Tin Biển Đông – 16/09/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 16/09/2019

Biển Đông : Trung Quốc tức giận

vì chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa

Tú Anh

Sự kiện khu trục hạm Mỹ USS Wayne E. Meyer áp sát quần đảo Hoàng Sa hôm thứ sáu 13/10/2019 , hai tuần sau khi có hành động tương tự tại Trường Sa làm cho Bắc Kinh tức tối.

Một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc cho là tàu chiến Mỹ đã bị « quân đội giải phóng đuổi ra khỏi khu vực chủ quyền của Trung Quốc ». Biển Đông có nguy cơ biến thành địa bàn « mèo vờn chuột » ?

Trung Quốc bực tức vụ khu trục hạm Mỹ trang bị tên lửa hành trình áp sát quần đảo Hoàng Sa (RFI 14/09/2019). Thượng tá Lý Hoa Mẫn, phát ngôn viên Bộ tư lệnh tác chiến quân khu nam của Trung Quốc, tuyên bố một cách giận dữ, nào là tàu chiến Mỹ đi vào vùng chủ quyền của Trung Quốc mà

không xin phép, nào là chiến hạm này đã bị lực lượng hải quân, không quân của quân đội giải phóng theo dõi, nhận dạng, cảnh cáo, « tống khứ ra khỏi Tây Sa ».

Lý Hoa Mẫn lên án Hoa Kỳ « thiếu thành thật, không hiểu biết về luật hàng hải quốc tế, áp dụng chiến thuật bá quyền trên biển, gây bất ổn định trong khu vực ».

Phía Mỹ phản ứng lại qua phát ngôn viên của hạm đội 7. Nữ thiếu tá Reann Mommsen cho biết ý nghĩa của chuyến tuần tra vừa qua của hải quân Mỹ là thể hiện thái độ công khai chống lại hành động đơn phương áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Theo phát ngôn viên Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam cùng tự nhận có chủ quyền tại Hoàng Sa. Cả ba đều có quyền đòi hỏi tàu nước ngoài phải xin phép trước hoặc thông báo trước mỗi khi thực hiện quyền qua lại vô hại. Do vậy, khi đơn phương áp đặt điều kiện,Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế. Hoa Kỳ cũng phủ nhận đường lưỡi bò mà Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông.

Theo nhật báo Anh Daily Express nhắc lại cách nay hai tuần, khu trục hạm Hoa Kỳ USS Wayne E. Meyer tiếp cận đảo Chữ Thập và Vành Khăn, trong khu vực 12 hải lý. Đó là lần đầu tiên hạm đội 7 công khai phủ nhận hai đảo nhân tạo này là tiền đồn của Trung Quốc.

Mỹ không để cho Trung Quốc khống chế Biển Đông

Liệu cuộc đấu khẩu Mỹ-Trung tại Biển Đông sẽ dẫn đến xung đột võ trang ? Được nhật báo Anh Daily Express đặt câu hỏi, chuyên gia chính trị châu Á Sean King dự báo Mỹ và Trung Quốc khó tránh khỏi hành động leo thang trong tương lai mà ông gọi là « hoạt cảnh mèo vờn chuột » sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Cũng theo Daily Express, Trung Quốc lộ rõ mưu toan chiếm đoạt toàn bộ trữ lượng dầu khí của Việt Nam qua hành động cho tầu cần trục áp sát vùng duyên hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong những tuần qua.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190916-bien-dong-trung-quoc-tuc-gian-vi-chien-ham-my-ap-sat-hoang-sa

 

Cộng đồng quốc tế ủng hộ

Việt Nam bảo vệ chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông

Khi Trung Quốc liên tục đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông, cộng đồng quốc tế đã thể hiện sự ủng hộ Việt Nam và lên án các hành vi phi pháp của Trung Quốc.

Âm mưu nham hiểm của Trung Quốc

Giới chuyên gia, học giả và truyền thông quốc tế đều nhận định rằng hành vi của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tự do hàng hải, hàng không trên biển. Hiện nhiều học giả quốc tế cùng Chính phủ một số nước đã công khai lên án hành vi của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ quyền lợi biển chính đáng của Việt Nam. Liên quan đến khu vực Tư Chính, các học giả đều đồng ý đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo UNCLOS. Khu vực này nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng thềm lục địa và EEZ 200 hải lý của Việt Nam. Trong khi đó, yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực này là “phi lý”, bất chấp luật pháp quốc tế.

Theo giới chuyên gia, những hành vi ngang ngược trên của Trung Quốc là nhằm gây sức ép, từng bước thôn tính các vùng biển và hiện thức hóa “đường lưỡi bò” phi pháp. Cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Elbridge Colby (9/9) nhận định Trung Quốc rõ ràng đang thực hiện chiến thuật “lát cắt salami” – tức là thực hiện các hành động nhỏ và tăng dần, quá nhỏ để có thể khơi mào cho một cuộc chiến song tích lũy theo thời gian để có được sự thay đổi chiến lược đáng kể. Theo ông, Bắc Kinh có lợi thế hơn Việt Nam về số lượng tàu. Nhưng Việt Nam sẽ có nhiều năng lực hơn khi hợp tác với Mỹ và các nước. Chuyên gia Hu Bo, Giám đốc Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông nhận định việc Trung Quốc điều nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 đến bãi Tư Chính là nhằm ngăn cản Việt Nam thúc đẩy lợi ích biển chính đáng của mình, trước khi các nước đạt được Bộ quy tắc về ứng xử các bên ở Biển Đông (COC). Cùng quan điểm trên, chuyên gia Ryan Martinson tại Đại học Hải chiến Mỹ cho rằng Trung Quốc đã sử dụng các tàu của họ tại khu vực này như một cách để tăng cường yêu sách chủ quyền phi lý. Hành động của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình soạn COC nhằm đảm bảo tình hình Biển Đông ổn định và không làm gia tăng xung đột. Trong khi đó, chuyên gia Swee Lean Collin Koh (Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore) cho rằng nếu không có phản ứng cứng rắn từ cộng đồng quốc tế đối với các hành động của Trung Quốc tại bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại. Bắc Kinh dường như tin rằng hành động cưỡng ép của họ đã mang lại hiệu quả nhất định, vì thế họ sẽ biến các hành vi cưỡng ép trở thành bộ công cụ để hành xử. Ngoài ra, các tiền đồn xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa giúp Trung Quốc thực hiện các hành vi gây hấn ở Biển Đông. Và cuối cùng, Trung Quốc có thể bao biện rằng họ chỉ phản ứng trước các hành động của nước khác, thậm chí còn tố ngược lại chính các nước lên án hành vi của Trung Quốc là bên phá hoại tiến trình hòa bình ở Biển Đông.

Chính nghĩa ở phía Việt Nam

Đầu tiên, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía Nam Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam. Bãi ngầm này nằm ở trong giới hạn khoảng từ vĩ độ 07029’03’’N – 07033’20’’N và kinh độ 109037’730’’E – 109054’58’’E, cách bãi Quế Đường 55 hải lý về phía Tây Nam. Theo phân tích về địa chất, Bãi Tư Chính là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các bãi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa. Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lý. Vì vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei. Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đã trình chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam.

Về mặt lịch sử, với những cơ sở pháp lý được thể hiện qua các phương diện như sử học, khảo cổ học, luật pháp và văn hoá biển đã chứng minh vào nửa đầu thế kỷ XVII khi Nhà nước Việt Nam đã thiết lập chủ quyền về mặt nhà nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa có bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào trong khu vực và trên thế giới xác lập chủ quyền về mặt nhà nước đối

với hai quần đảo đó. Việc các Chúa Nguyễn thực thi chủ quyền về mặt nhà nước được thể hiện rõ nét qua các sự kiện quan trọng như tổ chức “Đội Hoàng Sa,” “Đội Bắc Hải”…

Các hoạt động của Chúa Nguyễn, Triều đại Tây Sơn đến Triều đình Nhà Nguyễn và các thể chế nhà nước tiếp theo tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại trong rất nhiều tài liệu lịch sử của các sử quan và sử gia đương thời cũng như các bộ chính sử của Nhà nước Việt Nam tiêu biểu như “Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686), “Phủ Biên tạp lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Đại Việt sử ký toàn thư (1697)… và những ghi chép của nhiều học giả nước ngoài như “Hải ngoại ký sự” Thích Đại Sán… Điều đó cho thấy, việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là về mặt nhà nước, chứ không phải là hành động sử dụng vũ lực để tiến hành sự xâm lăng, chiếm cứ hay phát hiện của một cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế về khẳng định chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ của quốc gia. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực có được cơ sở pháp lý quốc tế khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

Về pháp lý, căn cứ theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Bãi Tư Chính nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam đã và đang thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK hoàn toàn phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, theo Điều 60 của UNCLOS (quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế) và Điều 80 (quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa). Việt Nam có đặc quyền xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình có mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam đã tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi, không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Thứ hai, Việt Nam có thái độ ứng xử phù hợp với luật pháp và quan hệ quốc tế trước các hành vi khiêu khích, đe dọa của Trung Quốc. Bất chấp Trung Quốc nhiều lần hung hăng tuyên bố hành động của họ không sai. Thậm chí họ triển khai các lực lượng quân sự và bán quân sự nhằm đe dọa, bắt nạt Việt Nam hòng tìm kiếm ưu thế. Tuy nhiên, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam, bên cạnh các giải pháp đối thoại vẫn kiên quyết bảo vệ vùng biển chủ quyền. Chính Trung Quốc cũng không ngờ Việt Nam phản ứng rất cương quyết. Vậy nên giới quan sát nhận định ý đồ của Trung Quốc khi đưa tàu khảo sát, tàu chiến, tàu dân quân biển đến dọa nạt đã thất bại. Quan trọng hơn, quan điểm, thái độ và

lập trường của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phù hợp với các quy định chung của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Theo đó, Việt Nam tôn trọng các quy tắc chung của cộng đồng quốc tế, điển hình là UNCLOS vốn đại diện cho ý chí của cộng đồng quốc tế trong hơn 35 năm qua. Không chỉ tuyên bố ủng hộ UNCLOS, ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài 2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông cáo hoan nghênh việc tòa ra phán quyết này. Việt Nam cũng khẳng định lập trường đa phương (chứ không phải song phương kiểu Trung Quốc) trong giải quyết tranh chấp. Điều này đã được thể hiện trong tuyên bố mới đây của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Theo bà Hằng: “Việt Nam đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS”.

Thứ ba, quan điểm, lập trường và hành động của Trung Quốc đi ngược lại nhận thức chung của cộng đồng quốc tế và vi phạm luật pháp quốc tế. Lập trường của Bắc Kinh lâu nay rất mâu thuẫn. Trung Quốc vừa khẳng định sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế mà điển hình là UNCLOS để giải quyết xung đột nhưng mặt khác lại cố chấp theo đuổi chính sách bốn không: Không tham gia, không công nhận thẩm quyền của tòa, không chấp nhận và không thi hành phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 mà cơ sở pháp lý chính là UNCLOS. Không những vậy, Trung Quốc vừa tuyên bố muốn giải quyết vấn đề Biển Đông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với các nước ASEAN nhưng mặt khác lại yêu cầu chỉ thương thuyết với từng quốc gia đơn lẻ và cự tuyệt hoạt động hợp pháp của các nước thứ ba, bao gồm Mỹ, Australia, Anh, Nhật Bản,… Nói nôm na, Trung Quốc muốn cô lập các quốc gia biển Đông bằng luật chơi riêng do Bắc Kinh định ra và dùng sức mạnh cơ bắp, thay vì luật pháp, để thực hiện ý đồ.

Thứ tư, yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc đưa ra yêu sách “chủ quyền” ở Biển Đông theo “đường lưỡi bò” và ngụy biện về các hành vi trên thực địa “trong vùng biển” của Trung Quốc là không đúng với các quy định của luật pháp quốc tế. Trong đó, Tòa trọng tài theo phụ lục VII của LHQ (7/2016) đã ra phán quyết liên quan vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, trong đó tuyên bố: Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng UNCLOS quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước UNCLOS liên quan đến tài nguyên đã được xem xét nhưng chúng không được thông qua và quy định tại UNCLOS. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn” hay còn được gọi là “đường lưỡi bò”.

Cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam

Rõ ràng, lập trường giải quyết mâu thuẫn ở Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn trái ngược. Việt Nam nỗ lực đối thoại và theo đuổi nguyên tắc hòa bình, thượng tôn pháp luật. Dù Việt Nam cương quyết bảo vệ yêu sách dựa trên luật quốc tế nhưng vẫn thận trọng ứng xử ở thực địa để tránh làm phức tạp tình hình, tránh xung đột không cần thiết. Trong khi đó, Trung Quốc triển khai nhiều lực lượng đồn trú trên các thực thể mà nước này chiếm đóng, cải tạo thành đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Việt Nam muốn dùng sức mạnh cơ bắp, “xét lại” luật quốc tế, đẩy cộng đồng quốc tế ra khỏi biển Đông nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm khu vực.

Cho đến nay, các quốc gia lớn trên thế giới lần lượt tuyên bố lập trường hoàn toàn phù hợp với quan điểm và yêu sách của phía Việt Nam. Trong đó có Mỹ, Anh, Pháp là ba trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Liên quan vụ tàu địa chất Hải dương 8, Bộ Quốc phòng Mỹ (26/8) cũng ra thông cáo “Việt Nam leo thang áp bức nhằm vào hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần khẳng định hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực; chứng minh Trung Quốc coi thường quyền của các quốc gia thực hiện hoạt động kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Cũng trong cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao Anh phát đi tuyên bố chung Anh, Pháp và Đức, khẳng định sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông. Cả ba nước lo rằng tình thế hiện nay có thể dẫn tới “mất an ninh và ổn định trong khu vực”. Tương tự, người phát ngôn ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) khẳng định: “Các hành động đơn phương gần đây ở biển Đông đã khiến căng thẳng gia tăng và sự suy thoái môi trường an ninh hàng hải”.

http://biendong.net/bien-dong/30422-cong-dong-quoc-te-ung-ho-viet-nam-bao-ve-chu-quyen-hop-phap-tren-bien-dong.html

 

Hải quân Việt Nam và Philippines

giao lưu hữu nghị tại đảo Song Tử Tây,

thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Lực lượng hải quân Việt Nam và Philippines (10/9) đã tổ chức Giao lưu nhân sự lần thứ 5 tại đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đây là hoạt động luân phiên theo “Quy chế giao lưu nhân sự tại đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và đảo Song Tử Đông (Philippines) giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines” ký tháng 3/2012. Các hoạt động giao lưu tạo nên bầu không khí thân thiện, gần gũi và hiểu biết lẫn nhau giữa các lực lượng đóng quân trên hai đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và Song Tử Đông (Philippines) nhằm phối hợp ứng phó với các vấn đề rủi ro do thiên tai gây ra; phối hợp tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin cảnh báo thời tiết xấu và các vấn đề an ninh, an toàn hàng hải; giữ gìn trật tự an ninh trên vùng biển khu vực hai đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và an ninh tại Biển Đông. Trong khuôn khổ cuộc Giao lưu nhân sự lần thứ 5, hai bên đã tiến hành trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình trên biển trong khu vực hai đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và Song Tử Đông

(Philippines) cũng như một số các nội dung cùng quan tâm như cướp biển, cướp có vũ trang trên biển, buôn lậu, di cư bất hợp pháp, tai nạn hàng hải, thiên tai… Ngoài ra, hai bên đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ và các môn thể thao như: Bóng chuyền, kéo co.

Phát biểu tại cuộc giao lưu, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân Việt Nam, Đại tá Nguyễn Viết Thuân cho biết, quan hệ Việt Nam – Philippines đã và đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng mà hai Bộ Quốc phòng đã ký tháng 10/2010, Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines cũng đã ký hai văn bản hợp tác là Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác song phương và chia sẻ thông tin, “Quy chế giao lưu nhân sự tại đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông”. Đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước phát triển lên tầm cao mới. Việc Hải quân hai nước tổ chức giao lưu nhân sự thể hiện nguyện vọng, thiện chí trong việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Trường Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Hải quân hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Về phần mình, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 41 Hải quân Philippines, Đại tá Tagamolila khẳng định những hoạt động giao lưu như thế này giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines, đóng góp tích cực vào sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa hai nước, đồng thời góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn vùng biển của mỗi nước và khu vực.

Trước đó, Hải quân Việt Nam và Philippines (10/11/2018) đã tổ chức Giao lưu nhân sự lần thứ 4 tại đảo Song Tử Đông. Trong chương trình giao lưu, chỉ huy và đại diện của hai đảo đã trao đổi, chia sẻ thông tin về tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, nạn đánh bắt cá trái phép, không khai báo (IUU fishing), cảnh báo thiên tai tại khu vực. Hai đoàn đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ và các môn thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, kéo co, nhảy bao, nhảy chân rết… Song song với các hoạt động giao lưu trên đảo, Tàu 561 của Việt Nam và Tàu FF17 của Philippines đã thực hành thông tin cờ hiệu quốc tế và luyện tập chung trên sa bàn với các nội dung như tiếp tế trên biển, kiểm tra các tàu khả nghi và cứu hộ cứu nạn.

Được biết, Đảo Song Tử Tây nằm tại tọa độ 11°26′ vĩ Bắc, 114°20′ kinh Đông thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa. Đảo rộng 12 hecta, là đảo lớn hàng thứ sáu trong số các đảo tại quần đảo Trường Sa và là đảo lớn thứ hai do Việt Nam quản lý, sau đảo Trường Sa. Song Tử Tây cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy đảo này ở đường chân trời. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh đảo nổi một phần khi thủy triều lên. Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim.

http://biendong.net/bien-dong/30421-hai-quan-viet-nam-va-philippines-giao-luu-huu-nghi-tai-dao-song-tu-tay-thuoc-quan-dao-truong-sa-cua-viet-nam.html

 

Biển Đông: Manila chiều ý Bắc Kinh,

Duterte bị tố bán « tương lai » đất nước

Mai Vân

Trước khi lên đường đi Trung Quốc vào cuối tháng 8/2019, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tỏ thái độ cứng rắn trên vấn đề Biển Đông, liên tiếp bắn tin là sẽ nêu bật phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thế nhưng, sau chuyến công du, ông đã công khai loan báo việc Bắc Kinh tiếp tục phủ nhận phán quyết, nhưng đã hào phóng đề nghị cùng Manila đồng khai thác dầu khí tại vùng biển có tranh chấp, điều mà nguyên thủ Philippines đã chấp nhận. Quyết định bắt tay khai thác chung đã khiến ông Duterte bị chỉ trích là bán nước cho Trung Quốc.

Sau khi từ Bắc Kinh trở về, phát biểu với báo chí hôm 10/09/2019, ông Duterte xác nhận là đã nêu vấn đề phán quyết với ông Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm ngày 29/08 tai Bắc Kinh, và đã được nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn phủ nhận phán quyết đó. Lãnh đạo Trung Quốc đã khuyên ông là hãy gác bỏ phán quyết quốc tế để cùng nhau khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông có tranh chấp,và Bắc Kinh « sẵn lòng » cho Manila hưởng 60%, chỉ lấy 40% mà thôi.

Báo chí Philippines đã trích nguyên văn lời của tổng thống Philippines khoe rằng chủ tịch Trung Quốc đã hứa : « Chúng tôi sẽ rộng lượng chia cho quý vị 60% ».

Trước các nhà báo, ông Duterte cho biết là ông đồng ý với đề nghị của Trung Quốc, và sẽ không nói đến phán quyết Biển Đông để có thể thúc đẩy hợp tác khai thác dầu khí với Bắc Kinh.

Phớt lờ phán quyết về Biển Đông là « bán tương lai » Philippines

Quyết định của tổng thống Philippines đã lập tức bị dư luận trong nước phản đối, điển hình là lời tố cáo bán nước, cụ thể là « bán tương lai » đất nước, đến từ phó tổng thống Leni Robredo, một người từ lâu luôn chỉ trích thái độ cầu hòa và chạy theo Trung Quốc của tổng thống Duterte.

Theo báo mạng Philippines Rappler, bà Leni Robredo hôm 12/09, đã ra một thông cáo cực lực đả kích tổng thống Duterte về quyết định của ông là « sẽ lờ đi » phán quyết năm 2016 về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye (Hà Lan), để cùng Trung Quốc thăm dò dầu khí.

Nữ phó tổng thống Philippines cho rằng : « Bảo đảm một tương lai tốt hơn cho con em chúng ta có lẽ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất, khó nhất của bất kỳ chính quyền nào. Bán tương lai này để lấy một thỏa thuận về dầu khí với Trung Quốc là một cách nhục nhã để thoái thác trách nhiệm đó. »

Đối với bà Leni Robredo, thông báo của ông Duterte rất đáng thất vọng, và hết sức vô trách nhiệm.

Việt Nam đã chứng minh là có thể đấu tranh với Trung Quốc

Phó tổng thống Philippines đồng thời phản bác lại lập luận thường được ông Duterte nhắc đi nhắc lại là khẳng định chủ quyền trên Biển Đông sẽ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc.

Bản thông cáo mà bà Robredo công bố viết : « Một lần nữa, như một số lãnh đạo đáng kính đã làm trước đây, tôi phải nói rõ : ĐIỀU ĐÓ KHÔNG ĐÚNG (câu được viết hoa). Chiến tranh không phải là phương tiện duy nhất để chúng ta khẳng định quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đó là điều mà các nước láng giềng Việt Nam và Indonesia mới đây và (trước đây) đã nhiều lần chứng minh. »

Bà Robredo cũng nêu vấn đề : « Tại sao bản thân tổng thống (Duterte) và chính quyền của ông Duterte lại phá hoại chiến thắng của Philippines ở Tòa Án La Haye chống lại Trung Quốc ?»

Bắc Kinh rộng lượng chia sẻ tài nguyên vốn dĩ là của Manila

Trên mạng Twitter, nhiều nhà quan sát không ngần ngại mỉa mai câu nói của tổng thống Duterte khoe rằng chính ông Tập Cận Bình đã hứa cho Philippines hưởng 60%.

Một chuyên gia Singapore về Biển Đông ghi nhận : Tập Cận Bình hứa một cách rộng lượng là sẽ cho Duterte 60% để thưởng công cho việc bỏ qua phán quyết của PCA, nhưng vẫn giữ 40%, một khoản trước hết phải nói là không hề thuộc về Trung Quốc.

Một nhà quan sát khác nói rõ thêm, « phương châm của Trung Quốc khi giao dịch với các bên yêu sách Biển Đông khác là : Cái gì của ta vẫn là của ta… Cái gì của ngươi thì chúng ta chia. Là bên vượt trội về kinh tế và quân sự, bạn có thể áp đặt điều kiện của mình cho đối phương ».

Một nhà quan sát thứ ba thì nhắc lại lời hứa của Tập Cận Bình là không quân sự hóa Biển Đông, với những thực tế mà ngày nay ai cũng thấy.

Giả vờ cứng rắn để biện minh cho chủ trương nhượng bộ

Riêng đối với giáo sư Richard Javad Heydarian, một chuyên gia Philippines tên tuổi về châu Á Thái Bình Dương, tác giả một công trình nghiên cứu về ông Duterte, thì ngay từ đầu, tổng thống Philippines đã quyết định bắt tay với Trung Quốc, bất chấp các hành vi ngang ngược của Bắc Kinh đối với nước ông, bất chấp dư luận bất bình ở trong nước.

Trong bài phân tích đăng ngày 29/08/2019 trên trang web của cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế CSIS tại Washington, giáo sư Heydarian đã cho rằng việc ông Duterte lên tiếng cứng rắn, đòi đề cập đến phán quyết Biển Đông trước ngày lên đường đi Trung Quốc chỉ là một thủ đoạn che mắt dư luận nhằm biện minh cho quyết định thúc đẩy các thỏa thuận với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Đó là những thỏa thuận mà hậu quả là trao cho Trung Quốc một phần tài nguyên ngư nghiệp và năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ), những thỏa thuận gây tranh cãi, nếu không muốn nói là phi pháp, vốn sẽ có hậu quả tai hại cho toàn khu vực.

Theo ông Haydarian, tổng thống Duterte đã bộc lộ rõ ý đồ này trong Thông điệp quốc gia (22/07/2019) khi ông cố tình lọc lựa một vài điểm trong phán quyết của Tòa Trọng Tài để biện minh cho quyết định của ông cho phép ngư dân Trung Quốc tự do hoạt động và đánh bắt trong vùng biển Philippines.

Trích dẫn « quyền đánh bắt cá truyền thống » của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Duterte đã tìm cách biện minh cho thỏa thuận miệng

của ông với Trung Quốc về ngư nghiệp, có khả năng bao gồm toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vi phạm Hiến Pháp Philippines.

Ông Duterte cũng đã trích dẫn có chọn lọc một số quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển về chia sẻ tài nguyên để bảo vệ chính sách gây tranh cãi của mình, đặc biệt là chủ trương cho Trung Quốc đồng khai thác năng lượng tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và đường chín đoạn của Trung Quốc.

Thỏa thuận đó có khả năng vi phạm không chỉ Hiến Pháp Philippines, mà cả phán quyết của Tòa Trọng Tài, đã vô hiệu hóa đường lưỡi bò khi cho rằng Trung Quốc không có yêu sách chính đáng đối với các nguồn năng lượng trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tóm lại, đối với giáo sư Heydarian, khi chiều ý Trung Quốc và chấp nhận chia sẻ tài nguyên năng lượng tại Bãi Cỏ Rong với Trung Quốc, Duterte chỉ hợp pháp hóa các yêu sách quá mức của Trung Quốc trong khu vực và khuyến khích các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Quyết định này sẽ khóa chặt Philippines vào các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên dài hạn với Trung Quốc, trái với cả Hiến Pháp Philippines lẫn luật pháp quốc tế.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20190916-bie%CC%89n-dong-duterte-bi%CC%A3-to%CC%81-ba%CC%81n-tuong-lai-dat-nuo%CC%81

 

Vai trò, mục tiêu, tác động của tuyến đường biển mới

giữa Ấn Độ và Nga đối với Biển Đông và khu vực

Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông vừa qua tại Vladivostok, quan chức Nga và Ấn Độ đã ký Biên bản ghi nhớ về thiết lập tuyến hàng hải mới nhằm tăng cường giao thương, trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đáng chú ý, tuyến đường biển mới này đi qua Biển Đông. Điều này khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Biển Đông đối với hoạt động giao thương quốc tế, đồng thời là động thái đáp trả mạnh mẽ đối với những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.

Về tuyến đường biển mới giữa Ấn Độ và Nga

Hành trình dài 10.460 km sẽ kết nối thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga với thành phố Chennai, phía Đông Ấn Độ, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển của tàu hàng giữa hai nước so

với tuyến đường biển dài hơn 16.000 km giữa thành phố Saint Petersburg và Mumbai hiện nay. Thủ tướng Modi khẳng định tuyến hàng hải này phù hợp với chính sách “Hướng Đông” của New Delhi, trong đó đề cao hợp tác chính trị và kinh tế với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và thứ ba tại châu Á với hơn 55% giao thương đi qua các tuyến hàng hải quan trọng như eo biển Malacca, khiến New Delhi có lợi ích chiến lược tại Biển Đông. Ngoài thỏa thuận về hàng hải, Nga và Ấn Độ cũng đẩy mạnh hợp tác công nghệ và kỹ thuật quân sự. “Hai nước sẽ thành lập liên doanh phát triển và sản xuất khí tài quốc phòng, cũng như cải thiện hệ thống hỗ trợ hậu mãi”, theo thông báo chung Nga – Ấn.

Vai trò Biển Đông trong tuyến đường biển mới giữa Ấn Độ và Nga

Mặc dù là quốc gia Nam Á và không thuộc khu vực Biển Đông, nhưng cả Ấn Độ và Nga đều có lợi ích cả về kinh tế và an ninh – chính trị ở Biển Đông. Về kinh tế, Biển Đông là vùng biển nửa kín và là đường kết nối tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trên 55% hoạt động thương mại Ấn Độ đi qua vùng biển này. Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và các quốc gia ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đối với AEP, mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia ASEAN đóng vai trò như chất xúc tác và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh lợi ích giao thương biển, lợi ích của Ấn Độ còn được thể hiện qua hoạt động khai thác tài nguyên dầu khí, đặc biệt là với Việt Nam. Ấn Độ đã tiến hành các dự án khai thác chung năng lượng xa bờ ở Biển Đông với Việt Nam từ cuối thập niên 80. Tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước ONGC Videsh Limited (OVL) đã hợp tác với PetroVietnam và British Petroleum, bắt đầu khai thác ở Biển Đông vào năm 1992 và 1993, phát hiện được mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây, ước tính có trữ lượng khoảng 58 tỉ m3, và có thể khai thác khoảng 3 tỉ m3 khối khí đốt một năm. Hiện tại, hai nước đang tiếp tục các dự án khai thác tài nguyên dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam khi quyết định gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Về an ninh, địa chính trị, khi lợi ích kinh tế ở khu vực ngày càng mở rộng, các hoạt động an ninh của Ấn Độ ở Biển Đông buộc phải bắt kịp để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình tại đây. Mục tiêu về an ninh của Ấn Độ là duy trì một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, hàng không, thương mại không bị cản trở. Điều này được các quan chức cấp cao Ấn Độ liên tục khẳng định tại các diễn đàn song phương, đa phương, tuyên bố song phương cũng như trong Thông cáo báo chí của Ấn Độ về Phán quyết Tòa Trọng tài (2016). Thông cáo khẳng định “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở, dựa trên các nguyên tắc luật quốc tế như đã được nêu trong UNCLOS… Giao thương đường biển qua Biển Đông là điều thiết yếu đối với hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển. Là Bên tham gia UNCLOS, Ấn Độ kêu gọi tất cả các bên thể hiện tinh thần tuân thủ tuyệt đối UNCLOS, Công ước thiết lập nên trật tự pháp lý quốc tế cho các vùng biển và đại dương”. Trên khía cạnh cạnh tranh địa chiến lược, trong tính toán của Ấn Độ, Ấn Độ Dương và Biển Đông có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Do đó, việc Biển Đông nằm dưới sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là Trung Quốc sẽ gây ra những mối lo ngại lớn cho Ấn Độ.

Mục tiêu của Ấn Độ và Nga khi thiết lập tuyến đường biển mới

Để đảm bảo những lợi ích của mình tại Biển Đông, mục tiêu bao trùm của Ấn Độ và Nga là duy trì tự do hàng hải và hàng không, giao thương; giải quyết hòa bình tranh chấp, phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, duy trì hòa bình, ổn định khu vực và tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Đối với Nga, chính sách can dự và mức độ cũng như phạm vi hiện diện ở Biển Đông chưa rõ ràng. Với Nga, mục tiêu khi thiết lập tuyến đường biển mới với Ấn Độ là về lợi ích kinh tế và chính trị. Tuyến đường mới sẽ giúp hàng hoá giữa Nga và Ấn Độ lưu thông nhanh hơn, giảm chi phí, rủi rõ, tính kết nối giữa nền kinh tế Nga với các nền kinh tế Đông Á, Nam Á, Thái Bình Dương thuận tiện hơn. Về chính trị, thoả thuận mới giúp mối quan hệ Nga – Ấn định hình rõ ràng và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, với Nga những yếu tố liên quan Biển Đông sẽ bị chi phối bởi mối quan hệ với Trung Quốc.

Trong khi đó, Ấn Độ đã và đang tham gia nhiều hơn. Trước mắt, Ấn Độ muốn ngăn chặn sự hung hăng cũng như những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông của Trung Quốc. Mối quan ngại này chủ yếu xuất phát từ việc Trung Quốc gia tăng hành vi cải tạo đảo cũng như hoạt động tuần tra trên biển ngày càng quyết đoán. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng hy vọng Mỹ và các đồng minh Đông Á sử dụng đến những chiến lược quân sự ôn hòa hơn trong việc đối đầu với Trung Quốc. Đây có lẽ là lý do Ấn Độ không tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ, tập trận song phương, đa phương có sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông. Ấn Độ mong muốn tất cả các bên giải quyết hòa bình tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, tuân thủ DOC, tiến tới hoàn thành COC mang tính ràng buộc pháp lý. Về trung và dài hạn, Ấn Độ hợp tác tăng cường khả năng hoạt động trên biển cho các nước Đông Nam Á để cân bằng sức mạnh, tăng cường hiện diện và phát biểu tại các diễn đàn đa phương khu vực, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với ba quốc gia chủ chốt là Mỹ, Nhật Bản và Australia. Điều này sẽ giúp Ấn Độ phục vụ mục tiêu lớn hơn là tạo sự ổn định, cân bằng ở Biển Đông nói riêng và hệ thống chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nói chung. Đối với khu vực, trên cơ sở chính sách “Hành động hướng Đông”, Ấn Độ sẽ chủ động tăng cường các mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, quốc phòng; tham gia các cơ chế đa phương ở khu vực.

Tác động của tuyến đường biển mới đến Biển Đông và khu vực

Thứ nhất, khẳng định nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh tục theo đuổi mục tiêu tăng cường hiện diện, tiến tới kiểm soát hiệu quả khu vực này. Hợp tác Nga – Ấn nói chung và việc hai nước thiết lập tuyến đường biển mới đi qua Biển Đông góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Với cách tiếp cận ôn hòa, mềm mỏng với các nước sẽ hạn chế được những phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc. Điều này giúp mở rộng không gian hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng như mua sắm vũ khí, huấn luyện, nâng cấp trang thiết bị, hỗ trợ tín dụng, tập trận chung trên biển, tăng cường năng lực cho lực lượng chấp pháp biển của các nước, tăng cường các chuyến thăm viếng của các tàu quân sự…

Thứ hai, tăng cường hợp tác về kinh tế, chính trị giữa các nước. Đây là cơ hội tốt để Ấn Độ, Nga tăng cường hơn nữa mối quan hệ, tăng cường phối hợp và hỗ trợ các nước trong vấn đề Biển Đông trên thực địa cũng như tại các diễn đàn song phương và đa phương. Giúp duy trì sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông. Rõ ràng, Ấn Độ là cường quốc đang nổi, có vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ dẫn dắt, tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế. Việc Ấn Độ quan tâm, lên tiếng và can dự vào vấn đề Biển Đông nhằm kiềm chế hành vi và ý định của Trung Quốc là điều hết sức cần thiết.

http://biendong.net/bien-dong/30419-vai-tro-muc-tieu-tac-dong-cua-tuyen-duong-bien-moi-giua-an-do-va-nga-doi-voi-bien-dong-va-khu-vuc.html

 

Các nước châu Âu tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Các nhà phân tích cho biết các quốc gia châu Âu đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ ở Biển Đông để đảm bảo các quyền tự do hàng hải trong khu vực chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.

“Cho đến tận vài năm trước, các nước châu Âu vẫn muốn duy trì một vị thế lặng lẽ ở các vấn đề an ninh trong khu vực Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại họ cần gấp rút tham gia”, theo ông Frans-Paul van der Putten, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Clingendael, một cơ quan nghiên cứu độc lập ở Hà Lan.

Ông cho biết: “Việc cử các tàu chiến tới Biển Đông có thể mang lại cho các chính phủ châu Âu nhiều đòn bẩy hơn trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc tại các vấn đề địa chính trị gần gũi với châu Âu hơn”.

Nhà nghiên cứu nói thêm: “Từ lâu, Châu Âu đã quen với việc nằm giữa hai cường quốc – Hoa Kỳ và Nga – nhưng mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xác định vị trí địa chính trị của châu Âu. Điều này tạo ra những tình huống khó xử mới cho các chính phủ châu Âu, vốn đang chịu áp lực gia tăng về việc phải lựa chọn giữa các bên”.

Theo SCMP, đánh giá của ông Van der Putten được đưa ra sau khi Anh, Pháp và Đức đưa ra tuyên bố chung hồi cuối tháng trước, trong đó bày tỏ mối quan ngại về tình hình ở Biển Đông. Ba nước kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở vùng biển thực hiện các bước và biện pháp làm giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.

Bình luận về động thái của Anh-Pháp-Đức, ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự SIPRI ở Thụy Điển, cho biết: “Họ có lợi ích thương mại… Nếu có sự cố ở Biển Đông, các nền công nghiệp châu Âu tương ứng sẽ bị ảnh hưởng”.

Theo SCMP, Anh Quốc rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế, họ đã cùng với các đồng minh của Mỹ và Úc thẳng thắn bảo vệ các quyền lợi như vậy chống lại một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Năm ngoái, Anh tuyên bố nước này có kế hoạch gửi tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi con tàu lần đầu tiên đi vào hoạt động, dự kiến ​​vào năm 2020 hoặc 2021.

Thiếu tướng Su Guanghui, tùy viên quốc phòng Trung Quốc, tuyên bố tại Luân Đôn tuần trước: “Nếu Mỹ và Anh cùng chung tay để thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch”.

Bà Sarah Raine, chuyên gia tư vấn cao cấp về địa chính trị và chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Luân Đôn, cho biết không có gì đáng ngạc nhiên khi các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Bà nói: “Đây là một kết quả tự nhiên của thực tế là ở châu Á, EU đã chán ngấy với việc bị đối xử không hơn gì một đối tác thương mại và không liên quan đến các vấn đề chiến lược lớn của lục địa, mặc dù EU có lợi ích quan trọng ở đó”.

http://biendong.net/bi-n-nong/30399-cac-nuoc-chau-au-tang-cuong-hien-dien-o-bien-dong.html