Tin Việt Nam – 26/11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 26/11/2019

‘Bản án 9 năm tù cho blogger Phạm Văn Điệp

là không có căn cứ’: Luật sư

Tòa án Nhân dân tỉnh  Thanh Hóa hôm 26/11 đã tuyên án 9 năm tù và 5 năm quản chế với blogger Phạm Văn điệp về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Hôm 26/11, trả lời RFA ngay tại sân tòa sau khi có phán quyết, Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Điệp, cho biết:

“Phiên tòa kết thúc vào lúc 15:40. Ông Điệp phạm khoản 1 Điều ‘Tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam, 9 năm tù và 5 năm quản chế. Về bản án, tôi cho rằng nó không có căn cứ pháp luật. Cái tội này thực tế là ông ấy chỉ là bày tỏ, chẳng có chống đối nhà nước gì cả.”

“Đối với những người có hành vi tương tự thì tôi cho rằng đây là một bản án nặng. Vì ông Điệp không có tham gia tổ chức nào cả. Ông ấy cũng thừa nhận các bài viết của mình, chứ không chối bỏ.”

Luật sư Hà Huy Sơn nói rằng Hội đồng xét xử “chẳng nghe quan điểm bào chữa của luật sư mà cho rằng ông Điệp nói xấu đảng Cộng sản, cổ súy cho đa nguyên, đa đảng, cổ súy cho Việt Nam Cộng hòa, cho rằng ông ấy tham gia biểu tình chống Trung Quốc”. Luật sư Hà Huy Sơn nói thêm:

“Tất cả những thứ mà người ta cho rằng trái với chủ trương đường lối của đảng và nhà nước. Ông ấy phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa Cộng sản. Người ta cho cái đấy là cái tội chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tôi thì bảo là cái điều này nó không nói nội hàm cái đảng Cộng sản Việt Nam với chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng người ta không nghe mà cứ kết án như vậy.”

Theo Luật sư Hà Huy Sơn, ông Phạm Văn Điệp nói lời cuối tại phiên tòa rằng ông “chỉ góp ý để xây dựng nhà nước tốt đẹp thôi, chứ không chống ai cả, chỉ bày tỏ quan điểm, góp ý thôi” và “đấy là cái quyền công dân theo Hiến pháp, Công ước dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia năm 1982.

Đề cập về chuyện ông Phạm Văn Điệp, 51 tuổi, có song tịch Nga và Việt Nam, Luật sư Hà Huy Sơn nói “chẳng thấy phía Nga có ý kiến gì cả, nên tòa coi như ông ấy là người Việt Nam”.

Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 20/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Văn Điệp và trả tự do ngay lập tức cho ông này.

Theo HRW, ông Phạm Văn Điệp là người vận động nhân quyền và có tiếng nói chỉ trích chính quyền. Ông Điệp thường xuyên sử dụng blog và sau này là facebook để đề cập đến các vấn đề vi phạm về nhân quyền. Ông cũng thường xuyên vận dụng hệ thống pháp luật của Việt Nam để đối đầu với chính quyền.

Báo Công an viết rằng “ông Điệp thường xuyên có hành vi viết, chia sẻ, đăng tải, phát tán các bài viết, hình ảnh, tài liệu, và phát trực tiếp các video có nội dung xấu nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kêu gọi đa nguyên, đa đảng, bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bịa đặt phỉ báng chính quyền các cấp, kích động nhân dân biểu tình, chống đối, gây rối an ninh trật tự”.

Ông Phạm Văn Điệp đã sang Nga du học từ tháng 12 năm 1992 và cư trú ở đó cho đến tháng 6/2016.

Ông đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào hè năm 2011.

Ông Phạm Văn Điệp cũng gặp nhiều rắc rối trong các lần nhập và xuất cảnh Việt Nam. Năm 2016, khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Lào, ông bị bắt giữ và bị tòa án của Lào tuyên án tù 21 tháng với cáo buộc “sử dụng lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chống lại nước láng giềng”.

Ông ra tù vào tháng 3/2018 và được công an Lào đưa tới cửa khẩu Cầu Treo với Việt Nam và được phép nhập cảnh.

Ông Điệp cũng đã tham gia vào cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào tháng 6 năm 2018.

Vào ngày 29/ 6/2019, ông Điệp bị công an Thanh Hóa bắt tạm giam.

Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW được trích lời trong thông cáo của tổ chức này nói rằng: “Tất cả những gì ông Phạm Văn Điệp làm trong 17 năm qua chỉ là bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng,” ông Sifton nói. “Không có lý do chính đáng gì để Việt Nam đối xử với ông như một tội phạm”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/9-year-sentence-for-blogger-pham-van-diep-is-unfounded-lawyer-11262019075930.html

 

Ông Nguyễn Chí Vững sáu năm tù

vì ‘kích động trên Facebook’

Ông Nguyễn Chí Vững bị TAND tỉnh Bạc Liêu hôm 26/11 kết án 6 năm tù giam vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt

Cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt vì tội ‘chống nhà nước’

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị 12 tháng cải tạo không giam giữ

Ông cũng bị thêm hai năm quản chế tại địa phương.

Báo Nhân Dân tường thuật ông Nguyễn Chí Vững dùng các tài khoản trên Facebook từ tháng 5 đến cuối tháng 8/2018 để phát trực tiếp năm lần các nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam”.

‘Tạo sự nghi ngờ, bất mãn’

Nội dung của ông bị nói là đã “gây hoang mang, tạo sự nghi ngờ, bất mãn, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan tổ chức, chính quyền”.

Cáo trạng nói tiếp rằng ông Vững đã tham gia các nhóm kín “Giặc cỏ”, nhắn tin qua ứng dụng messenger để thảo luận về cách thức biểu tình, kích động, lôi kéo người khác tham gia biểu tình để phản đối Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu…

Ông Vững bị nói là đã thuê ông Nguyễn Chí Bền làm 100 ná thun chuẩn bị biểu tình dịp Quốc khánh 2-9-2018 tại trung tâm thành phố.

Ông đã bị phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính hai lần về các hành vi “Tụ tập đông người nơi công cộng, gây mất trật tự công cộng” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Ông Nguyễn Chí Vững sinh năm 1981, quê ở Cà Mau và đang sống ở Bạc Liêu.

Ông bị bắt tạm giam từ ngày 23/4/2019.

Mức án 6 năm tù được căn cứ vào khoản 1, Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Hôm 21/11 tại TPHCM, một cây bút, Phạm Chí Dũng, bị bắt tạm giam.

Ông Dũng, sinh năm 1966, bị khởi tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ Điều 88 nay thành Điều 117

Luật Đặc xá vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng Sáu, có chi tiết về người bị kết án phạt tù về 16 tội sẽ không được đề nghị đặc xá dù có đủ các điều kiện quy định.

Trong đó có tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và tội phá rối an ninh.

Tháng 12 năm ngoái, bị cáo Huỳnh Trường Ca bị tòa Đồng Tháp tuyên 5 năm 6 tháng tù giam cũng vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tháng 5/2019, tòa án Đồng Nai tuyên hai người, Vũ Thị Dung 6 năm tù và Nguyễn Thị Ngọc Sương 5 năm tù cũng vì tội này.

Tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thuộc Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015, nguyên trước đây là tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 BLHS năm 1999.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50550851

 

Tòa Đồng Nai xử 4 người dự định

phản đối tăng giá điện tội “phá rối an ninh”

Sáng ngày 26 tháng 11 năm 2019, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 4 người với cáo buộc “phá rối an ninh” theo điều 118 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo đó, tòa án tuyên phạt các ông gồm Đoàn Viết Hoan (sinh năm 1984), Võ Thường Trung (sinh năm 1977) mỗi người 3 năm tù giam.

Hai người còn lại là Ngô Xuân Thành (sinh năm 1970) và Nguyễn Đình Khuê (sinh năm 1978), mỗi người cùng nhận mức án 2 năm rưỡi tù giam.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Nguyễn Đình Khuê nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do về điểm khác thường trong vụ án này như sau:

Trong vấn đề tranh cãi qua lại thì nó đưa tới một cái mấu chốt đó là cái vụ án này nó không thu được bất cứ bằng chứng vật chất nào để chứng minh rằng là cái nhóm này đang chuẩn bị gây nổ vào ngày 28 tháng 4.

Trong khi đó thì ngày 25 là họ bị bắt rồi, tức là chỉ có khoảng bốn ngày sau hoặc ba ngày sau là… giả như có gây nổ thì họ phải chuẩn bị ít ra là phải chuẩn bị những cái kích nổ, dây điện hoặc những vật dụng cần thiết nhưng mà hoàn toàn không có gì hết.

Tang vật thu được thì chỉ toàn là điện thoại và những tin nhắn qua lại trên điện thoại, những trao đổi trên điện thoại chứ hoàn toàn không có một cái chứng cứ vật chất nào,” luật sư Miếng cho biết vào chiều 26/11.

Mạng báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam dẫn cáo trạng của Viện kiểm sát cho hay, cả 4 người thường lên mạng đọc các bài viết có nội dung bị cho là “chống đối chế độ, kích động biểu tình, gây rối của các đối tượng thù địch ở nước ngoài.

Sau đó, lại bị lôi kéo lập các nhóm kín tập hợp lực lượng, bàn bạc tiến hành biểu tình, gây rối dịp lễ 30-4-2019 tại thành phố Biên Hòa.”

Theo đó, sau khi bàn bạc nhóm đã phân công nhiệm vụ cho ông Hoan làm “Trưởng nhóm biểu tình ôn hòa”, soạn thảo “Kế hoạch xuống đường”, tạo đường dẫn và tải 12 đoạn ghi hình hướng dẫn gây cháy nổ lên mạng.

Ông Trung là “Trưởng nhóm hành động”, mua thuốc nổ để đánh các trạm, trụ điện và được ông Khuê dẫn đến trạm truyền tải điện của Công ty truyền tải điện Miền Đông ở thành phố Biên Hòa để khảo sát, lựa chọn địa điểm gây nổ.

Còn lại ông Ngô Xuân Thành được cho là người có hiểu biết về việc gây cháy nổ, đã từng tham gia các cuộc biểu tình, sẵn sàng lôi kéo, tập hợp lực lượng thực hiện các hoạt động gây rối.

Tuy nhiên, theo luật sư Miếng, những người này chỉ có ý định xuống đường biểu tình vào ngày 28 tháng 4 năm 2019 để chống dự luật đặc khu, phản đối tăng giá xăng, giá điện và không có chút hiểu biết gì về chất nổ cả.

Kể từ đầu năm 2019, chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án hàng chục người các mức án khác nhau với cáo buộc theo nhóm tội “an ninh quốc gia”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4-sentenced-to-total-10-years-in-prison-for-national-security-crime-11262019082302.html

 

Giám đốc và Phó giám đốc

Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận

bị kỷ luật vì liên quan sai phạm đất đai

Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận hôm 26/11 công bố quyết định kỷ luật ông Lê Nguyễn Thanh Danh, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh, bằng hình thức giáng chức do liên quan đến những sai phạm đất đai tại tỉnh Bình Thuận.

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày nói rõ ông Danh là Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch đất nhưng đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra để Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Phan thiết cho tách thửa trên một khu đất lớn.

Cụ thể, thanh tra tỉnh Phan Thiết đã chỉ ra từ đầu năm 2016 đến tháng 9/2018, Ủy ban Nhân dân Thành phố Phan Thiết đã cho chuyển mục đích 139 thửa đất với tổng diện tích gần 177 ngàn m2 từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn không đúng quy định.

Quyết định trên bị cho rằng dẫn đến việc hình thành khu dân cư tự phát và chuyển thông tin địa chính không đúng quy hoạch gây thất thoát ngân sách.

Nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận bị nhận xét đã ký cho phép tách thửa không đúng quy định, không chỉ đạo kiểm tra việc Thành phố Phan Thiết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định.

Ông Lê Nguyễn Thanh Danh năm nay 39 tuổi, giữ chức Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận từ năm 2015, trước đó giữ chức Chánh Văn phòng Sở. Ông Danh hiện đang chờ cấp trên phân công việc mới.

Liên quan đến sai phạm đất đai nêu trên, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận là ông Hồ Lâm cũng bị khiển trách, hai ông Giám đốc và Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Phan Thiết đã bị cách chức.

Ngoài ra, có 5 đảng viên Phan Thiết cũng đang bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét kỷ luật vì có liên quan đến vụ việc. Báo trong nước nói kết quả sẽ được công bố trong tháng 12.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/deputy-director-of-binh-thuan-department-of-natural-resource-and-environment-demoted-11262019075117.html

 

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào?

Nguyễn Tường Thụy

Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Nhiều cơ quan truyền thông không có thông tin để liên lạc với gia đình.

Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng “em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác”. Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào.

Gia đình Phạm Chí Dũng có 3 thế hệ cùng sống trong một ngôi nhà, gồm bố mẹ (88 và 77 tuổi), vợ chồng anh (chị Loan giảng dạy ở 1 trường đại học), hai cháu đang học lớp 8 và lớp 1 và cô em gái anh (làm ở đài truyền hình).

Việc bắt Phạm Chí Dũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay từ 5 ngày trước đó có người anh em gọi cho chị Loan hỏi Dũng có ở nhà không. Khi chị Loan trả lời có thì anh bảo sao nghe nói Dũng bị bắt cách đây mấy hôm rồi? Phạm Chí Dũng nghe vợ kể thì cho rằng họ tung tin cho anh sợ thôi, để hạn chế việc anh đang làm. Như vậy có thể có người biết việc anh sẽ bị bắt.

Quyết định khởi tố và lệnh bắt đều ký từ ngày 18/11/2019, tức là 3 ngày sau mới thực hiện.

Đến ngày bắt, họ cũng bố trí cẩn thận. Trước hết họ tìm cách đưa ông nội (cụ thân sinh Tiến sĩ Phạm Chí Dũng) ra khỏi nhà để không phải chứng kiến cảnh bắt con trai mình, đồng thời đón bắt Phạm Chí Dũng ngoài đường. Việc đưa ông đi họ lấy lý do là đưa ông đi khám sức khỏe. Theo lịch thì 13/12 mới là lịch khám. Nhưng trước khi bắt Phạm Chí Dũng 2 ngày, Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ thành ủy TP. HCM (Ban BVSK) gọi điện nói phải đi làm một số xét nghiệm ở bệnh viện Hòa Hảo để chuẩn bị khám vào hôm 13/12.

Sáng 21/11, xe của Ban BVSK đến đưa ông đi. Đi theo có người người giúp việc của gia đình. Hơn 10 giờ khám xong, xe đưa ông về lại Ban Bảo vệ sức khỏe để lấy thuốc. Nhưng sau đó họ bảo thiếu thuốc nên cho người ra ngoài lấy và ông phải chờ rất lâu. Tới hơn 12 giờ họ mới đem thuốc về rồi Ban BVSK đưa ông và người giúp việc về nhà. Tới nhà thì cổng khóa, bấm chuông không có ai, ông phải sang nhà bên cạnh ngồi nhờ. Khi ông gọi cho anh Dũng chuông reo nhưng không có người trả lời. Sau đó, ông gọi cho con gái (lúc này đang bị mời đi theo anh lên đồn). Lát sau, công an phường mang chìa khóa đến mở cổng cho ông vào.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào?

Buổi sáng, như thường lệ, Phạm Chí Dũng lần lượt đưa hai con đến trường. Sau khi đưa cả hai con đến trường xong thì anh bị bắt rồi công an đưa anh về nhà khám xét.

Buổi sáng, chị Loan đi làm vào lúc 7h30. Khoảng 8h5’ chị Loan định gọi điện nhắc anh về đưa ông đi khám bệnh nhưng không thấy bắt máy. Chị nghĩ việc đưa ông đi khám bệnh mọi người ở nhà xử lý được nên yên tâm. Chị thuật lại lời kể của em gái Phạm Chí Dũng, khi cô đang ở trong phòng, nghe ồn ào ngoài nhà thì mở cửa ra xem. Lúc mở cửa phòng thì nhìn thấy anh Dũng và một số người đi lên (lúc họ đưa anh về để khám xét nhà).

Cô thấy anh Dũng bị một người xốc nách đi vào phòng làm việc của anh ấy thì cô mới biết có chuyện. Họ lục máy tính in ra một số tài liệu sau đó lấy đi một số thiết bị (laptop, điện thoại, ổ cứng) và tài liệu (ghi cụ thể trong biên bản). Trong thời gian khám xét, họ yêu cầu cô không được sử dụng điện thoại. Khám xét xong, họ đưa Phạm Chí Dũng đi và yêu cầu em gái anh cùng đi theo ra phường. Tới khi ông nội về thì cô vẫn chưa được về. Gần 2 giờ chiều, cô yêu cầu vì công việc họ mới cho về.

Hiện nay, Phạm Chí Dũng bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. Đây là trại tạm giam của Công an TP.HCM. Anh chị em nhóm Hiến pháp bị bắt hồi đầu tháng 9/2018 cũng đang bị giam ở đây.

Đây cũng là nơi Phạm Chí Dũng bị tạm giam năm 2012. Anh bị bắt khẩn cấp ngày 17/7/ 2012 và bị khởi tố cả hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” và “Tuyên truyền chống nhà nước”. 6 tháng sau công an đình chỉ điều tra, kết thúc vụ án và trả tự do cho anh.

Khi đã dấn thân thì phải chấp nhận thôi

Thời kỳ Phạm Chí Dũng bị bắt lần đầu còn ít người biết đến anh. Khi đó, phong trào xã hội dân sự còn manh nha. Đợt ấy, gia đình anh rất sốc và có những bất đồng với việc làm của anh. Thế nhưng, tới lần này thì khác hẳn. Gia đình đã hiểu và cảm thông với anh hơn nên rất bình tĩnh. Chị Loan cho biết: “Đợt trước ông nội bị sốc ghê lắm nhưng đợt này tinh thần của ông ổn định hơn, còn động viên em. Bà nội thì không vấn đề gì. Mấy hôm nay, người quen đến thăm gia đình nhiều lắm đa phần là người quen của ông nội”

Tôi hỏi:

– Thế còn Loan thì sao?

– Chuyện này cũng thường lắm rồi, chốt ngang chốt dọc xong rồi mang lên phường, rồi câu lưu mấy hôm. Em nghĩ thế nào cũng có chuyện. Em đã chuẩn bị cho việc xấu nhất xảy ra, chắc chắn phải có rủi ro không sớm thì muộn. Khi anh đã dấn thân thì phải chấp nhận thôi nên không có gì sốc lắm…

“Mấy hôm nay thấy mọi người quan tâm sốt sắng cho anh Dũng, em cảm thấy đỡ cô đơn hơn. So với đợt trước, đợt này vui hơn nhiều, em vẫn cười được mà – Chị Loan tâm sự trước khi kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-pham-chi-dung-arrested-11262019104319.html

 

Bên trong Trung tâm hỗ trợ xã hội TPHCM:

“Như một nhà tù trá hình, nhân phẩm con người bị

xúc phạm”

Cao Nguyên

Chiều ngày 17/11/2019, công an TPHCM ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Dũng, một nhân viên làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội (quận Bình Thạnh) vì hành vi dâm ô nhiều bé gái.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời báo chí trong buổi họp báo ngày 18/11/2019 rằng có ít nhất 6 bé gái từ 14-16 tuổi đang ở tại trung tâm này bị ông Dũng dâm ô nhiều lần trong thời gian dài.

Ngoài ra, khi thực hiện xong hành vi, ông Dũng cho các em hút thuốc lá, uống nước ngọt và cho nước sôi nầu mì tôm ăn. Ông cũng hứa hẹn sẽ chỉnh sửa hồ sơ cho các trẻ sớm được trở về với gia đình.

Sau khi báo chí Nhà nước đưa tin về vụ việc, có ít nhất năm người đã xác nhận với RFA rằng họ đã bị bắt đưa về Trung tâm Hỗ trợ xã hội quận Bình Thạnh vì đi biểu tình phản đối Formosa, và giam giữ nhiều ngày, bị đối xử tàn tệ. Những người này bao gồm bà Trần Thu Nguyệt, ông Long Trần, ông Chế Hoàng, Đỗ Phi Trường và ông Lê Xuân Diệu.

Họ chia sẻ về những trải nghiệm của mình trong quãng thời gian bị cưỡng ép đưa về đây, cho thấy rằng bên trong một Trung tâm hỗ trợ xã hội, nhân phẩm của nhiều người bị xúc phạm nặng nề.

Trung tâm hỗ trợ xã hội giam người biểu tình vì môi trường

Theo Nghị định Về thành lập và hoạt động của cơ sở Bảo trợ xã hội của Chính phủ nước Việt Nam thì các “Cơ sở bảo trợ xã hội” được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt, không có điều kiện sống ở gia đình như người già, người tâm thần, người tàn tật và trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt.

Tuy vậy, hàng chục người tham gia biểu tình phản đối Formosa hồi năm 2016 đã bị bắt về đây giam giữ trong nhiều ngày.

Bà Trần Thu Nguyệt, một người từng bị bắt giam ở đây kể rằng bà đi biểu tình vào một sáng Chủ Nhật năm 2016:

Tôi vừa bước lên để bắt taxi thì phía đằng trước có bốn người mặc thường phục chặn đầu xe và có hai người khác chạy lại đẩy tôi lên taxi đưa tôi về công an phường Bến Thành. Đến tối họ đưa tôi về trung tâm hỗ trợ xã hội ở Bình Thạnh lúc khoảng 6h chiều.

Khi vào trong trung tâm hỗ trợ xã hội thì họ bắt tôi phải lấy tiền ra đưa cho họ, điện thoại các thư đưa cho họ hết. Họ giữ lại hết rồi đưa tôi vào một phòng giam.”

Ông Trần Long bị nhốt trong trung tâm này 6 ngày cho biết cũng bị đưa về đây vì đi biểu tình:

Đợt đó đi biểu tình phản đối Formosa, giữa năm 2016. Lúc bị bắt thì người ta đưa tôi vào công an phường Bến Nghé, quận Một, giam từ 11 giờ trưa đến 7 giờ tối thì mới đưa qua Trung tâm hỗ trợ Xã Hội ở Nơ Trang Long, Bình Thạnh.

Họ đưa tôi và một người em lên xe buýt. Trên xe có mấy chục người nữa, đến trung tâm thì có hơn 80 người ở đó, rất là đông.

Theo tôi biết thì trung tâm đó chỉ giữ những người vô gia cư, kiểu như công an đùn đẩy trách nhiệm cho trung tâm đó giam tụi tôi như là những người vô gia cư. Họ kêu là luật của trung tâm đó là phải xác minh 30 ngày, nếu mình không có hộ khẩu hay tạm trú gì đó thì họ giữ luôn.”

Như một nhà tù trá hình

Sau khi bị đưa đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở quận Bình Thạnh, cả ông Long và bà Nguyệt đều bất ngờ khi nhận thấy nơi đây giống như một nhà tù giam giữ người hơn là một nơi để nuôi dưỡng, giáo dục những người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội.

Bà Trần Thu Nguyệt nhớ lại ấn tượng đầu tiên khi bị đưa vào phòng giam là các phòng đều có khoá ngoài hai lớp cửa, nhà vệ sinh ngay trong phòng và được ngăn cách bởi bức tường cao chỉ tầm một mét. Nó không khác gì phòng giam các tù nhân:

Khi họ đưa tôi vào một phòng giam, tôi nghĩ rằng trung tâm hỗ trợ xã hội là một cái nơi để mà đưa những em cơ nhỡ về để giáo dục tốt hơn, nhưng khi tôi vào trong đó thì tôi thấy nó gần giống như là một cái phòng giam chứ không phải là một cái phòng để cho các em ở đó, để huấn giáo các em trở thành một người sống tốt hơn.

Tôi nghĩ nó (Trung tâm Hỗ trợ xã hội – PV) đã không làm đúng chức năng, vì khi tôi vào đó thì cần thấy chỉ là cái nơi ở thôi, một nơi phục hồi chức năng cho những người cơ nhỡ, sống ở ngoài lề xã hội, hút chích… Đúng ra đưa về trung tâm thì phải cho người ta có một cuộc sống tốt hơn và hướng dẫn cho người ta trở thành con người tốt hơn, nhưng khi tôi vào trong đó thì tôi thấy hoàn toàn khác hẳn, nó khác lắm, nó giống như một cái trại tù trá hình chứ không phải là phục hồi chức năng cho người ta sống tốt hơn.

Cùng quan điểm, Ông Trần Long kể lại:

Tối đầu tiên bị bắt thì tôi thấy công an thường phục làm việc, y như đi tù vậy, hỏi số báo danh, đồ đạc, chứng minh nhân dân, điện thoại đồ bị lấy hết. Tất cả những người bị bắt lúc đó đều bị lăn tay hết, xong rồi mới đưa chúng tôi vô từng phòng của trung tâm bảo trợ xã hội.

Ở đó thì tôi thấy y như ở tù vậy chứ không phải là trung tâm bảo trợ xã hội. Bởi vì một phòng đó là giam anh em chúng tôi là hai mươi mấy người. Buổi sáng họ đưa một thùng đựng nước cho tụi tôi uống. Sáng thì họ phát cho tụi tôi ổ bánh mì ngọt, trưa ăn cơm, tối ăn cơm, trưa ăn chả thì tối ăn chả, trưa ăn thịt thì tối ăn thịt, có một món thôi.

Đêm đó công an làm việc xong thì những ngày sau là cán bộ của trung tâm làm việc chứ không phải là công an nữa.”

Ông còn khẳng định rằng Trung tâm hỗ trợ xã hội quận Bình Thạnh hoạt động không hề giống với cái tên của nó:

Nó không giống như tên của trung tâm là hỗ trợ xã hội, hỗ trợ những người vô gia cư, những người lang thang nhưng theo tôi biết trong đó như là trại tù vậy.

Những người bị giam trong đó phải đi lao động hết. Sáng những người bị nhốt trong đó là phải đi lao động, tới trưa về ăn cơm, chiều phải đi lao động thêm tới 6 giờ tối mới về.”

Ông Lê Xuân Diệu nói rằng ngoài việc bị lấy hết điện thoại, tiền bạc, tư trang thì tất cả mọi người đều phải cầm bảng có tên, có số trước ngực để chụp hình như tù nhân hình sự.

Trung tâm hỗ trợ xã hội xúc phạm nhân phẩm người dân

Nghị định về thành lập và hoạt động của cơ sở Bảo trợ xã hội cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Hỗ trợ xã hội là tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng như người già, người tàn tật, vô gia cư, trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt; Giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng xã hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.

Nhưng theo lời tường thuật của cả bà Nguyệt và ông Long thì họ đã bị chính nhân viên trung tâm này đã đánh đập và xúc phạm nhân phẩm.

Khi bị bắt vào đây, cho rằng mình không có tội, bà Nguyệt nói rằng bà đã phản kháng rất dữ dội. Chính vì vậy mà vào ngày thứ Hai, bà bị hơn hơn 20 người cả nam lẫn nữ, cả an ninh và nhân viên ở Trung tâm hỗ trợ xã hội ở quận Bình Thạnh cưỡng chế, lột quần áo và khám xét người:

Tôi nằm thiêm thiếp thì nghe tiếng chân rất nhiều người đến mở cửa thì có khoảng năm người phụ nữ đến chỗ người tôi. Họ sờ ngực, sờ bụng thì tôi hất tay họ ra rồi hỏi “mấy người làm gì vậy!”.

Tôi quay ra cửa thì thấy có khoảng 20 người đàn ông đứng ở cửa và họ bắt đầu bước vào trong phòng. Có 1 người đàn ông chỉ thẳng tay vào mặt tôi và nói “lột hết đồ nó ra!” thì gần 20 người tràn vào bên trong.

Năm người đó là nhân viên của trại phục hồi nhân phẩm. Còn trong số những người đàn ông thì có một số là nhân viên trung tâm, một số mặc thường phục. Một số đàn ông là nhân viên họ mặc áo đồng phục của trung tâm đó.

Lột đồ xong thì họ bỏ đi.”

Bà Nguyệt bị giam đến chiều ngày thứ Ba thì được thả về.

Còn ông Long bị nhốt cùng với hơn 20 người khác. Tất cả đều bị tra hỏi nhân thân, ai phản đối sẽ bị lôi đi đánh:

Có đánh một người bạn của tôi, bị nhốt chung buồng của tôi. Cán bộ trung tâm với cơ động cầm roi điện vô bắt người bạn của tôi ra ngoài, đánh xong thì bạn tôi cũng bị mất chiếc nhẫn cưới luôn.

Anh đó nói rằng chúng tôi không có tội, tự nhiên nhốt tôi vô đây, người ta đi làm ngang quận Nhất chụp hình cái tự nhiên bắt tôi. Anh đó nói nhốt tôi là vô lí, tôi có hộ khẩu chứ đâu phải vô gia cư mà nhốt.

Cán bộ thấy vậy bắt lên đánh. Đánh xong tầm 30 phút đưa xuống thì tôi thấy anh đó bầm tím người.”

Không chỉ đối xử mạnh tay với những người đi biểu tình bị bắt, bà Nguyệt còn cho biết thời gian ở trong trung tâm, bà thường xuyên nghe tiếng la hét của những người đang sinh sống tại đó bị đánh:

Khi tôi ở trong đó thì có một số người hút chích, làm gái cũng bị bắt về và họ nhốt vào tầng lầu ở bên trên tôi.

Tôi nghe có tiếng đánh đập. Không biết chuyện gì xảy ra ở trên đó nhưng có nghe thấy tiếng dùi cui đánh người và nghe thấy tiếng mà mấy em bị đánh hét lên.

Tôi nằm ở tầng dưới còn mấy em bị nhốt ở tầng trên. Vì bị nhốt riêng phòng nên không có nói chuyện được.

Tôi thấy những người nhân viên trong đó rất là hung hăn, dữ tợn.”

Chúng tôi đã cố gắng liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ xã hội quận Bình Thạnh nhưng họ từ chối bình luận về những cáo buộc trên với lý do là “không được phát ngôn, muốn gì phải có giấy giới thiệu của Sở Lao Động”.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐTB&XH trả lời báo chí nhà nước cho biết Mỗi năm ngân sách Nhà nước tốn khoảng 300 tỷ đồng cho các trung tâm bảo trợ xã hội, tính trung bình mỗi người ở trung tâm được hưởng 1 triệu đồng mỗi tháng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inside-hochiminh-city-social-center-disguised-prison-11252019102817.html

 

Quốc hội: Không sử dụng vốn bảo lãnh

 của Chính phủ đầu tư sân bay Long Thành

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về giai đoạn 1 Dự án sân bay Long Thành vào chiều ngày 26/11, và khẳng định “vốn là của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ làm tác động đến an toàn nợ công, bảo đảm tiến độ”.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Với 90,6% số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Giai đoạn 1 sẽ gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách và hạng mục phụ trợ, công suất 25 triệu hành khách / năm và 1,2 triệu tấn hàng hoá / năm.

Tổng mức đầu tư Dự án sân bay Long Thành được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 94, là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD, theo đơn giá năm 2014. Trong đó, giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng 14.139 tỷ đồng.

Tuy nhiên sau đó Quốc hội đã thông qua nghị quyết 53, tăng thêm diện tích giải phóng mặt bằng, vì vậy Thủ tướng đã có Quyết định phê duyệt đầu tư Dự án giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng.

Các đại biểu Quốc hội cũng đã ‘khước từ’ chỉ định thầu sân bay Long Thành cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV. Quốc hội cũng không chỉ định thầu, vì “luật Đấu thầu đã quy định rõ các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, việc lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”.

Có sự thay đổi này vì ACV là doanh nghiệp có hơn 95% vốn nhà nước, nên kể cả ACV vay nợ không có bảo lãnh Chính phủ cũng vẫn sẽ làm tăng nợ công.

Tuy nhiên, Quốc hội không ghi ràng buộc “không làm ảnh hưởng đến nợ công” vào nghị quyết, dù có nhấn mạnh việc “không sử dụng bảo lãnh Chính phủ”.

Trước đây nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư sân bay Long Thành là không hiệu quả bằng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, vì vốn quá lớn và vị trí quá xa Sài Gòn. Tuy nhiên việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lại vướng sân golf do quân đội quản lý.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/national-assembly-do-not-use-the-guarantee-capital-of-the-government-to-invest-in-long-thanh-airport-11262019093749.html

 

Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng:

Lại Trung Quốc được lợi?

Diễm Thi, RFA

Chiều 25 tháng 11, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chính thức có thông cáo báo chí về việc nghiên cứu, lập quy hoạch tuyến đường sắt mới khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Bộ GTVT cho rằng tuyến đường sắt này có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành mạng lưới vận tải đường sắt ở phía Bắc sông Hồng, vì tuyến đường sắt chạy theo hành lang Đông – Tây nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng và cảng biển Hải Phòng, một trong những cảng lớn của Việt Nam.

Tuyến đường sắt này dài 392 km được quy hoạch đi qua 8 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Tổng vốn đầu tư dự kiến 100.000 tỷ đồng, chưa kể chi phí giải phóng mặt bằng. Riêng chi phí nghiên cứu lập quy hoạch do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Đây là tuyến đường được đánh giá là quan trọng, mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực Tây Nam của Trung Quốc và Tây Bắc của Việt Nam. Trung Quốc coi đây là phần quan trọng trong tuyến đường xuyên Á, kết nối Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai của Việt Nam với Côn Minh – Thành Đô – Lan Châu của Trung Quốc và đi tới châu Âu.

Có nằm trong kế hoạch Vành Đai Con Đường của Trung Quốc?

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người sáng lập Viện IDS – một viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên thành hình ở Việt Nam, nhưng đã bị giải thể dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Việt Nam chỉ nên làm con đường này khi có thừa tiền, nhưng tình hình Việt Nam hiện nay không cho phép làm vì còn nhiều dự án cấp thiết khác đang thiếu vốn đầu tư. Nếu tiếp tục làm dự án thì những người đề xuất, phê duyệt không còn là người Việt Nam nữa mà đã trở thành người Trung Quốc vì mục đích, lợi ích chủ yếu là cho Trung Quốc. Ông phân tích:

Tuyến đường này nhằm mục đích khai thác cho vùng Côn Minh của Trung Quốc. Chứ còn tuyến đường sắt từ Lào Cai ra Hà Nội, Hải Phòng thì không có ý nghĩa gì nhiều về kinh tế cả. Tức là nó hoàn toàn vì lợi ích mở cửa vùng miền Tây của Trung Quốc. – TS. Nguyễn Quang A

“Dự án này chỉ cần nhìn vào bản đồ và nhìn vào đường đi của nó thì thấy nó thực sự để đi từ Côn Minh ra cảng Hải Phòng. Tuyến đường này nhằm mục đích khai thác cho vùng Côn Minh của Trung Quốc chứ còn tuyến đường sắt từ Lào Cai ra Hà Nội, Hải Phòng thì không có ý nghĩa gì nhiều về kinh tế cả. Tức là nó hoàn toàn vì lợi ích mở cửa vùng miền Tây của Trung Quốc. Đấy là một điều rất là rõ ràng và nó nằm trong kế hoạch Vành đai và Con đường của Trung Quốc.”

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình – là một sáng kiến thương mại, một chiến lược kết nối kinh tế khổng lồ, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước, các khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội. Sáng kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi ở nhiều nước phương Tây, nhất là Mỹ. Nhiều nước coi đây là một phương tiện để Trung Quốc gây ảnh hưởng ở nước ngoài cũng như đặt gánh nặng lên các nước với khoản nợ không bền vững qua các dự án thiếu minh bạch.

Cho tới thời điểm này, phía Bắc Việt Nam đã có 9 tuyến cao tốc vận hành kết nối Hà Nội và hơn 10 tỉnh phía Bắc, trong đó một số tuyến đang lỗ do lưu lượng xe còn ít so với thiết kế. Đó là Bắc Giang – Lạng Sơn; Hà Nội – Thái Nguyên; Nội Bài – Lào Cai; Hạ Long – Vân Đồn; Pháp Vân – Cầu Giẽ; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Láng – Hòa lạc; Hải Phòng – Hạ Long; Hà Nội – Hải Phòng.

Nhà báo Đỗ Cao Cường, người trực tiếp sử dụng một số tuyến đường sắt này nêu ý kiến của mình:

“Theo tôi thì dự án này nằm trong kế hoạch Vành đai – Con đường của Trung Quốc thôi vì thực tế đã có tuyến đường sắt từ Lào Cai về Hà Nội mà tôi đi thì thấy vắng tanh, thậm chí cả toa tàu có mỗi mình tôi. Với mức khách mà tôi ước tính thì chắc chắn sẽ lỗ gấp nhiều lần so với dự án Cát Linh – Hà Đông.”

Dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dài khoảng 13km, ban đầu dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành. Đây là một trong các dự án có vốn vay Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc xây dựng tai tiếng nhất Việt Nam.

Theo thiết kế, tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho hay ông không rõ tuyến đường sắt này có được thiết kế trong Vành đai – Con đường hay không, nhưng ông nhận thấy nó rất phù hợp với tư vấn đầu tư của Trung Quốc, tức đầu tư vào kết cấu hạ tầng để rồi mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình. Theo ông, điều quan trọng khi đệ trình một dự án thì lợi nhuận về mặt kinh tế là một yếu tố quan trọng không thể coi nhẹ. Ông đánh giá về dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng:

“Tuyến đường sắt đó là một vấn đề tranh cãi về mặt kinh tế. Nó có lợi cho tỉnh Vân Nam về việc vận chuyển sang cảng Hải Phòng để xuất khẩu, tránh phải đi 1.600km sang đến cảng bên Quảng Đông. Cái ý tưởng mở con đường này là điều rất thuận lợi. Vấn đề đối với Việt Nam là con đường này không có hàng hóa và hành khách gì lớn của Việt Nam cả, bởi vì các tỉnh ở phía Bắc của Việt Nam thì kinh tế đang chậm phát triển, còn hành khách thì không nhiều. Vì vậy hiệu quả kinh tế đối với Việt Nam cần phải được bàn cãi và phân tích kỹ.”

Việt Nam cần làm gì?

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 25 tháng 4 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sự ủng hộ của Việt Nam đối với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho tới lúc này Việt Nam vẫn chưa chính thức tham gia sáng kiến Vành Đai Con Đường.

Với những dự án mà các chuyên gia, các nhà quan sát cho là nằm trong kế hoạch của Trung Quốc gắn với sáng kiến Vành Đai và Con Đường với những bẫy nợ treo lơ lửng trên đầu với điệp khúc chậm tiến độ – Đội vốn – Lỗ, Việt Nam cần phải làm gì, cụ thể với dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng?

Tôi hy vọng chính phủ sẽ có lắng nghe những ý kiến phản biện. Tôi đề nghị có những hội thảo công khai cho các chuyên gia liên quan có cơ hội phát biểu ý kiến và đánh giá. – TS. Lê Đăng Doanh

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A nêu ý kiến:

“Tôi nghĩ nó trong thẩm quyền quyết định của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tỉnh ngộ thì phải dùng vốn đầu tư vào những dự án thực sự mang lại lợi ích cho người Việt Nam và chóng hoàn vốn ở Việt Nam. Có vô số những dự án cần thiết như vậy và Việt Nam đang thiếu vốn thì không có lý do gì lại dại dột đi làm cho Trung Quốc mà rồi gánh nợ cho mình!”

Cũng cùng quan điểm, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh lên tiếng với RFA:

“Tôi hy vọng chính phủ sẽ có lắng nghe những ý kiến phản biện. Tôi đề nghị có những hội thảo công khai cho các chuyên gia liên quan có cơ hội phát biểu ý kiến và đánh giá.”

Chiều 25 tháng 11 năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải thông tin với báo chí trong nước về việc nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Theo đó, năm 2015, trên cơ sở kết quả các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước, chính phủ Trung Quốc đã cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá hơn 32 tỷ đồng để Việt Nam khảo sát, lập quy hoạch tuyến đường sắt này. Kết quả nghiên cứu sẽ được Cục Đường sắt Việt Nam xem xét, tiếp thu trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn đến năm 2030, định hướng 2050 để trình Thủ tướng phê duyệt theo quy định.

Bộ GTVT trong công văn cũng khẳng định đây là dự án có vốn đầu tư lớn nên sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua về chủ trương đầu tư.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laocai-hanoi-haiphong-railway-dept-again-dt-11252019131854.html

 

Công ty Trung Cộng “lại quả” ít nhất 30% tiền tươi

 cho Việt Nam khi thắng thầu

Tin Vietnam.- Trang Tinhay ngày 26 tháng 11 năm 2019 đã có bài phỏng vấn đối với tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế cao cấp về những mờ ám trong mối quan hệ giữa các công ty, nhà cầm quyền Việt Nam và Trung cộng.

Ông Doanh cho biết, Trung cộng là bậc thầy của việc đút lót. Ông giải thích vì sao dù làm ăn với Trung cộng khiến Việt Nam bị phụ thuộc vào họ, và gặp nhiều rủi ro nhưng phía Việt Nam vẫn chấp nhận. Cụ thể, các công ty của Trung cộng liên tục thắng thầu các dự án ở Việt Nam là vì họ sẵn sàng “lại quả” tức trích lại ít nhất 30% giá trị hợp đồng các dự án bằng tiền tươi cho phía Việt Nam.

Đối với việc nhà cầm quyền Việt Nam đã cho Trung Cộng cho thuê rừng, thuê đất với thời gian 50 năm trên diện tích rất lớn tại những vị trí chiến lược thì ông Doanh cho rằng việc này có quá nhiều vấn đề mờ ám. Còn việc các đài truyền hình ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam đã và đang chiếu rất nhiều phim của Trung cộng cho người dân xem là để được Trung cộng đưa sang nước này “nghiên cứu”. Nhưng “nghiên cứu” cái gì và có được nhận cái gì hay không thì ông Doanh không nói mà chỉ gợi ý là cần phải được xem xét.

Theo ông Doanh, một nguồn tin của hải quan Trung cộng đã công bố phía Trung Cộng đã xuất cảng lậu vào Việt Nam trên 5,2 tỷ Mỹ kim tiền hàng hoá, tương đương 130,000 tỷ đồng; còn phía Việt Nam đã

xuất lậu sang Trung Cộng số hàng hoá có giá trị 5,3 tỷ Mỹ kim. Theo ông Doanh đây là sự việc rất nghiêm trọng, vì đã có tin có sự phối hợp giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới.

Ông Doanh nhận định, một số người đã tự nguyện phụ thuộc vào Trung cộng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Và đây là sự phụ thuộc vô lý,  rất có hại cho lợi ích quốc gia.

Ông Doanh đề nghị, chỉ có cải cách thể chế thì mới thay đổi được sự việc này.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/cong-ty-trung-cong-lai-qua-it-nhat-30-tien-tuoi-cho-viet-nam-khi-thang-thau/

 

Vào khu kinh tế biển ‘cách biệt đất liền VN’

miễn visa?

Luật mới ở Việt Nam sẽ cho người nước ngoài ‘vào khu kinh tế ven biển, cách biệt đất liền’ miễn visa, còn công dân nước ngoài trên cả lãnh thổ sẽ được đổi mục đích thị thực mà không phải tạm xuất cảnh.

Quốc hội Việt Nam hôm 25/11 thông qua với 83,5% phiếu ‘Luật Nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam’.

Một số thay đổi trong luật này đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Một là ba trường hợp thị thực được chuyển đổi mục đích, cho nhà đầu tư hoặc đại diện đầu tư; cho công dân nước ngoài có quan hệ thân nhân, thân quyến (cha, mẹ, vợ, chồng, con) với người Việt Nam; và cho người nước ngoài được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc.

Nhóm thứ ba này cần có thực điện tử, có giấy phép lao động hoặc xác nhận mà không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Luật lao động.

Trang Vietnam News của nhà nước cho hay nhờ các thay đổi này, “lần đầu tiên người nước ngoài đến Việt Nam có thể đổi hạng thị thực (visa status) và gia hạn thời gian ở Việt Nam mà không phải bay ra ngoài” như hiện nay.

Các quy định này sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50560654

 

Nhiều người bất bình về miễn visa

 cho ngoại kiều đến ‘khu kinh tế đặc biệt’

Quốc hội Việt Nam hôm 25/11 thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt”, dẫn đến nhiều tiếng nói phản đối, bày tỏ bất bình của người dân trên mạng xã hội.

Các báo trong nước, trong đó có Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Tiền Phong, đưa tin cho hay Luật xuất nhập cảnh sửa đổi, bổ sung được thông qua vào chiều 25/11 với 404 đại biểu tán thành, tương đương 83,64% tổng số đại biểu quốc hội. Các điều luật mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020.

Nội dung được nhiều người chú ý đến là khoản 7 điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 12 của luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam.

Quy định mới viết rằng ngoài những trường hợp đang áp dụng, việc miễn thị thực sẽ được mở rộng, dành cho cả những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do chính phủ quyết định”.

Các khu kinh tế dạng này phải đáp ứng đủ các điều kiện gồm: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”, theo các bài báo.

Thời hạn tạm trú đối với người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển là 30 ngày, các bản tin cho biết.

Dự thảo về luật đặc khu người ta không đưa ra bàn thảo nữa vì phản ứng rất mạnh mẽ của người dân, thì nay quy định này lại được đưa vào luật xuất nhập cảnh, như vậy, có thể nói là cách thức làm luật nó chưa phản ánh đúng với lòng dân.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-an ninh của quốc hội, ông Võ Trọng Việt được báo chí trích lời đưa ra nhận xét rằng việc bổ sung quy định kể trên là “cần thiết”. Ông Việt khẳng định việc miễn visa là động thái “vừa tạo thuận lợi” cho người nước ngoài vào đầu tư, hoạt động tại khu kinh tế ven biển, “vừa bảo đảm chặt chẽ” về công tác quản lý nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu, người thường đưa ra các ý kiến phản biện, có cái nhìn khác về vấn đề này.

Viết trên trang Facebook cá nhân có tổng cộng gần 45.000 bạn bè và người theo dõi, tiến sĩ Chukhẳng định quy định mới chủ yếu tạo thuận lợi cho người Trung Quốc để họ sẽ được “tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực”.

Ông cũng lưu ý rằng nhiều người Trung Quốc đến Vân Đồn song không chỉ dừng lại ở đó mà còn đi vào lục địa Việt Nam.

Vân Đồn ở miền bắc, Phú Quốc ở miền nam và Bắc Vân Phong ở miền trung là 3 địa điểm được giới lãnh đạo Việt Nam nhắm đến phát triển thành các đặc khu kinh tế với các chính sách riêng, thông thoáng hơn, bao gồm cả miễn thị thực cho người nước ngoài.

Tuy nhiên, chủ trương này vấp phải sự phản đối mãnh liệt hồi năm ngoái khi người dân lo sợ rằng 3 đặc khu sẽ bị người Trung Quốc lợi dụng, dần dần biến thành các vùng “tự trị”, “ly khai” của Trung Quốc.

Những tiếng nói phản đối, mà đỉnh điểm là một số cuộc biểu tình bạo lực hồi tháng 6/2018, đã dẫn đến việc đình hoãn vô thời hạn đối với dự luật về đặc khu.

Dưới con mắt của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, quy định mới về thị thực được xem như một cách lách luật, làm cho “Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu”.

Ông viết tiếp rằng “Các nhóm lợi ích cuối cùng đã đạt được lợi ích của mình bất chấp phải thí đi lợi ích của Tổ Quốc”.

Bài viết của ông nhanh chóng được hàng chục nghìn người chia sẻ, đăng lại, và bình luận, kể cả trong nhiều diễn đàn có hàng trăm nghìn thành viên như Bàn luận về Kinh tế-Chính trị, Góc nhìn Báo chí Công dân, Nhật ký Yêu nước.

Chung suy nghĩ với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, một nhà nghiên cứu khác cũng thường lên tiếng phản biện về các vấn đề chính trị, xã hội – tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao – nói với VOA rằng ông “thất vọng” khi thấy quốc hội thông qua việc miễn thị thực.

Tiến sĩ Giao nói thêm: “Điều này rất nguy hại cho an ninh quốc gia, và cách làm như vậy tôi nghĩ có gì đó không ổn. Dự thảo về luật đặc khu người ta không đưa ra bàn thảo nữa vì phản ứng rất mạnh mẽ của người dân, thì nay quy định này lại được đưa vào luật xuất nhập cảnh, như vậy, có thể nói là cách thức làm luật nó chưa phản ánh đúng với lòng dân”.

Tiến sĩ Giao, cũng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, nói ông có chung quan sát như tiến sĩ Chu, ghi nhận thực tế rằng đại đa số người nước ngoài đến các khu kinh tế ven biển, một khái niệm mới thay thế cho cụm từ “đặc khu”, đều là người Trung Quốc.

Cái năng lực quản lý nhà nước của chúng ta kiểm soát các hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên đất Việt Nam hiện nay cũng đang rất yếu kém rồi, đã xảy ra rất nhiều vụ rồi. Thế mà bây giờ lại tràn lan để người nước ngoài được miễn thị thực vào các vùng kinh tế biển.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao

Ông Giao khẳng định việc người dân Việt Nam lo âu về sự hiện diện của người Trung Quốc là có nhiều cơ sở, đó là ngoài chuyện họ kết hôn với người Việt, lập các khu phố Tàu ở nhiều địa phương, gần đây, người Trung Quốc còn gây ra một loạt các vụ phạm pháp như sản xuất ma túy, lừa đảo hoặc cờ bạc công nghệ cao, thậm chí phạm tội giết người.

Trong khi đó, nhà chức trách Việt Nam không tỏ ra họ có thể kiểm soát được tình hình. Tiến sĩ Giao nhận xét với VOA rằng điều luật mới về miễn thị thực là “rất nguy hiểm”. Ông nói rõ hơn:

“Cái năng lực quản lý nhà nước của chúng ta kiểm soát các hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên đất Việt Nam hiện nay cũng đang rất yếu kém rồi, đã xảy ra rất nhiều vụ rồi. Thế mà bây giờ lại tràn lan để người nước ngoài được miễn thị thực vào các vùng kinh tế biển. Mà giữa các khu kinh tế biển làm gì có ranh giới đâu. Đến biên giới chúng ta kiểm soát còn khó nữa là ranh giới vào các khu kinh tế biển”.

Nhắc lại một loạt động thái gần đây của Trung Quốc đưa các loại tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nhấn mạnh Trung Quốc đã và đang thực hiện dã tâm chiếm biển, đảo của Việt Nam.

Vì vậy, một mặt, ông đặt ra câu hỏi vì sao các đại biểu quốc hội lại thông qua luật sửa đổi bị xem như một bước đi trí trá thay cho luật đặc khu đang bị đình hoãn? Mặt khác, ông cũng nêu ra câu hỏi liệu một lượng lớn người Trung Quốc được miễn thị thực có mặt ở Việt Nam vào cùng một thời điểm mà tiếp ứng cho dã tâm của Trung Quốc, quân đội Việt Nam có phản ứng kịp hay không, việc bảo vệ an ninh, chủ quyền có bảo đảm được hay không?

Bình luận về làn sóng những ý kiến bất bình hiện nay trên mạng xã hội về luật sửa đổi, tiến sĩ Giao khẳng định điều đó cho thấy “lòng dân không yên” và các lãnh đạo nhà nước “cần phải lưu ý”.

Trong cuộc bỏ phiếu hôm 25/11, chỉ có 26 đại biểu – tương đương 5,38% tổng số đại biểu quốc hội – không tán thành luật xuất nhập cảnh sửa đổi.

Trước đó, theo báo chí trong nước, hôm 14/11, khi thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung luật này, đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, đại diện cho Đà Nẵng, đã đề nghị cân nhắc kỹ quy định giao cho chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh.

Bà Thúy cho rằng trong bối cảnh vùng biển Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng, quy định mới có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn về sự xâm nhập của người nước ngoài núp dưới danh nghĩa du lịch. Nhưng những tiếng nói như của bà Thúy là quá ít ỏi, quá muộn màng.

https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-nguoi-bat-binh-ve-mien-visa-cho-ngoai-kieu-den-khu-kinh-te-dac-biet/5181689.html

 

Người Việt gặp khó khi xin chiếu khán vào Schengen

Tin từ Brussels: Theo chính sách thắt chặt mới của các nước thuộc EU, công dân từ Việt Nam và 36 quốc gia khác trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin chiếu khán Schengen để vào các nước ở Liên minh Châu Âu.

Theo chính sách mới của EU áp dụng từ ngày 18/11, khi là công dân của 37 nước, trong đó có Việt Nam, mà muốn xin chiếu khán vào EU, thì hồ sơ xin chiếu khán phải được thẩm định bởi cả 27 quốc gia thuộc khối Schengen. Trước đây, công dân Việt Nam xin chiếu khán vào nước nào thì chỉ cần nước đó đồng ý.

Công dân Việt Nam sẽ bị từ chối chiếu khán vào khối Schengen nếu bị một hoặc nhiều quốc gia không đồng ý mà không được giải thích. Thời gian xét duyệt chiếu khán ít nhất 8 ngày làm việc, trừ một số trường hợp vô cùng đặc biệt.

Theo một số nguồn tin, Toà đại sứ của Nhật Bản và Nam Hàn cũng thặt chặt việc cấp chiếu khán cho công dân Việt Nam, đòi hỏi người xin cấp chiếu khán phải có sổ tiết kiệm gốc, sổ hồng và sổ đỏ bản gốc (giấy chứng nhận sở hữu nhà và đất).

Tất cả những biện pháp trên của EU, Nhật Bản và Nam Hàn nhằm ngăn chặn việc công dân Việt Nam ở lại các quốc gia này một cách bất hợp pháp, sau khi có nhiều tin tức gần đây cho thấy làn sóng người Việt ồ ạt đi kiếm tìm cuộc sống mới ở các quốc gia bằng những hình thức bất hợp pháp. Điển hình của việc di cư bất hợp pháp là vụ 39 người Việt bị chết trong xe container đông lạnh ở Essex, Anh Quốc.

Mới đây, một tổ chức quốc tế xếp hạng Việt Nam ở nhóm cuối các quốc gia có sổ thông hành kém quyền lực nhất trên thế giới. Đồng nghĩa với việc công dân có sổ thông hành của nhà nước cộng sản Việt Nam ít có cơ hội được cấp visa để vào các nước khác.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/nguoi-viet-gap-kho-khi-xin-chieu-khan-vao-schengen/

 

Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt

Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Mỹ được báo chí quốc tế đăng tải nêu khả năng ra nhiều thành phố của Việt Nam có nguy cơ chìm dưới nước biển năm 2050.

Bài báo trên New York Times” mới đây cho hay nghiên cứu của một nhóm nhà khoc học thuộc Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng 10% dân số Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng nặng do nước biển dâng. Đặc biệt, miền nam Việt Nam có nguy cơ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.

Giải pháp cho cuộc chiến tài nguyên nước trên dòng Mekong

‘Phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa’?

Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN

Ngay sau đó đã có một số tiếng nói từ Việt Nam bình luận về số liệu mà Climate Central sử dụng trong dự báo.

Chẳng hạn, ý kiến của ông Đàm Quang Minh, hiệu trưởng trường Phú Xuân, Huế trên Vietnamnet cho rằng mô hình mà Climate Central sử dụng nếu dùng để tính cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thì cũng có kết quả tương tự. Nghĩa là cả Bắc Trung Nam của Việt Nam đều có nguy cơ bị biển nuốt chửng, chứ không chỉ riêng Nam Bộ như New York Times đưa tin.

‘Phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui’

Từ phía tác giả của báo cáo, các nhà khoa học từ Climate Central cho hay nghiên cứu của họ mang tính toàn cầu và muốn nêu cảnh báo mang tầm vĩ mô nhằm khích lệ các quốc gia có giải pháp phòng ngừa.

“Có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng, gồm phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui,” Tiến sĩ Benjamin Strauss nói với BBC News Tiếng Việt từ Hoa Kỳ, về cách chính phủ Việt Nam có thể đối phó với thảm họa.

Tiến sĩ Benjamin Strauss hiện là Giám đốc điều hành và Trướng nhóm nghiên cứu của Climate Central – nơi vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy nhiều vùng của Việt Nam có nguy cơ chìm trong nước trong khoảng 30 năm nữa.

Có ba chiến lược cơ bản mà chính phủ VN cần xem xét ngay từ bây giờ là xây dựng các hàng rào bảo vệ, xây dựng các công trình thích nghi với nước biển dâng, và di dời dân tới các vùng cao hơn…TS Benjamin Strauss, Hoa Kỳ

Ông nhấn mạnh rằng nghiên cứu mới công bố là “nỗ lực mới nhất” của các nhà khoa học “để cải thiện các dữ liệu hiện có”, “nhưng chưa phải kết luận cuối cùng và vẫn có các sai sót”.

Trên cơ sở đó, chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, có thể tự thu thập các dữ liệu chất lượng cao ở những khu vực ven biển hoặc chí ít là ở các vùng mà các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra là bị đe dọa nhất, theo ông Benjamin Strauss.

“Sau đó, có thể sử dụng các dữ liệu đó để khẳng định kết quả phân tích cuả chúng tôi, hoặc để chỉ ra rằng tình hình thực ra tốt hơn, hay tệ hơn thế,” ông Benjamin Strauss nói.

“Giả sử rằng các dữ liệu đo đạc kỹ hơn cho thấy có mối đe dọa ngắn hạn và nghiêm trọng ở một số khu vực, thì có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng: phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui. Phân tích toàn cầu của chúng tôi cho thấy hơn 100 triệu người trên thế giới hiện đang sống dưới mực thủy triều.”

“Điều đó có nghĩa là họ phải được bảo vệ bởi các tuyến phòng thủ ven biển như đê. Vì vậy, chính phủ Việt Nam rõ ràng cần kiểm tra tính khả thi của tuyến phòng thủ tự nhiên, hoặc thiết kế các tuyến như vậy trong các vùng dễ bị tổn thương và bắt đầu phát triển chúng,” ông Benjamin Strauss cho hay.

“Một cách tiếp cận khác là xây dựng nhà cửa và các công trình theo cách có thể thích ứng với ngập lụt mà không bị hư hại nhiều. Và một cách tiếp cận thứ ba là di dời người dân tại các vùng dễ bị tổn thương lên vùng đất cao hơn,” nhà khoa học nói với BBC.

Cần chuẩn bị cho phương án di dân

Tiến sỹ Benjamin Strauss nhấn mạnh:

“Nước biển đang dâng cao mỗi hàng trăm năm. Và cuối cùng thì các thành phố ven biển trên khắp thế giới gần như chắc chắn sẽ bị buộc phải di chuyển vào đất liền và lên các vùng cao hơn, bởi vì có một giới hạn cho việc ‘lòng bát’ sâu mức độ nào thì người ta còn muốn sống ở đó.”

“Điều này đặc biệt đúng ở những nơi có thể trải qua lốc xoáy hoặc những trận mưa lớn. Vỡ hệ thống đê hoặc thiếu hệ thống thoát nước có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.”

“Trong khi tôi không thể nói chi tiết về địa lý của Việt Nam, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng một phần tương đối lớn của Việt Nam nằm dưới mực nước biển, do đó nhiều khả năng dễ bị tổn thương khi nước biển dâng, khi ngập lụt như hiện nay và trong vài thập kỷ tới. Một phần ba dân số Việt Nam đang sống ở những nơi mà, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có khả năng chìm nước mực nước lũ hàng năm vào giữa thế kỷ này.”

“Có một số lượng dân cư lớn như vậy đang đối mặt với nguy cơ nước biển dâng là một thách thức đối với việc di dân. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng nghiên cứu của chúng tôi chưa tính đến hệ thống phòng thủ bờ biển hiện có và trong tương lai. Và trong khi các dữ liệu độ cao của chúng tôi cải thiện đáng kể so với các số liệu cũ vốn dựa trên các hình ảnh vệ tinh, thì đó vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng,” ông Strauss nói.

Quan điểm của TS Benjamin Strauss trùng với quan điểm của bà Loretta Hieber Girardet, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Văn phòng Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (UNISDR).

Chi phí để đối phó với nước biển dâng tốn kém, nhưng kinh tế sẽ bị thiệt hại hơn nhiều nếu chính phủ không làm gì…Bà Loretta Hieber Girardet, LHQ

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Loretta Hieber Girardet nhắc rằng “nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ ở Climate Central là một khảo sát có quy mô toàn cầu, có nghĩa là nó dựa trên nhiều giả định và dữ liệu thứ cấp”, nhưng nó cũng chỉ rằng “chính phủ cần nghiêm túc thực hiện các cảnh báo do LHQ và các tổ chức khác đưa ra về những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.

Trong số các giải pháp đề xuất, bà cho rằng ‘di dân’ là một lựa chọn để tránh rơi vào thảm họa, trong phạm vi điều này là khả thi và không xâm phạm bất kỳ quyền con người nào.

“Liên quan tới việc người dân nên được tái định cư ở đâu thì chính phủ cần tham khảo ý kiến với các cộng đồng bị ảnh hưởng. Rủi ro về khí hậu và thảm họa tự nhiên chắc chắn là một yếu tố cần tính đến nếu có bất kỳ kế hoạch xây dựng các thành phố mới hoặc cơ sở hạ tầng, hoặc khu tái định cư, ở các vùng thấp dưới mực nước biển,” bà Loretta cho hay.

Trong khi đó, bà Dina Ionesco thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế, được New York Times trích lời, nói rằng các thành phố nguy cơ bị nước biển ‘nuốt’ mà nghiên cứu của Climate Central chỉ ra, “cần chuẩn bị từ bây giờ kế hoạch di dân” tới các vùng cao hơn, bởi vì các giải pháp ngăn chặn như xây đê chỉ có tác dụng giới hạn.

“Chúng tôi đang cố gắng gióng lên hồi chuông báo động,” bà Dina Ionesco nói. “Chúng tôi biết là điều đó đang xảy ra.”

Cần xây dựng chiến lược quốc gia

Bà Loretta Hieber Girardet đưa ra các đề xuất mang tính ngắn hạn và dài hạn khác.

Về mặt ngắn hạn, bà cho rằng chính phủ Việt Nam xây dựng chiến lược quốc gia giảm thiểu rủi ro thiên tai. có tính đến các rủi rui sắp xảy ra, dân số và cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương. Qua đó, xây dựng các công trình, nhà cửa, đê điều để ngăn thủy triều và bảo vệ hạ tầng ven biển.

Về mặt dài hạn, bà đề xuất cần cung cấp các kịch bản rủi ro thiên tai cho bên thiết kế đô thị để quy hoạch cơ sở hạ tầng phù hợp, bao gồm cả các khu dân cư mới và khu công nghiệp, tránh xây ở những khu vực nguy cơ bị biển nhận chìm.

“Chính phủ cần thông qua chiến lược quốc gia để xác định các hành động cần thiết để tránh thảm họa tiềm tàng, ưu tiên theo mức độ từ khẩn cấp đến dài hạn, từ xây dựng đê biển tới sử dụng các hàng rào bảo vệ tự nhiên như rừng ngập mặn..”

Kỷ niệm ‘ngập nước’ ở Sài Gòn

Dù nhấn mạnh rằng kết quả của nhóm nghiên cứu ‘còn sai sót’ và ‘chưa phải kết luận cuối cùng’, Tiến sỹ Benjamin Strauss nói với BBC News Tiếng Việt rằng cùng với trải nghiệm cá nhân, ông cho rằng ‘tình hình có thể tồi tệ hơn’.

“Tôi có một kỷ niệm cá nhân khó quên với Việt Nam nhiều năm trước, khi tôi mới bắt đầu nghiên cứu về mực nước biển.”

“Khi đó, tôi cùng vợ sắp cưới ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Một hôm chúng tôi ra ngoài ăn trưa, và trời bắt đầu đổ mưa. Chúng tôi kéo dài bữa trưa và chờ đợi, nhưng mưa không ngớt.”

“Một lúc sau, chúng tôi nhận thấy nước bắt đầu dâng cao trên đường phố. Nước dâng cao dần khi mưa tiếp tục. Cuối cùng, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi nên trở về khách sạn và đã lội bộ qua vùng nước sâu đến đầu gối suốt quãng đường tới đó.”

“Theo quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam năm 2012, ĐBSCL đã hình thành hệ thống đê và bờ bao với tổng chiều dài khoảng 13.000 km, 200 km đê bao giữ nước chống cháy cho các vườn quốc gia, rừng tràm sản xuất tập trung và các đê bao bảo vệ các thị trấn và thị tứ, 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển.”

(Tia Sáng 16/11/2019)

“Hôm nay nhớ lại kỷ niệm này, tôi tin rằng nước dâng quá nhanh vì thành phố Hồ Chí Minh rất gần mực nước biển, và rồi, nước mưa không thể thoát ra biển một cách hiệu quả vì hầu như không có độ dốc. Nói cách khác, bây giờ nước biển dâng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng rồi. Tôi sợ nó sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi.”

Nghiên cứu của Climate Central

Nghiên cứu của Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, được công bố trên tạp chí Nature Communications, sử dụng một phương pháp chính xác hơn để tính toán độ cao của đất – phương pháp được coi là chuẩn mực để đánh giá mức độ xâm thực của nước biển – và nhận thấy các con số trước đây đã quá lạc quan. Nghiên cứu chỉ ra rằng 190 triệu người sẽ sống trong những khu vực được dự đoán là dưới mức thủy triều vào năm 2100.

Hiện nay, theo tính toán có khoảng 110 triệu người đang sinh sống ở những khu vực này, được bảo vệ bởi các bức tường, đê và các tuyến phòng hộ ven biển khác.

Không riêng miền nam Việt Nam, nhiều nơi khác trên thế giới như Thượng Hải của Trung Quốc, Mumbai của Ấn Độ, một số thành phố của Ai Cập, Thái Lan v.v…cũng sẽ bị biển nuốt chửng.

Nghiên cứu mới này cho hay khoảng 150 triệu người hiện đang sống tại những vùng sẽ chìm dưới mực nước biển vào giữa thế kỷ này.

Những rủi ro trong tương lai mới chỉ cho rằng nóng lên toàn cầu ở mức độ nhẹ; do đó, chưa thấy hết mức độ xâm lấn của đại dương.

Nghiên cứu của Climate Central, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã tìm cách khắc phục những sai lệch trong các bộ dữ liệu về sự dâng lên được sử dụng trước đây để tính toán đường bờ biển nội địa sẽ bị ngập sâu đến mức nào.

Ở một số nơi, việc di dân sẽ dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các xung đột trong khu vực, theo các nhà khoa học được New York Times trích dẫn.

Đất mất đi do nước biển dân cao sẽ đe dọa gây bất ổn chính trị xã hội trong khu vực, điều này có thể châm ngòi xung đột vũ trang và làm tăng khả năng khủng bố, theo ý kiến từ ban cố vấn của Trung tâm Khí hậu và An ninh, một nhóm nghiên cứu và vận động tại Washington.

Vì vậy, việc này vượt ra ngoài vấn đề môi trường, ông nói. Đó là vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là quân sự.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50357833