Thời Luận

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thời Luận

Các bài dưới đây được đăng để rộng tầm nhìn  thông tin, bình luận đa chiều, nhưng không phản ảnh quan điểm hay lập trường của trang web. BBT

Theo Dân Làm Báo

Nhà văn Võ Thị Hảo: Bầu cử là một trò hề lừa bịp dưới chế độ độc tài toàn trị

Trần Quang Thành (Danlambao) – Ngày Chủ nhật 22/5/2016 sắp tới, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tung hứng trò hề dân chủ. Đó là cuộc bầu cử khóa mới cho đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đã là một chế độ độc tài toàn trị, dân chủ chỉ là một trò hề lừa bịp, gian dối. Trò hề đó nó cứ lặp đi lặp lại nhưng mỗi ngày một tinh vi, xảo trá hơn nhưng lộ liễu hơn. Chẳng hạn như trước đây mấy nhân vật nhà nước cao cấp nhất họ không công khai lộ liễu danh tính một cách trơ trẻn như kỳ này. Quốc hội chưa bầu, nhưng nhóm quyền lực cao nhất trong đảng đã ấn chỉ người sẽ đảm nhận chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội.
Đình công lớn tại Đồng Nai: Khi công nhân khước từ liên đoàn lao động

Hàng vạn công nhân công ty Pouchen đồng loạt đình công. Ảnh: Facebook

CTV Danlambao – Liên tục trong 2 ngày, từ 25 đến 26/2/2016, hàng vạn công nhân công ty Pouchen Việt Nam đã đồng loạt đình công để phản đối những quy định được cho là bất hợp lý và khắt khe trong vấn đề thưởng phạt.

Đôi điều về xã hội dân sự tại Việt Nam qua vụ việc TNLT Trần Minh Nhật

Hà Phan (Danlambao) – Thời gian gần đây, cựu TNLT Trần Minh Nhật, trú tại Lâm Hà, Lâm Đồng bị nhà cầm quyền địa phương khủng bố một cách trầm trọng và có hệ thống. Cuộc sống của Nhật và gia đình trở nên cùng quẩn và đau khổ trước sự tấn công của công an Lâm Hà.
  
Thành Hồ là đất dụng võ hay mồ chôn sự nghiệp của đồng chí Đinh… la to?

Nguyễn Dư (Danlambao) – Tây phương, đa số người ta trọng việc làm cụ thể hơn là nói nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu. Nhiều dân tộc văn minh, hình như họ tránh việc đề cao thành tích người khác hay tự đề cao về bản thân mình một cách trơ trẻn, dị hợm. Ở trường học, các giáo sư thường tế nhị, không công bố điểm hoặc bài vở của những học sinh ra trước lớp cho dù là điểm xuất sắc. Họ cũng không nêu tên những em có điểm xấu. Bởi lẽ, làm như thế là xúc phạm (người ta tôn trọng nhân quyền một cách tuyệt đối). Còn người mình thì lúc nào cũng đề cao thành tích, cho nên trong giới bình dân có câu châm biếm: “làm thì láo nhưng báo cáo thì hay”. Hoặc là để ám chỉ cho những ai tài khôn, lo chuyện bao đồng của thiên hạ mà không làm đúng vai trò trong cương vị của mình: “việc nhà thì nhác, còn việc chú bá thì siêng”. Những điều vừa nêu thì đúng là bản chất thật của đồng chí Đinh la to nhà ta rồi.

Tâm tư của một người dân miền Nam

Nguyên Thạch (Danlambao)  Các anh đừng cho rằng thứ dân như tôi hoặc chúng tôi có ý phân biệt, kỳ thị Nam Bắc mà hãy lôi đầu tên đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng ra mà xử trảm bởi y là kẻ đã tuyên bố rằng: “Chức Tổng bí thư (tức chức vua cao nhất) phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận”. Vậy xin hỏi các người rằng “Thống nhất” ở chỗ nào?. Bình đẳng ở chỗ nào? Hòa hợp dân tộc để cùng nhau xây dựng và phát triển ở chỗ nào khi chính một ông vua lại đi tuyên bố sự kỳ thị như vậy?.

Đừng có giàu, đảng ta cải cách cho chết đấy!

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) – “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”. Đấy là khuôn vàng thước ngọc được phóng ra từ cửa miệng của ông Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ông Hải đã hùng hồn, tự tin và… hồn nhiên khẳng định như thế trong buổi làm việc tại Ba Vì hôm 23/2/2016.
Thực ra, những phát ngôn gây sốc, gây sốt, gây nhột… dẫn đến đủ mọi trạng thái “đột ngột” trong dân chúng của các ông/ bà lãnh đạo, quan chức cộng sản đã không còn là chuyện hiếm. Thậm chí, nó đã rất phổ biến và trở thành một kinh nghiệm thú vị cho người dân nhằm đo lường chỉ số “thông minh” lẫn mức độ “can đảm” của giới cầm quyền Việt Nam. Sở dĩ tôi dùng cụm từ “trạng thái đột ngột” vì người ta có thể ôm bụng cười lăn lộn, hoặc chửi thề, hoặc uất ức, hay cảm thấy chua xót, đau đớn, thậm chí xấu hổ ngay khi vừa nghe được những phát ngôn kiểu đó.

 

Văn hóa của cái đảng cướp ngày

Cánh dù lộng gió (Danlambao) – Sau khi chế độ VNCH miền Nam sụp đổ. CSVN cho người tiêu hủy tất cả những tàn dư Mỹ Ngụy để lại (theo lời CSVN rêu rao). Nào là văn hóa phẩm đồi trụy, nào là văn hóa lai căng v.. v… Nói chung cái gì xấu cũng do Mỹ Ngụy để lại.

 

Theo Dân Luận

Chuyện phá án: Quan mất chim, dân mất trâu

Bởi Admin – 26/02/2016

Ở cái xứ thiên đường này, tài sản của Quan (đầy tớ) dù nhỏ khi mất cũng là chuyện lớn, còn tài sản của Dân (chủ) dù lớn khi mất cũng là chuyện nhỏ. Cho nên chim quan to hơn con trâu cùa dân là thế.

Gần 20000 công nhân Pouchen đình công sang ngày thứ 2

Bởi Đa Nguyên – 26/02/2016

(Đồng Nai, DL) – Sáng 26/2/2016, khoảng 20 ngàn công nhân công ty Pouchen tiếp tục đình công sang ngày thứ 2 nhằm phản đối quy định mới của công ty xếp loại thưởng phạt theo các mức A,B,C.

Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước

Bởi Sapphire – 26/02/2016

Ngoài những phí tổn gây ra cho nền kinh tế, sự tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế còn làm suy yếu hiệu lực của chính Nhà nước.
Tình trạng ấy tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế Nhà nước.

Khi Hiến pháp bị vi phạm có hệ thống

Bởi Sapphire – 26/02/2016

Trong Hiến pháp năm 1980, có thể nói vi phạm nghiêm trọng nhất là Điều 4, một điều được mô phỏng theo Điều 5 trong hiến pháp Liên Xô. Điều 4 này khẳng định ‘’Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam‘’. Trong Điều 6 còn thêm một câu rất mỉa mai: ’’Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp‘’.

Tâm tình người “ăn xin từ thiện”

Bởi Hồ Gươm – 26/02/2016

Năm 2003, từ một hoàn cảnh khác, tôi trở lại Cambodia và chợt biết được nỗi khổ kinh khiếp của tập thể đồng bào đang lưu lạc khốn khổ ở nơi này. Con số không phải chỉ là vài trăm, vài ngàn người mà thậm chí có thể là vài chục ngàn… vài trăm ngàn thân phận long đong lạc xứ. Đây là những “Việt kiều” bất hạnh, khác hẳn với bất cứ cộng đồng người Việt nào đang sống ngoài đất nước Việt Nam. Họ không phải là những người được hưởng quy chế tỵ nạn hay di dân hợp pháp. Đại đa số phải chịu cảnh “nhập cư bất hợp pháp” trên xứ Chùa Tháp, trong đó có không ít người lâm vào hoàn cảnh “ở lại không được mà về nước cũng không xong”. Tại sao? Vì ở Miên thì không được cấp quốc tịch hay thường trú hợp pháp lâu dài. Con cháu sinh ra ở xứ này thì không được cấp giấy khai sinh để đi học hay hưởng các phúc lợi xã hội căn bản của người bản xứ. Nhưng về nước thì cũng không biết làm sao để sống trong cảnh không đất, không nhà, không tài sản, tiền bạc và quan trọng nhất là không có hộ khẩu, giấy tờ tùy thân Việt Nam. Các cơ quan nhân quyền và thiện nguyện quốc tế gọi số đồng bào này là “stateless”. Có không ít gia đình muốn quay trở về nước mà không biết làm sao để về, về ở đâu, làm gì để sống… Đối với lớp trẻ hơn thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba (sinh ra trên xứ Chùa Tháp) thì không biết về Việt Nam với tư cách gì khi không có quốc tịch Cambodia, mà cũng không có giấy tờ gì chứng minh là gốc người Việt.