Donald Trump: Kỹ thuật thương thảo và chủ nghĩa quốc gia
Trần Gia Lương
Theo ký giả Julian Ryall của tờ báo The Telegraph ấn bản ngày 18 Tháng 11, 2019 thì Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho biết là tại ngoài lề cuộc họp an ninh khu vực hôm Chủ Nhật ở Bangkok ông Jeong Kyeong –doo, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn cùng đối tác của mình là ông Wei Fenghe, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng đã đồng ý là hai nước thiết lập quan hệ an ninh chặt chẽ để bảo đảm an ninh bền vững cho khu vực đông bắc Châu Á. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự rạn vỡ trong mối liên hệ lâu dài trước đây trong khu vực giữa Mỹ và Nam Hàn.
Lời tuyên bố của Hán Thành trùng hợp với sự đòi hỏi tăng mức trả phí tổn cho 28,500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nam Hàn từ $923 triệu lên 5 tỷ Mỹ kim tức là tăng hơn 8% theo sự đòi hỏi của TT Trump. Ông Trump cũng đòi Nhật Bản phải tăng trả tiền từ 2 tỉ lên 8 tỉ Mỹ kim cho phí tổn của 54,000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Nhật.
Bài bình luận của tờ The Korea Times hôm Thứ Hai cảnh báo rằng liên hệ an ninh hai nước có thể bị tổn hại qua sự đòi hỏi quá đáng của Mỹ.
TT Trump trước đây có đe dọa là nếu yêu sách của ông không được thỏa mãn thì ông sẽ rút hết quân đội trú đóng tại các xứ này về nước. Bài bình luận tố cáo yêu sách của TT Trump đối với hiệp ước an ninh hỗ tương như là một “giao dịch địa ốc để kiếm lời.”
Để tìm hiểu tại sao TT Trump từ khi ra tranh cử cho tới khi tại chức luôn luôn chủ trương tất cả cho nước Mỹ. Ông đòi hỏi hủy bỏ tất cả các hiệp ước thương mại đã do các TT tiền nhiệm ký kết với các nước trước đây để điều đình lại có lợi hơn cho nước Mỹ. Ông cũng đòi dẹp bỏ NATO, rút hết quân Mỹ mọi nơi trên thế giới về Mỹ để tiết kiệm tiền bạc vì không có lý do gì Mỹ phải tốn tiền để bảo vệ các nước khác. Họ phải tự vệ cho chính nước họ.
Ông cũng chống nhập cư lậu, hạn chế nhập cư chính thức để tránh những người này gây tội phạm, ăn bám xã hội và chiếm công ăn việc làm của dân Mỹ.
Chính sách đưa ra thoạt nghe rất hay và hợp lý đối với những người Mỹ kém hiểu biết, kỳ thị và không chịu học hỏi thêm để theo kịp đà phát triển mạnh của kỹ thuật nên bị thất nghiệp.
Mới nhậm chức được ít lâu, vào ngày thứ Ba 25 tháng Tư 2017. Để đánh dấu 100 ngày nhậm chức, ông triệu tập PTT Pence, Bộ Trưởng Thương Mại Ross, Kushner, Porter và Navarro tuyên bố sẽ ban hành executive order rút ra khỏi hiệp thương NAFTA (North American Free Trade Agreement) ký kết với Canada và Mexico. Lo sợ việc hủy bỏ hiệp thương sẽ gây hại đến an ninh và kinh tế nhất là nông nghiệp. Bộ Trưởng Canh Nông Sonny Perdue nói là hàng năm Mỹ xuất cảng qua Canada và Mexico số lượng nông phẩm trị giá 36 tỉ Mỹ Kim. Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước, các nước kia sẽ trả đũa thì ảnh hưởng sẽ rất tai hại cho các tiểu bang chuyên về nông nghiệp ủng hộ Trump. Trump đồng ý hoãn lại.
Vào ngày 4 tháng Năm, Bộ Trưởng canh nông Sonny Perdue trình bày tại Situation Room về vai trò của canh nông trong giao dịch thương mại. Ông nói là những tin tức tình báo cho biết là nếu Mỹ đánh thuế nhập khẩu mới lên hàng từ Trung Cộng thì nước này sẽ trả đũa.
Theo ông, người Tàu biết rất rõ cách gây hại to tát cho nền kinh tế và chính trị Hoa Kỳ. Ông nói người Mỹ chỉ là cậu học sinh mẫu giáo trong khi người Tàu là những tiến sĩ. Họ biết rất rõ sản phẩm chính trong vùng của các nghị viên có ảnh hưởng mạnh trong quốc hội là những vùng nào. Họ sẽ đánh thuế nặng vào sản phẩm của vùng này. Chẳng hạn vào bourbon ở Kentucky của Chủ tịch Thượng Viện McConnell, vào sản phẩm sữa ở Wisconsin của Chủ tịch Hạ Viên Paul Ryan.
Vào ngày 25 tháng Tám 2017, TT Trump tuyên bố với nội các. “We’ve talked about this ad nauseam. Just do it. Just do it. Get out of NAFTA. Get out of KORUS. And get out of WTO. We’re withdrawing from all three.” NAFTA (North America Free Trade Agreement) là hiệp ước thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico. KORUS (United States-Korea Free Trade Agreement – KORUS FTA) là hiệp ước thương mại ký giữa Mỹ và Nam Hàn. WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới.
Nhằm ngăn ngừa việc dẹp bỏ các hiệp ước thương mại ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Ông Cohn Giám Đốc National Economic Council (NEC) cựu Chủ Tịch Goldman Sachs và Porter (Staff Secretary) đi cùng với Tướng Kelly, Chief of Staff đến Oval Office. Tướng Kelly nói với Trump “Nam Hàn là đồng minh thiết yếu của Mỹ. Hiệp ước thương mại KORUS có lợi cho Mỹ nhiều hơn là TT tưởng.”
Porter thì đưa ra những tài liệu nghiên cứu chứng minh là hiệp ước KORUS thực ra làm giảm mức thâm thủng mậu dịch. Ông Cohn thì nói dù có thâm thủng hơn mười lần thì cũng phải chịu vì nó có lợi rất nhiều cho Mỹ.
Porter giải thích với Trump là hủy bỏ KORUS không thể làm ngay được mà phải thông báo trước 180 ngày.
Ngày 19 tháng Giêng 2018. TT Trump gọi TT Nam Hàn Moon Jae-in than phiền và chỉ trích nặng nề vị TT này về hiệp ước KORUS đã làm Mỹ thua thiệt 18 tỉ cùng 3.5 tỉ Mỹ kim cho phí tổn 28,500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước này.. Ông cũng đòi Nam Hàn phải trả tiền hệ thống chống hỏa tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trị giá khoảng 10 tỉ trong vòng 10 năm thiết lập tại nước này.
Thấy sự viêc có thể đưa đến sự tan vỡ giữa hai đồng minh lâu đời này. Tướng McMaster vội vàng tổ chức ngay cuộc họp trong ngày tại Situation Room gồm các tướng Mattis, Kelly, McMaster, Dunford (Tham mưu trưởng liên quân) cùng các ông Tillerson (Bộ trưởng ngoại giao), Cohn và TT Trump.
TT Trump nói thẳng vào vấn đề tại sao chúng ta lại lưu giữ một số đông binh sĩ ở Nam Hàn? Tại sao phải bảo vệ Đài Loan? Tại sao chúng ta lại phải lo việc quốc phòng cho các nước Á Châu, Trung Đông, NATO? Chúng ta được lợi gì trong việc bảo vệ các nước này? Hãy tuyên bố đã tiêu diệt xong bọn khủng bố rồi rút quân khỏi Afghanistan, Syria v.v.
Biết rõ Trump mù tịt về chiến lược toàn cầu. Các tướng phải giải thích theo lối thương mại cost/benefit cho Trump hiểu. Tướng Mattis và Dunford giải thích là việc này mang đến mối lợi lớn lao nhất là tạo nên những nền dân chủ mang lại ổn định cho thế giới rất cần thiết cho chúng ta.
Tại Nam Hàn những hoạt động tình báo của Special Access Program giúp Mỹ phát giác hỏa tiễn do Bắc Hàn phóng ra chỉ trong vòng 7 giây thay vì 15 phút nếu hệ thống này đặt tại Alaska. Chúng ta làm việc này để ngăn ngừa thế chiến thứ ba.
Nên nhớ khi ông đòi rút khỏi NATO, rút quân khỏi Afganistan, Syria, Nam Hàn v.v. là ông đã giúp Nga và T.C. chiếm ảnh hưởng tại những vùng này mà Mỹ đã tổn phí hàng trillion dollar trong nhiều thập kỷ mới có được. Ông Trump luôn hãnh diện ông giải quyết công việc theo “gut instincts” mà không cần phải dựa vào những tin tức khả tín hay những chiến thuật rõ ràng. Ngày thứ Tư 19 tháng Chạp năm 2018 ông bất ngờ ra lệnh rút quân khỏi Syria mà không hề tham khảo với bất cứ tướng lãnh hay cố vấn nào kể cả tướng Mattis là Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ngay ngày hôm sau, tướng Mattis từ chức.
Quá thất vọng và mệt mỏi vì Trump, tướng Matis cảnh báo với các cộng sự viên thân cận là “the president acts like-and had the understanding of a fifth or sixth grader.” Còn ông Tillerson thì nói thẳng là “Trump is a fucking moron”, Cohn cũng có nhận xét tương tự “Trump is a professional liar, a fucking idiot.” Hầu hết mọi người ngay cả Steve Bannon là cố vấn tối cao và là người góp phần giúp Trump đắc cử tổng thống có nhận xét đại khái là:”Trump knew nothing-nothing at all-about the basic intellectual foundation of the job.”
Trong cuốn Trump The Art of The Deal do Tony Schwartz viết. Mặc dù có tên ông Trump là đồng tác giả nhưng theo ông Schwartz thì ông Trump không hề viết dù một dòng chữ “he hardly contributed to it and might not even have read all of it.” Tuy nhiên trong cuốn này ông cho ta biết nguyên tắc điều đình của ông đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.
Trước hết ông Trump khẳng định là tài năng thương lượng buôn bán là thiên phú chứ không hoàn toàn do học vấn hay trí thông minh.. “More than anything else, I think deal making is an ability you’re born with. It’s in the genes. I don’t say that egotistically. It’s not about being brilliant. It does take a certain intelligence, but mostly it’s about instincts. You can take the smartest kid at Wharton, the one who gets straight A’s and has a 170 IQ, and if he doesn’t have the instincts, he’ll never be a successful entrepreneur.”
Về vấn đề thương lượng, việc quan trọng nhất là leverage. “Leverage: don’t make deal without it.” Ông nói.
Quan điểm leverage theo ông quan trọng nhất không để lộ cho đối thủ biết là mình rất cần đạt được kết quả để họ có cớ bắt chẹt mình. Ta phải thương lượng trong thế mạnh. Ta phải biết đối thủ cần nhất thứ gì của ta nhất là không thể thiếu nó. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có điều kiện này. Lúc đó ta phải khôn ngoan dùng khả năng thuyết phục họ là họ sẽ đạt được nhiều lợi nếu họ đồng thuận với ta.
Trong khi thương lượng ta phải đòi hỏi tối đa cho đến khi đạt được kết quả cùng lắm khi phải giảm đòi hỏi thì cũng đạt được ý mong muốn. Theo ông Trump, tất cả những quyết định trong việc giải quyết mọi vấn đề của ông đều dựa theo bản năng (instinct) chứ không cần suy nghĩ.
Những nguyên tắc thương thảo của ông Trump cũng chẳng khác gì lối giao dịch của các bà nội trợ với mấy chị bán hàng ở chợ. Chị bán hàng nói thách. Các bà nội trợ điều đình giảm giá. Chị không chịu tôi qua tiệm khác. Rẻ thì mua, không rẻ thì thôi.
Việc Nam Hàn điều đình với Trung Cộng trong hiệp ước an ninh phải chăng cũng chỉ là những “đòn gió” đối phó lại với đòn ông Trump dọa rút quân khỏi Nam Hàn vì Nam Hàn tuy cần Mỹ nhưng họ cũng biết Mỹ cần phải có sự hiện diện của quân đội tại nước họ để đối phó với hỏa tiễn nguyên tử từ Bắc Hàn có thể bắn tới Mỹ. Cả hai phe cùng dùng leverage (đòn bẩy).
Việc ông Trump chủ trương đánh tariffs Trung Cộng để thúc đẩy các công ty Mỹ phải rời khỏi TC rút về Mỹ tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ. Ý tưởng thật cao đẹp cho dân Mỹ. Thực tế cho thấy việc này không hề xẩy ra. Các công ty vẫn ở Tàu và nếu có di chuyển thì họ chuyển qua các nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Tân Gia Ba v.v.
Kinh tế trong vài thập kỷ vừa rồi là toàn cầu hóa. Chính những Trump towers, sân golf của ông cũng nằm trong nhiều nước trên thế giới. Công ty làm giầy dép, quần áo của Ivanka con gái ông cũng nằm ở Tàu chứ không phải ở Mỹ.
Việc đặt công ty tại ngoại quốc đã bắt nguồn từ Memorandum E-B34 của Counsil’s Economic and Financial Group gửi cho tổng thống và bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24 tháng Bảy 1941 trình bày khái quát quan điểm “Grand area” là Mỹ phải thống trị thế giới bằng kinh tế và quân sự để bảo đảm các công ty kỹ nghệ không bị thiếu hụt nguyên liệu trong việc sản xuất những yếu phẩm.
Quan điểm này thực ra bắt nguồn từ Cecil Rhodes (1853-1902), người thành lập nước Rhodesia ở Phi Châu và cũng là người lập ra học bổng Rhodes nổi tiếng thế giới. Ông tuyên bố:
“We must find new lands from which we can easily obtain raw materials and at the same time exploit the cheap slave labour that is available from the natives of the colonies. The colonies would also provide a dumping grounds for the surplus goods produced in our factories.”
Trong một memo nội bộ ra ngày 12 tháng Chạp, 1991 ông Lawrence Summers (cựu bộ trưởng ngân khố của TT Clinton), chief economist của World Bank lý luận là:”It is economically most efficient for the rich country to dispose of the toxic wastes in poor countries, because poor people have both shorter life spans and less earning potential than wealthy people.” Sau đó trong một bài bình luận ngày 15 tháng Hai 1992 của tờ The Economist về memo của ông Summers cũng lý luận là” It is the moral duty of the rich countries to export their pollution to poor countries because this provides poor people with economic opportunities of which they would otherwise deprived.”. Ông Summers sau đó cải chính là memo của ông không phải là một đề nghị mà chỉ là một ironic counterpoint để mọi người thảo luận. Các kinh tế gia kêu gọi căn bản đạo đức của các nước giầu là phải tiêu thụ hàng hóa của nước nghèo để giúp họ phát triển kinh tế.
Như trên đã phân tích, kỹ thuật thương thảo của ông Trump chả có gì là đặc biệt. Tài năng trên thương trường của ông chả có gì là xuất xắc vì tài sản 2 tỉ của ông là do vốn của bố ông để lại. Ông phá sản 5 lần. Trong khi đó thì những người như Bill Gates, Micheal Dell, Steve Jobs, Mark Cuban (người dẫn chương trình Shark Tank) v.v đều làm nên từ bàn tay trắng và không hề bị phá sản. Chủ nghĩa quốc gia của ông Trump thực ra chỉ là chiêu bài dụ dỗ các cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ông mà thôi. Là một con buôn thực tế, lúc nào cũng nghĩ đến lợi nhuận cho cá nhân và gia đình. Việc đòi hỏi đánh tariffs các nước đồng minh biết đâu chỉ là “đòn gió” một leverage sau đó rút bớt lại để đổi lấy những giấy phép làm ăn khi ông hết làm tổng thống. Bằng chứng là khi mới nhậm chức tổng thống, Tập Cận Bình đã chấp thuận cấp 32 giấy phép về những dự án xây cất cho ông mà trước đây vẫn nằm ì. Một điều không hề xảy ra trong lịch sử Trung Cộng vì các đơn xin thường bị cứu xét rất lâu.
Một số người nghĩ là Mỹ đã sai lầm khi cho các hãng lớn đặt bản doanh ở Tàu làm cho Tàu giầu mạnh cạnh tranh với Mỹ và làm thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ và Tàu. Thực ra sự thâm thủng chỉ là con số thống kê chứ sản phẩm bán tại Mỹ và các nơi trên thế giới là do các hãng của Mỹ, Nhật, Đại Hàn v.v sản xuất tại Tàu chứ không phải hoàn toàn của hãng Tàu. Nếu để ý ta sẽ nhận thấy tất cả những vật dụng chúng ta dùng trong nhà từ máy đun nước nóng, máy pha cà phê, máy xấy tóc , bàn ghế, giường tủ v.v. mang tên hãng Mỹ nhưng Made in China.. Hơn nữa hầu hết những sản phẩm của Tàu xuất cảng qua Mỹ theo qui luật cũng phải dùng những cơ phận, bộ phận nhập cảng từ nhiều nước trên thế giới theo qui trình cross-national production chains (1). Tờ New York Times số ngày 9 tháng Hai 2006 trích lời nhà kinh tế gia Dong Tao của UBS (Union Bank of Switzerland) nói là “một con búp bê Barbie bán ở Mỹ 25 Mỹ kim thì người Tàu chỉ nhận được 35 cents tiền công.”
Như vừa rồi ông tuyên bố là nhờ đánh tariffs vào các hàng hòa nhập cảng từ Tàu ông đã mang lại cho ngân sách hơn 6 tỉ. Thoạt nghe ai cũng khen ông đúng là “stable genius” như ông thường tự nhận. Thật ra số tiền đó là của người tiêu thụ Mỹ. Theo giáo sư Micheal Waugh, associate professor of economics thuộc New York University’s Stern School of Business mà hãng thông tấn Neuters đưa tin ngày 11 tháng Mười Hai 2019 thì Tàu đánh trả đũa bằng cách không nhập khẩu từ Mỹ thịt heo và đậu nành ở những vùng canh nông tại Midwest đã làm giảm hàng tỉ Mĩ kim trong trong ngân sách chi tiêu tại các vùng này trong việc mua bán xe cộ khoảng 2 tỉ và mất lợi tức bán xe trong nước khoảng 7 tỉ..
Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ thì năm 2017 T.C. nhập cảng 19.5 tỉ nông phẩm nhưng đến năm 2018 chỉ nhập cảng 9.2 tỉ tức là giảm 10.3 tỉ để trả đũa Mỹ. Để giúp các nông gia, TT Trump lấy tiền của dân 16 tỉ để trợ cấp cho các nhà nông này khiến cho ngân sách mất 26.3 tỉ (10.3+16). Hôm 13 tháng Chạp vừa qua TT Trump tuyên bố đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 là Mỹ tạm ngưng đánh thuế nhập nội và Trung Cộng hứa sẽ mua từ 40 tới 50 tỉ nông phẩm trong vòng hai năm như vậy khoảng 20 tới 25 tỉ một năm thì có gì khác trước đây. Hơn nữa khi trả đũa Mỹ, Tàu đã mua đậu nành và gạo ở Nam Mỹ và Nga thì các nông dân Mỹ đâu còn xuất cảng được nhiều nông phẩm qua Tàu nữa. Tàu cũng còn đang khai khẩn những farms ở Nam Mỹ. Hiện nay một số lớn nông dân có farm nhỏ đã tuyên bố phá sản. Theo tin Huffpost ngày 15 tháng Chạp năm nay (2019) thì số tiền trợ giúp nông dân đã lên tới 28 tỉ gấp đôi số tiền bail out kỹ nghệ xe hơi năm 2007 dưới thời TT Obama. Chưa nhận được tiền mua nông phẩm thì tới nay 2018-2019 Mỹ đã lỗ 48.6 tỉ. Kỹ nghệ xe hơi sau đó đã trả lại nợ và chính phủ lời hơn 1 tỉ còn không biết nông dân có trả nợ không. Cũng trong tờ Huffpost, giáo sư Paul Krugman giải thưởng Nobel về kinh tế cảnh cáo rằng ông Trump đã thua T.C. mặc dù ông hung hăng tuyên bố ông thắng lớn. Hơn nữa T.C. chưa hề tuyên bố là sẽ mua những gì của Mỹ như ông Trump và ông Larry Kudlow, National Economic Council Director tuyên bố mà hai bên cũng chưa hề ký thỏa ước. Ngay cả Mexico cũng chưa ký USMCA (NAPTA) vì không đồng ý một số ngôn từ ghi trong hiệp ước. Có lẽ họ thấy ông đang bị impeach nên muốn áp lực ông nhượng bộ. Tin tức mới nhất tiết lộ cho biết ông có ý định gia nhập lại TTP để làm leverage với T.C. nếu T.C. trở mặt không chịu thỏa thuận. Điều này lộ rõ ông đang bị dưới cơ T.C. Nhưng có một điều khôi hài là Mỹ có cái gì bán cho Tàu ngoài xe hơi và một ít năng lượng thì làm sao mà cân bằng được cán cân thương mại như ông Trump tuyên bố.
Cả T.C. lẫn Mỹ đều dùng leverage làm căn bản để thương thảo. Mỹ đánh tariffs vào hàng nhập cảng từ Tàu nhưng phần lớn đồ nhập cảng lại là những đồ gia dụng không thể thiếu được là của hãng Mỹ sản xuất tại Tàu. Hàng của Tàu ít nên họ thiệt thòi ít. Người trả tiền tariffs là người tiêu thụ Mỹ. Tàu thay vì đánh tariffs lại không mua nông phẩm của Mỹ tại những vùng nhiều người ủng hộ Trump. Nguy hiểm nhất là nông phẩm của Mỹ chỉ có thị trường duy nhất là Tàu còn Canada và Mễ thì không có bao nhiêu.
Họ đánh thẳng vào hầu bao của Mỹ và nền chính trị của Mỹ. Nông dân là những người thật thà chất phác tưởng Trump giúp họ nên ủng hộ, rút cuộc bị lừa. Do đó Trump phải nhượng bộ T.C. để tránh mất phiếu ở những vùng này. Người Tàu đã dùng chiêu của Mộ Dung Cô Tô trong chuyện của Kim Dung”dùng tuyệt kỹ của người để hại người.” Như đã nêu trên, lời cảnh báo của bộ trưởng Canh Nông Sonny Perdue là đúng.
Đối với CS hứa có nghĩa là không bao giờ thi hành. Promise but no deliver!
Còn riêng những sản phẩm do chính các hãng ngoại quốc sản xuất gây ra sự bất quân bình mậu dịch theo giải thích của ông Cohn cho TT Trump thì không đáng kể mà còn có thể lợi cho dân Mỹ đươc mua hàng rẻ. Theo ông hàng hóa từ Canada, Mexico và China tràn ngập thị trường Mỹ với giá cạnh tranh rẻ. Dân Mỹ mua những hàng hóa nhập cảng rẻ tiền từ các nước này sẽ có tiền dư ra để mua các sản phẩm khác của Mỹ, trả tiền các dịch vụ và có tiền để dành. Đó là sự hữu hiệu của thị trường thế giới. Có lẽ ông Trump hiểu điều này nhưng cố lờ đi để tung chiêu người Mỹ tiêu thụ đồ Mỹ hòng kiếm phiếu. Để tuyên truyền ông nói ông có công áp lực các hãng xưởng phải được thiết lập tại Mỹ. Ông sẵn sàng nói láo ông là người khai trương cho một cơ xưởng sản xuất computer của Apple tại Austin, Texas. Hôm thứ Tư 20 tháng Mười Một 2019 vừa qua ông tweeted: “Today I opened a major Apple Manufacturing plan in Texas that will bring high paying jobs back to America….” Thực ra cơ xưởng này từng sản xuất computer Mac Pro tại Austin đã có từ năm 2013 điều hành bởi hãng Flex, một hãng sản xuất toàn thế giới chứ không phải của Apple. Bây giờ cơ xưởng này sản xuất computer Mac Pro cải tiến thế hệ mới với các bộ phận mua từ 36 tiểu bang trong nước Mỹ theo qui luật cross-national production chains. Thật đúng là một professional liar như ông Cohn đã phê bình. Make America Great Again (MAGA) trong khi ông đeo tie made in China và sản phẩm bán tại Mỹ của con gái ông cũng Made In China. Việc đánh thuế nhập nội hàng hóa Tàu có thể tạm chấp nhận nhưng đánh thuế các đồng minh của mình thì thật là một sai lầm lớn. Mới đây khi dự hội nghị NATO ở Âu Châu ông đòi đánh thuế cheese, rượu nho và ví sách tay của Pháp lên đến 100%. Nên nhớ người thua đậm là người tiêu thụ Mỹ vì họ phải trả số tiền này chứ không phải nước xuất cảng đồ sang MỸ. Ông Trump đánh tariffs vào hàng nhập nội từ Tàu tưởng làm kinh tế Tàu lụn bại nhưng kỳ thực ông đánh vào các hãng Mỹ và đồng minh thân cận là Nam Hàn và Nhật nhiều hơn.
Đừng nghe những gì Donald Trump nói, hãy nhìn những gì Donald Trump làm.
December 15, 2019
Note: (1) Xin giải thích thêm về cross-national production chains. Việc sử dụng các bộ phận làm từ nhiều quốc gia để tạo một sản phẩm gọi là Cross-national Production Networks (CPN) hoặc Global Value Chains (GVCs). Sự nổi dậy của hệ thống này đã thay đổi đường lối thương mại quốc tế trong vài thập kỷ vừa qua. Theo khuynh hướng này thì một sản phẩm của một công ty phải qua nhiều giai đoạn khác nhau là phải nhập cảng một số những cơ phận, bộ phận của những nhà sản xuất tại một số quốc gia khác nhau để tạo nên sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường. Lý thuyết product cycle này được đưa ra đầu tiên bởi ông Kaname Akamatsu kinh tế gia người Nhật vào năm 1937 và sau đó được bổ túc và phát triển thêm bởi các kinh tế gia như Vernon (1971), Cummings (1984) và Kojima (1986).
Phương pháp này khởi đầu ở Âu Châu đã thành công sau đó các hãng điện tử Hoa Kỳ và Nhật Bản phát triển CPN tại các nước Á Châu trong thập niên 1980 và 1990. Sau đó Ấn Độ và Trung Cộng cũng nhập cuộc.
Lý thuyết về chu kỳ sản phẩm (product cycle) có thể giải thích được chiến lược của các công ty liên quốc gia là nhập liệu và sản xuất sản phẩm của họ tại Trung Hoa để lợi dụng nhân công rẻ và phá vỡ rào cản thương mại của nước này. Một nguyên do nữa họ cũng muốn dân Tàu có lợi tức để mua sắm sản phẩm của họ. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy dân Tàu đi du lịch Mỹ và Âu Châu thi nhau vơ vét những sản phẩm đắt tiền của các nước này. Sự phát triển của CPN cho nền kinh tế toàn cầu đã giúp các nước nhỏ cũng được phát triển cùng các nước lớn giúp dân các nước này có một đời sống khả quan hơn. Ông Trump muốn người Mỹ chỉ mua đồ sản xuất của Mỹ, tất cả cho nước Mỹ là đã lội dòng nước ngược phá vỡ trật tự nền kinh tế toàn cầu thì chỉ có thể làm trong mộng mà mộng đó là ác mộng. Quan niệm chủ nghĩa quốc gia đã quá lỗi thời. Cũng nên nhớ đảng Cộng Hòa Mỹ đã tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế toàn cầu cho nên Mỹ mới được phồn thịnh nhất thế giới như ngày nay.
Lấy thí dụ sản phẩm iPhone của Apple. iPhone được sản xuất chính yếu tại một nước khác ngoài Hoa Kỳ. Mặc dù kiểu mẫu và quảng cáo bởi Apple, các bộ phận trong máy đều được sản xuất và cung cấp bởi tám công ty ở Nhật, Đại Hàn, Đức và Hoa Kỳ. Vào năm 2009 tổn phí vật dụng chiếm tới 70% giá thành là 179 Mỹ kim. Tất cả những bộ phận trong máy được mang qua Tàu để lắp ráp và công nhân Tàu được trả 6.5 Mỹ kim. Khi sản phẩm được hoàn tất xuất cảng qua Mỹ thì giá cả có thể lên đến 400 -600 Mỹ kim sau khi đã cộng thêm những phí tổn khác. Hiện nay iPhone thế hệ mới giá từ 1,000 Mỹ kim trở lên. Nay nếu ông Trump đánh thuế hàng nhập khẩu từ Tàu lên 25% thì người tiêu thụ Mỹ phải trả thêm phí tổn này. Nếu giá quá đắt mọi người không mua thì không những hãng Apple bị thua lỗ mà các nước Nhật, Đại Hàn và Đức cũng bị vạ lây. Đó là lý do tại sao ông Gary Cohn và các kinh tế gia cảnh báo ông Trump là việc đánh thuế bừa bãi hàng nhập cảng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu là vì vậy.