Tin Việt Nam – 10/08/2019
Vụ bé trai trường Gateway tử vong
gây choáng dư luận VN
Dư luận Việt Nam nóng lên quanh vụ việc trường Gateway được cho là ‘bỏ quên’ bé trai lớp Một trên xe đưa đón học sinh khiến bé tử vong.Vụ bé trai trường Gateway tử vong gây choáng dư luận VN
Trong khi dư luận còn chưa nguôi ngoai, ngày 9/8, trường Gateway đã gửi thông báo tới các phụ huynh đề nghị không đặt hoa, thắp nến, đặt ảnh bé trai tử vong trước cổng trường này. Nhà trường cho rằng việc này có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho các học sinh còn rất nhỏ tuổi, theo truyền thông Việt Nam.
Trước đó, công an Cầu Giấy (Hà Nội), nơi có trường Gateway, đã khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người”, đồng thời triệu tập nhiều người liên quan để điều tra.
Các luồng dư luận
Thông cáo mới nhất hôm 9/8 của trường Gateway dường như càng làm bùng lên chỉ trích từ cộng đồng mạng.
Bà Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook cá nhân: “Gateway phản ứng dở quá. Tai nạn đã lỡ xảy ra rồi thì hãy dũng cảm nhận sai lầm và chân thành chia sẻ nỗi đau và cảm xúc của mọi người, thì mọi việc sẽ qua. Còn nếu cứ dập đi thì lại làm mọi người thêm phẫn nộ và tiếp tục phản ứng, dẫn đến khủng hoảng truyền thông cho mà xem.”
Sau một cuộc khủng hoảng, cái quan trọng nhất là hành động giải quyết và ngăn ngừa…Bà Nguyễn Hoàng Ánh
Nhưng cũng có những ý kiến khác đồng tình với đề nghị của trường Gateway. Cây bút Nguyễn Hoàng Ánh viết: “Đủ rồi đấy! Mạng đầy các hình ảnh cháu bé trường Gateway, mọi thông tin về gia đình cháu. Vài phụ huynh còn đem ảnh cháu đến để thắp nến tưởng nhớ tại cổng trường và rất tự hào về hành động này. Các bạn muốn trừng phạt nhà trường, OK đi, nhưng các bạn có nghĩ đến cảm nhận của cán bộ giáo viên, đến các phụ huynh và học sinh khác không?
“Họ hoàn toàn vô tội, không thể mỗi lúc tìm được việc khác hay chuyển được trường khác. Các bạn đùng đùng đòi đóng cửa trường, thế bạn có nghĩ đến nồi cơm của hàng trăm người làm ở đây, nghĩ đến những cổ đông vô tội, nghĩ đến các gia đình náo loạn vì không có chỗ gửi con. Sau sự cố này trường chắc sẽ phải gia tăng kiểm soát gấp bội, trước mắt chưa có gì nguy hiểm. Chuyện xử lý sau này là việc của các cơ quan chức năng, nếu không thỏa đáng ta có thể khiếu nại tiếp như vụ Thủy Vũng Tàu. Thời của Toà án đám đông đã qua từ hàng ngàn năm trước, không lẽ các bạn còn muốn kéo lùi lịch sử?”
“Hãy nhớ, sau một cuộc khủng hoảng, cái quan trọng nhất là hành động giải quyết và ngăn ngừa. Trong đó, trợ giúp, đồng hành về mặt tâm lý (với nạn nhân, gia đình, bè bạn) là vô cùng quan trọng.”
“Đằng sau mỗi dòng chữ là biết bao số phận, biết bao nỗi đau, hãy thận trọng hơn khi cưỡi lên cỗ xe tứ mã truyền thông. Báo chí, mạng xã hội không phải là không màu không mùi mà trong số vô vàn góc cạnh và hương vị cuộc sống, nếu không cẩn thận, đâu đó còn thoang thoảng màu đỏ và mùi tanh của máu.”
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong, nhiều Facebookers đã có các bình luận chỉ trích về các bất cập của trường này.
Facebooker Ngô Nguyệt Hữu viết: “Gateway không phải trường quốc tế, vậy mà họ vẫn thản nhiên trưng bản hiệu quốc tế, một cách đánh lừa người phụ huynh học sinh, một kiểu “đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” không hơn không kém, nhìn cái cách họ phân tên gọi của lớp, tên gọi là đã biết. Mặc dù, họ không phạm luật, hoặc đơn giản hơn là luật, nghị định không theo kịp đời sống và những người làm kinh doanh vô đạo dựa vào đây để trục lợi.”
“Một cái chết bất thường, hàm oan tại một ngôi trường gian dối. Chúng ta sẽ không thể bảo vệ những đứa trẻ, khi những người lớn vẫn xem chuyện một đứa trẻ tử vong trên xe đưa rước của một trường tiểu học với tên gọi đầy kiêu hãnh ngay giữa Thủ đô là xui rủi.”
Nhà văn Đoàn Bảo Châu bình luận rằng “Trường “quốc tế” nhưng người Việt Nam.” Ông Châu cho rằng với mức học phí đóng 180 triệu/ năm “thì cán bộ, công nhân viên chắc chắn sẽ được đào tạo bài bản hơn mặt bằng chung,” nhưng sơ xuất chết người lại vẫn xảy ra, “bởi trường quốc tế nhưng yếu tố quan trọng nhất là con người thì lại là người Việt Nam.”
Trong khi đó, cây bút Trịnh Hữu Long thì cho rằng phải xử lý trách nhiệm trường Gateway theo đúng pháp luật. Nhưng “đòi đóng cửa trường này là hết sức vô lý, việc tấn công lan sang toàn bộ các trường quốc tế khác cũng vô lý nốt.”
Nếu bé đủ lớn tầm trên ba tuổi, chỉ cho bé chỗ bấm còi xe, cách mở cửa sổ từ bên trong…TS Nguyễn Phương Mai
“Nếu có đóng cửa trường này thì phải là vì lý do liên quan trực tiếp tới điều kiện kinh doanh, chứ không phải vì một học sinh qua đời. Các trường quốc tế, ít nhiều đều đang nỗ lực cải tiến chất lượng giảng dạy và tạm thời là lối thoát cho cái nền giáo dục đã quá nát của đất nước này. Việc tư nhân tham gia giáo dục là hướng tốt, về lâu dài chắc chắn sẽ tốt hơn là để nhà nước độc quyền. Đó là chưa kể một xã hội bình thường cần tôn trọng quyền kinh doanh dịch vụ giáo dục của khối tư nhân và phải khuyến khích tư nhân làm giáo dục. Việc cháu bé tử vong là hết sức đau lòng, nhưng không nên nhân danh nỗi đau đó mà xử tử cả một trường học (là vốn đầu tư của người ta) và cả một chính sách (tư nhân làm giáo dục),” ông Long viết.
Các cây bút trên mạng xã hội cũng phân tích các vấn đề liên quan như thiếu quy chuẩn cho dịch vụ đưa đón học sinh khiến cho dịch vụ này dù đang phổ biến ở VIệt Nam nhưng rất bát nháo, mỗi trường một kiểu.
Trong khi đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ra quy chuẩn này thì cư dân mạng truyền đi những thông điệp để cha mẹ tự cứu con em mình.
Trên Facebook cá nhân, nhà xã hội học Khuất Thu Hồng đề xuất một số giải pháp, như đặt camera trên xe để lái xe quan sát được tất cả các ghế ngồi, có dụng cụ phá cửa xe, đặt hệ thống còi báo động trên xe, v.v…
Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai trong bài viết “Làm gì để khỏi bỏ quên con trong xe”, đề xuất 8 giải pháp, trong đó có lắp đặt hệ thống cảnh báo trên xe, cha mẹ đặt chế độ đồng hồ báo thức trên điện thoại vào đầu giờ làm việc để nhắc về con, dạy con cách mở cửa xe từ bên trong và cách dùng búa thoát hiểm để đập vỡ kính, v.v…
Vụ việc xảy ra thế nào?
Theo báo cáo của trường Gateway trong buổi họp báo tại UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội hôm 7/8, xe của trường đón 13 học sinh tiểu học vào khoảng gần 7 giờ sáng hôm 6/8. Trong số các học sinh được đón có bé trai tên Long, 6 tuổi. Bé Long ngồi ở hàng ghế sau cùng, theo tường thuật của Zing.vn.
Khi các bé xuống xe, ông Phiến lái xe và người đón trẻ là bà Quy không kiểm tra nên không biết cháu Long còn trên xe. Sau đó, ông Phiến đưa xe về bãi trông giữ. Chiều cùng ngày, ông Phiến và bà Quy đưa xe từ bãi về trường đón học sinh, khi mở cửa xe thì thấy cháu Long nằm dưới sàn xe sau ghế tài xế. Mọi người vội đưa bé Long đi sơ cứu, sau đó chuyển tới Bệnh viện E. Tại đây, bé Long qua đời.
Trường Gateway cũng khẳng định biên bản bàn giao trẻ cho trường hôm đó không ghi nhận bất thường nào. Tuy nhiên, khi cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thủy (phụ trách lớp của bé Long) điểm danh thấy vắng mặt bé Long thì lại không thông báo gì cho trường.
Mỹ chỉ trích Việt Nam ‘hạn chế tự do trong giáo dục’
Việt Nam: Thể chế nào cho giáo dục?
Ông Phạm Toàn, đồng sáng lập trang Bauxite VN, qua đời
Đại diện trường Gateway sau đó đã ký vào biên bản xác nhận ‘bỏ quên’ cháu L. trên xe đón học sinh.
Truyền thông Việt Nam cho hay có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của nhà trường với lời khai của gia đình và các chứng cứ hiện trường thu thập được.
Theo phản ánh của gia đình, Trường Gateway ban đầu thông báo bé Long bị ngất, sau khi được nhân viên y tế sơ cứu đã vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, bố bé Long nói rằng thông tin đó không thuyết phụ vì bé Long khi nhập viện có dấu hiệu tử vong trước đó rất lâu. Hình ảnh từ camera cũng cho thấy bé Long khi được bế từ ôtô vào trường đã co cứng, theo Zing.vn. Gia đình nghi ngờ bé Long đã tử vong trên xe.
Gia đình bé Long còn cho hay khi bé Long rời nhà đến trường mặc áo đỏ nhưng khi phát hiện sự việc bé lại mặc áo trắng, theo Tiền Phong.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Long “có vết tụ máu ở đầu, cách tai phải 7cm, kích thước 3x2cm, không có máu tụ trong não; không có dị vật trong thực quản; phế quản hai bên có nhiều dịch bọt xuất huyết. Cơ tim bị tổn thương, bề mặt tim có dịch vàng. Ngoài ra, có vết rạn, xước tại vùng thái dương, lòng bàn tay, chân và đùi. Một số mẫu dịch được lực lượng chức năng gửi tới Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an để giám định,” theo báo Tiền Phong hôm 9/8.
Hôm 7/8, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức chỉ đạo các cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc, theo Tuổi Trẻ.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49274061
Giáo viên làm bỏng 3 học sinh
trong giờ dạy kỹ năng phòng chống cháy nổ
Tin từ Hà Nam, ngày 10/8/2019: Giáo viên một trường mầm non tư thục Tuổi Thơ ở xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã làm bỏng 3 học sinh trong khi sử dụng cồn để dạy về kỹ năng phòng chống cháy nổ.
Theo báo chí lề đảng, hai giáo viên đã dùng cồn đổ vào trong mâm làm giáo cụ rồi châm lửa để dạy 25 trẻ. Không may, đúng lúc đó gió lớn thổi từ cửa sổ tạt ngọn lửa cồn đang cháy trong mâm vào người 3 cháu nhỏ khiến các cháu bị bỏng nặng. Giáo viên đã dùng khăn ướt sẵn có trùm lên người các cháu rồi đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Ba nạn nhân tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Một cháu bị bỏng diện tích rộng, 2 cháu còn lại nhẹ hơn. Nhà trường chuyển các cháu lên Viện bỏng trung ương ở Hà Nội để điều trị tốt hơn.
Dư luận chỉ trích hai giáo viên và nhà trường trong vụ tai nạn trên, cho rằng họ đã quá coi thường tính mạng của các cháu học sinh. Họ sử dụng hình thức dạy nguy hiểm mà lại không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho các cháu.
Vụ tai nạn nói trên đặt dấu hỏi về trình độ và kiến thức xã hội của giáo viên mầm non vốn đã yếu kém từ nhiều năm nay.
Ngành giáo dục tiếp tục có nhiều khiếm khuyết trầm trọng trong nhiều vấn đề, trong đó có sự an toàn của học sinh. Nhiều vụ việc lạm dụng tình dục của giáo viên. Mới nhất là vụ tử vong của một học sinh lớp 1 của trường tiểu học Gateway ở Hà Nội.
Nhiều gia đình có khả năng tài chính đã và đang gửi con mình đi học ở nhiều nước khác, mà dân Việt gọi là “đi tị nạn giáo dục”.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/giao-vien-lam-bong-3-hoc-sinh-trong-gio-day-ky-nang-phong-chong-chay-no/
Bị công an Hà Nội câu lưu
vì biểu tình chống Trung Cộng
Tin từ Hà Nội, ngày 10/8/2019: Chỉ vì cầm biểu ngữ biểu tình phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tư Chính, Facebooker Vũ Hệ bị công an thành phố Hà Nội bắt giữ và câu lưu nhiều giờ, cho dù con trai anh đang phải nằm viện điều trị.
Anh Vũ Hệ, người đến từ Nghệ An và đang chăm sóc con tại Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, đã thực hiện một cuộc biểu tình vào tối ngày 8/8 ngay tại ngã tư vòng xoay Nguyễn Chí Thanh với khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam! China get out of Vietnam.”
Khoảng 40 phút sau, công an xuất hiện và buộc anh phải vứt bỏ khẩu hiệu và rời khỏi hiện trường.
Sau khi anh trở về phòng trọ với con trai, công an đã đến và buộc anh phải bỏ con lại để theo chúng về đồn để tra khảo anh trong nhiều giờ. Công an nói anh phải viết đơn xin phép nếu muốn biểu tình, và phải đứng đúng nơi đúng chỗ. Tuy nhiên, chúng lại từ chối trả lời khi anh hỏi chỗ nào dân được phép biểu tình.
Cần phải nói đến hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Vũ Hệ và đứa con trai 9 tuổi. Lúc cháu 3 tuổi, cháu bị lao phổi và đến chữa trị ở Viện lao phổi Nghệ An và Bệnh viện lao phổi trung ương ở Hà Nội, nhưng do bác sỹ chuẩn đoán sai bệnh nên cháu bị xuất huyết não và nội tạng. Cháu bị hôn mê sâu và ở trạng thái sống đời sống thực vật trong 6 năm qua.
Trong cùng ngày 8/8, lực lượng an ninh đã giải tán cuộc biểu tình mini của nhóm No-U Hà Nội trước cổng Toà đại sứ Trung Cộng.
Cũng trong tuần, an ninh ở một số địa phương triệu tập nhiều người tham gia biểu tình hoặc viết bài phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Những người bị triệu tập để tra khảo gồm có chị Lê Thị Thanh Thúy ở Sài Gòn, Facebooker Văn Quyền ở huyện Krông Năng tỉnh Đắc Lak và Facebooker Phạm Hiền ở Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Công an Kiên Giang còn tịch thu máy vi tính và điện thoại của anh Phạm Hiền.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/bi-cong-an-ha-noi-cau-luu-vi-bieu-tinh-chong-trung-cong/
Trung Cộng phá giá đồng tiền,
hàng Việt Nam trở nên “mắc” hơn
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 10 tháng 8 năm 2019 loan tin, hành động phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Cộng sẽ gây hậu quả đối với nền kinh tế Việt Nam.
Ngành ảnh hưởng nặng nhất là xuất cảng nông sản, đây cũng là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Bởi vì, Trung Cộng là thị trường xuất cảng nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó có nhiều mặt hàng chỉ có thể xuất cảng được sang nước này, và việc thanh toán trong các thương vụ làm ăn được tính trên tỷ giá giữa Việt Nam đồng và nhân dân tệ. Khi Trung Cộng phá giá đồng tiền thì đồng nhân dân tệ giảm so với Mỹ kim, trong khi Việt Nam đồng không giảm, đồng nghĩa với việc nhân dân tệ cũng mất giá so với tiền Việt. Vì vậy, giá hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Trung Cộng sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất cảng của công ty Việt.
Mặt khác, mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại Trung Cộng đang gặp phải sự cạnh tranh lớn của Ấn Độ, mà một số mặt hàng của nước này lại rẻ hơn của Việt Nam. Đồng tiền của Ấn Độ cũng đang giảm giá so với đồng Mỹ kim. Các công ty thủy sản tôm, cá Việt đang lo lắng sẽ không thể xuất cảng được sang Trung Cộng.
Không chỉ xuất cảng của Việt Nam gặp khó khăn, mà cả việc kinh doanh nông sản trong nước cũng khó cạnh tranh lại với nông sản Trung Cộng. Nông sản Trung Cộng đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt với giá cả rẻ. Nay nhân dân tệ mất giá thì hàng hóa lại càng rẻ hơn.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/trung-cong-pha-gia-dong-tien-hang-viet-nam-tro-nen-mac-hon/
Khởi kiện Trung Quốc
còn có tác dụng thúc đẩy dân chủ trong nước?
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC từ Hà Nội
Liên quan đến vụ việc tàu thăm dò dầu khí Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, vì nhiều lẽ.
Thứ nhất, khởi kiện là một cách thức để giải quyết tranh chấp, việc tranh biện với nhau ở tòa chẳng hơn là dùng tàu thuyền o ép rồi nổ súng ngoài thực địa hay sao.
Trong phạm vi một làng xóm hay địa phương, khi xảy ra tranh chấp người ta cũng thường hướng dẫn yêu cầu các bên khởi kiện ra tòa án, nghiêm cấm việc chửi bới xúc phạm rồi gậy gộc đánh nhau.
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Cho nên ở phạm vi quốc gia hay quốc tế thì khởi kiện để giải quyết tranh chấp cũng đều là lối hành xử văn minh.
Thứ hai, tranh chấp giữa một bên là kẻ yếu và một bên là kẻ mạnh thì việc kiện ra tòa để tìm kiếm một cơ chế trung gian phân xử là điều có lợi cho bên yếu như Việt Nam.
Những nước yếu nên lấy làm mừng vì còn có tòa án quốc tế, luật pháp quốc tế, các định chế quốc tế để kiểm soát mối quan hệ giữa các nước, thay vì môi trường hoang dã mạnh được yếu thua chỉ có kẻ yếu và kẻ mạnh chung đụng với nhau.
Đối với những vụ kiện thông thường, sau khi có bản án thì lại có cơ chế thi hành án buộc các bên phải thực hiện, như thế bên yếu sẽ vẫn được đảm bảo quyền lợi khi bản án đã tuyên mà không phải lo về sức mình.
Mặc dù vậy, thực tế vấn đề biển đảo hiện nay không có một sức mạnh nào có thể ép buộc Trung Quốc phải thi hành bản án quốc tế, nhưng điều đó ko có nghĩa là Trung Quốc không bị trả giá.
Pháp luật quốc tế vẫn có sức mạnh ý nghĩa, các định chế quốc tế vẫn đang hoạt động, TQ không phải có thể bất chấp công lý lẽ phải muốn làm gì thì làm.
Sự sụt giảm uy tín quốc tế sẽ gây thiệt hại lớn hơn là thiệt hại khi thi hành phán quyết của tòa án.
Thứ ba, bản án của Tòa án quốc tế sẽ có tác dụng như là một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho Việt Nam. Cho dù Trung Quốc dùng sức mạnh mà chiếm quyền quản lý trên thực tế thì trong nhận thức quốc tế người ta vẫn xác định đó là của Việt Nam.
Bằng việc thắng kiện Việt Nam sẽ tạo lập được tiền đề thuận lợi cho mình ở hiện tại và tương lai, khi thực lực quốc gia và bối cảnh quốc tế thuận lợi hơn cho việc giành lại chủ quyền trên thực tế.
Thứ tư, năm 2016 Trung Quốc đã thua Philippin trong một vụ kiện biển đảo tương tự. Nếu nay thua thêm Việt Nam trong một vụ kiện nữa thì có thể nói đó là cú đánh gục Trung Quốc trên phương diện công lý quốc tế.
Từ đó về sau Trung Quốc sẽ chỉ có thể hành xử dựa vào sức mạnh vũ khí đe dọa hoặc lợi ích vật chất mua chuộc mà thôi.
Vì nói lý lẽ sẽ không còn ai nghe nữa.
Thứ năm, việc kiện là một lựa chọn hành động cho thấy Việt Nam chọn lối hành xử có trách nhiệm, đứng về phía cộng đồng văn minh, tôn trọng luật pháp quốc tế.
Việc lựa chọn khởi kiện chưa cần biết thắng thua, tự bản thân nó đã nâng tầm quốc gia cho Việt Nam lên.
Cộng đồng quốc tế gồm các nước đã tạo lập ra khuôn khổ luật pháp quốc tế sẽ bênh vực lựa chọn khởi kiện của Việt Nam.
Vì đó cũng là cách các nước bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ các định chế quốc tế do chính họ đã ban hành, bảo vệ quan điểm, nhận thức và sản phẩm việc làm của họ.
Cuối cùng, việc khởi kiện sẽ cho thấy Việt Nam đã thấu hiểu và chấp nhận ý niệm giá trị về công lý, về những chuẩn mực đạo đức chân chính trong bang giao quốc tế, vượt lên trên những hành xử cường quyền.
Đồng nghĩa với việc kiện là sự lựa chọn lối hành xử thượng tôn pháp luật, sử dụng đến luận cứ lý lẽ chứ không dẫn dựa vào sức mạnh.
Việc khởi kiện Trung Quốc khi đó ngoài những giá trị trong mối quan hệ quốc tế bên ngoài, thì đó còn có tác dụng ảnh hưởng đến tiến trình thúc đẩy dân chủ trong nước.
Vì một khi Nhà nước đã thấy rằng cần hành xử theo luật, theo công lý, theo lý lẽ luận lý, không theo sức mạnh áp chế cường quyền, thì khi đó Nhà nước cũng nên xem lại cách cư xử của mình với người dân trong nước.
Việc khởi kiện khi đó sẽ mang lại giá trị quan trọng cho đối nội, kích thích nhận thức của Nhà nước và dân chúng về giá trị của những luận cứ lý lẽ, của giá trị công lý, luật pháp, công bằng.
Tựu chung lại, Việt Nam có đầy đủ mọi lợi điểm của việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp về biển đảo.
Và có thể nhận định là Nhà nước Việt Nam cũng biết rõ những lợi điểm của việc kiện, nhưng lâu nay chưa thực hiện vì coi đó là vũ khí “vốn liếng”, để cân đo đong đếm trong mối quan hệ với Trung Quốc về các vấn đề tổng thể liên quan giữa hai nước và không loại trừ khả năng sẽ sử dụng đến khi cần.
Tới nay Trung Quốc hiện đang chịu ảnh hưởng của thương chiến Mỹ Trung về thương mại, kinh tế suy giảm, người dân hoang mang bực bội, rất có thể họ sẽ xì hơi nóng giận và chuyển hướng sự chú ý của dân chúng ra bên ngoài, Việt Nam là một đối tượng hướng đến.
Thực tế trên biển những diễn biến cho thấy phía Trung Quốc đang hung hăng lấn lướt, cho nên giờ là lúc phải kiện.
Hiện nay Trung Quốc đang coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi giống như Đài Loan, Hồng Kong, MaCau, Tây Tạng cho nên ra sức chiếm giữ giành giật.
Nhưng đó cũng chỉ là phản ánh nhận thức hiện thời của thế hệ người Trung Quốc hiện nay mà thôi, còn tương lai có thể sẽ có một Trung Quốc rất khác.
Thực tế lịch sử thế giới cho thấy, ở những thế kỷ trước có những đại cường chiếm đất khắp năm châu bốn bể, nhưng đến khi văn minh nhân loại phát triển đến một giai đoạn nhất định thì đã trao trả lại chủ quyền cho người dân các vùng đất.
Ví như nước Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, Malaysia.
Sự phát triển của nền văn minh đã làm phai màu nhận thức về các giá trị cốt lõi.
Ví như nước Đức hiện nay rất khác với một nước Đức từng khao khát mở rộng không gian sinh tồn dưới thời Hitler. Nước Nhật hiện nay cũng rất khác với một nước Nhật hiếu chiến thời trước thế chiến thứ II.
Nhưng để đi đến sự tiến bộ thay đổi nhận thức về các giá trị cốt lõi như vậy thì cần đến những hành động thúc đẩy.
Việc Việt Nam khởi kiện Trung Quốc là một việc làm có ý nghĩa góp phần phúc đẩy đi đến tương lai mong muốn ấy.
* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả, luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49303196
Thêm trường ĐH nâng điểm chuẩn
để không thí sinh nào trúng tuyển
TTO – Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM quyết định nâng điểm chuẩn hai ngành “vượt trần” điểm thi của thí sinh để không thí sinh nào trúng tuyển.
Theo điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia do Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM công bố, 9 ngành có điểm chuẩn 14, hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến là công nghệ sau thu hoạch 22 điểm và công nghệ kỹ thuật xây dựng 20 điểm.
Điều đáng chú ý là hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến này không có thí sinh nào trúng tuyển.
Đại diện Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho biết ngay khi lọc ảo, hai ngành này chỉ có 1, 2 thí sinh trúng tuyển, trong đó có thí sinh có điểm khá cao, đăng ký nguyện vọng 1 vào trường. Với số lượng thí sinh trúng tuyển ít như vậy, trường không thể mở ngành nên quyết định nâng điểm chuẩn vượt điểm thi của thí sinh để không ai đủ điểm trúng tuyển.
“Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển các nguyện vọng vào trường khác. Trước đây, trường không có thông tin của thí sinh để thông báo việc trường khó có thể mở ngành này. Việc nâng điểm chuẩn để thí sinh rớt nhằm tạo cơ hội cho các em được xét tuyển vào trường ĐH khác” – vị này cho biết.
Cũng theo đại diện nhà trường, với hai ngành này, phương thức xét tuyển học bạ cũng có rất ít thí sinh nộp hồ sơ. Trường đã tư vấn thí sinh xét tuyển qua ngành khác, trường khác. Hai ngành này trường quyết định ngừng tuyển sinh trong năm nay.
Trước đó, Trường ĐH Đồng Nai cũng đã quyết định đẩy điểm chuẩn 4 ngành sư phạm bậc ĐH, 5 ngành sư phạm bậc CĐ để không có thí sinh nào trúng tuyển. Do thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành nên trường đã đẩy điểm chuẩn cao để đánh rớt toàn bộ thí sinh vào 9 ngành.
Với việc không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh sẽ được xét tuyển ở các nguyện vọng còn lại.
Tuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn hầu hết các trường tăngTuyển sinh đại học 2019: Điểm chuẩn hầu hết các trường tăng
MINH GIẢNG
Tuần tới TP.HCM sẽ họp báo về Thủ Thiêm
Cuộc họp báo nhằm công bố ranh khu 4,3ha và các chính sách bồi thường, tái định cư cũng như xử lý các vấn đề theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Trưa ngày 10/8, trao đổi với VietNamNet, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, TP.HCM sẽ tổ chức họp báo về các vấn đề liên quan đến Thủ Thiêm vào giữa tuần sau.
Cuộc họp báo với hai nội dung, công bố ranh 4,3ha theo kết luận của Thanh tra Chính phủ “nằm ngoài ranh quy hoạch” và các nội dung liên quan đến chính sách giải quyết bồi thường cũng như xử lý sai phạm theo kết luận thanh tra.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan còn cho biết, sau họp báo UBND TP cũng có buổi gặp gỡ, đối thoại với 28 hộ dân thuộc 5 khu phố 3 phường. Đây là các hộ dân đại diện cho nhiều người mà thời gian qua vẫn bám trụ khiếu nại tại các cơ quan Trung ương cũng như tại trụ sở của Thanh tra Chính phủ.
Cuộc gặp này là giữ lời hứa với người dân khi vận động họ không ra Hà Nội, trở về địa phương để gặp mặt và đối thoại với chính quền TP.
Nguồn tin của VietNamNet xác nhận, cuộc họp báo về Thủ Thiêm sẽ diễn ra dự kiến chiều ngày 14/8 và cuộc đối thoại với dân vào ngày 15/8 tuần tới.
Người dân kiến nghị về vấn đề Thủ Thiêm
Trước đó, tổ công tác về giải quyết các vấn đề Thủ Thiêm đã chia thành nhiều nhóm với ba ngày gặp gỡ 331 hộ dân thuộc khu 4,3ha để xem xét, đề xuất các vấn đề liên quan đến bồi thường.
Hầu hết, các hộ dân đều chọn phương án đất đổi đất, một số ít chọn nhận tiền. Các phương án này sẽ được tổ công tác đề xuất báo cáo Thường trực UBND TP, sau đó sẽ báo cáo lên Thành uỷ và bước cuối cùng trình HĐND TP để cho ý kiến và ra Nghị quyết.
Cũng theo ông Hoan, TP sẽ trình các phương án này tại phiên họp HĐND dự kiến diễn ra ngày 20/8.
Khó thu hồi 26.000 tỷ tiền tạm ứng dự án Thủ Thiêm
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc thu hồi khoản tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Q.2 theo Kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ (TTCP).
Đây là khoản tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước hơn 26.000 tỉ đồng để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các khoản vay liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
“UBND TP.HCM đề nghị Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT phối hợp với các bộ ngành liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục nhằm thực hiện thống nhất”, công văn có ghi.Tuy nhiên, để thu hồi khoản tạm ứng này cần thực hiện thủ tục quyết toán vào dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng các thủ tục này đang gặp khó khăn, vướng mắc.
Đối với nguồn kinh phí đã được TP.HCM phê duyệt để chi trả cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (hơn 38.679 tỉ đồng), UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép TP.HCM được tiếp tục thực hiện Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư trong khu quy hoạch đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được phê duyệt tại Quyết định số 2466/2007 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 2971/2010.
Theo đó, TP muốn tiếp tục giữ nguyên giá trị pháp lý về thẩm quyền của TP.HCM trong việc phê duyệt, điều chỉnh dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và có cập nhật bổ sung chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong phần diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, P.Bình An.
TP.HCM đang tính toán thu hồi phần chênh lệch địa tô ở Thủ Thiêm
TP.HCM sẽ tính toán giá đất bình quân 26 triệu/m2 cho các dự án BT ở Thủ Thiêm, chỉ định bán thương ….
Nam Lê
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tp-hcm-se-hop-bao-van-de-thu-thiem-vao-tuan-sau-557788.html
Một công ty truyền thông mạng
gắn tên Weibo xuất hiện ở VN
Một công ty truyền thông mạng xã hội gắn tên Weibo xuất hiện ở Hà Nội đang là tâm điểm quan tâm của báo chí và truyền thông Việt Nam.
Hôm 09/8/2019, báo Tuổi trẻ Online đặt câu hỏi qua tựa đề “Có hay không mạng xã hội Việt – Trung Weibo ở Việt Nam?” và cho hay:
“Một công ty đã đăng ký kinh doanh tại Hà Nội và một tên miền .vn đã được đăng ký gắn với tên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc khiến nhiều người cho rằng mạng Weibo đã ‘vào’ Việt Nam.”
“Thông tin về một công ty đã đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và được cấp phép hoạt động với tên gọi là “công ty cổ phần Weibo” cùng với một tên miền Internet có đuôi. vn được chia sẻ trên mạng xã hội đang làm dấy lên những tranh cãi về việc phải chăng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã đặt chân vào Việt Nam?”
Mạng xã hội VN thay Facebook: Khó và dễ
Việt Nam cảnh cáo ‘vi phạm luật’ trên YouTube
Mạng xã hội theo ý thức hệ gì?
Sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng: Mạng xã hội ồn ào tin tức
Tờ báo thuộc Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm theo thông tin được công bố trên trang mạng xã hội của một cá nhân có liên quan thì:
“Công ty cổ phần Weibo gắn với dòng chữ “truyền thông mạng xã hội Việt- Trung” có địa chỉ đăng ký tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
Chính những thông tin này đang dẫn đến nghi ngại về việc mạng xã hội Weibo đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.”
Cùng ngày thứ Sáu, báo điện tử Thanh Niên cũng có bài báo liên quan công ty Công ty Weibo JSC nói trên, với tựa đề “Thực hư chuyện công ty tính làm mạng xã hội Weibo ở Việt Nam”, cho hay đã tiếp cận và có câu trả lời từ đại diện pháp luật của công ty này giải thích về việc đặt tên của công ty:
“Ý tưởng dùng tên Weibo xuất phát từ việc tìm cách để định nghĩa một công ty làm truyền thông và nội dung số lấy nguồn từ Trung Quốc một cách trực diện nhất. Trong khi thực tế những trang mạng xã hội ở Trung Quốc phần lớn đều có tên riêng và chữ Weibo (trong tiếng Trung có nghĩa là “tiểu blog”) đi kèm, ví dụ như Tencent Weibo, Sohu Weibo, NetEase Weibo… đặc biệt là Sina Weibo (của Alibaba), nên chúng tôi đăng ký tên miền weibo.vn. Nhân đây, chúng tôi rất xin lỗi nếu gây hiểu lầm tới cộng đồng mạng”.
Theo tờ báo Thanh Niên, người đại diện này cũng cho biết thêm: “Công ty hiện tại sử dụng 100% vốn nhà đầu tư trong nước, chỉ có đối tác nội dung là từ Trung Quốc và đều là đối tác từng hợp tác… trong các dự án khác trước đó… Weibo JSC đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực nội dung và truyền thông chứ không phải công nghệ, nên chúng tôi chưa có ý định làm sản phẩm về mạng xã hội”.
‘Chưa hề cấp phép’
Facebook ‘điêu đứng’ vì vụ bảo mật dữ liệu
‘Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại’
Tumblr lên kế hoạch cấm nội dung porno
Ai ở VN rơi vào tầm ngắm của Luật An ninh mạng?
Không loại trừ khả năng các doanh nghiệp kiểu này chủ ý sử dụng tên gọi “nhạy cảm” nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng lẫn giới truyền thông để góp phần tiếp thị cho doanh nghiệp của họTiền phong Online
Một bài báo trên VOA Tiếng Việt hôm 09/8 cho hay theo thông tin trên trang mạng của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, thì Công ty Weibo JSC đã hoạt động từ ngày 30/7/2019.
Tiền Phong online cho biết thêm:
“Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chưa hề cấp phép hay xét duyệt hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến mạng xã hội Weibo Trung Quốc.
“Trên thực tế, tên miền www.weibo.vn đã đăng ký gần một năm, nhưng chưa có nội dung hoạt động. Theo các chuyên gia, tên miền nói trên chỉ được đăng ký của riêng cá nhân, không liên quan đến hoạt động của mạng xã hội Weibo.
“Thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho hay cho đến thời điểm này, Bộ chưa nhận được thông tin gì từ phía Weibo Trung Quốc về việc mở hoạt động tại Việt Nam.”
Tờ Thanh Niên điện tử gợi ý cho rằng đây là cách đặt tên ‘dễ gây tranh cãi’:
“Tuy nhiên, diễn ra trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội ở Việt Nam sau khi mạng xã hội Gapo ra mắt với tuyên bố nhận khoản đầu tư 500 tỉ đồng, có thể thấy việc sử dụng tên miền và tên doanh nghiệp… dễ gây ra tranh cãi xuất phát từ những hiểu lầm không đáng có.
“Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng các doanh nghiệp kiểu này chủ ý sử dụng tên gọi “nhạy cảm” nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng lẫn giới truyền thông để góp phần tiếp thị cho doanh nghiệp của họ.
“Thiết nghĩ, từ các sự việc lùm xùm đã qua, các nhà quản lý cũng nên xem lại cách đặt tên của các doanh nghiệp trước khi cấp phép, qua đó giúp tránh tạo ra những phiền toái không đáng có cho chính họ và cả cộng đồng mạng.”
Hôm thứ Bảy, một nhà quan sát chính trị không tiết lộ danh tính từ khu vực Đông Nam Á nói với BBC News Tiếng Việt là tại Singapore, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã được ‘cho hoạt động’.
Ý kiến này không đề cập tới diễn biến nói trên mà báo chí, truyền thông tiếng Việt đề cập, nhưng nhận định rằng: “Chính phủ Việt Nam không cấm Facebook, Weibo không cạnh tranh nổi!”
Trong khi đó một ý kiến khác cho rằng các hãng kinh doanh với thương hiệu quốc tế ở quốc tế hay khu vực ‘rất nhạy bén’ với những nguy cơ về mặt sở hữu công nghiệp mà ‘xâm phạm bản quyền của họ’, bao gồm cả tên gọi công ty.
“Nếu là Coca-Cola, hay Facebook, cứ thử dùng tên gọi đã đăng ký bản quyền của họ mà xem, người vi phạm có thể sẽ bị kiện ngay, với công nghệ mạng hiện nay, việc phát hiện vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp rất dễ dàng được phát hiện, trừ khi người bị xâm phạm không chủ động và chủ trương thưa kiện, khiếu nại mà thôi,” ý kiến này bình luận.
Trong một diễn biến riêng rẽ, gần đây, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên lãnh đạo tập đoàn truyền thông quân đội Viettel và là người có quân hàm cấp Tướng, phát biểu ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần lập ra một mạng xã hội của riêng mình mà về mặt triết lý vượt cao hơn Facebook.
Có ý kiến bình luận tiếp theo đó đặt ra cho rằng không rõ Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ lõi nào để phát triển mạng xã hội riêng siêu việt như thế đi cùng và thỏa mãn ‘triết lý’ mới này, và không rõ công nghệ hỗ trợ đó sẽ đến từ Trung Quốc, Nga hay từ đâu, chưa kể việc tài chính sẽ được lấy ra từ ngân sách, vốn vay ODA, tài trợ ưu đãi nước ngoài, hay nguồn riêng nào?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49304556
Bãi Tư Chính: Rủi ro an ninh thế nào
nếu Trung Quốc quay trở lại?
Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Nếu Trung Quốc chưa khảo sát xong, thì nước này có thể điều tàu và thiết bị quay trở lại để làm cho xong, do đó mà khả năng Trung Quốc quay trở lại khu vực Bãi Tư Chính và lân cận là không nhỏ, theo một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).
Cũng không ngoại trừ việc Trung Quốc tiến hành khai thác sau khi thăm dò, và những hành động này hàm chứa những nguy cơ và rủi ra an ninh ở khu vực rất cao và khó lường hết, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Iseas nói với BBC News Tiếng Việt hôm 10/8/2019 từ Hà Nội.
Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà phân tích này.
Bàn tròn BBC: Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”
Khả năng Trung Quốc quay lại bãi Tư Chính là cao, nếu phía Việt Nam không có các biện pháp hòa bình mạnh mẽ và kiên quyết hơn, ví dụ biện pháp pháp lýTS Hà Hoàng Hợp
TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?
BBC: Vụ việc ở khu vực Bãi Tư Chính đã tạm yên ổn chưa hay Trung Quốc sẽ quay trở lại với một hình thức nào đó? Nếu có thì đó là hình thức gì, thưa Tiến sỹ?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Phía Trung Quốc không tuyên bố lý do rút tàu, vì thế có thể phán đoán rằng, nếu tàu đó đã khảo sát địa chấn xong rồi, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể kéo giàn khoan vào khoan thăm dò và nếu có dầu khí trữ lượng thương mại, họ sẽ khoan khai thác luôn.
Phía Trung Quốc không tuyên bố lý do rút tàu, vì thế có thể phán đoán rằng, nếu tàu đó đã khảo sát địa chấn xong rồi, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể kéo giàn khoan vào khoan thăm dò và nếu có dầu khí trữ lượng thương mại, họ sẽ khoan khai thác luôn.
Trong trường hợp chưa khảo sát xong, thì họ sẽ quay lại khảo sát cho đến khi xong. Khó có thể hình dung, rằng họ chưa xong, mà họ rút hẳn. Do chưa xong việc, Trung Quốc có thể điều tàu khảo sát khác vào.
Tóm lại, khả năng Trung Quốc quay lại bãi Tư Chính là cao, nếu phía Việt Nam không có các biện pháp hòa bình mạnh mẽ và kiên quyết hơn, ví dụ biện pháp pháp lý.
Quá tự tin, liều lĩnh?
BBC: Trong cuộc đối đầu vừa qua, ở khu vực có sự hiện diện liên quan lợi ích của các bên thứ ba, trong đó có doanh nghiệp của Nga và Nhật Bản, vì sao Trung Quốc quyết định đưa hàng chục tàu của họ vào? Phải chăng Trung Quốc quá tự tin hay đây là hành động liều lĩnh?
TS. Hà Hoàng Hợp: Việc quấy rối giàn khoan Harukyu 5 của Nhật thực hiện hợp đồng khoan với Rosneft ở khu vực lô 06-01 thực chất là thách thức trực tiếp lợi ích của các doanh nghiệp Nga, Nhật và Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một việc làm trái với luật pháp quốc tế, khiêu khích các bên liên quan, đe dọa dùng vũ lực đối với các bên liên quan là Nga, Nhật và Việt Nam.
Việc quấy rối giàn khoan Harukyu 5 của Nhật thực hiện hợp đồng khoan với Rosneft ở khu vực lô 06-01 thực chất là thách thức trực tiếp lợi ích của các doanh nghiệp Nga, Nhật và Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một việc làm trái với luật pháp quốc tế, khiêu khích các bên liên quan, đe dọa dùng vũ lực đối với các bên liên quan là Nga, Nhật và Việt Nam.
Phía Nga đã trả lời rằng các doanh nghiệp Nga cho biết họ đang hoạt động một cách hợp pháp ở biển ĐôngTS Hà Hoàng Hợp
Hành động này là liều lĩnh, nhưng có tính toán kỹ từ phía Trung Quốc, có tin rằng trong tháng Năm và tháng Sáu 2019, phía Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam một số điều vô lý liên quan đến liên doanh Rosneft. Và trong thời gian từ ngày 3 tháng Bảy, phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải buộc giàn khoan Nhật dừng hoạt động, rút khỏi lô 06-01.
Chúng ta nhớ lại rằng năm 2017, phía Trung Quốc đã hỏi Nga rằng về hoạt động liên doanh của Rosneft, Zarubezneft… ở biển Đông, phía Nga đã trả lời rằng các doanh nghiệp Nga cho biết họ đang hoạt động một cách hợp pháp ở biển Đông.
Như vậy, vụ việc lần này ở bãi Tư Chính và vùng rộng lớn gần đó của nhóm tàu Trung Quốc được tính toán kỹ, liều lĩnh cao độ.
Để trả lời, Việt Nam đã gia hạn công việc khoan của giàn khoan Nhật đến 15 tháng Chín.
Nga chưa có phát ngôn nào về vụ việc này, tuy nhiên tổng thống Nga đã có thư khen ngợi, động viên Rosneft. Và ngoại trưởng Nga hôm ở Bangkok trong cuộc họp Nga – Asean, đã nói Nga đang theo dõi tình hình và mong muốn các bên xử lý vụ việc bằng các biện pháp hòa bình.
Lượng giá ngưỡng căng thẳng
BBC: Có nguồn tin nói, nếu Trung Quốc đợt vừa qua chỉ đưa tàu của họ vào sâu thêm nữa ở một số điểm nhạy cảm trong khu vực Bãi Tư Chính, hoặc đưa giàn khoan vào khai thác, thì có thể Việt Nam sẽ có phản ứng bằng hành động quân sự, đặc biệt từ hải quân, ông đánh giá thế nào về mức độ căng thẳng này và bài học?
VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
TS. Hà Hoàng Hợp: Đi theo bảo vệ giàn khoan, giống như vụ năm 2014, sẽ là đông đảo các loại tàu hải cảnh, thậm chí tàu hải quân…
Đi theo bảo vệ giàn khoan, giống như vụ năm 2014, sẽ là đông đảo các loại tàu hải cảnh, thậm chí tàu hải quân…
Việt Nam đương nhiên giành quyền xử lý một cách chủ động. Nếu phía Trung Quốc để xảy ra đụng độ vũ trang, thì Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.
Nói cách khác, nếu Trung Quốc kéo giàn khoan vào và khoan, thì rủi ro đụng độ sẽ rất cao, và một khi đã xảy ra đụng độ, thì không biết tiếp theo sẽ thế nào.
Lúc này phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp pháp lý, có thể là do đang cân nhắc mọi điều kiện không phải là điều kiện pháp lý, ví dụ, cần dự báo các hành động kinh tế, thương mại, chính trị… của phía Trung QuốcTS Hà Hoàng Hợp
BBC: Nếu tới đây, Trung Quốc đưa một giàn khoan hoặc thiết bị khai thác dầu khí trở lại khu vực căng thẳng vừa qua, hoặc một địa điểm nhạy cảm mà Việt Nam đã phản đối gay gắt, có nguy cơ cao nào về an ninh có thể xảy ra không? Các bên có tiên lượng được hết không?
TS. Hà Hoàng Hợp: Một phần chúng tôi đã đề cập ở ngay câu hỏi thứ ba, xin khẳng định lại, rằng khó có thể quản trị nổi rủi ro xung đột nếu TQ kéo giàn khoan vào và khoan.
Khả năng giàn khoan được kéo vào là không nhỏ.
Năm 2012, Trung Quốc đã mời thầu thăm dò và khai thác ở các lô 130 đến 137, cộng thêm hai lô Riji03 và Riji27.
Vừa qua, tàu khảo sát đã khảo sát kỹ lưỡng 10 lô kể trên và vùng rộng hơn bao trùm ra ngoài khu vực 10 lô đó.
BBC: Vì sao Việt Nam phản đối mạnh, nhưng không đưa Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế để thưa kiện? Phải chăng Việt Nam e ngại Trung Quốc sẽ có hành động trả đũa, trừng phạt mạnh mẽ hơn và do đó còn tính toán, lưỡng lự? Về lâu dài, theo suy xét của ông, Việt Nam có kiện và dám kiện Trung Quốc không? Nếu không thì sao?
TS. Hà Hoàng Hợp: Năm 2014, phía Việt Nam cho biết đã chuẩn bị áp dụng biện pháp pháp lý. Sau đó, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 rút, thì phía VN chưa áp dụng biện pháp đó.
Bây giờ, cũng có tin trên truyền thông Việt Nam, rằng phía Việt Nam có thể áp dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc .
Lúc này phía Việt Nam chưa áp dụng biện pháp pháp lý, có thể là do đang cân nhắc mọi điều kiện không phải là điều kiện pháp lý, ví dụ, cần dự báo các hành động kinh tế, thương mại, chính trị… của phía Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng cần xem xét lựa chọn biện pháp và kỹ thuật pháp lý nào, để có hiệu quả nhất, để có quyết định phân xử hay phán quyết đúng đắn nhất, trong thời gian sớm nhất.
Để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đã, đang và sẽ làm mọi cách hòa bình, hợp pháp. Đến nay, các biện pháp ngoại giao đã được sử dụng với ưu tiên cao. Biện pháp pháp lý, chắc sẽ có ưu tiên cao trong thời gian tới đây, có thể sẽ rất sớm!
Mục đích địa chính trị
BBC: Có y’ kiến nói Trung Quốc quá tự tin và có thể chủ quan, liều lĩnh, coi nhẹ khả năng phòng vệ bất cân xứng của Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tương quan giữa hai bên trong trường hợp có thể xảy ra một căng thẳng và đối đầu lớn lần nữa và hệ quả có thể thế nào nếu Trung Quốc khinh suất trong bối cảnh địa chính trị ở khu vực và quốc tế đang có nhiều biến chuyển, chuyển động nhạy cảm hiện nay?
Chiếm Lưỡi Bò bên trong đường 9 đoạn, ngoài các mục tiêu kinh tế, thì nổi bật là các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.TS Hà Hoàng Hợp
Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông
Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông
TS. Hà Hoàng Hợp: Bản chất của các vụ việc mà Trung Quốc gây ra ở biển Đông từ năm 2005 cho đến nay, là Trung Quốc muốn độc chiếm biển Đông mà không có căn cứ pháp lý hay lịch sử xác đáng nào.
Chiếm Lưỡi Bò bên trong đường 9 đoạn, ngoài các mục tiêu kinh tế, thì nổi bật là các mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
Mọi hoạt động làm thay đổi hiện trạng trên biển của Trung Quốc, mọi hành động nhằm khẳng định các quyền của Trung Quốc, đều không có giá trị chiếu theo luật quốc tế.
Vậy mục đích địa chính trị ở đấy là bá quyền.
Việt Nam và cộng đồng quốc tế mong muốn tất cả, trong đó có Trung Quốc, hành xử trên cơ sở trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Liên hợp quốc quy định và mọi bên đều công nhận.
Là nước lớn, thì càng không thể hành xử vô trách nhiệm, bất chấp luật pháp quốc tế.
Năng lực quốc phòng của Việt Nam rất nhỏ bé so với năng lực quân sự của Trung Quốc.
Mười năm qua, Trung Quốc chi tiêu cho quân sự khoảng trên dưới 2000 tỷ USD, trong khi đó, Việt Nam chỉ có chi phí dưới 40 tỷ USD.
Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế, nên cộng đồng quốc tế đã, đang và sẽ ủng hộ Việt Nam.
Nếu xảy ra xung đột vũ trang, Việt Nam không có cách nào khác là giáng trả tự vệ để bảo vệ lợi ích quốc gia Việt Nam.
Khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các nước đó, trong đó có MỹTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Phía Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố rằng Việt Nam không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Lựa chọn thế đứng nào?
BBC: Cuối cùng, nhìn rộng hơn, có chuyển động gì đáng kể không ở khu vực trên phương diện học thuyết, tiếp cận an ninh, quân sự giữa các đại cường và các khối hiện diện hoặc có lợi ích liên quan ở khu vực và trên Biển Đông mà Việt Nam và các nước được cho là nhỏ và tương đối yếu hơn cần đặc biệt quan tâm để đảm bảo hiệu quả tốt hơn cho an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và các lợi ích của mình?
TS. Hà Hoàng Hợp: Chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng Mỹ được hơn 80% lưỡng viện Mỹ ủng hộ. Bản chất là Mỹ tiếp tục đóng vai trò đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.
Chiến lược an ninh Ấn Độ dương – Thái Bình Dương do Bộ quốc phòng Mỹ công bố ngày 1/6 coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược số một.
Cộng đồng quốc tế hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Mỹ và tất cả các nước đang góp sức duy trì an ninh, an toàn ở biển Đông, coi đó là một phần địa chính trị quan trọng của Ấn Độ dương – Thái Bình Dương.
Hành động của Trung Quốc ở biển Đông đang làm giảm đáng kể an ninh ở biển Đông, làm cho tình hình phức tạp. Năm 2015, chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình hứa với thế giới rằng không quân sự hóa ở biển Đông, dù vậy, từ đó, Trung Quốc đã đẩy mạnh quân sự hóa, trái lại với cam kết công khai đó.
Mỹ và các nước khác như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ… có lợi ích ở biển Đông. Chắc chắn họ sẽ bảo vệ lợi ích của họ ở biển Đông, khi lợi ích của các nước đó trùng với lợi ích của Việt Nam ở biển Đông, Việt Nam nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ cụ thể từ các nước đó, trong đó có Mỹ.
Đường lối quốc phòng để bảo vệ hòa bình của Việt Nam, có 3 “không” như mọi người đều biết, Việt Nam luôn đây mạnh hợp tác quốc phòng với các nước. Với nguy cơ xung đột hoặc chiến tranh, đương nhiên sẽ cần có điều chỉnh cho phù hợp. Bởi vì lợi ích quốc gia là vĩnh viễn, các mối quan hệ khác sẽ thay đổi.
Việt Nam không ngả theo Mỹ, cũng không ngả theo Trung Quốc hoặc theo bất kỳ nước nào khác.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49304558
Nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn biểu tình
chống Trung Quốc
Một nhóm các vị nhân sĩ- trí thức ở Sài Gòn được nhiều người biết đến vào ngày 10 tháng 8 tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Tổng Lãnh Sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Những vị tham gia gồm các Giáo sư Hoàng Dũng, Giáo sư Tương Lai, Ông Võ Văn Thôn, Ông Lê Công Giàu, Ông Hà Thúc Huy, Ông Nguyễn Thanh Văn, Ông Huỳnh Tấn Mẫm… Và Giáo sư Hoàng Dũng vào tối ngày 10 tháng 8 xác nhận tin vừa nêu với Đài Á Châu Tự Do.
Giáo sư Hoàng Dũng cho biết dù trong thời gian qua tư gia của một số vị như Giáo sư Tương Lai … bị lực lượng chức năng canh phòng chặt chẽ; nhưng những người tham gia vẫn tìm cách liên lạc và đến được địa điểm biểu tình.
Những người biểu tình mang theo băng rôn, biểu ngữ và hô ‘đả đảo’ Trung Quốc xâm lược.
Theo Giáo sư Hoàng Dũng thì cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi, không có cử chỉ đàn áp. Tuy nhiên có công an trẻ ra khuyên giải những vị trí thức với luận điểm thông thường lâu nay là vấn đề chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã có nhà nước Hà Nội lo. Giáo sư Hoàng Dũng thuật lại khi nghe điều đó, Giáo sư Tương Lai đã lớn tiếng phản bác.
Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Hoàng Dũng viết về vụ việc này: “ Chúng tôi đã đến trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc để biểu tỏ lòng yêu nước của dân Việt, để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Nhưng bỗng nhiên có một bóng áo xanh: một anh công an rất trẻ, má còn lấm tấm mụn cám, xuất hiện và khuyên giải mọi người giải tán. Thực ra, anh nói cũng lễ phép và nhẹ nhàng. Anh Tương Lai nói to: “Chụp cho tôi với anh công an này một tấm ảnh nào.”. Nghe thế, anh giãy nảy không chịu, lại tiếp tục khuyên. Nhưng đến câu này của anh: “Chuyện chống Trung Quốc để nhà nước lo” thì anh Tương Lai không chịu nổi, la lớn: “Láo! Nhà nước nào lo chuyện chống xâm lược?”. Có lẽ Bộ Công an nên ra một chỉ thị cấm cán bộ của mình nói những câu phản động, phản truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của dân tộc như thế.”
Giáo sư Hoàng Dũng nhắc lại thực tế trước đây trong một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam có một số người tham gia bị lực lượng chức năng đánh đổ máu.
Đó là một trong những lý do mà kỳ này khi Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam nhiều người dân tỏ vẻ thờ ơ.
Dẫu thế theo Giáo sư Hoàng Dũng, cuộc biểu tình của những vị nhân sĩ-trí thức Sài Gòn vào ngày 10 tháng 8 cũng nhằm đánh động tinh thần ‘nước mình, mình giữ’.
Vào ngày 6 tháng 8, tại Hà Nội một số nhà hoạt động cũng tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Đại sứ quán Trung Quốc.
Lực lượng công an cũng xuất hiện và yêu cầu giải tán.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/an-cn-pr-sb-08102019102626.html
Tổng Thống Trump khiến Việt Nam lo lắng
vì lời đe dọa đánh thuế
Tin Hà Nội, Việt Nam – Các hãng sản xuất tại Việt Nam đang lo lắng không yên, sau khi Tổng Thống Trump đe dọa đánh thuế quốc gia Đông Nam Á này.
Nguyên do là vì thặng dư thương mại cao với Hoa Kỳ. Và vì Việt Nam là quốc gia thường được Trung Cộng sử dụng để đổi xuất xứ hàng xuất cảng sang Mỹ để tránh thuế. Trong thủ thuật đổi xuất xứ, các hãng Trung Cộng xuất cảng hàng sang Việt Nam để từ đó gởi sang Hoa Kỳ, và dán nhãn rằng đây là hàng made in Việt Nam để tránh thuế nhập cảng.
Nhiều tin đồn gần đây cho rằng Việt Nam có thể là chiến trường kế tiếp của Tổng Thống Trump trong cuộc chiến thương mại, sau khi lãnh đạo Hoa Kỳ vào tháng trước gọi Việt Nam là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất trong tất cả các quốc gia. Vào tháng 7, Washington đã đánh thuế hơn 400% lên thép nhập cảng từ Việt Nam, với lý do rằng một số sản phẩm thép đã được gởi từ Nam Hàn và Đài Loan đến Hoa Kỳ thông qua Việt Nam để tránh thuế. Giới quan sát dự đoán có thể nhiều sản phẩm khác của Việt Nam sẽ bị đánh thuế tương tự trong thời gian tới.
Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam là gần 40 tỷ Mỹ kim, và con số này vẫn đang tăng do Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với ngành sản xuất.
Trong cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Nhật, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã hứa với Tổng Thống Trump rằng Hà Nội sẽ kiểm soát nạn đổi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, một khi thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại, lời hứa của Hà Nội ít có khả năng khiến ông Trump hài lòng. Trừ khi Việt Nam nghĩ cách thu hẹp khoảng cách giữa lượng hàng hóa xuất cảng sang Hoa Kỳ và lượng hàng mua về. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-khien-viet-nam-lo-lang-vi-loi-de-doa-danh-thue/
Chẳng lẽ tất cả đều… thật?
Trân Văn
Tuần này, sự kiện bé Lê Hoàng Long, 6 tuổi, học sinh trường Tiểu học Quốc tế Gateway chết vì bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh đã trở thành một trong những chủ để chính cả trên mạng xã hội lẫn trên hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam.
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế (Edufit) – chủ đầu tư hệ thống trường phổ thông liên cấp Gateway – đã trở thành đối tượng bị công chúng mổ xẻ. Dựa trên những dữ liệu chính thức, người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem nhiều thông tin…
Edufit có trụ sở chính đặt tại tỉnh Thái Bình với bốn cổ đông sáng lập là Trần Thị Hồng Vân (nắm giữ 35,7% cổ phần), Trần Thị Hồng Hạnh (nắm giữ 35,7% cổ phần), Trần Thị Huyền (nắm giữ 14,3% cổ phần), Nguyễn Thị Xuân Trang (nắm giữ 14,3% cổ phần) (1).
Cả bốn cổ đông sáng lập chỉ mới ngoài 30 nhưng hết sức giàu có, chỉ trong vòng hai năm (từ 2017 đến nay), vốn đầu tư cho Edufit đã tăng từ 20 tỉ lên 150 tỉ. Hệ thống Gateway đã có hàng chục cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố. Chỗ nào cũng được xem là đắc địa
Tuy trên các loại giấy phép, hệ thống Gateway chỉ là tư thục nhưng hệ thống công quyền làm ngơ khi Gateway quảng bá, tuyển sinh, thu học phí như các trường… quốc tế. Nhiều hoạt động, kể cả đưa đón học sinh không được giám sát, chủ đầu tư tự do làm mọi thứ!
Đó cũng là lý do dậy lên những tin đồn, hệ thống Gateway phát triển nhanh và thuận lợi khác thường như thế là vì có dây mơ rễ má với giới lãnh đạo công quyền (2).
Không có cơ quan hữu trách nào phân định thực hư, chỉ có một số cơ quan truyền thông từng quảng bá Edufit, Gateway lẳng lẳng xóa tên Nguyễn Thị Xuân Trang ra khỏi danh sách cổ đông trong những bài giới thiệu cả hai, hoặc bảo rằng người thứ tư đã rút khỏi danh sách cổ đông (3).
Tran Nhat Binh nhắn với “những người xoá thông tin về bà Nguyễn Thị Xuân Trang trong dữ liệu liên quan đến cổ đông của Gateway”: Ông Trọng từng nói “không có vùng cấm, tại sao các ông bà run sợ?” (4). Nguyễn Thiện bình luận: Người được thuê điều hành trường là người chịu trách nhiệm về cái chết của bé Long. Báo chí sợ phạm húy, gạt bỏ tên Nguyễn Thị Xuân Trang ra khỏi danh sách cổ đông là tự… tạo ra vấn đề (5)!
Tương tự, sau khi hệ thống hàng loạt bất thường, kể cả hoạt động có tính lừa đảo (quảng bá – thu tiền như một cơ sở giáo dục quốc tế, mướn một nữ giáo viên ngoại quốc già yếu, bệnh tật làm Hiệu trưởng, chỉ nằm bệnh viện, không biết gì về hoạt động của trường,..), mà không cơ quan hữu trách nào dám kiểm soát – ngăn chặn, Huynh Ngoc Chenh nhắn những cá nhân dựa thế phụ mẫu để kinh doanh: Nếu quý vị chỉ vì tiền, quý vị muốn rửa tiền, xin tha cho ngành giáo dục vốn đã nát bét, đừng làm cho nó nát thêm (6).
Một hệ thống thuần túy là tư thục, tự khoác áo quốc tế để quảng bá – thu tiền như cơ sở giáo dục quốc tế là… sự thật! Không cơ quan hữu trách nào kiểm tra nên không phát giác hàng loạt những vi phạm vốn thuộc loại không bao giờ có khả năng xảy ra ở những tư thục khác (ví dụ, phương tiện đưa đón học sinh chưa được kiểm tra – cấp giấy phép vận tải), thành ra không có ai ngăn chặn, cũng là… sự thật! Chúng mở ra thảm cảnh có thật: Một đứa trẻ sáu tuổi chết vì bị bỏ quên trong xe!
***
Ngoài những chuyện khó tin nhưng có thật dẫn đến thảm cảnh đang được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội, còn nhiều sự thật khác mà ai cũng thấy, cũng biết nhưng từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đến cộng đồng dân cư không bận tâm…
Giữa lúc tất cả các cơ quan hữu trách hối hả nhập cuộc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến chuyện bé Long uổng tử. Le Duc Duc dẫn ý kiến của Nga Pham – một thân hữu trên facebook: Giá trị đứa trẻ nào cũng quý như nhau! – kèm theo tin mới nhất, vừa có thêm ba đứa trẻ ở Quảng Bình chết đuối. Sáu tháng vừa qua, ở Quảng Bình có khoảng 30 đứa trẻ chết đuối, tai nạn xảy ra liên tục và vụ nào cũng tước đoạt mạng sống của hai, ba đứa trẻ song dường như bị xem là tất nhiên, bình thường (7)!
Trần Minh Tâm – bạn Duc – than: Khẩu hiệu thật nhiều nhưng quan tâm, chăm sóc trẻ con thì ít. Nhiều khu vực rộng lớn được quy hoạch, phân chia thành hàng ngàn lô đất nhưng không dành được lô nào làm công viên cho trẻ con!
Cũng so sánh như thế, Đàm Hà Phú nhắc nhở: Hãy công bằng! Facebooker này kể, ngày nào anh cũng thấy nhiều đứa trẻ dặt dẹo, nhem nhuốc dưới nắng và bụi, bồng ẵm nhau bám theo những chiếc xe dừng chờ đèn xanh xin tiền. Đó cũng là trẻ con nhưng không ai để ý!
Phú thắc mắc: Tại sao một xã hội văn minh lại để cho những đứa trẻ trở thành như vậy? Các vị lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể có nhìn thấy chúng? Đó là chưa kể trên đất nước này còn hàng trăm ngàn đứa trẻ không may mắn kiểu khác, phải từ giã cuộc đời lúc còn là thai nhi, hoặc vừa ra đời thì chết vì bị tiêm lộn vaccine, chết đuối, chết vì tai nạn giao thông! Phú hỏi thêm: Không biết các vị lãnh đạo có vào Khoa Nhi của Bệnh viện Ung bướu lần nào chưa?..
Theo Phú, ngay cả khi lành lặn, được đến trường thì những đứa trẻ vẫn thiếu may mắn, bị nhồi sọ đến ngu ngơ, cuồng tín, trở thành bọn redbull trên Internet, đeo đuổi sự học đến năm 18 tuổi bị kẻ khác cướp mất suất vào đại học,…
Phú nhấn mạnh: Tất cả những đứa trẻ đó đều đáng thương như nhau. Chúng ta thường không nói, bởi đó không phải là con em chúng ta, chúng ta chỉ chăm bẵm, bảo vệ con em của mình, còn bọn trẻ đã chết vì đủ thứ như đã kể thì mặc kệ chúng vì bố mẹ chúng nghèo, các vị lãnh đạo cũng mặc kệ chúng.
Tai nạn đến với một đứa trẻ là điều đau buồn nhưng Đàm Hà Phú đề nghị, hãy công bằng hơn với những đứa trẻ kém may mắn khác, hãy cuồng nộ khi có bất kỳ đứa trẻ nào không được chăm sóc, giáo dục tốt. Một xã hội chỉ thật sự tốt đẹp khi mọi đứa trẻ đều được chăm sóc, dạy dỗ tốt nhất mà xã hội có thể, dù ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (8).
Sau sự thật – một đứa trẻ sáu tuổi uổng tử, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu Bộ Công an rồi Bộ Giáo dục Đào tạo phải làm đủ thứ. Yêu cầu đó cũng thật. Sự quan tâm, phản ứng nhanh lẹ, quyết liệt của cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam đối với một đứa trẻ uổng tử, liên quan tới trách nhiệm của hệ thống phổ thông liên cấp Gateway và Edufit vừa thật, vừa song hành với một sự thật khác: Còn hàng trăm ngàn đứa trẻ thiếu cơm ăn, áo mặc, vạ vật, vất vưởng bên lề con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam chưa bao giờ đoái hoài!
Khi những sự thật mâu thuẫn với nhau gay gắt đến thế ắt phải có cái giả. Cái gì là giả?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10214800077982224&set=pcb.10214800143623865&type=3&theater
(2) https://www.facebook.com/thaivanduongpage/posts/906485463058950
(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10219944568946089&set=a.10200560270390740&type=3&theater
(5) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao/posts/10215164525166565
(6) https://www.facebook.com/ho.lytien.1/posts/10206007572666061
(7) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10213788769050557
(8) https://www.facebook.com/DamHaPhu/posts/2654033137940871
https://www.voatiengviet.com/a/edufit-gateway-le-hoang-long-xuan-trang/5036313.html