Người Buôn Gió – Bản sắc Nguyễn Phú Trọng
02/09/2017
Khi đại hội đảng CSVN 12 kết thúc, việc Nguyễn Phú Trọng đã 72 tuổi được ở lại tiếp tục làm tổng bí thư . Lý giải cho sự vô lý này , Nguyễn Phú Trọng giải thích đó là chính sách của đảng nhằm đạt mục tiêu ba lứa tuổi tiếp nối trong đảng nhưng sau này thì ông ta khi chắc ghế tổng bí thư lại giải thích đó là sự tin tưởng của các đảng viên.
Nguyễn Phú Trọng đã tập trung thời gian và công sức của mình vào việc làm sao kéo dài được quyền lực, trong khi các đối thủ của ông ta bận bịu giải quyết nhiều việc, thì Trọng rảnh ranh ngồi vẽ kế hoạch , vạch chương trình để mình thâu tóm được quyền lực. Không phải lo lắng về cơm áo , gạo tiền cho nhân dân, chẳng phải đối mặt với hàng muôn vàn vấn nạn và bức xúc của xã hội như người khác. Trọng tha hồ có thời gian tính mưu kế gây chia rẽ, nghị kỵ , đấu đá giữa các thế lực cạnh tranh nhau rơi vào cảnh đôi bên sứt mẻ và còn lại Trọng ở giữa hưởng lợi.
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa lúc đó đã nghiên cứu và đưa ra quyết định 244 vào tháng 6 năm 214. Quyết định này có mục chỉ những người trong Bộ Chính Trị giới thiệụ ra trung ương mới được chấp nhận, những người do trung ương giới thiệu thì phải tự xin rút lui không ra ứng cử ở đại hội.
Đến đại hội 12 Nguyễn Phú Trọng trên cương vị đứng đầu Bộ Chính Trị đã tự giới thiệu mình là người duy nhất ở lại ra ứng cử mặc dù quá tuồi. Nhờ cái công soạn ra quyết định 244 và đưa ra trung ương, giúp cho Trọng ở lại làm tổng bí thư mà Tô Huy Rứa thoát tội sau này. Vào giữa năm 2016 Nguyễn Phú Trọng mở chiến dịch tiêu diệt Đinh La Thăng, một uỷ viên BCT đã làm Trọng khó chịu. Để mở màn chiến dịch này Trọng nhằm vào Trịnh Xuân Thanh, con của một người hàng xóm cũng là con của một đồng chí cao cấp trong đảng đã về hưu.
Trịnh Xuân Thanh được lên chức nhờ sự che đỡ của Tô Huy Rứa. Thanh đã chiều chuộng, chăm sóc Tô Linh Hương con gái của Rứa và thường xuyên đến nhà Rứa để cung phụng cho và Nhung vợ Rứa những món quà hay những xấp tiền khủng. Sự mua chuộc, săn đón của Trịnh Xuân Thanh với vợ con nhà Tô Huy Rứa đã thành tin đồn Tô Linh Hương là tình nhân của Thanh là vậy.
Việc truy xét kỷ luật Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề luân chuyển dừng lại ở cấp phó của Rứa, một kẻ cũng đã về hưu, kỷ luật lấy lệ. Còn Rứa không hề hấn gì. Dân chúng không hiểu chuyện , nhưng những cán bộ trong đảng đều ngao ngán kiểu đánh tiêu cực của Nguyễn Phú Trọng thiếu khách quan. Gặp người mình ghét thì làm triệt để, xúi báo chí tung hô, ca ngợi. Gặp phải kẻ tay chân của mình thì nín bặt như tố chuyện luân chuyển của Trịnh Xuân Thanh hay cơ cấu Thanh làm nguồn thứ trưởng lẽ ra phải đến Rứa thì lại ngừng. Cũng như chuyện bí thư Thanh Hoá có bồ riêng, xe sang, biệt thự gây bão dư luận Trọng cũng giả điếc, hay vụ Yên Bái quan chức đầu tỉnh chiếm đoạt đất công khiến dân chúng bức xúc Trọng cũng làm ngơ.
Bởi những nhân vật tai tiếng đó là sân sau của Trọng, hơn nữa Trọng đang bận để ra mưu nhằm tiếp tục củng cố vị trí tổng bí thư không chỉ đến hết nhiệm kỳ mà còn đến cả nhiệm kỳ nữa. Trọng ban hành quyết định 89 , 90 liên tiếp đưa ra những mục tiêu làm tổng bí thư mà chỉ có Trọng đạt được, trong đó nhấn mạnh phần có lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác Lê. Đáng chú ý quyết định này được đưa ra khi Trọng đã phế truất nhanh chóng Đinh Thế Huynh, người duy nhất trong Bộ Chính Trị là đối thủ về mặt lý luận chủ nghĩa Mác Lê với Trọng. Quyết định 89. 90 cũng đưa ra chớp nhoáng khi chủ tịch Trần Đại Quang bị u phổi lành tính. Căn bệnh của Quang không nguy hiểm , nhưng cuộc phẫu thuật và điều trị cần phải có thời gian.
Phải nói Trọng rất biết tận dụng cơ hội người khác đổ bệnh để khẳng định vị trí của mình, trắng trợn vô nhân tính trong thời điểm cần thiết là những đặc tính tiêu biểu của Trọng mà những uỷ viên bộ chính trị khoá 11 và khoá 12 không ai bằng được Trọng. Ẩn mình quan sát, bày trận và tận dụng lúc người khác có chuyện để ra tay, không có tình nghĩa, không sợ dư luận bởi Trọng biết khi chiến thắng thì những mưu mô của Trọng không ai dám vạch ra, trái lại chỉ có những lời ca tụng như Trọng đã dùng quyết định 244 trước kia thành công.
Con người đầy tham vọng quyền lực và danh tiếng như Nguyễn Phú Trọng phải làm mọi thủ đoạn để được nắm quyền là tất nhiên, thậm chí y sẽ nắm quyền đến lúc chết. Nếu như Nguyễn Phú Trọng phải về hưu bây giờ, chắc chắn Trọng sẽ ngã bệnh chết vì bị khủng hoảng tinh thần. Trọng khó có được cái bản lĩnh như Nguyễn Minh Triết khi giã từ chính trường về làm dân thường vui thú điền viên. Trọng là mẫu người mà người ta đã dựng thành phim hài , trong đó nhân vật chính là quan chức về hưu không thể quen được cảnh đang bao người tung hô, nịnh bợ bất chợt về hưu quanh quẩn xó nhà không ai ngó đến. Con người như Trọng nếu phải về giữa nhiệm kỳ, y chỉ có khủng hoảng tâm lý dẫn đến cái chết. Hiện nay Trọng sức khoẻ đã khá yếu , một bữa cơm Trọng ăn hơn 2 tiếng đồng hồ, vấn đề vệ sinh đại tiểu tiện của Trọng cũng mất cả tiếng đồng hồ. Chỉ nhờ vào ánh hào quang quyền lực làm động cơ thúc đẩy cho Trọng sống, nếu như ánh hào quang đó tắt tính mạng Trọng đi theo cũng là điều dễ hiểu.
Đây là thời khắc đáng sợ cho vận mệnh đất nước Việt Nam, một con người tham quyền cố vị dùng mọi thủ đoạn như Trọng đang nắm quyền đất nước, tất ở dưới sẽ sinh ra vô số bọn ninh bợ, tấu điêu, lừa dối hiện trạng đất nước. Trọng cứ ngỡ mình là một minh quân trong mắt dân chúng và đời sống dân chúng ngoài kia đang sung túc, hạnh phúc. Vây quanh Trọng là một lũ nịnh thần và những báo cáo tốt đẹp qua những con số láo toét về kinh tế, chỉ số đời sống , thành tích mà Trọng không hề hiêur rõ chỉ biết nghe thấy sướng tai. Cùng với những tố cáo người này, người kia để Trọng xử lý. Đứng đầu lũ nịnh thần là Nguyễn Xuân Phúc, một kẻ gian xảo và nịnh bợ hiện ra rõ ra mặt và những lời nói.
Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều trường hợp vua quan như bọn Trọng, Phúc ngày nay. Mỗi lần như thế dân chúng lại điêu linh, cướp bóc, lừa đảo, băng hoại đạo đức diễn ra tràn lan trong cuộc sống người dân. Thuế cao, phí nặng, bệnh tật hoành hoành là những thứ song hành đổ lên đầu dân đen. Thử nhìn tổng thể xã hội bây giờ và soi chiếu vào cảnh vua tôi của Trọng, Phúc có khác gì thời xã hội phong kiến thối nát, suy tàn không.?
Một điều nghiệt ngã của lịch sử là những tên vua bạo chúa chỉ có bị giết chết mới chấm dứt được nỗi khổ trong nhân dân. Nhưng thực tế số bị nổi dậy, giết chết ít hơn số bạo chúa sống đến chết già. Một dân tộc hay một đất nước may mắn thì những tên bạo chúa bị giết chết, còn những đất nước kém may mắn những tên bạo chúa sống đến lúc chúng quá già không sống được. Đất nước Việt Nam đang rơi vào cảnh thứ hai.
Nguyễn Phú Trọng ban hành quyết định 89, 90 như môt tuyên bố, chỉ có y làm tổng bí thư đến khi nào y chết mới thôi.
Đây mới là sự dân chủ tiêu biểu của chế độ cộng sản nói chung và sự dân chủ đầy bản sắc Nguyễn Phú Trọng nói riêng.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)