Sai phạm nghiêm trọng của hành chánh công quyền Việt Nam trong lãnh vực kinh tế – Gs. Nguyễn Bá Lộc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sai phạm nghiêm trọng của hành chánh công quyền Việt Nam trong lãnh vực kinh tế – Gs. Nguyễn Bá Lộc

Một trong những ưu tiên hàng đầu cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước là xây dựng bộ máy Hành chánh công quyền (HCCQ) tốt và hữu hiệu. Vai trò của bộ máy HCCQ là chi tiết hóa, cụ thể hóa mục tiêu đường lối chánh sách quốc gia. HCCQ là công cụ của chánh quyền, nhưng căn bản từ dân và phục vụ cho dân. Đó là HCCQ của nước bình thường, nghĩa là một nước có tự do dân chủ thực sự. Còn Việt nam XHCN là chế độ không bình thường, hay nói xa hơn nó là quái dị. Cho nên bộ máy HCCQ của VN chẳng những không làm tròn nhiệm vụ chân chính của nó, mà còn tạo ra những tại họa cho dân cho nước, nó là cản trở quan trọng cho sự phát triển . Bởi vì trước hết và trên hết, bộ máy HCCQ của VN  là công cụ đảng chớ không phải công bộc của dân.

Sau 44 năm,  từ ngày cưởng chiếm miền Nam, và sau 33 năm đổi mới, những tiến bộ có được hiện nay chỉ là bề ngoài. Trong thâm sâu là những tan nát, những mất mát, những tổn thương. Một trong những tác nhân quan trọng của tình trạng đó là nền HCCQ .

Tôi xin tóm tắt bài khảo cứu về HCCQ của VN / XHCN trong lảnh vực kinh tế, dưới đây với ước mong là đóng góp nhỏ trong sự tìm hiểu thực trạng VN và thực trạng chế độ XHCN.

Vấn đề được trình bày qua các mục :

    I.Trên phương diện Chủ thuyết và Bản chất chế độ 

1.Về Tư tưởng chủ đạo : Mục tiêu tranh đấu của đang CS là phải nắm chánh quyền. Chánh quyền là công cụ tuyệt đối của đảng. Chánh quyền còn là đảng còn. Đảng còn là đảng viên còn. Đảng CS áp dụng chế độ độc tài toàn trị. Những hoạt động của dân chúng về dân chủ hóa, về sự minh bạch và tuân thủ luật pháp đều bị chánh quyền không cho phép và bị đàn áp mạnh mẽ , như các vụ lấy đất dân, chống ô nhiễm môi trường, công đoàn độc lập. Hậu quả làm cho điều kiện và khả năng phát triển bị suy giảm.

2.Về Xuất xứ HCCQ  : Nguyên thể cũng như các bộ phận quan trọng của bộ máy HCCQ của VN được tạo ra và được điều hành bởi Bộ chánh trị và Trung ương đảng. Cái gốc là từ Điều 4 Hiến pháp 1992 qui định đảng CS là tổ chức duy nhứt lảnh đạo đất nước VN. Đảng đứng trên hết , trên cả luật pháp.  Các phân quyền trên giấy tờ là Quốc hội, Chánh phủ và Viện kiểm soát nhân dân. Bộ máy HCCQ với các Nghị định chánh phủ về qui chế công chức từ 1995-1998. Các dự án lớn, nhân sự cao cấp, công chi lớn, đều do đảng bộ quyết định trước . Sau đó các cấp chánh quyền thêm thắt chi tiết và thi hành. Luật pháp cũng do Bộ chánh tri quyết định và Quốc hội chỉ thảo luận chi tiết và chánh thức ra luật chớ không được quyền bác dự luật. Ngay cả việc kiểm sát nội bộ, các vụ tham nhũng lớn phải chờ Thanh tra đảng đi trước, Thanh tra Chánh phủ thi hành sau.

Hàng ngàn sự vụ như vậy trong tiến trình HCCQ. Nó không giống như bộ máy HCCQ  bình

 thường. Hệ quả là công vụ được thực thi , giải quyết phức tạp, phí phạm lớn công quỹ. Người dân mất tin tưởng, lơ là việc công, không có sự hợp tác với chánh quyền.

 Đó là trở ngại quan trọng cho một nền HCCQ , cho sự phát triển quốc gia cách đứng đắn.

3.Về mức độ can thiệp của chánh quyền .  Đó là quan niệm về một nền HCCQ lớn và một bộ máy cai trị mạnh.

Bộ máy HCCQ  của VN quá lớn, trên một triệu viên chức, ít nhứt có 30% không làm gì cả chỉ có lảnh lương. Chưa kể bộ máy đảng và các cơ quan ngoại vi thuộc đảng: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Tổng đoàn Thanh niên CS, Công đoàn, Hội thương binh liệt sĩ..Nhân sự quá lớn như vậy làm tốn rất nhiều tiền công quĩ, mất nhân lực cho sản xuất, và thêm nhiều phiền hà và thêm tham nhũng.

4.Về Nguyên tắc “chế độ công hữu” và tài sản công

Một nguyên tắc quan trọng, dù chỉ còn trên lý thuyết, của CSCN, là “chế độ công hữu”. Tài sản quốc gia quan trọng đều thuộc quyền sở hữu chung của đất nước, tức là thuộc quyền sở hữu của đảng và Nhà nước. Viên chức các cấp đều bám vào nguyên tắc nầy để lạm dụng và lợi dụng mưu tìm lợi ích cho đảng và cho cá nhân đảng viên. Có quá nhiều vụ đã xảy ra, thiệt hại to lớn.

Đầu tiên là hồi 1975-1978 trong chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp” và “Cải tạo nông nghiệp”ở miền Nam, CSVN chiếm toàn bộ tài sản kinh tế đủ loại : vàng , tiền, cơ sở kỹ nghệ các kho hàng lớn nhỏ, ruộng đất, nhà cửa, hàng nhiều tỷ. Đây là lần đập phá lớn nhứt tàn nhẫn nhứt nhằm tiêu diệt tư sản và tài sản kinh tế rất hiếm quí lúc đó. Theo báo cáo của CSVN thì cho tới 1985, công xuất các nhà máy đã tịch thu chỉ còn hoạt động được có 40%. Các nhà kinh doanh và chuyên viên thì rời bỏ đất nươc.

5.Về Nguyên tắc hệ thống chỉ huy duy nhứt

Nguyên tắc thông thường là bộ máy HCCQ phải chỉ có một hệ thống chỉ huy để guồng máy đó chạy nhanh chóng, hữu hiệu, tiết kiệm .  VN CS thì có hai hệ thống song hành. Một hệ thống đảng và một của chánh phủ. Bên chánh phủ có bộ phận nào thì bên đảng có bộ phân đó. Cả hai đều rất to lớn và là phí phạm trong lúc đất nước còn quá nghèo. Các viên chức lớn bên chánh phủ phải chờ lịnh của phía đảng.Các nhà đầu tư ngoại quốc thường than phiền về quyết định từ hai hệ thống vì đôi khi mâu thuẩn, và rất chậm trể.

Hệ thống chỉ huy phức tạp, nên có nhiều thất bại trong việc thực thi dự án, trách nhiệm không rõ ràng, không được xử phân minh. Có khi đỗ lỗi cho tập thể thay vì cá nhân. Hoặc để chìm luôn. Luật Hành chánh rất khó áp dụng cách minh bạch và bình thường.

6.Về nguồn gốc và thế lực của viên chức cán bộ.

 Bộ máy HCCQ của VN không xuất phát từ dân do dân, cho nên các viên chức chánh quyền cấp cao phải đi từ ngã đảng. Muốn có chức vụ khá ở chánh quyền, trước hết phải có vị trí tốt, có thế lực trong đảng. Hoặc tự mình xây dựng, hoặc cha mẹ là đảng viên có thế lực xây dựng.  Hơn thế nữa, anh chị em có chức vị cao lạm quyền bổ nhiệm gày đặt bà con thân tộc . Điều nầy thấy rất nhiều từ trung ương tới địa phương trong các vị trí : Bí thư, Chủ Tịch UBND Tỉnh là con đảng viên cao cấp. Giám đốc sở Đầu tư, sở Tài nguyên.. là em Bí thư Tỉnh. Hệ quả là tạo ra nhiều “gia tộc thế lực” và giàu có trong bộ máy HCCQ. Người dân bình thường dù có tài có tâm huyết nhiều cũng khó chen vào được. Các gia tộc đó dần lớn rộng ra tạo ra nhiều “nhóm thế lực trong chánh quyền” cấu kết với tài phiệt mới là  “tư sản đỏ” và tạo ra “giai cấp mới” của một nước CS biến thể. Nó đầy quyền lực và rất giàu có xa cách và khác biệt giai tầng đa số là nghèo khó. Giai cấp mới có nhiều quyền năng và mưu chước để lái guồng máy HCCQ theo “định hướng XHCN”.

II Trên phương diện Mô hình và Cơ cấu kinh tế

1.Về mô hình kinh tế. Suốt 44 năm cầm quyền, CSVN có ba mô hình kinh tế: Mô hình kinh tế XHCN thuần túy (1976-1980), Mô hình pha trộn , “kinh tế thị trường định hướng XHCN”(từ 1986-2001). Chánh yếu cải tổ kinh tế nội địa. Mô hỉnh 3 : Phát triển mô hình 2, với  mạnh mẽ Hội nhập kinh tế toàn cầu. Trải qua các giai đoạn trên, VN chưa bao giời tạo được bước căn bản tương đối vững vàng để qua giai đoạn “cất cánh”. Mà 4 “con cọp knh tế” Á châu đã đạt được chỉ trong vòng khoảng 15 năm. Thực chất nền kinh tế VN không bền vững và tiềm ẩn những khó khăn to lớn và lâu dài.  Vì để bảo vệ sự tồn tại cho đảng và vì để cướp đoạt tài sản công và tư, CSVN âm mưu và gian dối trong hướng đi, trong mọi hoạch định, mọi cơ hội, hơn là để tâm phục vụ dân.

Người dân không có quyền biết cách vận hành và mục tiêu thực sự của các kế hoạch ngũ niên. Như các công trình hàng tỷ mỹ kim giao cho TQ thực hiện. Hay nhiều dự án lớn giao cho tư sản trong nước (như dự án BOT) . Dù trên hình thức vẫn theo qui trình, theo luật pháp bị méo mó, lệch lạc . Trong hai năm qua, với chánh sách chống tham nhũng mới lòi ra nhiều vụ sai phạm kinh khủng. Mà nhiều người cho rằng sự chống tham nhũng có vẽ quyết liệt đó là do phe phái lớn trong đảng triệt hạ nhau.

2.Về cơ cấu và thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế XHCN của 10 năm đầu bị tiêu tan gần hết bởi đám đại mafia từ miền Bắc vào vừa phá nát vừa cướp gần hết. Lý do chánh yếu của sự tan nát đó là do sự trung thành với kinh tế CS, do cán bộ dốt , và do tham nhũng.

3.Vấn đề xác định và chọn lựa mục tiêu . Đây là vấn đề tối quan trọng của một chánh quyền. Nó vừa có tánh cách chánh trị vừa có tánh cách HCCQ đối với các mục tiêu lớn.

Ở một quốc gia bình thường sự xác nhận những mục tiêu lớn và sự chọn lựa phương cách thực hiện mục tiêu phải qua một quá trình hợp pháp và phức tạp. It nhứt phải dựa theo các yếu tố: Lý do chọn mục tiêu, tính cách khả thi, đôi khi phải lấy kiến dân, phải có tính cách minh bạch , tính toán kỹ về khả năng tài chánh.

Ở VN không tôn trọng các nguyên tắc đó trong hầu hết các dự án các công trình.

Trên 40 năm nay, một số dự án lớn trên 500 triệu mk, đáng lý phải qua Quốc hội, chánh phủ chẻ nhỏ dự án hoặc để đội vốn sau, và không qua QH như Dự án bauxite Tây nguyên (1.4 tỷ mk) , các dự án nhiệt điện vùng duyên hải giao cho TQ làm (6 tỷ mk), dự án đường cao tốc Cát Linh – Đông hà (850 triệu mk).. Tất cả các dự án giao cho TQ đều hư hại, hoặc kéo dài thời gian thi công gấp đôi, tăng vốn lên gần gấp đôi, và phẩm chất rất kém .

Hệ quả của tình trạng trên làm đảng viên giàu to hơn, TQ được nhiều lợi qua kế hoạch hợp tác quốc tế vừa dụ dỗ vừa cưởng bách đại loại như vậy. Ngân quỹ bị mất đi vào khoảng 20-25% tổng trị giá đầu tư công (theo World Bank ). Đầu tư công của VN mỗi năm từ 10-12 tỷ mk.

4.Về thành phần kinh tế. Trong 10 năm đầu, kinh tế tư bản nhà nước chiếm 90%. Với chánh sách đổi mới, kinh tế có 5 thành phần: Quốc doanh, Tư doanh, Tư doanh ngoại quốc, Tập thể (Hợp tác xã), và cá thể.

Khu vực kinh tế nhà nước (quốc doanh) có quá nhiều ưu đãi và nhiều đặc quyền về tín dụng, về nguyên liệu , thị trường,. Quốc doanh nắm giữ 60% tài sản kinh tế, nhưng chỉ đóng góp có 30% -35% vào GDP.  70% quốc doanh bị lỗ. Đặc biệt là 13 Tập đoàn kinh tế (TĐKT) với vốn nhà nước cho mỗi cái từ 2-5 tỷ mk, chỉ có một TĐKT có lời là Petro VN. Hai TĐKT chết rất sớm và thiệt hại rất nặng là Vinashin mất trên 4 tỷ mk, Vinalines mất trên 2 tỷ mk. Tập đoàn EVN điện lực giá điện tăng thường xuyên, EVN báo cáo lỗ. Chánh yếu EVN mất vốn là do đầu tư địa ốc.

Chánh quyền không buông bỏ hay giảm bớt quốc doanh, mà chỉ bỏ số lượng, vì quốc doanh là bầu sửa cho đảng viên.

Vì quá ưu ái cho khu vực quốc doanh nhà nước có những biện pháp bất công với những thành phần kinh tế khác. Ví dụ hồi năm 2010, khi kinh tế suy sụp năng, chánh quyền vay (in thêm tiền) tương đương 6 tỷ mk, chỉ có 2 tỷ để cứu nông dân, còn 4 tỷ trợ cấp trả nợ cho quốc doanh.

Hậu quả là nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái, bể vỡ nhiều mãng. Tỷ suất phát triển năm 2014 chỉ vào khoản 5.2% (theo Report World Bank).

 III.Trên phương diện quản lý kinh tế  

1.Vấn nạn sai phạm về quản lý kinh tế và cấu kết tham nhũng.

Ai cũng biết tham nhũng ở VN ở mức quá kinh khủng. Trong lảnh vực kinh tế, các vụ tham nhũng lớn là do bộ phận lảnh đạo đảng và bộ máy HCCQ tạo ra theo qui trình và có hệ thống. Nghĩa là tham nhũng đi theo, đi bên cạnh, đi có dự mưu có tính toán của mọi bộ phận , mọi cấp chánh quyền.  Công thức thông thường là chánh quyền có tiền, nắm khối tiền từ ngân sách, từ vay mượn ngân hàng trung ương, và từ viện trợ quốc tế. Các Bộ, Tỉnh vẽ kế hoạch, dự án để chi tiền. Chánh quyền giao cho tư doanh, 90 % là tư sản đỏ, thực hiện. Tư sản đỏ trong đó có “công ty sân sau”, tức công ty gà nhà của đảng viên cao cấp. Hai bên kết hơp chia quyền lợi. Tiến trình và công thức công tư hợp tác từ lâu là thế, là suông sẻ, trừ phe phái trong đảng đánh nhau. Theo ước lượng của cơ quan quốc tế và cả Tạp chí Cộng sản, thì số tiền công quĩ mất vào khoảng 20-25% trên mỗi công trình.

2.Vấn nạn quản lý quốc doanh. Quốc doanh được coi “chủ đạo” theo quan điểm của đảng. Nguyên tắc, quốc doanh hiện hữu với hai lý do: an ninh quốc phòng và lảnh vực quan yếu mà tư nhân không làm nỗi. Ở VN thì khác. Quốc doanh làm những ngành độc quyền và tranh giành tư doanh như: điện thoại, viển thông, xây dựng, ngân hàng và địa ốc. Quốc doanh có quá nhiều ưu đãi như : mặt bằng , thị trường, nguyên liệu , vay ngân hàng (lãi xuất cho quốc doanh là 3%, trong khi đó cho tư doanh từ 6-9%). Quốc doanh chiếm 75% tín dụng và 70% tiền vay ngoại quốc, nhưng chỉ đóng góp có 35 % GDP.Trên nguyên tắc, quốc doanh không thể lỗ thế mà lỗ, và lỗ hàng tỷ mỹ kim. Vài thí dụ:   TĐkKT Vinashin tiêu tùng , làm mất 4,5 tỷ mk (2010). Nợ trên 4 tỷ mk Nhà nước phải trả, nghĩa là dân phải trả nợ . TĐKT tàu chuyển vận đường biển lỗ mất 2 tỷ mk do mua tàu quá cũ của TQ với giá mua bằng tàu còn tốt . Hai dự án bauxite Tây nguyên mổi năm lỗ 200 triệu mk. Ngoài các TĐKT còn có trên 20 Tổng công ty bị lỗ triền miên. Mỗi năm chánh phủ phải lấy của ngân sách trên 10 tỷ mk để trả nợ cho quốc doanh.

Chương trình cổ phần hóa quốc doanh cũng được nằm trong tính toán lợi dụng của quan chức tham nhũng. Trong 5000 quốc doanh bị lên kế hoạch để bán đi hay dẹp bỏ .

Hàng ngàn quốc doanh lỗ kinh niên bị xẻ thịt và bị dẹp bỏ luôn. Những cái còn bán được thi xào nấu kế toán, bán lỗ dưới thị trường rất xa, cho bà con cho tư sản có mốc nối.

3.Vấn đề Nông thôn và nông dân. Kinh tế VN chánh yếu là nông nghiệp nông thôn. Chánh quyền VN XHCN không chú tâm. 10 năm đầu sau kế hoạch “cải tạo nông nghiệp”, cả nước không đủ gạo ăn. Những năm sau nầy nhờ thị trường quốc tế về gạo cà phê thũy sản tăng , VN chen vô và nông nghiệp khá lên.Nhưng việc canh tân hóa , quản lý kinh tế nông nghiệp và cải thiện nông dân không có kết quả đáng kể. Chương trình huấn nghệ chuyển đổi nông dân thành công nhân các khu kỹ nghệ không có kết quả. Nông thôn đáng lẽ phải ưu tiên đầu tư hơn các đừng cao tốc, đường xe lửa Bắc Nam.

Sự chênh lệch lợi tức giữa thành thị và nông thôn rất cao, gấp 5 lần nước bình thường.

4.Vấn đề Công nhân và công đoàn.

Là chế độ độc tài toàn trị, cho tới nay VN không có công đoàn độc lập theo như công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (IOL) mà VN có gia nhập. Công đoàn VN là một bộ phận của đảng. Công đoàn nầy không binh vực quyền lợi công nhân mà binh vực quyền lợi của đảng. Nhờ hiệp định Thương mai Xuyên Thái bình dương (CPTPP) và EVFTA (Âu châu – VN), VN phải cho thành lập công đoàn độc lập. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền.

 Cả hai Hiệp định đều có qui định những nguyên tắc Tự do Dân chủ và nhân quyền cần phải có trong thương mãi và đầu tư ngoại quốc, và luật pháp quốc tế.

IV.Trên phương diện Tài sản quốc gia và Tài chánh công

Việc quản lý và sử dụng tài sản quốc gia tài chánh công là nhiệm vụ quan trọng của chánh quyền nói chung và của bộ máy HCCQ nói riêng.

Về mặt nầy VN có những sai phạm sau đây:

1.Vấn đề Quản lý và xử dụng tài nguyên quốc gia. VN có nhiều tài nguyên thiên nhiên: dầu lửa, khoáng sản, rừng..Tài nguyên là tài sản quốc gia , nghĩa là tài sản của dân. Nhưng với chế độ CS, tài nguyên nầy thuộc đảng và nhà nước. Chánh quyền VN đã bán cho TQ nhiều rừng miền Bắc, khoáng sản miền Trung, dầu lửa khí đốt ở biển đông. Người dân không được biết và không có quyền hay cơ hội nào can dự vào. Dầu lửa là nguồn tài chánh quan trọng. VN bán chánh thức đưa vào ngân sách 2/3,  số bán ra còn 1/3 bán dầu lậu cho TQ , ăn chia hàng tỷ MK mỗi năm (theo lời khai của Trịnh xuân Thanh , nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty xây lấp Dầu khí). Nhiều cán bộ lâm sản và chánh quyền ăn chia với tư doanh khai thác bừa bãi rừng.

2.Quản lý tài chánh ngân hàng. Về quản lý tín dụng, phần lớn là cho quốc doanh vay bừa bãi  đầu tư không đúng ngành chánh. Các quốc doanh dùng tín dụng nầy đầu tư vào nhà đất, chứng khoáng, cả chế biến rượu, nuôi heo. Những năm 2010-2012, thị trường địa ốc sụp đổ, nhiều quốc doanh, TĐKT sụp theo. Nợ ngân hàng không trả nỗi. Nợ xấu tăng lên cao. Một số ngân hàng sụp theo như Ngân hàng Nông nghiệp , Ngân hàng đầu tư và Phát triên (BIDV), ngân hàng Ocean, ngân hàng Đông Á ..

Các ngân hàng còn phạm sai trái nghiêm trọng khác là dùng tiền ký thác và tiền tiết kiệm đi cho vay đầu tư thuộc các công ty có liên hệ đến chính ngân hàng mình để chia chác phần lời.

 Các cơ quan quốc tế từng khuyến cáo VN cần phải cải thiện hệ thống ngân hàng, vì có nhiều sai phạm và nhiều bất công, hậu quả ảnh hưởng xấu đến phát triển nông thôn và tiểu thương.

Công nợ tăng nhanh: Trong vòng 10 năm (2001 đến 2011) công nợ tăng gấp 3 lần. Cho tới tháng  3/2013 là 71,749 tỷ mk, đến tháng 7- 2017 là 94,6 tỷ mk. Quốc doanh chiếm 75% công nợ và nợ xấu, vì thua lỗ và tham nhũng.

Nợ xấu lên trên 15% của tổng số tín dụng, trung bình các nước phát triển có nợ xấu tối đa 5%.

Về quản lý ngân sách thì bộ máy nầy vẫn theo phương thức rừng rú của nhưng năm trong chiến khu và nguyên tắc tài chánh CS là đặt ra nhiều loại thuế, nhứt là phí bằng những quyết định HC hay Thông cáo. Còn chi thì lung tung . Không tôn trọng nguyên tắc tối thiểu phí tổn. Ngân sách luôn bị khiếm hụt 5-6%.

3.Vấn đề quản lý đất đai . Đất đai là vấn đề tối quan trọng ở bất cứ nước nào. Đất đai thuộc nhà nước hay thuộc tư nhân là một đối tượng tranh chấp, tranh giành và lạm dụng.

*Viên chức lạm quyền.Theo luật VN thì đất đai là của chung , nhà nước quản lý , nghĩa là có quyền cấp quyền sử dụng, thu hồi cho mục tiêu công ích. Ở VN, có nhiều vụ lấy đất nông dân rồi bán lại cho tư sản. Mỗi phần việc như vậy đều ra tiền rất lớn.  Những vụ nỗi bật như: Vụ lấy đất khu đô thị Thủ thiêm. Trong đó có 160 mẫu ở ngoài bản đồ qui hoạch vẫn bị thu hồi. Điểm sai trái rất lớn trong vụ nầy là mất bản đồ chánh gốc do Thủ tướng ký. UBND /TP H C M dùng bản đồ khác không giống bản đổ gốc. Tức là UBHC Thành phố vượt quyền ký sửa văn bản HC cấp cao hơn. Các vụ lớn khác có vụ Đồng Tâm, Hà Nội. Vụ cưởng bức đất ở vườn rau Lộc hưng , quận 6..và rât nhiều vụ nữa trong 30 năm qua.

*Viên chức chánh quyền hưởng lợi quá nhiều trong vai trò trung gian mua bán. Người dân bị thu hồi đất đáng lý phải được bồi thường theo giá thị trường. Trên thực tế gí bồi thường chỉ bằng 1/10 hay tệ hơn, giá thị trường.

* Chánh quyền sai trái trong việc bán công sản. Trong 30 năm qua, chánh quyền CS đã bán các sản ( đất và công ốc) rất quí giá, cho tư doanh bằng đấu thầu giả. Giá thực tế cao hơn nhiều phần tiền bỏ vô ngân sách. Ví dụ công ốc quân 3, công ốc đường Lê Duẩn, quận 1. / TP HCM.

4. Về hoạt động kinh tế đặc biệt: Đó là hoạt động kinh doanh của quân đội. Quân đội chiếm số tài sản chìm nổi rất lớn. Và không bị kiểm soát. Những phần đất quí của quân đội lại giao nhượng cho tư nhân kinh doanh. Ngân sách không thu được gì. Vụ rất lớn là trong khu phi trường Tân sơn nhứt do quân đội giao cho tư doanh làm sân golf, khách sạn.. trong lúc phi trường cần mở rộng.

Hoạt động kinh doanh đặc biệt nữa là đầu tư ở ngoại quốc do tình báo cầm đầu. Số vốn kinh doanh trên 10 tỷ mk. Và không bị kiểm soát, không công khai.

V. Trong lảnh vực Nhân sự

 Nhân sự là quan trọng nhứt của bộ máy CHCQ của bất cứ chế độ nào. Sự thiếu khả năng và sự  tồi tệ, sự mất phẩm chất của viên chức cán bộ là một tai họa. Ở VN, it nhứt có 3 vấn nạn :

1.Không được lòng dân . Dân không tin viên chức, dân không hợp tác viên chức, dân không tôn trọng viên chức. Vì viên chức thiếu tinh thần phục vụ và coi thường quần chúng.

2.Khả năng và tinh thần phục vụ . Các viên chức từ trung cấp trở lên từ tuyển dụng, thăng chức , bổ nhiệm đều dựa vào phe cánh, nguồn gốc đảng viên hoặc chạy tiền mua chức. Vì vậy đa số viên chức chánh quyền rất kém khả năng, nhứt là khẳ năng chuyên môn.

3.Vấn đề đạo đức Hành chánh . Mỗi cá nhân và cả tập thể viên chức rất kém Đạo đức Hành chánh. Người dân đến cơ quan là “xin” cái gì đó, phải cầu cạnh và lo lót. Còn viên chức  không coi một việc làm cho dân là bổn phận.

Vì kinh tế đối nội quá suy kém, CSVN phải mở rộng kinh tế đối ngoại. Về điều hành Hội nhập toàn cầu VN có một số khó khăn to lớn, ở đây chỉ nêu ra hai điểm:

1.Các vấn nạn và sai phạm nghiêm trọng

VN cho tới nay vẫn là khu chế biến to lớn mà chủ đầu tư là công ty ngoại quốc. Cách thức nầy không đưa kỹ nghệ VN đến tầm cao hơn để tiến tới nền kinh tế tự cường như Nam Hàn đã đi.

Công nhân VN có năng xuất rất thấp. Công nhân có tay nghề cao rất ít.

VN thiếu tính minh bạch, thiếu thành tín và công bằng pháp lý.

Hệ thống HCCQ phức tạp và nhiều tham nhũng.

Sự đánh cắp, sao chép tác quyền, mua bán hàng giả hàng lậu, VN là một trong các nước có sai phạm trầm trọng nhứt.

VN không tôn trọng nhân quyền trong hội nhập toàn cầu.

Muốn cải thiện kinh tế đối ngoại, muốn thi hành tương đối đàng hoàng tôn trọng luật pháp quốc tế, VN phải cải sửa bộ máy HCCQ, cải sửa nhiều luật, cải sửa cách quản lý kinh tế cho gần giống luật lệ quốc tế. VN phải sửa đổi tư duy và cách thức hợp tác quốc tế.

2.Tai họa Lệ thuộc kinh tế TQ

Dù có mức độ thành công về kinh tế đối ngoại. Nhưng cho tới nay VN vẫn lạng quạng trong việc tìm thế quân bình kinh tế giữa TQ và Hoa kỳ và các nước tư bản đồng minh với Hoa kỳ.

TQ đã ép VN vào lệ thuộc khó thoát ra trên các mặt địa lý kinh tế, về nhập cảng, về viện trợ, và đầu tư và đại dự án Belt & Road. Mức độ càng ngày càng tăng. Nhứt là từ khi Hoa kỳ chuyển trục về Á châu Thái bình dương.

Trong chiến tranh mậu dịch giữa Hoa kỳ và TQ, VN vừa có lợi vừa có khó khăn. Những gian dối, như cho TQ mượn kho trung chuyển, mượn chứng chỉ xuất xứ khó dấu diếm lâu dài và qui mô.

Chúng tôi vừa tóm tắt các nhược điểm và sai phạm rất lớn của bộ máy HCCQ của VN. Bộ máy nầy là tác nhân chánh của sự tàn phá, mất mát và cản trở cho sự phát triển kinh tế bền vững và công bằng.

Cali, tháng 10-2019