Tin Việt Nam – 22/01/2020
Thảm sát Đồng Tâm
Nhà nước không thể bóp méo sự thật về Đồng Tâm!
Thanh Trúc, RFA
Vụ Đồng Tâm xảy ra đã hơn chục ngày; thông tin về cuộc tấn công và cái chết của cụ Lê Đình Kình vẫn chỉ được loan theo một nguồn của Công An đưa ra. Những người trong cuộc và người chứng kiến trực tiếp không được phép lên tiếng.
Một câu hỏi cho đến giờ phút này là đến bao giờ sự thật về Đồng Tâm, đặc biệt cái chết của cụ Lê Đình Kình, mới thôi bị bóp méo, làm sai lệch theo ý muốn của Nhà nước?
Không có thông tin đáng tin cậy!
Nhiều người trong nước khi được hỏi về Đồng Tâm nói rằng họ chỉ biết vụ việc qua báo chí. Một số người khác thì cho hay họ không biết gì hết:
“Đồng Tâm chú không nghe nói, không biết bởi vì đi làm tối về mệt nên cũng ít khi tham khảo được những vấn đề bên ngoài”
“ Những đối tượng ấy rất manh động, em hay đọc báo và em thấy những vụ ấy Nhà Nước nên quản lý chặt chẽ hơn”
“ Sự việc Đồng Tâm em thấy người dân kích động qúa, Nhà Nước phải có chính sách để người dân ở đấy đừng có tư tưởng bạo loạn như thế”
“Chỉ nghe trên Tivi rứa thôi, nghe rồi thấy rồi biết rứa thôi chứ mình không quan tâm”
“Nói chung quyền lực lúc nào cũng thắng, cũng đứng trên. Bởi vậy dân của mình chịu khổ nhiều. Chính trị bây giờ là xa dân, cũng có đọc báo vụ đó”
Dưới mắt tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói bưng bít là đúng bởi vì:
“ Không có ai lọt được vào Đồng Tâm để đưa tin. Người từ Đồng Tâm cũng không được ra để đưa bất kể tin tức gì. Cho nên thực sự bên ngoài hầu như bị cách ly với Đồng Tâm. Chúng ta chỉ biết được thông
tin qua các tuyên bố của chính công an, mà công an thì từ trước tới nay bao giờ cũng chỉ nói lấy được, họ nói cho họ mà thôi”
“ Đáng tiếc còn nhiều người dân vẫn tin sái cổ VTV nói như thế chắc là đúng, báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên đăng như thế chắc là đúng. Họ không để ý là tất cả những nguồn tin ấy đều lấy từ cái gọi là thông tin của Bộ Công An. Thực sự chỉ có một người phát ngôn duy nhất về vụ này là Bộ Công An mà thôi”.
Giá trị tin thực và tin sai lệch!
Dù bị bưng bít một cách triệt để, một vài thông tin liên quan bị lọt ra ngoài và đối với những người quan tâm đến vụ việc như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là những tin tức giá trị để người tỉnh táo có thể nhận định về vụ việc:
“ Có một vài thông tin rò rỉ mà thực sự có giá trị gấp ngàn lần những bài viết, những tuyên bố của báo đảng cộng sản Việt Nam. Không một giây nào về đám tang cụ Kình lọt ra, nhưng có cái clip mấy phút một người phỏng vấn được bà vợ cụ Kình, đấy là nguồn thông tin vô giá. Và một hai clip rùng rợn về việc khâm liệm như thế nào. Những hình ảnh ấy gấp ngàn lần bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam”
Thực tế thì báo đảng cùng khắp trong nước đều có đưa tin về Đồng Tâm nhưng theo một ý khác, một hướng khác, là nhận xét của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người đã cùng vợ là chị Nguyễn Thúy Hạnh, ký tên vào Đơn Tố Giác Tội Phạm đề ngày 20 tháng 1 :
“Thật ra Nhà Nước không bưng bít thông tin nhưng làm sai lệch thông tin theo hướng của nhà cầm quyền”.
“ Ngược lại với dòng tin Nhà Nước là kênh thông tin trên mạng xã hội nói sự thực về những người giữ đất Đồng Tâm bị chính quyền cố tình cưỡng chế. Mạng xã hội đương nhiên ít người xem trừ những người có điều kiện vào mạng, còn luồng dư luận Nhà Nước được người ta nghe nhiều hơn nên nhiều người không biết gì về Đồng Tâm cũng đúng. Người dân rất mơ hồ về chuyện đó” .
”Nhưng Luật Pháp của chính Nhà Nước cũng nói có án mạng là phải khởi tố vụ án, vì vậy tôi ký tên vào đơn tố giác và yêu cầu Viện Kiểm Sát cũng như Công An Hà Nội phải khởi tố vụ án giết người” .
Tố giác tội phạm!
Sáng 21 tháng Một 2020, 5 trong số 12 người ký tên vào Đơn Tố Giác Tội Phạm đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội và Cơ Quan Điều Tra Công An thành phố Hà Nội, nộp đơn tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong vụ hàng nghìn công an, cảnh sát cơ động đột kích vào xã Đồng Tâm lúc giữa đêm về sáng 9 tháng Một vừa qua mà hậu quả là cái chết thương tâm của cụ Lê Đình Kình cùng 22 người dân bị bắt giữ.
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một trong những người tham gia ký tên vào Đơn Tố Giác Tội Phạm, cho biết:
“Có 5 người đi, tôi vì đau chân phải nằm nhà. Những người đi có tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Nguyên Bình, chị Bích Phượng và 2 người nữa tôi không quen”.
“ Sáng nay chúng tôi đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội để đưa một bảng đơn tố giác tội phạm hình sự, cụ thể đây là tội giết cụ Lê Đình Kình, yêu cầu Công An Điều Tra thành phố Hà Nội và Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội phải thực hiện đúng Luật, tức là phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự và điều tra về vụ giết cụ Kình này. Thực sự chúng tôi không chỉ 12, 13 người ký mà trên mấy chục người đã bàn bạc với nhau mấy hôm nay. Cuối cùng có 12 người cùng ăn với nhau một buổi ăn tất niên tối hôm qua thì cùng ký”.TS Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A xác nhận với RFA:
“ Sáng nay chúng tôi đã đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội để đưa một bảng đơn tố giác tội phạm hình sự, cụ thể đây là tội giết cụ Lê Đình Kình, yêu cầu Công An Điều Tra thành phố Hà Nội và Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội phải thực hiện đúng Luật, tức là phải tiến hành khởi tố vụ án hình sự và điều tra về vụ giết cụ Kình này. Thực sự chúng tôi không chỉ 12, 13 người ký mà trên mấy chục người đã bàn bạc với nhau mấy hôm nay. Cuối cùng có 12 người cùng ăn với nhau một buổi ăn tất niên tối hôm qua thì cùng ký”.
Nội dung Đơn Tố Giác Tội Phạm ngày 21 tháng Một cho rằng “ Qua Thông Tin của Bộ Công An và các video clip trên mạng thì các sự thật được phát hiện ông Lê Đình Kình, thôn Hoành, xã Đồng Tâm , huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã bị giết sáng sớm ngày 9/1/2020. Thứ hai, ông Kình chết vì bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối. Thứ ba, xác ông Kình đã bị mổ và được trao lại cho gia đình để mai táng”.
“ Từ các sự thực trên, đơn viết tiếp là đã xảy ra sự phạm tội giết ông Lê Đình Kình, đề nghị các Quý cơ quan nhận đơn tố giác này theo Điều 145 và tiến hành theo đúng quy trình của Luật từ Điều 145 đến 150 và khởi tối vụ án hình sự.
Nói sự thật là trách nhiệm của những người có thẩm quyền, là khẳng định tiếp của tiến sĩ Nguyễn Quang A, vào khi vụ việc Đồng Tâm chưa ngã ngũ và cả trong lẫn ngoài đều chú ý theo dõi:
“Theo Luật thì công dân khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì có quyền tố cáo theo Điều 144 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự . Đây thực sự là tội phạm giết người mà chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ công dân là tố giác sự việc lên các cơ quan chức năng, yêu cầu làm đúng trách nhiệm của mình theo luật hiện hành, tức phải khởi tố và điều tra vụ án”
Lý do thứ hai quan trọng không kém để sự thật Đồng Tâm được sớm phơi bày, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh trình bày tiếp, là câu chuyện tài khoản trong Vietcombank của vợ ông, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bị công an ra lệnh phong tỏa vì đã cho nhiều người mượn nơi gởi tiền phúng điều cụ Nguyễn Đình Kình, bị kết tôi khủng bố.
Tóm lại, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, vụ việc Đồng Tâm đã không thể bị bóp méo mà còn cho thấy mạng xã hội đã thắng mạng báo đảng vì đã phơi bày sự thật từ hôm 9 tháng Một đến nay:
“Thấy chi sai thì mạng xã hội phải nói, người dân mình vốn đã không thông hiểu Luật rồi, mạng xã hội được cái may mắn am hiểu hơn, mà không nói thì người ta không biết, nó vậy đó”
Có muốn bưng bít cũng không thể bưng bít nỗi trong thời đại thông tin này, là khẳng định của nhà báo kỳ cựu Lê Phú Khải, cựu phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội:
“Trong nước rất nhiều người biết, mạng Internet vẫn đưa như thế, trang Bauxite vẫn đưa như thế. Theo tôi không thể bưng bít được. Một số người không có thông tin, một số người bảo thủ, một số người có quyền lợi vật chất đối với đảng cộng sản thì không nói làm gì, còn đa số bàn dân thiên hạ mà tôi biết thì họ có đầy đủ thông tin, là vì nó quá trắng trợn cho nên ai người ta cũng biết. Sự thật vẫn là sự thật, chả ai bưng bít được.
Nhà Nước và Đảng cứ tha hồ mà bưng bít mọi thông tin về mọi sự, nhà báo Lê Phú Khải nói tiếp, thí dụ như Formosa, những công trình xây dựng công, những dự án lãng phí gây thất thoát ngàn tỷ … nhưng thông tin về chúng lại xuất hiện đầy dẫy trên mạng cả rồi.
Chính vì vậy, hỏi khi nào hết bưng bít sự thật về Đồng Tâm nói riêng là thắc mắc không có giải đáp chừng nào Nhà Nước còn đanh giá thấp trí thông minh và sự phán đoán của người dân, nhà báo Lê Phú Khải kết luận.
Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?
Cần phải làm rõ vì sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu cuộc khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ‘bị giết, bị giết bởi ai, bằng phương tiện nào, với mục đích gì’ và đó là lý do vì sao một ‘đơn tố giác tội phạm’ được ông Nguyễn Quang A và một nhóm những người ký tên đã thực hiện và gửi cho các cơ quan công quyền của thành phố Hà Nội, như lời ông nói với BBC hôm thứ Ba.
“Rất là đơn giản, đơn của chúng tôi chỉ có 3-4 dòng thôi. Thứ nhất là theo luật Việt Nam, thì mọi công dân khi thấy có chuyện bất công, thì có thể làm đơn tố giác tội phạm ấy,” ông Nguyễn Quang A nói với BBC News Tiếng Việt hôm 21/01/2020.
“Việc cụ Kình bị giết thì ai cũng rõ rồi, Công an người ta cũng thông báo, rồi trên mạng xã hội, những video clips, rồi hình ảnh nói rất rõ.
“Hay nói cách khác là đã xảy ra một vụ ‘giết người,’ ông Quang A nói về vụ việc mà theo phía nhà nước, là một vụ gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
Việt Nam: Những tiếng nói vì Đồng Tâm vẫn bị ngăn chặn?
Ký kết EVFTA: Ba nghị sĩ EU chỉ trích VN trước thềm bỏ phiếu khuyến nghị
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
“Chúng tôi không dùng tính ngữ, hay là cái gì có tính chất là phán xét cả, nhưng mà thực sự là đã xảy ra một vụ ‘giết người hết sức dã man và tàn bạo’
“Bây giờ những sự thực ấy được nêu ra ở trong kiến nghị của chúng tôi và chúng tôi theo đúng điều 144 của Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, thì chúng tôi tố cáo vụ ấy.”
Tố cáo để làm gì?
Bình luận về việc đơn tố giác được tiếp nhận và thái độ của người đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội khi đơn được nộp cùng ngày 21/01 tời Viện này cùng cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội, và lý do của động thái gửi đơn tố giác, ông Quang A nói tiếp:
“Ông ở Viện Kiểm sát nói rằng cái này thì ai cũng biết rồi, đúng là ai cũng biết rồi, nhưng ở đằng sau, thì tố cáo để làm gì?”
“Yêu cầu các ông phải khởi tố một vụ án hình sự về việc giết cụ Kình, đơn giản thế thôi.”
Lá đơn đề ngày 21/01/2020, với một danh sách gồm nhiều người ký tên, trong đó có các vị như Nguyễn Nguyên Bình, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Trần Thanh Vân, Nguyễn Đăng Quang, Trương Văn Dũng, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, có đoạn viết:
“Theo Điểm 1. Điều 144 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự, Luật số 101/2015/QH13 ngày 27/11/2015, chúng tôi, các công dân Việt Nam ký tên sau, tố giác hành vi vi phạm pháp luật hình sự dưới đây. Qua thông tin của Bộ Công An và các video clip trên mạng, các sự thật sau đây đã được phát hiện:
1) Ông Lê Đình Kình, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã bị giết sáng sớm ngày 9/1/2020.
2) Ông Kình đã bị bắn từ cự ly gần vào tim, vào đầu, bị đánh trật khớp đầu gối và chết;
3) Xác ông Kình đã bị mổ và được trao lại cho gia đình để mai táng.
“Từ các sự thực trên, chúng tôi cho rằng đã xảy ra sự phạm tội giết ông Lê Đình Kình. Chúng tôi đề nghị các Quý cơ quan nhận đơn tố giác này (theo Điều 145) và tiến hành theo đúng quy trình của Luật (từ Điều 145 đến 150) và khởi tối vụ án hình sự.”
Vụ việc hôm 09/1 xảy ra ở xã Đồng Tâm đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó ngoài ba cảnh sát ‘hy sinh’, thì ông Lê Đình Kình theo nhà chức trách và Bộ Công an đã thiệt mạng trong lúc chống đối người thi hành công vụ.
Ông Kình và những người trong Tổ Đồng thuận bị cáo buộc đã nhận tiền và chịu sự chỉ đạo của một số tổ chức, cá nhân bị chính quyền Việt Nam liệt vào hàng tổ chức, hay cá nhân phản động và khủng bố, vi phạm pháp luật và đe dọa an ninh, đe dọa chính quyền và Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong diễn biến liên quan vụ Đồng Tâm, chiều 21/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Việt Nam nói hôm 9/1 tại xã Đồng Tâm, ba công an, trong đó có hai thuộc lực lượng này, đã hy sinh.
Trang web chính phủ dẫn lời ông Nguyễn Xuân Phúc nói tại đây rằng gần 30 cán bộ Nhà nước có vi phạm đã bị xử lý, trong đó có một số bị xử lý hình sự vì để xảy ra khiếu kiện của người dân.
“Tuy nhiên, mặc dù đã hiểu rõ bản chất sự việc, được tuyên truyền, vận động nhiều lần, nhưng rất đáng tiếc, một số cá nhân cố tình vi phạm pháp luật, thậm chí là sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, chống lại lực lượng chức năng làm 3 chiến sĩ công an hy sinh,” trang web chính phủ tường thuật lời ông Nguyễn Xuân Phúc.
“Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chúng ta kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân và cũng tuyên truyền, vận động mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật.
“Tuy nhiên, chúng ta cũng cần bảo đảm pháp luật phải được thực thi nghiêm minh. Tất cả cán bộ, công chức và người dân đều phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật, bất kể ai vi phạm đều phải xử lý theo đúng quy định,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan điểm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51197493
Vụ Đồng Tâm: Facebook lên tiếng;
EU kêu gọi Việt Nam điều tra ‘độc lập’
Phát ngôn viên của Facebook mới lên tiếng với VOA tiếng Việt sau khi có tin Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên bố “không còn kiên nhẫn” với mạng xã hội lớn nhất thế giới về vụ Đồng Tâm, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố “sẵn sàng giúp đỡ” Việt Nam “điều tra độc lập và minh bạch”.
Người phát ngôn của mạng xã hội lớn nhất thế giới nói rằng “người dân lên Facebook để thảo luận về những sự kiện quan trọng xảy ra, và tình hình ở Đồng Tâm không phải là trường hợp ngoại lệ”.
“Các Tiêu chuẩn Cộng đồng của chúng tôi có mục đích đảm bảo rằng người dân có các cuộc thảo luận như vậy một cách an toàn, và chúng tôi nỗ lực hết sức để thực thi các chính sách này một cách công bằng và nhất quán. Theo các Tiêu chuẩn Cộng đồng này, chúng tôi không cho phép bất kỳ ai kêu gọi, kích động hoặc đe dọa bạo lực trên Facebook, cũng như không cho phép tổ chức hoạt động tội phạm.
Chúng tôi sẽ gỡ bỏ các nội dung như thế khi nắm được thông tin”, một phát ngôn viên của Facebook nói với VOA tiếng Việt.
“Chúng tôi đang theo dõi sát tình hình ở Đồng Tâm và sẽ tiếp tục gỡ bỏ bất kỳ thông tin nào vi phạm các Tiêu chuẩn Cộng đồng nhằm giữ cho cộng đồng an toàn”.
Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an
Mạng xã hội với hơn hai tỷ người sử dụng lần đầu lên tiếng như vậy sau khi báo chí trong nước dẫn lời đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông nói rằng “một số đối tượng đã lợi dụng đưa thông tin sai sự thật, thông tin bóp méo nhằm kích động người dân hiểu sai về vụ việc gây hoang mang dư luận, thông tin kích động chống đối chính quyền trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook” nhưng “Facebook lại phản ứng rất chậm, quan liêu và làm theo ý mình…”
Tờ Hà Nội Mới trích lời một đại diện của Bộ này nói rằng “có những video livestream (phát trực tiếp) dài đến vài tiếng đồng hồ, kêu gọi bạo lực”, nhưng Facebook “vẫn làm theo quy trình cũ là dịch toàn bộ sang tiếng Anh sau đó đưa đi thẩm định thường từ 2 đến 3 ngày…”
Tờ báo với cơ quan chủ quản là Thành ủy Hà Nội dẫn lời đơn vị quản lý thông tin và truyền thông của nhà nước tuyên bố: “Với những vụ việc khẩn cấp, nghiêm trọng như Đồng Tâm, việc vẫn áp dụng cách làm quan liêu là không phù hợp, góp phần dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, để các đối tượng xấu phát tán các thông tin sai sự thật, kích động, khiến nhiều người hiểu sai; một số trang tin tiếng Việt ở nước ngoài lợi dụng vụ việc để kích động bạo loạn. Vì vậy, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đã trực tiếp gọi điện cho đại diện Facebook và tuyên bố: Đã đến lúc Việt Nam không còn kiên nhẫn với Facebook nếu Facebook tiếp tục không tuân thủ luật pháp Việt Nam như họ đã cam kết”.
Vụ Đồng Tâm: Facebooker bị bắt ở Cần Thơ
Trong báo cáo có tên gọi “Transparency” (Minh bạch), Facebook nói rằng mạng xã hội này “phản hồi trước các yêu cầu về dữ liệu từ các chính phủ theo luật hiện hành và các điều khoản sử dụng dịch vụ của hãng”, nói thêm rằng “mỗi một yêu cầu được xem xét kỹ về tính hợp pháp” và Facebook “có thể từ chối hoặc đề nghị cụ thể hơn với các yêu cầu quá mơ hồ”.
Mạng xã hội này từng cho hay đã nhận được các yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Bộ Công an Việt Nam theo Điều 5 của Nghị định 72 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, có hiệu lực từ năm 2013.
Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, điều luật này có nêu ra nhiều hành vi bị cấm như “lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” để “chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Hiện chưa rõ phía Việt Nam có sử dụng Luật An ninh Mạng, vốn có hiệu lực từ đầu năm ngoái, khi đưa ra các yêu cầu về gỡ bỏ hoặc chặn nội dung với Facebook hay không. Theo điều luật gây tranh cãi này, các công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng Internet “có trách nhiệm” “ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin” “chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Trang về Tiêu chuẩn Cộng đồng của Facebook có đoạn viết bằng tiếng Việt: “Chúng tôi muốn mọi người được tự do bàn luận về những vấn đề quan trọng với họ, kể cả khi ai đó có thể không đồng ý hoặc phản đối họ. Trong một số trường hợp, chúng tôi vẫn cho phép nội dung vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của mình, nếu đó là nội dung đáng đưa tin và vì lợi ích của cộng đồng. Chúng tôi chỉ làm điều này sau khi cân nhắc giá trị về lợi ích cộng đồng so với nguy cơ gây hại, đồng thời tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền để đưa ra quyết định”.
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương hôm 12/1 đăng tải một hình ảnh trên Facebook cá nhân, cho thấy một thông báo của mạng xã hội này gửi cho anh liên quan tới vụ Đồng Tâm, trong đó có đoạn: “Do các giới hạn pháp lý tại địa phương, chúng tôi đã hạn chế quyền truy cập vào video của bạn tại Việt Nam”.
Anh Phương cũng đồng thời kêu gọi bạn bè và người theo dõi Facebook của mình “sao chép và truyền đi các bằng chứng” về điều anh nói là “tội ác quân cộng sản thảm sát dân Đồng Tâm”. Trong khi đó, Bộ Công an Việt Nam ra tuyên bố nói rằng “một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng”.
Mới đây, tổ chức Ân xá Quốc tế ra tuyên bố nói rằng sau vụ đối đầu ở Đồng Tâm làm bốn người chết, “chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp trên cả nước với các vụ bắt giữ và kiểm duyệt rộng khắp trên
mạng xã hội”. Hà Nội chưa phản hồi trước cáo buộc của tổ chức thúc đẩy nhân quyền về vụ việc gây tranh cãi và chia rẽ lớn về quan điểm trên mạng.
Trong một diễn biến liên quan, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Việt Nam, hôm 21/1 đã gặp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và “nhắc lại mối quan ngại sâu sắc của EU về sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm và việc sử dụng bạo lực với bất kỳ hình thức nào”.
“EU lấy làm tiếc về sự thương vong xảy ra trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân và yêu cầu tính minh bạch đầy đủ trong việc đánh giá nguyên nhân và bối cảnh của sự kiện. EU sẽ tiếp tục theo sát tình hình và sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Việt Nam trong quá trình điều tra độc lập và minh bạch”, thông cáo của EU có đoạn.
Thảm sát Đồng Tâm: Oan nghiệt đến bao giờ?
Phương Hiền
Có một “ngàn lẻ một” cách để tháo gỡ ngòi nổ Đồng Tâm trong tình tự đồng bào, nhưng họ đã chọn vũ lực để trấn áp. Tại sao những kẻ chủ mưu không nghĩ rằng, sau cú hạ sát một ông già 84 tuổi được coi là thủ lĩnh tinh thần, con người ấy từ nay sẽ bất tử trong kí ức hàng triệu triệu trái tim. Nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành biểu tượng chống áp bức, bất công, một nhân vật bi tráng của lịch sử, một hình tượng lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn… ” (Xem ”Phát súng lịch sử” của Tạ Duy Anh). Từ thời gian cho đến lựa chọn địa điểm để tấn công, từ dàn binh bố trận cho đến tung tin giả để lường gạt dư luận… Tất cả, là những toan tính nhằm nghiền nát “đối tượng” trong khoảnh khắc. Nhưng trận mạc trong thực địa khác xa với cuộc diễn tập vừa mới diễn ra mấy ngày trước đó trên đường phố Sài Gòn để cho lãnh đạo thưởng lãm. Đây là trận bố ráp vào ban đêm chống lại người dân, chứ không phải là cuộc chiến tranh nhân dân như vẫn thường khoe mẽ. Chữ “NGỜ” to tướng và đắt giá làm sao!
Tổn thất nhân mạng gấp ba
“Hoan hô quân của Tô Lâm, xông vào “bốt giặc” tay cầm AK, Diệt ngay một đảng viên già, bắt sống chú bé những ba tháng tròn”. Từ thôn Hoành, đồng dao đang lan ra khắp cả nước như thế. Triển khai 3.000 quân (hoặc có thể còn nhiều hơn), để đột kích vào một thôn vẻn vẹn chỉ 14 gia đình nông dân (có nguồn tin nâng số hộ cao hơn), vậy mà tổn thất nhân mạng là ba trên một. Sau phút khai hoả đầu tiên, “ta” hy sinh ba cảnh sát, bên “địch”, một lão thành cách mạng gần 60 tuổi đảng bị diệt gọn (Dù trên tay còn cầm quả lựu đạn, theo nguồn tin từ hiện trường của công an). Xin những linh hồn “còn – mất” hãy tha thứ, khái quát vậy cũng chưa mô tả được hết “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” của các lực lượng vũ trang mà luôn được xưng tụng trên truyền hình trung ương là đội quân “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Chỉ một ngày sau khi rơi xuống “hố kỹ thuật” cùng một lúc, cả ba “đồng chí” đã lập tức được thăng cấp bậc hàm vượt cấp, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công, đồng thời nhận cả bằng Tổ quốc ghi công. Mặc dầu đến hôm nay, sau hơn 10 ngày, chúng ta vẫn chưa biết một cách cụ thể hoàn cảnh “hy sinh” của cả ba cảnh sát. Nhân đây, nhắc lại trường hợp của Đại tá Đặng Thính, Chính ủy Đoàn 559 và là Đại biểu Quốc hội khóa III, IV sau khi hy sinh anh dũng trên chiến trường nhưng vẫn không hề được thăng cấp bậc hàm vượt cấp nào… Trở lại với việc “chết cháy” của ba chiến sỹ công an nói trên là cả một câu chuyện phi logic, nhưng với Ban Văn hoá Tư tưởng và Bộ Công an, đó chỉ là tiểu tiết. Chuyện lớn là phải phát động ngay phong trào học tập và noi gương 3 liệt sĩ vừa hy sinh tại Đồng Tâm! Nhà văn Aziz Nesin có đội mồ bật dậy, chắc cũng không thể sáng tác nổi câu chuyện bi hài đẫm máu và nước mắt như ở thôn Hoành!
Từ bàng hoàng đến phẫn nộ
Như lịch sử cho thấy, phải sau “hai mươi năm nội chiến từng ngày” như cuộc nồi da xáo thịt Bắc – Nam trước đây hàng chục năm, một bộ phận dân chúng mới cảm nhận được nỗi đau và mất mát, cũng như sự bàng hoàng và phẫn nộ của chính họ. Sinh thời, Võ Văn Kiệt là một trong những chính khách hiếm hoi cảm nhận được nỗi đau ấy. Ông từng chia sẻ, cuộc nội chiến ấy có hàng triệu người vui, nhưng cũng khiến hàng triệu người buồn. Vết thương ấy của dân tộc cần được chữa lành, thay vì tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu… Với bố ráp Đồng Tâm, chỉ sau một đêm – và sau cái đêm kinh hoàng ấy hiện nay vẫn còn đang bị bồi tiếp một loạt các sự cố và sự kiện “hậu Đồng Tâm” khác nữa – người dân từ Bắc chí Nam, nhất là tầng lớp dân oan, lại tấy thêm những vết thương rỉ máu mới. Đặc biệt khi Công an ra 3 phiên bản chính thức khác nhau trong vòng 5 ngày để thông tin về vụ đàn áp đẫm máu, đó là một thảm họa lớn về quan hệ công chúng và dẫn đến khủng hoảng lòng tin.
Bởi những thôn Hoành, Thủ Thiêm, Dương Nội… đâu phải là hiện tượng đơn nhất. Những người cầm quyền sau khi “đi đêm” với các nhóm lợi ích (Nói là nhóm nhưng thật ra đó là những tập đoàn lớn mà hơn nửa tá trong số ấy là tiền từ Trung Quốc), bắt đầu cảm nhận đất dưới chân họ đang rung chuyển. Họ run sợ trước một cuộc “dân nổi can qua” nên ra tay trước. Thất bại trong công khai mở các đặc khu cho Tàu cộng, nay họ đang cố làm chui bằng được để phục vụ lợi ích tối cao của quốc gia “có đường biên giới chung” với Việt Nam (Khuất tất đến mức không dám công khai hai chữ Trung Quốc gây phản cảm trong lòng đa số dân Việt). Tranh chấp đất Đồng Tâm là ở 27 ha nhiều năm không ai quản lý chứ không hề tranh chấp đất sân bay Miếu Môn. Một vị tướng công an không dấu quan điểm của mình: quân đội tranh chấp với dân tại sao không để hai bên giải quyết với nhau, để công an nhảy vào thì không còn là tranh chấp đơn thuần nữa. Nhìn khuôn mặt người cầm đầu Viettel tại giao ban báo chí cuối năm, một đồng nghiệp rỉ tai: “Sao hắn đằng đằng sát khí như một tên lính Polpot vậy nhỉ?”
Quốc gia quốc thể lem luốc
Không rõ Đại tướng Tô Lâm đã báo cáo với Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng như thế nào về tác động của vụ tấn công thôn Hoành đối với quốc tế. Chỉ biết mới đây, trên trang Twitter của mình, nữ dân biểu người Bỉ Saskia Bricmont, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Liên minh châu Âu (INTA) đã dự báo rằng, làm sao mà Nghị viện EU lại có thể thông qua Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA) trong tháng hai, với một quốc gia khủng bố và đàn áp chính người dân của mình như nhà nước Việt Nam. Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của EU về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng, vào hôm 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, đã trực tiếp nêu vấn đề với Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh.
Trong tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm làm việc tại Nghị viện châu Âu từ ngày 13 đến 16/1 để thúc giục Nghị viện châu Âu sớm thông qua Hiệp định EVFTA. Chuyến đi “chữa cháy” của Bộ Ngoại giao sau vụ thảm sát do Bộ Công an gây ra vẫn chưa có kết quả rõ rệt. Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 17/1 cho biết, quốc tế đang theo dõi sát sao chiến dịch đàn áp của Hà Nội trên phạm vi toàn quốc, được đánh dấu bằng các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội rộng rãi khi họ cố gắng ngăn chặn các cuộc tranh luận công khai về vụ tranh chấp đất đai dẫn đến chết người tại Đồng Tâm. Mặc dầu bị các tổ chức LHQ nhiều lần nhắc nhở, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn đáng báo động. Với vụ Đồng Tâm, chính quyền Hà Nội dường như muốn công khai thách thức cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hai chiếc ghế ở HĐBA/LHQ và ở Chủ tịch ASEAN năm nay của Việt Nam dường như bắt đầu run rẩy cùng với các phái bộ ngoại giao Hà Nội ở đấy.
*
Với cuộc bố ráp chớp nhoáng tại thôn Hoành, phe “Củi” (các quan chức cấp cao sắp bị thiêu) đã chơi được phe “Lò” (Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự thân tín) một chưởng để đời… (Xem bài “Chiến thắng của Phe Củi…” của Lưu Trọng Văn trên tvvn.org ngày 13/1) Nhưng người tính không bằng trời tính. Sau “cái đêm hôm ấy đêm gì”, bóng đá Việt Nam đang từ đỉnh cao chói lọi – một đội hình áp đảo tại Đông Nam Á – bỗng nhiên rơi tự do về “mo”. Phải chăng Ông Trời đã không để cho cả phe “Củi” lẫn phe “Lò” lợi dụng “ép-phê” bóng đá để lấp liếm mọi oan khiên? Đốt lò để vớt vát chút niềm tin còn rơi rớt, nhưng rồi lại lấy nước mắt hờn căm của người dân dội cho tắt ngấm cái lò ẩm ướt ấy. Đấy là lú hay là minh? (Nhà văn Phạm Viết Đào nêu câu hỏi). Trong khi người Việt giết người Việt thì ngay tại thời điểm ấy đã có tin tàu hải cảnh Trung Quốc Haijing 35111 tiến về phía vùng biển Việt Nam. Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề này, chiều 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định “chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh thông tin”. Trong khi đó, giáp Tết rồi mà dân Đồng Tâm vẫn trong không khí căng thẳng, bị triệu tập và trù dập, bị sách nhiễu và đe dọa. Liệu những đạo diễn của vụ Đồng Tâm còn định xoay vần vòng tròn oan nghiệt đến bao giờ trước khi họ chịu chấm dứt mà không tiên liệu trước những hệ quả khôn lường mà dân tộc này sẽ phải gánh chịu?
* Bài viết không thể hiện quan điểmm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/dong-tam-killing-when-will-this-end-01212020083303.html
Tin trong nước
Nông dân trồng mía bao vây nhà máy đòi tiền để sắm tết
Hằng trăm người dân trong nhiều ngày qua tiến hành bao vây nhà máy của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum tại xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum để đòi tiền bán mía và vận chuyển mía cho công ty.
Mạng báo Người Lao Động loan tin vào ngày 22 tháng 1 như vừa nêu, dẫn trình bày của người dân là trong vụ mía vừa qua Công ty Cổ phần Đường Kontum thu mía của nhiều người dân nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán tiền cho họ. Nhiều người không có tiền để sắm sửa tết đành phải kéo đến vây nhà máy của công ty để đòi nợ.
Một số người còn cho biết họ phải nợ người làm thuê khi không nhận được tiền bán mía cho công ty.
Một người được nêu tên là Trần Nguyên Vũ ở Xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum cho hay công ty mua hàng chục tấn mía của ông này từ tháng 11 năm ngoái và đến nay chưa thanh toán.
Tin cho hay, ngoài những người bán mía cho công ty, nhiều lái xe chở mía cho công ty này cũng bị nợ tiền công. Trong số này có hằng chục người từ Phú Yên lên Kon Tum làm việc chở mía thuê.
Phía công ty cho rằng bởi khó khăn về tài chính nên họ chỉ có thể thanh toán một phần trước tết cho người nông dân bán mía mà thôi. Phó tổng giám đốc Công ty Đường Kon Tum, Ông Nguyễn Hữu Quảng, được dẫn lời rằng khó khăn tài chính mà công ty gặp phải là từ khi nâng công suất từ 1700 tấn mía/ngày lên 2500 tấn mía/ngày. Công ty Đường Kontum cũng gặp trở ngại không thu hồi được nợ nên không thể thanh toán tiền cho người dân bán mía.
Việt Nam mất 900 triệu USD
vì bị Malware tấn công năm 2019
Tập đoàn Công nghệ Bkav cho biết Việt Nam đã mất khoảng 900 triệu USD trong năm 2019 vì thiệt hại do các phần mềm độc hại lây lan nhắm vào hệ thống thông tin của Nhà nước.
Mạng báo Daily Swig loan tin hôm 22/1 trích số liệu nghiên cứu về an ninh mạng của Bkav cho thấy so với khoản 640 triệu USD vào năm 2018 mà Việt Nam bị thiệt hại do mã độc tấn công thì thiệt hại năm 2019 cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, số lượng máy tính bị nhiễm mã độc vào năm 2019 chỉ tăng 3,5% (85,2 triệu máy) cho thấy thiệt hại của mỗi sự cố tăng cao hơn nhiều.
Bkav cho biết 58% máy tính tại Việt Nam đều mang theo một số phần mềm độc hại, chủ yếu được đính kèm trong những phần mềm không rõ nguồn gốc mà người dùng tải về từ Internet.
Trong năm 2019, tỷ lệ lây lan virus máy tính qua thiết bị USB giảm 22% so với năm 2018 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn là 55%. Tỷ lệ virus lây lan qua email tăng 4%.
Báo cáo của Bkav cho biết phương thức tấn công thông tin APT vẫn tiếp tục gây sự cố ở Việt Nam trong năm 2019 với khoảng 420 ngàn máy tính bị nhiễm virus W32.Fileness, mà theo chuyên gia Bkav là không có dấu hiệu nhận biết sự hiện diện.
Virus W32.Fileness được nói lây lan qua USB hoặc thông qua các lỗ hổng của hệ điều hành và phá hoại bằng cách chạy những tập lệnh đặc biệt.
Hồi đầu năm 2019, Luật An ninh mạng do Chính phủ Việt Nam ban hành chính thức có hiệu lực. Luật này được nói sẽ bảo vệ dữ liệu người dùng thông qua việc nội địa hóa dữ liệu, nhưng các ý kiến cho rằng luật này là một công cụ để chính phủ loại bỏ những thông tin muốn kiểm soát.
ADB hỗ trợ Việt Nam xây nhà máy điện mặt trời
giúp giảm gần 30.000 tấn khí CO2 phát thải
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào ngày 22/1 đã ký kết cho một doanh nghiệp Việt Nam vay gần 38 triệu đô la Mỹ để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời công suất 50MW tại Tây Ninh.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm đây là dự án điện mặt trời có quy mô lớn đầu tiên cả nước và nếu đưa vào hoạt động sẽ giúp giảm gần 30.000 tấn carbon dioxide phát thải hàng năm.
Dự án điện mặt trời được ADB hỗ trợ thông qua cơ chế tài trợ dự án sáng tạo, bảo đảm khả năng thu hút vốn của dự án.
Khoản vay từ ADB đánh dấu giao dịch đầu tiên trong phạm vi chương trình tài trợ “không song song”, đồng thời giúp cải thiện khả năng thu hút vốn và tính khả thi tài chính cho dự án, cho phép các bên cho vay khác cung cấp nguồn vốn dài hạn.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Jackie B. Surtani – Trưởng ban Tài trợ cơ sở hạ tầng thuộc Vụ Hoạt động Khu vực tư nhân của ADB cho biết rất hào hứng với giao dịch này vì ngoài việc cung cấp nguồn vốn để phát triển năng lượng mặt trời, dự án này sẽ giúp giảm những rủi ro được nhìn nhận đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Đồng thời có tác động to lớn tới tính bền vững và an ninh trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam những năm tới.
Dự án nhà máy điện mặt trời cùng các công trình phụ trợ được xây dựng tại tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km về phía Tây Bắc. Nhà máy này sẽ đáp ứng nhu cầu điện của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Economist Intelligence Unit xếp Việt Nam
136/167 quốc gia về chỉ số dân chủ năm 2019
Theo xếp hạng của The Economist Intelligence Unit, công bố hôm 22/1, Việt Nam có cải thiện nhẹ về vị thứ nhưng vẫn nằm trong nhóm các quốc gia Chuyên chế.
Với 3.08 điểm, xếp thứ 136 trong tổng số 167 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo Chỉ số Dân chủ 2019, thứ hạng của Việt Nam về dân chủ năm 2019 có cải thiện nhẹ so với thứ hạng 139 của năm 2018, nhưng điểm số không thay đổi.
HRW: Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền
HRW: Nhân quyền VN ‘xuống cấp nghiêm trọng’
Dân Việt dùng mạng xã hội nhiều, nhưng Việt Nam đứng chót bảng tự do Internet
Năm nay, ở khu vực châu Á, Việt Nam đã đứng trên Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan về vị thứ, nhưng vẫn thuộc nhóm các nước “Chuyên chế” – thể chế kém dân chủ nhất trong số bốn thể chế chính trị theo phân loại của The Economist Intelligence Unit (các thể chế còn lại là Hỗn hợp, Dân chủ khiếm khuyết và Dân chủ đầy đủ).
Việt Nam vẫn nhận điểm 0 trong hạng mục đánh giá về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên – một trong năm hạng mục được tính trong chỉ số dân chủ.
Nhìn từ năm 2006, kể từ khi lần đầu tiến hành xếp loại Chỉ số dân chủ, điểm số của dân chủ của Việt Nam tăng trong 4 năm từ 2013-2016. Tuy nhiên, trong ba năm trở lại đây, điểm số này ổn định ở mức thấp là 3.08 dù vị trí có thay đổi do sự tăng/giảm của các quốc gia khác.
Bắc Hàn ‘đội sổ’
Đội sổ trong danh sách này vẫn là Bắc Hàn với 1.08 điểm, vị thứ 167/167. Tiếp đó, lần lượt từ dưới lên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Congo, Cộng hòa Trung Phi và Syria.
Trung Quốc với 2.26 điểm xếp thứ 153, sau cả Cuba (2.84 điểm, thứ 143), Iran (2.38 điểm, thứ 151).
Trong khi đó, với điểm 9.87, Na Uy một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng; tiếp đó là Iceland, Thụy Điển và New Zealand.
Với 7.96 điểm, Hoa Kỳ xếp thứ 25.
“Năm u ám của dân chủ toàn cầu”
Theo báo cáo nói trên, năm 2019, điểm trung bình về dân chủ toàn cầu đã giảm từ 5,48 năm 2018 xuống còn 5,44 (theo thang điểm 10). Báo cáo đánh giá, đây là kết quả “tồi tệ nhất kể từ năm 2006”.
Nguyên nhân của sự suy giảm về chỉ số dân chủ toàn cầu được báo cáo cho là, do sự giảm sút chỉ số này ở khu vực châu Mỹ Latinh, cận Sahara ở châu Phi, cũng như việc điểm số khu vực Trung Đông – Bắc Phi (MENA) giảm nhẹ. Trên bình diện toàn cầu, chỉ có khu vực Bắc Mỹ có sự cải thiện về điểm trung bình, do sự gia tăng về điểm của Canada.
Báo cáo đánh giá rằng, bốn trong số năm yếu tố góp vào chỉ số dân chủ là tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên, sự vận hành của chính phủ, văn hóa chính trị, và các quyền tự do dân sự cũng suy giảm trên bình diện toàn cầu trong năm 2019. Chỉ có yếu tố về sự tham gia chính trị tăng.
Trung Quốc xuống sát đáy
Theo đánh giá của báo cáo, các nước châu Á đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện vị thế trong bảng xếp hạng toàn cầu hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tụt hậu nếu so với Bắc Mỹ, Tây Âu và Mỹ Latinh.
Tại châu Á, Singapore, Hong Kong và Ấn Độ đều tụt hạng; trong khi Đài Loan dẫu vẫn được xếp vào nhóm ‘nền dân chủ không hoàn hảo’ nhưng ở vị trí thứ năm châu Á, chỉ sau New Zealand, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản và xếp thứ 31 trên thế giới.
Năm nay, điểm số của Trung Quốc giảm còn 2,26 và hiện xếp thứ 153, tức gần sát đáy trong xếp hạng.
Theo báo cáo, sự sụt giảm này được lý giải là do nước này “gia tăng phân biệt đối xử đối với tộc người thiểu số… cũng như các hành vi xâm phạm các quyền tự do dân sự khác”.
Đặc biệt, việc năm 2019, Trung Quốc sử dụng kỹ thuật số để giám sát và xếp hạng công dân “cho thấy nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy hạn chế các quyền tự do cá nhân; trong khi sự tham gia chính trị ở Trung Quốc vẫn rất yếu”, theo báo cáo.
Khác biệt trong quan điểm
Việt Nam luôn cho rằng, việc dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận.
Trong bài viết “Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam” đăng trên tờ Quân đội nhân dân, TS Cao Đức Thái (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM) cho rằng, “không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân… Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội”.
Trung Quốc lâu nay cũng luôn bác bỏ các chỉ trích về thành tích nhân quyền của nước này.
Hồi tháng 9/2019, Trung Quốc cũng đã công bố Sách trắng Nhân quyền của nước này, cho rằng quốc gia này đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm nhân quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc cho công tác pháp trị hóa bảo đảm nhân quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/51202277
Ai sẽ vào ‘tứ trụ’ ở Đại hội XIII và bước tiếp của ‘Đốt lò’
Đâu là ưu thế/ hạn chế của ba ứng viên tiềm năng của chức vụ cao nhất tại Đại hội 13 sắp tới của Đảng CSVN. Và với lãnh đạo mới, chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ như thế nào?
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt của đảng này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.
VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt?
VN: Thông điệp năm mới 2020 – ‘đột phá’ thể chế
Kinh tế VN 2019: ‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?
Ông Nguyễn Phú Trọng muốn sớm xử vụ đất Sabeco năm nay
Đây là nhóm mà lâu nay vẫn được gọi là “tứ trụ”, liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng CS và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng tất nhiên, trong hệ thống chính trị do đảng CS lãnh đạo ở Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng.
Hợp nhất hay quay lại truyền thống?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt qua điện thoại cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng CSVN và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Muốn chống tham nhũng có cần dân chủ?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.
Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.
Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là ‘ứng viên sáng giá’?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, “thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó”.
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.
Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.
Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Còn nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam hay ngay cả khi ông vào TP HCM đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
“Trong khi đó, với tăng trưởng GDP ở mức 7,2% như năm 2019 thì việc trong những năm tới, duy trì đà tăng trưởng cao hơn hay ít nhất không thấp hơn mức đó là rất khó. Điều này đòi hỏi Thủ tướng phải là người rất năng nổ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Thứ hai, vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi”.
Không phức tạp như trước đại hội 12
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, việc xác định các ứng cử viên Bộ Chính trị khóa tới sẽ không gặp nhiều khó khăn như thời điểm năm 2016 -trước đại hội 12, vì thời điểm hiện nay rõ ràng là không phức tạp bằng.
Về nhân sự cao nhất, theo ông Hải, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ nghỉ do sức khỏe không bảo đảm và bản thân ông có lẽ cũng không muốn tiếp tục tại vị. Do vậy, việc chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo mới là điều gần như chắc chắn.
Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị.
Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.
Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.
Còn với danh sách ứng cử viên tham gia ban chấp hành trung ương khóa 13 mới, theo Tiến sĩ Hải, hiện cũng đã ổn định. Những ứng viên thuộc các bộ, ngành trung ương đủ điều kiện để tái cử khá rõ ràng, những người dự kiến sẽ tham gia khóa mới đã được luân chuyển về các địa phương.
Đồng thời, nhân sự chủ chốt ở địa phương, cũng là người sẽ tham gia ban chấp hành Trung ương khóa mới, cũng đã được chuẩn bị cho đại hội ở cấp địa phương và được đào tạo các khóa cấp chiến lược.
“Tất nhiên, danh sách ấy có thể sẽ có thay đổi trước đại hội nhưng tôi cho là không nhiều”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nói.
‘Lò’ vẫn nóng, bất kể ai là lãnh đạo?
Khi được hỏi việc một ban lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến chiến dịch ‘đốt lò’ hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng hay không, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, chiến dịch này sẽ tiếp tục.
Nếu một cá nhân nào đó lên nắm quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong đợi của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độTS Nguyễn Hồng Hải, Đại học Queensland, Úc
“Đảng CSVN sẽ quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng. Điều này rất quan trọng để bảo đảm tính chính danh, duy trì niềm tin tưởng vào chế độ.
“Khi phân tích tình hình chính trị Việt Nam, ít người để tâm đến mức trần mà đội ngũ lãnh đạo hiện nay đã vạch ra và mong đợi của người dân. Bất cứ sự thay đổi nào, nếu tốt hơn thì không sao, nhưng nếu kém đi sẽ đe dọa đến sự tồn tại và tính chính danh của chế độ. Người dân mong đợi sự thay đổi nhưng là sự thay đổi để tình hình tốt hơn lên chứ không phải là ngược lại.
“Nếu một cá nhân nào đó lên nắm quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong đợi của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độ”, Tiến sĩ Hải nói với BBC News Tiếng Việt.
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?
VN: Thông điệp năm mới 2020 – ‘đột phá’ thể chế
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, mô hình chống tham nhũng nhiệm kỳ tiếp theo sẽ khác đi.
“Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang tập trung vào các đại án và đó là di sản của nhiệm kỳ trước. Danh sách các đại án sẽ tiếp tục bị điều tra, truy tố và xét xử trong năm 2020 đã được chốt tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 15/1 vừa qua.
“Giả sử nếu trong nhiệm kỳ tới xác định những đại án lớn, thì đó sẽ là đại án của nhiệm kỳ này. Điều đó đồng nghĩa với việc xác nhận là nhiệm kỳ này có vấn đề. Và khi đó, tạo cảm giác là nhiệm kỳ mới lên bới móc lại các sai phạm của nhiệm kỳ trước.
“Như vậy, bên cạnh giải quyết nốt những đại án đã xác định trong nhiệm kỳ này nhưng chưa công khai thì nay tiếp tục xử lý, cuộc chiến chống tham nhũng ở nhiệm kỳ tới sẽ có hướng đi khác” ông Hải nhận định.
Do vậy, Tiến sĩ Hải dự đoán rằng, chiến dịch chống tham nhũng nhiệm kỳ tới sẽ tập trung vào những tham nhũng ở quy mô nhỏ hơn, tham nhũng vặt, hay chuyện nhận hối lộ chẳng hạn, chứ không mở ra các đại án lớn.
“Việc xử lý các vụ án tham nhũng vặt ở cấp cơ sở một mặt sẽ làm trong sạch bộ máy chính quyền cơ sở và củng cố niềm tin của người dân, mặt khác sẽ tránh sự chú ý đến hệ thống quyền lực ở cấp cao hơn”, Tiến sĩ Hải nhận xét.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51172611
Chuyện như đùa
Ông Trọng nói Đảng CS ‘cần nhân tài, loại người cơ hội’
Trong thông điệp đón Xuân Canh Tý, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói trong năm 2020, hệ thống chính trị Việt Nam cần nhân tài, quyết liệt thanh lọc thành phần cơ hội và không để ‘lươn chạch’ chui vào bộ máy.
Trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra nhiều thành quả của quốc gia trên 95 triệu dân:
Quốc tế hỏi về nhân quyền, tự do báo chí cho VN ra sao?
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?
Việt Nam 2020: Những chính sách mới có hiệu lực
“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ to lớn, vai trò và vị thế cao như ngày nay.”
Theo các báo Việt Nam, ông nhấn mạnh điều này khi trả lời TTXVN dịp đầu Xuân Canh Tý 2020, cũng là kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930).
Nhưng nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nói:
“Tuy vậy, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước bên cạnh thuận lợi, thời cơ, cũng có nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Trong công cuộc phát triển đất nước, nhiều vấn đề mới phát sinh phải xử lý, nhiều việc hết sức phức tạp phải giải quyết; tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, không được say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế.”
Dù có nhiều tiếng nói quốc tế và ở Việt Nam chỉ một mô hình chính trị kiểu mới mới diệt trừ được gốc rễ tham nhũng, lạm quyền, ông Trọng có vẻ như vẫn chỉ nhấn mạnh đến phương thuốc là đề cao kỷ luật, đạo đức nội bộ theo mô hình cộng sản kiểu cũ.
Ông nói:
“Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập, hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị trường, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng.
Mặt khắc, ông thừa nhận, “không phải không có lúc chúng ta mắc sai lầm, khuyết điểm, nhưng với tinh thần tự phê bình và phê bình, Đảng đã sớm nhận ra và kiên quyết sửa chữa“.
Công tác cán bộ, theo TBT Trọng, là yếu tố quyết định trong quá trình lãnh đạo của đảng CSVN.
Ông nhắc lại một số giải pháp đã nêu nhiều năm qua như “tăng cường phân cấp gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, hiệu quả trong công tác tổ chức, cán bộ”.
Nhà lãnh đạo 76 tuổi cũng đề nghị nhân dân tham gia giúp làm trong sạch Đảng bằng ngôn từ thân thuộc với nông thôn Việt Nam:
“Hơn bao giờ hết, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải nêu cao trách nhiệm cùng chung tay phát hiện, giới thiệu nhân tài cho Đảng; đồng thời quyết liệt ngăn chặn, thanh lọc, đưa ra khỏi quy hoạch
những thành phần cơ hội, suy thoái, không để những “con lươn, con chạch” chui vào bộ máy của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị.”
Trong một bài khác, ngày 22/1, ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp chúc Tết các lãnh đạo lão thành.
“Con đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, đan xen với những cơ hội, thuận lợi mới. Có đánh thức được tiềm năng và biến thành nguồn lực to lớn để xây dựng và bảo vệ đất nước hay không, điều đó phụ thuộc vào ý chí, nghị lực của toàn Đảng, toàn dân ta, của mỗi người Việt Nam chúng ta.
“Với truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết nhất trí, cần cù sáng tạo, chúng ta tin tưởng rằng, năm Canh Tý – 2020 nước ta sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa.”
Chiến dịch ‘Đốt lò’ của TBT Nguyễn Phú Trọng đã đưa một con số đông đảo quan chức cao cấp của chính quyền, gồm cả bộ máy công an, quân đội, ra tòa, hoặc bị kỷ luật.
Theo một thăm dò dư luận ở Việt Nam, có vẻ người dân cho rằng tham nhũng đã giảm trong những năm gần đây, cùng thời gian diễn ra công cuộc ‘đốt lò’ của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Phong vũ biểu tham nhũng của tổ chức tư vấn phi lợi nhuận Hướng tới Minh bạch ở Việt Nam hôm 7/1 công bố kết quả khảo sát 2019 ghi nhận cảm giác ‘tham nhũng giảm’.
Tuy nhiên, khảo sát cho hay cảm nhận về nạn hối lộ ở miền Bắc là ‘cao hơn ở miền Nam’ với tỷ lệ đưa hối lộ ở Hà Nội (39%) cao gấp ba thành phố Hồ Chí Minh (12%).
Cần vươn lên một đẳng cấp chính trị mới
Dù hoan nghênh công cuộc chống tham nhũng, hiện có luồng dư luận cả ở Việt Nam và trên quốc tế rằng đã đến lúc Việt Nam cần cải cách thể chế, chuyển sang nhà nước pháp quyền, dân chủ, đa đảng để phù hợp với xu thế chung của nhân loại.
Mô hình Liên Xô, một đảng nắm tất cả đã lộ ra nhiều bất cập trong điều hành đất nước và nhất là chỉ chống được tham nhũng về hiện tượng, chưa giải quyết được bản chất của vấn đề.
Chưa kể việc điều hành một nền kinh tế ‘thông minh’, sáng tạo, trị giá hàng trăm tỷ USD, quốc gia gần 100 triệu người, dân số trẻ, yêu cầu một mô hình mới, ở đẳng cấp cao hơn thời tích lũy đi lên từ túng thiếu.
Nhà văn Nguyễn Viện trong một bài đón Xuân Canh Tý trên Diễn đàn của BBC News Tiếng Việt hôm 07/01 có viết:
“Có lẽ không một ai có thể phủ nhận tình trạng tham nhũng xảy ra trong mọi lãnh vực, từ trên xuống dưới dẫn đến một xã hội khủng hoảng niềm tin và đạo đức do thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu quyền lực chính quyền của nhân dân.”
“Nhằm tránh những nguy cơ xung đột, bất ổn xã hội và tạo điều kiện tốt nhất để giữ nước cũng như phát triển đất nước, một lộ trình dân chủ lành mạnh cần phải được tiến hành ngay…
“Phải bỏ ngay cơ chế “đảng cử dân bầu” khống chế quốc hội theo ý chí của đảng, như lâu nay. Trả quyền đại biểu nhân dân về cho nhân dân bằng cách thực hiện quyền tự do ứng cử và bầu cử, tạo điều kiện cho người tài có cơ hội phục vụ đất nước,” ông Viện viết từ TPHCM.
Trong năm 2019, Việt Nam cũng được khen là có nhiều cải thiện trong quản trị nhà nước hiện đại hơn, nhưng một số chủ đề mang tính định hướng của bộ máy về nhân quyền, dân chủ, bảo vệ xã hội dân sự vẫn được quốc tế nêu ra.
Một năm trước, Việt Nam nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ (22/01/2019).
Anh Quốc đặt câu hỏi rằng chính phủ Việt Nam “sẽ có những bước đi nào để đáp ứng các nghĩa vụ theo Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị trong việc thiết lập một hệ thống truyền thông độc lập?”
Nước Anh cũng hỏi về lộ trình giải quyết tình trạng ngăn chặn một số trang web truyền thông đưa tin thời sự và bằng việc không hình sự hóa việc xúc phạm ở Việt Nam.
Đức, nước chủ chốt ở EU hỏi :Việt Nam có kế hoạch khi nào thông qua một luật về hội họp/biểu tình để thực thi quyền tự do hội họp biểu tình đã được hiến định?”
Hà Lan muốn biết “Việt Nam sẽ tăng sự minh bạch trong việc trưng thu và đền bù đất đai trong khi sửa đổi Luật đất đai năm 2019?”
Có vẻ như câu hỏi này lại càng có tính thời sự cho 2020 sau vụ việc đẫm máu ở Đồng Tâm, Hà Nội vừa qua.
Chính phủ Đức cũng muốn biết khi nào Việt Nam cho tư nhân hay tổ chức tư nhân quyền ra báo.
Ngay cả các nước như Trung Quốc, Cuba và Venezuela cũng hỏi chính phủ Việt Nam khác nhiều.
Trung Quốc nêu câu hỏi “Quyền được xét xử công bằng được đảm bảo như thế nào trong hệ thống tư pháp của Việt Nam?”
Còn Venezuela thì đề nghị cho biết “Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự mới đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam ra sao?”
Cũng trong năm 2019, Việt Nam vẫn nhận điểm 0 trong hạng mục đánh giá về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên – một trong năm hạng mục được tính trong chỉ số dân chủ.
Cơ quan có uy tín tại Anh, The Economist Intelligence Unit xếp Việt Nam 136/167 quốc gia về chỉ số dân chủ năm 2019.
Khác với cách hiểu của một số người ở Việt Nam, vấn đề thiếu vắng dân chủ ở nước này hay bị nêu ra không thuộc phạm trù đạo đức, hay cảm tính (kẻ tốt, người xấu) mà vì thể chế bị ràng buộc trong một mô hình chính trị cũ như một di sản lịch sử chưa tháo gỡ được.
Các câu hỏi này, cùng vấn đề nhân sự cao cấp, đường lối và chính sách sẽ tiếp tục được một phần dư luận VN và cộng đồng quốc tế đặt ra cho các nhà lãnh đạo ở Hà Nội trong năm 2020 và sau đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51205214
Một văn bản giải trí cực cao của Thanh tra Chính phủ
Lý Bá
Cuối năm, tình cờ thấy cái tin thuộc loại “đến hẹn lại lên” nên cũng chẳng quan trọng gì, nhưng đọc mấy mới hàng tôi đã sặc cười.
Điểm gây cười thứ nhất: “Em kính đề nghị các anh chị báo cáo cho em các anh chị hối lộ như thế nào”
Xin trích ra đây cho quý vị: “Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký văn bản « đề nghị » UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng và quy định tặng quà và nhận quà tặng. Cụ thể là báo cáo những trường hợp tặng quà, nhận quà trái quy định và sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi trước ngày 1-2-2020” (tức mùng 8 tết Nguyên đán).
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị các đơn vị nêu trên không dùng ngân sách tổ chức đi thăm, chúc Tết, tặng quà đối với các lãnh đạo cơ quan, đơn vị các cấp; không sử dụng phương tiện, tài sản công vào các hoạt động cá nhân trong dịp Tết, các lễ hội.
Tôi xin bày tỏ lời khen ngợi với khả năng sử dụng ngôn ngữ của ông Trần Ngọc Liêm. Ông đã dùng từ vô cùng uyển chuyển và khéo léo trong một văn bản thuộc lĩnh vực nhạy cảm.
Tôi cá với quý vị, sau mùng 8 Tết Nguyên đán sẽ chẳng có bao nhiêu báo cáo được lập. Nếu có thì chỉ trong hai dạng: một là “thành công tốt đẹp”, cơ quan chúng ta tất cả liêm khiết trong sáng như trăng rằm. Dạng thứ hai, nếu cán bộ nào bị phát hiện thì chỉ là do trật đường dây, GATO, do bị “đánh”, kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ạ!
Trong tiếng Việt, “đề nghị” là hành động đưa ra mong muốn với người khác, nhưng không có giá trị bắt buộc. Nếu bắt buộc thì phải dùng từ “yêu cầu”. Nếu yêu cầu thì ai không thực hiện sẽ phải có lý do chính đáng và chịu chế tài khi vi phạm. Đằng này, Thanh tra Chính phủ chỉ nhỏ nhẹ “đề nghị” các anh không lạm tiêu công quỹ, không hối lộ, không nhận hối lộ. Các anh thích nghe thì nghe, không nghe chẳng sao, tôi chỉ có một ước ao, một khát khao thế thôi.
Việc yêu cầu chính những người có tiềm năng hối lộ, nhận hối lộ và lạm tiêu công quỹ phải lập báo cáo về việc làm của họ là điểm gây cười chính. Ông Liêm đang yêu cầu trẻ mẫu giáo thực hành bài học công dân hay sao?
Tôi cá với quý vị, sau mùng 8 Tết Nguyên đán sẽ chẳng có bao nhiêu báo cáo được lập. Nếu có thì chỉ trong hai dạng: một là “thành công tốt đẹp”, cơ quan chúng ta tất cả liêm khiết trong sáng như trăng rằm. Dạng thứ hai, nếu cán bộ nào bị phát hiện thì chỉ là do trật đường dây, GATO, do bị “đánh”, kính thưa các đồng chí chưa bị lộ ạ!
Điểm gây cười thứ hai: hiệu quả kiểm tra
Thanh tra Chính phủ dẫn ra 2.290 cuộc kiểm tra trong năm 2019, phát hiện gần 350 vụ, hơn 400 người vi phạm. Thế nhưng chỉ 8 người nộp lại quà tặng cho đơn vị với giá trị hơn 100 triệu đồng.
Tính ra, chi phí cho ngót 2.300 cuộc kiểm tra quá đắt đỏ. Kết quả thì dĩ nhiên-như trò hề.
Gần 400 người vi phạm kia đi đâu, tại sao chưa ai nộp lại quà tặng hay hoàn lại cho công quỹ các khoản chi vượt hoặc sai chế độ, tiêu chuẩn? Hay sẽ không nộp? Vì sao họ không nộp? Có hình phạt nào cho những người đã nhận quà hay tiêu xài quá tay mà không nộp lại không? Phạm Luật chống tham nhũng thì cứ lôi luật ra xử, sao phải ra công văn nhắc nhở? Nguồn gốc của hối lộ và lạm tiêu công quỹ là gì? Có cơ chế nào để ngăn chặn việc này không?
À, dân thì ai chẳng biết nhưng ông Phó tổng Thanh tra Chính phủ không biết. Mọi chuyện minh bạch rõ ràng y như bầu trời Hà Nội mùa cao điểm bụi mịn.
Điểm gây cười thứ ba: phát hiện 10 người vi phạm trong minh bạch tài sản
Vẫn theo Thanh tra Chính phủ, năm 2018 có 46 người được xác minh tài sản, thu nhập để minh bạch. Phát hiện 10 người vi phạm, đã kỷ luật 8, đang xem xét kỷ luật 2 trường hợp.
Tôi lại lăn ra cười với cái “phát hiện” này. Kê khai tài sản là quy định bắt buộc đối với cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương. Cả nước Việt Nam, dạng này có hàng trăm ngàn người, và thôi chẳng đếm chi cho mệt, cứ căn theo số vụ tham nhũng đã mang ra xét xử cũng đủ thấy số vi phạm phải gấp vài trăm lần, chứ sao chỉ có 8 người được. Ông Phó tổng thanh tra Chính phủ muốn đùa hay gì?
Cách đây 14 năm, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp. Năm 2020 đến được 21 ngày rồi, chửa biết nước ta đã công nghiệp trong các nền khác chưa chứ nền công nghệ tham nhũng thì ta cho bọn 4.0 hít khói từ lâu lắm. Giờ này còn nghĩ tham nhũng là biếu tiền trong phong bì, xách quà lễ mễ đến nhà hay vác xe công đi ăn nhậu, đi du hí, đi lễ chùa… thì xin mời Thanh tra Chính phủ về lại đĩa bay cho chóng. Ông Nguyễn Bắc Son nhận 3 triệu đô la, chắc bên kia khiêng mấy valy đến nhà bảo, bác ơi cho em mượn cái máy đếm tiền em đếm cho cẩn thận kẻo mất lòng hai bên ạ?
Cơ mà, nói thế thôi, chẳng ai tin ông Trần Ngọc Liêm lại cà dốt hay ngây thơ đến thế.
Thế thì đường đường là cơ quan phụ trách việc kiểm tra nội bộ cao nhất của cả một thể chế, có vai trò như con gõ kiến suốt đời chỉ đi tìm bắt sâu đục thân cây, cớ sao ông vẫn trịnh trọng ký hẳn một cái công văn không bói ra được một gam hiệu quả nào, một ly răn đe nào vào những ngày nhà bao nhiêu việc thế này? Ông rảnh? Ông hài quá? Ông muốn gõ nhẹ một cái?
Hay thực ra ông đúng là người miền Bắc có lý luận, nên mới chọn những ngày đốt lò hừng hực để tận hiến nhân dân một trò giải trí cao tay nhằm chứng minh cho thiên hạ thấy có những cơ quan Nhà nước quan trọng nhưng thực chất đang vô dụng đến mức nào.
Còn quý vị nghĩ sao?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do