Vài Suy Tư Về Giải Pháp Biển Đông – Thanh Thủy
Tham luận 141
Vài Suy Tư Về Giải Pháp Biển Đông
I.- Giải pháp Khác Biệt Giữa Hai Thể Chế
1.- Việt Nam Cộng Hòa: Đầu năm 1974, khi được báo cáo của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, là có một số tàu đánh cá Trung Cộng xâm nhập vào hải phận thuộc quần đảo Hoàng sa của Việt Nam và không tuân lịnh của chiến hạm Việt Nam yêu cầu họ rời khỏi hải phận , đồng thời cũng xuất hiện 2 tàu chở quân của Trung Cộng đến gần đảo và trên bờ đảo có cấm nhiều cờ Trung Cộng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu liền ra nghiêm lịnh trước sự hiện diện của Trung tướng Lê Nguyên Khang,Tổng tham mưu phó, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lịnh Quân Đoàn I, Chuẫn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu:
a.- Tìm đủ mọi cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa
b.- Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm nầy.
c.- Và nếu họ ngoan cố thì toàn quyền xử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngay sau đó, Tổng thống Thiệu yêu cầu Thủ tướng Chánh phủ họp Hội Đồng Nội Các, dùng mọi phương tiện để phản đối với quốc tế về sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Cộng và yêu cầu Thủ tướng chỉ thị cho các Đại sứ Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới phải lên tiếng và trình bày rõ ràng về chủ quyền trên các hải đảo Hoàng sa là thuộc quyển sở hữu của Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Tuân lịnh Tổng Thống, vị Tướng Tư Lịnh Vùng I Duyên Hải đưa một hải đội gồm 4 chiến hạm do Đại tá Hà Văn Ngạc trực tiếp chỉ huy, gồm Hộ Tống hạm Nhựt Tảo HQ10, Khu Trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, Tuần Dương hạm Trần Bình Trọng HQ5 và Tuần Dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra khơi.
Khi hải đội ra tới Hoàng sa thì chạm trán ngay với ít nhứt là 4 chiến hạm của Trung Cộng. Chiến hạm Việt Nam ra dấu hiệu mời các chiến hạm Trung Cộng ra ngoài lãnh hải thì trên các chiến hạm của Trung Cộng cũng ra dấu hiệu yêu cầu chiến hạm Việt Nam phải ra xa các đảo.
Tình hình hai bên như vậy nên mỗi lúc một căng thẳng thêm, các chiến hạm Trung Cộng còn chạy sát vào các chiến hạm Việt Nam để khiêu khích, và hai bên đều chĩa súng vào nhau.
Khi các chiến hạm hai bên áp sát vào và xen kẽ lẫn nhau trong tình thế quá căng thẳng và không còn làm gì khác hơn được, để tránh thiệt hại tối đa cho hải đội của mình, Đại tá Hà Văn Ngạc ra tay trước, hạ lịnh cho 4 chiến hạm Việt Nam đồng loạt nổ súng trực diện vào các chiến hạm của Trung Cộng và cuộc chiến diễn ra như vũ bảo, tuy ngắn ngủi nhưng cả hai bên cũng đều bị thiệt hại nặng nề như tất cả mọi người chúng ta đều đã biết, chúng ta rút hạm đội về Đà Nẳng, hạm đội Trung Cộng tuy hùng hổ nhưng cũng phải khiếp sợ nên không dám đuổi theo. (Tất cả những diễn tiến nói trên đều viết phỏng theo tài liệu trong quyễn Can Trường Trong Chiến Bại của tác giả Hồ Văn Kỳ Thoại).
Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian đó đang lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn, tứ bề thọ địch vì chiến tranh đang hồi khốc liệt trên khắp bốn Quân Khu, Mỹ đã rút quân, không còn tham chiến nữa và đang soạn thảo chương trình cắt đứt quân viện, trong nước thì Thành Phần Thứ Ba và bè lũ Cộng sản nằm vùng liên kết nhau khuấy phá, nay xuống đường, mai xuống đường để chống phá Việt Nam Cộng Hòa, làm lợi hoàn toàn cho Cộng sản Bắc Việt.
Tuy lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã ngư vậy, nhưng trước hiễm họa xâm lăng của Trung Cộng, tuy vẫn biết mình yếu thế, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn hiên ngang chống cự một cách oanh liệt.
Sau trận hải chiến, tuy bị mất hải đảo Hoàng sa, nhưng Tổng thống Thiệu đã mấy lần hạ lịnh cho không quân bay ra oanh kích vào lực lượng xâm lăng Bắc Kinh đang chiếm đống để thu hồi lại vùng hải đảo đã bị cướp, nhưng mấy lần không đoàn bay đi nửa chừng rồi lại phải quay về vì bị Mỹ cản trở.
Vì nhu cầu cuộc chiến nội địa lúc đó rất khẩn cấp, tất cả các loại súng ống, đạn dược, xăng dầu đều rất hạn chế, không đủ điều kiện cần thiết để yễm trợ, đáp ứng cho một lúc với hai cuộc chiến đang hồi khốc liệt nên đành phải dành ưu tiên dành cho chiến trường nội địa, vì vậy, toàn thể chánh phủ và nhân dân Miền Nam đành phải ôm hận vì để mất Hoàng sa, cho đến ngày mất nước 30/4/1975, chúng ta không còn có dịp nào để tái chiếm lại hải đảo nầy, một khúc ruột máu xương mà ông bà chúng ta từ ngàn xưa để lại.
2.- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là Bạo quyền Việt Cộng: Giống như trường hợp Hoàng sa bị Trung Cộng xâm chiếm vào đầu năm 1974, ngày 14/3/1988 Trung Cộng lại xua quân chiếm đảo Trường sa, trong khi đó Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng lúc bấy giờ là Đại tướng Lê Đức Anh lại ra lịnh cho bộ đội tại đây không được nổ súng chống lại nên 64 bộ đội của họ đều bị giặc Tàu thảm sát. Tổng Bí Thư Việt cộng lúc đó là Nguyễn Văn Linh và tập thể Bộ Chính Trị, Thủ tướng, Quốc Hội, tất cả đều chẳng những lặng thinh mà còn nghiêm cấm không cho bất cứ ai làm lễ tưởng niệm và cũng không cho bất cứ ai được quyền nhắc tới chuyện nầy.
3.- So sánh hai thái độ
a.- Thái độ của Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến với Trung Cộng tại đảo Hoàng sa đã biểu lộ lòng yêu nước cao độ và anh hùng, dũng cảm tuyệt vời của Chánh phủ và quân dân Miền Nam, nguyện thề theo gương người xưa, một lòng hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc trước họa xâm lăng của giặc Tàu Phương Bắc.
b.- Thái độ của Bạo quyền Việt cộng là rất nhu nhược, yếu hèn để bị đánh mất hải đảo Trường sa đã biểu lộ rõ ràng họ chỉ là một tập đoàn tay sai, bán nước, hèn với giặc, ác với dân và ác với ngay cả chính bộ đội của họ, quả là thái độ của một tập đoàn Thái thú cho Tàu như đã được nhân dân và nhiều vị thức giả hiện nay chỉ mặt đặt tên. Quả thật chính xác vô cùng, có lẻ không có danh từ nào chính xác hơn.
c.- Dũng tướng và hèn tướng: Việc Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt cộng là Đại tướng Lê Đức Anh hạ lịnh cho bộ đội của họ không được nổ súng vào quân xâm lăng Trung Cộng đúng là một hành động phản quốc trắng trợn mà dòng chiều dài Việt Sử từ ngày lập quốc đến nay chưa hề xãy ra. Nếu so sánh với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Đại tá Hà Văn Ngạc là những người hùng, lả những dũng tướng của Việt Nam Cộng Hòa thì Đại tướng Lê Đức Anh của Bạo Quyền Việt cộng quả là một tên hèn tướng, một tên phản quốc mà lịch sử và nhân dân không thể nào tha thứ được.
d.- Bà Cù Thị tái sanh: Lịch sử nước ta thời trước Công nguyên, có đoạn nói: “Triệu Đà lấy được nước Nam lập ra Nhà Triệu, đến đời thứ tư thì bị suy đồi. Mẹ của Triệu Ai Vương là Cù Thị tư thông với sứ Nhà Hán nên mưu toan bán nước cho Tàu”.
Thái độ của bạo quyền Việt Cộng ngày nay thật chẳng khác chút nào so với thái độ của bà Cù Thị ngày xưa. Nếu nói về kiếp luân hồi của Nhà Phật thì tập đoàn của bạo quyền Việt Cộng từ trước đến nay chắc hẳn phải là những hậu duệ tái sanh của bà Cù Thị, mang dòng máu di truyền đầy dẫy những loại vi trùng phản quốc.
Ngày xưa còn có ông lão tướng Lữ Gia ra tay giết Triệu Ai Vương và bà Cù Thị thì ngày nay bạo quyền Việt cộng cũng nên xem gương của vợ chồng Nicolae Ceausescu của Romania, một đồng bọn Cộng sản với họ, mà tự định đoạt cho số phận tương lai của mình.
4.- Hiện tượng mới lạ: Mấy tuần lễ nay dư luận rất xôn xao về việc ông Thiếu tướng Lê Mã Lương của Việt Cộng đã công khai phát biểu trước diễn đàn của cuộc tọa đàm khoa học “Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế” do Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 06/10/2019 tại Hà nội, cử tọa tham dự gồm nhiều nhân sĩ trí thức như GS Nguyễn Đình Cống, cựu đại sứ Nguyễn Trung, GS Chu Hảo, GS Trần Ngọc Vương, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực UBKT Trung ương, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chuyên gia Phạm Chi Lan, KTS Trần Thanh Vân, cựu Đại sứ Nguyễn Trường Giang…
Tướng Lê Mã Lương chỉ trích thẳng là bạo quyền Việt cộng vì quá sợ nên không dám kiện Trung Cộng ra Tòa trọng Tài Quốc Tế như Phi Luật Tân trước kia đã làm và cũng không dám nói đến tên Trung Cộng trong vụ nước nầy xâm chiếm bãi Tư Chính, còn Tướng lãnh từ cấp Đại tướng trở xuống như Đại tướng Bộ trưởng bộ Quốc Phòng thì không biết đọc bản đồ trận mạc, không biết đánh trận, lên tướng được là qua đường giây của đảng chớ chẳng có công trận gì ngoài việc họ có rất nhiều tiền. Cả một hệ thống ương hèn như vậy, tên Trung Cộng mà còn không dám nói đến (chắc sợ phạm húy?) thì làm sao dám đánh lại Trung Cộng khi Trung Cộng đã chường rõ mặt xâm lăng. Ông Lương còn hăm dọa là nếu để mất Bãi Tư Chính thì ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn Tướng lãnh đến hỏi tội Bộ Ngoại Giao và Bộ Chánh Trị Trung Ương đảng.
Sự kiện nầy xãy ra quá bất ngờ, từ trước đến nay chưa bao giờ xãy ra vì là điều tối kỵ của nội bộ Cộng sản, ai vi phạm lập tức sẽ bị khai trừ và chỉ còn có nước mang vào mình mối họa vong thân. Bởi vậy chúng ta chỉ nên theo dõi, chờ xem ông Lương sẽ làm gì vì dầu sao ông Lương cũng là một trong những Tướng lãnh của bạo quyền giống như Tướng Trần Độ năm nào, cho nên, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải luôn ghi nhớ câu nói để đời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu:” Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”.
Nếu quả thật Tướng Lê Mã Lương dám làm thật thì là một điều may mắn, tạo cơ hội cho bộ đội theo sau ông làm một cuộc đảo chánh để cứu nước, còn nếu không thật thì cũng giống như trường hợp của Tướng Trần Độ trước đây mà thôi.
II.- Liệu chiến tranh Trung-Việt có thể xãy ra không?: Giả sử vì một sự khiêu khích nào đó của Trung Cộng tái diễn giống như trường hợp HD8 nói trên lại tiếp tục xâm nhập một lần nữa vào hải phận Việt Nam mà giới lãnh đạo của bạo quyền Việt Cộng dám làm như cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm năm 1974, vận động Mỹ và các đồng minh của Mỹ đến gần hiện trường chứng kiến sự việc rồi ra lịnh cho hải quân nổ súng vào hạm đội xâm lăng của Trung Cộng, dĩ nhiên cuộc chiến sẽ diễn ra trong vài giờ và cả hai bên đều bị thiệt hại, nhưng liền sau đó liệu Trung Cộng có dám ngang ngược tiếp tục mở rộng cuộc hãi chiến với Việt Nam trước sự chứng kiến của Mỹ và đồng minh không?
Vì thâm tâm rất muốn, nên để chuẫn bị cho tình huống nầy có thể xãy ra, hiện Trung Cộng đã lên tiếng tố cáo ngược lại là Việt Nam đã xâm phạm vùng lãnh hải của họ, nguyên văn như sau: “cốt lõi của vấn đề Biển Đông là việc Việt Nam và các nước có yêu sách khác đã “xâm chiếm và chiếm đóng” các hòn đảo của Trung Quốc”. Giọng điệu thật tráo trở, ngang ngược nầy có lẻ không làm cho mấy ai ngạc nhiên vì đó là thái độ cố hữu quen thuộc của những người Cộng sản mà Trung Cộng vốn là bậc thầy, vì vậy sự tố cáo trơ trẻn nầy không có tác dụng gì trên Cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, có vài trường hợp có thể dự đoán được:
1.- Trường hợp thứ nhứt: Hiện nay, theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Mỹ và các nước Tây Phương thì Trung Cộng hoàn toàn không có bất cứ chủ quyền nào trên hải đảo Hoàng sa, Trường sa và cả Biển Đông, Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn chỉ là sự áp chế thô bạo, biểu lộ sự cường quyền của một tân Đế Quốc mà Trung Cộng dùng để mở cuộc xâm lăng xuống phía Nam.
Bởi vậy, nếu những phát súng đầu tiên của hải quân Việt Cộng được phát động tấn công vào các hạm đội của Trung Cộng như Việt Nam Cộng Hòa đã làm năm 1974 thì đúng là hành động chống xâm lăng mà nếu Trung Cộng dùng sức mạnh quân sự để chống trả lại thì Mỹ và đồng minh buộc lòng phải có phản ứng cụ thể để trợ giúp Việt Cộng (vì hiện Mỹ đang rất cần lãnh thổ Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng), nếu không thì xem như đồng lõa với Đế Quốc Trung Cộng. Xác suất về sự đồng lõa nầy rất thấp vì khó có thể Mỹ và đồng minh chịu đứng nhìn một cuộc xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng trước sự chứng kiến của mình trong tình cảnh và chủ trương của họ như hiện nay. Ngay cả quốc gia của họ cũng vậy, nếu bị một nước mạnh nào đó xâm lăng thì chính họ cũng phải làm như vậy. Nước Mỹ xoay trục về Á Châu cũng chỉ vì nhận thấy nền an ninh và kinh tế của họ bị Trung Cộng đe dọa.
Bởi vậy, chưa chắc gì Trung Cộng dám lộng hiểm lợi dụng tình trạng xung đột xãy ra để mở rộng chiến tranh tiến chiếm thêm lãnh hải Việt Nam như một số người lo sợ.
Còn nhớ là dưới thời Tổng thống Bill Clinton, có lần Trung Cộng đem hạm đội mạnh định tấn công Đài Loan để thu hồi về Trung Cộng, Mỹ liền đưa Đệ Thất Hạm Đội đến neo gần Đài Loan, tuy không lên tiếng nhưng Trung Cộng phải lo sợ nên buộc lòng phải hủy bỏ chiến dịch và rút hạm đội trở về. Đó là bài học lịch sử mà bạo quyền Việt cộng đều biết, biết nhưng không làm vì họ đã bán nước cho Tàu rồi, đã thuần phục Tàu rồi thì đâu còn lý do gì để họ nổ súng được.
Cứ xem thái độ của Bộ trưởng bộ Quốc Phòng là Tướng Lê Đức Anh năm 1988 đã ra lịnh cho bộ đội không được nổ súng vào lính Trung Cộng khi chúng tiến đánh đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam để rồi tất cả bộ đội của họ tại hiện trường đành phải chịu chết dưới cơn mưa đạn của kẻ xâm lược. Tội đồ ghê gớm nầy không chỉ dành riêng cho một mình tên hèn tướng Lê Đức Anh mà là bao gồm tất cả tập đoàn của bạo quyền Việt Cộng Hà nội, vì cã bọn cùng một lòng nên phải gánh chịu tập thể trước lịch sử.
2.- Trường hợp thứ nhì: Rất có thể vì sợ Mỹ và đồng minh của Mỹ can thiệp nên Trung Cộng chịu rút lui, nhưng sau đó sẽ mở mặt trận trên bộ để trả thù mà chúng thường luôn rêu rao là chỉ trong vòng một tháng chúng sẽ có mặt tại mũi Cà Mau, tức là hoàn toàn thôn tính cả nước Việt Nam. Điều nầy quả thật có lý do của nó vì hiện nay bạo quyền Việt Cộng đã tự dàn xếp hầu như tất cả mọi việc để làm sao có thể trao lãnh thổ Việt Nam cho Tàu Cộng một cách nhẹ nhàng. Bởi vậy, từ lâu bạo quyền đã để cho Tàu khai thác Bauxít Tây Nguyên, thiết lập nhà máy Formosa Vũng Án để tính chuyện đem thép nhôm của Tàu về Việt Nam đóng dấu Made in Việt Nam, lừa bịp thiên hạ là những lô hàng thép nhôm nầy sản xuất tại đây để xuất cảng ra nước ngoài để được giãm thuế; Để cho Tàu độc chiếm những khu rừng thượng nguồn để khai tác tài nguyên về hầm mỏ và các loại gỗ hiếm quý; Để cho Tàu độc chiếm một dãi yết hầu Đà Nẳng, đèo Hải Vân để kiểm soát và khống chế toàn vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả những nơi nầy đều có treo bảng cấm người Việt Nam không được quyền lui tới.
Để cho sự dàn xếp được nhanh, kịp với thời hạn 2020 của Hội nghị Thành Đô mà rất nhiều người nói đến, nhiều năm nay Hà Nội đã mở cửa biên giới cho người Tàu ồ ạt ra vào đất nước ta một cách tự do mà không cần xin chiếu khán. Tính đến hiện nay chưa biết có bao nhiêu triệu người Tàu đã nhập lậu vào Việt Nam theo ngả đường nầy và trong đó, số người Tàu đã rút vào các khu đặc quyền kễ trên chắc cũng không phải là ít.
Trong thời bình, những vùng lãnh thổ trên là những khu đặc quyền khai thác tài nguyên và kinh tế, nhưng vào thời chiến thì nhanh chóng biến thành những chiến khu của Trung Cộng mà hậu cần chuyễn vận tiếp liệu nguồn cung cấp vũ khí nhanh chóng, dồi dào và vô tận trên tuyến đường Hồ Chí Minh, bên kia dãy Trường Sơn, trên lãnh thổ Lào và Campuchia.
3.- Trường hợp thứ ba: Nếu vì sợ sự can thiệp của Mỹ và đồng minh nên buộc lòng phải rút lui, nhưng sau đó chắc chắn Trung Cộng sẽ dùng bộ binh tấn công để trả thù và cũng để thỏa mãn lòng tham vọng. Đến lúc đó thì dù cho bạo quyền có nhu nhược đi nữa thì cũng còn có một số quân nhân đứng lên cầm quân chiến đấu như lời của Tướng Lư Mã Lương (nếu những điều ông nói là thật tâm, không màu mè), còn nếu không có phản ứng gì hết về phía bạo quyền thì toàn dân sẽ vùng dậy, đánh lớn chưa được thì đáng du kích, đánh cho địch tiêu hao, đánh cho địch sa lầy cho đến lúc buộc họ phải rút quân về nước. Điều nầy chắc chắn sẽ xãy ra.
4.- Dẫn chứng lịch sử: Lịch sử cho thấy hơn một trăm năm bị đô hộ, Hai Bà Trưng đã đánh đuổi được quân Đông Hán. Hơn một ngàn năm bị đô hộ, Ngô Quyền đã đánh đuổi được quân Nam Hán. Đầu thế kỷ13, Nhà Trần nước ta đã ba lần đánh bại quân Mông. Đầu thế kỷ15, Lê Lợi đã đánh đuổi quân Minh sau 20 năm bị đô hộ. Gần cuối thế kỷ thứ 18, vua Quang Trung đã đánh bại quân Thanh. Đó là những chứng cứ lịch sử của một dân tộc tuy nhỏ bé, yếu sức nhưng vì có lòng yêu nước và kiên cường nên cuối cùng đã nhiều lần đánh bại được đế quốc Tàu xâm lược đông và mạnh hơn mình gấp nhiều chục lần.
5.- Vài sự kiện thực tế liên quan: Ngày nay cũng không có gì khác hơn: Năm 1979, bạo quyền Việt Cộng ỷ lại vào sức mạnh vượt trội của mình, xua quân đánh chiếm Campuchia với niềm tự kiêu là chỉ trong vòng một tuần sẽ thôn tính toàn thể lãnh thổ nước nầy, hành động xâm lăng nầy đã bị sức kháng cự của dân Kampuchia nên bị sa lầy 10 năm ở đây với những thiệt hại lớn lao về tài vật và nhân mạng nên cuối cùng đành phải chịu rút quân về nước. Cũng năm 1979 Nga tiến quân xâm chiếm Afganistan, cũng bị sa lầy hơn 10 năm với tổn thất về tài vật và nhân mạng lớn lao, cuối cùng cũng phải chịu rút quân về nước. Gần đây nhứt là vụ Mỹ đánh chiếm Iraq, đánh chiếm Afganistan một thời gian rồi cũng vẫn bị sa lầy và rồi thì cũng phải rút quân. Mới đây nhứt là việc Mỹ rút quân khỏi Siria, bỏ rơi đồng minh Kurd cũng chỉ vì không muốn bị sa lầy ở Trung Đông.
Tất cả những thực tế như đã kễ trên cho thấy hành động xâm lăng và đóng quân, dù dưới hình thức nào, dù sức mạnh vượt trội đến cở nào thì cuối cùng cũng vẫn bị sa lầy và thiệt hại do sự đề kháng của dân tộc nước đó, nhứt là vào thời đại văn minh ngày nay, hành động xâm lược của bất cứ nước nào đều bị cả thế giới lên án, đánh giá là việc dùng uy lực để bạo hành, cướp của của những nước nghèo và yếu kém hơn mình, điều mà không ai có thể chấp nhận được.
6.- Thực tế trước mắt: Biển Đông là một thực tế, như chúng ta đã biết, hiện nay các nước Tây Phương đều xem việc Trung Cộng dùng sức mạnh của mình để uy hiếp các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Bruney để cướp đảo, cướp biển, chẳng những qua Đường Lưỡi Bò mà chúng tự vạch mà còn vượt ra ngoài như vụ vừa rồi dàn khoan HD8 đã tiến vào chỉ cách thềm lục địa Việt Nam chỉ có 150 Km.
Nếu còn có chút lòng với đất nước và nếu muốn tạ tội với tiền nhân, và muốn xóa đi những ô danh đã làm từ bấy lâu nay, bạo quyền Việt Cộng nên chánh thức mời Mỹ và đồng minh vào chứng kiến khi Việt Nam buộc phải nổ súng vào hạm đội Trung Cộng nếu chúng vi phạm vào lãnh hải Việt Nam như sự kiện Bãi Tư Chính vừa qua. Đó là điều mà bạo quyền nên làm, đồng thời ra tay càn quét hết những vùng đặc quyền của chúng trên lãnh thổ mà chẳng sợ gì đến sự trả thù của Bắc Kinh.
Ngược lại, nếu vì đất nước đã bán cho Tàu rồi và cũng vì đã là tay sai, đã là thái thú mà không dám phản lại Tàu thì trước sau gì thì nhân dân cũng sẽ vùng dậy để đánh đuổi quân xâm lăng, đến khi đó thì dù cho bạo quyền có ăn năn thì cũng đã quá muộn.
III.- Kết luận
Trong một bài tham luận trước, chúng tôi có nghĩ đến một giải pháp khả thi cho vấn đề Biển Đông, trong bài viết nầy chúng tôi xin được nhắc lại là, do thời cuộc biến chuyễn đến một giai đoạn như hiện nay, Washington cần phải có một giải pháp thích ứng để giải quyết vấn đề Biển Đông một cách rốt ráo là nên tổ chức lại đội ngũ của chương trình chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thiết lập một Tổ Chức Đặc Nhiệm bao gồm Mỹ, Úc, Nhựt, Anh, Pháp, Đức, Ấn, Nam Dương và luôn cả Việt Nam, Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney…để hình thành một Cơ Quan Chế Tài đủ mạnh để bảo vệ quyền lực của Liên Hiệp Quốc, bảo vệ Hải Phận Quốc Tế huyết mạch từ eo biển Malacca lên Bắc Á, bảo vệ Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về đường lưỡi bò chín đoạn mà Bắc Kinh đã tự vạch ra.
Sự hiện diện của Cơ Quan Chế Tài nầy chẳng khác nào như một vị Thiên Lôi được tại vị nơi trần thế mà ai cũng phải sợ, nên sẽ không nước nào còn dám nghĩ đến việc đi xâm lăng, cướp đất, cướp tài nguyên của nước khác. thế giới nhờ thế sẽ được ổn định, trật tự sẽ được tái lập và hòa bình lâu dài sẽ đến với tất cả nhân loại.
Việc trước tiên là tổ chức Đặc Nhiệm nầy sẽ thành lập một Bộ Tham Mưu Liên Quân bên cạnh các Hạm Đội Mỹ, phân phối hạm đội các nước trong ủy ban dùng chiến hạm của họ định vị đóng quân thường trực dọc theo hai bên ranh giới của hải phận quốc tế để vừa bảo vệ hải phận nầy và cũng vừa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của những nước nhỏ quanh vùng đúng theo luật pháp quốc tế, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tham Mưu Liên Quân.
Bất cứ một yếu điểm nào của hai bên đường ranh nầy bất ngờ bị tấn công thì lập tức Bộ Tham Mưu Liên Quân sẽ phản ứng ngay tức khắc. Như vậy các nước nhỏ bé và yếu kém như Phi Luật Tân chẳng hạn, nhận nhiệm vụ trấn đóng sẽ yên tâm vì được bảo vệ nên không còn lo sợ cường quyền Bắc Kinh ngang ngược bắt chẹt họ nữa.
Thanh Thủy (10/11/2019)