Tin Việt Nam – 21/11/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 21/11/2019

Công an Hậu Giang từ chối

đơn khiếu nại của mẹ bé 4 tuổi bị xâm hại tình dục

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 21 tháng 11 năm 2019 loan tin, Công an huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã từ chối đơn khiếu nại của người mẹ có con bị xâm hại tình dục, đồng thời quyết định không khởi tố vụ án hình sự, vì cho rằng thời hiệu khiếu nại không còn.

Trước đó, vào ngày 24 tháng 8 năm 2019, người mẹ này đón con gái 4 tuổi của mình từ nhà một giáo viên mầm non về thì phát hiện cháu bé có biểu hiện bất thường. Cháu bé cho biết, khi cháu ngủ trưa ở nhà cô giáo này thì bị cha của cô giáo thực hiện xâm hại tình dục cháu 2 lần. Sau đó, cháu bé được cha mẹ, và công an huyện Châu Thành đưa đến bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ để giám định thương tích. Nội dung giấy chứng nhận thương tích của bệnh viện chẩn đoán cháu bị “tấn công tình dục bằng sức người”.

Sự việc sau đó được công an huyện Châu Thành điều tra. Nhưng sau khi gặp gia đình bị đơn, thì không biết vì nguyên nhân gì mà đến ngày 12 tháng 11, gia đình nạn nhân mới nhận được thông báo của công an về việc không khởi tố vụ án hình sự vì “không có sự việc phạm tội”. Quyết định này được ghi ngày 21 tháng 10 năm 2019, nhưng gần 1 tháng sau gia đình mới nhận được.

Không chấp nhận quyết định trên, nên ngày 15 tháng 11, mẹ bé gái đã gửi đơn khiếu nại đến công an huyện Châu Thành. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 11, phía công an huyện thông báo không chấp nhận đơn khiếu nại, vì hết thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày công an huyện ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Mẹ của nạn nhân cho biết, ngày 12 tháng 11 chị mới biết và đến công an huyện  ký nhận quyết định không khởi tố của công an huyện. 3 ngày sau chị gửi đơn khiếu nại nhưng công an lại cho rằng đơn của chị đã quá trễ.

Sự việc khiến chị bất mãn, và quyết tâm sẽ đòi công lý cho con mình đến cùng.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/cong-an-hau-giang-tu-choi-don-khieu-nai-cua-me-be-4-tuoi-bi-xam-hai-tinh-duc/

 

2 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch

vì bị tiêm thuốc gây tê của nước ngoài

Tin Vietnam.- Báo Bảo vệ pháp luật ngày 20 tháng 11 năm 2019 loan tin, để làm rõ nguyên nhân liên quan đến việc 3 sản phụ khi đi sinh bị tiêm thuốc tê của nước ngoài khiến 2 người tử vong, 1 người gặp nguy kịch, sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã niêm phong, lấy mẫu thuốc gây tê gửi ra Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương để phân tích.

Trước đó, vào lúc 11 giờ 20 phút ngày 17 tháng 11 năm 2019, một sản phụ 33 tuổi, ở Đà Nẵng đã mang thai hơn 38 tuần được bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng gây tê để mổ bắt thai nhi. Trong quá trình mổ, sản phụ có biểu hiện duỗi thẳng 2 chân từng cơn, mạch tăng nhanh. Đến 8 giờ tối cùng ngày, sản phụ đã tử vong.

Cũng trong ngày 17 tháng 11, vào lúc 3 giờ 5 phút chiều, một sản phụ khác 32 tuổi, quê Đà Nẵng được bác sĩ bệnh viên Phụ nữ Đà Nẵng gây tê, chuẩn bị cho ca mổ lấy thai nhi. Sản phụ này cũng có biểu hiện tương tự sản phụ trên, nên các nhân viên y tế đã chuyển sản phụ sang Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, một sản phụ khác cũng 32 tuổi, quê Đà Nẵng được nhân viên y tế bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng gây tê để mổ bắt thai nhi. Tuy nhiên, sản phụ này đã tử vong sau đó với các triệu chứng tương tự.

Sau khi sự việc xảy ra, phía bệnh viện Phụ nữ cho biết, thuốc dùng để gây tê cho các sản phụ trên có tên Bupivacaine wpw spinal 0,5% heavy, và có xuất xứ “ngoại quốc”. Tuy nhiên, phía bệnh viện không nói rõ cụ thể ngoại quốc là nước nào.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/2-san-phu-tu-vong-1-nguy-kich-vi-bi-tiem-thuoc-gay-te-cua-nuoc-ngoai/

 

Việt Nam bắt và khởi tố hình sự ông Phạm Chí Dũng

Một nhà báo tự do ở Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, vừa bị cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ, khởi tố hình sự hôm 21/11/2019.

Một bản tin trên trang mạng của Bộ Công an cùng ngày cho biết chi tiết: “Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966; quê quán: tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 – Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị 12 tháng cải tạo không giam giữ

Vụ LS Trần Vũ Hải: Chuyện gì xảy ra trong phiên toà đầu tiên?

Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng

Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng tham gia một Bàn tròn thứ Năm

“Thời gian qua, Phạm Chí Dũng đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ.”

Đây cũng là thông tin được Phòng Tham mưu, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đăng tải trên cổng thông tin của Bộ Công an thành phố này cùng ngày.

Ông Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, một hội dân sự không được nhà nước Việt Nam thừa nhận.

‘Sửng sốt, không tin nổi’

Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bình luận về việc ký giả độc lập, TS Phạm Chí Dũng bị bắt

Bình luận với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội này nói:

“Tôi cảm thấy sửng sốt trước tin này, tôi không tin rằng ông Phạm Chí Dũng bị bắt. Vì tôi hiểu được về cách viết lách và sự cẩn thận trong viết lách của ông Phạm Chí Dũng.

“Thí dụ ông Dũng luôn tin tưởng những bài viết của mình không vi phạm pháp luật. Thứ hai, tôi được biết rằng ông rất thận trọng trước các bài viết thiếu căn cứ, những ngôn từ xúc phạm và những bài ấy ông đều xét duyệt rất là kỹ.

“Và qua thực tế đọc những bài viết của ông Dũng, thì tôi nghĩ rằng ông Dũng không nằm trong chuyện là tuyên truyền chống nhà nước. Còn về phía Hội nhà báo, chúng tôi mỗi người cảm nhận một cách thôi, chúng tôi cũng chưa bàn và chưa trao đổi gì với nhau cả.

“Cho nên anh em hội viên hội nhà báo phản ứng như thế nào trước thông tin này, thì cái này tôi chưa thể trả lời được. Mà tôi chỉ thấy rằng trong vị trí của tôi, trong suy nghĩ của tôi, thì tôi thấy như vậy.”

Tôi cảm thấy sửng sốt trước tin này, tôi không tin rằng ông Phạm Chí Dũng bị bắt. Vì tôi hiểu được về cách viết lách và sự cẩn thận trong viết lách của ông Phạm Chí DũngNhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy

Theo ông Nguyễn Tường Thụy, có thể có một ‘thông điệp’ mà ‘không tốt và nguy hiểm’ đằng sau vụ bắt giữ và khởi tố hình sự với nhà báo Phạm Chí Dũng, ông nói:

“Cái thông điệp của họ là đây là một bước đi tôi nghĩ là không tốt và nguy hiểm trong việc đàn áp báo chí tự do.

“Cho nên thông điệp của họ bắt Phạm Chí Dũng là cũng răn đe những người viết báo tự do khác.”

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, Điều 117 có nội dung về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Theo đó, 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm; và 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Phạm Chí Dũng là ai?

Hồi tháng 3/2013, Công an Việt Nam đã đình chỉ điều tra vụ việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt vì nghi tội lật đổ hồi tháng 7/2012.

Khi đó, nhà báo này bị bắt khẩn cấp vì nghi biên soạn tài liệu ‘nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Sau đó, ông Phạm Chí Dũng bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).

Tuy nhiên ông Dũng cho BBC biết rằng sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

Cây viết Phạm Chí Dũng trước khi bị bắt là cán bộ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông có học vị Tiến sỹ Kinh tế.

Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn.

Sinh năm 1966, ông là hội viên Hội Nhà văn TP HCM, tác giả các tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), “Tự thú” (1994), “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005); các tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005) và “Ngài nghị sĩ” (2006)…

Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi lại một chương trình hội luận trực tuyến Bàn Tròn Thứ Năm trong năm 2019 có sự tham gia trên tư cách khách mời của Tiến sỹ Phạm Chí Dũng.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50503041

 

“Tôi sửng sốt và không tin việc ông Dũng bị bắt”

Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, bình luận về việc ký giả độc lập, TS Phạm Chí Dũng vừa bị bắt và khởi tố hình sự tại Sài Gòn hôm 21/11/2019.

“Tôi cảm thấy sửng sốt trước tin này, tôi không tin rằng ông Phạm Chí Dũng bị bắt. Vì tôi hiểu được về cách viết lách và sự cẩn thận trong viết lách của ông Phạm Chí Dũng,” ông Tường Thụy, cũng là một nhà văn tự do và blogger, nói với BBC News Tiếng Việt cùng ngày thứ Năm.

“Thí dụ ông Dũng luôn tin tưởng những bài viết của mình không vi phạm pháp luật. Thứ hai, tôi được biết rằng ông rất thận trọng trước các bài viết thiếu căn cứ, những ngôn từ xúc phạm và những bài ấy ông đều xét duyệt rất là kỹ.

“Và qua thực tế đọc những bài viết của ông Dũng, thì tôi nghĩ rằng ông Dũng không nằm trong chuyện là tuyên truyền chống nhà nước. Còn về phía Hội nhà báo, chúng tôi mỗi người cảm nhận một cách thôi, chúng tôi cũng chưa bàn và chưa trao đổi gì với nhau cả.”

Cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt vì tội ‘chống nhà nước’

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị 12 tháng cải tạo không giam giữ

Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng

Bà Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

Và ông Tường Thụy nói thêm:

“Cho nên anh em hội viên hội nhà báo phản ứng như thế nào trước thông tin này, thì cái này tôi chưa thể trả lời được. Mà tôi chỉ thấy rằng trong vị trí của tôi, trong suy nghĩ của tôi, thì tôi thấy như vậy.”

Theo ông Nguyễn Tường Thụy, có thể có một ‘thông điệp’ mà ‘không tốt và nguy hiểm’ đằng sau vụ bắt giữ và khởi tố hình sự với nhà báo Phạm Chí Dũng, ông nói:

“Cái thông điệp của họ là đây là một bước đi tôi nghĩ là không tốt và nguy hiểm trong việc đàn áp báo chí tự do.

“Cho nên thông điệp của họ bắt Phạm Chí Dũng là cũng răn đe những người viết báo tự do khác.”

https://www.bbc.com/vietnamese/media-50506879

 

Vẫn còn 46 học viên

trốn trại cai nghiện ma túy Tiền Giang chưa tìm thấy

Còn 46 học viên trong số 119 học viên bỏ trốn khỏi Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang hôm 20 tháng 11 năm 2019 chưa được tìm thấy.

Truyền thông trong nước cho biết dẫn thông tin từ công an Tiền Giang cho biết đến chiều 21 tháng 11 đã có 73 học viên bỏ trốn đã được cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang đưa trở lại cơ sở cai nghiện, hiện đang truy tìm tiếp số học viên còn lại.

Cũng theo công an tỉnh này, một số học viên đã lấy xe máy của người dân để bỏ trốn khỏi trung tâm. Hiện công an đang phối hợp với đại diện Viện KSND tiến hành công tác xác minh, điều tra làm rõ vụ việc, nếu học viên nào có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan tố tụng sẽ truy cứu trách nhiệm.

Đây không phải lần đầu xảy ra việc học viên bỏ trốn tại trung tâm này. Tháng 8 năm 2018, hơn 220 học viên đã bỏ trốn. Tất cả số học viên này sau đó bị bắt lại vô trường cho hay họ bỏ trốn là do bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập.

Trước đó hai năm,vào tháng 10 và tháng 11 năm 2016, khoảng 600 học viên cai nghiện tại Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai đập phá trại, tràn ra quốc lộ 1 chặn xe bỏ trốn do điều kiện ăn ở, sinh hoạt tồi tệ tại trại.

Sau đó cơ quan chức năng xác định có 49 học viên cầm đầu tham gia đập phá, kích động trốn trại nên chuyển hồ sơ truy tố qua tòa án cùng cấp xét xử về tội Gây rối trật tự công cộng.

Hồi năm 2011, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế công bố một báo cáo về các trại cai nghiện tại Việt Nam có tên “Quần đảo cai nghiện”, tố cáo tình trạng lao động cưỡng bức và các hình thức lạm dụng khác trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở miền Nam Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/continuing-to-search-for-addicts-rehab-center-escaped-in-tiengiang-11212019075357.html

 

Theo dõi Nhân quyền Quốc tế yêu cầu

chính phủ Việt Nam trả tự do cho blogger Phạm Văn Điệp

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 20/11 ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Phạm Văn Điệp và trả tự do ngay lập tức cho ông này.

Ông Phạm Văn Điệp, 51 tuổi, sẽ phải ra tòa vào ngày 26/11 tới với cáo buộc về hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin trên Facebook, vi phạm điều 117, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Theo HRW, ông Phạm Văn Điệp là người vận động nhân quyền và có tiếng nói chỉ trích chính quyền. Ông Điệp thường xuyên sử dụng blog và sau này là facebook để đề cập đến các vấn đề vi phạm về nhân quyền. Ông cũng thường xuyên vận dụng hệ thống pháp luật của Việt Nam để đối đầu với chính quyền.

Báo Công an viết rằng “ông Điệp thường xuyên có hành vi viết, chia sẻ, đăng tải, phát tán các bài viết, hình ảnh, tài liệu, và phát trực tiếp các video có nội dung xấu nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kêu gọi đa nguyên, đa đảng, bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, xúc phạm danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bịa đặt phỉ báng chính quyền các cấp, kích động nhân dân biểu tình, chống đối, gây rối an ninh trật tự”.

Ông Phạm Văn Điệp đã sang Nga du học từ tháng 12 năm 1992 và cư trú ở đó cho đến tháng 6/2016.

Ông đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội vào hè năm 2011.

Ông Phạm Văn Điệp cũng gặp nhiều rắc rối trong các lần nhập và xuất cảnh Việt Nam. Năm 2016, khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua đường Lào, ông bị bắt giữ và bị tòa án của Lào tuyên án tù 21 tháng với cáo buộc “sử dụng lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chống lại nước láng giềng”.

Ông ra tù vào tháng 3/2018 và được công an Lào đưa tới cửa khẩu Cầu Treo với Việt Nam và được phép nhập cảnh.

Ông Điệp cũng đã tham gia vào cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu vào tháng 6 năm 2018.

Vào ngày 29/ 6/2019, ông Điệp bị công an Thanh Hóa bắt tạm giam.

Ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW được trích lời trong thông cáo của tổ chức này nói rằng: “Tất cả những gì ông Phạm Văn Điệp làm trong 17 năm qua chỉ là bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề chính trị xã hội quan trọng và phản đối việc mình bị trả đũa vì dám lên tiếng,” ông Sifton nói. “Không có lý do chính đáng gì để Việt Nam đối xử với ông như một tội phạm

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-longtime-critic-facing-trial-11212019081701.html

 

Luật sư sẽ được gặp thân chủ không hạn chế: Thực hay ảo?

Diễm Thi, RFA

Vào ngày 2 tháng 12 tới đây, Thông tư số 46/2019 của Bộ Công An ban hành hôm 10 tháng 10 năm 2019 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Thông tư này quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, người bị bắt, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Luật sư khó gặp thân chủ

Một quy định đáng chú ý trong thông tư này là cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.

Theo luật sư Phạm Công Út thì đây là một tin vui không có thật, bởi ông và các đồng nghiệp của mình từng một phen “mừng hụt” khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời với Điều 1 Khoản 73 quy định luật sư được gặp, hỏi người bị buộc tội; được có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can…

Theo ông thì điều đó có nghĩa luật sư gặp thân chủ lúc nào cũng được trong giờ hành chánh. Nhưng sự thật không phải như vậy. Ông nói về thông tư 46/2019:

“Thông tư 46 năm 2019 của Bộ Công an thì không nói như vậy mà vẫn có một hàng rào ngăn chặn bằng cái giấy phép con với quy định ‘Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra có trách nhiệm thống nhất về thời gian với người bào chữa…’. Thống nhất tức là sự thỏa thuận giữa hai bên về thời gian. Như vậy đây lại là một cái vòng kim cô, một sự lệ thuộc vào điều tra viên và các cán bộ điều tra mà thực tiễn cho thấy nếu không bằng ‘con đường ngoại giao tốt đẹp’ thì luật sư sẽ rất khó gặp thân chủ mà hiện nay rất nhiều vụ án đã xảy ra như vậy.”

Luật sư Phạm Công Út kết luận, như vậy nó khác hoàn toàn với mơ ước luật sư muốn gặp thân chủ lúc nào cũng được miễn trong giờ hành chánh và miễn là có đăng ký bào chữa.

Như vậy đây lại là một cái vòng kim cô, một sự lệ thuộc vào điều tra viên và các cán bộ điều tra mà thực tiễn cho thấy nếu không bằng ‘con đường ngoại giao tốt đẹp’ thì luật sư sẽ rất khó gặp thân chủ mà hiện nay rất nhiều vụ án đã xảy ra như vậy. – LS. Phạm Công Út

Luật sư Nguyễn Hà Luân từ Hà Nội tỏ ra nghi ngờ quy định mới mà ông tạm gọi là “nới lỏng” hoặc có một sự cải thiện nào đó, vì đó vẫn chỉ là quy định, còn thực tiễn thì chưa thể kết luận mà để thời gian trả lời. Theo vị luật sư này thì những văn bản cũ cũng chưa bao giờ có bất kỳ hạn chế nào, thế nhưng trên thực tế thì việc luật sư được gặp thân chủ thậm chí chỉ một lần chứ chưa nói đến nhiều lần cũng có trường hợp bị gây khó khăn. Ông chia sẻ:

“Khi bảo vệ cho những người bị tạm giam thì đương nhiên chúng tôi luôn có yêu cầu và nhu cầu được gặp thân chủ của mình nhiều lần để phục vụ cho công việc của mình. Bản thân những người bị tạm giam cũng có yêu cầu được gặp luật sư nhiều lần.”

Cũng cùng ý kiến với hai vị luật sư trên, Luật sư Võ An Đôn nhận định thêm rằng nếu quy định trên được thực thi nghiêm túc thì sẽ có lợi cho luật sư cũng như những bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Bởi trước đây, luật sư muốn gặp thân chủ phải xin phép trại giam và cơ quan điều tra, và họ thích thì cho gặp, không thích thì thôi. Ông nói thêm:

“Từ trước tới nay luật quy định trên giấy tờ là bị can, bị cáo từ khi bị khởi tố hoặc bị bắt giam phải được gặp luật sư liền trên nhưng thực tế là rất khó khăn chứ không đơn giản.

Thực tế thì luật quy định như thế nhưng nhiều nơi vẫn viện rất nhiều lý do để từ chối luật sư gặp thân chủ.”

Trong một lần trao đổi với RFA liên quan quy định pháp luật về việc gia đình và luật sư không nhận được thông báo gì về vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết hôm 30 tháng 4 năm 2019:

“Về vấn đề thăm gặp thì bên an ninh, cảnh sát điều tra tự bản thân họ đặt ra cái điều luật là sau khi kết thúc điều tra mới cho luật sư cũng như thân nhân gặp, để đảm bảo bí mật điều tra. Tuy nhiên việc này theo luật, Viện trưởng Viện kiểm sát là người quyết định có cho luật sư và gia đình thăm gặp hay không, tiếp xúc hay không, cho luật sư tham gia tố tụng hay không? Nhưng cơ quan an ninh điều tra cứ tự ý ban ra vì tội an ninh quốc gia nên kết thúc điều tra mới được tham gia.”

Tùy tiện áp dụng luật và qui định

Theo những gì mà những vị luật sư trên vừa nói thì rõ ràng việc thân chủ và luật sư được gặp gỡ, trao đổi trong thời gian tạm giam, điều tra là vô cùng khó khăn, tuy nhiên cũng có những chỗ lại tạo điều kiện cho luật sư thực hiện công việc của mình như giải thích của Luật sư Nguyễn Hà Luân:

“Cái này thì cần phải hiểu một thực tế là mặc dù đã có những quy định nhưng những người thực thi công vụ thì mỗi nơi lại hiểu một cách khác nhau và việc họ áp dụng các quy định đó không thống nhất.

Tuy nhiên, quá trình hành nghề của tôi trong những trường hợp như thế này thì tôi phải nói đúng một thực tế là có nơi gây khó khăn nhưng cũng có nơi hoàn toàn không hề gây khó khăn gì cả.”

Luật sư Phạm Công Út cho rằng có nhiều lý do ông không muốn chia sẻ với truyền thông mà chỉ muốn chia sẻ trong giới anh em luật sư với nhau để rút kinh nghiệm, tránh gặp phải những khó khăn không đáng có từ cơ quan công quyền. Tuy vậy ông nêu nhận xét:

“Có nhiều điều tra viên, cán bộ điều tra rất sốt sắng trong việc mời luật sư và tôn trọng luật sư, tạo điều kiện cho luật sư gặp thân chủ bất cứ lúc nào. Nhưng số đó đối với chúng tôi vẫn còn quá ít so với số gây khó cho luật sư, bởi họ phải tốn thời gian ngồi nghe hai bên nói chuyện, lỡ có chuyện gì có thể làm lộ bí mật công tác của họ hoặc nhưng trường hợp có tính thông cung sẽ không hiệu quả trong việc kết thúc điều tra. Vì những lo ngại đó nên họ ngăn chặn”.

Luật sư Võ An Đôn thì khẳng định lý do cơ quan công quyền ngăn cản luật sư gặp thân chủ của mình trong thời gian tạm giam là do quan điểm của các điều tra viên. Họ lo ngại các luật sư sẽ bày cách cho bị can bị cáo khai có lợi cho mình và gây khó cho cơ quan điều tra, nên họ không muốn cho luật sư gặp.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lawyers-meet-clients-unlimit-good-news-but-not-true-dt-11202019131618.html

 

Việt Nam chưa nhận thông tin nào về phía Anh

sẽ hỗ trợ tài chính cho việc đưa thi hài 39 nạn nhân về nước

Việt Nam chưa nhận được thông báo nào từ Chính phủ Anh trong việc hỗ trợ tài chính để đưa thi hài của 39 nạn nhân người Việt, tử nạn trong xe container đông lạnh ở hạt Essex hôm 23/10, về nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết như vừa nêu tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 21/11.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm rằng Việt Nam đang phối hợp với Chính phủ Anh để hoàn tất các vấn đề hậu sự cho các nạn nhân trong thời gian sớm nhất, đúng theo quy định của luật pháp quốc tế và tập quán của hai nước và sẽ thông báo thời gian cụ thể.

Trong cùng ngày 21 tháng 11, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho báo giới biết Chính phủ Việt Nam sẽ ứng tiền để hỗ trợ các gia đình đưa thi hài người thân về nước và sau đó các gia đình này sẽ hoàn trả tiền lại cho chính phủ.

Hôm 19/11, hãng tin AFP trích một văn bản chính thức gửi các gia đình nạn nhân cho biết chi phí chuyển một hũ tro cốt về nước là 1.774 đô la, và chi phí chuyển xác là 2.858 đô la. Các gia đình được cho biết là sẽ nhận khoản vay từ chính phủ để đưa tro cốt hoặc thi hài về nước.

Trong những ngày vừa qua, một số tổ chức và các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước gây quỹ cũng như quyên góp cho 39 gia đình nạn nhân, chẳng hạn như Tập đoàn Vingroup gửi cho mỗi gia đình nạn nhân số tiền 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, cũng có những lời kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm chi trả tất cả kinh phí cho việc đưa thi hài 39 nạn nhân về nước, như thư ngỏ của Đảng Dân Chủ Việt Nam vừa công bố hôm 20/11.

Những nạn nhân chết trên xe container đông lạnh là những người nhập cư lậu vào Anh, đến từ các tỉnh  Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa  Thiên Huế.

Tòa thánh Vatican, vào hôm 20/11, công bố một video với hình ảnh của Đức Giáo hoàng Fracis cùng lời cầu nguyện cho 39 nạn nhân người Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uk-government-not-notify-relating-financial-support-for-returning-39vn-bodies-11212019075426.html

 

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục

bị cấm xuất cảnh đi dự Thánh lễ Đức Giáo Hoàng Francis

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục vừa bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài chặn xuất cảnh khi ông chuẩn bị lên chuyến bay sang Nhật vào đêm 20/11 để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis

Biên bản “dừng xuất cảnh” đối với Linh mục Nguyễn Đình Thục ghi lý do là “do yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia”.

Vị quản xứ giáo xứ Song Ngọc là người từng dẫn dắt ‘hàng trăm người’ ở Nghệ An đi kiện công ty Formosa hồi năm 2017.  Công ty Formosa của Đài Loan là công ty đã thải chất độc gây ô nhiễm biển dọc 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi năm 2016.

Trả lời RFA hôm 21/11, Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục nói:

Khi ra sân bay thì an ninh sân bay giữ tôi lại, xem hộ chiếu của tôi một hồi lâu rồi gọi cho mấy người đến. Họ gọi tôi vào phòng làm việc. Họ nói ‘Anh bị cấm xuất cảnh’. Tôi hỏi lại là ai cấm, lý do vì sao cấm và cấm bao lâu thì họ bảo là ‘cái này anh hỏi chính quyền địa phương’ và ‘anh có vấn đề gì với chính quyền địa phương không’.”

“Tôi bảo là năm 2017 tôi có viết đơn để đề nghị cho tôi làm chứng trước phiên tòa [xét xử vụ án của anh Hoàng Đức Bình và anh Nguyễn Nam Phong-phóng viên], nhưng mà họ trả lời là không cho tôi được làm chứng trước phiên tòa.”

“Rồi họ nói không biết lệnh cấm này bao lâu vì họ chỉ làm bên xuất nhập cảnh, còn việc đó thì bên cơ quan cao hơn hay như thế nào.”

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục nói thêm rằng đây không phải lần đầu ông bị cấm xuất cảnh. Hồi năm 2017, ông ra sân bay đi dự điều trần nhân quyền ở Úc thì bị chặn. Ông kể:

Biên bản năm đó thì họ viết do Công an Nghệ An đề xuất. Khi về, tôi gọi ông giám đốc Công an. Gọi không được thì tôi đi vào, nhân viên văn phòng Công an tỉnh bảo là giám đốc đi vắng. Họ bảo để xếp thời gian gặp. Nhưng sau đó tôi gọi điện mấy lần thì họ từ chối không gặp.”

Linh mục Nguyễn Đình Thục nói thêm rằng khi ra sân bay hôm 20/11, ông không chắc là được đi, nhưng cũng không nghĩ là bị cấm vì lần này là ông đi cùng đoàn gồm 13 linh mục và hai giáo dân sang đó vì lý do tôn giáo.

Biên bản họ ghi là vì lý do an ninh quốc gia nhưng mà tôi là một linh mục, có phải đi với đối tượng nào đáng nghi ngờ đâu. Tôi chỉ đi với các linh mục và giáo dân. Hơn nữa, theo dõi tin tức thì họ cũng biết nay mai Đức Giáo Hoàng đến thăm Nhật. Có phải một mình tôi đi đâu, mà các linh mục và giáo dân đi rất nhiều, sang Thái Lan và Nhật để tham dự thánh lễ của Đức Thánh Cha. Cho nên, tôi nghĩ là không có lý do gì để họ cấm nhưng mà không ngờ là họ cũng cấm.”

Trong đoàn đi lần này, chỉ có linh mục Nguyễn Đình Thục bị cấm xuất cảnh.

Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng nói ông sẽ đến Công an Nghệ An một lần nữa “để hỏi cho ra lẽ”.

Bình luận về lý do “bảo vệ an ninh quốc gia” ghi trong biên bản “dừng xuất cảnh”, ông nói:

Cái đó chỉ là lý do họ đưa ra để mà ngăn chặn, gây khó khăn cho tôi. Chẳng lẽ họ bảo là cấm không được đi nước ngoài, nếu không có lý do gì thì có thể họ sẽ vướng phải cái luật là quyền tự do đi lại và cấm tôi đến Nhật tham gia thánh lễ thì cách nào đó, họ vi phạm đến quyền tự do tôn giáo.”

Được biết Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục không bị tịch thu hộ chiếu trong vụ này.

Đến nay, việc cấm xuất cảnh những linh mục công khai chỉ trích nhà cầm quyền đã có tiền lệ. Hồi cuối tháng 6/2017, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, Hà Nội bị cấm xuất cảnh trong lúc ông ra sân bay để đi du học tại Úc.

Theo biên bản của Công an Cửa Khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài thời điểm đó, lý do dừng xuất cảnh đối với linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong là “vì bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.

Là trưởng ban Công Lý – Hòa bình của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong thường xuyên lên tiếng bảo vệ cho những người yếu thế trong xã hội.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/father-nguyen-dinh-thuc-will-clarify-why-he-s-banned-from-exiting-vietnam-11212019082801.html

 

Sang Thái Lan, giáo dân Việt Nam

 mong Giáo Hoàng thăm Việt Nam

Trong vài ngày qua, hàng ngàn giáo dân Việt Nam bay sang Bangkok trong chuyến hành hương đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhân dịp ngài đến thăm đất nước có ít hơn 1% số dân theo đạo Công giáo.

Đến từ Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Sài Gòn, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác, họ vui mừng nao nức mong được tận mắt nhìn thấy dung nhan của vị lãnh đạo tối cao của đạo Công giáo.

Với họ, đỉnh điểm chuyến thăm xứ chùa vàng của Đức Giáo Hoàng là thánh lễ sẽ do ngài đích thân cử hành lúc 6 giờ chiều ngày 21/11 tại sân Vận động Quốc gia.

Trong khi chờ đợi, gần 1.000 giáo dân tham dự một thánh lễ do Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh là chủ tế tại thánh đường St. DonBosco, Bangkok.

Vui mừng, nao nức là tâm trạng chung. Nhưng lẫn với niềm vui là chút ngậm ngùi, vì họ dù đang ở Thái Lan, nhưng Việt Nam canh cánh bên lòng.

Thái Lan tưng bừng đón Đức Giáo Hoàng Francis

Đức Giáo hoàng gửi thông điệp tới giáo dân TQ

Giáo hoàng: ‘Tội ấu dâm giống nghi lễ hiến tế tà giáo’

Giáo dân Việt nói gì khi sang Thái Lan mong gặp Đức Giáo Hoàng Francis?

Ở đất Thái, giáo dân Việt hướng về Việt Nam

“Tôi rất vui mừng cho Thái Lan vì Giáo Hoàng tới thăm đất nước của họ và tiếc vì Giáo Hoàng không sang Việt Nam,” Lê Thị Hồng, 30 tuổi, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 20/11 từ thánh đường St. DonBosco.

”Đây là lần đầu tiên tôi tới Thái Lan, hồi hộp chờ đón Giáo Hoàng. Sự kiện này rất đặc biệt đối với chúng tôi. Đoàn của tôi có khoảng 1.000 người. Nhưng hôm qua tôi nghe nói đã có 8.000 giáo dân đặt chân tới Thái Lan.”

“Vì sao tới nay Giáo Hoàng chưa tới thăm Việt Nam cũng là câu hỏi chung của chúng tôi. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì nhưng tôi mong thời gian tới Việt Nam sẽ được Giáo Hoàng ghé thăm.”

“Nếu được Giáo Hoàng chúc phúc, tôi xin Giáo Hoàng chúc phúc cho những người thân yêu của tôi luôn được bình an trong Chúa và cho giáo hội của tôi ngày càng hiệp nhất,” Chị Hồng tâm sự.

Cũng có mặt tại nhà thờ St. DonBosco hôm 20/11, giáo dân Phero Nguyễn Văn Lâm, giáo phận Xuân Lộc, TP Hồ Chí Minh, nói với BBC News Tiếng Việt:

Giáo Hoàng Francis phản đối án tử hình

Thỉnh cầu Vatican ‘minh xét’ về cựu TGM Kiệt

Giáo hoàng chỉ dẫn nữ tu dùng mạng xã hội

“Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam là mong ước của Hội đồng Giám mục Việt Nam và của người công giáo Việt Nam và của giáo phận Xuân Lộc chúng tôi – giáo phận lớn nhất Việt Nam với hơn một triệu giáo dân. Chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện cho điều này.”

“Tôi mới nhận thông tin sáng nay rằng có khoảng gần 8.000 giáo dân Việt Nam sang đây. Riêng Công ty Du lịch Việt, công ty được Ủy ban Di dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đưa đoàn chúng tôi đi là gần 3000 người.”

“Tôi rất hạnh phúc được tham dự Thánh Lễ cho Giáo Hoàng chủ tế ở Thái Lan. Nếu được gặp Giáo Hoàng, tôi xin chúa ban cho ngài sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn, xin Giáo Hoàng quan tâm đến cộng đồng giáo dân và thỉnh cầu ông sang Việt Nam một ngày sớm nhất. Đó là ước mong của tất cả người công giáo Việt Nam.”

Trước đó, giáo dân Đào Bá Lê, một thuyền nhân tỵ nạn tại Thái Lan nói với BBC Tiếng Việt:

“Tôi cảm thấy rất hãnh diện vì chính phủ Thái Lan đã mời và đứng ra tổ chức chuyến viếng thăm của Giáo Hoàng nhân kỷ niệm 350 năm công giáo đến đất nước này.”

“Điều này cho thấy Thái Lan rất mến mộ ngài, và Thái Lan có sự dân chủ.”

“Tôi lấy làm tiếc cho người Việt Nam chúng tôi, người công giáo Việt Nam vốn sùng đạo, vốn ao ước bấy lâu một lần Giáo Hoàng ghé qua Việt Nam để được ‘thơm lây’ mà chưa được.”

“Ở nhà thờ chúng tôi có nhiều sự kiện hay lắm để chào đón Giáo Hoàng. Đợt này chúng tôi được dạy bài hát chào đón Giáo Hoàng. Chúng tôi cũng đón tiếp khoảng hơn 10 ngàn giáo dân Việt Nam qua đợt này để dự Thánh Lễ do Giáo hoàng Francis cử hành.”

Sao Giáo Hoàng chưa thăm Việt Nam?

Ngay sau khi cử hành thành lễ cho khoảng 1.000 giáo dân từ Việt Nam tại nhà thờ St. DonBosco ở Bangkok, Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, trao đổi với BBC Tiếng Việt về nhận định của ông tại sao Giáo Hoàng chưa từng ghé thăm Việt Nam.

“Thể chế chính trị Việt Nam không như Thái Lan và không như một số các nước khác. Nhiệm vụ của chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đề đạt và vận động còn cuối cùng nhà nước Việt Nam có mời Ngài hay không thì chúng tôi không thể biết được.”

Trước đó, nói chuyện với các giáo dân trong buổi thánh lễ, Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh cho hay Hội đồng Giám mục Việt Nam từng nhiều lần đề nghị chính phủ cho phép mời Giáo Hoàng sang Việt Nam nhưng chưa được.

Khi được hỏi về thông điệp mà ông muốn chuyển tới Giáo Hoàng Francis nếu có cơ hội diện kiến Ngài, Tổng giám mục nói:

“Tôi sẽ trình bày nguyện vọng của giáo dân Việt Nam, bày tỏ lòng yêu mến trung thành và hiệp thông và mong một ngày Ngài sẽ chiếu cố tới thăm Việt Nam.”

Trả lời phỏng vấn BBC ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan khuya 20/11, Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp thuộc Giáo phận Hà Tĩnh nói một số người ở Việt Nam “ngậm ngùi” vì chưa từng có Giáo Hoàng nào thăm Việt Nam.

“Đây là Đức Giáo Hoàng thứ hai tới thăm Thái Lan sau 35 năm, lần đầu là Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II vào năm 1984. Một số người ngậm ngùi tại sao Thái Lan có tỷ lệ người công giáo ít hơn nhiều so với Việt Nam mà đã hai lần Giáo Hoàng tới. Trong khi Việt Nam có tỷ lệ người công giáo cao hơn nhiều, giáo hội Việt Nam hoạt động rất năng động, mà Ngài vẫn chưa ghé thăm.”

”Không phải do Giáo Hoàng hay Vatican không muốn, mà vì lý do xã hội và chính trị chưa cho phép.” Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhận định.

Ông giải thích:

“Để Giáo Hoàng ghé thăm Việt Nam trong tương lai, việc này không phải chỉ do Giáo hội Việt Nam mà còn do về phía nhà nước sẽ làm gì. Giáo hội Việt Nam đã đề nghị được phép mời Giáo Hoàng, nhưng lời mời chính thức phải về phía nhà nước.”

Thuyền nhân Đào Bá Lê, trong khi đó nói với BBC News Tiếng Việt rằng “Chính quyền Việt Nam chưa thân thiện với Giáo Hội và chưa ủng hộ lắm đường lối của Giáo Hội.”

“Có thể họ sợ, e ngại có chuyện xảy ra với chính quyền của họ nên họ chưa mời Giáo Hoàng qua.”

“Đợt ba tôi, hay anh em tôi nằm viện hấp hối. Tôi đi mời cha tới bệnh viện cầu nguyện mà có cha không dám đi vì chính quyền cấm. Hoặc đi thì phải lén, không dám mặc áo dòng…,” ông Lê kể lại.

“Gần đây, Giáo hoàng có buổi nói chuyện online với giới trẻ Việt Nam chủ đề ‘về nhà’, trong đó ngài chia sẻ ao ước những người trẻ lưu lạc sẽ trở về nhà, trở về quê hương và giáo xứ của họ. Tôi nghe mà trái tim tôi rung động. Tôi ước mong Ngài sẽ sang Việt Nam một ngày không xa…”

Thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam đã được khởi động từ năm 2009, nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ. Sự kiện Vatican và Hà Nội đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, vào cuối tháng Tám vừa qua được nhiều người cho là một bước tiến đáng kể trong việc hai bên sẽ dần dà có quan hệ ngoại giao chính thức.

Nhưng giới phân tích cho rằng hành trình này còn rất dài, và trong lúc này, việc Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam còn là một viễn cảnh xa xôi.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50484224

 

Bộ Quốc phòng ‘rút kinh nghiệm’ công tác bảo vệ biển đảo

Tại hội nghị rút kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo năm 2019 vào ngày 20/11, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang, cho rằng Việt Nam đã “theo dõi, nắm chắc tình hình” và “kịp thời tham mưu đề xuất” với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước để đưa ra “các phương án đấu tranh phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo”, đặc biệt trước hành vi xâm phạm của tàu Hải Dương Địa chất 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo Bộ Quốc phòng, phía Việt Nam đã có “kế hoạch hiệp đồng” trong việc đối phó với Trung Quốc trong sự kiện này.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng cho biết đã phối hợp với Tổng cục Chính trị tổ chức các đoàn kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ trên thực địa, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông để “đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.

Ngoài ra, Bộ này cũng khẳng định đã “kiên trì đấu tranh ngoại giao ở các cấp” và chuẩn bị nhân lực và phương tiện, “tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận”.

Sự kiện tàu thăm dò Trung Quốc công khai hoạt động trong khu vực gần bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong nhiều tháng liền, bắt đầu từ đầu tháng 7, đã đẩy căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia cao đến mức đỉnh điểm kể từ sau sự kiện giàn khoan Hải Dương HD-981 vào năm 2014.

Đây cũng là lần đầu tiên Hà Nội chính thức lên tiếng phản đối nhiều lần trước sự xâm phạm của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trong công luận cho rằng phản ứng của Việt Nam chưa đủ mạnh để đẩy lùi hành vi hung hăng của Trung Quốc.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 chỉ tự rút lui vào cuối tháng trước sau khi đã “hoàn tất nhiệm vụ”.

Tại cuộc họp hôm 20/11, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng cần phải nâng cao chất lượng việc đánh giá, dự báo tình hình và không để bị động về chiến lược trong thời gian tới. Đồng thời, cần phải đầu tư thêm cho việc sản xuất quốc phòng, xây dựng công trình phòng thủ, lực lượng dân quân, tự vệ biển, “thế trận chiến tranh nhân dân” để có thể đối phó với mọi tình huống.

https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-r%C3%BAt-kinh-nghi%E1%BB%87m-c%C3%B4ng-t%C3%A1c-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o/5174200.html

 

Chủ đầu tư Việt Nam thắng kiện

nhà thầu Trung Quốc hơn 2 ngàn tỷ đồng

Một chủ đầu tư Việt Nam vừa thắng kiện nhà thầu Trung Quốc đòi bồi thường hơn 2.000 tỉ đồng. Truyền thông trong nước đưa tin vừa nói hôm 21/11.

Trước đó, vào ngày 10/4/2019 Hội đồng Trọng tài buộc Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) phải bồi thường số tiền hơn 2.163 tỉ đồng cho tổ hợp nhà thầu Trung Quốc, gồm Viện thiết kế Hydro China Huadong và Công ty TNHH Cục Đường sắt số 18 Trung Quốc.

Tuy nhiên, hôm 21/11/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định về việc hủy hoàn toàn phán quyết của Hội đồng Trọng tài như vừa nêu. Nguyên nhân là do nhà thầu Trung Quốc không thực hiện đúng tiến độ thi công như đã cam kết, buộc Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh phải đình chỉ hợp đồng và tịch thu khoản bảo lãnh.

Tin cho biết, dự án đã được tiến hành khởi công từ năm 2009 nhưng do chậm tiến độ, đã đội vốn từ giá trị đầu tư ban đầu là 5.744 tỉ đồng, đến năm 2015 điều chỉnh lên đến 7.408 tỉ đồng. Sau đó phía đối tác Trung Quốc dừng công việc do cho rằng chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, còn Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh ngược lại cho rằng nhà thầu vi phạm nghiêm trọng hợp đồng do chậm trễ thi công.

Với lý do vừa nêu, nhà thầu Trung Quốc kiện VSH lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và tháng 4-2019 được VIAC tuyên thắng kiện, buộc VSH phải thanh toán và bồi thường 2.163 tỉ đồng.

Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh thắng kiện được cho là do công lao của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE, công ty này đã mua cổ phần Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh đúng vào thời điểm công ty này đang vướng vụ kiện với Trung Quốc.

Trả lời báo trong nước, bà Thanh cho biết: “Phía Trung Quốc có khả năng thắng kiện khá cao nhưng REE cũng quyết tâm không chịu thua vì đã tìm ra được các chứng cứ mới để lập luận nhà thầu này đã có những vi phạm pháp luật khi đầu tư tại Việt Nam”.

Thực tế có nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam bị đội vốn, chậm tiến độ… còn nhà thầu Trung Quốc thì chây lì, không thực hiện đúng hợp đồng… như dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội. Nhiều luật sư cho rằng các chủ đầu tư Việt Nam nên khởi kiện các nhà thầu Trung Quốc, dù việc kiện tụng sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-investor-won-a-lawsuit-against-chinese-contractors-with-over-2-trillion-dong-11212019080109.html

 

Chấn hưng đạo đức cho giới trẻ Việt Nam: Được hay không?

Nhận thức “lệch lạc” của giới trẻ

Đại biểu Quốc hội-Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, bên lề hành lang Quốc hội vào sáng ngày 14/11 nói với báo giới rằng một số bạn trẻ thần tượng nhân vật Khá “bảnh” hay tung hô những thành phần bất hảo khác trên mạng xã hội là sự nhận thức lệch lạc.

Khá “bảnh”, một thanh niên được nhiều người biết đến trên mạng xã hội Youtube và Facebook với những đoạn video về giang hồ, vừa bị tòa án ở Bắc Ninh tuyên phạt tổng cộng 10 năm 6 tháng tù về hai tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc, đồng thời tịch thu gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, truyền thông trong nước cho biết Khá “bảnh” được rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam tung hô, ủng hộ và thậm chí đã nghỉ học, đội mưa đến theo dõi phiên tòa, diễn ra vào hôm 13/11.

Đài RFA ghi nhận không chỉ nhân vật Khá “bảnh” mà đông đảo bạn trẻ ở Việt Nam cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ thanh niên xâm trổ Dương Minh Tuyền khi người này cùng một nhóm “anh em ngoài xã hội” đến gia đình nữ sinh bị bạn học đánh hội đồng ở Hưng Yên hồi hạ tuần tháng 3 vừa qua để giúp đỡ về tài chính và dặn dò bất kể khi nào bị bạn học hành hung, thì họ sẽ bảo vệ tuyệt đối.

Nhiều bạn trẻ tại Việt Nam còn thức khuya dậy sớm xếp hàng để chờ gặp mặt những người nổi tiếng là thần tượng yêu quý của họ là những ca sĩ, nghệ sĩ Hàn Quốc… Khi được gặp, không ít bạn trẻ đã gào thét, khóc lóc, hôn chiếc ghế của thần tượng ngồi…

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu khẳng định với báo giới rằng nhận thức như thế của giới trẻ Việt Nam, mà theo ông là “lệch lạc”, sẽ không tồn tại lâu vì đó là quy luật trong phát triển nhận thức và các bạn trẻ cần được thông cảm trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu cho rằng để chấn chỉnh những lệch lạc trong nhận thức của một bộ phận giới trẻ hiện nay thì cần “một cuộc chấn hưng về đạo đức, giáo dục về các thang giá trị đạo đức chân chính cho giới trẻ”.

Suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam hiện nay là người ta không quan tâm đến vấn đề xã hội và chính trị mà chỉ biết đến những thú vui và những suy nghĩ bồng bột theo chiều hướng xa hoa, hào nhoáng và trở nên những con người vô cảm

-Bạn trẻ Huy Jos

Nguyên nhân

Bạn trẻ Huy Jos, vào tối ngày 20/11 chia sẻ với RFA với bối cảnh xã hội Việt Nam mà sự thành công được đo lường bằng nổi tiếng và vật chất thì nghiễm nhiên:

“Suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam hiện nay là người ta không quan tâm đến vấn đề xã hội và chính trị mà chỉ biết đến những thú vui và những suy nghĩ bồng bột theo chiều hướng xa hoa, hào nhoáng và trở nên những con người vô cảm.”

Anh Phạm Minh Vũ, một cựu tù nhân lương tâm, nêu lên nhận xét của anh với RFA:

“Khi chính trị có sự thờ ơ thì hiện tượng Hồ Chí Minh cũng là một nhân vật chính trị và các bạn trẻ đa số là ‘lơ’ đi. Song song đó thì các bạn muốn thể hiện với bên ngoài phải hết sức đẳng cấp và ở ngoài đường hay trên mạng xã hội thì có những hình tượng là đẳng cấp của mình, như Khá ‘bảnh’ hay thậm chí trước đây có ca sĩ phát ngôn những câu rất tục tĩu nhưng lại được sự hâm mộ của phần đông giới trẻ hoặc những lời phát ngôn về các hiện tượng xã hội ở Việt Nam mà tôi cho là vô đạo đức nhất thì lại được các bạn trẻ tôn thờ.”

Nhà xã hội học-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nói với RFA rằng có 3 yếu tố tác động đến nhận thức về đạo đức của thế hệ trẻ tại Việt Nam, tính từ thời điểm đất nước “mở cửa” về kinh tế theo kinh tế thị trường mà giá trị đạo đức không còn được đặt vào vị trí hàng đầu trong mọi lĩnh vực của xã hội. Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương phân tích:

“Theo kinh tế thị trường, tức là người ta chạy theo những lợi ích về kinh tế và những lợi ích khác trên hết. Những lợi ích xã hội và đạo đức xã hội bị xếp phía sau lợi ích kinh tế. Thứ hai nữa là giáo dục trong nhà trường ở Việt Nam hiện nay thì chỉ chú trọng vào giáo dục những kiến thức sách vở như toán học, vật lý…chứ còn giáo dục về khía cạnh những giá trị xã hội thì rất ít. Người ta chỉ giáo dục một cách rất chung chung là phải đùm bọc, quan tâm đến nhau thế nhưng trên thực tế những sự kiện xã hội xảy ra xung quanh thì người ta không uốn nắn ngay, mặc dù những sự kiện đấy rất ngược lại với những điều được giáo dục. Giữa giáo dục giáo điều và thực tế rất xa nhau.”

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhấn mạnh còn một yếu tố thứ 3 rất quan trọng là ở Việt Nam hầu như không có tư duy độc lập, hay còn gọi là phản biện xã hội:

“Thanh niên phải rèn luyện quen với phản biện xã hội để phân biệt đúng sai để từ đó có quan điểm riêng của họ. Thế nhưng ở Việt Nam thì tất cả mọi thứ phải theo người lớn, phải theo cha mẹ, phải theo thầy cô. Kỹ năng để phản biện và biết tư duy để phân biệt đúng sai, đâu là giá trị tốt hay xấu thì Việt Nam không có.”

Trong khi đó, nhiều năm trước, qua những dịp trao đổi với giới trí thức tại Việt Nam, Đài RFA ghi nhận các ý kiến như của Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Giáo sư Hà Văn Thịnh…đều cho rằng nguyên nhân dẫn đến đạo đức xã hội sa sút bởi do “bệnh giả dối” mà ra, mặc dù nơi nơi tràn ngập khẩu hiệu và phong trào “học tập, làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Nhà giáo Hoàng Oanh, ở Hà Nội từng nhận định với RFA:

“Tất cả mọi thứ ở Việt Nam đều ở dạng ‘nói vậy nhưng không phải vậy’, cho nên bây giờ dạy đạo đức bây giờ học trò nó nghe nó cứ buồn cười.”

Kể từ sau ngày 30/04/1975, hệ thống giáo dục của Việt Nam tập trung vào chương trình học tập và noi gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng Chính phủ Việt Nam vào năm 2015 phải ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 33 của Trung ương Đảng với mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại phiên họp thứ 16 diễn ra vào hôm 26/07/19, một lần nữa cảnh báo tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức về nhiều mặt ngày càng đông.

Theo số liệu báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có xấp xỉ 8000 đảng viên vi phạm bị kỷ luật và có đến 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật và xử lý hình sự. Số liệu thống kê này được ghi nhận là đông nhất so với thời gian gần đây và đa số cán bộ, đảng viên bị kỹ luật do tham nhũng. Thông tin liên quan mới nhất được truyền thông quốc nội vừa loan báo là hai ông cựu bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ ra hầu tòa vào trung tuần tháng 12 tới đây vì đã nhận hối lộ lên hàng triệu đô la Mỹ.

Thanh niên phải rèn luyện quen với phản biện xã hội để phân biệt đúng sai để từ đó có quan điểm riêng của họ. Thế nhưng ở Việt Nam thì tất cả mọi thứ phải theo người lớn, phải theo cha mẹ, phải theo thầy cô. Kỹ năng để phản biện và biết tư duy để phân biệt đúng sai, đâu là giá trị tốt hay xấu thì Việt Nam không có
-TS. Phạm Quỳnh Hương

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, một số bạn trẻ, ở độ tuổi vừa học xong trung học và chập chững bước vào đời, nói rằng trước những thông tin như vừa nêu, họ thật sự hoang mang cũng như không biết nên đặt niềm tin vào giá trị nào trong cuộc sống là chuẩn mực.

Giải pháp nào?

Liên quan quan điểm của Đại biểu Quốc hội-Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu là cần có một cuộc chấn hưng đạo đức cho giới trẻ Việt Nam, dù cuộc chấn hưng này là lâu dài, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng không ít người cũng có cùng quan điểm với ông Tướng Công an Nguyễn Hữu Cầu; tuy nhiên Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nêu vấn đề rằng ai sẽ chịu trách nhiệm để thực hiện cuộc chấn hưng đạo đức này? Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương đưa ra dẫn chứng đã có một số các tổ chức cộng đồng và phi chính phủ (NGOs) tiến hành các chương trình hỗ trợ giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Việt Nam. Nhưng:

“Tuy nhiên làm không suể được với cả một đội ngũ hùng hậu của nền kinh tế thị trường và người ta làm bất chấp mọi thứ để chạy theo lợi ích. Thế thì rất là khó và tôi cũng không lạc quan về chuyện có thể thay đổi gì cả.”

Về vai trò của Bộ Giáo dục, thì các chuyên gia giáo dục không có niềm tin trong vấn đề chấn hưng đạo đức cho các thế hệ trẻ của Việt Nam. Nhà giáo Tô Oanh ở Bắc Giang từng than phiền:

“Tôi cho rằng Bộ Giáo Dục Việt Nam bây giờ bị nát quá rồi. Giáo dục Việt Nam xuống cấp một cách trầm trọng cho nên đạo đức xã hội bây giờ chả ra sao cả.”

Và một số không nhỏ bạn trẻ tại Việt Nam chia sẻ rằng nhờ vào internet và truyền thông mạng xã hội, họ có cơ hội nhiều hơn để tìm hiểu và học hỏi về những giá trị xã hội và đạo đức của nhân loại, cũng như họ bày tỏ chính kiến của họ về tình hình đất nước với mong cầu Việt Nam được tốt đẹp và văn minh hơn. Mặc dù vậy, họ đang phải đối diện những nguy cơ với chính quyền, thậm chí là những bản án tù như tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ qua việc làm chính đáng của mình đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/an-ethical-renaissance-for-vietnamese-youth-how-11202019135729.html

 

Việt Nam thành lập ban quản trị khu kinh tế Vân Đồn

Tin từ Hà Nội: Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ban hành nghị quyết về thí điểm thành lập ban quản trị Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Uỷ ban tỉnh Quảng Ninh.

Báo chí nhà nước cộng sản nói việc cho phép tỉnh Quảng Ninh thành lập ban quản trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn.

Trước đó, trong đầu năm nay, thủ tướng Phúc cũng phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, và tầm nhìn đến 2050. Theo kế hoạch này, Khu kinh tế Vân Đồn được xây dựng trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, là trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực. Đây sẽ là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển-đảo cao cấp, và dịch vụ tổng hợp. Nó sẽ là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo với thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Các con số cụ thể được đặt ra, đó là đến năm 2030, tổng giá trị sản xuất của Khu kinh tế Vân Đồn đạt 5,6 tỷ Mỹ kim, và thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 170.000 là người nước ngoài.

Để đạt được điều đó cần nguồn vốn 171.550 tỷ đồng, trong đó có 75.150 tỷ là vốn đầu tư trong nước còn 96.400 tỷ đồng đến từ ngoại quốc.

Giữa năm 2018, quốc hội cộng sản Việt Nam dừng thông qua dự luật Đặc khu kinh tế, một luật nhằm hỗ trọ việc xây dựng 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, sau khi hàng chục ngàn người đã biểu tình ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng để phản đối vì lo ngại dự luật đưa ra quá nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là người Trung Cộng.

Trong thời gian gần đây, chế độ cộng sản Việt Nam có nhiều chính sách làm lợi cho nhà đầu tư và du khách đến từ Trung Cộng.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/viet-nam-thanh-lap-ban-quan-tri-khu-kinh-te-van-don/

 

Cái nỗi thiếu anh hùng

Lâm Thế Mai

Hôm tòa án mở phiên sơ thẩm xử Khá Bảnh 14/11/2019 vừa qua, hàng trăm thanh thiếu niên, có nhiều bé còn đeo khăn quàng vây quanh khuôn viên tòa và chiếc xe chở tù. Bị tống lên xe tù, Khá Bảnh còn tươi roi rói giơ hai tay vẫy chào “anh em”, oách như ngôi sao vẫy chào người hâm mộ.

Phong thái hiên ngang hoàn toàn trái ngược với bộ mặt vừa khóc như mưa, vừa quệt nước mắt, vừa mếu máo nhắc đến mẹ cháu tại Công an hôm Bảnh bị bắt. Hôm ấy, có lẽ đúng như lời “chú công an” lớn tuổi nói, Khá “không phải làm diễn viên nữa”, nên khí chất ngang tàng đàn anh rụng sạch, chỉ còn đúng một thằng con trai 26 tuổi đang sợ hãi và thấy có lỗi với mẹ.

Trông Bảnh lúc đó thật thà, buồn cười nhưng đáng yêu tệ. Nó khác xa dáng vẻ anh cao bồi làng non choẹt ngồi xếp bằng trên lớp đệm sặc sỡ trải kín sàn nhà, đập tay dạy dỗ anh em phải sống biết điều với bà con trong làng, đi đâu gặp người làng phải chào lễ phép.

Các clip thu hút triệu views

Khá có một video tự giới thiệu là phim ngắn mang tên “Tình anh em”. Nội dung như sau: một đàn em chơi bài thua 500 triệu đồng, sang mượn (hay xin) anh Khá cho tiền giả. Anh Khá cởi trần, người đầy mực, ngồi lọt trong bộ bàn ghế gỗ to như cái đình chạm khắc uốn lượn không sót chỗ nào, bảo “chuyện khác anh vứt cả tỷ không tiếc, nhưng 500 triệu tiền cờ bạc cho chú là quá to”. Đàn em hầm hầm dọa tình anh em tôi với anh chấm dứt, rồi ôm túi ra đứng trước siêu thị để bắt xe đi trốn nợ(!)

Lúc giang hồ rượt đến thì chú trốn thoát vào một nhà nghỉ bèn thong dong khóa lại, rồi yên tâm đứng gọi điện. Bên ngoài, một đống thanh niên hầm hầm vác phóng lợn bị hai tấm cửa kính trong suốt ngăn lại bèn bất lực cực độ, chỉ biết đập tay vào cửa nhao nhao phẫn nộ (sau đây xin quảng cáo cửa kính chống đạn, bền vững như bê tông cốt thép).

Anh Khá đang quẩy nhiệt tình trên bar thì có điện thoại. Anh khoát tay một cái, anh em chui vào xe hơi phóng rầm rập trên đường y phim Mỹ.

Đến nơi anh bảo đàn em ra xe khiêng vào cọc tiền 500 triệu đồng ra giả thay cho đàn em. Nhưng đàn anh bên kia không dám nhận.

Anh Khá bèn tuyên bố: “Ở cái xã hội này đ. có chuyện đúng sai, chỉ có kẻ yếu và mạnh thế thôi. Mày đánh em tao thì tao đánh chúng mày”.

Cả đám nhao vào. Còn Khá Bảnh xốc vai người em giang hồ đang rũ xuống vì cảm động, bước những bước oai hùng về cận cảnh, phía sau những người anh em vác phớ oánh chết bỏ bọn dám động vào anh em của Khá. Cùng lúc màn hình hiện lên dòng chữ:

“Clip phản ánh về tình anh em trong xã hội, mong mọi người hãy tránh xa cờ bạc để không phụ lòng những người yêu thương xung quanh mình. Chỉ cần biết quay đầu thì tất cả sẽ mỉm cười với bạn.

Một phim ngắn của Khá Bảnh. Chỉ đạo nội dung, kịch bản, đạo diễn”.

Ghi chú: Anh em trong băng Khá Bảnh rất ngại người ta không biết mình là giang hồ (tập sự)  nên tóc luôn phải cạo cắt rập khuôn để rậm phía trước và gáy, cạo trắng hai mang tai, người luôn luôn phải cởi trần khoe 2/3 cơ thể bôi đầy mực. Ra đường nhất quyết phải mặc nguyên bộ đen bó sát, dù ban ngày cũng phải xách cây phóng lợn dài đến hai mét không ít, uốn lượn nghi ngút trên đường phố.

Thôi bạn đừng cười nữa để giữ an toàn cho màn hình. Kênh youtube của Khá bị xóa rồi, chứ nếu còn thì bạn được giải trí hơn nữa, vì rất nhiều video live stream đồng dạng như thế.

Ở Khá Bảnh, tôi thấy sự ngây ngô của một anh gà trống mới lớn đang cố khẳng định mình là tay vừa lịch duyệt giang hồ, tiền tiêu như nước, hào sảng nghĩa tình với anh em, cương quyết với kẻ thù, sống lành mạnh, ngoan ngoãn.

Tuổi teen teen, hầu như đứa trẻ nào cũng xa cách cha mẹ anh chị, chỉ thích bỏ nhà đi suốt ngày quây quần với “anh em”. Vừa không phải học hành, vừa bar sàn bét nhè không phải trả đồng nào. Đời sống toàn cảm giác mạnh như phim, chả bao giờ phải rửa bát quét nhà hay đi đổ rác. Sướng khoái thế là cùng. Nên video của anh Khá khiến các cháu mười bốn, mười lăm tuổi mê tít.

Câu chuyện của Khá Bảnh cảnh báo xã hội Việt Nam đang thiếu những cơ cấu phù hợp thực sự cho lứa tuổi vị thành niên.

Lứa thanh thiếu niên ngơ ngác

Cách đây mấy chục năm, xã hội có những tổ chức chặt chẽ cho từng lứa tuổi. Ở miền Bắc, thiếu niên vào Đội, thanh niên vào Đoàn. Ở miền Nam trước 1975 các tổ chức hướng đạo sinh, tổ chức thanh thiếu niên Công giáo, Thanh thiếu niên Phật Giáo … rất chặt chẽ, hoạt động sôi nổi phong phú. Cho đến bây giờ vẫn còn một số tôn giáo duy trì các tổ chức này và ngày càng có nhiều người nhận ra sự quan trọng của nó.

Nhưng sau 1975, các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản, Đội Thiếu niên tiền phong không thuyết phục được đa số dân miền Nam do các  yếu tố chính trị quá mức gán cho nó. Nhiều gia đình không muốn con em mình tham gia các tổ chức này. Những năm 1977, 1978, tối tối đội viên và đoàn viên vẫn được huy động ra đường làm trật tự, bắt người mặc quần loe (mang kéo cắt luôn ống quần), tóc dài (xởn luôn) và cài nút áo cho những thanh niên mặc sơ mi không cài kín nút. Ngày nghỉ, đội-đoàn viên đi dài dài khắp nơi giơ nắm tay hô khẩu hiệu cổ động, “nhiệt liệt”, “ủng hộ”, và “phản đối” theo những anh chị phụ trách cầm tờ giấy đọc nhịp. Hoặc đi lao động công ích, trồng cây trên bãi biển, đồi trọc.  “Mười cây chết chín một cây gật gù” cũng không sao, có thành tích là được.

Nói cho công bằng, thanh thiếu niên vốn thích ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà nên những dịp như vậy cũng là dịp để tụ bạ vui vẻ. Nhưng nó không bền.

Thế rồi khoảng 20 năm nay, Đội-Đoàn ngày càng mất sức hút. Các tổ chức Hướng đạo sinh manh nha trở lại ở Sài Gòn, Hà Nội và một vài đô thị lớn. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động chính thức của thanh thiếu niên đều phải dưới trướng Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội Liên hiệp thanh niên.

Bản chất của các tổ chức kể trên không phải là nơi tập hợp thanh thiếu niên đúng nghĩa; nó là “cánh tay nối dài của Đảng”.

Do vậy, gần như không còn tổ chức rộng rãi nào tập hợp được thanh thiếu niên. Ở cái tuổi nổi loạn và ưa khám phá, bọn trẻ gần như không được định hướng đạo đức và xã hội ngoài các bài học kinh viện ở nhà trường. Cần được kết nối và hướng dẫn, nhưng chúng khó tìm được thủ lĩnh tinh thần đúng đắn. Vì vậy, một số quay sang thần tượng các ngôi sao giải trí. Số khác thần tượng các “anh em xã hội” hay bất cứ cá nhân nào cá tính, mạnh mẽ và độc lập với thế giới người lớn.

Khá Bảnh bỗng dưng trở thành “ngôi sao”, được cổ vũ nồng nhiệt là vì vậy. Người lớn ngạc nhiên, nhưng tuổi trẻ thấy bình thường.

Vì chúng hiểu đời sống ngắn ngủi của các thần tượng một mùa

Trước Khá, người ta cũng chứng kiến những “thần tượng” khác sinh ra và mất đi liên tục. Các thần tượng đó không tồn tại lâu bền đúng như ý nghĩa thần tượng thật sự: ngẫu nhiên họ xuất hiện đúng thời điểm bọn trẻ đang thiếu thốn một nhu cầu nào đó và thế là thành thần tượng chỉ sau một đêm. Khi có nhân vật mới hơn xuất hiện, “thần tượng” cũ nhanh chóng biến mất cũng chỉ sau một đêm.

Tuy vậy, các “thần tượng ngắn ngày” đã thành công trong việc chia nhỏ sự quan tâm và cả sinh lực của cái khối tuổi trẻ dạt dào sức sống nhưng đang cần định hướng. Khi sự tập trung không dành cho những giá trị sâu sắc và nền tảng thì cái khối sức sống đáng thèm muốn đó hoặc nhanh chóng rã tan như bọt sóng, hoặc ngược lại, làm mòn mỏi chính những người trong cuộc, khiến họ hoang mang và nghi ngờ tất cả.

Đời sống bất an và thực dụng trong nước cũng khiến không nhiều người tuổi trẻ dám có những ước mơ lớn lao, sâu sắc và dành toàn tâm toàn ý cho nó.

Đó cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam không có Hoàng Chi Phong.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á  Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/without-a-hero-11212019101421.html

 

Hồng Kông cần tự do, không cần đảng và xã hội chủ nghĩa

Đinh Yên Thảo Dallas, TX

“Người dân và giới trẻ Hồng Kông cần sự tự do, cần xã hội dân chủ và cần sự sung túc từ một nền kinh tế thị trường phát triển. Họ không cần đảng cộng sản, không cần chủ nghĩa xã hội tập quyền, lại càng không thuộc về một giấc mộng Trung Hoa bá quyền đang bị thế giới ghét bỏ.”

Giữa lúc cuộc tranh đấu dân chủ của giới trẻ Hồng Kông ngày càng khốc liệt với máu và nước mắt thì Tân Hoa Xã cùng báo Nhân Dân Nhật Báo, những cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh đã công bố văn kiện kỳ họp lần thứ tư của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Cộng khóa 19 hồi tuần trước. Nó bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội cùng hệ thống lý luận và phát triển của Trung Cộng trong kỷ nguyên mới, trong đó dành riêng một phần để nói về Hồng Kông và Ma Cao. Đáng chú ý là bên cạnh các biện pháp hành chính, luật pháp, an ninh quốc gia mà Bắc Kinh muốn áp đặt lên hai đặc khu này là bản dự thảo hướng dẫn việc giáo dục tinh thần yêu nước cho giới trẻ đại lục nói chung và tại các đảo quốc này nói riêng.

Theo như văn kiện Trung Ương Đảng được trích đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ấn bản tiếng Anh ra ngày 12 tháng 11 thì “giáo dục tinh thần yêu nước” trong kỷ nguyên mới phải được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Tam Cá Đại Biểu (thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân đề ra rằng Đảng cộng sản đại diện cho lực lượng sản xuất, cho nền văn hóa và quyền lợi nhân dân), Quan Điểm Khoa Học về Phát Triển (học thuyết của Hồ Cẩm Đào trong việc kiến tạo một xã hội cân đối với con người là cơ bản và sự phát triển phải toàn diện) cùng tư tưởng Tập Cận Bình qua mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Trung Hoa.

Văn kiện này thực chất là sự cải đổi bản hướng dẫn đã ra đời đôi chục năm trước từ sau vụ Thiên An Môn, nhằm giáo huấn giới trẻ để khẳng định rằng, yêu nước phải song hành với yêu đảng và yêu chủ nghĩa xã hội trong tình đoàn kết dân tộc để thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa hiện nay. Bắc Kinh chỉ thị rằng nó cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong văn học nghệ thuật, trên không gian mạng cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt là cần đưa vào chương trình giảng dạy học đường và cơ quan chính phủ, không chỉ dành cho giới trẻ đại lục mà chú trọng đến giới trẻ và công chức tại Hồng Kông và Ma Cao.

Trên thực tế, nếu theo dõi các bài báo cũng trên Tân Hoa Xã và Nhân Dân Nhật Báo thì một chiến dịch vận động tinh thần yêu nước, yêu mẫu quốc đã liên tục xuất hiện kể từ khi cuộc xuống đường của giới trẻ Hồng Kông diễn ra trong vài tháng qua, không đợi đến khi văn kiện trên được phổ biến trong tháng này. Bắc Kinh đã sử dụng chính các minh tinh điện ảnh, những ca sĩ, người mẫu Hồng Kông thân cộng để làm công cụ tuyên truyền, kêu gọi lòng yêu nước, trung thành với mẫu quốc. Hoặc đăng tải những câu chuyện kiểu “người tốt, việc tốt” có lòng yêu nước, tự hào khi làm người Trung Quốc. Chúng xuất hiện nhan nhãn và thường xuyên trên các báo đảng.

Đọc các văn kiện về chương trình giáo dục “cộng sản toàn thư” này cũng như một chiến dịch tuyên truyền về “tinh thần yêu nước” của Trung Cộng trong “kỷ nguyên mới”, quả thật nếu không đưa người ta quay về với không gian một thời cộng sản của vài chục năm trước thì cũng gây ngạc nhiên cho nhiều người về câu chuyện tưởng như đùa mà Trung Cộng đang tái khởi xướng. Bởi những chủ thuyết cộng sản đã trở thành bóng ma quá khứ từ lâu trên thế giới và tượng đài Lenin còn bị kéo đổ trên chính xứ sở của Lenin cùng các quốc gia cựu cộng sản khác. Và ngay chính giới trẻ của các quốc gia cộng sản còn sót lại trên thế giới, như tại Việt Nam chẳng hạn, cũng chẳng thể nào nhồi nhét họ được huống hồ

với giới trẻ Hồng Kông.  Nhưng việc tái phát động chiến dịch này, có lẽ  Trung Cộng chỉ muốn đề cao vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình hiện nay. Với mục đích gì, cứ cho rằng Trung Cộng vẫn còn thật sự bám víu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như vậy thì liệu Bắc Kinh có áp đặt việc “yêu nước là yêu đảng và yêu XHCN” này lên giới trẻ Hồng Kông được hay không?

Sau hơn hai thập niên Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Cộng và trở thành một đặc khu hành chính trực thuộc mẫu quốc, các cuộc thống kê mới nhất cho thấy dân Hồng Kông vẫn xem họ là “người Hồng Kông” (Hongkonger) đã lên mức kỷ lục là 76 % so với 23 % số người nhận mình là Trung Quốc hay Trung Quốc trong Kồng Kông. Nhóm người thân cộng này có lẽ phần lớn là những di dân đại lục từ sau ngày trao trả, còn lại người dân Hồng Kông thực thụ chưa bao giờ thấy mình thuộc về Bắc Kinh. Đó là lý do khiến Bắc Kinh lo ngại và ngày càng muốn đưa người dân Hồng Kông “vào khuôn phép”, bằng cả bạo lực như  những gì đang diễn ra tại Hồng Kông hiện nay và qua chiến dịch “văn hóa vận” với chiêu bài kêu gọi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tình đoàn kết quốc gia như nói trên.

Cho dù người dân và giới trẻ Hồng Kông buộc phải sống trong  quy chế “một quốc gia, hai thể chế” dưới bóng dù chung của một quốc gia cộng sản, nhưng suy nghĩ, văn hóa, môi trường sống trong một xã hội dân chủ lâu đời đã thấm đẫm trong con người họ, khó có điều gì khiến họ đổi thay. Thực chất họ vẫn đang sống và hành xử như tại hai quốc gia, hai thể chế đầy khác biệt, nếu không nói là đầy trái ngược. Dân Hồng Kông yêu chuộng giá trị của tự do thay vì sự độc tài sắt máu. Họ đã quen với một thể chế chấp nhận đa đảng chứ không chỉ độc đảng và do đảng lãnh đạo. Và hơn hết, họ từng được hưởng quyền tự do ngôn luận, được chọn lựa quyền nghe-nói điều gì chứ không phải do sự tuyên truyền, nhồi nhét những giáo điều của chủ nghĩa Mao, Mác hay Lê Nin đã quá vãng nào đó. Đó là lý do họ phản kháng từ nhiều năm qua khi Trung Cộng thất hứa trong cam kết trao quyền tự quản cho Hồng Kông và can dự vào đảo quốc này ngày càng nhiều hơn.

Người dân và giới trẻ Hồng Kông cần sự tự do, cần xã hội dân chủ và cần sự sung túc từ một nền kinh tế thị trường phát triển. Họ không cần đảng cộng sản, không cần chủ nghĩa xã hội tập quyền, lại càng không thuộc về một giấc mộng Trung Hoa bá quyền đang bị thế giới ghét bỏ. Họ sẽ không bao giờ yêu nước theo kiểu phải “yêu đảng và yêu xã hội chủ nghĩa” như Bắc Kinh mong muốn. Mà tinh thần yêu nước của họ là tình yêu dành cho một Hồng Kông tự do, là sự tranh đấu quả cảm để bảo vệ những giá trị này.

Hơn ai hết, người Hồng Kông hiểu rằng khi nỗi sợ hãi bao trùm là lúc bạo quyền lên ngôi, còn khi nhà cầm quyền biết sợ người dân, thì đó là lúc hoa tự do trổ bông. Chính vì lẽ đó, giới trẻ Hồng Kông chẳng lùi bước và đang đổ máu trong cuộc chiến với bạo tàn, cho dù không cân sức. Nhưng dẫu có phải hy sinh, họ đã là những người chiến thắng vinh quang. Nguyện vinh quang quy Hương Cảng. Glory to Hong Kong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/hk-free-par-so-11202019165017.html