Tham luận 142: Suy Nghĩ Về Giải Pháp Trao Quyền Cho Giới Trẻ – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tham luận 142: Suy Nghĩ Về Giải Pháp Trao Quyền Cho Giới Trẻ – Thanh Thủy

1.- Trao quyền cho giới trẻ: Người lớn tuổi thì dĩ nhiên sức khỏe phải yếu kém, chậm chạp tay chân, đầu óc thường kém minh mẫn, quên trước quên sau, thường sống nhiều về kỷ niệm quá khứ, hiểu biết nhiều về những vấp ngã trên đường đời, cho nên rất đắn đo trước mỗi công việc vì lo sợ bị sơ xuất, lo sợ bị thất bại, cho nên nếu phải gồng gánh những việc quan trọng như việc nước, việc tranh đấu, thường phải suy nghĩ đủ thứ chuyện có thể xãy ra cho nên giải quyết vấn đề thường chậm chạp, dễ bị mất thời gian tính, hoặc không còn thích ứng với những biến chuyễn mới của xã hội mà mình chưa từng gặp phải trong cuộc đời. Bởi vậy, người lớn tuổi cần phải trao quyền điều hành công việc tranh đấu còn đang dở dang lại cho giới trẻ sao cho kịp thời, kịp lúc. Đó là điều cần thiết mà ai trong chúng ta cũng đều nhìn thấy và cũng đều phải chấp nhận.

Tuy nhiên, điều quan trọng trong việc trao quyền đấu tranh còn đang dang dở lại cho giới trẻ không có nghĩa là người lớn không còn trách nhiệm, phủi tay hết mọi việc rồi đi nghĩ hưu, rồi biệt tăm. Đất nước là của chung của tất cả mọi người dân, không phân biệt già trẻ hay nam phụ lão ấu. Cho nên, người còn sống, còn hít thở khí trời thì vẫn còn trách nhiệm với con cháu, với Quê hương, Tổ quốc vì Quê hương, Tổ quốc là nguồn cội của tất cả mọi người, đã đùm bộc ta từ lúc Cha Mẹ mới sanh ra ta cho đến ngày ta xuôi tay, nằm xuống.

2.- Tấm gương lịch sử và hoàn cảnh ngày nay: Lịch sử đã cho ta thấy về người xưa là các Vua của nước ta khi lớn tuổi đều phải truyền ngôi lại cho con rồi  lui về quy ẩn, nhưng vẫn còn tự nhận lãnh trách nhiệm việc nước, cho nên đã đặt để ra ngôi vị Thái Thượng Hoàng, mục đích để giám sát, hướng dẫn việc điều hành đất nước của Ông Vua con cho đến khi Ông Vua con thuần thục mọi việc trị nước theo đúng nề nếp đã được quy định rồi mới yên lòng an vị trong việc tu hành, sớm chuông chiều mỏ mà việc vua Trần Nhân Tôn khi trao quyền lại cho con rồi lui về Trúc Lâm Yên Tử là một ví dụ. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, Thái Thượng Hoàng vẫn xuống núi, không ngại gian lao, họp cùng ba quân xuất chinh chống giặc như khi còn tại vị.

Ngày nay cũng vậy, công việc tranh đấu chung hiện còn đang dang dở mà đa số những người tranh đấu từ sau năm 1975 đến nay đều đã lớn tuổi, cho nên hầu như tất cả đều nghĩ đến việc trao quyền tranh đấu nầy lại cho hậu duệ của mình, tức là giới trẻ sẽ đứng lên đãm nhận trách nhiệm như người xưa đã làm mà thời nay hay gọi là chuyển lửa.

3.- Chuyển lửa :

a.- Những điều tất yếu: Muốn chuyển lửa, điều tất yếu là trong tay người chuyển lửa phải có lửa, vì có lửa thì mới có hơi nóng, có ánh sáng dẫn dắt thì người nhận mới có đủ yếu tố căn bản hiểu biết để đặt niềm tin vững mạnh vào ngọn lửa và hơi nóng dẫn đường mà mình đã tiếp nhận để tự mình hiên ngang bước vào con đường phải đi với đầy đủ hành trang để tự tin.

b.- Hành trang ở đâu ra: Hành Trang chính là Cương Lĩnh và Nội Quy của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể, mỗi đảng phái đấu tranh để cứu nước mà người đi trước đã nhuần nhuyễn chính là những ngọn lửa dùng để chuyền lại cho thế hệ đi sau. Chuyển lửa xong vẫn chưa hết trách nhiệm mà còn phải ở lại để tiếp tục giám sát, hướng dẫn , bổ túc thêm những kinh nghiệm thời cuộc của mình để những hậu duệ vừa mới tiếp nối không bị vấp ngã hay sai lầm những bước đi trên đoạn đường tranh đấu.

Từ năm 1987 trở đi, mỗi khi có dịp tiếp xúc với anh chị em trong những kỳ Đại Hội thường niên, Gs.Nguyễn Ngọc Huy thường nói 2 điều căn bản:

Điều thứ nhứt là anh chị em ráng tổ chức học tập nội bộ thường xuyên sao cho được thấu đáo hết mọi chuyện, có gì chưa rõ thì cứ đặt thẳng vấn đề, Giáo sư sẽ giải thích tường tận cho anh chị em hiểu rõ.

Điều thứ nhì là sau khi đã đạt được nhu cầu nầy rồi thì anh chị em sẽ tự đứng ra điều hành mọi công việc cơ sở, Giáo sư sẽ yên tâm và có nhiều thời giờ để yễm trợ về mặt ngoại giao, để làm những công việc khác như ngồi viết những tham luận về chánh sách và góp ý trong việc soạn thảo bản Hiến Pháp tương lai sau khi giải trừ được chế độ tàn bạo của tập đoàn Cộng sản Hà Nội. Điều nầy

có ý nghĩa là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã dự trù cho việc chuyễn lửa đến anh chị em và sẽ làm một vị “Thái Thượng Hoàng” đúng nghĩa như vua của mình ngày xưa đã làm.

Cho đến năm 1989, khi nhận thấy bịnh tình của mình quá nặng, sợ khi nằm xuống, anh chị em nối tiếp sẽ bị lúng túng trước những biến chuyễn mới của thời cuộc mà định hướng sai con đường phải đi trong việc chống Hòa Giải Hòa Hợp với Việt cộng, nên Giáo sư đã cố gắng soạn ra những chi tiết cụ thề áp dụng cho vấn đề nầy để anh chị em dùng làm cẩm nang mà không sợ bị đi bị lạc hướng: Đó là sự ra đời Quan Điểm 5 Không của ông.

 

4.- Những điều đáng tiếc: Nhiều người thường xuyên tuyên bố cần phải trao quyền đấu tranh cho giới trẻ và những hậu duệ kế tiếp rồi tự rút lui vào quy ẩn, đi tu, hành thiền lìa xa xã hội, thậm chí còn có nhiều người thường hay đi du lịch về Việt Nam hay xum xoa “Áo gấm về làng”, ăn chơi trụy lạc khiến cho gia đình hư hỏng, mang nhiều tai tiếng, tệ hơn nữa là một số thành phần trở cờ, “Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản” vì bị bạo quyền hứa hẹn ban cho một số quyền lợi bánh vẽ vu vơ nào đó để dụ dỗ, nhiều người bị lạc vào những chiếc bánh vẽ dụ dỗ nầy cho đến khi bị sa lầy năm lần bảy lượt mà vẫn còn chưa chịu tởn.

Hành động của những người nầy là chính họ tự dập tắt ngọn lửa trong tay, quăng bó đuốt của họ vào sông, vào biển, tuy miệng luôn tuyên bố chuyển lửa nhưng mục đích chỉ là để phủi tay, trút gánh nặng lại cho giới trẻ để rảnh tay mà thong dong cho cuộc sống cá nhân, mặc cho giới trẻ nhận lãnh trách nhiệm mang trên vai, bước đi chập choạng thiếu định hướng cho nên dễ bị kẻ địch  giăng bẫy, điều hướng vào lộ trình sai trái mà không hay. Đôi khi đi lạc quá xa, không còn đường nào để quay trở lại được.

5.- Những việc dễ thấy

a.- Việc nầy dễ thấy vì đã xãy ra rồi nên có “người nhạc sĩ trẻ” đã tuyên bố: “chúng ta nên nhớ CHXHCNVN bây giờ là một nước có thành viên trong Liệp Quốc, chúng ta không có đòi hỏi nhiều, chúng ta chỉ xin quyền căn bản làm người thôi, chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ hay bạo động hay gì hết, .cái đó hoàn toàn sai. Trong thế giới chúng ta sống bây giờ chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động bằng cách nói chuyện với nhau, chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù, quốc hội năm 1975 đã làm sai thì bây giờ chúng ta phải giúp quốc hội của chúng ta làm đúng lần này”.

b.- Việc nầy cũng dễ thấy vì đã xãy ra rồi khi có một cô luật sư trẻ, Chủ tịch của Phong Trào Giới Trẻ Thế giới đã tuyên bố: “ Cái việc của chúng con làm không phải là việc chống Cộng. Cái việc của chúng con làm là chống cái Ác”. Và cô đã giải thích thêm:” Tuổi trẻ thế hệ của con, của em con, khi mình nói đến chống cộng sản, thì cái quan niệm, cái context (bối cảnh) đó rất là xa vời, chúng con và các em không hiểu được”.

6.- Ngụy biện hay thiếu hành trang?

a.- Cô luật sư trẻ chống cái Ác: Đất nước của chúng ta hiện nay chỉ có một lằn ranh, bên nầy lằn ranh là Quốc Gia còn bên kia lằn ranh là Việt Cộng. Một luật sư đứng ra đấu tranh ít nhứt phải biết mình đang đứng ở đâu để đấu tranh, vì chỉ có hai bên mà nói không biết chống Cộng là gì thì chắc là chánh nghĩa của người Quốc Gia chắc cô cũng không biết luôn, cho là vì thế nên cô đi lạc vào mông lung, đứng một chân bên nầy, một chân bên kia của lằn ranh Quốc-Cộng mà hô hào chống cái Ác, không để tâm, hoặc cố tình không để tâm nghiên cứu để nhìn thấy được cái Ác phát xuất từ đâu ra?  Không được người lớn trang bị hành trang hay không nghiên cứu để thâu lượm hành trang mà lại đi chống cái Ác theo kiễu nầy thì cái chân đứng bên phía Cộng của cô luật sư trẻ nầy chắc chắn sẽ bị đao phủ Việt Cộng chặt bỏ không thương tiếc.

b.- Căn nguyên phát sinh cái Ác: Việt Cộng  hiện đang cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản quốc gia, làm giàu trên xương máu của dân, phá chùa, phá miễu, phá nhà thờ của các Tôn Giáo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, chúng đã tạo ra biết bao nhiêu thảm cảnh cho dân lành, nào là Cải Cách Ruộng Đất năm 1954 ngoài Bắc đã giết hại hàng trăm ngàn người; Nào là thảm cảnh Tết Mậu Thân 1968 ngoài Huế Việt Cộng chôn sống trên năm ngàn người trong những mồ chôn tập thể; Nào là bắn giết không nương tay vào đoàn người di tản trên các Đại lộ Kinh Hoàng, Đại lộ Máu năm 1972; Giết không nương tay hàng chục ngàn người chạy loại trên Liên tỉnh lộ 7B năm 1974, vân vân và vân

vân… Những điều nầy có được cô luật sư trẻ xem là Ác không?  Cái Ác thường hiện ra với muôn hình vạn trạng khác nhau, hết trạng thái nầy thì nó lại xuất hiện ra những trạng thái khác mà tất cả những trạng thái kễ trên đều là những sự thật hiển nhiên đều do Việt Cộng cố tình tạo nên để khủng bố dân lành. Đó là những tội Ác tài trời, liệu cô có chống lại nó nổi không? Nếu làm được, thế nào cô cũng sẽ nhận được giãi Nobel Nhân Quyền!

b.- Người nhạc sĩ trẻ và mơ ước hão huyền:Tương tự như cô luật sư trẻ nói trên, anh nhạc sĩ trẻ của trung tâm Asia đã hô hào:

” chúng ta nên nhớ CHXHCNVN bây giờ là một nước có thành viên trong Liên Hiệp Quốc……chúng ta không có đòi hỏi nhiều…….chúng ta chỉ xin quyền căn bản làm người thôi …….chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ hay bạo động hay gì hết ……..cái đó hoàn toàn sai……..trong thế giới chúng ta sống bây giờ chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động bằng cách nói chuyện với nhau………chúng ta không nên kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù………quốc hội năm 1975 đã làm sai thì bây giờ chúng ta phải giúp quốc hội của chúng ta làm đúng lần này …” .

Anh cứ sáng tác nhạc để “nói chuyện với Việt Cộng chỉ để xin quyền căn bản làm người thôi” Không nghe anh thông báo đã nói chuyện với Việt Cộng được chưa và nếu được thì việc anh xin họ cái quyền làm người nầy đi tới đâu rồi? Bao nhiêu người dân trong nước có tầm vóc hơn anh nhiều đã đấu tranh xin bạo quyền ban phát cho cái quyền làm người căn bản nầy, tất cả đều đã bị vào tù mục gông mà không bao giờ có được, chắc anh đã hiểu rõ? Có lần sang Âu Châu hát cho Nhân Quyền, nhạc sĩ Phạm Duy trình bày một bản nhạc trong băng Ngục Ca, có đoạn như sau:” Từ vượn lên người mất mấy triệu năm, từ người xuống vượn chỉ mất ba năm” và ông còn lặp lại câu chót:” Từ người xuống vượn chỉ mất ba hôm”.

Hai thời đại, từ vượn lên người và từ người xuống vượn, chắc nhạc sĩ trẻ tài ba nầy biết rõ là thời đại nào rồi? Làm gì có quyền làm người đối với bạo quyền Việt Cộng mà anh bày ra chuyện xin xỏ, chẳng những uổng công mà còn bị mang tai tiếng. Nếu về nước mà xin cái quyền làm người nầy, tin chắc rằng anh sẽ bị đống khung trong bốn vách tường hẹp, thiếu không khí để thở như những người đi trước và sẽ không còn có dịp may nào để trở về Mỹ sáng tác nữa.

Tranh đấu mà không hiểu nổi những điều căn bản nhỏ nhoi nầy thì làm sao sáng tác được những ca khúc mang nhiều ý nghĩa và trong sáng? Tranh đấu cho đất nước được tự do, dân chủ hay chỉ là tuyên truyền trái chiều?

Hai hiện tượng nầy phải kết luận sao đây? Họ không được chuyển lửa nên đi lạc hướng hay chính là hướng đi mà họ tự vạch ra để bày thế Trận Mê Hồn, mục đích làm dao động tinh thần, áp đảo những lứa tuổi cùng trang lứa với họ, vốn chưa được trang bị đầy đủ những ngọn lửa đấu tranh cần thiết để làm hành trang? 7.- Kết luận

Như đã trình bày, lửa ở đây chính là Cương Lĩnh chính trị, là Nội Quy mà tất cả mọi đảng phái, mọi đoàn thể đấu tranh đều phải có. Cho nên cứ lấy đó làm một trong những đề tài trong những buổi sinh hoạt học tập, dầu là học ôn.

 

Để đạt hiệu quả việc chuyển lửa, trong những buổi học tập nầy các bậc phụ huynh cần nên khuyến khích con cháu của mình cùng đến tham dự. Mình học tập tức là con cháu của mình có mặt cũng học tập theo, cũng được tự do đặt ra những câu hỏi để được người lớn giải đáp cho đến khi tuổi trẻ được thông suốt.

Khi đã thông suốt vấn đề, tức là lửa đã tự nhiên được chuyễn, các con em của chúng ta sẽ đem những ngọn lửa nầy ra sinh hoạt với bạn bè, với Cộng đồng. Nếu có điều kiện, các đoàn thể còn có thể tổ chức những trại hè hàng năm để có những sinh hoạt tập thể rộng rãi hơn, học tập và cập nhựt tình hình được nhiều hơn nên lửa sẽ lang rộng hơn, đoàn thể nhờ đó chẳng những được củng cố mà còn được phát triễn.

Tình đoàn kết nhờ đó dễ gắn bó hơn, công cuộc đấu tranh chung sẽ không sợ bị gián đoạn và thời gian để đạt được thắng lợi sau cùng sẽ nhờ vậy mà được nhanh chóng hơn.

18/11/2019