“50 Năm Nhìn Lại” – Mốc chuyển Dân Chủ ở Miền Nam (Vai trò của Đảng TÂN ĐẠI VIỆT trong Dân Chủ Hóa miền Nam) – Hoàng Đình Khuê
Sau khi Đệ I Cộng hòa sụp đổ, các đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng lần lượt trở về nước, trong đó có GS Nguyễn Ngọc Huy. Sau tám năm lưu vong ở hải ngoại, GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu sinh hoạt chính trị ở các nước Tây phương và Bắc Mỹ. Nước nào có đa đảng, và định chế đối lập thì nước đó có nền dân chủ đích thực, có nền chính trị ổn định và kinh tế phát triển.
Nước nào có chánh đảng, có dân chủ và định chế đối lập thì nước đó có nền chính trị ổn định và kinh tế phát triển.
Cho nên khi về nước, GS Huy quyết định tranh đấu biến miền Nam thành một nước dân chủ pháp trị với định chế đối lập và thay đổi hệ thống chánh đảng, chuyển các đảng cách mạng họat động bí mật thành các đảng chính trị hoạt động công khai dùng lá phiếu nắm chính quyền thay vì dùng bạo lực .
Sau khi thành lập đảng Tân Đại Việt ngày 14 tháng 11 năm 1964 và sinh hoạt một thời gian, GS Huy nhận thấy đảng TĐV chưa thể nào trở thành một đảng quần chúng hoạt động công khai vì hai lý do:- Thứ nhất phần đông đảng viên đều muốn hoạt động bí mật không ra công khai- Thứ hai lúc bấy giờ chánh quyền chưa có quy chế chánh đảng cho phép các đảng phái hoạt động công khai. Mãi cho đến năm 1969 nền Đệ II Cộng hòa mới ban hành quy chế chánh đảng, GS Nguyễn Ngọc Huy liền vận động với GS Nguyễn Văn Bông thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT) là một tổ chức ngoại vi của đảng Tân Đại Việt.
Đây là Phong trào quần chúng qui tụ rất nhiều thành phần dân cử, chuyên viên trí thức, tôn giáo, đảng phái …Phong trào gồm Chủ tịch đoàn và Ban Chấp hành Trung Ương với thành phần lãnh đạo:
– GS Nguyễn Văn Bông là Chủ tịch Chủ tịch đoàn.
– GS Nguyễn Ngọc Huy làm Tổng Thơ Ký Ban Chấp hành Trung Ương.
Chủ trương của PTQGCT giống như đảng TĐV, tuy hai mà một.
GS Huy xử sự trong tinh thần kết thân, khoan nhượng, mời các vị khách nắm những chức vụ chánh yếu và sinh hoạt theo tinh thần dân chủ, thiểu số phục tùng đa số nhưng đa số vẫn tôn trọng thiểu số. Nhờ thế Phong Trào phát triển rất nhanh khắp mọi nơi từ cấp Tỉnh đến Quận, Xã, Ấp. Chỉ trong vòng hai năm đã qui tụ được 100,000 đoàn viên.
Cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất của Phong Trào là cuộc rước đuốc vĩ đại từ Bến Hải đến Kiên Giang, Rạch Giá vào năm 1972 (có sự tham dự của Lê Minh Nguyên, nguyên CT Tổng Đoàn Sinh viên Cấp Tiến). Đoàn rước đuốc đi đến Tỉnh nào đều được Tỉnh bộ của Phong Trào tiếp đón rầm rộ và tổ chức Lửa trại với sự ủng hộ đông đảo của quần chúng.
Lúc này đảng TĐV và PTQGCT chủ trương đối lâp với chánh quyền nhưng khi chánh quyền cần sự hổ trợ của các đảng phái trong công cuộc chống cộng, Đảng và PT vẫn tích cực ủng hộ chánh quyền. Chẵng hạn:
– Lúc đó Quốc hội Lập hiến Đệ II Cộng hòa đang soạn thảo Hiến pháp 1967,GS Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy được Ủy ban soạn thảo HP mời đóng góp, đặc biệt hai Chương:
– Chương VI: Các Định chế Đặc biệt gồm : Đặc biệt Pháp viện; Giám Sát viện; Hội đồng Quân lực; Hội đồng Văn hóa Giáo dục; Hội đồng Kinh tế Xã hôi; Hội đồng các Sắc tộc.
– Chương VII với bốn Điều nói về “Chánh Đảng và Đối Lập”
Ngoài ra Đảng và PT cũng góp phần rất lớn trong tiến trình dân chủ hóa miền Nam:
– Tham dự các cuộc bầu cử Tổng thống 1967-1971 với Liên danh Trương Đình Dzu-
Trần Văn Chiêu về nhì.
Bầu cử Hạ viện hai pháp nhiệm 1967-1971 và 1971-1975, Đảng TĐV và PTQGCT
đắc cử 21 Dân biểu, môt lực lượng đáng kể lúc bấy giờ, thành lập Khối Dân Quyền.
– Nhận lời mời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, GS Nguyễn Ngọc Huy tham gia với
tư cách Cố vấn trong Phái đoàn Hòa đàm Ba Lê.
– Đến năm 1974 trước chánh sách chèn ép của nhà cầm quyền đối với các chánh đảng quốc gia, PTQGCT đã liên kết với năm chánh đảng khác: đảng Công Nông của Tổng LĐ Lao Công, đảng Dân Xã của một số anh em Công Giáo, đảng Dân Chủ Xã hội của một số anh em Hòa Hảo, đảng Cộng Hòa Xã Hội của môt số anh em Cao Đài và một hệ phái VNQDĐ thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với GS Nguyễn Ngọc Huy là 6 đồng Chủ tịch.
Đệ I Cộng hòa:
– Ưu điểm: Có công xây dựng chánh thể dân chủ với Hiến pháp đầu tiên 1956. Dẹp tan cuộc nổi loạn của Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo. Định cư được gần một triệu người di cư vào Nam. Rất thành công với Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược …
– Khuyết điểm: Không đa đảng, chỉ có đảng Cần Lao của chánh quyền. Không đối lập, giải tán nhóm Caravelle (Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Phan Huy Quát, Nguyễn Tiến Hỷ, Trần Văn Đỗ, Lương Trọng Tường,Trần Văn Tuyên, Trần Lê Chất, LM Hồ Văn Vui…)
Đệ II Cộng hòa:
– Ưu điểm: Có Hiến pháp 1967 mang tính chất nhân bản, khoa học và dân tộc, đem lại dân chủ cho miền Nam và an cư lạc nghiệp cho người dân.
Trong Tam quyền phân lập, Lập pháp làm nổi bật tinh thần dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Ở Hạ viện có nhiều Khối đối lập, tuy chống đối chánh quyền trên phương diện tham nhũng, độc tài nhưng lúc nào cũng ủng hộ chính quyền trong công cuộc chống Cộng, tuy rằng cũng có Khối đối lập vượt quá định chế của Hiến pháp (ủng hộ giải pháp hòa hợp hòa giải) . Tóm lại chánh quyền là của dân, do dân, vì dân và người dân được hưởng mọi quyền tự do căn bản:
Tự do Bầu cử: Thượng viện, 6 Liên danh:
LD Bông Huệ ( LS Nguyễn Văn Huyền)
LD Nông Công Binh (Trần Văn Đôn)
LD Mặt Trời ( Huỳnh Văn Cao)
LD Đại Đoàn Kết ( Nguyễn Gia Hiến)
LD Bạch Tượng ( Trần Văn Lắm)
LD Bông Lúa (Nguyễn Ngọc Kỷ)
– Hạ viện: Quốc hội (1967-1971) có 137 Dân biểu.
(1971-1975) có 159 Dân biểu.
Tự do Báo chí: Có hàng trăm nhật báo, tuần báo, nhưng chỉ có tờ Tiền Tuyến
là của chánh quyền.
Tự do Lập hội: Đảng Công Nông(Trần Q. Bửu), Đảng Tân Dân(Phan Khắc Sửu)
Tự do Nghiệp đoàn: Tổng LĐ Lao Công, Tổng LĐ Lao Động, Lực lượng Thợ
Thuyền VN.
Người Cày Có Ruộng: Mỗi nông dân được cấp ba mẫu đất với bằng khoán
hẵn hoi, còn điền chủ được trả tiền truất hữu đầy đủ.
Kinh tế: Đầu thập niên 1970, GDP bình quân đầu người $150/USD/người, cao hơn Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan.
Về Quân Sự: (Cuộc chiến VN):
Đây là cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc VN. Miền Bắc đã tuân lệnh quan thầy CS Liên Xô và Trung Cộng để xâm lăng miền Nam và miền Nam phải tự vệ để bảo toàn lãnh thổ với sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã gây tranh cãi và chia rẻ nước Mỹ cùng với dư âm “Hội chứng VN”; gây tử thương 58,000 lính Mỹ, giết chết 316,000 quân nhân miền Nam và 924,000 bộ đội CS miền Bắc. Đau đớn thay, người bạn đồng minh đã phản bội và bán đứng miền Nam cho bọn quỷ Đỏ quốc tế vì tư lợi cũng như quyền lợi của một nhóm người mà chúng ta thường nghe nói là Siêu quyền lực. Cuối cùng để cứu vãn danh dự và biện minh cho cuộc rút quân, họ đã dùng truyền thông và bọn phản chiến để xuyên tạc và bôi nhọ QLVNCH cũng như các cấp lãnh đạo và quân nhân miền Nam.
Đây là điều oan ức cho QLVNCH!
Có những sự thật mà ít ai nói lên cho thế giới biết: – Những chiến thắng vang dội của QLVNCH trong các trận đánh lớn ở Hạ Lào, Cổ thành Quảng Trị, Kontum, Bình Long, An Lộc đã chứng minh tài lãnh đạo của cấp chỉ huy và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân nhân miền Nam.
– Những cái chết tuẩn tiết đầy can đảm, vị quốc vong thân của các tướng lãnh và quân nhân miền Nam để bảo toàn Danh dự và Trách nhiệm.
– Những tội ác của CS miền Bắc đã pháo kích bừa bãi giết hàng loạt người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em ở Cai Lậy.
– Những vụ thảm sát với các mồ chôn tập thể hàng ngàn sĩ quan, công chức, dân cử, đảng phái, tôn giáo trong Tết Mậu Thân ở Huế…
…Rồi với thời gian, các tin tức được giải mật, báo chí, truyền hình, nhận xét phê bình của các sử gia và hồi ký của các lãnh đạo Việt Mỹ; nhất là các cuộc Hội Luận gần đây đã nói lên sự thật và trả lại công bằng, danh dự cho QLVNCH.
– Khuyết điểm: Sau khi lật đổ Đệ I CH, từ 1963 đến 1967, miền Nam trải qua một giai đoạn khủng hoảng về chính trị lẫn quân sự.
– Hội đồng Quân nhân Cách mạng nắm tất cả quyền hành; thay đổi chánh phủ liên tục, hết nội các chiến tranh lại đến nội các dân sự.
– Các cuộc đảo chánh, Chỉnh lý, Biểu dương lực lượng…làm suy yếu tiềm năng chiến đấu của QLVNCH.
– Quân đội hủy bỏ Ấp Chiến lược, làm suy giảm tình hình an ninh ở các vùng nông thôn hẻo lánh.
– Trong giai đoạn đầu của Đệ II CH, chánh quyền chưa có quy chế Chánh đảng và Đối lập, đa số các đảng phái chưa đóng góp đúng mức tiến trình dân chủ hóa miền Nam.
– Và khi đã có Hiến pháp với Tam quyền phân lập, ngành Tư pháp bị ảnh hưởng của Hành pháp, sau đó mới có Giám sát viện.
So sánh với miền Bắc, đảng CSVN độc tài, khủng bố dân thường; không cho người dân có nhân quyền và hưởng bất kỳ quyền tự do nào…một chế độ không đáp ứng nguyện vọng người dân.
– Cải cách ruộng đất là một sai lầm to lớn. Theo báo Time ngày 1 tháng 12 năm 1957 có khoảng 123,266 người bị đấu tố và khoảng 15,000 người bị xử tử.
– Còn kinh tế thì suy thoái, nợ công lên đến 110 tỷ USD, đứng hạng 12 trong số 15 nước nghèo nhất thế giới.
– Sau năm 1975, đảng CSVN làm cho đất nước tụt hậu, bọn lãnh đạo đã dâng đất dâng biển cho kẻ thù phương Bắc, từ Bản Giốc, Ải Nam quan đến Hoàng Sa, Trường Sa.
Kết Luận: Cuộc Hôi thảo hôm nay được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trên Internet, Facebook, Paltalk, Youtube phổ biến khắp thế giới, chúng tôi hy vọng các thế hệ trẻ trong nước và hải ngoại hãy đón nhận một cách trung thực khách quan để có cái nhìn vô tư về miền Nam và so sánh với chế độ CS trong nước, từ đó rút ra những bài học trong tương lai.
Lịch sử cách mạng cho biết chế độ CS sẽ bể đảng nay mai và chúng ta phải xây dựng đất nước VN theo những bài học lịch sử: – Sau khi chế độ CS Liên Xô sụp đổ thì Yeltsin đã chuyển từ chế độ độc tài sang “chế độ Đạo tặc (Kleptocracy)” tư sản hóa tất cả tài sản quốc gia cho gia đình thân thuộc, bạn bè phe nhóm khiến cho nước Nga phá sản…, hay – Bài học Lâm Bưu đã để lỡ cơ hội làm cuộc cách mạng dân chủ ở Trung cộng vào năm 1971 để cho Mao Trạch Đông và bọn lãnh đạo đàn em tiếp tục ôm mộng bá quyền Đại hán, khống chế biển Đông và đe dọa các nước trong khu vực.
Hoàng Đình Khuê
Ngày 12 tháng 11 năm 2016