Tin Biển Đông – 18/08/2019
Bãi Tư chính:
‘Rủi ro đụng độ quân sự cao’ khi đối đầu lần hai?
Đối đầu lần hai ở bãi Tư Chính và khu vực lân cận trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đang tăng cao và nếu không được quản lý đúng mức, sẽ có thể tạo ra rủi ro đụng độ quân sự cao, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) bình luận.
“Nếu tàu chiến hai bên vờn nhau, bên Trung Quốc hộ tống và bao bọc tàu thăm dò trái phép, bên Việt Nam đuổi tàu thăm dò trái phép, và bây giờ, là đuổi cả tàu chiến Trung Quốc, thì rủi ro đụng độ quân sự sẽ tăng cao”, TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Iseas nói với BBC News Tiếng Việt hôm 18/8/2019 từ Hà Nội.
“Cuộc tập trận của Trung Quốc trước khi xảy ra vụ Tư Chính, trước khi có cuộc họp các ngoại trưởng Asean và các cuộc gặp Asean với Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, EU…. thực chất là Trung Quốc dọa nạt Việt Nam và các nước Asean có tuyên bó chủ quyền ở biển Đông,” vẫn theo ông Hà Hoàng Hợp.
Bãi Tư Chính: ‘Việt Nam lại phản đối và yêu cầu TQ rút tàu đi’
‘Nếu gây chiến ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ hở sườn’
Việc sử dụng tàu hải quân để thực thi pháp luật trên biển là hợp pháp, và cũng là biện pháp hòa bình kiên quyết hơn.TS Hà Hoàng Hợp
Trở lại bãi Tư Chính, toan tính của Trung Quốc đã rõ?
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Dưới đây là toàn văn cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà quan sát và nghiên cứu chính trị này.
BBC: Tình hình cập nhật hiện nay ở khu vực đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông thế nào, theo quan sát của Tiến sỹ?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Một số nguồn tin cho biết có ít nhất một tàu chiến Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật biển ở vùng bãi Tư Chính. Nếu tin này đúng, thì đây không phải lần đầu Việt Nam dùng tàu hải quân thực thi pháp luật trên biển. Năm 1994, tàu hải quân Việt Nam đã xua đuổi tàu thăm dò Trung Quốc khỏi vùng bãi Tư Chính.
Việc sử dụng tàu hải quân để thực thi pháp luật trên biển là hợp pháp, và cũng là biện pháp hòa bình kiên quyết hơn.
Nhưng nó cũng tăng rủi rô đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng biển gần bãi Tư Chính.
Rủi ro đụng độ quân sự?
BBC:Có tin tức cho hay ‘nhiều tàu của Trung Quốc ‘đang kéo vào’ và Việt Nam ít nhất đã cử hai tàu chiến ra khu vực, nếu các thông tin này là có cơ sở, diễn biến này có ý nghĩa thế nào và có thể có hệ lụy ra sao, thưa ông?
TS. Hà Hoàng Hợp: Các nguồn tin cũng cung cấp đồ họa AIS của sự chuyển vận của ít nhất 2 tàu chiến Trung Quốc hướng về vùng biển gần bãi Tư Chính.
Biển Đông: ‘Rủi ro không nhỏ’ nếu TQ quay trở lại Bãi Tư Chính
Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ
Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
Nếu tàu chiến hai bên vờn nhau, bên Trung Quốc hộ tống và bao bọc tàu thăm dò trái phép, bên Việt Nam đuổi tàu thăm dò trái phép, và bây giờ, là đuổi cả tàu chiến Trung Quốc, thì rủi ro đụng độ quân sự sẽ tăng cao.
Việc bắn (TQ) bắn tên lửa diệt hạm từ tàu chiến và từ đất liền, đảo… là đe dọa xung đột với hải quân đối với Mỹ và tất cả các nước có hoạt động hải quân trên vùng biển quốc tếTS Hà Hoàng Hợp
Với tình hình này, hải quân hai nước cần thực hiện đúng CUES (thỏa thuận không ràng buộc nhằm tránh các đụng độ không chủ định.)
Nếu không theo CUES, lại để xảy ra đụng độ, thì chắc hẳn sẽ có đụng độ quân sự lớn hơn và tình hình sẽ trở nên vô cùng khó quản trị.
Tập trận dọa nạt ai?
BBC: Mới đây Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông, việc này diễn ra gần như trùng thời gian với sự kiện đối đầu từ đầu tháng Bảy ở bãi Tư Chính và vùng nước kề cận, mục đích của đợt tập trận này là gì?
TS. Hà Hoàng Hợp: Cuộc tập trận của Trung Quốc trước khi xảy ra vụ Tư Chính, trước khi có cuộc họp các ngoại trưởng Asean và các cuộc gặp Asean với Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, EU…. thực chất là Trung Quốc dọa nạt Việt Nam và các nước Asean có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, việc bắn bắn tên lửa diệt hạm từ tàu chiến và từ đất liền, đảo… là đe dọa xung đột với hải quân đối với Mỹ và tất cả các nước có hoạt động hải quân trên vùng biển quốc tế.
Đấy cũng là cảnh báo Mỹ khi Mỹ tiến hành tuần tra tự do hàng hải.
Trung Quốc đang làm mọi cách để chiếm biển Đông sau khi tuyên bố về đường 9 đoạn.
Ngày 16 tháng Tám, Việt Nam đã ra tuyên bố tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu. Phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bằng mọi cách.
BBC: Hiệu ứng, hiệu quả của việc phát ngôn của Việt Nam hôm 16/8 phản đối Trung Quốc “tái xâm phạm nghiêm trọng” chủ quyền của Việt Nam ra sao? Phía Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ và sẽ còn có thêm các động thái khác gây quan ngại hơn với Việt Nam hay thế nào, theo ông?
Bản chất là Trung Quốc muốn chiếm trên 90% biển Đông. Và muốn ép các nước Asean công nhận thứ chủ quyền đó bằng một quy tắc ứng xử có lợi cho Trung Quốc và có hại cho Asean.TS. Hà Hoàng Hợp
TS. Hà Hoàng Hợp: Trung Quốc đã và đang phớt lờ yêu cầu rút nhóm tàu khỏi vùng biển quanh bãi Tư Chính là nơi Việt Nam có chủ quyền kinh tế, có quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông
VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
Sau khi rút tàu thăm dò ra bãi Chữ Thập để lấy dầu… Trung Quốc lại đưa tàu thăm dò đó vào vừng bãi Tư Chính, tiến hành thăm dò ở một vùng mặt nước khác với đợt trước ngày 8 tháng Tám.
Image captionMột bài báo đăng trên tạp chí Forbes hôm 17/8/2019 nhắc đến tâm gương của Việt Nam Cùng lúc, Trung Quốc đã đưa thêm một số tàu chiến vào vùng biển thuộc Philippines, thách thức chủ quyền và các quyền khác của Philippines. Như vậy, Trung Quốc đang dọa nạt 3 trong 4 nước Asean có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông.
Bản chất là Trung Quốc muốn chiếm trên 90% biển Đông. Và muốn ép các nước Asean công nhận thứ chủ quyền đó bằng một quy tắc ứng xử có lợi cho Trung Quốc và có hại cho Asean.
Việt Nam là tấm gương?
BBC: Trái lại với các ý kiến quan ngại rằng Việt Nam có chính sách khá ‘yếu mềm’ trước Trung Quốc, mới đây đã có nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng Việt Nam (và cả Malaysia) thực ra đều có đối sách mạnh mẽ và khôn ngoan mà khu vực, cụ thể là Philippines, cần học tập, thậm chí ý kiến này còn gợi ý rằng Tổng thống Rodrigo Duterte nên đi thăm Việt Nam và Malaysia trước khi tới Trung Quốc, để học hỏi đối sách của hai nước nàytrước Trung Quốc về Biển Đông, ông có nhận xét gì?
TS. Hà Hoàng Hợp: Thực tế người ta chưa hiểu hết bản chất của chính sách của tổng thống Philippines Duterte.
Cho dù có khác biệt giữa ba quốc gia: Philippines, Malaysia, Việt Nam, cả ba quốc gia đều đang hành động để chống lại đường lối bá quyền ở biển Đông của Trung QuốcTS. Hà Hoàng Hợp
Philippines có lợi thế lớn và căn bản, là tòa PCA đã có phán quyết phủ nhận mọi yêu sách của Trung Quốc liên quan đến Philippines.
Tổng thống Duterte vừa qua đã tiếp ông Hoàng Bình Quân, trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chắc chắn ông ấy hiểu rõ chính sách và hành động của Việt Nam ở biển Đông.
Philippines cũng có lợi thế lớn lao, là quan hệ đồng minh với Mỹ.
Cho dù có khác biệt giữa ba quốc gia: Philippines, Malaysia, Việt Nam, cả ba quốc gia đều đang hành động để chống lại đường lối bá quyền ở biển Đông của Trung Quốc.
BBC: Cuối cùng, quốc tế và khu vực đang quan sát ra sao các động thái liên quan tới Trung Quốc trên Biển Đông vào thời điểm này, nhất là cùng lúc Trung Quốc dường như đang gặp không ít thách thức ở đối nội, tại Hong Kong lẫn ở khu vực và bên ngoài? Có dự đoán hay cảnh báo gì đáng kể không từ các giới quan sát về tình hình an ninh ở khu vực hiện nay và cho thời gian tới đây?
Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?
Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông
Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông
TS. Hà Hoàng Hợp: Hiện nay, Trung Quốc đang phải xử lý các vấn đề phát triển kinh tế, thương mại trong lúc đang gặp khó khăn với Mỹ về các vụ áp thuế.
Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh sáng kiến vành đai và con đường. Trung Quốc đang gặp khó khăn trong vụ Hong Kong. Vấn đề Đài Loan, biển Hoa Đông, Tân Cương, biên giới với Ấn Độ v.v… là các vấn đề lớn đối với Bắc Kinh.
Vấn đề của Trung Quốc là chính sách bá quyền của Trung Quốc đang vấp phải sự phản kháng từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt NamTS. Hà Hoàng Hợp
Chiến lược biển Đông của Trung Quốc không có gì thay đổi; Trung Quốc đẩy mạnh việc chiếm hơn 90% biển Đông sau khi đã quân sự hóa 7 đảo nhân tạo.
Nếu so sánh lúc này, với thời kỳ giữa thế kỷ 18, trước khi Trung Quốc bị các nước phương Tây chia cắt, có thể thấy có một số điểm tương tự: Trung Quốc đang thực hiện chính sách bá quyền trước hết là ở châu Á, bất chấp các quy tắc chung. Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực, làm mất niềm tin của láng giềng.
Vấn đề chắc không phải là vì gặp khó khăn bên trong, thì gây ra điều gì ở bên ngoài để đánh lạc hướng dư luận nội bộ.
Vấn đề của Trung Quốc là chính sách bá quyền của Trung Quốc đang vấp phải sự phản kháng từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Đường lối bá quyền lúc này của Trung Quốc không hứa hẹn hòa bình ít nhất cho khu vực châu Á.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49386879
TQ tái xuất ở quần đảo Việt Nam,
căng thẳng Biển Đông leo thang
Trung Quốc vừa xâm nhập vùng biển tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, khiến căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia châu Á.
Theo trang Express, Việt Nam phát hiện một tàu khảo sát từ Bắc Kinh lướt qua vùng biển tranh chấp, điều này gây ra sự phẫn nộ từ phía Việt Nam. Việt Nam cho biết con tàu đã rời khỏi khu vực vào tuần trước, nhưng đã quay trở lại vào ngày 13/8 trong một động thái xuất hiện sau cuộc đình chiến kéo dài một tháng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (C4ADS) có trụ sở tại Hoa Kỳ xác nhận tàu vẫn còn ở đó cho đến ngày 14/8.
Ngoài ra, họ còn đi cùng với ít nhất hai tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc, trông rất giống một hạm đội khiến mọi việc căng thẳng hơn. Một số tàu biển Việt Nam đã theo sát họ.
Tháng trước, tàu khảo sát địa chất Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa, nơi đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Con tàu vẫn ở đó trong vài tuần cùng với một số tàu bảo vệ bờ biển.
Devin Thorne, nhà phân tích cao cấp của C4ADS, cho biết các hoạt động của Bắc Kinh tại vùng biển tranh chấp này “phản ánh Trung Quốc đang sử dụng các nguồn lực dân sự, thương mại, khoa học và bán quân sự để theo đuổi lợi ích và thể hiện tham vọng của họ đối với Biển Đông”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng lên án hành động này. Chính quyền của ông thường kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành vi xâm lược, chỉ trích Bắc Kinh vì “hành vi bắt nạt” các nước xung quanh tại khu vực Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo gọi hành động của người Trung Quốc không gì khác ngoài “sự ép buộc”. Ông kêu gọi các quốc gia châu Á đoàn kết và chống lại Trung Quốc.
Theo The Straits Times, Bắc Kinh thường viện dẫn cái gọi là đường chín đoạn để biện minh cho các quyền lợi của mình đối với hầu hết Biển Đông, một phần trong đó cũng được Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Hà Nội và Bắc Kinh từ lâu đã tranh chấp khu vực này, với những căng thẳng cao độ vào năm 2014, khi Trung Quốc chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Mỹ ‘phối hợp đa phương’ ở Biển Đông
Một quan chức ngoại giao Mỹ chuyên về vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế mới nói rằng Washington “phối hợp đa phương” trong khi đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Khi được hỏi về nỗ lực yêu cầu Bắc Kinh minh bạch hóa các hoạt động quân sự trên Biển Đông, bà Andrea L. Thompson, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, trả lời rằng “đây là một nỗ lực chung, không phải của riêng Hoa Kỳ”.
“Chúng tôi phối hợp với các đối tác và đồng minh nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và quyền tự do đi lại ở khu vực đó [Biển Đông]. [Chúng tôi] phối hợp song phương cũng như đa phương nhằm quy trách nhiệm cho Trung Quốc”, bà Thompson nói hôm 13/8 trong một cuộc họp báo.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Chúng tôi cũng tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ lãnh đạo cấp cao ở cả Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng để đảm bảo rằng Trung Quốc biết rõ quan điểm của chúng tôi và sẽ tiếp tục đứng lên bảo vệ lẽ phải cũng như quyền tự do hàng hải”.
Trung Quốc đưa hai tàu hải cảnh tối tân tới Bãi Tư Chính?
Tuyên bố về việc “phối hợp đa phương” của Mỹ với các nước khác về Biển Đông được đưa ra đúng ngày xuất hiện tin tàu khảo sát của Trung Quốc quay lại khu vực Bãi Tư chính trong thềm lục địa của Việt Nam, ít ngày sau khi rời đi. Đây là khu vực nơi một công ty Nhật đang thực hiện khoan thăm dò theo hợp đồng với tập đoàn Rosneft của Nga ở Việt Nam.
Các chuyên gia về Biển Đông từng nói với VOA tiếng Việt rằng sự liên quan của công ty Nga và Nhật trong vụ “đối đầu” giữa tàu hải cảnh Việt Nam và Trung Quốc ở Bãi Tư Chính đã “gây phức tạp” cho quyết sách của chính quyền Bắc Kinh cũng như “đa phương hóa” và “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh lâu nay tuyên bố chỉ đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông với các quốc gia trực tiếp liên quan.
Sau khi vấp phải chỉ trích của Washington về “hành động khiêu khích” ở Bãi Tư Chính, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng cho rằng Mỹ “vu khống”, “vô trách nhiệm” đồng thời nói thêm rằng Hoa Kỳ và “các thế lực bên ngoài khác” khuấy động bất ổn ở Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Andrea L. Thompson năm ngoái đã có chuyến thăm kéo dài nhiều ngày tới Việt Nam, quốc gia bà nói là “một trong các đối tác mạnh” của Mỹ ở khu vực.
Bạch thư TQ nhắc tới VN, ‘quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông’
Liên quan tới vấn đề hợp tác hàng hải, một tuyên bố của Mỹ mới đây nói rằng “một Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có khả năng và vững mạnh ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là điều sống còn để thúc đẩy cấu trúc khu vực nhằm hỗ trợ việc quản trị dân chủ và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, thông qua luật pháp quốc tế”.
Tài liệu được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố còn nói rằng Hoa Kỳ giúp huấn luyện các lực lượng tuần duyên của ASEAN, tiến hành các chương trình hỗ trợ an ninh nhằm củng cố an ninh hàng hải của các nước trong khu vực cũng như sẽ cùng với Thái Lan tổ chức Cuộc Diễn tập Hàng hải đầu tiên giữa ASEAN và Mỹ vào tháng Chín tới.
Mỹ, quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, luôn khẳng định không đứng về bất kỳ quốc gia nào trong tranh chấp lãnh hải giữa nhiều nước.
Trong một cuộc họp báo mới đây, khi được hỏi về việc Mỹ sẽ hợp tác như thế nào nhằm củng cố quyền tự do hàng hải với các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ, đề cập tới việc mới đây đã “đón tiếp lãnh đạo của Cảnh sát Biển Việt Nam” và “đang hợp tác chặt chẽ” với phía Hà Nội.
“Vì là láng giềng của Trung Quốc, rõ ràng họ phải rất cẩn trọng trong quan hệ ở khu vực”, Đô đốc Schultz nói.