Bản tin ngày 15/11/2017
Tin trong nước
Tin Biển Đông
Nhà báo Bạch Hoàn kêu gọi: Đừng để ngư dân đơn độc. Bài viết nói về chuyện năm ngư dân đơn độc đi tìm công lý, họ sẽ ra tòa vào ngày mai, ngày 16-11, ở Indonesia, thế nhưng trong phiên toà xét xử họ không có mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia.
Tác giả viết: “Một phiên toà xét xử ngư dân vào đầu tháng 11 đã diễn ra và tuyệt nhiên không thấy người nào của đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia xuất hiện. Ngày 16-11, trong phiên toà tiếp theo, nếu họ vẫn tiếp tục thờ ơ với phận người dân nước Việt, thì lại một lần nữa, nhân dân tốn cơm nuôi một lũ người vô dụng“.
Báo NNVN có bài: Những cái kết đau lòng ngư dân liều lĩnh tiển ra các đảo ngoài khơi Thái Bình Dương. Bài viết kể về cuộc đời của những ngư dân đánh bắt cá trái phép ở vùng biển các quốc đảo thuộc Thái Bình Dương: bị bắt, bị tù, bị tịch thu tài sản, bị vỡ nợ, cuối cùng lâm cảnh khánh kiệt.
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh tự đá vào lưới nhà, khi cho rằng, ASEAN không là nơi thích hợp để giải quyết tranh chấp trên biển. RFI dẫn nguồn từ báo chí Philippines, cho biết, “Tổng thư ký ASEAN đã giải thích rằng chỉ có 4 nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, do đó các nước ASEAN khác không cần phải có quan điểm về vấn đề này”.
Báo NLĐ đưa tin: Tuyên bố chung Mỹ – Philippines phản đối quân sự hóa biển Đông. Tuyên bố có đoạn: “Hai bên nhấn mạnh lại cam kết duy trì các nguyên tắc, trong đó có tự do hàng hải, tự do bay qua (biển Đông) và tự kiềm chế“. Tuyên bố cũng nhấn mạnh “về sự cần thiết phải tiếp tục theo đuổi các biện pháp gây dựng lòng tin nhằm gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau và tránh các hành động làm leo thang căng thẳng, trong đó có quân sự hóa“.
VOA đưa tin: Trung Quốc ‘trấn an’ các nước về vấn đề Biển Đông. Ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng TQ đọc bài diễn văn trước các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh ở Manila, Philippines, nói rằng, ông hy vọng những cuộc thảo luận về qui tắc ứng xử sẽ đẩy mạnh sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Ông cũng hy vọng rằng “việc này sẽ giúp ổn định khu vực và cam kết rằng Trung Quốc ‘đảm bảo chắc chắn’ tự do hàng hải trên biển và trên không tại thủy lộ chiến lược nơi có 3.000 tỉ đô la hàng hóa qua lại mỗi năm“.
RFI có bài: Công du châu Á, TT Trump thờ ơ với về an ninh. Giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine ở Hoa Kỳ, nhận định: “Tuy trong suốt chuyến đi tổng thống Donald Trump không nói gì quá khích như nhiều người đã lo, nhưng thật ra ông ta không có thông điệp gì rõ ràng đối với châu Á Thái Bình Dương, nói chung và Biển Đông nói riêng. Tuy có đưa ra khẩu hiệu gọi là ‘Ấn Độ-Thái Bình Dương’ làm như là chính phủ ông có một chính sách rộng lớn hơn các chính sách của các đời tổng thống trước, ông Donald Trump chẳng lý giải gì thêm một cách cụ thể”.
Mời đọc thêm: Biển Đông, an ninh khu vực sau ‘kịch tính TPP’ (VNN). – Lãnh đạo ASEAN: Biển Đông đã lặng sóng hơn (Zing). – Chính sách của Mỹ về Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump có gì khác? (GDVN). – Mỹ và Philippines cam kết tự do hàng hải trên Biển Đông (VTV). – Tuyên bố Mỹ – Philippines chỉ trích quân sự hóa Biển Đông (DT). – Thủ tướng nhấn mạnh việc duy trì hòa bình trên Biển Đông tại ASEAN 31 (VN Mới).
Tin về ngư dân: Quảng Nam: Hàng trăm tàu thuyền không có đường ra biển (LĐ). – Hội An: Cửa biển bị bồi lấp, hàng trăm tàu thuyền bị mắc kẹt (DT). – Bà Rịa-Vũng Tàu: Chú trọng trang bị thiết bị hiện đại cho tàu cá của ngư dân (ĐCSVN).
Quan hệ Việt – Trung
Blogger Phương Thơ có bài phân tích: Khi Nguyễn Phú Trọng và Trương Quang Nghĩa không hiểu về “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, và AIIB. Theo tác giả, “dự án vĩ cuồng chưa xây đã và đang xảy ra mâu thuẫn tranh cãi“, không những với Nga và Ấn Độ, mà ngay cả trong nội bộ Trung Quốc. Dự án chưa hình thành nhưng Trung Quốc đã thể hiện bản chất tham lam, tính gài một đống công ty và đưa nhân công của họ vào bao thầu phần ngon rồi.
Tác giả cho rằng: “Vì xây cất kiểu đó đôi khi rước họa oan là rước giặc vào nhà, là hàng giả hàng gian kém phẩm chất của TQ tuồn vào, có thể phá hủy hàng tiêu dùng nội địa của các quốc gia ấy, thì nhiều nước ngăn chặn và hủy dự án dự án ‘new Silk Road’. Thì vế bên kia là một quốc gia VN hồ hởi sảng, lạc quan tếu, thì mất nước và rước hàng độc hại của Tàu vào VN, quả là đáng ngại. Vì VN hiện nay là quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn GDP và dư thừa nguồn cung sản xuất, quan trọng trên hết là họ cần tìm thị trường có phẩm chất để xuất khẩu thì may ra quốc gia này mới thoát ra lạc hậu“.
Rất nhanh nhảu và thâm hiểm khi Trung Quốc cho phát hành phiên bản tiếng Việt – Báo cáo Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) phiên dịch. Đài CRI viết: “Để tiện cho các giới Việt Nam tìm hiểu tinh thần Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách kịp thời và chuẩn xác, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã chuyển ngữ toàn văn báo cáo này sang tiếng Việt, và gửi tặng cho báo giới, quan chức liên quan, chuyên gia học giả và nhân viên liên quan của Việt Nam nhân dịp Chủ tịch Tập Cận Bình đến Đà Nẵng tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 và thăm Việt Nam, nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các giới Việt Nam“.
Không những vậy, đài này còn khẳng định rằng “Các nhân sỹ đồng loạt cho biết, Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự kiện chính trị quan trọng của Trung Quốc, đã phác hoạ lên bức tranh hùng vĩ cho Trung Quốc phát triển thành cường quốc xã hội chủ nghĩa, cũng rất có ý nghĩa tham khảo đối với sự phát triển của Việt Nam“. Việt Nam chớ có “học tập và làm theo”, bởi mất thêm vài thế kỷ nữa cũng không thể nhìn thấy “chủ nghĩa xã hội” ở đâu.
Blog VOA có bài của tác giả Lê Anh Hùng: Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em. Tác giả viết: “Trong khi hầu hết người Việt đều nhìn về phương Bắc với ánh mắt đầy ngờ vực, cảnh giác, thì trong ban lãnh đạo CSVN lại luôn có những kẻ hoặc đã bị Trung Nam Hải kiểm soát, thao túng, hoặc đã bị đồng Yuan làm cho mờ mắt. Vì thế, Hà Nội luôn bị chia rẽ trong chính sách đối phó với Trung Quốc, kẻ luôn chực chờ cơ hội để nuốt chửng không chỉ toàn bộ Biển Đông mà cả Việt Nam“.
Thời báo Kinh tế SG có bài: Ví điện tử WeChat Pay chính thức hoạt động tại Việt Nam. Hãng ví điện tử WeChat Pay của Trung Quốc vừa công bố kết nối thanh toán tại Việt Nam thông qua hợp tác với ví điện tử trong nước là VIMO. Điều này sẽ cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán bằng tiền Việt Nam tại các cửa hàng chấp nhận VIMO. Được biết, du khách Trung Quốc khi đến Việt Nam sẽ thanh toán trên điện thoại di động thay cho hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế hoặc tiền mặt.
Facebook Nguyễn Ngọc Chu có bài: Ai là thủ phạm đích thực sinh ra những cái lạy quỳ? Tác giả cho rằng: “Trên tất cả, gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ, rằng tư tưởng nô lệ đồng tiền đã ngột ngạt trong toàn xã hội, rằng khát vọng giàu có tức thì đã bao trùm toàn xã hội. Cho nên, khi những kẻ quyền thế chiếm đoạt để làm giàu, thì những bọn lưu manh sẽ ngang nhiên lừa đảo mà giàu có. Khi cả xã hội mà đã dối trá, thì người lương thiện cuối cùng đành phải bất lương”.
Tác giả viết tiếp: “Những người chọn Jack Ma không phải chỉ lẫn lộn thật giả, mà về bản chất họ cũng là dạng người mong muốn giàu lên tức thì. Đúng như câu tục ngữ ‘ngưu tầm ngưu mã tầm mã’, họ nhìn thấy dòng tiền sinh ra từ việc tổ chức cuộc đối thoại với Jack Ma. Họ chớp thời cơ bất chấp sinh ra những cái lạy quỳ. Cùng với thể chế, họ là thủ phạm đích thực sinh ra những cái lạy quỳ. Hơn cả những cái lạy quỳ, rước Jack Ma là mang họa về cho đất nước”.
Mời đọc thêm: Dư luận Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình (VOV). – Tầm quan trọng không thể thay thế của quan hệ Trung – Việt (PLVN). – Phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung là phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước (QĐND). – Phát triển quan hệ Việt-Trung: Từ tầm cao chiến lược, tầm nhìn lâu dài (Soha). – Ông Lăng Đức Quyền: Quan hệ Việt-Trung ngày càng sâu sắc hơn (KT). Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc trao đổi nhiều nội dung quan trọng (VnEconomy). – Truyền thông Anh: Viện Khổng Tử uy hiếp tự do học thuật (TTVN). – Trước vó ngựa chinh phạt của Alibaba? (Vũ Kim Hạnh/ TD). – Đêm qua em mơ gặp ông nội Tập Cận Bình (DLB).
Quan hệ Việt – Mỹ
VOA có bài: Đón Trump, Việt Nam gặt hái được gì? TS Nguyễn Quang A nhận định: “Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị APEC. Mọi sự diễn ra suôn sẻ, mời được rất là nhiều nguyên thủ quốc gia trong đó có ông Trump, rồi ông Tập Cận Bình, tôi nghĩ đấy cũng là một kết quả tốt, tuy nhiên đây là một diễn đàn quốc tế nó đã có truyền thống, chứ không phải là thành tích gì của Việt Nam cả. Tôi nghĩ là sự hiện diện của các vị đấy nó chứng tỏ Diễn đàn Kinh tế APEC là một diễn đàn được người ta coi trọng”.
VOA đặt câu hỏi: Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ chuyến thăm châu Á của Trump? Nhận định về lợi ích mà Việt Nam có được từ chuyến thăm của Tổng thống Trump, tạp chí Forbes cho rằng, “Việt Nam là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ chuyến công du Châu Á của Tổng thống Mỹ, vì Việt Nam đạt được 2 thứ mà họ mong muốn từ Washington dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Trump. Đó là an ninh biển Đông, và thương mại tự do”.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đặt vấn đề: Theo Tàu hay theo Mỹ? Tác giả viết: “Trước ‘tình thế thay đổi’, VN có chịu thay đổi hay không? Theo Tàu thì suốt đời làm ‘nô lệ’, bán hàng giả cho Tàu. Còn ‘theo Mỹ’, thì theo cái gì? VN đã bỏ phí 30 năm. VN phải ‘sáng chế’ mô hình phát triển cho riêng mình. Các hiệp định kinh tế song phương, hay đa phương, sẽ không giúp cho VN bao nhiêu. VN chạy đua điền kinh ‘công bằng’ với các nước khác mà thể lực không có“.
VOA có bài: Khởi động dự án tìm POW trong chiến tranh Việt Nam. Ông Mark Sauter, người đứng đầu dự án PIP (POW Investigative Project), cho biết: “Tất cả những gì mà chính phủ Việt Nam và chính phủ [Mỹ] đang làm hiện giờ tập trung vào người đã chết khi máy bay của họ bị bắn hạ hay chết trên chiến trường. Nhưng chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về số phận của những quân nhân được cho là đã bị bí mật bắt giữ. Chẳng hạn, có một số người đào thoát khỏi Triều Tiên cho biết có một số người Mỹ đã được đưa từ Việt Nam sang Triều Tiên. Một bác sĩ của miền Bắc đào thoát ra miền Nam, bác sĩ Đặng Tân, cho biết Triều Tiên có giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề POW và có thể một số người đã bị đưa sang Triều Tiên”.
RFA đưa tin: Du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ liên tiếp tăng. Báo cáo hàng năm của Open Doors, thuộc Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), cho biết, “số du học sinh Việt Nam ở Hoa Kỳ trong năm học 2016-2017 tổng cộng hơn 22.400 sinh viên, tăng 5% so với năm học trước”.
Nhân quyền ở Việt Nam
Báo Nhịp cầu Thế giới có bài: Quyền biểu đạt qua chuyện “Đái vào mặt Trump”. Tác giả Mạc Việt Hồng cho rằng, hình thức phản đối bằng cách “tè vào mặt” lãnh đạo như cách làm của cô ca sĩ Mai Khôi, không phải là chuyện hiếm hoi ở Phương Tây. Bởi vì “Lãnh đạo ở các nước Phương Tây không phải là nghề ‘bất khả xâm phạm’, họ không được bảo vệ bằng điều luật ‘cấm bôi nhọ’ như ở Việt Nam hay một vài xứ khác. Họ luôn là các đối tượng để báo chí xăm soi, các đảng phái đối lập bới lông tìm vết và thường chỉ dành được khoảng hơn 50% sự ủng hộ của dân chúng“.
Cũng theo tác giả: “Ở một xã hội mà các hình thức phản kháng dân sự đa dạng, phong phú và nhiều mầu sắc thì những chuyện như Mai Khôi đã làm sẽ không làm mấy ai quan tâm, nhưng nó còn quá mới mẻ với một xã hội như Việt Nam, nên việc gánh chịu búa rìu của dư luận là dễ hiểu“. Tuy nhiên, “trong một số trường hợp nó có thể khiến bạn mất việc, bởi những cam kết về sự trung dung của các cơ quan kể trên“. Ví dụ mới đây, cô Juli Briskman ở Virginia đã bị mất việc vì giơ ngón tay thối với đoàn xe Tổng thống Mỹ.
Blogger Hiệu Minh có bài: Đái trên… giấy. Theo tác giả: “Quyền được lên tiếng là thiêng liêng. Và quyền được chịu trách nhiệm với lời nói của mình cũng là quyền cao cả. Hãy để cô ca sĩ ấy thoải mái, kể cả thả rông hay nude đi lang thang, không phạm luật là ok, kể cả đái trên … giấy. Người ta tự xấu hổ, không cần ai giúp“.
Tác giả Kông Kông có bài: Vụ ca sĩ Mai Khôi, một hiện tượng xã hội. Tác giả lý giải vì sao những người VN phản đối ca sĩ Mai Khôi: “Người Việt đang căm phẫn chế độ cộng sản ‘hèn với giặc, ác với dân’, một chế độ chỉ biết quyền lợi đảng, cam tâm bán rẻ lợi ích dân tộc cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Vì thế có 84% người Việt nghĩ tích cực về nước Mỹ, 58% thích Tổng Thống Trump. Những con số nầy cho biết người Việt đang hướng về thế giới tự do, tìm đồng minh, với hy vọng cứu được nước trước khi quá muộn. Người đang đại diện cho Thế giới Tự do đó chính là Tổng Thống Trump, hay 2 Tổng Thống tiền nhiệm Clinton và Obama, tất cả đều được người dân đón chào nồng nhiệt hơn bất cứ lãnh tụ nào khác. Mai Khôi ‘piss on Trump’ chính là ‘piss on’ mong ước của người Việt Nam!”
Sự thụt lùi của tự do internet: Freedom House: Lo ngại mạng xã hội bị thao túng. RFI cho biết, Tổ chức bảo vệ nhân quyền Freedom House vừa công bố bản báo cáo mang tên “Freedom on the Net” cho biết, “chính phủ của 30 nước đã thao túng internet trong năm 2017 để bóp méo thông tin trên mạng, cao hơn con số 23 chính phủ được thống kê trong năm 2016”.
Trong đó, “Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng các nước thao túng internet năm thứ 3 liên tiếp, vì đã tăng cường kiểm duyệt, chống những người sử dụng internet ẩn danh và bắt giam các nhà ly khai phát biểu trên internet”.
Mời đọc thêm: Tự do ngôn luận và tranh cãi (DCCTVN). – Việt Nam có điểm số thấp trong báo cáo tự do Internet 2017 (RFA).
Đặc khu kinh tế
Trang The Leader có bài: Băn khoăn ưu đãi cho phát triển tại 3 đặc khu kinh tế. Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, “nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc giao đất trong thời hạn 99 năm là quá dài so với chu kỳ thu hồi vốn của hoạt động sản xuất, kinh doanh và có thể bất lợi cho Nhà nước do nền kinh tế thế giới đang có sự biến động mạnh mẽ…“.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng: “Khi tôi đọc Dự thảo Luật Đặc khu hành chính kinh tế – đặc biệt lần 1, tôi thấy các cơ chế rất thông thoáng, mở cửa cho các nhà đầu tư vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi đọc đến dự thảo lần 3 này thì lại thấy rằng, chúng ta vừa muốn mở cửa nhưng vừa lo ngại về mất quyền lợi chính trị kinh tế. Các quy định trong dự thảo đang dần dần bó hẹp lại”.
VnExpress có bài: Người đến đặc khu. Theo ông Phan Hữu Thắng, Cựu Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, thì: “Đặc khu phải lấy việc thu hút con người làm trung tâm. Và đó là người đến làm ăn, người đến thể nghiệm các chính sách tiến bộ, chứ không chỉ là người đến đánh bài”.
Mời đọc thêm: Quảng Ninh muốn thiết lập thể chế tài chính, tiền tệ riêng tại đặc khu Vân Đồn (MTG). – Tiền thắng casino ở đặc khu được mang trực tiếp về nước(VTC). – Bộ trưởng KHĐT: Không làm đặc khu sẽ thua thiệt (VN City). – Về mô hình Đặc khu kinh tế: Sao phải lo nhiều thế? (CT). – Đặc khu kinh tế phải thu hút được nguồn lực tốt nhất (CAND). – TS Nguyễn Đình Cung: Tại sao TPHCM không thể là “phòng thí nghiệm thể chế” về kinh tế thị trường? (SGGP). – Bài học đặc khu kinh tế của Trung Quốc (TBKTSG). – BĐS nghỉ dưỡng Phú Quốc đón cơ hội đặc khu kinh tế (TP).
Kỷ luật hàng loạt cán bộ
Báo PLTP có bài: Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao. UBKT TƯ đảng CSVN đã tiến hành kỷ luật hàng loạt các cán bộ cấp cao của một số địa phương: Tỉnh Vĩnh Phúc: ông Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015; bà Hoàng Thị Thúy Lan, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020; Tỉnh Gia Lai: ông Phạm Thế Dũng, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND; Tỉnh Đắk Nông: ông Nguyễn Văn Thử, cựu Phó Bí thư Thường trực.
Báo VietNamNet có bài: Kỷ luật cảnh cáo Phó Tư lệnh Quân khu 1 Hoàng Công Hàm. Theo kết luận của UB Kiểm tra TƯ đảng CSVN, thì: “Trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn, ông Hoàng Công Hàm đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và Quân đội trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng. Vi phạm của ông đã làm ảnh hưởng đến uy tín và kỷ luật Quân đội, của tổ chức đảng và cá nhân ông”.
Mời đọc thêm: Xem xét kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy và nguyên Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc (TP). – Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo Phó Tư lệnh Quân khu 1 (NLĐ). – Ủy ban Kiểm tra T.Ư kỷ luật cảnh cáo đối với Thiếu tướng Hoàng Công Hàm (LĐ). – Kiểm điểm Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (DT). – Bí thư, Chủ tịch Vĩnh Phúc bị yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc — Kỷ luật cảnh cáo Phó Tư lệnh Quân khu 1 Hoàng Công Hàm (VNN).
Số phận ông Nguyễn Xuân Anh
Chắc bây giờ ông Nguyễn Xuân Anh mới thấm thía tình “đồng chí” trong hàng ngũ đảng cộng sản mà mình gắn bó khăng khít, nên ông đã “dỗi hờn” vắng mặt tại hoạt động HĐND Đà Nẵng chăng? Báo VietNamNet đưa tin, trong chương trình HĐND gặp gỡ cử tri sáng qua, ông Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đã không có mặt. Thay vào đó là ông Nguyễn Nho Trung, Phó chủ tịch thường trực HĐND TP Đà Nẵng, làm nhiệm vụ điều hành chương trình.
Ông Nguyễn Nho Trung cho biết lý do ông Nguyễn Xuân Anh vắng mặt: “Anh Xuân Anh có việc xin vắng, tôi là Phó chủ tịch HĐND nên thay thế làm người chủ trì chương trình sáng nay. Quy định không bắt buộc Chủ tịch HĐND phải có mặt tại tất cả các hoạt động của HĐND. Đây là chương trình do Thường trực phân công, không bắt buộc Chủ tịch HĐND phải có mặt”.
BBC có bài: Ông Xuân Anh sắp mất chức Chủ tịch HĐND Đà Nẵng? Ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó tổng biên tập báo Du Lịch cho rằng: “Trong thể chế Đảng trị này, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức của các tỉnh thành đều phải là đảng viên. Nên khi một người bị kỷ luật trong Đảng, mất chức Ủy viên Trung ương thì đương nhiên sớm hay muộn cũng bị mất những chức danh mà mình đang làm”.
Quan điểm cá nhân của ông Trung Dân với Xuân Anh: “Thật ra tôi rất tiếc cho ông Xuân Anh, vì tôi từng làm cùng ông ấy ở báo Thanh Niên nên biết đó là một người trẻ có năng lực, có tâm huyết làm cho Đà Nẵng tốt lên”.
Còn ông Huỳnh Đức Thơ thì tiếc người khác. Báo Dân Trí có bài: Chủ tịch Đà Nẵng: Anh Dũng làm tốt mà HĐND TP miễn nhiệm anh ấy rồi. Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết: “Trước đây, trong các phó chủ tịch UBND thành phố có anh Đặng Việt Dũng. Tôi giao anh Dũng phụ trách mảng an toàn vệ sinh thực phẩm, anh làm rất tâm huyết, làm tốt mà Hội đồng nhân dân thành phố đã biểu quyết miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND thành phố đối với anh ấy rồi”. Tiếc quá!
Mời đọc thêm: Đà Nẵng: Ông Xuân Anh vắng mặt, HĐND nóng chuyện xe tải xe ben (DV). – Vắng họp HĐND, ông Xuân Anh đã có đơn xin nghỉ (ĐV). – Xem xét miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐND Đà Nẵng của ông Nguyễn Xuân Anh (Soha).
Vấn đề của Quân đội
Báo VietNamNet có bài: Thượng tướng Lê Chiêm: DN quốc phòng yếu kém thì giải tán. Theo Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2 thì: “Quân đội tập trung chủ yếu nghiên cứu công nghiệp quốc phòng để sau này không chỉ bảo vệ mà còn xuất khẩu quốc phòng”. Còn Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho rằng: “Trong đề án đổi mới DN và đề án cổ phần hóa của quân đội cũng công bố rõ còn 17 DN vốn nhà nước. Số còn lại sẽ phải tập trung củng cố, anh nào có điều kiện phát triển thì cổ phần hóa, còn DN yếu kém, không làm được thì giải tán”.
Về phát biểu “đã có chủ trương quân đội sẽ không làm kinh tế, mà chỉ tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại” của Tướng Lê Chiêm, nay ông “nói lại cho rõ” là: “Tôi nói là quân đội không làm kinh tế đơn thuần. Ví dụ, ông làm kinh tế mà vi phạm luật pháp, vi phạm quy định của quân đội thì phải xử lý nghiêm túc và cương quyết giải thể”.
Trên báo thanh Niên ông Lê Chiêm cho biết rõ hơn: “Trong tổng số 88 doanh nghiệp của quân đội sau khi thực hiện các đề án chỉ còn 17 doanh nghiệp có vốn nhà nước, số còn lại sẽ tập trung củng cố và đơn vị nào có điều kiện phát triển tốt sẽ tiến hành cổ phần, đối với doanh nghiệp yếu kém, không làm được thì giải thể“.
Về việc này, Facebooker Trần Song Hào viết: “Như vậy, sẽ có 71 doanh nghiệp quân đội được ông Nguyễn Tấn Dũng & ông Phùng Quang Thanh lập ra trong 2 nhiệm kỳ sẽ được CỔ PHẦN HOÁ (làm gì có giải thể). Các doanh nghiệp này được ưu ái nhiều thứ về đất vàng và cơ chế, thuế má (với lí do An ninh Quốc phòng) rồi sẽ thành TƯ HỮU HOÁ cho một tầng lớp TƯ BẢN ĐỎ…”
Tác giả viết tiếp: “Vậy, nếu chiến tranh xảy ra thì các ông tướng tá và phe nhóm này sợ nhất. Ngoài việc họ ‘đặt chỗ’ ở nước ngoài thông qua con cái du học và đầu tư cho THẺ XANH thì họ sẽ rất sợ mất đi tài sản đã ‘gây dựng’ trong nước. Hoặc khi họ mạnh lên về kinh tế thì để không có chiến tranh xảy ra, họ lèo lái chính sách và thoả hiệp với kẻ thù để an toàn. Còn cái ‘độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân’ thì họ vứt đi chẳng màng quan tâm!”
Mải lo làm kinh tế mà quên đồng đội Đinh Văn Dương bao năm sống chật vật, để cho MC Phan Anh trao tay giả cho chiến sĩ sống sót vụ rơi máy bay Mi171? Mời đọc thêm: Ông Trương Trọng Nghĩa: Quân đội không nên làm kinh tế thuần tuý (VNE). – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Cần duy trì quân đội làm kinh tế (TN). – Thượng tướng Lê Chiêm: Kinh tế quốc phòng là bất di bất dịch! (DT).
Nhiều báo điện tử và tạp chí bị phạt
Hàng loạt tờ báo đã bị tạm đình bản và bị xử phạt. Báo Tuổi Trẻ có bài: Đình bản 3 tháng tạp chí điện tử Nhà Quản Lý. Bài báo cho biết, ngoài trang Nhà Quản Lý bị phạt tiền và đình bản, trang Người Đưa Tin cũng bị phạt 140 triệu đồng và đình bản tạm thời “vì vi phạm trong bài viết đăng ngày 29-10 trên chuyên trang Phụ nữ và Đời sống“, tức Phụ Nữ News. Trang Phụ Nữ News cũng bị tước giấy phép sử dụng 3 tháng.
Infonet cho rằng, nguyên nhân báo điện tử Người Đưa Tin bị phạt do “Trong bài viết đăng ngày 29/10/2017 trên chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (tên miền phununews.vn) của Báo có thông tin vi phạm quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 8 Nghị định số 159/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản“.
Nhà báo Phạm Việt Thắng cho biết, lý do là “Báo này lấy bài từ trang Đại Kỷ Nguyên để đăng nên bị phạt. Mức phạt 140 triệu là tương đối lớn, chứng tỏ vi phạm được coi là nghiêm văn trọng“.
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết, ngoài các tờ báo kể trên, Bộ 4T còn phạt các báo Thuơng Hiệu, Doanh Nghiệp và đang xem xét báo Tầm nhìn… để xử lý tiếp. Đặc biệt, “có một số báo còn tham gia vào các vụ đấu đá hậu trường; nhưng tư liệu yếu/ hoặc bị cung cấp chứng cứ, hồ sơ giả sẽ dễ lọt hầm“.
Nghèo mà xài sang
Mặc dù vẫn được coi là đang phải phấn đấu để thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, chậm phát triển, thế nhưng Đắk Nông lại xin 900 tỉ đồng xây quảng trường. Lý giải về việc đi “ăn xin” này, ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, nói: “Hiện nay cả Gia Nghĩa không có chỗ nào để vui chơi, khi có lễ hội hay mittinh cũng không có chỗ nào để tổ chức. Vì vậy tỉnh xin Chính phủ đồng ý, hỗ trợ vốn để xây dựng quảng trường“.
Ông Bốn cho biết thêm: “Chúng tôi đề xuất Chính phủ hỗ trợ 900 tỉ đồng để xây dựng quảng trường này. Số tiền này chủ yếu phục vụ giải phóng mặt bằng là chính và xây dựng một số hạng mục”.
Câu hỏi được đặt ra là, tại sao dân còn nghèo, ngân sách thì cạn kiệt, nhưng người ta vẫn muốn làm dự án? Xin thưa, có dự án thì sẽ có “ăn”, thế thôi. Từ những địa phương nghèo rớt mồng tơi như Đắk Nông, đến giàu có như Sài Gòn, cho dù có đang ‘tắc’ vốn ở tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, vẫn đề xuất xây thêm tuyến metro 2,8 tỷ USD.
Vụ sụt lở đất gần hồ bùn đỏ Nhân Cơ
Báo Tuổi Trẻ có bài: Sẽ khắc phục sự cố sụt lở đất gần hồ bùn đỏ Nhân Cơ trong mùa khô. Chỉ còn một tháng rưỡi nữa thôi là hết năm rồi, không biết Công ty nhôm Đắk Nông đã bắt tay vào xử lý hiện tượng sụt lún nguy hiểm này chưa, mà hứa sẽ khắc phục trong mùa khô năm nay?
Cho dù các vị bảo là “khoang này chưa có bùn đỏ, xây dựng đang để dự phòng nên cũng không gây ra vấn đề môi trường…” nhưng với tâm lý chủ quan, lại sắp đến mùa mưa năm tới, liệu người dân có thể an tâm sống và làm việc ở đây hay không.
Vụ thảm sát ở Bình Phước
Báo PLTP đưa tin: Ngày 17-11 tử hình Nguyễn Hải Dương vụ thảm sát 6 người. Vụ thảm sát chấn động tại tỉnh Bình Phước hồi tháng 7/2015, ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước, cho biết: “Ngày 17-11 tới đây, Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Bình Phước sẽ tiêm thuốc độc thi hành án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương – tử tù gây ra vụ thảm sát sáu người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ hơn hai năm trước“.
Được biết, do Nguyễn Hải Dương bị gia đình ông Lê Văn Mỹ (chủ doanh nghiệp gỗ Quốc Anh) ngăn cản tình cảm với con gái ông Mỹ, nên Dương nảy sinh ý định giết cả nhà ông Mỹ để trả thù. Rạng sáng 7/7/2015, Dương và một đối tượng khác đã đột nhập vào biệt thự nhà ông Mỹ, rồi sát hại sáu người trong gia đình ông. Riêng con út ông Mỹ, 18 tháng