Tập San Tân Ðại Việt Số 12/2019 – Chúc mừng năm mới 2020
Mục Lục
BCHTƯ: Thư chúc Tết
Lê Minh Nguyên:
-Thuơng chiến Mỹ-Trung theo nghiên cứu của CSIS
– Thương Ước
BCHTƯ: Phân ưu
Trần Gia Phụng: Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Cộng
Nguyễn Ngọc Sẵng: Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại
Trọng Đạt: Cuộc chiến tranh Mậu Dịch và Biển Đông
Trí Đạt: Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính
Tuyết Mai: Thương chiến Mỹ Trung là cột mốc đầu tiên báo hiệu sự chấm dứt của ĐCSTQ
Nguyễn Thị Cỏ May: Trung Quốc Ngày Nay Qua Cái Nhìn Của Một Người Tàu
Đại-Dương: Mối đe dọa từ Trung Cộng buộc Nato phải lột xác
Ngọc Hoài Phương: Thơ
– Cứ vờ như quên
– Vô đề
Mai Thanh Truyết: Bauxite Cao Nguyên Trung Phần mới là hiểm họa Hán hóa thực sự
Bùi Giáng: Thơ Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào
Phan Văn Song:
– Viết Cho Tháng Cuối Cùng Một Đất Nước Còn Gọi Là Việt Nam
– Viết Cho Tháng Cuối Cùng Một Đất Nước Còn Gọi Là Việt Nam II
Thanh Thủy: Tham luận 143
Ngọc Hoài Phương: Thơ:
– Con cá mắc cạn
– Ngựa già
– Chút đá vàng còn sót lại ngàn sau
Trọng Đạt: Sai Lầm Lớn Nhất Của Họ Hồ
Nhữ Đình Hùng: Biển Nam Hải: Một vùng tranh chấp đầy thèm muốn
David Archibald: Lời khuyên về Trung Quốc dành cho các bạn Việt Nam
Cỏ May: Đối lập trên mạng hay thế lực thù địch?
Uwe Siemon-Netto: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Từ Uyên/Người Việt: Sài Gòn, những mùa Giáng Sinh xưa
Phương Tôn: Một Vài Lễ Tục Giáng Sinh Tại Âu châu
Tiểu Tử: Mài dao mài kéo
Thái Quốc Mưu: Tôi cưới vợ
Thư chúc Tết
Kính thưa toàn thể Quý Đồng Chí Tân Đại Việt.
Thời khắc Giao thừa thiêng liêng rộn rã đang đón chào Năm Mới 2020, thay mặt Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Tân Đại Việt xin kính chúc Quý Đồng Chí Niên trưởng, Quý Đồng Chí Tân Đại Việt và Gia quyến một Năm Mới 2020 nhiều Sức khỏe, An lành và Hạnh phúc.
Năm 2019 đã qua với những thuận lợi cũng như còn nhiều khó khăn cho Đảng.
Chúng ta đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong các công tác phát triển Đảng qua những chuyến công du tại Úc Châu với sự nhiệt tình ủng hộ và đầy thiện cảm của đồng bào địa phương, của các Hội đoàn Quân đội, các tổ chức Đảng phái và nhất là Truyền thông Báo chí với nhiều cuộc phỏng vấn trên Đài, trên TV và báo chí …, đó cũng nhờ sự vận động giao tế của đồng chí Khu Bộ Trưởng Úc Châu và những cảm tình ưu ái dành cho Cố GS Nguyễn Ngọc Huy; hay những liên hệ giao tiếp với các tổ chức, đảng phái, bạn bè ở địa phương trong buổi Picnic ở South Padre’ Island thuộc miền Nam Texas và đặc biệt qua các Lễ Tưởng niệm lần thứ 29 Cố GS Nguyễn Ngọc Huy và Đảng khánh lần thứ 55 của Đảng Tân Đại Việt kèm theo những buổi Hôi luận chính trị ở Georgia và Nam California …
Tuy nhiên chúng ta cũng còn nhiều tồn tại về nhân sự hay những bất đồng ý kiến nhỏ trong nội bộ.
Nhu cầu cần thiết của chúng ta là đoàn kết, chỉ có đoàn kết mới đưa đến thành công. GS Nguyễn Ngọc Huy thường nói “Công cuộc đấu tranh lật đổ chế độ CS ở Hải ngoại còn nhiều khó khăn, chỉ có đoàn kết mới đương đầu với CS”
Song song với những biến chuyển tình hình thế giới trong năm qua như:
– Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn căng thẳng từ tháng 5 khi Tổng Thống Donald Trump nâng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD vào hàng hóa Trung quốc sau khi Bắc Kinh phá bỏ thỏa thuận cam kết. Cuộc đối đầu của hai cường quốc không chỉ xoay quanh vấn đề thương mại mà còn cạnh tranh địa chính trị, cuộc chiến còn bị chi phối bởi chính trị cá nhân. Tổng Thống Donald Trump muốn tái cử năm 2020, còn Tập Cận Bình muốn thỏa mãn giấc mơ Trung Hoa …
Mặc dù Mỹ – Trung tuyên bố ngày 13/12/2019 đã đạt thỏa thuận giai đoạn một, tuy nhiên các chuyên gia dự đoán chiến tranh thương mại có thể kéo dài tới sau bầu cử ở Mỹ năm 2020 do hai bên còn nghi kỵ lẫn nhau.
– Biểu tình ở Hồng Kông: Các cuộc biểu tình của Phong trào Dân chủ Hồng Kông bắt đầu tháng 6 năm 2019 phản đối một đạo luật dẫn
độ được đề xuất có thể đưa người dân Hồng Kông sang xét xử ở Trung Hoa Lục địa. Cuộc biểu tình rất khốc liệt đưa đến kết quả Dự luật phải hủy bỏ vào tháng 9, nhưng tình trạng bất ổn vẫn tiếp diễn. Cuối tháng 11 phe Dân chủ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử cấp Quận giành hơn 86% số ghế. Kết quả tuy không tác động lớn nhưng được xem là thành công vì người dân Hồng Kông tin vào Dân chủ, Pháp quyền và Nhân quyền. Đầu tháng 11 vừa rồi, Tổng Thống Donald Trump ký ban hành Luật nhằm bảo vệ Nhân quyền và ủng hộ Dân chủ ở Hồng Kông..
– Tổng Thống Donald Trump bị Hạ viện luận tội: Tổng Thống Donald Trump trở thành Tổng Thống Mỹ thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị Hạ Viện Mỹ luận tội về lạm dụng quyền hành và cản trở Quốc hội trong những hành động liên quan đến Ukraine. Phe Dân chủ cáo buộc Ông lạm dụng quyền hành bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra Phó Tổng Thống Joe Biden là ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ đang thách thức Ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020.
Nhìn chung các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và sự nổi dậy của người dân các nước ở Trung Đông và Nam Mỹ như Iran, Brazil, Ecuador, Venezuela, Argentina, Bolivia …là điều có lợi cho công cuộc tranh đấu giành Tự do, Dân chủ cho các nước trong chế độ độc tài.
Riêng ờ Việt Nam, cuộc biểu tình của PTDCHK tạo nên một động lực xúc tác, một luồng gió cách mạng thổi vào Việt Nam. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Hoàng Chí Phong đã tuyên bố: “ Giới trẻ Hồng Kông và Việt Nam hãy đứng lên bây giờ hoặc không bao giờ nữa”.
Cuộc cách mạng thành công để thay đổi một chế độ độc tài sang chế độ dân chủ là do sự nổi dậy của dân chúng và đồng lúc bọn lãnh đạo cai trị đã suy tàn.
Hy vọng năm 2020 cuộc tranh đấu của người dân trong nước sẽ vùng dậy với sự yểm trợ của đồng bào Hải ngoại và việc Vận động quốc tế sẽ có kết quả.
Năm Mới 2020 đang đến và Xuân Canh Tý cũng cận kề, chúng tôi một lần nữa xin kính chúc Quý đồng chí một mùa Xuân An Khang Thịnh Vượng, Vạn Sự Như Ý.
Và kính chúc Gia đình Tân Đại Việt luôn vững mạnh cùng nhau đoàn kết để xây dựng và phát triển Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.
Hoàng Kim
Ngày 27 tháng 12 năm 2019.
Thuơng chiến Mỹ-Trung theo nghiên cứu của CSIS – Lê Minh Nguyên
Hôm 25/9/2019 Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Hoa Kỳ (CSIS) đưa ra báo cáo về thương chiến Mỹ-Trung. Theo báo cáo:
Dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có đi về đâu thì Mỹ cũng sẽ bị suy yếu về kinh tế, ngoại giao và an ninh, mà không đạt được những thay đổi quan trọng về chính sách ở TQ (tức thay đổi cơ cấu).
Trong khi HK và TQ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao chính thức năm 2019 (1979-2019), thì hai quốc gia có mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang gia tăng sự ngờ vực, sự cạnh tranh, và sự bất ổn định.
Sau bốn thập niên hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thì hiện nay sự thảo luận ở Washington là mức độ mà hai nền kinh tế sẽ chia tay trong những năm tới.
CSIS đã dựa vào một số những ngành học khác nhau để giúp vào trong việc mô hình hóa cuộc xung đột kinh tế giữa HK và TQ, cho thấy sự leo thang và cuối cùng là sự xuống thang.
CSIS áp dụng vào mô hình sự kiện Thế Chiến Thứ Hai, dẫn đến việc dùng bom nguyên tử, và các chuyên gia giúp chơi game dựa vào lý thuyết Game Theory để theo dõi sự leo thang. Kết quả cho ra là: nếu Mỹ muốn thành công trong thương chiến thì Mỹ cần thiết lập cơ chế Uy Tín Song Cực (Dual Credibility). Thứ nhất, chứng tỏ với đối phương là Mỹ rất cương quyết và sẵn sàng trả giá để bảo vệ sự cương quyết này. Thứ hai, chứng tỏ với đối phương là Mỹ sẵn sàng đi vào thoả thuận để cho ra thương ước. Nếu không có hai uy tín này thì Mỹ khó có thể đạt được chiến thắng.
Mặc dù có những thách thức cố hữu trong việc mô hình hóa về xung đột kinh tế, nhưng mô hình của CSIS đã được xác nhận có mức độ chính xác đáng ngạc nhiên, từ cả việc thử nghiệm trên máy điện toán đến sự diễn biến trong thế giới thực.
Dự án đã cho ra một số những phát hiện vừa bất ngờ vừa liên quan đến chính sách, cho thấy xung đột kinh tế có thể là một nét lâu dài của mối quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm tới.
Cho đến khi nào nhận thức về thiệt hại mà hai nước phải gánh chịu được thay đổi, thì Washington và Bắc Kinh dường như đang ở trên con đường tiếp tục leo thang, mà không có thỏa thuận thương mại đáng kể, và ít nhất phần nào sẽ tháo gỡ bớt sự quấn quyện hai nền kinh tế của họ vào nhau.
Dựa vào những phát hiện này, báo cáo của CSIS cũng đưa ra các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ, họ đang tìm cách tham gia vào thương thảo kinh tế để đạt thành công với Trung Quốc.
Thương Ước
Hôm Thứ Năm 12/12 Mỹ-Trung đã đồng ý thương ước giai đoạn I, dự trù hoặc được ký Thứ Sáu 13/12 giữa Thôi Thiên Khải và Lighthizer ở DC hoặc Lighthizer và Mnuchin đi qua Bắc Kinh ký.
Hưởng lợi trước tiên là các nhà sản xuất HK đang đầu tư ở TQ và nông dân HK.
Theo dự trù, TT Trump chậm lắm là Chủ Nhật 15/12 sẽ cho biết không đánh thuế lên 156 tỷ đôla hàng TQ như đã tuyên bố và rút bớt xuống các thuế đã đánh trước đây.
Thỏa thuận kêu gọi TQ mua nông sản trị giá 50 tỷ đôla vào năm 2020, cũng như năng lượng và các hàng hóa khác. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ giảm thuế suất đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, hiện dao động từ 15% đến 25%.
Các vấn đề cốt lõi không được nhắc đến trong thỏa thuận như chính quyền TQ ngưng tài trợ các công ty quốc doanh, cưỡng bức chuyển giao công nghệ… có lẽ sẽ thảo luận ở giao đoạn sau.
https://on.wsj.com/2EiQBxX
https://apple.news/AgepcL8N5ST6RCATA2czJsA
Thành kính Phân Ưu
Thật đau buồn khi hay tin
Đồng chí Nguyễn Hữu Sơn
Bút danh Dương Thái Sơn
Đã qua đời hôm thứ sáu 13/12/2019
Ban Chấp Hành Trung Ương và toàn thể đảng viên Đảng Tân Đại Việt xin chia buồn cùng tang quyến. Nguyện cầu linh hồn đồng chí Sơn được bình an nơi cõi vĩnh hằng
Lê Minh Nguyên
Chủ Tịch
Quan hệ Hoa Kỳ – Trung Cộng – Trần Gia Phụng
Hoa Kỳ liên lạc ngoại giao chính thức với Trung Hoa từ năm 1844, thời nhà Thanh. Quan hệ nầy thay đổi quan trọng từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức Trung Cộng thành lập năm 1949.
1.- Hoa Kỳ và Ttrung Hoa
Lúc mới đến, Hoa Kỳ chỉ chú trọng phát triển giao thương với Trung Hoa. Tuy nhiên, khi các tòa công sứ các nước tây phương ở Bắc Knh bị quân Trung Hoa tấn công, thì Hoa Kỳ tham gia lực lượng tám nước, gọi là bát quốc liên quân, chống nhà Thanh. Liên quân (theo ABC) gồm Anh, Áo-Hung, Đức, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Ý. Nhà Thanh thất bại, phải ký Điều ước Tân Sửu ngày 7-9-1901, bồi thường chiến phí lên đến 450 triệu lượng bạc, tương đương 67 tr. Anh kim hay 333 tr. Mỹ kim lúc đó. (Jonathan D. Spence, The Search for Modern China, New York: W.W. Norton & Company, 1990, tr. 235.) (Xem thêm: John King Fairbank, China a New History, Cambridge: Harvard University Press, tr. 232.)
Trong số tiền nầy, Hoa Kỳ được bồi thường 12 triệu Mỹ kim lúc đó. Hoa Kỳ chia số tiền bồi thường thành 2 phần: một nửa dùng để góp vào sự thành lập đại học Thanh Hoa (Quinghua) ở Bắc Kinh, và một nửa còn lại để cấp học bổng cho 1,268 sinh viên từ năm 1909 đến 1929 thuộc đại học nầy. Ngoài ra, các phái đoàn truyền giáo Hoa Kỳ đã giúp nhiều trường Ky-Tô giáo và nhiều đại học ở Trung Hoa. (Jonathan D. Spence, sđd. tr. 383.) (John King Fairbank, sđd. tt. 264-265.)
Khi thế chiến thứ hai bùng nổ năm 1939, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) đứng về phe Đồng minh, cùng Hoa Kỳ chống Nhật Bản. Trung Hoa được kể là nước thắng trận khi thế chiến kết thúc năm 1945 và trở nên thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ), có quyền phủ quyết.
Tháng 7-1946, cuộc nội chiến Quốc Cộng tái diễn ở Trung Hoa. Hoa Kỳ ủng hộ THDQ chống lại đảng cộng sản Trung Hoa (CSTH). Năm 1949, đảng CSTH thành công, chiếm được toàn thể lục địa Trung Hoa, và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tức Trung Cộng ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch, thủ đô là Bắc Kinh (Beijin). Trung Hoa Dân Quốc thất bại, chạy ra hải đảo Đài Loan (Taiwan), đóng đô tại Đài Bắc (Taipei).
Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ THDQ. Nhờ đó THDQ vẫn giữ ghế đại diện tại LHQ, có mặt trong Hội đồng Bảo An LHQ và có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng. Chú ý là Trung Cộng rộng trên 9,640,000 Km2, trong khi Đài Loan là một hải đảo nhỏ, chỉ khoảng 35,980 Km2., ít tài nguyên thiên nhiên.
2.- Cuộc phân công trong khối cộng sản
Sau khi Trung Cộng được thành lập, thì vào tháng 1-1950, Hồ Chí Minh (HCM) bí mật sang Bắc Kinh cầu viện. Lúc đó, hai lãnh tụ CSTH là Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai đều đã qua Moscow. Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow. Tại đây, lãnh tụ cộng sản Liên Xô (CSLX) là Stalin nói với HCM: “Chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp chủ yếu là do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn.” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại – Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Tạp chí Truyền Thông xuất bản, Montreal, 2009, tt. 45-48.) Như thế, có nghĩa là Stalin uỷ nhiệm cho Trung Cộng viện trợ cho HCM. Sự ủy nhiệm nầy được hiểu ngầm là sự phân công trong khối CS: Liên Xô phụ trách các vấn đề CS ở Đông Âu, và Trung Cộng phụ trách các vấn đề CS ở Đông Á.
Stalin chết năm 1953. Sau cuộc tranh quyền, Nikita Khrushchev lên làm bí thư thứ nhất đảng CSLX. Năm 1956, Khrushchev đưa ra chủ trương ngoại giao mới là hòa dịu với các nước Tây phương, “sống chung hòa bình” (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng thể chế chính trị. Trung Cộng phản đối chủ trương nầy. Lúc đầu, chỉ là lời qua tiếng lại, nhưng cuối cùng hai nước đánh nhau dọc biên giới đông bắc Trung Cộng, trên sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang) tháng 3-1969. Từ nay, đối với Trung Cộng, Liên Xô không còn là “đồng chí anh em”, mà là một kẻ thù mới của Trung Cộng.
3.- Hoa Kỳ và Trung Cộng tiếp tục đối đầu
Tại Đông bắc Á, chiến tranh Triều Tiên xảy ra năm 1950. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Triều Tiên (NTT). Trung Cộng ủng hộ Bắc Triều Tiên (BTT). Sau 3 năm đánh nhau, hai bên ký hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953. Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea ngày 1-10-1953.
Tháng 9-1954, Trung Cộng pháo kích hai quần đảo Kim Môn – Mã Tổ (Kinmen-Mazu) thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Trước sự đe dọa của Trung Cộng, Hoa Kỳ liền ký với THDQ Sino-American Mutual Defense Treaty còn gọi là Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China ngày 2-12-1955.
Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan (Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản) ngày 19-1-1960.
Các hiệp ước trên cho thấy Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ ba nước NTT, THDQ (Đài Loan) và Nhật Bản, đồng thời lập một vòng đai bao vây Trung Cộng trên Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai về việc ký kết hiệp định Genève (20-7-1954), khi về nước, theo đúng chủ trương của Trung Cộng, HCM đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 7: 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 314-315.)
Trong chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam, tuy chống nhau, nhưng Liên Xô và Trung Cộng đều viện trợ cho Bắc Việt Nam (BVN) chống Mỹ như lời Lê Duẩn phát biểu: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô.” (Nguyễn Mạnh Cầm (ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000) trả lời phỏng vấn BBC ngày 24-1-2013.) Trong khi đó, Hoa Kỳ giúp đỡ Nam Việt Nam (NVN) chống sự xâm nhập ào ạt của bộ đội BVN. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), không tấn công ra BVN để chận đứng nguồn tiếp tế của BVN cho bộ đội CS ở NVN, nên quân đội Hoa Kỳ không thành công trong việc giúp Việt Nam Cộng Hòa đánh dẹp du kích CS ở NVN.
Trước tình hình mới, Hoa Kỳ thay đổi sách lược, muốn làm thân với Trung Cộng nhằm chống Liên Xô, đồng thời nhờ Trung Cộng giúp Hoa Kỳ thảo luận với CSVN về việc rút quân khỏi Việt Nam. Đối với Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Xô đều là hai kẻ thù, nhưng Hoa Kỳ ở xa, ít nguy hiểm hơn Liên Xô là nước nằm sát bên biên giới, nên Trung Cộng cũng muốn liên kết với Hoa Kỳ để chống Liên Xô.
4.- Hoa Kỳ và Trung Cộng hòa hoãn
Sau nhiều cuộc thăm dò và đàm phán bí mật, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều tỏ thiện chí xích lại gần nhau. Ngày 9-7-1971, trong một chuyến công du Pakistan, cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ là Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh, thủ đô Trung Cộng.
Trong cuộc gặp gỡ với Châu Ân Lai, ngoài những vấn đề song phương và thế giới, Kissinger còn thảo luận với Châu Ân Lai về vấn đề Việt Nam. Sau khi Kissinger về nước, Nixon lên đài truyền hình ngày 15-7-1971, công bố sẽ thăm Trung Cộng vào đầu năm tới.
Lót đường cho chuyến thăm viếng hữu nghị sắp đến, Hoa Kỳ không phủ quyết cuộc biểu quyết tại Đại hội đồng thứ 26 của LHQ ngày 25-10-1971, theo đó CHNDTH được cử giữ ghế đại biểu Trung Hoa tại LHQ thay cho THDQ (Đài Loan), là ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tổng thống Nixon cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh ngày 21-2-1972, chủ yếu bàn về bang giao giữa hai nước, và Hoa Kỳ thông báo kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ. Trước khi về nước, tổng thống Nixon và thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai ký kết bản “Thông cáo chung” tại Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng bang giao giữa hai nước, gồm 16 điều:
Trung Cộng đưa ra quan điểm của Trung Cộng trong điều 6, Hoa Kỳ đưa ra quan điểm của Hoa Kỳ trong điều 7. Trong điều 8, hai bên đồng ý rằng, tuy hệ thống xã hội và chính sách ngoại giao khác nhau, nhưng hai bên đồng tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không xâm lăng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và chấp nhận sự sống chung hòa bình giữa các nước. Trong điều 9, Hoa Kỳ và Trung Cộng xác nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy. Quan trọng nhất đối với Trung Cộng trong bản thông cáo chung là điều 11 và điều 12. Theo điều 11, Trung Cộng nhấn mạnh rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa và CHNDTH là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa. Chính
phủ CHNDTH phản đối mạnh mẽ tất cả những mưu toan nhằm tạo “một Trung Hoa một Đài Loan”, “một Trung Hoa hai chính quyền”, “hai Trung Hoa”, hay một “Đài Loan độc lập”. Trong điều 12, Hoa Kỳ xác nhận chỉ có một Trung Hoa, và Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Đồng thời Hoa Kỳ tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình. Hoa Kỳ cam kết sẽ từ từ rút hết quân và thiết bị quân sự ra khỏi Đài Loan khi khu vực giảm dần căng thẳng.
Hoa Kỳ chính thức công nhận Trung Cộng ngày 1-1-1979. Tuy vậy, ngay sau đó, Hoa Kỳ ban hành “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act) ngày 10-4-1979, xác định mối quan hệ chính thức với Đài Loan tuy không đặt nền ngoại giao, và vẫn tiếp tục bảo vệ Đài Loan. Điều nầy làm cho Trung Cộng không vừa lòng, nhưng Hoa Kỳ cương quyết theo đuổi chủ trương nầy cho đến ngày nay.
5.- Trung Cộng cải cách kinh tế và quân sự
Tháng 12-1978, hội nghị trung ương đảng CSTH quyết định cải cách và mở cửa, đưa ra 4 hiện đại hóa về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học kỹ thuật và quân sự. Trung Cộng vẫn duy trì cơ chế CS độc tài đảng trị, nhưng từ bỏ kinh tế chỉ huy và bước vào kinh tế tự do, phát triển rất nhanh chóng. Khi các nước CS Đông Âu lần lượt sụp đổ trong các năm 1989-1990 và Liên Sô sụp đổ năm 1991, Trung Cộng trở thành nước CS lớn mạnh nhứt trong 5 nước CS còn lại. (Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, Cuba.)
Về kinh tế, Trung Cộng bước qua kinh tế thị trường, nhưng thực sự vẫn là nền kinh tế do nhà nước hoạch định và tư bản nằm trong tay các công ty do nhà nước kiểm soát, nghĩa là tư bản vẫn nằm trong tay nhà nước. Vì vậy, nhà nước Trung Cộng càng ngày càng giàu mạnh. Dựa vào đó Trung Cộng phát triển kinh tế, thương mãi, nghiên cứu võ khí, canh tân quân đội, hiện đại hóa Hải quân, bành trướng ngoại giao, thực hiện những kế hoạch chính trị đầy tham vọng, hào phóng cho các nước nhỏ khắp năm châu, nhứt là Đông Nam Á và châu Phi, gặp khó khăn về tài chánh, vay nợ rộng rãi để chờ cơ hội trục lợi …
Trong giai đoạn nầy, đại tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing, 1916-2011)), tư lệnh Hải quân Trung Cộng từ 1982, theo học thuyết của Alfred Thayer Mahan (Hoa Kỳ, 1840-1914), canh tân Hải quân Trung Cộng. Theo Thayer Mahan, quyền lực trên biển là điều kiện tối quan trọng để phát triển quyền lực quốc gia trên thế giới trong thời hiện đại, nhất là những nước có nhiều biển. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt (cầm quyền 1901-1909), theo lý thuyết của Mahan, canh tân và hiện đại hóa Hải quân Hoa Kỳ, rồi đưa Hải quân chiếm đóng những hải đảo nhỏ trên Thái Bình Dương làm căn cứ. Từ đó Hải quân Hoa Kỳ càng ngày càng mạnh, lên hàng đầu thế giới sau thế chiến I (1914-1918), và kiểm soát toàn bộ Thái Bình Dương sau thế chiến II (1939-1945).
Lưu Hoa Thanh đưa ra chiến lược xây dựng Hải quân gồm ba giai đoạn: 2000-2010 (giai đoạn 1), 2010-2020 (giai đoạn 2), và 2020-2040 (giai đoạn 3). Đại tướng Lưu Hoa Thanh chủ trương Hải quân Trung Cộng cần trang bị hàng không mãu hạm để trở thành lực lượng Hải quân toàn cầu vào giữa thế kỷ 21.
Một học giả Hoa Kỳ, tiến sĩ Jonathan D. T. Ward, sau nhiều năm qua Trung Cộng nghiên cứu, đã trình bày lại đầy đủ cuộc cải cách và tham vọng của Trung Cộng trong sách China’s Vision of Victory, Nxb.The Atlas Publishing and Media Company LLC, mới phát hành vào tháng 3-2019.
Sách gồm 5 phần, có 5 tiểu đề do tác giả viết nguyên văn chữ Hoa (chữ Tàu) của Trung Cộng như sau: Phần 1: Trung Hoa dân tộc vĩ đại phục hưng (Dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng (tr. 1); phần 2: Lam sắc quốc thổ (Đất nước màu xanh) (tr. 45); phẩn 3: Can thương Mỹ Quốc, siêu quá Mỹ Quốc (Đuổi kịp nước Mỹ – Vượt qua nước Mỹ) (tr. 89); phần 4: Quốc gia lợi ích bất đoạn thác triển (Lợi ích quốc gia không ngừng khai thác và phát triển) (tr. 139); phần 5: Nhân loại mệnh vận cộng đồng thể (Hình thức vận mệnh cộng đồng nhân loại) (tr. 177).
Các tiểu đề trên cho thấy rõ tham vọng lớn lao của Trung Cộng, nhưng người đọc sẽ càng thấy rõ hơn nữa tham vọng nầy khi đi vào phần 5 của quyển sách, gồm 5 mục là: (5.1) China’s Vision for World Order (tr. 180); (5.2) A Global “Middle Kingdom” (tr. 185); (5.3) “Interior Vassals” and “Exterior Vassals in the “Community of Common Destiny for Mankind” (tr. 196); (5.4) A World Transformed: A Day in the Life of Chinese Power (tr. 209); (5.5) 2049: China’s Vision of a New World Order (tr. 222).
6.- Trung Cộng bành trướng
Trước đây, các vua chúa Trung Hoa, với tâm lý điền chủ, chỉ chú trọng đến việc chiếm thêm đất đai về phía tây và phía nam, mà không chú ý đến phía đông vì phía đông là vùng biển Thái Bình. Trung Cộng
cũng thế. Khi mới cầm quyền năm 1949, lãnh đạo Trung Cộng liền tiến hành ngay “giải phóng hòa bình” [từ ngữ của Trung Cộng] tức thống trị các xứ Tân Cương, Tây Tạng.
Trong khi đó, về mặt biển, cho đến đầu thế kỷ 20, nước Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Một bản đồ năm 1948 thời Trung Hoa Dân Quốc vẽ thêm một đường gạch cách khoảng, nối 11 điểm trên Biển Đông mà Trung Hoa cho rằng thuộc chủ quyền Trung Hoa. Qua thời Trung Cộng, đường nầy rút lại còn 9 điểm, tạo thành một khu vực có hình chữ U, giống hình lưỡi bò, rộng khoảng 80% diện tích Biển Đông. Nếu kể từ đất liền của Trung Cộng, đường lưỡi bò dài hơn 1,000 hải lý, chỉ cách đất liền các nước Philippines, Malaysia và Việt Nam trên 100 hải lý, “ăn vào 67 lô” dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. (BBC tiếng Việt ngày 23-5-2018.) Trung Cộng quan niệm bất di bất dịch rằng đường lưỡi bò là của Trung Công, bất chấp luật biển của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
Khi Trung Cộng xâm chiếm bãi Scarborough của Philippines, nước nầy kiện Trung Cộng năm 2013 ra trước Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration), trụ sở ở La Haye (Hòa Lan). Năm 2016, Tòa nầy phán quyết rằng Trung Cộng không có cơ sở lịch sử và pháp lý về đường lưỡi bò, và Trung Cộng không có quyền độc quyền làm chủ biển và tài nguyên trong vùng đường lưỡi bò. Tuy nhiên, Trung Cộng chẳng quan tâm tí nào đến phán quyết tòa án La Haye, chỉ dùng lý của kẻ mạnh, dựa vào thế lực quân sự, thương thuyết song phương với từng nước để dễ dụ dỗ, dễ mua chuộc, và cũng dễ đe dọa.
Như thế, sau khi xây dựng nền kinh tế phồn thịnh, phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Cộng còn chủ trương bành trướng bằng sức mạnh quân sự, và đe dọa đến trật tự thế giới, bất chấp luật lệ quốc tế, nhằm thực hiện giấc mộng Trung Hoa vĩ đại mà các nhà lãnh đạo CS ấp ủ từ thời Mao Trạch Đông.
Bên ngoài vùng Biển Đông, Trung Cộng áp dụng chiến thuật khác, dùng thế lực “mềm” về kinh tế lôi kéo các nước đang gặp khó khăn. Gần nhứt là các nước Đông Nam Á có nhiều Hoa Kiều như Lào, Cambodia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar (Miến Điện), Indonesia. Xa hơn một chút là Sri Lanka, Pakistan, rồi qua các nước Âu Châu còn chậm phát triển sau thời kỳ CS sụp đổ. Trung Cộng bành trướng mạnh ở những nước Phi Châu nghèo đói. Trung Cộng qua Peru ở Mỹ Châu, đầu tư khai thác dầu khí, sản xuất đồng và dự án đường hỏa xa Peru và Bolivia. Trung Cộng còn vươn xuống tận Úc Châu từ khoảng 10 năm nay, tăng cường đầu tư mạnh mẽ khiến Úc cũng lo ngại Trung Cộng can thiệp vào chính trị nội bộ của nước Úc.
7.- Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp
Hoa Kỳ nhận ra tham vọng của Trung Cộng trong cuộc cải cách kinh tế và nhứt là cải cách quân đội, canh tân Hải quân. Dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tại diễn đàn các ngoại trưởng ASEAN ở Hà Nội năm 2010, ngoại trưởng Hillary Clinton công bố Hoa Kỳ quyết định xoay trục qua Á Châu, và Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải trên Biển Đông. Kế hoạch nầy làm Trung Cộng quan ngại
Đáp trả lại, năm 2013 Trung Cộng công khai dự án “một vành đai, một con đường” (nhất đới nhất lộ), phỏng theo “con đường tơ lụa” thời xưa cũng của Trung Hoa. Trung Cộng cho rằng đây là kế hoạch phát triển kinh tế, mở rộng giao thương của Trung Cộng, nhưng các nước khác cho rằng đây là chương trình của Trung Cộng nhằm chinh phục thế giới. Trung Cộng bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim, mở rộng ảnh hưởng khắp các châu lục, từ Đông Nam Á qua Nam Âu, Phi Châu, Úc Châu và cả Nam Mỹ.
Có một điểm đáng chú ý, là Việt Nam nằm ở địa đầu lộ trình “một vành đai một con đường” của Trung Cộng trên đường tiến xuống phía nam. Vì vậy, Trung Cộng tìm cách khuất phục cho được Việt Nam, vì nếu không khuất phục được Việt Nam, thì Trung Cộng khó khuất phục được các nước khác tại vùng nầy.
Tham vọng bành trướng của Trung Cộng, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn vùng Biển Đông, đi ngược hẳn với Hoa Kỳ, là nước chủ trương tự do hàng hải cho tất cả các nước trên thế giới, giao thương một cách hòa bình, công bằng, và minh bạch giữa các quốc gia, và tất cả các nước đều phải tôn trọng luật lệ hàng hải do Liên Hiệp Quốc quy định, không bắt nạt, áp chế nhau. Quan điểm giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ hoàn toàn trái ngược nhau, không thể dung hòa được, nên chẳng bao lâu, Hoa Kỳ và Trung Cộng tái tranh chấp. Có người cho rằng đây là cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai nước, nhưng vì đây là hai cường quốc kinh tế, nên ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
Ngoài Hoa Kỳ, chủ trương bành trướng của Trung Cộng làm cho cả thế giới quan ngại. Trong cuộc họp của khối ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok ngày 31-7-2019, các ngoại trưởng ASEAN đưa ra bản tuyên bố chung dài 23 trang, đã nhấn mạnh rằng “…Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông, trong đó một
số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất, các hoạt động và sự cố nghiêm trọng trong khu vực…” (BBC NEWS Tiếng Việt, 1-8-2019.)
Gần đây, tại London, thủ đô nước Anh, hội nghị thượng đỉnh 29 nước khối NATO thông qua bản tuyên bố chung ngày 4-12-2019, gồm 9 điều, trong đó điều thứ 6 lưu ý đến sự thách thức của Trung Cộng được tạm dịch như sau: “Chúng tôi thừa nhận rằng ảnh hưởng đang mở rộng và chính sách quốc tế của Trung Quốc vừa tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời đem lại nhiều thách thức mà chúng tôi phải cùng nhau ứng phó trong tư thế liên minh.”
Kết luận
Trên đây là sơ lược mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ khi Trung Cộng được thành lập năm 1949 cho đến ngày nay. Trước khi kết luận, xin ôn lại một kinh nghiệm lịch sử. Trước thế chiến thứ nhứt (1914-1918), và trước thế chiến thứ hai (1939-1945), nước Đức phục hưng kinh tế, xây dựng đất nước, kèm theo tham vọng chính trị, bành trướng bằng quân sự nhằm nhanh chóng chinh phục quyền lực. Trước thế chiến thứ hai, Nhật Bản cũng chủ trương như thế. Chính sách của hai nước nầy đưa đến hai cuộc chiến thảm khốc trên thế giới.
Trái lại, sau thế chiến thứ hai, Tây Đức, Nhật Bản và Nam Triều Tiên nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, tái xây dựng đất nước một cách hòa bình, phục hưng kinh tế, phát triển kỹ nghệ, mở rộng giao thương, tôn trọng luật pháp quốc tế, không tham vọng bành trướng chính trị và quân sự, không xâm phạm đất đai của các nước khác. Nhờ thế, hiện nay các nước nầy trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Như thế, nếu Trung Cộng cứ khăng khăng duy trì chủ trương hiện nay, coi thường luật pháp quốc tế, phát triển kinh tế, bành trướng quân sự, thì Trung Cộng có thể sẽ đi vào vết xe cũ của hai nước Đức và Nhật trước thế chiến. Thái độ khiêu khích bạo lực của Trung Cộng sẽ đụng độ nhiều nước, mà cuộc tranh chấp với Hoa Kỳ mới chỉ là điểm khởi đầu… (Bài tiếp: “Đối đầu Hoa Kỳ-Trung Cộng.)
(Dallas, 10-12-2019)
Vui cười
Sở thuế IRS nhận được một lá thư sau:
– “hai năm trước tôi đã cố tình khai man thu nhập để trốn thuế. Từ đó tới nay lương tâm tôi hông ngừng cắn rứt đến nỗi đêm đêm tôi ngũ không ngon. Xin hãy bổ sung $20 đôla gửi kèm theo đây vào khoản đóng góp của tôi mặc dù trong giấy tờ không chỉ rõ là tôi nợ khoản này”
– Tái bút: “Nếu tôi vẫn còn không ngủ được, tôi sẽ gửi thêm $760 đôla còn lại sau.”
Mùa hè nóng nực. Ông chủ sai người ở lấy quạt ra quạt. Người ở lấy sức quạt thật lâu. Ông chủ ráo mồ hôi, khoan khoái nói:
– Mồ hôi của tao đâu hết rồi!
– Người ở nói: dạ, nó sang cả vào mình con.
Trong vườn điạ đàng. Adam và Eve đi dạọ Eve nũng nịu hỏi: – Adam, anh yêu em thật chứ?
– Sao không? Vì không yêu em thì còn ai khác để yêu
Một bác nhà quê lần đầu lên Sài Gòn thăm bà con. Đang còn đứng lóng ngóng ở Xa Cảng Miền Tây chưa biết làm g?, bác bổng thấy một người đàn ông ngoắt một chiếc xe xích lô và vừa leo lên xe vừa nói:
– Trần Hưng Đạọ
Một lát bác lại thấy một người đàn ông khác đón xe xích lô và lên xe xong bà quay lại nói với người đạp xe:
– Nguyễn Kim.
Bác nhà quê hớn hở ngoắc một chiếc xe xích lô khác vừa trờ tới và bác do?ng dạc nói với người đạp xe:
– Nguyễn Văn Tèo.
Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại – Nguyễn Ngọc Sẵng
Cuộc chiến tranh thương mại nổ ra giữa Trung Cộng và Mỹ sẽ làm nền kinh tế của hai quốc gia này kiệt quệ và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Đó là điều không tránh khỏi.
Kinh tế Hoa Kỳ vừa phục hồi sau cơn suy thoái 2008 và cuộc chiến thương mại với Tàu đang xảy ra trong hoàn cảnh kinh tế nước Tàu đang u ám bởi nhiều vấn nạn như vốn đầu tư sục giảm nặng, nợ công tăng nhanh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu bất ổn, núi nợ đang phình to và nợ tín dụng nhân dân trở thành cơn ác mộng.
New York Times bình luận, Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.
Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài.
Theo thống kê năm 2017, Trung Cộng nhập cảng 129 tỷ Mỹ kim (USD) hàng hóa của Mỹ và xuất cảng sang Mỹ đến 506 tỷ Mỹ kim, do đó thâm hụt mậu dịch Mỹ lên tới 307 tỷ Mỹ kim.
Vào ngày 6/7/2018 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc chiến thương mại bằng cú đánh 25% thuế vào một số mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng với tổng trị giá lên đến 34 tỷ Mỹ kim. Để đáp trả, Trung Cộng đánh 25% thuế trên hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ trị giá tương đương 34 tỷ Mỹ kim.
Tổng Thống Trump dự định đánh thuế thêm 16 tỷ Mỹ kim trên các mặt hàng hoá khác, nếu Trung Cộng vẫn đáp trả lại Mỹ sẽ đánh thuế thêm 500 tỷ Mỹ kim hàng hoá dự trù sẽ nhập cảng vào Hoa Kỳ trong năm nay.
Cuộc chiến thương mại mới bắt đầu chỉ một tuần lễ, nhưng phía Trung Cộng đã mất gần 2000 tỷ Mỹ kim. Chỉ số Shanghai Composite mất gần 20%, và giới đầu tư bắt đầu lo ngại nền kinh tế Trung Cộng không đương đầu nổi cuộc chiến nên họ đã bán cổ phiếu, rút tiền đầu tư vào nơi khác an toàn hơn mà Mỹ là địa chỉ đáng tin cậy. Trong khi đó chứng khoáng Hoa Kỳ tiếp tục tăng, dù Cơ Quan Dự Trữ Trung Ương đã tăng lãi xuất trong tháng 6 vừa qua.
Một yếu điểm khác chỉ ra rằng Trung Cộng khó chạy theo cuộc chiến thương mại lâu dài là khoảng nợ công lên đến 30.000 tỷ Mỹ kim, bằng 259% GDP của họ. Thêm vào đó nợ đầu tư cổ phiếu bằng tiền vay tín dụng ở Trung Cộng đã lên đến 760 tỷ Mỹ kim trong thời gian Trung Cộng mở rộng tín dụng toàn dân để phô trương thành tích tăng trưởng. Với khoản nợ có nguy cơ mất rất lớn,khó đòi nên hiện nay nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập một trang mạng liệt kê danh sách những người thiếu nợ tín dụng với hy vọng vì mắc cỡ nên trả nợ. Một phương cách chắc chưa có quốc gia nào đủ “đỉnh cao trí tuệ” để “sáng tạo” được.
Hôm 14 tháng 7, tờ South China Morning Post, với tựa đề “Don’t mention the trade war” cho thấy Trung Cộng rất sợ dân chúng biết cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ ra lệnh các tờ báo (lề đảng) không được đưa tựa đề nầy trên báo. Nhất là không được nối kết chuyện chiến tranh thương mại với sự té nhào của thị trường chứng khoán, sự sụt gía đồng Quan, kinh tế đang trì trệ làm người dân lo sợ. Không được dịch từ Twitter của Trump lời đe doạ sẽ đánh thuế 200 tỷ đô la từ hàng hoá Trung Cộng. Tàu đang lấy thúng úp voi.
Cũng trong tờ báo trên, một bài viết khác với tựa đề “Trump’s trade war on China: phoney or real, world will be the loser” có đoạn ông Trump dự định áp thuế 500 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng, con số lớn hơn tổng xuất cảng của Tàu vào Mỹ, nếu Tàu không “cúi đầu” (bài báo dùng chữ bow) nghe theo yêu sách của Mỹ.
Trong cùng bài báo, Bộ trưởng thương mại Tàu thanh minh rằng việc thặng dư mậu dịch không phải là lỗi của Tàu và họ bác khước việc đánh cắp tài liệu khoa học, bắt buộc các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho họ. Không riêng Mỹ đưa ra cáo buộc nầy, mà “thế lực thù địch” khác là bà Merkel của Đức cũng cùng lên án như thế.
Sáng kiến đầy tham vọng “một vành đai một con đường” dùng bẩy nợ để thôn tính các nước nghèo, chừng như càng lúc càng xa và có thể đó là con đường đi không bao giờ đến.
Kẻ gian mắc nạn:
Bô Thương Mại Hoa Kỳ ghi nhận sáu tháng đầu năm 2015 Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ chỉ có 25,756 tấn thép, nhưng sáu tháng đầu năm 2016 số lượng thép Việt Nam xuất cảng sang Hoa Kỳ là 312,329 tấn, tăng hơn 12 lần. Sự tăng trưởng đột biến nầy khiến Bộ Thương Mai Hoa Kỳ điều tra. Và họ cáo buộc Trung Cộng tuồn thép qua Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh thuế.
Trung Cộng tuồn thép sang Việt Nam để xuất cảng sang Hoa Kỳ tránh áp thuế. Việc nầy họ đã làm từ hai năm trước khi họ tuồn nhôm cuốn sang Mễ Tây Cơ để từ đó nhập vào Hoa Kỳ để trốn thuế.
Các nhà sản xuất thép của Hoa Kỳ U.S. Steel Corp., Nucor Corp., AK Steel Holding Corp. và ArcelorMittal,cáo buộc các hãng sản xuất thép Trung Cộng vận chuyển kim loại vào Việt Nam, tăng thêm chất lượng, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam và xuất cảng sang Hoa Kỳ theo mức thuế thấp mà Mỹ dành cho
thép Việt Nam. Vì vậy trong năm qua Hoa Kỳ đã áp mức thuế thép là 266% cho bốn loại thép của Trung Cộng.
Một trong những vũ khí mà Trung Cộng có thể dùng để đánh trả là bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ trị giá 1,17 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ. Đó là mối lo ngại của các đời Tổng Thống trước Trump. Nhưng sau khi Tổng Thống Trump cầm quyền, kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán tăng gía, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp vì vậy nếu Trung Cộng dám bán tháo trái phiếu họ đang giữ thì những nhà đầu tư đang tháo chạy từ Trung Cộng, Việt Nam sẽ sẵn sàng mua trái phiếu nầy, vừa an tâm vừa có lời. Nếu Trung Cộng bán hết trái phiếu, Mỹ cũng không bị thiệt hại vì giá trị đồng USD cũng không giảm giá vì lãi suất trên đồng USD không giảm, nhưng ngược lại Trung Cộng sẽ mất hết lợi thế là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu trong kho bạc Hoa Kỳ.
Việt Nam cùng thọ nạn:
Ngày 21/5/2018, ông Jeffrey Gerrish, Phó Đại Diện Thương mại Mỹ đã có chuyến công du đến Hà Nội. Theo một số nhà quan sát kinh tế thì Ông Jeffrey Gerrish gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ để yêu cầu Việt Nam phải “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump và đòi Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.
Vào năm 2017, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ với tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập cảng có 9,2 tỷ USD, tạo mức thặng dư thương mại lên 32,4 tỷ USD, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước có thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ mà bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách.
Ông Jeffrey Gerrish yêu cầu Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại 8 tỷ USD/năm và có thể bắt đầu vào năm 2018 hoặc chậm phải là năm 2019. Theo chuyên gia kinh tế, để giảm số thặng dư xuất siêu còn 8 tỷ USD/năm thì giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm đến 75% so với những năm trước. Bi kịch kinh tế và bi kịch ngân sách tăng đột biến có thể làm đổ nhào chế độ cộng sản.
Nhìn quanh các đối tác láng giềng số thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, với Hàn Quốc số nhập siêu đến 20 tỷ USD vào năm 2016 và gần 25 tỷ USD trong năm 2017, với Trung Cộng số nhập siêu kể cả chánh ngạch và tiểu ngạch lên đến khoảng 40 – 50 tỷ USD mỗi năm.
Một tháng sau khi Phó đại diện Thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish đến Hà Nội “đưa giấy nợ”, vào tháng Sáu năm 2018 Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ đã sang Washington gặp quan chức Bộ Tài chính Mỹ. Trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Toà Bạch Ốc hôm 31/5/2017, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại với Việt Nam và ông muốn sớm có được cân bằng thương mại giữa hai nước.
Trong năm 2017 và đến đầu năm 2018 Bộ Thương Mại Mỹ đánh vào hai mặt hàng quan trong của Việt Nam là thép lên 53% và tôm lên hơn 25%, đồng thời Liên Minh Châu Âu cảnh cáo đối với hàng hải sản dơ bẩn của Việt Nam.
Theo Nguyễn Đình Đạt, nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại Học The West of Scotland: Thị trường chứng khoán Việt Nam “nhiều dấu hiệu vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới”. “Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày 09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường”. Hiện tại, tiền Đồng Việt Nam đang mất gía, một USD bằng 22,675 Đồng Việt Nam, vì vậy giới kinh doanh, người dân đang rút tiền ra để mua ngoại tệ mạnh, tránh mất giá. Nếu động thái nầy cứ tiếp diễn thì không bao lâu Việt Nam sẽ theo con đường mà CHXH Venezuela đang đi.
Chưa hết, “theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nợ xấu ở Việt Nam năm 2016, bao gồm nợ xấu do Tổng công ty Quản lý Quỹ Việt Nam quản lý (VAMC), đã lên đến 487 nghìn tỷ đồng (21,7 tỷ USD), chiếm 8,8% tổng dư nợ cho vay 5,5 triệu tỷ đồng (241 tỷ USD), tỷ lệ khá cao. NHNN cho hay kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2020. Bình quân mỗi người Việt Nam mang số nợ US$ 1.038 và thu nhập binh quân của họ là 6 đô la Mỹ/ngày”. (Theo nhà báo Phạm Chí Dũng).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Phú, một nhà nghiên cứu kinh tế của Đại học Strasbourg, Pháp, nói: các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là phải xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.”Mỹ sẽ áp dụng thuế cao hơn cho các sản phẩm ‘made in Việt Nam’ thì tất cả đều ‘chết’,”.
Trong hoàn cảnh ông bạn 4 tốt và 16 chữ vàng đang tang gia bối rối thì làm sao cứu được “đứa con hoang lầm đường” được. Trong thời khắc hồn ai nấy giữ thì Việt cộng nên:
“liệu bề cướp đó giựt đây
Thặng dư 8 tỷ việc nầy mới xong”
Hoặc
“Liệu mà cao chạy xa bay
Tấm thân khuyển mã chỉ ngần ấy thôi”
(phỏng theo truyện Kiều).
Cuộc chiến tranh Mậu Dịch và Biển Đông – Trọng Đạt
Sơ lược về kinh tế thế giới.
Thời kỳ chiến tranh lạnh nhất Mỹ nhì Nga về kinh tế lẫn quân sự, hai nước lớn kình địch, ganh đua nhau mọi mặt. Về Tổng sản lượng, kinh tế gia Samuelson nói trong cuốn Economics trang 830 (in năm 1970)
“Thập niên 1970 cũng như thập niên 1960 Tổng sản lượng kinh tế của Nga vào khoảng một nửa Tổng sản lượng Mỹ”
Nguyên văn “In the 1970s, as in the 1960s, U.S.S.R real GNP is about one-half United States real GNP”.
Mặc dù mức sống của Nga không bằng Âu châu nhưng GDP của của vượt trội hơn nhiều, thí dụ thời Kennedy, Nga phòng phi thuyền lên không gian, chi phí bằng một năm ngân sách của nước Pháp, Pháp là một cường quốc có hạng thời đó
Nhưng nay than ôi, con người ta có khôn mấy cũng không ai khôn hơn ông Trời. Nước Nga ngày càng lụn bại:
Thời Gorbachov năm 1989 có 15 nước thuộc địa cũ từ thời Nga Hoàng
đòi tự trị khiến cho dân số tụt xuống còn một nửa từ 300 triệu chỉ còn 145 triệu.
Năm 1992 vật giá tăng vọt, TSL (GDP) suy giảm còn một nửa, thất nghiệp tràn lan, lạm phát phi mã khiến bao nhiêu người mất hết tiền tiết kiệm, mười triệu người Nga lâm vào cảnh bần hàn.
Thập nhiên 2000 (2000-2008) Putin đắc cử, ông cứu vãn nền kinh tế Nga, biến đất nước thành siêu cường năng lượng, trong 8 năm, Tổng Sản Lượng tăng mạnh 600%, TT Putin đẩy mạnh xuất cảng vũ khí, ông có công cứu nước Ngan thoát cảnh lụn bại nhưng cũng không vượt được ra khỏi sự sắp đặt của Ông Trời
Thập niên 70 như đã nói trên, GDP Nga bằng một nửa Mỹ nay tụt xuống hàng thứ 12, ngang Đại Hàn, thua Canada. Trong khi GDP Mỷ nay hơn 20 ngàn tỷ, GDP Nga tụt xuống còn 1,630 (một ngàn sáu trăm ba mươi tỷ), nghĩa là GDP Mỹ nay gấp hơn 12 lần GDP Nga.
Điểm sơ qua những cường quốc có Tổng Sản Lượng đứng đầu (Top Ten) Thế giới:
1-Mỹ: 20,000 tỷ (hai mươi ngàn tỷ)
2-Liên Âu: 18,000 tỷ
3-Trung Cộng: 13,000 tỷ
4-Nhật: 5,000 tỷ
5-Đức: 4,000 tỷ
6-Anh: 2,800 tỷ
7-Pháp: 2,700 tỷ
8- Ý: 2,000 tỷ
9-Ba Tây: 1,8000 tỷ (Brazil)
10-: Canada: 1,7000 tỷ
11- Nga: 1,630 tỷ
12- Đại Hàn: 1,619 tỷ
Nước Nga hồi xưa (Liên Xô) xưng hùng xưng bá với Mỹ, TSL bằng một nửa Mỹ, nhất Mỹ nhì Nga nay tụt xuống hạng thứ 11, chỉ hơn Đại Hàn tí ti, cách đây hơn 15 năm đã như vậy rồi.
Trong khi ấy thập niên 60, 70…Trung Cộng chỉ là một nước nghèo đói lạc hậu, thậm chí một cán bộ miền Bắc cho biết (sau 1975) thập niên 60, 70 họ còn nghèo hơn miền Bắc VN, thế mà bây giờ trở thành một nước có TSL GDP đứng thứ nhì trên thế giới sau Mỹ. Trong khoảng 60 năm hai siêu cường Nga, Tầu của khối CS đã thay bậc đổi ngôi: Về dân số xa xưa dân Tầu chỉ vào khoảng gấp 3 Nga nay họ gấp 10 vì dân Tầu tăng rất nhanh, dân Nga giảm một nửa do 15 nước thuộc địa cũ đòi độc lập, về TSL kinh tế Trung Cộng nay gấp 8 lần Nga.
Tần Thủy Hoàng đời nay
Người ta thường nói qua lịch sử nước Tầu chỉ có hai người thống nhất Trung Hoa là Tần Thủy Hoàng từ 250 năm trước Tây Lịch và Mao Trạch Đông thập niên 50, 60, 70 (1893-1976). Đất nước rộng, dân đông bị nạn xứ quân chia năm xẻ bẩy.
Nay Tập Cận Bình cũng muốn trở thành người nhiều quyền lực nhất nước và sẽ nắm quyền thống trị cả thế giới. Ông ta nắm hết những chức vụ quan trọng nhiều quyền lực nhất trong Đảng như Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương, Bí Thư Quân ủy Trung ương, là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ chính trị.
Lên cầm quyền năm 2012, họ Tập ráo riết triệt hạ các đối thủ để thâu tóm quyền lực về một mối, ôm mộng quá lớn nên đã gây ra nhiều nỗi oan khiên cho nhân dân, đất nước và cho chính bản thân họ Tập
Sở dĩ có chiến tranh mậu dịch Mỹ-Hoa vì Tập Cận Bình nổ quá, từ nhiều năm trước đã tuyên bố năm 2025 nước Tầu sẽ làm sếp cả thế giới về mọi mặt như kinh tế, kỹ thuật, quân sự… nghĩa là vượt Mỹ. Những lời nổ Zăng miểng đã khiến cho dân Mỹ khiếp sợ và bầu cho một người chống Tầu để đánh gục và kìm hãm đà xâm lược của kẻ địch. Ông Donald Trump nói họ coi chúng ta là kẻ thù không còn nghi ngờ gì nữa.
Mỹ đánh Tầu xả láng về mậu dịch, nhiều người tưởng hàng Trung Cộng bán sang Mỹ nhiều lắm nhưng thực ra chỉ có 18%. Năm 2017, Trung Cộng xuất khẩu trên thế giới 2. 26 ngàn tỷ Mỹ kim hàng hóa, trong đó 94% là hàng kỹ nghệ tới các nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các nước khác 41%.2. (Wikipedia)
Hàng xuất khẩu Trung Cộng sang Mỹ chỉ có 18.3 % nhưng nó rất quan trọng vì buôn bán với Mỹ sẽ ăn trộm ăn cắp được nhiều bí mật kỹ thuật, lấy được chủ quyền công nghệ … từ đó mới chế tạo được hàng hóa rẻ đẹp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra Trung Cộng cho nhiều sinh viên du học vào Mỹ rồi xin gia hạn cư trú, xin vào làm cho các công ty để lấy cắp thông tin, làm điệp viên kinh tế thương mại, nay Mỹ đã không tin tưởng họ và theo dõi đuổi nhiều sinh viên của Tầu về nước.
Dân số Âu Châu (không kể Nga) hiện hơn 600 triệu, dân số Đông Nam Á (không kể Tầu, Nhật, Hàn) khoảng hơn 600 triệu, dân số Tầu là 1 tỷ 3 bằng cả hai khối Âu-Á cộng lại, khiếp chưa!.
Hàng Trung Cộng xâm nhập khắp nơi trên thế giới nhờ:
Khối nhân công đông như kiến, rẻ mạt và nhất là sự trợ giá của chính phủ. Họ hạ giá đồng Nhân dân tệ, xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại nhất là ăn trộm ăn cắp kỹ thuật của Mỹ, Tây phương, Nhật…khiến hàng hóa các nước tân tiến không thể cạnh tranh nổi.
Trong một bài viết lên án Trung Quốc xâm lăng kinh tế nước Mỹ, ông Donald Trump cũng cho biết các chính phủ Mỹ như Bush con, Obama đã giúp cho Trung Quốc tiến nhanh. Từ 2001 tới 2008 thời Bush ta mất 2 triệu 4 công việc vào tay Hoa Lục, hơn 30 năm qua kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tới 9%, 10% một năm. Nhất là thời Obama kinh tế Tầu tiến nhanh như vũ bão 9.7%, riêng quí một 2011 khiến Mỹ có 14 triệu 4 nhân công mất việc khiến ta cần phải hành động.
Tầu Cộng đánh bại Mỹ về thương mại hết năm này sang năm khác, mỗi năm họ kiếm 300 tỷ (US dollars) từ Mỹ.
Họ hạ giá tiền một nửa khiến hàng Mỹ cao hơn khó bán hơn có thể gấp đôi hàng Tầu, chính phủ TC trợ giá sản xuất khiến các công ty Mỹ không thể nào cạnh tranh nổi, họ đã có hơn 3,000 tỷ (dollars) ở ngân hàng dự trữ ngoại quốc.
Dân số Tầu gấp 4 lần Mỹ, họ có nguồn nhân công khổng lồ, ngay từ thời Hồ Cẩm Đào TC đổ tiền vào chế tạo vũ khí, tăng cường quốc phòng và nhắm vào Mỹ
Ông Donald Trump lên án chính phủ trước xin tóm tắt như sau:
“Trung Cộng thao túng riền tệ, phá hủy sản suất Mỹ, xử dụng gián điệp kỹ nghệ, chiến tranh mạng chống Mỹ. Chính quyền Obama gần như đồng lõa với Tầu giúp họ dẫm lên đầu chúng ta, ông nói không thể làm gì hơn vì sợ châm ngòi cuộc chiến thương mại”
Donald Trump đưa ra những lý do để Mỹ phải chống Hoa Lục.
Donald Trump không lùi bước
Cuộc chiến tranh mậu dịch nay đã tới giai đoạn quyết liệt, hôm 20-8-2019, một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc cho biết Mỹ và Trung Cộng đều bị thiệt hại nhưng phía Tầu bị rất nặng, phía Mỹ cóthiệt hại nhưng nhẹ hơn nhiều. Người dân chưa bị ảnh hưởng vì kinh tế Mỹ còn quá lớn so với TC.
Mơ ước của các nhà lãnh đạo Tầu đỏ quá viển vông, họ nghĩ là sẽ bằng và qua mặt Mỹ trong 10 hay 20 năm nhưng đó chỉ là ảo tưởng vĩ đại, kinh tế Mỹ không phụ thuộc vào xuất cảng, có thừa khả năng tiêu thụ trong nước, trong khi kinh tế TC phụ thuộc vào xuất cảng. Khoa học kỹ nghệ của Mỹ rất cao trong khi Trung Cộng chỉ ăn cắp, ăn trộm bí mật của Mỹ. Một đất nước có nền khoa học kỹ thuật công nghiệp yếu kém chỉ đi ăn trộm ăn cắp bí mật sản xuất của nước tấn tiến mà đòi lãnh đạo thế giới về kinh tế thì thật là chuyện diễu.
TT Trump mở chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng từ đầu tháng 7 / 2018 đã khiến kinh tế của TC vô cùng khốn đốn. Chứng khoán của họ giảm 12% trong tháng 10 và 26% trong 12 tháng vùa qua (Trang Invest). Chỉ số Shanghai giảm 8,84%, mức giảm mạnh nhất kể từ 18/2/1997. (VN Express). Các nhà đầu tư bán đổ bán tháo khiến chứng khoán tuột dốc liên tục gây khủng hoảng tài chính, chính phủ phài “bail out”cứu thị trường chứng khoán nhưng chỉ như muối bỏ biển, đồng Nhân dân tệ xuống thấp.
Phía Mỹ vẫn kêu gọi Hoa Lục xuất cảng hàng vào Mỹ và nhập cảng một cách công bằng, không bắt ép các công ty đầu tư Mỹ chuyển giao chủ quyền công nghệ nhưng họ vẫn không đếm xỉa gì tới. Cuối
tháng 6-2019 vừa qua, tại Hội nghị G20 Osaka Nhật Bản, Tập Cận Bình khiêm tốn lại bắt tay TT Trump như chịu nhún nhường với phía Mỹ, nhưng đúng một tháng sau tại cuộc họp Thượng Hải họ lại trở mặt chống lại tất cả, họ hy vọng Dân Chủ sẽ thắng cử và dễ dãi cho họ như thời Obama. Mặc dù Trung Cộng lật mặt gây trở ngại, khó khăn nhưng TT Trump vẫn cương quyết đánh Tầu tới cùng.
Donald Trump vô cùng cứng rắn, chúng ta còn nhớ ngày 7-10-2016 tờ Washington Post có đăng bài kèm theo video cuộc noí chuyện rất bậy bạ xúc phạm phụ nữ giữa Trump và Billy Bush. Bài đã khiến dư luận chống Trump rất mạnh. Các chính khách đối lập trong đảng Cộng Hòa la làng yêu cầu Trump từ chức, họ nói chúng tôi xấu hổ vì ông, yêu cầu ông bỏ cuộc để chúng tôi cử người khác nhưng Trump nhất định ứng cử tới cùng và đã thắng Clinton.
Nay Trung Cộng cắn răng chịu đòn để hy vọng khiến Donald Trump thất bại trong kỳ bầu cử 2020 sắp tới, mặc dù họ Tập gồng mình (đài CNBC) bên ngoài nhưng bên trong rỗng tuếch. Trong hai tuần vừa qua họ phá giá đồng bạc hai lần khiến cho chứng khoán Mỹ xuống mạnh, cả thế giới xuống theo, Dow Jones hai lần xuống 750 và 800 điểm
Trung Cộng ngày càng kiệt quệ về ngoại tệ vì phá giá đồng Nhân dân tệ, họ đánh canh bạc xả láng để hy vọng gây khó khăn cho Donald Trump. Đồng Nhân dân tệ trên thế giới vô giá trị, người ta chỉ biết đồng Dollars
Hoa Lục gà mờ về chính trị nước Mỹ, tin tưởng hão huyền và nuôi ảo tưởng vĩ đại. Họ tin đảng Dân chủ sẽ thắng cử và sẽ được hưởng nhiều dễ dãi. Sự thực thì Cộng Hòa sẽ nắm giữ hai nhiệm kỳ, đó là điều chắc chắn.
Từ TT Cộng hòa Eisenhower (1953-1961) đến nay là 66 năm chưa bao giờ Dân chủ được làm ba nhiệm kỳ trong khi Cộng hòa đã có lần ba nhiệm kỳ nhờ uy tín quá lớn của TT Reagan (1981-1989) khiến ông Bush cha (Cộng hòa) kéo thêm được một nhiệm kỳ nữa (1989-1993). Trên thực tế từ 66 năm qua chưa hề thấy Dân chủ làm ba nhiệm kỳ và chưa bao giờ có hy vọng kéo thêm một nhiệm kỳ nữa.
Hai ông TT Bush con và TT Obama đã được cái hân hạnh xếp trong số Tổng Thống tồi tệ nhất nước Mỹ mà mỗi ông còn kéo đựợc hai nhiệm kỳ huống hồ Donald Trump với chính sách kinh tế tiến bộ rất xa.
Người dân bầu cho TT Bush con hai nhiệm kỳ vì cuộc chiến Iraq dở dang nhưng cuối nhiệm kỳ lại gây recesson suýt gây khủng hoảng kinh tế. Obama cứu được thị trường chứng khoán do TT Bush con để lại, nhưng suốt hai nhiệm kỳ của ông gây thất nhiệp tràn lan, người ta nói ông là anh em với Steve Jobs vì ông là TT No Jobs, Obama được hai nhiệm kỳ nhờ thực hiện dang dở Obamacare, người ta muốn ông làm xong chương trình. Năm 2016, Obama tưởng là ông nhiều uy tín, đi vận động cho bà Clinton nhưng thất bại, Dân chủ làm sao có thể làm ba nhiệm kỳ được? Obama được làm hai nhiệm kỳ từ 2008 tới 2016 đã là may mắn lắm rồi.
Biển Đông
Tình hình Biển Đông sôi động hơn trước vì TT Trump gây chiến tranh mậu dịch với Hoa Lục và ngăn chận họ, đồng thời gây khó khăn cho Hoa Lục tại đây. Donald Trump gần như công khai gây hấn với tham vọng của Tầu đỏ.
Nguyên do tại Tập Cận Bình tham vọng quá lớn, muốn gồm thâu thiên hạ về một mối mọi phương diện như đất đai, biển cả, quân sự, kinh tế…. nên đã gặp phản ứng của ngưới Mỹ và TT Trump. Năm 2016 người dân sợ hãi Hoa Lục sẽ vượt Mỹ và bầu cho một người cứng rắn chống Tầu. Đối với Hoa Lục gây chiến tranh tại Biển Đông là tự sát về kinh tế. Số hàng Trung Cộng đưa vào Hồng Kông đứng thứ 3 sau Mỹ và Liên Âu như đã nói trên: Mỹ 18.3%, Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%… Hồng Kông là một trung tâm thương nghiệp quan trọng của Đông Nam Á. Một khi chiến tranh tại Biển Đông sẩy ra, các nước sẽ không dám qua lại buôn bán với Hoa Lục, họ rút đầu tư đem sang các nước khác.
Về phương diện quân sự, Trung Cộng giao chiến tại Biển đông với Mỹ là đem đất nước ra làm bãi chiến trường, người Mỹ có ưu thế là họ có thể đem chiến tranh tới Bắc Kinh, Thượng Hải… mà Tầu không thể đem chiến tranh tới đất Mỹ.
Vì thế chiến tranh tại Biển Đông không thể sẩy ra được
Xin nói sơ về tình hình quân sự thế giới
Tại trang Hỏa lực toàn cầu (http://www.globalfirepower.com) người ta xếp thứ tự các nước trên thế giới về quân sự căn cứ Ngân sách quốc phòng, lực lượng bộ binh, máy bay, tầu chiến…như sau:
1-Mỹ đứng đầu, 2- Nga, 3-Trung Cộng, 4-Ấn độ,
5-Pháp, 6-Nhật, 7-Nam Hàn, 8-Anh, 9-Thổ Nhĩ Kỳ,
10-Đức
Lực lượng máy bay, tầu chiến, Ngân sách quốc phòng.. của Mỹ bằng hay gần bằng các nước Top ten cộng lại, riêng về NSQP, Mỹ là 720 tỷ.. nhiều hơn số NSQP của 9 nước khác cộng lại 564 tỷ (con số mới nhất Nga 44 tỷ, Trung Cộng 224 tỷ, Ấn 55 tỷ. Pháp 40 tỷ, Nhật 47 tỷ, Nam Hàn 38 tỷ, Anh 47 tỷ rưỡi, Thổ nhĩ Kỳ 8 tỷ (các tài liệu nói 20 tỷ) Đức 49 tỷ.
Nước Nga được xếp hạng nhì nhờ kho vũ khí cũ để lại, thập niên 70 Tổng sản lượng GDP Nga bằng khoảng một nửa hoặc 1/3 Mỹ (Economics, Samuelson trang 830, in 1970) nay chỉ bằng 1/13 Mỹ (GDP Mỹ gấp 13 lần Nga), Ngân sách QP Mỹ gấp 16 lần Nga. So với Mỹ nay Nga chỉ là con số không. Năm 2014 bị cấm vận (thời Obama), Putin nóng giận tuyên bố Nga là nước duy nhất có thể biến nước Mỹ thành tro bụi, nói cho nó đỡ tủi thôi
Về vũ khí nguyên tử Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tửc, các cường quốc CS Nga, Tầu đã đánh cắp tài liệu của họ về chế tạo. Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.
Từ 1940 tới 1996, trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại (Wikipedia -Nuclear weapons and the United States)
Hoa kỳ có những hạm đội hùng hậu trấn đóng khắp nơi trên quả địa cầu
Về Hải quân, lực lượng Hàng không mẫu hạm của Mỹ nay là 10 tầu khổng lồ (trên100 ngàn tấn) hiện dịch, hai tầu trừ bị và 10 Hàng không mẫu hạm loại trung bình cho trực thăng và máy bay phản lực lên thẳng, tổng cộng 20 chiếc. Các nước khác chỉ có một số giới hạn Hàng không mẫu hạm không đáng kể, loại nhỏ hoặc trung bình, chưa nước nào kể cả Nga đóng được HKMH loại lớn 100 ngàn tấn, mà chỉ vào khoảng dưới 60 ngàn tấn: Nhật 4 chiếc, Pháp 4 chiếc, Ai cập 2, Ý 2, Úc 2, Nga 1….nhiều nước mua lại những tầu cũ cho có thôi
Sẽ không bao giờ có quốc gia nào, kể cả Nga hy vọng đóng được HKMH lớn trên 100 ngàn tấn vì nó vô cùng tốn kém (từ 10-15 tỷ) đòi hỏi khoa học kỹ thuật rất cao. Trên thế giới sẽ không bao giờ một nước nào có lực lượng Hải quân, HKMH đối địch được với Mỹ.
Trung Cộng nay giầu hơn xưa, họ dồn tiền vào trang bị quân sự, hải quân nhưng khoa học, kỹ thuật còn yếu kém. Cách đây khoảng 4 năm, một ông Đại Tướng Nhật tuyên bố Không quân, Hải quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Nhật về vũ khí và huấn luyện, bây giờ mà còn xử dụng loại tầu ngầm chạy bằng dầu cận, mở máy là bị phát hiện và bị đánh chìm ngay.
Lời tuyên bố đã được phổ biến trên truyền thông báo chí. Ông cũng nói nếu có chiến tranh tại Biển Đông, Hải quân Nhật sẽ đánh tan Hải quân Trung Cộng chỉ trong vài ngày. Người Nhật thách thức như vậy mà Hoa Lục không thấy lên tiếng. Ngay cả trong nước (VN CS) cách đây 3, 4 năm nhiều bài nhận định cho biết nếu có thủy chiến giữa Hoa Lục và Nhật thì phần thắng chắc chắn về phía người Nhật
HKMH của Tầu chỉ để huấn luyện thôi
Tập Cận Bình tham vọng quá lớn, đã cho chế tạo HKMH bắt chước Mỹ đưa hạm đội đi khắp năm châu, một HKMH nay trị giá 14, 15 tỷ theo lời bà Giao Phan người Mỹ gốc Việt, đã là Tổng giám đốc công trình đóng tầu Gerald Ford
Tại Biển Đông từ trước đến nay Trung Cộng chỉ chèn ép những nước nhược tiểu, nhất là nước CS như Việt Nam, VN không phải là đồng minh của Mỹ họ cũng là CS. TC không dám công khai ăn hiếp các nước thân Mỹ như Mã Lai, Singapore, Phi Luật Tân..
Kết Luận
Nhiều người nói ông Donald Trump nay găp nhiều khó khăn do Trung Cộng gây ra, họ có lợi thế là nước độc tài có thể bắt dân chịu đựng nhưng Mỹ là nước dân chủ nên người dân có thể chống lại chính phủ nếu có chút khó khăn. Dù sao kinh tế Hoa Lục nay vẫn chỉ là kinh tế chỉ huy khác với kinh tế tự do của Mỹ
Nay Hoa Lục phải đương đầu với cuộc nổi dậy Hồng Kông, một Thiên An Môn thứ hai khó khăn nhiêu khê gấp bội lần khó khăn của Mỹ. Nguyên do Tập Cận Bình quá thiển cận, tham lam ngu xuẩn hơn Mao. Thập niên 50, trên tờ Paris Match Mao trả lời một câu hỏi về Hồng Kông, ông nói muốn lấy lại nhượng
địa này chỉ cần một cú điện thoại (un coup de telephone), nhưng ông đã không đòi mà chỉ để giao thương, có lợi cho kinh tế Hoa Lục.
Họ Tập đang hù dọa dân Hồng Kông bằng võ lực nhưng tình hình đã đổi thay, nay Hoa Lục đã sống trong quỹ đạo thế giới không thể làm càn được. Trường hợp một Thiên An Môn thứ hai sẩy ra, nền kinh tế TC sẽ suy sụp ngay, các nước sẽ không ai dám buôn bán với Tầu đỏ chưa kể những biện pháp trừng phạt của phương Tây và cả thế giới.
TC còn hăm dọa sẽ chiếm Đài Loan, một tỉnh của Trung Quốc, mới đầu dỗ ngon ngoạt, sẽ cho Đài Loan tự trị nhưng từ lâu họ chỉ đòi TC bỏ CS theo chế độ dân chủ tự do thì họ theo về
“Khi nào đằng ấy tự do, đằng ấy chẳng gọi thì đây cũng bò về”
Nay lại đèo thêm cái cái của nợ Hồng Kông, những mánh khóe gạt gẫm các nước nhược tiểu như một vành đai, một con đường chẳng lòe được ai.
Người dân Mỹ bầu cho một người chống Tầu nên đã chọn Trump, ông ta đã viết sách, báo nói về mối nguy hại của Trung Cộng. Từ TT Clinton, đến Bush con và nhất là Obama đã quá dễ dãi, họ nuôi Trung Cộng cho béo để gây hậu họa cho nước Mỹ. Bọn tài phiệt ham lời nhờ bóc lột khối nhân công rẻ mạt, nhắm mắt vì tiền gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ.
Trong thời gian còn tranh cử 2016, các nước trên thế giới đều nơm nớp lo sợ Donald Trump đắc cử vì ông ta tuyên bố sẽ buộc Nhật, Đại Hàn phải đóng góp thêm chi phí quân sự, Mỹ không có khả năng lo cho họ như trước. Đối với khối NATO, ông cũng cho biết sẽ buộc các nước thành viên phải đóng 2% GDP cho Ngân sách quốc phòng, Donald Trump ra vẻ không tha thiết với các đồng minh
Thăm dò cùa truyền thông, báo chí cho thấy bà Clinton có tới 70%, 80% hy vọng thắng cử, bà ta hươu hươu tự đắc. Các nước NATO cũng như Nhật, Hàn… yên tâm vì các thăm dò này, họ đều ủng hộ bà Clinton.
Đùng một cái, tối 8-11-2016 sau khi đếm phiếu, tin ông Donald Trump thắng cử y như trái bom nguyên tử nổ rung chuyển cả nước Mỹ và quả địa cầu. Gia đình ông, bầu đoàn thê tử tề tựu đông đủ đêm ấy để mừng chiến thắng oanh liệt.
Kết quả sau khi đếm phiếu Donald Trump được 304 phiếu Cử tri đoàn, Bà Clinton được 227 phiếu, chênh lệch 77 phiếu.
Bà Clinton viết hồi ký chỉ trích lối bầu cử Mỹ bất công vì bà hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông (2 triệu 869 ngàn) mà vẫn thua.
Chuyện thật lạ lùng và buồn cười, bà là ứng cử viên Tổng thống, là một chính trị gia nhiều kinh nghiệm mà không biết luật bầu cử Mỹ: Từ thời lập quốc đến nay người ta bầu theo Cử tri đoàn, họ đề rõ “Tổng cộng có 538 vị Đại biểu cử tri họp lại để bầu Tổng thống, ai đủ 270 phiếu Cử tri đoàn thì đắc cử”. nguyên văn như sau:
“538 members of electoral college
270 electoral votes needed to win”
Người ta chỉ tính theo phiếu Cử tri đoàn, phiếu phổ thông vứt đi, dù có hơn ba, bẩy triệu cũng vứt vào thùng rác, hễ ai được 270 phiếu Cử tri đoàn là thành Tổng thống.
Bà và các vị chức sắc Dân Chủ đề nghị đưa ra Quốc hội xin sửa đổi luật bầu cử theo phổ thống đầu phiếu, người ta đã thử rồi nhưng bất thành vì rất nhiều tiểu bang sẽ không tham gia bầu cử, họ rút ra ngay. Nhờ bầu theo Cử tri đoàn mà ông Bill Clinton ở một tiểu bang khỉ ho cò gáy mới có cơ hội thành Tổng thống Mỹ năm 1993 và cũng nhờ đó mà bà Clinton được ứng cử Tổng thống như ngày nay .
Các ông Dân chủ quen cái đường lối Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ không hợp thời
Cac Tổng thống Bill Clinton, Bush con, nhất là TT Obama đã nuôi Trung Cộng cho béo để gây nguy hại cho nước Mỹ, họ dễ dãi cho bọn tài phiệt tối mắt vì tiền. Thời Clinton Tổng thống được phần trăm khi giới thiệu các công ty Tầu làm ăn với Mỹ (báo đăng). Nay các nước không ủng hộ cuộc chiến mậu dịch nhưng người dân vẫn thích Chính phủ đánh Tầu vì nó nguy hiểm cho đất nước.
Nhiều thông tin đối lập cho rằng các nông dân sẽ biểu tình chống Trump vì không bán được sản phẩm, họ có bị thiệt hại nhưng không đến nỗi như vậy, đường lối đánh phá của đối lập giống như năm 2016 lỗi thời và không được dân Mỹ ủng hộ
Đàm phán Mỹ-Trung đình trệ do Tập Cận Bình muốn ổn định nội chính – Trí Đạt
Đàm phán thỏa thuận thương mại giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại. Thông tin từ truyền thông Mỹ chỉ ra, việc này là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần có thời gian để ổn định tình hình chính trị nội bộ. Còn phía Mỹ đã cho biết, muộn nhất là vào ngày 15/12 tới, nếu vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ nâng mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy Trung Nam Hải đang chịu áp lực lớn hơn cả đối nội lẫn đối ngoại do phán đoán sai tình hình.
Truyền thông Mỹ chỉ ra, đàm phán thương mại Mỹ Trung đình trệ là do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần có thời gian để ổn định tình hình chính trị nội bộ (Ảnh: Getty Images)
Vì để thúc đẩy đàm phán thương mại Mỹ – Trung đạt được tiến triển, phía Mỹ từng biểu thị thái độ có thể trì hoãn kế hoạch tăng thuế quan trong tháng 12, nhưng theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin hôm 3/12, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, ngày 15/12 là hạn chót, nếu hai nước Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận thương mại thì Mỹ sẽ nâng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Giới quan sát vì thế mà chú ý đến việc liệu Mỹ – Trung có đạt được thỏa thuận trước ngày 15/12 hay không.
Ngày 1/12, trang tin Axios tại Mỹ đưa tin cho biết, theo nguồn tin thân cận với đội ngũ đàm phán thương mại Mỹ – Trung, thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đã “rơi vào trạng thái đình trệ”.
Người tiết lộ giấu tên này nói, sở dĩ hai nước Mỹ – Trung dừng thảo luận về văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, là vì cần để cho ông Tập Cận Bình một khoảng thời gian để “ổn định chính trị nội bộ của Trung Quốc”, do đó dự báo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước nhanh nhất cũng phải đợi đến cuối năm nay.
Nhà phân tích ngoài Trung Quốc chỉ ra, Bắc Kinh nhiều lần phán đoán sai dẫn đến khó khăn cả trong lẫn ngoài, thực tế đã đã khiến cho nội bộ đảng bất mãn nghiêm trọng, nhiều phe phái chống ông Tập Cận Bình dần dần hợp lại thành thế lực lớn. Do đó trong bối cảnh này, thông tin nói ông Tập Cận Bình cần thời gian để ổn định nội bộ không hẳn là không có căn cứ.
Từ sau Đại hội 19 ĐCSTQ đến nay, Trung – Mỹ bùng nổ chiến tranh thương mại, về mặt khách quan đã khiến cho kinh tế Trung Quốc bị chững lại, nguồn đầu tư vốn nước ngoài cũng rời khỏi Trung Quốc, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, cộng thêm sự tấn công của dịch tả lợn châu Phi, vật giá tăng cao, lòng dân oán thán. Trong khi đó, bản thân ĐCSTQ vẫn chưa trừ dứt được sự hủ bại, lười nhác chính trị, chính lệnh không ra khỏi Trung Nam Hải được, để duy trì sự thống trị độc tài, ĐCSTQ tiếp tục tăng cường kiểm soát xã hội, tăng cường đàn áp nhân quyền, do đó lại tiếp tục bị cộng đồng quốc tế lên án.
Sau Hội nghị Trung ương 4, liên tiếp xảy ra một số chuyện lớn, càng làm cho chính quyền Bắc Kinh thêm “sứt đầu mẻ trán”. Bao gồm việc cựu mật vụ của ĐCSTQ là Vương Lập Cường quy hàng tại Úc và vạch trần nhiều sự việc liên quan đến gián điệp của ĐCSTQ; hồ sơ mật liên quan đến bức hại nhân quyền Tân Cương liên tiếp bị phơi bày trong cộng đồng quốc tế; cộng thêm phe kiến chế đại bại trong cuộc bầu cử cấp quận ở Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh bị làm cho hoa mắt chóng mặt, Tổng thống Trump ký thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông cũng khiến Bắc Kinh đau đầu; Quảng Đông xảy ra sự kiện xung đột giữa người dân và cảnh sát, cuối cùng chính quyền phải khép lại sự kiện bằng cách nhượng bộ.
Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông kéo dài gần 6 tháng, đến ngày 25/11, kết quả cuộc bầu cử Hội đồng cấp quận tại Hồng Kông được công bố, tình thế có sự chuyển biến ngược với mong đợi của Bắc Kinh: phe dân chủ ở 18 khu vực có đã nắm 388 ghế trong tổng số 452 ghế, phe kiến chế thảm bại, chỉ giữ được 59 ghế, phá vỡ tình trạng phe kiến chế nắm giữ Hội đồng quận tại Hồng Kông suốt hơn 20 năm qua.
Ngày 3/12, tờ Epoch Times tại Hồng Kông đưa tin độc quyền cho biết, nhân sĩ tiếp cận được với cao tầng của Trung Nam Hải tiết lộ, kết quả bầu cử cấp quận ở Hồng Kông đã khiến cho ông Tập Cận Bình cảm thấy kinh hãi, phe kiến chế hầu như đã bị đánh gục, khiến Trung Nam Hải kinh hoảng lúng túng. Do ĐCSTQ phán đoán sai tình hình quá xa với thực tế nên chính quyền Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra đưa ra được bất cứ phương án ứng phó nào.
Trước đó, tờ HK01 cũng dẫn nguồn tin cho biết, Bắc Kinh cảm thấy kinh ngạc trước kết quả bầu cử tại Hồng Kông, mặc dù biết trước phe kiến chế gặp tình thế bất lợi, nhưng nói thẳng là không nghĩ đến sẽ bị thua thê thảm như vậy.
Biên tập viên kỳ cựu của Tạp chí Chính sách ngoại giao James Palmer có đăng bài viết nói, truyền thông của ĐCSTQ đã chuẩn bị sẵn bài viết về thắng lợi bầu cử, nhưng khi có kết quả, cơ quan tin tức Bắc Kinh lại trở nên hỗn loạn.
Trong bối cảnh phe dân chủ đại thắng trong bầu của ở Hồng Kông, ngày 27/11, Tổng thống Trump lại chính thức ký thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Theo đạo luật này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiến hành chế tài đối với quan chức Hồng Kông và ĐCSTQ bức hại nhân quyền tại Hồng Kông. Hiện tại, nhiều nước đồng minh của Mỹ như Anh, Canada, Nhật Bản, v.v. cũng đang thúc đẩy lập pháp, có thể sẽ dấy lên phong trào chế tài quan chức ĐCSTQ và quan chức Hồng Kông.
Bài bình luận của Đài Tân Đường Nhân (NTDTV) cho rằng, môi trường quốc tế tồi tệ nhất mà ĐCSTQ đối mặt sau đại thảm sát Lục Tứ là phương Tây cùng Hồng Kông, Đài Loan đều nói không với ĐCSTQ, xung quanh Trung Quốc “khói lửa khắp nơi”, Bắc Kinh lâm vào cảnh “tứ bề thọ địch”.
Ngoài ra, liên tiếp hai văn kiện lan truyền ra ngoài cũng đã làm xấu mặt ĐCSTQ về cái mà họ gọi là trại giáo dục cải tạo Tân Cương là Trung tâm dạy nghề chứ không phải là trại tập trung. Hôm 26/11, tờ Washington Post đưa tin chỉ ra, văn kiện mật về hành động của ĐCSTQ tại Tân Cương liên tiếp bị tiết lộ cho New York Times và Liên minh Phóng viên điều tra quốc tế (ICIJ), điều này cho thấy ít nhất có một quan chức cấp cao của ĐCSTQ bất mãn và mạo hiểm tuồn văn kiện mật này cho phóng viên nước ngoài.
Washington Post cũng nhắc đến sự kiện Vương Lập Cường – gián điệp của ĐCSTQ đào thoát cũng ám thị trong thể chế của ĐCSTQ có sự chia rẽ, tuy nhiên vụ án này tương đối phức tạp. Vương Lập Cường nói từng tham gia vào thao túng bầu cử của Đài Loan và Hồng Kông, bắt cóc nhân sĩ bất đồng chính kiến. Vợ chồng Hướng Tâm, Chủ tịch Công ty Đầu tư sáng tạo Trung Quốc, người được cho là ông chủ của Vương Lập Cường, đồng thời cũng là nhân vật cốt lõi của tình báo ĐCSTQ đã bị bắt và đang bị điều tra ở Đài Loan.
Chính quyền địa phương trấn Văn Lâu, đô thị Hóa Châu thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông gần đây muốn xây dựng nhà hỏa táng, nhưng bị người dân phản đối, lo lắng sẽ gây ô nhiễm môi trường, do đó đã bùng phát phản đối trên quy mô lớn; người dân thậm chí còn dùng khẩu hiệu “Quang phục Mậu Danh, Cách mạng thời đại”. Chính quyền từng có thời điểm điều động hơn 1.000 công an và cảnh sát đến trấn áp, ngoài việc xua đuổi người biểu tình, còn bắt giữ một bộ phận người để tra hỏi, dẫn đến xung đột giữa người dân và chính quyền leo thang. Tuy nhiên, qua vài ngày kháng nghị, những người bị bắt đã được thả, dự án xây nhà hỏa táng cũng bị dừng lại.
ĐCSTQ nhượng bộ Quảng Đông vì sợ ngọn lửa đấu tranh lan toàn quốc?
Đài Á châu Tự do dẫn phân tích nói, sự nhượng bộ của chính quyền trong sự kiện này, chủ yếu là đúng lúc Hồng Kông đang trong trạng thái đấu tranh, phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ ở Hồng Kông có ảnh hưởng rất lớn đến Đại Lục. Chính quyền ĐCSTQ lo lắng sự phản kháng trong nước không xử lý tốt có thể sẽ thêm rối loạn hơn.
Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Arthur Waldron mới đây trong cuộc phỏng vấn của kênh “Lãnh đạo tư tưởng Mỹ” (American Thought Leaders) của Epoch Times đã chỉ ra, do thiếu nhận thức chính xác về thực tế của người dân nên Chính phủ ĐCSTQ làm việc theo kiểu nghĩ đâu làm đó, rất tùy tiện và vô lối, làm mất chức năng điều tiết của chính phủ, nên phương án giải quyết càng không biết bàn từ đâu.
Ông Arthur Waldron chỉ ra, Chính phủ của ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng ngày hấp hối đã cận kề. Ông tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của ông Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: “Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”
Trí Đạt
Vợ mới cưới cằn nhằn chồng:
– Hồi chưa cưới anh nói với em là anh hổng có biết cờ bạc rượu chè . Vậy mà lấy nhau được có một tháng thì anh đã say hết 29 ngày, còn ngày còn lại anh ôm hết tiền cưới đem đi Las Vegas nướng trong sòng bạc hết, là sao vậy ? Sao anh nở lường gạt em ?- Anh có nói dóc với em bao giờ đâu ? Tại vì hổng biết uống rượu nên anh mới say. Tại vì hổng biết đánh bài anh mới bị thua cháy túi
Một anh chàng bị vợ phàn nàn vì hút thuốc nhiều quá. Anh chàng năn nỉ :
– Thôi thì từ đây trở đi anh chỉ hút những lúc anh vui nhất và buồn nhất thôi, chịu không ?
Bà vợ thấy chồng nhượng bộ như vậy cũng được quá rồi nên vui vẻ ưng thuận . Anh chồng mừng quá hỏi lại :
– Chắc không ?
– Sao không chắc , bà vợ trả lời ngay .
Anh chồng mừng húm :
– Anh vui nhất khi anh gần em còn buồn nhất khi anh xa em !
Bà vợ: !!!
Thương chiến Mỹ Trung là cột mốc đầu tiên báo hiệu sự chấm dứt của ĐCSTQ – Tuyết Mai
Lý Nhất Bình, phát ngôn viên của “Diễn đàn Cộng hưởng Toàn dân” đã có phân tích cho rằng, cuộc chiến thương mại này không đơn giản chỉ là xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn là cột mốc đầu chấm dứt chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Năm 2019 có thể xem là năm hình thành xu thế Mỹ bao vây ĐCSTQ, năm 2020 Mỹ bắt đầu cuộc tổng tấn công diễn biến hòa bình đối với ĐCSTQ.
Người phát ngôn Lý Nhất Bình của Diễn đàn Cộng hưởng Toàn dân (Ảnh chụp màn hình video)
Trên kênh Youtube “Nhất Bình bình luận nhanh” vào hôm 5/12, chủ kênh Lý Nhất Bình cho biết cuộc chiến thương mại này không hề đơn giản như cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, mà còn là cột mốc nhằm chấm dứt quyền lực toàn trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cuộc chiến thương mại trong hơn một năm qua diễn biến theo kiểu “vừa đánh vừa đàm”, đàm là vấn đề duy trì quan hệ xã giao chiếu lệ, đánh là quyết liệt triệt để, do việc tăng cường trừng phạt thuế quan làm thất thoát nặng nề nguồn thu nhập thương mại của ĐCSTQ gây nguy cơ tồn vong của tổ chức này.
Ông cho biết, hoạt động đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không giống đàm phán thông thường. Trong đàm phán thông thường, hai bên đều chuẩn bị để sẵn sàng nhượng bộ, khi mỗi bên nhường nhau một chút thì có thể đạt được thỏa hiệp và có được thỏa thuận chung. Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì khác, ngay từ đầu Tổng thống Trump đã cho biết phải đạt được thỏa thuận tốt nhất, nếu không sẽ không có thỏa thuận. Quan điểm như vậy nghĩa là không có chuẩn bị cho kế hoạch nhượng bộ (vì Mỹ đã luôn ở thế bất lợi trong 25 năm qua), điều này đã ngăn chặn một nửa khả năng đạt được thỏa thuận.
Đặc biệt hơn nữa, không những bản thân Tổng thống Trump không nhượng bộ mà thậm chí cũng không để cho ĐCSTQ nhượng bộ. Bây giờ ĐCSTQ có muốn đầu hàng cũng không xong. Tổng thống Trump đã làm điều đó như thế nào?
Ông Lý Nhất Bình phân tích rằng thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Luật Chính sách Nhân quyền Uyghur 2019, Tổng thống Trump đã ngăn chặn triệt để cả con đường đầu hàng của ĐCSTQ. Hai đạo luật này không chỉ ủng hộ người dân Hồng Kông và Tân Cương chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ, mà quan trọng hơn là mục đích chung không để ĐCSTQ đầu hàng Mỹ. Bởi vì vài chục năm qua ĐCSTQ luôn lấy chủ nghĩa yêu nước làm ngọn cờ chính trong công tác đối ngoại, chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mọi người dân trong nước phải cùng nhau hăng hái chống lại nước ngoài, không được thỏa hiệp, nhưng hai đạo luật này đã công khai làm nhục ĐCSTQ còn ĐCSTQ thì mắc kẹt trong cơ hội ký thỏa thuận thương mại với Tổng thống Trump. Vì khi thỏa thuận được ký kết đồng nghĩa bị chụp lên cái mũ của phe đầu hàng, khi đó ĐCSTQ sẽ bị người dân Trung Quốc hình dung là chính đảng “phản bội tổ quốc”, là đảng nhu nhược, như thế thì ĐCSTQ sẽ không còn chút thể diện nào, mất hoàn toàn uy tín, sẽ phải chịu làn sóng phản đối của người dân.
Ông cho biết, nếu Tập Cận Bình ký thỏa thuận với Trump, phe đối lập trong ĐCSTQ sẽ chụp mũ là kẻ đầu hàng, sẽ thừa cơ nổi lên giành lại quyền lực. Do đó, ngay khi hai đạo luật này được ban hành, cơ hội cho ĐCSTQ và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại là không còn nữa. Đầu hàng không còn tác dụng gì, chỉ có thể chiến đấu với Mỹ đến cùng, nhưng đấu thì lại không thể đủ tiềm lực nên hệ quả cuối cùng là bị Mỹ đẩy vào cửa tử.
Lý Nhất Bình cho biết, nếu nhìn vào bản đồ tình hình sẽ nhận thấy rằng Mỹ đã cơ bản hoàn thành thế bao vây ĐCSTQ. Trong quá khứ, Mỹ đã bao vây ĐCSTQ dựa vào các đồng minh trên chuỗi đảo đầu tiên và chuỗi đảo thứ hai [*] cộng thêm Ấn Độ. Hiện nay thế trận đã được đẩy lên cao hơn, đã đến ngưỡng cửa của ĐCSTQ. Trong nửa đầu năm nay, Dự luật Dẫn độ của ĐCSTQ đã làm dấy lên chiến dịch chống trả của người dân Hồng Kông. Mỹ đã cung cấp hỗ trợ đạo đức và cả hành động. Nền tảng cai trị của ĐCSTQ tại Hồng Kông đã bị lung lay, trong khi ngọn lửa phong trào dân chủ của Hồng Kông đã lan sang Đài Loan.
ĐCSTQ đã nuôi dưỡng số lượng lớn các chính trị gia và các nhóm ủng hộ ở Đài Loan, kế hoạch ban đầu là hy vọng giành được quyền lực trong cuộc bầu cử Đài Loan sắp tới, theo đó biến Đài Loan thành một phần của ĐCSTQ, thành một căn cứ tiền tuyến chống lại Mỹ. Nhưng không ngờ tình thế đã đột ngột thay đổi, vụ án gián điệp Vương Lập Cường và vợ chồng Hướng Tâm khiến người Đài Loan nhìn rõ bản chất của những phe thân ĐCSTQ, khiến những phe này không còn cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này, còn Mỹ cũng tận dụng sự kiện này để thúc đẩy hợp tác giữa Đài Loan và Úc, khiến toàn bộ phe cánh ĐCSTQ tại Đài Loan bị đặt vào tầm ngắm, những áp lực lớn đang hình thành sẽ xé tan toàn bộ phe cánh này.
Bây giờ Mỹ đã huy động NATO, liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới, để cùng nhau chống lại ĐCSTQ. Hồi tháng Ba năm nay ĐCSTQ đã bị định vị là “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống”, tháng 12 lần đầu đưa vào chương trình nghị sự chính thức vấn đề trỗi dậy của Trung Quốc, và đã đạt được thỏa thuận an ninh thông tin. Mỹ mong muốn các đồng minh không dùng thiết bị viễn thông do Huawei của ĐCSTQ sản xuất.
Trong một tweet ngày 4/12, Tổng thống Trump chia sẻ: “Trong ba năm qua, NATO đã đạt được tiến bộ to lớn. Các quốc gia khác ngoài Mỹ đã đồng ý hàng năm chi trả thêm 130 tỷ đô la Mỹ, đến năm 2024 con số đó sẽ lên tới 4000 tỷ đô la Mỹ. NATO sẽ giàu có và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
Lý Nhất Bình nhận định, do đó có thể khẳng định năm 2019 Mỹ đã hình thành xu hướng bao vây ĐCSTQ. Năm 2020 Mỹ sẽ tấn công thẳng vào đại bản doanh của ĐCSTQ. Ông nhận định rằng cách tiếp cận của Mỹ sẽ giống như cách mà trước đây đã hạ bệ Liên Xô: cách mạng màu, diễn biến hòa bình. Truyền cảm hứng cho dân biến, binh biến và chính biến ở Trung Quốc Đại Lục. Khi cả ba xu thế thay đổi này cùng diễn ra thì đó là khởi đầu cho sự sụp đổ ĐCSTQ. Ông cổ vũ tất cả mọi người hãy chuẩn bị chu đáo cho diễn biến mang tính cách mạng này.
Cuộc chiến thương mại là điểm nhấn trong kế hoạch của Mỹ nhằm lật đổ thế lực chính trị độc tài ĐCSTQ, xu hướng bao vây ĐCSTQ sẽ trở thành cuộc tổng tấn công diễn biến hòa bình vào năm 2020 (Nguồn video: Bình luận nhanh của Nhất Bình).
Chú thích:
[*] Chuỗi đảo đầu tiên bắt đầu tại quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines. Đây là chuỗi đầu tiên ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa thân cận với Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ thì chuỗi đó tập trung vào Trung Quốc. Phần quan trọng của chuỗi đầu tiên là Đài Loan. Vì chuỗi đảo được xây dựng từ một loạt các vùng đất, nó còn được gọi là “tàu sân bay không thể chìm”, một ví dụ của đảo Đài Loan.
Chuỗi đảo thứ hai có thể có hai cách giải thích khác nhau, nhưng cách thường được sử dụng nhiều nhất là chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana là lãnh thổ của Mỹ. Vì nó nằm ở phần giữa của Thái Bình Dương, nó hoạt động như một tuyến phòng thủ chiến lược thứ hai của Mỹ (Theo wikipedia).
Trung Quốc Ngày Nay Qua Cái Nhìn Của Một Người Tàu – Nguyễn Thị Cỏ May
Thật may mắn – thật tình phải nói như vậy – còn không ít người Việt nam nơm nớp lo sợ nước Việt Nam rồi đây sẽ mất để trở thành một nước Tàu. Thế giới đang lo đối phó nạn bành trướng hết tốc lực và toàn diện của Tàu nhằm làm chủ thế giới. Vụ bắt bà Meng Wanzhou, Giám đốc tài chánh của Công ty Huawei, đúng là một cú đá giò lái quá nặng của Mỹ đối với Tàu trong chánh sách chạy đua thực hiện bá quyền của Tàu.
Tựa quyển sách của 2 nhà nghiên cứu người Pháp chuyên về chánh trị Tàu, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque (Odile Jacob, Paris, 2019) được tác giả trình bày dưới dạng chơi chữ “Tàu v(L)à thế giới” (La Chine e(S)t le monde – La Chine ET=VÀ nhưng có thêm S, đọc nguyên chữ EST=LÀ, động từ).
Nếu có người Việt Nam muốn viết một cuốn sách về sách lược bành trướng của Tàu, tưởng cuốn sách đó cũng nên có cái tựa viết giống như vậy, cùng cách chơi chữ, là “Việt Nam v(L)à Tàu” để báo động cho những người chưa thấy, chưa biết quốc nạn, không đọc sách mà chỉ thấy cái tựa thì cũng hiểu chuyện. Hiểu mối nguy sanh tử của Tàu đối với Việt Nam.
Tàu dưới con mắt thế giới
Huawei không chỉ là nhà sản xuất thứ hai trên thế giới về trang thiết bị viễn thông và smartphone mà đó thật sự là võ khí hàng đầu của chiến lược bá quyền của Tàu. Huawei nuôi tham vọng sẽ thay thế công nghệ Mỹ và, với tất cà phương tiện, sẽ nắm giữ vai trò chủ đạo của ngành này. Và đang tập trung vào 5G, không chỉ chiếm thị trường, mà nhằm chủ động và kiểm soát được thông tin về kỹ nghệ, về hoạt động của chánh phủ các nước, các thành phố, giao thông, các dịch vụ, ngân hàng,… Và nhứt là vũ khí. Tóm lại, kẻ thắng sẽ làm chủ thế giới. Giữa Mỹ và Huawei là cuộc chiến sanh tử. Nhưng với Bắc Kinh không chỉ có 5G phải đạt cho được mà là quyết tâm làm chủ trọn vẹn thế giới.
Sách lược tấn công thế giới của Tàu thật sự đã bắt đầu từ mười năm qua. Trước đây, Bắc Kinh còn giữ lời dạy của Đặng Tiểu-bình “Từ từ và giữ thế khiêm tốn” nhưng cuôc khủng hơảng kinh tế năm 2008 đã làm cho Tây Phương chao đảo, Bắc Kinh vội nắm ngay thời cơ, leo lên ngôi vị bá chủ.
Năm 2012, Xi Jinping nắm quyền, thay đổi chiến lược. Xi muốn kết hợp 2 nền độc tài – ngàn năm quân chủ và triều đại cộng sản – tiến lên tuyên bố nay là thời điểm “phục hưng nước Tàu”, một chánh sách xâm chiếm không giới hạn: chiếm Biển Đông, Bắc Cực, kiểm soát mười hải cảng có khả năng đón tiếp hải quân Tàu, tạo mười quốc gia chư hầu do ràng buộc về thương mại như thời đế quốc Tàu.
Trên mặt trận ngoại giao và đối với những cơ chế quốc tế, Tàu đã thoát khỏi cách ứng xử củ, sai khiến những chánh phủ chịu ảnh hưởng của mình để lũng đoạn những nguyên tắc nền tảng của Liên Hiệp Quốc, xâm nhập vào khối Liên Âu, mua chuộc một số quốc gia nhỏ bị kinh tế khủng hoảng để phá thế đoàn kết của Liên Âu, bảo vệ quyền lợi của Tàu, chống lại những tấn công nhơn quyền,…
Để thực hiện kỷ niệm 100 năm ngày lập đảng Cộng Sản và 100 năm ngày khai sanh nước Công Hòa Nhơn Dân Trung Hoa, Bắc Kinh bắt đầu bằng cách tỏ ra mình là một cường quốc hào phóng, có một hệ thống quyền lực vượt trội hơn những chế độ dân chủ Tây Phương, có khả năng đem lại sự tăng trưởng và sự ổn định. Tàu sẵn sàng mời những nhà lãnh đạo chánh trị các nước tới tu nghiệp, đều được hậu đãi, thanh niên ưu tú, ký giả, tới làm việc, tu nghiệp, được thù lao rộng rãi. Đồng thời, họ còn tài trợ cho hàng ngàn trung tâm nghiên cúu (think tank) trên thế giới. Hiện tại, Tàu có 350 000 sinh viên học ở Huê Kỳ và 35 000 ở Pháp, số tiền sinh viên đóng cho các đại học sẽ có khả năng làm cho các đại học ấy phải bỏ những môn mà Xi Jinping không hài lòng.
Một người Tàu nhìn Trung Quốc
Dưới cái nhìn của thế giới, Tàu không còn là một thách thức mà là mối nguy đang thật sự hăm dọa an ninh thế giới, nhứt là đối với Tây Âu và những giá trị của nó. Thế mà trong lúc đó, Tàu khoe khoang sự phát triển của họ hoàn toàn hòa bình và nhứt là trong DNA của họ không có chứa mầm chiến tranh. Nhưng ngân sách quốc phòng của Tàu tăng trưởng mau hơn sản lượng nội địa (PIB).
“Một người Tàu” nhìn Trung Quốc muốn nói trên đây là nhà văn Dai Sijie hiện ở bên Tàu để vận động tài chánh thực hiện bộ phim của ông, đồng thời ông cũng cho ấn hành ở Paris quyển truyện nói về cuộc đời của ông nội của ông.
Trong cách mạng văn hóa, ông là cậu bé mười tuổi và đã bị mọi người ghét, coi ông là người tội hình sự vì có ông nội là mục sư Tin Lành. Năm 1949, khi Cộng Sản chiếm trọn nước Tàu, ông nội của ông làm mục sư đang điều hành một cô nhi viện. Đó là trọng tội.
Sau năm 2011, Dai biến mất khỏi Pháp. Ông trở về Tàu nơi ông mô tả như một nước dễ thương một cách trung bình. Nhận xét nổi bật của ông là ở Tàu có lối “1% những người sống không sống chỉ vì tiền. Ngày nay, tiền trở thành cái đạo của người Tàu. Ông thấy một tỷ người Tàu thay đổi: trước kia, mọi người đều là cách mạng và ông đã sống trong xấu hổ vì ông thuộc gia đình một mục sư trong lúc những người khác thuộc gia đình thợ thuyền, nông dân, binh sĩ,… Nhưng ngày nay, nếu ai không kiếm được tiền mới là người đáng lấy làm xấu hổ”.
Ở Tàu, Dai có thể chạy ra tiền để làm phim nhưng ông không thể xin được giấy phép để in và phổ biến những tác phẩm của ông ở đó. Từ nhỏ đã mang đức tin Thiên Chúa Giáo, ông cứ nghĩ tới đời sống của Christ và ông nội của ông, người giúp đỡ rất nhiều cho người nghèo khổ và bản thân cũng bị đau khổ nhiều. Vậy phải chăng đó là hai điều song song với nhau? Ông nhớ lại cảnh bị đấu tố, người trong gia đình tố nhau với Hồng Vệ Binh,… Ông nhớ lại cha mẹ của ông, nguyên là y sĩ, bị cách mạng giam ở một nơi khác. Cảnh tịch thâu nhà cửa, của cải, khám xét, vô cùng khủng khiếp.
Một hôm vừa đi học về, Dai nghe những tiếng hò hét lớn, sỉ vả ông nội của ông là một tên nô lệ Tây Phương, tên phản quốc, một tên gián điệp. Ông còn nhớ ông nội của ông quì trên một bục cao, rồi có một Hồng Vệ Binh đá ông nội của ông làm cho ông té nhào xuống. Ông ngất liệm đi như chết. Mọi người chỉ đứng nhìn, không ai tới giúp đỡ. Rồi bỏ đi.
Cơn ác mộng hết sau khi Mao chết. Ngày nay, ở Tàu, Dai nhận thấy một điều lạ, không biết có phải là sự nghiệp của Mao để lại hay không, đó là ở Tàu có cả 100 triệu người Thiên Chúa Giáo. Không phải như ở Pháp, mà đó là những người giáo dân thuần thành, thật sự hành đạo, sống đời sống đạo nghiêm túc.
Trước kia, dưới thời Mao, ông nội của Dai cầu nguyện, đọc kinh trong bóng tối vì không dám đốt đèn. Ngày nay, tín đồ đi nhà thờ, nhà nguyện. Nhưng vẫn còn điều bị chế độ, tuy không còn Mao, cấm kỵ, đó là không được phép truyền đạo.
Dai không xin được phép in sách của ông ở Tàu vì sách viết bằng tiếng Tàu và trong sách, nhắc lại ông nội là một mục sư. Như vậy là phạm tội tuyên truyên tôn giáo.
Truyện của Dai đem thực hiện phim. Nhờ nhiều bạn bè làm điện ảnh, tài tử nổi tiếng vận động xin phép. Việc xin phép có thể được chấp thuận nhưng với điều kiện nhơn vật là mục sư phải thay đổi, như làm giáo viên, cán bộ, …
Ngày nay, nước Tàu phát triển, là cường quốc thứ nhì của thế giới. Dân Tàu đông đảo đi ra nước ngoài. Nhưng những thứ cộng sản đặc sệt vẫn còn nguyên và ở khắp nơi. Đó là tổ chức và quyền lực. Người ta thât sự không ai nói tới “độc tài” nhưng mọi thứ quyền lực đều nằm trong tay của một đảng duy nhứt.
Mọi người ai cũng đều có thể làm giàu nhưng, với điều kiện phải được đảng Cộng Sản ok. Mọi người đều có thể làm chuyện mình muốn, nhưng trước hết phải chờ đảng quyết định. Trong những xí nghiệp tư, phải có những đơn vị đảng dòm ngó dùm.
Tàu là nước tư bản nhưng đảng Cộng Sản mạnh hơn, nó kiểm soát tất cả, cả tư tưởng, cả mọi phản ứng tâm lý của dân.
Tuy nhiên có những chuyện mà cái đảng cực mạnh đó không thể kiểm soát được, không can thiệp được, nó chịu bất lực, đó là bịnh hoạn, chết. Những người lãnh đạo đảng như Xi, như Lý, như bịnh, chết, đảng Cộng Sản toàn quyền, triệt để, toàn diện, cũng chịu thua thôi.
Mối đe dọa từ Trung Cộng buộc Nato phải lột xác – Đại-Dương
Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập từ năm 1947 nhằm chống lại chính sách bành trướng, bá quyền của Điện Cẩm Linh sau Đệ nhị Thế chiến. NATO đã duy trì được môi trường hoà bình tại Châu Âu góp phần làm sụp đổ Liên Sô năm 1991, chấm dứt vai trò lịch sử của Khối Quân sự Warsaw (thành hình năm 1955) và Đệ tam Quốc tế Cộng sản (thành hình năm 1919, tái sinh 1947).
29 nguyên thủ quốc gia thuộc NATO đã tề tựu về Luân Đôn vào 2 ngày 3 và 4 tháng12 năm 2019 để kỷ niệm 70 năm góp mặt trong sinh hoạt quốc tế. Nhưng, mục đích chính là hoạch định “tân chính sách toàn cầu” cho NATO trong bối cảnh thế giới đang đối diện với biết bao bất trắc khó lường.
Nhiều đời tổng thống Mỹ thường than phiền NATO đã quá cũ kỹ và Châu Âu không góp đủ chi phí cho hoạt động của Tổ chức mà bắt người Mỹ phải è cổ đóng thuế.
Đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump chính thức nắm quyền đã chỉ trích thẳng thừng và gay gắt vì chỉ có 4/29 thành viên NATO đóng đủ 2% GDP đã cam kết so với 4-4.3% GDPcủa Hoa Kỳ. Một số quốc gia Tây Âu giàu có vẫn không đóng đủ 2% mà mỗi lần Hoa Kỳ thúc giục lại hục hặc. Hiện tại, chỉ có 9/29quốc gia NATO thi hành trong khi Pháp đóng 1.9%, Đức nâng từ 1.2% lên 1.4% vào năm 2020 và 2% tới 2030.
Tổng thống Pháp Emmanuel ôm mộng thành lập Lực lượng Quân sự Liên Âu để có vai trò chủ động hơn trong NATO sau khi Anh Quốc rời khỏi Liên Âu và Tể tướng Angela Merkel sẽ về hưu năm 2021 nên từ đầu tháng 11-2019 đã đi khắp nơi rêu rao “NATO Chết Lâm Sàng, tức Chết Não” tạo ra làn sóng chỉ trích gay gắt trong dư luận quốc tế.
Tổng thống Chales de Gaulle (1959-1969) muốn thiết lập Siêu Quốc gia Châu Âu (supranational Europe) nhằm làm đối trọng với Hoa Kỳ và Liên Sô nên rút khỏi Bộ chỉ huy Quân sự NATO năm 1966 dù Pháp vẫn ở trong Tổ chức này; chỉ trích kịch liệt việc Hoa Kỳ giúp dân Việt xây dựng một nước Việt Nam Cộng Hoà non trẻ ở Miền Nam vĩ tuyến 17 để chống chủ trương cộng-sản-hoá. Pháp rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1965. Lúc tham dự Hội chợ ở Gia Nã Đại năm 1967, Tổng thống de Gaulle hô to “Quebec Tự do Muôn năm = Vive le Quebec libre” bị chủ nhà và dư luận thế giới chỉ trích. Dù cố gắng hết sức để ve vãn mà Liên Sô vẫn không công nhận Pháp là một siêu cường ngang hàng!
Ngày 03/12/2019 toàn thể 29 nguyên thủ quốc gia của NATO đã có mặt ở Anh Quốc để dự yến tiệc do Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị thết đãi và gặp gỡ song phương, đa phương.
Hôm sau, các nguyên thủ quốc gia tiếp tục nói chuyện song phương hoặc đa phương để giải toả một số khúc mắc trước khi vào bàn thảo luận. Ba vấn đề nổi bật: NATO có chết lầm sàng không? Các thành viên có cam kết gia tăng chí phí quốc phòng như đã định chưa? Trung Cộng có là nguy cơ cho nhân loại không?
Tổng thống Trump khá gay gắt khi chất vấn tay đôi với Tổng thống Macron về “NATO Chết Não” trước sự hiện diện của Tể tướng Merkel, nhưng, Macron vẫn bảo lưu quan điểm. Maron từng chỉ trích gay gắt quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria vì Tổ chức Khủng bố chưa bị tiêu diệt, nhưng, không trả lời khi Trump hỏi “Ông có muốn nhận vài tay khủng bố ôn hoà không”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdogan nói Macron chứ không phải NATO Chết Lâm Sàng, và nếu NATO không đồng ý đưa Tổ chức YPG của người Kurd vào danh sách khủng bố thì sẽ mở cửa biên giới để 3.6 triệu người tị nạn Syria tràn sang Châu Âu.
Tây Âu quá ích kỷ
Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến đều xuất phát từ Tây Âu. Lục địa này được giải phóng nhờ các lực lượng bên ngoài (Hoa Kỳ và Anh Quốc). Sau khi chiến tranh chấp dứt vẫn cần tới Hoa Kỳ viện trợ tái thiết và bảo đảm an ninh, hoà bình suốt thời Chiến tranh Lạnh (1947-1991).
Mục đích thành lập NATO để ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản tới Tây Âu và Nam Âu vì Trung Âu, Đông Âu và Baltics đã do Liên Sô kiểm soát. Nhưng, Tây Âu không ủng hộ mà còn phá hoại mọi nỗ lực của Hoa Kỳ và Anh Quốc đang ngăn chặn sự lan tràn của Chủ nghĩa Mao tại Châu Á-Thái Bình Dương. Ngược lại, Hoa Kỳ không ủng hộ chính sách thực dân, thuộc địa của Tây Âu trên thế giới. Pháp Quốc đóng vai trò chính trong việc ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trên phương diện ngoại giao và tuyên truyền cho tới lúc Bắc Việt tràn ngập Việt Nam Cộng Hoà.
Bây giờ, Chủ tịch Tập Cận Bình công khai tham vọng truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản tới mọi ngỏ ngách của thế giới mà Tây Âu vì tiền nên cứ làm ngơ. Phải chăng Tây Âu đã phản bội lại mục đích thành lập NATO.
Trong năm 2019, Tể tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tuần tự sang Bắc Kinh để ký nhiều hợp đồng kinh tế mặc dù tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đã làm sáng tỏ nguy cơ từ Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội từng diễn ra trong cộng đồng nhân loại.
Tập Cận Bình, Emmanuel Macron, Angela Merkel đều chống lại chính sách bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương không ngừng gia tăng mặc dù họ đều làm như thế ở từng mức độ khác nhau.
Chính sách bảo hộ thương mại của Bắc Kinh khiến cho đại đa số quốc gia trên thế giới bị thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng. Chính sách đa phương chỉ đem lại kết quả khi mọi quốc gia phải tuân hành quy định quốc tế đã thoả thuận và cam kết. Nếu không, chỉ đa phương trên có giấy, đơn phương thực tế.
Chính phủ Macron mới ban hành “luật thuế đánh vào các dịch vụ kỹ thuật số” nhắm vào Google, Amazon và Facebook dựa vào trị giá thương vụ của các công ty chứ không do tiền lời của họ, vả lại còn có tính cách hồi tố.
Hoa Kỳ đang thăm dò ý kiến dân chúng để chuẩn bị áp thuế quan 100% lên một số thực phẩm nhập từ Pháp trị giá 2.4 tỉ USD. Hoa Kỳ cũng đang xem xét điều kiện đối phó với Luật Kỹ thuật số của Ý Đại Lợi, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khác biệt chiến lược giữa Hoa Kỳ và Tây Âu
Tây Âu đặt quyền lợi kinh tế trên an ninh nên đòi Hoa Kỳ gây áp lực tối đa lên Nga để Pháp và Đức thương lượng về đường ống khí đốt từ Nga tới Đức mà toả khắp Liên Âu. Cũng thế, Pháp và Đức tăng cường giao dịch kinh tế với Trung Cộng. Tây Âu không giúp đỡ Trung Âu và Đông Âu để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và kinh tế nên Bắc Kinh dùng tiền thao túng, gây chia rẽ Liên Ấu.
Dư luận Liên Âu đã thay đổi nhanh hơn giới lãnh đạo. Phong trào Áo Vàng tại Pháp năm 2018 đòi Macron từ chức đã dẫn tới bạo loạn. Nó được nối lại từ tháng 9-2019 với chủ trương đòi lại 4 quyền dân mà không cần chính phủ và quốc hội: trực tiếp ra một bộ luật mới; yêu cầu 1 chính trị gia từ chức; yêu cầu hủy bỏ một bộ luật; và yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người trong ngày 06/12/2019 làm tê liệt Paris đã lan tới Bordeaux, Marseille, Nantes. Đảng của Macron đã phân thành 2 nhóm bất đồng.
Cuộc thăm dò mới nhất tại Đức ghi nhận 87% bác bỏ mô hình “tư bản Nhà nước Trung Cộng”; giới chuyên gia cảnh cáo Merkel về thái độ cởi mở với Hoa Vi, nước Đức nên gia tăng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế nên Tể tướng Merkel lần đầu tiên biểu lộ thân thiện với Tổng thống Trump.
Ngược lại, Hoa Kỳ buộc Bắc Kinh tuân hành các nguyên tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới quy định, chấm dứt các hành động xâm phạm chủ quyền các nhược tiểu, thao túng nền chính trị toàn cầu.
Nghi kỵ Trung Cộng thể hiện rõ ở các khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Á-Thái Bình Dương, đều có thể chế chính trị dân chủ, nên tỷ lệ không-ủng-hộ cao hơn nhiều. Việt Cộng không được khảo sát.
Tình trạng nghi kị về mưu đồ quân sự của Trung Cộng rất cao tuần tự Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Phi Luật Tân.
Tổng thư ký NATO, Jen Stoltenberg cho biết Tổ chức này mạnh mẽ hơn và có thể thích ứng với thế giới đang thay đổi qua hàng loạt vấn đề như cuộc chiến chống khủng bố, kiểm soát vũ khí, mối quan hệ với Nga, sự trỗi dậy của Trung Cộng.
Do đó, lần đầu tiên Thông cáo chung của NATO năm 2019 viết “Minh ước Bắc Đại Tây Dương công nhận ảnh hưởng ngày càng lớn và chính sách ngoại giao của Trung Cộng đặt ra những cơ hội và thách đố cần phải cùng nhau đối phó”.
Tổng thống Donald Trump trở về nước mà không tham dự lễ bế mạc vì đã đạt được mục đích: “NATO cùng hợp sức đối phó với Bắc Kinh, và các thành viên tiếp tục hoàn tất nghĩa vụ 2% GDP”. Thực dụng là bản chất của người Mỹ. Bắt tay, tán tụng, chụp hình thuộc vào hàng thứ yếu.
Tài liệu tham khảo:
Trump Praises, Defends NATO Alliance at Summit (Epoch Times)
What Do Germans Think of Berlin’s China Policy? (Diplomat)
Trump blasts Macron over ‘brain dead’ Nato remarks (Guardian)
NATO leaders meet as divisions threaten military alliance (DW)
Russia Is Not The Soviet Union. So Why Can’t Europe Help Pay More for NATO? (National Interest)
Nato to formally recognise China ‘challenges’ for first time (SCMP)
For Trump and Europe, a Surprising Role Reversal (NYT)
Thơ Ngọc Hoài Phương
Cứ vờ như quên
Ai treo trái nhớ trên cây
Và ai ngồi đếm tháng ngày vụt qua
Hạc vàng mất hút trời xa
Lầu xưa sót lại mình ta, ngồi buồn.
Bạn bè trăm nhánh, mười phương
Kẻ còn, người mất, tủi hờn chất cao
Thuyền trôi ra biển, bến nào?
Bến nào rồi cũng tan vào hư vô
Ừ ta 77, không ngờ
Dù quên hay nhớ cứ vờ như quên.
Còn xa đường về
Ta giờ lưu lạc cuối trời
Sài Gòn, thôi cũng một thời đã qua!
Tháng Tư, vẫn nhớ quê nhà
Bao nhiêu năm lẻ, còn xa đường về
Vô đề
Nắng xuân không ấm đời luân lạc
Quê cũ mù xa, chặn lối về.
Rừng hoang
Một góc rừng hoang,
Phật ở đây.
Trải bao năm tháng chẳng ai hay
Thế gian
rối rít trò điên đảo
Ai tỉnh?
Ai vờ ngất ngưởng say?
http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=116193
Bauxite Cao Nguyên Trung Phần mới là hiểm họa Hán hóa thực sự – Mai Thanh Truyết
Nhận định về lá thư của PTT CS Hoàng Trung Hải gởi PCT CS Nguyễn Thị Bình ngày 16 tháng 12 năm 2008
Đây là lá thư trả lời của Phó Thủ Tướng CS Hoàng
Trung Hải trả lời cho Phó Chủ tịch Nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình sau khi nhận được thư góp ý của Bà về việc khai thác quặng mỏ bauxite ở Đắk Nông có thể gây nhiều tác hại về môi trường, khí hậu đối với cả vùng rộng lớn “Nam Trung Bộ” (tức là Nam Trung phần Việt Nam). Lá thư gồm 4 trang (Xin xem phụ chú 1 phía dưới).
Hoàng Trung Hải là ai?
Ngày từ đầu năm 2008, rất nhiều báo chí Việt Nam đều nêu tin về việc khai thác quặng Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam với nhiều hàng tựa như sau:
Tờ Người Việt đã đăng một bài viết khiến dư luận giật mình: “Trung Quốc gần như ‘nắm’ hết các mỏ khoáng sản Việt Nam”;
Báo Tuổi Trẻ đăng bài “Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc ‘đào’ khoáng sản”, trong đó dẫn lời ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên – Môi trường): “Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta”; “Nếu tiếp tục đào bới như vậy sẽ là một thảm họa cho đất nước. Tài nguyên nếu chưa khai thác thì để lại đó tương lai con em chúng ta tiếp tục khai thác”;
Tờ Sống Mới với tựa “Phổ biến tình trạng Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt đào khoáng sản”;
Báo Đất Việt nêu: “Người Trung Quốc đứng sau điều hành đào khoáng sản Việt Nam”; và tiếp theo ngày hôm sau “Trung Quốc muốn nắm ngành khai thác khoáng sản của Việt Nam”; và sau đó lại tiếp “60% giấy phép khai khoáng bị bán cho TQ là… khiêm tốn!”, dẫn lời TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng con số 60% giấy phép khai khoáng bị bán cho Trung Quốc kia là còn “khiêm tốn” và chưa phản ánh đúng mức độ đáng báo động của tình hình: “Hậu quả đương nhiên là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại (không có ai chịu trách nhiệm).”
Phía sau tất cả những dự án điển hình kể trên, đâu đây ai cũng thấy bàn tay lông lá của Trung Cộng, nhưng thực sự nguyên ủy của nó thật ra vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Đó là sự hiện diện của PTT phụ trách kinh tế Hoàng Trung Hải là một người Hán trá hình. Đã từng có Tâm Huyết Thư của nhiều đảng viên “tiền bối” tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, có cha tên là Sì Sói, sinh quán tại Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc.
Và người trực tiếp đề bạt cho Hoàng Trung Hải vào chiếc ghế quan trọng thứ hai trong chính phủ khóa mới: Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế” (từ ngày 2.8.2007) nhằm mục đích thực hiện các đề án trên.
Các chức vụ HTH nắm do NTD đề bạt là:
– Trực tiếp phụ trách các bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông – Vận tải, và Tài nguyên – Môi trường.
– Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
– Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí;
– Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm;
– Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
– Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản;
– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội;*
– Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải;
– Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận;
– Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La;
– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;
– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội;
– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển;
– Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI,
– Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia;
– Trưởng ban ODA (Viện trợ Phát triển Chính thức) Quốc gia;
– Chủ tịch Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia;
– Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v.
Chúng ta hình dung một người với ngần ấy chức vụ quan trọng như trên, có chăng chỉ là một…hình nộm hay một “robot” mà thôi!
Tất cả có nghĩa là PTT CS Hoàng Trung Hải hầu như nắm trọn toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong tay.
Và Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, Vũng Áng năm 2013: Đó chính là do Phó Thủ tướng Đặc trách Kinh tế Hoàng Trung Hải cấp giấy phép qua Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”. (Xem Phụ chú 2).
Gần đây nhất, vào ngày 13/8 vừa qua, nhân vụ “ùn tắt” ở Cai Lậy, và sau sự kiện “Cai Lậy thất thủ” khiến hàng loạt ung nhọt của ngành giao thông bị phơi bày, chính HTH là người chỉ đạo việc thu phí ở Cai Lậy qua Công văn số 1908/TTg-KTN ngày 11/11/2013, PTT Hoàng Trung Hải chỉ đồng ý chủ trương xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, chứ không đề cập đến hợp phần tăng cường mặt đường QL1. Liệu ông ta có bị hề hấn gì không hay vẫn tiếp tục “bình chân như vại” như trong vụ đại thảm họa môi trường mang tên “Formosa Hà Tĩnh” mà ông ta là chính danh thủ phạm?
Chưa hết, trong 9 năm nắm giữ vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ (chỉ sau Thủ tướng), ông Hoàng Trung Hải cũng đã góp phần quyết định vào “thành tích” băm nát quy hoạch Hà Nội, hay “dâng” 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cho Trung Quốc, v.v.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhờ những “thành tích” nêu trên hay vì lý do gì khác mà ngài cựu Phó Thủ tướng đã ngang nhiên bước vào Bộ Chính rồi “nắm” bộ máy đảng – chính quyền – quân đội của Hà Nội “ngàn năm văn vật” từ Đại hội XII?
Bài viết xin tiếp thêm nhiệm vụ và vai trò của Hoàng Trung Hải trong một việc điển hình là khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam
2. Nội dung Lá thư biện giải của Hoàng Trung Hải
Nhận thấy có “rất” nhiều điều lý giải trong thư trên thể hiện một tinh thần phản khoa học và hoàn toàn không có tính cách khả thi, nhân danh một người làm khoa học, chuyên môn trong việc thanh lọc phế thải lỏng và bùn (sludge), người viết xin lần lượt phân tích từng điểm một trong thư.
Lá thư gồm bốn trang. Trang một nói về tổng quát khu khai thác cũng như quyết định của Nghị quyết Đại hội đảng X về phương hướng phát triển xã hội năm 2006-2010; từ đó đưa đến Quyết định 167 của TT CS Nguyễn Tấn Dũng ngày 1/11/2007.
Giai đoạn khai thác là dự kiến triển khai 6 dự án, nhưng đến năm 2010 chỉ khai thác 3 mà thôi. Đó là Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắc Nông), và Kon Hà (Gia Lai). Các trang kế tiếp nói lên các quy hoạch, ảnh hưởng lên môi trường và phương cách giải quyết vấn đề:
3. Về quy hoạch vận tải
“Chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên- Bình Thuận và cảng biển tại Hòn Kê Gà (Bình Thuận) để phục vụ cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm alumin, đảm bảo đồng bộ với việc khai thác, chế biến quặng bauxite và kết hợp vận chuyển hàng hóa, hành khách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực Tây Nguyên là điều kiện tiên quyết đã được Thủ tướng chính phủ chỉ đạo”. (1)
Qua quy hoạch trên chúng ta nhận thấy, vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam có cao độ từ 400 đến 600 thước so với mặt biển và các đồi núi từ Tây sang Đông thường bị cắt ngang bởi nhiều thung lũng sâu, do đó việc thiết lập một đường xe lửa không phải là chuyện dễ dàng trong một vùng đồi núi chập chùng quanh co. Với tình trạng kinh tế tài chính và khả năng chuyên môn của nhân sự hiện có tại nơi nầy, việc xây dựng trên cần phải mất thời gian ít nhất phải trên 5 năm(!) sau khi thực hiện chi tiết kỹ thuật cho dự án. Cũng như việc xây cảng Bình Thuận cần phải thực hiện song hành mới có thể đi vào hoạt động được. Do đó, chỉ nội hai dự án nầy thôi cũng cho thấy thời biểu thực hiện chắc chắn sẽ không thể nào theo đúng như đã dự trù và cũng chỉ nằm trong quy hoạch của “nhà nước” mà thôi.
Thêm nữa, nôi dung cũng như mục đích xây dựng cũng chỉ để “phục vụ” việc chuyên chở alumin. Người viết suy diễn thêm là việc chuyên chở nhôm ròng trong khai thác sẽ không bao giờ (?) thực hiện vì không nằm trong quy hoạch nêu trên!
Và cho đến hôm nay (21/8/2017), chưa có 1 m đường sắt nào được “lót” trên tuyến đường sắt “ảo” này!
4. Về nguồn điện nước cho dự án
“Về nguồn cung cấp nước chủ yếu lấy từ sông Đồng Nai (lưu lượng bình quân 11m3/s) và một số suối trong khu vực. Nguồn cung cấp điện cho sản xuất chủ yếu được lấy từ nguồn điện của các nhà máy sản xuất alumin. (ví dụ tại Dự án Đắk Nông, dự kiến đầu tư 3 tổ máy phát điện 3×30 MW) và hệ thống điện quốc gia.” (2)
Trong một số “biện giải” sau này và trong chi tiết của dự án, người viết được biết là có nằm trong quy hoạch để thực hiện một nhà máy thủy điện tại Đắt Tít với công suất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ lớn chạy dọc theo sông Serépok để cung cấp nước cho đập thủy điện. Trong lúc đó, trong thư ghi là xây dựng 3 tổ máy (dường như là máy phát điện chạy bằng than hay diesel?)
Như vậy, chẳng lẻ có hai dự án khai thác quặng tại Nhân Cơ?
Hay là có cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược?
Hay là cùng một dự án mà do hai cơ quan khác nhau thực hiện?
Hay là dự án chỉ nói chung chung và thực hiện đến đâu rút kinh nghiệm đến đó?
Hay là chỉ nhắm tới việc chính thức hóa việc khai thác trước đã để “hợp thức hóa” sự hiện diện của người công nhân và chuyên viên TC do như cầu gấp rút của đàn anh nước lớn trong ý định xâm nhập miền cao nguyên Trung phần Việt Nam?
Có lẽ, phần… hay là sau cùng là đúng hơn cả!
5. Về ảnh hưởng môi trường
“Về ảnh hưởng môi trường trong quá trình khai thác bauxite và sản xuất alumin, Bộ công Thương và Tập đoàn Công nghệ Than- Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ, xin nêu khái quát như sau:” (3)
“Ảnh hưởng chiếm diện tích đất mặt: Giải pháp khắc phục: Do diện tích phân bổ bauxite trải trên diện tích rất lớn, trong quá trình khai thác dự kiến áp dụng phương pháp và trình tự khai thác “cuốn chiếu”. Cụ thể là: chia khai trường (?) thành nhiều khu vực, khai thác dứt điểm từng khu vực mới chuyển sang khu vực khác; khi tiến hành khai thác khu vực tiếp theo sẽ triển khai công tác hoàn thổ, phục hồi không gian của khu vực đã khai thác. Trong quá trình bóc đất mặt, riêng lớp đất màu trên mặt (lớp đất thịt(?)), đổ đống riêng để rải cùng với đất mùn, phân bón hữu cơ lên diện tích được hoàn thổ. Phương pháp nầy hầu hết được áp dụng có hiệu quả tại các mỏ bauxite ở Trung Quốc…” (4)
Nếu phương pháp nầy được thực hiện thành công tại TQ, tại sao TC lại chấm dứt ngưng khai thác hàng trăm quặng mỏ đang tiến hành trong nước, để “khăn gói” gấp rút gởi người và máy móc sang tận một nơi xa xôi để… bắt đầu “làm lại”?
Chúng ta có thể hình dung một bàn cờ, làm xong một ô vuông, rồi hoàn thổ (?), rồi làm tiếp. Xin đề nghị tiếp là sau khi hoàn thổ thì cần trồng cây xanh hay khai thác cây công nghiệp để trả lại thiên nhiên cho thiên nhiên tức là bảo vệ môi trường và tăng thêm năng suất khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế cao!
6. Về việc tuyển rửa quặng bauxite
Và siêu việt hơn nữa là “khâu” “tuyển rửa quặng bauxite (bùn thải quặng đuôi)”
“Để thu hồi tinh quặng bauxite ở Tây Nguyên cần phải tuyển quặng bauxite nguyên khai. Công nghệ tuyển quặng bauxite ở Tây Nguyên là công nghệ tuyển rửa trọng lực. Lợi dụng các thung lũng trong khu vực nầy để xây dựng các hồ chứa quặng đuôi. Các quặng đuôi đều được thiết kế hệ thống thu hồi nước tuần hoàn. Các hồ chứa quặng đuôi sau khi kết thúc đổ nước thải và rút hết nước sẽ được san gạt và phủ lớp đất màu để hoàn thổ.” (5)
Đọc tới “khâu” rửa quặng nầy, người viết cảm thấy hổ thẹn vì hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc thanh lọc bùn và nước thải ở Hoa Kỳ, kỹ thuật “cao siêu” nầy vẫn chưa được “học” tới!. Làm sao rút hết nước trong một lượng “vĩ đại” bùn thải trong các hồ chứa làm thành do các thung lũng, khe núi, và phủ lại lớp
đất màu và hoàn thổ. Nhưng đây không phải là việc hoàn thổ mà là việc “đập đá vá trời” biến các thung lũng thành khu nông nghiệp mới để làm tăng phúc lợi cho người dân XHCN!
7. Về việc giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ
“Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bùn đỏ: Chống thấm bùn đỏ: Bùn đỏ của nhà máy sẽ tiến hành xử lý theo phương thức tồn đọng. Tức là trong quá trình xử lý bùn đỏ, tách tối đa thành phần nước trong bùn đỏ để có hàm lượng chất lỏng trong huyền phù bùn đỏ hạ xuống 54,4%. Chất rắn trong bùn đỏ chiếm 45,6%; huyền phù bùn đỏ thải sẽ dùng bơm thông qua đường ống đưa vào bãi chứa bùn đỏ…” (6)
Thông thường trong kỹ nghệ “ướt” của việc khai thác quặng mỏ bauxite, sau khi tách alumin ra, tỷ lệ nước trong bùn đỏ là 2/1…như vậy cần phải sấy một số lượng “vĩ đại” bùn đỏ mới có thể đem bùn đỏ xuống còn 54,4% (?) nước. Và với tỷ lệ nầy bùn đỏ trở thành một chất rắn…. Như vậy, làm sao dùng bơm để đưa (chất rắn hay gần rắn (bùn cứng)) vào hồ chứa đây?
Với tính cách thông tin, bùn (sludge) phế thải sau khi được xử lý hóa và sinh học nước rỉ ở nhà máy ở Los Angeles chúng tôi đã từng làm việc, bùn đã được rút nước bằng cách ép dưới áp suất 330 psi, nghĩa là gấp 330 lần áp suất không khí, bùn khô sau khi ép có nồng độ nước (moisture) là trên 60% và cứng được gọi là “cake” (cứng hơn bánh đậu xanh chúng ta ăn gấp nhiếu lần).
Về việc “thu hồi nước từ bùn đỏ”, trong thơ có viết: “Về thu hồi nước chứa kiềm trong bùn đỏ: sử dụng các ống và tháp thu nước để thu nước về hố thu của trạm bơm nước tuần hoàn của hồ bùng đỏ, sau đó nước thu được từ hồ bùn đỏ sẽ được máy bơm bơm qua hệ thống cấp ngược về nhà máy alumin để phục vụ cho quá trình rửa tách bùn đỏ…” (7)
Vào năm 2013, chúng tôi đã phân tích một mẩu nước giếng gần vùng Thác Trị An và đã khám phá ra vết tích của sút (NaOH) trong nguồn nước. Đây là hóa chất độc hại có trong bùn đỏ và phế thải lỏng của phương pháp tách Alumin từ quặng Bauxite.
Qua quy trình trên, chúng ta thấy đến đây, không cần phải xây dựng các hồ chứa nước để khai thác quặng mỏ vì đây là một chu trình kín, nước sử dụng trong việc tẩy rửa quặng sẽ được tái tạo lại qua việc rút nước từ bùn đỏ (?)
Và “Cũng để ngăn nước tràn từ hồ bùn đỏ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, hồ bùn đỏ sẽ được xây các công trình ngăn nước mặt chảy tràn vào khu hồ bùn đỏ… Ở ngoài đường dốc của đập sẽ trồng cây rộng làm hàng cây bảo hộ, tránh việc sạt nở (sạt lở) bờ đập”. (8)
Quả thật người viết hoàn toàn không hiểu gì cả dù cố “động não” để tìm hiểu vì nhận thấy phần diễn giảng ở phần trên đối nghịch và tương phản so với phần dưới. Nước trong bùn đỏ đã được tái sinh và tái sử dụng thì đâu cần trồng cây để tránh “sạt nở”. Và lớp bùn đỏ khô đã được phủ lớp đất màu để tái tạo thành vùng có thể trồng cây công nghiệp!
8. Quan sát, kiểm tra, nguồn nước
Nhưng chưa hết, đã đến giai đoạn “quan sát, kiểm tra nguồn nước kịp thời: Để bảo đảm việc dung dịch trong bùn đỏ (ở đâu ra, vì đã được dùng lại hết rồi?) không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, công trình dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ theo kế 4 giếng quan sát (thực ra phải gọi là giếng quan trắc- well monitoring) kiểm tra nguồn nước ở thượng nguồn, hạ nguồn gần hồ bùn đỏ…” (9)
Với một diện tích khai thác và diện tích hồ chứa bùn đỏ ở giữa các thung lũng (đã được giải quyết và tái tạo lại đất, đâu cần phải kiểm tra lại ô nhiễm?)
Và các giếng quan sát trên đã được đặt theo tiêu chuẩn nào hay là được chỉ định chiếu theo nghị quyết thành lập công trường khai thác?
Bùn đã khô và đã được lấp đất (hoàn thổ), làm sao còn nước để bơm lên và phân tích ô nhiễm?
9. Vấn đề chất phóng xạ
Và sau cùng vấn đề chất phóng xạ trong bùn đỏ. lá thư viết tiếp: “Kết quả phân tích mẫu quặng bauxite (mẫu sau khi tuyển rửa) của mỏ Tân Rai và một số mỏ ở Đắk Nông do nước ngoài (Pháp, Úc) phân tích khẳng định rằng thành phần bauxite và bùn đỏ của Tây nguyên hoàn toàn không có phóng xạ”. (10)
Lại thêm một khẳng định “xã hội chủ nghĩa” nữa. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, Radium và có nồng độ dao động trong khoảng trên dưới ~20PicoCurie/L tùy theo vùng…Với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều (trong hơn 25 năm, bức xạ trung bình được tìm thấy ở bải rác lớn nhất Los Angeles là 40 PicoCurie/L).
Đây có phải là mộ cách bào chữa “lạy ông tôi ở bụi nầy không?” (Xin xem bài viết của cùng tác giả đăng trên Danlambao: “Vén lên màn bí mật: Bauxite hay Uranium?”
10. Kết luận
Để kết luận nhận định về lá thư của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải gởi cho Phó Chủ tịch nước Việt Nam CS Nguyễn Thị Bình, chúng ta có thể rút tỉa ra một số suy nghĩ như sau:
– Quả thật Việt Nam mặc dù nói đến công trình khai thác quặng mỏ bauxite để sản xuất ra nhôm ròng, nhưng thật sự trong dự án cũng như những phát biểu nhận định, biện giải…của Đảng CS, của Bộ Chính trị CS chỉ “khai triển” tới mức sản xuất alumina tức là oxid nhôm Al2O3 mà thôi;
– Có thể kết luận là việc khai thác này hoàn toàn không được nghiên cứu để đệ nạp bản nghiên cứu cứu tác động môi trường (EIA) và đồ án giải quyết phế thải khí, lỏng, và rắn. Đây là một quy định bắt buộc có ghi trong Luật Môi Trường của Việt Nam trước khi dự án được cấp giấy phép xây dựng;
– Dự án cũng không được minh bạch hóa và được giấu nhẹm trong hơn 10 năm qua, và chỉ được Bộ Chính trị qua Thủ tướng CS là Nguyễn Tấn Dũng bạch hóa năm 2009 sau khi bị “nhân dân” khám phá;
– Để trấn an dư luận và để giải thích những lý giải hoàn toàn không có căn bản khoa học và nghịch lý như lá thư điển hình của Hoàng Trung Hải, một trong cấp quyền lực cao nhất nước, lá thư trên thể hiện tinh thần khinh rẻ người dân, khinh rẻ cả sự hiểu biết của giới trí thức am hiểu vấn đề khai thác quặng mỏ;
Dự án hoàn toàn không có tính cách khả thi vì có quá nhiều mâu thuẫn kỹ thuật trong dự án.
Nói tóm lại, dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mỏ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hóa sự hiện diện của người Trung Hoa ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị-quân sự của Trung Cộng trong tiến trình tiến chiếm Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của quốc gia này.
Hiện tại, không một tiếng súng nổ ngoài biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế, Bộ Chính trị CSVNt, cơ quan quyền lực cao nhất đã cấu kết, thỏa hiệp, hợp đảng với Bắc Kinh để hợp pháp hóa việc xâm lược qua việc khai thác quặng mỏ ở cao nguyên và nhiều nơi khác từ Bắc chí Nam. Hình thức xâm lược nầy rất nham hiểm, do đó quốc tế không thể nào lên án kẻ xâm lược là Trung Cộng được.
Đó chính là thảm nạn lớn cho Đất và Nước trong giai đoạn hiện tại.
Đọc đến đây, hẳn các bạn đã nhận diện rõ:
Ai là Trần Ích Tắc?
Và ai là Lê Chiêu Thống?
Cũng như chẳng có Ủy viên Trung ương nào thân Tàu hay thân Mỹ cả!
Tất cả đều tập trung vào việc DÂNG TỔ QUỐC cho Trung Cộng mà thôi!
Chúng ta phải làm gì để chấm dứt thảm nạn trên do CSVN gây ra?
Phải chăng giải pháp “bất tuân dân sự” có thể áp dụng cho tình trạng cấp bách của Việt Nam ngày hôm nay?
Thơ Bùi Giáng
Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào,
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào,
Đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam.
Đánh cho khoai sắn thành vàng,
Đánh cho dép lốp phải mang thế giầy.
Đánh cho Bắc đoạ Nam đày,
Đánh cho thù hận giờ này chưa tan.
Đánh cho cả nước Việt Nam,
Áo ôm khố rách xếp hàng xin cho.
Đánh cho hết muốn tự do,
Hết mơ dân chủ hết lo quyền người.
Đánh cho dở khóc dở cười,
Hai miền thống nhất kiếp người ngựa trâu.
Đánh cho hai nước Việt Tàu,
Không còn biên giới cùng nhau đại đồng.
Đánh cho dòng giống Tiên rồng,
Osin, nô lệ, lao công xứ người.
Đánh cho chín chục triệu người,
Thành dân vô sản thành người lưu vong.
Đánh cho non nước Lạc Hồng,
Tiến lên thời đại mang gông mang cùm.
Đánh cho cả nước chết chùm,
Đánh cho con cháu khốn cùng mai sau.
Đánh cho Bác Đảng Nga Tàu,
Triệu dân nô lệ ngàn năm căm hờn !
http://www.thukhoahuan.com/index.php/tho/21048-danh-cho-m-cut-ng-y-nhao
Viết Cho Tháng Cuối Cùng Một Đất Nước Còn Gọi Là Việt Nam – Phan Văn Song.
Thưa quý bà con, Thưa quý thân hữu,
Tháng 12, dương lịch, Décembre, Décember – tháng thứ 10 (déca = 10), phải, vi cái thuở xa xưa ấy, năm dương lịch bắt đầu vào mùa Xuân, tháng đầu tiên là tháng 3 ngày nay – Mars – March – tháng của thần Hỏa, tháng của lửa, của sức nóng của Mặt Trời trở lại sưởi ấm quả đất. Do đó tháng 2 – Février, Fébuary là tháng cuối cùng của năm, nên nhận tất cả những số ngày còn lại, của 365,25 ngày của chu kỳ quả đất quanh mặt trời, tháng hai bình thường hằng năm nhận 28 ngày cho năm thường cho đủ 365 ngày ; còn dư lại 1/4 ngày để 4 năm cộng lại làm ngày thứ 29 cho năm nhuận – (bốn năm một lần những năm chia chẳn cho 4 ; năm 2020 tới nầy sẽ là năm nhuận với tháng 2 tây 29 ngày).
Do Thiên chúa Giáo đặt lễ Noël, ngày Chúa Giáng Sanh, vào ngày 25, nên cả tháng 12 được gọi là Mùa Vọng – l’Avent – với bốn cây nến được thắp sáng từng cây mỗi Chú Nhựt để Chúa Nhựt cuối cùng, Chúa Nhựt của Hy Vọng Ánh Sáng toả đầy đón Chúa ra đời (mỗi cây nến đại diện mỗi ước mong : Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu và Hy Vọng).
Với người Việt Nam chúng ta : tháng 12, của năm dương lịch 2019 nầy, cũng là tháng cuối cùng của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản chúng ta, và cũng của một số người Việt Nam thầm lặng trong nước là tháng cuối cùng để vĩnh biệt một đất nước còn tên gọi là Việt Nam.
– Phải, năm tới năm 2020 nầy, đất nước Việt Nam thật sự – bị-được – Đảng Cộng Sản Trung Hoa kiểm soát ! Việt Nam sẽ hoàn toàn sẽ là một chư hầu đúng nghĩa, một quốc gia hoàn toàn trong quỷ đạo hành chánh của Trung Cộng.
– Các bạn hữu, các bà con có thể, sẽ không đồng ý, kẻ thì cho rằng « Tàu đã điều khiển Ta từ bao năm nay rồi đâu có chờ hiệu lực của mật ước Thành Đô đâu ? » lại có bạn khác cho rằng tôi nói quá lời : « Đúng Việt Nam ngày nay có lắm người Tàu đó, nhưng người Việt ta vẫn còn đầy cả, vẫn độc lập, vẫn tự do buôn bán, vẫn tự do đi lại… Nhà Nước Việt Nam, Công An, Quân Đội … toàn người Việt Nam, có thằng Tàu, thằng Chệt nào đâu ? Người Tàu cũng như bao người ngoại quốc khác, cũng có mặt đầy rẫy ở Việt Nam, cùng làm ăn, sanh hoạt cùng người Việt ta, người Việt ta vẫn còn có đấy, có chết thằng Tây nào đâu ? »
– Tôi xin trả lời các bạn, « Đúng, không chết thằng Tây nào hết ! Nhưng « chỉ chết cha » thằng Việt Nam TA đấy thôi ! ».
Do đâu, mà chúng ta lo lắng từ bao nhiêu năm nay về cái nạn Hán Hóa ? Về cái nạn Bắc Thuộc muôn thuở, truyền thống ? Lịch sử Việt Nam đâu có lạ lùng gì với xâm lăng Bắc thuộc, với Hán hoá ! Dân tộc Việt Nam ta đã rất quen thuộc với Bắc Thuộc rồi, tại sao chúng ta sợ ?
– Lịch sử ta là lịch sử chống xâm lăng dài dài… Lịch sử dựng nước của cha ông chúng ta đầy những chuyện chống Tàu … ! 1000 năm Bắc Thuộc ít ỏi gì? Cả với 1000 năm độc lập, cũng đã với bao lần chống xâm lăng. Mỗi triều đại Tàu đều có ý định xâm lăng đất Việt, mỗi sắc dân của đại gia đình Tàu, đến cầm quyền đất Tàu đều có tham vọng xâm lăng đất Việt – dân Hán đã đành, vì là láng giềng thèm xâm chiếm đất cạnh nhà, đến dân Mông Cổ nhà Nguyên hay dân Mãn nhà Thanh là những sắc dân ở tuốt tận miền Bắc Tàu cũng thèm xuôi Nam, « xực » Việt Nam! Mãnh đất Việt Nam hầu như miếng mồi ngon ! Do đó, khi triều đại Đảng Cộng Sản Tàu cầm quyền ? Đảng Cộng Sản Tàu muốn đất nước Việt Nam ta PHẢI trở về với ảnh hưởng Tàu chỉ là một chuyện tự nhiên!
– Tuần qua, có một lô tiến sĩ thứ dữ – thứ top class, number one – của Nhà Nước Cộng Sản Bắc Việt ra một bài nghiên cứu bảo rằng chữ quốc ngữ viết bằng chữ la tinh là một dụng cụ để thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam. Các vị tiến sĩ thứ dữ nầy CÒN DÁM chứng minh, nói có sách mách có chứng (luận án Tiến Sĩ mà!) rằng hai vị linh mục Giòng Tên Alexandre de Rhodes và Francisco de Pina là hai tên tội đồ lớn nhứt của dân tộc Việt Nam vì đã đem chữ la tinh vào thay thế chữ tượng hình vuông của Tàu 4 ngàn năm văn hiến Việt Nam.
No comment, miễn bàn, ngao ngán !
– Với bài viết tháng nầy, đăng làm 3 kỳ, chúng tôi người viết, xin đẩy những cánh cửa đã mở sẳn, nói những chuyện đã được viết đi viết lại, những chuyện mà quý bà con, quý thân hữu ai ai cũng biết rồi. Nhưng cũng phải viết để làm một bản cáo trạng, nói rõ cái âm mưu, cái bẫy sập rõ ràng khổng lồ Tàu Cộng và đồng lỏa Việt Cộng đang đưa dân tộc chúng ta vào rọ.
Lỗi tại ai ? lỗi tại thằng Cộng Sản Việt Nam ? Rõ ràng rồi ! Không chối cãi.
– Nhưng thử hỏi có phần nào của chúng ta không ? Của phe các người Việt cựu công dân Việt Nam Quốc Gia, Việt Nam Cộng Hòa, người Miền Nam Việt Nam ta không ?
Bỏ thì thương, vương thì tội … Sự lựa chọn của chúng ta không rõ ràng… Ngày xưa sống ở một Miền Nam Tự Do, Dân Chủ, trong một chế độ đầy Nhân Bản, tôn trọng quyền con người nhưng không biết… không hưởng… Khi mất vào tay Cộng Sản, tiếc thì quá trễ ! Ngày nay, lý lịch người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng không rõ ràng, mồm nói chống cộng, nhưng vẫn thích về Việt Nam le lói, … lưởng lự giữa ngã hai đường …
To be or not to be : gởi tiền về / không gởi tiền về… Về /không về …
– Thời Quốc Cộng đánh nhau trước ngày mất nước : Bao nhiêu tên nằm vùng ? ai nuôi họ ?Bao nhiêu người phe ta « nuôi địch » ? Bao nhiêu phe ta trốn lính ? bao nhiêu lính kiểng ? bao nhiêu xuống đường ? Nào bàn thờ Phật xuống đường ? Nào bao nhiêu biểu tình chống tham nhũng ? … Bao nhiêu người chống ông Diệm ? Bao nhiêu chống ông Thiệu ?…
Ai giúp Trịnh Công Sơn trốn lính ? Những Dân Biểu Thành Phần Thứ Ba Thân Cộng nhởn nhơ ngoài Sài Gòn : Nguyễn Văn Ba, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận …ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, cả chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa làm ngơ, không ai dám ra tay bắn bỏ tụi hắn cả…
Cuối cùng kẻ Chống Diệm, người chống Thiệu, kẻ Phật Giáo xuống đường, người Công Giáo chống tham nhũng … tất cả đều cùng nhau sắp hàng vào T20, Chí Hòa, Long Thành, Long Giao, Suối Máu … Cổng Trời, Lý bá Sơ… Hàm Tân…
Và tất cả cùng nhau một hai ba …vượt biên, Poulo Bidong … và Little Saigon … kể cả những lãnh đạo của Việt Cộng … đánh Mỹ cứu Nước cũng có mặt ở Little Saigon !
Và ngày nay, ra Hải ngoại,…
Tưởng rằng « Một cánh tay đưa lên, Hàng vạn cánh tay đưa lên … »
Thế nhưng , Không ! Vì mồm, miệng, tuy, hô hào « đoàn kết », nhưng lúc làm thì « từng nhóm, từng phe, từng đảng » nhóm, phe đảng nầy chống nhóm phe đảng khác … Tao đúng mầy sai … Tao nói tao đúng, mầy phải theo tao nói tao đúng … Ông X, ông Y ơi ! Tại sao ông không theo tôi… ?
Trong khi ấy… Tàu ăn thịt Việt Nam, dần dần … với đồng lỏa với bọn mặt Việt lòng Tàu …
Lạy Mẹ Việt Nam, cho con nói một lần để khỏi nói nữa !
Vì năm tới Tàu vào nhà Con sẽ im miệng Mẹ Việt Nam ơi !
Lạy Mẹ Việt Nam, ngày mai, mẹ nô lệ Tàu, con đành chịu … Tha tội cho Con !
Vì Mai nầy, Mồng 1 tháng Giêng 2020
Một Nước Việt từ nay bị Tàu đô hộ, một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu:
Hán Hóa – Sáng Thế ký : Génèse – Genesis :
– Tháng giêng 1979, một cuộc chiến xâm lược mới (lần thứ bao nhiêu?) bắt đầu, dân quân Tàu Cộng vượt biên giới Hoa-Việt tấn công miền giới tuyến Bắc Việt Nam. Và cuộc chiến xâm lăng – thực sự kéo dài 10 năm nầy – chứ không phải chỉ vài tháng như Ban tuyên truyền trung ương Đảng Cộng Sản Hà nội đã rao giảng – cũng lắm gay go, cũng lắm tàn bạo như những bao lần trước, do một triều đại mới, triều đại Đảng Cộng Sản Tàu, tuy miệng thì thề thốt nào là « Tình hữu nghị 16 chữ vàng », nào là « môi hở răng lạnh », nào « đồng chí đồng rận, anh em » với Đảng Cộng Sản Việt Nam, thế nhưng, với trên 5 vạn quân – trên nửa triệu quân dân Tàu Cộng – đã không ngần ngại, cày nát, san bằng, tàn sát, giết hại, hãm hiếp, dân quân quần chúng vùng biên giới Hoa-Việt, bất kể đàn bà già trẻ, toàn bộ 4 thành phố lớn và làng mạc, … và bắt buộc Ban Lãnh đạo Nhà Nước đương quyền Việt Nam, Đảng Cộng Sản Hà nội – cùng lúc ấy, đang bị người đàn anh, người đồng minh che chở buổi ban đầu, Liên Bang Sô Viết với Khối quân sự khổng lổ Warsava bỏ rơi, bởi lịch sử Đông Âu, lúc bấy giờ, đã sang trang, với hiện tượng « dân Đông Đức đập bỏ giựt sập bức tường Bá Linh » kéo theo cả khối Cộng Sản Đông Âu, và tất cả các công dân các quốc gia chư hầu Liên Sô và cả Liên Bang Sô Viết bổng chốc đồng loạt vứt bỏ áo Cộng sản để chuyển mình thành những xứ Dân Chủ Tự Do Tư Bản… phải …
Vì bơ vơ cô độc, các lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đáng lý tỉnh ngộ, đi chung đường cùng các đồng chí phương Tây, trái lại, u mê, ngu xuẫn, lựa cái ghế ngồi, lựa cái chức vụ, quyền lợi riêng tư… hơn là Tổ quốc, hơn là dân tộc, nhơn dân,… dắt nhau, ngu xuẫn cả Ban Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Hà Nội, cùng nhau vượt tuyến triều cống Bắc phương, cùng nhau « khấu đầu dưới trướng … đầu hàng Bắc Kinh ». Kết quả :
– Năm 1990, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, một Mật Ước được ký kết, giữa hai phái đoàn cao cấp của hai Đảng Cộng Sản Hoa Việt. May quá, một phần của Mật Ước đã bị xì ra công luận, vào tháng 4 năm 2013, do tướng Việt Cộng Hà Thanh Châu, sau khi đào ngũ vượt biên, xin tỵ nạn tại Hoa kỳ, đã đánh cắp từ Sở Mật Vụ Bộ Quốc Phòng Việt Cộng, mang được theo và tung ra công luận …
– Nội dung : Hà nội hứa với Bắc Kinh rằng sẽ đưa dần Việt Nam vào hệ thống cai trị Tàu để tiến dần thành một tỉnh của Đế quốc Tàu, giống như Tây Tạng vậy ! Và, sau đây là lịch trình : 3 giai đoạn 20 năm một :
2000-2020 : Việt Nam sẽ đặt dưới sự kiểm soát Tàu
2120-2040 : Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Trung Cộng, và sẽ trở thành một tỉnh của Tàu.
2040-2060 : Việt Nam sẽ thay tên, sẽ lấy tên Âu Lạc ? (tên xưa của giải đất đã bị Tàu thuộc lần đầu, gồm tên của hai bộ lạc Việt xưa, Âu Việt và Lạc Việt góp lại). Và sẽ hoàn toàn nhập vào đất nước Tàu dưới quyền quản trị hành chánh của Tổng Trấn Tỉnh Quảng Tây.
– Sự thật mà nói, bọn Cộng Sản Việt Nam bán nước nầy, bọn phản bội tổ tiên nầy, bọn quên rằng mình là con Rồng cháu Tiên nầy, là giòng giống Đại Việt nầy, bọn những tên đã ký cái văn tự bán nước nầy, bọn những tên đầu hàng Tàu Cộng năm 1990 nầy, đã chọn Đảng Cộng Sản quốc tế quên Tổ Quốc quốc gia mình, đang ở cái thế chẳng đặng đừng, chỉ PHẢI bắt buộc Bán Nước mình cho kẻ thù truyền kiếp chẳng qua, chỉ vì PHẢI tiếp tục GIỮ lời HỨA của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông, để chỉ trả món nợ viện trợ vũ khí và người cho cuộc chiến Đông Dương Kháng Pháp đó thôi ! Thật vậy, chiếu « Hiệp Ước Hợp Tác Việt Hoa » ký ngày 12/6/1953 tại Quảng Tây, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc bấy giờ, đã hứa rằng « từ đấy sẽ hợp nhứt Đảng Lao động Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu » và sẽ biến « nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa thành một bộ phận của nước Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa » theo mô hình các quốc gia vệ tinh của Liên Bang Sô Viết mà thôi !
– Thế là, nhơn danh cái cớ « dỏm » là hợp tác với thằng Đại Ca miền Bắc, một tiến trình Tây Tạng Hóa đang hình thành : Bằng
1/ Một sức ép chánh trị, xóa bỏ Tổ Quốc Việt :
– Năm 1999, Hiệp Ước biên giới đường bộ, Việt Nam chuyển nhượng cho Trung Cộng 900 cây số vuông ( tương đương 60 % diện tích tỉnh Thái Bình), một nửa Thác Bản Giốc, và trạm biên giới Nam Quan bị dời sâu vào nội địa Việt Nam.
– Năm 2000, Hiệp Ước biên giới trên Vịnh Hạ Long, Hà Nội chuyển nhượng 44 % – tương đương 16000 cây số vuông – hải phận trên Vịnh Hạ Long và bãi Tục Lãm
– Năm 2013, 10 Nghị Quyết về Hợp Tác cho phép Beijing toàn quyền kiểm soát đường lối Chánh trị. Những người Tàu gốc Tàu, hay người Việt gốc Tàu được đào tạo bởi Đảng Cộng Sản Trung Cộng sẽ được bổ nhiệm vào những vị trí chủ chốt để lãnh đạo trên mọi giai tầng chỉ huy của tất cả các bộ phận của guồng máy quân đội hay hành chánh Việt Nam, đặc biệt hai ngành Quân Đội và Công An lên đến tận cùng chóp bu. Phó Thủ Tướng Chánh Phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải, đắc lực phục vụ Bắc Kinh, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam Tô Huy Rứa và Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm đều là người Tàu hay gốc Tàu… Đó chỉ là vài thí dụ…
– Trái lại, nếu có một nhóm tướng lãnh Việt Nam nào, được biết như những người không thích Tàu thì bị đì, ngồi chơi xơi nước, và nếu quá nguy hiểm có khi bị thủ tiêu. Thí dụ, hai vị tướng, Tướng Đào Trung Lịch, Tham Mưu Trưởng và Tướng Trần Tất Thành Tư lệnh Quân khu 2, vào một ngày của tháng 5 năm 1998, cả hai đều bị mất tích trong một « tai nạn phi cơ do thời tiết xấu ». Vào tháng 7 năm 2016, đúng ba tháng sau khi nhận chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tướng Lê Xuân Duy, cũng Tư lệnh, cũng của Quân khu 2, (một quân khu rất quan trọng vì cạnh biên giới Lào và Tàu Cộng), một vị anh hùng của cuộc chiến Hoa-Việt năm 1979, cũng bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Cái chết bất ngờ nầy cũng đến với Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam vào tháng 12 năm 2016, Tướng Phùng Quang Thanh vốn rất « gần với Tàu » từ lâu, như lúc ấy, bổng nhiên « trở cờ » có những tâm tư, trăn trở, tư tưởng yêu nước.
– Năm 2014, một Hiệp Ước « về một dự án hai hành lang chiến thuật » cho phép Trung Cộng toàn quyền khai thác kinh tế, 6 tỉnh giới tuyến Hoa-Việt và vùng Điện Biên Phủ, cùng với hai hành lang chiến thuật (Đường cao tốc đang xây dựng ngày nay) Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Móng Cái – Hà Nội !
– Tháng Giêng năm 2017, Nguyễn Phú Trọng, đương nhiệm Tổng Bí Thư đã « bị triệu qua » Beijing ký kết 15 Bản Nghị Quyết quyết định một sự Hợp Tác chặc chẻ gắn bó giữa hai nước Ta và Tàu, đặc biệt trong các ngành Quân Đội Công An và Văn Hóa. Hợp tác chặc chẻ nghĩa là phải nhập hẳn Quân Đội và Công An Việt Nam vào cơ chế và dưới sự điều khiển của Quân Đội và Công An Tàu … Chủ quyền Việt Nam ?
– Từ những Nghị Quyết đó, một lô Quyết Định, Thỏa Thuận kinh tế được ra đời, cho phép Bắc Kinh gởi hàng loạt người Tàu đột nhập vào những khu vực chiến lược của Việt Nam dưới dạng (giả) chuyên viên hay công nhơn
– Thỏa Thuận cho phép hai xí nghiệp quốc tế (thực sự là Tàu Cộng vì chiếm đa số cổ đông) khai thác bauxite – ở Vùng Cao Nguyên Nam Phần ( trên nóc nhà Đông Dương)
– Thỏa Thuận cho phép các công ty Tàu Cộng khai thác Rừng Nguyên thủy. Nghĩa là cho phép Trung Cộng kiểm soát Vùng đĩnh núi, nghĩa là những điểm cao, quan trọng, chiến lược của Việt Nam.
– Cho phép người Hoa, xây dựng một xí nghiệp, mở công ty trên suốt chiều dài dọc theo duyên hải Việt Nam.
– Cho phép người Tàu, công dân Tàu Cộng có thể xây dựng một thành phố hoàn toàn cho người Hán tộc trên toàn cỏi đất nước Việt Nam. Điển hình là Bình Dương, gần Sài Gòn, nơi ấy ngôn ngữ sử dụng duy nhứt là tiếng Tàu, và thương mại trao đổi dùng nguyên tệ Tàu cộng.
– Miễn Chiếu Khán cho người Tàu nhập cảng, đi lại và tự do cư ngụ tại Việt Nam. Họ có quyền cưới hỏi người Việt Namvà con của họ tự nhiên quốc tịch Tàu.
Trái lại, đối với người Việt khi nhập vào Tàu, phải có chiếu khán. Hiện nay, có nhiều khu vực Tàu ở Việt cấm người Việt Nam và cả chánh quyền Việt Nam lai vãng.
– Sự ươn hèn của Nhà cầm quyền Việt Nam thể hiện rõ ràng ngày nay là những sự đàn áp dữ dội mỗi khi có một cuộc biểu tình chống Tàu (thực sự dân Việt Nam chỉ muốn phản đối những vùng đất đã bị Tàu cưởng chiếm thôi : như những vùng đất miền Bắc, như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, …)
2/ Một sức ép văn hóa, xóa bỏ lý lịch Việt tộc :
Bành trướng chánh trị bao giờ cũng đi đôi với ảnh hưởng văn hóa. Với Beijing, ảnh hưởng là truyền bá văn hóa Hán, ngôn ngữ Hán, chữ viết Hán, tóm lại, là PHẢI Hán Hóa dân tộc bị xâm chiếm. Người Việt Nam trước sau gì chũng phải hòa nhập vào dân tộc Hán. Như vậy, một, PHẢI xóa bỏ tất cả những sai biệt giữa hai dân tộc do tập tục hay truyền thống lịch sử để lại, hai PHẢI xóa bỏ mọi tự hào dân tộc, mọi di tích lịch sử tạo sự hãnh diện cho dân tộc Việt. Do đó Hà Nội phải :
– Bằng mọi giá, xóa bỏ những di tích, những thành tích của cuộc chiến anh dũng của quân dân vùng giới tuyến Hoa-Việt, chống xâm lăng Tàu năm 1979-1989.
– Bằng mọi giá, xóa bỏ mọi tưởng lục, khen thưởng, ghi ơn những gì dính líu đến cuộc chiến ấy trên các mộ phần, các nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ Việt Nam bỏ mình vì Tổ quốc Việt Nam. Trái lại, các nghĩa trang, các đài tưởng niệm các chiến sĩ Tàu chết tại Việt Nam PHẢI được xây cất lại xôm tụ hơn. Tóm lại trang trọng hóa người chết Tàu, xóa bỏ vai trò liệt sĩ Việt Nam !
– Bằng mọi giá, PHẢI xóa bỏ trên ký ức chung của người Việt Nam, mọi di tích lịch sử của cuộc chiến nầy. Do đó, ngày nay, không còn một vết tích, không có một di tích lịch sử nào, không một bài báo, một cuốn sách – lịch sử hay thời sự nào nói đến. Và dĩ nhiên, ngày nay giới trẻ Việt Nam hoàn toàn không biết gì về cuộc chiến Hoa-Việt ấy. Khốn nạn hơn nữa, những mất mát của Việt Nam, những hành động xâm chiếm của Tàu, về những quần đảo những lãnh hải, lãnh địa cũng không được nói tới : Hoàng Sa, Trường Sa … những ghe thuyện bị đâm thủng, bị đụng vỡ … do thuyền lạ, người lạ ! Aliens ? Người của Hỏa Tinh ?
– Bằng mọi giá, tránh ca tụng các đại anh hùng đã đánh đuổi giặc Bắc phương xâm lăng lãnh thổ Việt Nam.
– Khi nói đến hội nhập cần PHẢI hội nhập ngôn ngữ. Hai nghị quyết ra đời năm 2016, buộc dạy tiếng Hán như sinh ngữ 2 bắt buộc ở bậc trung học, và sinh ngữ 1 ngay ở Tiểu học.
3/ Một sức ép kinh tế, xóa bỏ phương thức sanh tồn Việt tộc :
– Hà Nội và Bắc Kinh đều giữ kín toàn bộ nội dung Hiệp Ước Thành Đô 1990, rất lo ngại một cuộc nổi dậy phản đối của toàn thể dân Việt Nam. Để tránh phải đối mặt với 90 triệu đồng bào Việt Nam bất mãn lúc cần phải tuyên bố ra mắt Hiệp Ước nầy.
Thật sự, dưới lăng kính của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ quan trọng do các mỏ dầu hỏa và bauxite cùng cái thế địa lý chiến lược ở Đông Nam Á thôi ! Do đó Bắc Kinh đang sửa soạn một cuộc diệt chủng khổng lồ của dân tộc Việt cứng đầu, khó dạy để thay thế bằng đám Hán tộc dễ bảo ngay từ lúc Hiệp Ước vừa ráo mực. Cho nên bằng mọi giá, PHẢI phá hoại hệ thống kinh tế của Việt Nam bằng đầu độc bằng mọi hình thức những phương thức sanh sống – kết quả càng ngày ngày nhiều người Việt Nam, vượt biên tỵ nạn… di tản…
Hồi Nhơn Sơn tuần 1 tháng 12 2019
Viết Cho Tháng Cuối Cùng Một Đất Nước Còn Gọi Là Việt Nam II
Mở:
Thưa quý bà con, thưa quý thân hữu
Hôm qua, vừa nhận được một lá thư của một em cựu sanh viên Trường Luật từ trong nước viết cho cho ông thầy cũ … Xin phép em, cho phép được đăng tãi nôi dung để chia sẻ những nhận định quý hóa và trung thực của em cùng quý bà con ngoài hải ngoại nầy… Cám ơn em nhiều.
Những chữ bôi đậm do người viết PVS chúng tôi !
« Thầy kính thương,
Đọc loạt bài của Thầy cuối năm 2019 để thấy trước rõ hơn những gì sẽ đến, em xin cảm ơn Thầy rất nhiều.
Phải nói rằng, ngót nửa thế kỷ qua, cơ chế cùng cơ cấu của chính thể nhà nước CS này đã phơi bày mọi mặt, nhưng sao nó vẫn “vững như bàn thạch”?
Có thể cốt lõi của xứ Việt Nam này – tính cách phần lớn, > 50% người Việt thiếu hiểu biết nhiều mặt – hai mặt quan trọng nhất là TÔN GIÁO và CHÍNH TRỊ là đáng kể nhất, kèm theo là DÂN TRÍ luôn song hành. Vì thế mới có cớ sự – đất nước Việt Nam cùng thảm trạng hiện hành . Nói một cách khác – THỜI THẾ .
Bao nhiêu giải pháp nâng đỡ, hỗ trợ , cứu giúp…., đồng hành để phát triển một Việt Nam đều VỠ TRẬN khi hàng loạt sự kiện phơi bày – quyền thế vơ vét và thanh toán, tranh trừng lẫn nhau..chuyện xuất khẩu mở màn từ những năm 1976 để kiếm ngoại tệ – bánh dầu, mè, hạt dưa, chuối, hành tây, tỏi…rồi tôm, cá, các mặt hàng … tiến tới xuất khẩu lao động chân tay, rồi lao động trí óc – chất xám , nó tự xuất bằng nhiều ngõ….
Nói gì thì nói, hầu hết trong tâm tưởng của người Việt Nam qua các thời kỳ sau 1975 đều gói gọn trong hai chữ ; VƯỢT BIÊN.
Chính VƯỢT BIÊN này làm giàu cho nhiều thành phần và tán gia bại sản cùng mất mạng cho thành phần thấp thỏi nhất trên mọi nẻo đường từ trong nước đến trên biển và xuyên quốc gia .
Thời hội nhập này có nhiều kẻ hở, chính kẻ hở tạo nên mọi rắc rối và hằng hà sa số con thiêu thân đều bay vào vùng rối rắm đó, đời là tương đối nên vẫn được-mất song hành .
Sự thật phơi bày, thì cơ chế vẫn cơ cấu song hành với những lôi thôi đó mà tiếp tục cái bánh xe rệu rạo, nhưng sao nó vẫn bình chân ?
Vì an ninh ở Việt Nam là tốt nhất thế giới, cộng với cái NGU DÂN hay chính xác hơn là dân NGU ! Nhưng dân Việt Nam phải nói là nhiều kỹ xảo chẳng thua gì kỹ xảo điện ảnh của Hollywood.
Cực nhất, phương Tây vẫn quan hệ ngoại giao tầm cỡ với Việt Nam, nó cứ như sống chung với lũ vậy . Bỏ không được, chung lùng bùng.
Người ta đã tốn tiền cho quá nhiều thứ cho tuyên truyền, cho hoạch định, cho chương trình ngắn đến dài hạn để giữ vững bộ mặt hình thức vô bổ củng cố cho thể chế, rao giảng luân lý Đạo thay thế cho tư tưởng Mác-Lê để định hình xương sống vận hành cơ chế, cơ cấu cũng tay chân dài, ngắn …!
Tại sao ? Vì đáp số biết trước, nên cứ đong đưa qua ngày tháng chờ nên khi vỡ òa như nước lũ, mọi thức đều cuốn phăng về hạ lưu, người thì còn gi? chẳng ai chống ai được sức nước là vậy. Chính là thời thế.
Em viết gì cho Thầy đây ? Cứ thế mà type, Cảm giác lừng lựng của mọi chuyện, cứ như tự sự bất lực trước giòng nước lũ vậy.
Em xin tạm dừng và sẽ viết tiếp ở email kế,
Em xin cầu chúc Thầy được nhiều sức khỏe .
Thương kính Thầy, Em D. » ( Hết trích)
– Sau đây, xin tiếp tục bài viết, xin được tiếp tục phân tích những phương thức, dụng cụ phá hoại có hệ thống của Trung Cộng để đưa dần Việt Nam vào quỷ đạo của Tàu… Hiệp Ước Thành Đô đã giao toàn bộ Việt Nam cho Tàu, là một hiển nhiên. Nhưng vì sợ dư luận thế giới, vì sợ phản kháng và tinh thần dân tộc Việt Nam. Trung Cộng với sự đồng lỏa của bọn bán nước Hán Ngụy Đảng Cộng Sản Hà Nội, có cả một kế hoạch đầy mưu mô, rất khoa học « ăn dần Việt Nam » như Tằm ăn Dâu…
Bằng những sức ép khác nhau, nào Chánh trị để đè bẹp thần tự trị, xóa bỏ Tổ Quốc Việt Nam, nào Văn Hóa, đè bẹp tự hào dân tộc, xóa bỏ lý lịch Đại Việt, vào kinh tế, đè bẹp những phương thức sanh tồn … kỹ nông công thương doanh nghiệp…. Bài trước đã nói về những sức ép nói trên để diệt Việt tộc và cướp mãnh đất hình chữ S thân yêu… bài nầy tiếp tục nói đến những khía cạnh khác … Nhưng cái chắc chắn rằng…
Tương lai thương hiệu « made in Việt Nam » sẽ hoàn toàn phụ thuộc Tàu Cộng …
Việt Nam sẽ cửa ngõ thông thương của Tàu Cộng về phía Nam, ra Vịnh Thái Lan.
4/ Xóa bỏ toàn bộ hệ thống nông nghiệp Việt Nam :
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp phồn thịnh chiếm hơn phân nửa sức lao động của toàn dân Việt Nam, cộng với ngư nghiệp, với ngành di lịch, và dĩ nhiên với dầu hỏa (từ năm 2000). Sản xuất và xuất cảng lúa gạo mà Việt Nam đến những năm gần nhứt đây đã đưa Việt Nam đứng hàng thứ hai thế giới về vai trò sản xuất và hàng thứ ba thế giới về vai trò xuất cảng, là cái con mồi số một mà Bắc Kinh phải đoạt cho được !
– Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa gạo Việt Nam, nhận được chất phù sa đầy dinh dưỡng do những cơn cơn lụt hằng năm của Sông Mékong – Cửu Long. Thế nhưng, thì khi Trung Cộng xây một loạt 10 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Cửu Long, tên Tàu là Sông Lan Thương thuộc tỉnh Vân Nam, đặc biệt hai đập thủy điện khổng lồ Xiaowan ( sức chứa 15 Tỷ mét khối nước) năm 2010 và Nuozadu ( 23 Tỷ mét khối) năm 2012, cả ba quốc gia Lào, Cam Bốt Chia Việt Nam sống hạ lưu sông Cửu Long đành trơ mắt lãnh đạn, nhận tất cả mọi thiệt hại cho tất cả tứ những sanh hoạt xã hội, đời sống hằng ngày đến các ngành kinh tế thuộc về giòng Sông nầy.
– Chẳng những bó tay, bất lực trước những hành động phi pháp của Trung Cộng, chẳng những bất chấp sự giám sát của Ủy ban vùng kiểm soát Sông Cửu Long – Commission régionale du Mékong, mà Trung Công không thèm gia nhập, mà còn toàn quyền sử dụng bừa bãi, tháo nước, cắt nước tùy tiện giòng chảy của Sông Cửu Long. Các quốc gia thượng nguồn nói trên -Lào Cam Bốt Chia – cũng HÙA theo Tàu Cộng, cùng nhau « như một cuộc tự sát khổng lồ », tranh nhau « phá nhà phá cửa – tự hủy hoại gia tài cha ông mình », mạnh ai nấy cùng nhau, xây đập thủy điện. Và dĩ nhiên với sự hỗ trợ, viện trợ, cổ võ …. của … Trung Cộng ! 11 dự án cho Lào Cộng với giấc mơ Lào Cộng sẽ là một quốc gia xuất cảng điện lớn nhứt vùng Đông Nam Á, với dự án đập thủy điện khổng lồ Xanbury đang kiến thiết trên giòng chánh – Sông Mékong. Cam Bốt Chia và Thái Lan trên giòng phụ, cũng bắt chước, mỗi quốc gia đều có dự án xây 2 đập …
Và Việt Nam ? Hạ nguồn với đồng bằng Sông Cửu Long, nhận những gì còn lại dó các quốc gia thượng nguồn chủ động, với hai nhánh của giòng Mékong-Sông Tiền và Sông Hậu, với 9 cửa như 9 con Rồng phun nước ra Biển cả, Việt Nam chỉ biết chịu đựng và nhận tất cả những hậu quả !
– Từ nay, tại Việt Nam, hoặc Mùa Khô hạn hán kéo dài hơn, hoặc những lũ lụt bất ngờ hơn, tàn phá mùa màng. Đồng bằng Sông Cửu Long nổi tiếng phì nhiêu ngày xưa, nay không còn nữa, do thiếu phù sa – các đập thủy điện thượng nguồn đã chận tất cả phù sa – Và cũng do các đập chận nước, lượng nước kém, sức nước cũng kém, không đủ lực tống ra biển, thủy triều lên ngược giòng. Do đó hai giòng Tiền Giang và Hậu Giang đều bị nhiểm mặn. Nước mặn thì đất cũng mặn. Miệt Vườn không còn sung mãn nữa.
– Do nước ngọt từ đây cũng kém, và kém đến hạn mang đến nạn thiếu cả nguồn cá.
– Hạn hán, lũ lụt, khí hậu thay đổi, thời tiết thay đổi, môi sinh thay đổi, muổi mòng, sâu rầy phát triển, nấm mốc, vi khuẩn … mới cũng theo đà ấy phát triển xuất hiện, mang theo bịnh tật, cho mọi sinh vật, cây cỏ, thú vật và cả người. Tóm lại, nông dân thêm bệnh, mùa màng thất thu !
– Đồng bằng Sông Cửu bị thiệt hại do các đập thủy điện thượng nguồn phá hoại, các vùng rừng ngập mặn (mangroves) cũng đang bị phá hoại bởi con người : những rừng ngập mặn bị khai thác bởi kỹ nghệ nuôi tôm để xuất cảng, do các đại công ty tôm cá đông lạnh của người Tàu làm chủ. Phá rừng ngập mặn, chặt cây để xây hồ nuôi cá, là không còn cây và rễ cây để giữ được đất phù sa, đất bồi nữa ; nên do đó, thiếu phù sa do tác dụng ở thượng lưu đầu nguồn bị chận bởi loạt đập thủy điện củaTàu Lào và CambốtChia cộng với tác dụng phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, không còn cây đểgiữ đất, kết quả hằng năm 500 mẫu đất đang trôi vào Biển cả, mủi Cà Mau sẽ mất dần, không còn được gọi là Mủi nữa.
– Vừa nhiễm mặn, vừa thiếu phù sa, Vựa Lúa Miền Nam càng ngay càng mất hữu hiệu, mất năng suất – mất trên 15 % từ 10 năm nay.
– Và cái đau đớn, cái khốn nạn của một đất nước, là cái quốc gia Việt Nam, nhứt nhì thế giới ngành xuất cảng lúa gạo ; mà ngày nay, dân chúng Việt Nam phải ĂN GẠO NHẬP CẢNG !Kết quả : Nông dân miền Nam Việt Nam, nông dân đồng bằng Sông Cửu Long chán nãn bỏ nghề nông, bỏ nghề vườn ! Bỏ xứ bỏ nhà di cư lên thành thị hay vượt biên tỵ nạn kinh tế lưu vong xứ người… Bán Ruộng, Bán Vườn, Bán Nhà Bán Cửa có tiền làm vốn xây dựng lại cuộc đời …. Và AI sẽ mua ? Câu trả lời rõ ràng, hiển nhiên … Tàu … ! … Chệt !
– Dưới đây xin kể vài mưu mẹo của người Hoa, để xâm chiếm đất người Việt. Đây là một chương trình có hệ thống để thôn tính, thuộc địa hóa Việt Nam bởi người Tàu… Làm sao buộc người nông dân, làm sao buộc người trồng trọt bỏ mãnh ruộng, mãnh vườn của cha ông tổ tiên để lại ? Chỉ một cách là làm nghèo họ, buộc họ phải bán thôi !
Mua Móng Trâu : Một mưu kế lớn để nông dân phải bỏ ruộng. Thoạt đầu, những nhà buôn Tầu qua Việt Nam lùng mua MÓNG TRÂU ! Giá rất mắc, đồng giá với con trâu sống ! Khốn nạn thay !! Nhà Nước Việt Nam đồng lỏa làm ngơ, đáng lý phải cảnh giác người dân – làm đúng vai trò người lãnh đạo « Tiên thiên hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc » chớ ! Nhưng đây ngãnh mặt làm ngơ, để dân mình bị gạt – để cho người dân THAM LAM, không thấy cái bẩy. Giết con trâu của mình, bán 4 cái móng, lời được thịt, con trâu bán hai lần, trâu sống bán móng và trâu chết bán thịt… Con trâu bán hai lần, sướng quá ! Thằng Tầu sao quá NGU ? Tiếng đồn vang dần, lan rộng, Thiên hạ đồng loạt thi nhau giết trâu bán móng… Thị trường Móng trâu lên giá vùn vụt khi khan hiếm, nhưng thì cũng vùn vụt xuống giá khi dư thừa – Luật Cung /Cầu mà ! … Giàn trâu Việt Nam chẳng chốc khan hiếm, giá lại tăng, trâu càng bị giết … Nhưng một sáng đẹp trời, bổng nhiên ngưng hẳn … Thị trường Móng chả còn, lái buôn Tầu chẳng thấy ! Bà con gốc người Nam Việt Nam chắc còn nhớ thời trước 75 quê Nam Việt Nam mình … phong trào Nuôi Trứng Cút không ?? ! Lên ào ào, xẹp chỉ môt ngày ! ….
Thế giới nông nghiệp Việt Nam từ dạo phong trào Móng Trâu cũng vậy ! Từ nay, lắm kẻ giàu, nhưng cũng lắm kẻ ôm đầu máu sập tiệm … Than rằng đó là thương mại ! Nhưng cũng do đó, một não trạng mới đang xảy ra, phá nát truyền thống văn hóa nông thôn miền Nam Việt Nam. Văn hóa nông nghiệp là văn hóa làm thiệt ăn thiệt, nhưng rất chậm, đầy nhẫn nại, theo thời gian ; có một thời để gieo, có một thời để hái … Thời gian của nông nghiệp trôi rất chậm chạp, với thời tiết Xuân Hạ Thu Đông, người nông dân, người miệt vườn đấy nhẫn nại, … trái với văn hóa kinh thương, dân làm ăn, áp phe, canh me, cơ hội … chụp giựt làm ăn nhanh chóng, buôn đi bán lại …Ngày nay cái gì cũng ăn liền, mì ăn liền, sandwich, mau, lẹ…Áp phe, tiền tình tin tức … tất cả đều nhanh….phải có liền…internet, điện thư, …
Với nhà nôngViệt Nam ta dụng cụ cày cấy là Con Trâu. Con Trâu là người bạn nhà Nông… Hình ảnh em bé cởi Trâu là một hình ảnh rất Việt Nam. Ở Việt Nam, ít ai ăn thịt Trâu… Trâu ăn thịt là trâu già lắm ! Thế mà giết trâu đề bán móng là phản bội hình ảnh nhà nông ! Và cũng do đó, nhà nông cũng cần con trâu để đi cày đi cấy, và từ dạo ấy, tạo trâu cũng sẽ khó khăn hơn, vì trâu hiếm, giá sẽ cao. Nghề nông không có trâu thì chống cày, vợ cấy… Cực nhọc hơn nhiều ! Và thiếu trâu… nghề nông cũng hết hấp dẫn. Bỏ nhà bán ruộng lên tỉnh làm thợ làm thuê… Người nông dân Việt Nam càng ngày càng bỏ ruộng lên tỉnh khuân vác làm công, cửu vạn, cu li càng đông …
Mua rễ cây, mua mèo… Đó là một lô phong trào do Tàu tạo ra để chiếm ruộng chiếm đaât Việt Nam… Mua rễ thì chết cây công nghiệp … Có một thời có phong trào mua rễ cây cà phê ở Miền Cao Nguyên miền Trung Việt Nam. Mua rễ để mua đất… mua rễ để chiếm đồn điền.
Mua mèo. Hết mèo chuột sẽ tràn lan, mang bệnh hoạn, ăn thóc gạo. Nhưng Tàu có những chánh sách ngu xuẩn chống môi trường, như xưa kia có một dạo, Mao Trạch Đông đã tạo chiến dịch Giết Chim… đã làm Tàu một thời gian bị nạn đói vì không có chim, sâu bọ nẩy nở làm thất mùa.
Mua Gỗ Cây Thốt Nốt. Vài năm trước đây, ở miền Tây Nam Việt Nam, gần biên giới Miên Việt một phong trào do lái buôn Tàu tìm mua Gỗ Cây Thốt Nốt, nói rằng bên Tàu có thị trường cần tìm mua cây Thốt Nốt. Do đó, có một dạo, ngành trồng cây Thốt nốt để dùng đường thốt nốt ở dọc biên giới Miên-Việt đang bị tấn công bởi bọn lái buôn đang dụ dân mua Gỗ Cây Thốt Nốt. Cây Thốt Nốt chặc đi, cần 20 năm mới khai thác đường được, còn Gỗ Cây Thốt Nốt làm gì chẳng ai biết ! Chặt cây Thốt Nốt xong, sau khi ăn sạch tiền bán gỗ, vườn còn lại làm gì ? Nhưng cái chắc chắn là sẽ có một anhTàu là sẽ mua lại mãnh vườn ấy !
Sức phá hoại của Tàu muôn ngàn hình thái, muôn ngàn quỷ kế : Với những nông dân có kiến thức, với một nhà « nghiên cứu, một nhà chuyên môn » người Tàu sẽ cho người đến cùng nghiên cứu, « điều nghiên » và khuyên nếu muốn thêm lợi nhuận cần phải nuôi thêm loại Ốc Bưu – loại pomacea, hay Tôm Hùm Nước ngọt – loại procambarus – hay nuôi Rùa Đỏ, một loại Rùa có thịt rất ngon. Nhưng không nói rõ ba loại sinh vật ấy, nhập cảng từ Mỹ Châu, sanh sản rất nhanh, chẳng chóng sẽ chiếm đoạt môi sanh của các sinh vật bản xứ ! Các sông ngòi, đầm hồ, và cả những ruộng mương nơi nào có nước là đều bị chiếm đoạt cả và đặt biệt ăn cả lúa mạ, đến nổi Cơ Quan Lương Thực và Nông Phẩm Thế Giới – FAO – Food and Agriculture Organisation – phải lên tiếng báo động !
5/ Phá hoại toàn bộ Rừng Xanh, lá phổi của Việt Nam :
Lập luận đổ thừa rằng các rừng Việt Nam bị phá hoại do Mỹ dội bom, do Mỹ thả thuốc khai quang Mầu Da cam ! Thế nhưng…
– Các cuộc đánh bom suốt hai trận chiến tranh Đông dương và Việt Nam chỉ phá hoại 32 % – trái với con số 60 % của Ban Tuyên Truyền Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – của rừng già Việt Nam.
– Chiếu theo những số liệu do những tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh rằng năm 1943, rừng chiếm 43 % diện tích của đất nước Việt Nam – tương đương với 14 triệu 276 ngàn cây số vuông, và từ 1943 đến 1973 số rừng bị phá hoại tương đương với 220 ngàn cây số vuống. Nhưng trái lại, trong thời hòa bình từ 1973 đến 2009, Việt Nam đã mất 43 % diện tích rừng – đứng hàng thứ 2 thế giới về nạn phá rừng sau Nigéria !
– Năm 2016, diện tích rừng chiếm khoảng trên 39 % diện tích của đất nước Việt Nam. 25 % gồm các loại cây ít tàng lá và cũng ít phân loại, như cây thông (pins) và cây bạch đàn (eucalyptus). Do nạn đốn cây, khai thác rừng bừa bãi, cùng với nạn sói mòn và đất để trống không trồng trọt nên đến 40 % đất bị cằn không khai thác được. Nạn đốn cây phá rừng bừa bãi một phần do mật độ dân chúng càng ngày càng tăng, cần đất sống, cần vật liệu xây cấtn cần củi gỗ nhiên liệu đun nấu, cần nguyên liệu sản xuất nông nghiệp hay kỹ nghệ, nhưng bọn phá hoại nhứt chính là bọn gian thương, buôn bán lậu gỗ quý tổ chức cùng với bọn lái buôn Tàu với sự đồng lỏa của các nhà cầm quyền địa phương, đảng viên đảng Cộng Sản. Thương vụ gian lận nầy chiếm 50 % thương nghiệp khai thác gỗ của Việt Nam tương đương với 2,5 Tỷ dollars US hằng năm.
Tạm ngưng
Hồi Nhơn Sơn, tuần 2 tháng chạp 2019 dương lịch
Vui cười
Bác sĩ: Ðây là bệnh viện tâm thần, anh làm sao mà xin vào đây ???
Bệnh nhân: Tôi bị điên.
Bác sĩ: Tại sao anh biết mình bị điên ???
Bệnh nhân: Vợ tôi trước khi lấy tôi đã có một đứa con gái riêng, bây giờ đã là một thiếu nữ đã trưởng thành. Không ngờ bố tôi lại cưới nó về làm vợ, vì vậy vợ tôi nghiễm nhiên trở thành mẹ vợ của bố chồng mình.
Bác sĩ: Ðúng, không cùng dòng máu có quyền lấy nhau .
Bệnh nhân: Và tôi đang là đứa con lại trở thành cha vợ của bố tôi .
Bác sĩ: Ðúng là như vậỵ
Bệnh nhân: Mới đây, con gái của vợ tôi tức là mẹ kế của tôi sinh được một đứa con traị Tất nhiên thằng bé đó là em ruột cùng cha khác mẹ với tôi .
Bác sĩ: Ðúng vậỵ
Bệnh nhân: Và đương nhiên vợ tôi và tôi đều là ông bà ngoại của nó.
Bác sĩ: Ðúng vậỵ
Bệnh nhân: Sau đó một thời gian, vợ tôi sinh được một đứa con traị..Vậy là con ghẻ của tôi tức là mẹ kế tôi đồng thời la À chị ruột của đứa con tôi lại là bà nội nó. Nói một cách khác: Con tôi là em tôi và cũng là cậu tôi vì là em của mẹ kế tôi .
Bác sĩ: Có lý.
Bệnh nhân: Như vậy có nghĩa là vợ tôi trở thành con dâu của mẹ kế tôi, tức là con gái của vợ tôi trở thành bà dì của mẹ nó. Ðương nhiên, đứa con tôi là cháu tôi và tôi là ông nội tôi và là anh của vợ tôị..Bác sĩ coi chỉ lẩn quẩn trong các xưng hô ở gia đình mà tôi phát điên lên.
Bác sĩ: !!!
Tham luận 143: Thời Cuộc Quốc Tế Ảnh Hưởng Đến Cuộc Tranh Đấu Của Người Việt Nam – Thanh Thủy
I.- Lạm bàn về việc luận tội một vị Tổng Thống do dân bầu
Bất cứ một vị Tổng Thống nào cũng vậy, tại Mỹ cũng như ở tất cả những nước Dân Chủ, Tự Do trên thế giới, trong chiến dịch vận động tranh cử, muốn được thắng cử, người ta thường vạch trần những điều bất xứng cá nhân, những điều bất khả thi cũng như những điều bất lợi, sai lầm trong chương trình vận động của đối phương, vì nếu được thực hiện sẽ dẫn đến sự thiệt hại cho đất nước.
Điều nầy rất tự nhiên, lý do gì mà bị đem ra luận tội? Nếu việc luận tội nầy là hợp lý thì hiện có trên 20 người của đảng Dân Chủ đang tìm cách soi bói lẫn nhau để mong được đảng đề cử, sao không thấy ai đề nghị luận tội họ?
1.- Điều kiện để luận tội một Tổng thống
Được biết, một vị Tổng thống dầu đã được dân bầu, nếu phạm vào 3 điều sau đây vẫn sẽ bị luận tội để truất phế là Tội phản quốc, Tội tham nhủng, Tội hối lộ và một số tội phạm khác như tội ác và vi phạm những hành vi sai trái.
Căn cứ vào những điều trên đây, có thể nhận thấy rằng việc Tổng thống Trump đã nhờ Tổng thống UKraina điều tra về những hành vi sai trái của cha con ông Joe Biden là việc làm cần thiết và bình thường đối với một vị lãnh đạo quốc gia, giúp cho nước Mỹ có được những vị Tổng thống và những giới chức trong chánh quyền hiện tại và tương lai cần phải trong sạch để điều hành đất nước và tạo uy tín của một siêu cường trên trường quốc tế. Việc làm nầy thấy không có gì vi phạm trong các điều kiện đã được quy định kễ trên, trái lại còn có lợi cho nước Mỹ thì sao lại bị Hạ Viện đem ra luận tội?
Một số lý do khó hiểu trong việc luận tội nầy có thể thấy được như sau:
2.- Ông Joe Biden chưa được đảng Dân Chủ đề cử ra làm ứng cử viên Tổng thống vào năm 2020 thì làm sao có thể nói ông Trump nhờ Tổng thống Zelensky của Ukraina điều tra vụ tham nhủng của cha con ông Joe Biden là muốn triệt hạ đối thủ của ông trong cuộc bầu cử 2020.
3.- Thành tích của ông Trump: So với những thành tích mà ông Trump đã đạt được cho nước Mỹ trong thời gian 3 năm qua, và những vụ bê bối của ông Biden trong thời gian ông làm Phó Tổng thống dưới thời Barack Obama, dù vấn đề chưa được làm sáng tỏ, thì ông Joe Biden cũng đâu phải là đối thủ của ông Trump trong kỳ bầu cử sắp tới để đến nổi ông Trump phải đi vận động Tổng thống Zelensky của Ukraina can thiệp vào cuộc bầu cử để trợ giúp ông.
4.- Những vụ bê bối của ông Joe Biden tại Ukraina cũng như tại Trung Cộng mà ông Trump đã yêu cầu hai nước nầy điều tra như mọi người đã được biết, nếu tất cả những điều bê bối đó có thật thì dầu cho ông ta có được đắc cử làm Tổng thống kỳ tới đi nữa thì cũng sẽ bị đem ra luận tội để truất phế như thường vì ông ta đã vi phạm rõ ràng vào những tội phạm mà hiến pháp Hoa Kỳ đã quy định.
Trường hợp nầy nếu xãy ra, nó không chỉ đem lại cay đắng riêng cho ông Joe Biden mà còn là niềm cay đắng chung cho tất cả những người lo sợ quyền lợi riêng của họ bị cản trở nên muốn bày ra việc luận tội để truất phế ông Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc.
5.- Hành động tai hại của một nhóm người có ác ý: Từ lúc ông Trump bước chân vào Tòa Bạch Ốc đến nay, ông luôn luôn bị những mũi dùi của Hạ Viện do đảng Dân Chủ nắm đa số tấn công liên tục chỉ vì họ không muốn ông làm Tổng thống mặc dầu ông đã được dân bầu và ông đã làm rất được việc, mang về những nguồn lợi lớn lao cho đất nước Mỹ, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Những sự thành công nầy của ông Trump đã khiến cho nhiều người không muốn vì lý do ganh tỵ cũng có, vì lý do đảng phái cũng có và nhứt là vì lý do quyền lợi, cho nên họ muốn truất phế ông.
Việc làm nầy dù vô tình hay cố ý cũng đều mang lại tai hại cho nước Mỹ, sẽ dẫn tới một viễn ảnh một nước Mỹ trở lại thời kỳ bị Trung Cộng hút máu, thời kỳ Mỹ bị khủng bố bủa vây, thời kỳ Mỹ buông lõng để cho Trung Cộng tung hoành ngang dọc khắp nơi trên thế giới, muốn cướp biển, cướp đất, cướp tài nguyên của những quốc gia nhỏ và yếu kém nào là cứ tự tiện ra tay mà vấn đề Biển Đông là một thí dụ, đang là mối đe dọa trầm trọng đến sự an nguy trên toàn thế giới, kễ cả với Mỹ.
Căn cứ vào danh sách ứng cử viên trong cuộc tranh cử sắp tới, Mỹ sẽ không tìm ra được một nhân vật thứ hai nào khả dĩ có đủ bản lãnh và đủ can đảm đề làm Tổng thống Mỹ như ông Trump để có thể đương đầu nổi với Trung Cộng.
Cho nên, nếu cứ a dua theo nhóm người ồn ào nầy thì tình trạng buông lõng sẽ bị kéo dài cho đến một thời gian gần nào đó, khi sự tương quan sức mạnh về kinh tế và quân sự giữa Trung Cộng với Mỹ gần ngang nhau thì Trung Cộng sẽ tung hoành ngang dọc, không còn coi Mỹ vào đâu nữa và lúc đó thì Mỹ cũng sẽ bó tay.
Trong mấy năm nay, nếu Tổng thống Mỹ không phải là ông Trump mà là một vị Tổng thống khác yếu hèn như những vị tiền nhiệm thì có lẻ thế giới giờ đây đã thật sự chứng kiến một thảm hoạ “Chết Dưới Tay Trung Cộng” mà không dễ gì có được một phép mầu nào để có thể giúp tìm đường quay trở lại được, những dân tộc nằm gần Trung Cộng như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Bruney hay Đài Loan sẽ không còn đất sống trước tiên, và cũng sẽ không còn hơi thở để có thể mở mắt nhìn thấy tường tận thảm họa ghê gớm nầy!
II.- Vấn đề Hồng Kông
Cuộc tranh đấu đòi dân chủ của tuổi trẻ và nhân dân Hồng Kông là vấn đề nhứt nhối lớn của Hoa Lục và riêng đối với Tập Cận Bình. Họ Tập không bao giờ có thể chấp nhận những đòi hỏi nầy vì nó sẽ ảnh hưởng “Domino” di chuyền đến Đài Loan, đến Tân Cương, Tây Tạng và còn có thể tạo nên những cơn “sóng thần dân chủ” cho cả Hoa Lục, gần nhứt là Quảng Đông, Quảng Tây, v.v…
Ai cũng biết đụng đến việc nầy sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi quốc gia và những tài phiệt nhờ làm ăn với Trung Cộng mà được làm giàu, bất kễ đến những hậu quả tai hại đối với dân tộc của họ, và cũng bất cần nghĩ tới những thảm họa sẽ xãy ra trong tương lai. Cho nên, những nước Tây Phương hầu như đều im lặng, ngoài nước Anh và Đức chỉ lên tiếng cầm chừng, chỉ có Mỹ mới có đủ sức đối đầu với Trung Cộng nên đã lên tiếng ủng hộ một cách nồng nhiệt và cả lưỡng viện quốc hội đều chánh thức phê chuẫn một đạo luật về nhân quyền cho Hồng Kông.
Điều nầy đã khiến cho họ Tập phản ứng dữ dội vì nó chạm ngay vào nọc độc của sự cai trị độc tài và cũng là sự sinh tử của chế độ Cộng sản mà họ đã quyết tâm theo đuổi.
Tuy nhiên, đạo luật nầy cũng gây khó khăn không nhỏ đối với Tổng thống Donald Trump vì nó ảnh hưởng đến sự thương thảo về chiến tranh thương mại đang diễn ra theo chiều hướng mà theo nhận xét của nhiều chuyên gia là đang dần dần đi đến kết quả tốt đẹp.
Nếu Ông Trump ký thuận để ban hành đạo luật nầy thì sự thương thảo đang diễn ra giữa hai bên có thể sẽ tan vỡ, làm thất vọng nhiều giới đầu tư và giới nông dân đang chờ đợi thị trường tiêu thụ nông phẩm của Trung Cộng, mà không ký thì bị chỉ trích nặng nề của lưỡng viện Quốc Hội và khó ăn nói với quốc tế về mặt ngoại giao. Vì lẻ đó nên ông Trump bị lúng túng, chưa chịu ký đã làm nhiều giới đang ủng hộ cuộc tranh đấu của nhân dân Hồng Kông thất vọng.
Tuy nhiên, không biết vì sự vô tình hay có hậu ý mà đạo luật nầy được ra đời vào thời kỳ Hồng Kông đang diễn ra cuộc bầu cử địa phương, giúp cho ông Trump có đủ thời gian để chờ đợi cho đến khi kết quả thắng cuộc vẻ vang của người dân Hồng Kông thì ông Trump mới chịu đặt bút xuống ký, tránh được sự chỉ trích của Quốc Hội và những tổ chức nhân quyền trên thế giới.
Giả sử như nếu cuộc bầu cử nầy có kết quả trái ngược lại thì vì quyền lợi của Mỹ, chưa chắc gì đạo luật nầy được Tổng thống Donald Trump ký duyệt để ban hành vì từ xưa đến nay, không có vị nguyên thủ quốc gia nào chịu bỏ quyền lợi của nước mình để can thiệp vào việc nhân quyền của một nước khác.
Từ trước đến nay, quốc gia nào, chánh khách nào cũng đều đề cao vấn đề nhân quyền, nhưng khi thiết lập việc bang giao với nhau để làm ăn, các nước vì quyện lợi riêng nên thường phớt lờ vấn đề nhân quyền mà chỉ thảo luận việc thương mải sao cho có lợi mang về cho nước của họ mà thôi, Mỹ cũng không ra ngoài thông lệ đó mặc dầu Mỹ có đủ sức mạnh để đặt điều kiện nhân quyền trong việc đàm phán thương mãi dù với Nga, dù với Trung Cộng hay dù với bất cứ một xứ độc tài Cộng sản nào trên thế giới.
Bởi vậy, đạo luật nhân quyền cho Hồng Kông hôm nay quả là một đạo luật hiếm hoi chỉ dưới thời ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ mới có được, nhưng trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang tiếp diễn, tuy đạo luật đã được ban hành nhưng chưa biết sẽ được áp dụng tới mức độ nào mà còn phải chờ xem vì đạo luật nầy hiện đang gây căng thẳng hơn giữa hai nước.
III.- Vấn đề Đài Loan
Đài Loan đặc biệt và quan trọng hơn Hồng Kông vì nước nầy trước kia là một quốc gia độc lập, là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhưng dưới thời của Tổng thống Mỷ Jimmy Carter, Đài Loan đã bị loại bỏ để đưa Trung Cộng vào thay thế, tuy nhiên, Mỹ vẫn giao thiệp và ngầm bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, nhờ vậy mà hòn đảo nầy đã phát triễn và giàu mạnh. Trung Cộng đã nhiều lần toan tính dùng vũ lực áp đảo để tiến chiếm và thâu hồi Đài Loan thành một tỉnh lỵ của Trung Cộng, nhưng tất cả đều bị Mỹ cản trở nên đành phải thối lui chờ dịp thuận tiện hơn, ngầm ý định đợi đến khi nào thuyết phục được cho Mỹ chịu buông xuôi thì sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch.
Không may cho Tập Cận Bình là gặp lúc ông Donald Trump bước chân vào Tòa Bạch Ốc cùng thời với bà Thái Anh Văn đắc cử trở thành vị nữ Tổng thống của Đài Loan, một người chủ trương tách khỏi Hoa lục thành một nước riêng theo chủ nghĩa Dân chủ, Tự do và sau cùng là sự nổi dậy thành công của người dân Hồng Kông. Cả ba điều nầy đều là khắc tinh của họ Tập.
1.- Ảnh hưởng sự trổi dậy của người dân Hồng Kông: Sự nổi dậy của người dân Hồng Kông đã khiến cho người dân Đài Loan thấy rõ mưu đồ và sự giả dối của chủ trương “Một quốc gia, hai chế độ” của họ Tập khiến cho họ càng sát cánh hơn với chủ trương độc lập của bà Thái Anh Văn.
Năm 2020 là năm bầu cử Tổng thống của Mỹ và Đài Loan, trong hoàn cảnh như hiện nay thì sự tái đắc cử nhiệm kỳ 2 của hai vị nầy đều có phần chắc chắn. Sau khi tái đắc cử, bà Thái Anh Văn có phân chắc sẽ tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập. Đến giai đoạn nầy thì họ Tập sẽ mất tất cả, nền kinh tế và tài chánh sụp đổ, Trung Quốc sẽ biến loạn, thất nghiệp tràn lan, dân tình đói khổ, Tây Tạng, Tân Cương sẽ nổi dậy, Biển Đông, biển Hoa Đông nhờ đó sẽ được bỏ ngỏ, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney nương vào đó, thu hồi lại được những hải đảo và những vùng biển của mình đã bị Trung Cộng đánh cướp.
Trước nguy cơ sẽ bị phá sản nầy, dĩ nhiên họ Tập khó chịu ngồi yên. Đối với Đài Loan, họ Tập tìm mọi cách để vận động và xâm nhập vào Đài Loan, vừa hăm dọa vừa tuyên truyền như thế nào để có thể làm cho bà Thái Anh Văn bị mất uy tín và thất cử để đưa người thân với Bắc Kinh lên cầm quyền. Điều nầy dường như đã quá trể vì uy tín của bà Thái Anh Văn đang lên cao và bà tuyên bố sẽ liều mạng chống lại sự hăm dọa của họ Tập bằng cách sẽ phá sập đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử nếu bị Trung Cộng tấn công.
Đối với Mỹ, có lẻ họ Tập cũng làm như vậy nên mới xãy ra những cuộc luận tội rất vô lý đối với Tổng thống Trump. Cuộc luận tội thì chưa chắc đi đến đâu, nhưng hy vọng làm cho ông Trump bị mất uy tín và thất cử trong nhiệm kỳ tới. Nhưng họ Tập cũng rất biết là việc nầy rất khó thành công nên có thể tạm thời chịu nhân nhượng nhiều điều khoản trong cuộc tranh luận thương mãi với Mỹ để đạt được sự thỏa thuận hai bên hầu làm hạ nhiệt và vuốt ve Mỹ được phần nào hay phần nấy, chuẫn bị cho tương lai mọi hoạt động của họ được thực hiện dễ dàng hơn.
2.- Những mấu chốt quan trọng: Mấu chốt của tất cả mọi vấn đề mà họ Tập ước muốn đều phụ thuộc vào thái độ của Mỹ, nếu Mỹ thật sự chống đối thì Bắc Kinh sẽ bị bó tay, còn nếu vì những quyền lợi cốt lõi nào đó mà Mỹ chịu buông tay, làm ngơ thì việc dù nhỏ lớn đến đâu họ Tập vẫn có thể vượt qua được hết, trấp áp Hồng Kông, Tây Tạng hay Tân Cương, thu hồi Đài Loan, lấn chiếm toàn bộ Biển Đông và phát triển hệ thống “Một vành đai, một con đường” đều sẽ nằm trong tầm tay của họ Tập.
3.- Đụng phải khắc tinh: Bắc Kinh xưa nay vốn chuyên nghề tung tiền ra để dụ dỗ, mua chuộc thiên hạ vào sa “Bẫy nợ” hầu mang lại lợi ích cho mình, công việc hiện đang tiến hành trôi chảy, xuôi chèo mát mái thì rủi ro cho họ là đụng phải một đối thủ vô cùng lợi hại mà trước đây họ chưa từng gặp bao giờ, đó là khắc tinh Donald Trump, một vị Tổng thống Hoa Kỳ yêu nước, thanh liêm, làm việc cho đất nước và nhân dân Mỹ mà tự nguyện không lãnh lương, thì cái nghề chuyên nghiệp nầy của Bắc Kinh đành phải thúc thủ, đã khiến cho bánh xe lăn của Bắc Kinh phải dội ngược trở lại.
Đó là điều đã khiến cho cả tập đoàn Bắc Kinh bị điên đảo và hiện đang quay cuồng tìm lối thoát, nhưng họ chỉ có thể hy vọng mong manh vào cuộc bầu cử vào năm 2020 sắp đến có người khác lên thay thế ông Trump, nếu không thì họ cũng sẽ bám vào hy vọng cuối cùng vào việc có thể bắt dân Trung Quốc phải trở lại thời kỳ ăn cỏ, nhịn đói để “Trường kỳ chống My” nếu ông Trump tiếp tục được làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Điều nầy xem ra quá khó vì chưa chắc người dân Trung Quốc còn có thể cam chịu tiếp tục ăn cỏ, nhịn đói và chịu chết khô tập thể một lần nữa như thời Mao Trạch Đông để dành tiền chống Mỹ, trái lại, họ còn có thể theo gương Hồng Kông, Đài Loan đồng loạt đứng lên tranh đấu, lật đổ bạo quyền Cộng sản để xây dựng một nước Trung Quốc tự do, dân chủ đúng với ước vọng mà đồng bào của họ ở Đài Loan đã được hưởng.
IV.- Kết luận
Thời gian chắc không còn nhiều, giờ đây những nhà tranh đấu và đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước cần nên chuẫn bị tư thế sẳn sàng của mình, của tổ chức mình, nương theo trào lưu quốc tế để kịp thời nắm lấy thời cơ, dũng mãnh đứng lên giựt sập chế độ bạo tàn của tập đoàn Việt cộng bán nước và quang phục lại quê hương.
Dịp may hiếm có hai lần, nếu dịp may nầy bị bỏ lỡ thì con cháu, hậu huệ của chúng ta về sau sẽ rất khó tìm được một thuận lợi nào khác để công cuộc tranh đấu được thành công.
Kinh nghiệm sau vụ thất bại của Hai Bà Trưng, dân tộc Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng khốn khổ trăm bề đến gần một ngàn năm sau mới có được ông Ngô Quyền xuất hiện đánh đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi để xây dựng nền tự chủ cho đất nước chúng ta đến ngày nay. Tuy ông Ngô Quyền thành công, nhưng với cái giá quá đắt mà dân ta phải gánh chịu quá lâu, điều mà hiện nay chắc chắn không một đồng bào nào của chúng ta mong đợi.
Ta như con cá xa nguồn
Bao nhiêu năm
Vẫn chẳng buồn trách ai.
Cuộc đời
Bớt một
Thêm hai
Thế cho nên
Chuyện dông dài
Vậy thôi…
Đời cũng vàng theo cánh hạc bay
Một chút vu vơ gió đuổi mây
Dấu xưa còn đậm nét. Ô hay
Mùa Xuân lại đến, không hò hẹn
Đời cũng vàng theo cánh hạc bay.
Ngựa già
Ngựa già sau chặng đường dài
Bước trong xa vắng
Bước ngoài lẻ loi
Ngập ngừng: bước nữa hay thôi
Ngước nhìn: mây cuối chân trời vẫn xa.
Chút đá vàng còn sót lại ngàn sau
Ta vẫn sống như người xưa đã sống
Chẳng có gì để gửi lại cho nhau
Và, ta cũng biến như người xưa đã khuất
Chút đá vàng còn sót lại ngàn sau…
(02/12/2019)
Sai Lầm Lớn Nhất Của Họ Hồ – Trọng Đạt
Ai gây nên cảnh hoang tàn?
Lê Duẩn nằm xuống đã được 33 năm (tháng 7-1986-tháng 7-2019) sau mấy chục năm trị vì, những năm tháng cầm quyền (1960-1986) của y là những năm chinh chiến máu chẩy thịt rơi, mấy chục năm tang thương đau khổ, hết chống Mỹ lại đến chống Tầu rồi tới chiến tranh với các chế độ Cộng Sản….
Nay phía CSVN đưa nhiều sự kiện hoặc nhân vật chính trị lên mạng Wikipedia theo tinh thần Bách khoa toàn thư để phổ biến kiến thức, họ ra vẻ khách quan. Nói về Lê Duẫn họ cũng như nhiều nhà nghiên cứu Tây phương thường ra vẻ trịnh trọng kính cẩn như:
“Lê Duẩn (1907–1986) là Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Ông là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, ông có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Việt Nam, và theo một số nhận định khi Việt Nam thống nhất ông là nhà lãnh đạo có vị trí cao nhất và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam trong những năm tháng tại vị
Ông chính là một trong những kiến trúc sư hàng đầu trong Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh kéo dài suốt 20 năm. Lê Duẩn chính là người đã vạch ra chiến lược cách mạng ở miền Nam Việt Nam”
Trên BBC Tiếng Việt (từ ngày 2-5-2006) có đăng một loạt 4 bài tham luận về Lê Duẩn, nội dung cho thấy nhân vật này đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc chiến Việt Nam lần thứ hai (1960-1975).
Chắc đây là phiên dịch từ một bài khảo cứu của Tây phương (không tên tác giả, dịch giả)
Bài 1- Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn (ngày 2-5-2006).
Bài 2- Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực (4-2-2006)..
Bài 3- Cuộc đấu tranh trong nội bộ (10-5-2006).
Bài 4- Một di sản gây tranh cãi (19-5-2006).
Trong bài Nhìn lại nhân vật Lê Duẩn có nói
“Lê Duẩn (1907-1986), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Bắc Việt và ở Việt Nam sau 1975, khi hai miền thống nhất.
Vì nhiều lý do, như nhiều tài liệu của phía Việt Nam chưa được giải mật, cho đến hôm nay giới nghiên cứu vẫn chưa biết được hết mức độ ảnh hưởng của ông Lê Duẩn trong các chính sách của Việt Nam mấy chục năm qua.
Nhưng gần đây nhiều tài liệu, ở cả dạng ấn hành chính thức hoặc chuyền tay, đã cung cấp thêm thông tin có ích về vai trò và di sản của Lê Duẩn tại Việt Nam.
Theo giáo sư Stein Tonnesson, University of Oslo (“Le Duan and the Break with China”, 2001), Lê Duẩn là một trong những người miền Nam cảm thấy bị lừa vì việc chấp nhận một giải pháp thỏa hiệp”…
Nhiều nhận định nhất là của các nhà học giả, nhà nghiên cứu Tây Phương khi nói về Lê Duẩn đều có một giọng nghiêm túc trịnh trọng làm như nhân vật này là thiên tài. Thật ra sự nghiệp chính trị của Lê Duẩn chỉ là một chuỗi dài may mắn y như chó ngáp phải ruồi, xin kể sơ lược như sau:
-Trường Chinh bị ép từ chức vì Cải cách ruộng đất, Lê Duẩn được Hồ chí Minh cất nhấc lên thay, có bầu cử nhưng chỉ là hình thức
-Chủ tịch cất nhắc Duẩn chứ không cất Giáp vì vì ông này quá nổi, ông Hồ sợ khó điền khiển (theo Trần Khải Thanh Thủy)
-Duẩn được tên phụ tá đắc lực Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Đảng cài đặt các nhân vật thân tín của đồng bọn vào các vị trí then chốt.
-Năm 1964 bên Nga Khrushchev bị hạ bệ, chấm dứt thời kỳ sống chung hòa bình với Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ cuối 1963, Lê Duẩn thu tóm nhiều quyền lực, đưa nhiều trung đoàn chính qui xâm nhập vào Nam.
-Năm 1965 Mỹ đổ quân ồ ạt, Duẩn được Tổng bí Thư mới của Nga Brezhnev viện trợ nhiều vũ khí tối tân, tới thập niên 70 Nga cấp cho BV đại bác, xe tăng, phòng không, tên lửa các loại.
-TT Johnson sai lầm trong chiến tranh VN, ông ta áp dụng chiến tranh giới hạn (limited war)) gây lên phong trào phản chiến, tới Tết Mậu Thân 1968 cuộc chiến sụp đổ vì phản chiến lên quá cao, quá nhanh. Sau 1968 số phận Đông Dương đã được quyết định rồi, người Mỹ buộc chính phủ phải rút quân về nước. Địch thảm bại trận Tết Mậu Thân, năm 1968 ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến
Tháng 8-1965 tỷ lệ ủng hộ 61%, tháng 3-1968 – là 41%, tháng 8-1968 – còn . .. 35% (1)
-Năm 1969, Nixon đắc cử Tổng thống, đem quân về nước như đã hứa khi tranh cử. Cuộc chiến dưới thời Nixon được sử gia George Moss gọi là A War To End A War, đánh để chấm dứt chiến tranh tức đánh để rút bỏ (2)
Nước Mỹ chia rẽ trầm trọng, đảng Dân Chủ hùa theo phản chiến, theo truyền thông để phá Hành pháp Nixon.
Kissinger kể lại trong hồi ký… (3)
“Sau khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc (1969), những người đã đem quân can thiệp vào VN (tức Dân chủ), mới đầu trung lập (giữa phản chiến và Hành pháp) sau quay ra chống chính phủ, họ buộc Nixon phải chịu trách nhiệm với cuộc chiến tranh mà ông chỉ thừa hưởng, họ nói ông phải làm thế này thế nọ mà chính họ khi cầm quyền lại không chịu giải quyết”
Nguyên văn
..“And after Nixon toke office those who has created our involvement in Vietnam moved first to neutrality and then to opposition, saddling Nixon with responsibility for a war he had inherited and attacking him in the name of solutions they themselves had neither advocated nor executed when they had the opportunity”…
Thật vậy đảng Con Lừa chỉ chuyên trò đánh phá, thọc gậy bánh xe dọn cỗ sẵn cho địch xơi, chính họ đã đem quân vào Đông Dương năm 1965, họ sai lầm trầm trọng và sa lầy trong cuộc chiến bây giờ lại đánh phá đối lập làm lợi cho địch, giặc từ bên trong đánh ra
Phong trào phản chiến lên cao dữ dội… bạo động, đổ máu, chết người (4)
TT Nixon giúp VNCH đánh sang Miên (29-4-1970 tới 22-7-1970) Lào để làm suy yếu địch nhưng gây ra phản chiến mạnh hơn thời TT Johnson. Người dân quá chán cuộc chiến muốn vứt bỏ Đông Dương.
Lê Duẩn chỉ có ngón đòn thí quân là lợi hại nhất, năm 1968 Võ Nguyên Giáp trả lời ký giả Ý Fallaci rằng CSBV mất hơn nửa triệu quân. Trong trận Tổng tấn công 1972 Duẩn đã đẩy hàng trăm ngàn thanh niên vào chỗ chết, nhờ phản chiến nên CSBV bất chiến tự nhiên thành. Nếu không có phản chiến dù Lê Duẩn có đẩy thêm hàng triệu thanh niên vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho pháo đài bay B-52 mà thôi.
Tất cả những cái may trời cho của Lê Duẩn giúp cho y tác yêu tác quái một phần tư thế kỷ, Duẩn càng nhiều may chừng nào thì đất nước càng điêu linh khốn khổ chừng nấy. Y đã gây cuộc chiến cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu. Hết chống Mỹ Lê Duẩn lại đẩy hàng vạn thanh niên đổ xương máu sang Miên 1978, rồi bắt nhân dân chết như rạ tại biên giới Việt-Hoa 1979. Miền Nam cũng như miền Bắc đâu đâu cũng toàn là cảnh hoang tàn đổ nát, cho tới 1986 khi Duẩn chết, CSVN cử Nguyễn Văn Linh lên làm Tân Tổng bí Thư với chính sách Đổi mới. Các nhà nghiên cứu Tây phương nói năm 1986 trở đi đã đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ lãnh đạo kiểu Staline
Rạn nứt thành hai phe
Giáo sư Pierre Asselin Đại học Chaminade, Honolulu, nhận định Bộ chính trị CSVN những năm 1956, 57 miễn cưỡng chấp thuận cuộc chiến tại miền Nam của Duẩn. Họ e ngại sau 1954 Cải cách ruộng đất đã trở nên tàn bạo mất lòng dân, vả lại quân đội Bắc Việt chưa hồi phục sau tám năm khói lửa (1946-54). Hà Nội không muốn khiêu khích để Mỹ can thiệp nhất là năm 1956 CS Nga chấp nhận chủ trương sống chung hòa bình với Mỹ của Thủ tướng Khrushchev.
Pierre Asselin trong bài “Tướng Giáp- Người phản đối chiến tranh” đăng trên BBC Tiếng Việt ngày 28-10-2013 cho rằng Tướng Giáp không có vai trò quan trọng trong cuộc chiến VN từ sau 1965, ông ta phản đối chiến tranh từ đầu. Từ 1956 Hồ và Giáp chống lại tiếp tục chiến tranh ở VN (sau Geneve). Nội bộ CSVN rạn nứt thành hai phe, xin sơ lược như sau:
Hiệp định được ông Hồ và Giáp tin tưởng, nếu gây chiến ngay có thể kích thích sự can thiệp quân sự của Mỹ. Sau tám năm kháng chiến, họ không có điều kiện để nghênh chiến ngay với quân đội Mỹ. Điện Biên Phủ là một chiến thắng ngoạn mục, nhưng với cái giá quá đắt.
Do đó, sau năm 1954, ông Hồ và Giáp là những người ủng hộ nhiệt thành của “đấu tranh hòa bình” ở miền Nam, tránh khiêu khích Washington, và “xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở miền Bắc.
Cam kết của lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev “chung sống hoà bình” với phương Tây từ 1956 xác nhận quan điểm của hai ông Hồ và Giáp chống lại việc tái mở chiến tranh ở Việt Nam. Quyết định đình lại “cuộc đấu tranh giải phóng” trong năm 1954 và việc không thể nối lại chiến tranh ngay lập đã khởi đàu rạn nứt.
Tác giả cho rằng Lê Duẩn và phe chủ chiến đã sớm gạt bỏ phe Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ra ngoài lề. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, bực bội với việc hai ông Hồ và Giáp ủng hộ hiệp định Geneva. Duẩn và Thọ sau này sẽ mở ra một chiến dịch kêu gọi nối lại ngay lập tức cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Đường lối của họ và sự chống đối của ông Hồ và Giáp tạo ra rạn nứt trong giới lãnh đạo. Cuộc rạn nứt này đã phân ra một bên là phe “ôn hòa”, bao gồm ông Hồ, Giáp, và các đệ tử của họ – và bên kia là phe “chủ chiến”, bao gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh… cho rằng việc “giải phóng” miền Nam là không thể chờ đợi.
Cuộc tranh cãi tại Hà Nội lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1963, sau khi ông Diệm bị đảo chính 1-11, phe chủ chiến đã tổ chức một cuộc đảo chính tại Hà Nội, thâu tóm việc kiểm soát ra quyết định.
Các ông Hồ, Giáp và những người ôn hòa khác đã bị gạt ra ngoài lề sau đó, và Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng đã đảm nhận việc cầm cương của quá trình hoạch định chính sách tại Hà Nội. Với sự thúc giục của Lê Duẩn, vào tháng 12/1963, ban lãnh đạo Cộng sản ban hành Nghị quyết 9 kêu gọi tiêu diệt quân thù ở phía dưới vĩ tuyến 17
Năm 1966 Võ Nguyên Giáp viết một bài nói về cuộc chiến miền Nam có thể kéo dài mất nhiều năm, ông không tin vào “các trận đánh xử dụng đại đơn vị chính quy lớn vì điều này có lợi cho chiến lược của kẻ thù.”
Tướng Nguyễn Chí Thanh (Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) bèn phản ứng, ông này viết bài đăng ở Tạp chí Học Tập nói ông tin tưởng vào chiến lược tấn công ở miền Nam (đánh chính qui) là đúng, những người chỉ trích (tức Võ Nguyên Giáp) là không logic.
Tác giả Robert Brigham trong bài “Why the South won the American war in Vietnam” cho biết đã từ lâu Võ Nguyên Giáp công khai nghi ngờ chiến lược của Tướng Nguyễn Chí Thanh. Lê Duẩn tạo cơ hội cho Tướng Thanh, ông ta thành công khi tạo một thần tượng mới trong Quân đội nhân dân. Nguyễn Chí Thanh qua đời đột ngột năm 1967, Thanh quan niệm cuộc chiến không thể thắng lợi nếu thiếu các đại đơn vị chính qui lớn. Lê Duẩn làm giảm uy tín của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp và đưa người trung thành lên để tạo quyền lực tối cao.
Duẩn không ưa VN Giáp nhưng không dám nghĩ tới chuyện loại bỏ ông ta, Tướng Giáp vẫn được nhiều người trong Quân đội sùng bái, ngưỡng mộ, loại bỏ ông Giáp là đi vào con đường tự sát.
Sự thật cho dù Thanh không chết vì đau tim tháng 7/1967 tại Hà Nội, Duẩn vẫn phải xài Tướng Giáp vì Nguyễn Chí Thanh i tờ về quân sự, xuất thân nông dân chưa đi lính ngày nào chỉ có tài đẩy thanh niên vào tử địa.
Sai lầm lớn nhất của Hồ Chí Minh
Nếu Trường Chinh không bị ép từ chức thì một người vô danh như Duẩn không thể leo lên làm Tổng bí thư
Nếu họ Hồ không cất nhắc Lê Duẩn lên chức vụ này thì y chỉ là một đảng viên tầm thường như trăm ngàn người khác. Năm 1954, khi Việt Minh từ hậu phương về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội… người ta chỉ nghe nói Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Văn Tiến Dũng … Người dân không biết Lê Duẩn là ai. Thập niên 60, từ một người vô danh Lê Duẩn đã leo lên một địa vị đầy quyền lực. Trên nguyên tắc, Chủ Tịch đảng là người chỉ huy tổng quát nhưng trên thực tế Tổng bí thư được giao quán xuyến mọi việc trong đảng như Trường Chinh những năm 50 trong hậu phương. Từ thập niên 60 Lê Duẩn được Hồ Chí Minh giao quyền trong đảng, lại nữa y giao cho Lê Đức Thọ, phụ tá thân cận nhất làm Trưởng ban tổ chức đảng, củng cố quyền lực
Về nguyên do tại sao Hồ Chí Minh lại cất nhắc Lê Duẩn lên chức Tổng bí thư mà không đưa Võ Nguyên Giáp lên trong khi Giáp là người thân cận nhất của ông, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy nhận xét như sau:
“Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi uy tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ (khi đó, dưới ngọn cờ cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp) nên thay vì đề cử người kế cận mình là tướng Giáp, đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để ông cầm cương, thuần dưỡng… Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học trò “xuất sắc” là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá” (5)
Nếu Họ Hồ không cho gọi Lê Duẩn từ trong Nam ra thay thế Trường Chinh, nếu ông ta không cất nhắc y lên thì muôn đời Duẩn chỉ là một tên vô danh tiểu tốt. Duẩn được ông Hồ chiếu cố vì năm 1946 có làm việc bên Chủ tịch. Từ 1946-1954 Duẩn làm Bí thư xứ ủy Nam bộ, Năm 1951 y được vào Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị. Năm 1952 Duẩn ra Việt Bắc họp Trung ương đảng được Hồ Chí Minh giữ lại làm phụ tá tới đầu năm 1954, được cử làm quyền bí thư Trung ương cục miền Nam.
Khác với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh những người đã sát cánh làm việc với ông Hồ từ năm 1940. Nhờ Hồ Chí Minh ủng hộ trong cuốc bầu cử tháng 9-1960, tại Đại Hội Đảng Lao Động năm 1960, Duẩn đã được vào Bộ Chính trị và được giữ chức Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng.
Duẩn học lực tiểu học nhưng được trời phú cho những mưu mẹo động trời, vừa nắm được quyền năm 1960, y giao cho người phụ tá thân cận nhất làm Trưởng ban Tổ chức đảng để đưa tay chân bộ hạ vào, loại bọn xét lại (sống chung hòa bình) ra
Chính CSVN cũng nhận định như vậy trong bài Vụ Án Xét Lại Chống Đảng (6). Đây là vụ án chính trị do do Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn (Bộ trưởng Công an) chỉ đạo đã bắt giam từ năm 1967 tới 1973 mới được thả ra. Nhiểu đảng viên, nhân vật quan trọng bị bắt không xét xử, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp. CSVN dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu Tây phương cho rằng vụ này bắt nguồn từ tranh chấp nội bộ. Một bên là phe ôn hòa gồm Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh. Phe kia hiếu chiến gồm Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh.
Ngay từ đầu 1957, 59 Bộ Chính trị tin tưởng tinh thần Hiệp định Geneve để xây dựng xã hội chủ nghĩa trước theo đề nghị của Lê Duẩn, họ có ủng hộ cuộc chiến hạn chế tại miền Nam.
Khi Hồ Chí Minh cất nhắc Lê Duẩn lên làm Bí thư thứ nhất thì tình hình đã tỏ ra bất lợi cho phe ôn hòa Trường Chinh, Họ Hồ và Tướng Giáp. Phe ôn hòa muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc trước và không dám trực diện chiến tranh với Mỹ nhưng đã quá muộn. Ông Hồ, Tướng Giáp, Trường Chinh đều biết rằng đánh với Mỹ chỉ là “từ chết tới bị thương” nhưng đành phó mặc hai miền cho bọn đồ tể để rồi đất nước đã trải qua mấy chục năm tang thương đau khổ, miền Bắc, miền Nam đâu đâu cũng toàn là cảnh hoang tàn đổ nát.
Một phần vì Lê Duẩn bất chiến tự nhiên thành nhờ tình hình quốc tế ngày càng trở lên thuận lợi cho bọn đồ tể bên Nga Thủ tướng Khrushchev chủ trương sống chung hòa bình bị lật đổ 1964, Brezhnev lên thay, viện trợ cho Duẩn nhiều vũ khí hơn trước để đánh Mỹ. Nhưng thực ra Lê Duẩn trở thành người nhiều quyền lực nhất tại BV là do Hồ Chí Minh cất nhắc y lên.
Từ giữa thập niên 60 trở đi, Họ Hồ không còn quyền hành, bị gạt ra rìa chán nản bỏ sang Tầu chữa bệnh mặc cho Lê Duẩn muốn làm trời làm đất thì làm.
Kết Luận
Trong thời kỳ kháng chiến, vai trò của Lê Duẫn nhỏ xíu vô cùng khiêm tốn, trong khi chiến trường miền Nam chỉ toàn là đánh du kích thì những trận đánh lớn cấp sư đoàn do Võ nguyên Giáp chỉ huy đã diễn ra tại miền Bắc như Cao Bắc Lạng, Vĩnh Yên, Mạo Khê, Hòa bình … và Điện Biên Phủ trận đánh rung động cả thế giới.
Từ 1950, Trung Cộng chiếm được nước Tầu giúp Việt Minh thành lập nhiếu sư đoàn chính qui như 304, 308, 312, 316, 320.. trong khi tại Miền Nam Lê Duẩn chỉ là Tư lệnh du kích chiến so với Tướng Giáp. Từ một đảng viên vô danh nhờ Bác cất nhắc lên ngôi đầu thập niên 50, Duẩn đền ơn Sư phụ bằng một cú đá tuyệt diệu, Họ Hồ chết cay chết đắng nhưng cũng đành ngậm quả bồ hòn làm ngọt. Lê Duẩn gạt Họ Hồ ra rìa sớm lắm, phim The Vietnam war cũng có nói ông Hồ không còn quyền hành thập niên 60, phim bị CSVN phản đối điểm này.
Nói về cái gian của Duẩn thì phải kể hàng đầu, Họ Hồ là tay gian hùng quốc tế nhưng cũng phải chịu thua Duẩn, chính y đã ăn cháo đá bát, lừa thầy phản bạn thế mà khi Sư phụ nằm xuống Duẩn khóc thật to (7)
Wikipedia tiếng Việt ghi nhận lời Duẩn:
“Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.
Duẩn cho xây cái lăng to đùng, bắt nhân dân tưởng nhớ cúng bái cái xác chết để tôn vinh Chủ Tịch, muốn cho mọi người thấy y không có vai trò lãnh đạo gì. Nay quốc hội CS VN, Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh mới đề nghị cho đốt xác Họ Hồ đem chôn là đẹp nhất, sự việc đúng như nhiều người đã tiên đoán trước đây.
Duẩn luôn ca ngợi “Hổ Chủ Tịch muôn năm, Hồ Chủ Tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” mà thực ra y đã tước đoạt hết quyền hành của Sư phụ. Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh ủng hộ chủ trương xử dụng những đại đơn vị để chiến thắng tại miền Nam, nhưng thực tế chứng tỏ chiến lược này chỉ là đẩy thanh niên vào chỗ chết.
Nhiều người khen Duẩn đánh lớn mới giải phóng miền Nam nhưng các tay đồ tể đã gặp may, gặp lúc phong trào chống chiến tranh lên quá cao, họ bất chiến tự nhiên thành.
TT Nixon nói về chiến lược đánh lớn của CSBV
“Bắc Việt chọn đánh (qui ước) theo lối chiến tranh mà chúng ta quá rành…”
Và
“… nay Hà Nội đánh theo chiến tranh qui ước với những đại đơn vị. Các sư đoàn bộ binh của họ cùng hàng đoàn chiến xe, hệ thống tiếp liệu thành mục tiêu tuyệt hảo cho không lực của ta…”
Nguyên văn
“The North Vietnamese had chosen to fight the kind of war we fought best…”
“…Its infantry divisons, tank columns, and logistics system all made perfect targets for our air power.. .” (8)
Họ chiếm được miền Nam là nhờ phong trào phản chiến, nếu không có phong trào này thì dù Duẩn có đẩy thêm hàng triệu quân vào tử địa cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.
Dưới bài Nhìn lại vai trò của Lê Duẩn trên BBC tiếng Việt (ngày 2-5-2006) có hơn 10 người góp ý, phần hiều người miền Bắc, tôi xin đưa một số điển hình
Một Bạn đọc ở Hà Nội
“Ông Duẩn nổi lên được là do sự cất nhắc của ông Hồ Chí Minh……Sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Nam Việt Nam đã làm cho luận điểm chiến tranh chính quy của ông Duẩn trở nên thắng thế so với đường lối thận trọng của ông Giáp
Tuy nhiên, nếu không có uy tín của ông Hồ đối với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc thì ông Duẩn khó có thể duy trì sự ủng hộ của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc.
Cuộc chiếm đóng Campuchia lâu hơn cần thiết và cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 chứng tỏ đường lối thiếu mềm dẻo cũng như sự kiêu ngạo của ông Duẩn
….khi ông chết phần lớn người dân VN đều cảm thấy thở phào nhẹ nhõm”
Một người ẩn danh
“Tôi là thế hệ trẻ, được sinh ra khi nước nhà đã thống nhất…. Khi ông ta (Duẩn) lên nắm quyền Tổng bí thư thì đưa ra những chính sách làm dân hết sức khốn khổ.. tôi nghĩ là để ông nắm giữ chức Tổng bí thư là một sai lầm của Trung ương.
Trong mắt của bao thế hệ người Việt, chính Lê Duẩn là người có tội với dân tộc Việt Nam, ông ta là tác giả của bao nhiêu lỗi lầm tai hại, đưa Việt Nam theo đường lối Nga sô nhưng không có sự chọn lọc cho phù hợp với hoàn cảnh nội tại. Lê Duẩn là con người sắt đá, một khuôn mẫu của Stalin và hiếu chiến”
Nguyễn Thanh, Thanh Hóa
Lê Duẫn là một tài năng lớn của đất nước
…Nhưng tôi tin có lẽ lịch sử Việt Nam đã khác, đất nước sẽ đỡ lạc hậu hơn bây giờ nếu năm mất của ông không phải là 1986 mà là 1976!
Lê Duẩn đẩy hàng triệu thanh niên, sinh viên vào chỗ chết trong khi con cái của các bà vợ bé, vợ ba của y đểu được du học bên Nga. Con cái Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh đều đà được du học bên Nga, nay chúng đều làm lớn giầu sụ, đại gia ăn trên ngồi chốc
Sự việc cho thấy cái trò hèn hạ bẩn thỉu của đám lãnh đạo CS Hà Nội. Các nhà chính trị, quân sự CSVN không có được cái khí phách như các Tướng lãnh Tây phương: De Lattre, Tư lệnh Đông Dương cho con trai độc nhất của ông trung úy Bernrad De Lattre ra trận và tử thương tại Ninh Bình năm 1951. Đô đốc John Sidney McCain Jr, Tư lệnh Thái Bình Dương vẫn cho con trung úy phi công John McCain ra trận và bị bắt làm tù binh tại Hà Nội năm 1967.
Chế độ cha truyền con nối trong xã hội CS rõ hơn bao giờ hết
Nhiều người khen Lê Duẩn anh hùng, yêu nước chống Tầu nhưng tôi không nghĩ vậy, ông ta độc đoán, kiêu ngạo u mê. Ba Duẩn giống như anh đầy tớ theo hầu ông chủ này đánh lại ông chủ kia, đó là một sự lựa chọn ngu đần nhất trong lịch sử.
Hàng triệu thanh niên vô tội phải chết oan, gánh chịu sự ngu muội của một nhà chính trị gia u mê thất học. Đất nước tan hoang, mấy chục năm tang thương khốn khổ chỉ vì một sự sai lầm của lịch sử cũng như sự sai lầm của chính Họ Hồ.
Biển Nam Hải: Một vùng tranh chấp đầy thèm muốn! – Nhữ Đình Hùng
Căng thẳng giữa Hà-Nội và Bắc-Kinh vẫn còn đó,sau việc Trung-Hoa bắt giữ chín ngư-phủ Việt-Nam. Những ngư phủ này bị cáo buộc là đã đánh cá bằng chất nổ trong vùng biển của Trung Quốc.Nhưng phía Việt Nam bác bỏ các cáo buộc này,ngược lại tố cáo Trung Hoa đã bắt giữ các dân đánh cá Việt Nam ngay trong vùng biển Việt Nam và đòi phải trả tự do tức khắc cho các ngư dân này.Trung Hoa đòi viên thuyền trưởng tàu lưới cá phải trả tiền vạ vì đánh cá trái phép trong vùng biển của họ và lại đánh cá bằng chất nổ! Những đòi hỏi của Việt Nam được đưa ra vài ngày trước khi có cuộc gặp gỡ các bộ trưởng quốc phòng của khối ASEAN được mở rộng với sự tham dự của Hoa Kỳ,Nhật Bản và Trung Hoa,Ấn Độ..Đây là một hình thức áp lực của Việt Nam nhân dịp có một hội nghị quốc tế có tầm vóc như thế,nhưng phía Trung Hoa đã..giả điếc!
Câu chuyện xem chừng chẳng có gì vì trong vùng biển này,Trung Hoa vẫn thường bị các nước trong vùng phản đối như việc đụng chạm xảy ra giữa Trung Hoa và Nhật Bản trong vùng quần đảo Diaoyu gần đây,nhưng đằng sau che dấu những tranh chấp quan trọng về các tài nguyên của biển và ở dưới đáy biển.Thực vậy,đây chẳng những là vùng có nhiều cá mà đáy biển có những tài nguyên năng lượng dồi dào.Cho nên,vấn đề xem chừng không phải chỉ là tranh chấp giữa Trung Hoa và Việt Nam và trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng,vấn đề này có thể sẽ có sự ‘can thiệp’ của nhiều nước.
Việc các tàu của Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt giữ là việc thường xảy ra vì vùng biển Nam Hải cạnh các quần đảo Spratleys và Paracelles là các vùng tranh chấp giữa Trung Hoa,Việt Nam và một số quốc gia khác như Đài Loan,Phi Luật Tân và cả Mã Lai,và những tranh-chấp này đã có từ cả gần nửa thế kỷ nay.
Tàu lưới cá của Việt Nam đã bị Trung Hoa bắt giữ cách đây một tháng,vào thượng tuần tháng chín! Mặc dù Việt Nam đã có những vận động,vấn đề vẫn nằm ở tử điểm,trong khi đó,trong vụ tranh chấp giữa Trung Hoa và Nhật,Nhật đã thả viên thuyền trưởng tàu lưới cá và Trung Hoa cũng đã thả 3 người ‘du khách’ Nhật bị bắt ở Trung Hoa.
Việt Nam dự tính làm áp lực trước khi có hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng của ASEAN nhất là trong cuộc họp bên lề đại hội đồng LHQ với tổng thống Mỹ Obama,ông này đã nhắc lại nguyên tắc “tự do lưu thông trên biển”.Nhưng điều này đã không làm hài lòng Trung Hoa!
Biển Nam Hải rộng khoảng ba triệu cây số vuông,có khoảng hai trăm đảo nổi và đảo ngầm( récifs). Nhóm đảo Paracels gần với Việt Nam,Trung Quốc và Đài Loan trong khi nhóm đảo Spratleys nằm xa hơn về phiá nam,gần với Việt Nam,Phi Luật Tân và Mã Lai.Đây là vùng có rất nhiều tàu lưu thông, khoảng 50000 tàu vì có nhiều hải cảng quan trọng ở Tân Gia Ba,Việt Nam,Hông Kông,Nhật Bản… Xuất cảng của Trung Hoa hầu như hoàn toàn bằng đường biển và nước này coi vùng biển Đông Hải và Nam Hải là ‘ích lợi sinh tử’ của họ.Nhưng không phải chỉ thuần về mặt địa lý chiến-lược mà còn cả về địa lý kinh tế;Từ năm 1968,người ta được biết đây là vùng có những trữ lượng dầu hoả,hơi đốt quan-trọng (ước lượng 17 tỉ tấn dầu hoả).Những tài nguyên này đã tạo ra các tranh-chấp giữa những quốc gia trong vùng,trong đó sự kình chống giữa Việt Nam và Trung Quốc là chính.Trung Quốc đã khởi sự chiếm các hải đảo thuộc quyền kiểm soát của VNCH vào năm 1974 sau một cuộc giao tranh bằng Hải Quân và đã phải trả một giá đắt cho sự cưỡng chiếm này;trong khi đó,bằng một công hàm, thủ tướng Phạm Văn Đồng của cộng sản Bắc Việt đã thừa nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Sau này,dựa vào hiệp ước quân sự giữa Liên Sô và Việt Nam,Việt Nam đã có những tranh chấp quân sự với Trung Hoa,nhưng sau khi Liên Sô bị sụp đổ,Trung Hoa đã ở thế thượng phong,chiếm hầu như toàn bộ các đảo Paracel còn Việt Nam chiếm một phần Spratleys,còn lại là do Philippines,Taiwan chiếm.
Vào năm 1995,Trung Cộng lấn chiến đảo Mischief Reef của Phi Luật Tân.Hiện nay,Trung Quốc đã cho thiết lập căn cứ quân sự ở đó,xây dựng phi trường có khả năng tiếp đón các phi cơ chiến đấu SU.30.Người ta có thể coi căn cứ này như một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm,trấn giữ và kiểm soát hải lộ Nam Hải và cả Nam Thái Bình Dương với việc phi cơ được tiếp tế nhiên liệu trên không!
Sau năm 2000,Trung Hoa đánh đòn chánh trị,đề nghị cùng hợp tác khai thác nhưng thực tế đã từng bước lấn chiếm các đảo trong vùng và nước thiệt hại nặng nhất là Việt Nam.Các đảo bị lấn chiếm lần lượt được hội nhập vào lãnh thổ Trung Quốc!
Trong thời kỳ chiến tranh ở Đông Dương,Trung Hoa đã là nước cung cấp viện trợ cho cộng sản Việt Nam, chẳng những về tài chánh,lương thực và võ khí nhưng cả nhân lực để giúp phòng vệ và bảo trì, sửa chữa,xây dựng ở miền Bắc.Sau năm 1975,bang giao giữa hai nước đã có căng thẳng,kể cả giao tranh quân sự nhưng tình hình ngày nay có cải thiện. Điều này không ngăn cản việc Trung Hoa tiếp tục lấn chiếm các hải đảo của Việt Nam và trong vùng, nước chính để đương đầu với Trung Hoa là Việt Nam!
Sự tranh-chấp của Trung Hoa ở biển Đông và Nam Hải cho thấy có sự thay đổi về quan điểm chiến lược của Trung Hoa. Trước đây,Trung Hoa không quan tâm mấy đến hải-quân.Nhưng do việc phát triển kinh tế đưa Trung Hoa từ tình trạng chậm tiến thời Mao sang tình trạng trỗi dậy thời Đặng Tiểu Bình,việc bảo đảm các nguồn xuất và nhập cảng dần dần trở nên quan trọng,nhất là 90% số lượng xuất và nhập cảng đều dùng đường biển.Từ đó,hải quân được đặc biệt lưu ý tới,trở thành một ưu tiên.Hải quân không còn có vai trò tuần-phòng cận duyên nữa mà có nhiệm vụ ‘phòng thủ tích cực’, bảo vệ từ xa. Nó cũng nhắm tới việc phong toả Đài Loan,ngăn chặn Nhật Bản và bành trướng về vùng biển Nam Hải mà trước mắt là việc chiếm giữ các hải đảo thuộc các quần đảo Paracels và Spratleys,được coi như tiền đồn kiểm soát và báo động của Trung Hoa!
Các chiến lược gia của Tây Phương,nhất là Hoa Kỳ và cả Nhật Bản lẫn Úc Đại Lợi đã nhìn việc phát triển của hải quân Trung Hoa với con mắt e ngại.Do đó,đã có việc hai nước cưu thù là Việt Nam và Hoa Kỳ tiến sát lại nhau nhằm kình chống một đối thủ chung.
Sau nhiều chuyến thăm viếng của tàu chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam,gần đây nhất là cuộc gặp gỡ giữa một phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam với các viên chức cao cấp của hạm đội bảy trên hàng không mẫu hạm USS Georges Washington.Đô đốc Robert F.Williard,chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương đã tuyên bố chống lại việc dùng vũ lực để giải quyết việc tranh chấp ở biển Nam Hải,nói khác đi,chống lại việc Trung Hoa dùng vũ lực để chiếm đóng các hải đảo đang trong vòng tranh chấp!
Nhưng,Trung Hoa không từ bỏ tham vọng bành trướng về phương Nam bằng cách lấn chiếm các đảo nổi và các đảo san ô,không những chỉ bảo vệ được con đường hàng hải chiến lược mà còn có cả các tài nguyên của biển và ở đáy biển.Cách đây cả ngàn năm,vua Thái-Tổ của nhà Tống (960-976) đã nói với quần thần “chẳng bao giờ chúng ta lại cho phép những kẻ khác đến ngáy cạnh giường của chúng ta”! Mao Trạch Đông đã lập lại điều này và gần đây,hồi tháng bảy,tướng Luo Yan của học viện quân sự lập lại,nhằm nói đến các cuộc thao diễn quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn. Mặc dù hai vị bộ trưởng quốc phòng của hai nước này,Robert Gates và Kim Tea-young đã rào đón cuộc thao diễn này là một thông điệp gởi riêng cho Bắc Hàn! Nhưng dẫu sao cũng ở cửa ngõ của Trung Quốc.Cũng như vào năm 2009,đã có cuộc đối chọi giữa tàu Mỹ Impeccable với hạm đội Trung Hoa ở ngoài khởi đảo Hải Nam:đảo này là căn cứ xuất phát của tiềm thuỷ đĩnh cho vùng biển Nam Hải và sắp trở thành căn cứ phóng hoả tiễn của Trung Hoa.Không phải chỉ là đe dọa đối với VN mà còn cho cả toàn cùng Đông Nam Á!
Trung Quốc có cái nhìn của riêng họ về vùng lãnh hải! Họ tự cho mình có thẩm quyền khai thác trong vùng 200 hải lý (vùng kinh tế dành riêng = Zone économique exclusive ‘ZEE’) theo như qui ước Montego Baỵ1982), dù rằng vùng khai thác này nằm trong biển Nam Hải hay biển Đông Hải. Do đó có đụng chạm với Nhật Bản về các đảo như Diaoyu (tên Nhật Senkaku) nằm ở giữa Đài Loan và Okinawa,hoặc đảo Okinotori,vùng khai thác dầu và khí thắp Chunxiao (tên Nhật Shirakaba). Việc một tàu tuần Nhật Bản và tàu đánh cá Trung Hoa đụng nhau vào ngày 08/09/2010 ngoài khơi đảo Kuba không phải là việc mới xảy ra lần đầu,từ đầu năm đến nay đã có hàng chục vụ như vậy! Ngày 08/09,một tàu đánh cá Trung Hoa đả đâm và tàu tuần Nhật Bản trong vùng biển của quần đảo Senkaku-Diaoyu. Hải quân Nhật đã bắt giữ thuỷ thủ đoàn và thuyền trưởng,sau đó chỉ giữ lại viên thuyền trưởng.Căng thẳng ngoại giao Trung Hoa và Nhật,cuối cùng Nhật chịu phóng thích viên thuyền trưởng nhưng từ chối việc xin lỗi và bồi thường.Nhưng nếu lần này Trung Hoa đạt được việc giải thoát viên thuyền trưởng,chưa chắc họ sẽ đạt được lần sau.Vì liên minh giữa Nhật và Hoa Kỳ đã có sự cột buộc chặt chẽ hơn.Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,qua lời bà Hillary Clinton đã xác nhận việc quyền hành chánh của hải đảo Senkaku được bao che bởi hiệp ước an ninh Mỹ Nhật và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates nói thêm “Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm của họ’.
Về việc tranh chấp với Việt Nam,Trung Hoa luôn luôn coi Việt Nam như là một vùng đất của họ,ít ra là các vùng đất thuộc Bắc Việt trước đây.Trong các sách giáo khoa của Trung Hoa,”cái gì thuộc về Trung Hoa một lần,mãi mãi thuộc về Trung Hoa’!Mà,cho tới thế kỷ XIX,Việt Nam vẫn còn triều cống Trung Hoa!Và ảnh hưởng của Trung Hoa vẫn tồn tại ở Việt Nam qua việc có một cộng-đồng người Hoa quan trọng sống ở nước này.Và cộng đồng này còn hiện diện cả trong vùng Đông Nam Á,thậm chí còn tạo ra một quốc gia riêng : Singapour!
Nếu tính cả vùng biển Mã Lai cho đến eo biển Đài Loan,vùng biển ‘nam Trung Hoa’ rộng 3,5 triệu cây số vuông,có một số lượng tàu lưu thông gấp ba lần kinh đào Panama và gấp đôi lưu thông của kinh đào Suez. Với Trung Hoa,đây là một vùng có ‘ích lợi sống chết’ chẳng những cho việc xuất,nhập cảng mà cả cho việc khai thác các tài nguyên của biển và dưới đáy biển.Riêng vùng Spratleys đã có từ 100 đến 230 đảo,đảo san hô và mõm đá (rochers).Diện tích chung các đảo khoảng trên 5 cây số vuông. Từ 1945 đến 1950,đảo Itu Aba có quân của Tưởng giới Thạch trấn đóng,có lập một phi trường và một trại quân,các đảo này không được phân phối cho nước nào cả theo hiệp định San Francisco 1952,ngày nay, quần đảo này được 6 nước đòi hỏi!Các đảo này sẽ chẳng được ai để ý nếu nó không nằm trên một thềm lục địa có một trữ lượng nhiên liệu quan trọng nhất thế giới với trữ lượng lên đến trên 17 tỉ tấn!! Và ỷ vào ưu thế quân sự,kinh tế của mình,Trung Hoa dùng mọi biện pháp để lấn chiếm.
Năm 1991,Trung Hoa đề nghị với Việt Nam việc khai thác chung,được lập lại vào năm 2002 với một ký kết về “hạnh kiểm tốt” với các nước ASEAN nhưng đó chỉ là chuyện ‘đánh lận con đen’.Thật vậy,một mặt ký kế ‘hạnh kiểm tốt’,giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hoà bình,khai thác và phát triển chung,mât khác,Trung Hoa tái xác nhận tính cách “không thể thảo luận và không thể thương thuyết” về chủ quyền của họ trên vùng biển,và Trung Hoa chỉ nói chuyện ‘tay đôi’ với nước liên-hệ và để ra ngoài các nước khác.Họ còn cho tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng,cho tàu đánh cá biến thành tàu tuần để ngăn chặn các nước khác đến đánh cá trong vùng mà Việt Nam là nạn nhân chánh,từ đầu năm đến nay ít ra đã có 20 tàu đánh cá Việt Nam bị bắt giữ! …Năm 2007,Trung Hoa thành lập một đơn vị hành chánh mới Tam Sa để quản trị các quần đảo Spratleys,Paracels và Macclesfield Bank (trong hải đảo Zhongsha),đơn vị hành chánh này trực thuộc đải Hải Nam.
Một mặt Trung Hoa ra lệnh cấm đánh cá trong vùng,mặt khác,họ dùng mưu để đánh lừa nước khác bằng cách cho sơn tàu đánh cá màu xám như thể là các tàu tuần,còn tàu tuần cho sơn màu trắng như tàu đánh cá,như thế,Trung Hoa tiếp tục đánh cá mà không bị khiếu nại,lại có thể chận bắt các tàu đánh cá nước khác vì tưởng lầm tàu Trung hoa cũng là tàu đánh cá!
*Chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa khiến các nước Đông Nam Á quan ngại.
Với những dấu hiệu mở đường cho thấy Trung Quốc đang muốn thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực,các nước láng-giềng phương nam của Trung Hoa phải đi tìm các sức nặng làm thăng bằng như Nhật,Mỹ,Úc,Ấn Độ trong đó Mỹ có một vị thế chính vì có một hạm đội hùng hậu ở Thái Bình Dương và có một số điểm tựa trên đất liền ở Nhật,ở Đài Loan,Đại Hàn…Hoa Kỳ đã không bỏ qua cơ hội!
Trong kỳ họp vùng ASEAN ở Hà Nội,Mỹ đã đặt vấn đề tự do lưu thông trong vùng biển thuộc châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là vùng Nam Hải ,coi việc tự do lưu thông trong vùng này gắn liền với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và đòi giải quyết các tranh chấp trong vùng một cách hoà bình bằng các cuộc thương thuyết đa phương.Mười hai trong số 27 nước tham dự đã ủng hộ đề nghị của Hoa Kỳ,điều này khiến ngoại trưởng Trung Hoa Yang Jiechi phản ứng với sự thịnh nộ,coi đó như là một việc tấn công vào nước Trung Hoa,đã trả lời với các nước này (trong số có Tân Gia Ba, một nước mà đa số là người gốc Tàu) rằng Trung Hoa là một nước lớn trong vùng và họ phải nhớ họ là những nước nhỏ! tưởng cũng nên nhắc lại là ngày 05/06,trong diễn đàn an ninh vùng,bộ trưởng quốc phòng của Mỹ Robert Gates đã cho biết sẽ không dính dáng đến những tranh chấp về chủ quyền trong vùng nhưng chống lại các việc dùng bạo lực và các hành vi khả dĩ ngăn trở việc tự do lưu thông.Cùng lúc, Hoa Kỳ có những dự tính hợp tác quân sự với Việt Nam và để củng cố vị thế ở phiá nam biển Nam Hải,Hoa Kỳ sẽ hợp tác quân sự với Nam Dương và Úc.
Ngay sau khi tham dự cuộc tập trận chung với hải quân Đại Hàn,hàng không mẫu hạm Georges Washington đã dừng lại ngoài khơi Đà Nẵng và đã tiếp đón một phái đoàn cao cấp của bộ quốc phòng Việt Nam.Trong dịp đó,tư lệnh của chiến hạm, Ross Mayers,đã tuyên bố “các liên hệ về chiến lược và tầm quan trọng của vùng biển Nam Hải cũng như sự tự do lưu thông là điều sống còn cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ”. Vài ngày sau đó,khu trục hạm Jonh Mac Cain có trang bị hệ thống chống hoả tiễn cũng đến nơi trong khuôn khổ huấn luyện cho binh sĩ Việt Nam việc cấp cứu trên biển! Cùng lúc đó, Indonésie, cho đến nay vẫn đứng ngoài vòng tranh chấp chủ quyền trong vùng biển Nam Hải đã viết thư cho LHQ để phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Hoa coi đó là “rõ ràng thiếu cơ sở về công pháp quốc tế(theo báo Straits Times của Singapour). Tưởng cũng cần nói thêm là Indonésie sẽ làm chủ tịch thường niên của Asean vào năm 2011,tiếp theo Việt Nam!
Trước mắt,Việt Nam đã mua các oanh tạc cơ của Nga và các tiềm thuỷ đĩnh,hợp tác với Ấn Độ về việc xử dụng và bảo trì vì Ấn Độ đã có trang bị những vũ khí này.Ấn cũng hứa sẽ giúp huấn luyện binh lính và sĩ quan Việt Nam về chiến tranh rừng núi tại Ấn!
Nga cũng không chịu đứng ngoài cuộc.Tư lệnh hải quân Nga đã đề nghị sửa lại một căn cứ hải quân Nga trong vùng vịnh Cam Ranh,đây là căn cứ lớn nhất của Nga ở nước ngoài.Theo nguồn tin thông tấn xã interfax,nếu có một quyết định chánh trị, căn cứ sẽ ở trong tình trạng hoạt động trong vòng ba năm.
Theo lời của đô đốc Viktor Kravchenko,cưu tham mưu trưởng hải quân,”căn cứ này nằm trong vùng biển Nam Hải,cho phép yểm trợ các tàu Nga tham dự việc chống hải khấu trong vùng Ấn độ Dương và Thái Bình Dương.Các tàu ngầm và tàu mặt biển của Nga cũng cần bảo trì,tiếp tế,các thuỷ thử đoàn cũng cần nghỉ ngơi…nếu nước Nga luôn luôn tự coi là một cường quốc,việc sử sang lại một căn cứ như Cam Ranh là điều không tránh khỏi.” Ông cũng nhắc lại đây đã từng là căn cứ của hải quân Liên Sô,sau đó là Nga,giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hạm đội Nga. Nhắc lại là Liên Sô và Việt Nam sau 1975 có ký với nhau một hiệp ước an ninh hỗ tương.Không biết hiệp ước này còn hiệu lực không? Nếu không,tại sao có việc Nga muốn tu bổ lại căn cứ Cam Ranh…Trong khi đó,phía Việt Nam đã cải chánh nguồn tin Nga trở lại Cam Ranh.
Mặc dù có sự cứng rắn của Mỹ trong vấn đề tự do lưu thông trong vùng biển Nam Hải và vấn đề giải quyết tranh chấp một cách hoà bình và đa phương,các nước trong vùng Đông Nam Á cần phải có một lập trường chung,điều cho tới nay chưa có được. Mỹ có thể là chất xúc tác chánh cho việc này như việc viện trợ cho bốn nuớc ở Đông Dương trong việc điều hành sông Cửu Long,một việc mà Mỹ đã bỏ qua kể từ sau khi kết thúc cuộc chiến Đông Dương 1975. Vào tháng. mười một,Obama sẽ đi thăm Ấn Độ và Indonésie.Hình như đang có một vòng đai nhằm bao vây ngăn chặn Trung Hoa!
*Một cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng khối Asean,mở rộng với sự tham dự của Trung Hoa, Nhật,Hoa Kỳ.. đã phần nào đem lại cảm tưởng sẽ không có những cuộc khủng hoảng lớn trong vùng.
Gặp gỡ giữa bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates với bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa Liang Guanglie đánh dấu một cải thiện về quan-hệ ngoại-giao giữa hai nước đã gặp khó khăn sau việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.Ngoài ra,bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng gặp các đồng sự Việt Nam,Phi Luật Tân,Ấn,Indonésie và Úc. Người ta cũng được biết Úc chấp nhận thao diễn chung với Mỹ, Nhật, Đại Hàn sắp tới trong khu vực biển Đông.Úc có khuynh hướng tự coi mình là một quốc gia thuộc Thái Bình Dương.Bộ trưởng quốc phòng Trung Hoa cũng có gặp gỡ với bộ trưởng quốc phòng Nhật.
Nói chung, cuộc họp cho thấy sẽ không có những căng thẳng lập tức vì thái độ Trung Hoa có vẻ hoà dịu,không ai nói đến Trung Hoa như là nguồn gây khó khăn trong vùng,trong khi đó Trung Hoa cũng đề cập đến việc cần thiết duy trì hoà bình và ổn định trong vùng.Nhưng,khi chủ quyền lãnh hải chưa được phân định rõ ràng thì nguồn gốc sự khủng hoảng vẫn hiện diện!
Nhữ Đình Hùng/nhóm suy nghĩ Đất Mới/18.10.2010
Tài liệu tham khảo:
*Amérique se raidit à la joie des voisins de la Chine. Slate.fr 10 Oct 2010
*Ouverture du premier forum de défense Asie-États Unis. Affaires stratégiques 16 Oct 2010.
*Sommet Asie-USA,la Chine revendique une stratégie “défensive”. Guysen Israel News 13 Oct 2010.
*Une crise en mer de Chine méridional écartée,selon Washington. l’Express.fr
*Asie du sud-est s’inquiète des ambitions territoriales chinoises . cyberpress.ca.
* Tin trên các báo Le Figaro,Le Point,Le Monde,tin RFI
Lời khuyên về Trung Quốc dành cho các bạn Việt Nam – David Archibald – Phạm Nguyên Trường dịch
Từ năm 111 trước Công nguyên, thỉnh thoảng Trung Quốc lại xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam đã viết được những trang sử lâu dài và hào hùng về cuộc chiến đấu chống những cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bắt đầu từ hai chị em Bà Trưng, năm 39 sau Công nguyên. Nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây nhất đứng lên đánh đuổi các lãnh chúa Trung Quốc ra khỏi đất nước là Lê Lợi – lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Minh vào năm 1428.
Trung Quốc đã tấn công một lần nữa vào năm 1979. Phía sau sự kiện đó là Khmer Đỏ ở Campuchia không chỉ giết chết một phần tư dân số nước này, mà còn đàn áp Việt kiều sinh sống ở đó. Việt Nam tràn vào Campuchia nhằm ngăn chặn vụ giết người hàng loạt này. Chế độ diệt chủng do Pol Pot lãnh đạo là quốc gia-khách hàng của Trung Quốc và Trung Quốc không đồng ý loại bỏ chế độ này. Cho nên Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam nhằm dạy cho Việt Nam một bài học. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó còn sử dụng cuộc chiến tranh nhằm củng cố quyền kiểm soát quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc tấn công, giết người, phá hoại rồi rút lui sau mấy tuần lễ, họ tiến hành chính sách đốt sạch trên đường rút lui. Việt Nam đưa các đơn vị thiện chiến của họ về bảo vệ Hà Nội; thất bại của Trung Quốc chủ yếu là do các đơn vị dự bị. Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này là không có đường xá để đưa vũ khí, khí tài lên mặt trận.
Sau năm 1979, Trung Quốc tiếp tục tấn công với các trận đánh lớn vào các năm 1980, 1981, 1984 và 1987 khi Đặng [Tiểu Bình] luân chuyển các đơn vị ra mặt trận để họ có kinh nghiệm chiến đấu. Các cuộc tấn công cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào năm 1989, chủ yếu là bằng pháo binh. 30 năm đã trôi qua và người Việt Nam tiếp tục đến viếng người thân bị cuộc xâm lăng của Trung Quốc giết hại. Việt Nam nghĩ rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công một lần nữa. Do địa lý, cuộc tấn công lần này rất có thể sẽ diễn ra trên cùng một trục với cuộc tấn công năm 1979. Một số sĩ quan quân đội Việt Nam tin rằng họ sẽ hi sinh trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Xin xem xét tình hình từ quan điểm của Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc muốn thống trị cả thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong ngắn hạn, Trung Quốc muốn chiếm hai chuỗi đảo ở phía đông nước này – chuỗi bên trong kéo dài từ Okinawa đến Philippines và chuỗi bên ngoài kéo dài tới tận Guam. Nước này cũng muốn sở hữu tất cả Biển Đông và có thể không cho quân đội các nước khác đi qua vùng này. Đây là những mục tiêu ngắn hạn.
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ trực thăng trên Quần đảo Nanji, gần quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Căn cứ này là để tiếp nhiên liệu cho các máy bay trực thăng trên đường tấn công Senkaku.
Để xâm lược của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ lớn cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 vĩ độ Bắc; 106 ° 42’ kinh độ Đông với các nhà kho và trại lính rộng tới 50 mẫu Anh. Để vệ tinh không nhìn thấy xe bọc thép và pháo binh, người ta đã đưa các đơn vị này tới căn cứ này vào ban đêm. Trung Quốc cũng đã đặt pháo dọc biên giới. Và cách một dặm về phía đông bắc của tổ hợp doanh trại lớn này, Trung Quốc còn xây dựng những tòa nhà trên khu vực rộng 8 mẫu Anh, dường như để chứa các IRBM (tên lửa đạn đạo) được huy động lên biên giới nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công. Tầm bắn tối đa của chúng tới tận bờ biển Việt Nam. Trung Quốc vẫn nhớ bài học về hậu cần trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đang xây dựng xa lộ dài 50 dặm, từ phía nam Sùng Tả đến thị trấn Po Thiung gần biên giới Việt Nam. Hình ảnh từ Planet Labs cho thấy đường cao tốc này chưa được xây dựng xong; Trung Quốc có khả năng sẽ không tấn công trước khi khánh thành con đường này.
Để so sánh, hình ảnh vệ tinh phía eo biển Đài Loan không cho thấy bất kỳ sự chuẩn bị nào cho trận chiến với Đài Loan. Không nhìn rõ một cái gì đó tương tự như sân bay trực thăng hoặc bệ phóng tên lửa nào. Và đây được cho là trận chiến khó khăn nhất đối với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã nói về việc quân đội Trung Quốc phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy người ta vận chuyển đất hay làm đường bê tông để giúp thực hiện việc này. Dường như đây là vụ lừa dối kinh điển của Trung Quốc. Lực lượng của Trung Quốc sẽ bị dàn quá mỏng nếu họ tấn công Đài Loan trong khi họ đã làm tất cả mọi việc khác mà họ cần làm để thu được thành công. Đài Loan có thể từ chối đánh nhau. Nếu không bị tấn công bằng vũ lực, họ có thể chỉ cần đợi. Trung Quốc có khả năng tấn công Đài Loan bằng sóng vô tuyến được phát ra bởi hệ thống radar đặt trên đỉnh núi Leshan, hệ thống này có thể nhìn thấy tất cả các hoạt động trên không ở sâu trong nội địa Trung Quốc tới 5.000km.
Trung Cộng đang quảng bá chiến tranh với dân chúng nước này, nói rằng đấy là cuộc chiến giành ưu thế cho người Hán – họ quay trở lại với Nhật Bản vì sự tàn bạo trong Thế chiến II, họ chỉ cho dân chúng thấy rằng có thể thắng Hoa Kỳ và giám sát Üntermenschen (các dân tộc hạ đẳng) trong các nước phương Nam. Tấn công những người đồng bào Trung Quốc ở Đài Loan sẽ là thông điệp quá phức tạp và không còn ai chết vì chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây và sau đó bị phong tỏa cho đến chết, buộc phải đầu hàng.
Có hai lý do vì sao có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam trong cuộc chiến tranh tiếp theo. Một, nó sẽ trao cho bô binh Trung Quốc vai trò trong cuộc chiến tranh mà nếu không làm như thế, tất cả vinh quang sẽ thuộc về hải quân và không quân. Lí do thứ hai, sẽ buộc Việt Nam phải rút khỏi 17 căn cứ của mình ở Biển Đông. Các quốc gia khác, trong đó có Malaysia và Brunei cũng có căn cứ trên Biển Đông, nhưng Việt Nam là nước quyết tâm nhất trong việc bảo vệ những căn cứ của mình. Các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc có khả năng bị thiệt hại nặng nề trong khi tìm cách chiếm những căn cứ này. Nếu Trung Quốc chiếm được lãnh thổ ở miền bắc Việt Nam, có khả năng họ sẽ buộc được Việt Nam rút khỏi các căn cứ trên những hòn đảo, như là điều kiện để trả lại vùng lãnh thổ bị chiếm trên đất liền.
Việc Trung Quốc đe dọa xâm lượcc tạo ra một số tác động tốt đối với Việt Nam. Nó đã buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải mở cửa đất nước hơn nữa về kinh tế để có cơ sở kinh tế lớn hơn nhằm chống lại Trung Quốc.
Một vấn đề lớn đối với Trung Quốc là tất cả các nạn nhân mà nước này nhắm tới sẽ đoàn kết chống lại ngay khi Trung Quốc khơi chiến. Nhật Bản biết rằng họ phải thắng trong hoặc sẽ bị Trung Quốc vĩnh viễn khuất phục. Một trong những biện pháp tăng cường sức mạnh cho Nhật Bản trong cuộc xung đột này và làm họ tự tin hơn là trả lại 331 kg plutonium được làm sạch ở mức có thể sản xuất vũ khí mà Obama, dưới áp lực của Trung Quốc, đã buộc họ phải từ bỏ vào năm 2016.
Việt Nam sẽ là nước duy nhất bên phe Đồng minh phải chiến đấu trên bộ với Trung Quốc. Việt Nam càng giúp đỡ hoặc đề nghị giúp đỡ và được coi là giúp đỡ Hoa Kỳ trong trận chiến trên không/trên biển với Trung Quốc, thì Hoa Kỳ càng có nhiều khả năng sẽ tới giúp Việt Nam trong cuộc chiến trên bộ. Đấy sẽ là không quân chiếm lĩnh không gian bên trên trận địa và cung cấp một số thiết bị công nghệ cao hơn nhằm phá vỡ bước tiến của Trung Cộng: thả dù từ trên không, vũ khí chống tăng, bom rải thảm và tên lửa chống tăng từ AT4 tới Raytheon’s BGM-71 TOW. Việt Nam có thể đã làm được tên lửa chống tăng có điều khiển theo kiểu Kornet của Nga, loại vũ khí có tác dụng ở Syria.
Việt Nam nên mời các sĩ quan cao cấp của Quân đội Hoa Kỳ tới thăm các những tỉnh sẽ là chiến trường trong tương lai như Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Đề nghị họ tham gia phòng thủ những khu vực này. Quân đội Hoa Kỳ nghĩ rằng họ sẽ bỏ lỡ cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Họ sẽ không bỏ lỡ nếu có căn cứ tên lửa trên bờ biển Việt Nam và tư vấn về những biện pháp tốt nhất nhằm phá hủy đoàn xe bọc thép của Trung Cộng. Họ sẽ thích thú nếu được yêu cầu tham gia.
Bộ trưởng Quốc phòng mới của Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn triển khai các IRBM (tên lửa đạn đạo) có tầm bắn hơn 500 km ở châu Á trong vài tháng tới. Bộ binh nói rằng họ muốn tham gia đánh chìm các con tàu bằng hệ thống tên lửa đặt trên đất liền. Có hai địa điểm phù hợp cho những tên lửa này: quần đảo Palawan và Luzon của Philippines ở bờ đông của Biển Đông và bờ biển Việt Nam, từ Vịnh Cam Ranh đến Đà Nẵng. Bố trí như thế sẽ tạo ra khu vực ở Biển Đông mà tàu và máy bay Trung Quốc vào là bị tấn công từ mọi phía.
Vịnh Cam Ranh cách các hòn đảo đang tranh chấp ở Trường Sa từ 500 km đến 750 km. 6 nước – trong đó có Trung Quốc, đang tranh chấp chủ quyền trên những hòn đảo này; Trung Quốc còn xây dựng mấy đảo nhân tạo trong khu vực gần đó. Đà Nẵng cách sân bay và căn cứ hải quân của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa 400 km và cách các căn cứ lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam 300km. Như cuộc tấn công gần đây ở Ả Rập Saudi cho thấy, có khả năng sẽ diễn ra những cuộc tấn công qua lại bằng máy bay không người lái, tên lửa hành trình cũng như tên lửa đạn đạo giữa các căn cứ của Trung Quốc trên những hòn đảo đang tranh chấp và bờ biển Việt Nam.
Và sau khi chiến tranh kết thúc, quan trọng là phải thiết lập các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài. Trước hết, Hoa Kỳ phải chiếm những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Không có nước nào được tham gia vào việc này. Thứ hai, Trung Quốc phải bị thu hẹp, trở về biên giới năm 1949, trước khi họ xâm chiếm Tây Tạng và chiếm giữ những vùng đất của Ấn Độ. Thứ ba, tất cả các tài sản ở nước ngoài của nước này, bao gồm mọi thứ thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc, sẽ bị tịch thu để trả tiền bồi thường chiến phí.
Thứ tư, tất cả các khoản nợ được tạo ra để bẫy các quốc gia khác trong chương trình Một Vành đai và Một Con đường sẽ bị hủy bỏ. Thương mại với Trung Quốc thời hậu chiến phải giảm đến mức tối thiểu. Người Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng thương mại nhằm xây dựng Đệ Tam Đế Chế và lập kế hoạch cho cuộc chinh phạt khác. Trung Quốc có thể trở thành đám đông sôi sục vì oán hận, nhưng đấy là vấn đề của họ. Họ phải được thức tỉnh để không nghĩ tới việc khởi động một cuộc chiến nữa.
Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng cuộc chiến tiếp theo đang đến gần, chứ chưa nói tới việc thảo luận về cuộc chiến sẽ sau đó? Vì Trung Quốc không ngừng quấy rối Nhật Bản, như Bộ Ngoại giao Nhật Bản ghi lại.
Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản ổn định ở mức 12 lần một tháng. Đây là biểu hiện của lòng căm thù và oán hận của Trung Quốc. Nếu các vụ xâm nhập không giảm xuống bằng không, chiến tranh đang đến gần với châu Á
http://www.baoquocdan.org/2019/09/david-archibald-loi-khuyen-ve-trung.html?m=1
Đối lập trên mạng hay thế lực thù địch? – Cỏ May
Ban Tuyên giáo của đảng cộng sản Quận Hai Bà Trưng, Hà nội, hôm cuối tháng 11/2019 vừa rồi, họp đảng để kiểm điểm hiệu quả của khả năng đảng ở Thủ đô chống thế lực thù địch trên mạng xã hội.
Qua đầu tháng 12, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng kết hợp với đảng ủy khối các cơ quan trung ương, báo Nhân Dân, đài TV Việt nam, để tăng cường «công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí » đối phó trong trận chiến truyền thông giữa «lề đàng và lề dân». Ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW lo sợ khó giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa diễn ra ngày càng phức tạp và hung hản hơn do những tiến bộ mới của công nghệ internet, mạng xã hội. Trong lúc đó, vẫn theo ông Lê Mạnh Hùng, “Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng về công tác tư tưởng, văn hoá; thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước, xa rời tôn chỉ mục đích”.
Về phương tiện chống lại những thế lực thù địch trên mạng xã hội, hiện nay, Việt Nam có hơn 700 tờ báo, gần 100 kênh truyền hình. Nghĩa là toàn bộ phương tiện thông tin đều của đảng cộng sản. Những thế lực thù địch mà đảng và Nhà nước tập trung chống chỉ là những tố cáo, những nguyền rủa của dân chúng về sự thối nát của chế độ cộng sản, về sự thật Hồ Chí Minh từ xuất thân làm công an chỉ điểm ăn lương của Staline, về chủ trương của đảng cộng sản đang từng bước khéo léo giao sạch Việt nam cho Tàu Bắc kinh,… nhũng điều đó được dân chúng phổ biến trên mạng xã hội.
Và, rất đáng chú ý vì đây là điều mới mẻ, thế lực thù địch này được Tiến sĩ François Guillemot, sử gia chuyên về Việt nam của Viện Nghiên cúu Á Đông (AIO, Trường Cao Đẳng Sư phạm Lyon, Pháp), đánh giá « Ở Việt Nam không phải là một chế độ đa đảng, nhưng thực ra là có một đối lập trên mạng để đáp lại và có sự tương tác giữa nội và ngoại để «nói chuyện với nhau” khi trả lời nhà báo Quốc Phương của Đài BBC bên lề «Bàn Tròn Tự do Ngôn luận ở Việt nam » hôm 21/9/2019 ở Lyon
Thật ra, ông cũng thừa nhận «Đối lập trên mạng» chỉ mới là nỗ lực còn «bất cân xứng». Nhưng nếu đảng và Nhà nước cộng sản ở Viêt nam có dũng khí từ bỏ độc quyền báo chí, tức độc tài toàn trị, thì Việt nam chắc chắn sẽ không đơn độc mà phải lệ thuộc Bắc kinh để giử chế độ tồn tại.
Nhưng đảng và Nhà nước hà nội trước sau vẫn không hề nói những chống đối là « đối lập » mà chỉ coi đó là những thế lực thù địch. Với cộng sản không thể có đối lập. Chỉ có ta và không phải ta là địch. Mà địch là phải tiêu diệt.
Vậy « đối lập trên mạng » của Ts Guillemot nên được hiểu là sự chống đối lại chế độ của dân chúng trên mạng xã hội. Vì đối lập chỉ có trong một chế độ dân chủ tự do thật sự. Đó là lực lượng thiểu số đối với phía cầm quyền.
Hiện tượng «Bà Đầm Xòe» ở Hà nội là «Đối lập» hay «Thế lực thù địch» ?
«Bà Đầm Xòe» là một blog như bao nhiêu blog khác ở Việt nam có chủ blog bị tù hoặc vẫn được tự do hoạt động.«Bà Đầm Xòe » do ông Phạm Chí Thành dưới bút danh Phâm Thành làm chủ với hơn hai mươi người hợp tác cùng bày tỏ quan điểm phê phán, chống đối đảng cộng sản và Nhà nước hà nội. Lời lẻ đôi khi rất mạnh, khiếm nhả, mang nặng tính phỉ báng, mạt sát cá nhơn hơn là phê bình.
Riêng ông Phạm Thành bị nhà cầm quyền nhận diện «chính là kẻ chuyên tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc và bôi nhọ nhà nước Việt Nam, đồng thời tiếp tay cho các đối tượng khác chống phá đất nước, phỉ báng các lãnh tụ của dân tộc, kêu gọi người dân lật đổ thể chế chính trị tại Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình viết blog, Phạm Thành dùng hết mọi cơ hội có thể để chống chế độ.
Ngoài ra, hắn còn thường xuyên có các hoạt động vi phạm pháp luật và thiếu gương mẫu ở khu dân cư nơi hắn ở.
Để có cái nhìn thêm về Phạm Thành và đánh giá đúng mức ông ấy, tưởng nên đọc qua vài đoạn bài viết phổ biến trên blog «Bà Đầm Xòe » :
« Ngay trong thời đại thông tin đã tràn ngập đến từng nhà vệ sinh của mỗi gia đình và đám con ông cháu cha của chính quyền thổ phỉ hiện tại luôn cố gắng hội nhập với văn minh của thế giới, nhưng vẫn cứ thích sài luật rừng thổ phỉ, rằng: “Luật sư phải có nghĩa vụ tố cáo tội phạm của thân chủ (Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân nói) và vẫn bắt, tống tù, thủ tiêu những người phản biện bằng các điều luật 88, 258 và các quy định rất mù mờ khác.
Ngày 20/9 vừa qua, trong buổi Hội thảo góp ý dự án Luật An ninh mạng do đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức, ông Trần Quốc Tú, Phó phòng Kiểm tra văn bản, Sở Tư pháp TP.HCM, đã đề nghị thêm tội danh “xúc phạm, bôi nhọ lãnh tụ” vào luật của Việt Nam.
Giải thích về lý do đưa ra đề nghị nghiêm cấm xúc phạm, bôi nhọ lãnh tụ, ông Tú nói rằng gần đây trên các trang mạng, các phần tử phản động chống phá đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh tụ cách mạng Việt Nam để hạ bệ thần tượng, như hạ bệ Hồ Chí Minh, gây hoang mang, hoài nghi và bất mãn trong quần chúng nhằm tiến đến mưu đồ chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Vì vậy ông kết luận rằng đây là hành vi nguy hiểm, trực tiếp ảnh hưởng đến chế độ và an ninh quốc gia.
Thế mà Phạm Thành vừa tự in và phổ biến quyển sách của ông có tựa là «Nguyễn Phú Trọng, Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo » sau khi cuốn sách bị nhiều nhà in từ chối in. Trả lời Đài VOA tại sao ông dám tự in :
“Tôi tự tin rằng việc in ấn này là không có gì sai luật. Tôi cũng muốn nói cho những người khác rằng họ có sách thì cứ in. Nhà nước không in, thì tôi, dùng quyền của tôi theo điều 25 của Hiến pháo đã quy định, để in».
Trong quyển sách ông tập trung lên án Nguyyễn Phú Trọng : «Ở trong nước người dân đều hiểu rất rõ việc làm của ông Trọng, nhưng có điều là người dân Việt Nam qua bao nhiêu năm bị cộng sản đè nén, tư duy độc lập không còn, tinh thần phản kháng không còn…, nên họ cứ để mặc cho Đảng muốn làm gì thì cứ làm. Chính sách đối ngoại của ông Trọng là vẫn tiếp tục chống phương Tây, còn đối nội là lừa đảo, ru ngủ mọi người dân – tuy vẫn nói rằng Đảng lãnh đạo thế này thế kia nhưng trên thực tế là người dân đã biết tỏng hết rồi, nhưng tinh thần phản kháng thấp – nên họ không có những cuộc biểu tình như người Hồng Kông, Đài Loan …Hiện nay có người nói rằng ông Trọng xoay trục, không theo gót Trung Quốc, nhưng tôi không bao giờ tin điều đó. Vì ông ấy là người do Trung Quốc dựng lên và ông luôn tìm mọi cơ hội để biện minh cho những hành động xâm lược của Trung Quốc».
Trả lời báo Người Việt ở Huê kỳ, ông Phạm Thành nói : «Ông Trọng thực chất đã là một Việt gian cho Tàu Cộng. Tàu Cộng bảo làm gì, làm như thế nào, ông Trọng cứ thế mà làm theo, tính từ năm 2006–thời điểm ông giữ chức Chủ tịch Quốc Hội đến khi thành Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Ông này chưa từng một lần mở mồm ra phê phán Tàu Cộng xâm lược đất liền, biển đảo, giết người, cướp của, phá hoại tài sản của người và ngư dân Việt Nam, chưa từng một lần mở mồm ra tỏ ý thương xót đồng bào bị Tàu Cộng giết hại, cướp của, phá hoại tài sản.
Với hai tay nắm đảng, và Nhà nước, đạt mức quyền lực hoàn hảo, ông điều khiển con thuyền Việt Nam bất luận sóng gió kiểu gì cũng phải cập bến Trung Nam Hải”.
Phê phán riêng về con người Nguyễn Phú Trọng, tác giả Phạm Thành đã dùng những lời quá đáng đối với một người đứng đầu đảng cầm quyền và đứng đầu cả Nhà nước xhcn :
«Ậy vào mồm Trọng lú , nhằm mục đích đậy những lời lú lẫn, xú uế đó lại , không để nó lan tỏa, ngấm sâu hơn nữa trong cộng đồng người VN, hằng mong dân tộc VN sẽ có cơ hội để tồn tại.
Nguyễn Phú Trọng là con người không có nhân cách. Người không có nhân cách thì phải gọi nó bằng thằng là quá đúng theo truyền thống gọi tên danh xưng ở nước Việt Nam ta : Thằng Phú Trọng ».
Nhắc lại câu của Nguyễn Phú Trọng tuyên bố đầu năm 2016 về quan hệ với Trung quốc «Nếu ta không hòa hiếu với họ thì giờ đây, ta có tiến hành đại hội được không ?», Phạm Thành đã phải không tự chế được :
«Một câu nói thể hiện sự khốn nạn hết chỗ chứa.Một sự lú lẫn, bốc mùi xú uế đã đạt tới tầm vĩ đại và nó cũng lại lộ nguyên hình một Nguyễn Phú Trọng luôn toàn tâm, toàn ý dốc sức thực hiện nhiệm vụ làm Thái thú mẫn cán cho Tàu Cộng. Trọng lú ơi , sao mà mày lú lẫ , bốc mùi đến thế ?»
Ông Phạm Thành và nhóm Bà Đầm Xòe phê phán cả Hồ Chí Minh bằng những lời lẽ mà thông thường đảng cộng sản không thể bỏ qua được :
«Di sản vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh là hiện có hơn 4 triệu đảng viên cộng sản, thay nhau cầm quyền, thay nhau ăn tiền thuế của dân, một lòng ngày đêm học tập, trui rèn đạo đức của ông, tác phong của ông, để chúng vô tư bán đất nước, háo hức kiếm ăn, quyết liệt làm ăn, “ăn không từ một thứ gì của dân”, đi cùng đàn áp bắt bớ tống tù bất kỳ ai nói không đúng ý của bọn đảng viên cộng sản cầm quyền.
Ấy là chưa nói đến một thứ di sản khác, cả dân tộc Việt Nam bây giờ, đều mang tâm thức nô lệ cho cộng sản cầm quyền, sợ sự thật, lãng tránh công lý, chỉ biết sống như những con bò, vô tư găm cỏ trên cánh đồng cỏ cháy, như những con lợn hối hả sục mõm vào cái máng không có thức ăn, như những con chó, chỉ quẩn quanh sục xạo … ».
Đảng cs thừa nhận thất bại chống lại thế lực thù địch
Trong khuôn khổ Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII, chiều 11.12, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Thanh niên Việt Nam yêu nước, bản lĩnh”. Diễn đàn hướng tới công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tuyên truyền, cung cấp thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cho thanh niên, nắm bắt tình hình dư luận thanh niên, đấu tranh với các
thế lực thù địch để từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cũng như bản lĩnh chính trị của thanh niên hiện nay. Nhưng «nhiều trang mang màu sắc đỏ chỉ là chúng ta nói cho nhau nghe ! “.
Đại biểu Nguyễn Đình Khánh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Nghệ An, nhìn nhận hiện nay «một bộ phận không nhỏ thanh niên đang xa rời lý tưởng, có cuộc sống thực dụng, buông thả, thậm chí nhiều thanh niên có biểu hiện tung hê, thích thú với các thông tin trái chiều».
Sau cùng, đại biểu Khánh phải thừa nhận «thời gian qua, các bộ, ngành, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên và cả Bộ Công an, nói nhiều, làm rầm rộ, mạnh mẽ, nhưng “thực tế công tác đấu tranh còn yếu, thậm chí nhiều mặt trận đang thua”.
Hiện tượng Phạm Thành
Phê phán Đệ nhứt lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng, cả Hồ Chí Minh, nhơn vật đảng tôn thờ như thần thánh, với những lời lẽ nặng nề như xỉ vả, thế mà Phạm Thành vẫn an nhiên tự tại tại Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội. Tuy ông có bị báo mạng của đảng cộng sản như Nhân Văn, Trang Thông tin chống Phản động chửi rủa ông cũng thậm tệ như ông chửi lãnh tụ của họ. Tức một cuộc chửi lộn tay đôi ngang ngữa nhau giữa phe báo đảng và Phạm Thành Bà Đầm Xòe. Trong lúc đó, nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh ở Hà tĩnh chỉ dạy học trò hát trong lớp học nhạc «Trả lại đây cho nhân dân tôi Quyền tự do, quyền con người, Quyền được nhìn, được nghe, được nói. Quyền được chọn chân lý tự do. Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn … » lại bị Tòa án phạt 11 năm tù ở và 5 năm quản chế.
Và một người khác chỉ làm 4 câu thơ bị công an phát hiện và bị bắt cầm tù, trong tù bị công an đánh đập mang bịnh, bị biệt giam, không thuốc men, chết :
Bài thơ 4 câu
Bố nhớ bé nhiều lắm bé ơi
Bé mang dép ngược bố la hoài
Ở đây chân trái là chân phải
Chân lý học hoài cũng thế thôi.
Theo dỏi hiện tượng Phạm Thành, ông Bùi D. Kh (dạy Toán ở Đại Học Paris VI – Pierre Curie) có ý kiến khá lạ. Ông nghĩ tới Dương Thu Hương 1987-1990 ở Hà Nội, và Tôn Thất Lập đầu năm 1975 ở Paris.
Theo ông thì Phạm Thành chửi rủa xối xả lãnh tụ cộng sản như Dương Thu Hương, nhưng không có cái tâm lương thiện của Dương Thu Hương !
Những năm 1987-1990 ở Hà Nội, Dương Thu Hương đấu tranh không ngừng nghỉ chống chuyên chế cộng sản (le despotisme communiste), chống sự hèn hạ trí thức (la vulgarité intellectuelle), chống lương tâm yên ổn của kẻ lề phải (la bonne conscience des bien-pensants), chống những kẻ chỉ sáng tác cho chính mình,và ủng hộ tiếng gào thét của các nhà đấu tranh chính trị trực diện ở Hà Nội.
Mà Phạm Thành 2019 không hề có các đấu tranh này !
Hồi đầu năm 1975 Tôn Thất Lập được đảng CSVN đưa tới Paris, làm chim mồi lực lượng thứ ba, để phá hoại Lực lượng thứ ba, nhiều phe phái, khá đông đảo ở Paris, và để che dấu đoàn quân viễn chinh biển người của Miền Bắc Việt Nam, tái khởi động từ tháng 1/1975 ở Đông Dương (Việt -Miên -Lào) !
Nếu chú ý sẽ thấy Phạm Thành chỉ chửi rủa cá nhân Nguyễn Phú Trọng, không chửi rủa Đảng, không chống Đảng, không chống Cộng sản về chủ thuyết, về chánh sách độc tài, bạo ngược..
Vậy có thể hiểu Phạm Thành, là 1 nhà báo Hà Nội, tìm ra được một khe hở để tự bốc mình, kiếm tiền bán sách và kiếm vốn liếng chính trị như nhà chống đối, nhà phản kháng ?
Cũng có thể Phạm Thành chửi rủa Nguyễn Phú Trọng mà không bị bắt, không bị ra Tòa vì được hiểu là để đánh bóng, quảng cáo Nguyễn Phú Trọng. Hoan hô hay chửi rủa đều có âm vang như nhau ! Và Nguyễn Phú Trọng có thể sướng cho là mình phải có gì hay ho thì mới có nhà báo phê phán chớ !
Hoặc có thể Nguyễn Phú Trọng và Ban Tuyên Giáo Hà Nội dùng Phạm Thành để phá thối nhóm người đấu tranh chính trị trực diện ở Hà Nội bị coi như cá mè một lứa với Phạm Thành hay cho rằng họ chống ta cũng không ác liệt bằng Phạm Thành !
Nếu đúng như vậy thì quả thật Nguyễn Phú Trọng là người có bản lảnh chịu đấm ăn xôi vĩ đại không thua Hồ Chí Minh vĩ đại!
Vui cười
Một cậu bé cầu nguyện Chúa trong 2 tuần để xin 100$ nhưng không có điều gì xảy ra. Cậu quyết định viết thư cho Chúa. Bưu điện thấy địa chỉ trên lá thư là CHÚA, U.S.A., bèn chuyển đến cho Tổng Thống Mỹ. Ông này lấy làm cảm động, ra lệnh cho bí thư gửi cho cậu bé 5$ vì ông nghĩ rằng như thế là đủ cho cậu bé. Nhận được tiền, cậu viết thư trả lời Chúa như sau: “Cám ơn Chúa đã gửi tiền cho con. Nhưng sao Chúa gửi qua Washington D.C. để bọn đểu ấy đánh thuế con tới 95$”
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng (30.4black)
VRNs (24.03.2014) – Đức Quốc – Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”.
Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui?
140324005Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam như là một cuộc “giải phóng”. Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được “giải phóng” khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến hai triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của MaoTrạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì “chiến tranh nhân dân” phải được hiểu là cuộc “chiến tranh của nhân dân”.
Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là “vắng mặt không phép”, câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là “I have no dog in this fight” (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ trẻ trong chiến tranh với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?
Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà “tội ác” duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất.
Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012).
Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Ông Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:
Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!”
Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi… cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố”.
Ông Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Kitô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
Uwe Siemon-Netto
https://chauxuannguyen2019.wordpress.com/2018/04/05/hau-qua-cua-khung-bo-va-duc-hanh-cua-hy-vong/
Sài Gòn, những mùa Giáng Sinh xưa – Từ Uyên/Người Việt
Giáng Sinh thời thanh bình
Không biết khởi đi từ năm nào nhưng chắc chắn là vào thời đệ I Cộng Hòa, mùa Giáng Sinh đến với người dân Sài Gòn đã trở nên tưng bừng như một lễ hội lớn.
Noel Sài Gòn 1966. (Hình: skyscrapercity.com)
Khi dọc vỉa hè con đường Lê Lợi (lúc ấy nhiều người còn gọi là Bonard) những Thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Dương Lịch được bày bán tràn lan trên những mảnh ni lông rộng bằng cái chiếu, thì khách bộ hành ai nấy đều thấy len lén một niềm vui nó cứ lớn lên dần, cho dù là “người ngoại đạo.” Giáng Sinh lại đến rồi! Một mùa hội vui cho tuổi trẻ!
Người ta nghĩ đến những “Bal Famille” của nữ Trung Học Marie Curie, của Ðại Học Dược Khoa và của hàng chục nơi con em của những gia đình cao sang quyền quí tổ chức. Những lời hẹn hò quấn quít của tuổi trẻ. Tuổi trẻ khi ấy còn nặng tính e ấp của nề nếp sống “phong gấm rủ là” chưa có được tự do thoải mái như bây giờ. Nhưng dịp Noel thì các gia đình lại tương đối buông thả cho con em được hưởng những thú vui của tuổi trẻ nhân ngày lễ tôn giáo nhưng đã trở thành ngày hội vui của nhân loại. Con gái có thể được phép gia đình cho đi chơi đến khuya. Con trai được quyền bạo dạn mời các bạn gái cùng lớp, cùng trường mà ngày thường chỉ dám nhìn trộm, không dám bắt chuyện.
Vào thời gian ấy, những năm cuối thập niên 50 có thể được coi như thời thanh bình, chiến tranh chưa ló mặt. Chính quyền đệ I Cộng Hòa đã thực hiện được nhiều cải cách cho cuộc sống của người dân sau gần 10 chiến tranh Việt-Pháp. Giáo dục được phát triển, kinh tế kể như vững vàng, chính trị tương đối ổn định cho dù đâu đó có manh nha những chống đối về chuyện “Gia Ðình Trị.” Nhưng tuổi trẻ không cần biết tới mà chỉ muốn làm quen với cuộc sống buông thả đang du nhập về từ Tây phương qua các du học sinh từ Paris về. Trên cửa miệng của giới trẻ nhất là nam giới đã thấy xuất hiện những danh từ “Lolita,” một nhân vật nữ có cuộc sống tình cảm tự do thoải mái trong một cuốn tiểu thuyết bên trời Âu đã trở thành nếp sống mới của tuổi trẻ. Cùng với phong trào “Hiện Sinh” với Jean Paul Sartre, Albert Calmus… do các nhà văn nhà thơ trong tạp chí Sáng Tạo dẫn dắt phổ biến. Tạp chí Sáng Tạo khi ấy là một tờ báo được tuổi trẻ coi như hình thức của trí thức, hiểu biết.
Ðó có thể coi như những yếu tố khiến cho tuổi trẻ trong giới sinh viên học sinh đệ II cấp hình thành nên cái không khí Giáng Sinh của Sài Gòn vào thời đệ I cộng Hòa, thời thanh bình.
Giáng Sinh của những mùa ly loạn
Tháng 11 năm 1963, chế độ đệ I Cộng Hòa bị lật đổ, cuối năm đó Giáng Sinh đã đến trong niềm hy vọng vào một tương lai tự do cho đất nước và dân tộc. Tuổi trẻ như bừng phát niềm vui sau những tháng ngày cùng nhau xuống đường tranh đấu. Ðêm Giáng Sinh, 24 tháng 12 năm 1963, tuổi trẻ đã không hẹn mà cùng nhau “xuống đường” hân hoan đón mừng một Mùa Giáng Sinh trong thể chế mới, tin rằng đã tự do hơn, dân chủ hơn. Nhưng sau Giáng Sinh cũng là lúc bóng đen chiến tranh bắt đầu kéo đến bầu trời Tự Do của miền Nam với những trận chiến lớn mà cộng sản thừa cơ hội hỗn loạn chính trị của miền Nam đã gia tăng hoạt động. Những đợt động viên từng phần rồi bán phần và đến năm 1968 thì toàn phần Tổng Ðộng Viên. Tuổi trẻ nam giới không mấy người thoát khỏi việc phải vào quân ngũ. Tuổi trẻ nữ giới không mấy người tránh khỏi cảnh “anh tiền tuyến, em hậu phương” vào những mùa Giáng Sinh trải rộng khắp thôn quê thành thị. Ðể, từ đó một dòng nhạc giá trị được phát sinh thường được gọi là “nhạc Giáng Sinh” mô tả nỗi buồn chiến tranh, những chia ly đẫm lệ, những nhớ thương da diết về những mùa Noel cũ, chúng ta cùng đi “xem lễ” nửa đêm, cùng bên nhau quì xin trong giáo đường, hẹn hò một mùa Giáng Sinh hạnh phúc bên nhau mãi mãi. Dòng nhạc Giáng Sinh cứ nở ra mãi với những tiết điệu, âm thanh, lời nhạc của hầu hết các nhạc sĩ và được các ca sĩ thời thượng Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Thúy, Carol Kim, Thanh Lan… gửi đến da diết trong suốt những mùa Giáng Sinh hàng năm. Cho đến tận bây giờ, 37 năm sau, từ trong nước ra đến hải ngoại, nhạc Giáng Sinh của thời chinh chiến, phân ly vẫn là những dòng nhạc óng ả được mọi người yêu thích. Nó đã vượt thời gian.
Giáng Sinh trong thời Xã Hội Chủ Nghĩa
30 tháng 4 năm 1975, một cuộc đổi đời tàn khốc cho dân Sài Gòn khi cộng sản áp đặt được chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa lên toàn cõi Việt Nam. Giáng Sinh năm 1975 như một đêm thảm sầu cho những người Sài Gòn còn ở lại. Tuổi trẻ không dám tụ tập vì sợ bị công an khu vực bắt vì tội hội họp bất hợp pháp, chỉ còn liều đạp xe dong dong khắp phố phường để khóc thầm nhớ da diết đến những Giáng Sinh xưa.
Gần 10 Giáng Sinh âm thầm trôi qua với người dân Sài Gòn thì bỗng năm 1985, cộng sản sợ hãi trước sự sụp đổ của hệ thống cộng sản từ các nước Ðông Âu đến cái nôi Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô nên đành phải hé bức màn tre, thập thò hướng ra thế giới. Giáng Sinh năm đó tuổi trẻ Sài Gòn như một cái lò xo bị nén lâu ngày đã bùng ra như một sức bật khủng khiếp. Phố phường Sài Gòn đêm Giáng Sinh năm ấy như những cơn lũ tuổi trẻ. Họ rong chơi khắp phố phường, quanh các khu vực có giáo đường nhất là khu Vương Cung Thánh Ðường và khu giáo đường Tân Ðịnh. Họ không đi “xem lễ” nửa đêm, cầu Chúa thấu cho lòng con là người ngoại đạo trót yêu phải người có đạo mà trong lòng họ cũng thầm cầu Chúa, Chúa ở nơi nào hãy nhìn đến đất nước VN sớm được trở lại cảnh thanh bình để dưới thế Việt Nam được bình yên mãi mãi.
Liên tiếp trong nhiều năm sau, khí thế tuổi trẻ trong mùa Giáng Sinh đã làm cho nhà nước cộng sản VN phải qui phục đành nương theo đó mà “hủ hóa” những niềm vui thanh khiết của tuổi trẻ thành những cuộc vui sa đọa như lời của Chủ tịch nhà nước CSVN Trương Tấn Sang có ý đổ tội cho Nguyễn Tấn Dũng, đã viết trên báo Quân Ðội Nhân Dân nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân Ðội Nhân Dân rằng “tệ nạn xã hội có dịp bùng phát, lối sống ích kỷ, suy đồi, vô cảm, vô trách nhiệm hiện diện trong nhiều lãnh vực của cuộc sống…”
Noel Sài Gòn 2012. (Hình: 24h.com.vn)
Ba mươi bẩy năm xa xứ, những người Việt chối bỏ chế độ cộng sản, nay đang có mặt khắp nơi trên thế giới, cứ mỗi mùa Giáng Sinh về lại không khỏi chạnh nhớ đến những Giáng Sinh xưa trên mảnh đất Sài Gòn thân yêu mà nhẩm lại những bài nhạc Giáng Sinh xưa đã đi vào bất tử, nhưng có chút thay đổi lời hát rằng, “Con quì lậy Chúa trên trời, xin dân nước Việt được thời bình yên” thay vì lời nhạc xưa là “Con quì lậy Chúa trên trời, sao cho con lấy được người con yêu.”
https://www.nguoi-viet.com/phu-nu/Sai-Gon-nhung-mua-Giang-Sinh-xua-0416/
Một Vài Lễ Tục Giáng Sinh Tại Âu châu – Phương Tôn
Bình thường khi nói đến Giáng Sinh thì chúng ta chỉ nghĩ đến đêm Thánh, Chúa sinh ra đời. Nghĩ ngay đến máng cỏ, cây thông và dĩ nhiên điều không thể thiếu là tặng quà và ăn…Noel. Thật ra, trong mùa Giáng Sinh cũng có nhiều lễ tục khác nhau và những lễ tục này không phải nơi nào cũng giống nhau mà tùy theo phong tục của mỗi vùng mỗi nước.
Nhân mùa Giáng Sinh, xin mời quý vị tìm hiểu một vài phong tục về mùa lễ tục quan trọng này tại Châu Âu.
Tại Ý
Vào mùa Giáng Sinh người Ý có nhiều lễ hội khác nhau. Đầu tiên vào ngày 6.12 là lễ San Nicola. Vào ngày 13.12 trẻ em Ý ăn ngồi không yên, nôn nao để được nhận quà của Santa Lucia. Vào ngày 25.12 nguyên khắp trên tòan nước Ý, mọi người nghĩ làm việc để ăn mừng ngày Il Bambinello Gesu được sinh ra đời. Riêng trẻ em tại Ý lại được thêm một lần vui chơi đó là vào ngày 6.1, trẻ em tại đây vui mừng chào đón La Befana (một bà phù thủy tốt bụng hiền lành).
Vào ngày 6.12 trẻ con Ý lo thức dậy thật sớm để nhận quà của San Nicola để sẵn trước cửa phòng của chúng. San Nicola tại Ý khác với Nicolaus của Đức là không ăn mặc áo quần như là một vị Giám mục cũng như San Nicola không đi đến từng gia đình để thăm viếng trẻ con.
Santa Lucia sống lại hàng năm trong trí tưởng tượng phong phú và tận trong trái tim nồng nàn của trẻ con Ý. Theo lịch sử, Thánh Lucia sinh năm 281 tại đảo Sizilia. Bà là người có tài sãn giàu có và đã lấy tất cả để dâng hiến cứu giúp cho người nghèo khổ tại đây. Cho đến nay, người Ý vẫn giữ tục lệ là vào ngày 13.12, gọi là ngày “Torrone die poveri” họ chuẩn bị một bữa ăn cho người nghèo.
Bao nhiêu nôn nóng chờ đợi rồi cũng phải tới, vào ngày 25.12 người Ý ăn mừng ngày Il Bambinello Gesu ra đời. Sáng sớm, trẻ con ùa ra khỏi phòng để tìm quà cho chúng được treo trước cửa phòng hay trên cây Noel dựng bên cạnh hang máng cỏ. Riêng ngày hôm nay, người Ý cũng có nhiều tục lệ khác nhau tùy theo từng vùng. Có nơi người ta chặt một cây Olive để đốt lò sưỡi. Tại Rom và tại Neapel dựng một ngôi sao thật lớn trên một máng cỏ nhỏ có đèn chiếu sáng rồi khuân đi từ nhà này sang nhà khác. Santo Bambino là máng cỏ nỗi tiếng nhất tại Rom
Sau hơn tuần lễ nghĩ ngơi, trẻ con Ý lại nôn nóng chờ đợi lễ La Befana . Đây là hình ảnh của một bà phù thủy tốt bụng dành riêng cho trẻ con. Vào buổi tối La Befana 6.1, trẻ con lo treo vớ tất trước lò sưỡi vì La Befana bay từ mái nhà này sang mái nhà khác rồi chui vào ống khói lò sưỡi để vào nhà, sau đó nhét vào trong ví tất đồ ngọt bánh kẹo cho đứa bé nào trong năm ngoan ngõan. Trẻ hư đốn không nghe lời cha mẹ thì được một miếng than đen .
Tại Bồ Đào Nha
Giáng sinh là lễ hội quan trọng nhất tại Bồ Đào Nha. Người dân thôn quê tại xứ này vẫn còn giữ được thói quen quây quần chung sống nhiều thế hệ trong một căn nhà lớn. Họ còn giữ được tình hàng xóm thật đậm đà: Vào dịp lễ Giáng Sinh hàng xóm láng giềng quy tụ chung lại để ăn mừng. Trong một vài làng xóm, người Bồ Đào Nha còn có tục lệ là đốt thân cây thật lớn ngay trước sân nhà thờ để sưỡi ấm cho người đi lễ nữa đêm. Tại một vài khu vực người ta kéo nhau đi từ nhà này sang nhà khác, vừa đi vừa chơi Accordeon, thổi sáo, đánh đàn Gitarre hay đàn Mandoline và ca những bài hát ca tụng ngày sinh của Đức Chúa.
Người dân thôn quê Bồ Đào Nha còn có tục lệ là vào thánh lễ nữa đêm họ đem theo quà để tặng cho chúa Giêsu mới sinh ra đời. Quà được đặt đầy trước máng cỏ của nhà thờ. Sau lễ nữa đêm cả đại gia đình quây quần cùng ăn buổi cơm lễ Giáng Sinh chính là với cá và bánh mì trắng chiên mỡ cùng uống với rượu vang pha thêm mật ong và quế.
Ông già Noel ở Bồ Đào Nha được gọi là Pai Natal.
Tại Tây Ban Nha
Thời gian mùa Lễ Vọng tại Tây Ban Nha tương đối yên tỉnh. Sôi nỗi lễ hội chỉ bắt đầu từ 24.12 cho đến 6.1
Tục lệ Giáng Sinh truyền thống nhất của xứ này việc xuất hiện Olentzero, được dân chúng rước về từ trên núi rồi đưa vào trong làng. Ngoài ra còn có lễ truyền thống Fiesta de Loco- sy Obissi Mos. Trong dịp này những đứa thiếu niên đi theo phục vụ cho các cha xứ trong nhà thờ được lựa chọn. Đứa thắng giãi sẽ được mặc bộ áo quần Giám mục. Từ ngày 30.12 đến ngày 1.1 còn có lễ Fiesta de la Coretta. Trong dịp lễ này, dân chúng đi gom góp chất đống gỗ đốt và hạ một cây gỗ thông. Cây được dựng trước nhà thờ làng rồi được trang hoàng và cha xứ đến làm lễ thánh cho cây.
Ngoài ra Lễ Ba Vua (6.1 hàng năm) cũng là lễ quan trọng trong mùa Giáng sinh tại Tây Ban Nha. Dịp lễ này luôn luôn có kèm theo một buổi đi rước kiệu ngoài phố và một hoạt cảnh trong Thánh kinh cũng được trình diễn.
Tại Ba Lan
Vào ngày 24.12 người Ba Lan nhịn ăn để đợi bửa ăn tối Giáng Sinh. Bửa ăn Đêm thánh tại xứ này thường có cá, đặc biệt là cá gáy Karpfen. Trên bàn bửa ăn tối đặc biệt này, dân Ba Lan thường dọn dư ra một bộ đồ ăn dao nĩa nhằm dành cho một người khách bất ngờ không dự trù trước. Cả gia đình tập trung quanh bàn ăn dưới ánh đèn sáp, đọc cho nhau nghe những câu chuyện về ngày Chúa sinh ra đời và cuối cùng cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Sau đó cả nhà chia nhau Weihnachtsopladen rồi chuc nhau „Giáng Sinh vui vẻ hạnh phúc“. Việc chia Obladen cũng chính là một dấu hiệu cả gia đình cùng nhau chia sẽ đời sống, sống cho nhau và sống vì nhau. Đây cũng là dấu hiệu của Tình yêu và tha thứ huề hòa. Sau đó cả nhà ngồi vào bắt đầu buổi ăn Giáng Sinh. Lúc này thì trẻ con bắt đầu sôi nỗi vì chúng hy vọng dưới dĩa ăn của chúng có sẵn một đồng tiền quà.
Tại Hòa Lan
Trẻ con tại Hòa Lan xem Sinterklaas quan trọng hơn Chúa hài nhi. Vào ngày 6.12 Sinterklaas đem quà đến tặng cho trẻ con. Trước đó để „hối lộ“ cho ông vui lòng mà tặng quà cho nhiều, trước lò sưỡi trẻ con để sẵn nước uống, cà rốt hay cỏ cho con ngựa của ông. Vào ngày 5.12 trẻ con đã lo bỏ sẵn bao vải thật lớn trước của nhà để cho Sinterklaas bỏ quà vào.
Riêng người dân thành phố Amsterdam còn chuẩn bị để đón Giáng sinh thật đặc biệt. Từ cảng họ kéo nhau thành một đám rước kiệu lớn về cung điện Hoàng gia để được Nữ Hoàng tiếp đón.
Tại Pháp
Trước đây tại Pháp vào ngày 6.12 Saint Nicolas cũng phát quà cho trẻ con. Nay thời gian đã thay đổi, Nicolas nay đã hưu trí. Pere Noel, một đồng nghiệp của Saint Nicolas, nay nhận nhiệm vụ phát quà cho trẻ con Pháp vào đêm 24 sang ngày 25.12. Ông già Pere Noel chui từ ống khói vào nhà rồi bỏ quà vào trong giày do trẻ con để sẵn trong nhà. Vào ngày 24.12 người Pháp còn làm việc bình thường, chỉ có điểm đặc biệt là chiều tối lại họ kéo nhau vào tiệm ăn được trang hoàng màu sắc rực rỡ, ăn uống rồi nhảy đầm. Lễ Giáng Sinh chính thức vào ngày 25.12 khi đó các món cổ truyền như “Foie Gras” (món Paté Gan ngỗng) và “Buche de Noel”, món bánh hình thân cây bị cưa có creme làm bằng Bơ mới được dọn .
Tại Anh
Ai có bàn chân lớn, người đó hưởng lợi nhiều hơn – Theo truyền thống ví tất được treo trước bệ lò sưỡi vào đêm Thánh 24 sang ngày 25.12 để đợi Santa Claus chui ống khói vào nhà nhét quà vào. Sang ngày 25, người Anh ăn bửa ăn truyền thống Giáng sinh với thịt vụn bánh mì hoặc gà Tây nhồi táo chua hoặc mận tím. Tráng miệng với Plumpudding uống rược trứng. Vào khoãng gần 3 giờ chiều toàn bộ gia đình tập trung trước máy truyền hình để nghe thông điệp 10 phút của Nữ Hoàng.
Một truyền thống khác lạ của người Anh là Giáng Sinh thì phải … nổ. Không phải súng đạn mà là cho nổ bánh quy. Vào bửa tối 25.12 khi cùng nhau quây quần ăn tối, họ cho kích nổ “Bánh quy Giáng sinh” (Christmas Crackers) bằng cách giự mạnh sẽ phát ra tiếng pháo nổ nhỏ. Bánh quy ngoài bọc giấy màu, bên trong là những vương niệm giấy đầy màu sắc, những món quà nhỏ và một câu nói hài hước. Những vương niệm giấy sau đó được đội lên đầu trong khi ăn trông thật không giống ai.
Tại Estland
Người dân Estland lại có một vài phong tục Giáng Sinh tương đối khác so với những nước tại Âu châu. Gnome tặng cho trẻ con trong mùa lễ Vọng kẹo bánh ngọt và trái cây. Thời gian ngắn trước Giáng Sinh, phụ nữ phải lo rửa giặc cho sạch những cái chổi ở trong nhà hay chổi dùng ngoài sân. Trong mùa này người ta tin tưởng những bà phù thủy hay những con quỹ nhỏ thường dùng chổi để bay lượn. Họ gặp chổi không sạch sẽ thì sẽ nỗi cơn giận rồi gây khó khăn cho chủ nhà.
Đêm mùa đông rất nguy hiểm ở Estonia. Đây là nơi các phù thủy được cho là đi công tác và tìm kiếm những chiếc chổi để họ có thể bay lòng vòng. Nhưng không phải tất cả đều phù hợp để bay vì phù thủy rất ngược đời là chỉ thích bay với chổi bẩn. Vì vậy, để giữ cho phù thủy không bay đi, chổi phải được làm sạch. Trẻ em nhận được quà đồ ngọt mỗi ngày để làm sạch chổi.
Tại Na Uy
Trong thời gian lễ vọng người Na Uy chỉ có một bửa tiệc duy nhất. Tại buổi tiệc “Julbord” bà con bạn bè quây quần lại cùng nhau, mỗi người đem đến một món và có đến 60 món ngon lành được dọn trên bàn để cùng nhau ăn uống. Vào đêm Giáng Sinh, trẻ con lo để sẵn một cái tô có đựng sẵn Pudding ngay cửa sổ cho “Julmann”. Đây là một hình thức hối lộ của trẻ con Na uy cho „Julmann“ đến từ Lappland với đầy quà cáp cho trẻ con. Đứa trẻ nào không có Pudding thì sẽ bị „Julmann“ giận, dĩ nhiên là được ít quà.
Tại Hy lạp
Hy lạp có tục lệ tương đối khác hẵn những nước khác. Vào đêm 31.12 bước sang ngày 1.1 Thánh Vassilius tại Hy lạp đem quà đến bỏ trên đầu giường ngũ của trẻ con. Sang ngày 1.1 ăn một loại bánh trong đó có dấu sẵn một đồng tiền. Ai lấy được miếng bánh có đồng tiền này thì sẽ được may mắn nguyên năm.
Tại Thụy Điễn
Ngày 13.12 tại Thụy Điễn là ngày của Nữ Hoàng ánh sáng. Người con gái lớn tuổi nhất trong gia đình xuất hiện như là cô dâu Luzia với bộ áo đầm trắng trên đầu đội vương niệm làm bằng cành cây dâu có gắn đèn sáp đang cháy sáng. Cô “Lussibrud” đánh thức cả nhà dậy rồi dọn điểm tâm ngay trên giừơng cho cả gia đình.
Vào ngày Giáng sinh cũng có ông già Noel đến viếng thăm gia đình. Người Thụy Điễn ăn bửa ăn Giáng Sinh có khi đến 38 món, trong đó có món “Julkorv” là không thể thiếu. Đây là món dồi chiên đặc biệt, đặc biệt đến nỗi ngay cả bà Nữ Hoàng Silvia hàng năm cũng đi vào bếp để nấu món này cho cả gia đình.
Tại Đức
Vào ngày Chúa nhật mùa vọng thứ nhất người Đức đốt cây nến số 1 trên vòng hoa mùa vọng. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Trong suốt mùa Giáng sinh 4 cây nến tượng trưng bốn ngày chuá nhật tuần lễ vọng Chúa sinh ra đời.
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Thánh Nikolaus thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em, Ông già Thánh Nikolaus mang túi lớn bằng vãi chứa kẹo chocolade, trái cây cho trẻ em và cả khách hàng kèm theo quảng cáo với những chiếc bong bóng tròn đủ màu tại các siêu thị lớn.
Đường phố từ chiều 24.12 thật yên lặng, tiệm quán đều đóng cửa. Ngày này công nhân trên nguyên tắc làm việc chỉ nưả ngày nhưng thật sự các công ty hảng xưởng đều đóng cửa nghĩ việc, 14 giờ các siêu thị đóng cưả. Chiều tối các nhà Thờ đều có thánh lễ. Các bửa tiệc Giáng sinh thường có ngỗng quay và các lọai bánh Giáng sinh đặc biệt của người Đức .Tuy nhiên sinh hoạt những vùng quê người Đức họ có tập quán riêng dù tuyết rơi giá lạnh nhưng nhà Thờ vẫn làm lễ lúc 22 giờ cho đến khuya. Bửa tối ngày 24 người Đức ăn uống đơn giản, không ăn tiệc nửa đêm, nhưng ngày 25 đại gia đình, phải có mặt đầy đủ ăn tiệc không riêng gì ngỗng quay mà còn những đặc sản khác do các bà khéo tay trổ tài trong dịp nầy. Sau đó mọi người trao quà cho nhau. Họ vui chơi ăn nhậu suốt ngày 25.
Sau khi xem xét một vài lối ăn mừng Giáng Sinh tiêu biểu tại Âu châu thế nào độc giả cũng thắc mắc là liệu người Việt tại Âu châu ăn mừng Giáng Sinh như thế nào. Xin thưa, với người Việt mừng là phải có ăn nên chi họ ăn, uống, phát quà Giáng Sinh cho trẻ nhỏ mà người bản xứ không thể theo kịp.
https://khoahocnet.com/2019/12/14/phuong-ton-mot-vai-le-tuc-giang-sinh-tai-au-chau/
Ca dao thời xã hội chủ nghĩa
– Yêu nhau cởi áo cho nhau
Ghét nhau trợn mắt: “Áo đâu? Mặc vào!”.
– Ai đừng một dạ hai lòng
Đừng chê chân ngắn, đừng khen chân dài
Chân dài là của đại gia
Đùi to chân ngắn mới là vợ anh.
Yêu nhau chỉ ngại đuờng xa
Đi bộ mòn dép, đi xe tốn dầu.
Không chua không phải là chanh
Con trai ai chẳng sở khanh đôi lần.
Mài dao mài kéo – Tiểu Tử
Nói đến “mài dao mài kéo”, ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới “anh chị”- hạng xâm mình… trên rồng dưới rùa – sửa soạn khí giới để làm “một trận thư hùng” thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đã “nộ khí xung thiên” thì họ đòi “để thẹo” đối thủ hay ít lắm cũng “xin tí huyết”. Cho nên dao/kéo – ngoài lãnh vực bếp núc vá may – còn được sử dụng một cách rất… linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn “xin tí huyết” của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới “hiện đại” để mà… bùm! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét “anh hùng mã thượng”.
“Mài dao mài kéo” mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975.
…Tôi để ý tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là cạn! Có lẽ vì vậy mà thấy ai tới đây cũng để thì giờ ngồi nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy… uống!
Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức tường dài. Tôi thích ngồi ở đó vì được cách biệt với cái xô bồ trong quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa! Mấy đứa nhỏ trong quán viết nguệch ngoạc bằng than trên tường “Chỗ này của ông Hai nón nỉ” và vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm theo một mũi tên chỉ về chữ “ông Hai”! Tôi rất thích thú với trò trẻ con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán!
Hôm đó, tôi nghe tiếng rao “mài dao mài kéo” từ đằng xa. Một lúc, thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tròn một lớn một nhỏ có ma-ni- ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học trò, nền vàng với ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt.
Lúc đó, quán đã đông người. Chắc không còn bàn trống nên thấy anh ta một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó quanh tìm chỗ. Tôi vẫy tay gọi:
– Ngồi đây nè.
Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ:
– Cám ơn! Cám ơn!
Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nhìn cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm.
Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi tỏ ý mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp quẹt lên thùng công-tơ, ngã người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm nhi cà phê…
Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một bình trà:
– Nãy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai!
Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi:
– Chắc anh đến đây thường?
– Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau lưng, nên chỗ này còn mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được.
– Nhà anh gần đây không?
– Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút.
– Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há?
– Ờ… Mùa này như vậy cũng hiếm. Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi… đẩy đưa:
– Mài dao mài kéo… Anh kiếm ăn được không?
– Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài.
– Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há!
– Phải như vậy chớ! Thời bây giờ, cái gì cũng đòi… cao cấp hết. Mình cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi thì bảo đảm là… cao cấp thứ thiệt!
– Ờ… Mà sao chi nhiều dữ vậy? Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu:
– Nè nghen. Bàn mài lớn để “tề” mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ, mịn hơn để “đi” hai mép của lưỡi dao. Mình quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó “ăn” tới đó, lẹ lắm! Còn viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều. Còn cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà mình muốn sửa lại cho nó ngay, nó thẳng. Như vậy mới là… cao cấp, anh thấy không?
Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời:
– Uống miếng trà đi, anh.
Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi:
– Thôi. Chào nghen…
Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: “Mài dao mài kéo…”.
Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đã ngồi ở công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ý đợi. Lần này anh ta dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói:
– Anh cho phép tôi ngồi ở đây, mình nói chuyện chơi.
Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi phì phà… Anh ngồi xuống, giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi:
– Anh không hút thuốc à?
– Tôi bỏ hút lâu rồi.
– Vậy là anh số một! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi còn hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu!
Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh trước của xe đạp: “Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay mài”. Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng.
Rồi vỗ tay lên mặt thùng công-tơ, khen:
– Hay! Hay quá! Sâu sắc quá! Anh viết đó hả?
– Dạ. Thì… viết bậy vậy mà.
– Đâu bậy? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao? Phải có trình độ chớ…
Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói:
– Thời buổi này, “có trình độ” không để làm… khỉ gì hết. Bọn “không trình độ” nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, thì người “có trình độ” chỉ còn có… “đi chỗ khác chơi” thôi!
Bây giờ thì tôi đã đoán ra anh ta thuộc về “phe” nào rồi. Tôi hạ giọng:
– Nè! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của mình quá. Phải không?
Anh ta nhìn tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng:
– Anh tinh ý lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết!
Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi:
– Hồi đó anh làm gì?
– Làm “Chef de réseau” của một hãng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp).
– Còn bây giờ?
– Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi.
– Ủa? Sao vậy?
– Hồi di tản, tôi bị rớt lại. Còn anh? Hồi trước làm gì?
– Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xã luận, truyện ngắn.
– Sao bây giờ đi… mài dao vậy?
– Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái gì? Suốt đời sống trong nghề viết, tự do vung vít quen rồi, đã thành một lập trường, một đường lối. Biểu tôi bẻ cong ngòi bút để… “bợ” chế độ, tôi làm không được! Vả lại, làm báo theo kiểu “phô-tô- cọp-pi” như họ, thiệt tình, không phải là nghề của tôi. Cho nên tôi đã “rửa tay gác bút”.
Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm ‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp:
– Bây giờ đi mài dao… cũng thú! Mình cứ tưởng tượng là mình mài “gươm thiêng” để đợi thời cơ phục hận!
Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp:
– Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước… làm mình “ngứa nghề” muốn chết! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ của một thằng bạn đã đi chui kể lại cuộc hành trình và đời sống trên đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mã Lai… làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một “lá sớ Táo Quân” cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa
mỗi Tết tôi đều có viết sớ để “móc lò móc chảo” chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi! Bây giờ đi “kiếm cơm” cái đã!
Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi.
Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi “lá sớ”. Tôi định mở ra xem thì anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nhìn quanh, anh vừa thấp giọng:
– Đừng! Đừng coi ở đây! Cất đi. Về nhà hãy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi.
Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười:
– Đốt cho lá sớ… lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ!
Tôi phì cười:
– Anh tiếu thật! Không chừa ai hết!
– Đó là… nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy “đi trật đường rầy” là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó. Chớ không phải như bây giờ. Nhìn một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, còn bắt… nhân dân khán giả vỗ tay theo… vv… mà chẳng thấy một “nhân dân” nào dám… thò tay viết trên báo một lời phê bình chỉ trích! Cho nên tôi thấy “ngứa mắt ngứa tay” lắm.
Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào:
– Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không cò cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen!
Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường như để suy nghĩ rồi mới quay lại nhìn tôi, nét mặt thật nghiêm trang, đưa ngón tay trỏ lên gõ gõ vào đầu:
– Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không?
Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng rao kéo dài: “Mài dao mài kéo”…
Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình ngồi đợi tới trưa….
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước…
Vui cười
Có một bà Mỹ sồn sồn, dòng dõi luật sư (bố là luật sư, chồng là luật sư, anh em có nhiều người làm luật sư). Bà bị lãnh một ticket cho tội lái xe trên diamond lane một mình. Thay vì đóng phạt rồi xin đi học traffic school, bà chọn việc ra toà tranh cãi cho sự vi phạm của bà. Đứng trước mặt quan toà, khi được hỏi: “Có tội hay không có tội?” bà đã anh dũng thưa với quan toà rằng: “Không có tội”.
Quan toà tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi bà:
– Bà lái xe trên diamond lane một mình bị cảnh sát bắt, xin bà hãy giải thích về sự vô tội của bà?
Bà liền lôi trong cặp táp ra tờ giấy do bác sĩ cấp, chứng nhận rằng bà đang mang thai 4 tháng, đưa cho quan toà xem. Quan toà liếc mắt nhanh qua tờ giấy, trả lại cho bà mỉm cười:
– Theo luật pháp, đây chỉ mới là thai nhi, không tính là một người. Bà vẫn có tội. Sorry.
Nhưng bà không chịu thua, lớn tiếng thưa
– Thưa quan toà, ông sai rồi
Quan toà vẫn cười -Tôi sai ? Xin bà hãy chứng minh chỗ tôi sai. Tôi rất muốn nghe sự trình bày của bà
Bà trả lời một cách tự tin
– Được, tôi sẽ chứng minh cho ông xem.
Nói xong, bà lại mở cặp, lôi ra một quyển sách luật, mở đến trang đã đánh dấu sẵn, đọc lớn:
– Trong phiên toà ngày ….tại toà án tối cao tiểu bang …. , vị thẩm phán phiên toà đã tuyên án tù chung thân một người đàn ông về tội đã giết chết hai người, đó là người đàn bà mang thai và đứa con còn trong bụng của bà ta.
Đọc xong, bà giơ quyển sách luật lên cao, dõng dạc:
-Vì thế, chiếu theo phiên toà này, đứa bé trong bụng tôi là một người.
Xong bà đắc ý cười lớn: -Haha, tôi đã bảo ông, tôi sẽ chứng minh cho ông xem mà. Ông thua rồi.
Vị quan toà sau khi nghe bà trình bày, gật gù:
-Tôi có lời khen ngợi bà và xin cảm ơn về sự khảo cứu của bà. Hôm nay tôi được học một điều mới. Bà nói đúng, chiếu theo phiên toà này, đứa bé trong bụng bà là một người. Vì lý do này, tôi sẽ tha bà tội lái xe trên diamond lane, nhưng
Ngưng một vài giây, ông tiếp:
– Tôi buộc phải phạt bà tội: HAI NGƯỜI NGỒI MỘT GHẾ.
Tôi cưới vợ – Thái Quốc Mưu
Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là “Lấy vợ miền quê” của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng “lấy vợ miền quê” như tác giả kia.
Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây tức 19 tuổi ta mà tôi đã… “muốn vợ”! Con trai mà “muốn” chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy mà chỉ hàng “thiếu gia”… ở tỉnh như tôi mới có.
Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà “ô kê” liền. Còn cái vụ “muốn vợ” nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi “tâm sự” liền. Mẹ lúc nào lại không vui!
Vả lại, tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp… may!
Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan! Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu:
– Gì đó con trai cưng? Muốn gì nữa phải không?
Lúc đó, tôi chỉ cần một “gờ-ram” dũng khí, thêm một tiếng “vợ” sau tiếng “muốn” của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.
Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè! – Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi:
– Dạ… có “muốn” gì đâu mẹ!
Trả lời xong, tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi.. Anh với tôi là con bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ!
Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp:
– Đậu (Tú Tài) rồi hả mậy? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen!
Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ:
– Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi!
– Sao lại “bây lớn”? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín….
Chị hai thúc mạnh vào hông chồng:
– Nói bậy không hà! Thím chín kìa!.. Chú nó còn nhỏ…
– Nhỏ nhỏ cái gì? Cỡ tuổi nó, tôi có con rồi!
Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ! Anh hai quay sang mẹ tôi:
– Thím chín! Em lớn rồi nghen thím! “Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương” đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó!
Chị hai nạt:
– Nói bậy không hà! Cái tật không bỏ!
Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.
Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ! Còn chị hai là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy, tôi lại thấy chị hơi… quá trớn!
Mẹ mỉm cười:
– Biết nó chịu không mà cưới?
Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi “chịu” thì mẹ cưới chứ gì? Ôi con đường… cưới vợ sao mà hanh thông như vậy!
Anh hai quyết liệt:
– Sao lại hổng chịu thím? Hỏng lẽ nó muốn vợ, nó lại la làng lên sao?
Hồi trước, con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao?
Quay qua tôi, anh dịu giọng:
– Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không?
Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng “muốn” là bài toán có đáp số ngay và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan
biến! Nhưng như vậy xem phàm phu quá! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời:
– Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi!
Mọi người cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho… đỡ mắc cở. Chị hai cười xòa góp phần vui; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí; còn mẹ thì cười hiền hòa, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù là một cậu tú nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai:
– Bây thấy hôn? Nó làm như còn nhỏ lắm vậy!
Mẹ hỏi tôi:
– Bộ con có để ý bạn gái nào ở trường hả?
Tôi lắc đầu. Mẹ bảo:
– Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con?
Anh hai nhanh nhẩu:
– Thì làm mai! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ…
Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh:
– Vậy chớ hỏng phải sao?
Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ:
– Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không? E hèm! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn.
Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, anh thấy là khoái liền. Hề hề…!
Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng:
– Nói không biết mắc cỡ…..
Sẵn đà, tôi tiếp:
– Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.
Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui:
– Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thùy mị, giỏi giang.
Anh hai cười, lại xông xáo:
– Trúng tủ bả rồi! Mà cũng dễ thôi! Thím bán tạp hóa lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.
Chị hai:
– Sao hăng hái dữ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen!
– Tất nhiên! tất nhiên!
Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao? Ba thường hay chiều ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là “hôn nhân đại sự”, liệu ba có còn chiều mẹ hay không?
Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác – vậy là mẹ nói với ba rồi! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là họa đây!
Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. “Phái đoàn” gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai “Bình tĩnh! bình tĩnh, đừng có run”. Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ Tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ.
**
Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi:
– Như vậy là “vườn trong vườn” rồi phải không cưng? Tiêu chuẩn một đạt hai trăm phần trăm rồi hén!
Chị hai cau mặt:
– Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.
Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm…, nhất là sầu riêng, cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu “chữ đinh”) nói:
– Nhà đó đó.
Tất cả dừng lại “hội ý”. Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò:
– Nhớ những gì mẹ dặn nghen con!”
– Dạ!
Anh hai cũng thì thào:
– Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen!
Chị hai nạt nhỏ:
– Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi!
Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc “Nhớ nghe con!” phát ra!
Vừa vào cổng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi. Một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn rầy đám nhỏ:
– Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy? Có đi hết không?
Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn. Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.
Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua!
Theo cách nói chuyện… lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu, tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai “sui” càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn mà như đã quen nhau từ trước vậy.
Bỗng Ông nhạc gọi:
– Con hai đâu, châm trà mới đi con!
Một tiếng “dạ” thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. “Phái đoàn” nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi bởi ai cũng biết bảo “châm trà” chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai “coi mắt” đó thôi!
**
Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo ”hãy xem kỹ vì thời gian không lâu”. Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng. Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân châm trà xong, ông vội bảo:
– À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.
Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày thầm bảo “hãy đi đi con” vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để “tìm hiểu”, dù thời lượng ít oi nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và có màn có lớp hẳn hoi!
Không khí bên ngoài thực thoải mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rải hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp, trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, tỏa hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.
Bên sau một giọng êm đềm:
– Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy?
Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi (tạm gọi vậy) mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy!
**
Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó, lớp đệ tứ được xem là cái “mốc” của sự chia tay bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi: Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi, rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái “học cao” khó có chồng! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy, cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình, thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề:
“Thương nhau mới tặng ảnh nầy
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau
Dù cho ảnh có phai màu,
Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người!”
Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh ”tặng nhau” của các em cũng có đề như vậy.
Hơi lạc đề nhưng nói thêm cho vui: Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố: “Lưu niệm làm cái xê bình phương gì?” (2) rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy!
Tôi xem giận run. Cự nó, nó cười: “Để sau nầy mầy nhớ tao”.
Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất.
Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khóa tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về “mùa chia tay”, “tạm biệt”, “nỗi buồn hoa phượng”… Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy H.C, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai câu cuối:
“Rồi đây nếu chẳng sau mùa phượng,
Tất cũng mai kia ở chợ đời!”
Và bài họa của tôi:
“Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời.
Chút tình tâm huyết nói sao vơi?
Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ,
Tiếc nhớ người đi một góc trời.
Chín tháng vui buồn trong một lớp,
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi,
Đường mây một kẻ hanh thông bước,
Một kẻ lang thang giữa chợ đời!
(Thơ Kha Tiệm Ly)
**
Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lại tặng quà lưu niệm cho các bạn “nghỉ luôn”. Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là… “thiếu gia” mà! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là “quê”, không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lại cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.
– Sao không trả lời?
Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ:
– Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó, mình còn nhỏ cả mà!
– Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao?
– Vẫn nhớ về người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.
Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói:
– Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.
Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động:
– Vẫn còn giữ của Vi à?
Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. Tôi nắm lấy tay Vi:
– Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao? Vi đồng ý nhé!
Vi tủm tỉm cười:
– Nếu em không ưng thì sao?
– Thì anh về nhưng xin gởi trái tim anh lại.
Lại cười:
– Rõ là thi sĩ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.
– Không biết mặt làm sao ưng?
Vi kéo mái tóc về phía trước ngực:
– Khờ quá đi! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hóa Vạn Phát chứ em thì rành lắm. Vị “công tử” ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không?
**
Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba:
– Con nhỏ xem nết na và lịch sự (4) ghê ông há?”.
Lại lo ngại:
– Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa?”
Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mới nói:
– Chắc ăn rồi mẹ ơi! Mẹ đừng lo!
Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói:
– Hồi nãy, ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì!
Ba châm vào:
– Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá!
Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba:
– Cha già mất nết!
**
Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến thăm nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng ”dễ” với thằng rể tương lai.
Trước khi đi, ba tôi dặn: Con đến đó, thấy cái gì làm được thì làm chứ đừng lấy mắt ngó là không được! Ngày xưa, trước khi cưới, phải làm rể ba năm: Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc chứ chẳng phải chơi đâu!
Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói:
– Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.
Thế coi sao được! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá mà có được đâu! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy!
Một lần thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt nhưng cũng có việc làm là… đưa dây cho ba tôi cột “bầu”, cái công việc không cần người phụ tá!
Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có “cái gì nó thích thì hái nó ăn”. Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm… vợ cho đỡ nhớ mà thôi.
Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng!?
Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chúc nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vàng rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo:
– Chặt dừa uống nhé!
– Trái nào đây?
– Thì tùy chọn.
Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót, tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, trầy trầy, tung mấy miếng dăm! Vi cười khoe hai hàm răng đều như hạt bắp:
– Để nô tì giúp cho, thưa công tử!
Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao để lộ phần “cái” trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo:
– Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy. Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống… 90 độ. Làm sao đứt được?
Lợi dụng, tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi:
– Có thấy con dao ở đây không thì bảo?
Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc:
– Còn ngọt hơn cả nước dừa!
Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi:
– Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không?
– Sao lạ vậy?
– Thì … trời khiến để đừng bể đầu người!
Vi cười ngoặt ngoẽo:
– Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người? Chủ vườn nói vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi!
Rồi chỉ vào phía trước, bảo:
– Có hai trái rụng kìa! Anh lại lượm đi! Coi chừng nó “bịch” một cái là hết có vợ đo.o…ó!
Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chùy của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà “phịch” xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, mặt mũi chắc cũng khó coi! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại, Vi cười ngất:
– Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén!
Tôi chữa thẹn:
– Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao đành!
Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi:
– Cái tật nịnh…….
Tôi vừa đặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo:
– Tách ra đi!
Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. Tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiên một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, tôi ăn sầu riêng có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh nên có biết gì đâu!
Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa hay mất một góc đàng đầu trái mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua! Mệt, tôi định gọi cầu cứu thì Vi đã đứng sát bên tôi, bụm miệng cười tự lúc nào…
Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời:
– Hồi nãy em bảo công tử “tách” ra chứ có bảo “chặt” đâu mà làm như bửa củi vậy? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.
Tôi bá lấy cổ Vi:
– Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.
Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy: – H..ô..ông..!
Đợi khi tôi “chụt” xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói:
– Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó!
Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm… ông bà nhạc?
Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy, tôi mới biết là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ, bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rứt trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe như một chuyện gì quan trong lắm:
– Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao?
Ba vợ tôi thường bảo tôi: “Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con”.
Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm:
– Vậy chứ anh có việc gì để làm?
– Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ….
– Ở đâu?
Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng… vài chục mét, khúc nào khúc nấy cỡ bắp đùi… voi. Tôi chột dạ: – Chẻ hết sao?
Vi làm mặt nghiêm:
– Ừa!… thì tới đâu hay tới đó! Ngày còn dài mà!….
Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa… Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ!
Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lỗ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là “công tử” nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành.
Tôi đếm thầm: Một, hai “phập!”; một, hai “phập!” Có cái “phập” làm củi vỡ ra, có cái “phập” thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vảy trầy vi! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng: – Bây làm cái gì vậy?
Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng:
– Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài!
– Thôi, thôi! Bây “bị” nó rồi! Đi vô! Đi vô uống nước con!
– Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba!
– Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết!
Bà nhạc lắc đầu: – Cái con nhỏ nầy…
Vào nhà bà nhạc rầy Vi:
– Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao?
Bà nhạc dùng tiếng “chồng mầy”, tôi thấy ấm áp lạ lùng! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn… lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ au chế nhạo.
Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu!
Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu, vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như hiền hậu, cần kiệm…
Thuở đó, ở thành phố “nhà giàu” mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không bởi có điện đâu mà xài! Vì thế, những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng nên có cái gì cũng “thồn” vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh rồi nói với vợ tôi:
– Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.
Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí: – Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ?
Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi. Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì “gỡ” được một nhưng dường như chỉ có một mà thôi!
Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, “sao tự nhiên mẹ cười?” Một lát vợ tôi mới trả lời được:
– Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống “mấy thằng cha“ lần đầu coi mắt vợ quá!” Hi! Hi!
Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm…thinh! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ:
– Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen! Nó tự khử mùi, dù “mấy con mẹ” ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha! Ha!…
Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà:
– Trời..u.u..i! Chuyện cũ nhắc hoài! Nhắc hoài!
Vậy đó, “chuyện xưa” thì vợ tội nhắc được, còn “chuyện cũ” tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương!
Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó!
https://tiengthongreo.blogspot.com/search/label/03-V%C4%83n