Tin khắp nơi – 31/12/2019
Phẫn nộ vì Mỹ không kích,
người biểu tình Iraq tấn công sứ quán Mỹ
Giận dữ vì các đợt không kích gần đây của Mỹ nhắm vào nhóm phiến quân Iraq được Iran hậu thuẫn, người biểu tình vừa tấn công vào khuôn viên sứ quán Mỹ tại Baghdad.
Quân đội Mỹ dùng hơi cay để giải tán đám đông phá tường ngoài của khuôn viên sứ quán, nằm trong Vùng Xanh được bảo vệ kiên cố của thủ đô Iraq.
Tin cho hay một tháp canh cũng bị đốt.
Ít nhất 25 phiến quân của nhóm Kataib Hezbollah đã thiệt mạng khi Mỹ ném bóm các cơ sở có liên quan tới tổ chức này ở Iraq và Syria hôm Chủ nhật 29/12/2019.
Phía Mỹ đổ lỗi cho nhóm phiến quân đã dùng tên lửa tấn công một căn cứ quân sự của Iraq hôm thứ Sáu 27/12, khiến một công nhân viên xây dựng người Mỹ thiệt mạng.
Trump: Lãnh đạo IS chết ‘sau cuộc tấn công của Mỹ’
Tình yêu đồng giới ở Iraq thời chiến
Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi nói các cuộc không kích vi phạm chủ quyền quốc gia của nước ông và buộc Iraq phải xét lại quan hệ với Mỹ.
Chỉ huy trưởng của nhóm Kataib Hezbollah, ông Abu Mahdi al-Muhandis, cảnh báo rằng nhóm này sẽ có phản ứng “rất mạnh mẽ với lực lượng Mỹ ở Iraq”.
Iran mô tả các cuộc tấn công của Mỹ là “một ví dụ rõ ràng của khủng bố”.
Biểu tình hôm Thứ ba diễn ra sau một tang lễ được tổ chức ở thủ đô cho những chiến binh phiến quân bị giết trong các cuộc không kích của Mỹ.
Hàng ngàn người đến đưa tang – trong đó có các lãnh đạo cao cấp của các lực lượng phiến quân và bán quân sự được Iran hậu thuẫn – đã xuống đường tuần hành tới Vùng Xanh, nơi có nhiều văn phòng chính phủ và sứ quán nước ngoài.
Họ được các lực lượng an ninh Iraq cho phép vào khu vực này và tập trung trên đường phố bên ngoài khuôn viên sứ quán Mỹ.
Vẫy cờ Kataib Hezbollah và các ngọn cờ phiến quân khác, hô to khẩu hiệu phản đối Mỹ, người biểu tình ném đá vào cổng chính của sứ quán, và giật các camera an ninh.
Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi người biểu tình phá tường ngoài khuôn viên sứ quán.
Hãng tin AP tường thuật một cánh cổng phụ vào khuôn viên bị đập mở tung, và hàng trăm người đã tiến vào khoảng 5 mét dọc một hành lang dẫn tới khu chính của sứ quán trước khi họ buộc phải rút lui vì quân đội Mỹ xịt hơi cay.
Hiện chưa rõ liệu có nhân viên sứ quán nào ở bên trong khuôn viên lúc vụ tấn công xảy ra. Có tin chưa được kiểm chứng vị đại sứ Mỹ đã được đưa đi trú ẩn.
Sau đó có tin cảnh sát bạo động và quân đội Iraq được điều đến khu vực, và Thủ tướng Abdul Mahdi kêu gọi người biểu tình rời khuôn viên ngay lập tức.
“Bất kỳ hành động hiếu chiến hay gây nhiễu nào đối với các sứ quán nước ngoài đều sẽ bị các lực lượng an ninh tuyệt đối ngăn cấm,” ông Abdul Mahdi nói thêm.
Nhóm Popular Mobilisation, một tổ chức bán quân sự chủ yếu gồm phiến quân Shia được Iran hậu thuẫn, đưa tin 20 người biểu tình bị thương do trúng đạn hay các bình xịt hơi cay.
Trong khi đó, nhóm Kataib Hezbollah kêu gọi biểu tình trước cửa sứ quán Mỹ cho tới khi sứ quán đóng cửa và đại sứ Mỹ bị trục xuất khỏi Iraq, trang web Al-Sumaria đưa tin.
Tổng thống Trump viết trên Twitter: “Iran giết một nhân viên xây dựng Mỹ, làm bị thương nhiều người khác. Chúng tôi đã phản ứng mạnh mẽ, và sẽ luôn luôn như vậy. Giờ đây Iran đang điều hành một cuộc tấn công vào Sứ quán Mỹ ở Iraq. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm đầy đủ. Thêm vào đó, chúng tôi trông đợi Iraq sử dụng lực lượng [an ninh] để bảo vệ sứ quán, và được họ thông báo đã làm vậy!”.
Cũng chưa rõ liệu có nhân viên dân sự ở trong sứ quán khi tấn công xảy ra hay không.
Có tin đại sứ Mỹ Matthew Tueller đã được đưa đi trú ẩn. Nhưng một nguồn tin thân cận với sứ quán cho BBC biết ông Tueller đã rời Iraq trước các vụ không kích hôm Chủ nhật để đi nghỉ Giáng sinh theo kế hoạch.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50957111
Quan hệ Mỹ – Irak căng thẳng
sau vụ oanh kích ở bắc Bagdad
Minh Anh
Hôm nay, 31/12/2019, hàng ngàn người biểu tình tại Irak đã giận dữ tấn công tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad sau vụ chiến dịch oanh kích của không quân Mỹ nhắm vào những căn cứ của các lực lượng vũ trang Irak, thân Iran làm 25 người chết.
Tổng thống Mỹ, Donald Trump ngay lập tức lên án chính quyền Teheran đứng sau vụ tấn công này, đồng thời kêu gọi phía Bagdad phải có các biện pháp bảo vệ đại sứ quán Mỹ.
Trong khi đó, chính quyền Bagdad ngày 30/12/2019 lên tiếng đòi « xem xét lại mối quan hệ và khuôn khổ làm việc » với Washington, hiện đang có đến 5.200 binh sĩ đồn trú tại Irak. Chính phủ Irak cho biết sẽ triệu mời đại sứ Mỹ để phản đối. Washington lên tiếng biện minh là đã hành động để bảo vệ « tính mạng các binh sĩ và các nhà ngoại giao của mình ».
Từ Washington, thông tín viên đài RFI, Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
Một quan chức cao cấp Mỹ, xin giấu tên tuyên bố với báo chí rằng ʺđó chỉ là một hành động tự vệ nhằm bảo vệ người Mỹ tại Irakʺ. Người này sau đó còn nói là ʺchính phủ Irak phải có bổn phận bảo vệ người Mỹ hiện đang có mặt trên lãnh thổ nước này. Thế nhưng, Irak đã không có những biện pháp thích đáng để thực hiệnʺ.
Một nhà thầu phụ Mỹ đã bị hạ sát hôm thứ Sáu 27/12/2019 tại Irak và 11 vụ tấn công nhắm vào các căn cứ quân sự nơi đồn trú các lực lượng liên quân đã diễn ra trong những tháng gần đây. Hoa Kỳ quy trách nhiệm các vụ tấn công này cho các phe phái thân Iran và chính họ là những mục tiêu oanh kích của không quân Mỹ.
Washington khẳng định muốn tránh leo thang căng thẳng với Teheran. Thứ trưởng Ngoại Giao phụ trách Trung Đông đánh giá ʺđây là một vụ đáp trả cứng rắn nhưng có chừng mựcʺ. Theo ông, ʺđiều quan trọng là gởi đi một thông điệp rất rõ ràng là chúng tôi coi trọng tính mạng các công dân Mỹ. Nhưng chúng tôi không tìm cách leo thang với Iranʺ.
Cố vấn Nhà Trắng:
Thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ‘sẽ được ký sớm’
Hôm 30/12, Cố vấn thương mại của Nhà Trắng cho biết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ được ký kết vào tuần tới, nhưng thông tin chính xác sẽ do Tổng thống Donald Trump hoặc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố, theo Reuters.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, trong một cuộc phỏng vấn trên đài Fox News, đã trích dẫn một báo cáo cho hay Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến thăm Hoa Kỳ trong tuần này để ký thỏa thuận, nhưng ông không xác nhận tin này.
Cũng hôm 30/12, báo South China Morning Post (SCMP) dẫn một nguồn tin cho biết: “Washington đã gửi thư mời và Bắc Kinh đã chấp nhận lời mời”.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Nhà Trắng chưa phản hồi với báo giới về bản tin này. Bản tin còn cho biết phái đoàn Trung Quốc có khả năng ở lại Hoa Kỳ cho đến giữa tuần tới.
Hai bộ Thương mại và Ngoại giao của Trung Quốc hôm 31/12 cũng từ chối bình luận về tin tức của SCMP.
“Chúng tôi có thể ký thỏa thuận trong vòng một tuần tới hoặc vào khoảng như vậy – chúng tôi chỉ đang chờ bản dịch”, ông Navarro nói với đài Fox.
Ông Navarro cho biết thỏa thuận này sẽ được công khai hóa “sớm nhất có thể”, và ông không mong đợi bất kỳ sự cố chấp nào có thể xảy ra. “Về cơ bản, chúng ta chỉ cần chờ dịch nó sang tiếng Trung và kiểm tra kỹ để cả hai phiên bản khớp nhau”, ông nói thêm.
Thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung dài 86 trang bao gồm các chi tiết về sở hữu trí tuệ, “một khởi đầu tốt” về chuyển giao công nghệ bắt buộc và “một số câu chữ hữu hảo về thao túng tiền tệ”, ông Navroro nói.
Khảo sát Gallup: Lần đầu tiên Trump, Obama
cùng là ‘người đáng ngưỡng mộ nhất’
Một cuộc thăm dò hàng năm của Gallup cho thấy Tổng thống Trump lần đầu tiên cùng giành danh hiệu “người đàn ông đáng ngưỡng mộ nhất” với cựu Tổng thống Barack Obama.
Cuộc thăm dò của Gallup được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến 15 tháng 12 với câu hỏi mở về ai là những người đàn ông và phụ nữ còn sống đáng ngưỡng mộ nhất.
Cả hai ông Trump và Obama đều nhận được 18%, trong khi 11% người tham gia chọn những người mà họ biết và 25% không chọn ai cả.
Đây là lần đầu tiên ông Trump lọt vào đầu danh sách, và là lần thứ 12 của ông Obama, giúp cựu tổng thổng này đạt kỷ lục và ngang bằng với dấu ấn của cựu Tổng thống Dwight Eisenhower.
Những người khác trong tốp 10 đứng đầu danh sách năm nay là cựu Tổng thống Jimmy Carter, doanh nhân Elon Musk, tỉ phú Bill Gates, Giáo hoàng Phanxicô, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Dân biểu Adam Schiff, và tỉ phú Warren Buffett. Không ai trong số họ nhận được hơn 2%.
Cuộc thăm dò lấy mẫu từ 1.025 người tham gia thuộc tất cả 50 tiểu bang và thủ đô Washington, trong độ tuổi từ 18 trở lên, và được thực hiện qua điện thoại.
Bà Michelle Obama chiếm vị trí hàng đầu về phụ nữ đáng ngưỡng mộ, với 10% bình chọn cho bà. Đệ nhất phu nhân Melania Trump đứng thứ hai với 5%.
(FOX, CBS)
Quốc Hội Mỹ kiên quyết
vạch mặt Trung Quốc trên vấn đề Tân Cương
Mai Vân
Sau khi đã thành công trong việc “thúc ép” tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật mà họ đã thông qua, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một ngón đòn thứ hai đánh vào Bắc Kinh, lần này trên vấn đề Tân Cương. Cách thức tiến hành cũng giống như trường hợp bộ luật về Hồng Kông, tức là đảm bảo sao cho dự luật được thông qua với một đa số rộng rãi đến mức mà dù muốn phủ quyết, nhưng tổng thống Trump sẽ không thể làm nếu không muốn lâm vào cảnh quyết định của ông bị Quốc Hội bác bỏ đúng theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.
Trong bài phân tích mang tựa đề “Quốc Hội (Mỹ) muốn buộc ông Trump mạnh tay trên vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và xa hơn nữa”, nhật báo Mỹ The New York Times ngày 27/12/2019 đã nêu bật kế hoạch của giới lập pháp Mỹ là sẽ thông qua một đạo luật – mà tổng thống không thể phủ quyết – ngay vào năm 2020 nhằm trừng phạt Trung Quốc về việc đối xử vô nhân đạo với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Cả hai đảng đều đồng lòng chống Trung Quốc
Theo tờ báo Mỹ, trong một động thái thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm hoi, các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang lên một kế hoạch nhằm cố gắng buộc tổng thống Trump có lập trường cứng rắn hơn về nhân quyền ở Trung Quốc, và sẵn sàng ký luật trừng phạt các quan chức hàng đầu Trung Quốc về tội đã giam giữ hơn một triệu người Hồi Giáo trong các trại giam được gọi một cách mỹ miều là trại huấn nghệ.
Sở dĩ Quốc Hội Mỹ phải suy tính đến việc thúc ép và trói buộc ông Trump, đó là vì họ càng lúc càng thất vọng trước việc đương kim tổng thống Mỹ không sẵn sàng thách thức Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền, mặc dù trong năm đã có biết báo báo cáo, phúc trình cụ thể, nêu rõ các hành vi tàn bạo của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo ở Tân Cương. Thậm chí ông Trump còn không muốn nêu những vấn đề này ở cấp độ thế giới.
Để thúc đẩy ông Trump hành động đối với Trung Quốc, các nhà lập pháp có kế hoạch thông qua đạo luật trừng phạt Bắc Kinh về tội đàn áp người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, với một đa số ủng hộ rộng rãi để buộc tổng thống phải ký nếu không muốn bị Quốc Hội qua mặt trước cuộc bầu cử năm 2020.
Một phiên bản của dự luật, mang tên Đạo luật Chính Sách Nhân Quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighur Human Rights Policy Act), đã được cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện thông qua trong năm nay, nhưng con đường đến Nhà Trắng đã gặp trở ngại do vấn đề thủ tục.
Theo New York Times, vấn đề nhân quyền giành được sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm có trong Quốc Hội Mỹ, và nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa đã bất đồng ý kiến với tổng thống Trump về vấn đề này, cho dù họ luôn luôn ủng hộ ông trên gần như mọi vấn đề khác, kể cả viêc bảo vệ ông chống lại thủ tục luận tội để truất phế.
Theo ghi nhận của thượng nghị sĩ Marco Rubio, thuộc đảng Cộng Hòa ở bang Florida, thì một số người cho rằng chính quyền đã lơ là vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn. Suy nghĩ đó có thể là không đúng, nhưng rõ ràng là số người nghĩ như vậy đã tăng lên và họ cho rằng Quốc Hội cần phải can dự vào hồ sơ này.
Vào tháng 11 vừa qua, Quốc Hội đã nhất trí thông qua luật ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, buộc ông Trump phải ký dự luật. Là người từng nói rằng ông là người “đứng bên” lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump có nguy cơ bị Quốc Hội phản bác và bị chỉ trích là yếu kém đối với Trung Quốc nếu ông phủ quyết luật về Hồng Kông.
Ông Trump do đó đã phải ký ban hành dự luật, tuy nhiên, ông đã đưa ra một tuyên bố cho biết rằng ông sẽ vận dụng đặc quyền của hành pháp trong việc thực thi các điều khoản của đạo luật mà ông buộc phải ký.
Nhân quyền Trung Quốc: Vấn đề mà tổng thống Mỹ xem nhẹ
Một số vấn đề nhân quyền thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng mạnh hơn là những vấn đề khác, và Trung Quốc nằm trong diện này. Số người cứng rắn với Trung Quốc ngày càng đông cả ở trong Quốc Hội lẫn trong chính quyền, trong lúc tỷ lệ người dân coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng.
Mặc dù Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cuộc đàn áp người Hồi Giáo, bản thân ông Trump hầu như không nói gì.
Vào tháng 7 vừa qua, Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, một giáo sư người Duy Ngô Nhĩ bị Trung Quốc kết án tù năm 2014, đã cùng với các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo khác đến gặp ông Trump trong Phòng Bầu Dục. Khi cô cố gắng giải thích các trại cho ông Trump, ông tỏ ra không biết gì về tình hình…
Bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách Trung Quốc tại tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW châm biếm: “Tìm được bằng chứng về mối quan tâm thực thụ của ông Trump đối với vấn đề nhân quyền thật là khó”. Theo chuyên gia này, về Trung Quốc, tối thiểu ra là tổng thống Trump nên ngừng việc mô tả một lãnh đạo độc đoán, hà khắc như là một “anh chàng tuyệt vời” vì làm như vậy tức là cho chính quyền Trung Quốc cơ hội lựa chọn giữa đặc tính được ông Trump mô tả với những nhận xét nghiêm khắc hơn đến từ các quan chức cấp cao khác của Hoa Kỳ.
Ông Trump, người đã chỉ trích Trung Quốc về các hoạt động kinh tế của mình, đã kiềm chế không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các trại giam ở Tân Cương vì sợ gây nguy hiểm cho cơ hội đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.
Nhiều cộng sự viên hàng đầu và các nhà lập pháp từ cả hai đảng đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt, nhưng Bộ Tài Chính đã phản đối. Đạo luật Duy Ngô Nhĩ, do thượng nghị sĩ Rubio và dân biểu Christopher H. Smith (đảng Cộng Hòa ở bang New Jersey) bảo trợ, sẽ buộc ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Trần Toàn Quốc, quan chức hàng đầu của Đảng Cộng Sản ở Tân Cương, nơi có các trại.
Vào tháng 10, chính quyền Trump đã đưa một số doanh nghiệp và tổ chức an ninh Trung Quốc vào danh sách đen về thương mại vì vai trò của họ trong các vụ truy bức người Hồi Giáo, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đó là một hình phạt quá nhẹ.
Bolivia và Tây Ban Nha,
« cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt »
Minh Anh
Quan hệ song phương giữa Tây Ban Nha và Bolivia ngày càng trở nên tồi tệ. Chính quyền Madrid ngày 30/12/2019 thông báo ba nhân viên ngoại giao của Bolivia là những « nhân vật không được hoan nghênh », nhằm đáp trả quyết định trục xuất hai nhà ngoại giao Tây Ban Nha của chính phủ Bolivia.
QUẢNG CÁO
Chính quyền La Paz tố cáo Madrid tìm cách đưa một nhân vật thân cận của cựu tổng thống Evo Moralès ra khỏi Bolivia. Nhân vật này đã tị nạn trong tòa đại sứ Mêhicô và đang bị chính phủ quyền tổng thống Jeanine Anez truy nã.
Từ Madrid, thông tín viên François Musseau giải thích :
« Quan hệ ngoại giao giữa Tây Ban Nha và Bolivia vẫn còn hữu hảo cho đến ngày 10/11/2019, vào lúc mà chính phủ mới ở La Paz ngày càng có quan điểm cứng rắn sau đợt cựu tổng thống Evo Moralès đi tị nạn. Theo quyền tổng thống, bà Jeanine Anez, Tây Ban Nha dường như đã can thiệp vào chuyện nội bộ nước này, nhất là qua vụ bí mật thăm các thành viên của chính phủ tiền nhiệm hiện đang tị nạn tại tòa đại sứ Mêhicô ở La Paz.
Hệ quả là hai nhà ngoại giao của Tây Ban Nha buộc phải rời khỏi Bolivia, bà đại biện lâm thời Borreguero và ông lãnh sự Fernandez. Để trả đũa, Madrid đã làm tương tự khi chỉ rõ đường về cho ba nhà ngoại giao Bolivia tại Tây Ban Nha. Chính phủ do đảng xã hội của ông Pedro Sanchez cầm quyền đã yêu cầu chính quyền la Paz nên bình tâm lại và không nên làm tổn hại thêm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Trong hậu trường, Madrid không che giấu thái độ nghi kỵ đối với chính quyền Bolivia. Chính phủ tạm thời hiện nay cam kết tổ chức bầu cử sau khi chế độ Evo Moralès sụp đổ, nhưng chính phủ thủ tướng Pedro Sanchez tin rằng cuộc bầu cử này sẽ không diễn ra. »
Cựu lãnh đạo Renault-Nissan Carlos Ghosn
trốn khỏi Nhật Bản qua Liban
Trọng Nghĩa
Quả đúng là một tin chấn động. Tối hôm qua, 30/12/2019, báo chí tại Liban bất ngờ tiết lộ thông tin : Ông Carlos Ghosn, cựu lãnh đạo tập đoàn xe hơi Renault-Nissan đã có mặt tại Liban, cho dù trên nguyên tắc ông bị quản chế tại Nhật Bản trong khi chờ đợi phiên tòa xét xử về bốn tội danh tham ô tài chính.
Phát biểu vào hôm nay 31/12, cựu tổng giám đốc liên doanh Renault-Nissan, một người mang ba quốc tịch Brazil, Liban và Pháp, đã xác nhận sự hiện diện của ông tại Liban và khẳng định rằng ông không còn là “con tin của một hệ thống tư pháp Nhật Bản thiên vị, nơi mà sự giả định có tội chiếm ưu thế”. Ông không cho rằng mình đã trốn tránh luật pháp mà chỉ “tự giải phóng mình khỏi tình trạng bất công và đàn áp chính trị”.
Tại Nhật Bản, luật sư chính của ông Carlos Ghosn đã thú nhận rằng ông đã “chết lặng” khi biết tin thân chủ của mình rời Nhật Bản.
Là người đã có công lớn trong việc vực dậy tập đoàn xe hơi Nhật Bản Nissan, Carlos Ghosn đã bị bắt tại Tokyo vào ngày 19/11/2018 và bị truy tố tại Nhật Bản về tội lạm dụng tín nhiệm và che giấu thu nhập. Ông đang chờ phiên tòa xét xử dự trù trong năm 2020.
Sau nhiều tháng bi giam giữ tại Nhật Bản, ông đã được tại ngoại lần đầu tiên vào tháng Ba năm 2019, trước khi bị bắt trở lại vào đầu tháng Tư, rồi lại được tại ngoại một lần nữa với một chế độ quản thúc nghiêm ngặt từ cuối tháng Tư.
Kể từ khi bị bắt, các luật sư và gia đình của ông đã chỉ trích mạnh mẽ các điều kiện giam giữ ông và cách thức mà ngành Tư Pháp Nhật Bản xử lý các thủ tục tố tụng trong vụ án này.
Về phần mình, ông Ghosn đã tố cáo một âm mưu từ phía tập đoàn xe hơi Nhật Bản Nissan, ám hại ông để ngăn chặn một đề án liên kết chặt chẽ hơn với tập đoàn Pháp Renault.
Điều vẫn chưa rõ ràng là làm thế nào mà ông Ghosn đã trốn được ra khỏi nước Nhật để về đến Liban. Theo thông tín viên RFI Paul Khalifeh tại Beyrouth, báo chí Liban đã cố gắng tìm hiểu thêm về vụ trốn thoát ly kỳ này :
Theo nhật báo tiếng Ả Rập al-Akhbar nổi tiếng là thạo tin, chiến dịch bí mật đưa ông Carlos Ghosn ra khỏi Nhật Bản đã được một công ty an ninh tư nhân lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện.
Tờ báo cho biết nhà cựu lãnh đạo của Renault-Nissan đã nhập cảnh Liban bằng hộ chiếu Pháp vào đêm 30 rạng sáng 31/12 trên một chiếc phi cơ riêng đến từ Istanbul. Nhiều nguồn tin khác thì cho rằng ông đến thủ đô Liban trước đó một hôm, tức là tối hôm 29, rạng sáng 30.
Kênh truyền hình LBC đã cho biết thêm một chi tiết lý thú. Ông Carlos Ghosn được cho là đã trốn trong một chiếc thùng gỗ để đi từ Nhật Bản qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Dẫu sao thì rõ ràng là một hoạt động có quy mô và độ phức tạp như chiến dịch giải cứu ông Ghosn đòi hỏi phải có những phương tiện thật dồi dào và rất nhiều người giúp, ít ra là tại cả ba nước có liên quan là Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Liban.
Một nguồn tin an ninh Liban được đài quốc tế Pháp RFI phỏng vấn cho biết rằng chính quyền Beyrouth gần như phải đối mặt với một tình trạng đã rồi. Họ chỉ được thông báo về sự hiện diện của ông Carlos Ghosn một thời gian rất ngắn trước khi phi cơ của ông hạ cánh.”
Tháp Big Ben mới được nâng cấp
sẽ đổ chuông trong năm mới ở Luân Dôn
Tiếng chuông Big Ben của Anh Quốc trong tháp đồng hồ nổi tiếng của nghị viện sẽ vang lên vào lúc nửa đêm vào đêm giao thừa, đánh dấu sự khởi đầu của một năm. Đây là lần đầu tiên kể từ khi khuôn mặt mới của Big Ben được tiết lộ từ dưới giàn giáo khi đang trong quá trình khôi phục.
Trong quá trình này, Tháp Elizabeth cao 96 mét, một trong những tòa nhà được chụp ảnh nhiều nhất ở Anh Quốc, được bao bọc trong giàn giáo khi bốn mặt đồng hồ được trang trí lại, những phần bằng sắt được sơn mới, phần đá chạm khắc tinh xảo được làm sạch và sửa chữa.
Vào tháng 3, một phần của giàn giáo được gỡ bỏ, cho thấy đồng hồ cùng phần số màu đen và kim đồng hồ được sơn lại thành màu xanh, phù hợp với màu nguyên bản. Kể từ khi việc phục hồi bắt đầu vào năm 2017, Big Ben gần như im lặng, chỉ ngân vang cho các sự kiện quan trọng. Chiếc đồng hồ này đổ chuông lần cuối vào Ngày Tưởng niệm vào ngày 11 tháng 11.
Quốc hội cho biết chiếc chuông sẽ được thử nghiệm nhiều lần trong giai đoạn trước Giao thừa. Việc khôi phục dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2021 và sẽ được nối tiếp bởi chương trình phục hồi trị giá 4 tỷ bảng Anh (5.2 tỷ mỹ kim) cho toàn bộ tòa nhà nghị viện. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thap-big-ben-moi-duoc-nang-cap-se-do-chuong-trong-nam-moi-o-luan-don/
Tranh cãi Nga-Ba Lan căng thẳng leo thang
về Thế chiến II
Cuộc tranh cãi giữa Nga và các nước EU về những nguyên nhân làm nổ ra Đệ nhị Thế chiến tiếp tục leo thang, với việc một quan chức hàng đầu của Nga lên án đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan.
Chủ tịch Quốc hội Vyacheslav Volodin đăng trên Twitter rằng Đại sứ Georgette Mosbacher đang “sỉ nhục” người Nga và người Mỹ.
Hôm thứ Hai, bà Mosbacher viết: “Thưa Tổng thống Putin, Hitler và Stalin đã cấu kết để mở đầu Đệ nhị Thế chiến.”
Ông Putin đột nhiên nổi giận với Ba Lan
Người giúp Vladimir Putin trở thành tổng thống
Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh
Ông Vladimir Putin nói rằng Ba Lan và các đồng minh đang bóp méo lịch sử.
Trong cuộc họp báo kéo dài hôm 9/12, ông nói rằng “hoàn toàn không thể chấp nhận được và thiếu chính xác” khi đổ đồng trách nhiệm giữa nhà lãnh đạo Phát xít Đức Adolf Hitler và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trong việc làm bùng nổ chiến tranh.
Ông Putin nói rằng ông đã yêu cầu xem các hồ sơ lưu trữ của Liên Xô để viết một bài báo về chủ đề này – cuộc xâm lược của Phát xít Đức vào Ba Lan hôm 01/9/1939.
Ông nói rằng các cường quốc phương Tây và Ba Lan đã nhân nhượng vô lối trước sự hung hăng của Hitler với việc để Đức Phát xít chiếm Tiệp Khắc vào năm 1938.
Cuộc xâm chiếm Ba Lan của phe phát xít diễn ra chỉ một tuần sau khi Ngoại trưởng của Hitler Joachim von Ribbentrop và Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov ký hiệp ước bất tương xâm hôm 23/8/1939 khiến cả thế giới kinh ngạc.
Một điều khoản bí mật trong hiệp ước đã phân chia Đông Âu thành phần chịu ảnh hưởng của Phát xít và của Nga, cho phép hai nhà độc tài – một phát xít và một cộng sản – chiếm đóng và phân chia Ba Lan.
Bà Mosbacher viết trên twitter rằng Ba Lan là nạn nhân của hai kẻ độc tài.
Đông Âu làm tôi đổi lý tưởng ‘từ cộng sản sang dân chủ’
Khi công an chẳng bảo vệ nổi chế độ Đông Đức
30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’
Berlin 28 năm chia cắt và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây
Tuy nhiên, ông Volodin, một người thân cận với ông Putin, nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có lẽ cần phải đảm bảo để một vị đại sứ như bà Mosbacher phải có đủ kiến thức về lịch sử một quốc gia trước khi cử bà tới đó công tác.
Ông Putin đã làm sống lại các biểu tượng Liên Xô thời chiến, và các bức chân dung ông Stalin được trình bày khá phổ biến tại nước Nga.
Năm 2020 sẽ là năm kỷ niệm lần thứ 75 quân Đồng minh chiến thắng Phát xít Đức.
Hơn 20 triệu công dân Liên Xô đã thiệt mạng trong cái mà Nga gọi là “Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại” sau khi Phát xít Đức xâm chiếm Liên Xô vào năm 1941.
Cha của ông Putin đã phục vụ trong lực lượng cảnh sát mật NKVD của Stalin, và bị thương nặng trong chiến tranh, hồi 1942.
Cuộc tranh cãi đã leo thang thế nào?
Thứ Hai 30/12: Bên cạnh nội dung tweet của đại sứ Hoa Kỳ, đại sứ Đức tại Ba Lan là Rolf Nikel cũng gây sóng với một tin tweet: “Hiệp ước Molotov-Ribbentrop nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lăng của Phát xít Đức vào Ba Lan. Liên Xô cùng với Đức đã tham dự vào việc xâu xé tàn bạo đối với Ba Lan.”
29/12: Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ra một thông cáo, cáo buộc ông Putin đã dùng vấn đề Đệ nhị Thế chiến làm phương tiện che giấu những bước thụt lùi gần đây của Nga trên trường quốc tế, chẳng hạn như bị lệnh trừng phạt thể thao do sử dụng doping. Ông Morawiecki nói “Tổng thống Putin đã nói dối về Ba Lan trong một số lần.”
27/12: Bộ Ngoại giao Ba Lan triệu tập đại sứ Nga tới để phản đối, nhắc lại rằng cuộc chiến nổ ra bắt đầu là từ hiệp ước Phát xít Đức – Liên Xô, và rằng Ba Lan đã mất khoảng sáu triệu công dân trong cuộc chiến.
19/9: Nghị viện Âu châu ra nghị quyết có ý nghĩa chính trị quan trọng, nhưng không mang tính pháp lý, thúc giục các nước EU “làm rõ ràng và đánh giá về mặt nguyên tắc đối với các tội ác và hành động xâm chiếm hung hăng của các chế độ cộng sản toàn trị và chế độ Phát xít”. Nghị quyết này mô tả cuộc chiến là “kết quả trực tiếp” của thỏa thuận Phát xít – Liên Xô hồi 1939.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50958742
Nga và Ukraina đạt được thỏa thuận khí đốt
vào phút chót
Thụy My
Đêm qua rạng sáng nay 31/12/2019, Kiev và Matxcơva đã ký kết một hợp đồng về vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu thông qua Ukraina, sau nhiều cuộc đàm phán gay go. Thỏa thuận vào phút chót này đã xóa đi nỗi lo về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới ngay giữa mùa đông.
Theo hợp đồng, Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu ít nhất 5 năm nữa, qua hệ thống ống dẫn đi ngang qua lãnh thổ Ukraina. Sang năm, tập đoàn Gazprom của Nga sẽ chuyển ít nhất 65 tỉ mét khối khí đốt, và sau đó 40 tỉ mét khối từ 2021 đến 2025. Ukraina sẽ thu được tổng cộng trên 7 tỉ đô la.
Trước đó hai bên đã ký một thỏa thuận khung hôm 20/12, sau nhiều tháng thương lượng với sự tham gia của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên để đạt đến thỏa thuận chính thức, các cuộc đàm phán liên tục diễn ra rất căng thẳng trong năm ngày vừa qua tại Vienna, gây lo ngại đổ vỡ vào phút cuối khiến châu Âu đột ngột bị mất nguồn khí đốt từ Nga.
Đây là một phần của một thỏa thuận lớn hơn, theo đó Gazprom hôm thứ Sáu 27/12 đã trả 2,9 tỉ đô la tiền phạt cộng với lãi cho tập đoàn Naftogaz của Ukraina để chấm dứt vụ kiện tụng trước tòa án quốc tế.
Hợp đồng vừa ký đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ đôi bên, đã xấu hẳn đi qua 5 năm xung đột tại vùng Donbass và việc Nga sáp nhập Crimée của Ukraina.
Trong khi đó Kiev chuẩn bị đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào thứ Sáu 3/1 tới. Đây là quan chức Mỹ cao cấp nhất đến Ukraina, sau xì-căng-đan nổ ra hồi tháng Chín dẫn đến việc tổng thống Donald Trump bị Hạ Viện Hoa Kỳ khởi động tiến trình truất phế. AFP cho biết một trong các nhân chứng là đại sứ tạm quyền tại Kiev, William Taylor sẽ rời Ukraina trước đó để khỏi chạm mặt Mike Pompeo, vốn là người tích cực bảo vệ ông Donald Trump.
Ngoại trưởng Pompeo sẽ hội đàm với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, và theo bộ Ngoại Giao Mỹ, ông sẽ « nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ, không gì lay chuyển được của Hoa Kỳ trước sự hung hăng của Nga, về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina ».
Kim Jong Un lệnh áp ‘các biện pháp tích cực
và tấn công’ trước hạn chót với Mỹ
Trong bản tin hôm nay (30/12), KCNA cho biết, yêu cầu trên được nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra tại cuộc họp của đảng cầm quyền cuối tuần qua.
Chủ tịch Kim Jong Un triệu tập cuộc họp gồm các quan chức cấp cao của đảng Lao động cầm quyền, để thảo luận các vấn đề chính sách giữa lúc căng thẳng về hạn chót, trước hạn chót cuối năm 2019 mà ông đặt ra cho Mỹ phải nhượng bộ trong đàm phán nhằm giải giáp chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Tại buổi họp ngày 29/12 ở Bình Nhưỡng, ông Kim yêu cầu hành động ở các lĩnh vực đối ngoại, công nghiệp đạn dược và các lực lượng vũ trang, nhấn mạnh sự cần thiết phải “thực hiện các biện pháp tích cực và tấn công để đảm bảo đầy đủ chủ quyền và an ninh của đất nước”, theo KCNA.
KCNA cho biết thêm, ông Kim cũng bàn về quản lý nhà nước và các vấn đề kinh tế trước các đòn cấm vận quốc tế liên quan chương trình vũ khí. Ông “đề ra các nhiệm vụ phải khẩn cấp chỉnh đốn tình hình nghiêm trọng của các ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc gia”.
KCNA cho biết cuộc họp vẫn chưa kết thúc.
Mới đây, chính quyền Kim Jong Un thúc giục Washington phải đưa ra cách tiếp cận mới để nối lại đàm phán hạt nhân, cảnh báo Bình Nhưỡng có thể đi theo “một con đường mới” nếu Mỹ không đáp ứng các yêu sách đó.
Một số chỉ huy quân đội Mỹ nhận định “con đường mới” của Triều Tiên có thể bao gồm thử nghiệm tên lửa tầm xa – việc mà Triều Tiên đã ngưng làm từ năm 2017, và các vụ thử đầu đạn hạt nhân.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm 29/12 nói rằng Washington sẽ “vô cùng thất vọng” nếu Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân hoặc tên lửa. Ông tuyên bố Mỹ sẽ có hành động thích hợp với tư cách là cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế.
Thời gian qua, Mỹ đã mở nhiều kênh liên lạc với Triều Tiên và hy vọng ông Kim Jong Un sẽ tuân thủ các cam kết phi hạt nhân hóa đã nhất trí tại các hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, theo cố vấn O’Brien.
Reuters đưa tin, ở New York, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp không chính thức trong ngày 30/12 đề bàn về một đề xuất của Nga và Trung Quốc là nới lỏng cấm vận đối với Triều Tiên.
Trước đó trong tháng 12, Moscow và Bắc Kinh đã soạn một dự thảo nghị quyết, theo đó dỡ bỏ một số cấm vận để tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Bình Nhưỡng và Washington. Cấm vận áp vào các ngành công nghiệp vốn mang lại hàng trăm triệu đôla cho Triều Tiên mỗi năm đã được thực thi từ năm 2016 và 2017 nhằm cắt bỏ nguồn vốn rót cho các chương trình tên lửa và hạt nhân nước này.
Liệu ông Un có dám tấn công trước?
Kim Jong-un yêu cầu quân đội Triều Tiên có các biện pháp “chủ động và tấn công” để đảm bảo an ninh trước hạn chót cuối năm.
Yêu cầu này được Kim Jong-un đưa ra với các lĩnh vực đối ngoại, công nghiệp quốc phòng và các lực lượng vũ trang nhằm đảm bảo chủ quyền và an ninh đất nước khi phát biểu tại hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban trung ương khoá 7 đảng Lao động Triều Tiên (WPK) hôm 29/12, theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA).
Hội nghị được triệu tập từ hôm 28/12 để WPK thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng, khi hạn chót cuối năm về vấn đề phi hạt nhân hóa mà nước này đặt ra với Mỹ đang đến gần. Tuy nhiên, KCNA không nói rõ các biện pháp mà Kim Jong-un muốn quân đội và các cơ quan ngoại giao thực hiện trong thời gian tới là gì.
Tại hội nghị, ông Kim cũng thảo luận các vấn đề về quản lý nhà nước và kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế Triều Tiên đang bị bóp nghẹt bởi các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hợp Quốc. Ông “đã trình bày các nhiệm vụ để khắc phục khẩn cấp tình trạng yếu kém của các ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia”, KCNA cho hay.
Bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại khi đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Triều Tiên kêu gọi Mỹ có cách tiếp cận mới nhằm nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trước cuối năm nay, cảnh báo rằng họ có thể đi một con đường mới nếu Mỹ không đáp ứng các kỳ vọng của mình.
Hiện Triều Tiên chưa nói rõ nước này sẽ làm gì nếu Mỹ không đề ra các biện pháp đàm phán mang tính đột phá trước ngày 31/12. Tuy nhiên, các quan chức quân đội Mỹ cho rằng Triều Tiên có thể tiến hành một số hành động khiêu khích như phóng vệ tinh hoặc thử tên lửa tầm xa, thậm chí thử vũ khí hạt nhân.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien ngày 29/12 tuyên bố Washington sẽ cực kỳ thất vọng nếu Bình Nhưỡng thử tên lửa tầm xa hoặc hạt nhân. Mỹ đã mở các kênh liên lạc với Triều Tiên và hy vọng
Kim Jong-un sẽ thực hiện các cam kết về phi hạt nhân hóa đã đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump.
http://biendong.net/bi-n-nong/32383-lieu-ong-un-co-dam-tan-cong-truoc.html
Sau Giáng sinh,
“Thông điệp Năm mới” của Triều Tiên là gì?
Sau khi Giáng sinh kết thúc mà không có món quà nào từ Triều Tiên dành cho Mỹ, “thông điệp năm mới” là điều mà dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 29/12 kêu gọi lực lượng quân sự và ngoại giao chuẩn bị các biện pháp để bảo vệ an ninh và chủ quyền của đất nước, trước hạn chót cuối năm để chính quyền Mỹ đưa ra nhượng bộ cứu vãn các cuộc đàm phán hạt nhân.
Sau khi Giáng sinh kết thúc mà không có món quà nào từ Triều Tiên dành cho Mỹ, “thông điệp năm mới” là điều mà Mỹ cũng như dư luận thế giới đang đặc biệt quan tâm.
Đảng Lao động Triều Tiên đang có các cuộc họp thảo luận về biện pháp nhằm đảm bảo chủ quyền và an ninh. Hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên không thông tin bất cứ quyết định cụ thể nào được đưa ra tại cuộc họp, hoặc đề cập tuyên bố nào của Nhà lãnh đạo Triều Tiên về Mỹ. Tuy nhiên, Hãng này trích dẫn tuyên bố của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, “nhấn mạnh sự cần thiết phải có biện pháp tích cực và chủ động để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của đất nước trong tình hình hiện nay, đồng thời đưa ra chỉ thị trong lĩnh vực đối ngoại, công nghiệp quốc phòng và lực lượng vũ trang”.
Kỳ họp toàn thể của đảng Lao động Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh thời hạn chót vào cuối năm nay mà Triều Tiên đặt ra với Mỹ trong đàm phán hạt nhân đã đến rất gần. Giáng sinh đã qua mà không có “món quà” như lời tuyên bố của Triều Tiên dành cho Mỹ. Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, các bước đi của Triều Tiên rất khó đoán định. Mục tiêu của Triều Tiên trong gần 2 năm qua thúc đẩy đối thoại với Mỹ để nới lỏng các biện pháp trừng phạt qua đó phát triển kinh tế, dường như chưa hiệu quả. Điều này buộc Triều Tiên phải tuyên bố lựa chọn “con đường mới”. Nhận định về bước đi tiếp theo của Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhận định: “Tôi nghĩ rằng Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa nếu họ không cảm thấy hài lòng. Tôi đã theo dõi liên tục tình hình trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua. Tôi đã quen với chiến thuật của họ. Tôi nghĩ điều cần thiết đó là ngồi xuống và thảo luận về một thỏa thuận chính trị giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây là cách tốt nhất để thúc đẩy tình hình hiện nay”.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là con đường mới của Triều Tiên sẽ là thế nào?
“Tiếp tục theo đuổi đối thoại” hay quay lại thời kỳ phát triển vũ khí hạt nhân “với lửa và giận dữ” trên Bán đảo Triều Tiên? Con đường mới cũng có thể là “chính sách cứng rắn mới” với Mỹ, theo đó Triều Tiên không theo đuổi yêu cầu giảm các biện pháp trừng phạt để thúc đẩy phát triển kinh tế, thay vào đó tiếp tục theo đuổi học thuyết đất nước tự lực, tự cường của một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, có khả năng lớn Triều Tiên sẽ tiếp tục con đường sở hữu và phát triển vũ khí hạt nhân, coi đây là vũ khí lợi hại trên bàn đàm phán. Ông Koh Yu-hwan – Giáo sư trường đại học Dongguk, Hàn Quốc nhấn mạnh, Triều Tiên khó có khả năng bỏ con bài hạt nhân chiến lược và thay vào đó sẽ là một kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân đi cùng với phát triển kinh tế.
Giáo sư Shin Beom Chul thuộc Viện nghiên cứu chính sách Hàn Quốc cũng cho rằng Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phát đi một thông điệp quan trọng trong bài phát biểu năm mới. Thúc đẩy quốc phòng và răn đe hạt nhân có thể là điều mà Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đề cập trong bài phát biểu. Giáo sư cũng nhận định, với mục tiêu của Triều Tiên là tăng cường khả năng quân sự, nước này sẽ tiếp tục thử các tên lửa mới trong tương lai.
Lựa chọn của Triều Tiên trong năm 2020 sẽ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, cả về địa chính trị và quân sự, trước các biện pháp phản ứng của Mỹ. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản dường như đã chuẩn bị tăng cường hơn nữa các biện pháp trừng phạt áp lực tối đa, nếu Triều Tiên chọn con đường thử nghiệm ICBM hoặc thử hạt nhân. Trong khi Trung Quốc, Nga và một số nước châu Âu cũng “lặng lẽ” cảnh báo Triều Tiên không được thực hiện các bước như vậy, ngay cả khi tiến trình ngoại giao bị đổ vỡ.
Những quyết định từ phía Triều Tiên luôn được đánh giá là khó định đoán. Dư luận thế giới có thể thở phào khi Giáng sinh qua đi mà không kèm theo món quà tên lửa đạn đạo liên lục địa dành cho Mỹ như truyền thông cảnh báo thời gian qua. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, Triều Tiên có thể làm bất cứ điều gì họ thấy cần thiết để tăng cường răn đe hạt nhân. Do đó không nên “đánh giá thấp bất kỳ khả năng nào”
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32392-sau-giang-sinh-thong-diep-nam-moi-cua-trieu-tien-la-gi.html
Kim Jong Un sẽ công bố ‘lộ trình mới’ với Mỹ
trong diễn văn đầu năm 2020
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un chuẩn bị đọc diễn văn đón năm mới 2020 vào ngày 1/1, có khả năng sẽ phác họa một “một con đường mới”, mà ông tuyên bố sẽ thực hiện nếu Hoa Kỳ không thể hiện sự linh hoạt trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với thời hạn chót vào cuối năm 2019, theo Reuters.
Bài phát biểu sắp tới dự kiến sẽ là đỉnh điểm của một hội nghị đang diễn ra của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên khóa 7 mà ông Kim chủ trì từ hôm 28/12.
Chưa có thông tin rõ ràng về các cuộc thảo luận tại hội nghị trung ương, nhưng Hãng Thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết hôm 31/12 rằng ông Kim đã dành 7 giờ trong phiên họp hôm 30/12 để thảo luận về việc xây dựng nhà nước, kinh tế và quân sự.
Hôm 29/12, ông Kim kêu gọi các “biện pháp tích cực và tấn công”, để đảm bảo an ninh cho đất nước, vẫn theo KCNA.
Tuy Triều Tiên chưa hé lộ trong “lộ trình mới” có liên quan đến những vấn đề gì, nhưng các chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ cho biết hành động tiếp theo của Bình Nhưỡng có thể bao gồm việc tiếp tục thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), bên cạnh các vụ thử bom hạt nhân.
Trong bài phát biểu đầu năm 2019, ông Kim nói rằng ông có thể phải thay đổi hướng đi nếu Washington cứ theo đuổi chiến dịch gây áp lực và yêu cầu hành động đơn phương, đồng thời ông nhấn mạnh việc đưa Triều Tiên hướng đến “một nền kinh tế tự lực”, một nỗ lực mà ông đã đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Washingtion đang thắt chặt.
Hồng Kông kết thúc một năm với nhiều cuộc biểu tình
và khởi đầu năm 2020 với cuộc diễn hành lớn
Tin từ HỒNG KÔNG – Hồng Kông sẽ kết thúc năm 2019 với nhiều cuộc biểu tình được dự kiến cho đêm giao thừa và ngày đầu năm mới, nhằm gây gián đoạn các lễ hội và việc mua sắm tại trung tâm tài chính châu Á, nơi chứng kiến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình gia tăng kể từ Giáng sinh.
Theo các thông báo lưu hành trên truyền thông xã hội, các sự kiện được đặt tên là “Suck the Eve” và “Shop with you” dự kiến diễn ra trong đêm giao thừa vào hôm thứ ba trên khắp thành phố, bao gồm các khu vực Lan Kwai Fong, Victoria Harbour và các khu mua sắm nổi tiếng.
Theo Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, tức nhà tổ chức sự kiện cho biết, một cuộc diễn hành đầu năm vào ngày 1 tháng 1, đã được cảnh sát cho phép, sẽ bắt đầu từ một công viên rộng lớn ở Causeway Bay nhộn nhịp và kết thúc tại quận Central.
Trước đó, Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức các cuộc diễn hành hòa bình với sự tham gia của hơn 1 triệu người vào tháng 6 và tổ chức cuộc diễn hành tập thể gần đây nhất vào đầu tháng 12, khi họ cho biết khoảng 800,000 người tham dự.
Kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình mới nhất được đưa ra sau khi các cuộc đụng độ gia tăng kể từ đêm Giáng sinh, khi cảnh sát chống bạo động bắn một loạt hơi cay vào hàng ngàn người biểu tình, nhiều người đeo mặt nạ và gạc tuần lộc (BBT)
Hồng Kông khởi động
cuộc biểu tình Năm Mới « Dấn tới 2020 »
Thụy My
Những người đấu tranh Hồng Kông hôm nay 31/12/2019 bắt đầu cuộc biểu tình nhân dịp giao thừa Tết dương lịch tại nhiều nơi trong thành phố, cổ vũ người dân không từ bỏ cuộc chiến vì dân chủ trong năm 2020. Trong khi đó chính quyền huy động trên 6.000 cảnh sát để đối phó.
Reuters dẫn thông tin từ mạng xã hội cho biết người biểu tình được kêu gọi mang mặt nạ trong cuộc tập họp mang tên « Không quên 2019 – Dấn tới 2020 ». Một số sự kiện khác như « Suck the Eve » (Con đường đêm trừ tịch), « Shop with You » (Mua sắm với bạn) dự kiến diễn ra tại quận Lan Quế Phường (Lan Kwai Fong) ở khu trung tâm tài chính, gần cảng Victoria, và tại nhiều trung tâm mua sắm lớn.
Trong một thông điệp video giao thừa, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng hơn sáu tháng phản kháng đã gây ra những buồn phiền, lo lắng, thất vọng và giận dữ. Trưởng đặc khu Hồng Kông kêu gọi : « Hãy khởi đầu năm 2020 với một giải pháp mới, tái lập trật tự và hòa hợp trong xã hội. Chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại ».
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối nay cũng kêu gọi ổn định, cho rằng một môi trường hòa bình, hòa hợp là điều cốt yếu cho sự thịnh vượng của Hồng Kông.
Tuy nhiên một người biểu tình nói với hãng tin Anh : « Giải phóng Hồng Kông, cách mạng thời đại là lời chúc Năm Mới của tôi. Chúng tôi đã đấu tranh suốt một thời gian dài như thế nhưng chính quyền vẫn không chịu lắng nghe. Nếu không tham gia phong trào, chúng tôi sẽ mắc nợ những người đồng chí hướng đang ở trong tù ».
Theo South China Morning Post, hơn 6.000 cảnh sát được huy động hôm nay. Người biểu tình và các tổ chức nhân quyền luôn chỉ trích cảnh sát sử dụng bạo lực, từ đầu phong trào đến nay đã có hơn 6.500 người bị bắt.
Ngày mai đầu năm dương lịch, dự kiến khoảng mấy chục ngàn người sẽ tham gia một cuộc biểu tình lớn, đã được cảnh sát cho phép. Ban tổ chức hy vọng duy trì sức bật của phong trào khi bước sang năm mới.
Cuộc biểu tình trước đó cũng do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức vào đầu tháng 12 đã thu hút được ít nhất 800.000 người xuống đường. Ông Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), một trong những lãnh đạo của Mặt trận tuyên bố : « Vào ngày đầu năm mới, cần phải chứng tỏ tình liên đới để chống lại chính quyền. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông sẽ xuống đường vì tương lai của Hồng Kông ».
Trong bối cảnh phong trào phản kháng rục rịch biểu tình nhân dịp Năm Mới, South China Morning Post và Newsweek hôm qua cho biết quân Trung Quốc trú đóng hôm thứ Sáu đã tập trận tại cảng Hồng Kông. Chiến hạm, khinh hạm, trực thăng vũ trang, bộ binh và lính đặc nhiệm cùng tham gia cuộc tập trận trên không và trên biển, mà theo các nhà phân tích, nhằm chứng tỏ sẵn sàng đối phó với « các cuộc tấn công khủng bố ».
2019: Thử xem người TQ quan tâm gì trên mạng xã hội?
Kerry AllenBBC Monitoring
Trung Quốc là một trong những quốc gia kiểm duyệt Internet chặt chẽ nhất trên thế giới. Nhưng trong năm 2019, 854 triệu người dùng internet này ở nước này đã tìm ra những phương cách để vượt qua bức tường kiểm duyệt, để nói lên quan điểm của mình về những vấn đề mà họ muốn thảo luận.
Mô hình internet ‘bảo vệ dân khỏi tin độc hại’
Người Việt Nam ‘dùng mạng xã hội nhiều hơn cả Trung Quốc’
Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây?
Cạnh tranh Mỹ-Trung đã chia rẽ internet như thế nào?
Năm nay, phong trào #MeToo diễn ra khá rầm rộ ở Trung Quốc. Những người trẻ tuổi đã cùng nỗ lực chống lại các hành vi phi đạo đức nơi công sở, và cả quốc gia cũng đoàn kết lại do cùng chung mối lưu tâm đến từ những thách thức do sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo).
Tuy nhiên, chính phủ cũng đã định hướng sự quan tâm của công luận liên quan đến môi trường, các vấn đề về kinh doanh và tất nhiên là Hong Kong.
Hong Kong
Sáu tháng qua, đây là chủ đề chiếm lĩnh tin tức trên các nền tảng truyền thông xã hội cả trong và ngoài Trung Hoa đại lục.
Trên thực tế, các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Hong Kong, vốn thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế vào đầu tháng 6, đã khiến đến ngày 9/6, ‘Hong Kong’ lọt vào danh sách các từ khoá tìm kiếm bị kiểm duyệt.
Khi các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra, chính quyền Bắc Kinh đã kiểm duyệt mọi liên quan đến những người biểu tình, nhưng sau khi rõ ràng điều này là bất khả, truyền thông dòng chính đã khởi động một chiến dịch truyền thông quy mô, quy kết các cuộc biểu tình này là bạo lực mang “sắc thái khủng bố.”
Các hashtag như #SupportTheHongKongPolice và #ProtectHongKong đã được truyền thông dòng chính tung ra rầm rộ trên Sina Weibo – một nền tảng truyền thông xã hội “nội địa” của Trung Quốc.
Ngược lại, trên Twitter và Instagram, những người biểu tình đã dùng các hashtag #FightForFreedomStandWithHK và #GloryToHongKong – những hashtag này sau đó đã trở thành khẩu hiệu liên kết với các cuộc biểu tình.
2019: Năm ngoại giao Trung Quốc tích cực tham gia mạng xã hội
‘Trùm kiểm duyệt internet Trung Quốc’ bị tội nhận hối lộ
Cạnh tranh Mỹ-Trung đã chia rẽ internet như thế nào?
‘Hành xử văn minh’
Trước khi Trung Quốc tung ra hệ thống ‘tín nhiệm công dân’ gây tranh cãi vào năm 2020, một cụm từ đã được lặp đi lặp lại trên mạng: sự cần thiết phải có thêm những hành vi “hành xử văn minh.”
Chính phủ Bắc Kinh cho phép các địa phương tự quyết định cách thức thực hiện việc này. Kết quả là, ở nhiều địa phương, một số quy định khuyến khích công dân ‘hành xử văn minh’ hơn đã được ban hành. Điều này ít nhất cũng khiến người dân phải cân nhắc về hành vi của mình.
Vào tháng 7, thành phố Tế Nam, ở phía đông Trung Quốc, đã cấm những người đàn ông vén áo lên nửa người và để lộ bụng – một lối ăn mặc khá phổ biến và được gọi bằng cái tên hóm hỉnh ‘Beijing bikini’ (Bikini Bắc Kinh).
Vào tháng Năm, thủ đô Bắc Kinh cấm các hành vi như ngồi trên tàu điện ngầm mà hai chân dang rộng chiếm chỗ người khác, hay ăn uống trên phương tiện công cộng; còn thành phố Nam Kinh ở miền Đông đã cảnh báo những người đi bộ, rằng điểm tín nhiệm công dân của họ có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu họ cứ băng qua đường khi đèn đỏ dành cho người đi bộ vẫn sáng.
Nhận dạng khuôn mặt
Năm 2019, công nghệ trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã có bước tiến ngoạn mục, nhưng sự phát triển của công nghệ nhận dạng khuôn mặt của nước này cũng mang lại không ít lo ngại, theo như những gì được thảo luận trên mạng.
Đầu năm 2019, dịch vụ thanh toán Alipay đã hợp tác với một loạt các cửa hàng bán lẻ, cho phép người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Tuy nhiên, đến tháng 7, hãng này tuyên bố rằng, họ đã bổ sung thêm tính năng làm đẹp vào hệ thống thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt, sau khi nhận được phản hồi rằng, các máy nhận dạng khuôn mặt đã khiến khách hàng trở nên xấu hơn thực tế.
Nhận dạng khuôn mặt từng bị chế giễu vì sự không hoàn hảo của nó. Hồi tháng 5, một người đàn ông đã nhận một hóa đơn tiền phạt, và còn bị trừ đi hai điểm trên bằng lái xe, vì camera an ninh cho rằng, ông ta vừa lái xe vừa nghe điện thoại, trong khi trên thực tế ông ta chỉ gãi mặt.
Đồng thời, trên mạng cũng diễn ra một loạt tranh luận liên quan đến việc khi thu thập dữ liệu nhận dạng khuôn mặt người dùng, nhiều dữ liệu không cần thiết khác cũng bị thu thập.
Vào tháng 7, một nữ vlogger nổi tiếng đã bị chế giễu sau khi lỗi bộ lọc khuôn mặt tiết lộ gương mặt thật của cô gái trẻ trung trên mạng này thật ra là một phụ nữ trung niên ngoài đời.
Còn vào tháng 9, một ứng dụng có tên là ZAO, cho phép người dùng chèn khuôn mặt của họ thay cho các nhân vật trong phim và trên truyền hình, đã phải dỡ bỏ, do nỗi lo sợ về sự gian lận và xâm pạm quyền riêng tư.
Vào tháng 11, một giáo sư luật đã kiện một công viên động vật hoang dã, sau khi công viên này bất ngờ tiến hành nhận dạng khuôn mặt như một điều kiện tiên quyết để có thể đi vào tham quan.
‘996’
Cuối năm ngoái, thuật ngữ lịch làm việc ‘996’ xuất hiện trên một số blog và diễn đàn truyền thông xã hội ở Trung Quốc, thoạt đầu bởi người lao động làm việc trong ngành công nghệ của Trung Quốc.
Những công nhân này dùng nó như một cách để họ xả nỗi bực dọc của họ khi bị ép làm việc quá mức, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, suốt cả 6 ngày mỗi tuần.
Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc thường không chú ý kiểm duyệt các con số xuất hiện theo trình tự vì cho rằng chúng thường vô hại.
Do đó, người dùng Weibo có thể sử dụng con số ‘996’ để đưa ra khiếu nại công khai rằng, chủ sử dụng lao động của họ đã vi phạm luật lao động của Trung Quốc, bằng cách khiến họ làm việc khoảng 72 giờ một tuần.
Tuy nhiên, từ chỗ chỉ dùng trong ngành công nghệ, thuật ngữ lịch làm việc ‘996’ đã được sử dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ Trung Quốc. Họ phàn nàn rằng việc phải làm thêm giờ đã như một thứ dịch bệnh.
Tuy nhiên, một số doanh nhân nổi tiếng đã bảo vệ lịch làm việc ‘996,’ vì họ gắn việc làm việc cật lực với khả năng cho phép doanh nghiệp của họ vượt đầu so với các đối thủ khác. Những người này bao gồm người giàu nhất Trung Quốc và là nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, Mã Vân (Jack Ma); nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn thương mại điện tử JD.com, Richard Liu.
985,211,996,251
Một gã khổng lồ công nghệ khác của Trung Quốc cũng bị kéo vào vụ bê bối số. Chuỗi số 985, 211, 996, 251 trông giống như một địa chỉ trang web, nhưng thực ra nó được sử dụng để nói về một vụ bê bối liên quan đến một cựu nhân viên của tập đoàn Hoa Vi (Huawei).
Nhóm số thứ nhất và thứ hai đề cập đến các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, nơi đào tạo ra nhiều nhân viên công nghệ – 985/221 trong bảng xếp hạng đại học của Trung Quốc.
Còn 996 là số giờ họ thường phải làm việc và con số 251 thể hiện số ngày cựu nhân viên Huawei Lý Hoành Viễn (Li Hongyuan) bị giam sau khi đòi Huawei thanh toán tiền trợ cấp thôi việc sau khi ông này đã làm việc cho Hoa Vi trong 13 năm.
Người cựu nhân viên này bị buộc tội tống tiền. Nhưng ông được trả tự do hồi tháng 8, sau khi không có đủ bằng chứng để khép ông vào tội mà Hoa Vi cáo buộc.
Vụ việc đã làm tổn hại danh tiếng của Hoa Vi, bất chấp làn sóng thể hiện sự ủng hộ tập đoàn này như cách biểu lộ tình yêu nước, sau vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính của Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) một năm trước.
Lạm dụng tình dục
Trong năm 2018, theo đà phát triển của phong trào #MeToo trên toàn cầu, nhiều phụ nữ Trung Quốc đã sử dụng hashtag này để đề cập đến việc họ cũng từng là nạn nhân của việc bị lạm dụng tình dục. Những hashtag này đã nhanh chóng bị kiểm duyệt sau đó.
Tuy nhiên, năm 2019, phụ nữ ở Trung Quốc đã gây khó khăn cho các nhà kiểm duyệt, bằng cách chia sẻ các cảnh quay mà họ vô tình quay được liên quan đến việc họ bị tấn công tình dục.
Các cảnh quay như vậy ngày càng phổ biến. Trong những tháng gần đây, gần như hàng ngày, các video này xuất hiện trên trang mạng Sina Weibo và nhanh chóng gây sốt.
Hội Liên hiệp phụ nữ toàn Trung Quốc cho hay rằng, có đến 30% phụ nữ đã kết hôn của Trung Quốc – tức khoảng 90 triệu phụ nữ – đã từng chịu một số hình thức của bạo lực gia đình.
Vào tháng 11, một vlogger làm đẹp Yuyamika đã kêu gọi hàng triệu người theo dõi cô “đừng im lặng mãi” về chuyện bạo lực gia đình.
Và trong cộng đồng sinh viên cũng xuất hiện những lời kêu gọi sa thải những người có chức quyền vì lạm dụng phụ nữ.
Vào tháng 12, sinh viên tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã thống nhất cùng lên mạng, chia sẻ những trải nghiệm của họ về việc bị các giảng viên tấn công tình dục. Hai giáo sư đại học đã bị sa thải do chuyện này.
Tái chế
Môi trường cũng là một chủ đề thu hút nhiều quan tâm trong năm 2018. Và vào tháng 7, Thượng Hải – thành phố lớn và đông dân nhất thế giới – đã có những bước đi táo bạo để thực thi quy định mới về tái chế rác thải nghiêm ngặt hơn.
Quy định này yêu cầu mọi người phân loại rác thải thành bốn loại khác nhau, nếu không sẽ bị phạt nặng.
Ngoài ra, các nhà hàng và doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cũng bị cấm dùng dao nĩa nhựa; còn các khách sạn bị cấm dùng các vật dụng chỉ sử dụng một lần.
Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?
Mạng xã hội VN thay Facebook: Khó và dễ
Hong Kong, quân đội TQ và tin giả trên mạng xã hội
Cùng tháng đó, hashtag #DividingRubbishChallenge lan truyền nhanh, với việc chính phủ tích cực tuyên truyền để người dân dễ nhớ những loại rác thải nào cần được cho vào thùng rác nào.
Người dùng mạng xã hội khắp Trung Quốc cũng thảo luận sôi nổi về các bài hát, trò chơi và thậm chí cả các video về một người đàn ông đang chơi trò chơi phân loại rác qua trải nghiệm thực tế ảo.
Kết qủa là ý thức sống thân thiện với môi trường đang dần lan toả. Đài truyền hình CGTN của nhà nước cho hay rằng, vào cuối năm 2020, sẽ có 46 thành phố lớn của Trung Quốc sẽ tiếp bước cách làm này của Thượng Hải.
‘Tẩy chay…’
Năm 2019, đã liên tục xuất hiện nhiều lời kêu gọi – chủ yếu là xuất phát từ chỉ đạo của nhà nước – tẩy chay các cá nhân, sản phẩm hoặc nhượng quyền thương mại bị coi là chống Trung Quốc.
Hồi tháng 8, một số thương hiệu quốc tế, trong đó có các thương hiệu hàng xa xỉ như Versace, Coach và Givenchy, là đối tượng của những lời kêu gọi kiểu này trên truyền thông Trung Quốc, do đã xem Hong Kong, Ma Cao hoay Đài Loan là các quốc gia hoặc khu vực độc lập.
Trung Quốc còn đi xa hơn thế khi không dung thứ cho những chỉ trích nước này đến từ các ngôi sao thể thao quốc tế.
Hồi tháng 10, sau khi người quản lý của đội bóng Houston Rockets, Daryl Morey, đăng tweet ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc phát sóng các trận đấu NBA trên truyền hình.
Tiếp đó, vào tháng 12, một tweet của Mesut Ozil, tiền vệ của CLB Arsenal, lên tiếng phản đối chính quyền Trung Quốc trong việc việc ngược đãi, giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi Giáo ở Tân Cương, cũng khiến Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ngưng phát sóng các trận đấu bóng đá của Arsenal trên các kênh thể thao của đài này.
Ngược lại, cũng có những chiến dịch trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài trả đũa lại các quyết định của Trung Quốc.
Vào tháng 3, người dùng mạng xã hội ở Ấn Độ đã sử dụng hashtag #BoycottChinese Products sau khi Trung Quốc chặn một đề nghị của Mỹ, Anh và Pháp gửi lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với thủ lĩnh Masood Azhar của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed (JeM).
Tiếp đó, hồi tháng 8, người dùng Twitter đã sử dụng hashtag #BoycottMulan sau khi nữ diễn viên Trung Quốc Lưu Diệc Phi (Liu Yifei) bày tỏ sự ủng hộ của cô với cảnh sát Hong Kong.
BBC Monitoringtường trình và phân tích tin tức từ truyền hình, phát thanh, web và báo in trên thế giới. Quý vị có thể cập nhật các tường trình từ BBC Monitoring trên Twittervà Facebook.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50955118
Huawei: ‘Sống sót sẽ là ưu tiên của chúng tôi’
trong năm 2020
Dearbail JordanPhóng viên kinh tế
Người lao động ở tập đoàn Huawei (Hoa Vi) được ví như những”người trồng cây” hoặc những “kẻ đào mồ” và phải qua một “mùa đông rét thấu xương” mới có thành quả là “hương thơm của mận hồng”.
Đây là nội dung trích từ một bài thơ truyền tải thông điệp năm mới của gã khổng lồ trong ngành viễn thông Trung Quốc Huawei.
Thông điệp đó đặt ra “tầm nhìn” cho tập đoàn này trong năm 2020.
Nhưng đằng sau ngôn từ hoa mỹ, Huawei thừa nhận mọi thứ sẽ “khó khăn” sau khi chính quyền Trump cấm công ty này kinh doanh tại Mỹ.
“Sống sót sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi,” họ nói.
Giám đốc Huawei vẽ tranh, đọc sách trong khi bị quản thúc
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc
Huawei, một trong những nhà cung cấp thiết bị 5G lớn nhất thế giới, cho biết tăng trưởng doanh số năm 2019 sẽ thấp hơn so với dự kiến ban đầu, chỉ tăng 18% để đạt đến con số 850 tỷ nhân dân tệ (khoảng 121,8 tỷ đôla).
Điều đó thấp hơn so với tỉ lệ tăng doanh thu 19,5% trong năm trước.
Dự báo doanh số bán hàng của Huawei cũng sẽ vẫn gặp khó trong năm 2020, do hãng này vẫn nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã xếp Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia khi tuyên bố tập đoàn này có “quan hệ chặt chẽ với chính phủ và bộ máy quân sự Trung Quốc”.
Huawei cho biết quyết định này dựa trên “những giả định sai lầm”.
Trong tuyên bố năm mới, chủ tịch luân phiên của công ty, ông Eric Xu nói: “Chiến dịch của chính phủ Hoa Kỳ chống lại Huawei mang tính chiến thuật và dài hơi.”
Mỹ cũng gây áp lực lên các quốc gia khác nhằm cấm sử dụng công nghệ Huawei trong mạng 5G, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia – điều mà công ty Trung Quốc này luôn bác bỏ.
Vào tháng 1/2020, Anh dự kiến sẽ đưa ra quyết định về việc liệu có cho phép Huawei cung cấp thiết bị cho việc triển khai mạng viễn thông 5G thế hệ tiếp theo trên toàn quốc hay không.
Đầu tháng 12/2019, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: “Về chuyện của Huawei và 5G, tôi không muốn đất nước này trở nên thù địch một cách không cần thiết đối với đầu tư từ nước ngoài.
“Mặt khác, chúng ta không thể làm phương hại đến an ninh quốc gia của chúng ta.”
‘Những người quản lý tầm thường’
Trong tuyên bố năm mới, ông Xu nói: “Đây sẽ là một năm khó khăn với chúng ta.”
Nhưng ông kêu gọi các nhân viên của Huawei nhìn xa hơnh: “Nếu không phải từ cái lạnh thấu xương của mùa đông, chúng ta sẽ lấy đâu ra mùi hương của mận hồng?”
Trong kế hoạch của Huawei năm 2020, ông Xu cảnh báo rằng, các nhà quản lý không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải mất chức.
“Chúng ta sẽ nhanh chóng sa thải những người quản lý tầm thường”, ông nói. “Những người chỉ ưu tiên cho lợi ích ngắn hạn và để lại các vấn đề cho những người kế nhiệm của họ. Những kẻ đó sẽ đào mồ chính chúng ta.”
Mặt khác, ông nói rằng Huawei sẽ thăng chức cho những người “thành công trong việc hỗ trợ khách hàng của chúng ta”.
“[Những người] đặt thành công dài hạn lên trên những lợi ích ngắn hạn bằng cách liên tục đóng góp giá trị cho công ty. Đó là những người trồng cây trong số chúng ta.”
Ông Xu đã sử dụng thông điệp này để cảm ơn nhân viên của Huawei, nhất là “những người ở tuyến đầu đã làm việc cả ngày lẫn đêm để vá các lỗ hổng trên chiếc phi cơ đang lâm chiến này của chúng ta, cũng như những thành viên gia đình đã luôn sát cánh bên họ”.
Trong khi thừa nhận rằng tình hình ở Mỹ đặt ra một thách thức lớn cho công ty, ông Xu cũng nói rằng Huawei nên sử dụng điều này nhằm “tự vượt lên chính mình và phát triển thực lực”.
Để kết thúc, ông Xu nói các nhân viên Huawei hãy nhớ rằng: “Chúng ta là cây tre đứng cao và tự hào trước gió, bất kể là từ bắc hay nam, đông hay tây”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-50953980
Ông Trump phê chuẩn ngân sách
cho lực lượng không gian, TQ ‘náo động’
Trung Quốc nặng lời chỉ trích sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký dự luật phê chuẩn khoản ngân sách đầu tiên cho Lực lượng không gian, nhánh mới thành lập của quân đội nước này.
Phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh hôm 23/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” và “cực lực phản đối” việc Mỹ thành lập Lực lượng không gian. Chính phủ Trung Quốc coi nhánh mới thành lập của quân đội Mỹ trong vòng 70 năm qua là “mối đe dọa” đối với an ninh toàn cầu.
“Các hành động cụ thể của Mỹ là sự vi phạm nghiêm trọng sự đồng thuận quốc tế về việc sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình, làm suy yếu sự cân bằng và ổn định chiến lược toàn cầu cũng như tạo thành mối đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và an ninh ở ngoài vũ trụ”, ông Cảnh Sảng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế áp dụng cách tiếp cận “thận trọng và có trách nhiệm” nhằm tránh biến không gian trở thành một vùng xung đột.
Theo báo RT, Tổng thống Trump đã tới dự và có bài phát biểu tại lễ ra mắt Lực lượng không gian Mỹ hồi tháng 8. Trong đó, ông gọi không gian là “miền chiến đấu mới nhất của thế giới” và rằng “sự vượt trội của Mỹ trong không gian vô cùng thiết yếu”.
Tuần trước, lãnh đạo Nhà Trắng đã ký phê chuẩn ngân sách thường niên dành cho quân đội, bao gồm cả khoản phân bổ ngân sách đầu tiên cho Lực lượng không gian. Lực lượng mới thành lập này sẽ mở rộng hoạt động của Bộ chỉ huy Vũ trụ đã có từ trước, do Không quân Mỹ lãnh đạo. Lầu Năm góc cho hay, lực lượng này sẽ bao gồm khoảng 16.000 quân nhân và nhân viên dân sự.