Việt Nam hợp tác Trung Quốc ở Shangri La 2017
Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu)
Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng. Ảnh: CT. |
Chế độ cộng sản Việt Nam hằng rêu rao rằng họ giữ chủ quyền bằng ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, quảng bá hình ảnh chủ quyền đất nước…
Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á còn có tên là Đối Thoại Shangri-La hoặc diễn đàn Shangri-La được tổ chức hàng năm. Nhiều nguyên thủ hay bộ trưởng các các cường quốc trong khu vực hay quốc tế như Mỹ, Pháp, Úc , Nhật đề đến dự như hội nghị lần này.
Nhưng phía Việt Nam chỉ cử một phái đoàn cấp thấp đến dự, lý do phía Việt Nam làm như vậy được ông thiếu tướng Vũ Tiến Trọng của đoàn Việt Nam nói rằng do phía Trung Quốc cũng không cử phái đoàn cao cấp đến dự, và vì theo quy định của hội nghị thì cấp bộ trưởng mới phát biểu, cho nên phía đoàn Việt Nam không phát biểu.
Có hơn 20 bộ trưởng quốc phòng các nước đến dự và phát biểu, kể cả các bộ trưởng của các cường quốc. Vậy mà Việt Nam tự tước bỏ cái mà họ vẫn rêu rao với dân chúng là chế độ cộng sản Việt Nam giữ chủ quyền bằng ngoại giao, tranh thủ quảng bá chủ quyền, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền.
Biển Đông là một trong những khu vực nóng bỏng về an ninh tại châu Á do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt nhiều quần đảo, lãnh hải của nước khác. Trong đó có Việt Nam là nước bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt nhiều đảo nhất. Trước kia, dù Trung Quốc chỉ cử phó tổng tham mưu trưởng đến Shangri- La thì thủ tướng hay bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vẫn đến dự và phát biểu để nhấn mạnh đến thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. Năm ngoái Việt Nam chỉ đưa thứ trưởng quốc phòng đến dự, năm nay còn tệ hại hơn khi đưa cấp dưới thứ trưởng.
Chắc chắn Việt Nam và Trung Quốc đã có bàn bạc trước, hoặc Việt Nam đã được Trung Quốc chỉ đạo đưa cấp dưới thứ trưởng đến Shangri – La như phái đoàn Trung Quốc, để không phải phát biểu gì. Có nghĩa cả Việt Nam và Trung Quốc tỏ thái độ coi khinh Shangri – La cùng với sự có mặt của bộ trưởng quốc phòng Mỹ và các cường quốc khác.
Việc Trung Quốc tỏ thái độ như thế với Shangri-La là điều dễ hiểu, vì Trung Quốc là kẻ gây bất ổn ở Đông Nam Á, đưa phái đoàn cấp cao đến dự phải nghe các nước khác lên án, bị quốc tế phê phán nên họ tìm cách hạn chế là đương nhiên. Nhưng Việt Nam là nước bị Trung Quốc xâm chiếm, cần phải đến để tố cáo hoặc lên án, tuy nhiên ngạc nhiên là Việt Nam lại không làm.
Điều này cho thấy, rõ ràng những gì mà chế độ cộng sản Việt Nam nói với dân chúng về chuyện đang nỗ lực tận dụng mọi cơ hội ngoại giao, quan tâm của quốc tế để lấy sự ủng hộ trong việc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bây giờ chỉ là lừa đảo. Rất dễ dàng nhận thấy sau khi đại hội đảng cộng sản VN khoá 12 đến nay, mặc dù Trung Quốc gia tăng xây dựng tốc độ những căn cứ trên những hòn đảo chiếm được của Việt Nam, nhưng quan hệ Việt – Trung trái lại càng gắn bó mật thiết, các lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN đều qua thăm Trung Quốc để lấy lòng.
Ngày nay trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam không còn những nhân tố có phát ngôn hay hành động phản ứng mạnh với Trung Quốc. Xu hướng dịu giọng và cầu cạnh, nhún nhường trước Trung Quốc gia tăng mạnh trong quan chức CSVN. Nói chính xác ra thì Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc và ngả theo Trung Quốc, đến nay gần như đã hoàn toàn thành một dạng thuộc địa mới của Trung Quốc.
Nếu trước kia cộng sản Việt Nam còn dập dình nhòm ngó quan hệ với Phương Tây để làm đối trọng cân bằng, nay họ không cần phương Tây nữa. Vì thế những hành động đàn áp tôn giáo, tự do ngôn luận…của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày càng khốc liệt , bạo lực leo thang. Nhà cầm quyền đã sử dụng các hội đoàn tấn công uy hiếp các cơ sở tôn giáo, tấn công vũ lực vào các nhà giáo dân Công Gáo và các nhà thờ. đe doạ giết Linh Mục.
Âm thầm từng bước, có chiến lược kỹ càng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang đưa đất nước vào tay Trung Cộng. Kẻ đắc lực nhất trong việc nay là Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị quyền lực tối cao nhất của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng lo ngại quan hệ với phương Tây sẽ bị diễn biến tư tưởng, dẫn đến suy yếu và tan rã chế độ cộng sản. Trong mối lo sợ đó, Nguyễn Phú Trọng đã theo con đường gắn chặt vào Trung Cộng để tìm kiếm sự che chở, bảo vệ chế độ.
Nếu như Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức tổng bí thư đảng CSVN ngày nào thì sự lệ thuộc hay còn gọi là sự bán rẻ đất nước cho Trung Cộng càng sâu thêm ngày ấy. Cần phải phế truất nhanh chóng Nguyễn Phú Trọng và tước luôn đặc quyền chỉ định người thay thế.
Nhưng đáng buồn là chưa có thế lực nào ở Việt Nam đủ sức làm điều đó.
Nhưng đáng buồn là chưa có thế lực nào ở Việt Nam đủ sức làm điều đó.
Chủ đề: Chính trị – xã hội