Tin Việt Nam – 02/01/2019
Vũ ‘nhôm’ cùng hai cựu lãnh đạo Đà Nẵng ra tòa
Ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi Vũ “nhôm”) cùng 20 người khác bị đưa ra xét xử hôm 2/1 tại Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội, liên quan đến vụ thâu tóm nhà đất công sản.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 tuần, từ ngày 2 – 15/1.
Ông Vũ “Nhôm”, hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, cùng các bị cáo còn lại, bị đưa ra xét xử tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai.
Nhận thêm 17 năm tù, ông Vũ Nhôm ra dấu OK
9 năm tù cho ông Phan Văn Anh Vũ
37 người và tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được tòa triệu tập, trong đó có các giám định viên của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Định giá Trung ương…
Theo cáo trạng, hai vị cựu chủ tịch đã phê duyệt chủ trương cho chỉ định mua các nhà, đất công sản có giá trị cao ở Đà Nẵng với giá bèo; câu kết với đồng phạm để tạo điều kiện cho ông Phan Văn Anh Vũ đứng tên sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mà không qua đấu giá.
Cụ thể, cáo trạng cho hay, ông Vũ được trục lợi đối với 15/22 nhà, đất công sản và 6/7 dự án, gây thiệt hại cho nhà nước 22.000 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, chỉ mình ông Phan Văn Anh Vũ không nhận tội. 20 bị cáo còn lại đã nhận tội, theo truyền thông Việt Nam.
Đề nghị triệu tập cựu bộ trưởng và Chủ tịch Đà Nẵng
Theo truyền thông Việt Nam, luật sư Trần Quang Sơn – người bào chữa cho ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng – đã kiến nghị tòa triệu tập ông Hoàng Tuấn Anh, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nguyên Bộ trưởng Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, vì liên quan đến hai dự án nhà đất; và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Một trong hai dự án mà ông Hoàng Tuấn Anh được cho là có liên quan là nhà đất số 17 Lê Duẩn, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Lô đất có diện tích gần 400m2 này được đấu giá năm 2006, Công ty TNHH Vạn An trúng đấu giá với số tiền hơn 11,1 tỉ đồng, rồi chuyển nhượng lòng vòng và về tay ông Vũ “Nhôm”.
Lô đất này được Hội đồng định giá tài sản cho biết có giá hơn 64 tỷ đồng vào tháng 4/2018.
Ông Phan Văn Anh Vũ là ai?
Hồi tháng 1/2018, ông Phan Văn Anh Vũ, cựu thiếu tá an ninh, doanh nhân bất động sản, đã bị giữ ở sân bay Singapore khi đang trên đường sang châu Âu “xin tị nạn”, theo lời luật sư của ông Vũ là ông Remy Choo nói với BBC Tiếng Việt thời điểm đó.
Ông Vũ khi đó đang bị chính quyền Việt Nam truy tố tội “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.
Ông Vũ bị đưa ra xét xử và bị tuyên chín năm tù với cùng tội danh trong phiên tòa hồi tháng 7/2018.
Đến tháng 12/2018, ông Vũ bị tuyên thêm 17 năm tù về tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ trong môt phiên tòa khác ở Hà Nội.
Ông Vũ từng được báo chí Việt Nam coi là một “đại gia bất động sản”, sở hữu và góp vốn nhiều công ty.
Các dự án của ông thường được đặt ở những vị trí ‘đất vàng’ tại Đà Nẵng.
Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, đồng thời sở hữu cổ phần trong nhiều dự án khác.
Từ tháng 9/2012, Bộ Công an quyết định tiến hành điều tra một số dự án có liên quan đến ông Vũ.
Trong số này nổi bật nhất là Khu Công viên An Đồn, Khu đô thị Harbour Ville của Công ty cổ phần đầu tư Mega, Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước, Khu du lịch ven biển đường Trường Sa.
Truyền thông Việt Nam ghi nhận tại một phiên tòa, ông Anh Vũ khai có ba tên và hai quốc tịch.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50969923
Các cựu lãnh đạo TPHCM bị đề nghị kỷ luật, truy tố
Cựu Chủ tịch TPHCM Lê Hoàng Quân bị Bộ Công an Việt Nam kiến nghị “kỷ luật hành chính nghiêm khắc” trong giai đoạn cựu phó chủ tịch Nguyễn Thành Tài có hành vi sai phạm trong vụ giao khu đất vàng tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, ông Quân là Trưởng ban Chỉ đạo 09, Sở Tài Chính, chuyên trách việc sắp xếp, xử lý nhà đất.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin này vào ngày 2/1/2020. Trước đó một ngày, ông Nguyễn Thành Tài –cựu Phó chủ tịch TPHCM cũng đã bị Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKS) truy tố, sau khi hoàn tất kết luật điều tra.
4 người khác cùng bị truy tố với ông Tài, bao gồm: ông Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM), Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư Quận uỷ quận 2), Trương Văn Út (nguyên Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài chính), và bà Lê Thị Thanh Thuý (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và công ty Lavenue).
Về trách nhiệm của Ban chỉ đạo 09, kết luận điều tra (KLĐT) của Bộ công an nêu, do thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM về việc rà soát các mặt bằng đủ điều kiện xây dựng khách sạn cao cấp, Ban chỉ đạo 09 (lúc bấy giờ do nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân làm trưởng ban chỉ đạo) đã có công văn báo cáo đề xuất UBND TP.HCM giao Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TP.HCM (KDN) thanh lý hợp đồng, di dời các đơn vị đang thuê, lập thủ tục bán đấu giá nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại số 8 – 12 Lê Duẩn để thực hiện dự án theo quyết định của Thủ tướng chính phủ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Tài (lúc bấy giờ là phó Chủ tịch) dù nhận thức rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là tài sản công nhưng vì có mối quan hệ tình cảm với bà Lê Thị Thanh Thuý, nên ông Tài đã ký nhanh, nhiều văn bản chỉ đạo, chấp thuận cho công ty Hoa Tháng Năm được tham gia góp 30% vốn tại dự án theo đề xuất của công ty KDN và Sở Tài nguyên Môi trường.
Ông Tài chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, xử lý các nội dung liên quan đến dự án tại khu đất vàng trên và bản thân ông Quân không được ông Tài báo cáo trực tiếp nên không kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc cho thuê đất, giao đất. Do vậy, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thấy chưa đủ căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Hoàng Quân.
Tuy nhiên, CQĐT có kiến nghị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền có hình thức xử lý kỷ luật hành chính nghiêm khắc vì thiếu kiểm tra, giám sát dẫn tới sai phạm tại khu đất 8 – 12 Lê Duẩn. Ngoài ra, CQĐT cũng có đánh giá và kiến nghị tương tự ông Lê Hoàng Quân đối với các thành viên còn lại trong Ban chỉ đạo 09.
Hiện bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ (nguyên Giám đốc công ty TNHH MTV quản lý kinh danh nhà TP Hồ chí Minh) đang bỏ trốn và bị truy nã.
Cũng liên quan đến những sai phạm trong quản lý đất đai tại thành phố, ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/12 đã bị Toà án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên án 7 năm tù giam với tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Vụ án cựu quan chức sai phạm ở Oceanbank
được dự kiến xét xử giai đoạn 2 vào ngày 14/1
Bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank) sẽ bị đưa ra xét xử giai đoạn 2, dự kiến vào ngày 14/01/20.
Tin được truyền thông trong nước loan đi ngày 2/1 cho biết trong phiên tòa sắp tới đây, ông Hà Văn Thắm lần thứ hai bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Cùng bị đưa ra xét xử trong phiên tòa ngày 14/1 là bị cáo Nguyễn Hoàng Long (sinh năm 1972), cựu Chủ tịch HĐQT-Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng của tòa án, hồi năm 2012 ông Nguyễn Hoàng Long thế chấp tài sản không đủ giá trị pháp lý để Oceanbank nâng hạn mục tín dụng cho vay lên 250 tỷ đồng và Oceanbank đã giải ngân số tiền hơn 224 tỷ đồng cho công ty của ông Nguyễn Hoàng Long.
Tính đến thời điểm hiện tại, Oceanbank chỉ mới thu hồi được xấp xỉ 133 tỷ đồng và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSND) xác định ông Nguyễn Hoàng Long đã chiếm đoạt số tiền còn lại khoảng 91 tỷ đồng của Oceanbank.
VKSND Tối cao cũng xác định ông Hà Văn Thắm chỉ đạo cho ông Nguyễn Hoàng Long vay vốn trái quy định gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền hơn 91 tỷ đồng này.
Bị cáo Hà Văn Thắm đang thi hành bản án hình sự phúc thẩm tuyên phạt chung thân về các tội tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Hoàng Long đang thi hành bản án hình sự phúc thẩm tuyên phạt 10 năm tù giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cựu thượng tá công an Lai Châu
bị khai trừ đảng vì dùng bằng giả
Ông Thái Đình Hoài, cựu thượng tá công an tỉnh, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh Lai Châu vừa bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản vì dùng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả. Ông Hoài từng được đưa vào diện “quy hoạch” để giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh.
Hôm 2/1, đài VOV loan tin Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng đối với ông Hoài. Ông này cũng là Bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Ngoài việc bị khai trừ khỏi đảng, ông Hoài còn bị cách hết chức vụ trong đảng như: ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh Lai Châu, bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, theo VOV.
Trước đó, ngày 13/11/2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã ký Quyết định kỷ luật thượng tá Hoài bằng hình thức tước danh hiệu công an nhân dân.
Đảng bộ Lai Châu cho rằng mức độ sai phạm của ông Hoài là “rất nghiêm trọng”, “ảnh hưởng tới uy tín của Đảng ủy và lực lượng Công an.”
Ông Thái Đình Hoài, 44 tuổi, Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả chỉ sau khi có đơn tố giác của công dân cho biết ông sử dụng bằng bổ túc THPT không hợp lệ ở Nghệ An năm 1994 “để vào ngành Công an và tiến thân”.
Ông Hoài từng công tác tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu, sau khi được cho là theo học lớp Đại học Cảnh sát, hệ tại chức.
TTXVN cho biết trước khi bị phát hiện dùng văn bằng giả, thượng tá Hoài đã được quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Chủ nhân bị nêu tên
vì chưa đóng tiền làm đường lên tiếng
Tin Vietnam.- Ngày 2 tháng 1 năm 2020, trên mạng xã hội Facebook và truyền thông nhà cầm quyền Việt Nam loan tải hình ảnh, và thông tin về việc bà Nguyễn Thị Thuý Hồng ở địa chỉ 144/9 Võ Duy Ninh, phường 22, quận Bình Thạnh, Sài Gòn bị dán bảng bêu tên lên trước hẻm vì “không đóng tiền làm đường”.
Trước sự việc này, bà Nguyễn Thị Thuý Hồng viết trên trang facebook cá nhân rằng, bà sang Úc từ cuối tháng 10 năm 2019 để thăm thân nhân trong vòng 3 tháng nên bà giao nhà cho cháu trông coi giúp. Đến ngày 6 tháng 11, tổ trưởng dân phố đến gặp cháu bà yêu cầu đóng 3 triệu đồng để nâng sửa con hẻm trước nhà. Nghe tin, bà Hồng nói với cháu bà nhắn với tổ trưởng là khi nào bà về nước sẽ gặp và giải quyết.
Tuy nhiên, theo báo Tuổi trẻ thì ngày 29 tháng 12 năm 2019, 1 tấm biển với nội dung ghi rõ họ tên bà Hồng cùng địa chỉ nhà bà kèm theo dòng chữ “không đóng tiền làm đường” đã được treo tại con hẻm nơi nhà bà Hồng ở. Theo bà Hồng, đây là động thái nhà cầm quyền phường 22 nhục mạ, xâm hại danh dự của bà như một kiểu đấu tố hài danh tánh.
Bà Hồng cho biết thêm, bà năm nay đã 68 tuổi, là một người phụ nữ goá bụa. Bà được nhà cầm quyền cấp huy chương kháng chiến hạng nhất vì từng cống hiến cho cách mạng Cộng sản, nhưng đến nay bà chưa nhận được bất kỳ một đồng nào tiền chính sách, và hưu trí. Ngược lại, bà đã phải vất vả kiếm sống, và đóng thuế đầy đủ cho nhà cầm quyền.
Bà Hồng nhận xét, hành động trên cho thấy một nhà cầm quyền vô pháp, hà hiếp dân, đè cầu cởi cổ không chừa bất kỳ ai, kể cả một người già quá tuổi lao động, từng đem mạng sống xương máu hy sinh cho chế độ. Sự việc sau đó gây bất mãn trên mạng xã hội, nên sáng ngày 2 tháng 1 tấm biển đã được tháo gỡ.
Trên báo Tuổi trẻ, đại diện tổ dân phố đã đổ lỗi rằng, có thể do người dân nào đó đã tự làm tấm biển trên.
https://www.sbtn.tv/chu-nhan-bi-neu-ten-vi-chua-dong-tien-lam-duong-len-tieng/
Nhiều dự án giao thông thi công chậm trễ,
kém chất lượng trong năm 2019
Tiến độ thi công của nhiều dự án giao thông tại Việt Nam trong năm 2019 bị đánh giá chậm, kém chất lượng như dự án Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tuyến tránh Chư Sê ở GiaLai, và đặc biệt là Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Đó là thông tin được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2019 do Bộ Giao thông- Vận tải tổ chức sáng 2/1. Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày.
Theo đó, nguyên nhân của việc chậm trễ các dự án Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Bắc – Nam được nói vì thay đổi hình thức đấu đầu quốc tế sang đấu thầu trong nước.
Dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tuyến tránh Chư Sê ở Gia Lai bị đánh giá thi công khiếm khuyết về chất lượng.
Ông Trịnh Đình Dũng nêu rõ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội là một điển hình về dự án chậm tiến độ đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Ông Phó Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phải có giải pháp hợp lý để đưa dự án Cát Linh – Hà Đông vào khai thác.
Về chiến lược đường cao tốc, ông Trịnh Đình Dũng cho biết hiện nay Việt Nam chỉ có 1300km đường cao tốc, và đề ra mục tiêu năm 2030 sẽ đạt 3000km đường cao tốc.
Tại Hội nghị, tình hình an ninh trật tự tại một số trạm thu phí BOT cũng bị đánh giá có nhiều phức tạp trong năm qua, gây khó khăn trong công tác triển khai thu phí.
Tình trạng quá tải tại Sân bay Tân Sơn Nhất, giao thông đường thủy chưa được khai thác có hiệu quả, việc kết nối giao thông giữa các khu kinh tế, cảng biển, khu đô thị còn hạn chế, vấn đề thi công ở các đô thị gây ô nhiễm môi trường là những tồn tại được nêu ra.
Thứ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư trong năm 2020 với số vốn dự kiến giải ngân là 35.300 tỷ đồng. Đặc biệt sẽ khẩn trương triển khai khởi công dự án Sân bay quốc tế Long Thành và giải trình Hội đồng thẩm định Nhà nước về phương án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Việt Nam: Phải xin phép trước khi sử dụng flycam
Nhiều flycam quay cảnh pháo hoa ở Sài Gòn đêm giao thừa Tết dương lịch 2020 đã bị dân quân tự vệ bắn súng điện từ khiến flycam giảm tín hiệu rơi xuống đất hoặc thu hẹp tầm nhìn của flycam.
Báo mạng Zing loan tin ngày 1/1/2020, cho biết thêm những thiết bị bắn flycam này được gọi là CA-18, do nhóm nghiên cứu của bộ môn tác chiến điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam nghiên cứu và chế tạo.
Sang ngày 2/1, báo mạng Zing tiếp tục đăng bài cho biết pháp luật Việt Nam có quy định tất cả những chuyến bay ghi hình bằng flycam đều phải xin phép trước khi bay 7 ngày.
Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu sẽ phê duyệt những hồ sơ đề nghị cấp phép bay này.
Theo đó, hồ sơ gồm tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, đồng thời phải có thêm thông tin về đặc điểm nhận dạng flycam như hình ảnh, đặc tính kỹ thuật, khu vực tổ chức bay, hướng bay, vệt bay, mục đích, thời hạn bay…
Flycam chỉ được bay trong khu vực, thời gian và mục đích đăng ký. Ngoài ra những nơi như khu vực quân sự, sân bay, ga tàu, cảng biển, công trình thủy lợi, cơ quan chính phủ, việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhà máy điện, nhà máy điện hạt nhân, nhà máy nước, trạm phát điện đều trong danh sách cấm sử dụng flycam.
Bên cạnh đó cũng cấm người điều khiển flycam cho thiết bị bay ở nơi đông đúc vì có thể gây thiệt hại người và của nếu flycam rơi.
Ngoài ra, khi quay hình ở các cơ quan, xí nghiệp, công ty, người điều khiển flycam ngoài giấy phép Cục Tác chiến còn phải xin phép những nơi này.
Luật pháp Việt Nam cũng đề ra nếu vi phạm quy định sử dụng flycam ở Việt Nam sẽ bị phạt đến 60 triệu đồng đối với cá nhân, và từ 80-100 triệu đối với tổ chức, thậm chí có thể tịch thu flycam.
Trong vụ người dân Hà Tĩnh tập trung biểu tình trước nhà máy Formosa phản đối việc xả thải chưa qua xử lý ra môi trường khiến cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam vào giữa năm 2016, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, một phóng viên của Đài RFA là người đầu tiên cho phát hình trực tiếp các cuộc biểu tình này bằng flycam.
2 đối tượng người Trung Cộng
bắt giữ người trái phép ở Việt Nam
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 2 tháng 1 năm 2019 loan tin, công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ hai đối tượng người Trung Cộng là Zang Wen Quan và Jiang Tian Tian về hành vi bắt giữ người trái phép. Người bị Quan và Tian bắt giữ là Yang Dian Long, 36 tuổi, ở Phúc Đường, huyện Tắc Sơn, thành phố Vận Hành, tỉnh Sơn Tây, Trung Cộng.
Trước đó, vào ngày 12 tháng 12, Yang Dian Long mang theo số tiền 2,000 nhân dân tệ, rồi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh để đánh bạc. Sau khi vào Việt Nam một cách tự do mà không cần qua bất kỳ một sự kiểm duyệt nào, Yang Dian Long đến khách sạn Wyndham nằm trên địa bàn phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để đánh bạc. Sau đó, Yang Dian Long bị thua hết tiền nên vay đồng hương của mình là Zang Wen Quan 60,000 nhân dân tệ, và hứa sẽ trả nợ sau 7 ngày.
Đến ngày 14 tháng 12, Yang Dian Long bị thua hết tiền nên bị Jiang Tian Tian và Zang Wen Quan bắt giữ vì sợ con nợ sẽ bỏ trốn. Đến ngày 25 tháng 12, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt quả tang Tian và Quan đang giữ Yang Dian Long trái phép.
Sự việc trên khiến dư luận bất mãn vì thấy rằng, biên giới Việt Nam giống như căn nhà không có cửa nên người Trung Cộng có thể vào Việt Nam dễ như đi chợ mà không cần bất kỳ một thủ tục nào. Và không biết từ bao giờ Việt Nam trở thành địa điểm cho các tội phạm Trung Cộng tìm đến?!
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/2-doi-tuong-nguoi-trung-cong-bat-giu-nguoi-trai-phep-o-viet-nam/
Tainergy chuyển nhà máy sang Việt Nam
Lợi dụng việc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục miễn thuế nhập cảng 20% theo Mục 201 của Đạo luật Thương mại năm 1974 cho các tấm PV làm từ pin mặt trời hai mặt PERC mono-Si từ Việt Nam, chủ tịch công ty sản xuất pin mặt trời Tainergy Tech, Kevin Hsieh cho biết họ đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng và Đài Loan sang Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 03/2020.
Ông Hsieh cho biết tổng sản lượng hàng năm tại Việt Nam sẽ đạt 800MWp, bao gồm 500MWp. Các tấm pin PERC mono-Si chủ yếu dành cho thị trường Hoa Kỳ và loại poly-Si 300MWp chủ yếu cho thị trường Ấn Độ. Từ khi Google, Apple, Amazon và các công ty quốc tế khác đáp ứng tích cực với sáng kiến kinh doanh RE 100 (100% năng lượng tái tạo) của Climate Group, nhu cầu về các tấm pin PV ở Hoa Kỳ tăng rất mạnh trong tình trạng nguồn cung cấp khan hiếm hiện nay. Tổng doanh thu từ tháng 01/2019 đến 09/2019 của Tainergy bao gồm 46.1% từ Ấn Độ, 14.8% từ Hoa Kỳ, 9.6% từ Trung Cộng và 12.3% từ Đài Loan. Tainergy đã đầu tư vào việc xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời PV trên mái nhà và các trạm pin PV mặt đất công suất nhỏ trên khắp Đài Loan, và đến nay đã hoàn thành tổng công suất lắp đặt là 16.63MWp
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tainergy-chuyen-nha-may-sang-viet-nam/
Thế lực nào đánh sập chế độ cộng sản?
Thanh Trúc-RFA
Nhân sự trong đảng!
Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng “Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm”; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm.”
Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề “ Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng” của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng. Thứ nhất là “Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ”. Thứ hai, “ Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu”.
Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch” là ‘phản động’.
Đây là ý kiến của một nhà phản biện trên một trang mạng độc lập, còn ý kiến của người dân, người quan sát thời cuộc, hoặc người hoạt động chính trị thì sao?
Một nhà quan sát và hoạt động chính trị từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, cho biết sau khi tham khảo bài nói chuyện của ông Trần Quốc Vượng hôm 25 tháng Mười Hai thì cảm nghĩ của ông là đang có sự khó khăn trong công tác chuẩn bị tư tưởng cũng như chọn lựa nhân sự trước thềm Đại Hội Đảng lần thứ 13 tới đây:
“Sau đại Hội Đảng 12 họ đã lấy quyết định nhất thể hóa, rập khuôn theo công thức tổ chức của Trung Quốc, là thống nhất Nhà Nước với Đảng, thâu gồm hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước trong Hiến Pháp đã được sửa đổi năm 2013, cho chủ tịch nước những quyền rất lớn, đặc biệt quyền đứng đầu quân đội. Họ đã tập trung quyền lực đó vào trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên bị tai biến và chắc chắn không thể tiếp tục cầm quyền được nữa”.
“Cho nên vấn đề đặt ra là phải chọn người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, và người có nhiều khả năng mà ông Nguyễn Phú Trọng và thân cận của ông Trọng muốn đặt vào chức vị thế ông Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là ông Trần Quốc Vượng. Cho nên ông Trần Quốc Vượng là người lo lắng vấn đề cơ cấu nhân sự cho Đại Hội Đảng 13”.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức gọi là bộ máy sàng lọc của đảng, trong đó kỷ luật là trên hết, đã loại trừ hầu như gần hết những người có tư kiến, có nhân cách, chỉ để lại những con người mà khả năng lớn nhất là giữ im lặng trong suốt thời gian qua:
“Họ cũng không có những con người để mà giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề phúc tạp, cho nên ông Trần Quốc Vượng có lý, lần này đảng cộng sản sẽ rất lúng túng trong việc chuẩn bị Đại Hội 13, sẽ rất chia rẽ, sẽ có tranh cãi gay gắt bởi không có người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn, đòi hỏi một nhân sự lãnh đạo vừa có thiện chí vừa có tài ba mà điều đó thì đảng cộng sản không có. Cho nên đảng cộng sản lúng túng về nhân sự, lúng túng vì bị đe dọa, lúng túng vì chia rẽ trong chọn lựa và quản lý”.
Đấu đá nội bộ!
Cô Nguyễn Hoàng Vi, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, bày tỏ:
“ Khi nghe ông Trần Quốc Vượng thì điều đầu tiên trong đầu tôi là một dấu hỏi. Nếu như trong thời điểm bình thường mà không phải là trước Đại Hội Đảng thì tôi cho rằng đó là những lời thật lòng của ông ấy. Nhưng mà trước Đại Hội Đảng mà ông phát biểu như vậy thì tôi nghĩ nó mang tính chất đấu đá, phe phái với nhau hơn là sự trung thực của ông”
“Ông Trần Quốc Vượng muốn dùng lá bài “chính ta lật đổ ta” có thể là đề thanh trừng nội bô, ghế này ghế nọ trong đảng với nhau. Tôi không chắc rằng sau này ông ấy có quay lại đỗ thừa cho dân, đỗ thừa cho thế lực thù địch thế này thế kia”
Dù muốn dù không, cô Nguyễn Hoàng Vi vẫn cho rằng lời nói của ông Trần Quốc Vượng có sức tác động nhất định đến tư duy phải thay đổi, phải cải thiện mà đảng cộng sản biết rõ nhưng không chịu thực hiện:
“ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”.
“ Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi”, Nguyễn Hoàng Vi
Đồng tình với ông Trần Quốc Vượng, rằng kẻ thù làm hại ta chính là ta chứ không ai khác, là ý kiến của phó giáo sư tiến sĩ, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học Viện Hải Quân Nhân Dân Việt Nam:
Từ xa xưa chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói cán bộ phải thật sự vì nước, vì dân, vì đảng. Thế thì cán bộ chọn ra mà trước thì tốt sau đó biến chất thì trở lại là phản dân, phản nước. Câu nói “chọn cán bộ hết sức quan trọng” của vị lãnh đạo đó tôi hoàn toàn đồng ý, vì nếu chúng ta làm sai thì nó dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề, đi đến chuyện dân mất tin. Trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam từ xưa đến nay, khi cán bộ làm cho dân mất tin rồi thì rõ ràng rất nguy hiểm cho việc duy trì quyền lực của Nhà Nước và quyền lực của nhân dân. Tôi thấy câu nói rất đúng thôi”.
“Kinh nghiệm và bài học đau đớn vừa qua ví dụ như vụ xét xử AVG, rồi gần đây vụ xử ông Nguyễn Trung Tín, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, rồi một loạt các vụ xử khác nữa, là những bài học phải nói là thấm thía và đau đớn cho quá trình chọn cán bộ ở nước Việt Nam chúng tôi”.
Người dân giám sát!
Nhằm minh chứng cho câu nói “ Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta” mà ông Trần Quốc Vượng tuyên bố mới rồi, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh không chỉ cán bộ tốt là quan trọng mà vai trò của nhân dân cũng quan trọng không kém:
“Tới đây, Đại Hội Đảng thứ 13, có chọn cán bộ tất nhiên phải cán bộ tốt. Nhưng tôi cũng có đề nghị là chọn xong rồi, bố trí xong rồi, Đại Hội Đảng xong rồi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát quyền lực. Phải kiểm soát quyền lực khi cán bộ được đưa vào vị trí quyền lực rồi, và tôi nói cái giám sát quyền lực tốt nhất là nhân dân. Nhân dân là người giám sát quyền lực một cách chặt chẽ nhất và trung thực nhất”
Thường trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng đã dám đưa ra tín hiệu quan trọng về nhân lực và nhân sự trong đảng cộng sản những ngày tới đây, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai, nhận định như vậy:
“ Trần Quốc Vượng đáng khen vì dám nói là nếu đảng cộng sản không thay đổi thì nguy cơ bị lật đổ là hiện thực. Ít ra Trần Quốc Vượng đã dám nói lên điều này”
“Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không thì không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập thì tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”, Ông Nguyễn Khắc Mai
Rõ là đảng cộng sản bắt đầu nhận thức ra vấn đề, ông Nguyễn Khắc Mai phân tích, đó là đội ngũ đảng viên cán bộ thiếu năng lực và thối nát. Có điều nhận thức này chừng như thiếu một yếu tố cần thiết là lấy dân làm gốc:
“Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không thì không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập thì tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản”.
Tóm lại, theo nhà lý luận Nguyễn Khắc Mai, kẻ thù là ta, ta tự lật đổ ta, là nhận thức quan trọng mà mỗi cán bộ đảng viên đang giữ trọng trách trong bộ máy Nhà Nước phải ghi tâm khắc cốt để không biến mình thành những con sâu đục khoét một chế độ đã quá nhiều tai tiếng:
“ Lời ông Trần Quốc Vượng có thể coi như một nhận thức mới, không còn đổ riệt cho “thế lực thù địch nữa”. Cái nhân tố nội bộ làm cho chế độ này sụp đổ, làm cho đảng cộng sản này sụp đổ nằm ngay trong lòng của họ”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-destroying-communist-regime-01012020150937.html
CSVN thừa nhận thất bại trong mục tiêu công nghệ hóa
Tin từ Hà Nội: Chế độ cộng sản Việt Nam đã thừa nhận thất bại trong mục tiêu đưa đất nước thành nước công nghiệp trong năm 2020, và hiện trạng đất nước còn tụt hậu 20 năm sau so với Trung Cộng, và 30-35 năm so với Nam Hàn và Malaysia.
Báo điện tử Dân Việt viết rằng quốc hội cộng sản, trong kỳ họp tháng 10 năm ngoái, đã thừa nhận sự thất bại trên. Hơn thế nữa, Việt Nam, cho dù có tăng trưởng kinh tế nhanh trong 30 năm qua, vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình, còn nỗi lo tụt hậu so với thế giới đang dần hiện hữu.
Dân Việt viết rằng nếu tính toán dựa trên con số tuyệt đối, tổng giá trị thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người của thế giới đang ngày càng bỏ xa Việt Nam.
Gần đây, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra Tầm nhìn Việt Nam năm 2030 sẽ là hướng tới một xã hội khá giả, thịnh vượng, GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 Mỹ kim, và năm 2045, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, nhiều kinh tế gia nghi ngờ về khả năng mục tiêu trên trở thành hiện thực.
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng Việt Nam không thể đạt được các mục tiêu trên vì tình trạng tham nhũng mang tính hệ thống và trầm trọng hiện nay, môi trường ô nhiễm, trình độ quản trị kém, trình độ lao động thấp, sự bất bình đẳng gia tăng…
Nhà kinh tế kỳ cựu Lê Đăng Doanh nói Việt Nam cần cải tổ mạnh mẽ để phát triển còn nhiều nhà hoạt động nói rằng Việt Nam không thể phát triển bền vững vì không tôn trọng quyền con người cũng như tàn phá môi trường và thiên nhiên. Thiếu dân chủ và tự do thì không thể có sáng tạo- điểm cơ bản để phát triển xã hội.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/csvn-thua-nhan-that-bai-trong-muc-tieu-cong-nghe-hoa/
Mặt trời tỏa sáng hay mắt Nguyễn Phú Trọng đang lòa?
Blogger Gió Bấc
Tuy được các cận thần xưng tụng là người thanh liêm chính trực nhưng một sự thật không thể chối cãi Nguyễn Phú Trọng là người giàu gạch đá nhất Việt Nam nhờ thu hoạch từ những phát ngôn hoang tưởng nhất hành tinh. Một thống kê thuần túy tin học của Google cho thấy hai nhân vật đước quan tâm tìm kiếm nhiều nhất năm nay là Nguyễn Phú Trọng và Khá Bảnh (một anh tài xã hội đen 26 tuổi mang nhiều tiền án và là thần tượng giới trẻ nhờ các phát ngôn chấn động quảng bá cách sống ảo) {1}. Thời điểm cơn sốt tìm kiếm Nguyễn Phú Trọng nhiều nhất là tháng 4-2019, khi ông “mất tích” bí ẩn với nhiều tin đồn đoán là “Tao không có chi mô” còn bộ máy tuyên truyền thì cứ ra rả lên án các thế lực thù địch đưa tin xuyên tạc.
Cũng vào tháng 4, Khá Bảnh đã bị bắt giam, không còn có thể nổ những câu để đới. Ngược lại Nguyễn Phú Trọng khi ẩn- khi hiện và mỗi lần tái xuất giang hồ lại khuấy động dư luận với những tuyên bố, nhận định rất “thăng hoa”. Kết thúc năm 2019, mà đất nước, nhân dân phải oằn mình chịu đựng bao thiên tai, nhân tai, địch họa Nguyễn Phú Trọng nổ như bom hột nhưng: ‘Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam’.
Không cần có bằng tiến sĩ kinh tế hay tốt nghiệp cấp ba hệ giáo dục thường xuyên, bất kỳ bà bán rau, bán thịt, anh chạy xe ôm nào không bị khiếm thị nhìn lên bầu trời Sài Gòn, Hà Nội đều thấy bụi mù đang che lấp mặt trời. Sài Gòn, Hà Nội đang là đô thị ô nhiễm nhất thế giới. Từ cảm quan trực tiếp đến nổi lo ngay ngáy, thịt heo tăng giá phi mã kéo theo giá cả nhiều mặt hàng khác mọi người dân càng nghi ngại về cái măt trời nào đó đang tỏa sáng không biết ông Trọng tìm thấy ở đâu? Liệu sâm Triều Tiên, thuốc cao Trung Quốc có đủ vực dậy hệ thần kinh của ông sau mấy lần đột quỵ?
Nhưng không! Báo Tuổi Trẻ cánh tay đắc lực của đảng đã chỉ ra bốn chứng cứ của mặt trời đó. Thứ nhất là “kinh tế – xã hội, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt trên 7%, quy mô GDP 266 tỉ USD. Bình quân thu nhập đầu người đạt 2.800 USD là điều chưa từng có trong lịch sử”. Ông Trọng còn dẫn chứng thêm “Không biết có phải vì thế mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định: Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Đó là chứng cứ thứ nhất mà năm nay hơn năm ngoái về kinh tế – xã hội, cho thấy ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên”. {2}
Dư luận độc mồm đặt cho ông xú danh là Trọng Lú. Đây quả là điều bịa đặt sai trái, Tổng Chủ của chúng tôi đã rất khôn khéo khi dẫn chứng sự đánh giá của WB một tổ chức tài chính uy tín hàng đầu thế giới. Khổ thay, không biết WB đã đánh giá như vậy trong văn kiện nào, tìm mãi hóa ra là ông Jacques Morisset – chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng trong bối cảnh tình hình bên ngoài nhiều thách thức như hiện tại, Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực. Ý kiến của một chuyên gia và ý kiến của tổ chức WB là khoảng cách khá xa, một điểm sáng với mặt trời cũng là khoảng cách khá xa mà tư duy lý luận của ông Trọng đã nhập thành một rất ư là thần kỳ.
Tuy nhiên thế giới lại không chịu ngoan ngoãn nghe, tin theo ông Trọng như báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân hay mấy triệu đảng viên cộng sản Việt Nam. BBC tiếng Việt đã dẫn nguồn từ Bloomberg cho rằng “Việt Nam được ví là nối gót Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhưng kỳ thực chỉ ‘trông tốt trên báo cáo’ “. Tác giả Shuli Ren viết trên Bloomberg ngày 30/12 rằng Việt Nam vốn được ví von là Trung Quốc thứ hai từ cách đây hai thập kỷ. Rằng Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, bất động sản bùng nổ, nền chính trị cộng sản ổn định, có mối quan hệ tốt với Mỹ… Nhưng cần phải bổ sung thêm điều này khi bước vào năm 2020: đó là một sự thịnh vượng không lợi nhuận.{3}
Tác giả này cũng chỉ ra điểm yếu chết người của nền kinh tế Việt Nam là Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP trên 7%, nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới Thế nhưng, sự khởi sắc này không được trông thấy ở thị trường chứng khoán.
Chỉ số VN-Index của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ đầu năm đến nay chỉ tăng vỏn vẹn 7,3%, thua xa mức tăng 32% của chỉ số CSI 300 trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến. Trong khi các thị trường mới nổi tăng trưởng ổn định vào tháng 12, chứng khoán Việt Nam lại đi theo một hướng khác.3
Một điểm yếu chết người khác của nền kinh tế VN năm 2019 sẽ có di hại đến những năm sắp tới là việc Chính phủ chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp “là sự yếu kém về thể chế, quản trị hơn là tài chính”, Moody’s hạ triển vọng Việt Nam xuống Tiêu cực.
Ngày 18/12, Moody’s thông báo điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10. Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định này là nhận định vẫn tiềm ẩn rủi ro chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ, trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh. {4}
Ý kiến lạc quan về điểm sáng của chuyên gia WB thì không tạo thêm chút uy tín nào cho quan hệ tín dụng của Việt Nam trên trường quốc tế mà ngược lại đó là cái cớ để WB thắt chặt hầu bao, chỉ thu hồi nợ và không cho vay ưu đãi ODA. Ngặt nghèo hơn, sự hạ thấp tín nhiệm của Moody’s sẽ làm nặng nề và khó khăn hơn cho Việt Nam khi vay vốn. Như vậy. về đối ngoại cái mặt trời mà ông Trọng đẻ ra không có lợi mà ngược lại vô cùng tai hại cho tài chính Việt Nam trong thời gian tới. Tổng món nợ quốc tế như thế nào dân đen chưa đươc biết nhưng chắc chắn chính phủ VN đã chậm trà nợ trả không đúng hạn. Sắp tới theo chu kỳ thanh toán, số tiền trả nợ quốc thế ngày một cao hơn và không hy vọng ai giúp đỡ. Số nợ đáo hạn này sắp tới chỉ có tăng chư không thể giảm. Làm sao để không trở thành quốc gia vỡ nợ là bài toán không dễ dàng trong điều kiện tài nguyên quốc gia và sức chịu đựng thuế phí của người dân đang cạn kiệt?
Người dân trong nước quá hiểu các con số thống kê của quan chức Việt Nam lạc quan đến mức nào. Có ông nghị quốc hội hào phóng tính thu nhập của người bán vé số dạo hàng trăm triệu, ngươi bán trà đá thu hàng chục triệu đồng tháng và đề nghị đánh thuế thu nhập các đối tượng này vì vậy con số GDP mà nhà nước công bố dù có là trăm tỉ, ngàn tỉ thì họ vẫn không tin. Cái chỉ số thu nhập bình quân đầu người 2800 USD mà ông Trọng tự hào cũng đáng xót xa đắng lòng khi căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản 2019 của người lao động cao nhất ở vùng 1 là 4,18 triệu đồng/tháng, thấp nhất ở vùng 4 là 2,92 triệu đồng/tháng{5}
Đây là thu nhận thực tế của hàng triệu người lao động, mỗi người trong họ phải nuôi dưỡng những người thân quá tuổi, chưa đến tuổi lao động hoặc trong tuổi lao động đang thất nghiệp nhưng mức lương của họ thấp hơn nhiều so với khoản 2800 USD năm của ông. Như vậy con số đó là sự bình quân theo lô gích 100 người ăn 100 con gà bình quân mỗi người ăn môt con nhưng thực tế chỉ một người ăn 99 con gà và 99 người còn lại chia nhau 1 con.
Chứng cứ thứ nhất của ông Trọng về cái mặt trời không hề có chút ánh sáng nào mà thực sự là bức tranh ảm đạm.
Chứng cứ thứ hai ông Trọng cho là các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm phát triển đạt được nhiều thành tích, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 54%. Đặc biệt là kết quả của đoàn thể thao ở SEA Games 30 với 228 huy chương, thể hiện ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên.
Thật thảm thương cho vị nguyên thủ quôc gia, lãnh tụ của đảng cầm quyền mà cách nhìn quá giản lược và lệch chuẩn. Một nền giáo dục xuống dốc thảm hại về trí dục, xuống cấp về đức dục, trẻ con bị xâm hại từ tình dục đến tính mạng, kỳ thi đại học dàn trận như đánh giặc nhưng có đến 4 tỉnh và hàng trăm thí sinh gian lận điểm trong đó có cả Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương đảng, đáng gọi là thành tích đó sao? SEA Games là thể thao phong trào, là tinh thần thượng võ của dân tộc thế nhưng bao nhiêu trường học của Việt Nam có sân bóng đá, bóng chuyền? Bao nhiêu trường có phòng tập đa năng? Tất cả chi là con số không? Chúng ta luyện gà đi thi để lấy huy chương còn thể thao phong trào, sức khỏe thanh niên thì hoàn toàn nhà không vườn trống.
Nông thôn mới, ấp văn hóa, trường chuẩn quốc gia vv.., hàng chục thứ doanh hiệu đươc đặt ra, duyệt xét cho nhau rồi tự sướng về thành tích trong khi Đồng Bằng Sông Cửu Long đang khô kiệt, ngập mặn, sạt lở. Lũ lụt, ngập úng lan tràn từ đô thị Sài Gòn Hà Nội lên đến cả các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, vùng núi như Thái Nguyên ngày càng nặng nề hơn mà nhà nước không có biện pháp khả dĩ nào để ngăn chặn.
Môi trường sông ngòi, biển, không khí đều bị ô nhiễm năng nề. Sài Gòn, Hà Nội nằm trong danh sách đen ô nhiễm nhất thế giới. Đảng, chính quyền không có biện pháp gì ngăn chặn ngoải việc bịt mồm, cấm cửa báo chí và quy chụp các thông tin cảnh báo là phản động.
Chứng cứ thứ hai của ông Trọng xám xịt như bụi mịn trong bầu trời Hà Nội hay nặng mùi như nước sông Tô Lịch.
Chứng cứ thứ 3 ông Trọng cho là tiềm lực quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu, với nhiều sự kiện quan trọng như Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an; tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều.
Điều này càng đáng buồn hơn cho vị thế của người lãnh đạo quốc gia. Tiềm lực quân sự, quốc phòng là cái ẩn bên trong nguòi dân không thể biết. Ngồi ở ghế nào trong Liên Hiệp Quốc là việc của chính phủ. Cái người dân cần là chủ quyền quốc gia, quyền lợi và tính mạng của công dân phải đươc bảo vệ an toàn. Chưa có chính quyền, triều đại nào kể cả Lê Chiêu Thống chủ quyền quốc gia bị bỏ ngỏ như hiện nay. Biển Đông như khoản sân nhà tàu Trung Quốc ra vô tùy ý. Nhà nước ký hiệp định dẫn độ, hợp tác mở cửa cho người Trung Quốc tự do tràn sang Việt Nam gây án, từ sản xuất ma túy, tổ chức đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng, gây án giết người Việt mà không bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, tại đât nước Việt Nam. Chưa bao giờ từ điển Việt Nam giải thích chữ Trung Quốc là nước ngoài, nước lạ nhưng trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc và cả diễn đàn quốc hội, chính các tướng lĩnh sử dụng từ này.
Nếu xác định sẽ đưa Việt Nam trở thành quận huyện Trung Quốc, hoàn toàn có thể yên tâm với cách nhìn, cách nghĩ của ông Trọng nhưng nếu thật sự quan tâm đến chủ quyền quốc gia, sự tồn vong của đất nước thì chứng cứ này là một vết nhơ không tẩy xóa của chế độ trước lịch sử chứ hoàn toàn không thể là điểm sáng.
Chúng tôi không bàn đến chứng cứ thứ 4 là chuyện xây dựng đảng của ông Trọng. Chỉ riêng ba chứng cứ trên đủ thấy ông Trọng giống hệt ông vua cưởi truồng trong chuyện cổ tích ngụ ngôn. Chỉ có điều khác, ngày xưa, chưa có internet, ông vua có thể dùng quyền lực, dùng sự sợ hãi để bịt mắt, bịt miệng thân dân che đậy cho sự trần truồng của mình.
Trong thời đại hiện nay, trong nước, những gạch đá của cộng đồng mạng dành cho đủ để ông Trọng xây một Vạn lý trường thành thứ hai. Với quân đội, công an trong tay ông đủ sức mạnh đàn áp, buộc họ câm miệng, cúi đầu. Nhưng với dư luận quốc tế thì khó bề che giấu được.
Có câu châm ngôn con chim trước khi chết còn biết kêu tiếng bi thương, con người trước khi chết phải biết nghe và nói điều phải. Dù sao thì ông cũng đã đến tuổi xưa nay hiếm, cũng gần đến luc đi gặp ông Hồ, ông Mác, hãy biết nghĩ và nói đúng để không quá trễ.
3-https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50953500
5-https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/muc-luong-co-ban-nam-2019-566-19326-article.html
* Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/trong-black-sun-01022020104718.html
‘Nhà tình nghĩa’ và ‘nhà nghĩa tình cựu chiến binh’
Xét cho đến cùng, lập luận của các viên chức hữu trách ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh trong vụ ông Lê Văn Tuấn (Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân – HĐND – huyện Châu Thành) nhận “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh”, cũng chẳng khác gì lập luận của các viên chức lãnh đạo đảng CSVN về “phòng – chống tham nhũng”!
***
Theo một số cơ quan truyền thông của chính quyền thì cả Chủ tịch huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, lẫn Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh (Hội CCB) của huyện này vẫn cho rằng: Việc trao tặng cho ông Tuấn thêm một căn nhà trị giá 250 triệu đồng, kèm sổ tiết kiệm 30 triệu đồng là… đúng quy định và… đúng quy trình (1)!
Vốn là cựu chiến binh, năm 2002, ông Tuấn (ngụ tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành) từng được cấp một căn “nhà tình nghĩa”. Ai cũng biết “nhà tình nghĩa” là món quà mà hệ thống công quyền và xã hội chỉ trao tặng cho những gia đình có công hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc hội đủ cả hai yếu tố này cho nên thiên hạ mới thắc mắc, tại sao gia đình ông Tuấn khá giả hơn nhiều gia đình cư ngụ tại xã Thanh Điền, ngoài nhà cao cửa rộng, gia đình ông còn có hai chiếc xe hơi, mà tháng 9 năm ngoái, các cơ quan hữu trách từ trung ương đến địa phương vẫn “nhất trí” hỗ trợ ông Huyện ủy viên kiêm Phó tịch HĐND thêm một căn nhà nữa?
Chưa kể, do “nhà tình nghĩa” thuộc dạng chỉ cấp một lần nên lần vừa rồi, các cơ quan hữu trách tránh gọi căn nhà mà họ hỗ trợ ông Tuấn là “nhà tình nghĩa”, họ gọi đó là “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh”! Giá trị một căn “nhà tình nghĩa” vào khoảng 50 triệu nhưng “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” thì không bị khống chế về giá trị, thành ra giá trị vọt lên, gấp… năm lần giá trị “nhà tình nghĩa”, chưa kể khoản 30 triệu đồng tặng riêng cho người thụ hưởng “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” thông qua một sổ tiết kiệm!
Một số cơ quan truyền thông của chính quyền cho biết, ở xã Thanh Điền còn rất nhiều cựu chiến binh nghèo khổ, cần được hỗ trợ nhưng chưa bao giờ được tặng “nhà tình nghĩa”, đó là lý do từ dân chúng cho đến Hội CCB xã Thanh Điền cùng đòi giải thích chuyện ông Tuấn được trao “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh”!
***
Các viên chức hữu trách bảo rằng, sở dĩ ông Tuấn được chọn – trao suất hỗ trợ “nhà tình nghĩa” duy nhất ở tỉnh Tây Ninh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Hội CCB Việt Nam vì “nhà tình nghĩa” ông từng nhận đã “xuống cấp”. Tuy ông có hai đứa con là sĩ quan công an cấp tá, hai là nhân viên cấp xã nhưng không thể đỡ đần cho cha. Tin gia đình ông có hai chiếc xe hơi là… sai vì một là của… con ông, ông sắm xe hơi là để báo hiếu (đưa đón cha mẹ già đi khám – chữa bệnh)!
Các viên chức hữu trách khẳng định, chuyện cấp “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” cho ông Tuấn đã được khảo sát kỹ lưỡng. Trong khoản tiền 250 triệu đồng có 60 triệu do Hội CCB Việt Nam cung cấp, 150 triệu do các “Mạnh Thường Quân” hỗ trợ, 40 triệu do gia đình ông Tuấn góp vào. Còn chuyện Hội CCB huyện Châu Thành loan báo tặng ông Tuấn “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” trị giá 250 triệu và sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu là… chưa chính xác! Hội bịa ra con số đó để có… thành tích (2)!
Cũng vì vậy, cho đến giờ này, việc Ban Chấp hành Trung ương Hội CCB Việt Nam, Hội CCB tỉnh Tây Ninh, Hội CCB huyện Châu Thành, chính quyền huyện Châu Thành, chính quyền xã Thanh Điền phối hợp xem xét, cấp “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” cho ông Tuấn vẫn được xem là không có gì sai.
Một số cơ quan truyền thông của chính quyền mới nhắc lại chuyện, ông Tuấn từng man khai “tham gia kháng chiến chống Mỹ” để nhận trợ cấp bị ảnh hưởng chất độc hóa học trong hai năm từ 2012 đến 2013, khi chuyện vỡ lở, do ông Tuấn “tự kiểm nghiêm khắc” và “tự nguyện” hoàn trả khoản tiền ông đã chiếm đoạt của ngân sách và nêu thắc mắc, vì sao hệ thống chính trị tiếp tục lựa chọn, quy hoạch ông Tuấn làm Ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy Châu Thành và “bố trí” làm Phó Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ này (3)?..
***
So với vô số vụ tai tiếng khác, việc cấp “nhà… nghĩa tình cựu chiến binh” cho ông Tuấn là chuyện rất nhỏ nhưng đối chiếu với những vụ tai tiếng đã từng biết, có thể thấy, tất cả đều giống hệt nhau về bản chất. Thiếu “chất” ấy sẽ không thể có “thời thổ tả”. Gần nhất là thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Trước khi thương vụ này đổ bể và trở thành “đại án”, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, kể cả Thanh tra của chính phủ đều đã từng khẳng định, hoạt động mua – bán đã được thực hiện đúng qui định và diễn ra đúng qui trình! Khi công chúng xôn xao vì sự táo tợn trong hối mại quyền thế (nâng giá trị của AVG lên 14 lần so với giá trị thật) để chiếm đoạt của công quỹ 7.000 tỉ chia chác với nhau, thủ phạm – ông Phạm Nhật Vũ – hưởng khoan hồng vì được tô vẽ là “có nghĩa, có tình”, là “Mạnh Thường Quân” và dư thừa thiện chí “khắc phục hậu quả”.
Tương tự, hình phạt dành cho những Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn,… được quảng bá là “nghiêm minh” nhưng “nghiêm minh” không được phép tiến xa hơn để truy cứu trách nhiệm những tổ chức, cá nhân bất chấp năng lực, tư chất của những Son, những Tuấn,… từng lựa chọn, qui hoạch, bổ nhiệm họ vào những vị trí cao nhất trong cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền, tạo điều kiện cho họ “tác oai, tác quái” tàn tệ hơn. “Nghiêm minh” cũng được “qui hoạch” cẩn thận nên chỉ có một số viên chức hữu trách ở Bộ Thông tin – Truyền thông “giơ đầu chịu báng”, dù can dự rất sâu nhưng tất cả những cá nhân có liên quan ở Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Công an cùng vô can!..
Chú thích
(1) https://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/quan-huyen-di-xe-hoi-van-nhan-nha-tinh-nghia-3393564/
https://www.voatiengviet.com/a/nha-tinh-nghia-nghia-tinh-cuu-chien-binh/5229413.html