Tin Việt Nam– 26/08/2019
Cách Phan Thiết 185 cây số,
HD-8 có thể đe doạ được Việt Nam?
Nguyễn Việt Trung
Câu trả lời là “Không thể”, với điều kiện chúng ta “nhu” nhưng không “nhược”, phải biết cách lấy “nhu” thắng “cương”. Đúc kết các bài học từ tiền nhân để cộng hưởng với minh triết trị quốc của thời đại, chúng ta sẽ có trí khôn gấp đôi! “Bộ tứ” với chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và ASEAN đã chấp thuận (AOIP). Việt Nam vừa thoả thuận hợp tác quân sự với EU… Tất cả là giá đỡ cho một Trật tự tiến bộ chống lại thế giới của bá đạo, của nước lớn ức hiếp nước nhỏ!
Sáng 24/8/2018, theo thông tin của chuyên gia Ryan Martinson, tàu Hải Dương Địa Chất 8 (HD-8) của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tới khu vực sát bờ biển Việt Nam hơn, ngay sau khi Thủ tướng VN, Thủ tướng Australia và Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra các tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hoạt động mà Bắc Kinh đã/đang tiến hành trên Biển Đông.
Cảnh báo từ Việt Nam, Úc và Mỹ
Vào ngày 24/8, ông Ryan Martinson, thành viên chủ chốt của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân, Hoa Kỳ, đăng tweet cho biết tin cực nóng, tàu HD-8 của chính phủ TQ đang khảo sát ngay ở khu vực nằm sâu trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Tàu khảo sát, với sự hộ tống của ít nhất bốn tàu khác, đang tiếp tục tiến hành khảo sát ở vị trí cách đảo Phú Quý 102km, về phía đông nam và cách bờ biển Phan Thiết 185km. Theo luật quốc tế, vùng EEZ của một quốc gia được tính với bề rộng 200 hải lý (370km), kể từ đường cơ sở và đấy là vùng quốc gia có các quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau hơn tháng rưỡi kể từ khi TQ xâm phạm Bãi Tư Chính từ hồi đầu Hè đến nay, mới đây, lần đầu tiên đã bày tỏ lập trường “vô cùng quan ngại”[1] trước những diễn biến trên Biển Đông khi có tin tàu HD-8 tiến sát vào bờ biển VN hơn.
Ông Xuân Phúc được trích lời: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông; nhất trí cùng hợp tác duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không; không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước luật Biển năm 1982…”
Lập trường khá mềm mỏng của người đứng đầu chính phủ VN được đưa ra trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Australia trong chuyến thăm ba ngày (22 – 24/8) của ông Scott Morrison tới VN. Vị khách đến từ Canberra cũng thúc giục các nước láng giềng của TQ không nên chịu đựng, không nên để chủ quyền của mình bị đe dọa.
Thủ tướng Morrison nói rằng luật quốc tế cần phải được tôn trọng, trong đó gồm các nguyên tắc căn bản liên quan tới việc tự do hàng hải, tự do hàng không, đảm bảo cho các quốc gia được theo đuổi các cơ hội khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và trong vùng biển của mình.
Ngày 22/8, Mỹ cũng vừa phát đi một tuyên bố mới thông qua người phát ngôn BNG phê phán việc TQ tái triển khai tàu thăm dò của chính phủ cùng với các tàu hộ tống vũ trang tới vùng biển ngoài khơi VN gần Bãi Tư Chính đợt hai từ ngày 13/8. Mỹ cho rằng, đây là sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực uy hiếp không cho các nước cùng có tuyên bố chủ quyền phát triển các nguồn tài nguyên trên BĐ.
Tuyên bố nói trên của Hoa Kỳ còn chỉ rõ tình trạng TQ quấy nhiễu Việt Nam đang gây ngờ vực đối với những cam kết của Bắc Kinh, trong đó có Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách Ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) và về giải pháp ôn hòa cho các tranh chấp trên biển.
Chỉ mấy giờ đồng hồ trước các tuyên bố của Thủ tướng Xuân Phúc, Thủ tướng Morrison và của người phát ngôn BNG Hoa Kỳ, TQ vẫn lu loa, đòi được “tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán” ngay trong Bãi Tư Chính. Và đến ngày 24/8, TQ đáp trả bằng những hành động mới, côn đồ hơn, ngang ngược hơn ngay trong vùng biển của VN.
Đấy là lần thứ ba, theo nguồn tin từ New Delhi[2], TQ tiếp tục xâm phạm vùng EEZ của VN khi điều tàu tuần duyên đến gần lô dầu khí của công ty ONGC, Ấn Độ. Trong vụ xâm phạm nghiêm trọng kỳ này, TQ đã đưa 20 tàu vào vùng EEZ của VN. Trước đó, Bắc Kinh đã điều 2 tuần duyên tới gần lô dầu của ONGC.
Đấy cũng là vụ xâm phạm thứ hai của TQ trong năm nay, bắt đầu từ 13/8, lúc 15 giờ (giờ Hà Nội). Trong vụ xâm phạm lần ấy, 6 tàu tuần duyên, 10 tàu đánh cá và 2 tàu dịch vụ, cùng với máy bay ném bom H6, máy bay chiến đấu và máy bay tiếp-nhiên-liệu-trên-không cũng đã được nhận dạng.
Còn vụ xâm phạm lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 3/7, nhưng sau đó các tàu TQ nhanh chóng rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính vào ngày 7/8. Số lượng tàu vào thời điểm ấy là 35 chiếc, nhưng không có nhiều lực lượng không quân. Đáng chú ý là, vụ xâm lấn lần đầu tiên ấy của TQ đã bị hủy, sau khi các Ngoại trưởng ASEAN họp tại Bangkok, Thái Lan ngày 1/8.
Công, thủ hay lùi?
Trước “ba làn sóng” xâm phạm Bãi Tư Chính như vừa liệt kê, thái độ chính thức của nhà nước VN khá uyển chuyển. “Uyển chuyển” đến mức dư luận nhiều khi không biết đấy là những phản ứng tấn công, phòng thủ hay lùi bước trước các hành động bạo ngược của “người bạn vàng” Bắc Kinh?
Cho đến trước ngày 19/7, Hà Nội cấm báo chí đưa tin về việc tàu của “các đồng chí” TQ đã vào quần thảo với tàu cảnh sát biển VN tại Bãi Tư Chính từ đầu tháng 7. Xã hội VN phần nào thở phào nhẹ nhõm, sau tuyên bố của người phát ngôn BNG (hôm 19/7) được phép vạch mặt chỉ tên “kẻ quấy rối”, “kẻ phiền nhiễu”, lập tức BNG Hoa Kỳ đã lên tiếng hưởng ứng khá mạnh mẽ (ngày 20/7).
Điều thú vị là cho tới nay, kể cả tuyên bố của người đứng đầu chính phủ, VN mới chỉ khoảng 4 – 5 lần công khai tố cáo TQ ức hiếp mình thì tần số chính phủ Hoa Kỳ phê phán TQ lên đến 6 – 7 lần. Ngoài “quan ngại sâu sắc” của ông Xuân Phúc, người phát ngôn BNG VN chỉ nói theo một phiên bản duy nhất, với một nội dung cũng duy nhất hầu như ai nấy đều thuộc lòng (Chưa kể vừa phát ngôn xong đã bị delete ngay trên mạng).
Trong khi đó, nếu xét kỹ các tuyên bố của Hoa Kỳ thì thấy thật phong phú và đa chiều kích; từ người phát ngôn BNG đến ngoại trưởng, từ tân tổng trưởng quốc phòng đến cố vấn an ninh quốc gia, rồi dân biểu, thượng nghị sĩ. Đặc biệt chưa có tiền lệ là chuyến thăm Hà Nội của hai đại tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng và Charles Brown, Tư lệnh Không quân TBD. Họ tuyên bố thẳng thừng giữa thủ đô là đã cùng với các đồng nhiệm VN bàn bạc nhằm “đưa ra những phương án để các nhà lãnh đạo chính trị lấy quyết định”[3].
Đúng là “miệng kẻ sang!” Phản ứng của một “đệ nhất siêu cường” và phản ứng của một “phiên thuộc” trước những hành động thảo khấu của TQ không thể giống nhau. Với lại, tuyên bố từ Washington hay “trong lòng Hà Nội” thì sau đó người Mỹ cũng sẽ “về nhà” (homecoming). Còn ta, “núi liền núi, sông liền sông”, “vận mệnh tương đồng” và đủ mọi thứ “tương quan”, lại còn được trang bị thêm vũ khí siêu nặng “ba không” thì làm sao có thể khác được!
Đắm mình cùng lịch sử hôm 24/8, tác giả của “Bão táp Triều Trần”[4] đã đưa ra cái nhìn khá bất ngờ khi ông liên hệ “ba lần Bắc Kinh xâm lược Bãi Tư Chính” hiện nay với “ba lần quân dân nhà Trần kháng chiến đánh gục quân Nguyên” thuở xưa, mặc dầu ông đã giáo đầu là mọi sự so sánh đều khập khiểng!
Cũng bắt đầu từ “bão táp cung đình”, Hoàng Quốc Hải đã ví bối cảnh quan hệ Việt – Trung hiện nay với bang giao hai nước thời Trần. Bấy giờ, triều thần có lúc cũng phải tìm mọi cách đẩy lùi xu thế chủ bại trong cung đình. Nhưng theo nhà văn, thời nay vấn đề cốt tử không phải là “hoà hay chiến”, vấn đề là lòng dân và minh triết của “bộ sậu” đứng đầu.
Giờ là lúc giặc đã vào đến ngõ rồi mà sao trong nhà yên ắng quá! Đồng ý là phải biết cách lấy “nhu” thắng “cương”, nhưng phải làm sao “nhu” mà không “nhược”. Không thể không tiếp tục “tam chủng chiến pháp” (các cuộc chiến về pháp lý, truyền thông và tâm lý) theo kiểu VN. Quốc tế vận với ASEAN, đặc biệt là với các đối tác chiến lược và toàn diện tại sao chưa mở hết công suất? Mọi giải pháp đã được đặt hết lên bàn cho bộ tham mưu hay chưa?
Đúc kết các bài học từ tiền nhân để cộng hưởng với minh triết trị quốc của thời đại, chúng ta sẽ có trí khôn gấp đôi! “Bộ tứ” với chiến lược Indo-Pacific (FOIP) và ASEAN đã tìm được cách tích hợp (AOIP). Việt Nam vừa ký hợp tác quân sự với EU… Tất cả, đấy là vóc dáng của thời đại, là giá đỡ cho Trật tự tiến bộ chống lại thế giới của bá đạo, của nước lớn ức hiếp nước nhỏ – một thế giới đang lụi tàn!
Đấy chính là nguồn mạch sâu xa cho chúng ta – những công dân của nước Việt Nam tự do – dù đang ở bất cứ góc nào trên trái đất này, lấy lại lòng tin, hy vọng và quyết tâm góp phần giữ lấy Tư Chính. Logic của Tàu là “mềm nắn rắn buông”. Nếu làm cho Trung Quốc thấy xâm lược Tư Chính phải trả giá đắt (mà đấy là điều chắc chắn) thì xác suất Trung Quốc tấn công Việt Nam bằng quân sự sẽ rất thấp.
Bãi Tư Chính không thể mất. Bởi vì mất Bãi Tư Chính là mất tất cả! Trước hết là mất chủ quyền biển đảo, sau đó là mất nước. Dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ không cho phép điều đó xẩy ra, dù với bất cứ giá nào!
[1] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-va-thu-tuong-australia-quan-ngai-sau-sac-ve-dien-bien-phuc-tap-tren-bien-dong-1117832.html
[2] https://www.wionews.com/world/china-intrudes-into-vietnams-economic-zone-places-coast-guards-near-ongc-block-2446
[3] VHNA: Hai tướng Mỹ thăm Việt Nam trong tình hình Bãi Tư Chính vẫn căng thẳng, số tháng 8/2019
[4] “Bão táp Triều Trần” là một bộ tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Với 6 tập sách, nhà văn dẫn hậu thế nhìn vào quá khứ, để thấy hết những điều kỳ diệu lẫn những khổ đau mà cha ông đã trải nghiệm. Nhưng quá khứ ấy có lúc được bao phủ bởi những lớp sương khói nhiều khi dày đặc đến mịt mùng… (Wiki)
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-chinese-ships-threaten-vn-08262019102412.html
Việt Nam không dùng công nghệ Huawei
để phát triển mạng 5G
Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dùng kỹ thuật của Tập đoàn Trung Quốc Huawei. Bloomberg đưa tin hôm 26/8.
Bloomberg dẫn lời ông Lê Đăng Dũng, Giám đốc điều hành Viettel cho biết Viettel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, sẽ triển khai thiết bị Ericsson AB, tại Hà Nội và công nghệ Nokia Oyj, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Viettel cũng sẽ sử dụng bộ chip của Qualcomm và một công ty khác của Mỹ.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg từ Hà Nội, ông Dũng cho biết thêm, hiện nay Viettel sẽ không làm việc với Huawei vì đã có những thông tin cho rằng công ty này không an toàn về an ninh quốc gia, và Huawei hiện cũng đang gặp khó khăn ở Việt Nam do các công ty mạng khác cũng “tránh xa”.
Theo báo chí trong nước, hiện nay các công ty mạng ở Việt Nam cũng không hợp tác với Huawei, chẳng hạn như mạng MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung Electronics Co.; Công ty Dịch vụ Viễn thông Việt Nam, hay còn được biết đến với tên Vinaphone, đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G.
Bloomberg cho rằng quyết định của Việt Nam tránh xa Huawei có vẻ như là một ngoại lệ ở Đông Nam Á, nơi các quốc gia khác như Philippines, Thái Lan và Malaysia đang mở ngỏ khả năng triển khai công nghệ Huawei.
Bloomberg cũng nhận định rằng dường như Việt Nam đang lặng lẽ đi theo chính quyền của Tổng thống Trump vốn đã cấm Huawei mua thiết bị của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia.
Trong khi đó ông Lê Đăng Dũng lại cho rằng Việt Nam quyết định không sử dụng Huawei cho mạng 5G của Viettel là vấn đề kỹ thuật công nghệ chứ không liên quan đến địa chính trị. Mạng báo này trích lời ông Dũng nói rằng: “Chúng tôi quyết định không sử dụng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Huawei, mà chúng tôi tự ra quyết định của mình”.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales ở Úc lên tiếng cho rằng Việt Nam có một lý do khác để tránh công nghệ Huawei do mong muốn tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Hoa Kỳ, bởi việc triển khai cơ sở hạ tầng Huawei 5G có thể khiến Mỹ miễn cưỡng chia sẻ một số thông tin tình báo với Việt Nam.
Năm 2016, khi các cuộc tấn công mạng xảy ra tại hai sân bay lớn ở Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, chính phủ Việt Nam lúc đó đổ lỗi cho một nhóm tin tặc từ Trung Quốc và tuyên bố sẽ xem xét việc sử dụng công nghệ Trung Quốc.
Việt Nam tăng nhập hàng từ Trung Quốc
Chỉ trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 42,5 tỷ đô la Mỹ hàng hóa Trung Quốc, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Hải quan thống kê như vừa nêu. Theo đó những mặt hàng được nhập nhiều nhất từ Bắc Kinh sang Hà Nội gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 49% so với cùng kỳ năm 2018; sản phẩm máy vi tính, điện tử, linh kiện tăng 66%; và phụ liệu dệt may, da giày tăng 11%.
Trung Quốc tiếp tục trở thành thị trưởng lớn nhất cung cấp sắt thép các loại vào Việt Nam với gần 3,5 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ đô la, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự với hóa chất và các sản phẩm hóa chất Trung Quốc, Việt Nam nhập trên 1,8 tỷ đô la, tăng 8,1% trong cùng kỳ năm 2018.
Theo báo cáo của Công ty chứng khoán KB đưa ra gần đây, nguyên nhân Việt Nam tăng nhập hàng hóa Trung Quốc là do đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh bị giảm giá so với tiền Việt Nam và do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ – Trung.
Vẫn theo số liệu Cục Hải quan, tính đến hết tháng 7, lượng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt 33 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia lo ngại có thể nhiều hàng hóa Trung Quốc được nhập vào Việt Nam để “rửa xuất xứ rồi tái xuất qua Mỹ để né thuế”.
Trong khi đó, chính phủ Hà Nội gần đây cho biết sẽ kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận thương mại, hàng nước ngoài lấy mác hàng Việt xuất sang thị trường khác.
Việt Nam thu về hơn 1 tỷ USD
nhờ xuất khẩu xăng dầu
Xuất khẩu xăng dầu của Doanh nghiệp Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt gần 2 triệu tấn và thu về hơn 1 tỷ USD.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu xăng dầu trong tháng 7/2019 đã tăng gần 30% về lượng, đạt gần 254 triệu tấn và tăng 32% về kim ngạch, đạt gần 155 triệu USD. Như vậy, sau khi giảm mạnh trong tháng 6 thì đến tháng 7 xuất khẩu xăng dầu Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 2 triệu tấn xăng dầu, tăng 8,8% về lượng, thu về hơn 1 tỷ USD, tăng 5,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam chủ yếu là khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Riêng khu vực Đông Nam Á chiếm tới 47,7% tổng sản lượng xuất khẩu và chiếm 42,9% tổng kim ngạch, đạt 912 ngàn tấn tương đương hơn 500 triệu USD, tăng hơn 40% về lượng và 25% về kim ngạch so với năm 2018.
Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam xuất khẩu xăng dầu nhiều nhất sang thị trường Campuchia, tiếp đến Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm đến 15,5% tổng lượng xăng dầu xuất khẩu và chiếm 17,8% tổng kim ngạch, đạt gần 300 ngàn tấn, tương đương gần 210 triệu USD. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc có dấu hiệu giảm cả về lượng và kim ngạch, chỉ đạt gần 60 ngàn tấn tương đương gần 37 triệu USD.
Dư luận so sánh, bức xúc về mức phạt
dành cho đại úy công an gây rối sân bay
Một nữ đại úy công an bị phạt 200.000 đồng hồi cuối tuần qua do “gây rối”. Gần như cùng thời điểm đó, một thanh niên bị phạt 7,5 triệu đồng vì “xúc phạm” cảnh sát giao thông. Hai sự việc này làm cho nhiều người Việt Nam thấy phẫn nộ, bức xúc về sự bất bình đẳng trong áp dụng pháp luật.
Các báo trong nước hôm 22/8 dẫn lời lãnh đạo đồn công an Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, xác nhận rằng họ phạt 200.000 đồng đối với bà Lê Thị Hiền, một đại úy công an ở Hà Nội, vì người phụ nữ này “gây rối trật tự công cộng”.
Trước đó, các bản tin cho hay nữ đại úy công an “chửi rủa thậm tệ” nhân viên hàng không và “chống đối” nhân viên an ninh tại sân bay Tân Sơn Nhất vì có bất đồng về việc gửi hành lý hôm 11/8. Các đoạn video về hành vi và lời nói của bà Hiền đã lan truyền trên mạng trong mấy ngày qua.
Một ngày sau khi có tin bà Hiền bị phạt, vẫn báo chí Việt Nam cho hay công an huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, hôm 23/8 phạt 7,5 triệu đồng đối với anh Nguyễn Thanh Bình, 25 tuổi, vì anh này “xúc phạm” lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh trên mạng xã hội.
Theo các bản tin, cảnh sát giao thông chặn bắt anh Bình hôm 15/8 vì anh không đội mũ bảo hiểm. Tiếp đến, cảnh sát tạm giữ xe máy của anh do anh không xuất trình được các giấy tờ liên quan. Nam thanh niên này dùng điện thoại chụp ảnh tổ cảnh sát rồi sau đó đăng lên trang Facebook cá nhân “với lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của các nhân viên công an, các báo cho hay, nhưng không nói thêm về các chi tiết.
Việc phạt công dân số tiền lên đến hàng triệu đồng về tội “xúc phạm” không phải là hiếm ở Việt Nam. Cách đây hơn 2 tuần, công an Bắc Ninh phạt một cô gái 22 tuổi 7,5 triệu vì viết trên Facebook rằng cảnh sát giao thông “đói lắm”, “bu như ruồi” để phạt cô.
Hồi tháng 5, ông Quách Duy, một chuyên viên văn phòng tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bị sở thông tin và truyền thông của thành phố quy là “xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân khác” và phạt số tiền tương tự vì ông Duy đăng bài trên mạng về một vụ sai phạm đất đai.
Trước đó, hồi năm 2015, một cô giáo và một nhân viên điện lực ở tỉnh Kiên Giang bị nhà chức trách địa phương phạt mỗi người 5 triệu đồng do họ viết trên Facebook chê rằng chủ tịch tỉnh có “cái mặt kênh kiệu”.
Trên mạng xã hội những ngày gần đây, nhiều người so sánh các mức phạt kể trên, phẫn nộ cho rằng đó là “sự tương phản chua chát”.
Trang Báo chí sạch mới ra đời của một số nhà báo tự do dẫn lại một bài trên trang cá nhân của Facebooker Đoàn Kiên Giang cho rằng đang tồn tại song song cái gọi là “luật cho quan”, hàm ý nói đến cán bộ nhà nước, và “luật cho dân”.
Facebooker tự giới thiệu là một cây bút tại tờ Nhà báo và Công luận đưa ra quan sát rằng “dân chê hoặc chửi trên mạng (thường chỉ dám trên mạng), bị phạt tiền triệu ngay”, trong khi đó, “quan chê hoặc chửi ngoài đường (dân đố dám), phạt 200.000 đồng”.
Tình trạng như vậy, dưới con mắt của cây bút Đoàn Kiên Giang, vừa là “sự bất công” và “nỗi sợ hãi”, vừa là “mầm mống gây đổ vỡ niềm tin vào thể chế, luật pháp”.
Qua sự việc gây rối, nhục mạ người khác mà nữ đại úy Lê Thị Hiền gây ra “mới thấy quan trí nhiều nơi đang tệ hại ra sao”, Facebooker Đoàn Kiên Giang viết thêm.
Bài viết được hơn 400 lượt người chia sẻ từ trang cá nhân của Facebooker này cũng như từ trang Báo chí sạch.
Bình luận về bài viết, nhiều người cho rằng luật pháp Việt Nam “như trò cười cho thiên hạ” khi mà cán bộ nhà nước “cư xử vô học” song chỉ bị phạt “cho vui”.
Một số người chỉ ra điều mà họ cho là vô cùng bất hợp lý khi nữ đại úy công an rõ ràng đã “xỉ vả, xúc phạm người khác”, song không bị phạt 7,5 triệu đồng, mà chỉ bị khép vào tội gây rối, với mức phạt thấp hơn tới 37,5 lần, là 200.000 đồng.
Luật sư Trần Thu Nam bình luận với VOA:
“Người ta thường nói là ‘luật cho quan riêng, luật cho dân riêng’ không phải là không có cơ sở. Ví dụ, người dân chống đối, cản trở cảnh sát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, những người có chức vụ, quyền hạn gây ra một điều gì đó với người dân thì thường chỉ xem xét khiển trách thôi. Nó tạo ra sự bất bình đẳng trong vấn đề xem xét trách nhiệm của mọi người trước pháp luật”.
Một luật sư khác, ông Nguyễn Khả Thành, bày tỏ ý kiến với VOA:
“Luật nói về lý thuyết thì cũng đồng đều với nhau. Nhưng mà khi áp dụng họ cũng có thể du di vì tình cảm, vì thế này thế khác, họ có thể giảm nhẹ. Thế còn luật quy định không nói ‘luật cho quan’ cái gì hết. Nhưng mà đến khi thi hành luật người ta có thể vận dụng điều này điều khác thì gần như cái nào thấy cũng trúng hết”.
Bên cạnh những ý kiến bức xúc về mức tiền phạt bị xem là quá nhẹ và không hoàn toàn tương xứng với các hành vi của bà Hiền, nhiều người cũng đề nghị ngành công an có hình thức kỷ luật nghiêm của ngành đối với nữ đại úy.
Cựu đại tá an ninh Nguyễn Như Phong, từng là phó tổng biên tập báo Công an Nhân dân, viết trên trang cá nhân rằng ông “hoan hô” lãnh đạo công an quận Đống Đa, Hà Nội, là cơ quan chủ quản của đại úy Hiền, về việc họ “đình chỉ công tác” bà Hiền 30 ngày do “đã có hành vi và lời nói rất thiếu văn hóa tại nơi công cộng đã gây phẫn nộ trong dư luận”.
Mặc dù vậy, cựu đại tá Phong cho rằng cần phải có động thái mạnh hơn, ông viết: “Theo tôi, loại người này rất không nên cho ở lại lực lượng công an”.
Có chung quan điểm với ông Phong, một bài báo trên tờ Lao Động cách đây 3 ngày của cây bút Lê Thanh Phong nhấn mạnh rằng không thể để “một kẻ có hành vi côn đồ như bà Lê Thị Hiền” trong hàng ngũ công an.
Tác giả bài báo đưa ra đề nghị là “phải loại trừ” bà Lê Thị Hiền ra khỏi ngành “để giữ gìn hình ảnh” của cán bộ, chiến sĩ công an, cũng như “để giữ niềm tin và sự tôn trọng” củanhân dân đối với công an.
https://www.voatiengviet.com/a/5057272.html
Các cựu lãnh đạo cấp cao góp ý kiến
cho chiến lược 10 năm tới của Việt Nam
Một số các cựu lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã tham dự hội nghị do Tiểu ban Kinh tế-Xã hội của Đại hội Đảng XIII tổ chức xin ý kiến đối với Chiến lược 10 năm và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm cho Việt Nam.
Các cựu lãnh đạo cấp cao tham dự hội nghị bao gồm nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nguyên Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Văn An và ông Nguyễn Sinh Hùng cùng một số vị lãnh đạo thuộc Bộ Chính trị, Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo cấp thành phố…
Hội nghị vừa nêu được tổ chức vào ngày 26 tháng 8, dưới sự chủ trì của ông Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng mặc dù Việt Nam đạt được nhiều thành quả phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến của các tổ chức thế giới và của giới chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam còn bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cả về thu nhập, mức sống, trình độ khoa học công nghệ, sản xuất và năng lực cạnh tranh qua nhận xét rằng Việt Nam “chưa giàu đã già”.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các cựu lãnh đạo đóng góp ý kiến cho sự phát triển của Việt Nam về các giải pháp trọng tâm của mục tiêu chiến lược trong 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng các ý kiến tại hội nghị sẽ góp phần hoàn thiện những quan điểm, định hướng phát triển cả về tầm chiến lược và sách lược đồng thời củng cố sự tin tưởng, sức mạnh, tính kế thừa với tinh thần trách nhiệm cao giữa các thế hệ lãnh đạo, vì tương lai của dân tộc.
Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện
để mừng Lê Khả Phiêu 70 tuổi đảng
Tin Vietnam.- Báo Vietnamplus loan tin, sau nhiều ngày “ẩn núp”, đến ngày 25 tháng 8 năm 2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sản kiêm chủ tịch nước Việt Nam đã xuất hiện.
Ông Trọng xuất hiện trong bối cảnh Trung Cộng đang xâm lược vùng biển Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính, và đem tàu vào tận vùng cách bãi biển của thành phố Phan Thiết chỉ còn 185km, cách đảo Phú Quý ở phía đông nam khoảng 102km. Lãnh hải bị xâm lược nhưng ông Trọng không hề nhắc đến sự kiện trên.
Ngược lại, ông Trọng “vui mừng, tự hào” xuất hiện là để trao huy hiệu 70 năm tuổi đảng cho đồng chí của mình là ông Lê Khả Phiêu, cựu tổng bí thư ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Tại đây, ông Trọng nói rằng, việc ông Phiêu đạt Huy hiệu 70 năm tuổi đảng là có ý nghĩa đặc biệt. Nó là niềm vui chung của toàn đảng, toàn bộ quân đội, đảng bộ cơ quan tổng cục chính trị và là của tất cả những người cộng sản.
Những bày tỏ trên của ông Trọng một lần nữa khẳng định: điều quan trọng đối với ông Trọng là sự lãnh đạo toàn trị của người cộng sản trên toàn cõi Việt Nam, chứ không phải là sinh mệnh của dân tộc, tổ quốc Việt Nam.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguyen-phu-trong-tai-xuat-hien-de-mung-le-kha-phieu-70-tuoi-dang/
Nằm trong danh sách các nhà khoa học thế giới
nhưng không đủ tiêu chuẩn làm giáo sư Việt Nam
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 26 tháng 8 năm 2019 loan tin, tạp chí PLoS Biology vừa công bố danh sách 100,000 nhà khoa học trên thế giới được xếp vào nhóm được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Trong danh sách này, có hơn 40 nhà khoa học là người Việt, nhưng họ học và thành danh nhờ không sống ở Việt Nam.
Trong số 40 nhà khoa học gốc Việt có giáo sư Dang, Chi V, đang làm việc tại đại học Pennsylvania, từng là phó khoa trưởng y khoa của đại học Johns Hopkins, là một trong những ngôi sao về ngành y nổi tiếng khắp thế giới. Giáo sư Dang, Chi V cũng là nhà khoa học có thứ hạng cao nhất trong số những nhà khoa học gốc Việt, hạng 1,203 thế giới.
Trong danh sách các nhà khoa học được PLoS Biology xếp hạng có phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng. Đây là lần thứ 5 ông Hùng lọt vào danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng của thế giới. Thế nhưng dường như trí tuệ của ông Hùng chỉ phù hợp với những nước không phải là Việt Nam. Vì vậy, vào năm 2016, ông Hùng đã trượt trong đợt xét tiêu chuẩn giáo sư của Việt Nam.
Ngoài ông Hùng còn có giáo sư Trương Nguyện Thành, làm việc tại đại học Utah của Mỹ. Ông Thành cũng nằm trong danh sách hơn 40 nhà khoa học gốc Việt được tạp chí PLoS Biology xếp hạng. Tuy nhiên, khi về Việt Nam làm việc cho đại học Hoa Sen thì cách đây 2 năm, ông Thành không đủ chuẩn để làm Hiệu trưởng trường đại học này.
Nhiều người Việt ở nước ngoài đã khẳng định: chính quyền CSVN không cần chất xám, mà chỉ cần đô la xanh của Việt Kiều!
An Nhiên
Những con số và con chữ lừa bịp người dân
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trúc Giang
Mở bài
Lừa bịp là lừa bằng mánh khóe xảo trá để che giấu sự thật.
Tại Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên, trong hai ngày 3&4 tháng 9 năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã thỉnh nguyện cho Việt Nam được thu nhận làm một khu sắc tộc tự trị trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Giang Trạch Dân chấp nhận và cho thời gian 30 năm để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Con số 2020 đánh dấu năm sáp nhập của thời gian 30 năm từ 1990 của Hội nghị Thành Đô để Việt Nam chính thức trở thành một khu sắc tộc tự trị cũng giống như Mãn Thanh, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông cộng thêm Việt Nam.
Bắt đầu từ đó, ý niệm cờ 6 ngôi sao ra đời, gồm 5 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 5 sắc tộc: Mãn, Tạng, Hồi (Tân Cương) Nội Mông và Việt Nam.
Đa số người dân, trí thức và cựu tướng lãnh đã rất nhiều lần yêu cầu đảng CSVN bạch hóa mật ước Thành Đô, nhưng Việt Cộng không dám phơi bày tội bán nước của họ.
Nguyễn Phú Trọng lừa bịp nhân dân bằng cách tránh né con số 2020, cụ thể là trong 15 văn kiện bán nước, cùng ký một ngày, một giờ mà ghi bằng những con số khác nhau. Lừa bịp là lừa bằng mánh khóe xảo trá để che giấu sự thật.
Những “con chữ” lừa bịp.
Thông qua hàng chục văn kiện của các lãnh đạo kế tiếp nhau thừa nhận Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng bằng những từ ngữ bịp như “Hợp tác”, “Thỏa thuận”, “Hợp tác chiến lược toàn diện”, “đại cục”, “Chỉ đạo” và những “lời phản đối” lấy lệ.
Ngoài ra, hành vi bán nước được che giấu như lập Cung Hữu Nghị, Viện Khổng Tử, cờ 6 ngôi sao, ăn mừng lễ độc lập Trung Cộng suốt 10 ngày.
Việt Cộng lừa bịp nhân dân bằng Hiến pháp, trong đó có ghi đầy đủ các quyền con người và quyền công dân như: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, bản thân công dân được bảo vệ…Hiến pháp Việt Cộng lập ra để bịp người dân và cả thế giới nữa. Hiến pháp không phải để thi hành theo luật định.
Lừa bịp nhân dân bằng những con số
Tránh né con số 2020
Con số 2020 xuất phát từ nội dung của cuộc họp Thành Đô năm 1990. Tại Hội nghị Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng thỉnh cầu cho Việt Nam được thu nhận vào làm một khu trị trị của sắc tộc Việt Nam, trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Giang Trạch Dân đồng ý và cho thời gian 30 năm để Việt Nam hoàn tất mọi công việc cho sự sáp nhập vào năm 2020.
Mật ước Thành Đô đã bị các trí thức, cựu tướng lãnh và quần chúng nhiều lần yêu cầu công khai nội dung mật ước, nhưng đảng CSVN không dám tự phơi bày hành vi bán nước của họ.
Con số 2020 đánh dấu năm mà Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng, nên Nguyễn Phú Trọng tránh né con số nầy.
Trong 15 thỏa thuận bán nước, thỏa thuận về tầm nhìn chung quốc phòng đến năm 2025. Thỏa thuận về nhà xuất bản đến năm 2021. Thỏa thuận hợp tác du lịch đến năm 2019. Cái âm mưu nầy của Nguyễn Phú Trọng rất tinh vi. Nếu không chú ý kỹ thì không thấy cái gian trá đó.
Những con số chỉ thời hạn như 2019, 2021, 2025 không phải là thời hạn chấm dứt những thỏa thuận, mà nó chỉ là để né tránh con số 2020.
Nếu nêu ra tất cả những thủ đoạn gian manh bán nước của Nguyễn Phú Trọng thì không có giấy mực nào kể ra cho hết.
Nguyễn Phú Trọng chánh hiệu là tay bán nước số một “Number One Water Selling Man”
Nguyễn Phú Trọng mưu mẹo về con số 99 năm.
Trong Dự luật Đặc khu hành chánh-kinh tế có ghi như sau:
Điều 32. Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu
“1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Việc cho nước ngoài thuê lãnh thổ quốc gia 99 năm là vấn đề rất quan trọng.
Về thẩm quyền của thủ tướng, thì trong hiến pháp không có điều, khoản nào cho phép thủ tướng cho nước ngoài thuê lãnh thổ quốc gia 99 năm cả.
Trong Dự luật Đặc khu hành chánh-kinh tế, đáng lẽ phải dành riêng một điều khoản về việc nầy, để quốc hội phê chuẩn, tức là duyệt xét và cho phép thi hành. Nhưng trong dự luật, con số 99 năm được nằm trong một góc nhỏ, có nghĩa như một cước chú.
Cái ma mảnh ở đây là khi quốc hội phê chuẩn dự luật thì gián tiếp chấp thuận cho thủ tướng được quyền ký văn bản cho nước ngoài thuê lãnh thổ quốc gia trong 99 năm.
Ông Trọng giao banh cho bà Ngân, bà Ngân passer qua cho ông Phúc, thế là 99 năm “ăn theo” luật đặc khu, gián tiếp cho ông Phúc cái quyền nầy.
Nguyễn Phú Trọng chánh hiệu là tay sai của Tập Cận Bình, góp phần thực hiện Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI=Belt and Road Initiative), còn được gọi là Một vành đai, Một con đường (OBOR=One Belt, One Road =Nhất đới Nhất lộ), như vậy là Vành đai đã có hai hải cảng Vân Đồn và Hải Phòng của Việt Nam, cảng Sihanoukville của Campuchia, cảng Hambatota của Sri Lanka. Vành đai của Tập Cận Bình đã đi được một phần của nó.
Việc đặt con số 99 năm ở một góc như một cước chú là một vụ lừa bịp của tập đoàn bán nước Trọng, Ngân, Phúc.
Lừa bịp nhân dân bằng những “con chữ”
Những từ ngữ mang tính lừa bịp
Trong những văn bản bán nước, Việt Cộng dùng những “con chữ” đẹp đẽ, mỹ miều như “hợp tác”, “thỏa thuận”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “đại cục”…những từ ngữ nầy bề ngoài cho thấy quan hệ giữa hai quốc gia bình đẳng nhau. Đó cũng là để bịp thiên hạ, che giấu sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Cộng. “Hợp tác chiến lược toàn diện” cho biết cả hai thành một. Cả hai quốc gia hoàn toàn giống nhau thì rất dễ sát nhập.
. “Đại cục” ám chỉ sự việc rất quan trọng là Việt Nam gia nhập vào gia đình các sắc tộc thuộc Bắc Kinh. Việc sát nhập toàn diện vô cùng thuận lợi.
Đó là đặc thù về địa lý tự nhiên, về chế độ chính trị, văn hóa, xã hội, vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem là một.
“Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan”. Việt Trung là một. Việt Nam là đứa con hoang đàng của Trung Cộng. Ngày 27-6-2016, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) , ủy viên Quốc Vụ Viện (Chính phủ) TQ qua Việt Nam, không biết nói gì, nhưng tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) gọi là “Ông Dương sang thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. (Chinese media: In Vietnam, Yang calls “prodigal son” to return home).
Việt Cộng lạm dụng hai chữ “Nhân dân”
Ngày 30-7-2019, tại buổi lễ kỷ niệm 92 năm thành lập quân đội Trung Cộng, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Cộng, phát biểu: “Việt Nam nhất quán vun đắp tình hữu nghị bền lâu giữa Việt Nam và Trung Quốc, đó là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam”.
Cha nội nầy ba xạo. Thử hỏi “nhân dân” Việt Nam nào quyết tâm xây dựng tình hữu nghị Việt-Trung?
Chỉ có bè lũ bán nước mới có quyết tâm đó thôi.
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam luôn luôn nhớ ơn sự giúp đỡ vô giá của đảng và nhân dân Trung Quốc, cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước trong quá khứ, và sự giúp đỡ phát triển kinh tế và xây dựng CNXH hiện nay”.
Nguyễn Phú Trọng tuyên hứa với Dương Khiết Trì: “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và « nhân dân VN », luôn luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, mong giữ gìn, củng cố và không ngừng làm cho quan hệ Việt-Trung phát triển mạnh mẽ, ổn định và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên căn bản 16 chữ vàng và 4 tốt”.
Phơi bày văn kiện bán nước: “Mật ước Thành Đô năm 1990”
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh là tên tội đồ Cộng Sản bán nước
Người cung cấp tài liệu về mật ước Thành Đô cho trang mạng WikiLeaks.
Bradley Manning, 22 tuổi, đã chuyển giới từ nam sang nữ, tự nhận cái tên là Chelsea Manning. Với cấp bậc binh nhất phụ trách về tin tức tình báo sơ cấp, anh nầy đã đột nhập vào máy chủ của Bộ Ngoại giao Mỹ, đánh cắp 750,000 trang tài liệu mật quốc gia gồm 251,287 bức điện văn mà các sứ quán Hoa Kỳ trên thế giới gởi về Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Trong 3,100 bức điện do Đại sứ và Tổng lãnh sự Mỹ từ Việt Nam gởi về Bộ Ngoại giao, có tiết lộ mật ước Thành Đô năm 1990, nguyên văn như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và Nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh, như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”
Lừa bịp bằng những “lời phản đối” lấy lệ để che mắt người dân.
Một ngàn lẻ một « lời phản đối »
Tính ra Việt Cộng có hơn một ngàn lẻ một (1001) lời phản đối Trung Cộng.
Miệng “phản đối” mà tay liên tục ký những văn kiện bán nước nầy đến những văn kiện bán nước khác. Bán nước có tập đoàn, có truyền thống, từ lãnh đạo nầy đến những lãnh đạo khác.
Từ ông lưỡi gỗ Nguyễn Hải Bình đến cái lưỡi không xương trăm đường lắt léo của bà Lê Thị Thu Hằng, phản đối lấy lệ, bịp dân để chứng tỏ đảng cũng bảo vệ quyền lợi của tổ quốc, dân tộc.
Tàu Cộng ra lịnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mùa hè mỗi năm trên vùng biển mà Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đã công nhận, Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Cộng.
Lịnh cấm bắt đầu từ năm 1999 đến nay (2019) là 20 năm, như vậy đảng CSVN đã phản đối 20 lần.
Phản đối Tàu Cộng tổ chức du lịch đến Hoàng Sa, phản đối việc Trung Cộng xây rạp chiếu bóng ở quần đảo nầy. Phản đối xây đảo nhân tạo ở Trường Sa. Xây bao nhiêu đảo là phản đối bấy nhiêu lần. Phản đối Tàu Cộng xây nhà máy điện hạt nhân, đưa máy bay chiến đấu đến quần đảo nầy, phản đối việc Trung Cộng tập trận ở Biển Đông, phản đối Trung Cộng in sách giáo khoa không đúng sự thật, là nói hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng…
Phản đối nhiều vô số kể, đếm không xuể, kể không hết.
Tờ Hoàn Cầu thời báo cho biết: “Cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (Hoàng Sa) thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối. Đó là tuyên bố định kỳ, không có hành động can thiệp nào cả”. Thế nhưng, nói chung thì Việt Nam chỉ phản đối lấy lệ để bịp nhân dân mà thôi.
Tay ký hàng chục hàng trăm văn kiện bán nước
Hàng chục hàng trăm văn kiện bán nước dưới những chiêu bài “hợp tác”, “thỏa thuận”. Trong khi bà Lê Thị Thu Hằng thay mặt bộ Ngoại Giao tuyên bố “phản đối” thì Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Nguyễn Phú Trọng mời Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương vào Việt Nam thi công Dự án đường Cao tốc Bắc Nam.
Chuyện bán nước có truyền thống, từ Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng trong công hàm bán nước ngày 14-9-1958, đến Lê Đức Anh “Ra trận cấm nổ súng”, Lê Khả Phiêu sập mỹ nhân kế vụ Trương Mỹ Vân, “Sướng con koo mù con mắt” nên dâng đất và biển của tổ tiên cho bọn quan thầy Tàu Cộng. Nông Đức Mạnh cho thuê rừng đầu nguồn 50 năm với lý do là “rừng là chỗ chim ỉa” thì cho thuê có sao đâu. Nguyễn Phú Trọng bí mật dâng cảng Hải Phòng và đặc khu hành chánh-kinh tế Vân Đồn 99 năm cho ông chủ Khựa của hắn.
Tóm lại, một ngàn lẻ một (1001) lời phản đối để che giấu một trăm lẻ một (101) hành vi bán nước.
Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN lừa bịp nhân dân và quốc tế bằng Hiến pháp 2013.
Hiến pháp hiện hành là Hiến pháp 2013, có ghi đầy đủ các quyền con người và quyền công dân. Người ngoại quốc đọc qua thì phải công nhận rằng đó là một hiến pháp tiến bộ, khá hoàn hảo. Tuy nhiên, đó là hiến pháp dùng để lừa bịp nhân dân và quốc tế, chớ không phải để thi hành trị nước an dân.
Trên thực tế, Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng đã chà đạp hiến pháp do họ lập ra.
Dưới đây là những điều bị chà đạp trắng trợn.
Chương II
Điều 14
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 16
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 19
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Đảng CSVN nổi tiếng là lừa bịp quốc tế, chà đạp nhân quyền mà tồi tệ nhất là đảng sử dụng bọn côn đồ, công an giả côn đồ tấn công đánh đập rất tàn bạo người dân. Chỉ trong ba năm, 2012 đến 2014, đã có 260 người chết trong đồn công an. Năm 2018 có 11 vụ chết trong đồn công an.
Rùng rợn nhất là vụ công an cắt cổ anh Nguyễn Hữu Tấn.
Về nhân quyền, Việt Cộng chạy tội bằng cách cho rằng mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có những nền văn hóa khác nhau cho nên nhân quyền cũng khác nhau. Lối ngụy biện nầy bị cứng họng khi được dẫn chứng cụ thể là, khi Việt Nam làm đơn xin được làm thành viên của LHQ, Việt Cộng cam kết tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights) là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp.
Tóm lại, hiến pháp của Việt Cộng chỉ là những tấm giấy đưa ra để lừa bịp mà thôi.
Lừa bịp bằng hành động
Lập cung Hữu nghị
Ông chủ Tập trao chìa khóa quyền sử dụng Cung cho bà Ngân
Trung Cộng chỉ đạo cho Việt Cộng xây Cung Hữu Nghị Việt Trung với tổng phí là 36 triệu USD.
Ngày 12-11-2017, Tập Cận Bình sang chủ tọa lễ khánh thành cung nầy, rồi trao chìa khóa cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nếu cung nầy do Việt Cộng tự ý xây dựng thì lễ khánh thành phải do hai lãnh đạo Việt Trung đồng chủ tọa. Thế mà không có mặt Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ khánh thành nầy.
Việc trao chìa khóa tượng trưng cho việc ông chủ của cung, tức là chính quyền ở Bắc Kinh trao quyền sử dụng và bảo quản cho khu tự trị Việt Nam.
Tóm lại, Việt Nam là một khu tự trị của sắc tộc theo tinh thần của Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Lập Viện Khổng Tử
Việt Nam đã có nhiều Khổng Miếu thờ Khổng Tử ở khắp nơi nhưng phải lập Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội. Viện nầy do Trung Cộng quản lý và điều hành, bao gồm nhân viên giảng huấn, chương trình giảng dạy và toàn bộ các sinh hoạt của viện.
Viện Khổng Tử cũng giống như một môn học của trường tỉnh lỵ trong một quốc gia. Một quốc gia có chủ quyền thì được tham gia vào việc thanh tra, quản lý các sinh hoạt của viện nầy.
Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng là lẽ đương nhiên rồi.
Lý Công Uẩn là người Tàu
Việt Cộng đã dùng cờ 6 ngôi sao để tiếp đón Tập Cận Bình cho thấy khu tự trị của sắc tộc Việt Nam trực thuộc chính quyền ở Bắc Kinh.
Hình ảnh ràng ràng không thể chối cãi được. Bị chửi quá, Việt Cộng đổ thừa là do sai sót của nhà in. Một lối chạy tội trơ trẻn như đứa con nít.
Lễ quốc khánh Trung Cộng là ngày 1 tháng 10 (1949).
Ngày 1-10-2010, Việt Cộng tổ chức ăn mừng quốc khánh Trung Cộng tưng bừng suốt 10 ngày đêm. Lấy chiêu bài là ăn mừng kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long.
Tức là câu chuyện vua Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư đến thành Đại La. Khi đoàn thuyền đến chân thành thì thấy một con rồng vàng hiện ra và bay lên trời, vua đặt tên thành Đại La là Thăng Long.
Trong lịch sử Việt Nam không có một ngày nào, tháng nào, năm nào của Việt Nam có liên quan đến ngày 1 tháng 10 cả. Điều đáng chú ý là các trí thức lên tiếng phản đối bộ phim ăn mừng 10 ngày trong đó Lý Công Uẩn là một người Tàu. Bộ phim tựa đề “Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long”.
Đi phải thưa về phải trình
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước khi đi Mỹ đều phải qua trình diện, xin phép, và cam kết trung thành với quan thầy Tàu khựa. Không có ngoại lệ.
1. Nguyễn Minh Triết
Qua Tàu ngày 16-5-2007. Qua Mỹ ngày 22-6-2007.
2. Trương Tấn Sang
Qua Tàu ngày 19-6-2013. Qua Mỹ ngày 25-7-2013.
3. Phạm Quang Nghị
Qua Tàu ngày 8-9-2013. Qua Mỹ ngày 27-7-2014. Vì có sự tranh giành với Phạm Bình Minh.
4. Phạm Bình Minh (Qua Mỹ lần thứ nhất)
Qua Tàu ngày 12-2-2014. Qua Mỹ ngày 1-10-2014.
5. Nguyễn Phú Trọng
Qua Tàu ngày 7-4-2015. Qua Mỹ ngày 10-7-2015.
6. Phạm Bình Minh (Qua Mỹ lần thứ 2)
Qua Tàu ngày 16-18/4/2017. Qua Mỹ ngày 20-21/4/2017.
7. Đinh Thế Huynh
Qua Tàu ngày 19-10-2016. Qua Mỹ ngày 24-10-2016
8. Nguyễn Xuân Phúc
Qua Tàu ngày 16-9-2016. Qua Mỹ ngày 29-5-2017.
Điều nầy cũng chứng tỏ Việt Nam đã mất chủ quyền quốc gia. Mất nước rồi!
Hiện nay nhiều người đặt câu hỏi là Nguyễn Phú Trọng có qua Tàu trước khi qua Mỹ hay không?
Trả lời. Có thể là không, vì bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đi thế rồi. Tuy nhiên việc Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ còn tùy thuộc vào mức độ thỏa thuận mà Tổng thống Trump yêu cầu trong việc hợp tác.
Việc nầy đã được Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo nêu ra như sau: “
Ông Mike Pompeo tuyên bố tại Bangkok, Thái Lan : « Chúng tôi và các đồng minh sẽ không bao giờ tự uống liều thuốc độc mà nhúng tay vào hai nước Cộng Sản đã và đang làm trò hề trong khu vực Biển Đông. Chỉ khi nào Việt Nam chính thức tuyên bố làm đồng minh với Hoa Kỳ, hoặc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế giống như Philippines, đã thắng kiện Trung Quốc, thì chúng tôi sẽ lên tiếng cảnh cáo đối với Trung Quốc.
Cảnh cáo chỉ là phép ngoại giao thuần túy chớ không phải hoa Kỳ và đồng minh tự sát để xen vào hai nước Cộng Sản anh em nầy. Việc Bãi Tư Chính thuộc về vận chuyển trong khu vực hàng hải quốc tế, Mỹ chỉ có một sứ mạng bảo vệ an ninh, tự do hàng hải ở khu vực nầy và hàng hải quốc tế, chứ Mỹ không xen vào các nước không phải là đồng minh. Đây là điều mà chúng tôi và các nước đồng minh cần nhấn mạnh một cách rõ ràng ».
Vì sao Việt Nam không kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế?
Nhiều ý kiến cho rằng nhân vụ Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là thời điểm để Việt Nam kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, như Philippines đã làm.
Có nhiều lý do không kiện.
Tòa án quốc tế không có biện pháp chế tài.
Tòa chỉ tuyên bố suông vậy thôi. Hai bên thắng hay bại, thì mọi việc vẫn như cũ. Phán quyết của tòa án quốc tế chỉ có tác dụng về mặt chính trị.
Việt Cộng luôn luôn thề thốt « nhất quán » không đa phương hóa, quốc tế hóa về Biển Đông, mà bằng giải pháp song phương.
Việt Nam bị Trung Cộng khống chế về mọi mặt.
Việt Cộng không thể thoát ra khỏi bàn tay của Trung Cộng, vì đã bị cấy « sinh tử phù », đội chiếc « vòng kim cô ». Có thể nói Việt Cộng đã bị Trung Cộng khống chế về mọi mặt, từ kinh tế, quân sự, điện toán…
Philippines dám kiện Trung Cộng vì không lệ thuộc vào Trung Cộng như Việt Nam.
Về kinh tế
Ngành dệt may của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng về nguyên liệu như vải và chỉ sợi. Trung Cộng cắt vải sợi thì trong ba tháng ngành dệt may của Việt Nam phải treo máy.
Đồng nhân dân tệ của Trung Cộng lưu hành trên toàn cõi Việt Nam, tuy nhiên trên giấy tờ thì chỉ có 7 tỉnh biên giới được sử dụng đồng tệ nầy. 7 tỉnh biên giới nầy không có phương tiện cung cấp hàng hóa mà con buôn bên Tàu Cộng cần mua. Tóm lại hàng hóa trong cả nước cung cấp cho các chợ ở biên giới, do đó đồng nhân dân tệ lưu hành trên cả nước.
Quyết định cho 7 tỉnh biên giới được sử dụng tiền của Trung Cộng cũng là một màn lừa bịp rất tinh vi của Việt Cộng Nguyễn Phú Trọng. Một khu tự trị thì được sử dụng tiền của quốc gia là Trung Cộng.
Về quân sự
Về quân sự thì Trung Cộng đã chiếm những vị trí chiến lược có thể khống chế Việt Nam, kể cả những sư đoàn người Tàu đang sống khắp nơi trên đất nước nầy.
Trung Cộng đã nắm trong tay « vũ khí bùn đỏ » trên nóc nhà Tây nguyên, chỉ cần một tiếng nổ thì các hồ chứa bùn đỏ từ trên cao chảy xuống các tỉnh ở vùng thấp trong khu vực, tràn vào thượng nguồn sông Đồng Nai, gây thiệt hại cho hàng chục triệu người Việt Nam sống bên hai bờ sông nầy.
Vì sao tàu Hải Dương Địa chất 8 không hung hăng như trước kia ?
Trước kia Trung Cộng rất hung hăng trong vụ Hải Dương 981
Hồi năm 2014, ngày 2-5, Trung Cộng đưa tàu Hải Dương 981 đến vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Lúc đó Tập Cận Bình không quan tâm đến ảnh hưởng của chính quyền Tổng thống Obama, nên rất hung hăng, dùng vòi rồng áp suất cao tấn công các tàu cảnh sát biển và các tàu chấp pháp của Việt Nam. Họ đâm bể thân tàu cảnh sát biển, đồng thời đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng, bắt giữ và tịch thu ngư cụ của nhiều tàu cá Việt Nam. Nhiều loại máy bay của Trung Cộng xuất hiện tại khu vực để đe dọa Việt Nam.
Tàu Hải Dương 981 trụ tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam suốt 75 ngày.
Tàu Hải Dương Địa chất 8 thực hiện « hai thăm dò »
Tàu nầy đến Bãi Tư Chính thuộc vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ= Exclusive Economic Zone) của Việt Nam để thực hiện hai thăm dò, vừa thăm dò địa chất, vừa thăm dò phản ứng của Việt Nam và Hoa Kỳ. Thăm dò phản ứng là chính.
Trung Cộng không muốn đụng độ quân sự với Việt Nam
Có hai lý do : Không muốn cho Mỹ nhảy vào tranh chấp quân sự ở Biển Đông. Trung Cộng không muốn tiêu diệt chế độ và đảng Cộng Sản Việt Nam.
1). Trung Cộng không muốn cho Mỹ lợi dụng thời cơ nhảy vào tranh chấp quân sự ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo đã nói : « … Việc Bãi Tư Chính thuộc về vận chuyển trong khu vực hàng hải quốc tế, Mỹ chỉ có một sứ mạng bảo vệ an ninh, tự do hàng hải ở khu vực nầy và hàng hải quốc tế, chứ Mỹ không xen vào các nước không phải là đồng minh ».
Biển Đông là một mặt trận trong Thương chiến Mỹ-Trung. Tập Cận Bình đang mệt mõi đối phó với Tổng thống Trump trong thương chiến, nên rất e dè, thận trọng trước ông tổng thống khó lường của nước Mỹ. Biết đâu ông Trump thừa cơ hội nầy để chứng minh cho cử tri Mỹ thấy rằng ông đang thực hiện cam kết « Make America Great Again ».
2). Trung Cộng không muốn tiêu diệt đảng và chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Xin trích một đoạn của nhà văn Vũ Đông Hà trên trang Dân Làm Báo :
“Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán ta.
Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua.
Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!
Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám Thái Thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh Hải Quân của chúng không được hành động vì sợ làm phiền lòng ta”.
Vũ Đông Hà * danlambaovn.blogspot.com
10. Những lời phát biểu ngu dốt của lãnh đạo CSVN
10.1. Phát biểu của Nguyễn Phú Trọng
« Cái hay của chúng ta là tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách, ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết. Thế thì ai dân chủ hơn ai ? Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không ? »
Lời tuyên bố óc bã đậu đúng là đệ nhất ngu ngốc, thế mà được đám thuộc hạ kém khả năng trí tuệ, vỗ tay hoan nghênh, báo chí loan tải khắp quần chúng nhân dân. Lời « vàng ngọc » đệ nhất dốt đó được ghi vào lịch sử đảng.
Không thể tưởng tượng được bác ấy lại ngu ngốc đến thế.
10.2. Phát biểu của Trương Tấn Sang
Trương Tấn Sang đến Quảng Ngãi thăm ngư dân bị Trung Cộng đâm chìm tàu. Ông nầy kêu gọi ngư dân bám biển. Tàu gỗ bị đâm chìm thì ta mua tàu vỏ sắt, bị đâm thì bị móp méo chút đỉnh thôi, nhưng ta an toàn.
Lại một tuyên bố óc bã đậu của lãnh đạo Đảng CSVN nữa.
Kết luận
Đảng Cộng Sản Việt Nam có truyền thống bán nước, khởi đầu từ thời Hồ Chí Minh đến Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh và hiện nay là Nguyễn Phú Trọng.
Để che giấu tội bán nước, tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn dựng lên những màn lừa bịp từ tinh vi đến trơ trẻn như đứa con nít. Cờ 6 ngôi sao xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau mà cho đó là lỗi kỹ thuật trong việc in ấn, đài truyền hình sơ sót…
Nước Việt Nam thật sự đã mất vào tay Tàu Cộng rồi. Bọn bán nước thì gian manh, người dân thì vô cảm, chỉ lo kiếm tiền thôi, chết ai nấy bỏ. Đã mất tính người, mất cả tình đồng bào.
Thái độ khiếp nhược, vô cảm mà cô giáo Lam đã than thở: “Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn. Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm. Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi..”
Dưới mắt Huyền Lâm, đất nước Việt Nam đã mất cả màu xanh, màu xanh của hy vọng, màu xanh của sức sống, màu xanh của tương lai”.
Các vua Hùng có công dựng nước, Đức Hưng Đạo Vương có công giữ nước, để bác cháu ta tha hồ bán nước. Chữ Hán gọi là Mại quốc cầu vinh.
Trúc Giang
Minnesota ngày 25-8-2019