Tin khắp nơi – 18/10/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 18/10/2019

Hai phi hành gia Mỹ đi bộ ngoài không gian

trong chuyến đi toàn nữ đầu tiên

Hai nữ phi hành gia Hoa Kỳ Christina Koch và Jessica Meir đánh dấu lịch sử hôm 18/10 khi họ bước ra khỏi Trạm Không gian quốc tế (ISS) trong chuyến đi bộ trong không gian của toàn nữ lần đầu tiên, theo Reuters.

Đây là một dấu mốc rất có ý nghĩa đối với NASA trong nhiệm vụ thay pin bị lỗi gắn ở mặt ngoài của trạm ISS. Công tác bão dưỡng này được thực hiện khá thường xuyên.

Cô Koch và cô Meir, trong bộ đồ phi hành gia màu trắng được buộc dây nối với trạm ISS đang ở cách Trái đất khoảng 408 km, bước ra ngoài không gian vào lúc 07:38 giờ miền Đông Hoa Kỳ để thay một tấm năng lượng bị lỗi thiết kế, NASA cho biết trong một video truyền trực tiếp.

Công việc thay pin này dự kiến kéo dài gần năm giờ. NASA hồi tháng 3 dự định thực hiện một chuyến đi bộ ngoài không gian của toàn nữ phi hành gia để thay pin cho ISS, nhưng không thành vì một trong những bộ đồ của phi hành gia chưa hoàn thiện theo yêu cầu cho cuộc đi bộ không gian.

Các phi hành gia trên trạm vũ trụ ISS, bắt đầu hoạt động vào năm 2000, đã thực hiện được 221 cuộc đi bộ vào không gian để bảo trì cho trạm, trong số đó 43 đợt có các phi hành gia nữ tham gia, theo NASA.

Cô Koch dự kiến sẽ tiếp tục làm việc trên ISS cho đến tháng 2/2020, và sẽ trở thành nữ phi hành gia bay trong vũ trụ lâu nhất trong lịch sử. Cô cho biết việc phụ nữ bước ra ngoài không gian là một bước tiến rất có ý nghĩa.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-phi-hanh-gia-my-di-bo-ngoai-khong-gian-trong-chuyen-di-toan-nu/5129766.html

 

Mỹ áp thuế trừng phạt

trên 7,5 tỉ đô la hàng nhập từ Liên Hiệp Châu Âu

Trọng Nghĩa

Kể từ 0 giờ hôm nay, 18/10/2019 theo giờ Washington, lệnh áp thuế quan trên 7,5 tỉ đô la hàng hóa nhập từ châu Âu bắt đầu có hiệu lực. Trong số các mặt hàng bị đánh thuế, ngoài máy bay, còn có rất nhiều sản phẩm tiêu thụ, từ rượu vang Pháp, phô mai Ý, cho đến rượu whisky Scotland.

Quyết định trừng phạt kể trên đã được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới bật đèn xanh ngày 02/10 vừa qua, sau khi xét rằng Liên Hiệp Châu Âu đã trợ cấp « trái phép » cho tập đoàn máy bay Airbus, gây thiệt hại cho Hoa Kỳ.

Theo hãng tin Pháp AFP, tỉ lệ thuế quan mà Washington áp dụng có hai mức : 10% đối với máy bay, và 25% đối với thực phẩm hay hàng dệt may đến từ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu, cũng như hàng công nghiệp của Đức.

Cánh cửa mở ra cho một thỏa thuận

Đòn tấn công mới này của tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào châu Âu diễn ra vào lúc Washington đang sa lầy trong một cuộc chiến thương mại lớn với Trung Quốc, có nguy cơ gây bất ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.

Hôm 16/10 vừa qua, tổng thống Mỹ còn tiếp tục lớn tiếng đả kích châu Âu là cư xử không công bằng khi dựng lên « những rào cản lớn » chống lại hàng nhập khẩu của Mỹ vào Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, ông Trump không hề đóng hẳn cánh cửa cho một thỏa thuận giữa hai bên để chấm dứt xung đột.

Châu Âu sẵn sàng đáp trả

Đang tham gia các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tại Washington, bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Le Maire đã cảnh báo chính quyền Trump ngay trước khi lệnh áp thuế có hiệu lực. Đối với ông Le Maire : « Những quyết định của Mỹ sẽ có hậu quả tiêu cực cả về kinh tế và chính trị… Liên Hiệp Châu Âu sẽ sẵn sàng đáp trả ».

Một cuộc họp giữa bộ trưởng Tài Chính Pháp với ông Robert Lighthizer, đại diện Thương Mại Hoa Kỳ, nhà đàm phán chính của phía Mỹ, được dự trù vào hôm nay ở Washington.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191018-my-ap-thue-trung-phat-tren-75-ty-do-la-hang-nhap-tu-lien-hiep-chau-au

 

Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận ngừng bắn vì tin rằng

lực lượng người Kurd không thể giữ lãnh thổ

Vào hôm thứ Năm (17/10), phó tổng thống Mike Pence cho biết Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn với Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận này sẽ tạm dừng cuộc chiến để đổi lấy việc dân quân YPG người Kurd rút lui từ một “vùng an toàn”, một phần vì Hoa Kỳ tin rằng người Kurd sẽ không thể giữ được khu vực này bằng biện pháp quân sự.

Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Năm (17/10), Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tạm dừng cuộc tấn công ở Syria trong năm ngày, để lực lượng người Kurd rút khỏi “vùng an toàn” mà Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách chiếm giữ.

Thỏa thuận này được tổng thống Donald Trump ca ngợi, và được Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là một chiến thắng toàn diện.

Đặc phái viên James Jeffrey của Hoa Kỳ tại Syria cho biết: Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ xác định vùng an toàn là khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang hoạt động, cách 30 km từ một phần trung tâm của Đông Bắc Syria. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-ky-ket-thoa-thuan-ngung-ban-vi-tin-rang-luc-luong-nguoi-kurd-khong-the-giu-lanh-tho/

 

Trump sẽ chủ trì thượng đỉnh G7 năm sau tại Florida

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chủ trì thượng đỉnh kinh tế của lãnh đạo các nước phát triển G7 năm sau tại khu nghỉ mát Doral do ông làm chủ gần Miami, một giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết ngày 17/10.

Quyền Chánh Văn phòng Tòa Bạch Ốc, Mick Mulvaney, cho hay Tổng thống Trump sẽ không hưởng lợi từ việc sử dụng khu nghỉ dưỡng của ông và bênh vực quyết định này trước những chỉ trích về khả năng xung khắc lợi ích.

Ông Mulvaney cho báo giới biết thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Doral từ ngày 10-12/6 năm sau và rằng chính quyền Trump chọn nơi này sau khi nghiên cứu gần 12 địa điểm khác.

Vẫn theo lời ông, sử dụng địa điểm này tiết kiệm hàng triệu đô la và rẻ hơn các địa điểm khác.

Ông Trump từng tuyên bố không dính dáng gì đến hoạt động hàng ngày của công ty cá nhân và rằng các con của ông là người vận hành hoạt động làm ăn kinh doanh.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-s%E1%BA%BD-ch%E1%BB%A7-tr%C3%AC-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-g7-n%C4%83m-sau-t%E1%BA%A1i-florida-/5128603.html

Tòa Bạch Ốc đã thừa nhận

viện trợ Ukraine được hoãn lại để đổi chác

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Năm (17 tháng 10), chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc đã thừa nhận việc tổng thống Trump hoãn 391 triệu Mỹ kim viện trợ quân sự cho Ukraine có liên quan đến việc ông yêu cầu Ukraine xem xét những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.

Nhiều tuần liền chính quyền tổng thống Trump đã bác bỏ việc trao đổi lợi ích với Ukraine thông qua viện trợ, dẫn đến việc Hạ viện Dân chủ yêu cầu điều tra luận tội tổng thống. Hãng Reuters cho biết, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney nói rằng tổng thống hoãn viện trợ vì những mối quan tâm của tổng thống với máy chủ của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC) được cho là ở Ukraine. Trong cuộc gọi hôm 25/07/2019, tổng thống đã yêu cầu tổng thống Ukraine Zelenskiy trao đổi quyền lợi, khi yêu cầu họ thâm nhập vào máy chủ và công ty an ninh mạng CrowdStrike có trụ sở ở California. Tổng thống Trump cũng yêu cầu ông Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị, cha con ông Biden. Ông Zelenskiy đã đồng ý với yêu cầu, và sau đó viện trợ đã được chuyển đến Ukraine.

Tuy nhiên,  ông Mulvaney lại bác bỏ việc trao đổi quyền lợi trong một tuyên bố sau đó. Tổng thống Trump nói ông rất tin tưởng Mulvaney.

Bình luận của ông Mulvaney được đưa ra sau khi một đại sứ của Hoa Kỳ ở Liên Minh Châu Âu khai trong cuộc điều tra luận tội rằng: tổng thống Trump yêu cầu các viên chức cao cấp Hoa Kỳ thảo luận về chính sách của Hoa Kỳ tại Ukraine trực tiếp với luật sư cá nhân của tổng thống, Rudy Giuliani, tạo mối lo ngại về việc tổng thống dùng một công dân có quan hệ cá nhân để giải quyết chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/toa-bach-oc-da-thua-nhan-vien-tro-ukraine-duoc-hoan-lai-de-doi-chac/

 

Ảnh vệ tinh Mỹ phát hiện

 xưởng đóng tàu sân bay bí mật của Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Ảnh vệ tinh thương mại mới nhất của Mỹ đã cho biết thêm nhiều chi tiết về chiếc tàu sân bay thứ ba mà Trung Quốc đang đóng, và nhất là đã phát hiện ra điều được giới phân tích cho là nhà máy đóng tàu sân bay hay các loại tàu cực lớn của Trung Quốc.

Các ảnh kèm theo phần phân tích đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington công bố hôm qua 17/10/2019 trong bản tin « Theo dấu tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc ».

Theo trung tâm nghiên cứu Mỹ, các ảnh vệ tinh với độ phân giải cao chụp ngày 18/09/2019 xưởng đóng tàu Giang Nam, ở ngoại ô Thượng Hải (Trung Quốc). So sánh các ảnh mới với những tấm hình chụp vào tháng Tư vừa qua, giới phân tích ghi nhận nhiều tiến triển trong việc đóng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

Đối với CSIS, công việc đóng tàu vẫn ở giai đoạn đầu, phần thân tàu đang được hoàn thành, nhưng căn cứ vào các bộ phận khác nhau của con tàu đã được chế tạo trước, trung tâm nghiên cứu Mỹ cho rằng phần thân tàu sẽ được hoàn tất trong 12 tháng, sau đó sẽ là việc lắp ráp các bộ phận bên trong và phần boong tàu, cũng như các thượng tầng kiến trúc trên boong.

Với các chi tiết thu thập được, và những thông tin khác đã được tiết lộ, CSIS cho rằng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ là tàu đầu tiên có boong phẳng và hệ thống phóng máy bay, cho phép chở theo nhiều loại máy bay hơn. Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc như chiếc Liêu Ninh và chiếc tàu tự đóng đang chạy thử đều khá nhỏ, chỉ mang theo được khoảng 25 chiếc máy bay.

Theo nhà phân tích Matthew Funaiole thuộc CSIS, hình ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận rằng chiếc tàu thứ ba này của Trung Quốc cho dù nhỏ hơn loại siêu hàng không mẫu hạm 100.000 tấn của Mỹ, nhưng lớn hơn chiếc Charles de Gaulle của Pháp chỉ là 42.500 tấn.

Điểm quan trọng hơn vừa được ảnh vệ tinh phát hiện chính là xưởng đóng tàu Giang Nam được mở rộng, các cơ sở và thiết bị được xây dựng thêm tại đấy.

Theo ghi nhận của CSIS, bến cảng lớn ở cửa sông Dương Tử, gồm cả một cầu tàu dài gần 1km và các tòa nhà lớn để chế tạo các bộ phận của tàu sân bay, đã gần hoàn tất. Trong khi đó, cách đây một năm, phần lớn khu vực bến cảng này chỉ là đất nông nghiệp bỏ hoang.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, chuyên gia phân tích Matthew Funaiole của CSIS cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng đồng thời với công việc đóng tàu là dấu hiệu cho thấy cơ xưởng này sẽ là « một nơi chuyên dùng để đóng các loại tàu sân bay hoặc các tàu lớn khác ».

Chuyên gia phân tích hải quân Collin Koh tại Singapore cũng cùng nhận định và cho biết thêm là một cơ sở hiện đại, chuyên trách, đặt tại một hòn đảo thưa dân cư ở cửa sông Dương Tử có lẽ an ninh hơn là xưởng đóng tàu chật hẹp ở Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, nơi chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc được đóng.

Phát hiện của ảnh vệ tinh mà CSIS vừa công bố cũng khẳng định xu thế được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) tại Luân Đôn từng đưa ra, theo đó, các xưởng đóng tàu quân sự của Trung Quốc hiện đang tập trung vào việc đóng các tàu chiến lớn.

Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã hạ thủy 4 tuần dương hạm cỡ lớn loại 055 (Type 055), cũng như chiếc tàu chở trực thăng đầu tiên loại 075.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191018-anh-ve-tinh-my-phat-hien-xuong-dong-tau-san-bay-bi-mat-cua-trung-quoc

 

Bộ Trưởng Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ Rick Perry

 sẽ từ chức vào cuối năm nay

Tin từ Forth Worth, Texas/ Washington – Vào hôm thứ Năm (17 tháng 10), tổng thống Trump thông báo Bộ trưởng Bộ Năng Lượng Rick Perry sẽ từ chức vào cuối năm nay, một ngày trước thời hạn ông Perry phải cung cấp tài liệu trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện.

Hãng Reuters cho biết trong một sự kiện ở Texas, tổng thống Trump nói đã biết từ vài tháng trước ông Perry sẽ từ chức. Dự kiến phó bộ trưởng Bộ Năng lượng Dan Brouillette sẽ kế nhiệm ông Perry.

Hồi đầu tháng, vị cựu thống đốc 69 tuổi giữ quyền lâu nhất Texas- từng đối đầu tổng thống Trump hồi 2016- đã nói ông không định từ chức, bác bỏ những tin tức của truyền thông rằng ông sẽ từ chức vào tháng 11.

Vài tuần gần đây, ông Perry bị kéo vào cuộc điều tra luận tội đe dọa đến chiếc ghế của tổng thống Trump. Ba ủy ban của Hạ viện Dân chủ đã gửi ông Perry trát tòa ngày 10/10/2019 để cung cấp tài liệu về vai trò của ông trong sự việc tổng thống Trump nhờ Ukraine điều tra đối thủ chính trị. Hôm thứ Năm (17/10/2019) chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney cho biết tổng thống đã chỉ thị ông Perry cùng luật sư riêng Rudy Giuliani làm việc về chính sách của Ukraine. Trong chuyến tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Ukraine Zelenskiy hồi tháng 5, ông Perry đã thảo luận về năng lượng tái tạo với hai thương gia Texas, Michael Bleyzer và Robert Bensh và các chuyên gia năng lượng giấu tên. Hãng AP đưa tin vào thời điểm đó ông Perry đã thúc đẩy đưa Bleyzer vào hội đồng quản trị của công ty dầu khí Ukraine, Nafttogaz sau cuộc gặp gỡ các viên chức Ukraine.

Ông Perry đã từng thuyết phục nhà xuất cảng dầu mỏ lớn nhất thế giới, Saudi Arabia xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân bằng kỹ thuật của Hoa Kỳ. Riyadh lên kế hoạch cung cấp gói thầu trị giá hàng tỉ Mỹ kim cho các nhà máy hạt nhân vào năm 2020.

Trước đó, ông cũng ủng hộ Hoa Kỳ gia tăng áp lực với Iran. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-bo-nang-luong-hoa-ky-rick-perry-se-tu-chuc-vao-cuoi-nam-nay/

 

Vì sao tòa án Mỹ bác quy định di trú

về ‘gánh nặng xã hội’?

Nỗ lực siết chặt chính sách di trú của chính quyền Trump tiếp tục vấp phải trở ngại pháp lí khi ba tòa án liên bang Hoa Kỳ hôm 11/10 ngăn chặn một quy định sâu rộng mà lẽ ra sẽ cho phép chính quyền dễ dàng bác hồ sơ xin thẻ xanh và xin visa của những người nhập cư có thu nhập thấp mà chính phủ xác định là – hoặc có thể trở thành – gánh nặng cho người đóng thuế ở Mỹ.

Thẩm phán George Daniels của tòa án liên bang ở Manhattan đã ban hành một sắc lệnh sơ bộ có hiệu lực toàn quốc, cấm chính quyền thực thi quy định gọi là “gánh nặng xã hội” chỉ vài ngày trước khi quy định dự kiến có hiệu lực vào thứ Ba tuần này. Một thẩm phán liên bang ở tiểu bang Washington cũng chặn quy định này trên toàn quốc, trong khi một thẩm phán tòa án liên bang ở San Francisco phán quyết rằng chính quyền Trump không thể thực thi quy định này trong khu vực mà Tòa Phúc thẩm liên bang Khu vực 9 có thẩm quyền tư pháp.

Từ hàng chục năm nay, Mỹ đã yêu cầu hầu hết những người nộp đơn xin thẻ xanh và xin thị thực chứng minh được rằng họ sẽ không trở thành “gánh nặng xã hội” (public charge) – tức là gánh nặng về kinh tế – đối với đất nước. Chính quyền Trump mở rộng đáng kể định nghĩa của thuật ngữ này bằng cách bao gồm các loại hình và số lượng phúc lợi xã hội mà di dân không được xin khi tìm cách lưu trú hay di cư tới Mỹ.

Theo quy định mới, nhân viên duyệt xét hồ sơ di trú sẽ xem xét người nộp đơn có ghi danh trong chương trình tem phiếu thực phẩm (SNAP), một số phúc lợi bảo hiểm y tế Medicaid cụ thể được chính phủ liên bang đài thọ và những loại hình nhà ở được chính phủ trợ cấp hay không. Đương đơn sẽ bị xem là “gánh nặng xã hội” và bị bác đơn nếu bị xét thấy họ có phần chắc sẽ sử dụng một trong những phúc lợi đó trong vòng 12 tháng hoặc lâu hơn trong mốc thời gian ba năm.

Thẩm phán Daniels trong phán quyết của mình nói rằng chính phủ đã không thể giải thích thỏa đáng lí do tại sao lại thay đổi định nghĩa về “gánh nặng xã hội” hoặc tại sao cần phải thay đổi. “Quy định này chỉ đơn giản là một chính sách loại trừ mới của cơ quan nhằm tìm kiếm sự biện minh,” ông viết trong phán quyết của mình. “Nó nhổ toẹt vào giấc mơ Mỹ về cơ hội cho sự thịnh vượng và thành công thông qua lao động cần mẫn và vươn lên trong xã hội.”

Luật sư Khanh Phạm, chuyên về luật di trú Hoa Kỳ đang hành nghề ở Houston, bang Texas, nhận định rằng chính quyền Trump đã vội vàng ban hành quy định mà không đi đúng trình tự.

“Thông thường họ phải trải qua giai đoạn lấy ý kiến của công chúng và sau đó ban hành quy định áp dụng như thế nào,” ông nói. “Vấn đề là họ đã không làm điều đó.”

Luật sư Khanh cho biết trước khi có phán quyết của tòa hôm 11/10, Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đã đưa ra những thay đổi trong những yêu cầu đối với đương đơn xin thẻ xanh, bao gồm những điều chỉnh trong đơn xin bảo trợ tài chính và một mẫu đơn yêu cầu di dân phải liệt kê các loại phúc lợi xã hội và tiền lương của họ trong 5 năm qua. Ông nói các đơn này đã bị rút lại sau khi phán quyết của tòa án được ban hành.

Đối với trường hợp di dân Việt Nam, luật sư Khanh nhận định nếu quy định này được áp dụng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người xin đứng ra bảo lãnh lúc họ khai đơn bảo trợ tài chính. Ông giải thích:

“Sở Di trú có thể nói rằng người được bảo lãnh trước hết không có khả năng chi trả những khoản tiền cần phải có để không trở thành gánh nặng xã hội. Thứ hai là người đứng ra bảo lãnh cũng không đủ thu nhập để lo cho những người được bảo lãnh nếu họ cần sự giúp đỡ đó. Thông thường luật cho phép tìm một người đồng bảo lãnh nữa, nhưng khi Sở Di trú nhìn vào hồ sơ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh, họ có thể quyết định rằng những người này trong tương lai có thể là gánh nặng cho xã hội, nên vì vậy có thể bác đơn của những người xin thẻ xanh.”

Dù quy định này chưa được thi hành, các nhà nghiên cứu đã nêu ra “tác động đáng sợ” của nó trong các cộng đồng người nhập cư, kể cả trong các hộ gia đình bao gồm những thành viên là người nhập cư không có giấy tờ lẫn những người khác là thường trú nhân và công dân Mỹ, đài CBS cho biết.

Theo một nghiên cứu, những bàn tán về quy định này, cùng với sự không rõ ràng liên quan tới những phúc lợi nào sẽ được xem xét, đã khiến một số gia đình nhập cư – bao gồm cả công dân Mỹ – tránh hoặc từ bỏ các phúc lợi của chính phủ về thực phẩm, y tế và nhà ở vì sợ rằng việc họ ghi danh nhận những phúc lợi đó sẽ ảnh hưởng tới hồ sơ di trú mà các thành viên trong gia đình đã nộp.

Các quan chức chính quyền và những người có lập trường cứng rắn về di trú đã bảo vệ và bênh vực mạnh mẽ quy định này, lập luận rằng nó sẽ thúc đẩy tinh thần “tự lực cánh sinh” trong các cộng đồng người nhập cư.

https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-toa-an-my-bac-quy-dinh-di-tru-ve-ganh-nang-xa-hoi/5128630.html

 

Venezuela giành được ghế

trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Vào hôm thứ Năm (17/10), Venezuela giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc gây tranh cãi.  Một hành động bị Hoa Kỳ nhanh chóng gọi là “một sự hổ thẹn” và chứng minh thêm rằng quyết định của họ trong việc rời khỏi tổ chức này hồi năm ngoái là đúng.

Costa Rica đưa ra một nỗ lực cuối cùng trong 10 ngày qua để bác bỏ vị trí này, nhưng Venezuela nhận được thêm chín phiếu, và giành được vị trí này với 105 phiếu.

Venezuela rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và xã hội khi nhà độc tài Nicolas Maduro tham gia vào một cuộc chiến giành quyền lực với ông Juan Guaido. Đất nước xã hội chủ nghĩa này bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tật và bạo lực, cũng như các cáo buộc rằng chính phủ đang tham gia vào hoạt động rửa tiền và hỗ trợ khủng bố. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng trước, Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết bốn triệu người rời khỏi đất nước, và ông gọi đây là “một trong những cuộc di tản lớn nhất thế giới”.

Khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông đã lên án chế độ độc tài Venezuela, và trích dẫn những hành vi xâm phạm nhân quyền trầm trọng của một số quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, chế độ Manduro vẫn tồn tại với sự hậu thuẫn vững chắc của Nga, bất chấp những nỗ lực cấm vận, áp lực của tổng thống Trump. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/venezuela-gianh-duoc-ghe-trong-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hiep-quoc/

 

Bắn chết ba tên cướp có vũ trang

đang tẩu thoát sau vụ cướp phi trường ở Brazil

Tin từ SAO PAULO, Brazil – Vào hôm thứ Năm (17/10), cảnh sát Brazil bắn chết ba tên cướp có vũ trang bị tình nghi đột nhập vào một nhà ga phi trường và bỏ trốn cùng số tiền cướp được, trước khi chặn đường xa lộ bằng cách đốt xe vận tải và nổ súng vào nhân viên bảo vệ và cảnh sát.

Theo Reuters, cảnh sát cho biết hai trong số những người đàn ông thiệt mạng khi chạy trốn khỏi phi trường quốc tế Viracopos ở thành phố Campinas, gần Sao Paulo, trong khi người thứ ba chạy vào một ngôi nhà, bắt một gia đình làm con tin trước khi bị bắn tỉa. Cảnh sát tuyên bố rằng hơn một chục nghi can trốn khỏi phi trường trong một vụ cướp được lên kế hoạch kỹ càng, có xe di chuyển chờ đợi sẵn, đồng thời cho biết thêm rằng họ vẫn đang tìm kiếm những kẻ chạy trốn.

Đây là vụ trộm công khai thứ hai tại một phi trường lớn của Brazil trong năm nay, sau khi những kẻ có vũ trang đột nhập vào phi trường Guarulhos, phi trường lớn nhất quốc gia vào tháng 7, lấy trộm số vàng trị giá 40 triệu mỹ kim.

Hai nhân viên bảo vệ tư nhân và một cảnh sát bị bắn và bị thương trong vụ cướp vào hôm thứ Năm tại phi trường Viracopos. Cảnh sát không công bố tiền bị đánh cắp trong cuộc đột kích vào một nhà ga chứa hàng, trước khi các nghi can tẩu thoát trong xe SUV đến một đường xa lộ gần đó, nơi các xe container bị phóng hỏa chặn lối đi chung. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/ban-chet-ba-ten-cuop-co-vu-trang-dang-tau-thoat-sau-vu-cuop-phi-truong-o-brazil/

 

Brexit : Thỏa thuận mới với LHCA

chờ phán quyết của Nghị Viện Anh

Mai Vân

Thỏa thuận mới về Brexit đạt được vào giờ phút chót hôm qua, 17/10/2019, tại Bruxelles đã được Hội Đồng Châu Âu phê chuẩn ngay trong ngày, nhưng còn phải đưa ra Hạ Viện Anh bỏ phiếu vào ngày mai, trong một phiên họp đặc biệt.

Việc thuyết phục được Nghị Viện Anh sẽ không dễ dàng đối với thủ tướng Johnson : Nhiều nghị sĩ đã lên tiếng không tán đồng văn kiện mới, trong số này có đồng minh Bắc Ailen của ông Johnson là đảng DUP ở Bắc Ireland, hay đảng đối lập Công Đảng.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, hôm qua, đã cảnh báo là tình hình sẽ trở nên « vô cùng phức tạp » trong trường hợp thỏa thuận bị bác bỏ.

Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Muriel Delcroix, lược qua nhận định của báo chí Anh về cuộc bỏ phiếu ngày mai :

« Bây giờ là ván bài tế nhị. Trên đây là tựa của báo trên mạng The i, nói đến tình huống mà ông Boris Johnson đắc thắng ở Bruxelles phải đối mặt khi trở về Luân Đôn, Một thách thức to lớn để thuyết phục được các nghị sĩ bỏ phiếu cho văn kiện, ngày mai thứ Bảy.

Các báo ủng hộ Brexit rất ý thức về khó khăn và trên các trang nhất đều đã kêu gọi trực tiếp các nghị sĩ là đừng phá hỏng thỏa thuận.

Thủ tướng đã hoàn thành trách nhiệm của ông, bây giờ đến phiên các nghị sĩ, như tờ Daily Mail yêu cầu. Just do it – Hãy làm đi, tờ Daily Express thúc giục trên trang nhất, và nêu lên kết quả một cuộc thăm dò cho thấy 65% dân chúng muốn Nghị Viện ủng hộ thỏa thuận của chính phủ.

Báo Telegraph thì chạy tựa Hoặc là chọn thỏa thuận của tôi, hoặc là không có thỏa thuận gì cả. Tờ báo mà ông Johnson thường xuyên đóng góp lời nhìn thấy là lãnh đạo Bảo Thủ sẽ ra tối hậu thư cho các nghị sĩ, nhưng ông có thể bị những người chống Brexit bắt bí, đưa ra điều kiện là sẽ bỏ phiếu thỏa thuận, nhưng phải tổ chức trưng cầu dân ý để xác nhận.

Tuy nhiên, đối với tờ báo ủng hộ châu Âu, The Guardian, ông Boris Johnson sẽ phải tự lo liệu một mình sau khi châu Âu từ chối gia hạn thêm Brexit, điều mà thủ tướng Anh rất muốn.

Trước mắt, vì thấy mình chưa tập hợp đủ số người ủng hộ, cho nên, theo tờ Times, thủ tướng Johnson sẽ cố tung ra những đòn thuyết phục trong 24 giờ sắp tới đây để thỏa thuận của ông được chấp nhận, nhất là đối với những người ủng hộ Brexit trong Công Đảng đối lập.

Châu Âu họp về ngân sách hậu Brexit

Ngoài Nghị Viện Anh, thỏa thuận còn phải được Nghị Viện Châu Âu thông qua, kế đến được 27 thành viên Liên Âu phê chuẩn.

Vào hôm nay, lãnh đạo quốc gia châu Âu họp bàn về tương lai sau Brexit, tập trung vào vấn đề ngân sách giai đoạn 2021-2027. Đây là vấn đề thường gây tranh cãi, mất nhiều tháng thương lượng.

Phần Lan, chủ tịch luân phiên châu Âu, đề nghị mức 1,03 đến 1,08% Thu nhập quốc dân – GNI – của khối, tức từ 1000 đến 1.100 tỷ euro cho 7 năm. Tuy thấp hơn đề nghị của Ủy Ban và Nghị Viện Châu Âu, đề nghị này đã làm những nước muốn giảm chi tiêu bất bình. Họ nhắc lại rằng ngân sách của châu Âu khi còn đóng góp của Anh Quốc chỉ là 1% GNI.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191018-brexit-thoa-thuan-moi-voi-lhca-cho-phan-quyet-cua-nghi-vien-anh

 

Tây Ban Nha: Tổng đình công tại Catalunya

Thanh Phương

Hôm nay, 18/10/2019, là ngày « tổng đình công » tại vùng Catalunya và tuần hành lớn tại thủ phủ Barcelona trong khuôn khổ phong trào phản đối các bản án nặng nề vừa được tuyên hôm thứ hai vừa qua đối với các lãnh đạo ly khai.

Trước nguy cơ sản xuất bị rối loạn do tổng đình công, hãng xe hơi Seat hôm nay đã tạm đóng của nhà máy của hãng này gần Barcelona, trong khi liên đoàn các công ty vận tải khuyên các thành viên nên giao hàng trước hoặc tìm những con đường thay thế.

Hôm nay, các cuộc « tuần hành vì tự do » sẽ xuất phát từ khắp vùng Catalunya và hội tụ về Barcelona thành một cuộc biểu tình lớn bắt đầu vào lúc 15 giờ, giờ quốc tế.

Tối hôm qua, cũng tại thủ phủ của vùng Barcelona đã có một cuộc biểu tình quy tụ khoảng 13 ngàn người, sau một cuộc biểu tình của sinh viên trong buổi chiều với sự tham gia của 15 ngàn người.

Theo hãng tin AFP, hàng trăm thanh niên đêm qua đã dựng và phóng hỏa các hàng rào chướng ngại vật ở trung tâm Barcelona và đã ném bom xăng vào cảnh sát. Cảnh sát đã bắn đạn xốp về phía người biểu tình.

Phong trào biểu tình bạo động đã bùng phát sau khi các lãnh đạo ly khai ngày 14/10 bị tuyên án từ 9 đến 13 năm tù do vai trò của họ trong mưu toan giành độc lập cho vùng Catalunya.

Theo thông báo của bộ trưởng Nội Vụ Tây Ban Nha hôm qua, từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình, 97 người đã bị bắt giữ và 194 cảnh sát bị thương.

Trong khi chỉ còn chưa tới một tháng nữa là cử tri Tây Ban Nha lại đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội, các đảng cánh hữu và cánh trung yêu cầu chính phủ Xã Hội của thủ tướng Pedro Sanchez phải thi hành các biện pháp đặc biệt để tái lập trật tự công cộng ở vùng Catalunya.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191018-tong-dinh-cong-tai-catalunya-sau-mot-dem-cang-thang-o-barcelona-0

 

Syria: đã thỏa thuận ngừng bắn,

nhưng đạn pháo vẫn nổ

Hôm 18/10, trọng pháo và tiếng súng vẫn vang dội khắp thị trấn Ras al Ain ở đông bắc Syria, một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với Hoa Kỳ sẽ tạm dừng cuộc tấn công ở Syria trong 5 ngày để cho lực lượng người Kurd rút lui, theo Reuters.

Reuters loan tin rằng ở thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể nghe tiếng súng máy và pháo kích từ thị trấn Ras al Ain bên Syria và thấy được những cột khói bốc lên ở đó.

Đài quan sát Nhân quyền Syria, một tổ chức theo dõi chiến tranh, ghi nhận các cuộc đụng độ lác đác ở thị trấn Ras al-Ayn nhưng tương đối yên ắng hơn ở những nơi khác kể từ tối hôm 17/10, khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý với Mỹ ngừng cuộc tấn công nhắm vào lực lượng người Kurd trong 5 ngày, theo AP.

Trước đó, tại thủ đô Ankara, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thỏa thuận ngừng chiến ở Syria, theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý tạm dừng cuộc tấn công 5 ngày để cho lực lượng dân quân SDF do người Kurd lãnh đạo rút khỏi “vùng an toàn” mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách kiểm soát.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ca ngợi thỏa thuận đình chiến này, nói rằng thỏa thuận sẽ cứu sống “hàng triệu người,” trong khi Ankara coi đó là một chiến thắng hoàn toàn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu được thực hiện, thỏa thuận sẽ đạt được tất cả các mục tiêu chính mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố khi khởi động cuộc tấn công vào ngày 9/10: kiểm soát một dải đất ăn sâu vào Syria 30 km từ biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó lực lượng SDF – một đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến kéo dài chống Nhà nước Hồi giáo – buộc phải rút lui.

Hoa Kỳ-Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra tuyên bố chung sau cuộc đàm phán tại Ankara rằng: “Khu vực an toàn sẽ do Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ thực thi.”

https://www.voatiengviet.com/a/syria-da-thoa-thuan-ngung-ban-nhung-dan-phao-van-no/5129441.html

 

Hàn Quốc muốn AFC phạt Triều Tiên

về trận bóng đá ‘cấm khán giả’

Hôm 18/10, Liên đoàn Bóng đá Hàn Quốc yêu cầu Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) xem xét hình thức kỷ luật đối với Triều Tiên về trận đấu vòng loại World Cup 2022 ở Bình Nhưỡng không cho khán giả vào xem và không cho truyền hình trực tiếp, theo Reuters.

Trận đấu tranh vé World Cup giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra hôm 15/10 tại Bình Nhưỡng đã kết thúc với tỷ số hòa 0-0 giữa các khán đài trống vắng, và không ai được phép tường thuật trực tiếp, hay đưa tin diễn biến trận đấy ra ngoài.

XEM THÊM:

Triều Tiên hòa Hàn Quốc trong trận tranh vé World Cup không khán giả, không truyền hình

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA) đã viết thư khiếu nại lên AFC rằng người hâm mộ và giới truyền thông không được phép vào sân xem và tường thuật trận đấu, hãng tin Yonhap đưa tin.

“Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu Triều Tiên giúp đỡ trong việc cho phép truyền thông và những người ủng hộ của chúng tôi tới Bình Nhưỡng, nhưng phía Triều Tiên từ chối hợp tác,” KFA cho biết.

“Chúng tôi tin rằng AFC nên xem xét liệu có nên phạt Liên đoàn Bóng đá Triều Tiên vì thiếu hợp tác trong những vấn đề này và các vấn đề khác hay không,” KFA cho biết thêm.

Một phát ngôn viên của AFC nói rằng Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) mới chính là cơ quan quản lý các trận đấu World Cup.

Năm ngoái đã diễn ra một loạt các sự kiện thể thao mang tính ngoại giao giữa hai miền Triều Tiên nhưng mối quan hệ hai bên đã nguội lạnh vì các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bị đình trệ.

Tiền đạo Hàn Quốc Son Heung-min, đang khoác áo CLB Tottenham Hotspur của Anh, nói rằng đó là một trận đấu tồi tệ.

“Trận đấu rất thô bạo, đến nỗi tôi nghĩ rằng chúng tôi đã rất may mắn còn nguyên vẹn để trở về,” Heung-min nói báo chí hôm 17/10 khi về đến sân bay Incheon.

“Chúng tôi thậm chí còn nghe nhiều phát biểu xúc phạm từ phía bên kia,” anh nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-muon-afc-phat-trieu-tien-ve-tran-bong-da-cam-khan-gia/5129703.html

 

Hong Kong: Tại sao Bắc Kinh chưa quyết liệt

dẹp tan biểu tình?

Tina Hà GiangBBC Vietnamese

Việc ông Tập Cận Bình vừa cảnh báo bất cứ nỗ lực chia rẽ Trung Quốc nào cũng sẽ bị “nghiền thành bột’, một lần nữa dấy lên câu hỏi liệu Bắc Kinh có sẽ nghiền nát người biểu tình Hong Kong.

Thật ra thì chẳng cần ông Tập phải đe dọa, câu hỏi này luôn lẩn khuất trong tâm trí của cả người biểu tình Hong Kong lẫn giới quan sát.

Cuộc biểu tình, kéo dài đã hơn bốn tháng, khởi đầu từ phản đối luật dẫn độ nay thành yêu cầu phải có phổ thông đầu phiếu, ngày càng có những lúc trở nên bạo động, cảnh sát Hong Kong cũng ngày càng đàn áp mạnh tay hơn, nhưng không thấy dấu hiệu bên biểu tình sẽ lùi bước.

Tình hình dường như bế tắc.

Biểu tình Hong Kong: Tập Cận Bình cảnh cáo “tan xương nát thịt”

Biểu tình Hong Kong: Lý do khiến Starbucks bị tấn công

‘Bắc Kinh và người biểu tình Hong Kong cần thỏa hiệp khi còn có thể’

Trước khi đưa ra cảnh báo nghiêm khắc này trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Nepal hôm 13/10, ông Tập chưa hề trực tiếp nhắc đến cuộc biểu tình tại Hong Kong, vì thế đe dọa này được xem như một cảnh báo hiếm hoi và mạnh mẽ.

Vậy người Hong Kong phản ứng với đe dọa này ra sao?

Vẫn cứ biểu tình

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 15/10, từ Hong Kong, luật sư Wilson Leung 梁允信, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group, nói:

”Tôi không nghĩ rằng cảnh báo của ông Tập sẽ có bất kỳ tác dụng răn đe nào đối với các cuộc biểu tình. Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều đe dọa về việc sử dụng vũ lực, bằng cách phổ biến video về các cuộc diễn tập chống bạo động của quân đội Trung Quốc, và bằng cách đưa ra những tuyên bố cứng rắn qua văn phòng đại diện Hong Kong và Macau. Tuy nhiên, phong trào biểu tình vẫn cứ tiếp tục. Sự giận dữ của người biểu tình lớn đến nỗi dù có thêm nhiều cảnh báo từ Bắc Kinh cũng khó có thể dập tắt tình trạng bất ổn.”

Alison Ng, 24 tuổi, một thiếu nữ Hong Kong thường xuyên tham dự biểu tình, chia sẻ tâm tư với BBC News Tiếng Việt sáng hôm 16/19 :

”Phát biểu này cho thế giới thấy rõ tâm địa tàn ác của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tôi đoán chắc ông ta thầm ao ước được nghiền nát đoàn biểu tình lắm, và nếu bưng bít được thông tin tức như hồi Thiên An Môn thì có lẽ ổng đã ra tay lâu rồi.”

Về câu hỏi lời đe dọa ‘nghiền thành bột” của ông Tập Cận Bình có làm người biểu tình phải thối lui không, Alison Ng nói:

”Nhiều người hỏi là cảnh báo của ông Tập có làm người tham dự biểu tình sợ không. Ai cũng nói là có thể sẽ có Thiên An Môn thứ hai. Nếu sợ thì chúng tôi đã không biểu tình liên tục từ mấy tháng qua.

Chính quyền không những đã không làm gì để đáp ứng yêu cầu chính đáng của chúng tôi mà còn ngày càng mạnh tay đàn áp như bao phim ảnh đã cho thấy. Cũng may là còn có truyền thông quốc tế và có các trang mạng xã hội để thế giới thấy được sự thật.”

”Và không, chúng tôi sẽ không bỏ cuộc, vẫn cứ biểu tình, nhưng sẽ lỏng như nước (Be Water) còn hơn trước nữa.” Alison Ng xác định.

Tại ‘Kwan Kung Temple – Hongkongers’ Press Room’ (Phòng tin Đền Quan Công của người Hong Kong), tài liệu Google Doc, nơi lưu giữ một thời khóa biểu của các sự kiện chống luật dẫn độ vẫn được cập nhật với các sinh hoạt từ giờ cho đến hết tháng Mười.

Vạch đỏ chính trị

Bất kể đe dọa của ông Tập Cận Bình có làm phong trào phản kháng chùn bước không, câu hỏi lớn hơn được đặt ra là tại sao Bắc Kinh cho đến giờ vẫn chưa nghiền nát người biểu tình?

Giới quan sát đưa ra những lý giải khác nhau.

Học giả Christine Loh, nhà hoạch định chính sách dưới thời Leung Chun-ying, người tiền nhiệm của Carrie Lam, cũng là tác giả của ‘Underground Front,’ cuốn sách chứa nhiều chi tiết về hoạt động của Đảng Cộng sản ở Hong Kong cho rằng quyết định đàn áp hay không của Bắc Kinh liên quan đến điều bà gọi là ‘vạch đỏ chính trị’.

Bà Loh giải thích:

‘Lằn vạch đỏ, vạch đỏ chính trị” này là, đừng bao giờ kêu gọi độc lập. Đừng đòi bất cứ điều gì lai vãng đến sự kêu gọi độc lập.”

”Tránh xa cái vạch đỏ này, và người Hong Kong có thể có quyền tự chủ rất cao trong những sinh hoạt hàng ngày. Nhưng bây giờ, tình hình có vẻ đang xoay quanh vực thẳm nguy hiểm đó.”

Về điểm này, dường như một số người ủng hộ phong trào đấu tranh của người Hong Kong hiểu rất rõ.

Trong trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 15/10, luật sư Wilson Leung 梁允信, nhấn mạnh rằng yêu cầu của giới biểu tình là dân chủ và tự trị, chứ không phải độc lập. Ông nói:

”Việc ông Tập Cận Bình nói về các ”lực lượng bên ngoài” và ”phân rẽ Trung Quốc”, gợi ‎ý sự thiếu hiểu biết đáng lo ngại của Bắc Kinh về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, vốn phát xuất tự địa phương (chứ không phải do lực lượng nước ngoài) và về cơ bản kêu gọi sự dân chủ và tự trị (chứ không kêu gọi độc lập). Sự thiếu hiểu biết này có lẽ giải thích tại sao cho đến nay Bắc Kinh đã không thể giải quyết các cuộc biểu tình. Bằng cách chẩn đoán sai tình huống, Bắc Kinh không thể có một phương pháp thích ứng đúng đắn.”

Lo ngại hay tự tin?

Những nhà quan sát còn nhớ đến cuộc đàn áp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước lập luận rằng thảm kịch Thiên An Môn tập hai sẽ không xảy ra vì đây là một kịch bản sẽ đưa ra những hậu quả nghiêm trọng.

Một số cho rằng sở dĩ Bắc Kinh đang cố kiềm chế là vì lo ngại bị phương Tây lên án nếu dùng vũ lực quá đáng. Người khác cho rằng Bắc Kinh lo ngại là cuộc đàn áp sẽ làm hỏng vai trò của Hong Kong với tư cách là một trung tâm tài chính cho Trung Quốc.

Tác giả Andrew J. Nathan, trong bài phân tích cái nhìn của Trung Quốc về sự bất ổn của Hong Kong trên trang Foreign Affairs thì nói rằng sở dĩ Bắc Kinh không thẳng tay đàn áp người biểu tình là vì họ tự tin chứ không phải vì lo ngại.

Trích lời hai học giả Trung Quốc (yêu cầu giấu tên) có mối liên hệ với những người trong chế độ, tác giả Andrew Nathan giải thích rằng chính phủ Hong Kong được điều hành bởi một nhánh hành pháp do giới tinh hoa ủng hộ Bắc Kinh chi phối.

Bắc Kinh, theo hai học giả Trung Quốc này, tự tin là vì nhiều yếu tố.

Thứ nhất, đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã vun xới giới tinh hoa kinh doanh tại Hong Kong bằng cách cho họ có những điều kiện kinh tế thuận lợi dựa vào đại lục. Đảng CSTQ còn duy trì một số cán bộ trung thành lâu đời hoạt động ngầm tại Hong Kong. Trung Quốc cũng đã củng cố mối quan hệ với phong trào lao động Hong Kong cũng như một số tội phạm ngầm.

Thêm vào đó, Bắc Kinh tin rằng những gì thực sự gây ra sự bất mãn tại đây không phải vì lý do chính trị, mà là do vấn đề kinh tế, đặc biệt là sự kết hợp giữa mức thu nhập trì trệ và tiền thuê nhà tăng ở tốc độ chóng mặt.

Cuối cùng lãnh đạo Trung Quốc cho rằng giới thượng lưu Hong Kong không ủng hộ người biểu tình, trong khi đó những thường dân Hong Kong sợ sự thay đổi sẽ mệt mỏi vì bất ổn kéo dài, vì thế các cuộc biểu tình sẽ dần mất đi sự ủng hộ của công chúng và cuối cùng sẽ chết.

Sự tự tin này sẽ khiến Bắc Kinh yên tâm để cho phong trào đấu tranh chết dần, thay vì phải có những hành động khiến thế giới lên án, hai học giả Trung Quốc dấu tên này phân tích.

Ông Tập suy tính gì?

Lời đe dọa sẽ ‘nghiền thành bột’ những ai muốn chia rẽ Trung Quốc ông Tập Cận Bình đưa ra hôm 13/10 có thể đã làm cho một số người ngạc nhiên.

Theo Foreign Affairs, trước đó khoảng một tháng, trong bài diễn văn đọc tại trường Central Party School ở Bắc Kinh, mà thính giả là một loạt các đảng viên trẻ ưu tú, ông Tập bác bỏ đề nghị của một số quan chức rằng Trung Quốc nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Hong Kong và gửi Quân đội Giải phóng Nhân dân vào để dẹp loạn.

”Điều đó sẽ đưa chúng ta vào một con đường chính trị không thể quay lại” Foreign Affairs trích lời ông Tập Cận Bình nói.

”Chính quyền trung ương sẽ vô cùng kiên nhẫn, hết sức kiềm chế và để cho [chính quyền khu vực] và lực lượng cảnh sát địa phương giải quyết cuộc khủng hoảng.”

Vẫn theo trang Foreign Affairs, trong một lần nói chuyện khác, ông Tập Cận Bình nói ”Phát triển kinh tế là chìa khóa vàng duy nhất để giải quyết tất cả các vấn đề chúng ta phải đối mặt với Hong Kong ngày nay.”

Kinh tế rõ ràng là lãnh vực Trung Quốc đang tập trung nỗ lực vào với hy vọng giải quyết nan đề Hong Kong.

Diễn văn thường niên của đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, phổ biến qua video hôm 16/10 sau khi phiên họp tại Viện Lập pháp bị đình chỉ, tập trung vào bất bình đẳng xã hội và kinh tế sâu sắc tại đây, cam kết đưa ra các chính sách phúc lợi tốt hơn và tăng đáng kể số nhà cho thuê với giá rẻ.

”Mọi người dân Hong Kong và thân nhân sẽ không còn phải lo lắng, hay bận tâm về vấn đề nhà ở, và họ sẽ có thể có một căn hộ riêng ở Hong Kong, thành phố mà tất cả chúng ta đều có phần.” Bà Lam khẳng định.

Các đề xuất chính của Carrie Lam là tái phát triển khoảng 700 héc ta (gần 7 triệu mét vuông) đất tư nhân chưa sử dụng làm nhà ở công cộng ở khu vực phía Bắc của thành phố.

Giá nhà tại Hong Kong tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua; ngày nay, giá trung bình của một ngôi nhà cao hơn gấp 20 lần tổng thu nhập hàng năm của một hộ gia đình trung bình. Giá thuê trung bình đã tăng gần 25% trong sáu năm qua. Có tới 250.000 người đang chờ được có nhà ở công cộng. Đồng thời, tăng trưởng thu nhập của nhiều cư dân Hong Kong đã giảm xuống dưới mức tăng chung của chi phí sinh hoạt.

Theo một báo cáo chung của Bank of America và Merrill Lynch, phần lớn các lĩnh vực công nghiệp và bất động sản của Hong Kong bị chi phối bởi một số tập đoàn kinh doanh của các gia đình đại gia. Những tập đoàn này đã tích lũy được khoảng 9 triệu mét vuông đất dự trữ, phần lớn còn lại là đất nông nghiệp.

Trung tuần tháng 9, sau bài diễn văn của Tập Cận Bình ở Central Party School, People Daily, tờ báo chính của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đăng một bài bình luận dài tán thành đề xuất chiếm đất tư nhân ở Hong Kong cho mục đích xây nhà ở công cộng.

Kết quả của bài bình luận là tập đoàn New World Development của Hong Kong tháng trước tuyên bố rằng họ sẽ tặng khoảng 279,000 mét vuông đất để dành cho nhà ở công cộng. Sun Hung Kai Properties, một tập đoàn khác của Hong Kong , cho biết họ sẽ hợp tác với các sáng kiến của chính phủ để xây dựng nhà ở giá rẻ, nhưng chỉ trên các mảnh đất nông thôn đã được khoanh vùng cho nhà ở được chính phủ trợ cấp.

Mặc cho những lời đe dọa sắt đá, có phải hướng đi của Tập Cận Bình là giải quyết những vẫn đề kinh tế mà ông cho là đã khiến dân Hong Kong bất mãn, thay vì thẳng tay đàn áp họ?

Người lạc quan có quyền hy vọng.

Trong khi đó, các nhà lập pháp và nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng hôm 16/10 nói rằng bài diễn văn của Carrie Lam không giải quyết được các vấn đề cơ bản trong yêu cầu của họ, và sẽ tiếp tục biểu tình.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50078263

 

Hong Kong đối mặt với những cuộc biểu tình lớn

vào cuối tuần

Hong Kong sẽ phải đối mặt với những cuộc biểu tình lớn vào cuối tuần này sau khi cảnh sát hôm thứ Sáu, ngày 18/10 từ chối cho phép biểu tình  vào cuối tuần.

Theo Reuters, với việc cảnh sát từ chối cấp phép biểu tình, hàng ngàn người Hong Kong sẽ xuống đường dù bị coi là không hợp pháp. Hàng ngàn người Hong Kong cũng đã từng thách thức cảnh sát bằng những cuộc biểu tình, thường là ôn hòa, trong nhiều tuần qua.

Mặt trận Nhân quyền Dân sự của Hong Kong là nhóm đã kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ Nhật tới và bị cảnh sát từ chối cấp phép. Nhóm này cho biết họ sẽ không lùi bước dù trước đó, một lãnh đạo của nhóm là anh Jimmy Sham đã bị tấn công đến bị thương.

Những người biểu tình cũng kêu gọi mọi người xếp thành hàng rào người dài 40 km ở ngoài các trạm tàu điện ngầm vào tối thứ Sáu, ngày 18/10.

Hong Kong đã phải trải qua 4 tháng với những cuộc biểu tình đòi dân chủ của hàng ngàn người, có lúc lên đến hơn 1 triệu người. Những người biểu tình cho rằng Bắc Kinh đang can thiệp vào tự do của Hong Kong, điều mà phía Trung Quốc bác bỏ, và nói rằng các nước phương Tây như Anh và Mỹ đã khơi mào cho các cuộc biểu tình.

Để đối phó với người biểu tình, cảnh sát Hong Kong đã nổ súng khiến hai người bị thương. Hàng ngàn người khác bị thương trong các cuộc đụng độ. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 2.300 người kể từ tháng sáu đến nay, rất nhiều trong số này còn rất trẻ, người trẻ nhất là 12 tuổi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-braces-for-weekend-of-fresh-anti-government-protests-10182019091229.html

 

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ‘yếu nhất

trong ba thập kỷ’

Giá dầu thế giới tụt hôm thứ Sáu 18/10 sau khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong gần ba thập kỷ, do tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ, theo Reuters.

Giá dầu thô Brent (LCOc1) giảm 34 cent, 0,6%, xuống 59,57 USD/thùng vào lúc 0350 GMT.

Giá dầu thô CLc1 của West Texas Intermediate của Mỹ (WTI) giảm 12 cent, tương đương 0,2%, xuống còn 53,81 USD/thùng.

TQ trở thành một ‘phép màu kinh tế’ thế giới ra sao?

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ thập niên 1990

TQ sở hữu bao nhiêu phần châu Âu?

Trong quý ba, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc đã chậm lại tới 6%, đạt mức tăng trưởng yếu nhất trong gần ba thập kỷ qua và thấp hơn dự tính, cùng với sản xuất hàng hóa bị giảm dai dẳng trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ và tiêu thụ trong nước trì trệ.

Trong khi đó, nhu cầu dầu thô có xu hướng tăng giảm theo mức độ tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến giới đầu tư không còn đặt Trung Quốc vào vị trí nước có nhu cầu kỷ lục về dầu, vì các nhà phân tích dự đoán rằng nước tiêu thụ dầu thứ hai thế giới này có ít khả năng để vực lại nền kinh tế của mình.

Sản lượng lọc dầu trong tháng Chín đã tăng 9,4% so với một năm trước, lên 56,49 triệu tấn, do có thêm các nhà máy lọc dầu mới và một số nhà máy lọc dầu hoạt động trở lại sau khi bảo trì.

Mặc dù tăng trưởng GDP quý ba của Trung Quốc thấp hơn một chút so với kỳ vọng, Michael McCarthy, chiến lược gia về thị trường của CMC Markets tại Sydney, cho biết đó không phải là “một cú sốc đối với giới kinh doanh và khối lượng giao dịch dầu thấp,” vì dữ liệu về mức tăng trưởng yếu này đã được dự đoán.

Thêm vào áp lực cắt giảm sản lượng dầu mỏ, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng vọt trong tuần trước khi các sản lượng lọc dầu giảm xuống mức thấp trong hai năm qua, trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết hôm thứ Năm.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 9,3 triệu thùng trong tuần, kết thúc vào ngày 11/10, so với kỳ vọng của các nhà phân tích là tăng 2,9 triệu thùng.

Ủy ban kỹ thuật chung giám sát một thỏa thuận toàn cầu nhằm cắt giảm sản lượng dầu mỏ giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga, ghi nhận các nước liên quan đã tuân thủ thỏa thuận ở mức 236% trong tháng Chín, theo bốn nguồn tin của OPEC.

“Những lo ngại về tăng trưởng nhu cầu dầu giảm và nghi ngờ về khả năng OPEC có thể tái cân bằng thị trường với tỷ lệ cắt giảm sản lượng dầu hiện tại sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng tới giá dầu trong thời gian tới,” ANZ Research cho biết.

OPEC và các đồng minh đã đồng ý hạn chế sản lượng dầu mỏ xuống 1,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến tháng 3/2020.

OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 xuống 0,98 triệu thùng/ngày, trong khi vẫn giữ nguyên dự tính tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2020 ở mức 1,08 triệu thùng/ngày, theo báo cáo mới nhất hàng tháng của OPEC.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50093048

 

Trung Quốc đòi đội bóng rổ Houston Rocket

sa thải người quản lý vì ủng hộ Hong Kong

Chính quyền Trung Quốc mới đây đã lên tiếng đòi Hiệp hội Bóng rổ Mỹ (NBA) phải đuổi việc người quản lý của đội bóng Houston Rockets sau khi ông này lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ ở Hong Kong. AFP trích lời Chủ tịch NBA, ông Adam Silver cho biết như vậy hôm 17/10.

Ông Adam Silver nói trong một thảo luận ở New York rằng chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu NBA phải đuổi việc ông Daryl Morey, nhưng đại diện NBA nói sẽ không bao giờ có chuyện đó, thậm chí cũng không có chuyện kỷ luật ông Daryl Morey.

Vào hồi đầu tháng này, ông Daryl Morey đã viết trên Twitter dòng “Đấu tranh cho tự do. Đoàn kết cùng Hong Kong”. Đoạn Twitter này được viết ngay trước chuyến đi của đội bóng rổ Los Angeles Lakers và Brooklyn Nets sang Trung Quốc để tham gia hai trận đấu. Sự việc đã khiến Trung Quốc ngưng phát sóng các trận đấu.

Khi được hỏi về phát biểu của ông Adam Silver mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho báo chí biết chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra các đề nghị như vậy.

Ông Adam Silver thừa nhận việc Trung Quốc ngừng phát sóng các chương trình của NBA và các công ty Trung Quốc ngừng quảng cáo với NBA gây ra những tổn thất lớn về tài chính cho NBA. Tuy nhiên ông cũng ủng hộ việc bảo vệ quyền tự do phát biểu ý kiến của ông Daryl Morey.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-demanded-firing-of-rockets-exec-nba-chief-10182019092036.html

 

Thủ đoạn mới thực hiện ý đồ

độc chiếm Biển Đông của TQ

Bên cạnh việc gia tăng các hoạt động xâm lấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, thời gian qua Trung Quốc sử dụng “một chiêu mới” nhằm khẳng định sự hiện diện của họ ở vùng biển của các nước phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Đó là việc bật tín hiệu nhận dạng tự động AIS của các tàu hải cảnh Trung Quốc khi hoạt động tại các vùng biển gần các bãi Luconia (Malaysia), Cỏ Mây và Scarborough.

Các nhà phân tích cho rằng các tàu thương mại trọng tải trên 300 tấn được yêu cầu phải mở tín hiệu AIS thường trực để tránh va chạm, nhưng đây không phải là điều bắt buộc đối với tàu quân sự hay chấp pháp, song Trung Quốc luôn làm để tất cả mọi người thấy rõ là tàu chấp pháp Trung Quốc đang hiện diện trong khu vực, qua đó khẳng định rằng vùng đó là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Báo cáo ngày 26/9/2019 của Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ cho biết theo số liệu theo dõi trong 1 năm qua (365 ngày) thì một tàu hải cảnh của Trung Quốc hoạt động gần bãi Luconia được ghi nhận phát sóng AIS 258 ngày, trong khi tàu ở bãi Cỏ Mây là 215 ngày, và bãi Scarborough là 162 ngày.

Trung Quốc muốn các nước trong khu vực biết được sự hiện diện của họ với tính toán rằng duy trì hiện diện ‘bán thường trực’ của cảnh sát biển đủ lâu, thì các nước trong khu vực sẽ phải chấp thuận sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc đối với khu vực này.

Thông qua triển khai tàu hải cảnh, Trung Quốc sẽ tạo ra sự hiện diện rõ rệt trên thực địa tại những vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông mà Trung Quốc áp đặt chủ quyền phi lý nhưng không có được những cơ sở đồn trú thường trực.

Trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 27/09/2019, ông Collin Koh, chuyên gia về hải quân thuộc Chương trình An ninh hàng hải tại trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam ở

Singapore, cho rằng hành động phô trương sự hiện hiện của các tàu hải cảnh là cách thức Trung Quốc áp đặt quyền tài phán của họ trong khu vực.

Các tàu chấp pháp Trung Quốc có kích cỡ lớn hơn tàu chấp pháp và thậm chí lớn hơn cả tàu quân sự của các nước láng giềng ven Biển Đông, được trang bị súng vòi rồng và các vũ khí nhỏ sẵn sàng thực hiện các hành động đe dọa đâm va, chèn ép, xua đuổi các tàu của các nước khác mà không cần sử dụng vũ lực gây sát thương. Với cách làm này, Trung Quốc không chỉ khẳng định được sự hiện diện thường xuyên của mình mà còn nhằm đẩy lùi hoạt động của tàu thuyền các nước khác ven Biển Đông ra khỏi các khu vực này.

Đây là “một chiêu mới” của Trung Quốc nhằm gia tăng quyền kiểm soát thực hiện ý đồ biến các khu vực hoàn toàn không có tranh chấp thuộc vùng biển của các nước thành khu vực tranh chấp.

Trong vụ việc nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 của Trung Quốc gây hấn ở khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc cũng đã sử dụng “chiêu bài” này. Các tàu Hải cảnh mà Trung Quốc triển khai cùng với tàu thăm dò Hải Dương địa chất 08 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam đã “cố ý” để lộ diện trên dữ liệu theo dõi hàng hải nhằm khẳng định chủ quyền.

Sau khi bồi đắp, mở rộng, quân sự hóa các cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, Trung Quốc đã dùng “chiêu bài” đưa tàu chấp pháp vào vùng biển các nước và chủ động phát tín hiệu AIS để khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc ở những nơi mà Trung Quốc không thể xây dựng các căn cứ cố định của họ. Những đồn điền quân sự mà Trung Quốc đã xây dựng trên các đảo nhân tạo (các cấu trúc Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực) trở thành nơi xuất phát cho các tàu chấp pháp của Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển của các nước ven Biển Đông.

Các nhà phân tích cho rằng số lượng phát tín hiệu AIS ở bãi Luconia và bãi Cỏ Mây thường xuyên hơn ở bãi Scarborough vì bãi Luconia vẫn đang nằm dưới sự quản lý của Malaysia và bãi Cỏ Mây vẫn đang nằm dưới sự quản lý của Philippines còn bãi Scarborough dường như đã nằm dưới sự “kiểm soát chặt chẽ” của Trung Quốc từ năm 2012 nên không nhất thiết phải phát tín hiệu nhận dạng vị trí của tàu như một cách tuyên bố chủ quyền.

Từ góc độ đó, có thể thấy việc nhóm tàu Hải Dương địa chất 08 và tàu chấp pháp Trung Quốc phát tín hiệu AIS khi hoạt động trái phép ở khu vực bãi Tư Chính liên tục trong hơn 3 tháng qua (chỉ có về bãi Chữ Thập 5-7 ngày để tiếp vận) là nằm trong tính toán này của Trung Quốc.

Khu vực bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được xác định dựa trên các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam đã xây dựng ở đây một số nhà giàn (DK1) để thực thi quyền quản lý của mình và đã cùng nhiều đối tác nước ngoài ký các hợp đồng hợp tác dầu khí ở khu vực này. Trung Quốc đang dùng “chiêu bài mới” này để dần dần tạo thành tình trạng kiểm soát “trên thực tế” của Trung Quốc buộc Việt Nam phải chấp nhận.

“Chiêu bài” mới này của Trung Quốc đang từng bước tạo thành “khuôn mẫu” và “thông lệ” ở Biển Đông càng làm rõ thêm âm mưu khống chế, độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Cách làm này hết sức nguy hiểm và đặt ra những thách thức lớn hơn cho các nước ven Biển Đông trong việc chống chọi với Trung Quốc.

Hy vọng giới chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu tiếp tục có những bài viết vạch trần thủ đoạn tinh vi này của những người cầm quyền ở Bắc Kinh để cộng đồng quốc tế nhận thức rõ về nguy cơ đe dọa từ Trung Quốc đối với hòa bình ổn định, tự do an ninh hàng hải trên các đại dương nói chung và Biển Đông nói riêng để cùng chung tay ngăn chặn.

http://biendong.net/bien-dong/30873-thu-doan-moi-thuc-hien-y-do-doc-chiem-bien-dong-cua-tq.html

 

Liệu “giấc mơ” thống nhất Đài Loan của Bắc Kinh

có thành hiện thực?

Vào thứ Năm (10/10), Đài Loan đã tổ chức kỷ niệm 108 năm Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc (1911-2019). Nhân sự kiện này, Đài Bắc thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của người dân Đài Loan và phủ nhận đề nghị của Bắc Kinh về “một quốc gia, hai chế độ”.

Đài Loan chọn ngày Quốc khánh là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương (10/10/1911), khởi phát cuộc cách mạng Tân Hợi khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung

Quốc (ĐCSTQ), Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã rút sang đảo Đài Loan vào năm 1949 và duy trì nền độc lập đến ngày nay.

Bên cạnh những uy hiếp về việc dùng vũ lực để thâu tóm Đài Loan, chính quyền Trung Quốc cũng vẽ ra một viễn cảnh về “một nhà nước, hai chế độ” với hy vọng Đài Loan đồng ý trở thành “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không dễ để chế độ cầm quyền ở Trung Quốc đạt được mục đích.

Phủ nhận ‘một nhà nước, hai chế độ’

Trong bài phát biểu kỷ niệm lần thứ 108 Quốc khánh Đài Loan, theo Nikkei, Tổng thống Thái Anh Văn đã thẳng thắn phủ nhận lời đề nghị theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh. Bà Thái tuyên bố rằng đề nghị này là “không thể chấp nhận được đối với 23 triệu người Đài Loan”.

Bài Thái nói: “Hồng Kông đang trên bờ vực hỗn loạn do sự thất bại của một quốc gia, hai chế độ”, mô hình mà Bắc Kinh cam kết đảm bảo cho Hồng Kông khi tiếp quản thành phố này từ Vương quốc Anh vào năm 1997.

Lời đề nghị “một quốc gia, hai chế độ” gần nhất mà Bắc Kinh chính thức gửi tới Đài Loan xuất hiện trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 2/1 tại Đại lễ đường Nhân dân, nhân kỷ niệm 40 năm Quốc hội Trung Quốc cho công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan”.

Tuy nhiên, Tổng thống Thái đáp lại: “Tôi muốn kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhìn thẳng vào thực tế về sự tồn tại của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan” và Trung Quốc nên “tôn trọng quan điểm nhất quán của 23 triệu người Đài Loan đối với tự do và dân chủ, phải sử dụng hòa bình, và sự tôn trọng để xử lý những khác biệt của chúng ta”.

Một lần nữa, hôm 10/10, bà Thái chỉ ra mối đe dọa Bắc Kinh. Bà nói: “Chính quyền Trung Quốc vẫn đang đe dọa áp đặt mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan. Các cuộc tấn công ngoại giao và ép buộc quân sự từ phía Trung Quốc thách thức nghiêm trọng sự ổn định và hòa bình của khu vực”.

Tuy nhiên, nữ Tổng thống Đài Loan khẳng định bà và chính phủ của bà không hề chùn bước trước Bắc Kinh. “Với tư cách là Tổng thống, tôi có trách nhiệm bảo vệ đất nước, đó là trách nhiệm cơ bản của tôi”, bà Thái tuyên bố và cam kết bảo vệ chủ quyền đất nước và bảo vệ môi trường tự do và dân chủ cho người dân.

Không đơn độc

Để tăng cường năng lực quốc phòng, Đài Loan chú trọng đầu tư cho quân sự. Mới đây nhất, Mỹ đã đồng ý bán cho Đài Loan lô vũ khí tân tiến trị giá hơn 2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, Đài Loan cũng chủ động mở rộng mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới để có thêm sự ủng hộ. Những động thái ngoại giao của Hoa Kỳ và Ấn Độ tuần qua chứng tỏ điều đó và thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không để Đài Loan phải đơn độc trong cuộc chiến chống lại cường quyền Bắc Kinh.

Taiwan News đưa tin, Hoa Kỳ đã cử Thượng nghị sĩ Ted Cruz tham gia Lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan hôm 10/10. Trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp ở Đài Bắc hôm Thứ Tư (9/10), ông Cruz bày tỏ sự ủng hộ đối với Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Đài, và ông lưu ý rằng Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Hoa Kỳ. Nghị viên Thượng viện Mỹ cũng khẳng định, mối quan hệ Mỹ-Đài là “đặc biệt quan trọng” trên cả hai khía cạnh kinh tế và quân sự. Ông Cruz cũng bày tỏ hy vọng sẽ thấy Đài Loan tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ trì.

Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ cam kết luôn đứng bên nền dân chủ của hòn đảo và “chống lại những nỗ lực làm suy yếu Đài Loan của Trung Quốc”.

Vào thứ Năm (10/10), Thượng nghị sĩ Cruz đã có cuộc hội kiến Tổng thống Thái Anh Văn. Ông Cruz chia sẻ, Đài Loan không chỉ quan trọng đối với châu Á mà còn quan trọng đối với thế giới, nhất là trong bối cảnh người dân Hồng Kông đang bị đàn áp, vì hòn đảo đã chứng minh được tính ưu việt của một xã hội tự do và dân chủ.

The Hill, hôm 9/10, đã cho đăng một bài viết với tựa đề “Quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan là điều cần thiết để chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”. Đáng chú ý, tác giả của bài viết là Bộ Trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp và Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner.

Trong bài viết này, hai quan chức Mỹ-Đài đã lên án những hành động quân sự ngang ngược làm phức tạp tình hình khu vực của Trung Quốc; đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan nhìn nhận sự của hiện diện của Đài Loan ở Thái Bình Dương và phản đối Bắc Kinh cản trở điều này.

Taiwan News cho hay, nhiều quan chức và học giả của chính phủ Ấn Độ, đại sứ Đức, Paraguay đã tham dự một bữa tiệc mừng Quốc khánh Đài Loan do Trung tâm Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc (TECC) tổ chức tại New Delhi vào đêm ngày 9/10. Bữa tiệc diễn ra chỉ ít giờ trước khi Tập Cận Bình đến thăm Ấn Độ. Điều này cho thấy quan chức Ấn Độ và các nước của thế giới tự do không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan, bất chấp thái độ của Trung Quốc.

Sẽ chỉ là mộng ảo?

Bắc Kinh đã sử dụng nhiều các chiêu trò để cưỡng buộc Đài Loan phải khuất phục, đặc biệt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Thái Anh Văn.

Tuy nhiên, việc Đài Loan vẫn đứng vững cho tới nay là một minh chứng cho thấy những chiêu trò của Bắc Kinh không đem lại kết quả nào đáng kể. Trong một bài viết trên SCMP hồi tháng Tư, nhà báo Deng Yuwen dự đoán rằng, ít nhất trong tương lai gần Bắc Kinh sẽ chưa thể làm gì được Đài Loan.

Nhà báo Yuwen dẫn ra 3 lý do để chứng minh cho dự đoán của mình. Theo đó, thứ nhất, quân đội Trung Quốc chưa phát triển tới tầm để đối đầu với sự can thiệp của quân lực Hoa Kỳ. Thứ hai, Trung Quốc đang vật lộn với cuộc thương chiến nên không còn “đầu óc” để phát động cuộc chiến quân sự. Thứ ba, ông Tập Cận Bình vẫn chưa củng cố xong cơ sở quyền lực của mình.

Nếu dựa theo phân tích của cây viết Yuwen để suy luận tiếp về thời gian nào Trung Quốc thống nhất được Đài Loan, thì sẽ rất khó để có câu trả lời vì đáp án chỉ có khi 3 câu hỏi sau được giải đáp. Thứ nhất, bao giờ khoa học công nghệ Trung Quốc phát triển bằng Mỹ khi hiện tại Bắc Kinh vẫn phải mua hoặc ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ. Thứ hai, bao giờ cuộc thương chiến kết thúc khi hai bên còn nhiều điểm chưa thống nhất. Cuối cùng, khi nào ông Tập củng cố được quyền lực tuyệt đối khi vẫn còn nhiều kẻ thù từ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” những năm gần đây.

Ngoài 3 lý do mà Yuwen chỉ ra, có thể thấy rằng, sự bất khuất và khát vọng tự chủ của người Đài Loan là một yếu tố làm Bắc Kinh phải cân nhắc trước khi nghĩ tới biện pháp mạnh để thống nhất. Bên cạnh đó, cuộc biểu tình chưa có hồi kết của người Hồng Kông thời gian qua, hay câu chuyện về Tây Tạng và Tân Cương cho thấy, nếu dùng vũ lực thì Bắc Kinh chỉ “cướp” được “phần xác” của một cộng đồng, còn “phần tinh thần” thì họ sẽ không bao giờ có được trừ khi họ từ bỏ hành vi “côn đồ” của mình.

Vậy nên, chiếc “thòng lọng một nhà nước, hai chế độ” mà Bắc Kinh muốn khoác lên cổ người Đài Loan sẽ rất khó làm được, và điều này cuối cùng chỉ là giấc mộng của “chế độ côn đồ” mà thôi.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/30887-lieu-giac-mo-thong-nhat-dai-loan-cua-bac-kinh-co-thanh-hien-thuc.html

 

TQ đổi giọng, xác nhận

“cùng lập trường” với Mỹ về thương mại

Sau những động thái ban đầu dè chừng về kết quả đàm phán thương mại với Mỹ trong tuần qua, Bắc Kinh đã chính thức xác nhận “cùng lập trường” với những tuyên bố tích cực của Tổng thống Mỹ Donald Trump về một “thỏa thuận giai đoạn 1” nhằm trì hoãn cuộc chiến thương mại đã kéo dài suốt 15 tháng qua.

Ông Trump tuần trước loan báo các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc cơ bản đã đồng thuận về một thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong đó Trung Quốc sẽ mua ngay lập tức 50 tỷ USD nông sản Mỹ, đổi lại Mỹ sẽ hoãn tăng thuế vào ngày 15/10.

Phản ứng ban đầu của Trung Quốc là khá dè chừng, với việc truyền thông nhà nước đang bài cảnh báo rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ đánh đổi các nguyên tắc của mình”, và rằng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ có chịu nhượng bộ hay không.

Tuy nhiên tới hôm 15/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cùng suy nghĩ” với Washington về thương mại và sẽ tăng cường việc mua nông sản của Mỹ.

Khi được hỏi rằng 2 nước có đồng ý về mức độ của tiến triển sau 2 ngày đàm phán cấp cao ở Washington cuối tuần trước hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói:

“Trung Quốc và Mỹ có cùng suy nghĩ và không có khác biệt nào trong lập trường về việc đạt một thỏa thuận thương mại.

Thỏa thuận thương mại này sẽ mang một ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, và nó sẽ có lợi cho thương mại và hòa bình thế giới”.

Ông Cảnh cũng xác nhận thêm rằng Trung Quốc sẽ tăng cường mua nông sản Mỹ, một vấn đề mà Bắc Kinh luôn né tránh, theo SCMP.

“Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua nông sản Mỹ một cách độc lập, phù hợp với nhu cầu trong nước từ đầu năm nay”, ông Cảnh nói.

“Các phi vụ này bao gồm 20 triệu tấn đậu nành, 700 nghìn tấn thịt lợn, 700 nghìn tấn cao lương, 230 nghìn tấn bột mỳ và 320 nghìn tấn cotton”, ông Cảnh nói mà không nhắc đến con số của những năm trước.

Trước khi thương chiến bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái, Mỹ là nước xuất khẩu đậu nành lớn nhất tới Trung Quốc, trung bình từ 30 triệu đến 35 triệu tấn một năm, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.

Sau khi thương chiến nổ ra, Trung Quốc chủ định dựng hàng rào thuế quan nhắm đến sản phẩm của những nông dân Mỹ, vốn là lực lượng ủng hộ ông Trump trung thành. Tổng thống Mỹ một mặt thúc giục Trung Quốc mua trở lại nông sản Mỹ, một mặt chuyển hàng chục tỷ USD tiền thuế nhập khẩu thu được do đánh thuế hàng Trung Quốc để trợ cấp cho nông dân Mỹ bị ảnh hưởng.

Hôm thứ Sáu tuần trước, ông Trump nói Trung Quốc đã đồng ý mua tới 50 tỷ USD nông sản Mỹ – gấp đôi con số 24 tỷ USD sản phẩm nông trại của Mỹ mà Trung Quốc đã nhập vào cả năm 2017. Tuy nhiên Trung Quốc không có phản ứng xác nhận hay chối bỏ tuyên bố này ngay lập tức.

Cam kết này, cộng với các vấn đề tài chính và bảo vệ tài sản trí tuệ nằm trong cái mà ông Trump ca ngợi là “thỏa thuận giai đoạn 1 có giá trị lớn lao”, kết quả của 2 ngày làm việc của các nhà đàm phán hai nước. Cho dù vậy, bất kỳ tình huống nào cũng có thể xảy ra do thỏa thuận này cần 3-4 tuần mới có thể hiện thực hóa trên giấy tờ và Trung Quốc có thể “lật lọng” như hồi tháng 5 khiến đàm phán đổ bể.

Trong quá khứ, Trung Quốc từng cam kết mua nhiều hàng hóa của Mỹ để trì hoãn thương chiến tăng mạnh. Nhưng trong tháng 7, ông Trump cáo buộc Trung Quốc chần chừ không chịu thực hiện các cam kết này và tăng thuế lên một loạt các mặt hàng của Trung Quốc.

Tuy nhiên lần này, Trung Quốc có nhiều thứ để mất hơn nếu tiếp tục làm ông Trump tức giận.

Thứ nhất, thỏa thuận giai đoạn một không động chạm đến các vấn đề “nguyên tắc” của giới lãnh đạo Trung Quốc, như trợ cấp công nghiệp và luật hóa tội ăn cắp tài sản trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ, Bắc Kinh có thể trì hoãn thương chiến mà không phải lo sợ sự thay đổi đe dọa quyền lực độc tôn của mình.

Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng xấu nhất trong nhiều năm qua với khả năng tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 6%, xuất, nhập khẩu đều suy giảm trong khi tỷ lệ lạm phát tăng mạnh bất chấp chính sách phá giá đồng tiền và bơm tiền kích cầu nền kinh tế. Trung Quốc sẽ chìm vào suy thoái nhanh hơn nếu ngành xuất khẩu tiếp tục phải nhận “đòn thuế” mới của Mỹ. Ngoài ra việc nhập thêm lượng lớn nông sản Mỹ cũng giúp giải quyết tình trạng thiếu thịt lợn trầm trọng trong nước của Trung Quốc.

Tạp chí Asia Nikkei của Nhật Bản nhận định: “Giới diều hâu tại Trung Quốc không hài lòng với thỏa thuận một phần này. Bắc Kinh vẫn kiên quyết rằng họ không chấp nhận thỏa hiệp các vấn đề liên quan đến nguyên tắc quốc gia, ngoài ra lệnh cấm của Mỹ lên Huawei vẫn chưa được giải quyết”.

Tuy nhiên, Trung Quốc cùng lắm sẽ chỉ “câu giờ” được vài tuần, bởi ông Trump khẳng định ông sẽ không từ bỏ các vấn đề cốt lõi khiến ông khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc: Ăn cắp công nghiệp và các hoạt động thương mại bất công của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ khẳng định rằng ngay sau khi ông và ông Tập ký duyệt thỏa thuận giai đoạn một, giai đoạn hai sẽ ngay lập tức được tiến hành. Rốt cuộc, mâu thuẫn thương mại cơ bản của hai nước vẫn chưa có lối thoát, trong khi hàng rào thuế quan của cả hai bên vẫn còn nguyên giá trị và các khoản phạt thuế mới của ông Trump vẫn treo lơ lửng trên đầu Bắc Kinh.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/30916-tq-doi-giong-xac-nhan-cung-lap-truong-voi-my-ve-thuong-mai.html

 

Ngoại trưởng Malaysia: ‘Malaysia cần sẵn sàng

cho tình huống xấu trên biển Đông’

Hôm 17/10, Ngoại trưởng Malaysia, ông Saifuddin Abdullah phát biểu trước Quốc hội nước này rằng, cần nâng cao năng lực của hải quân để chủ động ứng phó với những tình huống xấu trên biển Đông, theo Reuters.

Dầu khí Biển Đông: Malaysia cũng bị TQ ‘ngăn trở’

TQ nói Hoa Kỳ ‘vu khống’ về Biển Đông

Nước này lâu nay vẫn theo đuổi và thúc đẩy chính sách phi quân sự hóa khu vực đang xảy ra tranh chấp trên biển Đông.

Ngoại trưởng Malaysia, ông Saifuddin Abdullah nói rằng, Malaysia có thể ra thông cáo phản đối nhưng nước này sẽ thất thế trong trường hợp xảy ra xung đột nếu thiếu sự đầu tư cho lực lượng hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển.

Ông Saifuddin nhấn mạnh là, các lực lượng hải quân của Malaysia sẽ được nâng cấp để đối phó với việc lực lượng hải cảnh của Trung Quốc hiện diện gần như 24/24 giờ quanh bãi cạn Nam Luconia, ở ngoài khơi bang Sarawak, phía đông Malaysia.

“Các tàu hải quân thuộc Hải quân Hoàng gia Malaysia nhỏ hơn các tàu Hải cảnh Trung Quốc,” ông Saifuddin nói trước quốc hội nước này trong phần chất vấn.

“Chúng ta không muốn [xung đột] xảy ra, nhưng lực lượng hải quân của chúng ta… cần được nâng cấp để chúng ta có thể quản lý tốt hơn vùng biển của mình trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các nước lớn ở vùng Biển Đông”, ông nói.

Lâu nay, tuy chỉ trích những yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng Malaysia ít lên tiếng về các tranh chấp ở vùng biển này, nhất là sau khi Trung Quốc đã bơm hàng tỉ đô la vào các dự án cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thủ tướng Malaysai, ông Mahathir Mohamad cũng từng cho biết, nước này quá nhỏ bé để đứng vững trước một cường quốc châu Á, ngay cả khi các tàu Trung Quốc khảo sát dầu khí trên vùng biển của Malaysia mà chưa được nước này chấp nhận.

Chẳng hạn, hồi tháng Bảy năm nay, tàu Haijing 35111 trực thuộc Cảnh sát biển Trung Quốc, đã tuần tra quanh cụm bãi cạn Luconia, phía nam quần đảo Trường Sa từ ngày 10 đến 27/5, gồm một lô dầu khí được cấp phép cho công ty Sarawak Shell.

Khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến khu vực này, tàu hải cảnh Trung Quốc chạy quanh khiêu khích, “tiếp cận trong phạm vi 80 mét”, theo Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI).

Cũng trong bài phát biểu nói trên, ông Saifuddin cho biết, Malaysia sẽ tiếp tục thúc đẩy quan điểm phi quân sự hóa Biển Đông tại diễn đàn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để từ đó, có cách tiếp cận thống nhất nhằm đối phó với các cường quốc.

“Biển Đông không nên trở thành điểm nóng xung đột giữa các quốc gia. Chúng tôi nhất quán với quan điểm trên tại các diễn đàn quốc tế như ASEAN, nơi chúng tôi đưa ra quan điểm tự kiềm chế và phi quân sự hóa ở Biển Đông,” ông nói.

Malaysia cắt hình ảnh ‘đường lười bò’ trong phim Abominable

“Người Tuyết bé nhỏ” và “Ròm” – nghịch lý kiểm duyệt ở VN

Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’

Biển Đông: Một mình chống lại Đường Lưỡi bò

Trong một diễn biến khác có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban kiểm duyệt phim Malaysia yêu cầu cắt bỏ phân cảnh có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ phi pháp trong phim Abominable (tựa Việt: Everest: Người Tuyết bé nhỏ).

Reuters dẫn lời ông Mohamad Zamberi Abdul Aziz, Chủ tịch Ủy ban Kiểm duyệt phim Malaysia cho biết, “phim hoạt hình có tựa đề Abominable được chấp thuận khởi chiếu ở Malaysia với điều kiện bản đồ gây tranh cãi phải bị xóa bỏ.”

Trước đó, tại Philippines, Ngoại trưởng nước này Teodoro Locsin cũng kêu gọi cắt bỏ các phân cảnh có xuất hiện ‘đường lưỡi bò’ trong Abominable sau khi phim này đã bị rút khỏi rạp tại Việt Nam.

Phim hoạt hình Abominable đã bị ngưng chiếu tại các rạp ở Việt Nam nhưng chỉ sau khi một số khán giả xem phim phát hiện rằng phim có cài cắm bản đồ ‘đường lưỡi bò’ vào khuôn hình.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50093468