Tin khắp nơi – 07/01/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 07/01/2020

Vụ Soleimani: Mỹ phủ nhận rút quân khỏi Iraq

sau lá thư ‘gửi nhầm’

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phủ nhận quân đội Mỹ đang rút khỏi Iraq, sau một lá thư từ một tướng Mỹ đề cập việc rút quân.

Bức thư nói Mỹ sẽ “tái định vị lực lượng trong những ngày tới và tuần tới” sau khi Thủ tướng Iraq kêu họi họ rời khỏi nước này.

Sức mạnh quân sự của Iran đáng sợ tới mức nào?

Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran

Tướng Soleimani ‘đi đêm nhiều’ đến ngày gặp nạn

Ông Esper nói “không có quyết định nào về việc rút quân”.

Sự nhầm lẫn này xảy ra trong bối cảnh có các đe dọa nhắm vào quân đội Mỹ sau khi Mỹ giết tướng Iran Qasem Soleimani.

Ông này chết trong một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad hôm thứ Sáu, theo lệnh của ông Trump.

Vụ việc này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Iran đã đe dọa sẽ “trả thù”.

Bức thư nói gì?

Bức thư dường như được Tướng William H Seely, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm của quân đội Hoa Kỳ tại Iraq, gửi tới các quan chức ở Baghdad.

Bức bắt đầu như sau: “Thưa ông, tôn trọng việc bảo vệ chủ quyền của Cộng hòa Iraq, và theo yêu cầu của Quốc hội Iraq, và Thủ tướng, CJTF-OIR (Lực lượng đặc nhiệm chung kết hợp – Hoạt động kế thừa giải quyết) sẽ tái định vị lực lượng trong những ngày tới và các tuần tới để chuẩn bị cho việc lui quân.”

Bức thư nói rằng một số biện pháp nhất định, bao gồm tăng lưu lượng hàng không, sẽ được tiến hành để “đảm bảo việc rời quân được tiến hành một cách an toàn và hiệu quả”.

Việc này cũng “làm giảm bất kỳ định kiến nào về việc chúng tôi có thể đưa thêm Lực lượng Liên minh vào IZ (Vùng Xanh ở Baghdad)”.

Bức thư được lý giải thế nào?

Ông Esper nói với các phóng viên ở Washington: “Không có quyết định nào về việc rút quân khỏi Iraq. Tôi không biết bức thư nào thế cả… Chúng tôi đang cố gắng để tìm hiểu việc này bắt nguồn từ đâu, về cái gì.

“Nhưng không có quyết định nào về việc rút quân khỏi Iraq. Chấm hết.”

Sau đó, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley, xuất hiện trong một cuộc họp báo, nói rằng bức thư là “một nhầm lẫn”.

Ông nói rằng đó là một bản nháp viết ẩu, chưa được ký và không nên được gửi đi. Nó đã được gửi đi để các bên xem xét bổ sung, bao gồm phía Iraq.

“[Bức thư] được gửi tới một số tướng quân đội chủ chốt của Iraq để có các hợp tác về không lưu, v.v… Rồi nó từ tay những người này sang tay những người khác và nó tới tay quý vị.”

Tướng Milley nhắc lại rằng quân đội Mỹ sẽ không rút.

Vậy điều gì đang xảy ra?

Tướng Milley nói vấn đề đã được làm sáng tỏ với phía Iraq, nhưng không đưa thêm chi tiết.

Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 địa điểm của Iran nếu Tehran tấn công

Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết

Phóng viên quốc phòng của BBC, Jonathan Beale, nói một nguồn tin từ liên minh nói với ông rằng bức thư là để cho Iraq biết Mỹ đang rút quân khỏi Vùng Xanh để làm nhiệm vụ bảo vệ ở một nơi khác, và không có nghĩa đó là một cuộc rút quân.

Thông tin này cũng được đưa ra bởi một số nguồn tin liên minh khác. Họ nói với các phóng viên khác rằng việc rời quân là nhằm để giảm lực lượng ở Baghdad.

Mỹ và các lực lượng quân độ khác đang làm gì ở Iraq?

Chỉ có hơn 5.000 quân Mỹ ở Iraq, là một phần của CJTF-OIR (Lực lượng đặc nhiệm chung kết hợp – Hoạt động kế thừa giải quyết), được thành lập vào năm 2014 để đối phó với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi nhóm này chiếm một vùng rộng lớn Syria và Iraq.

Có khoảng một chục quốc gia thành viên chính, và một số cung cấp các hỗ trợ khác ngoài chiến đấu.

Nhiệm vụ chính của lực lượng đặc nhiệm là đào tạo và trang bị cho quân đội Iraq.

Qasem Soleimani là ai?

Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Iraq đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi các lực lượng nước ngoài rời khỏi nước này sau vụ giết tướng Soleimani của Iran.

Tổng thống Trump sau đó đã đe dọa sẽ trừng phạt Iraq nếu quân đội Mỹ rút đi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51016092

 

Trump có thể ‘phạm tội ác chiến tranh’

Trump có thể phạm tội ác chiến tranh nếu phát động cuộc tấn công nhằm vào các địa điểm văn hóa của Iran, giới chuyên gia cảnh báo.

Sau khi một nhóm liên kết với al-Qaeda phá hủy các di tích tôn giáo cổ ở Timbuktu, Mali, năm 2012, Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã khởi tố vụ án hình sự hủy hoại văn hóa. Dù thường tập trung vào các vi phạm nhân quyền, ICC đã truy tố thủ lĩnh nhóm phiến quân Ahmad al-Faqi al-Mahdi vì phạm tội ác chiến tranh do đã phá hủy các cổ vật văn hóa ở Timbuktu.

Đây là lần đầu tiên ICC truy tố hình sự một vụ phá hoại di sản văn hóa, góp phần “bảo vệ những giá trị và di sản văn hóa chung của nhân loại”, tổng thư ký UNESCO Irina Bokova nói vào thời điểm đó. Al-Mahdi cuối cùng nhận tội và bị kết án 9 năm tù .

Vụ án được nhắc tới khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran tăng cao vì vụ không kích giết chết tướng Iran Qasem Soleimani. Trong bài đăng Twitter tối 4/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nếu Iran không kích bất kỳ người Mỹ hoặc tài sản nào của Mỹ, Mỹ sẽ nhắm mục tiêu 52 vị trí ở Iran, tương đương 52 người Mỹ bị Iran bắt làm con tin trong cuộc cách mạng năm 1979, bao gồm các mục tiêu rất quan trọng đối với Iran và văn hóa Iran.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Ngoại trưởng Mike Pompeo tránh trả lời trực tiếp liệu Mỹ có thực sự nhắm mục tiêu vào các địa điểm văn hóa Iran, song bảo vệ quan điểm của Trump. “Chúng tôi kiên quyết bảo vệ lợi ích của Mỹ và chúng tôi sẽ làm theo cách phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi đã luôn làm điều đó và bài đăng Twitter của Tổng thống không đi chệch khỏi định hướng này”, Pompeo nói.

“Vậy theo quan điểm của ông, việc nhắm mục tiêu các trung tâm văn hóa là hợp lý về mặt lý thuyết”, phóng viên đặt câu hỏi. “Chúng tôi sẽ làm những điều đúng đắn và những điều phù hợp với luật pháp Mỹ”, Pompeo trả lời.

Tuy nhiên, tấn công vào địa điểm văn hóa sẽ vi phạm một số điều ước quốc tế và có thể bị coi là tội ác chiến tranh. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2017 thông qua nghị quyết “lên án việc phá hủy di sản văn hóa bất hợp pháp, bao gồm việc phá hủy các địa điểm tôn giáo và cổ vật”. Nghị quyết được đưa ra sau khi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phá hủy một số địa điểm lịch sử và văn hóa lớn ở Syria và Iraq năm 2014, 2015.

Liên Hợp Quốc rõ ràng cho thấy các hành động nhắm vào địa điểm văn hóa đã cấu thành tội ác chiến tranh. “Sự phá hoại có chủ ý nhằm vào di sản văn hóa chung của chúng ta cấu thành tội ác chiến tranh và đại diện cho cuộc tấn công vào nhân loại nói chung”, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon phát biểu năm 2015.

Nicholas Burns, cựu quan chức phụ trách các vấn đề chính trị và đại sứ của NATO, lưu ý chính quyền Trump ủng hộ nghị quyết năm 2017 của Liên Hợp Quốc về việc lên án phá hủy các địa điểm văn hóa. “Lời đe dọa của Tổng thống là vô đạo đức và phi Mỹ”, Burns viết trên Twitter.

Hossein Deh Afghanistan, cố vấn quân sự chính của Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Khamenei, cho biết các bài đăng Twitter của Trump là “lố bịch và ngớ ngẩn”, nhấn mạnh rằng Iran sẽ đáp trả bằng biện pháp quân sự.

“Nếu Mỹ thực hiện mối đe dọa của Trump để tấn công bất kỳ địa điểm văn hóa nào của Iran, thì chắc chắn không có nhân viên quân sự, trung tâm chính trị, căn cứ quân sự hay tàu nào của Mỹ được an toàn”, Dehghan nói. “Nếu ông ta nói 52, chúng tôi nói 300, và chúng tôi có thể làm được”.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tweet rằng một cuộc tấn công vào địa điểm văn hóa là tội ác chiến tranh. “Đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong các vụ ám sát hèn hạ hôm 3/1, Trump dọa sẽ lại vi phạm JUS COGENS”, Zarif nói, đề cập cụm từ chỉ các quy tắc luật pháp quốc tế. “Nhắm mục tiêu các địa điểm văn hóa là tội ác chiến tranh”.

Nhiều quan chức Mỹ cũng phản đối việc nhắm mục tiêu các địa điểm văn hóa Iran. “Việc cố tình phá hủy các địa điểm văn hóa được tôn kính không thể đoàn kết mọi người. Dù IS phá hủy các di tích tôn

giáo hay việc Thư viện Leuven bị đốt trong Thế chiến I, lịch sử cho thấy phá hủy địa điểm mang ý nghĩa văn minh không chỉ vô đạo đức mà còn tự hủy diệt”, một quan chức nói.

Một quan chức làm việc trong cả chính quyền Trump và Obama nói rằng theo nguyên tắc, nước Mỹ và quân đội Mỹ không tấn công địa điểm văn hóa của bất kỳ kẻ thù nào. Ngoài ra, một số nguồn tin nói với CNN rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ thực sự tấn công các địa điểm văn hóa ở Iran.

Colin Kahl, cựu phó trợ lý của tổng thống Barack Obama và cố vấn an ninh quốc gia cho phó tổng thống Joe Biden, bày tỏ sự hoài nghi rằng thực sự có địa điểm văn hóa trong danh sách trả đũa có thể.

“Đối với những gì có giá trị, tôi thấy khó tin rằng Lầu Năm Góc sẽ cung cấp cho Trump các tùy chọn mục tiêu bao gồm địa điểm văn hóa của Iran”, Kahlt đăng Twitter. “Trump có thể không quan tâm đến luật chiến tranh, nhưng các nhà hoạch định và luật sư Bộ Quốc phòng hiểu rằng nhắm mục tiêu vào địa điểm văn hóa là tội ác chiến tranh”.

Iran có 22 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm tàn tích cổ Persepolis, nhà thờ Hồi giáo lịch sử Masjed-e Jameh ở Esfahan và Cung điện Golestan xa hoa ở Tehran.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32481-trump-co-the-pham-toi-ac-chien-tranh.html

 

Trump cạn ‘áp lực tối đa’ với Iran

Vụ giết Soleimani phơi bày hạn chế của Trump trong chiến dịch gây “áp lực tối đa” với kinh tế Iran, chuyển sang giai đoạn đối đầu nguy hiểm hơn.

Trước vụ không kích giết chết Thiếu tướng Qassem Soleimani, quan chức quyền lực thứ hai Iran, áp lực mà Mỹ đặt lên Iran hầu như chỉ là kinh tế, bằng một loạt biện pháp trừng phạt lên hơn 1.000 người, tập đoàn và các công ty liên quan tới Iran nhằm làm tê liệt nền kinh tế quốc gia Trung Đông. Mục đích là buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận hạt nhân mới và hành động như một “nước bình thường”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Không khả năng nào cho thấy điều đó sẽ sớm xảy ra.

Các biện pháp trừng phạt gần như bóp nghẹt Iran về kinh tế, nhưng chưa thể buộc nước này thay đổi hành vi hay đàm phán thỏa thuận. Thay vào đó, chiến dịch trừng phạt đã đẩy cuộc đối đầu dấn sâu hơn về quân sự, lĩnh vực Iran cho rằng có thể phản lại “áp lực tối đa” lên Mỹ.

Chính quyền Trump và các quan chức quốc phòng nói chiến lược này đã được thực hiện và không phải lúc đổi hướng.

Thắc mắc giờ đây là chiến lược nào sẽ tồn tại.

“Mục đích chính là giáng đòn vào chế độ Iran, để họ nhận thức rằng cần phải đưa ra một giải pháp tối ưu, nếu không, áp lực sẽ tiếp tục gia tăng”, Behnam Ben Taleblu, chuyên gia về Iran tại Viện Quốc phòng Dân chủ, Mỹ, nhận định.

Washington và Tehran đối đầu kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo và vụ xâm phạm sứ quán Mỹ ở Iran năm 1979. Nhưng các chính quyền trước tránh đối đầu trực tiếp và thường có cách tiếp cận tinh tế hơn. Trong phát biểu nhậm chức năm 2009, tổng thống Barack Obama hứa “chìa tay” nếu các nước như Iran sẵn sàng “buông nắm đấm”.

Đến khi Trump tiếp quản Nhà Trắng, ông xác định phải rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 mà chính quyền Obama đã đàm phán với 6 cường quốc khác. Trump coi đó là một thỏa thuận “tệ hại”.

“Ap lực tối đa” trở thành một thuật ngữ thông dụng về chính sách ngoại giao khi cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson bắt đầu sử dụng nó để mô tả các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Mỹ cũng áp trừng phạt này lên chính quyền Maduro ở Venezuela. Chính sách cho đến nay chưa khiến bất kỳ chính phủ nước nào chịu thua hoặc thay đổi đáng kể vị thế của họ.

Nhưng Iran gần như là mục tiêu lớn nhất của chiến thuật gây áp lực tối đa. Trong phát biểu sau khi được bổ nhiệm năm 2018, Pompeo đe dọa Iran bằng “các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất trong lịch sử” nếu Tehran không đáp ứng 12 yêu cầu, trong đó có tôn trọng nhân quyền, ngưng hỗ trợ các “nhóm khủng bố” ở các nước láng giềng và từ bỏ phát triển tên lửa.

Sau khi Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018, Iran thậm chí vẫn tiếp tục đáp ứng các cam kết theo thỏa thuận một thời gian. Nhưng chiến thuật của Iran thay đổi sau khi Mỹ bắt đầu áp nhiều hình phạt kinh tế hơn.

Các lệnh trừng phạt khiến kinh tế Iran bị ảnh hưởng trầm trọng, thổi bùng biểu tình khắp đất nước để phản đối chính phủ tăng giá nhiên liệu. Giới lãnh đạo Iran bị cáo buộc đàn áp các cuộc biểu tình. Hàng

trăm người chết và hàng nghìn người bị bắt, theo các tổ chức về nhân quyền. Nhưng các biện pháp trừng phạt chỉ tác động nhỏ lên hành động của Iran hoặc ít kiềm chế ảnh hưởng của nước này ở khu vực.

Giới phê bình cho rằng “áp lực tối đa” của Mỹ đã phản tác dụng.

“Iran không bị dồn vào đường cùng mà chúng ta bị. Trump không có lựa chọn tốt. Mỹ có thể làm gì hơn nữa? Chúng ta đã trừng phạt mọi thứ và mọi người, liệu còn kế khác không?”, Barbara Slavin, giám đốc Sáng kiến Tương lai Iran tại Hội đồng Atlantic, nhận định.

Iran kháng cự lại trừng phạt bằng hành động quân sự, đầu tiên là bắt tàu dầu, sau đó bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ và tấn công vào nhà máy dầu Arab Saudi, đối thủ chính trong khu vực. Khi Mỹ không đáp trả về mặt quân sự, Iran ngày càng quyết liện hơn.

“Iran bắt đầu tăng cường hành động quân sự hơn thường lệ để cho thấy nước này không thể bị chèn ép mãi được”, John Glaser, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Cato, Mỹ, bình luận.

Glaser cho rằng chiến dịch gây áp lực tối đa làm xấu thêm mối quan hệ vốn đầy hận thù giữa Washington và Tehran. “Trump nhậm chức khi Mỹ và Iran có thỏa thuận phi hạt nhân và kênh liên lạc mở lần đầu tiên trong 40 năm. Nhưng giờ đây đã không còn kênh ngoại giao”.

“Họ đã áp nhiều biện pháp trừng phạt mà không phát thông điệp những gì Iran có thể làm để dỡ bỏ chúng. Yêu cầu của Pompeo là một cách nói rằng trừng phạt không bao giờ được gỡ trừ khi Iran chấp nhận xỏa bỏ toàn bộ chính sách ngoại giao hiện tại, đồng thời cải cách hệ thống. Iran thấy họ có quá ít lựa chọn”, ông nói.

Từ đầu tháng 10, chính quyền Mỹ thống kê được 10 vụ tấn công vào thủ đô Baghdad từ nhóm dân quân Kataib Hezbollah thân Iran. Bước ngoặc xảy ra hôm 27/12 khi một nhà thầu Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công rocket vào miền bắc Iraq. Mỹ phát thông điệp suốt nhiều tháng rằng họ muốn Tehran phải chịu trách nhiệm cho hành động của nhóm dân quân, để rồi cuối cùng đáp trả bằng các cuộc không kích vào một số vị trí của lực lượng này ở Iraq và Syria, hai ngày sau cái chết của nhà thầu Mỹ.

Căng thẳng leo thang khi người biểu tình ủng hộ Iran xông vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad hôm 31/12. Tiếp đến là cuộc không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, hôm 3/1.

Giới chức Mỹ cho thấy không có dấu hiệu lùi bước khỏi chiến lược gây áp lực tối đa và xem đó là một thắng lợi. Họ cho rằng hủy hoại nền kinh tế có thể kiềm chân Iran, bẫy họ vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ suốt bốn thập kỷ.

“Áp lực tối đa là một chiến lược thành công”, theo Fred Fleitz, từng làm chánh văn phòng cho cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tại Nhà Trắng, hiện là chủ tịch Trung tâm Chính sách An ninh, Mỹ.

“Chiến lược đã gây áp lực rất lớn lên nền kinh tế Iran. Các cuộc biểu tình và tấn công cho thấy sự tuyệt vọng ở nước này. Tổng thống Mỹ đã cho Iran một cơ hội và Tehran có thể bắt đầu đàm phán hoặc tiếp tục chịu áp lực tối đa”, Fleitz nói.

Nhưng giới lãnh đạo Iran “chắc hẳn sẽ tiếp tục đấu với Mỹ nếu còn có thể. Iran

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32482-trump-can-ap-luc-toi-da-voi-iran.html

 

Cựu giám đốc CIA nhận định cái chết

của chỉ huy Qassem Soleimanicòn nghiêm trọng

hơn cái chết của Osama  Bin Laden

Tin từ Washington, D.C. – Vào chủ nhật (ngày 5 tháng 1), Cựu Giám Đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã nhận định rằng cuộc không kích của Hoa Kỳ khiến chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, ông Qassem Soleimani, thiệt mạng, còn nghiêm trọng hơn cuộc đột kích của Osama Bin Laden.

Tổng thống Trump đã ủy quyền cho cuộc không kích khiến ông Soleimani thiệt mạng ở Baghdad vào thứ sáu (ngày 3 tháng 1) và nói rằng hành động này là để ngăn chặn các cuộc tấn công “sắp xảy ra” đối với các nhân viên quân sự và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông Petraeus cho biết Hoa Kỳ đã từng truy đuổi ông Soleimani, nhưng manh mối về vị chỉ huy này chỉ xuất hiện trong những năm gần đây.

Cuộc tấn công nhằm vào ông Soleimani đã làm gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran, và nước này tuyên bố sẽ trả đũa Washington vì cuộc tấn công. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng đặt ra câu hỏi về chiến lược tiếp theo của chính quyền Tông Thống Trump sau cuộc tấn công nói trên.

Ông Petraeus cho biết “vấn đề thật sự” là liệu Hoa Kỳ có kế hoạch về ngoại giao với Iran hay không. Theo ông Petraeus, Hoa Kỳ nên chủ động tiếp cận Iran thông qua các  trung gian, sau đó tìm cách đi đến một thỏa thuận nhằm nối lại thỏa thuận nguyên tử giữa hai nước cũng như giải quyết các mâu thuẫn về hoạt động của dân quân, hỗ trợ và chương trình hỏa tiễn.

Tuần trước, Ngoại Trưởng Mike Pompeo cho biết chính quyền Tổng Thống Trump đang thúc giục Iran “giảm leo thang căng thẳng”, nhưng vào thứ bảy (ngày 4 tháng 1), Tổng Thống Trump đã đưa ra khuyến cáo rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công 52 địa điểm của Iran nếu Tehran tiến hành trả đũa việc giết chết ông Soleimani. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuu-giam-doc-cia-nhan-dinh-cai-chet-cua-chi-huy-qassem-soleimani-con-nghiem-trong-hon-cai-chet-cua-osama-bin-laden/

 

Giới chức Mỹ: Hoa Kỳ không cấp visa

cho ngoại trưởng Iran đến họp LHQ ở New York

Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif để ông đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ở New York vào thứ Năm (9/1).

Một giới chức Hoa Kỳ, không muốn nêu danh tính, cho biết như vậy hôm 6/1 trong tình hình căng thẳng leo thang giữa hai nước sau khi Hoa Kỳ giết chết chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất của Iran, Tướng Qassem Soleimani, tại Baghdad hôm thứ Sáu tuần trước.

Theo thỏa thuận trụ sở chính của Liên hiệp quốc năm 1947, Hoa Kỳ phải cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài đến trụ sở của Liên Hợp Quốc. Nhưng Washington nói rằng họ có thể từ chối thị thực vì các lý do “an ninh, khủng bố hay chính sách đối ngoại của chính phủ.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về thông tin này. Phái bộ của Iran tại Liên hiệp quốc cho biết: “Chúng tôi đã thấy tin tức này trên truyền thông báo chí, nhưng chưa nhận được bất kỳ thông tin liên lạc chính thức nào từ Hoa Kỳ hoặc Liên hiệp quốc liên quan đến visa [nhập cảnh Mỹ] cho Ngoại trưởng Zarif.”

Người phát ngôn của Liên hiệp quốc Stephane Dujarric từ chối bình luận về tin nói Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho ông Zarif.

Ngoại trưởng Iran muốn tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào thứ Năm về chủ đề duy trì Hiến chương Liên hiệp quốc. Cuộc họp này và dự định đến New York của Ngoại trưởng Zarif đã được lên kế hoạch trước khi xảy ra vụ quân đội Mỹ oanh kích gây ra căng thẳng mới nhất giữa Washington và Tehran.

Cuộc họp tại Hội đồng Bảo an sẽ tạo cho Ngoại trưởng Zarif cơ hội thu hút được sự chú ý trên thế giới để ông công khai chỉ trích Hoa Kỳ vì đã giết chết Tướng Soleimani.

Đặc phái viên của Iran tại Liên hiệp quốc, ông Majid Takht Ravanchi, mô tả vụ giết Tướng Soleimani là một minh chứng rõ ràng của một Nhà nước khủng bố, một hành vi tội phạm, cấu thành một sự vi phạm thô thiển các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là … Hiến chương của Liên hiệp quốc.

Lần gần đây nhất ông Zarif tới New York là vào tháng 9 để tham dự cuộc họp thường niên của Ðại hội đồng Liên hiệp quốc, sau khi ông đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách trừng phạt vì đã thực thi “chương trình nghị sự liều lĩnh của Lãnh tụ Tối cao Iran.”

Lệnh trừng phạt này phong tỏa bất kỳ tài sản hoặc lợi ích nào mà ông Zarif có ở Hoa Kỳ, nhưng ông cho biết ông không có gì.

Ông Zarif trước đó trong năm đã đến tham dự các cuộc họp của Liên hiệp quốc vào tháng 4 và tháng 7. Trong chuyến công tác New York của ông hồi tháng 7, Washington đã áp đặt các hạn chế đi lại chặt chẽ đối với ông Zarif và các nhà ngoại giao của phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc. Họ bị giới hạn trong một khu vực nhỏ của thành phố New York.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres, đã nói chuyện với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai (6/1). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong một thông báo rằng hai ông đã thảo luận về các vấn đề ở Trung Đông và Ngoại trưởng Pompeo “đánh giá cao” các nỗ lực ngoại giao của ông Guterres.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-chuc-my-hoa-ky-khong-cap-visa-cho-ngoai-truong-iran-den-hop-lhq/5235388.html

 

Khủng hoảng Mỹ-Iran :

Rối loạn thông tin tại Washington

Tú Anh

Trong vòng một ngày, Bộ Quốc Phòng Mỹ phải hai lần trấn an công luận trong và ngoài nước. Thứ nhất là phủ nhận lời đe dọa tấn công vào Iran của tổng thống Donald Trump, và sau đó cải chính thông tin Mỹ quyết định rút khỏi Irak.

Trong bối cảnh tình hình nóng bỏng tại Trung Đông với nguy cơ nổ ra chiến tranh sau vụ Hoa Kỳ oanh kích giết tướng Iran, thượng tầng lãnh đạo nước Mỹ có dấu hiệu tiền hậu bất nhất.

Đầu tiên là chủ nhân Nhà Trắng. Trước những lời thề trả thù của Teheran, đẩy nước Mỹ vào « những ngày đen tối », tổng thống Donald Trump đe dọa tấn công vào « 52 mục tiêu » tại Iran kể cả những di sản văn hóa. Tuyên bố này gây bất bình trong công luận trong và ngoài nước cũng như bất lợi cho hình ảnh nước Mỹ. Phe Dân Chủ và Unesco khuyến cáo tổng thống Mỹ coi chừng phạm tội ác chiến tranh.

Liền sau đó, lần lượt bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper và ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng phủ nhận tuyên bố của tổng thống Donald Trump. Chủ nhân Lầu Năm Góc khẳng định với báo chí là « Hoa Kỳ luôn tôn trọng công ước quốc tế trong chiến tranh ».

Vài giờ sau, trên đài truyền hình ABC và CNN, ngoại trưởng Mỹ cũng xác định Hoa Kỳ « tuân thủ và hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ». Mike Pompeo cam kết với công dân Mỹ là những địa điểm chọn lựa để phản công sẽ là những « mục tiêu hợp pháp » với mục đích duy nhất là « bảo vệ nước Mỹ và người Mỹ ».

Vụ thứ hai, diễn ra ngay tại Irak. Một ngày sau khi Quốc hội Irak yêu cầu chính phủ « trục xuất » các đơn vị nước ngoài, quân đội Mỹ thông báo với chính quyền Bagdad quyết định « tái phối trí » để rút đi. Bức thư có dấu ấn ký của tướng William H. Seely, tư lệnh hành quân tại Irak. Một lần nữa, bộ Quốc Phòng phải đính chính.

Hư thực như thế nào ?

Thông tín viên Eric de Salve tại Mỹ tường thuật :

“Vụ trống đánh xuôi kèn thổi ngược gây kinh ngạc, xuất phát từ một bức thư được lan truyền trên mạng xã hội hôm thứ Hai. Một văn kiện có đóng dấu của Lầu Năm Góc thông báo với Bagdad là lực lượng Mỹ đóng tại Irak chuẩn bị tái phối trí để rút quân.

Cuộc triệt thoái sẽ được tiến hành trong đêm và bằng trực thăng. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Irak còn ghi thêm một câu : Chúng tôi tôn trọng quyết định tối cao của quý vị ra lệnh cho chúng tôi ra đi.

Một ngày trước, Nghị viện Irak yêu cầu tất cả mọi lực lượng ngoại nhập phải rút khỏi Irak. Cho dù hình thức thông báo này không hoàn toàn theo đúng nghi thức ngoại giao, bức thư được Bộ tham mưu quân đội Mỹ xác nhận là thật… nhưng chỉ mới ở dạng dự thảo lẽ ra không được gửi đi như thế. Gửi đi là một sai lầm.

Vài giờ sau đến lượt bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper lên tiếng cải chính bổ sung : Không có quyết định triệt thoái khỏi Irak… bức thư đó không phản ảnh đúng tinh thần (chiến lược) hiện nay…là tái phối trí lực lượng chứ không rút đi.

Quân số Mỹ đóng tại Irak hiện nay là 5.200 người.

Sự kiện dự án bị thông báo lầm chứng tỏ Washington, tối thiểu, là đang điều nghiên một phương án triệt thoái, nhưng trong sự hỗn độn.”

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200107-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-m%E1%BB%B9-iran-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-th%C3%B4ng-tin-t%E1%BA%A1i-washington

 

CES 2020: Ra mắt thịt lợn làm từ thực vật

Sản phẩm thay thế thịt lợn làm từ thực vật đã được ra mắt ở Las Vegas bởi một trong những nhà sản xuất “thịt thay thế” hàng đầu.

Impossible Food, có sản phẩm chủ đạo là Impossible Burger, cho biết họ hy vọng sẽ thu hút thực khách toàn cầu bằng sản phẩm chay mới nhất, được công bố tại triển lãm công nghệ CES.

Thịt lợn hiện là loại thịt được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.

Công ty hy vọng sản phẩm sẽ giúp họ xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Nhưng một chuyên gia cho biết đây là một thách thức thực sự.

Sản phẩm đầu tiên có tên Xúc xích bất khả thi, sẽ có mặt vào tuần tới tại 67 nhà hàng Burger King ở Mỹ, trong bánh sandwich có tên là Croissan’wich.

Công ty đối thủ Beyond Meat đã bán ra một sản phẩm xúc xích sản xuất tại phòng thí nghiệm từ 2018, nhưng Impossible Food có trụ sở tại California cũng đang cung cấp một sản phẩm thay thế thịt lợn xay có thể được sử dụng trong một loạt các công thức nấu ăn truyền thống.

Trung Quốc xả kho thịt lợn dự trữ vì dịch tả lợn hoành hành

Việt Nam chống chọi với dịch tả heo châu Phi

Úc trục xuất phụ nữ Việt đem theo thịt heo sống

Các sản phẩm mới được thiết kế để tuân thủ các quy tắc kosher và halal, phù hợp với tín ngưỡng Do Thái và Hồi giáo.

Xúc xích và các sản phẩm thịt lợn từ thực vật của công ty, như sản phẩm thay thế thịt bò xay, được sản xuất bằng heme – một phân tử có nguồn gốc từ thực vật có chứa sắt và giống máu.

Heme có trong thịt nhưng có thể được sản xuất mà không cần chăn nuôi động vật.

Các sản phẩm mới cũng không chứa gluten, hormone động vật hoặc kháng sinh.

“Chúng tôi đang đẩy nhanh việc mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang nhiều loại thực phẩm yêu thích trên toàn cầu”, Patrick Brown, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Impossible Food cho biết.

“Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi chúng tôi loại bỏ nhu cầu về động vật trong chuỗi thức ăn và làm cho hệ thống thực phẩm toàn cầu bền vững.”

Impossible Food cho biết sản phẩm thịt lợn tổng hợp của họ sẽ phù hợp với nhiều món ăn châu Á – từ chả giò đến bánh bao hoặc hoành thánh.

Thịt lợn có nhu cầu rất lớn ở châu Á. Trung Quốc tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ nhiều thịt hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Cho đến gần đây, Trung Quốc sở hữu khoảng một nửa số lợn được nuôi trên thế giới – nhưng hàng triệu con đã chết hoặc bị tiêu hủy do nhiễm tả lợn châu Phi, một bệnh do virus gây ra và chưa có cách chữa.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc có nhiều khả năng chuyển sang thịt gà hoặc cá nếu giá thịt lợn tăng cao hoặc khi tình trạng thiếu thịt lợn xảy ra, Chenjun Pan, một nhà phân tích cao cấp tại Rabobank cho biết.

“Thay thế chính cho thịt lợn vẫn là thịt gia cầm,” bà nói với BBC.

Nhưng về lâu dài, các công ty Mỹ tiếp thị sản phẩm thịt tổng hợp sản xuất trong phòng thí nghiệm cho người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ thành công, bà nói thêm.

Điều này là do công nghệ để làm ra các sản phẩm này hiện các công ty phương Tây chi phối.

“Rất có khả năng các công ty nước ngoài sẽ mang sản phẩm này đến Trung Quốc,” bà Pan nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51016482

Phi hành gia NASA Christina Koch là người phụ nữ

thực hiện chuyến bay không gian dài nhất trong lịch sử

Tuần trước, phi hành gia NASA Christina Koch đã làm nên lịch sử sau khi lập kỷ lục về chuyến bay không gian dài nhất được thực hiện bởi một phụ nữ.

Bà Koch, 40 tuổi, đến Trạm Không gian Quốc Tế (ISS) ngày 14 tháng 3. Đến ngày 28 tháng 12, bà đã sinh sống ngoài không gian trong 289 ngày, vượt qua kỷ lục 288 ngày của bà  Peggy Whitson.

Theo lịch trình của NASA, bà Koch sẽ ở lại ISS cho đến tháng 2 năm 2020. Các phi hành gia thường ở lại ISS trong khoảng thời gian sáu tháng.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Koch phá kỷ lục. Vào tháng 10, bà Koch cùng phi hành gia Jessica Meir đã tiến hành chuyến đi bộ ngoài không gian toàn phụ nữ đầu tiên bên ngoài ISS. Chuyến đi kéo

dài 7 giờ 17 phút và các phi hành gia nhận được một cuộc điện thoại từ Tổng thống Trump khi họ hoàn thành nhiệm vụ.

Nữ phi hành gia cho biết bà hy vọng kỷ lục của bà sẽ bị phá vỡ càng sớm càng tốt, vì điều đó nghĩa là “phụ nữ vẫn đang tiếp tục vượt qua những giới hạn.” (BBT)

https://www.sbtn.tv/phi-hanh-gia-nasa-christina-koch-la-nguoi-phu-nu-thuc-hien-chuyen-bay-khong-gian-dai-nhat-trong-lich-su/

 

2020 sẽ là một năm của những sự kiện lớn đối với nước Mỹ

Corey R. Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch và cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump, là đồng tác giả với David Bossie của các cuốn sách “Những kẻ thù của Trump” và “Hãy để Trump là Trump: Câu chuyện về sự trỗi dậy của ông giành chức tổng thống”, đã viết trên tờ The Hill những dự đoán về tình hình nước Mỹ trong năm 2020.

Lewandowski viết: “2020 sẽ là một năm của những sự kiện lớn đối với nước Mỹ, với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 và sự khởi đầu cho một thập niên mới. Phiên tòa luận tội tại Thượng viện Hoa Kỳ sẽ không có nhân chứng – nhưng sau khi bằng chứng được đưa ra, Thượng viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu tha bổng Tổng thống Trump”.

Vì những lý do khó hiểu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã quyết định trì hoãn giai đoạn thứ hai của quá trình luận tội mà trước đây bà cho là rất cần thiết để bảo vệ nền Dân chủ Mỹ. Bất kể có bao nhiêu nghị sĩ Dân chủ và các nhân vật truyền thông muốn xoay chuyển phiên tòa Thượng viện trước cuộc ‘Thập tự luận tội’ của họ, lãnh đạo Thượng viện sẽ tuân theo hướng dẫn của Hiến pháp, theo đó “Thượng viện sẽ quyết định kết quả của luận tội”. Và với quyền lực này, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell có khả năng sẽ tập trung vào một điều: sự nghiêm chính.

Nếu đảng Dân chủ Hạ viện cho rằng bằng chứng của họ là đủ cho một ‘bản cáo trạng’ tại Hạ viện, thì không có lý do gì để họ yêu cầu thêm lời khai tại Thượng viện. Phiên tòa tại Thượng viện sẽ nhanh chóng, công bằng và sẽ không cho phép kiểu “làm xiếc” đảng phái như phiên điều trần của Thẩm phán Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh.

Trong trường hợp có một sự tha bổng của lưỡng đảng tại Thượng viện đối với tổng thống, thì hy vọng duy nhất còn lại cho đảng Dân chủ để loại bỏ tổng thống sẽ ở trong thùng phiếu của cuộc bầu cử năm 2020.

Lewandowski nhận định: “Thượng nghị sĩ Bernie Sanders sẽ là ứng cử viên của đảng Dân chủ, và Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez sẽ trở thành lãnh đạo thực tế của đảng Dân chủ”.

Nhờ có bản luận tội của Hạ viện, bạn không còn có thể nói từ Ukraine mà không đề cập đến bê bối Joe Biden. Người được coi là ôn hòa, người từng được cho là sẽ cứu đảng Dân chủ khỏi chính họ nhưng chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ đó. Dịch chuyển xa hơn về phía cực tả, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren không thể được tin tưởng như một nhân vật cấp tiến thực sự, với quá khứ của bà. Còn với lựa chọn Sanders, Ủy ban Quốc gia Dân chủ sẽ nhận ra rằng linh hồn của đảng giờ thuộc về nhóm cấp tiến dân chủ xã hội chủ nghĩa. Và ai là người lãnh đạo đảng Dân chủ mới này tốt hơn Ocasio-Cortez, thân tín của Sanders trong Hạ viện? Với một liên minh đầy cảm hứng như vậy, đảng Dân chủ sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện và Pelosi sẽ trở thành cựu Chủ tịch lần thứ hai, chấm dứt sự nghiệp chính trị của bà.

Diễn giả Pelosi đã dành nhiều tháng trong cuộc bầu cử Nghị viện năm 2018 thuyết phục đảng của bà kìm nén những lời hùng biện về luận tội và thuyết phục người dân Mỹ rằng đảng Dân chủ là một phần của chính sách, không phải là chính trị. Nhưng sau thất bại hoàn toàn khi làm việc với chính quyền Tổng thống Trump để thúc đẩy luật về chăm sóc sức khỏe, giá thuốc và các trụ cột khác của đảng Dân chủ, thông điệp này đã hết tác dụng. Hết lần này đến lần khác, đảng Dân chủ đã chứng tỏ mình là đảng “chống đối”, quyết định khởi động những cuộc điều tra không có kết quả để quấy rối một vị tổng thống mà họ không thích, thay vì giải quyết các vấn đề thực sự đối với các công dân của đất nước.

Người dân Mỹ rất thông minh, nhưng quan trọng hơn, họ muốn Washington làm việc cho họ – và vì lý do đó, đảng Cộng hòa sẽ giữ Thượng viện, mặc dù có thể mất ít nhất một người đương nhiệm.

Lewandowski viết: “Sau khi truyền thông dự đoán số phận của đảng Cộng hòa tại Thượng viện vào năm 2016 và 2018, tôi nghĩ bạn có thể đoán câu chuyện năm 2020. Tuy nhiên, lần này họ đúng ở một khía cạnh nhỏ: Đây sẽ là một trận chiến khó khăn, một số nghị sĩ đương nhiệm có thể thua”.

Các bang Colorado, Arizona, Maine – đây sẽ là những cuộc đua rất cạnh tranh cho các ứng viên đảng Cộng hòa chiến đấu để giữ ghế của họ.

Nhưng một số người đương nhiệm của đảng Dân chủ, như Thượng nghị sĩ Gary Peters ở Michigan và Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen ở New Hampshire, sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn của chính họ. Và Thượng nghị sĩ Doug Jones sẽ phải đối mặt với những triển vọng cực kỳ khó xảy ra đối với việc tái tranh cử ở Alabama.

Lewandowski nhận định: “Donald Trump sẽ giành chiến thắng thậm chí còn lớn hơn vào năm 2020 so với chiến thắng năm 2016”.

Năm 2016, ứng cử viên Trump vận động bằng những lời hứa hẹn. Năm 2020, Tổng thống Trump vận động bằng chính những thành quả của ông. Nhờ các hành động của chính quyền Trump, Mỹ một lần nữa đứng đầu thế giới về sản xuất năng lượng, các quốc gia khác đang trả phần công bằng trong các thỏa thuận quốc tế và nông dân, công nhân, chủ trang trại và nhà sản xuất Mỹ không còn bị các nước khác lợi dụng một hệ thống gian lận thương mại quốc tế.

Giống như khi ứng cử viên Donald Trump ra lời hứa đấu tranh cho công nhân Mỹ, bốn năm thành công của Tổng thống Trump sẽ đẩy một số bang Trung Tây mà đảng Cộng hòa không giành được trong nhiều thập kỷ, như Minnesota và New Hampshire, trở lại trong phạm vi của đảng Cộng hòa.

Lewandowski kết luận: “Nền kinh tế sẽ tiếp tục bùng nổ và Tổng thống Trump sẽ có được một thỏa thuận thương mại được thực hiện với Trung Quốc”.

Với hơn 7 triệu việc làm mới được thêm vào kể từ ngày nhậm chức, mức thất nghiệp thấp trong lịch sử đối với phụ nữ, người Mỹ da đen và người Mỹ gốc Tây Ban Nha và tăng trưởng tiền lương thực sự vượt xa lạm phát lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Mỹ là nơi mạnh nhất trong hơn 50 năm. Với các chính sách hỗ trợ tăng trưởng cắt giảm các quy định không cần thiết và giải phóng tiềm năng của các doanh nghiệp Mỹ, năm 2020 sẽ tiếp tục chứng kiến ​​mức cao kỷ lục trên thị trường và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục.

Nhưng quan trọng hơn đối với Mỹ và thế giới, Tổng thống Trump sẽ khởi động năm 2020 bằng cách ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một toàn diện với Trung Quốc vào giữa tháng 1. Đây là thành tựu không nhỏ: Kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, không có quốc gia nào có đủ ý chí bước lên và đối đầu với Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng – cho đến giờ.

Lewandowski cho rằng: “Với việc tổng thống tới Bắc Kinh để bắt đầu đàm phán về thỏa thuận giai đoạn hai, bạn có thể đặt cược, ông ấy sẽ gây sốc cho các nhà phê bình, như ông ấy luôn làm, và giành chiến thắng cho người dân Mỹ”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32462-2020-se-la-mot-nam-cua-nhung-su-kien-lon-doi-voi-nuoc-my.html

 

Cựu cố vấn John Bolton đồng ý điều trần

trước thượng viện trong phiên xét xử luận tội nếu được mời

Tin Washington DC – Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng Thống Trump, vào thứ Hai, 6 tháng 1, nói rằng ông sẵn lòng ra điều trần trong phiên xét xử luận tội tổng thống tại Thượng Viện nếu được triệu tập. Trong thông điệp đăng lên mạng, ông Bolton viết ông sẽ sẵn sàng đáp ứng nếu Thượng Viện cần lời khai của ông.

Quyết định của ông Bolton được coi là một diễn biến đáng kể và khá kịch tính, trong quá trình luận tội được phe Dân Chủ Hạ Viện dẫn đầu. Đây cũng là thay đổi lớn của ông Bolton, do ông trước đây từng nói rằng ông chỉ xuất hiện trước Quốc Hội nếu ông bị triệu tập và bị tòa án yêu cầu. Ông Bolton là một trong các viên chức hàng đầu trong chiến lược gây áp lực của Tòa Bạch Ốc đối với Ukraine, để buộc nước này phải điều tra con trai của cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Ông Bolton làm cố vấn An ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc trong hơn 1 năm, và ra đi vào tháng 9 năm ngoái. Hiện việc có triệu tập ông Bolton hay không vẫn tùy thuộc vào quyết định của Lãnh đạo đa số Thượng Viện Mitch McConnell. Để mời một nhân chứng điều trần, Thượng Viện sẽ chỉ cần lượng phiếu đa số khá đơn giản là 51 phiếu.

Phe Dân Chủ đã nhanh chóng dùng thông báo mới của ông Bolton để tăng áp lực lên nhóm thượng nghị sĩ Cộng Hòa trung dung, những người sẽ phải tái tranh cử vào tháng 11 năm nay. Chủ Tịch Hạ Viện

Nancy Pelosi hiện vẫn chưa gởi cho Thượng Viện các nghị quyết luận tội tổng thống mà Hạ Viện đã phê chuẩn vào tháng trước.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/cuu-co-van-john-bolton-dong-y-dieu-tran-truoc-thuong-vien-trong-phien-xet-xu-luan-toi-neu-duoc-moi/

 

Hạ Viện sắp bỏ phiếu để giới hạn

q uyền lựccủa tổng thống Trump

trong các hành động quân sự chống Iran

Tin Washington DC – Đảng Dân Chủ tại Quốc Hội đã tuyên bố sẽ hành động trong tuần này để giới hạn quyền lực của Tổng Thống Donald Trump trong việc đơn phương ra lệnh các hành động quân sự chống Iran. Trong thư gởi các dân biểu Dân Chủ, Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi gọi vụ không kích tiêu diệt Thiếu Tướng Qassem Soleimani của Iran vào tuần trước là mang tính khiêu khích và không thích hợp, gây nguy hiểm cho các binh sĩ và nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ khi làm tăng căng thẳng với Iran.

Bà Pelosi cho biết Hạ Viện sẽ bỏ phiếu trong tuần này về một nghị quyết dựa trên đạo luật War Power Act, để ngăn Tổng Thống Trump hành động chống lại Iran trừ khi được Quốc Hội cho phép thực hiện thêm các chiến dịch quân sự. Nghị quyết nhiều khả năng sẽ vượt qua Hạ Viện đang do Dân Chủ kiểm soát, nhưng sẽ thất bại tại Thượng Viện đang do Cộng Hòa dẫn đầu. Một nghị quyết tương tự đã thất bại tại Thượng Viện vào năm ngoái. Trong khi đó, lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Chuck Schumer của Dân Chủ, New York, đã kêu gọi chính phủ Trump phải giải mật ngay lập tức thông báo của Tòa Bạch Ốc gởi Quốc Hội về cuộc không kích tiêu diệt Tướng Soleimani. Lên tiếng trước phóng viên vào sáng thứ Hai, 6 tháng 1, cố vấn Tòa Bạch Ốc Kellyanne Conway cáo buộc ông Schumer đang cố tình gây sự, vì Quốc Hội chắc chắn sẽ được nghe thông báo về sự việc, có thể là ngay trong tuần này.

Các tuyên bố của đảng Dân Chủ được đưa ra giữa lúc các nhà lập pháp đang quay lại Quốc Hội sau kỳ nghỉ mùa đông. Tổng Thống Trump cũng đã quay lại Washington vào tối Chủ Nhật, sau khi đi nghỉ lễ cùng gia đình tại Florida. Các viên chức chính phủ đã dự định sẽ báo cáo với toàn Thượng Viện về vấn đề Iran vào ngày thứ Tư.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/ha-vien-sap-bo-phieu-de-gioi-han-quyen-luc-cua-tong-thong-trump-trong-cac-hanh-dong-quan-su-chong-iran/

 

Nhân viên hãng hàng không Delta Airlines khẳng định

 đồng phục của Lands’ End khiến họ bị bệnh

Việc mặc quần áo đi làm đang khiến cho một số nhân viên của Delta Air Lines bị bệnh, theo một vụ kiện tập thể chống lại Lands ‘End, nhà sản xuất đồng phục được mặc bởi khoảng 64,000 nhân viên Delta. Vụ kiện, được đệ trình vào tuần này tại tòa án liên bang ở Wisconsin thay mặt cho một đại lý bán vé, 11 tiếp viên hàng không và các nhân viên Delta khác, cho rằng họ cảm thấy có  các vấn đề sức khỏe bao gồm khó thở, mệt mỏi và phát ban sau khi hãng hàng không giới thiệu đồng phục “Passport Plum” vào năm ngoái.

Đây không phải là vụ kiện đầu tiên xoay quanh trang phục của Delta. Vụ kiện này diễn ra sau một vụ kiện tập thể chống lại Lands ‘End vào tháng 5 bởi hai tiếp viên hàng không của Delta, những người cũng cáo buộc rằng các hóa chất được sử dụng để làm cho vật liệu đồng phục chống thấm nước, chống tĩnh điện, khử mùi, chống nhăn và chống ố gây dị ứng và các phản ứng khác. Vào thời điểm đó, Delta thông báo với các cơ quan truyền thông rằng “mặc dù Delta và Lands ‘End tiến hành thử nghiệm trong mỗi bước thực hiện, nhưng một số ít nhân viên báo cáo về tình trạng kích ứng da”. Delta không phải là hãng hàng không duy nhất có tiếp viên hàng không cho rằng đồng phục của họ gây ra các vấn đề sức khỏe.

Vào năm 2018, các nhân viên của American Airlines kiện nhà sản xuất đồng phục Twin Hill về các cáo buộc rằng đồng phục tổng hợp của họ có chứa các hóa chất gây ra vấn đề sức khỏe cho tiếp viên và phi công.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/nhan-vien-hang-hang-khong-delta-airlines-khang-dinh-dong-phuc-cua-lands-end-khien-ho-bi-benh/

 

Venezuela: Juan Guaido chuẩn bị

đối đầu với an ninh tại quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido hôm thứ ba 7/1 dự trù trở lại quốc hội, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với các lực lượng an ninh sau vụ xô xát hỗn loạn hôm Chủ nhật khi Đảng Xã hội đương quyền đưa một người khác lên nắm quốc hội,

Các đồng minh của Tổng thống Nicolas Maduro đã vội vàng làm lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch quốc hội cho ông Luis Parra hôm Chủ nhật, để nắm định chế chủ yếu còn nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Maduro.

Đắc cử vào quốc hội Venezuela năm 2015, ông Parra bị trục xuất khỏi đảng đối lập First Justice vào cuối năm 2019 do các cáo buộc về tham nhũng.

Hàng chục quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, lên án việc bổ nhiệm ông Parra là bất hợp pháp, đồng thời tuyên bố tiếp tục công nhận ông Juan Guaido là Chủ tịch quốc hội kiêm Tổng thống hợp pháp của Venezuela.

Hôm Chủ nhật, nhiều binh sĩ trang bị chống bạo loạn đã chặn ông Guaido lại, không cho ông vào quốc hội vì dự kiến ông sẽ tái đắc cử. Sau khi ông Parra tuyên thệ nhậm chức, ông Guaido mở một phiên họp ở nơi khác, trong đó 100/167 nhà lập pháp bầu ông lại vào chức Chủ tịch quốc hội.

Ông Guaido tuyên bố sẽ chủ trì phiên họp tại quốc hội hôm 7/1, bất chấp điều mà ông gọi là ‘cuộc đảo chính’ của ông Parra.

Parra bác bỏ đây là một vụ đảo chính, trên Twitter ông này viết rằng ông chỉ muốn cứu quốc hội khỏi nguy cơ bị hủy diệt.

Juan Guaido nắm chức Chủ tịch quốc hội Venezuela vào tháng 1 năm 2019 và viện dẫn hiến pháp Venezuela, đảm nhận chức Tổng thống lâm thời. Ông tố cáo ông Maduro là kẻ tiếm quyền đã thao túng để được bầu trong cuộc bỏ phiếu gian lận năm 2018.

Cho đến nay ông Maduro vẫn chống cự thách thức do ông Guaido đặt ra, Maduro vẫn duy trì quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang và tiếp tục trấn áp các nhà lập pháp đối lập. Hơn 30 đồng minh của ông Guaido ở quốc hội, hiện đang phải bỏ trốn, bị tống giam, hoặc sống lưu vong.

Ông Maduro lập tức hoan nghênh lể tuyên thệ nhậm chức của ông Parra, cho rằng các nhà lập pháp đối lập đang “nổi loạn.”

Nghị trình của ông Parra là giảm xung đột với chính phủ. Hôm thứ Hai, ông Parra nói ưu tiên đầu tiên của ông là đề cử một ủy ban bầu cử mới để giám sát các cuộc bầu cử ‘công bằng và tự do’.

https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-juan-guaido-chuan-bi-doi-dau-voi-an-ninh-tai-quoc-hoi/5235453.html

 

Nhìn lại diễn biến tình hình thế giới năm 2019

và xu hướng trong năm 2020

Năm 2019 kết thúc với những xung đột lớn chưa ngã ngũ: thương chiến Mỹ – Trung tạm lắng xuống, các cuộc biểu tình ở Hong Kong chưa chấm dứt, Biển Đông vẫn có những diễn biến phức tạp, diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc… Điều này đã tác động trực tiếp đến xu hướng tình hình khu vực và thế giới trong năm 2020.

Năm 2019 đầy biến động và căng thẳng

Đầu tiên, cuộc chiến Mỹ – Trung leo thang, chưa có hồi kết. Năm 2019, Mỹ đã gia tăng các đòn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để đáp trả điều mà Washington xem là thương mại không bằng không tôn trọng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã tác động mạnh tới châu Á, làm thay đổi lại hàng loạt chuỗi cung ứng và phân phối lại các tuyến vận tải. Các công ty tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất hoặc chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh chi phí tăng cao do cuộc chiến thương mại. Washington cũng tìm cách chặn đứng hành vi lâu nay của các doanh nghiệp Trung Quốc về việc vận chuyển các hàng hóa gắn sai mác xuất xứ. Sự kết hợp của việc thay đổi chuỗi

cung ứng, vốn xảy ra do căng thẳng thương mại và đòn thuế quan, được dự báo sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất trong khu vực.

Không những vậy, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã tràn tới châu Á, khi Washington liên tục gây sức ép lên các đối tác nhằm buộc họ phải đi theo Mỹ trong việc liệt các công ty viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen. Lý do mà Mỹ đưa ra là những lo ngại về rủi ro liên quan tới an ninh quốc gia và gián điệp. Hồi tháng 4, Nhật Bản đã chỉ định các công ty viễn thông của nước này tham gia vào việc phát triển mạng lưới 5G, đồng thời yêu cầu các công ty này phải thực thi các biện pháp về an ninh mạng để ngăn họ sử dụng các thiết bị do các công ty viễn thông của Trung Quốc như Huawei hay ZTE sản xuất. Tuy vậy, ở những nơi khác, nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn sự lan rộng của công nghệ Trung Quốc dường như không đạt được nhiều kết quả. Hàn Quốc, đồng minh then chốt của Mỹ ở Đông Á, trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực phủ sóng 5G trên toàn quốc khi khởi động các dịch vụ viễn thông vào tháng 4 bằng việc sử dụng các thiết bị của Huawei, bao gồm cả các trạm phát và máy phát. Hồi tháng 6, Philippines trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu mạng lưới 5G sau khi nhà mạng viễn thông Globe Telecom của nước này vận hành mạng lưới 5G với công nghệ của Huawei. Trong năm 2019, Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều đã thử nghiệm các dịch vụ 5G với công nghệ của Huawei.

Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc “sứt mẻ” quan hệ. Mối quan hệ giữa hai “ông lớn” châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu vẫn tồn tại những âm ỉ do các vấn đề lịch sử nhưng đã bùng phát căng thẳng trong năm qua do các mâu thuẫn về thương mại. Căng thẳng bắt đầu từ việc Tokyo hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba nguyên liệu dùng để sản xuất chip và màn hình – hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc – với cáo buộc Seoul để các nguyên liệu này lọt vào Triều Tiên giúp nước này chế tạo vũ khí. Hai bên liên tiếp có các biện pháp đáp trả lẫn nhau, khiến cả hai nền kinh tế lớn của châu Á đều bị tác động mạnh. Căng thẳng từ thương mại đã nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, du lịch… Đỉnh điểm, chính phủ Nhật Bản đã loại Hàn Quốc khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi về thủ tục nhập khẩu. Các biện pháp “ăn miếng trả miếng” của hai bên đã khiến các sản phẩm xuất khẩu của hai nước sang nhau giảm mạnh và lượng khách du lịch qua lại hai bên cũng tụt dốc. Một tín hiệu khả quan đã đến vào dịp cuối năm tại thượng đỉnh 3 nước Trung Quốc – Hàn Quốc và Nhật Bản diễn ra ở Thành Đô (Trung Quốc) khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In có cuộc gặp song phương và nhất trí thúc đẩy các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau một giai đoạn khó khăn giữa hai nước. Mâu thuẫn giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 4 châu Á – và cũng là hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực – đã khiến Washington rơi vào tình thế “khó xử”. Mỹ đã nỗ lực hàn gắn hai bên trong bối cảnh Washington luôn coi hợp tác với Seoul và Tokyo có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực ứng phó với các vấn đề khu vực.

Thứ ba, tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa Triều Tiên rơi vào bế tắc. Sau những thành công bước đầu khi trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên, nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân không đạt được nhiều tiến triển trong năm nay. Mỹ không thể duy trì động lực mà nước này có được với Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào năm 2018. Cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề phi hạt nhân hóa. Sau nhiều tháng rơi vào bế tắc, Triều Tiên tháng này tuyên bố đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm tại bãi phóng tên lửa Sohae. Động thái này làm dấy lên đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị động cơ mới cho tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tương lai. Sau khi Triều Tiên đặt ra hạn chót cuối năm cho Mỹ để đưa ra một thỏa thuận phi hạt nhân hóa mới, nếu không Washington có thể sẽ phải nhận một “món quà Giáng sinh” từ Bình Nhưỡng, năm 2019 kết thúc bằng một “nốt trầm” ảm đạm cho triển vọng phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Thứ tư, căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc – Đài Loan. “Cạnh tranh” ngoại giao giữa Trung Quốc và Đài Loan làm nóng khu vực Thái Bình Dương trong năm 2019. Đài Loan đã mất đi hai trong số những đồng minh ít ỏi còn lại trên thế giới, trong bối cảnh các quốc đảo Thái Bình Dương ngày càng xích lại gần Trung Quốc và ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, trong đó coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Solomon, đồng minh lâu năm của Đài Loan, đã “quay lưng” với hòn đảo hồi tháng 9 sau khi nhận thấy những lợi ích kinh tế từ các thỏa thuận đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Sau Solomon, Kiribati cũng rời bỏ Đài Loan và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ còn 4 nước ở Thái Bình Dương, gồm Nauru, Palau, Tuvalu và quần đảo Marshall vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ cũng tăng cường nỗ lực để thắt chặt quan hệ với 3 quốc đảo Thái Bình Dương mà nước này vẫn duy trì thỏa thuận

quốc phòng. Điều này cho phép Washington có khả năng tiếp cận quân sự độc quyền với các vùng biển của Palau, Marshall và Micronesia. Tổng thống Donld Trump hồi tháng 5 đã đón lãnh đạo của 3 nước trên tại Nhà Trắng. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng trải thảm đỏ đón Tổng thống Micronesia David Panuelo tại Bắc Kinh hồi tháng 12. Ông Panuelo được cho là đã ký các thỏa thuận trị giá 70 triệu USD để tăng cường quan hệ kinh tế của Micronesia với Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng tại Thái Bình Dương.

Thứ năm, Mỹ thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tháng 11/2017, tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, được cho là nhằm củng cố vị thế của Washington tại một khu vực địa chiến lược trọng yếu và ngăn chặn sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Chiến lược của chính quyền Trump được thực hiện rộng khắp trên các “mặt trận”, từ kinh tế, chính trị, đến công nghệ, quốc phòng và an ninh. Một mặt, chiến lược nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực, mặt khác kiềm chế các nước thách thức vị thế của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc. Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương rõ ràng cho thấy Mỹ không thể ngồi yên khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh mềm khắp thế giới thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Đúng 2 năm sau khi khai sinh tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, vào tháng 11/2019, Mỹ đã công bố báo cáo về việc thực hiện chiến lược này: “Chính phủ Mỹ đã tiến hành nhiều bước đi nhằm hiện thực hóa ưu tiên của Tổng thống Trump đối với khu vực. Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp hơn 4,5 tỷ viện trợ nước ngoài đối với khu vực. Trong 3 năm đầu của chính quyền Trump, Mỹ đã tăng 25% viện trợ cho khu vực so với 3 năm đầu của chính quyền tiền nhiệm, cho thấy sự chuyển dịch đáng kể của các nguồn lực đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đó là chưa kể hàng trăm tỷ USD tài chính phát triển, các khoản đầu tư của các công ty Mỹ và các nguồn khác”. Việc thúc đẩy một Biển Đông tự do và rộng mở là một trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Trump nhằm chống các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với hầu hết vùng biển chiến lược này. Kể từ năm 2017, hải quân Mỹ đã gia tăng các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, thường xuyên điều tàu áp sát các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép, gia tăng tập trận với các đồng minh trong khu vực, thúc đẩy hợp tác theo cơ chế “bộ tứ” với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Mỹ cũng gia tăng các chỉ trích công khai các hành động bành trướng của Trung Quốc tại các diễn đàn đa phương như tại Đối thoại Shangri-La, các hội nghị cấp cao khu vực…

Thứ sáu, cuộc điều trần luận tội Tổng thống Mỹ. Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump bắt đầu hồi tháng 9 sau khi thông tin về cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa ông và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bị rò rỉ, trong đó ông bị cáo buộc đã gây sức ép với chính phủ Ukraine điều tra cha con ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden để giành lợi thế chính trị trước cuộc bầu cử 2020. Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát ngày 18/12 đã bỏ phiếu thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump gồm: lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội. Ông Trump là tổng thống thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị luận tội, sau cố Tổng thống Andrew Johnson và cựu Tổng thống Bill Clinton. Hạ viện dự kiến sẽ trình bản luận tội đối với ông Trump lên Thượng viện để xem xét trước khi phiên xét xử ông diễn ra. Nếu 2/3 trong số 100 thành viên của Thượng viện ủng hộ các điều khoản luận tội, ông Trump sẽ bị phế truất khỏi ghế tổng thống. Tuy nhiên, viễn cảnh này được cho là khó xảy ra do đảng Cộng hòa của ông Trump hiện đang kiểm soát Thượng viện.

Thứ bảy, Nga tiếp tục bị cô lập. Quan hệ giữa Nga và phương Tây cơ bản vẫn chưa được cải thiện trong năm qua, thậm chí còn căng thẳng và phức tạp hơn bao giờ hết. Các hợp tác dân sự và quân sự giữa Nga và NATO vẫn trong tình trạng đóng băng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và ủng hộ phe đòi độc lập ở miền đông Ukraine. Để “đề phòng mối đe dọa từ Nga”, NATO đã tăng cường sự răn đe và thế phòng thủ ở phía đông, với việc triển khai hơn 4.000 quân tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sát biên giới là Estonia, Latvia and Lithuania, song song với việc đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan. Cũng trong năm 2019, Mỹ và Nga đều đồng loạt rút khỏi hiệp ước Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), khiến thế giới lo ngại về một cuộc đua vũ trang tiềm tàng giữa hai nước. Đến cuối năm, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kể từ năm 2017 và cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris bàn về tình hình miền đông Ukraine, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Đức và Pháp, đã làm dấy lên hy vọng về viễn cảnh tan băng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Trong bối cảnh tiếp tục bị phương Tây cô lập, Nga đã đẩy mạnh chính sách hướng Đông, đặc biệt chú trọng quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, thông qua các diễn đàn mà Nga đóng vai trò lãnh đạo hoặc chủ chốt như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Diễn đàn Kinh tế phương Đông tại Vladivostok,

Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tầm với của Nga đã ngày càng được mở rộng với sự gia tăng của các thỏa thuận thương mại, hợp đồng vũ khí và các cuộc diễn tập quân sự. Trong năm 2019, Tổng thống Nga Putin lần đầu chào đón các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Philippines tới thăm. Giới phân tích cho rằng, mặc dù chính sách hướng Đông của Nga không phải mới, nhưng trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây đóng băng, Moscow chắc chắn sẽ xoay trục về phương Tây ngày càng mạnh mẽ hơn.

Thứ tám, nguy cơ xung đột tại Iran. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran năm 2019 đã suýt leo thang thành xung đột quân sự, khi Tổng thống Donald Trump tiết lộ rằng chính ông đã hủy lệnh không kích các mục tiêu tại Iran chỉ 10 phút trước khi khai hỏa, sau khi một máy bay trinh sát không người lái trị giá khoảng 200 triệu USD của Mỹ bị tên lửa phòng không Iran bắn hạ gần eo biển Hormuz. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, mối quan hệ giữa hai nước không ngừng leo thang căng thẳng. Washington đã cáo buộc Tehran tấn công các tàu chở dầu trên vịnh Oman, tấn công 2 nhà máy lọc dầu tại Ả-rập Xê-út. Đáp trả, Washington đã điều thêm quân và các khí tài như tàu sân bay, máy bay chiến đấu hiện đại F-22 tới khu vực để răn đe Iran, trong khi Tehran đáp trả bằng việc làm giàu uranium trở lại, phát triển các loại vũ khí mới. Giới phân tích cho rằng quan hệ Mỹ – Iran đang ở giai đoạn rất nhạy cảm và chỉ cần một động thái bị cho là khiêu khích ở bất kỳ phía nào thì các căng thẳng có thể bùng phát thành đối đầu quân sự tại một trong những khu vực nóng bỏng nhất thế giới.

Thứ chín, biểu tình kéo dài tại Hong Kong. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong đã nổ ra hồi tháng 6, bắt đầu là nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, cho phép Hong Kong dẫn độ nghi phạm tới những nơi chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Những người biểu tình lo ngại rằng dự luật làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” mà đặc khu hành chính này được hưởng và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới các quyền lợi của họ. Mặc dù dự luật đã bị hủy bỏ vĩnh viễn, nhưng các cuộc xuống đường vẫn tiếp diễn và mở rộng ra làn sóng biểu tình ủng hộ các quyền tự do và phản đối cảnh sát. Căng thẳng tại Hong Kong chỉ tạm lắng xuống sau cuộc bầu cử hội đồng quận, trong đó phe đối lập giành chiến thắng áp đảo. Kết quả này được xem là một thông điệp rõ ràng của cử tri nhằm gửi tiếng nói tới chính quyền vốn được Bắc Kinh hậu thuẫn, sau các cuộc biểu tình phản đối chính quyền kéo dài suốt 6 tháng qua. Sau cuộc bầu cử, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam cho hay chính quyền của bà tôn trọng kết quả bầu cử và cam kết lắng nghe tiếng nói của người dân.

Xu hướng trong năm 2020

Trong năm 2020, diễn biến tình hình khu vực và thế giới chịu ảnh hưởng và tác động nhiều vào kết quả cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Theo đó, kết quả bầu cử Mỹ năm 2020 sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đối với diễn biến tình hình khu vực và thế giới. Chính sách kinh tế – thương mại, đối ngoại và nhập cư của ông Trump đã gây xáo trộn lớn cho cục diện quốc tế, đơn cử là màn thương chiến với Trung Quốc, việc rút Mỹ khỏi các tổ chức quốc tế (thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP), các đợt áp thuế lên đồng minh, đối tác, thái độ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO… Không những vậy, tháng 1/2020 là lúc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận “giai đoạn 1” để giải quyết mâu thuẫn, nhưng việc có “giai đoạn 2” hay một thỏa thuận tổng thể hay không tất nhiên sẽ tùy thuộc vào chuyện ông Trump còn làm tổng thống tiếp tục hay không. Một “mặt trận” khác chịu ảnh hưởng không nhỏ từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung là số phận của Huawei và nền tảng 5G, hay nói chung là một cuộc chạy đua công nghệ mang dáng dấp địa chính trị của năm 2020.

Ngoài ra, cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục thể hiện sức ảnh hưởng lên tình hình Trung Đông, một trong những điểm nóng địa chính trị quốc tế và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông Trump. Cách Mỹ xử lý mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, với Iran, là nhân tố tác động lớn lên chính những gì Washington và đồng minh châu Âu phải đối diện. Châu Âu đã trải qua giai đoạn đầy biến cố với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, và thực trạng này có phần đóng góp không nhỏ từ cuộc khủng hoảng Syria cũng như Trung Đông nói chung.

http://biendong.net/bien-dong/32516-nhin-lai-dien-bien-tinh-hinh-the-gioi-nam-2019-va-xu-huong-trong-nam-2020.html

 

Châu Âu và NATO kêu gọi Mỹ và Iran kiềm chế

Thu Hằng

Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp bất thường ngày 07/01/2019 tại Bruxelles nhằm tìm giải pháp giảm căng thẳng giữa Teheran và Washington. Ngày 06/01, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi hai bên « kiềm chế » do đứng giữa hai làn nước.

Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại Bruxelles, đa số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu là đồng minh của Mỹ vì có đến 24 nước là thành viên của NATO. Anh, Đức và Pháp tham gia ký thỏa thuận Vienna 2015 về hạt nhân Iran và hiện vẫn là những nước bảo trợ từ phía châu Âu cho thỏa thuận này.

« Bà Ursula von der Leyen từng hứa là Ủy Ban Châu Âu do bà lãnh đạo sẽ thiên theo hướng địa-chính trị nhưng hiện tại bà chỉ đành biết kêu gọi giảm căng thẳng, giống như chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borelle đã làm.

Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen cũng nhấn mạnh đến lợi ích đối với Iran khi ở lại trong thỏa thuận hạt nhân ký tại Vienna. Đây là câu trả lời của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu sau khi Teheran khẳng định hôm Chủ Nhật (05/01) rằng sẽ giảm bớt những cam kết, song vẫn ở lại trong thỏa thuận Vienna.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, cần phải duy trì đối thoại với Iran và đây là ưu tiên trước mắt để giảm bớt căng thẳng. Mong muốn này hiện nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc họp vào thứ Sáu 10/01 tại Bruxelles của 28 ngoại trưởng.

Quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu lại khác với NATO. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bày tỏ quan ngại trước thái độ của Iran và sự ủng hộ các tổ chức khủng bố của chính quyền Teheran. Liên Hiệp Châu Âu thông báo muốn đánh giá lập trường của Iran sau khi Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế công bố báo cáo. Tuy nhiên, một số nước Liên Âu lại cho biết sẵn sàng khởi động chế độ trừng phạt được quy định trong thỏa thuận Vienna.

Cuối cùng, Bruxelles vẫn đang đợi ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Jarif nếu như ông chấp nhận lời mời hôm 05/01 của lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu ».

Ngoại trưởng Pháp : Iran nên « từ bỏ đáp trả » để tránh leo thang

Sau một thời gian im lặng, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã phát biểu về tình hình Iran trên đài truyền hình BFMTV tối 06/01. Ngoài bày tỏ quan ngại, ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh đến đối thoại và đàm phán khi cho rằng « những quyết định tồi được mỗi bên đưa ra (Mỹ và Iran) có thể được xóa đi nhờ vào mong muốn đàm phán. Khả năng này vẫn luôn được đặt trên bàn và giờ đã đến lúc ngừng vòng xoáy dữ dội này ».

Đức có khoảng 120 quân nhân đồn trú ở Irak, trong đó có khoảng 30 người đóng ở Bagdad và Taji, theo các chương trình của liên quân quốc tế huấn luyện lực lượng địa phương chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Ngày 07/01, một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Đức thông báo rút một phần quân khỏi Irak để chuyển đến Jordani và Koweit. Thông báo được bộ Quốc Phòng Đức gửi đến Hạ Viện, cơ quan giám sát chặt chẽ các nhiệm vụ của quân đội.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200107-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-v%C3%A0-nato-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-iran-ki%E1%BB%81m-ch%E1%BA%BF

 

Lo chiến tranh, Anh điều tàu ngầm hạt nhân tới vùng Vịnh

Anh đã điều một tàu ngầm hạt nhân, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk tới vùng Vịnh vì lo căng thẳng có thể lên tới đỉnh điểm, khiến chiến tranh bùng nổ.

Các nguồn tin cấp cao từ hải quân hoàng gia Anh cho hay, một tàu ngầm thợ săn-sát thủ hạng Astute đã vào vị trí sẵn sàng nhắm bắn các mục tiêu Iran. Việc này cho thấy, Anh sẵn sàng ủng hộ quân đội Mỹ nếu đối đầu giữa Mỹ và Iran leo thang hơn nữa.

Lực lượng tinh nhuệ SAS và SBS của Anh cũng đang tiến về Iraq, chuẩn bị cho các chiến dịch cứu hộ.

Một nguồn tin thuộc hải quân Hoàng gia Anh cho hay: “Sẽ không có tấn công phủ đầu nhưng các biện pháp đề phòng đã được triển khai, phụ thuộc vào cách Iran đáp trả cho cái chết của tướng Soleimani. Nếu mọi việc diễn ra nhanh, Anh sẽ sát cánh với Mỹ.

Tàu ngầm thợ săn – sát thủ là loại tàu ngầm hiện đại nhất của hải quân Anh. Đã có một chiếc vào vị trí, đặt Iran trong tầm ngắm”.

Một chỉ huy cấp cao của Iran cho hay, nước này đã nhận diện ít nhất 35 mục tiêu của Mỹ và Israel để trả đũa, gồm cả các tàu ở vịnh Ba Tư và Eo Hormuz.

http://biendong.net/bi-n-nong/32475-lo-chien-tranh-anh-dieu-tau-ngam-hat-nhan-toi-vung-vinh.html

 

Pháp đang xoay trục khỏi Mỹ

“Chúng tôi muốn tránh một cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi sẵn sàng đáp trả cùng với các đối tác châu Âu của mình, nếu gặp phải các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi cho là không phù hợp, khong thân thiện và bất hợp pháp” – ông Bruno Maire nói.

Năm 2019 đã chứng kiến sự tranh cãi giữa Pháp và Mỹ xung quanh việc áp đặt thuế quan công nghệ mà chủ yếu các hãng công nghệ của Mỹ bị ảnh hưởng bao gồm. Tên loại thuế của Pháp cũng đã thể hiện mục tiêu nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ với tên GAFA là viết tắt chữ cái đầu tiên của Google, Apple, Facebook và Amazon.

Thuế mới nhằm mục đích khiến những người khổng lồ công nghệ đóng thuế cho Ngân sách Pháp về các khoản thu mà họ tạo ra từ việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Pháp.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần lên án động thái của Pháp, nói rằng họ đã phân biệt đối xử với các công ty Mỹ và tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan để đáp trả.

Một số mặt hàng được cho là nhạy cảm nhất của Pháp đã nằm trong danh sách “phòng bị” rượu vang, phô mai và mỹ phẩm, với mức thuế lên tới 100%. Một số sản phẩm nằm trong gói trị giá hàng hóa lên tới 2,4 tỷ USD của Pháp nhập khẩu vào Mỹ có thể bị áp thuế đã được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ban hành vào tháng 12/2019.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ có kế hoạch tổ chức các phiên điều trần công khai về biện pháp trừng phạt này vào ngày 7/1 và sẽ chấp nhận các ý kiến ​​công khai cho đến ngày 14/1.

Pháp đã thể hiện thái độ thẳng thắn nhiều lần trước đây liên quan đến việc đánh thuế công nghệ Mỹ và khẳng định sẽ đưa vấn đề đánh thuế và trả đũa của Mỹ ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sự đối đầu giữa Pháp và Mỹ không chỉ xung quanh câu chuyện đánh thuế công nghệ hay xung đột về quan điểm bảo trợ các hãng máy bay. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng từng thể hiện quan điểm chỉ trích “người anh cả” Mỹ trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thay vào đó, ông Macron có nhiều dịp để thể hiện sự xích lại gần Nga, ủng hộ châu Âu tiến gần hơn đến Moscow và gỡ bỏ các trừng phạt kinh tế.

Hồi tháng 11/2019, Tổng thống Pháp đã có bài phỏng vấn gây “bão” khi nói đến một khối liên minh quân sự mà Pháp là thành viên đang “bị mất não” và liên tục nhắc đến quan điểm châu Âu cần đối thoại với Nga, ngừng cô lập hay trừng phạt Nga dựa vào cái cớ “sáp nhập bán đảo Crimea”.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Macron cho rằng châu Âu đang đứng trên “bờ vực” và “sẽ không còn tự kiểm soát được vận mệnh của chúng ta”, trừ khi châu Âu bắt đầu có các động thái thể hiện họ có sức mạnh về mặt địa chính trị.

Để làm như vậy, Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu nên hồi phục “chủ quyền quân sự” và duy trì đối thoại với Nga.

Sau một thời gian “thân” Donald Trump , ông Macron quay sang cải thiện quan hệ với Nga.

“Châu Âu nên bắt đầu hành động như cường quốc có sức mạnh chiến lược và mệnh lệnh đầu tiên cần phải làm là mở lại cuộc đối thoại với Nga” – Tổng thống Pháp nói trong cuộc phỏng vấn với The Economist.

Việc đối thoại với Nga trở nên cần thiết hơn nữa khi châu Âu không còn có thể dựa vào Mỹ để trấn an sự an toàn của mình với vai trò đồng minh NATO.

Ông Macron nhấn mạnh rằng, “Washington đang có dấu hiệu quay lưng lại với chúng tôi”.

Hồi tháng 8, ông từng nhận định rằng sẽ là sai lầm nếu châu Âu cố gắng cô lập Nga.

“Chúng ta đang sống trong thời điểm chủ nghĩa bá quyền của phương Tây đang kết thúc. Chúng ta đang đẩy Nga về thế cô lập, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt, điều này sẽ khiến Nga phải đi tìm các cường quốc đồng minh khác như Trung Quốc, và đó không phải là lợi ích của chúng ta” – Tổng thống Pháp tuyên bố.

Người đứng đầu điện Elysee cũng kêu gọi các nước châu Âu hãy nghĩ lại về mối quan hệ với Nga. Nếu không, châu Âu sẽ trở thành “võ đài đấu đá giữa Washington và Moscow”.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32485-phap-dang-xoay-truc-khoi-my.html

 

Chính phủ Pháp và các công đoàn

bắt đầu vòng đàm phán mới về hưu bổng

Trọng Nghĩa

Theo đúng kế hoạch từng được loan báo, chính phủ Pháp vào hôm nay, 07/01/2020 bắt đầu tiếp xúc trở lại với các công đoàn và đại diện giới chủ nhân trong một vòng tham vấn mới dự trù kéo dài hơn hai tuần. Mục tiêu của chính quyền là cố tìm cách chấm dứt phong trào đình công chống lại kế hoạch cải cách hưu bổng, hôm nay đã bước vào ngày thứ 34.

Vào lúc phong trào đình công trong hệ thống chuyên chở đã có giảm nhẹ phần nào, bộ Lao Động Pháp là cơ quan mở màn vòng tham khảo ý kiến mới, với một cuộc họp đầu tiên vào lúc 9 giờ 30 sáng nay, dưới sự chủ tọa của thủ tướng Edouard Philippe, người vừa xác định trở lại quyết tâm thực hiện công cuộc cải cách đến cùng, hợp nhất 42 chế độ hưu bổng khác nhau thành một chế độ phổ quát.

Trong một cuộc hộp vào tối hôm qua của ban chấp hành đảng cầm quyền LREM, với sự hiện diện của khoảng hơn một chục bộ trưởng, thủ tướng Philippe tuy nhiên cũng gợi đến khả năng có sự nhượng bộ lẫn nhau giữa các đối tác xã hội, và ông tin tưởng sẽ tìm ra được thỏa hiệp.

Vòng thương thảo chính quyền-công đoàn mở ra trong bối cảnh thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hậu thuẫn người Pháp dành cho cuộc đình công đã giảm nhẹ. Theo điều tra mà viện thăm dò Harris Interactive thực hiện hôm qua, 06/01, vẫn còn 60% người được hỏi ủng hộ giới đình công, nhưng giảm 2% so với cuộc thăm dò trước kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Theo chương trình, một cuộc họp tham vấn khác được tổ chức chiều nay, bàn riêng về những việc quy chế dành cho những người làm công việc nặng nhọc và những người cao niên, nối tiếp bằng một loạt những cuộc họp khác trong những ngày tới.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200107-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-ph%C3%A1p-v%C3%A0-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-%C4%91o%C3%A0n-b%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-v%C3%B2ng-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng

 

Tròn 5 năm tòa soạn báo Charlie Hebdo bị tấn công

Thu Hằng

Ngày 07/01/2015, cách đây đúng 5 năm, anh em nhà Kouachi, trang bị súng trường AK đã tấn công trụ sở của tòa báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, giết chết 12 người, trong đó có hai nhân viên cảnh sát. Sau hai ngày lẩn trốn, hai thủ phạm khủng bố đã bị bắn hạ.

Khi ra khỏi tòa soạn, hai kẻ thánh chiến hét vang « Chúng tôi báo thù cho nhà tiên tri Mohammed ! Chúng tôi đã giết Charlie Hebdo ! ». Vụ thảm sát ở tòa báo đã khiến toàn nước Pháp cũng như cộng đồng quốc tế xúc động. Ngày 11/01/2015, vài triệu người đã xuống đường tuần hành. Tổng thống Pháp lúc đó là François Hollande đã mời 50 nguyên thủ cùng tuần hành ở Paris, một sự kiện được đánh giá là lịch sử.

Biểu tượng « Je suis Charlie » (Tôi là Charlie) được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội để thể hiện quyền tự do ngôn luận. Năm năm sau, vụ thảm sát ở tòa báo vẫn ám ảnh tâm trí người dân Pháp. Trong vòng ba tháng, từ tháng 05 đến 07/2020, 14 nghi phạm bị cáo buộc hỗ trợ cho anh em nhà Kouachi và Amedy Coulibaly sẽ bị đưa ra xét xử ở Paris.

AFP nhắc lại, vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo mở đầu cho một năm đen tối của Pháp sau khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo kêu gọi tấn công Pháp.

Tháng Hai năm 2015, ba quân nhân bị tấn công bằng dao ở Nice. Tháng Tư, một sinh viên tin học bị tình nghi chuẩn bị tấn công một nhà thờ ở thành phố Villejuif (ngoại ô Paris). Cuối tháng Sáu, một người lái xe giao hàng cắt cổ ông chủ và treo đầu người quá cố trước cửa một nhà máy ở Isère (phía đông Pháp). Tháng Tám, một thanh niên Maroc bắn vào hành khách trên chuyến tầu cao tốc Thalys nối Bruxelles và Paris, nhưng bị vô hiệu hóa. Ngày 13/11, nhiều vụ tấn công đồng loạt tại Paris nhắm vào nhà hàng và quán cà phê, cũng như bên ngoài sân vận động Stade de France là thiệt hại nặng nề nhất : 130 người chết.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200107-tr%C3%B2n-5-n%C4%83m-t%C3%B2a-so%E1%BA%A1n-b%C3%A1o-charlies-hebdo-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng

 

Paris mở thêm bảo tàng trong năm 2020

Tuấn Thảo

Trên phương diện văn hóa Pháp, năm 2020 sẽ được đánh dấu bởi nhiều sự kiện quan trọng. Thủ đô Paris sẽ tiếp đón ít nhất là ba viện bảo tàng mới, cộng thêm việc khai trương nhiều không gian triển lãm mở rộng sau đợt tân trang các di sản kiến trúc. Ngoài ra, ba viện bảo tàng cổ kính cũng chuẩn bị mở cửa trở lại sau một thời gian trùng tu.

Sự kiện nổi bật hàng đầu, được giới truyền thông đặc biệt quan tâm là ngày khánh thành Viện bảo tàng Fondation Pinault vào tháng 6 năm 2020. Viện bảo tàng này được đặt tại một tòa nhà đồ sộ có vòm kính lộng lẫy, do hai kiến trúc sư François-Joseph Belanger et Henri Blondel xây dựng vào thế kỷ 18. Trước kia, tòa nhà này là Sở giao dịch thương mại (Bourse de Commerce) nằm bên cạnh nhà thờ Saint Eustache trong khu vực Les Halles.

Cuộc chạy đua giữa hai bảo tàng Vuitton và Pinault

Đây là dự án đầy tham vọng do nhà tỉ phú François Pinault 83 tuổi tài trợ (tài sản của ông được ước tính lên tới 33,4 tỉ đô la). Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại này, đồng thời là một trung tâm văn hóa đã được kiến ​​trúc sư Nhật Bản Tadao Ando thiết kế, để tạo ra một không gian trưng bày hoành tráng xứng đáng với bộ sưu tập khổng lồ do nhà tỉ phú Pháp dày công sưu tầm từ nhiều thập niên qua.

Giới phê bình nghệ thuật cho rằng Viện bảo tàng Fondation Pinault một khi được khai trương, sẽ cạnh tranh trực tiếp với Bảo tàng Fondation Vuitton nằm ở rừng Boulogne của nhà tỉ phú Bernard Arnault (tài sản của tổng giám đốc tập đoàn LVMH hiện lên tới 108 tỉ đô la). Bảo tàng Fondation Louis Vuitton nằm ở vùng ngoại ô phía Tây gần Paris. Trong khi Bảo tàng Fondation Pinault, đã cố tình chọn một địa điểm nằm ngay trung tâm Paris, để giành lấy ưu thế trong cuộc chạy đua giữa hai bộ sưu tập có nhiều uy tín.

Cũng vào mùa hè năm 2020, Hôtel de la Marine thời xưa là cơ quan hành chính của Bộ Hải quân tọa lạc ngay trên quảng trường Concorde, sau gần bốn năm trùng tu sẽ mở cửa trở lại, dưới dạng một viện bảo tàng dành các bộ sưu tập nghệ thuật của hoàng gia Al Thani trị vì Qatar. Hôtel de la Marine hoạt động theo mô hình của một không gian triển lãm, và hoàng gia Al Thani đã thuê một phần để trưng bày đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật trong vòng 20 năm.

Khởi công xây dựng Bảo tàng “Đại Thế Kỷ”

Một dự án có tầm cỡ khác là kế hoạch khởi công xây dựng Viện Bảo tàng ‘‘Grand Siècle’’ (Đại Thế Kỷ) tên gọi thông dụng của thế kỷ 17, triều đại quân chủ chuyên chế của vua Louis 14, còn được gọi là Vua Mặt Trời (1643-1715). Theo dự kiến, toà nhà lớn hình chữ L có tên là Doanh trại Sully (trước kia được dành cho đoàn kỵ binh của nhà vua) nằm ven bờ sông Seine, ở vùng Saint-Cloud sẽ được sửa chữa để biến thành một viện bảo tàng dành riêng cho thế kỷ 17 và đồng thời trưng bày bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Pierre Rosenberg, chuyên gia về trường phái hội họa Pháp thế kỷ 17 và 18 qua các gương mặt tiêu biểu là Nicolas Poussin, Antoine Watteau và Jacques-Louis David.

Về phía các bảo tàng cổ kính đã phải đóng cửa trùng tu trong vài năm qua, có viện bảo tàng Carnavalet chuyên về lịch sử Paris, bảo tàng nghệ thuật thời trang Palais Galliera, phòng triển lãm của Thư viện Quốc gia Pháp (BNF) trên đường Richelieu, bảo tàng Victor Hugo tại quảng trường Place des Vosges. Các địa điểm này đều mở cửa trở lại kể từ đầu năm 2020 trở đi, điểm chung là các không gian triển lãm đã được mở rộng, được nâng cấp với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Sự kiện Paris mở thêm bảo tàng và phòng triển lãm (dù là công cộng hay tư nhân) cho thấy sức hấp dẫn của thủ đô Pháp trên lãnh vực văn hóa. Tuy nhiên, mức độ tập trung các tụ điểm văn hóa có trọng lượng về cùng một chỗ lại tạo ra tình trạng mất cân xứng so với các tỉnh thành lân cận, cũng như các vùng miền xa.

Chênh lệch giữa Paris và các tỉnh thành

Theo bà Célia Vérot, giám đốc điều hành Quỹ bảo vệ Di sản kiến trúc, quả thật là một điều đáng mừng khi các dinh thự đền đài lịch sử được sửa lại thành những viện bảo tàng. Tuy nhiên nên chăng đầu tư vào việc làm sống lại các nhà hát, các bảo tàng gia đình, các biệt thự thời xưa của giới văn nghệ sĩ ở ngoài khu vục trung tâm Paris. Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế cũng như tạo thêm công ăn việc làm tại những nơi có nhu cầu. Các hiệp hội bảo vệ di sản luôn ủng hộ sự phát triển cũng như thúc đẩy các dự án tại các vùng có nhiều tiềm năng nhưng lại ít được khai thác hay bị bỏ quên.

Cho tới giờ, để tạo thế đối trọng với Paris và như vậy cân bằng lại mức chênh lệch quá lớn giữa thủ đô và các tỉnh thành, nhiều dự án quan trọng như Trung tâm văn hóa Pompidou-Metz, Bảo tàng Louvre-Lens và gần đây hơn nữa trung tâm nghiên cứu Louvre-Liévin (ở vùng Pas-de-Calais), đã lần lượt ra đời. Bên cạnh đó thành phố Marseille đầu tư vào việc xây dựng bảo tàng lớn MUCEM, thành phố Lyon tự hào với Bảo tàng lịch sử tự nhiên Musée des Confluences, thành phố Bordeaux có Cité des Vins. Các trường hợp này cho thấy chính sách chủ động đầu tư của các hội đồng cấp tỉnh, tuy nhiên những nỗ lực ấy vẫn chưa đủ.

Biến khuyết điểm thành ưu thế

Theo ông Jean-Christophe Castelain, giám đốc của tạp chí nghệ thuật Journal des Arts, mặc dù các bảo tàng ở các tỉnh thường xuyên tổ chức nhiều cuộc triển lãm có chất lượng cao, nhưng các cơ chế này vẫn phải luôn nỗ lực cạnh tranh với Paris. Bởi vì những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất vẫn luôn được trưng bày tại thủ đô, do vậy luôn thu hút sự chú ý của giới truyền thông báo chí. Vậy thì phải nên làm gì ? Theo ông Jean-Christophe Castelain, các địa phương nên biến khuyết điểm của mình thành một thế mạnh : thay vì cố gắng tập hợp các tác phẩm của các tên tuổi lớn để cạnh tranh với thủ đô Paris, họ nên chọn những chủ đề triển lãm bổ sung với những góc nhìn hay cách đọc khác lạ hơn.

Điều này có thể giải thích tại sao Viện bảo tàng Monnaie de Paris, nằm ven bờ sông Seine, đã quyết định “định hướng lại” chương trình triển lãm của mình trong năm nay. Sau nghệ sĩ ‘‘Kiki Smith’’, bảo tàng này ngưng hẳn các cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại dựa trên tác phẩm của cùng một tác giả. Và kể từ tháng Ba năm 2020 sẽ giới thiệu các cuộc triển lãm với chủ đề thích hợp hơn với nhiều đối tượng người xem, chẳng hạn như triển lãm nhân sinh nhật lần thứ 60 của anh hùng truyện tranh Astérix.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200107-paris-m%E1%BB%9F-th%C3%AAm-b%E1%BA%A3o-t%C3%A0ng-trong-n%C4%83m-2020

 

Trung Đông trù liệu đòn trả đũa của Iran

Jamie Dettmer

Không ai biết Iran có thể tấn công nơi nào để trả đũa vụ Mỹ hạ sát một tướng lãnh cao cấp của Iran hôm 3/1 trong cuộc oanh kích bằng máy bay không người lái. Ít người cho rằng Tehran sẽ không trả đũa, và có nhiều mục tiêu mà các tổ chức được Iran ủng hộ tại Iraq, Syria, Libăng và Yemen có thể nhắm vào, các nhà phân tích cảnh báo.

Các đồng minh của Mỹ, một số than phiền là không được báo trước về kế hoạch tiêu diệt tướng Qassem Soleimani, đang soạn thảo kế hoạch dự phòng để đối phó với tình hình. Tổng thống Donald Trump cảnh báo Hoa Kỳ sẽ tấn công Iran “rất nhanh và rất mạnh” nếu nước này có những hành động trả đũa. Ông Trump cho hay Ngũ Giác Đài đã xác định 52 mục tiêu tại Iran trong đó một số địa điểm văn hóa “cấp cao”.

Các chỉ huy quân sự Anh đang cố vấn cho phủ Thủ tướng cứu xét việc điều động thêm binh sĩ để tăng cường an ninh cho 400 binh sĩ đã có mặt tại Iraq, và hơn 1.000 binh sĩ trú đóng tại vùng Vịnh.

Cho đến nay lời cố vấn này đã bị Thủ tướng Boris Johnson bác bỏ, thay vào đó, ông ra lệnh cung cấp vũ khí nặng cho binh sĩ Anh tại Iran và chuyển nhiệm vụ của họ từ huấn luyện lực lượng địa phương sang bảo vệ các nhà ngoại giao Anh trước những cuộc tấn công trả thù của Iran sau vụ hạ sát tướng Soleimani là người bị Washington và London xem như là chỉ huy khủng bố.

London lo ngại là những lực lượng thân Iran có thể tấn công tòa đại sứ Anh tại Baghdad để giết hay bắt cóc công dân Anh.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, ngày 5/1 ra lệnh cho hai chiến hạm Hải quân Hoàng Gia tại vùng Vịnh bắt đầu “ hộ tống chặt chẽ” các tàu dầu giữa những lo ngại là Iran có thể chặn bắt hay đánh đắm tàu của phương Tây. “Chúng ta có kế hoạch A và kế hoạch B và một ‘kế hoạch đột phá”, nếu những việc này xảy ra. Các lực lượng của chúng ta trong vùng được lệnh trở nên những lực lượng bảo vệ,” một giới chức cao cấp Anh nói.

Pháp và Hà Lan đã theo gương Hoa Kỳ và ra lệnh cho công dân rời khỏi Iraq, nơi một rocket rơi xuống gần tòa đại sứ Mỹ tại Baghdad hôm 4/1. Ở những cấp độ khác nhau, các đồng minh châu Âu của Washington bày tỏ bất bình đối với cuộc tấn công giết chết Soleimani trong khi công nhận ông này trực tiếp liên hệ với những hoạt động khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo ngày 4/1 nói Anh và các đồng minh “không giúp được nhiều như tôi mong muốn.” Ông nói thêm “Người Anh, người Pháp, người Đức tất cả cần phải hiểu là chúng tôi cũng cứu được nhiều sinh mạng tại châu Âu.”

Các cấp chỉ huy Israel đang thắt chặt việc phòng thủ và chuẩn bị cho việc Hezbollah trả đũa vụ sát hại Soleimani, người chỉ huy của Iran trong vùng và là người đứng đầu lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran.

Những mối đe dọa từ Hezbollah

Một giới chức Hezbollah người Libăng ngày 4/1 nói đáp trả của “trục kháng chiến”được Iran hỗ trợ sẽ mạnh mẽ. Đe dọa của ông phản ánh lời lẽ của lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei là Tehran sẽ phản ứng bằng “sự trả thù tàn khốc” về việc ông Soleimani bị hạ sát.

Hầu hết các nhà phân tích nghi ngờ việc Iran sẽ sử dụng ý kiến của Soleimani và nhắm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ tại Trung Đông và Afghanistan, nơi Iran đang tôn trọng sự hợp tác cơ hội với Taliban. Soleimani là người chuyên tận dụng các lực lượng được Iran hậu thuẫn trong vùng và muốn tăng số thương vong của binh sĩ Mỹ tại Trung Đông nhằm làm cạn kiệt quyết tâm chiến đấu của Hoa Kỳ.

Tướng Gholamali Abuhamzeh, chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran tại tỉnh Kerman, miền nam Iran, quê nhà của Soleimani, nêu lên khả năng tái tục cuộc cuộc tấn công vào các tàu dầu tại Eo biển Hormuz.

Tuy nhiên, như những lực lượng bán quân sự trong vùng sẵn sàng trả thù, ông vẽ ra một bức tranh ảm đạm về những cuộc trả đũa trong khu vực. Ông nói “những mục tiêu sanh tử của Hoa Kỳ trong vùng đã được Iran nhận diện từ lâu… khoảng 35 mục tiêu của Mỹ trong vùng cũng như của Tel Aviv đang trong tầm tay của chúng tôi.”

Trả đũa tức thì

Tuy nhiên đấu trường ngay trước mắt có phần chắc sẽ là tại Iraq, nơi Tehran và lực lượng Shia của Iraq đã nói rõ là họ muốn binh sĩ Mỹ rời khỏi nước này.

Nỗ lực ấy đã được thi hành trước vụ ám sát Soleimani bằng việc các lực lượng Shia mở hàng chục cuộc tấn công vào binh sĩ Mỹ kể từ tháng 10 năm ngoái. Những cuộc tấn công này—kể cả tấn công vào tòa đại sứ Mỹ ở Baghdad – khiến xảy ra vụ hạ sát Soleimani ngày 3/1, theo các giới chức Mỹ. Qais al-Khazali, một lãnh tụ dân quân thân Iran đầy quyền lực tại Iraq đã ra lệnh cho các chiến binh báo động cao độ, nói trên truyền hình Iran rằng cái giá phải trả của vụ tấn công bằng máy bay không người lái phải là “chấm dứt sự hiện diện của Mỹ tại Iraq.”

Các giới chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với CNN hôm 4/1 là họ đang thấy những chỉ dấu về việc Iran tăng cường chuẩn bị để phóng các phi đạn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Các nhà phân tích khác dự báo Iran sẽ muốn tấn công vào các đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng, để làm việc ủng hộ Hoa Kỳ phải trả giá đắt và tổn hại.

Qatar ngày 4/1 đã phái Bộ trưởng ngoại giao Mohammed bin Abdulrahman Al Thani đến Tehran dường như để xoa dịu Iran. Máy bay không người lái Reaper bắn phi đạn Hellfire giết chết Soleimani xuất phát từ căn cứ của quân đội Mỹ tại Qatar.

Trong một tuyên bố sau khi gặp ông Al Thani, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói Tehran hy vọng các nước láng giềng vùng Vịnh công khai lên án vụ ám sát này.

Các đồng minh vùng Vịnh của Mỹ nhất là Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hoan nghênh vụ ám sát Soleimani, các nhà ngoại giao phương Tây nói. Các nước này từ lâu lên án vai trò của ông này trong vùng và xem việc giết ông là một cú giáng vào Iran.

Các mục tiêu của Iran

Tuy nhiên Qatar không phải là mục tiêu của Iran vì Doha đã ủng hộ nhiều sáng kiến ngoại giao khác nhau của Iran trong vùng, các giới chức và các nhà phân tích phương Tây nói. Tuy nhiên cả hai nước Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công.

Ông Charles Lister, một nhà phân tích thuộc Viện Trung Đông, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Washington nói “Ngoài môi trường trực tiếp (Iraq), Israel có thể gánh chịu sự trả đũa khốc liệt nhất và các đồng minh của Mỹ tại vùng Vịnh, đặc biệt là Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê-út, có thể là nạn nhân của những biện pháp trả đũa của Iran.

Bất cứ sự trả đũa nào nhằm vào Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có phần chắc sẽ do phiến quân Houthi thân Iran tại Yemen thực hiện, là nơi mà Iran và Ả Rập Xê-út lâm vào một cuộc chiến ủy nhiệm lâu dài. Vào giai đoạn này đồng minh châu Âu như Anh sẽ được miễn trừ, một giới chức tình báo Anh nói với Đài VOA “Tôi không nghĩ Tehran mốn tấn công các nước châu Âu khác—Iran quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng sự chia rẻ xuyên Đại Tây Dương giữa Washington và châu Âu,” ông nói.

Một câu hỏi các nhà ngoại giao và giới chức tình báo phương Tây đang tìm cách trả lời là Iran sẽ trả thù về cái chết của ông Soleimani tới đâu. Iran và Mỹ không tương xứng và Washington được sự ủng hộ của những cường quốc trong vùng là Ả Rập Xê-út và Israel. Và Iran không được gì trong cuộc chiến toàn diện với cường quốc vượt trội Hoa Kỳ. Một số chuyên gia phương Tây nói phương trình quyền lực này có thể hạn chế đáng kể việc Iran chuẩn bị thách thức Hoa Kỳ.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-%C4%91%C3%B4ng-tr%C3%B9-li%E1%BB%87u-%C4%91%C3%B2n-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-c%E1%BB%A7a-iran/5234931.html

 

Soleimani: Giẫm đạp tại lễ an táng làm 50 người chết

50 người đã thiệt mạng vì đám đông giẫm đạp lên nhau khi người dân Iran đổ về thị trấn quê nhà của vị tướng hàng đầu bị giết do Mỹ tấn công bằng drone, truyền thông Iran đưa tin.

Cái chết của những người tới dự lễ an táng tướng Qasem Soleimani ở Kerman khiến lễ mai táng phải tạm hoãn lại. Ban tổ chức sẽ thông báo thời gian mai táng sau.

Tướng Qasem Soleimani được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng ở Kerman, nơi xấp xỉ hàng triệu người xuống đường phố dự đám rước quan tài.

Ngoại trưởng Anh hiểu vì sao Mỹ giết ông Soleimani

Mỹ phủ nhận việc rút quân khỏi Iraq sau lá thư ‘gửi nhầm’

Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 địa điểm của Iran nếu Tehran tấn công

Việc ông bị giết làm tăng lo ngại về xung đột giữa Mỹ và Iran.

Soleimaini được coi là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, chỉ sau Lãnh tụ Tối cao Khamenei. Mỹ coi ông là một kẻ khủng bố và một mối đe dọa cho quân đội Mỹ.

Tổng thống Trump theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Iran và Tehran đáp trả với chiến lược của riêng họ. Căng thẳng dâng cao hơn nữa hồi tháng trước sau khi Mỹ tấn công phiến quân ở Iraq do Iran hậu thuẫn, đội quân mà Mỹ nói đã tấn công các lực lượng Mỹ.

Các diễn biến có liên quan khác bao gồm:

Có tin Mỹ đã từ chối cấp visa cho Ngoại trưởng Iran Javad Zarif sang thăm Liên Hiệp Quốc ở New York theo kế hoạch trong tuần này. Động thái này vi phạm thỏa thuận đảm bảo cho các quan chức nước ngoài được tới các trụ sở của LHQ.

Phát biểu tại một cuộc họp ở Tehran, ông Zarif nói Mỹ đã “đánh cược lớn và đã có tính toán sai lầm” qua việc giết ông Soleimani

Đức sẽ rút khỏi Iraq số quân nhỏ đang tham gia lực lượng liên minh chống Nhà nước Hồi giáo IS

Mỹ phủ nhận sẽ rút quân ra khỏi Iraq, sau khi xuất hiện một lá thư từ một vị tướng Mỹ nói Mỹ sẽ rút quân.

Các nghị viên Iran phê duyệt một điều luật coi Quân đội Mỹ và Lầu Năm góc là các tổ chức khủng bố. Quốc hội Iran cũng bổ sung quỹ cho đơn vị do tướng Soleimani đứng đầu trước đây.

Ở Kerman, phía Tây Nam Iran, rất đông người đổ về các đường phố trong đám rước quan tài ông Soleimani trước khi chôn.

“Liệt sỹ tử đạo Qassem Soleimani quyền lực hơn… khi giờ đây ông đã chết,” vị tướng hàng đầu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, Đại Tướng Hossein Salami, hô hào trước đám đông.

Lực lượng vệ binh này được thành lập để bảo vệ chế độ Hồi giáo của Iran và là một lực lượng quân sự và chính trị hùng mạnh.

Những người dự đám tang hô lớn “Mỹ phải chết” và “Trump phải chết”, các phóng viên có mặt tại hiện trường đưa tin.

“Ông [tướng Soleimani] được coi là một con người vĩ đại sẵn sàng phục vụ nhân dân… Ông nhất định phải được báo thù,” một sinh viên 18 tuổi trong đám đông nói với hãng tin AFP.

Hôm thứ Hai, lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei chủ trì tang lễ ông Soleimani ở thủ đô Tehran. Có lúc ông rơi nước mắt trên quan tài vị tướng.

Truyền hình nhà nước Iran đưa ra con số “hàng triệu người” xuống đường dự tang lễ chỉ riêng ở Tehran, dù con số này không xác nhận được. Đám đông lớn tới mức họ có thể được thấy trong các hình ảnh chụp từ vệ tinh.

Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết

Reaper MQ-9: Drone sát thủ của Mỹ

Tướng Soleimani ‘đi đêm nhiều’ đến ngày gặp nạn

Hoa Kỳ điều B-52 sang Ấn Độ Dương

Hôm thứ Hai, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã điều sáu pháo đài bay B-52 sang căn cứ ở Diego Garcia, hòn đảo do Anh kiểm soát ở Ấn Độ Dương, theo CNN.

Trang Stars and Stripes đăng tin quốc phòng Hoa Kỳ trong bài của Wyatt Olson hôm 06/01 trích lại nguồn của CNN cho rằng đây là động thái “chuẩn bị để có thể tấn công Iran”.

Lý do B-52 được cử đến Diego Garcia vì hòn đảo nằm ngoài phạm vi tên lửa của Iran.

Tướng Qasem Soleimani là ai?

Từ năm 1998, Thiếu tướng Qasem Soleimani đã lãnh đạo Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran – một đơn vị tinh nhuệ trong Vệ binh Cách mạng của Iran, chuyên điều hành các hoạt động bí mật ở nước ngoài.

Ông bị giết ở sân bay Baghdad hôm thứ Sáu 3/1.

Tại Iran, Soleimani được coi là vị anh hùng dân tộc.

Nhưng ông cũng là một người có quan điểm cứng rắn ở một quốc gia mà quân đội đã bắn chết nhiều người biểu tình hồi cuối năm 2019.

Để thanh minh cho vụ tấn công drone giết Soleimani, Tổng thống Trump nói ông này đã âm mưu tấn công ‘sớm’ vào các nhà ngoại giao và quân đội Mỹ.

Vì sao Mỹ và Iran là ‘kẻ thù truyền kiếp’?

Điều gì đã xảy ra từ khi Soleimani chết?

Ngay sau cái chết của ông, Iran đe dọa trả đũa và quan chức chính phủ tiếp tục có lời lẽ đe dọa Mỹ.

Hôm Chủ nhật, Iran tuyên bố nước này sẽ không tuân thủ các hạn chế đề ra trong thỏa thuận hạt nhân 2015. Thỏa thuận này hạn chế khả năng hạt nhân của Iran để đổi lại việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế.

Sau những lời cảnh báo từ Iran, Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ đáp trả nếu Iran báo thù cho ông Soleimani, “có lẽ theo một cách không cân sức”.

Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Trump nêu quan điểm trái ngược với vị tổng thống về đe dọa sẽ nhắm vào các địa điểm văn hóa của Iran.

Những hành động như vậy được coi là tội ác chiến tranh và Bộ trưởng Quốc phòng nói “chúng tôi sẽ tuân thủ luật pháp về xung đột vũ trang”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51020004

 

Vụ Soleimani:

Sức mạnh quân sự của Iran đáng sợ tới mức nào?

Nhóm phóng viên Reality CheckBBC News

Iran tuyên bố sẽ trả đũa sau khi tư lệnh đầy quyền lực của nước này bị thiết bị drone Mỹ giết chết trong cuộc tấn công vào sân bay Baghdad.

“Cuộc báo thù tàn khốc đang chờ những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công” (giết chết) tướng Qasem Soleimani, Lãnh tụ tối cao của Iran Ali Khamenei nói.

Ngoại trưởng Anh hiểu vì sao Mỹ giết ông Soleimani

Reaper MQ-9: Drone sát thủ của Mỹ

Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 khu vực của Iran nếu Tehran tấn công

Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết

Vậy chúng ta đã biết những gì về năng lực quân sự của Iran?

Quân đội Iran lớn mạnh tới mức nào?

Hiện ước tính có khoảng 523.000 người đảm nhận các vai trò khác nhau trong quân đội, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Anh.

Trong số này có 350.000 quân chính quy và ít nhất 150.000 người thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Có thêm 20.000 người nữa phục vụ trong lực lượng hải quân của IRGC. Nhóm này nắm các tàu tuần tra có vũ trang trên Eo biển Hormuz, nơi trong 2019 đã xảy ra những cuộc đối đấu với các tàu dầu mang cờ nước ngoài.

IRGC cũng kiểm soát đơn vị Basij, lực lượng tình nguyện giúp đàn áp sự phán kháng trong nước. Đơn vị này có thể huy động tới hàng trăm ngàn người.

IRGC được thành lập từ 40 năm trước để bảo vệ hệ thống Hồi giáo tại Iran, và đã trở thành một thế lực quân sự, chính trị và kinh tế lớn mạnh.

Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran

Vũ khí chết người từ thiết bị bay siêu nhỏ

IS dùng ‘máy bay đồ chơi’ làm không quân

Tuy có ít lính hơn so với quân chính quy, nhưng lực lượng này được coi là có quyền lực quân sự mạnh nhất Iran.

Các hoạt động ở nước ngoài

Lực lượng Quds, do Tướng Soleimani dẫn dắt, tiến hành cac hoạt động bí mật ở nước ngoài cho IRGC, và báo cáo trực tiếp lên Lãnh đạo Tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei. Người ta tin rằng lực lượng này có chừng 5.000 người.

Đơn vị này đã được triển khai tới Syria, nơi họ tư vấn cho các thành phần quân sự trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và dân quân Shia có vũ trang.

Tại Iraq, đơn vị này ủng hộ cho lực lượng bán quân sự do người Shia nắm, vốn đã đóng vai trò dẫn tới sự thất bại của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ nói rằng lực lượng Quds đóng vai trò to lớn hơn qua việc tài trợ, huấn luyện, cấp vũ khí và thiết bị cho các nhóm bị Washington coi là khủng bố ở Trung Đông.

Trong số này có phong trào Hezbollah ở Lebanon và nhóm Islamic Jihad của Palestine.

Tất cả các nhóm này đều thân Iran và ủng hộ một liên minh đạo Hồi Shia chống lại các quốc gia cũng theo đạo Hồi nhưng thuộc hệ phái Sunni trong vùng.

Các vấn đề kinh tế và lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng tới việc Iran nhập khẩu vũ khí, vốn chỉ ở mức khá nhỏ so với sức mạnh khí tài của các nước khác trong khu vực.

Giá trị nhập khẩu quốc phòng của Iran từ 2009 đến 2018 chỉ bằng 3,5% lượng nhập khẩu của Ả-rập Saudi trong cùng kỳ, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Hầu hết hàng nhập khẩu Iran là đến từ Nga, còn lại là từ Trung Quốc.

Iran có tên lửa không?

Có – năng lực tên lửa là một phần then chốt tạo nên sự can đảm quân sự của nước này, nếu xét tới việc nước này thiếu sức mạnh không quân so với các đối thủ như Israel và Ả-rập Saudi.

Một bản phúc trình của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mô tả sức mạnh tên lửa của Iran là lớn nhất ở Trung Đông, chủ yếu bao gồm tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Bản phúc trình cũng nói Iran đang thử công nghệ không gian theo đó cho phép nước này phát triển tên lửa xuyên lục địa có thể đi được xa hơn nhiều.

Tuy nhiên, chương trình tên lửa tầm xa đã bị Iran tạm ngưng, theo nội dung một phần trong thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với các nước khác trong năm 2015, theo tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute (Rusi). Tuy nhiên, viện nghiên cứu này nói thêm rằng chương trình này có thể đã được nối lại.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì nhiều mục tiêu tại Ả-rập Saudi và Vùng Vịnh cũng sẽ nằm trong tầm hoạt động của các tên lửa tầm ngắn và tầm trung hiện nay của Iran, và có thể cả các mục tiêu tại Israel nữa.

Hồi tháng Năm năm ngoái, Hoa Kỳ đã triển khai hệ thống phòng chống tên lửa tại Trung Đông, khi căng thẳng với Iran gia tăng. Hệ thống này nhằm đối phó với các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa tuần du và phi cơ tân tiến của đối phương.

Iran có vũ khí hạt nhân không?

Iran hiện không có chương trình vũ khí hạt nhân, và trước đó nói rằng họ không muốn có.

Tuy nhiên, nước này có nhiều các nguyên liệu cũng như kiến thức cần thiết để có thể sản xuất hạt nhân phục vụ mục đích quân sự.

Năm 2015, chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Obama ước tính Iran chỉ cần từ hai đến ba tháng là có thể chế tạo đủ nhiên liệu cần thiết để làm ra một vũ khí hạt nhân.

Thỏa thuận hạt nhân năm đó giữa Tehran và sáu cường quốc thế giới – là thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã rút khỏi vào năm 2018 – đưa ra những giới hạn và việc thanh sát quốc tế đối với các hoạt động hạt nhân của Iran.

Thỏa thuận này nhằm gây khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn trong việc phát triển nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí.

Sau vụ các lực lượng Hoa Kỳ giết Tướng Soleimani, Iran nói sẽ không chịu sự ràng buộc của các hạn chế này nữa. Nhưng Iran cũng nói họ sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Tuy bị trừng phạt trong nhiều năm, nhưng Iran vẫn đã phát triển được năng lực drone.

Tại Iraq, drone của Iran đã được sử dụng từ 2016 trong cuộc chiến chống lại IS.

Iran cũng đã vào không phận Israel bằng các drone có vũ trang và được điều khiển từ các căn cứ đặt tại Syria, theo Viện Rusi.

Tháng 6/2019, Iran bắn hạ một drone do thám của Mỹ, nói rằng thiết bị này vi phạm không phận Iran ở trên Eo biển Hormuz.

Một vấn đề nữa trong chương trình drone của Iran là nước này sẵn sàng đem bán hoặc chuyển giao công nghệ drone cho các nước đồng minh trong khu vực, phóng viên BBC Jonathan Marcus chuyên về quốc phòng và ngoại giao nói.

Năm 2019, các vụ tấn công bằng drone và tên lửa đã làm hư hại hai cơ sở dầu lửa quan trọng của Ả-rập Saudi.

Cả Hoa Kỳ và Ả-rập Saudi đều cho là Iran có liên hệ tới các vụ tấn công này, tuy nhiên Tehran bác bỏ việc có bất kỳ dính dáng nào và nói các việc đó do các phiến quân tại Yemen thực hiện.

Iran có năng lực tấn công trong không gian mạng không?

Sau vụ tấn công mạng đình đám hồi 2010 nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Tehran đã tăng cường năng lực trên không gian mạng của mình.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) được cho là có lực lượng trên mạng riêng, hoạt động trong lĩnh vực gián điệp thương mại và quân sự.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51009681

 

Iran xếp toàn bộ lực lượng Mỹ vào diện “khủng bố”

Trọng Nghĩa

Không đầy một tuần sau vụ Quân Đội Mỹ không kích tiêu diệt tướng Iran Qassem Soleimani ở Irak, Quốc Hội Iran ngày hôm nay, 07/01/2020 đã thông qua một đạo luật liệt toàn bộ lực lượng vũ trang Mỹ vào diện “những kẻ khủng bố”.

Đây là một bộ luật mở rộng phạm vi áp dụng của một đạo luật khác đã được thông qua gần đây, theo đó các lực lượng Hoa Kỳ triển khai từ vùng Sừng Châu Phi cho đến vùng Trung Đông và Trung Á đều bị Iran xem là các phần tử “khủng bố”.

Đạo luật mới của Iran liệt vào diện khủng bố: Lầu Năm Góc, tất cả các lực lượng võ trang Mỹ, những người chịu trách nhiệm trong vụ ám sát tướng Soleimani, và bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào liên quan đến cái chết của viên tướng này.

13 kịch bản trả thù

Ngoài việc xếp lính Mỹ vào diện “quân khủng bố”, Teheran tiếp tục tung ra những lời đe dọa nhắm vào Washington.

Hãng tin Anh Reuters trích thông tin từ hãng thông tấn Iran Fars cho biết là chính quyền Teheran đang xem xét 13 kịch bản khác nhau để trả thù cho cái chết của tướng Qassem Soleimani.

Theo thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao Iran vào hôm nay thì “ngay cả khi kịch bản trả thù yếu nhất được đồng thuận, thì việc thực hiện kịch bản này vẫn có thể là cơn ác mộng lịch sử đối với tất cả người Mỹ”.

Kết thúc tang lễ của tướng Soleimani, Iran lại dọa trả thù Mỹ

Hôm nay cũng là ngày tang lễ tướng Soleimani kết thúc thành phố Kerman miền đông nam Iran, quê hương của người quá cố.

Tương tự như hai ngày qua tại thủ đô Teheran và nhiều thành phố lớn khác ở Iran nơi linh cữu tướng Soleimani đi qua, một biển người đã tràn ngập Kerman để tưởng niệm viên tướng bị hạ sát, trong tiếng than khóc và kêu gào đòi “giết Mỹ” để trả thù.

Từ thủ đô Iran, thông tín viên RFI Shiavosh Ghazi tường trình:

Theo hình ảnh trên đài truyền hình Nhà nước Iran, một đám đông to lớn đã tập trung tại thành phố Kerman để tỏ lòng tôn kính với tướng Soleimani sẽ được chôn cất tại nơi đây.

Người đứng đầu lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, tướng Hossein Salami, đã đọc một diễn văn với lời lẽ hiếu chiến gởi đến Hoa Kỳ, khẳng định rằng Iran sẽ trả thù một cách cứng rắn và kiên quyết để cho họ (tức là Mỹ) phải hối hận về hành vi của họ.

Tướng Salami còn dọa mạnh hơn nữa khi cho rằng nếu Hoa Kỳ đáp trả phản ứng của Iran, thì Teheran sẽ gieo rắc kinh hoàng và chết chóc tại những nơi mà người Mỹ yêu thích.

Về phần mình, ngoại trưởng Iran đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ nhận được đòn đáp trả kiên quyết vào đúng lúc để họ cảm thấy đau đớn tối đa.

Dẫu sao thì Quốc Hội Iran cũng đã thông qua một đạo luật coi mọi tư lệnh và quan chức Lầu Năm Góc là những kẻ khủng bố. Quốc Hội Iran cũng quyết định cấp thêm 200 triệu euro để tăng cường năng lực cho lực lượng viễn chinh Qods của Vệ Binh Cách Mạng Iran, vốn do tướng Soleimani lãnh đạo.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200107-iran-x%E1%BA%BFp-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-l%E1%BB%B1c-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BB%B9-v%C3%A0o-di%E1%BB%87n-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91

 

Đe dọa trừng phạt của Trump

làm dấy lên bóng ma cấm vận Irak

Thụy My

Ngay sau khi tổng thống Mỹ đe dọa Irak « trừng phạt chưa từng thấy », cấm vận quốc tế áp đặt lên nước này trong thời Saddam Hussein lại ám ảnh người dân Irak, với các kỷ niệm đau thương khốn khó.

« Nếu Hoa Kỳ trừng phạt Irak, đồng dinar sẽ mất giá và chúng tôi sẽ quay lại với quá khứ, thời kỳ bị cấm vận ». Hicham Abbas, một người dân trên một con đường buôn bán tấp nập ở trung tâm Bagdad lo lắng nói với AFP.

Hôm Chủ nhật 5/1, Quốc Hội Irak đòi trục xuất càng sớm càng tốt lực lượng Mỹ trú đóng, để trả đũa vụ ám sát trên lãnh thổ nước mình tướng Iran Qassem Soleimani, và Abou Mehdi Al Mouhandis – người phụ trách tất cả các mạng lưới chính của Iran tại Irak.

Quân đội Mỹ trong một lá thư cho biết « Chúng tôi tôn trọng quyết định của quý vị », loan báo việc « tái phối trí » lực lượng liên minh chống thánh chiến với mục tiêu « triệt thoái khỏi Irak một cách an toàn và hiệu quả ». Tuy nhiên sau đó bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper đã đính chính là không có việc quân Mỹ rút đi.

Tổng thống Donald Trump đã đe dọa Bagdad : sự trả đũa của Washington « sẽ khiến cho các trừng phạt hiện nay đối với Iran có vẻ nhẹ nhàng ».

Mỹ cấm vận và tấm gương tày liếp của Iran

Theo các số liệu chính thức, sau bốn thập niên bị cấm vận, phân nửa dân số Iran sống dưới ngưỡng nghèo khó, và mỗi năm sức mua của họ giảm đi 32%. Năm 2017, khi các giáo sĩ Hồi giáo nhận được 120 tỉ đô la nhờ vào hiệp ước nguyên tử năm 2015, vẫn còn 16 triệu dân Iran nghèo khổ (20% dân số).

Nhưng chính quyền Hồi giáo vẫn đổ tiền vào các cuộc xung đột ở nước ngoài, bất chấp đồng tiền quốc gia suy sụp, tệ nạn ma túy, mại dâm, nạn tự tử…, chỉ có đạo Hồi là quan trọng. Giáo chủ Khomeini tuyên bố : « Toàn thế giới phải quy phục trước Hồi giáo ».

Khi chính quyền Trump tái lập cấm vận năm 2018, những ai đến Iran du lịch có thể thấy ngay tác động nơi hệ thống ngân hàng nước này. Không có thẻ tín dụng nào hoạt động được, nên phải mang theo tất cả tiền mặt bên mình để chi trả. Người dân Iran khi ra nước ngoài cũng vậy. Đó là đối với cá nhân, còn đối với doanh nghiệp lại càng khốn khổ hơn : không thể chuyển và nhận tiền từ các nước, hoạt động của họ bị thu hẹp hẳn.

Tháng 2/2019, lễ kỷ niệm 40 năm cách mạng Hồi giáo diễn ra trong bối cảnh u ám. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2019 Iran bị suy thoái nặng nề nhất kể từ 2012, lạm phát có thể lên đến 37%, trong khi tổng thống Rohani trước đó hứa hẹn sẽ vực dậy nền kinh tế.

Hồi mà Saddam Hussein gởi quân sang xâm lăng nước Koweit láng giềng vào mùa hè năm 1990, sự đáp trả của Mỹ đã rất dữ dội. Sau khi đuổi quân Hussein khỏi Koweit, Hoa Kỳ và các đồng minh liền áp đặt cấm vận ngặt nghèo đối với Irak.

Dưới cấm vận, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Irak lao dốc chỉ còn một nửa, khoảng mấy chục nhà máy quan trọng phải đóng cửa. Ngày nay trong một đất nước bị tham nhũng hoành hành, các cơ sở hạ tầng rệu rã do không được bảo trì vì liên tục xảy ra xung đột, những cơ sở kỹ nghệ này vẫn chưa mở cửa lại.

Irak hiện nay có 40 triệu dân, số lượng xe hơi tăng gấp mười, nhà nào cũng có điện thoại di động và máy tính, tiêu thụ bùng nổ. Theo các nhà quan sát, nếu giờ đây lại bị cấm vận, hậu quả sẽ nặng nề hơn trước rất nhiều.

Thả « bom H »

Cách đây vài tháng, một nhà ngoại giao Mỹ ở Bagdad khẳng định với AFP là Washington cân nhắc việc đánh vào túi tiền của Irak. « Có thể sẽ trừng phạt, và hạn chế lượng tiền mặt đi vào Irak. Nhưng đó cũng giống như là thả xuống một quả bom H ! ». Giờ đây khả năng này đang được đặt ra, và tổng thống Mỹ chừng như không lùi bước trước bất cứ điều gì, khi ông đã đe dọa không kích các địa điểm văn hóa của nước Iran láng giềng.

Nếu « quả bom H » của Mỹ được thả, « sẽ giống như thời Saddam Hussein và chắc chắn còn tệ hơn nữa » – Samer, một thanh niên Irak lo sợ. Anh nói với AFP : « Như vậy cả nước sẽ không còn tiền mặt ».

Trong thời kỳ bị cấm vận từ năm 1990 đến 2003, trị giá đồng dinar chỉ còn có 1/10.000. Trong khi đó đồng đô la là sống còn đối với Irak, nước sản xuất dầu lửa thứ nhì của khối OPEP, vì ngân sách quốc gia có đến 90% là từ vàng đen, được trả bằng đô la. Với những đồng tiền này nhà nước có thể trả lương và trợ cấp cho hàng triệu người Irak.

Tổng thống Trump đòi Irak phải hoàn lại chi phí

Bên cạnh đó còn là vấn đề điện năng, vốn thường xuyên bị thiếu tại Irak. Cho đến nay, Washington vẫn cho phép Bagdad mua điện của Iran để các nhà máy có thể hoạt động, và bảo đảm được nhiều tiếng đồng hồ có điện cho toàn bộ dân số. Nhưng điều này có thể thay đổi.

Ngay trong lúc Quốc Hội Irak họp lại để đòi hỏi chính phủ phải rút lại lời mời liên minh chống thánh chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo, chủ tịch Quốc Hội Mohammed Al Halboussi đã cảnh báo các dân biểu. Ông lý giải, để cho đất nước đi đến chỗ bị trừng phạt kinh tế chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề của Irak, khi mà cứ năm người dân thì có một sống dưới ngưỡng nghèo khổ, và cứ bốn thanh niên thì có một người bị thất nghiệp.

Ngoài nỗi lo về kinh tế trước lời đe dọa của tổng thống Mỹ, dù dài hạn hay ngắn hạn, những thiệt hại về hình ảnh của Hoa Kỳ tại Irak, nơi mà Iran không ngừng mở rộng ảnh hưởng, cũng đã thấy rõ.

Nhà nghiên cứu Karim Bitar, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) khẳng định : « Người Irak cảm thấy nhục nhã về các tuyên bố mới đây của ông Donald Trump, đòi họ phải hoàn trả lại chi phí ».

Đó là vì Irak, dưới sự chiếm đóng của Mỹ trong suốt tám năm, nay muốn đưa các đội quân ngoại quốc đang trú đóng ra khỏi lãnh thổ, nên tổng thống Mỹ bắt đầu tính toán các con số để đòi bồi thường. Ông Trump tuyên bố : « Chúng tôi có một căn cứ không quân hết sức đắt tiền ở đó, tốn mất nhiều tỉ đô la để xây lên. Chúng tôi không đi đâu cả nếu họ không hoàn tiền lại ».

Ông Bitar nói : « Thật khó thể tưởng tượng, điều này nhắc người ta nhớ đến việc ông Donald Trump muốn Mêhicô phải trả chi phí cho việc xây dựng bức tường biên giới ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200107-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-c%E1%BB%A7a-trump-l%C3%A0m-d%E1%BA%A5y-l%C3%AAn-b%C3%B3ng-ma-c%E1%BA%A5m-v%E1%BA%ADn-irak

 

Libya : Lò lửa chiến tranh Nga-Thổ

Tú Anh

Sau Syria, Libya có nguy cơ trở thành vùng chiến địa thứ hai tại Trung Đông. Trong bối cảnh khủng hoảng Mỹ-Iran lên cao độ, lực lượng ở miền đông Libya của tướng Khalifa Haftar, được Nga ủng hộ, thông báo chiếm được Syrte, một thành phố biển, trên đường tiến về Tripoli. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng loan báo đưa quân vào Libya để yểm trợ cho chính phủ trung ương. Bị chia rẽ, Libya sẽ là mồi ngon cho các thế lực khu vực và quốc tế, đứng đầu là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Syria đi trước

Từ khi chế độ độc tài Kadhafi bị lật đổ vào năm 2011, Libya rơi vào vòng tranh đoạt quyền lực giữa hai phe : Chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc, được quốc tế công nhận, kiểm soát thủ đô Tripoli và phe thứ hai là « chính phủ và Nghị viện » đóng đô ở Benghazi, theo tướng Haftar nổi dậy.

Chia rẽ dân tộc là nguồn cội của các cuộc xung đột tại Trung Đông, mà Syria là trường hợp điển hình. Năm 2011, thảm họa bắt đầu với xung khắc giữa chế độ độc tài Bachar Al Assad và một phong trào đối lập. Thế rồi, chiến sự lan rộng khi nhiều tác nhân ngoại nhập tham gia : Liên quân quốc tế đánh với Daech, đối lập võ trang chống quân đội chính phủ, Ả Rập Xê Út (Sunni) chống Iran (Shia), Israel đụng độ gián tiếp với Iran, qua trung gian Hezbollah-Liban, cánh tay võ trang của Teheran tại Syria.

Đến 2015, Matxcơva, không quên mối thù Liên Xô tan rã, nhập trận trả thù nước Mỹ. Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ khai thác thời cơ Mỹ lui quân, để tấn công người Kurdistan ở Syria.

Lybia tiếp bước theo sau

Trong một thế giới đầy xáo trộn về địa chính trị, Lybia là nạn nhân mới. Theo nhà báo Pháp Isabelle Lassierre (Le Figaro 19/12/2019), cũng từ năm 2011, Libya cũng rơi vào vòng bạo lực và cũng như Syria, qua cuộc xung đột giữa một chế độ độc tài và phong trào đối lập. Tiếp theo đó là cuộc can thiệp quân sự do liên quân Anh, Pháp, có Mỹ sau lưng, tiến hành.

Tám năm sau, đất nước chia đôi với một chính quyền trung ương ở Tripoli và một lực lượng võ trang ở miền đông, do tướng Haftar, một thủ lĩnh đối lập chống Kadhafi lãnh đạo và muốn thống nhất Libya.

Haftar được nhóm các nước Ả Rập Sunni như Ai Cập, Jordani, Ả Rập Xê Út ủng hộ kinh tế và quân sự. Bên cạnh các nước dầu hỏa vùng Vịnh, còn có nước Nga của Putin qua lực lượng đánh thuê tư nhân Wagner, ít nhất là 2000 tay súng. Haftar còn được Sudan và Tchad ở châu Phi đưa các nhóm võ trang sang giúp « quân đội giải phóng Libya ».

Trong khi đó, thủ tướng Fayez El Sarraj và chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc ở Tripoli, được quốc tế trong đó có Ý, mẫu quốc cũ, ủng hộ ngoại giao. Từ một tháng nay, sau khi ghi điểm ở Syria, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, nhanh chóng tranh thủ thời cơ, đơn phương đưa quân vào Libya để giúp chính quyền hợp pháp. Kỳ thực là để bảo vệ đặc quyền khai thác tài nguyên trong vùng duyên hải của Libya sau khi ký được một thỏa thuận với Tripoli, gây bất bình cho đảo Chypre và Hy Lạp.

Theo quan điểm của giới chuyên gia, sở dĩ Ankara có thể lấp vào khoảng trống chính trị này là do trách nhiệm của Anh và Pháp, không tích cực giúp đỡ người dân Libya sau khi lật đổ được Kadhafi.

Chiến trường Nga-Thổ

Chuyện cũ đã xong rồi, nhưng ván cờ mới sẽ ra sao ?

Theo một bài phân tích từ nhật báo El Pais của Tây Ban Nha và Le Figaro của Pháp, Lybia sẽ là đấu trường đối đầu Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm .

Một cách thận trọng, Matxcơva sử dụng lính đánh thuê Wagner và lá bài Haftar tại Libya để mở rộng tăng cường ảnh hưởng trong vùng. Còn Ankara, theo giải thích của tổng thống Erdogan, lực lượng viễn chinh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ do một « trung tướng chỉ huy » còn chiến binh là người Syria trong tổ chức « Quân đội giải phóng Syria » do Ankara trả lương.

Khó có thể dự đoán là trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm này, Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, trang bị tên lửa phòng không S400 của Nga, sẽ hành động ra sao nếu bị phe thân Nga đè bẹp ?

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200107-libya-l%C3%B2-l%E1%BB%ADa-chi%E1%BA%BFn-tranh-nga-%E2%80%93th%E1%BB%95

 

Nhật ra trát bắt vợ ông Carlos Ghosn,

cựu sếp Nissan đào tẩu

Cơ quan công tố Tokyo ra trát bắt đối với vợ của cựu lãnh đạo Nissan, ông Carlos Ghosn.

Bà Carole Ghosn bị nghi là đã khai man trước tòa án Tokyo hồi tháng Tư, các điều tra viên nói.

Interpol ra lệnh bắt cựu sếp Nissan đang đào tẩu

Nhật đau đầu phi vụ cựu sếp Nissan bỏ trốn

Cựu chủ tịch Nissan trốn khỏi Nhật đến Lebanon

Nhật Bản chính thức khởi tố cựu chủ tịch Nissan

Ông Ghosn đã vi phạm các điều kiện cho tại ngoại hầu tra với việc đào tẩu khỏi Nhật hồi cuối tháng Mười Hai, tới đoàn tụ với vợ ở Beirut.

Một nữ phát ngôn viên của gia đình ông Ghosn nói việc ra trát bắt đối với bà Ghosn là “hết sức không thỏa đáng”, và có liên quan tới một cuộc họp báo mà ông Ghosn sẽ tổ chức vào thứ Tư.

Nhật Bản đang muốn đưa ông Ghosn từ Lebanon về, nhưng hai nước không có hiệp định dẫn độ.

Một nữ phát ngôn viên của cựu lãnh đạo Nissan nói với hãng tin Reuters: “Lần trước ông Carlos Ghosn tuyên bố họp báo và rồi lại bị bắt lại. Lần này, một ngày trước khi ông ấy định lần đầu tiên phát biểu tự do thì họ ra trát bắt vợ ông ấy, bà Carole Ghosn.”

“Việc ra trát bắt này là hết sức không thỏa đáng,” bà nói thêm.

Ông Ghosn bác bỏ các cáo buộc vi phạm tài chính ở Nhật, và cáo buộc hệ thống công lý nước này là “gian lận”.

Đào tẩu

Các tin tức nói ông Ghosn đào thoát khỏi Nhật vào cuối tháng Mười Hai bằng cách lên một chuyến tàu siêu tốc (bullet train) tới Osaka, từ đó được đưa lậu ra khỏi nước này trong một valy thường dùng để đựng và vận chuyển đàn.

Sau khi thoát khỏi Nhật hồi tuần trước, ông Ghosn nói ông đã “một mình” tự tổ chức cuộc trốn chạy, và bác bỏ các tường thuật nói vợ ông đã giúp đỡ ông.

Ông Ghosn điều hành hãng xe hơi khổng lồ Nissan-Renault cho tới khi bị bắt với các cáo buộc có sai phạm tài chính, hồi 11/2018.

Ông bị cấm gặp vợ trong thời gian tại ngoại hầu tra.

Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng của năm 2019, ông đã vi phạm điều kiện cho tại ngoại với việc lên một chiếc phi cơ tư nhân tới Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đi tiếp tới Lebanon, nơi vợ ông đang sống.

Ông Ghosn là người đa tịch, trong đó có quốc tịch Lebanon.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51020894

 

Nhật Bản – Việt Nam

cam kết tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông

Thu Hằng

Việt Nam và Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng duy trì tự do lưu thông hàng hải và tôn trọng Luật Biển ở Biển Đông. Thông điệp trên đây được ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh đưa ra trong buổi họp báo ngày 06/01/2020, tại Hà Nội.

Theo trang Nikkei được AFP dẫn lại, tuyên bố trên nhắm đến việc Trung Quốc quân sự hóa một số đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ngoài ra, ngoại trưởng hai nước còn nhất trí phối hợp sáng kiến của Nhật Bản vì một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở với những nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy ổn định lâu dài trong khu vực.

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, đang công du Việt Nam, cho biết Tokyo vẫn « kiên quyết khẳng định lập trường của mình » đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Quan điểm này được ngoại trưởng Phạm Bình Minh ủng hộ.

Nhật Bản là một trong số những nhân tố năng động (cùng với Mỹ và Úc) trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Motegi cũng kêu gọi ngừng mọi ý đồ dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng trong vùng.

Hà Nội là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Đông Nam Á của ngoại trưởng Nhật Bản. Sau đó, ông sẽ đến Thái Lan, Philippines và Indonesia.

http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200107-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam-cam-k%E1%BA%BFt-t%C3%B4n-tr%E1%BB%8Dng-lu%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83n-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

 

Bản sắc Đài Loan và ảnh hưởng tới cuộc bầu cử 11/1

Đài Loan, một trong những nền dân chủ sôi động nhất châu Á, sẽ tiến hành bầu ra tổng thống và quốc hội mới vào thứ Bảy 11/1.

Hòn đảo đã được cai trị riêng kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949, nhưng Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết.

Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.

Tổng thống Thái Anh Văn đại diện cho Đảng Dân Tiến (DPP) ủng hộ độc lập chính thức cho Đài Loan.

Đối thủ chính của bà là Hàn Quốc Du thuộc Quốc Dân Đảng muốn có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc.

Phóng viên Cindy Sui của BBC tìm hiểu một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử – cách người dân Đài Loan tự nhận mình và liệu họ có còn xem mình là người Trung Quốc hay không.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-51023464

 

Ông Lạc Huệ Ninh ‘run chân’

ngày đầu nhậm chức ở Hong Kong?

Cuộc họp báo ngày đầu nhậm chức Giám đốc Văn phòng liên lạc Hong Kong của ông Lạc Huệ Ninh hôm 06/01/2020 được các báo khu vực hết sức chú ý.

Là người đại diện cao nhất của chính phủ Trung Quốc tại đặc khu vốn căng thẳng nửa năm qua vì làn sóng biểu tình, ông Lạc Huệ Ninh, 65 tuổi, bị một số tờ báo mô tả là “rất bối rối”.

Hong Kong khởi đầu 2020 với đợt biểu tình mới

2019: Một năm của các cuộc biểu tình

Hong Kong bị đẩy đến ”bên bờ sụp đổ”

Các báo tiếng Trung đăng tin ông Lạc “hai chân run bần bật” dù chỉ tiếp xúc báo chí đúng năm phút.

Việc bổ nhiệm ông Lạc, cựu chủ tịch tỉnh Thanh Hải, cựu bí thư Sơn Tây, người chưa hề có kinh nghiệm quản lý Hong Kong, được cho là vội vã, thậm chí bất ngờ.

Trang South China Morning Post mô tả Văn phòng liên lạc Hong Kong chỉ được thông báo trong vòng một giờ là họ sẽ có sếp mới.

Và trong buổi đón nhận tin rằng là ông Lạc Huệ Ninh, người đã quá tuổi hưu (65) từ tháng 10/2019, sẽ làm người đại diện cao cấp nhất của Bắc Kinh ở Hong Kong, đã không có mặt người lãnh đạo cũ.

Ông Vương Chí Dân bị sa thải vì khi nắm chức giám đốc văn phòng liên lạc của Bắc Kinh với Hong Kong đã để phe ủng hộ Trung Quốc thua đậm trong bầu cử cấp quận.

Trong 18 khu vực bầu cử Hong Kong thì 17 rơi vào tay các dân biểu địa phương chống Bắc Kinh hoặc ít ra là ủng hộ dân chủ.

Vì sao chọn Lạc Huệ Ninh?

Có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Lạc là người Hán, quê An Huy và đi lên từ cấp huyện ở tỉnh nhà.

Khi làm chủ tịch tỉnh Thanh Hải, vùng có người thiểu số Tây Tạng, ông đã thăm Ấn Độ, nước láng giềng giáp biên giới.

Nhưng ông chỉ thăm Hong Kong đúng một lần hồi 2018.

Sau khi rời Thanh Hải, ông về làm bí thư Sơn Tây và được nói là có năng lực điều hành nền kinh tế địa phương, chống tham nhũng.

Vẫn theo South China Morning Post trích các nhà bình luận từ Hong Kong, Quảng Châu và Singapore, có thể việc thiếu hoàn toàn kinh nghiệm tại Hong Kong lại là điểm mạnh của ông Lạc.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể rất cần một người hoàn toàn không dính líu gì đến các phe nhóm tại Hong Kong và có cái nhìn chính xác về tình hình.

Vì nhu cầu này, có thể ông Tập đã chấp nhận “phá lệ” về tuổi hưu khi bổ nhiệm ông Lạc Huệ Ninh.

Thất bại của phe thân TQ trong bầu cử vừa qua bị cho là do lỗi của Văn phòng liên lạc “báo cáo quá lạc quan về tình hình” cho Bắc Kinh.

Sự thực lại hoàn toàn không phải như vậy.

Tại cuộc họp báo, ông Lạc Huệ Ninh cam kết sẽ “phục hồi Hong Kong bị tàn phá bởi biểu tình để trở lại con đường đúng đắn”.

Ngoài vấn đề chính trị nội bộ, và ảnh hưởng của bầu cử Đài Loan sắp tới, mọi động thái của chính quyền Hong Kong đều có thể ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ – Trung.

Cuối 2019, Tổng thống Donald Trump ký thành luật hai dự luật ủng hộ những người biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.

Hoa Kỳ sẽ trừng phạt quan chức Hong Kong vi phạm nhân quyền và giám sát để đảm bảo thành phố này đủ tự chủ thì mới được hưởng qui chế giao thương đặc biệt với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, giới chức Hong Kong đang phải đối phó với lo ngại về bệnh viên phổi cấp do người từ Hong Kong đi thăm Hoa lục mắc phải.

Vụ việc xảy ra ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, và tới nay tổng cộng gây lây nhiễm cho 44 trường hợp, với 11 bị coi là “nghiêm trọng”.

Riêng tại Hong Kong, tính đến 05/01, các bệnh viện ở đây ghi nhận 16 vụ viêm phổi cấp.

Hồi 2003, virus Sars gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính xuất phát từ Trung Quốc, lây lan sang Hong Kong.

Sars làm chết chừng 800 người, trong đó có gần 300 ở Hong Kong.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-51018988

 

TQ tiếp tục thử nghiệm

tên lửa đạn đạo liên lục địa Cự Lãng 3

Hải quân Trung Quốc (22/12) phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Cự Lãng 3 (JL-3) từ tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type- 094) trên vịnh Bột Hải. Vụ bắn thử ICBM loại JL-3 được thực hiện khi tàu ngầm đang lặn và theo Military Watch, đây có thể là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc thực hiện bắn thử ICBM kiểu này.

Theo thông tin trên, Hải quân Trung Quốc đã thực hiện một vụ thử vũ khí quan trọng, theo đó một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICMB) bắn đi từ tàu ngầm. Đây là vụ thử thứ hai dạng này trong năm 2019. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn nguồn tin cho biết, tên lửa đạn đạo JL-3 được phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type- 094) trên vịnh Bột Hải. Vụ bắn thử ICBM loại JL-3 được thực hiện khi tàu ngầm đang lặn và đây có thể là lần đầu tiên hải quân Trung Quốc thực hiện bắn thử ICBM kiểu này.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc, vào lúc 4h28 sáng ngày 2/6/2019, đã bắn thử ICBM JL-3 tại vịnh Bắc Hải, gần bán đảo Sơn Đông (Trung Quốc).

Tên lửa JL-3 là một loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, dự kiến sẽ được dùng để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ tiếp theo của Trung Quốc. Tên lửa được xác định có tầm bắn vào khoảng 12 đến 14.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn cùng lúc. Được biết, tên lửa JL-3 sẽ được dành cho các tàu ngầm thuộc lớp Type 096, một loại tàu chạy bằng hạt nhân dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối thập niên 2020. Mỗi tàu Type-096 có thể mang tới 24 tên lửa JL-3, đủ sức đe dọa gần như toàn bộ khu vực Bắc Mỹ mà không cần rời vùng biển gần Trung Quốc. Lớp tàu ngầm này dự kiến sẽ được biên chế trong thập niên 2020, tăng cường đáng kể năng lực răn đe hạt nhân của Bắc Kinh. Dòng tên lửa JL hay Julang (Cự Lang) có nghĩa là “sóng lớn” trong tiếng Trung, là các tên lửa đạn đạo được thiết kế dành cho các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, là một phần chiến lược của quân đội Trung Quốc trong việc mở rộng khả năng ngăn chặn bằng hạt nhân từ trên bờ tới ngoài khơi.

Việc phát triển tên lửa đạn đạo mới JL-3 cho tàu ngầm ở Trung Quốc đã được biết đến trong nhiều năm trước đây. Người ta cho rằng loại tên lửa này sẽ được sử dụng để trang bị cho tàu ngầm tên lửa hạt nhân tương lai thuộc dự án 096. Dự án này cũng được giới truyền thông Trung Quốc thừa nhận. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược (mang tên lửa đạn đạo liên lục địa) gồm bốn chiếc thuộc dự án 094/094G, được trang bị tên lửa đạn đạo 3 tầng nhiên liệu rắn Cự Lang 2 (JL-2) – loại tên lửa cũng được coi là mới phát triển thành công. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện một tổ hợp các tàu ngầm thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược thực sự có khả năng hoạt động tác chiến, bởi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 được đưa vào biên chế trong những năm 1980 có lẽ mới chỉ là tàu ngầm thử nghiệm công nghệ.

Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc tìm mọi cách phát triển JL-3 là do: (1) Thứ nhất là tên lửa đạn đạo JL-2 thiếu tin cậy. Cho dù trên thực tế, JL-2 có tầm phóng khá lớn (được cho là khoảng từ 7.400-8.000 km), nhưng khả năng sử dụng nó để ngăn chặn Mỹ vẫn còn hạn chế, bởi độ tin cậy và khả năng dẫn đường của JL-2 bị giới chuyên gia đánh giá là quá kém. Thêm vào đó, công nghệ nén nhiên liệu của Trung Quốc còn hạn chế nên kích thước và trọng lượng của tên lửa quá lớn. Việc thử nghiệm JL-2 là một quá trình dài, kèm theo nhiều thất bại và chậm trễ. Một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức nó suýt dẫn đến thảm họa đánh chìm tàu ngầm phóng thử khi nó rơi ngược trở xuống làm tàu hỏng nặng. Chương trình JL-2 chỉ đạt được bước đột phá và vượt qua khủng hoảng vào năm 2012. Tuy nhiên, giới quân sự nước này không hề đặt trọn sự tin tưởng vào loại tên lửa đạn đạo này. (2) Thứ hai là tầm phóng của JL-2 quá ngắn. Căn cứ và khu vực tác chiến của tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trung Quốc nằm trong khu vực Biển Đông. Đây là khu vực thích hợp nhất để tuần tra các vùng biển gần Trung Quốc. Đối với những loại tàu này, lối ra Thái Bình Dương từ các vùng biển ven bờ sẽ là một vấn đề nan giải khi tàu ngầm Trung Quốc sẽ phải vượt qua những eo biển hẹp nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng tác chiến chống ngầm rất mạnh của Mỹ và Nhật Bản.

Theo chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Lý Kiệt, năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể một khi tên lửa JL-3 đạt tới tầm bắn thiết kế. Bên cạnh đó, các ICBM phóng từ trên mặt đất của Trung Quốc có tầm bắn 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Ông Lý Kiệt cho rằng, nếu Trung Quốc có thể cải tiến khả năng tấn công của JL-3, Bắc Kinh sẽ nắm thêm ưu thế mặc cả trong các vấn đề quân sự, chính trị và kinh tế. Trong khi đó, chuyên gia quân sự ở Hong Kong Tống Trung Bình nhận định, trong vòng 4 năm tới, Bắc Kinh sẽ đạt được mục tiêu trên bởi đây là khoảng thời gian các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đi vào hoạt động. Đây cũng là lúc tên lửa JL-3 đạt được tầm bắn như thiết kế. Trung Quốc chỉ muốn chứng minh năng lực phòng thủ hạt nhân quốc gia. Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc đua vũ trang với Nga và Mỹ bằng cách phát triển hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đắt đỏ. Cũng theo ông Tống Trung Bình, Bắc Kinh sẽ chỉ phát triển số lượng ít SSBN và SLBM bởi mục tiêu chính của Trung Quốc là đảm bảo quân đội có khả năng phản công hạt nhân hùng mạnh và hiệu quả nhất trong trường hợp quốc gia bị vũ khí hạt nhân tấn công.

http://biendong.net/bien-dong/32518-tq-tiep-tuc-thu-nghiem-ten-lua-dan-dao-lien-luc-dia-cu-lang-3.html

 

TQ thử nghiệm đập thủy điện Cảnh Hồng,

 ảnh hưởng tiêu cực hạ lưu sông Mê kông

Trong một bài viết đăng tải ngày 30/12, tờ Bangkok Post cho biết Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tại nhà máy thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam. Vì thế, 8 tỉnh dọc theo sông Mê Kông của Thái Lan đã được khuyến nghị chuẩn bị cho tình trạng mực nước sông giảm xuống trong thời gian từ ngày 1 đến 4/1/2020.

Cảnh Hồng là một trong 6 đập thủy điện thuộc tỉnh Vân Nam, mà Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng. Những con đập nằm chắn ngang thượng nguồn sông Mê Kông bao gồm: Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan và Công Quả Kiều. Đập thủy điện Cảnh Hồng được người trong ngành gọi là kiến trúc dẫn đầu trong “kiến trúc cốt cán của điện lực Vân Nam” trên sông Mê Kông. Đập này cao 108m, dài 705m. Nó có công suất 1.750 MW, gồm năm tuốc bin phát điện.

Ảnh hưởng tiêu cực hạ lưu sông Mê Kông

Theo đánh giá của chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mê Kông đã, đang và sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với sông Mê Kông.

Cụ thể, các con đập này đã làm thay đổi dòng chảy xuống hạ nguồn, đặc biệt trong các thời điểm các hồ thủy điện tích nước và xả nước, lượng nước thay đổi thất thường khiến cho các quốc gia phía hạ lưu chung dòng chảy sông Mê Kông luôn trong tình trạng bị động để điều phối dòng nước khi phục vụ nhu cầu của quốc gia.

Thứ hai, các con đập này trước khi chảy xuống khu vực hạ lưu sông đã giữ lại một lượng phù sa rất lớn, theo các phân tích thì lượng phù sa nằm phía thượng nguồn sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc theo tính toán chiếm khoảng 50% lượng phù sa của sông Mê Kông.. Theo đó, nghề thủy sản của người dân sống xung quanh dòng sông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các đập lớn đang góp phần làm cạn kiệt những dòng sông và làm trầm trọng tình trạng khô hạn. Điều này được nhận thấy rõ tại lưu vực sông Mê Kông, nơi mực nước của dòng chảy đang ở ngưỡng thấp nhất trong lịch sử.

Được biết đến như “người mẹ Nước” tại Lào và Thái Lan, sông Mê Kông chảy từ cao nguyên Tây Tạng, do phía Trung Quốc kiểm soát, chảy vào Biển Đông, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mỗi năm, những người nông dân ở lưu vực sông Mê Kông, vựa gạo lớn nhất của châu Á, sản xuất lượng gạo đủ để nuôi sống 300 triệu người. Lưu vực này cũng tự hào là nơi có nghề đánh cá nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% sản lượng đánh bắt trên toàn cầu. Những đập khổng lồ này là nguyên nhân gây ra sự “xâm thực” tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hậu quả là tình trạng “xâm nhập mặn” đã buộc người nông dân trồng lúa phải chuyển sang nuôi tôm hoặc trồng lau sậy.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Kông, việc phát triển thủy điện đến năm 2040 – bao gồm cả một số đập lớn của Trung Quốc đang được xây dựng hoặc đã được lên kế hoạch – sẽ dẫn tới trữ lượng cá giảm 40-80%.. Các đập thủy điện kéo dài dọc sông Mê Kông sẽ khiến các loài cá khó di cư từ vùng này sang vùng khác để sinh sản, nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt, đặc biệt với các loài cá da trơn có trọng lượng lớn, một trong những “đặc sản” của dòng sông Mê Kông.

Công tác bảo trì đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc đã dẫn đến việc xả nước, gây lũ lụt tại Thái Lan và Lào, tác động xấu tới mùa màng và hủy hoại quá trình sinh trưởng của cá, gây thiệt hại cho người dân địa phương.

Việc Trung Quốc chạy thử nghiệm đập thủy điện Cảnh Hồng sẽ khiến mực nước sông Mê Kông giảm mạnh, tác động đến các quốc gia ở hạ lưu sông Mê Kông.

8 tỉnh Đông Bắc của Thái Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo cảnh báo của Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia (ONWR), mực nước sẽ giảm xuống ở các tỉnh Chiang Rai, Loei, Nakhon Phanom, Nong Khai, Mukdahan, Bung Kan, Amnat Charoen và Ubon Ratchathani, khi việc thử nghiệm đập Cảnh Hồng bắt đầu

Ông Somkiat Prajumwong, Tổng thư ký Văn phòng Tài nguyên Nước Thái Lan cho biết, việc Trung Quốc thử nghiệm đập thủy điện thời điểm này sẽ khiến tình hình hạn hán ở Thái Lan trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi hoạt động thử đập Cảnh Hồng diễn ra trong thời điểm Thái Lan đang đối phó với một đợt hạn hán nghiêm trọng.

Viện Thông tin Thủy văn Thái Lan (HII) cho biết mực nước ở các hồ chứa lớn ở nước này thấp ở mức báo động do lượng mưa năm nay thấp hơn mức trung bình 18%. Lượng nước tại 9 hồ chứa nước lớn nhất Thái Lan chỉ còn chưa đến 30% tổng sức chứa.

HII cũng cảnh báo về tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng ở sông Chao Phraya trong quý I năm 2020 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nước sạch cung cấp cho người dân

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của của VN có nguy cơ bị ngập mặn

Chiều 31/12, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, đập thủy điện Cảnh Hồng sẽ giảm lượng xả nước và sẽ tác động xấu đến tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tổng cục Thủy lợi cho biết, theo thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc vào ngày 27/12, lưu lượng xả nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ được điều chỉnh giảm từ mức 1.200-1.400 m3/s, xuống còn 800-1.000 m3/s trong thời gian từ ngày 1/1/-4/1/2020. Sau đó, lượng xả từ đập Cảnh Hồng tiếp tục giảm xuống 504-800 m3/s trong ngày 4/1, trước suy trì trở lại mức bình thường (1.200-1.400 m3/s).

Trao đổi với báo Tiền phong, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục Thủy lợi cho biết, việc giảm nước xả trên của đạp Cảnh Hồng sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 22/1-28/1/2020, trùng với triều cường cuối tháng 12 âm lịch, khả năng làm xâm nhập mặn tăng cao trong thời gian này.

Tổng cục Thủy lợi cũng cho biết, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Kông hiện ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và thấp hơn năm 2015 (năm sinh ra hạn lịch sử).

Trong tháng 12/2019, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến do trong đợt triều cường ở mức cao và gió Đông Bắc cường độ mạnh (do ảnh hưởng của cơn bão số 7), ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 km (Sông Hàm Luông), cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17 km. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Trung Quốc sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22-1-2020 và ảnh hưởng ra các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28-1-2020 – thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón năm mới 2020, cho nên, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng với đỉnh mặn vào những ngày Tết cổ truyền.

Theo cảnh báo của cơ quan này, do việc giảm xả nước của thủy điện Cảnh Hồng nên khả năng xảy ra hạn mặn lịch sử như năm 2015-2016 là rất cao.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32467-tq-thu-nghiem-dap-thuy-dien-canh-hong-anh-huong-tieu-cuc-ha-luu-song-me-kong.html

 

TQ biên chế và đưa vào sử dụng tàu lặn “Hải Long”

Chính quyền Trung Quốc (30/12) đã biên chế và đưa vào sử dụng tàu lặn sâu có tính năng tác nghiệp mạnh nhất Trung Quốc “Hải Long”. Tàu trên có thể giúp thợ lặn đến vùng nước sâu hàng trăm mét, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên biển, cứu nạn, cứu hộ, trục vớt, khảo sát khoa học, thăm dò…

Theo truyền thông Trung Quốc, Tàu lặn “Hải Long” được bàn giao tại Quảng Châu và nhiều khả năng sẽ biên chế để thực hiện các hoạt động ở Biển Đông. Tàu “Hải Long” có thể giúp thợ lặn đến vùng nước sâu hàng trăm mét, sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên biển, cứu nạn, cứu hộ, trục vớt, khảo sát khoa học, thăm dò… và có thể tiến hành tác nghiệp trong thời gian dài. Tàu lặn “Hải Long” có các đặc điểm chuyên nghiệp, dễ chịu và an toàn, tính năng tổng thể đạt trình độ tiên tiến quốc tế.

Theo thiết kế, tàu lặn sâu “Hải Long” có chiều dài 124 mét, chiều rộng 24 mét, diện tích boong tàu 900 mét vuông, có thể đáp ứng 120 người tác nghiệp bình thường trong 45 ngày. “Hải Long” là tàu lặn sâu tiên tiến nhất Trung Quốc đã được bàn giao, có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực khai thác biển sâu của Trung Quốc trong thời gian tới.

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có 54 tàu khảo sát (26 tàu khảo sát xa bờ, 26 tàu khảo sát gần bờ) như: Tàu Tuyết Long, Trung tâm nghiên cứu địa cực Trung Quốc; tàu Đại Dương số 1, thuộc Hiệp hội phát triển nghiên cứu tài nguyên khoáng sản đại dương Trung Quốc; tàu Hướng Dương Đỏ 06, thuộc Chi cục Bắc Hải Cục Hải dương Quốc gia; tàu Phát Hiện, thuộc Đại đội Khảo sát địa chất hải dương số 1, Cục dầu mỏ Hải Dương Thượng Hải; tàu Khảo Cổ 01, thuộcCục Văn vật Quốc gia Trung Quốc; tàu Chiết Hải Khoa 1, Đại học Hải Dương Chiết Giang…

Trong đó, tàu Khảo Cổ 01có chiều dài 56 m, chiều rộng 10,8m, chiều cao 4,8 m, độ mớn nước 2,6 m, trọng tải 950 tấn, tốc độ 12 hải lý/h, chịu được sóng gió cấp 8, hành trình liên tục 30 ngày đêm, biên chế 36 người, tàu gồm 5 tầng với 11 phòng, bao gồm phòng công tác chuyên môn, phòng thiết bị khảo cổ, phòng nghỉ… Tàu này được thiết kế với mục đích chuyên thực hiện nhiệm vụ khảo cổ, bảo tồn di chỉ di vật dưới nước tại các khu vực biển duyên hải, bao gồm cả khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu thực nghiệm tổng hợp Lý Tứ Quang có chiều dài 129,3m, rộng 17m, lượng giãn nước

tải đầy 6.086 tấn, được thiết kế với trình độ tự động hóa cao, tính năng kỹ thuật rất ưu việt. Nó được trang bị nhiều loại thiết bị tiên tiến để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu biển. Tàu điều tra hải dương 871là tàu khảo sát tổng hợp biển xa đầu tiên do Phòng 1 – Viện 708 – Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tự thiết kế, Nhà máy đóng tàu Vu Hồ chế tạo và đưa vào hoạt động tháng 8/1998. Tàu được trang bị hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, chuyên thực hiện nhiệm vụ điều tra hải dương, khảo sát biển và kỹ thuật hàng hải. Tàu khảo sát vật lý địa cầu Hải Dương Thạch Du (tàu Hải Dương Thạch Du 720 và tàu Hải Dương Thạch Du 721) có chiều dài 107,4m, chiều rộng 24m, chiều cao 9,6m, độ sâu tác nghiệp đạt 3.000m, tàu được trang bị 12 dây cáp có chiều dài mỗi dây 8000m, có thể tác nghiệp thu thập số liệu địa chất trong điều kiện biển sóng gió cấp 5. Tàu chuyên tiến hành hoạt động khảo sát địa chất, được trang bị nhiều thiết bị công nghệ tối tân nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu, nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu về tài nguyên, tìm nguồn dầu khí hải dương mới tại khu vực Biển Đông cho Trung Quốc. Tàu Đông phương Hồng có trọng lượng rẽ nước hơn 3.000 tấn, là một trong những tàu nghiên cứu khảo sát hiện đại nhất của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng từ những năm 1996. Tàu trên có nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình phát triển của Biển Đông cũng như nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng biển.

Mới đây nhất, Trung Quốc (27/7) cho biết đã bàn giao tàu khảo sát “Đại Dương hiệu”, đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm dò và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc. Tàu trên dài 98,5 m, rộng 17 m và độ choán nước xấp xỉ 4.600 tấn, được trang bị tàu lặn, sonar và hệ thống cảm biến từ xa, tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lý, có khả năng tiến hành thăm dò tài nguyên tầng sâu ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới. CCTV cho rằng con tàu Đại Dương Hiệu cũng đại diện cho “đỉnh cao” của công nghệ khảo sát đại dương của Trung Quốc. Tàu Đại Dương Hiệu do Bộ Tài nguyên thiên nhiên sở hữu và quản lý, được trang bị công nghệ khảo sát đại dương tiên tiến nhất của Trung Quốc. Việc chuyển giao con tàu này đánh dấu một kỷ nguyên mới về năng lực của Trung Quốc trong nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên biển và giúp duy trì quyền lợi của nước này trong các vùng biển quốc tế. Giới chuyên gia, học giả cho rằng tàu trên sẽ là công cụ góp phần quan trọng để Trung Quốc củng cố yêu sách “chủ quyền” phi pháp trên biển. Chuyên gia Collin Koh, Viện Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định, “tàu này không chỉ làm nhiệm vụ khảo sát mà là tàu nghiên cứu hải dương học. Tàu thường vượt quá nhiệm vụ khảo sát và cũng có các phòng thí nghiệm trên tàu để nghiên cứu khoa học biển. Nếu được triển khai đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), con tàu giúp thể hiện sự hiện diện hàng hải của Trung Quốc. Nhưng ngoài ra việc thu thập thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng của tàu sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển và điều này sẽ giúp tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự – tựu chung là giúp Trung Quốc khẳng định về các tuyên bố chủ quyền của mình”. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sẽ sử dụng các thông tin thu thập được để hiểu hơn về điều kiện đáy biển, sinh thái… Những thông tin này có thể tạo ra dữ liệu hữu ích cho ngư nghiệp, khai thác đáy biển, khai thác tài nguyên hydrocarbon và nhiều hoạt động khác. Hiện không có nước nào trong khu vực có năng lực nghiên cứu khoa học biển cao như vậy nên tàu Đại Dương Hiệu đem lại cho Trung Quốc một lợi thế rất đáng kể. Trong khi đó, chuyên gia Tống Trung Binh của Trung Quốc lại cho rằng việc nâng cao năng lực nghiên cứu đại dương sẽ giúp Trung Quốc trở thành siêu cường về biển. Muốn đạt được điều đó, Bắc Kinh phải không ngừng thu thập các thông tin các nhau về đại dương và nhiệm vụ Da Yang Hao có thể được mở rộng sang vùng biển khác.

Trung Quốc luôn cho rằng nơi nào có hiện vật nguồn gốc Trung Hoa, nơi đó là vùng lãnh thổ do người Trung Hoa chiếm cứ và khai thác, bởi họ có ý đồ sẽ hậu thuẫn cho mục tiêu dịch chuyển không gian hàng hải đến toàn bộ dân chúng. Điều đó cho thấy, khảo cổ học dưới nước mang ý nghĩa chính trị trong vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia. Chính vì vậy, mục đích của Trung Quốc tập trung vào khảo cổ học không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà quan trọng hơn là nâng cao địa vị cường quốc hải dương của Trung Quốc với thế giới và từng bước độc chiếm Biển Đông. Không những vậy, khảo cổ cũng là chiêu trò mới của Trung Quốc trong việc tìm kiếm các chứng cứ lịch sử, yêu cầu UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của họ là di sản văn hóa thế giới. Nó thực chất là thủ đoạn ngụy tạo những chứng cứ lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo. Việc đưa hàng loạt các tàu khảo sát, khảo cổ và thực nghiệm xuống biển Đông cho thấy, Trung Quốc đang không ngừng đầu tư chế tạo các tàu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu lịch sử và khoa học trái phép, nhằm hiện thực hóa âm mưu hết sức nguy hiểm là tranh đoạt chủ quyền lãnh thổ và vơ vét tài nguyên ở 80% diện tích Biển Đông. Ngoài ra, các tàu khảo sát vật lý địa cầu dưới đáy biển này đóng vai trò như những tên “lính tiên phong”, sẽ tiến hành thăm dò, lấy mẫu các tầng đất đá, nghiên cứu cấu tạo các tầng địa chất dưới đáy biển để tìm

ra những dấu hiệu cho thấy sự hiện hiện của các mỏ dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các giàn khoan tiến hành thăm dò chất lượng và trữ lượng dầu trong các mỏ ngầm dưới đáy biển. Điều đó cho thấy, chính quyền Bắc Kinh đã lộ rõ chân tướng của một kẻ luôn muốn độc chiếm Biển Đông, nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ở vùng biển này, phục vụ cho cơn khát năng lượng của một nền kinh tế hiện đang phát triển quá nóng của Trung Quốc.

Trước việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động khảo sát, thăm dò, nghiên cứu khoa học trái phép ở Biển Đông, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết từng nhiều lần tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp với các vùng biển Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

Việt Nam kiên quyết phản đối các hoạt động khảo cổ phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, không phù hợp với xu thế phát triển quan hệ hai nước trong bối cảnh hiện nay, không có lợi cho duy trì hòa bình ở khu vực.

http://biendong.net/bien-dong/32514-tq-bien-che-va-dua-vao-su-dung-tau-lan-hai-long.html

 

Thông điệp 2020 của ông Tập Cận Bình:

TQ tập trung thúc đẩy cải cách kinh tế

Phát biểu trước thềm năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (31/12) không đề cập đến tình hình cọ xát thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019 mà dành nhiều thời lượng để khẳng định những thành tựu kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật đã đạt được trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tập trung cải cách kinh tế, thực hiện mục tiêu “100 năm lần thứ nhất”.

Trong thông điệp năm 2020, ông Tập Cận Bình cho biết, trong năm 2019, Trung Quốc phát triển chất lượng cao được thúc đẩy một cách ổn định, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến đạt 100 nghìn tỉ nhân dân tệ (gần 14.400 tỉ USD) và thu nhập bình quân đầu người tăng lên mức 10.000 USD. Không những vậy, sự phát triển nhịp nhàng giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, vành đai kinh tế sông Trường Giang, xây dựng vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macau, nhất thể hoá vùng châu thổ sông Trường Giang được thúc đẩy vững chắc, việc bảo tồn sinh thái và phát triển chất lượng cao lưu vực sông Hoàng Hà trở thành chiến lược quốc gia.

Về thành tựu khoa học kỹ thuật, ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc trong năm qua đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, điển hình là việc tàu Hằng Nga 4 lần đầu tiên đổ bộ xuống mặt tối của Mặt Trăng trong lịch sử nhân loại, tên lửa đẩy Trường Chinh 5Y-3 được phóng thành công, tàu phá băng Tuyết Long 2 thực hiện hành trình đầu tiên tới Nam Cực, việc nối mạng toàn cầu hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc thực hiện thương mại hoá công nghệ 5G, sân bay Quốc tế Đại Hưng Bắc Kinh đi vào hoạt động,…

Trong lĩnh vực thương mại, Chủ tịch Trung Quốc nói nước này đã gia tăng thiết lập một loạt khu thí điểm mậu dịch tự do mới, và mở rộng khu thí điểm mậu dịch tự do Thượng Hải. Quy mô giảm thuế trong năm 2019 của Trung Quốc được ông Tập ghi nhận vượt qua con số 2.000 tỉ tệ, trong đó có chính sách nâng mức sàn chịu thuế thu nhập cá nhân của người dân. Các chính sách miễn giảm thuế được đánh giá là một điểm sáng trong năm qua, như một phần gói giải pháp của chính phủ Trung Quốc nhằm tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp, người dân gặp phải do tác động của chiến tranh thương mại với Mỹ.

Về vai trò của quân đội, ông Tập Cận Bình nói công cuộc cải cách quân đội và quốc phòng Trung Quốc được thúc đẩy vững chắc, và ca ngợi Quân giải phóng nhân dân (PLA) “thể hiện bộ mặt xây dựng quân đội hùng mạnh trong thời đại mới”. Ông Tập đề cao lễ duyệt binh quy mô lớn ở Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10/2019, các chương trình kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân và không quân của PLA, cũng như việc Trung Quốc tổ chức Hội thao Quân sự thế giới lần thứ 7

Đáng chú ý, ông Tập đề cập việc chính thức biên chế tàu sân bay Sơn Đông – mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, và tuyên bố PLA “là bức Trường thành thép” bảo vệ đất nước.

Về cuộc chiến thương mại với Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc đề cập đến “chặng đường Trường chinh trong thời đại mới” – cụm từ từng được các nhà phân tích cho là thể hiện lập trường mới của ban lãnh đạo Trung Quốc về việc sẵn sàng một quá trình giằng co dài hơi ở lĩnh vực thương mại với Mỹ, trong bối cảnh đối đầu thương mại leo thang hầu hết thời gian năm qua, trước khi Mỹ-Trung nhất trí thỏa thuận “giai đoạn 1” vào cuối năm. Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục “giang rộng vòng tay với thế giới”, và kêu gọi các nước trên thế giới cùng tham gia xây dựng sáng kiến “Vành đai, Con đường”, “thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”.

Về vấn đề Hồng Công và Đài Loan, ông Tập Cận Bình cho rằng tình hình ở Hồng Kông “khiến mọi người day dứt” và cảnh báo “không có môi trường hài hoà và ổn định thì làm sao có được quê nhà an cư lạc nghiệp”; cho rằng thực tiễn thành công của Macau minh chứng, “Một quốc gia, hai chế độ” hoàn toàn có thể thực hiện và được lòng người, đồng thời nhấn mạnh “Hồng Kông phồn thịnh, ổn định là tâm nguyện của nhân dân Trung Quốc”. Đáng chú ý, Chủ tịch Trung Quốc tái khẳng Hồng Công và cũng là kỳ vọng của người dân Trung Quốc”.

Chủ tịch Trung Quốc cũng tuyên bố trong năm sau, nước này sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện – mục tiêu phấn đấu “100 năm đầu tiên”. Ông gọi năm 2020 là năm “có ý nghĩa cột mốc” mang tính bước ngoặt; khawnggr định Trung Quốc sẽ xây dựng một xã hội thịnh vượng một cách toàn diện và đạt được mục tiêu thế kỷ đầu tiên; nhấn mạnh năm 2020 cũng sẽ là một năm chiến thắng của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đói nghèo. Ông Tập Cận Bình cho rằng, “tình hình càng khó khăn, chúng ta càng tiến lên, chúng ta sẽ bù đắp những thiếu sót, đặt nền tảng vững chắc hơn và kiên quyết chiến đấu chống đói nghèo”. Không những vậy, ông Tập Cận Bình còn tái khẳng định Trung Quốc tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình và thúc đẩy sự phát triển chung của nhân loại. Trung Quốc sẵn sàng chung tay với mọi người từ tất cả các quốc gia trên thế giới để tích cực xây dựng “Vành đai và Con đường”, thúc đẩy xây dựng một cộng đồng tương lai chung cho nhân loại và nỗ lực không ngừng để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân loại.

http://biendong.net/bien-dong/32513-thong-diep-2020-cua-ong-tap-can-binh-tq-tap-trung-thuc-day-cai-cach-kinh-te.html

 

Quân đội Trung Quốc tại Hong Kong liên tục tập trận:

Thông điệp hay khiêu khích mới của Bắc Kinh

Thời gian gần đây, quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong liên tục tổ chức tập trận bắn đạn thật nhằm phô trương thanh thế và gửi thông điệp cảnh báo tới “những người biểu tình tại Đặc khu hành chính này”.

Theo thông tint trên, dàn chiến hạm, tàu cao tốc, trực thăng, bộ binh, lính đặc nhiệm và các đơn vị chiến đấu thuộc lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong đã tham gia vào cuộc huấn luyện không hải quân diễn ra vào ngày 27/12. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết, “đây là hoạt động tuần tra với sự tham gia của bộ binh, hải quân và không quân nhằm đối phó với tình huống khẩn cấp, điều động binh sĩ, phối hợp hành động và tấn công giả định nhằm trang bị năng lực thực chiến”. Các binh sĩ quân đội Trung Quốc thuộc nhiều đơn vị khác nhau đã cùng nhau phối hợp hành động để “chiếm giữ và kiểm soát một cầu tàu” trong cuộc tập trận giả định.

Trước đó, CCTV (24/12) công bố một video cho biết quân đội Trung Quốc ở Hong Kong vừa thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, nhưng không cho biết thời gian và địa điểm cụ thể. Theo đó, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc là Qinzhou đã tham gia cuộc tập trận. Đoạn video cho thấy tàu này phóng tên lửa chặn để tránh các cuộc tấn công bằng tên lửa từ kẻ thù. Quân lính tham gia tập trận dường như đang tập luyện các hành động khẩn cấp trong diễn tập. Tất cả quân lính trên tàu đều mặc đồng phục và trang bị có dấu Hải quân Trung Quốc. Một bài báo đi cùng với video cho biết cuộc tập trận được thực hiện bởi một tiểu đoàn hải quân, nằm trong kế hoạch diễn tập hàng năm bao gồm diễn tập chiến trường ở Biển Đông cho đơn vị hải quân đóng ở Hong Kong. Hồi tháng 7/2019, quân đồn trú quân đội Trung Quốc ở Hong Kong cũng thực hiện diễn tập tuần tra không – hải quân, bao gồm việc cho

tàu đi qua cảng Hong Kong. Cuộc diễn tập được thực hiện vào khi nhiều cuộc biểu tình đòi dân chủ đang diễn ra tại Hong Kong.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông cùng với sự gia tăng các máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý của họ.

Trước các hoạt động tập trận trên của quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, cuộc diễn tập là nhằm gửi đi lời cảnh báo tới những người biểu tình Hong Kong trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gần 7 tháng qua tại Hong Kong vẫn chưa chấm dứt. Ông Tống nhận định, cuộc tập trận nhằm chứng minh quân đội Trung Quốc hoạt động ở Hong Kong có thể xử lý mọi “cuộc tấn công khủng bố” tiềm tàng có thể gây ảnh hưởng tới sự ổn định của đặc khu hành chính. Nhà quan sát quân sự tại Macau, ông Antony Wong Dong nhấn mạnh, cuộc tập trận vào ngày 29/12 là nhằm gửi đi thông điệp cảnh báo tới người biểu tình Hong Kong. Còn cuộc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông là nhằm cảnh báo Đài Loan trong bối cảnh nhà lãnh đạo Thái Anh Văn hy vọng có thể tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 11/1 tới.

Trong khi đó, giới nghị sĩ đối lập Hong Kong chỉ trích hành động này vi phạm Luật cơ bản của đặc khu và luật binh lính đồn trú, nêu rằng binh lính không được can thiệp vào vấn đề của địa phương và phải thông báo trước cho chính quyền Hong Kong về các hoạt động huấn luyện hay làm công ích.

http://biendong.net/bien-dong/32512-quan-doi-trung-quoc-tai-hong-kong-lien-tuc-tap-tran-thong-diep-hay-khieu-khich-moi-cua-bac-kinh.html

 

Lào có nguy cơ rơi sâu vào ‘bẫy nợ’ của TQ

Lào có nguy cơ trở thành một trong những quốc gia rơi sâu hơn vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, khi nợ tích lũy đã vượt quá 60% tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế.

Theo tờ Nikkei Asian Review, Lào, với dân số chỉ 7 triệu người, hy vọng các công ty Trung Quốc có thể đầu tư các đặc khu kinh tế và mở cửa các cơ sở hạ tầng như đập thủy điện và đường sắt cho các công ty Trung Quốc nhận xây dựng. Tuy nhiên, các nhà quan sát đã đặt câu hỏi về các dự án này, thậm chí lo ngại rằng nợ của Lào đã chồng chất như núi.

Cũng theo Nikkei Asian Review, đầu tháng 12/2019 các quan chức nước Lào và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận phát triển cho thuê 90 năm đặc khu Boten ở phía bắc Lào, liền kề với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Tập đoàn công nghiệp Vân Nam – Hai Cheng đã được phép xây dựng các cơ sở như khách sạn, trung tâm giải trí, nhà hàng và trung tâm mua sắm để thu hút khách du lịch Trung Quốc với vốn đầu tư 10 tỷ USD, diện tích khoảng 700 ha ở khu vực miền núi.

Tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào, một kỷ lục du lịch mới đã được thiết lập trong năm 2019: hơn 1 triệu khách du lịch Trung Quốc đã tới đây.

Để thành lập thêm các đặc khu kinh tế như Boten, Lào hiện đã phê duyệt 14 trong số 40 đặc khu kinh tế đã quy hoạch với hy vọng chấn hưng nền kinh tế của đất nước. Trong mấy năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào là 6%.

Chuyên gia hoài nghi về mô hình phát triển của Lào

Ông Shalmali Guttal, giám đốc điều hành của Focus on the Global South, một nhóm chuyên gia tư vấn của Thái Lan, nói với Nikkei Asian Review , các đặc khu kinh tế có thể là một phần của kế hoạch công nghiệp hóa, nhưng các đặc khu kinh tế của Lào đã không thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất. Thay vào đó, đất đai đang được sử dụng để phát triển khai thác các bất động sản, như khách sạn và sòng bạc.

Đầu năm nay, ông Samsana Ratsaphong, lãnh đạo ngành đường sắt của Lào cho biết tuyến đường sắt dài 414km, nối Vân Nam (thủ phủ của tỉnh Côn Minh, Trung Quốc) với thủ đô Viên Chăn của Lào đã hoàn thành một nửa và sẽ vận hành đúng tiến độ vào tháng 12 năm 2021.

Đây là một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường” do ông Tập Cận Bình khởi xướng. Tuyến đường sắt Vân Nam – Viên Chăn được bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2015. Sau khi đến Viên Chăn, nó nối với đường sắt chạy tới Bangkok, Thái Lan, rồi xuôi về phía Nam dọc theo bán đảo Malaysia cho tới tận Singapore.

Chi phí đầu tư cho tuyến đường sắt khoảng 6 tỷ đôla làm dấy lên mối lo ngại bị sập bẫy nợ. Số tiền chi ra cho dự án đường sắt tương đương đến một nửa GDP của Lào.

Chính phủ Trung Quốc sẽ cấp khoảng 70% vốn cho tuyến đường sắt, trong khi Lào – nơi có nền nông nghiệp tự cấp chiếm tới một nửa doanh thu cho nền kinh tế – chỉ trả 30% còn lại với vốn vay từ các thể chế tài chính Trung Quốc.Tuy nhiên, 30% còn lại cũng là mức quá lớn đối với Lào. Chính phủ Lào đã phải vay 480 triệu đô la từ Trung Quốc ở mức lãi 2,3% với thời hạn 30 năm. Các khoản vay được thế chấp bằng một mỏ bauxite và ba mỏ kali ở Lào.

Nguy cơ rơi vào bẫy nợ

Theo Nikkei Asian Review, trước khi kết thúc năm 2017, Lào có khoản nợ nước ngoài là 13,6 tỷ USD, trong khi GDP của nước này chưa tới 20 tỷ USD. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Lào, đã đầu tư 5,4 tỷ đôla kể từ năm 1989

Tháng 3/2019, Trung tâm phát triển toàn cầu có trụ sở tại Mỹ đã cảnh báo về sự phụ thuộc của Lào vào Trung Quốc.

Trung tâm nhấn mạnh rằng Lào nằm trong nhóm 8 nước có tỷ lệ nợ với Trung Quốc cao nhất trong nhóm 68 nước có tham gia vào dự án “Vành đai và Con đường.” Cơ quan này chỉ ra rằng số tiền chi ra cho dự án đường sắt tương đương đến một nửa GDP của Lào.

Tháng 08/2019, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng dự án có thể đe dọa đến khả năng trả nợ của Lào.

Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào cho biết nợ công đã tăng lên hơn 60% GDP – các nhà kinh tế cho rằng mức này là quá cao và nhiều rủi ro.

Các dự án xây dựng này cũng không mang đến nhiều việc làm cho người địa phương như kỳ vọng trước đó bởi Trung Quốc đưa các kỹ sư và người lao động sang Lào làm việc.

Trước đó theo tờ Nikkei, hàng ngàn gia đình người Lào phản ánh họ đáng ra sẽ nhận được bồi thường từ việc nộp đất để làm dự án cao tốc khởi công từ năm 2016 nhưng cho tới nay, số tiền bao nhiêu và thời gian nhận là bao giờ thì chưa được nhận câu trả lời rõ ràng.

Theo ước tính chính thức, gần 4.000 ha rừng, đất nông nghiệp và hơn 3.300 tòa nhà đã được trưng dụng cho dự án. Hàng ngàn hộ gia đình đã mất đất canh tác, nhưng chưa có tiền đền bù, rơi vào hoàn cảnh túng quẫn.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/32463-lao-co-nguy-co-roi-sau-vao-bay-no-cua-tq.html

 

Maldives chật vật với khoản nợ TQ

Tờ South China Morning Post hôm qua đưa tin chính quyền mới của Maldives đang tìm kiếm một giải pháp “ngoại giao” nhằm tái cơ cấu món nợ khổng lồ trị giá 1,4 tỉ USD với Trung Quốc.

Theo đó, đảo quốc này đang gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay. “Các khoản vay của chính quyền tiền nhiệm là vô lý và đẩy chúng tôi vào thế khó khăn”, Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid cho biết.

Trong nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Abdulla Yameen đã phụ thuộc rất lớn vào các khoản hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh. Đổi lại, các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Maldives được triển khai với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Nhiều nguồn tin thân cận với chính phủ Maldives cho biết gần như toàn bộ các dự án được thực hiện với các điều khoản bí mật, không thông qua đấu thầu cùng mức giá thổi phồng gấp nhiều lần.

Cuối tháng trước, cựu Tổng thống Yameen đã bị kết án 5 năm tù và phải nộp phạt 5 triệu USD vì tội danh tham nhũng, theo BBC.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32454-maldives-chat-vat-voi-khoan-no-tq.html