Tin khắp nơi – 24/08/2019
Trump loan báo
tăng thêm thuế quan trả đũa lên hàng TQ
Tổng thống Donald Trump leo thang chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng cách loan báo thêm các mức thuế quan áp lên hàng hóa nhập khẩu của nước này, sau khi Bắc Kinh ngày thứ Sáu thông báo tăng thuế lên hàng hóa của Mỹ.
Trong một loạt những dòng tweet vào chiều thứ Sáu, ông Trump cáo buộc Trung Quốc lợi dụng Mỹ về thương mại và lấy mất “hàng trăm tỉ đôla” từ Mỹ. “Trong tư cách Tổng thống, tôi không thể cho phép chuyện này xảy ra nữa!” ông nói.
Ông loan báo các sản phẩm từ Trung Quốc dự kiến bị áp thuế 10% vào ngày 1 tháng 9 giờ sẽ chịu mức thuế 15%. Hàng hóa chịu thuế ở mức 25% sẽ bị đánh thuế ở mức 30% bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.
Những phát biểu của ông Trump được đưa ra sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ áp các mức thuế quan mới 5% và 10% đối với 75 tỉ đôla hàng hóa của Mỹ.
Việc áp thuế sẽ diễn ra theo hai đợt, giống như Mỹ nói trước đó trong tháng này về việc áp thuế 10% lên 300 tỉ đôla hàng hóa Trung Quốc.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà đầu tư bất an vào ngày thứ Sáu.
Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm 623 điểm ngày thứ Sáu trong khi các công ty và các hội đoàn doanh nghiệp hối thúc hai nước ngồi vào bàn đàm phán.
Ông Trump nói ‘được an bài’
để đối đầu thương mại với TQ
AFP đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Tư (22/8) đã tuyên bố, ông là “người được an bài” để đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại.
“Đây không phải là cuộc chiến thương mại của tôi. Đây là một cuộc chiến thương mại đáng lẽ phải diễn ra từ lâu ở rất nhiều đời tổng thống khác”, ông nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
“Ai đó phải làm điều này”, Tổng thống Trump nhìn lên bầu trời và nói thêm: “Tôi là người được an bài. Vì vậy, tôi đang đấu với Trung Quốc về thương mại. Và các bạn biết không? Chúng ta đang chiến thắng”.
Ông Trump đã áp thuế 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và sẽ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 1/9 và ngày 15/12. Các cuộc đàm phán thương mại cũng được nối lại vào
tháng tới. Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng chiến tranh thương mại đang làm tăng trưởng toàn cầu chững lại nhưng ông Trump vẫn giữ thái độ cứng rắn với Trung Quốc.
Tổng thống Trump nói rằng ông “được mọi người bầu vào vị trí này để làm một công việc tuyệt vời. Và đó là những gì tôi đang làm”.
Ước tính thiệt hại ‘khủng khiếp’
từ thương chiến Mỹ-Trung
Trước diễn biến tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Bãi Tư Chính, tam giác ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc – Mỹ lại nóng lên với những bình luận từ các bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc Cảnh Sảng hôm thứ Hai 19/8/2019 khẳng định tại một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng Tàu Hải Dương 8 “luôn hoạt động trong vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc” và Trung Quốc mong Việt Nam “thành thực tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ.”
Sau đó hơn một ngày, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông John Bolton có dòng thông điệp trên trang mạng xã hội Twitter bày tỏ sự ủng hộ với những nước phản đối hành xử mang tính “cưỡng ép” của Trung Quốc.
“Những nỗ lực gia tăng gần đây của Trung Quốc để đe dọa không cho các nước khác phát triển nguồn lực ở Biển Đông là đáng lo ngại. Hoa Kỳ cương quyết ủng hộ những ai phản đối hành vi cưỡng chế và chiến lược bắt nạt gây đe dọa hòa bình và an ninh khu vực,” ông John Bolton viết trên Twitter hôm 20/8.
Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm thứ Ba 13/8, chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi khu vực.
Con tàu này cùng các tàu hải cảnh hộ tống lần đầu tiên vào khu vực hồi đầu tháng Bảy.
Kể từ khi xảy ra cuộc đối đầu, tàu thuyền Trung Quốc cũng hoạt động trong một lô dầu khí của Việt Nam, nơi có giàn khoan của hãng dầu khí Nga Rosneft thuê đang hoạt động.
Trung Quốc mong Việt Nam”thành thực tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ”
Sau đây là toàn văn câu hỏi của truyền thông về tàu Hải Dương 8 và câu trả lời của ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại cuộc họp báo hôm 19/8:
Câu hỏi: Phản ứng trước tin tàu nghiên cứu khoa học Hải Dương 8 của Trung Quốc và các tàu hải cảnh đã quay trở lại khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hôm 16/8 rằng Việt Nam phản đối Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu này ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp để thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán theo luật Việt Nam và luật quốc tế. Ông có bình luận gì [về việc này]?
Trả lời: Trung Quốc có chủ quyền đối với Quần đảo Nam Sa và các vùng biển lân cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan. Con tàu được nói đến của Trung Quốc vẫn luôn hoạt động trong vùng biển trong thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Trong quá trình đó, con tàu này đã điều chỉnh thích hợp kế hoạch hoạt động để phù hợp với các điều kiện hàng hải và nhu cầu thực tiễn. Chúng tôi hy vọng rằng quốc gia có liên quan sẽ thành thực tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và bình yên tại các vùng biển này.
Bình luận của các tướng Mỹ
Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 18 và 19 tháng Tám, Đại tướng David L. Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, và Đại tướng Charles Q. Brown Jr., Tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương cũng nói Mỹ tôn trọng các quyết định và hành động của Việt Nam.
“Tôi nhấn mạnh lại tuyên bố rất mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra. Đó là chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực…”
“Chúng tôi luôn luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam, chúng tôi sẽ theo sát các hoạt động của chính phủ Việt Nam, sẵn sàng hợp tác làm việc với Việt Nam,” truyền thông Việt Nam dẫn lời Đại tướng Goldfrein nói với báo giới hôm 18/8.
Những hoạt động của Trung Quốc như thế này sẽ đi ngược lại mục tiêu, tôn chỉ của chúng tôi đã làm là giữ cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự doĐại tướng Charles Q. Brown Jr.
Trả lời câu hỏi về mục tiêu của Trung Quốc trong việc đưa tàu Hải Dương 8 vào thềm lục địa của Việt Nam, Đại tướng Charles Q. Brown Jr. nói:
“Về mục tiêu của Trung Quốc là gì, người tốt nhất chúng ta nên hỏi là Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi quan sát rất kỹ những hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, và chúng tôi nhận định rằng những hoạt động của Trung Quốc như thế này sẽ đi ngược lại mục tiêu, tôn chỉ của chúng tôi đã làm là giữ cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở và tự do. Rõ ràng những hoạt động của họ có tác động rất lớn, tác động không mong muốn và tác động quá đà, đặc biệt là đối với khu vực đặc quyền kinh tế của các nước.
“Khi nói về phản ứng của Mỹ, rất khó để nói trước các hoạt động của chúng tôi sẽ tiến hành như thế nào, nhưng với tư cách tư lệnh không quân Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhiệm vụ của chúng tôi là viết ra những phương án để các lãnh đạo, chính trị gia sẽ đưa ra quyết định dựa trên phương án mà chúng tôi đề xuất. Tôi xin lưu ý rằng với những phương án chúng tôi đề xuất, chúng tôi sẽ có trao đổi với Việt Nam cũng như phù hợp với những lợi ích của các nước trong khu vực mà các hoạt động diễn ra ở khu vực Biển Đông”.
Việt Nam ‘yêu cầu Trung Quốc rút tàu’
Ba ngày sau khi tàu Hải Dương 8 quay lại Bãi Tư Chính, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng:
“Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.
“Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
“Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
“Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.”
Hồi cuối tháng Bảy 2019, Việt Nam gửi công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam.
Hiện chưa có thông tin chính thức và chi tiết thêm nào trên truyền thông Việt Nam về “các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” mà Việt Nam đang thực hiện và tuyên bố thực hiện ở Biển Đông sau tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29953-uoc-tinh-thiet-hai-khung-khiep-tu-thuong-chien-my-trung.html
Tổng Thống Trump thêm căng thẳng
với Trung Cộng- thị trường chứng khoán chao đảo
Tin Washington DC – Vào thứ Sáu, 23 tháng 8, Tổng Thống Donald Trump đã có cuộc họp với các cố vấn kinh tế cấp cao tại Tòa Bạch Ốc, sau khi đăng hàng loạt thông điệp đả kích Trung Cộng, gây chấn động thị trường chứng khoán.
Trong các tuyên bố trên Twitter, ông Trump gọi Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình là kẻ thù, và ra lệnh cho các công ty Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm giải pháp mới thay thế cho Trung Cộng. Tổng Thống Trump viết, Hoa Kỳ đã tổn thất hàng ngàn tỷ Mỹ kim vì Trung Cộng trong nhiều năm qua. Trung
Cộng đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ ở mức độ hàng trăm triệu Mỹ kim một năm và vẫn đang tiếp tục. Tổng Thống Trump khẳng định ông không thể để điều này tiếp tục xảy ra, và Hoa Kỳ sẽ tốt hơn nhiều nếu không có Trung Cộng.
Tổng thống Trump cho biết đã ra lệnh cho các hãng Hoa Kỳ tìm lựa chọn thay thế cho Trung Cộng, bao gồm cả việc đưa trụ sở về lại Hoa Kỳ và sản xuất sản phẩm trên đất Mỹ. Cố vấn kinh tế Peter Navarro, người có lập trường diều hâu với Trung Cộng, và Đại diện thương mại Robert Lighthizer, đã xuất hiện bên ngoài Phòng Oval không lâu trước khi tổng thống đăng các bài viết lên Twitter. Tòa Bạch Ốc sau đó xác nhận với hãng NBC News rằng Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Larry Kudlow và Bộ Trưởng Ngân Khố Steve Mnuchin cũng có mặt trong cuộc họp.
Các tuyên bố của tổng thống Trump trên mạng xã hội đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 600 điểm, tương đương 2.3%. Chỉ số S&P 500 giảm 2.5%, và Nasdaq Composite giảm 2.9%. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-them-cang-thang-voi-trung-cong-thi-truong-chung-khoan-chao-dao/
Chiến hạm Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan
Tin Washington DC – Theo bản tin từ Reuters, Hoa Kỳ vào thứ Sáu, 23 tháng 8, đã điều một chiến hạm Hải quân băng qua eo biển Đài Loan, tiếp tục làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
Chỉ huy Reann Mommsen, phát ngôn viên hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ, cho biết tàu đổ bộ USS Green Bay đi qua eo biển Đài Loan theo đúng với luật pháp quốc tế, và chuyến đi này là nhằm thể hiện lời cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo đảm vùng Ấn Độ Thái Bình Dương sẽ luôn là một khu vực tự do và mở cửa. Viên chức này khẳng định Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép.
Trước đó trong tháng này, chính phủ Trung Cộng đã từ chối không cho các chiến hạm USS Green Bay và USS Lake Erie ghé thăm cảng Hong Kong. Tàu đổ bộ USS Green Bay ban đầu dự định ghé thăm Hong Kong vào ngày 17 tháng 8. Việc Trung Cộng từ chối các chuyến thăm được thông báo giữa lúc Hong Kong đang rối loạn vì các cuộc biểu tình, vốn hiện đã kéo dài hơn 2 tháng.
Chuyến đi hôm thứ Sáu của tàu USS Green Bay sẽ làm xấu thêm quan hệ Mỹ -Trung, vốn đã căng thẳng vì chiến tranh thương mại. Chuyến đi cũng sẽ được coi là dấu hiệu ủng hộ Đài Loan từ chính quyền của Tổng Thống Donald Trump. Trung Cộng mới đây đã chỉ trích việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và vào tháng 7, Bắc Kinh từng nói rằng nước này sẵn sàng tuyên chiến nếu Đài Bắc có bất kỳ hành động gì nhằm tuyên bố độc lập. (Ngô Bảo)eo biển đài
https://www.sbtn.tv/chien-ham-hoa-ky-di-qua-eo-bien-dai-loan/
Biểu tình Hong Kong và thế lưỡng nan của TT Trump
Tình hình Hong Kong không phải là mối bận tâm của Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn đang tập trung vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và không muốn vấn đề Hong Kong làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán – đó là lý do ông Trump không đưa ra sự ủng hộ rõ ràng đối với người biểu tình Hong Kong, theo giới phân tích.
‘Thái độ nước đôi’
Trong bài bình luận có tiêu đề ‘Donald Trump không có niềm tin sâu sắc nào về Hong Kong hay dân chủ. Ông ấy chỉ muốn tái đắc cử’ đăng trên tờ South China Morning Post, nhà báo Robert Delaney, trưởng đại diện của tờ này tại Mỹ, nhận định rằng Trump có thái độ ‘nước đôi’ (duplicity) trên vấn đề Hong Kong.
“Theo dõi những thông điệp của ông Trump về sự hỗn loạn ở Hong Kong thay đổi nhanh một cách chóng mặt, tôi thấy vừa buồn cười vừa tai hại,” ông Delaney viết.
Theo nhà báo này thì các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ‘chắc chắn làm ông Trump bực mình’ vì ông có ‘sự đồng cảm rõ ràng đối với những nhà độc tài chuyên chế’.
“Tuy nhiên tình hình ở Hong Kong đã tiến triển đến mức ông ấy biết rằng nếu tiếp tục ủng hộ cách hành xử của Bắc Kinh trong cuộc đối đầu này thì hy vọng tái đắc cử của ông sẽ bị tổn hại,” nhà báo này phân tích.
Delaney lưu ý rằng chỉ trong vòng vài tuần, ông Trump đã đi từ gọi những cuộc biểu tình ở Hong Kong là ‘bạo loạn’ đến ‘đề xuất Tập Cận Bình ngồi xuống đàm phán với người biểu tình để giải quyết vấn đề Hong Kong một cách nhân đạo’.
Trao đổi với VOA, nhà báo Robert Delaney nói rằng Tổng thống Trump ‘đang rất cẩn trọng trong cách thức ông phản ứng về biểu tình ở Hong Kong’.
Cách của ông Trump hiện nay là ‘không thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với cuộc biểu tình cũng như không công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh’.
“Ông ấy ý thức rất rõ ý kiến của công chúng trên vấn đề này là như thế nào cho nên nếu ông ấy bày tỏ sự ủng hộ quá mức cho Bắc Kinh hay chính quyền Hong Kong thì cuối cùng điều đó sẽ làm tổn hại cơ hội của ông trong cuộc bầu cử tổng thống,” Delaney phân tích.
Mặt khác, cũng theo nhà báo này, Trump không thể ra mặt ủng hộ người biểu tình Hong Kong được vì ông ‘đang trong một nỗ lực tìm kiếm sự nhượng bộ của Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại’.
“Ông ấy ý thức được rằng ủng hộ biểu tình Hong Kong thì sẽ không có được lợi gì trong cuộc chiến thương mại,” Delaney phân tích. Nhà báo này cũng cho rằng vấn đề thương mại đối với Trump ‘cao hơn rất nhiều’ so với biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, cho nên người biểu tình, cho dù có hy vọng thế nào về sự giúp đỡ của Mỹ, cũng ‘không thể mong chờ nhiều từ ông Trump’.
Lời hứa của Trump với Tập
Các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Trump đang thúc giục ông ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, nhưng ông không quan tâm, tờ Politico dẫn lời những người thạo tin các cuộc tranh luận nội bộ trong chính quyền cho biết.
Tờ báo này nêu tên cụ thể John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia, và một số cố vấn kinh tế đã thúc đẩy ông Trump có lập trường quả quyết hơn đối với các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Tuy nhiên, họ nhận thấy vấn đề này không gây hứng thú gì đối với vị tổng thống vốn tập trung hơn vào các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Tập Cận Bình – và lo lắng rằng nếu ông chỉ trích những nỗ lực của nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm dập tắt bất đồng ở Hong Kong thì sẽ làm hỏng cơ hội ông đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trong mùa đông này, cũng theo Politico.
Khi các cuộc biểu tình ngày càng leo thang, Tổng thống Trump vẫn quyết tâm không để các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc làm phức tạp thêm cuộc đàm phán thương mại của ông.
Nhưng sau đó, Trump đưa ra một loạt phát biểu mâu thuẫn về Hong Kong, trong đó có lời kêu gọi ông Tập ‘xử lý vấn đề Hong Kong một cách nhân đạo’.
Đó là tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ nhất mà Trump gửi tới người biểu tình đòi dân chủ, theo nhận định của Politico.
“Tất nhiên, Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận,” ông Trump viết trên Twitter về cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa hai nước. “Hãy xử lý nhân đạo với Hong Kong trước đã!”
Trong một dòng tweet sau đó, Trump nói thêm: “Tôi biết rất rõ Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông ấy là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, người rất tôn trọng người dân đất nước ông ấy. Ông cũng là người tốt trong ‘công việc khó khăn’. Tôi không nghi ngờ gì nếu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn giải quyết vấn đề Hồng Kông một cách nhanh chóng và nhân đạo, ông ấy có thể làm được. Gặp riêng?”
Trong cuộc điện đàm với ông Tập vào tháng Sáu, Tổng thống Trump đã khiến các trợ lý ngạc nhiên khi ông nói với Tập rằng sẽ không lên án Trung Quốc nếu nước này đàn áp ở Hong Kong. Ông nói ông hiểu đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, vẫn theo Politico.
Cam kết ngẫu hứng của tổng thống gây ra sự nhập nhằng trong nội bộ chính quyền. Các trợ lý không biết chắc liệu có khung thời gian nào đó trong lời hứa im lặng của ông Trump hay không.
Các tín hiệu lẫn lộn từ Trump đã dẫn đến những tuyên bố trái ngược từ các cơ quan khác nhau trong chính quyền – khi các quan chức Mỹ cố gắng tránh vi phạm lời cam kết mà Trump đã đưa ra với Tập.
Khi được yêu cầu bình luận về Hong Kong, một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump chỉ nói chung chung rằng ‘các quyền tự do biểu đạt và hội họp là những giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với người dân Hong Kong và những quyền tự do này cần được bảo vệ. Hoa Kỳ kiên quyết bác bỏ quan điểm cho rằng chúng tôi đang tài trợ hoặc kích động các cuộc biểu tình.”
Các cựu quan chức của cả hai đảng đã chỉ trích cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi rằng Mỹ cần cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Daniel Russel, từng là trợ lý an ninh quốc gia cấp cao của Tổng thống Barack Obama, chỉ trích ‘sự thiếu mạch lạc trong chính quyền, cộng với sự thiếu hiểu biết thực sự về cách thức hoạt động của Trung Quốc’, và cho rằng điều này sẽ ‘không dẫn đến kết quả tốt’.
Hôm 13/8, ông Trump dường như tuân theo cam kết với ông Tập hồi tháng 6 khi liên tục đề cập các cuộc biểu tình mới nhất ở Hong Kong mà không lên án chính phủ Trung Quốc ngay cả khi có tin Bắc Kinh đã điều cảnh sát vũ trang đến sát Hong Kong.
“Nhiều người đang đổ lỗi cho tôi và Mỹ về những vấn đề đang xảy ra ở Hong Kong. Tôi không hiểu được tại sao?” Ông Trump tweet. “Thông tin tình báo của chúng tôi cho biết Chính phủ Trung Quốc đang chuyển quân đến biên giới Hong Kong,” ông viết thêm vài phút sau đó, “Mọi người nên bình tĩnh và an toàn!”
‘Nội bộ không nhất quán’
Tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa Nhà Trắng và các cơ quan khác của chính quyền về Hong Kong đã diễn ra. Những bình luận của ông Trump rõ ràng ít quyết đoán hơn so với các tuyên bố của Bộ Ngoại giao, cũng theo tờ báo này.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao hôm 14/8 nói rằng hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc chứng tỏ họ không tuân thủ các cam kết của mình.
“Họ không giữ lời và họ thất hứa,” vị quan chức chính thức này được Politico dẫn lời nói. Điều này đi ngược mong muốn của Tổng thống Trump là xử lý thương mại và nhân quyền như hai hồ sơ riêng biệt.
Quan điểm của tổng thống được Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói rõ trong chương trình ‘Squawk Box’ của kênh CNBC Box hôm 14/8 rằng Hoa Kỳ không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Hong Kong và gọi đó là vấn đề nội bộ.
“Tổng thống Trump thay vì nháy đèn đỏ lại bật đèn xanh, và điều đó không bền vững trong chính trị Mỹ,” ông Mike Green, người từng là quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia của chính quyền George W. Bush, được Politico dẫn lời nói.
Mặc dù tổng thống không đạt được nhượng bộ gì từ ông Tập vào tháng 6 khi ông cam kết sẽ giữ im lặng về Hong Kong, một số quan chức Nhà Trắng cho rằng ông Trump đang hy vọng thái độ của mình sẽ khiến Tập Cận Bình phối hợp cùng giải quyết tranh chấp thương mại, theo Politico. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có Trump mới nhượng bộ với việc trì hoãn áp thuế lên một phần trong 300 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc mà ông tuyên bố sẽ đánh thuế kể từ ngày 1/9.
Ông Mike Green so sánh chiến lược này với cách làm mà Tổng thống Trump đã áp dụng với nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un ở Singapore khi ông hứa sẽ hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc – một động thái khiến Seoul và Lầu Năm Góc bất ngờ – trong nỗ lực ‘lấy lòng’ ông Kim.
Một quan chức chính quyền Trump thừa nhận với Politico rằng ông Trump ‘chắc chắn quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh kinh tế’ của mối quan hệ Mỹ-Trung. “Ông ấy ưu tiên các cuộc đàm phán thương mại hơn cả – đó là ưu tiên số một của ông ấy. Nếu ông ấy ý thức rằng điều này (Hong Kong) sẽ gây cản trở – đó là điều mà Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ – ông ấy sẽ ra quyết định dựa trên chỗ nào mà vấn đề đó được đưa vào phù hợp và tương ứng với thỏa thuận thương mại của ông ấy.”
Nhưng không rõ liệu những nhượng bộ này của Mỹ sẽ mang lại kết quả mà ông Trump đang muốn có về thương mại hay không.
Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông Trump, biện hộ cho lập trường của người Sếp cũ.
“Tổng thống Trump đang cố gắng tạo lập trật tự và ổn định khi ông trải qua quá trình tái cấu trúc đồ sộ kinh tế Trung Quốc và kinh tế thế giới. Ông ấy không thể làm người hét ra lửa được – chỉ đi sai một nước cờ thì tình hình có thể bùng nổ. Đảng Cộng sản Trung Quốc không chấp nhận trách nhiệm bằng bất cứ giá nào. Họ phải đổ lỗi cho Hoa Kỳ là ‘bàn tay hắc ám’ phía sau tất cả những điều này. Đó là lý do tại sao tổng thống phải đặt mình ở trên xung đột.”
Mỹ: Đông Bình Tây Định Á, Âu
Vi Anh
Tin RFI của Pháp, “Trung Quốc là mục tiêu tên lửa tầm trung của Mỹ.Một tháng sau khi hủy Hiệp định tên lửa hạt nhân INF với Nga, ngày 19/08/2019, Hoa Kỳ thông báo thử nghiệm thành công một hỏa tiễn quy ước tầm trung…Nga chỉ trích hành động «leo thang quân sự». Còn Trung Quốc lên án Mỹ «kích động chạy đua vũ trang dẫn đến xung đột quân sự».
Không phải mới đây mà từ lâu Mỹ đã triển khai uy lực và quân lực trong việc đông bình tây định ở Á Đông và Tây Âu. Thời sự Á Đông cho thấy, Mỹ càng ngày càng tăng quân lực cho Á châu Thái bình dương, chống TC xâm chiếm và quân sự hoá biên đảo ở Biển Đông là điểm và Thái Binh Dương là diện. Mỹ đã thanh lập liên minh chống TC để bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã lai. Mỹ mở rộng chiến lược thành Ấn độ Thái Bình Đương để bao vây đường biên của TC, chận đầu chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của TC trên biển.
Ổ Tây Âu, nhớ năm 2018, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ hôm 04/05, thông báo, Hải quân Hoa Kỳ tái lập Đệ Nhị Hạm Đội. Trước đây Hạm đội 2 này chịu trách nhiệm tuần tra vùng Bắc Đại Tây Dương, bây giờ với tình hình mới có những mối đe dọa mới và nước Nga phát triển sức mạnh quân sự nên lập lại hạm đội này.
Bộ Tư Lịnh ham đội đóng tại Norfolk, bang Virginia, nơi đây cũng có thể sớm đón nhận một bộ phận chỉ huy của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.
“Thành lập năm 1950 đệ nhị hạm đội Mỹ đã đóng vai trò chiến lược chủ chốt trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Trước năm 2011, trông coi 126 tàu thủy, 4.500 phi cơ và 90.000 quân nhân phục vụ, ủng hộ Khối NATO. Năm 2011 [thời TT Obama], hạm đội bị giải thể vì lý do tiết kiệm ngân sách. Thế nhưng, đối với Hoa Kỳ, bây giờ lại là lúc cần phải tiến hành răn đe tại vùng Bắc Đại Tây Dương”.Hạm đội 2 sẽ được đặt tại căn cứ hải quân Norfolk ở bang Virginia ven Đại Tây Dương.
Đây là công tác Hải Quân Mỹ phải làm và làm ngay vì nhu cầu tình hình khá căng thẳng và nhiều biến động giữa Mỹ và Nga hậu CS ở Âu châu và TC hiện CS ở Á châu. Chính TT Trump kiêm tư lịnh tối cao của Quân Lực Mỹ đã ban hành «Chiến lược an ninh quốc gia» hôm 18/12/2017.Ông đưa ra bốn cột trụ giữ vững cơ đồ bảo quốc, an dân và kinh tế, đối ngoại. Đó là bảo vệ lãnh thổ quốc gia, thịnh vượng kinh tế của nước Mỹ, hòa bình và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ông chánh thức chỉ mặt kêu tên hai ‘đối thủ’- chớ không phải đối tác nữa’ của Mỹ mà là đối địch của Mỹ – đó là, «Trung Quốc và Nga đang thách thức sức mạnh, ảnh hưởng và lợi ích của nước Mỹ, họ đang cố phá hoại an ninh và phồn thịnh của nước Mỹ».
Hiện thời TC thua xa Mỹ về con số và trình độ hiện đại của hàng không mẩu hạm và tàu chiến. TC hiện thời chỉ có một chiếc HKMH Liêu Ninh mua chiếc cũ của Ukrain về tân trang lại. Về chương trình phát triển HKMH trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng.
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn 10 HKMH trong đó có chiếc USS Carl Vinson hiện đang thăm Đà Nẵng là chiếc lớn nhứt thế giới vận hành bằng nguyên tử lực. Còn trong ngày tháng đầu nhiêm kỳ của TT Trump, Mỹ đưa vào sử dụng hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford, vô địch
về giá cả 13 tỷ Mỹ kim, vô địch về kỹ thuật, có hệ thống gián điệp bảo vệ tàu, nhiều máy bay chiến đấu nhứt, vũ khí tân tiến nhứt, vũ khi laser mỗi phát bắn laser chỉ tốn vào khoảng vài USD.
Về tàu chiến của TC, theo báo cáo của Bộ QP Mỹ, Trung Quốc vốn có 5 tàu lặn nguyên tử, 53 tàu lặn tấn công chạy diesel và 4 tàu ngầm trang bị các hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn 7.200 km.Và từ khi Ô. Tập Cận Bình lên cầm quyền năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã đóng mới và đưa vào biên chế 77 tàu chiến các loại, từ tàu khu trục mang hoả tiễn dẫn đường đến khinh tốc hạm, tàu hậu cần.
Còn Mỹ, tất cả các tàu lặn của Mỹ đều sử dụng nguyên tử lực, bao gồm 18 tàu trong đội hình, 36 tàu lặn tấn công lớp Los Angeles, 3 tàu lặn tấn công lớp Seawolf và 13 tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Hải quân Mỹ cũng có 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 30 tàu đổ bộ và 18 tàu chiến tấn công ven biển.
TC cũng thua xa Mỹ về căn cứ hải quân trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các hoả tiễn để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.
Còn Quốc Hội Mỹ theo truyền thống “Support Our Troops” tối đa. Theo Reuters ngày 7-2, Thượng viện Mỹ đã thảo luật biểu quyết luật ngân sách liên bang có hiêu lực cho cả hai năm tới. Hai kinh phí quan trọng nhứt là quốc phòng và nội địa, với khoản tăng ngân khoản 300 tỷ USD. Theo dự luật ngân sách hai năm nêu trên, chi tiêu quốc phòng được đặc biệt chiếu cố, ủng hộ mạnh nhứt, sẽ tăng lên 80 tỷ USD trong tài khóa 2018 và 85 tỷ USD trong tài khóa 2019 tiếp theo.
Quân đội Mỹ được cơ cấu, huấn luyện, chuẩn bị luôn sẵn sàng cho hai, ba mặt trận. Vùng biển Á châu Thái bình dương đang bị TC hiện CS với Chủ Tịch Tập Cận Bình xâm lấn và quân sự hoá theo chiến thuật tằm ăn lên hay phát triển ảnh hưởng quân sự như vết dầu loang. Vùng biển Bắc Đại Tây dương và biển Baltic Nga hậu CS với TT Putin cựu trung tá KGB đã làm thủ tướng và tổng thống Nga gần 16 năm đang cấu kết tái lập Chiến Tranh Lạnh chống Mỹ càng ngày càng nhiều.
Còn Mỹ với tân Tổng Thống Trump đắc cử với khẩu hiệu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Ông công khai chỉ mặt kêu tên TC và Nga là hai ‘đối thủ’ hẳn hòi.
So tương quan lực lượng và bố trí mặt trận Tay Âu và Đông Á, thực tế tình hình cho thấy Mỹ ở thế thượng phong. Nên TC chỉ chông Mỹ bang vỏ mồm. Thực tế coi như Mỹ đã đông bình và tây định ở Á châu Thái binh dương và ở Âu châu ( Tây và Đông Âu)./.(VA)
https://vietbao.com/p123a297973/my-dong-binh-tay-dinh-a-au
Trump giận dữ
so sánh chủ tịch Fed với ‘kẻ thù’ Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump phản ứng giận dữ vào ngày thứ Sáu sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói chiến tranh thương mại với Trung Quốc đề ra những rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ. Ông đặt câu hỏi liệu người mà ông chọn để điều hành ngân hàng trung ương của Mỹ có phải là “kẻ thù” lớn hơn nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hay không.
“Như thường lệ, Fed không làm gì cả! Thật không thể tin được là họ có thể ‘nói’ mà không biết hoặc hỏi tôi đang làm gì, và điều này sẽ được thông báo rất sớm,” ông Trump viết trên Twitter. “Chúng ta có đồng đôla rất mạnh và một Fed rất yếu. Tôi sẽ làm việc ‘một cách sáng suốt’ với cả hai, và nước Mỹ sẽ được lợi.”
“Câu hỏi duy nhất của tôi là, ai là kẻ thù lớn hơn của chúng ta, Jay Powell hay Chủ tịch Tập?”
Ông Trump vẫn đang gây áp lực buộc Fed phải quyết liệt cắt giảm lãi suất, cho rằng đồng đôla mạnh đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ.
Với một số dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế đang gia tăng ở Mỹ, các quan chức chính quyền Trump đã bàn bạc về các hành động nhằm ngăn ngừa suy thoái trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2020, theo các bản tin của giới truyền thông.
Ông Powell, trong một bài phát biểu trước đó vào ngày thứ Sáu, không đưa ra cam kết sẽ cắt giảm lãi suất. Ông mô tả nền kinh tế Mỹ hiện đang ở “một vị trí thuận lợi” nhưng đang đối mặt với những rủi ro “đáng kể,” đặc biệt là từ điều mà các quan chức Fed mô tả là những tác động có hại của chiến tranh thương mại của ông Trump với Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-gian-du-so-sanh-chu-tich-fed-voi-ke-thu-trung-quoc/5054777.html
Khảo sát: Đa số dân Mỹ
không muốn Trump bị luận tội, bãi chức
Phần lớn người dân Mỹ phản đối luận tội Tổng thống Donald Trump, theo một cuộc thăm dò mới nhất do Đại học Monmouth công bố hôm 22/8.
USA Today trích dẫn dữ liệu của cuộc thăm dò cho thấy 59% người được hỏi nói rằng ông Trump không nên bị luận tội và bị buộc phải rời khỏi chức vụ tổng thống. Cuộc thăm dò này cũng cho thấy tỷ lệ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với ông Trump vẫn ở mức 40%.
Có một sự phân chia đảng phái rõ ràng về việc Ủy ban Tư pháp Hạ viện có nên theo đuổi một cuộc điều tra luận tội tổng thống hay không trong cuộc thăm dò này. Trong khi 72% người theo đảng Dân chủ tin rằng một cuộc điều tra như vậy là một ý tưởng tốt, thì chỉ có 39% những người độc lập và 8% người theo đảng Cộng hòa cùng tin là như vậy.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Jerry Nadler, thành viên đảng Dân chủ đại diện bang New York, đã xác nhận việc ủy ban của ông khởi động một cuộc điều tra luận tội hồi đầu tháng này.
Ngoài ra, ông Nadler hôm 22/8 cũng đã gửi thư tới bốn chủ tịch khác của các ủy ban trong Hạ viện, người của đảng Dân chủ, hiện đang chỉ đạo các cuộc điều tra về ông Trump, yêu cầu họ chia sẻ các tài liệu để hỗ trợ cuộc điều tra của ủy ban của ông về khả năng cản trở công lý và các hành vi lạm quyền khác, mà có thể dẫn đến việc đưa ra các điều khoản luận tội chống lại tổng thống.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thành viên đảng Dân chủ đại diện California, cho đến nay vẫn kháng cự lại mong muốn ngày càng tăng từ các thành viên Đảng Dân chủ ở Hạ viện trong việc mở một cuộc điều tra luận tội chính thức. Thay vào đó, bà Pelosi ưu tiên tiếp tục các cuộc điều tra mà nhiều ủy ban của Hạ viện đã tiến hành về những thỏa thuận tài chính và giao dịch kinh doanh của tổng thống cùng với một cuộc thẩm tra khác về bằng chứng được đưa ra từ cuộc điều tra gần hai năm của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
Theo Washington Post, cho tới ngày 22/8 đã có 132 dân biểu đảng Dân chủ nói rằng họ ủng hộ ít nhất là mở một cuộc điều tra luận tội về việc liệu tổng thống có phạm “trọng tội và khinh tội” hay không. Số lượng các đảng viên Dân chủ trong Hạ viện ủng hộ một cuộc điều tra như vậy đã tăng lên không ngừng kể từ khi ông Mueller điều trần công khai trước hai ủy ban của Hạ viện vào tháng trước.
Theo cuộc thăm dò của Đại học Monmouth, chỉ 20% người Mỹ cho rằng có khả năng Thượng viện sẽ bỏ phiếu loại bỏ ông Trump khỏi chức vụ tổng thống nếu Hạ viện thông qua các điều khoản luận tội. Vẫn theo cuộc thăm dò này, gần một phần ba người Mỹ tin rằng một quy trình luận tội chính thức mà không loại bỏ được ông Trump ra khỏi Phòng Bầu dục sẽ làm tăng thêm khả năng tái đắc cử của ông.
Cuộc thăm dò của Đại học Monmouth đã khảo sát 800 người trưởng thành ở Mỹ qua điện thoại từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 8 năm 2019. Biên sai số của cuộc thăm dò là cộng hoặc trừ 3,5 điểm phần trăm.
Cháy rừng Amazon: Brazil đưa quân đội tới dập lửa
Hỏa hoạn ở rừng Amazon nghiêm trọng tới nỗi các lãnh đạo EU phải gây sức ép buộc Tổng thống Brazil điều quân tới dập lửa.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vừa ban hành sắc lệnh cho phép triển khai binh lính trong các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bản địa và khu vực biên giới.
Thông báo của chính phủ Brazil được đưa ra sau áp lực mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo châu Âu.
Bí mật trong rừng già Colombia
Cháy rừng Amazon tồi tệ đến mức nào?
Dù lượng CO2 giảm, ‘Trái đất nóng lên’ vẫn đe dọa
Nhiều vụ hỏa hoạn được cho là đã bị gây ra có chủ ý, trong đó nông dân là đối tượng bị nghi ngờ rằng họ có thể đốt rừng để có thêm đất canh tác.
Ông Bolsonaro từng tuyên bố hỗ trợ việc dọn sạch các khu vực của Amazon cho nông nghiệp hoặc khai thác. Ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ các chuyên gia và các nhà vận động, những người nói rằng chính quyền của ông đã bật đèn xanh cho phá hủy rừng nhiệt đới.
Ông Bolsonaro cũng đối mặt với khả năng bị quốc tế trừng phạt. Bộ trưởng Tài chính Phần Lan đã kêu gọi EU xem xét cấm nhập khẩu thịt bò từ Brazil.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Bolsonaro nói cháy rừng xảy ra khắp nơi trên thế giới và ‘không thể lấy đó làm cái cớ để áp lệnh trừng phạt’.
Các nhóm môi trường đã biểu tình tại các thành phố khắp Brazil hôm 23/8, yêu cầu chính phủ có hành động khẩn cấp để dập lửa. Người biểu tình cũng tập trung bên ngoài đại sứ quán Brazil ở nhiều nước trên thế giới.
Là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon được coi là khu dự trữ carbon sống còn – giúp làm chậm lại tốc độ nóng lên toàn cầu. Amazon được biết đến là ‘lá phổi của thế giới’ và là nơi sinh sống của khoảng ba triệu loài động thực vật, và của một triệu người bản địa.
Các biện pháp mới là gì?
Trong phát biểu trên truyền hình, ông Bolsonaro khẳng định đã cho quân đội đến giúp dập lửa. Sắc lệnh của ông có lời lẽ khá mơ hồ, nhưng cho hay quân đội sẽ được triển khai ở các khu bảo tồn tự nhiên, khu bản địa và khu vực biên giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Fernando Azevedo e Silva sẽ giám sát và chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lực, sắc lệnh này cho hay. Theo sắc lệnh này, quân đội được triển khai trong vòng một tháng, từ 24/8 đến 24/9.
Các nhà lãnh đạo khác nói gì?
Ông Bolsonaro đã phải đối mặt với các chỉ trích gay gắt từ quốc tế vì cách xử lý các vụ hỏa hoạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi các vụ hỏa hoạn là cuộc khủng hoảng quốc tế.
Bà Merkel gọi đó là “trường hợp khẩn cấp” và ông Macron tweet: “Ngôi nhà của chúng ta đang cháy”. Cả hai cho biết vấn đề này phải được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần này.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres đã tweet vào hôm thứ Năm: “Giữa cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, chúng ta không thể để mất nguồn oxy và đa dạng sinh học chính này được nữa. Amazon phải được bảo vệ.”
Tổng thống Donald Trump nói rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Bolsonaro vào tối thứ Sáu. “Tôi đã nói với ông ấy rằng nếu Hoa Kỳ có thể giúp giải quyết vụ cháy rừng Amazon, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!” Ông Trump tweet.
Cháy rừng ở Amazon rất nghiêm trọng
Cháy rừng ở Amazon tồi tệ thế nào?
Rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã chứng kiến số vụ cháy kỷ lục trong năm 2019, dữ liệu của cơ quan vũ trụ Brazil cho biết.
Viện nghiên cứu không gian quốc gia (Inpe) cho biết dữ liệu vệ tinh cho thấy mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2018.
Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm – con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.
Cháy rừng thường xảy ra ở Amazon trong mùa khô, kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay bởi nông dân và tiều phu đốt rừng để trồng trọt hoặc chăn thả.
Khói từ đám cháy đã lan khắp khu vực Amazon và xa hơn nữa.
Theo Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu (Cams), khói đã bay đến tận bờ biển Đại Tây Dương. Nó thậm chí đã che phủ một phần São Paulo – cách đó hơn 3.200km.
Các vụ hỏa hoạn đã giải phóng một lượng lớn carbon dioxide, tương đương với 228 megaton trong năm nay, theo Cams, mức cao nhất kể từ năm 2010.
Chúng cũng đang thải ra carbon monoxide – một loại khí được giải phóng khi gỗ bị đốt cháy và không được tiếp cận nhiều với oxy.
Các bản đồ từ Cams cho thấy carbon monoxide – rất độc hại – di chuyển xa hơn ra ngoài bờ biển Nam Mỹ.
Một số quốc gia khác trong lưu vực sông Amazon – một khu vực trải rộng 7.4triệu km vuông – cũng chứng kiến một số lượng lớn các vụ cháy trong năm nay.
Venezuela đứng thứ hai, với hơn 26.000 vụ hỏa hoạn, kế đó là Bolivia, với hơn 17.000.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49458282
Vatican sắp bổ nhiệm đại diện thường trú tại VN
Vatican và Hà Nội vừa đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, bước đi được đánh giá là nhằm hướng tới đặt quan hệ ngoại giao chính thức.
Đại diện thường trú của Đức Giáo Hoàng là vị trí thấp hơn so với chức khâm sứ, tức đại sứ Tòa Thánh.
Tin từ Tòa Thánh cho hay trong hai ngày 21-22/8, nhóm làm việc chung giữa Giáo hội La Mã và Việt Nam đã có phiên họp thượng đỉnh lần thứ tám tại Vatican.
Lần họp trước đó diễn ra tại Hà Nội hồi 12/2018.
‘Báo chí chưa có bao giờ được như hôm nay’
Quan hệ VN-Vatican ‘lên mức đại diện thường trú’?
Thỉnh cầu Vatican ‘minh xét’ về cựu TGM Kiệt
Các thảo luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đã được khởi động từ 2009, nhưng tới nay hai bên vẫn chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Kể từ 2011, Vatican đã có đại diện không thường trú tại Việt Nam.
Trong lần họp hồi tháng 12/2018, hai bên nhất trí nâng cấp lên mức đại diện thường trú.
Theo tuyên bố chung được công bố hôm 23/8, nhóm làm việc đã thảo luận về các vấn đề liên quan, nhằm hướng tới việc thành lập văn phòng đại diện thường trú “vào thời điểm sớm nhất có thể”.
Đứng đầu phái bộ Vatican tham gia nhóm làm việc chung là Thứ trưởng Ngoại giao, Đức ông Antoine Camilleri. Đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Vị trí đại diện không thường trú của Giáo Hoàng tại Việt Nam hiện nay do khâm sứ tại Singapore kiêm nhiệm, Tổng Giám mục Marek Zalewski.
Là người Ba Lan, quê hương của Đức Giáo hoàng John Paul II, Tổng Giám mục Zalewski lớn lên tại một quốc gia từng do đảng cộng sản lãnh đạo.
Việc ông được bổ nhiệm làm đại diện không thường trú của Giáo Hoàng tại Việt Nam hồi tháng 5/2018, được coi là một ngày lịch sử cho giáo hội Việt Nam.
Tổng Giám mục Joseph Nguyen Chi Linh phụ trách tổng giáo phận Huế đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam khi đó nói rằng ông hy vọng vị đại diện không thường trú của Đức Thánh Cha “sẽ vượt qua được những khó khăn do cuộc chiến ý thức hệ gây ra”, trang tin của Hiệp hội Giáo hội Công giáo Á châu (UCAN) tường thuật.
Vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam
Người Công giáo chiếm khoảng 7% dân số Việt Nam.
Dự luật về tự do tôn giáo của Việt Nam vẫn đang trong quá trình thảo luận, xem xét kể từ 2013, khi Việt Nam sửa đổi Hiến pháp.
Quan hệ Vatican-Việt Nam có nồng ấm hơn?
Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ”ngắm”?
Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép?
Theo luật, người dân được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Tuy nhiên, cộng đồng Thiên chúa giáo ở Việt Nam bị những hạn chế kể từ 1976 tới nay.
Theo bản phúc trình thường niên 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, các điều kiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam trong năm 2019 trở nên xấu đi so với năm 2018.
Trong năm 2018, một số linh mục Việt Nam nói họ bị giới chức tổ chức “đấu tố” liên quan tới việc phản đối một số chính sách của nhà nước.
Linh mục Đặng Hữu Nam hồi 12/2018 nói với BBC rằng ông bị cáo buộc là “phản động”, là kẻ “chống phá”, với bằng chứng là các băng-rôn thu được trong nhà thờ nơi ông quản hạt, in nội dung “Không luật An ninh mạng”, “Không luật Đặc khu”, “Không bán đất cho Tàu cộng”.
Cộng đồng Công giáo cũng có những bất đồng dai dẳng với chính quyền trong việc đòi lại tài sản của Giáo hội đang được chính quyền quản lý ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên, trong thông cáo được đưa ra sau phiên họp vừa kết thúc của nhóm làm việc chung, Việt Nam tuyên bố đang “tiếp tục cải thiện” nhằm thực thi chính sách tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, trong đó có cộng đồng Công giáo.
Thông cáo cũng nói rằng Vatican “đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam đối với Giáo hội Công giáo” và kêu gọi giáo dân hãy “là người Công giáo tốt và là công dân tốt”, “trung thành với giáo huấn của Giáo hội, tôn trọng các quy định của pháp luật Việt Nam”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49458968
Thượng đỉnh G7 khai mạc tại Biarritz
với nhiều hồ sơ nóng
Vào chiều nay, 24/08/2019, các lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới sẽ bắt đầu họp thượng đỉnh tại thành phố Biarritz, Pháp, với sự quan tâm theo dõi của toàn thế giới, đang chờ xem nhóm G7 đề ra những giải pháp cụ thể nào cho những hồ sơ nóng hiện nay : chiến tranh thương mại, hạt nhân Iran và mới nhất là cháy rừng Amazon.
Các vụ cháy tại Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh chúng ta, mà 60% diện tích là nằm ở Brazil, vào giờ chót đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất trong các cuộc thảo luận nhân bữa tiệc tối nay, quy tụ lãnh đạo của 7 nền dân chủ Pháp, Đức, Anh, Ý, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản.
Hôm qua, Phủ tổng thống Pháp thông báo là thượng đỉnh Biarritz sẽ đề ra những « sáng kiến cụ thể » để chống các vụ cháy rừng ở Amazon, mà tổng thống Emmanuel Macron xem là « khủng hoảng quốc tế » và đã đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình nghị sự của thượng đỉnh.
Nhưng hàng ngàn nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại Biarritz đang chờ xem thái độ của tổng thống Donald Trump trên các hồ sơ khác của thượng đỉnh G7. Ngay trước khi bay sang Pháp hôm qua, ông Trump đã dọa sẽ trả đũa việc nước Pháp đánh thuế vào các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ, cụ thể là sẽ nâng mức thuế lên rượu vang của Pháp.
Theo nhận định của hãng tin AFP, các cuộc thảo luận giữa các lãnh đạo nhóm G7 sẽ rất gay gắt trên vấn đề đánh thuế vào các tập đoàn nói trên, cũng như về các biện pháp phục hồi kinh tế thế giới và về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Về hạt nhân Iran, một hồ sơ gai góc khác, tổng thống Macron sẽ thông báo cho các đồng nhiệm trong nhóm G7 về kết quả cuộc hội đàm hôm qua giữa ông với ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Trả lời phỏng vấn với hãng tin AFP, ông Zarif đã cho rằng những đề nghị của Pháp để giải quyết khủng hoảng hạt nhân Iran là « rất đáng khích lệ ».
Trong khi đó hàng ngàn người biểu tình chống thượng đỉnh G7 hôm nay đã tuần hành từ thành phố Hendaye trên đoạn đường dài 4 km đến thành phố Tây Ban Nha Irun ở biên giới Pháp. Nhà chức trách Pháp đã cho phép tổ chức cuộc tuần hành này, tuy vẫn sợ xảy ra bạo động. Chính phủ Pháp đã huy động tổng cộng hơn 13 ngàn cảnh sát và hiến binh để bảo đảm an ninh cho cuộc họp thượng đỉnh Biarritz, cũng như cho các cuộc biểu tình của những người chống G7.
Tối qua, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát với người biểu tình ở Urrugne, gần một trại của những người chống thượng đỉnh G7. Tổng cộng có 17 người bị câu lưu, và 4 cảnh sát bị thương nhẹ.
http://vi.rfi.fr/phap/20190824-thuong-dinh-g7-khai-mac-tai-biarritz-voi-nhieu-ho-so-nong
Cháy rừng Amazon:
Pháp dọa cắt hiệp định thương mại với Brazil
Pháp và Ireland đe dọa chặn thỏa thuận thương mại giữa khối Liên Âu với các quốc gia Nam Mỹ trong một hành động leo thang căng thẳng nghiêm trọng với Brazil xung quanh đám cháy đang hoành hành khắp rừng Amazon.
Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 23/8 đã ra tuyên bố nói Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không đáng tin cậy.
Động thái này diễn ra trong lúc ông Bolsonaro hôm 23/8 cho biết ông đang cân nhắc điều động quân đội để chữa cháy và những người phản đối trên khắp châu Âu đang chỉ trích phản ứng của Brazil cho đến nay.
Thông cáo của Phủ Tổng thống Pháp cáo buộc ông Bolsonaro đã ‘nói dối’ ông Macron về lập trường của ông về biến đổi khí hậu. Một ngày trước đó, hai vị nguyên thủ vạ cham nhau trên Twitter khi ông Macron kêu gọi các nước trên thế giới cần phải có hành động trước vụ cháy trong khi ông Bolsonaro yêu cầu ông Macron đừng can thiệp.
“Trước thái độ của Brazil trong những tuần gần đây,” thông cáo viết, “Tổng thống Macron chỉ có thể kết luận rằng Tổng thống Bolsonaro đã nói dối với ông tại Thượng đỉnh Osaka hồi tháng Sáu mà khi đó hai nước đã đồng ý về ‘sự khẩn cấp’ phải đối phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm và phá hoại môi trường.”
“Những quyết định và tuyên bố của Brazil trong những tuần qua rõ ràng cho thấy rằng Tổng thống Bolsonaro đã quyết định không tôn trọng những cam kết của ông về khí hậu, cũng như không can dự vào vấn đề đa dạng sinh học.”
Vì lẽ đó, Pháp nói rằng họ sẽ không phê chuẩn hiệp định thương mại nhằm cắt giảm thuế quan giữa Liên minh châu Âu và khối Mercosur vốn bao gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay. Hiệp định này đã mất 20 năm để đàm phán.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cũng nói rằng ‘không có cửa Ireland sẽ bỏ phiếu thông qua hiệp định nếu như Brazil không tôn trọng những cam kết môi trường của mình’.
Các đám cháy ở rừng rậm nhiệt đới Amazon – nơi sản xuất ra khí oxy chính cho thế giới – đã tăng lên đến mức kỷ lục.
Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi đám cháy này ‘không chỉ đau lòng’ mà còn là ‘khủng hoảng quốc tế’, BBC đưa tin. “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể để giúp kiểm soát đám cháy và giúp bảo vệ một trong những kỳ quan vĩ đại nhất trên Thế giới.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng đám cháy là ‘tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng… gây bàng hoàng và đe dọa không chỉ đối với Brazil và các quốc gia bị ảnh hưởng mà còn cho tất cả thế giới.”
Thủ tướng Đan Mạch
‘trò chuyện mang tính xây dựng’ với Trump
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã có cuộc “trò chuyện mang tính xây dựng” với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày thứ Năm, thảo luận về hợp tác về chính sách an ninh, hãng thông tấn Đan Mạch Ritzau đưa tin.
“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự cần thiết phải phát triển hơn nữa việc hợp tác và quản lí các thách thức chính sách an ninh chung, cùng những vấn đề khác,” hãng tin này đưa tin vào ngày thứ Sáu.
Ông Trump đã gây sốc cho người Đan Mạch hôm thứ Tư bằng việc hủy chuyến thăm Copenhagen sau khi bà Frederiksen từ chối lời đề nghị của ông mua lại Greenland. Ông gọi việc bà bác bỏ ý tưởng này là “thô lỗ.”
Bà Frederiksen nói bà tin rằng quan hệ với Mỹ, một đồng minh NATO, sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ xích mích này.
Văn phòng thủ tướng Đan Mạch không đưa ra bình luận ngay tức thì, theo Reuters.
Putin ra lệnh đáp trả tương xứng
việc Mỹ thử nghiệm phi đạn
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu ra lệnh đáp trả tương xứng vụ thử phi đạn gần đây của Mỹ, mà theo ông cho thấy Washington đang nhắm mục tiêu triển khai các phi đạn vốn bị cấm trước đây khắp thế giới.
Lầu Năm Góc hôm thứ Hai nói họ đã thử nghiệm một phi đạn hành trình cấu tạo thông thường có khả năng bắn trúng mục tiêu sau khi bay hơn 500 km. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên của Mỹ kể từ khi một hiệp ước hạt nhân mang tính bước ngoặt bị hủy bỏ trong tháng này.
Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh vào ngày 2 tháng 8 sau khi cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước, điều mà Điện Kremlin bác bỏ.
Ông Putin nói với Hội đồng An ninh của ông hôm thứ Sáu rằng Nga không thể đứng yên, và rằng việc Mỹ nói về chuyện triển khai phi đạn mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “ảnh hưởng đến các lợi ích cốt lõi của chúng ta vì nó gần biên giới Nga.”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết trong tháng này rằng ông ủng hộ đặt các phi đạn tầm trung phóng từ mặt đất ở Châu Á trong tương lai gần, và ông Putin tuần này phàn nàn rằng Mỹ đang chuẩn bị triển khai phi đạn đất đối đất mới của mình ở Romania và Ba Lan.
“Tất cả những chuyện này cho thấy rõ ràng ý định thực sự của Hoa Kỳ (rời bỏ hiệp ước INF) là để họ rộng tay triển khai các phi đạn bị cấm trước đó ở các khu vực khác nhau trên thế giới,” ông Putin nói.
Dù ban hành lệnh đáp trả, ông Putin nói rằng Nga vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm khôi phục niềm tin và tăng cường an ninh quốc tế.
Mỹ nói không có kế hoạch triển khai phi đạn đất đối đất mới ở Châu Âu.
2 người chết vì bức xạ
từ vụ nổ tên lửa hạt nhân bí ẩn của Nga
Một vụ nổ bí ẩn gây chết người hồi đầu tháng này tại một khu vực thử nghiệm vũ khí hải quân ở tây bắc nước Nga đã dẫn đến cái chết của hai công nhân do nhiễm phóng xạ, chứ không phải do chấn thương như các quan chức đã chỉ ra, theo ghi nhận của một tờ báo độc lập bằng tiếng Nga cho biết hôm 21/8.
Vụ nổ ngày 8/8 xảy ra tại một trường bắn quân sự ở Nyonoksa, thuộc vùng Arkhangelsk ở miền bắc xa xôi của nước Nga. Bộ Quốc phòng Nga ban đầu cho biết vụ nổ làm 2 người chết và 6 người bị thương, nhưng cơ quan hạt nhân do nhà nước kiểm soát, Rosatom, sau đó tiết lộ rằng vụ nổ đã giết chết 5 công nhân của họ và làm ba người khác bị thương. Rosatom cho biết vụ nổ xảy ra trong khi các kỹ sư đang thử nghiệm “nguồn năng lượng đồng vị hạt nhân” cho một tên lửa.
Nhưng hôm 21/8, tờ báo độc lập Novaya Gazeta được Fox News trích dẫn cho biết hai trong số những bệnh nhân bị thương trong vụ nổ đã chết vì bệnh do phóng xạ gây ra trước khi họ có thể được đưa đến Moscow để điều trị.
“Hai trong số các bệnh nhân đã không đến được sân bay và đã chết”, một người được tờ báo này trích dẫn là một nhân viên y tế giấu tên tham gia vào việc chăm sóc của họ.
“Lượng phóng xạ rất cao và các triệu chứng của bệnh do phóng xạ gây ra tăng lên mỗi giờ”, Fox News trích dẫn lời nguồn tin này nói với Novaya.
Tiếp theo sau vụ nổ bí ẩn là sự gia tăng nhanh chóng mức độ phóng xạ ở thành phố Severodvinsk ở gần đó với số dân 183.000 người, nhưng chính quyền khẳng định mức độ được ghi nhận không gây nguy hiểm cho cư dân địa phương. Cơ quan khí tượng thủy văn và theo dõi môi trường của nhà nước Nga, Rosgidromet, tuần trước cho biết họ tin rằng mức độ phóng xạ đã tăng lên 16 lần sau vụ tai nạn.
Các tuyên bố khác nhau và đầy mâu thuẫn của các quan chức Nga về vụ việc đã gây nên sự so sánh với những nỗ lực của Liên Xô nhằm che đậy vụ nổ và hỏa hoạn năm 1986 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine, được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Bộ Quốc phòng Nga ban đầu phủ nhận bất kỳ sự rò rỉ phóng xạ nào trong vụ việc, ngay cả khi chính quyền của thành phố Severodvinsk gần đó báo cáo mức tăng bức xạ trong một thời gian ngắn và khuyên người dân nên ở trong nhà và đóng cửa sổ.
Đầu tuần này, Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện cho biết một số trạm theo dõi bức xạ của Nga đã im tiếng ngay sau vụ nổ ở Nyonoksa. Đến ngày 20/8, họ đã hoạt động trở lại và đưa vào các dữ liệu từ trước đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/8 khẳng định vụ nổ gây chết người gần đây đã không gây ra bất kỳ mối đe dọa phóng xạ nào, nhưng ông vẫn tỏ ra e ngại về tình huống của vụ việc bí ẩn này.
Nhà máy hạt nhân nổi đầu tiên đi qua Bắc Băng Dương
Nhà máy hạt nhân đầu tiên trên thế giới có thể nổi trên mặt nước, do Nga sản xuất, bắt đầu cuộc hành trình dài 5.000 km đi từ Mourmansk đến Viễn Đông, băng qua Bắc Băng Dương, từ ngày 23/08/2019 nhằm thúc đẩy sản xuất điện tại các vùng bị cô lập.
Hành trình này vấp phải sự phản đối của các nhà môi trường vì nhà máy hạt nhân nổi có thể gây nhiều tác hại đến vùng biển nhạy cảm này.
Akademik Lomonosov, được xây dựng vào năm 2006 tại Saint Petersburg trước khi được đưa đến Mourmansk vào năm 2018, sẽ thay thế một nhà máy điện hạt nhân và một nhà máy than lỗi thời.
Chuyến đi của nhà máy hạt nhân này dự kiến kéo dài từ 4 – 6 tuần, với điều kiện thời tiết thuận lợi và tùy theo lượng băng ở trên đường.
Để thực hiện chuyến đi này, người ta phải dùng rất nhiều tàu để kéo nhà máy nặng đến 21.000 tấn. Nhà máy gồm 2 lò phản ứng có công suất lên tới 35 megawatt, gần bằng công suất của tàu phá băng hạt nhân, so với công suất 1.000 megawatt của một lò phản ứng hạt nhân bình thường thế hệ mới.
Tàu Titanic hạt nhân
Hành trình của Akademik Lomonosov không nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động môi trường, từ nhiều năm qua đã phản đối dự án này, coi đây là một hiểm họa giống như một « tàu Titanic hạt nhân ».
« Tất cả các nhà máy hạt nhân đều sản xuất ra chất thải phóng xạ và và có thể gây tai nạn, nhưng tàu Akademik Lomonosov còn dễ bị tổn hại hơn vì bão », Rachid Alimov, thuộc tổ chức Greenpeace (Nga) đánh giá.
Trong khi đó, thời tiết ở Bắc Băng Dương rất khắc nghiệt và khó dự báo.
« Sà lan của nhà máy này được nối với các con tàu khác. Vì vậy, trong trường hợp bão lớn, rất có thể sẽ xảy ra các vụ va chạm. Rosatom (cơ quan năng lượng của Nga) dự định lưu trữ nguyên liệu trên tàu. Bất kỳ một tai nạn nào cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường vốn đã mỏng manh ở Bắc Cực, chưa kể ở đây không có hệ thống làm sạch hạt nhân nữa », ông Rachid cho biết thêm.
Ý tưởng về một nhà máy hạt nhân nổi trên mặt nước, dù có vẻ nguy hiểm nhưng cũng có lý do của nó. Nền công nghiệp hạt nhân đang phải tái tạo, phát triển các lò phản ứng cỡ nhỏ và rẻ tiền, để thu hút khách hàng mới. Nhà máy hạt nhân nổi được chế tạo cho các khu vực biệt lập và không có đủ cơ sở hạ tầng để xây dựng nhà máy hạt nhân thông thường.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190824-nha-may-hat-nhan-noi-dau-tien-di-qua-bac-bang-duong
66 tiêm kích Mỹ
khó giúp Đài Loan xoay chuyển cán cân khu vực
Đài Loan sẽ được tăng sức mạnh phòng vệ đáng kể nhờ lô tiêm kích F-16V Mỹ, nhưng chưa đủ để thay đổi tương quan với Trung Quốc đại lục.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/8 duyệt hợp đồng bán 66 tiêm kích F-16V, 75 động cơ và trang thiết bị trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan, chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump xác nhận đã phê duyệt thương vụ này. Hợp đồng vẫn cần được quốc hội Mỹ thông qua trước khi có hiệu lực, nhưng các nghị sĩ của đảng Cộng hòa và Dân chủ trước đó đều tỏ ý ủng hộ việc bán tiêm kích cho Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên Mỹ bán tiêm kích hiện đại cho Đài Loan kể từ sau hợp đồng 150 máy bay F-16 được cựu tổng thống George H.W. Bush thông qua hồi năm 1992, đánh dấu sự chuyển dịch chiến lược đáng kể của Washington trong khu vực.
Quá trình chuyển dịch bắt đầu khi Đài Loan khởi động kế hoạch trị giá 5 tỷ USD mang tên “Phượng hoàng trỗi dậy”, nhằm nâng cấp 144 tiêm kích F-16A/B Block 20 lạc hậu lên chuẩn F-16V “Viper” hiện đại nhất thế giới trước năm 2024.
Các máy bay diện nâng cấp này sẽ không có động cơ đời mới và hàng loạt cải tiến khí động học như trên mẫu F-16V hoàn chỉnh, nhưng được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, trong đó có radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83, giúp chúng kết nối và phối hợp tác chiến cùng siêu tiêm kích F-35 Mỹ.
Với việc sở hữu những chiếc F-16V thực sự, lực lượng phòng vệ Đài Loan sẽ được cải thiện đáng kể khả năng tấn công mục tiêu tầm xa cũng như năng lực răn đe trước mọi động thái quân sự của Trung Quốc đại lục.
Tác động từ hợp đồng tiêm kích 8 tỷ USD giữa Mỹ và Đài Loan
“Tiêm kích F-16V rất đắt với mức giá hơn 120 triệu USD/chiếc, nhưng sở hữu khả năng tiến công ngang ngửa các chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc như J-10C hay thậm chí là J-16. Nó thậm chí có thể phát hiện tiêm kích tàng hình J-20 từ xa”, chuyên gia quân sự Antony Wong Dong tại Macau đánh giá.
Đài Bắc từng tỏ ý muốn sở hữu tiêm kích F-35B, cho rằng khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) của biến thể này sẽ giúp đối phó đòn phủ đầu bằng tên lửa nhằm vào các sân bay trên hòn đảo. Tính năng tàng hình cho phép F-35B đối phó hiệu quả hơn với những chiến đấu cơ hiện đại nhất của Bắc Kinh, thậm chí tung đòn đánh vào sâu trong Trung Quốc đại lục.
Nếu sở hữu cả tiêm kích F-16V lẫn F-35, lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể được tăng cường đáng kể sức mạnh và thay đổi môi trường tác chiến ở eo biển Đài Loan và có thể khiến Bắc Kinh phải trả giá đắt nếu muốn dùng vũ lực thu hồi hòn đảo.
“Những chiếc F-16V có thể chia sẻ dữ liệu mục tiêu với chiến đấu cơ Mỹ như F-35, F-15, F-16 và F-18 nhằm điều phối hoạt động tác chiến một cách hiệu quả, gây khó khăn cho mọi chiến dịch quân sự của Trung Quốc. Sự xuất hiện của phi đội F-16V tại Đài Loan sẽ là bước đi lớn trong việc xây dựng mạng lưới phòng thủ của Mỹ tại châu Á”, cây bút Stephen Bryen của Asia Times nhận xét.
Tuy nhiên, khả năng Mỹ đồng ý bán F-35 cho Đài Loan là rất thấp do lo ngại nhiều bí mật của phi cơ này sẽ rơi vào tay tình báo Trung Quốc. Giới chức Đài Bắc cũng cho rằng tiêm kích F-35B có giá bán quá đắt, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao, trong khi tính năng chưa được kiểm nghiệm trong điều kiện tác chiến thực tế.
Bởi vậy, một số chuyên gia quân sự đánh giá rằng việc mua 66 tiêm kích Mỹ và sở hữu phi đội hơn 200 chiếc F-16V vẫn không đủ để Đài Loan thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. “Đài Loan nằm quá gần đại lục, mọi động thái của tiêm kích trên hòn đảo đều sẽ bị quân đội Trung Quốc theo dõi chặt chẽ”, nhà phân tích quân sự Song Zhongping tại Hong Kong cho hay.
Song cho rằng cán cân sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan không chỉ được định đoạt bởi số lượng, chủng loại máy bay, mà phải dựa vào một hệ thống tác chiến toàn diện. “Trung Quốc đại lục đã phát triển một hệ thống tác chiến ba phương diện trên bộ, trên không, trên biển với sự tham gia của nhiều chiến đấu cơ, tên lửa, tàu chiến, vệ tinh và nhiều yếu tố khác mà Đài Loan chưa có”, ông nói.
Đài Loan cũng không có dây chuyền công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh, buộc lực lượng phòng vệ hòn đảo này phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ và ngăn các loại vũ khí hiện đại phô diễn toàn bộ tính năng.
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên nguội lạnh kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, lên nắm quyền hồi giữa năm 2016.
Trung Quốc gần đây liên tục tiến hành diễn tập không quân và hải quân ở khu vực quanh đảo Đài Loan, với sự tham gia của các khí tài hiện đại nhất trong biên chế như tiêm kích đa năng Su-35S, máy bay tàng hình J-20, oanh tạc cơ chiến lược H-6K và tàu sân bay Liêu Ninh.
Đáp lại, lực lượng phòng vệ Đài Loan đã có những thay đổi trong chiến lược phòng thủ, từ “đánh bại lực lượng tấn công” sang “đẩy lùi cuộc xâm lược trên không và trên biển” và đã tiến hành nhiều cuộc tập trận theo chiến lược mới.
Người biểu tình Hong Kong nắm tay
theo hình thức “Baltic Chain” trong hòa bình
Tin từ Hong Kong – Vào hôm Thứ Sáu (23/8), hàng ngàn người biểu tình Hong Kong tham gia một cuộc biểu tình lấy cảm hứng từ sự kiện Baltic Chain.
Vào năm 1989, ước tính có khoảng 2 triệu người cùng nắm tay nhau trải dài trên 3 quốc gia Baltic trong một cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của Liên Xô. Cuộc biểu tình này được biết đến với tên gọi Baltic Way hoặc Baltic Chain. Tương tự như vậy, hiện nay tại Hongkong, những người tham gia biểu tình trong sự hòa bình, họ nắm tay nhau trải dài khắp các quận. Một số người khác giơ cao biểu ngữ cảm ơn các nước ngoại quốc vì ủng hộ cho tự do và dân chủ tại Hong Kong.
Đến nay, phong trào biểu tình chống chỉnh phủ tại Hong Kong đã kéo dài 3 tháng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Những người biểu tình thậm chí còn đưa ra kế hoạch cho một cuộc biểu tình căng thẳng tại Hong Kong vào cuối tuần này. Biểu tình đã trở thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Hong Kong kể từ năm 1997. Tình trạng bất ổn mở rộng thành những lời kêu gọi tự do, được thúc đẩy bởi những lo lắng về sự xói mòn các quyền. Vào tuần trước, sân bay buộc phải đóng cửa khi người biểu tình chắn lối đi bằng xe đẩy hành lý, rào chắn kim loại và các vật dụng khác, thậm chí còn đụng độ với cảnh sát. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-nam-tay-theo-hinh-thuc-baltic-chain-trong-hoa-binh/
Hồng Kông : Đối đầu căng thẳng
giữa người biểu tình và cảnh sát
Hàng nghìn người Hồng Kông tiếp tục xuống đường trong hai ngày cuối tuần. Tình hình trở nên căng thẳng vào ngày thứ Bảy 24/08/2019 giữa cảnh sát và người biểu tình quá khích, ở khu vực đông dân cư Kwun Tong, phía đông bán đảo Kowloon, đối diện với đảo Hồng Kông.
Theo AFP, dù bốn trạm tầu điện ở Kwun Tong bị đóng cửa, nhưng người biểu tình vẫn đổ về khu vực này để phản đối dự luật dẫn độ và đòi cải cách chính trị. Sau khi tuần hành, hàng nghìn người đeo mặt nạ chống hơi cay, mũ bảo hiểm đã bị vài chục cảnh sát chống bạo động quây lại ở khu vực cách không xa sở cảnh sát Ngau Tau Kok. Người biểu tình đã dựng rào cản bằng cột tre giàn giáo công trường, thóa mạ và ném chai lọ về phía cảnh sát. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông. Ít nhất có một người biểu tình bị bắt.
Reuters cho biết sân bay quốc tế, các tuyến đường bộ và đường sắt vẫn hoạt động bình thường. Chính quyền Hồng Kông đã ra lệnh cấm biểu tình ở sân bay.
Ngay tối 23/08, vừa để kỷ niệm 30 sự kiện « Con đường Baltic » (23/08/1989 để phản đối chế độ Xô Viết), người dân Hồng Kông đã kết thành những « dây chuyền người ». Phóng sự của thông tín viên RFI Aabla Jounaïdi tại trạm tầu điện ngầm Prince Edward ở Hồng Kông :
« Rất nhiều thanh niên biểu tình không ngại thú thực là cho tới giờ chưa bao giờ nghe nói đến « Con đường Baltic ». Nhưng Anita, với nụ cười tươi, trả lời có biết.
Bà nói : « Dĩ nhiên rồi, cả đêm đó tôi không thể ngủ được ! Giờ vẫn là vì tự do… và là tự do của Hồng Kông. Chị đã thấy vụ nhân viên của lãnh sự quán Anh chưa. Đó chính là kiểu làm mà chúng tôi sợ. Và chuyện đó lại đang tới gần ! Vì thế cần phải gây sức ép một cách ôn hòa ! »
Gia tăng sức ép đối với chính quyền trung ương khi mà Bắc Kinh cũng không ngại gây sức ép đối với xã hội Hồng Kông hiện nay. Để tiếp tục đoàn kết trong cơn bão tố, còn gì tốt hơn là một hàng rào người ? Rất nhiều người, vì ngại ngùng và vì trời oi bức báo hiệu cơn bão sắp tới, không dám chạm vào người bên cạnh. Đối với bà Lee, sự bất bình còn tột bậc hơn :
« Xã hội bị chia rẽ và đó là lỗi của chính phủ. Chính quyền Hồng Kông đã từ chối rút dự luật dẫn độ và thành lập một ủy ban điều tra độc lập về bạo lực cảnh sát. Chính phủ phớt lờ những yêu cầu của người dân ».
Để chính quyền nghe được tiếng nói của họ, một số người biểu tình đã quyết định tuần hành quanh sân bay quốc tế vào thứ Bẩy 24/08. Cách đây hơn một tuần, cảnh hỗn loạn ở sân bay đã khiến gần 1.000 chuyến bay đã bị hoãn hoặc hủy ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190824-hong-kong-doi-dau-cang-thang-giua-nguoi-bieu-tinh-va-canh-sat
TQ với tham vọng vươn ra châu Đại Dương
qua cái nhìn từ Pháp
Biển Đông Nam Á và khu vực châu Đại Dương có một vai trò ngày một quan trọng và đáng chú ý với giới nghiên cứu quốc tế, trong đó có các chuyên gia từ khối Pháp ngữ, không chỉ về mặt lịch sử, xã hội mà còn về các mặt địa chính trị và hợp tác, hội nhập an ninh.
Hai cuốn sách mới ấn hành trong giai đoạn gần đây thuộc tủ sách CNRS Editions của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp của các nhóm tác giả được chủ biên bởi Nathalie Fau và Benoit de Treglode; cũng như Semi Al Wardi, Jean-Marc Regnault và Jean-Francois Sabouret phản ánh điều này.
Bãi Tư Chính: ‘Việt Nam lại phản đối và yêu cầu TQ rút tàu đi’
‘Nếu gây chiến ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ hở sườn’
Trở lại bãi Tư Chính, toan tính của Trung Quốc đã rõ?
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Cuốn sách Biển Đông Nam Á, Hợp tác, hội nhập và an ninh (Mers d’Asie du Sud-Est. Coopérations, intégration et sécurité) ấn hành hồi tháng 11/2018 là những nghiên cứu phong phú “nêu bật bản chất xuyên quốc gia của các vấn đề hàng hải ở Đông Nam Á và lần đầu tiên vượt qua khía cạnh an ninh và
sức nặng của hợp tác khu vực,” như nhóm chủ biên Fau và Treglode trong phần tự giới thiệu sách cho biết.
“Đông Nam Á, một khu vực địa chính trị lớn, là khu vực chủ yếu về hàng hải: khu vực biển lớn hơn diện tích đất liền và vị trí đặc biệt giữa hai đại dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ, đóng vai trò trung tâm trong khu vực, giao thông hàng hải toàn cầu.
“Thái Bình Dương và Ấn Độ dương, đóng vai trò trung tâm trong khu giao thông hàng hải toàn cầu. Khác xa với sự đồng nhất và thống nhất, sự mở rộng hàng hải này được cấu trúc trong các nhóm nhỏ khu vực và tham vọng của cuốn sách này là tính đến sự đa dạng này: nó không chỉ tập trung vào Biển Đông mà còn liên quan đến Biển Sulu-Sulawesi, Timor và Arafura, Vịnh Bắc Bộ, Eo biển Malacca hoặc Tam giác San hô.
“Biển và Eo biển luôn đóng một vai trò trung tâm và thống nhất trong sự hội nhập không gian của khu vực này. Nhưng sự can thiệp của các cường quốc thực dân, và đặc biệt là ý chí của các quốc gia sau khi giành được độc lập để bảo vệ lãnh thổ quốc gia của họ đã góp phần làm xuất hiện các tranh chấp biên giới lãnh thổ và hàng hải.
“Nếu biển kết tinh những căng thẳng này, nó vẫn là trung tâm của các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường và nhiều sáng kiến hợp tác đã được thực hiện: thăm dò và khai thác dầu khí, đánh bắt, nghiên cứu biển, an toàn hàng hải , bảo vệ môi trường, hoạt động cứu hộ và chống tội phạm…”, vẫn theo phần tự giới thiệu của nhà xuất bản và nhóm chủ biên gồm Nathalie Fau và Benoit de Treglode.
‘Tầm nhìn mở rộng tới châu Đại Dương’
Từng có ý kiến cho rằng một cường quốc đang trỗi dậy tại khu vực Ấn – Thái Dương và Biển Đông đang ngày một gây chú ý và quan ngại trong khu vực và quốc tế do tiếp cận được cho là ‘hung hăng’ và ‘đầy tham vọng’ của nước này.
TS. Benoit de Treglode: Việt Nam theo mô hình gì?
TS. Jean-Francois Sabouret: ‘Ai sẽ hậu thuẫn nếu VN bị tấn công?’
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’
Luồng ý kiến này cũng cảnh báo có thể sau khi đã ‘trỗi dậy’ bất bình thường và ‘thỏa mãn’ với các mục tiêu đạt được qua một yêu sách bản đồ nhiều tranh cãi, cường quốc này khi đó sẽ vượt qua biển Đông mà tiến sâu vượt qua cả biển Đông Nam Á và đe dọa an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, tự do hàng hải ở khu vực rộng lớn hơn là châu Đại Dương, điều mà không chỉ Úc và New Zealand, mà nhiều quốc gia khác, đảo quốc và vùng lãnh thổ khác ở khu vực và vùng kề cận có thể sẽ phải quan tâm và theo dõi nhiều hơn.
Trong bối cảnh đó, với tầm nhìn mở rộng gạch nối giữa Ấn Thái Dương và đi xuống phía Nam của Biển Đông Nam Á và khu vực với châu Đại Đương, một cuốn sách như cuốn “Châu Đại Dương đầy thèm muốn” – Lịch sử, địa chính trị và xã hội (L’Océanie convoitée – Histoire, géopolitique et société) được kỳ vọng cung cấp thêm một góc nhìn tham khảo và những tìm tòi mới cho những ai quan tâm trên nhiều khía cạnh một cách có hệ thống từ lĩnh vực, đến lĩnh vực như tên gọi cuốn sách gợi mở.
“Một lục địa khổng lồ, nhưng vẫn “vô hình”, châu Đại Dương đầy hấp dẫn,” phần tự giới thiệu của nhà xuất bản và nhóm chủ biên Al Wardi, Regnault và Sabouret chia sẻ.
“Cuốn sách, tập hợp khoảng bốn mươi chuyên gia, phân tích Châu Đại Dương “đáng thèm muốn” này từ các góc độ lịch sử, chính trị, tôn giáo, kinh tế và văn hóa. Cố gắng vượt ra khỏi huyền thoại, luôn luôn sống động, những hòn đảo thiên đường được tìm thấy, cuốn sách cho thấy sự ham muốn khó chịu của vô số chủ thể, tác nhân, đôi khi bất ngờ, giống như tham vọng bá quyền của các cường quốc.
“Mặc dù châu Đại Dương đã trở thành một trong những “Con đường tơ lụa” mới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, như một phần của chiến lược của nước này vươn ra Thế giới, châu lục này vẫn là một thế giới chủ yếu với ảnh hưởng của Mỹ và tiếng Anh.
Và, trong khi chúng ta đang ở trước một giai đoạn cập thời hóa của tôn giáo, nhà thờ có tính chất chính trị quan trọng ở New Caledonia và Polynesia, cuốn sách mới này cũng đặt câu hỏi về những nỗ lực của các dân tộc ở Châu Đại Dương để đến với nhau và bảo vệ bản sắc của họ trong một thế giới bị đảo lộn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao.”
Liên quan tới tham vọng của Trung Quốc ở châu lục này và mở rộng tiếp giáp liên khu vực, thành viên nhóm chủ biên, Tiến sỹ Jean-Francois Sabouret nói với BBC News Tiếng Việt:
“Trung Quốc có tham vọng rất lớn mà thậm chí các quốc gia nhỏ ở châu Đại Dương đều rất đang quan tâm trong đó có dự án Vành đai và con đường.
“Họ có rất nhiều sức mạnh về đồng tiền và vốn đầu tư bên cạnh tham vọng về chủ quyền ở biển đảo khu vực,” nguyên Giám đốc Nghiên cứu thuộc CNRS nói với BBC hồi thượng tuần tháng 8/2019 từ London.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49425293
Trung Quốc
thả nhân viên lãnh sự Anh người Hong Kong
Trung Quốc đã thả nhân viên lãnh sự Anh tại Hong Kong, Simon Cheng, sau khi giam giữ ông này ở khu vực biên giới, thông tin trên Facebook cá nhân của Simon Cheng cho hay.
Ông Simon Cheng mất tích hôm 8/8 trong một chuyến công tác tới Thâm Quyến.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó xác nhận đã giam giữ Cheng 15 ngày do vi phạm luật an ninh công cộng. Anh Quốc đã bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ trước việc Simon Cheng bị giam giữ.
Vụ việc xảy ra khi phong trào biểu tình chống chính phủ tại Hong Kong đã bước sang tháng thứ ba.
Nhân viên lãnh sự quán Anh ‘bị giữ ở biên giới HK-TQ’
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới
Trong một bài đăng mới đây trên Facebook, Simon Cheng nói ông “cảm ơn sự ủng hộ của tất cả mọi người”.
“Simon và gia đình tôi mong có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục,” ông viết thêm. “Chúng tôi sẽ giải thích thêm sau.”
Simon Cheng là ai?
Simon Cheng, 28 tuổi, là một nhân viên chuyên về thương mại và đầu tư trong bộ phận Phát triển Quốc tế Scotland thuộc lãnh sự quán Anh.
Báo cáo cho hay ông Cheng học tại Đài Loan và Anh Quốc trước khi trở về làm việc tại Hong Kong.
Ông Cheng đi công tác tới Thâm Quyến hôm 8/8 qua cửa kiểm soát xuất nhập cảnh Lo Wu.
Bạn gái ông Cheng nói với trang tin HK01 ông đã có kế hoạch về nhà bằng tàu hỏa trong cùng ngày, nhưng đã không trở về. Trong các tin nhắn trên mạng, ông Cheng nói ông đang đi qua cửa khẩu và nói thêm với bạn gái “hãy cầu nguyện cho anh”.
Các nước khác phản ứng thế nào?
Canada thông báo nước này cấm tất cả nhân viên tại Hong Kong đi ra ngoài thành phố, bao gồm Trung Quốc.
Global Affairs cho hay trong một thông cáo gửi BBC rằng các nhân viên địa phương không thực hiện các chuyến công tác bên ngoài Hong Kong.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao Canada làm việc cho lãnh sự quán vẫn có thể công tác bên ngoài Hong Kong.
Chính phủ Canada cũng cập nhật các lời tư vấn về việc du lịch tới Trung Quốc, cảnh báo việc sẽ bị kiểm tra điện thoại tại cửa khẩu.
Hong Kong hiện nay như thế nào?
Các cuộc biểu tình bùng phát ở Hong Kong, ban đầu nhằm phản đối dự luật dẫn độ vốn cho phép đưa các nghi phạm về Trung Quốc đại lục để xét xử.
Sau đó các cuộc biểu tình phát triển thành các phong trào quy mô hơn, kêu gọi cải cách dân chủ ở Hong Kong, và yêu cầu điều tra việc cảnh sát dùng bạo lực chống lại người biểu tình.
Hôm Chủ Nhật 18/8, khoảng 1.7 triệu người đã xuống đường ở Hong Kong để kêu gọi dân chủ, theo các nhà tổ chức. Trong khi cảnh sát chỉ đưa ra con số 128.000 người.
Trước đó đã có các cuộc biểu tình ở sân bay quốc tế Hong Kong và các điểm du lịch.
Hôm thứ Sáu 23/8, Youtube cho hay đã xóa 200 kênh đăng tải các video mà công ty này cho là “nằm trong nỗ lực phối hợp để đưa thông tin về cuộc biểu tình ở Hong Kong”.
Facebook và Twitter trước đó công bố đã chặn các tài khoản “thuộc một chiến dịch được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn nhằm đưa thông tin sai lệch về các cuộc biểu tình ở Hong Kong’.
Twitter cho biết đã xóa 936 tài khoản mà họ cho rằng được được sử dụng để “gây bất hòa chính trị ở Hong Kong”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49457303
TQ cáo buộc Hoa Kỳ thử tên lửa
sẽ kích hoạt một ‘cuộc chạy đua vũ trang’ mới
Động thái phóng thử tên lửa hành trình tầm trung của Hoa Kỳ sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới, dẫn tới đối đầu quân sự leo thang mà nó sẽ gây tác động tiêu cực nghiêm trọng đến an ninh khu vực và thế giới.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, được AFP trích lời, tuyên bố như vừa nêu vào hôm thứ Ba, ngày 20 tháng 8, hai ngày ngày sau khi Mỹ tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa hành trình tầm trung tại Đảo San Nicolas, vùng biển ở bang California dưới sự quản lý của Hải quân Hoa Kỳ.
Phát ngôn nhân Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ nên từ bỏ các quan niệm lỗi thời từ thời Chiến tranh Lạnh và hãy làm những điều có lợi vì hòa bình và ổn định cho khu vực và thế giới.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 8 thông báo vừa cho thử nghiệm một loại tên lửa mặt đất đã bị cấm theo Hiệp ước Về Loại bỏ Tên lửa Hạt nhân-Tầm trung (INF) năm 1987.
Vụ phóng thử tên lửa vừa nêu của Hoa Kỳ diễn ra chỉ vài tuần sau khi Washington và Moscow rút khỏi INF trong tháng này. Cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm hiệp ước; đồng thời cũng vài tuần sau khi xảy ra một vụ nổ gây chết người ở một khu vực thử nghiệm miền Bắc của Nga mà giới chuyên gia Tây Âu cho rằng vụ nổ đó có liên hệ với việc Moscow đang cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân.
Nga vào ngày 20 tháng 8 lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ làm gia tăng căng thẳng quân sự qua động thái phóng thử tên lửa mới nhất này. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov được hãng thông tấn TASS trích lời rằng Nga sẽ không bị lôi kéo vào những hành động khiêu khích như thế.
Tổng thống Philippines:
Tàu nước ngoài vào lãnh hải phải xin phép
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ra lệnh, các tàu nước ngoài muốn vào lãnh hải Philippines phải được cấp phép. Đây là một thông điệp gửi Trung Quốc, nhắc nhở về những tàu chiến gần bờ biển của Manila. Theo SCMP.
Theo lệnh mới, từ 20/8, tất cả các tàu nước ngoài có ý định đi qua lãnh hải Philippines cần thông báo cho chính quyền và phải có sự cho phép trước khi tàu qua.
Nói về lệnh này, phát ngôn viên của tổng thống, ông Salvador Panelo nói: “Hoặc là chúng tôi nhận được sự tuân thủ với thái độ thân thiện, hoặc chúng tôi cưỡng chế thi hành với thái độ không thân thiện”, bản tin ngày 20/8 của SCMP trích dẫn.
Ông Panelo nói thêm “thái độ không thân thiện” có nghĩa là “chúng tôi chặn họ lại và yêu cầu họ rời đi”. Manila sẽ không loại trừ khả năng sử dụng lực lượng quân sự nếu các tàu nước ngoài vượt qua ranh giới. Ông Panelo lưu ý, tàu thuyền nước ngoài đã qua lại vùng biển của Philippines nhiều lần, đặc biệt là tàu chiến Trung Quốc, nhưng tới nay Manila vẫn giữ im lặng.
“Nhưng lần này chúng tôi sẽ nói với họ, làm ơn ra khỏi lãnh thổ của chúng tôi”, ông Panelo khẳng định.
Theo nhà phân tích quốc phòng Jose Antonio Custodio, ngoài các tàu Trung Quốc trong khu vực xâm nhập vùng biển Philippines, trên thực tế, tất cả các nước láng giềng đều xâm nhập vùng biển này, đặc biệt kể từ khi các phần tử như cướp biển và khủng bố đã sử dụng đảo Mindanao là nơi trú ẩn, tấn công các công dân của các nước láng giềng.
Ông Custodio nhấn mạnh rằng, các tàu Mỹ thường xuyên thông báo với giới chức Philippines về sự hiện diện của họ trên lãnh thổ Philippines.
Bình luận về thời điểm ông Duterte đưa ra chỉ thị mới, ông Custodio nói: “Có lẽ đó là một chiêu thức của ông Duterte để cho thấy ông đang đấu tranh cho lợi ích của Philippines nhằm xoa dịu sự bất mãn từ nhiều nhân tố trong quân đội vốn không hài lòng với Trung Quốc”.