Tin khắp nơi – 28/08/2019
Google sẽ chuyển khâu sản xuất smartphone Pixel
từ Trung Quốc sang Việt Nam
Google đang tích cực chuyển khâu sản xuất dòng điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Nikkei Asian Review loan tin vừa nói hôm 28/8/2019.
Tin cho biết, Google đã làm việc với một đối tác để chuyển đổi một nhà máy Nokia cũ ở tỉnh Bắc Ninh, để sử dụng sản xuất smartphone Pixel. Đây cũng là tỉnh phía Bắc của Việt Nam mà Samsung đã phát triển chuỗi cung ứng và sản xuất smartphone của mình từ mười năm trước.
Việc phát triển dây chuyền sản xuất ở Việt Nam cho thấy Google cũng lo ngại vấn đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ – Trung Quốc cũng như chi phí lao động Trung Quốc cao hơn. Theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, Google có kế hoạch sẽ chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất phần cứng dành cho thị trường Mỹ ra khỏi Trung Quốc, bao gồm cả smartphone Pixel và Google Home.
Các dây chuyền sản xuất của Google tại Việt Nam sẽ là một phần quan trọng trong nỗ lực tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh. Google đặt mục tiêu xuất xưởng khoảng 8 triệu đến 10 triệu điện thoại thông minh trong năm nay, gấp đôi so với một năm trước, theo các nguồn tin cung cấp cho Nikkei Asian Review. Trong khi thương hiệu điện thoại thông minh Pixel của Google vẫn là một công ty nhỏ trong ngành này – thậm chí không được xếp hạng trong top 10 toàn cầu, nhưng theo công ty nghiên cứu công nghệ Counterpoint – hiện Google Pixel đang phát triển nhanh chóng.
Sau khi smartphone Pixel giá rẻ của Google ra mắt hồi tháng 4 năm 2019, Google đã trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 5 tại Mỹ, giành lấy được thị phần trong khi toàn bộ ngành công nghiệp này đang suy thoái. Trong năm 2018, số lượng smartphone bán ra tại Mỹ chiếm tới 70% tổng doanh số smartphone của Google.
Vì tầm quan trọng của thị trường Mỹ, Google phải chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh sự ảnh hưởng của hàng rào thuế quan giữa hai nước. Theo kế hoạch, Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất smartphone Pixel 3A sang Việt Nam trước cuối năm 2019.
Các nhà phân tích cho biết mảng kinh doanh smartphone của Google vẫn còn khá nhỏ, do đó việc chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc là không quá khó khăn.
Google hiện vẫn chưa có phản hồi chính thức về bản tin này của Nikkei Asian Review.
Ông Trump cứng với TQ vì đã có Nhật, Anh?
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa ban bố “tình trạng khẩn cấp” để thương chiến với Trung Quốc sau khi bày tỏ lạc quan về việc Mỹ sẽ sớm đạt những “thỏa thuận thương mại lớn” với Anh và Nhật Bản.
Trong cuộc trả lời báo chí ngày 25-8 tại Pháp, theo Đài CNBC, Tổng thống Trump tuyên bố có thể ban bố tình trạng khẩn cấp nếu muốn trước tình trạng gia tăng căng thẳng trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Có vẻ như sân chơi ở Biarritz (Pháp) lần này là dành riêng cho nhà lãnh đạo Mỹ. Những vấn đề quá lớn liên quan Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) như chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, Anh sắp rời Liên minh châu Âu (EU), đe dọa áp thuế đáp trả của Mỹ đối với Pháp, căng thẳng với Iran… đã khiến các lãnh đạo lo lắng và chờ nghe những tuyên bố chính thức của ông Trump.
Vẫn lập luận gần đây về việc Bắc Kinh “ăn cắp 300 đến 500 tỉ USD hằng năm ở khắp nơi liên quan ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ”, ông Trump khẳng định có thể ban bố tình trạng khẩn cấp bởi nước Mỹ “đã bị thiệt hại gần cả ngàn tỉ USD mỗi năm trong nhiều năm qua”.
Và vẫn như cách tung hứng quen thuộc, nhà lãnh đạo Mỹ lại nói ông “chưa có kế hoạch ban bố tình trạng khẩn cấp vào lúc này” bởi “đang thảo luận tốt với Trung Quốc”, bởi “Trung Quốc muốn thương thảo (để đạt thỏa thuận) nhiều hơn Mỹ”.
Tiếp tục trấn an những người cho rằng bước đi cứng rắn của ông với Trung Quốc có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, và tất nhiên là người dân Mỹ, ông Trump cam đoan cách làm của ông về chuyện áp thuế tăng cao lên hàng hóa Trung Quốc sẽ đem về hàng tỉ USD cho nước Mỹ.
“Chúng ta chưa từng lấy được xu nào từ Trung Quốc thì sắp tới chúng ta sẽ thấy điều đó” – ông nói.
Như để khẳng định thêm về cách làm ăn miếng trả miếng đầy mạnh mẽ của mình trước đối thủ Trung Quốc, ông Trump trước các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 đã khẳng định Mỹ sắp đạt được các thỏa thuận thương mại quan trọng với Anh và Nhật.
Thực tế thì trọng tâm của cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Anh – Mỹ kể từ khi Thủ tướng Johnson nhậm chức hồi tháng trước là một thỏa thuận thương mại Anh – Mỹ mới sau khi Anh rời EU.
Hai nhà lãnh đạo dường như đều lạc quan về các cơ hội thành công. Thủ tướng Anh cam kết “chúng ta sẽ có một thỏa thuận tuyệt vời khi hai bên dỡ bỏ được các rào cản trên đường đi”. Về phần mình, ông Trump lạc quan về triển vọng hai nước đạt được một thỏa thuận thương mại lớn mà ông tin là “lớn hơn mọi thỏa thuận từng ký”.
Cũng trong cuộc họp báo ở Biarritz, ông Trump cho biết Mỹ và Nhật Bản đang “ở rất gần” tới một thỏa thuận thương mại song phương lớn. Ông cho biết hai bên đã “nỗ lực vì điều này trong suốt 5 tháng qua. Đây sẽ là một thỏa thuận rất lớn, một trong những thỏa thuận lớn nhất mà chúng tôi từng ký với Nhật Bản”.
Nếu hiểu theo một cách nào đó, ông Trump muốn nhắn nhủ rằng nếu không làm ăn được với Trung Quốc nữa thì vẫn có hai đối tác lớn là Anh và Nhật.
Nhưng cần thấy rằng với cách giải quyết vấn đề đầy kinh nghiệm của một người làm ăn lớn, tổng thống Mỹ lại cũng hé lộ rằng ông là người “luôn nghĩ lại về mọi chuyện”. Mà ông đã làm rồi đấy: sau khi lắng nghe ý kiến của lãnh đạo Apple thì ông điều chỉnh cách áp thuế lên hàng Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30028-ong-trump-cung-voi-tq-vi-da-co-nhat-anh.html
Facebook ra mắt tính năng báo động khẩn cấp
Facebook ngày 27/8 loan báo sắp trình làng một công cụ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể cứu mạng trong trường hợp khẩn cấp.
Công cụ ‘Local Alerts’ được thử nghiệm từ năm ngoái tại 300 thành phố và hiện được định áp dụng trên toàn nước Mỹ với mục đích cung cấp thông tin đáng tin cậy cho những ai bị mắc kẹt trong các sự cố như thiên tai hay xả súng.
Mạng lưới truyền thông xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã hỗ trợ người dùng khả năng thông báo cho bạn bè, người thân về sự an toàn của mình trong các trường hợp khẩn cấp, với tính năng gọi là ‘Safety Check’.
Với ‘Local Alerts’, các chủ tài khoản Facebook làm việc trong chính quyền địa phương hoặc thuộc lực lượng ứng cứu khẩn cấp như cảnh sát hay lính cứu hỏa có thể gửi đi các thông điệp để sau đó được lan truyền rộng rãi bằng Facebook.
Cựu kỹ sư của Google và Uber bị buộc tội trộm cắp
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) đã đệ trình cáo buộc hình sự đối với một cựu kỹ sư cao cấp của Google, cho rằng ông đã đánh cắp bí mật công nghệ xe hơi.
Anthony Levandowski bị buộc 33 tội trộm cắp thương mại liên quan đến công nghệ xe tự lái của Alphabet.
Ông Anthony Levandowski đã rời dự án Waymo của Alphabet vào năm 2016, chuyển sang điều hành dự án xe tự lái của Uber, và rồi bị sa thải.
Người đàn ông 39 tuổi, hiện đang điều hành công ty riêng của mình, phủ nhận các cáo buộc.
Miles Ehrlich, luật sư của ông Levandowski, nói: “Không một file dữ liệu bí mật nào từng được chuyển cho Uber hay bất kỳ công ty hoặc người nào khác.”
Waymo và Uber đã tham gia vào một vụ kiện kéo dài, và công ty taxi cuối cùng đã giàn xếp vào năm 2018. Ông Levandowski không tham gia vào vụ kiện đó và không bình luận công khai về các cáo buộc.
Cáo trạng cho hay trước lúc rời Waymo, ông Levandowski đã tải xuống hàng ngàn tập tin trong năm 2015 liên quan đến công nghệ xe tự lái của Alphabet, bao gồm các chi tiết liên quan đến Lidar, một công nghệ cảm biến quan trọng cho xe tự lái.
“Tất cả chúng ta đều có quyền thay đổi công việc, không ai trong chúng ta có quyền vơ vét đầy túi của mình khi rời công việc cũ”, công tố viên liên bang California David Anderson nói. “Trộm cắp không phải là sáng tạo.”
‘Uber dùng tay trong đánh cắp bí mật thương mại’
Tìm thông tin không còn là sân chơi của riêng Google?
Theo thỏa thuận năm 2018, trong đó nhấn mạnh cuộc đua của các công ty công nghệ để dẫn đầu thị trường về công nghệ tự lái, Uber hứa sẽ không sử dụng công nghệ của Alphabet và trao cho Waymo 0,34% cổ phần của Uber.
Ông Levandowski phải đối mặt với án tù 10 năm và có thể bị phạt 250.000 đô-la cho mỗi tội, tổng cộng 8,25 triệu đô-la.
Ông là thành viên sáng lập của nhóm khởi đầu dự án xe tự lái của Google. Ông Levandowski rời Google vào đầu năm 2016 để ra mắt công ty khởi nghiệp với phần mềm tự lái có tên Otto, sau đó được Uber mua lại.
Uber cho biết họ đã “hợp tác với chính phủ trong suốt cuộc điều tra [DoJ] của họ và sẽ tiếp tục làm như vậy”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49479974
Purdue Pharma chi từ 10 đến 12 tỷ mỹ kim
để giải quyết các vụ kiện liên quan đến opioid
Theo Reuters dẫn lời hai nguồn tin thân cận, công ty dược phẩm OxyContin Purdue Pharma LP và chủ sở hữu là gia đình Sackler, đang thảo luận để hòa giải hơn 2,000 vụ kiện opioid chống lại công ty này với giá trị từ 10 tỷ đến 12 tỷ Mỹ kim.
Purdue là một trong số các nhà sản xuất và phân phối thuốc bị kiện vì gây ra cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ, khiến 400,000 người tử vong từ năm 1999 đến 2017. Các vụ kiện cáo buộc công ty Purdue Pharma, có trụ sở tại Stamford, Connecticut đã tích cực tiếp thị thuốc opioids theo toa, đồng thời đưa ra thông tin sai lệch về những rủi ro dài hạn cho những bác sĩ kê đơn và người tiêu dùng. Công ty Purdue và gia đình Sacklers đã bác bỏ các cáo buộc này.
Công ty Purdue cho biết họ đã làm việc với biện lý và các nguyên đơn khác để tìm giải pháp, nhưng lại không nói rõ về số tiền hòa giải. Theo một nguồn tin, vào tuần trước tại Cleveland, đại diện
của công ty Purdue và gia đình Sackler đã thảo luận với nhiều chính quyền thành phố, quận và tiểu bang về việc hòa giải trị giá hàng tỷ Mỹ kim. Trong cuộc họp, công ty Purdue đã vạch ra một kế hoạch nộp đơn xin bảo vệ phá sản theo Chapter 11, công ty này kỳ vọng biện pháp trên sẽ giải quyết các vụ kiện. Ngoài ra, nguồn tin cho biết gia đình Sacklers sẽ nhượng lại quyền điều hành công ty Purdue theo các điều khoản đã thảo luận vào tuần trước. Tất cả các bên sẽ phải cập nhật tình hình của cuộc đàm phán cho quan tòa vào thứ Sáu (30 tháng 8). (Mộc Miên)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phê duyệt bán hỏa tiễn
trị giá 3.3 tỷ mỹ kim cho Nhật
Tin từ WASHINGTON, DC — Vào hôm Thứ Ba (27/8), một cơ quan Ngũ Giác Đài cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phê duyệt việc bán hỏa tiễn cho Nhật Bản với chi phí ước tính khoảng 3.3 tỷ mỹ kim.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng cho biết, các nhà thầu chính cho giao dịch bao gồm tối đa 73 hỏa tiễn Standard Missile-3 và MK 29 Canisters là Raytheon và BAE Systems.
Chắc chắn đợt bán vũ khí này sẽ bị Trung Cộng phản đối, vì những vũ khí này đe dọa đến an ninh của Trung Cộng. Trong khi đó Nhật Bản cần thêm nhiều vũ khí tối tân để bảo vệ những tranh chấp đang diễn ra tại quần đảo Điếu Ngư, và trước dự đe dọa của Bắc Hàn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-phe-duyet-ban-hoa-tien-tri-gia-3-3-ty-my-kim-cho-nhat/
Brazil chỉ nhận viện trợ của cộng đồng quốc tế
khi được toàn quyền quyết định sử dụng
Tin từ BRASILIA, Brazil — Vào hôm Thứ Ba ((27/8), chính phủ Brazil cho biết họ hoan nghênh mọi viện trợ ngoại quốc từ các tổ chức hoặc quốc gia để giúp chống lại các vụ cháy rừng ở Amazon, miễn là họ có thể quyết định cách sử dụng sự hỗ trợ này.
Khi trả lời phỏng vấn với các phóng viên, phát ngôn Rego Barros của tổng thống tuyên bố “chủ quyền của người Brazil là không thể thương lượng được”, đồng thời cho biết thêm rằng Brazil không phản đối việc đối thoại với Pháp.
Trước đó, tổng thống Jair Bolsonaro cho biết ông muốn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rút lại “những lời lăng mạ” chống lại ông, trước khi ông cân nhắc chấp nhận đề nghị viện trợ 20 triệu mỹ kim từ các quốc gia G7. (Mộc Miên)
Nghị viện Anh ‘tạm treo’ trong tháng Chín vì Brexit
Quốc hội Anh sẽ tạm ngưng hoạt động, chỉ vài ngày sau khi các dân biểu trở lại lại việc trong tháng Chín, và chỉ vài tuần trước khi đến hạn chót Anh rời khỏi EU.
Thủ tướng Johnson nói bài diễn văn của Nữ hoàng Elizabeth II khai mạc kỳ họp mùa thu của Quốc hội Anh sẽ diễn ra ngày 14/10, để nêu ra “nghị trình rất thú vị” của ông.
Tuy nhiên, điều đó sẽ có nghĩa là thời gian cho các dân biểu Anh thông qua luật về việc Anh ra khỏi EU mà không đạt thỏa thuận gì vào ngày 31/10 sẽ bị cắt ngắn.
Trump chê ‘Brexit mềm’ và khen Boris Johnson
Brexit: Ông Boris Johnson cam kết đạt thỏa thuận mới
Tân thủ tướng Boris Johnson: ‘Tôi rất thân TQ’
Nội các của thủ tướng Boris Johnson đã đề nghị Nữ hoàng tạm ngưng hoạt động của Quốc hội Anh trong tháng 9 để Hạ viện không thể ra luật ngăn tiến trình Brexit, đưa Anh ra khỏi EU đúng hạn 31/10.
Quan điểm của chính phủ là Quốc hội không cần nhóm họp sau kỳ nghỉ hè của các nghị sỹ Anh.
Theo lịch hàng năm thì kỳ họp của Quốc hội bắt đầu từ ngày 10/09, nay sẽ bị lùi xuống 14/10.
Như thế, Quốc hội Anh sẽ gần như không đủ thời gian ra luật ngăn ‘Brexit không thỏa thuận’ (No deal) trong vòng chỉ hai tuần, từ 15/10 đến 31/10.
Hạn khai mạc kỳ họp mới chỉ hai tuần trước ngày Anh “phải rời EU” – theo quan điểm của chính phủ Johnson có nghĩa là các nghị sỹ Hạ viện không thể có đủ thời gian ra luật để ngăn Brexit.
Quyết định này của chính phủ đang gây chấn động chính trường Anh và gặp phải phản đối của cả một số nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền.
Chẳng hạn dân biểu đảng Bảo thủ Dominic Grieve gọi đây là “hành vi kinh dị”.
Ông cảnh báo thủ tướng Johnson, người cùng đảng, trên kênh BBC, rằng “nội các này sẽ sụp đổ”.
Chủ tịch Hạ viện Anh, ông John Bercow cho hay ông không nhận được thông báo gì từ chính phủ, nhưng “nếu thông tin báo chí rằng chính phủ tiềm cách ngăn Quốc hội họp là sự thật, thì bước đi đó là hành vi phá hoại hiến pháp”.
“Không cần biết là để nó khoác cái vỏ luật pháp thế nào, quyết định này thực ra là nhằm ngăn chặn Nghị viện bàn thảo về Brexit và thực hiện nghĩa vụ của mình để điều chỉnh hướng đi của quốc gia,” ông Bercow nói.
Bà Nicola Sturgeon, lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland (SNP) thì đề nghị các đảng đối lập họp ngay tuần tới nhằm có kế hoạch ngăn chặn bước đi của ông Johnson.
Lịch trình Brexit của chính phủ Boris Johnson
Trong lá thư gửi cho các nghị sỹ Hạ viện Anh, ông Johnson, người đã gặp các lãnh đạo Đức, Pháp và EU để bàn về việc thay đổi thỏa thuận Brexit nhưng không đạt gì cụ thể, đã trình bày một lịch làm việc rất căng nếu Quốc hội vẫn bàn về Brexit.
Trong thư, ông đề nghị Quốc hội bàn thảo sau khi Nữ hoàng khai mạc kỳ họp mùa thu ngày 14/10.
Sang hai ngày 17-18/10 Hội đồng châu Âu có cuộc họp và Quốc hội Anh tiếp tục “có thể nêu ý kiến” về nội dung Brexit.
Sau đó, Quốc hội Anh có thể bỏ phiếu vào hai ngày 21-22/10 khi đã biết kết quả họp của Hội đồng châu Âu.
Ông Johnson để ngỏ khả năng Quốc hội Anh thông qua Brexit trước hạn 31/10:
“Nếu tôi thành công trong việc đồng ý một thoả thuận với EU vào lúc đó, thì Quốc hội vẫn có cơ hội thông qua Luật phê chuẩn Brexit trước ngày 31/10.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49497377
Đậu nành – sát thủ rừng Amazon:
Pháp ‘‘nhận phần trách nhiệm’’
Rừng Amazon cháy lớn. Việc chính quyền Brazil thoái thác trách nhiệm bị cộng đồng quốc tế lên án là tiêu điểm thời sự trước thềm thượng đỉnh G7 (từ 24 đến 26/08/2019). Căng thẳng tạm lắng, vấn đề những cội nguồn sâu xa nào dẫn đến nạn rừng Amazon cháy lớn lại trở thành chủ đề thời sự hàng đầu.
Sau khi lên án thái độ của tổng thống Brazil trong việc xử lý cháy rừng, nguyên thủ Pháp hôm thứ Hai, 26/08/2019, tiếp tục thu hút sự chú ý của công luận, với việc công khai thừa nhận « phần trách nhiệm » của nước Pháp, của châu Âu, trong việc nhập khẩu đậu nành từ Brazil, nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu của nạn đốt rừng lấy đất cho cây trồng (1). Hai câu hỏi mà nhiều người cũng đặt ra là : việc Pháp và châu Âu nhận phần trách nhiệm về vấn đề «đậu nành » sẽ có các hệ quả gì, cũng như trách nhiệm của các quốc gia khác ?
***
1 – Vì sao nói đậu nành là « sát thủ rừng Amazon » ?
Theo số liệu thống kê được AFP dẫn lại, ngành trồng đậu nành, hay đậu tương, chiếm đến gần 6,5% đất rừng bị phá để trồng cây tại Brazil. Brazil – nhà xuất khẩu đậu nành số một thế giới, đứng trên nước Mỹ – năm ngoái 2018, xuất khẩu tổng cộng 83,3 triệu tấn đậu nành, đạt mức kỷ lục, vượt 22,2% so với năm 2017, theo bộ Kinh Tế Brazil.
Cần phải nhấn mạnh là Trung Quốc đã trở thành quốc gia mua đậu nành số một của Brazil. Với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Brazil đang trở thành nguồn cung cấp đậu tương số một của Trung Quốc, thay thế cho Hoa Kỳ. Hiện tại khoảng 80% đậu nành xuất khẩu Brazil là sang Trung Quốc. Lượng đậu nành Brazil bán sang Trung Quốc tăng gần 30% hồi năm ngoái. Ước tính có thêm 13 triệu
hecta (50.000 km²) rừng bị triệt hạ, chỉ để cung cấp đậu tương cho thị trường Trung Quốc, theo báo cáo điều tra của tổ chức bảo vệ môi trường Amazon Watch hồi tháng 4/2019.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây cho đến trước khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ (khiến nhu cầu đậu nành Brazil từ Trung Quốc tăng vọt), việc phá rừng để trồng đậu tương tại Brazil vốn có chiều hướng chững lại, theo một điều luật có hiệu lực từ năm 2006. Xu hướng này đã bị đảo ngược trong thời gian gần đây. Số lượng vụ cháy rừng từ đầu năm đến nay tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8, tăng gần gấp bốn lần.
2 – Nói đậu nành là thủ phạm gây cháy rừng Amazon có phóng đại ?
Ngành trồng đậu nành ở Brazil phát triển mạnh kể từ những năm 1970 vào thời kỳ nở rộ các kỹ thuật nông nghiệp mới dẫn đến năng suất cao, đặc biệt với việc sử dụng ồ ạt thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Đậu nành là cây trồng chủ yếu tại Brazil vừa để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, vừa phục vụ chăn nuôi trong nước.
Có thể nói đậu nành là biểu tượng của ngành chăn nuôi bò Brazil, quốc gia xuất khẩu thịt bò đứng số một thế giới, với 1,6 triệu tấn năm 2018. Thị trường tiêu thụ số một thịt bò Brazil là Trung Quốc. Tiếp theo đó là Ai Cập và Liên Hiệp Châu Âu. Theo nhà nghiên cứu Romulo Batista, thuộc tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, tổng cộng hơn 65% rừng Amazon tại Brazil bị phá để làm bãi chăn thả bò lấy thịt. Trong vòng 20 năm, từ 1997 đến 2016, thịt bò Brazil xuất khẩu tăng gấp 10, về trọng lượng cũng như về giá trị.
3 – Tổng thống Pháp tuyên bố ra sao về vấn đề này ?
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài France 2 hôm 26/08/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận nước Pháp và Liên Âu nói chung có một phần trách nhiệm với nạn cháy rừng ở Brazil, do việc nhập khẩu đậu nành. Ông Macron giải thích rõ : « Đậu nành chúng tôi cần hiện nay tại châu Âu, do đây là nguồn cung cấp protein thực vật cho chăn nuôi. Chúng tôi không tự sản xuất được ».
Tổng thống Macron cũng cho biết thêm tình hình hiện nay là hệ quả của thỏa thuận những năm 1960 giữa châu Âu với Mỹ (trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch – GATT). Vào thời điểm đó, châu Âu chấp nhận phụ thuộc vào nước Mỹ về nguồn protein thực vật. Theo nguyên thủ Pháp, đây là « một quyết định rất tồi » đối với khả năng tự chủ của châu Âu, bởi nhẽ ra châu Âu đã có thể sản xuất được protein thực vật tại chỗ, thay vì phải mua từ một nơi xa xôi khác. Ông Macron khuyến cáo châu Âu cần tạo lập lại quyền tự chủ trong lĩnh vực protein thực vật.
4 – Châu Âu nhập khẩu bao nhiêu đậu nành hàng năm ?
Liên Hiệp Châu Âu nhập khẩu hàng năm khoảng 17 triệu tấn protein thực vật (bao gồm đậu nành, các loại hạt khô), trong đó có 13 triệu tấn protein đậu nành, tương đương với 30 triệu tấn hạt đậu nành. Châu Âu là nhà nhập khẩu đậu này đứng thứ hai thế giới, đứng sau Trung Quốc, nhà nhập khẩu số một, với khoảng 100 triệu tấn/năm.
Nhìn chung châu Âu rất phụ thuộc vào đậu nành Brazil. Theo France Agri Mer, hơn 58% lượng đậu nành nhập khẩu của châu Âu là từ Brazil, phần còn lại chủ yếu từ Mỹ (18%) và Canada (11%). Pháp là quốc gia nhập khẩu đậu nành Brazil đứng hàng thứ 8 và là nước đứng thứ ba trong số các quốc gia nhập khẩu của Liên Âu.
5 – Giải pháp tự túc đậu nành liệu có khả thi ?
AFP dẫn lời Ủy Ban Châu Âu cho biết là sự phụ thuộc của Liên Âu vào đậu nành nói riêng và protein thực vật từ bên ngoài nói chung đạt mức rất cao là vào những năm 1970. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này có chiều hướng sụt giảm, đặc biệt là tại Pháp, nơi việc sản xuất đậu tương và nhiều protein thực vật khác (như hướng dương, cải, các loại đậu…) được khuyến khích. Pháp có chủ trương tăng diện tích trồng đậu nành từ 150.000 hecta (tương đương 1.500 km²) hiện nay lên 250.000 hecta.
Dưới sự chủ trì của Terres Univia, Liên hiệp các ngành sản xuất dầu và protein thực vật Pháp, ngành trồng đậu nành đã bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo là, không nên tính tới chuyện tự túc 100% protein thực vật, vì để thay thế lượng đầu nành nhập khẩu 3,5 triệu tấn/năm, ước tính (theo Greenpeace), riêng đối với nước Pháp, phải có thêm 11.980 km² bổ sung, tức tương đương với diện tích nhiều tỉnh nước Pháp. Điều hoàn toàn không khả thi, với mức độ tiêu thụ hiện tại.
Một trong các giải pháp quan trọng khác cần tính đến là giảm lượng tiêu thụ thịt (trong trường hợp này chủ yếu là thịt gà [2]), điều này đồng nghĩa dẫn đến việc giảm diện tích đất trồng đậu nành.
Ghi chú :
1 – Trước đó, ngày 23/08/2019, đại diện Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoang Dã (WWF) đã lên tiếng trên đài France Info chỉ rõ mối liên hệ giữa nạn phá rừng Amazon với tình trạng châu Âu phụ thuộc vào đậu nành Nam Mỹ, lên án phương thức sản xuất và tiêu thụ hiện nay là thủ phạm, và kêu gọi xây dựng một phương thức nông nghiệp khác. Báo chí Pháp nhất loạt chỉ trích tình trạng Pháp và Liên Âu « nghiện đậu nành ».
2 – Theo ước tính của Greenpeace, 87% đậu nành nhập vào châu Âu là để chăn nuôi, trong đó ba phần tư phục vụ chăn nuôi gà trứng, gà thịt, hay heo (16% nuôi bò sữa, 7% bò thịt).
http://vi.rfi.fr/phap/20190828-dau-nanh-sat-thu-rung-amazon-phap-nhan-phan-trach-nhiem
Ý: Đảng Dân Chủ chấp nhận ông Conte
tiếp tục làm thủ tướng
Chủ tịch đảng Dân Chủ đối lập, ông Nicola Zingaretti, hôm nay 28/08/2019 tuyên bố chấp nhận việc ông Giuseppe Conte tiếp tục giữ chức thủ tướng Ý, tháo gỡ một trở ngại quan trọng trong việc thương lượng thành lập chính phủ.
Tổng thống Ý Sergio Mattarella ra hạn cho đến hôm nay, đảng Dân Chủ cánh tả và phong trào 5 Sao (M5S) phải thỏa thuận được về thành phần nội các, sau khi chính phủ liên minh giữa M5S và Liên Đoàn (cực hữu) giải tán. Nếu đôi bên không tìm được đồng thuận, tổng thống sẽ chỉ định một chính phủ lâm thời và tổ chức bầu cử trước thời hạn.
Ông Zingaretti cho biết không còn phủ quyết đề nghị này, chấp nhận việc ông Giuseppe Conte tại vị, theo yêu cầu của M5S. Chiều nay lãnh đạo đảng Dân Chủ sẽ gặp tổng thống. Được biết tổng thống Mattarella tiếp tất cả các chính đảng để tham vấn.
Ông Conte, từ chức cuối tuần qua, không thuộc đảng nào, nhưng thân cận với M5S, và vừa được sự ủng hộ bất ngờ của tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua một thông điệp trên Twitter.
Hôm nay là một ngày quan trọng đối với chính trường nước Ý, đang trong cuộc khủng hoảng kéo dài đã ba tuần qua. Sau các cuộc đàm phán xuyên đêm, những tranh cãi liên miên, hai đảng Dân Chủ và M5S hôm nay gặp lại để thương thảo về chương trình hành động và phân bố các chức vụ trong chính phủ. Theo báo chí, để đổi lấy nhượng bộ về ông Conte, đảng Dân Chủ đòi hỏi các ghế bộ trưởng Kinh Tế và Ngoại Giao.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190828-y-dang-dan-chu-chap-nhan-ong-conte-tiep-tuc-lam-thu-tuong
Nga bác visa cho hai thượng nghị sĩ Mỹ
Hai thượng nghị sĩ Mỹ cho biết Nga từ chối cấp visa cho họ thăm Moscow vào tuần tới giữa những bất đồng trong nội bộ Washington và giữa các đồng minh Mỹ về chuyện có để cho Nga trở lại G7 hay không.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy hôm 27/8 loan báo bị Nga từ chối cấp visa. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ron Johnson đầu tuần nói đơn xin visa của ông bị Moscow bác.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố để Nga trở lại nhóm các nước công nghiệp phát triển là điều thích hợp. Các thành viên khác trong G7 phản đối.
Thượng nghị sĩ Murphy và Johnson nằm trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ và đã thúc đẩy các biện pháp chế tài Nga.
Trong những năm gần đây, Nga vài lần từ chối cấp visa cho các nhân vật thúc đẩy chế tài Moscow về chuyện Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine và can thiệp bầu cử Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Nga
thảo luận về Idlib, Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/08/2019 đón tiếp tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Matxcơva. Sau khi tham quan triển lãm hàng không MASK tại ngoại ô thủ đô nước Nga, hai nguyên thủ thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, đặc biệt là xung đột tại Idlib, Syria.
Thông tín viên Jean-Didier Revoin tại Matxcơva tường trình :
« Đối với lãnh đạo hai nước, vấn đề Idlib mang tính quyết định. Tổng thống Nga cho rằng cần ưu tiên ổn định trên bộ, để có thể khởi động tiến trình giải quyết chính trị cuộc xung đột kéo dài đã 8 năm.
Về phần mình, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ lên án các cuộc tấn công của quân đội chính quyền Syria nhắm vào thành trì cuối cùng của quân khủng bố, kể từ tháng 5. Những vụ tấn công này, theo ông Reccep Tayyip Erdogan, không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định tương đối trong khu vực mà còn đe dọa trực tiếp các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai trong vùng giảm căng thẳng, gần Idlib.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng thừa nhận là họ đang tích cực thảo luận vấn đề này với Iran, trong khuôn khổ thượng đỉnh ba bên theo “cơ chế Astana”, sẽ diễn ra vào tháng tới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến tình hình Trung Đông nói chung, đặc biệt là các diễn biến gần đây tại Libya.
Cuối cùng, khi đi tham quan triển lãm hàng không MAKS, hai bên đã thảo luận về hợp tác dầu khí, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự và vũ khí khí tài. Thực vậy, Ankara dự tính tiếp tục mua các phụ kiện của Nga, sau khi trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190828-tong-thong-tho-nhi-tham-nga-thao-luan-ve-idleb
Nhật Bản phản đối
hành động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
Ngoại trưởng Taro Kono cho rằng cần phản đối những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông vì đây là tuyến đường quan trọng của khu vực.
“Cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản, quan tâm sâu sắc tới tình hình trên Biển Đông. Nhật Bản phản đối bất cứ hành động của nước nào làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông”, Ngoại trưởng Taro Kono trả lời phóng viên trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm nay, khi được hỏi về xu hướng gia tăng căng thẳng trên Biển Đông sau hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc.
Ông khẳng định Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng đối với Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, có liên quan trực tiếp tới sự ổn định và hòa bình của khu vực. Quan chức này đề nghị các bên liên quan phi quân sự hóa những cơ sở hoặc thực thể trên Biển Đông và giải quyết mọi tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Ông cũng cho rằng cộng đồng quốc tế cần phản đối tất cả hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng, cũng như những động thái nghiêm trọng mang tính cưỡng ép của bất cứ quốc gia nào.
“Chúng ta cần tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và bất cứ nơi nào khác”, ông Kono nói.
Phát biểu của ông Kono được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, cản trở hoạt động dầu khí hợp pháp đã được triển khai từ lâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác.
Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc hôm 13/8 tái xâm phạm vùng biển Việt Nam sau khi đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở nam Biển Đông đầu tháng 7 rồi rút đi hôm 7/8. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.
http://biendong.net/bi-n-nong/30042-nhat-ban-phan-doi-hanh-dong-gia-tang-cang-thang-o-bien-dong.html
Người biểu tình Hong Kong:
‘Bây giờ hoặc không bao giờ’
Tức giận với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối với tình trạng bất ổn dân sự leo thang, Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và bay về Hong Kong để tham gia vào những gì anh tin là một cuộc chiến sinh tử cho tương lai Hong Kong.
Hong Kong đang vật lộn với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được Anh Quốc trao trả về cho Bắc Kinh 22 năm trước. Nhiều người dân Hong Kong băn khoăn về can thiệp ngày càng sâu Trung Quốc và các cuộc biểu tình liên miên chống lại sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Trong cuộc chiến giành linh hồn Hong Kong, nhiều người biểu tình quyết tâm bảo vệ tự do của thành phố này bằng mọi giá.
Cảnh sát Hong Kong lại đụng độ người biểu tình
Cảnh sát Hong Kong ‘không cần Bắc Kinh giúp đỡ’
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam hôm 27/8 nhắc lại rằng đòi hỏi của người biểu tình là không thể chấp nhận được.
Phong trào dân chủ Hong Kong ngày càng phát triển mạnh dù Bắc Kinh đã triển khai lực lượng bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.
“Đây là thời điểm ‘bây giờ hoặc không bao giờ’ và đó là lý do tại sao tôi trở về,” Tse, 32 tuổi, nói. Tse cũng cho hay rằng kể từ khi tham gia các cuộc biểu tình hồi tháng trước, anh đã trở thành một người tham gia ôn hòa vào các cuộc diễu hành và là một nhà hoạt động trên Telegram.
“Bây giờ, nếu chúng tôi không thành công, thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người của chúng tôi sẽ biến mất. Chúng tôi cần kiên trì.”
Kể từ khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, giới chỉ trích cho rằng Bắc Kinh đã từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hong Kong dưới hình thức một quốc gia hai chế độ.
Sự phản đối Bắc Kinh vốn đã hạ nhiệt sau khi chính quyền thành công trong việc trấn áp phong trào biểu tình Dù Vàng chiếm lĩnh đường phố trong suốt 79 ngày năm 2014, nay lại bùng lên.
“Chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu. Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi là chính phủ Trung Quốc,” một giáo viên 40 tuổi giấu tên nói.
“Đối với chúng tôi, đây là chuyện sống hay chết.”
‘Nếu tôi chết, anh cũng chết’
“Chúng tôi đã thua trong cuộc cách mạng năm 2014. Lần này, nếu những người biểu tình không kiên quyết sử dụng bạo lực, dự luật dẫn dộ đã được thông qua rồi,” Mike, 30 tuổi, làm việc trong ngành truyền thông nói.
Cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài 79 ngày hồi 2014 kết thúc với một số lãnh đạo phong trào bị bỏ tù.
“Điều này chứng minh rằng bạo lực, ở một mức độ nào đó, sẽ hữu ích.”
Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới
Biểu tình ôn hòa quy mô lớn ở Hong Kong
Gần 900 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình mới nhất. Các viễn cảnh án tù dài dường như làm nản lòng rất ít nhà hoạt động, nhiều người trong số họ sống chung với gia đình trong những căn hộ nhỏ.
“7000 [đô la Hong Kong] cho một căn hộ giống như một phòng giam và bạn cho rằng chúng tôi sợ bị đi tù ư?” một bức graffiti nguệch ngoạc gần một địa điểm biểu tình viết.
7.000 đô la Hong Kong (tương đương 893 đô la Mỹ) là số tiền để có thể thuê một phòng nhỏ trong một căn hộ chung cư tại Hong Kong.
“Hãy tưởng tượng nếu điều này thất bại. Bạn có thể hình dung ra rằng chế độ độc tài của Cộng sản sẽ còn mạnh hơn nữa … Nếu chúng tôi bị thiêu sống, anh cũng sẽ bị thiêu sống cùng chúng tôi,” Cheng, 28 tuổi, làm việc trong ngành khách sạn, nói về chính quyền Trung Quốc.
“Đồng hồ đang điểm rồi,” Cheng nói thêm, đề cập tới năm 2047 – thời điểm chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ hết hiệu lực.
Một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của Đại học Hong Kong cho thấy 53% trong số 1.015 người được nhận là người Hong Kong, trong khi 11% nhận là người Trung Quốc, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1997.
Với việc sở hữu một ngôi nhà ở trong thành phố đắt đỏ nhất thế giới này chỉ là một giấc mơ, nhiều thanh niên Hong Kong nói họ chẳng trông mong gì nhiều khi mà Bắc Kinh ngày càng tăng cường kiểm soát.
“Chúng tôi thực sự không có gì để mất,” Scarlett, 23 tuổi, một dịch giả, nói.
Các thông điệp viết trên tường nói “Hong Kong không phải Trung Quốc” và “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh”.
Tse nói anh tin rằng bạo lực là cần thiết vì chính phủ hiếm khi lắng nghe các cuộc biểu tình ôn hòa.
Trong khi đó hôm 27/8 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Hong Kong đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ năm 1997 đến nay.
Ông Vương Nghị nói với phái đoàn các doanh nhân Hong Kong rằng cần có thêm các hỗ trợ cho chính phủ để chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực đang ngày càng lan rộng ở Hong Kong.
Tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc vừa đăng một bài xã luận cho hay khoảng cách giữa chính phủ và người biểu tình có vẻ như không thể hàn gắn nổi, và rằng chính phủ không thể chấp nhận các yêu sách mà người biểu tình đưa ra.
Tuy nhiên ông Vương Nghị cũng nói rằng Hong Kong có thể vượt qua khủng hoảng hiện nay với sự hỗ trợ của chính phủ và sự đoàn kết của người dân Hong Kong.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49493026
Carrie Lam không nhượng bộ,
dân Hồng Kông thêm quyết tâm đấu tranh vì tự do
Tin từ Hồng Kông – Theo tin từ Reuters, do bất mãn với thái độ không khoan nhượng của chính phủ đối trước tình trạng bất ổn dân sự đang ngày càng gia tăng, anh Jason Tse từ bỏ công việc ở Úc và lên máy bay để tham gia vào một cuộc chiến sinh tử cho tương lai của Hồng Kông.
Vào hôm Thứ Ba (27/8), đặc khu trưởng Carrie Lam lặp lại rằng những yêu cầu của người biểu tình là không thể chấp nhận được, khiến phong trào dân chủ đã bùng lên mạnh mẽ hơn, bất chấp việc Bắc Kinh bố trí binh sĩ bán quân sự gần biên giới trong những tuần gần đây.
Lãnh thổ Trung Cộng này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi được bàn giao cho Bắc Kinh vào 22 năm trước, khi nhiều người dân lo sợ về việc Trung Cộng siết chặt quyền kiểm soát thành phố. Trong cuộc chiến giành linh hồn Hồng Kông, những người biểu tình chống lại các lãnh đạo Bắc Kinh. Nhiều người Hong Kong quyết tâm bảo vệ quyền tự do của Hong Kong bằng mọi giá.
Các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh đang từ bỏ cam kết duy trì quyền tự chủ và tự do của Hồng Kông theo công thức “một quốc gia, hai thể chế”. Sự chống đối Bắc Kinh từng suy yếu sau năm 2014, khi chính quyền đàn áp phong trào dân chủ chiếm lĩnh đường phố trong 79 ngày. Nay nhà chức trách Hong Kong hiện đang phải đối đầu với một vòng bạo lực ngày càng gia tăng, lớn hơn so với 5 năm trước. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/carrie-lam-khong-nhuong-bo-dan-hong-kong-them-quyet-tam-dau-tranh-vi-tu-do/
Phía Trung Quốc gửi lời xin lỗi
vụ đâm chìm tàu cá Philippines
Một “hiệp hội” của Trung Quốc đã gửi lời xin lỗi vụ tàu cá của nước này đâm chìm tàu cá Philippines ở khu vực bãi Cỏ Rong rồi chạy đi và bỏ mặc thủy thủ đoàn giữa biển.
Bộ Ngoại giao Philippines công bố thông tin hôm 28/8 cho biết như vừa nêu.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, một lá thư gửi đến Bộ Ngoại giao chính phủ Manila để nói về vụ việc giữa tàu cá Trung Quốc và Philippines va chạm trên Biển Đông tại khu vực bãi Cỏ Rong, trong thư viết rõ đây là “va chạm tai nạn”.
Ngoài ra, trong thư cũng cho biết kết quả điều tra xác minh tàu cá Trung Quốc trong vụ việc là một tàu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và người gửi thư thông báo rằng hiệp hội nước này đã có báo cáo điều tra vụ tai nạn. Đồng thời, bày tỏ sự hối tiếc về vụ tai nạn và muốn chia sẻ cảm thông với các ngư dân Philippines.
Phía Philippines đã nhận được đề nghị chính thức yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên thức tế. Văn phòng tổng thống Philippnies trong cùng ngày cũng đã xác nhận thông tin về lời xin lỗi từ “hiệp hội” Trung Quốc.
Vụ việc đâm chìm tàu cá Philippines xảy ra vào ngày 9/6/2019, một tàu cá Trung Quốc đã đâm vào tàu cá Philippines tại khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa, gần tỉnh Palawan của Philippines, sau đó tàu Trung Quốc đã bỏ mặc toàn bộ ngư dân Philippines trên biển và được tàu cá Việt Nam giải cứu bàn giao lại cho hải quân Philippines.
Hiện tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte, đang có chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 5 trong cương vị người đứng đầu chính phủ Manila. Tin tức từ Philippines trước chuyến công du Hoa Lục lần này của tổng thống Rodrigo Duterte cho biết dịp này ông Duterte sẽ nêu với chủ tịch Tập Cận Bình phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye tuyên đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra ở Biển Đông là phi pháp và không có căn cứ về mặt lịch sử.
Chuyên gia Mỹ: TQ đang tìm cách
chi phối, tạo luật chơi với các quốc gia trong khu vực
Mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn và tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) song Bắc Kinh lại vi phạm những quy định của Công ước này. Hành vi của Trung Quốc cho thấy nước này đang tìm cách trở thành bá quyền, lấn át, chi phối trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược và phát triển lực lượng của Mỹ Elbridge Colby (23/8) cho biết, việc Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông thời gian qua là hành vi đặc biệt quan ngại. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “cắt lát salami” hay còn gọi là chiến lược “tằm ăn dâu”, áp dụng đối với Việt Nam và Philippines. Khẳng định Mỹ không chấp nhận việc Trung Quốc tạo ra và kiểm soát các đảo nhân tạo, ông nhấn mạnh đây là sự vi phạm các cam kết. Trung Quốc đang sử dụng các hòn đảo đó đe dọa Việt Nam và Philippines.Chuyên gia Colby cũng nhấn mạnh mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn và tham gia Công ước UNCLOS song lại vi phạm những quy định của Công ước này. Không những vậy, Trung Quốc cũng không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Theo chuyên gia Elbridge Colby, tình hình Biển Đông hiện nay khác với trên biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp. Trên biển Hoa Đông, Mỹ và Nhật Bản có liên kết chặt chẽ hơn, Nhật Bản cũng có tiềm lực tốt hơn. Còn ở Biển Đông, năng lực của các nước yếu hơn và quan hệ với Mỹ cũng không bằng Nhật Bản. Ông Colby cho rằng vấn đề chính hiện nay mà nhiều nước đang đối mặt là Trung Quốc thực hiện chiến lược chia rẽ, cô lập và gây sức ép để buộc các nước phải chấp nhận điều kiện, luật chơi của mình.
Trong khi đó, quan điểm của Mỹ là muốn có một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở tự do, nơi các quốc gia có quyền quyết định tương lai, về cách tiến hành giao thương, quan hệ an ninh, kết nối về mặt chính trị; khẳng định điều này cũng phù hợp với lợi ích các quốc gia trong khu vực, khi họ không muốn sống dưới cái bóng của Trung Quốc. Việc Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra ở Biển Đông dù rất tốt nhưng chưa đủ để đem lại sự thay đổi trong tính toán của Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn tiếp tục lợi dụng những kẽ hở đó bằng các hoạt động cụ thể ở khu vực Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiếp tục lợi dụng cách làm là thực hiện các hành động luôn để những căng thẳng ở dưới ngưỡng xung đột, song nếu nước này ra tay chớp nhoáng và tạo ra những thực tế mới, sẽ rất khó có thể đảo ngược. Vì vậy, Mỹ phải thực hiện những biện pháp khác và phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ cũng có thể thực hiện những động thái mạnh mẽ hơn bằng cách công nhận việc khẳng định chủ quyền của các nước như Việt Nam, Philippines… Hiện Mỹ cần lên tiếng ủng hộ về mặt chính trị đối với lập trường của Việt Nam trên Biển Đông; đồng thời giúp nâng cao năng lực để Việt Nam có thể tự bảo vệ cũng như khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Ngoài ra, ông Elbridge Colby cũng cho biết, Mỹ và Việt Nam có cơ sở để hợp tác quốc phòng. Phía Mỹ muốn Việt Nam xây dựng và nâng cao hệ thống chống tiếp cận/chống đột nhập (A2/AD), tăng cường hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa, thu thập thông tin tình báo, xây dựng và tăng cường hệ thống tên lửa chống hạm, chống tàu ngầm để khiến Trung Quốc khó có khả năng ra tay và sử dụng sức mạnh của họ hơn.
Phân tích, nhận định của ông Elbridge Colby được đưa ra ngay sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ (22/8) đưa ra tuyên bố chỉ trích, lên án Trung Quốc điều tàu hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Theo tuyên bố trên, Mỹ cho biết Trung Quốc đã triển khai một tàu khảo sát thuộc sở hữu của chính phủ cùng với các tàu hộ tống có vũ trang vào vùng biển thuộc EEZ và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 8; khẳng định các hành động này của Trung Quốc tiếp tục đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về các cam kết của Trung Quốc trong đó có Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông trong đó lấy giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp hàng hải.Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc triển khai tàu khảo sát của Trung Quốc là sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực đe dọa các bên yêu sách khác rút khỏi việc khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng chỉ ra rằng, trong những tuần gần đây Trung Quốc đã có “hàng loạt bước đi gây hấn nhằm can thiệp” vào các hoạt động kinh tế đã tồn tại lâu dài của các nước khác ở Biển Đông – những nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có tranh chấp với Trung Quốc.Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mục đích của Bắc Kinh là “dọa dẫm các nước để họ phải từ bỏ các mối quan hệ hợp tác với những công ty dầu khí nước ngoài và chỉ làm việc với các công ty nhà nước của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc đang gây áp lực đối với Việt Nam vì việc Việt Nam hợp tác với một công ty năng lượng của Nga cũng như các đối tác quốc tế khác; nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực cũng như gây ra những tổn thất về kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á bằng cách ngăn chặn khả năng tiếp cận của họ đối với nguồn hydrocarbon chưa được khai thác có trị giá lên tới 2,5 nghìn tỉ USD.Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, các công ty năng lượng của Mỹ có lợi ích ở Biển Đông và Washington “cam kết tăng cường an ninh năng lượng cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương và trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất dầu khí không bị gián đoạn trên thị trường toàn cầu.
TQ sắp tập trận gần Đài Loan
Quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trong hai ngày 27-28/8 tại biển Hoa Đông gần Đài Loan, song không rõ quy mô.
Cơ quan An toàn Hàng hải tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 26/8 thông báo cấm tàu thuyền đi vào vùng biển ngoài khơi phía đông nước này trong 48 giờ, bắt đầu từ 6h ngày 27/8, để quân đội nước này tổ chức tập trận.
Thông cáo không nêu chi tiết quy mô của cuộc tập trận hoặc đơn vị quân đội tham gia, nhưng tờ Global Times của Trung Quốc cho biết đây là cuộc tập trận bắn đạn thật.
Đây là cuộc tập trận thứ ba của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần Đài Loan trong vòng một tháng. PLA đã tổ chức hai cuộc tập trận lớn gần eo biển Đài Loan vào cuối tháng 7.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan trở nên căng thẳng, đặc biệt sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt các hợp đồng vũ khí hàng tỷ USD cho hòn đảo, bao gồm 66 tiêm kích hiện đại F-16V.
“Cuộc tập trận nhằm chuẩn bị tốt hơn cho kịch bản chiến tranh, đồng thời còn răn đe Đài Loan tìm cách ly khai hoặc Mỹ can thiệp trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bờ eo biển”, Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nói.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Mối quan hệ hai bờ eo biển xấu đi từ khi bà Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo Đài Loan năm 2016.
Trung Quốc gần đây tăng cường tập trận, lôi kéo các đồng minh ngoại giao và gia tăng áp lực kinh tế đối với đảo Đài Loan. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi cuối tháng 7 công bố sách trắng quốc phòng
mới, trong đó cảnh báo mối đe dọa từ chủ nghĩa ly khai Đài Loan đang gia tăng và cho rằng những người đang tìm kiếm độc lập cho Đài Loan sẽ đi vào đường cùng.
http://biendong.net/bi-n-nong/30043-tq-sap-tap-tran-gan-dai-loan.html
Bắc Kinh từ chối cho chiến hạm Mỹ
cập cảng Thanh Đảo
Trong bối cảnh căng thẳng hai nước ngày một leo thang, một quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua, 27/08/2019, tiết lộ Trung Quốc đã từ chối đề nghị cập cảng Thanh Đảo (Qingdao) của một chiến hạm Mỹ. Đây là lần thứ hai Bắc Kinh từ chối không cho tàu hải quân Mỹ cập cảng trong tháng này. Lần trước là tại cảng Hồng Kông.
Một quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ, xin được giấu tên, tiết lộ với hãng tin Reuters cho biết một chiến hạm Hoa Kỳ dự kiến cập cảng Thanh Đảo vào Chủ Nhật, 25/08/2019, vừa qua, nhưng đã bị Bắc Kinh từ chối. Cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, cách Bắc Kinh hơn 600 km về phía đông nam.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc từ chối đề nghị cập cảng của một chiến hạm Mỹ trong tháng này. Trước đó, Bắc Kinh đã không cho phép tàu tàu đổ bộ USS Green Bay và khu trục hạm Lake Eerie tới Hồng Kông.
Khi được hỏi tại sao chiến hạm Mỹ bị từ chối cập cảng, quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng trách nhiệm giải thích thuộc về phía Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã không trả lời đề nghị bình luận của Reuters.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190828-bac-kinh-tu-choi-cho-chien-ham-my-cap-cang-thanh-dao
Cùng thăm dò dầu khí Biển Đông:
Trung Quốc và lá bài Philippines
Để hóa giải các chỉ trích của quốc tế về những hành động của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, Bắc Kinh có vẻ đang muốn sử dụng lá bài cùng thăm dò dầu khí với Philippines, một trong những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên vùng biển này.
Vào tháng 11 năm ngoái, hai nước Trung Quốc và Philippines đã ký một biên bản ghi nhớ “nhằm tạo một khuôn khổ không mang tính ràng buộc pháp lý” về việc cùng thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, được xem là một vùng có trữ lượng dầu khí rất lớn.
Tổng thống Duterte lúc ấy đã hoan nghênh sáng kiến nói trên, cho rằng việc cùng thăm dò dầu khí sẽ giúp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông cũng cam kết là các lợi ích của Philippines sẽ được bảo đảm. Các chi tiết về việc cùng phát triển các dự án dầu khí giữa Philippines với Trung Quốc còn phải được bàn thảo trong các cuộc đàm phán sau này. Trước mắt, trong bài phát biểu vào tuần trước, tổng thống Duterte nói: “Đề nghị phân chia 60-40, với phần nhiều thuộc về phía chúng ta, là một khởi đầu tốt”.
Philippines hiện đang phải tìm thêm các nguồn dầu khí mới, vì theo dự báo, mỏ khí đốt Camago-Malampaya sẽ cạn kiệt vào năm 2024. Do không có đủ phương tiện kỹ thuật để tự thăm dò và khai thác các nguồn dầu khí, Manila cần sự hợp tác của một nước khác. Bãi Cỏ Rong ( Reed Bank ) là khu vực được ước tính có trữ lượng lên tới 5,4 tỷ thùng dầu và 1,56 ngàn tỷ mét khối khí thiên nhiên. Vấn đề là nguồn tài nguyên này nằm trong vùng tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc, nên Manila phải tính tới phương án phát triển chung với Bắc Kinh.
Nhưng nhiều chuyên gia pháp lý đã cảnh báo tổng thống Duterte phải hết sức cẩn thận, không nên ký một văn bản mang tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc về việc thăm dò dầu khí chung, vì điều này có thể xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines.
Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, vào tuần trước đã tuyên bố rằng lập trường của Bắc Kinh về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 vẫn không có gì thay đổi: Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” trên vùng Biển Đông.
Theo nhận định của ông Collin Koh, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Singapore, được tờ Nikkei Asian Review trích dẫn hôm nay, chủ tịch Tập Cận Bình không thể thay đổi lập trường nói trên, nếu không thì đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ mất uy tín đối với dư luận trong nước. Tuy vậy, ông
Collin Koh cho rằng cuộc gặp ngày mai với tổng thống Philippines sẽ là cơ hội để chủ tịch Trung Quốc chứng tỏ là nước này có thể hợp tác với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vào lúc Hoa Kỳ lên án ngày càng mạnh mẽ những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Vào tuần trước, Washington đã cáo buộc Trung Quốc ngăn chận các nước Đông Nam Á tiếp cận các nguồn dầu khí Biển Đông, qua việc đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hộ tống vào khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực được xem là có nhiều dầu khí.
Theo ông Collin Koh, cuộc gặp với tổng thống Duterte sẽ góp phần giải tỏa các áp lực đối với Bắc Kinh và tạo một hình ảnh tích cực hơn về Trung Quốc trên báo chí quốc tế.
Tóm lại, như nhận định của ông Rommel Banlaoi, chủ tịch Hội Nghiên cứu Trung Hoa của Philippines, được trang mạng Philstar.com trích dẫn hôm nay, Manila thúc đẩy việc cùng phát triển Biển Đông phần lớn là vì lý do kinh tế, còn đối với Bắc Kinh, việc cùng phát triển là nhằm những mục tiêu địa chính trị.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190828-cung-tham-do-dau-khi-bien-dong-trung-quoc-va-la-bai-philippines
Tổng thống Philippines Duterte
viếng thăm Trung Quốc
Hôm nay, 28/08/2019, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến Bắc Kinh, mở đầu chuyến viếng thăm Trung Quốc, với hồ sơ bao trùm là tranh chấp ở Biển Đông, giữa lúc tình hình tại vùng biển này đang rất căng thẳng. Đây là chuyến viếng thăm thứ 5 của tổng thống Duterte tại Trung Quốc kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2016.
Từ khi lên làm tổng thống, ông Duterte đã theo một đường lối thân thiện hơn với Trung Quốc, và đã tạm gác sang một bên phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên phần lớn vùng Biển Đông, đổi lấy sự trợ giúp kinh tế của Trung Quốc.
Nhưng trong một bài phát biểu vào tuần trước, tổng thống Duterte đã báo trước là khi hội kiến chủ tịch Tập Cận Bình ngày mai, ông sẽ nêu lên quán quyết nói trên của Tòa Trọng Tài Thường Trực, cho dù điều này sẽ khiến lãnh đạo Trung Quốc bực tức. Vì trong thời gian qua, ông Duterte đã bị thành phần dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức cánh tả chỉ trích nặng nề là đã không yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài.
Vào tháng 4 vừa qua, khi tiếp tổng thống Duterte tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã một lần nữa bác bỏ phán quyết này.
Trong cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc ngày mai, tổng thống Philippines sẽ bàn về việc hai nước cùng khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Vào tháng 11 năm ngoái, lãnh đạo hai nước đã ký một biên bản ghi nhớ về việc cùng phát triển các dự án dầu khí Biển Đông, nhưng những chi tiết về dự án này sẽ được bàn thảo trong các cuộc đàm phán tương lai.
Kêu gọi cấm các sòng bài trên mạng
Theo Nikkei Asian Review, ngoài hai vấn đề nói trên, trong cuộc gặp với tổng thống Duterte ngày mai, chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ kêu gọi đồng nhiệm Philippines cấm các sòng bài trên mạng. Theo Bắc Kinh, những sòng bài của Philippines trên mạng chủ yếu nhắm vào khách hàng Trung Quốc.
Trong tháng này, tòa đại sứ Trung Quốc đã cáo buộc các công ty kinh doanh sòng bài của Philippines làm trầm trọng thêm nạn rửa tiền và gây ra các vấn đề xã hội ở Trung Quốc, cũng như nạn nhập cư trái phép vào Philippines.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190828-tong-thong-philippines-duterte-vieng-tham-trung-quoc
Vụ 1MDB: Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak lại ra tòa
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã ra tòa một lần nữa liên quan tới cáo buộc về vụ lừa đảo trị giá hàng tỷ đôla liên quan đến một quỹ của chính phủ.
Ông Najib đang phải đối mặt với nhiều phiên tòa liên quan tới quỹ đầu tư nhà nước 1MDB – đây là vụ quan trọng nhất bao gồm 21 tội danh rửa tiền và bốn cáo buộc lạm quyền.
Các công tố viên nói ông đã nhận và che đậy việc chuyển nhượng bất hợp pháp ít nhất 550 triệu đô la (tương đương với 450 triệu bảng) từ năm 2011 đến năm 2014.
Ông Najib đã bác bỏ mọi hành vi sai trái.
Cựu thủ tướng lần đầu đối mặt với phiên tòa xét xử các cáo buộc khác nhau trong vụ bê bối 1MDB vào tháng Tư năm nay.
Được hình thành vào năm 2009, quỹ tài sản của nhà nước được lập để thúc đẩy nền kinh tế của Malaysia thông qua các khoản đầu tư chiến lược thời ông Najib Razak làm thủ tướng.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị bắt
Malaysia: Làm sao để truy tố cựu thủ tướng?
Cựu thủ tướng Malaysia bị bắt vì cáo buộc tham nhũng
Vụ 1MDB: Mỹ trả lại 200 triệu USD cho Malaysia
Vào tháng Năm 2019, nhà chức trách Hoa Kỳ nói rằng 4,5 tỷ đô la đã được chuyển từ 1MDB vào túi riêng và họ đã điều tra vụ bê bối tham nhũng này.
Theo các công tố viên Mỹ và Malaysia, số tiền này được sử dụng để mua các tài sản bao gồm bất động sản hạng sang, máy bay riêng và các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền.
Khoản tiền 57 triệu đô la chuyển trả cho đến nay liên quan đến một thỏa thuận đạt được với công ty sản xuất phim Red Gran Pictures của Hoa Kỳ, Tổng chưởng lý Malaysia, Thomas Thomas, nói trong một tuyên bố.
Công ty sản xuất phim đã giải quyết một vụ kiện dân sự với chính phủ Hoa Kỳ về bản quyền đối bộ phim The Wolf of Wall Street. Theo Reuters, nhà chức trách Mỹ cho biết bộ phim được tài trợ bằng tiền từ quỹ 1MDB.
1MDB được thành lập bởi thủ tướng Najib Razak của Malaysia, nhưng năm 2015 đã có những cảnh báo sau khi quỹ không thanh toán được khoản vay từ các ngân hàng và trái chủ.
Ông Najib phải đối mặt với hơn 40 cáo buộc và đã ra tòa vì vai trò của mình trong vụ bê bối tài chính. Ông đã không nhận tội trước tòa.
Ông bị buộc tội bỏ túi 681 triệu đô la từ 1MDB. Các công tố viên cho biết số tiền này đã được sử dụng để tài trợ cho lối sống xa hoa cho cựu Thủ tướng và vợ mình là Rosmah Mansor, người cũng đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49495410
Thủ tướng Malaysia lên án
các nước lớn bất tuân luật quốc tế
Thủ tướng Malaysia Mahathir lên án các nước, đặc biệt nước lớn, không tôn trọng luật quốc tế trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam ở Hà Nội.
“Chúng ta cần hợp tác để chỉ ra rằng đang có tình trạng coi thường luật pháp quốc tế trên thế giới. Nhiều nước bị ảnh hưởng vì các nước lớn tự ý vận dụng luật quốc tế theo ý mình”, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói trong họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay. Ông Mahathir đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong ba ngày.
Tuyên bố của Thủ tướng Malaysia được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc điều tàu khảo sát và tàu hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 7, xâm phạm quyền của Việt Nam được xác định theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Theo Thủ tướng Malaysia, ông và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm, trao đổi về các yêu sách chồng lấn liên quan đến thềm lục địa của các nước.
“Chúng tôi tin rằng các tranh chấp này cần được giải quyết thông qua biện pháp hoà bình, qua đàm phán, trọng tài và có thể là toà án”, ông Mahathir nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã cùng Thủ tướng Malaysia nhất trí hợp tác chặt chẽ cùng ASEAN bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, theo UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, không quân sự hoá, thực hiện đầy đủ nghiêm túc Tuyên bố ở Biển Đông (DOC) và phấn đầu sớm đạt được Bộ Quy tắc (COC) hiệu quả và ràng buộc pháp lý.
Hai nhà lãnh đạo thống nhất phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả với biến động của tình hình quốc tế, những thách thức kinh tế vĩ mô về cải cách cơ cấu kinh tế, tiếp tục thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập quốc tế nhằm phát triển bền vững thời gian tới.
“Chúng tôi khẳng định quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác an ninh quốc phòng, năng lượng, biển và nghề cá, có cơ chế phù hợp tạo điều kiện để ngư dân hai nước đánh bắt cá hợp pháp”, Thủ tướng Việt Nam nói.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, phải, và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại họp báo sáng nay. Ảnh: Giang Huy.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên khuyến khích công ty Dầu khí quốc gia Malaysia Petronas và Petro Vietnam mở rộng hợp tác thăm dò khai thác, cung cấp dịch vụ dầu khí. Hai nước phấn đấu đạt kim ngạch thương mại thời gian tới từ 15 tỷ hiện tại lên 20 tỷ USD.
PetroVietnam và Petronas có quan hệ hợp tác từ năm 1991 trên tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí, từ tìm kiếm thăm dò đến chế biến, dịch vụ. Hai bên đang triển khai 10 dự án hợp tác với tổng trữ lượng khoảng 72.000 thùng dầu/ngày, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Thủ tướng hai nước hôm nay đã chứng kiến đại diện hai bên ký Ý định thư Bản nghi nhớ (MOU) về hợp tác thực thi hợp tác pháp luật và cứu nạn trên biển. Hai bên trao đổi Thư về thành lập nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước.
Miến Điện tham gia tập trận Mỹ-ASEAN
dù bị trừng phạt
Hải quân Miến Điện sẽ tham gia cuộc tập trận chung trên biển giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, tuy nhiều tướng lãnh của nước này đang bị Mỹ trừng phạt. Một phát ngôn viên quân đội Miến Điện hôm nay 28/08/2019 thông báo như trên.
Phát ngôn viên Zaw Min Tun của bộ tổng tham mưu quân đội Miến Điện cho biết : « Chúng tôi được mời tham dự với tư cách một quốc gia ASEAN. Các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ nhắm vào cá nhân ».
Hồi tháng Bảy, Hoa Kỳ loan báo trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing và ba tướng lãnh khác vì « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya. Cả bốn tướng lãnh trên và gia đình bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Đầu tháng Tám, phái đoàn Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, trong một báo cáo, đã đòi hỏi trừng phạt mạnh hơn đối với quân đội nước này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ngưng mọi quan hệ với các công ty có liên quan đến quân đội Miến Điện vốn đang cai quản cả một « đế chế thương mại » trong nước.
Cuộc tập trận hải quân đầu tiên giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN sẽ khởi đầu ngày 02/09 tại vùng vịnh Thái Lan, trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang bất đồng gay gắt trên nhiều hồ sơ, đặc biệt là sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh đang trực tiếp đối đầu với nhiều nước thành viên ASEAN. Một tàu khảo sát địa chất Trung Quốc, cùng với nhiều tàu hải cảnh vũ trang hùng hậu, từ hai tháng qua ngang dọc trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở bãi Tư Chính, bất chấp việc Hà Nội hai lần lên tiếng đòi rút ngay nhóm tàu này, và phía Mỹ ba lần phản đối thông qua cố vấn an ninh quốc gia, bộ Ngoại Giao và bộ Quốc Phòng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190828-mien-dien-tham-gia-tap-tran-my-asean-du-bi-trung-phat