Tin khắp nơi – 28/01/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 28/01/2020

Tổng thống Trumpgặp riêng

Thủ tướng Netanyahu và cả lãnh tụ đối lập Israel

Chỉ còn một tháng nữa là bầu cử tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh tụ đối lập đều gặp riêng Tổng thống Donald Trump tại Washington ngày 27/1. Đề tài thảo luận được gọi là “Thỏa thuận của Thế kỷ” của Tổng thống Trump. Thỏa thuận này được biết sẽ trao cho Israel kiểm soát một phần lớn Bờ Tây. Một số người tại Israel nói ông Trump đang nỗ lực ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Tổng thống Donald Trump làm việc về thỏa thuận hòa bình Israel-Palestin hầu như trong suốt thời gian ông tại chức. Tuy nhiên chỉ mới đây thôi, trước cuộc bầu cử vòng 3 của Israel tổ chức vào ngày 2/3, ông công bố chi tiết của kế hoạch. Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói kế hoạch này là một cơ hội lớn lao cho Israel.

Thủ tướng Israel nói ông đến Washington với một trách nhiệm nặng nề, và ông hy vọng ông và Tổng thống Trump sẽ làm nên lịch sử.

Đối thủ của ông Netanyahu, ông Benny Gantz, có cuộc họp riêng với ông Trump, hy vọng chứng tỏ ông là một người cạnh tranh quyết liệt trong chức vụ Thủ tướng. Tuy nhiên trọng tâm tại Israel hiện nay đã chuyển từ những cáo buộc ông Netanyahu tham nhũng sang khía cạnh chính trị và ngoại giao mà ông Netanyahu vượt trội hơn.

Chi tiết về kế hoạch chưa được tiết lộ, nhưng báo chí Israel loan tin là kế hoạch này trao cho Israel quyền kiểm soát phần lớn Bờ Tây kể cả thung lũng Jordan, chạy dài dọc theo biên giới giữa Bờ Tây và Jordan.

Ông Amos Yadlin, cựu chỉ huy tình báo quân đội nói, kế hoạch này là một ước mơ theo quan điểm của Israel.

Ông Yadlin nói kế hoạch này tạo bối cảnh tốt hơn cho Israel và nó bao gồm việc kiểm soát hoàn toàn Thung lũng Jordan, kiểm soát không phận Bờ Tây và một quốc gia Palestin phi quân sự.

Palestin vốn cắt đứt các mối quan hệ với chính quyền ông Trump, phản ứng giận giữ trước tin này. Thủ tướng Palestin Mohammad Shtayyeh nói ông Trump đang can thiệp vào cuộc bầu cử Israel.

Ông Shtayyeh nói động thái này để cứu ông Trump khỏi bị luận tội và ông Netanyahu khỏi bị tù.

Một số nhà phân tích đồng ý là ông Trump đang nỗ lực giúp ông Netanyahu, bạn ông, thắng cử. Ông Mark Zell là Chủ tịch Người Do Thái ở nước ngoài theo đảng Cộng hòa, một tổ chức chính trị ủng hộ đảng Cộng hòa sống bên ngoài nước Mỹ. Ông Zell nói với Đài Phát thanh Israel là việc này có thể có nghĩa là kết quả cuộc bầu cử lần thứ ba này sẽ giúp Israel điều họ muốn từ bao lâu nay–là một mối hợp tác giữa ông Netanyahu và ông Gantz.

Ông Zell nói:

“Tôi nghĩ tổng thống có thể đang nỗ lực làm một điều gì đó có liên hệ đến kế hoạch hòa bình nhưng cũng tách biệt khỏi kế hoạch này, và việc này giúp Israel và những nhân vật chính trong cuộc tranh giành chính phủ Israel, ông Netanyahu và ông Gantz, vượt qua những khó khăn, và cùng nhau thành lập một chính phủ đoàn kết, để chúng ta có thể tiếp tục thi hành chính sách và quốc phòng tại Trung Đông.”

Ông Zell nói những cuộc bầu cử trước đây đã thất bại trong việc thành lập một chính phủ, và Thỏa thuận của Thế kỷ có thể thay đổi việc này.

(BTV Linda Gladstein)

https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-g%E1%BA%B7p-ri%C3%AAng-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-netanyahu-v%C3%A0-c%E1%BA%A3-l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-israel-/5262617.html

 

3 hỏa tiễn bắn trúng Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Iraq

Tin từ BAGHDAD, Iraq – Vào hôm Chủ nhật (26 tháng 1), ba hỏa tiễn bắn vào tòa đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Iraq trong cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên được báo cáo sau nhiều tháng căng thẳng, khi hàng ngàn người biểu tình tiếp tục phản đối chính phủ trên khắp Iraq.

Theo tin từ AFP, cuộc tấn công này đánh dấu sự leo thang nguy hiểm trong các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào những tháng gần đây nhắm vào tòa đại sứ hoặc căn cứ quân sự của Iraq, nơi quân đội Hoa Kỳ đang cư trú. Hiện vẫn chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm cho những cuộc tấn công này, nhưng Washington nhiều lần đổ lỗi cho các nhóm quân sự được Iran hậu thuẫn ở Iraq.

Theo một nguồn tin an ninh thông báo với AFP, một hỏa tiễn đã bắn vào cafeteria của tòa đại sứ vào giờ ăn tối trong khi hai hỏa tiễn khác tiếp đất gần đó vào hôm Chủ nhật (26 tháng 1). Một viên chức cao cấp của Iraq thông báo với AFP rằng ít nhất một người bị thương, nhưng hiện vẫn chưa rõ rằng các vết thương này nghiêm trọng như thế nào và người đó là công dân Hoa Kỳ hay nhân viên Iraq làm việc trong nhiệm vụ.

Vào cuối hôm Chủ nhật (26/1), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Iraq thực hiện nghĩa vụ bảo vệ các cơ sở ngoại giao của họ. Theo AFP, vụ tấn công diễn ra sớm hơn so với bình thường, với các phóng viên của AFP nghe thấy nhiều tiếng nổ ở bờ tây của sông Tigris vào đúng 7h30 tối (16h30 GMT). (BBT)

https://www.sbtn.tv/3-hoa-tien-ban-trung-toa-dai-su-hoa-ky-tai-thu-do-iraq/

 

Sách của cựu Cố Vấn Bolton

chứa thông tin bất lợi cho TT Trump

Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện hôm 27/1 bị áp lực nhiều hơn để gọi nhân chứng mới và cung cấp các tài liệu trong phiên xét xử luận tội TT Trump, sau khi có tin cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã hoàn tất bản thảo của một cuốn sách về những sự kiện liên quan tới TT Trump và vụ tai tiếng Ukraine.

Thượng nghị sĩ Mitt Romney của đảng Cộng hòa nói ngày càng có nhiều khả năng là sẽ có hơn 4 nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu để đòi ông Bolton ra làm chứng trong phiên xét xử luận tội TT Trump. Nếu xảy ra, Đảng Dân chủ sẽ hội đủ số phiếu cần thiết để ra trát tòa, yêu cầu ông John Bolton, cựu trợ lý hàng đầu của ông Trump, ra điều trần.

Cho tới giờ, các thượng nghị sĩ Cộng hòa vẫn nhất quyết không kêu nhân chứng mới, và cũng không đưa ra bằng chứng mới nào trong phiên tòa sẽ quyết định liệu TT Trump có bị truất phế hay không.

Các luật sư bào chữa cho Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đưa ra những luận cứ để bảo vệ ông vào chiều thứ Hai 27/1.

Báo New York Times trích dẫn bản thảo của một cuốn sách chưa xuất bản của ông John Bolton, tiết lộ rằng ông Trump nói với ông Bolton là ông muốn đóng băng tiền viện trợ quân sự cho Ukraine cho tới khi nào chính phủ nước này đồng ý tiến hành các cuộc điều tra nhắm vào các đảng viên Đảng Dân chủ, kể cả cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và con trai của ông, Hunter Biden. Các cuộc điều tra này được coi là mang động cơ chính trị.

Nếu được xác nhận, thông tin này sẽ củng cố những cáo buộc của Đảng Dân Chủ, rằng TT Trump đã dùng tiền viện trợ an ninh lên tới 391 triệu đô la –đã được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn để giúp Ukraine chống lại phe ly khai do Nga hậu thuẫn – để áp lực Ukraine, một nước ngoài, tiếp tay với ông Trump để đào bới những thông tin có hại cho Joe Biden, đối thủ chính trị của ông Trump ở trong nước.

Ông Biden là một ứng cử viên hàng đầu trong cuộc vận động để được đảng Dân chủ đề cử ra đối mặt với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020.

Hôm 27/1, ông Trump tuyên bố ông không hề nói với ông Bolton là ông muốn dùng tiền viện trợ để gây áp lực với Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskiy để buộc ông này điều tra hai cha con ông Biden, viện những cáo buộc về tham nhũng không có chứng cớ.

Ông Bolton rời chức Cố vấn An ninh Quốc gia vào tháng 9/2019. TT Trump nói ông đã sa thải ông Bolton. Ông Bolton nói ông tự ý nghỉ việc.

Trao đổi với các phóng viên sau khi tin này tung ra, ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012, nói theo ông, có khả năng sẽ có các đảng viên Cộng hòa khác nhập chung với nhóm thượng nghị sĩ cho rằng cần yêu cầu ông Bolton ra làm chứng tại phiên tòa luận tội Tổng thống Trump.

Một nghị sĩ đảng Cộng hòa có lập trường ôn hòa khác, bà Susan Collins, nói các tin liên quan đến cuốn sách của ông Bolton, đã củng cố hơn nữa lập luận là cần gọi thêm nhân chứng và việc này đã trở thành đề tài thảo luận giữa các đồng nghiệp của bà.

Hạ viện- do đảng Dân chủ lãnh đạo, đã biểu quyết luận tội TT Trump hồi tháng trước về hai điều khoản luận tội, là lạm quyền và cản trở Quốc hội, dọn dường cho phiên tòa tại Thượng viện- do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

Dự kiến ông Trump sẽ được tha bổng tại phiên xét xử ở Thượng viện gồm tất cả 100 ghế, trong đó đảng Cộng hòa nắm 53 ghế. Cần có hai phần ba đa số phiếu để kết tội và truất phế tổng thống. Hiện chưa có nghị sĩ Cộng hòa nào lên tiếng ủng hộ việc bãi nhiệm ông Trump.

Đảng Dân chủ yêu cầu Thượng viện gọi ông Bolton ra làm chứng. Dân biểu Adam Schiff, người đứng đầu nhóm dân biểu Dân chủ được giao nhiệm vụ luận tội Tổng thống Trump tại Hạ viện, nói: “Thông tin mới rõ rệt lại chọc thủng một lần nữa các luận cứ bào chữa cho Tổng thống Trump.”

https://www.voatiengviet.com/a/sach-cua-cuu-cvan-bolton-chua-thong-tin-moi-bat-loi-cho-tt-trump/5262361.html

 

Luận tội: Liệu John Bolton

có là người làm thay đổi cục diện?

Tara McKelveyPhóng viên Nhà Trắng của BBC News

Đảng Dân chủ đang ráo riết yêu cầu cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton ra làm chứng trong phiên tòa luận tội của Tổng thống Donald Trump.

Áp lực này tăng lên sau tường trình về một tuyên bố có khả năng khiến dư luận nổi sóng, mà John Bolton được cho là đã công bố trong một cuốn sách mới.

Tờ New York Times trích dẫn một bản thảo của Bolton bị rò rỉ cho biết, Trump nói với ông rằng muốn trì hoãn việc viện trợ cho Ukraine cho đến khi nước này giúp ông điều tra chống lại đảng Dân chủ, bao gồm cả cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Mỹ bác bỏ tường trình này, vốn có thể làm yếu đi phủ nhận rằng ông có động cơ đen tối khi yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky phải mở cuộc điều tra về ông Biden, ứng cử viên tổng thống đối đầu của mình.

Bolton, thuộc đảng Cộng hòa, là một anh hùng bất ngờ đối với Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, họ tin rằng ông sẽ đóng vai trò là một nhân chứng then chốt, cung cấp bằng chứng không thể chối cãi được về hành động sai trái của Trump và giúp củng cố vụ kiện để ông Trump bị phế truất.

Đảng Dân chủ từng có hy vọng tương tự vào một nhân vật khác của Washington, Robert Mueller, cựu công tố viên đặc biệt.

Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump

Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng luận tội Trump

Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump

Nhưng ông Mueller trông có vẻ thiểu não khi ra làm chứng hồi tháng Năm về cuộc điều tra Nga dính líu vào bầu cử tổng thống Mỹ, và không thay đổi được suy nghĩ của nhiều người về tổng thống.

John Bolton có thể khác – đảng Dân chủ hy vọng như vậy.

Được đào tại tại Yale University, John Bolton, 71 tuổi, là cố vấn an ninh quốc gia từ 2018-2019.

Ông đã “đích thân dính líu” vào các thỏa thuận của tổng thống với các quan chức Ukraine, theo lời luật sư của Bolton.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Bolton ở ngay “trung tâm não bộ cho tất cả các quyết định quan trọng”, Matthew Spence, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng nói.

Nếu Bolton ra làm chứng, ông có thể có những lời khai chi tiết nhất từ trước đến nay về áp lực chính trị được cho là của Tổng thống Donald Trump lên Tổng thống Zelensky và quyết định đóng băng gần 400 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine.

Một số nhân chứng khác đã cáo buộc rằng, các quan chức trong chính quyền Trump đã sử dụng viện trợ như một ván bài thương lượng để thúc đẩy Ukraine điều tra gia đình ông Biden.

Nhưng họ đã không liên kết được một cách rõ ràng giữa Trump và việc từ chối viện trợ để đổi lấy một cuộc điều tra, hoặc cho thấy rằng cá nhân Trump đã chỉ đạo các hoạt động.

Đảng Dân chủ tin rằng cựu Cố vấn An ninh Quốc gia có thể cung cấp một chứng cớ không thể chối cãi về chỉ thị của Trump cho việc dùng viện trợ quân sự để tạo áp lực lên Ukraine.

“Bolton có mặt trong lúc trọng tội xảy ra”, Evelyn Farkas, người từng là quan chức hàng đầu của Nga trong thời chính quyền Obama và hiện đang tranh cử với tư cách là đảng viên Dân chủ cho một ghế trong quốc hội ở New York nói.

“Và ông ta biết rằng đó là một trọng tội vào thời điểm đó.”

Theo các tường trình, ông Bolton đã phản đối việc trì hoãn viện trợ an ninh cho Ukraine, và đã cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục tổng thống gửi tiền viện trợ quân sự trong một cuộc họp của Phòng Bầu dục.

“Đây là lợi ích của nước Mỹ”, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia từng nói với Tổng thống, theo New York Times, khi ông lập luận rằng viện trợ nên được gửi đi cho Ukraine.

Tiền viện trợ cuối cùng cũng được gửi đi – một ngày sau khi ông Bolton rời khỏi Nhà Trắng trong giận giữ và cay đắng.

Ông Trump đã nhiều lần nói rằng không làm gì sai và các thủ tục luận tội là một “trò lừa đảo”.

Các luật sư của Nhà Trắng đã từ chối các yêu cầu từ các nhà lập pháp Dân chủ đòi ông Bolton và các nhân chứng khác ra làm chứng.

Luật sư của Trump nói rằng, lời khai của họ sẽ vi phạm quyền bảo mật của tổng thống.

Sách của John Bolton viết gì?

Trump nói với Bolton rằng 391 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine sẽ bị đóng băng cho đến khi các cuộc điều tra về gia đình Biden được tiến hành

Quyền giám đốc nhân viên Nhà Trắng, Mick Mulvaney, có mặt cho một cuộc gọi điện thoại giữa tổng thống và Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông, khi họ nói về bà đại sứ

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng tuyên bố của Giuliani về đại sứ là sai

Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr đã được thông báo về những lo ngại của Bolton về cuộc gọi tháng 7 – điều mà Bộ Tư pháp đã bác bỏ

Bolton từng công bố rằng, ông sẽ làm chứng nếu ông được triệu tập một cách hợp pháp, bỏ ngoài tai mong muốn của các luật sư Nhà Trắng, những người muốn ông giữ im lặng.

Thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về vấn đề nhân chứng trong những ngày tới.

Bolton chắc chắn biết rất nhiều.

Bất cứ khi nào gặp ông, cho dù trong các cuộc họp ở nước ngoài hay ở Nhà Trắng, tôi (tác giả bài viết này) luôn thấy ông cầm một cuốn sổ tay.

Là một nhà bình luận lâu năm trên Fox News, ông Bolton đã ghi lại những suy nghĩ của mình trên giấy khi ông còn làm việc trong Nhà Trắng.

Có lẽ các ghi chú đã có ích cho hợp đồng sách được nói là trị giá hàng triệu đôla của ông với Simon & Schuster.

“Bolton sẽ là một nhân chứng mạnh mẽ cho đảng Dân chủ,” Jeremy Shapiro, người từng phục vụ nhiều năm với tư cách là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói.

“Ông ấy là một người ghi chép chăm chỉ và luôn muốn viết xuống mọi điều. Điều đó sẽ tạo thêm cho ông nhiều uy tín.”

Nhưng một số nhà quan sát của Nhà Trắng tự hỏi, liệu ông Bolton có biết nhiều như ông tỏ ra hay không; hoặc nếu ông sẵn sàng ra làm chứng thì đó chỉ là mưu đồ để bán cuốn sách của ông, “The Room Where It Happened: A White House Memoir”, vốn sẽ ra mắt vào tháng tới.

Ông Bolton cổ xúy đã một chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran, và tổng thống không phải lúc nào cũng đồng ý với ông.

Có nhiều lúc, Bolton bị gạt ra ngoài. Đảng Dân chủ cũng đặt câu hỏi, liệu lời khai từ Bolton, bất kể hỏa lực của nó, có thể sẽ tạo ra sự khác biệt.

Ông Bolton có khả năng sẽ là một diễn giả hấp dẫn hơn Mueller, người rõ ràng là rất khổ sở khi phải ra làm chứng.

Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’

Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ

Ngược lại, Bolton thích ánh đèn sân khấu, “Ông ấy sẽ xuất hiện trên truyền hình tốt hơn Mueller,” Shapiro nói.

Nhưng Shapiro và những người khác tự hỏi, liệu Bolton có gây được nhiều ảnh hưởng.

“Rõ ràng là tổng thống có tội như bị cáo buộc, và thật khó để tranh cãi về một chứng cớ quá hiển nhiên,” ông nói. “Nhưng cũng rất rõ ràng rằng, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không mấy quan tâm.”

“Họ sẽ không bao giờ kết án ông ta về bất cứ điều gì,” Jeremy Shapiro nói thêm.

Cho đến nay, phiên tòa phần lớn diễn tiến theo kịch bản của nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.

Nhưng trong khi nó dường như đang hướng tới việc tha bổng của tổng thống, đảng Dân chủ hy vọng cuốn sách của Bolton sẽ tạo được một bước ngoặt.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51276227

 

Thêm nhiều thượng nghị sĩ muốn gọi

cựu cố vấn Bolton làm nhân chứng

trong phiên xét xử luận tội

Tin Washington DC – Vào thứ Hai, 27 tháng 1, các luật sư Tòa Bạch Ốc đã tiếp tục ngày tranh luận thứ 2 của phần biện hộ bênh vực Tổng Thống Donald Trump, trong phiên xét xử luận tội tại Thượng Viện. Trong khi đó, các nhà lập pháp đang quan tâm tới tin tức về bản thảo của một cuốn sách sắp xuất bản của cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton, vốn đang đem lại nhiều hy vọng cho phe Dân Chủ về việc triệu tập thêm nhân chứng mới ra điều trần.

Theo bản tin hôm Chủ Nhật của tờ New York Times, trong một quyển sách sắp xuất bản, cựu Cố Vấn Bolton tiết lộ Tổng Thống Trump đã nói rằng ông muốn tiếp tục đóng băng khoản viện trợ quân sự 400 triệu Mỹ kim cho Ukraine, cho tới khi các viên chức nước này giúp điều tra các chính trị gia Dân Chủ, bao gồm cả cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney, 1 trong 4 thượng nghị sĩ Cộng Hòa có lập trường trung dung mà đảng Dân Chủ đang muốn lôi kéo, vào thứ Hai nói rằng việc các thượng nghị sĩ được nghe lời khai trực tiếp từ ông Bolton là rất quan trọng. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Susan Collins cũng nói rằng, tin tức về cuốn sách của ông Bolton đã củng cố thêm cho nhu cầu gọi thêm nhân chứng mới. Tổng Thống Trump vào thứ Hai đã dùng mạng Twitter để bác bỏ mọi cáo buộc của ông Bolton.

Ông Trump khẳng định chưa bao giờ nói với ông Bolton rằng tiền viện trợ cho Ukraine có liên quan đến việc điều tra đảng Dân Chủ. Tổng Thống Trump cho rằng, ông Bolton nhắc đến điều này chỉ vì ông ta muốn cuốn sách mới được bán đắt hàng.

https://www.sbtn.tv/them-nhieu-thuong-nghi-si-muon-goi-cuu-co-van-bolton-lam-nhan-chung-trong-phien-xet-xu-luan-toi/

 

Luật sư của TT Trump làm ngơ

tin mới tiết lộ của Cố vấn An ninh John Bolton

Tại phiên tòa xét xử Tổng thống của Đảng Cộng hòa ở Thượng viện Hoa Kỳ, các luật sư bào chữa cho Tổng thống Trump chuẩn bị kết thúc phần trình bày luận cứ của họ trong ngày thứ ba 28/1 sau khi tấn công ông Joe Biden, người của đảng Dân chủ, và cùng lúc, làm ngơ những thông tin vừa được cựu cố vấn hàng đầu của Toà Bạch Ốc, ông John Bolton, tiết lộ.

Trong 7 giờ tranh luận trước Thượng viện hôm thứ Hai 27/1, các luật sư của Tổng thống Trump về phần lớn đã làm ngơ những thông tin được tiết lộ trong bản thảo của một cuốn sách chưa được xuất bản của ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của TT Trump, trực tiếp có liên quan trong cáo trạng luận tội ông Trump.

Các luật sư của ông Trump sẽ tiếp tục phần trình bày của họ trong ngày thứ ba. Hiện không rõ khi nào thì các nghị sĩ sẽ bắt đầu chuyển câu hỏi lên Chánh án Tòa Tối cao John Roberts, bước tiếp theo trong tiến trình luận tội tại Thượng viện.

Chiều tối thứ Hai, Luật sư Pat Cipollone kết luận với các lập luận của đảng Cộng hòa, rằng đảng Dân chủ đã dùng thủ tục luận tội như một cách để lật ngược kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ngay giữa lúc cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo đang sắp sửa diễn ra.

Luật sư Cipollone nói: “Giữa lúc chỉ còn vài tháng nữa là tới bầu cử thì lần đầu tiên trong lịch sử, họ yêu cầu quý vị truất phế một tổng thống dân cử.”

Báo New York Times đưa tin, trong quyển sách chưa được xuất bản của ông, ông Bolton thuật lại rằng TT Trump nói với ông là ông ấy muốn phong tỏa 391 triệu đô la tiền viện trợ an ninh cho Ukraine cho đến khi nào Kiev tiếp tay điều tra các thành viên đảng Dân chủ, trong đó có đối thủ chính trị của ông- là Joe Biden và con trai của ông này, Hunter Biden.

Những thông tin mới này đã tăng mức ủng hộ dành cho yêu cầu của phía Dân chủ đòi triệu ông Bolton và nhiều người khác ra làm chứng trước Thượng viện. Ông Trump bị buộc tội lạm dụng quyền lực trong cương vị Tổng thống khi áp lực nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, và tội cản trở Quốc hội.

Một số đảng viên Cộng hòa có lập trường ôn hòa, kể cả Thượng nghị sĩ Mitt Romney và TNS Susan Collins, nói các thông tin mới tiết lộ đó có thể thuyết phục ít nhất bốn đảng viên Cộng hòa đồng ý gọi ông Bolton ra làm chứng, và như vậy đảng Dân chủ sẽ hội đủ số phiếu cần thiết tại Thượng viện để triệu tập ông Bolton.

Cho tới nay, các đảng viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện vẫn một mực khước từ, không chịu gọi bất kỳ nhân chứng nào ra điều trần, và cũng không chấp nhận bằng chứng mới trong phiên tòa sẽ quyết định liệu ông Trump có bị truất phế hay không.

TT Trump phủ nhận là ông đã nói với ông Bolton rằng ông muốn dùng tiền viện trợ an ninh cho Ukraine để làm đòn bẩy, buộc Kiev điều tra cha con ông Biden.

Các quan chức Ukraine trước đây nói rằng họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Hunter Biden đã phạm luật.

Thượng viện có thể quyết định có nên gọi nhân chứng hay không trong một cuộc biểu quyết vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy tới đây.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-tt-trump-lam-ngo-tin-moi-tiet-lo-cua-cvan-john-bolton/5263475.html

 

Phế truất tổng thống: Luật sư của TT Trump

chống đỡ trước các tiết lộ của Bolton

Thanh Phương

Hôm qua, 27/01/2020, các luật sư của tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách chống đỡ trước các tiết lộ của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton. Những tiết lộ này đang gây thêm khó khăn cho việc bào chữa trong phiên xử nhằm truất phế tổng thống.

Cách chống đỡ của họ là tấn công dồn dập vào cựu phó tổng thống Dân Chủ Joe Biden, một trong những người có thể sẽ là đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2020.

Tổng thống Mỹ hiện đang bị đưa xử tại Thượng Viện trong một phiên tòa lịch sử, do ông đã yêu cầu chính quyền Ukraina điều tra về Joe Biden và về chuyện làm ăn của con trai ông, Hunter Biden, tại một quốc gia mà nạn tham nhũng rất trầm trọng.

Các nghị sĩ Dân Chủ, chiếm đa số tại Hạ Viện, cáo buộc ông Trump “lạm quyền” và “cản trở công việc của Quốc Hội”. Họ cho rằng tổng thống Mỹ đã tìm cách bêu xấu đối thủ tiềm tàng để tạo điều kiện cho việc tái đắc cử và để đạt mục đích này, ông đã sử dụng các phương tiện của Nhà nước, đặc biệt là qua việc đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraina.

Trong cuốn sách sắp được xuất bản, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton xác nhận hồi tháng 8 năm ngoái, ông Trump có nói với ông là không muốn tháo khoán viện trợ quân sự cho Ukraina chừng nào mà Kiev chưa điều tra về đối thủ Biden. Hôm qua, tổng thống đã phản bác điều đó, cho rằng ông Bolton tiết lộ như thế chỉ “nhằm bán được sách”.

Hôm qua, trong phần biện hộ cho tổng thống Trump, luật sư Alan Derchowitz khẳng định việc “có qua có lại” không phải là một sự lạm quyền, mà đó là một phần của chính sách ngoại giao của các vị tổng thống ngay từ đầu. Các luật sư của ông Trump cũng đã tìm cách chứng minh tổng thống Mỹ hoàn toàn có quyền lo ngại về khả năng gia đình Biden góp phần vào nạn tham nhũng ở Ukraina.

Cựu biện lý bang Florida Pam Bondi thì cho rằng Hunter Biden rất có thể đã không được tập đoàn khí đốt Ukraina Burisma tuyển dụng nếu không có cha là phó tổng thống vào lúc ấy. Bà còn khẳng định là Hunter Biden đã thu được “hàng triệu đôla” với tư cách thành viên hội đồng quản trị tập đoàn Burisma.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200128-hoa-k%E1%BB%B3-c%C3%A1c-lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-c%E1%BB%A7a-trump-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%9F-c%C3%A1c-ti%E1%BA%BFt-l%E1%BB%99-c%E1%BB%A7a-bolton

 

Tối Cao Pháp Viện cho phép chính phủ Trump

 kiểm soát việc di dân sử dụng phúc lợi xã hội

Tin Washington DC – Tối Cao Pháp Viện vào thứ Hai, 27 tháng 1, đã cho biết rằng tòa án này sẽ cho phép quy định kiểm soát chi phí xã hội của chính phủ Trump được có hiệu lực, sau khi chính sách di trú này bị tòa cấp dưới đình chỉ. Quyết định của tòa án được đưa ra theo kết quả bỏ phiếu 5-4, theo sát ranh giới đảng phái, với 4 thẩm phán do các tổng thống Dân Chủ bổ nhiệm đều phản đối quy định di trú của chính phủ Trump.

Quy định kiểm soát chi phí xã hội, vốn được đề nghị vào tháng 8 năm ngoái, sẽ khiến người nhập cư gặp khó khăn nhiều hơn khi xin thẻ xanh hoặc quốc tịch, nếu họ đã từng sử dụng hoặc nhiều khả năng sẽ sử dụng các chương trình phúc lợi xã hội như phiếu thực phẩm food stamp và chương trình y tế Medicaid. Các nhóm dân quyền đã chỉ trích quy định của chính phủ Trump, cho rằng quy định này sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho những người nhập cư nghèo khó. Một tòa liên bang ở New York trước đó đã ra lệnh đình chỉ quy định của chính phủ Trump trên toàn Hoa Kỳ, sau khi quy định này bị kiện bởi tiểu bang New York và một số tổ chức hỗ trợ di dân. Vụ kiện sau đó được đưa lên tòa kháng án liên bang, và tòa án ra lệnh rằng quy định của chính phủ Trump sẽ tiếp tục bị đình chỉ trong lúc chờ xét xử.

Vào thứ Hai, Tối Cao Pháp Viện tuyên bố rằng, quy định của chính phủ Trump sẽ được quyền có hiệu lực trong lúc chờ quyết định của tòa kháng án liên bang. Vụ kiện này nhiều khả năng sẽ được trình lên Tối Cao Pháp Viện trong thời gian tới.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/toi-cao-phap-vien-cho-phep-chinh-phu-trump-kiem-soat-viec-di-dan-su-dung-phuc-loi-xa-hoi/

 

Minnesota tịch thu $900,000 tiền giả

từ thùng hàng container Trung Quốc

Nhân viên CBP tại Minnesota tịch thu $900,000 tiền giả. (Hình: U.S. Customs and Border Protection)

INTERNATIONAL FALLS, Minnesota (NV) – Các giới chức Quan Thuế và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) tại tiểu bang Minnesota mới đây đã tịch thu được số lượng lớn tiền giấy loại $1 làm giả, trị giá tới $900,000, bên trong một thùng hàng container, có xuất xứ từ Trung Quốc, theo bản thông cáo của CBP đưa ra hôm Thứ Hai, 27 Tháng Giêng.

Bản tin của Fox New nói rằng các nhân viên CBP đưa một thùng container vận chuyển bằng đường hỏa xa vào nơi khám xét tại trạm nhập cảnh International Falls Port of Entry, vốn nối hai  thành phố International Falls ở tiểu bang Minnesota và thành phố Fort Frances, Ontario, ở Canada.

Khi khám xét thùng container này, nhân viên CBP tìm thấy 45 thùng giấy tình nghi là chứa tiền giả loại có mệnh giá $1, với trị giá tổng cộng là $900,000.

Sở Mật Vụ Hoa Kỳ (Secret Service), cơ quan có nhiệm vụ điều tra tiền giả, được thông báo và sau đó xác nhận đây là tiền giả.

Giám đốc CBP tại khu vực Pembina, ông Jason Schmelz, nói rằng: “Nhân viên CBP hàng ngày luôn cố gắng để bảo vệ đất nước Hoa Kỳ trước mọi đe dọa. Những đe dọa này không chỉ đến qua hình thức khủng bố hay ma túy, mà còn là hình thức tiền giả và các thứ khác có thể gây nguy hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ.”

Ông Schmelz nói thêm: “Nhờ vào sự cần mẫn của các nhân viên CBP và sự hợp tác với Sở  Mật Vụ, chúng tôi đã ngăn chặn không cho số tiền giả này được đưa vào thị trường.”

Cơ quan CBP nói việc ngăn chặn tiền giả, hàng hóa giả, là một trong những ưu tiên nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/minnesota-tich-thu-900000-tien-gia-tu-thung-hang-container-trung-quoc/

 

Canada xác nhận trường hợp Coronavirus đầu tiên

khi căn bệnh chết người lây lan

Vào hôm thứ Bảy (25/1), một bệnh viện ở Toronto cho biết họ xác nhận được một trường hợp nhiễm virus chết người từ Trung Cộng, ca bệnh đầu tiên của Canada. Trung tâm khoa học sức khỏe Sunnybrook cho biết họ “chăm sóc một bệnh nhân được xác nhận nhiễm coronavirus mới có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Cộng”.

Các viên chức cho biết người đàn ông này ở độ tuổi 50 và gần đây đã bay từ Vũ Hán đến Quảng Châu  và sau đó tới Toronto vào ngày 23 tháng 1. Đợt bùng phát của virus mới này có nguồn gốc từ Trung Cộng, nơi bệnh lây nhiễm hơn 2,000 người và giết chết ít nhất 56 người, và lan rộng trên toàn thế giới. Singapore và Malaysia đều báo cáo trường hợp thứ tư của họ vào hôm Thứ Bảy – và Nhật Bản, trường hợp bệnh thứ ba. Pháp xác nhận ba ca bệnh vào hôm thứ Sáu, lần đầu tiên ở châu Âu, và Hoa Kỳ xác định ca bệnh thứ hai, một phụ nữ ở Chicago trở về từ Trung Cộng. Tại Canada, trong khi sự việc được xác nhận bằng một cuộc thử nghiệm ở Toronto, các viên chức cho biết họ vẫn chưa hoàn thành việc thử nghiệm riêng biệt bởi Trung tâm hợp tác quốc gia về các bệnh truyền nhiễm của chính phủ liên bang ở Winnipeg.

Bệnh sẽ chính thức được xác nhận đầy đủ sau khi việc xét nghiệm này hoàn tất. Bác sĩ David Williams, giám đốc y tế của Ontario, cho biết họ chắc chắn 95% rằng đó là coronavirus. Người đàn ông này hiện đang trong tình trạng ổn định và được cách ly. Ông được đưa vào bệnh viện một ngày sau chuyến bay tới Toronto.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/canada-xac-nhan-truong-hop-coronavirus-dau-tien-khi-can-benh-chet-nguoi-lay-lan/

 

Canada qua mặt Hoa Kỳ

trong việc thu hút nhân tài ngành kỹ thuật

Tin Toronto, Canada – Canada trong thời gian qua đang vượt qua Hoa Kỳ trong năng lực thu hút các nhân tài ngành kỹ thuật trên toàn cầu. Toronro là thành phố Bắc Mỹ có số lượng việc làm ngành kỹ thuật phát triển mạnh nhất trong 5 năm qua, qua mặt các thành phố lớn khác của Hoa Kỳ như San Francisco, New York, và Seattle. Trong danh sách 5 thành phố hàng đầu còn có một thành phố khác của Canada là Vancover.

Ngành kỹ thuật đang phát triển mạnh tại Canada, và một trong các nguyên nhân thúc đẩy việc này chính là chính sách di trú của Hoa Kỳ. Người lao động tay nghề cao hiện đang gặp nhiều khó khăn khi xin visa vào Hoa Kỳ, và các thương gia từ các nước Hồi giáo cũng không thể đến Hoa Kỳ làm ăn do bị vướng lệnh cấm nhập cảnh. Trong khi đó, Canada lại đang tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhân viên ngành kỹ thuật. Một diện visa mới của Canada đã thu hút hơn 40,000 nhân viên ngành kỹ thuật trên toàn cầu nhập cư đến nước này trong vòng 2 năm qua. Dưới thời chính phủ Trump, người lao động tay nghề cao đang bị từ chối visa với tỷ lệ ngày càng cao. Vào năm 2015, 92% đơn xin visa diện làm việc H-1B

đều được chấp thuận. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, tỷ lệ chấp thuận đã giảm xuống còn 75%. Cơ quan di trú cho biết họ đang cố gắng bảo đảm rằng các công ty tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Theo đó, các hãng xưởng phải chứng minh rằng việc họ thuê mướn nhân viên nước ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của người Mỹ. Hiện tại, các hãng kỹ thuật lớn của Hoa Kỳ đang đi theo lực lượng lao động để di chuyển lên nước láng giềng phương bắc. Các hãng như Google, Microsoft, Intel, và Uber, đều đã mở chi nhánh hoặc công bố kế hoạch mở chi nhánh mới tại Canada.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/canada-qua-mat-hoa-ky-trong-viec-thu-hut-nhan-tai-nganh-ky-thuat/

 

Huawei vẫn xây mạng 5G ở Anh nhưng không quá 35%

Chính phủ Anh của Thủ tướng Boris Johnson hôm 28/1 tuyên bố vẫn cho phép Huawei tham gia các mạng 5G, nhưng có hạn chế.

Nghị sĩ Anh: ‘Đến VN còn không muốn Huawei’

Google cấm Xiaomi vì ‘ghi hình từ nhà người lạ’

Tuyên bố về mạng 5G của Viettel gây ngạc nhiên

Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định ‘có ít lựa chọn tốt’

Mỹ đã đòi Anh phải cấm toàn bộ Huawei trong hệ thống 5G, còn Trung Quốc dọa sẽ có trừng phạt nếu London dám cấm toàn bộ.

Nay chính phủ Anh nói sẽ cấm công ty Trung Quốc cung cấp hàng cho các phần “nhạy cảm”, được gọi là mạng lõi.

Huawei cũng chỉ được cung cấp tối đa 35% trong “vùng ngoại biên” của mạng 5G.

Huawei cũng bị cấm ở các khu vực gần căn cứ quân sự và địa điểm hạt nhân.

Quyết định của chính phủ Anh còn chờ Quốc hội thông qua.

Nhưng Newt Gingrich, theo đảng Cộng hòa và là cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ, mô tả quyết định là “thất bại chiến lược” cho Mỹ.

Huawei luôn nói rằng họ không hề giúp Trung Quốc tấn công mạng khách hàng.

Ba trong bốn mạng điện thoại di động ở Anh hiện đã sử dụng thiết bị Huawei trong vùng ngoại biên của hệ thống 5G.

Ngoài Huawei, hiện có bốn nhà cung cấp 5G chính trên thế giới là Nokia, Ericsson, Samsung và công ty Trung Quốc ZTE.

Thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5 (5G) là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G.

Mạng lõi là nơi kết nối được thực hiện sau khi được định tuyến bởi các thiết bị khác trong trạm phát sóng.

Mạng lõi khác với vùng ngoại biên, hay còn gọi là Radio Access Network (Mạng truy cập vô tuyến), tức thiết bị nằm giữa thiết bị không dây và kết nối mạng Internet.

Mỹ và Úc hoàn toàn phản đối

Phía Mỹ nói rằng trong tương lai, sự phân chia giữa mạng lõi và mạng truy cập vô tuyến sẽ bị xóa mờ.

Họ cho rằng khi đó, các mạng phương Tây sẽ không còn có thể ngăn Huawei và các hãng Trung Quốc ra khỏi các vùng nhạy cảm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Sáu tuần rồi đã nói chuyện qua phone với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vụ này.

Huawei, đi đầu trong công nghệ 5G, được một số chuyên gia cho rằng có sản phẩm 5G rẻ hơn và tốt hơn các hãng châu Âu.

Về đối ngoại Anh đã đối diện quyết định khó khăn, vì phải cân nhắc sức ép của cả Washington và Bắc Kinh.

Ngay tại Anh, Huawei cũng gây chia rẽ trong chính giới, và trong cả đảng cầm quyền.

Ngay hôm 26/01, trước khi Thủ tướng Boris Johnsn ra quyết định có cho Huawei xây mạng 5G ở Anh hay không, một nghị sĩ Hạ viện Anh thuộc đảng Bảo thủ, nói “đến Việt Nam còn không muốn” công ty Trung Quốc.

Dân biểu của đảng Bảo thủ đang cầm quyền, ông Tom Tugendhat nói ông chống lại vụ Huawei đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho mạng di động siêu tốc, 5G ở Anh Quốc vì lý do an ninh.

Ông Tugendhat cũng ví hoạt động của Huawei “như cáo vào chuồng gà”.

Cựu bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt (đảng Bảo thủ), người có vợ là Lucia Quách, gốc Tây An, Trung Quốc, cũng lên đài phản đối việc để Huawei vào xây dựng mạng 5G ở Anh.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51283691

 

Sahel : Pháp kêu gọi Mỹ duy trì hỗ trợ,

Washington lưỡng lự

Thu Hằng

Bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly, đích thân đến Washington ngày 27/01/2020 để thuyết phục Hoa Kỳ duy trì hỗ trợ quân sự trong cuộc chiến do Paris đứng đầu chống Hồi Giáo cực đoan tại vùng Sahel. Tuy nhiên, lời kêu gọi của bà chưa nhận được bảo đảm từ phía Mỹ.

Trong cuộc họp báo sau khi hội đàm với đồng nhiệm Mỹ Mark Esper, bộ trưởng Quân Lực Pháp phát biểu : « Sự ủng hộ của Mỹ đối với những chiến dịch của chúng tôi (Pháp) mang tầm quan trọng lớn và quyết định giảm lực lượng của Mỹ có thể sẽ hạn chế nghiêm trọng đến hiệu quả các chiến dịch chống khủng bố của Pháp ».

Bà Parly hy vọng « Hoa Kỳ và Pháp tiếp tục hỗ trợ » những nước bạn hữu ở Sahel và nhấn mạnh rằng « sự ủng hộ có giới hạn của Mỹ cũng giúp tối ưu hóa nỗ lực của Pháp và châu Âu », như là « một cách chia sẻ gánh nặng », cụm từ vẫn được tổng thống Mỹ sử dụng khi yêu cầu các nước thành viên đóng góp thêm cho NATO.

Tuy nhiên, phía Mỹ « chưa đưa ra quyết định nào », theo phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ. Ông cũng khéo léo tránh mọi cam kết với Paris, kêu gọi các nước khác hỗ trợ Pháp, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán về chủ đề này.

Bộ trưởng Mark Esper nhắc lại mục tiêu chính của Mỹ là điều chỉnh lực lượng trên quy mô thế giới để đối phó với mối đe dọa, được cho là ngày càng gia tăng, của Trung Quốc và Nga, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc. Hoa Kỳ có khoảng 6.000-7.000 quân đóng ở phía Tây Phi, nhưng cũng có lực lượng ở phía đông, trong đó có Somalia.

Vào đầu tháng 01/2020, tổng thống Pháp đã họp thượng đỉnh khối G5-Sahel ở thành phố Pau (miền nam Pháp) nhằm thúc đẩy nỗ lực của liên quân, gồm Mali, Niger, Burkina Faso, Cộng Hòa Tchad và Mauritania, để chống khủng bố thánh chiến trong vùng Sahel.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200128-sahel-ph%C3%A1p-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-m%E1%BB%B9-duy-tr%C3%AC-h%E1%BB%97-tr%E1%BB%A3-washington-l%C6%B0%E1%BB%A1ng-l%E1%BB%B1

 

Michelin gắn sao mới cho 63 nhà hàng Pháp

Tuấn Thảo

Tối hôm 27/01/2020, lễ công bố danh sách các nhà hàng được trao tặng sao mới của Michelin đã diễn ra tại hội trường Pavillon Gabriel ở Paris. Quyển sách “hướng dẫn bìa đỏ” gây ngạc nhiên khi trao tặng ‘‘3 sao’’ – danh hiệu cao quý nhất – cho ba đầu bếp trẻ tuổi. 11 nhà hàng được nâng hạng lên 2 sao và có 49 nhà hàng Pháp lần đầu tiên được gắn 1 sao.

Trên danh sách Michelin 2020, có 628 nhà hàng được ‘‘gắn’’ từ 1 sao đến 3 sao, trong đó có 63 địa chỉ mới, tức là thấp hơn so với năm trước (632 nhà hàng trong năm 2019). Trong số 3 đầu bếp mới được Michelin nâng lên hàng ‘‘3 sao’’, nổi bật hơn cả là đầu bếp người Nhật Kei Kobayashi (chủ quán ăn Kei ở Paris, quận 1). Sinh trưởng tại Nagano, anh đã đến Paris lập nghiệp cách đây 9 năm và từng bước chinh phục giới chuyên ngành cũng như giới phê bình nhờ kết hợp tài tình nghệ thuật ẩm thực Pháp với Nhật Bản.

Đầu bếp Nhật lần đầu tiên được 3 sao

Hai đầu bếp khác người Pháp cũng đoạt ‘‘3 sao’’ : Christopher Coutanceau tại thành phố La Rochelle từng được đào tạo với các thầy Michel Guérard, Ferran Adria và Guy Martin. Anh chuyên nấu các món cá do lớn lên ở vùng duyên hải, ven Đại Tây Dương. Còn đầu bếp Glenn Viel (chủ nhà hàng L’Oustau de Baumanière) tại Baux-de-Provence, từng làm việc cho các khách sạn hạng sang như Plaza Athénée, Meurice ở Paris cũng như Cheval Blanc tại trạm trượt tuyết Courchevel.

Kẻ được, người thua. Sự kiện 3 nhân vật trẻ tuổi được vinh danh đã gây nhiều ngạc nhiên vì giới chuyên ngành chờ đợi Michelin khen tặng các đầu bếp có thâm niên như Jean-François Piège, Olivier Nasti, Jean Sulpice hay là Jean Georges Klein. Ngoài tài đứng bếp và chế biến các món ăn mới, cả ba nhà đầu bếp này (hai đầu bếp Pháp và một đầu bếp Nhật) còn được khen thưởng vì họ sống với thời đại của họ, khi tuân thủ trong cách nấu ăn các quy tắc gần gũi với môi trường, sử dụng nhiều đặc sản địa phương càng tươi càng tốt và tránh phung phí các loại thực phẩm để chế biến món ăn.

Tranh luận xung quanh nhà hàng Bocuse

Một trong những điểm mới của sách hướng dẫn Michelin năm nay, ngoài danh sách các nhà hàng chỉ chuyên về các món ăn địa phương, chính là biểu tượng tuần hoàn của dòng ‘‘ẩm thực bền vững’’ (gastronomie durable) gắn cho các nhà hàng tôn trọng việc bảo vệ môi trường và hạn chế việc vứt bỏ nhiều thực phẩm qua hình thức tái tạo hay tái sử dụng.

Trên bảng xếp hạng 2 sao, phiên bản Michelin 2020 chọn 11 nhà hàng mới, trong đó có nhà hàng ‘‘L’Atelier Robuchon’’ trên đại lộ Champs-Élysées được nâng hạng (từ 1 lên 2 sao) cho dù nhà sáng lập Joel Robuchon đã qua đời cách đây 2 năm. Một yếu tố khá quan trọng vì sách hướng dẫn Michelin đã gây khá nhiều tranh luận khi ‘‘dám’’ cho xuống hạng (từ 3 sao còn 2 sao) nhà hàng đầu tiên của Giáo hoàng ẩm thực Paul Bocuse (tại Collonges Mont d’Or), vốn nắm giữ liên tục 3 sao trong vòng nửa thế kỷ. Michelin bị chỉ trích là cố tình “tạo buzz”, thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như tạo làn sóng chấn động mạng xã hội.

Về phía 49 nhà hàng Pháp lần đầu tiên được gắn 1 sao, Michelin trung thành với uy tín của mình đã chọn các nhà hàng nào biết đề cao các đặc sản địa phương, đôi khi ở các vùng sâu, vùng xa (chẳng hạn như các tỉnh Ain hay là Allier) chứ không nhất thiết tập trung ở các đô thị lớn. Điểm yếu của Michelin 2020, theo giới phê bình là năm nay chỉ có 6 đầu bếp nữ được đưa vào danh sách Michelin, trong khi ngành đào tạo các đầu bếp ngày càng có nhiều nữ sinh.

Michelin thay đổi cách xếp hạng

Danh sách mới của sách hướng dẫn Michelin không giải thích nguyên nhân nào dẫn đến việc xuống hạng 2 nhà hàng tiếng tăm do 2 tên tuổi lớn là Paul Bocuse và Marc Veyrat sáng lập. Nhưng quyết định mà nhiều người cho là táo bạo, phản ánh chủ trương mới của Michelin kể từ khi ông Gwendal Poullennec được bầu làm giám đốc điều hành công ty Michelin từ tháng 09/2018.

Trong vòng nhiều thập niên, Michelin rất tôn trọng truyền thống và các bậc ‘‘trưởng lão’’ cho nên không bao giờ cho xuống hạng một tên tuổi lớn của làng ẩm thực, cho dù chất lượng có thể không đồng đều. Thế nhưng, sau hơn nửa thế kỷ ‘‘bất di bất dịch’’, sách hướng dẫn bìa đỏ bắt đàu chuyển hướng và chấm điểm gắn sao một cách khách quan hơn.

Hệ thống sao Michelin, theo giải thích của ông giám đốc Gwendal Poullennec, không phải là một chức vị theo kiểu cha truyền con nối, mà là thành quả của một đội ngũ đầu bếp nỗ lực dày công để từng bước giành lấy danh hiệu cao quý nhất. Dù có giải thích cách mấy, Michelin hẳn chắc đã đặt ra một tiền lệ mới nhưng vẫn chưa đủ sức thuyết phục để dập tắt cuộc tranh luận liên quan tới việc xuống hạng nhà hàng của Paul Bocuse.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200128-michelin-g%E1%BA%AFn-sao-m%E1%BB%9Bi-cho-63-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-ph%C3%A1p

 

Ba Lan tưởng niệm ngày giải phóng Auschwitz

 khi chủ nghĩa bài trừ Do Thái đang ngày càng gia tăng

Tin từ WARSAW/OSWIECIM, Ba Lan – Vào hôm thứ Hai (27 tháng 1), các nhà lãnh đạo thế giới tham gia cùng những người sống sót Holocaust ở Ba Lan để đánh dấu 75 năm kể từ khi quân đội Liên Xô giải phóng trại tử thần Auschwitz, trong bối cảnh lo ngại về sự hồi sinh toàn cầu của chủ nghĩa bài trừ Do Thái.

Trong quá khứ, hơn 1.1 triệu người, hầu hết trong số họ là người Do Thái, đã thiệt mạng trong các phòng hơi ngạt của trại hoặc vì đói, lạnh và bệnh tật. Được thành lập bởi Đức Quốc xã ở Ba Lan bị chiếm đóng vào năm 1940, lúc đầu để giam giữ các tù nhân chính trị Ba Lan, trại này trở thành trung tâm diệt chủng lớn nhất nơi kế hoạch giết hại tất cả người Do Thái của Adolf Hitler  được thực hiện.

Phát biểu trước các nghi lễ vào hôm Thứ Hai, ông David Harris, người đứng đầu Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ, cho biết các nhóm từ thượng tôn da trắng cực hữu đến thánh chiến và cực tả đang thúc đẩy chủ nghĩa bài trừ Do Thái trên toàn thế giới. Một cuộc khảo sát năm 2019 của Liên đoàn Chống phỉ báng có trụ sở tại Hoa Kỳ cho thấy khoảng 25% dân châu Âu vẫn có thái độ “căm thù lan tỏa” đối với người Do Thái, so với tỷ lệ 19% của người Bắc Mỹ.

Ở Đức, 42% người được khảo sát đồng ý rằng “người Do Thái vẫn nói quá nhiều về những gì xảy ra với họ trong vụ thảm sát Holocaust”. Vào tháng 10 năm ngoái, hai người thiệt mạng trong vụ nổ súng gần giáo đường ở miền đông nước Đức, trong sự việc mà các viên chức gọi là một cuộc tấn công chống Do Thái. (BBT)

https://www.sbtn.tv/ba-lan-tuong-niem-ngay-giai-phong-auschwitz-khi-chu-nghia-bai-tru-do-thai-dang-ngay-cang-gia-tang/

 

Taliban tuyên bố đã bắn rơi một máy bay

quân sự Hoa Kỳ tại miền trung Afghanistan

Tin từ KABUL, Afghanistan – Vào hôm thứ Hai (27/1), một chiếc máy bay bị rơi ở miền trung Afghanistan và các nhà chức trách đang cố gắng xác định vị trí của đống đổ nát ở khu vực miền núi do Taliban kiểm soát một phần. Hai viên chức từ tỉnh Ghazni cho biết chiếc máy bay bị rơi dường như thuộc về một công ty nước ngoài, và không thuộc về hãng hàng không Ariana Afghan Airlines như các thông tin đưa ra.

Trước đó, ba viên chức chính phủ cho biết chiếc máy bay này được điều hành bởi Ariana Afghan Airlines, nhưng Quyền Giám đốc điều hành Mirwais Mirzakwal phủ nhận những báo cáo đó. Một viên chức cao cấp của văn phòng Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ở Kabul cho biết một chiếc máy bay bị rơi gần tỉnh Ghazni và chính quyền vẫn đang tìm kiếm thông tin chi tiết từ địa điểm này ở khu vực Sado Khel thuộc quận Deh Yak của tỉnh Ghazni vào khoảng 1:10 p.m. giờ địa phương (08:40 GMT). Phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của Taliban cho biết nhóm này đã bắn rơi một máy bay quân sự Hoa Kỳ tại Ghazni, và theo ông thì tất cả những người trên máy bay đã thiệt mạng. Phía Hoa Kỳ nói rằng chiếc máy bay bị rơi là một chiếc máy bay quân sự loại nhỏ.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/taliban-tuyen-bo-da-ban-roi-mot-may-bay-quan-su-hoa-ky-tai-mien-trung-afghanistan/

 

2 người chết, hàng trăm người bị thương

 khi người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh Iraq

Tin từ Baghdad, Iraq – Vào hôm chủ nhật (26 tháng 01), Ủy ban Nhân quyền cao cấp của Iraq cho biết 12 người thiệt mạng và 230 người khác bị thương trong các cuộc biểu tình ở Iraq trong ba ngày qua.

Theo tuyên bố của Ủy ban Nhân quyền (gọi tắt là IHCHR), chín người biểu tình chết ở thủ đô Baghdad và ba người khác thiệt mạng ở thành phố phía nam Nasiriyah, cách Baghdad khoảng 350 km về phía nam. Kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng 10/2019, hơn 600 người đã thiệt mạng.

Theo tin từ CNN, hàng chục lực lượng an ninh Iraq sử dụng đạn thật và hơi cay khi họ giải tán hàng trăm người biểu tình chống chính phủ ở quảng trường al-Khalani, Baghdad, vào hôm thứ Bảy (25/1). Các nhà hoạt động cho biết hành động gây hấn này được đưa ra sau khi giáo sĩ Shia Muqtada al-Sadr tuyên bố vào tối hôm thứ Sáu rằng ông sẽ ngừng ủng hộ những người biểu tình chống chính phủ.

Vài giờ sau, hàng trăm tín đồ của ông rời khỏi Quảng trường Tahrir để đáp lại tuyên bố này. Các nhà hoạt động cho biết lực lượng an ninh đụng độ với hàng trăm người biểu tình ở thành phố Basra phía nam sau khi họ phá bỏ hàng chục lều ngồi ăn vạ của họ. Hàng trăm người biểu tình ở cả Basra và Baghdad bị giải tán và sáu người biểu tình bị thương ở Basra. (BBT)

https://www.sbtn.tv/2-nguoi-chet-hang-tram-nguoi-bi-thuong-khi-nguoi-bieu-tinh-dung-do-voi-luc-luong-an-ninh-iraq/

 

Nhật xác nhận 1 người nhiễm virus Corona,

dù không tới Trung Quốc

TOKYO, Nhật (NV) – Chính phủ Nhật hôm Thứ Ba, 28 Tháng Giêng, xác nhận một người đàn ông ở quốc gia này, không đến Trung Quốc thời gian gần đây, nhưng cũng bị nhiễm virus Corona, có lẽ là do bị lây lan khi ông lái xe buýt chở khách du lịch từ Vũ Hán, nơi khởi đầu trận dịch hiện nay.

Bản tin của hãng thông tấn AFP cho biết người đàn ông ngoài 60 tuổi này, cư dân vùng Nara, ở phía Tây nước Nhật, đã lái xe chở hai đoàn du khách từ Vũ Hán hồi đầu Tháng Giêng và hôm Thứ Bảy vừa qua phải vào bệnh viện vì các triệu chứng như bệnh cúm, theo Bộ Y Tế Nhật.

Bộ Trưởng Y Tế Nhật Katsunobu Kato nói quốc gia này hiện có hai ca bệnh mới được chính thức xác nhận, nâng tổng số các trường hợp bệnh ở Nhật lên sáu vụ.

“Một người trong số này không hề tới Vũ Hán, nhưng hai lần lái xe buýt chở du khách từ Vũ Hán hồi Tháng Giêng,” ông Kato nói với báo chí.

Một giới chức y tế xác nhận với AFP rằng “không có dấu hiệu gì” là người đàn ông này tới Trung Quốc thời gian gần đây, kể cả Vũ Hán.

Viên chức này nói thêm rằng nếu việc người tài xế nhiễm virus từ các du khách thì đây sẽ là trường hợp truyền từ người sang người đầu tiên ở Nhật.

Chính phủ Nhật đưa ra các biện pháp kiểm soát du khách từ Trung Quốc và dự trù sẽ đưa một phi cơ sang Vũ Hán đêm Thứ Ba để di tản công dân về nước.

Chiếc phi cơ này đợt đầu sẽ đưa về khoảng 200 người, trong số 650 người yêu cầu được di tản cho tới nay, theo giới hữu trách. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nhat-xac-nhan-1-nguoi-nhiem-virus-corona-du-khong-toi-trung-quoc/

 

Virus corona: Xuất hiện lây nhiễm

giữa người với người ở Nhật Bản

Dương Minh

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato thông báo hôm 28/1, một người ở nước này đã bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới mà chưa từng ở Vũ Hán (Trung Quốc).

Hãng tin Reuters dẫn lời truyền thông Nhật Bản cho biết bệnh nhân mới này là một lái xe du lịch, hơn 60 tuổi, đã từng chở các khách du lịch đến từ Vũ Hán hai lần trong tháng qua. Bệnh nhân được xác nhận bị bệnh viêm phổi cấp vào ngày 25/1 vừa qua.

Đây là trường hợp lây nhiễm giữa người và người đầu tiên ở Nhật Bản do virus corona mới.

Đến nay, Nhật Bản đã có 4 ca bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp. Ngày 16/1, Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona (2019-nCov) gây bệnh viêm phổi lạ, sau khi người này trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngày 26/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho hay, Chính phủ của ông đang phối hợp với các cơ quan chức năng Trung Quốc để sắp xếp một chuyến bay thuê bao dành cho bất cứ công dân Nhật Bản nào mong muốn được trở về từ Vũ Hán.

Bao nhiêu người đã bị nhiễm virus corona?

Tính đến ngày 28/1, toàn thế giới đã có 107 người bị tử vong và 4.474 người bị nhiễm bệnh dịch này, theo WHO. Bệnh viêm phổi Vũ Hán đã tiếp tục lan rộng và có những trường hợp xác nhận đầu tiên ở Đức, Sri Lanka và Campuchia.

Ngoài Trung Quốc, 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm virus corona mới là:

Hồng Kông: 8 ca

Thái Lan: 8 ca

Macau: 6 ca

Úc: 5 ca

Singapore: 5 ca

Đài Loan: 5 ca

Mỹ: 5 ca

Nhật Bản: 4 ca

Hàn Quốc: 4 ca

Malaysia: 4 ca

Pháp: 3 ca

Việt Nam: 2 ca

Campuchia: 1 ca

Canada: 1 ca

Đức: 1 ca

Bờ Biển Ngà: 1 ca

Nepal: 1 ca

Sri Lanka: 1 ca

Phản ứng của các nước trước dịch bệnh viêm phổi cấp

Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam hôm 28/1 cho biết sẽ cho dừng tất cả các chuyến tàu cao tốc và dịch vụ đường thuỷ giữa thành phố này và Trung Quốc đại lục để ngăn chặn dịch bệnh do virus corona. Trước đó, các nhân viên y tế Hồng Kông dự kiến sẽ biểu tình để đòi chính quyền đóng cửa biên giới với Trung Quốc.

Trong khi đó, hơn nửa triệu người dân Hàn Quốc đã ký đơn thỉnh nguyện yêu cầu chính phủ cấm người Trung Quốc vào nước này. Tính đến ngày 28/1 đã có hơn 530.000 người Hàn Quốc ký đơn thỉnh nguyện.

Nhiều quốc gia đã lên kế hoạch di chuyển nhân viên ngoại giao và công dân của họ từ Vũ Hán và các vùng bị dịch bệnh ở Trung Quốc về nước, như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada,…

Chính phủ Malaysia áp lệnh cấm tạm thời với khách du lịch đến từ thành phố Vũ Hán và các vùng lân cận trong tỉnh Hồ Bắc từ 27/1 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Trong khi đó, Philippines dừng cấp thị thực tại chỗ để giảm các đoàn du lịch Trung Quốc nhưng không cấm du khách nước này.

Hiện nay có 2 nước đã tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc là Mông Cổ và Bắc Triều Tiên.

https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-corona-xuat-hien-lay-nhiem-giua-nguoi-voi-nguoi-o-nhat-ban.html

 

Nhật Bản và Trung Quốc

tranh giành ảnh hưởng tại Indonesia

Indonesia tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại vùng đánh cá của nước này ở Biển Đông với sự trợ giúp của Nhật Bản. Đồng thời Nhật Bản phải đảm bảo kế hoạch không làm phương hại đến việc tiếp cận với Bắc Kinh.

Vào ngày 11/1 năm nay, ba tàu tuần dương Indonesia buộc hơn 50 tàu thuyền của Trung Quốc ra khỏi vùng biển phía bắc Natuna giữa bán đảo Malaysia và Borneo.

Đoàn tàu của Trung Quốc gồm tàu đánh cá và tàu tuần duyên, đã có mặt tại khu vực này—nơi Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Indonesia và đường chín đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông chồng chéo lên nhau—khoảng hai tuần lễ. Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền trong khu vực không được quốc tế công nhận.

Tuy nhiên tranh chấp này không có gì mới. Cách đây 4 năm. Hải quân Indonesia bắn vào một tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là “một vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc.” Vào tháng 12 năm 2018, Indonesia mở một căn cứ quân sự mới tại Biển Natuna.

Hiện nay, nhà cầm quyền Indonesia quay về phía Nhật Bản để giúp bảo vệ chống các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trước đây trong tháng, vào ngày 10/1, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ở Jakarta để thảo luận về việc hợp tác chặt chẽ hơn “liên hệ đến Biển Đông.”

Ông Motegi hứa giúp đỡ về kỹ thuật cho tuần duyên Indonesia trong vòng một tháng, cũng như trợ giúp về tài chánh cho những đảo ở Biển Natuna. Năm ngoái Nhật Bản đầu tư khảng 22,7 triệu đô la trong việc phát triển các cảng cá trên 6 đảo, trong đó có những cảng trên Biển Natuna. Nhật Bản cũng hứa đầu tư thêm 7,3 triệu đô la trong việc xây dựng một chợ cá ở Natuna. Theo như Ngoại trưởng Motegi, việc xây dựng dự trù bắt đầu vào tháng 2 này.

Đồng thời, nhà đầu tư Nhật Bản Masayoshi Son, cũng tham dự cuộc họp ngày 10/1, đưa ra kế hoạch đầu tư của ông. Theo Thông tấn xã Bloomberg, ông Son sẵn sàng đầu tư từ 30 đến 40 tỉ đô la trong việc xây dựng kinh đô mới của Indonesia trên đảo Borneo.

Ông Son, một tỉ phú gốc Triều Tiên, đã lập ra uỷ ban xây dựng Borneo với việc xây dựng bắt đầu trong năm nay. Số tiền đầu tư ông Son đưa ra rất cao, đặc biệt là chi trí dự trù của dự án vào khoảng 34 tỉ đô la. Tuy nhiên đề nghị của ông Son được các đối tác Indonesia xem là nghiêm chỉnh: Công ty SoftBank Capital Group của ông đã sử dụng công ty viễn thông di động Grab và công ty bán hàng trên mạng Tokopedia đổ 3 tỉ đô la vào đảo quốc này.

Cạnh tranh ảnh hưởng vùng

Đầu tư tư nhân và chính phủ Nhật Bản đã biến quần đảo này thành một đấu trường cạnh tranh giữa Tokyo và Bắc Kinh để giành ảnh hưởng tại châu Á. Một trong những lãnh vực chính mà hai bên cạnh tranh đối đầu là xây dựng những dự án hạ tầng cơ sở như đường xá, bến cảng và đường ray.

Trung Quốc đã sử dụng Sáng kiến Vành Đai và Con Đường và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) thành lập năm 2016, để nâng cao vị thế của nước này. Nhật Bản đáp lại bằng “Chiến lược Tự do và Rộng mở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” cho “những dự án hạ tầng cơ sở chất lượng cao” và Ngân hàng Phát triển Á châu ở Manila để tăng tiến vị thế của Nhật hơn nữa. Nhật Bản hy vọng chiến lược này sẽ cho phép Nhật Bản ngăn việc kiểm soát của Trung Quốc đối với những đường chuyển vận hàng hải trong vùng.

Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Indonesia kể từ những năm 1970. Trong 10 năm qua, Nhật Bản đầu tư khoảng 31 tỉ đô la vào Indonesia, chỉ sau Singapore. Tuy nhiên Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Indonesia. Chính yếu là nhờ vào việc Trung Quốc, vào năm 2015 đã thắng cuộc đấu thầu trị giá 5,5 tỉ đô la để xây dựng đường xe lửa cao tốc dài 150 kilômét giữa Jakarta và Bandung trên đảo Java. Trung Quốc đánh bại một công ty Nhật Bản để được hợp đồng này.

Tuy nhiên năm ngoái sự thất bại này của Tokyo được xoa dịu khi một công ty Nhật Bản trúng thầu xây dựng một đường ray mới giữa Jakarta và Semarang, thủ phủ của tỉnh Trung Java, và việc nâng cấp đường ray hiện có giữa Semarang và Subaya, thủ phủ của tỉnh Đông Java.

Indonesia cũng là thị trường chính của các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản. Theo như công ty nghiên cứu thị trường ô tô MarkLines có trụ sở tại Tokyo, Tập đoàn Toyota bán hơn phân nửa trong số 940.000 xe mua tại Indonesia trong năm tài chánh 2019.

Tokyo tìm cách làm dịu những quan ngại của Trung Quốc

Hợp tác ngày càng tăng với Nhật Bản có thể khuyến khích Indonesia đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng một cách mạnh mẽ. Việc này cũng có thể cho thấy Indonesia có thể cùng các nước khác dọc đường chín đoạn thành lập một mặt trận thống nhất chống lại những kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.

Tuy nhiên một động thái như thế cũng có thể đe dọa những nỗ lực của Tokyo tiến đến một thỏa thuận chung với Trung Quốc, đối thủ vùng nhiều quyền lực của Nhật Bản. Cả hai nước, không nghi ngờ gì là những nước có ảnh hưởng mạnh nhất trong vùng, mới gần đây đã đưa ra một chính sách tiếp cận sau nhiều năm băng giá trong các mối quan hệ– một sự thay đổi phần lớn là do cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã đi thăm Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình vào mùa thu năm 2018 và ông Tập dự trì đi thăm Tokyo tháng 4 này.

Ngày thứ Hai tuần trước, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi làm dịu bớt những quan ngại của Trung Quốc về việc đầu tư của Nhật Bản tại Indonesia khi ông nói trước Hạ viện. Trong bài diễn văn, ông Motegi nói ông hy vọng về một giải pháp hòa bình căn cứ trên luật quốc tế, có thể thực hiện được trong vấn đề cạnh tranh giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á khác.

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (PRC) đã tuyên bố có chủ quyền trên 80% Biển Đông có tài nguyên đồi dào. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã gây nên quan ngại của quốc tế bằng cách xây những căn cứ quân sự trên một số đảo và rạn san hô trong vùng.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-tranh-gi%C3%A0nh-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%E1%BA%A1i-indonesia-/5262650.html

 

Cô của Kim Jong Un xuất hiện sau 6 năm vắng bóng

Người cô có nhiều ảnh hưởng của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện lần đầu tiên sau 6 năm vắng bóng, truyền thông nhà nước loan tin ngày Chủ Nhật 26/1, nhiều năm sau khi chồng bà bị xử tử trong một vụ thanh trừng.

Bà Kim Kyong Hui là em của nhà độc tài Triều Tiên đã qua đời Kim Long Il, và đã đóng vai trò hàng đầu trong những năm đầu tiên cai trị của nhà lãnh đạo hiện hành Kim Jong Un.

Bà hoàn toàn không xuất hiện trước công chúng kể từ năm 2013, sau khi ông Kim Jong Un ra lệnh xử tử chồng bà là Jang Song Thaek, người được xem như nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên lúc bấy giờ.

Vào ngày Chủ Nhật 26/1, truyền thông nhà nước cho thấy bà Kim Kyong Hui ngồi gần ông Kim Jong Un tại một buổi trình diễn chào mừng Tết Âm lịch tại Bình Nhưỡng.

“Nhiều quan sát viên Triều Tiên cho rằng bà Kim Kyong Hui đã lưu vong hay bị giết sau khi chồng bà chết, do đó thấy bà xuất hiện bên cạnh lãnh tụ sáu năm sau đó chắc chắn là một điều ngạc nhiên,” ông Oliver Hotham trưởng ban biên tập của NK News, một cơ quan theo dõi Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, nói.

Bà Kim Kyong Hui và chồng có một thời là cặp vợ chồng quyền lực tạo thành một loại nhiếp chính trong thế giới chính trị của Triều Tiên đằng sau nhà lãnh đạo trẻ và hay thay đổi, kế vị cha ông vào tháng 12/2011.

“Việc xuất hiện thình lình của các giới chức quan trọng trong một chế độ như Triều Tiên luôn luôn có tầm quan trọng đặc biệt,” ông Michael Madden, một chuyên gia về giới lãnh đạo Triều Tiên thuộc Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Washington nói.

Ông Kim Jong Un đang phải đối mặt với một năm chính trị quốc tế và quốc nội nhạy cảm, vào lúc những cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Hoa Kỳ vẫn không tiến triễn và những chế tài quốc tế kìm hãm nền kinh tế Triều Tiên.

Ông Madden nói, sự xuất hiện bất thình lình của cô ông Kim Jong Un nêu lên nhiều câu hỏi về ý nghĩa của việc này đối với Triều Tiên.

“Ngay cả khi bà không có văn phòng chính trị hay một chức vụ chính thức trong chế độ, nhưng xuất hiện trước công chúng như thế này chứng tỏ sự ủng hộ đối với cháu bà. Việc này bày tỏ mạnh mẽ sự đoàn kết trong gia đình ông Kim”, ông nói.

Việc xuất hiện của bà Kim Kyong Hui trong một vị thế mạnh mẽ cho thấy bà vẫn còn hay ít nhất tái lập ảnh hưởng sau hậu trường, ông Hotham nói, ghi nhận là bà được xếp hàng sau lãnh tụ số 2 của Triều Tiên là ông Choe Ryong Hae.

Ông nói thêm “Việc bà ngồi ngay cạnh nhà lãnh đạo và được xếp thứ hai sau ông Choe Ryong Hae cho thấy bà có thể được trao một chức vụ quan trọng, có khả năng cố vấn cho ông Kim Jong Un về các vấn đề kinh tế hay chính trị. Việc này cũng nhắc nhở chế độ quái đản và tàn bạo của Triều Tiên khi bà ngồi cạnh người đã ra lệnh xử tử chồng bà.

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4-c%E1%BB%A7a-kim-jong-un-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-sau-6-n%C4%83m-v%E1%BA%AFng-b%C3%B3ng/5262664.html

 

Nhà ngoại giao Đài Loan nói

‘Một quốc gia, hai chế độ là lời nói dối trắng trợn’

Minh Hòa

Báo Newsweek gần đây đã phỏng vấn nhà ngoại giao Đài Loan – ông Stanley Kao, người đứng đầu Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, cơ quan hoạt động tựa như đại sứ quán không chính thức của Đài Loan tại thủ đô Washington của Mỹ.

Các nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc đã tìm cách thao túng cuộc bầu cử ở Đài Loan để thay thế nữ tổng thống có lập trường cứng rắn về Bắc Kinh, bà Thái Anh Văn.

Kế hoạch này đã thất bại. Trong cuộc bầu cử vào đầu tháng này, Tổng thống Thái Anh Văn đã tái đắc cử với 57% phiếu bầu. Bà là người đứng đầu Đảng Dân Tiến, vốn có chủ trương phản đối thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Trong khi đó Quốc Dân Đảng, vốn có thiện cảm với việc thống nhất vào Trung Quốc, chỉ giành được 38% phiếu bầu.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi trúng cử, bà Thái nói với BBC rằng Đài Loan là “một quốc gia độc lập”. “Chúng tôi có bản sắc riêng và chúng tôi có quốc gia của riêng minh”, bà Thái nói. “Chúng tôi xứng đáng có được sự tôn trọng từ Trung Quốc”.

Phát biểu với Newsweek, ông Kao lặp lại lời phát biểu của Tổng thống Thái Anh Văn và nói rằng người dân Đài Loan bác bỏ ý tưởng thống nhất vào Trung Quốc. Ông Kao cũng kêu gọi Hoa Kỳ duy trì sự ủng hộ truyền thống của Washington đối với Đài Bắc, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc ngày càng hung hăng trong việc tìm cách chiếm đoạt Đài Loan.

Ông Kao nói: “Kinh nghiệm của Hồng Kông khi theo mô hình ‘Một quốc gia, hai chế độ’ đã cho thế giới thấy rằng chủ nghĩa độc tài và dân chủ không thể cùng tồn tại. Cái gọi là ‘Một quốc gia, hai chế độ’ được hứa hẹn và thực hành ở Hồng Kông, đã được chứng tỏ là sai lầm, thất bại hoàn toàn và là lời nói dối trắng trợn. Đài Loan sẽ không bao giờ lựa chọn điều đó”.

Ông Kao đề cập đến chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh hứa hẹn trao cho Hồng Kông khi Anh Quốc trao trả thành phố này cho Trung Quốc vào năm 1997, theo đó Hồng Kông được phép duy trì hệ thống kinh tế – chính trị của chủ nghĩa tư bản, trong khi đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ông Kao cho biết: “Chúng tôi rất lo ngại về sự xói mòn của tự do và dân chủ ở Hồng Kông. Các cuộc biểu tình rầm rộ trên đường phố ở Hồng Kông không chỉ khiến người Đài Loan càng thêm trân trọng hệ thống dân chủ và cách sống hiện tại của mình, mà còn cho họ thấy rõ rằng mô hình ‘Một quốc gia, hai chế độ’ không thể tồn tại”.

Báo Newsweek bình luận ngày 27/1: “Cuộc bầu cử ở Đài Loan đã kết thúc một năm đầy biến động của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tờ báo này nhận định: “Chế độ độc tài của Bắc Kinh đã làm chấn động các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và Đài Loan. Hồng Kông thì đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc theo chính sách ‘Một quốc gia, hai chế độ’, trong khi đó Đài Bắc vẫn duy trì nền độc lập của mình trước sự vỡ mộng của Bắc Kinh”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-ngoai-giao-dai-loan-noi-mot-quoc-gia-hai-che-do-la-loi-noi-doi-trang-tron.html

 

Virus corona: Hong Kong hạn chế

hàng không và xe lửa với Trung Quốc đại lục

Hong Kong vừa loan báo hạn chế đi lại giữa Trung Quốc đại lục và thành phố Hong Kong, nhằm giảm rủi ro lây lan virus corona.

Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?

Hơn 100 người tử vong do virus corona mới ở Trung Quốc

Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới

Hơn 100 người đã chết ở Trung Quốc, và các ca lây nhiễm được xác nhận vượt quá 4.500 người.

Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, là khu vực nguồn viêm phổi do chủng corona mới.

Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đeo khẩu trang và loan báo tàu hỏa tốc hành cùng phà sẽ tạm ngừng di chuyển từ thứ Năm tuần này.

Bà Carrie Lam cũng nói các chuyến bay từ Hong Kong sang đại lục sẽ giảm đi một nửa.

Người đang ở đại lục cũng tạm thời không thể xin giấy thông hành vào Hong Kong.

Cũng hôm 28/1, Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc nói họ đề nghị cư dân Trung Quốc có kế hoạch xuất cảnh gần đây xác định hợp lý thời gian đi lại.

Cục Quản lý Di dân Quốc gia nói rằng giảm bớt việc đi lại xuyên biên giới có lợi cho phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Trong ngày 28/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại Bắc Kinh.

Bộ trưởng Vương Nghị được dẫn lời nói Trung Quốc hoàn toàn có năng lực, có lòng tin, cũng có nguồn lực sớm ngày chiến thắng dịch bệnh này.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến Vũ Hán khảo sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra cũng đang gây lo ngại cho Việt Nam.

Chính phủ ở Hà Nội nói tại Việt Nam đã có 02 người Trung Quốc bước đầu xác định nhiễm nCoV.

Việt Nam đã thành lập Ủy ban Chỉ đạo phòng, chống dịch do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51207853

 

Cảnh sát Hồng Kông bắn hơi cay

để giải tán người biểu tình ở Mong Kok

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào tối thứ Bảy (25 tháng 1), cảnh sát bắn hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình ở Hồng Kông tụ tập tại trung tâm mua sắm Mong Kok, nơi từng diễn ra một cuộc biểu tình vào năm 2016, đánh dấu bước ngoặt bạo lực trong phong trào dân chủ của thành phố.

Theo thông tin từ phía cảnh sát, một đám đông lớn và “một số người biểu tình chặn đường bằng những hàng rào và rác”, và ném “các vật cứng” vào xe cảnh sát. Vì vậy cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Các cuộc đụng độ diễn ra sau quyết định hủy bỏ một cuộc biểu tình dự kiến xảy ra vào ngày thứ Sáu, nhằm đánh dấu kỷ niệm lần thứ tư của sự kiện Fishball Revolution – một cuộc biểu tình chống lại cuộc đàn áp những người bán hàng rong không có giấy phép, khiến hàng chục cảnh sát bị thương. Cuộc biểu tình Fishball Revolution xử dụng bạo lực một cách đáng ngạc nhiên theo các tiêu chuẩn vào thời đó, và thúc đẩy một chiến dịch của chính phủ nhằm trấn áp nhóm ủng hộ độc lập liên quan đến cuộc biểu tình.

Sự việc này cũng giúp nhà hoạt động Edward Leung, người đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc biểu tình, trở thành một trong những người ủng hộ độc lập nổi bật nhất của thành phố. Khẩu hiệu chiến dịch của Edward Leung là “Đòi lại Hồng Kông, Cuộc cách mạng của thời đại chúng ta!” – được đón nhận rộng rãi bởi những người tham gia trong các cuộc biểu tình khắp thành phố vào năm ngoái.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/canh-sat-hong-kong-ban-hoi-cay-de-giai-tan-nguoi-bieu-tinh-o-mong-kok/

 

Hồng Kông ước tính hiện có 44,000 ca bệnh ở Vũ Hán,

 kêu gọi có ‘biện pháp quyết liệt’

HỒNG KÔNG (NV) – Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Hồng Kông hiện đang kêu gọi chính quyền nơi này hãy có các biện pháp ‘quyết liệt’ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona từ thành phố Vũ Hán trong lục địa, nêu ra ước tính của họ rằng hiện có thể có tới 44,000 người bị lây nhiễm ở nơi này, cao gấp mấy chục lần hơn so với con số chính thức do Vũ Hán đưa ra.

Hôm Chủ Nhật, Thị Trưởng Vũ Hán, ông Zhou Xianwang, sau khi tiết lộ có 5 triệu dân nơi đây bỏ chạy trước khi thành phố bị khóa lại, nói rằng các giới chức y tế đang theo dõi khoảng 2,700 ca “tình nghi” mắc bệnh, theo bản tin của tờ South China Morning Post hôm Thứ Hai, 27 Tháng Giêng.

Các khoa học gia ở đại học University of Hong Kong (HKU) hôm Thứ Hai ước lượng rằng con số bệnh nhân ở Vũ Hán, tính đến ngày Thứ Bảy, đã lên tới khoảng 43,590 người, gồm cả những người trong thời kỳ ủ bệnh.

Cũng hôm Thứ Hai, giới hữu trách Trung Quốc công bố con số các trường hợp “được xác nhận” là có bệnh trên toàn quốc là 2,800, với số thiệt mạng là 82 người. Hồng Kông cho đến nay xác nhận có 8 trường hợp mắc bệnh.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu và cũng là khoa trưởng y khoa tại đại học HKU, Bác Sĩ Gabriel Leung, nói rằng toán nghiên cứu của ông ước tính là có 25,630 bệnh nhân đang cho thấy các triệu chứng bệnh ở Vũ Hán, và con số này sẽ tăng gấp đôi trong 6 ngày tới, theo mô hình toán học dựa trên các con số có được tính tới ngày Thứ Bảy.

Các giới chức ở lục địa trước đó cũng xác nhận rằng không giống như thời gian có bệnh SARS trước đây, virus Corona nay cũng gây lây lan trong thời gian ủ bệnh. Những người bị nhiễm virus này có thể không có chỉ dấu gì là mắc bệnh, cho tới khi bệnh phát ra.

Bác Sĩ Leung nói nghiên cứu của nhóm chuyên gia này cho thấy việc lây lan từ người sang người hiện đang xảy ra tại khắp các thành phố lớn ở lục địa và cảnh cáo rằng đại dịch có thể sớm xảy ra.

“Chúng ta phải biết chuẩn bị, trận dịch này có thể trở thành đại dịch toàn cầu,” Bác Sĩ Leung nói.

Theo mô hình của toán nghiên cứu, con số người mắc bệnh tại năm đại thành phố ở lục địa là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến và Trùng Khánh, sẽ lên đến đỉnh vào cuối Tháng Tư hay đầu  Tháng Năm. Vào thời gian đỉnh này, mỗi ngày có thể có tới 150,000 ca bệnh mới được xác nhận tại Trùng Khánh. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/hong-kong-uoc-tinh-hien-co-44000-ca-benh-o-vu-han-keu-goi-co-bien-phap-quyet-liet/

 

TQ tuyên bố sẽ đánh bại dịch Corona,

thế giới nâng cao mức báo động

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ ba tuyên bố Trung Quốc chắc chắn sẽ đánh bại virus Corona “ma quỷ” đã giết chết 106 người, lây lan ra khắp thế giới và làm giao động các thị trường tài chính.

Bất chấp thái độ tự tin của ông Tập, mức độ báo động tăng cao giữa lúc các quốc gia, từ Pháp đến Nhật Bản, dang sơ tán các công dân của họ, và Hong Kong – hiện trường nơi diễn ra tình trạng bất ổn kéo dài nhiều tháng do các cuộc biểu tình chống đối Trung Quốc, đang có kế hoạch đình chỉ dự án đường sắt tốc độ cao và các dự án kết nối phà với Hoa Lục.

Hoa Kỳ nằm trong số các quốc gia sơ tán công dân ra khỏi Vũ Hán, thành phố có 11 triệu dân, tâm điểm nơi bùng phát dịch. Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh cho biết một máy bay thuê bao sẽ đưa nhân viên lãnh sự quán Mỹ rời Vũ Hán vào ngày mai, thứ tư 29/1.

Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gặp ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh để thảo luận về cách bảo vệ dân địa phương và người nước ngoài trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi virus Corona, đồng thời bàn về các giải pháp thay thế có thể thực hiện để sơ tán, theo một phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới.

Truyền hình nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập, nói ‘virus là một thứ ma quỷ, và chúng ta không thể để cho ma quỷ ẩn nấp trong bóng tối’.

“Trung Quốc sẽ siết chặt hợp tác quốc tế và hoan nghênh sự tham gia của WHO vào công tác phòng chống virus… Trung Quốc tự tin là sẽ thắng trong cuộc chiến chống virus này. “

Các nhà đầu tư đang lo lắng về tác động đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, giữa lúc các lệnh cấm du hành được ban hành, và thời gian nghỉ lễ ăn Tết cuối năm được kéo dài sang năm mới.

Giá cổ phiếu trên toàn cầu lại giảm sút, giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, và giá trị đồng nguyên cũng giảm tới mức thấp nhất trong 2020.

Một ủy ban gồm 16 chuyên gia độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới hồi tuần trước từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế. Theo truyền thống, WHO rất miễn cưỡng, không muốn làm phật lòng hoặc gạt ra ngoài lề một nước đang phải đối phó với dịch bệnh vì lo sợ nước này không sẵn lòng báo cáo các trường hợp bùng phát lây nhiễm dịch bệnh trong tương lai.

Với các triệu chứng tương tự như cúm, virus Corona đã lan rộng ở nước ngoài, nhưng không ca nào trong số 106 ca tử vong xảy ra bên ngoài Trung Quốc, và tất cả đều xảy ra ở Vũ Hán ngoại trừ 6 ca. Vũ Hán là thành phố nơi virus xuất hiện trong tháng qua, có lẽ do các hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

Theo WHO, trong 45 trường hợp được xác nhận tại 13 quốc gia bên ngoài Trung Quốc, chỉ có một trường hợp là do người truyền cho người tại Việt Nam.

Nhưng một giới chức Nhật cho biết đã có một trường hợp nghi ngờ là người truyền cho người ở Nhật Bản, trong khi nước Đức xác nhận trường hợp một người đàn ông bị nhiễm virus từ một đồng nghiệp từ Thượng Hải tới thăm nơi làm việc của ông.

Hong Kong cho biết dịch vụ xe lửa cao tốc tới Hoa Lục sẽ bị đình chỉ từ nửa đêm ngày thứ năm, trong khi số lượng các chuyến bay sẽ giảm một nửa.

Thái Lan xác định thêm sáu ca nhiễm virus trong số các du khách đến từ Trung Quốc, nâng tổng số ca lây nhiễm lên 14 ca, mức cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Vùng viễn đông Nga đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc cho đến ngày 7 tháng 2, hãng tin TASS của Nga cho biết.

Thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, hầu như hoàn toàn bị phong tỏa, các phương tiện giao thông đóng cửa, và lệnh cấm tụ tập được ban hành. Hàng chục triệu người khác ở tỉnh Hồ Bắc phải sinh hoạt trong các điều kiện bị cấm đi lại dưới nhiều hình thức.

Chính quyền cho biết số các ca lây nhiễm virus Corona đã xác nhận ở Trung Quốc tăng lên tới 4.515 ca tính tới hôm thứ Hai 27/1, so với 2.835 ca ngày hôm trước.

https://www.voatiengviet.com/a/tq-tuyen-bo-danh-bai-dich-corona-the-gioi-nang-cao-muc-bao-%C4%91ong/5263685.html

 

Virus corona : 106 người chết,

Trung Quốc trấn an « kiểm soát được tình hình »

Thu Hằng

Đã có thêm ít nhất 26 người chết vì virus corona mới tại Trung Quốc chỉ trong vòng một ngày. Tính đến ngày 28/01/2020, tổng cộng có 106 người chết, hơn 4.500 người bị nhiễm virus corona tại Trung Quốc, theo số liệu chính thức. Trong số những ca tử vong mới, Trung Quốc ghi nhận trường hợp đầu tiên tại Bắc Kinh, buộc chính quyền đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa.

Thông tín viên Liu Zhifan tường trình từ Bắc Kinh :

« Nạn nhân đầu tiên của virus corona mới ở Bắc Kinh là một người đàn ông 50 tuổi, từng đến Vũ Hán trong tháng này, trong khi Vũ Hán là ổ dịch của loại virus mới.

Cho đến nay, tại thủ đô có đến 20 triệu dân, đã có 80 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Và để hạn chế virus lây lan, chính quyền đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ đến ngày 02/02, các trường học tạm thời sẽ đóng cửa vô thời hạn. Việc đeo khẩu trang sẽ bị bắt buộc trong các trường học ở thành phố, từ trường mẫu giáo đến đại học. Và các trạm kiểm tra thân nhiệt sẽ được lắp đặt trước khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Chính quyền cũng khuyến cáo người dân hoãn đi du lịch nước ngoài. Các trạm tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới, tiến hành kiểm tra thân nhiệt hành khách.

Thách thức hiện nay của Trung Quốc là quản lý làn sóng đông đảo người dân muốn trở lại các thành phố sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán với gia đình ».

Bắc Kinh trấn an Liên Hiệp Quốc là « kiểm soát » tình hình

Theo giới chuyên gia, số trường hợp có nguy cơ nhiễm virus corona mới cao hơn nhiều so với thực tế, có thể là hơn 40.000 người trên toàn thế giới. Dịch virus corona mới có thể kéo dài nhiều tháng trong trường hợp khả quan nhất. Cụ thể, trả lời AFP, giáo sư David Fisman, trường đại học Toronto, nhận định : « Kịch bản được cho là khả quan nhất là dịch virus corona tiếp tục vào mùa xuân, mùa hè và sau đó sẽ lắng xuống ».

Trong khi đó, trong buổi họp ngày 27/01 tại trụ sở ở New York, ông Trương Quân (Zhang Jun), đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định với tổng thư ký Antonio Guterres rằng Trung Quốc « hoàn toàn có khả năng và niềm tin để chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch » viêm phổi cấp tính. Theo AFP, ngoài việc công nhận rằng Trung Quốc đang trải qua « một giai đoạn khó khăn », ông Trương Quân nêu những biện pháp được Bắc Kinh triển khai nhằm khống chế dịch, đồng thời khẳng định « Trung Quốc làm việc với cộng đồng quốc tế trong tinh thần cởi mở, minh bạch và phối hợp khoa học ».

Theo thông cáo của phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Antonio Guterres trả lời rằng Liên Hiệp Quốc « hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịnh bệnh và sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho Trung Quốc ». Bộ phận truyền thông của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không bình luận thêm khi được AFP đặt câu hỏi.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200128-virus-corona-106-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-b%E1%BA%AFc-kinh-tr%E1%BA%A5n-an-lhq-l%C3%A0-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh

 

Virus corona: 106 người chết,

WHO nâng nguy cơ toàn cầu lên mức cao

Chính quyền Trung Quốc xác nhận 106 người đã chết vì chủng virus corona mới, với hơn 4.000 người bị nhiễm.

Giới chức y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết, trong ngày 27/1, đã có thêm 24 ca tử vong và 1.291 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm được xác nhận lên hơn 4.000 người.

Trong 106 người tử vong, có 100 người ở tỉnh Hồ Bắc. Tỉnh này cũng đã có 2.714 trường hợp nhiễm bệnh.

Trong khi đó, nước này đã thắt chặt hơn nữa các biện pháp nhằm hạn chế đi lại, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Thành phố Vũ Hán – nơi phát xuất của chủng virus này – cũng như phần lớn các khu vực tại tỉnh Hồ Bắc đã bị phong tỏa hiệu quả.

Tuy nhiên, thị trưởng thành phố này cho biết, dù vậy, đã có hàng triệu người rời khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa được áp dụng.

Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới

Virus Corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’

Khách Vũ Hán đến Đà Nẵng là “sơ hở và nguy hiểm”?

2019-nCoV: Thị trường và giá dầu ‘gặp hạn’ vì virus

Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?

Nhiều thành phố lớn khác ở Trung Quốc đã đình chỉ các hệ thống giao thông công cộng.

Các công viên Disneyland ở Thượng Hải và Hồng Kông đều đóng cửa.

Trung Quốc cũng quyết định kéo dài kỳ nghỉ lễ mừng năm mới thêm ba ngày đến Chủ nhật (2/2).

Tình hình quốc tế ra sao?

Hiện đã có ít nhất 47 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận bên ngoài Trung Quốc.

Trường hợp mới nhất được xác nhận là ở bang Bavaria của Đức. Đây là trường hợp nhiễm bệnh thứ tư cho tới nay tại châu Âu.

Các quốc gia khác:

Thái Lan: 8 trường hợp

Mỹ, Úc, Singapore, Đài Loan: 5 trường hợp

Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản: 4 trường hợp

Pháp: 3 trường hợp

Việt Nam: 2 trường hợp

Nepal, Canada, Campuchia, Sri Lanka, Đức, Campuchia: Mỗi nước 1 trường hợp.

Cho đến nay, chưa có trường hợp tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

Hoa Kỳ khuyên công dân nước này cân nhắc kỹ lưỡng nếu họ có ý định đến Trung Quốc và khuyên không nên đến Hồ Bắc.

Nhiều quốc gia khác cũng đã cảnh báo công dân đừng thực hiện bất kỳ chuyến đi không cần thiết nào đến Trung Quốc, trong khi một số quốc gia đang lên kế hoạch sơ tán công dân còn bị mắc kẹt ở Vũ Hán.

Mông Cổ đã quyết định đóng các cửa khẩu ở biên giới với Trung Quốc, đồng thời đóng cửa tất cả các trường học.

WHO nâng nguy cơ toàn cầu lên mức cao

Trước đó, trong một báo cáo đưa ra vào cuối ngày 26/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận có sai sót trong đánh giá tình hình dịch viêm phổi do chủng virus corona mới tại Trung Quốc.

WHO cho rằng, nguy cơ lây lan dịch là “rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp khu vực và trên toàn cầu.”

WHO nhấn mạnh rằng họ đã tuyên bố sai trong những báo cáo trước đó rằng rủi ro ở mức trung bình.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh mức độ rủi ro không có nghĩa rằng WHO coi dịch bệnh này là một tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51276206

 

TQ xây bệnh viện gấp tại Vũ Hán

để đối phó virus corona.

Trung Quốc xây bệnh viện 1000 giường chỉ sau 6 ngày tại Vũ Hán để điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona.

Chứng khoán sụt và giá dầu biến động vì lo ngại khủng hoảng virus gây viêm phổi từ Vũ Hán lan ra và tác động xấu đến kinh tế toàn cầu.

Thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi lo ngại về một nạn dịch coronavirus, khiến chỉ số chứng khoán đầu ngày của thị trường London (FTSE 100) sụt giảm hơn 2%.

Chứng khoán các công ty hàng không và những doanh nghiệp bán hàng vào Trung Quốc bị sụt nhiều nhất.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-51270858

 

Trung Quốc mở lại bệnh viện Sars

để điều trị bệnh nhân lây nhiễm nCoV

Trung Quốc đang sửa lại bệnh viên ở Bắc Kinh được xây dựng trong đợt bùng phát dịch Sars năm 2002-2003 để phục vụ đợt dịch viêm phổi lạ do chủng virus corona mới nCoV gây nên.

Truyền thông Hoa Lục loan tin vào ngày 28/1/2020. Theo đó Bệnh viện Tiểu Sương Sơn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh từng được đưa vào sử dụng hồi năm 2003 để cách ly và điều trị các bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính (Sars) nay đang được tân trang lại để phục vụ điều trị các trường hợp lây nhiễm coronavirus mới. Năm 2012, bệnh viện này đã được chuyển đổi thành nhà an dưỡng.

Chính quyền Trung Quốc đang gấp rút đưa bệnh viện vào hoạt động theo yêu cầu mới khi hôm 27/1, giới chức nước này cho biết con số người chết vì dịch coronavirus mới tăng nhanh.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết ngoài lây lan trong không khí, viruscorona có thể lây lan qua tiếp xúc vật lý.

Giai đoạn ủ bệnh của loại virus mới này trung bình từ 3 đến 7 ngày và dài nhất không quá14 ngày.

Trong một diễn biến khác liên quan đến viruscorona, ngày 28/1, Trưởng đặc khu Hong Kong bà Carrie Lam thông báo đóng cửa tạm thời nhiều cửa khẩu biên giới với Trung Quốc.

Theo đó, các biện pháp đóng cửa ở Hong Kong có hiệu lực vào nửa đêm 29/1 cho đến khi có thông báo mới.

Cũng trong ngày 28/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết chưa thấy tiếp trường hợp chủng coronavirus nCoV lây truyền từ người sang người do số đi du lịch từ Trung Quốc; ngoài trường hợp hai cha con trong gia đình nhiễm bệnh ở Việt Nam. WHO cho rằng đây là tin vui nhưng thực tế có thể biến chuyển thay đổi.

Theo báo cáo được truyền thông quốc tế dẫn vào ngày 28 tháng 1, số người nhiễm virus Corona trên toàn cầu là hơn 4.520 người, trong đó Trung Quốc có 4.515 người. Số người tử vong là 106 người đều ở Trung Quốc.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-reopen-Sars-hospital-to-teat-cases-effected-by-coronavirus-01282020075659.html

 

Người Trung Quốc ở Hồ Bắc

vượt biên sang tỉnh khác để trốn dịch corona

Minh Hòa

Một video được tiết lộ gần đây cho thấy tình trạng bế tắc của người dân ở tỉnh Hồ Bắc, nơi chính quyền Trung Quốc đang phong tỏa nghiêm ngặt với hy vọng kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh chết người corona.

Video cho thấy người dân đang cố gắng “vượt biên” từ tỉnh Hồ Bắc sang tỉnh Hồ Nam bằng cách chèo thuyền qua sông. Điều trớ trêu là ở ngay bên kia sông, các nhân viên cảnh sát đang đợi những người này để đưa họ trở về tỉnh Hồ Bắc.

Video ghi lại sự việc trên được gửi tới ông Ba Đâu Thảo (Badiucao), một họa sĩ vẽ truyện tranh và nhà hoạt động nhân quyền gốc Hoa hiện sống tại Australia. Ông Ba đã đăng video này lên mạng xã hội Twitter hôm 28/1 và được nhiều cư dân mạng chia sẻ lại.

Ông Ba mô tả sự việc: “Người dân chạy trốn sang tỉnh Hồ Nam bằng chèo thuyền từ tỉnh Hồ Bắc – vùng dịch corona hiện đang bị phong tỏa. Cảnh sát đang cố gắng ngăn chặn họ từ bờ bên kia”.

Họa sỹ Ba Đâu Thảo bình luận: “Người Hồ Bắc giờ là dân tị nạn trên chính đất nước của mình”.

Ông cho rằng: “Việc phong tỏa là điều cần thiết để kiểm soát virus, nhưng khi không có nguồn cung ứng và sự minh bạch thì thật kinh hoàng!”

Một cư dân mạng tên Betty Chu chia sẻ lại video của họa sỹ Ba và bình luận: “Thật buồn khi người Trung Quốc luôn là người tị nạn. Trước thì họ tị nạn sang nước khác để thoát khỏi chế độ giết người. Giờ thì họ tị nạn sang các vùng khác của Trung Quốc để trốn khỏi virút chết người”.

Trước đó, họa sỹ Ba Đâu Thảo đã chia sẻ các video khác về tình trạng đáng báo động của dịch bệnh corona ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và cũng là tâm bão của virus corona. Tính tới Mùng 4 Tết (tức ngày 28/1), chính quyền Trung Quốc công bố số người nhiễm corona ở nước này là 4.515 người, tăng từ mức 2.835 vào ngày Mùng 3. Số người tử vong tính đến Mùng 4 là 106 người.

Tuy nhiên, con số thực tế khả năng còn cao hơn so với mức công bố, vì chính quyền Trung Quốc bị nghi ngờ là tìm cách bưng bít thông tin về nạn dịch corona. Trong hoàn cảnh đó, những người ghi lại và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh có nguy cơ bị bắt giữ hoặc đối mặt với các hình thức trừng phạt khác.

Họa sỹ Ba cho biết ông có thể kết nối để các phóng viên có thể phỏng vấn người dân bên trong vùng dịch, nhưng với điều kiện họ phải đảm bảo an toàn cho những người cung cấp tin.

Họa sỹ Ba Đâu Thảo đăng bức tranh biếm họa về cách chính quyền Trung Quốc kiểm soát và phong tỏa thông tin về dịch corona (ảnh chụp màn hình Twitter).

Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, họa sỹ Ba Đâu Thảo sinh năm 1986 tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ông nội của ông là một nhà làm phim bị chính quyền đàn áp và bỏ đói đến chết trong chiến dịch chống cánh hữu (giai đoạn 1957-1959). Cha của ông không được phép học đại học vì lý lịch gia đình.

Chán nản với tình cảnh ở Trung Quốc, ông Ba Đâu Thảo đã tới Australia năm 2009. Hiện ông là họa sỹ thường vẽ tranh biếm họa về tình hình chính trị, xã hội ở Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-trung-quoc-o-ho-bac-vuot-bien-sang-tinh-khac-de-tron-dich-corona.html

 

Trung Quốc không cho

Đài Loan di tản công dân khỏi Vũ Hán

Triệu Hằng

Trung Quốc đã không đồng ý để Đài Loan đưa công dân của họ về nhà, khi những người này đang bị mắc kẹt tại Vũ Hán.

Hội đồng Các vấn đề Đại Lục của Đài Loan (MAC) và Quỹ Giao lưu hai bờ Eo biển (SEF) đã yêu cầu Trung Quốc để những người Đài Loan bị kẹt tại ổ dịch virus corona Vũ Hán được phép trở về nhà thông qua chuyến bay được thuê nguyên, theo báo cáo của Chinatimes.com hôm 28/1.

Tuy nhiên, Văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã từ chối yêu cầu này,.

Phát ngôn viên của cơ quan Trung Quốc Mã Hiểu Quang (Ma Xiaoguang) đã phát đi một thông cáo báo chí vào chiều 28/1, nói rằng các phương tiện truyền thông không phản ánh thực tế cuộc đàm phán đưa người Đài Loan trở về.

Theo thông tin từ Văn phòng Quan hệ Đài Loan tỉnh Hồ Bắc, ông Mã nói người Đài Loan còn ở tỉnh Hồ Bắc đang được chăm sóc tốt. Kể từ chiều thứ 27/1, không có người Đài Loan nào trong tỉnh bị nhiễm virus.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-khong-cho-dai-loan-di-tan-cong-dan-khoi-vu-han.html

 

Phải chăng Tập Cận Bình đang lâm vào thế

‘bệnh dịch trời giáng’ giống thời vua Minh Tư Tông?

Tâm Thanh

Vào năm cuối cùng của Sùng Trinh Đế (Minh Tư Tông), bệnh dịch hạch bùng phát ở khắp nơi. Ngày nay, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán cũng đang rất khốc liệt, dịch tả lợn Châu Phi vào năm ngoái vẫn phát triển không ngừng, khiến người ta liên tưởng về sự tương tự giữa Tập Cận Bình và Minh Tư Tông.

Trong hai năm qua, ngày càng có nhiều người bắt đầu thuyết phục Tập Cận Bình từ bỏ đảng Cộng sản Trung Quốc, “quay đầu là bờ”, và so sánh Tập Cận Bình với Hoàng Đế Sùng Trinh. Những đánh giá về Hoàng Đế Sùng Trinh trong lịch sử không tệ, nhưng nhiều người lại cho rằng ông chí đại tài sơ (chí lớn mà tài mọn). Vài năm trước, nhiều người đã hy vọng vào Tập Cận Bình và nghĩ rằng ông là một nhà lãnh đạo thông minh, có năng lực. Sùng Trinh vốn vô tình trở thành hoàng đế, ông xóa bỏ chế độ độc tài của hoạn quan một cách kiên quyết, và từng được coi là người đứng đầu thông minh có thể phục hưng đất nước. Tuy nhiên, Sùng Trinh Đế và Tập Cận Bình lại cùng bị đánh giá là làm ra một mớ hỗn độn trong việc cai trị đất nước.

Khi Sùng Trinh là Hoàng đế, bệnh dịch cùng các thảm họa thiên nhiên liên tiếp diễn ra, cùng các cuộc nổi dậy của nông dân. Trong thời kỳ Sùng Trinh Đế, bệnh dịch hạch đã lan khắp nơi trong lãnh địa của nhà Minh.

Mặc dù một số người không coi trọng những điềm báo của các thảm họa thiên nhiên trước sự sụp đổ của một triều đại, nhưng nhìn vào lịch sử, các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, côn trùng, gió bão, động đất,… thường đóng một vai trò quan trọng đối với sự biến động của trật tự xã hội cùng các sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử loài người.

Thảm họa ở thời kỳ Hoàng Đế Sùng Trinh nghiêm trọng đến mức nào? Chúng ta hãy cùng nhìn vào các ghi chép lịch sử.

Năm thứ 6 Sùng Trinh Đế (1633), dịch bệnh đột nhiên xuất hiện nhiều nơi ở Sơn Tây. Trong “Sơn Tây Thông Chí” của Vạn Lịch (niên hiệu của Vua Thần Tông thời Minh, 1573-1620) có ghi lại, trong những năm này, Vạn Khúc, Dương Thành, khắp nước dịch bệnh, đại dịch Cao Bình, Liêu Châu, người chết vô số. Hạn hán xảy ra ở Tây Nam Sơn Tây, còn dịch bệnh phổ biến chủ yếu ở Đông Nam Sơn Tây. Quận Tần Nguyên, thành phố Tần Châu chỉ còn vài trăm nhà, mùa màng thất thu, 500 đồng một đấu gạo, mùa hè thì dịch bệnh, nên người chết là không đếm được.

Năm thứ bảy, thứ tám Sùng Trinh Đế, tại huyện Hưng, gần sông Hoàng Hà phía Tây Sơn Tây, đạo tặc giết và làm hại dân lành, xã hội bất an, thêm vào đó là thiên tai của tự nhiên càng làm cho bệnh dịch trở nên trầm trọng. “Thiên hành ôn dịch, hướng phát tịch tử”, bệnh dịch trên trời giáng xuống, chỉ trong một đêm, cả gia đình chết hết, người người kinh sợ tìm đường tháo chạy, toàn thành phố vắng không một bóng người.

Vào năm thứ 10 Sùng Trinh Đế (1637), đại dịch ở Sơn Tây hoành hành từ Bắc xuống Nam, ngay cả gia súc cũng bị nhiễm bệnh. Trong mười bốn năm, đại dịch đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng và sự đói khát trong suốt nhiều năm. Huyện Sơn Tắc ở phía Nam, một đại dịch cũng xuất hiện. Năm thứ 16 và 17 Sùng Trinh Đế là đỉnh điểm của dịch bệnh ở Sơn Tây, làm cho rất nhiều người chết. Vào năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế, tỉnh Đại Đồng đã “lặp lại bệnh dịch” và ở huyện Linh Khâu bệnh dịch hạch đã khiến hơn một nửa số người chết. Đại dịch ở Lộ An phía Nam, người bệnh tự nhiên nổi hạch, thổ ra máu, nhà nào có người chết cũng không dám đem đi chôn cất, mai táng.

Tại Hà Nam, trong “Hoang Niên Chí Bia” có ghi chép lại rằng năm thứ 13 Sùng Trinh, hai bên bờ sông Hoàng Hà, gió lớn làm lúa mì chết hết, nhà còn đó mà người chẳng còn ai. Năm thứ 14, đồng bằng miền Trung bệnh dịch bùng phát tứ phía, vào tháng 2, người dân huyện Nội Hoàng vô cùng lo lắng, người chết tới bảy phần. Vào thời điểm đó, có đất không có người, có người không có bò, đất đai bị bỏ hoang. Huyện Yển Sư, mùa xuân bệnh dịch làm người chết la liệt. Huyện Văn Hương mất mùa, đời sống khó khăn, nạn đói xảy ra… Huyện Dương Vũ, ôn dịch đại tác, người chết tới chín mười phần. Huyện Huỳnh Dương, bệnh dịch làm người chết không kịp chia ly, tháng 3, đường không một bóng người. Tới mùa thu, người đã chết nhiều tới mức quan tài cũng không kịp làm, người còn lại chẳng mấy, trên đường toàn tiếng ruồi bay khiến người ta phải rùng mình sợ hãi.

Sau năm thứ 13 Sùng Trinh Đế, đại dịch đã lan tới Bắc Kinh khiến Bắc Kinh trở thành vùng dịch không kém những nơi khác. Chính phủ lao đao và người dân chết la liệt, mùa xuân năm đó không có mưa, hạn hán xảy ra khiến dịch bệnh càng chiếm ưu thế hơn. Năm sau, bệnh dịch ở Hà Bắc vẫn tiếp tục phát triển và kéo dài dưới thời Hoàng Đế Sùng Trinh trong 14 năm.

Ngô Giang, Giang Tô từng hai lần bị dịch hạch hoành hành, Sùng Trinh năm Tân Tỵ (1641), Ngô Giang bất ngờ bùng phát dịch bệnh, vô số người đã chết và tỷ lệ tử vong cao kỷ lục. Một gia đình ban đầu chỉ có một người mắc bệnh, nhưng chỉ sau vài ngày, hàng chục người trong gia đình bị nhiễm bệnh và tất cả đều chết. Bệnh dịch nguy hiểm tới mức người ta cảm thấy như chỉ cần chạm vào người bệnh, ngay lập tức là có thể chết.

Vào mùa xuân năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế (1644), chỉ ba năm sau khi bệnh dịch tạm ngưng, Ngô Giang lại một lần nữa bị đại dịch. Triệu chứng chính của người bệnh là thỉnh thoảng lại trào ra máu. Chưa bao giờ ở thành phố Ngô Giang có nhiều người chết như vậy. Thậm chí tất cả cư dân trong một con hẻm đã chết vì căn bệnh này, chứ đừng nói đến việc có bao nhiêu người chết trong một gia đình, không ai còn sống. Dịch bệnh kéo dài hơn một tháng, đã giết chết rất nhiều người Ngô Giang.

Vào tháng Bảy, năm thứ mười sáu Sùng Trinh Đế, dịch bệnh đã bùng phát ở Thông Châu, Thuận Thiên. Căn bệnh này được gọi là vàng da, chỉ cần nhìn thấy nó, bạn sẽ chết. Khi một gia đình có người chết, họ cũng không dám hội tụ lại để làm đám tang. Bệnh dịch nghiêm trọng khiến lòng người kinh sợ, giết chết hơn 200.000 người.

Theo “Hoa Thôn Đàm Vãng” của Ngô Chấn Phương, từ tháng 8 đến tháng 10 năm thứ 16 Sùng Trinh Đế (1643), dịch bệnh bên trong và bên ngoài của khu vực là Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay đã lên đến đỉnh điểm. Bất kể bạn già hay trẻ, bạn sẽ sớm chết vì căn bệnh này. Ngực và bụng của bệnh nhân căng lên, hàng ngàn người chết mỗi ngày và nhiều người chết mà không hề biết tên bệnh.

Ví như, Binh khoa Tào Lương đang nói chuyện cùng khách, giơ chén trà cung kính hành lễ, bỗng dưng không đứng dậy nổi, liền chết tại chỗ. Binh bộ Chu Hy Lai viếng thăm khách vội vàng chạy về, vừa bước chân vào phòng thì lăn ra chết.

Nghi hưng Ngô Ngạn Thăng tuân lệnh Ôn Châu xử án, ngay khi ông ta muốn lên thuyền đi nhậm chức, một người hầu đột nhiên bị chết, người hầu khác của ông đi mua quan tài, mãi không thấy về, ông vội chạy đi xem thì người đó đã chết ở tiệm quan tài rồi.

Bảo mỗ, người ở cùng quán trọ với Ngô mỗ liền khuyên ông hãy cùng nhau đi tìm một quán trọ khác. Bảo mỗ đeo hành lý của mình trước ngực rồi đi, Ngô mỗ sắp xếp hành lý đi sau, khi chạy tới nơi trọ mới, đã thấy Bảo mỗ chết ở trong phòng của ngôi nhà mới. Ngô mỗ vội vàng dọn đồ ra ngoài, đến sáng sớm ngày thứ hai, ông cũng cứ thế mà chết.

Kim Ngô Tiền Tấn Dân cùng khách uống rượu, chuyện còn chưa nói hết đã tắt thở, một lát sau, vợ của ông cùng tỳ nữ, trong một thời gian ngắn cũng chết tổng cộng 15 người. Lại có hai người bạn cùng cưỡi ngựa đi đường, người phía sau nói chuyện, người trước mặt đáp lời, người phía sau nói nữa, người trước mặt đã chết ở trên yên ngựa, roi ngựa trong tay vẫn còn giương trên cao. Dọc phố nhỏ gia đình người chết không đếm được, trên đường phố đã không còn người nói chuyện phiếm, tản bộ. Người chết quả thực quá nhiều!

Thiên Tân, gần Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay, cũng bị tấn công bởi bệnh dịch hạch, nhưng lúc này đã là năm thứ 17 Sùng Trinh Đế. Có người cho rằng: Trời cao đã giáng tai họa xuống nhân gian, cho nên ôn dịch hoành hành. Từ tháng 8 đến tháng 9, dịch bệnh đã lên đến đỉnh điểm. Bệnh lây truyền từ nhà này sang nhà khác và không ai thoát khỏi. Miễn là một người bị bệnh, nó sẽ lây truyền sang người kia. Căn bệnh này đã lan rộng ở thành phố Thiên Tân được hai tháng, gây ra những cái chết hàng loạt cả trong ngoài thành phố. Để lại những tiếng khóc lóc thảm thiết và nỗi sợ hãi đầy bi thảm của những người còn sống sót!

Không chỉ người dân, mà ngay cả kết cục cuối cùng của Hoàng đế Sùng Trinh cũng khiến người ta phải than thở. Ông đã từng có cơ hội, nhưng hết lần này đến lần khác, ông đều không nắm bắt được nó.

Vị trí mà hoàng đế Sùng Trinh được cho là đã treo cổ tự tử năm 1644 (ảnh: Wikipedia).

Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học sâu sắc, nhưng vẫn có những người không thể học hỏi và tiếp thu.

Dịch bệnh đã mang đến nỗi buồn và nỗi kinh sợ cho mọi người, nhưng lại khiến họ và ngay cả chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: những người còn sống sót là loại người nào? Tại sao họ có thể sống sót sau đại dịch? Làm thế nào chúng ta có thể sống sót sau một thảm họa? Có lẽ đó là hy vọng của những người biết lắng nghe và tỉnh táo để lựa chọn Sự Thiện Lương! Bởi vì các vị Thần luôn bảo vệ những người có tấm lòng tốt bụng!

https://www.dkn.tv/the-gioi/phai-chang-tap-can-binh-dang-lam-vao-the-benh-dich-troi-giang-giong-thoi-vua-minh-tu-tong.html

 

Viêm phổi Vũ Hán: 1 ‘người siêu lây lan’

đã lây nhiễm chéo cho 14 bác sĩ

Vũ Dương

Trong số tất cả các nhân tố đáng lo ngại về virus mới ở Vũ Hán, sự kiện khiến người ta lo lắng nhất có lẽ là việc 1 bệnh nhân đã lây nhiễm chéo cho 14 y bác sĩ. Người bệnh này chính là “người siêu lây lan”, xác định được những nhóm người siêu lây nhiễm như vậy có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của virus.

Theo CNN, nhóm người siêu lây lan là một nhân tố quan trọng khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Năm 2003, 1 bác sĩ Trung Quốc đã lây lan dịch bệnh SARS đến 4 quốc gia và khu vực. Năm 2015, một bệnh nhân mắc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) tại bệnh viện Hàn Quốc đã khiến 82 người bị nhiễm bệnh.

Chủng virus Corona mới này thuộc cùng một họ với virus gây ra dịch bệnh SARS và MERS. Giáo sư Michael Osterholm, một nhà dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Minnesota cho biết, tại Vũ Hán sự hiện diện của những người siêu lây nhiễm cho thấy rằng chủng virus này rất dễ lây lan.

Ông tuyên bố rằng loại người siêu lây lan này có thể phóng thích một lượng virus lớn hơn hầu hết tất cả mọi người (khi hắt hơi hoặc ho).

Ông Osterholm nói rằng chỉ cần có một người như vậy, thì sẽ lây nhiễm chéo cho rất nhiều người. “Nó thực sự chứng minh tiềm lực lây lan của loại virus này”.

Ông nói thêm rằng ngoài bệnh nhân đã lây nhiễm cho 14 y bác sĩ ra, có thể còn có nhiều người siêu lây lan khác nữa. Chỉ cần có một người siêu lây lan, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều người siêu lây lan hơn nữa.

Nghiên cứu cho thấy nhiều nhân viên y tế ở thành phố Vũ Hán và các thành phố lân cận đã bị lây nhiễm. Các quan chức y tế công cộng đang cố gắng né tránh đề cập đến trường hợp siêu lây lan mang tính hủy diệt này.

Các trường hợp người siêu lây virus Corona

Các trường hợp siêu lây lan đã xảy ra trong hai đợt bùng phát virus Corona nổi tiếng: SARS và MERS. Dịch SARS năm 2003 đã lan rộng ra hơn 20 quốc gia, khiến 8.098 người mắc bệnh và gần 800 người chết.

Một bác sĩ người Trung Quốc ở tại khách sạn Metropole ở thành phố Quảng Châu năm đó đã lây chéo cho những người khác. Sau đó những người này trở về Việt Nam, Hồng Kông, Singapore và Canada. Theo WHO, chỉ riêng ở Singapore, có 94 trường hợp mắc bệnh SARS khi tìm hiểu căn nguyên đã truy ra khách sạn này.

Trong những ngày đầu của dịch SARS ở Bắc Kinh, 1 bệnh nhân SARS đã truyền virus cho 76 bệnh nhân khác, bao gồm 12 nhân viên làm công tác giữ gìn vệ sinh và những người trong bệnh viện.

Trong năm 2015, 5 trường hợp siêu lây lan dịch bệnh MERS đã xảy ra tại bệnh viện Hàn Quốc. Trong một trường hợp, 1 bệnh nhân đã lây chéo cho 82 người khác.

Hậu quả là rất lớn. Hai bệnh viện của Hàn Quốc đã phải đóng cửa và gần 17.000 người bị cách ly, với thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 9,3 nghìn tỷ won (tương đương 8,5 tỷ USD). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tổng cộng 186 người đã bị lây nhiễm trong vụ dịch MERS ở Hàn Quốc, trong đó có 38 người chết.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, sự cố người siêu lây nhiễm là một nhân tố “then chốt” khiến dịch SARS lây lan trên khắp thế giới năm 2003. Họ định nghĩa trường hợp người siêu lây lan ít nhất là lây nhiễm cho 8 người.

Ông Osterholm nói với NBC rằng đối với những người đã từng đối phó với dịch SARS và MERS mà nói, chủng virus Corona mới của Vũ Hán bây giờ khá là giống. “Khi bạn nhìn thấy một người siêu lây lan, thì biết được tình trạng đã đến mức nào”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/viem-phoi-vu-han-1-nguoi-sieu-lay-lan-da-lay-nhiem-cheo-cho-14-bac-si.html

 

Vũ Hán: Nhiều thi thể bị bỏ ngoài hành lang bệnh viện

và không ai đoái hoài

Bảo Thư

Kể từ khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát ở Vũ Hán, các bệnh viện đều quá tải, số ca nhiễm bệnh và tử vong do chính quyền Bắc Kinh công bố nhận nhiều chỉ trích không đúng thực tế. Có người tiết lộ, nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ ngoài hành lang trong nhiều giờ mà không ai đoái hoài.

Gần đây, ông Triệu gốc người Vũ Hán sống tại Hoa Kỳ nói với Epoch Times, dịch bệnh viêm phổi corona ở Vũ Hán rất nghiêm trọng. Ông có một người bạn biết rõ ngành tang lễ ở Vũ Hán.

Theo bạn ông Triệu, “Hôm qua (đêm giao thừa) chỉ trong một đêm (họ) đã xử lý hơn 700 xác chết (của bệnh nhân) đã qua điều trị, khả năng có hơn 100.000 người có thể bị nhiễm bệnh”.

Epoch Times đã điện thoại xác nhận với bạn ông Triệu, người này cho biết “Cái này cũng nghe đồn lại”.

Ngoài ra, người bạn ông Triệu còn tiết lộ: “Tôi có một người bạn làm việc tại Bệnh viện Vũ Hán 161, và cho biết nhiều thi thể bị bỏ lại trong hành lang trong nhiều giờ mà không ai đoái hoài”.

Một người phụ nữ ở Trung Quốc tên là Xiaoxi, 36 tuổi, đưa chồng đi xét nghiệm cũng tiết lộ điều tương tự với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.

Xiaoxi chia sẻ video cho thấy khu điều trị sốt của bệnh viện chật kín bệnh nhân chờ được chăm sóc. Cô cho biết nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ mặc ở hành lang, quấn vải lanh và không ai xử lý vì bệnh viện không đủ nhân lực.

“Tôi từng đưa khăn giấy cho một nữ y tá. Lúc đó cô ấy đang khóc vì xin thêm người đến chuyển thi thể mà không ai trả lời”, cô Xiaoxi kể lại.

Ông Triệu cho biết, người dân Vũ Hán rất đau buồn và bất bình vì dịch bệnh bùng phát nhưng chính phủ không quản, không cho người dân nhập viện hay điều trị. Người dân giành giật mua khẩu trang và chất khử trùng, với giá 20 nhân dân tệ một cái khẩu trang (khoảng 67.000 vnđ).

Phóng viên của Epoch Times đã gọi điện đến nhiều cơ quan chính phủ ở Vũ Hán để xác nhận thông tin nhưng chưa nhận được phản hồi. Tuy nhiên, một quan chức tại Cục Dân sự Vũ Hán phụ trách phòng tang lễ đã trả lời điện thoại: “Chúng tôi không thể công bố bất cứ điều gì cho ai”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/vu-han-nhieu-thi-the-bi-bo-ngoai-hanh-lang-benh-vien-va-khong-ai-doai-hoai.html

 

Virus corona: Ăn thịt thú rừng,

coi chừng rước dịch bệnh

Thụy My

Cách đây 17 năm, virus SARS do thú hoang truyền đi đã cho thấy rõ sự nguy hiểm của việc ăn thịt các loại động vật hoang dã. Việc xuất hiện loại virus corona mới tại Trung Quốc chứng tỏ thói quen ăn thịt rừng vẫn phổ biến, và là nguy cơ ngày càng tăng đe dọa sức khỏe con người.

Cũng giống như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), virus corona mới – cho đến ngày 27/01/2020 đã làm 81 người chết và 2.835 người bị nhiễm bệnh – có nguyên nhân từ các loại thú hoang được bán làm thức ăn cho người.

1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện trong thú hoang

Cho dù xuất xứ dịch bệnh chưa được kết luận, nhưng cơ quan y tế Trung Quốc khẳng định đó là từ các động vật hoang dã được buôn bán bất hợp pháp tại chợ Hoa Nam ở Vũ Hán. Chợ này bán đủ loại thú rừng còn sống, từ chuột, chó sói cho đến kỳ nhông khổng lồ. Mãi đến Chủ Nhật 26/01/2020, Bắc Kinh mới loan báo tạm cấm bán mọi loại thú hoang.

Việc buôn bán thịt rừng đi kèm với việc phá hủy không gian sinh tồn của thú rừng, khiến con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các loại virus có trong thú hoang. Chúng có thể lan tràn nhanh chóng trong môi trường siêu kết nối của chúng ta – theo giải thích của Peter Daszak, chủ tịch EcoHealth Alliance, một tổ chức phi chính phủ chuyên về phòng chống các loại bệnh dễ lây nhiễm.

Đọc thêm: Dịch bệnh Trung Quốc do « con gì cũng ăn » ?

Theo dự án Global Virome có mục đích cải thiện cung cách đối phó với dịch bệnh, hiện nay trong động vật hoang dã có đến 1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện, trong đó gần phân nửa có hại cho sức khỏe con người.

Ông Daszak khẳng định với AFP: « Các loại dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các loại thú là vật chủ của virus ». May thay, không phải kịch bản thảm họa lúc nào cũng diễn ra, tuy nhiên số lượng virus từ thú vật lây sang người khiến người ta phải cân nhắc.

Thú rừng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ những năm 80. Cầy hương đã truyền đi đại dịch SARS làm 916 người tử vong trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc và Hồng Kông vào năm 2002-2003, loài dơi gây ra dịch Ebola và loài khỉ là tác nhân của SIDA.

Ngay cả gà, vịt và trâu bò cũng có thể là nguyên nhân của các loại bệnh như cúm gà và bệnh bò dại (Creutzfeldt-Jacob).

Ăn thịt rừng : Thói quen từ 5.000 năm tại Trung Quốc

Diana Bell, chuyên gia sinh học dịch tễ và bảo tồn thực vật, động vật hoang dã thuộc trường đại học Eat Anglia (Anh) kêu gọi : « Vì tương lai các loài thú hoang và vì sức khỏe loài người, chúng ta cần giảm tiêu thụ thịt rừng ».

Thật ra bản thân việc ăn thịt thú rừng không thực sự nguy hiểm, vì đa số virus cũng chết một khi con thú bị giết. Nhưng các nhân tố gây bệnh có thể truyền sang con người khi bắt giữ, vận chuyển hay giết thịt thú hoang, đặc biệt nếu trong điều kiện vệ sinh tồi tệ, hoặc không có trang thiết bị bảo hộ.

Chính quyền Trung Quốc cố gắng giải quyết vấn đề khi khuyến khích nuôi các loại thú hoang này. Kể cả các loài đang bị nguy hiểm như cọp, vốn được ưa thích tại Trung Quốc và châu Á vì được cho là giúp cường dương.

Đọc thêm: Đại gia Trung Quốc bị 13 năm tù vì xơi thịt cọp

Theo các nhóm bảo vệ môi trường, nhu cầu ở Trung Quốc tăng lên cùng với sức mua của người tiêu thụ, là động cơ chính của việc buôn bán cọp trên thế giới. Dương Chiêm Thu (Yang Zhanqiu), chuyên gia sinh học thuộc đại học Vũ Hán cho rằng đó còn do kỹ nghệ thực phẩm Trung Quốc, vốn gây ra nhiều bê bối.

Chuyên gia Daszak nhìn nhận : « Rất khó ngăn chặn, chấm dứt một hoạt động đã thành truyền thống từ 5.000 năm ». Ông hy vọng thế hệ mới sẽ quay lưng với thói quen ăn thịt động vật hoang dã, đặc biệt nhờ các chiến dịch được các nhân vật nổi tiếng Trung Quốc ủng hộ. « Tôi nghĩ rằng chừng 50 năm nữa, việc ăn thịt rừng sẽ trở thành quá khứ ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200127-%C4%83n-th%E1%BB%8Bt-th%C3%BA-r%E1%BB%ABng-coi-ch%E1%BB%ABng-r%C6%B0%E1%BB%9Bc-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh

 

Virus corona Vũ Hán : Nở rộ các đồn đoán

và thuyết âm mưu trên internet

Đức Tâm

Virus corona do CIA tung ra để gây bất ổn tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chủ ý cho virus lan truyền để làm xẹp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, « xóa sổ » người Duy Ngô Nhĩ, các tập đoàn dược phẩm cho phát tán virus để bán được vac-xin… Mỗi khi có một sự kiện lớn trên thế giới, thì lại có nhiều đồn đoán vô căn cứ, thậm chí cả thuyết âm mưu nở rộ trên mạng xã hội, trái ngược với những thông tin chính thống. Và virus corona Vũ Hán Trung Quốc không phải là một ngoại lệ. Sau đây là một số tin đồn.

1- Các phòng thí nghiệm dường như muốn bán vac-xin

Một cư dân mạng viết cho nhật báo Pháp Le Parisien nói rằng có những tài liệu bí hiểm đang được « lưu hành » đề cập đến « một loại virus do Hoa Kỳ tạo ra ». Đồng thời, người này khẳng định – mà không cần chứng minh – đang có một loại vac-xin kháng được virus nói trên, thậm chí, vac-xin này « hết hạn sử dụng vào ngày 23/01/2020 ».

Một người khác trên mạng xã hội Twitter tin chắc rằng các tập đoàn dược phẩm lớn sẽ hái ra tiền với loại virus corona. Thế rồi, một người thứ ba đặt câu hỏi : Tập đoàn dược phẩm nào tung ra virus này ? Thông tin và tranh luận giữa các cư dân mạng này đều hướng tới việc dường như có một phòng thí nghiệm chủ ý tung ra và cho lây truyền virus nhằm kiếm tiền qua việc bán vac-xin.

Thực ra, theo giới chuyên gia, cho đến lúc này, chưa có một loại vac-xin nào chống được virus corona. Các nhà khoa học và chuyên gia cần có thời gian để bào chế được loại vac-xin hiệu quả. Khó mà có thể tưởng tượng được là vào lúc này, một tập đoàn dược phẩm nào đó lại có thể đưa ra thị trường vac-xin chống virus corona.

Theo giáo sư Yazdan Yazdapanah, trưởng khoa nhiễm khuẩn, bệnh viện Bichat, Paris, được báo Le Parisien trích dẫn, « thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng sẽ có một vac-xin chống được dịch bệnh này, nhưng dịch bệnh hiện nay có thể là cơ hội để tạo ra được những bước tiến quan trọng ».

2- Virus có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm

Tuần trước, một cư dân mạng tự giới thiệu là một nhà phân tich « không chuyên » về các loại bệnh lây nhiễm, cho rằng súc vật bán ở chợ Vũ Hán bị nghi gây ra dịch bệnh này. Vậy phải chăng là do phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán chủ ý gây « sự cố » vào tháng trước, phát tán các tác nhân gây bệnh ?

Tin đồn này xuất phát từ một thực tế : Tạp chí khoa học Nature năm2017 thông báo là Vũ Hán – hiện là trung tâm ổ dịch « 2019-nCoV » lập một trung tâm nghiên cứu virus. Vì thế, nhiều cư dân mạng cứ « khơi khơi » khẳng định là virus corona thoát ra cơ sở nghiên cứu này, chứ không phải từ khu chợ buôn bán súc vật của Vũ Hán. Mặt khác, người ta không rõ là phòng thí nghiệm Vũ Hán có nghiên cứu về virus SARS, chủng loại gần gũi với virus « 2019-nCoV » hay không.

3-Chính quyền Trung Quốc có thể dùng virus corona để xử lý hồ sơ Hồng Kông hoặc giết hại người Duy Ngô Nhĩ.

Trên Twitter, có người viết : « Hồng Kông sẽ sớm trở thành Vũ Hán » với lập luận : cảnh sát Hồng Kông « khuyến khích những người mắc bệnh cho lây truyền virus tại Hồng Kông », nơi xẩy ra phong trào phản kháng chống Bắc Kinh từ nhiều tháng qua. Một người khác thì tỏ lo ngại là « phải chăng Trung Quốc cố tình để cho virus lây lan ở Hồng Kông với ý đồ làm xẹp tinh thần những người đấu tranh? ».

Cho đến hôm nay, ở Hồng Kông mới có 6 trường hợp bị nhiễm bệnh. Theo báo Le Parisien, người ta nghi ngờ là một bộ phận những người đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông và có tinh thần chống Trung Quốc, dùng virus như một luận điểm chính trị.

Cũng theo hướng này, trên mạng internet lưu truyền thuyết âm mưu : phải chăng chính phủ Trung Quốc đưa virus corona vào thủ phủ Urumqi, vùng tự trị Tân Cương, để giết hại cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, hiện đang bị Bắc Kinh giam giữ trong các trại tập trung, dưới danh nghĩa « trung tâm huấn nghệ ». Cơ sở của thuyết này là các chuyến bay tới Urumqi vẫn hoạt động bình thường. Thực ra, các tuyến đường hàng không tại Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, trừ các chuyến bay tới và đi từ Vũ Hán.

Một biến thể của thuyết âm mưu này là Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ – CIA có kế hoạch gây mất ổn định chế độ Trung Quốc. Qua việc virus lây lan, các cơ quan tình báo Mỹ có thể hy vọng là các chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ và điều này làm cho chế độ Bắc Kinh bị cô lập.

4- Số liệu bệnh nhân nhiễm virus corona.

Ngày 26/01/2020, chính quyền Trung Quốc thừa nhận là virus corona lây nhiễm nhanh và mạnh hơn SARS. Ngay lập tức, trên Facebook lan truyền một đoạn băng ghi âm, không ghi nguồn, của một người phụ nữ tự giới thiệu là đang sống tại Trung Quốc. Người này nói đến con số có « 200 ngàn bệnh nhân ». Tuy nhiên, thông tin này có nhiều sai lệnh và nhầm lẫn, ví dụ khi người này nói rằng có nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh tại Lyon, miền nam nước Pháp.

Trên Twitter, một người khác tỏ ra thông thạo hơn khi nói rằng dựa theo một số nguồn tin – nhưng không nêu ra rõ ràng là những nguồn nào – thì tại Trung Quốc, có 200 ngàn người nhiễm bệnh. Sau khi đưa ra một số phép tính, người này thẩm định, mỗi ngày có 14285 người bị nhiễm virus, tức là cao gấp 7 lần tổng số bệnh nhân được tính cho đến nay.

Bản tổng kết số bệnh nhân mà chính quyền Trung Quốc đưa ra hàng ngày chắc chắn sẽ tăng do virus lây lan nhanh và không ai rõ còn có bao nhiều người bị nhiễm bệnh nhưng ở nhà, không đến bệnh viện. Theo các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông, dựa trên các mô hình toán học, tính cho đến nay, có thể số bệnh nhân tại Trung Quốc lên tới hơn 40 000. Nhưng không một nghiên cứu nghiêm túc nào nêu ra con số 200 ngàn.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200128-virus-corona-v%C5%A9-h%C3%A1n-n%E1%BB%9F-r%E1%BB%99-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%93n-%C4%91o%C3%A1n-v%C3%A0-thuy%E1%BA%BFt-%C3%A2m-m%C6%B0u-tr%C3%AAn-internet

 

Virus corona lây nhiễm sang kinh tế Trung Quốc

Bắc Kinh phải đối mặt với một loại virus có nguy cơ lây lan nhanh trên một đất nước rộng lớn. Kèm theo đó là mối đe dọa siêu vi corona tấn công vào cả lĩnh vực tiêu thụ lẫn khu vực sản xuất của nền kinh tế thứ hai toàn cầu. Với cộng đồng quốc tế, dịch viêm phổi 2020 đang chứng minh : “Trung Quốc mới ho cũng đủ để cả thế giới phải xanh mặt”.

Kinh tế Trung Quốc chưa hết vận hạn từ năm Tân Hợi cho dù đã bước vào năm Canh Tý. Tưởng chừng tạm yên tâm về mặt thương mại sau khi đã ký kết một hiệp đình “ngừng bắn” với Washington, nhưng lại phải đối mặt với một đối thủ đáng sợ không kém là siêu vi gây viêm phổi corona.

Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po. trước hết nhắc lại, khi dịch viêm phổi cấp tính SARS bùng phát hồi năm 2002-2003, phải mất nhiều tháng Bắc Kinh mới lên tiếng, lần này từ đầu tuần trước, chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng minh đang làm chủ tình hình và nhìn nhận “tình hình nghiêm trọng” :

Bắc Kinh rút kinh nghiệm từ dịch SARS. Khi đó Trung Quốc đã không cung cấp thông tin kịp thời, chính quyền Trung Quốc bị cả công luận trong nước lẫn quốc tế cáo buộc che giấu thông tin. Lần này thì ngược lại, ngay từ Thứ Hai tuần trước, chính ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các cán bộ Nhà nước ở mọi cấp minh bạch thông tin và xử lý các ca lây nhiễm. Cũng có thể nói là Bắc Kinh phô trương nỗ lực đang làm tất cả để ngăn chận dịch bệnh lây lan. Dù vậy, một bộ phận trong công luận ở Trung Quốc vẫn hoài nghi về thực tâm của chính quyền. Số nạn nhân có thể còn lên cao hơn nhiều trong những ngày tới”.

Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để trấn an công luận trong nước và quốc tế. Ngoài vấn đề y tế thì kinh tế mới là mối quan tâm của ban lãnh đạo trong tay ông Tập Cận Bình. Từ một tuần qua, Vũ Hán một lá phổi công nghiệp của Trung Quốc, trong tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập“, đường phố vắng bóng người. Các nhà máy đóng cửa chưa biết đến khi nào, nhân viên bất đắc dĩ phải nghỉ phép “vô hạn định“.

Gần một tháng kể từ khi những ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, giới quan sát lo ngại, virus corona cướp đi từ 1 đến 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc, trong bối cảnh GDP của nước này chỉ còn 6 % thay vì 11-12 % như vào cuối những năm 1990, đầu những năm 2000. Chuyên gia Antoine Bondaz phân tích thêm :

Về mặt kinh tế, sẽ có nhiều tác động cả về ngắn lẫn trung hạn đối với Vũ Hán và ngay cả với kinh tế của Trung Quốc nói chung. Vũ Hán có 11 triệu dân, là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Tỉnh này tương đối giàu có. Phải đợi thêm vài ngày nữa mới có thể biết thêm về tác động kinh tế do virus gây nên, nhưng chắc chắn một điều là các sinh hoạt đang bị chựng lại. Trung Quốc là nơi các hoạt động mua bán trực tiếp rất quan trọng.

Với dịch viêm phổi lần này, người ta hạn chế ra đường, hay đi xem phim, đi mua sắm … Chỉ số tiêu thụ sẽ giảm mạnh. Nhiều chương trình du lịch vào dịp Tết tại Hoa Lục hay các kế hoạch đi ra nước ngoài đã bị hủy.

Nhìn đến khu vực sản xuất, tất cả đã bị ngưng lại từ nhiều ngày qua. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị ảnh hưởng đã đành, mà hơn thế nữa cả cỗ máy sản xuất của Trung Quốc cũng bị tác động dây chuyền, bởi vì Hồ Bắc vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cả nước, đồng thời cũng là nơi có nhiều nhà máy sản xuất. Trước mắt, Vũ Hán bị nặng nhất và những tác động về kinh tế được nhận thấy rõ nhất tại thành phố này”.

Lá phổi công nghiệp Trung Quốc

Vũ Hán là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc, với sông Dương Tử bao quanh, là chiếc nôi của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc và từng được mệnh danh là một “Detroit” của ông khổng lồ châu Á này. Một trong bốn tứ trụ của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc là Đông Phong (Dongfeng) đặt trụ sở tại Vũ Hán từ thời Mao Trạch Đông. Thành phố với 11 triệu dân cũng là nơi có khoảng một chục nhà máy lắp ráp xe hơi, mỗi năm sản xuất trên 2 triệu chiếc ô tô để phục vụ thị trường nội địa, là địa bàn mà hai tập đoàn xe hơi Pháp là Peugeot Citroen và Renault chọn làm cổng vào để thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Vũ Hán không chỉ là tủ kính trưng bày của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc mà còn là một lò công nghệ luyện kim, nơi sản xuất đến 66 % đường ray xe lửa cho toàn quốc. Gần đây, nhiều công ty khởi nghiệp của Trung Quốc và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã dồn về Vũ Hán.

Hơn 300 tập đoàn nước ngoài đã đổ vốn đầu tư vào thành phố này. Trong số đó, phải kể đến Microsoft của Mỹ, công ty sản xuất phần mềm của Đức SAP, hơn 160 hãng lớn nhỏ của Nhật Bản. Theo báo South China Morning Post, năm ngoái, vào lúc tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là 6,5 % thì tại riêng thành phố này, tăng trưởng đạt 7,8 %. Báo The Guardian của Anh lưu ý GDP của riêng thành phố Vũ Hán lên tới 224 tỷ đô la năm 2018, tương tương với tổng sản phẩm nội địa của một quốc gia như Việt Nam hay Bồ Đào Nha.

Không chỉ là một thành phố năng động, một cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Vũ Hán còn là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền cung ứng, là một chặng trung chuyển không thể thiếu trong quan hệ thương mại : với một cảng lớn trên sông Dương Tử, với phi trường và các sân ga cỡ “XXL”, Vũ Hán được xem là cánh cổng giao thương giữa Trung Quốc với châu Âu, với Trung Đông và cả Hoa Kỳ. Từ ba năm nay, một chuyến đường sắt đã nối liền thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc với thành phố Lyon, miền trung nước Pháp.

Về mặt ngoại giao và văn hóa, nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ mở tòa lãnh sự tại Vũ Hán. Thành phố này cũng là một điểm đến được nhiều sinh viên quốc tế ưa chuộng.

Tất cả những lợi thế vừa nêu đủ cho thấy quyết định “cách ly” Vũ Hán trong những ngày qua sẽ đem lại những hậu quả tai hại tới mức độ nào. Nhà báo Pierre Haski, từng là thông tín viên thường trực của báo Pháp Libération khi dịch SARS hoành hành hồi năm 2002-2003, trả lời trên đài France Inter và cho biết Trung Quốc đang bị một đòn đau và kèm theo đó là nguy cơ công phẫn trong xã hội gia tăng :

Chắc chắn là sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Trong vụ SARS, dịch viêm phổi cấp tính đã cướp đi từ 1 cho tới 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng là hơn 10 %. Ngày nay, các dự báo đều cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc dự trù cho năm 2020 chỉ bằng một nửa so với gần 20 năm trước và vào khoảng hơn 6 % một chút. Với tình trạng các hoạt động mua bán và sản xuất bị đình trệ kéo dài, xóa đi từ 1 đến 1,5 % tăng trưởng nữa, tức là dự báo GDP của nước này còn có 5 %, những điều này lại càng đẩy Trung Quốc vào “vùng nguy hiểm”. Nguy cơ bất ổn trong xã hội và những nỗi phẫn nộ chồng chất trong xã hội lại càng dễ dâng trào”.

Trung Quốc ho, thế giới cảm lạnh

Trước mắt, lãnh đạo nhiều công ty đang hoạt động tại Vũ Hán đều muốn tin rằng, dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn, nhưng đó là trước khi có lệnh “kéo dài thời gian nghỉ phép” vào dịp Tết Canh Tý đề phòng dịch bệnh lây lan. Nhìn rộng ra ngoài phạm vi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, thế giới đang lo cỗ máy tiêu thụ của nước đông dân nhất địa cầu bị đóng băng vì siêu vi corona.

Ngành du lịch của châu Á nói riêng và của thế giới nói chung lo ngại dịch bệnh kéo dài, du khách Trung Quốc hủy các chương trình tham quan ra hải ngoại. Thế giới điện ảnh Hollywood đang lo khi thấy số vé vào cửa tại Trung Quốc trong những ngày Tết vừa qua giảm mạnh. Vào ngày 30 Tết năm nay, các rạp chiếu phim trên toàn quốc thu vào được 1,8 triệu nhân dân tệ (tương đương với 260 ngàn đô la). Con số này giảm gần 1.000 lần so với đúng một năm trước.

17 năm trước, khi dịch SARS khi được phát hiện và đã kéo dài trong hơn 5 tháng (từ 15/03/2003 đến 05/07/2003) gây thiệt hại cho kinh tế thế giới chừng 40 tỷ đôla, gần 0,1 % GDP toàn cầu.

Vấn đề đặt ra là khi đó GDP Trung Quốc tương đương với 8,3 % của thế giới ngày nay, còn nay tỷ lệ này được nâng lên tới hơn 20 %. Virus corona do vậy sẽ “ảnh hưởng” tới kinh tế toàn cầu nhiều hơn. Hồi năm 2003, sức mua của 1,4 tỷ dân Trung Quốc không sánh được với bây giờ. Một số nhà quan sát lo rằng, thuần túy về kinh tế mà nói, có nguy cơ virus corona “độc hại” hơn SARS xưa kia

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200128-virus-corona-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-sang-kinh-t%E1%BA%BF-trung-qu%E1%BB%91c

 

Campuchia xác nhận ca lây nhiễm coronavirus đầu tiên

Bộ Y tế Campuchia tối 27/1 xác nhận ca lây nhiễm coronavirus đầu tiên tại tỉnh bờ biển Preah Sihanouk.

Một người đàn ông trong một gia đình Trung Quốc, từ Vũ Hán bay đến Sihanoukville được xác nhận lây nhiễm virus, Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng nói. Ba người khác trong gia đình này hiện được theo dõi tại Bệnh viện Preah Sihanouk.

Gia đình này đến Campuchia ngày 23/1 và ông Jia Jinhua 60 tuổi, quốc tịch Trung Quốc bắt đầu có những triệu chứng như cúm vào ngày 25/1, trong khi ngụ tại một khách sạn ở Sihanoukville, Bộ trưởng Y tế nói.

“Sau khi bơi tại hồ bơi khách sạn, ông Jia Jinhua lên cơn sốt,” ông Mam Bunheng nói.

Ông Mam Bunheng cho biết thêm là gia đình này ngụ tại hai khách sạn khác nhau trong ba đêm tại thành phố biển này. Vào ngày 26/1, giới chức y tế địa phương xét nghiệm ông này để tìm coronavirus và vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày xác nhận ông bị lây nhiễm coronavirus.

(BTV Sokummono Khan)

https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-ca-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-coro-navirus-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-/5262698.html