Hong Kong: Telegram giúp người biểu tình Hong Kong che dấu danh tính

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hong Kong: Telegram giúp người biểu tình Hong Kong che dấu danh tính
31/8/2019
Telegram bảo vệ người biểu tình Hong Kong khỏi sự truy lùng của an ninh TQBản quyền hình ảnhPHILIP FONG/GETTY IMAGES
Image captionTelegram bảo vệ người biểu tình Hong Kong khỏi sự truy lùng của an ninh TQ (Ảnh minh họa)

Telegram, một ứng dụng nhắn tin mã hóa đang rất phổ biến hiện nay, sẽ cho phép người dùng giấu số điện thoại của họ nhằm bảo vệ người biểu tình Hong Kong trước sự giám sát của chính quyền Trung Quốc, theo Reuters.

Động thái của Telegram diễn ra khi cảnh sát Hong Kong bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng và ba nhà lập pháp vào thứ Sáu 30/8. Gần 900 người đã bị bắt kể từ khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong bùng phát ba tháng trước.

Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra

Trung Quốc cử đội quân mới tới Hong Kong

Người biểu tình Hong Kong nói ‘Không còn gì để mất’

Bản cập nhật của Telegram, được lên kế hoạch phát hành trong vài ngày tới, sẽ cho phép người biểu tình chặn giới chức Trung Quốc khỏi việc tìm ra danh tính của họ trong trong các nhóm chat lớn tại app này.

Hàng ngàn người biểu tình ở Hong Kong truyền thông tin cho nhau từ hơn 100 nhóm trên Telegram. Người biểu tình sử dụng các ứng dụng được mã hóa như Telegram để nhanh chóng huy động lực lượng giữa nhiều nhóm, với ít rủi ro bị cảnh sát xâm nhập, theo thông tin Reuters tìm thấy trong một báo cáo công bố đầu tháng Tám.

Joshua Wong và Agnes Chow đã được cho tại ngoại hầu traBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionJoshua Wong và Agnes Chow đã được cho tại ngoại hầu tra

Các nhóm đăng tất cả mọi thứ, từ tin tức về các cuộc biểu tình sắp diễn ra cho đến các mẹo tưới nước lên hơi cay do cảnh sát bắn ra, cho tới danh tính của cảnh sát chìm và mã truy cập vào các tòa nhà ở Hong Kong nơi người biểu tình có thể ẩn náu.

Người biểu tình ngày càng lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các phong trào trên Telegram để theo dõi và bắt giữ những người tổ chức. Hiện bất cứ ai cũng có thể truy cập vào các nhóm chat trên Telegram vốn được sử dụng để tổ chức các cuộc biểu tình công khai, và người tham gia thường dùng bút danh.

Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ

Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ

Nhưng một tính năng trong thiết kế Telegram, có thể đã cho phép chính quyền Trung Quốc tìm ra danh tính thực sự của người dùng, theo một nhóm kỹ sư Hong Kong.

Telegram cho phép người dùng tìm kiếm người dùng khác bằng số điện thoại. Chức năng này cho phép người dùng mới nhanh chóng tìm hiểu xem những người có trong danh bạ điện thoại của mình đã sử dụng ứng dụng Telegram hay chưa, nhóm kỹ sư này cho hay.

Người biểu tình tin rằng các quan chức an ninh Trung Quốc đã khai thác chức năng này bằng cách tải lên số lượng lớn số điện thoại.

Ứng dụng Telegram sẽ tự động khớp số điện thoại với tên người dùng trong nhóm. Chính quyền Trung Quốc sau đó chỉ cần yêu cầu thông tin chủ sở hữu các số điện thoại từ dịch vụ viễn thông địa phương để tìm ra danh tính người dùng.

Telegram đã phát hiện bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc có thể đã tải lên các con số để truy tìm tung tích người biểu tình. Nhưng không rõ liệu chính quyền Trung Quốc có sử dụng thành công chiến thuật này để xác định vị trí người biểu tình hay không.

Chính quyền Hong Kong không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Bản sửa lỗi Telegram sẽ cho phép người dùng vô hiệu hóa việc tìm kiếm họ thông qua số điện thoại. Sẽ có tùy chọn để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các người sử dụng khác trên Telegram, và cũng có tùy chọn để đảm bảo quyền riêng tư của những người dùng muốn được bảo vệ khỏi sự truy lùng của an ninh Trung Quốc.

Telegram hy vọng sẽ giúp bảo vệ người biểu tình Hong Kong với bản cập nhật, nguồn tin cho biết. Nhưng việc áp dụng rộng rãi tủy chọn bảo mật sẽ khiến Telegram khó sử dụng hơn đối với đại đa số hơn 200 người tiêu dùng, những người dựa vào số điện thoại để tìm bạn bè và thành viên gia đình trên ứng dụng này, nguồn tin cho biết.

Theo BBC