Tin khắp nơi – 11/10/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/10/2019

Trump lạc quan về đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Tổng thống Mỹ Donald Trump nghe có vẻ lạc quan vào cuối ngày đầu tiên của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Washington DC.

“Chúng tôi đã có một cuộc đàm phán rất, rất tốt với Trung Quốc”, ông nói với các phóng viên sau khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Các cuộc đàm phán đã bắt đầu trong bối cảnh căng thẳng trở lại, khi Mỹ đưa vào danh sách đen 28 thực thể Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền.

Thị trường châu Á theo sau Phố Wall nhích cao hơn sau những bình luận của ông Trump.

Các cuộc đàm phán này là đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên trong hơn hai tháng.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã gặp Phó Thủ tướng Liu He và các quan chức Trung Quốc khác.

“Phía Trung Quốc đã rất chân thành, sẵn sàng hợp tác với Mỹ về cân bằng cán cân thương mại, tiếp cận thị trường và bảo vệ nhà đầu tư”, ông Liu nói với hãng tin Tân Hoa Xã.

Tổng thống Trump nhắc lại kế hoạch gặp ông Liu tại Nhà Trắng vào thứ Sáu.

Các báo cáo trước đó cho thấy phái đoàn Trung Quốc có thể rời đi sau ngày đàm phán đầu tiên.

Microsoft: Ngừng nghiên cứu ở TQ sẽ ‘gây tổn thương’

Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ

Đầu tuần trước, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen 28 thực thể Trung Quốc mà họ cho là “liên quan” đến vi phạm nhân quyền và áp đặt các hạn chế visa cho các quan chức chính phủ Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã tố cáo hành động giới hạn visa và cho biết các cáo buộc của Mỹ về vi phạm nhân quyền là “cái cớ giả tạo” để can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc.

Mặc dù nhiều thực thể trong danh sách đen là các cơ quan an ninh của chính phủ, tám công ty có tên bao gồm một số công ty hàng đầu của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo.

Danh sách đen có thể hạn chế không cho các công ty này được dùng các mạch điện tử của Hoa Kỳ mà hiện nhiều sản phẩm và dịch vụ của họ đang dựa vào.

Các nhóm nhân quyền và Liên Hợp Quốc cho biết Trung Quốc đã tập họp và giam giữ hơn một triệu người Uighurs và các nhóm thiểu số Hồi giáo chủ yếu khác trong các trại giam ở tỉnh Tân Cương.

Trung Quốc khẳng định đó là nhưng “trung tâm đào tạo nghề” nhằm ngăn chặn khủng bố, thúc đẩy hội nhập vào xã hội Trung Quốc và cung cấp việc làm.

Mặc dù các quan chức đang có những nhận định tích cực về cuộc đàm phán, nhưng ít ai mong đợi nhiều tiến bộ.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang tìm kiếm một thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại”, Einar Tangen, cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Trung Quốc, nói.

“Tại thời điểm này, không rõ là sẽ có bất kỳ đột phá nào không. Quan điểm của Bắc Kinh là họ sẽ không bao giờ cho phép chính sách của Trung Quốc được thực hiện ở Washington DC.”

Suy thoái kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào?

Thương chiến Mỹ Trung sẽ đi về đâu?

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị kẹt trong một cuộc cãi vã thương mại kéo dài về nhiều vấn đề khác nhau.

Trong 15 tháng qua, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp thuế lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la của nhau.

Hoa Kỳ đòi tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ phải được bảo vệ, và chấm dứt cả hành vi trộm cắp trên mạng và chính sách đòi chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc.

Họ cũng muốn Trung Quốc giảm trợ cấp công nghiệp và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50010258

 

Donald Trump

và 2 năm chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Tương lai về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương dựa trên tính chính đáng mà Washington có được thông qua mạng lưới liên minh trong khu vực. Tuy nhiên, do một số biện pháp, uy tín Hoa Kỳ với các đối tác châu Á ngày càng giảm.

Trên đây là nhận định trong bài viết “Đánh giá 2 năm chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Donald Trump” của hai tác giả Elliot Silverberg và Matthew Sullivanđăng trên trang mạng The Diplomat ngày 01/10/2019. RFI trích lược bài viết.

Theo một nghiên cứu mới đây tại Đông Nam Á, 59,1% số người được hỏi tin rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, 21,2% cho rằng Washington vẫn giữ nguyên được ảnh hưởng và 68% nhận định sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã suy giảm. Vào thời mà các đối tác thương mại và an ninh của Mỹ phát triển nhanh nhất đều là các nước châu Á, thì độ tin cậy của Washington tại Ấn Độ-Thái Bình Dương đang là một câu hỏi mở. Tùy theo tình hình, các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực có thể sẽ không còn duy trì cam kết hoặc ngược lại sẽ mở rộng phạm vi cam kết hợp tác.

Tuy nhiên, cần lưu ý là chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở của chính quyền Trump là nhằm bổ sung cho chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á. Theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về chủ đề này hồi tháng 06/2019, chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ xoay quanh việc tăng cường tham gia đồng thời phát triển kinh tế, hợp tác an ninh và tiềm lực. Những mục tiêu này phù hợp với hướng chiến lược trước đây trong khu vực. Hơn nữa, sự cân bằng thương mại, an ninh và quản lý trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương cũng phù hợp với cách tiếp cận của các đối tác chủ chốt như Nhật Bản và Úc.

Tuy nhiên, cho tới nay, bất chấp những nỗ lực của Donald Trump, các đối tác trong khu vực dường như không còn tích cực cam kết xây dựng một vùng tự do và cởi mở. Theo hai tác giả Elliot Silverberg và Matthew Sullivan,vấn đề bắt nguồn từ sự khác biệt ngày càng lớn trong cách nhìn nhận giữa Hoa Kỳ và Châu Á.

Về kinh tế và an ninh, việc Washington ngày càng tăng cường chính sách bảo hộ mậu dịch chống lại các đồng minh truyền thống, có các chính sách loại trừ những đối thủ chiến lược và thái độ không chấp nhận bị ràng buộc trước các thách thức toàn cầu, chẳng hạn biến đổi khí hậu, đang làm biến đổi quan điểm quốc tế về cam kết cho sự thịnh vượng chung.

Về mặt quản lý, những nỗ lực của Washington – nhằm thúc đẩy nhà nước pháp quyền, tính minh bạch, trách nhiệm, nhân quyền và xã hội dân sự – đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ các chế độ toàn trị nhiều nơi trên thế giới, vốn đã nhận ra rằng nhờ các công nghệ mới, chưa bao giờ việc kiểm soát xã hội lại dễ đến như vậy.

Về lý thuyết, các chuẩn mực và giá trị mà Mỹ ủng hộ góp phần tạo ra trật tự khu vực an toàn và vững mạnh hơn, cũng như các mối lo ngại về an ninh đối với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, các thách thức lớn về môi trường và tài nguyên ở các khu vực đang phát triển như Nam Á và Đông Nam Á, sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác với Mỹ.

Tuy nhiên, khách quan mà nói thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy giảm phần nào so với các cường quốc đang lên như Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà hoạch định quân sự Mỹ nhận ra Washington đã thiếu chuẩn bị so với Trung Quốc và Nga.

Chương trình Asia EDGE, Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương, Đạo luật BUILD và các sáng kiến ​​khác gần đây của Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính lên tới 26 nghìn tỷ đô la cho châu Á tính đến năm 2030 thúc đẩy hoạt động trợ giúp phát triển về trình độ lao động, nhưng phương pháp tiếp cận của Hoa Kỳ nói chung bị hạn chế do nguồn lực và sự phối hợp giữa các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân có giới hạn.

Việc chính quyền Trump tấn công liên tục vào các chuẩn mực tự do mậu dịch, coi thường các định chế quốc tế và các sáng kiến ​​đa phương, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định khí hậu Paris, càng cho thấy rõ Washington đang thiếu một chính sách hợp lý.

Ngay cả việc Trump miễn cưỡng sớm chỉ trích một số quốc gia như Miến Điện và Philippines về các vi phạm nhân quyền tại các nước này, cũng như việc trong vòng chưa đầy ba năm có ba cố vấn an ninh quốc gia ra đi, cũng cho thấy rõ sự lúng túng của chính quyền trong các quyết sách về đối ngoại và an ninh quốc gia.

Trong khi đa phần người Mỹ vẫn ủng hộ các cam kết và các hoạt động giao thương, thì đặc biệt là trong số cử tri trẻ tuổi, có nhiều người quan tâm tới các liên minh và muốn hạn chế ảnh hưởng của các đối thủ lớn như Trung Quốc và Nga.

Với sự dịch chuyển liên tục của ngành sản xuất Hoa Kỳ do nhân công giá rẻ ở châu Á và các công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo, người Mỹ ngày càng ủng hộ những người phản đối chính sách đối ngoại không có lợi cho Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng niềm tin này được minh họa bằng việc đảng Cộng Hòa ngả theo tư tưởng “Nước Mỹ là trên hết” của Donald Trump ; một số ứng viên phe Dân chủ muốn một chính sách đối ngoại bảo thủ hơn …

Với những đường hướng vĩ mô này, một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ là giải quyết được những kỳ vọng của nước ngoài về cam kết của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ – Thái Bình Dương, ngay cả khi sự chú ý của Washington đối với Trung Quốc ngày càng đổi khác, do tương quan sức mạnh với Trung Quốc đã thay đổi.

Mối quan tâm và tư tưởng giao dịch không thường xuyên mà Trump áp dụng với các nước đối tác và đối thủ cạnh tranh đã gây ra hậu quả cho việc quản lý liên minh của Hoa Kỳ ở Châu Á. Chẳng hạn thái độ ngập ngừng của chính quyền Trump khi can thiệp công khai vào những bất đồng chính trị giữa Tokyo và Seoul đã tạo cơ hội cho Trung Quốc can thiệp.

Thao hai tác giả, sự suy thoái trong quan hệ Nhật – Hàn gần đây có thể là do các sai lầm ngoại giao của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, vào năm 2015, chính quyền Obama đã gây phẫn nộ cho xã hội dân sự Hàn Quốc khi phản đối việc Seoul chống lại Nhật Bản trong hồ sơ “gái giải sầu”, coi đó là một mưu đồ rẻ tiền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Washington không phải gánh trách nhiệm hàn gắn những rạn nứt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Mỹ hoàn toàn có thể giúp hai bên giải quyết các bất đồng.

Các nước Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, với vị trí địa lý quan trọng về quân sự và thương mại, cũng do dự về quan điểm “tự do và cởi mở”. Mặc dù các nước ASEAN, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí cả Pakistan đều phản đối chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc nhằm mở rộng tuyến vận tải hàng hải đến tận Trung Đông và châu Phi, nhưng sự lệ thuộc vào các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Bắc Kinh khiến những nước này phải chọn cách trả lời linh hoạt và mơ hồ – vừa xoay trục khỏi Washington lại vừa hướng về Washington.

Hệ quả là khu vực có nguy cơ trở nên bất ổn hơn, nên trước tiên các quốc gia buộc phải đáp ứng nhu cầu của chính họ mà không theo một trật tự dựa trên các quy tắc gắn kết chặt chẽ.

Ở Biển Đông, trước những hành động khiêu khích không tương xứng của Trung Quốc, ASEAN vẫn cảnh giác về những hạn chế của Hoa Kỳ. Nhiều lãnh đạo, chẳng hạn tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, lo ngại phụ thuộc quá nhiều vào một cường quốc xa xôi mà các nhà phân tích quân sự trong khu vực ngày càng nghi ngờ.

Các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc càng không có lợi cho Hoa Kỳ. Việc Bắc Kinh yêu cầu hạn chế các cuộc tập trận quân sự chung với các cường quốc bên ngoài – nếu được chấp nhận – sẽ làm suy yếu các nỗ lực của ASEAN trong việc duy trì vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Tình hình ở Nam Á cũng tương tự. Các cuộc giao tranh biên giới gần đây giữa Ấn Độ với Trung Quốc và xung đột giữa Ấn Độ với Pakistan tại Jammu – Cachemire đã khiến Ấn Độ ngả sang hợp tác quân sự mở rộng và chia sẻ thông tin tình báo với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc Donald Trump chỉ trích Ấn Độ về chủ nghĩa bảo hộ thương mại và có thái độ ngập ngừng trước những cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại thúc đẩy chính quyền New Delhi phải đề phòng.

Vì chính quyền Washington luôn ám ảnh về cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt với Trung Quốc, Hoa Kỳ bị nhiều nước châu Á vừa và nhỏ chỉ trích là đang xa rời và vô cảm với họ.

Sự lo lắng này là một sai lầm. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách của Châu Á và Hoa Kỳ có thể ngày càng tỏ ra đơn độc khi tập trung vào Trung Quốc, nhưng người Mỹ thường hướng tới một viễn cảnh rộng lớn trong khu vực. Công chúng Hoa Kỳ ít bận tâm về Trung Quốc hơn so với chính quyền Washington. Thái độ lạc quan của họ là do gần đây Hoa Kỳ có mức độ hợp tác cao với Ấn Độ – Thái Bình Dương về nhiều mặt.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn có thể làm tốt hơn để cho thấy những nỗ lực của họ trong khu vực không hoàn toàn chỉ là nhằm chống lại Bắc Kinh. Trong bối cảnh những tác động của Trung Quốc đối với khu vực không phải đều mang tính tiêu cực, thì chính quyền Trump có thể làm nhiều hơn để hướng chính sách phát triển tới nơi mà các nguyên tắc quản lý bền vững và toàn diện trở thành bài thực hành chung.

Triển vọng mở rộng này sẽ đặc biệt có ý nghĩa cho những nỗ lực của Hoa Kỳ và đồng minh trong việc tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng và nâng cao năng lực của các nước như Việt Nam và Cam Bốt, vốn bị xem là những con tốt về địa chính trị thời Chiến Tranh Lạnh. Quả thực là phản ứng của Washington về các tranh chấp phức tạp liên quan đến nước của các quốc gia ở hạ nguồn sông Mê Kông với các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, vốn liên quan đặc biệt đến các tác hại về môi trường và kinh tế của các dự án đập thủy điện, có thể đóng vai trò như một thước đo sự ủng hộ của Mỹ trong khu vực này.

Trong bối cảnh địa chính trị đa dạng và có nhiều xáo trộn của Ấn Độ – Thái Bình Dương, con đường hướng đến cách quản lý tốt sẽ còn nhiều khó khăn. Nhưng xét về dài hạn, sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở Châu Á có thể thuyết phục được các quốc gia, vốn hoài nghi về một hệ thống dựa trên quy tắc, tạo điều kiện để ổn định chính trị và phát triển kinh tế bền vững.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191011-donald-trump-va-2-nam-chien-luoc-an-do-thai-binh-duong?xtor=EPR-300-[Quotidienne]-20191011-[contenu]-1177140254985

 

Ngũ Giác Đài điều thêm quân tới Ả Rập Saudi

Tin Washington DC – Theo bản tin hôm thứ Sáu, 11 tháng 10, từ CNN, Ngũ Giác Đài sẽ điều thêm khoảng 1,500 quân tới Ả Rập Saudi, theo yêu cầu của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Trung Đông, và một phần cũng vì Hải quân Hoa Kỳ không thể điều hàng không mẫu hạm đến đây để ngăn chận nguy cơ tấn công từ Iran.

Việc Hoa Kỳ tăng quân ở Trung Đông diễn ra ngay sau khi Tổng Thống Donald Trump ra lệnh rút quân khỏi vùng đông bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd, vốn là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo. Ngũ Giác Đài cho biết lực lượng được điều tới Ả Rập Saudi sẽ bao gồm cả 2 phi đội chiến đấu cơ, 1 phi đội viễn chinh, 2 hệ thống hỏa tiễn Patriot, và 1 hệ thống hỏa tiễn THAAD. Trong thông cáo báo chí, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Jonathon Hoffman cho biết Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper đã thông báo với Thái Tử Muhammad bin Salman, cũng là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ả Rập Saudi, về việc điều quân. Tính chung với các đợt điều quân trước đây, Hoa Kỳ đã gởi thêm 3,000 binh sĩ tới Saudi trong vòng 1 tháng qua. Tính từ tháng 5 đến nay, Hoa Kỳ đã điều thêm 14,000 quân tới khu vực Trung Đông. Hàng không mẫu hạm USS Harry Truman, vốn được lên lịch sẽ đến Trung Đông trong vài tuần tới, đã không thể thực hiện hành trình do bị hư mạng điện.

Hàng không mẫu hạm đang có mặt trong khu vực, chiếc USS Abraham Linlcon, lại đã có lịch trình mới và sẽ kết thúc nhiệm vụ trong vài ngày tới. Điều này khiến Ngũ Giác Đài phải nhanh chóng đưa thêm quân tới khu vực, để bù vào năng lực chiến đấu của các hàng không mẫu hạm.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-dieu-them-quan-toi-a-rap-saudi/

 

Nhiều thành viên Cộng Hòa Hạ Viện

tìm cách trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì tấn công Kurd

Tin từ WASHINGTON, Hoa Kỳ – Vào hôm thứ Năm (10/10), hai mươi chín thành viên của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ đưa ra luật để áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Hành động này thể hiện rõ sự bất mãn của họ đối với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng người Kurd ở Syria.

Theo tin từ Reuters, một ngày sau khi các thành viên đảng Cộng hòa và Dân chủ công bố đạo luật tương tự tại Thượng viện, các nhà lập pháp tại Hạ Viện – bao gồm nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa Kevin McCarthy, thành viên Đảng Cộng hòa Whip Steve Scalise và các nhà lãnh đạo đảng khác – cho biết họ muốn đưa ra phản ứng mạnh mẽ trước hành động xâm lược của Ankara. Hiện vẫn chưa rõ khả năng đạo luật này được thông qua tại  Hạ viện do đảng Dân Chủ kiểm soát.

Vào hôm Chủ Nhật (6/10), tổng thống Donald Trump đột ngột thay đổi chính sách, quyết định rút lực lượng Hoa Kỳ khỏi vùng đông bắc Syria. Hành động này dọn đường để Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công qua biên giới. Vào hôm thứ Tư và thứ Năm, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng bắt đầu cuộc tấn công, áp đảo lực lượng dân quân người Kurd, những đồng minh chiến đấu bên cạnh lực lượng Hoa Kỳ chống lại phiến quân ISIS. Cuộc tấn công giết chết hàng chục người và buộc hàng ngàn người phải di tản.

Một số thành viên Đảng Cộng hòa kịch kiệt chỉ trích quyết định của tổng thống Donald Trump. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/nhieu-thanh-vien-cong-hoa-ha-vien-tim-cach-trung-phat-tho-nhi-ky-vi-tan-cong-kurd/

 

Google gỡ bỏ game về người biểu tình Hong Kong

Google gỡ bỏ khỏi cửa hàng app store của mình một trò chơi điện tử dành cho điện thoại di động theo đó cho phép người chơi vào vai người biểu tình Hong Kong.

Hãng công nghệ khổng lồ nói app này vi phạm chính sách chống kiếm tiền từ các cuộc xung đột, và quyết định được đưa ra không phải do có yêu cầu rút bỏ từ phía nào.

Một số công ty chuyên về game đã thiết kế trò chơi liên quan đến biểu tình Hong Kong.

Apple bị cho là gỡ bỏ ứng dụng định vị cảnh sát vì áp lực Bắc Kinh

Kêu gọi tẩy chay Call of Duty vì Hong Kong

South Park “xin lỗi đểu” TQ sau khi bị chặn

Giới trẻ TQ chơi chữ hiểm hóc chống kiểm duyệt

Nhiều hãng ngại đụng chạm tới người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng các hãng cũng bị giới game thủ chỉ trích là không đảm bảo tự do ngôn luận.

Trò chơi có tên Cách mạng Thời đại Chúng ta (Revolution of Our Times) cho phép người dùng vào vai người biểu tình Hong Kong.

Giống như người biểu tình trong đời thực, người chơi game này có thể mua đồ bảo hộ và vũ khí, và cũng có thể bị bắt, thậm chí bị dẫn độ sang Trung Quốc.

Nhằm vào các công ty

Các cuộc biểu tình ở Hong Kong bắt đầu nổ ra từ tháng Sáu, phản đối dự luật dẫn độ, là dự luật khiến nhiều người lo sợ là sẽ làm suy yếu sự độc lập tư pháp của thành phố, và đe dọa tới giới bất đồng chính kiến.

Chính quyền Trung Quốc lên án các cuộc biểu tình, và truyền thông chính thống thường chỉ trích các công ty hải ngoại là đã hậu thuẫn người biểu tình.

Người biểu tình thì nhắm vào các công ty mà họ cho là ủng hộ Bắc Kinh.

Nhiều công ty lo là sẽ đụng chạm tới khách hàng Trung Quốc, hoặc đụng chạm tới chính quyền, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng tới doanh số ở thị trường khổng lồ này.

Theo hãng nghiên cứu thị trường trò chơi điện tử Newzoo, thị trường toàn cầu của ngành này là 152,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc chiếm 36,5 tỷ, và Mỹ chiếm 36,9 tỷ.

Google nói game bị rút khỏi kệ hàng vì vi phạm chính sách của Google Play.

Google nói họ từng rút các app kiếm tiền từ các sự kiện lớn khác như động đất, khủng hoảng, tự vẫn và xung đột.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-50019199

 

Cháy rừng Los Angeles lan rộng 4,700 acres,

buộc thung lũng San Fernando phải di tản khẩn cấp

Tin từ Los Angeles, California – Một giờ sau khi lửa bùng phát ở khu dân cư quận Riverside  thiêu rụi một khu nhà di động, một cơn gió mạnh tiếp tục khiến cháy rừng ở San Fernando lan rộng đến 4,7000 acres xuyên đêm. Các viên chức cứu hỏa ghi nhận một người tử vong vào sáng nay.

Sáng thứ Sáu (11/10/2019) 13,000 căn nhà được lệnh bắt buộc di tản ở Thung lũng San Fernando, một phần xa lộ và ít nhất 10 trường học phải đóng cửa. CBS News cho biết vài tiếng sau, lửa bùng phát ở Sylmar, phía bắc trung tâm San Fernando Valley. Sở cứu hỏa Los Angeles cho biết ngọn lửa đã lan từ 60 acres đến hơn 4,700 acres. Sáng sớm thứ Sáu (11/10/2019), phần lớn thung lũng với 13,000 gia đình đã được lệnh di tản, bao gồm khu dân cư Porter Ranch và một phần Sylmar. Khoảng 100,000 người ở khu vực buộc phải di tản. Chính quyền cho biết lửa bắt nguồn từ việc một xe rác đổ rác đang được đốt nhưng lửa nhanh chóng cháy lan, chứ không phải do lưới điện dù các công ty điện lực đã bắt đầu cắt điện từ thứ Năm (10/10/2019) để ngăn nguy cơ hỏa hoạn. Công ty điện lực SCE vẫn chưa cắt điện ở Calimesa nhưng vẫn có thể cắt nếu cần thiết trong tuần này, PG&E đã hồi phục điện cho hơn một nửa trong số 738,000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi việc cắt điện trước đó vì lý do an toàn.

Nhiều cư dân California kể cả thống đốc Gavin Newsom chỉ trích hành động cắt điện của PG&E. PG&E trả lời NBS News rằng việc cắt điện được đưa ra kế hoạch nhằm bảo đảm an toàn từ trước, khách hàng sẽ không được bồi thường cho gián đoạn công việc kinh doanh, nhà cửa hay thực phẩm và thuốc men bị hư hỏng. Ông Newsom cho rằng khách hàng nên được bồi thường và ông đang thảo luận với các công ty.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/chay-rung-los-angeles-lan-rong-4700-acres-buoc-thung-lung-san-fernando-phai-di-tan-khan-cap/

 

Chính phủ Trump ban hành nhiều quy định

để giảm diện di dân hợp pháp

Tin Washington DC – Vào đầu năm nay, Bộ Ngoại Giao đã đề nghị giới hạn chương trình xổ số visa, gọi tắt là chương trình DV hoặc chương trình xổ số thẻ xanh. Tuy nhiên, đề nghị này đã không đi đến đâu tại Quốc Hội. Do đó, chính phủ đã sử dụng cách khác, bằng cách giới hạn những người có thể nộp đơn cho chương trình DV, tạo ra thêm nhiều rào cản hơn đối với những người thu nhập thấp.

Theo những tổ chức bảo vệ di dân, tình huống của chương trình xổ số visa cho thấy một chiến lược rộng hơn, trong đó, chính phủ Trump vận dụng các quy định và sắc lệnh để thay đổi hệ thống nhập cư hợp pháp, mà không cần sự phê chuẩn của Quốc Hội. Tổng Thống Donald Trump lâu nay vẫn chỉ trích chương trình xổ số thẻ xanh là một chương trình đầy thiếu sót, không kiểm tra kỹ lý lịch của những người nhập cư vào Hoa Kỳ. Mỗi năm, có khoảng 55,000 người nhập cư vào Hoa Kỳ theo diện xổ số visa, phần lớn đến từ châu Phi và châu Âu. Trong kế hoạch cải tổ di trú công bố năm 2018, Tòa Bạch Ốc đã cho biết các mục tiêu ưu tiên của chính phủ là hủy chương trình xổ số visa và chấm dứt tình trạng di dân dây chuyền, vốn ưu tiên diện bảo lãnh gia đình. Vào tuần tới, một số quy định mới sẽ có hiệu lực, khiến người nhập cư sẽ khó xin được thẻ xanh nếu họ sử dụng nhiều phúc lợi xã hội, ví dụ như tem phiếu thực phẩm. Quy định mới cũng đặt ra giới hạn thu nhập với người nhập cư, ưu tiên cho những người có thu nhập hơn 250% mức nghèo đói.

Vào cuối tuần trước, chính phủ cũng yêu cầu các di dân sắp đến từ nước ngoài phải chứng minh rằng họ sẽ có bảo hiểm y tế trong vòng 30 ngày, hoặc có đủ khả năng chi trả cho chi phí y tế. Yêu cầu này ước tính sẽ làm giảm 375,000 di dân mỗi năm.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/chinh-phu-trump-ban-hanh-nhieu-quy-dinh-de-giam-dien-di-dan-hop-phap/

 

Tuyên bố của Tổng thống Trump

có thể ảnh hướng lớn đến di dân từ VN

Kế hoạch mới của Mỹ thắt chặt visa nhập cư có thể tác động đáng kể đến nhiều người Việt Nam sắp sửa định cư ở Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình trong khi chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách hạn chế nhập cư hợp pháp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4 tháng 10 kí tuyên bố nói rằng những người nhập cư xin visa Mỹ sẽ bị từ chối nhập cảnh trừ phi họ có thể chứng minh rằng họ có thể đủ khả năng mua bảo hiểm y tế cho mình.

Kế hoạch này áp dụng cho những người xin visa nhập cư từ nước ngoài – không phải những người đã tới Mỹ. Nó không ảnh hưởng đến thường trú nhân hợp pháp, không áp dụng cho người xin tầm trú tị nạn, người tị nạn hoặc trẻ em.

Nhưng nó sẽ áp dụng cho vợ hoặc chồng và cha mẹ của công dân Mỹ, có thể tác động đến các gia đình đang tìm cách đưa cha mẹ của họ đến Mỹ.

Tuyên bố của Tổng thống Trump nói rằng người nhập cư sẽ bị cấm nhập cảnh Mỹ trừ phi họ chắc chắn được bảo hiểm y tế trong vòng 30 ngày kể từ khi vào nước Mỹ hoặc có đủ nguồn tài chính để trả cho bất kì chi phí y tế nào. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 3 tháng 11.

Bảo hiểm y tế bắt buộc có thể được mua riêng lẻ hoặc được cung cấp bởi chủ thuê mướn lao động. Bảo hiểm có thể là ngắn hạn hoặc chi phí thấp, nhưng không được phép nằm dưới chương trình phúc lợi y tế Medicaid của chính phủ liên bang dành cho người có thu nhập thấp. Và visa nhập cảnh sẽ không được cấp cho những người nhập cư sử dụng các khoản trợ cấp của Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng (ACA) – thường được gọi là Obamacare – khi mua bảo hiểm.

Người Việt Nam là một trong những nhóm di dân có thể chịu tác động đáng kể vì có tỉ lệ nhập cư theo diện bảo lãnh gia đình cao.

Bà Như Trần ở bang Virginia, người đang bảo lãnh cho anh ruột sang định cư, cho biết bà mới nghe nói về quy định mới này và hoang mang không rõ nó sẽ có ảnh hưởng cụ thể ra sao trong thời gian tới.

Anh Đức Trương, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm dành cho người nhập cư gốc Việt ở Virginia, nói dù ở Mỹ có nhiều lựa chọn bảo hiểm y tế song việc tiếp cận chúng có thể là một trở ngại lớn cho những người xin visa định cư theo diện bảo lãnh trừ phi họ được người bảo lãnh giúp đỡ.

“Đối với diện vợ hoặc chồng bảo lãnh nhau thì người vợ hoặc chồng có thể đứng ra mua được (bảo hiểm) thông qua chương trình mà họ đang có như là qua hãng làm việc,” ông nói. “Nhưng mà đối với chương trình con cái bảo lãnh cha mẹ thì chính sách ông Trump là một rào cản rất lớn mà người Việt mình cần phải lưu ý.”

Ở Mỹ, những người đi làm có thể mua bảo hiểm qua hãng mà họ làm việc cho bản thân và vợ chồng, con cái của họ mà thôi. Người lao động mua bảo hiểm sức khỏe thông qua nơi họ làm việc thường trả chi phí rẻ hơn tự mua bên ngoài vì được chủ lao động tài trợ một phần.

Người được bảo lãnh là cha mẹ hoặc anh chị em ruột thì không thuộc diện được hưởng bảo hiểm y tế cùng với người bảo lãnh, nếu người bảo lãnh có được bảo hiểm y tế từ chủ thuê mướn lao động của họ. Điều này có nghĩa là người bảo lãnh phải mua bảo hiểm y tế riêng bên ngoài cho cha mẹ hay anh chị em của họ, và chi phí bảo hiểm có thể rất cao tùy theo tình trạng sức khỏe và tuổi tác, luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho biết.

Đây có thể là một trở ngại về tài chính đối với những người bảo lãnh có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, cũng như những chính sách di trú trước đây được chính quyền Trump ban hành, luật sư Khanh nói, quy định mới này có thể bị thách thức tại tòa án và có “rất ít có khả năng Quốc hội sẽ chấp nhận.”

Chính quyền Trump đang tìm cách rời xa hệ thống nhập cư dựa trên bảo lãnh gia đình và chuyển sang hệ thống dựa trên thành tích. Tuyên bố của Tổng thống hôm 4/10 về visa định cư là một nỗ lực khác nữa nhằm hạn chế người nhập cư tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.

Chính quyền Trump đầu năm nay đã ban hành những thay đổi sâu rộng đối với các quy định mà qua đó sẽ từ chối cấp thẻ xanh cho người nhập cư sử dụng một số hình thức phúc lợi xã hội. Nhà Trắng cũng chỉ đạo các quan chức thu hồi các khoản chi trả phúc lợi dựa trên thu nhập từ người bảo lãnh và đề xuất một quy định yêu cầu xác minh tình trạng di trú đối với bất kỳ ai muốn được chính phủ hỗ trợ nhà ở.

https://www.voatiengviet.com/a/tuyen-bo-cua-tong-thong-trump-co-the-anh-huong-den-di-dan-tu-viet-nam/5120106.html

 

Cựu đại sứ Hoa Kỳ Tại Ukraine đến Hạ Viện

 điều trần trong cuộc điều tra luận tội

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ sáu (11/10), bà Marie Yovanovitch, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine đến Capitol Hill để điều trần trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện về tổng thống Trump.

Theo nguồn tin từ Reuters, bà Marie Yovanovitch dự kiến sẽ cung cấp bằng chứng cho các nhà điều tra Hạ viện cho thấy chính tổng thống đã áp lực bộ ngoại giao để triệu hồi bà.  Vụ bê bối này tạo nên nhiều rắc rối trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump. Bà không trả lời các câu hỏi của phóng viên. Trước đó, vào đầu tuần này, Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng họ sẽ từ chối hợp tác với một cuộc điều tra mà tổng thống gọi là “tòa án kangaroo”. Bà Yovanovitch là một nhà ngoại giao, bà từng là đại sứ Hoa Kỳ tại hai quốc gia khác. Vai trò đại sứ tại Kiev của bà đã bị rút ngắn khi bà được triệu tập về lại Washington hồi tháng 5/2019. Trước đó, các đồng minh của tổng thống Trump đưa ra các cáo buộc về sự không trung thành, và một số các cáo buộc khác để chống lại bà.

Theo bài báo từ các cơ quan truyền thông, tổng thống Trump từng thực hiện một số hành động sau khi luật sư riêng Rudy Giuliani và những người khác khiếu nại rằng, bà cản trở những nỗ lực của ông Giuliani nhằm thuyết phục Ukraine điều tra ông Joe Biden, cựu tổng thống Hoa Kỳ.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/cuu-dai-su-hoa-ky-tai-ukraine-den-ha-vien-dieu-tran-trong-cuoc-dieu-tra-luan-toi/

 

Thủ tục truất phế Trump :

Hai người thân cận của luật sư Giuliani bị bắt

Thu Hằng

Tại Mỹ, thủ tục luận tội phế truất tổng thống có thêm diễn tiến mới. Hạ Viện, do đảng Dân Chủ chiếm đa số, đã yêu cầu hai doanh nhân thân cận với ông Rudy Giuliani, luật sư riêng của tổng thống Donald Trump, hợp tác.

Theo AFP, hai doanh nhân Lev Parnas và Igor Fruman, đều là công dân Mỹ, nhưng sinh ở Ukraina và Belarus, đã bị bắt giữ tối hôm 09/10/2019 ở sân bay quốc tế Washington, khi chuẩn bị xuất cảnh và chỉ có vé một chiều. Họ bị nghi ngờ làm đặc sứ cho luật sư riêng của tổng thống Trump để thuyết phục Ukraina cung cấp những thông tin có thể bất lợi về ông Joe Biden, được cho là đối thủ tiềm tàng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử 2020.

Tuy nhiên, việc bắt giữ hai doanh nhân trên lại nằm trong khuôn khổ một cuộc điều tra khác, do các biện lý New York tiến hành, liên quan đến những vi phạm về luật tài trợ cho các chiến dịch tranh cử. Hai ông Lev Parnas và Igor Fruman bị cáo buộc che giấu nguồn gốc các khoản tài trợ lớn trong năm 2018 cho nhiều ứng cử viên tại các cuộc bầu cử địa phương và cấp bang ở Mỹ, trong đó một phần tiền đến từ Nga.

Theo truyền thông Mỹ, hai doanh nhân này đã đóng góp 325.000 đô la cho chiến dịch vận động tái tranh cử năm 2020 của tổng thống Trump và từng tham gia một bữa ăn tối ở Nhà Trắng vào giữa năm 2018.

Trước cuộc điện đàm mà tổng thống Donald Trump « nhờ vả » đồng nhiệm Ukraina Volodymyre Zelensky, ít nhất bốn quan chức Mỹ phụ trách an ninh quốc gia đã quan ngại về việc Nhà Trắng gây sức ép với chính quyền Kiev, bắt đầu từ tháng 05/2019, theo thông tin của nhật báo Washington Post, khi đại sứ Mỹ tại Ukraina Marie Yovanovitch đột ngột bị triệu về Washington.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191011-thu-tuc-truat-phe-tong-thong-my-hai-nguoi-than-can-cua-luat-su-giuliani-bi-bat

 

Thổ Nhĩ Kỳ đánh vào Syria,

Hội Đồng Bảo An chưa đạt đồng thuận

Mai Vân

Cuộc họp kín của Hội Đồng Bảo An về Syria, hôm qua 10/10/2019, rốt cuộc đã không dẫn đến điều gì cụ thể. Lời kêu gọi của các quốc gia châu Âu yêu cầu chấm dứt xung đột, đã không được Nga và Mỹ lắng nghe. Phía Mỹ chỉ nhắc lại rằng Washington “không bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong lúc Nga có thái độ rất thận trọng. Các cuộc thảo luận tiếp tục vào hôm nay.

Thông tín viên RFI tại New York Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

“Lúc đầu người ta tưởng là sẽ có bất đồng ở Hội Đồng Bảo An : chỉ có Mỹ và châu Âu là có phản ứng sau cuộc họp, nhưng trong hai thông cáo riêng rẽ.

Năm nước châu Âu thành viên HĐBA vốn đã yêu cầu triệu tập cuộc họp, cũng như là Estonia, đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc và kêu gọi Ankara ngưng cuộc tấn công.

Còn đại diện Mỹ, bà Kelly Kraft, thì không lên án Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đã tách rời Mỹ khỏi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ khi khẳng định rằng tổng thống Donald Trump không hề bật bất cứ đèn xanh nào cho tổng thống Erdogan. Có điều vài phút trước đó, trong cuộc họp kín, bà Kraft cũng đã đề nghị một văn bản kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ trở lại phương thức đàm phán ngoại giao, một giải pháp được hầu như toàn bộ các thành viên tán đồng.

Tuy nhiên, phía Nga đã yêu cầu thêm thời gian để hỏi ý kiến Matxcơva, như thế chỉ vào hôm nay, thứ Sáu, mới có thể biết được là có đạt được sự đồng thuận hay không. Trước mắt, đây là cách giải quyết mà châu Âu ủng hộ, vì không muốn làm tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất bình, và khiến ông thực hiện đe dọa đẩy 3 triệu rưỡi người tị nạn qua châu Âu”.

Phản ứng quốc tế

Tổng thống Mỹ vào hôm qua đã gợi lên việc trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Kurdistan. Ông Trump cũng cho là Thổ Nhĩ Kỳ chưa vượt qua lằn ranh đỏ của Mỹ và hy vọng hai bên ngưng bắn. Tuy nhiên, Washington có thể sẽ trừng phạt trong trường hợp xẩy ra hành động « vô nhân đạo » đối với thường dân.

Tổng thống Pháp Macron kêu gọi « kết thúc càng nhanh càng tốt » cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Paris cũng kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của liên minh quốc tế chống Daech.

Riêng Matxcơva thì lên tiếng kêu gọi đối thoại.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191011-tho-nhi-ky-danh-vao-syria-hoi-dong-bao-an-hop-khan-nhung-chua-dat-dong-thuan

 

Cảnh sát xem vụ tấn công bằng dao

ở trung tâm mua sắm ở Anh Quốc là khủng bố

Tin từ Manchester – Cảnh sát Anh Quốc cho biết vào hôm thứ Sáu (11 tháng 10), năm người bị một người lạ cầm dao lớn đâm ở một trung tâm mua sắm ở phía bắc nước Anh, thúc đẩy giới chức xem đây là hành động khủng bố. Cảnh sát cho biết vào lúc 11 giờ 15 sáng (10:15 GMT) người đàn ông đã tấn công những người xung quanh và đuổi theo hai  cảnh sát không có vũ khí, một thời gian ngắn sau khi bước vào trung tâm mua sắm Arndale ở Manchester.

Theo Reutes, cảnh sát vũ trang đã khống chế nghi can bằng súng bắn điện. Cảnh sát bắt giữ nghi can với tội danh khủng bố tuy vẫn chưa rõ động cơ gây án. Trước đó, cảnh sát Russ Jackson cho biết có ba nạn nhân bị thương gồm hai người phụ nữ 19 tuổi và một người đàn ông trong độ 50 tuổi, họ nhận nhiều vết thương nặng nhưng không bị đe dọa tính mạng. Lâu nay nước Anh đã trong tình trạng báo động cao và hiện ở mức cao thứ nhì, nghĩa là bất cứ lúc nào cũng có thể có các vụ tấn công. Manchester là nơi xảy ra vụ tấn công nhiều thương vong nhất nước Anh trong những năm gần đây khi Salman Abedi, một người Anh 22 tuổi gốc Libya, đã gây ra cái chết 22 người vào tháng 05/2017 khi đánh bom tự sát ở buổi hòa nhạc của Ariana Grande tại Manchester Arena, cách trung tâm Arndale không xa. Nhà nước Hồi giáo đã tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ đánh bom đó, nhưng các cơ quan an ninh luôn hoài nghi tuyên bố đó. Anh của Abedi, người bị nghi ngờ có liên quan, từng bị dẫn độ từ Libya vào tháng Bảy.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/canh-sat-xem-vu-tan-cong-bang-dao-o-trung-tam-mua-sam-o-anh-quoc-la-khung-bo/

 

Tổng thống Ukraine nói

không hề bị tổng thống Trump áp lực

Tin từ KIEV, Ukraine – Vào hôm thứ Năm (10/10), tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông sẵn sàng mở một cuộc điều tra về bất kỳ sự can thiệp nào của Ukraine trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, nhưng phủ nhận Tổng thống Trump cố gắng áp lực ông.

Theo tin từ Reuters, ông Zelenskiy được hỏi nhiều lần về mối quan hệ của ông với chính quyền Trump, trong buổi họp báo với các phóng kéo dài hơn 14 giờ tại một khu ẩm thực ở Kiev với các nhóm phóng viên luân phiên. Ông cũng đề cập đến các vấn đề khác gây khó khăn trong những tháng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, bao gồm các mối liên hệ với một tài phiệt gây tranh cãi, với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và những nỗ lực của ông trong việc chấm dứt cuộc chiến của Ukraine ở khu vực miền đông Donbass.

Là một cựu diễn viên hài giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 mặc dù không có kinh nghiệm chính trị, ông Zelenskiy, 41 tuổi, bất đắc dĩ bị lôi kéo vào một cuộc chiến chính trị ở Washington giữa tổng thống Donald Trump và các đối thủ đảng Dân chủ của ông. Hạ viện Hoa Kỳ tiến hành một cuộc điều tra luận tội  tổng thống Trump, tập trung vào nghi vấn ông sử dụng số tiền viện đã trợ được phê chuẩn cho Ukraine để gây áp lực, buộc ông Zelenskiy điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đối thủ khi ông Trump tái  tranh cử vào năm 2020. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-ukraine-noi-khong-he-bi-tong-thong-trump-ap-luc/

 

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tấn công Syria

Tin từ ISTANBUL, Thổ Nhĩ Kỳ – Vào hôm thứ Sáu (11/10), Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh các cuộc không kích và pháo binh vào lực lượng dân quân người Kurd ở đông bắc Syria, làm trầm trọng thêm một cuộc tấn công tạo ra nhiều khuyến cáo về thảm họa nhân đạo và khiến một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa chống lại Tổng thống Donald Trump.

Vụ tấn công, được thực hiện sau khi tổng thống Donald Trump thu hồi những binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh lực lượng người Kurd chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo, mở ra một mặt trận mới trong cuộc nội chiến Syria kéo dài tám năm và thu hút sự chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế. Theo tin từ Reuters, tại Washington, tổng thống Trump cho rằng Washington có thể đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột, đồng thời nâng cao khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Vào hôm thứ Sáu (11/10), chiến đấu cơ và pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công xung quanh Ras al Ain của Syria, một trong hai thị trấn biên giới từng là tâm điểm của cuộc tấn công. Các nhà báo của Reuters nghe thấy tiếng súng tại đây từ bên kia biên giới ở thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một đoàn xe gồm 20 xe thiết giáp chở dân quân Syria, đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ, tiến vào Syria từ Ceylanpinar. Một số người ra hiệu chiến thắng, hô to “Allahu akbar” và vẫy cờ dân quân Syria khi họ tiến về phía Ras al Ain. Một nhân chứng cho biết pháo lựu của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bắn phá gần thị trấn Tel Abyad của Syria, khoảng 120 km (75 dặm) về phía tây.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/tho-nhi-ky-tiep-tuc-day-manh-chien-dich-tan-cong-syria/

 

Hàng trăm người thiệt mạng trong cuộc tấn công

của Thổ Nhĩ Kỳ vào người Kurd ở Syria

Tin từ ISTANBUL/ANKARA – Vào hôm Thứ Năm (10/10), Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng dân quân người Kurd ở đông bắc Syria ngày thứ hai, buộc hàng chục ngàn người phải trốn chạy, và giết chết ít nhất hàng chục người trong một cuộc tấn công xuyên biên giới vào các đồng minh của Hoa Kỳ.

Cuộc tấn công này khiến thành viên lưỡng đảng tại Washington phản đối Tổng thống Trump nặng nề, và cho rằng về mặt chiến lược, khó lòng Hoa Kỳ có thể kêu gọi hoặc thiết lập một liên minh với bất cứ quốc gia nào trong tương lai.

Theo tin từ Reuters, cuộc tấn công chống lại Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do lực lượng dân quân YPG người Kurd lãnh đạo mở ra một trong những mặt trận mới lớn nhất trong nhiều năm, trong cuộc nội chiến kéo dài tám năm thu hút sự tham gia của các cường quốc toàn cầu. Cuộc tấn công này bắt đầu vài ngày sau khi tổng thống Trump rút quân đội Hoa Kỳ, sau một cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Trong một bài đăng trên Twitter vào hôm thứ Năm (10/10), Tổng thống Trump cho biết ông đang có một trong ba phương án: Huy động hàng ngàn binh sĩ và giành chiến thắng về mặt quân sự, áp lực Thổ Nhĩ Kỳ về mặt tài chính với các lệnh trừng phạt, hoặc làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ có thể sẽ đưa ra biện pháp rất cứng rắn về mặt tài chính và các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại không giải thích thêm. Trước đây, tổng thống Trump đã từng có các tuyên bố tương tự trong việc trừng phạt Bắc Hàn, Venezuela… nhưng xem ra các nỗ lực này vẫn không có tác dụng. (Mộc Miên)

https://www.sbtn.tv/hang-tram-nguoi-thiet-mang-trong-cuoc-tan-cong-cua-tho-nhi-ky-vao-nguoi-kurd-o-syria/

 

Tàu chở dầu Iran nổ ở Hồng Hải,

tình nghi bị trúng tên lửa

Mai Vân

Hai vụ nổ đã xảy ra trên một chiếc tàu chở dầu Iran vào hôm nay, 11/10/2019, ở Hồng Hải, gây hoảng loạn trên tàu và khiến dầu thất thoát ra biển.

Theo hãng tin Iran Isna, sự cố xảy ra cách cảng Ả Rập Xê Út Djeddah khoảng 100 km. Tàu bị hư hại nhiều, nhưng không có ai thiệt mạng. Chính quyền Iran đã cho mở điều tra. Theo giới chuyên gia, đây có thể là hành động khủng bố

Chiếc tàu dầu mang tên Sabiti thuộc tập đoàn dầu nhà nước NIOC, chở khoảng 1 triệu thùng dầu và đi về Vùng Vịnh. Theo tập đoàn này thì tàu Sabiti bị trúng hai hỏa tiễn. Một lãnh đạo của NIOC cho biết tàu dầu vẫn còn ở Hồng Hải nhưng sẽ chuyển hướng đi. Nhân vật này cũng lấy làm tiếc là không có quốc gia nào đề nghị trợ giúp.

Theo Reuters, hạm đội 5 của Mỹ ở trong vùng nói là có biết sự cố nhưng không có thêm thông tin nào khác. Ả Rập Xê Út không bình luận gì. Trung Quốc kêu gọi các bên duy trì hòa bình và ổn định trong vùng.

Sự cố hôm nay diễn ra gần một tháng sau vụ cơ sở hai tập đoàn dầu hỏa Ả Rập Xê Út bị tấn công bằng drone ngày 14/09.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191011-tau-cho-dau-iran-no-o-hong-hai-tinh-nghi-bi-trung-ten-lua

 

Tàu chở dầu Iran bị trúng tên lửa Ả rập Xê út

Iran nói một vụ nổ xảy ra trên một tàu chở dầu của họ hôm 11/10 khi tàu ở vị trí khoảng 97km ngoài khơi bờ biển của Ả rập Xê út, và vụ nổ được xem là một vụ “tấn công khủng bố”.

Các quan chức Iran cho biết hai tên lửa đã bắn trúng tàu chở dầu của họ.

Theo thông tin Reuters trích dẫn từ hãng tin bán chính thức ISNA, tàu chở dầu, thuộc sở hữu của Công ty Dầu khí Quốc gia Iran, bị thiệt hại nghiêm trọng. Tàu này đang ở trên Biển Đỏ gần cảng ở Jeddah.

Vương quốc Ả rập Xê út không lập tức thừa nhận vụ việc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên khắp Trung Đông.

Hãng thông tấn IRNA của nhà nước Iran và các phương tiện truyền thông khác của nước này đưa tin dựa trên một bài tường thuật trực tuyến, trong khi hãng tin bán chính thức ISNA trích dẫn một nguồn tin nặc danh biết trực tiếp vấn đề này.

Trung úy Pete Pagano, phát ngôn viên của Hạm đội 5, Hải quân Hoa Kỳ, giám sát Trung Đông, cho biết các nhà chức trách ở đây đã “biết về các báo cáo về sự cố này”, nhưng từ chối đưa ra thêm bình luận.

Vụ nổ, hiện đang được đưa tin, xảy ra sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công các tàu chở dầu gần eo biển Hormuz, điều mà Tehran luôn phủ nhận.

https://www.voatiengviet.com/a/tau-cho-dau-iran-bi-trung-ten-lua-a-rap-xe-ut/5120115.html

 

Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed

được giải Nobel Hòa Bình 2019

Giải Nobel Hòa bình 2019 được trao cho Thủ tướng Ethiopia, Abiy Ahmed.

Ông được vinh danh nhờ những nỗ lực “nhằm xây dựng hòa bình và hợp tác quốc tế”.

Ethiopia đạt thỏa thuận hòa bình với Eritrea hồi năm ngoái, chấm dứt 20 năm bế tắc quân sự sau cuộc chiến tranh biên giới 1998-2000.

Nobel Văn học cho Olga Tokarczuk và Peter Handke

Liệu Greta Thunberg có đoạt giải Nobel Hòa Bình?

Ông trở thành người được trao giải Nobel Hòa bình lần thứ 100 tại Oslo, nơi ông sẽ tới nhận giải vào tháng Mười Hai.

Giải thưởng có trị giá khoảng 9 triệu crown Thụy Điển, tương đương khoảng 900 ngàn đô la Mỹ.

Tổng số có 301 ứng viên được đề cử cho giải thưởng danh giá này, trong đó gồm 223 cá nhân và 78 tổ chức.

Đã có những đồn đoán ồn ào về việc ai sẽ được giải năm nay, với nhà hoạt động vì môi trường Greta Thunberg là lựa chọn được nhiều người nhắc tới. Theo quy định của Quỹ Nobel Foundation, danh sách đề cử rút gọn không được phép công bố trong vòng 50 năm.

Abiy Ahmed là ai?

Sau khi trở thành thủ tướng vào tháng 4/2018, ông Abiy đã áp dụng những cải tổ tự do hóa rộng tại Ethipia, gây chấn động nơi vốn là một quốc gia bị kiểm soát vô cùng chặt chẽ.

Ethiopia, nơi con người lần đầu biết đến cà phê

Món ăn quý của người Ethiopia bị Hà Lan chiếm đoạt

Ông đã thả hàng ngàn nhà hoạt động đối lập khỏi nhà tù, và cho phép các nhà bất đồng chính kiến lưu vong được quay về.

Quan trọng nhất là ông đã ký thỏa thuận hòa bình với quốc gia láng giếng Eritria, chấm dứt hai thập niên xung đột.

Nhưng các cải cách của ông cũng đã mở ra những căng thẳng sắc tộc ở Ethiopia, và kết quả là đã có tình trạng bạo lực, khiến khoảng 2,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Tại sao ông được trao giải?

Ủy ban Nobel Na Uy trong một tuyên bố nói rằng ông Abiy được trao giải vì “sáng kiến mang tính quyết định của ông trong việc giải quyết cuộc xung đột đường biên với quốc gia láng giềng Eritria”.

“Giải thưởng này cũng nhằm ghi nhận toàn bộ các bên đã tham gia vào tiến trình hòa bình, hòa giải tại Ethiopia và tại cacs vùng Đông, Đông Bắc Phi,” Ủy ban nói.

“Hòa bình không phải đến từ những hành động của chỉ một bên. Khi Thủ tướng Abiy chìa tay ra, Tổng thống Afwerki đã nắm lấy, và giúp chính thức hóa tiến trình hòa bình giữa hai quốc gia. Ủy ban Hòa bình Na Uy hy vọng thỏa thuận hòa bình sẽ giúp đem lại thay đổi tích cực cho toàn bộ nhân dân Ethiopia và Eritrea.”

Những ai từng được giải Nobel Hòa bình?

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được giải năm 2009, cho “những nỗ lực phi thường của ông trong việc củng cố ngoại giao và hợp tác quốc tế”.

Một số gương mặt khác được giải có cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (2002), nhà hoạt động vì giáo dục cho trẻ em Malala Yousafzai (được trao giải chung với người khác vào năm 2014), Liên hiệp châu u (2012), Liên hiệp quốc và Tổng thư ký khi đó, ông Kofi Annan, (trao giải chung, 2001), và Thánh Teresa vùng Calcutta (1979).

https://www.bbc.com/vietnamese/world-49999503

 

Cảnh sát Hong Kong mua bình hơi cay

có tác dụng mạnh hơn từ Trung Quốc

Cảnh sát Hong Kong vừa mua một loạt bình hơi cay mới từ Trung Quốc, trang South China Morning Post trích các nguồn tin cho biết như vậy hôm 11/10.

Theo SCMP, các bình hơi cay loại mới có tác dụng mạnh hơn so với các loại lựu đạn cay cũ, và được đội chống bạo động của Trung Quốc sử dụng.

Theo các nguồn tin mà SCMP có được, loại bình mới được phân phát cho cảnh sát chống bạo động hồi tuần trước có thể phát nổ và bắn ra hơi cay trong khoảng thời gian là 1,2 giây sau khi được ném ra, nhanh hơn so với khoảng thời gian là 1,5 giây mà lựu đạn cay kiểu cũ có. Với thời gian ngắn như vậy, người biểu tình sẽ không kịp để phản ứng tránh.

Ngoài ra, loại bình hơi cay này có thể bắn ra từ loại súng có tầm xa lên đến 100 mét, xa hơn mức bắn của loại súng cũ vốn chỉ có 80m.

Các nguồn tin không cho biết cụ thể số lượng bình hơi cay mới được cảnh sát Hong Kong nhập về là bao nhiêu.

Từ khi những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong nổ ra vào tháng 6 đến nay, cảnh sát Hong Kong đã phải dùng gần 5.000 bình hơi cay đối với người biểu tình.

Để tránh tác động của hơi cay, người biểu tình Hong Kong đeo mặt nạ chống hơi cay. Nguồn tin của SCMP cho rằng việc sử dụng hơi cay thực sự không có tác dụng giải tán biểu tình vì những mặt nạ chống hơi cay mà người biểu tình sử dụng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-police-buy-new-tear-gas-canister-from-mainland-china-10112019090019.html

 

Hồng Kông lại chuẩn bị hàng loạt cuộc biểu tình cuối tuần

Thu Hằng

Bất chấp lệnh cấm đeo mặt nạ, trưa ngày 11/10/2019, vài trăm người biểu tình Hồng Kông vẫn mang mặt nạ tuần hành tại khu trung tâm tài chính. Họ chiếm một trục đường quan trọng, làm rối loạn giao thông, trong bối cảnh hàng loạt cuộc biểu tình, được cho là căng thẳng, sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tuần.

Đến sáng ngày 11/10, công ty quản lý hệ thống tầu điện ngầm Hồng Kông, MTR Corp, đã mở cửa trở lại tất cả các bến tầu sau một tuần bạo lực, nhưng sẽ đóng cửa vào 22 giờ (sớm hơn hai tiếng so với thông thường). Trước đó, người biểu tình đã nhắm phá hệ thống tầu điện ngầm vì công ty MTR Corp cho đóng cửa một số bến, theo lệnh của chính quyền Kồng Kông, để ngăn chặn người biểu tình.

Bên trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hai phe dân biểu Hồng Kông, một bên ủng hộ Bắc Kinh, một bên ủng hộ dân chủ, đã thóa mạ nhau trước phiên họp ngày 11/10. Một số dân biểu đeo mặt nạ đen, một số khác mang tấm biển ghi : « Sự tàn bạo của cảnh sát vẫn còn, làm thế nào chúng ta có thể họp được ? ». Theo Reuters, điều này cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội và chính trường Hồng Kông.

Trong khi đó, trên trang Facebook ngày 10/10, đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok đã cảnh cáo việc một số chính trị gia Thái Lan ủng hộ các nhà đấu tranh Hồng Kông có thể « gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước ». Trước đó, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), nhà đấu tranh trẻ Hồng Kông đã đăng bức ảnh chụp chung với nhà tỉ phú Thái Lan Thanathorn Juangroongruangkit, người sáng lập đảng Tương Lai Mới, đối lập với chính quyền quân sự. Phía Bangkok chưa đưa ra bình luận.

Bắc Kinh liên tục gây sức ép với các công ty công nghệ nước ngoài

Ngoài ra, Trung Quốc liên tục gây sức ép đối với các tập đoàn công nghệ nước ngoài bị chính quyền Bắc Kinh nghi ngờ ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ Hồng Kông. Tập đoàn Apple của Mỹ đã phải chịu khuất phục trước sức ép của chính quyền Bắc Kinh khi xóa ứng dụng định vị cảnh sát ở Hồng Kông. Lý do được ông Tim Cook giải thích trong thư gửi nhân viên của Apple ngày 10/10, là để « bảo vệ người sử dụng », tránh để người biểu tình quá khích tấn công « những cảnh sát bị cô lập »« những cá nhân hoặc tài sản tại những nơi không có cảnh sát bảo vệ ».

Trước đó, Google cũng phải xóa ứng dụng trò chơi điện tử, được đặt tên là « Cuộc cách mạng thời đại chúng ta » theo một khẩu hiệu của người biểu tình Hồng Kông. Trong trò chơi này, người chơi có thể đóng vai một người biểu tình Hồng Kông. Theo trang thông tin Hong Kong Free Press, được AFP trích dẫn, « 80% doanh thu từ trò chơi, dường như được chuyển cho Spark Alliance, một quỹ hợp pháp hỗ trợ người biểu tình bị bắt ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191011-hong-kong-lai-chuan-bi-hang-loat-cuoc-bieu-tinh-trong-cuoi-tuan?xtor=EPR-300-[Quotidienne]-20191011-[contenu]-1177140254985

 

Trung Quốc yêu cầu người dùng internet

phải cung cấp hình ảnh khuôn mặt

Trung Quốc vừa ban hành quy định bắt buộc công dân nước này phải cung cấp dữ liệu khuôn mặt để xác minh danh tính khi sử dụng internet.

Quy định vừa nêu được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/12/2019.

Trước đó vào năm 2015, Trung Quốc đã yêu cầu công dân phải cung cấp giấy căn cước khi đăng ký dịch vụ điện thoại cố định và internet. Và theo quy định mới ban hành, Trung Quốc đòi hỏi công dân phải cung cấp thêm hình ảnh khuôn mặt cho việc xác minh danh tính khi sử dụng internet.

Tuy nhiên, theo Zerohedge cho biết thông qua quy định mới, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chấm điểm công dân qua hành động của họ trên internet.

Trung Quốc được nói là đang khuyến khích công dân sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt nhiều hơn trong sinh hoạt xã hội. Một trong những chương trình mà quốc gia đông dân nhất hành tinh đang thí điểm là người dân đi tàu điện ngầm và đi xe lửa miễn phí nếu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.

Tính đến thời điểm năm 2018, Trung Quốc chi cho hệ thống camera giám sát lên đến 10,6 tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm 64,3% tổng chi tiêu ngân sách của Trung Quốc. Trung Quốc dự trù sẽ tăng lên con số 20,1 tỷ vào năm 2023.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-requires-netizens-to-provide-photo-for-internet-service-10112019084356.html

 

Đàm phán cấp thứ trưởng với Mỹ bế tắc,

ông Lưu Hạc có thể về nước sớm

Đàm phán thương mại cấp thứ trưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đã không đạt được tiến bộ và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cùng phái đoàn đàm phán có thể về nước sớm hơn dự kiến.

Đây là những thông tin mới nhất về diễn biến liên quan vòng đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc do báo South China Morning Post (SCMP) dẫn nguồn tin riêng tiết lộ.

Các cuộc đàm phán thương mại cấp thứ trưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đặt mục tiêu thiết lập những nền tảng cho các đàm phán cấp cao diễn ra sau đó trong tuần này giữa hai bên, song đã không thể thu được bất cứ tiến bộ nào trong những vấn đề thiết yếu nhất.

Trong các phiên thảo luận ngày 8 và 9-10 tại Washington, phía Trung Quốc từ chối trao đổi về vấn đề ép buộc chuyển giao công nghệ, trong khi đây lại chính là mối bận tâm cốt lõi của Mỹ với các chính sách kinh tế của Trung Quốc.

Nguồn tin giấu tên của SCMP cho biết các cuộc thảo luận cũng đã chạm tới vấn đề trợ giá của nhà nước. Đây là một điểm mà Washington cho rằng đã giúp doanh nghiệp Trung Quốc có được lợi thế theo cách không công bằng so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Các nhà đàm phán cấp thứ trưởng của phái đoàn Trung Quốc do thứ trưởng tài chính Liao Min dẫn đầu đã dành thời gian chủ yếu tập trung bàn về 2 lĩnh vực: mua nông sản và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

“Họ đã không đạt được tiến bộ nào”, nguồn tin khác của SCMP nói, cho biết thêm phía Trung Quốc cũng đã không tiến triển thêm được trong việc thuyết phục các nhà đàm phán Mỹ cân nhắc việc tạm ngừng tăng thuế quan, trong khi đây là ưu tiên chính của Bắc Kinh.

Các mức thuế quan áp với 250 tỉ USD hàng Trung Quốc tăng từ 25% lên 30% trong ngày 8-10, trong khi mức thuế mới 15% với 160 tỉ USD hàng Trung Quốc (với phần lớn là hàng tiêu dùng) sẽ có hiệu lực từ 15-12.

Các nguồn tin cũng cho biết phái đoàn đàm phán Trung Quốc có thể rời Washington sớm hơn dự kiến. Theo đó, phái đoàn do ông Lưu Hạc dẫn đầu có thể ra sân bay trong ngày 11-10, sau khi kết thúc đàm phán thay vì kế hoạch trước đó là 12-10.

Ông Lưu Hạc tới thủ đô Washington chiều 8-10. Đây cũng là một trong những tuần căng thẳng nhất trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi cuộc chiến thương mại bùng phát giữa hai bên từ tháng 7-2018.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/30831-dam-phan-cap-thu-truong-voi-my-be-tac-ong-luu-hac-co-the-ve-nuoc-som.html

 

Bản thỏa thuận ‘tiền đề’ chấm dứt thương chiến Mỹ – Trung

Các nguồn thạo tin tiết lộ, Nhà Trắng đang cân nhắc triển khai một thỏa thuận tiền tệ đạt được trước đây với Trung Quốc như bước đầu tiên nhằm hướng tới chấm dứt chiến tranh thương mại giữa hai nước.

Bloomberg trích dẫn các nguồn tin thân cận với quá trình đàm phán cho hay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump coi thỏa thuận tiền tệ đạt được hồi đầu năm nay với Trung Quốc, trước khi các cuộc thương lượng đổ vỡ, là thỏa thuận giai đoạn một với Bắc Kinh. Tiếp sau đó sẽ là nhiều cuộc đàm phán hơn về các vấn đề tranh cãi cốt lõi như quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Các tiết lộ được công bố đúng vào lúc đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đã tới Washington để nối lại đối thoại với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin từ hôm nay, 10/10. Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao hai nước kể từ tháng 7.

Việc khôi phục thương lượng diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền ông Trump bất ngờ có động thái tăng áp lực với Bắc Kinh thông qua quyết định đưa tên 28 cơ quan công an và doanh nghiệp Trung Quốc vào “danh sách đen” cấm mua phụ tùng, linh kiện từ các công ty nước này nếu không có sự cho phép của Washington, vì cái gọi là “sự đối xử của Bắc Kinh đối với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số”.

Cùng lúc đó, tranh cãi về tự do ngôn luận giữa Trung Quốc và Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA), bắt nguồn từ thông điệp Twitter ủng hộ biểu tình tại Hong Kong của một ngôi sao NBA đã làm “nóng” căng thẳng song phương.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng mới đây trích dẫn các nguồn tin riêng khẳng định, các cuộc đàm phán cấp chuyên viên Mỹ – Trung tổ chức tại Washington trong hai ngày 7-8/10 đã thất bại vì không đạt bất kỳ tiến triển nào về các vấn đề then chốt. Các nhà đàm phán Trung Quốc có thể rời Mỹ sớm hơn dự kiến do không đạt tiến bộ đàm phán.

Trong khi đó, truyền thông Mỹ dẫn thông cáo của Nhà Trắng nhấn mạnh, chính quyền ông Trump không biết về kế hoạch thay đổi của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc như thông tin nói trên.

http://biendong.net/goc-nhin-moi/30838-ban-thoa-thuan-tien-de-cham-dut-thuong-chien-my-trung.html

 

Bloomberg: Không nên tin tưởng tập đoàn đường sắt

lớn nhất TQ sản xuất tàu điện ngầm, họ sắp ‘thống trị’

Thập kỷ vừa qua, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRRC) đã nhận rất nhiều dự án ở rất nhiều quốc gia, 83% dự án đường sắt trên thế giới đều được họ thực hiện. Do đó, Mỹ đang lo ngại rằng Trung Quốc đang có “âm mưu” gián điệp.

Tiềm lực của “gã khổng lồ” ngành đường sắt Trung Quốc

CRRC là nhà sản xuất tàu chở hàng và tàu chở khách lớn nhất thế giới. Trong thập kỷ qua, công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc này đã đi từ nước này sang nước khác, vượt qua và chiếm ưu thế với rất nhiều đối thủ như Alstom, Bombardier, Siemens và Huyndai Rotem. Khi Siemens và Alstom nỗ lực sáp nhập vào 2 năm trước và bị EU phản đối, họ đã chỉ ra sự trỗi dậy của CRRC là một trong những điều cản trở.

Công ty Trung Quốc này đã “quét sạch” ngành công nghiệp đóng tàu tại Úc trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ. Đầu năm 2018, CRRC tuyên bố rằng: “Cho đến nay, 83% các sản phẩm ngành đường sắt trên thế giới đều được vận hành bởi CRRC hoặc các đơn vị của CRRC. Sẽ mất bao lâu để chúng tôi chinh phục được 17% còn lại?”

Kể từ năm 2014, CRRC đã nhận được 2,6 tỷ USD các hợp đồng sản xuất tàu điện ngầm cho các cơ quan vận tải ở Boston, Chicago, Los Angeles và Philadelphia. Nhà máy ở Chicago và ở Springfield, cùng cơ sở sản xuất phụ tùng ở LA, có khoảng 365 nhân viên, gồm 150 thành viên công đoàn kiếm được khoảng 32 USD mỗi giờ và dự kiến sẽ tuyển dụng thêm nhiều nữa.

Tại Chicago, giám đốc sản xuất Brian Vasquez đi quanh và chỉ ra những khu vực còn trống, nơi cơ sở của ông dự định sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, cả tàu 2 tầng. Ông nói: “Nhìn qua thì có vẻ như mọi thứ là quá mức cần thiết, nhưng CRRC đang chuẩn bị cho tương lai.”

Dẫu vậy, tương lai đó lại không hề chắc chắn, bởi mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Lý do là bởi, khi nhận thấy Quốc hội mà không thể giúp gì nhiều, 4 công ty trong ngành kinh doanh tàu chở hàng của Mỹ đã thuyết phục Hạ viện và Thượng viện thông qua dự luật không trợ cấp quỹ liên bang đối với bất kỳ dự án nào sử dụng tàu của CRRC.

Tháng 3/2017, thị trưởng Rahm Emanuel đã cùng các lãnh đạo của CRRC dự lễ động thổ nhà máy của công ty tại phía nam trung tâm Chicago. Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại 170 việc làm và đổi mới một ngành công nghiệp vốn đã biến mất khi khu bán xe lửa cuối cùng ở Mỹ đóng cửa vào đầu những năm 1980. Emanuel cho hay: “4 năm kể từ bây giờ, người dân Chicago như tôi sẽ đi trên chiếc tàu được sản xuất tại Chicago, do người Chicago sản xuất.” Việc nhà máy được xây dựng bởi một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh dường như không có vấn đề gì. Một phần là bởi ở Mỹ không có công ty sản xuất tàu chở khách, nên người Mỹ thường sử dụng ô tô để di chuyển hơn. Hầu hết các công ty sản xuất tàu chở khách cho Mỹ đến từ các quốc gia thường sử dụng tàu để di chuyển như Alstom (Pháp), Hyundai Rotem (Hàn Quốc), Kawasaki (Nhật Bản), Siemens (Đức) và CRRC (Trung Quốc).

5 năm trước, CRRC đã đặt bút ký kết hợp đồng đầu tiên với Mỹ với dự án ở Boston, và không lâu sau đó tiếp tục nhận yêu cầu đặt hàng từ Chicago và LA. Tại Boston, toa tàu được đấu thầu với giá 567 triệu USD, cao hơn 150 triệu USD so với giá của Hyundai Rotem đưa ra. Tại Chicago, giá thầu CRRC đưa cho 846 toa là 226 triệu USD, thấp hơn so với đối thủ Bombardier đến từ Canada. Một số ý kiến cho rằng việc CRRC không giành được hợp đồng ở Chicago là kết quả gần như hiển nhiên của một công ty được nhà nước hậu thuẫn, vượt qua các đối thủ nhờ được rót tiền từ quê nhà.

Một loạt công ty, tổ chức lo sợ về rủi ro an ninh

Những người phản đối CRRC đã nhắc lại về việc chính quyền ông Trump ngăn chặn sự tiếp cận của Huawei và ZTE. Họ lập luận rằng CRRC tận dụng lợi thế là công ty được nhà nước hậu thuẫn để thống trị không chỉ ngành công nghiệp đường sắt, mà còn là hoạt động kinh doanh tàu chở hàng của Mỹ. Ngoài ra, họ cũng cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng tàu của CRRC với mục đích gián điệp, đây là một vấn đề về an ninh, kinh tế và quân sự. Các nhà lập pháp của 2 đảng đã chấp thuận lập luận này, dù bằng chứng cho sự nghi ngờ về gián điệp là chưa đủ rõ ràng.

Thực ra, những ý kiến phản đối CRRC nổ ra không phải vì thành công ban đầu nhờ sản xuất tàu chờ khách cho Mỹ, mà là sự thất bại trong việc sản xuất tàu chở hàng. Việc kinh doanh vận tải hàng hoá được quyết định bởi lĩnh vực chở khách. Một mặt, đó là một ngành công nghiệp nội địa luôn có thể đứng vững, Oxford Economics ước tính rằng ngành này chiếm khoảng 5 tỷ USD trong danh thu hàng năm và 65.000 việc làm ở Mỹ.

Năm 2014, CRRC đã thể hiện tham vọng phát triển tàu chở hàng ở Mỹ, khi gia nhập với Vertex và một công ty cổ phần tư nhân Trung Quốc để hình thành nên Vertex Railcar. Họ dự định sẽ chế tạo nhiều loại tàu chở hàng khác nhau Wilmington, tạo ra hơn 1.000 việc làm. Sau đó, họ đã bán được một số tàu, nhưng phải ngừng hoạt động vì cáo buộc pháp lý và những vấn đề khác.

Tuy nhiên, việc CRRC tham gia đã thu hút sự chú ý của Amsted Rail. Công ty này lo ngại về một phần là do các công ty nhà nước Trung Quốc thường phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng ở nước họ. Sau đó Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) tại Mỹ kêu gọi Quốc hội điều tra vai trò của CRRC trong Vertex. Các nhà lập pháp lập luận rằng CRRC có khả năng sẽ chuyển hoạt động mua sang Trung Quốc, khiến cho Mỹ không khác gì một nơi lắp ráp. Họ cũng bày tỏ nỗi lo về vấn đề an ninh mạng.

CFIUS chưa từng điều tra Vertex, nhưng các nhà cung ứng của Mỹ bắt đầu vận động hành lang cho đề xuất cấm các thành phố nhận khoản tài trợ liên bang đối với các hợp đồng với CRRC. Dù bị gạt bỏ trước khi được Tổng thống Trump xem xét, nhưng các công ty vẫn tiếp tục tuyên truyền lệnh cấm này, bày tỏ lo ngại rằng các đoàn tàu của CRRC gây ra rủi ro về an ninh.

Ở Washington, cuộc thảo luận về vấn đề này rất sôi nổi. Khi Liên minh An ninh Đường sắt (RSA) thúc đẩy chiến dịch theo dõi tàu gián điệp, Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm sử dụng điện thoại Huawei, ZTE tại các khu căn cứ quân sự và Quân đội nước này cũng dỡ bỏ các camera của Hikvision. Trên Đồi Capitol, RSA đã lưu hành một cuốn sách nhỏ 15 trang chỉ ra các mối đe doạ tiềm tàng về kinh tế và an ninh mạng do CRRC đặt ra, nêu lên khả năng Trung Quốc bí mật theo dõi các hoạt động quân sự trên đường sắt và gây ra sự cố tràn hoá chất độc hại.

Tuy nhiên, công nhân làm việc tại CRRC lại mang quan điểm khác. John Scavotto Jr., giám đốc kinh doanh của Sheet Metal Workers Local 63, đại diện cho 1 số công nhân tại nhà máy của CRRC ở Springfield, cho biết: “Nếu không phải CRRC thì liệu sẽ là ai khác? Ở Mỹ không hề có nhà máy sản xuất xe lửa. Trước đây chúng tôi đều chào đón những công ty nước ngoài đến từ Pháp, Đức, Nhật Bản.”

Lydia Rivera, phát ngôn viên của CRRC tại Springfield, cho biết, cuối cùng những cáo buộc và nghi ngờ về luật pháp sẽ khiến nhà máy của họ phải đóng cửa. David Smonlensky, phát ngôn viên của nhà máy ở Chicago, có ý kiến ngược lại. Ông cho rằng CRRC sẽ tiếp tục dạy cho các nhà hoạch định chính sách bài học về những hậu quả không thể lường trước về dự luật đề xuất đó: hàng loạt việc làm bị mất, giá tàu sẽ có giá cao hơn.

http://biendong.net/doc-bao-viet/30827-bloomberg-khong-nen-tin-tuong-tap-doan-duong-sat-lon-nhat-tq-san-xuat-tau-dien-ngam-ho-sap-thong-tri-toan-bo-nganh-dong-tau-cua-the-gioi.html

 

Trung Cộng tố cáo các chính trị gia Thái Lan

ủng hộ các nhà hoạt động Hong Kong

Tin từ Bangkok, Thái Lan — Tòa đại sứ Trung Cộng tại Bangkok lên án các chính trị gia Thái Lan, vì thể hiện sự ủng hộ đối với các nhà hoạt động Hong Kong về vấn đề liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ. Tòa đại sứ cho rằng điều này có thể gây tổn hại cho mối quan hệ giữa hai nước.

Reuters đưa tin rằng, những phê bình trên được người đứng đầu quân đội Thái Lan lặp lại hôm thứ sáu (11/10). Người này còn cho biết về những chương trình nghị sự ẩn giấu trong các cuộc họp giữa các nhà hoạt động đối lập. Vài ngày trước khi những ý kiến phê bình trên được đưa ra, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong đăng một bức ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong bức ảnh trên, ông chụp cùng với một chính trị gia đối lập nổi tiếng của Thái Lan là ông Thanathorn Juangroongruangkit. Tòa đại sứ Trung Cộng cho hay, một số chính trị gia Thái Lan liên lạc với nhóm muốn tách Hong Kong khỏi Trung Cộng, và thể hiện những cử chỉ hỗ trợ. Tuy nhiên, tòa đại sứ không đề cập đến tên bất cứ cá nhân nào. Họ cho rằng hành động trên là sai và vô trách nhiệm. Trung Cộng hy vọng rằng những người có liên quan sẽ hiểu ra sự thật về các vấn đề ở Hong Kong, có những hành động cẩn thận và làm những việc có ích cho tình hữu nghị giữa Trung Cộng và Thái Lan.

Nhiều tháng qua, Hong Kong chứng kiến nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ do các nhà hoạt động trẻ tuổi tổ chức. Hiện nay, Bắc Kinh đang dần làm xói mòn các quyền tự do được hứa hẹn kể từ khi Hong Kong trở về dưới sự kiểm soát của Trung Cộng năm 1997.

https://www.sbtn.tv/trung-cong-to-cao-cac-chinh-tri-gia-thai-lan-ung-ho-cac-nha-hoat-dong-hong-kong/

 

Người Trung Cộng tức giận

vì Facebook sa thải kỹ sư gốc Hoa

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo bản tin từ Bloomberg, việc hãng Facebook sa thải một kỹ sư Trung Cộng đã dẫn đến làn sóng chỉ trích tại đại lục, sau khi người kỹ sư này cáo buộc mạng xã hội lớn nhất thế giới cư xử bất công với nhân viên nước ngoài. Kỹ sư điện toán Yi Yin, 37 tuổi, viết trên mạng WeChat của Trung Cộng rằng anh ta đã bị sa thải khỏi Facebook một cách bất công.

Yi Yin cho biết đã nhận được một e-mail cảnh cáo vào ngày anh tham dự buổi tưởng niệm tại trụ sở Facebook ở Menlo Park, California, để tưởng nhớ một đồng nghiệp, cũng là người Trung Cộng, đã tự sát bằng cách nhảy từ lầu 4 của tòa nhà công ty vào tháng trước. Buổi tưởng niệm ngày 26 tháng 9 sau đó trở thành một buổi biểu tình phản đối về cáo buộc cho rằng Facebook kỳ thị nhân viên người Trung Cộng. Anh Yin nói với hãng tin Bloomberg rằng, Phòng nhân sự đã gởi thư và mời anh đến họp vào 1 ngày sau đó, yêu cầu anh ngừng thảo luận trên các diễn đàn công khai về cái chết của người đồng nghiệp, vì đây là vấn đề riêng tư. Anh Yin nhận thư cảnh cáo thứ 2 và sau cùng chỉ vài ngày sau đó, nhưng trong thư không cho biết lý do rõ ràng. Anh Yin bị sa thải vào ngày thứ Hai, 7 tháng 10. Phát ngôn viên Pamela Austin xác nhận anh Yin bị sa thải, nhưng nói rằng nguyên nhân không phải vì anh tham dự cuộc biểu tình.

Câu chuyện của anh Yin được đăng lên mạng xã hội Trung Cộng, và nhanh chóng được nhiều tờ báo nước này đưa tin. Sau vụ nhảy lầu tự sát của người kỹ sư, vốn là một chuyên viên điện toán Trung Cộng 38 tuổi, nhiều người từng làm việc cho Facebook cũng đã lên mạng tố cáo tình trạng bắt nạt nhân viên quốc tế tại hãng này.

Mộc Miên

https://www.sbtn.tv/nguoi-trung-cong-tuc-gian-vi-facebook-sa-thai-ky-su-goc-hoa/

 

Thượng đỉnh Ấn Độ – Trung Quốc mở ra

trong bối cảnh khủng hoảng Cachemire

Trọng Nghĩa

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thành phố Chennai (Ấn Độ) vào hôm nay, 11/10/2019 để họp thượng đỉnh với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Theo bộ Ngoại Giao Ấn Độ, hai cuộc gặp đã được dự trù vào hôm nay và ngày mai để thảo luận về các vấn đề song phương và quốc tế.

Giới quan sát ghi nhận là thượng đỉnh Ấn-Trung lần này mở ra trong bối cảnh New Delhi không mấy hài lòng trước việc Bắc Kinh ủng hộ Pakistan trong việc phản đối Ấn Độ hạn chế quyền tự trị và phong tỏa vùng Cachemire đang có tranh chấp với Pakistan.

Trung Quốc ủng hộ Pakistan trong việc tố cáo các hành động của Ấn Độ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Đối với Bắc Kinh, New Delhi không nên đơn phương hành động đối với vùng Cachemire, mà một phần cũng đang nằm trong tay Trung Quốc.

Trước ngày ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ, New Delhi đã lên tiếng khẳng định trở lại chủ quyền của Ấn Độ trên vùng Cachemire, và cho rằng « các nước khác không nên bình luận về các vấn đề nội bộ của Ấn Độ ».

Theo hãng tin Anh Reuters, trong cố gắng giảm bớt căng thẳng trên hồ sơ Cachemire, hai ông Modi và Tập Cận Bình sẽ đồng ý với nhau về một số biện pháp an ninh mới dọc theo đường biên giới hai nước.

Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền trên khoảng 90.000 km2 lãnh thổ nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, trong khi New Delhi cho rằng Trung Quốc đã chiếm giữ 38.000 km2 lãnh thổ của Ấn trên cao nguyên Aksai Chin thuộc dãy Himalaya phía tây Ấn Độ.

Quan chức hai bên đã gặp nhau ít nhất 20 lần để thảo luận về vấn đề tranh chấp biên giới mà không đạt được tiến bộ đáng kể nào.

Ngoài ra, New Delhi cũng lo ngại trước những động thái của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng tại các láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka, Nepal, Bangladesh và Maldives.

Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh rất bực tức trước việc New Delhi bảo vệ đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20191011-thuong-dinh-an-do-trung-quoc-mo-ra-tren-nen-khung-hoang-cachemire