Tin khắp nơi – 24/09/2019
Mỹ gia hạn hiệp ước
sử dụng căn cứ quân sự ở Singapore
Chiều ngày 23/09 tại New York, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã ký gia hạn một hiệp ước quốc phòng quan trọng cho phép các lực lượng Mỹ sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Singapore, kéo dài thời hạn thêm 15 năm nữa, tức đến năm 2035, theo The Straits Times hôm 24/09.
Tòa Bạch Ốc dẫn phát biểu của Tổng thống Trump tại lễ ký kết, nói: “Chúng tôi ký một bản ghi nhớ về quốc phòng. Đây là một bản ghi nhớ rất mạnh mẽ. Chúng ta có một mối quan hệ tuyệt vời với Singapore và với Ngài Thủ tướng.”
Cả hai nhà lãnh đạo đều ca ngợi mối quan hệ chặt chẽ giữa Singapore và Hoa Kỳ khi hai nước ký Bản ghi nhớ sửa đổi vào năm 1990 theo đó cho phép sử dụng các thiết bị của Hoa Kỳ tại Singapore, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đã củng cố sự hiện diện an ninh của Hoa Kỳ tại khu vực này trong gần 30 năm qua.
Trang The Straits Time trích lời Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu trước lễ ký kết: “Bản ghi nhớ này phản ánh sự hợp tác rất tốt của chúng tôi trong các vấn đề quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Singapore, và đây cũng là sự hợp tác rộng lớn hơn mà chúng tôi đạt được trong nhiều lĩnh vực khác như – về an ninh, kinh tế, chống khủng bố và trong văn hóa, cũng như giáo dục.”
“Chúng tôi hy vọng sự hợp tác này sẽ phát triển. Và chúng tôi hy vọng rằng nó cũng sẽ là một phương tiện để Hoa Kỳ tăng cường cam kết ở khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,” nhà lãnh đạo Singapore nói thêm.
Biên ghi nhớ quốc phòng đầu tiên do Thủ tướng Lý Quang Diệu và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dan Quayle ký năm 1990 và sau đó được gia hạn lần gần nhất là vào năm 2005.
Thỏa thuận này tạo điều kiện cho các lực lượng Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ không quân và hải quân Singapore, và cung cấp hỗ trợ hậu cần cho binh sĩ, máy bay và tàu quá cảnh của nước này.
Theo thỏa thuận này, Mỹ đã luân phiên triển khai máy bay chiến đấu để tập trận, tiếp nhiên liệu và bảo trì, cũng như triển khai các tàu chiến đấu ven biển (LCS) tới Singapore từ năm 2013 và máy bay P-8 Poseidon kể từ năm 2015.
https://www.voatiengviet.com/a/my-gia-han-hiep-uoc-su-dung-can-cu-quan-su-o-singapore/5096321.html
Diễn đàn LHQ: Trump công kích TQ
và nói về dân chủ tự do của Hong Kong
Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 24/09, Tổng thống Donald Trump công kích Trung Quốc ‘ăn cắp, thủ đoạn’ và nói về dân chủ tự do của Hong Kong.
Ông nói kể từ khi Trung Quốc được cho vào Tổ chức Thương mại Thế giới, lý thuyết nói rằng Trung Quốc sẽ thay đổi, dân chủ hơn, đã hóa ra là sai lầm.
Nguyên tắc pháp quyền ở Trung Quốc không tiến bộ mà còn “sa sút”.
Trump chỉ trích Trung Quốc trên Twitter
Ông Trump cáo buộc TQ ‘can thiệp’ bầu cử
Apple cảnh báo Trump “tăng thuế TQ sẽ giúp các đối thủ”
Quy chế ‘đang phát triển’ là không ổn
Theo tổng thống Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế thứ nhì thế giới mà vẫn nhận quy chế “quốc gia đang phát triển” là không công bằng.
Ông gọi đó là cách Trung Quốc “lợi dụng hệ thống quốc tế”.
Ông Trump liệt kê lại các cáo buộc ông nêu ra từ mấy năm qua rằng Trung Quốc “đánh cắp sở hữu trí tuệ” của các công ty Mỹ, dùng thủ đoạn để khai thác thế mạnh tiền tệ,
Ông cũng cảnh báo Trung Quốc hãy tôn trọng hiệp ước đã ký với Anh Quốc về Hong Kong, và đảm bảo dân chủ, tự do cho Hong Kong, và Hoa Kỳ đang nhìn kỹ những gì Trung Quốc làm tại đó.
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, có điểm chung là chỉ phục vụ quyền lợi của giới cầm quyềnTT Donald Trump
Ông nói ông sẵn sàng đàm phán để có thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng cũng “sẵn sàng bảo vệ quyền lợ̣i của Hoa Kỳ”.
Nhiều điều ông Trump nói nằm trong phần nghị trình tranh cử của ông, như “Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới” và “thất nghiệp giảm, thuế giảm”.
Theo ông Trump, “chính phủ Mỹ bỏ ra 2,5 nghìn tỷ USD vào quân sự và quốc phòng” kể từ khi ông lên cầm quyền.
Nhưng ông nói, “Tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải dùng đến sức mạnh quân sự đó”.
Ngoài ra, ông Trump cũng nói về Bắc Triều Tiên và Iran.
Về Venezuela, ông Trump gọi tổng thống Nicolas Maduro “là con rối của Cuba”.
Ông cũng nhân đó lên án chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nói rằng chúng chỉ đem lại nghèo đói, và “có điểm chung là chỉ phục vụ quyền lợi của giới cầm quyền”.
TT Trump còn nói, hai chủ nghĩa này “đã giết chết 100 triệu người” và cam kết Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là “nước xã hội chủ nghĩa”.
Các vấn đề tại LHQ
Tuần này, vấn đề môi trường cũng được chú ý tại hội trường LHQ khi nhà hoạt động 16 tuổi Greta Thunberg phát biểu tại Thượng đỉnh Khí hậu ở trụ sở New York của Liên Hiệp Quốc hôm 23/9.
Bài phát biểu của Tổng thống Brazil, ông Jair Bolsonaro cũng gây sự chú ý sau khi ông bác bỏ quan điểm rằng Rừng rậm Amazon “thuộc về nhân loại”.
Ông Bolsonaro nói Amazon “là của Brazil”.
Quan điểm này có vẻ đưa ông Bolsonaro lại gần cách nhìn của ông Trump rằng “tương lại không thuộc về phái toàn cầu hóa, mà thuộc về những người ái quốc” của từng dân tộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49816494
“Chiến tranh lạnh” Mỹ-Trung
còn khó giải quyết hơn thời Liên Xô
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho rằng, chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc còn khó tháo gỡ hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh Mỹ-Liên Xô.
Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong “một kiểu chiến tranh lạnh” còn khó giải quyết hơn cả cuộc Chiến tranh Lạnh 4 thập kỷ giữa Mỹ và Liên Xô trước đây, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus.
“Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới còn ‘âm ỉ’ hơn cả cuộc chiến tranh lạnh trước đây”, Baucus nói trong một sự kiện ở Hong Kong ngày 20/9.
Không thể tin tưởng nhau
“Cuộc chiến tranh lạnh lần trước có thể giải quyết dễ dàng, còn cuộc chiến tranh lạnh mới này thì khó hơn nhiều bởi những hậu lan rộng của nó”, Baucus, người từng làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc giai đoạn từ 2014-2017, nói.
Nhận định của ông Baucus là khá phổ biến trong số những cựu quan chức từng làm trong chính quyền Mỹ.
Cho dù các cuộc đàm phán thương mại diễn ra ở Washington trong tuần qua, thì cũng vẫn có rất ít tín hiệu tích cực cho thấy bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được giải quyết.
Nhiều người đã thúc giục Nhà Trắng theo đuổi thỏa thuận với Trung Quốc nhằm thu hẹp những triển vọng tồi tệ nhất về sự cạnh tranh chiến lược giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cựu Đại sứ Baucus cho rằng, 2 nước vẫn sẽ cố gắng tìm kiếm sự hợp tác trong các lĩnh vực quan tâm chung như biến đổi khí hậu và Triều Tiên. Tuy nhiên, triển vọng ảm đạm là không thể tránh khỏi.
Theo ông Baucus, gốc rễ của bất đồng Mỹ-Trung là việc “hai bên không tin tưởng lẫn nhau. Ông thừa nhận rằng “Đó là điều rất nguy hiểm. Cá nhân tôi nghĩ chúng ta đang trượt vào một bất đồng dài hạn hơn nhiều người vẫn tưởng tượng”.
Cựu đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton, Charlene Barshefsky, người từng dẫn đầu các cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, cũng đồng tình với quan điểm nêu trên.
Barshefsky cáo buộc Mỹ và Trung Quốc đã “lựa chọn bảo hộ, điều dẫn đến nhiều rủi ro với các mối quan hệ song phương, cũng như sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu”. Bà nói thêm rằng, dù hai bên có đạt được thỏa thuận hay không, thì “cuộc chiến này cũng gây hậu quả đáng kể và lâu dài đối với Mỹ, với Trung Quốc và mối quan hệ song phương”.
Bà Barshefsky cũng chỉ trích Tổng thống Donald Trump, “các chính sách thương mại của chính quyền hiện nay chẳng làm bất cứ điều gì trở nên vĩ đại”.
Dù có thỏa thuận thương mại cũng vẫn bất ổn
“Triển vọng cho mối quan hệ song phương cho dù có được một thỏa thuận thương mại cũng vẫn bất ổn. Tôi không nghĩ có ai đó nghi ngờ gì về điều đó. Hai năm qua là chỉ là một cuộc xung đột trong một loạt các cuộc xung đột liên tiếp tái diễn trong thời gian dài”, bà Barshefsky nói.
“Nếu hành động gần đây của Mỹ được coi là nguy hiểm đối với hệ thống toàn cầu, thì sự bảo hộ đặc trưng của Trung Quốc và cuộc chiến thương mại cũng là mối đe dọa không kém”.
Cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài suốt 14 tháng qua, cùng những chỉ trích gay gắt của cả 2 bên cho thấy sự kiên nhẫn ngày càng “mỏng” đi.
Có một sự nhận thức chung hiện nay là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã chịu những tổn hại nghiêm trọng và ngay cả nếu Tổng thống Trump có thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 thì người kế nhiệm ông cũng sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Evan Medeiros, Giám đốc cấp cao phụ trách vấn đề châu Á của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama, nói rằng thế giới đã bước vào “một sự bình thường mới được định nghĩa bằng những căng thẳng âm ỉ”.
“Rất nhiều nhà chiến lược Mỹ thừa nhận rằng nhiều lợi ích của chúng ta đang phân kỳ nhiều hơn là hội tụ và chúng phân kỳ trong các lợi ích an ninh và kinh tế quan trọng của Mỹ. Phía Trung Quốc cũng có sự tính toán tương tự”, Medeisor nói.
Robert Grieves, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong kỳ vọng Mỹ sẽ trì hoãn thêm các đòn thuế quan để tạo khoảng trống cho 2 nước tiếp tục đối thoại, nhưng ông không kỳ vọng vào một giải pháp nhanh chóng cho cuộc thương chiến.
“Đây sẽ là một quá trình lâu dài. Tôi không nghĩ sẽ có một giải pháp nhanh chóng. Cá nhân tôi nghĩ nó có thể kéo dài tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và thậm chí sau đó”, ông Grieves nói với SCMP.
Vụ tai nạn B737: Boeing sẽ trả 144.500 đô-la
cho mỗi gia đình nạn nhân
Những gia đình mất người thân trong các vụ tai nạn máy bay Boeing 737 Max sẽ được bồi thường khoảng 144.500 đô-la.
Số tiền này lấy từ một quỹ hỗ trợ tài chính trị giá 50 triệu đô-la, được Boeing công bố vào hồi tháng Bảy năm nay.
Quỹ đã bắt đầu chấp nhận đơn yêu cầu bồi thường, và đơn này phải nộp trước năm 2020.
Luật sư của nhiều gia đình các nạn nhân đang muốn đưa Boeing ra tòa, đã bác quỹ này và coi đây chỉ là một chiêu trò truyền thông.
Nomaan Husain, một luật sư tại Texas, Hoa Kỳ, người đại diện cho 15 gia đình, nói: “144 ngàn đô-la không là gì để có thể coi là bồi thường cho các gia đình mà chúng tôi đại diện, hay bất kỳ gia đình nào đi nữa”.
“Điều này không thể làm hài lòng các gia đình. Họ muốn có câu trả lời thực sự.”
Tiết lộ ban đầu nguyên nhân Boeing 737 rơi
Boeing bắt dừng bay toàn bộ Boeing 737 Max
Tác động tới Boeing sau biến cố ngừng bay 737 Max?
Việt Nam chưa cấp phép cho Boeing 737 MAX 8
Chiến thuật đánh lạc hướng?
Dòng máy bay 737 Max bị cấm bay từ tháng 3, trong khi các nhà điều tra đánh giá sự an toàn của chúng sau các vụ tai nạn nghiêm trọng ở Indonesia và Ethiopia, cướp đi sinh mạng của hơn 340 người.
Hồi tháng Bảy, Boeing đã cam kết khoản bồi thường 100 triệu đô-la cho các gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn liên quan đến dòng máy bay này.
Công ty này sau đó cho biết, một nửa số tiền trên sẽ được thanh toán trực tiếp cho các gia đình, nửa còn lại dành cho các chương trình giáo dục và phát triển tại các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Robert A. Clifford, luật sư chính đại diện cho các nạn nhân trong vụ kiện liên quan đến vụ tai nạn máy bay Ethiopian Airlines 302, cho rằng, việc các thông báo ban đầu mà Boeing đưa ra thiếu các chi tiết cụ thể cho thấy, Boeing chỉ coi đây là cách để chuyển sự chú ý của công luận ra khỏi các câu hỏi về tính an toàn.
Nhiều gia đình người bị nạn muốn xây dựng đài tưởng niệm, và tiếp tục chất vấn cách Boeing dự định chi 50 triệu đô-la còn lại – luật sư này cho biết thêm.
“Một trong những điều ám ảnh nhất về một thảm họa hàng không như thế này là trong nhiều trường hợp, các gia đình nạn nhân không nhận được bất cứ điều gì”, ông nói.
‘Bước quan trọng’
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenberg đã gọi việc mở quỹ là một “bước quan trọng” trong nỗ lực của công ty nhằm giúp đỡ thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay Boeing 737 Max 8.
Việc tham gia vào quỹ này là tự nguyện.
Kenneth R. Feinberg, người quản lý tiền hỗ trợ tài chính, đã có kinh nghiệm trong giám sát phân phối tiền cho các nạn nhân của vụ tấn công ngày 11 tháng 9, và một số quỹ khác cho biết, các gia đình gửi đơn yêu cầu bồi thường sẽ không phải từ bỏ quyền nộp đơn kiện riêng của họ đối với công ty.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49792255
Hoa Kỳ khuyến cáo Trung Cộng đánh cắp
bí mật thương mại ngày càng gia tăng
Theo tin từ CNBC, trong bối cảnh tổng thống Donald Trump gây áp lực lên Bắc Kinh để chấm dứt các hoạt động kinh doanh không công bằng, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rằng các công ty nước này nên tăng cường cảnh giác.
Ông Adam Hickey thuộc Bộ Tư Pháp cho hay, hiện đang có nhiều trường hợp về việc đánh cắp bí mật thương mại, trong đó chủ yếu đến từ phía Trung Cộng. Kể từ năm 2012, hơn 80% các vụ gián điệp kinh tế do Bộ An ninh Quốc gia đưa ra có liên quan đến Trung Cộng. Mức độ của các trường hợp trên tăng lên trong những năm gần đây.
Tháng 11/2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra mắt “China Initiative”, với mục đích chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia từ Trung Cộng. Chương trình trên xác định và truy tố hành động đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ, hack thông tin và gián điệp kinh tế.
Trung Cộng cáo buộc Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ các công ty nước này khỏi sự cạnh tranh, và ngăn chặn sự phát triển công nghệ của Trung Cộng.
Ông Hickey cho biết, vấn đề không phải nằm ở việc Trung Cộng bắt đầu thực hiện các hành động trên. Đó là một trong những cách họ thực hiện chính sách công nghiệp, bằng các hành vi trộm cắp được nhà nước bảo trợ, trao thưởng hoặc làm ngơ trước các hành động trên. Ông cho rằng các hành động như trên có liên quan đến kế hoạch chiến lược “Made in China 2025”. Chính phủ Trung Cộng đã đưa ra kế hoạch này nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập cảng đối với 10 ngành công nghiệp ưu tiên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-khuyen-cao-trung-cong-danh-cap-bi-mat-thuong-mai-ngay-cang-gia-tang/
Trump muốn biết họp lần ba với Kim
sẽ mang lại kết quả gì
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/9 tuyên bố muốn biết họp thượng đỉnh lần ba với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ mang lại kết quả gì trước khi đồng ý tổ chức.
Phát biểu với báo giới khi gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên lề cuộc họp ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông Trump nói: “Hiện nay mọi người muốn nhìn thấy điều đó xảy ra. Tôi muốn biết cuộc họp đó sẽ đưa tới kết quả gì. Chúng ta có thể làm nhiều chuyện trước khi thượng đỉnh diễn ra.”
Tổng thống Hàn Quốc nói ông mong thấy lãnh đạo Mỹ-Triều gặp nhau trong cuộc họp thượng đỉnh lần ba.
Hai cuộc họp thượng đỉnh trước, ở Singapore và Hà Nội, chưa đưa tới một thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Quan hệ quân sự Mỹ-Ấn chặt chẽ thêm
với cuộc tập trận ba binh chủng
Khi đến dự lễ đón tiếp thủ tướng Narenda Modi do cộng đồng Ấn kiều tổ chức ngày 22/09/2019, tại Houston, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhấn mạnh đến hợp tác song phương về an ninh quốc phòng, với một sáng kiến mới : một cuộc tập trận ba binh chủng đầu tiên giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ xác nhận: « Vào tháng 11, Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ chứng minh bước tiến mạnh mẽ trong quan hệ quốc phòng song phương khi tổ chức cuộc tập trận quân sự ba binh chủng đầu tiên giữa hai quốc gia. Cuộc tập trận được đặt tên là “Tiger Triumph”. Một cái tên hay!… Rất hay!».
Tập trận quân sự ba binh chủng (tiếng Anh: tri-service military exercise) là một cuộc diễn tập quân sự phối hợp cả ba lực lượng không quân, hải quân và lục quân.
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ và Hoa Kỳ tập trận chung. Hai bên đã có cuộc tập trận thường niên Malabar, mở ra từ năm 1992, nhưng chỉ liên quan đến hải quân, hay các cuộc tập trận chống khủng bố Vajra Prahar và Yudh Abhyas của các lực lượng lục quân. Còn kết hợp cả ba binh chủng thì đây là lần đầu tiên.
Đối với Ấn Độ, cuộc tập trận ba binh chủng là một dấu hiệu phản ánh rõ nét đà tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, vì cho đến nay, mới có một lần duy nhất Ấn Độ triển khai toàn bộ hải, lục và không quân tập trận là với Nga, vào năm 2017 tại Vladivostok.
Trang tin đài truyền hình Ấn Độ NDTV hôm 23/09 trích lời phát ngôn viên hải quân Ấn Độ cho biết là cuộc tập trận Tiger Triumph vào tháng 11 sắp tới sẽ diễn ra ngoài khơi hai thành phố duyên hải Visakhapatnam và Kakinada, nhìn ra vịnh Bengal.
Trên trang blog của mình, báo Ấn Độ Times of India ngày 23/09 cho rằng đà tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ cũng nằm trong lợi ích của Mỹ vì điều đó cho phép « giảm thế bá quyền của Trung Quốc tại vùng Ấn Độ Dương ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190924-quan-he-quan-su-my-an-chat-che-them-voi-cuoc-tap-tran-ba-binh-chung
Bầu cử 2020: Trump và Warren
cho thấy họ cùng dùng lá bài dân túy
Anthony ZurcherPhóng viên Bắc Mỹ
Có lẽ chúng ta không cần có liên tưởng bén nhậy để xem tối thứ Hai như một bản nháp của cuộc tranh cử tổng thống sẽ rất điên cuồng trong khoảng một năm nữa.
Đứng tại Công viên Quảng trường Washington của Thành phố New York trước đám đông hơn 20.000 người, Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren, người hy vọng được đảng Dân chủ đề cử chạy đua vào Nhà Trắng, đọc một bài diễn văn dài, cam kết chống nạn tham nhũng ở Washington và quyền lực mà những công ty trao cho giới chính trị ở đây.
Vài giờ sau, gần Albuquerque, New Mexico, Donald Trump cũng có một cuộc vận động tranh cử đúng thương hiệu của ông trong một sân vận động với khoảng 9.000 người ủng hộ (và nhiều hơn nữa bên ngoài). Ông Trump hứa sẽ chiến đấu với giới thượng lưu Washington, những người có những chính sách, mà ông nói sẽ thường xuyên đe dọa cuộc sống và sinh kế của người dân Mỹ.
Tổng thống gần như đã vận động tái tranh cử ngay từ ngày tháng 1 năm 2017, khi ông tuyên thệ nhậm chức.
Tỷ lệ ủng hộ của bà Warren, trong khi vẫn đứng sau Phó Tổng thống Joe Biden trong các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc, đang bắt đầu tiến lên ngang hàng, hoặc thậm chí vượt mặt Biden trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến sơ khởi của các tiểu bang, bao gồm một cuộc thăm dò ý kiến gần đây tại California.
Làm sao để thắng cử tổng thống Mỹ?
Liệu Biden, phó TT của Obama có thể đánh bại Trump?
Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?
Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts đang được đà. Trong khi đó, ông Trump có những lợi điểm của một người đang tại chức.
Vào tối thứ Hai, cả hai ứng cử viên cùng tuyên bố chống lại kẻ thù trong nhận thức của họ, và định vị mình là người ‘ngoại cuộc’ trong một cuộc chiến vì tương lai của nước Mỹ.
Thông điệp của tổng thống
Trong bài diễn văn dài 90 phút, phần lớn là những câu nói không được viết sẵn, tổng thống tự hào về sức mạnh nền kinh tế Mỹ, bức tường biên giới Mexico mà ông nói đang được xây dựng và quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông dành nhiều thời giờ hơn để vạch ra các mối đe dọa – Thỏa thuận Xanh mới, “Những quy định giết chết công ăn việc làm”, những người nhập cư bạo động không có giấy tờ, cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga do Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller lãnh đạo, “Nhà Nước Chìm”, những người Cộng hòa trung thành và “Dân chủ giả mạo”.
“Đảng Dân chủ cực đoan muốn phá hủy mọi thứ mà chúng ta đã đạt được”, ông Trump hạ giọng nói. “Họ muốn tăng thuế của quý vị, họ muốn chôn vùi quý vị với những quy định, họ muốn lấy đi bảo hiểm y tế của quý vị – 180 triệu người Mỹ – họ muốn xóa bỏ lịch sử Hoa Kỳ, đè bẹp tự do tôn giáo, truyền bá tư tưởng cánh tả cho học sinh của chúng ta, và Đảng Dân chủ cánh tả muốn tịch thu súng của quý vị và loại bỏ quyền tự vệ Chúa ban cho quý vị.”
Mặc dù đã trị vì hai năm rưỡi qua tại thủ đô của Hoa Kỳ, tổng thống vẫn tự nhận mình là một người ngoại cuộc chống lại “giới thượng lưu Washington”.
“Chúng ta sẽ lấy quyền lực ra khỏi Washington và trả lại cho những người vĩ đại của đất nước ta và người dân tiểu bang New Mexico”, ông nói, sau đó thêm rằng các chính trị gia ở Washington “đã không trung thành với quý vị”.
Ông khoe rằng, mặc dù vậy, quốc gia này đã “khôi phục rất nhanh”. Các nhà máy đã được mở cửa lại, và công việc đã quay trở lại. Bốn năm sau khi hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại và chấm dứt nạn tham nhũng – “thoát khỏi đầm lầy” – ông nói với cử tọa New Mexico rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông đã thực hiện những gì ông hứa.
Ứng cử viên chống tham nhũng
Cách đó hai ngàn dặm, một chính trị gia đã giữ chức vụ dân cử tại Washington trong bảy năm đưa ra thông điệp của riêng mình về các lực lượng liên kết chống lại người dân Mỹ – những người giàu có và mạnh mẽ, “Các nhóm cánh hữu mờ ám” và các nhà vận động hành lang túi sâu có thể ảnh hưởng đến chính trị gia và chính sách.
Đứng dưới một mái vòm được xây để kỷ niệm buổi lễ nhậm chức của tổng thống George Washington vào tháng 4 năm 1789 cách đó một vài dặm, bà Warren nói rằng trong cương vị tổng thống, bà sẽ mang đến những ”thay đổi cấu trúc lớn” cần có để chấm dứt sự bất bình đẳng thu nhập lớn tại Mỹ và tham nhũng chính trị tạo ra tình trạng này.
“Tham nhũng ở Washington đã cho phép người giàu và người có quyền lực làm nghiêng cán cân của các quy định, và ngày càng giàu hơn và quyền lực hơn”, bà Warren nói. “Nhưng một thành phần nhỏ những người trên đỉnh quyền lực này không chỉ đã thu lấy một khối tài sản khổng lồ mà tất cả chúng ta đã làm việc rất chăm chỉ để sản xuất, họ còn ngấu nghiến hết các cơ hội.”
Bà nói thêm rằng tỷ lệ nhỏ những người này có nhiều rất cơ hội để vượt lên – trong khi nhiều người Mỹ thậm chí không có được một cơ hội nào.
“Chúng ta có quyền lực để khắc phục điều đó”, bà nói, tiếp tục phác thảo các kế hoạch bao gồm “thuế tài sản” đối với các cá nhân giàu nhất quốc gia.
Đối với Warren, biểu tượng của địa điểm không phải là mái vòm mà bà đứng bên dưới, mà là gần một nhà máy dệt đã bị phá hủy trong trận hỏa hoạn năm 1911, giết chết 146 công nhân.
“Câu chuyện bi thảm về vụ cháy nhà máy Tam giác là một câu chuyện về sức mạnh”, bà nói. “Câu chuyện về những gì xảy ra khi những người giàu và có quyền lực nắm quyền kiểm soát chính phủ và sử dụng nó để tăng lợi nhuận cho chính bản thân họ trong khi để mặc người dân lao động gánh chịu hậu quả.”Tuy nhiên, bà lưu ý rằng sự kiện này đã thúc đẩy phong trào lao động Hoa Kỳ và đưa đến những thay đổi cấu trúc mà nhiều người lúc đó nghĩ là không thể – nghỉ hưu và chăm sóc sức khỏe do chính phủ tài trợ cho người già, quy định an toàn tại nơi làm việc mới, mức lương tối thiểu và bảo hiểm thất nghiệp.
Những chính sách này đã được ban hành, bà nói, thông qua sự kết hợp làm việc trong hệ thống chính trị – điều mà vị thượng nghị sĩ vốn là giáo sư của đại học Harvard đã biết – và chịu áp lực bên ngoài.
Nêu đích danh đối thủ
Cả Donald Trump và Elizabeth Warren đều nhắc đến tên nhau trong bài phát biểu của mình. Tổng thống xấc xược cảnh báo rằng ông sẽ lại bắt đầu chỉ trích thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts vì những tuyên bố trước đây của bà về việc có dòng máu người Mỹ bản địa.
“Ồ, đề tài đó chắc chắn sẽ quay lại, đừng lo lắng về điều đó,” ông nói với đám đông đang cổ vũ.
Về phần mình, bà Warren nói ông Trump “tham nhũng trong từng thớ thịt” – và nhắc lại những lời kêu gọi luận tội và bãi nhiệm ông.
“Ông ấy tuyên thệ sẽ phục vụ người dân Hoa Kỳ, nhưng chỉ phục vụ cho bản thân và các đối tác của mình trong sự tham nhũng”, bà nói.
Hai cuộc vận động tranh cử. Hai đám đông cổ vũ. Hai ứng cử viên có thể, trong tương lai không xa, sẽ trực tiếp cạnh tranh cho chức tổng thống – cùng nhận mình là người ngoại cuộc, và cùng tuyên bố chủ nghĩa dân túy để chống lại nhau.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49792440
Tổng thống Trump chất vấn Bộ Trưởng Ngân Khố
về việc ngăn Trung Cộng thăm nông trại Hoa Kỳ
Tin từ Liên Hiệp Quốc – Vào hôm thứ Hai (23/9), tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt nghi vấn về quyết định của các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của ông trong việc yêu cầu các viên chức Trung Cộng trì hoãn chuyến thăm theo kế hoạch tới các vùng nông nghiệp của Hoa Kỳ sau cuộc đàm phán thương mại vào tuần trước. Ông tuyên bố rằng ông muốn Trung Cộng mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Khi trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin, Tổng thống Trump hỏi về việc yêu cầu Trung Cộng trì hoãn chuyến đi gặp nông dân Hoa Kỳ ở Montana và Nebraska. Ông Mnuchin cho biết rằng chuyến thăm này bị trì hoãn theo yêu cầu của ông, để tránh nhầm lẫn về các cuộc đàm phán. Tổng thống Donald Trump nói rằng Trung Cộng “cam kết mua rất nhiều hàng nông sản”, và Hoa Kỳ nên vận chuyển sản phẩm càng nhanh càng tốt.
Cuộc trao đổi này diễn ra sau khi các thương nhân ngũ cốc ở Chicago cho biết vào hôm thứ Hai, các nhà nhập cảng Trung Cộng mua khoảng 10 tàu đậu nành của Hoa Kỳ – khoảng 600,000 tấn – và sẽ được vận chuyển từ các hải cảng Tây Bắc Thái Bình Dương từ tháng 10 đến tháng 12. Thông tin về các thỏa thuận này làm tăng giá đậu tương tương lai.
Việc hủy bỏ chuyến đi theo kế hoạch gây ảnh hưởng đến bầu không khí của một cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng diễn ra vào tuần trước, khiến cổ phiếu của Hoa Kỳ giảm giá.
Tổng thống Trump muốn Trung Cộng mua nông sản Hoa Kỳ để làm giảm nỗi tức giận của nông dân, thành phần đã ủng hộ ông trong kỳ bầu cử 2016. (Mộc Miên)
Giá xăng tăng 10 cent tại Mỹ
sau khi các nhà máy dầu tại Saudi Arabia bị tấn công
Theo tin từ đài KTLA5, vào thứ hai (ngày 23 tháng 9), American Automobile Association (AAA) cho biết giá xăng đã tăng mạnh trên toàn Hoa Kỳ trong tuần qua, tăng trung bình 10 cent/gallon sau khi các nhà máy dầu tại Saudi Arabia bị tấn công. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán giá xăng sẽ sớm ổn định.
Theo một thông cáo từ AAA, giá xăng tại tiểu bang California vẫn đạt mức cao nhất trên toàn quốc với mức giá trung bình 3.74 mỹ kim/gallon. Trong tuần qua, giá xăng đã tăng 11 cent/gallon tại California, mức tăng cao nhất dọc khu vực miền Tây. Tuy nhiên, tiểu bang này không nằm trong top 10 những tiểu bang có giá xăng tăng cao nhất trong tuần. Theo AAA, Kentucky có mức tăng lớn nhất với 19 cent mỗi gallon, tiếp theo là Michigan (18 cent), Georgia (17 cent) và Minnesota (16 cent). Maryland, Iowa, Delwar và Mississippi có giá xăng tăng trung bình 14 cent một gallon, trong khi giá xăng tăng khoảng 13 cent ở New Mexico và South Carolina.
Tuy nhiên, ngay cả khi tăng đột biến, giá xăng trung bình toàn quốc vẫn thấp hơn 6 cent so với tháng trước và thấp hơn 19 cent so với cùng thời kỳ năm ngoái. AAA và các chuyên gia cho biết các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia vào cuối tuần trước là nguyên nhân chính khiến giá xăng tăng vọt. Sau vụ tấn công, dầu thô tăng tới 10 mỹ kim một thùng, đạt mức gần 64 mỹ kim. Đến cuối tuần, giá dầu thô xe giảm còn 58 mỹ kim/gallon, và giá xăng sẽ ổn định. (Mộc Miên)
Hàng loạt người Trung Cộng
trong đường dây du lịch sinh con ở Mỹ bị truy tố
Tin từ California – Theo bản tin của tờ Orange County Register, bà Dongyuan Li có một đứa con sinh ở Trung Cộng, nhưng bà muốn đứa con tiếp theo của mình là một công dân Hoa Kỳ. Vì vậy, khoảng sáu năm trước, bà du lịch đến Hoa Kỳ thông qua một gói tour sắp xếp cho nhà ở, bữa ăn và chỗ nằm bệnh viện. Sau đó, bà đã sinh đôi và bà cảm thấy bị thu hút với mô hình kinh doanh du lịch sinh con, đến nỗi bà quyết định hợp tác với chủ sở hữu Tour Du Lịch để biến “You Win USA Vacation Resort” trở thành một công ty thành công trong ngành công nghiệp du lịch sinh con đang rất phát triển.
Hôm thứ Ba (17/09/2019), bà Li đã nhận tội gian lận di dân và gian lận visa, trở thành nhà điều hành du lịch sinh con đầu tiên phải đối mặt với án tù . Mặc dù công ty của bà cùng hai công ty khác đã tan rã nhưng ngành công nghiệp này vẫn còn tiếp diễn. Trong khi đó chồng bà, ông Qiang Yan, đã bị truy tố vào tháng 12 năm ngoái về ba tội gian lận visa, nhưng đã trốn khỏi Hoa Kỳ và không quay lại khi đứa con trai của út chào đời.
Vào thời điểm Li bị bắt, cặp song sinh của bà đang ở Trung Cộng, cô con gái và cậu con trai sinh ra ở Trung Cộng vẫn ở Hoa Kỳ. Hiện không rõ các con của bà đang sống ở đâu.
Trong các tài liệu tòa án, biện lý Los Angeles, David Carroll, đã gọi người hợp tác của bà Li, Chao Chen, là người cầm đầu đường dây du lịch sinh con vẫn nằm trong danh sách cáo buộc. Chen đã nhận tội gian lận visa, gian lận kết hôn giả và gian lận thuế, nhưng đã trốn khỏi Hoa Kỳ trước khi bị triệu tập ra tòa để nhận án.
Một trường hợp khác liên quan đến đường dây kinh doanh bị triệt phá năm 2015 có ông Ken Z. Liang, một cựu biện lý sống ở Irvine. Ông Liang đã bị kết án 21 tháng tù liên bang, vì đã giúp các nhân chứng chạy trốn sang Trung Cộng và bị tước bằng hành nghề luật. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-loat-nguoi-trung-cong-trong-duong-day-du-lich-sinh-con-o-my-bi-truy-to/
Mỹ-Ukraina : Donald Trump
phủ nhận gây áp lực Kiev phá Joe Biden
Trong bối cảnh bị phe Dân Chủ dọa mở thủ tục truất phế, tổng thống Mỹ Donald Trump dứt khóat phủ nhận cáo buộc đã gây áp lực với Ukraina để đánh phá uy tín cựu phó tổng thống Joe Biden, đối thủ tiềm tàng trong cuộc bầu cử 2020.
Hôm thứ Ba, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố « không hề gây sức ép » với Ukraina như báo chí Mỹ loan tải. Một ngày trước, Washington Post và New York Times, trích dẫn một số nhân vật cao cấp trong chính quyền, cho biết tổng thống Donald Trump ra lệnh « hoãn chuyển giao 400 triệu đôla viện trợ quân sự cho Ukraina » trước khi điện đàm với tổng thống Volodymir Zelensky. Trong cuộc nói chuyện này, tổng thống Mỹ đã yêu cầu Kiev điều tra về tin đồn « hai bố con ông Joe Biden » dính líu vào vụ bê bối liên quan đến một công ty dầu khí Ukraina.
Đối lập Mỹ đòi công bố nội dung cuộc điện đàm để xem lãnh đạo hành pháp có lợi dụng thẩm quyền để phục vụ ích lợi cá nhân : dùng viện trợ quân sự làm đòn bẩy, gây áp lực với Ukraina, đánh phá uy tín đối thủ chính trị.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông không có gì che dấu và sẵn sàng cung cấp nội dung điện đàm. Tổng thống Ukraina cũng tuyên bố không bị áp lực.
Tuy nhiên, theo AFP, phổ biến bản ghi lại cuộc điện đàm chưa đủ, đảng Dân Chủ còn đòi chủ nhân Nhà Trắng phải cung cấp cho Quốc Hội nội dung báo động của một nhân viên tình báo về vụ «gây áp lực» này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190924-my-ukraina-donald-trump-phu-nhan-gay-ap-luc-kiev-pha-joe-biden
Canada bảo vệ
việc bắt giám đốc tài chính Huawei
Tin từ VANCOUVER, Canada – Trong một hồ sơ được công bố vào hôm thứ Hai (23/9), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy các viên chức hoặc cảnh sát biên giới Canada hành động không đúng, khi Giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại phi trường Vancouver cách đây gần 10 tháng.
Hồ sơ này được công bố khi bà Mạnh và các luật sư của bà đang tranh luận ở Tòa án Tối cao British Columbia ở Vancouver về việc tiết lộ thêm thông tin xoay quanh vụ bắt giữ, bao gồm các liên hệ giữa chính quyền Hoa Kỳ và Canada. Bên bào chữa tuyên bố Mạnh đã bị lục soát và thẩm vấn một cách bất hợp pháp dưới vỏ bọc của một cuộc kiểm tra di trú và đang tìm cách ngăn chặn các thủ tục dẫn độ. Phiên điều trần được lên lịch đến thứ Tư tuần này và sẽ tiếp tục thêm năm ngày nữa vào ngày 30 tháng 9.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada cho biết rằng các sĩ quan biên phòng hành động theo “thẩm quyền hợp pháp để xác định xem người nộp đơn và hàng hóa có được chấp nhận ở Canada hay không”.
Vào hôm thứ Hai (23/9), bà Mạnh đến tòa án Vancouver trong chiếc áo khoác màu cam, với một hệ thống kiểm soát điện tử trên mắt cá chân trái và một đôi giày màu bạc lấp lánh. Các luật sư của bà Mạnh cho biết sau khi hạ cánh từ một chuyến bay từ Hồng Kông, bà bị giam giữ, lục soát và thẩm vấn trong ba giờ bởi các viên chức biên giới trước khi bà bị bắt. Họ cũng lập luận rằng ghi chú của các sĩ quan Canada có thiếu sót, bao gồm cả cuộc họp giữa cảnh sát và sĩ quan biên phòng vào buổi sáng khi bà Mạnh sắp đến. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canada-bao-ve-viec-bat-giam-doc-tai-chinh-huawei/
Greta Thunberg nói với lãnh đạo thế giới:
‘Quý vị khiến chúng tôi thất vọng’
Nhà vận động người Thụy Điển Greta Thunberg, mới chỉ 16 tuổi, đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết và cảm xúc trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc, cáo buộc họ chưa hành động đủ để ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Các ngài đã đánh cắp giấc mơ và tuổi thơ của tôi bằng những lời sáo rỗng,” cô nói tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại New York.
Khoảng 60 nhà lãnh đạo thế giới đã có mặt tại một cuộc họp diễn ra trong một ngày này do Tổng thư ký LHQ António Guterres tổ chức.
Ông Guterres trước đó cho biết, các quốc gia chỉ có thể phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh nếu họ đem theo các kế hoạch hành động để cắt giảm lượng khí thải carbon.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, một người hoài nghi về biến đổi khí hậu, không được mong đợi xuất hiện tại hội nghị – nhưng ông được trông thấy trong phút chốc ở khu vực khán giả.
Được biết đoàn Việt Nam có tham dự hội nghị, nhưng không có thông tin có đại diện phát biểu.
Trump ký lệnh bỏ chính sách môi trường
Trí tuệ trẻ giúp giải quyết biến đổi khí hậu
TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
‘Em nghỉ học thứ Sáu để chống biến đổi khí hậu’
Brazil và Ả Rập Saudi là cũng là hai trong số những nước không có mặt.
Nhiều nước đang thúc đẩy ngành nhiệt điện than vẫn có mặt như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh.
Greta Thungberg nói gì?
Trong bài phát biểu đầy cảm xúc, cô nói: “Điều này hoàn toàn sai. Tôi đáng lẽ không nên ở đây. Tôi đáng lẽ nên đến trường ở phía bên kia đại dương, nhưng tất cả quý vị lại tìm đến giới trẻ chúng tôi để tìm kiếm hy vọng. Sao các ông, các bà có thể làm vậy chứ?
“Các ông các bà đã đánh cắp ước mơ và tuổi thơ của tôi bằng những ngôn từ sáo rỗng,” cô gái 16 tuổi nói.
Thunberg kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới khẩn trương hành động, và nói rằng: “Chúng tôi sẽ luôn theo dõi quý vị.”
Các nhà lãnh đạo thế giới nói gì?
Ông Guterres, người tổ chức cuộc họp, nói thế giới đang rơi vào tình trạng khí hậu khắc nghiệt và hành động khẩn cấp là cần thiết.
“Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn chưa phải là quá muộn,” ông nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, đất nước của bà sẽ tăng gấp đôi cam kết tài chính lên đến 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD) để chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, các tổ chức quốc tế đã cam kết sẽ phát hành thêm 500 triệu đô la viện trợ bổ sung để bảo vệ các khu rừng nhiệt đới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thì nói về những điều “đang bắt đầu xảy ra” ở quốc gia này.
“Tổng lượng khí thải của chúng tôi đạt đỉnh vào năm 2006, giờ hơn 80% điện năng của chúng tôi đã đến từ thủy điện và điện gió, và chúng tôi đã bắt đầu một chương trình đầy tham vọng.”
“Chúng tôi đã giới thiệu trước quốc hội về dự luật không carbon, mục đích là để đảm bảo New Zealand trong ngưỡng 1,5C của mức nóng lên toàn cầu, nhằm tránh gây ra các thiên tai thảm khốc cho các quốc đảo láng giềng ở Thái Bình Dương.”
Cảnh báo của các nhà khoa học
Hội nghị thượng đỉnh nói trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi vài triệu người tham gia cuộc tuần hành biểu tình về biến đổi khí hậu toàn cầu, do các nhà hoạt động thanh thiếu niên lãnh đạo.
Trước thềm hội nghị, các nhà khoa học đã cảnh báo về các dấu hiệu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang tăng tốc.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, lượng khí CO2 trong khí quyển từ năm 2015 đến 2019 đã tăng 20% so với 5 năm trước.
Giáo sư Brian Hoskins, Chủ tịch Viện Grantham, Đại học Hoàng gia London, và giáo sư khí tượng học tại Đại học Reading, cho biết: “Chúng ta nên lắng nghe lời kêu gọi từ các em học sinh.”
“Đây là một trường hợp khẩn cấp – cần một hành động giảm nhanh chóng lượng khí thải nhà kính xuống mức 0; đồng thời thích ứng với những thay đổi không thể tránh khỏi của khí hậu,” ông nói.
Các nhà khoa học cầu xin các chính trị gia
Phân tích của Roger Harrabin, nhà phân tích môi trường BBC
Sự nguy hiểm của tình trạng nóng lên toàn cầu đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, nhưng kèm theo đó là sự vắng mặt của một ý chí tập thể để giải quyết vấn đề này.
Vào năm 2015 tại Paris, tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới đều bày tỏ quyết tâm kìm hãm lượng khí thải, vốn đang làm khí hậu nóng lên.
Hội nghị thượng đỉnh lần này chứng kiến một loạt các sáng kiến từ các doanh nghiệp và các quốc gia vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump lại đang khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng mọi cách có thể.
Và Trung Quốc – bất chấp cam kết thúc đẩy việc sử dụng năng lượng từ mặt trời và gió – vẫn đang xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới.
Ngay cả Vương quốc Anh, một quốc gia dẫn đầu trong hoạch định các chính sách khí hậu, cũng đang xa rời các mục tiêu trung hạn về cắt giảm khí thải của họ.
Các chính trị gia dường như tin rằng, có thể ứng phó với biến đổi khí hậu bằng một giải pháp kinh tế thông thường.
Nhưng các nhà khoa học nói với họ, với một sự tuyệt vọng ngày càng gia tăng rằng, con người đang phải đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có và cần một giải pháp cũng chưa từng có.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49786502
Biểu tình Hong Kong: Ân xá Quốc tế
kêu gọi điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ ba 24/9 kêu gọi chính quyền Hong Kong điều tra việc cảnh sát sử dụng vũ lực trong gần bốn tháng biểu tình, và kêu gọi Trung Quốc bảo vệ quyền nhóm họp ôn hòa của người biểu tình.
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã biến thành các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình mặc áo đen và cảnh sát. Cảnh sát đã đáp trả người biểu tình bằng hơi cay, vòi rồng, đạn cao su.
Cảnh sát, những người được thấy đánh đập người biểu tình bằng dùi cui, nói rằng họ đã kiềm chế khi bạo lực gia tăng trên đường phố, với người biểu tình ném bom xăng vào cảnh sát.
Biểu tình Hong Kong: Cờ Trung Quốc bị giẫm đạp
Đài Loan gửi mặt nạ phòng hơi độc cho Hong Kong
Ra trước QH Mỹ Joshua Wong kêu gọi thông qua luật nhân quyền
“Một cuộc điều tra độc lập và hiệu quả về hành động của cảnh sát sẽ phải một bước quan trọng đầu tiên,” Joshua Rosenzweig, người đứng đầu Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Á, cho biết trong một báo cáo.
“Các nhà chức trách cần phải cho thấy họ sẵn sàng bảo vệ quyền con người ở Hong Kong, ngay cả khi điều này có nghĩa là chống lại “lằn ranh đỏ” của Bắc Kinh.”
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo trong một bài phát biểu kỷ niệm 20 năm Anh Quốc trao trả Hong Kong cho Bắc Kinh, rằng bất kỳ nỗ lực nào làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc là một “lằn ranh đỏ” không thể dung thứ được.
Các nhà hoạt động thất vọng vì cái mà họ cho là sự kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh đối với Hong Kong – thuộc địa cũ được Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc dưới hình thức “một quốc gia hai chế độ” vào năm 1997.
Trung Quốc cho biết, họ cam kết đảm bảo các quyền tự do tại Hong Kong theo thỏa thuận với Anh Quốc, gồm quyền hội họp và tư pháp độc lập.
Trung Quốc cũng phủ nhận can thiệp vào Hong Kong.
Trong một động thái thách thức các nhà cầm quyền của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc đại lục, một số người biểu tình đã tấn công văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hong Kong, ném gạch đá bên ngoài trụ sở Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và đốt cờ Trung Quốc.
Trung tâm tài chính này của châu Á đang căng thẳng trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10. Nhà cầm quyền muốn tránh những cảnh có thể gây bối rối cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Cuối tuần này cũng đánh dấu kỷ niệm 5 năm cuộc biểu tình của phong trào Dù Vàng ủng hộ dân chủ, diễn ra ở Hong Kong năm 2014.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49806382
Các cường quốc Châu Âu
ủng hộ Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran trong vụ tấn công Saudi
Tin từ Liên Hiệp Quốc – Vào hôm thứ Hai (23/9), Anh Quốc, Đức và Pháp ủng hộ Hoa Kỳ và đổ lỗi cho Iran về một cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi, đồng thời kêu gọi Tehran đồng ý tham gia các cuộc đàm phán mới với các cường quốc thế giới về các chương trình nguyên tử, hỏa tiễn và các vấn đề an ninh khu vực.
Châu Âu đưa ra tuyên bố chung sau khi Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp nhau tại Liên Hiệp Quốc bên lề cuộc họp mặt hàng năm của các nhà lãnh đạo thế giới.
Trong một bài đăng trên Twitter vào hôm thứ Hai (23/9), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Iran loại trừ khả năng đàm phán một thỏa thuận mới với các cường quốc. Ông này tuyên bố rằng các quốc gia châu Âu không thực hiện các cam kết của họ theo hiệp ước nguyên tử năm 2015.
Các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách xoa dịu cuộc đối đầu giữa Tehran và Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ bỏ một thỏa thuận vào năm ngoái. Theo thỏa thuận này, Iran sẽ được quyền tiếp cận nền thương mại thế giới, nhưng họ cũng phải từ bỏ chương trình hạt nhân trong nước. Hoa Kỳ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và siết chặt các biện pháp này. Iran đáp trả bằng cách vi phạm dần các cam kết nguyên tử được đưa ra trong hiệp định năm 2015, và đưa ra thời hạn cuối tháng 10 để tăng cường vi phạm các trách nhiệm nguyên tử của họ, trừ khi châu Âu cứu vãn hiệp ước bằng cách bảo vệ nền kinh tế của Tehran khỏi các hình phạt của Hoa Kỳ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-cuong-quoc-chau-au-ung-ho-hoa-ky-do-loi-cho-iran-trong-vu-tan-cong-saudi/
Tòa Anh nói việc ông Johnson tạm ngưng QH
là ‘trái pháp luật’
Việc Thủ tướng Boris Johnson quyết định tạm đóng cửa Quốc hội là trái luật (unlawful), Tòa án Tối cao Anh ra phán quyết.
Tin mới nhất cho hay ông Boris Johnson, đăng ở New York dự họp Liên Hiệp Quốc, đã biết tin này và nói với BBC News rằng ông “không đồng ý với Tòa, nhưng tôn trọng quyết định đó và Quốc hội Anh sẽ nhóm họp trở lại”.
Dự kiến ngày 25/09, các dân biểu sẽ quay lại Hạ viện Anh với Brexit vẫn tiếp tục nóng trong nghị trường.
Đang có các tiếng nói đòi ông Johnson chịu trách nhiệm về vụ việc và muốn ông từ chức.
Ông Johnson hồi đầu tháng đã ‘tạm treo’ Quốc hội trong năm tuần và nói việc tạm ngưng là cần thiết để bài Diễn văn của Nữ Hoàng có thể nêu được hết các chính sách mới của ông.
Brexit: Sai lầm hay Định mệnh của Anh?
Thủ tướng Anh: “Thỏa thuận sơ bộ” Brexit đã hình thành
Johnson sau một đêm ‘thất bát’ trong Quốc hội Anh
Tuy nhiên, tòa án nói rằng việc ngăn cản Quốc hội thực hiện nghĩa vụ trong thời gian chuẩn bị tiến tới hạn chót Brexit, 31/10, là sai.
Phủ Thủ tướng nói họ “hiện đang nghiên cứu phán quyết”.
Công bố kết luận của tòa, chủ tịch Hội đồng Thẩm phán Tòa Tối cao, Lady Hale nói: “Tác động của nó đối với các nguyên tắc căn bản của nền dân chủ chúng ta là vô cùng ghê gớm.”
Bà nói thêm: “Quyết định tư vấn cho Nữ Hoàng trong việc tạm treo Quốc hội là trái luật, bởi nó gây căng thẳng, khó chịu, thậm chí ngăn cản việc Quốc hội tiến hành các chức năng hợp hiến mà không có lý do thỏa đáng.”
Lady Hale nói rằng quyết định được 11 thẩm phán nhất trí thông qua là Quốc hội không thể bị tạm treo – quyết định tạm ngưng hoạt động là vô hiệu và không có giá trị – và nay, Chủ tịch Hạ Viện cùng Chủ tịch Thượng Viện sẽ quyết định cần làm gì tiếp theo đây.
Chủ tịch Hạ Viện John Bercow hoan nghênh phán quyết và nói Quốc hội “phải họp ngay, không chậm trễ”, và nói ông sẽ tham vấn với lãnh đạo các đảng phái “một cách khẩn cấp”.
Ông Bercow sau đó cho hay Quốc hội Anh sẽ họp trở lại ngày thứ Tư, 25/09.
Tổn hại đã xảy ra
Phân tích của Clive Coleman, phóng viên BBC chuyên về pháp luật
Ồ! Đây quả là một cú bùng nổ về pháp lý, về hiến pháp và chính trị.
Thật đáng để ta hít thở thật sâu và xem xét vấn đề là một vị thủ tướng của Anh bị tòa án tối cao nước này ra phán quyết là đã hành động bất hợp pháp khi đóng cửa Quốc hội vào thời điểm đất nước đang trong cuộc khủng hoảng.
Tòa không nói rằng ông Boris Johnson có động cơ không đúng đắn khi cản trở hoặc gây căng thẳng cho công tác nghiên cứu cẩn trọng của Quốc hội, nhưng những tổn hại đã xảy ra, ông ấy bị kết luận là đã hành động trái luật, đã cản trở Quốc hội làm nhiệm vụ mà không có lý do thỏa đáng.
Và tòa án đã bác bỏ cả lời tư vấn của ông đối với Nữ Hoàng lẫn Sắc lệnh của Viện Cơ mật, những thứ dẫn đến việc chính thức đóng cửa Quốc hội.
Điều đó có nghĩa là Quốc hội không bị tạm ngưng, và do đó chúng ta có thể thấy là các dân biểu được tự do vào lại Hạ Viện.
Đây là ví dụ kịch tính nhất về sự độc lập của các thẩm phán thông qua cơ chế rà soát vấn đề pháp lý để chặn đường chính phủ, bởi những gì chính phủ đưa ra là bất hợp pháp.
Quý vị có cao quý đến đâu thì pháp luật cũng vẫn đứng trên, kể cả khi đó là thủ tướng.
Vô tiền khoáng hậu, cực kỳ đặc biệt, đột phá – khó có thể đánh giá hết được tầm quan trọng về chính trị và hiến pháp của phán quyết vừa được ra ngày hôm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49803001
Parasite, phim đoạt Cành cọ vàng bất ngờ ăn khách
Được công chiếu từ đầu tháng 6 tại Pháp, bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-ho đã thu hút 1,65 triệu lượt người xem. Tính riêng trên thị trường Pháp, con số này được xem như một thành tích, bởi vì đa số phim đoạt Cành cọ vàng trong những năm gần đây ít khi nào thành công khi được chiếu ở rạp.
Chỉ cần nhìn vào bảng xếp hạng do tạp chí chuyên về điện ảnh Écran Noir công bố trong tuần này, đa số các bộ phim đoạt Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes trong những năm 2010-2019 tính trung bình chỉ thu hút khoảng nửa triệu lượt khán giả. Phim ‘‘Kẻ trộm siêu thị’’ (tựa tiếng Pháp là “Une affaire de Famille”) của đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Kore-eda (Cành cọ vàng năm 2018) khá thành công tại Pháp với khoảng 730.000 lượt người xem.
Ngược lại, phim “Dheepan” của đạo diễn Pháp Jacques Audiard bị xem là phim ‘‘tệ hại’’ nhất khi được chiếu ở rạp chỉ với khoảng nửa triệu khán giả. Phim “The Square” (đoạt giải năm 2017) của đạo diễn Đan Mạch Ruben Östlund lại ở dưới ngưỡng 370.000 người xem. Con số thảm hại nhất tại các phòng chiếu phim vẫn là bộ phim Winter Sleep (Giấc ngủ đông) của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan chỉ với 360.000 khán giả và Uncle Boonmee của đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul ở mức thấp nhất là 127.511 vé bán ra tại Pháp, sau khi đoạt giải Cành cọ vàng năm 2010.
Trong bối cảnh đó, bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) được xem là một thành công lớn kể từ 15 năm qua, cho dù tác phẩm này, theo cơ quan CBO Box-Office, chưa thể nào sánh bằng kỷ lục 2,4 triệu lượt khán giả, do bộ phim ‘‘Fahrenheit 9/11’’ lập ra. Bộ phim tài liệu của đạo diễn Mỹ Michael Moore từng đoạt Cành cọ vàng năm 2004. Được cho ra mắt công chúng Pháp kể từ ngày 05/06/2019, bộ phim
của đạo diễn Bong Joon-ho cho tới giờ vẫn còn được khai thác ở một số rạp. Và trong tuần này, phim Parasite đã đạt tới mức 1,65 triệu lượt khán giả, một sự thành công khá bất ngờ đối với một bộ phim tiếng nước ngoài, thường được chiếu với phụ đề tiếng Pháp.
Theo bảng xếp hạng của tạp chí điện ảnh Écran Noir, ta có thể đếm trên đầu ngón tay các bộ phim từng đoạt Cành cọ vàng rồi sau đó ăn khách tại các rạp hát, với hơn một triệu lượt người xem trở lên. Và đó thường là trường hợp của các bộ phim Pháp ‘‘Entre les murs’’ (Giữa bốn bức tường) của đạo diễn Laurent Cantet (Cành cọ càng năm 2008) với 1,62 triệu cũng như ‘‘La Vie d’Adèle’’ (Cuộc đời của Adèle / Blue is the warmest colour) của đạo diễn Abdellatif Kechiche cũng thu hút hơn một triệu lượt khán giả.
Giới phê bình cũng như công chúng đều đã nhiệt tình hưởng ứng bộ phim Parasite (Ký sinh trùng). Trung thành với cách làm phim phản ánh hiện thực xã hội, nhưng không kém phần châm biếm, trào phúng, với nhiều yếu tố hài kịch đen, đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-ho tiếp tục xoáy vào chủ đề ‘‘đắc ý’’ của mình. Sự phân hóa giàu nghèo (và có lúc là đấu tranh giai cấp xã hội) nhưng lối kể chuyện không đơn thuần mà lại được thực hiện qua lăng kính của phim khoa học viễn tưởng dystopia hay là qua cách dựng một tác phẩm hồi hộp theo kiểu thriller.
Nói như vậy thì có vẻ hơi cầu kỳ, nhưng trên thực tế bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) lại dễ xem. Cốt truyện đầy tình tiết mà vẫn mạch lạc, các đoạn hài hước ban đầu có thể làm cho khán giả tưởng lầm đây là một bộ phim hài xã hội, thế nhưng các diễn tiến đột ngột sau đó khiến cho mạch phim trở nên căng thẳng và dồn dập hơn. Cốt truyện có những khúc rẻ bất ngờ, hồi kết càng trở nên khó đoán.
Cho dù trong mắt của các khán giả khó tính nhất, phần kết thúc bộ phim còn hơi hấp tấp vội vàng, và như vậy làm vỡ cấu trúc gần như là hoàn hảo của một tác phẩm, vì thế cho nên đoạn kết bộ phim bị xem là thiếu cân bằng so với tất cả những gì mà nhà đạo diễn đã dày công dàn dựng ngay nên từ đầu
Tuy nhiên, đạo diễn Bong Joon-ho có một lối dẫn dắt câu chuyện cực kỳ hấp dẫn, kịch bản được gói ghém rất chặt, cách dựng phim chuyển cảnh gần như không chê vào đâu được. Những ưu điểm đó đã giúp cho phim Parasite (Ký sinh trùng) thành công một xứng đáng tại liên hoan Cannes. Sau Cành cọ vàng, tác phẩm này còn đoạt giải nhất Liên hoan phim quốc tế Sydney, Giải thưởng của công chúng tại liên hoan Toronto, cũng như 5 giải thưởng điện ảnh Hàn Quốc Chunsa, trong đó có các giải quan trọng nhất dành cho phim, đạo diễn và kịch bản xuất sắc nhất năm 2019.
http://vi.rfi.fr/van-hoa/20190923-parasite-phim-doat-canh-co-vang-bat-ngo-an-khach
Hạt nhân Iran : Macron nỗ lực
để Trump và Rohani gặp nhau ở New York
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong vai trò trung gian, liên tiếp gặp nguyên thủ Mỹ và Iran trong ngày 23/09/2019 bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (New York) với hy vọng hai bên có thể gặp gỡ để giải tỏa bế tắc trong hồ sơ hạt nhân Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dù khẳng định không dự trù bất kỳ cuộc gặp nào với đồng nhiệm Iran Hassan Rohani, nhưng cho biết « không bao giờ loại trừ gì hết ». Sáng thứ Hai 23/09, ông Macron đã có « cuộc họp không chính thức » đầu tiên với tổng thống Mỹ. Tối cùng ngày, nguyên thủ Pháp đã gặp đồng nhiệm Hassan Rohani.
Đặc phái viên RFI Véronique Rigolet tường trình từ New York :
« Tổng thống Pháp và đồng nhiệm Iran đã hội đàm trong vòng gần hai giờ tại một khách sạn gần trụ sở Liên Hiệp Quốc để kết thúc, trước báo giới, là cái bắt tay nồng nhiệt giữa hai nhà lãnh đạo.
Vậy mà chỉ vài giờ trước đó, tổng thống Emmanuel Macron, thủ tướng Anh Boris Johnson và thủ tướng Đức Angela Merkel cùng lên giọng chỉ trích chế độ Teheran khi công bố bản thông cáo chung chỉ đích danh Iran chịu trách nhiệm vụ tấn công vào các cơ sở khai thác dầu lửa của Ả Rập Xê Út, đồng thời yêu cầu Teheran tránh mọi hành vi khiêu khích mới.
Thái độ cứng rắn được tổng thống Pháp tiếp tục thể hiện tối 23/09 khi ông nêu với tổng thống Rohani rằng con đường giảm căng thẳng hạn hẹp nhưng cần thiết hơn bao giờ hết và đã đến lúc Iran nắm bắt cơ hội này.
Giới thân cận của ông Macron không còn tin vào khả năng một cuộc gặp tại New York giữa tổng thống Trump và tổng thống Rohani, nhưng nguyên thủ Pháp sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực trung gian cho tới khi ông rời Hoa Kỳ tối thứ Ba (24/09).
Theo lịch làm việc ngày 24/09, nguyên thủ Pháp sẽ có ba giờ tiến hành các cuộc đàm thoại song phương. Ông Macron sẽ gặp lại tổng thống Trump trong ngày ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190924-hat-nhan-iran-macron-no-luc-de-trump-va-rohani-gap-nhau-o-new-york
Tòa Tây Ban Nha cho phép
đưa thi hài Franco ra khỏi lăng
Tòa tối cao Tây Ban Nha vừa quyết định cho phép khai quật và đưa thi hài nhà độc tài Francisco Franco ra khỏi lăng.
Tòa ủng hộ kế hoạch của chính phủ muốn đưa thi hài ra khỏi lăng nhà nước, đưa tới một địa điểm bớt tranh cãi hơn.
Gia đình ông Franco trước đó nộp đơn kháng cáo, phản đối chính phủ.
Nhưng tòa tối cao Tây Ban Nha vừa bác đơn của gia đình.
Thủ tướng Tây Ban Nha mất chức
Tây Ban Nha phát lệnh bắt ông Puigdemont
Thanh niên Tây Ban Nha lựa cách để dễ sống
Vì sao người Tây Ban Nha ăn tối vào 10 giờ đêm?
Thân nhân của nhà độc tài đã kiện quyết định của chính phủ và vụ việc lên tới Tòa Tối cao Tây Ban Nha.
Ông Franco, sinh năm 1892, nhận quân hàm tướng năm 33 tuổi và là nhân vật cực hữu, theo Công giáo, chống cộng sản.
Nội chiến đẫm máu
Lãnh đạo chính phủ cực hữu (có sử gia gọi là chế độ phát-xít), từ 1936, ông đã tiến hành cuộc chiến đẫm máu chống phe tả trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.
Từ trước Thế chiến 2, Franco đã nhận được sự trợ giúp của Hitler và Mussolini, giúp ông ta chiến thắng năm 1939.
Có con số ước tính cho rằng phải tới 2 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc Nội chiến của phái Franco và phe Cộng hòa được Liên Xô hỗ trợ.
Sau Nội chiến, ông Franco cầm quyền với bàn tay sắt đến năm 1975 và tự xưng là Quốc trưởng – ‘El Caudillo’.
Chỉ sau khi tướng Franco qua đời, Tây Ban Nha mới dần chuyển đổi sang một nền dân chủ.
Quá trình này ở Tây Ban Nha không dứt khoát cắt đứt với quá khứ như ở các nước Ý – di sản của Mussolini, và Đức, nơi có di sản chủ nghĩa Nazi và nhân vật Hitler.
Luật Ân xá năm 1977 ngăn không cho ai điều tra các tội ác thời kỳ Nội chiến.
Các phe phái Tây Ban Nha có một thỏa ước ngầm là để cho quá khứ dần tan biến đi.
Hiện hài cốt của ông Franco nằm trong lăng mộ khổng lồ, mang tên Thung lũng Liệt sỹ, cạnh hàng nghìn người chết trong Nội chiến.
Nhiều người dân cho rằng khu lăng mộ chỉ là đền thờ của phe hữu và đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa phát-xít.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49809229
Nga triệu tập Đại sứ Mỹ
vì một phái đoàn không được cấp visa
Hôm 24/09, Nga đã triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ tại Moscow để phản đối những gì họ nói là Washington từ chối không cấp thị thực cho một số đại biểu của phái đoàn Nga đến dự Đại hội đồng LHQ ở New York, theo Reuters.
Điện Kremlin nói sẽ có phản ứng mạnh và cho biết Đại sứ Hoa Kỳ tại Moscow, ông Jon Huntsman, đã bị bộ ngoại giao Nga triệu tập. Tuy nhiên, các hãng thông tấn Nga nói rằng người cấp phó của ông Huntsman đã đến buổi triệu tập chứ không phải ông.
Moscow cho biết 10 thành viên của phái đoàn Nga đi dự Đại hội đồng LHQ ở New York đã không được chính quyền Hoa Kỳ cấp thị thực nhập cảnh.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết các quan chức Mỹ đã trả lại các hồ sơ xin visa và nói rằng hồ sơ nộp quá sớm.
Bà Zakharova cho biết Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ nêu vấn đề này với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tại New York.
Bà mô tả động thái của Hoa Kỳ là vi phạm các cam kết quốc tế của Washington.
“Đây là một ví dụ về sự thiếu tôn trọng thái quá của Hoa Kỳ đối với các thành viên LHQ, cũng như việc không thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách là nước chủ nhà của tổ chức thế giới,” bà Zararova nói trên Facebook.
“Một hành động nữa coi thường quyền của các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế và việc không thể tuân thủ nghĩa vụ pháp lý quốc tế của riêng mình sẽ là chủ đề chính của cuộc trò chuyện giữa ngoại trưởng Lavrov và Pompeo ở New York,” bà cho biết thêm.
Seoul: Đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều
có thể nối lại trong 2-3 tuần
Hôm 24/09, cơ quan gián điệp của Hàn Quốc cho các nhà lập pháp biết trong một cuộc họp ngắn rằng các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên có thể sẽ tiếp diễn trong vòng hai đến ba tuần nữa, AP dẫn lời một trong những nhà lập pháp tham dự phiên họp cho biết.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã đưa ra đánh giá về triển vọng ngoại giao hạt nhân vốn bị đình trệ, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng một cuộc gặp tiếp theo với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un “có thể sớm xảy ra.”
Ông Kim Min-ki, một trong những nhà lập pháp tham dự cuộc họp giao ban với NIS, trích lời cơ quan này nói rằng “có khả năng cao cho các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng (giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên) sẽ khởi động lại trong vòng hai đến ba tuần.”
AP trích lời ông Kim Min-ki cho biết NIS cũng nói với các nhà lập pháp rằng một hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim khác có thể diễn ra trong năm nay nếu hai nước báo cáo tiến trình từ các cuộc đàm phán hạt nhân ở cấp bộ trưởng.
Bên lề cuộc họp Đại hội đồng thường niên LHQ hôm 23/09, ông Trump đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Văn phòng của ông Moon cho biết hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến về cách tạo ra tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán ở Hoa Kỳ – Triều Tiên và khẳng định lại quyết tâm cải thiện quan hệ với Triều Tiên và thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc họp của NIS hôm 24/09, cơ quan gián điệp của Hàn Quốc cũng dự đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể thăm Trung Quốc một lần nữa để thảo luận về tương lai của ngoại giao hạt nhân, theo Lee Eun-jae, một nhà lập pháp khác có mặt tại cuộc họp giao ban.
https://www.voatiengviet.com/a/seoul-dam-phan-hat-nhan-my-trieu/5096309.html
Lãnh đạo Hong Kong thừa nhận
“con đường còn dài” để giải quyết chia rẽ
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam hôm 24/9 thừa nhận lực lượng cảnh sát đang chịu nhiều sức ép và con đường để giải quyết chia rẽ với người biểu tình vẫn còn dài.
Cảnh sát Hong Kong những tuần qua phải đối mặt với những cáo buộc đã dùng bạo lực để đàn áp dã man những người biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong.
Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) trước đó đã kêu gọi chính quyền Hong Kong phải có những điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.
Trong cuộc biểu tình vào hôm thứ Bảy cuối tuần qua, một video lan truyền trên mạng cho thấy cảnh sát đã đánh đập một người biểu tình. Tuy nhiên, đại diện cảnh sát Hong Kong hôm 23/9 nói rằng video không chỉ ra rõ là cảnh sát đánh người mà chỉ cho thấy cảnh sát đang đá vào một vật màu vàng.
Bà Carrie Lam nói bà ủng hộ việc cảnh sát bảo vệ pháp quyền nhưng điều này không có nghĩa là bà cho phép những hành động sai trai từ cảnh sát. Bà đồng thời cũng nói rằng việc không có ai thiệt mạng trong suốt 3 tháng biểu tình ở Hong Kong là điều đáng kể. Người đứng đầu đặc khu hy vọng đối thoại với người biểu tình sẽ giúp giải quyết khủng hoảng chính trị tại Hong Kong.
Bắc Kinh tự hào hay ngột ngạt
trước lễ 70 năm Quốc Khánh?
Còn đúng một tuần nữa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có lễ 70 năm Quốc Khánh ngày 1/10, được kỷ niệm ở quy mô chưa từng thấy tại Trung Quốc từ hàng chục năm qua.
Ngày 1/10 tới đây, Bắc Kinh sẽ tràn ngập trong pháo hoa, kèn nhạc và một lễ diễu binh khổng lồ.
Mệnh Trời cho Trung Quốc làm những gì?
Cảnh sát Hong Kong ‘đã đến giới hạn’
Thủ tướng TQ ủng hộ HK chấm dứt biểu tình ‘hỗn loạn’
Để đảm bảo mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ, giới chức đã tăng cường an ninh tại thủ đô và cả trên mạng trong nhiều tuần qua.
Thế nhưng các cuộc biểu tình tiếp nữa được trông đợi là sẽ diễn ra tại Hong Kong, vùng lãnh thổ có thể sẽ ‘tạt nước lạnh’ vào lễ diễu binh của Trung Quốc.
Sự kiện quan trọng
Sự ra đời của nhà nước Trung Quốc hiện đại được tuyên bố vào ngày 1/10/1949, sau khi phe cộng sản của ông Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến hậu Thế Chiến II.
Ngày này được kỷ niệm hàng năm, nhưng lễ kỷ niệm 70 năm được trông đợi là sẽ làm lu mờ mọi sự kiện từng được tổ chức trước đó.
Nhóm thân Bắc Kinh phá ‘tường thông điệp’ của người biểu tình Hong Kong
Người biểu tình Hong Kong nói ‘Không còn gì để mất’
Đây là đại lễ kỷ niệm thường niên đầu tiên kể từ khi Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc trên thế giới.
Hồi 10 năm về trước, Trung Quốc là một siêu cường trong lĩnh vực chế tạo. Ngày nay, nước này là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, gần như ngang hàng với Hoa Kỳ.
Các lễ kỷ niệm chính sẽ diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh, nơi sẽ có một đại lễ duyệt binh với “các vũ khí tân tiến” được đưa ra phô trương, sau đó sẽ có một “lễ diễu hành rực rỡ khổng lồ”.
Chủ tịch Tập Cận Bình – được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ sau ông Mao, sẽ phát biểu trước quần chúng.
Bài phát biểu của ông được trông đợi là sẽ ca ngợi sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và sẽ được mọi người theo dõi sát sao để tìm kiếm những chỉ dấu về hướng đi của đất nước trong những năm tới.
Ông chủ tịch cũng sẽ khen thưởng các đóng góp cho sự phát triển của đất nước, và vào buổi tối sẽ có một đại lễ gala và màn bắn pháo hoa.
Toàn bộ các lễ kỷ niệm chính thức của Trung Quốc đều được lên kịch bản cẩn thận, và sự thành công của sự kiện tới đây sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính quyền trung ương.
Nên và Không Nên
Lễ duyệt binh – chỉ các khách mời mới được tới dự – sẽ diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Khu vực lân cận sẽ bị kiểm soát chặt, mà trên thực tế là đã được kiểm soát chặt rồi.
Trong các buổi diễn tập trước ngày trọng đại, các khách sạn gần Quảng trường Thiên An Môn yêu cầu khách vài giờ mỗi ngày nội bất xuất ngoại bất nhập, dẫn đến tình trạng hỗn loạn và nhiều vụ hủy phòng, đặt lại phòng.
Nhiều cửa hiệu, nhà hàng ở trung tâm cũng đóng cửa hoặc rút ngắn thời gian hoạt động. Một số ga tàu điện ngầm tạm đóng.
Các đoàn tàu hỏa chạy tới Bắc Kinh phải qua một số kiểm tra an ninh đối với hành khách. Xe cộ đi vào thành phố cũng bị giám sát chặt chẽ.
Vào đúng ngày Quốc Khánh, các khu vực quanh Quảng trường Thiên An Môn sẽ bị chặn gác.
Cư dân địa phương cần mang theo giấy thông hành nếu muốn qua lại các chốt chặn.
Để đảm bảo mặt trời sẽ chiếu sáng rực rỡ trong bầu không khí trong trẻo vào ngày trọng đại tại thành phố Bắc Kinh khét tiếng là ô nhiễm, một số nhà máy nhiệt điện và các công trình xây dựng quanh thành phố đã được lệnh nghỉ hoạt động một thời gian.
Cũng có lệnh cấm đối với các phương tiện bay tầm thấp. Như vậy, các phương tiện từ phi cơ hạng nhẹ cho tới thiết bị bay không người lái, khinh khí cầu và thậm chí cả bồ câu đua đều bị cấm.
Kiểm duyệt gắt gao
Trên gần như toàn bộ khu vực trung tâm thành phố, quốc kỳ được cắm khắp các nhà.
Các thanh tra viên tình nguyện theo dõi giám sát đường phố, và người dân địa phương nói với BBC rằng họ đã bị thẩm vấn chỉ vì họ nói chuyện đôi câu với người nước ngoài.
Một người nói cô bị thanh tra hỏi: “Những người nước ngoài đó là ai? Tại sao họ lại ở đây”
Việc kiểm soát chặt chẽ đương nhiên có cả ở trên mạng. Mạng xã hội nhiều người dùng Weibeo nói họ đang xóa các nội dung “bóp méo” hoặc “sỉ nhục” lịch sử đất nước trước ngày Quốc Khánh.
Các phóng viên Trung Quốc luôn được trông đợi là phải đi theo đường lối của đảng Cộng sản.
Nhưng bắt đầu từ tháng Mười họ sẽ phải vượt qua bài kiểm tra thêm nữa để chứng minh rằng họ nắm được các lời dạy của ông Tập Cận Bình, được gọi chính thức là Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội với Đặc sắc Trung Hoa, vốn đã được ghi vào hiến pháp nước này.
Việc có qua được kỳ thi này hay không sẽ quyết định việc họ có được cấp thẻ để hoạt động báo chí nữa hay không.
“Điểm mấu chốt với việc ‘tập huấn’ và quá trình giáo dục này không phải chú trọng quá nhiều vào nội dung,” David Bandurski từ China Media Watch nói với BBC.
“Đó là nhằm củng cố thông điệp và nhằm đảm bảo để các phóng viên thông hiểu rằng họ làm việc đầu tiên và trước hết là cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, và phục vụ cho đường lối của đảng.”
Cho nên không chỉ là các sự kiện được lên kịch bản cẩn thận, mà các việc đưa tin trong nước về các sự kiện cũng được canh chừng nghiêm ngặt.
Hong Kong thì sao?
Bất chấp quyết tâm của Bắc Kinh trong việc phô trương hết mức các thành tựu đã đạt được trong ngày 1/10 tới đây, rất có thể Hong Kong sẽ ‘cướp cờ’ để trở thành tâm điểm trong ngày quan trọng này.
Các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh luôn diễn ra tại Hong Kong vào ngày Quốc Khánh Trung Quốc, nhưng lần này, các nhà hoạt động biết rằng cả thế giới đang theo dõi.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã làm rung chuyển thành phố trong nhiều tháng qua, và tình hình hiện nay không cho thấy bất kỳ dấu hiệu giảm nhiệt nào.
Đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ngày càng trở nên bạo lực, và cảnh sát đã dùng đến hơi cay còn các nhà hoạt động thì xông vào tòa nhà lập pháp.
Điều này dẫn tới hai vấn đề trong ngày 1/10: các lễ kỷ niệm chính thức ở vùng lãnh thổ này đang được hạn chế bớt nhằm tránh có thêm các cuộc đụng độ – lễ bắn pháo hoa hàng năm bị hủy bỏ, nhưng cùng lúc, các nhà hoạt động lên kế hoạch tăng mạnh việc biểu tình.
Vào Chủ Nhật, 29/9, một cuộc “Diễu hành Toàn cầu Chống Chủ nghĩa Toàn trị” dự kiến sẽ diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới để ủng hộ Hong Kong.
Vào đúng ngày 1/10, một cuộc tuần hành ở trung tâm Hong Kong được lên kế hoạch thực hiện, và mọi người được đề nghị mặc đồ màu đen.
Những nụ cười và những lễ kỷ niệm tại Bắc Kinh tới đây sẽ cạnh tranh với hình ảnh về hơi cay và những gương mặt thanh niên giận dữ biểu tình tại Hong Kong trên truyền thông.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49803003
Điên đầu vì thương chiến,
dân TQ tìm ‘chiêu mới’ vượt khủng hoảng
Những ảnh hưởng sâu rộng do chiến tranh thương mại, người dân Trung Quốc nghĩ ra ý tưởng mới để thúc đẩy kinh tế.
Chính quyền Trung Quốc khuyến khích người dân tăng cường thực hiện “kinh tế ban đêm”.
Chính quyền Trung Quốc vừa mới trình bày kế hoạch thúc đẩy kinh tế vượt qua cơn suy thoái vì chiến tranh thương mại với Mỹ. Một trong những ý tưởng đó là phát triển “ kinh tế ban đêm ” ở các thành phố, nhằm tăng cường mức tiêu thụ, kênh CNBC đưa tin.
Một phần của ý tưởng mới này là các cửa hàng và bệnh viện sẽ kéo dài thêm thời gian làm việc vào buổi tối, còn chính quyền thành phố bắt đầu tổ chức các buổi trình diễn ánh sáng ban đêm.
Trước khi đề xuất lên cấp quốc gia, các ý tưởng này đã được thử nghiệm tại các thành phố lớn, nhưng Bắc Kinh và Thượng Hải và đã đạt được những kết quả khả quan.
Ý tưởng mới này được nêu ra trong bối cảnh tình hình kinh tế Trung Quốc đang đình trệ, nhiều chỉ số kinh tế có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 2-3 thập kỷ nay. Tăng trưởng doanh số bán lẻ trong tháng 8 tại Trung Quốc sụt giảm dưới mức kỳ vọng, xuống còn 7,5 %.
Trong dự án nhằm kích thích sức mua của nền kinh tế, các cửa hàng sẽ ưu tiên thực hiện kế hoạch “kinh tế ban đêm”, kéo dài thời gian phục vụ bán hàng. Xu hướng mới là sẽ mở các các khu ẩm thực, quán bia, nhà hát kịch, phòng thể thao và các dịch vụ cho khách hàng vào ban đêm.
Điều này cho phép các trung tâm thương mại tăng doanh số bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm. Vì thời gian chi tiêu lớn nhất của nhóm hàng này là từ 18h đến nửa đêm.
Phó Tổng thư kí Trung tâm phân tích các vấn đề ở Trung Quốc và toàn cầu Qin Gang cho rằng, cuộc sống về đêm ở nhiều thành phố trên thế giới phản ánh tình trạng kinh tế của khu vực đó. Tuy nhiên, ở Bắc Kinh, phân khúc thời gian này không được chú ý để phát triển ngành công nghiệp giải trí.
Ông Qin Gang nói thêm rằng, Trung Quốc nên chuyển lịch trình làm việc của hệ thống tàu điện ngầm suốt ngày đêm. Vì việc đóng cửa như hiện nay sẽ hạn chế hiệu quả kế hoạch “kinh tế ban đêm”.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm xuống trên dưới 6% trong thời gian gần đây. Mức tăng trưởng GDP này là thấp nhất của Bắc Kinh trong vòng gần 3 thập kỷ gần qua. Các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng suy giảm này sẽ không dừng ở đó, mà có xu hướng xấu hơn.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã diễn ra trong 1 năm rưỡi qua, gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Đầu tháng 10 này, hai bên sẽ tiếp tục vòng đàm phán thứ 13. Còn trong lúc này, người dân sẽ phải tự lo cho chính mình.
Lần thứ ba tàu Hải Dương 8 quay đầu
Hôm 22/9, tàu khảo sát Hải Dương 8 bất ngờ rời khỏi Bãi Tư Chính vào đầu giờ sáng. Tuy nhiên, tàu hải cảnh mang số hiệu 45111 vẫn ở lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đây là lần thứ 3 tàu này rút khỏi bãi Tư Chính và chưa biết khi nào trở lại tiếp tục gây rối.
Quá tam ba bận, sau hơn hai tuần quấy đảo ở Tư Chính, lần này Hải Dương 8 tiếp tục di chuyển về Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Còn tàu này về đó làm gì chắc hẳn vẫn chỉ là để tiếp vận và tiếp liệu. Nhưng theo các nhà phân tích, liệu đây có phải là hành động tạm lui của Bắc Kinh trước sự phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam? Bởi mới đây, hôm 21/9, ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng Việt Nam đã bày tỏ thái độ dứt khoát với nhà cầm quyền Bắc Kinh: “Đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam”. Và, “không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển”.
Ông Vũ Đức Đam chắc hẳn phải được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bật đèn xanh mới có thể phát ngôn cứng rắn như thế. Tuyên bố của ông được nêu trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính. Nơi hai ông gặp nhau là Hội chợ và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại, Đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO và CABIS) lần thứ 16, tổ chức tại Quảng Tây.
Một điều tưởng rõ như ban ngày, “Đất nước Nam vua Nam ở”, nhưng Bắc Kinh vẫn cố bưng tai bịt mắt trước sự thật. Họ tuyên truyền cho người dân Trung Quốc rằng, Bãi Tư Chính là Vạn An Bắc từ thượng cổ thuộc về Trung Quốc (!) Sao có thể nước chảy ngược? Bởi Bãi Tư Chính cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý trong khi đó cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý.
Theo luật biển quốc tế được LHQ thông qua, một quốc gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý và có vùng thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý và tối đa là không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đằng sau 2.500m nước một khoảng cách là 100 hải lý.
Sẽ thật là nực cười khi vùng thềm lục địa của Trung Quốc kéo dài mãi đến… Bãi Tư Chính. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế tại Lahaye năm 2016, cũng đã bác bỏ yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Vậy nhưng Bắc Kinh vẫn phớt lờ, vẫn ngang nhiên đưa tàu vào vùng biển Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Philippines, Malaisia, Brunay…
Cho đến nay Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách 3 không: “Không thừa nhận thẩm quyền, không tham gia tố tụng và không chấp nhận phán quyết” nhằm vô hiệu hóa trên thực địa phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế năm 2016. Sự ngang ngược đó gây nguy hiểm, an ninh vùng biển, đe dọa xảy ra chiến tranh trên biển. Trước mắt nó ảnh hưởng, gây thiệt hại nặng nề đến việc thăm dò khai thác dầu khí của các trong khu vực.
Sớm hay muộn tàu Hải Dương 8, con ngóao ộp khổng lồ, sẽ trở lại Bãi Tư Chính. Trở vào rồi lại quay ra, Bắc Kinh muốn cho Hà Nội mệt mỏi, mất cảnh giác, họ sẽ lấn tới. Điều này Việt Nam và các nước trong khu vực đã có sự tính toán để bình tĩnh đối phó, không mắc mưu sâu kế hiểm. Cần tiếp tục tăng cường các biện pháp pháp lý là giải pháp căn cơ, bền vững, tôn trọng sự thật khách quan, phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho vụ kiện Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Những chứng cứ mới nhất là sự quấy rối của tàu Hải Dương 8 cùng với các tàu hải cảnh khác. Bàn tay không che nổi mặt trời. Những phát ngôn “mê sảng” của ông Cảnh Sảng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ càng làm xấu mặt giới cầm quyền Bắc Kinh trên trường quốc tế.
http://biendong.net/dam-luan/30554-lan-thu-ba-tau-hai-duong-8-quay-dau.html