Tập San Tân Ðại Việt – Số 10/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 10/2019

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Ý niệm Tự do và Bình đẳng nhìn qua lăng kính Dân tộc Sinh tồn (DTST)

Nguyễn Bá Lộc: Sai phạm nghiêm trọng của hành chánh công quyền Việt Nam trong lãnh vực kinh tế

Nguyễn Thị Cỏ May: Kim Ngân đánh trống khai trường

Vũ Đông Hà: Nỗi lo sợ bị quân đội đảo chính của Nguyễn Phú Trọng

Mai Thanh Truyết: Ô nhiễm ở Việt Nam do “sản xuất thiếu kiểm soát”

Thanh Thủy:

– Tham luận 139

– Tham luận 140

Phan Văn Song:

– Trung Cộng Sẳn Sàng Xâm Chiếm Việt Nam

– Trung Cộng Khai Thác “Đá Cháy”

Vi Anh: Chánh Trị Gia Âu Mỹ Lầm TC

www.vietbf.com/: TT Nguyễn Văn Thiệu tiết lộ ai mới là kẻ đích thực bán đất nước miền Nam và 3 lý do dẫn tới thất bại

Nguyễn Quang Duy: Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

Phan Văn Song:

– Những Cánh Cửa Gió (kỳ 1)

– Những Cánh Cửa Gió (kỳ 2)

Phạm thành Châu: Ông Phó Xử Kiện

Từ Thức:

– Chuyện Nhật (1,2)

– Chuyện Nhật (3) Ebi-senbei

– Copie Chuyện Nhật (4) Ryoka

 

 

Ý niệm Tự do và Bình đẳng nhìn qua lăng kính Dân tộc Sinh tồn (DTST) – Lê Minh Nguyên

Tự do và Bình đẳng là những giá trị tuy đi theo tỷ lệ nghịch với nhau, nhưng công dân trong một quốc gia hay nhân loại trong thế giới đều mong muốn có được cả hai. Tự do giúp cá nhân hay nước mạnh được vượt trội, Bình đẳng giúp cá nhân hay nuớc yếu được bảo vệ.

Nó phản ảnh bản năng vị kỷ – vì mình, lấy mình làm trung tâm của mọi quyết định – để phục vụ sự sinh tồn của cá nhân hay dân tộc. Bản năng vị kỷ, vì là bản năng, cho nên tự nó không xấu không tốt. Nó tương tác với môi trường sống để bảo vệ sự sinh tồn, cho nên qua sự tương tác này nó có thể trở thành xấu, thể hiện qua tính ích kỷ, hay trở thành tốt, thể hiện qua tính vị tha.

Vì vậy hoàn cảnh môi trường mà một cá nhân (trong một quốc gia) hay một dân tộc (trong cộng đồng thế giới) tương tác sẽ làm nên hiện thực của dòng sống cá nhân hay dân tộc đó.

Trong môi trường mà Cộng Sản bần cùng hoá Miền Nam của thập niên 1975-1985 thì sự tương tác của bản năng vị kỷ với môi trường để bảo vệ sự sinh tồn thường khuyến khích tính ích kỷ. Trong môi trường người tỵ nạn sống trong các quốc gia sung mãn về kinh tế chính trị như Hoa Kỳ thì bản năng vị kỷ hướng về tính vị tha, với trên 10 tỷ đôla mỗi năm gởi về giúp người thân và đồng bào ở Việt Nam.

Cần làm rõ nội hàm của hai ý niệm Tự do và Bình đẳng. Trong tiếng Việt chỉ có một từ “tự do” nhưng trong tiếng Anh nó phản ảnh bằng hai từ “freedom” và “liberty”. Vậy Tự do mà ta đang nói tới là tự do nào?

Chữ “freedom” có gốc từ nước Đức nhằm đơn giản để chỉ khả năng của cá nhân để quyết định hay hành động mà không có sự can thiệp nào từ bên ngoài. Nó khá lý tưởng vì trong thực tế, sống là sống với, và bản năng xã hội (trong DTST) khiến sinh vật có tính bầy đoàn. Trừ khi cá nhân sống ở Nam Cực hay trong rừng già Amazon để có “freedom” đúng nghĩa, bằng như “sống với” thì “freedom” luôn có giới hạn (http://bit.ly/2d6B1FP).

Trái lại, chữ “liberty” có gốc từ nước Pháp nhằm nói đến tự do được ban phát hay công nhận bởi một cái gì bên ngoài cá nhân đó, như xã hội hay chính quyền. Cho nên cuối cùng thì “freedom” là một nhân quyền mà khi sinh ra chúng ta đã có, còn “liberty” là nhân quyền mà chúng ta phải tranh đấu để có. Những nhà lập quốc của HK tin rằng “freedom” là tự do mà Thượng Đế ban phát cho con người, và “liberty” là mức độ tự do mà chính quyền ban phát cho công dân được hưởng.

Trong sinh hoạt hằng ngày, “freedom” dùng để nói lên sự không bị ràng buộc trong giao tế (thụ động) và “liberty” để nói lên quyền được làm một điều gì (chủ động) vì không bị các định chế bên ngoài giới hạn (http://bit.ly/2dZuwe8).

Trở lại từ Tự do trong tiếng Việt, nhìn qua lăng kính DTST với bản năng xã hội (tính bầy đàn) là một trong ba bản năng cấu thành bản năng sinh tồn (tình dục, vị kỷ, xã hội) thì từ Tự do mà bài viết này muốn nói đến là Tự do mà chúng ta cần tranh đấu để có, tức Tự do “liberty”.Tự do càng nhiều có nghĩa là chính quyền hay xã hội càng ít can thiệp. Đây là giá trị mà đảng Cộng Hoà ở Mỹ tin tuởng vào và tranh đấu cho. Muốn thế thì chính quyền phải nhỏ, luật pháp càng ít càng tốt để người dân không bị trói tay, hay thuế càng nhẹ càng tốt để nguời dân không bị gánh trách nhiệm xã hội quá nặng. Tự do càng nhiều thì người tài, người mạnh càng thăng tiến vì tài năng của họ được thi thố tối đa để phát triển bản năng vị kỷ của họ. Nên hiểu là bản năng vị kỷ tự nó không tốt không xấu, nhưng khi tương tác với môi trường thì nó có thể trở thành ích kỷ (xấu) hay vị tha (tốt). Bản năng vị kỷ lấy mình làm trung tâm của mọi quyết định. Các tỷ phú Warren Buffett, Bill Gates, Mark Zuckerberg… đã làm thị nguyện cho tiền tỷ là để phát triển bản năng vị kỷ của họ (lên vị tha).

Nhưng Tự do càng nhiều thì làm cho xã hội càng dễ bị bất bình đẳng, những người thành công tựa như những siêu sao trong phim cinema, còn đại đa số chỉ làm bình phong phía sau cho siêu sao được chói lọi. Vì vậy Tự do phải đi đôi với Bình đẳng, dù là hai giá trị này trái chiều nhau. Bởi vì vạn vật được tạo ra theo nguyên tắc cân bằng, không cân bằng không làm nên hệ thống hay sẽ cho ra hệ thống khuyết tật (như Cộng Sản Việt Nam hiện nay).

Tự do giúp cho cá nhân được phát triển tối đa năng lực của mình, giúp cho tinh hoa được phát tiết, nó là chân phải của cơ thể dân tộc. Trong khi đó Bình đẳng giúp cho thành phần yếu kém của dân tộc, thường là đa số, không bị bỏ rơi, nó là chân trái của dân tộc. Dân tộc muốn tiến lên cần cả hai chân để đi để chạy, còn như bỏ đi một trong hai giá trị song phương này, thì chỉ có thể nhảy một chân, không lâu bền và không nhảy qua hầm hố được. Đảng Dân Chủ ở Mỹ đặt nền tảng trên giá trị Bình đẳng này, với sự bênh vực cho người lao động, phụ nữ, người già, trẻ em, người khuyết tật… Để có được sự bình đẳng, chính quyền cần can thiệp nhiều hơn vào đời sống của nguời dân, đặt ra nhiều luật hơn, lập ra nhiều cơ quan an sinh xã hội hơn, hệ quả là chính quyền to, thuế cao, tự do bị thu hẹp lại.

Cũng như ý niệm Tự do, ý niệm Bình đẳng cũng cần được hiểu cho rõ. Thế nào là bình đẳng? Khi Thượng đế tạo ra con người, bởi vì anh là người, tôi là người nên có sự bình đẳng về sinh vật hay bình đẳng nhân phẩm. Nhưng nếu anh là người có thể chất hoàn toàn khoẻ mạnh hay sinh ra trong gia đình giàu sang, còn tôi sinh ra bị tàn tật hay trong gia đình nghèo đói thì cái khởi đầu này có bình đẳng hay không? Bình đẳng là bình đẳng cơ hội (equality of opportunity) hay bình đẳng hưởng thụ (equality of outcome) hay bình đẳng quyền hạn (equality of autonomy)?

Có câu chuyện vui về bình đẳng hưởng thụ như sau: Một vị trưởng giả ở Pháp có mướn một người giúp việc. Anh chàng rất chăm chỉ làm việc nhưng có thói quen là mỗi cuối tuần đi tham dự hội họp cộng sản. Vị trưởng giả biết nhưng không cấm vì thấy anh chàng làm việc đàng hoàng. Bẵng đi một thời gian anh chàng không đi dự sinh hoạt cộng sản nữa. Ông chủ lấy làm lạ nên hỏi “Tại sao?” Anh chàng nói “Lần sinh hoạt cuối cùng họ nói nếu đảng ta thu tóm hết tài sản nước Pháp và đem chia đều theo đầu người thì mỗi người có được 3 ngàn đồng franc”. Ông chủ hỏi “Thế thì sao?” Anh chàng trả lời “Nhưng tôi đang có 5 ngàn đồng franc”.

Bình đẳng cơ hội chủ yếu là bình đẳng lúc bắt đầu cuộc đua như đi xin việc làm chẳng hạn, không được kỳ thị lý lịch như CSVN đã và đang làm, hay kỳ thị giới tính, giàu nghèo, chủng tộc, tôn giáo… Còn Bình đẳng hưởng thụ thì có huê dạng của Robin Hood lấy tài sản của người giàu đi phân chia cho người nghèo. Một ý niệm mới về bình đẳng là Bình đẳng quyền hạn hay bình đẳng trong việc tăng quyền (empowered) để làm các quyết định, làm cho ai cũng có khả năng phát triển tối đa năng lực của mình trong suốt chiều dài của cuộc đời. Nó dung hoà giữa Bình đẳng cơ hội và Bình đẳng hưởng thụ (http://bit.ly/2d8qFFA).

Trong thực tế hai ý niệm về bình đẳng phổ biến nhất là bình đẳng cơ hội và bình đẳng hưởng thụ. Ý niệm bình đẳng cơ hội phổ thông trong các quốc gia theo dân chủ tự do. Ý niệm bình đẳng hưởng thụ phổ thông trong các quốc gia theo xã hội chủ nghĩa. DTST nói rằng muốn sinh tồn phải chiến đấu, để thắng trong chiến đấu phải có sức mạnh, có khả năng biến cải và có khả năng hợp quần. Để chiến thắng trong chiến đấu, DTST cần sự Bình đẳng cơ hội trong môi trường, mới có thể tận dụng được sức mạnh của mình, cứng cũng như mềm, trên nền tảng công lý của cuộc tranh đua. Tự do và Bình đẳng tuy là hai đầu đối nghịch nhau, nhưng nó tựa như thanh côn nhị khúc của Lý Tiểu Long, nó không thể rời nhau, nó có thể chặp song song nhau, nó tuy hai mà một và nó là đôi giá trị nền tảng để phục vụ cho sự chiến đấu sinh tồn của dân tộc.

Tóm lại, giá trị Tự do “liberty” và Bình đẳng cơ hội (equality of opportunity), qua lăng kính DTST, sẽ giúp cho dân tộc và con người trong dân tộc phát triển được tối đa năng lực – cá nhân cũng như dân tộc – để xây dựng lên các định chế dân chủ pháp trị, hội nhập được dân tộc Việt khắp năm châu, phát huy được sức mạnh dân tộc trên trường thế giới, để dân tộc Việt trở thành một dân tộc mạnh, sánh vai cùng các dân tộc khác trên bước đường hướng về tương lai của nhân loại. (http://bit.ly/2e1C4gf)

Sai phạm nghiêm trọng của hành chánh công quyền Việt Nam trong lãnh vực kinh tế – Nguyễn Bá Lộc

Một trong những ưu tiên hàng đầu cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước là xây dựng bộ máy Hành chánh công quyền (HCCQ) tốt và hữu hiệu. Vai trò của bộ máy HCCQ là chi tiết hóa, cụ thể hóa mục tiêu đường lối chánh sách quốc gia. HCCQ là công cụ của chánh quyền, nhưng căn bản từ dân và phục vụ cho dân. Đó là HCCQ của nước bình thường, nghĩa là một nước có tự do dân chủ thực sự. Còn Việt nam XHCN là chế độ không bình thường, hay nói xa hơn nó là quái dị. Cho nên bộ máy HCCQ của VN chẳng những không làm tròn nhiệm vụ chân chính của nó, mà còn tạo ra những tại họa cho dân cho nước, nó là cản trở quan trọng cho sự phát triển. Bởi vì trước hết và trên hết, bộ máy HCCQ của VN  là công cụ đảng chớ không phải công bộc của dân.

Sau 44 năm,  từ ngày cưởng chiếm miền Nam, và sau 33 năm đổi mới, những tiến bộ có được hiện nay chỉ là bề ngoài. Trong thâm sâu là những tan nát, những mất mát, những tổn thương. Một trong những tác nhân quan trọng của tình trạng đó là nền HCCQ.

Tôi xin tóm tắt bài khảo cứu về HCCQ của VN / XHCN trong lảnh vực kinh tế, dưới đây với ước mong là đóng góp nhỏ trong sự tìm hiểu thực trạng VN và thực trạng chế độ XHCN.

Vấn đề được trình bày qua các mục:

I.Trên phương diện Chủ thuyết và Bản chất chế độ

1.Về Tư tưởng chủ đạo : Mục tiêu tranh đấu của đang CS là phải nắm chánh quyền. Chánh quyền là công cụ tuyệt đối của đảng. Chánh quyền còn là đảng còn. Đảng còn là đảng viên còn. Đảng CS áp dụng chế độ độc tài toàn trị. Những hoạt động của dân chúng về dân chủ hóa, về sự minh bạch và tuân thủ luật pháp đều bị chánh quyền không cho phép và bị đàn áp mạnh mẽ , như các vụ lấy đất dân, chống ô nhiễm môi trường, công đoàn độc lập. Hậu quả làm cho điều kiện và khả năng phát triển bị suy giảm.

2.Về Xuất xứ HCCQ  :  Nguyên thể cũng như các bộ phận quan trọng của bộ máy HCCQ của VN được tạo ra và được điều hành bởi Bộ chánh trị và Trung ương đảng. Cái gốc là từ Điều 4 Hiến pháp 1992 qui định đảng CS là tổ chức duy nhứt lảnh đạo đất nước VN. Đảng đứng trên hết , trên cả luật pháp.  Các phân quyền trên giấy tờ là Quốc hội, Chánh phủ và Viện kiểm soát nhân dân. Bộ máy HCCQ với các Nghị định chánh phủ về qui chế công chức từ 1995-1998. Các dự án lớn, nhân sự cao cấp, công chi lớn, đều do đảng bộ quyết định trước. Sau đó các cấp chánh quyền thêm thắt chi tiết và thi hành. Luật pháp cũng do Bộ chánh tri quyết định và Quốc hội chỉ thảo luận chi tiết và chánh thức ra luật chớ không được quyền bác dự luật. Ngay cả việc kiểm sát nội bộ, các vụ tham nhũng lớn phải chờ Thanh tra đảng đi trước, Thanh tra Chánh phủ thi hành sau.

Hàng ngàn sự vụ như vậy trong tiến trình HCCQ. Nó không giống như bộ máy HCCQ bình thường. Hệ quả là công vụ được thực thi , giải quyết phức tạp, phí phạm lớn công quỹ. Người dân mất tin tưởng, lơ là việc công, không có sự hợp tác với chánh quyền.

Đó là trở ngại quan trọng cho một nền HCCQ , cho sự phát triển quốc gia cách đứng đắn.

3.Về mức độ can thiệp của chánh quyền.

Đó là quan niệm về một nền HCCQ lớn và một bộ máy cai trị mạnh.

Bộ máy HCCQ  của VN quá lớn, trên một triệu viên chức, ít nhứt có 30% không làm gì cả chỉ có lảnh lương. Chưa kể bộ máy đảng và các cơ quan ngoại vi thuộc đảng: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Tổng đoàn Thanh niên CS, Công đoàn, Hội thương binh liệt sĩ..Nhân sự quá lớn như vậy làm tốn rất nhiều tiền công quĩ, mất nhân lực cho sản xuất, và thêm nhiều phiền hà và thêm tham nhũng.

4.Về Nguyên tắc “chế độ công hữu” và tài sản công

Một nguyên tắc quan trọng, dù chỉ còn trên lý thuyết, của CSCN, là “chế độ công hữu”. Tài sản quốc gia quan trọng đều thuộc quyền sở hữu chung của đất nước, tức là thuộc quyền sở hữu của đảng và Nhà nước. Viên chức các cấp đều bám vào nguyên tắc nầy để lạm dụng và lợi dụng mưu tìm lợi ích cho đảng và cho cá nhân đảng viên. Có quá nhiều vụ đã xảy ra, thiệt hại to lớn.

Đầu tiên là hồi 1975-1978 trong chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp” và “Cải tạo nông nghiệp”ở miền Nam, CSVN chiếm toàn bộ tài sản kinh tế đủ loại : vàng , tiền, cơ sở kỹ nghệ các kho hàng lớn nhỏ, ruộng đất, nhà cửa, hàng nhiều tỷ. Đây là lần đập phá lớn nhứt tàn nhẫn nhứt nhằm tiêu diệt tư sản và tài sản kinh tế rất hiếm quí lúc đó. Theo báo cáo của CSVN thì cho tới 1985, công xuất các nhà máy đã tịch thu chỉ còn hoạt động được có 40%. Các nhà kinh doanh và chuyên viên thì rời bỏ đất nươc.

5.Về Nguyên tắc hệ thống chỉ huy duy nhứt

Nguyên tắc thông thường là bộ máy HCCQ phải chỉ có một hệ thống chỉ huy để guồng máy đó chạy nhanh chóng, hữu hiệu, tiết kiệm.  VN CS thì có hai hệ thống song hành. Một hệ thống đảng và một của chánh phủ. Bên chánh phủ có bộ phận nào thì bên đảng có bộ phân đó. Cả hai đều rất to lớn và là phí phạm trong lúc đất nước còn quá nghèo. Các viên chức lớn bên chánh phủ phải chờ lịnh của phía đảng.Các nhà đầu tư ngoại quốc thường than phiền về quyết định từ hai hệ thống vì đôi khi mâu thuẩn, và rất chậm trể.

Hệ thống chỉ huy phức tạp, nên có nhiều thất bại trong việc thực thi dự án, trách nhiệm không rõ ràng, không được xử phân minh. Có khi đỗ lỗi cho tập thể thay vì cá nhân. Hoặc để chìm luôn. Luật Hành chánh rất khó áp dụng cách minh bạch và bình thường.

6.Về nguồn gốc và thế lực của viên chức cán bộ.

Bộ máy HCCQ của VN không xuất phát từ dân do dân, cho nên các viên chức chánh quyền cấp cao phải đi từ ngã đảng. Muốn có chức vụ khá ở chánh quyền, trước hết phải có vị trí tốt, có thế lực trong đảng. Hoặc tự mình xây dựng, hoặc cha mẹ là đảng viên có thế lực xây dựng.  Hơn thế nữa, anh chị em có chức vị cao lạm quyền bổ nhiệm gày đặt bà con thân tộc. Điều nầy thấy rất nhiều từ trung ương tới địa phương trong các vị trí : Bí thư, Chủ Tịch UBND Tỉnh là con đảng viên cao cấp. Giám đốc sở Đầu tư, sở Tài nguyên.. là em Bí thư Tỉnh. Hệ quả là tạo ra nhiều “gia tộc thế lực” và giàu có trong bộ máy HCCQ. Người dân bình thường dù có tài có tâm huyết nhiều cũng khó chen vào được. Các gia tộc đó dần lớn rộng ra tạo ra nhiều “nhóm thế lực trong chánh quyền” cấu kết với tài phiệt mới là  “tư sản đỏ” và tạo ra “giai cấp mới” của một nước CS biến thể. Nó đầy quyền lực và rất giàu có xa cách và khác biệt giai tầng đa số là nghèo khó. Giai cấp mới có nhiều quyền năng và mưu chước để lái guồng máy HCCQ  theo “định hướng XHCN”.

II Trên phương diện Mô hình và Cơ cấu kinh tế

1.Về mô hình kinh tế.

Suốt 44 năm cầm quyền, CSVN có ba mô hình kinh tế: Mô hình kinh tế XHCN thuần túy (1976-1980), Mô hình pha trộn , “kinh tế thị trường định hướng XHCN”(từ 1986-2001). Chánh yếu cải tổ kinh tế nội địa. Mô hỉnh 3 : Phát triển mô hình 2, với  mạnh mẽ Hội nhập kinh tế toàn cầu.  Trải qua các giai đoạn trên, VN chưa bao giời tạo được bước căn bản tương đối vững vàng để qua giai đoạn “cất cánh”. Mà 4 “con cọp knh tế” Á châu đã đạt được chỉ trong vòng khoảng 15 năm. Thực chất nền kinh tế VN không bền vững và tiềm ẩn những khó khăn to lớn và lâu dài.  Vì để bảo vệ sự tồn tại cho đảng và vì để cướp đoạt tài sản công và tư, CSVN âm mưu và gian dối trong hướng đi, trong mọi hoạch định, mọi cơ hội, hơn là để tâm phục vụ dân.

Người dân không có quyền biết cách vận hành và mục tiêu thực sự của các kế hoạch ngũ niên. Như các công trình hàng tỷ mỹ kim giao cho TQ thực hiện. Hay nhiều dự án lớn giao cho tư sản trong nước (như dự án BOT). Dù trên hình thức vẫn theo qui trình, theo luật pháp bị méo mó, lệch lạc. Trong hai năm qua, với chánh sách chống tham nhũng mới lòi ra nhiều vụ sai phạm kinh khủng. Mà nhiều người cho rằng sự chống tham nhũng có vẽ quyết liệt đó là do phe phái lớn trong đảng triệt hạ nhau.

2.Về cơ cấu và thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế XHCN của 10 năm đầu bị tiêu tan gần hết bởi đám đại mafia từ miền Bắc vào vừa phá nát vừa cướp gần hết. Lý do chánh yếu của sự tan nát đó là do sự trung thành với kinh tế CS, do cán bộ dốt , và do tham nhũng.

3.Vấn đề xác định và chọn lựa mục tiêu.

Đây là vấn đề tối quan trọng của một chánh quyền. Nó vừa có tánh cách chánh trị vừa có tánh cách HCCQ đối với các mục tiêu lớn.

Ở một quốc gia bình thường sự xác nhận những mục tiêu lớn và sự chọn lựa phương cách thực hiện mục tiêu phải qua một quá trình hợp pháp và phức tạp. It nhứt phải dựa theo các yếu tố: Lý do chọn mục tiêu, tính cách khả thi, đôi khi phải lấy kiến dân, phải có tính cách minh bạch , tính toán kỹ về khả năng tài chánh.

Ở VN không tôn trọng các nguyên tắc đó trong hầu hết các dự án các công trình.

Trên 40 năm nay, một số dự án lớn trên 500 triệu mk, đáng lý phải qua Quốc hội, chánh phủ chẻ nhỏ dự án hoặc để đội vốn sau, và không qua QH như Dự án bauxite Tây nguyên (1.4 tỷ mk) , các dự án nhiệt điện vùng duyên hải giao cho TQ làm (6 tỷ mk), dự án đường cao tốc Cát Linh – Đông hà (850 triệu mk).. Tất cả các dự án giao cho TQ đều hư hại, hoặc kéo dài thời gian thi công gấp đôi, tăng vốn lên gần gấp đôi, và phẩm chất rất kém.

Hệ quả của tình trạng trên làm đảng viên giàu to hơn, TQ được nhiều lợi qua kế hoạch hợp tác quốc tế vừa dụ dỗ vừa cưởng bách đại loại như vậy. Ngân quỹ bị mất đi vào khoảng 20-25% tổng trị giá đầu tư công (theo World Bank ). Đầu tư công của VN mỗi năm từ 10-12 tỷ mk.

4.Về thành phần kinh tế.

Trong 10 năm đầu, kinh tế tư bản nhà nước chiếm 90%. Với chánh sách đổi mới, kinh tế có 5 thành phần: Quốc doanh, Tư doanh, Tư doanh ngoại quốc, Tập thể (Hợp tác xã), và cá thể.

Khu vực kinh tế nhà nước (quốc doanh) có quá nhiều ưu đãi và nhiều đặc quyền về tín dụng, về nguyên liệu , thị trường,. Quốc doanh nắm giữ 60% tài sản kinh tế, nhưng chỉ đóng góp có 30% -35% vào GDP.  70% quốc doanh bị lỗ. Đặc biệt là 13 Tập đoàn kinh tế (TĐKT) với vốn nhà nước cho mỗi cái từ 2-5 tỷ mk, chỉ có một TĐKT có lời là Petro VN. Hai TĐKT chết rất sớm và thiệt hại rất nặng là Vinashin mất trên 4 tỷ mk, Vinalines mất trên 2 tỷ mk. Tập đoàn EVN điện lực giá điện tăng thường xuyên, EVN báo cáo lỗ. Chánh yếu EVN mất vốn là do đầu tư địa ốc.Chánh quyền không buông bỏ hay giảm bớt quốc doanh, mà chỉ bỏ số lượng, vì quốc doanh là bầu sửa cho đảng viên.

Vì quá ưu ái cho khu vực quốc doanh nhà nước có những biện pháp bất công với những thành phần kinh tế khác. Ví dụ hồi năm 2010, khi kinh tế suy sụp năng, chánh quyền vay (in thêm tiền) tương đương 6 tỷ mk, chỉ có 2 tỷ để cứu nông dân, còn 4 tỷ trợ cấp trả nợ cho quốc doanh.

Hậu quả là nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái, bể vỡ nhiều mãng. Tỷ suất phát triển năm 2014 chỉ vào khoản 5.2% (theo Report World Bank).

III.Trên phương diện quản lý kinh tế 

1.Vấn nạn sai phạm về quản lý kinh tế và cấu kết tham nhũng.

Ai cũng biết tham nhũng ở VN ở mức quá kinh khủng. Trong lảnh vực kinh tế, các vụ tham nhũng lớn là do bộ phận lảnh đạo đảng và bộ máy HCCQ tạo ra theo qui trình và có hệ thống. Nghĩa là tham nhũng đi theo, đi bên cạnh, đi có dự mưu có tính toán của mọi bộ phận , mọi cấp chánh quyền.  Công thức thông thường là chánh quyền có tiền, nắm khối tiền từ ngân sách, từ vay mượn ngân hàng trung ương, và từ viện trợ quốc tế. Các Bộ, Tỉnh vẽ kế hoạch, dự án để chi tiền. Chánh quyền giao cho tư doanh, 90 % là tư sản đỏ, thực hiện. Tư sản đỏ trong đó có “công ty sân sau”, tức công ty gà nhà của đảng viên cao cấp. Hai bên kết hơp chia quyền lợi. Tiến trình và công thức công tư hợp tác từ lâu là thế, là suông sẻ, trừ phe phái trong đảng đánh nhau. Theo ước lượng của cơ quan quốc tế và cả Tạp chí Cộng sản, thì số tiền công quĩ mất vào khoảng 20-25% trên mỗi công trình.

2.Vấn nạn quản lý quốc doanh.

Quốc doanh được coi “chủ đạo” theo quan điểm của đảng. Nguyên tắc, quốc doanh hiện hữu với hai lý do: an ninh quốc phòng và lảnh vực quan yếu mà tư nhân không làm nỗi. Ở VN thì khác. Quốc doanh làm những ngành độc quyền và tranh giành tư doanh như: điện thoại, viển thông, xây dựng, ngân hàng và địa ốc. Quốc doanh có quá nhiều ưu đãi như : mặt bằng , thị trường, nguyên liệu , vay ngân hàng (lãi xuất cho quốc doanh là 3%, trong khi đó cho tư doanh từ 6-9%). Quốc doanh chiếm 75% tín dụng và 70% tiền vay ngoại quốc, nhưng chỉ đóng góp có 35 % GDP.Trên nguyên tắc, quốc doanh không thể lỗ thế mà lỗ, và lỗ hàng tỷ mỹ kim. Vài thí dụ:   TĐkKT Vinashin tiêu tùng , làm mất 4,5 tỷ mk (2010). Nợ trên 4 tỷ mk Nhà nước phải trả, nghĩa là dân phải trả nợ. TĐKT tàu chuyển vận đường biển lỗ mất 2 tỷ mk do mua tàu quá cũ của TQ với giá mua bằng tàu còn tốt. Hai dự án bauxite Tây nguyên mổi năm lỗ 200 triệu mk. Ngoài các TĐKT còn có trên 20 Tổng công ty bị lỗ triền miên. Mỗi năm chánh phủ phải lấy của ngân sách trên 10 tỷ mk để trả nợ cho quốc doanh.

Chương trình cổ phần hóa quốc doanh cũng được nằm trong tính toán lợi dụng của quan chức tham nhũng. Trong 5000 quốc doanh bị lên kế hoạch để bán đi hay dẹp bỏ.

Hàng ngàn quốc doanh lỗ kinh niên bị xẻ thịt và bị dẹp bỏ luôn. Những cái còn bán được thi xào nấu kế toán, bán lỗ dưới thị trường rất xa, cho bà con cho tư sản có mốc nối.

3.Vấn đề Nông thôn và nông dân.

Kinh tế VN chánh yếu là nông nghiệp nông thôn. Chánh quyền VN XHCN không chú tâm. 10 năm đầu sau kế hoạch “cải tạo nông nghiệp”, cả nước không đủ gạo ăn. Những năm sau nầy nhờ thị trường quốc tế về gạo cà phê thũy sản tăng , VN chen vô và nông nghiệp khá lên.Nhưng việc canh tân hóa , quản lý kinh tế nông nghiệp và cải thiện nông dân không có kết quả đáng kể. Chương trình huấn nghệ chuyển đổi nông dân thành công nhân các khu kỹ nghệ không có kết quả. Nông thôn đáng lẽ phải ưu tiên đầu tư hơn các đừng cao tốc, đường xe lửa Bắc Nam.

Sự chênh lệch lợi tức giữa thành thị và nông thôn rất cao, gấp 5 lần nước bình thường.

4.Vấn đề Công nhân và công đoàn.

Là chế độ độc tài toàn trị, cho tới nay VN không có công đoàn độc lập theo như công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (IOL) mà VN có gia nhập. Công đoàn VN là một bộ phận của đảng. Công đoàn nầy không binh vực quyền lợi công nhân mà binh vực quyền lợi của đảng. Nhờ hiệp định Thương mai Xuyên Thái bình dương (CPTPP) và EVFTA (Âu châu – VN), VN phải cho thành lập công đoàn độc lập. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền.

Cả hai Hiệp định đều có qui định những nguyên tắc Tự do Dân chủ và nhân quyền cần phải có trong thương mãi và đầu tư ngoại quốc, và luật pháp quốc tế.

IV.Trên phương diện Tài sản quốc gia và Tài chánh công 

Việc quản lý và sử dụng tài sản quốc gia tài chánh công là nhiệm vụ quan trọng của chánh quyền nói chung và của bộ máy HCCQ nói riêng.

Về mặt nầy VN có những sai phạm sau đây:

1.Vấn đề Quản lý và xử dụng tài nguyên quốc gia.

VN có nhiều tài nguyên thiên nhiên: dầu lửa, khoáng sản, rừng..Tài nguyên là tài sản quốc gia , nghĩa là tài sản của dân. Nhưng với chế độ CS, tài nguyên nầy thuộc đảng và nhà nước. Chánh quyền VN đã bán cho TQ nhiều rừng miền Bắc, khoáng sản miền Trung, dầu lửa khí đốt ở biển đông. Người dân không được biết và không có quyền hay cơ hội nào can dự vào. Dầu lửa là nguồn tài chánh quan trọng. VN bán chánh thức đưa vào ngân sách 2/3,  số bán ra còn 1/3 bán dầu lậu cho TQ , ăn chia hàng tỷ MK mỗi năm (theo lời khai của Trịnh xuân Thanh , nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty xây lấp Dầu khí). Nhiều cán bộ lâm sản và chánh quyền ăn chia với tư doanh khai thác bừa bãi rừng.

2.Quản lý tài chánh ngân hàng.

Về quản lý tín dụng, phần lớn là cho quốc doanh vay bừa bãi  đầu tư không đúng ngành chánh. Các quốc doanh dùng tín dụng nầy đầu tư vào nhà đất, chứng khoáng, cả chế biến rượu, nuôi heo. Những năm 2010-2012, thị trường địa ốc sụp đổ, nhiều quốc doanh, TĐKT sụp theo. Nợ ngân hàng không trả nỗi. Nợ xấu tăng lên cao. Một số ngân hàng sụp theo như Ngân hàng Nông nghiệp , Ngân hàng đầu tư và Phát triên (BIDV), ngân hàng Ocean, ngân hàng Đông Á..

Các ngân hàng còn phạm sai trái nghiêm trọng khác là dùng tiền ký thác và tiền tiết kiệm đi cho vay đầu tư thuộc các công ty có liên hệ đến chính ngân hàng mình để chia chác phần lời.

Các cơ quan quốc tế từng khuyến cáo VN cần phải cải thiện hệ thống ngân hàng, vì có nhiều sai phạm và nhiều bất công, hậu quả ảnh hưởng xấu đến phát triển nông thôn và tiểu thương.

Công nợ tăng nhanh: Trong vòng 10 năm (2001 đến 2011) công nợ tăng gấp 3 lần. Cho tới tháng  3/2013  là 71,749  tỷ mk, đến tháng 7- 2017 là  94,6 tỷ mk. Quốc doanh chiếm 75% công nợ và nợ xấu, vì thua lỗ và tham nhũng.

Nợ xấu lên trên 15% của tổng số tín dụng, trung bình các nước phát triển có nợ xấu tối đa 5%.

Về quản lý ngân sách thì bộ máy nầy vẫn theo phương thức rừng rú của nhưng năm trong chiến khu và nguyên tắc tài chánh CS là đặt ra nhiều loại thuế, nhứt là phí bằng những quyết định HC hay Thông cáo. Còn chi thì lung tung. Không tôn trọng nguyên tắc tối thiểu phí tổn. Ngân sách luôn bị khiếm hụt 5-6%.

3.Vấn đề quản lý đất đai.

Đất đai là vấn đề tối quan trọng ở bất cứ nước nào. Đất đai thuộc nhà nước hay thuộc tư nhân là một đối tượng tranh chấp, tranh giành và lạm dụng.

*Viên chức lạm quyền.Theo luật VN thì đất đai là của chung , nhà nước quản lý , nghĩa là có quyền cấp quyền sử dụng, thu hồi cho mục tiêu công ích. Ở VN, có nhiều vụ lấy đất nông dân rồi bán lại cho tư sản. Mỗi phần việc như vậy đều ra tiền rất lớn.  Những vụ nỗi bật như: Vụ lấy đất khu đô thị Thủ thiêm. Trong đó có 160 mẫu ở ngoài bản đồ qui hoạch vẫn bị thu hồi. Điểm sai trái rất lớn trong vụ nầy là mất bản đồ chánh gốc do Thủ tướng ký. UBND /TP H C M dùng bản đồ khác không giống bản đổ gốc. Tức là UBHC Thành phố vượt quyền ký sửa văn bản HC cấp cao hơn. Các vụ lớn khác có vụ Đồng Tâm, Hà Nội. Vụ cưởng bức đất ở vườn rau Lộc hưng , quận 6..và rât nhiều vụ nữa trong 30 năm qua.

*Viên chức chánh quyền hưởng lợi quá nhiều trong vai trò trung gian mua bán. Người dân bị thu hồi đất đáng lý phải được bồi thường theo giá thị trường. Trên thực tế gí bồi thường chỉ bằng 1/10 hay tệ hơn, giá thị trường.

* Chánh quyền sai trái trong việc bán công sản. Trong 30 năm qua, chánh quyền CS đã bán các sản ( đất và công ốc) rất quí giá, cho tư doanh bằng đấu thầu giả. Giá thực tế cao hơn nhiều phần tiền bỏ vô ngân sách. Ví dụ công ốc quân 3, công ốc đường Lê Duẩn, quận 1. / TP HCM.

4. Về hoạt động kinh tế đặc biệt:

Đó là hoạt động kinh doanh của quân đội. Quân đội chiếm số tài sản chìm nổi rất lớn. Và không bị kiểm soát. Những phần đất quí của quân đội lại giao nhượng cho tư nhân kinh doanh. Ngân sách không thu được gì. Vụ rất lớn là trong khu phi trường Tân sơn nhứt do quân đội giao cho tư doanh làm sân golf, khách sạn.. trong lúc phi trường cần mở rộng.

Hoạt động kinh doanh đặc biệt nữa là đầu tư ở ngoại quốc do tình báo cầm đầu. Số vốn kinh doanh trên 10 tỷ mk. Và không bị kiểm soát, không công khai.

V. Trong lảnh vực Nhân sự 

Nhân sự là quan trọng nhứt của bộ máy CHCQ của bất cứ chế độ nào. Sự thiếu khả năng và sự  tồi tệ, sự mất phẩm chất của viên chức cán bộ là một tai họa. Ở VN, it nhứt có 3 vấn nạn :

1.Không được lòng dân.

Dân không tin viên chức, dân không hợp tác viên chức, dân không tôn trọng viên chức. Vì viên chức thiếu tinh thần phục vụ và coi thường quần chúng.

2.Khả năng và tinh thần phục vụ.

Các viên chức từ trung cấp trở lên từ tuyển dụng, thăng chức , bổ nhiệm đều dựa vào phe cánh, nguồn gốc đảng viên hoặc chạy tiền mua chức. Vì vậy đa số viên chức chánh quyền rất kém khả năng, nhứt là khẳ năng chuyên môn.

3.Vấn đề đạo đức Hành chánh.

Mỗi cá nhân và cả tập thể viên chức rất kém Đạo đức Hành chánh. Người dân đến cơ quan là “xin” cái gì đó, phải cầu cạnh và lo lót. Còn viên chức  không coi một việc làm cho dân là bổn phận.

VI. Vấn đề kinh tế đối ngoại

Vì kinh tế đối nội quá suy kém, CSVN phải mở rộng kinh tế đối ngoại. Về điều hành Hội nhập toàn cầu VN có một số khó khăn to lớn, ở đây chỉ nêu ra hai điểm:

1.Các vấn nạn và sai phạm nghiêm trọng

VN cho tới nay vẫn là khu chế biến to lớn mà chủ đầu tư là công ty ngoại quốc. Cách thức nầy không đưa kỹ nghệ VN đến tầm cao hơn để tiến tới nền kinh tế tự cường như Nam Hàn đã đi. Công nhân VN có năng xuất rất thấp. Công nhân có tay nghề cao rất ít.

VN thiếu tính minh bạch, thiếu thành tín và công bằng pháp lý.

Hệ thống HCCQ phức tạp và nhiều tham nhũng.

Sự đánh cắp, sao chép tác quyền, mua bán hàng giả

hàng lậu, VN là một trong các nước có sai phạm trầm trọng nhứt.

VN không tôn trọng nhân quyền trong hội nhập toàn cầu.

Muốn cải thiện kinh tế đối ngoại, muốn thi hành tương đối đàng hoàng tôn trọng luật pháp quốc tế, VN phải cải sửa bộ máy HCCQ, cải sửa nhiều luật, cải sửa cách quản lý kinh tế cho gần giống luật lệ quốc tế. VN phải sửa đổi tư duy và cách thức hợp tác quốc tế.

2.Tai họa Lệ thuộc kinh tế TQ

Dù có mức độ thành công về kinh tế đối ngoại. Nhưng cho tới nay VN vẫn lạng quạng trong việc tìm thế quân bình kinh tế giữa TQ và Hoa kỳ và các nước tư bản đồng minh với Hoa kỳ.

TQ đã ép VN vào lệ thuộc khó thoát ra trên các mặt địa lý kinh tế, về nhập cảng, về viện trợ, và đầu tư và đại dự án Belt & Road. Mức độ càng ngày càng tăng. Nhứt là từ khi Hoa kỳ chuyển trục về Á châu Thái bình dương.

Trong chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và TQ, VN vừa có lợi vừa có khó khăn. Những gian dối, như cho TQ mượn kho trung chuyển, mượn chứng chỉ xuất xứ khó dấu diếm lâu dài và qui mô.

Chúng tôi vừa tóm tắt các nhược điểm và sai phạm rất lớn của bộ máy HCCQ của VN. Bộ máy nầy là tác nhân chánh của sự tàn phá, mất mát và cản trở cho sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng.

Cali, tháng 8-2019

 

Vui cười

Sĩ quan Liên Xô nói chuyện với một tân binh:

 – Ai là cha của anh?

 – Dạ, nguyên soái Stalin ạ!

 – Sao lại như vậy được?

 – Thì người ta vẫn nói nguyên soái là cha già của dân tộc đấy thôi!

 Sĩ quan rất ngạc nhiên nhưng đành phải thừa nhận tay tân binh có lý. Ông ta hỏi tiếp:

 – Thế ai là mẹ của anh?

 – Dạ, Liên Xô ạ!

 – Thế có nghĩa là thế nào?

 – Thì người ta vẫn nói Liên Xô là mẹ của tất cả các dân tộc…

 Trả lời của tân binh làm viên sĩ quan khoái trá. Với niềm hy vọng lớn lao, anh ta hỏi tân binh bằng giọng thân mật:

 – Thế cậu muốn trở thành người như thế nào?

 – Dạ, thưa, em muốn thành đứa mồ côi ạ!

Kim Ngân đánh trống khai trường – Nguyễn Thị Cỏ May

Hôm đầu tháng 9 vừa qua, thấy hình bà Chủ tịch Quốc Hội Kim Ngân, mặc áo dài tuyệt đẹp, mặt son phấn cũng bắt mắt, đứng đánh trống rất oai vệ như một vị nữ tướng chuẩn bị ra quân, Cỏ May tôi lấy gởi cho người bạn, vốn là nhà giáo, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học Mỹ Tho coi chơi, với vài chữ ghi vội “Ông Hiệu trưởng đi đâu? Còn Thầy Lộc nữa? Để Kim Ngân đánh trống khai trường?”. Chỉ có ý báo tin nhau hãy còn mạnh giỏi vì ở xa nên không gặp nhau nhưng không quên bạn. Một cách thăm hỏi nhau theo thời đại internet.Không ngờ người bạn ở xa đó trả lời ngay: “Câu hỏi của CM và bức hình  làm tôi nghẹn lời. CM viết nhanh và thấm thía. Làm ơn viết thêm…. Ông Hiệu Trưởng có ý mà cạn lời.  Cám ơn CM. LVB”.

Bạn «thấm thía», chắc không phải vì tiếng trống của Kim Ngân xoáy vào tim bạn, mà vì thời điểm khai trường làm cho bạn hồi tưởng những ngày ở ngôi trường lâu đời danh tiếng Mỹ Tho (Collège de Mytho – Thành lập ngày 17-03-1879 dưới tên Collège Le Myre De Vilers, từ 1953, trở thành Lycée Nguyễn Đình Chiểu) của hơn bốn mươi năm trước. Bạn “cạn lời” vì chỉ một ngày 30/4 làm bạn bỏ trường, bỏ học trò, mất bạn bè, trở thành ông thầy “mất dạy”, ông Hiệu trưởng thất nghiệp, ông Trưởng ty Giáo dục ôm gói đi trở lại làm học trò học tập cho được thông suốt đường lối cách mạng, mong nhờ sự khoan hồng của cách mạng xóa cho tội làm thầy giáo ngụy.

Tánh mình dễ vâng lời bạn và muốn làm vui lòng bạn nên nay sẽ viết vài hàng về Ngày khai trường. Mà viết về Ngày Khai trường thì ai cũng viết được vì có đi học, dù ít hay nhiều năm, đều có kỷ niệm về ngày đầu tiên đi đến trường. Kỷ niệm đi học luôn luôn đẹp và khó quên.

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh).

Không biết ngày nay, buổi sáng ngày khai trường, các em đi học có còn những cảm súc như Thanh Tịnh hay không, người mẹ dẫn con đến trường, có chỉ thấy sung sướng vì nay con mình đi học hay đầy ắp những lo toan phải đóng góp cho nhà trường trăm thứ để con mình có thể không bị đuổi học?

Vì ngày nay là nhà trường xã hội chủ nghĩa! Và cán bộ đảng viên, chớ không phải thấy cô hay nhơn viên nhà trường, đánh trống khai trường trên cả nước và cùng một ngày thống nhứt, mùng 5 tháng 9!

Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường

Lại cãi nhau về cái ngày “nhà trường mở cửa, thấy trò

tới trường, ban quản đốc làm việc, đó là Ngày khai trường, hay khai giảng, hay khai học, hay tụu trường?”.

Thật lắm chuyện vì hể có học vào năm ba chữ là có cãi nhau. Ngày xưa, khi học trò nói lại những lời đã học, thường lập lại lời Thầy, tức ông Khổng, ông Mạnh và nhấn mạnh “Tử viết”.

Có người bực mình, hỏi “Tử viết là gì?” – Thầy dạy.

– Không phải. Tử viết là “Thầy rằng”.

Tại sao? – Vì “Thầy rằng” là “Thằng rầy”, là tụi bây lắm chuyện chí chóe đó!

Cho nên Mao Xến xán mới có lý chỉ lấy bần cố nông làm cốt cán, không biết một chữ nhứt một, để đảng dạy cho điều gì thì họ chỉ biết điều đó, không suy nghĩ, không bàn cãi thêm. Tờ giấy trắng, đảng bết lên đó thứ gì thì đó là chơn lý bất khả tư nghì. Học hành theo thứ «tạch tạch sè » (tiểu tư sản) là cục cứt!

Sau 3 tháng nghỉ hè, năm học mới trở lại. Các em được gặp lại trường lớp, thầy cô và bạn bè. Ngày trọng đại này có nhiều cách gọi khác nhau, không riêng ở Việt nam, mà ở nước khác.

Nhơn dịp này, thử hãy cùng tìm hiểu về các từ ngữ này.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, thì “khai trường”, “khai giảng”, “khai học”, “tựu trường” được giải thích đơn giản như sau:

– Khai trường, khai học: Bắt đầu năm học ở nhà trường.

– Khai giảng: Bắt đầu năm học, khóa học.

– Tựu trường: Học sinh tập trung tại trường vào ngày khai giảng.

Còn nhà ngôn ngữ học, PGS Phạm Văn Tình cắt nghĩa dài hơn:

“Tất cả các từ khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường đều là từ Hán – Việt, cùng nằm trong một trường nghĩa liên quan tới “nhà trường” nói chung. Mỗi một từ lại được hình thành từ các thành tố ghép lại và dĩ nhiên, ngữ nghĩa gốc của chúng là khác nhau”.

Khai, có nghĩa là “mở, mở đầu”. Nghĩa này ta thường gặp trong các từ, như: khai bút (viết hoặc vẽ lần đầu tiên vào dịp đầu năm – khai bút đầu xuân), khai hoả (hoả: lửa, khai hoả: bắt đầu nổ súng), khai mạc (mạc: màn, khai mạc: bắt đầu, mở đầu (hội nghị, cuộc thi, hội diễn…).

Khai trường (trường: nơi tụ họp) có 2 nghĩa:

1. Bắt đầu mở một công trường (nghĩa này quá cũ, ít dùng);

2. Bắt đầu năm học mới ở nhà trường (thường sau đợt nghỉ hè).

Bình thường, ta hoàn toàn có thể nói: Chúng mình gặp nhau vào ngày khai trường; hay Đợi đến ngày tựu trường, chúng mình sẽ gặp nhau…

Tuy nhiên, hiện nay mọi người ít dùng các từ khai trường, tựu trường mà thay vào đó là từ khai giảng. Ví dụ: Lễ khai giảng năm học mới; Trường tổ chức khai giảng muộn hơn 1 tuần; Buổi khai giảng rất long trọng… Giảng, với nghĩa là “giảng dạy” và nghĩa gốc của khai giảng là “bắt đầu công việc giảng dạy”.

Vậy «Khai trường, khai giảng, khai học, tựu trường»: Sử dụng từ nào mới đúng?.

Hiện nay từ khai giảng được dùng phổ biến, “gánh” luôn cả từ khai học.

Tất nhiên, tại trường học, giảng dạy mới chỉ là một mặt, một phần việc (là dạy) do các giáo viên đảm nhiệm. Phần việc khác (học tập) là thuộc về phía học sinh, cũng rất quan trọng. Vậy có khai giảng, hiển nhiên phải có từ khai học (bắt đầu học tập). Hai cặp từ này có 1 thành tố chung (khai), 1 thành tố trái nghĩa (giảng/học) và nếu thế thì sẽ thành một “cặp đôi hoàn hảo”.

Tuy nhiên, khai học là một từ cũ, ít dùng và gần như không còn được sử dụng trong giao tiếp hiện nay. Chính vì vậy mà khai giảng trở thành từ đại diện, “gánh” luôn nhiệm vụ thể hiện một nghĩa chung là “bắt đầu, mở đầu một năm học, một khoá học”. Chỉ Tàu vẫn dùng “Khai học” chớ không khai trường hay khai giảng,…

Hơn nữa nói đến khai giảng là mọi người, từ giáo viên, học sinh đến các bậc phụ huynh đều biết phải chuẩn bị những gì cho ngày mở đầu năm học. Tựu trường còn có nghĩa là “ngày học sinh đến trường sau một kỳ nghỉ dài như nghỉ hè, hoặc là nghỉ mùa đông hay nghỉ Tết”, còn khai trường là “ngày bắt đầu mở cửa trường sau đợt nghỉ hè, kết thúc năm học cũ”.

Vậy ngày nay, ở Việt nam, người ta nói “Khai giảng” vì ngày Khai giảng không chỉ là ngày tụu trường đầu năm học mới mà ngày ấy có làm lễ khai giảng, có đây đủ nhà trường, một số phụ huynh học sinh tham dự và, quan trọng hơn, có cả đại diện nhà cầm quyền. Chính đại diện nhà cầm quyền đánh trống khai lễ. Tức chủ lễ khai giảng. Do có đại diện nhà cầm quyền nên ngày khai giảng thường sau ngày nhập học thật sự vài ngày hoặc vài tuần.

Năm học 2018-2019 của Trung Học Chu văn An do Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng. Chỉ ít lâu sau, ông ngã ra chết, như ông đánh trống nhằm giờ thiêng, làm cho âm binh giựt dậy, mà con người ông không đủ thần và đức để đánh trống, mà lại khai giảng ngôi trướng mang tên Vị Vạn thế Sư biểu Chu văn An nữa?

Niên học 2019 – 2020 của Trung học Tháp Mười, hôm đầu tháng 9, bà Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân đánh trống khai giảng (Trên mạng)..

Ngày khai giảng do đại diện nhà cầm quyền chủ lễ, nhưng chỉ ở những ngôi trường khang trang. Họ chưa bao giờ tới những ngôi trường mà ngày khai giảng, thầy và trò, đứng ngồi ngoài sân sình lầy, nước đọng hay những ngôi trường mà học sinh nhỏ dại phải đu giây hay lội nước đi học. Chọn cùng ngày 5/9 vì để kỷ niệm ngày Hồ Chí Minh, sau ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945 ở Hà nội, viết thư gởi học sinh toàn quốc:

“Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”.

Từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi học sinh ngày 5-9-1945, Thứ trưởng Bộ Gíao Dục & Đào Tạo Phạm Mạnh Hùng ký Văn bản số 4192/BGDĐT-VP (18-8-2015) gửi các giám đốc Sở GD&ĐT về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2015-2016. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã lấy ngày 5-9, trở thành ngày khai giảng của tất cả trường trên cả nước.

Văn bản nêu rõ: “Lễ Khai giảng tổ chức thống nhất trên toàn quốc vào buổi sáng, ngày 5-9-2015» – “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.

Văn bản viết tiếp: «Khai trường hay khai giảng, hay tựu trường? Chúng ta nên thống nhất cách viết, cách đọc ngày 5-9 là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” là ngày “khai trường”.

Có mâu thuẩn trong nội bộ nhà cầm quyền về cách gọi ngày mở đầu năm học mới?

Nền giáo dục «hoàn toàn Việt Nam»

Trong thơ gởi học sinh toàn quốc ngày khai trường 5/9/1945, Hồ Chí Minh nói « …từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn việt nam», tức nền giáo dục hoàn toàn xã hội chủ nghĩa  vì chế độ nào, giáo dục đó. Và theo cái gọi là tư tưởng hồ chí minh thì giáo dục có nghĩa là «Vì lợi ích trăm năm, trồng người»!

Đến nay, tuy chưa đủ trăm năm, nhưng áp dụng vào giáo dục, tư tưởng hồ chí minh đã mang lại những thành quả vô cùng ngoạn mục: cha con, bà cháu, anh em, lối xóm sẳn sàng chém giết nhau chỉ vì miếng ăn, thước đất, nắm bạc, …Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, học trò gái đánh nhau, lột quần áo bạn, học trò đánh thấy, mắn chửi thấy cô, bốn năm đứa 15, 16 tuổi, xúm lại «bề hội đồng» chính cô giáo của mình, …

Cảnh nào đau lòng hơn khi cô giáo lở phạt nặng một học sinh ngổ nhịch trong lớp, hôm sau cha mẹ nó tới ra tay xử phạt cô giáo bằng cách bắt cô giáo phải quì gối trước sân trường xin lỗi? Cha mẹ đứa học trò kia là đảng viên cộng sãn nên có toàn quyền đối với nhơn dân.

Một bộ phận khác được uu đải, xuất thân từ nhà trường xã hội chủ nghĩa, vào đảng, vào chánh quyền, năm giử chức vụ cao, thì cướp giựt tài sản,đất đai của dân chúng, cả của cãi của Nhà nước để làm giàu. Bộ Thương binh & Xã hội, theo chủ trương uu tiên xóa đới giảm nghèo, xuất cảng trai đi lao động, gái đi mải dâm để ăn tiền đầu, … Thanh niên việt nam tới đâu thì tổ chức ăn cắp, ăn cướp, đánh

nhau, chém giết nhau.. Xã hội ở Việt nam ngày nay thật sự không còn một giá trị tiêu chuẩn nào khác hơn tiền. Kể cả bán nước làm giàu!

Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục là dạy cho trẻ con trở nên người có phẩm hạnh con người. Tức dạy «đức dục» cho con người. Hay đó là phần «Tiên học Lễ». Đào tạo là dạy con gười có kỹ năng chuyên môn để làm việc. Tức «Hậu học Văn».

Nhưng «giáo dục» của chế độ xã hội chủ nghĩa, ngày nay, hảy còn được nhắc lại trong bức thư của TBT Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong gởi cho học sinh toàn quốc nhơn Ngày Khai trường năm nay là phải «vừa Hồng, vừa Chuyên». Hồng là bản chất du đảng. Nhờ được Hồng, học sinh học xong, vào đảng cộng sản, lãnh đạo đất nước, làm giàu. Chuyên là học xong thất nghiệp muôn năm. Để kiếm sống, hảy tạm quên đi cái Chuyên mà làm bất cứ việc gì cơ hội đưa đến.

Trước tình trạng xã hội như vậy do kết quả của chế độ giáo dục hồng và chuyên, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng đưa đạo đức xã hội lên hàng đầu khi trả lời cho câu hỏi “những vấn nạn giáo dục ấy bắt nguồn từ đâu?”

Và cụ thể hơn thì ông nói rằng chính cái triết lý giáo dục đã khai tử tinh thần tôn sự trọng đạo. Theo ông cần phải có những triết lý giáo dục tôn trọng quyền của người thầy.

“Tôi là người đã thụ hưởng 2 nền giáo dục: 1 của Việt Nam Cộng hoà và 1 nền giáo dục của CH XHCN Việt Nam nên tôi có cái để so sánh. Bây giờ vì sao tình nghĩa thầy trò nó rất là lạc lẽo?

Tôi thấy nền giáo dục VNCH trước kia rõ ràng là tôn sư trọng đạo thật sự cả về tinh thần và vật chất. Con người có 2 yếu tố tinh thần và vật chất, nếu thiếu 1 cái thì chưa hoàn chỉnh.”

Từ khi chưa có cụm từ “triết lý giáo dục”, các tiền nhân xưa đã đặt nền móng vững chắc cho giáo dục qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trước năm 1975, Bộ giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tập trung vào triết lý: Nhân bản, Khoa học, Khai phóng. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.

Ngày nay, khi mà khoa học giáo dục con người vẫn luôn luôn là một ngành được đặc biệt đề cao, tôn trọng ở các quốc gia phát triển, thì ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phải ngậm ngùi thốt lên:

“Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do” … (Trên mạng).

Vậy làm sao định nghĩa chính xác được giáo dục của chế độ xã hội chủ nghĩa là gì?

Chẳng lẽ lấy lại định nghĩa của Giáo sư Lý Chánh Trung vào những năm đầu sau 75, lúc ông còn đang làm dân biểu Quốc Hội: «Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nơi thầy không muốn dạy, trò không muốn học».

Nhà cầm quyền ở Hà nội nhận thấy Giáo sư Lý Chánh Trung, người của Ngụy quyền từng theo phe ta, nay định nghĩa giáo dục của chế độ ta quá hay, không gì bằng, nên bèn cho ông về vườn nuôi gà tăng gia sản xuất.

 

 

Nỗi lo sợ bị quân đội đảo chính của Nguyễn Phú Trọng – Vũ Đông Hà 

– Có hai nỗi lo sợ chính của tập đoàn cai trị chóp bu độc tài. Đó là cuộc cách mạng nổi dậy của người dân và đảo chính từ quân đội. Bằng mọi giá Ba Đình phải tìm cách ngăn ngừa 2 mối đe doạ này.

Để ngăn chận sự nổi dậy của người dân, chế độ đã dùng an ninh, công an để theo dõi, khủng bố, đàn áp, bắt giam; cộng với luật rừng và hệ thống toà án của đảng để kết án và bỏ tù những người chống đối.
Để ngăn chận đảo chính, việc trước tiên là đảng tìm cách mua chuộc, đãi ngộ thành phần sĩ quan cao cấp. Đó là lý do dù quân đội “anh hùng” của đảng ngày hôm nay nổi tiếng với biệt danh “bám bờ”, “bỏ súng cầm tiền” nhưng lại có nhiều “tướng” nhất trên thế giới.

Việc quân đội làm kinh tế cũng đã trở thành chủ trương lớn của đảng để vỗ béo các “bộ đội cụ Hồ” và từ đó trung thành với đảng.

Tuy nhiên, trong cuộc đấu đá, thanh trừng, tranh giành quyền lực được tiến hành qua cuộc “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, thành phần tướng lãnh có nguy cơ trở thành củi vào lò không phải là ít. Vẫn luôn có xác suất thành phần này sẽ vùng lên để cứu mạng và cứu sự nghiệp làm giàu đang bị mất dần vào tay phe nhóm Nguyễn Phú Trọng.

Trước tình trạng Bãi Tư Chính bị Tàu cộng xâm lược và thái độ hèn tận đáy của lãnh đạo Ba Đình, chắc chắn sẽ có một số tướng tá bất bình.. Trong số họ có thể có người phẫn nộ vì vẫn còn trong họ một chút lòng ái quốc. Có thể trong số đó là những người thấy trước nếu mất nước vào tay Tàu thì sự nghiệp của họ cũng tan biến trong một khu tự trị của bá quyền phương Bắc. Có thể đây là những người cho rằng phải đu dây với Mỹ mới có thể phát triển và kéo dài con đường hoạn lộ cho đến đời sau.

Do đó, nguy cơ đảo chính vẫn luôn hiện hữu trong một chế độ mà quyền lực đang bị thâu tóm vào một người và trong hệ thống cai trị có những tranh chấp về quyền lực và quyền lợi.

Ngày 29.09.2019 xảy ra cuộc “Diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2019 tiếp tục tiến hành các nội dung thuộc giai đoạn 2 và giai đoạn 3”.

Có 3 yếu tố nổi bật về vấn đề an ninh quốc gia và bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay:

– Khi Tàu cộng xâm lược Bãi Tư Chính, tam trụ Trọng-Ngân-Phúc câm miệng, quân đội án binh bất động. Điều đó xác định một sự thật không thể chối cãi: thực tâm bảo vệ tổ quốc bằng mọi giá không là chủ trương của chế độ.

– Cho đến nay, viễn ảnh quân đội Tàu cộng (và không thể là bất kỳ một quốc gia nào khác) tràn quân qua biên giới để tấn công Việt Nam gần nhưng không có. Bắc Kinh không có nhu cầu làm điều đó trong bối cảnh chính trị thế giới hiện nay và nhất là đã từng bước thâu tóm Việt Nam mà không cần một tiếng súng.

– Hoàn toàn không có một đề xuất nào từ quân đội cho việc tăng cường phòng thủ cả nước, nhất là tại vùng biên giới Việt-Tàu. Không phòng thủ cả nước thì phòng thủ Hà Nội làm gì nếu thật sự có cuộc tấn công quân sự và các tỉnh thành đều rơi vào tay giặc ngoại xâm?

Cả 3 yếu tố trên cho thấy đối tượng ngăn ngừa mà cuộc diễn tập nhắm đến không phải là thế lực ngoại bang mà là “thế lực thù địch” trong đảng.

Bất kỳ quốc gia nào cũng có những kế hoạch phòng thủ Thủ Đô. Tuy nhiên, những kế hoạch này là bí mật quân sự cần được giữ kín. Ngược lại việc phòng thủ Hà Nội đã được Ba Đình tung ra nhưng là một màn PR rầm rộ, muốn được cả nước biến đến.  Lý do đơn giản vì đây là trò diễn tập để răn đe những kẻ nào có ý định làm đảo chánh.

Nhìn vào nội dung diễn tập được đăng tải trên báo chí lề đảng cho thấy ngoài các tướng lãnh thực hiện diễn tập còn có một bầy đàn hùng hậu làm khán giả. Từ các bộ phận trung ương của đảng, đại diện các tỉnh, cho tới Mặt trận Tổ quốc của các tỉnh thành… Không thiếu một thành phần nào. Rõ ràng đây là một cuộc thị uy và thông điệp dằn mặt nhằm ngăn ngừa mọi âm mưu đảo chính của tên Tào Tháo Tổng Tịch kiêm Bí thư Quân uỷ Trung ương Nguyễn Phú Trọng.

https://danlambaovn.blogspot.com/2019/09/noi-lo-so-bi-quan-oi-ao-chinh-cua.html

 

 

Vui cười

Mấy đảng viên ngồi uống rượu trên ghế. Một ông đột nhiên phán: Tôi thích làm việc không có lương suốt ngày đêm ở Moskva hơn là làm việc ở New York chỉ có mấy đô la mỗi giờ.

Một sĩ quan công an Liên Xô đứng gần nghe thấy khoái chí nói: Tôi rất tự hào với tấm lòng của các đồng chí! Những người có tấm lòng như các đồng chí vô cùng cần thiết. Thế nghề nghiệp của đồng chí là gì nhỉ?

– Thưa đồng chí, chúng tôi làm nghề ăn cắp ạ!

 

Tại Liên Xô người ta tiến hành thử nghiệm khoa học. Từ trên toà tháp cao, các nhà khoa học cùng một lúc thả chiếc đèn pin đang sáng và một chú mèo. Hai vật rơi xuống đất nhanh như nhau. Các nhà khoa học Liên Xô kết luận rằng: con mèo đã rơi với tốc độ ánh sáng!

Ô nhiễm ở Việt Nam do “sản xuất thiếu kiểm soát” – Mai Thanh Truyết – 09/10/2019

Bầu trời Hà Nội đã trở nên mờ đục do ô nhiễm bụi mịn

Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam nói chung và ô nhiễm bụi mịn, nói riêng, là do các quy định về môi trường ở Việt Nam quá lỏng lẻo khiến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa vào đó để lách luật, một nhà nghiên cứu về môi trường ở Mỹ nhận định với VOA và đề xuất Việt Nam ‘nên cân bằng giữa kinh tế và môi trường’.

Bầu trời ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam, nhất là thủ đô Hà Nội, kể từ cuối tháng 9 đến nay trở nên mờ mịt khiến người dân ở nơi đây cảm thấy bất an, lo lắng, theo tường thuật của báo chí trong nước.

Chỉ số Phẩm chất Không khí (AQI) từ cơ quan giám sát chất lượng không khí AirVisual có lúc cho thấy mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội ở mức cao nhất trong số 90 thành phố lớn mà cơ quan này có số liệu quan trắc.

Báo chí trong nước dẫn lời những nhà khoa học cho biết tình trạng ô nhiễm này ‘là do bụi mịn’.

‘Đã ô nhiễm lâu nay’

Nạn ô nhiễm bụi mịn này không phải bây giờ mới có ‘mà đã xảy ra từ đó đến giờ mà bây giờ mới thấy rõ’, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, nhà nghiên cứu môi trường ở Houston, bang Texas, Mỹ, nói với VOA.

Ông giải thích nguyên nhân khiến bụi mịn ở Hà Nội làm cho không khí trở nên mù mịt là do ‘độ ẩm không khí’.

“Nếu độ ẩm tăng cao thì những lớp lơ lửng (bụi mịn) đó sẽ xuống thấp (và thấy được) trong khi nếu độ ẩm trong không khí là 30 hay 40% (độ ẩm thấp) thì lớp lơ lửng đó sẽ lên cao vào chúng ta sẽ không thấy hiện tượng sương mù.”

“Cộng thêm một số khí như CO, SO2, benzene phát thải từ xăng dầu tạo thành một lớp mù che phủ tầm nhìn của người dân,” ông nói.

“Trong lớp sương mù đó có tất cả mọi phế thải độc hại trong quá trình sản xuất hay di chuyển của người dân ở hai thành phố lớn.”

Theo Tiến sĩ Truyết, lâu nay do độ ẩm thấp nên người dân không biết trong không khí bị ô nhiễm bụi mịn mặc dù ‘sự ô nhiễm đó vẫn tồn tại và ngày càng trầm trọng hơn’.

“Tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều năm qua và tăng từ từ, từ lúc Việt Nam bắt đầu mở cửa từ năm 1986 trở đi,” chuyên gia này nhận xét.

Nguyên nhân ô nhiễm

Về nguyên nhân ô nhiễm, Tiến sỹ Truyết chỉ ra khí thải từ các phương tiện xe cộ và các nhà máy sản xuất ở các khu công nghiệp.

“Hai thành phố lớn ở Việt Nam có hơn 800.000 xe có động cơ và hơn 10 triệu xe gắn máy không có gắn hệ thống lọc khí thải nên chuyện ô nhiễm là bình thường,” ông nói.

“Trên 316 khu công kỹ nghệ (ở Việt Nam) có thể nói là hoàn toàn không có hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là xử lý không khí,” ông nói thêm và cho biết ông đã từng tiếp xúc với một cựu Tổng giám đốc của Khu chế xuất Tân Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh và được xác nhận về tình trạng này, thậm chí là cho đến ngày hôm nay.

Ông Truyết lưu ý rằng Luật Môi trường của Việt Nam ghi rõ bất cứ dự án sản xuất hóa chất hay công kỹ nghệ nào cũng phải đáp ứng đủ ba điều kiện mới được đi vào hoạt động: có báo cáo tác động môi trường, có hệ thống thanh lọc không khí và có hệ thống xử ký chất thải rắn cũng như chất thải lỏng, nhưng “chính Bộ Tài nguyên-Môi trường gần đây cũng công bố là 97% các nhà máy hiện có ở Việt Nam đều không đáp ứng được 3 điều kiện trong Luật Môi trường.”

Về tình trạng có luật mà không thực thi, ông Truyết cho rằng ‘ở Việt Nam từ trên xuống dưới đều có sự luồn lách để lách luật’ và đưa ra dẫn chứng gồm nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, vốn gây ra thảm họa môi trường cho bốn tỉnh miền Trung hồi năm 2016 và nhà máy bauxite Tân Rai-Nhân Cơ ở tỉnh Đắc Nông với nguy cơ về bùn đỏ.

“Nếu nhà máy đó của tư nhân thì chỉ cần bôi trơn một số tiền nào đó thì cũng sẽ được phép xây dựng,” ông nói.

Ngoài nguyên nhân đến từ quá trình sản xuất, ông Truyết còn chỉ ra khí thải từ xe cộ và bụi bặm từ các công trình xây dựng dày đặc ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam.

Theo ông, ngoài khói bụi thì khí thải xe cộ ở Việt Nam còn có một chất hữu cơ nguy hiểm là benzene vốn làm tăng khả năng mắc ung thư nếu đi vào cơ thể người. Điều này là do xăng chạy xe ở Việt Nam ‘có pha dầu’, ông nói và so sánh ở Mỹ các phương tiện xe cộ ‘đều có hệ thống kiểm soát bình lọc khí để tránh thải khí độc ra môi trường’.

‘Mật độ xây dựng cũng là một nguyên nhân chính yếu,” Tiến sĩ Truyết nói thêm. “Ở Hoa Kỳ các công trình xây dựng đều được bao bọc trong khi ở Việt Nam các công trình xây dựng ngoài trời dang dở được để mở từ năm này qua tháng nọ.”

Quan chức lấp liếm?

Ông Truyết phản bác những tuyên bố của cơ quan hữu trách ở Việt Nam về nguyên nhân gây ô nhiễm và gọi đó là ‘sự lấp liếm để che đậy’ vì nhà chức trách Việt Nam ‘không chấp nhận ô nhiễm không khí là do sản xuất công nghiệp’.

Ông cũng bác bỏ lập cho rằng khói mù ở Việt Nam là do ảnh hưởng từ hiện tượng cháy rừng ở Indonesia.

“Nếu nói khói thải từ Indonesia thì tại sao đến ngày 5/10 mức ô nhiễm của Sài Gòn giảm xuống còn 72 còn Hà Nội lại tăng lên 92? Chẳng lẽ khói ô nhiễm từ Indonesia bay qua khỏi bầu trời Sài Gòn để lên đến Hà Nội hay sao?” ông Truyết nói và dẫn số liệu quan trắc AirVisual cho biết.

Chuyên gia về môi trường này cho rằng kết quả quan trắc của AirVisual là rất đáng tin cậy.

“Hệ thống quan trắc của AirVisual áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới,” ông nói. “Đặc biệt ở Việt Nam các hãng xưởng lớn và các tòa đại sứ đều có theo dõi hàng ngày.”

“Chính Mỹ, Anh, Đức mới đây đã khuyến cáo công dân của họ khi làm việc ở Việt Nam nên cảnh giác về mức độ ô nhiễm và hạn chế ra đường,” ông dẫn chứng.

Ngoài ra, ông còn dẫn số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy Hà Nội ‘có trên 257 ngày vượt tiêu chuẩn của WHO về nồng độ bụi mịn PM2,5’ trong khi thành phố Hồ Chí Minh là 222 ngày, trong năm 2018.

Cân bằng kinh tế-môi trường

Về phương cách để giải quyết rốt ráo tình trạnh ô nhiễm ở Việt Nam, Tiến sĩ Truyết nói: “Nếu Bộ Tài nguyên-Môi trường áp dụng đúng đắn những điều luật môi trường thì có thể giải quyết được phần nào tình trạng ô nhiễm.”

“Làm thế nào để các cơ sở sản xuất hóa chất, các cơ sở công kỹ nghệ không thể nào nằm trong các khu dân cư nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không có việc đó.”

“Giữa kinh tế và môi trường cũng không nên ưu tiên môi trường mà bỏ kinh tế vì Việt Nam là nước đang phát triển,” nhà nghiên cứu môi trường này đề xuất.

“Ở Mỹ nếu sản xuất thành phẩm với giá thành 1 đô la thì hãng xưởng phải bỏ ra 50 cent để giải quyết các phế thải độc hại của quá trình sản xuất đó nên giá thành thật sự là 1,5 đô la. Do đó, giá thành sản phẩm của Mỹ mắc hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.”

“Nhưng nếu vì ham giá thành rẻ mà bỏ qua giai đoạn xử lý và thanh lọc phế thải thì chúng ta có thể có lợi nhuận cao nhưng sẽ trả giá rất nặng về y tế và sức khỏe của người dân,” ông khuyến cáo.

Dẫu rằng khó có thể đòi hỏi Việt Nam ‘nghiêm ngặt trong luật lệ môi trường như ở Mỹ,’ nhưng ‘tối thiểu các cơ sở sản xuất phải có bộ lọc không khí và có nhà máy khử chất thải lỏng,’ ông Truyết kêu gọi và cho biết chi phí lắp đặt các thiết bị này ‘không quá đắt đỏ’.

Ghi chú: Phóng viên ghi không đúng, cần sửa lai như sau: ngày 26/9 AQI ở Hà Nội là 192 và ngày 5/10 tăng lên 194.

Người được phỏng vấn nói “phẩm chất” (quality), nhưng người phỏng vấn ghi “chất lượng”, nói “thanh lọc” được ghi là “xử lý”.

 

 

Vui cuòi

Một thanh niên vừa mới được kết nạp vào đảng cộng sản. Rất sung sướng và muốn chứng tỏ mình là người trung thành tuyệt đối với lãnh đạo, trong ngày sinh nhật Stalin anh thanh niên gửi điện tín cho Stalin với nội dung như sau: “Tôi xin chúc Ngài nhận được tất cả những gì mà cả dân tộc mong muốn từ nhiều năm nay”.

 Ngày hôm sau, anh thanh niên nọ bị công an ập vào nhà bắt giam. Hỏi ra thì anh ta mang tội đồng loã muốn giết chết lãnh tụ đảng.

 

Tại Warsaw University, một giáo sư do đảng cộng sản gửi tới thuyết trình trong hội nghị về khoa học xã hội và nhân văn. Vị giáo sư thao thao bất tuyệt nói rằng, chủ nghĩa Marx là chìa khoá vạn năng mở cửa đến mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, sinh học đến các khoa học khác, kể cả giới tính học…

 Một vị giáo sư người Đức giơ tay phát biểu, ngắt lời giáo sư Ba Lan:

– Thưa ngài giáo sư, tôi xin ngài lưu ý rằng, cái chìa khoá dùng để mở được mọi cửa chính là cái móc sắt của những tay trộm chuyên nghiệp.

 

 

Tham luận 139: Tinh Thần Dân Tộc Và Lòng Yêu Nước Của Người Việt Nam – Thanh Thủy (06/10/2019)

I.- Hiện tượng xã hội

Thời gia gần đây thỉnh thoảng trên các diễn đàn và Internet thường xuất hiện những bài viết đả kích người dân trong nước, nhứt là giới trẻ có thái độ vô cảm, chỉ biết lo ăn chơi mà không nghĩ gì đến vận mạng của đất nước sắp bị mất vào tay bọn Tàu Cộng xâm lược.

Người ta còn so sánh, trong khi tuổi trẻ Hồng Kông đang liều mình tranh đấu cho đất nước của họ, không chùn bước trước cường quyền và bạo lực, còn tuổi trẻ Việt Nam hàng ngày chỉ biết tụ tập nhau rượu chè ở những nơi công cộng, ở những quán vĩa hè, rồi cãi vã, đánh lộn, say rượu lái xe, cướp giựt, trộm xe, thậm chí còn gây ra những thảm cảnh tồi tệ gây chết người, những cảnh tượng thấy người bị tai nạn trên đường phố mà người qua lại rất thờ ơ, bỏ mặc cho người bị tai nạn, dù là một cụ già, một em bé hay một cô gái nằm đó cho đến chết như không có việc gì xãy ra trong khi kéo nhau ra đường thoát y táo bạo, ồn ào như lễ hội để chào đón những đội banh đi thi đấu trở về.

Nếu cho tất cả những điều đó là những tệ trạng xã hội băng hoại trầm trọng, làm sụp đổ nền đạo đức truyền thống, sụp đổ nền văn hóa dân tộc Việt Nam thì quả không sai, vì bạo quyền Việt cộng muốn tạo ra một xã hội như vậy. Đó là căn nguyên của mọi vấn đề, nhưng có lẽ chúng ta cần phải suy xét một cách khách quan hơn về chiều sâu của hiện tượng, có phải thật sự tinh thần dân tộc anh hùng của chúng ta đã hoàn toàn bị sụp đổ dưới chế độ cai trị của Chủ nghĩa xã hội chăng?

II.- Những giai đoạn lịch sử đã qua

1.- Quốc nội trong giai đoạn 10 năm đầu từ sau ngày 30/4/1975:

Sau khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được Miền Nam, Bọn Cộng sản Hà Nội liền đóng chặt bức màn sắt trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nội bất xuất và ngoại bất nhập. Mọi thông tin liên lạc trừ trong nước ra ngoài và ngược lại đều bị chấm dứt.

Những người chạy thoát được ra hải ngoại trong thời gian gần ngày 30/4/1975 cho đến năm 1985, tức là 10 năm sau, hầu như đều biệt tăm, không thể liên lạc để cho những người thân còn ở lại biết tin tức và tình trạng ra sao. Trong khoảng thời gian đó, những gia đình có thân nhân đã ra đi xem như tuyệt vọng, không còn hy vọng gì có thể còn gặp lại những người thân của mình nữa.

Trong khi đó bọn Việt cộng vô cùng tàn bạo, ra lịnh ngăn sông, cấm chợ, bắt tất cả quân, dân ,cán chính của Việt Nam Cộng Hòa nhốt vào tù không biết được ngày về, đày ải đi lao động khổ sai ở những vùng núi non hiểm trở, những vùng rừng thiêng nước độc từ Miền Nam cho đến tận Miền Việt Bắc, đồng thời tìm mọi cách để chiếm đoạt tất cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn của tất cả mọi người dân kễ cả chùa chiền và đất đai của mọi tôn giáo. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng không cần phải che giấu nữa và lộ diện ngay bản chất của một tập đoàn  chuyên đi cướp của, giết người.

Mấy lần đổi tiền và đánh tư sản liên tục để cướp vàng bạc và tịch thâu tất cả mọi tài sản như ngân hàng, nhà máy và những cơ sở sản xuất, kễ cả những nhà thuốc Tây, nhà thuốc nam, nhà thuốc bắc, tiệm buôn, bất kễ nhỏ hay lớn của mọi tầng lớp người để nhanh chóng hoàn thành chánh sách bần cùng hóa nhân dân, một chánh sách căn bản của Chủ Nghĩa Xã Hội, nói cho rõ hơn là của chế độ Cộng sản, để biến tất cả mọi người dân Miền Nam Việt Nam đang có cuộc sống sung túc, hạnh phúc gia đình bổng chốc trở thành trắng tay, vô gia cư, không có việc làm, cha xa con, vợ xa chồng, không ai nương tựa được ai, phải sống vất vả, đói khát, lang thang đi ăn xin từng đàn khắp đầu đường xó chợ.

Tóm lược tình cảnh như thế để chúng ta thấy lại và không bao giờ được quên cuộc sống của nhân dân chúng ta trong thời kỳ đó cùng cực và đau khổ như thế nào và tự đặt mình sống vào thời điểm đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, để có thể thấy được phần nào mầm móng của một con bịnh trầm kha hiện tại. cần phải được thông cảm để chữa trị hơn là cứ ngồi phiền trách vô ích.

Trong hoàn cảnh mà cuộc sống của tất cả mọi người dân phải chịu đau đớn cùng cực, đói nghèo, hoàn toàn không còn chút hy vọng gì có thể được sáng sủa hơn, và hàng ngày chỉ được nghe tin bạo quyền khủng bố, nay xử bắn người nầy, mai nghe tòa án của chúng tử hình người kia để trấn áp mọi hình thức phản kháng, dù chỉ bằng một, hai lời nói.

Tạo ra cảnh trạng xã hội thê thảm như vậy, bạo quyền vẫn không làm tê liệt được lòng yêu nước của người dân Miền Nam, nhứt là giới trẻ vẫn nổi lên chống lại bạo quyền, và tìm đường cứu nước.

Theo tài liệu cũ đăng tải trên Diễn Đàn Việt Nam (không thấy ghi nơi phát hành) có ghi lại những biến cố thật sự đã xãy ra như sau:

– Tháng 11/1975, Miền Nam Việt Nam ra đời 3 Mặt Trận Kháng Chiến mang tên:

Lực Lượng Bảo Quốc, Đệ Tam Cộng Hòa và Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Việt Nam.

– Tháng12/1975 tổ chức Phục Quốc chạm súng với Việt cộng tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Sài Gòn, nhưng vì thế cô nên thất bại và đến cuối năm 1978, chiến sĩ Nguyễn Việt Hưng thủ lãnh của tổ chức nầy bị Việt cộng đem ra tử hình tại sân bắn Thủ Đức.

– Ngày 23/3/1976: Các chiến sĩ kháng chiến thuộc tổ chức Đệ Tam Cộng Hòa đặt chất nổ phá vỡ con rùa tại công trường Duy Tân, Saigon.

– Ngày 23-26/3/1976: Trí thức, văn nghệ sĩ, ký giả bị bắt hàng loạt.

– Năm 1977: Giám mục Nguyễn Kim Điền, địa phận Huế, đả kích chính sách đàn áp tôn giáo của Việt Cộng, ngay tại Đại hội Mặt Trận Tổ Quốc, Huế.

– Năm 1977: Bạch thư số 1 và số 2 của Phật giáo chống chế độ được dán đầy các ngôi chùa ở Saigon. Một số lãnh tụ Phật giáo bị bắt.

– Ngày 19.3.1977: Nổ kho đạn Long Bình

– Từ tháng 7/76 – 4/77: Lần lượt ra đời các tổ chức kháng chiến sau đây:

1.- Mặt Trận Việt Tiến, với tờ báo Việt Tiến. Hai thủ lãnh của Mặt Trận là giáo sư Đỗ Vạn Lý và mục sư Phan Tần bị tòa án Việt Cộng tại Saigon kết án tử hình (1980).

2.- Mặt Trận Liên Tôn, với chiến khu Phụng Thiên và tờ báo Vì Dân. Thủ lãnh Mặt Trận là Linh mục Nguyễn Văn Vàng bị kết án chung thân khổ sai (năm 1979) và hai Tư lệnh quân sự, Nguyễn Văn Viên (em ruột cha Vàng) và Hà Văn Thành (bí danh Hà Tùng Linh) bị kết án tử hình.

3.- Tổ chức Việt Nam Nhân Chủ Cộng Hòa, với Quốc trưởng Bùi Ngọc Phương, bị Việt Cộng bắt và giam tại Chí Hòa, chết vì thiếu dinh dưỡng (năm 1982).

4.- Tuyên ngôn Nhân quyền được các luật sư Trần Danh Sang và Triệu Bá Thiệp, cùng 17 người nữa, tuyên đọc trước nhà thờ Đức Bà Saigon. Toàn bộ bị bắt và bị giam khổ sai tại Pleiku.

5.- Việt Nam Độc Lập Thống Nhứt Trung Lập Hạnh Phúc Đồng Minh Hội. Thủ lãnh Hồ Hữu Tường bị bắt, giam ở nhiều trại liên tiếp, cuối cùng chết vì kiệt sức tại Chí Hòa (tháng 9.1980).

6.- Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Dân Tộc. Thủ lãnh, giáo sư Trần Thanh Đình, bị bắt và bị xử tử hình tại sân bắn Thủ Đức (năm 1980).

7.- Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ.

– Ngày 31/12/1977: Việt Cộng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Kampuchia (Pol Pot). Cả hai rút đại sứ.

– Từ tháng 3 – 5/1978: Tập thể hóa mọi cơ sở kinh doanh cá thể. Các đảng phái quốc gia, các lãnh tụ tôn giáo bị truy nã.

– Ngày 2/9/1978: Âm mưu phá trại giam T20 Phan Đăng Lưu Gia Định thất bại. Ba người lãnh đạo bị 20 năm tù mỗi người.

– Tháng 3/1980: Tòa án Việt Cộng tại Saigon xử các kháng chiến quân thuộc tổ chức Liên Bang Đông Dương. Hai thủ lãnh, Thẩm Phan và Nguyễn Minh Sang, bị bắt (và bị xử tử hình năm 1982 tại sân bắn Thủ Đức). Chiến sĩ Nguyễn Văn Thụ bị kết án 20 năm tù và bị đánh nát mặt bên phải, vì hô to trước tòa “Đả đảo cộng sản”. Các chiến sĩ Thái Văn Hết, Hồ Tống, Hứa Hồng Hải bị xử 15 năm khổ sai mỗi người.

– Tháng 12/1982: Tổng khủng bố hai tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo. Một số rất đông lãnh tụ hai tôn giáo nầy bị bắt.

– Tháng 5/1984: Lại bắt giử hàng loạt các lãnh tụ tôn giáo, văn nghệ sĩ, trí thức. Nhiều người bị bắt lần thứ hai.

– Tháng 12/1984: “Vụ án nhà hát tây Saigon” xử các chiến sĩ thuộc Mặt Trận Thống Nhứt các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

– Tháng 1/1985: Ba chiến sĩ Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân bị tử hình (Hết trích dẫn)

III.- Những thủ đoạn của bạo quyền để tiêu diệt những người Miền Nam yêu nước.

Sau khi chiếm được Miền Nam Việt Nam, bạo quyền Việt cộng mới nhận chân được rằng, nhân dân Miền Nam không bao giờ chấp nhận ách Cộng sản đè nặng trên đầu, trên vai mình, nên mưu đồ tẩy não của chúng sẽ không bao giờ thành công như ý muốn và chắc chắn rằng người dân sẽ tổ chức chống lại chúng, vì vậy, bọn chúng mới tổ chức rất nhiều tổ chức kháng chiến giả, truyền tai tung những tin mật giả mạo, đại để là có những ông Tướng Việt Nam Cộng Hòa nổi danh ngày xưa như Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Cao Kỳ, Bùi Thế Lân, Đại tá Mã Sanh Nhơn, v.v… xâm nhập về nước và hiện đang ở trong những mật khu để lãnh đạo kháng chiến. Rất nhiều người có nhiệt tâm, từ thường dân cho đến những cựu chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã âm thầm tìm đến điểm hẹn để được người hướng dẫn đưa vào các mật khu đó, họ có biết đâu lần ra đi là vĩnh biệt muôn đời, bỏ lại gia đình, cha mẹ, vợ con càng bơ vơ nghèo đói hơn và cũng vì vậy mà các tổ chức phục quốc thật sự bị hao mòn, suy yếu dần và cuối cùng vì không được sự yễm trợ tích cực từ bên ngoài (thời gian đó thì vô phương), nên tất cả có thể xem như đều bị bạo quyền dập tắt.

Dẫn chứng như trên để chúng ta cùng nhận thấy rằng suốt thời gian 10 năm gian khổ, sống trong một đất nước tràn ngập khủng bố và chết chóc như vậy mà nhân dân, nhứt là giới trẻ Việt Nam vẫn luôn kiên cường chống lại bạo quyền Việt cộng để mong phục quốc, đã chứng tỏ nhân dân Miền Nam không hèn, không thua kém chút nào, nếu không muốn nói là hơn hẳn về tinh thần yêu nước, yêu tự do, dân chủ của người dân và giới trẻ Hồng Kông như một số người lầm tưởng.

IV.- Hải ngoại trong giai đoạn 10 năm đầu từ sau ngày 30/4/1975:

1.- Các tổ chức kháng chiến ra đời:

Trong suốt thời gian hơn 10 năm, người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại một mặt lo chuẫn bị cho cuộc sống, một mặt tham gia vào những tổ chức kháng chiến phục quốc, phần lớn được những đảng phái Quốc Gia như Đại Việt, Tân Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một số ngoài đảng phái như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, Tổng Đoàn Thanh Niện Thiện Chí và Lực Lượng Người Việt Quốc Gia của các ông Đặng Giang Sơn và Trần Quốc Bảo, Mặt Trận Thống Nhứt Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam của ông Lê Quốc Túy, v.v…đứng ra tổ chức. Tất cả các tổ chức kháng chiến phục quốc kễ trên, tổ chức nào cũng được đông đảo người Việt tỵ nạn Cộng sản hăng hái tham gia với cả một bầu nhiệt huyết, đông đảo và rần rộ nhứt một thời là Mặt trận của ông Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh.

2.- Những thực trạng phấn khởi:

Những đảng phái và tổ chức đấu tranh kễ trên hầu như đều có cán bộ hoạt động trong nước. Các tổ chức trong nước vì nghèo, thiếu thốn đủ mọi phương tiện nên rất cần sự yễm trợ từ bên ngoài để có điều kiện tổ chức cơ sở, để có phương tiện chiến đấu và phát động phong trào, nhưng thời đó sự liên lạc giữa hai phía đều bị bế tắt toàn diện, nên chỉ hoạt động bí mật, độc lập và chờ đợi thời cơ.

Các tổ chức bên ngoài sống trong hoàn cảnh tự do, thoải mái và có nhiều điều kiện để hoạt động cho nên tất cả đều hăng hái tạo dựng và phát triễn cơ sở rất rần rộ với một khí thế vô cùng phấn khởi, một số Tướng lãnh lòng còn tràn đầy niềm trăn trở đã nhiều lần tìm về biên thùy Miên-Việt và Lào-Việt để nghiên cứu địa thế lập chiến khu.

3.- Sự chia rẽ và những căn nguyên phát sinh

Trong hoàn cảnh sục sôi như thế, những tổ chức và các đảng phái thay vì hợp tác với nhau thành một sức mạnh để vận động cứu nước thì lại chia rẽ theo 3 khuynh hướng với quan niệm tranh đấu khác nhau:

a.- Nhóm thứ nhứt quan niệm rằng, chúng ta bỏ nước ra đi là vì không chấp nhận chế độ Cộng sản, một chế độ độc tài toàn trị, cho nên chống Cộng thì phải chống tuyệt đối, không liên hệ với bất cứ quốc gia Cộng sản nào vì tất cả Cộng sản, dù bất cứ ở đâu cũng đều tàn ác và bất nhân giống như nhau.

b.- Nhóm thứ hai quan niệm rằng, trong cuộc chiến 20 năm qua, Mỹ và các nước Tây Phương đã bỏ rơi Người Việt Quốc Gia khiến cho Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, vì vậy họ sẽ không bao giờ trở lại giúp chúng ta nữa, cho nên vận động sự giúp đở của họ chỉ hoài công, vô ích.

Bởi vậy, họ quan niệm rằng mặc dầu là Cộng sản với nhau, nhưng Trung Cộng là nước hiện đang căm hận bọn Cộng sản Việt Nam, cho rằng Cộng sản Việt Nam là bọn phản thầy, chạy theo Nga chống lại họ, nên năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã xua quân dạy cho chúng một bài học và cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề tại những vùng biên giới Hoa-Việt.

Để biểu lộ lòng căm thù bọn phản thầy Việt cộng, Đặng Tiểu Bình hứa rằng những đoàn thể kháng chiến của Người Việt Quốc Gia nào cần đến sự giúp đở của Trung Cộng thì ông ta sẳn sàng, tổ chức có bao nhiêu quân, ông ta sẽ cung cấp đầy đủ cho bao nhiêu súng đạn vô điều kiện, đủ để lật đổ cho được bọn Việt cộng, kẻ thù không đội trời chung với ông ta. Tin vào lời hứa như vậy nên nhóm thứ hai nầy xem như hoàn toàn hướng về Trung Cộng để vận động.

c.- Nhóm thứ ba có quan niệm dung hòa, chấp nhận sự giúp đở đầy đủ súng đạn vô điều kiện của Trung Cộng, nhưng trước đó cần phải vận động được sự giúp đở đầy đủ đạn dược của Mỹ và nhiều nước Tây Phương. Vì nhiều nước tiếp tay, cho nên mỗi nước sẽ trợ giúp không cần nhiều nên không bị ảnh hưởng đến luật pháp sở tại của nước họ, cho nên việc vận động sẽ được dễ dàng hơn và vì quyền lợi họ trong tương lai, họ sẽ tự kềm chế lẫn nhau khi đất nước Việt Nam được giải phóng, đồng thời chúng ta sẽ tránh được nước Tàu “thay ngựa giữa dòng” khi cuộc kháng chiến khởi động, bất ngờ họ sẽ tung ra những điều kiện buộc ta phải tuân theo, nếu không, họ sẽ không tiếp tế đạn dược nữa. Kháng chiến quân chúng ta lúc đó có súng mà không có đạn chiến đấu thì xem như bị diệt vong. Điều nầy đã xãy ra bên Miên khi lực lượng kháng chiến

Miên của ông Son San không chấp nhận sự lãnh đạo của Pol Pot mà Bắc Kinh yêu cầu nên bị cúp hết đạn được, lực lượng của ông Son San buộc lòng phải rút hết qua Thái Lan và Mã Lai để tránh bị diệt vong.

Xin mở dấu ngoặt để nói rõ thêm ở đây một sự kiện về việc “Thay ngựa giữa dòng” của Trung Cộng. Số là một Ủy viên Bộ Chính Trị Việt cộng tên Hoàng Văn Hoan tỏ thái độ chống lại việc Cộng sản Hà Nội bỏ Tàu theo Nga, nên nhân việc đi trị bịnh ở Đông Đức, ông ta đào tẩu chạy sang Bắc Kinh và làm con cờ tay sai cho Trung Cộng.

Lợi dụng dịp nầy, Trung Cộng lúc đó úp mở cho biết họ đã tập trung khoản 10 ngàn người Hoa bị Việt cộng xua đuổi dưới hình thức “Vượt Biên Bán Chánh Thức”, giao cho Hoàng Văn Hoan tổ chức thành một đoàn quân nằm yên chờ thời tại biên giới Việt-Trung. Sau những lần tiếp xúc, nhóm thứ ba biết được là khi cuộc kháng chiến bắt đầu bùng nổ, họ Đặng sẽ buộc Người Việt Quốc Gia giao quyền chỉ huy lại cho Hoàng Văn Hoan. Điều nầy không thể chấp nhận được nên nhóm nầy đành buông tay, xoay qua  dùng vũ khí nhân quyền để tranh đấu.

4.- Sự chia rẽ và hậu quả của nó

Ba nhóm kháng chiến hải ngoại với ba quan niệm khác nhau như thế nên không có nhóm nào có đủ thực lực để mở mặt trận kháng chiến trong nước và vận động sự yễm trợ quốc tế trong lúc đó, cho nên nhu cầu cần thiết là phải đoàn kết lại với nhau để tạo thành một sức mạnh thống nhứt thì mới có được tiếng nói chánh nghĩa, đại diện chánh thức cho tập thể Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại để vận động sự trợ giúp của Mỹ và các nước Tây Phương để có thể mở được mặt trận trong nước, nhưng thực tế rất phũ phàng, sự đoàn kết cần thiết nầy chẳng những không bao giờ có được mà đôi khi các nhóm còn chống báng lẫn nhau khiến cho sự chia rẽ trở nên trầm trọng hơn, tệ hại hơn là ngay chính trong mỗi nhóm cũng đều có sự hiềm khích nội bộ, gây nên trình trạng phân hóa, đoàn thể yếu dần, mất niềm tin đối với đồng bào nên khó lòng vận động được tài lực và đặt vấn đề Việt Nam với các chánh khách Tây Phương.

5.- Tìm lối thoát

Đứng trước hoàn cảnh khó khăn như vậy, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy xoay qua chiến dịch mượn những chánh khách Tây Phương mà ông quen biết để nhờ họ đứng ra vận động cho mình. Ông chịu khó dành hết thời giờ đi vận động từ Mỹ sang Canada, sang Âu Châu rất nhiều lần trong năm và sang cả Úc Châu xa xôi, bất cứ cơ sở ở bất cứ quốc gia nào có nhu cầu cho vấn đề nầy ông đều đến ngay mà không hề quãn ngại khó khăn hay xa gần. Nhờ uy tín sẵn có và nhờ tài hùng biện tuyệt vời, ông đã chinh phục được lòng cảm mến của hầu như tất cả mọi người, nhứt là những chánh khách ngoại quốc.

Đầu tiên, ông Pierre Bas, Dân biểu Pháp, nhận lời đứng ra thành lập Ủy Ban Pháp Yễm Trợ Cho Việt Nam Tự Do. Kế tiếp, bà Roland Peel đứng ra thành lập Ủy Ban Anh Yểm Trợ Cho Việt-Miên-Lào Tự Do, sau cùng và quan trọng hơn hết là ông Paul Vankerkhoven, cựu Dân biểu Nghị Hội Âu Châu, nhận lời đứng ra thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yễm Trợ Việt Nam Tự Do (Comité International pour un Việt-Nam Libre (CIVL) năm 1986 tại Vương Quốc Bĩ. Ủy Ban Quốc Tế nầy phát triễn rất nhanh, trong một thời gian ngắn đã mời được hơn một trăm chánh khách khắp nơi trên thế giới tham gia đứng tên trong Ủy Ban Danh Dự của CIVL (đến năm 1990 trên 200 vị) gồm những vị Tướng lãnh, các Dân biểu, Nghị sị, nhà văn, nhà báo của những quốc gia như Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Bỉ, Anh, Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Lục Xăm Bảo, Ý, Ukraina, Hy Lạp, Thụy Sĩ… CIVL đều có văn phòng Đại diện tại Mỹ, Canada, Úc và Âu Châu. Phong trào lúc đó thật rần rộ, Gs Nguyễn Ngọc Huy đi thuyết trình khắp nơi và nơi nào cũng đạt được nhiều thành quả tốt đẹp, các cơ sở do Gs. Nguyễn Ngọc Huy sáng lập từ Mỹ, Canada, Âu Châu và Úc Châu đểu phát triễn mạnh. Buổi thuyết trình của Gs.Nguyễn Ngọc Huy tại Melbourne, Úc Châu năm 1987 (1988?) trong hội trường có hơn một ngàn người tham dự và trong một buổi thuyết trình tại Ý, một nhà báoÝ đã có một bài bình luận đăng trên nhựt báo Il Mattino, đánh giá Gs.Nguyễn Ngọc Huy là sứ giả cùa nền Dân Chủ.

Nhận thấy công việc vận động quốc tế đã có rất nhiều triễn vọng thành công, để chuẫn bị cho phong trào tranh đấu bùng phát, nhân dịp những nước Cộng sản Đông Âu và bức tường Bá Linh sụp đổ, Gs Nguyễn Ngọc Huy phát triễn 2 mặt trận kế tiếp:

1.- Mặt trận hải ngoại, Gs.Nguyễn Ngọc Huy vận động kết hợp về phần Người Việt Quốc Gia để chuẫn bị cho giai đoạn Đại Đoàn Kết, song song với Mặt trận quốc tế là UBQTYTVNTD – CIVL, Gs.Huy chân thành tuyên bố là đến một giai đoạn cần thiết, giáo sư sẽ cho giải tán mọi cơ sở do Giáo sư sáng lập để sáp nhập cùng với tất cả mọi đoàn thể ở hải ngoại thành một đoàn thể lớn, đủ sức mạnh đương đầu với bạo quyền Cộng sản Hà Nội.

Đầu tiên, Gs. Nguyễn Ngọc Huy đã vận động thành công kết hợp được 8 đoàn thể lớn lại với nhau thành một lực lượng chung, gồm có:

1.- Liên-Minh Dân-Chủ Việt Nam (Nguyễn-Ngọc-Huy)

2.- Mặt-Trận Việt-Nam Tự-Do (Hà-Thúc-Ký)

3.- Việt-Nam Dân-Chủ Xã-Hội Đảng (Lê-Phước-Sang)

4.- Việt-Nam Quốc-Dân Đảng (Võ-Văn-Kỳ)

5.- Tổng-Đoàn Thanh-Niên Thiện-Chí và Lực-Lượng Người Việt Quốc-Gia (Trần-Quốc-Bảo)

6.-Liên-Minh Toàn-Dân Quốc-Gia VN (Hoàng-Ngọc-Cẩn đại diện ký thay cụ Trần-Văn-Lắm)

7.- Lực-Lượng Việt-Nam Tự-Do (Trần-Vũ-Bản)

8.- Nhóm Dân-Quyền Canada (Trương-Trí-Vũ)

9.- Nhóm Phục-Việt ở Pháp (Nguyễn-Văn-Trần đại diện ký thay cụ Trần-Văn-Ân)

10.- Các nhân-sĩ tham-dự gồm:Nguyễn-Long Thành-Nam, Bùi-Diễm, Nguyễn-Tường-Bách, Phạm-Ngọc-Lũy, Trần-Đức Thanh-Phong, Lưu-Trung-Khảo, Nguyễn-Mạnh-Hùng

2.- Mặt trận quốc nội:

Đến năm 1990 Gs.Nguyễn Ngọc Huy đã liên lạc được với các đồng chí và những tổ chức của ông trước năm 1975 tại quốc nội. Hai bên đã thảo luận và phân công với nhau về mọi phương diện. Trách nhiệm tổng quát, quốc nội tranh đấu trực diện với bạo quyền, hải ngoại và Quốc tế là hậu phương yễm trợ.

3.- Gs. Nguyễn Ngọc Huy bất ngờ nằm xuống, mọi công trình gầy dựng tiêu tan

Mọi việc chuẫn bị xem như đã xong, mùa hè năm 1990, Gs.Huy tổ chức Đại Hội Thế Giới rất quy mô tại Hòa Lan, quy tụ đại diện các cơ sở, đoàn viên, cán bộ khắp nơi trên thế giới, kễ cả Việt Nam, về để nghe Giáo sư báo cáo và phân chia công tác. Đại Hội chuẫn bị xong, trước giờ khai mạc 2 ngày thì Gs.Nguyễn Ngọc Huy đột ngột qua đời tại Paris, Pháp Quốc, trước đó không lâu, ông Paul Vankerkhoven, chủ tịch CIVL cũng đã qua đời vì bạo bịnh. Tất cả mọi công trình gầy dựng gian khổ của Gs Nguyễn Ngọc Huy sau đó đều sụp đổ.

Xin tạm mượn một câu thơ của thi nhân đời Đường là Lý Thương Ẩn (do Hàn Giang Nhạn dịch) để có thể nói lên được nổi lòng của Người Nằm Xuống: “Xương trắng thành tro hận chửa tan”!!!

4.- Những hệ lụy

Kễ từ sau vụ bạo quyền xữ tử hình ba chiến hữu của ông Lê Quốc Túy trong  Mặt Trận Thống Nhứt Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam gồm Ông Hồ Thái Bạch, Trần Văn Bá và Lê Quốc Quân, tình hình tranh đấu trong nước xem như có phần lắng dịu, có lẽ vì mạng lưới công an và tình báo của bạo quyền giăng ra dầy đặc khắp nước cho nên những chiến sĩ tranh đấu phải rút vào bóng tối chờ đợi công cuộc vận động từ bên ngoài.

Còn bên ngoài thì do nạn chia rẽ như đã kễ trên nên không ai ngồi lại được với ai, riêng trong nội bộ của mỗi đoàn thể cũng đều bị rạn nứt, phân hóa mỗi ngày một trầm trọng. Nếu nhìn lại từ năm 1975 cho đến nay, chúng ta có thể thấy không có bất cứ tổ chức, đảng phái hay đoàn thể nào còn nguyên, thậm chí còn có một số biệt tăm.

V.- Tổ chức Cựu Quân Nhân xuất hiện

Cựu Quân Nhân là lực lượng rất đông đảo trong số Người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại, có tình đồng đội sâu đậm, có tinh thần kỹ luật cao, có kỹ thuật tác chiến rất giỏi, cho nên từ lâu ai cũng trông chờ những vị Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa cùng lên tiếng huy động anh chị em Cựu Quân, Cán, Chính/VNCH đứng ra gánh vác công cuộc tranh đấu chung để cứu nước. Lẻ ra phải được như vậy, nhưng trước đó chỉ thấy một vài vị xuất hiện, ngoài ra không biết tại sao tất cả còn lại đều giữ thái độ im lặng một cách rất khó hiểu cho đến tận ngày xuôi tay nhắm mắt. Đáng tiếc vô cùng!

Năm 2003 bổng nhiên xuất hiện một Đại Hội Toàn Quân rất sôi động, được tổ chức tại Hoa Kỳ, có nhiều Tướng lãnh và Sĩ quan Trung Cấp tham dự, mọi người ai cũng đều mừng rỡ và nghĩ rằng cơ hội vùng lên bắc đầu. Trong những cuộc phỏng vấn ngay trong hội trường Đại Hội, ông Tướng nào cũng bày tỏ lòng yêu nước, quyết liệt đấu tranh để đánh đổ bạo quyền Việt cộng, nhưng đến khi bầu Ban Chấp Hành để phân chia công tác, mọi người đều ngạc nhiên và tỏ ý thất vọng vì thấy chỉ có một ông Tướng mặt trận và một vị Đại tá cựu Tư lịnh Không Quân nhận lãnh trách nhiệm, những vị còn lại biến mất luôn và lần lượt rơi rụng dần, cho đến nay không còn thấy lực lượng nầy có những sinh hoạt nào đáng kễ.

VI.- Tổ chức Cộng đồng

Thời gian dài trôi qua, nhiều chiến sĩ trong nước cũng như ở hải ngoại trở nên già yếu hoặc qua đời cho nên sự sinh hoạt của những đoàn thể vì thế mà không còn sinh động rần rộ như xưa, ở hải ngoài chỉ còn thấy hoạt động của những Cộng đồng, tuy cùng mục tiêu chống Cộng nhưng ít thấy có những sinh hoạt chung nhau

thường xuyên, đó là chưa kễ một số Cộng đồng còn chống báng lẫn nhau khiến cho sự chia rẽ càng thêm trầm trọng.

Riêng trong quốc nội thì còn thê lương hơn vì sự kiểm soát gắt gao của bạo quyền nên những cơ sở đấu tranh của những đoàn thể và đảng phái trước năm 1975 xem như biến mất. Các Tôn giáo cũng vậy, mạnh ai nấy làm, thiếu sự kết hợp, thiếu cơ sở hoạt động nối kết thành ra những lần tranh đấu của họ bị lẻ loi nên dễ bị đàn áp, dễ bị bạo quyền bao vây, cô lập rồi dập tắt.

Tóm lại, vì không có lãnh đạo chung để kết hợp, vùng nầy bênh vực cho vùng kia, Tôn giáo nầy bênh vực cho Tôn giáo kia cho nên công cuộc tranh đấu đều rời rạc, rất yếu nên dễ bị trấn áp.

Người dân dù bất mản chế độ vô cùng nhưng không biết chọn nơi nào thật sự tranh đấu để dấn thân, tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạo quyền có thể tiêu diệt nổi tinh thần yêu nước của nhân dân, dù cho bọn chúng luôn những biện pháp khủng bố tàn bạo để đàn áp dân như xử dụng lực lượng Công an, thậm chí còn xử dụng cả bọn côn đồ và bọn xã hội đen, v.v…cho nên trong nước vẫn không ngừng xuất hiện công khai những cuộc tranh đấu dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy lẻ tẻ, có tánh cách cá nhơn hoặc của một nhóm ít người nhưng rất kiên cường và không sờn lòng, mặc dầu họ vẫn biết rằng họ sẽ bị đàn áp dễ dàng để trở thành những tù nhân lương tâm, với các tội danh mơ hồ được gán cho họ như: gây rối trật tự công cộng, hay âm mưu lật đỗ chánh quyền, v.v…

Tinh thần yêu nước của nhân dân còn được bộc lộ rõ ràng, nhứt là qua những lần xuống đường rần rộ khi xãy ra những biến cố quan trọng được thế giới quan tâm một thời như:

1.- Biến cố dàn khoan Hải Dương HĐ81:

Dàn khoan khổng lồ HD 981 của Trung Cộng ngang nhiên vào khoan thăm dò dầu khí 03 tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Vịnh Bắc Bộ vào giữa tháng 6 đến giữa tháng 9 năm 2014 đã khiến nhân dân căm phẩn tạo nên những cuộc biểu tình trên khắp nước, nhứt là những cuộc biểu tình tại Hà Nội và Saì Gòn, đặc biệt tại Bình Dương và Hà Tĩnh, cuộc biểu tình đã gây nên bạo động, các xí nghiệp của Tàu tại đây bị đập phá, tuy nhiên vì không được kết hợp  thống nhứt nên bị bạo quyền cô lập, đàn áp dập tắt dễ dàng, nhiều người biểu tình bị bắt và bị xử tù nặng nề.

2.- Biến cố Nhà máy gan thép Formosa:

Năm 2016, nhà máy gan thép Formosa xã chất độc bừa bải xuống biển gây ô nhiễm cả một vùng biển rộng lớn dọc theo miền duyên hải khiến cá chết đầy mặt biển, gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân Vũng Án-Hà Tĩnh và một số tỉnh lân cận Miền Trung. Nhân dân cả nước rần rộ biểu tình phản đối, nhưng cũng vì không được kết hợp thống nhứt rộng rãi nên bị bạo quyền cô lập, đàn áp dập tắt dễ dàng, nhiều người bị bắt và bị xử tù nặng nề.

3.- Biến cố Đặc Khu Kinh Tế 99 năm:

Năm 2018 bạo quyền Việt cộng dự thảo thành lập 3 Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Trung Cộng thuê 99 năm và luật An Ninh Mạng khiến cho lòng dân căm phẩn, cho nên ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân tại một số địa phương là Hà NộiĐà NẵngBình ThuậnNha TrangBình DươngĐồng NaiVũng Tàu và Sai Gòn xuống đường biểu tình phản đối. Đặc biệt tại thị trấn Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận cuộc biểu tỉnh bạo động dữ dội, chiếm thị xã, đập phá, đốt xe khiến cho đoạn Quốc lộ1 tại Phan Rí bị tê liệt, 49 người yêu nước trong biến cố nầy hiện đã bị xử án tù, tổng cộng lên đến 150 năm.

Cuộc biểu tình rần rộ thứ hai, ôn hòa hơn tại khu Lăng Cha Cả Sai Gòn đã làm cho đoạn đường lên phi trường Tân Sơn Nhứt bị tắt nghẽn lưu thông trong nhiều ngày, nhưng cũng vì không được kết hợp thống nhứt trên toàn quốc nên cũng bị bạo quyền bao vây, cô lập và đàn áp dập tắt khiến nhiều người yêu nước bị bắt giữ và bị xữ tù tội nặng nề.

Tất cả những điều dẫn chứng dong dài nói trên đã cho chúng ta thấy người dân trong nước không hề vô cảm, không hề lãnh đạm với tương lai đất nước đang ngày một đen tối như một số người lầm tưởng.

VII.- Lòng yêu nước theo dòng sinh mệnh của lịch sử

Có lẻ chúng ta không nên đánh giá quá thấp khi nhìn thấy những cảnh ồ ạt, cuồn loạn của đông đảo thanh niên xuống đường chào mừng đội túc cầu trên về thành phố rồi vội vã chỉ trích chê bai, mà  không nghĩ đó là sự kiện cuồng nhiệt của một thế hệ người dân khi họ không có nơi nào đáng tin cậy cho lý tưởng của họ bám víu.

Quả vậy, nếu chịu khó nhìn vào những cuộc xuống đường tự nhiên khác của nhân dân để chào đón các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Giorge Bush, Barack Obama, Donald Trump, thấy đồng bào rất trật tự, rất nồng nhiệt

và cũng rất đàng hoàng, khác hẳn với lúc xuống đường chào mừng đội túc cầu vì họ nghĩ Mỹ là nơi mà họ tin cậy để đặt niềm tin trong công cuộc vận động cứu nước.

Trường hợp nầy thật giống với quan niệm của tuổi trẻ Hồng Kông hiện nay, biểu lộ được lòng yêu nước và sự can đảm tranh đấu của dân tộc Việt mà không có một sức mạnh dã man nào có thể hũy diệt được.

Thật đúng vậy, lịch sử đã cho thấy dù bị giặc Tàu đô hộ vô cùng dã man và khắc nghiệt, tưởng chừng như bị xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới, vậy mà trên một ngàn năm sau, ông bà chúng ta vẫn quật khởi, đánh đuổi được giặc Tàu và xây dựng lại non sông cho đến ngày nay. Một chuyện vô cùng hy hữu  mà dân tộc Việt Nam đã làm được.

Bạo quyền Việt cộng cần ý thức điều nầy hơn ai hết để sớm thức tỉnh hầu tránh đổ máu vô ích trong thời gian gần sắp tới khi mà Mỹ và Tây phương đang chuyễn mình để bôi xóa chế độ Cộng sản và Xã Hội Chủ Nghĩa trên toàn thế giới.

VIII.- Vì sao qua 44 năm tranh đấu mà vẫn chưa thành công? 

Từ sau ngày 30/4/1975, người dân trong nước bao giờ cũng trông ngóng chờ đợi sự yễm trợ từ bên ngoài và rất trông mong sự trổi dậy những cơ sở quốc nội của những lực lượng hải ngoại, để mọi người cùng tham gia cứu nước, nhưng vô vọng vì lực lượng người Việt hải ngoại ngày càng suy yếu vì nạn chia rẽ, phân hóa, không còn đủ sức để yễm trợ cho công cuộc đấu tranh càng lúc càng khó khăn hơn.

Hầu như tất cả mọi lực lượng, mọi đoàn thể, mọi Tôn giáo hải ngoại hiện nay so với những năm 1980, 1990, 2000 … khác biệt rất nhiều, dường như chỉ còn có các Cộng đồng là còn có những sinh hoạt đáng kễ, nhưng ngay cả các Cộng đồng cũng mạnh ai nấy làm mà không ngồi lại với nhau được mặc dầu có cùng mục tiêu chung, đó là chưa kễ có những lúc kình chống lẫn nhau mạnh bạo.

Người dân trông mong nhiều những vị Tướng lãnh anh hùng, thao lược Miền Nam trước năm 1975, nhưng dường như hầu hết đều an phận, ít thấy ai chịu dấn thân, một số vị còn vô chùa tu không màn đến thế sự, xem như phủi tay, bỏ cuộc trong thời điêu linh của đất nước.

Mọi người hầu như ai cũng có thân nhân còn ở lại Việt Nam, chờ đợi kháng chiến vô vọng nên lần lượt về thăm quê hương ngày càng nhiều, không kễ những kẻ lợi dụng phong trào du lịch Việt Nam mặc dầu những thành phần nầy chẳng còn thân nhân gì ở trong nước, nhưng vẫn về nước thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi, đàng điếm.

Khai thác yếu tố nầy, bạo quyền mở những đòn thâm độc để chiêu dụ, khiến những người đã về nước được rồi đều bị Quỹ Việt Cộng Ám, nên hầu hết đều muốn về thêm vì thế họ âm thầm xa lánh dần những đoàn thể đấu tranh vì sợ bị mang tai họa.  Lực lượng hải ngoại vì thế mà suy yếu dần, một phần cũng đều do nguyên nhân nầy gây ra.

Lỗi nầy quy trách cho ai? Suy cho cùng có thể là muôn phần đều do lỗi tại ta, những người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hài ngoại, kẻ ít người nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã vì chia rẽ mà làm mất đi lòng kỳ vọng của nhân dân, nên nay đã qua 44 năm mà chưa thấy được ngày về.

Trước những cảnh ngộ khó khăn trước mắt như vậy, ta phải làm gì ? Đó là những nổi niềm trăn trở chung cần phải được khơi mào để cùng chung nhau tìm lối thoát.

IX.- Kết luận

Ngày xưa ở Sai Gòn có chiếu một cuốn phim ngoại quốc mà tựa đề của phim được dịch ra tiếng Việt là “Cà Chớn Chống Xâm Lăng”, liên tưởng đến một ngày nào đó khi Trung Cộng vì đuối sức trong cuộc thương chiến với Mỹ mà bị sụp đổ hoặc bị nội loạn, khi đó, dĩ nhiên họ phải lo tự cứu lấy họ chớ không còn hơi sức để chống lưng cho một “đàn em phản bội” Việt Nam. Lúc đó thì dù là  “Thất phu”, dù là Cà Chớn đến đâu cũng đều “Hữu trách”, nên chắc chắn sẽ có hai trường hợp rất có thể xãy ra:

1.- Bộ đội sẽ ý thức được những lời phân tách của Đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phạm Bá Hoa qua rất nhiều lá thơ của ông nhắn gởi cho họ: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, sẽ đồng loạt đứng ra thực hiện một cuộc đảo chánh. Hoặc

2.- Nhân dân sẽ đồng loạt đứng lên giật sập chế độ Cộng sản Hà Nội dưới sự án binh bất động của bộ đội, giống như trường hợp đã xãy ra ở Đông Âu vào năm 1989 với cái chết thê thảm của vợ chồng nhà độc tài Cộng sản Romania Nicolae Ceausescu.

Trong cả hai trường hợp, chắc chắn sẽ có lãnh đạo đứng ra điều họp cuộc nổi dậy toàn quốc với sự tham gia của toàn dân và với lòng yêu nước chất chứa trong lòng tự bấy lâu nay, những đoàn thanh niên trong những cuộc xuống đường mừng đội túc cầu và những cuộc xuống đường chào đón các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Giorge Busch, Barack Obama, Donald Trump, bao giờ cũng sẽ là những toán xung phong đi đầu trong cuộc tranh đấu để bẻ gãy xích xiềng nô lệ của bạo quyền Việt cộng và bè lũ tay sai bán nước.

Hai hình thái xuống đường chào đón, tuy khác nhau nhưng cùng một biểu tượng cho sự cuồng nhiệt của người dân trước những biến cố không giống nhau.

Còn việc thấy người té ngã nằm đường mà ra tay tế độ thì chỉ có bác sĩ và người hùng mới dám làm vì rất dễ bị rước họa vào thân mà xã hội Cộng sản đã luôn dồn con người vào những tình huống như vậy.

 

 

Tham luận 140: Giới Trẻ Hồng Kông và Giới Trẻ Việt Nam Trong Những Cuộc Tranh Đấu

I.- Tuổi trẻ Hồng Kông:

Những cuộc xuống đường của người dân Hồng Kông từ năm 2014 đến nay xem như được giới trẻ trong giới sinh viên và học sinh phát động, một trong những sinh viên lãnh tụ nổi bật nhứt là làm nên lịch sử chống lại cường quyền và bạo lực của Đặc khu Hồng Kông và Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau:

1.- Cuộc cách mạng Dù Vàng năm 2014:

Phát động cuộc phát động “Cách Mạng Dù Vàng” kéo dài 79 ngày, tranh đấu để người dân Hồng Kông  được bầu vị Đặc Khu Trường một cách dân chủ thay vì bị Trung Cộng chi phối, chỉ chọn người thân Bắc Kinh, không chấp nhận những thành phần đối lập. Cuộc tranh đấu xuống đường tuy được cả triệu người tham gia, nhưng cuối cùng cũng bị Bắc Kinh dập tắt và đưa người tay chân của họ là bà Carrie Lam lên làm Trưởng Đặc Khu.

2.- Cuộc xuống đường biểu tình 2019:

Cuộc xuống đường rần rộ lần nầy bắt đầu từ ngày 09/6/2019 và ngày 16/6/2019 kéo dài cho đến nay mà mục tiêu là chống Dự Luận Dẫn Độ của bà Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, một dự luật nếu được thông qua sẽ xóa bỏ nguyên tắc “Một quốc gia Hai chế độ”, quy định “Đặc Khu được tự trị ở mức độ cao” mà người dân Hồng Kông được hưởng cho đến năm 2047, chỉ trừ vấn đề Quốc phòng.

Nguyên tắc nầy đã được Đặng Tiểu Bình đề xướng và đã ký kết với bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua bản Tuyên Bố chung vào ngày 19/12/1984, chính thức thỏa thuận về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Cộng vào 13 năm sau, tức ngày 01/12/1997. Sau ngày bàn giao, Hồng Kông trở thành một Đặc khu của Trung Cộng với vai trò làm trung gian giữa Hoa Lục và Thế giới.

3.- Nội dung Luật Dẫn Độ:

Luật dẫn độ nầy quy định Đặc Khu Hồng Kông phải dẫn độ sang Trung Cộng bất kỳ một công dân Hồng Kông nào hay bất kỳ một người ngoại quốc nào quá cảnh sang đây, khi được Bắc Kinh yêu cầu. Vấn đề nầy không được người dân Hồng Kông chấp nhận vì nó biểu lộ sự can thiệp và đe dọa ngày càng rõ rệt vào cuộc sống của họ, vì mọi người đều thừa hiểu mục đích sâu xa của Bắc Kinh là muốn dùng dự luật nầy để áp giải về Trung Quốc xử tội tất cả những người có tư tưởng chống lại chủ trương xóa bỏ Một quốc gia Hai chế độ, dập tắt đầu não những sự chống đối ngay từ lúc manh nha, tránh tuyệt đối những trở lực để dễ dàng biến Hồng Kông trở thành một tỉnh lỵ dưới sự cai trị của đảng Cộng sản giống như tỉnh Phúc Kiến hay Thượng Hải, v.v… Do đó những cuộc xuống đường biểu tình phản kháng của người dân Hồng Kông bộc phát một cách nhanh chóng, rần rộ và liên tục lên đến cả triệu người tham dự, kéo dài cho đến nay đã gần 4 tháng, khiến cho nhiều nơi của thành phố bị tê liệt.

Rút kinh nghiệm về sự thất bại trong những đợt biểu tình Cách Mạng Dù Vàng năm 2014, cuộc biểu tình lần nầy, những thành phần nồng cốt đều trang bị mặt nạ nói là để chống hơi cay của lựu đạn cảnh sát, nhưng thực ra là để tránh bị nhận dạng để bị bắt nguội, trước vô số máy ảnh, máy quay phim và camera của cảnh sát.

Nhận thấy người biểu tình đều mang mặt nạ nên cảnh sát nổi chìm không thể thu hình để nhận dạng theo ý muốn nên bà Carrie Lam ban lịnh cấm người biểu tình mang mặt nạ. Lịnh nầy càng làm tăng thêm sự chống đối của những người biểu tình.

Đến đây đã lộ rõ hành vi nham hiểm của chánh quyền Hồng Kông, giống như thời Đặng Tiểu Bình trong vụ Thiên An Môn. Trong khi cuộc xuống đường đang diễn ra náo nhiệt, họ Đặng cho người quay video liên tục nhiều ngày để nhận dạng những thành phần nồng cốt trong cuộc xuống đường. Sau khi thâu hình đã tạm đủ, họ Đặng mới ra lịnh cho xe tăng và quân đội tràn vào càn quét. Sau vụ càn quét, cảnh sát bắt đầu xem hình nhận dạng và đi ruồng bố để bắt nguội từng người một đem về đồn công an tra tấn rất dã man, nhiều người trong số đó, phần đông là thanh niên, sinh viên, học sinh, bị đem ra hành hình công khai để khủng bố. Bà Carrie Lam hiện đang đi trên dấu vết đó của Đặng Tiểu Bình.

Điều nầy không qua mắt được Ban Lãnh Đạo của cuộc xuống đường, vì vậy cuộc xuống đường đã được tích cực mở rộng mục tiêu tranh đấu của họ, không chỉ đòi hỏi một điều như lúc ban đầu, mà yêu cầu 5 điều như sau:

a.- Hoàn toàn rút lại vĩnh viễn Dự luận Dẫn độ

b.- Trưởng Đặc khu Carrie Lam phải từ chức

c.- Rút lại những cáo buộc của cảnh sát dán khắp thành phố, cho rằng biểu tình là “cuộc bạo loạn”

d.- Trả tự do cho những người biểu tình đã bị bắt

e.- Bắt cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4.- Giới trẻ Hồng Kông và giới trẻ Việt Nam

Nhân câu nói của Joshua Wong:” Giới trẻ Hồng Kông và Việt Nam hãy đứng lên, bây giờ hoặc không bao giờ nữa”. Câu nói thật đầy ý nghĩa của tình liên đới. Tuy nhiên vì Hồng Kông được sống trong tự do, tuy có phần hạn chế nhưng đã thực hiện được những cuộc xuống đường rần rộ có phần dễ dàng, tuy cuộc cách mạng Dù Vàng năm 2014 không thành công, nhưng Joshua Wong và các bạn không bị những bản án tù đáng kễ và sau khi ra tù còn được thông thả đến tham dự cuộc xuống đường chống dự luật Dẫn Độ và còn được thông dông đi vận động ở các nước thù địch của Bắc Kinh như Đài Loan, Nhựt Bổn, Đức và Mỹ. Về mặt lãnh thổ thì Hồng Kông chỉ là một đơn vị hành chánh, giống như một tỉnh của Trung Cộng nhưng được hưởng quy chế đặc biệt, cho nên về mặt hình thức thì cuộc xuống đường của nhân dân Hồng Kông cũng giống như những cuộc xuống đường của Sai-Gòn, của Phan Rí, của Bình Dương trước đây mà bạo quyền có thể ra tay đàn áp bất cứ lúc nào vì là việc nội bộ riêng của họ.

Trong khi đó, giới trẻ và nhân dân Việt Nam hoàn toàn không được như vậy, luôn luôn bị kiểm soát gắt gao, xách động xuống đường, dù là xuống đường chống sự xâm lăng của Trung Cộng, lập tức họ bị khủng bố ngay và bị bắt vào tù với bản án thật nặng nề. Điều nầy cho thấy sự khó khăn trong công cuộc tranh đấu của nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạo quyền có thể tiêu diệt nổi tinh thần yêu nước của nhân dân, dù cho bọn chúng luôn dùng những biện pháp khủng bố tàn bạo để đàn áp dân như xử dụng lực lượng Công an như thường lệ mà thậm chí còn xử dụng cả bạo lực của bọn côn đồ và bọn xã hội đen, v.v…Dầu vậy, trong nước vẫn không ngừng xuất hiện công khai những cuộc tranh đấu dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy lẻ tẻ, có tánh cách cá nhơn hoặc của một nhóm ít người nhưng rất kiên cường và không sờn lòng, mặc dầu họ vẫn biết rằng họ sẽ bị đàn áp dễ dàng để trở thành những tù nhân lương tâm, với các tội danh mơ hồ được gán cho họ như: gây rối trật tự công cộng, hay âm mưu lật đỗ chánh quyền, v.v…

Tất cả những điều dẫn chứng dong dài nói trên đã cho chúng ta thấy người dân trong nước không hề vô cảm, không hề lãnh đạm với tương lai đất nước đang ngày một đen tối như một số người lầm tưởng.

II.- Mưu mô thâm độc của Bắc Kinh

Bà Đặc Khu Trưởng Hồng Kông chính là người của Bắc Kinh đặt để cho nên Dự Luật Dẫn Độ tuy nói là của bà Carrie Lam, nhưng thực chất đều là do lịnh của Bắc Kinh. Cuộc xuống đường chống lại dự luật nầy tức là chống lại ý muốn của Bắc Kinh, cho nên Tập Cận Bình không thể tha thứ cho họ được, bằng mọi giá phải dập tắt cho bằng được để nhân cơ hội nầy, thâu hồi Hồng Kông thành một tỉnh lỵ của Trung Cộng như Phúc Kiến, Thượng Hải, v.v…

Nhưng hoàn cảnh hiện nay, họ Tập đang thất thế nặng nề trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận chiến tranh thương mại, cho nên chưa thuận tiện ra tay mạnh như vụ Thiên An Môn năm 1979 mà cần phải chuẫn bị cẩn thận một số bước đi trước tiên để dọn đường, hầu có thể tránh được phần nào tai tiếng và sự trừng phạt của quốc tế. Những chuẫn bị của Bắc Kinh có thể nhận thấy trong những hành động của họ như:

1.- Gởi quân đội đến đóng dọc theo ranh giới với Hồng Kông.

2.- Chỉ thị cho bà Carrie Lam hủy bỏ Dự luật Dẫn Độ để mua thời gian

3.- Cho xâm nhập đông đảo cảnh sát vào lực lượng cảnh sát Hồng Kông để họp lực.

4.- Thả lõng cho Joshua Wong dẫn đầu phái đoàn đi vận động sự ủng hộ cuộc biểu tình tại các quốc gia: Nhựt Bổn, Đài Loan, Đức, Mỹ vì Bắc Kinh cần phải thăm dò dư luận và phản ứng của những nước đáng ngại nầy ra sao trong trường hợp cuộc đàn áp đẫm máu xãy ra, thực ra Bắc Kinh không bao giờ tử tế thả lõng cho Joshua Wong đi vận động “các nước thù địch” để chống lại ông ta như vậy.

5.- Cho cảnh sát chìm, du đảng và bọn xã hội đen xen lẫn vào đoàn biểu tình để gây bạo loạn, đập phá, cướp bóc để phá vỡ chủ trương ôn hòa của người biểu tình, cho cảnh sát dán giấy khắp thành phố kết tội cuộc biểu tình là “Bạo Loạn” để chuẫn bị dư luận trước khi Bắc Kinh ra tay. Đây rất có thể là cái bẫy mà bà Carrie Lam và Bắc Kinh giăng ra, ngón nghề chuyên môn của tất cả mọi chánh quyền Cộng sản dù là Bắc Kinh, dù là Việt cộng, v.v…

Khi cuộc biểu tình bị khích động và trở nên bạo loạn thì ban lãnh đạo Đặc Khu vin vào đó để xin Bắc Kinh trợ giúp, giãn hồi an ninh, trật tự. Biết rằng bạo loạn là do sự dàn dựng của Bắc Kinh là điều hiển nhiên, nhưng đã xãy ra ngay trong cuộc biểu tình thì khó ai có thể vin vào cớ gì để có thể can thiệp vào công việc mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là việc nội bộ của họ, ngoại trừ Đài Loan, nhưng Đài Loan có thể làm được những gì để giải cứu Hồng Kông? Đánh sập một đập nước nào đó để răn đe chăng? Điều khó xãy ra trong

hoàn cảnh nầy. Mỹ và Tây phương cùng lắm là ráp nhau cấm vận, trừng phạt kinh tế, điều nầy không tác dụng gì đáng kễ đối với Trung Cộng, một quốc gia mà giới lãnh đạo sẳn sàng để cho dân của họ ăn cỏ, chết đói để “trường kỳ kháng chiến” cho mục tiêu mà họ mong muốn.

Cho nên, trước sau gì thì biến cố đẩm máu nầy cũng rất có thể xãy ra, đến mức độ nào thì chưa biết, nhưng trước nhứt là để khủng bố tinh thần người dân khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng, sau nữa là để thăm dò sự phản ứng của Nhựt Bổn, Đài Loan, Đức và Mỹ…tới mức độ nào? Nếu tất cả đều không muốn xen vào vì “lạnh cẳng” thì Bắc Kinh sẽ dồn hết mọi nổ lực để tính đến chuyện Đài Loan và sau đó là Biển Đông.

III.- Những biến động trên Biển Đông

Trong tham luận nầy, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề Biển Động mà hiện nay Bắc Kinh đang đưa tàu HD.8 ra vào bãi Tư Chính và còn vào sát vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam như chổ không người, chẳng những thế mà còn ngang ngược tuyên bố đó là những vùng thuộc lãnh hải của họ. Trước những thái độ xâm lăng, cướp biển đảo như vậy, các cường quốc trên thế giới và Mỹ đều lên án, và kéo nhau ra Biển Đông tập trận, nhưng hầu như chưa thấy họ có biện pháp gì để ngăn chận trong khi Bắc Kinh vẫn cứ thản nhiên tiếp tục khai triễn vỉệc làm phi pháp của họ trong khi Phi Luật Tân thì bất lực, Việt Nam thì có vẻ mạnh miệng “cho vui” chớ chẳng thấy có hành động cụ thể gì coi cho được. Bởi vậy, tình hình xem chừng rất bi quan.

Điều lưu ý là Mỹ và những quốc gia Tây Phương cùng kéo nhau ra Biển Đông tập trận để phô trương sức mạnh răn đe Trung Cộng, nhưng mục đích chánh của họ là để bảo vệ lưu thông đường hàng hải và đường hàng không trong vùng biển nầy vì đó mới chính là lợi ích cốt lõi của họ, ngoài ra những vấn đề khác chỉ là phụ thuộc, cho nên, nhiều lần Mỹ đã từng lên tiếng là việc tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong vùng phải tự giải quyết với nhau, Mỹ không can dự vào. Việc đã rõ như vì không ai tự mình “Ăn cơm nhà đi vác ngà voi” bao giờ.

Mặc dù là vậy, nhưng chánh sách chống Trung Cộng triệt để của Tổng thống Donald Trump tuy hoàn toàn vì quyền lợi của nước Mỹ, nhưng lại có ảnh hưởng thuận lợi tới nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông của Việt Nam mà trong những bài tham luận trước chúng tôi đã có đề cập đến. Đó là “Dịp may ngàn năm một thuở” hay “Phước bất trùng lai” nên, nhân cơ hội thuận tiện nầy, người Việt Nam cần phải nhanh tay nắm lấy cơ hội để vùng lên đạp đổ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa bạo tàn, xây dựng lại non sông.

IV.- Những niềm hy vọng vươn lên thay lời kết luận

Hiện thời nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang có xuôi hướng bất ổn do hiện tượng xâm lăng của Tàu Cộng đã lộ diện nguyên hình qua HD.8 của chúng ngang nhiên xâm nhập vào bãi Tư Chính của Việt Nam mà chúng tuyên bố thẳng thừng là của chúng, chẳng những thế mà chúng còn cho tàu HD.8 tiến sát vào bờ biển Việt Nam, chỉ cách bờ  150-160Km để thách tức trong khi bạo quyền Việt cộng không dám thưa kiện như Phi Luật Tân trước kia mà chỉ phản ứng chiếu lệ để mị dân,  biểu lộ bản chất khiếp nhược của bạo quyền trước mưu lược xâm lăng của người Đại Hán, rõ ràng là thái độ tay sai, thái độ bán nước của một bọn người tự nguyện làm thái thú cho Tàu như rất nhiều người đã lên tiếng cảnh giác từ lâu.

Từ đó mới xãy ra nhiều sự việc được phanh phui do chính miệng một số Tướng lãnh trẻ (ý nói Tướng một sao) trong Quân Đội Nhân Dân đã mạnh dạn vạch trần những thái độ hèn với giặc, ác với dân của cấp lãnh đạo đảng Cộng sản, điều nầy rất hiếm thấy xãy ra trong hàng ngũ Cộng sản, nhưng hiện đang xãy ra, chứng tỏ sự xung đột nội bộ đã lên đến cực điểm, vì lẻ đó trong tương lai gần, có thể rất gần, một trong hai cuộc đột biến sẽ xãy ra:

1.- Quân đội sẽ được những tướng lãnh trẻ và những sĩ quan trung cấp đứng lên đảo chánh.

Nếu thành công, có thể quân đội sẽ lên cầm quyền giống như Thái Lan, nhưng quân đội Thái Lan tuy độc tài nhưng vẫn còn ở trong thể chế dân chủ, tự do. Quân đội Nhân dân Việt Nam khác hơn, sinh ra từ chủ nghĩa Cộng sản và sống với chủ nghĩa nầy đã hơn 70 năm, cho nên khó biết trước được chánh quyền tương lai sẽ ra sao. Nếu vẫn còn độc tài như kiễu Miến Điện thì việc xây dựng đất nước trở thành dân chủ, tự do, pháp trị vẫn còn phải trải qua nhiều giai đoạn tranh đấu và  nhân dân sẽ còn phải tiếp tục khốn khổ và chậm phát triễn trong một thời gian nữa, bao lâu thì tùy hoàn cảnh xã hội, khó định trước được.

2.- Nhân dân từ Nam chí Bắc sẽ đồng loạt vùng lên lật đổ bạo quyền giống như các nước Đông Âu đã xuống đường đánh sập chủ nghĩa Cộng sản vào năm 1989 và sau đó đả phá sập bức tường ô nhục Bá Linh, triệt hạ đế quốc Liên Sô. Trường hợp nầy xãy ra và nếu đạt được thành công thì nhân dân Việt Nam sẽ tự quyết cho tương lai đất nước của mình, do đó đất nước sẽ nhanh chóng bước sang thể chế dân chủ, tự do như

các nước Tây Phương, dân tộc sẽ sớm thoát khỏi những ách thống trị bạo tàn đã trải dài suốt mấy chục năm nay.

Đó chính là niềm mong đợi và có phần chắc sẽ xãy đến cho một dân tộc vốn mang dòng máu anh hùng và kiêu dũng- Dân Tộc Việt Nam- đồng thời cũng là lúc mà giới trẻ Việt Nam có cơ hội để chứng minh mình xứng đáng là hậu duệ đích thực của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Toản đã tự mình huy động giới trẻ đương thời cùng lên ngựa chống xâm lăng.

(17/10/2019)

Vui cười

Một người miền núi đi đến cơ quan đảng uỷ xin được gia nhập đảng. Bí thư hỏi thân mật:

 – Ông miền ngược ơi, hãy nói cho tôi biết, cái gì đã lôi kéo ông vào tổ chức đảng cộng sản?

 – Thưa ông bí thư, ông nội tôi thuộc đám quân phiến loạn, cha tôi từng là tướng cướp, nên tôi cũng muốn gia nhập vào một băng đảng nào đó cho khỏi hổ mặt với cha ông!

 

 

Trung Cộng Sẳn Sàng Xâm Chiếm Việt Nam – Phan Văn Song

Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89 (22 trang) – Phan Văn Song phỏng dịch

Lời Mở thay Lời Kết :

Kính thưa quý thân hữu,

Kính thưa quý bà con,

Người dịch chúng tôi, Phan Văn Song thành thật cám ơn quý độc giả đã nhẫn nại chia sẻ tài liệu công phu và tỉ mỉ của Zhang Xiaominh cùng chúng tôi. Chúng tôi, cũng như bao bạn bè và bà con rất « sốt ruột » trước sự « thờ ơ với thời cuộc, vận mạng của đất nước mình » cảm rằng đây đang  là một cuộc « tự tử tập thể – suicide collectif » của cả một dân tộc. Vẫn biết, tất cả là ngoài tầm tay của mỗi cá nhơn chúng ta … Một nhà nước « bán nước giữ Đảng », một láng giềng to lớn, với mộng « bá chủ khu vực », với truyền thống  « thâu tóm toàn bộ không gian Tàu về một mối ». Khi một lá cờ biểu tượng bằng một ngôi sao trung ương lớn, « được » 4  ngôi sao nhỏ hầu chung quanh, chứng minh rằng đã nói rõ cho thế giới « giấc mộng bá chủ thiên hạ ». Và SẼ có nhiều ngôi sao khác hầu chung quanh nữa. Ngày nay, đã có Tạng, Hồi, Mông, Mãn, nhưng chưa đủ, chỉ một chặng đường.

Giấc mơ đã nói rõ : Một Con Đường – One Road- Nhất Lộ – đem Văn Hóa Hán vượt biên giới phía Tây, vượt sa mạc, vượt Tây Bá Lợi Á… đem Văn Hóa Hán xuôi về Nam chiếm Đông dương Việt Miên Lào, mở cửa ra Vịnh Thái Lan … Gom vào tất cả, gom về một mối, một khu vực, một giang sơn, trói lại, bó lại trong một sợi giây nit- a belt – une ceinture, với Một vành đai – Nhất Đái – một sợi giây nịch làm biên giới One Belt…

Thế giới Tây Phương, thật thà cởi mở, chỉ thấy cái Mở : One Road… thông thương, thương mại, trao đổi ..Route de la Soie – Silk road, mập mờ đánh lận con đen, lường gạt thiên hạ ! Nhưng  thế giới phương Tây không thấy sợi giây nịt – the Belt, thắt chặt gói tất cả trong một tư tưởng, một văn hóa… xưa Hán tộc, nay Tàu Cộng … mai Hán Cộng !

Bài viết của Zhang Xiaoming, giúp chúng ta, người Việt, thấy nhược điểm của Trung Cộng và PLA Quân đội giải phóng nhơn dân Trung Cộng. Chúng nó tự gọi chúng là quân giải phóng, tôi viết PLA không dịch ra (quý vị cũng biết cố tật của thằng tui rồi – xin quý vị thông cảm).

Cũng như các đại độc tài từng chinh phục thế giới, từ Tần Thủy Hoàng, qua đến Napoléon, Hitler, Staline … Attila, Thành Cát Tư Hản, Timour Khan… từng chinh phục thế giới, mở mang bờ cỏi, xâm lược bá tánh… cuối cùng cũng đổ vỡ… đất nước trở về với biên giới thiên nhiên, với bà con làng xóm, đồng ngôn đồng ngữ thôi… !

Rồi ngày mai, thế giới Tàu, cũng sẽ vỡ ra làm nhiều mãnh… Văn hóa Hán rồi đây, cũng như văn hóa La tinh, văn hóa Hy lạp, Văn hóa Slave… sẽ có mặt mọi nơi, nhưng chuyễn đ(ông hội nhập, địa phương hóa … đây chữ viết theo mẫu tự abc latin tây âu, nọ theo abc cyrillique hylạp, nga đông âu ;.. ; kia ả rập, hán… Nhưng, mai nầy, ở lục địa Tàu sẽ có Quảng Đông tiếp tục còn « cỏn Tung hỏa (Đông ngữ) sáu âm, sẽ còn có Phước kiến nói Phước Kiến ngữ, và sẽ có Bắc kinh riêng rẽ tiếp tục  « sua quả dzu (quốc ngữ , nhưng còn quốc ngữ Tàu không ?  Hay chỉ là  bei dzu bắc ngữ ? )… Một anh bạn người hoa đã nói với chúng tôi, ngày mai  phải là một Liên Minh các Quốc Gia Tàu thành hình và lúc ấy thế giới mới yên ổn … Tôi tưởng anh nói sai, bèn hỏi «  Tu veux parler d’une Fédération ? – Bạn muốn nói là một Liên Bang ? »

Anh  trả lời : « Non je veux parler d’une UNION (chinoise) – một Liên hiệp, như Liên hiệp Âu châu với các quốc gia độc lập khác nhau, với những chánh thể khác nhau… Tàu là một lục địa, như âu châu vậy ! Với những khác biệt địa lý, con người khác biệt nhau miền Bắc miền Nam, hai dân tộc, hai địa lý khác nhau hoàn toàn… La Chine est un continent, comme l’Europe, avec des géographies différentes, des peuples différents, des mentalités, des cultures et même des civilisations différentes … Le Nord peuplé de nomades, chasseurs, éleveurs, … n’a rien à voir avec le Sud d’agriculteurs cultivateurs habitant et  cultivant dans des rizières…Les uns vivaient au quotidien, les autres vivaient avec la saison…Les uns vivaient dans des tentes au gré des troupeaux, les autres vivaient sur leur terre, sédentaires … Và anh ấy mơ những quốc gia chánh thức rõ ràng như Quảng Đông – Kwangtung ( xứ của Tôn Quyền) với Hong Kong, Quảng Châu… như Tứ Xuyên Tchéchuan ( xứ của Lưu Bị) với Thành Đô, Chung King…hay Bắc Kinh Tây An Beijing, Xian … Giấc mơ trở về thời Tam Quốc, Ngũ Quốc ? … Why Not ?

Nhưng đó là chuyện người Tàu. Hãy trở về với Việt Nam… 13 lần quân Tàu chiếm Việt Nam, 13 dân Việt nổi dậy đuổi được Tàu… 1000 năm đô hộ, vẫn giữ được tiếng nói, phong tục …Trong 1000 năm độc lập, giữ nước… Tàu vượt biên giới đánh ta 7 lần, 7 lần ôm đầu máu chạy về… Và với 70 năm tình hữu nghị Tàu Cộng-Việt Cộng ;  Tàu Cộng cũng vượt biên xâm lăng đánh Việt Cộng như thường. Và năm ấy, năm 1979, Đảng Cộng Sản Việt cho phép đánh  Và dân quân Việt đánh Tàu tơi bời hoa lá. Và, PLA Tàu cộng ôm đầu máu chạy về Tàu… Nhưng tuyên truyền Hà nội im thinh thít, sợ tàu mất mặt bầu cua. Trái lại, mười năm sau, 1988, Việt Cộng ra lệnh cấm đánh  Tàu Cộng, Việt Nam ta mất toi Trường Sơn.

Tóm lại, PLA là một anh khổng lồ chơn đất sét. Dân Việt ta chớ sợ. Cứ đánh hắn sẽ ngã.

Ngày nay, Đảng Việt Cộng hèn nhát không cho phép.

Hãy Đuổi Đảng Việt Cộng xuống. Toàn Dân Việt tự lấy quyền, đuổi… Việt Cộng, Đánh Tàu !

Tự Ái dân tộc Việt  đâu ? Tự Hào Dân tộc Việt ta đâu?

Năm 2020 Việt Nam tự do hay là Việt Nam nô lệ vĩnh viễn !

Mong lắm !

Bài 4 & Hết

Huy động Chánh trị :

Theo tác giả ( Zhang Xiaoming, PVS* chú thích)), công tác chánh trị  đóng một vai trò trong việc  giải tỏa những hoài nghi của các lính hải quân và không quân khi so sánh lực lượng chiến đấu của họ chống đối thủ Việt Nam đuợc trang bị tốt hơn (do viện trợ Liên Sô và cơ khí cùng vũ khí gốc Mỹ do Việt Nam Cộng Hòa để lại). Hải quân Trung Cộng thoạt đầu nghĩ rằng họ có thể dễ dàng đánh bại hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi biết được rằng họ có thể phải đối đầu với các chiến hạm trang bị hỏa tiển của Liên Sô, đa số thuỷ thủ Tàu mất tin thần, mất tự tin vào khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Cộng. Để giải tỏa, cán bộ chánh trị hải quân Tàu cộng bèn sử dụng tuyên truyền, để kích thích tinh thần yêu nước, phân tách những nhược điểm của hải quân Sô Viết, rằng  nào hải quân Sô Viết hoạt động xa quê nhà, nào phải phụ thuộc vào một tuyến tiếp liệu rất dài.

Không quân Tàu Cộng cũng vậy, cũng phải qua các cuộc họp, học tập, để đối phó với thái độ hoài nghi của các phi  hành đoàn, bằng học tập lời dạy của Mao rằng “vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không quyết định trong chiến tranh, chính con người mới là yếu tố quyết định.” Các cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên đã được mời đến để kể chuyện họ bay đánh máy bay Mỹ F-86 Sabres để chứng minh những lời dạy của Mao là đúng. ( Láo ! Năm 1950, chí nguyện quân Tàu của Mao vừa thắng quân của Tưởng làm gì có máy bay – phản lực – hay phi công để đánh nhau với F86 ? PVS*)

Cán bộ chánh trị cũng sử dụng làm bài học kinh nghiệm của không quân Pakistan đánh bại MiG-21 của Ấn Độ do Liên Sô chế tạo, với J-6 do Trung Cộng sản xuất, để  tạo tự tin cho phi công Tàu Cộng khi giáp mặt với Việt Cộng. Tuy nhiên, các chỉ huy cũng nói rõ rằng, không thể xem thường MiG-21 của Việt Nam. Một số J-6 đã được trang bị hỏa tiển « không-đối-không », mong rằng hỏa lực, từ nay, sẽ mạnh hơn đối thủ.

Công tác chánh trị, như ta thấy, đã đóng vai trò then chốt trong việc huy động tinh thần người lính. Nhưng hệ thống chánh trị cũng sẽ giúp đối phó với các vấn đề mà PLA gặp phải khi chiến đấu. Quan tâm số một là việc thiếu nhơn sự lãnh đạo, đặc biệt là ở cấp trung đội và đại đội. Giữa tháng 12 năm 1978, Tổng Cục Chánh Trị ra lệnh các đơn vị phải lắp các chỗ trống lãnh đạo và  phải tổ chức một kế hoạch để tránh bị gián đoạn giây chuyền chỉ huy trong hoạt động quân sự. Quân Ủy Trung Ương chuyển quyền thăng cấp cán bộ sư đoàn cho các đảng ủy quân khu và các cấp tác chiến. Ban chánh trị của các quân khu đã ra lệnh các đơn vị ở mọi cấp lập danh sách các ứng viên có khả năng chỉ huy. Mỗi tiểu đoàn và đại đội nhận lệnh thêm một cấp phó để bảo đảm giây chuyền chỉ huy. PLA có nề nếp tin vào các tổ chức Đảng để duy trì hiệu quả chiến đấu. Các chi nhánh Đảng trong đại đội kêu gọi đảng viên và đoàn viên thanh niên giữ vai trò tiên phong trong chiến đấu và đảm nhận vai trò chỉ huy khi cần thiết. Công tác chánh trị cũng chuẩn bị tương tưởng cho lính Trung Cộng phân biệt thường dân Việt Nam với quân nhơn Việt Nam và sử dụng chiến tranh chánh trị và tâm lý chiến (giành lấy trái tim và khối óc của người dân) để đối phó với địch. Tổng Cục Chánh Trị ban hành một số quy định kỷ luật chiến đấu tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng binh sĩ Trung Cộng phải cố gắng giành lấy sự ủng hộ của dân chúng Việt Nam.

Trong giai đoạn chuẩn bị, người lính Trung Cộng phải học phong tục và lối sống địa phương cũng như tầm quan trọng của việc tiếp xúc và đối xử với người Việt Nam. (Ngày nay, người dân Việt cũng đang bị Tàu hóa, khạt nhổ và đái đường PVS*)

Cũng như binh lính PLA đã từng làm trong khi chiến đấu bên trong đất Tàu nhà, người línhTàu sang Việt Nam cũng phải tỏ ra là  có quan tâm và đối đãi tử tế với thường dân Việt. Tổng Cục Chánh Trị yêu cầu mỗi đơn vị phải tổ chức một tổ công tác tuyên truyền để chinh phục thái độ người dân  Việt Nam đối với Trung Cộng và quân đội Tàu, và như vậy, hạ ý chí và tinh thần chiến đấu của kẻ thù. Tổng Cục Chánh Trị cũng ra huấn lệnh các chỉ huy mở lớp dạy tiếng Việt cho binh sĩ, để họ có thể hô những khẩu hiệu tuyên truyền, huấn luyện chiến tranh tâm lý bằng phân phát tờ rơi và phát thanh, tránh ngược đãi tù binh Việt Nam … Tổng Cục Chánh Trị cũng nhắc lại chánh sách tù binh chiến tranh của PLA, chỉ rõ rằng sau khi bị bắt, các chiến sĩ dân quân Việt Nam sẽ được thả ngay sau khi được học tập chủ trương …

Huy động sự ủng hộ của xã hội :

Truyền thống Đảng Cộng Sản Liên Sô xưa, và nay Trung Cộng, đều luôn luôn sử dụng việc huy động xã hội mình phục vụ cho chiến tranh.  Riêng xung đột Việt Hoa 1979, các nhà nghiên cứu  phương Tây nhận ra rằng, lúc bấy giờ, dân chúng Trung Cộng có nhiều “ý kiến đa dạng” về cuộc  chiến nầy, đặc biệt ở các thành phố  lớn của hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, có rất ít  “tình cảm nồng nhiệt ” đối với cuộc chiến này. Lực lượng PLA hầu như không thể hoạt động ở nước ngoài mà không cần huy động sự ủng hộ trong nước cho cuộc chiến. Các hồ sơ mới truy cập được của Trung Cộng cho thấy Đảng Cộng Sản Tàu nỗ lực rất lớn trong việc huy động sự trợ giúp của người dân địa phương cho cuộc  chiến để ủng hộ PLA. Từ khi Cộng Hòa Nhơn Dân Trung Hoa thành lập, quân đội Tàu Cộng luôn được coi là một mẫu mực về vai trò tích cực đối với xã hội Tàu. Thế nhưng tiếng tăm của PLA cũng đã bị tổn hại nghiêm trọng khi nhóm quân nhơn lạm dụng quyền lực trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Thuyết phục công chúng Tàu hổ trợ cuộc xâm lăng Việt Nam đòi hỏi phải tạo một « tự hào dân tộc » đối với những người lính của PLA và  và tạo lòng yêu nước. Đặc biệt công luận ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, rất bi quan về quyết định chiến tranh của Bắc Kinh. Hai cộng đồng địa phương nầy đã trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đến nay vẫn còn lạc hậu về xã hội và kinh tế, và nay, lại phải hy sanh cho nỗ lực chiến tranh Việt Nam.

Cách tiếp cận này không chỉ thể hiện quyết tâm của PLA tiếp tục theo thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao mà còn phản ánh những nhược điểm rõ ràng của PLA. Lãnh đạo PLA nhận ra rằng họ thiếu một hệ thống hậu cần để duy trì nỗ lực chiến tranh, và giải pháp quen thuộc là huy động sự trợ giúp của dân chúng. Tháng 11 năm 1978, Trương Chấn viết rằng sự trợ giúp về thức ăn, chỗ ở, và các đồ tiếp tế khác là rất quan trọng trong chiến tranh toàn cục lẫn các hoạt động quy mô nhỏ. Cụ thể ông ghi nhận rằng trợ giúp của dân chúng chiếm gần 80% toàn bộ trợ giúp cho các hoạt động quân sự trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, và các tàu thuyền dân sự đã giúp chuyển 65% nguồn cung cấp dầu trong các trận đánh trên biển với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 ( Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng sa). Tướng Chấn kết luận rằng ngay cả trong chiến tranh hiện đại ngày nay thì lực lượng vũ trang cũng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào chánh quyền địa phương trong việc cung ứng nhơn sự và lương thực.

Từ giữa tháng 12 năm 1978, các thành phố trực thuộc tỉnh và các quận/huyện ở Quảng Tây và Vân Nam đã phải vội vã thiết lập các trạm tiếp đón quân (jun ren jie dai zhan/军人接待站: quân nhân tiếp đãi trạm) dọc các tuyến đường sắt và các đường chánh dẫn đến biên giới để quân lính có thể nghỉ ngơi, nhận các bữa ăn và nước nóng. Mỗi chánh quyền huyện chịu trách nhiệm lo chỗ ở cho binh sĩ tại các khu vực tập hợp gần biên giới. Do các huyện biên giới rất nhỏ và lạc hậu về kinh tế, nên nhiệm vụ trợ giúp tuyến đầu vượt quá khả năng của họ. Trong vòng vài tuần, hơn 100 000 quân và lực lượng dân quân đổ xô tới huyện Hà Khẩu đối diện với thành phố Lào Cai của Việt Nam, nơi chỉ có 50 000 dân vào năm 1978. Chánh quyền địa phương đã phải dọn trống các văn phòng, nhà kho, và khu sanh hoạt riêng của họ để đáp ứng ăn. Dân làng và cư dân « bị» khuyến khích “tình nguyện” cho sử dụng nhà cửa họ vào việc quân sự. Một số chánh quyền địa phương huy động nhơn viên văn phòng, học sanh và giáo viên xây dựng các trại cột tre mái tranh làm các nơi trú quân.

Thời điểm đó, hệ thống tiếp tế của quân đội Trung Cộng vẫn còn hổ lốn, đòi hỏi mỗi đơn vị phải tự túc trong “cung ứng hàng tiếp tế thông thường”. Sự gia tăng đột ngột nhu cầu lương thực và hàng tiếp tế là một thách thức cho các cơ quan dịch vụ kinh tế và thương mại địa phương, họ phải  cung cấp vừa cho cư dân địa phương lẫn quân đội. Các nhà cung cấp địa phương phải cung cấp thêm gia súc cho quân đội, trong khi các nhơn viên được phái tới các tỉnh khác thu mua thêm để bảo đảm cho mỗi người lính 50gr thịt heo mỗi ngày.

Tổng cộng có khoảng nửa triệu thường dân  phục vụ cho các hoạt động chiến đấu hoặc công tác  giúp tiền tuyến.

Tóm lại, huy động các lực lượng dân quân tham gia chiến đấu và phục vụ cho tuyến đầu là thông lệ của lực lượng võ trang do cộng sản lãnh đạo bắt nguồn từ thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao. Sự phụ thuộc của quân đội Trung Quốc vào các đơn vị dân quân phục vụ tiền tuyến cũng tiết lộ một tình huống tệ hại cho PLA, đó là PLA không có khả năng duy trì hoạt động chiến đấu xa nếu chỉ dựa vào chính mình. Tướng Chu Đức Lễ nhớ lại rằng lực lượng xâm lược PLA không cảm thấy an toàn khi hành quân tiến sâu vào Việt Nam vì không có an ninh tuyến sau, vì người dân quân địa phương Tàu đóng một vai trò quan trọng trong an ninh tuyến sau.

Đầu tháng 1 năm 1979, toàn bộ lực lượng dân quân đã được huy động. Theo báo cáo cuối cùng của chánh quyền tỉnh Vân Nam ngày 6 tháng 9 năm 1979, hơn 87 000 dân quân (630 đại đội) cộng với 5 000 ngựa và lừa của dân đã được huy động phục vụ (tãi thương, chuyên chở). Hơn 21 000 dân quân hoạt động sát cánh với các đơn vị chính quy trong chiến đấu.

Sử dụng lực lượng dân quân không mặc quân phục trong một quốc gia thù địch hành quân cùng với các đơn vị quân đội, dễ gây ra nhầm lẫn trong lúc chạm trán với lực lượng phòng thủ của Việt Nam, vốn cũng dân quân cũng mặc quần áo dân sự trên chiến trường.

Trong một vài trường hợp, lính PLA thấy mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải giết bất cứ ai không mặc quân phục, thậm chí một số trong đó có thể là đồng chí của họ.

Tướng Lễ cũng cho biết, rằng hơn 215 000 cư dân tỉnh Quảng Tây đã phục vụ trong chiến tranh, với 60 000 đã tham gia vào các hành động quân sự trong vai trò tãi thương, bảo vệ, và khuân vác, và hơn 26 000 tham gia vào các hoạt động chiến đấu.

Chiến lược “chiến tranh nhân dân” của Mao được học tập như một chiến lược chiến tranh toàn diện ! Nhưng không thể áp dụng được cho các cuộc xung đột địa phương hạn chế, đặc biệt  năm 1979 chống Việt Nam.

Tớm tắt lại, toàn bộ chương trình tổ chức cuộc xâm lăng Việt Nam phản ánh phong cách chiến lược và thể chế tổ chức của PLA vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề lý thuyết quân sự của Mao, từ nguyên tắc quân sự trung tâm do Mao đề ra và kiểu cách tác chiến mà PLA phát triển thêm. Mặc cho nhu cầu huấn luyện rất cần thiết, PLA vẫn tiếp tục truyền thống Cộng Sản, là sử dụng tuyên truyền chánh trị như một phương tiện chánh để thúc đẩy tinh thần và nâng cao hiệu quả chiến đấu.

Đối với chúng ta ngày nay, với suy nghĩ « lính nhà nghề » của Tây học, tuyên truyền chánh trị không có ý nghĩa gì cả, thế nhưng, theo quan điểm Cộng Sản, công tác chánh trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục những người lính bình thường, gốc nông dân, thất học Tàu.

Ngoài việc huy động xã hội trong việc phục vụ cho chiến tranh phản ánh cái « cốt lõi » của “chiến tranh nhơn dân”, PLA hoàn toàn, không thể thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự quy mô lớn nào mà không huy động chánh quyền địa phương và người dân trợ giúp.

(Và cả ngày nay 2019, thực tế, cũng cho biết, rằng ngay cả bây giờ, sau hơn ba thập kỷ, đặc trưng quan trọng này vẫn tiếp tục là nét riêng trong cách tiếp cận chiến tranh của Trung Cộng và có khả năng cũng sẽ như vậy trong tương lai.) –

Người dịch  PVS xin góp ý:

Thưa quý bà con, quý thân hữu,

* Do những lý do nêu trên, người Việt chúng ta phải cảnh giác Đội quân thứ năm – la cinquième colonne –  Đó là những di dân, thường trú dân, công nhơn các cơ sở kinh doanh, kỹ nghệ, công sự … của người Tàu hiện nay đang tràn ngập Việt Nam, từ sau ngày ký hiệp ước Thành Đô, đang mai phục (nằm vùng) chờ ngày PLA xâm lược Việt Nam !

Do đó,

Phải đuổi tất cả người Tàu về Tàu. Và trước hết, Phải Dẹp, và Diệt Đảng Việt Cộng.

Đó là một sine qua non   Một bất khả nhượng !

**Và Quân Tàu xâm lược nên nhớ, qua bài viết, mặc dù việc lập kế hoạch chi tiết do đội ngũ nhơn viên quân sự thực hiện, nhiều sự kiện trên chiến trường vẫn chưa có trong dự kiến, mọi bất cập sẽ xảy ra. Và

Một  cuộc xâm lược Việt Nam sẽ  rất tổn hao về xương máu và tiền của Tàu !

Hồi Nhơn Sơn, Mùa Thu Cách Mạng Việt Nam

 

Trung Cộng Khai Thác “Đá Cháy” – Mai Thanh  Truyết

Từ tháng 6/2019 cho đến nay, câu chuyện Bãi Tư Chính trở nên một nơi tranh chấp trực tiếp giữa CSBV và Trung Cộng, và gián tiếp với Mỹ qua Cty khai thác dầu Exxon, với Nga qua Cty Raptol, và Ấn Độ…cùng một số quốc gia lân bang như Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore. TC vẫn tiếp tục gây áp lực bằng sự hiện diện rất nhiều tàu đánh cá và tàu quân sự cùng tàu thăm dò đầu khí Hải Dương 8, giàn khoan biển sâu cũng đã xâm nhập vào vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Đã có những va chạm, hai tàu hút nhau, cọ quẹt nhau…đôi lúc tưởng chừng như chiến tranh xảy ra. Cho đến nay tất cả các bên liên quan đều có …tự chế. Nhưng tựu chung, mức căng thẳng có thể đưa đến chiến tranh bất cứ lúc nào!

Bài viết nhằm đưa ra một số quan điểm và giải thích thêm về một trong nhiều nguyên nhân ẩn tàng nơi Bãi Tư Chính là do cuộc chiến năng lượng. Đó là một nguồn năng lượng thay thế dầu thô là “Đá cháy”.

Methane clathrate là tên khoa học chính thức có công thức là (CH4, 5.75 H2O) hoặc (4 CH4, 23 H2O). Gần đây trên các diễn đàn bắt đầu loan tin tức vể sự hiện diện của hóa chất nầy dưới tên “băng cháy” hay “đá cháy” sau công bố của Trung Cộng ngày 19 tháng năm 2017 về việc khám phá một hàm lượng lớn hóa chất nầy.

Có nhiều tên gọi khác nhau cho Methane clathrate như: –Methane ngậm nước (Methane hydrate), -Hydromethane, -Methane đóng băng (Methane Ice), -Băng lửa (Fire ice), -Khí hydrate tự nhiên (Natural gas hydrate), -Hydrat dạng khí (Gas hydrate).

Đây là một hợp chất clathrate rắn (Clathrate hydrate) được cấu tạo bằng một lượng lớn khí methane bao bọc bởi nhiều tinh thể nước (H2O) tạo thành một chất rắn tương tự như băng.

Vào năm 2008, trong khi nghiên cứu về hai tảng băng ở Nam Cực Vostok và EPICA Dome C cho thấy methane clathrate cũng có mặt ở các lõi băng nằm sâu trong băng Nam Cực và khám phá nồng độ methane trong khí quyển vào thời điểm khoảng 800.000 năm về trước.

Methane hydrate là một nguồn làm tăng trường khí nhà kính toàn cầu

Số lượng lớn khí methane hydrate được lưu trữ không chỉ ở đáy biển, mà còn trên đất liền, Một trữ lượng lớn methane hydrate rắn đang nằm rải rác trên khắp thế giới, dưới đáy biển, dưới lòng đất, hay dưới các tảng băng, đặc biệt là trên nền đất đóng băng vĩnh cửu của Nga, như ở Komi trong cộng hòa Nga. Các nhà khoa học lo ngại rằng đất đóng băng vĩnh cửu có thể tan chảy do sự hâm nóng toàm cầu, và do đó phóng thích methane hydrate.

Đây là một nguồn năng lượng dự phòng lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, sự hâm nóng toàn cầu có thể làm cho hóa chất nầy không còn ẩn mình nữa và có thể phóng thích khí methane, một loại khí nhà kính (greenhouse gas) có khả năng thoát ra ngoài bầu khí quyển và thậm chí có thể làm tăng nhanh sự thay đổi khí hậu.

Hiện tượng nầy sẽ là một mối ưu tư lớn cho thế giới. Hơn 100 năm qua, con người đã đốt than, dầu và khí tự nhiên để tạo ra năng lượng. Và hôm nay, qua việc công bố của TC về việc khai thác nguồn Methane hydrate vừa qua sẽ là một vấn đề tranh cãi trong những ngày sắp đến.

Nói về sự hình thành methane hydrate, nếu nước biển ấm, áp suất nước phải rất cao để ép phân tử nước và “nhốt” khí methane vào “một lồng” clathrate. Trong trường hợp này, hydrate chỉ hình thành ở độ sâu lớn. Nếu nước lạnh, khí methane có thể hình thành ở những vùng nước nông, hoặc thậm chí ở áp suất khí quyển. Trong lòng đại dương, những nơi có nhiệt độ trung bình ở đáy nước khoảng từ 2 đến 40Celsius, khí methane hydrate có thể hiện diện ở độ sâu khoảng 500 mét.

Methane hydrate trông giống như một tảng băng cứng khi được đưa lên từ đáy biển. Hình dưới đây là một “dảy băng hydrate” được lấy lên ngoài khơi bờ biển Oregon ở Hoa Kỳ.

Methane hydrate cũng có mặt ở tất cả các đại dương cũng như trên đất liền. Các chấm màu xanh lá cây cho thấy sự hiện diện của hóa chất nầy ở các vùng đất đóng băng phía bắc. Sự xuất hiện được xác định bằng phương pháp địa vật lý được chỉ ra bằng màu đỏ. Sự xuất hiện của các chấm xanh được xác minh bằng lấy mẫu trực tiếp.

Tùy theo các mô hình toán học đã xử dụng, trữ lượng methane hydrate trên toàn thế giới thay đổi từ khoảng 100 đến 530,000 gigaton carbonic khi bị phóng thích vào bầu khí quyển, tương đương với khoảng 100 đến 500 lần lượng carbonic phóng thích  vào khí quyển qua việc đốt than, dầu mỏ và khí đốt

Methane hydrate và sự hâm nóng toàn cầu

Một số nhà khoa học cho rằng những thay đổi khí hậu trong quá khứ có thể đã dẫn đến sự mất ổn định của methane hydrate và do đó phóng thích ra khí methane vào khí quyển. Việc đo đạc lượng khí methane trong lõi đá, vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, vấn đề này rất có ý nghĩa và được nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến dự đoán các tác động có thể xảy ra của sự gia tăng nhiệt độ đối với các trầm tích hiện tại của methane hydrate.

Ngày nay, nếu giả định rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu đại dương ấm lên 30C, khoảng 85 phần trăm khí methane bị mắc kẹt ở đáy biển có thể được phóng thích. Trong quá trình ấm lên của trái đất, mực nước biển sẽ dâng lên do sự tan chảy của các điểm băng cực và băng tan.

Chuyện gì sẽ xảy ra khí Methane hydrate tan?

Không phải tất cả các khí methane thoát ra từ các hydrate không ổn định đều đi vào bầu khí quyển. Sự phân hủy methane sẽ xảy ra qua hai quá trình sinh học:

Oxid hóa yếm khí (anaerobic oxidation) do vi khuẩn Archaea có trong nước biển sâu sẽ biến khí methane thành khí carbonic CO2.

Oxid hóa hiếu khí (aerobic oxidation) cũng do vi khuẩn trong nước.

Sự phân hủy của methane hydrate có thể đưa đến hậu quả nghiêm trọng. Hydrate khí hoạt động như một nền xi măng làm bít các lỗ hỗng giữa các hạt cát trong trầm tích và làm cho đáy biển vững chắc. Nếu khí methane hydrate bị phân hủy, độ ổn định của đáy biển sẽ giảm do xi măng “cát” bị mất đi và áp lực lỗ rổng có thể tạo ra; do đó, sự sạt lỡ ở trầm tích có thể gây ra sóng thần nghiêm trọng.

Mức độ nguy hiểm của “quả bom Methane” ở Bắc cực?

Theo một bình luận gần đây của tạp chí Nature, chi phí cho việc “phóng thích toàn thể khí methane khỏi lớp băng tan ở dưới biển Đông Siberia, ngoài khơi phía Bắc nước Nga có thể xem như tương đương với nền kinh tế thế giới trong năm 2012.” (tức 60 ngàn tỷ Mỹ kim).  Cụ thể, bài báo mô tả một kịch bản trong đó sự nóng lên nhanh của Bắc Cực và nước biển cạn dần dẫn đến một luồng khí methane dưới đáy biển được phóng thích vào bầu khí quyển.

Có bao nhiêu lượng khí methane được phóng thích?

Bài báo Nature này mô phỏng việc phát thải 50 gigaton khí nhà kính (một gigaton tương đương một tỷ tấn) giữa năm 2015 và 2025. Để có một khái niệm về con số trên, phóng thích 50 gigaton có nghĩa là phóng thích gấp 10 lần khí methane hiện đang hiện diện trong bầu khí quyển năm 2016.

Về việc Trung Cộng khai triển nguồn “đá cháy”

Vào tháng 9/2010, TC khám phá một vùng có “đá cháy” rộng lớn ở Qinghai, Tibet, ước tính trữ lượng tương đương khoảng 35 tỷ tấn dầu, đủ để cung cấp năng lượng cho xứ nầy trong 90 năm.

Ngày 19/5/2017, TC vừa công bố sự thành công trong việc “ly trích đá cháy” từ trầm tích sâu 1.216 thước dưới đáy biển. Dù không nói ra, phải chăng địa điểm ly trích đá cháy chính là bãi Tư Chính?

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết rằng việc sản xuất quy mô lớn vẫn còn chờ nhiều năm nữa, và nếu không được thực hiện đúng cách có thể làm tràn ngập bầu khí quyển với khí methane, một loại khí nhà kinh mạnh gấp 25 lần hậu quả của khí carbonic, và làm thay đổi khí hậu nhanh hơn!

Hãng tin Tân Hoa Xã chính thức của TC đưa tin rằng nhiên liệu này đã được khai thác thành công bởi một giàn khoan hoạt động ở Biển Đông vào ngày 18/5/2017. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Đất TC, Jiang Daming tuyên bố sự kiện này là một bước đột phá tiến tới một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu.

Từ khám phá trên, vùng biển Đông trở thành “nóng thêm” vì những căng thẳng chính trị khu vực khi TC tuyên bố các lãnh thổ tranh chấp như đường 9 đoạn là của riêng của mình. Các nỗ lực thăm dò dầu khí trước đây của TC đã gặp phải sự kháng cự, đặc biệt là từ Việt Nam, dù rất yếu ớt. Hiện tình hiện nay ở Bãi Tư Chính cho chúng ta thấy rằng quyết tâm của TC để chiếm vùng nầy nhằm hai lý do:

TC muốn làm sở hữu chủ nguồn năng lượng quan trọng trên để có thể tự túc được nhu cầu năng lượng trong nước, tránh được sự lệ thuộc vào nguồn dầu thô của Trung Đông;

Bãi Tư Chính nằm ngay hướng chính Bắc của eo biển Malacca, đường vận chuyển của 40% hàng hóa trên thế giới. Kiểm soát được vùng nầy, TC sẽ làm chủ Biển Đông.

Thay lời kết

Qua những tin tức kể trên, chúng ta thấy rõ ràng là TC bằng bất cứ giá nào cũng sẽ   khai thác nguồn năng lượng nầy và không hề lưu tâm đến việc bảo vệ mội trường, đặc biệt là đi ngược lại những cam kết trong Thượng đỉnh COP21 vào tháng 12/2015 ở Paris vừa qua.

Họ biết rõ là:

Nếu khí methane hydrate rò rỉ trong quá trình ly trích, nó có thể làm tăng hiện tượng phát thải khí nhà kính. Theo David Sandalow, Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, (Columbia University’s Center on Global Energy Policy), nhiên liệu này cũng có thể thay thế các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió. Tuy nhiên, nếu có thể sử dụng mà không bị rò rỉ, năng lượng trên có tiềm năng thay thế các loại năng lượng hóa thạch hiện đang dùng.

Các tác động lên khí hậu trong việc sản xuất khí hydrate tự nhiên rất phức tạp. Có những lợi ích tiềm tàng, nhưng cũng có những rủi ro đáng kể“, Sandalow nói.

Theo Tim Collett, một nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cho rằng sự phát triển thương mại công nghệ nầy sẽ không xảy ra trước năm 2030. Một sản lượng nhỏ hơn có thể ly trích được là vào đầu năm 2020. Một mét khối methane hydrate tương đương với 164 mét khối khí Methane.

Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu trữ lượng khí trên ở vùng phía Bắc của Alaska và ở vịnh Mexico. Bộ Năng Lượng Mỹ đã xác định được các khối băng cháy bao gồm việc tìm chính xác vị trí của băng, có trữ lượng bao nhiêu, và cách lấy nó một cách an toàn. Đào băng không phải là kế hoạch. Người Mỹ sẽ làm tan băng dưới lòng đất trước hết, và sau đó lấy khí ra. Vì mối quan tâm lớn trong việc khai thác nầy nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong vùng khai thác, cần phải tránh việc phá huỷ môi trường sống ở đáy biển và, nhứt là sự rò rỉ khí methane.

Hiện tại, năm 2014, TC là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhứt vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm nầy, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “lời hứa” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.

Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. Nhưng những điều hứa đã không xảy ra và lượng khí carbonic phát thải năm 2018 của TC đã lên gần 14 tỷ tấn do phát triển kỹ nghệ.

Hứa như vậy mà, hiện nay … Ô nhiễm không khí làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày.

Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và TC chỉ sản xuất 20% mà thôi.

Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 triệu tấn lên 1962,4! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và cả với chính người dân của họ.

Chúng ta vẫn chưa quên được những thảm nạn môi trường dù vô tình hay cố ý (?), TC đã và đang để lại ở Formosa Vũng Áng, Bauxite Tân Rai, Bảo Lộc, Nhân Cơ, Đắk Nông, trên 49 địa điểm từ Bắc chí Nam do TC khai thác…cùng trên 316 Khu công nghiệp, Khu chế xuất rải rác khắp Việt Nam!

Đã đến lúc cần phải ngăn chận sự khai thác methane hydrate của Tàu trước khi muộn!

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

Houston – Hiệu đính 9/2019

 

 

Vui cười

Nhà báo làm cuộc thăm dò dư luận xã hội trên đường phố. Nhà báo hỏi một người đi đường: – Ông có muốn làm việc cho công đoàn đối lập không?

 – Không bao giờ!  – Thế làm việc trong cơ sở quốc doanh?

 – Quá ư là muốn rồi!

 – Thế làm việc trực tiếp trong các cơ quan của đảng cộng sản?

 – Còn gì bằng nữa, tôi sẽ làm hết sức mình, ngày cũng như đêm và cả ngày lễ, thứ 7, chủ nhật!

 – Thật là một tấm gương đáng khích lệ – nhà báo nói – Nhưng xin ông cho biết ông làm nghề gì mà lại thích làm cho đảng như thế?

 – Tôi làm nghề ăn cắp chuyên nghiệp

 

Một cán bộ tuyên huấn của đảng cộng sản xuống nông thôn để tuyên truyền cho bà con về lợi ích của hợp tác hoá nông nghiệp. Sau buổi nói chuyện, đảng viên nọ vận động nông dân ghi danh vào đảng.

 – Anh ghi danh vào đảng không? – Cán bộ hỏi một nông dân đứng cạnh.

 – Không? – người nông dân trả lời thẳng thừng.

 – Tại sao?

 – Tôi thích là người nông dân tự do, bởi vì cố nội tôi, ông tôi, cha tôi đều là nông dân tự do cả.

 – Cứ cho là thế, nhưng lỡ cố nội là tên ăn cắp, ông và cha của ông cũng vậy thì… – Cán bộ cố thuyết phục người nông dân.

 – Nếu như thế thì tôi sẽ ghi danh vào đảng cộng sản!

 

Tại một cuộc họp của hợp tác xã nông nghiệp, đồng chí bí thư đảng uỷ xã phát biểu:

 – Thưa bà con, cuộc họp hôm nay bàn về hai vấn đề về xây dựng. Vấn đề thứ nhất là mọi nhà phải xây chuồng heo để tăng nguồn cung cấp thịt cho đất nước. Vấn đề thứ 2 là xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhưng vì hiện nay trong thời kỳ quá độ, đất nước trải qua chiến tranh còn nghèo nàn, chúng ta chưa có đủ vật liệu để xây dựng chuồng nuôi heo. Vì thế chúng ta bắt tay vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa trước.

 

Theo tin nội bộ của đảng bị lọt ra ngoài thì đám tang chủ tịch đảng tốn kém hàng chục triệu đôla. Một con số lớn kinh khủng. Nếu sử dụng số tiền đó, chúng ta có thể chôn hết toàn bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng mà vẫn còn dư.

Chánh Trị Gia Âu Mỹ Lầm TC – Vi Anh

Sự Kiện và Thời sự: Tin RFI của Pháp nhơn ngay lễ Quốc Khánh của TC “Trung Quốc biểu dương lực lượng, đe dọa khu vực, khuyến cáo Mỹ. Hàng loạt vũ khí tối tân đã được Bắc Kinh phô trương trong buổi diễu binh 01/10/2019, ghi dấu đảng Cộng Sản cầm quyền được 70 năm tại Hoa lục. Đây là cơ hội để chủ tịch Tập Cận Bình chứng tỏ thành quả hiện đại hóa quân đội và cùng lúc khuyến cáo các quốc gia láng giềng có xung khắc với Trung Quốc và xa hơn nữa là các đồng minh của Mỹ và nước Mỹ.

Trước đây khi TC còn đóng cửa rút cầu với đầu tư ngoại quốc, tức là chưa chuyển sang kinh tế thị trưởng cho đầu tư ngoại quốc vào sản xuất kinh doanh, chuyên gia kinh tế Pháp, Jean-Raphael Chaponnière, nghiên cứu tại Trung Tâm Châu Á (Asia Centre) và là một trong những cột trụ của trang mạng Asialyst, nhận định rằng, kinh tế của Trung Quốc không đáng kể, tương đương với 4,6% GDP của thế giới. Xuất cảng Trung Quốc là một “hột cát”. Nước đông dân nhất địa cầu chiếm chưa đầy 1% tổng trao đổi mậu dịch thế giới và thua kém nhiều so với đảo quốc Đài Loan tí hon. Tỷ lệ mù chữ là 80%.

Định mệnh của Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặt mới vào cuối thập niên 1970 nhờ chủ trương “Cải Cách và Mở Cửa” của ông Đặng Tiểu Bình. Công nghiệp Trung Quốc năm 1978 chỉ đủ sức sản xuất cho mỗi nhà một cái chảo và một vài bộ quần áo.

Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO do Mỹ ung hộ. TC và thành công vượt bậc ngoài mong đợi của ngay cả chính giới lãnh đạo Bắc Kinh. Nhờ gia nhập được câu lạc bộ này mà GDP của Trung Quốc tăng nhanh hơn ít nhất là 2 điểm so với mong đợi.

Nhưng bức tranh nào cũng có mặt sau. Jean-Raphael Chaponnière  nói “Theo tôi, thất bại lớn nhất của phép lạ kinh tế này là về phương diện xã hội, cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn mà đối với một nước xã hội chủ nghĩa thì đây là điều khó chấp nhận hơn cả. Vì vậy mà từ năm 2011, Bắc Kinh đã ngưng công bố thống kê về chỉ số giàu nghèo. Bên trong dân số bị lão hóa. Bên ngoài, môi trường quốc tế không còn rộng mở như 20 hay 30 năm về trước. Mỹ và cả châu Âu không mua hàng rẻ của Trung Quốc. Thành thử Bắc Kinh phải tìm một hướng đi khác. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa mô hình kinh tế toàn cầu để thâu tóm những kỹ thuật cần thiết hòng bắt kịp các nền công nghiệp phát triển.

Đi vào phân tích. Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây dù Nhân Loại đang ở đầu thế kỷ 21, đầu thiên niên kỷ 3. Bây giờ sau ba thập niên, người ta  bắt đầu thấy rõ những chánh trị gia, những  nhà làm chánh sách của Âu Mỹ đã lầm khi tin rằng giúp cho Trung Cộng phát triển kinh tế, điều đó sẽ đưa TC phát triển dân chủ theo kiểu Tây Phương. Hy vọng này sai đã thành thất vọng. TC trước sau như một mở cửa kinh tế nhưng quyết khoá chặt chánh trị sau ba thập niên “làm kinh tế” với Tây Phuơng. Trong khi đó Âu Mỹ mừng rỡ mở cửa  và viện trợ hào phóng  và yểm trợ tích cực cho TC trở thành siêu cường kinh tế. Và tự nhiên TC mạnh vì gạo, bạo vì tiền, dựa vào kinh tế, dùng kinh tế để áp lực, phát triển thế lực chánh trị. Dựa vào nền kỹ thuật, vốn và ý niệm kinh tế thị trường cuả Tây Phương, TC vươn lên như một siêu cường kinh tế mới. Nhưng TC không cải tiến một bước chánh trị nào.

TC, Việt Cộng, CS Bắc Hàn, Cuba CS trước sau như một vẫn độc tài đảng trị toàn diện, kiểm soát nhân dân một cách triệt để và nghiệt ngã. Lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đưa quân vào càn quét phong trào dân chủ vừa chớm nở ở Thiên an môn năm 1989. TC lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, tạo nội lực dân tộc, chống lại ý niệm Nhân quyền cho rằng nhân quyền phải tùy theo lịch sử, văn hoá của mỗi quốc gia. Họ nhứt định không cải thiện dân chủ.

TC củng cố nền tảng độc tài đảng trị toàn diện đời  thứ năm khi trước đại hội đảng thứ 18. TC cử các «hoàng tử đỏ», tức là con ông cháu cháu của những lãnh đạo cốt cán, cong thần của Đảng CS để chuẩn bị thay thế cho thế hệ thứ tư để cầm cán đảng quyền, quân quyến và quyền hành chánh của Đảng CS  đang thống trị ở TQ. Thế hệ thứ nhất khai nguyên với Mao Trạch Đông, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân và thứ tư là bộ đôi Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo hiện nay.

Thế hệ thứ năm là ông Tập Cận Bình, hiện là Phó chủ tịch nước, và ông Lý Khắc Cường, Phó thủ tướng sẽ lên thay ông Ôn Gia Bảo. Trong hội nghị Ban chấp hành lần này, Ông Ôn gia Bảo Chủ Tịch Đảng, kiêm Chủ Tịch Nước, kiêm Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, là một chức vụ tối quan trọng của Đảng CS “nắm” quân quyền, Ông Bảo đã thành công đưa Ô Tập Cận Bình vào làm Phó Chủ Tịch Quân Ủy trung ương, mở đường cho lên lãnh đạo Đảng Nhà Nước trong kỳ đại hội Đảng.

Ô Tập Cận Bình chưa lên ngôi mà theo thói quen che tóc ra làm đội làm ba, các chánh trị gia Tây Phương đón gió, bình luận loạn lên. Nào Ô Tập Cận Bình là một ẩn số, không biết dân chủ hoá chế độ

TC hay không. Có một số tiên đoán Ô Tập Cận Bình ăn học, công tác sau thời Mao, hy vọng sẽ cởi mở tự do, dân chủ.

Thế nhưng người trong cuộc, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Một  giáo sư  đang giảng dạy ở Trường Đảng trung ương nói với tư cách dấu tên với một tờ báo lớn của Pháp: «Vấn đề của đất nước này là không được điều hành bằng luật pháp mà bởi con người, và thế hệ lãnh đạo sắp tới sẽ không khác hiện nay bao nhiêu. Tôi  không hy vọng sẽ có nhiều thay đổi».

Người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba sống trong chế độ CS, không bị CS  bắt  nhốt  trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng bỏ trong trại tù lớn là chế độ CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. Chỉ có vứt bỏ CS đi thì mới có tự do, dân chủ, nhân quyền./.

https://vietbao.com/a299485/chanh-tri-gia-au-my-lam-tc

Cóc cuối tuần: Chợt Thấy Tình Ta

Dạo:  Ngỡ người năm cũ về qua,

           Nào hay mình vẫn xót xa một mình.

 

Văng vẳng từ xa vọng thiết tha

Bài ca thương nhớ tháng ngày qua,

Vỡ òa trong vỏ hồn vay mượn,

Ký ức từ lâu tưởng nhạt nhòa.

Chợt thấy tình ta lén trở về,

Mày mò đánh thức dậy cơn mê,

Giọt sầu đăng đắng tê đầu lưỡi,

Tức tưởi lay nhay chữ hẹn thề.

Ngỡ bóng em kề vạt nắng mai,

Tóc dài trong gió sớm tung bay,

Loay hoay đứng ngóng ngay đầu ngõ,

Chỉ thấy ven đường cỏ úa lay.

Ngỡ tiếng giày khua thuở đón đưa,

Cùng nhau lếch thếch dưới trời trưa,

Lối xưa mò mẫm nhìn ngơ ngác,

Lác đác trên đầu mấy giọt mưa.

Thoang thoáng trong mơ tiếng gọi chào,

Ngỡ người năm ấy, dạ nôn nao,

Lao đao chiều ghé qua trường cũ,

Ủ rũ cành khô lá xạc xào.

Tia nắng xanh xao phút cuối ngày,

Mềm như ánh mắt buổi chia tay,

Cánh hồng năm ấy nay biền biệt,

Thê thiết tình ai ở chốn này.

Ngất ngưởng chờ say, rượu trĩu mi,

Đời mình thôi cũng chẳng còn chi,

Hai tay mỏi mệt ghì đêm tối,

Tiếc nuối giăng đầy nẻo biệt ly.

Thất thểu canh khuya ánh nguyệt tà

Mệt nhoài xóa mãi vết chân ma,

Trên sân ga vắng, gà eo óc,

Một vốc sương pha, một bóng già.

Trần Văn Lương – Cali, 10/2019

 

 

TT Nguyễn Văn Thiệu tiết lộ

ai mới là kẻ đích thực bán đất nước miền Nam và 3 lý do dẫn tới thất bại

 

 

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chia sẻ vào ngày định mệnh như sau: “Thưa toàn thể đồng bào, trước hết tôi xin lỗi hôm nay tôi nói chuyện một cách trực tiếp mà không đọc một cái thông điệp trước quý vị và trước quốc dân đồng bào hay là anh em chiến sĩ cán bộ.

Cũng vì cái vấn đề cấp bách đòi hỏi một quyết định cấp bách và phải được sự bảo vệ kín đáo tối đa vì lý do an ninh quốc gia…Đối với đồng bào và anh chị em chiến sĩ cũng vậy. Đây là một cuộc nói chuyện rất quan trọng nên không được thông báo trước vì lý do an ninh quốc gia và tính cách quan trọng của nó đối với quốc gia. Cho nên tôi xin đồng bào và anh chị em chiến sĩ, cán bộ hãy thông cảm…

Thưa quý vị, thưa tất cả đồng bào và anh chị em.

Hôm nay tôi xin được liệt kê lại cái diễn tiến của đất nước. Thứ nhất cái diễn tiến của đất nước từ ngày tôi đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo quốc gia cho đến nay, qua hai nhiệm kỳ tổng thống, chỉ còn 6 tháng nữa là hết. Năm 1965, tại miền Nam này, chúng ta chỉ còn kiểm soát có 50% dân số và cũng khoảng 50% đất đai, tình hình rất nghiêm trọng, quân xâm lược cộng sản cũng ở trên cái đà thắng thế có thể đánh bại chúng ta trong một thời gian ngắn. Lúc đó nhờ sự can thiệp mạnh mẽ và quyết tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh khác, nhờ sự hiện diện lần lượt của nửa triệu lính đồng minh của 6 quốc gia, nhờ sử dụng mạnh mẽ không quân và hải quân Hoa Kỳ để trừng phạt Bắc Việt xâm lược ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, chúng ta đã tiến tới một tình trạng tốt đẹp.

Cho đến 1968, lúc đó cộng sản Bắc Việt ở trong đà suy yếu không thể chịu nổi nữa của cuộc oanh tạc, cho nên Bắc Việt đã chấp nhận đến Paris thương thuyết bởi vì cộng sản chỉ có một mục đích duy nhất là để cho Mỹ chấm dứt vô điều kiện và vĩnh viễn oanh tạc Bắc Việt. Và có như vậy thì Bắc Việt mới có cơ hội ngóc đầu trở lại, xây dựng lại cái tiềm năng xâm lược để chờ một thời gian khác tái xâm lăng VNCH một cách mạnh mẽ hơn.

Cũng vì cái đó, cộng sản có mục tiêu, chúng muốn đạt cái gì chúng muốn, phía đồng minh thì lại chỉ muốn có hòa đàm, dẫu biết là cuộc hòa đàm không đi đến đâu. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ từ 1968 cho đến năm 1972, cuộc hòa đàm không có tiến bộ lấy một bước, cộng sản mỗi ngày thêm ngoan cố, đánh đánh đàm đàm, cộng sản áp dụng cái chiến thuật của chúng rất là khéo léo, có thể nói là gạ gẫm được cả thế giới và đồng minh Hoa Kỳ.

Đến năm 1972, là cộng sản được 4 năm yên ổn, để lập những đơn vị chính quy các quân đoàn, sư đoàn, nhận được hàng ngàn xe tăng đại pháo của Nga Xô, Trung Cộng, thì lúc đó cộng sản mở cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa hồi 1972. Cộng sản muốn lật ngược lại thế cờ bằng một chiến thắng quân sự, nhưng sau đó cộng sản lại bị chúng ta đánh bật ra các nơi Bình Long, Kon Tum, Bình Định, Quảng Trị. Cộng sản lại chấp nhận thương thuyết, bởi vì lúc đó cộng sản lại bị oanh tạc nặng nề hơn lúc trước và tiềm năng chiến đấu của cộng sản không có đủ để khả dĩ tiếp tục thương thuyết nghiêm chỉnh thì sẽ bị tiêu diệt vĩnh viễn.

Sách lược của cộng sản lúc nào mạnh về quân sự thì đánh mạnh và đàm yếu, mà lúc nào yếu về quân sự thì đánh nhẹ mà đàm mạnh. Nhưng chúng ta không thấy cộng sản có những tiến bộ gì về hòa đàm một cách công khai tại hội nghị Paris giữa ta, công sản và Mỹ hết.

Nhưng mà trong lúc đó có một sự cấu kết … giữa cộng sản và đồng minh Hoa Kỳ để đi tới cái văn bản hiệp định ngày 26 tháng 10 năm 1972. Cái bản văn Hiệp định đó tôi đã tốn rất nhiều thì giờ, tôi đã giải thích với đồng bào, tôi chắc đồng bào hãy còn nhớ.

Cái bản hiệp định đó là cái bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miến Nam cho phe cộng sản. Và tôi đã có đủ can đảm nói với ông ngoại trưởng Kissinger lúc đó, nếu như ông chấp nhận cái bản hiệp định này nghĩa là ông chấp nhận bán miền Nam cho phe cộng sản. Còn tôi chấp nhận cái bản văn hiệp định này tôi cũng chấp nhận phản quốc, bán dân tộc và đất nước miền Nam cho cộng sản.”

“Ông có chấp nhận thì chấp nhận vì quyền lợi Hoa Kỳ, vì lý do riêng tư thì tôi không biết, vì mấy ông là cường quốc đổi chác với nhau tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem cái quyền lợi và sinh mạng của dân tộc Việt Nam ra bán. Chứ tôi là người Việt Nam tôi không chấp nhận.

Bản văn hiệp định đó là cái bản văn mà tôi đã từ chối, tôi đã phản đối trong 3 tháng trời. Và trong ba tháng trời chỉ có ba điểm chính mà tôi tranh đấu sống chết. Sự tranh đấu sống chết, sự tranh đấu của tôi được …mất… dần dần bởi một lần tôi mới họp có ông chủ tịch thượng viện Nguyễn Văn Huyền cũ, ông Chủ tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn, ông Tổng trưởng ngoại giao, ông chủ tịch tối cao pháp viện, có phó tổng thống, có Đại tướng tổng tham mưu trưởng, phó thủ tướng…

Ba điểm mà tôi cho là mất nước:

Một chính phủ ba thành phần ở trên chóp bu để chỉ huy, ba chính phủ là Chính phủ VNCH và chính phủ của Mặt trận giải phóng và Chính phủ liên hiệp, ba thành phần đó được đặt để xuống cho tới tỉnh quận, xã, ấp. Tôi cho đó là một chính phủ liên hiệp dù dưới hình thức nào, dù cấp bậc nào, tôi không chấp nhận. Cho nên đừng có nói gì cho tới xã, ấp ngay cả trung ương tôi đã không chấp nhận. Bốn thành phần, ba thành phần, hai thành phần tôi cũng không chấp nhận.

Họ chỉ nói ở Đông Dương này có ba quốc gia thôi, là Cao Miên, Ai Lao và Việt Nam. Thì tôi muốn hỏi ông ngoại trưởng Kissingger là Việt Nam nào, Việt Nam của Sài Gòn hay Việt Nam của Hà Nội? Kissingger chấp nhận cái Việt Nam thống nhất theo luận điệu của cộng sản rằng từ Bắc chí Nam. Tôi không chấp nhận. Tôi muốn trở về nguyên thủy hiệp định Geneva là có hai quốc gia Việt Nam, hai chính quyền, Sài Gòn và Hà Nội, tôi kêu họ là Việt Nam dân chủ công hòa còn họ phải kêu tôi là Việt Nam Cộng Hòa. Không xâm phạm lẫn nhau và lấy vĩ tuyến 17 và chờ đợi ngày thống nhất bằng phương tiện hòa bình và dân chủ, dù cho ngày đó không biết là ngày nào….

Ông Nixon nói với tôi thế này, ông nói tất cả những hiệp định chẳng qua là những tờ giấy mà không được thi hành. Cho nên điều quan trọng không phải ông ký hiệp định mà là ông chấp nhận hiệp định, điều quan trọng là khi cộng sản Bắc Việt phản bội hiệp ước, tái tấn công miền Nam, thì ông làm cái gì và với phương diện gì, mà tôi sẽ giúp ông cái gì, cái đó mới là quan trọng….

Cam kết thứ nhất là nếu CSBV tái xâm lăng, vi phạm hiệp định thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ quyết liệt và tức khắc ngăn chặn sự xâm lăng đó.

Điểm cam kết thứ hai là chỉ nhìn nhận chính phủ VNCH là chính phủ duy nhất ở miền Nam Việt Nam.

Điểm cam kết thứ ba là cung cấp dồi dào cùng kịp thời viện trợ kinh tế và quân sự cho nhân dân Việt Nam chiến đấu lại cộng sản.

Phó tổng thống Agnew qua Sài Gòn công bố 3 điều, nhưng khi ông Agnew qua đây thì ông tuyên bố có hai điều và bỏ hết mất một điều, phớt tỉnh cái chuyện là can thiệp trả đũa mạnh mẽ và phản ứng mạnh mẽ.

Khi mà đưa văn bản hiệp định tôi nghĩ rằng ông Kissinger mà không thấy đó là cái văn bản đưa dân tộc quốc gia Việt Nam đến chỗ chết, tôi không tin là ông Kissinger không thấy. Tôi nghĩ rằng ông đã chấp nhận vì cái lý do gì, điều đó tôi có nói với đồng bào, các siêu cường phải có những quyền lợi to lớn hơn, cho nên đối với các nước nhược tiểu, đối với chúng ta, quyền lợi hơi ít thì họ dám đổi chác với nhau. Chúng ta không có cái gì để hy sinh hết, chỉ có một mảnh đất nhỏ bé miền Nam này, ít không khí tự do để thở là còn có được dân chủ mà sống….

Tôi mong rằng người Việt Nam chúng ta, dân tộc Việt Nam chúng ta đủ trưởng thành khôn ngoan để không tin lời cộng sản nói. Họ nói rằng ông Thiệu cút đi để chúng tôi thương thuyết, thế nào với miền Nam này cũng được tự do dân chủ mà cộng sản phải nể, phải tôn trọng chấp nhận… Họ còn nói rằng ông Thiệu không có đoàn kết quốc gia, không có đoàn kết quốc gia là không có chiến thắng cộng sản. Họ còn nói rằng còn ông Thiệu là cộng sản còn đánh… Họ còn nói rằng còn ông Thiệu là Mỹ không viện trợ, cho nên không đánh được. Có một sự tuyên truyền kinh khủng, tuyên truyền đổ lỗi lên đầu ông Thiệu hết. Ví dụ năm 1963 cái gì cũng đổ lên đầu ông Diệm hết.. Cho nên tôi đã xin từ chức tổng thống….Tôi thách thức quân đội Mỹ có số quân tương đương như quân đội VNCH, phối trí vũ khí cũng như vậy, liệu quân đội Hoa Kỳ chịu được mấy ngày….

Thưa đồng bào và anh chị em, lương tâm của tôi, lương tâm tiếng nói của tôi bắt tôi phải chọn lựa một trong hai con đường, ở lại cương vị tổng thống để lãnh đạo cuộc chiến toàn dân, toàn quân, nhưng mà không có đủ tư thế cung cấp, phương tiện cho quân đội chiến đấu, có thể bị nhân dân hiểu lầm là trở ngại cho hòa bình, tiếp tục gây tang tóc đổ vỡ, điêu linh chết chóc, nhà tan cửa nát, dư luận tiếp tục đẩy tôi làm chứng cớ mà nói rằng miền Nam không có hòa bình là vì ông Thiệu, quốc hội Hoa Kỳ để rồi đây sẽ chứng tỏ tôi là nguyên nhân là chứng cớ để cúp viện trợ. và con đường thứ hai như tôi nói trên…

Tôi xin đồng bào, chiến sĩ, cán bộ … hãy thứ lỗi cho tôi những lỗi lầm gì đã có với quốc dân trong suốt 10 năm (làm tổng thống).

Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu

https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1276403

 

Vui cười

 

Lãnh đạo gọi một đảng viên mới lên thẩm vấn.

 – Chúng tôi muốn hỏi đồng chí, tại sao đồng chí lại khai man lý lịch?

 – Tôi khai man? – Đảng viên mới ngạc nhiên đáp.

 – Tại sao đồng chí khai bố là công nhân, nhưng điều tra ra thì chúng tôi biết bố đồng chí trước đây là chủ nhà thổ.

 – Thưa đồng chí, thành thực mà nói thì cũng không có gì sai, tôi chỉ khai trẹo đi một chút. Bố tôi dặn rằng khai là công nhân thì mới vào được đảng. Bố tôi cũng nói rằng, làm việc cho đảng thì giống y như chỗ bố làm ngày trước. Mà đồng chí biết, nhà thổ là mỏ vàng mà!

 

Cô giáo hỏi học sinh:

 – Bố em làm nghề gì?

 – Thưa cô, làm điếm!

 – Sao lại thế được? – Cô giáo ngạc nhiên.

 – Bởi em thấy mỗi buổi sáng khi đi làm bố em toàn chửi thề: “Mẹ kiếp, lại phải chui vào cái nhà thổ”, còn mẹ thì thở dài sườn sượt ca cẩm: “Không bết bao giờ lũ điếm ấy trả cho ông nhiều hơn một tý”.

 

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?

 

Nguyễn Quang Duy

 

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến Pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi rõ “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc.

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận mọi người đều có quyền và có bổn phận như nhau, không ai được sử dụng người khác làm phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu cá nhân hay đảng phái.

Người miền Nam tin rằng giới lãnh đạo cũng là con người nên đều mắc phải những sai lầm, vì thế cần xây dựng một thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, với luật pháp chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của tầng lớp lãnh đạo.

Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận sự khác biệt giữa người và người, ngăn cấm việc kỳ thị giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, sắc tộc, trình độ học vấn hay kỳ thị dựa trên lý lịch, trên chính kiến, mọi người đều có cơ hội bình đẳng.

Mọi chiến lược, chính sách, chủ trương, hành động quốc gia đều phải phù hợp với nhân sinh quan về con người, với mục đích phục vụ con người, quan tâm tới quyền lợi và hạnh phúc của con người.

Ngoài việc xây dựng thành công nền giáo dục nhân bản, mọi sinh hoạt tôn giáo, sắc tộc, hướng đạo, văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, đều được đối xử một cách công bằng không thiên vị.

Chính quyền miền Nam nhìn nhận và bảo vệ quyền con người, quyền dân sự được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình những người theo cộng sản vẫn được đối xử một cách công bằng như mọi công dân khác, được pháp luật bảo vệ, được quyền bầu cử, quyền gia nhập quân đội bảo vệ đất nước, quyền tham gia chính trị, được làm ăn buôn bán, con em họ được đến trường như mọi trẻ em khác tại miền Nam.

Từ năm 1962, chương trình Hồi chánh giúp trên 200 ngàn cán binh cộng sản buông súng quay về tạo dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân tộc.

Dân tộc làm nền.

Tinh thần dân tộc được hình thành và phát triển theo giòng lịch sử, tạo tình đoàn kết, gắn bó dân tộc và phát triển quốc gia.

Trong thời bình thúc đẩy người dân đóng góp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, nâng cao dân trí. Vào thời chiến giúp toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm.

Việt Nam Cộng Hòa luôn đề cao các giá trị lịch sử dân tộc, độc lập, tự chủ, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn hóa. Ngay từ tấm bé trẻ em miền Nam được dạy yêu nước thương nòi.

Người miền Nam luôn tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt gia đình, nghề nghiệp, sắc tộc, địa phương và đất nước.

Chính phủ miền Nam chủ trương bảo tồn và phát huy những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, để không bị mất đi hay bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài.

Người miền Nam giữ gìn văn hóa dân tộc nhưng luôn cởi mở, cầu tiến, học hỏi điều hay cái đẹp của văn hóa dân tộc khác.

Tự do để tiến bộ

Việt Nam Cộng Hòa lấy triết lý khai phóng làm giường cột thăng tiến, mọi người được tự do mở rộng tầm nhìn, tự do trau dồi năng khiếu, tự do ngôn luận, tự do quyết định cho chính mình, tự do tìm ra sự thật, ra điều hay, lẽ phải, tìm đến chân, thiện, mỹ.

Ngay từ nhỏ trẻ em miền Nam đã được giáo dục tự do, được khuyến khích mở rộng tầm nhìn tiếp nhận những tư tưởng và kiến thức tân tiến trên thế giới.

Nhờ vậy xã hội miền Nam đào tạo được những công dân tự do, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, biết xây dựng kinh tế, phát triển xã hội, đón nhận văn minh thế giới và tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại.

Miền Nam đã xây dựng một hiến pháp và một thể chế dân chủ tam quyền phân lập rõ ràng.

Nền Cộng Hòa tại miền Nam có thể được xem là một nền dân chủ hiến định và pháp trị tiên tiến vào bậc nhất trong khu vực Á châu thời ấy.

Nền tảng triết lý Việt Nam Cộng Hòa

Tổng hợp 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc tạo thành triết lý xây dựng Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng vững chắc.

Một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển tự do, và một nền dân chủ hiến định, pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.

Đặc biệt, nền giáo dục dựa trên nhân bản, khai phóng và dân tộc, đã đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.

Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa

Con người làm gốc, dân tộc làm nền, tự do để tiến bộ đã trở thành nền tảng văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, được bảo tồn và được truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.

Văn hóa thể hiện qua cách sống cách suy nghĩ. Người Việt Nam Cộng Hòa sống, suy nghĩ và hướng về tương lai hoàn toàn khác với người cộng sản.

Sau 20 năm chia cắt lấy thời điểm 30/4/1975 làm mốc, miền Bắc đã trở thành một bản sao của cộng sản Trung Hoa.

Xem lại phim ảnh cách ăn mặc, cách phục sức, cách sống, xem lại sách báo, lại văn thơ, lại âm nhạc, lại tranh ảnh miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này.

Ở hải ngoại, 44 năm qua người Việt Nam Cộng Hòa vừa bảo vệ cộng đồng, bảo tồn văn hóa, vừa hỗ trợ quốc nội đấu tranh cho tự do và vẹn toàn lãnh thổ.

Ở những nơi đông người Việt sinh sống đều có nhưng trường dạy tiếng Việt, có sách giáo khoa soạn theo chương trình trước 1975, có tổ chức những buổi lễ ghi ơn các anh hùng dân tộc, tổ chức Tết, Tết Trung Thu cho trẻ em.

Mỗi gia đình đều cố gắng gìn giữ tiếng Việt cho con em, duy trì những sinh hoạt gia đình, vừa giảng giải cho con em truyền thống dân tộc, vừa nhắc nhở con em lý do phải bỏ nước ra đi.

Nhiều ban nhạc, ban kịch, ban cải lương, câu lạc bộ văn học nghệ thuật và cả điện ảnh cũng được hình thành ở khắp nơi.

Truyền thanh, truyền hình và báo chí là những phương tiện phục vụ cộng đồng có mặt ở mọi nơi.

Nhiều nơi còn xây dựng đền thờ Quốc Tổ, đền thờ và tượng đài các anh hùng dân tộc, viện bảo tàng, chùa, nhà thờ, võ đường, trung tâm sinh hoạt cộng đồng.

Phục hồi Việt Nam

Ở trong nước, người Việt Nam Cộng Hòa vẫn âm thầm gìn giữ và truyền bá cho thế hệ tiếp nối nền văn hóa nhân bản, khai phóng và dân tộc, mong một ngày  phục hồi đất nước.

Sức sống của văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vô cùng mãnh liệt, bằng chứng là âm nhạc, văn học, nghệ thuật, cách sống tại Việt Nam ngày nay đang quay về với cội nguồn dân tộc.

Phong trào thoát Trung là nỗ lực đẩy lùi tì vết văn hóa Trung Hoa còn tồn đọng tại Việt Nam.

Nhiều người cộng sản miền Nam trong tiềm thức vẫn chưa quên một xã hội miền Nam đầy nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Trước Quốc Hội cộng sản, 12/9/2018, bà chủ tịch Nguyễn thị kim Ngân phải thừa nhận kiến thức về sử ký và địa lý nước nhà, bà học từ thời Việt Nam Cộng Hòa nay vẫn nhớ không quên điều gì.

Bà Ngân biểu lộ lòng luyến tiếc vì giờ đây trẻ em học hành khổ sở, nhưng sử ký và địa lý nước nhà hầu hết đều không biết.

Triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc ngày nay được nhiều người miền Bắc biết đến, nhất là giới trẻ Việt Nam những người đang tìm kiếm một con đường thay cho con đường cộng sản bị nhân loại đào thải.

Tự do và dân chủ chỉ là điều kiện cần, mục đích và triết lý sống của dân tộc là điều kiện đủ để phục hồi Việt Nam.

Mục đích và triết lý sống giúp dân tộc đó biết đang ở đâu, đang làm gì, đang sống như thế nào, sẽ đi về đâu, đi cách nào và làm sao để đạt được mục tiêu tối thượng trong hoàn cảnh và khả năng có được.

Mục đích, triết lý và văn hóa xây dựng xã hội thời Việt Nam Cộng Hòa đã thích hợp và thành công ở miền Nam, cũng sẽ thích hợp với cả nước.

Nhân bản, khai phóng và dân tộc sẽ trở thành mục đích, triết lý và văn hóa chung cho toàn dân tộc làm nền tảng đưa đất nước đi lên theo kịp đà tiến bộ và văn minh nhân loại.

Melbourne, Úc Đại Lợi 23/10/2019

 

Vui cười

Một lính Nga nói chuyện với lính Mỹ.

– Thế nào, chỗ các anh chắc được ăn uống no đủ nhỉ? – Lính Nga hỏi.

– Tất nhiên là như vậy. Chúng tôi đến nhà ăn, thích ăn gì được lấy thoải mái, nhưng cố gắng ăn không quá 6.000 calory. Lính Nga về báo cáo cấp chỉ huy. Liền sau đó, các báo của đảng nêu một thí dụ điển hình về sự dối trá của chủ nghĩa tư bản. Thông báo viết: “Chúng ta không thể tưởng tưởng nổi tại sao người Mỹ khoét lác quá đáng như thế. Để có 6.000 calory thì một lính Mỹ phải ăn tới 20 kí khoai tây và 16 ký bắp cải. Sức người nào có thể nhồi nhét được như thế!”.

 

Các nhà khảo cổ tìm được tại Ai Cập một bức tượng đá từ thời vua Faraon nhưng vì hư hại nhiều nên không thể nào xác định được tên nhân vật được đúc tượng này. Họ liền gửi về Bộ công an để nghiên cứu. Sau vài ngày, đoàn khảo cổ nhận được điện tín: “Tên của nhân vật được đúc tượng đá là Ramez XXV”. Rất ngạc nhiên, một vị giáo sư gọi điện thoại về hỏi đồng nghiệp:- Bằng cách nào mà Bộ công an tìm ra nhanh chóng thế?

– Họ không dùng phương pháp như chúng ta, mà dùng “nghiệp vụ đặc biệt” để hỏi cung tượng đá mấy tiếng đồng hồ, nó chịu không nổi nên phải khai báo!

 

Tổng bí thư đảng mời mẹ từ quê lên thủ đô thăm mình. Trước hết tổng bí thư đưa mẹ từ sân bay về trụ sở đảng, nơi ông ta làm việc. Bà mẹ kinh ngạc nhìn các tiện nghi của con và phong thái oai phong khi sai bảo cộng sự.

Đưa mẹ về dinh thự riêng bằng chiếc xe hơi sang trọng, tổng bí thư chỉ cái nhà và chiếc xe hãnh diện nói với mẹ:

– Mẹ à, tất cả những thứ này là của con đấy.

Bà mẹ có vẻ sợ hãi, nắm lấy áo của tổng bí thư nói thầm:Con ơi, thế này mà giai cấp vô sản của chúng ta biết, họ lại làm cách mạng lật đổ con, tước đoạt hết thì uổng quá, mà có khi toi mạng con ạ!

Những Cánh Cửa Gió (kỳ 1) :

Từ Hải Ngoại  : Chống Ác, Không Chống Cộng,  … Đến Quốc Nội  : Tranh Chấp Chủ Quyền Bãi Tư Chính, nhưng Cấm Dân Biểu Tình Chống Tàu Cộng.

 

Phan Văn Song

 

Sau một tháng chia sẻ cùng quý bà con, 22 trang, của tập sách nghiên cứu rất công phu và đầy tài liệu kỹ thuật của nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hoa Zhang Xiaoming, về cuộc chiến Việt-Hoa năm 1979 của Đặng Tiểu Bình, tường thuật, nghiên cứu cùng phân tích tỉ mỉ cuộc vượt biên giới Tàu-Việt xâm lăng Việt Nam của quân  đội Giải phóng Trung Cộng. (PLA). Tuần nầy xin phép bà con  trở về với thời sự nóng bỏng của đất nước và thế giới để chia sẻ tâm huyết cùng quý bà con, cùng nhau bàn thế sự, và xin phép quý bà con, được phép nói xã lán, vì quá sốt ruột trãi lòng nói thiệt, lối Nam kỳ phe ta, rủi mích lòng ai, đành xin lỗi vậy !

Cửa Gió ? :

Quý chị, quý anh, quý bà con, ai đã từng ở tù Cộng Sản Việt Nam, đặc biệt ở những năm khốn nạn nhứt ngay sau những ngày mất nước, và đặc biệt ở những trại giam vùng Sài gòn Gia Định, hoặc bị nhốt phòng kín – cachot ( không thể nói phòng cá nhơn, vì tuy thực sự là dùng để nhốt cách ly một cá nhơn, nhưng nhiều khi nhốt ba bốn hay cả năm người) ; hoặc bị nhốt phòng tập thể ( tuy với sức chứa chỉ từ 3 đến 4 chục người, nhưng có khi lên đến 70/80 người, phải ngủ 3 người hai chiếu nắm đầu cẳng ngược nhau và khi cao điểm thay phiên nhau kẻ ngủ ngồi người ngủ nằm), đều biết được từ ngữ « CỬA GIÓ ».

Tuyệt vời thay, tiếng Việt ta ! Đó để chỉ, nếu là cachot, là cánh cửa tò vò, để các tên « cai tù » dùng để « ngó », kiểm soát, « dòm », xem thằng tù « làm cái gì » ? Nếu cửa gió được mở, ôi là một sự sung sướng, thằng tù « có quyền » đứng đưa cái mặt ra hàng lang, liếc phải liếc trái, thấy « cái mặt » thằng tù trước mặt, – « đấu láo », làm quen. Nhờ đó, từ cachot 2, trại Trần Hưng Đạo, tháng tám 1976, thằng tui « thấy » được Luật sư Mai văn Lễ vượt biên, thấy được các cha « linh mục » Minh – « vụ Vinh Sơn ». Hay, sau nầy cũng qua những « cửa gió » … nhắn tiếng với các phòng khác … làm quen với nhiều bạn hữu. Cai tù « đóng cửa gió cachot » là một hình phạt.  Ngột thở, một tâm trạng bị nhốt – claustrophie – ngột ngạt, bi quan !

Cửa gió phòng tập thể, là phần trên của cánh cửa ‘sắt’ của phòng giam. Vì phòng đầy người, mái nhà lợp bằng thiết – tôle (ở T20 Phan ăng Lưu) nên khi trời nóng (ở Sàigon lúc nào cũng nóng), những ai ở phía trong sâu trong phòng đều cảm thấy thiếu không khí không thở được. Do đó, không ai dạy ai, tất cả các phòng giam của cái trại tù nhơn ám số T20, đường Phan Đăng Lưu, lần lượt từng thế hệ, lớp tù nầy qua lớp tù tiếp theo, đều biết tổ chức ra cửa gió để thở : … Tổ chức « THỞ », nghĩa là thay phiên nhau ra đứng cạnh « cửa gió », là cái phần trên của cánh cửa gồm song sắt để « thở ». Thay phiên nhau, mỗi người, ra cửa gió, thở và đếm  200 tiếng, xong tự lui về chổ, để người khác, tuần tự, à tour de rôle, chacun son tour, suốt ngày, ra đứng CỬA GIÓ để THỞ. Tự đếm, tự lui về, tự kỷ luật ? nhưng trong các bạn tù, cũng có người đếm giùm, nên cũng khó « ăn gian »… ! Ngay từ sáng, vệ sanh xong, lãnh nước nóng, điểm tâm xong (ai có mì gói thì có nước nóng ăn mì gói, ai không có thì uống nước nóng thay trà, that’s it ! ) là sanh hoạt THỞ.  Một sanh hoạt thứ hai nữa là thay nhau tắm. Do đó, phòng có trưởng phòng do cai tù chỉ định… Thằng tui làm trưởng phòng 5 Khu C2 lâu lắm, suốt cả trên hai năm trời … Nhơn số phòng được chia là nhiều tổ, thường 5 tổ. Tổ 1 bắt đầu Thở, thì tổ 5 lo việc Tắm. Phòng chỉ có một hồ nước, 1m x1m x1m= 1m3, một mét khối nước, robinet chảy rỉ rả … – bài toán lớp nhì – … làm sao hồ luôn luôn đầy nước để vệ sanh, tắm giặt, uống cho dân số phòng … 30 hay 70 người … Tắm 2 gáo. Đi tiểu một gáo, đi đại 3 gáo… Gáo đây là một cái ca bằng mủ nhựa, 25 cc –.( ca tiếng việt do từ quart củaPháp – quart vì le quart du litre – 1/4 litre) – tiếng Anh cái mug.

Cá nhơn thằng tôi, may mắn hơn nhiều bà con, vì được chiếu cố « tạm giữ – gần bốn năm- để điều tra nên chỉ ở tù lẫn quẫn ở trại Phan Đăng Lưu, mà không bị đi đày khổ sai lao động trên các vùng rừng sâu nước độc Nam hay Bắc – tuy nhưng, cũng bị 3 lần « biệt phái » xuất trại « đi đày lao công » – lần đầu theo đoàn đi đày lên Pleiku (nhưng chỉ 10 ngày thì trở về vì lộn tên – vừa dựng xong lán là được đưa về lại Gia định –  đường về rất ngon lành, một mình, một xe Jeep lùn của phe ta để lại, với tài xế và một cai tù, PVS ngồi ghế trước – ghế « xếp xe – chef de voiture » – dĩ nhiên bị xích cẳng vào thành ghế, tuy nhiên, nhờ hai tay trống, nên trông chểm chệ ngon lành – cai tù ngổi ngay sau lưng như một garde de corps) ; lần thứ hai lao công, lên khỏi Hố nai làm củi, sáng đi, chiều về, (chỉ 1 tháng nhưng suýt chết, vì ở cùng toán với 5 người vượt ngục) ; lần thứ ba, sau Tết năm 1979, « lao công chiến trường Cam bốt Chia » – may mắn ở tổ « nhà bếp », rửa rau và gánh cơm nuôi tù, nuôi quân Việt Đỏ vượt biên tham chiến đánh Miên Đỏ – tuy chỉ trên 1 tháng, nhưng thực sự sống với chiến tranh, lửa đạn với pháo của ??? địch hay bạn – vì địch của địch là bạn – l’ennemi de mon ennemi est mon ami

Cái khốn nạn là – trong thành phần quân đội Việt Nam Cộng Sản vượt biên giới Miên lúc giờ rất nhiều lính quân dịch-« nghĩa vụ quân sự » – nhưng khổ nỗi, gốc gác lại là các con em người miền Nam chúng ta, sống vùng Sài gòn Gia định, bị dụ dỗ rằng, « các em đi nghĩa vụ và giải phóng đồng bào Cam Bốt Chia, là để trả nợ cha anh các em thuộc ngụy quân, ngụy quyền  Nam Việt Nam đang học tập cải tạo, sớm trở về với gia đình (sic). Cũng do đó, tên gọi là Sư Đoàn Gia định !  Huấn luyện sơ sài, tuy các sĩ quan là  cựu Mặt Trân Giải Phóng hoặc quân Công Sản Bắc Việt, có kinh nghiệm chiến trường chỉ huy, nhưng thực sự, lúc bấy giờ, trong thế chuyển quân, thế thụ động, thủ nhiều hơn công, nên bị thiệt hại rất nặng. Lại thêm, chuyển quân bằng  « xe đò » loại xe đò Miền Tây, chỉ lên xuống một cửa, bít bùng, nên khi bị B40 – và khmer Đỏ bắn rất chính xác – rất ít người thoát chết… Về sau, các em tranh nhau lên ngồi nóc xe…Và càng đau đớn hơn, là nhóm lao công chúng tôi (PVS chứng nhơn) được nghe rõ, sau khi « những người trong rừng » đã nhận rõ chúng tôi là lao công chiến trường, mặc dù, chúng tôi cũng trang phục bằng « quân phục Cộng Sản » áo quần xanh ô liu, nón tai bèo… chỉ khác biệt, là không đi giày, kẻ dép nhựt, người dép da, hay cả dép thiên nhiên là cẳng không… và không mang đai súng hay giây ba chạc gì cả… Nói tóm lại khi nhận rõ chúng tôi là tù nhơn, nghĩa là « bạn », là sau những trận pháo kích (B40), họ la to « Cẩu đây, Cẩu đây » để nhắn nhủ những người tù chúng tôi… là phe ta còn chiến đấu Cẩu là 9 (Sư đoàn 9 phe ta ?) !.Nhưng họ không biết lính Cộng Sản, là con cháu người miền Nam mình ! Tôi nghiệp thật, các chú đang bắn vào các cháu. Người miền Nam bắn người miền Nam… ! Và đây là một Tộc Ác !

Phải ! Đấy là một dã tâm, vì có cả một kế hoạch, với một chủ đích. Lê Duẫn thù dân Miền Nam, và cùng Lê Đức Thọ quyết tâm « xóa sổ » dân Miền Nam Việt Nam cũ ta ! Đày ải cha anh, chưa đủ, phải diệt hậu hoạn… giết hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa, dẹp ánh sáng của bầy Việt điểu, dẹp tương lai …của Việt tộc oai hùng ! Thành phần gia đình ngụy không được vào Đại học … Để chứng minh, xin trình với quý bà con, một nhơn chứng :Vào những năm đầu của những năm 2000, tôi có dịp gặp anh nhà báo ly khai Công Sản Bùi Tín trong một buổi cơm. Tôi kể câu chuyện về Sư đoàn Gia Định và hỏi anh Bùi Tín, tại sao như vậy ? Tại sao nhẫn tâm như vậy… Chuyện Miên Tàu với Hà nội và Nga ăn thua gì với dân Miền Nam.. quân Bắc Việt đánh Miên Đỏ không đủ sao ? Anh Bùi Tín,  bèn nói thật, cho chúng tôi biết rằng Lê Duẩn cùng Lê đức Thọ rất thù dân chúng Miền Nam, muốn diệt tân gốc  toàn bộ dân Miền Nam ‘cả cũ và cả mới’ (cả Nam bộ kháng chiến lẫn cựu Việt Nam Cộng Hòa – dixit Bùi Tín) … Đưa đi đày toàn bộ bộ máy ngụy quân ngụy quyền chưa đủ, nếu diệt cả hậu hoạn càng tốt. Do đó, sư đoàn Gia định, do đó, xe đò Miền Tây… Vơ vét toàn bộ tài sản, khí cụ, … những gì xài được mang về Bắc, còn khó mang về, sử dụng tại chổ, phải làm kiệt sức Miền Nam… Vét trọn. Hốt trọn. Chưa đủ, Phải phá nát. Do đó, không dùng xe nhà binh ( Molotova VC, hay của GMC của QL VNCH để lại)… mà trưng dụng xe đò. Bắt tù nhơn dân sự – chúng tôi – đi « lao công chiến trường » ! Và Sư đoàn Gia định …

Và cũng nhờ đó, dân Miền Nam ta cũng mở một con đường Vượt Biên mới bằng đường bộ, băng đất Miên qua Thái lan, cũng bằng nhập cuộc vào Sư đoàn Gia định … Một trong những thằng em họ cá nhơn thằng tui Vượt Biên qua ngã đó !  Hoan nghinh óc sáng tạo của dân Miền Nam !

Xin lỗi quý bà con về những câu chuyện đầy « cái tôi » tồi tàn, của cá nhơn thằng tui!

Kính thưa quý bà con, kính thưa quý thân hữu,

Số là, đã mấy tuần qua, gần cả năm nay, bổng nhiên xuất hiện trong các cộng đồng người Việt hải ngoại, khắp thế giới, Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Úc … . Đến đây, xin quý bà con cho phép chúng tôi mở một dấu ngoặc để định nghĩa rõ từ ngữ nầy …

Cộng đồng người Việt Hải ngoại : từ nay đã có nghĩa khác, vì « người Việt tỵ nạn Hải Ngoại» ngày nay, không còn chỉ dùng riêng cho phe chúng ta nữa, phe của những cựu công dân của Quốc Gia  Việt Nam Cộng Hòa (từ 1948 dến 30/04/1975), như chúng ta thường hiểu, là « người Việt tỵ nạn Cộng Sản », là của bên thua cuộc chúng ta !

– Ngày nay, hởi ôi, « người Việt tỵ nạn Hải ngoại » ( cái đuôi tuy lòng thòng nhưng rất chánh nghĩa « tỵ nạn Cộng Sản) nay biến mất)  bị hoen ố, bị lẫn lộn, với những người, tuy cũng gọi là « Việt », tuy cũng gọi là « tỵ nạn », nhưng gốc gác là công dân của « kẻ thù của chúng ta,  đã từng giết, đã từng bỏ tù, từng hành hạ, hà hiếp, cưởng đoạt tài sản, cơ ngơi của người miến Nam chúng ta ». Họ thuộc bên thắng cuộc, phía bên địch thủ của chúng ta !

 – Họ là cựu du học sanh của chế độ Cộng Sản Hà nội Bắc Việt, đào ngũ, trốn ở lại – hoặc vì lợi nhuận ? hoặc lựa chọn không khí tự do dân chủ xứ người ? – Hay ở lại ? để làm đầu cầutête de pont – cho bố mẹ của họ « hạ cánh an toàn », sau một thời gian phục vụ Đảng cướp Mafia Cộng Sản Hà nội, bằng tham nhũng của người, ăn cắp của công, ăn giựt của dân, nay ôm tiền qua hưởng tuổi già xứ người ?

« Người Việt tỵ nạn » ngày nay, cũng là các cựu lao công do chế độ Cộng Sản Hà nội Bắc Việt bán thành hàng « xuất cảng lao động », trốn ở lại xứ người.

– Người Việt tỵ nạn ngày nay, cũng là người tỵ nạn kinh tế ; người Việt tỵ nạn cũng là người Việt đi nhập cư lậu ; người Việt tỵ nạn hôm nay cũng là một cựu đại gia Việt Nam, một cựu đại đảng viên Đảng Cộng sản Hà nội, chuyển tài sản – do tham ô, ăn cắp của dân – « hạ cánh an toàn », mua Visa Âu châu hay Mỹ, hay Úc sống ung dung hưu trí nơi xứ người !

Vì những lý do đó, khi chúng ta nói « cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại » ngày nay, chúng ta không còn định nghĩa  rằng « ấy là phe ta nữa » ! (Xin đóng dấu ngoặc ).

Từ cả năm nay, chúng tôi nhận xét, khắp cả thế giới – tại mọi cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Mỹ Úc Tây Âu Đông Âu, nhiều hiện tượng ngứa tai, gai mắt – cho cá nhơn thằng tui – phát biểu qua những nhơn vật mới, bổng nhiên xuất hiện, và rất đồng thời, đồng lúc, nhịp nhàng,  như một scenario – kịch bản đã được viết sẳn, xảy ra gần như, hoặc đồng loạt, hoặc rất thứ tự như một série, – vỡ kịch nhiều hồi  … ngay trong các cuộc sanh hoạt, và … các thời sự có liên quan đến cộng đồng người Việt tỵ nạn, cả Chống Cộng Sản và không Chống Cộng Sản ở Hải ngoại chúng ta !

– Ở Mỹ, ở Úc cũng như ở Âu Châu, một phong trào đấu tranh « kiểu mới », đang đổi mục tiêu, từ phong trào Chống Cộng, Diệt Việt Cộng, Chống Tàu Cộng, của những cựu quân dân cán chánh của Việt Nam Cộng Hòa đầy chánh nghĩa, của các toàn thể các nạn nhơn Cộng Sản Bắc Việt, của toàn bộ nhơn dân Miền Nam Việt Nam, của bên thua trận chúng ta, – nạn nhơn của sự phản bội của đồng minh Huê Kỳ đã bỏ rơi tiền đồn Chống Cộng, với cái nhìn dài hạn của chủ thuyết  Be Bờ chống Cộng Sản, với chánh nghĩa Dân Chủ Tự Do, để liên minh với Độc tài Tội Ác Hán tộc Trung Cộng, chỉ để chống Đế quốc Liên Sô ! …        

 – nạn nhơn của cái nhìn thiển cận hẹp hòi của một nhóm con buôn chánh trị kinh tế quốc tế Âu Mỹ, quyết TẠO cái thị trường Tàu, tưởng rằng béo bở của trên 1 Tỷ dân Tàu chết đói của những năm 70 ấy ! Và, chính bọn con buôn chánh trị kinh tế quốc tế ấy đã biến chúng ta, công dân của Việt Nam Cộng Hòa, của một quốc gia, có văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, có một chế độ dân chủ pháp định, có một văn minh pháp luật, một nền  ngoại giao quốc tề … bổng một sớm một chiều biến thành những apatrides, những kẻ vô tổ quốc lang thang, thành những kẻ … ở đậu, với bầy con cháu hậu duệ, nay biến thành « ngoại nhơn xứ người » (Tây đấy Mỹ đấy ,… nhưng gốc Việt) ! Chúng ta, cựu công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa nay là …     

 – những nạn nhơn bên lề – victimes collatérales – của sự lường gạt quốc tế Mỹ và Âu Tây đã dùng Hoà đàm Paris, đã dùng Hiệp Định Đình Chiến Paris 1973 – chỉ để tổng kết một hóa đơn, sang trang, chấm dứt một trang sử với một chương trình – be bờ, chạy đua vũ trang Nga Mỹ … – để mở một trang  sử thương mại mới, dựng một đối tác thương mại mới, với những xưởng công nghiệp mới với những nô lệ mới, với cái gọi là thị trường mới,  …. Nhưng cuối cùng, hởi ôi !… bé cái lầm … đã dựng lên một con khủng long, một con T Rex, ngày nay sút chuồng, chẳng ai kiểm soát nổi,  như trong chuyện phim Jurassic Park !

Chống tội Ác không chống Cộng ! Đảng Cách Mạng lỗi thời !

1/ – Ngày nay, bổng nhiên, phe ta không dám chống Cộng Sản nữa. Dù Việt Cộng, dù Tàu Cồng còn sờ sờ đó ! Lỗi thời, quá khích – radical ! Ai cũng sợ mình radical-quá khích cả. Hồi giáo quá khích ! Thiên Chúa Giáo quá khích ! Thiên hạ từng nói PVS thằng tôi quá khích. Và tôi hãnh diện rằng Thằng Tôi (PVS) Chống cộng chống Tàu quá khích ! Tôi kêu gọi, tôi xin, tôi đòi, tôi van lạy bà con, dân ta, phe ta bên nhà (như dân Hong Kong, như dân Venezuela) phải xuống đường nổi dậy biểu tình giành quyền tự quyết, đuổi nhà nước đương quyền Việt Cộng đi để giữ vững quốc gia, toàn vẹn biên giới lãnh thổ Việt Nam. Không chống tộc Ác ! PHẢI CHỐNG CỘNG ! Cộng Sản đương quyền là Tội Ác.

– Ngày nay, từ Mỹ, từ Úc, qua Âu Tây, phe ta chỉ Chống Tội Ác, chống Độc tài, đòi Dân Chủ, đòi Nhơn Quyền… ! Nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chỉ là một cộng đồng người Việt Hải Ngoại, chúng ta không phải là công dân Việt Nam để có thể Đòi,  hay Đấu Tranh với Đảng Cộng Sản đương quyền Việt Nam… Người dân trong nước, công dân của quốc gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới CÓ QUYỀN ĐÒI ! Và khi nào họ CÓ THỰC SỰ ĐÒI, thì sự ủng hộ của Ta, Hải Ngoại và dư luận Quốc tế, mới hữu hiệu !

2/ – Ngày nay, có cả một ông bạn, viết bài kêu gọi đừng làm cách mạng, không nên thành lập Đảng Cách Mạng, vì lập Đảng Cách Mạng là lỗi thời, phải lập Đảng Chánh Trị, để ra ứng cử, bầu cử tay đôi, tay ba với Đảng Cầm Quyền ! Vì đó là đấu tranh Dân Chủ, đấu tranh Ôn Hòa, đấu tranh Chánh Trị !

Khổ quá bà con ơi ! Bà con quên sao ?  Rằng :

–  Đảng Cầm quyền ở Việt Nam là Đảng Cộng Sản ! Quên sao ông bạn ? Chắc là ông bạn, và nhiều anh em nữa, SỢ cái từ « Cách Mạng » ! Sao nó giống từ ngữ Việt Cộng quá ! Phải, và hởi ôi ! Rất nhiều từ ngữ, … như cấp tiến – cải cách – cách mạng … bổng nhiên ngày nay, ai cũng sợ sử dụng vì nó đã bị Cộng Sản xài ! Mà xài nó là giống nó ! Người quốc gia không được nói cách mạng, không được nói cấp tiến ! Lạ nhĩ ?

Thằng tôi PVS, xin nói thẳng : – TA PHẢI LÀM CÁCH MẠNG. Để DIỆT CỘNG !           – Người dân Việt Nam PHẢI  Cướp lại Chánh Quyền ! ( hay Cướp Tà quyền để lập Chánh Quyền ) Lại dùng từ ngữ Cộng Sản nữa !

 Với thằng tôi, Dân tộc Ta PHẢI làm Cách Mạng. Ngay từ bây giờ trong nước,                     – PHẢI có những TỔ CHỨC Cách mạng !

– Những Tổ chức Cách Mạng, những Đảng Cách Mạng ấy sẽ làm một cuộc Cách Mạng dẹp bỏ chế độ Cộng Sản của Đảng Cộng Sản. Cách mạng để đổi đời, đồi chế độ, thể chế, đổi Hiến Pháp, Pháp Luật, đồi quy chế. Sau đó, mới chuyển mình cho Dân Chủ, và chỉ lúc ấy mới chuyển các Đảng ấy thành những Đảng Chánh trị ! Tổ chức bầu cử, tranh cải bầu cử lúc ấy cũng chưa muộn ! Ngày nay, lập những Đảng Chánh trị để về đấu tranh Việt Nam thì chỉ từ chết tới bị thương ! Ở xứ người lâu quá, quên xứ ta là xứ độc tài tụt hậu sao ? Do đó,

Ngày hôm nay, nếu tự nhiên tuyên bố « Không nên lập Đảng Cách Mạng vì Đảng Cách Mạng lỗi thời ! » Như một bài học ! Một định nghĩa, một axiome  mathématique  là đặt cái cày trước con trâu !

Trời ơi ! Ông bạn quên sao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay độc đảng ? Trước hết, phải có một Đảng Cách mạng, để làm một cuộc Cách mạng lật đỗ Đảng Cộng Sản. Sau đó, trước khi Lập Quốc trở lại còn … bao nhiêu công việc… Cuộc hành trình Cách Mạng chưa xong, mà đòi phải tổ chức đảng phái chánh trị …

Chất VấnViệt Cộng

– Cũng có lắm những bà con cũng muốn khi tên đầu xõ Việt Cộng nào qua Mỹ, xin đến gặp để chất vấn ! – Nôm na kiểu Nam kỳ mình là « hỏi giấy » ! Quên rằng người Việt Hải Ngoại không phải là người công dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên phe ta không có cái kílô nào để chất vấn các tay đầu xõ lãnh đạo từ tên Xếp Đảng, Xếp Nhà Nước, hay tên Đại sứ của cái xứ xưa kia của dân ViệtNam nay là xứ của Việt Cộng.

Tạm kết:

– Hoặc, quên quá khứ thù hận, đau thương, đấu tranh xô xát, nay trở về đối thoại ôn hòa ?

– Hoặc,  tất cả chỉ là một cách đổi target, đổi mục tiêu, đổi đối tượng. Chuyển Cộng Sản thành Ác Ôn : Cộng Sản là chánh trị ! Ác Ôn là du côn là giang hồ !… Giang hồ là ta OK Salem,  Ta thử chơi giang hồ với Cộng Sản. Ta ngon ta thắng ! Quên thằng Cộng Sản là thằng cờ gian bạc lận !

Không lập Đảng Cách Mạng, hiếu chiến quá ! Chơi bạo quá ! Thử lập Đảng Chánh trị, ôn hòa hơn, luật lệ hơn ! Sẳn sàng có Đảng Chánh trị … Để chờ chế độ Cộng sản ( một ngày nào đó) – cũng phải ( Mỹ ép ?, ông Trump ép ?, Âu Châu ép – HĐ Paris ép ?…  –  cho phép có các Đảng Chánh trị ( về Việt Nam ? Thành lập tại Việt Nam ? )và bầu cử. Thế nhưng, nếu Đảng Cộng Sản thành lập nhiều Đảng Chánh trị đàn em ? để cùng ta tự do bầu cử ? Và bình cũ rượu mới, hay bình mới rượu cũ…

Đảng Chánh trị cầm quyền sẽ là cựu Đảng Cách mạng Cộng Sản cầm quyền …. Nếu sợ Cách Mạng, sợ đổi đời, sợ xáo trộn  … sợ …

Thôi thà sống với Đảng Cộng Sản đương quyền PHẺ hơn ! Ôi Việt Nam ! Ôi dân Việt Nam ! bị cặm sừng là nghề của chàng ! – Ô Việt Nam Ô peuple du Viet Nam, Ô l’Éternel Cocu !

Còn tiếp … kỳ 2

Hồi nhơn Sơn Mùa thu Cách Mạng 2019

 

Những Cánh Cửa Gió (kỳ 2) :

Tóm lược Kỳ 1 :

–  Cửa Gió :

Cũng như thời gian bà con ta đã từng sống với ngục tù Cộng Sản, các nạn nhơn của chế độ Cộng Sản – một chế độ coi thường nhơn quyền, coi thường tình thương nhơn loại, nên chế độ đối đãi người tù thường đặt vào hạng chót. Các tù nhơn thường bị nhốt trong những nhà lao chật chội, ngột thở, đều mong có một phút thoáng bằng ra đứng thở cạnh nơi CỬA GiÓ ! Thở được 200 giây (đếm 200 tiếng) là được một thoáng 200 giây thiên đường, nhưng thực tế (cái lưng) vẫn là đang ở trong địa ngục.

– Những Cánh Cửa Gió Ngày Nay Trong Nước :

Ngày nay cũng vậy, dân chúng Việt Nam quốc nội đang sống trong một nhà tù Cộng Sản, rộng lớn. Họ cũng được thỉnh thoảng, hưởng những giây phút đứng thở thông thoáng với những cửa gió ! Đó là những bửa ăn nhậu, say sưa, trưa say tối sỉn ! Nhậu say sưa, để quên cái hằng ngày, say để thoáng cái đầu, nhưng cái thân thể cái mình vẫn trong ngục tù, bất lực ! Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền, chiếm được Miền Nam Việt Nam, hốt trọn hai Miền Nam Bắc Việt Nam, chúng tự gọi là thống nhứt đất Việt. Nhưng chỉ trên 10 năm cưởng chiếm, đàn áp (1975-1989), đã đưa người dân Việt miền Nam, từ chết đến bị thương. Vì sống không nổi, thà chết sướng hơn, nên thiên hạ dân Miền Nam ồ ạt vượt biển, vượt biên, bỏ nước, liều chết đi tìm đất tự do để sống, để sanh tồn, tìm tương lai cho gia đình con cháu, hậu duệ, giòng giống !! Từ một chiếc ghe nhỏ đến thuyền lớn, bằng mọi giá phải dzọt ! Phong trào vượt biển, đầy gian nan, đầy mạo hiểm, của dân miền Nam Việt Nam thuở ấy, đã đánh động con tim của toàn dân chúng Âu Mỹ, tạo một ngọn sóng từ thiện khắp thế giới. Phong trào Vietnamese Boat People – Thuyền Nhân Việt Nam từ đó, đã đánh một dấu ấn sâu đậm vào lịch sử nhơn loại.

Người Việt Hải Ngoại tỵ nạn Cộng Sản chúng ta không bao giờ quên những tấm gương hy sanh cao cả ấy của các cha anh lúc ấy, đã không ngại hiểm nguy, đi tìm một cánh cửa gió để, trước để cứu sống gia đình, sau để tạo một tương lai cho bầy Việt Điểu. Do đó, ngày nay, các em, các con, các cháu có bổn phận phải thành công trong đường đời. Tuy ở xứ người, như nay là quê hương của các em, các con, các cháu, Các em, các con, các cháu phải có bổn phận làm rạng danh tên tuổi, giòng họ Đại Việt chúng ta, trước để vinh danh cha mẹ tổ tiên giòng giống mình, sau để trả CA1I NỢ của một Triệu người vô phước bỏ thây, nạn nhơn của hải tặc, của giông bão tai nạn …  đã nằm xuống trong hành trình, để lót đường cho 3 Triệu người đến bến Tự Do !

Từ năm 1989 trở đi, vì tình hình kinh tế theo mô hình chủ nghĩa Cộng Sản hoàn toàn thất bại,  Đảng Cộng Sản đương quyền đành phải bắt buộc, đành phải mở ra một cánh cửa gió rộng lớn  hoặc cho đồng bào khỏi  chết đói, hoặc để giử đồng bào ở lại, hoặc sợ đồng bào đói quá làm càng nổi loạn ?

Nới lỏng kiểm soát kinh tế là việc chẳng đạng đừng, chẳng phải thương giống thương nòi gì, nhưng vi quá bí rồi ! Đồng minh Liên Sô cũng đang đói, cũng bị khủng hoảng trầm trọng, chương trình Glanost không cứu vãn nỗi, (Đến cuối năm 89, thì cả Đông Âu cũng xập tiệm sau khi Bức tường Bá linh sập) ! Mô hình kinh tế Tàu cũng chẳng khá gì hơn ! Họ Đặng chấp nhận tư bản hóa nền kinh tế (mèo trắng như mèo đen ! ). Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền bèn bày đặt, mở một cánh cửa gió mới – một nền kinh tế cũng gọi là kinh tế thị trường (bắt chước tư bản) nhưng lại thòng theo một con quái vật gọi là « định hướng xã hội chủ nghĩa » ! Con quái vật nầy chẳng qua là sợ dân đói quá sẽ làm loạn (kiểu Nga, Đông Đức hay Ru ma ni dám giết cả vợ chồng chủ tịch Đảng). Do SỢ dân làm loạn, nên nới lỏng cho kinh thương tự do, nhưng với câu thòng là « định hướng xã hôi chủ nghĩa » ! Thật sự, là do Đảng kiểm soát chi thu. Nghĩa là Đảng vẫn kiểm soát, vẫn cầm đầu mối. Và từ đó, với những cánh cửa gió là những « lỗ hổng Luật Lệ » do chính Đảng tạo ra để Đảng ăn đầu mối kiếm tiền cò … Nhờ đó …

– Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, đã làm giàu cho một đám đảng viên. Người dân « ăn có » cũng được hưởng tý canh thừa, tý cơm cạn, tạo thành một giai cấp trung lưu mới. Chính lớp nầy cùng với lớp con cháu đảng viên là lớp người hư hỏng nhứt về mặt đạo đức ngày nay… Một giai cấp mới, trung lưu với một lớp người mới chuyên nghề trung gian sống nhờ những lỗ trống trong luật lệ do Đảng cầm quyền tạm thời … ngó lơ để cho họ dễ dãi làm ăn, áp phe, khi mánh khóe chạy chọt, lúc trung gian thế lực… tạo thành một thị trường béo bở cho những ai trúng mối làm trung gian áp phe… Thí dụ, biết trước Nhà Nước sẽ có lệnh giải tỏa một khu đất … Thế là tin mật – bật mí – xì ra, tung qua nhóm trung gian chạy kiếm mối, thế là một áp phe sẽ được dựng lên, người mua trước, giành « đăng ký » « giữ chổ » mua giá chánh thức… như không mua liền, bán « chổ » lại  … một hệ thống trung gian được dàn dựng lên. Tiền cò, tiền bôi trơn … Một lô « tiếng lóng đặc biệt cho một chế độ « Xin Cho », nhưng thực sự chỉ là Mua đi Bán lại … Cái thị trường « nửa ma nửa thiệt » nầy được xào đi nấu lại.

– Việt Nam, ngay từ thời Việt Cộng mới vào Nam đã khai sanh ra cái màn ấy rồi… Nào Vượt Biên bán chánh thức ! Nào Diện Con lai ! Nào H.O ; nào Đoàn tụ gia đình ;  nào Xuất khẩu Lao động … Cũng nó vẽ ra, cũng nó dàn dựng ra, … Rồi đến đất giãi tỏa, rồi …rồi … Trăm Hoa Đua Nở Văn Hóa không thấy chứ Trăm Hoa Đua Nở Mánh mun gần như hằng ngày… ! Tất cả chỉ là những cánh cửa gió ! Để dân chúng dễ thở một chút ! Và đảng viên lại có dịp giàu hơn nữa ! Làm ăn lương thiện, có nghề có nghiệp không thấy, chứ áp phe áp phiết ? thôi đầy rẫy… Lúc nào cũng nói nhỏ, cũng khều khều móc móc… rỉ tai ! Chẳng may, xui, gặp xếp lớn thất sủng… Xì căng đan, người dân cắt ké đi tù, xếp lớn kiếm đường dzọt, hạ cánh an toàn … tỵ nạn đất Mỹ … Cánh của gíó nầy khép  Cánh cử gió khác mở … Nhưng tù Cộng Sản vẫn tù Cộng Sản… Và người dân nước Việt tiếp tục sống trong một căn ngục với nhiều cánh cửa gió khác nhau… Có người thì, chỉ mong có thở từng ngày, có kẻ vài tháng, có kẻ vài năm … đường giây dài sống lâu, vài năm ! Đường giây ngắn vài tháng … Bắt đúng đường, thờ đúng chổ … Cán bộ, đại gia, … phe, đảng, giây nhợ những tiếng lóng, học miết cũng chưa rành… !

Đó là nói chuyện bên nhà, còn nói chuyện phe mình, ở Hải ngoại.

Hai Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại Khác Nhau :

Vừa qua, hình như có một buổi lễ kỷ niệm cái buổi ban đầu ở Camp Pendlelton … để nhắc nhở bà con chớ quên, những ngày bơ vơ buổi ban đầu ấy !

–  Thế nhưng, những bà con ấy, là những bà con đầy may mắn, đến Mỹ lành lặn trong một cuộc tản cư đàng hoàng có tổ chức, … mặc dù có kẻ va ly, nhưng lại có người tay xách … !

–   khác với những bà con vượt biển, vượt biên đầy giang khổ sau nầy, …

–   và cũng khác với những bà con đi máy bay có người đưa kẻ rước…

–  và cũng khác với những du học sanh, hay quan chức ngày nay hưu trí mua Visa nhập cư hạ cánh an toàn…

Mỗi cánh cửa gió đều khác nhau cả ! …

Và cũng có cánh cửa gió đưa một anh cựu tỵ nạn về nhà ăn Tết, về nhà du hí, du lịch, chơi bời… ( cựu vì khi về Việt Nam là hết tư cách tỵ nạn rồi).

– Tỵ nạn là lánh nạn… mà trở về nơi  khi xưa mình mắc nạn, thì làm sao gọi là tỵ hay lánh được. Ra sống nước ngoài, là một lựa chọn ( đó là một quyền tự do không chối cãi!). Thế thì hãy nói rõ rằng : « tôi chọn sống ở nước ngoài ! »

– Hãy để giành tư cách người tỵ nạn cho chúng tôi, những người không chọn, phải bất đắc dĩ BỎ nước ra đi – ra đi trong thập tử nhất sanh – chúng tôi là những nạn nhơn của chế độ Cộng Sản,  Chế độ Cộng Sản ruồng đuổi chúng tôi, không cho phép chúng tôi, những người công dân của cựu Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, những người con của đất nước Miền Nam Việt Nam đã sống từ Nam vĩ tuyến thứ 17 đến mủi Cà mau từ năm 1954 đến 1975, đã sống trong thoải mái, được giáo dục, sanh hoạt như một người dân bình thường trên quê hương của chúng tôi và con cái chúng tôi ! Tóm lại :

Ngày nay, như vậy, tại Hải Ngoại có 2 cộng đồng Người Việt (viết hoa) :

–  cộng đồng Người Việt Hải Ngoại và

– cộng đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản Hải ngoại.

Nói như vậy, rõ ràng phân biệt như vậy, chúng ta SẼ dễ sanh hoạt, ai ở nhà ấy, không đòi hỏi, không bắt bẻ lẫn nhau. Không chưởi bới lẫn nhau. Sanh hoạt khác hẳn nhau, vì không cùng một văn hóa … hai loại tiếng việt, hai cách thức ăn nói khác nhau… khác cả từ ngữ, khác cả cung cách chào hỏi… Chúng tôi biết «  Đi thưa, về thốt, biết dạ, biết bẩm, biết cám ơn, khoanh tay cuối đầu… khác với họ, những người nói trống nói trổng !

Còn nhiều hiện tượng lạ lùng khác  nữa. Chưa bao giờ mà Cộng Sản bỏ tiền đưa văn công ra h trình nghệ thuật, và đem cả phim tuyên truyền ra chiếu ở Hải Ngoại nhiều như lúc nầy !

Bộ Phim Hai Phượng :

Hai tuần qua, cộng đồng cả phe ta lẫn phe họ nhộn nhịp, xào xáo, gây nhau vì cái phim Hai Phượng. Phe họ, kệ họ, nhưng  tại sao phe ta ? Thật là lạ !

Lợi dụng dân Việt Hải Ngoại, phe ta lẫn phe họ, thèm xem tuồng hát, phim ảnh tiếng Việt.  – Hoài niệm, nhớ nhà ? Xem phim Nhựt bổn, phim Đại Hàn phụ đề, mặt mày tuy đông nam á đó, như chưa đã –  Thích nghe nói tiếng Việt hơn ! Do đó, Hai Phượng cũng được chiếu cố. Thế nhưng, cái thằng Cộng

Sản là cái thằng không bỏ một dịp nào để tuyên truyền, nhồi sọ dân lành ! Tuy là chuyện trinh thám – như thật vậy, kể những tệ nạn buôn người – có thật, cũng tại Đông Nam Á, tại Tàu, đây ở Việt Nam,  … Tuy chuyện phim kể một chuyện thực đó, nhưng chính do Đảng Cộng Sản Hà nội dàn dựng. Tả một xã hội đen – do chính Cộng Sản tạo nên –  và cũng do Đảng Cộng Sản lại đạo đức giả – qua nhà đạo diễn phim – tả một bộ máy Công An tuyệt diệu, đầy lý tưởng, bảo vệ công lý, bảo vệ dân lành …

Đúng là tuyên truyền …  tạo cho người xem phim một ấn tượng rằng thế giới Việt Nam, cũng « ai sao tui dzậy »,  Ta cũng như Tây, Tây cũng như Ta. Với một cái nhìn rất « toàn cầu hóa »  – rất  « bình thường» – tình hình và chế độ Việt Nam cũng như tình hình và chế độ các quốc gia tiên tiến trên thế giới  – cũng xã hội đen – cũng Công An – đụng độ đánh nhau, kình cựa nhau ! … Tóm lại Việt Nam ngày nay, là một nước đang phát triển, và cũng như mọi quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng có những tệ nạn xã hội … cũng có hút xách, củng có cờ bạc, đỉ điếm, hội kín, xã hội đen … !  Why not ? … Và các bạn Việt Nam đang sanh sống ở Mỹ, ở Âu Tây, Úc Châu, chắc bạn cũng biết, cũng thấy những tệ nạn ấy ! Những Cảnh Sát Công An Việt Nam Cộng Sản ta (nhờ Ơn Bác Đảng) không thua gì FBI, không thua gì Gendarmerie Pháp … bảo vệ dân lành …. etc …etc … Và cứ thế, dân phe ta ở Hải Ngoại đi xem phim sẽ bị ru ngủ !

Đã qua rồi cái thời tuyên truyền « Ta ngon, ta đỉnh cao trí tuệ loài người »… cường độ, thiên hạ một thời cười đã điếu! Đã qua rồi, khẩu hiệu « Bác sống mãi trong quần của chúng ta » ! … Thây Xếp lớn được gọi là Bác Hồ, ngày nay đang rửa thối không làm sao sửa được phải đến lúc phải mang đi chôn thôi ! Hay, thây tên Hồ nầy, chắc, phải thay bằng thây giả, làm bằng sáp sơn son thép vàng để đệ tử chiêm ngưởng …

Thôi ngưng nói, vì chuyện đó là chuyên riêng của Đảng Cộng Sản. Ngày nào dân Việt Nam dẹp được Đảng Cộng Sản được, dân sẽ tính chuyện ấy.

Ngày nay, ta phải cảnh giác tất cả mọi hiện tượng «  ru ngủ » « bình thường hóa » những biểu tượng của Việt Nam Tự Do, hay của Việt Nam Cộng Hòa. Hai Phương là một bộ phim trinh thám được « bình thường hóa » để người đi xem giải trí như những phim trinh thám âu mỹ, kiểu Die Hard … hay James Bond… nửa thiệt, nửa giả tưởng… Thế thôi … !

Nhưng ra Hải Ngoại được một màn marketing do Bộ máy tuyên truyền Cộng Sản Việt Nam dàn dựng, tung lên … Nào tung tên những tài tử, movie star, minh tinh… nào mua lãnh đạo  điạ phương sở tại tặng  giải thưởng cho người đạo diễn … nào mua một loạt báo chí – địa phương – phê bình quảng cáo, kẻ tung người hứng, chê có, khen có, kẻ bôi nhọ  người đánh bóng … tất cả là kỹ thuật tạo sự chú ý, để kéo khách… Chưa đủ, Sở Tuyên truyền Cộng Sản còn thuê những cây bút cùng gốc cùng gác với thị trường tiêu thụ – gốc Việt Nam Cộng Hòa – với những lời giới thiệu điểm phim và không quên tự giới thiệu gốc gác mình để lấy cảm tình … nào là một cựu nhà giáo, nào là một nhà mô phạm của chế độ Việt Nam CộngHòa … tất cả nhắm vào con tim và lòng kính phục truyền thống nho giáo cố hữu của người miền Nam đối với các nhà giáo… tất cả nhắm vào cái tình quê hương, vào cái nghĩa đồng bào của dân hải ngoại, gốc Miền Nam, hiền hòa, nhơn bản, dễ quên cái « thuở hận thù xa xưa » ấy ! Nhưng quên rằng tại quê nhà Công An không bảo vệ dân mà lại lại đàn áp, dùi cui dân …

Vệ binh Nhựt dùng Cờ Vàng Ba Sọc làm  Quân kỳ

Và cũng trong hai tuần qua, có vài bạn hữu gởi đến chúng tôi hình một toán vệ binh Nhựt bổn vừa thành lập và dùng lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ta, làm « quân kỳ hay hiệu kỳ ». Các bạn ấy, hôm ấy, còn vui vẽ lvà hãnh diện báo cho chúng tôi biết là buổi vệ binh Nhựt ra mắt ấy, có cả ông Tướng hai sao Mỹ gốc việt, Tư lệnh Lục Binh Mỹ đóng tại Nhựt thăm dự. Vai trò Tướng Lương Xuân Việt ở Nhựt ngày nay khác chi vai trò của một ông Tướng Mỹ tư lệnh Lục quân Mỹ đóng tại Việt Nam lúc xưa … Sự có mặt của một tướng lãnh Mỹ chỉ là một protocole – một thủ tục lễ lạc – là một chứng nhơn danh dự cho mọi biểu diễn hay lễ hội, ở đây cho một cơ quan chánh quyền Nhựt, cho một quân đội sở tại thôi !

Do đó, thằng tui thắc mắc tự hỏi, khi Vệ binh Nhựt có ý lấy Cờ Vàng của ta  làm Hiệu kỳ binh chủng, thì chắc bộ ngoại giao Mỹ hay cơ quan quân đội Mỹ cũng phải biết ?… Và, đã là người sống ở Mỹ, thi chắc quý vị người Mỹ ấy, cả ông Tướng hai sao gốc Việt cũng biết rõ, là cái cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ấy, … là cái biểu tượng thiêng liêng còn sót lại của cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam ? Tất cả gia tài vốn liếng cùa mọi chúng ta đã bỏ lại chỉ mang theo lá quốc kỳ thiêng liêng ấy ! Như vậy người Nhựt vô tình hay là người Mỹ có dụng ý gì ?

Hỏi như không dám trả lời  – Phủ phàng quá ! Do đó

Khi nghe tin nầy Tôi đã KHÓC đó !  các bà con ơi ! …

Cái đau là do chính những người bạn quý của chúng ta, Mỹ Nhựt đã  «  bình thường hóa » cài biểu tượng thiêng liêng nầy ! Tại sao ?

Bình Thường Hóa Biểu Tượng :

Phải ! Bình thường hóa ! Đây là một âm mưu rất thâm độc ! Lột tất cả những ý nghĩa quan trọng đàng sau những biểu tượng… Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ! …

Chỉ một tấm vãi vàng, may thêm ba sọc vãi đỏ ở giữa ! Tầm thường !

Nhưng suốt 20 năm liền là biểu tượng của một nơi có Tự Do, của một nơi có An lành, có Yên Ổn … Và suốt 20 năm qua, có bao thế hệ, thanh niên nam nữ, bỏ tuổi xanh đầy hy vọng, để xã thân lao mình bảo vệ lá cờ biểu tượng của những ý nghĩa cao cả nhứt thoạt nghe như một trừu tượng, nhưng thực sự đầy thực tế sống còn : Dân Chủ ; Tự Do, Nhơn Quyền …

Tôi nhớ mãi, thời thơ ấu và những ngày hồi cư ? Những năm trước 50, thuở thiếu thời, cùng cha mẹ từ nơi tản cư (Tân Trụ, Biên Hòa) hồi cư về lại Sài gòn, nơi an toàn. Khi từ xa nhìn là cờ Vàng phất phới trên một cái đồn, ba tôi nói « Tới rồi, yên rồi, … » Khi bước vào đồn, nhìn anh lính Việt Nam vai mang cây súng MAS 36, đầu đội béret vàng, tôi tuy còn nhỏ, một tay níu chặt quần mẹ, một tay cầm tay thằng em, đứng giữa sân, ngước mắt nhìn lên ngọn cờ Vàng, … ôi cảm tưởng ấy không làm sao quên được ! … Quên sao, lòng hãnh diện cả nước, khi thấy lá cờ Vàng trở lại phất phới lại trên cửa Ngọ Môn Huế, sau những ngày Huế bị tàn phá năm 1968… Và hãnh diện sao khi ngọn cờ vàng được dựng lại trên cổ thành Quảng Trị năm 1972… Khác chi hình ảnh ngọn cờ Mỹ trên đảo Iwo – Jima của những năm 1945.

Do đó lá cờ Vàng không thể là một hiệu kỳ bình thường của một đơn vị vệ binh một quốc gia dù là bạn.

– Dĩ nhiên chúng ta không thể phản đối, vì ngày nay lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu không còn là một Quốc kỳ nữa, vì Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa chúng ta đã mất rồi ! Đó chỉ còn là một biểu tượng cao quý của mỗi cá nhơn chúng ta những người con Việt của cộng đồng người Việt tỵ nạn Hải ngoại thôi ! Do đó mà tôi đã khóc khi nghe tin ấy !

Tù Nhơn Lương Tâm :

– Cũng trong cái hướng (ai đưa cái hướng ấy ra ?)  «Ôn hòa hóa» cái lằn ranh giữa người Việt Hải Ngoại Quốc gia, công dân cựu Quốc gia Việt Nam Hòa yêu chuộng Dân Chủ, chọn Đa nguyên, Đa đảng, tôn trọng bất đồng ý kiến, cởi mở, tranh luận, đối thoại, yêu chuộng Tự Do, tôn trọng Nhơn Quyền – đối đầu với versus –  Đảng Cộng Sản đương quyền Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Tài, Độc Đảng, Hèn với Giặc Tàu, Ác với Dân mình … và đang bán nước dâng Biển cho Hán tộc ?

– «Ôn hoà hóa» cuộc đấu tranh, từ Chống Cộng quyết liệt chuyển qua Chống Ác ôn hòa! Ngay nay, ở Hải Ngoại có những Hội đoàn người Việt mới, những người Việt tỵ nạn mới, không còn mang tên, với những giòng chữ dữ tợn, hiếu chiến, quá khích như «Chống Cộng» ; «Chống Tàu Diệt Việt Cộng»  … mở một loại cánh cử gió «Ôn Hòa» khốn nạn!

Mà nay, dường như cũng có một giòng tư tưởng mới, nêu ra như một chủ thuyết mới, Ôn Hòa rằng: Từ nay, họ (những người Việt Hải Ngoại mới nầy) nói rằng « Họ Chỉ Chống ÁC không chống CỘNG!» Và Họ, CHỈ là những người Phản Kháng, ĐÃ từng sống bên nhà, Đã từng cộng tác với chế độ Cộng Sản bên nhà, ĐÃ từng bị hay được ở tù, họ đã bị hay được trục xuất qua Mỹ qua Đức… (tôi xin phép TỰ cho tôi cái quyền NGHI NGỜ – le droit du doute – KHI tôi dùng BỊ và ĐƯỢC  ở tù, hay, truc xuất)

Và họ lập ra một Phong Trào gọi là «Tù Lương Tâm».

Vì Họ tự xưng Họ là những kẻ đối kháng, đối nghịch – les Dissidents – bất đồng ý kiến ( tôi không dùng từ chánh vì chánh là đúng!) với nhà cầm quyền Việt Nam !

Do đó phương cách Họ đấu tranh là  XIN, là CHO, là ĐÒI, là HỎI, là viết Đơn, là nghị quyết

XIN Dân Chủ ĐÒI Nhơn Quyền VAN Tự Do!  Họ xin đối thoại ! Họ đề nghị Cải tổ, cải tiến,… thay đổi! Và với lý do đó, họ chỉ CHỐNG ÁC!

Chống ÁC tức họ đại diện cái HIỀN!

Tóm lại, họ gốc gác cùng một phe nhóm, một Đảng phái, xuất thân từ một lò, một trường phái, một chủ thuyết. Họ cũng từng là những cán bộ Cộng Sản, cũng từng là những viên chức, cũng từng là con giòng, cháu giống giòng họ Cộng Sản. Họ cùng thờ một ông Tổ Karl Marx, Lénine, Staline, Mao Zedong, … hay một cách lô canh hơn Hồ Chí Minh!

Nói tóm lại họ là nhửng người CỘNG SẢN HIỀN chống những người CỘNG SẢN ÁC!

Chống Ác ngày nay là như vậy. Chống Cái Ác ? Do một nhóm Cộng Sản Hiền chống một nhóm Cộng Sản Ác –  để tranh giành quyền lực?

Tạm Kết Luận

–  Việt Nam ngày mai trong tay Cộng Sản HIỀN ? No way! Thằng tui nói không!

– Thằng tui, lỡ là lính dù mũ đỏ, công dân Việt Nam Cộng Hòa, con của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, anh của hai thằng em sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, anh rễ của một thằng em Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên tiếp tục quá khích CHỐNG Cộng!

Ngày hôm nay, khi viết bài nầy, chỉ còn hai tháng rưởi nữa là Nước Việt Nam ta sẽ bị Tàu tràn ngập.

Thằng tui thề quyết Chống Tàu Diệt Việt Cộng và kêu gọi bà con trong nước, bằng mọi giá, làm thế nào để cứu nước đây!

Mong lắm!

Tuần sau: Nói tiếp.

Hồi Nhơn Sơn Rằm tháng 10 Tây

Hai tháng rưởi nữa là Tàu Hóa.

 

– Có gì khác nhau giữa những ông tuổi hưu trí nước Mỹ, nước Pháp và nước xã hội chủ nghĩa?

– Rất rõ rệt. Ông người Mỹ cầm chai rượu whisky vừa uống vừa câu cá; ông người Pháp cầm chai Cognac đi tìm gái điếm mua vui. Còn công dân các nước xã hội chủ nghĩa thì cầm chai nhưng nhỏ hơn, là lọ đựng nước tiểu và đứng xếp hàng trong bệnh viện chờ khám bệnh.

 

Các nhà lãnh tụ đảng cộng sản rủ nhau đi nghỉ mát ở vùng biển. Một hôm họ cùng tắm. Nước ngập đến tai Tổng bí thư Ba Lan, ngập đến cổ tổng bí thư Đức, còn tổng bí thư Liên Xô chỉ ngập đến đầu gối. Nhưng không hiểu sao, từ chỗ tổng bí thư Liên Xô có tiếng kêu thất thanh: “Cứu tôi với!”.

– Có gì mà đồng chí la lối vậy thưa đồng chí tổng bí thư? Nơi đứng của đồng chí cạn vậy cơ mà!

– Không đúng – Tổng bí thư Liên Xô gầm lên – tôi đang đứng trên đầu Fidel Castro, ông ta kêu cứu đấy chứ!

Ông Phó Xử Kiện – Phạm thành Châu

Trước bảy lăm (1975), vị nào thẩm phán, chắc cũng biết. Hễ xử án, nhất là về dân sự, thì phải có bên được bên thua, cùng lắm thì huề. Vậy cũng chưa hay. Tôi xử, hai bên đều (tưởng rằng mình) thắng mới tài. Tuy lúc đó, với cương vị phó quận hành chánh, tôi chỉ có quyền hòa giải là tối đa.

Tôi tốt nghiệp đốc sự Quốc Gia Hành Chánh, được bổ về tỉnh Thừa Thiên, tỉnh “sự vụ lệnh” cho tôi về làm phó quận hành chánh quận Quảng Ðiền, quận lỵ là chợ Sịa, còn được gọi là chợ Ngũ Xã. Ở Huế, hễ chê ai nhà quê thì cứ bảo “Thằng nớ Sịa lắm!”. Sịa là một cái chợ rất xưa, e cả trăm năm, nhà cửa cũ kỹ. Thời chúa Nguyễn mới vào phương Nam lập quốc, có đặt hành trạm gần đó (Làng Bát Vọng). Dân Sịa, nhất là mấy ông bà già, mà nói tiếng Huế, thì ngay đến dân Huế cũng không hiểu! Họ dùng những tiếng rất cổ. Ví dụ “tọt cui” là “đầu gối”, việc “bua quơn” là việc công, việc nhà nước (vua quan)…Bác sĩ Bùi Minh Ðức có soạn một quyển Tự Ðiển Tiếng Huế, gần nghìn trang, vị nào về vùng quê Thừa Thiên, nên mang theo quyển nầy, hễ không hiểu thì giở ra tìm.

Muốn đến Sịa thì từ Huế, lấy quốc lộ 1, ra hướng Bắc, độ mười bảy cây số (cây số 17) qua khỏi cầu An Lỗ, quẹo phải, đi năm, bảy cây số nữa thì đến Sịa. Nếu đi tiếp khoảng một cây số sẽ đến một địa danh là Phá Tam Giang. Phá Tam Giang đã được đưa vào thi ca từ lâu rồi, sau nầy có mấy ông thi sĩ, nhạc sĩ còn làm thơ, viết nhạc về cái phá nầy. Vị nào đến Huế nên đón xe đò Huế-Sịa, đi coi Phá Tam Giang cho biết với người ta, kẻo nghe nhạc hát hoài mà không biết Phá Tam Giang nằm chỗ mô?

Nhưng khi quí vị đến nơi mới thấy chán. Giống như mấy ông nghe tên của cô nào đó rất đẹp, tưởng người cũng đẹp, nhưng thực tế thì ngược lại. Cô Bạch Tuyết thì đen thùi, cô Thúy Liễu mập nu, cô Tiểu Yến giống ông hộ pháp! Phá Tam Giang cũng vậy. Chỉ là một đầm nước rộng mênh mông. Chẳng núi cao soi bóng, chẳng sóng gió, chẳng liễu rũ, chẳng con thuyền neo bên bến nước trong chiều “thu lạnh”…Nghĩa là mộât cái đầm nước trụi lủi, vô duyên. Không một bóng người, không một chiếc thuyền, đến con chim cũng không thấy! Ðứng bên nầy bờ phá, nhìn qua bên bờ kia, thuộc quận Hương Ðiền, chỉ thấy một vạch xanh thẩm, có lẽ là dương liễu. Có thể mấy ông thi sĩ, nhạc sĩ chưa hề đến cái phá đó, tưởng tượng mà sáng tác ra, kiểu như ở Việt Nam mà làm thơ nhớ bến Tần Hoài hay bến Tầm Dương bên Tàu vậy.

Ðầu năm bảy ba (1973) tôi về làm ở Quảng Ðiền, như vậy là gần Tết âm lịch. Khí hậu Thừa Thiên rất khác xa khí hậu tỉnh Quảng Nam, tuy cách nhau chỉ một cái đèo Hải Vân. Về mùa Xuân, đứng trên đỉnh đèo Hải Vân, nhìn vô hướng Nam, thấy trời quang mây tạnh, nắng ấm khắp nơi, nhưng nhìn về hướng Bắc (Thừa Thiên) thì đầy trời mây ám, âm u, tối tăm, gió lạnh mưa phùn. Tuy vậy, sau tết, bão lụt coi như không còn nữa, nên đồng bào (Thừa Thiên) vẫn phải ra đồng, cày bừa, xuống giống cho kịp thời vụ.

Tết năm đó chúng tôi phải ở lại quận vì là thời chiến, chúng tôi là gồm tất cả mọi người từ quận trưởng, quận phó, cảnh sát và chi khu (quân sự), chỉ riêng nhân viên quận hành chánh (dân chính) được nghỉ ba ngày. Chúng tôi chẳng có thịt mở dưa hành, bánh tét, bánh chưng gì cả. Muốn xài sang thì xuống chợ Sịa, mà chợ Sịa cũng vắng tanh, chỉ còn một quán ăn duy nhất (quán Mụ Sương) mở cửa. Chúng tôi ăn cháo hay bún gì đó rồi về quận nằm chèo queo, không vui không buồn.

Một buổi sáng, trời còn sớm, một nghĩa quân vào đánh thức tôi dậy “Thiếu tá mời ông phó!”. Tôi đánh răng súc miệng qua loa rồi lên văn phòng quận. Cũng chừng đó vị. Quận trưởng, chi khu phó, cảnh sát trưởng… Thiếu tá quận trưởng cho tôi biết là có vụ tranh chấp ruộng đất gì đó giữa làng Thanh Hà (quận Quảng Ðiền) với làng Hương Xuân (quận Hương Thủy). Hai bên đem nghĩa quân và nhân dân tự vệ ra, nằm hai bên bờ ruộng, chĩa súng vào nhau. Tôi phải đi gấp xuống giải quyết, nếu trễ, hai bên đôi co rồi nổ súng thì phiền.

Tôi bèn cùng với tay thiếu tá cảnh sát trưởng quận cùng hai nghĩa quân lên xe chạy xuống làng Thanh Hà là nơi đang tranh chấp. Dọc đường, tay cảnh sát trưởng thuật lại nội vụ như sau.

Cách đây gần cả trăm năm, thời còn triều đình nhà Nguyễn, làng Thủy Xuân (quận Hương Thủy) bị trưng dụng một cuộc đất để xây lăng, có lẽ là lăng Tự Ðức. Triều đình lấy công điền của làng Thanh Hà (thuộc quận Quảng Ðiền) để bồi hoàn cho Thủy Xuân. Thủy Xuân cách Thanh Hà mấy chục cây số, lại đò giang cách trở nên Thủy Xuân đồng ý cho Thanh Hà canh tác và đóng tô cho Thủy Xuân. Ðến khi có luật Người Cày Có Ruộng (khoảng năm 1970) thì Thanh Hà không đóng tô nữa, viện dẫn luật Người Cày Có Ruộng có qui định rằng người nào đã canh tác trên thửa ruộng nào thì thành chủ thửa ruộng đó. Làng Thủy Xuân đòi tô mấy năm không được mới dẫn nghĩa quân với nhân dân tự vệ qua làng Thanh Hà, bắt thợ cày đang cày, trói vào máy cày, xong bố trí bên kia bờ ruộng chờ đối phương. Làng Thanh Hà báo động, cũng huy động nghĩa quân với nhân dân tự vệ ra nằm bên đối diện, chong súng về phía quân làng Thủy Xuân. Anh chàng thợ cày thì bị trói nằm giữa đồng, giữa hai dãy mũi súng. Nghĩa là hễ súng hai bên nổ thì anh ta lãnh đạn của cả hai phe.

Khi chúng tôi đến nơi thì thấy êm re, chỉ có mũi súng và mấy cái đầu lấp ló sau bờ ruộng. Ðúng ra, chuyện súng ống, lính tráng là vấn đề của chi khu là phía quân sự, sao lại giao cho hành chánh giải quyết? Thiếu tá quận trưởng chỉ cần nạt một tiếng là hai phe xếp re ngay, vậy mà lại giao cho tôi?! Sau nầy, khi nói chuyện, tay thiếu tá nầy vô tình cho tôi đoán biết là chàng ta sợ nhân dân tự vệ. Trước bảy lăm, nhân dân tự vệ là những cô cậu trẻ tuổi, đa số là học sinh, được luyện tập sơ sài về sử dụng vũ khí, nên hễ cầm đến khẩu súng là tò mò, táy máy, muốn bóp cò một phát xem nó nổ ra sao? Ngón trỏ cứ thò vô chỗ cò súng, cong nhẹ là nổ đùng ngay. Cái đó gọi là cướp cò, mà chuyện cướp cò của nhân dân tự vệ xảy ra thường xuyên, báo đăng hằng ngày, thường là dưới tiêu đề “Chuyện Dài Nhân Dân Tự Vệ”. Khi được dẫn đi với súng ống, đạn dược, mấy cậu nầy thích lắm, lại bị mấy tay đầu sỏ kích động càng thêm hăng tiết vịt. Chỉ cần một cậu cướp cò, nổ một phát thôi, là nhân dân tự vệ hai phe sẽ bắn thoải mái, bắn sướng tay. Chúng cứ bắn loạn xạ như vậy thì có ông thống tướng, đại tướng đứng đó cũng lãnh đạn, thiếu tá quận trưởng thì sá gì.

Giữa hai thửa ruộng là con đường liên tỉnh Sịa-Tây Thành. Khi xe chúng tôi dừng ngay giữa đường, tôi dòm qua hai bên thấy hai dãy mũi súng chĩa về mình nên cho lùi xe lại thật xa, lúc đó mới thấy mấy tay đại diện của hai phe kéo đến. Hai bên cứ tranh nhau “Thưa ông phó!” khiến tôi phải bảo họ, ai về chỗ nấy, khi nào tôi gọi mới được đến.

Vấn đề của tôi là làm sao cho hai phe dẹp súng ống đạn dược trước đã. Mà muốn cho họ dẹp thì phải làm vui lòng cả hai phe. Nhưng bằng cách nào? Ðem luật Người Cày Có Ruộng ra xử? Nếu theo luật thì phải có phe đúng phe sai. Nhưng luật đó như thế nào? Bốn năm học hành chánh, tôi lại có cử nhân luật (!), nên khi đi làm, tôi cũng biết luật lệ chút đỉnh, riêng luật Người Cày Có Ruộng, có gửi về quận cùng với bao văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành, nhưng tôi chỉ đọc lướt qua rồi phê “Sao gửi các xã”, thư ký đánh máy bản sao, tôi ký chuyển, vậy là xong. Bấy giờ tôi chỉ nhớ mang máng là: Trừ công điền công thổ và ruộng đất hương hỏa, nông dân đang canh tác trên thửa ruộng nào thì sẽ được cấp bằng khoáng chủ quyền (làm chủ thửa ruộng), chủ cũ sẽ được chính phủ trả tiền bồi thường thửa ruộng đó. Việc nầy, bên ty Ðiền Ðịa rành hơn. Lúc đó tôi còn quá trẻ vẫn ham chơi như thời còn đi học. Tay quận trưởng là quân nhân, giữ gìn an ninh trong quận là chính, không quan tâm đến việc hành chánh. Mà hầu như những tay phó quận mới ra trường đều ham chơi như tôi cả. “Văn thư túi áo, thông cáo túi quần”! Ham chơi đây là chờ dịp là dọt về thành phố xem xi nê, đi uống cà phê với bạn bè, mua sách báo đem về quận đọc, chứ chuyện chọc ghẹo các cô nữ sinh hay lăng nhăng bậy bạ thì tuyệt đối không dám. Quan quyền mà làm kiểu đó, mất mặt nhà nước. Mấy ông sĩ quan tác chiến có chọc ghẹo ai, phá phách gì đó, dân chúng thông cảm, bỏ qua, nhưng “ông phó” mà làm bậy thì dư luận lên án ngay. Mất uy tín. Rồi khi tiếp xúc với dân trong quận, làm sao khuyên dân sống đạo đức, trọng lễ nghi, truyền thống?

Tôi cho người đi mượn một cái bàn với hai cái ghế đăït bên đường, để tôi ngồi xử và ông thiếu tá cảnh sát trưởng lập biên bản. Tôi cho đóng đường, cấm mọi người lai vãng, sợ rủi nổ súng lạc đạn. Tôi cũng cho đuổi tất cả mọi người tránh xa chỗ chúng tôi làm việc, chỉ có hai nghĩa quân trong tư thế tác chiến để lấy oai. Trước hết tôi cho gọi phe Thanh Hà, (thuộc quận Quảng Ðiền) đến. Mấy tay đại diện nầy đem luật Người Cày Có Ruộng ra trình bày. Tôi làm ra vẻ chăm chú nghe, ai nói tôi cũng đều nói “Ðúng rồi”. Nghe tôi nói đúng mãi, lại ông phó quận nhà nên ai cũng lên tinh thần, tưởng phe mình thắng chắc. Tôi còn bảo họ “Chính quyền quận đặt ra là để bảo vệ dân, chăm lo phúc lợi cho dân trong quận. Nếu không bảo vệ được dân quận mình thì đặt tôi ra để làm gì? Tuy nhiên tôi không phải quan tòa, tôi không thể phán quyết ai lỗi, ai phải. Mà làng Thủy Xuân có giành được ruộng, họ cũng không thể khiêng đám ruộng nầy về làng của họ để canh tác được. Họ dám đến làng của quí vị để cày bừa, gặt hái trên đám ruộng nầy không? Thành ra nó chẳng mất đi đâu cả. Tuy nhiên, khi cả hai phe đến đây, tôi có nạt nộ quí vị điều gì, xin quí vị vui lòng bỏ qua, vì không làm như thế thì Hương Xuân sẽ cho là tôi bênh dân quận nhà mà xử ép họ. Tôi sẽ bắt họ phải mở trói cho thợ cày, đuổi họ đi mà họ sẽ không dám cãi lại. Bây giờ quí vị đi về chỗ của mình, nhưng nhớ đừng vui cười mà người ta thấy” Rồi tôi làm bộ đứng dậy, đập bàn, ra dấu “cút đi!” Họ cũng làm bộ sợ hãi, lủi thủi quay về. Phe Hương Xuân nằm đằng xa, chỉ thấy sự kiện chứ không nghe được gì!

Tôi cho gọi phe Hương Xuân đến. Ðiều đầu tiên tôi nhận thấy là người nào cũng nồng nặc mùi rượu. Hóa ra họ biết “phủ binh phủ, huyện binh huyện”, từ quận Hương Thủy qua quận Quảng Ðiền cho ông phó Quảng Ðiền xử kiện thì có khác chi Kinh Kha vào đất Tần, mà đã vào đó thì chỉ còn cách duy nhất là rút dao chủy thủ ra, nghĩa là họ thua thấy rõ. Mà họ thua không chỉ nhục riêng họ mà nhục cả làng. Hôn nhân điền thổ, vạn cổ chi thù. Trách nhiệm đó đè nặng lên họ đến độ, nếu thua, họ chỉ còn nước quậy lên, nghĩa là cho nổ súng rồi thì ra sao thì ra. Nhưng họ cũng ngán chuyện súng đạn, đoàn quân ô hợp nhân dân tự vệ đó mà bóp cò thì có khi bắn vào cả phe ta cũng nên. Mà khi máu đã đổ thì người ta sẽ nắm cổ mấy tên đầu têu là họ. Có lẽ họ suy nghĩ, bàn cãi ghê lắm mới nghĩ ra giải pháp là nốc rượu vô (có khi ngậm rượu cho có mùi hèm rồi giả vờ say), để sau đó họ sẽ đổ thừa là họ say quá, không biết gì hết.

Tôi ngồi nghe hết người nầy đến người kia nói mà không tỏ thái độ gì rõ rệt khiến họ chột dạ. Ðại ý họ nói. Chuyện đong tô nhiều ít không phải là vấn đề mà chính vì thể diện của làng. Làng Thanh Hà chỉ cần cử người qua xin giảm hay miễn tô thì Hương Xuân sẽ xét cho, chứ không thể làm thinh cày cấy trên ruộng Hương Xuân mà không đóng tô mà cũng không nói tiếng nào. Thanh Hà đã sống nhờ ruộng của Hương Xuân bao đời rồi, nay lại có thái độ vong ơn đó, làng Hương Xuân không chấp nhận được, nay họ xin lấy lại ruộng để tự cày cấy. Tôi nghe họ nói xong mới hỏi họ “Quí vị có biết luật Người Cày Có Ruộng chưa?” Họ coi bộ mất tinh thần, định phát biểu nhưng tôi ngăn lại “Quí vị khỏi nói, tôi còn biết nhiều về luật Người Cày Có Ruộng hơn quí vị. Bây giờ tôi hỏi quí vị. Làng Hương Xuân quí vị có được chính phủ thông báo là ruộng của làng quí vị ở Thanh Hà đây bị truất hữu chưa?” “Thưa chưa” “Làng quí vị có nhận được tiền bồi thường truất hữu chưa?” “Thưa chưa” “Vậy thì ruộng của quí vị ở đây vẫn là ruộng của quí vị, có mất đi đâu mà quí vị sợ. Khi tôi xác nhận điều đó là quí vị hiểu ý tôi rồi, nhưng tôi không thể bảo làng Thanh Hà là họ không có quyền gì trên số ruộng đó, vì nói vậy thì họ cho là tôi bênh vực quí vị. Hơn nữa tôi không phải quan tòa để phán quyết điều gì cả. Tôi sẽ chuyển hồ sơ lên tòa án, quí vị sẽ thấy tôi không nói sai. Bây giờ quí vị phải mở trói cho thợ cày, người ta thưa quí vị chuyện nầy là quí vị lãnh đủ, sau nữa là quí vị về ra lệnh cho bọn nhỏ tháo đạn ra, khóa súng lại, rủi cướp cò, chỉ một tiếng súng thôi, quí vị cũng lãnh đủ. Một điều nữa, khi cả hai bên đến đây, tôi có la mắng quí vị điều gì, xin quí vị đừng để tâm. Có la hét như vậy, chuyện mới yên được”

Phe Hương Xuân vui lắm nhưng cũng làm bộ tiu nghỉu quay về.

Thế rồi tôi cho gọi hai phe đến. Tôi không nói về luật Người Cày Có Ruộng, không nói ai đúng ai sai, mà chỉ dọa (mà thực chứ không phải dọa) họ “Quí vị đem nghĩa quân với nhân dân tự vệ ra nằm hai bên đường, quí vị có báo cho quận biết chưa? Bên Hương Xuân cũng không báo cho Hương Thủy biết, bên Thanh Hà cũng không báo cho Quảng Ðiền biết. Nhất là bên Hương Xuân, quân không ra quân, dân không ra dân, áo quần, súng ống lôi thôi, lếch thếch, trời chưa sáng, quí vị đã tự động kéo quân qua Quảng Ðiền, nằm phục kích ở đây, rủi tình báo thấy được, họ hỏi Quảng Ðiền, Quảng Ðiền không xác nhận. Vậy là chỉ năm phút thôi, tiểu khu dộng pháo xuống, không quân đến dội bom, đố ai còn sống mà về với gia đình. May mà chúng tôi vừa biết được là báo cho tiểu khu ngay, nếu trễ, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra cho quí vị. Chuyện tranh chấp ruộng đất, tôi không có thẩm quyền xét xử ai đúng, ai sai. Ngay sáng nay hồ sơ sẽ chuyển lên tòa án, ngày mai chắc chắn quí vị sẽ được tòa mời lên xử cấp thẩm (xử khẩn cấp). Tôi cho quí vị mười lăm phút để rút quân về, khi tôi rời khỏi đây thì tôi không còn trách nhiệm gì nữa. Quí vị có muốn tiếp tục phục kích hai bên đường để cãi vả nhau, bắn nhau là tùy quí vị”.

Ðọc đến đây, có lẽ bạn đọc sẽ hỏi “Sau đó thì sao? Tòa xử bên nào thắng, bên nào thua? Hai bên có chịu nghe theo tòa hay cứ tranh chấp nhau nữa?” Thú thật, lúc đó tôi ham chơi, chuyện không còn liên hệ đến tôi, tôi không quan tâm. Nhưng dù bên nào thắng kiện, chỉ vài năm sau (năm 1975), tất cả ruộng vườn, đất đai, ao hồ sông núi, biển khơi gì cũng thuộc tài sản (riêng) của đảng và nhà nước Cộng Sản cả.

https://quocgiahanhchanhmd.com/2015/12/10/ong-pho-xu-kien/

Chuyện Nhật (1,2) – Từ Thức

1.Ví

Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra ( ID/ carte d’identité), carte bleue ( credit card ), 250 Euros và một số tiền Nhật mới đổi.

Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm. Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường ( đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già ), hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường.

Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá 2 đồng nghiệp.

Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều . Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.

2. Rác

Hồi trước, sau một bữa ăn ở Tokyo, muốn biểu diễn một màn lịch lãm, tiến bộ của đàn ông Pháp, dù chỉ là Pháp giấy, tôi tự nguyện đứng dậy dọn bàn. Nhặt xương cá, xương gà, khăn ăn, vỏ chai vv..bỏ vào túi đựng rác, đem xuống bếp.

Hai giờ sáng, khát nước, mò xuống bếp, thấy nhà bếp sáng trưng. Cô bồ người Nhật của thằng con trai cả đang đổ các túi rác ra sàn bếp, xếp thứ nào ra thứ đó, giấy một bên, vỏ chai một bên, thức ăn một bên.

Cô gái buổi chiều thấy người Tây giấy hung hăng biểu diễn, không nói gì, chờ mọi người ngủ mới lặng lẽ xuống bếp, thu xếp lại. Hơi ngượng, nghĩa là rất ngượng. Nhưng thời đó, cách đây trên 10 năm, ở Pháp ít người biết ‘’trier ‘’ rác, vứt mỗi thứ vào một thùng rác riêng. Ngày nay đã trở thành một thói quen

Hôm qua, rảnh rỗi, tôi lựa thứ nào ra thứ đó, tính mang xuống nhà bỏ vào thùng rác. Nhưng lại nhanh nhảu đoảng, sai quy trình. Ngày nay, ở Tokyo, không phải ngày nào cũng đổ rác được. Mỗi ngày trong tuần người ta đi thâu lượm một loại rác : những thứ có thể tái biến như giấy, bao nhựa, vỏ chai, những thứ có thể đốt dễ dàng, những thứ khó đốt vv..

Nói chuyện rác, bạn có biết tại sao đường xá Nhật sạch như ly như lau ? Bởi vì …không có một thùng rác nào ngoài đường.

Người Tây Phương nghĩ muốn dân không xả rác, phải để thật nhiều thùng rác khắp nơi. Người Nhật làm ngược lại. Ai có rác, giấy vụn.. đều bỏ vào túi, mang về nhà.

Ở Singapour, đường xá cũng sạch bóng, nhưng bởi vì anh nào loạng quạng xả rác hay vứt tàn thuốc lá là nộp phạt thẳng cẳng. Phải bao nhiêu thế hệ nữa Singapour mới có đuờng sạch khỏi cần phạt ?

Ở VN, nếu có rác, người ta xả… trước khi về nhà. Nếu cái thùng rác đẹp, có thể xài được, bứng luôn mang về

Tạm triết lý cùn : giải pháp không phải ở phương tiện, nhưng ở trong đầu, ở tư duy. Khi cái đầu sạch, tất cả đều sạch. Cái đầu VN….

Nói chuyện rác, lan sang một chuyện khác..Ngày nay ngồi trong xe điện ngầm, xe bus, thấy ít người Nhật đọc báo như ngày xưa. Ai cũng chúi mũi vào smartphones. Nếu không ngủ gà ngủ gật, vì hôm trước lao động tốt, về trễ. Người Nhật có tài ngủ : vừa lên xe điện đã ngủ ngon lành. Nhiều khi ngủ đứng. Và khi tới nơi, mở mắt dậy như một cái máy, không hề lỡ, xuống lầm trạm xe.

Một người dân địa phương giải thích : đọc trên điện thoại tiện hơn là đọc báo. Mua một tờ báo ở những nơi khác, đọc xong vứt đi, khỏe ru. Ở Nhật, phải ôm tờ báo suốt ngày, tối về nhà mới có chỗ vứt.

Không đọc trên métro, chắc người Nhật đọc sách báo ở nhà. Bởi vì trong khi trên khắp thế giới, báo giấy đang lâm nạn vì thiếu độc giả, báo chí Nhật vẫn khơi khơi mạnh khỏe. Một tờ báo lớn của Pháp, như Figaro, Le Monde phát hành trên dưới 300.000 bản, báo Mỹ New York Times 1 triệu, báo Anh Daily Mirror trên dưới 1,2 triệu, báo Đức Bild 3 triệu, những tờ báo Nhật như Yomuri Shimbun vẫn bán hàng chục triệu số.

Chưa nghe thủ tướng Phúc nổ, không biết báo VN có đứng đầu thế giới về số lượng không. Nhưng báo chí nhà nước, in nhiều hay ít, thường thường không phải để đọc, mà để gói xôi. Ít có báo chí nơi nào trực tiếp đóng góp cho công nghệ ẩm thực như vậy. Đó cũng là một đề tài đáng nổ. Hay ít nhất đáng chú trọng, khi nghiên cứu về lịch sử xôi chè VN

Học

Tới thăm một người bạn dạy học ở Kansai. Từ cổng trường tới lớp học, học sinh cúi đầu chào thầy, kể cả học sinh không quen biết. Phải chào lại mỗi người, mệt quá, dù anh ta đã nghiên cứu đường  đi, nước bước để gặp tối thiểu học sinh.

Học sinh Nhật lễ phép, chăm chỉ, nhưng quá dè dặt, ít trao đổi, phản kháng, đặt vấn đề. Học sinh Mỹ biết đặt vấn đề, thắc mắc, phản kháng, nhưng có vẻ hỗn, dưới con mắt người VN. Lý tưởng là lễ độ như học sinh Nhật, nhưng thẳng thắn bày tỏ lập trường, suy nghĩ cá nhân, như học sinh Mỹ.

Học sinh VN không thảo luận, trao đổi lôi thôi, sẵn sàng đánh bạn hữu như đòn thù, và hạ K.O thầy cô, nếu cần. Đó có phải là thực trạng ngày nay, hay chỉ là cái nhìn phiến diện của một người ở xa, có nhận định bị méo mó bởi những tin tức dựt gân trên báo, trên mạng xã hội ? Trong bất cứ trường hợp nào, tuổi trẻ VN cũng chỉ là nạn nhân. Tuổi trẻ là phản ảnh trung thực nhất của xã hội..

(còn tiếp)

Tokyo, Tháng Năm  2019

https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/chuy%E1%BB%87n-nh%E1%BA%ADt

 

 

Chuyện Nhật (3). Ebi-senbei

Enoshima. Đứng chờ Senbei mỏi cả cẳng.

Senbei không phải là một phụ nữ, nhưng là một loại bánh tráng của Nhật, làm bằng gạo nếp, pha nước chấm giá ( soja ),bán khắp nơi, dưới mọi hình thức.

Senbei ở Enoshima, một bờ biển tháng cảnh gần Tokyo, rất nổi tiếng, rất đặc biệt, chưa thấy ở nơi khác, không biết nơi khác có không. Giữa bột nếp, người ta đặt một miếng cá mực tươi, hay một con tôm ( ebi ), gọi là ‘’ebi-senbei’’

Người ta dùng hai phiến sắt nặng, nung nóng, ép cái bánh mỏng như tờ giấy. Khéo léo tới nỗi con tôm bị ép mỏng, nhưng giữ nguyên hình dáng, màu sắc, đẹp như bức họa. Ăn dòn dòn, ngọt vị tôm, bùi bùi gạo nếp, nhưng quá đẹp, không nỡ ăn.

Với người Nhật, đời sống là một tác phẩm nghệ thuật. Cái gì cũng phải đẹp, từ món ăn tới củ hành, củ tỏi, gói trong giấy bóng kính như đồ gia bảo.

Hai người đứng, vừa tráng bột vừa xử dụng cái máy ép senbei làm từ những thế kỷ trước, nóng hừng hực, giữa cái nắng của tháng 7 vùng nhiệt đới.

Mặc dù cái đuôi dài, xếp hàng chờ nộp tiền mua bánh, họ vẫn tỉnh bơ, bình thản, chăm chú tráng và ép bánh, không hề vội vàng, nóng nẩy. Đó là một đặc tính Nhật, nhiễm tư tưởng Phật giáo : sống từng giây phút hiện tại, để hết tâm vào mỗi cử chỉ, mỗi hành động.

Đứng chờ ebi-senbei ở Enoshima, nghĩ vớ vẩn

Nếu là người Pháp, nhân viên sẽ đình công, đòi điều kiện làm việc, lương bổng tốt hơn, thời gian làm việc ngắn hơn.

Nếu là người Mỹ, với cái nhìn thực dụng, coi sự hữu hiệu là mục tiêu, chắc họ sẽ chế ra máy tráng và ép senbei. Cùng lắm, để một cái máy ép cổ truyền để biểu diễn, dụ khách hàng, nhất là du khách. Sau đó sẽ mở chi nhánh ở khắp nơi, kiểu McDonald’s, Starbucks. Với giá 800 yen ( khoảng 7 dollars ) một cái, sớm muộn gì cũng giầu.

Ở Kyoto có một tiệm ăn ngon nổi tiếng, nhưng chỉ có 12 chỗ ngồi. Khách hàng tới, xếp hàng chờ, cuối cùng 9 lần trên 10 phải ra về. Những công ty lớn sẵn sàng bỏ vốn ra làm một tiệm ăn lớn, dành cho khách nhà giầu để hốt bạc, nhưng ông chủ, cũng là đầu bếp,theo gương bố, nhất định từ chối. Với lý do chỉ có thể nấu nướng tận tình cho 12 người mỗi ngày.

Nếu là người Hoa, hay người Việt ( người Việt hay người Hoa ngày nay cũng ”same same”, cùng một văn hóa , một triết lý sống ), chắc chắn sẽ có màn làm senbei giả. Cho tới khi khách chán, bỏ đi, sẽ đóng cửa tiệm đi làm hàng giả khác. Người Nhật yêu nghề, người Việt ngày nay học người Hoa, yêu tiền. Tất cả cái gì không phải là tiền, cho vào sọt rác hết. Bao nhiêu cái tốt đẹp của dân tộc, phá hết, miễn là có tiền. Không biết, hay biết nhưng ” kệ cha nó ”, rằng đó là cách tự hủy hữu hiệu nhất.

Ì ạch ép cái bánh theo phương pháp cổ truyền, trong một xã hội cực kỳ tiến bộ, cũng là một đặc tính Nhật.

Bên cạnh những nhà chọc trời, tối tân là những ngôi đền cổ kính. Bên cạnh những đại lộ biển người, buôn bán sầm uất, túi bụi, là những con đường hẹp, yên tĩnh với mái nhà cong, cánh cửa gỗ và những ngọn đèn lồng. Bên cạnh những cầu tiêu với đủ nút bấm cầu kỳ, khiến người chưa quen ngỡ ngàng, vẫn còn những nhà cầu ngồi xổm, theo lối xưa, nhưng sạch bóng.

Cái cổ kính xen lẫn với cái cực kỳ mới. Sống chung hoà bình, một cách nhịp nhàng, ít thấy ở những nơi khác, không chướng mắt. Không chửi nhau như ở VN

Văn hoá lành mạnh là bám vào rễ để vươn ra. Không có rễ, vươn ra sẽ đổ. Không vươn ra, sẽ thui chột, úa héo rồi chết đứng.

Người Việt hoặc nhổ rễ để vươn cho nhanh. Hoặc không vươn ra, bám vào cái rễ cằn cỗi, coi trời bằng vung, ‘’tự sướng’’, trong khi chờ chết dần, chết mòn..

https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/chuy%E1%BB%87n-nh%E1%BA%ADt-2-ebi-senbei

 

 

Copie de chuyện Nhật (4). Ryoka,

Saitama. Ghé thăm một ryokan trong một xóm hẻo lánh, nơi ngày xưa có dịp tới làm quen với nghệ thuật tắm nước nóng Nhật. Ryokan là khách sạn, nhà trọ cổ điển, onsen là nước suối nóng. Onsen rykoyans là những khách sạn cổ truyền có bồn hay hồ nước suối nóng. Nhà trọ ở một khu tuyệt đẹp, yên tĩnh, thơ mộng. Thật buồn nghe tin bà cụ chủ nhà đã từ trần năm ngoái.

Cách đây 10, 12 năm, bà cụ đã già, yếu, sau khi chồng từ trần, nhưng nhất định mở cửa vì đó là truyền thống gia đình, cha mẹ để lại, chết cũng không bỏ, hay chỉ bỏ khi chết.

Con trai lên tỉnh kiếm việc, như hầu hết những người trẻ.

Cô con gái út, Sakura, ở lại giúp mẹ, với ý nghĩ sẽ bán nhà trọ, lên tỉnh sống, khi bà cụ qua đời. Bởi vì nhà trọ, ở một khu hẻo lánh, không đông khách như những khu nhiều du khách. Nước Nhật tiến bộ nhiều mặt, nhưng vẫn ì ạch về quyền bình đẳng nam nữ. Người đàn bà vẫn là người phải hy sinh cho gia đình. Sakura không ra khỏi ngoại lệ

Tiền thu được chỉ vừa sở hụi, nhiều khi không đủ, hai đứa con phải kín đáo góp tiền giúp mẹ. Nhưng đóng cửa ryokan, không. Vấn đề bảo vệ truyền thống.. Ít nhất khi bà cụ còn sống.

Trước đây, Sakura, một thiếu nữ 20 tuổi, chỉ nghĩ tới chuyện lên tỉnh, đi xa cái vùng quê hẻo lánh này. Nhưng hôm nay là một Sakura khác. Cô quyết định ở lại, mở cửa để nhà trọ của tổ tiên tiếp tục sinh hoạt . Truyền thống. Cỗi rễ.

Sakura cho hay hết hè này sẽ tạm đóng cửa để sửa sang lại. Và sẽ quản trị, khai thác theo lối mới, để ryokan không còn là một gánh nặng, mang lại đủ lợi tức để sống. Sẽ quảng cáo trên mạng, trên facebook, sẽ hợp tác với các trung tâm du lịch. Sẽ ..bỏ vài truyền thống đã lỗi thời. Thí dụ chuyện không nhận khách xâm mình, có tatoo (tatouages) trên người. Các ryokans cổ truyền vẫn cấm những người xâm mình, vì họ thuộc xã hội đen, bất hảo. Mỗi băng đảng yakuza có một loại tatoo riêng, để nhận ra nhau, và để bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối, chết sống với băng đảng. Ngày nay, người Nhật vẫn sợ và có thành kiến với tatoo, nhưng du khách rất nhiều người xâm mình, đôi khi chỉ một bông hoa nhỏ, hay tên người yêu, nếu giữ tục cũ sẽ loại rất nhiều khách. Bảo tồn truyền thống nhưng cải thiện để thích ứng, Sakura không ra ngoài cái tư duy cố hữu của người Nhật.

Tắm nước nóng là một thói quen Nhật. Một cách giữ sạch sẽ thân thể, để sạch sẽ tâm hồn, theo giáo lý Shinto. Một cuộc họp mặt gia đình. Một nghi lễ. Cái gì ở Nhật cũng là một nghi lễ: cắm hoa, uống trà, tập võ, đánh trống..Hành động gì, nhỏ nhoi tới đâu đằng sau cũng có một triết lý sống.

Nước Nhật là nước của núi lửa, có trên 3 ngàn trung tâm tắm nước nóng, khai thác gần 30 ngàn nguồn nước nóng đủ loại, đón tiếp…150 triệu khách mỗi năm. Ngày nay những ryokans cho cả gia đình trần truồng tắm chung theo truyền thống chỉ dành cho người Nhật. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên. Đa số các trung tâm tắm nưóc nóng (gọi là SPA), có nơi tiếp hàng trăm người, mọc ra khắp nơi, đáp ứng với thế hệ mới và du khách. Nếu bạn muốn thử, nơi nào cũng có một SPA gần nhà, giá cả không đắt như nhiều người nghĩ

Thường thường, nhà tắm chia làm 3 khu. Một khu dành cho đàn ông tắm truồng, một khu dành cho đàn bà, và khu chung cho mọi người, nhưng phải mặc áo tắm.

Người ta nói nước suối nóng trị bá bệnh. Và đó là một trong những bí quyết sống lâu, sống khỏe của người Nhật. Điều chắc chắn là khi ra khỏi bồn nước, bạn cảm thấy sảng khoái, nhẹ nhõm và tự hứa sẽ trở lại. Và tiếc sao khám phá một hạnh phúc đơn giản như vậy quá trễ.

Bên cạnh những cơ sở tắm nước nóng đại quy mô, tân tiến, 70.000 ryokans nhỏ, cổ kính, dễ thương như quán trọ của Sakura vẫn tiếp tục mở cửa. Để Nhật Bản còn là Nhật Bản

https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/copie-de-chuyện-nhật-4-ryokan