tới Yalta nhằm tìm kiếm vùng ảnh hưởng ở Đông Âu và một vùng đệm nhằm bảo vệ Liên Xô. Ông cũng muốn chia cắt nước Đức để đảm bảo nước này sẽ không bao giờ trở thành một mối đe dọa nữa, và muốn được nhận những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ – bằng tiền mặt, máy móc và con người – để giúp phục hồi đất nước ông vốn đã bị chiến tranh làm cho tan nát.
Stalin biết rằng ông sẽ cần được các cường quốc phương Tây chấp thuận thì mới đạt được những điều này.
Winston Churchill hiểu các mục tiêu của Stalin. Hai người đã gặp nhau ở Moscow hồi tháng 10/1944 và thảo luận về việc chia châu Âu ra thành các vùng chịu ảnh hưởng của Liên Xô và của phương Tây.
Ông cũng hiểu rằng hàng triệu binh lính Xô viết đã đẩy Đức ra khỏi miền trung và miền đông châu Âu, đông hơn nhiều so với số lượng lính Đồng minh ở miền tây – và Anh sẽ chẳng thể làm được gì nếu như Stalin quyết định để quân lại những nơi đó.
Anh tuyên chiến hồi tháng 9/1939 bởi Đức đã xâm chiếm đồng minh của Anh là Ba Lan, và Churchill quyết tâm giữ độc lập.
Tuy nhiên, Anh cũng phải trả giá đắt cho chiến thắng, và nay về cơ bản mà nói là đã phá sản.
Churchill hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ ông và chống lại Stalin.
Nhưng Tổng thống Mỹ Roosevelt lại có những mối ưu tiên riêng. Ông muốn Stalin ký tham gia Liên hiệp quốc – một cơ quan gìn giữ hòa bình mới cho thế giới thời hậu chiến.
Giáo sư Melvyn Leffler từ Đại học Virginia nói với BBC rằng Roosevelt nhận thức rõ sự gay gắt trong nội bộ đồng minh sau Thế chiến thứ Nhất đã khiến cho Hoa Kỳ phải lui bước trong chính trị thế giới trong thời thập niên 1920 – 1930.
“Điều mà Roosevelt muốn nhất, đó là phải đẩy lui chủ nghĩa biệt lập Mỹ,” ông nói.
Tổng thống cũng muốn Liên Xô tuyên chiến với Nhật.
Tuy gió đã đổi chiều nhanh chóng theo hướng bất lợi cho Đế chế Nhật, nhưng các lực lượng của Mỹ vẫn gặp những tổn thất to lớn khi tiến quân ở vùng Thái Bình Dương.
Điều gì xảy ra tại Yalta?
Roosevelt muốn gặp mặt đâu đó tại Địa Trung Hải, nhưng Stalin, người sợ bay, đề nghị gặp ở Yalta.
Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra trong thời gian từ 4 đến 11 tháng Hai tại tư dinh của phái đoàn Mỹ, Điện Livadia, nơi từng là nhà nghỉ mùa hè của vị vua cuối cùng của nước Nga, Sa hoàng Nicolas II.
Ba nhà lãnh đạo trước đó đã gặp nhau tại Tehran vào 1943.
Roosevelt tin tưởng Stalin hơn so với Churchill, người vốn coi nhà lãnh đạo Xô-viết như một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng.
Sau một tuần thảo luận, Ba Ông lớn công bố quyết định với toàn thế giới.
Sau khi đầu hàng vô điều kiện, Đức bị chia cắt. Các nhà lãnh đạo đồng ý về nguyên tắc với việc chia nước này thành bốn vùng chiếm đóng, mỗi vùng thuộc một quốc gia có mặt trong hội nghị Yalta, cộng thêm Pháp; Berlin cũng bị chia tư.
Một tuyên bố được đưa ra theo đó nói Đức phải trả bồi thường chiến phí “ở mức cao nhất có thể”, và một ủy ban sẽ được thành lập tại Moscow để xác định xem Đức nợ bao nhiêu tiền.
Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ trên toàn châu Âu được giải phóng – gồm cả Ba Lan, để có một tân chính phủ “gồm các lãnh đạo dân chủ ở ngay trong Ba Lan và người Ba Lan hải ngoại”.
Liên Xô đã đồng ý thành lập một chính phủ Cộng sản lâm thời tại Warsaw, là chính phủ mà họ đồng ý là sẽ được mở rộng thành phần.
Nhưng dân chủ có ý nghĩa rất khác đối với Stalin.
Tuy ông công khai đồng ý tổ chức bầu cử ở châu Âu được giải phóng, nhưng các lực lượng của ông đã nắm giữ các văn phòng then chốt trong các quốc gia ở toàn bộ Trung và Đông Âu để trao cho các đảng cộng sản địa phương.
Thêm nữa, các nhà lãnh đạo quyết định – với sự thúc giục từ Stalin – rằng biên giới Ba Lan cần phải được dịch chuyển về phía tây, nhường đất cho Liên Xô. Các quốc gia vùng Baltic cũng gia nhập vào Liên bang Xô viết.
Sử gia Anne Applebaum viết về Bức màn Sắt rằng các nhà lãnh đạo “quyết định số phận của toàn bộ châu Âu một cách vô tư đáng ngạc nhiên”.
Roosevelt hỏi Stalin “nửa vời” rằng liệu thành phố Lwow có thể ở lại như một phần của Ba Lan được không, nhưng không thúc đẩy mạnh mẽ, và yêu cầu này đã nhanh chóng bị bỏ qua.
Roosevelt chú ý hơn tới kế hoạch của ông về Liên hiệp quốc, và ông đã đạt được những gì ông muốn.
Cả ba nước đồng ý gửi phái đoàn tới San Francisco vào 25/4/1945 để giúp thành lập ra tổ chức quốc tế mới.
Hơn nữa, Stalin cam kết sẽ tấn công Nhật trong vòng ba tháng sau khi đánh bại Đức.
Churchill vẫn rất quan ngại về tình hình Đông Âu sau kỳ họp thượng đỉnh, bất chấp việc các bên đã đạt thỏa thuận.
Ông thúc giục các lực lượng của Anh và Mỹ phải di chuyển càng nhanh càng tốt về phía đông, trước khi cuộc chiến kết thúc.
Điều gì xảy ra sau đó?
Trong vòng vài tháng, tình hình chính trị thay đổi đầy kịch tính. Roosevelt qua đời do xuất huyết não nghiêm trọng trong tháng Tư; Harry Truman lên thay.
Đức đầu hàng vô điều kiện trong tháng Năm. Vào ngày 16/7, Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí bí mật mới – bom hạt nhân. Ngay sau đó, Tổng thống Truman gặp Thủ tướng Winston Churchill và nhà lãnh đạo Joseph Stalin tại hội nghị Potsdam ở bên ngoài Berlin.
Truman không biết Stalin, và mới chỉ lên làm tổng thống được bốn tháng. Winston Churchill nắm quyền từ 5/1940 và bị thay thế giữa chừng bởi Clement Atlee sau kỳ tổng tuyển cử hồi 1945.
Tâm trạng diễn ra trong cuộc họp lần này cũng rất khác.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cảm thấy tự tin hơn sau khi nhận ra sức mạnh của bom hạt nhân.
Truman thì nghi ngờ Stalin ở mức cao hơn nhiều so với Roosevelt trước đó. Ông và các cố vấn riêng tin rằng Liên Xô không muốn tuân thủ các hiệp ước Yalta.
Trong chưa đầy hai năm, tổng thống Mỹ tuyên bố cái gọi là Học thuyết Truman, theo đó cam kết sức mạnh Mỹ sẽ kiềm chế các nỗ lực của Liên Xô muốn mở rộng ra thế giới. Chiến tranh Lạnh bắt đầu.
Cả Churchill và Roosevelt sau đó đều bị chỉ trích về việc đã nhân nhượng Stalin tại Yalta.
Nhưng về mặt thực tế thì Anh và Mỹ khi đó không thể làm được gì nhiều.
Stalin đã có sẵn quân lính trên toàn bộ lãnh thổ Trung và Đông Âu.
Sau Yalta, Churchill chỉ thị lên kế hoạch tấn công Liên Xô – được đặt mật danh là Chiến dịch Không thể tưởng tượng nổi (Operation Unthinkable), nhưng các nhà hoạch định quân sự Anh nhận ra rằng đó là điều hoàn toàn phi thực tế.
Giáo sư Leffler nói rằng “điều mà Yalta đã làm đối với Đông Âu đơn giản là thừa nhận thực tế quyền lực đã tồn tại vào thời điểm đó”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51372970
Virus corona: Hồi chuông cảnh tỉnh
từ nạn săn bắt và tiêu thụ động vật hoang dã
Navin Singh KhadkaPhóng viên Môi trường BBC World Service
Các nhà khoa học nghi ngờ một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là nguồn gốc của dịch bùng phát virus corona, đã cướp đi 427 mạng sống cho đến nay.
Chợ này được biết như chỗ buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã như rắn, chồn và nhím, được nhốt trong lồng để bán làm đồ ăn hoặc thuốc, cho đến khi toàn bộ tỉnh được kiểm dịch.
Trung Quốc là nước tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã lớn nhất thế giới, cả hợp pháp và bất hợp pháp và Việt Nam đã là một điểm lớn cung cấp nhiều loài như vậy vào thị trường Trung Quốc.
Cấm tạm thời
Giới chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết nguồn chính lây nhiễm có khả năng cao là từ dơi.
Nhưng họ cho rằng virus đã xâm nhập vào loài khác, vốn chưa được xác định , trước khi lây nhiễm cho con người.
Trung Quốc có truyền thống rất ưa ăn các loài động vật hoang dã. Một số động vật được ăn vì hương vị của chúng như một món ăn ngon, trong khi một số khác được tiêu thụ như thuốc y học cổ truyền.
Tin cho hay các nhà hàng ở một số vùng của Trung Quốc bán các món ăn như súp dơi (với cả con trong súp), súp được nấu với tinh hoàn của hổ hoặc các bộ phận cơ thể của cầy hương.
Rắn hổ mang chiên, chân gấu om, rượu ngâm xương hổ cũng có trong thực đơn của các nhà hàng vừa kể.
Chợ động vật hoang dã ở khu vực sập sệ có bán chuột, mèo, rắn và nhiều loài chim bao gồm cả những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Các sản phẩm động vật hoang dã cũng được sử dụng trong nhiều loại thuốc truyền thống của Trung Quốc chủ yếu với niềm tin rằng chúng có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh, như bất lực nam, viêm khớp và bệnh gút.
Việt Nam: ‘Đừng để vẻ đẹp tự nhiên biến mất’
Nhân viên thương vụ VN ‘mua vây cá mập cho gia đình’
Nguy cơ tuyệt chủng
Nhu cầu về vảy tê tê cho các loại thuốc này đã gần như xóa sổ loài này tại Trung Quốc và tê tê giờ đây đã trở thành động vật hoang dã bị săn trộm nhiều nhất ở các nơi khác trên thế giới.
Việc sử dụng sừng tê giác không bền vững cho y học cổ truyền Trung Quốc là một ví dụ khác về thói quen khiến loài vật này trở thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Việt Nam cũng là một trong những thị trường lớn cho cả vảy tê tê và sừng tê giác.
Các chuyên gia động vật hoang dã cho biết, thị trường Việt Nam cũng đã nổi lên như một nơi cung cấp chính cho Trung Quốc sau khi chính quyền Trung Quốc khởi xướng một số qui định nghiêm ngặt đối với hoạt động buôn bán bất hợp pháp này trong những năm gần đây.
Tất cả những hoạt động mua bán này đang diễn ra trong khi hơn 70% các ca lây nhiễm mới phát hiện ở người được cho là đến từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã.
Sự bùng phát dịch virus corona đã và đang rọi đèn trở lại vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã của Trung Quốc, vốn đã bị các nhóm bảo tồn chỉ trích vì đã đẩy một số loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Trước diễn biến mới nhất, chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với buôn bán động vật hoang dã để chống lại sự lây lan của virus.
Nhưng các nhà bảo tồn đang dùng cơ hội này để yêu cầu một lệnh cấm vĩnh viễn.
Trung Quốc sẽ lắng nghe?
Liệu sự bùng phát virus này có thể là một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và rốt cục bảo vệ được sức khỏe cộng đồng hay không?
Các chuyên gia nói rằng đó là thách thức lớn nhưng đó không phải là một nhiệm vụ bất khả thi.
Theo giới chức WHO, các loại virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng được cho là có nguồn gốc từ dơi nhưng chúng đã xâm nhập vào người thông qua mèo và lạc đà.
“Chúng tôi đang tiếp xúc với các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng mà trước đây chúng ta không tiếp xúc”, Bác sĩ Ben Embarek thuộc Ban Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC.
“Do đó, chúng ta có một số bệnh mới liên quan đến sự liên hệ mới giữa người và virus, vi khuẩn và ký sinh trùng mà trước đây ta chưa biết đến”.
Một phân tích gần đây của gần 32.000 loài động vật có xương sống trên đất liền được biết đến cho thấy khoảng 20% trong số các loài này được mua và bán trên thị trường thế giới, hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới
Bắt lượng sừng tê giác kỷ lục trên đường đến VN
Virus corona: TQ cấm bán động vật hoang dã trên cả nước
Đó là hơn 5.500 loài động vật có vú, chim, bò sát và loài lưỡng cư.
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp được ước tính trị giá khoảng 20 tỷ đô la và là hoạt động buôn bán bất hợp pháp lớn thứ tư sau ma túy, mua bán người lậu và hàng giả.
Tên Việt Nam nổi lên trong danh sách các quốc gia không thể ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mặc dù cảnh báo nghiêm trọng chống lại mức độ mất đa dạng sinh học đáng báo động mà thế giới đang phải đối mặt.
Hồi chuông cảnh tỉnh
“Cuộc khủng hoảng y tế này phải đóng vai trò như một hồi chuông cảnh tỉnh”, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết trong một tuyên bố,” vì cần chấm dứt sử dụng không bền vững các loài động vật đang bị đe dọa và các bộ phận của chúng, làm vật nuôi lạ, để tiêu thụ thực phẩm và dùng làm thuốc”.
Chính phủ Trung Quốc, tuy nhiên, đã nói rõ rằng lệnh cấm sẽ là tạm thời.
“Nuôi, vận chuyển hoặc bán tất cả các loài động vật hoang dã bị cấm kể từ ngày thông báo cho đến khi tình hình dịch bệnh trong nước kết thúc”, một chỉ thị được ban hành bởi ba cơ quan của chính phủ.
Bắc Kinh đã tuyên bố lệnh cấm tương tự khi dịch SARS bùng phát vào năm 2002.
Nhưng các nhà bảo tồn cho biết vài tháng sau khi thông báo, chính quyền nhẹ tay và thị trường động vật hoang dã đã trở lại ở Trung Quốc.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên nói rằng, điều đó cũng khuyến khích các thị trường động vật hoang dã lớn khác như Việt Nam tiếp tục.
Tăng cường kiểm tra
Vào tháng 9 năm nay, Bắc Kinh sẽ tổ chức một hội nghị toàn cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên và sinh học, được gọi là Công ước về Đa dạng sinh học.
Theo một báo cáo liên chính phủ được công bố năm ngoái, một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng – là mức chưa bao giờ có trong lịch sử loài người.
Sau hậu quả của sự bùng phát virus corona, các bài xã luận trên phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã và đang lên án thị trường động vật hoang dã bất kiểm soát tại nước này.
“Chúng tôi coi đây là cơ hội cho một động thái nhằm chấm dứt vĩnh viễn việc nuôi, nhân giống, thuần hóa và sử dụng động vật hoang dã, không chỉ cho mục đích giết lấy thịt mà còn cho cả y học cổ truyền”, Debbie Banks, thuộc Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại London, nói. Bà Banks đã thực hiện các cuộc điều tra động vật hoang dã lớn ở Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết dịch Cúm A hay cúm gia cầm đã giúp cho việc bảo tồn nhiều loài chim trong tự nhiên.
Họ cũng nói về sự thành công việc Trung Quốc ra lệnh cấmc nhập khẩu ngà voi – sau nhiều năm chịu áp lực quốc tế để cứu voi khỏi sự tuyệt chủng.
Tuy nhiên, trong động thái liên hệ rõ ràng về các thị trường động vật hoang dã lớn khác như Việt Nam, họ nhấn mạnh rằng lệnh cấm và quy định đối với các sản phẩm động vật hoang dã sẽ cần phải mang tính toàn cầu – và không chỉ ở Trung Quốc.
Teresa Telecky, phó chủ tịch Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế cho biết nói rõ ràng rằng việc cấm buôn bán chim ở Hoa Kỳ và EU (trong khi dịch Cúm A) đã mang lại lợi ích cho việc bảo tồn chim bằng cách giảm số lượng chim ra khỏi tự nhiên và giảm nguy cơ xâm lấn các loài quy hiếm khác.
Các chuyên gia động vật hoang dã nói rằng là thị trường lớn nhất của các sản phẩm động vật hoang dã, Trung Quốc chắc chắn có thể làm gương.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51373821
Virus corona trong chất thải của bệnh nhân
có thể là một nguồn lây lan
Hương Thảo
Trong khi các bác sĩ tập trung vào các mẫu hô hấp từ các ca viêm phổi để xác định bệnh nhân nhiễm virus corona, thì họ có thể đã bỏ qua một nguồn lây lan ít rõ ràng hơn: chất thải của bệnh nhân, theo JapanTimes ngày 2/2.
Chủng mới của virus corona đã được phát hiện trong phân của ca bệnh đầu tiên ở Hoa Kỳ, một phát hiện chưa phải là đặc trưng trong các trường hợp được báo cáo từ Vũ Hán, Trung Quốc, tâm chấn của vụ dịch. Tuy nhiên, điều này không gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học đã nghiên cứu virus corona, cũng như các bác sĩ quen thuộc với virus gây ra SARS.
Tiêu chảy xảy ra ở khoảng 10% đến 20% bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vào 17 năm trước và là nguồn gốc của dịch SARS, bắt nguồn từ khu dân cư Amoy Gardens ở Hồng Kông.
Scott Lindquist, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Sở Y tế Washington cho biết, việc phát hiện ra virus corona ở Vũ Hán, được đặt tên là 2019-nCoV, trong chất thải của người đàn ông 35 tuổi được điều trị tại Trung tâm Y tế Khu vực Providence Everett ở Washington là “thú vị”.
“Virus không chỉ bài tiết qua dịch tiết đường hô hấp của người bệnh, nó còn tiết ra trong chất thải của họ”, ông nói với các phóng viên hôm 31/1.
Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác 2019-nCoV lây từ người sang người như thế nào, nhưng họ nghi ngờ rất có thể sự lây nhiễm là do đã tiếp xúc với các giọt chứa virus phát ra khi người bị nhiễm bệnh ho.
Điều đó đã dẫn đến một cuộc chạy đua săn lùng khẩu trang. Nhưng lợi ích của khẩu trang bị hạn chế trong trường hợp virus được truyền qua đường phân-miệng, John Nicholls, giáo sư lâm sàng về bệnh lý học tại Đại học Hồng Kông cho biết.
Nicholls cho biết, nhà vệ sinh kiểu ngồi xổm không nắp đậy phổ biến ở Trung Quốc và tay không được rửa kỹ bằng xà phòng và nước sau khi vào nhà vệ sinh có thể là nguồn lây truyền virus.
Các bác sĩ đã ghi nhận triệu chứng tiêu chảy, nhưng không điển hình của các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV nhập viện ở Vũ Hán, mặc dù các ca bệnh bên ngoài Vũ Hán được báo cáo về triệu chứng tiêu chảy nhiều hơn, bao gồm các thành viên của một gia đình Thâm Quyến bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán, và gần đây là trường hợp đầu tiên ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ. Bệnh nhân đó đã trải qua cơn tiêu chảy kéo dài hai ngày, trong đó có một mẫu xét nghiệm dương tính với virus corona.
Ralph Baric, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học Bắc Carolina, người đã nghiên cứu virus corona trong nhiều thập niên cho biết, nhiều loại virus corona mới được gọi là virus viêm phổi, nghĩa là chúng có thể sinh sôi cả trong đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Baric cho rằng, do bị áp lực bởi hàng trăm bệnh nhân viêm phổi nặng, các bác sĩ ở Vũ Hán có thể không tập trung vào những dấu hiệu liên quan đến dạ dày.
Ông cho biết, một số virus trong phân có nhiều khả năng xuất hiện trong giai đoạn cấp tính của nhiễm trùng, xảy ra trước khi phát triển thành biến chứng đe dọa tính mạng được gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính.
“Tôi cũng đã dành phần lớn thời gian tập trung vào các triệu chứng đường hô hấp hơn là đường ruột vì mối quan hệ giữa các loại virus mới nổi khác nhau và hội chứng suy hô hấp cấp tính”, ông nói.
Vào ngày 29/1, Zijian Feng, phó tổng giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, và các đồng nghiệp đã công bố một báo cáo về 425 ca nhiễm virus corona đầu tiên ở Vũ Hán, và lưu ý rằng các ca nhiễm bệnh sớm dường như không có dấu hiệu điển hình – như sốt và viêm phổi do virus, hoặc có các triệu chứng nhẹ có thể đã bị bỏ qua.
“Trọng tâm ban đầu của phát hiện ca bệnh là ở bệnh nhân viêm phổi, nhưng giờ chúng tôi hiểu rằng một số bệnh nhân có thể có triệu chứng ở đường tiêu hóa,” Feng và các đồng tác giả cho biết trong báo cáo của họ, được công bố trên Tạp chí Y học New England.
“Chúng tôi cho rằng nó lây qua đường hô hấp, nhưng cũng như với SARS, có bằng chứng về các tuyến lây nhiễm khác. Chúng ta phải giữ một tâm trí cởi mở”, Peter Collignon, giáo sư về y học lâm sàng tại Đại học Y khoa Quốc gia Úc ở Canberra, người cố vấn cho chính phủ Úc về kiểm soát nhiễm trùng cho biết.
Virus corona:
Anh khuyên công dân rời khỏi Trung Quốc
Chính phủ Anh nói toàn bộ công dân Anh ở Trung Quốc nên ra đi nếu có khả năng, để giảm thiểu rủi ro nhiễm virus corona.
Bác sĩ TQ tìm cách cảnh báo về virus bị cảnh sát đe dọa
Virus corona: Hồi chuông cảnh tỉnh từ động vật hoang dã
Bộ Ngoại giao Anh nói đang tiếp tục công việc sơ tán người Anh ra khỏi tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bắt nguồn.
Bộ trưởng ngoại giao Anh Dominic Raab nói: “Chúng tôi nay khuyên công dân Anh ở Trung Quốc ra đi nếu có thể, để giảm thiểu rủi ro.”
Hiện có khoảng 30.000 công dân Anh ở Trung Quốc.
Trước đó, chính phủ Anh chỉ khuyên là mọi người không đến Trung Quốc trừ phi cần thiết và không đến tỉnh Hồ Bắc.
Hôm thứ Sáu tuần rồi, 83 công dân đã được sơ tán ra khỏi thành phố Vũ Hán.
Sau đó, 11 công dân Anh khác cũng được đưa đi.
Họ đang được cách ly tại một bệnh viện trong 14 ngày khi ở Anh.
Nhận định chính thức mới nhất của chính phủ Anh về virus corona ở Trung Quốc là:
“Bằng chứng hiện nay là đa số các ca có vẻ nhẹ. Những người chết tại Vũ Hán có vẻ đã có tình trạng sức khỏe trước đó.”
Đến ngày 3/1, có hai ca bị xác nhận đã nhiễm virus tại Anh, trong số 326 người được kiểm tra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51371731
Brexit : Anh tận dụng thế chân trong, chân ngoài?
Thanh Hà
Sau hai lần chia tay hụt, cuối cùng con thuyền Anh đã rời bến châu Âu sau 47 năm chung sống. Giờ đây trên nguyên tắc Luân Đôn và 27 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu có 11 tháng để đàm phán về mối quan hệ chung cho giai đoạn hậu Brexit.
Thủ tướng Boris Johnson chủ trương duy trì áp lực với Bruxelles để đạt được một thỏa thuận có lợi nhất cho 66 triệu dân Anh. Liên Âu nhắc nhở Luân Đôn rằng nước Anh chỉ có thể ở lại trong Liên Minh Thuế Quan Châu Âu và tham gia thị trường chung châu Âu với điều kiện tuân thủ các luật chơi chung.
Nhưng trước hết người dân Anh nghĩ gì về việc đã tách rời Liên Hiệp Châu Âu ? Việc đứng trong hay ngoài Liên Âu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của thần dân của nữ hoàng Elizabeth II ? Trả lời câu hỏi này của RFI Tiếng Việt, luật sư Hoàng Đức Thắng, một người đã sống và làm việc lâu năm tại Luân Đôn nhìn về tương lai :
Hy vọng và hoang mang
Trong nhiều lần trao đổi với RFI Tiếng Việt, luật sư Hoàng Đức Thắng không tin rằng Liên Âu và Anh Quốc sẽ lao vào một cuộc chiến thương mại mà ở đó không một bên nào có lợi. Vương Quốc Anh luôn rất thực tế và thực dụng nhất là khi mà kinh tế giữa hai bờ biển Manche ngoài sự gần gũi về địa lý đôi bên còn bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực.
Theo thẩm định của Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Quốc Tế CEPII của Pháp, 42 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh đổ vào thị trường chung châu Âu ; đổi lại 56 % hàng nhập vào Anh xuất xứ từ một trong số 27 thành viên còn lại của Liên Âu. Trong khi đó, một khi bước ra ngoài Liên Hiệp, Anh Quốc là một khách hàng “khiêm tốn” đối với khối châu Âu.
Trong bối cảnh đó, vào giờ chia tay một phần công luận Anh không khỏi hoang mang. Đặc biệt là khi biết rằng chính quyền Boris Johnson sẽ phải đàm phán gay go với 27 thành viên trong gia đình châu Âu về nhiều lĩnh vực từ thỏa thuận tự do mậu dịch đến giao dịch tài chính, từ quy định đánh bắt hải sản trong các vùng biển của Anh đổi lấy quyền được bán thủy sản của Anh trên khắp các thị trường trong Liên Hiệp Châu Âu, cho đến hợp tác an ninh, hay quyền tự do của các luồng lao động hai chiều.
Trả lời thông tín viên đài RFI Muriel Delcroix, Patricia Michelson, chủ hiệu bán phô mai La Fromagerie tại thủ đô Luân Đôn nêu lên khó khăn cụ thể của bà một khi chấm dứt giai đoạn chuyển tiếp : “Các nhà chức trách bảo với chúng tôi rằng phải yêu cầu các nhà cung cấp khai báo giấy tờ đầy đủ và hợp lệ. Nhưng tôi không biết là trong tương lai, hạn ngạch thuế nhập vào Anh là bao nhiêu, thuế trị giá gia tăng TVA đánh vào các loại phô mai được ấn định như thế nào ? Tôi cũng không biết trong thương mại, Anh và châu Âu sẽ áp dụng những điều khoản ưu đãi hay sẽ quay trở về với các chuẩn mực tối thiểu hiện hành trong Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Nếu áp dụng quy định của Tổ Chức Thế Giới, phô mai hay bơ của Pháp, của Ý … nhập sang Anh bị đánh thuế 40 %. Chúng tôi cần được thông tin rõ ràng về những điểm này. (…) Nếu chính phủ bắt khai quá nhiều giấy tờ hành chính, rất có thể là tôi phải ngưng cộng tác với một số nhà sản xuất của Liên Hiệp Châu Âu, bởi vì họ là những hãng tư nhân quá nhỏ, quá ít nhân sự. Khai báo thêm giấy tờ sẽ làm họ mất rất nhiều thời giờ. Ngưng cộng tác với họ thì thật là tiếc vì nhờ họ mà hiệu La Fromagerie mới tự hào là có một số các mặt hàng độc đáo để bán. Đây là niềm tự hào của cửa hàng tôi”.
Về phần Hughes, một nông gia trong vùng Surrey và Kent, phía đông nam nước Anh, trả lời phóng viên đài RFI Marie Billon, anh lo rằng, chính sách trợ giá nông nghiệp của chính phủ Anh sau này không được rộng rãi bằng so với của châu Âu : “Chính phủ Anh phải biết họ muốn gì. Muốn có thực phẩm rẻ hay có những cánh đồng lúa xanh. Phong cảnh có đẹp là nhờ đất canh tác có bàn tay của những người nông phu. Phải chăn nuôi, trồng trọt đất màu mới xanh tươi và nông dân phải sống được nhờ thu hoạch của họ. Trong bản dự thảo gần đây nhất về luật nông nghiệp, tôi thấy chính phủ có đề cập tới mục tiêu an toàn lương thực. Hy vọng Nhà nước giữ được mục tiêu đó (…)
Rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, chúng tôi không còn được châu Âu trợ cấp qua chính sách nông nghiệp chung. Câu hỏi đặt ra là chính phủ Anh dự trù hỗ trợ cho nông dân bao nhiêu ? Hiện tại mỗi năm nước Anh nhận 2,8 tỉ euro của Liên Hiệp Châu Âu. Trên nguyên tắc biện pháp này được duy trì cho tới năm 2027. Nhưng sau đó thì sao ? “. Tới nay, khoản trợ cấp của châu Âu chiếm 16 % thu nhập hàng năm của Hughes.
Kinh tế không sụp đổ, nhưng Luân Đôn kém hấp dẫn
Trước mắt, đời sống của 66 triệu dân Anh và 446 triệu dân trong 27 nước thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu không mảy may thay đổi kể từ ngày mồng 01/02/2020. Thay đổi rõ rệt nhất là lá cờ Anh không còn được trông thấy tại các trụ sở, các cơ quan của Liên Âu và thứ hai là về mặt thống kê, thiếu 66 triệu dân Anh, Liên Hiệp mất đi 13 % dân số, diện tích bị thu hẹp lại mất 5 %. Đừng quên rằng Vương quốc Anh là một cường quốc công nghiệp và giờ đây không còn là một cột trụ của Liên Âu nữa.
Trả lời đài RFI giám đốc văn phòng tư vấn kinh tế mang tên Cercle d’Outre Manche quy tụ khoảng 50 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Anh, ông Philippe Chalon, lưu ý : kinh tế Anh đã không sụp đổ vì nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nhưng đồng thời Brexit gây nhiều hoang mang. Luân Đôn kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư : Từ sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016, kinh tế Anh quả thực là đã tăng trưởng chậm lại. GDP đang tăng từ 2 cho tới 2,3 % rơi xuống còn 1,3 hay 1,4 % tức là ở vào mức trung bình của Liên Hiệp Châu Âu. Thành thử không thể nói là kinh tế Anh đã sụp đổ trong gần bốn năm qua. Tuy nhiên từ 2016 tới ngày 31 tháng Giêng vừa qua, nước Anh vẫn còn là thành viên của Liên Hiệp.
Tuy nhiên trong công việc, tôi nhận thấy là từ năm 2016 tổng đầu tư ngoại quốc vào Anh đã giảm và thậm chí là còn rơi xuống mức thấp nhất kể từ một chục năm qua. Trong khuôn khổ Câu Lạc Bộ Các Doanh Nghiệp Pháp tại Anh, bao gồm khoảng 50 hãng lớn nhỏ, thì có đến gần một nửa đã ngưng các dự án đầu tư vào Anh Quốc trong 36 tháng vừa qua. Tôi nghĩ đây là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy nước Anh kém hấp dẫn. Điểm thứ nhì là cho tới nay, rất nhiều các thành viên trong câu lạc bộ đương nhiên xem Luân Đôn là điểm đầu tư lý tưởng. Nhưng với Brexit, thì số này luôn luôn cân nhắc giữa Luân Đôi với các thủ đô khác của Liên Hiệp Châu Âu. Ngày một ngày hai, họ đã phải tính tới những giải pháp khác, ngoài Luân Đôn (…)
Trước mắt, không có gì thay đổi, ít nhất là từ nay cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ từng ngành nghề và tầm cỡ của từng doanh nghiệp. Đương nhiên là các hãng lớn thì có nhiều phương tiện để chuẩn bị cho Brexit. Đây là trường hợp của các tập đoàn dược phẩm, của các ngân hàng, hay các hãng xe hơi. Những công ty này thậm chí còn chuẩn bị cả trong trường hợp Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu chia tay mà không đạt được thỏa thuận, tức là đôi bên cư xử với nhau như người dưng. Đề phòng kịch bản tệ nhất này, các hãng lớn đã đã dạng hóa các nguồn cung cấp và phân phối. Ngược lại các hãng nhỏ thì họ sẽ phải tùy cơ ứng biến, và sẽ phải thích nghi với mọi tình huống. Rất khó đối với số này”.
Bài toán thực tế của Boris Johnson
Về phía chính phủ, trong giai đoạn chuyển tiếp, trên nguyên tắc mở ra cho đến cuối năm 2020, nước Anh tiếp tục đóng góp cho ngân sách chung của Liên Âu và đổi lại thì vẫn nhận được trợ cấp mà Bruxelles vẫn đài thọ cho các thành viên. Tiêu biểu nhất là các khoản trợ cấp cho nông gia Anh.
Dù vậy câu hỏi kế tiếp là giờ đây, Liên Hiệp Châu Âu và chính quyền của thủ tướng Boris Johnson sẽ đàm phán với nhau trên những hồ sơ nào ? Về mặt chính thức, Luân Đôn liên tục khẳng định “giai đoạn chuyển tiếp sẽ chấm dứt vào ngày 31/12/2020“, Anh Quốc “không có ý định kéo dài thời hạn chuyển tiếp đó“. Nhưng giới quan sát đồng thanh cho rằng, đó chỉ là một tuyên bố để Boris Johnson trấn an cử tri đã bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ, củng cố chiếc ghế thủ tướng của ông ở số 10 Downing Street.
Anh sẽ tận dụng thế chân trong, chân ngoài để trục lợi ?
Trên thực tế, còn 1001 hồ sơ Bruxelles và Luân Đôn phải tìm ra đồng thuận. Quan trọng hơn cả là vế thương mại. Anh Quốc tới nay vẫn là thành viên của Thị Trường Chung Châu Âu, của Liên Minh Thuế Quan Châu Âu. Nhờ vậy hàng của Anh xuất khẩu sang châu lục và trong chiều ngược lại hàng của 27 thành viên Liên Âu bán sang Anh vẫn được gần như miễn thuế nhập khẩu. Trong trường hợp Liên Âu và Anh Quốc không tìm được một sân chơi chung về thương mại, đôi bên sẽ phải áp dụng các quy tắc của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Cụ thể là đôi bên sẽ dựng lại các hàng rào quan thuế và phi quan thuế, công việc kiểm tra ở các cửa khẩu sẽ trở nên nhiêu khê vô cùng. Theo thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương Bỉ, thiệt hại về phía Anh trong trường hợp này ước tính lên tới 5 % GDP của Anh Quốc về lâu về dài. Phía Liên Âu thì sẽ mất đi từ 0,3 đến 1,5 tổng sản phẩm nội địa của toàn khối.
Chỉ riêng vế thương mại, trước khi Luân Đôn và Bruxelles chính thức bắt tay vào đàm phán, Bruxelles đề ra mục tiêu đạt được một thỏa thuận “toàn diện, đầy tham vọng với Anh Quốc, có nghĩa zero hàng rào quan thuế và zero hạn ngạch“. Để đạt được mục tiêu đó các bên phải tìm ra đồng thuận về những chuẩn mực từ trong lĩnh vực môi trường, y tế, xã hội, đến thuế doanh nghiệp, thuế tài chính hay thuế trị giá gia tăng…. Nhìn từ Bruxelles, điều nguy hiểm ở đây là với những điều khoản ưu đãi có được nhờ một thỏa thuận “toàn diện và đầy tham vọng” với Liên Hiệp Châu Âu, nước Anh trở cánh cổng để hàng của các quốc gia thứ ba lách thuế tràn vào Thị Trường Chung Châu Âu. Liên Âu cũng không muốn Anh Quốc lạm dụng tư cách là thành viên trong Liên Minh Thuế Quan để thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào Anh và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp, với các tập đoàn của châu Âu.
Trong bài diễn văn đầu tiên sau Brexit, thủ tướng Boris Johnson mạnh mẽ tuyên bố Luân Đôn không vì quyền được ở lại trong thị trường chung mà chấp nhận tuân thủ các chuẩn mực của châu Âu. Tuy nhiên lãnh đạo Anh cũng trấn an các đối tác tại Bruxelles rằng Anh Quốc không cạnh tranh bất bình đẳng với những quốc gia từng là anh em trong mái nhà chung châu Âu. Chúng ta có ít nhất là 11 tháng để xem Bruxelles và Luân Đôn sẽ nhượng bộ lẫn nhau tới mức độ nào. Ngoài vế thương mại, Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu còn rất gắn bó với nhau từ về văn hóa đến ngoại giao, an ninh, quốc phòng.
Pháp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Matisse
Tuấn Thảo
Nước Pháp năm nay tổ chức chương trình tưởng nhớ 150 năm ngày sinh của danh họa Henri Matisse. Do ông sinh ra vào ngày 31/12 năm 1869, cho nên các sinh hoạt kỷ niệm đã bắt đầu từ cuối năm qua và sẽ kéo dài trong năm nay, ở các tỉnh cũng như tại Paris kể từ tháng 02/2020.
Tại thủ đô Pháp, Trung tâm văn hóa Pompidou vinh danh họa sĩ người Pháp với một cuộc triển lãm lớn kể từ tháng 5, được xem như là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất trong năm 2020. Cuộc triển lãm Matisse tại Beaubourg giới thiệu với công chúng một nghệ sĩ đa tài, sáng tác trong nhiều bộ môn khác nhau.
Ngoài là một họa sĩ sáng tác dồi dào, Matisse còn luôn thử nghiệm tìm tòi. Ông sử dụng nhiều kỹ thuật trong các tác phẩm điêu khắc, thiết kế, in thạch bản, in trên vải hay khắc gỗ, ông sáng tác phối hợp ngôn ngữ màu sắc biểu cảm qua nhiều trường phái khác nhau như tượng hình, trừu tượng, dã thú. Chính cũng vì thế Henri Matisse từng được xem là một trong những nhân vật tiên phong trong nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX.
Triển lãm tác phẩm điêu khắc của Matisse
Thành phố Nice nơi yên nghỉ cuối cùng của danh họa người Pháp tổ chức từ 14/02 đến đầu tháng 05/2020 một cuộc triển lãm để giới thiệu các tác phẩm điêu khắc của Matisse. Sinh thời, ông là một trong những cánh chim đầu đàn của trường phái dã thú và từng nổi tiếng nhờ cái tài sử dụng màu sắc trong hội họa, đường nét nguyên sơ mà đầy cảm xúc sâu sắc.Tuy nhiên, công chúng không biết gì nhiều về các tác phẩm điêu khắc của ông.
Có lẽ cũng vì vậy mà nhân dịp này, Viện bảo tàng Matisse thành phố Nice tổ chức trưng bày 84 bức tượng do ông thực hiện trong vòng nửa thế kỷ, từ năm 1900 đến 1950, tức là 4 năm trước khi ông qua đời (năm 1954). Hầu hết các bức điêu khắc được giới thiệu trong cuộc triển lãm lần này đều có quan hệ ít nhiều, nếu không nói là bổ sung hay gợi hứng từ các bức tranh nổi tiếng của Henri Matisse.
Cũng chính tại thành phố Nice mà danh họa người Pháp đã ký tặng vào năm 1951, hai bức tranh cho Viện bảo tàng Cateau-Cambrésis, nơi ông từng sinh ra và lớn lên. Thành phố nguyên quán của họa sĩ gồm khoảng vài ngàn dân nằm cách Valenciennes 28 km và Lille 67 km. Vào thời bấy giờ, ủy ban thành phố Cateau-Cambrésis rất mong thành lập một bảo tàng nghệ thuật hiện đại với các bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của Cartier-Bresson, Herbin, Claisse, Tériade và dĩ nhiên là của Matisse, nhân vật nổi tiếng nhất trên thế giới đã chào đời tại nơi này.
Viện bảo tàng Matisse ở nguyên quán
Danh họa Matisse đồng ý hiến tặng theo di chúc một số tác phẩm của ông cho thành phố nguyên quán với điều kiện là các tác phẩm của ông được trưng bày trong một nơi đàng hoàng. Rốt cuộc, Hội đồng Cateau-Cambrésis đã khánh thành Viện bảo tàng Matisse vào tháng 11/1952 tại điện Fénelon, một dinh thự được xây cất từ năm 1695 đến 1715. Trước khi ông qua đời năm 1954, Matisse đã chính thức tặng cho viện bảo tàng này một bộ sưu tập gồm 82 tác phẩm. Có thể xem đây là viện bảo tàng mà ông đồng ý cho thành lập lúc ông còn sống.
Nhân 150 năm ngày sinh của Matisse, thị trấn Cateau-Cambrésis đã tổ chức triển lãm với chủ đề “Devenir Matisse”, tập hợp 250 tác phẩm của Henri Matisse trong đó có 10 tác phẩm chưa từng được phổ biến song song với 50 tác phẩm của các nghệ sĩ đã từng truyền cảm hứng cho Matisse, từ các danh họa bậc thầy thời trước như Rembrandt hay Delacroix, cho tới những nghệ sĩ cùng thời như Gauguin hoặc Cézanne.
Theo ông Patrice Deparpe, giám đốc bảo tàng Cateau-Cambrésis, ban tổ chức triển lãm đã mất 5 năm trời để tập hợp nhiều tác phẩm quý hiếm về cùng một một nơi, trong đó có các tác phẩm có giá trị mượn từ các bảo tàng có uy tín như Louvre ở Paris hay là MoMA ở New York và bảo tàng Tate ở Luân Đôn.
Qua hàng tựa “Devenir Matisse”, triển lãm muốn cho thấy hành trình nghệ thuật của danh họa người Pháp, từ những cảm xúc đầu đời cho tới bước khởi nghiệp, dấn thân vào nghề hội họa. Có thể nói là Matisse vào nghề ‘‘bất đắc dĩ’’. Ông xuất thân từ một gia đình thợ dệt, và khi mắc bệnh phải nằm liệt giường, ông mới khám phá niềm đam mê hội họa. Ông bỏ nghề công chứng viên để đến Paris theo học trường nghệ thuật, một điều hoàn toàn khác xa với nguyện vọng của gia đình ông thời bấy giờ.
Triển lãm cho thấy những tác phẩm đầu tiên của Matise, từ các bức tranh tĩnh vật với những quyển sách luật khoa, hay là những bức phác họa những người phu quét đường hay phu lái cỗ xe ngựa ở Paris thời xưa, Matisse đã dày công học tập với thầy là danh họa Gustave Moreau, người đã từng bảo ông “hãy vẽ cuộc sống” ở trước mắt và chịu khó đi ra bên ngoài xưởng vẽ để quan sát thực tế.
Tuân theo lời dạy bảo của thầy, Matisse học vẽ với ánh sáng tự nhiên và đồng thời người nghệ sĩ trẻ này khám phá tại Louvre các bậc thầy vĩ đại trong làng hội họa. Sau này, khi gặp mặt các nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong thời đại của ông như Van Gogh hay Cézanne, Matisse cũng học hỏi rất nhiều từ các ‘‘đồng nghiệp’’ ít ra trong cách dùng ánh sáng. Thế nhưng với thời gian, Matisse đã tự thoát ra khỏi cái bắt chước bậc thầy, hay là làm giống như bạn để tìm ra một hướng đi cho riêng mình để rồi bản thân ông cũng ‘‘Trở thành Matisse’’ (Devenir Matisse), một bậc thầy của làng hội họa.
Công du Ba Lan,
tổng thống Pháp Macron đi tìm đồng minh mới
Thu Hằng
Sau hai năm căng thẳng giữa Pháp và Ba Lan, tổng thống Emmanuel Macron muốn lật sang trang mới với Vacxava qua chuyến công du hai ngày.
Phát biểu trước báo giới hôm 03/02/2020, nguyên thủ hai nước đánh giá « quan hệ giữa Pháp và Ba Lan chuyển sang bước ngoặt mới ». Ngày 04/02, ông Macron đến Kraków nói chuyện với sinh viên tại đây.
Từ Vacxava, thông tín viên RFI Thomas Giraudeau tường trình về kết quả ngày làm việc thứ nhất của tổng thống Pháp :
« Vận tải đường sắt, an ninh mạng, thậm chí là cả về vấn đề hạt nhân trong tương lai, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nhấn mạnh đến quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, trong bối cảnh Anh Quốc vừa rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu cách đây bốn ngày.
Ông phát biểu : Tôi rất vui được gặp tổng thống Pháp ở đây, ngay tại Ba Lan. Ông thể hiện rõ mối quan tâm sâu sắc đến khu vực này của Liên Hiệp Châu Âu. Điều này mang ý nghĩa quan trọng vì chúng ta phải cho thấy mô hình mới cho châu Âu. Vai trò trong khối có lẽ cần được xác định lại, vì thế kiến trúc châu Âu cũng cần được thay đổi để chắc chắn rằng Liên Hiệp Châu Âu hấp dẫn hơn và không một nước nào khác muốn rời bỏ.
Nguyên thủ hai nước thậm chí thể hiện những điểm tương đồng về vấn đề khí hậu, an ninh, phòng thủ châu Âu phối hợp với NATO, hiện diện tại Ba Lan. Về mối đe dọa Nga, tổng thống Emmanuel Macron luôn muốn đối thoại với Matxcơva. Thế nhưng, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khó chấp nhận quan điểm này.
Ông nói : Về quan điểm của Pháp, cuộc xung đột ở Ukraina, do Nga gây ra, dường như là vấn đề xa xôi. Trong khi đối với chúng tôi, thì đó là nước láng giềng của Ba Lan. Chúng tôi nắm rõ hơn những nguy cơ. Cũng tương tự Pháp với Bắc Phi, Paris hiểu rõ khu vực đó hơn chúng tôi.
Điều này hàm ý rằng tổng thống Pháp nên lắng nghe thêm quan điểm của Ba Lan và mối lo sợ của nước này về Nga. Ngược lại, có rất ít phát biểu về chủ đề gây căng thẳng giữa hai nước, như Nhà nước pháp quyền, vi phạm tính độc lập của tư pháp. Giữa hai câu hỏi, thủ tướng Mateusz Morawiecki chỉ đề cập một chút đến vấn đề này khi nói : Những cải cách tư pháp của Ba Lan bảo vệ những giá trị thực sự của châu Âu ».
Tòa Đức bác kháng cáo,
vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lại gây chú ý
Một tòa án liên bang Đức vừa bác kháng cáo của một người Việt Nam bị kết án liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, khiến công luận quốc tế lại chú ý đến vụ án đã gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa Berlin và Hà Nội trong vài năm qua, theo AP và truyền thông Đức.
Trước đó, vào tháng 7/2018, người đàn ông tên “Long N.H.” đã bị một tòa án quận Berlin kết án 3 năm và 10 tháng tù về tội gián điệp và là tòng phạm trong vụ bắt giữ phi pháp ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức dầu khí đã bị Việt Nam kết án tù chung thân về tội tham nhũng.
Bị cáo Long N.H. bị các công tố viên Đức buộc tội đã thuê một chiếc xe để chở Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ đi cùng ông Thanh ra khỏi nước Đức.
Sau khi nhận tội tại toà án ở Đức để được hưởng mức án nhẹ, ông Long đã bất ngờ kháng án vào phút chót, tức hôm 31/7/2018, chỉ một ngày trước khi hết hạn kháng án. Động thái này đã khiến cho ngay cả hai luật sư bào chữa cho ông Long cũng bị “bất ngờ”, dẫn tới việc hủy bỏ ủy nhiệm bào chữa với các luật sư này và ông Long đã mời hai luật sư khác bào chữa cho mình.
Tòa án liên bang Đức hôm 3/2 đã quyết định y án đối với ông Long, người trước đây từng sống ở Cộng hòa Séc.
Các cơ quan công tố Đức nói tình báo Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh trên đường phố ở Berlin vào năm 2017, rồi chở sang Cộng hoà Séc và đưa về Việt Nam xét xử.
Phía Đức cáo buộc Hà Nội “vi phạm luật pháp quốc tế” và đã trục xuất một số nhà ngoại giao mà Đức nói là tình báo của Việt Nam về nước ngay sau vụ này.
Vụ bắt cóc đã thu hút sự chú ý của quốc tế tại thời điểm đó và gây ra căng thẳng trong mối quan hệ giữa Berlin và Hà Nội suốt những năm qua.
Hà Nội cho đến nay vẫn khẳng định Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú.
Theo AP, mặc dù mối quan hệ của Việt Nam với các nước châu Âu đã được cải thiện theo một số cách, nhưng sự kiện này vẫn cho thấy những “giới hạn” trong mối quan hệ này, đặc biệt trong lĩnh vực nhân quyền.
Hãng thông tấn Mỹ cho rằng sự chú ý của quốc tế vào vụ này sau khi toà án ở Đức bác đơn kháng cáo là một “nhắc nhở” cho Việt Nam về hậu quả của vụ này cũng như trong các mối quan hệ quốc tế, nhất là khi Hà Nội đang giữ vai trò là chủ tịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm nay, trước khi đại hội quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào năm tới.
Cả nước Nga chờ xem
ông Putin chọn phương án ‘truyền ngôi’ nào
Sự kiện ông Vladimir Putin đầu năm 2020 sa thải nội các Dmitry Medvedev được cho là bước chuẩn bị cho vai trò của chính ông khi hết nhiệm kỳ tổng thống.
Tuy thế, các nhà bình luận quốc tế và Nga đều vẫn chưa kết luận được ông Putin sẽ chọn phương án nào, để tiếp tục cầm quyền, hay chỉ để giữ quyền không chính thức sau 2024.
Tổng bí thư làm tổng thống rồi tự nghỉ
Kazakhstan đổi tên thủ đô và phong con cựu tổng thống
Việt Nam: Tiêu chuẩn mới cho Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’
VN: Không để ‘lươn chạch’ chui vào bộ máy
Cho đến nay, các phương án dành cho ông cũng không có nhiều, và báo chí nói về ba mô hình.
Cụ thể, theo Leonid Bershidsky, nhà phân tích từ Moscow, ông Putin có thể chọn phương án ‘kế nhiệm’ kiểu Belarus, Kazakhstan hoặc theo mô hình Trung Quốc.
Mô hình Trung Á
Tại Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev đã tự thôi chức tổng thống nước cộng hòa vào tháng 3/2019, khi ông đã 78 tuổi, sau ba thập niên cầm quyền.
Tuy thế, ông đã không rời chính trường để trở thành một vị ‘tổng thống hưu trí’ (president emeritus), mà vẫn nắm chức tổng bí thư đảng cầm quyền.
Ông cũng chọn ra người kế nhiệm thân tín Kassym-Jomart Tokayev vốn đã làm chủ tịch quốc hội.
Chưa kể ông Nazarbayev còn để Nhà nước Kazakhstan phong ông làm Lãnh tụ Dân tộc Kazakh, một chức danh không có nhiệm kỳ.
Khu vực Liên Xô cũ từng có ví dụ việc chuyển quyền ‘trong nhà’.
Năm 2017, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev bổ nhiệm vợ, Mehriban Aliyeva, vào chức Phó Tổng thống, trong động thái nói là để chuẩn bị cho con họ kế tục sự nghiệp chính trị.
Các báo Nga cũng nói về mô hình ‘cha già’ của Singapore: ông Lý Quang Diệu tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Cố vấn (2004-2015) khi con ông, Lý Hiển Long đã lên làm thủ tướng.
Mô hình Belarus
Các báo Nga cũng gợi ý rằng ông Putin từng suy tính đến việc cầm quyền lâu dài qua mô hình Belarus.
Không phải ông muốn bắt chước nhà lãnh đạo nước láng giềng Aleksandr Lukashenko, mà muốn Nga và Belarus hợp nhất, để ông làm tân tổng thống của quốc gia mới đó.
Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng
Nga lập cơ sở bảo dưỡng trực thăng ở Việt Nam
Những chiếc xe tăng nhô lên từ đầm lầy
Trên thực tế, ý tưởng về liên minh (union) Nga với Belarus đã được nói đến công khai nhiều lần, nhưng lãnh đạo mỗi bên hiểu một kiểu.
Hồi đầu 2019, Tổng thống Putin nhắc lại ý tưởng này, rằng: “Trên thế giới không hề có các quốc gia hoàn toàn độc lập, là chỉ có các nhà nước liên thuộc (independent states),”
Tổng thống Nga cũng nhắc lại giá trị của quốc gia thống nhất Nga – Belarus.
Điều thú vị là ông Lukashenko hoàn toàn ủng hộ cho một thỏa thuận về ‘union state’ với Nga.
Nguyện vọng của người Belarus và người Nga về sự thống nhất là làm sao tạo ra nền tảng vững chắc để liên kết, hợp tác đa dạng, tạo lập ra một trang sử mớiTổng thống Lukashenko
Chỉ có điều ông coi đó “phải do người dân Belarus đồng ý”, và Belarus “không bao giờ bước vào quan hệ đó như một bên bị hút vào nước Nga”.
Tass từng trích lời ông Lukashenko nói:
“Nguyện vọng của người Belarus và người Nga về sự thống nhất là làm sao tạo ra nền tảng vững chắc để liên kết, hợp tác đa dạng, tạo lập ra một trang sử mới.”
Thế nhưng ông Lukashenko – làm tổng thống từ 1994 – bao giờ nêu ra một ngày tháng ‘thống nhất’ cụ thể.
Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi có phải chính ông muốn chờ để làm tổng thống quốc gia liên hiệp đó.
Chưa kể, một mặt ông ca ngợi tương lai thống nhất hai nước cùng ngôn ngữ tiếng Nga, mặt khác, ông lại nhấn mạnh “chủ quyền của Belarus là thiêng liêng”.
Bởi vậy, ngày Nga và Belarus hợp nhất có vẻ không biết bao giờ mới tới.
Mô hình Belarus như thế không giải quyết được vấn đề hạn chót 2024 của ông Putin khi ông kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống liên tục.
Ngoài ra, với quốc tế, việc Nga “nuốt trọn” Belarus, sẽ gây căng thẳng nghiêm trọng với Nato, Hoa Kỳ và EU, theo một đánh giá của Fabian Burkhardt.
Phương án đó cũng đem lại những hệ quả sâu rộng cho kinh tế Nga, vốn đã gặp khó khăn sau khi sáp nhập Crimea bằng vũ lực năm 2014.
Mô hình Trung Quốc
Với việc sắp xếp lại một số chức vụ tại Nga gần đây của ông Putin, người ta tin rằng ông vẫn muốn giữa ảnh hưởng chính trị lâu dài sau khi rời chức vụ nhà nước, giống các một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ví dụ ông Đặng Tiểu Bình sau khi đã “về hưu” khỏi chính quyền vẫn giữ chức chủ tịch quân ủy trung ương của Đảng cộng sản (1981-89), để kiểm soát quân đội.
Sau ông, truyền thống giữ chức chủ tịch quân ủy trung ương được duy trì hai năm thời Giang Trạch Dân sau khi ông Giang thôi chức Chủ tịch nước năm 2002.
Tuy thế, đây là một mô hình đã cũ và bị Trung Quốc xóa bỏ thời Tập Cận Bình.
Ông Tập nắm trọn cả hai chức vụ Tổng bí thư đảng cộng sản và Chủ tịch nước, không chia sẻ, không có hạn về nhiệm kỳ.
Điều kiện ở Nga khác Trung Quốc
Nếu “học hỏi” Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình thì mô hình của Nga không thể giống như vậy.
TT Putin trong diễn văn quốc gia tháng 1 nói ông muốn để cho người nắm Hội đồng Nhà nước có quyền lực thực.
Nhà báo Leonid Bershidsky trong bài ‘Putin’s Biggest Surprise: Seeking a Strong Successor’ lại cho rằng ông Putin muốn tổng thống kế nhiệm có quyền lực lớn.
Vì ông tin rằng Nga cần bàn tay mạnh mẽ để điều hành quốc gia.
Vậy chức vụ nào sẽ có sức nặng hơn ở Nga sau 2024?
Có vẻ như ông Putin rơi vào tình thế hệ như TT Boris Yeltsin trước đây.
Ông Yeltsin đã mất gần ba năm cuối cùng khi làm tổng thống để tìm người kế nhiệm, theo ông Bershidsky.
Với ông Putin, cầm quyền từ cuối 1999, có thể quá trình này sẽ ổn định hơn nhưng cũng sẽ không không thiếu trò chơi chính trị, va chạm tính cách trong các ứng viên.
Vấn đề lớn nhất cho Putin chính là tư duy của ông bị hạn chế bởi trải nghiệm Liên Xô tan rã và sự trù phú ban đầu của Đông Âu sau thay đổi, đầu thập niên 1990.
Nay thì Nga đã có tất cả những thứ đó – kinh tế hàng hóa, đi lại tự do, nhưng lại mắc kẹt trong mô hình ‘hậu cộng sản’ với nhiều bất công xã hội.
Các báo Nga trích World Inequality Index nói 1% người Nga siêu giàu nắm 43% tài sản cả nước, còn 50% dân dưới thu nhập trung bình chỉ nắm đúng 3,5%.
Các quốc gia Đông Âu đã trải qua giai đoạn đó để tiến lên mô hình khác, ở đẳng cấp và thu nhập cao hơn, còn Nga vẫn ở thời kỳ coi ổn định (trì trệ) là ưu tiên.
Cầm quyền quá lâu, ông Putin hiểu rất rõ các vấn đề của Nga, nhưng thiếu một giải pháp vì chính hạn chế trong suy nghĩ của ông.
Mặt khác, hồi tháng 7/2018, một điều tra dư luận cho thấy 38% dân Nga muốn ông rời chức tổng thống, rời hẳn không lưu luyến, sau 2024.
Bài toán ‘đi mà như không đi’ cho phép ông Putin bàn giao chức tổng thống cho người thân tín mà vẫn giữ quyền lực ở hậu trường, sẽ không dễ qua mắt ít ra là 1/3 dân Nga.
Tựu trung lại, theo Fabian Burkhardt thì ở không gia hậu Xô Viết, chỉ có 1/3 việc chuyển giao quyền lực theo mô hình phi dân chủ là tương đối thành công.
Nhìn rộng ra, các phương án chuyển giao quyền lực không qua bầu cử dân chủ đều mang rủi ro, như ví dụ ở Bắc Phi, Ai Cập cho thấy.
Tính toán của lãnh đạo chỉ phần nào tác động đến tình hình, vì như văn hào Nga Leo Tolstoy từng nói “cuộc đời con người là đối tượng của lịch sử”, chứ không phải ngược lại.
Xem video:GS Vladimir Kolotov bình luận bằng tiếng Việt ‘Vì sao Putin cho Medvedev nghỉ?’
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51373630
Ngoại Trưởng Nga thăm Venezuela
để giúp Caracas đối phó với Caracas
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ đi thăm Venezuela vào ngày thứ Sáu 7/2 tới đây để bày tỏ sự hậu thuẫn dành cho Tổng thống Nicolas Maduro, một nhân vật theo chủ nghĩa xã hội mà Washington muốn thấy bị đẩy ra khỏi vị thế quyền lực.
Nga đã giúp ông Maduro vượt qua một cuộc khủng hoảng chính trị giữa lúc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chế tài đối với Caracas, và như hàng chục quốc gia khác, công nhận chính khách đối lập Juan Guaido là lãnh đạo lâm thời chính đáng của Venezuela.
Moscow lên án các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ là bất hợp pháp và gây thiệt hại trong khi phe đối lập Venezuela hối thúc Washington tăng sức ép lên Nga vì những hỗ trợ về mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự mà Nga dành cho ông Maduro.
Ông Lavrov, người nắm chức ngoại trưởng Nga từ năm 2004 tới nay, sẽ bay sang Châu Mỹ La Tinh vào ngày thứ Tư 4/2, ông sẽ dừng chân tại Cuba trước khi bay sang Mexico vào ngày thứ Năm, và sau đó, tới Venezuela ngày hôm sau.
Chuyến đi này được thực hiện tiếp theo sau chuyến công du của Ngoại trưởng giao Mỹ Mike Pompeo tới thăm 4 nước cựu Liên bang Xô viết: Ukraine, Belarus, Kazakhstan và Uzbekistan, một khu vực mà Moscow coi là “sân nhà của họ.”
Theo Bộ Ngoại giao Nga thì tại Venezuela, ông Lavrov sẽ gặp ông Maduro cũng như Phó Tổng thống Deley Rodriguez và Ngoại Trưởng Jorge Arreaza để thảo luận về các quan hệ hợp tác rộng rãi về năng lượng, hầm mỏ, giao thông, nông nghiệp và quốc phòng.
Hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã tăng sức ép ngoại giao đối với Venezuela và áp đặt các biện pháp chế tài đối với PDVSA, công ty dầu hỏa quốc doanh của Venezuela, thành viên của Tổ chức các Nước Xuất Khẩu Dầu hoả – OPEC.
Phe đối lập Venezuela chất vấn tính hợp pháp của cuộc bầu cừ đã giúp ông Maduro duy trì chức vụ trong thêm một nhiệm kỳ nữa hồi năm 2018, Lãnh tụ đối lập Guaido tự xưng là Tổng thống lâm thời của Venezuela hồi tháng 1 năm 2019, và giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Tuy vậy, ông Maduro vẫn nắm giữ quyền lực và được sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela, của Nga, Trung Quốc và Cuba.
Vụ máy bay Ukraine bị Iran bắn hạ:
Iran ngưng hợp tác với Ukraine
Ngày 3/2 Tehran nói sẽ ngưng chia sẻ thông tin với Kyiv về chiếc máy bay Ukraine bị bắn hạ tháng trước, sau khi một kênh truyền hình Ukraine công bố băng thâu âm của đài kiểm soát không lưu Iran.
Băng thu âm được phát trên kênh Truyền hình 1+1 của Ukraine tối Chủ Nhật 2/2, là một cuộc điện đàm bằng tiếng Farsi giữa một kiểm soát viên không lưu và một phi công lái chiếc máy bay phản lực Fokker 100 của Aseman Airlines của Iran bay từ thành phố Shiraz ở phía nam Iran đến Tehran.
“Một loạt các vệt sáng như là…Đúng, đây là một phi đạn, có gì không? Phi công nói với người kiểm soát không lưu.
“Không, bao nhiêu dặm? Ở đâu?” kiểm soát không lưu hỏi.
Viên phi công trả lời là ông thấy ánh sáng bên cạnh phi trường Payam, gần nơi phi đạn chống máy bay Tor M-1 của Vệ binh Quôc gia được phóng đi. Nhân viên kiểm soát không lưu nói không có gì được báo cáo cho họ, nhưng viên phi công xác quyết chuyện đã thấy.
“Đây là ánh sáng của phi đạn,” viên phi công nói.
Nhân viên kiểm soát không lưu hỏi “Ông có thấy thêm gì nữa không?”
“Bạn ơi. Đó là một vụ nổ, Chúng tôi thấy một vùng sáng khổng lồ ở đây. Tôi không thực sự biết đó là gì” phi công trả lời.
Nhân viên kiểm soát không lưu sau đó cố tiếp xúc với máy bay Ukraine nhưng không được.
Sau khi máy bay rớt, Iran trong nhiều ngày phủ nhận việc máy bay này bị một trong những phi đạn của Iran bắn hạ.
Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói băng ghi âm “chứng tỏ phía Iran từ đầu đã biết được máy bay của chúng ta bị trúng một phi đạn.” Nhà cầm quyền Iran chắc là phải tiếp cận trực tiếp được băng ghi âm này sau khi máy bay rớt.
Ngày 3/2 người đứng đầu toán điều tra Iran, ông Hassan Rezaeifar, nói Iran sẽ ngưng hợp tác với Ukraine về cuộc điều tra.
“Toán điều tra kỷ thuật của vụ máy bay Ukraine rớt, trong một hành động lạ lùng, đã công bố video bí mật của cuộc nói chuyện của một phi công đang bay cùng lúc với máy bay Ukraine,” ông Rezaifar nói, theo như hãng tin bán chính thức Mehr.
“Hành động này của Ukraine khiến chúng tôi không chia sẻ thêm bất cứ chứng cứ nào với họ nữa,” ông nói thêm.
Ông Rezaeifar không phủ nhận tính xác thực của băng thu âm được tiết lộ.
Ngày 11/1, Iran công nhận bắn rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine 3 ngày trước đó, một ít lâu sau khi máy bay cất cánh khỏi phi trường Tehran. Iran nói các lực lượng của họ nhầm tưởng máy bay là một mối đe doạ của kẻ thù sau Iran khi bắn phi đạn vào một căn cứ Iraq có binh sĩ Mỹ trú đóng.
Máy bay Boeing 737 bị bắn rớt làm tất cả 176 người trên máy bay thiệt mạng, hầu hết là người Iran và người Canada gốc Iran bay đến Kyiv trên đường về Canada nơi nhiều người học tại đây.
Trong 3 ngày tiếp sau vụ máy bay rớt, truyền thông Iran loan tin là các giới chức cho rằng lỗi cơ khí làm máy bay rớt. Họ cũng cho biết là chính phủ phủ nhận những tin tức của phương Tây loan tin là các cơ quan tình báo phương Tây có bằng chứng là các lực lựợng Iran bắn rơi máy bay Ukraine.
Nhật Bản cách ly một du thuyền hạng sang
sau khi có hành khách nhiễm virus corona
Triệu Hằng
Chính phủ Nhật Bản hôm thứ Hai (3/2) cho biết họ sẽ kiểm dịch tàu du lịch Yokohama, sau khi một hành khách cao tuổi Hồng Kông đi trên con tàu này đã xét nghiệm dương tính với virus corona.
Một vị hành khách 80 tuổi đã bay tới Nhật Bản và lên du thuyền Diamond Princess được Carnival Japan Inc vận hành chạy từ Yokohama vào ngày 20/1 và lên bờ vào ngày 25/1, Reuters dẫn tin đài truyền hình NHK cho biết.
Ông đã bị ho một ngày trước khi tàu cập bờ, nhưng ông không bị sốt cho đến ngày 30/1, một ngày trước khi ông được xác nhận là đã nhiễm virus ở Hồng Kông, NHK báo cáo.
Du thuyền có 2.666 khách và có 1.045 nhân viên.
Bộ trưởng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai rằng chính quyền sẽ kiểm dịch tàu.
Nhật Bản đã xác nhận 20 trường hợp lây nhiễm virus corona, trong số này có 17 người đã tới Vũ Hán, thành phố là tâm điểm của bùng phát virus.
Ngày 1/2, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài từng đến tỉnh Hồ Bắc trong vài tuần gần đây cũng như công dân mang quốc tịch Trung Quốc. Đối với những người có dấu hiệu nhiễm bệnh cũng có thể không cho nhập cảnh. Nhật cũng đã đưa máy bay tới đón khoảng 500 công dân nước mình bị mắc kẹt ở vùng dịch Vũ Hán về nước.
Đài Loan bất bình trước việc bị đối xử
như một phần của Trung Cộng trước dịch Virus Corona
Hiện nay, Đài Loan đang bị đình chỉ hoạt động trong các cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này là do Trung Cộng tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này. Do đó, Đài Loan bị đối xử như thể là một phần của Trung Cộng, mặc dù Đài Loan độc lập trên thực tế. Chính phủ Ý và Cộng Sản Việt Nam cũng ra lệnh cấm các chuyến bay từ Đài Loan, mặc dù sau đó Việt Nam đã rút lại lệnh.
Theo tờ Newsbloom đưa tin, quyết định này nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Các phản ứng của chính phủ phương Tây đối với sự lây lan của dịch bệnh rất nghiêm ngặt. Họ cấm các chuyến bay, đóng cửa biên giới với khách du lịch đến từ Trung Cộng. Mặc dù thực tế, căn bệnh này chưa được chứng minh là có tỷ lệ tử vong cao. Các quyết định này có lẽ bị ảnh hưởng bởi việc phong tỏa thành phố Vũ Hán của Trung Cộng, mặc dù việc này có thể không thực sự ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Việc Đài Loan bị gián đoạn bởi các lệnh cấm du lịch nhắm vào Trung Cộng đang gây tranh cãi, dẫn đến sự nhầm lẫn lan rộng về tình trạng địa chính trị của Đài Loan.
Mộc Miên
Giới chức Hồng Kông xác nhận
ca tử vong đầu tiên do virus corona
Triệu Hằng
Reuters dẫn tin từ giới chức y tế Hồng Kông ngày 4/2, xác nhận ca tử vong đầu tiên ở đặc khu do virus corona chủng mới (nCoV), nâng tổng số người chết vì loại virus này trên toàn cầu là 427 người.
Nạn nhân là một nam giới 39 tuổi, là ca nhiễm nCoV thứ 13 ở Hồng Kông. Theo Hk01 và NYT (4/2), thì anh này đã đến Vũ Hán ngày 21/1 và trở về Hồng Kông ngày 23/1 bằng tàu cao tốc.
Anh được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Queen Elizabeth khi có dấu hiệu bất thường và xét nghiệm dương tính với nCoV. Anh được chuyển tới điều trị ở Bệnh viện Princess Margaret Kwai Chung và tử vong sáng nay (4/2) do suy tim, hậu quả của bệnh viêm phổi do nCoV.
Theo NYT (4/2), mẹ của anh này dù không đi du lịch đến Vũ Hán nhưng cũng bị nhiễm bệnh, vợ và 2 con của người đàn ông cùng một người giúp việc đang được cách ly.
Cũng theo NYT, chính phủ Hồng Kông dưới áp lực do dịch bệnh đã phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc đại lục. Đã có 13 trong 16 trạm kiểm soát biên giới đã đóng cửa vào thứ Hai (3/2), nhưng vẫn còn những điểm nhập cảnh khác tiếp nhận hàng trăm du khách đại lục Trung Quốc mỗi ngày.
Theo Reuters, trong tổng số 427 người tử vong vì virus corona chủng mới, có một người đàn ông đã chết ở Philippines tuần trước sau khi tới thăm Vũ Hán.
https://www.dkn.tv/the-gioi/gioi-chuc-hong-kong-xac-nhan-ca-tu-vong-dau-tien-do-virus-corona.html
Virus corona: Y bác sĩ Hồng Kông bãi công,
đòi đóng hoàn toàn biên giới với Hoa lục
Trọng Thành
Đêm hôm qua, 03/02/2020, chính quyền Hồng Kông thông báo đóng thêm một số cửa khẩu biên giới với Hoa lục, để chặn dịch virus corona mới. Vài giờ sau đó, có thông tin về trường hợp tử vong thứ hai ngoài Hoa lục (sau ca tử vong tại Philippines). Giới y tế Hồng Kông hôm nay, 04/02, tiếp tục bãi công để đòi chính quyền đóng toàn bộ các cửa khẩu với Hoa lục, do lo ngại các bệnh viện Hồng Kông không đủ khả năng đối phó với dịch bệnh.
Hiện tại, Hồng Kông đã đóng 14 trên tổng số 16 cửa khẩu với Hoa lục, ngoại trừ hai cây cầu nối liền Hồng Kông với khu Thâm Quyến (Shenzen) và thành phố Chu Hải (Zhuhai).
Thông tín viên Florence de Changy tường trình từ Hồng Kông :
”Người đàn ông 39 tuổi đã qua đời sau khi tim ngừng đột ngột sáng hôm nay, 04/02. Đây là ‘bệnh nhân thứ 13’ ở Hồng Kông, trong số 15 người nhiễm virus corona mới. Người này đã đến Vũ Hán hôm 21/01 và trở lại Hồng Kông hai ngày sau đó bằng tàu cao tốc, phương tiện giao thông mà đa số người bị nhiễm virus đã sử dụng để đến Hồng Kông.
Ngay từ khi nhập viện, ngày 31/01, bệnh nhân nói trên bị lên cơn sốt, cơ quan y tế Hồng Kông cho biết cơ thể người bệnh đã suy yếu sẵn do một số bệnh khác. Mẹ của bệnh nhân quá cố, tuy không sang Hoa lục, cũng bị ốm. Bà có thể là người đầu tiên hoặc một trong những người đầu tiên bị nhiễm virus corona mới, trực tiếp từ người sang người, tại đặc khu Hồng Kông.
Trường hợp tử vong do virus corona này xảy ra trong lúc giới y tế Hồng Kông đang trong ngày bãi công thứ hai, nhằm yêu cầu chính quyền đóng cửa hoàn toàn biên giới với Hoa lục. Hôm qua, 2.700 nhân viên các bệnh viện công (trong đó có 300 y bác sĩ) đã tham gia vào phong trào này. Hôm nay, số người bãi công có thể lên đến 9.000.
Các nghiệp đoàn khẳng định là việc hàng ngày vẫn có 70.000 người qua lại biên giới khiến cho nguy cơ lây nhiễm virus cho dân Hồng Kông ngày một gia tăng”.
Theo AFP, quyết định không đóng cửa hoàn toàn biên giới của lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) không những bị các nghị sĩ đối lập và giới y tế tại đặc khu phản đối, mà cả nhiều nhân vật lãnh đạo cao cấp tại Bắc Kinh cũng không đồng tình.
Virus corona: Trung Quốc thừa nhận
‘thiếu sót và yếu kém’ trong ứng phó
Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, cơ quan quyền lực nhất nước này, thừa nhận “thiếu sót và yếu kém” trong phản ứng trước sự bùng phát virus corona.
Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhìn nhận, hệ thống quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia cần phải được cải thiện.
VN cách ly người nhập cảnh về từ Trung Quốc
TQ cáo buộc Mỹ lan truyền ‘hoảng loạn’ về virus corona
Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?
Đến cuối ngày 3/2, Trung Quốc xác nhận đã có hơn 20.000 trường hợp nhiễm bệnh, với 425 ca tử vong (hiện đã lên đến 427 tính đến sáng ngày 4/2) – tăng hơn 3.000 trường hợp chỉ trong có một ngày.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, chỉ riêng ngày 3/2 không thôi, đã có 64 trường hợp mới tử vong tại nước này.
Bộ Chính trị nói gì?
Thông tấn xã nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã loan tin về cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bản tin loan rằng, bài học rút ra là một “thách thức lớn” với hệ thống quản trị của Trung Quốc.
“Để khắc phục những thiếu sót và hạn chế này, chúng ta phải cải thiện hệ thống quản lý khẩn cấp quốc gia và khả năng xử lý các nhiệm vụ khẩn cấp”, bản tin viết.
Tăng cường giám sát thị trường, cấm các hoạt động mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã là một trong những vấn đề được đề cập.
Thông tin nói rằng, một chợ mua bán hải sản và động vật hoang dã ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, là nguồn bùng phát của chủng virus mới này. Hôm thứ Hai, một nghiên cứu của một nhà virus học Trung Quốc cho biết rằng, có khả năng dơi là nguồn lây lan virus.
Vũ Hán vẫn là “ưu tiên hàng đầu” trong công tác phòng chống dịch và sẽ có thêm nhân viên y tế sẽ được gửi tới.
Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng, các quan chức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh và những ai lơ là nhiệm vụ này sẽ chịu hình thức kỷ luật thích đáng.
Hiện có thông tin rằng, hai quan chức ở thị trấn Huajiahe, ở thành phố Hoàng Cương, đã bị cách chức vì tắc trách, dẫn đến cái chết của một cậu bé khuyết tật.
Cậu bé bị bại não nhưng cha cậu – thân nhân duy nhất có thể chăm sóc cho cậu bé – bị cách ly vì nghi ngờ nhiễm virus corona. Cậu được giao cho người thân, các cán bộ và bác sĩ trong thôn chăm sóc nhưng qua đời sau đó.
Điều gì đang diễn ra?
Với 64 trường hợp tử vong, ngày 3/2 đánh dấu kỷ lục về số trường hợp tử vong chỉ trong một ngày, so với kỷ lục trước đó là 57 trường hợp vào hôm 2/2.
Virus corona tàn phá nền kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc sắp mở bệnh viện 1.000 giường
2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ
Vũ Hán đã cấp tốc xây dựng hai bệnh viện dã chiến, dù chưa được đưa vào hoạt động đầy đủ.
Những tỉnh ở Trung Quốc có dân số hơn 300 triệu người đã được lệnh bắt buộc phải đeo mặt nạ ở nơi công cộng.
Trung Quốc hiện đang đối mặt với sự thiếu hụt về các thiết bị phòng chống dịch.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 3/2, nói rằng: “Những gì cấp thiết nhất mà Trung Quốc cần hiện nay là mặt nạ y tế, áo và kính bảo hộ.”
Một số thành phố, gồm cả Thượng Hải, đã kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong khi nhiều trường học vẫn đóng cửa.
Hong Kong đã đình chỉ 10 trong số 13 cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đại lục.
Tỉ lệ tử vong do virus corona chủng mới là khoảng 2,1%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 9,6% của dịch SARS.
Các nước khác phản ứng thế nào?
Bộ trưởng y tế của nhóm các quốc gia G7 – gồm Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp và Ý – đã tổ chức hội nghị vào ngày 3/2.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết, nước này đã đồng ý phối hợp với Trung Quốc và WHO khi đưa ra các quy định về đi lại, tăng cường nghiên cứu về cơ chế lây truyền và cách điều trị.
Nhiều quốc gia đã sơ tán công dân ra khỏi các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại Trung Quốc. Những người này sẽ được kiểm tra sức khỏe khi về nước.
Hoa Kỳ đã yêu cầu sơ tán thành viên gia đình các nhân viên Hoa Kỳ dưới 21 tuổi và công dân Hoa Kỳ hiện ở tỉnh Hồ Bắc. Những người này sẽ phải cách ly trong 14 ngày.
Bà Hoa Xuân Ánh cho rằng, các biện pháp của Hoa Kỳ là “quá mức” và trái với khuyến nghị của WHO, cáo buộc Hoa Kỳ “gieo rắc nỗi sợ hãi”.
WHO đã cảnh báo rằng, việc đóng cửa biên giới thậm chí có thể khiến virus lây lan nhanh hơn, nếu người dân lén lút xâm nhập vào quốc gia khác.
Hơn 20 quốc gia đã xác nhận có trường hợp nhiễm cirus corona.
Thông tin mới nhất về các quy định hạn chế đi lại ở các quốc gia:
• Từ chối nhập cảnh với tất cả du khách nước ngoài gần đây đã đến Trung Quốc: Mỹ, Úc, Singapore
• Từ chối nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục: New Zealand, Israel (Nga cũng sẽ áp dụng những hạn chế này, nhưng không áp dụng tại sân bay quốc tế chính của Moskva là Sheremetyevo)
• Từ chối nhập cảnh với người nước ngoài đã đến tỉnh Hồ Bắc: Nhật Bản, Hàn Quốc
• Đình chỉ tạm thời tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục: Ai Cập, Phần Lan, Indonesia, Anh, Ý
• Đóng cửa biên giới với Trung Quốc: Mông Cổ, Nga (một phần)
• Tổ chức đại diện cho các nhà khai thác tàu du lịch lớn nhất thế giới, Hiệp hội Quốc tế Cruise Lines, đã thông báo vào hôm 3/2 rằng, hành khách và thủy thủ đoàn gần đây đã đến Trung Quốc sẽ không được lên tàu
Tỉ lệ tử vong của virus này?
Một số chuyên gia cho rằng, có thể có hơn 75.000 người đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán.
Đại học Hong Kong ước tính rằng, con số các trường hợp nhiễm bệnh có thể cao hơn nhiều so với số liệu được công bố chính thức.
Bài công bố trên Tạp chí Lancet nghiên cứu giai đoạn đầu của sự bùng phát dịch cho thấy, hầu hết các trường hợp tử vong đều mang sẵn bệnh trong người.
Hầu hết những người bị nhiễm có khả năng phục hồi hoàn toàn, giống như với bệnh cúm thông thường.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51367158
Virus corona: Bác sĩ TQ
tìm cách cảnh báo về virus bị cảnh sát đe dọa
Stephanie HegartyBBC Thế giới Vụ
Đầu tháng 1, giới chức ở Vũ Hán của Trung Quốc đã cố gắng che giấu tin về một loại coronavirus khi một bác sĩ tìm cách cảnh báo đồng nghiệp về khả năng bùng phát của dịch bệnh.
Cảnh sát đã đến gặp ông và yêu cầu ông dừng lại, gọi ông là “một kẻ tung tin đồn thất thiệt”.
Nhưng một tháng sau đó, bác sĩ Lý Văn Lượng được ca ngợi như một anh hùng, sau khi ông đăng câu chuyện của mình từ giường bệnh, sau khi chính mình bị nhiễm virus corona.
“Xin chào mọi người, tôi là Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán,” bài đăng mở đầu.
Bài chia sẻ của ông Lý cho thấy cách phản ứng của chính quyền địa phương ở Vũ Hán trong những tuần đầu bùng phát dịch coronavirus.
Virus corona: Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định tin 33 người chết là không đúng
Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?
TQ thừa nhận ‘thiếu sót’ trong ứng phó với virus corona
Nông sản Việt gặp khó do virus corona
Bác sĩ Lý đang làm việc ngay tại tâm ổ dịch vào tháng 12 khi ông nhận thấy bảy trường hợp nhiễm virus mà ông cho là giống Sars, loại virut dẫn đến dịch bệnh toàn cầu năm 2003.
Các ca bệnh được cho là xuất phát từ chợ hải sản ở Vũ Hán và các bệnh nhân đã được cách ly trong bệnh viện của ông.
Vào ngày 30 tháng 12, 2019 ông đã gửi một tin nhắn cho các bác sĩ trong một nhóm trò chuyện cảnh báo họ về sự bùng phát và khuyên họ nên mặc quần áo bảo hộ để tránh bị lây nhiễm.
Điều mà bác sĩ Lý không biết là căn bệnh này chính là một loại coronavirus hoàn toàn mới.
Bốn ngày sau, ông nhận được một chuyến thăm bất ngờ của lực lượng cảnh sát và ép ông phải ký vào một văn bản. Trong văn bản này, ông bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội”.
“Chúng tôi cảnh báo anh: Nếu anh cứ ngoan cố, với sự thái độ như vậy và tiếp tục hoạt động phi pháp này, anh sẽ bị trừng phạt bởi công lý – có hiểu điều đó không?” Bên dưới là chữ viết tay của bác sĩ Lý viết: “Có, tôi hiểu.”
Ông là một trong tám người mà cảnh sát nói đang bị điều tra vì “tung tin đồn”.
Trong vài tuần đầu tiên của tháng 1, các quan chức ở Vũ Hán đã khăng khăng rằng chỉ những ai tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh mới có thể nhiễm virus. Không có hướng dẫn nào được ban hành để bảo vệ các bác sĩ.
Một tuần sau chuyến thăm của cảnh sát, bác sĩ Lý điều trị cho một phụ nữ mắc bệnh tăng nhãn áp. Ông không biết rằng người này đã bị nhiễm virus corona mới.
Đến cuối tháng 1, bác sĩ Lý quyết định đăng một bản sao của bức thư trên Weibo và giải thích những gì đã xảy ra. Trong khi đó, chính quyền địa phương đã xin lỗi ông nhưng lời xin lỗi đó đã đến quá muộn.
Trong bài đăng trên Weibo của mình, ông mô tả vào hôm 10/1, ông bắt đầu ho, ngày hôm sau ông bị sốt và hai ngày sau ông phải nằm viện. Bố mẹ ông cũng ngã bệnh và được đưa đến bệnh viện.
Phải 10 ngày sau đó, đến 20/1, Trung Quốc mới tuyên bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp.
Bác sĩ Lý nói đã xét nghiệm nhiều lần cho virus corona, nhưng tất cả đều âm tính.
Vào ngày 30/1, ông lại đăng trên Weibo: “Hôm nay đã có xét nghiệm axit nucleic với kết quả dương tính, mọi thứ cuối cùng đã rõ, tôi đã được chẩn đoán bị nhiễm.”
Bài đăng nhận được hàng ngàn bình luận và lời ủng hộ.
“Bác sĩ Lý Văn Lượng là một anh hùng,” một người bình luận, rằng câu chuyện của ông khiến họ lo lắng về tương lại đất nước Trung Quốc.
“Trong tương lai, các bác sĩ sẽ sợ đưa ra những cảnh báo sớm khi họ tìm thấy dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. “
“Một môi trường y tế công cộng an toàn …. cần 10 triệu người như Lý Văn Lượng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51367791
Dịch Corona: Số người nhiễm toàn cầu
vượt quá 20 ngàn người
Số người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên toàn cầu đã lên đến con số 20.627 trường hợp và 426 người chết tính đến sáng ngày 4-2-2020.
Chỉ riêng ở Trung Quốc đại lục, số người mắc bệnh là 20.438 người với 425 người chết.
Một trường hợp tử vong ở bên ngoài Trung Quốc là bệnh nhân người Hồ Bắc, Vũ Hán đang điều trị tại Philippines.
Chỉ trong 24 giờ qua, số người nhiễm đã tăng hơn 3 ngàn người và số người chết là 64, hầu hết là ở Trung Quốc đại lục.
Đặc khu hành chánh Hong Kong vừa báo cáo ca tử vong đầu tiên do virus corona mới nCoV.
Hiện có hơn 5300 người Trung Quốc ở tỉnh Khánh Hòa và một số ít nữa ở tỉnh Kiên Giang muốn được trở về Hoa Lục. Vào ngày 4 tháng 2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ Việt Nam về phòng chống nCoV, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết bản thân ông đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho phép vận chuyển số người Trung Quốc này về lại Trung Quốc theo nguyện vọng của họ.
Thủ tướng chính phủ Hà Nội đã đồng ý với đề xuất vừa nêu và Việt Nam sẽ tổ chức các chuyến bay để đưa họ về Trung Quốc. Các máy bay sẽ bay về lại mà không chở hành khách nào.
Hôm 1 tháng 2, Cục Hàng không Việt Nam đã dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Trung Quốc và ngược lại để phòng ngừa dịch virus corona.
Cũng vào ngày 4 tháng 2, Bộ Giao Thông- Vận Tải Việt Nam cho biết vừa có công văn khẩn yêu cầu Cục Đường Sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam dừng các chuyến tàu liên vận với Trung Quốc.
Trong ngày 4 và ngày 5 tháng 2 các chuyến tàu liên vận tới Trung Quốc do Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam và Tập đoàn Đường Sắt Quốc gia Trung Quốc phối hợp khai thác sẽ bị dừng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-global-spread-of-coronavirus-02042020075144.html
5 dự ngôn liên quan tới Tập Cận Bình sắp linh ứng
Toàn cảnh thế giới năm 2019 có nhiều biến động lớn, đặc biệt căng thẳng là thương chiến Mỹ – Trung và biểu tình ở Hồng Kông. Nhưng điều thực sự khiến Bắc Kinh lo lắng hơn cả lại chính là 5 dự ngôn liên quan đến ông Tập Cận Bình.
Dự ngôn thứ nhất: Xung đột quân sự sẽ nổ ra trong vòng 5 năm
Năm 2018, Thời báo Tài Chính đăng tải bài báo với tựa đề: “Trung Quốc tìm cách dùng đặc phái viên để quản lý quan hệ Trung – Mỹ”. Bài viết cho rằng, ông Tập Cận Bình đồng ý hủy bỏ hạn chế về nhiệm kỳ của vị trí chủ tịch nước, bởi ông dự đoán trong vòng 5 năm tới các vùng biên giới có thể bùng phát xung đột quân sự.
Bài viết dẫn lời từ “người kiến nghị chính sách” của Bắc Kinh: “Tập Cận Bình tán thành việc hủy bỏ hạn chế về nhiệm kỳ chủ tịch nước, bởi vì ông dự đoán 5 năm tới tình trạng căng thẳng chính trị ở các khu vực dọc biên giới Trung Quốc có thể dẫn tới bùng phát xung đột quân sự. Ông không thể làm giống như Vladimir Putin, để người đại diện đảm nhiệm chức nguyên thủ quốc gia”.
Hiện nay, Hồng Kông đang ở vào tình thế vô cùng nguy hiểm, đặc biệt sau ngày quốc khánh Trung Quốc thì tình hình lại càng thêm căng thẳng. Trong lễ duyệt binh ĐCSTQ đã trình diện tên lửa siêu vượt âm Đông Phong 17 (DF-17), thứ vũ khí trực tiếp nhắm vào nước Mỹ, khiến nhiều người cảm thấy khả năng chiến tranh rất có thể sẽ nổ ra.
Dự ngôn thứ hai: Chấp nhận sự thật vong đảng và hủy hoại đất nước
Sau khi nhậm chức, ông Tập đã nhiều lần đề cập đến nguy cơ mất đảng. Tháng 6/2015, Bộ Chính trị ĐCSTQ tổ chức hội nghị sinh hoạt mở rộng lần thứ nhất, lúc ấy ông Tập Cận Bình đã bày tỏ rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với thoái hóa, biến chất, dẫn đến nguy cơ vong đảng, mất nước, và rằng mọi người phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận sự thực này.
Tạp chí chính luận “Tranh Minh” của Hồng Kông từng tiết lộ: Trong kỳ họp của Ủy ban Thường vụ 52 thuộc Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn từng công khai thừa nhận hệ thống của ĐCSTQ đang trên bờ vực sụp đổ.
Theo ông Vương thì tình trạng tham nhũng, sa đọa, hủ bại ở bên trong đảng, về quy mô và mức độ đã đạt đến độ nghiêm trọng của sự suy thoái và sụp đổ. Ông nói: “Đây không phải là thừa nhận hay không thừa nhận, tiếp thu hay không tiếp thu sự thực nghiêm trọng này”, mà “vấn đề lớn xuất hiện ở đây chính là từ thể chế, cơ chế”.
Dự ngôn thứ ba: Tất cả quan chức không có ai chạy thoát
Tháng 6/2019, ông Tập Cận Bình xuất hiện ở Đại hội khen ngợi Nhân viên công vụ ĐCSTQ tổ chức ở Bắc Kinh. Theo đó, đây là lần đầu tiên vị lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ xuất hiện ở đại hội loại này, các hội nghị trước đây đều là do thủ tướng quốc vụ viện của ĐCSTQ tham dự.
Tính đến nay chính quyền Trung Quốc đã thành lập được 70 năm. Trong dân gian lưu truyền câu nói “Phùng cửu tất loạn” (gặp 9 tất loạn) và “Thất thập đại hạn” (đại nạn 70). Cộng thêm cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và dân oan nổi dậy ở trong nước, Trung Quốc đang loạn trong giặc ngoài, quan trường tràn ngập bầu không khí tận thế, hoàn cảnh ảm đạm trước nay chưa từng có. Lần này ông Tập đích thân đến khen ngợi quan viên, có thể hiểu là để trấn an tinh thần.
Trong hội nghị Bộ Chính trị ĐCSTQ vào tháng 2 năm 2019, ông Tập Cận Bình lại cảnh cáo: Trung Quốc đang gặp phải “nguy hiểm to lớn”, nếu như nguy cơ tăng lên đến mức uy hiếp thực sự thì tất cả quan chức không ai có thể chạy thoát.
Dự ngôn thứ tư: ‘Quân chủ’ cuối cùng của ĐCSTQ
Vào Đại hội toàn quốc lần thứ 18 tổ chức từ ngày 8 đến ngày 14/11/2012, Tập Cận Bình chính thức trở thành người đứng đầu ĐCSTQ. Ngày 6/11, kênh tin tức của Đức là DPA có bài viết: “Tập Cận Bình trở thành quân chủ cuối cùng”, trong đó có đoạn: “ĐCSTQ tổ chức một đại hội đảng then chốt và tiến hành chuyển đổi lãnh đạo lần thứ nhất trong vòng 10 năm, giờ đang phải đối mặt với một vấn đề rất lớn là liệu có thể nắm quyền được 10 năm nữa hay không”.
Bài viết nhấn mạnh: Tại đại hội toàn quốc lần thứ 18, tầng lớp trung lưu ngày càng đông của đất nước này đang hy vọng sự thống trị của ĐCSTQ sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ 10 năm của Tập Cận Bình.
DPA dự đoán có hai khả năng khiến ông Tập là “quân chủ cuối cùng”: Một là ông Tập chủ động hủy bỏ đảng, trước mắt thì cơ hội này là rất nhỏ. Thứ hai là tình thế chuyển biến đột ngột làm cho ĐCSTQ bị diệt vong, như vậy ông Tập tự nhiên trở thành người lãnh đạo cuối cùng của đảng.
Ngày 13/3/2016, trên Tân Hoa Xã xuất hiện một bài viết kỳ lạ: “Lãnh đạo cuối cùng của Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình”, sau đó sửa thành “Người lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình”. Đây có phải chỉ là chuyện đùa? Có thể câu tiên tri này sẽ được xác minh vào tương lai.
Cho đến năm 2019, càng ngày càng có nhiều người thất vọng về Tập Cận Bình, tình trạng cô độc của vị lãnh đạo cuối cùng của đảng ngày càng rõ ràng, bên cạnh không có lấy một người chân thành, xung quanh toàn là yêu ma quỷ quái.
Dự ngôn thứ năm: Tiên tri “Thiết bản đồ”
Có một dự ngôn khác tên gọi “Thiết bản đồ”. Tại sao lại gọi là “Thiết bản đồ”? Bởi vì mỗi một dự ngôn trong bức hình đều là thế cục đã định hệt như cái đinh đã được đóng chết trên tấm sắt không cách nào thay đổi được.
Như tấm hình ở trên thì có thể thấy: Trên bầu trời ở giữa hai ngọn núi cao, trước sau có 4 con chim màu đen đã bay qua được, và có một con chim màu trắng bị đụng chết ở giữa sườn của ngọn núi bên phải, máu phun ra, còn tấm thân thì đang rơi xuống vách núi. Bên dưới tấm hình có dòng chữ: “Con chim với bộ lông màu trắng bị đụng chết ở bên ngọn núi này”.
Có người giải bức tranh này đã nói rằng: “Ở đây đã nói rõ hai điều: Một là, ĐCSTQ sẽ bị diệt vong trong tay một người đứng đầu được ví là ‘con chim với bộ lông màu trắng’. Hai là, người đứng đầu này
cuối cùng sẽ trở thành vật bồi táng của ĐCSTQ. Chữ ‘Vũ – 羽’ (bộ lông) bên trên chữ ‘Bạch – 白’ (màu trắng), đó không phải là ‘Tập – 習’ hay sao?”.
Như ĐCSTQ thường nói, Tập Cận Bình là người kế tục đời thứ 5 (4 con chim đen và 1 con chim trắng). Trước mắt khí số của ĐCSTQ sắp hết, sau ông Tập Cận Bình thì thật khó mà tìm ra vị lãnh đạo đời thứ 6 được nữa.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32774-5-du-ngon-lien-quan-toi-tap-can-binh-sap-linh-ung.html
Tiêm kích tàng hình J-20 của TQ
bắt đầu đi vào giai đoạn tác chiến
Truyền thông Trung Quốc mới đây tiết lộ thông tin tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận theo kịch bản tác chiến giả định cùng với các tiêm kích J-16 và J-10C; đồng thời nhận định J-20 có thể tạo ra một đội hình tác chiến đa năng để “bảo vệ đất nước”.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (19/1) đăng tải video về hoạt động diễn tập trên. Theo đó, các tiêm kích J-20 của Không quân Trung Quốc đã tiến hành bay huấn luyện tác chiến theo kịch bản chiến đấu thực sự. Video cũng cho thấy lần đầu tiên tiêm kích tàng hình J-20, J-16 và J-10C cất cánh và tiến hành tập trận cùng nhau. Đội hình gồm hai chiếc J-20, hai J-16 và một J-10C đã thiết lập đội hình chiến đấu.
Các chuyên gia quân sự của Trung Quốc cho biết sự kết hợp J-20 với hai loại tiêm kích ít hiện đại hơn này có thể tạo ra một đội hình tác chiến đa năng để “bảo vệ đất nước”; cho rằng các tiêm kích tàng hình J-20 “đang tiến triển êm ả” trong không quân Trung Quốc khi hoạt động tác chiến của chúng đã bước vào giai đoạn mới thể hiện năng lực tác chiến toàn diện. Theo chuyên gia Phó Khiêm Thiều, Không quân Trung Quốc đã thử nghiệm các chiến thuật với tiêm kích J-20 và các loại tiêm kích khác trong các cuộc bay tập trận trước đó và đã thu được một số kinh nghiệm trong việc chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất và tấn công trên biển. Dù tiêm kích J-20 hiện đại hơn J-16 và J-10C, chúng cùng có các công nghệ tương tự như hệ thống điện tử hàng không và radar quét mảng pha chủ động. Với đội hình như trên, J-16 có thể dẫn đầu cuộc tấn công và công khai sử dụng radar để tìm kiếm mục tiêu, thu hút sự chú ý của địch quân, trong khi đó tiêm kích tàng hình J-20 có thể lởn vởn gần đó và bất ngờ tung ra cú tấn công bằng tên lửa khi đối phương đang nhắm bắn J-16. Một chiến thuật khác là J-20 phá hủy trung tâm chỉ huy chiến lược của đối phương, bao gồm các máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu, sử dụng khả năng tàng hình, rồi tiêm kích trang bị nhiều vũ khí tấn công lực lượng trên mặt đất của đối phương bao gồm các trạm radar di động, trong khi tiêm kích J-10C đảm bảo kiểm soát trên không.
Trước đó, giới tướng lĩnh Mỹ nhiều lần cảnh báo năng lực tác chiến của không quân Trung Quốc sẽ được cải thiện đáng kể nếu J-20 đưa vào sử dụng. Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ Charles Brown (2/5/2019) cho biết, tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu trong năm 2019. Đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể tăng cường năng lực tác chiến, cũng như mối đe dọa nhằm vào lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương. Tướng Brown khẳng định Mỹ sẽ đối phó bằng cách triển khai thêm siêu tiêm kích F-35 ở Thái Bình Dương và duy trì các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định J-20 chưa đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ do chỉ có số lượng nhỏ máy bay được đưa vào sử dụng để thử nghiệm và huấn luyện. Tuy nhiên, Trung Quốc vội vàng đưa máy bay tàng hình J-20 vào biên chế hồi cuối năm 2017, nhằm đối phó việc Mỹ triển khai tiêm kích F-35 đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản nhận bàn giao các phi cơ F-35A đầu tiên. Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đầu năm 2019 tuyên bố tiêm kích tàng hình J-20 đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu sơ bộ (IOC) và đưa vào biên chế không quân. Sự kiện này được giới quân sự Trung Quốc ca ngợi là bước ngoặt thay đổi thế độc quyền của phương Tây trong lĩnh vực máy bay tàng hình, cũng như thay đổi lịch sử không quân khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng J-20 vẫn thua kém nhiều so với máy bay tàng hình F-22 và F-35 Mỹ.
Trong khi đó, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, trước những thách thức an ninh ngày càng tăng trong khu vực, Trung Quốc đã vội vã đưa vào biên chế dòng J-20 trước thời hạn bằng cách trang bị cho nó động cơ kiểu “chữa cháy”, dù động cơ luôn được ví như “trái tim” của bất cứ chiến đấu cơ quân sự nào. Điều này khiến năng lực tác chiến của J-20 bị hạn chế đáng kể, ảnh hưởng đến tính tàng hình và khả năng cơ động của nó. Theo giới chuyên gia, việc Trung Quốc không sở hữu động cơ với tính năng
tương đương khiến J-20 không thể duy trì khả năng tàng hình khi phải bật chế độ đốt tăng lực để đạt vận tốc siêu âm. Vấn đề này dường như sẽ khó được khắc phục trong tương lai gần. Các kỹ thuật viên Trung Quốc có thể dồn sức chế tạo một vài lá cánh turbine đơn tinh thể với chất lượng rất cao, nhưng vẫn không thể đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Vấn đề mấu chốt là Bắc Kinh cần thêm thời gian để kiểm tra, thử nghiệm và khắc phục trở ngại về mặt công nghệ. Hiện phi đội J-20 trong biên chế không quân Trung Quốc đang phải lắp động cơ WS-10B được cải tiến từ mẫu WS-10 cho tiêm kích thế hệ 4 như J-10 và J-11. Đây được coi là giải pháp tình thế mang tính chữa cháy, trước khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu số lượng lớn động cơ AL-31F của Nga.
Được biết, J-20 là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc, có thiết kế tương đối giống máy bay tàng hình MiG 1.44 của Nga. Máy bay trên có hai động cơ, nặng 35 tấn, dài 20,4m, sải cánh 12,8m, tốc độ tối đa Mach 2 (2470km/h), tầm hoạt động hơn 3200km. J-20 có ngoại hình rất đặc biệt với cách con vịt ở đằng mũi, ngay sau buồng lái. J-20 được thiết kế đặc biệt dành cho các nhiệm vụ đánh vào khả năng triển khai sức mạnh của không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương cũng như thực hiện hỗ trợ tiếp nhiên liệu, chỉ huy trên không, tình báo giám sát, thậm chí là mang theo tên lửa hành trình tầm xa để tấn công tàu sân bay Mỹ. J-20 được Trung Quốc công khai lần đầu tiên vào tháng 11/2016 tại triển lãm hàng không Chu Hải. Tại triển lãm, J-20 được quảng bá là mẫu máy bay tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, có khả năng đọ sức ngang ngửa cùng các tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự quốc tế vẫn nghi ngờ về khả năng thực sự của dòng máy bay này. Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong công nghệ chế tạo động cơ và phải biên chế dòng J-20 trước thời hạn bằng cách trang bị cho nó động cơ do Nga sản xuất để “chữa cháy”, khiến năng lực tác chiến của J-20 bị hạn chế đáng kể, ảnh hưởng đến tính tàng hình và khả năng cơ động của nó.
Kế hoạch phát triển và chiến lược kinh doanh
năm 2020 của CNOOC
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã công bố kế hoạch phát triển và chiến lược kinh doanh cho năm 2020, với mục tiêu sản lượng khai thác ròng đạt từ 520 đến 530 triệu thùng dầu quy đổi (boe), trong đó, sản lượng trong nước và nước ngoài lần lượt chiếm tỷ lệ 64% và 36%.
Theo thông tin trên, CNOOC đặt mục tiêu sản lượng khai thác ròng đạt từ 520 đến 530 triệu thùng dầu; sản lượng trong nước và nước ngoài lần lượt chiếm tỷ lệ 64% và 36%. Ngoài ra, CNOOC cũng dự kiến sản lượng ròng của năm 2021 và 2022 lần lượt là khoảng 555 và 590 triệu boe. Tổng chi phí vốn của CNOOC cho năm 2020 được duyệt với ngân sách từ 85 đến 95 tỷ nhân dân tệ (12,34 đến 13,79 tỷ USD), trong đó các chi phí thăm dò, phát triển, khai thác và các khoản khác lần lượt chiếm khoảng 20%, 58%, 20% và 2%. Năm 2020, CNOOC cũng có kế hoạch khoan 227 giếng thăm dò và thu nổ khoảng 27 nghìn km2 dữ liệu địa chấn 3D.
CNOOC là hãng dầu khí thuộc sở hữu nhà nước, chuyên thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên khu vực ngoài khơi Trung Quốc. Tập đoàn được thành lập năm 1982 với số vốn đăng kí là 50 tỉ nhân dân tệ. CNOOC là công ty lớn thứ 3 trong “bộ ba” các công ty dầu khí Trung Quốc, chuyên sâu về hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí thượng nguồn ngoài khơi, trong khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC chuyên về các hoạt động dầu khí trên bờ, còn Tập đoàn Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc Sinopec chịu trách nhiệm về mảng lọc dầu và tiếp thị. Tuy nhiên, sự khác biệt này hiện giờ khá mờ nhạt do các công ty này đang cạnh tranh với nhau trên mọi khu vực. Bộ ba này đã giao phần lớn các doanh thu sản xuất tại các công ty chi nhánh được niêm yết tại Hồng Kông. CNPC có PetroChina, Tập đoàn Sinopec có Sinopec Limited, Tập đoàn CNOOC có CNOOC Limited.
Tập đoàn hiện khai thác dầu ngoài khơi không chỉ ở Trung Quốc mà còn cả ở Indonesia, Úc, Nigeria, Uganda, Argentina, Hoa Kỳ, Canada, Anh và Brazil. Tương tự như 116 doanh nghiệp nhà nước khác, CNOOC chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc (SASAC). CNOOC được tạp chí Fortune xếp hạng thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới với doanh thu lên tới 83.5 tỷ USD cùng với mức lợi nhuận 7,7 tỷ USD trong năm 2013, tăng 8 bậc so với xếp hạng năm 2012. Các hoạt động kinh doanh trải rộng trên khắp 40 quốc gia và khu vực trên thế giới.CNOOC hoạt động trên 6 lĩnh vực kinh doanh: thăm dò và phát triển dầu và khí đốt; các dịch vụ kĩ thuật, logistic, sản xuất chất hóa học và phân bón, sản xuất điện và khí thiên nhiên, các dịch vụ tài chính và bảo hiểm.
Hoạt động thăm dò và khai thác của CNOOC chủ yếu do công ty con CNOOC Limited thực hiện. CNOOC Limited được niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông và sàn New York với các khu vực hoạt động nội địa chủ yếu của CNOOC Limited là vịnh Bột Hải, biển Đông và biển Hoa Đông, độc lập hoặc hợp tác với các công ty nước ngoài theo hợp đồng phân chia sản lượng (PSCs). Công ty này còn có khá nhiều các tài sản dầu khí và nắm giữ cổ phần tại nhiều dự án ở châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Đại Dương. Đơn vị này hiện là nhà sản xuất dầu khí thống trị ngoài khơi Trung Quốc và cũng là một trong số những công ty lớn nhất độc lập về thăm dò và khai thác dầu khí trên thế giới, với tổng sản lượng dầu khí đạt 1,127,967 thùng/ngày. Tính đến cuối năm 2013, công ty có trữ lượng dầu khí đã được chứng minh khoảng 4,43 tỉ thùng. Theo EIA, hiện giờ mỗi ngày Trung Quốc cần nhập đến 6.3 triệu thùng dầu mặc dù là một trong số những nước sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới (4.5 triệu thùng/mỗi ngày trong năm 2013).
Trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc ngày càng gia tăng, để thỏa mãn những cơn khát dầu, thông qua CNOOC, nước này đã và đang tìm cách ký kết các hợp đồng mua bán, khai thác dầu khí tại nhiều nước khác nhau ở châu Âu, châu Á, Nam Mỹ, Trung Đông hay châu Phi như BP (Anh), Eni (Mỹ),… Đỉnh điểm là vào tháng 2/2013, CNOOC đã thực hiện thành công thương vụ mua lại Nexen – một tập đoàn năng lượng của Canada thông qua công ty con CNOOC Limited với giá 15,1 tỷ USD, đánh dấu một hợp đồng mua đứt lại công ty nước ngoài lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc cũng là một vụ mua bán gây nhiều tranh cãi ở Canada. Đáng chú ý, trong năm 2019, CNOOC có kế hoạch nua cổ phần tại dự án đường ống dẫn dầu thô Đông Phi (EACOP), dự kiến dài 1.445km và có trị giá 3,5 tỷ USD, sẽ vận chuyển dầu thô của Uganda đi qua Tanzania tới cảng Tanga ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, trước đó Tập đoàn Total cho biết cũng có ý định tham gia dự án cùng với phía Uganda và Tanzania. Uganda đã phát hiện dầu thô cách đây khoảng 13 năm, nhưng việc khai thác thương mại gặp khó khăn do thiếu cơ sở hạ tầng như đường ống xuất khẩu. Các nhà địa chất ước tính, trữ lượng dầu khí của Uganda tại bể tách giãn Albertine gần biên giới với Cộng hòa Dân chủ Congo ở vào khoảng 6 tỷ thùng dầu và 500 tỷ feet khối khí đồng hành. Chính phủ Uganda cũng đặt mục tiêu bắt đầu khai thác dầu thô thương mại vào năm 2022. CNOOC hiện đang sở hữu các mỏ dầu tại Uganda cùng với các đối tác là tập đoàn Total của Pháp, Tullow của Anh. Khoảng hai phần ba chi phí đầu tư của dự án đường ống EACOP sẽ được huy động thông qua vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Standard Bank Group của Nam Phi và Sumitomo Mitsui Banking Corp của Nhật Bản. Ngoài ra, CNOOC cũng đã gia hạn hợp đồng thuê giàn khoan tự nâng Mærsk Innovator để tiếp tục khoan các giếng bổ sung tại mỏ Buzzard trên thềm lục địa Anh. Thời gian gia hạn khoan dự kiến trong khoảng 100 ngày, điều đó có nghĩa Mærsk Innovator hiện đã có hợp đồng chắc chắn cho đến tháng 2 năm 2020.
Để thực hiện tham vọng về tài nguyên dầu khí, Chính phủ Trung Quốc đã trang bị cho Tập đoàn các phương tiện, kỹ thuật rất hiện đại, có thể tiến hành thăm dò, khoan dầu ở những vị trí rất sâu ngoài khơi. Giàn khoan Hải Dương 981 là một minh chứng cho điều này. Được bàn giao cho CNOOC vào năm 2011 sau hơn 3 năm thi công, với tổng kinh phí gần một tỷ USD, Giàn khoan Hải Dương 981 là giàn khoan bán chìm thuộc thế hệ thứ sáu, dài 114 m, rộng 89 m, cao 117 m và nặng 31.000 tấn, với kích cỡ tương đương với một sân bóng đá và có cả bãi đỗ cho trực thăng. Giàn khoan này gây ấn tượng với khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Giàn khoan Hải Dương 981 được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương.
Trong những năm qua, CNOOC cũng đã nhiều lần tìm cách mời thầu, đưa giàn khoan vào hoạt động trái phép ở Biển Đông, cụ thể: Ngày 23/6/2012, CNOOC công bố mời thầu quốc tế với 09 lô dầu khí tại Biển Đông. Điều đáng nói là tất cả các lô này đều nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam. Tổng diện tích lên đến 160.129km2, nằm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí. Đến tháng 8/2012, trên trang web của Tập đoàn này lại đăng tải thông tin về việc mời thầu 26 lô tại các khu vực gồm vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông và chủ yếu là ở Biển Đông (22 lô). Lô số 65/12 chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 50 km, rất gần lô 65/24 trước đây từng được Trung Quốc mời thầu và bị Việt Nam cực lực phản đối. Đáng chú ý, ngày 2/5/2014, Giàn khoan Hải Dương 981 của CNOOC di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc hạ đặt giàn khoan tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời huy động hàng trăm lực lượng tàu bảo vệ đã cho thấy tham vọng độc chiếm của CNOOC nói riêng và Trung Quốc nói chung tại Biển Đông. Sau Giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc tiếp tục huy động một lượng nhân công lớn để đóng thêm một giàn khoan mới mang tên Hải Dương 982. Giàn khoan này về cơ bản khá giống
giàn khoan Hải Dương 981. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nó sẽ được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại hơn và có khả năng chống đỡ những cơn bão “siêu mạnh” trên Biển Đông.
Nhìn chung, CNOOC là một trong những tập đoàn kinh tế quan trọng do Chính quyền Trung Quốc sở hữu. Trong những năm qua, CNOOC đã nhiều lần tiến hành các hoạt động thăm dò, khảo sát dầu khí trái phép trên Biển Đông, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng và bất ổn hơn. Với kế hoạch phát triển và chiến lược kinh doanh năm 2020, không loại trừ CNOOC sẽ gia tăng các hoạt động phi pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc đồng ý để Mỹ hỗ trợ
chống dịch virus corona thông qua WHO
Phúc An
Trung Quốc đồng ý để chuyên gia y tế Mỹ tới nước này hỗ trợ chống dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV), theo Nhà Trắng ngày 3/2.
“Trung Quốc đã chấp thuận đề nghị bổ sung một nhóm chuyên gia Mỹ vào phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc nhằm tìm hiểu thêm và tìm cách đối phó virus”, người phát ngôn của Nhà Trắng Judd Deere cho biết.
Tuyên bố của Nhà Trắng được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cáo buộc Mỹ gây hoảng loạn và “lan truyền nỗi sợ” sau khi Mỹ quyết định tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp và từ chối nhập cảnh đối với các công dân nước ngoài đã vào Trung Quốc trong hai tuần vừa qua.
Tuy nhiên, bà Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Tiêm chủng và Bệnh Hô hấp của Mỹ cho rằng các biện pháp của Washington dựa trên cơ sở khoa học và họ “đang bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của tất cả người Mỹ”.
Bà Messonnier nói rằng sự hiện diện của các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Trung Quốc sẽ rất có lợi vì họ là “những nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm kỹ thuật về các bệnh tương tự”.
CDC đã điều 4 đội đến các căn cứ quân sự Mỹ để chuẩn bị các hồi hương công dân Mỹ từ Vũ Hán. Bất kỳ công dân Mỹ nào đã ở tỉnh Hồ Bắc sẽ được kiểm dịch 14 ngày sau khi trở về Mỹ.
Dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) khởi phát tại thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019, lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc và 25 quốc gia trên thế giới. Ủy ban Y tế Hồ Bắc hôm nay (4/2) cho biết dịch bệnh khiến 426 người chết và 20.622 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hồng Kông dự đoán rằng có đến 75.815 người ở thành phố Vũ Hán đã nhiễm loại virus nguy hiểm này.
Hôm 30/1, WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về chủng virus corona mới này. Chính quyền Trung Quốc hiện cũng đã thừa nhận “thiếu sót” trong việc ứng phó với dịch virus corona và yêu cầu quốc tế trợ giúp.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dong-y-de-my-ho-tro-chong-dich-virus-corona.html
Chứng khoán Trung Quốc
lao dốc thảm hại nhất 13 năm qua
Triệu Hằng
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc với màn giao dịch sau kỳ nghỉ năm mới kéo dài, chỉ số CSI 300 trên sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyết giảm 9,1% vào thứ Hai (3/2) đánh dấu mức mở cửa tồi tệ nhất trong gần 13 năm qua, theo báo cáo của Financial Times ngày 3/2.
Sự sụt giảm vẫn xảy ra mặc dù trước đó ngân hàng Trung ương đã bơm 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (171 tỷ đô la) thanh khoản bổ sung vào hệ thống tài chính – là hoạt động mở cửa thị trường lớn nhất của cơ quan này trong một ngày kể từ năm 2004 – hoạt động tiếp sức làm giảm nhẹ cơn sốt do virus corona chết người gây ra.Chỉ số tham chiếu (benchmark index) khớp lệnh thấp hơn 7,9% đánh dấu ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 8/2015 và hơn 4/5 các công ty niêm yết đã giảm tối đa 10% mỗi ngày, Finance Times trích ước tính của Wind.
CSI 300 sụt giảm đột ngột khoảng 358 tỷ đô la vốn hóa thị trường chứng khoán, Financial Times ước tính dựa trên dữ liệu của Bloomberg.
Ngày tàn khốc đối với các thị trường xảy ra khi Hồng Kông tuyên bố sẽ đóng cửa 10 trong số 13 cửa khẩu với Trung Quốc lục địa khi họ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của dịch virus corona khởi phát từ Vũ Hán và lan khắp thế giới.
Đặc khu trưởng Carrie Lam cho biết việc đóng cửa sẽ không bao gồm sân bay Hồng Kông, mặc dù số lượng chuyến bay đến đại lục sẽ giảm. Bà cho biết cảng Vịnh Thâm Quyết và cây cầu nối Hồng Kông với Ma Cao vẫn mở cửa lưu thông.
Nga đã tuyên bố sẽ cấm người nước ngoài đến từ hầu hết các điểm nhập cảnh ở Trung Quốc và đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp cho phép họ trục xuất bất kỳ công dân nước ngoài nào được phát hiệm nhiễm virus corona.
Các biện pháp sẽ không áp dụng cho các quan chức chính phủ, những người có giấy phép cư trú ở Nga hoặc công dân của Liên minh Á-Âu và những người đến sân bay lớn nhất Moscow.
Trung Quốc đã báo cáo có 17.205 người nhiễm virus corona và 361 người chết tính đến cuối ngày Chủ nhật (2/2). Số ca nhiễm này đã vượt quá tổng số khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính còn gọi là SARS trong năm 2002-2003, gây ra nhiều tháng hỗn loạn thị trường ở Trung Quốc.
Việc bán tháo đã xảy ra trên khắp Trung Quốc đại lục khi các thương nhân vội vã trước sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong 10 ngày qua.
Đồng Nhân dân tệ (Rmb) trên bờ suy yếu 1,2% xuống còn 7.0138 Rmb cho mỗi đô la.
Một thương nhân tại một công ty môi giới ở Thượng Hải cho biết đã có dấu hiệu đội ngũ các nhà đầu tư thuộc nhà nước Trung Quốc mua cổ phiếu để giúp chống đỡ thị trường.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chung-khoan-trung-quoc-lao-doc-tham-hai-nhat-13-nam-qua.html
Bắc Kinh lên án những ngăn cấm
đối với các chuyến bay từ Trung Quốc
Trung Quốc khai trương một bệnh viện 1.000 giường vào ngày 3/2 mà các nhân viên xây dựng đã khẩn cấp hoàn tất để giúp đối phó với vụ bùng phát virus corona làm hơn 17.200 người lây bệnh và ít nhất 361 người chết chỉ tính riêng tại Trung Quốc.
Tổ chức Y tế Thế giới nói con số này sẽ tăng vì còn chờ kết quả thử nghiệm của hàng ngàn ca nữa.
Phần lớn virus hoành hành tại Trung Quốc, với khoảng 150 ca được ghi nhận tại 23 nước khác.
Ngày 2/2 Philippines báo cáo ca tử vong đầu tiên xảy ra bên ngoài Trung Quốc vì virus này.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn lây lan bằng cách cấm đi lại tại một vài khu vực và kéo dài ngày nghỉ để giữ cho người dân tránh xa các trường học và những nơi tụ tập đông người.
Các nước khác giới hạn những người từ Trung Quốc đến, trong đó có Mỹ, khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích.
Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cáo buộc Hoa Kỳ lan truyền sợ hãi và không đưa ra sự giúp đỡ bền vững nào để đáp ứng với dịch bệnh bùng phát.
Ngày 2/2, Mỹ bắt đầu thi hành lệnh bắt buộc cô lập trong 14 ngày đối với công dân Mỹ đã có mặt tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu, và cấm nhập cảnh Mỹ những người không phải công dân Mỹ đã đến Trung Quốc trong vòng 2 tuần qua.
Công dân Mỹ và gia đình trực hệ, cùng với thường trú nhân và phi hành đoàn từ Trung Quốc về Mỹ được đưa tới một vài phi trường để kiểm tra thêm.
Quyền Bộ Trưởng Bộ An ninh Nội địa Chad Wolf nói nguy cơ lây nhiễm đối với người Mỹ vẫn còn thấp. Ông cho biết những qui định mới có thể tăng thêm căng thẳng và thời gian đi lại đối với một số hành khách, nhưng “các chuyên gia y tế công cộng và an ninh đồng ý là những biện pháp này cần thiết để chế ngự virus và bảo vệ người Mỹ.”
Tổng thống Donal Trump nói với Fox News là Hoa Kỳ đã “chặn đứng” virus từ Trung Quốc đến.
Ông Trump nói “Chúng ta đề nghị giúp Trung Quốc nhưng chúng ta không thể có hàng ngàn người đến đây mang theo virus corona. Do đó chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra, nhưng chúng ta đã chặn đứng được.”
Ngày 3/2, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho hay “một số chuyến bay nữa sẽ đến Trung Quốc để di tản người Mỹ ra khỏi thành phố Hồ Bắc.”
Phát biểu trong một chuyến đi thăm Kazakhstan, ông Pompeo nói “Hoa Kỳ có thể mang đến một số trang cụ y tế” nữa.
Ông nói các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã có mặt tại Kazakhstan, nơi có chung biên giới dài với Trung Quốc.
Ngày 2/2, Indonesia loan báo cấm vào nước này tất cả người nước ngoài và du khách đã đến Trung Quốc và yêu cầu người Indonesia đừng đến Trung Quốc. Việc đình chỉ tạm thời các chuyến bay đến Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 5/2.
Quyền đại sứ Trung Quốc tại Israel ngày 2/2 xin lỗi vì so sánh việc đóng cửa biên giới tại Israel và các nơi khác như là hạn chế đối với người Do Thái ở Châu Âu cố vượt thoát Đức Quốc Xã trong những năm 1930.
Đại sứ Dai Yuming nói Trung Quốc là một trong số ít nước mở cửa biên giới cho người tị nạn Israel trong “những ngày đen tối của lịch sử nhân loại.”
Tòa Đại sứ Trung Quốc sau đó đưa ra tuyên bối nói rằng họ không có ý định so sánh những gì xảy ra hiện nay với việc tàn sát người Do Thái Holocaust và xin lỗi những người “hiểu sai thông điệp của chúng tôi.”
Vụ bùng phát virus đã làm thiệt hại nền kinh tế Trung Quốc, thị trường chứng khoán giảm gần 8% ngày 3/2.
WHO tuyên bố dịch bệnh bùng phát là một tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Virus corona: Đảng Cộng Sản Trung Quốc
lo ngại bất ổn xã hội
Tú Anh
« Ổn định xã hội » Trung Quốc chắc chắc sẽ bị tác hại nếu siêu vi viêm phổi chủng mới không được ngăn chận. Tác giả lời cảnh báo nghiêm trọng trên đây là ông Tập Cận Bình, chủ tịch đảng Cộng Sản kiêm chủ tịch nước với các ủy viên thường trực Bộ Chính Trị. Hai tháng sau khi xuất phát từ Vũ Hán, siêu vi corona bị xem là vấn đề sinh tử của chế độ.
Chế độ độc tài tại Trung Quốc tự cho có chính danh lãnh đạo đất nước dựa trên điều mà họ gọi là khả năng bảo đảm ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho người dân. Đổi lại, dân chúng không được quyền phê phán chính sách hay đòi hỏi thay đổi chính trị, theo giải thích của chuyên gia Pháp Marc Julienne, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI.
Nhược điểm nội tại
Nhưng « khế ước xã hội » này đang bị đe dọa nghiêm trọng, theo chính lời tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp với các ủy viên thường trực Bộ Chính Trị hôm thứ Hai, 03/02/2020, trong lúc dịch corona đã làm cho 425 người chết và hơn 20 ngàn bệnh nhân bị lây nhiễm.
Trong cuộc họp bất thường này, lần thứ hai kể từ khi dịch siêu vi corona được chính thức công nhận vào ngày 20/01/2020, tức là hơn một tháng sau khi ca đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán, Tập Cận Bình thừa nhận là Đảng đã thiếu sót trách nhiệm. Tân Hoa Xã trích dẫn nguyên văn : Dịch bệnh là cuộc trắc nghiệm quan trọng đánh giá khả năng điều hành đất nước mà Đảng phải đảm nhận và rút tỉa kinh nghiệm.
Chủ tịch Trung Quốc cực lực lên án thói quen mà ông gọi là « làm cho có hình thức để báo cáo ». Ông chỉ thị các đảng viên cao cấp nhất phải khắc phục nhược điểm của ngành y tế cộng đồng, phải thực hiện các « chỉ tiêu kinh tế và xã hội đề ra cho năm nay ».
Trong những tuần qua, Tập Cận Bình đích thân theo dõi các biện pháp chống dịch triệt để nhất. Lần lượt, hai thành phố Vũ Hán và Hoàng Dương cùng với tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa, hơn 50 triệu dân bị cách ly. Tiếp theo là Ôn Châu của Chiết Giang và hôm nay đến lượt hai thành phố lớn ở Hàng Châu.
Tuy nhiên dịch vẫn lan, người vẫn chết, hoạt động kinh tế ngưng trệ, người nước ngoài di tản, dân Trung Hoa hoang mang và cộng đồng quốc tế lo ngại về khả năng đối phó của chính quyền Trung Quốc.
Nếu dịch kéo dài, ác mộng của giới lãnh đạo Bắc Kinh không chỉ là số nạn nhân tử vong mà còn là tỉ lệ GDP tăng trưởng hiện được dự báo xuống dưới 6%. Cách nay 15 năm, thủ tướng Ôn Gia Bảo (2003-2013) cho rằng với mức tăng trưởng dưới 10%, Trung Quốc không đủ sức tạo công ăn việc làm cho dân. Nếu xuống đến 8% thì có nguy cơ đại loạn.
Khủng hoảng dịch viêm phổi cấp tính SARS, năm 2002-2003, tác động lên nền kinh tế Trung Quốc lúc đó là « cơ xưởng thế giới », nên tương đối nhẹ : -1%.
Sáu năm sau, khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đã làm cho GDP Trung Quốc từ tăng trưởng trên 10% rơi xuống 6,8%. Bắc Kinh khẩn cấp cứu nguy với gói đầu tư trên 500 tỉ đô la .
Thiên thời bất lợi ảnh hưởng đến nhân hòa
Nhưng 12 năm sau, mô hình kinh tế Trung Quốc đã đổi khác, dựa trên dịch vụ và tiêu thụ trong nước hơn là xuất khẩu.
Thế mà, như giải thích của kinh tế gia Cynthia Kalasopatan, viện Rexecode, với La Croix, trong bối cảnh tiêu thụ nội địa giậm chân tại chỗ, tỉ lệ tăng trưởng xuống còn 6%, dịch corona bùng lên càng làm cho kinh tế Trung Quốc khó khăn thêm. Kế hoạch kích cầu 1.000 tỉ nhân dân tệ (170 tỉ đô la) có đủ để đảo ngược tình thế ?
Tai họa dồn dập
Dịch virus corona xảy ra ngay dịp Tết, mùa của mua sắm và du lịch làm doanh nhân, trong vòng hai tuần ế ẩm, thủng túi 140 tỉ đô la doanh thu. Lòng dân còn có lý do nữa để bất mãn thêm : Virus « dịch lợn châu Phi », trong những tháng cuối năm đã làm cho nông dân bị thiệt hại hơn 140 tỉ đôla.
Đã thế, thương chiến với Mỹ chưa kết thúc. Hoàn Cầu Thời Báo chưa chi đã lên án Washington khai thác thời cơ để gây thêm sức ép.
Phải đối đầu với các tai họa dồn dập, khả năng đối phó của Bắc Kinh do vậy rất hạn chế.
Nhưng, với trữ lượng ngoại tệ dồi dào, 3.000 tỉ đôla, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thụ động để cho kinh tế lâm vào bế tắt dẫn đến « bất ổn định ». Tuy nhiên, uy tín của chế độ sẽ sứt mẻ rất nhiều. Chính Tập Cận Bình đã cảnh báo.
Trung Quốc và hậu quả địa chính trị của virus corona
Thụy My
Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?
Dịch virus corona mới xuất hiện tại Vũ Hán ngay trước Tết, thời kỳ « xuân vận » với luồng người di chuyển đông đảo nhất trên trái đất. Nếu kịch bản tệ hại nhất trở thành sự thật, các biện pháp đối phó của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không ngăn chận nổi dịch bệnh thì sao ? Đỉnh điểm của nạn dịch có thể vào tháng Hai, và như vậy cần suy nghĩ về các hậu quả địa chính trị cũng như kinh tế.
Nạn dịch corona xảy ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, tiêu thụ nội địa chững lại, và chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng. Tỉ lệ tăng trưởng 6,1% GDP của năm 2019 thuộc loại thấp nhất từ trước đến nay, và đã giảm mạnh so với 6,6% của năm trước. Vào ngày 15/01/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho việc chấm dứt cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau con virus corona bắt đầu cho thấy sự nghiêm trọng của nó.
Dịch bệnh bùng phát ngay trung tâm kỹ nghệ Trung Quốc
Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là trái tim của kỹ nghệ Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, thành phố này nằm ngay giữa « trung tâm kỹ nghệ » được giới hạn bởi Bắc Kinh/Thiên Tân, Thành Đô/Trùng Khánh, Macao/Hồng Kông và Thượng Hải. Tỉnh Hồ Bắc có 7 đặc khu kinh tế quan trọng: Khu phát triển kinh tế Hồ Bắc-Kinh Châu-Thành Nam, Khu phát triển công nghệ cao Vũ Hán Đông Hồ, Khu phát triển kinh tế công nghệ Vũ Hán, Khu chế xuất Vũ Hán, Công viên phần mềm, Thung lũng quang học, Khu phát triển kỹ nghệ hi-tech Tương Dương. Đặc biệt Vũ Hán có cảng sông hàng đầu Trung Quốc và phi trường lớn nhất ở miền trung Trung Quốc.
Trong khi kinh tế toàn quốc chậm lại, Vũ Hán tăng trưởng đến 7,8%. Theo chính quyền Hồ Bắc, giá trị tăng thêm của công nghệ cao và kinh tế số chiếm từ 24,5% đến 40% GDP của tỉnh, và viễn cảnh năm 2020 còn sáng sủa hơn. Trên 300 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Vũ Hán, và số công ty công nghệ cao mới tăng lên số kỷ lục là 900. Báo cáo được công bố tại Đại hội Đảng lần thứ 14 của Vũ Hán (trong khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành) ước lượng GDP sẽ tăng từ 7,5 đến 7,8% trong năm 2020, tạo thêm 220.000 việc làm mới.
Mỉa mai thay, chỉ vài tuần sau viễn cảnh màu hồng này, những hình ảnh khủng khiếp từ Vũ Hán khiến nhiều người trên thế giới liên tưởng đến cảnh tận thế trong phim Hollywood. Nếu dịch corona lan rộng, kinh tế toàn cầu có thể bị đình trệ. Bắc Kinh huy động nhiều triệu người nhằm ngăn chận con virus và cô lập hàng chục triệu gia đình. Tỉnh Hồ Bắc với 58 triệu dân đã bị cắt đứt với toàn quốc.
Có thể so sánh Vũ Hán với California hay cụ thể hơn với Thung lũng Silicon, và hình dung tác hại với kinh tế quốc gia và thế giới nếu bị đóng cửa trong nhiều tuần lễ.
Phản ứng của các công ty quốc tế
Trong một kịch bản ít bi đát hơn, nếu Bắc Kinh sớm chiến thắng được con virus, thiệt hại có thể giảm đi. Chẳng hạn hồi dịch SARS năm 2003, tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc đã chạm đáy với 4,3%, nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục lên mức 9,7%. Tương tự, vận chuyển hành khách giảm 42% vào tháng Năm, 22% vào tháng Sáu năm 2003 và tăng lên lại vào tháng Chín. Tuy nhiên hậu quả tiềm tàng của dịch bệnh với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới là không nhỏ.
Tập đoàn Nissan của Nhật, PSA và Renault của Pháp nhấn mạnh sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc và đưa nhân viên nước ngoài ra khỏi Hoa lục. Thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu có phản ứng rất nhanh: chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones đều sụt giảm, đặc biệt thị trường Thượng Hải giảm kỷ lục.
Theo Andrew Milligan, phụ trách chiến lược toàn cầu của Aberdeen Standard Investments, « Ngay cả khi giả định là chính quyền chận được nạn dịch, vẫn có cú sốc kinh tế trong ngắn hạn ». Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị tác động tiêu cực về chính trị và kinh tế từ virus corona.
Trường hợp tập đoàn Alibaba là một ví dụ điển hình. Alibaba là biểu tượng cho một Trung Quốc đương đại với tư cách siêu cường, tên của nó đồng nghĩa với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thật xui xẻo cho Alibaba, virus corona đang tấn công vào chính bản sắc của tập đoàn này. Tại nhiều nước, người mua chia sẻ sự sợ hãi khi nhận các kiện hàng từ Trung Quốc, trong đó có công ty nổi tiếng nhất là Alibaba. Cổ phiếu của tập đoàn bỗng xuống dốc không phanh.
Đọc thêm: Trung Quốc : Một đế quốc tử chiến với một con virus
SARS, virus corona và GDP
The Economist Intelligence Unit (EIU) ước tính con virus corona mới có thể làm GDP Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Các nạn nhân đầu tiên là các công ty hàng không và du lịch, có thể bị thiệt hại nặng nhất. Tuy nhiên một số lãnh vực như dược phẩm, thương mại điện tử và tự động hóa có thể hưởng lợi. Theo EIU, nếu dịch corona tương đương với SARS, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể còn 4,9%.
Cần nhớ rằng hồi năm 2003 GDP Trung Quốc chỉ mới là 1,6 ngàn tỉ đô la so với 14,3 ngàn tỉ của năm 2019. Hồi đó nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ bảy thế giới, còn nay thứ nhì, có vai trò lớn hơn trong thị trường toàn cầu. Năm 2004, một năm sau dịch SARS, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ công bố báo cáo ước lượng kinh tế thế giới bị thiệt hại 40 tỉ đô la trong năm 2003 vì SARS.
Cũng đừng quên rằng trong dịp Tết 2019 tại Trung Quốc, lợi nhuận từ bán lẻ và kinh doanh ăn uống đã vượt quá 148 tỉ đô la, du lịch vượt 76 tỉ đô la. Còn cái Tết cô lập năm nay, thiệt hại là bao nhiêu ???
Thiếu hụt nhân tài
Tuy nhiên có những hậu quả còn lớn hơn cả doanh thu bị mất. Từ năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo uy tín quốc tế với quyền lực mềm, nhất là trong giáo dục, tìm cách thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh nỗ lực thay đổi hình ảnh, mời mọc các sinh viên ngoại quốc và chuyên gia tài năng.
Năm 2017-2018, chỉ có không đầy 12.000 sinh viên Mỹ tại Trung Quốc (kể cả 1.000 tại Vũ Hán), trong khi có trên 360.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Năm 2019, có 21.000 sinh viên Mỹ, 20.000 từ Nga, 10.600 từ Pháp và 14.200 sinh viên từ Nhật đến Trung Quốc du học. Theo bộ Giáo dục Trung Quốc, chỉ riêng tại Hồ Bắc đã có 21.371 sinh viên ngoại quốc.
Giờ đây tất cả thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trong suốt một thập kỷ qua có thể tan thành mây khói với sự lan tràn của con virus giết người. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành đưa công dân rời khỏi Vũ Hán, nơi đang bị cách ly. Nếu virus corona tấn công hàng loạt vào các tỉnh khác, chúng ta sẽ chứng kiến những chuyến bay di tản rầm rộ với quy mô chưa từng thấy, đặc biệt từ các nước phương Tây.
Ý nghĩa địa chính trị
Như đã nói ở trên, virus corona lan tràn trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của toàn quốc và 1,4 tỉ công dân. Nay phải tập trung nguồn lực vào việc chống dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải « ngủ đông », thậm chí tạm thời rút khỏi chính trị thế giới nếu cần thiết. Hậu quả về địa chính trị và kinh tế là rất lớn trong tương lai gần, nếu Bắc Kinh xác định rằng, với tình hình bi đát như thế, tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất.
Hoa Kỳ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến cỡ nào vẫn chưa rõ. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.
Hiện tại, các nhóm nước có chính sách đối ngoại độc lập vốn thường đối nghịch với quan điểm của Hoa Kỳ, đặc biệt là Iran, Trung Quốc, Nga và nay là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn rằng khi họ tham gia một « trục », thì tất cả thành viên phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung. Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung-Nga-Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Như vậy việc Trung Quốc quy ẩn giang hồ sẽ là ác mộng cho Nga và Iran.
Tuy vậy Trung Quốc cũng có thể có được một ít tác động tích cực từ khủng hoảng, vì các cuộc biểu tình đông đảo ở Hồng Kông luôn gây khó chịu có Bắc Kinh từ mùa hè 2019 có thể ngưng lại vì sự nguy hiểm của virus corona. Dù đã có 10 trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều từ Hoa lục sang, người dân vẫn biểu tình đòi đóng cửa toàn bộ biên giới, và mới đây các nhân viên y tế đã đình công để hỗ trợ.
Dịch corona đã gây ra tình huống bi hài là năm 2019 chính quyền Hồng Kông cố gắng cấm mang khẩu trang ở nơi công cộng, còn bây giờ thì phải kêu gọi người dân trang bị để tránh virus lây lan.
Các thuyết âm mưu nảy nở. Chẳng hạn chính khách Nga Vladimir Zhirinovsky cho rằng con virus này do người Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc. Hồi năm 2013 đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu cũng cáo buộc chính phủ Mỹ đã thả con virus cúm gà H7N9 vào Trung Quốc để tiến hành chiến tranh sinh học. Ngược lại, giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Cùng lúc đó ở phần còn lại của thế giới đang nảy sinh tâm lý kỳ thị người Trung Quốc, và thật ra là người châu Á vì nhiều người không phân biệt được các nước châu Á. Hashtag « JeNeSuisPasUnVirus » (Tôi không phải là virus) ra đời vì thế, và nếu trong thời gian ngắn sự lây lan của virus corona không dừng lại thì sự phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ tăng lên, dẫn đến việc thổi bùng dân tộc chủ nghĩa ở Hoa lục.
Tác giả kết luận, không ai vô sự khi nền kinh tế thứ nhì thế giới đi xuống. Ngay cả khi phần còn lại của thế giới thành công trong việc chận lại con virus corona, kinh tế toàn cầu cũng cùng bị « ho và khó thở » với Trung Quốc.
* Tác giả Ridvan Bari Urcosta là nhà phân tích của Geopolitical Futures ở Ba Lan, đang làm luận án tiến sĩ ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược, trường đại học Vacxava.
Virus corona: Trung Quốc
hồi hương 131 người Vũ Hán từ Việt Nam
Đức Tâm
Tân Hoa Xã Trung Quốc hôm nay, 04/02/2020, cho biết, 131 du khách Vũ Hán tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã được đưa về nước trong bối cảnh có dịch virus corona.
Chiếc máy bay của hãng hàng không China Eastern Airlines, có nhân viên y tế đi kèm, đã đưa nhóm du khách này về Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào lúc 18 giờ 23 phút ngày hôm qua, 03/02.
Do có dịch virus corona, nhiều người thuộc tỉnh Hồ Bắc, đặc biệt là những người thuộc thành phố Vũ Hán, đi du lịch ở nước ngoài, gặp khó khăn trong việc hồi hương vì nước sở tại áp dụng các biện cách ly, hạn chế di chuyển.
Đọc thêm: Virus corona : Hơn 4000 người Trung Quốc từ Vũ Hán vào Việt Nam hiện giờ ở đâu ?
Chính phủ Trung Quốc cũng cho biết sẽ điều động máy bay để hồi hương các công dân của mình trong thời gian sớm nhất.