Tin khắp nơi – 11/01/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/01/2020

TT Trump nói thực thi “Công lý Mỹ”

khi hạ lệnh giết tướng Iran

Tổng thống Donald Trump đã nhân cuộc tập hợp vận động bầu cử đầu tiên của ông trong năm 2020 tại bang Ohio, nêu bật thành tích của ông là “đã thực thi công lý Mỹ” khi ra lệnh dùng máy bay không người lái tiêu diệt tướng Qassem Soleimani của Iran.

Hãng tin AP tường thuật rằng nhân dịp này ông Trump nhạo báng các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ vì đã đặt nghi vấn về quyết định của ông, ra lệnh tiến hành cuộc tấn công mà không tham khảo Quốc hội trước.

Theo bản tin của AP thì tại cuộc vận động chính trị hôm thứ Năm, ông Trump hết nhạo báng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff, xong chuyển sang một đề tài khác, nói rằng lẽ ra ông phải được trao giải Nobel vì những thành tích đã đạt được, hé lộ các chủ đề chính trong chiến dịch vận động tranh cử của ông sắp tới.

TT Trump lên tiếng không lâu sau khi Hạ viện phê chuẩn nghị quyết đòi hỏi TT Trump phải được Quốc hội phê chuẩn trước khi xúc tiến bất cứ hành động quân sự nào chống lại Iran.

Tổng thống Trump chế nhạo khả năng trí tuệ của bà Pelosi và gọi ông Schiff là người có cái cổ dài như ‘cổ cò’. Ông còn gọi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders là ‘Crazy Bernie- Bernie khùng’ vì ông này phản đối cách ông thực hiện cuộc tấn công nhắm vào ông Soleimani.

Trump nói với những người ủng hộ ở Toledo, Ohio:

“Họ (phe Dân Chủ) muốn chúng tôi phải báo trước để họ có thể tiết lộ cho bạn hữu của họ bên cánh truyền thông bất hảo”.

Cũng có mặt tại cuộc tập họp ở Ohio với Tổng thống Trump, Phó Tổng thống Mike Pence nói tổng thống Trump phải được thừa nhận là có công lớn vì đã tiêu diệt “một tên khủng bố nguy hiểm” và cùng lúc “kiềm chế, không để tình hình leo thang thành chiến tranh toàn diện.”

Chuyển sang một đề tài khác bấy lâu nay vẫn làm ông bất bình, là ông chưa bao giờ được trao giải Nobel, ông Trump nhắc tới Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người đoạt giải Nobel năm 2019. Ông Trump nói lẽ ra, ông mới là người xứng đáng được nhận giải Nobel thay vì Thủ Tướng Ethiopia.

“Tôi là người đạt được thỏa thuận. Tôi đã cứu cả một nước, thế rồi được nghe rằng nguyên thủ của quốc gia đó được chọn để lãnh giải thưởng Nobel Hòa bình vì đã cứu nước ông ta.”

Tổng thống Trump nói đó là điều bất công, “nhưng đời là thế, miễn là tất cả mọi người đều biết, đó mới là điều quan trọng”.

Thủ Tướng Abiy được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vào tháng 10 năm ngoái vì đã thực hiện những cải cách sâu rộng và hòa giải với đối thủ lâu đời.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-khoe-thuc-thi-cong-ly-my-khi-ha-lenh-giet-tuong-iran/5240395.html

 

Vụ Qasem Soleimani: Tổng thống Trump nói rằng,

Iran có kế hoạch tấn công bốn sứ quán Mỹ

Iran đã lên kế hoạch tấn công bốn đại sứ quán Mỹ sau khi tướng Qasem Soleimani bị giết, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói.

Khi được hỏi về mối đe dọa nào đã dẫn đến cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thứ Sáu tuần trước giết chết tướng Qasem Soleimani của Iran, ông Trump nói với Fox News: “Tôi có thể tiết lộ rằng, tôi tin có lẽ đó sẽ là bốn đại sứ quán.”

Vụ tấn công giết chết tướng Qasem Soleimani, người được Iran xem như anh hùng dân tộc, được thực hiện sau nhiều ngày biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq.

LIVE: Căng thẳng bạo lực leo thang trong quan hệ Mỹ – Iran

Iran bác bỏ lời Canada nói tên lửa ‘bắn rơi Boeing’

Iran ‘đã chuẩn bị sẵn hàng ngàn tên lửa bắn Mỹ’

Nước Nga, Iran và Vầng trăng Shia

Tuy nhiên, đảng Dân chủ đã đưa ra các thông tin tình báo ngắn gọn về cuộc không kích trên, nói rằng không thấy có bằng chứng nào về âm mưu tấn công đại sứ quán.

Ông Trump lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về nguy cơ các đại sứ quán Mỹ bị tấn công tại Nhà Trắng vào thứ Năm 9/1 và lặp lại tuyên bố này ngay tối hôm đó tại một cuộc ở Ohio.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng khẳng định lại về nguy cơ này.

“Chúng tôi đã có thông tin cụ thể về các mối đe dọa sắp xảy ra và các đại sứ quánMỹ là mục tiêu của những vụ tấn công như vậy. Phải chặn đứng mối đe dọa đó”, ông Pompeo nói khi loan báo các lệnh trừng phạt mới mà Hoa Kỳ sẽ áp lên Iran.

Tướng Soleimani, 62 tuổi, là tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds, xây dựng các cơ sở thân Iran tại Lebanon (nhóm vũ trang Hezbollah), Syria và dân quân đồng đạo Shia với Iran ở nước láng giềng Iraq. Ông này được mệnh danh là ‘kiến trúc sư’ của chiến lược chống phiến quân của chính phủ Syria.

Ông Trump và ông Pompeo nói rằng, ông Soleimani phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng ngàn người.

Cùng ngày dùng drone tiêu diệt tướng Qassem Suleimani, quân đội Mỹ cũng đã không kích hụt một vị tướng khác của Iran ở Yemen là Abdul Reza Shahlai. Đây là chỉ huy và là nhà quản lý tài chính chủ chốt cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Iran, đang sống ở Yemen, theo truyền thông Hoa Kỳ đưa tin hôm 10/1.

Cho đến nay, Washington không đưa ra bình luận nào về cuộc đột kích nói trên ở Yemen.

Ông Trump nói gì?

Những phát biểu đầu tiên của ông Trump về vấn đề này là tại một sự kiện về môi trường tại Nhà Trắng hôm thứ Năm. Tại đó, ông nói với các phóng viên rằng, ông quyết định như vậy vì Iran đang “tìm cách thổi bay đại sứ quán của chúng ta”.

Ông cũng nói đó là chuyện “hiển nhiên” bởi việc những người biểu tình đã tấn công đại sứ quán Mỹ ở Baghdad là do Iran giật dây.

“Và các bạn biết ai tổ chức nó chứ. Kẻ đó giờ không còn nữa, được chứ? Và ông ta còn có âm mưu hơn thế, đặc biệt là đã tính tới [tấn công] đại sứ quán”.

Sau đó, tại Ohio, ông Trump đã nói trước một hội trường chật kín người rằng “Soleimani đang tích cực lên kế hoạch cho các cuộc tấn công mới, và ông ta đang xem xét rất nghiêm túc [việc tấn công] tại các đại sứ quán của chúng ta, chứ không chỉ là Đại sứ quán ở Baghdad”.

Ông Trump cũng chế giễu đảng Dân chủ khi đảng này phàn nàn rằng, Nhà Trắng đã không thông báo cho các nhà lập pháp. Ông Trump nói rằng, đảng Dân chủ sẽ rò rỉ các kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ cho giới truyền thông.

Đâu là bằng chứng?

Ông Trump gọi các cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở Iraq là bằng chứng cho âm mưu của Iran. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình đó đã kết thúc vào thời điểm Mỹ tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào đoàn xe của Soleimani tại sân bay Baghdad.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ Viện Hoa Kỳ, Adam Smith, thành viên đảng Dân chủ, cho biết, trong cuộc họp ngắn hôm thứ Tư, Nhà Trắng đã không đưa ra bằng chứng nào cho thấy Iran có kế hoạch tấn công bằng bom vào một đại sứ quán Mỹ.

“Không ai trong những người mà tôi đã trao đổi, ở bất cứ tổ chức nào, ngay cả với khá nhiều người làm việc tại Nhà Trắng mà tôi đã nói chuyện, nói với tôi về chuyện đó”, ông nói với tờ Politico.

“Theo những gì tôi đã được thông tin, không có mục tiêu cụ thể nào, và thông tin mà chúng tôi nắm được không đưa ra những mục tiêu cụ thể, chỉ là những thứ chung chung””, ông nói.

“Vì vậy, nếu tổng thống có bằng chứng về mục tiêu cụ thể, thông tin đó đã không được thông báo cho chúng tôi”.

Thượng nghị sĩ bang Vermont, ông Bernie Sanders, một trong những đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, cho rằng, ông Trump không đáng tin.

“Khó khăn mà chúng ta đối diện, tuy tôi không muốn tỏ ra là người thô lỗ ở đây, là chúng ta có một vị tổng thống nói dối một cách bệnh hoạn”, ông nói với NBC News.

“Vậy điều đó có thể hay không? Tôi đoán có thể. Nhưng điều đó có khả năng thành sự thật hay không? Có lẽ là không,” ông nói thêm.

Người Mỹ có thấy an toàn hơn sau cái chết của Soleimani?

Đảng Dân chủ không phải là những người duy nhất tỏ ra thất vọng trước việc Nhà Trắng không cung cấp thông tin chi tiết về lý do tại sao cần tấn công giết chết Soleimani.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Utah, Mike Lee đã gọi cuộc họp tại Nhà Trắng là “xúc phạm” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Ông cho cuộc họp ngắn này chỉ là chuyện thông báo sau khi sự đã rồi.

Hôm thứ Năm, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu để hạn chế khả năng ông Trump gây chiến với Iran.

Iran dường như đã ‘hạ hỏa’

Cuộc tấn công ở Iran liệu có giúp Trump tái đắc cử?

Trump: Tên lửa Iran ‘không làm người Mỹ nào bị thương’

Hơn 50 người chết vì giẫm đạp tại lễ an táng tướng Iran

Áp thêm chế tài mới

Hôm thứ Sáu, Nhà Trắng đã thông qua các lệnh trừng phạt mới đối với Iran được thiết kế để “ngăn chặn các hoạt động khủng bố toàn cầu của chế độ Iran”, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin cho hay.

Ông Mnuchin nói rằng, các lệnh trừng phạt mới sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất và khai thác của Iran. Trong khi đó, ông Pompeo cho biết, lệnh trừng phạt nhắm vào “bộ máy an ninh nội bộ” của Iran.

Trong một tuyên bố, ông Trump gọi Iran là “nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới” và tuyên bố sẽ chống lại các mối đe dọa của Iran “cho đến khi chế độ Iran thay đổi hành vi của họ”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51073821

 

Lầu Năm Góc điều B-52 đến căn cứ Ấn Độ Dương,

trong tầm tấn công Iran

Đài CNN hôm 6.1 đưa tin không quân Mỹ đang chuẩn bị gửi phi đội gồm 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 đến Diego Garcia, căn cứ trên Ấn Độ Dương, nơi có thể nhanh chóng triển khai tấn công Iran.

Theo lời một quan chức Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ nhanh chóng điều nhóm máy bay ném bom hạng nặng đến đảo san hô thuộc lãnh thổ Anh, chuẩn bị trước khả năng tấn công Iran nếu được bật đèn xanh.

Căn cứ này cách Iran khoảng 3.700 km về hướng nam, và nằm lọt vào tầm tấn công của B-52 trong trường hợp được tiếp liệu trên không.

Diego Garcia là điểm đến thường xuyên của các oanh tạc cơ Mỹ.

Đài CNN hôm 6.1 đưa tin không quân Mỹ đang chuẩn bị gửi phi đội gồm 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 đến Diego Garcia, căn cứ trên Ấn Độ Dương, nơi có thể nhanh chóng triển khai tấn công Iran.

B-52 có thể mang theo một số lượng lớn và đa dạng vũ khí USAF

Theo lời một quan chức Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ nhanh chóng điều nhóm máy bay ném bom hạng nặng đến đảo san hô thuộc lãnh thổ Anh, chuẩn bị trước khả năng tấn công Iran nếu được bật đèn xanh.

Căn cứ này cách Iran khoảng 3.700 km về hướng nam, và nằm lọt vào tầm tấn công của B-52 trong trường hợp được tiếp liệu trên không.Diego Garcia là điểm đến thường xuyên của các oanh tạc cơ Mỹ.

Là máy bay do Boeing sản xuất, B-52 hiện là oanh tạc cơ lớn nhất của Mỹ với 8 động cơ, mang theo số lượng đa dạng các loại vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình, bom thường và bom được dẫn đường bằng laser, cũng như các loại bom hạt nhân.

Trước đó, hồi tháng 5.2019, Washington cũng triển khai B-52 đến Qatar cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay trong lúc căng thẳng tại vùng Vịnh dâng cao.

http://biendong.net/bi-n-nong/32496-lau-nam-goc-dieu-b-52-den-can-cu-an-do-duong-trong-tam-tan-cong-iran.html

 

Mỹ ra loạt trừng phạt mới với Iran

để trả đũa vụ tấn công tên lửa

Trọng Thành

Hôm qua, 10/01/2020, chính quyền Mỹ công bố loạt trừng phạt kinh tế mới đối với Iran. Sau vụ quân đội Iran bắn hỏa tiễn vào nhiều căn cứ Mỹ tại Irak, để đáp trả việc tướng Soleimani bị Mỹ hạ sát, rốt cục chính quyền Donald Trump chọn vũ khí kinh tế, hơn là biện pháp quân sự. Các đòn trừng phạt mới này nhắm vào các ngành công nghiệp và 8 quan chức Iran.

Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ San Francisco :

”Tám quan chức Iran này can dự vào vụ bắn tên lửa nhắm vào các căn cứ quân sự Mỹ tại Irak, theo Washington. Một số người trong danh sách này đã là đối tượng của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Lãnh đạo bộ Tài Chính Mỹ bảo đảm là đợt trừng phạt mới này cũng nhắm vào 17 nhà sản xuất kim loại, các công ty khai thác mỏ, thép và nhôm, vốn là các thành phần quan trọng để chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sự tác động của loạt biện pháp này đối với chế độ rất có thể sẽ là không đáng kể, bởi vì theo lời giải thích của một trong các chuyên gia với báo New York Times, thì ”về mặt áp lực kinh tế đối với Iran, chính quyền Trump là nạn nhân của sự thành công của chính họ. Hoa Kỳ đã gần như làm hết khả năng trong mục tiêu đặt ra là gây áp lực tối đa đối với nền kinh tế Iran”.

Loạt trừng phạt mới của Mỹ chống lại Iran gần nhất là vào hồi tháng 12/2019, nhắm vào tập đoàn vận tải chính của chế độ Hồi Giáo, bị cáo buộc cung cấp thiết bị cho việc sản xuất hỏa tiễn và chương trình hạt nhân, và đồng thời cung cấp nguồn lực tài chính cho lực lượng Hezbollah và chế độ Assad tại Syria.

Tuy nhiên, ngành dầu mỏ của Nước Cộng Hòa Hồi Giáo là đối tượng chính của các biện pháp trừng phạt. Hồi tháng 4/2019, Washington chấm dứt lệnh miễn trừ dành cho 8 quốc gia nhập khẩu dầu thô của Iran, trong đó có Trung Quốc. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhấn mạnh : Chúng tôi tin tưởng 100% vào tác động của các lệnh trừng phạt này. Nếu không có chúng, chính quyền Teheran đã có thể có thêm hàng chục tỉ đô la”.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200111-m%E1%BB%B9-ra-lo%E1%BA%A1t-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%9Bi-iran-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa

 

Mỹ và Iran cảnh báo dùng hành động quân sự,

chiến tranh sẽ xảy ra?

Mỹ và Iran cảnh báo đáp trả nhau bằng hành động quân sự, không chỉ có vậy, hai bên đều đã có những bước đi cụ thể hóa những tuyên bố của mình.

Trung Đông đang trên đà trượt khỏi tầm kiểm soát sau vụ không kích của Mỹ khiến Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds Thiếu tướng Qassem Soleimanicủa Iran thiệt mạng. Trong tuyên bố mới nhất, Mỹ và Iran cảnh báo đáp trả nhau bằng hành động quân sự. Không chỉ có vậy, hai bên đều đã có những bước đi cụ thể hóa những tuyên bố của mình. Điều này cho thấy bước leo thang đầy kịch tính trong cuộc đối đầu dai dẳng giữa Mỹ và Iran, đang làm chảo lửa Trung Đông tăng nhiệt.

Cố vấn quân sự của Lãnh tụ Tối cao Iran, Thiếu tướng Hossein Dehghan cảnh báo, nước này sẽ có phản ứng quân sự đối với vụ không kích của Mỹ ngày 3/1 làm Thiếu tướng Qassem Soleimanicủa Iran thiệt mạng. Tướng Dehghan  cho biết, “phản ứng chắc chắn sẽ bằng biện pháp quân sự và nhằm vào các vị trí quân sự”.

Trong một cuộc họp báo được truyền hình cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi khẳng định, Iran không mong muốn chiến tranh, nhưng sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào. Theo ông Mousavi, quyết định cuối cùng sẽ được các nhà lãnh đạo đưa ra, đồng thời nhấn mạnh,  quyết định này sẽ là “một phản ứng khiến kẻ thù phải hối tiếc” về vụ ám sát, đồng thời “không đẩy dân tộc Iran vào một cuộc chiến tranh”.

“Chính Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến. Vì vậy, họ phải chấp nhận những phản ứng phù hợp với hành động của mình. Điều duy nhất có thể chấm dứt thời kỳ chiến tranh này là người Mỹ phải nhận đòn giáng trả tương tự với những gì họ gây ra”, ông Mousavi nói.

Cũng trong ngày hôm qua (5/1), Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran ra tuyên bố, Iran sẽ trả đũa “đúng nơi, đúng lúc” cho vụ ám sát Tướng Soleimani.

Nhận định về khả năng Iran đáp trả Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, Iran sẽ có thể tìm cách tấn công vào quân đội Mỹ. Ông Pompeo cũng khẳng định đó sẽ là một “sai lầm lớn” của Iran, đồng thời cho biết, Mỹ đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống:

“Những gì chúng tôi đang làm là chuẩn bị đối phó với tất cả những hành động mà phía Iran có thể thực hiện. Chúng tôi đang thực hiện một chiến dịch tổng lực gồm ngoại giao, kinh tế và giờ là quân sự để thuyết phục Iran cư xử như một quốc gia bình thường và họ sẽ phải trả đắt khi họ gây tổn hại cho nước Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.

Mỹ hiện đang có 60.000 binh sĩ đồn trú trong khu vực, trong đó 5.200 binh sĩ tại Irắc. Mỹ đã ra lệnh điều thêm hàng nghìn binh sĩ đến khu vực sau cuộc không kích vào Baghdad.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo giới trên chuyên cơ Không lực 1 khi trở về thủ đô Washington sau kỳ nghỉ Đông tại Florida, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng một lần nữa cảnh báo “đáp trả mạnh tay” nếu Iran tìm cách trả thù cho vụ tấn công của Mỹ nhằm vào Tướng Soleimani.

Không chỉ có những tuyên bố, hai bên đã có những hành động thực tế để cụ thể hóa tuyên bố của mình. Hiện các đơn vị tên lửa Iran đều đã chuyển trạng thái sang sẵn sàng chiến đấu sau khi Mỹ không kích sát hại tướng Soleimani, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất ở Iran.

Trong khi đó,  không quân Mỹ đã cho máy bay vận tải khổng lồ C-5 Galaxy chở theo hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 tới Trung Đông.  Động thái này được cho là để đối phó với các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhiều khả năng sẽ được Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran phát động trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế cho rằng, Tổng thống Donald Trump có thể sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động quân sự tiếp theo ở Trung Đông. Quyết định tấn công sân bay Baghdad khiến tướng Iran thiệt mạng cũng gây ra những ý kiến trái chiều tại Mỹ. Phe dân chủ lên tiếng chỉ trích Tổng thống đã vượt quyền hạn khi không thông báo trước về vụ tấn công cho Quốc hội.

Trong tuần này, Hạ viện Mỹ do Đảng dân chủ chiếm đa số sẽ bỏ phiếu để ban hành một nghị quyết nhằm hạn chế đối quyền lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến các hành động quân sự chống lại Iran. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết, Nghị quyết mới này sẽ buộc Tổng thống Donald Trump tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi có thêm hành động gây căng thẳng với Iran. Bà nhấn mạnh, nếu không có hành động nào khác được Quốc hội thông qua, căng thẳng quân sự của Chính quyền Mỹ liên quan đến Iran sẽ chấm dứt trong vòng 30 ngày.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32489-my-va-iran-canh-bao-dung-hanh-dong-quan-su-chien-tranh-se-xay-ra.html

 

Chính phủ Hoa Kỳ

đồng ý bán máy bay F-35 cho Singapore

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ năm (ngày 9 tháng 1), chính phủ Hoa Kỳ cho phép bán máy bay F-35 cùng các thiết bị cho Singapore với gia 2.75 tỷ mỹ kim. Vào tháng 3 năm ngoái, Singapore lần đầu tiên công bố kế hoạch mua máy bay phản lực F-35 từ công ty Lockheed Martin để thay thế phiên bản F-16 cũ kỹ đã hoạt động từ năm 1998.

Việc Singapore mua máy bay phản lực F-35B, với khả năng cất cánh từ phi đạo ngắn hơn loại F-16 và hạ cánh thẳng đứng, vẫn phải được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận. Quốc hội đã nhận được thông báo về việc bán máy bay vào thứ năm và sẽ có 30 ngày để xem xét trước khi tiến hành phê duyệt. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Singapore là một người bạn chiến lược và đối tác an ninh lớn đối với Hoa Kỳ ở khu vực  châu Á-Thái Bình Dương, và máy bay F-35 sẽ giúp tăng cường lực lượng không chiến cũng như khả năng tự vệ trên không và đất liền của quốc gia này. Bộ Quốc Phòng cho biết thêm rằng máy

bay F-35 sẽ đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ biên giới của Singapore và đóng góp cho các hoạt động của các lực lượng đồng minh và đối tác khác. Singapore đã yêu cầu mua 4 chiếc F-35 và dự kiến sẽ mua thêm 8 chiếc cùng loại sau này, cùng với 13 động cơ, hệ thống tác chiến điện tử và các dịch vụ hỗ trợ và hậu cần liên quan.

Trong một tuyên bố vào thứ Sáu (ngày 10 tháng 1), Bộ Quốc phòng Singapore cho biết họ đã gửi yêu cầu mua máy bay tới Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 4 năm ngoái. Singapore sẽ là quốc gia thứ tư trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sở hữu máy bay phản lực F-35, sau Úc, Nhật Bản và Nam Hàn. Máy bay phản lực F-35B có giá 115 triệu mỹ kim một chiếc so với mẫu F-35A có giá 90 triệu mỹ kim.

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-hoa-ky-dong-y-ban-may-bay-f-35-cho-singapore/

 

Cáo buộc luận tội TT Trump

có thể lên tới Thượng viện vào tuần sau

Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ lãnh đạo sẽ gửi các cáo buộc luận tội chính thức đối với Tổng thống Donald Trump tới Thượng viện sớm nhất là vào đầu tuần sau, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết vào ngày thứ Sáu, mở đường cho phiên xét xử được chờ đợi từ lâu.

Bà Pelosi, nghị sĩ Đảng Dân chủ hàng đầu trong Hạ viện, ba tuần qua đã lời qua tiếng lại với Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell về các quy tắc cho phiên xét xử ông Trump tại Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát.

Phe Dân chủ đòi phải bao gồm lời khai nhân chứng mới và bằng chứng về việc tổng thống Đảng Cộng hòa thúc ép Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên hàng đầu đang tranh đề cử của Đảng Dân chủ để đương đầu với ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Ông McConnell đã gạt phăng ý tưởng đó trong tuần này, nói rằng ông đã tập hợp đủ biểu quyết của phe Cộng hòa để bắt đầu phiên xét xử mà không cần cam kết nghe thêm lời khai của nhân chứng, bao gồm cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là John Bolton.

Phe Dân chủ đang cố gắng thuyết phục một vài thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ôn hòa cho phép nhân chứng ra khai chứng. Một thượng nghị sĩ ôn hòa, Susan Collins của bang Maine, nói với các phóng viên ở bang của bà rằng bà và “một nhóm khá nhỏ” các thượng nghị sĩ đồng đảng đang nỗ lực để bảo đảm nhân chứng có thể được gọi ra khai chứng.

Thượng viện dự kiến sẽ giải tội cho ông Trump trước khi chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2020 nóng lên, vì không có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào lên tiếng ủng hộ phế truất ông, vốn đòi hỏi một đa số hai phần ba.

Hạ viện luận tội Trump vào ngày 18 tháng 12 về tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Cuộc điều tra được khơi mào bởi một khiếu nại của người tố cáo tiêu cực về cuộc gọi điện đàm vào ngày 25 tháng 7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Ông Trump nói ông không làm gì sai trái và đã bác bỏ việc luận tội ông là một nỗ lực mang tính đảng phái nhằm lật ngược chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

https://www.voatiengviet.com/a/cao-buoc-luan-toi-tong-thong-trump-co-the-len-toi-thuong-vien-vao-tuan-sau/5241575.html

 

Thống Đốc Gavin Newsom dùng ngân sách tiểu bang

 mở rộng bảo hiểm y tế cho người di dân bất hợp pháp

Hôm thứ Sáu (10 tháng 01) thống đốc California, Gavin Newsom sẽ công bố kế hoạch chi tiêu cho tiểu bang, các nhà lập pháp dự kiến ông sẽ cung cấp quyền lợi sức khỏe cho di dân bất hợp pháp có thu nhập thấp. Thống đốc California muốn tiểu bang không còn người dân không có bảo hiểm. Nếu năm ngoái kế hoạch dành cho người sống bất hợp pháp 25 tuổi trở xuống, thì năm nay thống đốc muốn dành quyền lợi cho cả người 65 tuổi trở lên sống tại California bất hợp pháp.

Nếu kế hoạch ngân sách được duyệt thì California sẽ đi ngược lại với chính sách di dân của chính quyền liên bang. Việc chi trả bảo hiểm toàn phần cho khoảng 90,000 người 25 tuổi trở xuống sống tại Cafornia bất hợp pháp tốn 98 triệu Mỹ kim của tiểu bang. Dù người lớn tuổi chỉ có khoảng 25,000 người, nhưng lại tốn đến 101 triệu Mỹ kim mỗi năm, vì chăm sóc y tế cho người già đắt tiền hơn. Hiện nay, di dân

trưởng thành có thu nhập thấp sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ vẫn có đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi y tế của chính quyền.  Nhưng những quyền lợi này vẫn còn hạn chế, chỉ có trường hợp sinh sản, cấp cứu hay điều trị ung thư ngực và đốt sống cổ. Kể từ tháng 7/2018, khoảng 950,000 người trưởng thành di dân bất hợp pháp sống tại Mỹ đã nhận được những quyền lợi kể trên tại California.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/thong-doc-gavin-newsom-dung-ngan-sach-tieu-bang-mo-rong-bao-hiem-y-te-cho-nguoi-di-dan-bat-hop-phap/

 

Cộng đồng quốc tế tìm giải pháp

tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh Mỹ-Iran

Mọi kênh ngoại giao đều đang được huy động nhằm thúc đẩy Mỹ và Iran kiềm chế các hành vi làm leo thang hơn nữa căng thẳng.

Các nhà lãnh đạo thế giới hôm nay (5/1) tiếp tục bày tỏ lo ngại cũng như tranh thủ mọi kênh ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Trung Đông sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq hôm 3/1, khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng.

Tổng thống Iraq Barham Saleh hôm qua (4/1) tiếp tục kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, trong khi Thủ tướng tạm quyền Abdel Mahdi cảnh báo, vụ không kích của Mỹ sẽ khơi mào cho một cuộc chiến tranh tàn khốc tại Iraq.

Bầu không khí căng thẳng bao trùm không chỉ khắp Iraq, Iran, Mỹ mà toàn Trung Đông. Lực lượng dân quân Hachd Al-Chaabi, gồm chủ yếu các tay súng người Hồi giáo dòng Shiite ủng hộ Iran và được sáp nhập vào quân đội chính quy Iraq hồi năm ngoái đã ngay lập tức kêu gọi các tay súng sẵn sàng chiến đấu. Trong khi đó, Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite có ảnh hưởng tại Iraq Moqtada Sadr cũng bắt đầu tập hợp lại lực lượng Quân đội Mehdi, bị giải tán cách đây 1 thập niên sau khi quân đội Mỹ rút khỏi năm 2011.

Mọi kênh ngoại giao đều đang được huy động nhằm thúc đẩy các bên kiềm chế các hành vi làm leo thang hơn nữa căng thẳng. Trong khi Ngoại trưởng Qatar Abderrahmane Al-Thani, quốc gia vốn có quan hệ thân thiết với Iran, song cũng là nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông, đang có mặt tại Iran, thì Quốc vương Saudi Arabia Salman và Tổng thống Pháp Macron cũng liên tục điện đàm với Tổng thống Iraq Berham Saleh. Theo Chính phủ Pháp, nước này sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với các bên liên quan nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng ở Iraq và khu vực.

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Amelie de Montchalin nhấn mạnh: “Đây là bước tiếp theo của những căng thẳng leo thang trong nhiều tháng qua. Điều đang xảy ra cũng chính là điều mà chúng tôi lo sợ. Ưu tiên hàng đầu lúc này là ổn định khu vực, cũng như tạo điều kiện phù hợp cho hòa bình và ổn định. Chúng tôi sẽ liên lạc với tất cả các đối tác trong khu vực, bởi những căng thẳng này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Đó là hậu quả đối với hòa bình khu vực, đối với liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và đối với cuộc chiến toàn cầu chống phổ biến hạt nhân”.

Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng ngày kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế và giảm leo thang ở Trung Đông sau khi Tổng thống Mỹ Trump ra lệnh không kích sân bay quốc tế Baghdad. Ông Morrison xác nhận Tổng thống Mỹ không cảnh báo trước các đồng minh về cuộc không kích nhưng Australia biết Mỹ lo ngại một số hành động của Iran.

“Australia tiếp tục hối thúc các bên liên quan kiềm chế và duy trì liên lạc thường xuyên với các đối tác. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là một Iraq thống nhất và ổn định. Australia sẽ tập trung nỗ lực bảo đảm an toàn cho vào các nhân viên quốc phòng và ngoại giao Australia tại Trung Đông và tiếp tục theo dõi tình hình khu vực hết sức chặt chẽ”, ông Morrison nói.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi tất cả các bên giảm căng thẳng, trong khi Chính phủ Đức một lần nữa bày tỏ sự lo ngại sâu sắc, đồng thời hối thúc Mỹ và Iran tìm kiếm giải pháp thông qua con đường ngoai giao. Người đứng đầu ngành ngoại giao Liên minh châu Âu Josep Borell thì cảnh báo bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào nữa đều có nguy cơ phá hủy nhiều năm nỗ lực ổn định Iraq

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32495-cong-dong-quoc-te-tim-giai-phap-thao-go-ngoi-no-chien-tranh-my-iran.html

 

Quan sát Cuộc sống Đó đây

Hồ sơ Chảo lửa Trung Đông vượt tầm kiểm soát,

quốc tế bày tỏ quan ngại

Hàng loạt cuộc họp được các nước lên kế hoạch, với những lời kêu gọi giảm căng thẳng trước khi tình hình Trung Đông vượt ngoài tầm kiểm soát.

Chảo lửa Trung Đông đang nóng hơn bao giờ hết sau vụ không kích của Mỹ tại Baghdad làm Tướng lĩnh Iran thiệt mạng, kéo theo hàng loạt các diễn biến mới tại khu vực vốn đã rất nhạy cảm. Hàng loạt cuộc họp được các nước lên kế hoạch, với những lời kêu gọi giảm căng thẳng trước khi tình hình Trung Đông vượt ngoài tầm kiểm soát.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua (5/1) cảnh báo rằng, các hành động trả đũa sẽ dẫn tới tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn tại khu vực Trung Đông và không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Ông Johnson cho biết đã thảo luận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel về diễn biến tại Trung Đông và các nhà lãnh đạo đều nhất trí phối hợp cùng nhau nhằm giảm căng thẳng tại khu vực này.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cũng bày tỏ quan ngại về những diễn biến hiện nay:“Anh mong muốn giảm căng thẳng và ổn định tình hình tại Trung Đông. Đây là điều mà chúng tôi đang thảo luận với các đối tác châu Âu và Mỹ. Một cuộc chiến tranh không nằm trong lợi ích của bất kì ai và những bất ổn sẽ tạo khoảng trống cho cho những kẻ khủng bố trỗi dậy”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nhấn mạnh, căng thẳng leo thang tại Trung Đông cần phải được đưa vào vòng kiểm soát trước khi vượt quá giới hạn, làm tổn hại tới tất cả các bên. Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực hết sức để giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Ông cho biết sẽ thảo luận chi tiết vấn đề này với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Istanbul của nhà lãnh đạo Nga vào ngày 8/1 tới.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cũng cảnh báo việc sử dụng vũ lực sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tại Trung Đông:“Chúng tôi kêu gọi Mỹ không sử dụng vũ lực, các bên liên quan kiềm chế, tránh tình hình leo thang lên một mức mới. Các bên cố gắng quay lại bàn đối thoại, tham vấn để hạ nhiệt tình hình”.

Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit cũng  bày tỏ sự quan ngại trước những diễn biến leo thang gần đây tại Iraq, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Theo ông Aboul Gheit, tình hình khu vực hiện tại rất cần thiết phải duy trì sự kiềm chế, tránh leo thang, mất kiểm soát và kích động xung đột.

Những diễn biến căng thẳng tại Trung Đông khiến cả thế giới lo ngại, đẩy giá vàng lên mức cao nhất trong gần 7 năm qua, trong khi giá dầu mỏ tăng ở mức đỉnh trong 4 tháng và các thị trường chứng khoán ở châu Á đều đồng loạt giảm.

Lo ngại Trung Đông vượt ngoài tầm kiểm soát, các nước đang “cấp tập” tổ chức nhiều cuộc họp với hi vọng có thể hạ nhiệt căng thẳng. Đại sứ các nước tại NATO nhóm họp trong hôm nay tại Bỉ để bàn bạc về tình hình tại Trung Đông. Cuộc họp trong hôm nay được tổ chức một cách bất ngờ sau khi tổ chức này quyết định tạm dừng tập huấn tại Iraq.  Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng kêu gọi tổ chức một hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu vào tuần này để cùng thảo luận về tình hình căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.

Để đảm bảo an toàn cho công dân của mình trước những căng thẳng tại Trung Đông một số nước đã ban bố cảnh báo đi lại, lên kế hoạch sơ tán và bảo hộ công dân. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết đã yêu cầu quân đội nước này sẵn sàng kế hoạch sơ tán công dân ra khỏi Trung Đông trong trường hợp chiến sự nổ ra ở khu vực. Anh cũng đưa ra giới hạn đi lại tại một số khu vực tại Trung Đông, đặc biệt là đến Iran và Iraq

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32490-quan-sat-cuoc-song-do-day-ho-so-chao-lua-trung-dong-vuot-tam-kiem-soat-quoc-te-bay-to-quan-ngai.html

 

Bắc Ailen: Hai chính đảng đạt đồng thuận,

 tái lập Nghị Viện và chính phủ

Thùy Dương

Đảng Hợp Nhất Dân Chủ (DUP) và đảng dân tộc Sinn Fein của Bắc Ailen hôm qua 10/01/2020 đã chấp nhận dự thảo thỏa thuận mà Luân Đôn và chính quyền Dublin điều chỉnh để tái lập một chính phủ tự trị và chia sẻ quyền lực ở Bắc Ailen. Chính phủ này, được dự kiến thành lập trong thỏa thuận hòa bình Thứ Sáu Tốt Lành đạt được vào mùa xuân năm 1998, đã bị đình chỉ sau khi đảng Sinn Féin rút khỏi chính phủ hồi năm 2017. Kể từ đó, hai đảng Hợp Nhất Dân Chủ (DUP) và đảng dân tộc Sinn Fein luôn đỗ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix cho biết chi tiết:

“Sau 3 năm phản đối gay gắt, hai đảng chính ở Bắc Ailen đã chấp nhận cùng nhau trở lại làm việc tại Nghị Viện ở Stormont. Tối hôm thứ Năm, chính phủ Anh và Ailen đã ra tối hậu thư, bằng cách công bố dự thảo thỏa thuận và yêu cầu hai đảng này hoặc hoặc chấp nhận hoặc từ chối. Luân Đôn đã dự kiến là nếu đến thứ Hai tuần tới mà hai chính đảng Bắc Ailen không đạt được thỏa thuận thì sẽ cho tổ chức bầu cử Quốc Hội Ailen trước thời hạn.

Lãnh đạo đảng DUP, Arlene Foster, đã nhanh chóng chấp nhận dự thảo thỏa thuận mà theo bà là chưa thể gọi là “hoàn hảo”, nhưng “đúng mức và cân đối”. Theo bướcngười đứng đầu DUP, lãnh đạo đảng Sinn Féin, Mary Lou McDonald, hôm qua, thứ Sáu, công nhận với thỏa thuận này, họ có “một cơ sở để chia sẻ quyền lực” và ca ngợi đây là “một ngày lịch sử”. Văn bản này lần đầu tiên công nhận tiếng Ailen là một ngôn ngữ chính thức và dự kiến đẩy mạnh hoạt động tư pháp, cũng như các biện pháp chống nhũng.

Sự khôi phục lại Nghị Viện Stormont càng có ý nghĩa quan trọng vì Quốc Hội vùng Bắc Ailen có quyền bỏ phiếu về các quy định vốn gây nhiều tranh cãi, liên quan đến biên giới trong thỏa thuận Brexit giữa Luân Đôn và Bruxelles, để tránh việc thiết lập lại đường biên giới với Cộng Hòa Ailen”.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200111-b%E1%BA%AFc-ailen-hai-ch%C3%ADnh-%C4%91%E1%BA%A3ng-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%93ng-thu%E1%BA%ADn-t%C3%A1i-l%E1%BA%ADp-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7

 

Chiến hạm Nga

áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ trên biển Ả Rập

Tin Washington DC – Một chiến hạm Nga vào thứ Năm đã áp sát một khu trục hạm của Hải quân Hoa Kỳ một cách hung hăng, khi tàu Hoa Kỳ đang hoạt động trên khu vực phía bắc biển Ả Rập, phớt lờ mọi cảnh báo từ tàu Hoa Kỳ và làm tăng nguy cơ va chạm, theo Hải quân Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Sáu, 10 tháng 1.

Video về sự việc cho thấy chiến hạm Nga chạy rất nhanh đến gần khu trục hạm USS Farragut của Hoa Kỳ, và chỉ đổi hướng khi 2 tàu chỉ cách nhau khoảng 180 feet, tương đương khoảng 55 mét. Sự việc là vụ chạm trán mới nhất giữa các lực lượng quân sự Hoa Kỳ và Nga, trong đó, các viên chức Hoa Kỳ gọi hành động của tàu Nga là không an toàn và mang tính khiêu khích. Sự việc xảy ra gần 7 tháng sau một vụ tương tự khác trên Thái Bình Dương, khi đó, các chiến hạm Nga và Hoa Kỳ đã đến rất gần nhau và tàu Hoa Kỳ phải đổi hướng khẩn cấp để tránh va chạm. Theo thông cáo của Hạm đội 5 Hải quân Hoa Kỳ, khi đang hoạt động trên phía bắc biển Ả Rập vào thứ Năm, khu trục hạm USS Farragut đã phát hiện tàu Nga chạy rất nhanh đến gần một cách hung hăng. Tàu Farragut đã kéo còi 5 lần, là tín hiệu quốc tế báo động nguy cơ va chạm, và yêu cầu tàu Nga đổi hướng theo đúng quy định quốc tế về di chuyển. Chiến hạm Nga ban đầu từ chối nhưng sau cùng đã đổi hướng sau khi hai tàu có liên lạc qua radio.

Viên chức Hải quân cho biết, chiếc Farragut là một phần của hạm đội hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman, có nhiệm vụ ngăn cản các tàu kẻ thù, không cho các tàu này đến gần hàng không mẫu hạm.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/chien-ham-nga-ap-sat-khu-truc-ham-hoa-ky-tren-bien-a-rap/

 

Iran thừa nhận đã “vô tình”

bắn rơi máy bay chở khách của Ukraine

Truyền hình nhà nước Iran đưa tin, Quân đội Iran nói rằng họ đã “vô tình” đã bắn hạ một máy bay chở khách của Ukraine.

Tuyên cáo viết rằng, họ làm vậy do “lỗi của con người” khi máy bay này bay đến gần một địa điểm nhạy cảm thuộc Vệ binh Cách mạng Iran.

Thông cáo khẳng định, tất cả những ai liên đới sẽ phải chịu trách nhiệm.

Máy bay Ukraine Boeing 737 chở 176 người rơi ở Iran

Iran bác bỏ lời Canada nói tên lửa ‘bắn rơi Boeing’

Donald Trump: Iran có kế hoạch tấn công bốn sứ quán Mỹ

Nước Nga, Iran và Vầng trăng Shia

Trước đó, Iran phủ nhận việc một trong những tên lửa của họ đã bắn vào chiếc máy bay chở khách nói trên, khiến máy bay rơi ở gần thủ đô Tehran vào thứ Tư.

Nhưng áp lực dâng cao sau Mỹ và Canada trích dẫn thông tin tình báo nói rằng, họ tin rằng, tên lửa của Iran đã bắn rơi chiếc máy bay này, có thể là nhầm lẫn.

Vụ tai nạn với chuyến bay PS752 của Hãng hàng không Ukraine International Airlines khiến 176 đi trên máy bay thiệt mạng.

Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau khi Iran thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa vào hai căn cứ không quân của lực lượng Mỹ đóng ở Iraq.

Chuyến bay nói trên đang trên đường từ thủ đô Kyiv của Ukraine đến thành phố Toronto của Canada.

Truyền thông Mỹ đã suy đoán rằng, chiếc máy bay này có thể bị nhầm với một chiếc máy bay chiến đấu, trong khi Iran dfdang chuẩn bị cho sự trả đũa với việc Mỹ dùng máy bay không người lái bắn chết tướng của Iran.

Trong một tweet vào ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif viết rằng việc đó xảy ra “vào thời điểm cuộc khủng hoảng do chủ nghĩa phiêu lưu của Mỹ” gây ra.

Trước đó, khi xuất hiện các bằng chứng cho thấy, chiếc máy bay này bị bắn bởi một tên lửa, Iran đã hứa điều tra.

Tuy nhiên, hình ảnh xuất hiện trên truyền hình hôm thứ Năm cho thấy, một máy đào đang dọn sạch các mảnh vỡ, đã làm dấy lên những lo ngại rằng, các bằng chứng các quan trọng có thể bị xóa.

Hôm 10/1, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Francois-Philippe Champagne đã cảnh báo Iran rằng, “thế giới đang theo dõi [hành động của họ]”, và nhấn mạnh rằng, gia đình của các nạn nhân “muốn biết sự thật”.

Cảnh báo này được ông Champagne đưa ra một ngày sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố rằng, ông đã nhận được thông tin tình báo từ nhiều nguồn cho thấy, máy bay đã bị bắn bởi một tên lửa đất đối không của Iran.

Đoạn video do tờ New York Times thu được cho thấy, một vệt tên lửa bay ngang bầu trời đêm Tehran và sau đó phát nổ khi đụng vào máy bay. Khoảng 10 giây sau, một tiếng nổ lớn phát ra, máy bay bị bốc cháy.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51074199

 

 

Iran để ngỏ cơ hội ngoại giao,

bất chấp tuyên bố giảm cam kết hạt nhân

Iran vẫn để ngỏ cơ hội cho các nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, bất chấp căng thẳng với Mỹ đang leo thang đỉnh điểm.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã mất đi phần lớn giá trị sau khi Iran hồi cuối tuần qua thông báo dỡ bỏ mọi giới hạn đối với số lượng máy ly tâm mà nước này có thể sử dụng để làm giàu urani. Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo cũng cho thấy sự thận trọng chiến lược khi tránh một sự phá vỡ đột ngột mọi cam kết.

Theo các nhà phân tích, điều này cũng đồng nghĩa với việc Iran vẫn để ngỏ cơ hội cho các nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn văn kiện, bất chấp căng thẳng với Mỹ đang leo thang đỉnh điểm.

Quyết định dỡ bỏ mọi giới hạn về số lượng máy li tâm được đánh giá là “nhẹ” hơn so với những gì mà các chuyên gia lo ngại đó là Iran có thể khôi phục hoạt động làm giàu urani cấp độ 20%, mức bị nghi ngờ phục vụ mục đích quân sự.

Theo chuyên gia Robert Kelley, cựu quan chức Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, về một mặt nào đó, tuyên bố của Iran phần nào khiến các nước “nhẹ lòng”. Bởi việc giảm cam kết của nước này không hề đột ngột, mà là sự tiếp nối của những thông báo trước đó. Về mặt chính trị, Iran đã cho thấy sự cẩn trọng.

Điểm quan trọng khác đối với những nước đang quyết tâm bảo vệ thỏa thuận, đó là cùng với tuyên bố giảm cam kết Iran cũng khẳng định tiếp tục hợp tác với các thanh sát viên của IAEA và vì thế, cơ quan liên hợp quốc này vẫn có thể tiếp cận với các cơ sở hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên, thời gian là rất gấp gáp. Mục tiêu của thỏa thuận là kéo dài thêm 1 năm thời gian cần thiết để Iran có thể sở hữu bom hạt nhân nếu nước này có ý định, điều mà Iran luôn bác bỏ. Và thời gian đếm ngược đã bắt đầu kể từ khi Iran thực hiện kế hoạch giảm cam kết và làm giàu urani vượt mức cho phép.

Theo chuyên gia Robert Kelley, sau nhiều lần giảm cam kết của Iran, thời hạn này chỉ còn chưa đầy 1 năm. Nếu Iran làm giàu urani vượt ngưỡng 20%, cùng với sự gia tăng năng suất của các máy li tâm, thời gian này sẽ giảm hơn nữa.

Trong một phản ứng mới nhất trước tuyên bố của Iran, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell ngày 6/1 bày tỏ lấy làm tiếc, đồng thời nhấn mạnh, việc tất cả các bên thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân hiện quan trọng hơn bao giờ hết vì sự ổn định khu vực và an ninh toàn cầu.

“Liên minh châu Âu thực sự lấy làm tiếc về thông báo của Iran. Song việc cần làm lúc này là tin tưởng và chờ đợi báo cáo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Vì thế, ở giai đoạn hiện nay, chúng tôi sẽ tin tưởng vào kết quả xác minh của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đối với tất cả những biện pháp mà Iran đang thực hiện, cũng như những cam kết mà nước này dường như vẫn đang tôn trọng”, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Peter Stano nhấn mạnh.

Các máy li tâm là không thể thiếu để sản xuất urani làm giàu. Theo thỏa thuận Viên, Iran đã giảm số lượng máy li tâm xuống còn 5.060 so với hơn 19.000 trước đây, cam kết không vượt quá con số này trong 10 năm. Tháng 9/2019 vừa qua, nước này đã đưa các máy li tâm tiên tiến bị cấm theo thỏa thuận vào sử dụng tại cơ sở hạt nhân Natanz, song với số lượng hạn chế. Đến tháng 11, nước này bắt đầu làm giàu urani bằng các máy li tâm lắp đặt tại nhà máy Fordo và với thông báo mới nhất này, quy mô lắp đặt các máy li tâm sẽ như thế nào?

Iran đã tuyên bố, những biện pháp này sẽ được đảo nước nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ. Dù bế tắc ngoại giao hiện nay khiến kịch bản này trở nên khó khăn hơn, song rõ ràng Iran cũng đang cho thấy “sẽ theo thỏa thuận đến cùng” để không bị “mang tiếng” là rời bỏ thỏa thuận như cách Mỹ đã làm

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32494-iran-de-ngo-co-hoi-ngoai-giao-bat-chap-tuyen-bo-giam-cam-ket-hat-nhan.html

 

Thủ Tướng Iraq yêu cầu

Mỹ bắt đầu chuẩn bị để rút quân khỏi Iraq

Trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã yêu cầu Hoa Kỳ cử một phái đoàn đến Iraq để thiết lập một cơ chế hầu rút quân ra khỏi nước này, một tuyên bố của Phủ Thủ tướng Iraq cho biết hôm 10/1.

Báo Washington Post và Reuters đưa tin, Iraq đã đưa ra yêu cầu này tiếp theo sau một cuộc biểu quyết tại quốc hội Iraq để trục xuất hàng ngàn binh sĩ Mỹ ra khỏi nước này, hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Mỹ thực hiện cách đây 1 tuần ở Baghdad, giết chết Tướng Qasem Soleimani của Iran cùng 9 bạn đồng hành. Tướng Suleimani là Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Iran.

Nhưng trong một phản hồi hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói bất kỳ phái đoàn nào đến Baghdad sẽ không tập trung vào chuyện rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus, nói trong một tuyên bố:

“Tại thời điểm này thì bất kỳ phái đoàn nào được phái tới Iraq cũng sẽ có nhiệm vụ đàm phán về cách làm thế nào để củng cố cam kết với đối tác chiến lược của chúng ta – không thảo luận về việc rút quân mà thảo luận về vị thế phù hợp, đúng đắn của các lực lượng của chúng ta ở Trung Đông.”

Bà Ortagus nhấn mạnh:

“Mỹ là một lực tốt cho Trung Đông, và mục đích của sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Iraq là để tiếp tục cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo.”

Bà Ortagus không nhắc tới yêu cầu của Iraq dòi Mỹ chuẩn bị rút quân. Bà lưu ý rằng một phái đoàn NATO đang có mặt tại Bộ Ngoại giao hôm Thứ Sáu để thảo luận về vai trò của liên minh NATO tại Iraq, phù hợp với “mong muốn của Tổng thống Trump muốn chia bớt gánh nặng”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm rằng tuy nhiên, cần có đối thoại giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Iraq, không chỉ liên quan tới an ninh, mà còn tới quan hệ đối tác tài chính, kinh tế và ngoại giao của hai nước.

Vụ Mỹ dùng máy bay không người lái tiêu diệt ông Soleimani vào sáng sớm ngày 3/1 ở Baghdad đã khởi động một chuỗi sự kiện trong khu vực. Hôm thứ ba, Iran trả đũa cái chết của Tư lệnh Lực lượng Quds bằng cách phóng hơn một chục tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự nơi binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq.

Tổng thống Trump nói các cuộc tấn công đó không gây ra trường hợp tử vong nào nơi người Mỹ cũng như người Iraq, ông cho biết sẽ áp đặt các biện pháp chế tài mới đối với Iran.

Theo Washington Post, hiện có khoảng 5.200 binh sĩ Mỹ tại Iraq để hỗ trợ và huấn luyện các lực lượng an ninh Iraq trong cuộc chiến chống nhóm Nhà Nước Hồi giáo (IS).

Báo Washington Post nói cuộc triệt thoái của quân đội Mỹ có thể đẩy lùi các nỗ lực nhằm tiêu diệt tàn quân IS giữa lúc đang có quan ngại về sự trỗi dậy của nhóm chủ chiến này trong bối cảnh xáo trộn chính trị ở Iraq.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-iraq-yeu-cau-my-chuan-bi-rut-quan-khoi-iraq/5240683.html

 

Lộ ảnh tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Triều Tiên?

Công nghệ hình ảnh radar SAR giúp hé lộ hình ảnh tàu ngầm của CHDCND Triều Tiên đặt dưới mái che tại cảng Sinpo.

Hãng Yonhap ngày 6.1 đưa tin các hình ảnh vệ tinh được cho là một tàu ngầm lớp Sinpo có khả năng phóng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên tại xưởng đóng tàu Sinpo ở nước này.

Thông tin được đưa ra giữa quan ngại Triều Tiên có thể phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm sau khi tuyên bố về “vũ khí chiến lược mới”.

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 1.1 được công bố trên trang 38 North cho thấy “sự hiện diện của tàu ngầm lớp Sinpo của Triều Tiên dùng thử nghiệm tên lửa đạn đạo và sà lan có thể nhận chìm dùng để thử nghiệm đặt dưới một mái hiên cạnh bến tàu, được thiết kế nhằm che giấu và bảo vệ”.

Tàu ngầm này khó bị phát hiện kể từ khi Triều Tiên dựng mái che, dường như nhằm bảo vệ trước khả năng bị theo dõi. Nhưng công nghệ hình ảnh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) được sử dụng để xác định thứ đặt dưới mái che.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32497-lo-anh-tau-ngam-mang-ten-lua-dan-dao-cua-trieu-tien.html

 

Triều Tiên diễu hành rầm rộ

giữa lúc căng thẳng leo thang với Mỹ

Hàng trăm ngàn người Triều Tiên mang theo biểu ngữ kêu gọi đoàn kết đã diễu hành qua quảng trường Kim Nhật Thành.

Hôm qua (5/1), Triều Tiên đã tổ chức một cuộc diễu hành quy mô lớn tại thủ đô Bình Nhưỡng nhằm thể hiện sự đoàn kết trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Theo hãng tin Yonhap  của Hàn Quốc, hàng trăm ngàn người Triều Tiên mang theo biểu ngữ kêu gọi đoàn kết đã diễu hành qua quảng trường Kim Nhật Thành (Kim II-sung) ở thủ đô Bình Nhưỡng. Những người tham gia diễu hành, trong đó có Thủ tướng Kim Jae-ryong, bày tỏ quyết tâm hoàn thành các mục tiêu vừa đề ra tại cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 12/2019.

Trong một bản tin tiếng Anh, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, các quan chức Triều Tiên nhấn mạnh rằng họ sẽ mang tới cho đất nước một năm bội thu sau khi bị “các thế lực thù định” tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt. Hiện Mỹ chưa nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì cho rằng Bình Nhưỡng chưa có những bước đi cụ thể trong tiến trình phi hạt nhân hóa.

Triều Tiên thường rầm rộ tổ chức các cuộc duyệt binh, diễu hành vào thời điểm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Cuộc diễu hành lần này diễn ra vào đúng lúc quan hệ Mỹ và Triều Tiên căng trẳng trở lại xung quanh chương trình tên lửa tầm xa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tháng 12/2019, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo thế giới sẽ chứng kiến “vũ khí chiến lược mới” của nước này trong tương lai gần, đồng thời cho rằng Triều Tiên không có lý do gì để từ bỏ các vụ thử tên lửa tầm xa và hạt nhân.

Trong khi đó, tiến trình đàm phán về phi hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục bế tắc. Triều Tiên đặt hạn chót để Mỹ thay đổi quan điểm đàm phán vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, đến nay hai bên vẫn chưa giải quyết được những khác biệt

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32493-trieu-tien-dieu-hanh-ram-ro-giua-luc-cang-thang-leo-thang-voi-my.html

 

Bầu cử Đài Loan: Cuộc vận động tranh cử

của Thái Anh Văn tràn sức sống trẻ

và niềm tin vào dân chủ

Thùy LinhBBC News Tiếng Việt

Nếu ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội thì cuộc vận động của Dân Tiến Đảng lại như một hòa nhạc. Và điều này phản ánh những khác biệt sâu xa trong tư tưởng và lối sống của cử tri ủng hộ hai đảng.

Sau khi tham dự cuộc tuần hành vận động bầu cử của Hàn Quốc Du và Quốc Dân Đảng hôm 9/1, tôi đã rất nóng lòng để tham dự cuộc vận động của đương kim Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn và Dân Tiến Đảng diễn ra một ngày sau đó (10/1).

Vẫn tại cùng một địa điểm, nhưng không khí của cuộc tuần hành này rất khác so với những gì đã xảy ra ở đây 24 giờ trước đó.

Bầu cử Đài Loan: Tuần hành tranh cử của ứng viên ‘thân Cộng’

Tổng thống Đài Loan trích thư sinh viên HK: ‘Đừng tin Cộng sản’

Dân Đài Loan và nỗi sợ ‘bị thống nhất’ với TQ

Điều đầu tiên tôi nhận thấy là, đám đông những người ủng hộ bà Thái đặc biệt trẻ trung hơn rất nhiều so với đám đông ngày hôm trước của ông Hàn.

Trái với sắc xanh – đỏ đồng bộ của những người ủng hộ KMT (Quốc Dân Đảng), dường như thời trang chính trị của người ủng hộ DPP (Dân Tiến Đảng) không có một trường phái màu sắc thống nhất nào. Mọi người mặc theo ý mình muốn.

Cũng không có ai vẫy lá cờ đỏ sao xanh của Trung Hoa Dân Quốc, thay vào đó là lá cờ bảy màu – đặc trưng của cộng đồng LGBT ở Đài Loan.

Năm 2018, chính quyền của bà Thái Anh Văn thông qua luật công nhận hôn nhân đồng tính. Và Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á làm được điều này.

Và điều đó đã đem lại cho bà Thái một lượng lớn cử tri là những người trẻ, có quan điểm và suy nghĩ về tình yêu và giới tính khác biệt so với thế hệ trước.

Vinson, 36 tuổi, một kỹ sư từng du học tại Anh, cho biết là anh một người đồng tính. Và một trong những lý do chính khiến anh ủng hộ bà Thái Anh Văn là vì chính quyền của bà đã thông qua luật về hôn nhân đồng giới.

Trong khi đó, Quốc Dân Đảng của ông Hàn Quốc Du lại không ủng hộ điều này.

Và tất nhiên, vấn đề “độc lập” của Đài Loan cũng là một trong những yếu tố quyết định tác động đến lá phiếu.

Bà Thái Anh Văn được xem là “biểu tượng cho sự độc lập của Đài Loan”. Thế hệ trẻ của Đài Loan lớn lên trong một môi trường chính trị đa dạng và dân chủ, nhất là kể từ năm 2000, khi hai đảng lớn Đài Loan đã thay phiên nhau cầm quyền, bên cạnh sự xuất hiện của các đảng nhỏ khác.

Trái với thế hệ lớn tuổi, những người trẻ không có sự gắn bó mật thiết với Quốc Dân Đảng, và không còn giữ tư tưởng hướng về đại lục mà Tưởng Giới Thạch cùng KMT sang hòn đảo này cách đây 70 năm trước.

Với phần lớn thế hệ trẻ Đài Loan và những người đang có mặt tại buổi vận động này thì:

“Đài Loan là Đài Loan. Và Đài Loan sẽ không bao giờ là một phần của Trung Quốc”.

Ủng hộ viên nói bà Thái Anh Văn đại diện cho nền độc lập của Đài Loan

Nhưng có lẽ, sự khác biệt giữa cử tri của hai đảng không chỉ là quan điểm về sự độc lập của Đài Loan. Khác biệt có lẽ xuất phát từ ngay bên trong lối sống và tư tưởng của chính họ. Và điều này bộc lộ ra bên ngoài, dẫu vô tình hay cố ý.

Những người mà tôi phỏng vấn ngày 10/1 tại buổi tuần hành của Dân TIến Đảng nhiệt huyết không kém những người ủng hộ Quốc Dân Đảng, nhưng họ trả lời một cách từ tốn, chậm rãi hơn và câu cú cũng rõ ràng và gãy gọn hơn.

Họ cũng có vẻ tôn trọng không gian riêng (personal space) của nhau hơn, chứ không quá vô tư khi chen lấn, xô đẩy hay lớn tiếng.

Họ thậm chí còn đồng thanh hát những bài hát bằng tiếng Mân Nam – được cho là phương ngữ chính thức của Đài Loan.

Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, dễ bị bỏ qua như vậy nhưng thực ra lại có ý nghĩa sâu xa.

Việc ăn mặc tự do thoải mái, không đồng nhất, cho thấy cộng đồng cử tri ủng hộ Dân Tiến Đảng là một cộng đồng đa dạng và chấp nhận sự khác biệt của nhau.

Việc hát tiếng Mân Nam thay vì tiếng Quan Thoại cũng là cách thể hiện một nét văn hoá, ngôn ngữ riêng của hòn đảo này.

Việc tôn trọng không gian riêng của nhau, cũng như cái nhìn cởi mở về tình yêu và giới tính, cho thấy họ có hơi hướng Tây hóa.

Có thể ví cuộc vận động tranh cử của Quốc Dân Đảng như một lễ hội. Người ủng hộ tụ tập từng nhóm nhỏ để tìm kiếm sự đồng thuận và hân hoan trong niềm vui. Và nếu như có ai đó mạnh miệng hô vang những lời lẽ cay nghiệt về đối thủ, những người còn lại sẽ lập tức hùa theo. Một ví dụ điển hình của chủ nghĩa tập thể?

Bầu cử Đài Loan: Ứng viên Hàn Quốc Du và chính sách thân TQ

Trong khi đó, cuộc vận động tranh cử của Dân Tiến Đảng lại có vẻ giống một buổi hoà nhạc. Những người đến dự có vẻ biết rõ họ cần gì và muốn gì. Họ không cần tìm sự đồng cảm. Họ không cần tụ lại thành nhóm.

Mỗi người đứng một khoảng lặng riêng, ngước lên màn hình sân khấu, vẫy lá cờ của họ trong tay. Sự thể hiện của chủ nghĩa cá nhân chăng?

Dân Đài Loan kiện Formosa ‘gây ung thư’

Đài Loan bắt 40 thuyền nhân Việt

Đài Loan muốn xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức

Tuy vậy, có một điều đáng lo cho bà Thái Anh Văn, đó chính là đám đông những người ủng hộ bà đêm 10/1 nhỏ hơn hẳn so với đám đông ủng hộ ông Hàn Quốc Du vào tối hôm trước.

Henry – người quay phim của tôi – đưa ra một giả thuyết: “Có thể nhiều người đã về quê rồi”.

Henry không phải không có lý. Theo quy định bầu cử của Đài Loan, người dân phải bỏ phiếu tại chính địa phương gốc gác của họ.

Nhiều người, thay vì đến cuộc tuần hành vận động vào chiều thứ Sáu, rất có thể đã lên tàu và hướng về mọi ngả của Đài Loan, thăm nhà và tiện cho việc đi bỏ phiếu vào thứ Bảy 11/1.

Sau khi cảm nhận được cái hồn của buổi vận động tranh cử, chúng tôi ra về với thắc mắc rằng, liệu sự khác biệt trong số lượng người tham gia ở hai cuộc vận động tranh cử có phản ánh đúng tỉ lệ ủng hộ của những người đi bỏ phiếu hay không?

Và khi đi dọc những con phố nhỏ của Đài Loan, tôi nhận ra càng đến gần ngày bầu cử, tiết trời Đài Bắc lại càng trở nên dễ chịu đến lạ.

Dự báo thời tiết cho biết, ngày bỏ phiếu 11/1 sẽ là một ngày ngập tràn nắng ấm, thôi thúc bước chân cử tri đến phòng bỏ phiếu.

Nhưng ánh sáng vinh quang sẽ dành cho ai ? Chúng ta sẽ sớm biết điều ấy thôi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51073814

 

Tổng thống Đài Loan tái đắc cử áp đảo,

làm Trung Quốc thêm bẽ mặt

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày thứ Bảy tái đắc cử trong một cuộc bầu cử mà bà giành chiến thắng áp đảo. Diễn biến này được xem như một sự bẽ mặt đối với Trung Quốc và có phần chắc sẽ khiến căng thẳng tăng cao hơn nữa với Bắc Kinh.

Bà Thái đánh bại đối thủ chính của bà là Hàn Quốc Du của Đảng Quốc Dân, vốn ủng hộ mối quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc, với cách biệt hơn 2,6 triệu phiếu bầu.

Tổng cộng bà giành được gần 8,2 triệu phiếu, nhiều hơn bất cứ tổng thống Đài Loan nào trước đây kể từ khi hòn đảo này tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996.

“Chúng tôi hi vọng chính quyền Bắc Kinh có thể hiểu rằng một Đài Loan dân chủ với một chính phủ được người dân lựa chọn sẽ không nhượng bộ trước những lời đe dọa và dọa nạt,” bà Thái nói với các phóng viên sau chiến thắng của bà.

Bắc Kinh cần hiểu ý nguyện của người Đài Loan, và chỉ người Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của mình, bà nói thêm.

Phát biểu tại thành phố Cao Hùng ở phía nam nơi ông làm thị trưởng, Hàn Quốc Du cho biết ông đã gọi điện thoại cho bà Thái để chúc mừng.

Ông nói dù chuyện gì xảy ra ông hi vọng nhìn thấy một Đài Loan đoàn kết, nói thêm rằng hòn đảo này chỉ có thể được an toàn và thịnh vượng nếu có quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.

Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài hàng tháng ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị chiếm vị trí trung tâm trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Loan. Bà Thái mô tả Đài Loan như một ngọn hải đăng hi vọng cho những người biểu tình ở cựu thuộc địa của Anh, và kiên quyết từ chối đề nghị của Bắc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ.”

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ thiêng liêng của mình và sẽ chiếm lại bằng vũ lực nếu cần. Lời đe dọa này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại vào năm ngoái, dù ông nói ông muốn một giải pháp hòa bình.

Mô hình “một quốc gia, hai chế độ,” giống như Bắc Kinh sử dụng ở Hong Kong, chưa bao giờ là ý tưởng được lòng nhiều người ở Đài Loan, và thậm chí còn ít hơn sau những tháng biểu tình ở Hong Kong.

Trung Quốc thậm chí làm mất lòng nhiều người hơn trong khoảng thời gian ngay trước cuộc bầu cử bằng việc hai lần điều hàng không mẫu hạm mới nhất của họ đi ngang qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm, một hành động Đài Bắc lên án là nỗ lực đe dọa quân sự.

Không có phản ứng ngay lập tức từ Trung Quốc về tin bà Thái tái đắc cử.

Thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã, trong một bản tin vắn tắt, cho biết ông Hàn thất bại và bà Thái chiến thắng.

Reuters nhận định chiến thắng của bà Thái càng khiến Trung Quốc bẽ mặt hơn vì nó theo sau một chiến thắng áp đảo khác vào tháng 11, cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ ở Hong Kong trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương sau khi người dân đi bỏ phiếu cao kỉ lục.

Bà Thái nói “những người bạn cở Hong Kong” sẽ hoan hỉ với chiến thắng của bà.

Người Đài Loan phần lớn thông cảm với người biểu tình ở Hong Kong.

“Tôi đã nhìn thấy những gì xảy ra ở Hong Kong và nó thật kinh khủng,” cử tri lần đầu bỏ phiếu Stacey Lin, 20 tuổi, nói với Reuters. “Tôi chỉ muốn chắc chắn rằng mình có quyền tự do bỏ phiếu trong tương lai.”

Sam Chan, 30 tuổi, di dân đến Đài Loan từ Hong Kong vào năm 2014 vì lo sợ sự kiểm soát ngày càng tăng của Trung Quốc ở đó, nói bà Thái là người tốt nhất để bảo vệ Đài Loan.

“Tôi di cư sang Đài Loan để thoát khỏi Đảng Cộng sản, vì vậy tôi sẽ không bỏ phiếu cho các đảng chính trị thân Trung Quốc.”

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-dai-loan-tai-dac-cu-ap-dao-lam-trung-quoc-them-be-mat/5241518.html

 

Khách Hồng Kông đến Đài Loan

để ủng hộ vị tổng thống chống Bắc Kinh

Trọng Thành

Cuộc bầu cử Đài Loan đầu năm 2020 thu hút mạnh mẽ khách du lịch Hồng Kông. Không phải khách du lịch thông thường, mà là những người Hồng Kông đến hòn đảo này để ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn, để tham dự vào một không khí cuộc bầu cử dân chủ, lựa chọn người lãnh đạo tại đây, điều mà các công dân Hồng Kông không được hưởng. Bắc Kinh tìm mọi cách đặt Hồng Kông dưới sự kiểm soát.

Giới quan sát chứng kiến ngày càng có đông người Hồng Kông, mang lá cờ của đặc khu, tham gia vào các cuộc mít tinh ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn. Trong cuộc biểu tình tối hôm qua, 10/01/2020, trước cuộc bầu cử, trả lời AFP, anh Kyle – một du khách Hồng Kông 26 tuổi – cho biết anh rất trân trọng kinh nghiệm của hòn đảo Đài Loan, đứng lên chống lại chế độ độc tài Quốc Dân Đảng, đồng thời chống lại các áp lực từ chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. Người thanh niên Hồng Kông khẳng định phong trào đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông đã kéo dài từ nhiều năm nay, chắc chắn sẽ không chấp nhận buông xuôi.

Đối với nhiều người Hồng Kông, bà Thái Anh Văn, vị tổng thống mãn nhiệm, đang chuẩn bị tái đắc cử, là một biểu tượng cho các giá trị dân chủ. Nữ tổng thống Đài Loan, từ nhiều tháng qua, không ngừng khẳng định sự ủng hộ đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông. Bà Thái Anh Văn cảnh báo người dân Đài Loan là kịch bản dân chủ bị bóp nghẹt đang diễn ở Hồng Kông chắc chắn sẽ diễn ra ở Đài Loan, nếu chế độ Cộng Sản một ngày nào đó kiểm soát được hòn đảo.

Đảng Dân Tiến của tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn, thường xuyên sử dụng khẩu hiệu : ”Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Đài Loan”, để tranh thủ cảm hứng từ phong trào tranh đấu chống chính quyền thân Bắc Kinh tại đặc khu, kéo dài từ hơn nửa năm nay. Trong các cuộc tập hợp tại Đài Loan, không ít người Đài Loan hóa trang thành những người biểu tình Hồng Kông, với mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm lao động.

Cô Keren Leung, một du khách Hồng Kông 26 tuổi, cho biết tâm trạng bi quan trong dân chúng, với sự can thiệp ngày càng sâu rộng của chính quyền Trung Quốc vào công việc nội bộ của đặc khu. Đối với người khách này, thì Đài Loan mang ”niềm hy vọng”. Đài Loan trên thực tế là một quốc gia độc lập, có quốc kỳ, có quân đội, tự quyết định nền ngoại giao và kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ của mình từ 70 năm nay.

Phong trào tranh đấu dân chủ tại Hồng Kông và cuộc vận động bầu cử tổng thống và Nghị Viện Đài Loan khiến dân chúng Đài Loan và Hồng Kông xích lại gần nhau hơn. Tuy Đài Loan không thừa nhận quyền tị nạn, nhưng dưới thời bà Thái Anh Văn làm tổng thống, chính quyền nhắm mắt làm ngơ cho hàng chục người Hồng Kông tranh đấu vì dân chủ chọn Đài Loan làm nơi lánh nạn. Nhiều người Đài Loan gửi mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm cho những người tranh đấu tại Đài Loan.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200111-kh%C3%A1ch-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A0i-loan-%C4%91%E1%BB%83-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-v%E1%BB%8B-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ch%E1%BB%91ng-b%E1%BA%AFc-kinh

 

Cảnh sát Hồng Kông:

Ai đã biến chúng ta thành ác quỷ?

Là ai? Ai đã biến thiên thần thành ác quỷ? Ai đã chôn vùi ước vọng tuổi thanh xuân?

Có câu hát rằng: “Ta biết biến đá thành hoa, biến quỷ thành Thánh, biến ma thành người”. Đó là khúc biến tấu từ một câu trong tác phẩm Bạch Mao Nữ: “Xã hội cũ biến người thành quỷ, xã hội mới biến quỷ thành người”.

Thầy giáo tôi từng giảng: Lịch sử phân thành hai bước, xã hội cũ và xã hội mới. Con người cũng phân thành hai loại, một bên là kẻ xấu, xấu xí như ma vậy, còn một bên là người tốt, tốt đẹp như Thánh Thần. Xã hội cũ là địa chủ bóc lột bần nông, là cường hào chèn ép dân lành, khiến tất cả người tốt đều biến thành Chí Phèo hết cả. Thế chẳng phải là “biến người thành quỷ” là gì? Nhưng sau này Mao chủ tịch đến, dẫn dắt người tốt đánh đuổi kẻ xấu, thành lập xã hội mới, từ đây người tốt mới thực sự được sống như một con người. Tất nhiên đến lúc này mọi Chí Phèo đều sẽ hoàn lương và trở nên tốt đẹp, ấy chính là “biến quỷ thành người”. Vậy chẳng phải tốt quá hay sao?

Nhưng lời thầy nói vẫn chỉ là lời nói, Thánh đâu chẳng thấy, người đâu cũng chẳng thấy, chỉ thấy toàn là quỷ trong cái vỏ da người. 70 năm qua rồi, cả gia đình ba thế hệ chúng tôi đều nhiệt thành cống hiến tuổi xuân, nhưng cuối cùng thì… Tri thức nhiều cũng vô dụng, quyền hành có mà như không, tăm tiếng hóa ra thành tai tiếng, rốt cuộc vẫn chỉ là… một lớp người bỏ đi!

Bạn không tin ư? Này đây, cả gia đình ba thế hệ chúng tôi, từ ông nội Tiểu Nhất, đến con trai Tiểu Nhị, tới cháu nội Tiểu Tam, đều đã chôn vùi cả thanh xuân của mình như thế đấy:

Tiểu Nhất

Tôi là lứa đầu tiên của đội ngũ hồng vệ binh tinh nhuệ. Nghe nói đến “Hồng vệ binh” hẳn sẽ có ai đó giật mình kinh hãi. Tất nhiên không phải tôi đang nói về giới trẻ ngày nay, mà là về những bậc lão niên đã trải qua thời Cách mạng Văn hóa. Người từng sống trong những năm tháng ấy, hiển nhiên đều thấy ám ảnh đến kinh hoàng.

Thế hệ chúng tôi mỗi lần quay đầu nhìn lại đều tự hỏi: Vì sao, vì sao hồng vệ binh năm xưa lại điên cuồng như vậy? Vì sao những thiếu niên mười mấy tuổi đầu lại trở nên khát máu, giết người không chớp mắt? Chúng tôi đang ở cái tuổi hoa xuân phơi phới, bầu nhiệt huyết căng tràn lồng ngực, có thể vì lý tưởng mà sống, cũng sẵn sàng vì lý tưởng mà chết, hiển nhiên không thể chỉ trong một đêm mà có đủ dũng khí cầm đao súng giết người.

Từ khi còn ở tuổi nhi đồng “mũi thò lò xanh”, chúng tôi đã được nuôi dưỡng trong lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng. Mỗi ngày lên lớp, bài học mở đầu luôn là lời dạy của Mao chủ tịch, nghe nhiều đến mức trong đầu luôn sục sôi ba chữ: Làm cách mạng. Làm cách mạng là phải đánh đuổi kẻ xấu, bảo vệ người tốt, với kẻ địch thì tàn khốc như mùa đông, với nhân dân thì ấm áp như mùa xuân. Tôi nhìn đâu cũng chỉ muốn tìm ra kẻ xấu để đánh cho chúng tơi bời.

Nhưng tìm kẻ xấu ở đâu bây giờ? Chiến tranh đã kết thúc, quân địch đều tử trận, Tưởng Giới Thạch cầm đầu kẻ xấu thì đã cao chạy xa bay sang Đài Loan mất rồi, tư bản phát xít thì ở mãi tít bên kia đại dương, kẻ xấu không còn ở đây cho chúng ta trừng trị nữa. Vậy phải làm sao bây giờ?

Thế nên khi nhận được thư ngỏ của Mao chủ tịch, chúng tôi đã sung sướng đến điên cuồng, ai ai cũng háo hức được trở thành một vệ binh đỏ, được đi làm cách mạng…

Nhưng làm hồng vệ binh là phải “dám”: dám đánh, dám phá, dám đấu, dám tố, thậm chí dám giết người! Đánh, phá, đấu, tố, rứa rồi sẽ quen. Nhưng còn giết? Ai dám? Một đứa trẻ mới 15, 16 tuổi đầu, dẫu gan to bằng trời nhưng cũng làm sao dám?

Có lần, chính quyền đã bắt học sinh tiểu học phải chứng kiến cuộc hành hình 13 thanh niên yêu nước. Tên đao phủ lăm lăm cầm mã tấu trong tay và giương lên, chiếc đầu thứ nhất rơi xuống, máu phun ra tung toé. Các em nhỏ chứng kiến cảnh ấy đã gào khóc thảm thiết, còn giáo viên thì cố tìm cách trấn an, trong khi toàn thân cô run rẩy. Cứ như thế, lần lượt 13 cái đầu bị chém lăn lông lốc trên mặt đất, các em nhỏ ai nấy đều mặt mày tái xanh, tâm trí hoảng loạn. Ngày đầu tiên kết thúc trong tiếng la hét kinh hoàng.

Ngày thứ hai, các em nhỏ lại phải chứng kiến một cuộc hành quyết khác, mặc dù vẫn sợ hãi nhưng tiếng khóc không còn kích động như trước.

Ngày thứ ba, tiếng khóc đã nhỏ hơn, một số em tỏ ra bình tĩnh khi quan sát cảnh đầu rơi máu chảy.

Ngày thứ tư, cuộc hành hình không còn là thứ gì đáng sợ, thậm chí có em còn bắt đầu cảm thấy thích thú, xem cảnh trảm đao như một bộ phim hành động ly kỳ…

Trẻ nhỏ ngây thơ là thế, và lứa tuổi thanh thiếu niên chúng tôi cũng như vậy: Chứng kiến nhiều rồi sẽ quen, quen rồi sẽ lãnh cảm, lãnh cảm rồi sẽ vô cảm, và khi đã vô cảm rồi thì không việc ác nào là không dám làm.

Trong tác phẩm “Y hy đại địa loan” có một câu chuyện mà tôi nhớ mãi: Khi nạn đói lớn xảy ra, rất nhiều người đã chết vì đói, ở gia đình một lão nông nọ chỉ còn lại hai đứa con. Một hôm, ông bố đuổi con gái ra khỏi nhà, khi trở về cô không tìm thấy em trai đâu nữa mà chỉ nhìn thấy mỡ trắng nổi trong chảo và một đống xương bên cạnh bếp. Vài ngày sau, ông bố đổ đầy nước sôi vào chảo và gọi đứa con gái lại gần. Cô sợ hãi quỳ xuống cầu xin cha: “Bố, bố đừng ăn thịt con, con có thể kiếm củi và nấu cơm cho bố. Nếu bố ăn thịt con, sẽ không còn ai làm việc này cho bố nữa”.

“Hổ dữ không ăn thịt con”, nhưng khi bị dồn vào đường cùng thì con người ta lại không bằng loài cầm thú. Đó là nỗi ô nhục lớn trong những năm đói kém, chỉ vì đói nên mới làm liều, và làm liều đến mức thành man rợ. Ấy vậy mà, câu chuyện người ăn thịt người không chỉ xảy ra trong nạn đói lớn, mà còn trở thành phong trào trong những ngày bùng nổ của Cách mạng Văn hóa. Người ta vẫn gọi đó là “Tháng tám đỏ”, và phong trào ăn thịt người đã lan ra như cơn bệnh dịch cuồng loạn ở Quảng Tây.

Hồng vệ binh chúng tôi nhận chỉ thị từ vị trưởng ban vũ trang của huyện, bắt đầu bằng những cuộc đột nhập trong đêm nhắm vào 5 giai cấp: địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phái hữu. Nhưng sau này, chúng tôi không còn phải bí mật rón rén trong bóng tối nữa, mà có thể đường hoàng mở đại tiệc ngay giữa ban ngày. Tất nhiên những tội ác như thế này tôi không thể nói chi tiết, dẫu sao tôi cũng không muốn bạn gặp phải ác mộng đêm nay. Nhưng có thể tóm gọn lại một câu: Cái xã hội này là xã hội “ăn thịt người”, và chính quyền này cũng là chính quyền “ăn thịt người”, là nghĩa đen hay nghĩa bóng, hiểu theo nghĩa nào cũng được.

Trong những năm đỉnh cao, hồng vệ binh chúng tôi có thể tha hồ tự tung tự tác, đánh người thì được khen, tố người thì được thưởng, mà giết người thì còn được tuyên dương. Nhưng đến lúc thất sủng rồi

thì… cả một lớp thanh niên đầy quyền lực xưa kia giờ chỉ còn là cái giẻ rách, phải gặm nhấm phần đời còn lại trong nỗi ân hận muộn màng.

Sau này, tôi dặn con trai Tiểu Nhị của mình rằng: “Năm xưa cha là kẻ giết người không gớm tay, nên giờ mới phải chịu quả báo thê thảm thế này. Cha mong con đừng theo vết xe đổ của cha, hãy làm một người chân chính, một lương y cứu người”.

Tiểu Nhị

Theo tâm nguyện của cha, tôi đã ghi danh vào Đại học Y Quảng Tây, sau khi ra trường lại có cơ hội công tác tại nhiều bệnh viện khắp Trung Quốc. Tôi coi nghề y là lý tưởng sống của mình nên luôn nỗ lực hết sức để trở thành một bác sỹ đầu ngành. Công việc cuốn tôi đi đến mức tôi làm việc giống như con robot đã được lập trình, sẵn sàng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà không hề hồ nghi.

Với thành tích hàng ngàn cuộc phẫu thuật thành công mà không một ca nào gặp sự cố, đáng lẽ tôi có thể tự hào. Nhưng một chuyện xảy ra đã thay đổi điều ấy mãi mãi…

Hôm ấy, nhóm bác sỹ chúng tôi được xe cảnh sát đón và đi tới một nơi bí mật để thực hiện cái gọi là “sứ mệnh quốc gia”. Tất nhiên là phải “bí mật” rồi, sứ mệnh quốc gia mà.

Trên bàn phẫu thuật là một thanh niên trẻ, có lẽ chỉ khoảng 20, 30 tuổi. Chân, tay, và cổ của anh ấy bị trói chặt xuống bàn bằng một sợi dây rất mảnh, mảnh đến mức anh ấy không thể vùng vẫy hay cử động, hễ cử động là dây lại cứa vào da thịt, từng giọt máu đỏ tươi rỉ xuống sàn.

Vị bác sĩ trưởng khoa ra lệnh cho tôi móc lấy hai cầu mắt. Tôi nhìn vào mặt người thanh niên, đôi mắt anh ấy nhìn tôi trừng trừng với nỗi sợ hãi tột độ. Đó là ánh nhìn đầy cảm xúc để lộ ra một nỗi kinh hoàng. Đúng vậy, anh ấy thực sự nhìn tôi, hai mi mắt đang động đậy. Anh ấy vẫn còn sống!

Người tôi mềm nhũn, đôi chân loạng choạng, còn hai tay thì cứ như tê dại. Tôi hoàn toàn choáng váng. Tôi đang làm gì đây? Cứu người hay giết người? Đó chẳng phải là việc làm của ma quỷ hay sao? Móc lấy mắt của một người còn sống!!!

Vị bác sĩ trưởng khoa thấy tôi đứng chết lặng hồi lâu nên đã gạt tôi ra đằng sau, và rất nhanh chóng, ông thản nhiên móc cả hai cầu mắt ra bằng những thao tác vô cùng thành thạo.

Tôi trở nên trống rỗng, rùng mình và toát mồ hôi, tôi gần như quỵ xuống.

Tôi không rõ cụ thể điều gì đã diễn ra sau đó, chỉ nghe thấy tiếng hét thất thanh của người thanh niên khi vị bác sỹ trưởng khoa mổ phanh bụng để lấy ra tim, gan và những nội tạng khác.

Suốt một thời gian dài sau đó, bất kể ngày hay đêm, tôi vẫn luôn thấy trước mặt hai mắt của người thanh niên đang nhìn tôi trừng trừng.

Sau đó tôi quyết định rời bệnh viện và đưa cả gia đình di cư sang Hồng Kông. Tôi muốn quên quá khứ, một quá khứ đầy ám ảnh. Đến khi đặt chân lên vùng đất tự do này, tôi mới biết rằng thì ra việc thu hoạch nội tạng đã âm thầm diễn ra khắp Trung Quốc trong nhiều thập niên trước đó. Tất cả các tù nhân lương tâm như người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công, thậm chí là một số cô gái bị lừa bán qua biên giới, đều có thể trở thành nạn nhân của tội ác này. Họ phải lấy máu và thịt của mình để vỗ béo cho các quan chức cộng sản, lấy nội tạng của mình để làm giàu cho bộ máy đương quyền.

Tiểu Tam

Ấn tượng đầu tiên của tôi khi cùng gia đình chuyển đến Hồng Kông là: Cảnh sát là anh hùng trong lòng dân. Tôi nhớ mãi cuộc đối đáp trong phim “Bản sắc anh hùng” giữa luật sư Hương Cảng và công an Bắc Kinh: “Bộ anh tưởng đây là Đại Lục sao? Hồng Kông có nhân quyền đó, anh biết không?”.

Tôi của năm ấy, thằng bé ghi danh vào Học viện Cảnh sát đã từng viết hoài bão lên trời xanh: Nguyện sẽ là trang nam nhi nghĩa hiệp, nguyện sẽ dùng công lý bảo vệ dân lành.

Những suy nghĩ thuở son trẻ luôn là trong sáng nhất, và cũng lý tưởng nhất. Nhưng theo thời gian, mọi thứ đều phôi pha. Khi bạn đi học, bạn có lý tưởng và hoài bão. Nhưng khi bạn đi làm, bạn chẳng còn gì ngoài nhiệm vụ. Bạn sẽ phải lựa chọn: Làm theo lý tưởng và bị kỷ luật, tiền đồ cũng tiêu tan; hoặc tuân theo mệnh lệnh và có tất cả.

Khi phong trào dân chủ bùng nổ, thứ đầu tiên chúng tôi nhận được là tiền: Mạnh tay trấn áp người biểu tình, bạn được tiền; khiến người biểu tình vì sợ hãi mà phải nhượng bộ, bạn được tiền; khủng bố tinh thần người biểu tình, bạn được tiền; bắt giữ và tra tấn người biểu tình, bạn được tiền; thậm chí nếu lạm dụng bạo lực và làm chết người, bạn cũng được tiền. Mà nào đâu chỉ có tiền? Bạn được thăng chức, bạn được thưởng nhà, bạn được hứa hẹn những ưu đãi “trên trời”, và nhất là, bạn có thể tha hồ phạm tội mà không phải trả giá. Tại sao không? Giờ đây bạn có súng, có quyền, và cưỡi đầu thiên hạ!

Khi đã có trong tay cả tiền và quyền, bạn sẽ cho rằng ước mơ thời niên thiếu thật là ngớ ngẩn. Bạn của ngày ấy đâu cần có tiền, đâu cần địa vị, cũng đâu cần mỹ nữ, bởi khi ấy lý tưởng chính là lẽ sống. Nhưng

khi đã đặt chân vào xã hội kim tiền này, bạn sẽ thấy tiền là tất cả. Nhất là khi: Cứ trung thành đi, rồi bạn sẽ có quyền, sẽ có tiền, không chỉ tiền, mà là rất nhiều tiền.

Từ những đồng nghiệp Đại Lục tôi học được rằng: Quyền lực đi ra từ nòng súng. Muốn tồn tại, bạn phải mạnh, mà muốn mạnh, thì phải dựa vào súng đạn.

Khi leo lên đỉnh cao của súng đạn, tôi thấy mình thật uy lực, thật là bất khả xâm phạm. Nhưng dù đứng trên đỉnh cao, thì vẫn có một thứ vô hình khiến tôi ngã xuống.

Tại Hồng Kông, cảnh sát Đại Lục có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Gia đình họ ở bên kia eo biển, họ tha hồ giở trò đồi bại, và chẳng ai hay biết. Trong khi đó cảnh sát Hương Cảng chúng tôi, có vị thì bị bạn bè tuyệt giao, có vị bị láng giềng xa lánh, có vị phải hủy hôn vì bạn gái ủng hộ dân chủ. Nhưng còn tôi, tôi đã phải hứng chịu nỗi đau lớn hơn hết thảy.

Đó là một buổi tối giữa tháng 11, tôi trở về đồn sau cuộc vây hãm khá căng thẳng ở PolyU. Tôi lạnh lùng mở cửa và rót một ly cocktail, đáng lẽ như mọi lần tôi sẽ bỏ ngoài tai mọi tiếng la hét của những người đang bị đánh đập và hãm hiếp. Có gì đâu, đó là chuyện thường nhật trong đồn cảnh sát, là thứ quá quen thuộc đến mức bạn sẽ chẳng hề bận tâm.

Nhưng mà… có cái gì đó quá quen thuộc, đến mức tôi không thể dửng dưng.

Tiếng khóc ấy, giọng nói rên rỉ ấy…

Tôi quay đầu lại nhìn, và, trời ơi, con gái tôi, chính là con tôi, công chúa bé bỏng của tôi!

Tôi lao bổ đến lôi gã đồng nghiệp đồi bại kia ra khỏi người con bé và tẩn cho hắn một trận, không cần biết hắn là ai, là thượng sĩ, trung sĩ, hay là thượng cấp của mình. Con bé mặt mày tái mét, loạng choạng vơ lấy quần áo và mặc vội lên người. Chao ôi, nó mới 14 tuổi, còn chưa thể gọi là thiếu nữ, vậy mà…

Nếu như, nếu như tôi không trở về đồn đúng vào lúc ấy, có lẽ con bé cũng sẽ chịu chung số phận như những nạn nhân khác: bị cưỡng hiếp, bị thủ tiêu, rồi bị dàn dựng như một vụ tự tử… Thật trớ trêu khi chỉ suýt chút nữa là tôi đã rơi vào tình cảnh giống như ông Cheung: Đường đường là một nhà lập pháp thân Bắc Kinh nhưng cũng phải nhắm mắt cho qua khi ái nữ của mình bị ném xuống từ tòa tháp Century.

Đó cũng là lần đầu tiên tôi sực tỉnh và nhận ra rằng: Quyền lực là vô nghĩa, sức mạnh cũng là thứ vô dụng! Cho dù có là kẻ mạnh trong những kẻ mạnh đi nữa, có thể đè đầu cưỡi cổ người khác đi nữa, thì cũng không bảo vệ được người thân thiết nhất bên mình.

Tôi quỳ xuống ôm con gái vào lòng, toàn thân con bé vẫn run lên bần bật. Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, vợ tôi, và đứa con út bé bỏng vẫn đang nằm trong nôi. Liệu tôi có đủ niềm tin để đảm bảo rằng họ sẽ được an toàn hay không? Ngay cả sự an toàn của bản thân mình, tôi cũng không dám chắc. Núp dưới vẻ ngoài cảnh sát, bạn được làm bạo chúa. Nhưng trút khỏi bộ cảnh phục, bạn là bất cứ ai.

Bạn thân mến, chúng tôi không phải Tiểu Nhất, Tiểu Nhị, hay Tiểu Tam, mà là đại diện cho vô vàn cá nhân đang bị cái xã hội này nhuộm đỏ. Dân tộc Trung Hoa ngày nay, nối tiếp lớp này đến lớp khác, thế hệ này sang thế hệ khác, đều trong vô thức mà biến mình thành quỷ.

Ai đã biến những nhân vật đáng lẽ phải được trọng vọng nhất trong xã hội thành kẻ sát nhân? Ai đã biến vệ binh thành côn đồ bạo loạn? Ai đã biến lương y thành đồ tể? Ai đã biến cảnh sát thành khủng bố, thành cỗ máy giết người?

Hồng Kông năm xưa đã từng văn minh là thế, Trung Quốc của 5000 năm cũng từng văn minh là thế, sao giờ đây?! Và cớ sao bi kịch lương tâm ấy không hề xảy ra ở Tây phương, tư bản, mà chỉ xảy ra ở những nơi ĐCSTQ cầm quyền? Chẳng phải chính vì nơi ấy là chế độ độc tài đỏ, là nơi tôn sùng bạo lực, đấu tranh, cách mạng, và chủ nghĩa vô Thần?

Tác giả Thịnh Tuyết từng chua chát thốt lên rằng:

“Ai bảo bạn sinh ra  tại Trung Quốc?

Trong thế giới ấy chỉ có sài lang và cừu non

Vứt bỏ tất cả tôn nghiêm của tự do luân lý

Không làm sài lang thì chỉ có thể làm cừu…”

Với những ai mà dòng máu Hoa Hạ đang chảy trong huyết quản, nếu bạn không chấp nhận làm sài lang, cũng không chấp nhận làm con cừu hiến tế, thì chỉ còn cách duy nhất là dũng cảm đứng lên. Ấy là lựa chọn của người Hồng Kông, cho dù họ phải lấy sinh mệnh của chính mình để đánh đổi. Đó cũng là lý do vì sao họ đã để lại trên tường những dòng thông điệp:

Cả thế giới, xin hãy cảnh giác!

Hồng Kông hôm nay, thế giới ngày mai.

“Be aware – or be next” — Hãy thức tỉnh, hay sẽ là tiếp theo…

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32507-canh-sat-hong-kong-ai-da-bien-chung-ta-thanh-ac-quy.html

 

Bị Mỹ cấm vận,

Huawei ‘ưu tiên hàng đầu chuyện sống còn’

Lãnh đạo Huawei cho rằng chuyện sống còn là ưu tiên hàng đầu của tập đoàn trong năm 2020 do chịu ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận của Mỹ.

Hãng AFP ngày 31.12 dẫn lời Chủ tịch Từ Dũng (Eric Xu) của Huawei cho biết “chuyện sống còn” là ưu tiên hàng đầu của tập đoàn viễn thông này, sau khi ước tính doanh thu năm 2019 sẽ thấp hơn dự kiến do các lệnh cấm vận của Mỹ.

Theo ông Từ, tập đoàn của Trung Quốc này bị cấm làm ăn với các công ty Mỹ do Washington lo ngại về an ninh quốc gia. Ước tính doanh thu của Huawei năm nay sẽ đạt 850 tỉ nhân dân tệ (2,82 triệu tỉ đồng), tăng khoảng 18% so với năm ngoái nhưng thấp hơn so với kế hoạch ban đầu.

Doanh thu trên tương đương 121 tỉ USD, trong khi mục tiêu doanh thu tập đoàn đưa ra hồi tháng 1 là 125 tỉ USD.

Phát biểu trước thềm năm mới, ông Từ cho biết chính phủ Mỹ đang thực hiện chiến dịch “có tính chiến lược và dài hạn” đối phó với tập đoàn này, nên sẽ tạo “một môi trường thách thức cho Huawei sống còn và thịnh vượng”.

“Sống còn sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng ta [vào năm 2020]”, Chủ tịch Huawei nhấn mạnh và cho rằng tập đoàn này cần tập trung xây dựng hệ sinh thái dịch vụ di động nhằm đảm bảo tiếp tục kinh doanh điện thoại thông minh ở thị trường nước ngoài.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32498-bi-my-cam-van-huawei-uu-tien-hang-dau-chuyen-song-con.html

 

TQ sẽ không vì Iran mà mà thay đổi thỏa thuận

Bất chấp quan hệ Trung Quốc-Iran nồng ấm, Bắc Kinh sẽ không vì vậy mà “hy sinh” tiến trình đàm phán thương mại đã đạt được với Washington gần đây.

Việc Mỹ giết chết Tướng Iran – Soleimani trên lãnh thổ Iraq sẽ không làm chệch hướng tiến trình trao đổi thương mại giữa Washington và Bắc Kinh bất chấp mối quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Iran đang nồng ấm trong những năm gần đây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định ngày 3/1 rằng: “Sự thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền của Iraq nên được tôn trọng, cũng như hòa bình và sự ổn định ở vùng Vịnh tại Trung Đông nên được duy trì. Chúng tôi hối thúc các bên liên quan, đặc biệt là Mỹ hãy giữ bình tĩnh và kiềm chế để tránh làm leo thang căng thẳng”.

Tuy nhiên, Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất về kinh tế nên Bắc Kinh sẽ không phán xét bất kỳ điều gì ngoại trừ chỉ trích các động thái của Washington với Tehran, các nhà kinh tế và nhà phân tích nhận định.

“Mặc dù có mối quan hệ thân thiết với Iran song Trung Quốc vẫn công nhận Mỹ là một đối tác thương mại lớn của họ”, chuyên gia về Iran tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson Adnan Mazarei cho biết.

“Ngoài ra, dựa trên những cảm nhận không mấy khả quan trong chính quyền Mỹ thời gian gần đây với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ rất ngần ngại để xuất hiện và đưa ra những tuyên bố kiểu như vậy. Không có bất kỳ nước nào trong 3 nước trên có thể thay đổi chính sách thương mại chỉ qua một đêm”, chuyên gia này khẳng định thêm.

Tuy Trung Quốc chỉ trích động thái của Lầu Năm Góc ở Baghdad nhưng mối quan hệ về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn rất “mong manh” giữa những tranh cãi không hồi kết về thương mại và chắc chắn không có bất kỳ nước nào trong 2 nước này muốn phá hủy tiến trình đã đạt được gần đây.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sau những căng thẳng với nhau trong suốt 2 năm qua với nhiều vòng đàm phán, những lần phá vỡ các cam kết và các biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau, mới chỉ đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” vào tháng 12/2019.

Do đó, với một thỏa thuận đình chiến tạm thời và hơn 700 tỷ USD giá trị thương mại đang đứng trước nhiều rủi ro, Trung Quốc sẽ không từ bỏ những nhượng bộ mà nước này phải đấu tranh mạnh mẽ mới có được và vai trò như một nhà xuất khẩu lớn chỉ để bảo vệ Iran, cựu quan chức phụ trách về kinh tế

trong Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump và từng là 1 thành viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ Clete Willems nhận định.

Tổng biên tập tờ Global Times của Trung Quốc, ông Hu Xijin thì cho rằng: “Việc Mỹ khiến Iran “bẽ mặt” theo cách này đã gửi một thông điệp tới Triều Tiên rằng: “Nếu không vì Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Washington sẽ hành động cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng”.

“Giờ thì Triều Tiên có lẽ đang nghĩ rằng: Chúng tôi có thể mất mọi thứ nhưng không thể nào mất vũ khí hạt nhân”, ông Hu Xijin nhận định trên Twitter

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32492-tq-se-khong-vi-iran-ma-ma-thay-doi-thoa-thuan.html

 

Chủ tịch Trung Cộng sẽ thăm Myanmar vào tuần sau

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ thăm Myanmar vào tuần sau, nhằm củng cố quan hệ hai quốc gia và quảng bá cho các dự án đầu tư. Đồng thời, đây cũng là hành động nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với lãnh đạo Aung San Suu Kyi, trong bối cảnh chính phủ Myanmar đang bị thế giới lên án vì sự đối xử của nước này đối với cộng đồng Hồi giáo thiểu số Rohingya.

Chuyến công du của ông Tập sẽ bắt đầu vào ngày 17 tháng 1, và kéo dài 2 ngày, theo lời Phó Ngoại Trưởng Trung Cộng Luo Zhaohui. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một chủ tịch Trung Cộng đến Myanmar, kể từ sau chuyến đi của cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân vào năm 2001. Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, 10 tháng 1, Phó Ngoại Trưởng Luo nói chuyến đi của Chủ Tịch Tập là nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại song phương, thông qua các dự án đầu tư thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng. Năm 2020 là năm kỷ niệm 70 năm ngày Trung Cộng chính thức lập quan hệ ngoại giao với 3 nước châu Á là Myanmar, Việt Nam, và Indonesia. Nhiều người cho rằng ông Tập đã chọn đến thăm Myanmar, do Bắc Kinh đang có xung đột với 2 nước còn lại về chủ quyền trên biển Đông. Myanmar được coi là một đối tác chiến lược mà Bắc Kinh cần lôi kéo, do có vị trí địa lý nằm ngăn giữa Trung Cộng và một đối thủ trong khu vực là Ấn Độ.

Năm 2020 cũng là năm quan trọng tại Myanmar, do nước này sẽ có cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11. Chuyến thăm của chủ tịch Trung Cộng sẽ là sự hỗ trợ lớn cho bà Suu Kyi, cố vấn chính phủ và là lãnh đạo trên thực tế của Myanmar.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/chu-tich-trung-cong-se-tham-myanmar-vao-tuan-sau/

 

Người đàn ông gốc Việt

bị truy tố phóng hỏa đốt rừng ở Úc

Mới đây, một người đàn ông gốc Việt ở New South Wales bị buộc tội phóng hỏa gây cháy rừng ở Victoria. Ông Michael Trương, 36 tuổi, một người vô gia cư, bị người dân Johnsonville bắt giữ vào tuần trước. Daily Mail Australia cho biết ông phải đối mặt với sự phẫn nộ của người dân địa phương khi có mặt tại Tòa án Thành phố Bairnsdale vì tội cố ý gây hỏa hạn.

Hơn nửa tỷ hecta đất ở Victoria bị thiêu rụi, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và khiến nhiều vùng bị mất điện. Có 3 người tử vong được xác định ở phía đông Victoria, cùng với một người thiệt mạng vào thứ Sáu tuần trước được xác nhận là có liên quan đến cháy rừng. Người dân địa phương, trong đó có đội trưởng đội cứu hỏa quốc gia, nghi ngờ ông Trương có hành động phá hoại sau khi nhìn thấy chiếc xe hơi mang bảng kiểm soát của New South Wales lảng vảng trong khu vực bị cháy. Theo tờ Daily Mail đưa tin, khi kiểm tra kỹ hơn, người dân cho biết ông Trương đốt những mảnh giấy tại các bụi rậm khô, dễ bén lửa. Người dân nhanh chóng dập lửa và bắt giữ ông giao cho cảnh sát. Trên Facebook, nhiều người dân Úc lên án gay gắt với ông Trương và kêu gọi chính quyền xử phạt thật nặng.

Trước sự đồn đoán của dư luận, Thám tử Schulz nói rằng ông Trương chỉ bị nghi ngờ về việc gây ra một đám cháy và hiện chưa có thông tin nào cho thấy ông là nguyên nhân của tất cả các vụ hỏa hoạn khác. Vào cuối năm ngoái, có 12 người ở Victoria cũng bị buộc tội gây ra vụ cháy rừng. Ông Trương sẽ tiếp tục ra tòa vào tháng 4 sắp tới.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ong-goc-viet-bi-truy-to-phong-hoa-dot-rung-o-uc/

 

Úc hối thúc 250.000 dân sơ tán tránh hỏa hoạn

Úc hối thúc gần 250.000 dân hãy rời nhà đi sơ tán hôm thứ Sáu 10/1, và chuẩn bị cho quân đội tiếp tay khống chế các đám cháy giữa lúc nhà chức trách cảnh báo những giờ sắp tới có thể cực kỳ khó khăn, dù cho có mưa ở một vài nơi.

Hãng tin Reuters dẫn lời Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên rằng quân đội đang trong tư thế sẵn sàng để di chuyển tới các khu vực cháy rừng nếu điều kiện thời tiết trở nên khắc nghiệt, giữa lúc nhiệt độ tăng vọt và gió mạnh không định hướng được tạo ra các điều kiện hết sức nguy hiểm.

Phát biểu trên đài truyền hình, Thủ hiến tiểu bang Victoria Daniel Andrew nói rằng dù cho có mưa ở Melbourne, và dù dự báo thời tiết cho thấy các điều kiện sẽ tốt hơn vào tuần tới, nhưng theo ông, “hãy còn một chặng đường dài phải vượt qua trong trận hỏa hoạn khốc liệt chưa từng thấy … và tất nhiên, chúng ta biết là còn nhiều tuần nữa thì mùa cháy mới chấm dứt”.

Ông cảnh báo vài giờ tới đây sẽ rất khó khăn.

Thủ hiến Andrew kêu gọi cư dân hãy cảnh giác cao độ và hãy rời nhà tránh cháy khi được thông báo.

Nhà chức trách đã gửi tin nhắn khẩn cấp tới 240.000 cư dân ở tiểu bang Victoria, bảo họ hãy di tản. Cư dân ở các khu vực có nguy cơ cao ở New South Wales và Nam Úc cũng được khuyến khích hãy tính tới chuyện sơ tán.

Kể từ tháng 10, 27 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người phải di tản nhiều lần vì những đám cháy lớn không đoán hướng được đã thiêu rụi hơn 10,3 triệu ha, một diện tích gần bằng Hàn Quốc.

Trong số 160 đám cháy bùng lên khắp tiểu bang New South Wales (NSW), khoảng 46 vụ chưa khống chế được. Hai trận hỏa hoạn đang ở mức khẩn cấp.

Tiểu bang Victoria ở kế cận có 36 đám cháy, hơn 1,3 triệu ha bị thiêu rụi. 9 vụ cháy được ghi nhận ở mức khẩn cấp.

Ngân hàng Westpac ước tính tổng thiệt hại do cháy rừng tính cho đến nay là vào khoảng 5 tỷ đô la Úc (3,4 tỷ USD), cao hơn so với vụ cháy rừng năm 2009 ở Victoria, nhưng ít hơn trận lũ lụt ở Queensland năm 2010/11. Westpac dự báo tổng sản phẩm quốc nội sẽ sụt giảm 0,2% đến 0,5% .

https://www.voatiengviet.com/a/uc-hoi-thuc-250000-dan-so-tan-tranh-hoa-hoan/5240782.html