Tập San Tân Ðại Việt – Số 8/2019
Mục Lục
Nguyễn Ngọc Sẵng: Trung Cộng Tháo Chạy Toàn Diện?
Đằng Phương: Thơ Anh Hùng Vô Danh
Ls Trần Thanh Hiệp: Pháp quyền, pháp trị, pháp luật
Mai Thanh Truyết: Những Người Con Việt Thời Xã Nghĩa
Nguyễn Nhơn: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay ba không hóa có?
Nguyễn Thị Cỏ May: -Đảng Cộng Sản Ở Hà Nội Vốn Là Đảng -Quán Triệt Di Chúc Hay Nhìn Lại Sự Thật Ở Hồ Chí Minh? -Cuộc thi nói dối
Bùi Khiết : Việt Nam – Trung Quốc: Hai quốc gia, Một định mệnh
Từ Thức : Hong Kong nóng bỏng
Mai Thanh Truyết : Hong Kong Phẫn Nộ
Nguyễn Quang Duy : Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông
Trọng Đạt : Nước Trung Hoa Đỏ Sẽ Lãnh Đạo Thế Giới?
Tran Hung : Tàu cộng lạnh sống lưng trước những con số của Mỹ-Nhật-Đài
Lưu Vĩnh Lữ : Tổng thống D. TRUMP đập tan “giấc mộng Bá Chủ” của Tập Cận Bình?
Phan Văn Song : Tập Cận Bình là ai ?
Vi Anh : Thương Chiến: TC Đường Cùng Ngõ Cụt !
Đại-Dương : Hoa Kỳ: Chuyển từ chống khủng bố sang chống bành trướng
Trần Văn Lương: Thơ Hai Cuộc Xuống Đường
Lê Lành : Gìn giữ tiếng Việt trong sáng
Thanh Thủy : Tham luận 137: Sự Lợi Hại Thực Tế Về Môn Võ Hàm Mô Công
Phan Văn Song: – Cà Phe – Chiếc xế một thời Ford Mustang
Trung Cộng Tháo Chạy Toàn Diện? – Nguyễn Ngọc Sẵng
Có quan điểm cho rằng cuộc thương chiến Mỹ Trung đã trở thành một quá trình không có mục tiêu rõ ràng, thiếu chiến lược cụ thể và không có điểm kết thúc.
Nhìn trên bình diện toàn cầu ông Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ – Trung, nhận xét “Nó diễn ra giữa lúc diện mạo kinh tế toàn cầu đang xấu đi. Nó khiến những bất ổn đã tồn tại càng trở nên không chắc chắn hơn”.
Thượng Nghị Sĩ Graham, tiểu bang South Carolina tuyên bố “trong lúc đối đầu kinh tế, nhà nông và người tiêu thụ có bị thiệt thòi về tài chánh, nhưng chúng ta thà chấp nhận đối đầu với Trung Cộng hôm nay còn hơn là để bị thiệt hại về sau”.
Trước thềm hội nghị G7 ở Biarritz, Pháp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và châu Âu có thể gây suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cảnh báo về hậu quả lan rộng từ các tranh chấp thương mại và kêu gọi các nước thảo luận “một số hình thức giảm leo thang”.(AFP)
Phó thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập, đã dịu giọng với Mỹ, nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán để không làm leo thang xung đột thương mại với Washington.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế, tài chinh Milton Ezrati, hôm 26 tháng 8 dự báo rằng Trung Cộng sẽ tháo chạy toàn diện trên lĩnh vực kinh tế và tài chinh trên toàn cầu.
Theo ông, họ tháo chạy không từ những đảo nhân tạo trên Biển Đông, mà tháo chạy trên mặt kinh tế và tài chính.
Mới hôm qua đây thôi, người Trung Quốc vẫn xem họ là Vương Quốc Trung Tâm, hôm nay Trung Quốc là sự đình đốn không có dấu hiệu ngừng lại, họ cắt giảm những hợp đồng xây dựng và giảm thiểu thu mua tài sản ở nước ngoài. Đó là hậu quả cuộc thương chiến Mỹ Trung. Cho dù ngày mai Mỹ Trung có ký Hiệp Ước Thương Mại, Tàu cũng không thể lấy lại động lực củ.
Nhân viên Bộ Tài Chính Tàu không hề ngạc nhiên, họ đưa ra hình ảnh cuộc suy thoái nhẹ nhàng, nhưng những nguồn tin riêng cho biết sự suy thoái không hề êm ả. Theo Viện Nghiên Cứu Kinh Doanh Hoa Kỳ theo dõi Đầu Tư Tàu trên thế giới (CGIT), trong nửa đầu năm 2019, đầu tư trên mọi lãnh vực chỉ còn ở mức 27.5 tỷ, chỉ bằng phân nửa số đầu tư trong nửa năm 2018, mức thấp nhất tính từ năm 2008, và chỉ bằng ¼ của nửa năm 2017. Ước tính đầu tư nước ngoài năm nay thấp nhất kể từ năm 2008.
Hợp đồng xây dựng tại các nước nghèo trong chương trình Nhất Đới Nhất Lộ cũng đen tối. Tàu rõ ràng không còn thu hút như những thập kỷ trước.
Hai nguyên nhân khiến Tàu suy thoái: một là gia tăng sự chống đối từ những quốc gia mà Tàu đầu tư, đặc biệt là những quốc gia đã phát triển, Hoa Kỳ là điển hình, chống lại việc đánh cắp kỹ thuật, xem xét lại những hợp đồng mua bán kỹ thuật và những nguồn vốn chảy vào Hoa Kỳ. Phòng Thương Mại Âu Châu cũng cảnh giác về các nguồn vốn từ Tàu. Những nghi ngờ, lo lắng nầy tập chú vào những công ty quốc doanh Tàu.
Quan trọng hơn là Tàu đang thiếu ngoại tệ mạnh, cho dù Bắc Kinh cố gắng nâng đồng Quan (Nhân Dân Tệ) thành tiền tệ quốc tế. Dưới 2% tiền Quan được thanh toán trên thế giới và cũng ít được dùng trong mậu dịch quốc tế.
Thương chiến với Hoa Kỳ làm giảm nguồn ngoại hối của Bắc Kinh. Tàu đoán trước những khó khăn đó nên từ năm 2017 họ đã giới hạn xữ dụng ngoại hối trước khi Toà Bạch Ốc áp thuế. Lần suy thoái nghiêm trọng bắt đầu từ cuối năm 2018 khi Mỹ áp thuế xuất 10% lên hàng hoá Tàu.
Để bảo đảm nguồn ngoại hối, Tàu tích trữ một lượng lớn, nhưng lãnh đạo tài chánh ngạc nhiên trước sự thâm hụt nhanh chóng ngoại hối, sụt giảm khoảng 25% từ con số 4 ngàn tỷ họ tích lũy được từ năm 2014, chỉ còn 3 ngàn tỷ trong nửa năm 2019.
Trong tình hình đầu tư đình đốn, Bắc Mỹ đầu tư vào Tàu khoảng 17%, và đã chựng lại. Rõ ràng là do hậu quả của Thương Chiến. Đồng thời Tàu cũng giảm đầu tư vào Châu Âu trong đó Anh và Thụy Sĩ là hai địa chỉ nổi bật. Úc và Singapore nơi có 10% đầu tư từ Tàu cũng bị trì trệ.
Dù có ký kết Hiệp Ước Thương Mại với Mỹ hay không, Tàu vẫn dùng nguồn tài chính còn lại đầu tư vào các nước kém phát triển trong hai công việc. Một là, công tác xây dựng, không phải đầu tư.
Xây dựng tạo việc làm cho công nhân Tàu và đòi hỏi ít vốn ngoại tệ mạnh, đồng thời Tàu thâu được lợi nhuận trong các công trình nầy. Thứ hai, Bắc Kinh đã chỉ rõ công trình Nhất Đới Nhất Lộ là công trình chính trị ưu tiên để kết nối Tàu với Âu Châu và Trung Đông cho việc thượng mại của họ. Tiền đầu tư cho Nhất Đới Nhất Lộ sẽ được lợi nhuận chính trị lớn. Tàu sẽ khoe khoang kỹ thuật xây dựng của họ hơn cả Mỹ và đang thay thế kỹ thuật Mỹ. Họ sẽ thực hiện hơn 3/5 công trình xây dựng trong đó ¾ số tiền dành cho công trình năng lượng và giao thông.
Cho dù Mỹ và Tàu có ký Hiệp Ước Thương Mại trong những ngày tới hay không, những phương án nầy vẫn tồn tại. Tàu gắng sức lấy lại số ngoại tệ mạnh bị thâm hụt.
Nhưng nếu vậy, sự nghi ngờ về chương trình và việc thực hiện đề án do các công ty quốc doanh Tàu chủ quản vẫn tiếp diễn dù có thương ước hay không, và nguyện vọng chính trị vẫn bắt buộc Tàu phải thực hiện Con Đường Tơ Lụa.
Theo nhận xét của cá nhân tôi, Trung Cộng không có dấu hiệu từ bỏ chủ quyền trên những hòn đảo nhân tạo, không hề từ bỏ nguồn tài nguyên dồi dào trong vùng Biển Đông mà 1.4 tỷ nhân khẩu đang há miệng chờ, cho dù họ bị thiệt hại nặng nề trong thương chiến với Mỹ. Riêng Con Đường Tơ Lụa sẽ khưng lại và trở thành sự đầu tư hoang phí, từ đó vị thế ông Tập sẽ bị lung lay và sẽ không trở thành Vua Tàu suốt đời như ông mong ước.
Để trao đổi thương mại được công bằng hơn, để vùng Biển Đông được yên ổn hơn, thế giới cần Tổng Thống Trump hơn bao giờ hết, dù ông không phải là người hoàn hảo.
Thơ Đằng Phương: Anh Hùng Vô Danh
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước
Họ là kẻ muôn nghìn năm thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một giải san hà gấm vóc
Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,
Không ngại xa, hăng hái vượt trường sơn
Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn
Cuộc Nam tiến mở giang sơn lớn rộng
Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng
Đã xông vào khói lửa quyết liều thân
Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc
Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ thành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.
Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm
Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa.
Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà
Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.
Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,
Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt và xương trộn lẫn với non sông
Và anh hồn chung với tấm trinh trung
Đã hòa hợp làm linh hồn giống VIỆT.
Pháp quyền, pháp trị, pháp luật – Ls Trần Thanh Hiệp
Chừng nào không có bằng chứng rõ rệt thì không thể không coi cái gọi là “Nhà nước pháp quyền” hiện đang cầm quyền là Nhà nước gốc chuyên chính vô sản, nhưng đã được pha chế để thị hiện dưới những hình thức ngụy trang mà thực chất đều hoàn toàn “phản dân chủ”.
Lời ngỏ – Xuất hiện từ trong nước ít lâu nay, từ ngữ “pháp quyền” bắt đầu được sử dụng trên các báo của người Việt ở ngoài nước. Lo ngại rằng hiện tượng này có thể gây nên nhiều sự hiểu lầm về những ngữ nghĩa của từ ngữ “pháp quyền” đứng riêng, hoặc đứng chung với từ ngữ Nhà nước trong thành ngữ “Nhà nước pháp quyền”, vào dịp một cuộc hội thảo vào thời điểm thập niên 1980, tôi có đưa ra một số ý kiến về từ ngữ có vấn đề ấy. Dưới đây là bài tham luận của tôi, phần đầu chỉ tóm lược, phần sau có thêm một vài bổ sung nhỏ. Tuy bài dưới đây đã được viết vào một thời điểm đã qua, nhưng vẫn còn giữ được một mức độ tính thời sự cao
Trần Thanh Hiệp, Viện Việt Học, Little Saigon, ngày 8 tháng 5, 2011.
I. Pháp quyền, pháp trị về mặt “danh” hay là mặt hình thức
“Pháp quyền”, từ ngữ mới
Gần đây, nhân có nhiều trao đổi ý kiến về các vấn đề đa nguyên, đa đảng, dân chủ, đổi mới, v.v… người ta thấy xuất hiện trên sách báo trong nước một từ kép mới, “pháp quyền”. Việc sửa đổi hiến pháp đã buộc các người lãnh đạo, các quan chức cộng sản phải nói tới “pháp quyền”. Năm 1992, Viện Nhà nước và Pháp luật ở Hà Nội đã xuất bản một cuốn sách nhỏ dày hơn 100 trang dưới tựa đề “Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền”, sáng tác chung của một tiến sĩ, ba phó tiến sĩ khoa học pháp lý và một luật gia. Ngoài ra, một nhân vật trí thức được coi như có xu hướng chống đảng, giáo sư Phan Đình Diệu, công khai lên tiếng cổ võ cho việc thiết lập một “Nhà nước pháp quyền”. Có lẽ thái độ chống đối tuy ôn hòa nhưng ở ngay trong lòng chế độ ấy đã gián tiếp làm cho từ ngữ “pháp quyền” được hội nhập dễ dàng vào ngôn ngữ chính trị của người Việt ở ngoài nước và bắt đầu được lác đác sử dụng trên báo chí hải ngoại. Kết quả là về một thuật ngữ, vì từ ngữ mới “pháp quyền” xen lẫn với những từ ngữ cũ “pháp trị”, “pháp luật”, người đọc không biết là có khác biệt giữa “pháp quyền”, “pháp trị”, “pháp luật” hay không và nếu có thì phải căn cứ vào đâu để nhận biết!
Pháp luật, trước hết là một vấn đề ngôn ngữ vì ngôn ngữ trong pháp luật là sự thể hiện của quyền lực nên phải thận trọng. Dùng “danh” (hay “cái để biểu đạt”, le signifiant) của cộng sản thì phải hiểu rõ “thực” (hay “cái được biểu đạt”, le signifié) của nó là gì. Để tránh tệ trạng chính tà, thị phi đảo lộn, làm mất công sức phục hồi sự thật như thói tục đảo điên trong sinh hoạt chính trị, văn hóa gần hai thập niên qua ở trong nước (như đã được quan sát ở hải ngoại).
Muốn hiểu rõ nội dung chữ “pháp quyền” thì không thể chỉ căn cứ vào nghĩa riêng của hai từ đơn “pháp” và “quyền” rồi kết luận vội vàng và đại khái – nhưng rất sai lầm – rằng “pháp quyền” có nghĩa là pháp luật với quyền cao nhất. Phải đặt chữ này vào trong hệ thống các văn bản qui chuẩn cấu thành chế độ xã hội chủ nghĩa đương hành, trong ý hệ cộng sản mới làm lộ rõ được nội dung đích thực của nó. Nếu làm như thế thì sẽ thấy ngay rằng “pháp quyền” không biểu thị loại pháp luật mà chúng ta biết và chấp nhận – nghĩa là loại pháp luật của các nước dân chủ tự do. Trái lại, nó biểu thị thứ pháp luật riêng của cộng sản hoàn toàn khác tới mức độ trái ngược với pháp luật không cộng sản. Như vậy, không có lý do gì để dùng nó.
Chữ “pháp quyền” ở đâu ra?
Không đi quá sâu vào địa hạt chuyên môn rất phức tạp của luật học, chỉ xin nêu lên một vài cơ sở xét đoán để giải thích tại sao không nên dùng “pháp quyền”. Điều không nên quên là các nhà lãnh đạo, các quan chức, các luật gia cộng sản không dùng pháp luật, pháp trị, lại dùng “pháp quyền”, không phải vì họ không biết đã có các chữ pháp luật, pháp trị mà tại vì họ không muốn nhượng bộ các đòi hỏi dân chủ, vì nhượng bộ thì sẽ bị lôi cuốn vào việc phải chấp nhận và áp dụng thứ pháp luật của các nước tự do dân chủ.
Chính vì thế mà họ đã phải mượn chữ “pháp quyền” – đã có từ trước nhưng với một nghĩa khác – mượn cách Trung Cộng đã dùng chữ này để dịch chữ “droit” của người Pháp. Ông TSIEN Tche-Hao, tiến sĩ luật khoa, năm 1980 trong một cuộc hội luậncủa “Trung tâm triết học về pháp luật” ở Paris, cho biết rằng Trung Cộng đã dùng chữ “faquan” (pháp quyền) với nghĩa của chữ “droit”, như khi họ dịch chữ “droit bourgeois” là “zichan faquan, tư sản pháp quyền”. Ông còn nói thêm, “pháp quyền” hiểu theo ngữ nghĩa là quyền do luật định (pouvoir légal)”. Với mọi dự phòng sai sót và căn cứ vào những tài liệu của chính “Đảng Cộng sản Việt Nam”, tôi xin đưa ra một giả thuyết là chữ “pháp quyền” chỉ mới bắt đầu được dùng công khai, theo nghĩa mới, không sớm hơn năm 1985 (về bằng chứng, xin xem ở dưới). Trước đó, một số từ điển Hán-Việt, Hán-Pháp, Pháp-Hán xuất bản từ những năm 30 đến những năm 60 ở Hồng Kông, Thượng Hải, Hà Nội, Sài Gòn đều có ghi chữ “pháp quyền” nhưng chỉ để đối dịch chữ “juridiction” của Pháp và có nghĩa là “quyền tài phán”, tức là quyền để xét xử. Ở những thời điểm ấy, nó không hề có nghĩa tổng quát ngang với chữ “pháp luật”. Hai cuốn tự điển Pháp-Việt và Hán-Việt của Đào Duy Anh không thấy ghi chữ “pháp quyền”. Cần nhấn mạnh rằng các từ điển Việt Nam xuất bản tại Hà Nội, như “Từ điển tiếng Việt” (1977) hay “Từ điển Pháp-Việt, Dictionnaire français-vietnamien” (1981) đều không thấy ghi chữ “pháp quyền”. Cuốn từ điển thứ hai này đã dịch chữ “droit” là “luật, pháp luật” và chữ “juridiction” là quyền xét xử. Mãi đến năm 1992 cộng sản mới ghi chữ “pháp quyền” vào các từ điển của họ như cuốn “Từ điển tiếng Việt” hay “Từ điển Việt-Pháp” với những nghĩa mới. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “pháp quyền” (danh từ) là hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của Nhà nước, cho bản chất của một chế độ. Còn “Từ điển Việt-Pháp” thì dùng chữ “droit” để đối dịch chữ “pháp quyền” (ngoài ra, chữ này cũng còn có nghĩa thứ hai là quyền xét xử, nghĩa của chữ “juridiction”). Những điều kể trên cho phép kết luận rằng cộng sản đã dùng chữ “pháp quyền” với một nội dung rất xác định để dịch chữ “droit” của Pháp và vì thế không thể coi “pháp quyền” là tương đương với “pháp luật”, quá thông dụng và hầu như đã mất tính cách thuật ngữ để thành khẩu ngữ. Nhưng nội dung cộng sản muốn có là nội dung nào? Điểm này sẽ được quảng diễn ở phần II là phần bàn về nội dung. Xin trích dẫn ba đoạn rất tiêu biểu cho quan điểm cộng sản về pháp luật của họ tức là về “pháp quyền”.
Đoạn trích dẫn thứ nhất liên quan đến “pháp quyền” khi chữ này chưa được chính thức dùng để dịch chữ “droit”:
“Hiến pháp vừa phải ghi lại những thành quả đã đạt được, hợp pháp hóa” các thành quả đó, ổn định các thành quả đó thành “pháp quyền” (tức là được qui định thành pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật) nhưng không thể không đề cập những mục tiêu phải đạt trong tương lai, một tương lai không xa lắm…” (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội I985, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr. 344).
Hai đoạn trích dẫn còn lại cho thấy dưới mắt đảng cộng sản, luật pháp nghĩa là gì:
1. “Luật: văn bản do cơ quan quyền lực tối cao ban hành qui định những phép tắc trong quan hệ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” (Từ điển tiếng Việt, Hà Nội 1992, Trung tâm từ điển ngôn ngữ).
2. “Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật hình sự có vị trí rất quan trọng. Nó là công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Lời nói đầu, Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 1985, Nhà Xuất bản Pháp lý).
Rõ ràng là một định nghĩa dành riêng cho pháp luật cộng sản với những mập mờ cố ý: cơ quan quyền lực tối cao theo hiến pháp là quốc hội nhưng theo thực tế thì là “Đảng”. Sử dụng chữ “pháp quyền” trong ngữ cảnh ấy như là một chữ tương đương với chữ “droit” thì không thể chủ quan đến mức coi rằng đó là cùng một thứ pháp luật hiểu theo nghĩa của luật học không cộng sản. Nếu trong thâm tâm không chấp nhận luật của cộng sản thì tốt hơn hết là đừng dùng chữ “pháp quyền”. Chữ “droit” xưa nay vốn được dịch là “pháp”, ghép hai từ “pháp”, “quyền” vào nhau cũng vẫn để dịch chữ ấy là vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì đã là pháp thì tất nhiên là có quyền (để chế tài, trừng phạt). Vấn đề là quyền ấy ở đâu ra và phải được hành sử như thế nào (trong trường hợp Việt Nam XHCN, quyền của pháp ở dưới Nghị quyết của Đảng). Như vậy, chỉ nói đến quyền không thôi, là nói thiếu. Và Nhà nước nào cai trị bằng thứ “pháp quyền” ấy cũng không thể là một nhà nước “pháp trị” theo nghĩa quen thuộc của danh từ.
II. Pháp quyền và pháp trị về mặt “thực” hay là mặt nội dung
Pháp trị và Nhà nước pháp trị
Như trên đã nói, “pháp quyền” chỉ là một nhãn hiệu cộng sản dùng để dán vào “pháp luật” tự do dân chủ mà thực chất khác xa pháp luật cộng sản. Lấy “pháp quyền” để dịch thành ngữ État de Droit là “Nhà nước pháp quyền” thay vì “Nhà nước pháp trị” là còn làm lớn thêm hơn nữa khoảng cách giữa hai thứ pháp luật ấy. Có thể nói, khoảng cách một trời một vực vì thêm vào sự khác biệt của hai thứ pháp luật, lại còn có sự khác biệt của hai loại nhà nước!
État de Droit, tiếng Đức Rechtsstaat, (Nhà nước pháp trị) là một đề tài luật học không đơn giản như nhiều người tưởng, nhất là nếu chỉ hiểu Nhà nước pháp trị qua định nghĩa sơ sài của pháp trị là “căn cứ vào pháp luật để trị lý quốc gia”. Cần nhấn mạnh ngay rằng “nhà nước pháp trị” nói tới ngày nay không phải là loại “nhà nước pháp trị” thuở xa xưa trước Công nguyên, vào thời của các pháp gia nổi tiếng như Quản Trọng (nước Tề), Tử Sản (nước Trịnh), Công Tôn Ưởng (nước Tần), Thận Đáo (nước Triệu), Lý Tư (nước Tần), Hàn Phi Tử (một pháp gia kiệt xuất không có dịp thi thố tài năng nhưng đã bị giết chết vì tư tưởng pháp trị của mình), v.v.
Với một quá trình hình thành và biến đổi, ngày càng hoàn mỹ, dài trên năm thế kỷ, Nhà nước pháp trị là thành quả của nhiều cuộc cách mạng vừa đổ máu vừa ôn hòa, là nơi tàng trữ những giá trị văn hóa phương Tây, là tinh hoa của văn minh phương Tây và trước thềm thế kỷ 21, đã trở nên kiểu mẫu lý tưởng tổ chức xã hội cho nhân loại.
Miêu tả đầy đủ ở đây các loại nhà nước pháp trị là điều không làm được vì khó mà bao quát hết, dù chỉ phác họa sơ qua hình thế (configuration) của tất cả các nhà nước pháp trị đã hiện hữu ở phương Tây. Tuy nhiên, để tiện việc so sánh nhà nước pháp trị với “Nhà nước pháp quyền”, tưởng cũng nên nêu lên những đặc tính chung của các nhà nước pháp trị:
Nhà nước pháp trị là nhà nước sinh ra để chống chuyên chế và vì vậy có bản chất chống chuyên chế, bắt đầu bằng việc chống thần quyền, quân quyền tuyệt đối.
Nhà nước pháp trị là sự biểu lộ khát vọng của loài người muốn chinh phục phẩm giá, quyền lực cho “con Người ” (l’Homme, la Personne) nạn nhân của thần thánh, vua chúa, thiên nhiên, đồng loại, v.v.
Nhà nước pháp trị, do đó, là nhà nước của mọi con dân trong một nước (nghĩa là của quốc dân) và bởi thế nó được coi như là nhà nước của quốc gia dân tộc (la Nation) không phải của riêng của một cá nhân, một giòng họ, một tôn giáo, một giai cấp, một đảng phái, một tập đoàn cầm quyền nào, v.v.
Nhà nước pháp trị, để tồn tại mà không mất bản chất, đã thiết lập và thượng tôn một trật tự xã hội dựa trên pháp luật, trật tự pháp lý (ordre juridique); trong hệ thống pháp luật (pháp chế) của trật tự pháp lý này, các quy phạm có đẳng cấp trên dưới rõ rệt (hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, v.v.) không ai có thể tùy tiện đảo lộn hay xóa bỏ.
Nhà nước pháp trị, bởi vậy, đã phải phân chia quyền hành minh bạch (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và hành sử các quyền này theo đúng kỷ cương, có sự kiểm soát nghiêm mật để tránh lạm quyền, bảo đảm cho các “nhân quyền”, thành văn hay không thành văn, được thực sự tôn trọng, để cho con người, mọi người, có cơ hội hành sử tự do của mình, để cho có đa nguyên về tư tưởng, về tổ chức, v.v. Nhà nước pháp trị là nhà nước có đặc điểm nổi bật “ít nhà nước”.
Nhà nước pháp trị, kể từ thập niên 50, ngày càng có xu hướng mạnh mở rộng ra ngoài biên cương của quốc gia phạm vi hoạt động của mình (Liên Hiệp Quốc) và đến thập niên 90 thì các hệ thống pháp luật riêng đã bắt đầu có sự điều hành chung, đang có cơ đi tới thống nhất làm nền tảng cho một trật tự pháp lý toàn cầu.
Nhà nước pháp trị, nói tóm lại, là dấu tích mà loài người đã và đang lưu lại trên bước đường tiến hóa xa dài đã qua và còn đang đi tới của mình.
Nhà nước pháp trị, như lịch sử đã chứng minh, cho đến nay là nhà nước của dân chủ tự do (démocratie libérale), những nhà nước chuyên chính cũ để trở thành nhà nước pháp trị đều tự hủy diệt mầm mống chuyên chính, như Liên Xô cũ và các nước ở Đông Âu. Trung Quốc, Việt Nam (Cuba, Bắc Hàn chắc cũng vậy?) không nói pháp trị, chỉ nói “pháp quyền” là để tiếp tục duy trì chuyên chế (chuyên chính).
Những nguyên tắc pháp trị. Nguồn: ruleoflaw.org.au
Nhà nước hiện nay ở VN không phải là Nhà nước pháp trị
Đến đây, có thể nêu lên hai câu hỏi. Thứ nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay tuy mang nhãn hiệu “Nhà nước pháp quyền” có phải là Nhà nước pháp trị không? Thứ hai, nếu là không, hay chưa, là nhà nước pháp trị thì trong tương lai nó có thể trở thành nhà nước pháp trị được không?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, không thể căn cứ vào quyển “Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền” mặc dù rằng nó là sản phẩm của Viện nhà nước và pháp luật và Nhà xuất bản pháp lý “được phép” xuất bản. Trước hết vì đó không phải là tiếng nói chính thức của Đảng. Thứ đến, dù cho là tiếng nói của Đảng chăng nữa thì tiếng nói ấy cũng chỉ là một luận điệu trong nhiều luận điệu tuyên truyền, luận điệu dành cho dư luận ngoại quốc và quảng cáo cho trò đổi mới kiểu “Vũ như Cẩn”! Sau hết, tuy một mặt phải khen năm tác giả của cuốn sách đã cố gắng tỏ ra khách quan, dám nói tới một số ý kiến trước đây vẫn bị kết án là tư sản phản động nhưng mặt khác lại không thể không phiền trách họ đã đơn giản hóa quá mức các kiến thức về nhà nước pháp trị và đôi khi cố ý hay vô tình, gây một cảm tưởng rằng “nhà nước pháp quyền” là nhà nước pháp trị và nội dung cả hai chỉ có bấy nhiêu, nghĩa là như đã được “tổng thuật” trong cuốn sách của họ.
Muốn có cơ sở chắc chắn để quyết đoán rằng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là loại nhà nước gì, có phải là nhà nước pháp trị gọi theo ngôn ngữ cộng sản mới, “nhà nước pháp quyền” không, thì phải dựa vào những tài liệu gốc, xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin, các nghị quyết của Đảng, các sách, báo chính thống của Đảng.
Cái gọi là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa chính thức được Đại Hội IV cho ra đời sau khi Đảng Cộng sản cưỡng chiếm xong được miền Nam, đã phát hiện đầy đủ cả về mọi mặt bản chất của nó. Các tài liệu chính thức của Đại Hội này đã cho thấy từ Hiến pháp đến tất cả pháp luật xã hội chủ nghĩa đều qui về một mối duy nhất, đúc kết qua những đoạn trích dẫn dưới đây:
“Nội dung hệ thống pháp luật bao gồm các thể chế có mối liên lạc hữu cơ với nhau, bổ sung lẫn nhau và làm điều kiện cho nhau nhằm cuối cùng xây dựng và thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Hệ thống pháp luật của ta phải thể hiện rõ chế độ tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội…
Tóm lại, hệ thống pháp luật mà chúng ta xây dựng phải thể hiện tính nguyên tắc nhất quán, nội dung qui phạm năng động, mềm dẻo nhưng chặt chẽ, rõ ràng, bảo đảm sức mạnh của chuyên chính vô sản…” (Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ Việt Nam, Tập II, Bình luận, Hà Nội 1985, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, tr. 360-361).
“Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường chuyên chính vô sản… ” (Trường Chinh, Tham luận tại Đại Hội Đảng lần thứ IV).
Quảng diễn ý kiến của Trường Chinh, các luật gia được giao chức vụ chính thức của Đảng đã nói về pháp luật (nghĩa là pháp quyền) xã hội chủ nghĩa như sau:
“Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại Hội lần thứ IV Của Đảng, chúng ta khẳng định rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là Nhà nước chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước” (Tạ Như Khuê, Những vấn đề pháp lý qua Nghị quyết Đại Hội lần thứ IV của Đảng, tr.33, Hà Nội 1978, Viện Luật học, Nhà xuất bản khoa học xã hội).
“Giữa nhà nước chuyên chính vô sản và Đảng có mối tương quan chặt chẽ. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản là đảng nắm chính quyền và như mọi người đều biết, vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Đảng không thể lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không có Nhà nước. Ngược lại, Nhà nước không thể làm tròn nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, không thể phát huy được mạnh mẽ và đầy đủ các chức năng của mình nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước sẽ không phải là Nhà nước xã hội chủ nghĩa nếu không do Đảng cộng sản lãnh đạo, nếu hoạt động của nó không dựa trên đường lối Mácxít-Lêninnít của Đảng. Sự lãnh đạo của đảng là bảo đảm cao nhất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa” (Ngô Hướng Đàm, Sách đã dẫn, tr. 45).
Quan điểm, chủ trương về Nhà nước ở trên là sự thực thi tư tưởng Mác-Lênin:
“Đảng lãnh đạo Nhà nước một cách toàn diện… Không một vấn đề quan trọng nào về chính trị hoặc về tổ chức được cơ quan Nhà nước ở nước cộng hòa chúng ta giải quyết mà không có ý kiến lãnh đạo của Đảng “ (Lênin Toàn tập, tập 41, tr. 31, Ngô Hướng Đàm trích dẫn trong sách đã dẫn).
“… một nguyên tắc tối quan trọng là bộ máy Nhà nước phải phục tùng và thực hiện mọi đường lối, chính sách và chỉ thị của Đảng… như Lênin đã viết. Cần sử dụng mọi lực lượng để đạt được một cách vô điều kiện sự phục tùng hoàn toàn của bộ máy Nhà nước đối với chính sách Đảng” (sách đã dẫn, tr. 48).
Lời kết luận không thể rõ rệt hơn của một luật gia khác, một luật gia “hộ Đảng”, Nguyễn văn Thảo, về Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
“Toàn bộ đường lối, chính sách của Đảng ghi trong Đại Hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng và các Nghị quyết tiếp theo của các phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các chỉ thị của Bộ chính trị và Ban bí thư mà nội dung cơ bản, chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước…” (Nguyễn văn Thảo, Hiến pháp…, sách đã dẫn, tr. 263).
Sau khi đọc hết mấy đoạn trích dẫn trên, ai là người đủ can đảm để nói rằng “Nhà nước pháp quyền kiểu cộng sản Việt Nam là Nhà nước pháp trị kiểu phương Tây?
Nhà nước ấy trong tương lai cũng không thể trở thành Nhà nước pháp trị được
Để trả lời câu hỏi “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có thể trở thành một Nhà nước pháp trị được không? Quả thật không khó khăn gì. Năm 1992, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sửa đổi hiến pháp và không nói tới chuyên chính vô sản nữa. Nhưng không nói, không phải là sẽ không có chuyên chính vô sản nữa. Năm 1945, “cụ Hồ” đã công khai và chính thức tuyên bổ giải tán Đảng Cộng sản, rốt cuộc Đảng vẫn tiếp tục hoạt động và hoạt động mạnh để năm 1975 chiếm quyền trọn cả nước bằng chủ nghĩa Mác-Lê và Đảng. Mặt khác, cái khung của chuyên chính vô sản vẫn còn, Đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo, nghĩa là nắm quyền sinh quyền sát ở trong tay, Nhà nước chỉ là công cụ cai trị của Đảng. Có gì bảo đảm và ai dám bảo đảm rằng Đảng đã tự giác ngộ, đã đi vào con đường dân chủ, nghĩa là đã từ bỏ chuyên chính, nhất là Đảng vẫn khư khư ôm lấy Điều 4 của Hiến pháp giành cho riêng mình độc quyền lãnh đạo chính trị, vẫn thẳng tay đàn áp những người tranh đấu cho Nhân quyền và Dân chủ ôn hòa*, vẫn lũng đoạn nội bộ các tôn giáo, trói tay văn nghệ sĩ, bưng miệng báo chí, v.v.? Chừng nào không có bằng chứng rõ rệt thì không thể không coi cái gọi là “Nhà nước pháp quyền” hiện đang cầm quyền là Nhà nước gốc chuyên chính vô sản, nhưng đã được pha chế để thị hiện dưới những hình thức ngụy trang mà thực chất đều hoàn toàn “phản dân chủ”.
Tác giả là cựu Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài gòn và Tòa Thượng thẩm Paris. Trước 30/04/1975, ông là Giảng sư tại Đại học Chính trị Kinh doanh Đà lạt. Hiện nay ông hưu trí tại Pháp và là Chủ tịch đương nhiệm Trung tâm Việt Nam về Nhân quyền tại Paris.
Nguồn: Pháp quyền, pháp trị, pháp luật. Ls Trần Thanh Hiệp. Trang Ái Hữu Đại học Sư phạm Sài Gòn.
(*) Tên một số người tranh đấu dân chủ bị tù trong những năm 80 khi bài viết đăng lần đầu đã được lược bỏ. Xin cáo lỗi với tác giả và độc giả.
http://www.dcvonline.net/2014/04/25/phap-quyen-phap-tri-phap-luat/
Những Người Con Việt Thời Xã Nghĩa – Mai Thanh Truyết
Houston, 1/8/2019
Nói về Giang Thị Kim Cúc
Hình cô gái trong hình bên trên là Cúc, Giang Thị Kim Cúc. Cúc là một bạn trẻ đi khắp nơi làm sạch môi trường. Cúc tham gia nhóm tình nguyện viên nhặt rác. Từ Tp Sài Gòn, Cần Thơ, Phan Thiết, Đà Nẵng… nơi nào cũng có bước chân cô gái ấy.
Để lại sách cho trẻ em nghèo và mang rác đi, đó là những việc mà Cúc, chị gái Cúc và bạn bè đã làm suốt nhiều tháng qua.
Thế nhưng, ai cho cô lương thiện?
Có những nơi Cúc đến, người ta không cho dọn rác vì không có giấy phép!? Cúc phản ứng. Và suốt mấy tháng qua, cô gái trẻ bị nhắn tin, điện thoại lăng mạ, chửi bới, đe doạ. Có người đàn ông đòi nhét băng vệ sinh của vợ vào miệng cô gái dọn rác làm sạch môi trường.
Mấy tuần gần đây, Cúc bị đem ra đấu tố, chụp mũ là phản động, là chống phá…
Dọn rác là chống chính quyền?
Dọn rác là phá hoại đất nước?
Xã hội mình rối ren đến vậy rồi sao?
“Bạn xả rác – Mình nhặt.
Bạn ủng hộ – Mình cảm ơn.
Bạn không ủng hộ thì bạn cứ xả – Mình nhặt cho”.
Bình Yên là chị gái của Cúc nói như thế với những người đã đấu tố hai chị em suốt mấy tuần qua. Và giờ, cô đang đi tìm em gái của mình.
Cúc, không chịu nổi những áp lực chụp mũ, đã mất liên lạc suốt 44 giờ qua.
Chúng ta đang sống ở thời loạn? Làm người khó đến vậy sao?
Nguồn Bạch Hoàn (trích trên mạng)
Như vậy, chúng ta thấy gì? Nghĩ gì?… cho cái gọi là Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam?
Phải chăng đó chỉ là những bánh vẻ lúc ban đầu và kết cuộc là những câu chuyện đấu tố (Hà Nội 1953-1956), đánh tư sản đợt 1,2,3…, đổi tiền, đi kinh tế mới…tại Sài Gòn và các tĩnh (1975,76,77,78);
Phải chăng là những cuộc đốt sách, cấm nhạc “đồi trụy… ngay sau khi chiếm Sài Gòn, mà bây giờ nhửng sách vở VNCH củ (do “cán bộ cách mạng) “diếm cà vất dấu” lúc đó được mang ra bán ở thị trường vì rất…hiếm quý và có giá trị. Những bải hát, bài nhạc được các ca nô khai thác và thành triệu ohu1, tỷ phú!
Vì vậy, hành động của Giang Thị Kim Cúc thể hiện tinh thần cách mạng bất bạo động Bất Tuân Dân Sự đó Bà Con ơi. Mỗi người một cách, tùy theo khả năng và tấm lòng của mình, làm một việc gì có ích lợi cho cộng đồng như dọn dẹp rác rến, giúp bà con làm hàng rào, đắp lại đường lầy lội dẫn đến trường hay chợ, v.v…
Tất cả nói lên được sự bất lực của chế độ CSBV. Từ đó, tình yêu quê hương, xóm giềng nổi dậy và CSBV chỉ là một thành phần đứng ngoài lề của xã hội. Họ sẽ bị cô lập và một biến cố nào đó (cuộc tổng nổi dậy của 65% Tuổi trẻ Việt Nam) sẽ xóa tan cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV. Tôi tin tưởng điều nầy sẽ xảy ra trong một tương lai không xa. Chúng ta lấy quyết tâm thì việc gì cũng làm được cả…
Nói về Nguyễn Nam Phong
Nam Phong vừa mản hạn tù ngày 28/72019 (bị 6 năm) vì chống Vũng Áng Formosa.
Ông Nguyễn Nam Phong bị bắt hồi tháng 2/2017 sau khi lái xe chở những người trong nhóm khiếu kiện Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa từ Nghệ An dự định đến Hà Tĩnh để nộp đơn cho tòa án.
Tuy nhiên đến giữa chừng, hàng chục người trong đoàn khiếu kiện bị lực lượng công an sắc phục bắt bớ, một số người bị đánh gây thương tích. Chứng kiến cảnh này, ông đã từ chối yêu cầu mở cửa xe để xuống làm việc với cảnh sát giao thông.
Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong, người bị tuyên 2 năm tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” vừa mãn hạn tù và trở về nhà ở Nghệ An hôm 28/7/2019, tuy nhiên 2 người thân của ông là cha và con gái đã qua đời khi ông vẫn còn đang thụ án.
Nói về việc mình bị bắt chỉ đơn giản là chở những người đi khiếu kiện công ty Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung, ông Nguyễn Nam Phong chiều 29/7 cho hay:
“Câu chuyện đi đòi công lý, hòa bình, cho môi trường sống được sạch sẽ là nhiệm vụ của mình phải đi đòi, còn chính quyền muốn ghép cho mình cái tội kia, hay họ bắt bớ hay đàn áp mình là việc của họ. Việc của mình là cái quyền sống của mình bị chà đạp, bị xem thường. Môi trường sống cũng như sự thật không được minh bạch thì mình đi đòi quyền lợi của mình.
Nguyễn Nam Phong đã vừa hoàn tất thành công giai đoạn đầu của Cách mạng Bất tuân Dân sự. Quyết tâm giữ vũng tinh thần và tiếp tục tranh đấu để có một ngày (không xa) làm cho: Trung Cộng nhỏ lại và Việt Nam trong tương lai lớn thêm (một Do Thái ở Đông Nam Á). Đây là một chiến lược đang được thành hình và khai triển. Chúng ta hãy chờ xem.
Nói về Huỳnh Thị Tố Nga
Hôm nay, vào 3 giờ 47 phút chiều, là đúng 6 tháng kể từ lúc Facebooker Selena Zen bị công an bắt giữ tại nơi làm việc trong khoa giải phẫu bệnh của bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn.
Selena Zen, tên thật Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, một phụ nữ đơn thân với hai đứa con nhỏ (một trai, một gái mới được 4 tuổi), làm chuyên viên xét nghiệm các mẫu mô tế bào bệnh ung thư. Cô còn có thêm một trang Facebook khác, mang tên Diệu Hằng.
Các bạn có thể đọc lại bài viết “Những khó khăn của Việt Nam hiện nay” đăng trên trang Selena Zen hôm 26 tháng 1 năm 2019 để hiểu được lập trường của em Nga. Cô ấy muốn tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam hiện đứng trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng.
Hãy đọc lại một đoạn trong bài viết đó khi em Nga so sánh Venezuela với Việt Nam:
“Một yếu tố cực kỳ nguy hiểm mà Venezuela không bị như Việt Nam đó là sự xâm lược, muốn đồng hóa giống nòi của Trung Cộng.” Selena đã viết.
“Lịch sử dân tộc đã chứng minh, Trung Cộng không bao giờ từ bỏ dã tâm chiếm lấy và đồng hóa Việt Nam vì chúng cho rằng Việt Nam là một phần của chúng và Việt Nam phải thu về mẫu quốc. Đây là dã tâm muốn diệt tận gốc giống nòi Lạc Việt và đồng hóa trở thành Hán Trung. Người viết đã khóc khi đọc qua những tài liệu lịch sử ghi chép về sự dã tâm của Trung Cộng muốn diệt chủng nòi Việt của chúng ta. Nếu quý vị có tinh thần Dân Tộc, quý vị sẽ thấy, sự nghèo đói, sự ô nhiễm môi trường, sự đàn áp cướp bóc, …tất cả điều gây đau khổ cho nhân dân, nhưng tất cả những điều đó nó không là gì so với sự diệt chủng giống nòi Lạc Việt của chúng ta.”
Cô ấy muốn làm những điều gì?
Selena Zen muốn tha thiết kêu gọi mọi người “hãy đoàn kết, gạt bỏ nỗi sợ hãi, cùng nhau đứng lên hướng về tổ quốc, cứu lấy đất nước thoát khỏi họa xâm lược của Tàu cộng, cứu lấy đất nước thoát khỏi họa cộng sản độc tài.”
“Chỉ có chúng ta – những công dân Việt Nam với trái tim yêu nước nồng nàn, chấp nhận hiểm nguy vì tương lai cho chính chúng ta và cho con cháu chúng ta, vì thế, chúng ta hãy cùng nhau hành động!” (trích bài “Chính nhân Cương lĩnh” ngày 6 tháng 1 năm 2019).
Ở trên một đất nước mà tàu hải giám của giặc Trung Cộng đe dọa giàn khoan của Việt Nam ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà lãnh đạo và nhà nước vẫn tiếp tục bắt bớ và giam cầm những người dân chống Trung Cộng xâm lược. Ở trên một đất nước mà một người phụ nữ đơn thân 36 tuổi, bị bắt giam 6 tháng qua, bởi vì lời kêu gọi “Dân tộc Việt Nam mãi mãi là một dân tộc tự lập tự cường, quyết không làm nô lệ!”
Một đất nước văn minh tiến bộ phải cần có một chính phủ biết lắng nghe đến lập trường chính trị của các cá nhân và tổ chức đối lập. Đàn áp những người bất đồng chính kiến chỉ xảy ra ở trên các xứ sở độc tài, dã man và vô nhân tính, điển hình là Trung Cộng.
Đã đến lúc, người Việt trong và ngoài nước phải mạnh dạn lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trao trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Chúng ta sẽ đòi lại tự do và công lý cho tất cả những người yêu nước.
(Trích từ Fb Người Đà Lạt Xưa – July 28, 2019)
Nói về Nguyễn Đặng Minh Mẫn
Sắp NÓNG đây
Đoàn người Nguyễn Thúy Hạnh chỉ đi thăm Tù hỗ trợ Tinh thần, mà bị AN Nghệ An đuổi đánh
Huống là Đoàn người Nầy sẽ đi đón Minh Mẫn, Cô gái đã làm Chế độ run sợ vì phát động Phong trào viết HS-TS-VN, đến nỗi phải giam cô 8 năm tù một cách hèn hạ đến vô lý
Xin mọi người hãy Theo dõi ngày về của MM, để Hỗ trợ Đoàn người
Ba ngày nữa Mẫn rời nhà tù nhỏ. Nguyễn Đạng Minh Mẫn đã trở về!
Về để thấy lại …quê nhà …VẪN NHƯ CŨ hay VŨ NHƯ CẨN và chắc chắn, người con Việt Nguyễn Đặng Minh Mẫn …VẪN TIẾP TỤC con đường đuổi Trung Cộng ra khỏi Trường Sa – Hoàng Sa – Bãi Tư Chính của Việt Nam.
Nói về Hà Văn Nam
Ông Hà Văn Nam, một người hoạt động từng nhiều lần phản đối các trạm BOT đặt không đúng vị trí trên khắp cả nước vừa bị Tòa án nhân dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh tuyên 30 tháng tù giam với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” vào sáng 30/7/2019.
Hà Văn Nam được bạn bè mô tả là một người “hào sảng, biết san sẻ với người yếu thế, thích sự công bằng trong xã hội”. Hà Văn Nam, chủ doanh nghiệp 38 tuổi, với gần 35.000 người theo dõi trên trang Facebook cá nhân, là một cái tên không xa lạ với nhiều người. Anh tích cực tham gia các hoạt động giám sát, phản đối các BOT thu phí không hợp lý kể từ giữa 2018 đến nay như BOT Tân Đệ, BOT Mỹ Lộc, BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài.
Bị tuyên án liên đới có thêm 6 người khác gồm các ông Nguyễn Quỳnh Phong, Lê Văn Khiển, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng và Trần Quang Hải phải lãnh nhận các mức án từ 18 tháng đến 36 tháng tù giam với cùng một tội danh sau khi cùng nhau phản đối trạm thu phí BOT Phả Lại.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Hà Văn Nam cho chúng tôi biết qua điện thoại như sau:
“Tại tòa tôi có nói Hà Văn Nam là không có tội, tại vì mục đích là đi khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi thôi, chứ không phải là gây ách tắc giao. Việc ách tắc giao thông thì lỗi một phần do BOT và tài xế khác chứ không phải do động cơ và mục đích của Hà Văn Nam.
Người ta buộc tội anh ấy xúi dục các tài xế để chặn các làn xe đi qua trạm gây ách tắc giao thông. Anh ấy có nói là không có động cơ như vậy, anh ấy chỉ có sơ suất là không nói rõ cho các lái xe phương pháp đấu tranh,”.
Trạm thu phí BOT Phả Lại được đặt trên Quốc lộ 18 thuộc huyện Quế Võ được phép thu phí từ ngày 24/12 năm ngoái, tuy nhiên ngay sau đó nhiều người dân quanh trạm cho rằng việc thu phí với tài xế ở địa phương là sai nên tập trung phản đối.
Việc kết án anh ngày hôm nay chỉ cho thấy CS Bắc Việt là một nhà nước độc đoán vì họ không tôn trọng chính luật pháp mà họ làm ra”. (Trích trên mạng)
Tóm lại, qua 5 trường hợp hàng động điển hình của Tuổi Trẻ Việt Nam ngày hôm nay, Quý Bà Con thấy rõ là Tuổi Trẻ Việt Nam chiếm 65% trên tồng dân số 96,2 triệu đã không những rứt bỏ chủng tử sợ đã được CSBV cấy vào từ sau 30/4/1975, mà ĐÃ đứng lên biểu lộ tinh thần …phẩn nộ trước những hành vi đàn áp dã man, hành xác người dân…chứ không hề lo lắng cho việc phát triển quốc gia, chăm sóc sức khỏe người dân cũng như việc bảo vệ môi trường…
Phải biết phẫn nộ thực sự mới đẩy mạnh cuộc cách mạng bất tuân dân sự đi đến thành công.
Vui cười
Đầu năm thi khảo sát, Tí do mải chơi nên kiến thức hao mòn…
Kết quả thi: Văn: 1, Hóa: 2, Sinh: 3, Lý: 4
Cô giáo phê vào sổ liên lạc gửi gia đình: Em Tí dạo này kém văn hóa và yếu sinh lý!
Một anh chàng trạc hơn 30 tuổi hớt hải chạy đến bệnh viện.
Gặp bác sĩ, anh ta nài nỉ:
– Thưa bác sĩ, vợ tôi bị mất tiếng không nói năng gì được. Cô ấy tỏ ra buồn khổ lắm. Xin bác sĩ chữa trị, tiền nong bao nhiêu, tôi xin thanh toán ngay bây giờ ạ. Thuốc men chữa bệnh tôi không tiếc tiền bao giờ, thưa bác sĩ.
– Chữa bệnh ấy dễ ợt à. Khỏi lo tốn kém tiền nong. Ðêm nay, anh cứ về nhà vào lúc 3h sáng chắc chắn anh sẽ được nghe cô ấy cao giọng trở lại!
Mưa thì ngập,
Ngập thì thì dùng LU chống ngập
Không có LU
thì lấy LON mà tát
cũng OK
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hay ba không hóa có? – Nguyễn Nhơn
Phó Thủ tướng Việt Nam tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, và cáo buộc nước này tiến hành thăm dò dầu khí bất hợp pháp trong vùng biển tranh chấp, cổng thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam cho biết hôm 1/8.
Theo nguồn tin này, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong cuộc họp kín với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) ở Bangkok vào chiều 31/7, đã đả kích Bắc Kinh vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc, ông Phạm Bình Minh, trong bài phát biểu của mình với Bộ trưởng Ngoại giáo Trung Quốc Vương Nghị, đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về hoạt động khảo sát của tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống kể từ đầu tháng 7 tới nay ở khu vực Bãi Tư Chính, tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc trên Biển Đông.
“Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC”, cổng thông tin chính phủ dẫn lời Phó Thủ tướng Việt Nam nói.
( VN lên án TQ ‘vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền’ tại hội nghị AMM-52 )
“Vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu” là ước nguyện của Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội VC đối với TC.
Trong khi quân xâm lược Tàu cộng ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì ông tướng Ngô Minh Tiến đã tuyên bố “Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước Việt Nam – Trung Quốc không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt-Trung mà còn góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định cùng phát triển”.
Ngô Minh Tiến đã đến tham dự buổi lễ kỷ niệm 92 năm thành lập Quân đội của Tàu tại Tòa đại sứ Tàu ở Hà Nội và tuyên bố sự hợp tác chặt chẽ, vun đắp tình hữu nghị bền lâu là “tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt-Trung”.
( CTV Danlambao – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt cộng bắt tay với kẻ thù Tàu cộng )
Vì sao mà có cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như vậy?
Nói một cách đơn giản, khỏi cần biện luận thì như vầy: Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
Cái nòi cọng sản thì bản chất là dối trá, “ nói vậy mà không phải vậy “ hay “ nói một đường làm một nẻo“
Tuy nhiên ở đây, trong trường hợp lâm vào thế kẹt giữa hai làn đạn, vẹm cũng phải tìm đường xoay trở:
Sáng chế ra cái học thuyết Quốc phòng “Ba Không“
Chủ trương « Ba Không » là gì ? Có từ bao giờ ?
Một mặt, Hà Nội đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về những biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông. Mặt khác, Việt Nam mạnh mẽ chống lại Bắc Kinh qua việc thúc đẩy các mối quan hệ quốc phòng với những cường quốc lớn can dự vào việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên pháp luật.
Tuy nhiên, về điểm thứ hai này, điều mà người ta thường nghe thấy là chẳng có ai lấy làm thích thú về việc Việt Nam duy trì cân bằng do các thách thức gắn liền với chủ trương « Ba Không » trong chính sách quốc phòng của nước này – đó là không tham gia các liên minh quân sự, không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác và không có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Chính sách « Ba Không » lần đầu tiên xuất hiện trong sách trắng về quốc phòng của Việt Nam năm 1998 và sau đó, tái xuất hiện trong sách trắng năm 2004 và gần đây nhất là năm 2009. Chính sách này cũng được nêu ra trong Luật Quốc Phòng mới của Việt Nam, được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019. Chính sách « Ba Không » rất có thể lại xuất hiện trong sách trắng về quốc phòng sắp tới, một khi tài liệu này được công bố. (*)
Như vậy, chính sách QPBK chính thức có hiệu lực từ 01/01/2019. Vậy, tại sao tên Phó Tổng tham mưu trưởng lại rêu rao “ “Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước Việt Nam – Trung Quốc không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt-Trung mà còn góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định cùng phát triển”.
Đó cũng là do cái cách hán ngụy “ vận dụng sáng tạo “ chính sách ba không.
Việt Nam áp dụng chủ trương « Ba Không » như thế nào ?
Quả thực là điều này luôn luôn gây ra những khó khăn, nhưng nhìn chung, Washington có thể yên tâm là với vỏ bọc bên ngoài như vậy, chính sách « Ba Không » trên thực tế giúp mở rộng khả năng hành động – tức là « Có » – trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.
Về nguyên tắc thứ nhất, « không tham gia các liên minh quân sự », Việt Nam chủ yếu tạo ra một kẽ hở ngay bên trong nguyên tắc này. Mục đích cuối cùng của Hà Nội là tránh công khai nói đến các quan hệ quân sự như là một sự thỏa thuận theo đó Việt Nam có thể hỗ trợ một quốc gia khác nếu họ bị tấn công và ngược lại.
Chừng nào việc nói đến các trao đổi hợp tác quân sự vẫn chỉ là chung chung thì Việt Nam dường như càng sẵn sàng mở rộng hơn sự hợp tác. Ở một mức độ hợp tác nào đó về quân sự và quốc phòng, Hà Nội dùng các thuật ngữ khuôn mẫu sẵn có mà không giải thích hoặc định nghĩa.
Đó là các cụm từ quan hệ đối tác « chiến lược toàn diện », « chiến lược » và « toàn diện ». Mức cao nhất là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam ký ba hiệp định loại này với các đối tác là Nga (2001), Ấn Độ (2007) và Trung Quốc (2008). Đáng chú ý là Trung Quốc có thêm quy chế « đối tác đặc biệt », và điều này là đương nhiên, trong « hợp tác chiến lược toàn diện» giữa hai nước.
Việt Nam cố gắng duy trì thế cân bằng để chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông. Do vậy, hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc được điều chỉnh để tập trung phát triển các khía cạnh khác trong quan hệ song phương – chủ yếu là kinh tế vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Nguyên tắc « Không » thứ hai, tức là không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác, rất khó để luồn lách và là yếu tố chính giải thích sự ngập ngừng, miễn cưỡng của Việt Nam hợp tác quốc phòng toàn diện với Washington.
Tuy vậy, cũng giống như chủ trương « không tham gia các liên minh quân sự », bản thân Hà Nội đã « bẻ cong » đáng kể nguyên tắc này. Ví dụ, hồi tháng 05/2018, Việt Nam đã đón tiếp Ấn Độ tham gia một cuộc tập trận chung hải quân chưa từng có tiền lệ, ở Biển Đông. Thật là khó mà nói rằng cuộc tập trận này nhằm răn đe một nước nào đó, ngoài Trung Quốc.
Lập luận này cũng có thể đúng, liên quan đến chuyến viếng thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ. Trong cả hai trường hợp, khả năng tái diễn tương đối hiếm. Tuy vậy, các sự kiện này có thể xẩy ra nhiều hơn nếu như Trung Quốc gia tăng thách thức các đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Việc chấp nhận nguyên tắc « không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác » trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hợp tác khu vực giúp cho Việt Nam có vị thế phù hợp với cơ chế Đối Thoại An Ninh Bốn Bên – thường được gọi là Bộ Tứ. Đó là đối thoại về chính sách ngoại giao và quốc phòng giữa các nước cùng hệ tư tưởng dân chủ – Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ – tìm cách giữ cho vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương được tự do và mở cửa, chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc.
Việt Nam có thể là đối tác đối thoại lý tưởng của Bộ Tứ, do quy mô tranh chấp của Việt Nam với Trung Quốc cũng như việc nước này thể hiện mong muốn có một sự cân bằng để chống lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính sách «không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác » dường như gạt bỏ khả năng Việt Nam tham gia Bộ Tứ, vả lại Việt Nam cũng không muốn.
Một nghiên cứu gần đây về nhận thức của Bộ Tứ về Đông Nam Á kết luận rằng nhìn chung, Việt Nam (cùng với Philippines) đánh giá tốt về cơ chế tham vấn này. Tuy nhiên, Việt Nam không thể chính thức tham gia cơ chế do chính sách « Ba Không », nhưng có rất nhiều khả năng Việt Nam tham gia với tư cách là đối tác đối thoại Kênh 1.5 (đối thoại ở cấp quan chức chính phủ và cả những chính khách không trong chính phủ) hoặc là quan sát viên.
Cuối cùng, nguyên tắc « Không » thứ ba, « không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam » hoàn toàn không đúng với việc Liên Xô (trước đây) và Nga sử dụng căn cứ hải quân chiến lược ở Biển Đông, đặt tại Vịnh Cam Ranh trong giai đoạn 1978 đến 2002. Từ năm 1978, Hà Nội đã cho Matxcơva thuê căn cứ này và Nga chỉ rút khỏi nơi đây năm 2002. Tuy nhiên, từ năm 2015, Nga vẫn còn cho tiếp liệu các máy bay quân sự của họ tại cảng Cam Ranh cho đến khi Mỹ tiếp cận được Matxcơva và các hoạt động này lặng lẽ chấm dứt.
Vào cùng thời điểm đó, Việt Nam dường như cũng đã cho phép các nhân viên kỹ thuật Nga tới Vịnh Cam Ranh để hỗ trợ huấn luyện các thủy thủ Việt Nam sử dụng và bảo trì các tàu ngầm lớp Kilo do Nga đóng. Cho dù người ta không biết phải chăng đó là các chuyên gia dân sự có kinh nghiệm quân sự hay là các chuyên gia quân sự mặc quân phục hay là có cả hai loại chuyên gia, nhưng các trường hợp này cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam tỏ ra linh hoạt đối với nguyên tắc « Không » thứ ba nếu như việc hợp tác đáp ứng các nhu cầu của họ trong lĩnh vực quốc phòng.
Rất may là tương lai của Mỹ tại Việt Nam không cần phải xem xét nghiên cứu. Tuy vậy, Washington rõ ràng quan tâm đến việc ghé vào các quân cảng ở Việt Nam và trong lĩnh vực này, Hà Nội đưa ra tín hiệu rõ ràng là hoạt động này không vi phạm nguyên tắc « Không » thứ ba. Thực vậy, Hà Nội đã đón tiếp nhiều chuyến viếng thăm của hải quân nước ngoài bao gồm các tàu chiến của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Anh, Canada, New Zealand, Nga, Trung Quốc và các nước khác.
Lợi ích của «Ba Không» trong quan hệ Mỹ – Việt ?
Tóm lại, chính sách « Ba Không » không cứng nhắc chút nào và có nhiều điểm mập mờ – « vùng xám » – và diễn giải liên quan. Nếu Hà Nội thấy một hợp tác quốc phòng cụ thể nào có lợi thì họ sẽ tìm ra cách diễn giải cho phù hợp với chính sách « Ba Không » hoặc tiến hành một cách tương đối lặng lẽ. Chính sách cân bằng để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông dường như giúp cho Mỹ và các quốc gia khác cùng chung quan điểm, có khả năng hành động tương đối rộng lớn.
Không cần phải tìm kiếm đâu xa hơn mà nhìn vào quyết định của Hà Nội hồi đầu tháng Giêng năm 2019, bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch bảo đảm tự do lưu thông hàng hải (FONOP) mới nhất của Washington trong vùng quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp. Quả thực là trong quá khứ, các lãnh đạo Việt Nam đã ủng hộ quyền của Washington tiến hành FONOP, thế nhưng việc tuyên bố ủng hộ ngay sau khi tàu chiến Mỹ USS McCampbell thực hiện chiến dịch tuần tra đã tạo cảm giác là cặp đôi Mỹ và Việt Nam phối hợp chính sách với nhau. Người ta có thể biện luận rằng điều này đi ngược lại nguyên tắc « không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác », ấy vậy mà Hà Nội vẫn làm.
Trong tương lai, người ta sẽ thấy Việt Nam vận dụng nguyên tắc « Ba Không » thông thoáng hơn, đặc biệt là nếu Trung Quốc gia tăng tuần tra, bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa nhiều hơn các thực thể có tranh chấp, thông báo lập vùng nhận diện phòng không hoặc hung hăng tranh giành các nguồn tài nguyên và thủy sản. Bất luận thế nào, Việt Nam ngày càng có xu hướng chấp nhận các cam kết hợp tác quốc phòng và chắc chắn các hợp tác này được giải thích công khai là mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam là chủ đề chủ chốt trong hầu hết các tài liệu sách báo về quốc phòng và của đảng Cộng Sản.
Do vậy, để không bị cản trở bởi nguyên tắc « Ba Không », Hoa Kỳ có thể sẽ thấy các hình thức hợp tác quốc phòng « mềm dẻo » hơn ví dụ hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực nhận thức, hiểu biết về biển hoặc giúp bổ sung khả năng tuần duyên sau khi Hoa Kỳ bán cho Việt Nam tàu tuần duyên cũ lớp Hamilton. Các hình thức hợp tác khác, như tập trận chung, khó có thể tiến hành trong tương lai gần, nhưng cũng không phải là bất khả nếu như các hành vi tồi tệ của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn.
( Chính sách quốc phòng « Ba Không » của Việt Nam tạo dễ dàng cho việc nói « Có » rfi 25/01/2019 )
Trên đây là phân tích của rfi về chính sách Quốc phòng Ba Không và cách vận dụng của hán ngụy việt cọng nhằm đi dây giữa Mỹ – tàu.
Nói cho thật, trong tình cảnh bị trói chặt vì 16 chữ vàng “ cùng chung vận mạng “, hán ngụy dù có mưu thuật, tráo trở lẽ nào cũng khó đi một đường bôi mặt chống tàu bành trướng. Chỉ có thể tỏ vẻ “ ngã theo Mỹ “ để đở đòn mỗi khi bị “ anh cả chệt “ húng hiếp quá đáng.
Vì vậy cho nên, chừng nào còn đảng việt cọng cai trị, Dân Việt – Nước Việt chỉ sống lây lất qua ngày chớ không còn Hy vọng gì!
Mùa Hè Im vắng
2/8/2019
Đảng Cộng Sản Ở Hà Nội Vốn Là Đảng… – Nguyễn Thị Cỏ May
Để quả quyết đảng cộng sản hiện đang cai trị nước Việt nam là thứ đảng gì, về bản chất, và cả về hành động, Cỏ May tôi xin nhắc lại một giai thoại trong truyện «Xe lên, xe xuống» (Nguyễn Bình Phương, Diễn Đàn Thế kỷ, Huê kỳ xuất bản tháng 12-2011): «Có lần Trùm phỉ Chu Chồ Sền bảo Chu Văn Tấn Chúng mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau”.
Tướng Chu văn Tấn trả lời bảo không giống nhưng không nói tại sao không giống. Và không giống ở điểm nào?
Có lẽ trong lúc đó, Tướng Chu văn Tấn nghĩ «Chúng nó nghèo mà đi ăn cướp. Còn mình, thiệt tình cũng đói, mà đi làm cộng sản. Nhưng chúng nó đi ăn cướp vì nghèo là chúng nó nói thiệt. Chúng nó nói thật lòng. Còn mình cũng đi ăn cướp nhưng lại nói đi làm cách mạng, thì làm sao mà gióng nhau với chúng nó được?».
Vậy đảng cộng sản ngày nay ở Việt nam là đảng ăn cướp? Nó bắt đầu từ lúc nào? Ai là đảng trưởng sáng lập?
Lê-nin, đảng trưởng sáng lập
Truyền thống của cộng sản, từ ngày gọi là Cách mạng Tháng 10 ở Nga, là cướp chánh quyền, không hề và ở đâu, do toàn dân tín nhiệm đưa lên nắm chánh quyền. Và người cướp chánh quyền đầu tiên để mở ra thời đại cộng sản gieo tai ương, tang tóc cho nhơn loại, là Lê-nin ở Mạc-tư-khoa (Moscou).
Lúc bấy giờ, Lê-nin tính toán đã có cách mạng Pháp, cách mạng Đức, thì nay phải là cách mạng Nga. Cách mạng Nga sẽ triệt để hơn hết. Nhưng ông phải có lý thuyết. Tchenychevski là người đầu tiên đem chủ nghĩa cộng sản vào Nga qua cuốn tiểu thuyết «Làm gì?» (1864) mà Lê-nin mê say và sau này, ông lấy nguyên tựa sách làm tựa cho tập sách của ông, cũng «Làm gì?».
Tiếp theo, Lê-nin bắt được quyển «Gìáo lý của người cách mạng» (1871) của Serge Netchạev. Ông đắm mình trong quyển thánh kinh của người làm cách mạng nhà nghề giúp ông nhuần nhuyễn những nguyên tắc căn bản như người làm cách mạng là phải «sẵn sàng giết và chết» và «những người lãnh đạo cách mạng Nga phải là những tướng cướp ».
Lê-nin và Staline là hai người kế tiếp nhau lãnh đạo nước Nga đều được đào tạo bởi tư tưởng của Tchemychevski và Netchaìev. Lê-nin là người suy nghĩ ra những phương pháp thiết lập một chế độ độc tài toàn trị. Ông là người lập thuyết của chế độ cộng sản Nga còn Staline vốn xuất thân trong giới lục lâm, nhờ có thành tích thổ phỉ, được Lê-nin tuyển chọn. Staline thực thi lý thuyết cai trị của Lê-nin. Và hai người trở thành một cặp «Lê-nin-Staline » lập ra chế độ cộng sản đầu tìên và lần lược cộng sản hóa gần phân nửa thế giới.
Tìến hành cướp chánh quyền dân chủ xã hội của chánh phủ Alexandre Kerensky, Lê-nin quả quyết «giai cấp tư sản chấm dứt chu kỳ của nó, bây giờ phải là lúc giai cấp vô sản bắt đầu. Cũng rất hợp lý». Bắt được Karl Marx, Engels, Lê-nin nhìn thấy viễn ảnh thế giới theo bước đi của Marx phát họa bằng óc tưởng tượng phong phú của ông, một người chưa từng tiếp cận thực tế. Theo đó, khi giai cấp vô sản tìến lên thay thế giai cấp tư sản thì không có gì hơn phải làm là tiến hành giai cấp đấu tranh. Lý thuyết này đã làm mê hoặc Lê-nin vì nó đáp ứng hoàn toàn bộ óc tôn thờ lý luận của ông. Nhưng thực hiện đấu tranh giai cấp, để lực lượng dân chủ còn xót lại không phá hỏng được, thì cách mạng phải có chánh nghĩa. Vậy Lê-nin phải trở lại với Marx, học lý thuyết, tuy không đạo đức, nhưng nó lại rất «khoa học», nó sẽ giúp bảo vệ tính chính thống cách mạng bằng cách «thanh toán trước nhứt tất cả lực lượng chống đối, sau đó, tới những người cùng làm cách mạng nhưng có thể sẽ là đối thủ bất lợi với tội danh phản cách mạng».
Nhưng «Cách mạng tháng 10» thật sự có phải là cách mạng hay không?
Theo sử gia Pháp chuyên về cộng sản, ông Stéphane Courtois, (Le livre noir du communisme, Robert Laffont, Paris, 1997- Sách đen của cộng sản), thì đó thật sự hoàn toàn không phải là «cách mạng» đúng nghĩa của nó hoặc cuộc nổi dậy của «quần chúng», như người cộng sản rêu rao. «Cách mạng tháng 10» chỉ là một vụ «binh biến» do lối ngàn quân nhơn nổi loạn và Hồng vệ binh chống lại chánh quyền dân chủ lâm thời đang trên đà suy thoái, gây tổn thất không tới năm người thiệt mạng ỏ Pétrograd. Lại cũng không thể nói đó là một cuộc đảo chánh.
Và đây là vụ biến động thứ ba. Vụ thứ nhứt xảy ra ngày 15/3 dẫn đến nhà vua thoái vị, có thể gọi là cách mạng. Vụ thứ hai nghiêm trọng hơn, đưa quân đội đánh Đức, thất bại, làm cho hằng ngàn binh sĩ đào ngũ với cả võ khí. Vụ thứ ba phức tạp hơn nên bị lợi dụng. Alexandre Kerenski, lãnh đạo chánh phủ lâm thời, giải nhiệm Tướng Kornilov vì thấy Kornilov đang tính ổn định lại tình hình. Hạ Kornilov vì Kerenski bị ám ảnh bởi Napoléon của cách mạng pháp nên sợ sẽ phải đối đầu với Kornilov. Nhưng khi hạ được Tướng Kornilov, Kerenski đã vô tình tách rời chánh phủ khỏi quân đội. Thấy mình bổng ở thế cô đơn, ông vội ngã theo bolchevick tìm chỗ dựa. Nhiều đảng viên bolchevick vừa được ông mở cửa nhà tù thả ra, trang bị 40,000 khẩu súng và cả cho phép nhà in tái hoạt động. Ông không biết làm như vậy, mình đang dấn thân vào con đường tự sát.
Xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng, lương thực thiếu do vận chuyển bế tắc, cải cách nông nghiệp thất bại. Lợi dụng tình hình khủng hoảng, lực lượng bolchevick bắt đầu tấn công. Lê-nin ra lệnh chiếm mau các cơ cấu chánh quyền, tuy bolchevick hảy còn thiểu số. Thế là Quốc hội Lập hiến vừa mới bầu, nền dân xã hội non nớt thành hình sau bảy thập niên quân chủ chuyên chế kết thúc, nhường chổ cho một chế độ mới, độc tài.
Nắm được chánh quyền, Lê-nin rất hài lòng «Thật không ngờ cướp chánh quyền còn dễ dàng hơn trở bàn tay!».
Và đây là bài học cho Hồ Chí Minh làm cách mạng mùa Thu ở Hà nội năm 1945.
Thành tích ăn cướp của Staline, con người không bao giờ sai lầm
Staline tâm niệm «quá khứ phải giủ sạch trơn». Khi nắm quyền ở Điện Cảm-linh (Kremlin), điều làm Staline lo sợ hơn hết là quá khứ của mình sẽ bị khai quật. Hồ Chí Minh học kỹ thầy ở điểm này.
Khi Đoàn Thanh niên cộng sản, năm 1938, đệ nạp cho Staline một tập sưu tầm về đời tư của Staline, ông hét lên và bảo hãy đem đốt ngay. Mười năm sau, khi công bố tiểu sử chánh thức, Staline tự viết lại hai mươi năm tuổi trẻ của ông chỉ với vỏn vẹn bốn mươi hàng.
Thật vậy, về tuổi trẻ của ông, rất khó tìm được những điều có thể tin được. Như về cha mẹ, ngày sanh, thơ từ cá nhơn, học bạ, …
Thật ra, sau thời Liên-xô, người ta thấy tài liệu về Staline khá nhiều. Có thể tham khảo được. Những thứ bị xếp là bí mật thì ngày nay đươc phơi bày. Nhà suu tầm người Anh Simon Sebag Montefiore đã đi khắp 9 nước và 23 thành phố của khối cụu Lien-xô củ để điều tra về Staline. Ông tới Géorgie nơi cậu bé Iossif Djougachvili ra đời ngày 6/12/1878 (không phải 1879 như chánh thức ghi – Hồ Chí Minh chọn ngày sanh là 19/5/1890 và giữ suốt đời). Tại Tbilissi, Staline học ở chủng viện, say mê thơ, nhưng tới Bakou xứ Azerbaidjan, Staline làm việc cho nhà máy Rothschild vừa «tập sự làm Cách mạng»..
Trong những chuyến đi này, sử gia Montefiore thâu thập được khá nhiều thông tin chưa hề tiết lộ về Staline. Ông cũng có dịp gặp vài nhơn chứng của thời Staline, nay còn sống sót và minh mẩn như bà chị dâu của Staline 109 tuổi. Nhờ sự khám phá này mà Montefiore đã phát họa được một Staline thời trẻ đầy đủ nhứt cho tới nay. Con của một thợ giày say rượu (giống cha của Hồ Chí Minh), với biệt danh thông dụng là «Besso khùng», cho tới năm 1917, tên Sosso trở thành Staline.
Bị đuổi khỏi chủng viện vì mê những chuyện tình dục, nhưng trong tiểu sử chánh thức, bị đuổi học vì tuyên truyền cách mạng, Staline đi làm cho Đài Khí tượng của Tdilissi. Nhưng việc đi làm chỉ là bề ngoài để che dấu một con người thiệt là một «trùm mafia».Chuyên môn của Staline là trấn lột, tống tiền, hàng nháy, bắt cóc. Ông có tay phụ tá đắc lực là Kamo luôn luôn sẳn sáng chém giết theo lệnh Staline. Mỗi lần bị tù hay bị đày qua Sibérie, Staline đều vượt ngục, nhờ cộng tác với mật vụ của Nga
hoàng. Và cũng nhờ có hơn bốn mươi tên khác nhau, và nhứt là tài cải trang, giả làm phụ nữ mặc áo dài, đội tóc giả (HCM bịt râu, hóa trang, đi dự khán vụ hành quyết bà Năm, có hơn 200 tên).
Tài ba đó đã không tránh khỏi sự chú ý của Lê-nin. Năm 1905, Lê-nin gặp Staline lần đầu. Đảng cộng sản đang cần tiền và Lê–nin thấy ngay con người mà đảng đang cần, đúng là Staline.
Lê-nin kết ngay Staline và cú ngoạn mục, nổi tiếng khắp thế giới lúc bấy giờ là vụ đánh cườp ngân hàng Nhà nước ở Tbilissi tháng 6-1907, làm nhiều người thiệt mạng nhưng hốt được một vố lớn tương đương 3 triệu euros ngày nay. Lúc Staline được 28 tuổi (LE JEUNE STALINE de Simon Sebag Montefiore. Traduit de l’anglais par Jean-François Sené. Calmann-Lévy, 506 p., bản dịch, CalmânLévy, Paris).
Hồ Chí Minh, đệ tử chơn truyền
Hồ Chí Minh học Lê-nin làm cách mạng cướp chánh quyền nhưng chỉ cướp chánh quyền ở Thủ tướng Trần Trọng Kim trong tình trạng thực dân bị Nhựt đảo chánh, Đồng Minh chưa tới, Pháp cũng chưa trở lại. Nên nhớ đây là sự thật của Việt nam lúc đó. Và Việt nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhứt do Hoàng Đế Bảo Đại đã nhận chánh quyền từ tay Nhựt và tuyên bố nền độc lập, hủy bỏ tất cả các Hiệp ước bất bình đẳng với Pháp.
Giờ đây, thử nhìn lại coi đảng cộng sản do Hồ Chí Minh thành lập có phải là đảng ăn cướp không?
Sau 30-04-1975, trong một buổi cán bộ đảng viên học tập nghị quyết cải tạo Miền nam, Đỗ Mười, Trưởng ban, chủ trì lớp học tập, giải nghĩa rõ cho cán bộ «Cải tạo tư sản, thực chất là ta cướp đoạt tất cả của cải, tài sản của dân tư sản miền nam, … » (Lời Ai điếu, Lê Phú Khải,1917).
Từ sau đó cho tới nay, dân miền nam lần lượt bị đảng cướp sạch, trở thành dân oan, không nhà không cửa, không của cải, sống vật vờ, lang thang khắp nơi ngay trên quê hương của chính mình. Hai vụ nổi cộm còn đang nóng hổi tính thời sự là vụ Thủ thiêm và vụ Lộc Hưng mà hai tên cướp không ai khác hơn là 2 tên đầu xỏ đảng, Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân.
Nhưng đây cũng chỉ là sự nghiệp liên tục của đảng mà một trường hợp năm 1930 đáng nhắc lại như một dẩn chứng đảng cộng sản của Hồ Chí Minh lập ra là để ăn cướp.
Ngày 9 tháng 11 năm 1930, Việt nam Cộng sản đảng, viết thư tống tiền một ông Phủ, đòi 5000 đồng để trao đổi với với mạng sống của đứa con trai nạn nhơn (Vy Thanh, Ho Chi Minh, a documentary study, California 7/2019, p.250-253).
Bộ mặt thật của đảng cộng sản đang cai trị Việt nam đúng là đảng ăn cướp. Không thể gọi cách gì khác hơn được. Và Hồ Chí Minh cũng như Lê-nin, Staline, là đảng trưởng sáng lập. Nhơn dân, ở đâu, thời nào, vẫn là nạn nhơn của thứ đảng cách mạng ăn cướp này.
Nhưng rất tiếc là đảng viên không dám nhìn nhận sự thật mà cứ núp dưới danh nghĩa cách mạng. Mới thấy đảng ăn cướp cộng sản hèn hơn Thổ phỉ.
Quán Triệt Di Chúc Hay Nhìn Lại Sự Thật Ở Hồ Chí Minh?
50 năm, xác khô và di chúc
Việt Nam công bố quyết định lập một hội đồng khoa học, gồm cả người Việt và Nga, để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Hồ Chí Minh vì nay 50 năm vừa qua. Tuyên bố chánh thức của chánh phủ Hà nội nói rỏ hơn: “Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thực trạng, trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50 năm bảo quản, giữ gìn và phục vụ thăm viếng”.
“Sau khi kiểm tra, đánh giá, hội đồng sẽ đề xuất phương hướng, kế hoạch hợp tác nghiên cứu và các giải pháp khoa học, kỹ thuật để giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo”.
Từ 1969 đến 1975, xác Hồ Chí Minh được giữ ở đồi Đá Chông, khu K9, Ba Vì để tránh tai nạn do Mỹ oanh tạc vùng Hà nội. Và ngày nay, nơi giữ xác là Ba đình, được một đơn vị quân đội dưới quyền chỉ huy của một sĩ quan cấp Tướng trông coi, canh giử. Chi phí hằng năm là 316.790 vnđ (Chi phí cho lăng Lénine là 13 triệu roubles/năm =197,000 USD, cả 2 theo thời giá 2016).
Đảng cộng sản ướp xác và xây lăng cho Hồ Chí Minh là đã làm trái ý muốn của người chết, được ban lãnh đạo đảng cộng sản, 20 năm sau, tiết lộ “Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là vì thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau nầy đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác lời Bác dặn” (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc).
Hồ Chí Minh đã chết queo, 20 năm sau, Bộ Chánh trị mới xin phép không chấp hành lời bác để lại. Bộ Chánh trị có ý đồ khai thác cái xác của Hồ cho mục đính của đảng. Ít nhứt thì cái xác cũng làm nơi qui chiếu để giữ đảng, tức giữ quyền lực trong tay đảng. Nhưng đảng cộng sản lại nói dối là để đáp ứng nguyện vọng của nhơn dân. Cứ hỏi thử cho biết nhơn dân có thật lòng yêu quí bác hay kinh tởm bác?
Ướp xác và xây lăng đồ sộ chưa đủ, đảng cộng sản còn ra lệnh toàn dân, toàn đảng học tập di chúc của Hồ Chí Minh nữa. Mà nếu phải học thì học theo di chúc nào trong 3 di chúc của Hồ để lại? Có học đoạn bị đảng cắt xén dấu nhẹm trước kia hay không? Lãnh đạo mà ra một chỉ thị đơn giản như vậy, cũng không có khả năng nói rỏ ràng. Thật thảm hại vô cùng !
Trong cả 3 di chúc, Hồ Chí Minh chỉ viết những điều tổng quát bình thường. Một nông dân nào học xong lớp Ba như ông thuở đó cũng đều viết được. Và có lẽ còn hay hơn nhiều. Nhưng chắc chắn không một nông dân Việt nam nào, tức không cộng sản, có thể viết được như Hồ «… phòng khi đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin»!
Cho nên, khi còn sống, thân phụ của Hồ, Cụ Nguyễn Sinh Sắc, đã không thừa nhận đứa con trai út Nguyễn Sinh Cung vì Cụ “không muốn nghe nói đến đứa con hư của mình […] tôn thờ thứ chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả gia phong, tức uy quyền của người gia trưởng.” (Theo Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de L‘Indochine au Vietnam, Paris, 1990).
Trong di chúc I năm 1965, Hồ Chí Minh có viết một điều dành cho đảng cộng sản, kêu gọi đảng hảy “một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”. Khi bổ túc di chúc năm 1968, Hồ còn lập lại điều nầy. Tuy nhiên, khi Hồ chết ngày 2-9-1969, Lê Duẫn bỏ mấy câu nầy trong di chúc công bố, có lẽ để cho phù hợp đúng sứ mạng của đảng cộng sản, và đồng thời, đúng theo lòng dạ của Hồ, trước sau chỉ biết có chết sống cho cộng sản, cho Tổ quốc Lê-nin, chớ có biết gì tới cái xứ Việt nam kia đâu. It ra, ở điểm này, Lê Duẩn biết tỏ ra thành thật!
Lãnh đạo cộng sản ra lệnh toàn đảng “quán triệt, học tập đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh». Thật ra đảng và đảng viên cốt cán nắm quyền, tất cả đều dã nhuần nhuyễn tư tưởng, đạo đức, tác phong của Hồ từ khi được kết nạp vào đảng rồi. Chỉ cần nêu lên 2 điều mà đảng viên cấp lãnh đạo đã hội đủ để được đề cử vào chức vụ: dối trá và bạo lực! Dối trá để che dấu bạo lực và bạo lục để làm cho dối trá được tin là thật. Người cộng sản là phải có đủ 2 đặc tánh cốt lỏi này.
Hồ Chí Minh dối trá
Con người dối trá bực nhứt ở Việt nam không ai khác hơn là Hồ Chí Minh. Chính hắn đấy! Một hôm, đi ra đồng giả vờ đi thăm hỏi nông dân vì nông dân là giai cấp nòng cốt của đảng ta, Hồ xăng quần, lội xuống ruộng, bên cạnh vài thôn nữ cũng đang quần ống cao, ống thấp, cấy lúa. Hồ lấy 1 bó mạ, cấy lúa vói nông dân vừa bắt chuyện. Hồ hỏi các cô, các bà «Ruộng này của ai đấy?».
-Ruộng của đảng, ạ.
-Không phải. Ruộng của nông dân đấy. Vậy bà con hãy chăm chỉ làm việc để tăng gia năng xuất bằng năm, bằng mười năm qua, nhé.
Nói xong, Hồ lội lên bờ.
Một chi tiết nhỏ nhưng nội dung lớn. Hằng ngày, cả lúc ở mật khu giữa vòng vây của thực dân, Hồ vẫn hút thuốc thơm ăng-lê con mèo hoặc 3 số 5 (555). Nhưng khi tiếp khách, Hồ móc túi lấy thuốc rê mời khách. Không phải Hồ tiếc của quí mà để tuyên truyền rằng ta đây, tuy là Chủ tịch nước, vẫn luôn luôn cần kiệm. Trong cải cách ruộng đất năm 1953-1956 ở Bắc, khi nghe báo cáo đã xử xong địa chủ Nguyễn thị Năm, Hồ khóc, cầm khăn chặm mắt «Không thể để một phụ nữ yêu nước như vậy chết được … ». Thế mà chính Hồ đã bịt râu, che mặt, cùng Trường Chinh lẻn tới hiện trường quan sát vụ Đội đấu tố và xử tội địa chủ (Trần Đĩnh, Đèn Cù, Người Việt, Huê kỳ, 2014).
Năm 1946 tại rạp Maubert Paris V, ký giả Guérin, bạn thân của Tạ Thu Thâu, hỏi Hồ tại sao giết Tạ Thu Thâu?
Hồ khóc và nói: «Tạ Thu Thâu là người yêu nước vĩ đại. Tôi vô cùng kính trọng và yêu thương ông ẩy». Hồ im lặng, mặt đanh lại, biểu hiện trọn vẹn bản chất thật của Hồ «Nhưng ai không đi theo con đường của tôi đều phải bị tiêu diệt».
Ăn ở với đàn bà, cả với vợ chánh thức, mà phủ nhận sạch trơn để làm con người suốt đời không vợ con, không đàn bà, chỉ biết phục vụ cách mạng, phục vụ đất nước, đó mới là dối trá trắng trợn hơn hết.
Những người đàn bà của Hồ không phải ít theo mức bình thường. Người vợ đầu tiên là Tăng Tuyết Minh, kế đó là Lý Huệ Khanh, em vợ của Lâm Đức Thụ, lúc Hồ ở Quảng Châu, Nguyễn thị Minh Khai, công khai, ở Hồng kông và Moscou, trước khi chuyển qua cho Lê Hồng Phong. Minh Khai có một đứa con gái tên Hồng Minh, sau có làm Bộ trưởng. Nhưng con của ai? Lê Hồng Phong rất ít khả năng có con vào lúc đó. Thời gian ở Paris, Hồ có Marie Bìère. Qua Nga, có Vera Vasilieva. Ở Việt Bắc, có Đỗ thị Lạc, Nông thị Xuân, Nông thị Ngát. Và còn nhiều nữa. Như vậy khả năng dâm dục của Hồ thuộc loại «đỉnh». Theo khoa học, người có khả năng tình dục cao, thì đó là nghệ sĩ tài hoa hoặc bịnh tâm thần vì ranh giới giữa 2 người này rất nhỏ. Trường hợp thứ ba, không phải nghệ sĩ, không phải điên, thì đó là con người đại gian, đại ác. Đây đúng là trường hợp Bác Hồ của người cộng sản ở Hà nội!
Có đàn bà, tại sao phải phủ nhận? Tại sao không thấy đó là bình thường? Mà còn được tiếng là trang đào hoa nữa. Con người không biết đàn bà là gì. Sợ, xa lánh đàn bà, mới là không bình thường. Mà người không bình thường thì làm sao làm cách mạng, làm sao làm Chủ tịch nước được, mặc dầu đó là thứ nước Dân chủ Cộng hòa?
Có nhiều đàn bà với mình mà nói không có, trốn tránh. Đó mới đúng là con người đốn mạc, hèn hạ, chớ không chỉ là con người bất bình thường!
Hồ Chí Minh bạo lực
Nói con người bạo lực thì không ai hơn người cộng sản. Cứ nhìn người cộng sản Tàu trong vụ Thiên An môn 6/1989, vụ cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa. Và ngày nay, vụ Hồng không đã manh nha. Đệ tử chơn truyền của Mao, Hồ ở Việt nam cũng cải cách ruộng đất, giết hại vừa nông dân với vài sào ruộng, vừa thầy chùa với ruộng chùa,vừa linh mục với ruộng nhà thờ, cả đảng viên, người ái quốc đi làm kháng chiến chống thực dân,…tất cả, tại đấu trường và lần lượt chết sau đó, không dưới 500,000 người.
Năm 68, tại Huế, theo lệnh của Hồ bằng bài thơ con cóc «Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà… » truyền qua đài phát thanh, cán binh vc sát hại 4200 người dân bình thường về Huế ăn Tết. Đúng là Tết này hơn hẳn …!
Bạo lực bắt đầu ở Lê-nin «Dám bạo lực triệt để thì chánh quyền cách mạng của ta không bao giờ bị cướp», Staline mở rộng với hơn 30 triệu dân Nga chết đủ cách, tới Mao hơn 80 triệu từ lúc cầm quyền, Hồ Chí Minh 10 triệu người dân Việt nam vô tội nên Hồ được báo Anh và Ba-lan đề cử tên tội diệt chủng thứ 10 trên thế giới. (Tội chống nhơn loại ở Việt nam bị đưa ra trước Tòa án Quốc tế Công lý vì Việt nam không tham gia Tòa án Hình sự Quốc tế. Và tội diệt chủng là thứ tội không bao giờ mất giá trị truy tố).
Cộng sản phải bạo lực để giữ chánh quyền vì chánh quyyền của cộng sản là do cướp được nên sợ bị nhân dân giành lại.
Quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh theo di chúc
Tôn thờ Hồ Chí Minh, đem tượng Hồ vào chùa, vào nhà thờ, làm tượng đài ở khắp nơi. Thậm chí, nơi Hồ trước kia đứng đái, cũng đúc tượng để thờ. Nhưng về mặt đạo nghĩa đối với Hồ vẫn không bằng
làm theo lời Hồ dạy trong di chúc năm 1968 «Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng…. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam ”.
Xin thưa ngay, dân Nam kỳ không nhận hủ tro của Hồ. Nếu Bà con Trung và Bắc muốn chia nhau thì dân Nam kỳ xin nhường không điều kiện gì hết.
Mà chia cho 3 miền làm chi? Tại sao không đem 1 hủ rải ở Hoàng sa, 1 hủ rải ở Trường sa và hủ nữa rải ở biên giới Việt-Tàu. Tro đó là hồn Hồ Chí Minh sẽ gặp các chiến sĩ tử trận bảo vệ đất đai, biển đảo, kêu gọi các chiến sĩ ấy hãy quán triệt nguyên lý “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”, về gương lãnh đạo “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Staline và đồng chí Mao Trạch-đông thì không thể sai được”(Lời Hồ trước Đại hội đảng Lao động, Tân trào, 1951), để các chiến sĩ ấy không uất hận nữa vì Tàu có lấy trọn Việt nam cũng không phải là sai lầm như Hồ tuyệt đối tin tưởng.
Người ta nói người Hy-lạp thờ Thần và giữ thần thoại nhưng lại không tin ở Thần và thần thoại. Giữ Thần và thần thoại cốt để phục vụ du lịch kiếm tiền.
Người cộng sản ngày nay hay cả những người chạy theo cộng sản, có thờ lãnh tụ như Mác, Lê, Xịt, Mao và Hồ và giữ chủ nghĩa cộng sản thì cũng chỉ để giữ quyền lực mà kiếm tiền làm giàu. Hoàn toàn không vì cộng sản, không vì quốc gia dân tộc gì cả.
Thưa đúng không?
Cuộc thi nói dối
Hai tên vc Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân, cụu và đương kim Bí thư Thành ủy hồ chí minh, kẻ trước người sau, liên tiếp gây tội ác tày trời với dân, phá tan nát sự yên ấm của hàng chục ngàn gia đình, mang đau khổ, khốn cùng đến hàng vạn dân lành, tạo ra hàng vạn dân oan rồi hai bí thư đảng bộ liền cùng nhau tổ chức màn khoe thành tích, trưng bày lập trường kiên định cộng sản, bày tỏ lòng trung thành với đảng trung ương bằng tổ chức cuộc hội thảo 50 năm thực hiện di chúc hồ chí minh, lãnh tụ đảng của các ông ấy .
Chủ trì cuộc hội thảo, ông bí thư đương nhiệm vừa đập phá tan hoang những ngôi nhà yên ấm của người dân Lộc Hưng, liền trịnh trọng giới thiệu ông bí thư cướp đất của dân Thủ Thiêm lên đọc tham luận đầu tiên, một cách dành cho đồng chí danh dự lớn .
Trùm băng cướp ngày Lê Thanh Hải lên diễn đàn véo von dạy bảo đảng viên trong đảng bộ vc của ông ta : “Các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên phải bám sát thực tiễn, trọng dân, tin dân, lắng nghe ý kiến của dân và kịp thời giải quyết thỏa đáng các vấn đề bức xúc của nhân dân, quan tâm nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, không ngừng nỗ lực chăm lo tốt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Càng khó khăn, trắc trở càng phải lắng nghe dân, dựa vào dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Nghe mà tởm lợm! Như vậy mà là cuộc hội thảo chính trị, hội thảo khoa học ! Không, đây không phải là cuộc hội thảo. Đây là cuộc thi nói dối và ông Lê Thanh Hải không những giành giải nhất trong cuộc thi nói dối bỉ ổi này mà ông còn giành giải vô địch mọi thời đại về sự vô liêm sỉ (Trích Phạm đình Trọng, Cuộc thi nói dối, 2/7/2019, DLB và ĐCV online) .
Nói dối, nói dóc, xạo, điêu
Theo sách «Vạch mặt thiên tài nói dối» (Thái Uyên – 10/12/2018), « Nói dối » không phải là một chủ đề mới. Đã có rất nhiều sách viết về cách nhận biết những lời nói dối, làm sao để không bị lừa dối, nhưng có vẻ chưa giúp người đọc chạm đúng bản chất của vấn đề.
Nói dối đang được hiểu theo một cách rất đơn thuần : Một người đang nói dối nghĩa là nói không đúng sự thật. Nhưng đó mới chỉ là một mẩu dối trá và một mẩu sự thật. Còn có những sự thật khác ẩn đằng sau tâm lý của mỗi người.
Cuốn sách Vạch mặt thiên tài nói dối chỉ ra các mẫu hình nói dối và những cách thức giúp bạn có thể phân biệt và nhìn thấu những trạngthái nói dối, hoặc ít nhất là nhìn thấu động lực của những lời nói dối người ta thường gặp nhứt.
Vạch mặt «Thiên tài nói dối», theo Cỏ May tôi, chỉ có thể áp dụng với người bình thường, tức còn phản ứng sinh học . Vc, trái lại, hoàn toàn không có phản ứng . Thời chiến tranh ở Miền Nam Việt nam, để tránh tra tấn khi khai thác tù binh vc, Mỹ cho áp dụng máy điện tử ghi phản ứng tâm lý để xác nhận lời khai của vc là đúng sự thất . Mỹ tin theo máy một cách máy móc nhưng sau đó, thấy trên thực tế lại khác hẳn, bèn chuyển giao hồ sơ qua An ninh việt nam khai thác lại . An ninh việt nam chỉ cho Mỹ thấy vc nói dối hoàn toàn . Mỹ kinh ngạc . Việt nam giải thich «vc nói dối hoàn toàn không có phản ứng tâm lý nên máy đo không được bởi họ nói dối từ trong bụng mẹ và qua nhiều thế hệ . Từ thời hồ chí minh» .
Vì vậy 2 tên Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân đều là hàng vc TW đảng, dĩ nhiên phải nói dối siêu hạng . Nhưng đó là nói dối hay nói đúng qui trình vc ?
Nói điêu là nói dối ác ý hại người . Tiếng Miền Bắc .
Nói dóc, theo Từ điển tiếng việt, là nói khoác lác và bịa đặt câu chuyện cốt để cho vui hay để ra vẻ ta đây . Thường nói dóc là vô hại vì không có ác ý hay muu lợi riêng . Ngày nay, «Chém gió» có thể là từ tương đương . Và nói dóc vào hạng lớn, hạng vĩ đại, người ta gọi đó là «bố láo» .
Xạo, theo Từ điển, là phương ngữ, là tiếng luu hành phổ thông ở Miền nam có nghĩa như nói dối, nói điều không có thiệt . Nhưng xạo còn có nghĩa khác, có lẽ đúng hơn, là «can thiệp vô, xía vô chuyện không phải của mình, cốt ý khoe khoang, tỏ ra thái độ «ta đây» .
Xạo chắc chắn là tiếng của Nam kỳ vì trong dân gian có câu ca dao :
Có bún nào ngon hơn bún Chợ Gạo
Có đứa nào sạo bằng thằng Út Gò Công .
Cuộc thi nói dối
Hôm 2/7/2019, tại Tp hcm, 2 tên vc Thanh Hải và Thiện Nhân đăng đàn dạy cán bộ vc hảy làm việc đúng theo chánh sách của đảng và tư tưởng hồ chí minh, thật ra không phải là một cuộc thi nói dối như ông Phạm Đình Trọng viết . Một cuộc thi phải có tổ chức của cuộc thi như phải có Trường qui, Ban Giám khảo, tuyên bố kết quả cuộc thi .
Ở Thành phố Moncrabeau thuộc Tỉnh Lot-et-Garonne, Miền Tây-Nam nước Pháp, hằng năm, vào chủ nhựt đầu tháng 8, có tổ chức cuộc thi nói dối . Do Hàn Lâm Viện Nói dối (Académie des Menteuurs) có từ thế kỷ XVII, đứng ra tổ chức với đầy đủ qui củ của trường thi tầm cở quốc tế . Thí sinh tham dự cũng đến từ nhiều nước văn minh tiên tiến trên thế giới . Họ là những người có hiểu biết uyên bác và đạo đức sáng ngời . Rất tiếc cho tới nay vẫn chưa có thí sinh tới từ nước cộng sản .
Thí sinh trúng tuyển được tấn phong với nghi lễ vô cùng hoành tráng và trang nghiêm . Cuộc thi khai mạc 9 giờ sáng ở Thánh đường Saint Marie-Madeleine tại Công trường thành phố .
Hàn Lâm Viện những người nói dối do những người pháp thượng lưu ăn không ngồi rồi thành lập năm 1748, do sự khuyến khích của một vị giáo sĩ thích diểu cợt đã tự ý rời bỏ giáo xứ của mình để đến Thành phố Moncrabeau kể chuyện khôi hài, như chuyện tiếu lâm việt nam . Cơ sở văn hóa này đến năm 1872 được trùng tu lại .
Viện sĩ đàn ông mặc áo dài đỏ, áo choàng bên ngoài trắng, mủ đỏ . Đàn bà mặc áo đỏ tay rộng màu trắng, nón trắng .
Chức sắc có 5 nghặch trật như Công tước, Hầu tước, Bá tước, …
Tuyên thệ : Khi được thâu nhận làm Hội viên, ứng viên phải tuyên thệ theo một nghi lễ trọng thể và đọc lớn lời tuyên thệ như sau «Tôi thề phải biến đổi sự thật, toàn sự thật, chỉ có sự thật mà thôi» .
Trong số những Viện sĩ có rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong xã hội pháp như Christian Morin, ký giả TV, nhạc sĩ, Marcos Valasquez, nhà văn, Cécile Marie, diển viên điện ảnh và nhà văn, Paul-Louis Jehanne, nhà văn,….
Kết quả cuộc thi năm nay 2019
Năm nay, cuộc thi nới dối quốc tế nhằm ngày chủ nhựt 4 tháng 8 . Kết quả, ông Dominique Liégeois, người Bỉ ở thành phố Namur, vẫn giử giử chiếc ngai vàng Vua nói dối của 11 thí sinh bị loại .
Tới 17 giờ, cuộc thi kết thúc để Ban Giám khảo họp lại bình chọn và bỏ phiếu là những muổng cà phê muối đầy trút vào cái bao . Xong, những cái bao của thí sinh đem đưa cho một kỷ sư về đo lường cân bằng loại cân cực nhạy và cực chính xác . Thí sinh Dominique Líegeois, Vua năm rồi, nhận được 1 525 grs muối, được long trọng tuyên vương . Người thứ hai có 1430 grs muối là ông Pierre Gallio . Và người thứ ba là ông Jean Garcia được 1 130 grs.
Theo báo địa phương, ông Dominique Líegeois, trong lễ tấn phong, đầy xúc động .
Vua nói dối 2019 Dominique Líégeois
Theo qui định, mỗi thí sinh trình bày đề tài dự thi của mình không quá 6 phút . Nội dung phải là kẻ thù của sự thật nhưng không hàm ý xấu . Xin giới thiệu 1 đề tài trúng tuyển :
«Kính thưa Quí vị Viện sĩ cao quí, vô vàng kính yêu,
Ít người biết dến ông Fujiyo Lapuce (1748 – 1792) nhưng ảnh hưởng của ông ngày nay vẫn còn sâu đậm trong nền khoa học điện tử và công nghệ cao của pháp . Những thực hiện về trí thông mình nhơn tạo của ông đang đưọc các xí nghiệp đa quốc sử dụng .
Ông Fujiyo là một đúa bé bị bỏ rơi trước Bưu điện Thành phố Moncrabeau . Cha mẹ, tên gì, không ai biết . Trên tấm tả, chỉ thấy ghi một chữ hi lạp « Fujiyo » . Dân chúng thấy tên đứa bé viết bằng chữ hi lạp thì nghĩ chắc cha mẹ của đứa bé phải là người giỏi chữ nghĩa vì chữ hi lạp vốn là chữ thánh hiền ..
Ông Giám đốc Bưu điện nhân nuôi và cho cậu bé mang Họ Lapuce . Từ đây cậu bé mồ cội trở thành cậu bé Fujiyo Lapuce .
Fujiyo được cho vào học trường nhà dòng tên . Cậu học giỏi . Sau đó Công tước Pomarède đưa cậu bé về điện Versailles và tiến cử vào Triều đình năm 1769 .
Vua Louis giao cho ông làm một ống khóa điện tử với mã số mà chỉ có Fujiyo biết mà thôi . Vua dạy Fujiyo đem ống khóa điện tử khóa cửa phòng của Hoàng hậu . Để ban ân huệ cho Fujiyo, nhà vua, ngày 14 tháng 7 năm 1774, ra chiếu chỉ «Fujiyo là chuyên viên điện toán của nhà vua» .
Trước Công trường Thành phố có tấm bảng kỷ niệm «Nới đây sanh ra nhà tin học lớn Fujiyo Lapuce của Vua Louis».
Phải chi hồ chí minh…
Thật ra Vua nói dối của Hàn Lâm Viện Moncrabeau không đáng so sánh với người cộng sản lãnh đạo nói dối . Hay Vua cộng sản .Về trình độ, về tác phong, về nội dung và mục đích .
Nói dối của cộng sản là nhằm giết người, biến cả xã hội lương thiện, đạo đức, trở thành xã hội cộng sản toàn đểu .
Xin đơn cử trường hợp hồ chí minh để thấy ông vô cùng xứng đáng là Vua của Vua nói dối, xuyên suót thời gian và không gian .
Chỉ lấy câu kinh nhựt tụng nhan nhản ở Việt nam ngày nay «Không có gì quí hơn độc lập tự do» đã quá đủ chứng minh sự nới dối gốc rể của hồ chí minh . Xa hơn là lời mở đầu Hiến pháp năm 1946 «Mọi người sinh ra đều được bình đẳnh, …hưởng đầy đủ những quyền tự do căn bản …. » làm hiển lộ thêm sự tối trá, lường gạt của Hồ . Nhưng sự dối trà của hồ chí minh khi ra lệnh xử tử Bà Nguyễn thị Năm xong, viết bài «Địa chủ ác ghê» ký tên CB đăng trên báo Nhân Dân, ngày 21/07/1953, thì phải nói trên thế gian này, trước và sau hàng vạn năm, chắc chắn cũng không có người nào nói dối hơn hồ được nữa .
hồ chí minh viết hài tội của bà “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người…Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân…. Nguyễn Thị Năm đã “thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến … Nguyễn Thị Năm không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác”.
Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, có cả vạn ( ?) người tham dự (Trần Huy Liệu, Hồi ký) .
Thật sự thì Bà Nguyễn thị Năm là người thế nào ? Trong kháng chiến chống Pháp, được nhà văn Nguyễn Đình Thi thuyết phục, bà Nguyễn Thị Năm đã đóng góp nhiều tiền bạc, vải vóc, nhà cửa cho Việt Minh.
Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, và mua lại hai đồn điền lớn của “một ông Tây què” tại Thái Nguyên. Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến. Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó, giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức “Tuần lễ vàng”, bà đóng góp hơn 100 lượng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. Khi thực hiện lệnh “tiêu thổ kháng chiến”, bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên.
Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những chức vụ quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị…
Bà Nguyễn thị Năm bị hồ chí minh xử tử, ngày 9/7/2019 vừa qua là được 66 năm .
Theo Trần Đĩnh trong Đèn Cù, ngày hành quyết Bà Năm, hồ chí minh bịt râu, trường chinh đội nón, mang kiếng đen, lẻn tới dự khán . Dĩ nhiên 2 người đó phải chứng kiến cảnh bà Năm được du kích đặt bà nằm trên miệng cỗ áo quan, rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô : “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này ?”. Vì áo quan quá nhỏ .
Thế gian chắc chắn trong thiên niên kỷ nữa cũng sẽ không thể có ai nói dối gian ác hơn hồ chí minh !
Việt Nam – Trung Quốc: Hai quốc gia, Một định mệnh – Bùi Khiết
Vài hàng giớ́i thiệu tác giả và bài viết của Phạm Cao Dương:
Bùi Khiết là một dược sĩ, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Saigon, thời đầu thập niên 1960. Sau năm 1975, ông là công sự viên nghiên cứu khoa học tại University of California, San Diego, California. Bài viết dưới đây cho ta thấy mặc dầu là một người học dược, một ngành thuộc khoa học thực nghiệm khác hẳn với sử học, một khoa học nhân văn, tác giả lại tỏ ra quan tâm nhiều đến lịch sử của đất nước ông, có kiến thức rộng rãi và tinh thần phân tích sắc bén rất đáng chú ý, từ trước tới nay ít ai để ý tới. Điều người ta có thể nói lên được sau khi đọc bài ông viết là khoa học, dầu là chính xác, thực nghiệm hay nhân văn cũng đều là khoa học mà mục tiêu tối hậu luôn luôn là sự thật và là sự thật được đem lại bởi những phương pháp dù có đôi phần khác biệt.
Trong bài này tác giả đề cập tới một vấn đề vô cùng quan trọng của lịch sử: vấn để liên hệ giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc mà ông gọi là định mệnh, hai quốc gia một định mệnh. Theo tác giả cả hai dân tộc đều định cư và phát triển ở miền đồng bằng và đều sở hữu những nền văn minh định cư và nông nghiệp, thích cuộc sống hiền hòa, ưa truyền thống, không thích di chuyển, thay đổi, khác với các dân du mục ở chung quanh, sống trong các vùng đồng cỏ hay sa mạc, quen di chuyển, cưỡi ngựa giỏi, chiến đấu giỏi mà người Trung Quốc gọi chung là các Rợ với các tên khác nhau như Hung Nô, Yết, Chi, Khương, Hồ…, những tên quen thuộc đối với những ai từng đọc, từng kể hay nghe kể những truyện Tầu thời trước như Chiêu Quân Cống Hồ, Tô Vũ Chăn Dê, Chinh Đông, Chinh Tây, La Hông Tảo Bắc, Ngũ Hổ Bình Tây… Vì ở kế cận với các Rợ nên trong suốt trường kỳ lịch sử, Trung Quốc triền miên phải đối phó với các cuộc xâm nhập hay xâm lăng của họ này, phần lớn bằng những biện pháp của kẻ yếu trước kẻ mạnh trong đó có triều cống các Thiền Vu của các họ, điển hình là cống Chiêu Quân thời Nhà Hán, đồng thời tìm cách bành trướng về phía nam, từ đó luôn luôn đe dọa Việt Nam. Hai dân tộc từ đó có chung một định mệnh. Có điều các sử gia Trung Quốc đã tránh né không nói lên một sự thực là có ít nhất hai lần nước Tầu đã bị các Rợ xâm lăng và đô hộ. Đó là thời Nhà Nguyên bởi quân Mông Cổ và thời Nhà Thanh bởi người Mãn Châu mà các sử gia Trung Quốc đã “mập mờ”. “nhận vơ” coi là Triều đại Trung Quốc. Sự thực là như vậy, là người Tầu không phải lúc nào cũng mạnh như họ thường khoe khoang, nhưngvề phía người Việt, vì luôn luôn tự coi mình là yểu kém nên để bảo vệ nền tự chủ của mình, người Việt vẫn chấp nhận coi nước Tầu là thượng quốc, coi triều đình Trung Quốc là Thiên Triều, luôn luôn cầu phong và triều cống để tránh nạn can qua và từ đó tồn tại.
Một cách tóm lược, tác giả viết: Trung Quốc và Việt Nam, hai quốc gia có cùng một định mệnh là ám ảnh sợ hãi từ những xâm lấn phát xuất từ phương Bắc. Họ cố gắng chiến đấu, để lùi dần về phương Nam. Họ cố tồn tại bằng sự chịu đựng khổ nhục như cầu hòa, triều cống, cắt đất và bỏ chạy. Nhưng vì sợ hãi bị diệt vong họ phải thêu dệt nên những kỳ công để cho con cháu hậu thế noi gương giữ vững tinh thần chiến đấu. Tất cả đều được tác giả chứng minh bằng những sự kiện lấy từ chính sử Trung Quốc độc giả có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. Tất cả cỏ thể tóm tắt trong bảy nhận định sau đây của tác giả:
1.Trung quốc rất sợ các dân tộc phương Bắc. Trung Quốc cũng bị cai trị nhiều lần bởi ngoại bang và rất hèn hạ.
2. Văn hóa cắt đất, triều cống, cầu phong, hối lộ là văn hóa Trung Quốc du nhập vào VN.
3. Mông Cổ và Mãn Châu là 2 quốc gia khác biệt đã xâm chiếm và cai trị Trung Quốc trong đế quốc rộng lớn của họ.
4. Sau khi cách mạng Tân Hợi, Tôn Dật Tiên thành công, dành lại Trung Quốc và vua Phổ Nghi lui về Mãn Châu, liên minh với Nhật Bản để tồn tại lập lại Mãn Châu Quốc.
5. Việc vua Phổ Nghi liên minh với Nhật Bản, cũng giống như vua Bảo Đại liên với Pháp, Nhật Bản, hoặc Tổng Thông Ngô đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu liên minh với Mỹ để mưu cầu một sự tồn tại cho quốc gia của chính họ. Chụp mũ cho Mãn Châu Quốc là bù nhìn của Nhật để xóa sổ một quốc gia, một dân tộc là một tội ác của Liên Sô và Mỹ sau thế chiến thứ hai.
6. Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình cùng các sử gia Trung Quốc đều có tính mập mờ về sự thật lịch sử cận đại của TQ để mưu đồ sự bá quyền và bành trướng. Họ coi thời điểm Pháp chiếm VN năm 1885 là năm TQ bị mất lãnh thổ An Nam. An Nam lãnh thổ của TQ.
Thực ra thời điểm này, Mãn Châu cai trị TQ, cũng như Anh Quốc cai trị Ấn Độ, thì VN làm sao lại là lãnh thổ của TQ, cũng như Miến Điện là lãnh thổ của Ấn Độ.
7. Mưu đồ cướp nước VN của TQ hiện nay rất lộ liễu. Họ tuyên bố người Kinh (Người VN ) là người thiểu số của TQ và họ tạo ra một tổ chức, trong tương lai có thể là một chính phủ đòi sát nhập VN vào TQ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2010, tại Saigon khi tham dự “Hội Thảo Quốc Tế Biển Đông” Học giả Trung Quốc là tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh được một phóng viên Việt Nam tên là Huỳnh Phan thuộc báo mạng “Tuần Việt Nam” phỏng vấn.
Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh hiện đang công tác tại Học viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc. Khi trả lời những câu hỏi về Biển Đông và chủ quyền các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến sĩ Lĩnh đã hồn nhiên trả lời: “Tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ lâu cách đây hơn 2000 năm” và ông còn nói thêm “cho đến năm 1885 Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”.
Lời phát biểu trên đã khiến nhiều người thắc mắc và không đồng ý, vì lập luận như vậy có nghĩa là:
– Gần như toàn bộ hải phận VN thuộc Trung Quốc.
– Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu nay người VN vẫn thấy là của mình và vẫn thường xuyên khai thác hải sản nay Trung Quốc nhận là của họ.
– Ngay cả quốc gia VN cũng là phần đất của họ (thuộc quốc) cho đến năm 1885 bị Pháp xâm chiếm.
Đây là nhận định của chính quyền Trung Quốc mà học giả Vương Hàn Lĩnh chỉ là cái ống loa nhắc lại.
Tất nhiên người dân VN nghe vậy đều chói tai. Nhưng ngay cả lịch sử VN dựa theo lịch sử Trung Quốc cũng đã chấp nhận VN bị TQ đô hộ 1000 năm và là một quốc gia mỗi khi có sự thay đổi triều đại đều phải xin phong vương và có triều cống. Như vậy VN là một thuộc quốc. Nhiều sử gia VN cũng chấp nhận ý kiến này.
Ngày nay các tài liệu lịch sử phong phú không còn bị bưng bít và bóp méo như xưa, nên đã đến lúc ta cần phải suy nghĩ lại. Thực sự TQ có phải là một cường quốc luôn luôn ức hiếp VN và dưới thời nhà Nguyên và nhà Thanh, VN đã anh dũng đẩy lùi quân TQ. Tài liệu lịch sử đã minh xác VN thắng quân Nguyên và quân Thanh chứ không thắng quân TQ. Tại hai thời kỳ đó TQ là thuộc quốc của Mông Cổ và Mãn Châu. Năm 1885, Mãn Thanh cai trị TQ. TQ là thuộc quốc của Mãn Châu. Còn VN là một nước độc lập.
Vương Hàn Lĩnh nói VN là thuộc quốc của TQ là sai.
Các sử gia VN thường mắc cái bẫy lý luận của TQ là các triều đại Nguyên và Thanh là hai triều đại của lịch sử TQ. Đây là một sự “nhận vơ”, đánh lừa khiến trong tâm cảm của người Việt mang một dòng máu tự ti, lúc nào cũng sợ TQ. Mà trên thực tế không lân bang nào của TQ sợ TQ dù họ chấp nhận ảnh hưởng văn hóa.
Với bài viết này, người viết muốn chứng minh rằng không phải chỉ người VN đã biết “tránh voi chẳng xấu mặt nào” để đánh lừa cái tủi hổ thua kém, mà chính TQ là cha đẻ ra cái triết lý này đã đẩy lên thành một nghệ thuật xu nịnh, cầu cạnh, khép nép tinh vi, đó là cầu phong vương, triều cống và cắt đất.
Địa lý chính trị và nhân chủng phần nào cắt nghĩa sự yếu kém của TQ và của VN. Dân TQ và dân Bách Việt (sống ở phía Nam sông Dương Tử) là giống dân văn minh. Họ sống định cư, sống dọc theo các nguồn nước ngọt và đồng bằng. Họ làm nhà cửa bằng thảo mộc. Họ trồng lúa gạo, lúa mì và các cây ăn trái. Họ nuôi gia súc, thực phẩm chính là ngũ cốc, rau cỏ. Họ sống quần cư cố định thành làng xóm và thành gia tộc. Họ có điều kiện no đủ để suy nghĩ về triết lý và tôn giáo. Các điều kiện văn minh của dân định cư này tạo cho họ tánh ưa truyền thống và không thích thay đổi. Họ sợ phiêu lưu mạo hiểm. Họ sống bám vào đất cát canh tác. Họ bám và dựa dẫm vào gia tộc, cộng đồng. Tính tình họ hiền hòa, bất đắc dĩ lắm mới phải chấp nhận chiến tranh. Kinh nghiệm cho biết chỉ có 2 địa hạt tạo cho họ có của cải. Đó là làm cấp chỉ huy và làm nghề nông. Vì ở quần cư, dựa dẫm vào nhau nên họ phải giữ cái tình để đối xử. Cho nên người dân TQ và người dân VN đều lấy 4 nghề chính và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Sĩ, Nông, Công, Thương.
Trái lại các dân tộc sống ở phía Bắc và phía Tây TQ thì trái ngược hẳn. Họ là dân du mục. Nơi đất sống của họ là những thảo nguyên bao la, những sa mạc bát ngát. Trong năm họ luôn luôn di động. Họ sống bằng thịt sống và sữa tươi. Của cải của họ là bầy gia súc gồm bò, ngựa, dê, cừu, lạc đà. Nơi đâu có nước và có đồng cỏ xanh tươi là họ xua đàn gia súc tới. Họ sống trong các lều bằng da thú gọi là Yurt. Và ngay cả quần áo của họ cũng bằng da. Họ cưỡi ngựa và bắn cung rất giỏi mục đích để bảo vệ đàn gia súc. Thể thao yêu thích của họ là môn vật lộn.
Dân du mục này có sức chịu đựng phi thường. Khi qua sa mạc họ chịu đựng một khí hậu nóng bức thường xuyên +40oC và có khi vào mùa đông khí hậu lạnh xuống dưới -45oC. Đôi khi trong những trận bão cát ngụt trời họ phi ngựa như tên bắn để lùa đàn gia súc.
Về vóc dáng họ to lớn hơn người TQ sống định cư. Họ luôn sống trên mình ngựa từ hồi còn thơ ấu. Bản chất ăn thịt sống khiến họ rất dữ dằn. Họ không sợ chiến tranh và họ có kinh nghiệm tác chiến, bao vây, tấn công của một bầy chó sói sa mạc. Họ thích tấn công và cướp bóc. Giống dân du mục phương Bắc này là một ám ảnh u sầu cho người dân TQ. Ngàn năm này qua ngàn năm khác cố công xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn ngừa mọi cuộc xâm lấn. Nhưng dù có Vạn Lý Trường Thành thì sức cản ngăn vẫn thường xuyên thất bại. Và lịch sử TQ là một lịch sử tủi nhục kéo dài đến năm 1911 là năm Tôn Dật Tiên lật đổ được triều đại Mãn Thanh.
Tóm lại có 2 nền văn minh là văn minh du mục và văn minh nông nghiệp đã va chạm mãnh liệt trên đất trời TQ.
TQ và VN. Hai quốc gia có cùng một định mệnh là ám ảnh sợ hãi từ những xâm lấn phát xuất từ phương Bắc. Họ cố gắng chiến đấu, để lùi dần về phương Nam. Họ cố tồn tại bằng sự chịu đựng khổ nhục như cầu hòa, triều cống, cắt đất và bỏ chạy. Nhưng vì sợ hãi bị diệt vong họ phải thêu dệt nên những kỳ công để cho con cháu hậu thế noi gương giữ vững tinh thần chiến đấu. Và dưới đây là những khổ cực nhục nhằn của dân tộc TQ qua mấy ngàn năm lịch sử. TQ gọi chung các dân tộc du mục hung hãn phương Bắc là Rợ Hồ.
* Đời Nhà Đông Hán (-206 tới +220) Sau khi nhà Tần bị chấm dứt, nhà Hán lên ngôi. Miền Trung Nguyên được coi là thời có thịnh trị nhưng thực tế lại bị các Rợ Hồ gồm người Mông Cổ, gốc Thổ Nhĩ Kỳ (Đột Quyết) thay nhau xâm lấn.
Chúa của họ gọi là Thiền Vu. Dưới mắt Thiền Vu TQ như một con heo yếu ớt, lúc nào cũng có thể đánh giết được. Vì vậy họ thường xuyên vượt qua Trường Thành vào cướp bóc, phía Tây TQ có giống Chi và Khương (Tây Tạng) cũng là dân du mục, đồng chủng với Mông Cổ cũng hung hãn không kém.
Vì Rợ Hồ quá mạnh, nên các vua Hán thường mưu mô lấy sự đút lót gọi là triều cống để lấy lòng mong tránh việc chiến tranh. Đồ cống thường là vàng, bạc và lụa là. Nhưng vì TQ quá yếu lại có tinh thần thích lo lót nên các Thiền Vu thường đòi hỏi rất ngang ngạnh, vừa làm xấu mặt kẻ thù vừa thỏa mãn khi có quà tặng rất lạ. Thiền Vu đòi phải gả các công chúa đẹp về hầu hạ cho mình. Vua Hán phải chịu. Được thể, Thiền Vu tăng sức ép đòi vua Hán gởi vợ đẹp đang được sủng ái sang làm tỳ thiếp. Còn gì nhục nhã hơn. Nhưng vua Hán đã gởi nàng Chiêu Quân, người vợ đẹp, chung thủy sang đất Hồ. Câu chuyện bi thảm khi Chiêu Quân nước mắt ngắn dài theo tùy tùng qua vạn dặm băng tuyết để rồi chết trên đất Hồ. Truyện “Chiêu Quân Cống Hồ” thành một tác phảm văn chương lưu truyền cho tới ngày nay.
Năm 127 một tiểu quốc phía Bắc Ấn Độ gọi là Đại Nhục Chi lại đi thần phục nhà Hán. Thiền Vu cho thái độ đó là hèn nhát và qua mặt nên sai quân qua đánh, chém đầu vua Đại Nhục Chi đem về dùng làm bình chứa rượu. Vua Hán Võ Đế cảm thấy bị động chạm, bị dằn mặt nên sai Tô Vũ đi sứ Đại Nhục Chi để mong tái lập liên minh đánh lại Rợ Hồ, lúc gọi là Hung Nô. Nào ngờ dọc đường sứ bộ Tô Vũ bị Hung Nô bắt được. Để bêu nhục Hán Võ Đế, Thiền Vu không cho Tô Vũ về nước mà bắt làm tù binh đi chăn dê chăn cừu vào mùa tuyết lạnh. lại còn bắt phải lấy một phụ nữ rất xấu xí ở trong hẻm núi và loan truyền Tô Vũ đã lấy khỉ sau đó có sinh được một đứa con. Nhân một mùa tuyết lạnh Tô Vũ trốn thoát và tìm đường đến Đại Nhục Chi, dọc đường đói khát, cực khổ. Nào ngờ tới nơi vua Đại Nhục Chi sợ Hung Nô trả thù bèn làm mặt giận quát tháo từ chối đuổi Tô Vũ ra khỏi nước. Tô Vũ trên đường trốn tránh về TQ không may lại bị Hung Nô bắt. Được tin Tô Vũ bị nạn vua Hán sai hai tướng là Lý Quảng Lợi và Lý Lăng mang quân qua đánh Hung Nô, vừa để cứu Tô Vũ vừa để dương oai. Nhưng cả hai đoàn quân đều đại bại. Hai tướng trong cảnh tuyệt lộ xin đầu hàng nhưng bị quân Hung Nô chém chết. Truyện Chiêu Quân Cống Hồ và truyện tranh Tô Vũ Chăn Dê quả là hai vết nhơ trong lịch sử TQ.
Đến đời Hán Tuyên Đế một bộ lạc Hung Nô tên là Ô Tôn mà theo người TQ thì “mắt xanh, râu đỏ như loài khỉ” ngang nhiên gởi sứ qua đòi gả một công chúa làm tỳ thiếp. Vua Hán ưng chịu. Một Thiền Vu của một bộ lạc khác cho rằng cưới như vậy là lấy xuống. Yêu cầu gởi trả lại TQ. Thiền Vu Ô Tôn không chịu gởi trả nên chiến tranh đã xảy ra. Năm đó có một cơn bão tuyết ghê gớm, quân hai bên chết như rạ nên cả hai bên đều lui quân. Nhưng Thiền Vu Ô Tôn không quên rước công chúa về dinh mình.
* Đời Nhà Tây Tấn (265-317) Phía Bắc có 5 Rợ Hồ hùng mạnh gọi là Ngũ Hồ gồm: Hung Nô, Yết (hoặc Kiết), Mông Cổ, Mãn Châu (Tiên Ti), chủng loại Tây Tạng (Chi và Khương) đồng loạt vượt
Vạn Lý Trường Thành chiếm lưu vực sông Hoàng Hà và phần lớn Trung Nguyên. Trong Ngũ Hồ có Hung Nô mạnh hơn cả. Thiền Vu của họ là Lưu Uyên muốn chiếm luôn TQ để lên ngôi Thiên Tử và có ý định từ bỏ du mục. Ông ta lập một triều đình như triều đình TQ và lấy Bình Dương, phía Nam Tây Sơn làm kinh đô. Sau khi chiếm hầu hết TQ, quốc hiệu Hán bị bỏ đi và triều đại mới gọi là Triệu.
Người hung nô đàn áp người TQ, cướp bóc tài sản, bắt cung cấp thực phẩm, biến một số ruộng nương làm đồng cỏ nuôi gia súc.
Người Hung Nô dần dần bỏ đời sống du mục, an hưởng trên sự nô lệ và phục tùng của người TQ. TQ đã biến thái và văn hoá có sự thay đổi. Một số kẻ sĩ và gia đình không thích nghi với xã hội mới bèn lẩn trốn về phương Nam.
Ngũ Hồ tranh nhau xâm chiếm TQ và tạo ra nhiều nước nhỏ. Với nước Triệu lớn nhất gồm Tiền Triệu, Hậu Triệu, Mộ Dung, Yên. Hậu Yên, Tây Yên, Tiên Tần, Hậu Tần, Tây Tần, Hậu Lương, Bắc Lương, Tây Lương, Nam Lương, Hậu Ngụy, v.v. Trung Quốc nát ra nhiều mảnh. Tất cả các vị vua nước nhỏ đều là Rợ Hồ. Người TQ chỉ làm nô tài, nô lệ mà thôi. Lúc đầu văn hoá du mục của các Rợ Hồ đã đồng hoá với văn hoá TQ.
Số người TQ chạy trốn xuống phương Nam sống với người Bách Việt, Dao, Thái, v.v. và những người TQ đã di cư từ trước lập ra một vùng định cư nông nghiệp lớn khác hẳn vùng Hồ khắc khổ phương Bắc.
* Đời Nhà Đường (618-906) Rợ Đột Quyết (Thổ Nhĩ Kỳ) từ vùng Trung Á tiến qua sa mạc Qua Bích (Gobi) đánh thẳng vào TQ. Rợ Thổ Cốc Hồn (Tây Tạng) đánh qua. Quân Đột Quyết đánh chiếm luôn Tràng An là kinh đô nhà Đường. Vua Đường là Thế Dân phải tự trói lết tới đồn địch để cầu hòa. Theo tục lệ, tướng Đột Quyết chém con ngựa trắng, lấy máu, bắt Thế Dân quỳ lạy cúng thần rồi tha chết cho về. Rợ Thổ Cốc Hồn cũng đánh phá liên tục khiến nhà Đường phải bỏ đất lui về thế thủ. Các dân tộc Hồi ở Trung Á cũng nhân cơ hội đó xua quân vào chiếm đất và lập những thánh đường.
Cuộc xâm lăng của các Rợ Hồ đã mang tới TQ một nền văn hoá mới về ca, nhạc, kịch, nhảy múa. Các loại đàn khác lạ của Rợ Hồ, người TQ gọi là Hồ Cầm.
Đời nhà Đường có một người đàn bà là Võ Tắc Thiên thường gọi là Võ Hậu là người ham quyền lực, tàn bạo và dâm đãng đã giành được ngôi vua. Bà dời đô từ Tràng An về Lạc Dương.
Năm 698 vua Rợ Đột Quyết không đòi cưới công chúa Đường mà đòi một Thế Tử TQ sang ở rể để làm con tin. Võ Tắc Thiên ưng thuận. Đột Quyết ghét Võ Tắc Thiên lại đòi phải đưa Trung Tôn dòng dõi nhà Đường đang bị đầy ở Phòng Châu trở về lên ngôi. Dùng quân sự uy hiếp khiến Võ Tắc Thiên phải nhường ngôi sau đó ít lâu thì bà mất.
Năm 713 vua Huyền Tôn thường được gọi là Đường Minh Hoàng là một ông vua kém tài chínhtrị nhưng lại có khiếu văn nghệ và ăn chơi. Trong cung có một tên quan có tài nịnh bợ tên là Lý Lâm Phủ đưa đẩy người con dâu của Huyền Tôn đến hầu vua gây ra một vụ loạn luân bố chồng nàng dâu thật đáng chê trách. Người con dâu này rất xinh đẹp và khéo léo có tên là Dương Ngọc Hoàn, dân gian gọi nàng là Dương Quý Phi. Mối tình Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi được làm đề tài cho nhiều sáng tác văn nghệ. Lý do là Dương Quý Phi đưa người anh ruột là Dương Quốc Trung vô triều đình làm tướng.
Người này cùng Lý Lâm Phủ nắm mọi quyền hành trong triều đình, tạo bất công, gây nhiều bất mãn.
Một tướng biên thùy là An Lộc Sơn mà mẹ là người Đột Quyết và bố là Mông Cổ thấy triều đình đổ nát bèn cử binh làm phản. Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi phải bỏ kinh đô trốn vào đất Thục (tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Đất Thục hoang vu, nghèo nàn khiến quân sĩ đói lạnh ai oán nổi lên giết chết Dương Quốc Trung và hai người em gái Dương Quý Phi. Ba quân còn hăng máu đòi chém luôn Dương Quý Phi vì cho rằng gia đình họ Dương đã gây nên khổ ải đi vào đất chết. Đường Minh Hoàng thấy không thể bảo vệ được bà vợ yêu quý đành để cấm binh ép buộc nàng tự tử treo cổ trên một cành cây bằng tấm lụa trắng.
Giặc Hồ nhân cơ hội này vào chiếm kinh đô, sau khi An Lộc Sơn bị chính con ruột tranh quyền giết chết. Từ đó dân TQ bị Rợ Hồ áp bức và vơ vét. Theo lịch sử họ tàn sát tới 2/3 dân số TQ từ 53 triệu giảm xuống còn 17 triệu.
Những câu chuyện huyền thoại bi thảm của Chiêu Quân, Tô Vũ, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi đều có sự nhúng tay của Rợ Hồ phương Bắc.
Dân TQ chạy trốn về phương Nam sống chung với dân định cư phương Nam. Vì dân TQ càng đông nên họ chiếm lấn hết phương Nam, ép dân bản xứ Bách Việt hiền lành nhường cơm sẻ áo với họ, về một phương Nam xa hơn. Và người TQ bỗng trở thành những kẻ xa lạ, tham lam hơn là những người gặp cảnh ngộ khó khăn để được chia sẻ. Người phương Nam sợ và oán hận những người phương Bắc di tản tới. Về phương Nam người TQ cũng thay đổi ít nhiều với sự pha trộn văn hoá Bách Việt. Họ thành lập 7 nước như: Ngô, Ngô Việt, Nam Hán, Bắc Hán, Tiền Thục, Sở, Mân. Nếu ở lại họ sợ rợ Hồ bao nhiêu thì phiêu bạt đến phương Nam họ cũng nhiễm cái tàn ác man rợ của Rợ Hồ khi đối xử với dân bản địa. Tất cả những cái gì hay, tốt đẹp của Bách Việt họ đều chiếm đoạt và xưng tụng là của TQ.
* Đời Ngũ Đại (907-960) Nhà Đường chấm dứt vào năm 907 thay thế bằng đời Ngũ Đại. Thời đó các Rợ Hồ phương Bắc tràn vô hầu hết các miền trên đất TQ. Họ tạo ra 10 nước riêng rẽ, đánh lộn tranh dành nhau khiến dân tình rất khổ sở. Trong các Rợ đó có Rợ Khiết Đan thuộc miền Đông Bắc TQ (Mãn Châu) là có nhiều thế lực hơn cả. Khi trở thành một nước mạnh họ lấy quốc hiệu là Liêu và luôn luôn dòm ngó về miền Trung nguyên.
* Đời Nhà Tống (960-1126) Đời Ngũ Đại đất nước rất loạn lạc. Một nhân vật tên là Triệu Khuông Dẫn nổi lên như một sứ quân. Khuông Dẫn không có tài nhưng là người đức độ nên được đồng đảng tôn lên làm vua và lấy quốc hiệu là Tống. Có người bàn mưu cho ông biết rằng Rợ Khiết Đan nay đã là Liêu Rất mạnh. Đụng độ thì ắt phải thua. Tốt nhất là nên lui về phương Nam và tiêu diệt các sứ quân yếu khác để tồn tại. Bẩy nước yếu, nhỏ ở phương Nam đã bị Tống thôn tính. Khi Tống đã mạnh lên xong người TQ luôn luôn ám ảnh về sự bị tiêu diệt bởi phương Bắc mà nay là Liêu, nên Tống hết sức tránh né mọi va chạm với Liêu. Về ngoại giao Tống triệt để áp dụng phương thức chịu nhục “tránh voi chẳng xấu mặt nào” để tồn tại. Ngoài nước Liêu còn có nước Tây Hạ thuộc Rợ Thát Bạt đã chiếm cứ các vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Tuy Viễn cũng là một lực lượng mà Tống rất e ngại. Để có hoà bình vua Tống đề nghị:
– Với nước Liêu: Vua Tống mỗi năm xin triều cống
– 10 vạn lạng bạc
– 20 vạn tấm lụa
– Và xim làm em vua Liêu
– Với nước Tây Hạ: Tống mỗi năm cũng xin cống
– 25 vạn lạng bạc
– 25 vạn lạng trà
Nhờ có triều cống mà Tống có hòa bình. Tướng sĩ sinh ra biếng nhác, tinh thần yếu đuối suy nhược. Các Rợ khác thấy Tống nhu nhược cũng đòi triều cống.
Hai nước Liêu và Tây Hạ vốn là dân du mục nay được cống thực phẩm, bạc, lụa, gái đẹp, nô lệ nên cũng đổi dần cách sống gần như dân bản địa TQ.
Vì bị ngoại bang bóc lột nên nước Tống rất nghèo đến nỗi vua Nhân Tôn (1023-1063) có lúc đói mà thèm món thịt dê cũng không có, quần áo của vua là loại vải thô. Một vị quan rất giỏi và nổi tiếng là Vương An Thạch cố gắng đưa ra những biện pháp cải cách kinh tế nhưng bị nhóm quan thủ cựu cản trở nên đã không thành công. Dân gian đói khổ, oán than. Vua Tống nghĩ quẩn dùng biện pháp chiến tranh với Tây Hạ để làm chủ dư luận hầu gây lại uy tín. Năm 1075 vua Tống tấn công Tây Hạ, tuy thắng được vài trận nhỏ nhưng sau đó thì đại bại, 60 vạn quân Tống bị tiêu diệt. Mất người, tốn của vua Thần Tôn ôm mặt khóc lóc bỏ ăn bỏ ngủ nhiều ngày.
Thấy Tống thua Tây Hạ, nước Liêu bèn dàn quân đòi Tống nhượng đất. Vua Tống đành phải cắt 700 dậm để dâng cho Liêu.
* Với nước Đại Việt (Việt Nam) Thất bại ở phương bắc, vua Tống vẫn nghĩ đến việc tìm kiếm một chiến thắng quân sự để củng cố niềm tin. Quân Tống dự định tấn công VN, nào ngờ triều đình VN lúc bấy giờ là Lý Thần Tôn đã ra tay trước. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia làm 2 đạo đánh vào 2 châu Khâm và châu Liêm (thuộc tỉnh Quảng Tây). Quân VN đại thắng giết hại 2 vạn quân TQ. Năm sau vua Tống muốn phục thù cho quân xâm lược VN bị Lý Thường Kiệt đánh tan trên sông Như Nguyệt (sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay).
* Với nước Kim (Rợ Kim) và Bắc Tống. Nhà Tống cầm quyền đã trên 100 năm mà không sao giải quyết được 2 cái họa Liêu và Tây Hạ nay lại thêm một cái họa lớn nữa là Rợ Kim.
Nhà văn Kim Dung trong cuốn truyện võ hiệp “Anh Hùng Xạ Điêu” đã dùng bối cảnh lịch sử bang giao giữa 3 nước Tống-Kim-Mông Cổ vào thời đó để dựng truyện.
Lai lịch nước Kim như sau. Ở miền thượng du Hắc Long Giang có một bộ tộc mà người TQ phiên âm là Nữ Chân cũng là một bộ tộc ở Mãn Châu. Thế kỷ 11 họ là một thành phần của nước Liêu. Đến thế kỷ 12 Nữ Chân nổi dậy chiếm một phần đất của Liêu lập nên nước Đại Kim. Vua Tống thấy nội tình vùng này có sự chia rẽ bèn mưu tìm can thiệp. Tống liền sai sứ mưu liên kết với Đại Kim để diệt Liêu. Với thỏa hiệp như sau:
Nếu liên quân Tống-Kim thắng thì Tống chỉ xin lấy lại phần đất năm xưa đã cắt cho Liêu. Còn lại bao nhiêu của cải, đất đai của Liêu là phần của Đại Kim hết. Để có kết quả của sự liên minh này, Tống hứa mỗi năm nộp cho Đại Kim 20 vạn lạng bạc và 30 vạn tấm lụa.
Cuộc tấn công bắt đầu, nhưng quân Tống đánh đâu cũng bị quân Liêu đánh thua, ngược lại quân Đại Kim lại thắng lớn quân Liêu. Nhiều khi Kim còn phải cứu nạn cho Tống nữa. Chán nản về sự yếu kém của Tống, Đại Kim cho rằng chỉ có một mình Kim có công diệt Liêu. Viện lẽ đó bắt Tống mỗi năm phải trả thêm một triệu quan tiền thuế đất. Đất mà Tống đã lấy lại của Liêu theo hiệp ước. Việc nộp tiền thuế hơi chậm trễ, thế là Kim lấy cớ đem quân đánh Tống. Quân Tống đại bại. Dân chúng TQ sợ hãi nổi loạn khắp nơi. Vua Tống thấy tình thế nguy hiểm bèn chạy trốn xuống Giang Nam. Quân Kim tiến vào kinh đô. Mặt khác vua Tống gởi sứ giả xin cầu hòa. Kim đòi Tống muốn có hòa bình phải triều cống ngay theo đòi hỏi dưới đây. Nếu chậm trễ quân Kim sẽ truy kích. Cống vật gồm:
– 500 vạn lạng vàng
– 5000 vạn lạng bạc
– 100 vạn tấm lụa
– 1 vạn con ngựa và bò
– Cắt đất Hà Bắc cho Kim
– Vua Tống phải gọi vua Kim bằng bác xưng cháu
– Gởi thân vương và tể tướng qua Kim làm con tin.
Vua Tống không thể tưởng tượng được sự đòi hỏi lại lớn lao như vậy. Quân đội Tống được lệnh đi thu góp vàng bạc của dân chúng nhưng chỉ được
– 20 vạn lạng vàng
– 400 vạn lạng bạc
– Lụa và ngựa bò không đủ
Tài sản của dân TQ bị tước đoạt thảm hại. Đâu đâu cũng nổi lên những lời oán than. Quân Kim thấy tình trạng đó cho phép Tống nợ và trả dần. Kim rút quân về nước. Vua Tống trở lại kinh đô, hí hửng tưởng mọi việc đã tạm ổn định và tưởng Kim dễ dãi bỏ qua luôn.
Nào ngờ không đầy một năm sau quân Kim bất thần tấn công trở lại, vây hãm kinh đô. Vua Tống lần này phải trói mình đi bộ tới trại Kim để xin cầu hòa lần nữa. Quân Kim trở mặt đòi hỏi rất nặng.
– 1,000 vạn lạng vàng
– 2,000 vạn lạng bạc
– 1,000 vạn tấm lụa
Vua Tống không biết làm sao thu góp đủ. Quân Kim liền bắt luôn vua Tống Khâm Tô, Thượng Hoàng Huy Tôn, Thái Tử, hậu phi và hoàng tộc tất cả 3000 người dẫn về nước Kim. Lại cho lệnh lính Kim được tự do cướp phá, tịch thu vàng bạc của cải, bắt đàn bà con gái trong kinh đô mang về nước. Đó là năm 1127. Đoàn người bị dẫn độ đói khát, rét lạnh chết dần chết mòn gần hết.
Đời Bắc Tống chấm dứt từ đây. Lịch sử ghi lại chưa bao giờ TQ lại bị nhục nhã như vậy. Quân Kim chiếm hết vùng Bắc Trung Hoa chỉ trừ đất Tây Hạ. Người Kim rất tham lam tàn bạo, họ chiếm ruộng đất, cướp bóc của cải. Họ coi người TQ như nô lệ. Đại Kim tìm một người Tống tên là Trương Bang Xương làm tay sai và phong cho làm Sở ĐẾ rồi rút một phần quân về. Vì Kim không đủ người để cai trị và thiếu quân canh giữ nên cứ để nước Tống làm chư hầu với điều kiện hàng năm phải có triều cống vàng, bạc, lụa là và hễ có dịp lại lấy cớ cắt thêm đất như tầm ăn dâu vậy. Trương Bang Xương biết mình là bù nhìn không có khả năng bèn kiếm một thân vương tôn làm vua gọi là vua Cao Tôn. Cao Tôn biết không thể khôi phục được vùng đất đã mất nên dời xuống phương Nam. Từ đó được các sử gia gọi là Nam Tống. Nay vua Nam Tống ở xa xuống phương Nam nên tránh được mọi va chạm với nước Kim. Từ đó Nam Tống và Đại Kim cân bằng thế lực. Tại miền Nam nhà Tống còn kéo dài thêm 150 năm nữa. Thời vua Cao Tôn, Nam Tống có một lỗi lầm lớn là nhà vua nghe lời một gian thần là Tần Cối đã giết chết một tướng giỏi là Tống Nhạc Phi có khả năng cự địch được với Kim. Nam Tống chủ trương cầu hòa bất cứ giá nào với Kim do đó năm 1141 vua Nam Tống xưng thần với Kim và được vua Kim phong cho chức Khang Vương. Vua Nam Tống cám ơn và cắt đất phía bắc Hoài Thủy và Đại Tán Quan để nhường cho Kim. Rồi mỗi năm theo lệ phải cống:
– 25 vạn lượng bạc
Năm 1165 đời Hiếu Tôn (1163-1189), vua Kim giảm số lượng cống phẩm xuống:
– 20 vạn lượng bạc
– 20 vạn tấm lụa
– Vua Nam Tống phải gọi vua Kim là Bác và được coi là hàng con cháu.
Năm 1208 đời Minh Tôn (1196-1224) nước Kim có nội loạn, vua Nam Tống muốn nhân cơ hội đó đánh báo thù. Buồn thay Nam Tống lại thua to, phải xin nghị hòa. Nhưng vua Kim rất tức giận đòi hỏi cống phẩm phải tăng lên
– 30 vạn lạng bạc
– 30 vạn tấm lụa
– Cắt thêm một số đất
Từ đó Nam Tống chỉ còn giữ được lưu vực sông Dương Tử và vài tỉnh sát biển phía Nam.
Tóm lại triều đại nhà Tống gồm Bắc Tống, Nam Tống kéo dài từ năm 960-1278 hơn 300 năm luôn luôn bị người Liêu, Tây Hạ, Kim áp bức. TQ hầu như là bán thuộc địa của Kim.
Cho tới cuối thế kỷ thứ 12, hai nước Tống và Kim đã đi vào nề nếp trên dưới phân minh. Kim rút bớt đồ cống phẩm xuống còn
– 10 vạn lạng bạc
– 10 vạn tấm lụa
Hai bên đều xưng Đế, nhưng vua Tống phải gọi vua Kim là Bác và xưng cháu. Tóm lại vẫn là nước phụ dung của Kim. Dân Kim giảm cuộc sống du mục, dùng chữ Hán và yêu văn học TQ. Thời đại hòa bình khiến cả hai bên đều giảm việc binh bị thì một thảm khốc mới bắt đầu xuất hiện. Đó là sự ra đời của nước Mông Cổ .
* Với nước Mông Cổ (1277-1367). Rợ Mông Cổ tự xưng là giống Sát Đát gồm nhiều bộ lạc Hung Nô, Đột Quyết (Thổ), Mông Cổ. Mông Cổ chiếm đa số. Tất cả đều có cuộc sống du mục. Quốc gia này cũng phát xuất từ phía Bắc Hắc Long Giang. Bản chất du mục vẫn là cuộc sống di chuyển trên mình ngựa, ăn thịt, uống sữa, bắn cung và chiến đấu rất mãnh liệt. Từ những thế kỷ trước tới thế kỷ XII cũng như nước Tống, Mông Cổ bị nước Kim thống trị. Khi Kim- Tống được hưởng hòa bình và giảm các hoạt động về binh bị thì Mông Cổ bắt đầu lớn mạnh và nhập cuộc. Vào đầu thế kỷ XIII Thiết Mộc Chân (Temoudjine) lãnh chúa một bộ tộc Mông Cổ thống nhất được nhiều bộ tộc du mục khác nên năm 1206 lên ngôi Đại Hãn (Hoàng Đế) lấy hiệu là Thành cát Tư Hãn (Gengis Khan).
Năm 1210 đánh Kim, chiếm Tây Kinh. Kim bị thua lớn phải xin hòa và xin nộp cống vàng, bạc, lụa, phụ nữ. Lại còn phải dâng một công chúa thật đẹp cho Thành cát Tư Hãn làm thiếp. Mông Cổ chấp thuận sự thần phục của nước Kim rồi chuyển hết quân đánh qua phía Tây chiếm nhiều nước tại Trung Á, tiến tới biển Hắc Hải. Cuối cùng là vây và hạ thành Kiev của nước Nga.
Về chiến thuật, Mông Cổ nêu rõ một nguyên tắc bất di bất dịch “Hàng thì có đãi ngộ mà nếu chống lại thì sẽ bị tàn sát tới ngọn cỏ lá cây”.
Quân Mông Cổ chỉ biết có một thứ luật. Đó là luật lãnh tụ. Được lệnh tiến là phải tiến, dù tiến có phải chết. Tướng sĩ lúc nào cũng sẵn sàng trên yên ngựa trong cuộc trường chinh nhiều ngày trên những đoạn đường thật dài. Các sử gia Tây phương đã ghi nhận sự tàn bạo của lính Mông Cổ. Đốt phá, giết cả phụ nữ lẫn trẻ nhỏ. Sọ người chất cao như núi. Tới nước Nga rồi Thành Cát Tư Hãn ra lệnh rút về và chia đất đã chiếm được cho 4 con trai trở thành 4 Hãn quốc.
Quân trở về lại tiếp tục chiến dịch chinh phục phía Đông.
Hai đứa con khác là Oa Hoạt Đài và Hốt Tất Liệt có nhiệm vụ thanh toán các lực lượng đối kháng phía Đông gồm hai nước Kim và Tống. Oa Hoạt Đài sẽ diệt nước Kim và Hốt Tất Liệt mưu đồ diệt Tống. Để mưu đánh nước Kim, Mông Cổ sai sứ sang gặp vua Tống để lập một liên minh diệt Kim. Vua Tống rất mừng rỡ nghĩ có dịp trả thù và thu hồi lại đất đai đã cắt nhường. Liên quân Tống, Mông Cổ đại thắng Kim và xoá sổ nước này. Nhưng Mông Cổ bội ước đánh ngược lại quân Tống. Năm 1260 Thành Cát Tư Hãn mất, Hốt Tất Liệt lên ngôi gọi là Thế Tổ nhà Nguyên và tập trung quân đánh thẳng vào đất Tống. Tống quân đại bại và đã ba lần xin hòa và chỉ xin trở thành một tiểu quốc để lo tế tự Tiên đế. Nhưng Mông Cổ không chịu. cuối năm 1276, Mông Cổ bắt được vua Tống và toàn gia giải về phương Bắc trị tội. Toàn thể đất đai của TQ bị đặt dưới sự đô hộ của người Mông Cổ. Triều đại Mông Cổ nhà Nguyên đã thống trị TQ 90 năm(1)
Các sử gia TQ luôn luôn mập mờ cho rằng nhà Nguyên là một triều đại của TQ và coi sự xâm chiếm của Mông Cổ là một nội chiến. Thực tế Mông Cổ là quốc gia Mông Cổ không phải là TQ. Các sử gia Mông Cổ hiện đại cũng như chính quyền Mông Cổ hiện nay rất bực tức về điều mập mờ, gian lận này. Với ẩn ý là đất đai, lãnh thổ Mông Cổ thuộc TQ.
Trên thực tế Mông Cổ cai trị TQ 90 năm kể từ 1277-1367.
Một viên Thượng thư Mông Cổ nói: “Tụi TQ này không có ích lợi gì cho chúng ta hết. Ta phải giết hoặc đuổi chúng đi. Ruộng đồng của chúng sẽ là đồng cỏ nuôi ngựa”. Một viên Thượng thư khác đề nghị: “Phải tiêu diệt 5 gia tộc lớn nhất của TQ để chúng khỏi cầm đầu phong trào chống lại chúng ta”.
Hốt Tất Liệt đạt ra những luật lệ kỳ thị chủng tộc hiếm có ở các xã hội phương Đông trước đó. Xã hội TQ bị chiếm đóng chia làm 4 hạng người.
1 – Người Mông Cổ: Là tối ưu, được đặc quyền đặc lợi, có quyền sinh quyền sát người TQ.
2 – Người Trung Á: Đứng thứ hai là những người thuộc dân tộc Trung Á, đa số là dân du mục không phải là TQ. Họ thường có gốc gác là người Khiết Đan, Uy Ngô Nhĩ hoặc Tây Tạng mà văn hoá du mục và huyết thống rất gần gũi với Mông Cổ. Những người này gọi chung là “sắc mục” cũng được hưởng những đặc quyền về chức vụ chỉ huy, lợi lộc kinh tế.
3- Người TQ gốc tích tại phía Bắc: Vì sống gần gũi với dân du mục nên đã đồng hóa ít nhiều với các Rợ. Đáng tin cậy một chút, được dùng làm nha lại, chỉ điểm.
4 – Người TQ gốc tích tại phía Nam thường dị ứng với văn hoá và lối sống du mục. Họ không được tin cậy. Phải coi chừng và thẳng tay đàn áp nếu cần. Cách phân loại trên dựa vào chủng tộc.
Còn về giai cấp trong xã hội thì người Mông Cổ sắp xếp thứ bậc 10 loại người. Hoàng gia Mông Cổ là ngoại hạng. Tất cả mọi người phải tôn kính và bị trừng trị nặng nề nếu tỏ ra bất kính.
1- Quan lớn trong triều phải là người Mông Cổ. Các quan cai trị đầu tỉnh là người Mông Cổ hoặc là người “sắc mục” là thứ bậc số 1. Ưu đãi mọi mặt về chính trị, kinh tế và luật pháp.
2- Quan nhỏ quận huyện địa phương thường là người “sắc mục” Trung Á.
3- Lạt ma là các thầy tu Mông Cổ và Tây Tạng.
4 – Đạo sĩ.
5- Thầy thuốc điều trị bệnh.
6 – Thợ và các người hành nghề tiểu công nghệ
7 – Thợ săn thú.
8 – Ca kịch sĩ, con hát.
9 – Nho sĩ đạo Nho, đạo Khổng.
10 – Ăn mày, những người nghèo khổ ăn xin.
Sự sắp xếp này hoàn toàn khác với lề lối sắp xếp sĩ, nông, công, thương của TQ.
Mông Cổ rất khinh ghét đạo Nho, đạo Khổng được coi trên tụi ăn mày và ăn xin một chút. Dân du mục cần đồng cỏ nuôi gia súc, không cần nông dân canh tác nên bị coi thường, nằm ngoài 10 loại người kể trên.
Dưới sự cai trị của Mông Cổ, mọi sinh hoạt trong xã hội TQ có những thay đổi lớn.
– Người TQ nào được bổ dụng vào những chức vụ thường là cấp thấp đều phải học và nói tiếng Mông Cổ, theo tôn giáo của người Mông Cổ.
– Y phục phải bỏ kiểu cũ. Kiểu mới Mông Cổ là ống tay áo hẹp và khuy áo cài bên trái.
– Tóc không được búi mà phải xếp thành 2 bím thả dài xuống lưng.
– Người TQ không được kết hôn với người Mông Cổ và người “sắc mục”. Phạm luật sẽ bị xử rất nặng.
– Về luật pháp, có 2 hệ thống luật pháp khác nhau cho người Mông Cổ và người TQ. Cùng mắc tội ăn cắp, người Mông Cổ chỉ bị phạt vạ còn người TQ thì bị xâm vào tay, vào cổ, vào mặt.
Mắc tội giết người. Nếu người TQ giết người Mông Cổ hay “sắc mục” thì chẳng cần hỏi phải trái, kẻ sát nhân bị tử hình, gia đình còn phải chịu thêm tiền phạt vạ về ma chay chôn cất.
Nếu người Mông Cổ hay “sắc mục” giết người TQ thì kẻ sát nhân chỉ bị phạt vạ.
– Về tài sản thì bất cứ ruộng đất, nhà cửa, ngựa lừa khi nhà nước Mông Cổ cần là có quyền trưng thu.
– Về vũ khí, đồ bén nhọn, người TQ bị cấm tồn trữ các loại đao, búa, dao, hoặc các loại vũ khí khác. Cung tên cũng bị cấm xử dụng nên người TQ không được săn bắn. Năm gia đình mới được phép có 1 con dao cắt thịt.
– Về thi cử lúc đầu cấm người TQ không được dự các kỳ thi. Về sau được thi nhưng phải thi riêng không được thi chung với người Mông Cổ và “sắc mục”. Nếu đậu thì tên được nêu trên một bảng riêng phía bên trái. Bảng bên phải dành cho Mông Cổ và “sắc mục”.
Mông Cổ có loại chữ viết khác với chữ Hán, và dân TQ không được viết, đọc văn, diễn tuồng có lời phạm thượng Mông Cổ. Phạm tội bị tử hình. Chính vì chính sách cai trị quá khắc nghiệt đối với một nước TQ sống bằng nông nghiệp đã bị đói khổ vì đồng ruộng biến thành đồng cỏ mà Chu Nguyên Chương, con mồ côi của một nông dân nổi loạn và đã đánh đuổi được Mông Cổ ra khỏi đất nước. Dựng nên triều đại nhà Minh.
* Nhà Minh (1368-1644). Trương Phụ được lệnh xâm lăng VN với danh nghĩa phù Trần diệt Hồ (Hồ Quý Ly) vào năm 1414 và rút khỏi năm 1427. Nhưng từ năm 1478 nghĩa là 4 năm sau cuộc xâm lăng của Trương Phục đã bị Lê Lợi nổi lên 1418 và đánh đưổ hết quân Minh vào năm 1427, nghĩa là mất 10 năm kháng chiến. Điều này chứng tỏ quân Minh không quá mạnh. Tuy đời nhà Minh có viên quan
Trịnh Hòa gốc người Hồi Giáo đưa một hạm đội đi xa vào Đông Nam Á tới châu Phi, nhưng thực chất người TQ ít quan tâm đến biển cả. Nhật Bản luôn luôn là mối đe dọa cho TQ. Dọc theo chiều dài bờ biển, TQ luôn bị “Nụy Khấu” (giặc lùn) Nhật Bản cướp phá. Cuối thế kỷ 16, năm 1560 Nhật Bản tấn công TQ qua sự chiếm đóng Triều Tiên và đã tiêu diệt khoảng 200,000 quân TQ. Cuộc chiến kéo dài tới năm 1598 mới ngưng, và từ đó triều đại nhà Minh suy sụp.
Triều đại nhà Minh là triều đại để ý rất nhiều đến việc tu bổ Vạn Lý Trường Thành để đề phòng quân phương Bắc tới chiếm. Dù đề phòng cẩn mật thế nàochăng nữa thì giống dân Mãn Châu theo truyền thống nhiều đời vẫn hiếp đáp và cai trị TQ.
Đời Tống, dân Khiết Đan vùng Mãn Châu lập nên nước Liêu đã áp bức và tàn phá TQ. Rồi Liêu biến thành Đại Kim chiếm gần hết phía Bắc TQ, đẩy nhà Tống xuống phương Nam thành Nam Tống.
Nam Tống bị tiêu diệt hoàn toàn, cả nước TQ biến thành nước Nguyên (Mông Cổ).
Nhà Minh nổi lên đánh đuổi Mông Cổ sau 90 năm bị cai trị (1277-1367).
Nhà Minh lại bị quân Mãn Châu (con cháu Liêu và Đại Kim) đánh bại. Quân Mãn Châu gọi là Mãn Thanh. Cả nước TQ biến thành nước Thanh (Mãn Châu).
Tôn Dật Tiên nổi lên đánh đổ triều đại Mãn Thanh sau 267 năm bị Mãn Thanh cai trị (1644-1911).
Cả hai thời kỳ TQ bị mất nước do các nước Mông Cổ và Mãn Châu tới chiếm. Mông Cổ mở ra một đế quốc lớn nhất thế giới mà trong đó đất đai của TQ là một phần của đế quốc Mông Cổ.
Người Mãn Thanh cũng mở ra một đế quốc Mãn Thanh rất lớn bao gồm Mông Cổ, Tây tạng, Tân Cương mà trong đó đất đai của TQ cũng chỉ là một phần của đế quốc Mãn Thanh.
Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1912, vua Phổ Nghi, Mãn Thanh bị lật đổ, đã phục quốc bằng sự giúp đỡ của Nhật Bản và nước Mãn Châu Quốc ra đời (4) như vậy trong Thế chiến thứ hai (1939-1945) trên bản đồ Á Châu phía Bắc TQ có hai nước độc lập là Mông Cổ và Mãn Châu. Trong thời kỳ Mãn Thanh cai trị TQ (1644-1911), họ cũng giống như Mông Cổ rất tàn nhẫn với nhân dân TQ. Họ áp dụng 2 chính sách cứng rắn và mềm dịu.
1- Chính sách cứng rắn gồm có những biện pháp sau đây:
– Y phục phải bỏ kiểu cũ, phải ăn mặc kiểu Mãn Châu(2)
– Tóc không được búi tó mà đầu phía trước phải cạo sạch một nửa, nửa sau tóc kết thành một bím lớn và dài như đuôi ngựa thả xuống lưng. Thời Mông Cổ thì kết thành hai bím hai bên(3).
– Người TQ không được kết hôn với người Mãn Châu. Phạm tôi sẽ bị xử tội rất nặng.
– Cấm người TQ không được lập xã (đoàn thể) , lập hội.
– Cấm người TQ không được viết, đọc văn, diễn tuồng có lời phạm thượng nhà Thanh, có tư tưởng phục hồi nhà Minh. Phạm tội bị tử hình.
2/ Chính sách mềm dịu, dung nạp gồm những biện pháp sau đây:
– Xá tội cho các cựu thần nhà Minh một khi đã thần phục chế độ mới.
– Tha thứ cho một số thuế quá hà khắc.
– Giúp đỡ dân nghèo không có phương tiện mưu sinh.
– Cho người TQ được học hành thi cử.
– Được giữ các chức phụ tá cho người Mãn Thanh.
– Cả hai ngôn ngữ TQ và Mãn Châu đều được khuyến khích.
Mãn Thanh sau khi chiếm được toàn cõi TQ đã mở rộng đế quốc bằng cách chiếm đóng Đài Loan (1683), chiếm đóng Mông Cổ (1691), chiếm đóng Tây Tạng (1751) và chiếm đóng Tân Cương (1759).
Thế kỷ 19 là thời kỳ suy thoái của đế quốc Mãn Thanh. Nhật, Nga, Pháp, Đức, Anh, v.v.. đã xâu xé đế quốc này. Pháp xâm chiếm VN và VN yêu cầu Mãn Thanh cứu giúp. Thực tế Mãn Thanh quá yếu nhưng cố giữ cửa phía Nam nên đã giao tranh với quân Pháp và dùng vị trí VN để trao đổi với Pháp lấy một nền hoà bình phương Nam. Việc ký hoà ước 1885 của Pháp với Thanh là để thương lượng cho một tranh chấp giữa 2 quốc gia về một giải đất ảnh hưởng. Giải đất ấy thực tế không phải là của Pháp hay của Mãn Thanh.
Kết Luận
VN-TQ là hai quốc gia có một định mệnh rất giống nhau. Đó là luôn luôn bị quốc gia phương Bắc khống chế và tìm cách chạy trốn về phương Nam. Để tồn tại cả VN và TQ nhiều khi đã chấp nhận những tủi nhục như cầu phong, triều cống phẩm vật và đôi khi cả người.
Mông Cổ và Mãn Châu là hai quốc gia truyền kiếp ức hiếp TQ qua mọi thời đại Hán, Đường, Tống, Minh.
Thế kỷ 17, 18, 19 và đầu thế kỷ 20 TQ là thuộc quốc của Mãn Thanh. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào thời kỳ này đã đánh đuổi được quân Mãn Thanh và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Thời kỳ đó TQ là thuộc quốc của Mãn Thanh, còn VN là một quốc gia độc lập với Mãn Thanh thì việc học giả Vương Hàn Lĩnh, một học giả của TQ hiện nay tuyên bố cho tới năm 1885 VN là thuộc quốc của TQ là một điều hết sức sai trái.
Các nhà sử học TQ thường hay viết mập mờ các triều đại Nguyên (Mông Cổ) và Mãn Thanh (Mãn Châu) là hai thời kỳ phong kiến trong lịch sử TQ(4). Phải nói lại thật đúng là hai thời kỳ ngoại bang cai trị TQ. Ngày nay còn lại trên bản đồ thế giới một nước Mông Cổ là hội viên của LHQ. Còn Mãn Châu Quốc đã bị tan biến mất một phần vào đất Nga, một phần vào đất TQ (sự kiện xảy ra vào năm 1945).
Từ khi có cuộc cách mạng Tân Hợi (1912) tại TQ và Mãn Thanh bị sụp đổ, vua Phổ Nghi vua của Mãn Thanh đã tìm một giải pháp chính trị trở về cố quốc là Mãn Châu Quốc. Ông cựu hoàng này, vào thế cùng, đã phải dựa vào thế lực của Nhật Bản là thế lực đối kháng với TQ. Mãn Châu Quốc được hồi sinh vào năm 1932 và được rất nhiều quốc gia trên thế giới công nhận.
Tiếc thay sự thù hận của Mỹ và của Nga đối với Nhật lại được đổ lên đầu vua Phổ Nghi là đồng minh của Nhật Bản. Người ta tuyên truyền rằng vì vua Phổ Nghi là tay sai, là bù nhìn của Nhật Bản nên Mãn Châu Quốc phải bị đập vỡ.
Khi đế quốc Mãn Thanh bị sụp đổ, các vùng đất bị đế quốc Mãn Thanh chiếm đóng, bao gồm cả TQ và các quốc gia khác như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng cùng các quốc gia phiên thuộc (độc lập nhưng phải triều cống) như Cao Ly, VN, Miến Điện, Thái Lan trên nguyên tắc được buông thả để độc lập tự chủ. Nhưng người TQ nhân cơ hội đế quốc Mãn Thanh sụp đổ lại đưa ra các lý luận mập mờ rằng triều đại nhà Thanh của TQ nay không còn nhưng quốc gia TQ còn đó. Các đất đai của triều đại Mãn Thanh là đất đai của TQ. Kể cả Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông đều đưa ra lý luận vu vơ rằng người Tây phương (da trắng) và người Nhật Bản nhân cơ hội TQ yếu kém đã xâm chiếm đất đai và phiên thuộc của TQ, nay TQ có bổn phận phải thu hồi. Thời Mao Trạch Đông TQ cho in bản đồ mới bao gồm tất cả các quốc gia trên trong đó có VN thuộc vào lãnh thổ TQ. Điều này thật vô lý nếu ta thấy rằng sau khi đế quốc Anh sụp đổ mà Ấn Độ lại tuyên bố các vùng đất Miến Điện, Mã Lai, Singapore, Bhutan v.v.. thuộc về Ấn Độ và Ấn Độ có bổn phận thu hồi! Điều vô lý này TQ vẫn cứ tuyên bố phải thực hiện.
Người TQ rất thích thú thấy người Mãn Châu nói tiếng TQ và coi đó là một yếu tố quan trọngđể minh định Mãn Châu Quốc là đất của TQ. Thực tế trên thế gới có nhiều nước khác nhau nhưng nói cùng một ngôn ngữ và có cùng một văn hóa như nước Bỉ, nước Lục Xâm Bảo đối với nước Pháp, như nước Canada đối với Hoa kỳ, nước Mễ Tây Cơ và nhiều nước nam Mỹ đối với nước Tây Ban Nha.
Việc TQ cho dân Mãn Châu Quốc có cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa với TQ là công dân của TQ là sự cưỡng bức kẻ thất thế.
Dân TQ là một dân tộc có nền văn minh lớn, sống định cư, với lối sinh hoạt làng xã và đại gia đình, không thích rời quê cha đất tổ chỉ trừ những trường hợp bắt buộc(5). Điều này rất phù hợp với lối sống truyền thống VN.
Từ vấn đề địa lý, đến truyền thống sinh hoạt đã làm cho dân tộc đó không có năng khiếu và ham thích chiến tranh. Lịch sử TQ chỉ rõ dân TQ chạy xuống phương Nan và “tầm thực” cũng rất giống với lịch sử Nam Tiến của người VN. Nhưng cũng vì sự yếu kém của TQ mà VN tồn tại. Cũng vì sự yếu kém của VN mà nước Lào thênh thang kế bên VN vẫn còn nguyên vẹn. TQ có tính tham lam và thích phô trương nên đã tạo ra những mập mờ trong sử sách để họ mưu toan chiếm cứ các quốc gia lân bang. Lịch sử từ lâu đã không chiếm được thì giờ đây việc mở rộng đế quốc cũng chẳng dễ gì. Cái yếu của TQ và VN là người dân khó đoàn kết vì thế ngoại bang dễ ảnh hưởng và tạo ra rối loạn. Toàn bộ nhận định trên đây có thể được tóm tắt qua bảy điểm chính yếu sau đây:
Trung quốc rất sợ các dân tộc phương Bắc. Trung Quốc cũng bị cai trị nhiều lần bởi ngoại bang và rất hèn hạ. Văn hóa cắt đất, triều cống, cầu phong, hối lộ là văn hóa Trung Quốc du nhập vào VN.
Mông Cổ và Mãn Châu là 2 quốc gia khác biệt đã xâm chiếm và cai trị Trung Quốc trong đế quốc rộng lớn của họ.
Sau khi cách mạng Tân Hợi, Tôn Dật Tiên thành công, dành lại Trung Quốc và vua Phổ Nghi lui về Mãn Châu, liên minh với Nhật Bản để tồn tại lập lại Mãn Châu Quốc.
Việc vua Phổ Nghi liên minh với Nhật Bản, cũng giống như vua Bảo Đại liên với Pháp, Nhật Bản, hoặc Tổng Thông Ngô đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu liên minh với Mỹ để mưu cầu một sự tồn tại cho quốc gia của chính họ. Chụp mũ cho Mãn Châu Quốc là bù nhìn của Nhật để xóa sổ một quốc gia, một dân tộc là một tội ác của Liên Sô và Mỹ sau thế chiến thứ hai.
Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình cùng các sử gia Trung Quốc đều có tính mập mờ về sự thật lịch sử cận đại của TQ để mưu đồ sự bá quyền và bành trướng. Họ coi thời điểm Pháp chiếm VN năm 1885 là năm TQ bị mất lãnh thổ An Nam. An Nam lãnh thổ của TQ. Thực ra thời điểm này, Mãn Châu cai trị TQ, cũng như Anh Quốc cai trị Ấn Độ, thì VN làm sao lại là lãnh thổ của TQ, cũng như Miến Điện là lãnh thổ của Ấn Độ.
Mưu đồ cướp nước VN của TQ hiện nay rất lộ liễu. Họ tuyên bố người Kinh (Người VN ) là người thiểu số của TQ và họ tạo ra một tổ chức, trong tương lai có thể là một chính phủ đòi sát nhập VN vào TQ.
Bùi Khiết
Tài liệu tham khảo:
– Sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê, Văn Nghệ xuất bản, California 2003
– Trung Quốc Sử Cương – Phan Khoang, Dainam Co, California
– Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn, Tủ Sách Sử Học
– Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim, Sống Mới, USA 1978
– Sử Ký – Tư Mã Thiên – Văn Học , Việt Nam 1994
– Histoire de la Chine et de la civilisation Chinoise – Tsui Chi, Payot 1948
– Tài liệu online Wikipedia về China, Mongolia, Manchouria
Chú Thích
(1) Chủ điểm của bài viết về Mông Cổ xâm chiếm TQ nên lược bỏ về những vùng đất đai Mông Cổ đã chiếm và những cuộc chiến thất bại tại VN và Nhật Bản
(2) (3) Việc thay đổi y phục và kết bím để giống người Mãn Châu cũng có một liên quan tới một nhân vật lịch sử VN. Đó là ông Lê Quýnh bộ hạ của vua Lê Chiêu Thống chạy trốn sang TQ sau khi quân Thanh bị vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá. Vua Lê cứ kèo nhèo xin viện binh và mở lại một mặt trận nữa. Các quan Mãn Thanh biết là việc này không làm nổi nên muốn đày mỗi vị đi một nơi để hội nhập vào TQ. Lê Quýnh ra đi vì mục đích chính trị chống Tây Sơn chứ đâu muốn tỵ nạn nên tức tối trả lời khi bị ép thay đổi y phục và kết bím tóc. Ông nói “Đầu ta có thể chặt, chứ tóc ta không thể cắt. Da ta có thể lột chứ áo quần ta không thể đổi”. Lê Quýnh bị chặt đầu chết bởi quân Mãn Thanh.
(4) Năm 1921 Mông Cổ tách được ra khỏi TQ và lập thành nước Cộng Hòa Mông Cổ. Từ ngày đó các sử gia Mông Cổ và chánh quyền Mông Cổ xác định triều đại nhà Nguyên là triều đại của lịch sử Mông Cổ chứ không phải là triều đại của lịch sử TQ. Họ tố cáo các sử gia TQ mập mờ đánh lận con đen để chính thức hóa sáp nhập Mông Cổ vào TQ và coi dân Mông Cổ như là một loại dân thiểu số của TQ. Như vậy cuộc chiến tranh dưới thời nhà Trần của VN là với Mông Cổ còn TQ chỉ là thuộc quốc của Mông Cổ. Không thể gọi “quân Nguyên là quân Tầu”. Đây là một sự nhầm lẫn lớn.
Năm 1932 vua Phổ Nghi của triều đại Mãn Thanh bị cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Dật Tiên lật đổ, (Tôn Dật Tiên người gốc Quảng Đông dòng dõi Bách Việt nhưng “hồ hởi phấn khởi” tự nhận là dân tộc Hán) đã tìm thế liên minh chính trị với Nhật Bản để thành lập Mãn Châu Quốc. Bằng sự kết hợp thông minh và khôn khéo Mãn Châu Quốc được thế giới công nhận. Năm 1932 có rất nhiều cường quốc trên thế giới gửi thư chúc mừng và có liên lạc ngoại giao với cấp bậc đại sứ. Vua Phổ Nghi lúc đó là Hoàng Đế của Mãn Châu Quốc niên hiệu Khang Đức, quốc hiệu Mãn Châu Đế Quốc. Ông Trịnh Hiếu Tư là thủ tướng đầu tiên.
Mãn Châu Quốc được Vatican công nhận, rồi lần lượt Nhật Bản (1932), Ý Đại Lợi (1937), Tây Ban Nha (1937), Đức (1938), Ba Lan (1939), Hungary (1939), Slovakia (1940), Romania (1940), Bulgaria (1941 (Phần Lan (1941), Croatia (1941), Thái Lan (1941), Pháp (1941), Liên Xô (1941) và cả chính quyền TQ (Uông Tinh Vệ) (1941),v.v…
Buồn thay vì thế chính trị của Mãn Châu Quốc liên kết và có ảnh hưởng của Nhật Bản (cũng như miền Bắc VN) liên kết và có ảnh hưởng của TQ trước năm 1975) mà bị hai nước lớn nhất lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên Xô nhìn với con mắt rất thù ghét. Hoa kỳ thù Nhật Bản về các mặt trận ác liệt tại Trân Châu Cảng và tại Thái Bình Dương do Nhật Bản gây ra. Liên Xô hay nước Nga thời trước cách mệnh vô sản (1917) thù ghét vì Nhật đã đại thắng nước Nga trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng (1904-1905). Sự thù hận của hai nước này lại đổ lên đầu Mãn Châu Quốc. Sau thế chiến 1945, họ coi Mãn Châu Quốc là tay sai của Nhật Bản cần phải trừng trị. Và tốt nhất được làm món quà thưởng cho đồng minh TQ. Vua Phổ Nghi trở thành tù nhân của người TQvà nước Mãn Châu bị xé nát. Liên Xô chiếm một mảng gọi là Ngoại Mãn Châu và TQ chiếm một mảng gọi là Nội Mãn Châu. Sau khi được chia phần, TQ di rất nhiều dân tới vùng này. Mãn Châu Quốc bị xóa nhòa trên bản đồ thế giới.
Từ năm 1932 các sử gia Mãn Thanh luôn luôn xác nhận triều đại Mãn Thanh thuộc lịch sử của Mãn Châu Quốc, vào thời đó TQ là thuộc quốc của Mãn Châu. Chiến tranh giữa VN do vua Quang Trung lãnh đạo là đánh nhau với quân Mãn Thanh, còn TQ chỉ là thuộc quốc của Mãn Thanh. Vậy không thể gọi “quân Mãn Thanh là quân Tầu”. Đây cũng lại là một sự nhầm lẫn lớn nữa.
Hiệp ước 1885 giữa người Pháp và triều đình nhà Thanh là hiệp ước của hai nước Pháp và Mãn Châu tranh dành ảnh hưởng trên vùng đất VN. Việt Nam, theo học gỉả Vương Hàn Lĩnh của TQ hiện nay được cho là thuộc quốc của TQ cho đến năm 1885 là vô cùng vô lý. Vì vào 3 thế kỷ 17, 18, 19 TQ là thuộc quốc của Mãn Châu thì VN làm sao lại là thuộc quốc của TQ?! Các sử gia TQ cứ mập mờ một cách cố ý để rồi nhận vơ các nước lân bang là đất đai cũ của mình bị người da trắng chiếm mất, nay cần thu hồi.
(5) Chính sách khắt khe, tàn ác của người Mãn Châu đối với người TQ và nhất là quyết tâm tiêu diệt tàn dư triều đại nhà Minh khiến đã xô đẩy rất nhiều “thuyền nhân” TQ dùng ghe thuyền chạy trốn xuống các quốc gia Đông Nam Á. Riêng tại VN, nhóm Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch vào lạy lục chúa Nguyễn Phúc Tần xin định cư tại Biên Hòa, làm ruộng, khai rừng và buôn bán. Nhóm Mặc Cửu đổ bộ lên đất Hà Tiên lập ra một vùng trù phú độc lập. Nhưng rồi vì thế yếu cũng xin quy phục chúa Nguyễn. Nhiều nhóm nhỏ khác đổ bộ vào miền Nam VN đều được người VN thương hại giúp đỡ định cư. Họ gọi những người TQ này là người Minh. Nơi làng xóm người Minh trú ngụ gọi là Minh hương (làng người Minh). Ngày nay Minh hương có nghĩa rộng chỉ người TQ tới lập nghiệp tại miền Nam VN.
Xã hội TQ có thứ tự : Sĩ, nông, công, thương. VN cũng bắt chước theo thứ tự đó. Người TQ khi định cư tại VN rất khó tiến thủ về học vấn, trừ một số ít, vì có sự kỳ thị. Tiến thủ học vấn liên quan tới cương vị chỉ huy. Ruộng đất canh tác vừa khó nhọc vừa hiếm và ở nơi xa nên họ chọn đi vào thương nghiệp, buôn bán nhỏ và tiệm ăn. Đây là lựa chọn bắt buộc mà lại thành công lớn vì xã hội cổ VN rất kỳ thị nghề buôn bán, coi thương nhân là người không lương thiện nên người VN không thích làm nghề này. Bản chất người TQ không giỏi về thương nghiệp, nhưng khi di tản ra nước ngoài thì nghề buôn giúp gia đình sống độc lập và tránh được các kỳ thị của người dân bản địa. Từ đó nghề dạy nghề, truyền thống được tinh luyện khiến họ rất giỏi và rất đoàn kết tạo thành công lớn trên thương trường.
https://vietbao.com/a294333/viet-nam-trung-quoc-hai-quoc-gia-mot-dinh-menh
Hong Kong nóng bỏng – Từ Thức
Tình hình Hong Kong càng ngày càng gay cấn. Thành phố sống trong tình trạng hỗn loạn. Chính quyền địa phương kêu gọi dân ở những vùng có biểu tình hãy đóng cửa, ở trong nhà, để tránh những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người chống đối.
Trong khi cuộc tập hợp sit-in tiếp tục ngày thứ ba tại phi trường, dân chúng xuống đường ở nhiều địa điểm trên đảo, đặc biệt là ở Victoria Park, trong suốt ngày Chủ Nhật 11/08
Cảnh sát đã nổ súng, bắn lựu đạn cay. Du đãng, băng đảng đen trà trộn trong đám đông, đánh đập tàn nhẫn người chống đối. Hàng chục người được chở vào nhà thương, một người bị thương nặng, tính mạng bị đe dọa.
Tới nay, trên 600 người đã bị bắt. Theo luật, những người bị kết án phá rối trị an có thể lãnh án 10 năm tù. Chính quyền địa phương cho hay sẽ cương quyết trong việc vãn hồi an ninh trên bảo. Bắc Kinh cảnh cáo là những người phá rối an ninh sẽ bị nghiêm trị
Bắc Kinh sẽ làm gì?
Bắc Kinh sẽ làm gì trong những ngày tới, khi những người tranh đấu cho dân chủ không lùi bước ? Muốn gởi quân đội, phải được quốc hội phê chuẩn, nghĩa là chính quyền trung ương quyết định leo thang trong việc đàn áp.
Tập cận Bình bị dồn trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan . Nhượng bộ sẽ dẫn tới những phong trào chống đối khác, kể cả trong nội bộ đảng, nhất là quyền lực của Tập đặt trên nguyên tắc cứng rắn, kỷ luật sắt. Dân Hong Kong đã vươt ranh giới đỏ ( ligne rouge ) khi đòi độc lập, đòi giải phóng. Đụng tới nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ là một tabou dưới triều đại Tập Cận Binh.
Đàn áp, sẽ là một hình ảnh xấu trong khi Tàu đang gặp khó khăn trên đường chinh phục thế giới. Không phải Tập sơ phản ứng của thế giới, bởi vì biết rằng dù có Thiên An Môn thứ hai, các cường quốc cũng sẽ chỉ phản ứng lấy lệ, lấy cớ Hong Kong là chuyện nội bộ của Tàu. Cái Bắc Kinh e ngại là dân Đài Loan khiếp sơ công thức ” một quốc gia hai chế độ ”, và các nước trên con đường tơ lụa thấy rõ hiểm họa Tàu.
Hơn nữa, khó tưởng tượng Hong Kong hoàn toàn tê liệt. Hong Kong, thị trường chứng khoán thứ 3 trên thế giới, sau London, New York, là địa bàn giúp Trung Cộng giao làm ăn, kinh tài với thế giới tư bản. Tập đoàn cầm quyền và các ‘’ đại gia ‘’ thân cận đầu tư ồ ạt tại Hong Kong, thí dụ con rể Tập Cận Bình đã đầu tư trên 300 triệu US dollars .
Nếu có biến động lớn, tiền bạc ngoại quốc sẽ chạy qua Đài Loan, Singapour, Tokyo là điều Bắc Kinh e ngại, nhất là trong lúc đang có chiến tranh kinh tế với Hoa Kỳ
Lá bài Carrie Lam
Cho tới giờ này, ngoài những lời dọa dẫm, Bắc Kinh dồn gánh nặng trên đầu ‘’thủ tướng‘’ Carrie Lam. Bà này cũng chỉ dùng tới lực lượng cảnh sát, với sự hợp tác của các băng đảng thuộc xã hội đen và công an lục địa, mặc dù có thể ban hành lệnh giới nghiêm hay xử dụng lực lượng quân đội 5000 người có mặt trên đảo .
Tin giờ chót : Sáng thứ hai, chính quyền Hong Kong, dưới áp lực của Bắc Kinh, đe dọa sẽ sa thải tất cả những công chức tham dự hay ủng hộ phong trào chống đối, trong khi Bắc Kinh, để lùng bắt những người đối lập, đòi các hãng hàng không cung cấp danh sách hành khách ghé lãnh thổ Tàu.
Không ai biết tình hình Hong Kong sẽ diễn biến ra sao, nhưng đương đầu với một nước độc tài trên một tỷ rưỡi người, dân Hong Kong đã thắng lợi trong bước đầu
Hậu quả đầu tiên là dân Đài Loan sẽ suy nghĩ ba lần trước khi bầu cử Tổng Thống năm tới. Trước khi vụ Hông Kong bùng nổ, cử tri ngả về phe đối lập có khuynh hướng thân Tàu, theo thói quen thay đổi phe cầm quyền trong mỗi kỳ bầu cử. Biến động ở Hong Kong, ngày nay thực sư trở thành phong trào đòi độc lập, cho người Đài Loan biết con đường phải chọn trong tương lai.
Điều đáng phàn nàn là cả thế giới phẫn nộ khi vụ tàn sát Thiên An Môn đã xong, bọn giết người đã về nhà lau chùi võ khí; cả thế giới đang khoanh tay chờ có thảm sát ở Hong Kong để lại có dịp phẫn nộ. Nhân danh nhân quyền
Hong Kong Phẫn Nộ – Mai Thanh Truyết
Tuổi trẻ Hong Kong xuống đường từ tháng 10/2014 và chỉ trong một thời gian ngắn bị kết thúc trong lặng lẽ, chỉ còn dư âm của biểu ngữ:”Họ không thể giết hết chúng ta được”. Cường quyền HK với sự tiếp tay của cảnh sát và công an Trung Cộng đã dùng những biện pháp vừa nhu vừa cương và kéo dài thời gian trong thương lượng, để rồi chấm dứt những xáo trộn đường phố cùng một số lãnh đạo của tuổi trẻ bị cho vào tù…
Nguyên nhân sâu kín đưa đến quyết định xuống đường của dân HK là chính quyền trung ương thực hiện việc sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng. Việc nầy đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt của các nhóm sinh viên Hồng Kông vào năm 2014, được gọi là Cuộc cách mạng ô dù. Tuy nhiên sau một thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội.
Do kinh nghiệm cách đây 5 năm, cuộc xuống đường lần nầy, lấy lý do chống lại Dự luật dẫn độ từ Hong Kong về Trung Cộng, bất ngờ trên 200.000 dân chúng đồng loạt xuống đường liên tục từ ngày 9/6/2019; lên đến cao điểm vào ngày 16/6, ước tính có 2 triệu người dân HK xuống đường (trên dân số 7,2 triệu).
Biểu tình diễn ra liên tục. Ngày qua ngày, lần lượt trung tâm xe điện, xe buýt…bị tràn ngập. Ngày 12 và 13/8 phi trường đóng của. Biểu tình tiếp tục dù bên biên giới KH là tỉnh Thẩm Quyến, TC đã tập trung xe thiết giáp và cảnh sát đặt biệt chờ lịnh…
Một số đã xâm nhập tiếp tay với 5000 cảnh sát cơ hữu của HK cộng thêm “đặc công giả dạng côn đồ đánh đập ngườ biểu tình không nương tay. CS bắn đạn cao su thẳng vào đám đông. Hiện đã có trên 700 người bị thương. Một người đã chết. Trên 600 người bị bắt (14/8).
Người dân HK vẫn đứng thẳng với biểu ngữ:”Cảnh sát hãy buông súng”.
Với tình hình căng thẳng trên:
Không biết ngày “N” sẽ xảy ra trong thời điểm nào?
Chờ xem quyết định của TC cho xe thiết giáp và cảnh sát dã chiến tấn công người dân HK tranh đầu cho tự do dân chủ của HK ra sao?
Và ước muốn của dân HK là gì?
Phải chăng họ chỉ muốn có bầu cử tự do cho người đại diện cho họ mà thôi. Họ không đòi độc lập như một quốc gia trong lúc nầy, nhưng chỉ muốn có một tự do truyền thống hàng 150 năm qua là có quyền “bầu” người đại diện (được tự do ứng cử) qua bầu cử tự do chứ không do TC áp đặt!
Quy chế tự trị của Hong Kong
Một quốc gia, hai chế độ (chữ Hán: 一國兩制, nhất quốc lưỡng chế) là một ý tưởng được Đặng Tiểu Bình – lãnh tụ tối cao của TC trong tiến trình tái thống nhất Trung Cộng vào đầu thập niên 1980. Họ Đặng mong muốn thành lập một TC duy nhất, nhưng các phần lãnh thổ độc lập như Hồng Kông, Ma Cao, Kowloon (ngày nay tồn tại dưới danh nghĩa Đặc khu Hành chính) nghĩa là khu tự trị có thể duy trì hệ thống kinh tế – chính trị của chủ nghĩa tư bản. Dân HK có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài sẽ được hưởng một số quyền nhất định.
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. TC đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ“, nơi thành phố này sẽ hưởng “một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao” cho 50 năm sau. Trong quyết định, tất cả đều “bỏ lững” tư cách và tình trạng chính trị của Hong Kong sau ngày 1/7/2047!
Sau quyết định trên, có khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho TC vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nguyên tắc có nội dung như sau: Sau khi thống nhất đất nước, dù chủ nghĩa xã hội được thực hiện ở Trung Hoa đại lục, nhưng Hong Kong và Ma Cao, tương ứng là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, có thể duy trì hệ thống của họ với quyền tự chủ cao ít nhất cho đến 50 năm sau khi TC thống nhất.
Kể từ sau 1997, người dân HK tiếp tục phản đối chính quyền HK qua sự chống lưng của TC liên tục xuống đường:
Năm 2003, một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo ngại về sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng Kông hủy bỏ.
Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng Đặc khu. Tăng Âm Quyền được chọn làm Trưởng Đặc khu để hoàn thành hết nhiệm kỳ của Đổng Kiến Hoa. Năm 2012, Lương Chấn Anh kế nhiệm chức Trưởng Đặc khu.
Cuộc thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn 70% những người được hỏi ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Hoa.
Người dân Hong Kong nổi dậy
Ngày 1 tháng 7 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hong Kong, bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hong Kong đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ, trong khi cũng có những nhóm tuần hành ủng hộ chính phủ Bắc Kinh trong ngày này.
Một cảnh sát HK vứt áo và nhập vào đoàn biểu tình
Và kể từ những ngày cuối tháng 3/2019, khi cuộc biểu tinh đầu tiên diễn ra đến nay, TC đã chọn kế “cách ngạn quan hỏa – đứng bên lề xem lửa cháy”. Nhưng họ đã lầm. Người dân HK ngày càng biểu lộ những phương cách ngoạn mục, có lãnh đạo nhưng không có lãnh tụ.
Các cuộc xuống đường xem có vẽ như là tự phát, nhưng thật ra đều có điều hướng rõ ràng, có chiến thuật nhịp nhàng. Khi lớp người biểu tình đi đầu bị tấn công, có lớp đi sau có chuẩn bị tiếp ứng ngay. Do đó, con số xuống đường từ khoảng 200.000 ngày 9/6 đã lên đến khoảng 2 triệu ngày 16/6.
Ngay cả khi dự luật dẫn độ đã được Bà Đặc khu qua sang “đòi hỏi” những yêu cầu khác ngay tức thì là:Yêu cầu Bà từ chức;
Và phải có bầu cử tự do để người dân tự chọn lấy người lãnh đạo thực sự cho Hong Kong và không có sự can dự cũng như sắp xếp của nhà cầm quyền TC.
Các linh mục Hồng Kông xuống đường ủng hộ những người biểu tình và phản đối cảnh sát đàn áp người biểu tình ngày 12.08.2019
Và cứ thế, làn sóng biểu tình vẫn tiếp tục và ngày càng diễn tiến đến mức độ hầu như không kiểm soát được về phía Đặc khu và TC. Những sự đàn áp ngày cáng dã man hơn. Và để đáp lại, người dân ngày càng cáng đoàn kết hơn, kết hợp hầu như tất cả các thành phần trong xã hội HK đều tham gia và cuốc xuống đường.
Hai chiến tuyến đã quá rõ ràng:
– Dân HK tranh đấu cho Tự do-Dân chủ;
– Trung Cộng nhứt quyết sáp nhập HK và TC.
Những chiêu thức huyền biến của phong trào
Trước sự tấn công ngày càng tàn bạo của cảnh sát và côn đồ, người dân HK hành sự vá áp dụng nhiều chiêu thức tinh vi hơn nữa để đối lại. Thật là “mắt đối mắt” – an eye for an eye. Họ xử dụng bom xăng và cả tia laser để chiếu thằng vào mắt của cảnh sát như hình dưới đây:
Có những nơi, người xuống đường thể hiện một cung cách “rất ôn hòa” như phương pháp của Lý Tiểu Long – Bruce Lee như trong bộ phim “Be water” – Linh động như nước như: – Ngồi chận cửa ở những hầm xe điện metro, bến xe buýt, cũng như hoàn toàn “bít” lối vào ở phi trường và làm cho phi trường phải đóng cửa hai ngày 12, và 13/8 vừa qua. Câu chuyện tọa kháng ở phi trường vẫn còn tái diễn cho đến hôm nay (17/8) và là một vấn đề hết sức nhức nhối cho TC.
Cuộc khủng hoảng ngày hôm này sẽ là một bước ngoặt cho Hong Kong và cho cà cường quyền Trung Công. Cho đến giờ phút nầy chưa một ai có thể tiên liệu câu chuyện sẽ được kết thúc như thế nào?
Người biểu tình Hong Kong là ai?
– Họ không phải là dân oan, nên không đấu tranh để đòi lại mảnh đất để sinh sống.
– Họ không phải là công nhân, đấu tranh vì quyền lợi lao động bị tước đoạt.
– Họ không phải là kẻ bất tài thất nghiệp, đấu tranh để nhận bạc cắc từ những thế lực bên ngoài.
– Họ cũng không phải dân du thủ du thực, cố tình gây bạo loạn để khoe bắp thịt hay kiếm miếng ăn.
Mà:
Họ là những học sinh, sinh viên, tư chức, linh mục, các bà mẹ Hong Kong, công chức cao cấp, thuộc thành phần trí thức tinh hoa trong xã hội. Đại đa số còn rất trẻ, cả nam lẫn nữ;
Họ chiến đấu, không phải để bảo vệ những tài sản họ có hoặc muốn có;
Họ chiến đấu vì họ là những người có đầy đủ vật chất nhưng họ hiểu, nếu khoanh tay ngồi nhà hôm nay, ngày mai họ sẽ không còn cơ hội được làm người;
Họ sẽ vĩnh viễn không còn quyền được mở miệng nói những điều họ muốn nói, sống như họ muốn sống, suốt đời cắn răng làm nô lệ cho bạo quyền.
Và, Tuổi Trẻ Hong Kong có nhiều sáng tạo trong việc liên lạc với nhau trong các cuộc biểu tình:
Ít dùng biểu ngữ như ở Việt Nam (không cần thiết);
Không xử dụng cờ xí ngoài biểu tượng như …dù vàng…Còn Việt Nam vẫn dùng cờ xí CSBV (để làm cái khiêng. chịu chơi mà “run”;
Chỉ một số nhỏ chụp hình, còn Việt Nam chụp liên tục và hình như ai cũng chụp để post lên FB làm…duyên(!);
Xử dụng ngôn ngữ đặc biệt làm dấu hiệu và truyền đạt lẫn nhau như: – ra dấu có đàn áp để chuẩn bị cho lớp sau; – ra dấu ngón tay để chuẩn bị các bình nước cho phía trước;
Ra dấu để chuyển nón, chuyển dù lên – Ra dấu cần bao nylon – Liên lạc qua telegram, điện thoại…
Phía trước bị cảnh sát tấn công, lớp trẻ phía sau tiến lên, “dồn cụt” lại làm cho cảnh sát khó tiến lên;
Dùng bao rác plastic hai bên đường quăng về phía cảnh sát làm cho cs lúng túng và lui dần vì mủi…xú uế!
Dùng nước để làm tắt lựu đạn cay bằng cách rưới thẳng lên trái lựu đạn cay, hay lựu đạn khói;
Và trong những ngày vừa qua, biết dùng gậy gộc để chống lại côn đồ, biết dùng bom xăng để chống lại cảnh sát.
Tất cả những động thái trên đều đã được bí mật “học tập” cùng nhau.
Do đó:
* Tuổi trẻ Hong Kong có tổ chức biểu tình chứ không tự phát;
* Có chuẩn bị và có kế hoạch phải làm gì, do đó có mục tiêu liên tục: chống Luật dẫn độ lúc đầu, sau đó, đòi Đặc khu trưởng Carrie Lam từ chức; và mục tiêu sau cùng là bầu cử Đặc khu trưởng do toàn dân HK.
* Có lãnh đạo, nhưng không có lãnh tụ. Bên ngoài cho Joshua Wong là lãnh tụ, nhưng người viết không nghĩ như vậy.
Chính vì vậy mà các cuộc biểu tình của Tuổi Trẻ Hong Kong đạt được kết quả.
Chùng ta hãy chờ xem quyết định của TC:
1 – Biến Hong Kong thành một Thiên An Môn thứ hai?
2 – Thỏa mãn các yêu sách của người dân Hong Kong?
Dù sau đi nữa, giải pháp nào cũng đưa Tập Cận Bình vào ngõ cụt!
Bắc Kinh đang đứng ở ngã ba đường
Qua hai hướng giải quyết trên, liệu TC “sẽ phải” chon con đường nào?
Hiện tại, xe tăng, xe bọc thép và quân đội TC đã tập trung ở giáp giới tỉnh Thẩm Quyến và Hong Kong, chỉ cách HK chừng 1 Km. Nếu đội quân trên tiến vào HK như kiểu Thiên An Môn ngày 4/6/1989, chắc chắn sẽ chấm dứt cho nguyên tắc đã ký kết giữa Anh và Trung Cộng vào năm 1997. Đó là “Một quốc gia, Hai chế độ”. Làm như thế, chúng ta sẽ thấy những hậu quả không thể tiên liệu được.
Còn nếu thỏa mãn cho yêu sách tự do và bầu cử người đại diện cho đặc khu hành chánh, thì đây chắc chắn sẽ là một cánh cửa tự do cho Đài Loan, Tân Cương, và Tây Tạng. Và nước Trung Hoa sẽ co cụm lại như vào thời nhà Thanh trong giai đoạn liệt cường xâu xé…
Con đường nào cho Trung Cộng đây?
Và đây cũng là một dấu hỏi lờn cho Tập Cận Bình trong những ngày sắp tới…
Như chúng ta đã thấy ngay từ đầu, cảnh sát chưa hiện diện cho đến ngày 16/6. Nhưng khi người dân bao vây Tổng hành dinh cảnh sát ngày 20/6, cảnh sát vẫn án binh bất động, chưa có hành động trấn áp nào. Nhưng sau khi Nghị Viện bị xâm nhập cũng như phá hoại ngày 1/7, từ đó cảnh sát mới thẳng tay đàn áp thô bạo hơn. Tại trạm metro Yuen Long, từ tối 21/7, khi trên đường về, người biểu tình bị phe du đảng dùng gậy sắt đánh đập tàn bạo. Cô Agnès, người tham gia biểu tình, cho biết khi trả lời phóng viên Pháp rằng:”chiếc vòng luẩn quẩn mà họ bị mắc vào và lối thoát hẳn sẽ rất kinh khủng”. Cô tiếp theo:”Họ càng đánh, chúng tôi càng vùng dậy. Chúng tôi không thể dung thứ việc luật pháp bị cảnh sát nhạo bang”.
Cho đến nay, tổng kết có trên 700 người dân đã nhập viện. Có một người chết.
Và, lấy cớ cho một cảnh sát bị phỏng nhẹ do bom xăng hôm Chủ nhật 11/8, Yang Guang, phát ngôn viên cơ quan phụ trách về Hồng Kông của TC tuyên bố đây là “một tội phạm nghiêm trọng, cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của khủng bố”.
Một giai đoạn mới đang mở màn sau quyết định gán cho người dân HK là “khủng bố”, một tiến trình đàn áp mơi giống như kịch bản của TC áp dụng ở Tây Tạng và Tân Cương.
Hong Kong sẽ đi về đâu?
TCB có hy vọng mọi việc sẽ tương tự như Phong trào Dù vàng năm 2014 chăng?
TC có chờ đợi phong trào tự tan rã, vì người dân chán nản trước những khó khăn thường ngày do sinh hoạt bị xáo trộn và cuối cùng công luận sẽ quay sang chống những người xuống đường như những gì đã diễn ra sau 2 tuần xuống đượng trong năm 2014 chăng? Thiết nghĩ là không, vì những cuộc xuốn đường dã diễn ra liên tục từ đầu tháng 6 đến nay!
Chúng ta cũng đừng quên vai trò của Bà Carry Lam, Đặc khu trưởng HK. Bà uyển chuyển trong giai đoạn đầu, dùng đối thoại tiếp theo. Sau đó tuyên bố cứng rắn. Và cuối cùng không nhượng bộ và cho cảnh sát đàn áp.
Lúc đầu, Bà “có ý định” (?) từ chức, có thể dưới sức ép của phong trào xuống đường, và cũng có thể do áp suất của TC đè nặng. Sau cùng Bà vẫn nắm giữ vị trí ĐKT Hong Kong. Nên nhớ, Bà là người HK. Trong một chừng mực, một suy nghĩ nào đó, câu chuyện HK tương lai có thể sẽ có sự can dự và hiện diện của Bà…
Thêm một yếu tố cũng cần nêu ra ở đây là, não trạng của người Tàu. Tâm lý người Tàu có tình tự dân tộc cực đoan: con cái nhà Trời (Thiên Tử). Do đó, dù có đàn áp HK dã man hay không, một khi đã ổn định lại rồi, họ sẽ mau quên vì…dù sao đi nữa, một khi KH đã được sáp nhập vào nước Trung Hoa “vĩ đại” của họ rồi và bất chấp những những áp lực của quốc tế!
Mặc dù người dân HK vẫn không chấp nhận là người Hán, vẫn nói tiếng Quảng Đông chứ không nói tiếng Quan Thoại, tiếng nói chính thức của TC, HK chỉ là một thiểu số chiếm 80% trong số 7,2 dân số ở HK.
Nếu nói như trên, Hong Kong trước sau gì cũng sẽ mang số phận của Tây Tạng hay Tân Cương???
Thái độ của Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm 14/8, nói rằng họ “đặc biệt lo lắng” đối với các báo cáo tin tức về việc TC khai triển quân đội ở khu vực giáp ranh với HK và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự trị của hòn đảo này. Ủy ban Quốc phòng của Nghị viện Mỹ cũng cảnh báo về những hậu quả nhãn tiền nếu xảy ra bất kỳ cuộc đàn áp nào ở HK.
Cho đến giờ, Hoa Kỳ qua những sự việc xảy ra dồn dập ở HK từ ngày 9/6 đến nay chỉ đưa ra những lời tuyên bố cũng như yếu cầu TC tự chế, không xử dụng các biện pháp mạnh để đàn áp người dân HK, khuyến cáo TC… Từ phía Bộ Ngoại giao, rồi đến Quốc phòng chỉ nói, nói, và nói. Chỉ có một động thái duy nhứt là mang tàu chiến vào xin đậu ở hải cảng HK nhưng bị TC từ chối!
Thái độ “đứng ngoài” và chỉ “khuyến cáo” hay “góp ý “nhỏ”” cho Trung Cộng trên phương diện ngoại giao cho thấy trên mặt nổi, Hoa Kỳ muốn cho thế giời biết là không muốn xâm nhập vào chuyện “nội bộ” của Tàu.
Tuy nhiên, những hình thức góp phần trực tiếp vào biến động tại Hong Kong hiện tại qua tình báo hay hay truyền thông do TC “la làng” …chỉ là một cuộc chiến âm thầm giữa Mỹ – Trung mà chúng ta sẽ biết được sau khi mọi vấn đề được ngã ngũ thôi.
Những ngày sắp tới trong một tương lai không xa sẽ cho chúng ta thấy kết quả của cuộc cách mạng bất tuân dân sự đòi tự do dân chủ của có thể nói tất cả các thành phần dân chúng sống ở Hong Kong sẽ được soi rọi một cách rõ ràng. Chắc chắn sẽ không còn một chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” nữa! Mà sẽ là:
Hoặc Hong Kong sẽ vĩnh viễn là một tỉnh hay thành phố thuộc TC;
Hoặc Hong Kong sẽ là một quốc gia độc lập được thế giới công nhận.
Thay lời kết
Khi bà Carrie Lam – Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố những người biểu tình xuống đường là “khủng bố” thì mọi sự việc đã thay đổi hẳn đối với 7,2 triệu dân Hong Kong sau 155 năm sống dưới chế độ dân chủ dưới sự quản lý của người Anh. Những cuộc xuống đường trở thành bạo lực hơn. Súng bắn đạn nylon, bom xăng, gậy gọc, những đòn thù của cành sát, “du côn mặc đồng phục” cả trắng lẫn đen…ngày càng được xử dụng một sách …sắt máu hơn.
Nhưng người dân HK vẫn không chùng bước.
Mặc dù quyết định của TCB cho đến nay chưa cho thấy một chỉ dấu nào có tính cách dứt dứt khoát là: – Trấn áp biểu tình bằng biện pháp quân sự hay, – Thỏa mãn một số điều kiện của dân HK để chờ đợi thời điểm thuận lợi hơn trong lúc nầy. Đây vẫn là một dấu hỏi lớn trong đầu TCB!
Nhưng cuộc xuống đường của dân HK vẫn tiếp diễn có tính cách liên tục và tổ chức có quy cũ thêm, có kế hoạch “theo con nước” như đã phân tích ở phần trên. Và ý chí tiếp tục cuộc cách mạng bất tuân dân sự của người dân Hong Kong ngày càng thể hiện rõ nét và dứt khoát hơn qua các biểu ngữ như “Liberate Hong Kong From Fascist China” đã cho thấy ý nguyện của dân HK là muốn làm cuộc cách mạng vĩnh viễn cho đất nước nầy thoát khách thống trị của Trung Cộng. Và cuộc xuống đường dưới danh nghĩa chống Luật dẫn độ chỉ là màn dạo đầu (prelude) cho bản hợp tấu “Dân chủ – Tự do – Độc lập”.
Một cư dân HK tuyên bố:“Hong Kong đã đổ máu xuống những nẻo đường, đối với những người trẻ, dù có một nền tảng phát triển vào hàng bậc nhất châu Á, họ vẫn kiên quyết không lùi bước trước các bất công đang hiện diện, vì họ không muốn sống trong một tương lai tăm tối dưới chính quyền côn đồ cộng sản Trung Cộng.”
Đây là một bài học lớn cho tuổi trẻ Việt Nam hiện tại, trong và ngoài nước.
Não trạng “SỢ” đã được đã được lấy ra khỏi tim óc.
Nhưng vẫn chưa đủ.
Cần phải biết PHẪN NỘ trước kẻ nội thù và ngoại bang Trung Cộng.
Từ đó mới có QUYẾT TÂM và dứt khoát CHỐNG TÀU DIỆT VIỆT CỘNG.
Lãnh đạo csvn…nói thật như đùa
NGUYỄN NHƯ TIỆP (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản)nói: “Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”.
Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông – Nguyễn Quang Duy
Tối thứ sáu 16/8/2019, tại hai thành phố Melbourne và Sydney, Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh đã tấn công người ủng hộ tự do cho Hồng Kông.
Những hình ảnh bạo động được nhanh chóng thông tin giúp dư luận Úc nhận rõ bản chất của cộng sản Bắc Kinh tạo quan tâm đến tình hình đấu tranh tại Hồng Kông.
Cảnh sát Melbourne cho biết hai người ủng hộ Bắc Kinh đã bị lập biên bản vì bạo hành người biểu tình, cả hai sẽ bị truy tố vì vi phạm luật Úc.
Sáng hôm sau thứ bảy 17/8/2019, tại Melbourne hằng trăm người người Hoa, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Úc tập họp trước Thư viện tiểu bang và sau đó đồng hành quanh thành phố Melbourne vừa lên án hành vi bạo hành của phía ủng hộ Bắc Kinh vừa lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông (We love Hong Kong).
Trong vòng 2 tiếng cuộc biểu tình đồng hành diễn ra khá ôn hòa. Nhiều người đứng xem, chụp hình, quay phim, biểu lộ ủng hộ đoàn biểu tình. Các đài truyền hình, báo chí, nhiều Facebook và Twitter đưa tin, hình ảnh về cuộc biểu tình.
Đáng tiếc cảnh sát phải bắt một thanh niên gốc Hoa đứng trước đoàn biểu tình chửi bới và tịch thu một lá cờ đỏ 5 sao vàng Trung cộng.
Hăm dọa từ giới chức Trung cộng
Theo tin ABC, Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Cheng Jingye, chính thức ra tuyên bố đe dọa người ngoại quốc (như chúng ta) không được hỗ trợ Hồng Kông và can thiệp vào chuyện nội bộ của Bắc Kinh.
Ông quên rằng ông đang ở trên đất Úc, một xứ sở của tự do, mọi người đều có quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và đa số người biểu tình hôm thứ Bảy đều là công dân Úc.
Đài ABC trước đây đã tường trình về việc việc tòa đại sứ Trung cộng thông qua Hiệp hội Học sinh Học giả Trung cộng (Chinese Students’ and Scholars’ Association – CSSA) tổ chức chuyên chở hàng ngàn sinh viên từ các thành phố khác lên Quốc Hội Canberra chào mừng Thủ tướng Trung cộng Lý Khắc Cường thăm Úc vào tháng 3/2017.
Theo ABC Đại sứ Trung cộng đã tài trợ cờ, thức ăn, phương tiện di chuyển, luật sư hỗ trợ và cả giấp “chứng nhận tham gia” để khi các sinh viên này khi tốt nghiệp về nước có thể sử dụng xin việc làm.
Lời đe dọa của ông Cheng gợi nhớ chuyện cũ đâu chừng cũng có bàn tay Đại sứ Trung cộng trong cuộc biểu tình đầy bạo động vào tối thứ Sáu.
Bởi thế chúng ta không thể làm ngơ để Bắc Kinh công khai lợi dụng tự do tại Úc tài trợ tổ chức các cuộc biểu tình phản đối người đấu tranh Hồng Kông và bạo động vi phạm luật Úc ngay trên nước Úc.
Không thể có Thiên An Môn thứ hai…
Được đài ABC phỏng vấn ông Nguyễn Thế Phong, phó chủ tịch Cộng Đồng Victoria cho biết rất “kinh hoàng” thấy cảnh phe thân Trung cộng tấn công các nhà hoạt động dân chủ ủng hộ Hồng Kông vào tối thứ Sáu vừa qua.
Hành vi bạo động của phe thân Trung cộng làm ông lo sợ cũng như những lời đe dọa từ phía nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh, dàn quân sát biên giới Hồng Kông, tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực, cho cảnh sát đàn áp người biểu tình, ông Phong cho ABC biết:
“Chúng tôi rất quan tâm đến những gì Trung cộng đe dọa gần đây. Chúng tôi vẫn còn một ký ức rất sâu đậm về Thiên An Môn. Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông.”
Chúng tôi là nạn nhân…
Ông Nguyễn văn Bon chủ tịch Cộng Đồng Úc cho Đài ABC biết nhiều người tham gia cuộc biểu tình là “nạn nhân của chế độ cộng sản”:
“Chúng tôi sát cánh bên nhau thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của chúng tôi (cho người đấu tranh tại Hồng Kông), để bảo vệ các giá trị dân chủ và đó là trách nhiệm của chúng tôi”.
Đại diện các cộng đồng Tây Tạng, Tân Cương, Trung Hoa và Việt Nam lên tiếng tố cáo sự tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản đối với người dân và nhất là đối với những người đấu tranh cho tự do tại các quốc gia này.
Một người biểu tình gốc Hoa nói với tôi: “Anh biết về cuộc chiến ở Việt Nam, cũng như ở nước anh (Trung Hoa), hằng triệu người miền Nam đã bị cộng sản giết”.
Tôi nói với anh ấy: “Không chỉ ở miền Nam, ngay ở miền Bắc, trong cuộc cải cách ruộng đất lên đến nửa triệu người là nạn nhân của cuộc cải cách cách ruộng đất và ngày nay cộng sản vẫn đàn áp bất kể người miền Nam hay miền Bắc”.
Anh ta đồng ý và cho biết: “nơi nào có cộng sản, nơi đó có máu đổ và vì thế chúng ta phải hỗ trợ cho Hồng Kông đừng để xảy ra một Thiên An Môn thứ hai”.
Bởi thế sau 30/4/1975, hằng triệu người đã bỏ nước ra đi, hằng trăm ngàn thuyền nhân đã đến được Hồng Kông và từ đó được định cư ở các quốc gia tự do.
Và cũng bởi thế thật khó làm ngơ nếu người Việt yêu chuộng tự do và từng nhờ ơn Hồng Kông, không sát cánh cùng người dân Hồng Kông để họ bị cộng sản Bắc Kinh xuống tay đàn áp, như từng làm tại Thiên An Môn.
Vinh danh cờ vàng
Ngoài việc phỏng vấn Đài ABC còn đưa hình ông Nguyễn văn Bon đằng sau là những lá cờ vàng.
Các đài truyền hình, trang mạng báo chí, nhiều Facebook và Twitter, hôm thứ bảy 17/8/2019, đưa tin về cuộc biểu tình, hình ảnh cờ vàng loan tỏa khắp nơi, một dịp để chúng tôi vinh danh cờ vàng một biểu tượng cho tự do.
Ông Nguyễn Thế Phong đại diện cho cộng đồng Việt Nam cũng lên án hành động xâm lược trắng trợn Bãi Tư Chính và Biển Đông của Trung cộng và kêu gọi mọi người hành động để bảo vệ lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.
Hồng Kông loạn cộng sản tan?
Một người bạn của tôi chia sẻ suy nghĩ lo âu về việc Bắc Kinh thảm sát Hồng Kông. Nhưng đồng thời anh lại suy nghĩ nếu chuyện xảy ra thì cả thế giới sẽ tảy chay Bắc Kinh, trong hoàn cảnh chiến tranh thương mãi và khủng hoảng Biển Đông, Trung cộng sẽ tan tành và như thế cộng sản Việt Nam cũng sẽ tan theo.
“Hồng Kông loạn cộng sản tan” có thể gây tranh cãi. Nhưng chắc chắn một điều khi cộng sản Bắc Kinh hay Hà Nội thảm sát người đấu tranh thì người Việt hải ngoại sẽ đồng loạt xuống đường sát cánh đấu tranh cho một Trung Hoa tự do, một Việt Nam tự do.
Đồng thời việc chúng ta cần làm là không có thảm sát nhưng “Hồng Kông tự do cộng sản tan”. We love Hong Kong.
Nguyễn Quang Duy
20/8/2019
Vui cười
Một anh chàng bắt gặp bạn mình trên phố, đang bê chiếc tivi với vẻ mặt rất hí hửng.
Anh chàng hỏi bạn:
– Sao trông anh vui quá vậy?
– Tôi gặp một cô gái và tôi rất yêu cô ta. Sau một thời gian tán tỉnh, tình yêu của tôi được cô ấy chấp nhận. Hôm nay, sau khi hai chúng tôi đi chơi về, cô ấy rủ vào nhà, khép cửa lại và nói khẽ với tôi: “Nhà em đây, giờ chỉ có hai đứa mình, bây giờ em sẽ cho anh tất cả những gì anh muốn”.
Anh bạn: !?!?!
Một anh chàng trạc hơn 30 tuổi hớt hải chạy đến bệnh viện.
Gặp bác sĩ, anh ta nài nỉ:
– Thưa bác sĩ, vợ tôi bị mất tiếng không nói năng gì được. Cô ấy tỏ ra buồn khổ lắm. Xin bác sĩ chữa trị, tiền nong bao nhiêu, tôi xin thanh toán ngay bây giờ ạ. Thuốc men chữa bệnh tôi không tiếc tiền bao giờ, thưa bác sĩ.
– Chữa bệnh ấy dễ ợt à. Khỏi lo tốn kém tiền nong. Ðêm nay, anh cứ về nhà vào lúc 3h sáng chắc chắn anh sẽ được nghe cô ấy cao giọng trở lại!
Tại một con sông, có người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi một cậu bé chăn trâu gần đó:
– Sông này có sâu không cháu?
Cậu bé nhanh nhảu trả lời: – Nông lắm bác ạ.
Người đàn ông lội sang sông, mới lội một đoạn đã ngập đầu. Quay lại, người đàn ông tức giận hỏi cậu bé:
– Sao cháu bảo sông này nông lắm?
Cậu bé trả lời: – Cháu đâu biết. Cháu thấy con vịt chân ngắn thế mà nó cũng lội sang được cơ mà!
Nước Trung Hoa Đo Sẽ Lãnh Đạo Thế Giới? – Trọng Đạt
Trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ông Donald Trump tuyên bố sẽ chăm lo cho nước Mỹ trước hết, các nươc đồng minh như Nam Hàn, Nhật, NATO sẽ phải đóng góp thêm, nước Mỹ sẽ không giữ vai trò lãnh đạo như xưa. Đường lối của ông khiến nhiều nước bạn Hoa Kỳ nhất là tại Á châu, Âu châu hết sức lo ngại vì họ sắp bị bỏ rơi hàng loạt….Nhưng theo thăm dò được biết bà Clinton có tỷ lệ ủng hộ cao hơn ông Trump rất nhiều khiến họ an tâm, chính sách sẽ không thay đổi.
Đùng một cái bản tin ông Trump thắng cử khuya ngày 8-11-2016 được loan ra y như quả bom nguyên tử nổ tung rung chuyển cả trời đất, các nước đồng minh nơm nớp sợ. Để trấn an, mấy hôm sau ông Trump gọi điện thoại cho bà Phác Cận Huệ xác nhận Mỹ vẫn bảo vệ Nam Hàn, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe vội sang thăm ông Trump tại New York….không thấy có dấu hiệu gì Mỹ sẽ bỏ bạn cũ..
Lên làm Tổng thống, vì từ bỏ Hiệp định thương mại TTP, Hiệp định khí hậu Paris.. ông Trump đã bị thế giới chỉ trích, lên án là vô tích sự, từ bỏ vai trò lãnh đạo giao đại lộ thênh thang cho Trung Cộng, dành cho nước này món quà to lớn….Từ nhiều tháng qua, cho tới nay người ta vẫn thường chê bai, lên án Donald Trump vì chỉ lo cho Mỹ nên đã lơ là vai trò lãnh đạo, trên thực tế nhiều người hiểu sai vì vô tình hoặc cố ý chủ trương, lời tuyên bố của ông. Thí dụ ông nói các nước trong khối NATO phải tăng Ngân sách quốc phòng lên 2% Tổng sản lượng của họ, người ta lại nói ông đòi các nước phải tăng đóng góp chi phí cho NATO lên 2% TSL kinh tế.
Nay theo số thống kê 2015(1) toàn bộ ngân sách quốc phòng của các nước khối NATO là 904 tỷ (Mỹ kim), riêng Mỹ NSQP là 595 tỷ (gần 600 tỷ), khoảng 3% TSL. Ngân sách QP của 28 nước hội viên (không kể Mỹ) là 304 tỷ như vậy Mỹ đã gánh gần hết trách nhiệm của NATO vì NSQP của Mỹ gấp hai lần NSQP của 28 nước kia cộng lại. Nay chỉ có 4 nước hội viên đóng đủ 2% TSL cho NSQP (Estonia 2.16% (thuộc địa cũ Nga), Hy Lạp 2.38%, Ba Lan 2%, Anh 2.21%) nên Mỹ yêu cầu họ tăng NSQP để tự bảo vệ hơn lên cho chính họ trước và để bớt gánh nặng cho Hoa Kỳ.
Lại nữa đây không phải là ý kiến chủ trương mới của TT Trump mà đã có từ chính phủ trước nhưng họ chỉ nhắc sơ qua, còn ông làm mạnh hơn, chính phủ trước nói ra thì không sao, ông Trump nói ra là có chuyện.
Trung Cộng Sẽ Lãnh Đạo Thế Giới
Trước hết chúng ta hiểu, hoặc định nghĩa thế nào là lãnh đạo thế giới: Vatican chỉ là một quốc gia rất nhỏ nhưng lãnh đạo một tôn giáo lớn trên thế giới, Thụy Điển, một nước nhỏ dân số chừng 10 triệu nhưng dã lãnh đạo thế giới về giải thưởng Nobel mà nay không có giải thưởng nào cao quí bằng. Thành Vienne Áo Quốc là Thủ đô âm nhạc cổ điển Âu châu và cả thế giới.
Sự thực không phải vì TT Trump từ bỏ vai trò lãnh đạo khiến Trung Cộng lên ngôi siêu cường như nhiều nhận định đăng trên BBC, RFI hiện nay, mà nhiều tác giả đã tiên đoán vai trò của Trung Cộng từ một, hai thập niên trước. Cách đây trên 20 năm, cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã nhận định:
“Giữa thế kỷ sau, một số quốc gia mà chúng ta gọi là thuộc thế giới Thứ Ba sẽ phát triển phi thường về dân số và kinh tế mà sẽ trở thành động lực lớn trong bang giao quốc tế […] Nếu Trung Cộng có tham vọng thực hiện được mục tiêu kinh tế của họ vào thập niên 2,000 và giữ được tỷ lệ tăng trưởng cao trong nửa thế kỷ sau, khối dân số 1 tỷ 6 của họ sẽ có một lợi tức và ảnh hưởng tới các nước Tây Âu giữa thế kỷ 20. Tổng sản lượng kinh tế (GDP) sẽ vượt qua Mỹ, Tây Âu, Nhật hay Nga. Trung Cộng sẽ là một siêu cường đáng gườm…”(2)
Gần 10 năm qua nhiều tác giả đã cảnh báo về vai trò lãnh đạo mới của Trung Cộng như ký giả Anh Martin Jacque năm 2009 xuất bản cuốn The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World: Sự Hưng Thịnh Của Trung Hoa Và Ngày Tàn Của Tây Phương. Khi in tại Mỹ nó đổi tên là “When China Rules the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order” “Khi Trung Cộng Thống Trị Thế Giới: Ngày Tàn Của Tây Phương Và Sự Ra Đời Của Trật Tự Mới trên Thế Giới” Tác giả lý luận Trung Cộng nắm ưu thế sẽ thay đổi cục diện chính trị và văn hóa thế giới.
Nhưng cũng có tác giả, ký giả khác lại phản bác nhận định trên: Will Hutton, người Anh tác giả của “The Writing on the Wall: China and the West in the 21st Century” Viết Trên Tường: Trung Cộng Và Tây Phương Trong Thế Kỷ 21, xuất bản năm 2007. Ngày 21-6-2009 ông Will Hutton viết trên tờ Observer nhận xét rằng ngay tựa đề cuốn sách của Martin Jacques có vấn đề, Trung Quốc không có
triển vọng nào để thống trị thế giới. Chính sách độc tài của họ là một nhược điểm, mô hình kinh tế Trung Cộng nay chủ yếu dựa trên xuất khẩu và tiết kiệm không thể tồn tại mãi. Và để thay đổi điều này cần có sự thay đổi về chính trị. Theo ông Tây Phương vẫn sẽ dẫn đầu thế giới trong tương lai.
Tôi xin nói lần lượt các lãnh vực kinh tế, quân sự, chính trị xã hội.
Kinh Tế
Trong mấy thập niên vừa qua, kinh tế Trung Cộng đã tiến vượt bực, tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10 chấm khiến Tổng sản lượng kinh tế của họ nay (2017) gần 12,000 tỷ Mỹ Kim (11,937 tỷ), bằng hơn một nửa của TSL Mỹ (19,360 tỷ), hiện nay Trung Cộng là nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Xin có vài nét.
Năm 1952 Tổng sản lượng Trung Cộng rất khiêm tốn, chỉ có 30 tỷ Mỹ kim thôi, đến 1962 tức mười năm sau TSL tăng khiêm tốn lên 47 tỷ, năm 1972 tăng 113 tỷ, năm 1983 (10 năm sau) tăng thành 304 tỷ. Như vậy trong 30 năm từ 1952 tới 1983 TSL Trung Cộng tăng tư 30 tỷ tới 304 tỷ hay nói khác đi từ bạc chục tới bạc trăm.
Mười năm sau tức 1993 TSL của họ tăng lên 619 tỷ, bước sang thập niên 2000 kinh tế của họ bắt đầu đi hia bẩy dặm, 10 năm sau tức 2003 TSL lên 1,660 tỷ (một ngàn 660 tỷ), tới 2013 lên 9,611 tỷ (9 ngàn 611 tỷ) và bây giờ năm 2017 TSL của họ lên gần 12 ngàn tỷ.(3)
So sánh với Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từng thập niên:
Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng 89 tỷ
Năm 1980 TSL Mỹ 2,862 tỷ. TSL TC lên 305 tỷ
Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ, TSL TC lên 398 tỷ
Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ
Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ
Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ
(GDP in the United States and leaders)
Về tỷ lệ tăng trưởng ta thấy từ 1992 tới đầu thập niên 2000 tăng trưởng khoảng hơn 10 chấm, từ 2002 tới 2012 cũng vậy, hơn 10 chấm, nhưng từ 2012 tới nay chậm lại từ 7.9 tới 6.9. Từ ngày theo kinh tế tự trường vào năm 1978, Trung Cộng là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới (Wikipedia Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present)
Nay tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ tuy cao hơn mấy năm trước nhưng chỉ ở mức 3%, còn thua Trung Cộng nhiều, người ta dự đoán nếu cứ chênh lệch như thế, có thể 10 hoặc 15 năm Trung Cộng sẽ trở thành nên kinh tế lớn nhất thế giới.
Kinh tế Hoa Lục nay dựa trên xuất cảng, năm 2017 tổng cộng 2. 26 ngàn tỷ (Mỹ Kim), trong đó 94% là hàng sản xuất công nghiệp tới các nước theo tỷ lệ: Mỹ 18.3%, khối Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các nước khác 41.2%. Hoa Lục nhập cảng 1.84 ngàn tỷ theo tỷ lệ Liên Âu 13.1%, Nam Hàn 10%, Nhật 9.2%, Đài Loan 8.8%, Mỹ 8.5%, các nước khác 50.4%
Người ta nói nay họ là một công xưởng lớn sản xuất đồ tiêu dùng cho cả thế giới.
Peter Navarro, tác giả cuốn Death by China đã nhận định Trung Cộng vi phạm mậu dịch quốc tế bằng trợ cấp xuất cảng bất chính, chính sách tiền tệ ma mãnh khiến hàng Tầu tràn ngập thị trường Hoa Kỳ (illegal export subsidies and currency manipulation, effectively flooding the U.S. markets”). Ông nói các công ty Mỹ không thể cạnh tranh được vì họ không cạnh tranh với các công ty Tầu mà phải cạnh tranh với chính phủ Trung Cộng (American companies cannot compete because they’re not competing with Chinese companies, they’re competing with the Chinese government.”)
Hàng Hoa Lục rẻ nhờ:
-Khối nhân công rẻ mạt của đất nước một tỷ ba người
-Trợ giúp của chính phủ
-Chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ
-Xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại như than
– Ăn trộm ăn cắp kỹ thuật Mỹ, Tây phương, Nhật…
Những động cơ sản xuất trên khiến cho hàng hóa rẻ mạt của họ tràn ngập khắp nơi, có khi rẻ gấp hai, gấp ba hàng Mỹ. Hoa Lục luôn cho gián điệp kinh tế theo dõi ăn trộm ăn cắp thông tin kỹ thuật để sản xuất hàng cạnh tranh. Chính sách mậu dịch của họ bất chính, gian trá theo kiểu Cộng sản da vàng khác với đường lối chính qui của Tây phương. Mặc dù đã được vào WTO từ lâu, Hoa lục lợi dụng sự ngây thơ, dễ dãi của Mỹ và các nước giầu để trục lợi bất hợp pháp
Kinh tế Hoa Lục nay công nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân,
đồng thời nhà nước vẫn nắm quyền trong các lãnh vực chiến lược như kỹ nghệ nặng, sản xuất năng lượng. Doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ với khoảng 30 triệu doanh nghiệp. Theo báo cáo của Đại học Bắc kinh cho biết năm 2012, 1% số gia đình giầu có tại Hoa Lục lại chiếm 1/3 (một phần ba) giá trị tài sản toàn quốc, khoảng 25% (một phần tư) gia đình nghèo chỉ chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc, chênh lệch giầu nghèo thật ghê sợ, tồi tệ. Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Tuy nhiên mặt trái của nó cho thấy nên kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới này có nhiều trò thiếu nghiêm chỉnh, ma mãnh để đạt mục tiêu nhanh nhất. Nay họ Tập vội vã đưa Hoa Lục lên hàng đầu về kinh tế y hệt như kế hoạch nhẩy vọt thập đầu niên 60 dưới thời Mao Trạch Đông.
Họ bị thế giới chỉ trích lên án mạnh vì chế tạo hàng nhái, hàng giả, có tới 90% hàng nhái, giả trên thế giới do Hoa Lục làm ra. Những nhãn hàng từ hạng thấp đến hạng cao được làm nhái bầy bán công khai rất rẻ, họ nhái lại những hiệu sản phẩm nổi tiếng trên thế giới. Kỹ nghệ Trung Cộng liên hệ tới tội phạm giả hiệu và hiện hữu nhiều đường dây buôn lậu, số hàng giả, nhái của họ chiếm tới 70% hàng giả trên thế giới trong khoảng từ 2008-2010.
Tại Mỹ 87% hàng giả bị chính phủ bắt được làm ở Hoa Lục, tại Bắc Kinh hàng giả được bán công khai với qui mô lớn, chính quyền chỉ cấm đoán bắt bớ cho có lệ.
Nay kinh tế Hoa Lục chỉ nổi bật so với các nước tân tiến ở Tổng sản lượng quốc gia lớn và tăng trường (growth) mạnh nhưng khoa học kỹ nghệ còn yếu kém. Cách đây khoảng 5, 6 năm, một đảng viên cao cấp Trung Cộng nói nếu họ bị cấm vận thì công nghiệp sẽ bị ngưng hoạt động vì vẫn phải nhập khẩu các linh kiện, ngay cả TV cũng phụ thuộc nhập cảng linh kiện
Về kỹ nghệ chế tạo xe hơi họ nay Trung Cộng sản xuất về số lượng rất lớn, từ 2009 số xe hàng năm của họ được làm nhiều hơn cả số xe của Liên Âu, Mỹ và Nhật cộng lại, nhưng phẩm chất thì không thể sánh được. Khoảng 4, 5 năm trước báo VN đăng hình một chiếc xe hơi Tầu tại Sài Gòn bị tụt hai bánh sau, luôn cả trục giữa đường phố(4). Hoa Lục cũng lắp ráp nhiều xe ngoại quốc nổi tiếng (làm gia công)
Từ 2012, xe hơi xuất cảng của Hoa Lục khoảng 1 triệu cái mỗi năm và ngày càng tăng hơn, phần nhiều bán cho các nước đang lên như Afghanistan, Algeria, Brazil, Cile, Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Bắc Hàn, Phi Luật Tân, Nga, Nam Phi hay Syria. Xe của họ rẻ bằng nửa giá các nước khác như Toyota chẳng hạn, họ chế xe theo thiết kế của các nước khác và lắp ráp, họ làm rẻ, không an toàn. Về mặt phẩm tuy có cải thiện nhưng phải tới 2018 mới hy vọng sánh được với xe nhiều nước khác.
Một khách du lịch Pháp gốc Việt sang Trung Cộng và nhận xét:
“Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng có, ráp tại nội địa cũng có.”(5)
Như vậy xe cộ bên Trung Hoa đa số là xe sang nhưng do nhập cảng hay lắp ráp trong nước, họ không tự chế được xe riêng hoặc chỉ một số ít”.
Ông du khách cho biết các thành phố lớn chỉ là cảnh phồn vinh giả tạo.
Hoa Lục được gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế WTO từ 11-12-2001. Song song với nỗ lực gia tăng sản lượng để xuất khẩu kiếm lời, họ đưa ra quốc sách đánh cắp thông tin, kỹ thuật của Mỹ cũng như các nước tân tiến khác trên thế giới
Với đà tăng trưởng kinh tế vượt trội Mỹ như hiện nay, có thể 5 hay 10 năm Tổng sản lượng của Hoa Lục vượt và hơn Mỹ được không? Khi hai xe chạy cùng chiều, chiếc xe chạy sau tốc độ nhanh hơn xe trước thì nó sẽ đuổi kịp rồi qua mặt. Trên thực tế khoảng giữa và cuối thập niên 80, người ta tiên đoán Nhật là siêu cường kinh tế vượt qua Mỹ vì tăng trưởng của họ cao hơn nhưng cuối cùng nay Nhật vẫn còn thua xa Mỹ.
TSL của họ nay (2017) vào khoảng 60% TSL Mỹ, tăng trưởng gấp hai Mỹ, cho dù TSL của Trung Cộng sẽ bằng và vượt TSL Mỹ trong thập niên sắp tới, họ có thể lãnh đạo kinh tế Thế giới được hay không? Chúng ta cần chú ý kinh tế Hoa Lục sẽ có thể vượt Mỹ về TSL mà thôi, nghĩa là về Số Lượng nhưng về phẩm chất thì còn lâu lắm mới có thể bằng Mỹ. Trên thực tế cho dù họ đạt được mơ ước là nền kinh tế lớn nhất thế giới về TSL nhưng một nền kinh tế không phải chỉ đánh giá bằng TSL vì nó còn vấn đề khoa học công nghiệp, sản xuất kỹ nghệ nặng, mức sống người dân…
Về lợi tức theo đầu người nay Hoa Kỳ được 59,000 Mỹ kim gấp khoảng 7 lần Hoa Lục, đứng thứ 7 trên thế giới Trung Cộng được 8,500, thứ 72. Hoa Lục muốn người dân có mức sống ngang với Mỹ còn quá xa vời.
Điểm then chốt sống còn của kinh tế Hoa Lục là xuất cảng, một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất cảng, một khi bị ngăn chận vì chính trị, kinh tế hoặc một lý do nào khác sẽ tạo thất nghiệp khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo Hoa Lục tưởng rằng bộ máy kinh tế của họ sẽ vận chuyển ngon lành lý tưởng
mãi với thời gian, họ nhầm to, biến chuyển của nền kinh tế không ai đoán trước được. Kinh tế học không phải là khóa học chính xác mà chỉ là một bộ môn khoa học nhân văn có giá trị tương đối.
Nói về khoa học kỹ thuật nay Hoa Lục hiện chưa trưởng thành, còn đưa các gián điệp kinh tế ăn trộm ăn cắp thông tin của Mỹ, Tây phương, Nhật.. thì chưa thể lãnh đạo thế giới về kinh tế. Hàng hóa xuất cảng của họ đa số là hàng tiêu dùng từ trung cấp trở xuống như áo quần, dầy dép, máy móc nhỏ… Họ hốt bạc nhờ khối nhân lực đông và rẻ, trợ cấp của chính phủ, phá giá đồng Nhân dân tệ, ăn trộm ăn cắp thông tin của các nước tân tiến nên hàng Hoa Lục rẻ không ngờ, có khi gấp hai, gấp ba hàng Mỹ ….Về mặt phẩm, khoa học công nghiệp Hoa Lục còn lâu mới theo kịp Nam Hàn, Nhật Bản, Tây phương vì chưa có sáng kiến nào hơn ngoài đánh cắp thông tin, kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật của họ còn tồi tệ đến độ chưa chế tạo được viên bi thép trên đầu bút BIC vì kỹ nghệ luyện kim còn quá kém.
TT Trump chỉ trích Trung Quốc cướp công việc của người Mỹ, mỗi năm họ kiếm lời của Mỹ 300 tỷ đô nhờ mậu dịch dối tra, ma mãnh, cứ ba năm họ gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ của Mỹ (mua công khố phiếu)
Thời TT Bush con, Mỹ đã mất 2.4 triệu việc làm vào tay Hoa Lục ba tháng đầu năm 2011, kinh tế TC tăng rất nhanh khiến 14,4 triệu người Mỹ mất việc.
Khác với sự “lạc quan” của ông bộ trưởng tài chính, TT Trump cho rằng Mỹ không thể chịu nổi nữa khi thâm hụt thương mại lên tới 500 tỷ USD hàng năm như hiện nay và rằng 40 năm qua, Mỹ đã thiệt thòi quá nhiều.
Quân Sự
Trang Hỏa lực toàn cầu(6) đã xếp hạng thứ bậc các nước về quân sự trên thế giới, họ dựa trên khả năng tác chiến qui ước cả về Hải, Lục, Không quân cũng như tài nguyên, địa lý, tài chính của nước ấy. Mười nước đứng đầu về quân sự gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Pháp, Anh, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Ý…. Sau đó Nam Hàn thứ 11, Ai Cập thứ 12… Do Thái 16… Đài Loan 19, Bắc Hàn thứ 23…
Từ 1992 tới 2002 Ngân sách quốc phòng Hoa Lục tăng khiêm tốn từ 7 tỷ tới 20 tỷ, nhưng 10 năm sau NSQP của họ tăng vọt gấp hơn 5 lần(7): năm 2002 tới 2012 tăng từ 20 tỷ tới 107 tỷ. Những con số này do Hoa Lục đưa ra. Họ càng phồn thịnh về kinh tế lại càng tăng cường quân sự khiến Mỹ, các nước Đông nam Á lo ngại. Những năm gần đây thời Tập Cận Bình họ cũng tăng NSQP với tỷ lệ cao: Năm 2014 NSQP là 132 tỷ, năm sau 2015 lên 141 tỷ, năm 2016 lên 147 tỷ, năm 2018 lên 175 tỷ.
Từ đó người ta nhận ra sự sai lầm của Mỹ và Tây phương, họ tưởng là canh tân nước Tầu cho thịnh vượng nó sẽ từ bỏ Cộng Sản độc tài để trở thành Quốc gia dân chủ tự do. Người Mỹ cuối cùng đã đi từ sai lầm này tới sai lầm khác.
Vũ Khí Nguyên Tử
Năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên, năm 1967 họ thử bom khinh khí lần dầu. Vào năm 2015 Mỹ ước lượng Hoa Lục có vào khoảng 260 đầu đạn NT (warhead) trong kho.(8)
Số đầu đạn nguyên tử của Hoa Lực so với Mỹ thật là một trời một vực: Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước khác chỉ đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng hoặc được Mỹ giúp… Từ 1940 tới 1996 Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Từ 1945 Mỹ đã chế tạo khoảng hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại(9). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018.
Không Lực
Mỹ có tổng cộng 13,444 phi cơ quân sự đứng đầu thế giới về số lượng, (chưa kể 6,084 trực thăng và 957 trực thăng chiến đấu). Số máy bay của Mỹ gần bằng số máy bay của 9 cường quốc đứng đầu về không quân trên thế giới cộng lại (15,000). Trung Cộng có 2,942 chiếc đứng vào hàng thứ ba sau Nga (thứ nhì 3,547 chiếc). Máy bay của Trung Cộng từ 1949 cho tới thập niên 80 do Nga chế tạo hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở.
Cuối thập niên 80, năm 1987 không quân Trung Cộng thiếu kỹ thuật trầm trọng nhất là so với đối thủ không lực Sô Viết, họ cần có phi cơ tân tiến hơn, máy bay chiến đấu mạnh hơn. Tây phương hợp tác với Hoa lục để canh tân không quân, mặc dù Tây phương giúp đỡ họ nhiều thập niên 80 để chông Sô viết nhưng tới 1989 mọi sự viện trợ, giúp đỡ bị cắt hết vì vụ đàn áp đẫm máu Thiên An Môn. Sau khi Sô Viết sụp đổ 1991, Liên bang Nga trở thành nguồn cung cấp chính về vũ khí cho Hoa Lục(10). Theo báo cáo của Ngũ Giác Đài năm 2015, Không quân Trung Cộng có khoảng 600 máy bay tối tân (trong số gần 3,000 phi cơ), còn lại là những phi cơ cũ phần lớn do Nga chế tạo hoặc giúp sản xuất.
Thập niên 50, 60 Trung Cộng được Nga xây dựng các cơ sở sản xuất kinh tế cũng như quân sự, thời gian này Hải quân Hoa Lục được chuyên gia Sô Viết giúp đỡ, cố vấn xây dựng kỹ thuật. Cho tới những năm 1987, 88…Hải Quân Hoa Lục phần lớn chỉ là giang đĩnh chạy trên sông lạch sông ngòi và tầu duyên phòng, riverine and littorial force (tức brown-water navy). Nhưng thập niên 1990 khi Sô Viết sụp đổ, Trung Cộng không phải lo đương đầu tại biên giới (Nga-Hoa) mà hướng về phía biển đông. Năm 2009, tức 8 năm trước đây họ mới hướng Hải quân về đại dương (green-water navy)(11), trước thập niên 1990 Hải quân của họ chỉ có vai trò phụ thuộc. Như vậy từ 1992 Hoa Lục từ bỏ Hải quân nước nâu (sông ngòi) để hướng về Hải quân nước xanh (đại dương) vì không còn phải lo đối đầu với Sô Viết tại biên giới.
Về số lượng tầu hải quân, Hoa Lục nhiều hơn Mỹ nhưng còn trong tình trạng lạc hậu không những với Mỹ mà cả với Hải quân Nhật. Cách đây khoảng bốn năm, báo trong nước, Hải ngoại cho biết một ông Tướng 4 sao Nhật chê Hải, Không quân Trung Cộng còn lạc hậu về huấn luyện, kỹ thuật từ 10 tới 20 năm so với Nhật. Trung Cộng mới canh tân Hải quân từ 2009 tới nay, trước đây vẫn xử dụng những tầu cũ kỹ do Sô Viết chế tạo
Năm 1998 Trung Cộng mua lại một tầu cũ của Ukraine, đến năm 2011 họ cho đóng xong thành Tầu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh). Đây chỉ là Hàng không mẫu hạm loại nhỏ trọng tải 33,000 tấn chỉ bằng 1/3 HKMH Mỹ, chỉ dùng để huần luyện.
Chính Trị, Xã Hội
Muốn lãnh đạo chính trị, một cường quốc phải có những ưu điểm nổi bật như các nước Mỹ, Anh, Pháp.. Họ có một nên dân chủ tự do kiểu mẫu, công bằng, tôn trọng nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm con người… Phải có những giá trị tinh thần cao đẹp để các nước khác ngưỡng mộ, kính nể, học hỏi…Chẳng lẽ lãnh đạo thế giới để làm gương cho các nước khác bằng cái chế độ độc tài đảng trị đàn áp nhân quyền, nhân phẩm con người thì không những chẳng có ai muốn học hỏi, mà còn lên án chửi rủa nữa là khác.
Một siêu cường muốn lãnh đạo thế giới về xã hội, văn hóa… trước hết phải có nên văn minh nhân bản, trật tự, kỷ luật, tôn trọng quốc tế công pháp…không thể là một nước coi thường luật lệ chung của nhân loại. Một điều khó hiểu là cách đây mấy ngàn năm, nước Trung Hoa cổ truyền bá văn minh cho các nước Hàn, Nhật.. Họ dậy các dân tộc Hàn, Nhật.. cầy cấy, dệt vải, chữ nghĩa, văn học, thi ca…nhưng nay Hoa Lục trên thực tế về tổ chức xã hội không văn minh bằng Nam Hàn, Nhật Bản.. về nhiều phương diện. Xã hội Nhật tổ chức chặt chẽ kỷ luật hơn xã hội Hoa Lục nhiều
Trên thực tế xã hội Trung Hoa ngày nay luộm thuộm, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Du khách Hoa Lục bị các nước chỉ trích là thiếu tế nhị, cần học tập nếp sống văn minh khi ra ngoại quốc. Hoa Kỳ có nhiều trường đại học danh tiếng được sinh viên các nước theo học, ái nữ chủ tịch Tập Cận Bình du học tại Harvard. Trung Cộng chẳng bao giờ theo kịp Mỹ về phương diện giáo dục.
Kết Luận
Trung Cộng có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về Tổng sản lượng chưa thể thành lãnh đạo kinh tế thế giới. Một nước lãnh đạo kinh tế thế giới cần phải có khả năng bao vây kinh tế các nước khác như Hoa Kỹ đã làm
Họ chưa đủ trình độ khoa học cao để có thể chế tạo các mặt hàng điện tử tinh vi như Nam Hàn hoặc xe hơi như Nhật, Đức. TV, điện thoại tinh khôn của Nam Hàn nổi tiếng trên thế giới hiện nay mang lại cho đất nước nhiều lợi nhuận, trong khi xe Toyota Camry của Nhật bán chạy nhất nước Mỹ, xe Toyota Corolla bán chạy nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế Trung Cộng cao không phải vì sản xuất được những mặt hàng tốt như Nam Hàn, Nhật mà nhờ khối nhân công rẻ và chính sách gian giảo, không nghiêm túc của chính phủ về tiền tệ, trợ cấp, dùng nhiên liệu xấu, đánh cắp thông tin công nghiệp….
Điểm then chốt là khoa học kỹ nghệ của Trung Cộng còn thấp, một siêu cường kinh tế không thể rình rập ăn trộm ăn cắp thông tin các nước tân tiến mà phải có nhiều bằng phát minh, sáng chế và sản xuất hàng kỹ nghệ nặng, hàng điện tử tinh vi, cần có nhiều nhà bác học để nghiên cứu phát minh, hướng dẫn sản xuất đi lên.
Trên thương trường quốc tế, họ không bao giờ có khả năng đóng máy bay lớn như Boeing, Airbus của Mỹ và Tây Âu…
Tựa đề của bài viết có tên tác giả và tên báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CSVN ra 03/04/2018 trên online. Trung Quốc được gọi là một đại công xưởng của thế giới, nhưng chỉ đi gia công cho nước khác. Chuyện dưới đây trích trong quyển sách “China’s Great Wall of Debt” của tác giả Dinny McMahon. Trung Quốc làm ra 80% bút bi của thế giới hàng năm, nhưng theo Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, không cây viết nào đạt chuẩn vì họ không thể luyện kim tinh vi, Trung Quốc không có khả năng chế tạo viên bi thép bé xíu ở đầu ngòi viết nên đã phải nhập cảng viên bi từ Nhựt, Đức.. TQ có
3.000 nhà sản xuất bút bi, cả 3.000 đều phải nhập cảng hầu hết viên bi họ cần từ Đức và Nhật Bản.(12) Môt cường quốc kinh tế mà chưa làm nổi viên bi cây viết BIC thì chưa thể tiến lên lãnh đạo kinh tế toàn cầu vì khoa học còn kém, luyện kim chưa đủ tiêu chuẩn.
Về quân sự, mặc dù Hoa Lục gia tăng ngân sách quốc phòng nhưng chưa biết đến bao giờ có thể lãnh đạo thế giới về quân sự. Tổng sản lượng kinh tế của họ tăng mạnh, cho dù bằng hay vượt qua Mỹ họ cũng không thể ngang hàng Mỹ về quân sự.
Nay TSL Hoa Lục 11,937 tỷ gấp 8 lần TSL Nga (1,469 tỷ), dân số Tầu (1 tỷ 3) gần gấp 10 lần Nga (145 triệu) nhưng vẫn đứng sau Nga về quân sự (nhất Mỹ, nhì Nga, ba Trung Cộng) vì ngoài kinh tế còn những tiêu chuần khác như kho vũ khí, số lượng và nhất là trình độ khoa học quốc phòng. Nga không bằng Mỹ về khoa học kỹ thuật nhưng hơn hẳn Hoa Lục, từ thập niên 50 Sô Viết đã giúp Trung Cộng mở mang các cơ sở Quốc phòng, chế tạo vũ khí. Nay Ngân sách quốc Phòng của Mỹ 700 tỷ khoảng gấp 4 lần NSQP Hoa Lục.(13)
Một nước lãnh đạo quân sự cần phải có nhiều căn cứ trên thế giới, nhiều hạm đội đóng tại Á châu, Âu châu, Trung Đông…như Hoa Kỳ, có khả năng can thiệp nhanh chóng mọi nơi, nay Trung Cộng chưa biết đến bao giờ mới có. Muốn có đạo quân viễn chính để can thiệp những nơi xa xăm họ chưa có hạm đội mạnh, nhất là Hàng không mẫu hạm để đưa hỏa lực không quân tới yểm trợ. Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng tháng 12-1941 đã mở màn cho thời đại Tầu sân bay. Nay Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về Hàng không mậu hạm với 10 chiếc khổng lồ 100 ngàn tấn, khả năng chở từ 80 phi cơ trở lên, ngoài ra thêm 2 chiếc trừ bị và 9 cái loại trung bình cho trực thăng và phản lực lên thẳng.
Năm 2002 Trung Cộng mua một tầu cũ của Ukraine về đóng thành tầu sân bay Liêu Ninh năm 2011, một loại nhỏ 33,000 tấn chỉ dùng để huấn luyện. Hiện họ đã đóng thêm một HKMH khác chưa đưa vào xử dụng và dự định đóng thêm vài tầu nữa. Họ mới canh tân Hải quân gần đây chưa được 10 năm. Ý thức được tầm quan trọng của Tầu sân bay, Trung Cộng cho đóng thêm để hy vọng đưa Hải quân của họ đi viễn chinh cạnh tranh với Mỹ.
Nay Hải quân Trung Cộng còn lạc hậu so với Hải quân Nhật, so với Mỹ tầu sân bay Hoa Lục chỉ ở giai đoạn tập sự. Hải quân Mỹ ví như một ông lão già thì Hải quân Hoa lục chỉ là một đứa trẻ lên 5, lên 10, không biết đến bao giờ mới đuối kịp Mỹ. Từ sau Thế chiến Mỹ đã xây dựng một lực lượng Hàng không mẫu hạm hùng mạnh, lớn nhất thế giới mà không quốc gia nào có thể thực hiện được vì nó vô cùng tốn kém và đòi hỏi một trình độ khoa học quốc phòng rất cao. Ngân sách Quốc phòng Nga, Anh, Pháp…vào khoảng trên dưới 50 tỷ, trong khi chi phí đóng một HKMH mới của Mỹ vào khoảng 13 tỷ. Siêu cường Nga chỉ có một HKMH hạng trung bình, bằng một nửa tầu Mỹ, các nước khác chỉ có những tầu loại nhỏ, chở được vài chục máy bay, lỗi thời, cũ kỹ chỉ có tính tượng trưng cho vui thôi.
Trung Cộng chưa biết đến kiếp nào mới lãnh đạo thế giới về quân sự vì vẫn chủ trương quốc sách đánh cắp thông tin, bí mật quốc phòng của Mỹ và các nước tân tiến khác.
Về xã hội, ông Phan Cao Tri, người Pháp gốc Việt mới du lịch nước Tầu về cho biết trộm cắp móc túi thịnh hành. Xe hơi chạy ẩu không nhường cho khách bộ hành, số nạn nhân bị xe cán chết như rươi mỗi ngày.
Xử dụng nhà vệ sinh phải mang theo giấy đi cầu, 90% nhà cầu bên Tầu không có giấy chùi. Các nhà hàng, khách sạn.. sở dĩ không có giấy vì hễ để cuộn giấy ra là họ ăn cắp ngay. Dân còn quá nghèo mặc dù nhà nước cho biết lợi tức theo đầu người của họ khoảng hơn 8,000 Mỹ kim, những con số do các nước CS đưa ra không đáng tin cậy
Các nhà cầu, vệ sinh tại các khách sạn và các địa điểm du lịch lớn: bảo tàng viện, quảng trường Thiên An Môn, Tử Cấm Thành dơ bẩn tồi tệ đến mức khách du lịch phải hết hồn bỏ chạy. Rất nhiều du khách đi Tầu về đã nhận xét như vậy.
Người dân còn nhiều hủ tục lạc hậu, ra đường khạc nhổ trên vỉa hè, lối đi.
Thực ra những lời kể trên đã được rất nhiều du khách sang Tầu nhận xét y như vậy, họ đều cho rằng đời sống người dân nhất là tại miền quê còn nghèo và lạc hậu không văn minh như người ta tưởng.
Năm 1949, 50 người Mỹ đã sai lầm để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản khiến cho đất nước vĩ đại này đã chìm đắm trong cảnh cơ hàn khốn khổ triền miên. Họ mới ngóc đầu được gần đây nhờ mở rộng giao thương và sự giúp đỡ của Mỹ, Tây phương. ..Năm 1950 nếu Trung Hoa Dân Quốc còn tồn tại cho tới ngày nay, nước Tầu đã có bộ mắt văn minh tiến bộ gấp bội lần.
(1) Wikipedia- Member states of NATO
(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam, trang 325
(3) Wikipedia, Economy of China, China’s Historical GDP for 1952 –present
(4) Wikipedia, Automotive industry in China
(5) Phan Cao Trí, Du lịch xứ Tầu
(6) http://www.globalfirepower.com
(7) Wikipedia: Military budget of China
(8) Wikipedia- China and weapons of mass destruction
(9)Wikipedia -Nuclear weapons and the United States
(10) Wikipedia, People’s Liberation Army Air Force
(11) Wikipedia, People’s Liberation Army Navy
(12) Vi Anh, TQ Khổng Lồ Mà Không Làm Được Viên Bi Cây Viết, Việt Báo
(13) http://www.globalfirepower.com
Tàu cộng lạnh sống lưng trước những con số của Mỹ-Nhật-Đài – Tran Hung
Vào tháng 11/2012, khi được “đề cử” vào chức năng cao nhất trong đảng cộng sản là chức tổng bí thư, Tập Cận Bình liền đưa ra khẩu hiệu “Chinese dream – Trung Hoa mộng” và sau khi được chính thức nắm trong tay chức vụ Chủ tịch nước vào năm 2013, Trung cộng mộng đã trở thành một “nghị quyết tối thượng” được họ Tập lập lại nhiều lần tại các bài diễn văn trước đại chúng.Để hiện thực hóa “Trung Hoa mộng”, họ Tập đã phát động rất nhiều “công cụ hỗ trợ”, trong phạm vi bài viết này xin chỉ nêu ra một công cụ hỗ trợ đắc lực cho “Trung Hoa mộng” đó là Học Viện Khổng Tử, một công cụ, một phương tiện vô cùng lợi hại để xiển dương “sức mạnh mềm” của Tập Cận Bình ra nước ngoài và trên trường quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược và tham vọng về một ”giấc mơ Trung Hoa”.
Khổng Tử, người được dân Trung Hoa ví như “hạt giống” ưu tú của nền văn hóa truyền thống hơn 2.000 năm qua, sở dĩ thiên hạ tôn sùng Khổng Khâu vì ông ta là chủ thuyết của các thuyết như: Thuyết Thiên mệnh, Thuyết Huyết thống, Thuyết Tôn pháp, Thuyết Nhân trị, Thuyết Cực quyền, Thuyết Chuyên chế. Sự nguy hiểm của các thứ thuyết này là nó cổ súy cho bản chất “Quan bản vị” của chế độ phong kiến.
Nói cách khác, Khổng Khâu là ông tổ của phép cai trị xã hội bằng phương pháp “bàn tay thép bọc găng tay nhung”, nâng cao vai trò của tầng lớp cai trị lên hàng “phụ mẫu” và hạ thấp vi trò của tầng lớp bị trị xuống đáy xã hội với thân phận “bề tôi”. Khổng Khâu đã tạo ra một thứ thuốc phiện trong giới cầm quyền đó là căn bịnh “đam mê quyền lực” và đã tạo ra một thứ độc dược vô ảnh, vô sắc, vô vị để giết chết giá trị tự do, dân chủ.
Vì vậy không khỏi ngạc nhiên khi được ngồi vào ghế chúa đảng, Tập Cận Bình đã tung ra hàng loạt các “đòn tấn công quyến rũ” thông qua việc phát tán tư tưởng bá quyền của Khổng Khâu thông qua các Học Viện Khổng Tử mọc đầy Nước Mỹ và năm châu. Những học viện Khổng Tử này là những con ngựa thành Troy ẩn mình chờ lịnh để phá hủy toàn cầu khi nó kết hợp với những công cụ khác như Vành đai con đường, chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Tàu cộng, những trò rung cây nhát khỉ qua việc phô diễn sức mạnh về kinh tế, quân sự của Tàu cộng,…
Cái quỷ này độc đáo của Khổng Khâu đó là lão ta đã tiêm một lượng vừa đủ lượng nha phiến trong các thuyết giáo của lão để làm cho giai cấp bị trị phải mờ mắt, nghiện ngập nó như các thiết chế đạo đức “tam cương ngũ thường, đạo làm người, ứng xử theo phẩm trật, vị trí trong xã hội, trong dòng tộc, trong gia đình,… Rồi sau đó lão ta đưa ra những thiết chế “phục tùng” theo kiểu “vua là con trời, mẫu quốc là nơi định đoạt thân phận của chư hầu, lân bang, quân xử thần tử, phụ xử tử vong,… Thoạt nhìn bề ngoài thì thuyết giáo của Khổng Khâu là phép trị nhơn, trị quốc rất đạo đức, nhơn văn nhưng ẩn chứa bên trong nó là thứ độc dược khủng khiếp giết chết giá trị tự do, dân chủ, kích thích cơn khát quyền lực của giới cai trị dẫn đến tham vọng bành trướng, thôn tính và huy diệt nhân loại “ngoại tộc” của Hán tộc.
Nhưng Tập Cận Bình đã không được hưởng mệnh Trời và thu phục được lòng người khi Nước Mỹ xuất hiện một quái kiệt Donald Trump và lân bang của Tàu cộng có được những hào kiệt, anh thư hòa điệu cùng Donald Trump đó là thủ tướng Nhật Bổn Shinzo Abe, nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ác mộng sụp đổ của “Trung Hoa mộng” bắt đầu từ đây.
Thuyết giáo của Khổng Khâu thì tràng giang đại hải nhưng tựu trung lại chỉ có một mục đích tối thượng là “Hán tộc là thượng đẳng, tất cả các sắc tộc còn lại, các biên thổ còn lại đều là thứ man di, mọi rợ, là súc vật bậc cao để phục tùng cho thiên triều”. Vì nghiện phải thuyết giáo của Khổng Khâu nên Tập Cận Bình đã phá vỡ Hiến pháp, tự đặt mình vào thân phận hoàng đế, làm vua cho đến chết. Vì nhiễm nặng thuyết giáo của Khổng Khâu mà giới cầm quyền Tàu cộng sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát dân mình tại Quảng trường Thiên An Môn, bắt mổ bụng lấy nội tạng hàng loạt môn sinh của Pháp Luân công, sẵn sàng cướp lấy biên thổ của lân bang bất chấp đó là lãnh thổ của “đồng chí, anh em”.
Trong thuyết giáo của Khổng Khâu, thiên tử phải làm 3 việc lớn, đó là:
· “phải làm băng hoại tư tưởng tự do, dân chủ bằng thuốc phiện thuyết giáo Khổng Tử;
· Phải thâu gom của cải trong thiên hạ về tay mình để mình mạnh hơn và thiên hạ nghèo hơn, dẫn đến thiên hạ hèn hơn;
· Phải xây dựng quân đội hùng mạnh, man rợ để uy hiếp thiên hạ, làm cho thiên hạ khiếp nhược, sẵn sàng đè bẹp những lực lượng đối kháng”.
Để ngăn chặn hiểm họa của thuyết giáo Khổng Khâu được Tập Cận Bình nâng cấp, cải tiến, tổng thống Donald Trump phải đánh sập 3 việc lớn theo thuyết giáo Khổng Khâu do hoàng đế Tập Cận Bình thi triển. Sau gần 3 năm làm tổng thống Nước Mỹ, ông Trump đã thể hiện tốt việc đánh sập 3 việc lớn kia. Ở đây xin phép chỉ nói về chi tiết theo cái tiêu đề trên là “TÀU CỘNG LẠNH MÌNH TRƯỚC NHỮNG CON SỐ CỦA MỸ – NHẬT – ĐÀI”.
Những ngày gần đây đã rộ lên tin Mỹ sẽ chuyển giao cho Đài Loan 66 chiếc F-16V và Nhật Bản sẽ mua 42 chiếc F-35B đã khiến cho Tàu cộng giãy nãy như bị đổ nước sôi vào quần jean đang mặc. Không có gì phải ngạc nhiên khi ông Trump quyết chuyển giao cho Nhật Bản và Đài Loan cơ số vũ khí trên, bởi vì như ông Trump nói “Đúng, tui đã phê chuẩn vụ bán vũ khí này và hiện đang chờ Thượng viện thông qua, nhưng tui đã chấp thuận. Món vũ khí này được bán với giá 8 tỷ USD, một khoản tiền lớn và sẽ tạo ra được rất nhiều việc làm. Chúng tui biết họ sẽ sử dụng những chiếc F-16 này một cách có trách nhiệm. Đây là loại máy bay tuyệt vời”.
Chuyển giao vũ khí cho Nhật Bản, Đài Loan vì họ sử dụng nó một cách “có trách nhiệm”. Chính xác là vậy, trách nhiệm của Nhật Bản, Đài Loan là phải cùng Nước Mỹ, cùng tổng thống Donald Trump đánh sập 3 việc lớn của Tập Cận theo thuyết giáo Khổng Khâu. Việc ông Trump mạnh tay chuyển giao cho Nhật Bản, Đài Loan hàng loạt lô vũ khí hiện đại hoàn toàn nằm trong kế hoạch xóa sổ cnxh quái thai, chém bay đầu con rồng quái vật Tàu cộng mà cá nhân đã nhận định trước đây trong bài “song dong với cuộc đời tranh thương gia là kích hoạt chạy đua vũ trang để đốt cạn tiền Tàu cộng”.
Nhìn thoáng qua chỉ thấy những con số cụ thể là Đài Loan mua 66 chiếc F-16V, Nhật Bản mua 42 chiếc F-35B. Tuy nhiên những con số này không đơn thuần chỉ là những con số trên hợp đồng mua bán mà nó còn là trò chơi “phản lại” thuyết giáo Khổng Khâu trong chiêu thức “gậy ông đập lưng ông”. Quý vị có tự hỏi tại sao không là 65, 70, 40,… chiếc siêu tiêm kích mà lại là 66 chiếc với Đài Loan và 42 chiếc với Nhật Bản? Có thông để hết trơn chớ hổng phải ngẫu nhiên đâu.
1. Con số 42 chiếc F-35B mà Mỹ sẽ giao cho Nhật Bản:
Số 42 đưa chúng ta trở về quá khứ bi thương và cũng hùng tráng. Bi thương cho phát xít Đức, Ý, Nhật và hùng tráng cho Mỹ, Anh, Liên Sô. Ngày 01/01/1942 tại Washington đã ký kết bản “Tuyên bố Liên hiệp quốc”, bản tuyên bố này đã đánh dấu sự hình thành Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới. Kết cục thì Đức, Ý, Nhật đã bị đánh gục sau khi bản tuyên bố trên được thực thi.
Vào hôm 06/3/2018, Tiến sĩ, nhà báo John Zmirak trong cuộc trao đổi bàn tròn trên kênh Radio SiriusXM của hãng tin Breitbart, đã đưa ra cảnh báo rằng “Tàu cộng đang vũ trang nhanh hơn những gì mà Hitler thực hiện trong những năm 1930”.
Ghê gớm chưa, với dân số hơn 1,4 tỷ người thì một Đức quốc xã kiểu mới đã hình thành tại lục địa Trung Hoa với kẻ cầm cương say đắm thuyết giáo Khổng Khâu thì rõ ràng nhận định “Death by China – Chết bởi Tàu cộng” của tiến sĩ Peter Navarro là hoàn toàn đúng. Vì vậy việc tổng thống Donald Trump củng cố đồng minh với Nhật Bản để tiêu diệt con rồng quái vật này là điều cấp thiết. Cho nên hai ông Trump và Abe muốn lấy con số 42 để cảnh cáo Tập Cận Bình như thời năm 1942 Mỹ, Anh, Liên Sô đã ký ban hành Tuyên bố Liên Hợp quốc tại Washington vậy.
Con số 42 chiếc F-35B là ý nghĩa đó, phải củng cố liên minh để diệt con rồng quái vật Tàu cộng khi nó đang chuyển mình thành Tân Đức quốc xã.
2. Con số 66 chiếc F-16V mà Mỹ sẽ chuyển giao cho Đài Loan:
Ngày 16/5/1966, Mao Trạch Đông đã khởi xướng và chỉ đạo thực thi “cuộc cách mạng văn hóa” với mục tiêu chính thức là “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lãnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội”.
Tuy nhiên bản chất của cuộc cách mạng này là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát đảng cộng sản sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chánh trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Hoài Đức, Tập Cận Huân cha của Tập Cận Bình,…
Kết cục là hàng loạt cuộc đấu tranh bạo lực xảy ra trên khắp Tàu cộng, hàng triệu người đã bị bức hại và phải chịu một loạt các hành vi lạm dụng bao gồm hạ nhục công khai, giam cầm tùy tiện, tra tấn, lao động khổ sai, quấy rối kéo dài, tịch thu tài sản và xử tử. Một bộ phận lớn dân số bị buộc phải di dời, đáng chú ý nhất là việc chuyển thanh niên thành thị đến các vùng nông thôn trong Phong Tiến về nông thôn. Các di tích, hiện vật lịch sử, địa điểm văn hóa và tôn giáo đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian này.
Hiện nay, trước sức ép tối đa của tổng thống Donald Trump đè lên đầu Tập Cận Bình, khả năng họ Tập sẽ phải thực thi một cuộc “cách mạng văn hóa” lần hai để củng cố quyền kiểm soát đảng cộng sản. Khi Tập Cận Bình thực thi cuộc “Tân cách mạng văn hóa” thì khó tránh khỏi nội loạn.
Mỗi khi đối mặt với “nội loạn” thì người Hán thường xử trí bằng giải pháp “xuất nội loạn ra bên ngoài”. Do đó khả năng Tập Cận Bình sẽ chọn Đài Loan để “xuất nội loạn” là rất cao. Hiện nay Tàu cộng đang gia tăng “hiện đại hóa” quân đội, theo các chuyên gia dự đoán thì việc này được nhìn dưới 3 giả thuyết:
1. Giả thuyết thứ nhất: Tàu cộng đang xây dựng quân sự để đóng góp nhiều hơn đến “những giá trị chung toàn cầu”.
2. Giả thuyết thứ hai: Để chống lại và cướp đoạt Đài Loan.
3. Giả thuyết thứ ba: Để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Trong 3 giả thuyết trên thì giả thuyết thứ 2 là “Để chống lại và cướp đoạt Đài Loan” có vẻ khả thi hơn vì nó vừa giúp cho Tập Cận Bình dẹp được nội loạn nhờ xuất nội loạn ra bên ngoài đồng thời giúp Tập Cận Bình thực hiện được lời hứa sẽ “thu phục Đài Loan vào năm 2020”.
Trước tình hình trên, bà Thái Anh Văn và ông Donald Trump đã “hợp bích” khi giao và nhận 66 chiếc F-16V mặc cho Tàu cộng giãy nảy, hăm dọa. Con số 66 kia cũng là thông điệp gợi và nhắc nhở cho Tập Cận Bình thấy hậu quả thê thảm của cuộc “cách khác văn hóa” mà Mao Trạch Đông đã thực thi bắt đầu từ ngày 16/5/1966. Tập Cận Bình chớ dại dột, ngông cuồng như Mao Trạch Đông mà ôm hận ngàn thu.
Lãnh đạo csvn…nói thật như đùa
NGUYỄN HỮU THẮNG Cục trưởng Cục Đường sắt VN liên quan đến dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến đường Cát Linh – Hà Đông bị “đội vốn” gần 340 triệu USD.Ngài Cục trưởng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội hai lần khởi công đến giờ phút nầy đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không có ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã làm rùm beng cả lên”.
Tổng thống D. TRUMP đập tan “giấc mộng Bá Chủ” của Tập Cận Bình? – Lưu Vĩnh Lữ
TT Reagan làm tan rả khối Liên Sô Viết chỉ với hai sách lược căn bản:
1- Áp Lực Kinh Tế.
TT Reaganbiết rất rõ tình hình kinh tế khó khăn của Liên Bang Sô Viết lúc bấy giờ. Kiệt quệ vì dùng quá nhiều ngân sách vào việc chạy đua vũ khí với Mỹ. Vật giá leo thang, Đời sống dân chúng chật vật, thiếu thốn, lạm phát mạnh; cho nên Ông cố kềm “GIÁ DẦU ” không cho tăng lên; khiến Kinh Tế Nga khủng hoảng. Các Quốc Gia khác trong Liên Bang lo ngại, chia rẽ, và đi tới tan rã.
2- Tận dụng Thông Tin
Ông triệt để khai thác kỹ thuật tân tiến của Truyền Thông, vạch trần những trò lừa dối, mị dân, bịp bợp
của chủ thuyết cộng sản. Phô bài những bất ổn trong xã hội do cộng sản gây ra, nguy cơ đưa Đất Nước suy yếu, dân tình dốt nát, nghèo đói. Do vậy, người dân các Nước trong Liên Bang nhận thức được mau lẹ, cần phải tách rời Khối Liên Sô, để tìm đường sống trường tồn cho Dân Tộc họ.
TT Reagan thành công, Khối Liên Bang Số Viết tan rã.
Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng theo mây khói bay khỏi vùng trời nầy, và đã đem lại sự phồn thịnh cho các Quốc Gia Đông Âu, sau nhiều năm tháng nghèo nàn cơ cực sống dưới chế độ cộng sản.
– Tiếc thay Dân VN không bắt được thời cơ nầy, mà để cho một thiểu số, Đảng cộng sản, cướp quyền cai trị khiến cho Toàn Dân phải sống trong nghèo nàn chậm tiến, chỉ một phần nhỏ đảng viên là huởng thụ.
Ngay khi chưa vào cuộc, Ông Trump cũng đã thấy tình hình càng ngày càng nguy hiểm cho Nước MỸ, nếu Trung cộng tăng trưởng mạnh với mộng làm Bá Chủ Thế Giới.
Khi vận động bầu cử, Ông cũng cảnh cáo dân Mỹ nguy cơ Trung cộng bành trướng với chiến lược: “Vành đai / Con đường”, hay “Made in China 2025”, v.v…
Đắc cử, Ông nhận lãnh một Đất Nước thối nát, đầy những phe nhóm tranh dành quyền lực, lợi dụng quyền lực để làm giàu cho cá nhân, gia đình, phe phái , để mặc cho “Ngoại Quốc” lợi dụng triệt để, khai thác, trục lợi tài nguyên, trí tuệ của Mỹ.
Lòng tự hào và danh dự của Nước Mỹ cũng chìm theo “Đầm lầy nhơ bẩn” với một T T. Dân Chủ dâm ô, làm chuyện tồi phong bại tục ngay tại Văn Phòng Bầu Dục và một TT Dân Chủ khác, thì bị TC chơi xỏ, cho chui từ cửa Hậu chui ra.
Đối đầu với tình thế thiên nan vạn nan nầy, cả hai lãnh vực, đối nội và đối ngoại, TT Trump đã vượt qua và san bằng không biết bao nhiêu chướng ngại, vừa ngoạn mục, vừa làm cho đối thủ lung lay tận gốc. Song song với việc “vét đầm”- DRAIN THE SWAMP-, TT Trump còn chủ trương xóa bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội, như Ông đã kêu gọi trên Diễn Đàn LHQ.; mà Trung Quốc hiện là quốc gia đang theo Chủ Nghĩa Xã Hội, do một chế độ Độc Tài Đạo Tặc Cộng sản nầy cai trị .
Vậy, TT Trump làm thế nào để xóa sổ Xã Hội Chủ Nghĩa ở Nước Tầu, làm thế nào để dẹp tan mộng Bá Chủ Thế Giới của Tập Cận Bình “?.
Sự tan rả của Tầu cộng ảnh huởng sâu xa đến Đất Nước VN, vì vậy cần có một nhận định tổng quát, rõ ràng, chính xác, để tìm một huớng đi đúng cho Dân Tộc VN.
Để triệt sức mạnh của Tầu cộng, trên một chiến trường Thế Giới rộng lớn, Chính Phủ của TT Trump giàn ra không biết bao nhiêu thế trận, hư ảo, không biết đâu mà nhận cho chính xác.
Chiến thuật của Trump hư hư thực thực, xuất kỳ bất ý, khiến đối thủ không biết đâu mà đoán; một vài trường hợp điển hình như:
– Ông mời Tập Cận Bình về tư dinh ở Florida, rất thân mật, nhưng giữa bửa cơm, lại cho hay vừa bắn 50 hỏa tiển, trừng trị Syria xử dụng chất hóa học giết thuờng dân.
– Giửa Hội Nghị Mỹ~Bắc Hàn, bỏ ngang ra về, mặc cho thiên hạ bàn ra tán vào.
– Khi công du Nhật và Hàn Quốc, bất chợt thêm vào chương trình ” thăm Bắc Hàn, gặp chú ỦN”.
Những hành động nầy của Ông, thiên hạ nghĩ là Ông bôć đồng, nhưng phải chăng chúng đều nằm trong phương thức hành động của một mưu lược tinh vi, được thi hành rất khoa học, lớp lang, phối hợp cã với tình hình Quốc Nội, khiến Đảng Dân Chủ và Truyền Thông thiên tả cũng điên đầu.
Tới bây giờ, phải chăng Chính Phủ Trump đang dùng 4 sách lược dưới đây để triệt hạ “ Giấc Mộng Bá Chủ Thế Giới của Tầu Cộng”:
– Chặt tay
– Xiết cổ
– Bóp bụng
– Phân thây
Những danh từ nầy không hoa mỹ như Tôn Ngô Binh Pháp hay Tam Thập Lục Kế, nó rất bình dân, dãn dị, nói thẳng như cung cách của Ông Trump hằng ngày.
– Chặt tay :
Sau khi Liên Bang Sô Viết tan rã, Trung cộng tiếp nối cai trị Nước Tầu bằng chủ thuyết cộng sản. Đồng minh với TC chỉ còn 3 Nước chính là Cuba, Bắc Hàn, và csVN.
Cuba thì không trực tiếp giúp gì nhiều cho TC, và đang trên đường thay đổi.
Quan hệ là 2 Nước ở hai đầu bắc, nam Trung quốc. Bắc Hàn với vũ khí hạt nhân giúp TC “hâm he” Nam Hàn và Nhựt; còn là một con cờ để giúp TC thuơng lượng với MỸ, khi cần.
Chiến lược của TT Trump đối với Bắc Hàn là hòa hoản, chỉ cần cầm chưn Anh ỦN đừng bốc đồng phóng ẩu hỏa tiển, để Trump có đủ thời gian thi hành những mưu lược rộng lớn hơn.
Cấm vận càng kéo dài, dân tình càng đói khổ, tự nó sẽ nỗi loạn, giải quyết chế độ, mà Trump khỏi phải nhún tay vào.
Khi cần tái thiết, Nam Hàn và Nhựt là 2 quốc gia sẳn sàng góp phần vào.
Càng ngày càng cho thấy những liên hệ TC / Bắc Hàn không còn khắn khích như xưa.
Mục đích chiến lược, “chặt tay” TC, ở đây coi như đã thành tựu, chỉ cù cưa kéo dài thôi! .
Trump chưa dứt điểm, vì là một trận thế toàn diện, phải liên hợp với những sự việc khác cùng trong một giai đoạn.
Đối với csVN, phức tạp hơn nhiều.
– Dân số lại đông, trên 90 triệu người.
VN quá hấp dẫn đối với TC.
Có được VN, Tầu cộng có 3 thắng lợi lớn:
– Giử được đường giao thông trên biển, trong kế hoạch Vành đai/con đường.
– Làm bàn đạp để ảnh huởng, tiến tới chiếm các Nước ở Đông Nam Á sau nầy, như Thái, Mã Lai Á, Miên Điện, v.v..
– Khai thác tài nguyên, lâm sản, Dầu Hỏa, v.v…
Việt Nam đối với TC rất là quan trọng, mà sống chết TC không bao giờ nhã VN ra.
Cho nên, muốn làm suy yếu TC, TT Trump cần phải ” Chặt tay nầy” của TC .
Mưu lược thì có thiên hình vạn trạng, Làm cho TC suy yếu, là một chiến lược lâu dài, vì vậyTrump rất cần thời gian:
– để xây dựng một Quân Đội hùng mạnh, mà Nước nào muốn gây chiến với Mỹ phải cân nhắc trước khi liều mạng.
– để kiến thiết lại cơ sở sản xuất, kỹ nghệ, v.v. .. mà nhiều năm qua đã đem ra ngoại quốc, giờ bắt đầu trở lại Nước MỸ.
– để củng cố các vấn đề như chính trị, kinh tế, an sinh, di trú, … mà trước đây, vì quá nhiều phe phái, áp dụng luật lệ theo lợi ích phe nhóm, đã làm Nước Mỹ suy yếu.
– và nhiều thứ linh tinh khác nữa trong “vũng đầm” hành chánh . Trên diễn đàn LHQ, TT Trump đã kêu gọi các Quốc Gia hợp lực “xóa sổ chủ nghĩa xã hội”; như vậy csVN cũng sẽ bị xóa sổ, chỉ là chừng nào (?) thôi.
Dĩ nhiên, TT Trump phải lo cho Nước Mỹ trước, xóa sổ trong nhà trước đã, rồi mới lần lần ra ngoài.
Hạ được anh lớn nhứt (TC), thì mấy anh nhõ cũng chết theo.
– csVN thấy rõ nguy cơ, nên đang chuyển mình thay màu, đu dây, để tồn tại. Trở mặt với Tầu thì chưa dám, ve vãng Mỹ thì đang làm; mong lợi dụng tình thế Biển Đông để làm vừa lòng Mỹ; nhưng những đòn xảo trá lừa dối của csVN khó mà qua mặt được chính phủ nầy, vì Ông Trump đã biết họ rất rõ, Ông từng nói:
csVN có 3,4 cái lưỡi;
chỉ duy ” chặt anh nầy như thế nào? “, chưa ai tiên đoán nổi.
– Quần Hồ đã Hổ ư? – dùng Biểu tình để đập tan chế độ độc tài đạo tặc. hay
– Sư Tử Trung, trùng thực Sư Tử nhục? – Giải thể chế độ cộng sản.
Người Việt Hải Ngoại và Đồng Bào trong Nước nên thừa thế mượn gió bẻ Măn, vùng lên lật đổ csVN, tự mình dành lấy Tự Do cho chính mình, nêu cao tinh thần truyền thống chống Giặc Tầu của Tiền Nhân ta, mà cứu lấy Dân Tộc mình khỏi nạn Hán hóa gần kề ( 2020, hiệp ước Thành Đô) .
Cùng lúc với việc triệt hạ những đồng minh của TC, TT Trump cũng không bõ qua những cơ hội tận dụng những biến cố khác để chặt thêm tay chân Tầu, làm cho chóng suy sụp, như khai thác vụ Venezuela, vạch trần những âm mưu “Bẩy Nợ” để các Nước nhìn thấy mà tránh xa TC, khiến kế hoạch ” Vành đai/Con đường ” không thực hiện được.
– Xiết cổ,
Biển Đông là Yết Hầu của TC.
TC phải chiếm các Đảo và những căn cứ chiến lược ở VN để làm chủ con đường huyết mạch nầy.
Mấy đời TT Mỹ trước đây lơ là, đã để cho TC khai thác, xây dựng, bồi đấp và chiếm các Đảo của Phi và VN. Phi đã kiện TC ra Tòa Quốc Tế. VN vì quá lệ thuộc vào TC, nên cúi đầu chịu nhục.
Khi TC chiếm Hoàng Sa, VNCH đã anh dũng chống trả để gìn giử biển đảo của VN.
Lúc TC chiếm Garma, Bộ chính trị đảng csVN ra lịnh cấm bắn trả. Lính csVN làm bia thịt cho TC, nỗi nhục nầy Quân Đội csVN ôm trong lòng mà không dám thở than.
Oan nghiệt!!! … ôi oan nghiệt!.
Để TC không có ưu thế khi xử dụng con đường giao thông nầy, TT Trump đã tăng cường Hạm Đội 7 tối đa và đề ra chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, liên kết 4 quốc gia trọng yếu: Nhựt, Úc, Ấn, và Mỹ thành một khối án ngữ con đường nầy, đồng thời cũng ngăn sự bành trướng của TC đối với các Nước Đông Nam Á.
TC, phía Bắc, Đông Bắc, Đông Nam đã bị Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Phi-Luật-Tân án ngữ; chỉ còn con đường ra, qua biển Nam Hải mà thôi. Cho nên TC hết sức quan tâm đến các căn cứ quân sự đã thiết lập trên các Đảo bồi đấp, để có thể kiểm soát Biển Đông .
Tiếc thay với vũ khí tối tân ngày nay, hình thức phòng thủ nầy chỉ làm mồi ngon cho Hỏa Tiển.
– Chiến tranh xảy ra, Mỹ chỉ xiết dây thòng lộng nầy, thì Tầu sẽ nghẹt thở ngay. Không xuất hàng hóa ra được, không nhập nhiên liệu vào được thì khủng hoảng ngay trên mọi mặt.
Việt Nam ở vào một vị thế “Địa Chiến Lược” rất quan trọng để kiểm soát trục giao thông nầy.
Cho nên Mỹ cần VN;
Xin phân biệt rõ: Mỹ cần VN, không có nghĩa là Đảng CSVN.
Với sự bố trí chiến lược hiện nay, coi như Mỹ đã tròng dây thòng lộng vào cổ TC rồi, chỉ cần giựt dây, xiết cổ là xong.
Nhưng đường lối của Ông Trump, thuơng gia làm chính trị, chiến tranh ở Biển Đông khó xảy ra.
Cứ nhìn hành động vừa qua, khi Iran bắn hạ một phi cơ không người lái của Mỹ, TT Trump hạ lịnh tấn công trả đủa, nhưng vào giờ chót, hủy bỏ vì nhân đạo.
Thật sự Nhân Đạo hay mưu lược gì khác, chỉ có Ông Trump biết mà thôi, tha hồ cho thiên hạ, kẻ khen, người chê, TT Trump không màng, vì Ông biết rõ:
Ông phải làm như thế nào để Make American Great Again.
– Bóp bụng :
Chiến tranh Thuơng Mãi MỸ ~ TRUNG có thể là mưu lược chính làm Nước Tầu suy yếu.
Trận chiến nầy khiến thiên hạ nhận rõ cách làm khác biệt của một Lãnh Tụ gốc Thuơng Gia khác Lãnh Tụ gốc chính trị.
Mấy đời TT trước, thấy Nước Mỹ suy yếu, nhưng không biết phải làm thế nào?. Chỉ mị Dân, ngồi đó 8 năm, thụ huởng, rồi bàn giao cho vị kế tiếp, phủi tay.
Làm chính trị là cơ hội làm GIÀU cho mình trên tiền THUẾ của Dân.
Những ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân Chủ hiện nay hò hét xã hội chủ nghĩa, chỉ là trò mị Dân, họ toàn là những Triệu Phú, như:
-Bà Elizabeth Warren có $12 triệu,
– Ông Joe Biden có $9 triệu,
– Kamala Harris có $6 triệu, và
– Bernie Sanders có $2.5 triệu.
Người Mỹ nhận định về họ:
“They’re rich by any standard,” – ” And none of these four made their money in business. They’re government people and they want to run the government and take more money from people.”
Tay nào cũng làm giàu, không phải do làm thương mãi, mà làm chính phủ.
(Không khác gì cộng sản). Hảy nhìn cựu TT Clinton, Obama, thì thấy ngay.
Đối với TT Trump, vốn dĩ là một thuơng gia, nên nhìn vào chính tri dưới nhãn quang kinh tế, thương trường, với khía cạnh thực tế, biết rõ đâu là Hơn, đâu là THIỆT; và biết rõ cách làm thế nào để dành phần thắng sau cùng về tay mình.
Mưu lược ” Bóp bụng ” TC nầy có cương có nhu, y như thuơng lượng giá cả với khách hàng, qua các biện pháp tinh vi kinh tế: Giảm Thuế, Đánh Thuế hàng Nhập Khẩu, v.v…
Những biện pháp nầy có phản ứng ngay tức khắc. Hảng Xưởng rút ra khỏi TC. Kinh tế Tầu toàn diện suy yếu. Thất nghiệp gia tăng. Cổ Phiếu mất giá , v.v…
TC muốn ” câu giờ “, mong sau 2020, có vị TT khác, thuộc loại Clinton hay Obama, dễ mua chuộc, dễ qua mặt, ngoan ngoãn dầu bắt chui cửa Hậu, cũng OK.
Nếu TCB nghĩ như vậy, là rơi vào một mưu lược khác nữa của Trump.
Ông nầy thực hư, huyền ảo, không biết đâu mà đoán.
Phải chăng “câu giờ” lại giúp Ông Trump thông thả hơn để giải quyết những khó khăn tại MỸ và đủ thời gian để các hảng xưởng Mỹ, sản xuất hàng thay thế.
Thuơng Gia Mỹ thừa sức vượt qua các khó khăn vì thiếu hàng made in China.
Trên thị trường đã thấy Made in India, Brazil, …
Kéo dài thời gian, lợi cho Mỹ nhiều hơn và càng làm kinh tế Tầu suy yếu không cách nào ngăn được.
Ngay cả biện pháp “Đánh Thuế Nhập Khẩu” tung ra rồi hoản lại, khiến thị trường cũng không biết huớng nào mà định.
Thuơng chiến Mỹ-Trung nầy còn kéo dài cho đến khi TC kiệt quệ, bị PHÂN THÂY, thì Thế Giới được an bình, không lo Đệ Tam Thế Chiến xảy ra.
– Phân thây : Khi TC đã suy yếu đến độ không phục hồi nỗi, thì bị phân thây là dĩ nhiên, trả lại sự độc lập cho Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, giấc mộng Đại Hán không thành; Nước Tầu co cụm lại, như vậy tránh cho nhân loại khỏi lâm vào đệ tam thế chiến.
Giành lại Độc Lập bằng cách nào, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, tùy hoàn cảnh mỗi quốc gia, v.v…, nhưng nếu có một mô hình chung huớng dẫn thì sẽ dễ dàng hơn, thành công chắc chắn hơn.
Hong Kong là mô hình nầy .
Tình cờ hay có sấp xếp, không ai biết nỗi.
HongKong biểu tình y như một cuộc thực tập thao diễn mô hình cho các Nước khác học theo, mà tách rời khỏi TC, dành Độc Lập cho chính mình.
Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng làm theo như HKG, đứng lên đòi Tự Do, Độc Lập, thì anh khổng lồ TC bị phân ra làm nhiều mãnh. Đài Loan, Hong Kong vững mạnh thêm; Viêt Nam và Bắc Hàn có cơ hội thoát Trung êm thắm.
Mộng Đại Hán tan theo mây khói!.
Dân HongKong dùng mưu lược và thực hành quá tinh vi, thao diễn thuần thục, khiến người ta phải khâm phục và đặt cho cái tên như một chiêu võ thuật: “tượng thủy nhất dạng”.
Cả triệu người biểu tình, mà làm như không có tổ chức, không thủ lĩnh.
Bằng cách nầy thì cộng sản đành thúc thủ, khi muốn bắt những người lãnh đạo .
Từ tổ chức, nguyên nhân, đến hành động đều nhịp nhàn, tuần tự, khiến Chính Phủ HongKong bó tay, mà TC cũng không cách nào giải quyết.
Khởi đầu, lấy một nguyên nhân rất thuờng – Phản Đối Dự Luật dẫn độ -. tiếp theo, đòi Thống Đốc từ Chức, rồi đòi tự do bầu cử v. v…, cứ từ từ thêm lên, thành đòi hỏi toàn diện.
Kế sách và thực hành rất tinh vi chu đáo, rút ra từ cuộc biểu tình Dù Vàng 2014.
Để không bị nhận diện, họ ăn mặc giống nhau, đeo khẩu trang, kính râm và dùng tên giả.
Họ tổ chức như không có người Lãnh Đạo, nhiều nơi, bất ngờ, khiến Cảnh Sát khó đoán mà ngăn chận. Họ chọn những địa điểm trọng yếu, như Phi Trường HongKong, để Thế Giới quan tâm.
Thông tin liên lạc sử dụng Telegram cũng như hàng chục tài khoản Instagram hoặc từ các diễn đàn trực tuyến như LIHKG, rất tài tình, chuyên nghiệp.
Toàn diện, nó là một bài tập chi tiết và chu đáo cho các quốc gia khác noi theo, vùng lên lật đổ chế độ độc tài đạo tặc cộng sản.
Với 4 sách lược nầy, TT Trump có dẹp tan Giấc Mộng Bá Chủ của Tập Cận Bình không?.
Đối phó với nguy cơ nầy, TC nhất định phải phá Trump quyết liệt, để hy vọng sau 2020, Mỹ có một TT khác.
Ai thắng, ai thua thời gian sẽ trả lời.
Tập Cận Bình là ai? – Phan Văn Song phỏng dịch.
1/ Tập Cận Bình Không Phải là Một Nhà Cải Cách !*
Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua ( tháng năm 2016) với tư cách là chủ tịch Trung Hoa Cộng Sản và Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Tàu — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhơn đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả người trong nước lẫn dư luận người nước ngoài, vốn thấy di sản gia đình và kinh nghiệm sống của hắn ta, nhất định nghĩ rằng Tập Cận Bình phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người còn nghĩ rằng Tập Cận Bình chắc chắn phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình hắn ta dưới thời cai trị của Mao.
Cha Tập Cận Bình, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình cũng đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, cũng đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân.
Nhưng cũng không ngạc nhiên là sau đó, cả hai cha con đều hết lòng với các công cuộc cải cách trong suốt sự nghiệp của họ. Cha mẹ họ có gốc gác ở các vùng nông thôn nghèo nàn và đứng lên cai trị một đế chế. Thế hệ của họ hưởng đặc quyền sống trong một đất nước vốn đã “vươn dậy” và được toàn cầu tôn trọng và nể sợ.
Chính cái logic này đã thúc đẩy Lưu Nguyên (刘源/Liu Yuan), con trai cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, người bị Mao thanh trừng và đưa đến một cái chết đau khổ, hậu thuẫn cho Tập Cận Bình trong việc làm sống lại các ý tưởng và các biểu tượng của Mao; và cũng cái logic này đã chuyển con cái của nhiều nạn nhân nổi bật khác của Mao hình thành nên các nhóm tôn vinh di sản của Mao, như Hiệp hội con cái của Diên An Bắc Kinh và Hiệp hội đề cao văn hóa của những nhà sáng lập Quốc gia Bắc Kinh.[i]
Các thái tử đảng dường như hiểu theo nghĩa đen sinh học về “huyết thống luận” về sự tinh khiết chánh trị vốn phổ biến trong giới con cái các Hồng vệ binh chủ chốt trong cuộc Cách mạng văn hóa: “Nếu cha là anh hùng con sẽ là hảo hán, nếu cha là phản động con sẽ là trứng thối”
(老子英雄儿好汉,老子反动儿混蛋/laozi yingxiong er haohan, laozi fandong er huaidan: Lão tử anh hùng nhân hảo hán, lão tử phản động nhân hỗn đản). Họ không thấy có chút mai mỉa gì khi cổ vũ Tập Cận Bình tấn công các quan chức tham nhũng dù Mao đã thanh trừng chính cha mẹ họ.
2/ Tập Cận Bình chỉ là một MAO-ÍT rất nguy hiểm*
Chàng Tập con khởi nghiệp như là một nhà quản lý khiêm tốn, thực dụng, ủng hộ tăng trưởng, lúc đầu ở vùng nông thôn và sau đó ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, ba tỉnh cởi mở với thế giới bên ngoài nhứt của Trung Quốc. Trong chặng cuối cùng của hành trình leo lên quyền lực, hắn ta đã được ưu ái chọn, hơn cả đối thủ Bạc Hy Lai, người đã đề cao các chánh sách theo kiểu Cách mạng Văn hóa tại siêu đô thị Trùng Khánh.
Vì tất cả những lý do này, khi thăng tiến lên vị trí chóp bu, Tập Cận Bình đã được nhiều người dự kiến sẽ theo đuổi tự do hóa chánh trị và cải cách thị trường. Thay vì vậy, hắn ta đã khôi phục rất nhiều đặc điểm nguy hiểm nhứt trong cách cai trị của Mao: độc tài cá nhơn, tuân thủ ý thức hệ cưỡng bức, và bức hại tùy tiện.
Chìa khóa cho nghịch lý này là việc Tập Cận Bình có vẻ tôn kính một cách phi lý Mao. Quan điểm của Tập Cận Bình về Mao lộ ra trong tiểu sử chính thức của cha ông do các học giả của Đảng biên soạn, mà « tập một » được xuất bản khi Tập Cận Bình gần nắm được quyền tối thượng và « tập hai » ra sau khi Tập đã trở thành Tổng bí thư đảng và Chủ tịch nước. Mô tả việc « Tập cha » gần như bị xử tử năm 1935, cuốn sách nói rằng Mao đã cứu mạng ông ta, ra lệnh thả ông ta ra với nhận xét rằng đầu không giống như hành lá: nếu cắt ra nó sẽ không mọc trở lại. Mao sau đó đề cử Tập Trọng Huân làm một quan chức ở Diên An và sau năm 1949 làm quan chức hàng chóp bu ở Bắc Kinh.
Đối với việc thanh trừng Tập Trọng Huân năm 1962, cuốn tiểu sử đổ lỗi cho Khang Sinh (康生/Kang Sheng), trưởng mật vụ của Mao, chứ không phải là cho chính Mao, và cho rằng Mao đã bảo vệ Tập Trọng Huân bằng cách đưa ông ta đến làm việc tại một nhà máy ở tỉnh an toàn cách xa khỏi cơn bão chánh trị ở Bắc Kinh. Khi cuộc Cách mạng văn hóa nổ ra một vài năm sau đó và Hồng vệ binh “lôi” Tập Trọng Huân ra khỏi việc làm ở nhà máy này để hành hạ thể xác và “đấu tranh”, cuốn tiểu sử nói rằng chính thủ tướng Châu Ân Lai đã cho giam họ Tập trong một doanh trại quân đội gần Bắc Kinh là một cách để bảo vệ ông ta. Không nghi ngờ gì những câu chuyện này được xoa nắn lại để trình bày Mao theo cách Tập Cận Bình muốn ông ta được thấy. Nhưng chúng có căn cứ trong thực tế lịch sử và giúp giải thích sự phức tạp của mối quan hệ của Tập Cận Bình với di sản của Mao. Như Tập Cận Bình nói mấy năm sau, “Nếu Mao không cứu cha tôi thì tôi không có mặt ở đây ngày hôm nay.”
Việc Tập Cận Bình tôn thờ Mao không phải là điều dị thường riêng lẻ. Nó cũng được nhiều người trong giới quý tộc cộng sản kế thừa chia sẻ.
Hồi năm 1981 Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng công của Mao vượt hơn tội (trong một ý kiến không chính thức) theo “tỉ lệ 7 trên 3.” Nhưng trong thực tiễn Đặng Tiểu Bình từ bỏ gần như mọi thứ mà Mao cổ vũ. Trái ngược với sự đồng thuận của phương Tây rằng Đặng Tiểu Bình đã cứu hệ thống sau khi gần như bị Mao làm chìm, Tập Cận Bình và rất nhiều quý tộc đỏ khác cảm thấy rằng chính Đặng Tiểu Bình đã đi gần đến chỗ huỷ diệt di sản của Mao.
Việc họ tôn thờ Mao khác biệt với những hoài niệm đơn giản của các cựu Hồng vệ binh và các thanh niên được phái xuống, vốn nhớ mơ hồ về một giai đoạn của chủ nghĩa lý tưởng chưa trưởng thành.
Di sản của Mao ngày nay đang bị các thế lực khác đe dọa. Tập Cận Bình nắm quyền vào một thời điểm mà chế độ phải đối đầu với một loạt các thách thức gay gắt vốn đều đạt đến giai đoạn nguy cấp cùng một lúc. Chế độ phải quản trị một nền kinh tế đang chậm lại; cần phải xoa dịu hàng triệu công nhân bị sa thải; phải chuyển nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước; phải sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ hoạt động kém hiệu quả; phải quyét sạch một đống rác các khoản nợ xấu và các khoản đầu tư không hiệu quả; phải cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu và sự tàn phá môi trường; và phải giảm quy mô và nâng cấp quân đội. Về mặt quốc tế, các nhà hoạch định chánh sách Trung Quốc thấy chính mình bị buộc phải đáp lại một cách quả quyết áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các chế độ Đông Nam Á khác nhau đang cố gắng chống lại việc bảo vệ một cách chánh đáng của Trung Quốc đối với các lợi ích ở những nơi như Đài Loan, quần đảo Senkaku, và Biển Đông.
Lãnh đạo nào mà phải đối mặt với rất nhiều vấn đề lớn phải rất cần rất nhiều quyền lực, và Mao cung cấp một mô hình về cách mà quyền lực như thế có thể được nắm giữ. Tập Cận Bình lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và hệ thống thứ bậc quân sự qua vị trí chủ tịch ở mỗi tổ chức này. Nhưng hai người tiền nhiệm liền trước của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, thực hiện các vai trò này trong hệ thống lãnh đạo tập thể, trong đó mỗi ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách một chánh sách hay tổ chức cụ thể và hướng dẫn nó mà không có sự can thiệp nhiều từ các quan chức cấp cao khác.
Mô hình này không tạo ra quyền lãnh đạo đủ mang tính quyết định, để đáp ứng Tập Cận Bình và những kẻ ủng hộ ông. Vì vậy, Tập Cận Bình đã phải cho các ủy viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chánh trị, đứng bên lề, ngoại trừ trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn (刘云山/Liu Yunshan) và Trưởng ban giám sát chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn (王岐山/Wang Qishan). Tập Cận Bình đã nắm vị trí chủ tịch của 7 tổ quan trọng nhứt trong 22 “tổ lãnh đạo” chỉ đạo chánh sách trong các lãnh vực cụ thể, bao gồm Tổ lãnh đạo tăng cường cải cách toàn diện trung ương mới thành lập, tổ này đã loại Thủ tướng Lý Khắc Cường ra khỏi việc quản lý kinh tế. Và Tập Cận Bình đã lập ra Hội đồng An ninh Quốc gia để điều phối các vấn đề an ninh nội bộ.
Tập Cận Bình mô phỏng Mao trong việc thực hiện quyền lực thông qua một nhóm thân cận ; các phụ tá mà hắn có thể tin cậy do họ đã chứng tỏ lòng trung thành cá nhân của họ trong những giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp của Tập, chẳng hạn như Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), chủ nhiệm Văn phòng của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Tàu đầy quyền lực. Học giả Lý Thành (Cheng Li) nêu trong China Leadership Monitor, rằng, Lật Chiến Thư đã trong một bài báo, hồi tháng 9 năm 2014, nói rằng làm việc như một phụ tá trong việc xây dựng một chánh sách, đòi hỏi một “sự trung thành tuyệt đối” và rằng, những nhơn viên trong tổng văn phòng “nên hành động và suy nghĩ, theo cách phù hợp cao nhất… với các mệnh lệnh từ Uỷ ban Trung ương do Tổng Bí thư Tập Cận Bình lãnh đạo.”[ii]
Những người được Tập Cận Bình bảo trợ chiếm các vị trí trọng yếu trong bộ máy phụ trách về an ninh, giám sát công việc các quan chức, và tuyên truyền. Không giống như các nhơn viên nhiều quyền lực trong chánh quyền trước đây, các phụ tá của ông tránh tiếp xúc với người nước ngoài và thậm chí với các quan chức bên ngoài nhóm riêng của Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình cũng đi theo mô hình của Mao trong việc bảo vệ quyền cai trị của mình chống lại đảo chánh. Chiến dịch chống tham nhũng đã làm cho hắn ta có rất nhiều kẻ thù, và đã có nhiều tin đồn về các âm mưu ám sát. Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã thắt chặt kiểm soát trực tiếp quân đội qua cái gọi là “Chủ tịch Phụ trách chế [Quân ủy Trung ương]”, và Tập ta kiểm soát cả quân đoàn bảo vệ trung ương – chịu trách nhiệm theo dõi sự an toàn của tất cả các lãnh đạo — thông qua vệ sĩ trưởng lâu năm, Vương Thiếu Quân (Wang Shaojun).[iii] Theo những cách này Tập Cận Bình kiểm soát môi trường thực tế của các lãnh đạo khác, cũng giống như Mao đã làm thông qua thuộc hạ trung thành Uông Đông Hưng.
Tập Cận Bình truyền sự tự tin kiểu Napoleon vào tầm quan trọng của nhiệm vụ của hắn ta và sự thành công tất yếu của nó. Trong giao tiếp cá nhơn, Tập Cấn Bình được dư luận cho là niềm nở và thoải mái. Nhưng hình ảnh trước công chúng được săn sóc cẩn thận của hắn lại theo phương cách của Mao trong việc thể hiện sự có mặt dửng dưng và vẻ mặt bất động mà việc đó dường như để truyền dẫn sự chịu đựng hoặc sự khó xiêu lòng, tùy thuộc vào việc hắn ta hoặc đang ngồi nghe một phát biểu nhàm chán, hoặc đang đưa ra một phát biểu. Các cơ quan tuyên truyền cố sức để tạo ra một hình ảnh một “Bố Tập” gần gũi, và Tập Cận Bình có vẻ thực sự được công chúng ngưỡng mộ, mặc dù điều này đã thay đổi khi nền kinh tế chậm lại.[iv] Nhưng chiến dịch chống tham nhũng ảnh hưởng đến rất nhiều người của Tập còn đang tiếp tục, giới chủ chốt trong quan chức và trí thức hàng đầu coi biểu hiện của Tập ta như là bí hiểm và đáng sợ.
Trên hết, Tập Cận Bình đã theo Mao trong đòi hỏi tuân thủ về ý thức hệ. Hắn đã viện dẫn “Bài nói tại Diễn đàn Diên An về Văn học và Nghệ thuật” của Mao trong việc giải thích lý do tại sao văn hóa và nhơn viên truyền thông phải thể hiện “tánh Đảng” và phục vụ như là “miệng lưỡi” của Đảng và đã sử dụng nghị quyết mà Mao đã viết cho của Hội nghị Đảng ở Cổ Điền (古田/Gutian) năm 1929 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đảng kiểm soát quân đội. Ông đã cảnh báo các đảng viên chống lại việc “bàn luận vô trách nhiệm” (枉议/wangyi: uổng nghị) và cảnh báo các học giả không được ủng hộ các “giá trị phổ quát.” Như David Shambaugh báo cáo trong cuốn sách gần đây của ông China’s Future (Tương lai của Trung Quốc):
Hiện nay, đã có một chiến dịch đàn áp không ngừng đối với tất cả các dạng bất đồng chánh kiến và các nhà hoạt động xã hội. Internet và các phương tiện truyền thông xã hội đã phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn; thánh giá và nhà thờ bị phá hủy; người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng bị bức hại ngày càng lớn hơn; hàng trăm luật sư nhơn quyền đã bị bắt giữ và đưa ra xét xử; tụ họp công cộng bị hạn chế; nhiều loại ấn phẩm bị kiểm duyệt; sách giáo khoa nước ngoài bị chánh thức bị cấm ở các lớp học đại học; trí thức bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ; các tổ chức phi chính phủ (NGO) ngoại quốc và quốc nội đã phải chịu áp lực điều tiết của chánh phủ chưa từng có và nhiều tổ chức đã bị buộc phải rời khỏi Trung Cộng; các cuộc tấn công vào các “thế lực thù địch nước ngoài” diễn ra đều đặn; và bộ máy an ninh “duy trì sự ổn định” đã che kín toàn đất nước …. Trung Cộng hiện nay hà khắc hơn bất cứ lúc nào kể từ thời kỳ sau Thiên An Môn 1989-1992.
Nhưng Tập Cận Bình khác với Mao ! Hắn ta có thông tin chánh xác hơn Mao, nhờ hệ thống tình báo và phân tích mở rộng, có tổ chức, và chuyên nghiệp, và nhờ vào những gì hắn ta đã thu thập được trong những chuyến đi trong nước và ra nước ngoài. Tập Cận Bình dùng kiểu toà án nội bộ Đảng và kết tội tham nhũng hơn là hò hét Hồng vệ binh và cáo buộc xét lại để thanh trừng đối thủ, và dùng công an chánh trị hơn là phong trào quần chúng để đàn áp bất đồng chánh kiến. Mao là một nhà tư tưởng và tác giả văn học; Tập Cận Bình có những ý tưởng tầm thường nhưng có chủ ý và phù hợp hơn trong việc ra quyết định. Thói quen cá nhơn của Tập có vẻ có trật tự so với cung cách hỗn loạn của Mao trong việc sử dụng thời gian.
Sau cuộc hôn nhơn thất bại ngắn ngủi đầu, Tập Cận Bình lập gia đình ổn định với Bành Lệ Viên (彭丽媛/Peng Liyuan), một ca sĩ nổi tiếng khởi nghiệp trong quân đội. Quan hệ của họ có vẻ theo ước lệ nhàm chán; thậm chí ở thành phố Bắc Kinh đầy tin đồn, cũng không có gì nổi lên cho thấy rằng ông là một kẻ ham thích sắc dục như Mao. (Cũng không có những tin đồn tạo ra những cáo buộc rằng cá nhơn Tập Cận Bình là tham nhũng, mặc dù Bloomberg News cho thấy chị và anh rể của hắn đã làm ra rất nhiều tiền.[v])
3/ Tập Cận Bình Không Phải Nhà Cách Mạng* :
Và Tập Cận Bình không là nhà cách mạng. Ông không hề tìm cách đảo lộn Trung Hoa Cộng Sản cũng không quay ngược đồng hồ trở lại thời công xã nông thôn và nền kinh tế kế hoạch. Thay vào đó, Tập tuyên bố, không được phép phủ nhận “hai thời kỳ ba mươi năm” ”— tức là kỷ nguyên của Mao và thời kỳ cải cách hậu Mao sau đó. Trung Quốc phải kết hợp sự vững chắc của chủ nghĩa Mao với cải cách hiện đại hóa.
Tuy nhiên, cải cách mà Tập Cận Bình có trong đầu khác với những gì nhiều nhà quan sát, cả Tàu lẫn phương Tây, mong muốn. Sau khi tiến lên vị trí quyền lực, tuyên ngôn chánh sách đầu tiên do chế độ của hắn đưa ra, nêu rằng “thị trường nên đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực,” nhưng đã trở nên rõ ràng rằng các lực lượng thị trường được dùng có chủ ý như là một công cụ để thêm sanh lực chứ không phải là để huỷ diệt, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chánh nhà nước “vô địch quốc gia” tiếp tục được hưởng sự bảo trợ của nhà nước và chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Tập Cận Bình hiểu những tổ chức này là trụ cột của quyền lực nhà nước và sẽ không bao giờ giao quyền kiểm soát nền kinh tế cho các doanh nghiệp mà Đảng không kiểm soát.
Tập Cận Bình muốn “pháp quyền”, nhưng điều này có nghĩa là sử dụng các tòa án một cách tích cực để thực hiện việc đàn áp chánh trị và thay đổi phong cách làm việc của bộ máy quan chức. Tập muốn cải tổ các trường đại học, không phải để tạo sự tự do học thuật kiểu phương Tây mà để đưa các học giả và sanh viên vào vòng kiểm soát (kể cả những người nghiên cứu ở nước ngoài). Tập Cận Bình đã phát động tổ chức lại toàn diện quân đội, điều này một phần có ý định là để làm cho nó hiệu quả hơn trong chiến đấu, nhưng cũng là để tái khẳng định lòng trung thành của quân đội với Đảng và cá nhơn Tập. Mục đích tổng thể của cải cách là để giữ cho Đảng Cộng sản Tàu vẫn luôn luôn nắm quyền lực.
Mục tiêu mà Tập Cận Bình nêu ra cho Trung Cộng là đạt được “một xã hội tương đối khá giả” (小康社会/xiaokang shehui: tiểu khang xã hội) vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Đảng vào năm 2021, và “một xã hội hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa” (社会主义现代化社会/shehuizhuyi xiandaihua shehui: xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá xã hội) vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 thành lập ngày thành lập nước CHND Trung Hoa vào năm 2049.
Những mục tiêu này nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng thật sự rất táo bạo. Mục tiêu cho năm 2049 được nói là bao hàm một mức GDP bình quân đầu người là 30.000 đô la Mỹ, và các nhà hoạch định Trung Quốc ước tính rằng nếu đạt được mục tiêu đó thì Trung Quốc sẽ tạo ra hơn 30% GDP của thế giới trong năm đó, cao hơn khoảng một lần rưỡi so với tỷ lệ do Hoa Kỳ tạo ra hiện nay. Điều đó sẽ tạo ra một quyền lực toàn cầu rất lớn. Tuy nhiên, năm 2049 vẫn là một chặng đường dài. Còn bây giờ, Tập Cận Bình sẽ không ngần ngại phản công, nếu hắn ta tin rằng “lợi ích cốt lõi” của nước và ngoại vi, đang bị đe dọa, nhưng ưu tiên của Tập Cận Bình về cơ bản, vẫn là trong nước.
Tập Cận Bình đã tự làm mình mạnh mẽ hơn Đặng hay thậm chí Mao trong một số cách. Dù Đặng là người có kết luận cuối cùng về các vấn đề chánh sách khó, nhưng ông ta vẫn cố gắng để tránh can dự vào chính sách hàng ngày, và khi bị buộc phải đưa ra những quyết định lớn thì trước hết họ Đặng đi tìm sự đồng thuận trong một nhóm nhỏ các lãnh đạo cấp cao. Mao có thể đưa ra bất kỳ quyết định nào mà ông muốn bất chấp ý chí của các lãnh đạo cấp cao khác, nhưng vào mỗi lúc ông chỉ chú ý đến một vài vấn đề. Tập Cận Bình, trái lại, có vẻ đang điều khiển trọn một loạt chánh sách quan trọng hàng ngày mà không cần tham khảo ý kiến các lãnh đạo cấp cao khác hoặc các bậc lão thành về hưu.
Tập ta, thậm chí có thể đi xa hơn nữa. Có những chỉ dấu gợi rằng Tập sẽ tìm cách phá vỡ hạn định hai nhiệm kỳ 5 năm nắm quyền mới được thiết lập và sẽ ngồi tiếp một hoặc thậm chí nhiều nhiệm kỳ nữa. Tập Cận Bình đã tự chỉ định mình là “cốt lõi” của ban lãnh đạo, một địa vị mà Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm liền trước đã không nắm lấy cho mình. Tại thời điểm này trong nhiệm kỳ đầu lãnh đạo, chúng ta mong thấy một hoặc hai chánh trị gia trẻ tuổi mới nổi như người thừa kế tiềm năng hiện ra, và sẽ được tấn phong trong Đại hội Đảng 19 năm tới, nhưng chưa thấy có những dấu hiệu như vậy. Một trong những tin đồn lan truyền ở Bắc Kinh là các đội biên tập viên đang biên soạn một cuốn sách về “tư tưởng” (sixiang/思想) của Tập Cận Bình, việc này sẽ đặt ông ta lên ngang hàng với Mao như một người đóng góp cho lý thuyết Marxist của Trung Quốc, một địa vị mà chưa có người kế nhiệm nào của Mao tới giờ nhận lấy.
4/ Và họ Tập là một nguy hiểm lớn cho Trung Cộng và Hán tộc*.
Việc Tập Cận Bình chú tâm vào quyền lực đặt ra mối nguy hiểm lớn cho Trung Cộng. Không ai nói lên điều đó tốt hơn Đặng Tiểu Bình, trong bài phát biểu, “về việc Cải cách hệ thống Lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” đưa ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1980:
Quá chú tâm vào quyền lực có khả năng làm nẩy ra sự cai trị tùy tiện của cá nhơn với cái giá phải trả cho lãnh đạo tập thể, và nó là một nguyên nhơn quan trọng lý giải bộ máy công chức trong tình cảnh hiện tại … Kiến thức, kinh nghiệm và năng lượng của bất cứ ai cũng đều có hạn. Nếu một người nắm giữ quá nhiều vị trí cùng một lúc thì khó có thể hiểu thấu hết các vấn đề trong công việc của mình và quan trọng hơn, sẽ chận đường các đồng chí thích hợp hơn nắm các vị trí lãnh đạo.
Chính để tránh những vấn đề này mà Đặng Tiểu Bình đã xây dựng một hệ thống các chuẩn mực ngầm theo đó các lãnh đạo cao cấp bị giới hạn chỉ hai nhiệm kỳ, các uỷ viên ban Thường vụ Bộ Chánh trị phân chia các vai trò lãnh đạo với nhau, và các nhà lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định có tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo khác và những bậc lão thành đã về hưu.
Với việc đảo lộn hệ thống của Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình đang treo sự sống còn của chế độ vào khả năng của hắn ta trong việc chịu một khối lượng công việc khổng lồ và không phạm sai lầm lớn. Họ Tập dường như đang đe dọa các phương tiện truyền thông đại chúng và các quan chức ngoài nhóm thân cận không được nói với hắn ta sự thật. Tập Cận Bình đang cố kìm nén sự đa dạng ngày càng tăng của các lực lượng xã hội và trí thức đang trên đà phát triển mạnh hơn. Và, do đó hắn có thể, đang phá vỡ, thay vì xây dựng, sự đồng thuận trong giới chủ chốt kinh tế và trí thức cũng như giới lãnh đạo chánh trị về con đường phát triển của Trung Quốc.
Với việc chỉ đạo khởi tố tham nhũng Chu Vĩnh Khang, cựu uỷ viên ban Thường vụ Bộ Chánh trị về hưu, cùng với thuộc hạ của các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu khác, họ Tập đã phá vỡ quy tắc rằng các lãnh đạo về hưu sẽ an toàn một khi rời khỏi chức vụ, làm dấy lên câu hỏi liệu hắn ta sẽ có thể an toàn khi rời khỏi chức vụ không ? Một khi Tập Cận Bình quyết định tách khỏi con đường của Đặng Tiểu Bình, là hắn ta có nguy cơ phá hoại khả năng thích ứng và khả năng phục hồi, mà những cải cách của Đặng Tiểu Bình đã gian khổ tạo ra cho chế độ hậu Mao.
Một khi mà các thành viên của nhóm quý tộc đỏ quanh Tập Cận Bình bọc quanh các toa xe của họ để bảo vệ chế độ, một khi mà một số công dân thu mình vào việc sùng bái tôn giáo hoặc tiêu dùng cá nhơn, còn những người khác thì lại gởi tiền của và con cái ra nước ngoài, và một khi có một cảm giác rằng lại sắp xảy ra khủng hoảng đang lan tỏa khắp xã hội. Thì chúng ta sẽ không ngạc nhiên gì, khi dư luận thế giới nghĩ rằng chế độ của Tập Cận Bình đang hành xử giống như thể … nó phải đối mặt với một đe dọa đang hiển hiện.
Với sức mạnh và nguồn lực mà hiện tại Tập Cận Bình đang điều khiển, thật là không có gì là liều lĩnh, để dự đoán rằng, những nỗ lực để củng cố sự cai trị độc tài của Tập trước sau gì cũng sẽ thất bại.**
Nhưng chính những cái nỗ lực này mới có nguy cơ tạo ra cuộc khủng hoảng chánh trị mà nó tìm cách ngăn ngừa./.
Đây là bài điểm các cuốn sách:
Xi Zhongxun zhuan (习仲勋传: Tập Trọng Huân Truyện) [Tiểu sử Tập Trọng Huân] Ban biên tập Tiểu sử Tập Trọng Huân, Bắc Kinh: Zhongyang Wenxian Chubanshe (Trung ương văn hiến xuất bản xã), 2 tập, 1 283 trang (2013).
Xi Jinping: Red China, the Next Generation (Tập Cận Bình: Trung Quốc đỏ, thế hệ kế) Agnès Andresy, American University, 157 tr., $ 60,00
Zoubutong de “hongse diguo zhilu” [走不通的”红色帝国之路”Tẩu bất thông đích “hồng sắc đế quốc chi lộ” (Đi không thông chính là “Con đường Đế quốc đỏ”], một bài viết của Lý Vĩ Đông (Li Weidong 李伟东), có ở www.letscorp.net/archives/56290
China’s Future (Tương lai của Trung Quốc), David Shambaugh, Polity, 203 trang, $ 59,95.; $ 19,95 (giấy)
—————-
[i] Xem,chẳnghạn,http://news.sina.com.cn/c/20160323/docifxprqea5122519.shtml,http://history.sohu.com/20130830/n385376788.shtml,
và http://news.163.com/13/1121-111/9E6V2N5E0001124J_all.html, truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016
[ii] Cheng Li, “Tập Cận Bình Jinping’s Inner Circle (Part 4: The Mishu Cluster I),” China Leadership Monitor, số 46 (Đông 2015).
[iii] James Mulvenon, “The Yuan Stops Here: Tập Cận Bình Jinping and the ‘CMC Chairman Responsibility System,”, và Cheng LiTập Cận Bình Jinping’s Inner Circle (Part 5: The Mishu Cluster II),” China Leadership Monitor, số 47 (Hè 2015).
[iv] Từ Xi Dada (习大大: Tập đại đại) sử dụng chữ “đại”.” Trong môt số tiếng địa phương nó có nghĩa là cha, ông, hoặc chú Tập Cận Bình.
[v] Xem “Xi Jinping Millionaire Relations Reveal Fortunes of Elite,” Bloomberg News, ngày 29 tháng 6, 2012.
* Những đầu đề do người dịch đề nghị, để làm sáng tỏ ý của tác giả.
** So sánh với Viện Nam, ngày nay các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam cũng phải « Hồ hơn Hồ… », kể cả những con cháu của các nhóm « xét lại » !
Andrew J. Nathan
New York Review of Books, 12/05/2016.
Hồi Nhơn Sơn, 2016, hiệu đính 2019
Như đùa: Cán bộ cao cấp dã nói công khai
[1] VŨ HOÀNG CHƯƠNG (Bộ trưởng Bộ Công Thương): Trả lời chất vấn của cử tri liên quan đến vấn đề quản lý thị thị trường trước gian lận thị trường, kiểm soát các mặt hàng thiết yếu như: xăng, điện, than …phân bón. Ngài Bộ trưởng trả lời: “Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng, nhưng phương tiện công cụ vừa yếu vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón!”
[2] NGUYỄN XUÂN HỒNG (Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật): Trả lời phỏng vấn báo Đất Việt nói về việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả TC nhiễm độc gấp bao nhiêu lần mức cho phép. Ngài Cục trưởng nói: “So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức nầy là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả bị phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn”.
[6] NGUYỄN SINH HÙNG (nguyên Chủ tịch Quốc hội) nói:“Quốc Hội tức là dân, dân quyết định sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?” lại tiếp tục gây sốc: “Sai thì phải sửa sai, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không không kịp”.
Thương Chiến: TC Đường Cùng Ngõ Cụt! – Vi Anh
Đàm phán về Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung ở Thượng Hải bế tắc. Thương Chiến lại leo thang mới. Mỹ trừng phạt TC bội ước. Tổng thống Donald Trump áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9. TC không mua nông phẩm Mỹ như Chủ Tịch Tập Cận Bình đã hứa với TT Trump bên lề hội nghị G20 ở Osaka Nhựt. TC mất vị trí đối tác thương mại số 1 của Mỹ. TT Trump nói, ‘Trung Quốc không làm ăn với Mỹ, hổng chừng vậy tốt hơn’. Mỹ ở thế thượng phong,TC đang ở đường cùng ngỏ cụt.
Phản ứng của Tập chống lại Mỹ cho thấy TC đã suy sụp, không còn miếng võ nào có thể đối phó hữu hiệu với Mỹ đang ở thế tay trên, tích cực và thượng phong. Mỹ áp thuế 10% đối với 300 tỷ hàng của TC nhập vào Mỹ.Tân đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Trương Quân, nói Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của mình và mô tả thẳng thừng rằng hành động của ông Trump là một hành động phi lý, vô trách nhiệm. Còn Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói TQ sẽ không nhượng bộ ‘một ly’ trước Hoa Kỳ, “Chúng tôi không chấp nhận bất cứ áp lực, đe dọa, hăm dọa tối đa nào.”
Sau khi cho đánh võ mồm chống Mỹ, Bắc Kinh vận hết thần công lực tung ra một chưởng hại nhiều hơn lợi cho TC.Ngày 5/8. TC phá giá đồng nhân dân tệ của TC. Lần đầu tiên TC phải hạ giá, để đồng tiền của mình suy yếu hơn ngưỡng tỷ giá 7 tệ đổi một đôla Mỹ sau hơn một thập niên. Theo giới phân tích cả quốc tế lẫn Trung Quốc, Bắc Kinh phá giá tiền tệ, chiến thuật này lợi bất cập hại. Chiến thuật này là con dao hai lưỡi, lợi ít, nhưng hại nhiều cho kinh tế Hoa Lục.
Cụ thể TC phải lấy hơn 7 đồng nhân dân tệ mới đổi được một đôla Mỹ thay vì 6,9 đồng một ngày trước đó, và trước đây. Lần đầu tiên đồng tiền Trung Quốc mất giá kỷ lục tính từ 11 năm qua. Bắc Kinh sử dụng vũ khí tiền tệ để đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại, nhưng ở thế bị động.
TT Trump của Mỹ bắn lên Twitter cáo buộc: «Trung Quốc cho đồng tiền của mình rớt giá đến mức gần như thấp nhất lịch sử.. Hành động này gọi là thao túng tiền tệ và sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu nghiêm trọng hơn theo thời gian».
Giáo sư Nathalie Janson, đại học thương mại NEOMA, Paris giải thích: «Đây là dấu hiệu căng thẳng cao độ và trong bối cảnh không có đối thoại thật sự, Trung Quốc chỉ có tiền tệ để làm vũ khí. Nhưng vấn đề là phương tiện này có hiệu quả hay không, bởi vì không phải giảm giá đồng bạc là xuất cảng gia tăng. Nhiều nước đã học được kinh nghiệm này. Không có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ thành công, nhưng Bắc Kinh chỉ có phương tiện này, trong cuộc chiến tranh thương mại, để hỗ trợ xuất cảng vào thị trường Hoa Kỳ»..
Ngoài ra TC tuyên bố sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ để phá cuộc tranh cử của TT Trump. Nhưng TC đã sai lầm như kỳ tẩy chay không mua đậu nành của Mỹ. Mỹ có thể bán cho một số nước khác hay chánh quyền mua để viện trợ cho các nước nghèo như ở Phi châu.. Nếu thiệt hại nông dân Mỹ thì chánh quyền tài trợ cho nông dân. Mỹ đã có chính sách tài trợ cho nông dân từ lâu rồi. Mỹ không đanh thuế trên nông phẩm và tài trợ giúp cho nông dân để dân chúng Mỹ có đây đủ nông sản tiêu dùng. TT Trump đã đang làm thế. Trong năm 2018, Washington đã chi ra cả hàng chục tỷ đô la để trợ giúp và đã tiếp tục hỗ trợ thêm 16 tỷ đô la trong tuần trước cho giới nông gia.
Theo các nhà phân tích, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể bao gồm thuế quan, cấm xuất cảng đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị quân sự đến điện tử tiêu dùng và hình phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.
Nhưng Mỹ có nhiều biện pháp trả đũa và đỡ đòn của TC nên Mỹ coi đó là những chuyện nhỏ, TC vẫn phải thua Mỹ. Hàng hoá Mỹ tốt, bền nhiều nước mua, chớ không phải như của TC mà giới tiêu thụ các nước như Tây Âu, Bắc Mỹ thấy made in China thì tránh xa.
Tiêu biểu và cụ thể là CSVN đồng chí với TC nhưng hàng Mỹ tốt thì ào ạt mua xài. Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, hàng hóa xuất xứ từ thị trường Mỹ nhập cảng vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là một trong những thị trường dẫn đầu cho các mặt hàng máy tính và điện tử nhập vào Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2018, lượng
nhập cảng mặt hàng này của Mỹ vào Việt Nam tăng 49%, đạt 2,2 tỷ USD và chiếm 32% trong tổng kim ngạch. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập cảng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này với mức kim ngạch đạt hơn 8,6 tỷ USD. Ôtô nguyên chiếc từ Mỹ nhập vào Việt Nam tăng tới 107%, đạt trên 24 triệu USD và việc nhập cảng linh kiện, phụ tùng ôtô tăng 95%, đạt 8,8 triệu USD, theo số liệu thống kê được trích dẫn trên VnExpress và Một Thế Giới. Thống kê của Tổng cục Hải quan còn cho thấy, hàng rau quả từ Mỹ vào Việt Nam trong nửa đầu năm tăng tới 70%, đạt hơn 116 triệu USD. Lượng hàng thủy sản nhập cảng cũng tăng 67%, đạt 47 triệu USD.. Theo đánh giá của giới chuyên gia được Một Thế Giới trích dẫn, nguyên nhân khiến nông, thủy sản… của Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh với giá rẻ hơn là vì các mặt hàng này khó vào thị trường Trung Quốc do chiến tranh thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang. Còn về việc TC phá giá tiền tệ, thì Mỹ có thể dùng những biện pháp chống thao túng tiền tệ làm cho TC suy vi hơn. Việc xác định Bắc Kinh là thao túng tiền tệ ngày 6-8 có thể mở đường cho Washington thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn, chẳng hạn áp thêm thuế nhập cảng với hàng hóa Trung Quốc. Mỹ cũng có thể sử dụng sự định danh này để áp đặt thêm thuế trừng phạt đơn phương. Theo Reuters, ông Trump cũng có quyền cấm Trung Quốc tham gia việc mua sắm chính phủ của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới hoặc đơn giản là vận động các đồng minh tham gia hạn chế thương mại với Bắc Kinh.
Trump cũng đe dọa sẽ tăng thêm thuế quan từ 10% lên 25% trên 300 tỷ hàng TQ nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hành động chuyển biến nhanh hơn để đạt được thỏa thuận thương mại.
Sau cùng, thương chiến với Mỹ, kinh tế TQ suy sụp, cấu trúc kinh tế TQ lung lay trước những đòi hỏi của Mỹ và TQ từng bước nhượng bộ. Các nhà hoạch định chính sách của TC phân tâm. Lần đầu tiên từ năm 2010, chỉ số tăng trưởng sản phẩm quốc nội của TC vốn đã tồn tại trong suốt mấy chục năm qua có dấu hiệu giảm. Mức nợ ngoại quốc của TC quá cao. Mức nợ này chiếm gần 80% nợ công, và cao hơn nhiều so với các nước đang phát triễn. Sự mất cân bằng ngày càng tăng giữa khu vực tư nhân và khu vực công. TC quá thiếu các nguồn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhờ việc tiêu dùng là cách phát triển bền vững và an toàn, nhưng không đủ để hỗ trợ tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại của Trung Quốc. Chỉ số tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay giảm mạnh xuống dưới mức 6%.
Trong khi đó, tổng thống Donald Trump vẫn để ngỏ khả năng ký thỏa thuận với Trung Quốc, với điều kiện đó phải là một thỏa thuận tốt cho nước Mỹ, theo lời ông Larry Kudlow, một trong những cố vấn Toà Bạch Ốc . Ông nói thêm : « Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn kinh tế Trung Quốc. Chính họ mới là người thiệt hại nhiều hơn trong cuộc khủng hoảng này. » Đây là dấu hiệu cho thấy Washington đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài. Mà càng kéo dài thì TC càng suy sụp.
Mới đây hôm 13/08/2019, TT Trump đã tuyên bố hoãn đánh thuế trên một số mặt hàng Trung Quốc đến tháng 12 thay vì vào 01/09. Lý do Ông đưa ra là để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trong những ngày lễ lớn cuối năm, Giáng Sinh và Tết Dương Lịch. Phân tích cho thấy quyết định này lợi cho cuộc bầu cử Mỹ hơn là cho TC. Hàng TC tớí Mỹ có thể đã gần hết mùa mua sấm ở Mỹ rồi. Hàng của TC rất ít dân Mỹ mua./. (VA)
https://vietbao.com/a297760/thuong-chien-tc-duong-cung-ngo-cut
Người Miền Nam tỏ tình
Dao phay kề cổ, Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết Buông nàng anh không buông.
Hoa Kỳ: Chuyển từ chống khủng bố sang chống bành trướng – Đại-Dương
Từ đầu thế kỷ thứ 21, Chiến lược Quân sự của Hoa Kỳ tập trung vào chống khủng bố toàn cầu gần hai thập niên nên Hoa Thịnh Đốn cần sự hợp tác của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Lợi dụng lúc Hoa Kỳ bận tâm triệt hạ tiềm năng của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa len lén thực hiện chính sách bành trướng bá quyền trên các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị, văn hoá, ngoại giao.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã tái lập ảnh hưởng Mạc Tư Khoa lên vùng Trung Á và Caucasus. Năm 2014 cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine, đe doạ Liên Âu, đặc biệt đối với vùng Baltics và Đông Âu, lấn sâu vào Trung Đông.
Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình tuyên bố chủ quyền và cố gắng kiểm soát mọi hoạt động trong 90% Biển Nam Trung Hoa (SCS), cưỡng đoạt Bãi cạn Scarborough Shoal năm 2012 do Phi Luật Tân kiểm soát, xây 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Hoàng Sa vào năm 2014, quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa, xua đuổi các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.
Vì thế, chống bành trướng bá quyền cần phải bao quát trên nhiều phương diện.
Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới nên hợp tác chống lại Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản vì chúng chỉ mang lại nghèo khổ, đói rét, áp bức, chiến tranh và mất chủ quyền dân tộc.
Sau khi vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Trump đã cố thuyết phục Chủ tịch Tập Cận Bình thay đổi chính sách bành trướng bá quyền, đặc biệt trong hai lĩnh vực kinh tế và chủ quyền lãnh thổ. Nhưng, Tập Cận Bình đã từ bỏ chiến lược “Ẩn mình Chờ thời” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để thực hiện “Giấc Mộng Trung Hoa” nhằm thống trị toàn cầu qua các chiến dịch mở rộng quyền kiểm soát của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa, và một số hải cảng trên thế giới.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trở thành lộ trình luân chuyển hàng hoá của Trung Quốc lan rộng khắp thế giới và đem nguyên liệu khắp nơi về phục vụ “cơ xưởng thế giới” toạ lạc ở Hoa Lục hoặc tại các nước khác. Mục đích của Tập Cận Bình nhằm triệt hạ khả năng sản xuất độc lập của các quốc gia khác bằng cách bán hàng giá rẽ, hàng nhái, hàng giả, hàng kém phẩm chất. Thực tế, chỉ có quảng đại quần chúng bị ảnh hưởng. Đám lãnh đạo, lũ đại gia toàn xài hàng chính gốc!
Cuối năm 2017, Tổng thống Trump đảo ngược chính sách “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” đã được Tây Phương áp dụng hơn 40 năm đã giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Suốt 8 năm cầm quyền, Tổng thống Barack Obama than phiền về lực lượng sản xuất chạy ra nước ngoài (outsourcing) làm cho nền kinh tế Hoa Kỳ trì trệ, có lúc thất nghiệp lên tới 10%. Ông Obama kêu gọi các tập đoàn, công ty Mỹ hồi hương trong khi ông bà Obama đầu tư vào các công ty ở ngoại quốc!
Cựu Phó tổng thống Joe Biden, ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, sáng giá nhất cho cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2020 đã phát biểu “Trung Quốc không phải là người xấu, họ không cạnh tranh với Hoa Kỳ” đã gặp sự chỉ trích dữ dội từ hai phe Cộng Hoà và Dân Chủ.
Trong bài “America’s Anti-China Mood Is Here to Stay” trên báo The Diplomat ngày 14/08/2019, Tiến sĩ Joe Renouard giảng dạy tại Đại học Johns Hopkins ở Nam Kinh nhận xét “TC đã trở nên giàu có hơn, tự tin hơn, độc đoán hơn và đe dọa nhiều hơn đến lợi ích của Hoa Kỳ.”
Trung Quốc phát triển nhanh chóng không do sức mạnh tự thân mà nhờ chính sách “thương mại ăn cướp”, và hoạt động gián điệp truyền thống, gián điệp mạng qua giao hảo giữa các giới chuyên gia, du học sinh tại Tây Phương, đặc biệt nhắm tới Hoa Kỳ, nơi chứa nhiều kỹ thuật hiện đại.
Hoa Kỳ cần phải chấm dứt tình trạng “dưỡng hổ di hoạ” nên cần chặt đứt mọi nguồn cung cấp chất xám quan trọng cho TC.
Thoạt tiên, dư luận thế giới dị ứng với khẩu hiệu “Make America Great Again” của Tổng thống Donald Trump. Nhưng, có quốc gia nào chẳng đặt quyền lợi của dân tộc trên hết nếu không muốn bị kết tội phản quốc! Do đó, ngày càng có nhiều cường quốc lẫn nhược tiểu bắt đầu tham gia vào chiến dịch chống chính sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa. Xu hướng thiên hữu đang lớn mạnh trên mãnh đất thiên tả Tây Âu.
Từ năm 2018, Chính phủ Trump bắt đầu chiến dịch trừng phạt TC đã vi phạm các quy định thương mại của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) mà Bắc Kinh tham gia từ năm 2001. Ngoài ra, một số quốc gia đồng minh, đối tác với Hoa Kỳ cũng bị vạ lây. Như thế, mới chứng minh được tính chất công bằng trước mọi vi phạm luật pháp quốc tế. Dân chúng Hoa Kỳ ngày càng thấy nhu cầu cần thiết phải trừng phạt TC.
Bắc Kinh cáo buộc Tổng thống Trump phá hoại môi trường toàn-cầu-hoá được giới chính trị gia và truyền thông thiên tả hùa vào mà cố tình quên toàn-cầu-hoá chỉ hữu hiệu khi mọi quốc gia phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của WTO mà không được phép bẻ cong, bóp méo. Thương mại mà không tôn trọng quy luật quốc tế thì khác nào “chợ chòm hổm” ở các xứ lạc hậu!
Tập Cận Bình cố duy trì thái độ cứng rắn để chứng tỏ với các cựu lãnh đạo Giang Trách Dân, Hồ Cẩm Đào về khả năng đương đầu với Donald Trump trong khi họ họp kín hàng năm tại Bắc Đới Hà, đồng thời, xác nhận tư thế siêu cường trước quốc dân mà kêu gọi lòng yêu nước. Giang Trạch Dân là ông trùm của các tập đoàn, công ty kỹ thuật cao, kể cả Huawei nên chẳng muốn quá cứng rắn với Hoa Kỳ gây thiệt hại tới tham vọng dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực kỹ thuật cao vào năm 2035. Trong những ngày tháng tới, dư luận mới có thể biết bộ ba Bình-Dân-Đào đã thoả hiệp những gì.
Bắc Kinh tổ chức tập trận Hải Quân và Không Quân ngoài khơi Chiếc Giang và Quảng Đông từ cuối tháng 7-2019 nhằm đe doạ Đài Loan buộc Đài Bắc phải tăng chi phí quốc phòng 8.3% trong năm tới, theo The Foreign Policy ngày 15/08/2019.
Dù muốn hay không, tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu sang nghèo hèn vẫn bị ảnh hưởng bởi các quyết định quan trọng của Mỹ-Nga-Trung mà làm sao tránh bị thống trị hoặc lệ thuộc?
Lịch sử thế giới đã chứng minh, chọn lựa chính trị góp phần quan trọng nhất cho an ninh, ổn định và phát triển của các nhược tiểu. Các tiểu quốc đứng đầu danh sách lợi tức bình quân đầu người (GDP nominal) trên thế giới nhờ chọn lựa chế độ tự do, dân chủ, kinh tế thị trường. TC trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu bị xếp hạng 67.
Do kinh tế kém phát triển nên các quốc gia đang phát triển cũng như chậm tiến rất cần tới nguồn vốn
và kỹ thuật từ nước ngoài mà làm sao tránh bị lệ thuộc vào các cường quốc kinh tế?
Các quốc gia tự do, dân chủ, kinh tế thị trường cần phải nỗ lực xây dựng nền tảng kinh tế, đồng thời thắt lưng buộc bụng, học hỏi để áp dụng, tiết kiệm để làm giàu, tham gia các định chế quốc tế, tự sản xuất hàng hoá cho đại đa số để tránh phá sản, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bằng mọi cách, các nước nhược tiểu phải tự tổ chức hệ thống phòng thủ hữu hiệu sẽ làm giảm tham vọng xâm lăng, kết tình đồng minh, đối tác chiến lược nhằm răn đe những đầu óc bá quyền. Tự cô lập là miếng mồi ngon cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Không nước nào đưa quân cứu giúp các dân tộc chỉ biết nằm chờ sung rụng. Quyền Tự quyết Dân tộc của Hong Kong đang được nhân loại ủng hộ nên dù Bắc Kinh đe doạ đàn áp vẫn không ngăn được 10 vụ xuống đường đủ mọi thành phần xã hội vào những ngày cuối tuần suốt hai tháng.
Bắc Kinh đã tập họp lực lượng cảnh sát cơ động áp sát biên giới, nhưng, người Hong Kong không lùi bước trước các yêu sách: Huỷ bỏ Dư luật Dẫn độ tội phạm về Bắc Kinh, Đặc khu trưởng Carrie Lam từ chức, điều tra cảnh sát lạm quyền, khôi phục quyền phổ thông đầu phiếu.
Tổng thống Donald Trump bắn tiếng muốn họp mặt với Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giải quyết vụ khủng hoảng nhân quyền ở Hong Kong.
Thế giới không thể ổn định, an ninh, hoà bình, hợp tác nếu thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế.
http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=114647
Thơ Trần Văn Lương
Dạo:
Người vì dân chủ đấu tranh,
Mình vì thắng một trận banh xuống đường!
Cóc cuối tuần:
Hai Cuộc Xuống Đường
Đường phố rộng, người nen gần kín chỗ,
Dòng áo đen như nước đổ tràn sông,
Thấm loang dần khắp ngõ ngách Hồng Kông,
Chẳng ai bảo, nhưng ai lòng cũng hiểu.
Dân số chỉ tròm trèm chưa tám triệu,
Mà phần tư đã khứng chịu hy sinh,
Tạm quên đi giấc yên ổn thanh bình,
Vì dân chủ lao mình vào tranh đấu.
Dẫu biết sẽ bị “chúng” nghiền nát ngấu,
Vẫn kiên trì làm châu chấu đá xe.
Lũ côn đồ được nhà nước bao che,
Đã đứng sẵn rình chờ phe đối lập.
Đường chiến đấu dù chông gai tràn ngập,
Người người đều bất chấp mọi tai ương,
Từ luật sư, công chức đến tiểu thương…
Ngay tuổi trẻ cũng bỏ trường xuôi ngược.
Nhìn con lo việc nước,
Mẹ không đành cũng sánh bước kề bên,
Chống bọn tay sai vâng lệnh bề trên
Muốn đặt ách độc tài lên thành phố.
Luật dẫn độ tuy tạm thời xếp xó,
Nhưng Bắc Kinh nào chịu bỏ qua cho.
Dân Hồng Kông vì dân chủ tự do,
Quyết gánh chịu rủi ro dù sớm muộn.
x
x x x
Người tỵ nạn khẽ buông tờ báo xuống,
Nghe trong lòng cuồn cuộn nỗi xót xa.
Nhìn dân người lại nghĩ đến dân ta,
Mà nhỏ lệ thương quê nhà bạc phước.
Buồn nhớ lại chuyện ít lâu về trước,
Vừa nghe tin người trong nước sục sôi,
Lầm tưởng cây hy vọng đã đâm chồi,
Nên xớn xác vội tươi cười hớn hở.
Dân Việt túa ra đường như vỡ chợ,
Hung hăng tày bầy ngựa dữ sút cương,
Nổ giòn hơn đại bác ở sa trường,
Nhảy nhót tựa đang phát cuồng phát nhiệt.
Đàn thiếu nữ ngực cởi trần la hét,
Đám thanh niên gào thét chạy lăng quăng.
Nhìn thấy ai cũng “sát khí đằng đằng”,
Mừng tự hỏi phải chăng đà đến lúc?
Phải chăng đã đến giờ dân bất phục,
Vì nghe lời thúc giục của lương tâm,
Vì ngấy trò phải giả điếc giả câm,
Hay vì bởi một nguyên nhân nào khác?
Có phải tại lũ cầm quyền bạc ác,
Xuất cảng dân đen đi các nước ngoài,
Trai cu li, gái bán xác miệt mài,
Còn hay mất, chẳng ai thèm hay biết?
Có phải tại giặc Tàu làm cá chết,
Giết ngư dân, đầu độc hết môi trường,
Mà bạo quyền, vốn hèn nhát bất lương,
Chẳng dám nói Chệt bồi thường thiệt hại?
Có phải tại bầy đảng viên vô lại
Cướp đất đai, của cải… của toàn dân,
Chiếm ngay luôn chốn thờ phượng thánh thần,
San bằng cả mộ phần người quá cố?
Có phải tại Vẹm bán dần lãnh thổ,
Để Tàu phù vào xóa sổ dân ta,
Dù bao người quyết đổ máu mình ra,
Mong cứu vớt mảnh sơn hà ngày trước?
Có phải tại đám cướp ngày tai ngược,
Bắt những người yêu nước chịu hàm oan,
Chịu giam cầm, chịu hành hạ dã man,
Đau đớn kiếp lầm than trong ngục tối?
Một câu hỏi kéo theo ngàn câu hỏi,
Càng đoán mò lại càng rối ren thêm.
Đám đông kia tựa ánh chớp qua thềm,
Vừa thấy đó, bỗng nhiên liền mất hút.
Người bẽn lẽn, biết ngay mình mừng hụt,
Giấc mơ đang trứng nước vụt tan tành.
Dân xuống đường, nào phải để đấu tranh,
Chỉ vì thắng một trận banh, Trời ạ!
x
x x x
Công dựng nước mấy ngàn năm vất vả,
Giờ đây đành tất cả thả trôi sông.
Những tiền nhân của dòng giống Lạc Hồng,
Nay chắc hẳn nát lòng nơi tiên giới.
Nếu dân Việt không cùng nhau quật khởi,
Mải tranh giành chút quyền lợi cỏn con,
Và chẳng màng đến vận mệnh nước non,
Ngày diệt chủng ắt chẳng còn xa nữa.
Đêm vơi đà quá nửa,
Đau lòng nhìn đốm lửa tắt trời xa.
Trần Văn Lương
Cali, 8/2019
Gìn giữ tiếng Việt trong sáng – Lê Lành
Trấn an dư luận xã hội “ phát điên” vì cách phát âm đánh vần “quái dị“ trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của phò mã giáo sư tiến sĩ tâm lí học Hồ Ngọc Đại giẫm chân thực nghiệm đằng đẵng hơn ba chục năm, phó thủ tướng Vũ Đức Đam long trọng tuyên bố “ …chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, ít nhất trong thời gian tới “ !?. Dư luận tá hoả, bàng hoàng. cau mày. Tiếng Việt trong thông điệp của ông phó thủ tướng quá ư không trong sáng, không sao hiểu nổi.
Từ cổ chí kim, không một thế lực nào, không một ai dám và có thể cải cách tiếng nói cộng đồng, dân tộc. Tiếng nói tự nhiên (native language), tiếng mẹ đẻ (mother tongue) tự sinh thành, hoàn chỉnh, phát triển, làm công cụ giao tiếp, thông tin ngày một đắc lực, một tinh tế theo tư duy tiến triển không ngừng, thông thái hơn.
Con người tư duy bằng tiếng nói… thầm, có ý thức, hoặc trong tiềm thức. Tiếng nói vật chất hoá tư duy. Nó vừa là khởi nguồn vừa là kết quả tư duy. Nó không chịu tác động bất kể một tác nhân nào bên ngoài ngôn ngữ. Ai cũng hiểu tiền tố “bất“ là không: bất thành, bất công, bất hiếu… Nhưng bất thình lình lại là thình lình… Đó là tính võ đoán ngôn ngữ (arbritariness), tự nó thế, chỉ có chấp nhận, không tự ý chỉnh, sửa được mô. Tiếng Anh, tiếng Pháp có cả loạt động từ bất bình thường (irregular verbs), không theo một qui tắc chung nào hết trơn, một số danh từ số ít sang số nhiều lại không thêm s vào cuối từ theo qui tắc chung… người bản ngữ cũng phải học thuộc lòng, hoặc tra cứu.
Tiếng nói là nhân tố quyết định đưa con người lên ngôi bá chủ thế giới!
Suốt nghìn năm Bắc thuộc khắc nghiệt, ác độc, dân tộc ta không để giặc Tàu xâm lược đồng hoá, chính là nhờ tiếng Việt tư duy mãnh liệt, bất khuất, trong sáng. Lưu Quang Vũ hào sảng: Tiếng chưa mất khi Loa thành đã mất… Tiếng tha thiết lòng trai ôm ngọc sáng Dẫu cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi”
Nhưng tiếng nói có mặt trái tày đình: “lời nói gió bay “. Lưu Quang Vũ thi vị hóa: “Như nước gió không thể nào nắm bắt “ Con ngươi thông minh, khắc phục bằng cách tạo tác chữ viết, thị giác hoá tiếng nói, lưu truyền tiếng nói bên ngoài con người, hầu như không giới hạn không gian, thời gian. Khi có chữ viết, văn minh con người phát triển vượt bậc. Chữ viết là phương tiện xử lý thông tin chính xác hơn, bền vững hơn. Chữ viết vừa là điều kiện căn bản cho sự phát triển tổ chức xã hội ngày một phức tạp, trình độ sản xuất ngày một cao, đồng thời lại là kết quả của chính nền văn hoá ấy.
Không đồng hoá được dân tộc ta, giặc Tàu xâm lược xảo quyệt áp văn tự của chúng phiên tiếng ta thành chữ Hán-Việt, hòng cột chặt dân tộc ta trong vòng cương toả Hán học nho giáo hủ lậu. Nhưng vì những khác biệt căn bản giữa tiếng ta và tiếng Hoa, và chữ Hán nào đã ra gì – nhà Hán hai nghìn năm tuổi, chữ Giáp Cốt đã có từ bốn, năm ngàn năm trước, chỉ kí âm theo chữ Hán chừng 70% tiếng Việt, nhưng vẫn đọc theo âm Việt, ôm gọn nghĩa tiếng Việt – thiên trời địa đất, tử tất tồn còn, tử con tôn cháu, lục sáu tam ba, gia nhà quốc nước… Đúng ra phải gọi là chữ “nho“, viết bằng bút lông, mực đen. Người Hoa đâu đọc được, hiểu được. Phần còn lại là chữ nôm – bên trái bộ khẩu, bên phải bộ nam, tiếng nam thuần tuý, nôm na, dân dã, đối lập với chữ Hán-Việt khoa bảng, thư lại, triều chính.
Từ đó, đầu thế kỉ trước, nhà ngôn ngữ học lỗi lạc người Pháp A. G Haudricourt, ngộ nhận 70% tiếng Việt gốc Hán ! ? Tệ hại, một số người ta ngày nay mang danh học giả này nọ lại không tư duy độc lập, phản biện mà nhắm mắt rập khuôn. Mặt khác, chính người Hoa cũng phải du nhập tiếng Nhật sớm tiếp cận trước văn hoá phương Tây nữa là: kĩ sư, vi trùng, dân chủ, chính sách … Phi công có viết dưới dạng chữ Hán chính hiệu, người Hoa cũng không hiểu là người lái máy bay, truyền hình ở ta, bên Tàu gọi là điện thị… Giữa thế kỉ 20, liệt xa – đường sắt, đại táo – bếp ăn tập thể… từ Tàu vừa du nhập sang, bật bãi liền. Nay, những kẻ cơ hội “bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt“ lại viện nhận định sai lầm tai hại ấy để đòi dạy và học chữ Hán. Lố bịch, ngu đần hết biết, người ta học và dạy tiếng – tiếng Anh, tiếng Pháp, chứ ai học và dạy chữ Anh, chữ Pháp… bao giờ. Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã khẳng định: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói. Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. Tiếng nước tôi như bùn như lụa. Óng tre ngà mịn mang như tơ“. Có điên khùng mới lôi chữ Hán chết tiệt đã bị quăng vào sọt rác hơn trăm năm để dạy tiếng Việt! Từ điển truyện Kiều giúp ta đọc thông truyện Kiều chữ quốc ngữ, đâu cần phải biết chữ Hán. Các bà mẹ quê ngày xưa thuộc truyện Kiều làu làu, lẩy Kiều hay đáo để. Hơn nữa, giờ dạy và học chữ Hán nào đây – phồn thể hay giản thể? Trong loạn lạc tùm lum cách mạng văn hoá, Mao Trạch Đông nổi cơn “kách mệnh“ ra lệnh chỉ được dùng chữ Hán giản thể, bãi bỏ tuyệt đối chữ Hán phồn thể – phức hợp âm và nghĩa. Hậu quả nhãn tiền. Không những không triệt hạ được nạn mù chữ ngu dân mà người Hoa lục địa ngày nay không hiểu thấu tiếng mẹ đẻ ngay trên đất nước mình, không đọc được cổ văn, mất đi tính bản thiện, trở nên “ Gian manh nhận địa phân thiên. Hỗn mang thế thái đảo điên nhân tình“.
Chính người Hoa loay hoay hoài la tinh hoá tiếng mẹ đẻ trước ta năm, sáu chục năm, hòng thoát cái văn tự khốn kiếp, lac hậu, kim hãm tiến bộ – học chữ nào biết chữ nấy, cùng một chữ mỗi nơi một cách đọc, nhưng đâu có được. Ghen ăn tức ở, quay ra chê bai đủ điều chữ quốc ngữ ta ngoằn ngoèo, đội nón, đi guốc. không vuông vức, sao còn viết thư pháp được nữa đây !?
Tiếng Việt la tinh hoá hoàn hảo không chỉ là cơ duyên khai hoá, thoát Trung mà còn là minh chứng tiếng Việt linh diệu. Bộ chữ cái alphabet roman được dùng để kí âm tiếng Việt không có các phụ âm bật hơi aspirated h, kh, ph, th, nhưng các từ gốc Hy Lạp lại có phụ âm đầu khi, phi, thetha. Các nhà truyền giáo Bồ, Pháp, Ý không câu nệ dùng để ghi rẩt trúng các âm tắc bật tiếng Việt, đảm bảo nguyên tắc ngữ âm học mỗi kí hiệu ứng với một âm vị, và ngược lại, đọc sao viết vậy, viết sao đọc đúng thế.
Ngày trước, cao đẳng tiểu học ba lớp cuối cấp đã học tiếng Pháp, chuẩn bị lên trung học toàn bằng tiếng Pháp. Trợ thủ cưng nhứt của giáo sư tiến sĩ Hồ Ngọc Đại trong dạy thực nghiệm và soạn sách giáo khoa công nghệ giáo dục, ông Phạm Toàn, từng học mấy năm trung học thời Tây, giả ngây ngạc nhiên sao các trí thức ta ngày trước giỏi tiếng Việt thế. Sau năm 1945, từ tiểu học đến đại học, dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sở dĩ ở ta, thực dân Pháp không lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức, như ở các thuộc địa bắc Phi thuộc Pháp, là vì tiếng Việt la tinh hoá chữ viết hoàn chỉnh, phong phú, trong sáng, diễn tả trôi chảy, khúc chiết, văn hoa tư tưởng, khoa học, văn hoá, không thua gì tiếng Pháp. Ngày nay, tiếng Pháp vẫn được giữ làm ngôn ngữ hành chính, ngoại giao ở một vài quốc gia bắc Phi trước đây là thuộc địa.
Giữa thập niên ba mươi thế kỉ trước, thạc si toán Hoàng Xuân Hãn rời Paris về Hà nội dạy học trò trường Bưởi. Tham gia Hội truyền bá quốc ngữ, ông bày ra cách học bình dân học vụ đánh vần i tờ, lấy âm làm trọng tâm, phớt qua mặt chữ. Xướng nguyên âm trước tiên, nối với phụ âm theo sau thành vần, rồi ngược lên kết với phụ âm trước thành tiếng: e mờ em, sờ em xem! Khác hẳn cách dạy và học chính qui ở trường, đọc trực tiếp từ chữ đến âm, ghép lại thành tiếng một cách tự nhiên, tuyệt nhiên không đánh vần, Cả một năm vỡ lòng ngày trước học chữ, đọc thông theo mặt chữ, viết thạo đúng chữ, và hai phép tính cơ bản cộng và trừ. Chậm nhưng rất chắc, đúng theo qui tắc ngữ âm học, không tái mù chữ. Lớp đồng ấu hiện nay ở Mĩ chỉ học đọc reading và viết writing tiếng Anh.
Học theo lối đánh vần bình dân học vụ i tờ rất nhanh, nội trong một tháng đã có thể biết đọc, còn viết thì chưa chác . Chỉ lãng một thời gian là mù chữ trở lại liền: Ai về chợ Viền Khánh Vân. Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa. Đánh vần năm ngoái năm xưa. Năm nay quên hết như chưa học vần. Lại còn viết sai chính tả tùm lum: con cái chanh dành (tranh giành) nhau của cải để giành (dành) của bố mẹ, khuếch thành khuyếch, gần như không đánh vần, không viết được: khúc khuỷu. Nhất là xướng âm lẫn lộn, không trong sáng các chữ cái từ nước ngoài viết tắt: Gờ đê pê GDP, nhóm Gờ bảy – G7 viết tắt tiếng Anh Group of Seven: Nhóm bảy nước. Rồi thành chuyện tiếu lâm, đăng đàn quốc tế mà ông thủ tướng nhà ta cứ như học trò hồn nhiên tập đọc: Cờ (Campuchia) Lờ (Lào) Mờ (Myanma) Vờ (Việt Nam)…
Nhiệt tình, Hoàng Xuân Hãn bày cách đánh vần bình dân học vụ để nhanh chóng xoá nạn mù chữ mà không thấy chữ viết là một hệ thống kí hiệu ghi âm trên giải thuyết chuyển tiếng nói thành ngôn ngữ văn tự, có cấu trúc chặt chẽ, không thể thao tác vô lối – ngược lại từ âm đến chữ. Những tiến sĩ dỏm tu nghiệp lôm côm ở Bắc Kinh. Mạc TưKhoa liều lĩnh cải cách chữ quốc ngữ đã thành chuyện nực cười. Chung qui vì lợi ích nhóm, buôn chữ, bán sách giáo khoa! Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận sách giáo khoa Tiếng Việt lớp1 Công nghệ giáo dục, Đà Nẵng bác bỏ, Tiền Giang cấm. Gia Lai đốt.
Một thày tu hậu duệ cha A-lich-sơn Đắc-lộ ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, chọn ra một trăm học sinh lớp hai trường tiểu học địa phương đã qua lớp một, học trọn vẹn ba tập Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, để khảo sát. Kinh hoàng, hầu hết đọc ngắc nga ngắc ngứ, một số chữ đánh vần không xong, còn viết thì nhầm lẫn be bét các chữ cái c, k, q: con kua (cua) bò cua (qua) đường, kủ (củ) khoai trên cái thước qẻ (kẻ), mùa suôn (xuân), xang (sang), nge (nghề), ngiep (nghiệp)… Ông cha đạo gia tô hiền từ không một lời chê trách, phê phán bộ sách giáo khoa, hai tay giơ lên ba tập Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục màu sắc rõ đẹp và sấp giấy viết sai chính tả không thể tưởng tượng của học sinh lớp hai, lặng lẽ đặt câu hỏi vì đâu, ai chịu trách nhiệm thực tế phũ phàng, đau xót này.
Sau biến cố tháng 4-1975, dễ đến trên dưới triệu người Việt phải bỏ nước ra đi, được tiếng thơ Lưu Quang Vũ khắc hoạ: “… phiêu bạt nơi chân trời góc biển “, nhưng vẫn “…gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya.“ Dù “Trái đất rộng giàu bao thứ tiếng Cao quí trầm hùng rực rỡ vui tươi “, nhưng chỉ một “ Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim… Như vị muối chung lòng biển mặn. Như dòng sông thân thiết chảy muôn đời “ Một cô gái Mĩ gốc Việt lên facebook, bằng chữ quốc ngữ chuẩn, tâm sự về di huấn của bà ngoại ngoài tám mươi vừa mới mất: Bà nhắc đi nhắc lại con cháu phải mang hộ chiếu Mĩ rằng những người Việt chúng ta bần cùng bất đắc dĩ phải lưu vong, nhưng ơn trời phật mang theo được của gia bảo: tiếng mẹ đẻ. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại phải hết lòng gìn giữ tiếng Việt trong sáng để trường tồn. Ngay ngày đầu rời đất mẹ, bà hăng hái xung phong, miệt mài dạy tiếng Việt cho trẻ ở nhà thờ, sau buổi lễ mỗi sáng chúa nhật. Giờ, một số lớp dạy tiếng Việt nhỏ lẻ tự phát ấy đã thành các trường Việt ngữ phổ biến ở nhiều bang, từ bờ đông sang bờ tây Hoa Kì, gây sự chú ý với cả người Mỹ gốc Âu về cái họ goi là văn hoá khoanh tay Trong các buổi học tiếng Việt, bất kể học trò lớn bé nào cũng ngoan ngoãn đứng lên, nghiêm trang khoanh tay, lễ phép thưa thốt từng tiếng từng lời trang trọng với thày cô. Cái văn hoà khoanh tay ấy như một ngôn ngữ cử chỉ giới thiêu: Tôi, người Việt đây Tự hào biết mấy tiếng Việt thân thương.
Xuất ngoại. tiếng Việt thêm giá trị sứ giả ngôn ngữ cao đẹp. Thật tình ngưỡng mộ khi còn là sinh viên, nay lại càng bất bình những thiên kiến độc địa của những kẻ đầu óc hẹp hòi, mưu tính đầu cơ, hướng dẫn viên du lịch tên Trường lặn lội các nghĩa trang Iran Ba Tư tít bên tây Á, tìm mộ cha A – lịch – sơn Đắc – lộ (Alexandre de Rhodes), nhà truyền giáo dòng Tên, nhà ngôn ngữ học xứ Avignon, Pháp. Còn hơn cả đáy bể mò kim, cha đạo công giáo mất đã hơn ba trăm năm rưỡi, trên đất nước quốc giáo đạo Hồi, táng nhờ nghĩa trang mênh mông 300 ngàn mét vuông của người thiếu số Armenie. May mắn, những người bạn trẻ Iran cùng nghề ngưỡng mộ, thông cảm nguyên vọng thiêng liêng,cao cả của đồng nghiệp Việt, lần tìm và chắp nối từng thông tin nhỏ nhoi để tìm bằng được mộ cha Đắc – lộ lạc lõng giữa những ngôi mộ vô thừa nhận Tất cả thành kính đặt chậu hoa tím trên ngôi mộ cổ mấy trăm năm, lần đầu tiên được tảo mộ, trang nghiêm cúi đầu tưởng niệm một linh hồn công đức với người Việt, với tiếng Việt, nhưng lại bị lãng quên, thậm chí còn bị những kẻ táng tận lên án, kết tội. Năm ngoái, giáo sư hưu trí trường đại học Liège, vương quốc Bỉ, Nguyễn Đăng Hưng, 77 tuổi, đi dựng văn bia “Tri ân cha Alexandre de Rhodes đã có đóng góp to lớn trong việc tạo tác chữ quốc ngữ – chữ Việt viết theo kí tự latin “. bằng bốn thứ tiếng – tiếng Việt trong sáng, Pháp, Anh, A rập. Phải qua ba ải: Cục quản lí văn hoá thành phố Isfahan, một trong bốn trung âm kinh tế văn hoá Iran, Ban giao dịch công chúng nhà thờ VANK. Ban quản lí nghĩa trang cơ đốc giáo Isfahan. Lòng thành được chúa chứng giám, hanh thông vô cùng. Ông giám đốc Cục quản lí văn hoá thành phố Isfahan bắt chặt tay giáo sư Nguyến Đăng Hưng, chân thành: “ Tiếng Việt dạy chúng tôi lòng biết ơn “ . Không tri ơn sao được, tiếng nói của người Việt được chắp cánh văn tự la tinh bay lên, thoát ao tù nước đọng tăm tối, nhờ ở ai !
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-8-19
http://www.viet-studies.net/LeLanh_GinGiuTiengViet.html
Tham luận 137: Sự Lợi Hại Thực Tế Về Môn Võ Hàm Mô Công – Thanh Thủy (30/7/2019)
1.- Môn võ công lợi hại
Nói về sự lợi hại của môn võ công siêu việt Hàm Mô Công của Tây Độc Âu Dương Phong, Kim Dung cho biết, người nào chịu khổ luyện thành thục môn võ công nầy, khi đạt đến mức thành công thì sẽ trở thành những con người Đĩnh Cao Trí Tuệ, mà khi phát uy ra nó, con người tức khắc bị lộn ngược, đi bằng hai tay, đầu dọng xuống đất, cẳng chỏng lên trời nên vũ lực phóng ra ngược ngạo với thông thường, lợi hại hết chổ nói, khiến cho đối phương không biết đâu mà chống đở.
Hàm Mô Công lợi hại như vậy cho nên Tây Độc Âu Dương Phong được xếp ngang hàng với Bắc Cái Hồng Thất Công, Đông Tà Hoàng Dược Sư, Trấn Nam Vương Đoàn Nam Đế trong kỳ Luận Kiếm lần đầu tiên trên đĩnh núi Hoa Sơn.
2.- Những con người sùng bái
Tất cả những đảng viên Cộng sản, nhứt là Cộng sản Việt Nam, đều sùng bái và Cuồn Hàm Mô Công đến mức điên cuồn, cho nên tên nào cũng đều tập luyện thành thạo môn võ công độc đáo nầy, vì vậy cho nên tất cả bọn họ đều ăn nói ngược ngạo, chuyện có nói không, chuyện không nói có, các hòa ước, các hiệp ước bất cứ với ai, vừa ký xong chưa kịp ráo mực là xé liền rồi đổ thừa cho người khác, đúng là bọn đầu dọng xuống đất, cẳng chỏng lên trời, là Đĩnh Cao Trí Tuệ của loài người theo đúng cái định nghĩa đó.
3.- Ông thần bùa Lỗ Ban
Nghe nói ở bên xứ Chùa Tháp, trong các ngôi chùa là nơi mà trên bàn thờ, mấy ông sư sãi chùa để rất nhiều vàng bạc và báo vật, các tượng được thờ đều được đúc bằng vàng khối đều được để trên đó. Để yên tâm khỏi sợ bị kẻ gian lẽn vào trộm, cướp nên các sư sãi đều ếm vào đó bùa Lỗ Ban, một loại bùa phát xuất từ Ấn Độ, được xem là loại bùa linh thiên vào bậc nhứt so với các loại bùa khác, kẻ gian nào quá tham lam, không biết ất giáp gì, khi vào trộm, cướp các báo vật nầy đều bị ông thần bùa Lỗ Ban nắm đầu, bẽ cổ chết liền ngay lập tức, có ngáp ngáp cũng không kịp.
4.- Sự ứng dụng hữu hiệu
Các ngài Đĩnh Cao Trí Tuệ biết vậy nên khi đi vào chùa hay bất cứ ở đâu để trộm cướp, muốn cho chắc ăn đều phải dùng đến Hàm Mô Công, đầu lộn xuống đất, đi bằng hai tay vào chùa, dùng hai chân đang chỏng lên trời thò lên bàn thờ kẹp lấy báo vật trên trên đó rồi đi bằng hai tay mang báo vật cướp được ra ngoài. Khi ra khỏi chùa thì họ thu Hàm Mô Công lại, con người trở lại bình thường và đi về nhà tỉnh bơ. Trong khi đó, ông thần Lỗ Ban tìm đầu của tên cướp để bẻ nhưng cứ xoa hoài mà không tìm được vì đầu của tên cướp khi còn ở trong chùa vẫn còn đang ở phía dưới, nên ông Thần đành phải chịu thua. Ông thần Lỗ Ban chỉ ở trong chùa, không ra ngoài được, vì vậy nên ở bên ngoài tên cướp chạy một mạch về nhà thoát nạn.
5.- Kết quả thực tế
Bởi vậy, các Đĩnh Cao Trí Tuệ, bất cứ tên nào, từ hai bàn tay trắng trong rừng đi ra, được dịp đi trộm cướp tự do nên tên nào cũng làm giàu thật là mau chóng mà không bị bất cứ ông thần nào bẻ cổ. Nhưng vì túi tham không có đáy, nên giàu sụ thì cứ giàu sụ mà cướp thì vẫn cứ cướp, lớn nhỏ gì cũng nhứt định cướp, quyết không tha vì dễ ăn quá.
Cứ nhìn vụ Bauxit Tây Nguyên, vụ Formosa ở Hà Tỉnh, vụ Thủ Thiêm ở Sai Gòn, vụ 3 Đặc Khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc suốt bờ biển Việt Nam thân yêu của dân tộc từ biên giới phía Bắc xuống tận chót của Miền Nam, những khu rừng và thượng nguồn suốt biên giới Việt Miên Lào mà bọn chúng đã cho bọn Chệt thuê trên 50 năm…. thì đủ rõ.
6.- Hậu quả của những kẻ học đòi
Quý vị thấy có đúng không? Môn võ công Hàm Mô Công lợi hại khiếp thật, cho nên một số người mang tiếng là tỵ nạn Cộng sản, nhưng cũng muốn đua đòi học cho được môn võ công cao siêu nầy để làm giàu, nhưng khó mà được ông thầy nào đó chỉ dạy đến nơi đến chốn, họ chỉ học lớm lén phén được chút đĩnh rồi quậy phá cộng đồng Người Việt Quốc Gia lung tung, đó là chưa kễ đến một số kẻ vì hấp tấp, học lớm mà còn bị chỉ dạy ngược chiều nên bị Tẩu Hỏa Nhập Ma.
Khi biết mình đã bị Tẩu Hỏa Nhập Ma thì họ đâm ra hốt hoảng bèn tìm mọi cách để thoát ra khỏi con Ma nầy, muốn vậy thì việc đầu tiên là phải bỏ của chạy lấy người. Gần đây nghe nói có kẻ sau khi gồng mình trong xà lim một thời gian, không biết cách nào anh ta chạy thoát ra được và về tới xứ Tulip Âu Châu với hai bàn tay trắng rồi đi kiện cáo ông thầy dạy môn võ công nầy cho họ, vì vậy nên người đời gán cho họ hai tội danh: Tội phản Quốc Gia nuôi họ khôn lớn và tội phản thầy dạy võ công cho họ mặc dầu những ông thầy ma giáo nầy dạy ngược cho họ.
Thật là đáng kiếp cho những kẻ Ăn Cơm Quốc Gia nhưng lại đi Thờ Ma Cộng sản.
Cà Phê – Phan Văn Song
Trời hồng hồng sáng trong trong.
Ngàn phượng rung nắng ngoài song.
Cành mềm mềm gió ru êm.
Lọc mầu mây bích ngọc qua mầu duyên …
Hè về – Hùng Lân (1922-1986)
Hè về ! Ở cái xứ Pháp của thằng tôi đang ở đậu, thiên hạ nói đến Hè là chỉ nói đến hai tháng : tháng 7 và tháng 8 thôi ! Phải, một trong những cái quyền của Con Người, cái Nhơn quyền đòi hỏi qua các cuộc đấu tranh đòi các quyền công dân và các quyền công nhơn, … là được quyền nghỉ ngơi. Đấu tranh thành công nhứt của của chánh quyền xã hội 1936 Pháp là được nghỉ Hè ăn lương đầy đủ. Thuở ấy 2 tuần, ngày nay 5 tuần và làm việc chỉ 35 giờ một tuần … Hai tháng Hè, vì thời tiết nóng nực, nên phải cho thợ thuyền công nhơn nghỉ ăn lương đầy đủ – phải vacances, phải nghỉ Hè : 2 tháng cho các học sanh, sanh viên, – một cách gián tiếp các thầy giáo cũng 2 tháng luôn ! Dở lắm cũng 2 tuần cho các công nhơn (ba tuần còn lại để dành cho Mùa Đông hai tuần, và một tuần lai rai )… các dịch vụ cũng bắt chước theo luôn ! … tiệm bánh mì đóng cửa – bánh mì là cần thiết, mà cũng vậy ( Việt Nam ta mua gạo, mỗi ngày nấu cơm, người Pháp, mỗi ngày phải đi mua bánh mì, bánh mì baguette không ai trữ cả, chỉ trữ bánh mì Mỹ, mềm, để khi ăn thì nướng thôi và thường dùng để ăn sáng) Các tiệm tạp hóa nhỏ cũng đóng cửa (tôi thích đi tiệm tạp hóa gần nhà hơn là lái xe ra siêu thị, chật chội ồn ào) … Hè về dân chúng cả xứ Pháp, cả âu châu thoải mái rời nhà đi nghỉ Hè … dắt nhau xuống biển, lên núi, về đồng quê, hay đi du lịch … Mà lạ lùng thay, ở Pháp, hể nói đi du lịch là phải đi thăm xứ lạ … nghĩa là ngoài xứ mình đang ở, chứ đi xuống biển hay đi lên núi, viếng đồng quê lái xe có khi cả 6/7 giờ không được gọi là khách du lịch – touriste mà là estivant – dân đi nghỉ hè (estivant do chữ été – hè) !
Mà các xứ lạ ở âu châu, gần gần giống nhau cả … cũng cây, cũng cỏ, cũng hồ nước xanh, danh lam đâu đâu cũng giống nhau, vật lạ đâu đâu cũng giống nhau… cá nhơn thằng tôi, có cái may mắn, chúa thương tuổi trẻ hay tuổi trung hay tuổi gần già và nay tuổi già, đều phải lang bạt giang hồ đi kiếm ăn, nên đi cùng cả xứ Âu Tây, từ Tây ba Nha – Ý đại Lợi cuối Nam Âu Châu đến xứ Scotland miền Bắc Âu châu, rồi Phi Châu, Trung Đông, hai ba xứ… Mỹ châu, Úc châu thì bà con bạn bè kéo gọi qua thăm viếng … nên ngày nay tuổi già, thằng tui, hơi ngại đi xa, du lịch …
Vẫn biết đi máy bay một cái vù là xong, một giờ bay vượt không gian bằng một ngày lái xe, nhưng tại sao các thủ tục máy bay quá rườm rà ? Tại sao các phi trường sao quá lớn ? quá rộng ? Tại sao những cái valises, xách tay càng ngày càng quá nặng ?… Vẫn biết có xe đẩy, có xe lăn … có người phục vụ … Nhưng còn nước còn tát, ngồi xe cho người phục vụ, sao coi « kỳ quá »… xe đẩy, xe lăn ngày nay, rồi ngày mai ? Sẽ sắp tới xe hòm, 6 ngựa kéo, sáu người khiên … Thằng tôi tiếc còn quá nghèo, không có máy bay riêng, không có có người xách giỏ, xách valises dùm mình … nên quá sợ du lịch ! Ngày nay, còn thích tự lái xe tà tà đây đó. Nhà lên Paris người ta lái xe 3 tiếng rưởi, 4 tiếng, tôi lái đến 6 tiếng – cứ 1 giờ tôi nghỉ 15 phút, có khi tôi dừng lại ngủ trưa nữa – siesta ! Thôi hỏng nói cái tôi nữa. Có lẽ vì tôi bực mình với cái không khí lúc nào cũng gấp gáp của thế hệ ngày nay … !
Mấy năm gần đây, hè ở Pháp từ nóng nực nay vọt đến nóng bức, nóng đến chó « phải ngáp » « canicule » ! ( từ canicule của Pháp do từ canicula của Ý là chó con (canis của la tinh). Nhưng đó cũng là tên bình dân của tinh cầu Sirius, ngôi sao sáng nhứt của chùm sao Đại Cẩu – la constellation du Grand Chien. Sao Sirius mọc và lặn cùng Mặt Trời vào lúc trời nóng nhứt từ 22 tháng 7 đến 22 tháng 8, do đó các nhà khoa học dùng từ canicula để gọi những ngày nóng nhứt (thằng tôi PVS xin dịch thoáng thành « chó ngáp » ! Vì khi chó bị nóng qua, chó hả miệng, thè lưỡi để kiếm hơi gió !)
Nói đến trời nóng, phải nói đến thức uống giải khát… Một trong những thức uống thường trực hằng ngày của thằng tôi là cà phê ! Cà phê, tôi uống suốt ngày, tôi pha một bình cở trên một lít, sáng pha tối hết, sáng sau pha bình mới ! Tôi không uống trà được, uống trà làm tôi không đã khát, … nếu tối, mà lỡ uống trà thì tôi mất ngủ, trái lại cà phê bửa tối làm tiêu hóa ngủ ngon… ăn cơm tối xong, tôi thường uống một tách expresso cho dễ tiêu hóa…
Tuần nay, cũng trong tờ tuần báo Obs quen thuộc, có bài viết về gốc gác Cà phê, xin phỏng dịch và mắm muối việt hóa thêm với lời bàn Mao tôn Cương, gọi là chia sẻ cùng quý bà con thân hữu một câu chuyện dzui để tránh cái nóng « chó ngáp » của Mùa Hè năm nay !
A/ Cà phê : Từ thức uống đến quán Café – Cafetteria
Cà phê gốc Thổ Nhĩ Kỳ ?:
1669 ngày 04, tháng tám, cách đây chỉ thiếu hai ngày nữa là đúng 350 năm, Soliman Aga, – người mà theo truyền thuyết Pháp, là nhơn vật đã « nhập cảng » cà phê vào xứ Pháp – rời tàu đặt chơn xuống cảng Toulon, Vương quốc Pháp. Soliman Aga, đến Pháp với nhiệm vụ là sứ thần của ông Hoàng Mehmed IV của Thổ Nhĩ Kỳ. Thật vậy, Soliman Aga đến Pháp để trao một bức thư để giải tỏa một hiểu lầm giữa Pháp và Thổ. Thời ấy, dân Pháp đang bị mê hoặc bởi những mầu sắc và những phong tục huyền bí của Phương Đông đầy quyến rũ … Trên đường từ Toulon lên Paris, dân chúng đầy tò mò, mê hình lạ, cảnh lạ, người lạ, tụ tập suốt đường hành trình của phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ. suốt dọc bên đường, qua những thành phố lớn như Marseille, Aix, Lyon … dân chúng sắp hàng dài dài, ngắm xem phái đoàn ngoại giao đến từ Trung Đông! Hết ngắm nhìn, lại trầm trồ khen ngợi, nào xiêm y mầu sắc rực rỡ, nào áo mảo lạ, nào khăn vấn đầu – turban lạ mắt, nào áo choàng bằng hàng satin rực rỡ … nào những con chiến mã sặc sở, những ngựa kéo những cổ xe trang hoàng khác lạ… « les chevaux harnachés et caparaçonnés à la mode de leur Pays » ( Les Mémoires du chevalier d’Arvieux » éd de 1735 – Hồi ký của hiệp sĩ d’Arvieux xb năm 1735). Một thân hình vạm vỡ, lủng lẳng bên hông một thanh kiếm cong, dáng người hùng dũng, Soliman Aga cởi ngựa đi đầu đoàn. Với một khuôn mặt rạn nắng đen, với râu hàm rậm, dài nhưng chải chuốt, anh chàng đẹp trai, khoảng tuổi 50 nầy, đầy hấp dẫn, tạo hào hứng cho dân gian xứ Pháp… Ở mỗi nơi chàng và đoàn tùy tùng dừng chơn hay tạm nghỉ là những nơi tấp nập đầy người đến viếng thăm, và cuốn Hồi ký của hiệp sĩ d’Arvieux tả rõ, người viếng gồm cả hai phái cả nam lẫn nữ – « des deux sexes ». Mọi mọi cử chỉ của phái đoàn, đều được mọi người theo dõi « On le suivait à la promenade, on le voyait manger, prier Dieu – Người ta tò mò đi theo, xem khi họ đi dạo, khi họ ăn uống, cả khi họ cầu nguyện Chúa của họ », chàng hiệp sĩ d’Arvieux tiếp tục viết phóng sự, tỉ mỉ kể chuyện.
Lai lịch thật sự của Cà phê:
– Thức uống chàng Soliman Aga mang đến từ Contantinople ? – thủ phủ bấy giờ của xứ Thổ – tên mới ngày nay là Istanbul.
– Theo nhà đông phương học – l’orientaliste Jean Leclant, trích một nghiên cứu của Lefèvre d’Ormesson, năm 1951, cà phê được trình bày trong những tách nhỏ bằng sứ nhựt bổn, do những chú hầu bàn nô lệ đẹp trai, trẻ tuổi, trang diện trong những bộ quần áo đẹp của xứ Thổ – le café était servi dans des tasses en porcelaine fabriquées au Japon par des jeunes et beaux esclaves habillés d’un riche costume turc ». « Riêng đối với phái nữ, để làm bớt đắng, Soliman Aga, « một cách nhã nhặn, đầy ga lăng, đề nghị thêm đường – pousse la galanterie jusqu’à offir du sucre » !
– Và từ đó nảy ra truyền thuyết, và từ đó biến thành huyền thoại, với ít nhiều mắm muối – xin lỗi, với ít nhiều turban, ít nhiều áo choàng satin, ít nhiều trang sức, khi thì lọ bình bằng sứ Tàu, khi thì tách chén bằng sứ Nhựt … và cứ như thế tiếp tục được truyền tụng đến ngày nay.
– Do đó, câu chuyện về Soliman, vẫn tiếp tục được thần thoại hóa, và công vụ ngoai giao của Soliman Aga hoàn toàn thành công. Chàng mang toàn bộ đồ nghề để quảng bá cà phê xứ Thổ của mình. Đặc biệt là giàn rang cà phê – le nécessaire pour la torréfaction… Và, nói tóm lại, « nghệ thuật chế biến và pha cà phê là một vũ khí ngoại giao của chàng » !
– Thế nhưng, nếu ngày nay cái huyền thoại cho rằng chính chàng Soliman Aga đã giúp cho cà phê được phổ biến ở Triều đình Pháp lúc bấy giờ, vẫn còn người tin. Thì sự thật là Cà Phê đã có mặt ở Pháp trước đó một thời gian rồi ! Nhà sử học và địa dư học Christian Grataloup nhắc ta như vậy ! Và nhắc ta cũng chớ quên rằng Vua Louis IV (trị vì 1643 -1715) không chờ đến Soliman Aga nhà ta ( 04/08/1669) để thưởng thức cà phê đâu nhé … ? « Nhà Vua đã biết uống cà phê trước năm 1669 rồi ! Sổ sách sở thu mua hàng hóa của sở lương thực hoàng gia đã chứng minh việc ấy ! Nhà Vua và gia đình thường dùng cà phê trước khi đi ngủ – Il en buvait bien avant 1669, les documents liés aux approvisionnements royaux en attestent. Il se le faisait servir dans ses petits appartements avant de se coucher, en famille et en privé » Mireille Jacotin, quản thủ Bảo tàng Viện Muceum dẫn chứng. Theo Bà, Nhà Vua ( xin nhắc lại, Louis XIV sanh 1638, trị vì 1643-1715) hay dùng cà phê khi đi xem những buổi diễn xuất hay trình diễn những chuyện đông phương rất thịnh hành thời ấy… thứ nhứt những buổi trình làng – ra mắt quảng cáo hàng mới nhập từ đông phương.
Buổi ban đầu bỡ ngỡ :
Vào những năm 1604, mọi hàng hóa, mọi thực phẩm đến từ Đông Phương đếu do cái hải cảng âu châu đầu tiên chuyên môn nhập cảng của lạ, và kể cả cà phê là Venise (Ý Đại Lợi). Tiếp theo đó là Marseille, « cửa ngõ của Đông phương – La porte de l’Orient » (của Pháp). Năm ấy là 1644, 25 năm trước thời Soliman Aga (1669).
– Cà phê đã được dùng từ cuối thế kỷ thứ XV tại hai đế quốc Ba tư (Iran ngày nay) và Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) rồi. Những kiện hàng cà phê, và tất cả đồ nghề, cách rang, pha chế cà phê đầu tiên đã do nhà xuất nhập cảng Pierre de la Roque cho nhập bến Marseille từ Constantinople rồi ! Nhà xuất nhập cảng mở một tiệm (chưng bày) nhỏ nhỏ, rang pha chế cà phề cho vài bạn bè thưởng thức « Cái căn phòng nho nhỏ trang hoàng kiểu Thổ nhĩ kỳ, là cả một sự vật tạo sự hiếu kỳ, và những người được mời đến thưởng thức chất uống kỳ lạ nầy thường là những người bạn, từng đã du lịch đó đây, kiểu ông chủ tiệm la Roque, gần gủi thân thuộc với phong tục Đông Phương – Son petit cabinet à la turque, passait pour une vraie curiosité et le public invité à goûter le breuvage était composé de voyageurs amis comme la Roque, accoutumés aux usages du Levant » nhà Đông phương học Jean Leclant thuật lại.
– Thật vậy, thuở ban đầu của cà phê, chất uống thịnh hành ngày nay, đầy bỡ ngỡ, do dự … Vài tay giang hồ đi lại quan biết với Đông phương, kéo theo vài bạn bè tò mò, tìm của lạ … vài nhóm thủy thủ các thuyền buôn, các thuyền giang hồ, vài tay lái buôn, vài tay thích của lạ, mạo hiểm, thưởng thức … thử cho biết …
– Sau Marseille, đến Paris, môt nhà buôn khác, năm 1657, Jean de Thévenot, nhập từ Ai cập một kiện hàng hột cà phê, để làm quà bà con mình, dể bà con mình thưởng thức chất uống lạ! Khác với trà, một thức uống Đông Phương khác được nhập cảng vào Âu Châu rất sớm từ Tàu, và đã được dân La mã ghiền gẩm rồi … thiên hạ thời ấy không biết gì về cà phê cả!
– Thiên hạ ngày nay, vẫn cho rằng gốc gác cà phê là ở Yémen, bán đảo À Rập. Lầm to ! Cà phê thật sự đến từ Ethiopie. Thế nhưng, sau khi đã đem các hột giống mọc hoang từ Ethiopie về, vào thế kỷ thứ XII, các hột nầy được thuần hóa, được rang, được giả nát thành bột. Đầu tiên là các thầy sư soufis ( Soufisme một nhánh của Đạo Hồi – dùng lên đồng để hành đạo) dùng cà phê để « phê » nhanh – entrée en transe – lên đồng nhanh (PVS phỏng dịch)…. Bắt đầu thế kỷ XIV, cà phê bắt đầu theo những giòng người đi hành hương la Mecque … và bắt đầu là thức uống thịnh hành của dân Hồi Giáo. Tiếng a rập gọi cà phê là qahwah !
Qahwah rất thịnh hành với dân Trung Đông từ đấy.
Từ âm qahwah, của a rập ban đầu biến thành caouat, kawa, tiếng lóng của dân Pháp, rồi biến thành kaouê, kawé rồi biến thành café, coffee, Kaffié, Kaffee – cà phê, … đi khắp thế giới
Thức Uống khích thích thế Rượu :
Istanbul, ngay năm 1554, hai chủ nhà hàng người Syriens mở một « quán cà phê » đầu tiên, nơi ấy, là nơi tụ tập, khách ngồi lâu, nhâm nhi ly cà phê, nói dóc, hút thuốc, chơi cờ… Thoạt đầu một tiệm, sau đó nhiều tiệm, các « quán cà phê » mở cửa suốt ngày, thay thế những nhà hàng, những tiệm ăn vặt, … Các tửu điếm ở xứ Hồi không có, vì Hồi Giáo cấm uống rượu … Sau Istanbul, phong trào « quán cà phê » lan tràn đến Cairo, Ai cập, rồi Tabriz, rồi Ispahan… chẳng chốc toàn các xứ Ả rập, xứ ảnh hưởng đạo Hồi … Chỉ trong vòng chưa đầy một trăm năm, các tiệm cà phê mọc đầy đầt Trung Đông – En moins d’un siècle, le café s’était ainsi répandu dans tout le Moyen Orient » Alain Stella (Le Livre du Café-Flamarion – Viết về Càphê nhà sách Flammarion).
– Và cứ thế, từ thành công nầy đến thành công khác Cà phê lên như diều gặp gió. Thoạt đầu dân buôn xứ Venise nhập cảng, càng ngày càng nhiều Qahwah – Café – Caffé – Coffee – Kahwê – từ Trung Đông. Dân Trung Đông và Arabe phải đi tìm tận Moka (Hải cảng El Mukkha Yémen trên Hồng Hải) và do đó cà phê càng cao giá khi đến Âu châu.
– Và tại sao phải nhập cảng ? Tại sao mình không trồng lấy ? Âu châu thiếu chi thuộc địa ? Nhổ trộm cây làm giống ? Mua hột giống ? « ăn cắp » vài gốc, và hột giống thoạt đầu ở Moka, dân Hoà lan đem trồng thử ở đảo Java, Batavia, thuộc địa mình. (Indonesia ngày nay). Và thành công ! Cà phê Hòa lan vượt cà phê Moka … trên thị trường tiêu thụ !
– Và từ đó, từ ăn cắp nầy đến ăn cắp khác, các hột giống, các cây giống, các nhánh giống đem trồng thử khắp mọi nơi. Chẳng chốc Moka tiêu tùng, Hòa lan lên hàng số một. Rồi các nhánh, các cây, các hột giống của Hòa Lan cũng được đưa đi trồng mọi nơi !
– Từ giống phát sanh từ xứ ả rạp arabica … « lang thang cắm dùi » khác nơi, từ xứ sa mạc cát nóng chạy qua trồng xứ nhiệt đới lại hạp phong thổ hơn, rồi lai giống thành giống robusta. … Thoạt đầu từ Indonesia của Hòa Lan nhập đất Pháp, vào đảo Réunion thuộc Pháp, từ Réunion chu du qua Việt Nam ( cũng thuộc Pháp lúc bấy giờ). Đây là giang sơn cafê phương Đông. Riêng về Phương Tây, Nam Mỹ. Thoạt đầu ca phê được Hòa Lan trồng ở Surinam thuộc Hòa Lan, một anh láng giềng người Pháp đẹp trai, ve vãn bà chủ đồn điền người Hòa Lan ăn cắp hột giống đem về Guyane thuộc Pháp trồng quanh vùng Cayenne ( huyền thoại El Gringo). Đầu thế kỷ 20, lại một chuyện tình khác, cũng một gringo khác, người Bồ Đào Nha ve được một cô chủ đồn điền, người Pháp ở Guyane, ăn cắp cây giống cà phê Cayenne, đem về Brazil trồng. Ngày nay Brazil đệ nhứt xuất cảng cà phê trên thế giới.
Kết luận :
Cà phê là ma túy ! Có người ghiền ! Có người mê ! Cà phê mê hoặc lòng người ! Có người Phê với Cà Phê ! Quên sao cái thuở, mới lớn, thời sanh viên Sài gòn, … một chiều mưa gió lạnh, ngồi quán cóc … chờ em, với một điếu Bastos, mơ màng ngồi ngắm những giọt cà phê phin rơi đều, trên đáy cái ly trong… Cà phê đen đậm, uống không đường, nhâm nhi vị đắng, cùng điếu Bastos xanh đậm đà … buổi chiều chạng vạng, ngoài đường trời mưa gió, trong quán một mình … ngồi chờ em … nhưng em không đến ! Vì em, nói theo Tây, nhưng ta dịch – là cho ta ăn thịt thỏ – M’a posé un lapin ! Em không đến thăm anh vì trời mưa… Vị đắng Bastos hòa vị đắng ca phê tại một quán cóc. Nhớ đời, 60 năm sau còn nhớ ! Nhớ Sài gòn da diết ! Nhớ trời gió, mưa lạnh, nhớ điếu Bastos xanh, nhớ ly cà phê phin bây giờ không
tìm được. Nhớ chờ một em ! Nhưng ai ? Nostalgie quand tu nous tient !
B/ Cách pha cà phê , và uống cà phê:
Cách Đông phương:
Nếu ở Thổ Nhĩ Kỳ thì nói Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ gọi Cà phê Thổ – Café Turc và nếu qua Hy Lạp nên gọi là ca phê Hy Lạp Cà Phê Hy lạp.
Cả hai đều là ca phê pha kiểu đông phương – orientale – PVS tạm dịch là cà phê luộc, hoặc cà phê nấu sôi. Cà phế vớ ở Sài gòn thuở xưa cũng nấu cái kiểu ấy. Là cho cà phê vào nước và nấu sôi. Cà phê với các chú chệt Sài gòn Chợ lớn hồi xưa nhờ cái vớ hay hay cái vợt không để xác cà phê trộn vào nước. Còn Cà phê turc hay grec đều có xác cà phê trong cái tách.
Trong một cái nồi nhỏ – tên là cezve, hay ibrik ( turc), hay briki (grec)… Một cái nồi với một cái cán rất dài, chế muổng « cà phê » loại cà phê « đông phương » – được xay rất nhuyển. Thêm đường, Thêm nước (một tách nước cho một muổng cà phê). Trộn đều, đun sôi, Khi bắt đầu sôi, tắt lửa ngay, không để được trào… Lập lại, tất cả hai lần. Chế ra tách. Chờ cho bột cà phê lắng xuống, thưởng thức. Uống chậm, nhẹ nhàng, không thì ăn xác cà phê ! Il y a autant à boire qu’à manger. Vừa đủ cả uống lẫn ăn ! Người viết đã thưởng thức. Tại Istambul. Không đã, vì quá ngọt ! Và qua hấp tấp, uống cả xác cà phê. Không phải vị mình …
Cà phê phin :
Quý vị biết rồi. Hạp vị Việt Nam
Cà phê piston, ép :.
Expresso –
Thường uống ở các tiệm cà phê. Quý bạn biết cả, ngày nay, thông dụng là máy expresso mua về nhà. Đủ vị, đủ kiểu, sáng, trưa, chiều tối. Đậm nhạt thơm ngon tuỳ lựa chọn !
Cà phê Ý :
Rất gắt. Đặc biệt chỉ ở Ý. Uống để phê, chứ không đã khát …
Cái nồi ngồi cái cốc
Không hạp với cá nhơn thằng tui .. . Uống để nhớ. Chỉ có ở những quán người Việt ở Mỹ
Và cà phê Vớ
Cà phê không ngon, vì nấu caphê chứ chằng lọc, chẳng ép, gì cả.
Cuối cùng Café instantanné :
Và là cà phê bột trộn nước sôi.
Bột cà phê, một muổng hai muổng, tùy đâm lợt… Nước sôi vừa sôi. Trộn đều, uống. Sáng trưa chiều tối. Sáng đậm tối lợt…
Sáng cộng điếu thuốc, tối cộng điếu thuốc… nghe vợ rầy, bác sĩ la, con cằn nhằn … Ra đi là vừa !
C : Các loại cà phê :
Arabica : Đây là loại cà phê thông dụng nhứt thế giới. Trồng ở độ cao 600 trở lên đến 2000 thước. Tên họ « Coffea Arabica » Ít chất caféine hơn các cà phê khác. Vị nhẹ
Robusta : Gốc gác từ Đông Phi Châu, Brazil-Ba Tây – Indonesia. Tên là « Coffea Canephora » Được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Không cần ở độ cao lắm dưới 600 thước. Vị đậm gắt, vì chứa nhiều caféine – chất cà phê ! Thằng tui không quen, không thích… quá đắng, vì tôi uống không đường !
Moka d’Éthiopie : Trồng ở độ cao khoảng 1200 thước ở Éthiopie, rất ít caféine. Cà phê hoàn toàn 100 % arabica nguyên thủy.
Kính chúc quý bà con thân hữu thưởng thức những ly cà phề đậm đà thân quý
Hồi Nhơn Sơn, Hè 2019
Chiếc xế một thời Ford Mustang
Những Cuộc Tình với Xế Hộp
« Vanitas vanitatum omnia vanitas – vanité des vanités, tout est vanité. Kiêu căng của những kiêu căng, tất cả chỉ kiêu cang» L’Ecclésiaste – Sách truyền đạo 1.2
Thưa quý bà con,
Thưa quý thân hữu,
« Le Moi est haïssable – Cái Tôi đáng ghét ». Hôm nay lại để cái tôi kể chuyện, kể về cái thú mê xế hộp, với những chiếc xế một thời, mà thằng tôi mua chơi. Vanité – Kiêu căng, hợm mình, được Kinh thánh Việt Nam dịch là « hư không, tất cả là hư không », do đó, phải kết luận, rồi mọi chuyện, cuối cùng trở về, với hư không. Vì vậy, xin phép quý bà con, quý thân hữu, vài hàng mạn phép, để « cái đáng ghét, cái thằng tôi » kể chuyện đời xưa với những thú vui, để chia sẻ, mua vui vài phút! Mai nầy, buông tay xuống, trở về với hư không!
« Toutes choses ont leur temps, et tout passe sous le ciel, après le terme qui lui a été prescrit- Mọi sự gì cũng có thì tiết, mọi việc dưới trời đều có định kỳ ». L’Ecclésiaste-Sách truyền đạo 3.1
Do đó « Chơi xuân kẻo hết xuân đi / Cái già xồng xộc nó thì tới nơi” như văn hào Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã dạy ta. Và cũng như thi hào Pháp Ronsard, lúc xưa, (1524-1585) đã khuyên người tình Hélène, trong bài thơ cho Hélène :
« Hãy nghe tôi, hãy sống đi, Đừng chờ ngày mai,
Hãy hái những hoa hồng ngày hôm nay –
Vivez, si m’en croyez, n’attendez à demain :
Cueillez dès aujourd’hui les roses de la vie. …. ».
Vậy thì :
Carpe Diem
Tánh tình thằng tôi lập dị, có lẽ hơi ngông, có những thú, đam mê hổng giống ai! – Thuở nhỏ, tôi rất mơ xế hôp loại lạ, loại xế hộp hổng giống ai. Những Peugeot 404, Mercedes, … thiên hạ mê, tôi không thích. Thằng tôi lại thích xe do người Anh sản xuất … Jaguar, Austin, Triumph … ; và tôi cũng rất mê xe Huê kỳ, nhưng loại sedan 2 cửa, hay fastback … Oldsmobile Cutlass, Cadillac, Mustang … ; còn nếu nói xe Pháp, tôi chọn xe xưa đời 50, 60, hơn là thời bây giờ, nếu Đức tôi chọn BMW hơn Mercedes ; riêng xe Nhựt tôi thích Mitsubishi, Honda, Subaru hơn là Toyota … Đó là sở thích không cắt nghĩa được! – Ngày nay, già rồi, trái lại, tôi thích mua lại xe cũ, xe vứt của người khác, rồi nhờ bạn bè, dân biết làm máy giỏi tân trang lại … (vintage hay old timer hay young timer). Tôi hãnh diện đi xe cũ, sửa sang, tân trang làm máy lại, chạy ngon lành, hãnh diện với giá mua rẻ, nếu được cho không lại càng hãnh diện nữa … Từ 10 năm nay, bốn chiếc cuối cùng, tôi đều mua lại xe do bạn bè vứt đi … ai cho xe gì tôi nhận cái ấy. Ngày nay, tôi còn hai chiếc. Năm 2017, chiếc Renault Clio đời 1997. Số là, từ ba năm nay, Paris cấm không cho chạy vào thành phố các xe quá cũ, sợ ô nhiễm. Xe Clio nầy, do người con trai anh bạn thân đã lâu, lượm được từ garage một người bạn già vứt bỏ, bỏ công trong nhiều tháng, tà tà tân trang, làm máy, phụ tùng hoàn toàn mới, cho cô vợ làm chưn đi làm! Thế nhưng, khi sửa xong, thì vào lúc Paris ra lệnh cấm các xe cũ trước năm 1998 chạy vào thành phố! Đành phải vứt sao ? Tình cờ đúng dịp, thằng tui lên Paris thăm bạn, nghe chuyện. Tôi đề nghị cháu bán lại – giá cả công trình tân trạng – thằng cháu chịu chơi, ngon lành, chỉ lấy lại tiền phụ tùng làm lại chìếc xe thôi, tiền công thằng cháu tặng chú! Xe đem về làng, chạy ngon lành từ hơn hai năm nay, bà xã dùng để đi chợ, một năm chạy chưa đầy 5 000 cây số. Và chiếc thứ hai là chiếc tôi đang xài. Cũng là gặp dịp ngon lành : Mitsubishi Outlander máy 2 ngàn 400 phân khối, bốn bánh thường trực, 4×4, công suất 160 mã lực, uống xăng như uống nước, nay vì xăng lên giá, mắc quá, nên ông chủ người Pháp dân ngoại ô Paris bèn – qua một người quen giới thiệu – bán rẽ cho tôi – Tôi chịu tốn tí tiền, đổi nhiên liệu – cũng nhờ chổ quen biết – nên chi phí thay thế chỉ tốn 1500 € thôi, để ráp một bộ phận giúp xe từ nay chạy bằng khí của dầu hỏa GPL ( 7 cắt một lít, thay vì 1,5 € một lít xăng). Tổng cộng mua và sửa, tất cả là 3 500€. Đem về chạy ngon lành … Từ nay, các thành phố lớn như Poitier…. Hay Lyon, Bordeaux Toulouse Paris, gặp trời ô nhiểm bụi bậm cấm xe cũ vào! Trái lại, xe tôi, chạy bằng khí trong sạch vào ngon ơ! Chiếc xe sanh năm 2004 – tuy cũ, tuy đã 15 năm, nhưng nhờ anh chủ cũ, vì xăng mắc, vì quá to, nên sử dụng hà tiện do đó chỉ xài mới trên 100 ngàn cây số thôi!! Ngày nay, vợ chồng thằng tôi, người của thời cũ, đành dùng vật cũ … les old timers together!
– Thuở thiếu thời, hồi sanh viên, ở Pháp, cũng đã mê xe lạ rồi. Đi một năm là chán, hể có dịp là đổi xe. Năm 1964 vừa ra trường đi làm, ngay Hè năm đầu 1965, sắm ngay chiếc xế đầu tiên là chiếc Panhard Tigre, hổng giống ai, máy flat-twin công suất 6 CV (giống Citroën 2CV, giống Porch, giống moto BMW) 6 chổ ngồi, để chở bạn bè đi chơi. Năm sau, chơi ngon hơn, nhưng ích kỷ, đi một chiếc Peugeot 203 mui trần 2 chổ ngồi. Gặp em Chantal, chịu chơi, thích xe Anh, hai đứa đổi sang xe sport, trẻ trung hơn Austin-Healey Spitre, với cặp đèn như cặp mắt ếch – frog eyes – mui trần … Ở Toulouse, lúc đó cũng độc nhứt vô nhị! Hai năm sau, lấy nhau thằng Cả ra đời, bắt buộc từ nay phải hai xe, vì hai đứa làm hai ngã, giáo chức, em đi làm xa, thứ hai lái đi, thứ sáu lái về, em lựa chiếc Citroën 2 Ngựa, thằng tui đi làm gần, sáng đi chiều về đưa rước gởi con, nên chọn chiếc Renault 4 mã lực (để nhớ Taxi Sài gòn) Giáo chức nên phải sống bình dị, nhưng lỡ ngông rồi, tôi vẫn ngông! Những năm cuối cùng từ cuối năm 1969 đến 1971 là năm làm luận án, trước khi về nước, nàng bán chiếc 2 Ngựa, mua chiếc Renault 4L mới toanh cáu cạnh, mình cũng chán chiếc 4CV bèn mua lại chiếc VW con Bọ Hung 1200 – Beetle – Coccinelle cũ của anh bạn. Đấy là hai chiếc xe cuối cùng của hai đứa trước khi về Việt Nam
– Khi mới về Sài gòn, bơ vơ của thuở ban đầu, tuy giáo chức Đại học đấy, nhưng lương ba đồng ba cọc chết đói, ở đậu nhà ba mẹ, phải mượn lại chiếc Vespa Pháp, guidon trần mua 10 năm trước, thời sanh viên trường thuốc, khi đi Pháp, để lại cho thằng em. Cuối tháng sáu năm 1972, An Lộc giải tỏa, thằng tôi giải ngũ, biệt phái trả về lại Trường Luật, Trường không xài, cho Ngân Hàng mượn. Nhờ được phép làm việc với Ngân Hàng, từ đó đời lên hương. -Lại thêm may mắn gặp quới nhơn, bạn hiền, bạn H. Vốn là dân mua bán xe, thấy tôi lanh lợi, nên rủ thằng tôi hùn hập mua xe cũ, tân trang, sơn sửa, chùi láng, bán lại kiếm lời. Thằng tôi, với cái chức vụ Giám Đốc ngân hàng, sẽ vừa sử dụng xe để đi làm, nhưng cũng là vừa để chưng hàng xe luôn. Sáng sáng ra Ngân hàng với xe cáu cạnh, sang trọng, láng coóng, xe đậu trước của Ngân hàng có anh giữ trật tự Ngân hàng trông nom, xem rất le lói ( có lúc đậu cả hai xe cho khách lựa chọn). Khách hàng ra vào, thấy ông giám đốc đi toàn xế xộp, le lói, nên khen, khoái, dòm ngó, nếu thích, hạp nhãn, hạp túi tiền, hỏi mua, được giá, thì mình bán, tiền lời mình chia với anh bạn chuyên nghiệp, sau khi trừ chi phí tân trang chùi bóng. Xe do anh bạn H. chuyên nghiệp tìm mua, sửa soạn, ra giá… bán xong anh bạn lại giúp bạn hàng làm thủ tục sang tên. Nói đến đây, nhớ mãi cái ơn, rất lớn, của bạn hiền đã giúp mình qua ải một thời và xin đôi lời tri ơn! Bạn H. người anh em Không Quân (cựu Trung tá) pilot chịu chơi… dám giao xe, giao tài sản, vốn liếng, cho mình đi cả tháng! Mình không bao giờ quên ơn bạn. Bạn nay, sau cơn hoạn nạn 10 năm tù đày, sau cơn stroke suýt chết năm xưa, hiện đang sống tuổi già hạnh phúc ở Bắc Cali! Thương nhớ Bạn hiền!
Thằng tui không bán các xe hiệu Âu Châu, các xe ấy, để bạn H. lo, thằng tui chỉ chuyên bán xe Huê Kỳ, tuy khó bán hơn … Chơn ướt chơn ráo mới vào nghề, mà bạn H. dám giao hẳn cho tui một chiếc gần như thường trực, làm cẳng, đi gần suốt cả nửa năm, một chiếc Oldsmobile Cutlass 442 máy 6.600 phân khối, công suất 450 mã lực, 1969 fastback 2 cửa. Giữ đến ra Tết 1973, mới bán được và lời bộn. Nói tóm lại, đời bán xe, từ khi gặp H. giữa tháng 8 năm 1972, đến cuối tháng 6 năm 1973 … gần suốt cả thời gian làm nghề ngân hàng, nhờ bạn giúp, thằng tui được, xài, lái được một lô xe cáu cạnh, ngon lành. Cá nhơn tôi thời gian ấy, sử dụng được 3 chiếc xế ngon lành nhớ đời, 2 xế Huê Kỳ và đặc biệt một xe Đức VW Beetle 1303S máy lạnh mà tôi mua lại hẳn của H, giữ cho bà xã đi một thời gian và cũng bán sau đó. Thế là suốt thời gian sống ở Việt Nam (1971-1980 – với 4 năm tù Việt Cộng ) vợ chồng chúng tôi chỉ còn giữ được một chiếc La Dalat mui vải là lâu nhứt. Bà xã mua chiếc nầy, ngay sau ngày mất nước, năm 1975, để bả đi làm (Toà Đại sứ, Toà Lãnh sự Pháp) và giữ mãi đến giữa năm 1979, trên 4 năm, đến khi bả bị trục xuất. Không biết bả vứt cho ai. Riêng cá nhơn thằng tôi có chiếc nào bán chiếc ấy, kể cả chiếc Fiat 125 mang từ bên Pháp về – cũng nhờ bạn H… bán dùm. Thằng tôi, thật có phước, thời làm ngân hàng thì đi những xe của H. giao bán, sau qua làm BGI lại có xe hãng cung cấp với tài xế, nên suốt thời gian làm việc ở Sài gòn, trừ mấy tháng hồi mới về, hàn vi, làm việc Trường Luật và đi lính, phải lúc xe đạp, lúc Vespa, sau nầy từ khi vào nghề Ngân Hàng trở đi, lúc nào cũng có xế hộp ngon lành …
– Trở lại nghề bán xe (tài tử – a ma tơ). Có những loại xe Mỹ bán rất rất nhanh, như loại Chevrolet Impala, Bel Air… người Việt Nam và người Tàu rất thích… nhưng cá nhơn tôi lại không thích lắm vì 4 cửa… nên khi tôi nhận đi để bán, tôi không giữ lâu, hễ được giá là tôi bán ngay … Chỉ có ba chiếc tôi giữ rất lâu là một chiếc Mustang Fastback 1967, chiếc VW Con Bọ Hung – Beetle 1303S máy lạnh và dĩ nhiên chiếc Cutlass đầu tay … Qua tháng 7 năm 1973, vào làm BGI, vì có xe hãng và không có quyền lái xe nữa, nên thôi không phụ bán xe với bạn H. nữa, chỉ còn giữ chiếc VW, cho bà xã xài thôi! Lý do chánh là Hảng BGI buộc các chủ sở và giám đốc phải dùng xe hãng, và phải có tài xế lái, nên tôi không còn dịp bán xe nữa.
Mustang 67 Fastback
Hôm nay xin phép kể chiếc xế mà tôi, rất mê và giữ khá lâu để sử dụng riêng. Sau chiếc Cutlass, là chiếc Mustang 1967 Fastback máy V8 390 ci (cubic inches), công suất 320 mã lực … Tôi mê chiếc ấy kinh khủng, mê hơn chiếc Cutlass. Chiếc nầy với cái dáng Fastback, thoáng nhìn, mường tượng giống chiếc Mustang 68 của phim Bullitt… Mỗi ngày lái đi làm, Chúa Nhựt tôi chở bà xã và con đi chơi Vũng Tàu, bà con tụ tập, đến xem dòm ngó, mặc dù dân Sài gòn thời ấy rất quen thuộc xe Huê kỳ! Tôi giữ trên hai tháng, mặc có hai anh khách người Hoa nài nĩ, mặc anh bạn cằn nhằn, tiền vốn bỏ ra chưa lấy lại được … mà sao tôi cứ ngâm tôm! Cùng lúc, còn phải bán chiếc Mustang thứ hai nữa, tôi phải thay, hôm đi chiếc nầy, mai chiếc kia, ra sở để chưng hàng. Có hôm tôi đậu cả hai chiếc Mustang, chưng hàng, trước cửa Ngân Hàng, góc đại lộ Trần Hưng Đạo – đường Đồng Khánh –! Cuối cùng, một trong hai anh khách người Hoa hốt được, nhờ trả giá rất cao và còn hứa sẽ cho tôi mượn đi khi nào tôi thích. Còn chiếc Mustang thứ hai, thường hơn, cũ hơn, năm 65, 6 máy, coupé hardtop, nên dễ bán, – chưa đầy một tuần là xong (dân Sài gòn thuở ấy sợ V8, chọn 6 máy vì V8 uống xăng khùng luôn!). Riêng chiếc VW Beetle 1303S, bà xã tôi quá mê, vì nó không lòe loẹt, nên tôi mua đứt hẳn của H. để làm quà tặng bà vợ vào dịp Tết 1974 và cũng bán vào đầu năm 1975.
– Dĩ nhiên tất cả các xe ấy đều xe do người Mỹ sở hữu bán lại trước khi về nước, bảng số màu xanh, mua xong phải ra Quan Thuế để làm thủ tục Việt hóa. Hai chúng tôi, bạn tôi và thằng tôi, nhờ nhiều quen biết nên mượn được « số ẩn tế » cho các « xe riêng » của các cơ quan đặc biệt, chúng tôi « mượn » xài tạm cho những xe để bán nầy… Anh em ở Sài Gòn quen biết nhau cả, nên cũng dễ chịu, làm lơ cho chúng tôi!.
Đôi lời kể cùng quý bà con, thân hữu, những câu chuyện xưa, tào lao, của cái xứ Sài gòn tụi tui, gọi là giúp cho vui mùa Hè nóng bức nầy! Nếu bà con nào không thích chuyện đời xưa. Mong quý vị tha thứ!
Ford Mustang : 55 tuổi!
1964-2019, Ford Mustang được 55 tuổi! Nhiều đời khác nhau, nhưng chỉ một phong độ! Mustang từng đóng film. Ở Pháp với đạo diễn Claude Lelouche và tài tử Jean Louis Trintignant cùng Anouk Aimé và thành phố biển Deauville. Ở Mỹ với đạo diễn Peter Yates và tài tử Steve Mac Queen cùng Jacqueline Bisset và thành phố muôn thuở San Francisco!
Nhớ thuở ấy, nhớ thời ấy, và cuốn phim ấy, nhớ đời : Năm 1968, ngày 17 tháng 10, phim Bullitt ra mắt khán giả Huê Kỳ. Bullitt đặc biệt là một phim dành riêng cho những ai từng mê, từng ái mộ, từng là fans của tài tử Steve McQueen và … của xe Mustang. Sở dĩ ngày nay, người ta không quên phim Bullitt, ấy là nhờ tài diễn xuất của Steve McQueen và nhờ 10 phút hai xe đuổi rượt nhau trên đường phố đầy dốc, đầy « cua » của San Francisco!
Chiếc Mustang của Trung Úy Cảnh Sát Bullitt
Hai tài tử chánh của phim … phải nhìn nhận, là … chiếc Ford Mustang Fastback GT 390 mầu xanh lá cây (lam) sậm, mầu Highland Green, và chiếc Dodge Charger mầu đen. Với tiếng máy gầm rú, tiếng thắng rít khi bẻ « cua », và giàn bánh reo nhịp nhàng, cùng làn âm thanh của giàn nhạc của nghệ sĩ Lalo Schifrin, đã, … trong vòng 10 phút đầy hồi hộp, đứng tim, nhắm mắt, nín thở, … làm quên hẳn anh tài tử chánh « King of cool », … Steve McQueen!
Mà chính Steve McQueen cũng muốn như vậy! Steve McQueen muốn những hình ảnh hai xe đuổi nhau, rượt nhau phải chạy thực sự, quay thực, diễn thực với phong cảnh thật, trong đường phố San Francisco thực sự, với các dốc, với các khúc quanh, với cái xe tramway muôn thuở điển hình của San Francisco! Để diễn xuất, để quay phim, thực hiện, hảng phim Warner Bros mua đến hai chiếc Mustang giống nhau như đúc, đều cho sơn mầu xanh lam Highland Green. Hai chiếc mang hai biển số khung xe – chassis nối tiếp nhau 558 và 559, chuyện hi hữu! Cà hai chiếc đều được đưa đến garage chuyên nghiệp hóa trang Max Balchowsky để sửa soạn xe thành xe chuyên môn, để quay những cảnh đua giựt gân. Đặt một khung đỡ đầu – arceau, trong lòng xe, thay một giàn nhúng cứng hơn và hộp số ngắn hơn… thể thao hơn! Có lời đồn rằng hãng Ford cũng gởi đến hai chiếc Galaxie để làm xe « bọn du côn »… nhưng xe Galaxie quá nặng để « nhảy » trên những dốc ở San Francisco, nên hảng phim lựa sử dụng chiếc Dodge Charger V8 440 Magnum đen … Khế ước quảng cáo « cà chớn » sao đó ? Không ai tuân thủ cả, Ford hình như không trả tiền đã hứa cho phim ? Do đó, để trả đũa, Steve McQueen, lột nhãn hiệu Ford trên chiếc Mustang số 558. Chiếc nầy, dùng để quay những pha nguy hiểm, gay cấn. Các pha ấy đều do tay tài tử chuyên nghiệp mạo hiểm, Bud Etkins lái (Steve không được lái những pha nguy hiểm nầy vì hãng bảo hiểm cấm). Sau cuốn phim, chiếc Mustang 558 được bán và mất tung tích trong vòng 40 năm, để rồi năm 2017, người ta tìm được cái xác rách nát, trong một nghĩa địa xe ở Mễ Tây Cơ. Riêng chiếc Mustang thứ hai, chiếc với số sườn 559, từ năm 1974, đã do Robert Kiernan làm chủ. Và Robert cũng từ chối không bán lại cho Steve McQueen khi Steve nài nĩ hỏi mua vài năm sau. Năm 2019, con trai Robert Kiernan hưởng gia tài ấy!
Mustang Bullitt 2019 vs Mustang Bullitt 1968:
Và năm nay, 2019, Hảng Ford đang cho làm sống lại chiếc Mustang Bullitt. Những chiếc Mustang Bullitt 2019 nầy, ngoại hình sẽ y chang những chiếc Mustang 1968 của phim Bullitt. Mustang Bullitt 2019 ra đời để kỷ niệm 50 năm Mustang Bullitt 1968. Nhưng máy sẽ mạnh hơn, vọt hơn, và có và chi tiết tân thời hơn, nhờ kỹ thuật thông minh …
– Nầy nhé : Máy V8 5 ngàn phân khối, công suất 460 mã lực. Mạnh hơn là cái chắc. Cũng được sơn mầu xanh lam Highland Green. Mầu xanh rất Anh Quốc của Steve McQueen. Y chang như xưa! Cũng như xưa, cũng như Mustang Bullitt 1968, không có thương hiệu Con Ngựa trên mỏm xe, cũng không có tên Mustang trên xe, mũi xe có một vòng sơn bao mạ trắng, và ở đuôi, cặp ống khói đôi trắng, hộp số sang bằng tay, với 6 số, với trên đầu cần số một trái banh Bi da trắng. Niềng bánh xe đen, 19 inches, giàn thắng sơn đỏ, nệm bọc da có sưởi ấm vào mùa đông, và dĩ nhiên toàn xe có hệ thống máy lạnh, chiếc Mustang Bullitt 2019 thật sự là một xe hạng sang hoàn hảo. Một mẫu mầu đen Black Shadow cũng được ra đời, cho những ai lập dị khống muốn giống Bullitt! Nhưng chắc khó bán!
Để kết luận
Xe không có gì để chê cả. Dáng Fastback với cái đuôi xuôi, lúc nào cũng đẹp. Cộng một lô phụ tùng siêu đẳng, giúp bạn thay đổi cách lái, từ lái hoàng tử, tà tà đi dạo – Catinat Sài gòn thời xưa hay bờ hồ Dalat, hay dọc Promenades des Anglais ở Nice… đến lái sport hung bạo, ào ạt, rít bánh lúc bẻ cua khi xuống đèo Prenn, hay khi dọc Côte d’Azur, từ Nice chạy về Monte Carlo … tùy thời, tùy hứng – tùy tuổi của bạn ? Giàn âm thanh BetO với 12 loa sẽ ru hồn bạn, thoải mại du dương. Những đường may của ghế ngồi, đều tiệp cùng mầu với mầu thùng xe. Thương hiệu Bullitt cùng cả, trên cánh cửa, trên tay lái, không có tên Ford, cũng chẳng có hình Con Ngựa Mustang. Và giàn máy ? Giàn máy 2019 nầy khác hẳn chiếc 1968, cũng V8 nhưng với 5 ngàn phân khối và 460 mã lực (so với 3900 phân khối và 450 mã lực của đời 1968). Hộp số tay 6 số, thay vì 4 số , … dịu dàng, dễ lái hơn. Với giá bán 54 900 euros, mắc hơn một chiếc Mustang thường … cở chục ngàn euros. Nhưng, bạn sẽ là Steve McQueen, người hùng một thời ….
Hồi Nhơn Sơn, tháng 8 Hè 2019
Vui cười
Cậu con trai nói với bố: “Xã hội bây giờ người ta chỉ xem trọng cái bề ngoài thôi, chả ai thèm quan tâm đến việc kính lão đắc thọ như ngày xưa !”
Ông bố không tin nên 2 bố con cùng thử một lần cho biết.
Ông bố giả đò ăn mặc luộm thuộm, lê lết bước vào 1 nhà hàng sang trọng. Đúng là chả ai thèm chào đón, mời mọc bỏ mặc ông ngồi một mình hồi lâu.
Cậu con trai bước vào ăn mặc bảnh bao, nước hoa thơm phức ngồi ngay bàn đối diện với bàn của ông bố. Tiếp viên lăng xăng phục dịch cậu chu đáo.
Khi gọi món ăn cậu con trai gọi 2 phần: 1 cho bàn của mình và 1 cho bàn của ông bố.
Người hầu bàn lấy làm lạ hỏi nhỏ cậu con trai:
– Tại sao ông phải trả tiền ăn cho ông già kia vậy?
Cậu con trai nói nhỏ vào tai người hầu bàn:
– Tại vì tôi thường xuyên ngủ với con dâu của lão.
Khi dọn dẹp bàn cho ông già, người hầu bàn không nhịn được nên nói nhỏ vào tai ông già:
– Gã kia bảo hắn ngủ với con dâu của ông!
Ông già cười mỉm trả lời người hầu bàn:
– Hắn mới ngủ với con dâu của tôi được hơn năm nay thôi, trong khi tôi đã ngủ với mẹ của hắn hơn 20 năm rồi !
Nhà ngoại giao nọ vốn nổi tiếng với tính hài hước. Một lần đi dự tiệc, khi ông ta đến mọi người đã ngồi kín bàn ăn, ông ta đành ngồi xuống một chiếc ghế thừa ở góc bàn.
Mới yên chỗ, ông ta đã lên tiếng:
– Tôi xin đố các vị giữa hai chân tôi là cái gì?
Bàn tiệc chợt im ắng hẳn, cánh đàn ông thì lấy khăn tay che miệng cười, cánh đàn bà thì ngượng nghịu ngó lơ.
Đợi cho yên ắng, ông mới giải đáp:
– Giữa hai chân tôi bây giờ là cái chân bàn. (Ý nói một quan khách như ông mà lại phải ngồi ở góc bàn).
Mọi người đều ồ lên thở phào. Chủ bữa tiệc biết ý liền mời ông vào vị trí giữa bàn.
Vừa ấm chỗ ông lại nói:
– Bây giờ đố các vị giữa hai chân tôi là cái gì?
Khác với lúc nãy, tiếng phỏng đoán nổi lên râm ran, người đoán chân ghế, người đoán thìa, nĩa… ông đều lắc đầu tất.
Đợi mọi người yên lặng, ông mới thủng thẳng trả lời:
– Giữa hai chân tôi bây giờ là cái mà các vị đoán lúc nãy ấy. …..////
Đầu năm thi khảo sát, Tí do mải chơi nên kiến thức hao mòn… Kết quả thi: Văn: 1, Hóa: 2, Sinh: 3, Lý: 4
Cô giáo phê vào sổ liên lạc gửi gia đình: Em Tí dạo này kém văn hóa và yếu sinh lý!
Bác sĩ nam khám cho bệnh nhân nữ là cô gái xinh đẹp. Bác sĩ vén áo cô gái, xoa xoa vài cái vào lưng, rồi cứ dùng tay xoa xoa ngực cô gái.
Cô gái khó chịu bảo:
– Em bị ho chứ có đau ngực đâu mà bác lại cứ xoa ngực em như vậy?
Bác sĩ nói:
– Tim phổi liền nhau, dễ lây sang nhau.
Cô gái nhìn bác sĩ:
– Nếu vậy bác sĩ phải xoay mặt hướng khác, cứ nhìn dán mắt vào nó lây qua đường mắt đấy