Tin khắp nơi – 03/11/2019
Mỹ thắng dễ tay đôi,
nhưng sẽ thua nếu Nga-Trung liên thủ
Một cựu chính khách Mỹ thừa nhận, Mỹ có khả năng đánh thắng trong một cuộc chiến với Trung Quốc, nhưng sẽ thất nếu Nga-Trung liên thủ.
Mới đây, ông Newt Gingrich, chính luận gia người Mỹ và cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đã bày tỏ sự lo ngại về sức mạnh quân sự đang lên của Nga và Trung Quốc và khả năng hai quốc gia này liên thủ chống Mỹ.
Theo ông, tính từ cuối thế kỷ trước đến nay, Trung Quốc đã hiện đại hóa và phát triển lực lượng vũ trang, kinh tế và ảnh hưởng của mình trên thế giới trong một thời gian tương đối ngắn và đã chuyển đổi từ một quốc gia “nói chung là lạc hậu” thành một “cường quốc toàn cầu” thực sự.
Theo ông Gingrich, do kết quả những bước tiến như vậy, khả năng quân sự ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh đã trở thành thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền Washington.
Tình huống giả định về cuộc chiến vì Đài Loan
Theo vị chuyên gia Mỹ, tình hình có thể trở nên khó khăn hơn nữa nếu Trung Quốc hợp tác với một quốc gia như Nga. Trong trường hợp này, Bắc Kinh với “đồng đội Moscow” của mình sẽ trở thành mối đe dọa lớn đặt ra đối với an ninh của cả nước Mỹ cũng như đối với toàn thế giới.
Để minh họa thông điệp của mình, Gingrich mời độc giả tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu trong tương lai, Trung Quốc mở cuộc chiến tranh quân sự để giành lại quyền kiểm soát Đài Loan.Theo vị cựu quan chức Mỹ, điều đó sẽ đặt nước Mỹ vào một vị thế rất khó xử.
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn khẳng định rằng Đài Loan là “một phần lãnh thổ không thể tách rời của Đại Lục” và Washington cũng đã chính thức công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo này.
Tuy nhiên, mặc dù đã công nhận quan điểm của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì quan hệ không chính thức bền vững với Đài Loan. Theo “Đạo luật về mối quan hệ với Đài Loan năm 1979”, Hoa Kỳ cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ quốc phòng cho hòn đảo này.
Ông Gingrich chỉ ra rằng, với những phát ngôn trong quá khứ và cả hiện tại, Hoa Kỳ sẽ có trách nhiệm phải can thiệp vào cuộc xung đột nay và đứng về phía Đài Loan với danh nghĩa “vì hòa bình trong khu vực và luật pháp quốc tế”. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hề dễ dàng.
Trung Quốc không chỉ tăng cường đáng kể lực lượng vũ trang và hiện đại hóa vũ khí của họ, mà còn “chiếm đóng trái phép và quân sự hóa Biển Đông”, điều đó có nghĩa là bất kỳ nỗ lực can thiệp quân sự nào để bảo vệ Đài Loan, kể cả từ Mỹ, cũng đều được chính quyền Bắc Kinh xem là “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”.
Chính điều này sẽ tạo ra tiềm năng cho một cuộc xung đột cực kỳ căng thẳng giữa hai siêu cường quốc, trong đó Hoa Kỳ có thể sẽ giành chiến thắng, nhưng với cái giá rất lớn – vị chính trị gia Mỹ cảnh báo.
Sự tham dự của Nga sẽ làm tình hình thêm trầm trọng?
Tác giả nêu ý kiến rằng, một khi kịch bản đã ảm đạm này có thể trở nên tồi tệ hơn, giả sử nếu Trung Quốc bắt đầu chiến dịch chống Đài Loan với sự hỗ trợ của không quân Nga, điều đó sẽ làm sứ mệnh của Mỹ trở thành “bất khả thi”.
Theo ông, sự liên kết này sẽ “thay đổi hoàn toàn toàn bộ động lực của cuộc xung đột, khiến nó trở nên phức tạp hơn và giảm đáng kể khả năng chiến thắng của Mỹ”.
Khi đó, Mỹ sẽ không chỉ phải chiến đấu với Trung Quốc vì một lãnh thổ riêng biệt, mà Washington cần phải quyết định “có nên mạo hiểm và đụng độ cùng một lúc với Bắc Kinh và Moscow hay không?”.
Với những rắc rối kéo dài từ thời Liên Xô và Trung Quốc còn nằm trong khối Xã hội Chủ nghĩa thời chiến tranh lạnh, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, quan hệ giữa Moscow với Bắc Kinh đã dần dần nồng ấm hơn.
Vào hồi tháng 8 vừa qua, Quân đội Nga và Trung Quốc đã viết lên một trang sử mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, máy bay ném bom tầm xa hai nước đã thực hiện một cuộc tuần tra chung; trong đó, bốn chiếc máy bay ném bom chiến lược, gồm hai chiếc Tu-95MS Nga và hai chiếc H-6K Trung Quốc, đã bay vượt qua biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
Trước đó không lâu, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã chỉ thị tổ chức đàm phán về hợp tác quân sự giữa hai nước. Phương tiện truyền thông phương Tây đã dự đoán việc thành lập liên minh quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow là có khả năng xảy ra, trở thành một thách thức cực lớn đối với Mỹ-NATO.
Nga và Trung Quốc có ưu thế trước Mỹ không chỉ về số lượng đầu đạn hạt nhân, mà cả về cán cân lực lượng thông thường ở châu Á-Thái Bình Dương cũng vượt trội. Gải sử nếu phát sinh một cuộc chiến ở khu vực này, Bắc Kinh và Moscow hoàn toàn chiếm ưu thế trước Mỹ.
Gingrich nhấn mạnh, ngoài việc hai nước đã tổ chức hàng loạt cuộc tập trận chung trong những năm gần đây (quân sự), các nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Tập Cận Bình (chính trị) đã gặp nhau 24 lần kể từ năm 2013 – một con số đáng kinh ngạc đối với các nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Sự gặp gỡ thường xuyên giữa các nguyên thủ cho thấy sự đồng điệu về các mối quan tâm và phương cách giải quyết các sự vụ trên trường quốc tế. Điều này tạo ra tiềm năng thực sự trong việc thiết lập liên minh chiến lược Trung-Nga, khiến tất cả các kế hoạch và chiến lược trong lĩnh vực an ninh quốc gia của các đối thủ của hai nước này bị đảo lộn”, nhà chính luận Mỹ tổng kết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31229-my-thang-de-tay-doi-nhung-se-thua-neu-nga-trung-lien-thu.html
Hoa Kỳ kiểm tra an ninh quốc gia
đối với ứng dụng Tiktok
Nhiều thông tin cho biết chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành kiểm tra an ninh quốc gia đối với ứng dụng TikTok của Trung Cộng vốn rất nổi tiếng với hàng triệu thiếu niên và thanh niên trẻ tuổi ở Hoa Kỳ.
Ủy Ban Đầu tư ngoại quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS) đã mở cuộc điều tra về việc chủ sở hữu TikTok, ByteDance mua lại ứng dụng tiền thân của TikTok là Musical-ly hồi 2017. Một số thượng nghị si gần đây tỏ ra lo lắng về vấn đề kiểm duyệt và thu thập dữ kiện trên TikTok.
Tháng trước, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio đã gửi thứ tới Bộ Tài chính để yêu cầu CFIUS điều tra bảo mật an ninh quốc gia đối với thương vụ Musical.ly, với ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy TikTok đang kiểm duyệt nội dung không phù hợp với chính quyền Trung Cộng. Trong bức thư, ông nói có rất nhiều thắc mắc xung quanh việc tại sao có rất ít video liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông.
Hồi tháng 10, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Tom Cotton và thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer đã yêu cầu cơ quan tình báo Hoa Kỳ đánh giá rủi ro an ninh quốc gia đối với TikTok và các nền tảng khác của Trung Cộng ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng dù TikTok nói họ lưu dữ kiện người dùng Hoa Kỳ tại Mỹ, nhưng công ty vẫn phải tuân thủ luật pháp Trung Cộng về việc cung cấp thông tin cho chính quyền Trung Cộng. Các thượng nghị sĩ cũng nói TikTok là mục tiêu tiềm năng cho ngoại quốc gây ảnh hưởng đến chiến dịch bầu cử, giống như nỗ lực phá hoại bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 của Nga.
TikTok cho biết dữ kiện của họ không tuân theo luật pháp Trung Cộng và cũng không xóa nội dung nhạy cảm đối với Trung Cộng. Trên ứng dụng này, người dùng thường chia sẻ các video ngắn được chèn nhạc. Họ nhép theo bài hát và nhảy nhót, quay video và chia sẻ về cuộc sống của họ.
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-kiem-tra-an-ninh-quoc-gia-doi-voi-ung-dung-tiktok/
Biến đổi khí hậu: Cơn nghiện ‘than’ của châu Á
phải dừng lại, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cảnh báo các nước châu Á phải từ bỏ “cơn nghiện” than của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong khi đó Việt Nam nằm trong top 6 nước châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lũ ven biển do nóng lên toàn cầu, theo một báo cáo.
Tổng thư ký LHQ António Guterres cho biết các quốc gia trong khu vực là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất đối với sự nóng lên toàn cầu và nên ở đầu “chiến tuyến” trong cuộc chiến ngăn chặn nó.
Ông trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy các nước châu Á có nguy cơ bị lũ lụt trầm trọng do biến đổi khí hậu.
Than là nguồn năng lượng chính ở nhiều nước châu Á.
TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí
Việt Nam đối mặt với khủng hoảng thiếu điện
Khí hậu: Việt Nam thuộc vùng nước biển dâng mạnh
Nói chuyện với các phóng viên ở thủ đô Bangkok của Thái Lan vào hôm thứ Bảy, ông Guterres mô tả biến đổi khí hậu là “vấn đề mang tính định đoạt thời đại của chúng ta”.
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc đã tham khảo một nghiên cứu được công bố vào thứ Ba, trong đó phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến hàng triệu người có nguy cơ bị lũ lụt ven biển vào năm 2050 nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây.
Phần lớn những người dân bị ảnh hưởng ở các nước đang phát triển trên khắp châu Á, nghiên cứu cho biết.
Ông Gutterres nói rằng trong khi “mọi người có thể thảo luận về tính chính xác của những con số này … thì vẫn rất rõ ràng rằng đây chính là xu hướng”.
Ông nói vấn đề này “đặc biệt nhạy cảm” ở châu Á, nơi một “số lượng lớn” của các nhà máy điện than vừa được lên kế hoạch xây dựng.
Ông Gutterres cảnh báo: “Chúng ta phải đặt một cái giá lên carbon. Chúng ta cần ngừng trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch. Và chúng ta cần ngăn chặn việc xây dựng các nhà máy điện than trong tương lai”.
Nước nào có nguy cơ bị ảnh hưởng?
Báo cáo hôm thứ Ba của Climate Central, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết 190 triệu người sẽ sống ở những khu vực dự đoán là dưới mức thủy triều cao vào năm 2100.
Và ngay cả khi giảm phát thải khí nhà kính, sáu quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan, nơi có tới 237 triệu người sống hiện nay, có thể phải đối mặt với các mối đe dọa lũ lụt hàng năm vào năm 2050.
1. Trung Quốc – 93 triệu người
2. Bangladesh – 42 triệu
3. Ấn Độ – 36 triệu
4. Việt Nam – 31 triệu
5. Indonesia – 23 triệu
6. Thái Lan – 12 triệu
Việt Nam và nhiệt điện than
Từ năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng khi nhu cầu vượt quá tốc độ xây dựng các nhà máy điện.
Việt Nam có nguy cơ thiếu tới 6,6 tỷ kilowatt giờ vào năm 2021, thiếu 11,8 tỷ kWh năm 2022, và có thể thiếu tới 15 tỷ kWh năm 2023, theo Vietnam News.
Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 9% mỗi năm, nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế – vốn chỉ tăng hơn 7% trong năm 2018, theo Financial Times.
Bồi thêm vào sự thiếu hụt này, nhiều dự án năng lượng ở Việt Nam đang bị chậm tiến độ, theo thông tin Bộ Công thương cung cấp cho Reuters.
Các dự án chậm tiến độ chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam. Truyền thông nhà nước cho biết 47 trong số 62 dự án sản xuất điện của Việt Nam công suất 200 megawatt (MW) trở có nguy cơ bị chậm tiến độ, một số dự án chậm hơn hai năm so với kế hoạch.
Nguyên nhân thiếu điện là do thiếu kết nối giữa dự án điện và dự án đường giao thông, đất đai và phát triển đô thị.
Một số dự án khác thì lại do nhà thầu phải tìm chọn địa điểm mới để đặt trạm điện nhằm tránh dẫm lên các dự án đã có ở các vùng khác. Ngoài ra còn do vấn đề giải tỏa đất đai, do dân không chấp nhận tiền đền bù được đưa ra. Ngoài ra còn do thiếu nguyên liệu thô, như khí ga, để vận hành các nhà máy nhiệt điện, theo Vietnam Insider.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50279627
Nền kinh tế toàn cầu không thể được cứu khỏi
‘vực thẳm’ suy thoái vì đồng USD quá mạnh?
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm tốc. Trong những cuộc suy thoái từng xảy ra trước đây, các thị trường mới nổi phát triển nhanh phần nào giúp cứu nền kinh tế toàn cầu khỏi “hố đen”. Tuy nhiên, có một yếu tố gây cản trở ở lần này là: đồng USD mạnh.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và nền kinh tế Mỹ cũng đang cho thấy những dấu hiệu suy yếu, thì các nhà đầu tư đang tìm kiếm những địa điểm đầu tư khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Brazil hoặc Ấn Độ, lại mang đến nhiều rủi ro đầu tư hơn, nhưng lại có tốc độ sinh lời nhanh hơn các quốc gia phát triển như Đức hay Mỹ. Các nước này cũng phụ thuộc vào xuất khẩu và có mối tương quan tới sự dịch chuyển của giá hàng hoá.Ở giai đoạn suy thoái sau khủng hoảng tài chính, Trung Quốc là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng gần 9% nhờ chi tiêu nội địa mạnh. David Hauner – chiến lược gia của Bank of America, nhận định: “Nếu không có Trung Quốc, tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức âm vào năm 2009.” Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong thập kỷ qua. Trung Quốc có thể sẽ không còn là “hiệp sĩ trong bộ áo giáp sắt” như trước đây. Nền kinh tế của nước này cũng đang trì tệ và có đòn bẩy cao hơn so với 1 thập kỷ trước.Khi cuộc suy thoái tiếp theo diễn ra, sẽ rất khó để các thị trường mới nổi khác bước vào và giúp nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi khủng hoảng khi đồng USD vẫn rất mạnh và các nền kinh tế mới nổi thường vay nợ bằng USD. Do đó, đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến khoản nợ của họ trở nên nặng nề hơn. Một đồng USD yếu có thể xoa dịu căng thẳng đó và cho phép các nền kinh tế mới nổi phát triển nhanh hơn, có khả năng giúp thế giới thoát khỏi suy thoái.Hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang hạ dần lãi suất, điều này sẽ khiến đồng bạc xanh suy yếu. Dẫu vậy, quá trình nới lỏng chính sách không diễn ra nhanh chóng, ít nhất là không diễn ra với tốc độ như Tổng thống Trump mong muốn. Hauner cho hay: “Các nền kinh tế mới nổi có thể giúp ‘cứu thế giới’ khỏi sự suy thoái lần này, nhưng việc này đòi hỏi một đồng USD yếu hơn và Fed cũng nên mềm mỏng hơn.”Những quốc gia phát triển như Mỹ và châu Âu đang ngày càng lo ngại rằng chính sách lãi suất cực thấp của họ thực ra không hề thúc đẩy tăng trưởng. Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho điều đó và các nhà đầu tư đang thảo luận sôi nổi về việc “Nhật Bản hoá” của châu Âu. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nước, nhưng thực tế vẫn chậm lại.Theo dự kiến, Fed sẽ tổ chức một cuộc họp vào tuần này và khả năng hạ lãi suất được dự đoán là hơn 90%, theo CME FedWatch Tool. Dẫu vậy, thị trường vẫn phải chờ đợi xem liệu việc hạ lãi suất có đủ để làm suy yếu đồng USD hay không. Các đồng tiền tệ thường yếu đi trong những giai đoạn chính sách tiền tệ được nới lỏng.Trong năm nay, những lời phàn nàn về đồng USD xuất hiện ngày càng nhiều. Từ ông Trump cho tới ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ Elizabeth Warren đều chỉ trích rằng đồng bạc xanh mạnh sẽ khiến hàng hoá của Mỹ kém hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu.Chỉ số USD Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – đã tăng 1.6% trong năm nay. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh sẽ rất khác khi xem xét cụ thể những đồng tiền của thị trường mới nổi. Từ đầu năm đến nay, đồng USD tăng 1.9% so với Rupee của Ấn Độ, tăng 4.1% so với đồng Real của Brazil và tăng 5.5% so với đồng Won kể từ đầu năm 2019, nguyên nhân là vì chiến tranh thương mại.Hơn nữa, tình hình còn tồi tệ hơn khi các nền kinh tế mới nổi chủ yếu đi vay bằng USD, trong khi những khách hàng lớn nhất hầu như lại trả nợ bằng euro, Hauner cho hay. Do đó, các quốc gia này chịu ảnh hưởng lớn từ tỷ giá của euro/USD. Trong năm nay, đồng euro đã giảm 3,2% so với đồng USD.
Tổng thống Pháp gây sự cố ngoại giao với Bulgari
Chính quyền Bulgari ngày 02/11/2019 phản đối tổng thống Pháp có những lời lẽ được cho là « lăng nhục » và yêu cầu ông phải xin lỗi.
Hôm thứ Sáu 01/11/2019, trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho tờ Valeurs Actuelles – một tờ báo được cho là có xu hướng cực hữu, nguyên thủ Pháp nói rằng « thà ông nhận những người đến từ Guinea hay Côte d’Ivoire hợp pháp hơn là những dòng người Bulgari hay Ukraina bất hợp pháp ».
Từ thủ đô Sofia, thông tín viên Damian Vodenitcharov cho biết rõ phản ứng của chính quyền Bulgari :
« Phản ứng chính phủ Bulgari không phải đợi lâu : Bộ Ngoại giao triệu mời nữ đại sứ Pháp tại Sofia, Đại sứ Bulgari trịnh trọng phản đối, bộ Quốc Phòng đòi Emmanuel Macron phải xin lỗi…Bà Ekatérina Zahariéva, ngoại trưởng Bulgari cho biết cảm thấy ʺsững sờʺ trước những phát biểu của nguyên thủ Pháp có thể xem như là những lời ʺnhục mạʺ đối với cộng đồng người Bulgari tại Pháp.
Bộ trưởng Quốc Phòng, ông Krassimir Karakatchanov, tỏ ra giận dữ về việc ông Macron lôi kéo Bulgari vào các vấn đề của nước Pháp. Phản ứng của thủ tướng Boïko Borissov có vẻ chừng mực hơn. Ông nói là đã liên lạc với tổng thống Pháp và đề nghị ông giải thích về những phát biểu trên.
Bất chấp những căng thẳng, chính phủ Bulgari trấn an rằng quan hệ song phương giữa hai nước sẽ không bị sứt mẻ do sự cố này. Emmanuel Macron gần đây đã phản đối việc cho các nước vùng Balkan gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nhất là với nước Macedonia, vốn là ý tưởng do Bulgari đưa ra năm 2018 khi nước này đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên của khối Liên Hiệp ».
http://vi.rfi.fr/phap/20191103-tong-thong-macron-gay-su-co-ngoai-giao-voi-bulgari
Đưa lậu người Việt:
Hà Lan điều tra băng đảng Ireland thứ hai
Đằng sau ‘tấm vé xe tải’ vào Anh
Trong lúc có thêm tin về vụ 39 công dân Việt Nam chết trong xe tải ở Essex, Anh Quốc, nhà chức trách Hà Lan đã mở lại cuộc điều tra một băng đảng Ireland thứ hai, bị nghi chuyển người Việt vào Anh.
Hôm 6 tháng 8 năm nay, một lái xe tải người Ireland đã bị bắt ở Hook, Hà Lan với 29 người Việt Nam trên thùng xe.
Cảnh sát Hà Lan cho hay 29 người đó đều trên đường di cư bất hợp pháp nhưng người lái xe, ở tuổi ngoài 20, chỉ bị tạm giữ rồi thả.
Cuộc điều tra tạm ngưng hồi tháng 8 nay được mở lại với nghi vấn nhóm Ireland này cũng đưa người từ Bỉ sang đảo Ireland.
Anh truy nã hai anh em Hughes vì vụ 39 người chết
Những người Việt liều chết để vào Anh
Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?
Vụ 39 người chết: Truyền thông quốc tế nói gì?
Theo trang The Irish Sun (03/11/2019), công tố viên Hà Lan đang xem xét việc có ra lệnh truy nã châu Âu với lái xe người Ireland kia hay là không.
Họ nghi ngờ rằng đây cũng là một đường dây buôn lậu người khác nữa từ lục địa châu Âu sang các đảo Anh và Ireland.
Một lái xe khác bị giữ hồi tháng 7 tại Bỉ với 20 người nhập cư lậu trốn trên thùng xe.
Nhiều cách chuyển người
Trang Irish Sun trong một bài khác cùng ngày 03/11 cũng mô tả các ông trùm băng đảng tuyển dụng, dụ dỗ và cưỡng bức các lái xe trẻ tham gia đường dây buôn người.
Cùng các chuyến xe qua phà là “hành khách” tức di dân lậu vào Anh, với tiền công cho lái xe 500-3000 bảng một đầu người, tuỳ quãng đường.
Có khi lái xe không hề biết thùng xe có di dân lậu vì ông trùm đã bố trí những thời điểm khác nhau để lái xe vắng mặt, như vào quán cà phê bên đường, tạo cơ hội cho người di dân chui lên xe.
Nhưng đó là những trường hợp đưa người nhỏ lẻ.
Còn để vận chuyển hàng chục người, lái xe phải hợp tác kỹ với băng đảng và đôi khi họ làm vậy do bị mua chuộc bằng tiền, ma tuý và tình dục.
Có ông trùm đẫn thiếu nữ tuổi teen đến cho lái xe nam, bảo “đem đi dùng bao lâu cũng được” rồi làm việc đưa người cho đường dây.
Một lái xe cao niên hơn, dân Ireland, nói ông đã bị băng đảng tiếp xúc hàng chục lần những năm qua với đề nghị tham gia đường dây buôn người.
Các báo Ireland không nói 29 người Việt bị giữ trong vụ hồi tháng 8 ở Hà Lan nay ở đâu.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BBC, các khu lán trại ở gần Lille, Pháp, và những cộng đồng nhập cư ở Paris, hiện là nơi tạm trú và điểm chờ xe hàng cho không ít người Việt tìm cách sang Anh.
Được biết dù một số gia đình ở Việt Nam đã nhận tin từ Anh rằng con em họ có trong số 39 người chết ở Grays, Essex, công tác xác định danh tính toàn bộ các tử thi vẫn tiếp tục.
Theo BBC nội địa, người chủ trì hoạt động này là bà Caroline Beasley-Murray, Pháp y viên Hoàng gia cao cấp (HM Senior Coroner) của hạt Essex.
Vì vụ việc liên quan đến vùng chủ quyền pháp lý (jurisdiction) của hơn một quốc gia, công tác này sẽ kéo dài hơn thường lệ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50280517
Chuyên gia Nga lo sợ: Quân đội Trung Quốc quá mạnh,
Trung Á bị “nuốt chửng”, Moscow bất lực
“Hướng Tây” về phía khu vực Trung Á là xu thế phát triển phạm vi ảnh hưởng hoàn toàn tự nhiên và rõ ràng của Trung Quốc – theo học giả người Nga Khramchikhin.
Khu vực Trung Á quan trọng với Trung Quốc ra sao?
Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, ông Aleksandr Khramchikhin, phân tích trên VPK News hôm 22/10 rằng các quốc gia trong khu vực Trung Á đều là những nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, không được tổ chức tốt như đa số các quốc gia khác. Bởi vậy, việc gây dựng ảnh hưởng đối với các nước này đơn giản hơn nhiều. Dân số của họ rất ít, đặc biệt là so với láng giềng Trung Quốc, bởi vậy họ dễ dàng bị “nuốt chửng bằng đồng hoá”.
Trung Á sở hữu trữ lượng lớn các nguồn khoáng sản, nhưng những nền kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên này lại rất yếu kém. Vì vậy, việc mở rộng tầm ảnh hưởng bằng phương pháp kinh tế đối với Trung Quốc là điều rất có lợi, đồng thời là điều rất đơn giản. Ngoài ra, các nước cộng hoà Trung Á lại chỉ có tiềm lực quân sự không đáng kể hoặc nhỏ bé, điều không phải là vấn đề đối với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lớn mạnh.
Về khía cạnh hoàn toàn mang tính địa lý, khu vực này là cây cầu lớn tự nhiên, nối Trung Quốc với châu Âu và với Trung Đông. Ngoài ra, nơi này bảo đảm cho Trung Quốc có thể tiếp cận được phần “thắt lưng mềm” của Nga, kéo dài từ Astrakhan tới Barnaul – thành phố và trung tâm hành chính của Vùng Altai, Nga.
Vì thế, Trung Á đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện những tham vọng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc, nhất là đối với việc phát triển sáng kiến Vành đai, Con đường của chủ tịch Tập Cận Bình.
Công cuộc “hướng Tây” bằng mở rộng đầu tư kinh tế và phát triển nhân khẩu của Trung Quốc đã được thực hiện từ lâu và khá thành công. Bắc Kinh đã thích ứng với vấn đề này, cụ thể như với cơ cấu của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Bởi lẽ đó, phần nhiều những nỗ lực về quân sự của Trung Quốc hoàn toàn không còn cần thiết nữa, dù không loại trừ khả năng Bắc Kinh muốn gia tăng ảnh hưởng ở Trung Á trên lĩnh vực này.
Quân đội Trung Quốc có sức mạnh vượt trội
Ông Khramchikhin đánh giá, quân đội Tajikistan và Kyrgyzstan yếu hơn nhiều so với PLA. Vấn đề đối với người Trung Quốc ở đây có thể là vùng núi cao Thiên Sơn và Pamir. Nhưng với tương quan lực lượng hiện có, không có vùng núi nào có thể ngăn được Trung Quốc.
Hơn nữa, tỉ lệ dân số người Trung Quốc ở Tajikistan và Kyrgyzstan (tạm thời vẫn là thường dân) là lớn, trong khi Dushanbe được cho là có thể đã gật đầu với việc cho phép PLA triển khai các cơ sở quân sự.
Các lực lượng vũ trang Kazakhstan được coi là hùng mạnh nhất ở Trung Á, nhưng theo Khramchikhin, các đơn vị thuộc Chiến khu miền Tây và Quân khu Tân Cương của PLA có đủ sức mạnh để “giải quyết” vấn đề này, dù Kazakhstan có thể gây ra một số khó khăn nào đó cho người Trung Quốc.
Thêm vào đó, lãnh thổ của Kazakhstan khá rộng lớn. Sự phức tạp của địa hình nơi đây gây ra những khó khăn nhất định nếu Trung Quốc có ý định tìm kiếm phạm vi ảnh hưởng. Chỉ có các lối đi chật hẹp để tới Kazakhstan từ phía Trung Quốc. Lối đi phía Bắc – dọc theo sông Irtysh Đen, vòng qua hồ Zaysan – sẽ là thách thức đáng kể đối với bộ binh.
Bản đồ do Washington Post đăng tải tháng 2/2019, thể hiện vị trí tiền đồn của quân đội Trung Quốc ở gần biên giới Tajikistan với Afghanistan
Tiếp đến về hướng Nam là Cổng Dzungarian. Vào tháng 8/1969, quân đội Trung Quốc đã thử băng qua khu vực này, dẫn tới trận chiến đã nổ ra gần hồ Zhalanashkol. Các thách thức đối với những lực lượng bên ngoài sẽ là hồ Alakol, tiếp đến là hồ Balkhash rộng lớn.
Cuối phía Nam và thuận lợi hơn cả là lối đi dọc theo sông Ily, mà sau đó sẽ tiến thẳng tới hồ Balkhash. Những điều kiện địa hình ở đây cho phép tổ chức phòng tuyến bảo vệ đủ mạnh và sẽ gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho đối thủ của Kazakhstan.
Tuy nhiên, ngay cả như thế – ông Khramchikhin chỉ ra, phía Kazakhstan không thể giành được chiến thắng, mà chỉ kéo dài thời điểm thất bại. Pháo binh và không quân Trung Quốc (khi cần thiết là cả lực lượng tên lửa) có khả năng xuyên thủng mọi phòng tuyến, còn các đơn vị và quân đoàn cơ giới không giới hạn về quân số sẽ vượt qua mọi thành luỹ tự nhiên và nhân tạo để tiến thẳng tới không gian rộng mở, nơi mà không có gì có thể ngăn cản được họ.
Các nhân viên chấp pháp Kazakhstan tạm giữ một số người biểu tình trong cuộc mít tinh phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia Trung Á này, ngày 21/9/2019 (Ảnh: REUTERS/Mukhtar Kholdorbekov)
Dù Bắc Kinh quyết liệt hay ôn hòa, Nga cũng lâm vào thế bí
Theo học giả người Nga, nếu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát lãnh thổ Kyrgyzstan trước tiên, thì điều đó sẽ làm cho bước tiến của họ nhằm thẳng hướng Kazakhstan trở nên dễ dàng hơn, khi vòng qua tất cả những khu vực hiểm trở nêu trên. Sau đó, sự xuất hiện của các đơn vị vũ trang Trung Quốc tại châu Âu sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 tuần.
Các lực lượng vũ trang Uzbekistan và Turkmenistan mạnh hơn quân đội của Tajikistan và Kyrgyzstan, nhưng yếu hơn của Kazakhstan. Nói tóm lại, nếu như tất cả các nước trong khu vực này “thất thủ” dưới những cuộc tấn công [giả định] của Trung Quốc, thì Tashkent và Ashgabat sẽ không còn mong muốn phản kháng. Bên cạnh đó, cả hai quốc gia này đều không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào và không có đồng minh về mặt hình thức lẫn thực chất, nên sẽ không có ai tới ứng cứu họ về mặt lý thuyết.
Cư dân địa phương cho biết hàng chục, thậm chí hàng trăm binh sĩ Trung Quốc đã đóng quân tại tiền đồn ở gần biên giới Tajikistan-Afghanistan trong ba năm qua. (Ảnh: Gerry Shih/The Washington Post)
Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan là thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO). Họ có các đồng minh, quan trọng nhất trong số đó là Nga – với các đơn vị của lực lượng vũ trang Nga đang được triển khai trong khu vực này. Nga cũng đang là đối tác chiến lược của Trung Quốc.
Đương nhiên, Moscow sẽ phải lựa chọn giữa các đồng minh. Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy ai đó ở Nga vui mừng với sự xuất hiện của quân đội Trung Quốc tại châu Âu – ngay sát Astrakhan và Volgograd, cũng như sát với Chelyabinsk, Tyumen,… Và Nga sẽ phải đưa ra những quyết định vô cùng khó khăn. Nhưng đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, nếu như người Trung Quốc tiến sát tới Astrakhan và Volgagrad bằng phương pháp hoà bình – điều được cho là đang diễn ra, Moscow khó có giải pháp nào đó hiệu quả để ngăn cản được Bắc Kinh. Hơn nữa, Nga không thể cản thiệp sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc vào các nước Trung Á không có biên giới chung với Nga.
“Suy cho cùng thì kết cục vẫn giống nhau. Và đáng buồn [đối với Nga],” ông Khramchikhin bình luận.
Khủng bố ở vùng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát tại Syria:
Hơn 10 người chết
Từ sau khi Quân Đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào miền Bắc Syria, đánh đuổi lực lượng Kurdistan để thiết lập một vùng an toàn, khu vực đã trở thành bất ổn. Lực lượng nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ tại đấy đã bị liên tục tấn công trong những ngày gần đây, mà vụ mới nhất xẩy ra hôm qua, 02/11/2019 tại tại một khu chợ ở thị trấn Tal Abyad.
Theo chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tổ chức Đài Quan Sát Nhân quyền Syria, một chiếc xe hơi có gài bom đã phát nổ làm cho ít nhất 13 người thiệt mạng.
Từ Beyrouth, Paul Khalifeh, thông tín viên RFI phụ trách khu vực, giải thích:
“Các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nói đến số thường dân bị thiệt mạng, trong lúc Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria nêu cả các trường hợp thương vong trong lực lượng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Quả bom gài trên chiếc xe đậu gần một trạm xăng ở một khu phố chợ đã phát nổ vào giờ cao điểm. Điều này giải thích vì sao số nạn nhân lại cao như vậy.
Đây là cuộc tấn công thứ hai tại thị trấn biên giới, ở phía bắc thành phố Raqqa kể từ khi nơi này bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng dân quân Syria đồng minh chiếm giữ vào ngày 13/10 vừa qua.
Chưa có ai tự nhận là tác giả vụ đặt bom, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã mau chóng cáo buộc lực lượng dân quân người Kurdistan bị gọi là “quân khủng bố”.
Các vụ tấn công, phá hoại nhắm vào các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã gia tăng kể từ khi chính quyền Ankara cho quân tràn qua biên giới nhằm thiết lập một vùng an ninh ở Syria dài 120 km và sâu 30 km bên trong lãnh thổ nước láng giềng.
Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, cũng hôm qua, đã có 3 dân quân Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt mạng hôm thứ Bảy khi xe của họ bị tấn công bằng súng gần thị trấn biên giới Jarablus thuộc tỉnh Alep.
Theo nguồn tin trên cũng như các nguồn tin thân cận với chính quyền Damas, đã có ít nhất sáu vụ tấn công vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này ở nhiều khu vực khác nhau ở miền bắc Syria.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191103-khung-bo-o-vung-tho-nhi-ky-kiem-soat-tai-syria-hon-10-nguoi-chet
Người biểu tình Iraq chặn đường đến hải cảng
Tin từ Baghdad — Vào Thứ Bảy (ngày 2 tháng 11), Reuters dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết lực lượng an ninh đã bắn chết một người biểu tình, và làm bị thương 91 người khác tại Baghdad, Iraq, trong lúc hàng chục ngàn người dân nước này tập trung tại cuộc biểu tình chống chính phủ ở thủ đô và tiến hành chặn những tuyến đường dẫn đến một hải cảng lớn.
Trong nhiều tuần qua, người biểu tình đã tập trung tại trung tâm Tahrir Square của thủ đô Baghdad để yêu cầu lật đổ giới tinh hoa chính trị, trong làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ khi Saddam Hussein bị lật đổ. Các cuộc biểu tình đã mở rộng quy mô một cách đáng kể trong những ngày gần đây, thu hút rất đông người dân từ khắp các giáo phái và sắc tộc. Những cuộc biểu tình này đều tương đối ôn hòa vào ban ngày, và trở nên bạo lực hơn khi đêm về, lúc lực lượng cảnh sát phải sử dụng hơi cay và đạn cao su để chiến đấu với những “thanh niên cách mạng”.
Hơn 250 người đã thiệt mạng trong tháng 10.
Các cuộc đụng độ thường diễn ra tại Republic Bridge, một con cầu bắc qua sông Tigris dẫn đến khu vực của chính phủ mang tên Green Zone được bảo vệ nghiêm ngặt. Cũng trong ngày Thứ Bảy, lực lượng an ninh đã dựng lên các bức tường bê tông trên một trong những đường phố chính ở Baghdad dẫn vào Tahrir Square để giảm số lượng người biểu tình. Nhưng các bức tường đã bị tháo dỡ sau khi người biểu tình bao vây xe ủi đất.
Các cuộc biểu tình, bắt nguồn từ sự bất mãn về khó khăn kinh tế và tham nhũng, đã phá vỡ tình trạng ổn định gần 2 năm qua của Iraq. Bất chấp sự giàu có về dầu mỏ, nhiều người Iraq vẫn sống trong nghèo đói, bị hạn chế về nước sạch, điện, chăm sóc sức khỏe hoặc giáo dục. Chính phủ của Thủ tướng Adel Abdul Mahdi, người đã tại vị được một năm, vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào trước các cuộc biểu tình. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-iraq-chan-duong-den-hai-cang/
Khối thương mại châu Á
có thể ra mắt vào tháng Hai năm 2020
Một thỏa thuận về khối thương mại có thể lớn nhất trên thế giới nhiều khả năng sẽ được các nước châu Á ký vào tháng Hai năm 2020, một phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan cho biết hôm 3/11, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói thêm rằng các nhà đàm phán đã phải tìm cách cứu vãn thỏa thuận có tên gọi Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), vốn được Trung Quốc hậu thuẫn, sau khi xuất hiện các yêu cầu mới của Ấn Độ.
Tổng thống Trump không dự thượng đỉnh ASEAN
Theo Reuters, hy vọng về việc hoàn tất RCEP tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ở Bangkok, Thái Lan, đã không thể trở thành hiện thực.
“Chúng tôi chưa kết thúc. Chúng tôi sẽ thông báo khi có kết quả”, phát ngôn viên của chính phủ Thái, Narumon Pinyosinwat, thông báo với các phóng viên hôm 3/11.
“Các bộ trưởng thương mại vẫn đang thảo luận các vấn đề nổi cộm. Việc ký dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng tháng Hai năm sau”.
Đông Nam Á vẫn nơm nớp sau cái chết của thủ lĩnh IS
Bất chấp cái chết của thủ lĩnh IS Baghdadi, các nước Đông Nam Á vẫn chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi chống lại tư tưởng của nhóm khủng bố.
Chính quyền các nước Philippines, Indonesia, Malaysia, nơi trú ẩn của một số phiến quân thuộc các nhóm lớn nhất châu Á, hôm 28/10 đồng loạt cho biết họ đã sẵn sàng đối mặt với hành vi trả thù, bao gồm những cuộc tấn công “sói đơn độc” của các tín đồ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi đã chết bằng cách tự kích nổ đai bom tự sát trong một đường hầm ở Idlib, tây bắc Syria tối 26/10, sau khi bị đặc nhiệm Mỹ dồn đến đường cùng.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng cái chết của Baghdadi sẽ khiến IS lung lay, nhưng nhóm phiến quân vẫn có khả năng gây nguy hiểm, do tư tưởng của chúng lan truyền rộng rãi trong cộng đồng thanh niên Hồi giáo không được giáo dục đầy đủ tại khu vực Mindanao nghèo khó.
“Đây là một đòn giáng mạnh vào IS nếu xét trên khía cạnh Baghdadi là thủ lĩnh tối cao. Tuy nhiên, xét về sự bám rễ và tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới của nhóm khủng bố, đây chỉ là thất bại tạm thời”, Lorenzana giải thích, nói thêm rằng “ai đó sẽ thế chỗ” của Baghdadi.
Đông Nam Á từ lâu đã trở thành khu vực trọng tâm đối với IS. Nhóm khủng bố tuyên truyền tư tưởng cho các phiến quân Hồi giáo ở châu Á thông qua Indonesia và Philippines. Manila, Kuala Lumpur và Jakarta đều lo ngại tín đồ IS tại các nước này, cũng như những kẻ chạy trốn khỏi Iraq và Syria có thể lợi dụng biên giới lỏng lẻo, tình trạng vô pháp và nguồn vũ khí dồi dào tại Mindanao để ẩn náu trong các ngôi làng hẻo lánh.
Từ tháng 7/2018, IS đã nhận trách nhiệm 4 vụ đánh bom tự sát tại Philippines. Những kẻ cực đoan thậm chí từng nỗ lực thiết lập thành trì của IS ở thành phố Marawi trên đảo Mindanao khi chiếm đóng nơi đây trong 5 tháng hồi năm 2017, khiến Philippines phải trải qua cuộc chiến khó khăn nhất kể từ sau Thế chiến II.
Các phiến quân từ ít nhất 7 nước đã tham gia cuộc chiếm đóng, trong đó có Malaysia, quốc gia vẫn giữ cảnh giác cao độ và đã bắt 400 nghi phạm liên quan tới các nhóm khủng bố. Ayob Khan Mydin Pitchay, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của cảnh sát Malaysia, cũng đánh giá mối quan ngại thực sự không phải số phận thủ lĩnh IS, mà là ảnh hưởng từ những bài tuyên truyền của nhóm khủng bố.
“Cái chết của Baghdadi là tin tốt, nhưng nó không ảnh hưởng nhiều tới nơi đây, bởi vấn đề quan trọng là sự lây lan tư tưởng của IS. Điều chúng tôi lo lắng nhất bây giờ là các cuộc tấn công ‘sói đơn độc’ và những người bị cực đoan hóa do internet. Chúng tôi nhận thấy những bài giảng của IS vẫn lan truyền trên mạng. Các ấn phẩm từ nhiều năm trước của chúng cũng đang được sao chép và chia sẻ lại”, Pitchay nói.
Indonesia, quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất thế giới, cũng đang vật lộn với sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và đã bắt hàng trăm nghi phạm trong năm nay theo luật chống khủng bố mới được siết chặt. Chính quyền cho rằng IS truyền cảm hứng cho hàng nghìn người Indonesia và ước tính khoảng 500 người đã gia nhập nhóm phiến quân tại Syria.
Cơ quan tình báo Indonesia cho biết họ đã sẵn sàng chống lại hành vi trả đũa, nói thêm rằng sẽ có người thay thế Baghdadi dù cái chết của thủ lĩnh IS là đòn tâm lý nặng nề với nhóm khủng bố. “Đây là một cuộc chiến nên theo lẽ thường sẽ có một đợt phản công hoặc động thái tương tự thế. Chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ đất nước mình”, phát ngôn viên Wawan Purwanto của cơ quan cho hay.
Theo một nhà nghiên cứu chuyên giám sát hoạt động của những người ủng hộ IS, các phòng chat trên một số nền tảng nhắn tin mà người Hồi giáo thường sử dụng, như Telegram, xuất hiện những thông điệp bất chấp cái chết của Baghdadi.
“Dù điều gì xảy ra đi nữa, cuộc thánh chiến của người Hồi giáo sẽ không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào, mà luôn vững vàng theo mệnh lệnh của Thượng đế và Nhà tiên tri của Ngài”, một tài khoản có tên Ansurul Ummah viết.
“Cuộc thánh chiến sẽ không bao giờ dừng lại, kể cả khi quốc vương của chúng ta qua đời”, một người dùng khác tên Abu Abdullah Asy Syami đồng tình.
Thượng Đỉnh ASEAN: Việt Nam cố nêu bật
vụ Bắc Kinh xâm lấn Biển Đông
Tại Thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Thái Lan, Việt Nam đã cố gắng nêu lên vụ Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam trong thời gian gần đây, trong cuộc hai bên ASEAN-Trung Quốc vào hôm nay, 03/11/2019, cũng như tại cuộc họp riêng của 10 nước ASEAN ngày hôm qua 02/11. Tuy nhiên, vấn đề này hầu như vắng bóng trong phần đúc kết Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc.
Theo ghi nhận của báo chí Việt Nam, trong cuộc họp ASEAN-Trung Quốc, hai bên đúng là có đề cập đến vấn đề Biển Đông, những chủ yếu là nhu cầu sớm hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC), duy trì hòa bình ổn định, tuân thủ luật lệ quốc tế…
Từ ngữ duy nhất được cho là có thể gợi đến vụ Trung Quốc xâm lấn Việt Nam là câu “không có các hành động làm phức tạp tình hình, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982”.
Phải nói là trong cuộc họp, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ đề cập gián tiếp đến vụ việc.
Sau khi nhắc lại rằng “quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông là rất rõ ràng, nhất quán, đã được bày tỏ nhiều lần tại các diễn đàn ở các cấp”, ông Phúc đã cho rằng cần phải “đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, không để lặp lại các hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế…”.
Vào hôm qua, trong cuộc họp của riêng giới lãnh đạo ASEAN, thủ tướng Việt Nam có tuyên bố mạnh hơn, nhưng cũng tránh nêu đích danh Trung Quốc, trong khi xác định rằng “Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng”.
Một cách cụ thể, ông Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý các đối tác ASEAN rằng: “Vừa qua có những sự việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN”.
Toàn cảnh chung tại Thượng đỉnh ASEAN cho đến hôm nay cho thấy Việt Nam vẫn là nước có quan điểm cứng rắn nhất đối với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Philippines, trung thành với quan điểm xích lại gần Bắc Kinh của mình, đã hoàn toàn kín tiếng về những vụ Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này, sách nhiễu cả tàu đánh cá đến tàu buôn Philippines. Ngược lại ông đã cảnh báo các nước ASEAN khác là phải tránh chọn phe trong cuộc tranh đua Mỹ-Trung hiện nay.
Tổng thống Philippines còn thúc giục các nước ASEAN sớm đúc kết Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, bất chấp quan điểm thận trọng của các nước như Việt Nam chẳng hạn, đang lo ngại trước các đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về nội dung bộ Quy Tắc Ứng Xử.
Hãng tin Mỹ AP hôm nay đã trích dẫn nhận định của chuyên gia Greg Poling, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI theo đó “Việc Trung Quốc tiếp tục quấy rối các hoạt động của Malaysia, Philippines và Việt Nam trong năm qua cho thấy là Bắc Kinh chưa sẵn sàng nhượng bộ (trên các đòi hỏi)”.
Thượng đỉnh ASEAN :
Ấn Độ do dự về sáng kiến RCEP của Trung Quốc
Sáng 03/11/2019, thủ tướng Thái Lan đã khai mạc thượng đỉnh ASEAN với các đối tác, mở đầu cho ba thượng đỉnh diễn ra trong ngày, gồm ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22, ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 và ASEAN-Liên Hiệp Quốc lần thứ 10.
Sau lễ khai mạc chính thức là thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung Quốc, kéo dài một giờ và là phiên họp được trông đợi nhất trong ngày. Hai bên thông qua ba văn kiện hợp tác về truyền thông, thành phố thông minh, kết nối ASEAN với Sáng kiến Con đường-Vành đai (BRI) của Trung Quốc.
Về hồ sơ thương mại RCEP do Trung Quốc khởi xướng, các cuộc đàm phán sẽ không thể kết thúc được trong năm như mong muốn của Thái Lan, vì Ấn Độ vẫn do dự. Bản báo cáo tổng kết có thể sẽ được đúc kết vào tháng 02/2020, sau đó trình lên lãnh đạo các nước liên quan trong cuộc họp thượng đỉnh lần tới, diễn ra tại Việt Nam.
Thủ tướng Narendra Modi đến thượng đỉnh ASEAN với sức ép lớn từ trong nước, do lo ngại thị trường nội địa sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc, đặc biệt là điện thoại di động nếu tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). New Delhi muốn RCEP không chỉ liên quan đến các mặt hàng gia công mà phải gồm cả lĩnh vực dịch vụ, một thế mạnh của Ấn Độ.
ASEAN hướng đến ổn định, thịnh vượng và bền vững
Trước đó, trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh ASEAN và các đối tác, thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha đặc biệt nhấn mạnh đến « thiết lập ổn định trong khu vực » với nguyên tắc « 3M », tôn trọng lẫn nhau (mutual respect), tin tưởng lẫn nhau (mutual trust), cùng có lợi (mutual benefit) và « giảm đối đầu », tôn trọng luật lệ và quy tắc.
Một mục tiêu khác được nêu lên là hình thành « một khu vực thịnh vượng và bền vững » bằng cách tiếp tục đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và khuyến khích một khối ASEAN đồng nhất mang bản sắc riêng, đặt con người làm trọng tâm trong mô hình tăng trưởng mới.
Ngoài ra, với chính sách « Hành động hướng Đông » (Act East), New Delhi muốn cân bằng ảnh hưởng với Bắc Kinh tại Đông Nam Á, trong bối cảnh các nước ASEAN vừa ký Kế hoạch chỉ đạo kết nối với Sáng kiến Con đường-Vành đai (BRI) của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191103-thuong-dinh-asean-an-do-do-du-ve-sang-kien-rcep-cua-trung-quoc
Đài Loan lần đầu tiên
công khai nhờ Mỹ đánh giá năng lực quân sự
Đài Loan đã lần đầu tiên đề xuất Mỹ một cách công khai về việc hỗ trợ đánh giá năng lực quân sự của hòn đảo, trong bối cảnh các chuyên gia cho rằng Đài Loan dường như đang cảm nhận được mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc đại lục.
SCMP đưa tin, Đài Loan sẽ nhờ Mỹ giúp đỡ trong việc đánh giá sức mạnh quân sự hòn đảo vào năm tới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hòn đảo này công khai mời Mỹ đánh giá khả năng tác chiến trong bối cảnh các chuyên gia quân sự cảnh báo rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa nền quân sự trong những năm gần đây đang đặt ra thách thức ngày càng gia tăng cho Đài Loan.
Quan chức cấp cao của cơ quan phòng vệ Đài Loan Miao Hui-feng ngày 30/10 đã thông báo rằng hòn đảo sẽ chi khoản ngân sách 500.000 USD làm chi phí di chuyển cho các quân nhân Mỹ tới thăm hòn đảo vào năm sau để hỗ trợ việc đánh giá năng lực.
“Với sự giúp đỡ của Mỹ, hai bên sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm đánh giá sức mạnh quân sự và nhu cầu về phòng thủ của Đài Loan. Đây là hoạt động hợp tác quân sự rất quan trọng giữa Mỹ và Đài Loan, và là một cách cụ thể để củng cố việc thực thi Đạo luật Du lịch Đài Loan”, bà Miao cho biết.
Quan chức này đã nhắc tới đạo luật được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào đầu năm ngoái, cho phép đẩy mạnh các cuộc trao đổi chính thức giữa Mỹ và Đài Loan. Các cuộc trao đổi như vậy đã bị hai bên né tránh kể từ khi Mỹ chuyển quan hệ ngoại giao chính thức từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979.
Theo bà Miao, phái đoàn Mỹ sẽ thực hiện 3 chuyến công du, mỗi chuyến kéo dài 5 ngày mỗi năm. Các quan chức Mỹ tham gia sẽ gồm đại diện Lầu Năm Góc, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, các đặc nhiệm và các chuyên gia về tác chiến máy bay không người lái, mìn dưới lòng đại dương và máy bay quân sự.
Trong nhiều năm qua, Đài Loan đã mời các quan chức Mỹ tới quan sát các cuộc tập trận lớn nhằm nhận các khuyến nghị từ Washington để cải thiện năng lực quân sự. Tuy nhiên, các động thái này từ trước tới nay chỉ được thực hiện một cách không công khai.
Bà Miao không nhắc tới liệu phái đoàn Mỹ có tới để quan sát, đánh giá các cuộc tập trân của Đài Loan trong năm sau hay không.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh và thể hiện quyết tâm sẽ đưa hòn đảo này về đại lục bằng mọi giá, kể cả phương án quân sự. Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan leo thang kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử lãnh đạo hòn đảo năm 2016 và từ chối chấp nhận chính sách “Một Trung Quốc”.
Thông báo của Đài Loan đến trong bối cảnh các chuyên gia quân sự cho rằng hòn đảo nên phát triển những chiến lược hiệu quả hơn để đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và nỗ lực hiện đại hóa quân sự của đại lục.
Trong một diễn biến khác, cơ quan lập pháp Đài Loan đã thông qua việc chi ngân sách 8,2 tỷ USD để mua 66 máy bay chiến đấu F-16V do nhà thầu Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Người biểu tình phá hủy văn phòng
hãng thông tấn Xinhua Trung Cộng ở Hong Kong
Tin từ Hong Kong – Hôm Chủ Nhật (ngày 3 tháng 11), những người dọn dẹp đã tiến hành lau dọn những cửa kiếng bị vỡ của văn phòng Hãng Thông Tấn Xinhua của Trung Cộng.
Đây là một trong những tòa nhà bị phá hoại trong cuộc biểu tình bạo lực tại Hong Kong, khi mà các nhà hoạt động ném bom xăng và đốt các trạm tàu điện ngầm. Hơn 200 người bị bắt tại một trong những cuộc biểu tình bạo lực tồi tệ nhất trong những tuần gần đây.
Cuộc biểu tình kéo dài suốt 5 tháng tại đặc khu vẫn chưa có vẻ gì thuyên giảm. Trước đó, cảnh sát bắn hơi cay, đạn cao su và súng nước vào người biểu tình vào hôm thứ Bảy và sáng Chủ nhật, khi bạo lực tràn từ đảo Hồng Kông đến phía bắc Quận Kowloon (Cửu Long). Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình tiếp tục vào đầu giờ sáng Chủ Nhật, khi cảnh sát giải tán một đám đông biểu tình gồm hàng ngàn người bằng cách bắn hơi cay vào công viên nơi họ tụ tập.
Mặc dù trước đây những người biểu tình đã phá hủy các công ty của Trung Cộng cũng như các công ty ủng hộ Trung Cộng; việc họ nhắm mục tiêu vào Xinhua là một những thách thức trực tiếp nhất đối với Bắc Kinh. Hãng Thông Tấn đã lên án vụ tấn công, gọi những người biểu tình là “côn đồ man rợ” đã phá cửa và hệ thống an ninh và ném bom xăng và bom sơn vào sảnh.
Theo Reuters, không có cuộc biểu tình lớn nào được dự kiến diễn ra vào hôm Chủ Nhật, mặc dù một số nhóm đã kêu gọi đi bộ biểu tình ở một số quận trong thành phố, bắt đầu vào buổi chiều. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-pha-huy-van-phong-hang-thong-tan-xinhua-trung-cong-o-hong-kong/
Hồng Kông : Tân Hoa Xã lên án vụ tấn công,
200 người biểu tình bị bắt
Tân Hoa Xã hôm nay 03/11/2019 lên án vụ tấn công « thô bạo » của người biểu tình vào trụ sở của hãng tin nhà nước Trung Quốc, trong khi cảnh sát Hồng Kông loan báo đã bắt giữ 200 người trong các cuộc biểu tình dữ dội hôm qua.
Đây là lần đầu tiên trụ sở Tân Hoa Xã tại Hồng Kông bị tấn công – một thách thức trực tiếp đối với Bắc Kinh. Nhiều cánh cửa và hệ thống báo động bị đập vỡ, sảnh tiếp khách bị quẳng bom xăng vào và xịt sơn. Reuters ghi nhận sáng sớm hôm nay nhân viên đang dọn dẹp trước những cặp mắt tò mò của du khách.
Hơn 200 người đã bị câu lưu trong đêm qua, sau cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia. Đạn cao su, hơi cay, và vòi rồng được sử dụng cho đến tận sáng nay vì vẫn còn những nhóm người biểu tình chơi trò cút bắt với cảnh sát chống bạo động. Dân chúng tố cáo chính cảnh sát đã gây căng thẳng. Một clip trên mạng cho thấy một thanh niên đang ngồi trong xe hơi, chỉ vì nghe bản nhạc « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng » nên đã bị cảnh sát lôi ra khỏi xe đánh đập.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường trình :
« Trong gần năm tháng đấu tranh, Wan Chai Road (Loan Tử) chưa từng bị lãnh hơi cay của cảnh sát, cho dù gần phân nửa các cuộc biểu tình thường diễn ra tại khu phố, gần con đường dài và hẹp này vốn có nhiều cửa hàng và thường xuyên bị kẹt xe.
Tối hôm qua, vài phút sau khi cảnh sát chống bạo động ồ ạt tấn công, mục sư Colman Chan, làm việc với tư cách trợ tá xã hội, nhận xét về tình hình. Ông nói : « Đối với tôi, vốn cư ngụ không xa nơi này, đây là lần đầu tiên họ bắn hơi cay vào con đường. Tình hình trầm trọng thêm, nhưng tôi cho rằng chính cảnh sát đã tạo ra cảnh hỗn loạn, chủ yếu là do họ.
Tôi nghĩ rằng một số cảnh sát viên không làm chủ được cảm xúc. Đôi khi chúng tôi ở gần bên họ nên thấy rõ : thỉnh thoảng chỉ cần vài người biểu tình chửi mắng cảnh sát nhưng không hành động gì, thì bỗng nhiên – một, hai, ba, họ lao vào bắt giữ những người này một cách thô bạo. Như vậy một mặt họ không tự kềm chế, mặt khác, cảnh sát tìm cách đe dọa người dân ».
Dọa nạt dân chúng và cố gắng tái lập trật tự bằng vũ lực, dường như đó là chiến lược của chính quyền Hồng Kông, trước sự bất bình không hề lắng xuống của người dân. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191103-hong-kong-tan-hoa-xa-len-an-vu-tan-cong-200-nguoi-bieu-tinh-bi-bat
Các cuộc biểu tình tại Hong Kong
vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm
Tin từ Hong Kong — Cảnh sát Hong Kong lại một lần nữa đáp trả bằng hơi cay vào cuộc biểu tình cuối tuần thứ 22 liên tiếp.
Cảnh sát bắn hơi cay để giải tán những người biểu tình mặc áo đen trên khắp Hồng Kông, sau khi những người biểu tình đốt các trạm tàu điện ngầm và phá hoại các cửa hàng. Trước đó, cảnh sát cũng sử dụng hơi cay trong công viên, nơi có hàng ngàn người biểu tình tập trung vào một buổi chiều. Nhiều người trong số đó tức giận vì cho rằng cảnh sát phản ứng quá nặng nề trong suốt 5 tháng diễn ra cuộc biểu tình chống chính phủ. Sau đó, một nhóm nhỏ những người biểu tình đeo mặt nạ chạy đến khu thương mại trung tâm, đốt cháy những rào chắn trên đường phố và ném bom xăng.
Ngay khi những người biểu tình ôn hòa xếp xong những con hạc giấy origami trong Garden Chater, thì các nhà hoạt động bắt đầu ném bom xăng trên đường phố bên ngoài, trước trụ sở của HSBC và trụ sở tại Hong Kong của Ngân hàng Trung Cộng (Bank of China”). Sau đó, những người biểu tình đốt các trạm tàu điện ngầm.
Theo Reuters đưa tin, người biểu tình ở Hong Kong tức giận khi nhận thấy sự can thiệp của Trung Cộng đối với các quyền tự do của Hồng Kông, bao gồm cả hệ thống pháp lý. Những người biểu tình cho rằng họ đang đấu tranh cho sự tự do tại Hong Kong. Nhiều người biểu tình còn hát quốc ca của Anh và Hoa Kỳ, vẫy cờ đa quốc gia. Một số kêu gọi độc lập, dù cho các nhà lãnh đạo đảng cộng sản ở Bắc Kinh từng thề sẽ nghiền nát của bất cứ ai hành động như vậy.(Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-cuoc-bieu-tinh-tai-hong-kong-van-chua-co-dau-hieu-thuyen-giam/
Vì sao lại nói “Trời diệt Đảng Cộng sản TQ”?
“Trời diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc” là một biểu ngữ thịnh hành trong cuộc biểu tình Hồng Kông thời gian qua. Bài blog dưới đây là chia sẻ của nhà bình luận Vương Hữu Quần, nói về sự dối trá xuyên
suốt các cuộc đàn áp và tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nguyên nhân ông cho rằng chế độ này sẽ không thể tồn tại.
Biểu tình Hồng Kông
Trong ngày 1/10 khi ĐCSTQ chào mừng ngày xây dựng chính quyền, đông đảo người dân Hồng Kông tiếp tục diễu hành mang theo biểu ngữ nền đen chữ trắng ghi “Trời diệt Trung Cộng”. Ngày hôm đó biểu ngữ này đã xuất hiện trên khắp Hồng Kông (Ảnh: Epoch Times)
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền 70 năm, chỉnh đốn không biết bao nhiêu người. Bất cứ khi nào lãnh đạo đảng muốn chỉnh đốn một ai đó, cách làm thông thường là: trước tiên thêu dệt tội danh, sau đó tìm “bằng chứng” để chứng minh tội danh, sau đó khởi động bộ máy tuyên truyền bôi nhọ, khởi động bộ máy chuyên chính để trấn áp. Sau một vài năm, lại “phát hiện” ra những người bị chỉnh lý, toàn là những người bị hại, chịu án oan.
ĐCSTQ đã từng nói rằng cha của Tập Cận Bình, Tập Trọng Huân, là “thủ lĩnh tập đoàn phản đảng”. Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, là một “kẻ phản bội, nội gián, đặc vụ”, sau này, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng nguyên soái Bành Đức Hoài là “thủ lĩnh nhóm chống đảng”. Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng Bành Chân, thư ký đầu tiên của Ủy ban thành phố Bắc Kinh, là “thủ lĩnh nhóm chống đảng”. Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng Lý Đạt, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, là “phần tử địa chủ trộn lẫn vào đảng.” Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng La Thụy Khanh, tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương, là “phần tử cướp quân đội phản Đảng”. Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
ĐCSTQ đã từng nói rằng Chu Dung Cơ là một “phần tử cánh hữu”. Sau đó, ĐCSTQ nói rằng đó là giả;
…
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ cũng theo mô thức này. Sự khác biệt là phạm vi bức hại rộng hơn, thời gian kéo dài hơn, thủ đoạn tà ác hơn, gây ra hậu quả xấu trong và ngoài nước thậm chí còn tồi tệ hơn.
Trước cuộc đàn áp, các ban ngành đều hiểu sự thật về Pháp Luân Công
Pháp Luân Công do Ông Lý Hồng Chí sáng lập và truyền ra tại Trường Xuân, Trung Quốc vào ngày 13/5/1992. Nhờ hiệu quả kỳ diệu chữa bệnh khỏe người, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, môn tập luyện này đã nhanh chóng được truyền ra khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Pháp Luân Công được người dân yêu mến rộng rãi và khiến một bộ phận thiểu số trong ĐCSTQ cảm thấy bất an. Ngày 24/7/1996, cơ quan Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đưa cuốn sách chính của Pháp Luân Công vào danh sách cấm. Năm 1998, công an tỉnh Hắc Long Giang cưỡng ép giải tán nhóm quần chúng luyện công, xét nhà bất hợp pháp, tự ý xông vào nhà dân, tịch thu tài sản thuộc về cá nhân, cùng các vấn đề vi phạm pháp luật khác…
Đến ngày 25/4/1999, hàng chục nghìn người tập Pháp Luân Công đã tới Trung Nam Hải ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện hòa bình. Nhiều người tập Pháp Luân Công trên cả nước đã viết thư cho lãng đạo ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân để phản ánh vấn đề Pháp Luân Công. Ví dụ:
Đầu tháng 8/1998, ông Lý Kỳ Hoa, cựu chủ tịch Bệnh viện Đa khoa quân đội Trung Cộng, cùng 21 người tập Pháp Luân Công đã gửi thư cho lãnh đạo trung ương;
Cuối tháng 8/1998, 135 người tập Pháp Luân Công đã cùng nhau gửi thư cho Giang Trạch Dân;
Ngày 22/11/1998, bức thư của 135 người tập Pháp Luân Công một lần nữa được gửi cho ông Úy Kiện Hành, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban kỷ luật Trung ương. Ngoài ra ông Úy Kiện Hành cũng nhận được bức thư của 10 nghiến cứu sinh tiến sỹ tại Hoa Kỳ viết thư đại diện cho “Tiếng nói của các sinh viên ở nước ngoài”.
Thời điểm đó, Giang Trạch Dân có tất cả các điều kiện thuận tiện để kịp thời hiểu rõ và xử lý thích đáng các vấn đề về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, trước khi cuộc thỉnh nguyện Trung Nam Hải ngày 25/4 phát sinh, Giang Trạch Dân đã bỏ qua tất cả các lá thư của người tập Pháp Luân Công, không nói một lời, không làm gì, không tiến hành điều tra nghiên cứu toàn diện.
Sự tắc trách nghiêm trọng của Giang Trạch Dân là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự việc ngày 25/4. Giang Trạch Dân đẩy tất cả trách nhiệm của mình lên Pháp Luân Công.
Đêm 25/4, Giang Trạch Dân, trong một lá thư gửi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ, tuyên bố cần phải “chiến thắng Pháp Luân Công”.
Ngày 21/7/1998, Bộ Công an đã ban hành “Thông báo về việc tiến hành điều tra Pháp Luân Công”, yêu cầu công an địa phương tiến hành bí mật điều tra chuyên sâu và thu thập bằng chứng về “tội vi phạm pháp luật” của Pháp Luân Công. Xuất phát điểm của cuộc điều tra này đối với Pháp Luân Công vốn không có thiện ý.
Đến ngày 25/4/1999, cuộc điều tra đã kéo dài được 278 ngày. Kết luận chỉ có thể là: Pháp Luân Công không có bất kỳ vấn đề “vi phạm pháp luật” nào.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ mở màn từ mệnh lệnh của Giang Trạch Dân: “chiến thắng Pháp Luân Công”. Sau khi Giang phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, tất cả các bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đã dốc toàn lực lực “phê phán vạch trần tối đa” Pháp Luân Công. Giật gân nhất là ma quỷ hóa Pháp Luân Công, nói luyện Pháp Luân Công gây ra “tự sát” và “giết người”. (Xem bài: 3 trường hợp ĐCSTQ ngụy tạo việc Pháp Luân Công gây chết người)
Vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
Một người tập Pháp Luân Công đã kể lại trải nghiệm của mình khi bị cách ly điều tra vào ngày 20/7/1999. Người này sau đó đã bị giam giữ bất hợp pháp trong 135 ngày, bị khai trừ khỏi đảng và bị tước quyền làm việc. Qua một đêm, từ tầng lớp cao nhất trong xã hội, anh ấy bị giáng xuống tầng lớp xã hội thấp nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bức hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Đến ngày 2/12/1999, sau khi bị sa thải, anh ấy trở thành “đối tượng giám sát chủ chốt của Bộ Công an”, suốt 24 giờ mỗi ngày đều có nhân viên an ninh đến giám sát.
Cho đến ngày 22/1/2015, trước khi đào thoát đến Hoa Kỳ, người này đã bị tước quyền làm việc bất hợp pháp bốn lần:
Lần đầu tiên: từ ngày 2/12/1999 đến ngày 13/12/2001, hơn 2 năm, 741 ngày.
Lần thứ hai: từ ngày 1/8/2003 đến ngày 10/7/2008, gần 5 năm, 1.804 ngày.
Lần thứ ba: từ ngày 11/7/2008 đến ngày 10/7/2013, 5 năm, 1.825 ngày.
Lần thứ tư: Từ ngày 10/7/2013 đến ngày 21/1/2015, 1 năm rưỡi, 560 ngày.
Ngoài ra, anh còn bị cầm tù bất hợp pháp suốt 5 năm. Còn nếu tính tổng thời gian 15 năm và 1 tháng, anh đã bị tước quyền làm việc bất hợp pháp trong 13 năm rưỡi, tức là 4.930 ngày! Thời gian đó có thể nói là thống khổ không kể xiết, áp lực cực độ, nhưng dù thế nào đi nữa thì người này không hề tự tử, không hề sát nhân, cũng không có hành động phản bức hại nào mang tính bạo lực; thay vào đó là các phương thức ôn hòa như gửi thư hoặc nói chuyện trực tiếp để phơi bày cuộc đàn áp tàn bạo.
Bản chất của ĐCSTQ chính là tà ác
Ngày 27/4/1999, trong một bài báo đăng trên Tân Hoa Xã, người phụ trách Văn phòng Trung ương và Văn phòng Ngoại giao tuyên bố rằng tất cả các hoạt động luyện công khỏe người chưa bao giờ bị chính quyền các cấp cấm. Nếu có ý kiến và quan điểm khác nhau thì có thể phản ánh thông qua các kênh thông thường theo luật, và không nên được tập hợp xung quanh Trung Nam Hải. Tập hợp như vậy lại gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng xung quanh Trung ương, Văn phòng Ngoại giao và cuộc sống bình thường của người dân, việc đó hoàn toàn sai.
Tuy nhiên, suốt bao nhiêu năm qua, không có một quan chức nào của ĐCSTQ hồi đáp các thư giảng chân tướng yêu cầu minh oan cho Pháp Luân Công. Không quá khi nhận định rằng các quan chức hữu quan của ĐCSTQ đều tắc trách, các cơ quan chức năng của chính phủ đều hành sự không thỏa đáng.
Nói cách khác, dưới thống trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc Đại lục, tới Trung Nam Hải để biểu đạt thỉnh nguyện không được, tới Quảng trường Thiên An Môn biểu đạt thỉnh nguyện không được, dùng bất kỳ biện pháp bạo lực nào để biểu đạt thỉnh nguyện lại càng không được, đến cả gửi thư hay gửi tin nhắn cũng không được!
Tại sao?
ĐCSTQ không phải là hậu duệ của Viêm Hoàng, mà là hậu duệ của Marx. Trong tủy xương của ĐCSTQ là thừa hưởng nhân tố di truyền giả ác đấu của chủ nghĩa vô thần từ Marx ở phương Tây.
ĐCSTQ khó tránh được kết cục bị giải thể
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Karl Marx xuất bản năm 1848, yêu cầu phải “hành động phá vỡ triệt để nhất các quan niệm truyền thống”. Bản chất của Tuyên ngôn Cộng sản, nếu được tóm tắt trong hai từ, thì đó là “giết chóc”. Đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm truyền thống chính là giết người về mặt tinh thần; cách mạng bạo lực là giết người về thể xác.
Lịch sử 171 năm của phong trào cộng sản quốc tế là một lịch sử giết người. Đảng Cộng sản đã giết chết hơn 100 triệu người trên khắp thế giới!
ĐCSTQ đã giết bao nhiêu người? Kể từ năm 1949, ĐCSTQ đã giết chết hơn 80 triệu người Trung Quốc, vượt cả số người chết trong hơn hai cuộc chiến tranh thế giới. ĐCSTQ tà ác cùng cực, đã vượt qua tất cả các bạo chúa trong và ngoài nước từ xưa đến nay.
Đến nay, năm 2019, khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” tràn ngập các đường phố và ngõ hẻm của Hồng Kông, vang vọng khắp các tầng trời. Vận số của ĐCSTQ đã hết, bất cứ ai cũng không thay đổi được.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31231-vi-sao-lai-noi-troi-diet-dang-cong-san-tq.html
TQ ‘nắn gân’ Mỹ về những chỉ trích
liên quan đến vấn đề Tân Cương
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Trương Quân hôm 29.10 cảnh báo những chỉ trích Trung Quốc về những vấn đề liên quan tới nhân quyền tại Tân Cương của Mỹ và 22 nước khác, sẽ gây “bất lợi” cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Đại sứ Mỹ đáp trả ông không sợ.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Trương Quân hôm 29.10 cảnh báo những chỉ trích Trung Quốc về những vấn đề liên quan tới nhân quyền tại Tân Cương của Mỹ và 22 nước khác, sẽ gây “bất lợi” cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Đại sứ Mỹ đáp trả ông không sợ.
“Thật khó mà tưởng tượng rằng, ở mặt này các người đang cố gắng để đạt được một thỏa thuận thương mại, mặt khác lại đang tận dụng bất kỳ cơ hội nào để bới móc chuyện khác, đặc biệt là nhân quyền và quy chụp người khác như vậy”, Đại sứ Trung Quốc Trương Quân nói các phóng viên.
Ông Trương cho biết hiện đang có một số bước tiến trong các cuộc đối thoại thương mại. Tuy nhiên, ông không hài lòng khi nhắc đến việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc tại Liên hợp quốc và cảnh báo những bình luận mang tính can thiệp vào Tân Cương của Mỹ “không có lợi cho việc đàm phán”.
“Tôi không nghĩ rằng việc chỉ trích ấy sẽ mang đến giải pháp tốt cho vấn đề đối thoại thương mại”, Đại sứ Trung Quốc nói và mô tả các cáo buộc chống lại Bắc Kinh là vô căn cứ và là “sự can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, một sự khiêu khích có chủ ý”.
Tuyên bố được ông Trương đưa ra sau khi các nước gồm Mỹ và 22 quốc gia khác tại Liên Hợp Quốc đã cùng ký vào một tuyên bố chung gửi tới Ủy ban nhân quyền Đại hội đồng LHQ ngày 29.10 nhằm kêu gọi chính phủ Trung Quốc “duy trì luật pháp quốc gia và các nghĩa vụ, cam kết quốc tế trong việc tôn trọng quyền con người, bao gồm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Tân Cương và trên khắp Trung Quốc”.
Về phần mình, khi được hỏi liệu tuyên bố chỉ trích Trung Quốc có ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại hay không, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft cho biết: “Tôi sẽ lên tại đây (LHQ) hay bất kể đó là Trung Quốc hay bất cứ nơi nào, cứ nơi nào có vi phạm nhân quyền, chúng tôi sẽ ở đó để bảo vệ những người đang đau khổ”.
Hiện, các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác để hoàn thành thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị cấp cao APEC sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Chile. Hai nhà lãnh đạo nhiều khả năng sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào ngày 16 hoặc 17.11.2019.
Một quan chức chính quyền Mỹ hôm 29.10 cho biết thỏa thuận có thể không hoàn thành đúng lúc để được ký tại Chile, tuy nhiên điều đó không có nghĩa thỏa thuận tan vỡ.
Giữa loạt căng thẳng bùng phát, ông Tập cảnh báo:
TQ đang ở trong thời kỳ “rủi ro tập trung”
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và vấn đề Hồng Kông leo thang căng thẳng, ông Tập cho biết, các rủi ro đang bao trùm TQ ở mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao.
Vào ngày 3/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc khóa đào tạo cán bộ trẻ và trung niên tại trường đảng đảng Cộng sản Trung Quốc.Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Vương Hỗ Ninh, Chủ nhiệm văn phòng trung ương ĐCSTQ Đinh Tiết Tường, Trưởng ban tuyên giáo trung ương ĐCSTQ Hoàng Khôn Minh, Trưởng ban tổ chức trung ương ĐSTQ Trần Hy đồng tham dự lễ khai mạc.Đáng chú ý, trong bài phát biểu, ông Tập Cận Bình yêu cầu đội ngũ quan chức trẻ phải có tinh thần đấu tranh và khả năng đấu tranh, bởi ông cho biết, những rủi ro mà ĐCSTQ phải đối mặt ngày càng trở nên phức tạp và thậm chí là những tình huống hiểm nguy không thể lường trước được.”Rủi ro mà chúng ta [Trung Quốc] đối mặt không phải xảy ra trong ngắn hạn mà là lâu dài, ít nhất nó sẽ song hành đến khi Trung Quốc thực hiện được mục tiêu 100 năm thứ hai – năm 2049, đúng 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ông Tập nói.Chủ tịch Trung Quốc phát biểu: “Hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn không ngừng tích lũy, thậm chí nhiều thách thức rủi ro tập trung thấy rõ. Các cuộc đấu tranh lớn sẽ không hề ít và ngày càng phức tạp, bao trùm lên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng nền văn minh sinh thái, xây dựng quốc phòng và xây quân đội, vấn đề Hồng Kông, Macau và Đài Loan, công tác ngoại giao, xây dựng đảng”.
“Các cán bộ lãnh đạo cần có kiến thức uyên bác để chỉ cần thấy ngọn cỏ dao động là biết hươu qua, thông lay gió thổi biết hổ tới, lá xanh sang màu biết thu đã về, phải có phán đoán khoa học về những rủi ro tiềm ẩn, biết rủi ro xuất phát từ đâu, hình thức biểu hiện là gì, xu hướng phát triển như thế nào, cần đấu tranh thì phải đấu tranh”, ông nhấn mạnh.Theo giới phân tích, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, “đấu tranh” đã trở thành một từ xuất hiện với tần suất dày đặc trong các tài liệu và bài phát biểu quan trọng của ĐCSTQ. Trong báo cáo của Đại hội toàn quốc khóa 19 của ĐCSTQ năm 2017, từ “đấu tranh” đã xuất hiện tới 23 lần.
Tổ chức hội nghị trung ương 4 giữa bối cảnh khó khăn:
Ông Tập đặt nền tảng để tái nhiệm vào năm 2022?
Hội nghị trung ương 4 của ĐSCTQ được tổ chức – sau 20 tháng trì hoãn – trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Tăng cường phòng thủ chính trịTăng trưởng kinh tế chững lại, chiến tranh thương mại, biểu tình ở Hồng Kông, dịch lợn tả châu Phi, giá thực phẩm tăng mạnh, đây là những yếu tố làm tăng gánh nặng cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.Nhưng khi giới tinh hoa Bắc Kinh tập trung trong tuần này, điều họ phải nỗ lực giải quyết lại là rủi ro tiềm ẩn mà chính ông Tập đã từng nhắc tới: mất cân bằng, chia rẽ và đối đầu, The New York Times (Mỹ-NYT) nhận định.Trong một bài phát biểu do tạp chí Cầu Thị – tạp chí lý luận hàng đầu của ĐCSTQ đăng tải gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc lại lịch sử suy tàn của các triều đại Trung Quốc và cho biết lý do xuất phát từ tham nhũng, buông lỏng kỷ luật, đấu đá. “Từ cổ chí kim, một nguyên nhân phổ biến của sự sụp đổ hoặc suy yếu của các cường quốc thế giới là do đánh mất quyền lực trung ương, quốc gia không thể tập trung thống nhất”, ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu. Bài diễn văn này được Chủ tịch Trung Quốc phát biểu vào đầu năm ngoái nhưng phải đến tháng 10 năm nay nó mới được xuất bản trên ấn phẩm chính của ĐCSTQ.”Tôi cho rằng, chỉ có bản thân chúng ta mới có thể đánh bại chúng ta, chứ không có người thứ hai”, Chủ tịch Trung Quốc nói. “[Chúng ta] phải dám thực hiện cách mạng bản thân, dám hướng lưỡi dao vào trong, dám gọt xương trị thương, dám mạnh mẽ chặt bẻ gãy cổ tay, ngăn ngừa mối họa từ bên trong”.
Tăng trưởng kinh tế chững lại, chiến tranh thương mại, biểu tình ở Hồng Kông v.v… là những yếu tố làm tăng gánh nặng cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Năm nay, ông Tập Cận Bình cũng cảnh báo rằng, Trung Quốc phải chuẩn bị cho “đấu tranh”, đây là một thuật ngữ phổ biến để mô tả các thách thức trong và ngoài nước. Theo NYT, hội nghị trong tuần này sẽ thúc đẩy các nỗ lực tăng cường phòng thủ chính trị của Trung Quốc, có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ tiên tiến hơn để giám sát và quản lý các quan chức, công dân nước này.Theo hãng thông tấn Trung
Quốc Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất vào ngày đầu tiên của hội nghị nhưng hãng này không tiết lộ thông tin chi tiết.”Ông ấy [Tập Cận Bình] đang nhìn vấn đề này từ quan điểm của 30 năm tới”, ông Điền Phi Long, Giáo sư luật tại Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, nói. “Hệ thống này không đủ mạnh để chiến đấu chống lại các lực lượng bên ngoài khác nhau, bởi vì nó có nhiều lỗ hổng”.Kể từ năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã liên tục phát động các chiến dịch chống tham nhũng, bè phái, quan liêu. Năm ngoái, giới hạn đối với nhiệm kỳ Chủ tịch nước cũng được xóa bỏ, mở ra cánh cửa nắm quyền vô thời hạn với tư cách là Chủ tịch nước, Tổng Bí thư trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch quân ủy trung ương, NYT nhận định.”Hội nghị trung ương 4 sẽ là bước đi mới nhất cho chuỗi diễn biến này”, ông Jonathan Fenby, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại hãng tư vấn TS Lambard (Anh) nói. “Nó có thể mang lại những thay đổi về thể chế nhằm hợp lý hóa việc truyền đạt mệnh lệnh và thực hiện quyền lực tập trung lớn hơn. Nhưng yếu tố quan trọng có thể là sự tăng cường lãnh đạo cá nhân của ông Tập Cận Bình”.Hiện đại hóa thể chếMột mối quan tâm sâu sắc hơn của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác là nâng cao hiệu quả và tinh thần của hàng trăm ngàn quan chức cấp cơ sở – những người trực tiếp thực thi chính sách trung ương.Nhiều quan chức cấp giữa bất mãn với các hành động chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, bởi vì chống tham nhũng đã làm giảm thu nhập và ảnh hưởng của họ, Giáo sư Kha Hoa Khánh, tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Bắc Kinh, nói.
Mới đây, trong thông báo về kết luận điều tra hành vi sai phạm cựu Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc Lưu Sĩ Dư, Bắc Kinh khẳng định, Lưu trong vai trò là Ủy viên Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ nhưng lại dao động về lập trường chính trị, không thi hành nghiêm chỉnh các quyết định của trung ương.”ĐCSTQ có thể tiếp tục tự giải quyết nội bộ trong một thời gian nữa,” ông Kha Hoa Khánh nói.Theo NYT, Ủy ban trung ương ĐCSTQ thường tổ chức một hội nghị toàn thể hàng năm tại nhà khách Kinh Tây, nằm ở phía tây Bắc Kinh, nhưng cuộc họp năm nay đã bị trì hoãn thời gian dài – cuộc họp gần nhất được tổ chức cách đây 20 tháng. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi tại sao một cuộc họp chuyên về các vấn đề tổ chức đảng lại được tổ chức trong thời điểm Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách.Ông Jude Blanchette, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, Bắc Kinh trì hoãn phiên họp này cho đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy đã đạt được sự đồng thuận, bởi như vậy ông ấy đã giành được một số thành công nhất định. Ví dụ, vào ngày 1/10, ông Tập đã chủ trì lễ duyệt binh kỷ niệm 70 Quốc khánh Trung Quốc. Vừa qua, các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ đã tạm thời hoãn áp thuế song phương với một thỏa thuận sơ bộ dự kiến.Các vấn đề về chính sách kinh tế và đối ngoại cũng có thể được thảo luận tại cuộc họp nhưng thường vào thời điểm này – theo chu kỳ hội nghị 5 năm, Ủy ban trung ương ĐCSTQ sẽ tập trung vào các phương diện về tổ chức và pháp lý của đảng, NYT cho hay.Đồng thời, một số nhà quan sát Bắc Kinh dự đoán, ông Tập Cận Bình cũng có thể sử dụng cuộc họp này để bồi dưỡng nhân sự và đặt nền tảng cho nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2022.
‘Ăn chia’ 60/40 ở biển Đông với TQ:
Philippines chia rẽ
Ngoài Tổng thống Duterte đang chủ trương và hào hứng khai thác chung với Trung Quốc ở biển Đông, ngay trong nội các chính quyền Manila đang có sự chia rẽ.
Trả lời kênh truyền hình ABS-CBN News hôm 28-10, Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo khẳng định Philippines sẽ chỉ tham gia các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với Trung Quốc (TQ) nếu nước này công nhận chủ quyền của Philippines trên biển Đông.
“Đối với tôi, tiền đề cho việc thỏa thuận với TQ là việc nước này phải thừa nhận quyền chủ quyền và chủ quyền của chúng tôi trong các khu vực sẽ khai thác chung” – bà Robredo nói. Nữ phó tổng thống còn dẫn phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực về biển Đông vào năm 2016. “Việc chúng tôi thắng lớn ở vụ kiện trên có nghĩa là chúng tôi sẽ không tham gia hợp tác với TQ trong các khu vực nằm trong phán quyết, trừ khi TQ thừa nhận chủ quyền của chúng tôi trong khu vực” – bà Robredo phát biểu.
Cái lý của phe đối lập ông Duterte
Đây không phải lần đầu nữ phó tổng thống Philippines tấn công cấp trên của mình, đương kim Tổng tống Philippines Rodrigo Duterte. Hôm 12-9, bà Robredo đã công khai tuyên bố việc Tổng thống Duterte
có ý định gạt đàm phán biển Đông sang một bên để đổi lấy thỏa thuận khai thác dầu khí với Bắc Kinh là một bước đi “thiếu trách nhiệm” và “đáng xấu hổ”.
Hồi giữa tháng 8-2019, hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Robredo kêu gọi Tổng thống Duterte phải có lập trường cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền Philippines ở biển Đông. Nữ tổng thống cho biết dân chúng Philippines lo lắng ông Duterte đang “bán mình” cho TQ. “Tổng thống Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố tạo cảm giác chúng ta đang ưng thuận ngầm với những gì TQ mong muốn” – bà Robredo nhận xét.
Không chỉ bà Robredo, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cũng lên tiếng khẳng định phán quyết của Tòa Trọng tài vượt lên trên thỏa hiệp giữa ông Duterte và người đồng cấp TQ Tập Cận Bình, do đó không thể gạt phán quyết sang một bên. Tương tự, hồi đầu tháng 9 Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio cũng khẳng định tổng thống Philippines không có thẩm quyền quyết định phán quyết của tòa bị bãi bỏ, bị đảo ngược hoặc bị phủ quyết.
Tờ South China Morning Post mới đây đưa ra nhận định các chủ trương bắt tay TQ của Philippines có thể làm suy yếu giá trị thực tế của phán quyết năm 2016 vốn có lợi cho Philippines. Sở dĩ phe đối lập ông Duterte khẳng định không ủng hộ “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà ông Duterte và ông Tập đang hào hứng là vì hai lý do.
Thứ nhất, phán quyết năm 2016 cho thấy Manila không cần phải khai thác chung với TQ vì các khu vực hai bên định “ăn chia” 60/40 đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Điều đó có nghĩa là không tồn tại tranh chấp, nên nếu gọi là “gác tranh chấp, cùng khai thác” chính là sập bẫy của TQ – “biến của người khác thành của chung”.
Thứ hai, ông Duterte chủ trương ăn chia 60/40 và cho rằng có lợi với Manila – đó là quan điểm sai lầm. Nếu việc hợp tác thành hiện thực, tạm chưa bàn đến việc ông Duterte có khả năng vi hiến (vì vượt thẩm quyền cho phép nước ngoài vào EEZ khai thác tài nguyên) thì khả năng tiếp theo là TQ sẽ lấn tới và chiếm các vùng biển của Philippines. Hậu quả là ngư dân lẫn các lực lượng chấp pháp của Manila bị đẩy ra khỏi khu vực.
Hai tâm thế khác nhau ở Philippines
Trái ngược với quan điểm của Phó Tổng thống Philippines Leonor Robredo và các chính trị gia khác, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. lại cho rằng thỏa thuận “ăn chia” 60/40 của TQ và Philippines trên biển Đông là “công bằng”. Vị quan chức này lý giải vì TQ sẽ chịu trách nhiệm thăm dò và xây dựng cơ sở hạ tầng, vì thế Manila sẽ có lợi khi TQ phải chịu phần lớn chi phí, theo tờ Inquirer.
Quan điểm này trùng khớp với những phát ngôn trước đây của Tổng thống Duterte . Với con số 60 được hưởng, ông Duterte cho rằng đây là một chương trình làm ăn có lời. Trong khi đó, theo vị tổng thống này, Philippines không thể chống lại các ý đồ hung hăng của TQ. Thậm chí ông lo ngại nếu xung đột xảy ra thì Philippines chịu thiệt hại nặng.
Bảo đảm một tương lai tốt đẹp hơn cho con cháu chúng ta có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất, khó khăn nhất của bất cứ chính phủ nào (…) Chiến tranh không phải là phương tiện duy nhất để khẳng định các quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các nước láng giềng của chúng ta, Việt Nam và Indonesia, đã nhiều lần chứng minh điều đó.
Phó Tổng thống LEONOR ROBREDO hôm 13-9 phản bác việc ông Duterte lo ngại chiến tranh nếu không hợp tác với TQ
Giới quan sát cho rằng ông Duterte và đồng minh đã “sập bẫy” tâm lý của TQ. Việc Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo, triển khai quân chiếm đóng bãi cạn Scarborough, quân sự hóa các đảo nhân tạo, triển khai lực lượng tàu chiến vây quanh một số thực tế do Philippines kiểm soát, đưa tàu hải cảnh và dân quân biển vào các vùng biển thuộc chủ quyền Philippines,… đã khiến ông Duterte cho rằng “không thể ngăn cản ông Tập nếu ông ấy muốn” và tốt hơn nên bắt tay ăn chia với Bắc Kinh.
Trong khi đó, phe đối lập cho rằng phán quyết của tòa năm 2016, quan hệ đồng minh với Mỹ và tình thế bất lợi đối với TQ nếu Bắc Kinh gây chiến chính là những lý do Manila không nên tự dọa mình bằng chiến tranh. Thế nên Philippines cần dựa vào ASEAN, đồng minh, đối tác để đưa biển Đông – vốn liên quan lợi ích nhiều quốc gia – ra dư luận quốc tế.
Việc huy động sức mạnh tập thể vào Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) cũng là một cách tiếp cận hiệu quả nếu Philippines có cùng lập trường thượng tôn pháp luật: Tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và thúc đẩy quá trình công nhận phán quyết của tòa năm 2016.
COC phải bao gồm phán quyết 2016
Cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 28-10 nói với hãng tin Rappler rằng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) phải bao hàm phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 để đảm bảo bộ quy tắc này thượng tôn pháp luật. “Phán quyết của tòa án ở Hague về vụ Philippines (kiện TQ) ở biển Đông phải là một phần của bộ quy tắc (COC). Chúng ta không thể thúc đẩy thượng tôn pháp luật nếu chúng ta lờ phán quyết” – ông Del Rosario nói.
Phát biểu của ông Del Rosario diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ 35 của ASEAN diễn ra tại Thái Lan từ ngày 31-10 và kéo dài bốn ngày.
http://biendong.net/bi-n-nong/31222-an-chia-60-40-o-bien-dong-voi-tq-philippines-chia-re.html