Tin khắp nơi – 18/08/2019
Công nhân Shell không được nhận lương thêm giờ
nếu không dự buổi nói chuyện của tổng thống Trump
Tin từ Washington, DC – Chuyên có vẻ như chỉ xảy ra ở Việt Nam hay Trung Cộng: theo tin từ CNN, các công nhân tại nhà máy hóa dầu Pennsylvania, nơi Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu hôm thứ Ba (13 tháng 8), từng nhận được thông báo rằng: nếu họ không tham dự buổi nói chuyện của tổng thống , họ sẽ phải sử dụng ngày nghỉ phép có lương, hoặc không được trả lương cho ngày hôm đó!
Ngoài ra, một số công nhân tham dự sự kiện cũng được nhắc nhở không lên tiếng phản đối Tổng thống Trump. Theo CNN, các hướng dẫn được gửi đến công nhân trong một bản ghi nhớ, và ký giả Polo Sandoval của CNN đã thu thập được thông tin này từ một nguồn tin quốc hội. Nguồn tin này nhận được bản thông báo từ một cá nhân ở quận Beaver. Theo đó, nhà máy thông báo công nhân không bắt buộc phải tham gia sự kiện. Nếu CÓ tham gia, họ sẽ được tính là vắng mặt có lý do. Tuy nhiên, những người KHÔNG tham dự sẽ không nhận được lương ngoài giờ vào thứ Sáu.
Phát ngôn viên nhà máy Shell, ông Curtis Smith, xác nhận các công nhân được thông báo rằng họ sẽ không được nhận lương làm thêm giờ nếu bỏ qua sự kiện này, nhưng ông đã phủ nhận bản ghi nhớ. Theo tờ báo Pittsburgh Post-Gazette đưa tin, người quản lý đã thông báo cho các công nhân dựa trên một bản ghi nhớ mà nhà máy Shell gửi đến nghiệp đoàn.
Theo CNN, bài phát biểu hôm thứ Ba của Tổng thống Trump là một sự kiện của Tòa Bạch Ốc, không trực thuộc các hoạt động của cuộc vận động tái tranh cử. Tại đây, Tổng thống Trump nói với các công nhân rằng họ nên phản đối những người đứng đầu nghiệp đoàn không ủng hộ Tổng thống.
Tòa Bạch Ốc và nghiệp đoàn Steamfitters Local 449 đã không trả lời yêu cầu bình luận từ phía CNN. (Mộc Miên)
Cảnh sát Portland
tịch thu nhiều vũ khí của nhóm biểu tình cực hữu
Tin từ Portland – Vào hôm thứ Bảy (17 tháng 8), cảnh sát bắt giữ ít nhất 13 người và tịch thu nhiều gậy kim loại, bình xịt hơi cay và các loại vũ khí khác, khi hàng trăm người biểu tình cực hữu và những người phản đối chủ nghĩa chống phát xít tập trung tại trung tâm thành phố Portland, Oregon.
Chính quyền thành phố đã phỏng tỏa các cây cầu và đường phố để ngăn cách hai nhóm biểu tình. Đến đầu giờ chiều thứ Bảy, hầu hết các nhóm cánh hữu đã rời khỏi khu vực qua một cây cầu ở trung tâm thành phố. Cảnh sát đã di chuyển bằng xe đạp, mặc cảnh phục chống bạo loạn để ngăn những người biểu tình bám theo họ. Nhưng hàng trăm người vẫn đang tập trung ở tâm thành phố, và một số cuộc đụng độ nhỏ diễn ra suốt cả ngày.
Theo cảnh sát, nhóm người biểu tình cánh tả tập hợp gần Quảng trường Pioneer Courthouse Square có hành vi “gây xáo trộn dân sự”, do đó họ đã yêu cầu nhóm người này giải tán.
Phát ngôn viên sở cảnh sát, Trung úy Tina Jones cho biết có thời điểm khoảng 1,200 người đã tập hợp dưới đường phố.
Theo KTLA đưa tin, sự việc bắt đầu vào sáng thứ Bảy. Các thành viên của nhóm Proud Boys, Three Percenters và những nhóm khác đã tập trung tại Portland, một số người còn mặc áo giáp và đội mũ bảo hiểm. Hơn hai chục cơ quan hành pháp cấp địa phương, tiểu bang và liên bang, bao gồm cả FBI, đã túc trực trong thành phố để chuẩn bị ứng phó với cuộc biểu tình của phe cánh hữu.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump cũng đăng bài tweet, thông báo chính phủ đang theo dõi tình hình ở Portland, đồng thời Tổng thống kỳ vọng thị trưởng thành phố sẽ đảm nhiệm tốt vai trò. Đáp lại, thị trưởng Ted Wheeler cho rằng tweet của Tổng thống không giúp ích gì cho tình hình hiện tại. Trong cuộc họp báo, ông Wheeler cho rằng cuộc biểu tình diễn ra do chủ nghĩa thượng tôn da trắng đang trỗi dậy kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-portland-tich-thu-nhieu-vu-khi-cua-nhom-bieu-tinh-cuc-huu/
NYT: Tỷ phú Jeffrey Epstein tự tử
do không chịu nổi cuộc sống tù ngục
Trong khi cuộc điều tra đã kết luận Jeffrey Epstein tự sát bằng cách thắt cổ, tờ New York Times hôm 17/08/2019 lưu tâm đến điều kiện giam giữ tù nhân nổi tiếng bị cáo buộc ấu dâm này. Theo nhật báo Mỹ, cuộc sống tồi tệ trong tù đã khiến nhà tỷ phú bị trầm cảm nặng nề.
Thông tín viên tại New York Céline Bruneau cho biết thêm chi tiết :
« Phòng giam chật hẹp, ẩm ướt, đầy chuột và gián…Theo báo New York Times, ông Jeffrey Epstein căm ghét xà lim ở nhà tù Manhattan, chỉ cách ngôi biệt thự rộng mênh mông trị giá 56 triệu đô la của ông có vài dãy nhà.
Nhà tỷ phú bị bắt giam từ đầu tháng Bảy tìm cách thoát khỏi ngục tù bằng mọi giá, thậm chí trả tiền rất sộp cho nhiều luật sư để họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho ông những lúc đến thăm. Tại đây, ông Epstein mua sạch hàng trong các máy bán đồ uống và bánh kẹo, mà cũng chẳng nói chuyện với những người khách.
Jeffrey Epstein cũng tìm ra phương pháp để khỏi phải trở thành con mồi của những bạn tù, bằng cách chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của họ – theo lời kể của một trong số hai tù nhân chung buồng giam.
Trong những ngày cuối cùng, Epstein không còn tắm rửa, cạo râu, và rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề, dẫn đến vụ tự tử đầu tiên hôm 23/7. Ông sợ hãi trước ý nghĩ phải sống khoảng thời gian còn lại phía sau song sắt nhà tù.
Trại giam này nổi tiếng là cũ kỹ, xuống cấp, đã làm nhiều tù nhân từ kẻ khủng bố, trùm mafia hay những tội phạm ‘cổ trắng’ phải suy sụp tinh thần ».
Cộng đồng quốc tế đồng tâm hiệp lực phản đối
TQ điều tàu hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam
Kể từ khi Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và hàng chục tàu chấp pháp hoạt động trái phép trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, cộng đồng quốc tế đã đưa ra nhiều phản ứng cứng rắn, lên án hành vi phi pháp trên.
Mỹ cứng rắn lên án hành vi phi pháp của Trung Quốc
Giới chức Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn, lên án hoạt động trái phép của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.
Ngoại trưởng Mike Pompeo (1/8) cam kết Mỹ không thay đổi sự ủng hộ đối với “Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương” và hoan nghênh Campuchia từ chối để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự. Theo ông Pompeo, dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Mỹ cam kết ủng hộ tính tập trung của ASEAN. Ngoại trưởng Pompeo cũng cho biết, trong hàng thập kỷ, chính sách ngoại giao của Mỹ với ASEAN luôn luôn được chỉ lối bởi mong muốn hợp tác, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và cam kết chung của chúng ta với các quy tắc luật pháp cơ bản, nhân quyền cùng tăng trưởng kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, ông Pompeo cũng hối thúc các nước đối tác ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cần tăng cường thực thi luật pháp. Cụ thể, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các nước tăng cường bảo vệ chủ quyền nhằm đối phó với chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. “Campuchia đã phủ nhận những thông tin cho rằng nước này cho phép Trung Quốc xây dựng một căn cứ quân sự trên lãnh thổ quốc gia. Mỹ hoan nghênh chính sách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mạnh mẽ của Campuchia và chúng tôi hối thúc các nước trong khu vực tiếp bước Campuchia bảo vệ lãnh thổ mình”. Ngoài ra, ông Pompeo cũng bày tỏ mối quan ngại về hành động “ép buộc” của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo ông Pompeo, 10 nước thành viên ASEAN cần tiếp tục “thẳng thắn bày tỏ quan điểm phản đối trước hành động ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagu (20/7) chỉ trích hành vi can thiệp của Trung Quốc đối với các hoạt động liên quan tới dầu khí trong khu vực, bao gồm các hoạt động thăm dò và khác dầu khí từ lâu của Việt Nam. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu khí ở ngoài khơi đã đe dọa tới an ninh năng lượng trong khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington “kịch liệt phản đối hành vi cưỡng ép trái phép và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách hàng hải hoặc chủ quyền của mình”, đồng thời yêu cầu “Trung Quốc nên chấm dứt các hành động bắt nạt, kiềm chế tham gia vào các hành động khiêu khích và gây bất ổn”. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ dùng nhiều lời lẽ mạnh mẽ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, dùng các tàu dân quân để “áp đảo, ép buộc và đe dọa các nước khác, gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của khu vực”. Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc “ngày càng gây sức ép buộc các nước ASEAN phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các điều khoản giới hạn quyền của các nước hợp tác với các công ty, các nước thứ ba”, và điều này cho thấy ý đồ của Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên dầu khi trên Biển Đông.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (19/7) chỉ trích hành động đe dọa hòa bình và an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương; cho rằng hành vi cưỡng ép của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Đông Nam Á đang phản tác dụng và đe dọa hòa bình – ổn định khu vực.
Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) Đô đốc Karl L. Schultz (24/7) nhận định các hành động của tàu dân quân biển và cảnh sát biển Trung Quốc không phù hợp với trật tự dựa trên luật lệ; nhấn mạnh “đối với tuần duyên Mỹ, hải quân Mỹ, các đồng minh và đối tác cùng những nước láng giềng trong khu vực, chúng ta cần một nỗ lực phản đối quốc tế”; cho rằng “chúng ta cần lên tiếng không chấp nhận những cách hành xử này, những cách hành xử khiêu khích và hung hăng không phù hợp với trật tự dựa trên luật lệ”. Ngoài ra, Đô đốc Karl L. Schultz đánh giá “lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc thể hiện rõ nhất khi gia tăng đáng kể số lượng tàu. Sau đó là quân chủng hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của chính phủ. Lực lượng cảnh sát biển từng được đặt dưới sự lãnh đạo dân sự, giờ phải đi qua lực lượng cảnh sát quân đội nhân dân. Bên cạnh đó còn có lực lượng dân quân biển”; đồng thời cho biết USCG sẽ tăng cường hoạt động tại các vùng biển trong khu vực theo yêu cầu hỗ trợ của Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) và “sẽ mang đến khu vực hình mẫu về cách hành xử đúng đắn và quản trị hàng hải tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền tiếp cận tự do và mở các tuyến đường hàng hải quốc tế”.
Hạ nghị sỹ Cộng hòa Mỹ Mike Gallagher (25/7) cho rằng các hoạt động gây hấn gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông là không chấp nhận được; kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua một dự luật do ông và Hạ nghị sỹ Jimmy Panetta soạn thảo nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt việc Trung Quốc quân sự hóa và tôn tạo ở khu vực.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L.Engel (26/7) đã ra Tuyên bố về sự can thiệp trái phép của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Tuyên bố cho biết: “Sự hung hăng gần đây ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai coi thường luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các hành động của Trung Quốc đã cấu thành việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của Việt Nam trong EEZ; cho biết, tuần trước, khi có các thông tin về các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc vào vùng EEZ của Việt Nam, Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu ra khỏi vùng EEZ của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đã cố tình bỏ qua. Hành vi gây rối này là một mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Cũng quan trọng không kém, hành vi của Trung Quốc đã đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động ở khu vực”. Ngoài ra, tuyên bố nhấn mạnh: “Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khác của chúng ta trong khu vực để lên án hành động hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải duy trì trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức bất kỳ và toàn bộ các tàu khỏi lãnh hải của các nước láng giềng, và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này”.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Bob Menendez của bang New Jersey, Thượng nghị sĩ Ed Markey của bang Massachusetts, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy bang Vermont và Thượng nghị sĩ Brian Schatz bang Hawaii (29/7) lên án các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, khẳng định hành động quân sự hóa các thực thể, phớt lờ Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh gây áp lực buộc các nước ASEAN đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) theo hướng có lợi cho mình là các vấn đề mà Mỹ cần ưu tiên lưu tâm vào thời điểm hiện tại. Các hành động
hăm dọa, ép buộc, phớt lờ các cơ chế trọng tài ngoại giao hòa bình và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong vài năm qua đang đe dọa tới các lợi ích của Mỹ; khẳng định “việc Trung Quốc dọa nạt, cưỡng ép, chối bỏ việc giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao, hòa bình và cơ chế trọng tài, và đe dọa dùng vũ lực trong những năm gần đây là thách thức nghiêm trọng cho các lợi ích của Mỹ trong khu vực”.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch; Thượng nghị sĩ Bob Menendez; Thượng nghị sĩ Cory Gardner và Thượng nghị sĩ Edward Markey thuộc Tiểu ban các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương (31/7) đã ra tuyên bố lên án các hoạt động phi pháp gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuyên bố, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Jim Risch cho biết, hoạt động khảo sát của tàu Trung Quốc ở trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và việc triển khai các tàu hải cảnh là bằng chứng mới nhất cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng biện pháp áp chế để khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Theo Thượng nghị sĩ Jim Risch, việc xác định cụ thể các biện pháp để đẩy lùi những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông nên là trọng tâm chương trình nghị sự của Mỹ trong các cuộc gặp với ASEAN tuần này tại Bangkok. Ngoài vai trò của Mỹ, điều quan trọng là các đối tác trong khu vực, nhất là ASEAN cần sát cánh bên nhau và vững vàng trước sự áp chế của Trung Quốc. Nếu không có sự phản đối mạnh mẽ với kiểu hành xử này, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động trái phép ở Biển Đông, làm suy yếu các lợi ích chung của Mỹ trong nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như thượng tôn pháp luật. Thượng nghị sĩ Bob Menendez cho rằng, điều quan trọng là Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành xử của họ ở Biển Đông. Chúng ta cần một chiến lược phản ánh những lợi ích sâu sắc và lâu dài của Mỹ khi hợp tác với các đồng minh và đối tác để giúp xây dựng Biển Đông thành nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, các dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức đa phương trong khu vực là trung tâm và các nước trong khu vực không bị áp chế. Theo Thượng nghị sĩ Cory Gardner, việc quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông và các hành động gây hấn với những quốc gia tuyên bố chủ quyền khác là bất hợp pháp, gây bất ổn và trái với luật pháp quốc tế; nhấn mạnh mong đợi Ngoại trưởng Pompeo sẽ dùng cơ hội này để nhấn mạnh rằng Mỹ luôn sát cánh với các đối tác ASEAN, đồng thời kêu gọi một chính sách phối hợp trong khu vực nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Edward Markey cho rằng, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông – một trong những vùng biển quan trọng nhất hành tinh – gây bất ổn sâu sắc; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao để duy trì hòa bình tại đây và ủng hộ các đồng minh Đông Nam Á cũng như đối tác thực hiện các nỗ lực của họ, bao gồm cả ở Diễn đàn khu vực ASEAN tuần này. Theo Thượng nghị sĩ Edward Markey, Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague đã ra phán quyết rõ ràng rằng việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, và tất cả phải tôn trọng tự do hàng hải.
Nhật Bản quan ngại sâu sắc
Nguyên Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsuhito Asano cho rằng, “Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam”. Theo ông Katsuhito Asano, Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam là “hành vi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, cần được cộng đồng quốc tế phê phán”; khẳng định hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, gây ảnh hưởng tới an ninh của Biển Đông và khu vực; nhấn mạnh Nhật Bản luôn tôn trọng Luật pháp quốc tế trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông, do vậy, Trung Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc phải tôn trọng UNCLOS. Ngoài ra, ông Katsuhito Asano cho rằng Trung Quốc không những xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà gần đây đang gia tăng những hành động quân sự hóa tại Biển Đông. Điều này kích động chiến tranh, coi thường luật pháp và dư luận quốc tế. Việt Nam có đủ chứng cớ và năng lực để kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã từng làm trước đó.
Bộ Ngọa giao Nhật Bản cũng cho biết Tokyo “mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động nào gây căng thẳng ở Biển Đông”; khẳng định Nhật Bản “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Trung Quốc liên quan tới vấn đề này”. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, “nói chung, chính phủ Nhật Bản tin rằng vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới hòa bình và ổn định của khu vực và là một mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản luôn ủng hộ việc tuân thủ hoàn toàn luật pháp trên biển và muốn nhấn mạnh với tất cả các nước liên quan về tầm quan trọng của các nỗ lực tiến tới giải pháp hòa bình dựa trên luật lệ quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép”.
Liên minh Mỹ – Nhật – Australia
Ngoại trưởng Australia, Mỹ, Nhật Bản (2/8) đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về diễn biến tiêu cực cũng như các hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp của Ngoại trưởng Australia Marise Payne, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono bên lề Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok , Thái Lan. Trong tuyên bố chung, các ngoại trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm túc đối với các báo cáo tin cậy về những diễn biến tiêu cực ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai các hệ thống vũ khí tiên tiến ở những thực thể tranh chấp. Theo Tuyên bố chung, các ngoại trưởng phản đối mạnh mẽ những hành động đơn phương mang tính ép buộc có thể làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng như cải tạo đất, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các đảo tranh chấp và những hành động khác làm thay đổi vĩnh viễn môi trường biển ở những khu vực chưa phân định.
Mỹ – Australia phối hợp
Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia – Mỹ (4/8) đã có cuộc gặp thường niên tại thành phố Sydney, Australia để thảo luận về các vấn đề chiến lược nhằm thúc đẩy quan hệ đồng minh. Trong cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về vấn đề Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định, cả Mỹ và Australia đều lo ngại trước những hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như những bẫy nợ mà Trung Quốc đang tạo ra với các quốc gia khu vực này. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Maris Payne khẳng định sự hiện diện của quân đội Mỹ là đảm bảo an ninh quan trọng đối với khu vực: “Sự hiện diện của Mỹ và quân đội của nước này tại khu vực đã góp phần tạo nên sự ổn định của khu vực trong suốt nhiều thập kỷ và Australia tiếp tục chào đón sự có mặt của Mỹ cũng như quân đội của nước này”.
Philippines lo sợ
Bộ Quốc phòng Philippines (1/8) ra tuyên bố khẳng định sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông tương đương với hành vi chiếm dụng đất đai bất hợp pháp. Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong, “Philippines có hai tài liệu để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình trong khi Trung Quốc không có. Do đó, sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Tây Philippines gần giống với việc ai đó chiếm dụng mảnh đất thuộc sở hữu của người khác”. Bộ Quốc phòng Philippines viện dẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) khẳng địnhPhilippines có quyền chủ quyền đối với các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, đồng thời nhấn mạnh Manila sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn. Trước đó, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario (31/7) đã đề nghị Manila nên cân nhắc đưa vấn đề tranh chấp ở Bbiển Đông ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. “Tôi nghĩ đã tới lúc chúng ta cân nhắc việc tới Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để có thể đạt đủ số phiếu cần thiết nhằm thuyết phục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016”.
Malaysia tập trận đề phòng Trung Quốc
Từ 23/7 – 10/8, Không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) tiến hành tập trận phóng tên lửa ở bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. RAMF cho biết, trong cuộc tập trận kéo dài 19 ngày, lực lượng này “đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa không đối không và không đối đất tại trường bắn trong không phận của Kota Belud, một huyện thuộc bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. Cuộc tập trận nhằm kiểm tra kỹ năng của phi công trong việc tấn công các mục tiêu bằng cách sử dụng nhiều vũ khí của RAMF. Tham gia tập trận có 232 quân nhân cùng một số chiến đấu cơ do Mỹ và Nga chế tạo. Tuy nhiên, RAMF không nói rõ khi nào tên lửa sẽ được phóng trong cuộc tập trận.
Nga gửi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc
Tổng thống Nga Putin cảm ơn Công ty Rosneft Việt Nam vì những đóng góp trong phát triển tổ hợp nhiên liệu và năng lượng cho thấy Chính phủ Nga luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa, đồng thời cũng là sự thừa nhận đối với quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, nhất là khu vực Bãi Tư Chính, nơi công ty Rosneft của Nga đang hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam.
Việc Tổng thống Nga Putin đưa ra lời cảm ơn đối với Công ty Rosneft Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là nhằm mục đích thể hiện thái độ, lập trường ủng hộ Việt Nam trong việc ngăn chặn, đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính nói chung và ở lô 06.1 nói riêng; Truyền tải thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc, các công ty của Nga đang khai thác hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc không có quyền ngăn cản. Nếu Trung Quốc cố tình ngăn chặn và cản trở, hãy cân
nhắc xem mình có đủ sức để đối phó với Nga hay không; Cuối cùng, Tổng thống Nga đưa ra lời cảm ơn trên cũng là cách khẳng định quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Nga và Việt Nam.
Ấn Độ cam kết
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar (1/8) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực; đồng thời khẳng định Ấn Độ mong muốn hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
EU lên tiếng
Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Federica Mogherini (2/8) khẳng định bất cứ chuyện gì xảy ra ở Biển Đông đều là vấn đề quan trọng với EU. Theo bà Federica Mogherini, “những đối tác của chúng tôi tại châu Á ngày càng trông đợi EU hiện diện và can dự vào các vấn đề an ninh tại khu vực. Những gì xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hay Biển Đông đều quan trọng với tất cả chúng tôi”; đồng thời khẳng định EU sẽ tăng cường can dự vào các vấn đề an ninh tại châu Á. Tuy không trực tiếp đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Federica Mogherini nói các vấn đề ninh khu vực là lý do khiến bà thúc đẩy hợp tác giữa EU với châu Á “hơn bao giờ hết” trong 5 năm qua. Sự hợp tác đó có thể thông qua các cơ chế đa phương như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hay song phương với từng nước.
Không giống ai, Trung Quốc một mình một kiểu
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (2/8) cảnh báo “các nước bên ngoài” không nên gieo rắc bất hòa giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á bằng việc “phóng đại tranh chấp biển Đông”. Ông Vương nhấn mạnh “những sự khác biệt” chỉ có thể được giải quyết một cách hòa bình giữa các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (2/8) cho rằng Trung Quốc cùng các nước khác “có ý chí tôn trọng hòa bình và ổn định ở khu vực, bao gồm những khác biệt và tranh chấp trên biển Đông”; trong khi đàm phán COC tiến triển, thì các quan chức cấp cao từ Mỹ lần nào cũng sử dụng các cách để reo rắc bất hòa giữa các nước và khuấy động rắc rối ở biển Đông”.
Rò rỉ kế hoạch về Brexit
trước khi Thủ tướng Anh công du châu Âu
Ông Boris Johnson sẽ nói với các nhà lãnh đạo EU rằng cần phải có một thỏa thuận Brexit mới khi ông thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối tuần này.
Nước Anh sẽ rời Liên minh châu Âu vào ngày 31/10/2019 dù có hay không có thỏa thuận, ông được dự kiến sẽ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Phủ thủ tướng cho biết sẽ có “rất ít cuộc thảo luận” về Brexit trong các cuộc họp ở Pháp và Đức.
Brexit: Ông Boris Johnson cam kết đạt thỏa thuận mới
Số liệu mới đánh động nước Anh về ‘suy giảm’ tăng trưởng
Đồng bảng yếu thúc đẩy khách du lịch đến nước Anh
Trong khi đó, tờ Sunday Times đã in các tài liệu chính phủ bị rò rỉ cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu trong một kịch bản Brexit mà không có thỏa thuận.
Đất nước của chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế, khi chúng ta hướng tới một Brexit không có thỏa thuận mà sẽ có tác động ngay lập tứcThư của một nhóm Nghị sỹ
Báo cáo của Bộ Tài chính về việc chuẩn bị cho Brexit không có thỏa thuận, có mật danh là Chiến dịch Yellowhammer, tiết lộ rằng Vương quốc Anh cũng có thể phải đối mặt với nhiều tháng bị gián đoạn tại các cảng của mình, trong khi kế hoạch tránh biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland dường như không thể chứng tỏ bền vững.
Hồ sơ được Sunday Times đưa tin nói rằng rời khỏi EU mà không có thỏa thuận có thể dẫn đến:
– Thực phẩm tươi sống trở nên ít hơn và giá cả gia tăng
– Một đường biên giới Ireland cứng, sau khi các kế hoạch tránh kiểm tra hải quan thất bại, làm dấy lên các cuộc biểu tình
– Nhiên liệu trở nên ít hơn và 2.000 việc làm có thể bị mất nếu chính phủ đặt mức thuế nhập khẩu xăng dầu xuống 0%, có khả năng khiến hai nhà máy lọc dầu đóng cửa
– Bệnh nhân ở Anh phải chờ thuốc lâu hơn, bao gồm insulin và các loại vắc-xin ngừa cúm
– Gia tăng rối loạn công cộng và căng thẳng cộng đồng do thiếu lương thực và thuốc
– Hành khách bị trì hoãn tại các sân bay EU, các tuyến Eurotunnel và Dover
– Gián đoạn vận chuyển hàng hóa tại các cảng kéo dài đến ba tháng, do kiểm tra hải quan, trước khi lưu lượng giao thông cải thiện đạt 50-70% mức hiện tại
Chính phủ và các đảng phái, nghị sỹ nói gì?
Chính phủ nói tài liệu này không phải là những gì nội các dự kiến sẽ xảy ra, nhưng các chương trình được phác thảo đang được xem là một phần của sự chuẩn bị không có thỏa thuận.
Ứng viên Chủ tịch Uỷ ban châu Âu sẵn sàng gia hạn Brexit
Cựu giám đốc tình báo Anh quan ngại về Brexit
Vụ rò rỉ xảy ra khi Thủ tướng Anh chuẩn bị tới Berlin để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Tư 21/8 và gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris hôm thứ Năm, 22/8.
Ông được dự kiến sẽ nói rằng Nghị viện không thể và sẽ không thay đổi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và khẳng định phải có một thỏa thuận mới để thay thế Thỏa thuận đưa Anh quốc rời EU của bà Theresa May – vốn đã bị các nghị sĩ đánh bại ba lần – nếu Anh rời khỏi EU có thỏa thuận.
Tuy nhiên, người ta cho rằng các nhà lãnh đạo có nhiều khả năng hơn sẽ thảo luận các vấn đề như chính sách đối ngoại, an ninh, thương mại và môi trường, trước hội nghị thượng đỉnh G7 vào cuối tuần tới.
Chúng ta đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia, và Quốc hội phải được triệu tập ngay trong tháng Tám và ngồi làm việc thường trực cho đến ngày 31 tháng Mười, để tiếng nói của người dân có thể được lắng nghe, và để có thể có sự theo dõi kỹ lưỡng với chính phủ của ôngThư của một nhóm Nghị sỹ
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn đã nhắc lại lời kêu gọi các nghị sĩ hợp tác để ngăn chặn Brexit không có thỏa thuận.
Nói với báo the Observer (Người Quan sát) , ông Corbyn cho biết kế hoạch của ông đảm nhiệm ghế “Thủ tướng lâm thời” sẽ chính là “cách thức đơn giản và dân chủ nhất để ngăn chặn việc không có thỏa thuận”.
“Chúng ta phải nắm bắt cơ hội trước khi quá muộn, vì vậy người dân, thay vì một thủ tướng không được lựa chọn, có thể quyết định tương lai của đất nước chúng ta,” ông nói.
Nhà lãnh đạo đảng Lao động đối lập nói ông sẽ trì hoãn Brexit, kêu gọi mở một cuộc bầu cử nhanh chóng và vận động cho một cuộc trưng cầu dân ý khác với tư cách là một “Thủ tướng lâm thời”.
Một số nghị sĩ Tory và đảng Dân chủ Tự do đã bác bỏ đề xuất của ông, mặc dù đề xuất đã giành được sự ủng hộ tiềm năng của các đảng SNP và Plaid Cymru.
Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Lib Dem, Jo Swinson, nói ông Corbyn là “gây chia rẽ” và thay vào đó, đề nghị rằng nghị sĩ đảng Bảo thủ Ken Clarke hoặc cựu lãnh đạo đảng Lao động Harriet Harman có thể lãnh đạo một chính phủ tạm thời.
Trong khi đó, trong một bức thư mà báo Mail on Sunday đọc được, ông Johnson đã cảnh báo các nghị sĩ đảng Bảo thủ nổi loạn rằng sự phản đối của họ đối với Brexit không có thỏa thuận đang làm tổn hại đến triển vọng có được một thỏa thuận mới.
Ông nói hiển nhiên rằng EU sẽ “không thỏa hiệp một khi họ tin rằng có một khả năng dù mờ nhạt nhất là Nghị viện có thể chặn Brexit vào ngày 31 tháng Mười”.
Trong khi đó, một nhóm đa đảng gồm hơn 100 nghị sĩ đã kêu gọi thủ tướng triệu tập Quốc hội và để cho các nghị sỹ làm việc liên tục cho đến khi nước Anh rời khỏi EU.
Trong một lá thư, các nghị sĩ nói: “Đất nước của chúng ta đang đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế, khi chúng ta hướng tới một Brexit không có thỏa thuận mà sẽ có tác động ngay lập tức đối với thực phẩm và vật tư y tế, làm tổn hại nền kinh tế, việc làm, tài chính công, Dịch vụ công cộng, trường đại học và an ninh kinh tế lâu dài của chúng ta.
“Chúng ta đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia, và Quốc hội phải được triệu tập ngay trong tháng Tám và ngồi làm việc thường trực cho đến ngày 31 tháng Mười, để tiếng nói của người dân có thể được lắng nghe, và để có thể có sự theo dõi kỹ lưỡng với chính phủ của ông.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49386875
Anh dự báo tình trạng thiếu hụt thực phẩm,
năng lượng và thuốc men hậu Brexit
Tin từ London (Anh) — Theo Reuters đưa tin, nước Anh sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men nếu Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận nào.
Ngoài ra, Anh Quốc còn đứng trước nguy cơ bị gây nhiễu loạn hoạt động tại các cửa nhập cảng, và phải tái thiết lập đường biên giới với Cộng hòa Ireland. Đây là một phần nội dung trong tài liệu dự báo của Văn phòng nội các Anh về những hậu quả nước Anh có thể hứng chịu. Theo đó, việc Anh Quốc rời EU mà không có thỏa thuận sẽ gây hỗn loạn hoạt động tại các cửa nhập cảnh. Đặc biệt là cửa nhập cảnh giữa Anh và Pháp, nơi 85% xe hơi chở hàng nhập cảng của nước Anh đi qua. Điều này có nghĩa rằng việc giao thương giữa các cảng sẽ bị đình trệ nhiều nhất là 3 tháng.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bắt nguồn từ chính điều khoản biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland của Anh và Cộng Hòa Ireland. Bởi các kế hoạch hiện thời của Chính phủ Anh nhằm ngăn chặn hoạt động kiểm tra hải quan sẽ không có tác dụng.
Nước Anh sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiến pháp, và lâm vào tình thế đối đầu với EU, khi Thủ tướng Anh Boris Johnson kiên quyết rời Brexit vào ngày 31/10 năm nay. Ông Johnson cam kết sẽ thực hiện điều này dù có hay không có thỏa thuận.
Sau hơn 3 năm Brexit bao trùm mọi vấn đề của EU, khối này vẫn từ chối xem xét lại thỏa thuận Brexit với Anh, đã được bà Theresa May, người tiền nhiệm của ông Johnson đồng ý hồi tháng 11 năm 2018.
Trong tuần này, ông Johnson sẽ gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, để khẳng định rằng Nghị viện Anh sẽ không thể ngăn chặn được Brexit. Và một thỏa thuận mới phải đạt được nếu Anh muốn tránh phải rời EU mà không có thỏa thuận. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/anh-du-bao-tinh-trang-thieu-hut-thuc-pham-nang-luong-va-thuoc-men-hau-brexit/
Brexit: Trên 100 nghị sĩ Anh
kêu gọi thủ tướng triệu tập Quốc Hội
Trên 100 nghị sĩ Anh trong một lá thư công bố hôm nay 18/08/2019 kêu gọi thủ tướng Boris Johnson triệu tập ngay lập tức Quốc Hội hiện đang nghỉ hè, để thảo luận về Brexit.
Trong khi kỳ nghỉ thường niên của Quốc Hội kết thúc vào ngày 3/9, các nghị sĩ trên đây mong muốn phải họp thường trực cho đến 31/10, ngày mà Anh quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Lá thư nhấn mạnh rằng « đất nước đang bên bờ vực khủng hoảng kinh tế, trong lúc đang tiến đến một Brexit không thỏa thuận ».
Theo thông tín viên RFI tại Luân Đôn Marina Daras, có 113 nghị sĩ hầu hết là đối lập đã ký tên, trừ thủ lãnh Công Đảng Jeremy Corbyn, vốn mong muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Boris Johnson.
Báo chí Anh quốc báo động, Brexit « no deal » sẽ lập tức gây ra tình trạng thiếu thốn nhiều loại mặt hàng từ thực phẩm đến thuốc men, ảnh hưởng đến dịch vụ công, việc làm. Có đến 85% xe tải chưa sẵn sàng về với hải quan Pháp, giao thông sẽ rối loạn khoảng ba tháng.
Tuần tới ông Boris Johnson sẽ gặp gỡ tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel để bàn về Brexit.
Trong quá khứ, Quốc Hội Anh đã từng họp ngay giữa mùa hè, trong cuộc khủng hoảng kinh đào Suez năm 1956, vụ Achentina đổ quân lên quần đảo Malvinas năm 1982, và cuộc bạo loạn năm 2011.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190818-brexit-tren-100-nghi-si-anh-keu-goi-thu-tuong-trieu-tap-quoc-hoi
Pháp: TT Macron chia sẻ ngày hè cuối cùng với dân chúng
Hoà mình với dân chúng, kêu gọi toàn dân « hòa giải » sau một năm khủng hoảng « Áo Vàng », thứ bảy 17/08/2019 vừa qua, tổng thống Pháp kết thúc hai tuần « nghỉ ngơi để chuẩn bị » cho lịch trình hoạt động sắp đến.
Nhiều sự kiện quan trọng chờ chủ nhân điện Elysée trong tuần lễ tới sau hai tuần nghỉ hè tại làng ven biển Bormes-les-Mimosas.
Hôm qua, tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân chủ tọa lễ kỷ niệm 75 năm đồng minh bổ bộ từ Địa Trung Hải giải phóng nước Pháp và dành một tiếng rưỡi đồng hồ tiếp xúc với đám đông gồm dân địa phương và du khách. Ân nghĩa đối với các cựu chiến binh và tinh thần yêu chuộng tự do được tổng thống nhấn mạnh trong buổi lễ trước 300 khách mời và nhiều vị đại biểu địa phương, quân nhân, cựu quân nhân, lính cứu hỏa…
Cuộc tiếp xúc với dân chúng sau đó là cơ hội để tổng thống Pháp kêu gọi mọi công dân vượt lên các bất đồng, chuyện tự nhiên trong xã hội dân chủ, để cùng xây dựng tương lai chung.
Kể từ thứ hai, Emmanuel Macron bắt đầu một chương trình sinh hoạt nặng nề : tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin, với hồ sơ Ukraina, ở Brégançon, tây nam nước Pháp, trước thượng đỉnh G7 vào cuối tuần.
http://vi.rfi.fr/phap/20190818-phap-emmanuel-macron-chia-se-ngay-he-cuoi-cung-voi-dan-chung
Nga tuyên bố không có kế hoạch triển khai tên lửa mới
Sau khi Mỹ rút khỏi một hiệp ước về kiểm soát vũ khí có từ thời Xô Viết, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 18/8 tuyên bố rằng Nga sẽ không triển khai các tên lửa mới, chừng nào Mỹ cũng kiềm chế như vậy ở châu Á và châu Âu, theo Reuters.
Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga đầu tháng này, sau khi cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận này và triển khai một loại tên lửa đã bị cấm. Tuy nhiên, Kremlin đã bác bỏ các cáo buộc này.
Chính quyền Moscow cũng rút khỏi hiệp ước trên, nhưng ông Shoigu nói rằng Nga không có kế hoạch triển khai các tên lửa mới.
Nga tuyên bố thắng Mỹ trong cuộc đua vũ khí hạt nhân mới
“Chúng tôi vẫn tuân thủ. Trừ khi có các hệ thống như vậy ở châu Âu [do Washington triển khai], chúng tôi sẽ không làm bất kỳ điều gì ở đó”, quan chức quốc phòng Nga nói với kênh Rossiya-24, theo hãng tin Interfax.
INF cấm các tên lửa với tầm bắn từ 500 tới 5.500 km đặt trên mặt đất, giảm thiểu khả năng của cả hai nước thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng Moscow sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung đặt trên mặt đất nếu Mỹ khởi sự điều đó sau khi hiệp ước kiểm soát vũ khí đổ vỡ.
Vụ nổ bí ẩn ở cực Bắc là ‘vũ khí tận thế’ của Nga?
TTO – Các nhà quan sát phương Tây nghi ngờ vụ nổ bí ẩn ngày 8-8 khiến 5 chuyên gia hạt nhân của Nga thiệt mạng chính là tên lửa Burevestnik – loại vũ khí hủy diệt xuyên mọi lá chắn phòng thủ Tổng thống Putin từng nhắc tới.
Vụ nổ kho đạn kéo dài 5 giờ ở thành phố Achinsk thuộc vùng Siberia của Nga hồi đầu tháng 8. Đây là một mùa hè nhiều sự cố đối với quân đội Nga – Ảnh: CNN
Một vụ nổ, 5 chuyên gia hạt nhân thiệt mạng, lệnh di tản một ngôi làng bị hủy giữa chừng, dấu vết phóng xạ được phát hiện xa tận bờ biển phía bắc Na Uy… là những dấu hiện khiến các chuyên gia quân sự phương Tây nghĩ đến cái tên Skyfall.
9M370, hay SSC-X-9 Skyfall theo cách gọi của NATO, là loại tên lửa có tầm bắn không giới hạn, đủ sức xuyên mọi lá chắn phòng thủ đang được Nga phát triển. Tổng thống Vladimir Putin lần đầu nhắc đến nó hồi năm 2018.
Vậy Skyfall là gì? Thật ra không ai biết. Dựa trên suy luận, giới phân tích tin rằng đó là một loại tên lửa hành trình được thiết kế mang động cơ đẩy chứa lò phản ứng hạt nhân.
Phóng xạ cao bất thường tại khu vực xảy ra vụ nổ hôm 8-8 vừa qua và dấu vết phát tán xa tận Na Uy phần nào ủng hộ các giả thuyết trên.
Theo Hãng tin RIA Novosti của Nga, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitri Peskov, từ chối xác nhận tin đồn rằng vụ nổ có liên quan đến tên lửa hành trình mang động cơ hạt nhân. Ông chỉ nói vụ tai nạn sẽ không làm ảnh hưởng đến các nỗ lực phát triển năng lực quân sự của Nga.
“Đáng tiếc là tai nạn luôn xảy ra. Chúng là bi kịch. Trong trường hợp cụ thể này, điều quan trọng đối với chúng ta là ghi nhớ những anh hùng đã hi sinh trong vụ nổ” – ông Peskov bình luận.
Vụ nổ bí ẩn ở cực Bắc là vũ khí tận thế của Nga? – Ảnh 2.
Nga hiện đã sở hữu nhiều tên lửa hành trình có tấm bắn xa. Skyfall là nỗ lực mới nhất hòng qua mặt Mỹ – Ảnh: CNN
“Vũ khí tận thế”
Ông Jon Hawkes, giám đốc thuộc Hãng phân tích quốc phòng Jane’s IHS Markit, nhận định hệ thống đẩy của Skyfall có thể hoạt động theo hai cách: (1) động cơ này dùng một lò phản ứng hạt nhân nhỏ đốt nóng không khí tạo ra lực đẩy; (2) lõi hạt nhân được dùng để làm nóng một nhiên liệu lỏng, chẳng hạn hydrogen.
“Do người Nga quảng cáo nó có tầm bắn không giới hạn, nên có thể suy luận phương án 1 khả thi hơn vì động cơ dùng nhiên liệu hydrogen có giới hạn của nó” – ông Hawkes nhận xét.
Vấn đề chính của Skyfall, theo giới phân tích phương Tây, là khí thải. Việc dùng lò phản ứng hạt nhân lắp vào hệ thống đẩy của tên lửa chẳng khác nào biến nó thành “quả bom bẩn” biết bay.
“Đây quả thật là vũ khí ngày tận thế. Không thể triển khai một thứ như vậy trừ khi đang xảy ra chiến tranh hạt nhân tổng lực. Tên lửa hành trình này có thể bay trong một thời gian dài, nhưng nó thải ra phóng xạ hạt nhân suốt thời gian đó” – tiến sĩ Mark Galeotti, thuộc Viện hoàng gia Nghiên cứu quốc phòng và an ninh (Anh), nhận định.
Hồi tháng 3-2018, Tổng thống Putin mô tả Skyfall có khả năng “bay vài vòng quanh Trái đất” trước khi khai hỏa vào mục tiêu từ một góc không ngờ đến, thậm chí lâu đến vài ngày sau khi tên lửa được phóng.
Mỹ từng triển khai một chương trình vũ khí tương tự hồi thập niên 1960, gọi là dự án Pluto nhưng bị hủy vì quá nguy hiểm vào thời điểm đó.
Theo Đài CNN, các quan chức Mỹ tiết lộ Nga đã thử nghiệm Skyfall vài lần nhưng chưa bao giờ thành công. Mặt khác, hàng loạt câu hỏi như dự án này đã phát triển đến đâu, và sự cố lần này ảnh hưởng ra sao… người ta chỉ có thể đoán mò.
https://tuoitre.vn/vu-no-bi-an-o-cuc-bac-la-vu-khi-tan-the-cua-nga-20190818102749913.htm
Chỉ huy hải quân Iran
“đe dọa ngầm” về an ninh vùng Vịnh?
Sự hiện diện của Mỹ và Anh ở Vùng Vịnh Ba Tư mang lại sự bất an, người đứng đầu lực lượng hải quân Vệ binh Cách mạng Iran, Alireza Tangsiri, được hãng thông tấn ILNA đưa tin nói.
Căng thẳng tăng vọt giữa Iran và Mỹ, Anh ở vùng Vịnh sau khi Cộng hòa Hồi giáo Iran bắn hạ một phi cơ không người lái của Mỹ hồi tháng 6/2019 và bắt giữ một tàu chở dầu của Anh hồi tháng 7/2019 vì “vi phạm” các quy định hàng hải.
Mỹ ban hành lệnh bắt giữ siêu tàu chở dầu của Iran
Hải quân Anh ngăn Iran ‘định bắt’ tàu dầu ở Vịnh Oman
Anh ‘quan ngại sâu sắc’ vụ Iran bắt tàu dầu
Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran
Iran đã bắt giữ tàu chở dầu hai tuần sau khi Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu bằng cách đưa dầu đến Syria, một đồng minh thân cận của Iran.
“Sự hiện diện của Mỹ và Anh trong khu vực này có nghĩa là sự bất an”, ông Tangsiri nói.
Iran có thể cung cấp an ninh ở vùng Vịnh bằng cách thành lập liên minh với các quốc gia khác trong khu vực, chỉ huy hải quân của Iran nói.
‘Đe dọa ngầm’
Cho hay Iran muốn hòa bình và ổn định ở vùng Vịnh, tuy nhiên ông Tangsiri dường như đã đưa ra một đe dọa ngầm khi nói rằng nếu một con tàu sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà bị nhắm mục tiêu ở vùng Vịnh, các quốc gia ở phía nam vùng này sẽ không có nước uống vì ô nhiễm, theo hãng tin Mehr.
Trước đó, Bộ tư pháp Mỹ đã ban hành lệnh bắt giữ một tàu chở dầu Iran đang bị giam giữ, một ngày sau khi một thẩm phán ở Gibraltar ra lệnh thả.
Tàu chở dầu siêu cấp Grace 1 đang chở 2,1 triệu thùng dầu đã bị bắt giữ vào ngày 04/7/2019 vì bị nghi ngờ vận chuyển nhiên liệu bất hợp pháp đến Syria.
Một nỗ lực pháp lý vào phút chót của Hoa Kỳ để giữ cho tàu Grace 1 bị giam giữ đã bị Gibraltar từ chối hôm thứ Năm, 15/8.
Iran trước đây đã gọi việc giam giữ tàu này là “chặn giữ bất hợp pháp”.
Hai tuần sau khi tàu Grace 1 bị bắt giữ, hôm 19/7, Iran đã bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh Stena Impero ở eo biển Hormuz.
Mặc dù Iran tuyên bố con tàu đã vi phạm “các quy tắc hàng hải quốc tế”, việc bắt giữ Stena Impero được nhiều người tin là hành động trả đũa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49388275
Syria: Chiến sự ác liệt, thường dân chết hàng loạt
Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, khoảng 20 thường dân Syria, trong số này có một bà mẹ và 6 đứa con, tử thương trong các cuộc oanh kích của máy bay Nga trong hai ngày qua ở Idlib. Damas và đồng minh Nga cố gắng đánh chiếm Khan Chaikhoun nhưng đụng phải sự kháng cự mãnh liệt của lực lượng nổi dậy và thánh chiến.
Sau vụ một trại tạm cư bị trúng bom Nga, phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc tại Amman « chia sẻ lo âu » với AFP. Bộ ngoại giao Pháp lên án các vụ oanh kích không phân biệt của « Damas và đồng minh ». Chiến thuật của lực lượng chính phủ Syria là làm cho dân chúng hoảng sợ phải bỏ Idlid, cô lập chiến binh chống Damas.
Thông tín viên trong khu vực, Paul Khalifeh tường thuật :
Chiến sự vẫn sôi động ở phía nam tỉnh Idleb nơi mà chi nhánh Al Qaida tại Syria kiểm sóat phần lớn lãnh địa. Lực lượng chính phủ Syria duy trì áp lực mạnh tại các mặt trận xung quanh thành phố Khan Cheikhoun, một trong những căn cứ địa của thánh chiến.
Ngày thứ bảy, máy bay Nga và Syria tiến hành 150 phi vụ oanh kích, hàng chục trực thăng võ trang thay phiên nhau ném các thùng bom xăng xuống tuyến phòng thủ của đối phương và ở những vùng dân cư xa chiến trường.
Tuy nhiên, dù được hỏa lực phi pháo yểm trợ tối đa, lực lượng chính phủ Syria, còn cách Khan Cheikhoun 3 cây số, không tiến được một bước nào trong 24 giờ qua. Phe thánh chiến chống cự mãnh liệt và đã mở nhiều cuộc phản công chận đà tiến quân của quân đội Syria. Các nguồn tin thân cận của Damas bảo đảm là quân đội chính phủ đang ở thế chủ động : chiếm được mục tiêu chỉ là vấn đề thời gian.
Trong khi chờ đợi, hai bên tiếp tục chuyển quân tăng viện khắp các mặt trận ở Idleb nơi mà chiến sự khởi đi từ ngày 30 tháng 04 đến nay đã làm cho 3500 người chết, trong số này có 940 thường dân.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190818-syria-chien-su-ac-liet-thuong-dan-chet-hang-loat
Afghanistan: Khủng bố ở lễ cưới, 63 người chết,
Daech nhận là tác giả
Một vụ tấn công khủng bố vào một đám cưới ở phía tây Kabul vào tối hôm qua 17/08/2019, đã khiến 63 người chết và 182 người bị thương. Vào trưa nay, trong một thông cáo, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daceh đã thừa nhận là thủ phạm. Đây là vụ khủng bố đẫm máu nhất tại Afghanistan từ đầu năm đến nay.
Thông tín viên RFI, Sonia Ghezali, tường thuật từ Kabul :
Vào lúc hơn 22g30, một tiếng nổ kinh hồn đã vang lên ở phía tây thủ đô Kabul, tại khu vực có đa số dân cư thuộc cộng đồng Hazara, tức người theo hệ phái hồi giáo Shia. Người ta được biết rất nhanh chóng là vụ nổ xẩy ra ở một lễ cưới tại trung tâm Shar Dubai. Hàng trăm người đang có mặt, không khí từng bừng, tiệc đang dọn ra.
Những lời chứng đầu tiên cho biết là vụ nổ xảy ra ở khu vực dành cho nam giới.
Băng video và hình ảnh trên các mạng xã hội cho thấy cảnh tượng ghê rợn : bàn, ghế, cột gỗ, ngả nghiêng trong các vũng máu, thi thể người ngổn ngang trên sàn. Người sống sót thì quần áo đầy máu me, vẻ thất thần, bám lấy điện thoại, kêu gọi người thân còn kẹt ở bên trong.
Phe Taliban đã phủ nhận mọi vai trò trong vụ khủng bố này. Cộng đồng thiểu số Hazara thường bị nhánh tại Afghanistan của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo nhắm vào.
Vụ khủng bố nổ ra trong lúc mà đàm phán hòa bình giữa Taliban và Mỹ có vẻ gần đạt được một thỏa thuận.
Theo một số nguồn tin của chính quyền Kabul, thỏa thuận có thể được thông báo trong những ngày sắp tới đây.
Mỹ và Taliban sắp đạt thỏa thuận ?
Dân chúng Afghanistan trong mấy qua rất hy vọng Mỹ và Taliban đạt được thỏa thuận mở đường cho đàm phán hòa bình giữa chính quyền Kabul và nhóm nổi dậy.
Theo nhiều nguồn tin phía Mỹ, đặc sứ Zalmay Khalilzad, trưởng đoàn đàm phán Mỹ sẽ đến khu vực trong những ngày tới để tiếp tục, và có thể là hoàn tất cuộc thương lượng, theo đó Mỹ sẽ rút dần số 14.000 quân đóng ở Afghanistan, đánh đổi lại thì Taliban không để Afghanistan trở lại thành nơi ẩn náu của quân thánh chiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tỏ ý muốn rút lính Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Giới quân sự Mỹ cũng như các nghị sĩ rất lo ngại việc rút quân sẽ đẩy Afghanistan trở lại tình trạng nội chiến, và dưới sự thống trị của Taliban. Afghanistan như vậy sẽ là hậu cứ để mọi lực lượng ‘thù nghịch’ như Al Quaeda và các nhóm thánh chiến khác tấn công vào Mỹ và các đồng minh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190818-afghanistan-khung-bo-o-le-cuoi-63-nguoi-chet
Hội đồng quân sự Sudan và phe đối lập
ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực tạm thời
Tin từ Khartoum — Theo tin từ Reuters, vào Thứ Bảy (ngày 17 tháng 8), Hội Đồng Quân Sự Sudan (TMC) và phe đối lập, Forces of Freedom and Change (FFC), đã ký một thỏa thuận chia sẻ quyền lực, mở đường cho giai đoạn của chính phủ và hướng đến mục tiêu cho phép người dân trong nước bầu cử.
Hàng chục ngàn người ở mọi lứa tuổi đã xuống đường ở thủ đô Khartoum để ăn mừng việc thỏa thuận được ký kết. Nhiều người hướng tới quảng trường thành phố với tên gọi mới là Freedom Square. Sự ổn định ở Sudan được xem là một việc rất quan trọng đối với một khu vực đầy biến động, đang phải vật lộn với xung đột và nổi dậy từ khu vực Cote D’Ivoire đến Ai Cập và Libya.
Một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Sudan, ông Mohamed Hamdan Dagalo và đại diện FFC Ahmad al-Rabie đã cùng đặt bút ký vào thỏa thuận vào ngày Thứ Bảy. Tại buổi ký kết còn có sự góp mặt của Chủ tịch Ủy ban Liên minh Phi Châu Moussa Faki Mahamat, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed, người đã giúp môi giới hiệp ước, và các đại diện từ Ai Cập, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tất cả đều tự coi mình là người có ảnh hưởng ở Khartoum.
TMC đã cai trị Sudan kể từ tháng 4, khi quân đội phế truất cựu tổng thống Omar al-Bashir sau nhiều tháng biểu tình chống lại sự cai trị của ông trong đó hàng chục người biểu tình đã bị giết. Kể từ đó, TMC và FFC đã đàm phán về thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhưng sự bất ổn tiếp diễn trong đất nước đã trì hoãn thỏa thuận. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoi-dong-quan-su-sudan-va-phe-doi-lap-ky-thoa-thuan-chia-se-quyen-luc-tam-thoi/
Đài Loan sẽ hỗ trợ
và sát cánh với người biểu tình Hồng Kông
Đài Loan cho biết họ sẽ hỗ trợ nhân đạo cho những người biểu tình Hồng Kông tị nạn tới Đài Loan, một ngày sau khi bạo lực gia tăng ở nơi vốn là thuộc địa của Anh khiến hàng chục người bị thương, trong đó có một phụ nữ bị cảnh sát bắn vào mắt.
Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật (11/8) ở Hồng Kông với sự tham gia của hàng ngàn người đánh dấu tuần thứ 10 liên tiếp người dân đặc khu xuống đường yêu cầu dân chủ. Để giải tán đám đông, cảnh sát đã bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình ở cự ly gần. Một viên đạn đã găm vào mắt của một nữ ý tá xuất hiện trong đám đông.
Đảng Dân Tiến (DPP) của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, trong một video đăng trên Facebook vào ngày 12/8, cho biết Đài Loan không thể bỏ qua các hành động bạo lực của Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông.
“Người dân Hồng Kông đang trải qua một cuộc đàn áp đẫm máu mà ở đó chỉ thiếu xe tăng”, video ám chỉ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 khi Đảng cộng sản Trung Quốc điều quân đội với xe tăng đến đàn áp những người biểu tình tay không tấc sắt yêu cầu được sống trong môi trường dân chủ hơn.
DPP tuyên bố Đài Loan sẽ sát cánh cùng những người biểu tình Hồng Kông, và cho biết Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các cơ quan chính phủ sẽ hỗ trợ nhân đạo người biểu tình Hồng Kông.
Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA), trong một cuộc họp báo vào ngày 13/8, nói rằng Đài Bắc sẽ xem xét các đề nghị hỗ trợ nhân đạo của những người Hồng Kông chạy tới Đài Loan để tránh sự trả thù của giới cầm quyền đặc khu.
Phát ngôn viên của MOFA, ông Jiang Jiang-an, cho hay chính phủ Đài Loan quan tâm tới các sự kiện ở Hồng Kông và theo dõi sát sao những diễn biến ở thành phố đặc khu này.
Tổng thống Thái Anh Văn trong một bài đăng trên Twitter vào ngày 12/8 nói rằng “cộng đồng quốc tế hết lức lo lắng về các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở Hồng Kông”.
“Sử dụng bạo lực không phải là một giải pháp”, bà Thái viết. “Để trở lại hòa bình và thịnh vượng, chính quyền Hồng Kông phải đáp ứng những khát vọng công khai về dân chủ và tự do”.
Hàng trăm nghìn người biểu tình
đổ ra đường phố Hong Kong
Hàng trăm nghìn người Hong Kong hôm 18/8 đổ xuống đường, tham gia biểu tình chống chính quyền, dù mưa lớn, theo Reuters.
Đây là cuộc phản đối tuần thứ 11 liên tiếp tại trung tâm tài chính châu Á này.
Hãng tin Anh nhận định rằng con số người tham gia tuần hành lớn như vậy cho thấy rằng phong trào phản đối chính quyền vẫn nhận được sự hậu thuẫn rộng rãi của người dân, bất chấp vụ người biểu tình chiếm đóng phi trường quốc tế của thành phố mà sau này một số người đã lên tiếng xin lỗi.
Reuters dẫn lời một thanh niên 23 tuổi tên là Chris nói rằng chính quyền nói rằng “chúng tôi là những kẻ gây bạo loạn”, và cuộc tuần hành hôm nay cho mọi người thấy rằng “chúng tôi không phải những người như vậy”.
Sinh viên Trung Quốc ở Sydney biểu tình thị uy về Hong Kong
Một người biểu tình khác hét vào những người giễu cợt cảnh sát rằng “hôm nay là một cuộc tuần hành ôn hòa”.
“Đừng rơi vào bẫy! Cả thế giới đang theo dõi chúng ta”, người biểu tình này nói, theo Reuters.
Dù chính quyền đã hủy bỏ dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc, nhiều cuộc biểu tình vẫn diễn ra để bày tỏ sự lo ngại về việc xói mòn tự do ở Hong Kong.
Nhiều người biểu tình đã giơ cao các biểu ngữ với nội dung như “Hong Kong tự do!” hay “Dân chủ ngay lập tức!”
Hong Kong: Tài phiệt ủng hộ Bắc Kinh,
giáo viên ủng hộ học sinh
Có lẽ không có khi nào cho thấy sự chia rẽ chính trị ở Hong Kong hơn hôm 17/8.
Hàng ngàn người ủng hộ chính quyền Hong Kong cũng các nhà tài phiệt đã đội mưa, vẫy cờ Trung Quốc và hát quốc ca.
Trong khi đó, hàng ngàn giáo viên cũng đội mưa xuống đường để thể hiện sự đồng lòng với các học sinh sinh viên tham gia biểu tình dân chủ.
Lưu Diệc Phi chê trách Hong Kong, ‘Hoa Mộc Lan’ bị tẩy chay
‘Người nhện’ leo nhà chọc trời Hong Kong kêu gọi hòa bình
Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn
Cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền
Cuộc biểu tình ủng hộ chính quyền gồm tỷ phú Peter Woo Kwong-ching, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản Wharf Holdings và Stewart Leung Chi-kin, chủ tịch ủy ban điều hành Hiệp hội các nhà phát triển bất động sản Hong Kong,
“Nói không với bạo lực, hãy cứu lấy Hong Kong,” những người biểu tình ủng hộ chính quyền hô vang.
Theo Bưu điện Hoa Nam, ban tổ chức cho biết 476.000 người đã tham gia sự kiện, nhưng cảnh sát nói chỉ có khoảng 108.000 người vào lúc cao điểm.
“Chúng tôi lên án các hành động bạo lực của những người biểu tình mặc áo đen trang bị gạch đá và gậy gộc. Họ đã bắt và đánh hai người đại lục tại sân bay trong tuần này”, Ng Chau-pei, thành viên của Liên minh Bảo vệ Hong Kong, tổ chức gồm các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp thân chính quyền, cho biết. “Chúng tôi ủng hộ cảnh sát truy lùng những kẻ phạm tội và giữ vững luật pháp”.
Tỷ phú giàu nhất Hong Kong, Lý Gia Thành (Li Ka-shing) trước đó cũng đăng một quảng cáo trên các tờ báo địa phương lên án sự hỗn loạn và bạo lực.
Cuộc biểu tình của các giáo viên
Cũng trong ngày 17/8, hàng ngàn giáo viên, nhân viên ngành giáo dục cũng không quản thời tiết nóng nực, mưa ẩm của Hong Kong để xuống đường bày tỏ quan ngại về sự an toàn của học sinh.
Theo Aljazeera, họ tràn xuống cao tốc, vào trung tâm Hong Kong, vừa đi vừa hô vang: “Hãy bảo vệ thế hệ học sinh tiếp theo của Hong Kong”!
“Là một giáo viên, chúng tôi phải thể hiện sự hỗ trợ với học sinh của chúng tôi,” Carina Ma, một giáo viên tiếng Anh cấp hai ở độ tuổi bốn mươi nói
“Nếu các giáo viên không phải làm gương chống lại sự tàn bạo và bạo lực, chúng tôi không thể dạy dỗ các em tốt. Vì vậy, chúng tôi phải ra ngoài và đứng lên bảo vệ các em.”
Bầu không khí tràn đầy sự quyết tâm và tức giận, với một số người tuần hành vẫy các biểu ngữ trước cảnh sát và hô vang “Hong Kong tự do!”
Các cuộc biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong đã bước sang tuần thứ 11, kể từ khi nó nổ ra vì dự luật dẫn độ về Trung Quốc đại lục.
Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc người biểu tình chiếm đóng sân bay quốc tế Hong Kong và nhiều cáo buộc cảnh sát Hong Kong sử dụng bạo lực quá mức để giải tán người biểu tình.
Một nữ nhân viên y tế được cho là đã bị cảnh sát bắn mù một mắt đã trở thành một biểu tượng cho cuộc biểu tình.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49386625
‘Hoa Mộc Lan’ bị tẩy chay
vì câu nói của Lưu Diệc Phi về Hong Kong
Bộ phim rất đang được mong đợi của Disney chuyển thể từ bộ phim hoạt hình Hoa Mộc Lan đang bị kêu gọi tẩy chay vì một lời bình luận của diễn viên nữ chính về Hong Kong.
Lưu Diệc Phi, hay còn được gọi là ‘thần tiên tỷ tỷ’ trong mắt giới trẻ Việt Nam, đóng vai Mộc Lan trong bộ phim, nhưng cô vừa đưa ra một lời bình luận gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Lưu chia sẻ lại trên tài khoản mạng xã hội Weibo của cô một bài báo của tờ báo nhà nước Nhân dân Nhật báo và viết bằng tiếng Trung rằng:
“Tôi cũng ủng hộ cảnh sát Hong Kong. Các bạn hãy đánh tôi đi.”
Bài đăng còn đi kèm một câu tiếng Anh: “Thật xấu hổ cho Hong Kong.”
Người Trung Quốc đại lục nghe gì về biểu tình Hong Kong?
Hong Kong, Việt Nam và những tiềm ẩn
Hong Kong: Vì sao có tin đồn Joshua Wong là người ‘gốc Việt’?
Trong khi đó, các nhóm đấu tranh cho quyền lợi và Liên Hợp Quốc đã cáo buộc cảnh sát Hong Kong có hành động quá mức với người biểu tình.
Lưu đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên Weibo, một mạng xã hội chịu sự kiểm duyệt của nhà nước.
Nhưng trên Twitter, vốn bị cấm ở Trung Quốc, hashtag #BoycottMulan (Tẩy chay Hoa Mộc Lan) nhanh chóng lan rộng.
Người dùng Twitter cáo buộc Lưu Diệc Phi ủng hộ sự tàn bạo của cảnh sát, đồng thời mỉa mai khi Lưu Diệc Phi được hưởng các quyền tự do vì là một công dân Mỹ.
Lưu Diệc Phi đã chính thức trở thành công dân Mỹ từ năm 15 tuổi.
Bộ phim Hoa Mộc Lan do Lưu Diệc Phi đóng vai chính dự kiến sẽ mắt vào tháng 3/2020.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong phát sinh từ dự luật dẫn độ từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục.
Dự luật đã được hoãn lại, nhưng các cuộc biểu tình đã mở rộng thành một phong trào dân chủ và yêu cầu một cuộc điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49329086
Trung Quốc hứng chịu bốn cú sốc kinh tế
do ảnh hưởng thương chiến Mỹ-Trung
Ngày 13/8, Phó Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lưu Hạc và hai trợ lý của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Lighthizer cùng Mnuchin đã cùng trao đổi qua điện thoại về vấn đề thuế quan mới nhất, đồng thời hứa hẹn sẽ nối lại liên lạc trong hai tuần tới. Sau cuộc trao đổi, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố biện pháp áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc dự kiến bắt đầu triển khai từ ngày 1/9 sẽ hoãn lại ngày 15/12.
Tuy nhiên ông David Kostin, chuyên gia chứng khoán hàng đầu của Mỹ tại Goldman Sachs vẫn cảnh báo rằng, thứ Hai tuần sau (19/8) là “ngày quan trọng” – thời hạn mà doanh nghiệp Mỹ không được bán sản phẩm cho Huawei. Ông tin rằng Washington khó có thể kéo dài kỳ hạn liên quan, và có thể ngày hôm đó ĐCSTQ sẽ công bố biện pháp trả đũa. Cuộc chiến thương mại có thể phát triển thành “xung đột kinh tế toàn diện” và không loại trừ khả năng tranh chấp Mỹ-Trung tiếp tục tồi tệ hơn.
Quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng đã tác động rõ rệt đến kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang chịu thiệt hại nặng nề ở nhiều phương diện. Nếu xảy ra xung đột “mang tính toàn diện” thì kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn.
Chuỗi sản xuất công nghiệp bị phá hủy
Trung Quốc từng là công xưởng của thế giới, có chuỗi sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt thuế quan của Mỹ, hàng loạt các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải khảo sát lại trong vấn đề trụ ở lại Trung Quốc. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như đồ chơi, điện tử và thiết bị công nghiệp đã hoặc đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khiến Trung Quốc đang mất vị thế là công xưởng thế giới.
Việc chuỗi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bị tan rã là hệ quả nghiêm trọng nhất mà cuộc chiến thương mại gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc. Một khi chuỗi công nghiệp sản xuất di chuyển ra nước ngoài thì rất khó vãn hồi, không doanh nghiệp nào muốn liên tục di dời nhà máy.
Học giả tài chính Hạ Giang Binh của Đại Lục cho biết, tổng thống Trump phá vỡ chuỗi công nghiệp đã biến Trung Quốc thành công xưởng thế giới, đây là thiệt hại “chí mạng” đối với kinh tế Trung Quốc.
Bùng nổ thất nghiệp
Khi dây chuyền sản xuất công nghiệp bị ngắt quãng thì nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động, kéo theo là số lượng lớn người thất nghiệp. Hiện Trung Quốc vẫn đang có xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động ngày càng giảm dần. Thống kê chính thức của cơ quan chức năng ĐCSTQ cho thấy lực lượng lao động năm 2018 giảm (4,7 triệu), là năm thứ bảy liên tiếp suy giảm.
Trong vài thập kỷ qua, ĐCSTQ đã tận dụng nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp để phát triển các ngành sản xuất cần tập trung lao động. Cách làm này dẫn đến lực lượng lao động Trung Quốc bị thiếu nghiêm trọng lao động tay nghề cao.
Trong một lần trả lời Đài VOA, Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội Giày dép và May mặc Mỹ Steve Lamar cho biết, hơn một năm qua nhiều thành viên của họ đã bàn về vấn đề có thể phải thay đổi chuỗi cung ứng. Như vậy vừa giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại tránh được thuế quan của Mỹ.
Lamar cho biết, cuộc chiến thương mại đã khiến mọi người trong ngành chịu nhiều vấn đề tâm lý thất vọng và lo lắng. Cuộc chiến đã làm bùng lên trào lưu doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, xu hướng sẽ tiếp tục trong tương lai, ngay cả các công ty của Liên minh châu Âu cũng đã và đang lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.
Theo báo cáo thống kê mới nhất của ĐCSTQ, số nhà máy hoạt động ở Trung Quốc vào tháng 7/2019 đã sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất Trung Quốc (PMI) cũng chỉ đạt 49,7 – mức giảm thấp dưới ngưỡng triển vọng tháng thứ ba liên tiếp. Chỉ số giá xuất xưởng (PPI) của các nhà sản xuất công nghiệp Trung Quốc giảm 0,3% – mức thấp kỷ lục mới trong ba năm qua.
Những số liệu này cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Từ góc độ việc làm của người lao động, những con số này hàm nghĩa việc làm đang sụt giảm và thất nghiệp gia tăng.
Xuất khẩu giảm mạnh
Một biểu hiện thiệt hại khác của nền kinh tế Trung Quốc chính là tình hình xuất khẩu cũng đang giảm mạnh. Theo Reuters, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng thương mại Mỹ-Trung đã giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 2.100 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm khoảng 2%, còn nhập khẩu từ Mỹ giảm gần 1/4.
Xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ lệ rất lớn. Cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ Brad Setser đã nhận định, trên thế giới không nước nào có tiềm lực thay thế Mỹ (trở thành nước nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều như vậy).
Giới phân tích của Citibank tại Mỹ đã nhận định rằng sau khi đợt thuế quan mới có hiệu lực, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm thêm 2,7%, điều này sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm thêm 50 điểm cơ bản.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II của Trung Quốc là 6,2%, là mức thấp nhất trong tăng trưởng GDP theo quý tính từ năm 1992. Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành Shaun Rein của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR) cho rằng, tốc độ tăng trưởng này “gợi cảm giác như tăng trưởng chỉ 2,6%. Nhiều phương diện đều ngưng trệ”. Ông trả lời Đài BBC rằng, sống ở Trung Quốc sẽ cảm nhận rõ hiện tượng nền kinh tế đình lạm, tất cả các số liệu đều giảm thấp.
Đồng CNY mất giá nhanh
Khi động năng xuất khẩu ngoại hối bị mất, ĐCSTQ đã buộc phải dùng cách phá giá CNY để đối phó với tác động của cuộc chiến thương mại. Đây cũng là biểu hiện nền cho thấy kinh tế Trung Quốc bị chấn động.
Hôm 12/8, tỷ giá hối đoái của CNY so với USD (Đô la Mỹ) tiếp tục giảm đến mức 1 CNY đổi 7,06 USD. Kể từ khi Trump cho biết sẽ áp thuế 10% trên hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, tỷ giá hối đoái của CNY nội địa so với USD đã giảm 1,7%.
Tình trạng mất giá của CNY so với USD phản ánh trực tiếp áp lực chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi đồng CNY giảm phá ngưỡng 7 CNY/1USD thì Mỹ lập tức xếp ĐCSTQ vào danh sách thao túng tiền tệ.
Tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên thêm một bước mới, ĐCSTQ cũng thừa nhận “tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn còn ảm đạm”, “tình trạng mất cân đối và xuống dốc của phát triển trong nước vẫn rất nghiêm trọng”. Nhưng vốn dĩ ĐCSTQ thích tung hứng thành thích, chuyện tốt bị thổi phồng thực tế; chuyện xấu thường đảo ngược từ mười thành một, thậm chí giấu đi. Từ thực tế này, không ít chuyên gia nhận định, so với những gì ĐCSTQ thừa nhận thì tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều.
Trên Nhật báo Phố Wall (WSJ), chuyên gia Andy Puzder, cựu Giám đốc điều hành của Carl’s Jr. cho biết, trừng phạt thuế quan và các lệnh trừng phạt khác của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào thời điểm kinh tế xã hội của nước này đều suy yếu, nhưng vì ĐCSTQ có truyền thống bưng bít thông tin nên bên ngoài rất khó biết được rốt cuộc Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì.
Trong khi trên kênh tài chính CNBC, cố vấn kinh tế cao nhất của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, ĐCSTQ đã phóng đại GDP lên vài phần trăm, nhưng dù thế nào cũng không ngăn chặn được tình hình thực tế ngày càng thấp hơn, “nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ”.
Sinh viên Trung Quốc ở Sydney
biểu tình thị uy về Hong Kong
Hàng trăm người gốc Hoa, phần lớn là sinh viên học sinh từ đại lục, tụ tập ở Sydney sáng thứ Bảy để bày tỏ ủng hộ đối với Trung Quốc và lên án các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Họ tuần hành ôn hòa đến tòa thị chính của thành phố trong khi hát vang quốc ca Trung Quốc và hô khẩu hiệu “Trung Quốc vạn tuế!”
Tại một công viên, căng thẳng tăng cao khi một người biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong len vào giữa những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc. Tranh cãi bùng lên và đám đông trở nên kích động và hò hét miệt thị người đàn ông này là “Hán gian.”
Xô xát xảy ra trước khi cảnh sát đến đưa người đàn ông này ra khỏi đám đông.
Tối ngày thứ Sáu một cuộc tập hợp ở Melbourne biến thành các cuộc ẩu đả nhỏ giữa giữa hai phe ủng hộ và chống đối biểu tình Hong Kong.
Các vụ ẩu đả khiến cảnh sát Úc ngày thứ Bảy ra cảnh báo sẽ không dung thứ những người phạm pháp hoặc có hành vi gây rối.
Các cuộc biểu tình nhỏ tương tự cũng diễn ra ở các thành phố khác ở Úc, nơi mà người gốc Hoa chiếm gần 10% dân số sinh ra ở nước ngoài.